bien dong tuan qua (tu 15.4-21.4)

13
TỔNG HỢP BIỂN ĐÔNG TUẦN QUA (từ15/4 đến 21/4/2013) Trung Quốc thiết lập hệ thống quốc gia giám sát biển đảo Trung Quốc đưa khách du lịch ra Hoàng Sa từ ngày 28/4 Trung Quốc điều tàu Thực Nghiệm 2 xuống Hoàng Sa Việt Nam muốn giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình Philippines: Đã đến thời điểm chín muồi để đàm phán COC Mỹ tăng cường hợp tác quân sự với Philippines Tàu chiến USS Freedom của Mỹ tới Singapore

Upload: tanphongphutu

Post on 27-Nov-2015

12 views

Category:

Documents


2 download

DESCRIPTION

Thong tin Bien Dong Viet Nam

TRANSCRIPT

Page 1: Bien Dong Tuan Qua (Tu 15.4-21.4)

TỔNG HỢP BIỂN ĐÔNG TUẦN QUA

(từ15/4 đến 21/4/2013)

Trung Quốc thiết lập hệ thống quốc gia giám sát biển đảo

Trung Quốc đưa khách du lịch ra Hoàng Sa từ ngày 28/4

Trung Quốc điều tàu Thực Nghiệm 2 xuống Hoàng Sa

Việt Nam muốn giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Philippines: Đã đến thời điểm chín muồi để đàm phán COC

Mỹ tăng cường hợp tác quân sự với Philippines

Tàu chiến USS Freedom của Mỹ tới Singapore

Trung Quốc thiết lập hệ thống quốc gia giám sát biển đảo

Trung Quốc đưa khách du lịch ra Hoàng Sa từ ngày 28/4

Trung Quốc điều tàu Thực Nghiệm 2 xuống Hoàng Sa

Việt Nam muốn giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Philippines: Đã đến thời điểm chín muồi để đàm phán COC

Mỹ tăng cường hợp tác quân sự với Philippines

Tàu chiến USS Freedom của Mỹ tới Singapore

Page 2: Bien Dong Tuan Qua (Tu 15.4-21.4)

BIỂN ĐÔNG TUẦN QUA No.3, 4, 2013

Động thái của các quốc gia

+ Trung Quốc :

Trung Quốc công bố Sách Trắng Quốc phòng mới. Trung Quốc ngày 16/4 công bố Sách Trắng Quốc phòng, trong đó giới thiệu chi tiết khái niệm an ninh mới cũng như việc vận dụng các lực lượng vũ trang trong thời bình của nước này. Sách Trắng nêu rõ: “Trung Quốc sẽ không bao giờ theo đuổi bá quyền, hành xử theo kiểu bá quyền hay bành trướng quân đội.” Văn kiện cũng cung cấp thông tin chi tiết về việc vận dụng đa dạng các lực lượng vũ trang trong thời bình, đồng thời lý giải điều này là nhằm đáp ứng nhu cầu an ninh cốt lõi của Trung Quốc cũng như để duy trì an ninh, ngăn chặn khủng hoảng và giành thắng lợi trong các cuộc chiến. 

Trung Quốc thiết lập hệ thống quốc gia giám sát biển đảo. Trong báo cáo hàng năm về tài nguyên đất đai được công bố hôm 20/4, Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc cho biết đã thiết lập một hệ thống quốc gia để theo dõi và giám

sát biển đảo. Hệ thống trên được xây dựng chủ yếu dựa vào công tác theo dõi trên không với sự hỗ trợ của vệ tinh, máy bay không người lái và tàu tuần dương.

Trung Quốc chính thức đưa khách du lịch ra Hoàng Sa từ ngày 28/4. Đại diện tỉnh Hải Nam cho biết, tour du lịch trái phép này sẽ chính thức khai trương và đón khách từ ngày 28/4. Tổng hành trình kéo dài 4 ngày 3 đêm với lịch trình đi qua khu vực biển xung quanh đảo Đá Bắc và lên thăm một số đảo khác thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa.

Trung Quốc điều tàu Thực Nghiệm 2 xuống Hoàng Sa. Đại diện Sở nghiên cứu hải dương Nam Hải Trung Quốc cho biết, nhiệm vụ của tàu Thực Nghiệm 2 lần này là khảo sát, thu thập dữ liệu về địa chất khu vực phía Bắc Biển Đông, đi cùng có khoảng 20 nhà khoa học. Thời gian dự kiến chuyến hoạt động trái phép lần này là 32 ngày, hành trình liên tục 3.000 hải lý, điều tra tại hơn 60 vị trí khác nhau trên quần đảo Hoàng Sa, Trung Sa.

Tàu khảo sát ngư nghiệp Nam Phong kết thúc khảo sát trái Biển Đông. Sở Thủy sản Nam Hải, Viện Khoa học thủy sản Trung Quốc cho biết, ngày 16/4 tàu khảo sát ngư nghiệp Nam Phong đã trở về cảng Quảng Châu. Trong thời gian hoạt động kéo dài từ ngày 10/3 đến 16/4,

NGHIÊN CỨUBIỂN ĐÔNG1

Page 3: Bien Dong Tuan Qua (Tu 15.4-21.4)

BIỂN ĐÔNG TUẦN QUA No.3, 4, 2013

tàu Nam Phong đã thực hiện tổng hành trình hơn 5.500 hải lý, hoàn thành đo đạc địa chất tại 57 vị trí khác nhau ở Biển Đông, bao gồm khu vực quần đảo Trường Sa. Nhiệm vụ chủ yếu là điều tra địa chất, điều tra nguồn lợi thủy sản, xác định ngư trường và nguồn dầu khí.

Trung Quốc triển khai tàu tuần tra lớn nhất. Tàu tuần tra hiện đại nhất của Trung Quốc, Haixun01 (Hải tuần 01) đã chính thức được đưa vào phục vụ hôm 16/4, trong buổi lễ được tổ chức tại Thượng Hải. Tàu có trọng tải 5.418 tấn, dài 128,6m và có thể ra khơi liên tục 18.520km mà không cần tiếp nhiên liệu. Hải tuần 01 sẽ thực hiện các sứ mệnh giám sát biển, chỉ đạo an toàn, cứu hộ, phát hiện tràn dầu và xử lý.

Tướng Trung Quốc kêu gọi vũ trang tàu cá. Thiếu tướng La Viện - Phó Tổng thư ký Hội Khoa học Quân sự (CMSS), mới đây lại lớn tiếng kêu gọi Trung Quốc triển khai lực lượng có vũ trang trên các tàu thuyền đánh cá ở Biển Đông. Theo vị tướng diều hâu của Trung Quốc, các tàu thuyền đánh cá của nước này nên được tập hợp lại thành “những đội lớn” và được bảo

vệ bởi lực lượng dân quân và lính dự bị có vũ trang trong khi những đội tàu đó đi đánh bắt cá ở “những vùng lãnh hải nhạy cảm”. 

Trung Quốc triển khai tàu khảo sát không người lái ở Biển Đông. Tàu khảo sát không người dài 6m, được Đại học Thượng Hải và công ty Công nghiệp nặng đóng tàu Thanh Đảo Bắc Hải ở Sơn Đông  phối hợp phát triển, đã tiến hành sứ mệnh khảo sát đầu tiên ở Biển Đông. Con tàu đã tham gia vào một cuộc tuần tra gần đây của Cơ quan hải giám Trung Quốc ở Biển Đông và thu thập các dữ liệu hoạt động trong sứ mệnh đầu tiên.

+ Việt Nam:

Việt Nam muốn giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Ngày 19/4, phát biểu tại Hội thảo Quốc tế về Biên giới tổ chức ở London, bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phó Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao khẳng định: Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp liên quan tới Biển Đông; trong đó có tranh chấp chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Việt Nam

NGHIÊN CỨUBIỂN ĐÔNG2

Page 4: Bien Dong Tuan Qua (Tu 15.4-21.4)

BIỂN ĐÔNG TUẦN QUA No.3, 4, 2013

cũng hoan nghênh sự đóng góp tích cực của tất cả các nước trong và ngoài khu vực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, bảo đảm tự do và an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông.

+ Philippines:

Philippines: Đã đến thời điểm chín muồi để đàm phán COC. Tại cuôc họp thường kỳ hôm 17/4, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết Philippines tiếp tục ủng hộ an ninh hàng hải và hợp tác, thúc đẩy thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh việc thông qua một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông có tính chất ràng buộc pháp lý, “Phía Trung Quốc đã nói họ sẽ chỉ thảo luận với ASEAN vào thời điểm chín muồi. Và chúng tôi đang hy vọng “thời điểm chín muồi” chính là lúc này, ngay bây giờ đây, bởi điều này rất tốt cho an ninh, hòa bình, ổn định và tự do hàng hải trong khu vực.”

+ Mỹ:

Mỹ tăng cường hợp tác quân sự với Philippines. Ngày 17/4, phát biểu tại lễ bế mạc cuộc tập trận chung Philippines-Mỹ tại Manila,

Trung tướng Terry Robling, Tư lệnh thủy quân lục chiến Mỹ ở Thái Bình Dương, cho biết quân đội Mỹ - Philippines đang cân nhắc triển khai một lực lượng có khả năng giải quyết các lợi ích chiến lược của Philippines ở Biển Đông. Tranh chấp lãnh thổ trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương phải được giải quyết thông qua đường lối ngoại giao. Tuy nhiên, theo vị tướng này, “việc có một lực lượng quốc phòng hùng mạnh” là cần thiết, mặc dù ông hy vọng đây sẽ là sự chọn lựa sau cùng.

NGHIÊN CỨUBIỂN ĐÔNG3

Page 5: Bien Dong Tuan Qua (Tu 15.4-21.4)

Quan hệ các nước

Tàu chiến USS Freedom của Mỹ cập cảng Singapore. Theo giới chức Hải quân Mỹ, tàu USS Freedom vào đến Căn cứ Hải quân Changi ở Singapore lúc 11 giờ 30 phút sáng ngày 18/4. Dự kiến, USS Freedom, tàu tác chiến duyên hải đầu tiên của Hải quân Mỹ thiết kế để phục vụ nhiệm vụ chiến đấu ven bờ, sẽ được triển khai tại Đông Nam Á trong 8 tháng tới để tham gia diễn tập hải quân và thăm viếng các cảng khác.

Việt-Nhật sắp đàm phán an ninh biển. Theo báo chí Nhật, Việt Nam và Nhật Bản dự kiến sẽ có cuộc thảo luận song phương đầu tiên về an ninh biển vào tháng 5 tới. Cuộc đàm phán dự kiến sẽ diễn ra ở Hà Nội. Ngoài ra, hai bên cũng trao đổi quan điểm về triển vọng Nhật Bản cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam. 

Philippines và Brunei cam kết tăng cường hợp tác. Trong cuộc gặp tại dinh tổng thống Malacanang ở thủ đô Manila ngày 16/4, Tổng thống Philippines Benigno Aquino và Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah cam kết tăng

cường hợp tác song phương, không chỉ bằng lĩnh vực kinh tế, văn hóa mà còn thông qua đối thoại về các vấn đề trên biển. Quốc vương Hassanal cho biết trong vai trò Chủ tịch ASEAN, Brunei sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Philippines, hướng tới những kết quả cụ thể về tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội cũng như thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực. 

Tàu khu trục của Hải quân Mỹ thăm Việt Nam. Ngày 21/4, tại Đà Nẵng, hai tàu Hải quân Mỹ gồm tàu USS Chung-Hoon (DDG 93) và tàu USNS Salvor (T-ARS 52) cùng 380 sỹ quan và thủy thủ đoàn đã cập cảng Tiên Sa, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị thành phố Đà Nẵng từ ngày 21 đến 25/4/2013.

Page 6: Bien Dong Tuan Qua (Tu 15.4-21.4)

Phân tích và đánh giá

“Làm thế nào để quản lý tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam”của Ramses Amer và Li Jianwei. Đặc điểm nổi bật nhất của quan hệ Việt-Trung và việc quản lý tranh chấp giữa đó là hai bên đã thiết lập được những khuôn khổ đối thoại từ cấp cao đến cấp chuyên gia để giải quyết các bất đồng và căng thẳng. Các khuôn khổ đối thoại như vậy được liên tục phát triển từ những năm đầu của thập niên 1990, và hai nước đã nhất trí về các cơ chế và nguyên tắc để quản lý và xử lý tốt hơn các bất đồng. Phản ứng của Trung Quốc và Việt Nam trước cuộc khủng hoảng trầm trọng năm 2011 là thiết lập Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển, hai bên đã thực hiện các bước đi cần thiết để thực thi thỏa thuận vào năm 2012. Tuy nhiên, cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Trong tương lai, hai bên cần phải tránh các cuộc đụng độ trên Biển Đông, điều này không chỉ có lợi cho quan hệ giữa hai nước mà có lợi cho sự ổn định của khu vực. Hai bên cũng cần phải thúc đẩy các tiến trình quản lý xung đột ở cấp song phương và cấp khu vực. Ở cấp độ song phương, thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản năm 2011 giúp củng cố các cơ chế quản lý các vấn đề trên

biển thông qua một “bộ quy tắc ứng xử” song phương trên thực tế. Ngoài ra, cuộc gặp cấp cao vào tháng 10 năm 2011 đã báo hiệu các nỗ lực mới ở lãnh đạo để quản lý tốt hơn các tranh chấp biển giữa hai nước. Sự kết hợp của hai yếu tố trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý tranh chấp và giảm nhẹ căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam tại Biển Đông. Một vấn đề cũng cần phải giải quyết đó là việc thiếu các thỏa thuận chung về phạm vi đối thoại trong vấn đề Biển Đông. Chỉ có quần đảo Trường Sa được nằm trong chương trình nghị sự. Nếu Trung Quốc và Việt Nam có thể nhất trí về phạm vi đối thoại và các vấn đề đang tranh chấp, đây sẽ là một bước tiến quan trọng bởi điều này sẽ giúp thiết lập một chương trình nghị sự thực sự hiệu quả cho các cuộc đối thoại cấp chuyên gia. Ở cấp độ khu vực, cả hai nước đều là thành viên của DOC. Họ có thể đóng góp tích cực vào việc thực thi thành công DOC và cũng có thể đóng góp vào quá trình thiết lập các cơ chế quản lý tranh chấp cần thiết để duy trì ổn định, tránh căng thẳng và đối đầu tại Biển Đông. “Bộ quy tắc ứng xử” ở Biển Đông trong tương lai, nằm trong khuôn khổ đối thoại ASEAN-Trung Quốc, sẽ là một cơ chế như vậy.

“Tại sao Mỹ cần phê chuẩn UNCLOS?” của Richard P. Cronin. Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển đã được Trung Quốc và 164 nước khác phê chuẩn. Tuy nhiên, Trung Quốc chỉ tuân thủ theo một vài điều khoản của công

ước. Trung Quốc yêu sách “chủ quyền không thể tranh cãi” các khu

Page 7: Bien Dong Tuan Qua (Tu 15.4-21.4)

vực và thực thể trên biển không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, nước này nói rằng có quyền lịch sử đối với các khu vực đó trước khi Công ước ra đời. Trong khi đó, Thượng viện Mỹ lại chưa phê chuẩn Công ước về Luật Biển, cho dù Mỹ là nước đã giúp khởi xướng và định hình Công ước trên. Các đời tổng thống Barack Obama, George W. Bush và Bill Clinton đều nói rằng Công ước là luật được áp dụng với các vụ việc trên biển và cam kết rằng Mỹ sẽ tuân thủ những điều khoản của Công ước. Nếu Thượng viện phê chuẩn Công ước, thì Mỹ sẽ có vị thế tốt hơn trong việc hợp tác cùng Trung Quốc và các quốc gia khác để kêu gọi các bên tuân thủ một cách đầy đủ Công ước, trong đó bao gồm các quyền lâu đời về tự do lưu thông trên biển cho các tàu chiến tại những vùng biển quốc tế. Thông qua việc phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển và duy trì các khuôn khổ hợp tác cấp cao với Trung Quốc, Mỹ có thể giúp giảm bớt căng thẳng khu vực và ngăn chặn một cuộc xung đột nghiêm trọng tại Biển Đông.

“Chiến tranh tâm lý tại Biển Đông?” của Roberto Tofani. Những tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam đã bước sang một giai đoạn mới: đó là giai đoạn chiến tranh tâm lý. Các động thái qua lại giữa hai bên - trong đó có việc triển khai các tàu tuần tra tại khu vực tranh chấp hay việc Bắc Kinh in yêu sách lãnh thổ của nước này vào hộ chiếu điện tử - đã được đẩy mạnh trong vài tháng qua, khiến tình hình khu vực vốn bất ổn càng trở nên khó lường. Trong khi các phản ứng của Việt Nam nhằm để đối phó lại các động thái của Trung Quốc tỏ ra mang tính phòng thủ nhiều hơn, thì các động thái của Trung Quốc rõ ràng nhằm mục đích răn đe. Một số nhà phân tích cho rằng giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến tâm lý, Trung Quốc sẽ áp đặt các

lệnh trừng phạt thương mại với Việt Nam, giống như những gì mà nước này đã làm như ban hành lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm tới Nhật năm 2010, và ban hành lệnh cấm nhập khẩu chuối từ Philippines vào năm 2012. Việt Nam luôn nhấn mạnh đến luật pháp quốc tế và văn bản không có tính ràng buộc DOC để bảo vệ lập trường của mình. Còn với Trung Quốc, cho dù gần đây nước này đã tái khẳng định cam kết đối với DOC tại Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN 19 tại Bắc Kinh, thì hẳn chúng ta vẫn chưa quên việc Trung Quốc đã đứng đằng sau và ngăn cản ASEAN đưa ra một lập trường thống nhất về các tranh chấp tại Biển Đông. Ông Huang Jing, giám đốc Trung tâm Châu Á và toàn cầu tại Đại học quốc gia Singapore nói, “Các nước lớn đều có lợi thế khi duy trì một sự mơ hồ chiến lược”. Trung Quốc đã học được cách mà Mỹ thường áp dụng sự mơ hồ chiến lược trong các mối quan hệ quốc tế. Tình hình cũng phức tạp thêm do sự chuyển giao quyền lực tại Trung Quốc từ ông Hồ Cẩm Đào sang ông Tập Cận Bình. Theo ông Jing, dưới thời ông Tập, vấn đề Biển Đông sẽ không còn là vấn đề quốc tế đơn thuần nữa mà còn là một vấn đề đối nội của Trung Quốc: “Dư luận cũng có vai trò qua trọng trong việc ra chính sách. Giới lãnh đạo mới [của Trung Quốc] không có sự lựa chọn nào khác – họ phải cứng rắn hơn tại Biển Đông.”

Page 8: Bien Dong Tuan Qua (Tu 15.4-21.4)

“Sách Trắng Quốc Phòng Trung Quốc thách thức sự lãnh đạo của Mỹ?” của Dean Cheng. Được đưa ra ngay trước phiên điều trần của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trước quốc hội về việc bảo đảm các lợi ích của Mỹ ở nước ngoài, Sách trắng quốc phòng của Trung Quốc là một lời nhắc nhở về những thách thức thật sự mà Mỹ sẽ phải đối mặt tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Với nhan đề “Sử dụng đa dạng hóa các lực lượng vũ trang Trung Quốc”, Sách trắng năm nay đề cập đến vai trò và tổ chức của các lực lượng vũ trang Trung Quốc, không chỉ của Quân giải phóng Nhân dân (PLA) mà còn của Lực lượng Cảnh sát Vũ trang Nhân dân (PAFP) và các lực lượng dân quân. Đáng chú ý, ấn bản Sách trắng lần này của Trung Quốc nhấn mạnh đến các vấn đề liên quan đến biển. Khi đề cập đến việc bảo vệ chủ quyền, an ninh, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, khía cạnh an ninh biển được đề cập đến một cách đặc biệt. Đơn cử như việc phần lớn nội dung trong phần an ninh biên giới được dùng để đề cập đến an ninh bờ biển. Việc Trung Quốc duy trì tinh thần sẵn sàng chiến đấu đã được minh họa qua các cuộc tập trận hải quân của nước này. Trên thực tế, có khả năng PLAN sẽ tiến hành nhiều các cuộc tập trận tại các vùng nước sâu trong thời gian tới. Với mỗi ấn bản của Sách trắng Quốc phòng của Trung Quốc, chúng ta lại được biết thêm một phần nhỏ về quân sự của Trung Quốc. Chúng ta vẫn chưa biết được liệu Sách trắng của Trung Quốc có giống như những đánh giá của Mỹ - được thể hiện trong báo cáo hàng năm của Bộ Quốc phòng trước Quốc hội về năng lực quân sự của Trung Quốc - hay không. Tuy nhiên, bản báo cáo này của Trung Quốc đã nêu rõ rằng nước này sẽ không cắt giảm năng lực cũng như thu hẹp sự hiện diện của họ trong thời gian sắp

tới. Các đời tổng thống Mỹ đã nêu rõ Mỹ là một quốc gia Thái Bình Dương, là một cường quốc thường trú ở Châu Á. Tuy nhiên, Mỹ sẽ không thể tiếp tục đóng vai trò không thể thiếu của họ tại Châu Á nếu xu hướng hiện tại tiếp diễn. Khu vực, nền kinh tế toàn cầu, và cuối cùng là Mỹ, nếu không hành động sẽ phải một cái giá rất đắt./.

Thực hiện: Đinh Tuấn Anh

Vũ Quang Tiệp