bài toán cỰc trỊ vỀ hình hỌc trong mẶt phẲng · pdf filequa...

33
1 TRƯỜNG ĐẠI HOC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2. KHOA TOÁN HỌC PHẠM THỊ HIỀN BÀI TOÁN CỰC TRỊ VỀ HÌNH HỌC TRONG MẶT PHẲNG KHOÁ LUẬ N TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH : HÌNH HỌC Người hướng dẫn khoa học T.S PHAN HỒNG TRƯỜNG Hà nội, Tháng 5 năm 2010 .

Upload: hanhi

Post on 30-Jan-2018

238 views

Category:

Documents


8 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÀI TOÁN CỰC TRỊ VỀ HÌNH HỌC TRONG MẶT PHẲNG · PDF fileQua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành ... Bài tập đề nghị chương 2 ... các đại lượng

1

TRƯỜNG ĐẠI HOC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2.

KHOA TOÁN HỌC

PHẠM THỊ HIỀN

BÀI TOÁN CỰC TRỊ VỀ HÌNH HỌC

TRONG MẶT PHẲNG

KHOÁ LUÂN TỐT NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH : HÌNH HỌC

Người hướng dẫn khoa học

T.S PHAN HỒNG TRƯỜNG

Hà nội, Tháng 5 năm 2010 .

Page 2: BÀI TOÁN CỰC TRỊ VỀ HÌNH HỌC TRONG MẶT PHẲNG · PDF fileQua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành ... Bài tập đề nghị chương 2 ... các đại lượng

2

Lời cảm ơn

Do chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tiến hành nghiên cứu khoa

học , em không khỏi bỡ ngỡ và còn nhiều lúng túng. Nhưng được sự giúp

đỡ nhiệt tình của thầy giáo PHAN HỒNG TRƯỜNG và các thầy cô giáo

trong tổ hình học , em đã hoàn thành tốt khoá luận của mình , đảm bảo

thời gian , kiến thức cũng như sự chính xác của toán học.

Do điều kiện về thời gian và tính chất của đề tài chắc chắn khoá luận

tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót.Em rất mong nhận

được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và ý kiến của các bạn đồng môn để

bài khoá luận được hoàn thiện hơn.

Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong

tổ hình học , các thầy giáo trong khoa toán và đặc biệt là thầy giáo

PHAN HỒNG TRƯỜNG đã hướng dẫn em hoàn thành khoá luận này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Ngày 15 tháng 5 năm 2010.

Sinh viên : PHẠM THỊ HIỀN

Page 3: BÀI TOÁN CỰC TRỊ VỀ HÌNH HỌC TRONG MẶT PHẲNG · PDF fileQua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành ... Bài tập đề nghị chương 2 ... các đại lượng

3

Lời cam đoan

Khoá luận này là kết quả của bản thân em qua quá trình học tập và nghiên

cứu,cùng với sự tạo điều kiện của các thầy cô giáo trong khoa toán, đặc biệt là sự

hướng dẫntận tình của thầy giáo Phan Hồng Trường

Em xin khẳng định kết quả của đề tài “Bài toán cực trị về hình học trong mặt

phẳng” không có sự trùng hợp với kết quả của đề tài khác.

Page 4: BÀI TOÁN CỰC TRỊ VỀ HÌNH HỌC TRONG MẶT PHẲNG · PDF fileQua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành ... Bài tập đề nghị chương 2 ... các đại lượng

4

Mục lục

Trang

Lời nói đầu ………………………………………………………………. 4

Chương 1 : Phương pháp giải một bài toán cực trị về hình học

A) Bài toán cực trị về hình học ……………………………………. 5

B) Phương pháp chung để giải một bài toán cực trị về hình học 5

Bài tập đề nghị chương 1……………………………………………… 14

Chương 2 : Cách vận dụng các bất đẳng thức trong hình học

A) Bất đẳng thức tam giác………………………………………… 15

B) Đường vuông góc và đường xiên……………………………... 16

C) Độ dài đường gấp khúc ………………………………………… 17

D) Các bất đẳng thức trong đường tròn……………………………. 19

Bài tập đề nghị chương 2 …………………………………………….... 21

Chương 3 : Cách vận dụng các bất đẳng thức trong đại sốvào

bài toán cực trị về hình học trong mặt phẳng

A) Các bất đẳng thức đại số thường dùng…………………………… 22

B) Các ví dụ áp dụng ……………………………………… ………….. 23

Bài tập đề nghị chương 3……………………………………………... 25

Chương 4 : Toạ độ và vectơ trong mặt phẳng với bài toán

cực trị về hình học

A)Toạ độ trong mặt phẳng với bài toán cực trị về hình học

trong mặt phẳng …………………………………….….. 26

B)Vecto trong mặt phẳng với bài toán cực trị về hình học

trong mặt phẳng ……………………………………………….. 28

Kết luận………………………………………………………………….. 31

Page 5: BÀI TOÁN CỰC TRỊ VỀ HÌNH HỌC TRONG MẶT PHẲNG · PDF fileQua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành ... Bài tập đề nghị chương 2 ... các đại lượng

5

LỜI NÓI ĐẦU

1) Lý do chọn đề tài . Trong nhà trường phổ thông , hình học là một môn học khó đối với học

sinh.Bởi hình học là một môn học yêu cầu người học phải có tư duy logic ,

chặt chẽ và có khả năng trừu tượng hoá cao hơn các môn học khác.

Học sinh đã được tiếp cận với hình học ngay từ những năm học tiểu học và

được học một cách hệ thông từ ở lớp 6. Học sinh được học cách giải rất nhiều

dạng bài toán nhưng bài toán tìm giá trị cực trị của một đại lượng hình học

nào đó trong mặt phẳng luôn là bài toán gây nhiều khó khăn cho học sinh.

Với sự gợi ý hướng dẫn của thầy giáo PHAN HỒNG TRƯỜNG ,cùng với

mục đích tìm hiểu và đưa ra phương pháp chung để giải một bài toán cực trị

về hình học trong mặt phẳng cũng như tìm hiểu cách vận dụng một số bất

đẳng thức trong hình học ,bất đẳng thức trong đại số để giải bài toán cực trị

hình học trong mặt phẳng , em đã lựa chọn đề tài “ Bài toán cực trị về hình

học trong mặt phẳng ”.

2) Nhiệm vụ nghiên cứu :

+ Trình bày cơ sở lí thuyết .

+ Đề xuất phương pháp

+Xây dựng hệ thống ví dụ bài tập luyện tập.

3)Phƣơng pháp nghiên cứu

+ Thống kê

+ Khái quát hoá , trừu tượng hoá .

+ Nghiên cứu sách giáo khoa , tài liệu tham khảo , báo toán học và

tuổi trẻ .

Page 6: BÀI TOÁN CỰC TRỊ VỀ HÌNH HỌC TRONG MẶT PHẲNG · PDF fileQua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành ... Bài tập đề nghị chương 2 ... các đại lượng

6

CHƢƠNG 1 :PHƢƠNG PHÁP GIẢI MỘT BÀI TOÁN CỰC TRỊ VỀ HÌNH HỌC

TRONG MẶT PHẲNG

A, Bài toán cực trị về hình học.

Xét một đại lượng hình học y (độ dài của một đoạn thẳng,tổng của nhiều đoạn

thẳng,chu vi ,diện tích của một hình, độ lớn của một góc,v.v…).

1, Bài toán tìm cực tiểu về hình học.

Nếu có một giá trị không đổi y 1 sao cho luôn có y y

1 , đồng thời tồn tại một vị trí

hình học của y (hoặc hình chứa y) tại đó y đạt được giá trị y 1 ,thì ta nói rằng y

1 là

giá trị nhỏ nhất (cực tiểu ) của y.

2, Bài toán tìm cực đại về hình học.

Tương tự,nếu có một giá trị không đổi y 2 sao cho luôn có y y

2 , đồng thời tồn

tại một vị trí hình học của y (hoặc hình chứa y) tại đó y đạt được giá trị y 2 ,thì ta

nói rằng y 2 là giá trị lớn nhất (cực đại ) của y.

Bài toán tìm cực tiểu hay cực đại của y được gọi chung là bài toán cực trị về hình

học.

Người ta thường kí hiệu min y = y 1 (hay y

min = y

1) ;

Max y = y 2 (hay y

max =y

2 ) ;

B,Phƣơng pháp chung để giải một bài toán cực trị về hình học trong mặt phẳng.

Căn cứ vào đầu bài,người ta thường giải bài toán cực trị về hình học theo ba cách

sau:

1,Cách 1:

Vẽ một hình có chứa đại lượng hình học mà ta phải tìm cực trị , thay các điều

kiện của đại lượng đó bằng các điều kiện tương đuơng.Có khi phải chọn một đại

lượng nào đó trong hình làm ẩn số,dựa vào mối quan hệ giữa ẩn số đó với các đại

lượng khác trong hình, những đại lượng này có thể do đầu bài cho sẵn,nhưng cũng

có thể do ta làm xuất hiện trong quá trình đi tìm lời giải của bài toán.Biểu thị ẩn số

theo các đại lượng đã biết, các đại lượng không đổi rồi biến đổi tương đương biểu

thức vừa tìm được để cuối cùng xác định được giá trị của đại lượng cần tìm, từ đó

suy ra vị trí của hình để đạt được cực trị.

Người ta thường dùng cách này khi đầu bài dược cho dưới dạng : “ Tìm một hình

thoả mãn các điều kiện cực trị cho trứơc. ‟‟

Page 7: BÀI TOÁN CỰC TRỊ VỀ HÌNH HỌC TRONG MẶT PHẲNG · PDF fileQua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành ... Bài tập đề nghị chương 2 ... các đại lượng

7

Ví dụ 1: Trong các tam giác có cùng đáy và cùng diện tích , tìm tam giác có chu vi

nhỏ nhất.

Giải :

Xét các tam giác có chung đáy là BC = a và có cùng điện tích là S

Gọi AH là đuờng cao tương ứng với cạnh đáy BC ta có:

S = 1

2 AH.BC AH =

2S

a ( không đổi )

Suy ra A di động trên một đường thẳng xy

Song song với BC và cách BC một khoảng bằng 2S

a .

Ta cần xác định vị trí của A trên xy để tam giác ABC

Có chu vi nhỏ nhất.

Chu vi ABC = AB + BC + CA

= AB + AC + a

Vì a không đổi nên chu vi ABC A o A

nhỏ nhất khi và chỉ khi AB + AC nhỏ nhất. x y

Gọi B‟ là điểm đối xứng của B qua xy ,

B‟C cắt XY tại A 0 . Xét AB‟C ta có:

AB‟ + AC B‟C = B‟A 0 + A

0C (1)

Thay AB‟ = AB ; A 0B‟ = A

0B vào (1) ta được : B C

AB + AC A 0B + A

0C (2)

(2) có dấu “=” khi và chỉ khi B‟, A, C thẳng hàng.

Khi đó A A 0. Vì A

0B = A

0B‟ = A

0C nên A

0BC cân tại A

0.

Vậy trong các tam giác có chung một đáy và có cùng diện tích tam giác cân có chu

vi nhỏ nhất.

Ví dụ 2 : Cho ABC có các góc B và C nhọn; BC =a, đường cao AH = h. Xét các

hình chữ nhật MNPQ nội tiếp trong tam giác có M AB; N AC; P và Q BC.

Xác định vị trí của hình chữ nhật MNPQ để nó có diện tích lớn nhất.

Giải:

Vị trí của hình chữ nhật MNPQ sẽ được hoàn toàn xác định nếu ta xác định được

vị trí của MN.

Đặt MQ = x; MN= y A

AK = h - x.

AMN ∽ ABC M K y N

MN

BC =

AK

AH

y

a =

h-x

h B

B’

Q H P C

Page 8: BÀI TOÁN CỰC TRỊ VỀ HÌNH HỌC TRONG MẶT PHẲNG · PDF fileQua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành ... Bài tập đề nghị chương 2 ... các đại lượng

8

y = a(h-x)

h

Gọi S là diện tích hình chữ nhật MNPQ thì :

S = xy = a

hx( h - x) (*)

S = a

h( hx - x

2 ) =

a

h( hx - x

2 +

h2

4 -

h2

4 )

= a

h [

h2

4 - ( x

2 - 2.x.

h

2 +

h2

4 )]

= a

h [

h2

4 - (x-

h

2)

2 ]

= ah

4 -

a

h(x-

h

2)

2

ah

4

dấu “=” xảy ra khi x - h

2 = 0 x =

h

2 khi đó K là trung điểm của AH hay MN là

đường trung bình của ABC.

Vậy max S = ah

4 x =

h

2 .

Chú Ý :

Ta có thể giải bài toán trên bằng cách áp dụng hệ quả của bất đẳng thức Cauchy.

Từ (*) ta nhận thấy : a, h đều là hằng số dương nên S lớn nhất khi và chỉ khi x(h -x)

lớn nhất. Do x >0; x < h nên h - x > 0, hai số dương x và (h - x) có tổng không đổi

x + (h - x) = h nên tích x(h - x) sẽ lớn nhất khi chúng bằng nhau :

x = h - x hay x = h

2 .

2,Cách 2

Đưa ra một hình (theo yêu cầu đầu bài) rồi chứng minh mọi hình khác có chứa yếu

tố ( mà ta phải tìm cực trị ) lớn hơn hoặc bé hơn yếu tố tương ứng trong hình đã đưa

ra.

Ví dụ 3 : Trong các tam giác có cùng đáy và cùng diện tích, chứng minh rằng tam giác cân

có chu vi nhỏ nhất.

Đây là bài toán ta đã đề cập trong ví dụ 1,nhưng ở đây đầu bài nói rõ hình ta cần

phải chứng minh là một tam giác cân, nên ta đưa ra một tam giác cân A 0BC

(h.1.1).Rồi xét một tam giác không cân ABC có cùng đáy BC,

đỉnh A chạy trên.

Đường thẳng xy ∥ BC ta chỉ việc chứng minh chu vi ABC chu vi A 0BC tức

AB + AC A 0B + A

0C như đã trình bày cách giải ở ví dụ 1.

Page 9: BÀI TOÁN CỰC TRỊ VỀ HÌNH HỌC TRONG MẶT PHẲNG · PDF fileQua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành ... Bài tập đề nghị chương 2 ... các đại lượng

9

3,Cách 3 :

Thay việc tìm cực đại của một đại lượng này bằng việc tìm cực tiểu của một đại

lượng khác , hoặc ngược lại.

Ví dụ 4: Chứng minh rằng trong các tam giác có cùng đáy và cùng diện tích , thì tam giác

cân có bán kính đường tròn nội tiếp lớn nhầt.

GIẢI

Gọi a, b, c là độ dài ba cạnh của tam giác ABC , r là bán kính đường tròn nội tiếp

tâm I , S là điện tích tam giác ABC .Ta có :

S = S

AIB + S

BIC + S

CIA

= 1

2 cr +

1

2 ar +

1

2 br

= r

2 (a + b + c )

Vì S không đổi , ta suy ra r sẽ lớn nhất khi và chỉ

khi ( a + b + c ) nhỏ nhất , tức là chu vi của tam

giác nhỏ nhất .Theo kết quả ở ví dụ 1 ,đó là tam giác

cân.

Ví dụ 5: Cho hình vuông ABCD cạnh a .Xét các hình thang có bốn đỉnh ở trên bốn cạnh của

hình vuông và hai đáy song song với một đường chéo của hình vuông . Tìm hình

thang có diện tích lớn nhất và tính diện tích lớn nhất ấy.

GIẢI

Gọi EFGH là hình thang có các đỉnh nằm trên các cạnh của hình vuông và hai đáy

FG, EH song song với đường chéo BD của hình vuông.

Đặt AE = x EB =a - x

CF = y FB =a - y

Dễ thấy DHG = BEF

Gọi S là hiệu diện tích hình vuông và

diện tích hình thang EFGH thì :

S = S

AEH + S

CFG + 2S

BEF

Page 10: BÀI TOÁN CỰC TRỊ VỀ HÌNH HỌC TRONG MẶT PHẲNG · PDF fileQua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành ... Bài tập đề nghị chương 2 ... các đại lượng

10

= 1

2 AE

2 +

1

2 CF

2 + BE.BF

= x

2

2 +

y2

2 + ( a - x )( a - y )

= 1

2 [ x

2 + y

2 + 2xy - 2a( x + y ) + 2a

2 ]

= 1

2 [ ](x+y)

2 -2a(x+y)+2a

2

= 1

2 [ ](x+y-a)

2 +a

2

S

EFGH lớn nhất khi và chỉ khi S lấy giá trị nhỏ nhất. Điều này xảy ra khi:

x + y - a = 0 x + y = a x = a - y

hay AE = BF

Khi đó các đường chéo EG và HF song song với các cạnh của hình vuông và diện

tích lớn nhất của hình thang phải tìm là a

2

2 .

(*) CHÖ Ý QUAN TRỌNG

(i) Có trường hợp để tìm cực trị của một đại lượng A , ta chia A thành tổng của

nhiều đại lượng khác :

A = B + C

rồi đi tìm cực trị của B và C, từ đó suy ra cực trị của A ,ta cần chứng minh : “ khi B

đạt cực trị thì C cũng đồng thời đạt cực trị và ngược lại .”

Ví dụ 6:

Cho tam giác ABC vuông tại A , ở bên ngoài tam giác vẽ hai nửa đường tròn có

đường kính AB , AC .Một dường thẳng d quay quanh A cắt hai nửa đường tròn theo

thứ tự ở M,N ( khác A ) . Xác định vị trí của M,N sao cho chu vi của tứ giác BCNM

lớn nhất.

GIẢI

Đặt BM = x ; AM = y ; AN = z ; NC = t ;

Thì chu vi tứ giác BMNC = BC + x + y + z + t .

Với hai đại lượng bất kì , ta luôn có :

( a - b )2 0 a

2 + b

2 2ab.

2 ( a2 + b

2 ) ( a + b )

2 (*)

Tam giác AMB vuông tại M ; Áp dụng định lí

Pitago ta có :

BM2 + MA

2 = AB

2

hay

x2 + y

2 = AB

2 .

Áp dụng bất đẳng thức (*) : ( x + y )2 2 AB

2

x + y AB 2

Page 11: BÀI TOÁN CỰC TRỊ VỀ HÌNH HỌC TRONG MẶT PHẲNG · PDF fileQua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành ... Bài tập đề nghị chương 2 ... các đại lượng

11

dấu „„ =‟‟ xảy ra khi và chỉ khi x = y .

Tương tự : z + t AC 2 dấu „„ =‟‟ xảy ra khi và chỉ khi z = t .

Khi x = y thì M là điểm chính giữa của cung AB , khi đó tam giác AMB

vuông cân nên

MAB = 45

o

CAN = 45

o ( vì M,A,N thẳng hàng ).

N là điểm chính giữa cung AC

Vậy chu vi của tứ giác BCNM lớn nhất khi M,N đồng thời là điểm chính giữa của

các cung AB ,AC .

( ii) Nếu bài toán đã cho có thể xảy ra nhiều khả năng tương ứng với các trường

hợp khác nhau của hình thì phải tìm cực trị trong từng trường hợp, cuối cùng so

sánh các giá trị đó để tìm ra cực trị của bài toán.

Ví dụ 7:

Qua đỉnh A của tam giác ABC , dựng đường thẳng d sao cho tổng khoảng cách từ

các đỉnh B và C tới d là lớn nhất .

GIẢI

Ta xét hai trường hợp :

Trường hợp 1 : d cắt cạnh BC tại E

Gọi BB‟ , CC‟ lần lượt là các khoảng cách từ các đỉnh B và C tới d . Hai tam giác

ABE và CC‟ .

Ta có : S

ABC = S

ABE + S

ACE

= 1

2 AE. BB‟ +

1

2 AE.CC‟

BB‟ + CC‟ = 2S

ABC

AE .

Ta thấy BB‟ + CC‟ nhận giá trị lớn nhất,

Khi đó AE là dường cac kẻ từ đỉnh A

của ABC , tức là d BC. Nếu gọi AH

là độ dài đường cao kẻ từ A thì AE = AH ,

do đó BB‟ + CC‟ = BC (1)

Trường hợp 2: d không cắt BC

Gọi M là trung điểm của BC . Kẻ

MM‟ d . Tứ giácBB‟C‟C là hình

thang nhận MM‟ làm đường trung bình nên :

BB‟ + CC‟ = 2 MM‟

Mà MM‟ AM ( đường vuông góc và đường

xiên kẻ từ M tới d ).

Do đó : BB‟ + CC‟ lớn nhất khi M‟ A .

Lúc đó BB‟ + CC‟ = 2 AM và d AM tại A

(2).

Page 12: BÀI TOÁN CỰC TRỊ VỀ HÌNH HỌC TRONG MẶT PHẲNG · PDF fileQua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành ... Bài tập đề nghị chương 2 ... các đại lượng

12

Như vậy , ứng với hai trường hợp , ta được hai kết quả (1) và (2) , do đó ta

phải so sánh BC với 2AM ,

điều này rõ ràng phụ thuộc vào hình dạng của tam ABC cho trước .

a)

A < 90

o .

Kéo dài AM một đoạn MN = MA .

Tứ giác ABNC là hình bình hành

vì có hai đường chéo giao nhau tại trung

điểm của mỗi đường, suy ra AB = CN ;

ACN = 180

o -

A mà

A < 90

o

suy ra

ACN > 90

o hay

ACN >

CAB .

Xét hai tam giác BAC và NCA chúng có : AB = CN ,

AC chung ,

ACN >

CAB nên cạnh đối diện với góc

CAB nhỏ hơn cạnh đối diện với góc

ACN : BC < AN hay BC < 2AM .

b)

A = 90

o : Tứ giác ABNC là hình bình hành có một góc vuông nên nó là hình

chữ nhật.

Hai đường chéo BC và AN bằng nhau hay BC = 2 AM.

c)

A > 90

o : Chứng minh tương tự trường hợp 1) ta được BC > 2 AM.

Từ kết quả trên ta suy ra :

+ Nếu ABC cho trước có

A < 90

o thì đường thẳng d đi qua A phải dựng là

đường thẳng vuông goác với đường trung tuyến AM của ABC.

+ Nếu

A = 90

o thì bài toán có hai lời giải : dựng đường thẳng d qua A và

vuông góc với AM hoặc d‟ qua A và vuông góc với BC.

+ Nếu

A > 90

o thì đường thẳng d qua A và vuông góc với BC.

Ví dụ 8:

Cho đường thẳng xy ,hai điểm A và B không nằm trên xy và thuộc cùng một nửa mặt

phẳng có bờ là đường thẳng xy . Tìm trên xy một điểm M sao cho góc AMB là lớn

nhất.

GIẢI

Page 13: BÀI TOÁN CỰC TRỊ VỀ HÌNH HỌC TRONG MẶT PHẲNG · PDF fileQua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành ... Bài tập đề nghị chương 2 ... các đại lượng

13

Ta cần xét các trường hợp sau :

a) Trường hợp AB ∥ xy :

Dựng đường tròn (O) qua A ,B và tiếp xúc

với xy tại M ( trước hết dựng trung trực của

AB cắt xy tại M ;Dựng thêm trung trực của

AM cắt

trung trực của MB tại tâm O cần tìm ).

Ta sẽ chứng minh góc

AMB là lớn nhất .

Thật vậy , nếu lấy một điểm M‟ bất kì

( M‟ M ) trên xy , nối M‟ với A và B ,

Ta luôn có :

AM‟B <

ANB Mà

ANB =

AMB

AM‟B

AMB dấu „„=‟‟ xảy ra hi và chỉ khi M M‟.

b) Trường hợp AB xy .

khi đó ta dựng được hai đường tròn

(O) và ( O‟ ) đi qua A , B tiếp xúc với

xy tại M 1 và M

2.

Do AOO‟ cân nên :

AOO‟ =

AO‟O

AMB =

AM‟B

Cả hai điểm M và M‟ dều thoả mãn điều kiện bài toán . Vậy bài toán có hai

nghiệm hình.

c) trường hợp tổng quát .

Trước hết ta hãy giải bài toán :

Cho đường thẳng xy , hai điểm A và B không

nằm trên xy và thuộc cùng một nửa mặt phẳng

có bờ là đường thẳng xy ; AB không song song

và cũng không vuông góc với xy .

Dựng đường tròn qua A , B và tiếp xúc với xy.

Giả sử ta đã dựng đựơc đường tròn (O) qua A ,

Page 14: BÀI TOÁN CỰC TRỊ VỀ HÌNH HỌC TRONG MẶT PHẲNG · PDF fileQua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành ... Bài tập đề nghị chương 2 ... các đại lượng

14

B và tiếp xúc với xy tại M , vì A,B không song song với xy nên AB cắt xy tại một

điểm y.

Ta có : IMB ∽ IAM ( g.g)

IM

IB =

IA

IM IM

2 = IA.IB (1)

Vẽ đường tròn (O‟) qua A và B ( tâm

O‟ nằm trên trung trực của AB ).Kẻ tiếp

tuyến IT với (O‟) theo chứng minh trên

ta có : IT2 = IA.IB (2)

So sánh (1) và (2) ta được :

IM 1 = IT

Từ đó ta suy ra cách dựng sau :

Vẽ một đưòng tròn phụ (O‟) bất kì , từ I vẽ tiếp tuyến IT với (O‟) , trên xy

đặt về hai phía của điểm I các đoạn IM 1 = IM

2 = IT. Đường vuông góc kẻ từ

M 1 , M 2 cắt đường trung trực của AB tại O

1 ; O

2 ;đó là tâm của hai đường

tròn (O 1; O

1M

1 ) và (O

2 ;O

2M

2 ) đi qua A ,B và tiếp xúc với xy tại M

1 , M

2 .

Trở lại bài toán đầu ,tương tự trường hợp a)

+ Nếu M‟ nằm trên tia IM 1 mà M‟ ≠ M

1 thì

AM‟B <

AM

1B

+ Nếu M‟ nằm trên tia IM 2 mà M‟ ≠ M

2 thì

AM‟B <

AM

2B

Do đó ta cần so sánh

AM

1B với

AM

2B. Giả sử (O

1 ) có bán kính nhỏ hơn (O

2 ) .

Xét AO 1O

2 ta có : AO

1 < AO

2

AO

2O

1 <

AO

1O

2

AM

2B <

AM

1B .

Vậy điểm phải tìm tiếp điểm của đường thẳng xy với đường tròn có bán kính nhỏ

hơn trong hai đường tròn qua A,B và tiếp xúc với xy.

Page 15: BÀI TOÁN CỰC TRỊ VỀ HÌNH HỌC TRONG MẶT PHẲNG · PDF fileQua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành ... Bài tập đề nghị chương 2 ... các đại lượng

15

BÀI TẬP ĐỀ NGHỊ CHƢƠNG 1

BÀI 1.1 :

Cho hình thang ABCD và hai điểm M,N lần lượt thuộc các cạnh đáy AB và CD ;

AN cắt DM ở P ; BN cắt CM ở Q .

a) Chứng tỏ S

MPNQ = S

ADP + S

BCQ .

b) Xác định vị trí điểm M , để S

MPNQ lớn nhất .

BÀI 1.2 :

Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O;Q) .Xác định vị trí của điểm M trên

đường tròn sao cho nếu gọi D,E theo thứ tự là hình chiếu của M trên các đường

thẳng AB , AC thì DE có độ dài lớn nhất.

BÀI 1.3 :

Trong các tứ giác nội tiếp cùng một đường tròn , tứ giác nào có :

a) Diện tích lớn nhất ?

b) Chu vi lớn nhất ?

BÀI 1.4 :

Cho tam giác ABC ngoại tiếp đường tròn (O;r) .kẻ các tiếp tuyến của đường tròn

(O) song song với các cạnh của tam giác.Các tiếp tuyến này tạo với các cạnh của

tam giác là ba tam giác nhỏ có diện tích là S 1 ,S

2 , S

3 . Gọi S là diện tích tam giác

ABC.

Tìm giá trị nhỏ nhất của tỉ số S

1+S

2+S

3

S .

BÀI 1.5 :

Cho tam giác đều ABC nội tiếp trong đường tròn (O,R).Tìm điểm M thuộc cung BC

sao cho nếu gọi H ,G , K thứ tự là hình chiếu của M trên AB , BC , AC thì tổng MA

+ MB + MC + MH + MI + MK lớn nhất ? nhỏ nhất ?

Page 16: BÀI TOÁN CỰC TRỊ VỀ HÌNH HỌC TRONG MẶT PHẲNG · PDF fileQua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành ... Bài tập đề nghị chương 2 ... các đại lượng

16

CHƢƠNG 2 : CÁCH VẬN DỤNG CÁC BẤT ĐẲNG THỨC

TRONG HÌNH HỌC

A, BẤT ĐẲNG THỨC TAM GIÁC

Với ba điểm A , B , C bất kì ta luôn có :

AB + AC BC

Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi điểm A thuộc đoạn BC.

Ví dụ 1:

Cho đường thẳng xy và hai điểm A , B thuộc cùng một nửa mặt phẳng có bờ là xy

a) Tìm điểm M thuộc xy sao cho MA +MB nhỏ nhất.

b) Tìm điểm N thuộc xy sao cho | NA - NB| nhỏ nhất.

GIẢI a)

Gọi A‟ là điểm đối xứng của điểm A

qua xy thì A‟ hoàn toàn xác định,

do MA =MA‟ nên ta có :

MA + MB = MA‟ + MB.

Nối A‟ với B và áp dụng bất đẳng thức

Tam giác cho ba điểm A‟ , M , B ta có:

MA‟ + MB A‟B

Dấu “=” xảy ra khi M A‟B .

Khi đó M M‟ .

Vậy min ( MA + MB ) = AB M M‟ .

b)

Nếu lấy một điểm N bất kì trên xy thì | NA - NB| AB . Giá trị lớn nhất của

| NA - NB| bằng AB khi và chỉ khi B là điểm nằm giữa hai điểm A và N

Suy ra :

+ Nếu AB ∥ xy thì :

Không tìm được điểm N thoả mãn yêu

cầu bài toán

+ Nếu AB xy :Gọi N o = AB xy

Thì N o là điểm cần tìm.

Page 17: BÀI TOÁN CỰC TRỊ VỀ HÌNH HỌC TRONG MẶT PHẲNG · PDF fileQua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành ... Bài tập đề nghị chương 2 ... các đại lượng

17

Vậy max | NA - NB| = AB N N o .

Ví dụ 2:

Cho đường tròn (O) và một điểm M ở ngoài đường tròn .Đường thẳng kẻ từ M qua

tâm O cắt đường tròn ở A và B ( A là điểm nằm giữa hai điểm M và O ). Chứng

minh rằng MA là khoảng cách nhỏ nhất trong các khoảng cách từ M tới tất cả các

điểm của đường tròn và MB là khoảng cách lớn nhất trong tất cả các khoảng cách

đó.

GIẢI

Qua M vẽ một đường thẳng bất kì cắt (O) tại A‟ , B‟

Xét MA‟O ta có :

MO - OA‟ MA‟

Nhưng OA‟ = OA = R

Nên MO - OA MA‟.

Theo giả thiết , A là điểm nằm giữa

hai điểm M và O nên

MO = MA + AO

tức là MO - OA = MA .

Vậy MA MA‟

dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi A A‟

Tương tự , với mọi điểm B‟ (O) và B‟ ≠ B , xét MOB‟ ta có :

MO + OB‟ MB‟ .

Do đó MB MB‟

Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi B B‟ .

B, ĐƢỜNG VUÔNG GÓC VÀ ĐƢỜNG XIÊN

1,Trong các đoạn thẳng nối từ một điểm đến một đường thẳng , đoạn vuông góc với

đường thẳng có độ dài ngắn nhất.

2, Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm đến một một đường thẳng , đường xiên nào

có hình chiếu lớn hơn thì lớn hơn và ngựơc lại .

Ví dụ 1 :

Cho tam giác ABC có ba goc nhọn.Tìm điểm M ở trong tam giác sao cho

MA.BC + MB.CA + MC.AB đạt giá trị nhỏ nhất .

Page 18: BÀI TOÁN CỰC TRỊ VỀ HÌNH HỌC TRONG MẶT PHẲNG · PDF fileQua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành ... Bài tập đề nghị chương 2 ... các đại lượng

18

GIẢI

Xét một điểm M bất kì trong tam giác ,tia AM cắt cạnh BC ở D .

Kẻ BE AD; CF AD .Ta có :

BE BD AM.BE AM.BD

CF CD AM.CF AM.CD

( BE + CF )AM ( BD + CD ).AM

Nhưng :

BE.AM = 2 S

AMB

CF.AM = 2 S

AMC

BD + DC = BC

Do đó

2 ( S

AMB + S

AMC ) BC.AM

Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi E và F

trùng với D .Khi đó AM BC.

Tương tự ta có :

2 ( S

ABM + S

CBM ) AC.BM (2)

2 ( S

CBM + S

ACM ) AB.CM (3)

Từ (1) ,(2) , (3) ta suy ra :

4 ( S

ABM + S

ACM + S

CBM ) MA.BC + MB.CA + MC.AB

Do dó : min ( MA.BC + MB.CA + MC.AB ) = 4 S

ABC khi và chỉ khi

AM BC ; BM AC ; CM AB , khi đó M là trực tâm của ABC.

Ví dụ 2 :

Cho đường thẳng d và đường tròn (O;R) có khoảng cách từ tâm O đến d là

OH > R .Lấy hai điểm bất kì A d và B (O;R). Hãy chỉ ra vị trí của A , B sao

cho độ dài Ab ngắn nhất và chứng minh điều ấy.

GIẢI

Từ tâm O kẻ OH d cắt (O;R) tại K

Xét ABO ,ta có :

AB + OB OA

Mà OA OH (đường xiên và đường

Vuông góc kẻ từ O đến d )

AB + OB OH

AB OH - OH = OH - OK = KH

Vậy min AB = KH A H và B K .

Page 19: BÀI TOÁN CỰC TRỊ VỀ HÌNH HỌC TRONG MẶT PHẲNG · PDF fileQua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành ... Bài tập đề nghị chương 2 ... các đại lượng

19

C, ĐỘ DÀI ĐƢỜNG GẤP KHÖC

Độ dài đường gấp khúc nối hai điểm không nhỏ hơn độ dài đoạn thẳng nối hai điểm

đó .

Ví dụ 1 :

Cho hình vuông ABCD và một tứ giác MNPQ có bốn đỉnh thuộc bốn cạnh hình

vuông ( tứ giác MNPQ nội tiếp hình vuông ABCD ). Tìm điều kiện để tứ giác MNPQ

có chu vi nhỏ nhất.

GIẢI

Gọi I , J , K lần lượt là trung điểm của QN , MN , PQ. Áp đụng tính chất của trung

tuyến thuộc cạnh huyền của tam giác vuông ta có:

MN = 1 BJ ; PQ = 2 DK .

Áp dụng tính chất đường trung bình của

tam giác : PN = 2 IK ; MQ = 2 IJ .

Chu vi tứ giác MNPQ :

MN + NP + PQ + MQ =

= 2 ( BJ +JI + IK + KD ) 2 BD

Chu vi tứ giác MNPQ đạt giá trị nhỏ nhất

bằng hai lần độ dài đường chéo hình vuông,

khi đường gấp khúc trùng với đường chéo

BD, khi đó MN ∥ AC ∥ PQ và

MQ ∥ BD ∥ NP .Tứ giác MNPQ trở thành hình chữ nhật.

Từ bài toán trên tacó thể rút ra kết luận : Mọi hình chữ nhật nội tiếp được trong một

hình vuông đã cho đều có chu vi bằng nhau và chu vi đó nhỏ nhất so với chu vi của

bất kì tứ giác nào nội tiếp trong hình vuông này.

Ví dụ 2 :

Cho tam giác ABC có các góc nhỏ hơn 120o .Tìm điểm M nằm bên trong tam giác

sao cho tổng MA + MB + MC có giá trị nhỏ nhất.

GIẢI

Page 20: BÀI TOÁN CỰC TRỊ VỀ HÌNH HỌC TRONG MẶT PHẲNG · PDF fileQua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành ... Bài tập đề nghị chương 2 ... các đại lượng

20

Xét một điểm M nằm trong tam giác ABC. Ta phải xác định vị trí của M để tổng

MA + MB + MC có giá trị nhỏ nhất.

Ta tìm cách đưa tổng của ba đoạn thành tổng của các đoạn thẳng của một đường

gấp khúc nối hai điểm xác định nào đó.

Thực hiện phép quay tâm A ,góc quay 60o , ngược chiều kim đồng hồ :

Biến : M thành M‟ ; C thành C‟ . Như vậy tam giác AMM‟ là tam giác đều

suy ra MA =MM‟ .

Tam giác ACC‟ cũng là tam giác đều nên C‟ hoàn toàn xác định ;

M‟C‟ = MC ( vì phép quay bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm ) .

Do đó MA + MB + MC = MM‟ + MB + M‟C‟ = độ dài đường gấp khúc

BMM‟C‟ BC‟.

Để tổng MA + MB + MC nhỏ nhất ,ta phải tìm M sao cho bốn điểm B, M ,M‟ ,C‟

thẳng hàng , nghĩa là M thuộc đoạn BC .

Suy ra : M M o = BC‟ CB‟.

Do đó cách xác định điểm M như sau : Dựng ra phía ngoài tam giác ABC các

tam giác đều ACC‟ ; ABB‟ ; Lấy giao của BC‟ và CB‟, đó là điểm M cần tìm.

Theo giả thiết tam giác ABC đều có các góc nhỏ hơn 120o nên ta có :

BAC‟ =

BAC +

CAC‟ < 120

o + 60

o = 180

o

Suy ra BC‟ cắt đoạn AC tại một điểm D nằm giữa A và C. Tương tự CB‟ cắt AB tại

điểm E nằm giữa A và B, suy ra tia BD nằm giữa hai tia BA và BC ; Tia CE nằm

giữa hai tia CB và CA ;

Do đó hai tia BC‟ và CB‟ luôn cắt nhau tại một điểm M o nằm trong tam giác ABC.

D, CÁC BẤT ĐẲNG THỨC TRONG ĐƢỜNG TRÕN

1, Đường kính là dây cung lớn nhất của đường tròn .

2, Trong hai dây cung không bằng nhau , dây nào lớn hơn thì có khoảng cách từ tâm

đến dây đó nhỏ hơn và ngược lại.

Ví dụ 1 :

Cho hai đường tròn (O 1) và (O

2) cắt nhau tại A và B . Một cát tuyến qua B ,

cắt (O 1) tại M , cắt (O

2) tại N .Xác định vị trí cuả MN để chu vi tam giác AMN đạt

giá trị lớn nhất.

GIẢI

Hai tam giác AMN và AO 1O

2 đồng

dạng vì có

M =

O

1 ;

N =

O

2

Suy ra :

AM+MN+NA

AO 1+O

1O

2+O

2A

= AM

AO 1

Page 21: BÀI TOÁN CỰC TRỊ VỀ HÌNH HỌC TRONG MẶT PHẲNG · PDF fileQua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành ... Bài tập đề nghị chương 2 ... các đại lượng

21

AM là một dây ;

AO 1 là bán kính trong đường

tròn (O 1) do đó :

AM 2 AO 1

AM

AO 1 2

Dấu “=” xảy ra khi AM là đường kính trong đường tròn (O 1) ,

khi đó AN là đường kính trong

đường tròn (O 2) ,do đó O

1O

2 là đường trung bình của tam giác AMN

MN ∥ O 1O

2

Vậy tam giác AMN sẽ có chu vi lớn nhất khi MN qua B và song song với đường

nối tâm O 1O

2.

Ví dụ 2:

Cho đường tròn (O) và một điểm M nằm trong đường tròn ( M không trùng với O ).

1) Qua M dựng dây Ab sao cho độ dài của nó :

a) Lớn nhất .

b) Nhỏ nhất .

2) Dựng điểm P trên đường tròn sao cho góc

OPM lớn nhất.

GIẢI

1)

a) Dây AB lớn nhất qua M phải dựng là dây qua tâm O ( hay dựng đường kính

của đường tròn qua M ).

b)

Giả sử AB là một dây bất kì qua M

và OH là khoảng cách từ tâm O tới dây đó.

Dây AB sẽ ngắn nhất khi và chỉ khi

OH dài nhất .Xét tam giác OHM ta

luôn có OH OM .

max OH = OM H M .

Vậy dây AB nhỏ nhất phải dựng là A oB

o vuông

góc với OM tại M.

2)

Giả sử PQ là một dây bất kì qua M.Tam

giác cân OPQ có cạnh bên OP =OQ không

đổi ( bán kính của đường tròn (O) ) nên

góc ở đáy

OPM sẽ lớn nhất khi góc ở

đỉnh

POQ nhỏ nhất .

là góc ở tâm trong đường tròn (O)

Page 22: BÀI TOÁN CỰC TRỊ VỀ HÌNH HỌC TRONG MẶT PHẲNG · PDF fileQua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành ... Bài tập đề nghị chương 2 ... các đại lượng

22

nên

POQ sẽ nhỏ nhất khi cung PQ nhỏ nhất.

Dây PQ nhỏ nhất khi và chỉ khi khoảng cách từ tâm O đến dây lớn nhất , suy

ra PQ vuông góc với OM tại M. Vậy điểm P phải dựng là các điểm P 1 ,P

2 trên

đường tròn (O) sao cho P 1P

2 qua M và vuông góc với OM.

BÀI TẬP ĐỀ NGHỊ CHƢƠNG 2

BÀI 2.1 :

Cho hai điểm A và B trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng xy cho

trứơc . Tìm trên xy một điểm M sao cho chu vi tam giác ABM nhỏ nhất.

BÀI 2.2 :

Trong các hình bình hành có cùng diện tích và một đường chéo không đổi, hình nào

có chu vi nhỏ nhất ?

BÀI 2. 3 :

Cho tam giác ABC cân ở A và điểm D cố định trên đáy BC.Dựng một đường thẳng

song song với BC, cắt hai cạnh bên ở E và F sao cho DE + DF có giá trị nhỏ nhất .

BÀI 2.4 :

Cho góc

xOy và một điểm M nằm trong góc đó sao cho M không thuộc Ox và

Oy.Hãy xác định điểm B trên Ox và điểm C trên Oy sao cho OB = OC và MB + MC

đạt giá trị nhỏ nhất.

BÀI 2.5 :

Cho tam giác đều ABC .Qua trọng tâm O của tam giác hãy dựng đường thẳng sao

cho tổng khoảng cách từ ba đỉnh của tam giác tới đường thẳng đó là lớn nhất ? nhỏ

nhất ?

BÀI 2.6 :

Cho tam giác ABC. Tìm đường thẳng đi qua đỉnh A của tam giác sao cho tổng

khoảng cách từ B và C tới đường thẳng đó là nhỏ nhất ?

BÀI 2.7:

Cho góc vuông xOy , điểm A thuộc miền trong của góc , các điểm M,N theo thứ

tự chuyển động trên các tia Ox ,Oy sao cho

MAN = 90

o .Xác định vị trí của M ,N để

tổng AM + AN có độ dài :

a) Nhỏ nhất .

b) lớn nhất .

BÀI 2.8 :

Trong cá hình thoi có cùng chu vi , hình nào có diện tích lớn nhât ?

BÀI 2.9 :

Cho hình chữ nhật ABCD .Tìm tứ giác có bốn đỉnh thuộc bốn cạnh của hình chữ

nhật sao cho chu vi của tứ giác đó nhỏ nhất .

Page 23: BÀI TOÁN CỰC TRỊ VỀ HÌNH HỌC TRONG MẶT PHẲNG · PDF fileQua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành ... Bài tập đề nghị chương 2 ... các đại lượng

23

BÀI 2.10 :

Trong các hình chữ nhật có đường chéo bằng d không đổi, hình nào có diện tích lớn

nhất ? Tính diện tích đó .

BÀI 2.11 :

Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB ; M là một điểm di động trên nửa đường

tròn.Qua M vẽ tiếp tuyến với nửa đường tròn, gọi D và C theo thứ tự là hình chiếu

của A và B trên tiếp tuyến ấy. Xác định vị trí của M sao cho tứ giác ABCD có diện

tích lớn nhất . Tính diện tích đó theo bán kính R của đường tròn.

CHƢƠNG 3: CÁCH VẬN DỤNG CÁC BẤT ĐẲNG THỨCTRONG ĐẠI SỐ

VÀO BÀI TOÁN CỰC TRỊ HÌNH HỌC

A, CÁC BẤT ĐẲNG THỨC ĐẠI SỐ THƢỜNG DÙNG

1, Cho f(x) có miền xác định D R .Ta có : [f(x)]2 0 ,x D.

Từ đó suy ra :

a) [f(x)]2 + m m

Nếu tồn tại x = x o D sao cho [f(x

o)]

2 + m = m tức là [f(x

o)]

2 = 0

Thì m được gọi là giá trị nhỏ nhất của f(x) và ta kí hiệu là :

Min f(x) = m x = x o .

b) M - [f(x)]2 M

Nếu tồn tại x = x o D sao cho

M - [f(x)]2 = M tức là [f(x

o)]

2 = 0

Thì M được gọi là giá trị lớn nhất của f(x) và ta kí hiệu là :

Max f(x) = M x = x o .

2 , Bất đẳng thức Côsi ( Cauchy ).

Có các dạng sau :

a) ( a + b )2 4 ab , dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi a = b .

b) a

b +

b

a 2 ( với ab >0) dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi a = b .

c) a + b 2 ab ( với a 0 ; b 0 ) dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi a = b.

CÁC HỆ QUẢ :

d) a 0; b 0 a + b = k (không đổi)

(ab)

max a = b.

Hai số không âm có tổng không đổi thì tích sẽ lớn nhất khi và chỉ khi hai số

đó bằng nhau.

Trong các hình chữ nhật có cùng chu vi, hình vuông có diện tích lớn nhất.

e) a 0; b 0 ab = k (không đổi)

(a +b)

min a = b.

Page 24: BÀI TOÁN CỰC TRỊ VỀ HÌNH HỌC TRONG MẶT PHẲNG · PDF fileQua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành ... Bài tập đề nghị chương 2 ... các đại lượng

24

Hai số không âm có tích không đổi thì tổng sẽ nhở nhất khi và chỉ khi hai số

đó bằng nhau.

Trong các hình chữ nhật có cùng diện tích, hình vuông có chu vi nhỏ nhất.

B, CÁC VÍ DỤ ÁP DỤNG

Ví dụ 1: Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 12cm; BC = 8cm. Trên các cạnh AB,BC,CD,

lần lượt lấy các điểm E,F,G,H sao cho

AE = CF = CG = AH. Xác định vị trí các điểm E,F,G,H để tứ giác EFGH có

diện tích lớn nhất và tính diện tích đó.

GIẢI

Đặt AE = CF = CG = AH = x.

BE = DG = 12 - x.

BF = DH = 8 -x.

Gọi S là tổng diện tích của

bốn tam giác vuông AEH; CGF;

EBF và GDH; diện tích tứ giác

EFGH sẽ lớn nhất khi S nhỏ nhất

S = 2.1

2 .x.x + 2.

1

2(12 - x)(8 - x)

= x2 + 96 - 20x + x

2

= 2( x2 -10x + 48)

= 2(x - 5)2 + 46 46.

Min S = 46 x = 5

Vậy max S

EFGH = 12.8 - 46 = 50 (cm)2 x =5(cm).

Ví dụ 2: Cho tam giác ABC có BC = a; AC = b; AB = c. Gọi x, y, z theo thứ tự là

khoảng cách từ điểm M ở trong Tam giác tới cạnh BC, CA, AB. Xác định vị

trí điểm M để tổng a

x +

b

y +

c

z có giá trị nhỏ nhất.

Giải

Gọi S là diện tích tam giác ABC, ta có:

S = S

BMC + S

CMA + S

AMB

= 1

2(ax + by + cz).

ax + by + cz = 2S.

Page 25: BÀI TOÁN CỰC TRỊ VỀ HÌNH HỌC TRONG MẶT PHẲNG · PDF fileQua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành ... Bài tập đề nghị chương 2 ... các đại lượng

25

Xét tích:

(ax + by + cz)( a

x +

b

y +

c

z )=

= a2 + b

2 + c

2 + ab(

x

y +

y

x ) + bc(

y

z +

z

y ) + ac(

x

z +

z

x )

Vì x > 0, y > 0, nên ta có x

y +

y

x 2,.. …

Do đó :

(ax + by + cz)( a

x +

b

y +

c

z ) a

2 + b

2 + c

2 + 2ab + 2ac + 2bc

Hay :

2 S( a

x +

b

y +

c

z ) (a + b + c)

2

a

x +

b

y +

c

z

(a+b+c)2

2S

min(a

x +

b

y +

c

z) =

(a+b+c)2

2S

Khi và chỉ khi :

x = y M phân giác góc C (1)

y =z M phân giác góc A (2)

từ (1) và (2) M là tâm đường tròn nội tiếp ABC

Vậy biểu thức a

x +

b

y +

c

z đạt giá trị nhỏ nhất là bằng

(a+b+c)2

2S khi và chỉ khi M là

tâm đường tròn nội tiếp ABC.

Page 26: BÀI TOÁN CỰC TRỊ VỀ HÌNH HỌC TRONG MẶT PHẲNG · PDF fileQua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành ... Bài tập đề nghị chương 2 ... các đại lượng

26

BÀI TẬP ĐỀ NGHỊ CHƢƠNG 3

BÀI 3.1:

Cho tam giác ABC có diện tích S.Các điểm D, E ,F thứ tự thuộc cá cạnh AB ,BC ,CA

sao cho AD = kAB ; BE = k BC ; CF = k CA .

a) Tính diện tích tam giác DEF theo S và k.

b) Với giá trị nào của k thì diện tích tam giác DÈ đạt giác trị nhỏ nhất ?

BÀI 3. 2 :

Trong tam giác vuông có tổng hai cạnh góc vuông không đổi , tam giác nào có chu

vi nhỏ nhất ?

BÀI 3.3:

Cho hình chữ nhật ABCD có độ dài các cạnh là 20 cm và 30 cm .Hãy xác định vị trí

các đỉnh của hình bình hành EFGH nội tiếp hình chữ nhật đã cho ( E , F , G , H lần

lượt thuộc các cạnh BC , BA , AD , DC ) sao cho BE = BH = DF = DG để diện tích

hình bình hành EFGH có giá trị lớn nhất .Tìm giá trị lớn nhất đó .

BÀI 3.4 :

Cho tam giác ABC .Qua điểm O nằm bên trong tam giác đó, vẽ các đường thẳng

song song với các cạnh của tam giác , chia tam giác ra làm ba hình bình hành và ba

tam giác nhỏ.

a) Biết diện tích tam giác ABC là 81cm2 ; hai trong ba tam giác nhỏ có diện tích

là 4 cm2 và 16 cm

2 .Tính diện tích của tam giác còn lại.

b) Chứng minh rằng tổng diện tích của ba tam giác nhỏ là lớn hơn hoặc bằng 1

3 diện tích tam giác ABC . Điểm O ở vị trí nào thì xảy ra dấu bằng?

BÀI 3.5 :

Gọi O là giao điểm của hai đường chéo AC và BD của tứ gác ABCD .

Biết S

AOB = 4 ; S

COD = 9 .Hãy tìm giá trị nhỏ nhất của diện tích tứ giác ABCD.

BÀI 3.6 :

Đường tròn (O, r) nội tiếp trong tam giác ABC. Đường thẳng kẻ qua O cắt hai cạnh

CA và CB của tam giác lần lượt tại M và N .Đường thẳng MN ở vị trí nào thì

CMN có diện tích nhỏ nhất ?

BÀI 3.7 :

Cho điểm M nằm ở trong đường tròn (O,R) .Qua M hãy dựng hai dây AB và CD

vuông góc với nhau sao cho AB + CD lớn nhất ?

BÀI 3.8 :

Cho tam giác ABC cân ở A. Các điểm M ,N theo thứ tự chuyển động trên các cạnh

AB , AC sao cho AM = CN .Xác định vị trí của M ,N để :

Page 27: BÀI TOÁN CỰC TRỊ VỀ HÌNH HỌC TRONG MẶT PHẲNG · PDF fileQua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành ... Bài tập đề nghị chương 2 ... các đại lượng

27

a) MN có giá trị nhỏ nhất.

b) Diện tích AMN có giá trị lớn nhất.

CHƢƠNG 4 : TOẠ ĐỘ VÀ VECƠ TRONG MẶT PHẲNG

VỚI BÀI TOÁN CỰC TRỊ HÌNH HỌC

A) TOẠ ĐỘ TRONG MẶT PHẲNG VỚI BÀI TOÁN CỰC TRỊ VỀ

HÌNH HỌC TRONG MẶT PHẲNG:

Sử dụng các công thức toạ độ các véctơ, phép toán tích vô hướng, công thức

về góc, khoảng cách.

Chọn hệ trục toạ độ thích hợp để giải một số bài toán hình học cổ điển.

Cho tam giác ABC với 3 đỉnh có toạ độ xác định thì:

+ Trung đỉêm của đoạn AB : I( X

A+X

B

2 ;

Y A+Y

B

2).

+ Trọng tâm G: G( X

A+X

B+X

C

3 ;

Y A+Y

B+Y

C

3).

+ Trực tâm H:

HA.

BC=0

HB.

CA=0

+ Tâm đường tròn ngoại tiếp E : EA = EB = EC

AE

2 =BE

2

AE2 =CE

2

+ Khoảng cách: AB =|

AB| = (X

B-X

A)

2 +(Y

A-Y

B)

2

VÍ DỤ 1:

Cho ABC đều cạnh a, vẽ tia Aa , Bb , Cc lấy điểm A 1 , B

1 sao cho

AA 1 = BB

1 = 2a. Xác định toạ độ đỉnh C

1 trên Cc sao cho A

1B

1C

1 có diện tích nhỏ

nhất, tìm giá trị nhỏ nhất đó.

GIẢI

Page 28: BÀI TOÁN CỰC TRỊ VỀ HÌNH HỌC TRONG MẶT PHẲNG · PDF fileQua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành ... Bài tập đề nghị chương 2 ... các đại lượng

28

Cho hệ trục toạ độ Axyz với B Ax. Khi đó H(0;0;0), B(a;0;0), C( a

2 ;

a 3

2 ;0);

A 1(0;0;2a); B

1(a;0;a) giả sử CC

1 = m, m > 0 thì CC

1(

a

2 ;

a 3

2 ;m).

Gọi S, S 1 theo thứ tự là diện tích của ABC, và A

1B

1C

1 gọi là góc giữa mặt

phẳng (ABC) và (A 1B

1C

1) khi đó

S 1 =

S

Cos =

a2 3

4Cos

Từ đó ta thấy S 1 đạt giá trị nhỏ nhất Cos đạt giá trị min

gọi

n

1 ,

n

2 theo thứ tự là vectơ pháp tuyến của mặt phẳng (ABC) và (A

1B

1C

1) ta có

n

1(0;0;1),

n

2

A

1B

1

n

2

A

1C

1

,

n

2(a 3; 3a - 2m; a 3)

Cos =

|

n

1 .

n

2|

|

n

1 |.|

n

2|

= a 3

6a2 +(3a-2m)

2

Khi đó Cos đạt giá trị nhỏ nhất

2 a -2m = 0

m = 3a

2 .

Cos = 2

2 =

4

.

Vậy min S 1 =

a2 6

4 đạt được khi CC

1 =

3a

2 .

Page 29: BÀI TOÁN CỰC TRỊ VỀ HÌNH HỌC TRONG MẶT PHẲNG · PDF fileQua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành ... Bài tập đề nghị chương 2 ... các đại lượng

29

Ví Dụ 2:

Cho tam giác đều ABC cạnh bằng a vẽ hai tia Aa , Bb cùng phương và cùng

vuông góc với mặt phẳng (ABC). Gọi A 1 , B

1 là hai điểm di động trên Aa , Bb

sao cho AA 1 + BB

1 = l ( l là độ dài cho trước) xác định vị trí của A

1 , B

1 sao cho

ABC diện tích nhỏ nhất? và tìm giá trị đó?

GIẢI

Chọn hệ trục toạ độ Axyz với điểm B Ax , A 1 Az khi đó

A(0;0;0), B(a;0;0), C( a

2;

a 3

2;0)

giả sử AA 1 = x, BB

1 = y

ta đựơc A 1 (0;0;x), B

1(a;0;y) và x + y =l

S

A 1B

1C

= S

ABC

Cos=

a2 3

4Cos

Ta có :

Cos = a 3

4(x2 +y)

2 +3a

2

= a 3

4l2 +3a

2 -8xy

Ta có S

A 1B

1C

min Cos max

tích x.y = max

Mặt khác l = x + y 2 xy xy l

4 dấu “=” sảy ra khi x = y =

l

2

AA 1 = BB

1 =

l

2

Vậy min S

A 1B

1C

= a 2l

2 +3a

2

4

Đạt được khi AA 1 = BB

1 =

l

2

B) VECTO TRONG MẶT PHẲNG VỚI BÀI TOÁN CỰC TRỊ VỀ

HÌNH HỌC TRONG MẶT PHẲNG

Sử dụng phương pháp vectơ ta sẽ giải quyết được rất nhiều bài toán trong mặt

phẳng cũng như trong không gian , đối với bài toán cực trị trong hình học phẳng

phương pháp vectơ có nhiều ứng dụng .

Page 30: BÀI TOÁN CỰC TRỊ VỀ HÌNH HỌC TRONG MẶT PHẲNG · PDF fileQua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành ... Bài tập đề nghị chương 2 ... các đại lượng

30

*) Tích vô hướng của 2 vectơ

a ,

b :

0

a .

b =

|a

|.|b |.cos(

a ,

b )

|a

|.|b |

Ví dụ 1:

Cho ta giác ABC với trọng tâm G

a) Chứng minh rằng với mọi điểm M ta có :

MA2 + MB

2 + MC

2 = 3MG

2 + GA

2 + GB

2 + GC

2

b)Với vị trí nào của điểm M thì tổng MA2 + MB

2 + MC

2 có giá trị nhỏ nhất ? Và

giá trị đó bằng bao nhiêu ?

GIẢI

a) ta có: MA2 + MB

2 + MC

2 =

MA

2 +

MB

2 +

MC

2

=(

MG +

GA )

2 + (

MG +

GB )

2 + (

MG +

GC )

2

= 3

MG

2 +

GA

2 +

GB

2 +

GC

2 +

2MG (

GA +

GB +

GC )

= 3MG2 + GA

2 + GB

2 + GC

2

b) Vì GA2 + GB

2 + GC

2 không đổi nên theo câu a) thì suy ra tổng

MA2 + MB

2 + MC

2 bé nhất khi MG = 0 hay điểm M trùng với trọng tâm G.Giá trị

bé nhất là GA2 + GB

2 + GC

2 .

Ví dụ 2 :

Cho đoạn AB = 4a. Với điểm M tuỳ ý, tìm giá trị bé nhất của tổng 3MA2 + MB

2 .

Nếu điểm M tuỳ ý thuộc đường thẳng d thì kết quả sẽ như thế nào?

GIẢI

Gọi I là điểm sao cho

3IA +

IB =

0

-3

AI + (

AB -

AI ) =

0

AB = 4

AI

AI =

1

4

AB .

Do đó I cố định và AI =a , IB =3a ta có :

Page 31: BÀI TOÁN CỰC TRỊ VỀ HÌNH HỌC TRONG MẶT PHẲNG · PDF fileQua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành ... Bài tập đề nghị chương 2 ... các đại lượng

31

3MA2 + MB

2 = 3

MA

2 +

MB

2 = 3 (

MI +

IA )

2 + (

MI +

IB )

2

= 4 MI 2 + 3IA

2 + IB

2 + 2

MI ( 3

IA +

IB )

= 4 MI 2 + 3a

2 + 9a

2 + 2

MI

.0

= 4 MI 2 + 12 a

2 12a

2

Do đó 3MA2 + MB

2 bé nhất khi M trùng với I.

Nếu điểm M thuộc đường thẳng d thì tổng 3MA2 + MB

2 nhỏ nhất khi M là hình

chiếu cuả I trên d.

Ví dụ 3 :

Cho tam giác ABC có cạnh BC = a , CA = b, AB = c ,điểm M tuỳ ý, tìm giá trị nhỏ

nhất của :

f(M) =

MA

.MB +

MB

.MC +

MC

.MA

GIẢI

Ta có :

MA

.MB =

1

2 ( MA

2 + MB

2 - AB

2 )

MB

.MC =

1

2 (MB

2 + MC

2 -BC

2 )

MC

.MA =

1

2 ( MC

2 + MA

2 - CA

2 )

Cộng lại thì f(M) = MA2 + MB

2 + MC

2 -

1

2 (a

2 + b

2 + c

2 )

Gọi G là trọng tâm của tam giác ABC ,ta có :

MA2 + MB

2 + MC

2 = 3MG

2 + GA

2 + GB

2 + GC

2

Nên f(M) = 3MG2 + GA

2 + GB

2 + GC

2 -

1

2 (a

2 + b

2 + c

2 )

GA2 + GB

2 + GC

2 -

1

2 (a

2 + b

2 + c

2 )

Vậy f(M) nhỏ nhất khi M G.

Page 32: BÀI TOÁN CỰC TRỊ VỀ HÌNH HỌC TRONG MẶT PHẲNG · PDF fileQua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành ... Bài tập đề nghị chương 2 ... các đại lượng

32

KẾT LUẬN

Với mỗi bài toán ta có thể sử dụng nhiều phương pháp giải khác

nhau. Với dạng bài toán tím cực trị của một đại lượng hình học trong

mặt phẳng ta có thể sử dụng một số phương pháp sau :

+ Sử dụng những phuơng pháp chung cơ bản để giải một bài toán

hình học (ở chương 1).

+ Cách giải các bài toán cực trị về hình học trong mặt phẳng đó là

cách vận dụng các bất đẳng thức trong hình học như bất đẳng thức tam

giác, đường vuông góc và đường xiên, độ dài đường gấp khúc,các bất

đẳng thức trong đuờng tròn….)

+Cách vận dụng các bất đẳng thức trong đại số vào bài toán cực trị

về hình học trong mặt phẳng.

+Sử dụng các phương pháp toạ độ và vectơ trong mặt phẳng giải

các bài toán cực trị về hình học trong mặt phẳng.

Mặc dù đã rất cố gắng thực hiện những nội dung của khoá luận này.

Nhưng ở chương 4, em chưa đưa ra được hệ thống bài tập đề nghị để

giúp ngưòi đọc hiểu sâu hơn về nội dung cơ bản của chương.Em rất

mong các thầy cô và các bạn thông cảm.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các

thầy cô trong khoa toán . Đặc biệt là sự giúp đỡ của thầy giáo PHAN

HỒNG TRUỜNG đã giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này.

Page 33: BÀI TOÁN CỰC TRỊ VỀ HÌNH HỌC TRONG MẶT PHẲNG · PDF fileQua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành ... Bài tập đề nghị chương 2 ... các đại lượng

33

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Nguyễn Huy Điển ; “Những phƣơng pháp điển hình trong giải

toán phổ thông”, NXB giáo dục,2001.

2) “Tuyển tập 30 năm toán học và tuổi trẻ”, NXB giáo dục,1997

3) Nguyễn Đức Tấn ,“ Chuyên đề bất đẳng thức và cực trị trong

hình học phẳng ”,NXB giáo dục,2001.

4) Hoàng Chúng (chủ biên), “ Tài liệu bồi dƣỡng học sinh giỏi

hình học 9”,NXB giáo dục,2002.

5) Lê Hoành Phò ,“ Bồi dƣỡng học sinh giỏi toán hình học 10”,

NXB Quốc gia Hà Nội, 2009.