bỆnh tỤ huyẾt trÙng Ở gÀ, vỊt, ngan (bỆnh toi gÀ, vỊt, ngan) ok.pdf

9
BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG (BỆNH TOI, PASTEURELLOSIS AVIUM) 1. Nguyên nhân Do vi khuẩn Gram (-) là Pasteurella multocida, thường xảy ra ở gà từ 3 tháng tuổi trở lên, hiện nay tuổi mắc bệnh thường sớm hơn. Tất cả các loài gia cầm đều cảm thụ bệnh. Bệnh lây lan qua đường tiêu hóa, hô hấp, vết thương ngoài da, tiếp xúc với gia cầm bệnh. Hình ảnh vi khuẩn Pasteurella multocida aviseptica dưới kính hiển vi 2. Triệu chứng - Bệnh thường xảy ra vào lúc giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột và thường xuất hiện trên gà từ 2 tháng tuổi trở lên. Biểu hiện ở 3 thể: * Thể quá cấp tính: - Bệnh diễn biến nhanh đến nỗi không quan sát kịp triệu chứng. Nếu chú ý chỉ thấy con vật ủ rũ cao độ và sau 1-2 giờ lăn ra chết. - Nhiều trường hợp gà đang ăn lăn đùng ra chết. Gà mái nhảy lên ổ đẻ rồi nằm chết luôn tại chỗ.

Upload: tony-tran

Post on 08-Feb-2016

363 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở GÀ, VỊT, NGAN (BỆNH TOI GÀ, VỊT, NGAN) ok.pdf

BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG

(BỆNH TOI, PASTEURELLOSIS AVIUM)

1. Nguyên nhân

Do vi khuẩn Gram (-) là Pasteurella multocida, thường xảy ra ở gà từ 3

tháng tuổi trở lên, hiện nay tuổi mắc bệnh thường sớm hơn. Tất cả các

loài gia cầm đều cảm thụ bệnh. Bệnh lây lan qua đường tiêu hóa, hô hấp,

vết thương ngoài da, tiếp xúc với gia cầm bệnh.

Hình ảnh vi khuẩn Pasteurella multocida aviseptica dưới kính hiển vi

2. Triệu chứng

- Bệnh thường xảy ra vào lúc giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột và thường

xuất hiện trên gà từ 2 tháng tuổi trở lên. Biểu hiện ở 3 thể:

* Thể quá cấp tính:

- Bệnh diễn biến nhanh đến nỗi không quan sát kịp triệu chứng. Nếu chú ý chỉ

thấy con vật ủ rũ cao độ và sau 1-2 giờ lăn ra chết.

- Nhiều trường hợp gà đang ăn lăn đùng ra chết. Gà mái nhảy lên ổ đẻ rồi nằm

chết luôn tại chỗ.

Page 2: BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở GÀ, VỊT, NGAN (BỆNH TOI GÀ, VỊT, NGAN) ok.pdf

- Trạng thái quá cấp tính gà thường chết đột ngột, da tím bầm.

* Thể cấp tính: (Phổ biến)

- Gia cầm bị bệnh sốt cao 42-43°C

- Gà ủ rũ, bỏ ăn, xù lông, đi lại chậm chạp.

- Từ mũi miệng chảy ra một chất nước nhớt có bọt lẫn máu màu đỏ sẫm, giữa

thời kỳ bệnh gia cầm có thể đi ỉa phân lỏng như màu sôcola.

- Con vật ngày càng khó thở, mào yếm tím bầm do tụ máu, cuối cùng con vật

chết do ngạt thở.

Gà chết đột ngột, tỷ lệ chết cao

Page 3: BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở GÀ, VỊT, NGAN (BỆNH TOI GÀ, VỊT, NGAN) ok.pdf

Mào tích tím bầm, sưng to

* Thể mạn tính:

- Gà bệnh đầu tiên yếm sưng thuỷ thũng và đau, nơi hoại tử dần dần bị cứng lại,

về sau chỗ viêm hoại tử có thể lan rộng và hình thành cục cứng tồn tại suốt đời.

- Con vật thường gầy còm, viêm khớp (khớp đùi, đầu gối, cổ chân) và viêm

phúc mạc mạn tính.

- Gà bệnh thường xuyên đi ỉa phân nhớt vàng.

- Hiện tượng hoại tử mạn tính ở màng não có thể dẫn đến triệu chứng thần kinh.

Page 4: BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở GÀ, VỊT, NGAN (BỆNH TOI GÀ, VỊT, NGAN) ok.pdf

Gà bị viêm khớp, bên trong có dịch rỉ viêm

3. Bệnh tích

- Xác chết vẫn béo, tụ huyết nên cơ bắp tím bầm, thịt nhão, dưới da thấm dịch

nhớt keo nhày.

- Tim sưng, xoang bao tim trương to chứa dịch thẩm xuất màu vàng do viêm

ngoại tâm mạc, lớp mỡ vành tim xuất huyết.

- Phổi tụ máu, viêm phổi thùy, màu nâu thẫm, có thể chứa dịch viêm màu đỏ

nhạt, phế quản chứa nhiều dịch nhớt và bọt màu hồng.

- Gan hơi sưng, thoái hóa mỡ, trên bề mặt gan có các nốt hoại tử màu trắng xám

hoặc vàng nhạt, to bằng đầu đinh gim, đầu mũi kim, có khi nhiều nốt hoại tử

dày đặc liên kết lại với nhau thành đám.

- Lách bị tụ máu, hơi sưng (nhưng không to quá gấp đôi bình thường)

- Niêm mạc ruột tụ máu, chảy máu và viêm ; có các đám fibrin màu đỏ thẫm

che phủ bên trên.

Page 5: BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở GÀ, VỊT, NGAN (BỆNH TOI GÀ, VỊT, NGAN) ok.pdf

- Viêm lan từ phúc mạc đến buồng trứng và ống dẫn trứng. Nhiều trường hợp

thấy hiện tượng viêm khớp, các khớp xương sưng to chứa nhiều dịch thẩm xuất

màu xám đục.

Tim sưng, mỡ vành tim xuất huyết

Page 6: BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở GÀ, VỊT, NGAN (BỆNH TOI GÀ, VỊT, NGAN) ok.pdf

uất

huyết

Gan có nhiều điểm xuất huyến, hoại tử

Phổi tụ máu, viêm phôi thùy

Page 7: BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở GÀ, VỊT, NGAN (BỆNH TOI GÀ, VỊT, NGAN) ok.pdf

Nang trứng xuất huyết, trứng vỡ

4. Điều trị

Bệnh do vi khuẩn gây ra nên có thể sử dụng kháng sinh để kìm và

diệt khuẩn đồng thời kết hợp các thuốc bổ trợ nâng cao sức đề kháng, hỗ

trợ điều trị bệnh. Dùng một trong số các phác đồ điều trị hiệu quả sau:

Phác đồ 1: Dùng KHÁNG SINH TỔNG HỢP A hòa vào nước uống

hoặc trộn thức ăn theo liều: 1g/4-6kgTT kết hợp hòa ĐIỆN GIẢI

GLUCO K-C.TD theo liều 2g/lít nước uống tương đương 100g/40kgTT

trong 3-5 ngày.

- Phác đồ 2: Dùng OXYCOLIMIX hòa nước uống hoặc trộn thức ăn

theo liều 1g/1lit nước uống tương đương 1g/4-6kgTT/ngày kết hợp

Page 8: BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở GÀ, VỊT, NGAN (BỆNH TOI GÀ, VỊT, NGAN) ok.pdf

hòa ĐIỆN GIẢI GLUCO-C liều 2g/lít nước uống tương đương

100g/50kg thức ăn.

- Phác đồ 3: Dùng DOXY COLIS hòa nước uống hoặc trộn thức ăn

theo liều 1g/2lit nước uống tương đương 1kg/8-10kgTT kết hợp hòa

ĐIỆN GIẢI GLUCO-C liều 2g/lít nước uống tương đương

100g/50kg thức ăn dùng liên tục 3-5 ngày.

- Phác đồ 4: Dùng ANTI E.COLI hòa nước uống hoặc trộn thức ăn

theo liều 1g/1-1.5 lít nước uống tương đương 1g/8-10kgTT/ngày kết

hợp hòa vào nước chế phẩm LACTO-C BMG theo liều 1-2g/lít nước

uống.

- Phác đồ 5: Hòa COLI LỴ vào nước uống theo liều 1ml/1-1.5 lít nước

tương đương 1ml/9-12kgTT dùng liên tục 3-5 ngày kết hợp BMG-

Page 9: BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở GÀ, VỊT, NGAN (BỆNH TOI GÀ, VỊT, NGAN) ok.pdf

COMPLEX hòa nước uống hoặc trộn thức ăn theo liều 1g/3lit nước

uống hoặc 1g/2kg thức ăn.

- Phác đồ 6: Dùng ALFLOX ORAL hòa nước uống theo liều 1g/2lit

nước kết hợpMEN – VIT BMG hòa nước uống theo liều 2ml/lít nước

uống hoặc 2ml/10kgTT.

5. Phòng bệnh

- Vệ sinh sạch sẽ, phun thuốc sát trùng định kỳ .

- Chủng vaccine cho gà theo lịch:

Gà đẻ: Tiêm dưới da hoặc bắp thịt vaccine FC+IC (Killed) vào ngày

24 và ngày 95 để phòng bệnh sổ mũi truyền nhiễm (sưng phù đầu) và

tụ huyết trùng .

Gà lông màu: Tiêm vaccine FC+IC (Killed) vào ngày 24 để phòng

bệnh.

- Dùng các thuốc kháng sinh phòng bệnh định kỳ mỗi tháng 2-3 lần,

mỗi lần dùng 2-3 ngày, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày. Đây là cách

phòng bệnh hiệu quả và kinh tế nhất.

- Sử dụng một trong các loại kháng sinh sau: KHÁNG SINH TỔNG

HỢP A, ANTI E.COLI, DOXY COLIS, OXYCOLIMIX kết hợp

hòa ĐIỆN GIẢI GLUCO K-C.TD, ĐIỆN GIẢI GLUCO-C,

MEN – VIT BMG để nâng cao sức đề kháng.