bài 1: sỰ hÌnh thÀnh vÀ phÁt triỂ Ủa nhÀ n c

23
Bài 1: Shình thành và phát trin ca nhà nước TGL101_Bai1_v1.0014103225 1 Ni dung Ngun gc nhà nước. Khái nim và bn cht ca nhà nước. Đặc trưng ca nhà nước. Chc năng nhà nước. Bmáy nhà nước. Hình thc nhà nước. Kiu nhà nước. Mc tiêu Hướng dn hc Sau khi hc bài này, các bn có th: Chra được skhác bit các quan đim khác nhau vsra đời ca nhà nước. Nm bt được khái nim nhà nước và bn cht ca nhà nước. Xác định các đặc trưng ca nhà nước. Nhìn nhn và đánh giá ban đầu vchc năng ca nhà nước, bmáy nhà nước. Phân loi các hình thc nhà nước và các kiu nhà nước Thi lượng hc 6 tiết Nghe ging và đọc tài liu để nm bt các ni dung chính. Đặt câu hi ngay nếu có thc mc. Trli các câu hi ôn tp. Bài 1: SHÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIN CA NHÀ NƯỚC

Upload: others

Post on 05-Nov-2021

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂ ỦA NHÀ N C

Bài 1: Sự hình thành và phát triển của nhà nước

TGL101_Bai1_v1.0014103225 1

0

Nội dung

Nguồn gốc nhà nước.

Khái niệm và bản chất của nhà nước.

Đặc trưng của nhà nước.

Chức năng nhà nước.

Bộ máy nhà nước.

Hình thức nhà nước.

Kiểu nhà nước.

Mục tiêu Hướng dẫn học

Sau khi học bài này, các bạn có thể:

Chỉ ra được sự khác biệt các quan điểm khác nhau về sự ra đời của nhà nước.

Nắm bắt được khái niệm nhà nước và bản chất của nhà nước.

Xác định các đặc trưng của nhà nước.

Nhìn nhận và đánh giá ban đầu về chức năng của nhà nước, bộ máy nhà nước.

Phân loại các hình thức nhà nước và các kiểu nhà nước

Thời lượng học 6 tiết

Nghe giảng và đọc tài liệu để nắm bắt các nội dung chính.

Đặt câu hỏi ngay nếu có thắc mắc.

Trả lời các câu hỏi ôn tập.

Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC

Page 2: Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂ ỦA NHÀ N C

Bài 1: Sự hình thành và phát triển của nhà nước

2 TGL101_Bai1_v1.0014103225

Cùng với sự xuất hiện và phát triển, nhà nước và pháp luật có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Chúng tạo thành hạt nhân chính trị – pháp lý của thượng tầng kiến trúc của xã hội. Nhà nước không thể tồn tại nếu thiếu pháp luật, bởi vì theo nghĩa chung nhất, nhà nước là tổ chức được hình thành từ những quy định của pháp luật. Và ngược lại, pháp luật là sản phẩm của quyền lực nhà nước, thể hiện ý chí hợp quy luật và điều kiện khách quan do nhà nước nhận thức được. Chính vì vậy, việc tìm hiểu đến sự hình thành và phát triển của nhà nước sẽ là tiền đề để hiểu rõ bản chất của pháp luật. Bởi nhà nước là một hiện tượng xã hội đa dạng và phức tạp liên quan chặt chẽ đến lợi ích của giai cấp, tầng lớp, dân tộc. Để nhận thức đúng đắn bản chất, vai trò của nhà nước, trước hết làm sáng tỏ nguồn gốc của nhà nước, chỉ ra nguyên nhân cội nguồn làm xuất hiện nhà nước.

1.1. Nguồn gốc nhà nước

Trong lịch sử chính trị – pháp lý, ngay từ thời kỳ cổ đại, trung đại và cận đại đã có nhiều nhà tư tưởng đề cập tới vấn đề nguồn gốc của nhà nước. Xuất phát từ các góc độ khác nhau, các nhà tư tưởng trong lịch sử đã có những lý giải khác nhau về vấn đề nguồn gốc của nhà nước.

1.1.1. Các quan điểm về nguồn gốc nhà nước trước Mác-Lênin

Các nhà tư tưởng theo thuyết thần học là những nhà tư tưởng cổ điển nhất đưa ra nguồn gốc của nhà nước.

o Đại diện cho trường phái này gồm Ph.Acvin (trong xã hội trung cổ); Masiten. Koct Phlore (trong xã hội tư sản).

o Thuyết này cho rằng Thượng đế là người sắp đặt trật tự trong xã hội, nhà nước là do thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tự chung. Nhà nước là lực lượng siêu nhiên.

o Do vậy, Nhà nước là thiết chế quyền lực của thượng đế; quyền lực của thượng đế là vĩnh cửu. Có thể nhận thấy nhà nước theo thuyết này là sự phái sinh từ quyền lực của Thượng đế.

Thuyết gia trưởng (Arixtôn, Philmer, Mikhailôp, Merđoóc,…) cho rằng nhà nước ra đời là sự phát triển của gia đình, là hình thức tổ chức tự nhiên của cuộc sống con người. Nhà nước thực chất là một gia tộc mở rộng và quyền lực nhà nước là sự mở rộng của quyền gia trưởng.

Từ thế kỷ XVI – XVIII cùng với trào lưu cách mạng tư sản, đã xuất hiện hàng loạt quan điểm mới về nhà nước, trong đó có thuyết khế ước xã hội.

o Những người đại diện cho học thuyết này gồm có Grôxi, Xpirôza, Gốp, Lôre, Rútxô,... cho rằng sự ra đời của nhà nước là kết quả của một khế ước (hợp đồng) được ký kết giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không nhà nước.

o Sự ra đời của học thuyết này, đánh dấu một bước phát triển nhận thức mới của con người về nguồn gốc nhà nước, thể hiện sự tiến bộ của loài người và phủ nhận thuyết thần học về sự ra đời của nhà nước, đồng thời coi quyền lực nhà nước là sản phẩm hoạt động của con người.

o Con người từ trạng thái tự nhiên đã tự nguyện liên kết lại thành nhà nước trên cơ sở khế ước xã hội với những điều kiện và sự ràng buộc nhất định như đóng thuế để nuôi dưỡng bộ máy nhà nước, trao cho nhà nước một số quyền lực và phục

Page 3: Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂ ỦA NHÀ N C

Bài 1: Sự hình thành và phát triển của nhà nước

TGL101_Bai1_v1.0014103225 3

tùng nó; còn ngược lại, nhà nước phải có trách nhiệm duy trì trật tự xã hội và bảo vệ các quyền và tự do của người dân,… Trường hợp nhà nước không giữ được vai trò của mình, các quyền tự nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà nước và ký khế ước mới. Vì vậy, thuyết khế ước xã hội đã trở thành cơ sở tư tưởng cho cách mạng tư sản, lật đổ chế độ phong kiến, với ý nghĩa đó, nó có tính cách mạng và giá trị lịch sử nhất định.

o Tuy nhiên, thuyết khế ước xã hội vẫn có những hạn chế nhất định, về căn bản các nhà tư tưởng vẫn đứng trên lập trường quan điểm của chủ nghĩa duy tâm để giải thích sự xuất hiện của nhà nước, bản chất của nhà nước và sự thay thế nhà nước. Nó chưa lý giải được nguồn gốc vật chất và bản chất giai cấp của nhà nước.

Ngày càng có nhiều nhà tư tưởng tư sản thừa nhận nhà nước là sản phẩm của đấu tranh giai cấp, là tổ chức quyền lực của xã hội có giai cấp, nhưng mặt khác họ vẫn không chịu thừa nhận bản chất giai cấp của nhà nước mà coi nhà nước vẫn là công cụ đứng ngoài bản chất giai cấp, không mang tính giai cấp, là cơ quan trọng tài để điều hoà mâu thuẫn giai cấp. Vì thế, trong lịch sử tư tưởng chính trị – pháp lý xuất hiện một học thuyết khác của các nhà tư tưởng tư sản về nguồn gốc nhà nước, đó là: thuyết bạo lực. Đại diện cho những nhà tư tưởng theo học thuyết này là Gumplôvích, E. Đuyrinh, Kauxky. Thuyết bạo lực cho rằng: nhà nước xuất hiện trực tiếp từ việc sử dụng bạo lực của thị tộc này với thị tộc khác, thị tộc chiến thắng đã lập ra bộ máy đặc biệt (nhà nước) để nô dịch thị tộc chiến bại.

Nhìn chung, tất cả các quan điểm trên đều có một hạn chế là đều tách rời những điều kiện vật chất của xã hội, tách rời những nguyên nhân kinh tế và chứng minh rằng nhà nước là một thiết chế tồn tại trong mọi xã hội, một lực lượng đứng trên xã hội, đứng ngoài xã hội để giải quyết các tranh chấp, điều hòa mâu thuẫn xã hội nhằm bảo đảm sự ổn định và phồn vinh cho xã hội. Theo họ, nhà nước không thuộc giai cấp nào, nhà nước là của tất cả mọi người và nhà nước tồn tại mãi mãi cùng xã hội.

1.1.2. Quan điểm Mác-Lênin về nguồn gốc của nhà nước

Kế thừa những thành tựu nghiên cứu khoa học của xã hội loài người, các nhà sáng lập Chủ nghĩa Mác-Lênin giải thích nguồn gốc của nhà nước trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và lịch sử đã chỉ ra rằng nhà nước là một phạm trù lịch sử có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong. Nhà nước nảy sinh từ trong đời sống xã hội, xuất hiện khi xã hội loài người phát triển đến một trình độ nhất định. Các luận điểm quan trọng của học thuyết Mác-Lênin về nguồn gốc nhà nước được trình bày tập trung trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, chế độ sở hữu và của nhà nước” của Ph.Ănghen. Qua tác phẩm này, Ph.Ănghen đã phân tích các vấn đề về gia đình, nguồn gốc của giai cấp và của nhà nước và những quy luật tiếp tục phát triển và biến đổi sau này của chúng. Ph.Ănghen đã chỉ ra rằng nhà nước chỉ ra đời ở một giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội trên cơ sở xuất hiện chế độ tư hữu và gắn liền với nó là sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng, ông cũng luận chứng về tính chất giai cấp và tính lịch sử của nhà nước, làm sáng tỏ chức năng giai cấp cơ bản của nhà nước Sau đó được bổ sung và phát triển trong tác phẩm “nhà nước và cách mạng” của Lênin.

Chế độ cộng sản nguyên thủy, tổ chức thị tộc – bộ lạc và quyền lực xã hội

o Cơ sở kinh tế của xã hội cộng sản nguyên thủy là chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động xã hội, được quy định bởi trình độ thấp kém của

Page 4: Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂ ỦA NHÀ N C

Bài 1: Sự hình thành và phát triển của nhà nước

4 TGL101_Bai1_v1.0014103225

lực lượng sản xuất. Chỉ với công cụ lao động thô sơ, năng suất lao động kém, sự bất lực của con người trước thiên nhiên đã hợp nhất con người trong một tập thể. Lao động chung dẫn đến sở hữu chung về tư liệu sản xuất và việc phân phối đồng đều sản phẩm làm ra.

o Cấu trúc xã hội cộng sản nguyên thủy dựa vào thị tộc – tế bào cơ sở của xã hội cộng sản nguyên thủy.

Từ quan hệ tạp hôn, con cái chỉ biết mẹ, dần dần trong quan hệ hôn nhân diễn ra sự biến đổi quan trọng: những người cùng dòng máu mẹ không kết hôn với nhau, những người này hợp thành một cộng đồng gọi là thị tộc. Như vậy, thị tộc được hợp thành do quan hệ huyết thống.

Về kinh tế, thị tộc hình thành do quá trình phát triển của lực lượng sản xuất. Thị tộc phát triển qua hai giai đoạn: thị tộc mẫu hệ và thị tộc phụ hệ. Trong xã hội phụ hệ, chế độ hôn nhân một vợ một chồng được xác lập, mọi người trong thị tộc đều theo dòng họ cha, đó là chế độ phụ quyền. Thị tộc có ruộng đất, có khu vực cư trú riêng.

Việc điều hành và quản lý thị tộc do tù trưởng và thủ lĩnh quân sự đảm đương. Những người này do các thành viên của thị tộc bầu ra.

Thị tộc là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài, xuất hiện khi xã hội đã phát triển tới một trình độ nhất định. Vì vậy, đây được coi là bước tiến trong lịch sử của nhân loại.

Trong thị tộc, trên cơ sở sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm, mọi người đều bình đẳng không ai có đặc quyền đặc lợi. Ở đó đã có sự phân công lao động nhưng chỉ ở mức phân công lao động giữa đàn ông và đàn bà, người già và trẻ nhỏ để thực hiện các loại công việc khác nhau, chứ chưa mang tính xã hội.

Hội đồng thị tộc là tổ chức quyền lực cao nhất của thị tộc bao gồm những người đàn ông và đàn bà lớn tuổi. Hội đồng thị tộc quyết định tất cả các vấn đề quan trọng của thị tộc như tổ chức lao động sản xuất, giải quyết các tranh chấp nội bộ, tiến hành chiến tranh. Quyết định của hội đồng thị tộc có tính bắt buộc đối với tất cả mọi người.

Nhưng trong thị tộc chưa có cơ quan cưỡng chế mà được bảo đảm bằng sự cưỡng chế tự nhiên mạnh mẽ. Hội đồng thị tộc sẽ bầu ra người đừng đầu thị tộc gồm tù trưởng, thủ lĩnh quân sự để thực hiện quyền lực, quản lý công việc chung. Căn cứ để bầu người đứng đầu thị tộc là dựa vào tập thể cộng đồng, uy tín cá nhân, sự ủng hộ và tín nhiệm của các thành viên trong thị tộc. Do đó, tù trưởng, thủ lĩnh quân sự có thể bị bãi nhiễm bất cứ lúc nào nếu uy tín không còn và không được tập thể cộng đồng ủng hộ.

o Thị tộc là một cộng đồng xã hội độc lập, là tổ chức tế bào cơ sở của xã hội cộng sản nguyên thủy. Đến một giai đoạn phát triển nhất định, do có sự cấm đoán hôn nhân trong nội bộ thị tộc mà các thành viên của thị tộc này đã có quan hệ hôn nhân với các thành viên của thị tộc khác hình thành nên chế độ hôn nhân ngoại tộc. Các thị tộc mà các thành viên có quan hệ ngoại tộc với nhau hợp lại thành bào tộc. Nhiều bào tộc liên kết lại với nhau thành bộ lạc. Bộ lạc có tên gọi, nơi ở, tiếng nói, phong tục tập quán, ruộng đất,… riêng.

Page 5: Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂ ỦA NHÀ N C

Bài 1: Sự hình thành và phát triển của nhà nước

TGL101_Bai1_v1.0014103225 5

Đứng đầu bộ lạc là tù trưởng bộ lạc do hội nghị bộ lạc bầu ra. Tù trưởng bộ lạc có quyền giải quyết những công việc gấp, không quan trọng giữa hai kỳ hội nghị bộ lạc và có quyền triệu tập hội nghị.

Hội đồng bộ lạc bao gồm: tù trưởng bộ lạc, các tù trưởng và thủ lĩnh quân sự của thị tộc. Quản lý công việc của thị tộc là một trưởng lão già nhất trong thị tộc. Nên hội đồng bộ lạc còn được gọi là hội đồng trưởng lão.

Hội đồng bộ lạc có quyền thảo luận, quyết định những vấn đề quan trọng của bộ lạc như tuyên chiến, đình chiến, cử sứ giả đi hoặc chia chiến lợi phẩm,….

o Và đến giai đoạn cuối cùng của chế độ cộng sản nguyên thủy thì các liên minh bộ lạc hình thành.

Hội đồng liên minh bộ lạc gồm những tù trưởng của các bộ lạc và các thị tộc.

Hội đồng thảo luận và quyết định những công việc của liên minh theo phương thức dân chủ. Mọi quyết định phải được sự nhất trí hoàn toàn của các thành viên. Các quyết định đó khi đưa về các bộ lạc cũng phải được hội đồng bộ lạc tán thành thì mới có hiệu lực.

Liên minh bộ lạc có hai thủ lĩnh tối cao, không ai hơn ai về quyền hạn và chức trách.

o Về cơ bản, tính chất quyền lực, cách thức tổ chức quyền lực trong bào tộc, bộ lạc, liên minh bộ lạc được xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc trong xã hội thị tộc nhưng chừng mực nào đó thì được tập trung cao hơn.

o Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, quyền lực đều xuất phát từ xã hội và phục vụ lợi ích của cả cộng đồng. Quyền lực trong chế độ cộng sản nguyên thủy mới chỉ là quyền lực xã hội do toàn xã hội tổ chức và phục vụ lợi ích cho cả cộng đồng.

o Tóm lại, trong xã hội cộng sản nguyên thủy, quyền lực xã hội được tổ chức thực hiện trên cơ sở dân chủ thực sự. Những quy tắc xã hội như đạo đức, tôn giáo, tập quán,…dùng để điều chỉnh các thành viên trong xã hội cộng sản nguyên thủy. Các quy tắc xã hội đó đều được mọi người tự giác tuân theo và được đảm bảo thực hiện bởi sự cưỡng chế của cộng đồng.

Sự tan rã của tổ chức thị tộc và sự xuất hiện nhà nước

o Xã hội cộng sản nguyên thuỷ chưa biết đến nhà nước, nhưng chính trong lòng xã hội đó đã nảy sinh những tiền đề vật chất cho sự ra đời của nhà nước. Những nguyên nhân làm xã hội cộng sản nguyên thuỷ tan rã đồng thời cũng là những nguyên nhân xuất hiện nhà nước, đó là sự phân công lao động xã hội.

o Lịch sử xã hội cổ đại đã trải qua ba lần phân công lao động xã hội, đó là: chăn nuôi tách khỏi trồng trọt; thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp; và thương nghiệp xuất hiện.

Việc con người thuần dưỡng được động vật đã mở ra một kỷ nguyên mới trong sự phát triển của xã hội loài người. Từ con vật nuôi được thuần dưỡng, hình thành đàn gia súc đã trở thành nguồn tích lũy quan trọng. Do vậy, sau lần phân công lao động thứ nhất, chăn nuôi đã trở thành ngành kinh tế tách khỏi trồng trọt, có những bộ lạc chuyên về chăn nuôi và có những bộ lạc chuyên về trồng trọt. Và mầm mống của chế độ tư hữu đã xuất hiện. Năng suất lao động được nâng cao, làm cho sản xuất sản phẩm xã hội tăng nhanh. Ngoài tiêu

Page 6: Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂ ỦA NHÀ N C

Bài 1: Sự hình thành và phát triển của nhà nước

6 TGL101_Bai1_v1.0014103225

dùng hàng ngày, con người đã có của cải dư thừa để dành. Trong các cộng đồng, những người có địa vị đã chiếm được nhiều của cải dư thừa của tập thể. Xã hội đã phân chia thành người giàu và người nghèo dẫn đến quan hệ xã hội đã có nhiều biến đổi. Đại gia đình phụ quyền được phân thành nhiều gia đình nhỏ, bao gồm vợ chồng và con cái. Mỗi gia đình nhỏ là một đơn vị kinh tế, có tài sản riêng như công cụ sản xuất, tư liệu lao động và những thứ đó được truyền lại cho con cái từ đời này qua đời khác, củng cố thêm chế độ tư hữu. Bên cạnh đó, của cải và tù binh trong chiến tranh cũng được coi là tài sản quan trọng mà những người có địa vị trong bộ lạc thắng trận chiếm đoạt cho riêng mình.

Xã hội tiếp tục phát triển, cùng với sự tồn tại của chăn nuôi và trồng trọt, thủ công nghiệp cũng được phát triển mạnh mẽ. Việc tìm ra kim loại và chế tạo công cụ bằng kim loại tạo khả năng tăng năng suất lao động. Nghề chế tạo kim loại, nghề dệt, nghề làm đồ gốm, chế biến sản phẩm nông nghiệp.v.v... ngày càng phát triển. Điều này đã dẫn đến việc thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. Hậu quả của lần phân công lao động thứ hai này đã làm quá trình phân hóa xã hội diễn ra mạnh mẽ, nô lệ trở thành lực lượng xã hội với số lượng ngày càng đông, sự phân biệt giữa người giàu và người nghèo, giữa chủ nô và nô lệ ngày càng sâu sắc, đối kháng giai cấp ngày càng gia tăng.

Với việc xuất hiện nhiều ngành nghề chuyên môn trong sản xuất đã làm phát sinh nhu cầu trao đổi hàng hoá trong xã hội. Sự phát triển nền sản xuất hàng hoá dẫn đến sự phát triển của thương nghiệp. Lần phân công lao động này đã làm thay đổi sâu sắc xã hội. Nền sản xuất hàng hóa và tiền tệ ra đời, thương mại phát triển và tầng lớp thương nhân xuất hiện chế độ tư hữu và kéo theo là sự phân chia giai cấp trong xã hội.

o Tất cả những yếu tố trên đã làm đảo lộn đời sống thị tộc, phá vỡ tính khép kín của thị tộc. Tổ chức thị tộc với hệ thống quản lý trước đây trở nên bất lực trước tình hình mới. Để điều hành xã hội mới đòi hỏi phải có tổ chức mới đủ sức mạnh để dập tắt cuộc xung đột công khai giữa các giai cấp đối lập nhau. Tổ chức đó là nhà nước và nhà nước đã xuất hiện.

Quan điểm Mác-Lênin

o Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thuỷ, là "sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được". Nhà nước là "bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác".

o Trong tác phẩm nhà nước và cách mạng, Lênin chỉ ra rằng về bản chất, Nhà nước là quyền lực chính trị của một giai cấp. Nhưng giai cấp nắm chính quyền nhà nước lại nhân danh xã hội để điều hành và quản lý xã hội, nhà nước trong thực tế tồn tại như một công quyền, như một quyền lực công cộng. Vì vậy, nhà nước không những có tính giai cấp, mà còn có tính xã hội, không những thực hiện chức năng giai cấp, mà còn phải hoàn thành các chức năng xã hội. Chức năng giai cấp của nhà nước bắt nguồn từ lý do ra đời của nhà nước tạo thành bản chất chủ yếu của nó. Chức năng xã hội bắt nguồn từ nhiệm vụ phải giải quyết những công việc chung của xã hội. Nhà nước thực hiện chức năng xã hội trong mối liên hệ mật thiết với các chức năng giai cấp. Hơn nữa, chức năng xã hội còn là cơ sở cho sự thống trị chính trị giai cấp.

Page 7: Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂ ỦA NHÀ N C

Bài 1: Sự hình thành và phát triển của nhà nước

TGL101_Bai1_v1.0014103225 7

o Tiền đề kinh tế cho sự xuất hiện nhà nước là sự xuất hiện chế độ tư hữu về tài sản trong xã hội. Tiền đề kinh tế là cơ sở vật chất cho sự ra đời của nhà nước – đó là sự phân chia xã hội thành các giai cấp mà lợi ích cơ bản giữa các giai cấp và các tầng lớp này là đối kháng với nhau đến mức không thể điều hoà được.

o Ngoài các yếu tố chung nói trên, sự xuất hiện nhà nước ở các vùng và của các dân tộc khác nhau cũng có những đặc điểm khác nhau do có các điều kiện kinh tế, xã hội và ngoại cảnh khác nhau. Theo Ph. Ăngghen có ba hình thức xuất hiện nhà nước điển hình:

Nhà nước Aten: Đây là hình thức nhà nước thuần tuý cổ điển nhất. Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Nhà nước Aten chủ yếu trên cơ sở phân hoá nội bộ xã hội thị tộc do sự phát triển của kinh tế và sự xuất hiện mâu thuẫn giai cấp đối kháng.

Nhà nước La Mã: Nhà nước này ra đời trên cơ sở kết quả đấu tranh giữa giới bình dân chống lại giới quý tộc. Chiến thắng của giới bình dân đã phá vỡ tổ chức thị tộc, thúc đẩy quá trình hình thành thiết chế nhà nước vốn dựa trên sự phân chia lãnh thổ và sự khác biệt về tài sản.

Nhà nước Giéc Manh: Đây là hình thức nhà nước được thiết lập sau chiến thắng của người Giéc Manh đối với đế quốc La Mã cổ đại. Nó ra đời do nhu cầu thiết lập quyền thống trị trên lãnh thổ La Mã mà người Giéc Manh đã xâm chiếm được chứ không phải do đòi hỏi bức thiết của cuộc đấu tranh giai cấp trong nội bộ xã hội của người Giéc Manh.

o Vì vậy, theo quan điểm của triết học Mác-Lênin thì nhà nước là một phạm trù lịch sử, nghĩa là nhà nước chỉ ra đời và tồn tại trong một giai đoạn nhất định trong quá trình phát triển của lịch sử. Nhà nước sẽ mất đi khi những điều kiện tồn tại của nó không còn. Trong lịch sử đã có một thời kỳ rất dài chưa có nhà nước và sau này nhà nước cũng mất đi khi điều kiện tồn tại của nó không còn.

1.2. Khái niệm và bản chất của nhà nước

1.2.1. Khái niệm

Lịch sử phát triển của xã hội cho thấy trong xã hội nguyên thủy, dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, mọi người sống bình đẳng, chưa có giai cấp nên chưa có nhà nước.

Theo Ph.Ănghen, so với tổ chức thị tộc thì nhà nước có hai điểm khác biệt cơ bản là phân chia dân cư theo lãnh thổ và thiết lập quyền lực công cộng. Nếu tổ chức thị tộc được hình thành và duy trì trên cơ sở quan hệ huyết thống thì nhà nước tổ chức công dân theo sự phân chia lãnh thổ. Khác với quyền lực xã hội do dân cư tự tổ chức trong chế độ cộng sản nguyên thủy, quyền lực công cộng sau khi nhà nước xuất hiện thuộc về giai cấp thống trị cầm quyền chứ không thuộc về toàn thể cộng đồng thành viên của xã hội. Để thực hiện quyền lực của mình, nhà nước thiết lập bộ máy cưỡng chế chuyên làm nhiệm vụ quản lý bao gồm quân đội, cảnh sát, tòa án,… và xây dựng những công cụ vật chất như nhà tù và các tổ chức cưỡng bức khác mà trong xã hội thị tộc không có.

Page 8: Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂ ỦA NHÀ N C

Bài 1: Sự hình thành và phát triển của nhà nước

8 TGL101_Bai1_v1.0014103225

Như vậy, nhà nước được hiểu là "hình thức (phương thức) tổ chức xã hội có giai cấp, là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt, có chức năng quản lý xã hội để phục vụ lợi ích trước hết cho giai cấp thống trị và thực hiện những hoạt động nảy sinh từ bản chất của xã hội".

Nhà nước đầu tiên trong lịch sử là Nhà nước chiếm hữu nô lệ. Đó là nhà nước xuất hiện trong cuộc đấu tranh không thể điều hòa được giữa giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ. Tiếp đó là nhà nước phong kiến và nhà nước tư bản chủ nghĩa mà sự xuất hiện của nó cũng dựa trên mâu thuẫn đối kháng nói trên. Như thế ở bất kỳ nơi đâu và lúc nào khi mà mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được thì ở đó nhà nước xuất hiện.

Như Lênin đã viết: “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được thì nhà nước sẽ xuất hiện và ngược lại, sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được”.

1.2.2. Bản chất của nhà nước

Bản chất của nhà nước thể hiện ở hai thuộc tính: Tính giai cấp và tính xã hội.

Tính giai cấp

o Tính giai cấp của nhà nước thể hiện ở chỗ nhà nước là bộ máy đặc biệt do giai cấp cầm quyền tổ chức nhằm mục đích bảo vệ vị thế và lợi ích của giai cấp cầm quyền.

o Tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh và mối tương quan giữa các tầng lớp trong xã hội trong mỗi nhà nước mà mức độ thể hiện tính giai cấp lại khác nhau…

o Nhà nước xuất hiện và tồn tại một cách khách quan theo quy luật vận động và phát triển của kinh tế, xã hội. Và nhà nước là tổ chức quyền lực công cộng của toàn xã hội. Vì vậy, nhà nước có vị trí tựa hồ như đứng trên xã hội, đứng trên giai cấp.

o Quyền lực nhà nước là một loại quyền lực đặc biệt, có tổ chức chặt chẽ và có sức mạnh cưỡng chế. Quyền lực nhà nước bao gồm quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Quyền lập pháp là quyền ban hành và sửa đổi pháp luật, quyền hành pháp là quyền thực hiện và áp dụng pháp luật, quyền tư pháp là quyền xét xử.

o Tuy nhiên, tính giai cấp của nhà nước cũng có những biến đổi nhất định bởi nó bị ảnh hưởng nhiều yếu tố khác nhau trong từng kiểu nhà nước. Do vậy, tính giai cấp luôn là thuộc tính thể hiện bảo chất của nhà nước cần được nhận thức một cách sâu sắc.

o Nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp và là biểu hiện của sự không thể điều hoà được các mâu thuẫn của giai cấp đối kháng. Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị đặc biệt. Để làm rõ bản chất của nhà nước cần phải xác định nhà nước đó của ai? Do giai cấp nào tổ chức và lãnh đạo? Phục vụ trước tiên cho lợi ích của giai cấp nào?

o Trong xã hội có đối kháng giai cấp, sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác được thể hiện dưới ba quyền lực: kinh tế, chính trị và tư tưởng.

Trong ba quyền lực, quyền lực kinh tế đóng vai trò chủ đạo, là cơ sở để đảm bảo cho sự thống trị giai cấp. Quyền lực kinh tế tạo ra cho chủ sở hữu khả

Page 9: Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂ ỦA NHÀ N C

Bài 1: Sự hình thành và phát triển của nhà nước

TGL101_Bai1_v1.0014103225 9

năng bắt những người khác phụ thuộc vào mình về mặt kinh tế. Tuy nhiên, bản thân quyền lực kinh tế lại không có khả năng duy trì quan hệ bóc lột, vì thế để bảo đảm cho quan hệ bóc lột, giai cấp nắm quyền lực kinh tế phải

thông qua quyền lực chính trị.

Quyền lực chính trị xét về mặt bản chất là bạo lực có tổ chức của một giai cấp nhằm trấn áp các giai cấp khác trong xã hội. Thông qua nhà nước, giai cấp thống trị về kinh tế đã trở thành chủ thể của quyền lực chính trị. Nhờ nắm trong tay nhà nước, giai cấp thống trị đã tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị của mình, hợp pháp hoá ý chí của giai cấp mình thành ý chí nhà nước và như vậy buộc các giai cấp khác phải tuân theo trật tự phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị. Bằng cách đó giai cấp thống trị đã thực hiện sự chuyên

chính của giai cấp mình đối với các giai cấp khác.

Để thực hiện sự chuyên chính giai cấp, giai cấp thống trị không đơn thuần chỉ sử dụng bạo lực cưỡng chế mà còn thông qua sự tác động về tư tưởng. Chính vì vậy, khi nắm trong tay quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị, giai cấp thống trị còn thông qua nhà nước xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội, buộc các giai cấp khác phải lệ thuộc

vào mình về mặt tư tưởng.

o Như vậy, nhà nước là công cụ sắc bén thể hiện và thực hiện ý chí của giai cấp

cầm quyền, bảo vệ trước tiên lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội.

o Nhà nước, hiểu theo nghĩa pháp luật, là một tổ chức xã hội đặc biệt của quyền lực chính trị được giai cấp thống trị thành lập nhằm thực hiện quyền lực chính trị của mình. Nhà nước vì thế mang bản chất giai cấp. Nhà nước xuất hiện kể từ khi xã hội loài người bị phân chia thành những lực lượng giai cấp đối kháng nhau; nhà nước là bộ máy do lực lượng nắm quyền thống trị (kinh tế, chính trị, tư tưởng) thành lập nên, nhằm mục đích điều khiển, chỉ huy toàn bộ hoạt động của xã hội trong một quốc gia, trong đó chủ yếu để bảo vệ các quyền lợi của lực lượng thống trị. Thực chất, nhà nước là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp. Ăngghen đã nêu rõ: “bản chất của nhà nước chẳng qua chỉ là một bộ máy trấn áp của một giai cấp này đối với một giai cấp khác, điều đó trong chế độ cộng hòa dân chủ cũng hoàn toàn giống như trong chế độ quân chủ vậy”. Với tư cách là bộ máy trấn áp của giai cấp này với giai cấp khác, nhà nước của giai cấp bóc lột là bộ máy được lập ra nhằm hợp pháp hóa và củng cố sự áp bức của giai cấp đó đối với giai cấp bị trị và đối với quần chúng nhân dân lao động. Tất cả mọi hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội do nhà nước tiến hành xét đến cùng đều xuất phát từ lợi ích và

nhằm để phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị.

o Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ ra rằng: nhà nước là một hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng trên một cơ sở kinh tế nhất định, đó là công cụ để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác. Về bản chất giai cấp của nhà nước, V.I Lênin đã nhận định: “nhà nước là bộ máy để giai cấp này áp bức giai cấp khác, một bộ máy để duy trì dưới sự thống trị của một giai cấp lên tất cả các giai cấp bị lệ thuộc khác”.

Page 10: Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂ ỦA NHÀ N C

Bài 1: Sự hình thành và phát triển của nhà nước

10 TGL101_Bai1_v1.0014103225

Tính xã hội

o Tính xã hội là một thuộc tính khách quan phổ biến của nhà nước. Nhà nước ra đời và tồn tại trong xã hội bao gồm giai cấp thống trị và các giai cấp, tầng lớp dân cư khác. Bản thân giai cấp thống trị chỉ có thể tồn tại trong mối quan hệ với các giai cấp, tầng lớp dân cư khác. Bởi vậy, nhà nước ngoài tính chất là một công cụ duy trì sự thống trị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị còn phải là một tổ chức quyền lực công. Quyền lực công là phương thức tổ chức bảo đảm lợi ích chung của xã hội. Nhà nước phải giải quyết những vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội, bảo đảm trật tự chung cho xã hội ổn định, tồn tại và phát triển. Do đó, nhà nước không chỉ bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị mà còn bảo vệ quyền lợi của giai tầng khác trong xã hội khi mà lợi ích đó không mâu thuẫn căn bản với lợi ích của giai cấp thống trị.

Nghiên cứu tình huống:

Quan điểm của V.I. Lênin về nhà nước

Tư tưởng về nhà nước có một vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống lý luận của V.I.Lênin, bởi nó không thuần túy là những lý thuyết khoa học mà gắn bó chặt chẽ với quan điểm chính trị; nó không đơn giản là những suy tư tinh thần mà gắn liền với những hoạt động thực tiễn sinh động của ông. Những đóng góp to lớn của V.I.Lênin đối với lý luận về nhà nước không chỉ ở việc làm sáng tỏ những quan điểm căn bản của C.Mác và Ph.Ăng-ghen về nhà nước, đem lại vũ khí lý luận sắc bén cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, giành lấy, tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước, cũng như đấu tranh chống lại mọi âm mưu hòng xuyên tạc, bẻ cong và nhằm bác bỏ lý luận mác-xít về nhà nước; mà còn thể hiện ở việc đi sâu, phát triển lý luận mác-xít về nhà nước trên một số phương diện, phù hợp với trình độ phát triển mới của thực tiễn.

Nhất quán với tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăng-ghen, V.I.Lênin tiếp tục khẳng định rằng, nhà nước là một hiện tượng lịch sử, sự tồn tại và tiêu vong của nó là tùy thuộc vào những điều kiện cụ thể; “nhà nước chỉ là một tổ chức thống trị của một giai cấp” và “bất cứ nhà nước nào cũng là một bộ máy để một giai cấp này trấn áp giai cấp khác”.

Đối với V.I.Lênin, khái niệm “nhà nước” là để chỉ bộ máy nhà nước trong xã hội có giai cấp. Ông viết: “đặc trưng của nhà nước là sự tồn tại của một giai cấp đặc biệt, tập trung quyền lực trong tay. Dĩ nhiên, không ai có thể dùng hai tiếng nhà nước để gọi một cộng đồng, trong đó tất cả mọi thành viên đều thay phiên nhau quản lý “tổ chức của trật tự’”. Chính sự tập trung quyền lực chính trị trong tay một giai cấp đặc biệt là đặc trưng để phân biệt nhà nước với mọi hình thức tổ chức xã hội khác. V.I.Lênin vạch rõ: “Nếu quyền lực chính trị trong nước nằm trong tay một giai cấp có quyền lợi phù hợp với quyền lợi của đa số, thì mới có thể thực hiện việc điều khiển công việc quốc gia thực sự theo đúng nguyện vọng của đa số. Nhưng nếu quyền lực chính trị nằm trong tay một giai cấp có quyền lợi khác với quyền lợi của đa số, thì việc điều khiển công việc quốc gia theo nguyện vọng của đa số không khỏi trở thành một sự lừa gạt, hoặc đưa đến chỗ đàn áp đa số ấy”. Ông giải thích: “Quyền chính trị là gì, nếu không phải là cách diễn đạt, là việc ghi nhận so sánh lực lượng?”. Đây chính là sự phát triển quan điểm: quyền lực chính trị, theo đúng nghĩa của nó, là bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp một giai cấp khác của C.Mác và Ph.Ăng-ghen.

Page 11: Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂ ỦA NHÀ N C

Bài 1: Sự hình thành và phát triển của nhà nước

TGL101_Bai1_v1.0014103225 11

Về bản chất giai cấp của nhà nước, V.I.Lênin khẳng định: “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Bất cứ đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, thì nhà nước xuất hiện. Và ngược lại: sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được”.

Nếu như xã hội đã từng tồn tại không cần có nhà nước, thì cùng với sự phát triển của sản xuất, xã hội loài người sớm muộn cũng sẽ đạt tới trình độ loại bỏ nhà nước. V.I.Lênin viết: “Mục đích cuối cùng mà chúng ta theo đuổi, là thủ tiêu nhà nước, nghĩa là thủ tiêu mọi bạo lực có tổ chức và có hệ thống, mọi bạo lực, nói chung, đối với con người. Chúng ta không mong có một chế độ xã hội mà trong đó nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số sẽ không được tuân theo. Nhưng khi hướng đến chủ nghĩa xã hội, chúng ta tin chắc rằng chủ nghĩa xã hội sẽ chuyển thành chủ nghĩa cộng sản, và do đó, nói chung sẽ không còn cần thiết phải dùng bạo lực đối với con người, không cần thiết phải buộc người này phục tùng người khác, bộ phận dân cư này phục tùng bộ phận dân cư khác, vì người ta sẽ quen tuân theo những điều kiện thông thường của đời sống tập thể, mà không cần có bạo lực và không cần có phục tùng”. Nghĩa là, khi đó nhà nước sẽ tự tiêu vong.

Tuy nhiên, để nhà nước có thể tự tiêu vong, cần có nhiều điều kiện, trong đó, quan trọng nhất là, nhà nước phải trải qua một hình thức tồn tại đặc biệt của nó: Nhà nước chuyên chính vô sản. Nhưng để có được nhà nước chuyên chính vô sản, tất yếu phải dùng đến bạo lực cách mạng. V.I.Lênin chỉ rõ: “Không có cách mạng bạo lực thì không thể thay nhà nước tư sản bằng nhà nước vô sản được. Việc thủ tiêu nhà nước vô sản, nghĩa là việc thủ tiêu mọi nhà nước, chỉ có thể thực hiện được bằng con đường “tiêu vong” thôi”. Bạo lực cách mạng là phương thức duy nhất để một giai cấp mới, tiến bộ giành lấy quyền lực chính trị. Điều đó đúng đối với giai cấp vô sản và hơn thế, với giai cấp vô sản, bạo lực cách mạng còn phải thực hiện một nhiệm vụ quan trọng nữa, đó là đập tan bộ máy nhà nước cũ trước khi bắt tay xây dựng nhà nước kiểu mới.

Tính chất đặc biệt của nhà nước chuyên chính vô sản với tư cách hình thức chuyển tiếp trước khi đạt đến trạng thái tự tiêu vong của nhà nước được V.I.Lênin làm rõ trong việc phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tính chuyên chính và tính dân chủ của nhà nước.

Trước hết, V.I.Lênin khẳng định, “trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản, sự trấn áp vẫn còn tất yếu, nhưng nó đã là sự trấn áp của đa số bị bóc lột đối với thiểu số bóc lột. Cơ quan đặc biệt, bộ máy trấn áp đặc biệt là “nhà nước” vẫn còn cần thiết, nhưng nó đã là nhà nước quá độ, mà không còn là nhà nước theo đúng nghĩa của nó nữa” và nhà nước vô sản phải là một công cụ, một phương tiện; đồng thời, là một biểu hiện tập trung trình độ dân chủ của nhân dân lao động. Dân chủ trong xã hội xã hội chủ nghĩa chính là nhân dân tham gia vào mọi công việc của nhà nước. Người viết: “Điều cần thiết không phải chỉ là cơ quan đại biểu theo kiểu chế độ dân chủ, mà là toàn bộ việc quản lý nhà nước từ dưới lên phải do bản thân quần chúng tổ chức, quần chúng thực sự tham gia vào từng bước của cuộc sống và đóng vai trò tích cực trong việc quản lý”.

V.I.Lênin cho rằng, nếu tính giai cấp là bản chất của mọi nhà nước, thì dân chủ hay chuyên chính cũng chỉ là hai mặt của bản chất đó mà thôi. “Bất cứ một nhà nước nào cũng đều có nghĩa là dùng bạo lực; nhưng toàn bộ sự khác nhau là ở chỗ dùng bạo lực đối với những người bị bóc lột hay đối với kẻ đi bóc lột, ở chỗ có dùng bạo lực đối với giai cấp những người lao động và những người bị bóc lột không”. Đối với V.I.Lênin: “Chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản là một chính quyền do giai cấp vô sản giành được và duy trì bằng bạo lực đối với giai cấp tư sản...”.

Chuyên chính vô sản không hề đối lập với dân chủ, mà là phần bổ sung, là hình thức thể hiện của dân chủ. “Chuyên chính vô sản, nghĩa là việc tổ chức đội tiền phong của những người bị áp bức thành giai cấp thống trị để trấn áp bọn áp bức, thì không thể giản đơn đóng khung trong việc mở rộng chế độ dân chủ được. Đồng thời với việc mở rộng rất nhiều

Page 12: Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂ ỦA NHÀ N C

Bài 1: Sự hình thành và phát triển của nhà nước

12 TGL101_Bai1_v1.0014103225

chế độ dân chủ – lần đầu tiên biến thành chế độ dân chủ cho người nghèo, chế độ dân chủ cho nhân dân chứ không phải cho bọn nhà giàu – chuyên chính vô sản còn thực hành một loạt biện pháp hạn chế quyền tự do đối với bọn áp bức, bọn bóc lột, bọn tư bản”.

Điều cần quan tâm là, trong xã hội xã hội chủ nghĩa – lực lượng đóng vai trò thống trị trong xã hội, và vì thế nắm quyền chuyên chính, dân chủ và pháp luật là đại đa số nhân dân lao động. “Dân chủ cho tuyệt đại đa số nhân dân và trấn áp bằng vũ lực bọn bóc lột, bọn áp bức nhân dân, nghĩa là tước bỏ dân chủ đối với bọn chúng: đó là sự biến đổi của chế độ dân chủ trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản”.

Như vậy, sự phát triển của V.I.Lênin đối với quan điểm của C.Mác và Ph.Ăng-ghen về nhà nước, điểm quan trọng nhất chính là ở chỗ, đặc tính phổ biến của mọi nhà nước đó là giai cấp. Như thế, biểu hiện về mặt lịch sử trong suốt quá trình phát triển của xã hội loài người là mối quan hệ biện chứng của hai mặt chuyên chính và dân chủ. Rõ ràng, trên phương diện này, nhà nước là một cách thức tổ chức đời sống xã hội, một giai đoạn trong tiến trình phát triển của xã hội, là một vòng khâu của sự phát triển. Đây chính là quan niệm duy vật và biện chứng có tính nguyên tắc trong việc lý giải đời sống xã hội nói chung, vấn đề nhà nước nói riêng và gắn liền với những cố gắng to lớn của V.I.Lênin trong sự phát triển chủ nghĩa Mác.

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Xay – dung – nha – nuoc – phap – quyen/2007/1091/Quan – diem – cua – VI – Lenin – ve – nha – nuoc – va – van – de – xay.aspx

1.3. Các đặc trưng của nhà nước

Nhà nước xuất hiện dù với bất cứ nguyên nhân nào, với bản chất gì thì đều có những đặc trưng khác biệt so với tổ chức của xã hội thị tộc, bộ lạc và các tổ chức chính trị xã hội khác do giai cấp thống trị thiết lập và sử dụng để quản lý xã hội. Vì nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp và là biểu hiện của sự không thể điều hòa được các mâu thuẫn giai cấp đối kháng. Theo quan điểm của học thuyết Mác-Lênin, nhà nước có năm đặc trưng cơ bản:

1.3.1. Nhà nước có quyền quản lý dân cư, phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính

Lãnh thổ và dân cư là hai yếu tố căn bản cấu thành nên nhà nước. Nếu như xã hội thị tộc, bộ lạc quản lý các thành viên của mình theo huyết thống thì nhà nước quản lý tổ chức dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ, không phụ thuộc huyết thống, giới tính, nghề nghiệp.

Mọi nhà nước đều có lãnh thổ riêng để quản lý, chia lãnh thổ của mình thành các đơn vị hành chính như tỉnh, huyện, xã,… nhằm quản lý một cách chặt chẽ, hệ thống từ trên xuống dưới.

1.3.2. Nhà nước có quyền lực chính trị công cộng đặc biệt

Khác với các tổ chức khác, nhà nước là tổ chức duy nhất thiết lập một quyền lực mà chủ thể của nó là giai cấp thống trị về kinh tế, chính trị, tư tưởng trong xã hội.

Trong xã hội cộng sản nguyên thủy đã có quyền lực, nhưng đó là quyền lực xã hội, do tất cả các thành viên trong xã hội thiết lập và họ tự giác phục tùng, không cần một bộ máy cưỡng chế nào cả, do đó nó hòa nhập với toàn cư dân. Khi nhà nước ra đời thì quyền lực xã hội nhường chỗ cho một thứ quyền lực mới – quyền lực nhà nước của giai cấp thống trị, được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà

Page 13: Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂ ỦA NHÀ N C

Bài 1: Sự hình thành và phát triển của nhà nước

TGL101_Bai1_v1.0014103225 13

nước, bởi vậy nó không thể hòa nhập hoàn toàn với cư dân. Quyền lực này mang tính chính trị, giai cấp, được thực hiện bởi một bộ máy hùng mạnh nhất bao gồm hệ thống cơ quan, tổ chức và đội ngũ công chức đông đảo và nhiều loại. Hệ thống bộ máy này được tổ chức chặt chẽ từ trung ương xuống cơ sở, được vận hành theo những nguyên tắc, quy định thống nhất và thông suốt. Thông qua bộ máy này địa vị của giai cấp thống trị được duy trì, buộc các tầng lớp, giai cấp khác phải phục tùng theo ý chí của mình, ý chí của giai cấp thống trị trở thành ý chí nhà nước thống trị xã hội.

1.3.3. Nhà nước có chủ quyền quốc gia

Chủ quyền quốc gia thể hiện quyền độc lập tự quyết của nhà nước về những chính sách đối nội và đối ngoại không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. Chủ quyền quốc gia là thuộc tính gắn liền với nhà nước, dân tộc.

Tính tối cao của chủ quyền nhà nước thể hiện ở chỗ chỉ có quyền lực của nhà nước được trao quyền và có trách nhiệm về tuyên bố, thực hiện và bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Dấu hiệu chủ quyền nhà nước thể hiện sự độc lập, bình đẳng giữa các quốc gia, dân tộc dù đó là quốc gia, dân tộc lớn hay nhỏ.

1.3.4. Nhà nước có quyền xây dựng, sáng tạo pháp luật

Pháp luật là công cụ hỗ trợ giúp nhà nước tổ chức và quản lý xã hội. Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế.

Thông qua pháp luật, mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức phải tuân thủ và bảo vệ pháp luật.

1.3.5. Nhà nước có quyền ban hành các sắc thuế và thu thuế

Để nuôi dưỡng bộ máy nhà nước, nhà nước phải đặt ra các loại thuế.

Chỉ có nhà nước mới có quyền quy định việc thu thuế nhằm đảm bảo cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và giải quyết các công việc chung của toàn xã hội.

1.4. Chức năng của nhà nước

Chức năng của nhà nước là những phương diện hoạt động cơ bản của nhà nước, nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước.

Chức năng của nhà nước được xác định từ bản chất, vai trò của nhà nước trong đời sống xã hội và ngược lại các chức năng nhà nước là sự biểu hiện cụ thể của bản chất và vai trò của nhà nước. Chính vì vậy, các chức năng của nhà nước được quy định một cách khách quan bởi cơ sở kinh tế và xã hội của nhà nước.

Các chức năng của nhà nước luôn có mối quan hệ gắn bó với nhau tạo thành một thể thống nhất.

Thuế khóa – nguồn thu chính của nhà nước – họa phẩm tranh sơn

dầu về cảnh thu thuế

Page 14: Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂ ỦA NHÀ N C

Bài 1: Sự hình thành và phát triển của nhà nước

14 TGL101_Bai1_v1.0014103225

Có nhiều cách phân loại chức năng nhà nước như chức năng lập pháp, chức năng hành pháp, chức năng tư pháp hoặc chức năng cơ bản và chức năng không cơ bản hoặc chức năng lâu dài và chức năng tạm thời. Nhưng cách phổ biến nhất là căn cứ vào đối tượng tác động của chức năng nhà nước mà phân loại chức năng nhà nước thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại. Bởi thực tế khách quan của tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong nước và quốc tế trong từng thời kỳ lịch sử cụ thể là tiền đề xác lập nên chức năng của nhà nước. Hai chức năng chính này của nhà nước có mối quan hệ mật thiết với nhau. Các chức năng đối ngoại xuất phát từ chức năng đối nội và phục vụ cho chức năng đối nội, còn ngược lại nếu thực hiện tốt chức năng đối nội sẽ có thuận lợi trong việc thực hiện chức năng đối ngoại.

1.4.1. Chức năng đối nội

Đây là chức năng chủ yếu của nhà nước, vì chức năng này trực tiếp tác động vào điều kiện tồn tại, phát triển của một chế độ xã hội của một quốc gia. Hay nói cách khác, chức năng đối nội là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong nội bộ đất nước như bảo vệ chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá – xã hội, trấn áp các phần tử chống đối chế độ, giữ gìn trật tự xã hội, gồm:

Chức năng chính trị: Nội dung chủ yếu của nhà nước là bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, trấn áp các phần từ chống đối chế độ, xâm phạm quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân.

Chế độ xã hội: Nhà nước có vai trò tác động vào xã hội nhằm bảo đảm sự ổn định và phát triển xã hội, đề ra các chính sách pháp luật và tạo điều kiện phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, lao động và việc làm, xóa đói giảm nghèo, bảo hiểm, cứu trợ xã hội, phòng chống thiên tai, tệ nạn xã hội,….

Chế độ kinh tế: Mục tiêu quan trọng của nhà nước chính là xác lập và bảo vệ chế độ kinh tế phù hợp với bản chất của nhà nước cũng như ban hành các chính sách, kế hoạch về phát triển kinh tế của đất nước, tạo điều kiện cho các chủ thể kinh tế tiến hành sản xuất kinh doanh,…

Chế độ bảo đảm trật tự xã hội: Đây là chức năng thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật. Nội dung chủ yếu của chức năng này là ban hành và xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với yêu cầu của xã hội, bảo đảm các quyền và lợi ích chính đáng của công dân cũng như hình thành các thiết chế để đảm bảo cho việc thực thi pháp luật trong xã hội.

1.4.2. Chức năng đối ngoại

Chức năng đối ngoại thể hiện vai trò của nhà nước trong quan hệ với các nước, các dân tộc trên thế giới như chống xâm lược từ bên ngoài, thiết lập mối quan hệ ngoại giao hợp tác quốc tế bằng cách tham gia các hoạt động quốc tế vì lợi ích chung của cộng đồng như bảo vệ môi trường, chống khủng bố, cứu trợ quốc tế,...

1.5. Bộ máy của nhà nước

1.5.1. Khái niệm

Bộ máy nhà nước là một yếu tố quan trọng của nhà nước. Nhờ có bộ máy nhà nước, quyền lực nhà nước được thể hiện và phát huy hiệu lực, chức năng nhà nước được triển khai, các mục tiêu, nhiệm vụ được thực hiện. Vì vậy, bộ máy nhà nước là hệ thống các

Page 15: Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂ ỦA NHÀ N C

Bài 1: Sự hình thành và phát triển của nhà nước

TGL101_Bai1_v1.0014103225 15

cơ quan nhà nước, tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung thống nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ, thống nhất để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của nhà nước. Vì vậy, cơ quan nhà nước khác với các cơ quan, tổ chức phi nhà nước những điểm cơ bản sau:

Cơ quan nhà nước được thành lập theo ý chí nhà nước và được quyền nhân danh nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước.

Mỗi cơ quan nhà nước có địa vị pháp lý nhất định trong bộ máy nhà nước. Giới hạn thẩm quyền của cơ quan nhà nước là giới hạn mang tính pháp lý vì được pháp luật quy định.

Cơ quan nhà nước chỉ được hoạt động trong phạm vi thẩm quyền của mình và trong phạm vi đó, nó hoạt động độc lập, chủ động và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình. Bên cạnh quyền được thực hiện quyền lực nhà nước thì khi cơ quan nhà nước không thực hiện các quyền của mình hoặc từ chối thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định thì vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

1.5.2. Cơ cấu của bộ máy nhà nước

Xuất phát từ tính chất, vai trò, vị trí của nhà nước, bộ máy nhà nước có hệ thống cơ quan được bố trí rộng khắp từ trung ương xuống địa phương với đội ngũ công chức và nhân viên hết sức đông đảo. Nhưng thông thường, bộ máy nhà nước nói chung gồm ba loại cơ quan: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Ba cơ quan này có mối liên hệ ràng buộc qua lại với nhau, vận hành theo một cơ chế đồng bộ, thống nhất.

Các loại hình bộ máy nhà nước khác nhau có nguyên tắc tổ chức và hoạt động khác nhau. Bộ máy nhà nước tư sản thường được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc phân lập các quyền, quyền tư pháp, hành pháp, lập pháp độc lập nhau. Còn bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa được tổ chức theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có sự phân công chức năng, phân định thẩm quyền rành mạch và có sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đồng thời trong bộ máy xã hội chủ nghĩa cũng tạo ra một cơ chế kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo pháp chế và kỷ luật trong quản lý nhà nước.

1.6. Hình thức nhà nước

Hình thức nhà nước là một vấn đề rất có ý nghĩa. Bởi kết quả của sự thống trị về mặt chính trị phụ thuộc phần lớn vào việc giai cấp thống trị đã tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước theo hình thức nào. Hình thức nhà nước là cách tổ chức quyền lực nhà nước và những phương pháp để tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. Hình thức nhà nước là khái niệm chung được hình thành từ ba yếu tố cụ thể: Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị.

1.6.1. Hình thức chính thể

Hình thức chính thể là cách tổ chức, trình tự thành lập và quan hệ giữa các cơ quan quyền lực nhà nước tối cao cũng như mức độ tham gia của nhân dân vào việc thiết lập các cơ quan này. Hình thức chính thể có hai dạng cơ bản là chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa.

Page 16: Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂ ỦA NHÀ N C

Bài 1: Sự hình thành và phát triển của nhà nước

16 TGL101_Bai1_v1.0014103225

Chính thế quân chủ

o Chính thể quân chủ là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hay một phần trong tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế (Quốc Vương, Sa Hoàng, Vua).

o Trong chính thể quân chủ được chia thành chính thể quân chủ tuyệt đối và chính thể quân chủ hạn chế.

Đối với chính thể quân chủ tuyệt đối thì người đứng đầu nhà nước có quyền lực vô hạn, như Vua trong nhà nước phong kiến trước đây.

Trong nhà nước chính thể quân chủ hạn chế, người đứng đầu nhà nước chỉ nắm một phần quyền lực nhà nước tối cao, bên cạnh đó còn một cơ quan quyền lực khác như nghị viện trong các nhà nước tư sản có chính thể quân chủ. Hiện nay trên thế giới, Anh, Nhật, Hà Lan,.. là những nước có hình thức chính thể quân chủ đại nghị. Ở những nước này, Nguyên thủ (Vua) tồn tại mang tính hình thức và truyền thống. Quyền lực nhà vua không ảnh hưởng trong lập pháp và trong hành pháp cũng bị hạn chế nhiều, chính phủ đứng đầu là Thủ tướng có quyền lực lớn.

Chính thể cộng hòa

o Là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước được thực hiện bởi những cơ quan đại diện được bầu theo một thời kỳ nhất định.

o Chính thể cộng hòa cũng được chia thành cộng hòa dân chủ và cộng hòa quý tộc.

Đối với các nhà nước có chính thể cộng hòa dân chủ, quyền tham gia bầu cử để lập ra cơ quan đại diện quyền lực nhà nước được quy định cho tất cả các tầng lớp nhân dân. Nhưng trên thực tế, giai cấp thống trị của các nước bóc lột thường đặt ra nhiều quy định để hạn chế quyền bầu cử của nhân dân lao động.

Trong các nước có hình thức chính thể cộng hòa quý tộc thì quyền bầu cử được quy định cho các tầng lớp quý tộc.

Trong mỗi giai đoạn lịch sử phát triển, ở các nhà nước khác nhau do nhiều yếu tố tác động như mối tương quan giữa các giai cấp, truyền thống dân tộc,… mà hình thức chính thể của chúng có những điểm khác biệt. Do vậy, khi nghiên cứu hình thức chính thể của một nhà nước cần xem xét các điều kiện lịch sử cụ thể của nhà nước đó.

1.6.2. Hình thức cấu trúc nhà nước

Hình thức cấu trúc nhà nước được hiểu là cơ cấu hành chính – lãnh thổ của nhà nước, đặc điểm của mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận hành chính – lãnh thổ của nhà nước, giữa các cơ quan nhà nước, giữa trung ương và địa phương. Có hai hình thức cấu trúc nhà nước cơ bản: nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang.

Hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất

o Là hình thức trong đó lãnh thổ quốc gia được chia thành các đơn vị hành chính lãnh thổ (như tỉnh, thành phố, huyện, xã, phường) và có những cơ quan quyền lực quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương. Ví dụ như Việt Nam, Lào, Pháp, Trung Quốc,… là các nhà nước đơn nhất.

o Ở các nhà nước đơn nhất, các bộ phận hành chính lãnh thổ không có chủ quyền quốc gia.

Page 17: Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂ ỦA NHÀ N C

Bài 1: Sự hình thành và phát triển của nhà nước

TGL101_Bai1_v1.0014103225 17

Hình thức cấu trúc nhà nước liên bang

o Là nhà nước của hai hoặc nhiều quốc gia hợp lại. Nhà nước liên bang có hai hoặc nhiều hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý, có hai hay nhiều hệ thống pháp luật: một hệ thống chung cho toàn liên bang và một hệ thống cho mỗi nước thành viên.

o Nhà nước có cấu trúc liên bang có chủ quyền quốc gia chung cho nhà nước liên bang và mỗi nước thành viên có chủ quyền riêng. Ví dụ như Mỹ, Nga, Ấn Độ,…

o Cần phân biệt nhà nước liên bang và nhà nước liên minh. Nhà nước liên minh là sự liên kết tạm thời của các nhà nước với nhau nhằm thực hiện một số mục đích nhất định. Và sau khi đạt được các mục đích đó, nhà nước liên minh có thể tự tan rã và có thể phát triển thành nhà nước liên bang. Ví dụ như Mỹ từ 1776 đến 1787 là nhà nước liên mình sau trở thành nhà nước liên bang.

1.6.3. Chế độ chính trị

Chế độ chính trị là tổng thể những phương pháp, những biện pháp mà các cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước. Trong lịch sử xã hội có giai cấp, các giai cấp thống trị đã sử dụng nhiều phương pháp, biện pháp để thực hiện quyền lực nhà nước.

Nhìn chung những phương pháp, biện pháp này được phân ra hai loại chính: phương pháp, biện pháp dân chủ và phương pháp, biện pháp phản dân chủ.

o Các phương pháp dân chủ: cũng có nhiều dạng thức như dân chủ thực sự và dân chủ giả hiệu, rộng rãi và hạn chế, trực tiếp và đại diện,…Chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa được đặc trưng bởi sự sử dụng các hình thức dân chủ thực sự, rộng rãi. Chế độ dân chủ tư sản đặc trưng bởi sự hiện diện các phương pháp dân chủ hình thức.

o Các phương pháp phản dân chủ: thể hiện tính độc tài, cực quyền và có nhiều dạng. Đáng chú ý là phương pháp này phát triển đến mức độ cao trở thành phương pháp tàn bạo, quân phiệt và phát xít.

Nhận xét

Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước luôn có liên quan mật thiết với chế độ chính trị. Ba yếu tố này có tác động qua lại lẫn nhau tạo thành khái niệm hình thức nhà nước, phản ánh bản chất và nội dung của nhà nước. Nhưng trong một số trường hợp, ba yếu tố này lại không phù hợp với nhau như chế độ chính trị phát xít, quân phiệt có thể có hình thức chính thể cộng hòa dân chủ.

Tóm lại, hình thức nhà nước là sự kết hợp của ba yếu tố: hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị. Các hình thức nhà nước trong lịch sử rất đa dạng và điều đó được lý giải bởi hàng loạt các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa.

1.7. Kiểu nhà nước

1.7.1. Khái niệm

Kiểu nhà nước là một trong những khái niệm cơ bản của khoa học lý luận chung về nhà nước và pháp luật.

Page 18: Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂ ỦA NHÀ N C

Bài 1: Sự hình thành và phát triển của nhà nước

18 TGL101_Bai1_v1.0014103225

Kiểu nhà nước là tổng thể các dấu hiệu cơ bản, đặc thù của nhà nước, thể hiện bản chất của nhà nước và những điều kiện tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế – xã hội nhất định. Như vậy, khái niệm kiểu nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho phép nhận biết các đặc điểm, đặc thù, đặc trưng chung cho mọi nhà nước, do chế độ kinh tế của xã hội quyết định. Thông qua khái niệm kiểu nhà nước thấy được bản chất giai cấp của nhà nước, bởi khái niệm kiểu nhà nước chỉ ra rằng nhà nước ấy là công cụ của giai cấp nào, nó thể hiện nền chuyên chính của ai.

Các học giả tư sản phân chia nhà nước thành hai loại là nhà nước tự do và nhà nước độc tài. Phân chia như vậy nhằm mục đích là che đậy bản chất giai cấp của bộ máy nhà nước.

Học thuyết Mác-Lênin về hình thái kinh tế – xã hội là cơ sở khoa học để phân chia các nhà nước trong lịch sử thành các kiểu. Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin đã coi sự thay thế một hình thái kinh tế – xã hội này bằng một hình thái kinh tế – xã hội khác là quá trình lịch sử tự nhiên. Trong lịch sử nhân loại từ khi xuất hiện xã hội có giai cấp đã tồn tại bốn hình thái kinh tế – xã hội: Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến, Tư sản và xã hội chủ nghĩa. Tương ứng với bốn hình thái kinh tế xã hội đó, có bốn kiểu nhà nước, đó là

o Kiểu nhà nước chủ nô

o Kiểu nhà nước phong kiến

o Kiểu nhà nước tư sản

o Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa

Các kiểu nhà nước: chủ nô, phong kiến và tư sản tuy có những đặc điểm riêng về bản chất, chức năng, vai trò xã hội nhưng đều là nhà nước bóc lột được xây dựng trên nền tảng của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, là công cụ để duy trì và bảo vệ sự thống trị của giai cấp bóc lột đối với đông đảo nhân dân lao động trong xã hội, là nhà nước của thiểu số giai cấp bóc lột. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước mới và là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử xã hội loài người, có sứ mệnh lịch sử là hạn chế dần và đi đến xoá bỏ chế độ bóc lột giữa người với người, là nhà nước của đông đảo nhân dân lao động trong xã hội, tiến tới xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng không có áp bức, bóc lột.

Khái niệm kiểu nhà nước thể hiện sự thống nhất các đặc trưng cơ bản của các nhà nước có cùng chung bản chất giai cấp và vai trò xã hội cũng như điều kiện tồn tại tương tự của chúng.

Tóm lại: kiểu nhà nước là tổng thể các đặc trưng (dấu hiệu) cơ bản của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp, vai trò xã hội và những điều kiện phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế – xã hội nhất định.

1.7.2. Sự thay thế các kiểu nhà nước

Tính tất yếu khách quan của sự thay thế kiểu nhà nước bằng kiểu nhà nước khác trong kiến trúc thượng tầng chính trị – pháp lý là một biểu hiện quan trọng của quy luật phát triển và thay thế các hình thái kinh tế – xã hội do C.Mác và Ph.Ăngghen phát hiện.

Quy luật này gắn liền với quy luật phát triển và thay thế của kiểu nhà nước bằng kiểu nhà nước khác: “tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội sẽ mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có, là biểu

Page 19: Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂ ỦA NHÀ N C

Bài 1: Sự hình thành và phát triển của nhà nước

TGL101_Bai1_v1.0014103225 19

hiện pháp lý của những quan hệ sản xuất, mâu thuẫn với những quan hệ sở hữu, trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển. “Từ chỗ là những hình thức phát triển của các lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu một thời đại của một cuộc cách mạng xã hội. Cơ sở kinh tế thay đổi thì tất cả các kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng”.

Kiểu nhà nước cũ bị thay thế bằng một kiểu nhà nước mới thông qua một cuộc cách mạng xã hội, bởi lẽ giai cấp thống trị cũ đại diện cho quan hệ sản xuất cũ không bao giờ tự nguyện rời bỏ những đặc quyền, đặc lợi mà mình đang có, vì thế giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất mới tiến bộ phải tập trung lực lượng tiến hành cách mạng xã hội đấu tranh với các giai cấp thống trị trước đó. Kiểu nhà nước mới ra đời nghĩa là quyền lực nhà nước đã chuyển giao từ tay giai cấp này qua tay giai cấp khác, và do vậy bản chất, vai trò xã hội của nhà nước mới cũng thay đổi so với nhà nước cũ trước đó.

Kiểu nhà nước mới theo quy luật bao giờ cũng tiến bộ hơn so với kiểu nhà nước cũ bởi nó được xây dựng trên một phương thức mới tiến bộ hơn.

Sự thay thế kiểu nhà nước cũ bằng một kiểu nhà nước mới không phải đều diễn ra giống nhau ở mọi nơi, không diễn ra tuần tự, hết kiểu nhà nước này rồi đến kiểu nhà nước khác, mà có thể bỏ qua những kiểu nhà nước nhất định. Điều này do nhiều yếu tố như: hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia, bối cảnh quốc tế... chẳng hạn như nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, vì thế kiểu nhà nước tư sản không tồn tại ở Việt Nam.

Page 20: Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂ ỦA NHÀ N C

Bài 1: Sự hình thành và phát triển của nhà nước

20 TGL101_Bai1_v1.0014103225

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Qua bài này, chúng ta đã biết được các học thuyết đã lý giải sự xuất hiện nhà nước như thế nào. Nhưng dù được lý giải theo cách nào thì nhà nước chính là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp.

Trên cơ sở nắm bắt được lịch sử hình thành nhà nước mà chúng ta hiểu rõ bản chất của nhà nước luôn tồn tại song song hai thuộc tính, đó là tính giai cấp và tính xã hội ở bất kỳ nhà nước nào. Nhưng mức độ thể hiện hai thuộc tính đó ở mỗi nhà nước lại khác nhau tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội,…

Từ đó, đưa ra 5 đặc trưng cơ bản phân biệt nhà nước với các tổ chức khác, đó là: Có quyền quản lý dân cư và phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính, có quyền lực chính trị công cộng, có chủ quyền quốc gia, có quyền ban hành pháp luật và có quyền ban hành chính sách thuế.

Trong bài này, cũng giới thiệu một cách cơ bản về chức năng của nhà nước gồm 2 chức năng chính là đối nội và đối ngoại cũng như chỉ ra được sự khác biệt cơ bản giữa giữa cơ quan nhà nước (bộ máy nhà nước) với các cơ quan, tổ chức phi nhà nước.

Liên quan tới hình thức nhà nước, bài này cũng giới thiệu một cách khái quát các yếu tố cấu thành nên hình thức nhà nước gồm Hình thức chính thể, Hình thức cấu trúc nhà nước và Chế độ chính trị.

Cuối cùng, chỉ ra 4 kiểu nhà nước đặc trưng gồm nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản và nhà nước XHCN sẽ được học cụ thể trong chương tiếp theo.

Page 21: Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂ ỦA NHÀ N C

Bài 1: Sự hình thành và phát triển của nhà nước

TGL101_Bai1_v1.0014103225 21

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày định nghĩa nhà nước.

2. Trình bày điểm khác biệt cơ bản giữa nhà nước với tổ chức phi nhà nước.

3. Trình bày các đặc trưng của nhà nước.

4. Trình bày kiểu nhà nước theo quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lênin .

5. Trình bày tính xã hội của nhà nước.

6. Trình bày tính giai cấp của nhà nước.

7. Trình bày khái niệm bộ máy nhà nước.

8. Trình bày chức năng của nhà nước (định nghĩa, phân loại, hình thức và phương pháp thực hiện).

9. Trình bày khái nệm chế độ chính trị của nhà nước.

10. Trình bày khái niệm hình thức chính thể? Cho ví dụ về từng loại chính thể.

11. Trình bày khái niệm hình thức cấu trúc nhà nước? Cho ví dụ.

BÀI TẬP

1. Theo anh chị yếu tố nào trong hình thức nhà nước là yếu tố quyết định phản ánh rõ nét nhất bản chất nhà nước?

2. Phân tích mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội trong bản chất nhà nước?

3. Phân tích nguyên nhân xuất hiện nhà nước theo quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lênin ?

4. Chỉ ra sự khác biệt giữa nhà nước với các thiết chế chính trị khác trong xã hội?

5. Phân tích điểm khác biệt giữa nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang?

Page 22: Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂ ỦA NHÀ N C

Bài 1: Sự hình thành và phát triển của nhà nước

22 TGL101_Bai1_v1.0014103225

THUẬT NGỮ

B

Bộ máy nhà nước

Là hệ thống các cơ quan nhà nước, tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung thống nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ, thống nhất để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của nhà nước.

C

Chức năng của nhà nước

Là những phương diện hoạt động cơ bản của nhà nước, nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước.

Chế độ chính trị

Là tổng thể những phương pháp, những biện pháp mà các cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước.

Chức năng đối nội

Là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong nội bộ đất nước.

Chức năng đối ngoại

Là những hoạt động cơ bản của đất nước với các quốc gia khác, dân tộc khác.

Chính thể quân chủ

Là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hay một phần trong tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế.

Chính thể cộng hòa

Là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước được thực hiện bởi những cơ quan địa diện được bầu theo một thời kỳ nhất định.

H

Hình thức nhà nước

Là cách thức tổ chức và thiết chế quyền lực nhà nước và những biện pháp để thực hiện quyền lực ấy.

Hình thức chính thể

Là sự tổ chức những cơ quan tối cao của nhà nước, cơ cấu và trình tự thiết lập những cơ quan ấy, mối quan hệ qua lại của chúng với nhân dân và mức độ tham gia của nhân dân vào quá trình hình thành những cơ quan đó.

Hình thức cấu trúc nhà nước

Là cơ cấu hành chính – lãnh thổ của nhà nước, đặc điểm của mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận hành chính – lãnh thổ của nhà nước, giữa các cơ quan nhà nước, giữa trung ương và địa phương.

Hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất

Là hình thức trong đó lãnh thổ quốc gia được chia thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và có những cơ quan quyền lực quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương.

Hình thức cấu trúc nhà nước liên bang

Là nhà nước của hai hoặc nhiều quốc gia hợp lại.

K

Kiểu nhà nước

Là tổng thể các dấu hiệu cơ bản, đặc thù của nhà nước, thể hiện bản chất của nhà nước và những điều kiện tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế – xã hội nhất định.

N

Nhà nước

Là một tổ chức đặc biệt có bộ máy chuyên cưỡng chế và quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự XH, thực hiện những mục đích của nhà nước, và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội.

Page 23: Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂ ỦA NHÀ N C

Bài 1: Sự hình thành và phát triển của nhà nước

TGL101_Bai1_v1.0014103225 23