benh noi khoa thu y

224
1 BGIÁO DC VÀ ĐÀO TO TRƯỜNG ĐI HC NÔNG NGHIP HÀ NI PGS.TS. PHM NGC THCH (chbiên) TS. CHU ĐC THNG gi¸o tr×nh ChÈn ®o¸n vμ néi khoa thó y NHÀ XUT BN NÔNG NGHIP HÀ NI - 2009

Upload: caoloanvt

Post on 21-Jul-2015

29 views

Category:

Health & Medicine


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: benh noi khoa thu y

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

PGS.TS. PHẠM NGỌC THẠCH (chủ biên) TS. CHU ĐỨC THẮNG

gi¸o tr×nh

ChÈn ®o¸n vµ néi khoa thó y

NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2009

Page 2: benh noi khoa thu y

2

Page 3: benh noi khoa thu y

3

LỜI NÓI ĐẦU

Quán triệt chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, nhận thức đúng đắn về

tầm quan trọng của chương trình, giáo trình đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo:

“Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự

nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là điều kiện để phát triển nguồn lực con người -

yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”, trên cơ sở

chương trình khung của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành và những kinh nghiệm rút ra

từ thực tế đào tạo, Bộ Giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo các trường đại học tổ chức biên

soạn chương trình, giáo trình một cách khoa học, hệ thống và cập nhập những kiến

thức thực tiễn phù hợp với đối tượng sinh viên các trường đại học.

Môn Chẩn đoán bệnh và Bệnh nội khoa Thú y trong chương trình đào tạo kỹ sư

Chăn nuôi - Thú y được đặt vào sau các môn khoa học cơ bản - giai đoạn đào tạo

chuyên ngành, nhằm phục vụ đông đảo sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung

học chuyên nghiệp chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y những kỹ năng về cơ sở nghề

nghiệp: như cách tiếp cận và cố định gia súc để khám bệnh, những phương pháp chẩn

đoán và các biện pháp phòng trị bệnh cho gia súc.

Giáo trình gồm 2 phần:

Phần thứ nhất. Chẩn đoán bệnh thú y: trang bị cho sinh viên thành thạo các

phương pháp chẩn đoán lâm sàng và các xét nghiệm đơn giản; đồng thời giới thiệu các

kỹ thuật chẩn đoán mới như: phương pháp X - quang, nội soi, siêu âm, sinh thiết,...

Phần thứ hai. Bệnh nội khoa thú y: cung cấp đầy đủ toàn diện cho sinh viên

những kiến thức cơ bản nhất, cần thiết nhất trong công tác điều trị, mỗi sinh viên cần

vận dụng những kiến thức đó một cách khéo léo, hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể,

con bệnh cụ thể để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, an toàn nhất.

Tham gia biên soạn gồm có:

Page 4: benh noi khoa thu y

4

Phần thứ nhất: Chẩn đoán bệnh Thú y

Chương 1, 2: PGS.TS. Phạm Ngọc Thạch

Chương 3: TS. Chu Đức Thắng, PGS.TS. Phạm Ngọc Thạch

Phần thứ hai: Bệnh nội khoa Thú y

Chương 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10: PGS.TS. Phạm Ngọc Thạch

Do thời gian có hạn nên cuốn giáo trình không thể tránh khỏi những thiếu sót,

chúng tôi mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp và bạn đọc để lần xuất bản sau

được tốt hơn.

Xin chân thành cám ơn.

PGS.TS. Phạm Ngọc Thạch

Page 5: benh noi khoa thu y

5

Phần thứ nhất

CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG THÚ Y

Chương 1

ĐẠI CƯƠNG VỀ CHẨN ĐOÁN BỆNH

Tóm tắt nội dung: nêu rõ một số khái niệm về chẩn đoán, các phương pháp chẩn đoán bệnh trong thú y.

Mục tiêu: giúp cho sinh viên chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y có những kiến thức cơ bản trong khám bệnh cũng như các thuật ngữ chuyên ngành thường dùng.

1.1. KHÁI NIỆM VỀ CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI CHẨN ĐOÁN

1.1.1. Khái niệm chẩn đoán

Chẩn đoán là phán đoán qua việc phát hiện, kiểm tra, phân tích, tổng hợp các triệu chứng để đưa ra kết luận chẩn đoán về bệnh gì và mức độ mắc bệnh.

Một chẩn đoán đầy đủ và chính xác cần phải làm rõ được các nội dung sau:

- Vị trí bệnh trong cơ thể

- Tính chất của bệnh

- Hình thức và mức độ của những rối loạn trong cơ thể bệnh

- Nguyên nhân gây bệnh

Tuy nhiên, một quá trình bệnh diễn ra trong cơ thể thường phức tạp, chẩn đoán dù có tỉ mỉ đến đâu cũng khó phát hiện hết những thay đổi của các quá trình đó và trả lời được đầy đủ các nội dung trên. Chẩn đoán lâm sàng càng cẩn thận, tỉ mỉ dựa trên nhiều mặt thì càng chính xác.

Chú ý:

- Kết luận chẩn đoán có thể thay đổi theo quá trình bệnh.

- Gia súc có nhiều loại, đặc điểm sinh lý và các biểu hiện bệnh lý ở chúng cũng rất khác nhau. Phải cố gắng hiểu rõ và nắm được các đặc điểm sinh lý, các biểu hiện bệnh lý của từng loại gia súc, vận dụng thành thạo các phương pháp chẩn đoán thích hợp để rút ra một kết luận chính xác cho chẩn đoán.

Page 6: benh noi khoa thu y

6

1.1.2. Phân loại chẩn đoán

a. Phân loại theo phương pháp chẩn đoán

Theo phương pháp người ta chia chẩn đoán ra thành:

- Chẩn đoán trực tiếp: Đây là phương pháp chẩn đoán dựa vào các triệu chứng chủ yếu. Biện pháp này chỉ thực hiện hiệu quả khi con vật bệnh biểu hiện các triệu chứng đặc trưng, điển hình.

Ví dụ: Căn cứ vào các triệu chứng của trâu bò như lõm hông bên trái căng phồng, gõ vào thấy âm trống, con vật đau bụng, bồn chồn khó chịu,…để kết luận con vật bị chướng hơi dạ cỏ.

- Chẩn đoán phân biệt: Đây là biện pháp tổng hợp tất cả các triệu chứng mà con vật bệnh biểu hiện, sau đó phân tích, so sánh, liên hệ với các bệnh liên quan, dùng phương pháp loại trừ dần những bệnh có những điểm không phù hợp, cuối cùng còn lại một bệnh có nhiều khả năng mà bệnh súc cần chẩn đoán mắc phải.

- Chẩn đoán theo dõi: Trong một số trường hợp con vật bệnh không biểu hiện các triệu chứng điển hình, do vậy ta không thể đưa ra được kết luận chẩn đoán sau khi khám mà phải tiếp tục theo dõi để phát hiện thêm những triệu chứng mới; thu thập thêm cơ sở, căn cứ để kết luận chẩn đoán.

- Chẩn đoán dựa vào kết quả điều trị: Nhiều trường hợp con vật có triệu chứng lâm sàng, mà triệu chứng này lại có ở hai hay nhiều bệnh khác nhau, khi khám ta rất khó kết luận là bệnh nào. Khi đó ta dùng phác đồ điều trị một trong các bệnh đó và căn cứ vào kết quả điều trị để đưa ra kết luận chẩn đoán.

b. Phân loại theo thời gian chẩn đoán

Theo thời gian chẩn đoán được chia làm các loại sau:

- Chẩn đoán sớm: là đưa ra được các kết luận chẩn đoán ngay ở thời kì đầu của bệnh. Chẩn đoán sớm mang lại hiệu quả cao trong phòng và trị bệnh.

- Chẩn đoán muộn: là các kết luận chẩn đoán được đưa ra vào thời kì cuối bệnh, thậm chí khi gia súc chết mổ khám mới chẩn đoán được bệnh.

c. Phân loại theo mức độ chính xác

Theo mức độ chính xác, chẩn đoán được phân ra làm các loại sau:

- Chẩn đoán sơ bộ: là việc đưa ra các kết luận chẩn đoán ngay sau khi khám bệnh để làm cơ sở cho điều trị. Chẩn đoán sơ bộ đưa ra các kết luận chưa được chính xác, do vậy cần tiếp tục theo dõi con vật bệnh để đưa ra các kết luận chẩn đoán chính xác hơn.

- Chẩn đoán cuối cùng: là việc đưa ra các kết luận chẩn đoán sau khi đã khám kĩ và căn cứ vào triệu chứng đặc trưng, sau một thời gian theo dõi cần thiết, căn cứ vào kết quả điều trị.

Page 7: benh noi khoa thu y

7

- Chẩn đoán nghi vấn: Đây là biện pháp thường gặp trong lâm sàng thú y, khi thấy một ca bệnh không có triệu chứng đặc trưng, điển hình, khi đó thường đưa ra các kết luận nghi vấn về bệnh để làm cơ sở cho điều trị. Kết luận nghi vấn cần được kiểm nghiệm thông qua việc theo dõi bệnh súc và kết quả điều trị.

1.2. KHÁI NIỆM VỀ TRIỆU CHỨNG VÀ PHÂN LOẠI TRIỆU CHỨNG

1.2.1. Khái niệm triệu chứng

Triệu chứng là những rối loạn bệnh lý do nguyên nhân bệnh gây ra như những biểu hiện khác thường về cơ năng (tăng nhịp tim, tăng huyết áp,…) và những biểu hiện bệnh lý (ổ viêm, vết loét,…).

Triệu chứng xuất hiện khi nguyên nhân gây bệnh đủ sức làm rối loạn sự hoạt động bình thường của cơ thể.

Nhiệm vụ rất quan trọng của chẩn đoán là phát hiện triệu chứng của bệnh. Khi con vật mắc bệnh có thể biểu hiện rất nhiều các triệu chứng khác nhau, mỗi triệu chứng có một giá trị chẩn đoán nhất định.

1.2.2. Phân loại triệu chứng

a. Phân loại theo phạm vi biểu hiện

- Triệu chứng cục bộ: là những rối loạn bệnh lý xuất hiện ở một bộ phận hay một khí quan nào đó của con vật bệnh.

Ví dụ: Khi con vật bị đau mắt: mắt có biểu hiện sưng đỏ, chảy nước mắt, nếu nặng chảy mủ, mắt sưng húp, con vật không nhìn thấy được (hình 1.1).

- Triệu chứng toàn thân: là những rối loạn bệnh lý xuất hiện do các phản ứng trên toàn bộ cơ thể đối với một nguyên nhân gây bệnh.

Ví dụ: Con vật có biểu hiện mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn, sốt, rối loạn tuần hoàn. Như vậy, triệu chứng toàn thân nói lên tình trạng cơ thể.

b. Phân loại theo giá trị chẩn đoán

- Triệu chứng đặc thù: là triệu chứng đặc trưng chỉ có ở một bệnh nào đó, khi gặp triệu chứng ấy thì chẩn đoán ngay được bệnh đó. Triệu chứng đặc thù chỉ có ở một số bệnh, không phải bệnh nào cũng có triệu chứng này.

Ví dụ: Các dấu đỏ có hình: vuông, tròn, đa giác,…ở trên da của lợn trong bệnh Đóng dấu lợn là triệu chứng đặc thù (hình 1.2)

Hình 1.1. Ngựa đau mắt

Page 8: benh noi khoa thu y

8

- Triệu chứng chủ yếu và triệu chứng thứ yếu:

Khi con vật bị bệnh nào đó có thể có nhiều triệu chứng. Trong đó, một số triệu chứng thường gặp hoặc đặc trưng trong bệnh đó, những triệu chứng này gọi là triệu chứng chủ yếu (có nhiều ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh). Một số triệu chứng khác ít gặp hoặc không đặc trưng gọi là triệu chứng thứ yếu (ít có ý nghĩa chẩn đoán).

Ví dụ: Khi con vật bị bệnh đường hô hấp thường có các triệu chứng chủ yếu là ho, khó thở,... có thể có các triệu chứng thứ yếu: rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, bỏ ăn,…

- Triệu chứng điển hình và triệu chứng không điển hình:

Triệu chứng điển hình là những triệu chứng phản ánh quá trình phát triển điển hình của bệnh. Qua triệu chứng điển hình người ta xác định được giai đoạn tiến triển của bệnh.

Ví dụ: Quá trình phát triển của bệnh thùy phế viêm thường có ba giai đoạn (xung huyết gan hóa, tiêu tan), tương ứng với ba giai đoạn này khi ta khám bằng cách gõ vào vùng phổi của con vật phát ra các âm như sau: âm bùng hơi, âm đục.

Nhiều bệnh có những triệu chứng không hoàn toàn theo quy luật phát triển thường thấy của bệnh, những triệu chứng như vậy gọi là triệu chứng không điển hình.

- Triệu chứng cố định và triệu chứng ngẫu nhiên: Triệu chứng cố định là triệu trứng thường có trong một số bệnh. Triệu chứng ngẫu nhiên là triệu chứng có lúc xuất hiện, có lúc không trong một bệnh nào đó.

Ví dụ: Âm ran trong một số bệnh như: viêm phế quản phổi, thùy phế viêm, viêm phổi hoại thư và hóa mủ,... là triệu chứng cố định.

Trong bệnh viêm dạ dày cata mạn tính con vật đôi khi có triệu chứng thần kinh (run rẩy hoặc co giật), đó là triệu chứng ngẫu nhiên.

- Triệu chứng trường diễn và triệu chứng nhất thời: Triệu chứng trường diễn là triệu chứng xuất hiện trong suốt quá trình bệnh. Triệu trứng nhất thời chỉ xuất hiện trong một giai đoạn tiến triển của bệnh.

Ví dụ: Trong bệnh viêm phế quản phổi, con vật ho suốt quá trình bệnh, lúc đầu là ho khan và ngắn, con vật có cảm giác đau. Sau đó tiếng ho ướt và kéo dài, con vật bớt đau. Như vậy, ho là triệu chứng trường diễn trong bệnh này. Khi nghe vùng phổi, lúc đầu thấy âm ran ướt sau thấy âm vò tóc, như vậy âm ran là triệu chứng nhất thời.

- Hội chứng: là triệu chứng chung cho nhiều bệnh, thường gồm nhiều triệu chứng xuất hiện chồng lên nhau.

Hình 1.2. Dấu son trên da lợn bệnh bệnh

Page 9: benh noi khoa thu y

9

Ví dụ: Hội chứng hoàng đản, hội chứng tiêu chảy, hội chứng đau bụng ngựa, hội chứng ure huyết,…

1.3. KHÁI NIỆM VỀ TIÊN LƯỢNG VÀ PHÂN LOẠI TIÊN LƯỢNG

1.3.1. Khái niệm tiên lượng

Tiên lượng là việc người khám đưa ra các dự kiến về thời gian kéo dài của bệnh, các bệnh kế phát có thể xảy ra, khả năng cuối cùng của bệnh,... sau khi đã khám bệnh kĩ lưỡng và nắm chắc tình hình bệnh. Chẩn đoán bệnh là kết luận của hiện tại, còn tiên lượng là đưa ra các dự kiến trong tương lai.

Tiên lượng là một công việc phức tạp, đòi hỏi phải có sự suy xét nhiều mặt. Tiên lượng không chỉ đánh giá vật bệnh sống hay chết, khỏi hay không khỏi mà còn phải tính đến tốn kém bao nhiêu, có kinh tế hay không,... Do vậy, tiên lượng rất có ý nghĩa trong điều trị lâm sàng thú y. Để đánh giá tiên lượng được tốt, người bác sĩ thú y phải vững về chuyên môn, giàu kinh nghiệm công tác và am hiểu về kiến thức kinh tế, xã hội.

1.3.2. Phân loại tiên lượng

Tiên lượng tốt: Bệnh súc có khả năng khỏi bệnh, khôi phục được sức khỏe, khôi phục được khả năng sản xuất và vẫn giữ được giá trị kinh tế.

Tiên lượng không tốt: Bệnh súc chết hoặc không có khả năng khỏi bệnh hoàn toàn, mất khả năng sản xuất hoặc mất năng lực làm việc. Nếu điều trị khỏi cũng mất nhiều thời gian và tiêu tồn nhiều tiền của.

Tiên lượng nghi ngờ: là trường hợp bệnh súc có biểu hiện bệnh phức tạp, triệu chứng không điển hình, không đủ cơ sở để đưa ra đánh giá tiên lượng về bệnh. Tuy nhiên, một số trường hợp cần có kết luận tiên lượng để có biện pháp xử lí tiếp, nhưng kết luận đó không chắn chắn, đó là tiên lượng nghi ngờ.

1.4. PHƯƠNG PHÁP GẦN VÀ CỐ ĐỊNH GIA SÚC

1.4.1. Phương pháp gần gia súc

Để đảm bảo an toàn cho người và gia súc, khi khám bệnh và trị bệnh cho gia súc phải biết cách gần gia súc.

Trước khi tiếp xúc với gia súc cần phải hỏi kĩ chủ gia súc để biết được tính tình của con vật như con vật có hay cắn, hay đá không?,... Người khám khi gần gia súc phải có thái đội ôn hòa, bình tĩnh, động tác nhẹ nhàng, dứt khoát, không nên có những động tác thô bạo làm cho gia súc sợ sệt, phản ứng mạnh.

Đối với trâu bò và ngựa: Để tiếp cận, người khám nên đứng trước gia súc, cách khoảng 1m, rồi từ từ tiến lại gần, một tay cầm dây cương (ngựa) hoặc dây mũi (trâu bò), tay kia xoa hoặc vỗ nhẹ nhàng vào con vật để làm quen.

Page 10: benh noi khoa thu y

10

Đối với chó: Để tiếp cận, người khám nên biết tên con vật và dùng thức ăn.

Đối với lợn: nên dùng thức ăn để tiếp cận.

1.4.2. Phương pháp cố định gia súc

a. Ý nghĩa của việc cố định gia súc

Để tiến hành tốt các thao tác: tiêm, lấy máu, băng bó vết thương, làm các phẫu thuật ngoại khoa như mổ dạ cỏ, thiến trâu bò đực,... hoặc cho chúng uống thuốc, người cán bộ thú y thường phải bắt giữ và cố định chúng (trâu, bò, lợn,…). Hiệu quả của các công việc trên phụ thuộc rất lớn vào khâu cố định gia súc.

b. Các khâu chuẩn bị để cố định gia súc

Kiểm tra kỹ các dụng cụ dùng để cố định như dây thừng, gióng gia súc,... xem có đủ và chắc chắn không?

Phải biết sơ qua về tính tình con vật trước khi tiếp xúc.

Phải làm quen gia súc, thao tác nhanh nhẹn, dứt khoát, tránh những động tác quá thô bạo làm cho gia súc sợ hãi hoặc phản ứng mạnh dẫn đến khó khăn cho việc cố định chúng.

c. Một số phương pháp cố định gia súc

* Đối với trâu bò

- Phương pháp kẹp cổ:

Chọn 2 đoạn tre hoặc 2 đoạn cây chắc chắn, chôn xuống đất chéo nhau. Phía trên buộc lại tạo ra một khe vừa đủ cho trâu, bò chui qua (cũng có thể lợi dụng những cây có 2 chẽ phù hợp để cố định). Khi cố định trâu, bò thít chặt 2 dây ở 2 nút A, B. Có một người giữ thừng mũi (hình 1.3).

- Phương pháp cột cố định và buộc sừng hình số 8

Chọn một gốc cây tự nhiên hoặc chôn một cột gỗ chắc chắn. Ghì trán trâu, bò vào sát cột và buộc sừng vào cột theo hình số 8, thít chặt sừng vào cột. Cần có một người giữ mũi trâu và đầu dây thừng số 8 để trâu đứng yên khi tiêm hoặc thực hiện các thủ thuật khác (hình 1.4)

- Phương pháp cố định đứng (Cố định trâu bò trong giá 4 trụ)

Hình 1.3. Kẹp cổ và 2 nút dây thắt

Page 11: benh noi khoa thu y

11

Hình 1.4. Cột hình số 8 sừng trâu vào cột hoặc gốc cây

Hình 1.5. Giữ trâu bò đực trong giá bốn trụ để thiến

Phần đầu và phần cổ được kẹp và buộc chặt (hình 1.5) để gia súc chỉ đứng tại chỗ, không tiến lên, cũng không lùi lại được. Hai chân sau dùng thừng buộc theo hình số 8. Phần ngực và bụng dùng dây thừng chắc buộc đỡ vào gióng. Không cho gia súc nằm xuống để dễ dàng thực hiện phẫu thuật hoặc khám bệnh.

- Phương pháp vật trâu bò

Trong một số phẫu thuật ngoại khoa bắt buộc phải vật ngã trâu, bò để cố định chúng. Có nhiều phương pháp vật trâu bò nhưng thường dùng phương pháp sau:

Chuẩn bị buộc: Lấy một dây thừng thật chắc chắn dài 5 - 6m. Một đầu thừng buộc cố định vào hai sừng gia súc, phần còn lại cuốn lần lượt làm 2 vòng (hình dưới). Một vòng sau nách và một vòng trước đùi gia súc. Đoạn còn lại kéo thẳng dọc theo thân gia súc.

Vật gia súc: Tiến hành theo trình tự sau: Một người khoẻ mạnh giữ 2 sừng để bẻ đầu con vật ngược theo chiều định cho con vật ngã. Hai hoặc ba người kéo đoạn dây thừng còn lại theo chiều dọc thân gia súc (hình 1.6).

Chú ý:

- Phải có sự thống nhất giữa người bẻ đầu gia súc và những người kéo thừng ở phía sau. Trước khi vật phải kiểm tra mặt đất không gồ ghề, không có gạch đá và không nên cho gia súc này ăn quá no.

Hình 1.6. Phương pháp vật bò để cố định

Page 12: benh noi khoa thu y

12

- Khi con vật nằm xuống phải có người đè chặt đầu và ghìm sừng con vật xuống sát đất. Lấy dây thừng khác buộc hai chân sau và hai chân trước của trâu bò chụm lại với nhau. Dây thừng phải buộc sao cho khi không cần dùng nữa, cởi ra một cách dễ dàng nhanh chóng.

* Đối với bê nghé: Người ta thường túm chân vật nằm, đè cố để cố định chúng

Hình 1.7. Cố định nghé (túm chân vật nằm)

* Đối với dê cừu: Để cố định, người ta thường đứng dọc theo chiều con vật, hai chân kẹp vào hai thành bụng, hai tay nắm chặt sừng con vật.

Hình 1.8. Phương pháp cố định dê Hình 1.9A. Phương pháp cố định lợn

* Cố định lợn:

- Đối với lợn lớn: Lợn được cố định bằng cách lồng một thòng lọng vào hàm trên, sau đó lồng tiếp thòng lọng thứ 2 quanh mõm để giữ cho hàm của nó đóng lại.

- Đối với lợn con: Người ta thường dùng phương pháp túm chân lợn kẹp giữa hai đùi để cố định lợn con (hình 1.10)

Page 13: benh noi khoa thu y

13

Hình 1.9B. Phương pháp cố định lợn lớn Hình 1.10. Phương pháp cố định lợn con (túm chân lợn kẹp giữa hai đùi)

* Cố định chó:

Người ta thường dùng phương pháp đeo rọ mõm hoặc buộc mõm chó.

- Phương pháp buộc mõm chó: Đầu tiên phải đeo rọ mõm hoặc bộc mồm chó, sau đó dùng dây vải cho vào mồm, phía trong răng nanh, rồi buộc hàm dưới lại, vòng dây buộc lên hàm trên, cuối cùng thắt nút lại ở phía sau cổ (hình 1.11)

- Phương pháp đeo rọ mõm chó:

Hình 1.11A. Phương pháp buộc mõm chó Hình 1.11B. Phương pháp đeo rọ mõm chó

* Cố định gà

- Đối với gà lớn: Dùng bàn tay trái luồn xuống dưới lườn rồi nhấc gà ra khỏi chuồng. Hoặc dùng tay phải túm lấy 2 chân gà nhấc ra khỏi lồng. Sau đó đặt gà xuống, tay phải cố định 2 chân gà. Tay trái nhẹ nhàng mở cánh gà ra để người thứ 2 làm các thao tác (tiêm, chủng vacxin).

Page 14: benh noi khoa thu y

14

- Đối với gà con: Đặt gà con trong lòng bàn tay trái, dùng ngón trỏ và ngón cái cố định cổ gà để đầu gà hướng lên trên cho tiện việc nhỏ thuốc vào mắt, mũi gà hoặc cho gà uống thuốc.

1.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁM BỆNH

Để khám bệnh cho gia súc có rất nhiều các phương pháp khác nhau. Các phương pháp khám bệnh cho gia súc được chia làm hai nhóm gồm: các phương pháp khám cơ bản: nhìn, sờ, nắn, gõ, nghe và các phương pháp khám bệnh đặc biệt (xét nghiệm, X - quang, siêu âm, nội soi,... )

Phần lớn triệu chứng được phát hiện nhờ các phương pháp khám cơ bản. Tuy nhiên khi mắc bệnh con vật còn có những biểu hiện phi lâm sàng, những biểu hiện này chỉ có thể phát được nhờ các phương pháp khám đặc biệt như đã nêu trên.

1.5.1. Các phương pháp khám cơ bản

a. Phương pháp quan sát (nhìn)

Đây là phương pháp khám bệnh đơn giản nhưng chính xác, được sử dụng rộng rãi trong lâm sàng thú y, là phương pháp được sử dụng trước tiên trong chẩn đoán bệnh gia súc. Qua phương pháp này ta có thể biết được trạng thái gia súc, cách đi đứng, màu sắc và tình trạng lông, da, niêm mạc và các triệu chứng khác của con vật. Đồng thời quan sát giúp ta đánh giá được chất lượng đàn gia súc, sàng lọc được những con có nghi vấn mắc bệnh.

Khi quan sát tùy theo mục đích và vị trí nhìn mà ta đứng xa hay đứng gần gia súc. Nhìn chung ta nên quan sát từ xa đến gần, từ tổng quát đến từng bộ phận (hình 1.12).

- Nhìn toàn thân: là quan sát trạng thái, thái độ, cử động, tình hình dinh dưỡng, dáng điệu,... của gia súc.

- Nhìn cục bộ: nhìn lần lượt từ trước ra sau, từ trái qua phải, lần lượt các cơ quan bộ phận như đầu, cổ, lồng ngực, vùng bụng, bốn chân,... để phát hiện những biến đổi bất thường nếu có như vết thương, vết loét, mụn, nốt, nước mắt, nước mũi, dử, lông rụng,…

Nên quan sát nhờ ánh sáng ban ngày, nếu buổi tối hoặc thiếu ánh sáng có thể sử dụng ánh sáng điện hoặc đèn chiếu. Cần quan sát đối chiếu, so sánh giữa hai bộ phận

Hình 1.12. Phương pháp quan sát

Page 15: benh noi khoa thu y

15

tương ứng của con vật: hai bên mông, hai bên thành bụng, hai bên ngực, hai bên chân,... và có sự so sánh giữa cơ quan tổ chức đau với cơ quan tổ chức lành để thấy được những biến đổi bất thường.

b. Phương pháp sờ nắn

Sờ nắn là phương pháp dùng cảm giác của ngón tay, bàn tay để kiểm tra chỗ khám, xác định nhiệt độ, độ ẩm, trạng thái,... và sự mẫn cảm của tổ chức cơ thể gia súc. Sờ nắn cũng biết được cảm giác của con vật khi đau. Qua sờ nắn người khám còn xác định được tình trạng mạch của gia súc, sờ nắn để đo huyết áp, để khám trực tràng. Do vậy, sờ nắn là phương pháp thường dùng trong thú y (hình 1.13).

Sờ nắn có hai cách sau:

- Sờ nắn nông: là việc sờ nắn những cơ quan bộ phận nông để biết được ôn độ, độ ẩm của da, lực căng của cơ, tần số hô hấp, nhịp tim,…

- Sờ nắn sâu: dùng để khám các khí quan, tổ chức sâu trong cơ thể gia súc (ví dụ: Sờ nắn dạ cỏ trâu bò).

Khi sờ nắn kiểm tra các khí quan, tổ chức của cơ thể gia súc, nhờ cảm giác tay ta có thể nhận biết các trạng thái sau:

- Dạng rất cứng: Như sờ vào xương.

- Dạng cứng: Như sờ vào gan, thận.

- Dạng bột nhão: Cảm giác mềm như bột, ấn tay rồi bỏ ra để lại vết. Dạng này thường do tổ chức bị thấm ướt (ví dụ: bị thủy thũng).

- Dạng ba động: Khi sờ thấy cảm giác lùng nhùng, di động, ấn vào giữa thì lõm xuống. Dạng này là do tổ chức mất đàn tính vì thấm đầy nước (Ví dụ: Các tổ chức bị mưng mủ).

- Dạng khí thũng: Sờ vào thấy cảm giác mềm, chứa đầy khí. Ấn mạnh vào tổ chức nghe thấy tiếng kêu lép bép do khí lấn sang phần tổ chức bên cạnh. Dạng này có thể do tổ chức tích khí hoặc có túi không khí.

Sờ nắn là phương pháp khám bệnh đơn giản, tuy nhiên để sờ nắn mang lại hiệu quả cao đòi hỏi người khám phải nắm vững về vị trí giải phẫu và có kinh nghiệm trong chẩn đoán bệnh.

Hình 1.13. Phương pháp sờ nắn

Page 16: benh noi khoa thu y

16

c. Phương pháp gõ

Gõ là phương pháp khám bệnh cơ bản, mà cơ sở của nó là âm hưởng, âm thanh do các vật thể chấn động tạo ra. Các vật thể khác nhau, ở trong các trạng thái khác nhau khi gõ sẽ cho các âm thanh khác nhau. Do vậy, các khí quan tổ chức khác nhau trong cơ thể gia súc có cấu tạo và tính chất khác nhau nên khi gõ sẽ phát ra các âm thanh khác nhau. Trong trạng thái bệnh lí, các cơ quan tổ chức cũng thay đổi về tính chất, khi đó âm phát ra khi gõ sẽ thay đổi.

* Kỹ thuật gõ

Tùy theo gia súc cần khám bệnh lớn hay nhỏ mà ta có thể áp dụng các phương pháp gõ sau:

Gõ trực tiếp: dùng ngón trỏ và ngón giữa của tay thuận gõ theo chiều thẳng đứng (vuông góc) vời bề mặt của tổ chức khí quan cần khám. Với cách gõ này, lực gõ không lớn, âm phát ra nhỏ, thường áp dụng với gia súc nhỏ.

Gõ gián tiếp: là các phương pháp gõ qua một vật trung gian

- Gõ qua ngón tay: dùng ngón giữa và ngón trỏ tay trái đặt sát lên bề mặt tổ chức khí quan cần khám của gia súc, ngón giữa và ngón trỏ của tay phải gõ lên vuông góc với hai ngón tay trái. Phương pháp này thường áp dụng để khám cho các loài gia súc nhỏ ( dê, cừu, chó, mèo,…)

- Gõ bằng búa qua bản gõ:

Búa gõ có kích thước và trọng lượng khác nhau tùy theo vóc dáng của gia súc. Đối với gia súc nhỏ thường dùng loại búa có trọng lượng nhẹ từ 60 - 75 gam, gia súc lớn dùng loại búa nặng hơn 120 - 160 gam (hình 1.14)

Bản gõ được làm cùng vật liệu với búa gõ, có thể bằng gỗ, sừng, nhựa hay kim loại. Bản gõ có loại hình vuông, hình tròn dài, hình chữ nhật,... sao cho thuận tiện, dễ thao tác, áp sát được vào thân con vật.

Cách gõ: Tay trái cầm bản gõ (phiến gõ) đặt sát lên bề mặt khí quan tổ chức của gia súc cần khám. Tay phải cầm búa gõ, gõ dứt khoát từng tiếng một. Lực gõ mạnh hay nhẹ phụ thuộc vào tổ chức cần gõ to hay bé, ở nông hay sâu. Khi gõ mạnh, các chấn động có thể lan trên bề mặt cơ thể từ 4 - 6cm, sâu đến 7cm, còn nếu gõ nhẹ các chấn động lan 2 - 3cm và sâu 4cm.

Khi gõ nên để gia súc ở nơi yên tĩnh, không có tạp âm để tránh làm lẫn tạp với âm gõ. Do vậy, nên để gia súc ở trong phòng có diện tích phù hợp và đóng kín cửa.

* Những âm gõ

Tùy theo đặc điểm và tính chất của các tổ chức, khí quan mà có các âm gõ sau:

Hình 1.14. Búa gõ và bản gõ

Page 17: benh noi khoa thu y

17

- Âm trong: âm này vang mạnh, âm hưởng kéo dài

Ví dụ: khi gia súc khỏe mạnh nếu ta gõ vùng phổi và vùng manh tràng thí âm phát ra sẽ trong.

- Âm đục: âm này có tiếng vang yếu và ngắn

Ví dụ: khi gõ vùng gan hoặc vùng có bắp cơ dày sẽ phát ra âm đục. Khi phổi bị thùy phế viêm ở giai đoạn gan hóa ta gõ cũng sẽ nghe thấy có âm đục.

- Âm đục tương đối: là âm phát ra khi ta gõ vùng rìa phổi, vùng quanh tim hoặc vùng phổi bị xung huyết (do tổ chức phổi vừa chứa nước, vừa chứa khí),…

- Âm trống: là những âm to nhưng không vang

Ví dụ: âm phát ra khi ta gõ vào vùng dạ cỏ hoặc vùng manh tràng ở gia súc nhai lại khỏe mạnh.

d. Phương pháp nghe

Nghe là phương pháp dùng trực tiếp tai hoặc qua dụng cụ chuyên dụng để nghe những âm phát ra từ các khí quan bộ phận của của cơ thể gia súc như tim, phổi, dạ dày, ruột,…để biết được trạng thái và sự hoạt động của các cơ quan, bộ phận đó.

* Các phương pháp nghe: có hai phương pháp nghe

Nghe trực tiếp: là cách dùng trực tiếp tai, áp sát vào cơ thể gia súc để nghe, người nghe có thể dùng một miếng vải hoặc miếng khăn sạch phủ lên vùng cần nghe trên cơ thể gia súc để giữ vệ sinh.

Khi nghe phần ngực của gia súc thì người nghe quay mặt về phía đầu gia súc, còn khi nghe phần bụng của gia súc thì người nghe quay mặt về phía sau của con vật. Khi nghe tay bên trong của người nghe đặt lên sống lưng của con vật.

Nghe gián tiếp: Đây là phương pháp nghe qua ống nghe. Hiện nay người ta thường dùng ống nghe hai loa có độ phóng đại âm thanh lớn, sử dụng thuận lợi và âm nghe được rõ, không lẫn tạp âm (hình 1.15).

* Điều kiện nghe

- Để gia súc ở nơi yên tĩnh, tránh gió to, không làm gia súc rung da, gia súc phải đứng ở tư thế thoải mái.

- Nghe lần lượt từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, ở mỗi vị trí phải nghe lâu để xác định rõ âm thanh nghe được.

Hình 1.15. Nghe tim bò

Page 18: benh noi khoa thu y

18

- Khi nghe phải có sự so sánh đối chiếu giữa hai bên ngực, nếu muốn nghe rõ thì cho gia súc vận động trong vài phút.

1.5.2. Các phương pháp khám đặc biệt

Trong nhiều trường hợp, các phương pháp khám cơ bản không thể đưa ra những kết luận chẩn đoán chính xác hoặc cần phải có thêm căn cứ để kết luận về bệnh thì việc sử dụng các biện pháp khám đặc biệt là cần thiết. Các phương pháp khám đặc biệt bao gồm các phương pháp sau

a. Xét nghiệm

Trong một số bệnh cụ thể cần phải tiến hành một số xét nghiệm cận lâm sàng (trong phòng thí nghiệm) như các xét nghiệm máu, phân, nước tiểu, sữa,...

b. X - quang

Chẩn đoán X - quang là những phương pháp dùng tia Rơnghen để khám xét các khí quan trong cơ thể.

Những phương pháp đó dựa vào:

- Tính chất đâm xuyên sâu của tia Rơn-ghen.

- Sự hấp thụ tia Rơn-ghen khác nhau của các phần tử trong cơ thể.

Do các mô hấp thụ tia Rơn-ghen khác nhau nhiều hay ít nên nó tạo ra những hình X - quang đậm hay nhạt.

Vì tia Rơn-ghen không tác dụng trên võng mạc mắt nên để thấy các hình ảnh đó, người ta phải dùng các phương pháp đặc biệt sau:

- Phương pháp chụp X - quang: dùng phim ảnh để chụp (hình 1.16).

- Phương pháp chiếu X - quang hay chiếu điện: dùng màn chiếu huỳnh quang hoặc dùng tăng sáng truyền hình. Hiện nay, người ta không dùng chiếu X - quang dưới màn huỳnh quang mà chỉ chiếu X - quang dưới tăng sáng truyền hình để giảm liều nhiễu xạ, bảo vệ cho thầy thuốc và cơ thể bệnh, đồng thời cho chất lượng hình ảnh tốt hơn.

Khi cần thấy rõ chi tiết cấu tạo của một bộ phận cụ thể của cơ thể như: xương, phổi,... người ta sử dụng phương pháp chụp X - quang. Tuy nhiên, khi muốn khám xét các bộ phận theo đủ mọi hướng và muốn thấy sự chuyển động của các cơ quan như: nhu động của dạ dày ruột,... người ta dùng phương pháp chiếu X - quang.

Hai phương pháp trên không mâu thuẫn với nhau mà được sử dụng kết hợp với nhau nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác chẩn đoán bệnh.

Hình 1.16. Chụp X - quang

Page 19: benh noi khoa thu y

19

c. Siêu âm

* Nguyên lý

J. Curie (1880) và Lippman (1981) đã tìm ra sóng siêu âm trên cơ sở hiệu ứng áp điện. Trên cơ sở tinh thể áp điện ép vào, giãn ra dưới ảnh hưởng của dòng điện xoay chiều tạo ra năng lượng âm học, người ta chế tạo ra các đầu dò phát và thu sóng siêu âm. Các sóng âm được phát ra từ đầu dò xuyên qua các tổ chức cơ thể, dội lại một phần năng lượng nếu gặp các tổ chức kháng âm của tổ chức khác nhau. Phần sóng âm còn lại tiếp tục truyền đi và dội lại tới khi không còn năng lượng.

Các sóng âm dội lại trở về đầu dò phát sóng được đưa vào bộ phận tiếp nhận khuếch đại của máy siêu âm để xuất hiện trên màn hiện sóng. Tín hiệu ghi nhận trên màn hiện sóng phản ánh cấu trúc của tổ chức khi sóng siêu âm truyền qua như kích thước, độ dày, biên độ di động, khoảng cách giữa các cấu trúc,…

Siêu âm là những sóng âm có tần số cao hơn 20.000 Hz, có đặc tính:

- Sự phát xạ của siêu âm

- Tính dẫn truyền của siêu âm.

- Sự phản hồi của siêu âm khi truyền qua môi trường khác nhau của các cơ quan.

- Sự suy giảm của siêu âm

* Tính ưu việt của siêu âm

- Phương pháp thăm dò không chảy máu

- Không độc hại cho cơ thể nên thăm dò được nhiều lần để theo dõi diễn biến bệnh.

- Sử dụng dễ dàng và có kết quả nhanh chóng.

d. Nội soi

Để chẩn đoán bệnh nhất là bệnh đường tiêu hoá, hiện nay trong y học dùng các phương pháp nội soi: soi dạ dày - tá tràng, soi đại tràng, soi hậu môn - trực tràng, soi ổ bụng (hình 1.18)

Hình 1.17. Siêu âm chẩn đoán bệnh

Hình 1.18. Phương pháp nội soi khí quản ở gia súc

Page 20: benh noi khoa thu y

20

Soi dạ dày - tá tràng là phương pháp thăm dò bên trong ống tiêu hoá từ thực quản đến tá tràng nhờ máy nội soi dạ dày tá tràng ống mềm.

Soi đại tràng, hậu môn - trực tràng là phương pháp chẩn đoán có sử dụng ống soi mềm đưa từ hậu môn đi ngược lên manh tràng để quan sát tổn thương của từ hậu môn lên đại tràng.

Soi ổ bụng là phương pháp thăm dò trực tiếp về hình thái một số cơ quan trong ổ bụng, đánh giá tình trạng bất thường và mối liên quan giữa các cơ quan đó. Qua soi ổ bụng có thể sinh thiết để chẩn đoán bệnh. Phương pháp này đòi hỏi sự vô trùng tuyệt đối, tuân theo những chỉ định và chống chỉ định để hạn chế những tai biến có thể xảy ra, nguy hiểm đến con bệnh (Ví dụ: nhiễm trùng, chảy máu,…). Ngày nay, người ta áp dụng nội soi điều trị để thay thế một số phẫu thuật thường qui ngày càng được áp dụng rộng rãi ở các cơ sở nội khoa, ngoại khoa, sản khoa. Phẫu thật qua nội soi có nhiều ưu điểm: thời gian ngắn hơn, chăm sóc sau phẫu thuật đơn giản hơn, có lợi cho sức khoẻ con bệnh.

Page 21: benh noi khoa thu y

21

Chương 2

TRÌNH TỰ KHÁM BỆNH

Tóm tắt nội dung:

- Trình tự khi khám một vật nuôi mắc bệnh, tác dụng của bệnh án và bệnh lịch về mặt nghiên cứu khoa học và hành chính pháp lý, cách hỏi bệnh đối với chủ vật nuôi

- Cách tiến trình khám tổng thể một con bệnh như kiểm tra niêm mạc, khám lông và da, khám thân nhiệt,…

Mục tiêu:

- Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về cách lập hồ sơ bệnh, cách ghi chép từng phần trong hồ sơ bệnh đảm bảo tính khoa học và trung thực

- Giúp cho sinh viên có những kỹ năng khám tương ứng với mỗi một cơ quan nhất định và có những kiến thức tổng thể vè cách khám, đánh giá một cơ quan mắc bệnh theo sự biểu hiện khác nhau của các triệu chứng.

2.1. HỎI BỆNH (hỏi chủ nhà về con vật ốm)

Việc hỏi chủ nhà sẽ giúp ta có những thông tin quan trọng ban đầu về biểu hiện bệnh trên con vật ốm, về phương thức chăn nuôi và các lý do khác làm cho con vật ốm.

2.1.1. Hỏi thông tin về con vật

* Nguồn gốc vật nuôi: loài, giống, xuất xứ? (giống mua từ đâu về hay tự gia đình sản xuất được?).

Rất nhiều bệnh có liên quan đến các thông tin này. Ví dụ: gà ta thường ít mắc bệnh so với gà công nghiệp.

Còn về xuất xứ: nếu giống mua ở nơi khác về thì có thể mang bệnh theo hoặc bị mắc bệnh trong quá trình vận chuyển,...

* Tuổi: vật nuôi còn non, trưởng thành, hay đã già? Bỏi vì có rất nhiều bệnh chỉ xảy ra ở một độ tuổi nào đó. Ví dụ: bệnh lợn con ỉa phân trắng, bệnh giun đũa bê nghé.

* Tính biệt: đực hay cái?

Nếu là gia súc cái: thời gian phối giống, chửa, đẻ, sảy thai hoặc các vấn đề khác như thế nào?

Nhiều bệnh có liên quan đến tính biệt của vật nuôi. Ví dụ: bệnh xảy thai, viêm vú chỉ có ở gia súc cái.

Page 22: benh noi khoa thu y

22

* Tình trạng hiện tại của vật nuôi: con vật còn ăn hay bỏ ăn? có đứng, đi lại được hay nằm lả,…

Qua các thông tin trên có thể biết được bệnh nặng hay nhẹ và có hướng can thiệp kịp thời.

2.1.2. Hỏi biểu hiện của bệnh

- Bệnh xảy ra từ khi nào?

- Tiến triển của bệnh nhanh hay chậm?

- Con vật ốm có biểu hiện gì khác thường kể từ khi bắt đầu ốm cho đến khi kiểm tra?

- Triệu chứng ở con vật ốm?

- Có bao nhiêu con chết trong tổng đàn vật nuôi của gia đình?

- Bệnh đã từng xảy ra bao giờ chưa?

- Các loại vật nuôi khác trong nhà có bị bệnh không? Vật nuôi nhà hàng xóm có bị bệnh như thế không?

Qua đó ta có thể biết được mức độ nặng nhẹ (chết nhiều hay ít), bệnh cấp tính (tiến triển nhanh) hay mạn tính (tiến triển chậm), mức độ lây lan nhanh hay chậm?.

2.1.3. Hỏi thông tin về môi trường xung quanh

- Thức ăn, nước uống: cho vật nuôi ăn thức ăn gì? Thức ăn có thay đổi gì không? Thức ăn có đủ không? Cách cho ăn? Nước uống có đủ sạch sẽ không?

- Phương thức chăn nuôi: nuôi nhốt hay thả rông?

- Chuồng nuôi: có khô ráo không? có vệ sinh sạch sẽ? có thường xuyên tắm chải cho vật nuôi không? mật độ nuôi, nhốt có quá đông không?

- Có nhập đàn vật nuôi mới không?

- Có mua thịt hoặc sản phẩm chăn nuôi ở chợ mang về nhà không?

- Có khách đến tham quan không?

Qua các thông tin trên, ta có thể định hướng được: liệu có phải là bệnh do nguyên nhân chăm sóc, nuôi dưỡng và sử dụng, hoặc có thể do bệnh lây lan từ xung quanh qua người hoặc động vật khác (nhất là đối với các bệnh truyền nhiễm).

2.1.4. Tác động của chủ vật nuôi

- Đã phòng vacxin cho con vật chưa? tên vacxin? ai tiêm và tiêm khi nào?

- Có cách ly con vật ốm không?

- Có điều trị bằng thuốc không? dùng thuốc gì? mua thuốc ở đâu? ai chữa? liều lượng thế nào?

Page 23: benh noi khoa thu y

23

Qua đó ta có thể loại bỏ khả năng xảy ra của các bệnh đã được phòng bằng vacxin cũng như không lặp lại phác đồ điều trị của người trước và giúp định hướng cho việc chẩn đoán, điều trị với kết quả cao.

2.2. KHÁM CHUNG

2.2.1. Quan sát bên ngoài con vật ốm

Quan sát để xem tình trạng con vật tại chuồng nuôi và các biểu hiện khác thường của nó, đồng thời kiểm tra lại những thông tin đã được cung cấp từ chủ vật nuôi.

a. Tình trạng hiện tại

- Tư thế của con vật: đi đứng có bình thường không? có chân nào bị liệt hay bị đau không? đau ở chỗ nào? Trong trường hợp con vật bị viêm khớp hoặc tổn thương ở các cơ quan vận động hay bị bệnh lở mồm long móng thì đi lại rất khó khăn và con vật có biểu hiện đau.

- Con vật có còn tỉnh táo hay mệt mỏi, nằm lả, ủ rũ? (hình 2.1) Nếu nằm bệt một chỗ thì tư thế nằm như thế nào?

- Con vật gầy hay béo? Trong một số bệnh mạn tính, bệnh do ký sinh trùng và bệnh do dinh dưỡng thì con vật sẽ gầy còm, ốm yếu.

- Bụng con vật như thế nào? Có bị chướng bụng không? Ví dụ: trâu bò bị chướng hơi dạ cỏ thì bụng bên trái sẽ phình to lên.

- Các lỗ tự nhiên (mắt, lỗ mũi, lỗ đái, hậu môn,...) của con vật có dịch viêm chảy ra không? Trong nhiều bệnh, nhất là khi bị viêm nhiễm, các lỗ tự nhiên sẽ có dịch viêm, mủ, thậm chí lẫn cả máu chảy ra. Ví dụ: khi bị bệnh nhiệt thán, các lỗ tự nhiên của trâu bò thường chảy máu đen khó đông, khi bị viêm phổi nước mũi chảy nhiều (hình 2.2)

b. Lông, da

- Mượt hay xơ xác? Sạch hay bẩn?

Hình 2.1 Con vật ủ rũ

Hình 2.2. Chảy nước mũi

Page 24: benh noi khoa thu y

24

- Da có chỗ nào bị sưng không?

- Màu sắc của da có thay đổi gì không?

- Da có điểm, đám tụ huyết hay xuất huyết không?

- Có tổn thương gì trên da không?

- Có ký sinh trùng ngoài da không?

Trong nhiều bệnh, trên da sẽ có các dấu hiệu rất điển hình. Ví dụ: lợn bị 1 trong 4 bệnh đỏ thì trên da sẽ có các điểm tụ huyết hoặc xuất huyết (hình 2.3)

c. Hô hấp

Con vật thở như thế nào? có khó thở không? cách thở ra sao? nhịp thở nhanh hay chậm? Có bị ho không?

Các triệu chứng trên thường có ở một số bệnh về đường hô hấp. Ví dụ: khi bị bệnh viêm phổi con vật thường khó thở (hình 2.4)

2.2.2. Kiểm tra phân

- Trạng thái của phân có bình thường không? có bị nhão? lỏng? táo.

- Màu sắc của phân có thay đổi không?

- Trong phân có lẫn mủ, máu, màng nhầy không

- Trong phân có lẫn giun, sán không?

- Trong phân có lẫn thức ăn chưa tiêu hoá không

- Phân có mùi thối khắm không?

2.2.3. Kiểm tra nước tiểu

Hình 2.3. Xuất huyết dưới da

Hình 2.4. Thở khó thè lưỡi

Hình 2.5. Lợn ỉa chảy

Page 25: benh noi khoa thu y

25

- Số lượng nước tiểu nhiều hay ít?

- Trong nước tiểu có lẫn máu, mủ không?

- Màu sắc của nước tiểu có thay đổi không? (vật nuôi bị xuất huyết nặng ở thận hoặc bị bệnh ký sinh trùng đường máu thì nước tiểu có màu đỏ hoặc nâu đỏ).

2.3. SỜ NẮN VÀ KHÁM CÁC CƠ QUAN

2.3.1. Khám hạch lâm ba

Khám hạch lâm ba rất có ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh truyền nhiễm, nhất là trong bệnh lao hạch, bệnh tị thư, bệnh lê dạng trùng, ở những bệnh này sự thay đổi hạch lâm ba rất đặc hiệu.

Trong cơ thể có rất nhiều hạch lâm ba, nhưng ta chỉ khám được các hạch nằm dưới da. Khi gia súc ốm một số hạch sẽ sưng to.

a. Phương pháp khám: nhìn, sờ nắn, chọc dò khi cần thiết

- Trâu, bò: thường khám hạch dưới hàm, hạch trước vai, hạch trước đùi, hạch trên vú.

Hạch trên vú: ở bò sữa hạch này nằm dưới chân bầu vú về phía sau (hình 2.6)

Hạch dưới hàm ở trâu, bò nằm ở phía trong phần sau xương hàm dưới, to bằng nhân quả đào, tròn và dẹp. Khi bị lao hạch cổ, hạch trên lỗ tai, hạch hầu nổi rõ có thể sờ được.

- Ngựa: thường khám hạch dưới hàm, hạch trước đùi.

Ở ngựa hạch dưới hàm hình bao dài, to bằng ngón tay trỏ, nằm dọc theo mặt trong hai xương hàm dưới hai bên, sau gờ động mạch dưới hàm. Khi có bệnh hạch bên tai, hạch cổ, hạch trước vai nổi rõ.

Hình 2.6. Vị trí hạch lâm ba ngoài ở bò

Page 26: benh noi khoa thu y

26

Khi khám hạch dưới hàm, người khám đứng bên trái hoặc bên phải gia súc tùy theo cần khám hạch nào, một tay cầm dây cương hay dây thừng, tay còn lại sờ hạch. Thế thuận lợi là ngưới khám đứng bên trái gia súc tay trái cầm dây cương, tay phải khám.

Hạch trước vai: ở trên khớp bả vai một ít, mặt dưới chùm cơ vai. Dùng cả bốn ngón tay ấn mạnh vào mặt trước chùm cơ bả vai, lần lui tới sờ tìm hạch. Những gia súc béo thường khó khám.

Hạch trước đùi to bằng hạt mít, nằm dưới phần trùng mặt trước cơ căng mạc đùi. Lúc khám một tay để lên sống lưng làm điểm tựa, tay còn lại theo vị trí trên lần tìm hạch.

Chú ý: Cần cố định gia súc để khám, nhất là ngựa hay đá về phía sau.

- Lợn, chó, mèo: thường khám hạch bẹn trong. Các hạch khác thường ở sâu khó sờ thấy.

b. Những triệu chứng ở hạch cần chú ý

- Hạch sưng cấp tính: Thể tích hạch to, nóng, đau và cứng, các thùy nổi rõ mặt trơn và ít di động. Hạch sưng trong các bệnh truyền nhiễm cấp tính, do những bộ phận gần hạch bị viêm (như viêm mũi, viêm thanh quản) làm hạch dưới hàm sưng. Trâu, bò bị lê dạng trùng, hạch dưới hàm, hạch cổ, hạch trên vú sưng rất rõ.

- Hạch hóa mủ: thường do viêm cấp tính phát triển thành. Lúc đầu hạch sưng, nóng, đau, sau đó phần giữa nhũn, phồng cao, bùng nhùng, lông dựng và hạch thường vỡ hoặc lấy kim chọc thì có mủ chảy ra.

Ở ngựa hạch dưới hàm sưng to, hóa mủ, chung quanh hạch viêm thẩm ướt là triệu chứng của bệnh viêm hạch lâm ba truyền nhiễm. Nếu mủ trong hạch ít, tổ chức quanh hạch không viêm thường do lao hay tị thư.

Cũng có trường hợp hạch hóa mủ là do tổ chức đó bị viêm lâu ngày.

- Hạch tăng sinh và biến dạng: do viêm mãn tính, tổ chức tăng sinh viêm dính với tổ chức lành xung quanh làm thể tích hạch to không di động được, ấn vào không thấy đau, mặt hạch không đều. Ở ngựa thấy triệu chứng trên trong bệnh tỵ thư, viêm xoang mũi mãn tính. Ở bò thấy do lao hạch, xạ khuẩn. Các hạch toàn thân sưng to thường do bệnh bạch huyết (leucosia).

Ở lợn: Hạch cổ, hạch sau hầu sưng cứng thường thấy do bệnh lao.

2.3.2. Khám phần đầu

- Khám miệng: dùng miếng vải kéo lưỡi con vật ra khỏi miệng. Khám trong miệng xem có dị vật gì không? Miệng, lưỡi có bị tổn thương gì không?

- Khám mắt, mũi: xem có dị vật không? có viêm, sưng không? màu sắc niêm mạc như thế nào?

Nếu có ổ viêm thì tại vị trí viêm có bốn biểu hiện đặc trưng là: sưng, nóng, đỏ, đau.

Page 27: benh noi khoa thu y

27

2.3.3. Khám phần chân

- Khớp: có bị viêm không?

- Gầm bàn chân có dị vật không?

- Vành móng, kẽ móng: có mụn nước? có tổn thương không?

2.3.4. Khám cơ quan sinh dục

- Có dịch viêm, mủ, máu chảy ra không?

- Gia súc đẻ thì có bị sót nhau? có bị sát nhau? lộn tử cung không?

2.3.5. Khám vú

- Sờ nắn bầu vú gia súc cái xem có bị sưng, nóng, đỏ, đau hoặc có mụn nước lở loét không?

- Tuyến sữa có bình thường không? có mủ, máu chảy ra từ tuyến sữa không?

2.4. KHÁM THÂN NHIỆT

Thân nhiệt cao hay thấp được coi là triệu chứng bệnh quan trọng.

Có thể căn cứ vào thân nhiệt để chẩn đoán là bệnh cấp tính hay mãn tính, bệnh nặng hay bệnh nhẹ (bệnh cấp tính có thân nhiệt cao, còn bệnh mạn tính thân nhiệt thường không cao)

Dựa vào thân nhiệt có thể chẩn đoán phân biệt giữa bệnh truyền nhiễm với hiện tượng trúng độc (bệnh truyền nhiễm thân nhiệt tăng cao, trúng độc thân nhiệt không tăng so với bình thường).

Dựa vào thân nhiệt hàng ngày để theo dõi kết quả điều trị và tiên lượng (bớt sốt từ từ thường do điều trị đúng và tiên lượng tốt. Nếu đang sốt cao thân nhiệt đột ngột tụt xuống là triệu chứng xấu)

2.4.1. Thân nhiệt bình thường

Động vật có vú, gia cầm thân nhiệt ổn định ngay cả khi điều kiện môi trường sống thay đổi.

Trong điều kiện chăn nuôi giống nhau, thân nhiệt gia súc non cao hơn gia súc trưởng thành, gia súc già. Thân nhiệt ở con cái cao hơn con đực. Trong một ngày đêm thân nhiệt thấp lúc sáng sớm (1 - 5 giờ), cao nhất vào buổi chiều (16 - 18 giờ). Mùa hè, trâu bò làm việc dưới trời nắng gắt thân nhiệt có thể cao hơn bình thường (1,0 - 1,80C). Thân nhiệt dao động trong vòng 10C nằm trong phạm vi sinh lý; nếu vượt quá 10C, kéo dài sẽ ảnh hưởng các hoạt động của cơ thể.

* Cách đo thân nhiệt:

Dùng nhiệt kế có khắc độ “C” theo cột thủy ngân (hình 2.7)

Page 28: benh noi khoa thu y

28

Trước khi dùng nhiệt kế người ta thường vẩy mạnh cho cột thủy ngân tụt đến vạch cuối cùng. Đo thân nhiệt ở trực tràng, con cái khi cần có thể đo ở âm đạo. Thân nhiệt đo ở trực tràng thấp hơn nhiệt độ của máu 0,5 - 1,00C, ở âm đạo thấp hơn ở trực tràng 0,2 - 0,50C, nhưng lúc có chửa lại cao hơn 0,50C.

Trong một ngày đo thân nhiệt vào buổi sáng lúc 7 - 9 giờ, buổi chiều lúc 16 - 18 giờ

- Đo thân nhiệt trên trâu, bò: không cần cố định gia súc. Một người giữ dây thừng hoặc cột lại, người đứng sau gia súc tay trái nâng đuôi lên, tay phải đưa nhẹ nhiệt kế vào trực tràng hơi hướng về phía dưới. Nhiệt kế lưu lại trong trực tràng khoảng 5 phút (hình 2.7).

- Đo thân nhiệt lợn, chó, mèo, dê, cừu: để gia súc đứng hoặc cho nằm,

- Gia cầm giữ nằm để đo.

- Đo thân nhiệt ngựa: cần thận trọng vì ngựa rất mẫn cảm và đá về phía sau. Cho ngựa vào gióng cố định cẩn thận. Người đo đứng bên trái gia súc, trước chân sau, mặt quay về phía sau gia súc. Tay trái cầm đuôi bắt quay về phía sau và giữ lên trên xương khum. Tay phải cho nhiệt kế vào trực tràng, hơi nghiêng về phía trên một tý, lần nhẹ nhiệt kế về phía trước.

Thân nhiệt bình thường của vật nuôi

Loài gia súc Thân nhiệt (0C)

Trâu

Ngựa

Cừu, dê

Lợn

Chó

Mèo

Thỏ

Vịt

Chuột lang

Ngỗng

Ngan

La, lừu

37,5 - 39,5

37,0 - 38,5

37,5 - 38,5

38,5 - 40,0

38,0 - 40,0

37,5 - 39,0

38,0 - 39,5

38,5 - 39,5

40,0 - 42,0

41,0 - 43,0

38,5 - 38,7

40,0 - 41,0

41,0 - 43,0

37,5 - 38,5

Hình 2.7. Cách đo thân nhiệt gia súc

Page 29: benh noi khoa thu y

29

2.4.2. Rối loạn thân nhiệt

Khi cơ thể ở trong trạng thái bệnh lý, thân nhiệt sẽ bị thay đổi. Trên lâm sàng thường thấy có hai sự thay đổi: Thân nhiệt cao hơn bình thường (sốt), thân nhiệt thấp hơn bình thường (hạ thân nhiệt).

a. Sốt: sốt là phản ứng toàn thân đối với tác nhân gây bệnh mà đặc điểm chủ yếu là cơ thể sốt (thường gặp khi cơ thể bị nhiễm khuẩn). Quá trình đó là do tác động của vi khuẩn, độc tố của nó và những chất độc khác hình thành trong quá trình bệnh. Những chất đó thường là protein hay sản phẩm phân giải của nó. Sốt là khi thân nhiệt cao vượt khỏi phạm vi sinh lý.

* Cơ chế sốt:

Do nhiều nhân tố kích thích (vi khuẩn và độc tố của nó, virus, nấm, phản ứng miễn dịch, các hormon, thuốc, các sản phẩm phân hủy của tổ chức,…) gọi chung là chất sinh nhiệt ngoại sinh.

Chất sinh nhiệt ngoại sinh tác động qua một chất sinh nhiệt nội sinh. Lý luận này rút ra từ những kết quả thực nghiệm trên động vật thí nghiệm. Chất sinh nhiệt đồng chất với Interleukin - I, sản phẩm tế bào đơn nhân của tế bào đơn nhân (monocyte) và đại thực bào. Sản sinh chất sinh nhiệt/IL - I là khởi phát nhiều phản ứng - đáp ứng của giai đoạn cấp tính.

Chất sinh nhiệt/IL - I gắn với các nơron cảm nhiệt vùng dưới đồi dẫn đến tăng đột ngột quá trình sinh nhiệt trong cơ bắp (rùng mình), sau đó giảm mất nhiệt (co mạch ngoài da).

Ở bên trong vùng dưới đồi, chất sinh nhiệt/IL - I kích thích quá trình tổng hợp prostaglandin E1(PG E1) từ các axit của các màng tế bào hoạt hóa sinh nhiệt và giải nhiệt.

Chất sinh nhiệt/IL - I có vai trò chủ chốt trong kích thích đáp ứng miễn dịch: nó hoạt hóa các tế bào T hỗ trợ tổng hợp Interleukin 2 kích thích đáp ứng miễn dịch tế bào T đơn dòng. IL/I kích thích tăng sinh tế bào B và tăng sản xuất kháng thể đặc hiệu. IL - I kích thích tủy xương tăng sinh bạch cầu trung tính và monocyte. Hoạt hóa các tế bào trên, kích thích oxy hóa diệt khuẩn của tế bào trung tính. IL - I gây cảm ứng làm giảm cường độ sắt và kẽm trong huyết tương, những nguyên tố rất cần cho vi khuẩn phát triển. Ở các cơ bắp với vai trò trung gian của men clo - oxygenaza và PG E1, protein bị thủy phân cho các axit amin cung cấp cho các tế bào khác như một chất dinh dưỡng. Và cũng do protein cơ bị thủy phân, cơ bị teo, vì vậy con vật bị sút cân nhanh chóng.

* Những triệu chứng thường thấy khi sốt:

- Ức chế: Ở gia súc thường ủ rũ, không có triệu chứng co giật như thường thấy ở trẻ em sốt cao. Do rối loạn điều hòa nhiệt, các cơ bắp run, lúc đầu nhẹ sau lan ra toàn thân. Ở lợn thì triệu chứng này rất rõ.

Page 30: benh noi khoa thu y

30

- Hệ tim mạch: Tim đập nhanh, mạch nảy, sốt cao hơn 10C thì tần số mạch tăng từ 8 - 10 lần. Khi hạ sốt mạch giảm, hệ số mạch không giảm, chú ý suy tim. Sốt cao gây suy tim, huyết áp hạ, ứ máu toàn thân. Những hiện tượng này thường ít thấy ở gia súc. Chú ý trong các bệnh truyền nhiễm ở gia súc, như nhiệt thán ở trâu bò, dịch tả ở lợn, do sốt cao và xuất huyết toàn thân nên cơ thể có triệu chứng choáng, mạch tăng nhanh, gia súc chết.

- Thở nhanh và sâu: là phản ứng tỏa nhiệt.

b. Thân nhiệt quá thấp (thân nhiệt thấp dưới mức bình thường). Thân nhiệt thấp dưới mức bình thường khoảng 10C thường gặp trong các bệnh thần kinh ức chế nặng: Bò liệt sau khi đẻ, chứng xeton huyết, viêm não tủy, một số trường hợp trúng độc, mất nhiều máu, thiếu máu nặng, suy nhược. Thân nhiệt hạ thấp 2 - 30C, có lúc đến 40C thấy ở ngựa vỡ dạ dày, vỡ ruột. Thân nhiệt quá thấp, da ra mồ hôi lạnh, tim đập yếu, tần số hô hấp giảm.

Ghi nhớ:

- Muốn biết được bệnh phải khám bệnh

- Phương pháp khám đúng thì chẩn đoán mới đúng

- Không bỏ qua một biểu hiện khác thường nào

- Luôn đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi.

Page 31: benh noi khoa thu y

31

Chương 3

KHÁM CÁC KHÍ QUAN TRONG CƠ THỂ

Tóm tắt nội dung:

- Trình tự khi khám các khí quan trong cơ thể của một vật nuôi mắc bệnh

- Hoạt động bình thường của các khí quan và những rối loạn bệnh lý khi các khí quan đó bị bệnh.

Mục tiêu:

Giúp cho sinh viên có những kiến thức khi khám các khí quan trong cơ thể vật nuôi mắc bệnh, các chỉ tiêu khi các khí quan hoạt động bình thường và những rối loạn bệnh lý của các khí quan đó. Từ đó dùng làm cơ sở giúp cho việc chẩn đoán bệnh.

3.1. KHÁM HỆ TIM MẠCH

Bệnh ở hệ tim mạch gia súc không nhiều, nhưng do hoạt động của hệ tim mạch liên quan mật thiết với các khí quan khác trong cơ thể nên bệnh ở các khí quan khác ít nhiều ảnh hưởng đến hệ tim mạch. Vì vậy, khám hệ tim mạch để định mức độ tổn thương ở tim mạch, mức độ rối loạn tuần hoàn máu không chỉ có ý nghĩa chẩn đoán bệnh mà còn có ý nghĩa lớn về mặt tiên lượng bệnh.

3.1.1. Sơ lược về hệ tim mạch

a. Thần kinh tự động của tim

Ngoài sự điều tiết và chi phối của vỏ đại não và hệ thống thần kinh thực vật thì hệ thống thần kinh tự động của tim có vai trò quan trọng giúp tim hoạt động nhịp nhàng và có tính tự động nhất định.

Hệ thống thần kinh tự động của tim:

- Nốt Keith - Flack ở phần trước vách tâm nhĩ phải, nơi tĩnh mạch chủ đổ vào.

- Nốt Aschoff - Tawara ở vào phần dưới vách nhĩ thất, nên còn gọi là nốt nhĩ thất.

- Bó Hiss bắt nguồn từ nốt Aschoff - Tawara, chia làm 2 nhánh trái và phải.

- Chùm Parkinje do hai nhánh bó Hiss phân ra và tận cùng ở cơ tâm thất.

Hình 3.1. Cấu tạo của tim

Page 32: benh noi khoa thu y

32

Hưng phấn bắt nguồn từ nốt Keith - Flack, truyền đến tâm nhĩ, theo cơ tâm nhĩ đến nốt Aschoff - Tawara. Tâm nhĩ bóp. Sau đến nốt Aschoff - Tawara, hưng phấn truyền nhanh đến bó Hiss, chùm Purkinje và sau tâm nhĩ bóp tâm thất bóp.

b. Thần kinh điều tiết hoạt động của tim

Tim hoạt động chịu sự điều tiết của hoạt động thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Thần kinh giao cảm đến từ nốt thần kinh sao (Ganglion stellatum), còn gọi là thần kinh tăng nhịp tim. Thần kinh phó giao cảm đến từ thần kinh mê tẩu và còn gọi là thần kinh ức chế tim đập.

Thần kinh mê tẩu tới từ nốt Keith - Flack, Aschoff - Tawara và cơ tim. Nhánh thần kinh mê tẩu bên phải hưng phấn làm tim đập chậm, vì nó liên hệ chặt với nốt Keith - Flack, còn thần kinh nhánh bên trái phân bố chủ yếu đến nốt Aschoff - Tawara, nên hưng phấn của nó ức chế dẫn truyền giữa nhĩ thất làm tim đập yếu hoặc ngừng.

Thần kinh giao cảm bên phải tác động chủ yếu ở tâm nhĩ; nhánh bên trái chủ yếu chi phối tâm thất. Thần kinh giao cảm hưng phấn làm tim đập nhanh và mạnh.

Vỏ đại não điều tiết trung khu dưới khâu não, sau đó là trung khu ở hành tuỷ. Trung khu ở hành tuỷ điều tiết hoạt động của tim thông qua thần kinh giao cảm và phó giao cảm.

c. Thần kinh điều tiết mạch quản

Trung khu điều tiết vận mạch ở hành tuỷ và dọc tuỷ sống. Những trung khu này tự hoạt động và vẫn có sự điều tiết của vỏ đại não. Xung động từ các trung khu theo thần kinh vận động mạch quản, theo tình trạng tuần hoàn của cơ thể mà kích thích mạch quản mà mạch quản co hay giãn mạch. Thần kinh làm co mạch do dây giao cảm phân ra; còn thần kinh giãn mạch, một phần do dây giao cảm, một phần do dây phó giao cảm phân thành.

* Điều tiết hoạt động cơ năng của tim:

Tim tuy có khả năng phát sinh rung động và tự động co bóp, nhưng mọi hoạt động của nó đều thông qua hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm với sự khống chế và điều tiết của thần kinh trung ương.

Thần kinh giao cảm tăng cường nhịp đập tim, cường độ tim co bóp và tác dụng tăng cường dinh dưỡng; nó còn tăng cường tính hưng phấn và khả năng dẫn truyền của cơ tim. Thần kinh phó giao cảm làm tim đập chậm và yếu lại, ức chế tính hưng phấn và dẫn truyền của cơ tim.

Huyết áp cao, qua cơ quan thụ cảm hoặc bằng phản xạ kính thích trung khu thần kinh điều tiết hoạt động của tim và độ căng mạch quản cho phù hợp điều tiết huyết áp.

* Tham gia điều tiết hệ tim mạch còn có

Các nội tiết tố, như kích tố thượng thận (Adrenalin), làm co mạch quản, tăng huyết áp. Những chất tiết của tổ chức như Histamin làm giãn mạch quản:

Page 33: benh noi khoa thu y

33

Các chất từ trong thận, đặc biệt là Renin tác dụng biến Hypertensinogen thành Hypertensin hoạt tính, làm co mạch quản, gây cao huyết áp. Ngoài ra còn một số chất khoáng như natri, kali, canxi,…

d. Vị trí của tim

Tim trâu bò: 5/7 quả tim ở bên trái, đáy nằm ngang nửa ngực. Đỉnh tim ở phần sụn của sườn 5, cách xương ngực 2cm. Mặt trước tim tới xương sườn 3, mặt sau xương sườn 6, tim sát vách ngực khoảng sườn 3 - 4cm; phần còn lại bị phổi bao phủ.

Tim dê, cừu: trong lồng ngực giống tim trâu bò, nhưng cách xa thành ngực hơn.

Tim ngựa: 3/5 ở trên bên trái; đáy ở nửa ngực, đỉnh tim ở dưới, nghiêng về bên trái, cách xương ngực 2cm. Mặt trước tim đến gian sườn 2, mặt sau đến gian sườn 6. Bên phải tim ứng với gian sườn 3 - 4.

Tim lợn: khoảng 3/5 quả tim ở bên trái ngực, đáy tim ở giữa, đỉnh tim về phía dưới đến chỗ tiếp giáp giữa phần sụn của sườn 7 và xương ức, cách xương ức khoảng 1,5cm

Tim chó: khoảng 3/5 quả tim nằm bên trái, đáy tim nằm ở giữa ngực; đỉnh tim nghiêng về phía sau, xuống dưới đến phần sụn của sườn 6 - 7, có con đến sụn sườn 8, cách xương ức 1cm.

3.1.2. Khám tim

a. Nhìn vùng tim

Chú ý tim đập động là hiện tượng chấn động thành ngực vùng tim, do tim co bóp gây nên chấn động. Ở động vật lớn (trâu bò, ngựa, lạc đà) tim đập động do thân quả tim đập vào lồng ngực; ở gia súc nhỏ lại do đỉnh quả tim.

Có thể thấy rõ tim đập động ở những gia súc gầy, nhất là chó.

b. Sờ vùng tim

Áp tay vào vùng tim. Chú ý vị trí, cường độ thời gian tim đập và tính mẫn cảm.

Sờ tim đập động ở gia súc lớn: bên trái khoảng xương sườn 3 - 4 - 5. Trâu bò lớn, vùng tim đập động rộng khoảng 5 - 7cm2, con nhỏ: 2 - 4cm2, ngựa: 4 - 5cm2. Lợn gầy, vùng tim đập động 3 - 4cm2 chó mèo, gia súc nhỏ khác tim đập động ở khoảng sườn 3 - 4.

Thể vóc gia súc, độ béo ảnh hưởng rất lớn đến tim đập động.

- Tim đập động phụ thuộc lực cơ tim co bóp, tình trạng tổ chức dưới da ngực và độ dày của thành ngực

- Tim đập động mạnh: do tâm thất co bóp mạnh, tiếng tim thứ nhất tăng. Tim đập động mạnh thường thấy trong các trường hợp do trời nóng bức, lao động nặng, sốt cao. Viêm nội tâm mạc, xẹp phổi. Viêm cơ tim cấp tính, các trường hợp thiếu máu tim đập động rất mạnh.

Page 34: benh noi khoa thu y

34

Tim đập động yếu: lực đập yếu, diện tích đập động hẹp. Trường hợp này thường do thành ngực thuỷ thũng, lồng ngực tích nước, phổi khí thũng, tim suy.

Vị trí tim đập động có thể thay đổi khi dạ dày giãn, dạ cỏ chướng hơi, ruột chướng hơi, thoát vị cơ hoành (vùng tim đập động dịch về phía trước).

Xoang ngực trái tích nước, tích khí vùng tim đập động xuất hiện bên phải gia súc.

- Vùng tim đau: khi sờ thì gia súc tránh, rên, tỏ ra khó chịu. Hiện tượng này thường do viêm bao tim, viêm màng phổi.

- Tim đập động âm tính: là lúc tim đập cùng với hiện tượng chấn động, thành ngực hơi lõm vào trong. Tim đập âm tính thường do viêm bao tim, thành ngực và tổ chức xung quanh dính lại với nhau.

- Tim rung (cordialis): là những chấn động nhẹ vùng tim. Tim rung thường do bệnh ở van tim hoặc bao tim, lỗ động mạch chủ hoặc lỗ nhĩ thất trái hẹp.

* Chú ý phân biệt: nếu chấn động nhẹ vùng tim gắn liền cùng với hai kỳ hoạt động của tim, là do bệnh ở van tim hoặc ở bao tim; nếu gắn liền với hai nhịp thở thường do màng phổi, do viêm màng phổi sần sùi cọ sát gây nên.

c. Gõ vùng tim

Thường gõ vùng tim ngựa, chó. Với các loài gia súc khác, do thành ngực dày, xương sườn to, gõ vùng tim không có giá trị chẩn đoán.

Vùng âm đục tuyệt đối của tim là vùng mà tim và thành ngực tiếp giáp với nhau. Vùng bao quanh - giữa tim và thành ngực có lớp phổi xen, là vùng âm đục tương đối.

Cách gõ: gia súc lớn để đứng, kéo chân trái trước về trước nửa bước để lộ rõ vùng tim, gia súc nhỏ để nằm. Theo gian sườn 3 gõ từ trên xuống; đánh dấu các điểm âm gõ thay đổi. Sau đó, theo gian sườn 4, 5, 6 gõ và ghi lại các điểm như trên. Nối các điểm lại sẽ có hai vùng: âm đục tuyệt đối ở trong, bao quanh là vùng âm đục tương đối.

Ở trâu, bò chỉ có vùng âm đục tương đối giữa gian sườn 3 và 4. Vùng âm đục tuyệt đối chỉ xuất hiện khi tim to hoặc do viêm bao tim.

Ở ngựa: vùng âm đục tuyệt đối là một tam giác mà đỉnh ở gian sườn 3, dưới đường ngang kẻ từ khớp vai 2 - 3cm, cạnh trước cơ khuỷu giới hạn; cạnh sau là một đường cong đều kéo từ đỉnh đến mút xương sườn 6. Vùng âm đục tương đối bao quanh vùng âm đục tuyệt đối, rộng khoảng 3 - 5cm. Vùng âm đục ở dê, cừu giống ở trâu bò. Ở lợn thường không xác định được vùng âm đục.

Chó: vùng âm đục tuyệt đối ở khoảng gian sườn 4 - 5

*Các triệu chứng cần chú ý:

- Vùng âm đục mở rộng về phía trên và phía sau một hay hai xương sườn là do tim nở dày, bao tim viêm, phổi bị gan hoá.

- Vùng âm đục thu hẹp hoặc mất, do phổi bị khí thũng đẩy tim xa thành ngực.

Page 35: benh noi khoa thu y

35

- Vùng âm đục di chuyển (Giống phần “Sờ nắn vùng tim”).

- Âm bùng hơi: do bao tim viêm, vi khuẩn lên men sinh hơi tích trong bao tim.

- Gõ vùng tim đau: thường do viêm màng phổi, viêm bao tim, viêm cơ tim.

d. Nghe tim

* Tiếng tim

Khi tim đập phát ra hai tiếng “Pùng - pụp” đi liền nhau. Tiếng thứ nhất phát ra lúc tim bóp, gọi là tiếng tâm thu; tiếng thứ hai phát ra lúc tim giãn gọi là tiếng tâm trương.

Tiếng tâm thu do: tiếng tâm nhĩ co bóp đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất; tiếng do cơ tâm thất căng do máu từ tâm nhĩ xuống, tiếng động mạch chủ, động mạch phổi căng ra lúc máu từ tim dồn vào và thành phần chủ yếu tạo thành tiếng tâm thu là do van nhĩ thất trái phải đóng lại gây ra.

Tiếng tâm trương do van động mạch chủ và van động mạch phổi đóng lại tạo thành. Giữa thứ tiếng thứ nhất và thứ tiếng thứ hai có quãng nghỉ ngắn (ở chó: 0,2 giây); sau tiếng thứ hai là quãng nghỉ dài (ở chó: 0,45 giây). Một chu kỳ tim đập được tính từ tiếng thứ nhất đến hết quãng nghỉ dài.

Những căn cứ để phân biệt hai tiếng tim:

Tiếng thứ nhất dài và trầm, tiếng thứ hai ngắn và vang. Quãng nghỉ sau tiếng thứ nhất ngắn, quãng nghỉ sau tiếng thứ hai và trước tiếng thứ nhất dài. Tiếng thứ nhất rõ ở đỉnh tim, tiếng thứ hai ở đáy tim. Tiếng tim thứ nhất xuất hiện lúc tim bóp, đồng thời với động mạch cổ đập; tiếng thứ hai sau một lúc.

Ở gia súc nhỏ, vì tim đập nhanh, hai quãng nghỉ gần giống nhau nên căn cứ mạch đập xuất hiện cùng với lúc nào tim đập để phân biệt.

* Tiếng tim thay đổi

Do bệnh và các nguyên nhân khác, tiếng tim có thể mạnh lên, yếu đi, tách đôi,...

Tiếng tim thứ nhất tăng: do lao động nặng, hưng phấn, gia súc gầy, lồng ngực lép hoặc do bệnh: viêm cơ tim, thiếu máu, sốt cao.

Page 36: benh noi khoa thu y

36

Tiếng tim thứ hai tăng: do huyết áp trong động mạch chủ tăng và huyết áp trong động mạch phổi tăng. Huyết áp động mạch chủ tăng lúc viêm thận, tâm thất trái nở dày. huyết áp động mạch phổi tăng do phổi khí thũng, viêm phổi, van hai lá đóng không kín, lỗ nhĩ thất trái hẹp.

Tiếng tim thứ nhất giảm: do viêm cơ tim, cơ tim bị biến tính, tim giãn

Tiếng tim thứ hai giảm: do van động mạch chủ hay van động mạch phổi đóng không kín

Tiếng tim tách đôi: một tiếng tim tách làm hai bộ phận đi liền nhau. Nếu tiếng tim tách hai bộ phận không rõ ràng gọi là tiếng tim trùng phục. Tiếng tim kéo dài, tiếng tim trùng phục, tiếng tim tách đôi chỉ là một quá trình bệnh lý và ý nghĩa chẩn đoán như nhau. Nguyên nhân là ở cơ tim và thần kinh tim điều tiết hoạt động khiến hai buồng tâm thất không cùng co giãn.

Tiếng tim thứ nhất tách đôi: do hai buồng tâm thất không cùng co bóp, van hai lá, van ba lá không cùng đóng gây nên. Do một buồng tâm thất thoái hoá hay nở dày hoặc một bên bó Hiss trở ngại dẫn truyền.

Tiếng tim thứ hai tách đôi: do van động mạch chủ và van động mạch phổi không đóng cùng một lúc. Huyết áp động mạch chủ hay huyết áp động mạch phổi thay đổi và bên nào huyết áp tăng, áp lực cảm thụ lớn, buồng tâm thất bên đó co bóp trước. Ngoài ra còn do nguyên nhân các van nhĩ thất, lỗ nhĩ thất không bình thường, độ đầy máu hai buồng tâm thất không đồng đều; bên nào máu đầy hơn co bóp dài hơn, van đóng sớm hơn gây nên tiếng tim tách đôi.

Tiếng ngựa phi (Gallop rhythm): tiếng tim thứ nhất, tiếng tim thứ hai và kèm theo một tiếng tim thứ ba, khi tim đập có nhịp điệu ngựa phi. Thường có các trường hợp sau:

- Tiếng ngựa phi tiền tâm thu: tiếng phụ xuất hiện trước kỳ tim bóp và trước tiếng thứ nhất. Nguyên nhân do bó Hiss dẫn truyền trở ngại, xung động từ tâm nhĩ xuống tâm thất chậm, tâm nhĩ co bóp sớm không liền với tâm thất co bóp tạo nên tiếng phụ.

- Tiếng ngựa phi tâm thu: tiếng phụ liền sau tiếng thứ nhất. Nguyên nhân là do một nhánh của bó Hiss thoái hoá, xung động từ tâm nhĩ xuống buồng tâm thất trở ngại, buồng tâm thất ấy đập chậm tạo ra tiếng phụ.

- Tiếng ngựa phi tâm trương: tiếng phụ xuất hiện kỳ nghỉ, lúc tim giãn. Nguyên nhân có thể do tâm thất nhão, máu chảy vào căng mạnh gây nên tiếng phụ.

Chú ý: tiếng ngựa phi là triệu chứng tim rối loạn nặng, là tiên lượng bệnh không tốt.

- Tiếng thai nhi: lúc tim đập nhanh mà hai bên tiếng tim như nhau, quãng nghỉ như nhau, tiếng thai nhi là triệu chứng tim suy.

e. Tạp âm

- Tạp âm do những tổ chức bên trong quả tim (các lỗ, các van) không bình thường gây ra, gọi là tạp âm trong tim. Tạp âm do tổn thương ở bao tim, ở màng phổi gọi là tạp âm ngoài tim.

Page 37: benh noi khoa thu y

37

* Tạp âm trong tim gồm có tạp âm do bệnh về thực thể và tạp âm do cơ năng rối loạn.

Tạp âm do bệnh biến thực thể do: các van đóng không kín, máu chảy ngược trở lại; các lỗ trong tim hẹp, máu chảy qua cọ sát. Bệnh ở các van thường do viêm, van cứng hoặc teo lại làm thay đổi hình dạng và mất đàn tính. Do viêm tăng sinh, mép lỗ dày và sần sùi, van và các dây chằng dính liền nhau.

Tạp âm trong tim còn gọi là tiếng thổi, gồm:

- Tiếng thổi tâm thu: xuất hiện liền với tiếng thứ nhất hay trùng với tiếng thứ nhất: Pùng - xì - pụp.

Nguyên nhân:

+ Lỗ động mạch chủ hẹp.

+ Lỗ động mạch phổi hẹp.

+ Lỗ nhĩ thất trái hở.

+ Lỗ nhĩ thất phải hở.

Nếu lỗ nhĩ thất hở thì tạp âm cùng với tiếng thứ nhất; nếu lỗ động mạch chủ hay lỗ động mạch phổi hẹp thì tạp âm sau tiếng thứ nhất một tý.

- Tiếng thổi tâm trương: tạp âm ở kỳ tim nghỉ dài, sau tiếng tim thứ hai: Pùng - pụp - xì

Nguyên nhân:

+ Lỗ động mạch chủ hở.

+ Lỗ động mạch phổi hở.

+ Lỗ nhĩ thất trái hẹp.

+ Lỗ nhĩ thất phải hẹp.

- Tiếng thổi tiền tâm thu: tạp âm trước tiếng tim thứ nhất một tý: Xì - pùng - pụp

Nguyên nhân:

+ Lỗ nhĩ thất trái hẹp.

+ Lỗ nhĩ thất phải hẹp.

- Tạp âm do cơ năng tim rối loạn. Loại tạp âm này không ổn định. Có hai loại.

+ Tiếng thổi do hở van: van nhĩ thất trái, van nhĩ thất phải đóng không kín, máu chảy ngược lại gây tạp âm. Nguyên nhân do tim nhão hoặc các dây chằng của các van loạn dưỡng, do đó, đậy không kín. Loại tạp âm này thường thấy ở ngựa suy dinh dưỡng, ngựa già yếu.

+ Tiếng thổi do thiếu máu, do máu loãng, độ nhớt thấp, máu chảy nhanh gây tạp âm. Tiếng thổi do thiếu máu thấp trong bệnh lê dạng trùng, bệnh thiếu máu ở ngựa.

* Tạp âm ngoài tim: do bệnh ở bao tim hay ở màng phổi.

- Tiếng cọ bao tim: do bao tim viêm, fibrin đọng lại thường làm cho tương mạc sần sùi, khi tim co bóp các màng cọ sát gây ra. Tạp âm phát ra cùng với hai kỳ hoạt động của quả tim.

Page 38: benh noi khoa thu y

38

- Tiếng cọ bao tim - màng phổi. màng phổi viêm, fibrin đọng lại trên bề mặt bao tim và màng phổi, lúc tim co bóp cọ sát gây ra tiếng. Nghe rõ khi gia súc thở mạnh.

- Tiếng vỗ nước: do viêm bao tim, tích dịch thẩm xuất đọng lại trong bao tim, tim co bóp gây ra tiếng óc ách. Nếu dịch đọng lại nhiều, tim đập yếu, tiếng tim yếu, mạch chìm, vùng âm đục tuyệt đối của tim mở rộng; tiếng vỗ nước không rõ. Viêm màng phổi thẩm xuất nặng có lúc xuất hiện triệu chứng vỗ nước ở vùng ngực.

3.2. KHÁM HỆ HÔ HẤP

Bệnh đường hô hấp ở gia súc gặp rất nhiều:

- Ở trâu bò, dê cừu thường gặp bệnh tụ huyết trùng, viêm phổi - màng phổi, viêm phổi, viêm phế quản, lao,…

- Ở lợn: thường gặp bệnh tụ huyết trùng, suyễn, viêm phổi, viêm phế quản, dịch tả lợn.

- Ở ngựa: thường gặp bệnh viêm mũi, viêm hầu, viêm khí quản, viêm phổi cata, viêm phổi thùy;

- Ở gà: thường gặp bệnh viêm màng mũi, lao

- Ở chó: viêm phổi, carê.

Phương pháp chẩn đoán hệ hô hấp thường dùng: nhìn, sờ, nắn, gõ và nghe. Khi cần thiết chọc dò xoang ngực, kiểm tra đờm và dịch mũi. Chiếu X - quang chỉ có tác dụng đối với gia súc nhỏ. Soi khí quản, ghi động tác hô hấp chưa được sử dụng rộng rãi, kết quả rất hạn chế.

Trình tự khám hệ hô hấp: khám động tác hô hấp, đường hô hấp trên, khám ngực, khám đờm và các phương pháp khám đặc biệt khác như chọc dò xoang ngực, chiếu chụp X - quang và xét nghiệm vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp.

3.2.1. Khám động tác hô hấp

Bao gồm khám: tần số hô hấp, thể hô hấp, nhịp điệu hô hấp và những rối loạn hô hấp (thở khó, ho).

a. Tần số hô hấp

Tần số hô hấp là số lần hô hấp trong một phút. Thường đếm số lần hô hấp trong 2 - 3 phút, rồi lấy số bình quân. Có hai cách đếm tần số hô hấp:

Cách thứ nhất: người khám quan sát sự lên xuống của hõm hông thành bụng trong một phút.

Cách thứ hai: người khám dùng lòng bàn tay đặt trước mũi gia súc để nhận biết hơi thở của gia súc vào lòng bàn tay. Trong thực tế tần số hô hấp theo dõi trong mười lăm giây nhân với bốn, đếm ba đến bốn lần rồi lấy trung bình. Tần số hô hấp chỉ lấy số nguyên.

Page 39: benh noi khoa thu y

39

Tần số hô hấp thay đổi theo con đực hay con cái, giống gia súc, tuổi, trạng thái dinh dưỡng, thời tiết, khí hậu,...

Tần số hô hấp của một số gia súc khoẻ (lần/phút)

Trâu bò 10 - 30

Ngựa 8 - 16

Lợn 10 - 20

Mèo 20 - 30

Dê, cừu 12 - 20

Thỏ 50 - 60

Chó 10 - 30

Thường con đực thở chậm hơn con cái, gia súc thể vóc nhỏ thở nhanh hơn gia súc lớn, con non thở nhanh hơn con già. Mùa nóng ẩm thở nhanh hơn mùa lạnh khô. Buổi trưa nóng thở nhanh hơn buổi tối mát.

+ Thở nhanh (Polypnoe): thường do các trường hợp sau:

Những bệnh thu hẹp diện tích hô hấp ở phổi (viêm phổi, lao phổi), làm mất đàn tính ở phổi (phổi khí thũng), những bệnh hạn chế phổi hoạt động (đầy hơi dạ dày, đầy hơi ruột).

Những bệnh gây sốt cao, bệnh thiếu máu nặng, bệnh ở tim, bệnh thần kinh hay do quá đau đớn.

+ Thở chậm (Oligopnoe): do bệnh làm hẹp thanh quản, hẹp khí quản (viêm, thủy thũng), ức chế thần kinh nặng (viêm não, u não, xuất huyết não, thủy thũng não, kí sinh trùng não), do trúng độc, chức năng thận rối loạn, bệnh ở gan nặng, liệt sau khi đẻ, sắp chết. Trong bệnh xeton huyết ở bò sữa, viêm não tủy truyền nhiễm ở ngựa, tần số hô hấp giảm rất rõ.

b. Thể hô hấp

Hầu hết gia súc khoẻ thở thể hỗn hợp.

- Thở hỗn hợp: khi thở thì thành bụng, thành ngực cùng hoạt động, trừ chó là thở thể ngực.

- Thở thể ngực: lúc gia súc thở thành ngực hoạt động rõ, còn thành bụng hoạt động ít hay không rõ. Chó thở thể ngực là trạng thái sinh lý bình thường còn những gia súc khác thở thể ngực là do viêm màng bụng, liệt cơ hoành; những bệnh làm cho thể tích bụng to lên (giãn dạ dày, đầy hơi ruột, đầy hơi dạ cỏ, dạ cỏ bội thực, cổ chướng), do gan sưng, lách sưng, bàng quang bị tắc

- Thở thể bụng: lúc gia súc thở thành bụng hoạt động rõ, thành ngực hoạt động yếu hơn hoặc không rõ. Do viêm màng phổi, khí thũng phổi, tràn dịch màng phổi; có khi do liệt cơ liên sườn, xương sườn gẫy.

Page 40: benh noi khoa thu y

40

c. Thở khó

Thở khó là trạng thái rối loạn hô hấp phức tạp mà biểu hiện là thay đổi lực thở, tần số hô hấp, nhịp thở, thở sâu và hậu quả là cơ thể thiếu oxy, niêm mạc tím bầm, trúng độc toan huyết.

- Hít vào khó do đường hô hấp trên hẹp. Gia súc hít vào cổ vươn dài, vành mũi mở rộng, 4 chân dạng, lưng cong, bụng thóp lại. Nguyên nhân có thể do viêm thanh quản, liệt thanh quản, thanh quản thủy thũng hoặc do bộ phận bên cạnh viêm sưng chèn ép.

- Thở ra khó do phế quản nhỏ bị viêm, phổi mất đàn tính. Lúc gia súc thở ra khó bụng thóp lại, cung sườn nổi lên, lòi hậu môn. Nguyên nhân có thể do các bệnh (phổi khí thũng, viêm phế quản nhỏ, viêm phổi, viêm màng phổi).

- Thở khó hỗn hợp là động tác hít vào thở ra đều khó khăn. Nguyên nhân do các bệnh sau:

+ Các bệnh ở hệ hô hấp: viêm phổi, thủy thũng phổi, sung huyết phổi, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, u phổi làm giảm diện tích hô hấp, khí thũng phổi làm giảm đàn tính của phổi.

+ Viêm cơ tim, viêm nội tâm mạc, suy tim, những bệnh thiếu máu.

+ Những bệnh làm tăng thể tích xoang bụng hạn chế hoạt động hô hấp: dạ dày đầy hơi, ruột đầy hơi, bội thực dạ cỏ, gan sưng to.

+ Những bệnh làm rối loạn thần kinh trung khu: u não, sung huyết não, viêm màng não,…, và những bệnh gây sốt cao, nhất là bệnh truyền nhiễm cấp tính (nhiệt thán, tụ huyết trùng).

3.2.2. Khám đường hô hấp trên

a. Nước mũi

Nước mũi là dịch trong suốt, không màu, do viêm cấp tính ở giai đoạn đầu. Do đó gia súc khỏe không bị chảy nước mũi. Trâu bò có ít nước nhưng tự lau khô. Ngựa lúc kéo nặng có ít nước mũi.

Nước mũi chảy nhiều do: viêm cata niêm mạc mũi, viêm thanh quản, cúm gia súc. Viêm niêm mạc mũi cấp tính, tỵ thư cấp tính, viêm màng mũi thối loét ở bò, viêm màng mũi truyền nhiễm ở thỏ, nước mũi chảy nhiều. Hoặc những bệnh mạn tính: viêm phế quản mạn tính, viêm phổi mạn tính, lao, tỵ thư mạn tính, nước mũi chảy nhiều.

- Nước mũi chảy một bên thường do bên đó viêm; nếu chảy cả hai bên, có thể do viêm phổi, viêm phế quản lớn.

Độ nhầy của nước mũi do chất nhày, mủ, mảnh tổ chức, sản phẩm của quá trình viêm tạo thành.

- Nước mũi nhầy, đục do có mủ lẫn, do viêm thanh quản, viêm niêm mạc mũi mạn tính.

Page 41: benh noi khoa thu y

41

- Nước mũi đặc như mủ, có lẫn nhiều mảnh tổ chức thối rữa do viêm tổ chức hóa mủ, viêm phổi hoại thư,…

Màu của nước mũi: nếu chỉ là tương dịch thì nước mũi trong không màu; nếu nước mũi có mủ thì có màu vàng, xanh hoặc màu tro. Nước mũi màu đỏ tươi là do lẫn máu (thấy trong các bệnh tỵ thư ở ngựa, xuất huyết phổi). Nước mũi màu rỉ sắt là triệu chứng của bệnh viêm phổi thùy ở giai đoạn gan hóa.

Mùi nước mũi: nếu mùi thối là do viêm phổi hoại thư, viêm khí quản hoại thư.

- Nước mũi lẫn bọt khí do phổi thủy thũng, xuất huyết phổi.

- Nước mũi lẫn mảnh thức ăn là do liệt thanh quản.

b. Khám niêm mạc mũi

Dùng tay mở rộng vành mũi, hướng cho gia súc về phía ánh sáng hoặc dùng đèn pin soi vào để khám. Khi khám niêm mạc mũi có thể thấy các trường hợp sau:

- Xuất huyết lấm tấm đỏ trên niêm mạc: do các bệnh truyền nhiễm có bại huyết, thiếu máu truyền nhiễm.

- Niêm mạc sung huyết: do viêm màng mũi cấp tính, viêm họng.

- Niêm mạc mũi trắng bệch, tím bầm, hoàng đản (xem phần “khám kết mạc”).

- Niêm mạc sưng căng, mọng nước: do viêm niêm mạc mũi.

- Niêm mạc có những mụn loét trên bề mặt: do viêm cata, viêm hạch lâm ba, viêm màng mũi thối loét, dịch tả trâu bò.

c. Khám thanh quản và khí quản

Nhìn bên ngoài: thanh quản sưng (ở ngựa do viêm hạch truyền nhiễm; ở trâu bò là do bệnh truyền nhiễm, thủy thũng, xạ khuẩn). Nếu sưng cả vùng rộng lan xuống cả vùng cổ do thủy thũng (ở bò là triệu chứng viêm bao tim do ngoại vật).

Sờ vùng thanh quản nóng: do viêm tại chỗ. Thanh quản, khí quản bị viêm, lòng hẹp do sưng, dịch thẩm xuất đọng lại, khi gia súc thở có tiếng nghẹt, sờ có thể biết.

Nghe thanh quản: đặt ống nghe vào vùng hầu sẽ nghe được tiếng “khò” lúc gia súc thở. Viêm thanh quản, viêm thanh quản thủy thũng, u thanh quản thì tiếng “khò” rất to. Có khi có tiếng ran khô, ran ướt có dịch thẩm xuất, fibrin đọng lại.

Khám bên trong: nhìn trực tiếp hay qua đèn soi

- Với gia súc nhỏ: mở rộng mồm, dùng thìa sắt đã sát trùng đè mạnh lưỡi xuống để quan sát niêm mạc họng, thanh quản. Nếu niêm mạc viêm sung huyết thì có màu đỏ ửng.

- Với gia súc lớn có thể sờ trực tiếp, nhưng chú ý nguy hiểm.

- Với gia cầm: dùng tay kéo rộng miệng để xem những thay đổi bên trong.

Page 42: benh noi khoa thu y

42

d. Kiểm tra ho

Ho là một phản xạ nhằm tống ra ngoài những vật lạ như chất tiết, bụi bẩn, vi khuẩn,... gây kích thích niêm mạc đường hô hấp. Cung phản xạ ho bắt đầu từ nốt nhận cảm trên niêm mạc qua thần kinh mê tẩu đến trung khu ho ở hành tủy. Kích thích hầu, khí quản, cuống lưỡi, màng phổi, niêm mạc mũi đều có thể gây ho.

Gây ho bằng cách bóp mạnh vào phần sụn giữa thanh quản và đốt khí quản thứ nhất. Với trâu bò có thể dùng vải gạc bịt chặt mũi để gây ho, gia súc nhỏ thì kéo dúm da vùng tai, tay còn lại ấn mạnh xuống lưng có thể gây ho.

Khi viêm thanh quản, khí quản gây ho dễ dàng. Gia súc khỏe mạnh như trâu, bò gây ho khó khăn.

Ho từng cơn: do viêm phế quản, viêm thanh quản, lòng khí quản có nhiều đờm, ho đến lúc hết chất kích thích đó.

Ho khoẻ, vang: thường do bệnh ở họng, khí quản, phế quản bị viêm.

Ho yếu, tiếng trầm: do tổ chức phổi bị tổn thương, bị thấm ướt, đàn tính giảm, màng phổi bị dính trong bệnh viêm phổi, viêm màng phổi, lao, tỵ thư, viêm phổi thuỳ, viêm phế quản nhỏ.

Tiếng ho ngắn hay ho dài do thanh quản quyết định. Tiếng ho vang gọn là do thanh quản khoẻ, đóng kín; tiếng ho “bể” là do thanh quản viêm, thủy thũng, thanh quản đóng không kín, động tác ho kéo dài.

Ho đau: biểu thị là lúc ho gia súc khó chịu, cổ vươn dài, chân cào đất, rên. Do viêm màng phổi, thủy thũng thanh quản, viêm họng nặng.

3.2.3. Khám ngực

Áp dụng các phương pháp: nhìn, sờ nắn, gõ và nghe. Khi cần thiết chọc dò xoang ngực; chụp chiếu X - quang,...

a. Nhìn vùng ngực

Gia súc khoẻ lúc thở hai bên lồng ngực hoạt động rõ và đều đặn. Nếu lồng ngực co, thở không rõ có thể do phổi khí thũng, viêm màng phổi, viêm phế quản nhỏ.

b. Sờ nắn

Dùng tay sờ nắn và ấn mạnh vào các khe sườn: Nếu từng vùng da nóng là do viêm tại chỗ; sờ nắn gia súc đau do viêm màng phổi hay bị thương tại chỗ, tổn thương cơ, gẫy xương sườn vùng ngực. Những gia súc gầy, lồng ngực lép, lúc viêm màng phổi, sờ bên ngoài cảm giác được hiện tượng cọ màng phổi.

c. Gõ vùng phổi

Căn cứ tính chất của tiếng phát ra lúc gõ vào vùng phổi để chẩn đoán tình trạng của phổi. Với gia súc lớn dùng bản gõ và búa gõ; với gia súc nhỏ gõ bằng ngón tay. Nên gõ

Page 43: benh noi khoa thu y

43

theo trình tự từ trước ra sau, từ trên xuống dưới; mỗi điểm gõ hai cái, điểm này cách điểm kia 3 - 4cm. Gõ cả hai bên (phổi phải và phổi trái) để so sánh và phát hiện vùng phổi bị viêm.

Hình 3.2. Vùng gõ phổi ở chó và bò

* Gõ vùng phổi

Vùng gõ phổi là vùng ngực trong có phổi. Có vùng ngực trong có phổi nhưng không gõ được như vùng trước bả vai, vùng bả vai.

Ở loài nhai lại: vùng gõ phổi là một vùng tam giác, phía trước là vùng cơ khuỷu làm ranh giới; cạnh trên cách sống lưng gần một bàn tay và cạnh sau là một đường cong đều bắt đầu từ gốc sườn 12 và qua các giao điểm của đường kẻ ngang kẻ từ gờ xương cánh hông và xương sườn 11, đường ngang kẻ từ khớp vai và xương sườn thứ 8 và tận cùng ở gian sườn 4, tiếp với vùng âm đục tuyệt đối của tim.

Những con bò sữa gầy có một vùng trước xương bả vai khoảng một bàn tay có thể gõ phổi được nhưng kết quả không rõ lắm.

Ở ngựa, la, lừa: cạnh trước và cạnh trên của vùng gõ phổi giống ở trâu bò. Cạnh sau là một đường cong đều bắt đầu từ gốc sườn 17 qua các giao điểm của đường ngang kẻ từ gờ xương cánh hông và xương sườn thứ 16, đường ngang kẻ từ mỏm xương ngồi và xương sườn thứ 14, đường ngang kẻ từ khớp xương bả vai và xương sườn thứ 10 và tận cùng ở gian sườn thứ 5.

Ở lợn: cạnh sau bắt đầu từ gốc sườn 11 qua giao điểm của đường kẻ ngang kẻ từ mỏm xương ngồi và xương sườn thứ 9, đường ngang kẻ từ khớp xương bả vai và xương sườn 7, tận cùng ở gian sườn 4.

Ở chó: cạnh trước giáp xương bả vai, cạnh trên cách sống lưng 2 - 3 ngón tay; cạnh sau bắt đầu từ gốc xương sườn 12 qua các giao điểm của đường kẻ từ gờ xương cánh hông và xương sườn 11, đường ngang kẻ từ mỏm xương ngồi và xương sườn 10, đường ngang kẻ từ khớp bả vai và xương sườn 8, tận cùng ở gian sườn 6.

Xác định vùng gõ phổi: kẻ 3 đường ngang: một đường qua gờ xương cánh hông, một đường qua mỏm xương ngồi và một đường qua khớp vai. Gõ theo ba đường đó để định giới hạn phía sau. Từ ranh giới phía sau gõ về phía trước, lần lượt từ trên xuống dưới để định diện tích vùng gõ và so sánh với diện tích bình thường.

Vị trí phổi của chó

Vị trí phổi của bò

Page 44: benh noi khoa thu y

44

Chú ý: những gia súc nhỏ, vùng cơ khuỷu và cơ lưng dày, vùng phổi hẹp.

* Diện tích vùng phổi thay đổi: Vùng phổi mở rộng hay thu hẹp do bệnh ở phổi hay xoang ngực quyết định.

- Vùng phổi mở rộng về phía sau: do diện tích phổi tăng hoặc do khí tích trong lồng ngực. Phổi khí thũng, thể tích tăng, ranh giới phía sau ngang cung sườn; vùng âm đục của tim thu nhỏ. Phổi khí thũng mạn tính thường kéo theo tim nở dày, vùng âm đục của tim thay đổi không rõ. Một bên phổi có tổn thương (viêm, xẹp, u, giun phổi), bên phổi còn lại làm bù dần đến khí thũng, diện tích vùng phổi mở rộng.

- Vùng phổi thu hẹp: ranh giới lùi về phía trước. Do dạ cỏ chướng hơi, ruột chướng hơi, gan sưng đẩy cơ hoành về phía trước. Vùng phổi thu hẹp do vùng âm đục tim mở rộng (tim nở dày, viêm bao tim, bao tim tích nước, tim giãn).

* Âm gõ phổi

- Âm gõ phổi bình thường (phế âm)

Phế âm là tiếng phát ra khi gõ lên vùng phổi. Ở giữa vùng phổi, phổi dày, nhiều khí, phế âm vang. Ngược lại hai bên rìa do phổi mỏng, cơ che khuất nên phế âm nhỏ, đục. Gia súc thể vóc to, béo, tầng mỡ dày, phế âm nhỏ. Gia súc bé gầy thì ngược lại.

- Những âm gõ phổi bệnh lý:

Âm đục: do lượng khí trong phế nang giảm, phổi xẹp hoặc chất thẩm xuất đọng lại trong phế nang, trong phế quản, trong xoang ngực. Vùng phổi có âm đục hoặc âm đục tương đối thường thấy ở các bệnh sau:

+ Viêm phổi thùy (Pneumonia crouposa) ở thời kỳ gan hóa. Vùng âm đục thường ở vùng rìa dưới phổi, tiếp giáp với vùng âm đục của tim. Khi phổi bị gan hoá gõ vào nền phổi thu được âm đục tập trung, mở rộng theo đường cánh cung.

+ Viêm phổi - phế quản, vùng âm đục thường phân tán; xen kẽ những vùng âm đục nhỏ là những vùng phổi thường hay vùng có âm bùng hơi.

Ở bò sữa vùng âm đục ở phổi thường gặp trong bệnh lao, giun phổi, viêm màng phổi. Ở ngựa vùng âm đục ở phổi thường thấy trong bệnh tỵ thư, viêm phổi - màng phổi truyền nhiễm. Ở lợn thường thấy ở bệnh dịch tả mạn tính.

Khi phổi bị thủy thũng, dịch tiết làm tắc phế nang, nếu thủy thũng nhẹ âm gõ không thay đổi.

Những bệnh ở màng phổi: viêm màng phổi thì vùng âm đục ở dưới và có ranh giới nằm ngang. Viêm màng phổi mạn tính vùng âm đục ở dưới lâu dài.

Những gia súc lớn, lồng ngực rộng nên khi viêm màng phổi có nhiều dịch thẩm xuất nhưng không có vùng âm đục trên màng phổi.

Tràn dịch màng phổi cũng có triệu chứng tương tự.

Chú ý các nguyên nhân ngoài phổi: da ở vùng ngực viêm, tổ chức dưới da thủy thũng, khối u,...cũng thấy vùng âm đục.

Page 45: benh noi khoa thu y

45

Âm bùng hơi: do tổ chức phổi đàn tính kém, trong phế quản, phế nang chứa nhiều khí, bọt khí. Âm bùng hơi là triệu chứng bệnh thường gặp ở gia súc lớn như: lao phổi nhất là khi có hang lao gần thành ngực; viêm phế quản mạn tính; phế quản giãn; bệnh viêm phổi thùy ở giai đoạn sung huyết và giai đoạn tiêu tan; viêm phổi - phế quản (vùng âm đục xen kẽ lẫn âm bùng hơi); tràn dịch màng phổi (gõ vùng dưới có âm đục, phần trên có âm bùng hơi); tràn khí phổi; thoát vị cơ hoành; đầy hơi ruột nặng; dạ cỏ chướng hơi nặng.

Âm hộp: âm gõ gần giống âm bùng hơi nhưng âm hưởng ngắn. Thường gặp ở bệnh phổi khí thũng nặng, phế nang giãn, phổi căng,

Âm bình rạn: phổi bị bệnh có các hang thông với phế quản, lúc gõ khí qua lại giữa hang và phế quản tạo thành. Thường thấy trong bệnh giãn phế quản nặng, lao phổi.

Âm kim thuộc: do trong xoang ngực có hang kín chứa đầy khí như tràn khí màng phổi nặng, bao tim tích khí nặng, thoát vị cơ hoành.

d. Nghe phổi

Khi đường hô hấp, phổi có bệnh thì âm thanh quản, âm khí quản, âm phế quản nhất là âm phế nang thay đổi, ngoài ra còn có những âm mới lạ gọi là âm hô hấp bệnh lý.

- Nghe trực tiếp: phủ lên gia súc một miếng vải mỏng để tránh bẩn, áp sát tai nghe trực tiếp, ít áp dụng.

- Nghe gián tiếp: nghe qua ống nghe

Nghe phổi gia súc khó vì tiếng phế nang rất yếu. Do đó chỗ làm việc phải hết sức yên tĩnh, gia súc phải đứng im mới nghe rõ. Nên bắt đầu nghe ở giữa phổi, sau đó nghe về phía trước, nghe về phía sau, trên và xuống dưới, những vùng tiếng phế nang yếu hơn vùng ở giữa phổi. Nghe từ điểm này sang điểm khác, không nghe cách quãng; mỗi điểm nghe vài ba lần thở. Khi nghe tiếng phế nang không rõ có thể dùng tay bịt mũi gia súc để gia súc thở dài và sâu, nghe được rõ hơn.

Vùng nghe phổi trên ngực giống vùng gõ phổi. Ở trâu bò có thể nghe được vùng trước xương bả vai.

* Âm hô hấp sinh lý:

- Âm thanh quản: do khí thở từ xoang mũi vào hầu rồi vào khí quản, cọ sát vào khí quản gây nên. Âm nghe được giống phát ra âm chữ “kh” khá rõ.

- Âm khí quản: là âm thanh quản vọng vào, nghe ở vùng giữa cổ, tiếng nhỏ hơn âm thanh quản.

- Âm phế quản: tiếng nghe rõ khoảng sườn 3 - 4, kẹp trong xương bả vai. Trừ ngựa, các gia súc khác đều nghe được âm phế quản.

- Âm phế nang: Trên toàn phổi gia súc đều nghe được một tiếng nhẹ, như phát âm chữ “f”, đó là âm phế nang, âm phế nang nghe rõ khi gia súc hít vào và yếu hơn khi thở ra. Âm phế nang do:

Page 46: benh noi khoa thu y

46

+ Hoạt động co giãn của phế nang.

+ Khí từ phế quản vào phế nang, xoáy

+ Hoạt động của các cơ hô hấp gây ra tiếng

+ Âm phế quản vọng vào tạo thành.

Những gia súc gầy, lồng ngực hẹp, âm phế nang nghe rõ. Ngược lại, gia súc lớn, tầng mỡ dày, âm phế nang yếu, có khi nghe không rõ.

Ở chó, âm phế nang rõ ở toàn bộ vùng phổi. Ở trâu, bò, âm phế nang nghe rõ ở giữa vùng phổi, vùng sau bả vai.

* Âm hô hấp thay đổi:

- Âm phế nang tăng: nghe rõ, thô và sâu hơn bình thường.

Âm phế nang tăng đều cả hai bên vùng phổi do trung khu thần kinh hưng phấn. Các bệnh truyền nhiễm cấp tính, các bệnh có sốt cao, hoạt động hô hấp tăng cường, âm phế nang tăng. Âm phế nang tăng ở bộ phận phổi bên cạnh bộ phận âm phế nang giảm hoặc mất, thường thấy trong các bệnh viêm phổi - phế quản. Một bên phổi, hoặc một vùng phổi rộng mất âm phế nang, phần còn lại âm phế nang tăng thấy trong bệnh viêm phổi thùy.

- Âm phế nang giảm: gia súc thở nông yếu. Âm phế nang giảm có thể do tổ chức dưới da thủy thũng, sưng dày, chủ yếu do phổi hoặc màng phổi có bệnh. Ở bệnh viêm màng phổi, do đau, gia súc thở yếu nên âm phế nang yếu; do màng phổi bị dính, bị sưng dày, xoang ngực tích nước, âm phế nang giảm.

- Âm phế nang thô: gia súc thở nặng nề, tiếng thở không gọn, không lan nhẹ khắp vùng phổi. Thường do phế quản viêm, sưng dày, lòng phế quản rộng hẹp không đều, hoặc do phổi bị khí thũng từng bộ phận, khi gia súc hít vào, khí từ ngoài vào các phế nang không đều, phế nang nở ra không đồng thời làm âm phế nang thô.

- Âm phế nang mất: do phế nang bị tắc hay mất đàn tính, phế quản tắc. Có hai trường hợp: Từng vùng nhỏ mất âm phế nang là do viêm phổi, lao, tỵ thư, u, thủy thũng phổi. Cả vùng phổi phía dưới mất âm phế nang là do tràn dịch màng phổi, viêm màng phổi thẩm xuất.

* Những âm thở bệnh lý

- Âm phế quản bệnh lý:

Trên ngực ngựa khỏe chỉ nghe được tiếng âm phế nang thuần, nhẹ. Còn ở các gia súc khác, âm nghe được trên vùng ngực là âm phế quản lẫn với âm phế nang. Nếu ở ngựa, trên vùng ngực nghe được âm phế quản (âm thô, rõ hơn âm phế nang) thì đó là âm phế quản bệnh. Ở gia súc khác, khi trên vùng ngực chỉ nghe được âm phế quản mà không có âm phế nang lẫn vào thì đó cũng là âm phế quản bệnh.

Cần chú ý các đặc điểm sau đây để phân biệt âm phế quản bệnh lý và âm phế nang tăng: âm phế nang tăng nghe rõ đều trên toàn bộ vùng phổi và càng gần rốn phổi, nghe

Page 47: benh noi khoa thu y

47

càng rõ. Gõ phổi không có âm gõ bệnh. Còn âm phế quản bệnh nghe thô, không lan đều, nghe rõ cả khi hít vào, thở ra; gõ phổi thường có âm đục.

Âm phế quản bệnh khó phân rõ với âm phế nang thô, chỉ có khác là vùng phổi âm phế nang thô, gõ không có âm đục.

Nhu mô phổi bị thấm ướt, lòng phế quản tắc là nguyên nhân của âm phế quản bệnh và thường thấy ở các bệnh: viêm phổi thùy, suyễn lợn, viêm phổi - màng phổi, lao, viêm màng phổi,…

- Tiếng ran (Rhonchi)

Trong nhiều bệnh ở phổi, lòng phế quản chứa nhiều chất dịch thẩm xuất hoặc bị hẹp lại, khi thở khí qua lại tạo thành tiếng gọi là tiếng ran.

+ Tiếng ran khô (Rhonchi sicca): do dịch thẩm xuất khô lại, thành phế quản sưng dày hoặc phế nang căng rộng chèn ép phế quản, lòng phế quản hẹp lại. Hoặc dịch thẩm xuất đông lại khô tạo thành sợi. Trong nhiều tình trạng trên khi thở, khí qua lại tạo thành tiếng ran. Tùy tình trạng bệnh, động tác hô hấp và lòng phế quản to nhỏ, tiếng ran rất to như tiếng mèo kêu, cũng có thể rất nhỏ như tiếng rít,…

Tiếng ran khô ở một vùng phổi nhỏ: thường thấy lao phổi, ổ mủ, viêm phế quản, viêm phổi - phế quản. Tiếng ran khô trên một vùng phổi rộng thấy ở: viêm phổi - phế quản, khí thũng phổi, viêm phổi thùy. Gia súc non sau khi bị viêm phổi, tiếng ran khô còn lại một thời gian khá lâu mặc dù bệnh đã lành.

+ Tiếng ran ướt (Rhonchi humidi): do trong lòng phế quản có dịch hoặc bọt khí. Tiếng ra ướt nghe rất nhỏ, như tiếng bọt vỡ hay như tiếng nước chớm sôi,…phát ra ở phế quản gần phế nang nghe rõ lúc thở ra, còn kỳ hít vào có khi nghe không được. Tiếng ran ướt thường thấy ở các quá trình bệnh làm tổ chức phổi thấm ướt (viêm phổi, lao phổi, thủy thũng phổi, sung huyết phổi).

- Tiếng vò tóc (Crepitatio)

Nghe như tiếng ran nhỏ, nhưng mịn và đều hơn. Do lòng phế nang và phế quản nhỏ bị thấm ướt, lúc hít vào chúng dính lại và khi thở ra chúng tách ra gây tiếng vò tóc. Tiếng vò tóc là triệu chứng của bệnh viêm phổi, thủy thũng phổi, sung huyết phổi. Nếu dịch thẩm xuất nhiều thì tiếng vò tóc mất.

Căn cứ vào các đặc điểm sau để phân biệt tiếng vò tóc và tiếng ran nhỏ

+ Tiếng vò tóc mịn, phát ra diện rộng, còn các tiếng ran thì thô hơn, to nhỏ không đều, phát ra trên diện hẹp.

+ Tiếng vò tóc ổn định, còn tiếng ran không ổn định, chỗ này mất chỗ kia xuất hiện;

+ Tiếng vò tóc phát ra thời gian ngắn, còn tiếng ran thì lâu dài, cho đến khi bệnh lành.

+ Tiếng vò tóc nghe rõ lúc hít vào, còn tiếng ran nghe rõ ở cả hai kỳ thở.

Page 48: benh noi khoa thu y

48

- Tiếng thổi vò:

Phổi có ổ mủ, ổ hoại tử, lao sẽ tạo thành những hang thông với phế quản. Khi thở khí qua lại giữa các hang và lòng phế quản tạo thành tiếng thổi vò. Ở gia súc ít thấy triệu chứng này.

- Tiếng cọ màng phổi:

Màng phổi viêm, có nhiều fibrin đọng lại làm cho màng phổi viêm sần sùi, lúc thở các lá của màng phổi cọ sát nhau gây ra tiếng cọ màng phổi. Tiếng cọ màng phổi to nghe rất dễ, nhưng có khi nghe rất nhỏ. Khi nghe chú ý phân biệt với tiếng ran nhỏ, tiếng vò tóc, nhu động ruột. Tiếng cọ màng phổi do viêm màng phổi thường có kèm theo triệu chứng sờ vùng ngực gia súc đau.

Viêm màng phổi trong các trường hợp sau không có tiếng cọ màng phổi:

+ Dịch thẩm xuất nhiều làm cho lá thành và lá tạng tách ra.

+ Màng phổi bị dính.

+ Viêm mạn tính, màng phổi bị bào trơn.

- Tiếng vỗ nước (Succusio hippocratis): tiếng óc ách như nước xao động trong lồng ngực: có thể do dịch thẩm xuất hoặc dịch thẩm lậu gây ra. Dịch thẩm xuất do viêm màng phổi, dịch thẩm lậu do nguyên nhân toàn thân.

Chú ý: Tiếng vỗ nước có lúc rất ổn định, ở tư thế nào của gia súc cũng nghe được. Tuy nhiên cũng có ca bệnh chỉ nghe được tiếng vỗ nước ở những tư thế nhất định.

3.2.4. Chọc dò xoang ngực

a. Ý nghĩa chẩn đoán

Khi nghi trong xoang ngực có dịch, con vật thở khó, thở thể bụng, gõ có vùng âm đục tập trung, nghe thấy tiếng vỗ nước hoặc tiếng cọ, lúc đó chúng ta mới tiến hành chọc dò xoang ngực kiểm tra dịch chọc dò đó là dịch viêm hay dịch phù. Chọc dò xoang ngực đơn giản, không nguy hiểm, nhưng đặc biệt chú ý vô trùng, nhất là chọc dò xoang ngực ngựa.

b. Vị trí chọc dò

- Loài nhai lại: khe sườn 6 bên trái, khe sườn 5 bên phải, trên tĩnh mạch ngoài ngực hoặc trên dưới đường ngang kẻ từ khớp khuỷu.

- Ngựa: gian sườn 7 bên trái, gian sườn 6 bên phải. Trên, dưới giống loài nhai lại.

- Lợn: gian sườn 8 bên trái, gian sườn 7 bên phải.

- Chó: gian sườn 8 bên trái, gian sườn 6 bên phải.

Chú ý: Nên chọc dò bên phải, lúc cần thiết mới chọc dò bên trái vì tránh vùng tim.

Page 49: benh noi khoa thu y

49

c. Kiểm nghiệm dịch thẩm xuất (dịch viêm) và dịch thẩm lậu (dịch phù)

* Phản ứng Mopit (Mopitz):

Dùng 2 - 3ml dịch kiểm nghiệm, thêm vài giọt axit axêtic 5%

- Đục, kết tủa (phản ứng dương tính) và đây là dịch thẩm xuất

- Đục, không kết tủa (phản ứng âm tính) và đây là dịch thẩm lậu

* Kiểm nghiệm qua kính hiển vi:

Dịch chọc dò sau khi lấy phải được kiểm nghiệm ngay. Lấy 10ml chọc dò cho vào ly tâm, lấy giọt cặn phiết kính để khô trong không khí, cố định bằng Methanol trong 5 phút và nhuộm bằng Giemsa hoặc Xanh methylen 1%. Soi qua vật kính dầu. Có các trường hợp sau:

- Một ít hồng huyết cầu trong một vi trường thường do chọc dò gây chảy máu. Nếu số lượng nhiều thì có thể trong xoang ngực chảy máu.

- Nhiều tế bào bạch cầu, nhất là bạch cầu trung tính: do viêm màng phổi.

- Nhiều tế bào lympho: do lao màng phổi.

3.3. KHÁM HỆ TIÊU HOÁ

Bệnh ở hệ thống tiêu hóa xảy ra khá phổ biến ở vật nuôi, chiếm khoảng từ 30 - 40% trong các bệnh nội khoa. Bệnh gây ra thường do khâu chăm sóc, nuôi dưỡng không hợp lý. Như thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh (các chất độc, độc tố nấm mốc lẫn trong thức ăn). Chuồng trại bẩn, không có hệ thống chống nóng, chống lạnh và chống ẩm. Ngoài ra còn do các nguyên nhân khác gây nên như các bệnh truyền nhiễm gây tổn thương ở hệ tiêu hóa (phó thương hàn, phó lao, dịch tả và các loại ký sinh trùng đường ruột).

Khám bộ máy tiêu hóa theo thứ tự: khám ăn, khám uống, khám miệng, hầu và thực quản, khám dạ dày, ruột, khám phân, khám gan, người ta thường khám bằng các phương pháp: quan sát, sờ nắn, gõ, nghe. Khi cần thiết chọc dò xoang bụng, siêu âm, nội soi xoang bụng và các xét nghiệm phân, dịch chọc dò và một số chỉ tiêu chức năng gan.

3.3.1. Kiểm tra trạng thái ăn uống

a. Ăn

- Ăn kém: do rối loạn tiêu hóa.

- Ăn nhiều thức ăn tinh: do viêm dạ dày tăng axit.

- Ăn nhiều thức ăn thô: do viêm dạ dày giảm axit.

- Ăn nhiều: sau thời gian ốm, do rối loạn trao đổi chất.

- Ăn bậy: do gia súc thiếu khoáng, viêm dạ dày cata mạn tính, bệnh chó dại.

Page 50: benh noi khoa thu y

50

b. Uống

- Uống ít: do tắc ruột, thủy thũng, tê liệt thần kinh mặt,…

- Uống nhiều: do sốt, ỉa chảy, nôn mửa, ra nhiều mồ hôi, viêm thận mạn tính, trúng độc muối.

c. Cách lấy thức ăn, nước uống

Ngựa dùng môi lấy thức ăn, hàm dưới đưa thức ăn vào miệng. Bò dùng lưỡi lấy thức ăn. Lợn ngoạm từng miếng.

Lấy thức ăn khó khăn: thường thấy bệnh ở lưỡi, ở môi, niêm mạc miệng, răng, cơ nhai, họng, các bệnh thần kinh.

Ngựa lấy thức ăn khó khăn, nhai thức ăn uể oải, nhiều khi gục đầu vào máng là triệu chứng của viêm não, u não, não thủy thũng.

d. Nhai

- Gia súc nhai chậm, uể oải: do sốt, bệnh ở dạ dày, rối loạn tiêu hóa.

- Nhai đau, cổ vươn ra, miệng há hốc: do viêm chân răng, răng mòn không đều; viêm niêm mạc miệng, viêm lưỡi gặp ở bệnh lở mồm long móng.

- Nhai rất đau, không nhai, hai hàm răng khép chặt: do viêm niêm mạc miệng, viêm lưỡi nặng, bệnh thần kinh.

- Nghiến răng: Ngựa nghiến răng do đau bụng, trúng độc, viêm não tủy truyền nhiễm. Bò nghiến răng do viêm dạ dày cata, viêm ruột cata, liệt dạ cỏ, viêm dạ tổ ong do ngoại vật. Lợn nghiến răng thấy ở bệnh dịch tả. Cừu nghiến răng do ấu sán não.

e. Nuốt

- Rối loạn nhẹ: đầu gia súc vươn thẳng, lắc lư, hai chân cào đất, nuốt khó khăn do viêm họng, tắc thực quản.

- Rối loạn nuốt nặng: thức ăn trào ra đằng mũi, trào ngược thực quản do viêm họng nặng, tắc thực quản, trong các bệnh hệ thần kinh.

g. Nhai lại

Bò khỏe sau khi ăn no 30 phút đến một giờ rưỡi thì bắt đầu nhai lại. Một ngày đêm nhai lại 6 - 8 lần, mỗi lần từ 50 - 60 phút.

Rối loạn nhai lại: nhai lại chậm và yếu gặp trong trường hợp chướng hơi, bội thực và nghẽn dạ lá sách. Không còn phản xạ nhai lại gặp ở liệt dạ cỏ, chướng hơi, bội thực nặng, các trường hợp trúng độc.

h. Ợ hơi

Trâu bò mỗi ngày ợ hơi khoảng 20 - 40 lần. Nhờ ợ hơi mà các khí lên men tích lại trong dạ cỏ được tống ra ngoài.

Page 51: benh noi khoa thu y

51

- Ợ hơi tăng: do ăn nhiều thức ăn dễ lên men, chướng hơi dạ cỏ giai đoạn đầu.

- Ợ hơi giảm: do dạ cỏ liệt, tắc rãnh thực quản, sốt cao, các bệnh nặng. Liệt dạ cỏ mạn tính, hơi ợ ra hôi thối.

- Không ợ hơi: do tắc rãnh thực quản, chướng hơi dạ cỏ nặng.

Loài gia súc dạ dày đơn, hơi trong dạ dày thường được tống ra ngoài theo phân và hấp thu vào máu. Nếu ợ hơi là triệu chứng bệnh lý gặp trong trường hợp viêm loét dạ dày, thức ăn trong dạ dày lên men nhiều,…

i. Nôn mửa

Nôn mửa do phản xạ hoặc do trung khu thần kinh bị kích thích.

- Nôn mửa do phản xạ, thường do bệnh ở cuống lưỡi, họng, dạ dày, đường ruột, có trường hợp bệnh ở màng bụng, ở tử cung cũng có thể gây nôn.

- Nôn do trung khu nôn bị kích thích trực tiếp: do viêm hành tủy, viêm màng não, khối u não, độc tố vi trùng tác động (trong các bệnh truyền nhiễm) và trong các trường hợp trúng độc. Đặc điểm của loại nôn này là nôn liên tục, lúc dạ dày trống vẫn nôn.

Loài ăn thịt và loài ăn tạp nôn là triệu chứng bệnh, thường do viêm dạ dày cata cấp tính.

Loài nhai lại nôn thường do dạ dày đầy hơi cấp tính, bội thực. Con vật nôn rất khó khăn: đầu vươn thẳng, hai chân sau dạng ra, bụng thót lại, thức ăn phọt ra theo mồm, theo đường mũi.

Ngựa nôn khó nhất: lúc nôn, bụng co rút, toàn thân toát mồ hôi, thức ăn phun ra theo lỗ mũi và sau khi nôn gia súc rất mệt mỏi. Ngựa nôn thường do bội thực hoặc giãn dạ dày cấp tính.

* Kiểm tra nôn cần chú ý:

- Nôn một lần, sau đó không nôn lại gặp ở lợn, con non và loài ăn thịt do ăn quá no.

- Nôn nhiều lần trong một ngày gặp trường hợp do trúng độc thức ăn, các loại thuốc bảo vệ thực vật.

- Nôn ngay sau lúc ăn: do bệnh ở dạ dày, ăn một lúc mới nôn do tắc ruột.

- Chất nôn lẫn máu: do viêm dạ dày xuất huyết, loét dạ dày ở lợn, hay gặp trong bệnh phó thương hàn, dịch tả lợn.

- Chất nôn màu vàng lục (mật): do tắc ruột non.

- Chất nôn lẫn phân, mùi thối: do tắc ruột già.

3.3.2. Khám miệng

Khám miệng để chẩn đoán bệnh xảy ra ở cục bộ vùng miệng: môi, răng, niêm mạc miệng và lưỡi. Đồng thời để chẩn đoán một số bệnh khác ở đường tiêu hoá (hình 3.3)

Page 52: benh noi khoa thu y

52

Chảy rãi: do trở ngại nuốt, viêm tuyến nước bọt, ngoại vật cắm vào hàm răng, viêm họng, sốt, lở mồm long móng, viêm tuyến mang tai.

a. Môi

- Gia súc khỏe lúc đứng hai môi ngậm kín.

- Môi ngậm chặt: do viêm màng não, uốn ván.

- Môi sưng: do viêm niêm mạc miệng, dịch tả trâu bò, côn trùng đốt.

- Ở ngựa: ngựa già môi dưới thường trễ, hở lợi ra ngoài. Nếu môi nứt thì do tụ cầu trùng. Môi hoại thư do trúng độc thức ăn, viêm màng não truyền nhiễm.

b. Miệng

- Mùi trong miệng: mùi thối do viêm lợi, loét niêm mạc miệng, viêm họng. Thức ăn đọng lại lâu, miệng thối.

- Nhiệt độ trong miệng: cho ngón tay vào miệng để có cảm giác nhiệt độ miệng. Miệng nóng do các bệnh gây sốt cao, viêm niêm mạc miệng, viêm họng. Miệng lạnh do mất máu, suy nhược và sắp chết.

- Độ ẩm:

+ Miệng đầy nước bọt do trở ngại nuốt, tuyến nước bọt bị kích thích, do viêm niêm mạc miệng, viêm tuyến nước bọt, viêm họng, lở mồm long móng.

+ Miệng khô do mất nước: thấy ở bệnh viêm ruột ỉa chảy lâu ngày, sốt cao, đa niệu, đau bụng.

- Màu sắc niêm mạc miệng thay đổi (xem phần khám niêm mạc mắt).

Chú ý:

- Ở trâu bò khi bị bệnh lở mồm long móng: niêm mạc miệng nổi đầy mụn nước.

- Trong bệnh dịch tả lợn, đậu cừu, niêm mạc nổi mụn mủ, bọc mủ.

- Ở ngựa do viêm miệng hóa mủ truyền nhiễm: niêm mạc nổi những mụn mủ bằng hạt vừng, hạt đậu trong suốt, sau có máu, có mủ.

c. Lưỡi

Bựa lưỡi là một lớp tế bào thượng bì tróc ra đọng lại, màu xám hay màu xanh: thấy trong hầu hết các bệnh có sốt cao, viêm đường tiêu hóa. Bựa càng dày bệnh càng nặng, ngược lại bựa càng giảm là bệnh chuyển biến tốt.

Lưỡi sưng to là do xây xát, do có đinh gai chọc, do xạ khuẩn.

Hình 3.3. Khám miệng

Page 53: benh noi khoa thu y

53

Lưỡi có nhiều mụn nước, loét là do lở mồm long móng (hình 3.4)

d. Răng

Chú ý độ mòn của răng và hiện tượng sâu răng.

3.3.3. Khám họng

Nhìn ngoài: nếu viêm họng thì cổ hơi cứng và vươn thẳng, nuốt khó, thức ăn nước uống có thể trào ra qua mũi.

Sờ nắn: viêm họng thì vùng họng sưng, nóng. Nếu hạch lâm ba sưng to thường do xạ khuẩn.

Khám trong: với gia súc to thì mở miệng, dùng thìa đè lưỡi xuống; với gia cầm vạch mỏ để xem, đối với trâu bò thì người khám phải mở miệng và kéo lưỡi gia súc ra ngoài để nhìn rõ bên trong.

3.3.4. Khám thực quản

Phần thực quản vùng cổ thì nên sờ nắn và nhìn; phần sâu hơn thì phải dùng ống thông thực quản và soi X - quang, hoặc nội soi.

Nhìn bên ngoài: những chỗ tắc, phồng to. Thực quản kinh luyến cơn co giật từ dưới lên.

Sờ thực quản: người khám đứng bên trái gia súc, quay mặt về phía sau, tay trái cố định rãnh thực quản, tay phải lần theo rãnh thực quản từ dưới lên trên. Nếu gia súc đau là do thực quản bị viêm. Khi thực quản bị tắc (phần thực quản vùng cổ) thì có thể dùng tay vuốt ngược lên

a. Thông thực quản

Thông thực quản để chẩn đoán bệnh và còn để điều trị bệnh.

Với trâu bò, ngựa dùng cùng một loại ống thông bằng cao su, dài 200 - 300cm, đường kính ngoài 18 - 20mm, đường kính trong 8 - 14mm, ống thông thực quản lợn dài 95cm, đường kính ngoài 4mm; với lợn, ống to 5 - 7mm .

Thông thực quản trâu bò: cố định gia súc, mở miệng bằng giá gỗ có đục một lỗ ở giữa để cho ống thông. Đưa ống thông qua miệng vào thực quản, sau đó theo nhu động của thực

Hình 3.5. Ống thông thực quản

Hình 3.4. Khám lưỡi trâu

Page 54: benh noi khoa thu y

54

quản, đẩy dần ống thông vào dạ cỏ. Từ miệng đến dạ cỏ dài khoảng 120 - 140cm, nếu khi cho ống thông vào hầu, thực quản mà gia súc nôn thì cho đầu gia súc chúi xuống và hết nôn lại tiếp tục cho ống thông vào. Trường hợp gia súc nôn nhiều thì phải kéo ống thông ra.

Thông thực quản ngựa: phải cố định tốt gia súc, đun sôi ống thông cho mềm và khi thông phải bôi trơn bằng vaselin. Theo rãnh thực quản, đo từ mũi đến sườn 16 và lấy dây buộc ống thông làm dấu độ dài. Cho ống thông vào lỗ mũi, nhẹ nhàng đẩy vào hầu và từ từ lần theo động tác nuốt mà đẩy ống thông vào dạ dày.

Cần chú ý những dấu hiệu sau đây để phân biệt ống thông vào thực quản hay vào khí quản:

Vào thực quản Vào khí quản

1. Có động tác nuốt

2. Không ho

3. Sờ được ống thông qua thực quản

4. Đẩy ống thông vào thấy có lực cản và ở rãnh thực quản có hằn

5. Không có khí ra theo ống thông

1. Không có động tác nuốt

2. Thường ho

3. Không sờ được

4. Đẩy nhẹ, không có hằn chuyển động. mm

5. Có khí ra qua ống thông thực quản

Với lợn, chó, gia cầm đều thông thực quản qua miệng.

Chú ý: Lúc gia súc khó thở, viêm mũi, viêm họng thì không nên thông thực quản.

b. Chẩn đoán

- Tắc thực quản: không cho ống thông vào được và theo độ dài ngắn của ống thông trong thực quản để định vị trí thực quản bị tắc.

- Thực quản hẹp: đẩy ống thông vào khó khăn.

- Thực quản giãn: ống thông có thể lọt vào chỗ giãn, không đẩy vào được.

- Thực quản bị viêm: khi cho ống thông vào gia súc đau, thực quản co bóp liên tục.

3.3.5. Khám vùng bụng

a. Quan sát

Khi quan sát vùng bụng thấy thể tích vùng bụng căng to hơn bình thường, gặp những trường hợp sau:

* Tích thức ăn dạ dày, ruột:

- Trâu bò: bệnh bội thực dạ cỏ.

- Ngựa: tích thức ăn manh tràng, kết tràng.

- Chó, lợn: tích thức ăn ở dạ dày. Hình 3.6. Hecnia ở lợn

Page 55: benh noi khoa thu y

55

* Tích khí do thức ăn lên men làm cho bụng căng to, da căng.

- Trâu bò: chướng hơi dạ cỏ;

- Ngựa: đầy hơi ruột.

* Tích nước do thẩm xuất hoặc thẩm lậu làm cho bụng ỏng, dùng tay ấn lùng nhùng gõ có vùng âm đục nằm ngang: xơ gan cổ chướng.

* Gan sưng do ổ mủ, ung thư, xơ cứng làm vùng bụng to.

* Vùng bụng nổi lên cục sưng: thoát vị (Hernia), ổ mủ, thủy thũng, huyết thũng.

Ngược lại khi quan sát thấy thể tích vùng bụng bé gặp trong các trường hợp gia súc bị suy dinh dưỡng, gầy yếu, ỉa chảy mạn tính, liệt dạ cỏ ở trâu bò.

b. Sờ nắn vùng bụng

- Ở gia súc nhỏ thành bụng mỏng, sờ nắn vùng bụng có thể chẩn đoán ruột bị lồng, bị tắc, dị vật trong dạ dày. Cách khám: hai tay để hai bên, ấn nhẹ lần theo cung sườn từ trước ra sau, ấn sâu có thể sờ đến các khí quan trong xoang bụng.

- Với trâu bò, sờ nắn để khám dạ cỏ, dạ tổ ong.

- Ở ngựa thành bụng dày, căng nên sờ nắn bên ngoài để khám bệnh ít có kết quả; thường phải khám qua trực tràng. Cách khám: một tay đặt vào sống lưng làm điểm tựa, tay còn lại ấn mạnh vào vùng bụng để khám.

Ấn vào vùng bụng thấy gia súc đau, thường gặp khi: viêm màng bụng, lồng ruột, xoắn ruột.

Thành bụng cứng: uốn ván, viêm màng bụng, viêm não tủy truyền nhiễm,…

3.3.6. Khám dạ dày loài nhai lại

Dạ dày loài nhai lại bao gồm dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. Ở gia súc trưởng thành dạ cỏ có thể tích lớn nhất, gia súc đang kỳ bú sữa dạ múi khế lớn hơn dạ cỏ.

Tuy dạ dày chia làm bốn túi nhưng chúng hoạt động mật thiết với nhau. Ví dụ: lúc dạ cỏ co bóp mạnh, dạ múi khế tăng cường phân tiết, độ axit tăng. Lúc dạ cỏ liệt, độ axit dạ múi khế giảm rõ rệt.

Trong thực tế dạ dày loài nhai lại thường mắc các bệnh: tích thức ăn dạ cỏ, liệt dạ cỏ, chướng hơi dạ cỏ, nghẽn dạ lá sách và viêm dạ tổ ong do ngoại vật.

Hình 3.7. Gõ vùng dạ cỏ

a - Vùng âm bùng hơi; b, c - Vùng âm đục tương đối;

d - Vùng âm đục tuyệt đối

Page 56: benh noi khoa thu y

56

a. Khám dạ cỏ

Vị trí dạ cỏ nằm hoàn toàn phía bên trái thành bụng.

* Quan sát: Thể tích dạ cỏ căng to hơn bình thường gặp trong trường hợp: bội thực dạ cỏ và chướng hơi dạ cỏ. Trường hợp chướng hơi cấp tính thể tích dạ cỏ phình to vượt quá cột sống, con vật thở khó, nếu không can thiệp kịp thời con vật chết nhanh ở trạng thái ngạt thở.

Thể tích dạ cỏ bé hơn bình thường gặp trong trường hợp gia súc bị đói ăn lâu ngày, ỉa chảy cấp tính, liệt dạ cỏ.

* Sờ nắn dạ cỏ: Dùng nắm tay ấn vào hõm hông phía bên trái, khi bị chướng hơi có cảm giác như ấn vào quả bóng bơm căng chứa đầy khí. Sức đàn hồi bề mặt da dạ cỏ rất lớn. Ngược lại khi bị bội thực ấn vào dạ cỏ thấy thức ăn trong dạ cỏ chắc như túi bột, sức căng của bề mặt da dạ cỏ kém, thường để lại vết lõm, sau một thời gian mới trở lại bình thường.

* Gõ dạ cỏ: Ở trạng thái khoẻ, gõ vùng dạ cỏ chia làm 3 phần: phía trên cùng của dạ cỏ là âm trống do tích hơi; phần giữa dạ cỏ do lẫn hơi và thức ăn - âm đục tương đối; phần dưới cùng của dạ cỏ tích toàn bộ thức ăn - âm đục tuyệt đối. Khi bị bội thực dạ cỏ, gõ xuất hiện toàn bộ âm đục. Ngược lại chướng hơi dạ cỏ, gõ thấy toàn bộ âm trống.

* Nghe dạ cỏ: Dùng ống nghe đặt vào hõm hông phía bên trái của loài nhai lại để nghe nhu động của dạ cỏ. Ở trạng thái khỏe, nhu động dạ cỏ trong 2 phút: trâu bò 2 - 5 lần; dê 2 - 4 lần; cừu 3 - 6 lần. Nghe tiếng nhu động dạ cỏ như tiếng sấm từ xa vọng lại (hình 3.8).

- Nghe thấy nhu động dạ cỏ giảm gặp trong trường hợp cơ dạ cỏ co bóp yếu do liệt dạ cỏ, tích thức ăn dạ cỏ, các bệnh nặng, các bệnh làm cơ thể sốt cao.

- Trường hợp nghe thấy mất hoàn toàn nhu động: liệt dạ cỏ, chướng hơi cấp tính, bội thực dạ cỏ, nghẽn dạ lá sách, viêm màng bụng và các bệnh nặng.

- Nhu động dạ cỏ tăng, co bóp nhiều, lực co bóp mạnh: giai đoạn đầu chướng hơi dạ cỏ, trúng độc thức ăn, ăn phải các loại thức ăn lên men mạnh, mốc, thối, hàm lượng gluxit cao.

* Xét nghiệm chất chứa trong dạ cỏ:

Sau khi trâu, bò ăn từ 2 - 3 giờ bắt đầu dùng ống thông lấy dịch dạ cỏ ra kiểm tra:

Hình 3.8. Nghe vùng dạ cỏ

Page 57: benh noi khoa thu y

57

- Màu sắc dịch dạ cỏ tuỳ thuộc vào chất chứa, thức ăn trong dạ cỏ. Nếu dịch có màu đen, cà phê, gạch là do có quá trình viêm loét trong dạ cỏ.

- Nếu dịch dạ cỏ có mùi thối do liệt dạ cỏ lâu ngày.

Độ pH chất chứa trong dạ cỏ ở trạng thái sinh lý dao động từ 6,8 - 7,4 và độ axít chung từ 0,6 - 9,2 đơn vị. Khi kiểm tra thấy độ axit tăng (30 - 40 đơn vị) do quá trình lên men trong dạ cỏ mạnh, làm độ pH giảm so với bình thường.

Kiểm tra số lượng vi khuẩn hữu ích (Infuzoria - vi khuẩn phân huỷ xenluloza ) trong dạ cỏ trên kính hiển vi ở trạng thái bình thường cho thấy: trong 1ml dịch dạ cỏ có 200.000 - 500.000 vi sinh vật. Trên một lam kính khi soi kính hiển vi đếm được trung bình từ 15 - 20 vi sinh vật. Khi số lượng vi khuẩn hữu ích giảm, cơ thể trâu bò rơi vào trạng thái loạn khuẩn dạ cỏ.

b. Khám dạ tổ ong

Ở trâu bò nước ta thường hay gặp viêm dạ tổ ong do ngoại vật. Khi bị viêm dạ tổ ong do ngoại vật thường kế phát chướng hơi dạ cỏ.

Vị trí dạ tổ ong nằm trên xương mỏm kiếm, khoảng xương sườn 6 - 8, hơi nghiêng về trái.

Khám dạ tổ ong nhằm mục đích phát hiện phản ứng đau của trâu, bò khi bị viêm dạ tổ ong do ngoại vật. Trong thực tế thường dùng các phương pháp phát hiện phản ứng đau của trâu, bò như sau:

Dùng đòn khiêng hoặc đoạn gậy có độ dài 1m đặt sau hai chân trước vào vị trí dạ tổ ong, hai người hai bên nâng ép lên vùng dạ tổ ong và quan sát trâu bò có phản ứng đau hay không?

Dắt trâu, bò lên dốc và xuống dốc để quan sát. Khi đi lên, các khí quan trong xoang bụng dồn về phía sau, dạ tổ ong không bị chèn ép, con vật dễ chịu. Lúc đi xuống, dạ tổ ong bị chèn ép, nếu có ngoại vật thì trâu, bò sẽ tỏ ra đau đớn.

Cho trâu, bò nhảy qua rãnh hay bờ tường và quan sát: khi bị viêm dạ tổ ong do ngoại vật trâu, bò thường đứng dừng lại không dám nhảy.

Dắt trâu, bò quay phải hoặc quay trái đột ngột. Khi bị viêm dạ tổ ong do ngoại vật, dắt quay trái trâu, bò đau đớn và thường chùn chân, không bước vì dạ tổ ong bị chèn ép, khi quay phải trâu, bò vẫn đi bình thường.

Dùng Arecolin hoặc Pilocarpin tiêm vào dưới da cho trâu bò, sau khi tiêm khoảng từ 5 - 10 phút quan sát thấy trâu, bò có phản ứng đau dữ dội. Phản ứng đau dữ dội này là do thuốc tăng cường cơ trơn dạ tổ ong co bóp mạnh tác động vào ngoại vật gây phản ứng đau.

Trường hợp ngoại vật là kim loại có thể dùng máy dò mìn đặt vào vị trí dạ tổ ong để phát hiện.

Page 58: benh noi khoa thu y

58

c. Khám dạ lá sách

Vị trí dạ lá sách ở bên phải xoang bụng, trong khoảng xương sườn 7 - 9, trên dưới đường ngang kẻ từ khớp vai song song với mặt đất.

Sờ nắn: dùng ngón tay hay nắm tay ấn mạnh vào các gian sườn 7, 8, 9 vùng dạ lá sách. Nếu con vật tỏ ra khó chịu, đau, né tránh, thường là triệu chứng nghẽn dạ lá sách.

Gõ: dùng búa gõ nhẹ nhàng vùng dạ lá sách. Nếu có âm đục lẫn âm bùng hơi và không có phản ứng đau là trạng thái bình thường. Nếu gia súc tỏ ra khó chịu, đau là triệu chứng nghẽn dạ lá sách, viêm dạ múi khế.

Nghe: dùng ống nghe đặt vào vị trí dạ lá sách để nghe. Tiếng nhu động của dạ lá sách gần giống tiếng nhu động của dạ cỏ, nhưng nhỏ hơn. Sau lúc ăn nhu động của dạ lá sách khá rõ.

Chú ý: lúc gia súc ăn thức ăn nhiều nước thì nhu động dạ lá sách gần giống như nhu động ruột. Nhu động dạ lá sách mất là triệu chứng nghẽn dạ lá sách. Nếu yếu thường gặp trong các bệnh sốt cao.

Chọc dò: dùng kim chọc dò vào vị trí dạ lá sách, quan sát không thấy đốc kim quay hình con lắc hoặc dùng xi lanh bơm dung dịch MgSO4 25% vào dạ lá sách, nếu thấy nặng tay, kết hợp với các triệu chứng lâm sàng có thể kết luận con vật bị nghẽn dạ lá sách.

d. Khám dạ múi khế

Dạ múi khế nằm phần dưới bụng, sát cung sườn, từ xương sườn 12 đến mỏm kiếm bên phải.

Sờ nắn: đối với trâu bò, dùng 3 đầu ngón tay ấn mạnh theo cung sườn phải vào trong và về phía trước. Bê, nghé, dê, cừu thì cho nằm nghiêng bên trái để sờ nắn dạ múi khế.

Gõ: gõ dạ múi khế có âm đục, âm bùng hơi là trạng thái bình thường.

Nghe: tiếng nhu động của dạ múi khế như tiếng nước chảy, gần giống nhu động ruột. Nhu động dạ múi khế tăng khi viêm dạ múi khế; nhu động giảm khi dạ cỏ bị liệt hoặc bội thực.

Đối với bê, nghé ở giai đoạn bú sữa thường hay bị rối loạn tiêu hóa do bị viêm dạ múi khế, loét dạ múi khế, viêm ruột ỉa chảy do E.coli và Salmonella.

3.3.7. Khám dạ dày đơn

a. Dạ dày ngựa

Dạ dày nằm sâu trong xoang bụng nên khám bên ngoài không có giá trị chẩn đoán. Quan sát các triệu chứng biểu hiện bên ngoài, khi cần có thể dùng ống thông dạ dày, khám trực tràng và xét nghiệm dịch dạ dày.

Page 59: benh noi khoa thu y

59

Ngựa biểu hiện triệu chứng: cơ thể gầy sút, trạng thái uể oải, hay ngủ gật, thiếu máu, niêm mạc vàng thường do viêm loét dạ dày.

Ngựa biểu hiện đau bụng đột ngột, nôn mửa, ngồi như chó ngồi, vùng bụng từ khoảng sườn 15 - 17 bên trái căng đầy thường do co thắt thượng vị, giãn dạ dày cấp tính.

Khi tiến hành thông dạ dày, hơi ra nhiều, chua, gia súc dịu những cơn đau thường là do giãn dạ dày cấp tính. Nếu con vật vẫn đau đớn thì tìm nguyên nhân khác.

Với ngựa thể vóc nhỏ mà dạ dày bị giãn nặng, có thể khám qua trực tràng đưa tay về phía trước thận trái, sờ gặp dạ dày tròn, đàn hồi và di động theo nhịp thở.

b. Dạ dày lợn

Vị trí bên trái xoang bụng. Khi quan sát thấy vùng bụng bên trái căng to thì thường bị đầy hơi hoặc bội thực.

Khi dạ dày bị chướng hơi sờ vào như bóng khí. Khi dạ dày bị bội thực sờ vào thấy thức ăn rắn chắc, ấn mạnh làm lợn có phản xạ nôn. Ngoài ra một số bệnh gây viêm loét dạ dày (dịch tả lợn, phó thương hàn lợn) khi ấn mạnh vào vùng dạ dày cũng có thể gây nôn.

c. Dạ dày chó, mèo

Bội thực, đầy hơi thì vùng bụng trái căng to.

Khi ấn mạnh tay vào vùng bụng, dạ dày bội thực thì thức ăn trong dạ dày cứng và chắc như ấn vào túi bột. Còn trường hợp dạ dày bị đầy hơi ấn tay vào có cảm giác như ấn vào túi khí. Khi ấn tay vào vùng bụng gia súc đau, giãy giụa thì do viêm màng bụng, viêm dạ dày.

Dùng phương pháp gõ vùng bụng giúp cho việc chẩn đoán các bệnh trên.

3.3.8. Khám ruột

Tiếp theo dạ dày là ruột non: tá tràng, không tràng, hồi tràng và ruột già: manh tràng, kết tràng (đại kết tràng, tiểu kết tràng), trực tràng liền với hậu môn.

Động mạch treo tràng trước và động mạch treo tràng sau cung cấp máu cho đường ruột. Hệ lâm ba ruột rất phát triển. Thần kinh thực vật chi phối hoạt động của đường ruột: dây phó giao cảm hưng phấn tăng nhu động và phân tiết ở ruột. Dây thần kinh giao cảm có tác dụng ngược lại.

Do cấu tạo đường ruột ở loài gia súc không giống nhau nên phương pháp khám bệnh cũng khác nhau.

a. Khám ruột loài nhai lại

Ruột loài nhai lại tập trung trong hốc bụng phải ở một khu vực khá hẹp, do đó khám lâm sàng cho giá trị chẩn đoán ít nhất là đối với gia súc lớn.

Page 60: benh noi khoa thu y

60

Sờ nắn: ấn mạnh vùng bụng bên phải gia súc đau đớn: do lồng ruột, xoắn ruột, thoát vị, viêm màng bụng.

Gõ: tá tràng ở dưới mỏm ngang của xương khum phía bên phải; bờ trước giáp vùng âm đục của gan, bờ sau là cung sườn.

- Gõ tá tràng trâu bò có âm bùng hơi.

- Manh tràng ở phía trước và phía dưới cánh xương hông; gõ có âm đục.

- Kết tràng ở giữa vùng âm đục của gan và manh tràng; gõ có âm bùng hơi.

- Không tràng và hồi tràng ở mé dưới bụng sau dạ lá sách và dạ múi khế: gõ phần trên có âm bùng hơi, phần dưới có âm đục.

Lúc gõ vùng ruột chú ý các biểu hiện tắc ruột, xoắn ruột, lồng ruột,…

Nghe ruột: Nhu động ruột loài nhai lại nghe mịn, tiếng nhu động yếu. Nhu động ruột mất là do tắc ruột (do thức ăn tích lại trong ruột, lồng ruột, xoắn ruột) và liệt ruột.

Nhu động ruột tăng: do kinh luyến ruột, viêm dạ dày và ruột cấp tính, các nguyên nhân gây ỉa chảy khác, gia súc bị trúng độc cấp tính.

Khám trực tràng: Chủ yếu để khám thai, khám bàng quang, khám thận.

Người khám phải cắt móng tay và mài thật nhẵn. Tập khám bằng tay trái vì thuận lợi cho việc sờ vùng bụng phải gia súc. Khi khám phải cố định gia súc thật chắc chắn.

Sờ vào trực tràng trâu, bò khỏe thấy phân nhão. Nếu có nhiều dịch nhày, lẫn máu, mùi khắm thường gặp trong các bệnh như lồng ruột, xoắn ruột, thoát vị. Trực tràng đầy máu thường do xuất huyết, cầu trùng, nhiệt thán, chấn thương cơ giới.

Cho tay lần theo thành bụng để phát hiện thoát vị, tắc ruột, xoắn ruột (ruột cuộn thành một đám to). Ấn mạnh tay gia súc đau do ruột lồng thành một đoạn ruột thẳng, cứng. Nếu tắc ruột do phân gây táo bón thì sờ vào có cảm giác rất cứng.

Ngoài ra có thể khám một số bộ phận khác như bàng quang, tử cung, buồng trứng và thận phải.

b. Khám ruột ngựa, la, lừa

Quan sát: vùng bụng phải chướng to do tích hơi ở ruột già; vùng bụng thóp lại do ỉa chảy mạn tính, đói ăn.

Sờ nắn: áp dụng với ngựa nhỏ, những con gầy và chú ý hiện tượng thoát vị, viêm màng bụng.

Hình 3.9. Khám trực tràng bò

Page 61: benh noi khoa thu y

61

Gõ: chia bụng trái làm 3 phần: phần trên là tiểu kết tràng, phần giữa là ruột non và phần dưới là đại kết tràng. Bên phải kẻ đường ngang từ xương cánh hông xuống dưới, về phía trước; phần dưới là vùng kết tràng chạy dọc theo cung sườn, phần trên là manh tràng.

Vùng ruột non bình thường gõ có âm đục tương đối. Vùng tiểu kết tràng khi ruột trống gõ có âm bùng hơi; đầy phân - âm đục. Nếu tắc ruột vùng đại kết tràng gõ có vùng âm đục mở rộng. Khi ruột tích đầy hơi gõ xuất hiện âm trống chiếm ưu thế.

Vùng manh tràng: phần trên là âm bùng hơi, phần dưới là âm đục tương đối hay âm bùng hơi. Khi manh tràng tích thức ăn gõ xuất hiện âm đục. Ngược lại khi manh tràng tích hơi gõ xuất hiện âm trống.

Nghe: bên phải, vùng hõm hông nghe được tiếng nhu động của manh tràng; phía dưới theo cung sườn là tiếng nhu động của đại kết tràng. Phía bụng trái nghe lần lượt từ trên xuống là tiếng nhu động của tiểu kết tràng, của ruột non và dưới cùng là tiếng nhu động của đại kết tràng.

Tần số nhu động của ruột già: 4 - 6 lần/phút, ruột non 8 - 12 lần/phút. Tiếng nhu động của ruột non nghe rõ gần như tiếng nước chảy. Ruột già nhu động nhẹ, tiếng yếu không rõ.

Nhu động của ruột phụ thuộc rất nhiều vào phẩm chất thức ăn, quá trình viêm nhiễm trong đường ruột.

- Nhu động ruột tăng: do thức ăn, nước uống quá lạnh, thức ăn bị nhiễm độc, viêm ruột; giai đoạn đầu đầy hơi ruột.

- Nhu động ruột giảm do ỉa chảy lâu ngày, đầy hơi ruột nặng, ruột liệt, tắc, viêm ruột nặng, thần kinh phó giao cảm quá ức chế.

Khám qua trực tràng: thường để chẩn đoán hội chứng đau bụng ngựa (do tắc ruột, lồng ruột, xoắn ruột,...) ngoài ra, để khám thận, bàng quang, khám thai, gan, lách.

Ruột non ngựa, la, lừa, xếp trong xoang bụng theo thứ tự: tá tràng, không tràng, hồi tràng.

Ruột già: xếp trong xoang bụng theo thứ tự: manh tràng, đại tràng phía dưới bên phải, gấp khúc hoành mô; đại kết tràng dưới bên trái, gấp khúc chậu hông; đại kết tràng trên bên trái gấp khúc hoành mô; đại kết tràng trên bên phải; tiếp đến là manh nang của đại kết tràng, tiểu kết tràng và trực tràng.

Khi tiến hành khám phải cố định gia súc chắc chắn. Cố định gia súc trong gióng, buộc hai chân sau kéo về phía trước và kéo đuôi sang một bên. Dùng tay phải để khám và thụt cho hết phân trong trực tràng trước khi khám. Chụm 5 đầu ngón tay lại, đưa vào trực tràng, nhẹ nhàng đẩy tay về phía trước.

- Nếu cơ vòng hậu môn co thắt mạnh: do tắc ruột, xoắn ruột, lồng ruột, kinh luyến ruột, uốn ván.

Page 62: benh noi khoa thu y

62

- Nếu cơ vòng hậu môn giãn: do gia súc ỉa chảy lâu ngày, nằm lâu ngày, xương khum bị tổn thương.

- Trường hợp trực tràng có nhiều chất nhày lẫn máu: do tắc ruột, xoắn ruột, lồng ruột, viêm ruột xuất huyết, cầu trùng.

- Nếu trực tràng có máu tươi thường tác động cơ giới gây xuất huyết ở trực tràng.

- Cho tay đến bờ trước xương chậu gặp tiểu kết tràng, phía dưới là bàng quang. Nếu vùng tiểu kết tràng ruột đánh thành túi dài, đầy những cục phân cứng: tắc ruột do táo bón.

Vùng bụng trái là khu đại kết tràng. Ngay dưới xương chậu, phía dưới hơi nghiêng về bên trái là gấp khúc chậu hông. Nếu bị tắc ruột thì đại kết tràng bên trái đoạn trên, đoạn dưới và gấp khúc chậu hông chứa đầy phân căng to chiếm hết khoang bụng trái.

Kết tràng đầy hơi, bụng căng. Nên chú ý trường hợp kết tràng tắc và phần trước lại đầy hơi.

Ruột non hay xoắn với gấp khúc chậu hông của kết tràng bên trái hay với gốc manh tràng.

Nếu cơ hoành bị thủng, ruột chảy vào xoang ngực, xoang bụng trở nên rỗng, áp lực rỗng và ruột di chuyển nhẹ theo động tác thở.

Trong xoang bụng, nếu ruột non lồng vào nhau tạo thành những khúc như lạp sườn, ấn mạnh gia súc đau.

Manh tràng bị tắc tạo thành túi to như quả bưởi lớn, phần trên là khí, dưới cứng thường có sỏi.

Manh tràng đầy hơi chướng to chiếm cả xoang bụng.

Ruột non bị tắc thường ít gặp.

Chú ý khi khám thành bụng nếu thấy thành bụng không trơn, ấn gia súc đau là do viêm màng bụng.

c. Khám ruột non gia súc nhỏ

Khám ruột lợn

- Ruột non bên phải, ruột già bên trái.

- Bụng chướng to: do đầy hơi, bội thực. Bụng xẹp do ỉa chảy lâu ngày.

- Dùng hai tay ép hai bên thành bụng, ấn mạnh vào vùng bụng, thấy tụ lại cục cứng do tắc ruột, táo bón.

Khám ruột dê, cừu

Hai chân người khám kẹp cổ con vật ở tư thế đứng, dùng tay ép hai bên thành bụng, ấn mạnh, nếu gia súc có cảm giác đau thường do táo bón, viêm nhiễm đường ruột.

Page 63: benh noi khoa thu y

63

Khám ruột chó, mèo

- Khi khám có thể cho con vật đứng hay nằm. Dùng đầu ngón tay ấn mạnh vùng bụng, con vật đau do tắc ruột, lồng ruột, xoắn ruột, viêm ruột. Sờ vào thấy phân đọng lại cục xếp thành chuỗi trong xoang bụng do táo bón. Sờ vào vùng bụng có cảm giác bùng nhùng do tích dịch trong xoang bụng.

- Gõ để phát hiện ruột đầy hơi, táo bón.

- Nghe thấy nhu động ruột giảm, mất do con vật bị tắc ruột, viêm màng bụng.

- Với chó có thể dùng X - quang và phương pháp nội soi, siêu âm vùng bụng.

3.3.9. Khám phân

Phân gia súc gồm bã thức ăn (chất xơ, protit, lipit,…), chất tiết của tuyến tiêu hóa, tế bào thượng bì niêm mạc ruột tróc ra, chất khoáng và một số vi sinh vật thường có trong đường ruột. Do vậy, việc khám phân có ý nghĩa lớn trong chẩn đoán.

a. Khám phân bằng mắt thường

Số lượng: tùy thuộc vào số lượng và chất lượng thức ăn.

- Trâu bò khỏe một ngày đêm thải khoảng 15 - 35 kg phân, ngựa: 15 - 20 kg, dê, cừu: 2 - 3 kg, lợn: 1 - 3 kg, chó: 0,5 kg. Lượng phân của loài gia súc ăn thịt ít hơn của loài ăn cỏ.

- Các trường hợp ỉa chảy phân nhiều nước, số lượng tăng. Gia súc bị táo bón phân cứng, số lượng ít. Ruột tắc gia súc không đi ngoài.

- Trong hầu hết các bệnh có sốt cao đều gây táo bón và lượng phân ít.

Độ cứng: có liên quan đến lượng thức ăn và tình trạng tiêu hóa của đường ruột. Phân trâu bò tỷ lệ nước khoảng 85%, nhão, đi ngoài thành từng bãi. Phân ngựa, tỷ lệ nước khoảng 75%, phân hình ống ruột, đi ngoài thành hòn tròn. Phân dê, cừu khô, tỷ lệ nước khoảng 5,5%, đi ngoài thành viêm tròn, cứng. Phân lợn hình ống ruột, phân gia cầm khô, hình chóp bên ngoài có lớp màng trắng.

- Các nguyên nhân gây tăng nhu động ruột - viêm ruột, nhiễm độc tố, lạnh,…gây ỉa chảy, phân nhão và nhiều.

- Nhu động ruột giảm, phân tiết ít gây táo bón (do liệt ruột, viêm ruột cata,…) thì phân khô cứng và ít.

Màu sắc: phụ thuộc rất nhiều màu sắc thức ăn và tuổi gia súc.

- Phân màu trắng ở gia súc non: thường thấy ở bệnh phân trắng (do không tiêu, do Colibacillosis), phó thương hàn.

- Phân nhạt màu: do sắc tố mật ít trong bệnh viêm gan, tắc ống mật.

- Phân màu đỏ do lẫn máu. Nếu đỏ tươi do chảy máu phần ruột sau; đỏ thẫm chảy máu ở dạ dày, phần trước ruột.

Page 64: benh noi khoa thu y

64

- Phân táo bón thường màu đen, do gia súc bị sốt cao.

Chú ý: màu phân còn thay đổi do uống thuốc.

Mùi: phân loài ăn thịt thối, phân các loài gia súc khác không thối.

- Phân thối thường do rối loạn tiêu hóa, đường ruột có quá trình lên men, thối rữa.

- Niêm dịch nhiều, màng giả, mủ máu lẫn trong phân thường do bệnh.

- Tăng niêm dịch dạ dày do phân tiết trên niêm mạc đường ruột tăng, táo bón lâu ngày, viêm cata ruột già. Tắc ruột, phân toàn niêm dịch lẫn máu.

- Phân có màng giả do những sợi huyết (fibrin), huyết cầu, những mảnh tổ chức niêm mạc ruột bong ra, dính với nhau tạo thành, theo phân ra ngoài thành từng mảng hoặc theo hình ống ruột.

- Màng giả là triệu chứng viêm ruột nặng và tiên lượng điều trị không tốt.

- Mủ, có khi cả những mảnh tổ chức nhỏ lẫn trong phân do niêm mạc ruột, niêm mạc dạ dày bị loét bong tróc ra.

- Phân lẫn máu: do ký sinh trùng (cầu trùng, lê dạng trùng), loét ruột, xoắn ruột, lồng ruột, viêm nặng, các bệnh truyền nhiễm như nhiệt thán, dịch tả,…

- Phân lẫn những bọt khí: do rối loạn tiêu hóa và lên men trong đường ruột.

- Phân gia súc có thể có những mảnh vật lạ do gia súc ăn bậy gặp trong bệnh dại, thiếu khoáng.

b. Hóa nghiệm phân

Một số ca bệnh cần phải xét nghiệm phân để giúp cho quá trình chẩn đoán được chính xác (độ kiềm toan trong phân, máu trong phân, sắc tố mật trong phân, axit hữu cơ trong phân,...). Nhưng trong thực tế lâm sàng người ta thường xét nghiệm:

* Độ toan, kiềm của phân: phụ thuộc vào thành phần và tính chất của thức ăn. Gia súc ăn cỏ, bề mặt của phân có tính toan yếu, bên trong phân có tính kiềm. Phân loài ăn thịt và ăn tạp, phân thường mang tính kiềm, cũng có khi toan hay trung tính phụ thuộc vào tính chất thức ăn.

Trong ruột, thức ăn giàu protit phân giải, phân thường kiềm tính, thức ăn giàu lipit và gluxit lên men tạo ra nhiều axit béo, phân mang tính toan.

Phương pháp xét nghiệm: nhúng giấy quỳ vào nước cất cho ướt sau đó áp nhẹ vào phân và đọc kết quả.

Hoặc: lấy 2 - 3g phân cho vào ống nghiệm, rồi thêm vào 10ml nước cất, ngoáy cho tan đều và để yên trong phòng 6 - 8 giờ. Quan sát phần nước bên trên, nếu thấy trong có nghĩa là toan, đục là kiềm.

Trong chẩn đoán viêm ruột cần xác định độ kiềm, toan của phân để biết con vật bị viêm ruột thể toan hay thể kiềm.

Page 65: benh noi khoa thu y

65

* Máu trong phân: xét nghiệm phát hiện máu trong phân được sử dụng trong trường hợp nghi phân có máu mà mắt thường không nhìn thấy được.

Thuốc thử: 1/ Benzidin 1% trong axit acetic đặc (glacian, pha và dùng ngay).

2/ Nước oxy già (H2O2) 3%.

Cách làm: lấy 2 - 3g phân kiểm nghiệm cho vào trong ống nghiệm, thêm vào 3 - 4ml nước cất, ngoáy cho tan rồi đun sôi. Để nguội, lấy vài giọt hỗn dịch trên vào một ống nghiêm khác, cho thêm 10 - 12 giọt 1% Benzidin, nước oxy già cùng lượng 3%. Nếu hỗn dịch xuất hiện màu xanh có nghĩa là dương tính (trong phân có máu).

Có thể làm: lấy 3g phân, 1ml axit acetic đặc, 1ml ete (ether) etylic (ethylic), lắc đều và để yên. Hút vài giọt phần trong ở trên và thêm vào 10 - 20 giọt 1% Benzidin, nước oxy già cùng lượng. Hỗn dịch xuất hiện màu xanh nghĩa là phản ứng dương tính.

Các phản ứng tìm máu với thuốc thử Benzidin đều dựa trên nguyên tắc trong hồng cầu có men oxydaza, ở môi trường toan tính giải phóng oxy trong nước oxy già dưới dạng oxy nguyên tử. Oxy nguyên tử oxy hóa Benzidin thành dẫn xuất màu xanh.

Gia súc ăn các loại thức ăn như thịt, tiết, gan,… hai ngày sau phản ứng tìm máu trong phân vẫn có kết quả dương tính. Do vậy, lúc cần xét nghiệm máu trong phân của chó, mèo phải chú ý kiểm tra khẩu phần thức ăn của chúng 1 - 2 ngày trước.

3.3.10. Chọc dò xoang bụng

a. Ý nghĩa chẩn đoán

Khi quan sát thấy con vật bụng to, thở khó, gõ vào vùng bụng thấy âm đục song song với mặt đất, chúng ta tiến hành chọc dò xoang bụng lấy dịch ra để kiểm tra xem dịch đó là dịch viêm hay dịch phù, từ đó chẩn đoán được nguyên nhân gây ra bệnh và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

b. Phương pháp chọc dò

Khi chọc dò xoang bụng phải cố định gia súc thật chắc chắn.

Vị trí chọc ở hai bên thành bụng, cách đường trắng 2 - 3cm, cách xương mỏm kiếm 10 - 15cm về phía sau. Ở ngựa nên chọc về bên trái để tránh manh tràng. Ở trâu, bò chọc bên phải để tránh dạ cỏ.

Tùy gia súc to nhỏ, dùng kim số 16, 14 để chọc.

Chú ý: kim chọc dò được nối liền ống hút khi cần thiết để hút dịch.

- Phải sát trùng tốt dụng cụ chọc dò, nhất là đối với ngựa và chó.

Hình 3.10. Chọc dò xoang bụng lợn

Page 66: benh noi khoa thu y

66

- Cắt sạch lông, sát trùng bằng cồn iod 5%.

- Chọc kim thẳng góc với thành bụng, đẩy nhẹ vào tránh chọc thủng khí quan bên trong. Ở gia súc khoẻ dịch chọc dò trong xoang bụng có khoảng 2 - 5ml, dịch trong suốt.

+ Nếu gia súc đau bụng mà dịch chọc dò ra nhiều, màu vàng thì có thể ruột biến vị.

+ Dịch chọc dò có máu, nhiều chất nhầy thì có thể do gia súc bị xoắn ruột.

+ Dịch đục, nhiều niêm dịch, sợi huyết thì có thể do gia súc bị viêm màng bụng.

+ Dịch chọc ra toàn máu thì có thể do vỡ gan, lách hay mạch quản lớn.

+ Nếu dịch lẫn mảnh thức ăn, mùi chua, máu thì có thể do vỡ dạ dày.

+ Dịch chọc dò có nước tiểu thì có thể do vỡ bàng quang.

Chú ý: phản ứng Rivanta để phân biệt dịch phù (dịch thẩm lậu) và dịch viêm (dịch thẩm xuất) (xem phần “chọc dò xoang ngực”).

3.3.11. Khám gan

a. Ý nghĩa chẩn đoán

Khám gan để phát hiện các trường hợp viêm gan, xơ gan và rối loạn chức năng của gan. Ở gia súc gan thường bị viêm, thoái hoá, xơ gan,…Đặc biệt ở trâu, bò nước ta tỷ lệ nhiễm sán lá gan rất nặng, thường gây tổn thương ở gan dẫn đến cơ thể gầy yếu, ỉa chảy, năng suất lao động và hiệu quả chăn nuôi kém.

Những bệnh gan ở gia súc và gia cầm tiến triển cấp tính, triệu chứng rõ (viêm gan cấp tính), thường chẩn đoán không khó (viêm gan vịt).

b. Vị trí khám gan

Trâu bò: gan nằm ở vùng bên phải, từ xườn 6 đến xườn cuối. Phần sau gan lộ ra ngoài phổi, tiếp giáp với thành bụng khoảng xườn 10 - 12.

Gõ từ xườn 10 - 12 trên dưới đường kẻ ngang từ mỏm xương hông là vùng âm đục của gan. Phía sau là vùng tá tràng, phía trước là phổi. Gan sưng to, vùng âm đục mở rộng về phía sau, có thể kéo đến xườn 12, trên đường ngang kẻ từ mỏm xương ngồi, về phía dưới âm đục của gan có thể đến trên đường ngang kẻ từ khớp vai.

Trường hợp gan sưng rất to, lòi ra ngoài cung sườn, làm cho hõm hông bên phải nhô cao. Sờ được bằng tay một cục cứng chuyển động theo nhịp thở.

Gan trâu bò sưng to: do viêm mạn tính, lao gan, xơ do sán lá gan, ổ mủ, ung thư.

Ở những bò sữa cao sản, gan sưng to thường do trúng độc thức ăn dẫn đến rối loạn trao đổi chất lâu ngày gây nên.

Vùng gan ở dê, cừu giống ở trâu bò.

Ngựa, la, lừa: gan nằm sâu trong hốc bụng, bị rìa phổi lấp kín cả hai bên phải trái thành bụng. Không sờ, gõ được vùng gan khỏe.

Page 67: benh noi khoa thu y

67

- Gan sưng to, gõ theo cung xườn bên trái khoảng gian sườn 7 - 10, bên phải: 10 - 17. Khi ấn tay theo cung sườn có thể sờ thấy gan cứng, chuyển động theo nhịp thở. Gan sưng to do viêm mạn tính, ổ mủ, khối u.

- Khi khám vùng gan ở ngựa cần chú ý các triệu chứng lâm sàng khác: hoàng đản, tim đập chậm, thành phần nước tiểu thay đổi rõ. Gia súc ủ rũ, hôn mê.

Gia súc nhỏ: để gia súc đứng và quan sát so sánh hai bên bụng. Sờ theo cung sườn, ấn từ nhẹ đến nặng. Chú ý gan to nhỏ, độ cứng và phản ứng đau.

Chó: gan bên phải từ sườn 10 - 13, gan bên trái đến sườn 12. Gan chó thay đổi vị trí theo độ dày của dạ dày. Gan chó sưng to là do viêm, tụ máu; gan chó bị leucosis sưng rất to, lồi hẳn ra ngoài cung sườn.

Gan lợn: khám giống ở chó, bằng cách sờ nắn và gõ kết quả không rõ.

c. Các xét nghiệm cơ năng

Gan tổng hợp phần lớn protein huyết thanh, albumin, globulin, fibrinogen, protrombin. Ở gan diễn ra quá trình chu chuyển amin, hình thành sản phẩm cuối cùng của trao đổi amin là ure. Gan tham gia tích cực vào quá trình đông máu bằng cách tạo ra fibrinogen, protrombin, heparin.

Gan dự trữ khối lượng lớn lipit cho cơ thể, nơi hình thành các phospholipit, cholesterol. Các axit béo được oxy hóa thành các sản phẩm như thể xeton và các axit đơn giản khác cũng xảy ra ở gan. Vitamin A, B1 và K được tạo thành trong gan.

Các chất độc từ các tổ chức, khí quan, sản phẩm của quá trình lên men trong đường ruột, các sản phẩm của quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Tất cả những chất cặn bã đó đều qua gan và bằng các phản ứng hóa học phức tạp, bị phá hủy chuyển thành các chất không độc và bài thải ra ngoài cơ thể.

Tế bào gan bị tổn thương nhất định kéo theo chức năng của nó rối loạn.

Khám bệnh gan, ngoài các phương pháp phát hiện tổn thương thực thể còn có các phương pháp phát hiện chức năng - gọi là các xét nghiệm chức năng.

Hiện nay có hàng trăm nghiệm pháp chức năng, tùy theo yêu cầu chẩn đoán cụ thể để chọn phương pháp thích hợp.

3.4. KHÁM HỆ THỐNG TIẾT NIỆU

Khám bệnh ở các cơ quan hệ thống tiết niệu của gia súc chủ yếu là các bệnh ở thận và ở bàng quang. Ngoài ra tiến hành xét nghiệm nước tiểu để có tư liệu giúp chẩn đoán bệnh ở đường tiết niệu cũng như bệnh ở toàn thân (hình 3.12)

Hình 3.11. Vùng gan ngựa sưng to

Page 68: benh noi khoa thu y

68

3.4.1. Khám động tác đi tiểu

Nước tiểu từ các thận tiểu cầu chảy về bể thận, rồi theo ống dẫn liên tục xuống bàng quang. Trong bàng quang nước tiểu tích tụ đầy đến mức độ nào đó, làm căng bàng quang sẽ gây kích thích đi tiểu, tống nước tiểu ra ngoài.

Khám động tác đi tiểu: tư thế đi tiểu, lượng nước tiểu và các biểu hiện khác thường.

a. Tư thế đi tiểu

Gia súc khỏe đi tiểu đều có sự chuẩn bị, như đang nằm thì đứng dậy, ngừng làm việc, ngừng ăn,…

Bò cái khi đi tiểu, hai chân sau dạng ra, đuôi cong, bụng thóp lại; trâu bò đực lại vừa đi vừa ăn vừa đi tiểu, nước tiểu chảy ròng ròng.

Ngựa lúc đi tiểu, hai chân sau dạng ra, hơi lùi về phía sau và phần thân sau thấp xuống.

Lợn cái đi tiểu giống trâu, bò cái. Lợn đực đi tiểu từng giọt liên tục.

Nếu đường dẫn nước tiểu có bệnh, tư thế gia súc đi tiểu thay đổi. Ví dụ: khi viêm niệu đạo, gia súc đi tiểu đau, rên rỉ, đầu quay nhìn bụng, hai chân sau chụm lại.

b. Số lần đi tiểu

Trong một ngày đêm, trâu, bò đi tiểu 5 - 10 lần; ngựa 5 - 8 lần; dê, cừu 1 - 3 lần; chó, lợn: 2 - 3 lần. Chó đực khi ngửi thấy mùi nước tiểu là đi tiểu.

Chú ý các triệu chứng sau:

- Đi tiểu ít (Oliguria): số lần đi tiểu ít, lượng nước tiểu ít. Nước tiểu màu sẫm, tỷ trọng cao. Do viêm thận cấp tính, các bệnh làm cho cơ thể mất nước nhiều - ỉa chảy nặng, ra nhiều mồ hôi, sốt cao, dịch thẩm xuất và dịch thẩm lậu nhiều, nôn mửa liên tục.

- Không đi tiểu (Anuria): không đi tiểu do thận, như lúc viêm thận cấp tính nặng thì bàng quang trống. Có thể chẩn đoán qua trực tràng. Gia súc không đi tiểu được do bàng quang, nếu bị vỡ bàng quang thì gia súc đau đớn, nước tiểu tích lại trong xoang bụng, chẩn đoán qua trực tràng và chọc dò xoang bụng.

Nếu do co thắt cơ vùng bàng quang, liệt bàng quang, tắc niệu đạo thì nước tiểu căng đầy bàng quang, chẩn đoán phân biệt qua trực tràng. Chú ý: Ở gia súc nhất là trâu bò đực giống hay bị viêm bàng quang xuất huyết dẫn đến tắc niệu đạo.

- Đi đái dắt (Pollakiuria): đi đái nhiều lần từng ít một (ngược lại đi đái nhiều lần, lượng nước tiểu nhiều thì gọi là đa niệu - Polyuria). Đi đái dắt thường là do sỏi niệu đạo, gia súc cái động hớn, nhất là viêm niệu đạo.

Hình 3.12. Hệ thống tiết niệu

Page 69: benh noi khoa thu y

69

- Đa niệu là triệu chứng viêm thận mạn tính, hấp thụ tiêu dịch thẩm xuất trong cơ thể. Uống nhiều nước, uống thuốc lợi tiểu cũng gây đa niệu. Gia súc đa niệu nước tiểu màu nhạt, tỷ trọng thấp, trong suốt.

- Đi đái không cầm được (Enuresis): đi đái không có động tác chuẩn bị, nước tiểu chảy rỉ liên tục. Do không điều tiết được động tác đi tiểu và thường gặp trong các trường hợp liệt cơ vòng co thắt bàng quang, cột sống lưng bị tổn thương; gia súc hôn mê, nằm lâu ngày.

- Đi đái đau (Stranguria): gia súc đi đái thường rên, đầu quay nhìn bụng, đuôi cong chân cào đất,...thường gặp ở các bệnh: viêm bàng quang, viêm niệu đạo, tắc niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt.

3.4.2. Khám thận

Ở gia súc người ta thường chỉ chú ý bệnh viêm thận (Nephritis), bệnh thận (Nephrosis) và bệnh viêm bể thận (Pyelitis).

Chẩn đoán những bệnh trên thường khó vì gia súc không biết nói, triệu chứng đau vùng thận thường bị bỏ qua.

a. Những triệu chứng chung khi thận bị bệnh

- Thủy thũng ở mi mắt, bìu đái, dưới bụng, bốn chân,…Do bệnh ở thận, bài tiết trở ngại, NaCl tích lại nhiều trong máu, trong tổ chức và albumin trong máu theo nước tiểu ra ngoài nhiều... làm thay đổi áp lực keo của máu, của tổ chức, gây thủy thũng.

- Động tác đi tiểu, lượng nước tiểu, tính chất nước tiểu thay đổi. Trong nước tiểu có thể có huyết sắc tố, những cặn bệnh lý khác,…

- Trúng độc ure do chất độc, chất thải của trao đổi chất trong cơ thể không thải ra ngoài, tích lại trong tổ chức cơ thể gây ra. Khi trúng độc, gia súc ủ rũ, tiêu hoá rối loạn, nôn, có khi ỉa chảy. Động tác hô hấp thay đổi, thở khó có trường hợp viêm phổi, thủy thũng phổi. Trúng độc ure nặng, bệnh súc hôn mê, chết.

- Tim thay đổi: huyết áp cao, tiếng tim thứ hai tăng; trường hợp nặng, tiếng tim thứ hai tách đôi, tâm thất trái nở dày, mạch cứng.

Đáy mắt gia súc viêm thận có sự thay đổi đáng chú ý: vi mạch quản sung huyết, thần kinh thị giác thủy thũng; xung quanh thể vàng những điểm xuất huyết xen lẫn những điểm trắng.

b. Nhìn và sờ nắn vùng thận

- Đối với gia súc nhỏ, nhìn vùng thận có thể phát hiện những thay đổi khi thận có bệnh. Vị trí của thận nằm hai bên cột sống.

- Loài nhai lại: thận trái từ đốt sống lưng thứ 2 - 3 đến đốt thứ 5 - 6; bên phải từ xương sườn thứ 12 đến đốt sống lưng thứ 2 - 3. Thận trâu bò có nhiều thùy. Thận dê, cừu trơn.

Page 70: benh noi khoa thu y

70

- Ngựa: thận trái từ xương sườn thứ 17 - 18 đến đốt sống lưng 2 - 3, thận phải từ xương sườn thứ 14 - 15 đến xương sườn cuối cùng.

- Lợn: thận nằm dưới đốt sống lưng 1 - 4.

- Loài ăn thịt: Thận trái nằm ở đốt sống lưng 2 - 4, thận phải ở đốt 1 - 3.

Khi khám: gia súc nhỏ để đứng tự nhiên, gia súc lớn cố định và khám qua trực tràng.

Sờ nắn bên ngoài: tay trái người khám để nhẹ lên vùng khum lưng làm điểm tựa; tay phải gõ nhẹ lên sống lưng theo vùng thận và theo dõi phản ứng của gia súc. Viêm thận nặng, gõ vùng thận gia súc đau - tránh xa.

Sờ qua trực tràng:

- Với trâu bò: lần thẳng tay về phía trước, sờ được thận trái treo dưới cột sống, di động. Thận sưng to do viêm, mặt quả thận gồ ghề: do viêm thận mạn tính, lao thận. Quả thận bé là bị teo.

- Với ngựa: thẳng tay lần đến đốt sống lưng thứ 2 - 3 thì sờ được thận trái. Ấn nhẹ quả thận, gia súc đau - tỏ ra khó chịu: do viêm thận cấp tính hoặc ổ mủ. Quả thận to, sờ lùng nhùng: thận thủy thũng (ở gia súc rất ít thấy). Thận cứng, gồ ghề: do u thận.

- Khám thận gia súc nhỏ: hai tay hai bên theo cột sống vùng khum, lần mạnh sờ vùng thận, chú ý gia súc có biểu hiện đau đớn. Lợn có tầng mỡ dầy, sờ nắn bên ngoài để khám thận kết quả không rõ.

c. Thử nghiệm chức năng thận

Trong thực tiễn thú y thường không cần thiết phải tiến hành thử nghiệm chức năng. Do vậy, việc nghiên cứu về mặt này cũng không được chú ý.

3.4.3. Khám bàng quang

Bàng quang nằm ở phần dưới xương chậu: ở trâu bò hình quả lê, ở ngựa hình tròn; lúc chứa đầy nước tiểu to bằng cái bát.

Cho tay qua trực tràng hướng xuống xoang chậu có thể sờ được bàng quang lúc đầy nước tiểu. Gia súc khỏe, bàng quang bình thường: ấn nhẹ tay vào bàng quang có nước tiểu sẽ kích thích bàng quang co thắt đẩy nước tiểu ra cho đến lúc hết.

+ Nếu bàng quang xẹp, nhưng gia súc lại bí đái thì cần thiết chọc dò xoang bụng:

- Xoang bụng có nước tiểu: do vỡ bàng quang.

- Xoang bụng trống: bí đái do thận (viêm thận cấp tính nặng).

+ Bàng quang căng đầy nước tiểu:

- Ấn mạnh tay vào bàng quang, nước tiểu chảy ra, thôi ấn nước tiểu thôi chảy: do liệt bàng quang.

- Ấn mạnh, nước tiểu vẫn tích đầy căng bàng quang: do tắc niệu đạo trong bệnh viêm bàng quang xuất huyết, sỏi niệu đạo (ít thấy).

Page 71: benh noi khoa thu y

71

- Bí đái: ở gia súc trong nhiều ca bệnh do táo bón (khi móc hết phân ở trực tràng thì hết bí đái).

- Sờ ấn bàng quang gia súc đau: do viêm bàng quang cấp tính, sỏi niệu đạo. Ở ngựa phải chú ý viêm màng bụng.

* Soi bàng quang (khám bàng quang gia súc cái)

- Kính soi bàng quang gồm một cán bằng kim loại gắn với một bóng đèn nhỏ.

- Trước khi soi, nên thông bàng quang lấy hết nước tiểu, rửa sạch bằng nước sinh lý, nhất là những ca bệnh nước tiểu đục có lẫn máu, mủ.

- Soi bàng quang phát hiện vùng viêm, loét, sỏi trong bàng quang.

- Với gia súc thể vóc nhỏ có thể chiếu hoặc chụp bằng X - quang và siêu âm.

3.4.4. Khám niệu đạo

- Niệu đạo con đực bị tắc: viêm, bị sỏi.

- Niệu đạo con cái: viêm, tắc, hẹp.

- Khám niệu đạo con đực: phần niệu đạo nằm trong xoang chậu thì khám qua trực tràng, nhưng khó khăn, đoạn vòng qua dưới xương ngồi thì sờ nắn bên ngoài.

- Niệu đạo con cái mở ra trên mặt dưới âm đạo, cho ngón tay vào sờ nắn qua âm đạo.

* Thông niệu đạo

Trong nhiều ca chẩn đoán cần thông niệu đạo. Thông niệu đạo còn để điều trị viêm tắc niệu đạo.

Dụng cụ thông: ống thông niệu đạo các loại, tùy gia súc to nhỏ.

Chuẩn bị: rửa thật sạch ống thông, nhất là trong lòng ống. Bôi vaselin phần ống thông nằm trong niệu đạo.

Thông niệu đạo trâu bò đực: vì có đoạn niệu đạo hình chữ S nên khó thông. Khi cần thiết phải gây tê tại chỗ bằng 15 - 20ml novocain 3% và dùng ống thông mềm.

Nếu thông niệu đạo con cái thì phải cắt nhẵn ngón tay trỏ để khi cố định cửa niệu đạo không gây xây xát âm hộ.

- Thông niệu đạo trâu, bò cái, ngựa cái:

Chú ý: cố định tốt gia súc, rửa sạch âm hộ gia súc.

Người thông đứng sau gia súc, tay phải cầm ống thông. Cho ngón trỏ tay trái vào âm hộ tìm lỗ niệu đạo, rồi dùng đầu ngón tay cố định. Cho ống thông vào theo ngón tay trỏ. Lần dần ống thông làm sao ống thông lọt được vào cửa niệu đạo mà ngón tay đang cố định. Khi đã chắc chắn ống thông vào lỗ niệu đạo, kéo ngón tay ra và đồng thời đẩy ống thông vào. Đến bàng quang nước tiểu lập tức chảy ra.

Thông niệu đạo ngựa đực: cố định tốt ngựa đực trong gióng, tránh nguy hiểm cho người chẩn đoán.

Page 72: benh noi khoa thu y

72

Rửa sạch dương vật và kéo quy đầu ra, dùng vải gạc bọc lại để cố định. Cho ống thông vào từ từ cho đến lúc nước tiểu chảy ra.

3.4.5. Xét nghiệm nước tiểu

Nước tiểu xét nghiệm phải hứng lúc gia súc đi tiểu, khi cần thì thông bàng quang để lấy.

Hình 3.13. Hứng nước tiểu để kiểm nghiệm

1,2. Ngựa đực; 3. Ngựa cái; 4. Bò cái

Nước tiểu lấy xong phải kiểm tra ngay. Nếu để qua đêm thì phải bảo quản tốt, tốt nhất là trong tủ lạnh, cứ 1 lít nước tiểu cho vào 5ml chloroform hoặc một ít timon (thylmol) hay benzen để phủ trên một lớp mỏng chống thối.

Nước tiểu để xét nghiệm vi trùng thì lấy phải tuyệt đối vô trùng và không cho chất chống thối.

Trước khi xét nghiệm nước tiểu nên tinh khiết nước tiểu bằng cách lọc qua giấy lọc.

a. Những nhận xét chung

* Số lượng nước tiểu

Trâu, bò một ngày đêm thải từ 6 - 12 lít nước tiểu, nhiều nhất 25 lít. Nước tiểu màu vàng nhạt, mùi khai nhẹ, trong suốt, để lâu màu thẫm lại chuyển sang màu nâu.

Ngựa 24 giờ cho khoảng 3 - 6 lít, nhiều nhất là 10 lít. Nước tiểu ngựa màu vàng nhạt đến màu vàng nâu, nồng, đục, nhớt, để lâu sẽ lắng một lớp cặn, đó chính là các muối carbonat canxi, oxalat canxi,…Phenon (phenol) oxy hóa thành một lớp màu đen trên bề mặt, để càng lâu lớp đó càng dày.

Page 73: benh noi khoa thu y

73

Lợn một ngày đêm thải 2 - 4 lít, nước tiểu màu vàng, trong suốt, mùi khai, để lâu cũng lắng cặn.

Chó thải 0,5 - 2 lít, màu vàng nhạt, để lâu lắng ít cặn.

Lượng nước tiểu thay đổi rất nhiều theo chế độ ăn uống, theo thức ăn, khí hậu và chế độ làm việc.

Với cơ thể gia súc, lượng nước tiểu liên quan mật thiết với chức năng thận, tim, phổi, đường ruột và quá trình ra mồ hôi.

Gia súc đái ít, lượng nước tiểu ít: thường thấy ở các bệnh có sốt cao, viêm thận cấp tính, bệnh ra nhiều mồ hôi, viêm màng phổi thẩm xuất, viêm màng bụng thẩm xuất, trong các ca nôn mửa, ỉa chảy nặng, mất nhiều máu. Không đi tiểu (xem phần “động tác đi tiểu”).

Đi đái nhiều, lượng nước tiểu tăng: do viêm dịch thấm xuất hấp thu, kỳ tiêu tan trong viêm phổi thùy, viêm thận mạn tính.

Số lượng nước tiểu (lít) của gia súc trong 1 ngày đêm:

Trâu bò 6 - 12

Ngựa 3 - 6

Dê, cừu 0,5 - 1

Lợn 2 - 4

Chó 0,25 - 1

Mèo 0,1 - 0,2

Thỏ 0,04 - 0,1

* Màu sắc nước tiểu

Cho nước tiểu vào cốc thủy tinh, che đằng sau một tờ giấy trắng để quan sát. Nước tiểu trâu bò màu vàng nhạt, nước tiểu ngựa thẫm hơn. Nước tiểu chó vàng tươi, của lợn nhạt gần như nước.

- Đi đái ít, nước tiểu ít thì tỷ trọng cao, màu sẫm.

- Nước tiểu thẫm gần như đỏ: thấy trong các bệnh sốt cao, viêm thận cấp tính, viêm gan, các bệnh truyền nhiễm, huyết bào tử trùng.

- Nước tiểu loãng, nhạt: thấy ở chứng đa niệu.

- Nước tiểu đỏ: vì có hồng cầu, huyết sắc tố (xem phần “Xét nghiệm huyết niệu”).

- Nước tiểu màu vàng: thấy ở chứng bilirubinuria và urobilinuria.

- Nước tiểu có màu trắng: trong nước tiểu có nhiều hạt mỡ hoặc trụ mỡ. Chú ý Lipuria hay có ở chó.

- Nước tiểu đen: vì có nhiều indican và thường thấy trong bệnh xoắn ruột, lồng ruột.

Page 74: benh noi khoa thu y

74

Chú ý màu của thuốc: uống antipirin nước tiểu màu đỏ; uống Satonin nước tiểu màu vàng đỏ, tiêm Xanh metylen (methylen blue) nước tiểu có màu xanh.

* Độ trong:

Quan sát nước tiểu trong bình thủy tinh.

- Nước tiểu của ngựa, la, lừa đục vì có nhiều canxi carbonat và canxi phosphat không tan, để lâu sẽ lắng cặn. Nếu nước tiểu các gia súc trên trong là triệu chứng bệnh.

- Nước tiểu các gia súc khỏe trong, không lắng cặn. Nếu đục, lắng nhiều cặn là triệu chứng bệnh. Vì trong nước tiểu có nhiều niêm dịch, các tế bào hồng cầu, các tế bào thượng bì, các mảnh tổ chức, cặn bệnh lý làm nước tiểu đục.

* Xét nghiệm nước tiểu đục

1. Cho nước tiểu đục qua giấy lọc, nước tiểu trong suốt chứng tỏ nước tiểu đục do cặn bệnh lý không tan.

2. Cho ít axit acetic, nước tiểu nổi bọt và trở thành trong suốt chứng tỏ đục do muối carbonat, nếu nước tiểu không sinh bọt nhưng cũng trong suốt chứng tỏ do các muối phosphat.

3. Đun sôi hoặc cho kiềm vào, nước tiểu trong suốt: do có nhiều muối urat; đun sôi vẫn đục, cho thêm HCl loãng thì nước tiểu ở trên trong chứng tỏ do nhiều muối oxalat.

4. Thêm KOH 20% vào nước tiểu đục trở thành trong suốt dạng thạch loãng chứng tỏ do có mủ lẫn vào.

5. Cho ete hoặc cồn (ethylic) cùng lượng với nước tiểu, nước tiểu trở nên trong suốt chứng tỏ trong nước tiểu có nhiều hạt mỡ.

Qua các bước trên nước tiểu vẫn đục thì do có nhiều vi trùng.

* Độ nhớt

Nước tiểu khai do lên men ure thành amoniac: do nước tiểu tắc ở bàng quang (bệnh liệt bàng quang, tắc niệu đạo).

Nước tiểu thối: do viêm bàng quang hoại thư.

* Tỷ trọng nước tiểu

Lọc nước tiểu qua các vải gạc rồi cho vào cốc thủy tinh, nhẹ nhàng cho tỷ trọng kế vào. Nếu nước tiểu quá ít thì pha thêm nước tự nhiên vào và kết quả tính bằng cách: nhân (x) hai số sau cùng với số lần pha loãng nước tiểu.

Ví dụ: Số đọc trên tỷ trọng kế = 1,025, nước tiểu được pha loãng 2 lần thì tỷ trọng thực: 1,050 (25 x 2).

Chú ý: số ghi trên tỷ trọng kế với nước tiểu đo ở nhiệt độ 150C. Nhiệt độ thay đổi, tỷ trọng thay đổi: nếu nhiệt độ tăng 30C thì lấy số ghi trên tỷ trọng kế + 0,001; nếu thấp 30C thì làm ngược lại (- 0,001).

Page 75: benh noi khoa thu y

75

Tỷ trọng nước tiểu của gia súc.

Bò 1,025 - 1,050

Ngựa 1,025 - 1,055

Dê, cừu 1,015 - 1,065

Lợn 1,018 - 1,022

Chó 1,020 - 1,050

mèo 1,020 - 1,040

Thỏ 1,010 - 1,015

Tỷ trọng nước tiểu tăng có nghĩa là nước tiểu đặc: do thiếu nước vì gia súc ra nhiều mồ hôi, nôn mửa, viêm thận cấp, suy tim và viêm thẩm xuất.

Nước tiểu loãng là tỷ trọng giảm: do thức ăn nhiều nước, viêm thận mạn tính, xeton huyết ở bò, hấp thu dịch thẩm xuất.

b. Hoá nghiệm nước tiểu

Hiện nay, trong Thú y hoá nghiệm nước tiểu ngoài việc sử dụng các phương pháp cổ điển người ta còn sử dụng giấy Test và máy xét nghiệm nước tiểu (hình 3.14).

* Abumin niệu (Albuminuria)

Gọi albumin niệu là do thói quen, thật ra phải gọi là protein niệu (proteinuria) vì nếu có albumin trong nước tiểu thì có cả globulin.

Các xét nghiệm albumin trong nước tiểu đều dựa trên nguyên tắc protein sẽ kết tủa khi gặp nhiệt độ cao, axit hoặc kim loại nặng.

Nước tiểu kiểm nghiệm phải trong suốt. Nếu đục phải lọc, nếu kiềm phải toan hoá, nhất là nước tiểu ngựa.

Các xét nghiệm định tính:

- Đun sôi: Trong 1 ống nghiệm có 5ml nước tiểu, 2 - 3 giọt axit acetic 10%, lắc đều và đun từ từ trên ngọn lửa đèn cồn. Nếu nước tiểu đục, cho thêm 1 - 2 giọt axit nitric 25%, không mất đục - phản ứng dương tính. Độ mẫn cảm của phương pháp 1/30.000 - 1/40.000.

Chú ý: khi toan hoá nước tiểu theo liều lượng trên. Nếu toan hóa quá nhiều axit, protein sẽ bị hoà tan, kết quả xét nghiệm sẽ sai.

Căn cứ độ đục theo phương pháp đun sôi để tính lượng protein trong nước tiểu:

Hình 3.14. Máy xét nghiệm nước tiểu

Page 76: benh noi khoa thu y

76

Ký hiệu Hàm lượng protein trong nước tiểu Phản ứng trong ống nghiệm

- Không có Trong suốt

± 0,01 - ít hơn Đục mờ

0,01 - 0,05 Vẩn đục yếu

+ 0,1 Đục và tủa khoảng 1/10 cột nước tiểu

+++ 0,2 - 0,3 Kết tủa như bông, cao khoảng ¼ cột nước tiểu

++++ Rất nhiều 0,5 - 1,0 Kết tủa thành cục, cao khoảng1/2 cột

2 - 3 Đông hoàn toàn

- Phương pháp dùng axit nitric (phương pháp Heller)

Trong ống nghiệm: 3 - 5ml axit nitric 50% và theo thành ống cho tiếp 2 - 3ml nước tiểu kiểm nghiệm (đã toan hoá). Nếu vòng tiếp xúc vẫn đục trắng (phản ứng dương tính). Trường hợp lượng protein ít, vòng đục xuất hiện sau 2 - 3 phút. Độ nhạy của phương pháp: 0,033%.

- Phương pháp dùng axit sunphosalicilic 20% (axit sunfosalicilic) - phương pháp Rock - Williame)

Trong ống nghiệm: 5ml nước tiểu rồi nhỏ thêm 10 giọt axit sunphosalicilic 20%. Nước tiểu vẩn đục như mây, có thể kết tủa: phản ứng dương tính).

Nếu là albumo (albumone) với axit sunphosalicilic 20% cũng cho kết tủa nhưng đun sôi thì hết, để nguội lại xuất hiện.

Độ nhạy của phương pháp: 1/60.000. Phương pháp này dùng phổ biến trong lâm sàng, đặc biệt khi kiểm nghiệm nước tiểu kiềm tính.

- Phương pháp dùng cồn

Trong ống nghiệm 5ml nước tiểu, rồi nhẹ nhàng theo thành ống nghiệm cho 1 lớp cồn. Nếu vòng tiếp xúc cho kết tủa trắng thì phản ứng dương tính.

Ý nghĩa chẩn đoán:

Trong nước tiểu gia súc không có protein, các phương pháp tìm albumin đều cho kết quả âm tính. Nếu có albumin niệu là triệu chứng cần chú ý.

Albumin niệu từ thận do cơ năng siêu lọc của thận bị rối loạn, protein trong máu theo nước tiểu ra ngoài - gọi là albumin niệu thật.

Albumin niệu thật sinh lý: do lao động quá sức, thời gian chửa, do quá lạnh, có lúc do ăn quá nhiều protein,…loại albumin này xuất hiện thời gian ngắn, trong nước tiểu không có cặn bệnh lý.

Albumin niệu thật do bệnh: viêm thận cấp tính trong hàng loạt các bệnh truyền nhiễm, các trường hợp trúng độc, bỏng nặng, một số bệnh nội khoa nặng,…Do thận có tổn thương, protein niệu theo nước tiểu ra ngoài. Đặc điểm loại albumin niệu này là trong nước tiểu có cặn bệnh lý và có bệnh cảnh tương ứng.

Page 77: benh noi khoa thu y

77

Albumin niệu ngoài thận - Albumin niệu giả: do viêm bể thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo.

Để phân biệt albumin niệu thật với albumin niệu giả cần xét nghiệm cặn nước tiểu và kết hợp với bệnh cảnh.

Bệnh lan tràn từ thận đến bể thận, bàng quang gây albumin niệu thì gọi là albumin niệu hỗn hợp.

Trong lâm sàng albumin niệu thường là triệu chứng thận tổn thương. Nhưng chú ý là số lượng albumin trong nước tiểu không tỷ lệ thuận với mức độ bệnh ở thận.

* Xét nghiệm hồng cầu và huyết sắc tố (Hemoglobin) trong nước tiểu

Các xét nghiệm dưới đây đều cho kết quả phản ứng dương tính khi trong nước tiểu có hồng cầu, huyết sắc tố hoặc sắc tố của cơ thể (mioglobin).

- Phương pháp dùng thuốc thử Benzilin (phương pháp Adler)

Trong một ống nghiệm: một ít bột benzilin bằng hạt kê và 2ml axit acetic đặc, lắc cho đều. Thêm vào 2ml H2O2 3%, lắc đều. Rồi cho nước tiểu kiểm nghiệm vào từ từ theo thành ống. Vòng tiếp xúc xuất hiện màu xanh - phản ứng dương tính.

Nếu máu trong nước tiểu ít, có thể làm theo cách sau để dễ nhận kết quả:

Trong 1 ống nghiệm: 10ml nước tiểu đun sôi để phá vỡ men oxy hoá, thêm 10 giọt axit acetic để toan hoá nước tiểu. Cho 3ml ete etylic lắc đều rồi để yên để ete nổi lên trên. Hút lấy phần ete trong có phần huyết sắc tố để làm phản ứng benzilin theo các bước như trên. Độ nhạy của phản ứng: 1/40.000.

- Phương pháp dùng thuốc thử Pyramidon

Trong ống nghiệm: 0,5ml axit acetic đặc, 2ml nước tiểu, lắc đều; thêm vào 2ml pyramidon 5% (trong cồn) và 0,5ml H2O2 3%. Hỗn hợp biến thành màu tím - phản ứng dương tính.

- Phương pháp dùng Phenolphtalein (phương pháp Collo)

Trong ống nghiệm: 3ml nước tiểu và 3ml thuốc thử Phenolphtalein, trộn đều rồi thêm 1ml H2O2 5%. Vòng tiếp xúc đỏ tím - phản ứng dương tính.

Thuốc thử: 1. Phenolphtalein 2 g

2. KOH 20 g

3. Bột kẽm 10 g

4. Nước cất 100ml.

Ý nghĩa chẩn đoán:

Trong nước tiểu có hồng cầu gọi là huyết niệu (Hematuria), có huyết sắc tố - huyết sắc tố niệu (Hemoglobinuria) và có Mioglobin - Mioglobinuria. Trong chẩn đoán thường chú ý hai dạng đầu.

Page 78: benh noi khoa thu y

78

Huyết niệu xuất hiện khi ở thận hoặc bể thận, ống thận, bàng quang, niệu đạo tổn thương, xuất huyết.

Huyết niệu do thận: vỡ thận, viêm thận cấp tính. Nhiều bệnh truyền nhiễm gây xuất huyết: nhiệt thán, dịch tả trâu bò, dịch tả lợn, phó thương hàn. Huyết niệu do thận thì nước tiểu sẫm, cặn có nhiều cục máu, có tế bào thượng bì thận.

Huyết niệu do bể thận: sỏi bể thận, giun thận, viêm bể thận xuất huyết.

Huyết niệu do bàng quang: viêm bàng quang, sỏi bàng quang, loét niệu đạo, viêm niệu đạo chảy máu,... Để chẩn đoán phân biệt cần xét nghiệm cặn nước tiểu.

Để phân biệt các trường hợp xuất huyết ở đường tiết niệu bằng cách: hứng 3 cốc nước tiểu ở 3 thời điểm. Nước tiểu giai đoạn đầu, giai đoạn giữa và giai đoạn cuối của quá trình đi tiểu, quan sát màu sắc của 3 cốc.

- Nếu màu của cốc đầu đậm - do xuất huyết ở niệu đạo.

- Cốc sau đậm - xuất huyết ở bàng quang.

- Nếu cả 3 cốc có màu đỏ như nhau thì xuất huyết ở thận hoặc bể thận.

Huyết sắc tố niệu là do hồng cầu vỡ quá nhiều trong cơ thể và đi ra ngoài theo nước tiểu.

Phân biệt huyết niệu và huyết sắc tố niệu:

Huyết niệu Huyết sắc tố niệu

Mắt thường

Để lắng

Kiểm kính

Lọc nhiều lần

Đục

Hồng cầu lắng

Hồng cầu nguyên vẹn

Mất màu

Trong suốt

Không có

Hồng cầu vỡ từng mảng

Không mất màu

* Xét nghiệm đường trong nước tiểu:

- Phương pháp Heines

Nguyên tắc: nếu có đường sẽ khử Cu++ thành Cu+ trong Cu2O kết tủa màu gạch hay màu vàng đậm.

Phương pháp này có độ nhậy cao và thích hợp để kiểm nghiệm nước tiểu gia súc nhất là nước tiểu ngựa.

Thuốc thử Heines:

1. Hoà 13,3g CuSO4 tinh khiết trong 400ml nước cất.

2. Hoà 50g KOH trong 400ml nước cất.

3. 15ml glyxelin tinh khiết trong 200ml nước cất.

Trộn 1 với 2, quấy đều rồi đổ 3 vào, lắc đều đựng trong chai nút mài sử dụng lâu dài.

Xét nghiệm: Cho vào ống nghiệm 3ml thuốc thử Heines, đun sôi, rồi nhỏ 10 giọt nước tiểu kiểm nghiệm. Nếu có tủa màu đỏ gạch: phản ứng dương tính.

Page 79: benh noi khoa thu y

79

- Phương pháp Nylander

Nguyên tắc: trong môi trường kiềm Sous nitras bismuth bị đường khử oxy để thành oxy bismuth hoặc bismuth kết tủa màu nâu hoặc màu đen.

Thuốc thử: 1. Sous nitras bismuth 2,0 g.

2. Kali - natri tartrat 4,0g.

3. Kali hydroxyt (KOH) 100ml.

Hoà tan lọc qua giấy lọc, bảo quản trong chai thuỷ tinh màu.

Xét nghiệm: Cho vào ống nghiệm 3 - 5ml nước tiểu kiểm nghiệm, thêm 1 - 2ml nước tiểu Nylander, đun sôi. Hỗn dịch biến thành màu nâu đen (phản ứng dương tính).

Chú ý: nếu nước tiểu có nhiều indican và các sắc tố khác, lúc đun cũng có kết tủa màu đen. Vì vậy, trước khi kiểm nghiệm cho ít HCl 25% và bột xương lắc đều lọc và loại đi. Nước tiểu có nhiều nhầy (muxin) cũng có thể cho phản ứng dương tính giả.

- Phương pháp Benedict

Phương pháp này giống như phương pháp Heines nhưng có ưu điểm là axit uric. Muối urat và các cặn hữu cơ không có khả năng khử oxy trong thuốc thử Benedict. Phương pháp Benedict được sử dụng rộng rãi.

Trong thuốc thử Benedict:

1) 173g Natri xitrat (Na2C6H5O7.11H2O) và 90g Natri carbonat khan (hoặc 180g Natri carbonat kết tinh) trong 600ml nước cất, đun nhẹ, lắc cho tan, lọc hết cặn rồi cho thêm nước cất đến 850ml.

2) 17,3g CuSO4.5H2O trong 100ml nước cất, lắc cho tan rồi cho thêm nước cất đến 150ml.

Trộn dung dịch 1 với dung dịch 2, lắc đều.

Xét nghiệm: Trong 1 ống nghiệm gồm 1,5ml thuốc thử Benedict và 3 giọt nước tiểu kiểm nghiệm. Lắc đều và đun nóng trong 2 phút. Kết tủa màu gạch cua: phản ứng dương tính.

Có thể dựa vào kết quả phản ứng với thuốc thử Benedict để tính lượng đường trong nước tiểu.

Màu dung dịch Kết quả Nồng độ đường trong nước tiểu %

Không thay đổi - 0

Màu xanh không tủa ± Từ 0,1 - 0,3

Kết tủa xanh + 0,5

Màu vàng ++ 1,0

Màu đỏ da cam +++ 1,5

Màu đỏ nhạt ++++ 2,0 và nhiều hơn

Page 80: benh noi khoa thu y

80

Ý nghĩa chẩn đoán:

Các phương pháp xét nghiệm trên phát hiện glucoza. Trong nước tiểu động vật, ngoài glucoza còn có fructoza, lactoza, levuloza, pentoza. Chú ý các chất vitamin C, creatinin, axit uric cũng khử oxy như glucoza, nên phản ứng dương tính với các xét nghiệm glucoza.

Các xét nghiệm đường niệu dương tính là triệu chứng bệnh lý và đường niệu sinh lý.

Đường niệu sinh lý: khi ăn quá nhiều đường, đường huyết cao vượt ngưỡng thận và các trường hợp: gia súc sợ hãi, hưng phấn, lạnh đột ngột. Nước tiểu gia súc có chửa có đường lactoza và hiện tượng này mất đi sau khi gia súc đẻ sau 2 - 3 tuần.

Đường niệu bệnh lý: thường thấy ở các bệnh thần kinh. Chó dại, sung huyết não, viêm não tuỷ, các trường hợp trúng độc (trúng độc oxyt carbon, trúng độc thuỷ ngân, trúng độc chloral hydrat). Một số bệnh truyền nhiễm gây tổn thương ở thận và kích thích thần kinh trung ương. Viêm thận mạn tính xuất hiện đường niệu. Đường niệu ở ngựa, chó là triệu chứng bệnh đái đường (Diabet).

* Xét nghiệm thể xeton trong nước tiểu

Thể xeton trong nước tiểu thường có 3 chất:

Trong thú y thường chỉ xét nghiệm định tính.

- Phương pháp Lieben:

Phản ứng của Lugol với axeton trong môi trường kiềm sẽ cho kết tủa màu vàng mùi iodoform.

Xét nghiệm: cho vào 1 ống nghiệm 10ml nước tiểu, vài giọt Lugol, vài giọt KOH 10%. Kết tủa màu vàng đục, mùi iodoform (phản ứng dương tính).

- Phương pháp Lange:

Trong môi trường kiềm axeton kết hợp với nitroferricyanic tạo thành hỗn hợp màu đỏ tím.

Xét nghiệm: cho vào ống nghiệm 2 - 3ml nước tiểu, 5 giọt Natri nitroferricyanat bão hoà mới pha và 0,5ml axit axeton bốc khói. Lắc đều, nhẹ nhàng nhỏ theo thành ống thêm vào 2ml dung dịch amoniac. Vòng tiếp xúc xuất hiện màu đỏ tím: phản ứng dương tính.

Page 81: benh noi khoa thu y

81

Một cách khác: cho vào ống nghiệm 3ml nước tiểu, 1ml thuốc thử Natri nitroferricyanat (natri nitroferricyanat 0,3 g, amon nitrat 30g và 80ml nước cất).

Lắc đều rồi nhỏ từ từ theo thành ống nghiệm 2 - 3ml nước amoniac đặc. Vòng tiếp xúc xuất hiện màu đỏ (phản ứng dương tính).

Ý nghĩa chẩn đoán:

Lượng xeton trong gia súc khoẻ rất ít: 1 lít nước tiểu ngựa có 0,38 - 3,56 mg%; nước tiểu bò có 0,2 - 2,4 mg%.

Hàm lượng xeton tăng trong máu - chứng xeton huyết; xeton trong nước tiểu tăng - chứng xeton niệu (ketonuria).

Xeton niệu là triệu chứng rối loạn trao đổi chất lipit và gluxit. Trong thú y, xeton niệu được chú ý trong bò sữa, là triệu chứng quan trọng của chứng xeton huyết của bò (Ketonemia).

Xeton niệu còn thấy trong bệnh liệt sau khi đẻ, nằm lâu ngày, đái đường (Diabet).

c. Xét nghiệm cặn nước tiểu

Làm tiểu bản: ly tâm nhẹ hay để lắng cặn. Hút một giọt cặn nước tiểu cho lên phiến kính rồi đậy lamen; thêm 1 giọt lugol để dễ phân biệt tế bào thượng bì với tế bào bạch cầu.

Có thể phiết kính, cố định bằng cồn metylic (methanol), nhuộm bằng thuốc nhuộm Giemsa hoặc xanh methylen 1%. Kiểm nghiệm dưới kính hiển vi.

* Những cặn hữu cơ:

- Tế bào thượng bì thận: hình tròn hay vuông, trong nguyên sinh chất có nhiều hạt nhỏ, nhân tròn. Tế bào to bằng bạch cầu, tróc ra từ thận tiểu cầu. Có nhiều tế bào thượng bì thận là do viêm thận cấp tính.

- Tế bào thượng bì bể thận và ống thận: to hơn tế bào thượng bì thận, gấp 3 - 4 lần tế bào bạch cầu. Tế bào hình quả lê, hình bầu dục. Khi viêm bể thận các tế bào này xuất hiện nhiều.

- Tế bào thượng bì bàng quang: đa dạng giống vẩy cá, nhân tròn. Loại tế bào tróc ra từ tầng sâu vách bàng quang thì hình nhỏ hơn. Có nhiều tế bào loại này là do viêm bàng quang.

Chú ý: trong nước tiểu thường có tế bào niêm mạc âm đạo gần giống như tế bào bàng quang, nhưng to hơn, hình đa giác, thường có 1 - 2 nhân.

- Tế bào hồng cầu: nhiều trong nước tiểu do đường tiết niệu chảy máu. Nếu do viêm thận xuất huyết thì trong nước tiểu còn có cục máu đỏ, trụ hồng cầu, tế bào thượng bì. Chảy máu ở bể thận, ở bàng quang thì cặn nước tiểu không có những thành phần đó.

Dưới tiêu bản kính, hồng cầu màu vàng nhạt, nếu nhiều tập trung lại thành từng đám. Nếu nước tiểu kiềm, tế bào hồng cầu phình to; nước tiểu toan - hồng cầu nhăn nheo lại.

Page 82: benh noi khoa thu y

82

- Tế bào bạch cầu: cũng như hồng huyết cầu, thay đổi hình dạng theo tính chất nước tiểu. Trong nước tiểu toan tính, bạch cầu co tròn lại, nhưng vẫn to hơn hồng cầu nhiều. Trong nước tiểu kiềm tính, bạch cầu phình to, hạt trong nguyên sinh chất không rõ, kết cấu mơ hồ.

Để phân biệt với tế bào thượng bì thận, cho 1 giọt lugol vào phiến kính, bạch cầu có màu nâu, tế bào thượng bì màu vàng nhạt.

Bạch huyết cầu nhiều trong nước tiểu là triệu chứng của viêm thận, viêm bể thận, viêm niệu đạo.

- Trụ niệu: Khi thận có bệnh, những tế bào thượng bì thận, những huyết cầu bài xuất ở các tổ chức bệnh dính lại với nhau bởi niêm dịch, protein,…trong ống dẫn ở thận tạo thành những vật thể hình ống với những kết cấu khác nhau tạo thành trụ niệu.

Hình 3.15. Cặn hữu cơ và trụ niệu trong nước tiểu

- Trụ thượng bì: do tế bào thượng bì ở thận khi thận bị viêm, tróc ra thoái hoá dính lại với nhau mà thành.

- Trụ trong: thành phần chủ yếu là niêm dịch và protein huyết thanh bài xuất khi thận viêm cấp tính và viêm mạn tính. Trụ trong dưới kính hiển vi hình thù không rõ, ống thẳng hoặc cong queo.

- Trụ hồng cầu: chủ yếu là do hồng huyết cầu và sợi huyết (Fibrin) kết dính lại với nhau. Dưới kính hiển vi, nhiều hồng huyết cầu còn hình ảnh nguyên khá rõ

- Trụ hồng cầu xuất hiện trong nước tiểu do viêm thận, viêm phổi thuỳ, huyết truyền nhiễm,…

- Trụ hạt: do tế bào thượng bì thận tróc ra, thoái hoá kết dính với nhau thành từng mảng dài hoặc gây thành từng đoạn ngắn, trong suốt. Trụ hạt là triệu chứng viêm thận mạn tính, thận biến tính.

- Trụ mỡ: là trụ thượng bì hay trụ hạt thoái hoá thành từng đoạn dài ngắn trong có hạt mỡ nhỏ trống, do thận biến tính.

- Trụ sáp: màu trắng, trong suốt, không ánh, hình ống cong queo. Trụ sáp là tiên lượng xấu của bệnh viêm thận cấp tính, viêm thận mạn tính.

Page 83: benh noi khoa thu y

83

- Trụ giả: giống trụ sáp nhưng có niêm dịch, CaCO3, muối urat kết tụ lại thành, kết cấu không rõ. Trụ giả thường thấy ở bệnh viêm cata ống dẫn nước tiểu.

* Cặn vô cơ: Trong chẩn đoán thú y, xét nghiệm cặn vô cơ không thông dụng. Nhận xét cặn vô cơ qua hình thái kết tinh và qua hoá nghiệm.

Trong nước tiểu loài ăn cỏ thường có các cặn vô cơ sau:

- Canxi carbonat (CaCO3) kết tinh hình tròn nhỏ có tua ra hoặc hình đá mài. Khi nước tiểu loài ăn thịt, loài hỗn thực có kết tủa nhiều CaCO3 là triệu chứng bệnh.

Xét nghiệm: cặn nước tiểu có hình đá mài thì nghi có CaCO3. Thêm vài giọt axit acetic thì kết tinh CaCO3 mất và sủi bọt CO2.

- Muối phosphat [Ca3(PO4), Mg3(PO4)] trong nước tiểu kiềm tính kết tủa hình thái không nhất định hoặc thành từng hạt li ti màu tro. Trong nước tiểu toan tính, các muối phosphat kết tủa thành hình 3 cạnh, từng bó, hình tròn.

- Amoni - Magnesi phosphat (NH4MgPO4. H2O) kết tinh hình trụ nhiều gốc, hình lông vũ và xuất hiện nhiều khi viêm bể thận, viêm bàng quang.

- Amoni urat [C5H3(NH4)2N2O] kết tinh hình phiến, hình tua.

Trong nước tiểu loài ăn thịt có các loại sau đây:

- Canxi oxalat (CaC2O4.3H2O) kết tinh hình cầu, hình phiến tám mặt. Nhiều canxi oxalat là triệu chứng rối loạn trao đổi chất, viêm thận cấp tính và một số bệnh thần kinh.

- Canxi sunphat (CaSO4): hình tròn lăng trụ dài, hình kim từng bó.

- Axit uric (C5H4N4O3): hình đá mài, hình lá cây. Axit uric nhiều: thường thấy ở các bệnh sốt cao.

- Muối urat, chủ yếu là kali urat, natri urat, kết tinh thành hạt nhỏ, màu vàng nâu. Muối urat nhiều do có quá trình phân giải protit mạnh.

Xét nghiệm phân biệt cặn vô cơ trong nước tiểu

Loại cặn Màu sắc Với axit acetic Với HCl Với KOH Đun sôi Với NH4OH

CaCO3 Không màu

Vàng nhạt

+

Có khí

+

Có khí -

Muối phosphat Màu trắng tro + + - -

NH4MgPO4.H2O Không + + - -

C5H3(NH4)2N4O3 Vàng + + + + +

CaC2O4.3H2O Không _ + - -

CaSO4 Không - - -

C5H4N4O3 Vàng - - + - +

Muối urat (K - Na) Vàng + + + +

Page 84: benh noi khoa thu y

84

3.5. KHÁM HỆ THỐNG THẦN KINH

Hệ thống thần kinh thực hiện sự thống nhất hoạt động của các khí quan, tổ chức trong cơ thể, giữ thăng bằng giữa cơ thể và ngoại cảnh. Một cơ thể bị bệnh thì các cơ năng, nhất là cơ năng phản xạ bảo vệ của hệ thần kinh rối loạn. Bệnh phát sinh và quá trình phát triển của bệnh lý ít nhiều phản ánh trong trạng thái hoạt động của hệ thống thần kinh.

Mục đích chủ yếu khám hệ thống thần kinh là nhằm phát hiện bệnh ở hệ thống đó, ngoài ra qua rối loạn của hệ thống thần kinh để phán đoán tính chất, mức độ và quá trình phát triển của bệnh ở các khí quan, hệ thống khác trong cơ thể, góp phần chẩn đoán, tiên lượng và điều trị đúng.

Khám hệ thống thần kinh theo thứ tự:

- Khám đầu và cột sống

- Khám cơ năng thần kinh trung khu, cơ năng thần kinh vận động

- Khám cảm giác da, khí quan cảm giác

- Khám hoạt động phản xạ

- Khám hệ thần kinh thực vật

- Xét nghiệm dịch não tủy

3.5.1. Khám đầu và cột sống

Não trong xương sọ, tủy sống trong cột xương sống, không khám trực tiếp được mà phải khám qua đầu và cột sống.

Sự tổn thương ở sọ và cột xương sống, khối u ở não, còi xương, mềm xương,…có thể làm hình dáng xương sọ, cột sống thay đổi. Do vậy, khi khám đầu và cột sống cần chú ý hình dáng, độ cứng của xương sọ và cột sống.

Nhiệt độ vùng đầu tăng cao: thường gặp trong các trường hợp viêm màng não, viêm não tủy truyền nhiễm, cảm nắng cảm nóng.

Phần mềm bao quanh xương sống sưng to, đau: thường gặp khi gãy cột sống

Xương sống văn vẹo: thường gặp trong trường hợp còi xương, mềm xương, người khám sờ nắn rất dễ phát hiện.

Gõ hộp sọ có âm đục: khi não có khối u, ấu sán.

3.5.2. Khám chức năng thần kinh trung khu

Trong nhiều bệnh, chức năng của vỏ đại não rối loạn và biểu hiện ra bên ngoài bằng những triệu chứng hưng phấn, ức chế.

Khi khám cần chú ý sắc mặt, tư thế gia súc, hoạt động của các khí quan (tai, mắt,...)

Page 85: benh noi khoa thu y

85

a. Ức chế

Ức chế là khả năng cảm thụ đối với kích thích yếu, phản xạ với các kích thích bên ngoài giảm hoặc mất. Ức chế thường phát ra sau hưng phấn. Tuỳ mức độ nông sâu, ức chế có các mức sau:

Ủ rũ: Ức chế nhẹ, gia súc uể oải (như ngơ ngác, đầu gục, mắt lim dim, đi lại chậm chạp, không vững) (Hình 3.16).

Ngù li bì: Gia súc nằm yên, đầu hơi ngẩng, mắt nhắm. Thường phải dùng kim châm, đánh bằng roi, dội nước lạnh con vật mới tỉnh. Ngủ li bì là triệu chứng cơ năng vỏ đại não ức chế sâu, thường xuất hiện trong các bệnh có sốt cao, viêm não tủy truyền nhiễm, não tích nước, kỳ cuối bệnh xuất huyết não; trong các ca trúng độc xeton huyết, bại liệt sau khi đẻ ở bò, trúng độc urê, các ca viêm gan nặng. (Hình 3.17)

Hôn mê: Cơ năng thần kinh bị tê liệt, các phản xạ mất, cơ toàn thân nhão, đồng tử mở rộng, cảm giác da mất,... cơ năng thần kinh thực vật rối loạn (tần số hô hấp, tần số mạch chậm; nhịp thở, nhịp tim không đều).

Hôn mê thường gặp trong các trường hợp: Trúng độc urê, chứng xeton huyết, các ca viêm gan nặng. Ngủ li bì, hôn mê còn xuất hiện ở giai đoạn cuối các bệnh truyền nhiễm (dịch tả lợn, đóng dấu lợn, tụ huyết trùng,...).

b. Hưng phấn

Ngược với trạng thái ức chế, hưng phấn khi vỏ đại não bị kích thích mạnh, gia súc lồng lộn, cắn xé, chảy nước dãi (hình 3.19). Thần kinh hưng phấn trong trường hợp này là do những kích thích bên trong tăng, phản xạ đối với kích thích bên ngoài lại giảm. Hưng phấn xuất hiện trong bệnh viêm não tủy truyền nhiễm, viêm màng não, sung huyết não, các trường hợp trúng độc, chứng đau bụng ở ngựa.

Chú ý: Trong nhiều ca bệnh xuất hiện cả triệu chứng thần kinh ức chế và hưng phấn. Thường sau triệu chứng hưng phấn là ức chế hoặc ngược lại.

Hình 3.16. Trạng thái ủ rũ

Hình 3.17. Trạng thái ngủ li bì

Hình 3.18. Trạng thái hôn mê

Page 86: benh noi khoa thu y

86

Ngựa hưng phấn lồng lên, lao về phía trước, băng qua những vật cản; có lúc quay vòng quanh. Chó bị bệnh dại chạy lồng lộn, cắn xé, chảy nước rãi (hình 3.19).

3.5.3. Khám chức năng vận động

Qua sát và nhận xét những biểu hiện khác thường lúc gia súc đứng, lúc đi, trạng thái cơ (bắp thịt).

a. Trạng thái cơ (bắp thịt)

Trong trạng thái bình thường, do những kích thích từ bên ngoài không ngừng tác động lên thần kinh thụ cảm trên da, thông qua thần kinh tủy sống, cơ thể đáp lại những phản xạ liên tục các bắp cơ luôn như có một trương lực giữ một độ căng nhất định.

* Trạng thái cơ trong trường hợp bệnh lý:

Cơ căng giảm, các bắp thịt chùng, lúc gia súc đi quan sát rất rõ. Dùng tay kéo chân gia súc ra phản xạ kéo trở lại yếu. Lúc đi, chân lê phía sau. Cơ căng giảm hay mất do thần kinh hoặc tủy sống bị tổn thương, do bệnh ở tiểu não.

Bắp cơ căng, các bắp thịt co cứng nổi rõ, nhất là vùng cơ bụng. Lực căng cơ tăng do trung khu vận động hay thần kinh vận động tổn thương. Trong bệnh uốn ván; trúng độc, một số ca bệnh gây đau đớn mạnh, kỳ hưng phấn bệnh viêm não tủy truyền nhiễm, cơ co cứng toàn thân (hình 3.20).

Chú ý: Khi khám trạng thái cơ nên chú ý vùng cơ trên thân và cơ bốn chân.

b. Tính hiệp đồng vận động

Gia súc khoẻ thì đứng, đi lại, các hoạt động khác đều có phối hợp nhịp nhàng giữa các bắp thịt và các khí quan vận động nhờ có hiệp đồng vận động của hệ thống thần kinh. Điều tiết hiệp đồng vận động này do trung khu vận động ở vỏ đại não, trung khu ở tiểu não, các khí quan cảm thụ, thần kinh tiền đình, thị giác. Gia súc bị bệnh, một trong các trung khu trên bị tổn thương thì vận động bị rối loạn.

Rối loạn tính hiệp đồng vận động: Gia súc đứng tư thế khác thường, các khớp co không đều, 4 chân chụm lại, có lúc 4 chân lại dạng ra để giữ thăng bằng. Lúc nằm thì

Hình 3.20. Trạng thái bắp cơ căng

Hình 3.19. Chó chảy nước rãi

Page 87: benh noi khoa thu y

87

nghiêng về một bên hay úp bụng xuống đất. Lúc đi thân hình lảo đảo, bước không vững, bước dài bước ngắn không đối xứng. Điều tiết vận động vẫn còn nhưng phản xạ chậm nên vận động thiếu hiệp đồng.

Rối loạn hiệp đồng vận động thường vì gốc lưng thần kinh tuỷ sống bị tổn thương, hoặc bệnh ở tiền đình, ở tiểu não. Vận động không hiệp đồng thường thấy ở gia cầm, đầu cong lui phía sau, quay quanh, đi lại lảo đảo.

c. Tê liệt

Cơ năng vận động yếu hoặc mất hoàn toàn gọi là tê liệt. Có hai loại tê liệt:

Tê liệt do thần kinh ngoại vi: giây thần kinh vận động bắt đầu từ gốc bụng ở tủy sống đến các sợi vận động chi phối các bắp cơ. Bất kỳ một vị trí nào trên đường thần kinh đó bị tổn thương đều gây tê liệt vùng cơ dưới đó (hình 3.21).

Vị trí tổn thương càng gần tủy sống, vùng cơ tê liệt càng rộng. Triệu chứng chung của loại tê liệt này là cơ teo, lực căng giảm, gia súc đi lại không vững, chân bước loạng choạng dễ ngã, vận động không theo ý muốn. Phản xạ da và gân thường mất. Nếu ngay gốc bụng tủy sống tổn thương thì bắp cơ bị liệt phân vùng rất rõ và đau đớn.

Tê liệt do thần kinh trung khu: tổn thương ở trung khu vận động của đại não hoặc ở những bó vận động từ đại não đến tủy sống. Tê liệt do thần kinh trung khu khác với tê liệt do thần kinh ngoại vi: Thần kinh trung khu bị tổn thương không điều tiết được hoạt động của tủy sống, do đó bắp cơ co, phản xạ gân mạnh, phản xạ da giảm và không có hiện tượng teo cơ. Tê liệt do thần kinh trung khu xuất hiện trong bệnh chó dại, viêm não tuỷ truyền nhiễm, viêm màng não, xuất huyết não. Có lúc do tổn thương cơ giới. Tuỳ vị trí thần kinh tổn thương mà bộ phận này hay bộ phận khác trên cơ thể bị tê liệt.

Nếu một vùng cơ hay một chân bị tê liệt (Monoplegia) do tổn thương ở trung khu vận động và cũng có thể do tổn thương ở dây thần kinh ngoại vi.

Một nửa thân bị tê liệt (Hemipiegia) do tổn thương ở não.

Hình 3.21. Trạng thái tê liệt

Hình 3.22. Trạng thái tê liệt

Page 88: benh noi khoa thu y

88

Từng khí quan đối xứng nhau tê liệt (Paraplegia) như hai chân trước, hai chân sau,... do tổn thương ở tuỷ sống (hình 3.22).

d. Co giật (Spasmus)

Cơ vận động không theo ý muốn gọi là co giật. Cơ co giật do vỏ đại não hay trung khu dưới vỏ đại não hưng phấn.

Cơ co giật từng cơn: Từng cơ, một chùm cơ co giật từng cơn nhanh và ngắn. Thường cơn co giật phát ra nhanh rồi tắt, cũng có lúc kéo dài. Thường gặp các loại co giật từng cơn như sau:

- Một vài bó cơ co giật rồi lan ra: chùm cơ khuỷu co giật rồi lan đến cơ bả vai, cơ cổ, cơ ngực. Loại co giật này thường có trong các bệnh có sốt cao, bệnh gây đau đớn (viêm dạ tổ ong do ngoại vật, viêm bao tim, viêm gan).

- Run rẩy (Tremor): từng đám cơ co giật nhẹ giống cơ run khi gặp lạnh. Cơ run rõ khi con vật vận động, trong trạng thái yên tĩnh cơ run nhẹ hay mất. Cơ run rẩy ở gia súc xuất hiện trong các trường hợp trúng độc, bệnh cấp tính ở não tuỷ.

- Động kinh (Epilepsia) hay co giật toàn thân: Thường bắt đầu ở vùng cơ vai, cơ cổ, cơn co giật lan ra toàn thân. Hoạt động thần kinh rối loạn nặng, mắt trắng dã, đi ngoài rối loạn. Động kinh do tổn thương ở vỏ đại não và thường xuất hiện trong các ca trúng độc, thiếu sinh tố (vitamin) ở gia súc non, trong một số bệnh truyền nhiễm có sốt cao.

- Cơ co cứng (Spasmus Tonicus): Cơ co và giữ mãi ở trạng thái co cứng. Đầu bị kéo co lại, răng cắn chặt, không nuốt được đều do cơ co cứng. Ngựa viêm não, đầu con vật bị kéo co về phía sau. Ở bò triệu chứng đó xuất hiện trong viêm màng não, liệt sau khi đẻ, chứng xeton huyết. Hai hàm răng cắn chặt trong bệnh uốn ván, trúng độc strychninsunfat (hình 3.23).

3.5.4. Khám cảm giác ở da

Nhận cảm từ da theo đường thần kinh đến tuỷ sống, đến hành tuỷ, đại não và sau đó phản ứng đáp ứng đột ngột trở lại da. Trên đường thần kinh đó bất kỳ điểm nào tổn thương đều gây rối loạn cảm giác.

Khám cảm giác da gia súc khó chính xác vì con vật không đứng yên, dễ bị những kích thích bên ngoài. Nên khám nhẹ nhàng, gia chủ đứng bên cạnh và bịt mắt con vật lại. Dùng que nhỏ kích thích nhẹ vào da, bắt đầu từ vùng cổ, vai rồi quan sát. Gia súc khoẻ khi bị kích thích đầu quay trở lại, co chân, tai vểnh. Kích thích vào vành tai con vật khó chịu phản ứng rất rõ.

Hình 3.23. Trạng thái cơ co cứng

Page 89: benh noi khoa thu y

89

Kiểm tra cảm giác đau: dùng kim chích từ nông đến sâu; bắt đầu từ vùng bờm, hai bên cổ, hai bên ngực, hai bên thành bụng. Quan sát mức độ con vật phản ứng: đầu quay lại, tai vểnh, chân co lên.

* Khi khám cảm giác da cần chú ý các triệu chứng sau đây:

- Da mẫn cảm: Dùng kim chích nhẹ hay ấn bằng đầu ngón tay, con vật biểu hiện đau đớn như da co lại, con vật tránh xa, khó chịu. Vùng da mẫn cảm khi da bị viêm, thần kinh cảm giác tổn thương. Màng tủy sống, gốc lưng của thần kinh tủy sống viêm, vùng da tương ứng đau kịch liệt.

- Cảm giảm da giảm: Bằng những kích thích nhẹ con vật không có phản ứng. Chỉ dùng kim châm mạnh, nhổ lông, dẫm lên móng chân con vật mới có cảm giác đau. Triệu chứng này thường do thần kinh cảm giác tê liệt, đường thần kinh dẫn truyền tổn thương.

- Cảm giác da một bên thân giảm hay mất: do tổn thương trên đường dẫn truyền từ vỏ đại não đến hành tuỷ.

- Cảm giác da hai bên thân đối nhau mất: do tổn thương ở tủy sống. Tuỷ sống bị dập đứt, bị chèn ép, viêm nặng, do bị tổn thương không liên hệ được với não, cảm giác da phần thân sau đó bị mất.

- Cảm giác da mất ở một vùng: tổn thương thần kinh ngoại vi chi phối vùng da đó. Nhiều bệnh ở hệ thần kinh như u não, liệt sau khi đẻ, viêm não,... con vật hôn mê, cảm giác da giảm hay mất.

3.5.5. Khám các khí quan cảm giác

Cơ năng của các khí quan cảm giác rối loạn thường do bệnh ở khí quan đó hoặc bệnh ở thần kinh trung khu.

a. Khám thị giác

Chú ý mu mắt, kết mạc, nhãn cầu, đồng tử và võng mạc.

Mu mắt trễ: Do thần kinh mặt, thần kinh cơ kéo mắt bị tổn thương. Trong viêm não truyền nhiễm, mu mắt trễ là triệu chứng bệnh giai đoạn nặng.

Mu mắt sưng to, mọng do tổn thương cơ gới, viêm. Một số bệnh truyền nhiễm (loét da quăn tai ở trâu bò, dịch tả lợn, bạch hầu ở gà), do độc tố phá hoại mạch máu làm mu mắt sưng mọng. Mu mắt sưng mọng trong chứng đau bụng ngựa do quá đau đớn vật lộn. Bệnh nặng con vật nằm liệt lâu, liệt sau khi đẻ, mu mắt trễ ((hình 3.24).

Hình 3.24. Mu mắt sung to mọng

Page 90: benh noi khoa thu y

90

Nhãn cầu lồi ra ngoài: do ngạt thở, quá đau đớn.

Nhãn cầu co giật: Nhãn cầu như luôn động theo một hướng này hoặc hướng khác, do tổn thương ở tiền đình, tiểu não. Nhãn cầu lệch biểu hiện thần kinh cơ mắt tổn thương.

Phản xạ của đồng tử. Thần kinh thị giác mà trung khu ở phần trước củ não sinh tư, điều khiển hoạt động của mắt: lúc gặp ánh sáng mạnh qua hoạt động của thần kinh cơ kéo mặt co, đồng tử thu hẹp lại; ở chỗ tối đồng tử mở rộng ra.

Lúc khám, phải bịt mắt gia súc lại hoặc cho vào chỗ tối dùng đèn pin để soi và quan sát phản xạ của đồng tử.

Đồng tử thu hẹp: do áp lực trong sọ não tăng gây ức chế thần kinh giao cảm; trong các bệnh tích dịch sọ não, viêm màng não, xuất huyết não. Đồng tử hẹp, nhãn cầu lệch do tổn thương ở dây thần kinh giao cảm hay ở trung khu giao cảm (hình 3.25).

Đồng tử mở rộng: Khi dùng đèn pin soi đồng tử không thu hẹp, hoặc chỉ thu hẹp một ít, do thần kinh điều tiết mắt bị liệt, thường gặp trong các bệnh: viêm não tủy truyền nhiễm ở ngựa, u não, ổ mủ não; trong một số ca trúng độc hoặc quá đau đớn.

Giác mạc đục: trong bệnh cúm ở ngựa, lê dạng trùng, loét da quăn tai ở trâu bò. Những ca nặng có thể thấy viêm giác mạc, loét giác mạc.

Khám thị võng mạc: tiêm Atropin cho đồng tử mở rộng rồi dùng đèn pin soi để khám. Thị võng mạc viêm: đục, không rõ, mạch quản nổi rõ, do ứ máu và những điểm tro trong viêm võng mạc. Thị võng mạc viêm thường gặp trong bệnh viêm màng não, loét da quăn tai trâu bò, viêm não - tủy truyền nhiễm và còn thấy trong những bệnh làm áp lực sọ não tăng.

Gia súc non thiếu vitamin A thì đáy mắt vàng xanh nhạt, đục, có những điểm đen nổi rải rác.

b. Khám thính giác

Người khám đứng ở vị trí mà gia súc không thấy, huýt sáo hay gọi khẽ con vật quay lại ngay. Thần kinh thính giác tai trong tổn thương thì khả năng nghe giảm. Nếu bệnh ở tai giữa hay tai ngoài, thính giác bình thường. Giai đoạn đầu viêm não tủy truyền nhiễm thính giác rất mẫn cảm. Tổn thương ở hành tuỷ, vỏ đại não thính giác giảm, có khi mất.

Hình 3.25. Đồng tử mắt co lại

Page 91: benh noi khoa thu y

91

3.5.6. Kiểm tra phản xạ

Phản xạ của động vật là kết quả của hoạt động thần kinh: cơ quan cảm thụ nhận kích thích, xung động thần kinh được truyền đến thần kinh trung khu và vỏ đại não; từ vỏ đại não xung động thần kinh trở lại bắp cơ, da, các khí quan phản ứng đáp lại. Kiểm tra phản xạ nhằm mục đích khám thần kinh ngoại vi, thần kinh trung khu và tình trạng chung của cơ thể.

- Phản xạ tai: Dùng chiếc lông gà hay mảnh giấy cuộn tròn kích thích trong vành tai, gia súc khoẻ thì quay đầu lại ngay.

- Phản xạ hội âm: Kích thích nhẹ dưới khấu đuôi, đuôi sẽ cụp xuống ngay che âm môn.

- Phản xạ hậu môn: Kích thích quanh hậu môn cơ vòng hậu môn co thắt lại.

- Phản xạ hạ nang: Kích thích da phía trong hạ nang sẽ có phản ứng co kéo dịch hoàn lên cao.

- Phản xạ ho: Dùng hai ngón tay cái và trỏ ấn mạnh vào phần giữa đốt sụn thứ nhất của khí quản, gia súc ho ngay.

- Phản xạ hắt hơi: Kích thích nhẹ vào niêm mạc mũi, mũi nhăn lại và hắt hơi.

- Phản xạ giác mạc mắt: Dùng mảnh giấy mềm kích thích giác mạc, mắt nhắm lại.

- Phản xạ gân (hay kiểm tra gân đầu gối), mục đích để khám cơ năng tủy sống (trung khu cung phản xạ gân đầu gối ở khoảng đốt sống 3 - 4 xương sống lưng).

Cách kiểm tra: Đại gia súc nằm nghiêng, kéo chân sau lên một tý rồi gõ nhẹ vào đầu gối, chân sau duỗi ra ngay. Tuỳ theo tình trạng thần kinh cảm thụ, thần kinh vận động, não và hành tủy mà các phản xạ tăng giảm hoặc mất.

- Phản xạ giảm, mất do não, hành tủy, dây thần kinh cảm thụ, thần kinh vận động bị tổn thương.

- Phản xạ tăng do các thần kinh trên bị viêm, bị kích thích liên tục do chất độc.

Page 92: benh noi khoa thu y

92

Phần thứ hai BỆNH NỘI KHOA THÚ Y

Chương 4 NỘI KHOA ĐẠI CƯƠNG

Tóm tắt nội dung: Khái niệm chung về bệnh và bệnh nội khoa gia súc, những nguyên nhân gây bệnh, các thời kỳ tiến triến của bệnh, khái niệm về điều trị học và các nguyên tắc điều trị cũng như các phương pháp điều trị ở vật nuôi mắc bệnh.

Mục tiêu: Giúp cho sinh viên hiểu được khái niệm chung về bệnh cũng như khái niệm về bệnh nội khoa gia súc, các nguyên nhân gây bệnh và các thời kỳ tiến triển của bệnh. Giúp sinh viên nắm được các nguyên tắc điều trị và các phương pháp điều trị ở vật nuôi mắc bệnh.

4.1. KHÁI NIỆM VỀ BỆNH

Khái niệm về bệnh phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố:

- Trình độ văn minh của xã hội đương thời.

- Thế giới quan (bao gồm cả triết học của mỗi thời đại).

Một số quan niệm về bệnh bao giờ cũng chi phối chặt chẽ các nguyên tắc chữa bệnh, phòng bệnh. Do vậy nó có vai trò rất lớn trong thực hành.

4.1.1. Một số khái niệm về bệnh trong lịch sử

a. Thời kỳ mông muội

Người nguyên thuỷ khi biết tư duy cho rằng bệnh là sự trừng phạt của các đấng siêu linh đối với con người ở trần thế.

Với quan niệm như vậy thì người xưa chữa bệnh chủ yếu bằng cách dùng lễ vật để cầu xin. Cụ thể cầu xin trực tiếp hoặc thông qua những người làm nghề mê tín dị đoan. Bao giờ cũng vậy, giá trị của lễ vật luôn luôn nhỏ hơn giá trị của điều cầu xin.

Tuy nhiên, trên thực tế người nguyên thuỷ đã bắt đầu biết dùng thuốc, không phải mặc số phận cho thần linh.

b. Thời kỳ các nền văn minh cổ đại

Trước công nguyên nhiều ngàn năm, một số vùng trên thế giới đã đạt trình độ văn minh rất cao so với mặt bằng chung. Ví dụ: Trung Quốc, Hy Lạp - La Mã, Ai Cập hay

Page 93: benh noi khoa thu y

93

Ấn Độ,... Trong xã hội hồi đó đã xuất hiện tôn giáo, tín ngưỡng, văn học nghệ thuật, khoa học (gồm cả y học) và triết học.

Nền y học lúc đó ở một số nơi đã đạt được những thành tựu lớn về y lý cũng như về phương pháp chữa bệnh và đã đưa ra những quan niệm về bệnh riêng.

* Thời kỳ Trung Quốc cổ đại

Khoảng 2 hay 3 ngàn năm trước công nguyên, y học chính thống Trung Quốc chịu ảnh hưởng lớn của triết học đương thời, cho rằng vạn vật được cấu tạo tố 5 nguyên tố: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ, tồn tại dưới dạng 2 mặt đối lập (âm và dương) trong quan hệ hỗ trợ hoặc áp chế lẫn nhau (tương sinh hoặc tương khắc).

Các nhà y học cổ đại Trung Quốc cho rằng bệnh là sự mất cân bằng âm dương và sự rối loạn quan hệ tương sinh tương khắc của Ngũ Hành trong cơ thể.

Từ đó, nguyên tắc chữa bệnh là điều chỉnh lại, kích thích mặt yếu (bổ), áp chế mặt mạnh (tả).

* Thời kỳ văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại

- Muộn hơn ở Trung Quốc hàng ngàn năm

- Y học cổ đại ở nhiều nước Châu Âu cũng chịu ảnh hưởng khá rõ của Trung Quốc, nổi bật nhất là ở Hy Lạp - La Mã cổ đại.

Gồm hai trường phái lớn:

Trường phái Pythagore (600 năm trước công nguyên): Dựa vào triết học đương thời cho rằng vạn vật do 4 nguyên tố tạo thành với 4 tính chất khác nhau: thổ (khô), khí (ẩm), hoả (nóng), thuỷ (lạnh). Trong cơ thể, nếu 4 yếu tố đó phù hợp về tỷ lệ, tính chất và sự cân bằng: sẽ tạo ra sức khoẻ; nếu ngược lại, sẽ sinh bệnh. Cách chữa bệnh cũng là điều chỉnh lại, bổ sung cái thiếu và yếu, loại bỏ cái mạnh và thừa.

Trường phái Hippocrat (500 năm trước công nguyên) không chỉ thuần tuý tiếp thu và vận dụng triết học như Pythagore mà tiến bộ và cụ thể hơn đã quan sát trực tiếp trên cơ thể sống. Hippocrat cho rằng cơ thể có 4 dịch lớn, tồn tại theo tỷ lệ riêng, có quan hệ cân bằng với nhau để tạo ra sức khoẻ. Đó là:

- Máu đỏ: do tim sản xuất, mang tính nóng; ông nhận xét rằng khi cơ thể lâm vào hoàn cảnh nóng (sốt) thì tim đập nhanh; mặt, da đều đỏ bừng. Đó là do tim tăng cường sản xuất máu đỏ.

- Dịch nhày: không màu, do não sản xuất, thể hiện tính lạnh; xuất phát từ nhận xét: khi cơ thể bị lạnh thì dịch mũi chảy ra rất nhiều; ngược lại, khi niêm dịch xuất tiết nhiều cũng là lúc cơ thể nhiễm lạnh.

- Máu đen: do lách sản xuất, mang tính ẩm.

- Mật vàng: do gan sản xuất, mang tính khô.

Ở thời kỳ này cho rằng: Bệnh là sự mất cân bằng về tỷ lệ và quan hệ giữa 4 dịch đó.

Page 94: benh noi khoa thu y

94

* Thời kỳ các nền văn minh khác

- Cổ Ai Cập

Dựa vào thuyết Pneuma (sinh khí) cho rằng khí đem lại sinh lực cho cơ thể. Cơ thể phải thường xuyên hô hấp để đưa sinh khí vào. Bệnh là do hít phải khí xấu, không trong sạch. Từ đó, các nhà y học đề ra những nguyên tắc chữa bệnh.

- Cổ Ấn Độ

Y học chính thống chịu ảnh hưởng sâu sắc của triết học đạo Phật cho rằng cuộc sống là một vòng luân hồi (gồm nhiều kiếp), mỗi kiếp trải qua 4 giai đoạn: sinh, lão, bệnh, tử. Như vậy, bệnh là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, các nhà y học cổ Ấn Độ vẫn sáng tạo ra nhiều phương thuốc công hiệu để chữa bệnh.

c. Thời kỳ Trung cổ và Phục hưng

* Thời kỳ Trung cổ

Các quan điểm tiến bộ bị đàn áp nếu trái với những tín điều trong kinh thánh, khoa học lâm vào tình trạng trì trệ và thụt lùi. Các nhà khoa học tiến bộ (Brno, Gallile,...) bị khủng bố.

Quan niệm chính thống về bệnh tỏ ra rất mê muội (sự trừng phạt của chúa đối với tội lỗi của con người), không coi trọng chữa bệnh bằng thuốc (thay bằng cầu xin), y lý phải tuân theo các giáo lý của nhà thờ (mỗi vị thánh trấn giữ một bộ phận trong cơ thể), một số giáo sĩ cấm đọc sách thuốc,... Những nhà y học có quan điểm tiến bộ bị ngược đãi.

* Thời kỳ Phục Hưng

Nhiều thuyết tiến bộ về y học liên tiếp xuất hiện. Tính duy vật tuy còn thô sơ, tính biện chứng vẫn còn máy móc, nhưng so với thời kỳ y học cổ truyền thì đã có những bước tiến nhảy vọt vật chất. Các thuyết đều cố vận dụng các thành tựu mới nhất của khoa học khác: cơ, lý, hoá, sinh, sinh lý, giải phẫu.

Thuyết cơ học (Descarte): cơ thể như một cỗ máy, ví tim như cái máy bơm, mạch máu là các ống dẫn; các xương như những đòn bẩy và hệ cơ như các lực. Bệnh được ví như trục trặc của "máy móc".

Thuyết hoá học (Sylvius 1614 - 1672): coi bệnh tật là sự thay đổi tỷ lệ các hoá chất trong cơ thể, hoặc sự rối loạn các phản ứng hoá học.

Thuyết lực sống (Stalil, 1660 - 1734): các nhà sinh học hồi đó cho rằng các sinh vật có những hoạt động sống và không bị thối rữa là nhờ trong chúng có cái gọi là lực sống. Lực sống cũng chi phối sức khoẻ và bệnh tật của cơ thể bằng lượng và chất của nó.

* Thế kỷ 18 - 19

Rất nhiều quan niệm về bệnh ra đời, với đặc điểm nổi bật là dựa trên những kết quả đã được thực nghiệm kiểm tra và khẳng định

Page 95: benh noi khoa thu y

95

Thuyết bệnh lý tế bào: Wirchow vĩ đại là người sáng lập môn giải phẫu bệnh cho rằng bệnh là do các tế bào bào tổn thương, hoặc các tế bào tuy lành mạnh nhưng thay đổi số lượng (heterometric), vị trí (heterotopic) và về thời điểm xuất hiện (heterocromic).

Thuyết rối loạn hằng định nội môi: Claud Benard - nhà sinh lý học thiên tài, người sáng lập môn y học thực nghiệm (tiền thân của sinh lý bệnh) đã đưa thực nghiệm vào y học một cách hệ thống và sáng tạo, đã đưa ra khái niệm "hằng định nội môi", cho rằng bệnh xuất hiện khi có rối loạn cân bằng này trong cơ thể

4.1.2. Quan niệm về bệnh hiện nay

a. Hiểu về bệnh qua quan niệm về sức khoẻ

WHO/OMS 1946 đưa ra định nghĩa "sức khoẻ là tình trạng thoải mái về tinh thần, thể chất và giao tiếp xã hộ, chứ không phải chỉ là vô bệnh, vô tật ". Đây là định nghĩa mang tính mục tiêu xã hội, "để phấn đấu", được chấp nhận rất rộng rãi.

Tuy nhiên dưới góc độ y học, cần có những định nghĩa phù hợp và chặt chẽ hơn. Các nhà y học cho rằng "Sức khoẻ là tình trạng lành lặn của cơ thể về cấu trúc, chức năng cũng như khả năng điều hoà giữ cân bằng nội mô, phù hợp và thích nghi với sự thay đổi của hoàn cảnh".

b. Những yếu tố để định nghĩa bệnh

Đa số các tác giả đều đưa vào khái niệm bệnh những yếu tố sau:

Sự tổn thương, lệch lạc, rối loạn trong cấu trúc và chức năng (từ mức phân tử, tế bào, mô, cơ quan đến mức toàn cơ thể). Một số bệnh trước kia chưa phát hiện được tổn thương siêu vi thể, nay đã quan sát được. Một số bệnh đã được mô tả đầy đủ cơ chế phân tử như bệnh thiếu vitamin B1.

Do những nguyên nhân cụ thể có hại, đã tìm ra hay chưa tìm ra.

Cơ thể có quá trình phản ứng nhằm loại trừ tác nhân gây bệnh, lập lại cân bằng, sửa chữa tổn thương. Trong cơ thể bị bệnh vẫn có sự duy trì cân bằng nào đó, mặc dù nó đã lệch ra khỏi giới hạn sinh lý. Hậu quả của bệnh tuỳ thuộc vào tương quan giữa quá trình gây rối loạn, tổn thương và quá trình phục hồi, sửa chữa.

Bệnh làm giảm khả năng thích nghi với ngoại cảnh.

Với người, các tác giả đề nghị thêm: bệnh làm giảm khả năng lao động và khả năng hoà nhập xã hội.

Một trong những định nghĩa "thế nào là một bệnh" hiện nay đang lưu hành là:

"Bệnh là bất kỳ sự sai lệch hoặc tổn thương nào đó về cấu trúc và chức năng của bất kỳ bộ phận, cơ quan, hệ thống nào của cơ thể biểu hiện bằng một bộ triệu chứng đặc trưng giúp cho thầy thuốc có thể chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt, mặc dù nhiều khi ta chưa rõ nguyên nhân, về bệnh lý học và tiên lượng" (từ điển y học Dorlands, 2000).

Page 96: benh noi khoa thu y

96

Định nghĩa ở mức này rất có ích trong thực tiễn: để phân lập một bệnh và để đề ra tiêu chuẩn chẩn đoán nó. Tìm cách chữa và xác định thế nào là khỏi bệnh và mức độ khỏi.

Cố nhiên ngoài định nghĩa chung "thế nào là một bệnh", mỗi bệnh cụ thể còn có một định nghĩa riêng của nó để không thể nhầm lẫn với bất kỳ bệnh nào khác. Chẳng hạn định nghĩa viêm phổi, lỵ, hen, sởi,...

Cụ thể nhất là xác định bệnh ở mỗi cơ thể bệnh cụ thể

Dù một bệnh nào đó đã có định nghĩa chung, ví dụ bệnh viêm phổi, nhưng viêm phổi ở cơ thể A không giống ở cơ thể B.

Loại định nghĩa này rất có ích trong điều trị hàng ngày. Nó giúp thầy thuốc chú ý đến từng cơ thể bệnh riêng biệt.

4.1.3. Khái niệm về bệnh nội khoa thú y

Bệnh nội khoa thú y hay còn gọi là bệnh thông thường, là những bệnh không có tính chất truyền nhiễm, không lây lan từ con này sang con khác. Ví dụ: Bệnh viêm ruột cata, bệnh viêm thận, bệnh viêm phổi là những bệnh nội khoa.

Bệnh nội khoa và bệnh truyền nhiễm có sự khác nhau về:

a. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh nội khoa gồm nhiều yếu tố (môi trường, thời tiết, thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng,...).

Ví dụ: Bệnh viêm phế quản phổi ở gia súc do nhiều yếu tố gây nên:

- Do chăm sóc nuôi dưỡng gia súc kém

- Do gia súc bị nhiễm lạnh đột ngột

- Do kế phát từ một số bệnh khác (kế phát từ bệnh giun ở phế quản,...)

- Do gia súc hít phải một số khí độc trong chuồng nuôi (H2S, NH3,...)

Nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm là vi sinh vật và chỉ có một. Ví dụ: bệnh tụ huyết trùng ở gia súc chỉ do vi khuẩn Pasteurella gây nên, bệnh phó thương hàn ở gia súc chỉ do vi khuẩn Salmonella gây nên.

b. Tính chất lây lan

Bệnh nội khoa: không có sự lây lan giữa con vật khoẻ với con vật ốm khi tiếp xúc với nhau, hoặc khi con vật khỏe tiếp xúc trực tiếp với chất thải của con vật ốm. Ví dụ ở bệnh viêm ruột, bệnh viêm phổi, bệnh viêm thận,...

Bệnh truyền nhiễm: có sự lây lan giữa con vật khoẻ với con vật ốm khi tiếp xúc với nhau, hoặc con vật khỏe tiếp xúc với chất thải của con vật ốm và dễ dàng gây nên ổ dịch lớn. Ví dụ: ở bệnh dịch tả lợn, bệnh lở mồm long móng, bệnh cúm gà,...

Page 97: benh noi khoa thu y

97

c. Sự hình thành miễn dịch

Ở bệnh nội khoa: không có sự hình thành miễn dịch của cơ thể sau khi con vật bệnh khỏi bệnh. Do vậy, trong quá trình sống con vật có thể mắc một bệnh nhiều lần. Ví dụ: bệnh viêm thận cấp, bệnh viêm ruột, bệnh viêm phổi,...

Ở bệnh truyền nhiễm: hầu hết các bệnh truyền nhiễm có sự hình thành miễn dịch của cơ thể khi con vật bệnh khỏi bệnh. Do vậy, trong quá trình sống con vật hiếm khi mắc lại bệnh đó nữa. Ví dụ khi gà mắc bệnh Newcastle và khỏi bệnh thì con gà đó hiếm khi mắc lại bệnh này nữa.

4.2. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

* Nguyên nhân: có thể do mầm bệnh hoặc các yếu tố khác của môi trường xung quanh. Nhóm nguyên nhân do mầm bệnh bao gồm: vi sinh vật, ký sinh trùng

Vi sinh vật gây bệnh bao gồm: vi khuẩn (vi trùng), virus (siêu vi trùng), nấm.

F Gọi là vi sinh vật vì chúng là những sinh vật vô cùng nhỏ bé, mắt thường không thể nhìn thấy được.

F Virus nhỏ hơn vi khuẩn rất nhiều.

F Bệnh do vi khuẩn gây ra thì có thể điều trị bằng kháng sinh

Bệnh do vi khuẩn gây ra ở vật nuôi:

- Bệnh Tụ huyết trùng trâu bò, lợn, gia cầm.

- Bệnh Đóng dấu lợn.

- Bệnh Lợn nghệ.

Bệnh do virus gây ra ở vật nuôi:

- Bệnh Lở mồm long móng

- Bệnh Dịch tả lợn.

- Bệnh Newcastle (Gà rù).

Bệnh do nấm gây ra ở vật nuôi:

- Bệnh Nấm phổi gia cầm

- Bệnh Ngộ độc thức ăn do độc tố nấm.

* Tác hại: Bệnh do vi sinh vật gây ra thường lây lan nhanh, gây thiệt hại lớn về kinh tế bởi vì:

- Làm ốm, chết nhiều vật nuôi

- Tốn kém cho việc phòng, trị bệnh.

Hình 4.1. Vi khuẩn yếm khí

Hình 4.2. Sán lá ruột lợn

Page 98: benh noi khoa thu y

98

Bệnh do ký sinh trùng: ký sinh trùng là những sinh vật sống ký sinh (ăn bám) ở cơ thể vật nuôi. Gồm 2 loại: nội ký sinh trùng và ngoại ký sinh trùng.

Nội ký sinh trùng: sống ký sinh ở bên trong cơ thể vật nuôi. Ví dụ: giun đũa, sán lá ruột lợn sống ký sinh trong ruột lợn (hình 4.2).

Tác hại:

- Cướp đoạt chất dinh dưỡng, hút máu

- Gây tổn thương các cơ quan nội tạng.

- Trực tiếp hoặc gián tiếp làm lây truyền mầm bệnh khác. Làm con vật gầy yếu dần, nặng hơn có thể bị chết.

Ngoại ký sinh trùng: sống ký sinh ở bên ngoài cơ thể vật nuôi.

Ví dụ: con ghẻ sống ký sinh ở da lợn (hình 4.3)

Tác hại:

- Hút máu

- Gây tổn thương da, tạo lối vào cho các mầm bệnh khác

- Gây ngứa ngáy, khó chịu làm con vật kém ăn gầy dần.

* Nhóm nguyên nhân do các yếu tố khác của môi trường xung quanh

- Do chất độc

+ Ăn phải cây cỏ độc: một số loại cây cỏ thực vật có độc chất, khi gia súc ăn phải sẽ bị ngộ độc. Ví dụ: nếu gia súc ăn nhiều lá sắn tươi, vỏ củ sắn sẽ bị ngộ độc, nặng hơn có thể bị chết.

+ Bị rắn độc, nhện độc cắn. Cần lưu ý khi chăn thả vật nuôi ở nơi gò hoang, bụi rậm dễ bị các loại rắn độc, nhện độc cắn dẫn tới vật nuôi có thể bị chết.

- Do ăn phải hoá chất độc: Vật nuôi có thể bị ngộ độc do ăn phải thuốc trừ sâu, bả chuột, phân hoá học hoặc một số loại hoá chất độc khác.

- Do chất lượng thức ăn kém

+ Thức ăn bị ôi thiu, mốc.

+ Thức ăn có quá nhiều muối.

+ Do uống phải nguồn nước bị nhiễm độc:

+ Nhiễm các loại hoá chất độc, thuốc trừ sâu

+ Nhiễm các kim loại nặng: thuỷ ngân, chì,...

Hình 4.3. Lợn bị ghẻ

Page 99: benh noi khoa thu y

99

- Do nuôi dưỡng, chăm sóc và sử dụng.

+ Do nuôi dưỡng kém

+ Thiếu thức ăn, đặc biệt là trong vụ đông giá rét làm cho vật nuôi gầy yếu, dễ mắc bệnh.

+ Thành phần thức ăn không cân đối dẫn đến vật nuôi còi cọc, chậm lớn, táo bón, ỉa chảy, mềm xương. Ví dụ: lợn nái nuôi con mà thiếu khoáng thì dễ bị liệt chân.

+ Nước uống không đủ hoặc bị nhiễm bẩn dễ làm cho con vật mắc bệnh.

- Do chăm sóc kém

Chăm sóc không chu đáo, không cẩn thận cũng là nguyên nhân làm vật nuôi gầy yếu và dễ bị mắc bệnh (hình 4.4). Ví dụ: chuồng nuôi quá chật chội, quá bẩn, quá ẩm ướt, quá nóng hoặc bị gió lùa vào mùa đông.

- Đánh nhau

- Bị tai nạn khi chăn thả, làm việc

- Con non mới đẻ yếu ớt bị mẹ hoặc con khác đè, dẫm lên

- Bắt giữ, vận chuyển thô bạo dễ làm con cái sẩy thai.

- Vệ sinh đỡ đẻ kém dễ làm cho con mẹ và vật sơ sinh bị uốn ván,...

- Do sử dụng không hợp lý:

+ Không hợp lý về thời gian: phải làm việc quá sớm về mùa đông, quá muộn về mùa hè.

+ Phải làm việc quá sức

+ Gia súc trong thời kỳ chửa đẻ, gia súc non phải làm việc nặng.

- Do thời tiết bất lợi:

+ Thời tiết phù hợp sẽ cho con vật khoẻ mạnh, ít mắc bệnh. Nhưng khi thời tiết bất lợi, con vật dễ mắc bệnh.

+ Quá rét: làm vật nuôi tốn nhiều năng lượng để chống rét nên gầy yếu, dễ nhiễm bệnh.

+ Quá nóng: làm cho con vật nuôi khó chịu, ỉa phân nhiều nước, chuồng trại ẩm ướt sức khoẻ giảm sút là cơ hội tốt cho mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

4.3. CÁC THỜI KỲ TIẾN TRIỂN CỦA MỘT BỆNH

Một bệnh thường tiến triển gồm 4 thời kỳ, nhưng có khi thiếu một thời kỳ nào đó.

Thời kỳ ủ bệnh (tiềm tàng): là khoảng thời gian từ khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể con vật đến khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Nhưng ngày nay bằng các biện pháp

Hình 4.4. Ngựa gầy yếu

Page 100: benh noi khoa thu y

100

hiện đại, nhiều bệnh đã được chẩn đoán ngay từ thời kỳ này. Nhiều bệnh quá cấp tính do các tác nhân quá mạnh, có thể không có thời kỳ này (chết do bỏng, điện giật, mất máu quá lớn, các bệnh ở thể quá cấp tính,...).

Thời gian ủ bệnh ngắn hay dài phụ thuộc vào mầm bệnh và sức khoẻ của con vật, có thể là 3 - 5 ngày, cũng có thể là 10 - 15 ngày hoặc dài hơn.

Hiểu biết về sự ủ bệnh ở vật nuôi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong:

- Cách ly, nhập đàn

- Tiêm chủng vacxin

Ví dụ: Vật nuôi nhìn thấy khoẻ mạnh bình thường, sau khi mang về vài ngày thì bị ốm, lây sang các con khác. Hoặc khi tiêm chủng vacxin, con vật khoẻ mạnh bình thường, sau vài ngày thấy phát bệnh.

F Qua hai ví dụ trên có thể suy đoán rằng những con vật trên đang ủ bệnh và chúng sẽ ốm sau đó vài ngày.

Thời kỳ khởi phát: xuất hiện một số triệu chứng đầu tiên (khi chẩn đoán chính xác). ở thời kỳ này xét nghiệm có vai trò rất lớn.

Thời kỳ toàn phát: xuất hiện triệu chứng đầy đủ và điển hình nhất. Tuy nhiên vẫn có những thể không điển hình.

Thời kỳ kết thúc: có thể khác nhau tuỳ bệnh, tuỳ cá thể (khỏi, chết, di chứng, trở thành mạn tính).

Tuy nhiên, nhiều bệnh hoặc nhiều thể bệnh có thể thiếu một hay hai thời kỳ nào đó. Ví dụ: bỏng toàn thân, hoặc điện giật không có thời kỳ ủ bệnh.

4.4. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐIỀU TRỊ HỌC

4.4.1. Khái niệm về điều trị học

Khái niệm về điều trị học có liên quan rất mật thiết với sự hiểu biết của con người về nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh. Chính vì vậy, cũng như các khái niệm khác, khái niệm về điều trị luôn thay đổi qua các giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử loài người.

Ở thời kỳ mông muội: với khả năng tư duy và hiểu biết của con người với thế giới tự nhiên còn hết sức hạn chế, người ta cho rằng vạn vật đều do đấng thần linh, siêu nhiên tạo ra. Do đó, bệnh tật là sự trừng phạt của đấng thần linh, là sự quấy phá, ám ảnh của ma tà, quỷ quái. Chính vì vậy, quan niệm về điều trị ở thời kỳ này là tế lễ, cúng khấn và cầu xin các đấng thần linh hoặc nhờ các đấng thần linh xua đuổi tà ma để ban cho được khỏi bệnh.

Đây là những quan niệm duy tâm hết sức sai lầm về các vật và các hiện tượng trong tự nhiên cũng như về bệnh. Quan niệm này hiện nay vẫn còn tồn tại ở một số các thôn bản của các vùng miền núi, hoặc một bộ phận dân cư trong các xã hội văn minh.

Page 101: benh noi khoa thu y

101

Đến thời kỳ văn minh cổ đại: con người đã biết sản xuất và sử dụng các công cụ lao động bằng kim loại, từ đó với các trực quan của mình, người Trung Quốc cổ đại đã cho rằng: Vạn vật trong tự nhiên đều được cấu thành 5 nguyên tố (kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ). Các mối quan hệ này nằm trong mối tương sinh hoặc tương khắc ràng buộc lẫn nhau và cùng nhau tồn tại. Bệnh tật là sự mất cân bằng giữa các mối quan hệ này. Từ đó người ta cho rằng điều trị là lập lại mối cân bằng giữa các yếu tố này bằng cách kích thích mặt yếu (bổ) và áp chế mặt mạnh (tả).

Ở thời kỳ hiện đại: Khi trình độ khoa học đã có những bước phát triển vượt bậc trên nhiều lĩnh vực, con người đã có những hiểu biết ngày càng sâu sắc hơn về bệnh nguyên học và sinh bệnh học thì quan niệm về điều trị cũng chuẩn xác và khoa học hơn. Và từ đó người ta đưa ra những khái niệm về điều trị học có tính khoa học.

Điều trị học là môn học nhằm áp dụng những phương pháp chữa bệnh tốt nhất, an toàn nhất tác động đối với cơ thể bệnh để làm cho cơ thể đang mắc bệnh nhanh chóng hồi phục trở lại bình thường và mang lại sức khoẻ và khả năng làm việc, như:

- Dùng thuốc (như dùng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn, bổ sung canxi, phospho và vitamin D trong bệnh mềm xương và còi xương,...).

- Dùng hoá chất (như dùng xanh methylen trong điều trị trúng độc HCN, dùng Na2SO4 hoặc MgSO4 trong tẩy rửa ruột ở bệnh viêm ruột hay trong chướng hơi dạ cỏ, tắc nghẽn dạ lá sách).

- Dùng lý liệu pháp (như dùng ánh sáng, dùng nhiệt, dùng nước, dùng dòng điện,...).

- Điều tiết sự ăn uống và hộ lý tốt (như trong bệnh xeton huyết phải giảm thức ăn chứa nhiều protein, lipit và tăng thức ăn thô xanh, trong bệnh viêm ruột ỉa chảy phải giảm thức ăn xanh chứa nhiều nước và thức ăn tanh,...).

4.4.2. Những nguyên tắc cơ bản trong điều trị học

Điều trị học hiện đại là kế thừa sự nghiệp của các nhà y học lỗi lạc (Bôtkin, Pavlop,...). Dựa trên quan điểm cơ bản là “Cơ thể là một khối thống nhất, hoàn chỉnh, luôn luôn liên hệ chặt chẽ với ngoại cảnh và chịu sự chỉ đạo của thần kinh trung ương”. Với sự tiến bộ không ngừng của sinh học, y học, dược học, điều trị học luôn luôn thay đổi về phương pháp và kỹ thuật. Tuy vậy, vẫn có những nguyên tắc không thay đổi và luôn luôn đúng mà người thầy thuốc phải nắm vững. Những nguyên tắc chính gồm:

a. Nguyên tắc sinh lý

Chúng ta thấy rằng mọi hoạt động của cơ thể đều chịu sự chỉ đạo của hệ thần kinh với mục đích là để thích nghi với ngoại cảnh luôn luôn thay đổi, nâng cao được sức chống đỡ với bệnh nguyên mà ta gọi chung là phản xạ bảo hộ của cơ thể (đó là hiện tượng thực bào, quá trình sinh tế bào, mô bào mới, hình thành miễn dịch, giải độc,...). Do vậy, theo nguyên tắc này tức là chúng ta phải tạo cho cơ thể bệnh thích nghi trong hoàn cảnh thuận lợi để nâng cao sức chống đỡ bệnh nguyên, cụ thể:

Page 102: benh noi khoa thu y

102

- Điều chỉnh khẩu phần thức ăn (ví dụ: trong chứng xeton huyết phải tăng lượng gluxit và giảm lượng protein, lipit trong khẩu phần thức ăn; trong bệnh viêm ruột ỉa chảy phải giảm khẩu phần thức ăn xanh nhiều nước và thức ăn tanh,...).

- Tạo điều kiện tiểu khí hậu thích hợp (ví dụ: trong bệnh cảm nóng, cảm nắng phải để gia súc nơi thoáng và mát).

- Giảm bớt kích thích ngoại cảnh (ví dụ: trong bệnh uốn ván, chó dại thì phải tránh ánh sáng, nước, các kích thích tác động mạnh)

- Tìm mọi biện pháp để tăng sức đề kháng cơ thể, tăng cường sự bảo vệ của da và niêm mạc (bằng dùng vitamin A, vitamin C), tăng cường thực bào của bạch cầu, tăng sự hình thành kháng thể, tăng sự giải độc của gan và thận,...

b. Nguyên tắc chủ động tích cực

Theo nguyên tắc này đòi hỏi người thầy thuốc phải thấm nhuần phương châm “chữa bệnh như cứu hoả”. Tức là phải:

- Khám bệnh sớm

- Chẩn đoán bệnh nhanh

- Điều trị kịp thời

- Điều trị liên tục và đủ liệu trình

Chủ động ngăn ngừa những diễn biến của bệnh theo các chiều hướng khác nhau (Ví dụ: trong bệnh chướng hơi dạ cỏ sẽ dẫn tới tăng áp lực xoang bụng và chèn ép phổi làm cho gia súc ngạt thở mà chết. Do vậy, trong quá trình điều trị cần theo dõi sự tiến triển của quá trình lên men sinh hơi trong dạ cỏ.

Kết hợp các biện pháp điều trị để thu được hiệu quả điều trị cao. Ví dụ: trong bệnh viêm phổi ở bê, nghé có thể dùng một trong các biện pháp điều trị sau:

- Dùng kháng sinh tiêm bắp kết hợp với thuốc trợ sức, trợ lực và các thuốc điều trị triệu chứng.

- Dùng kháng sinh kết hợp với Novocain ở nồng độ 0,25 - 0,5% phong bế hạch sao. Trong 2 phương pháp này thì phương pháp phong bế có hiệu quả điều trị và hiệu quả kinh tế cao nhất. Do vậy ta nên chọn phương pháp điều trị thứ hai.

c. Nguyên tắc tổng hợp

Cơ thể là một khối thống nhất và chịu sự chỉ đạo của hệ thần kinh. Do vậy, khi một khí quan trong cơ thể bị bệnh đều ảnh hưởng đến toàn thân. Cho nên trong công tác điều trị muốn thu được hiệu quả cao chúng ta không chỉ dùng một loại thuốc, một biện pháp, điều trị cục bộ đối với cơ thể bệnh mà phải dùng nhiều loại thuốc, nhiều biện pháp, điều trị toàn thân. Ví dụ: trong bệnh viêm ruột ỉa chảy do nhiễm khuẩn ở gia súc. Ngoài việc dùng thuốc diệt vi khuẩn còn phải dùng thuốc nâng cao sức đề kháng, trợ sức, trợ lực, bổ sung các chất điện giải cho cơ thể kết hợp với chăm sóc, hộ lý tốt.

Page 103: benh noi khoa thu y

103

Trong bệnh bội thực dạ cỏ, ngoài biện pháp dùng thuốc làm tăng nhu động dạ cỏ còn phải dùng thuốc làm nhão thức ăn trong dạ cỏ, trợ sức, trợ lực và tăng cường giải độc cho cơ thể còn phải làm tốt khâu hộ lý chăm sóc (cụ thể: để gia súc ở tư thế đầu cao đuôi thấp, xoa bóp vùng dạ cỏ thường xuyên).

d. Nguyên tắc điều trị theo từng cơ thể (điều trị phải an toàn và hợp lý)

Cùng một loại kích thích bệnh nguyên nhưng đối với từng cơ thể thì sự biểu hiện về bệnh lý có khác nhau (sự khác nhau đó là do sự phản ứng của từng cơ thể và do cơ năng bảo vệ, loại hình thần kinh của mỗi con vật có khác nhau). Do vậy trong điều trị cần phải chú ý tới trạng thái của từng con bệnh để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, tránh trường hợp dùng một loại thuốc cho một loại bệnh, một loại thuốc cho tất cả các loại con bệnh khác nhau mà không qua khám bệnh, tránh trường hợp nghe bệnh rồi kê đơn.

Sử dụng thuốc nào hoặc một phương pháp điều trị nào trước hết phải chú ý đến vấn đề an toàn (trước hết phải không có hại). Từ lâu đời nay nó vẫn là một phương châm hàng đầu mỗi khi tiến hành điều trị. Tất nhiên trong điều trị đôi khi cũng có thể xảy ra những biến chứng hoặc những tác dụng phụ không mong muốn, nhưng phải lường trước và phải hết sức hạn chế sự xuất hiện của chúng ở mức tối đa cho phép và phải có sự chuẩn bị đối phó khi chúng xuất hiện.

Mỗi khi tiến hành điều trị cho bất cứ con bệnh nào, phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng. Cho thuốc gì phải dựa trên cơ sở chẩn đoán bệnh chính xác và toàn diện, phân biệt bệnh chính và bệnh phụ, nguyên nhân và triệu chứng, thể bệnh và biến chứng, cơ địa và hoàn cảnh của con bệnh. Điều này làm được tốt hay không là tuỳ thuộc vào độ chuyên môn của người thầy thuốc, kiến thức và bệnh học, kinh nghiệm hành nghề của từng người. Chất lượng điều trị phụ thuộc phần lớn vào độ chính xác của chẩn đoán, sự theo dõi sát sao của người thực hiện y lệnh và khả năng đánh giá tiên lượng bệnh của thầy thuốc.

Ví dụ. Trong bệnh bội thực dạ cỏ thuốc có tác dụng làm tăng nhu động dạ cỏ mạnh nhất là pilocarpin, nhưng ở gia súc có chửa thì không dùng được (vì nó sẽ gây sẩy thai). Cho nên, để không gây sẩy thai và con vật vẫn khỏi bệnh thì người bác sĩ phải trực tiếp khám bệnh và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

Tóm lại, theo nguyên tắc này người ta đã đưa ra những chỉ định và chống chỉ định khi dùng thuốc, liều lượng thuốc cho từng loại, từng cá thể, tuổi của gia súc,... Nhằm mục đích là tạo điều kiện cho con bệnh nhanh chóng trở lại khỏe mạnh bình thường và không gây tác hại gì cho cơ thể.

e. Điều trị phải có kế hoạch

Đánh trận phải có kế hoạch tác chiến, chiến đấu với bệnh tật cũng phải có kế hoạch cụ thể, tuỳ theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, cấp hay mạn tính. Muốn làm kế hoạch điều trị, phải dựa trên cơ sở biết bệnh, biết con bệnh, biết thuốc.

Page 104: benh noi khoa thu y

104

Biết bệnh: là có chẩn đoán rõ ràng, có trường hợp nguyên nhân biết được ngay, dễ dàng do đó có thể điều trị ngay nguyên nhân, đó là trường hợp lý tưởng. Nhưng cũng có trường hợp khi chưa biết ngay nguyên nhân, lúc này phải có hướng tìm bệnh ngay từ lúc đầu và sau sẽ điều chỉnh lại chẩn đoán.

Biết bệnh về phương diện điều trị học còn là biết khả năng của y học hiện nay có thể giải quyết được bệnh hay không. Nếu là trường hợp bệnh thuộc loại có thể điều trị khỏi hẳn được thì lúc này nên khẩn trương điều trị. Nếu là trường hợp bệnh chưa có thể chữa được chắc chắn thì phải cho loại thải

Biết con bệnh: Biết bệnh cũng chưa đủ để điều trị mà còn cần phải biết con bệnh. Trong việc điều trị bệnh, người thầy thuốc có một vai trò quan trọng. Họ phải có kiến thức y học rộng, phải nắm được những điều cần biết tối thiểu về các chuyên khoa khác, có như vậy mới tránh được thiếu sót trong công tác hàng ngày, nhất là đối với những trường hợp cấp cứu.

Biết thuốc: Thầy thuốc phải nắm vững những thuốc mình dự định dùng trong điều trị. Do vậy, biết bệnh, biết con bệnh cũng chưa đủ mà cần biết rõ thuốc và phương pháp điều trị để áp dụng cho đúng chỉ định, đạt hiệu quả tối ưu. Cụ thể là cần phải biết dược tính, liều lượng, khả năng tác dụng của thuốc, nắm chắc cách sử dụng thuốc như uống, tiêm, truyền, thuốc dán, thuốc đạn, thuốc nhỏ.

Về biệt dược (hiện nay có rất nhiều, từ nhiều nguồn trong nước và nước ngoài) cần phải biết hoạt chất là gì, liều lượng tối đa, tối thiểu. Về thuốc độc, cần biết thuốc bảng nào của quy chế thuốc độc, liều lượng tối đa cho một lần và cho 24 giờ.

f. Điều trị phải được theo dõi chặt chẽ

- Theo dõi tác dụng của thuốc

Phải theo dõi chặt chẽ để xem thuốc có tác dụng hay không, đặc biệt chú ý khi cho thuốc đúng quy cách nhưng bệnh không thuyên giảm, không khỏi. Trong trường hợp này, nên kiểm tra xem chủ con bệnh có thực hiện đúng như trong đơn thuốc hay không, thuốc còn thời hạn hay đã quá hạn, đã bị hư hỏng, thuốc pha chế có đúng tiêu chuẩn dược điển hay không. Cũng nên kiểm tra lại chế độ ăn uống, chế độ nghỉ ngơi. Có trường hợp cần xét lại chẩn đoán xem có biến chứng mới xuất hiện hay không.

- Trường hợp dùng nhiều thuốc cùng một lúc

Khi dùng nhiều thuốc cùng một lúc, phải lưu ý đến khả năng tương kỵ thuốc. Tương kỵ thuốc là ảnh hưởng tác động qua lại giữa hai hoặc nhiều vị thuốc với nhau, dẫn tới sự biến đổi một phần hoặc toàn bộ các tính chất lý hoá của thuốc trong đơn thuốc hoặc tác dụng chữa bệnh của những vị thuốc chính trong đơn thuốc đó.

Trước khi pha chế thuốc, cần nghiên cứu kỹ xem có tương kỵ giữa các chất không. Muốn vậy cần phải vận dụng những kiến thức đã nắm được cũng như kinh nghiệm trong thực tế pha chế để có thể kết luận đơn thuốc có tương kỵ hay không và từ đó đưa ra cách khắc phục nếu có thể được.

Page 105: benh noi khoa thu y

105

- Việc theo dõi các tai biến có thể xảy ra

Công tác điều trị phải là một việc tính toán kỹ lưỡng, cân nhắc giữa nguy hiểm do bệnh và nguy hiểm do thuốc gây ra. Có những nguy hiểm bất ngờ không lường trước được. Cũng có những nguy hiểm có thể biết trước được nhưng thầy thuốc và con bệnh có thể chấp nhận được vì không thể có giải pháp nào hơn được. Có những tai biến do thuốc quá liều. Đáng chú ý là những trường hợp không phải là quá liều tối đa quy định trong dược lý, dược điển mà quá liều so với tình trạng con bệnh. Vì những lý do trên, khi đã tiến hành điều trị phải có theo dõi sát sao.

4.4.3. Các phương pháp điều trị

Trong quá trình đấu tranh với bệnh tật, con người có một số kinh nghiệm truyền lại từ đời này qua đời khác với sự phát triển của y học nói riêng và khoa học nói chung, những kinh nghiệm đó được sàng lọc cho đến ngày nay. Những phương pháp điều trị hiệu quả được cải tiến và nâng cao không ngừng. Những phương pháp ít hiệu quả hoặc có hại được loại bỏ dần dần, những bài thuốc và kỹ thuật phòng chữa bệnh càng đa dạng phong phú. Điều trị học là môn học được thay đổi, bổ sung nhiều nhất với thời gian.

Có nhiều phương pháp điều trị, nhìn chung các nhà điều trị học chia làm hai loại dùng phổ biến nhất, đó là điều trị học bằng thuốc và điều trị học bằng vật lý. Trong mỗi loại đó có nhiều kỹ thuật khác nhau.

a. Điều trị bằng thuốc

* Thuốc lấy nguyên liệu từ thảo mộc (hình 4.5)

Từ rất lâu đời, nhân dân và thầy thuốc đã biết sử dụng những thành phần từ cây cỏ để chữa bệnh. Người ta cũng đã dùng lá cây, rễ cây, thân cây, vỏ cây, nụ và hoa để làm ra các thuốc chữa bệnh. Hiện nay vẫn còn sử dụng nguồn dược liệu phong phú này nhưng với trình độ khoa học cao hơn, người ta đã chiết xuất hoạt chất, phối hợp các loại thảo mộc với nhau, tạo ra những dạng bào chế cho thích hợp. Ngay cả những nước có một nền công nghiệp dược phẩm phát triển hiện nay cũng có xu hướng trở lại sử dụng thuốc nguồn gốc thảo mộc dưới dạng giản đơn mỗi khi tình hình bệnh tật cho phép.

Hình 4.5. Thuốc được chế từ thảo mộc

Hình 4.6. Thuốc sản xuất từ hoá chất

Page 106: benh noi khoa thu y

106

* Thuốc sản xuất từ hoá chất (hình 4.6)

Trong y học hiện đại, hoá trị liệu tiến rất mạnh và rất nhanh, nhờ những thành tựu to lớn trong khoa học. Xu hướng này ngày càng phát triển vì nó cho phép sản xuất tập trung có tính chất công nghiệp nên sản lượng thường rất lớn, hoạt chất lại hằng định và dễ lượng hoá. Không những thế việc tổng hợp nhiều chất cho phép nhân ra nhiếu chủng loại thuốc, tạo điều kiện cho sự phát triển nhiều loại biệt dược phù hợp với từng thể loại bệnh. Việc bảo quản, vận chuyển các loại thuốc này dễ dàng hơn thuốc thảo mộc. Đối với phần lớn thuốc do sản xuất được với quy mô lớn nên giá thành cũng rẻ, góp phần đáng kể vào việc điều trị bệnh cho đại đa số.

* Thuốc lấy nguyên liệu từ động vật (hình 4.7)

Ngay từ cổ xưa, người ta đã biết sử dụng cao xương, sừng hươu nai, tê giác, dùng các phủ tạng một số động vật để chữa bệnh. Một số sản phảm động vật được sử dụng như sữa ong chúa, nọc ong, nọc rắn, mật gấu, tắc kè,...

Hướng sử dụng loại nguyên liệu nguồn gốc động vật rất thịnh hành trong y học cổ truyền - y học hiện đại cũng dùng một số phủ tạng động vật, có xử lý theo phương pháp hoá học để chữa trị như tinh chất giáp trạng, cao gan, huyết thanh chữa uốn ván, bạch hầu, tinh chất bào thai.

* Thuốc có nguồn gốc hormon

Hormon là các chất sinh học có tác dụng rất đặc hiệu, đối với cơ thể dưới dạng rất nhỏ với liều lượng rất thấp. Rất nhiều nội tiết được chiết xuất từ các tuyến nội tiết của động vật (Oestrogen, Insulin,...) hoặc tổng hợp (Corticoid) và đã đem lại nhiều kết quả tốt. Nhờ tổng hợp được nên thuốc rẻ, tai biến ngày càng ít so với những lần đầu tiên dùng hormon lấy từ sinh vật để chữa bệnh.

* Thuốc có nguồn gốc từ nấm (Hình. 4.8)

Các thuốc kháng sinh là một phát minh vĩ đại của con người trong việc bảo vệ cơ thể chống lại với vi khuẩn. Nó đánh dấu một giai đoạn rất quan trọng trong việc giải quyết các bệnh nhiễm khuẩn, sau khi Pasteur tìm ra các vi sinh vật gây bệnh này. Chất kháng sinh nấm đầu tiên Penicillin do Fleming người Anh tìm ra năm 1942. Từ đó đến nay rất nhiều thuốc kháng sinh được ra đời. Việc tìm kiếm các thuốc kháng sinh có nguồn gốc vi sinh vật, hoặc tổng hợp, hoặc bán tổng hợp. Sự ra đời của kháng sinh bên

Hình 4.7. Thuốc lấy nguyên liệu

từ động vật

Hình 4.8. Thuốc có nguồn gốc từ nấm

Page 107: benh noi khoa thu y

107

cạnh tác dụng tích cực cũng đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, nhất là hiện tượng kháng kháng sinh của vi khuẩn, hiện tượng dị ứng ngày càng hay gặp làm cho việc sử dụng phải rất thận trọng.

* Các vitamin

Vitamin là những chất hữu cơ, có phân tử lượng thấp, cơ thể không tự tổng hợp được, phần lớn phải lấy từ ngoài vào, có hoạt tính với lượng nhỏ, rất cần thiết cho sự tồn tại, chuyển hoá và điều hoà, phát triển, sinh sản. Số lượng vitamin cần thiết tuỳ theo hoạt động của các tổ chức, hoạt động này lại biến đổi tuỳ theo tuổi, tình trạng thần kinh trung ương, sinh hoạt, chế độ ăn và trạng thái đặc biệt, trạng thái bệnh lý. Các vitamin được sắp xếp thành hai nhóm lớn, tuỳ theo tính chất hoà tan của chúng. Có loại vitamin hoà tan trong dầu (như vitamin A, D, E, K,...). Có loại vitamin hoà tan trong nước (như vitamin B1, B2, B3, B6,...). Vitamin tham gia vào hệ thống enzym làm xúc tác cho phản ứng oxy hoá khử, chuyển amin, chuyển axetyl. Vitamin còn hỗ trợ tuyến nội tiết như vitamin C với tuyến thượng thận, vitamin B với hormon sinh dục. Có khi đối lập với nội tiết tố, như vitamin A với thyroxin. Các loại vitamin bảo vệ thần kinh như vitamin A, B1, PP, B12,...

b. Phương pháp điều trị bằng vật lý

Điều trị vật lý là một chuyên khoa trong y học dùng các yếu tố vật lý để phòng và chữa bệnh. Các phương pháp này xuất hiện đã lâu đời. Vận động thể lực dưới dạng Yoga, võ thuật, khí công đã có từ rất sớm, từ 4000 đến 5000 năm. Châm cứu có trước công nguyên tới trên 2000 năm. Người Ai Cập cổ xưa đã dùng cách "phơi nắng" và "ngâm bùn" ở sông Nil để chữa bệnh. Người Hy Lạp cổ xưa ưa chuộng thể dục thể thao, phòng và chữa bệnh. Các phương pháp nhiệt và nước rất thịnh hành ở những thế kỷ đầu công nguyên.

Trong nhân dân các nước từ Âu sang Á đều còn lưu lại nhiều phương pháp lý liệu dân gian như xoa bóp, chích lể, chườm nóng, đắp lạnh. Những điều đó nói lên phương pháp vật lý đã góp phần vào việc giữ gìn và tăng cường sức khoẻ cho con người.

Trong quá trình điều trị người ta thường sử dụng các yếu tố vật lý sau: ánh sáng, dòng điện, nhiệt độ, nước,...những yếu tố này thông qua phản xạ thần kinh làm tăng cường trao đổi chất cục bộ, tăng cường tuần hoàn cục bộ, giảm đau cục bộ, làm tiêu viêm, tăng quá trình hình thành mô bào mới, do vậy làm vết thương mau lành. Các phương pháp điều trị bằng vật lý thường dùng là:

* Điều trị bằng ánh sáng

Ánh sáng ở đây bao gồm tất cả các bức xạ có trong ánh sáng mặt trời, gồm những bức xạ "sáng" và nhiều bức xạ không trông thấy được (bức xạ tử ngoại và hồng ngoại). Điều trị bằng ánh sáng là chữa bệnh, phòng bệnh, nâng cao sức khoẻ bằng cách sử dụng ánh sáng toàn bộ hoặc từng phần hoặc vài ba phần của các bức xạ trong ánh sáng, dưới dạng thiên nhiên hoặc nhân tạo.

Page 108: benh noi khoa thu y

108

- Dùng ánh sáng tự nhiên (ánh sáng mặt trời):

Cơ chế: Trong ánh sáng mặt trời có tia tử ngoại có tác dụng chuyển 7 - dehydrocholesterol ở tổ chức dưới da thành vitamin D3, từ đó giúp cho quá trình hấp thu canxi và phospho ở ruột được tốt. Ngoài ra, nó còn làm sung huyết mạch quản ngoại biên. Do vậy, làm tăng cường tuần hoàn máu, từ đó làm tăng cường quá trình trao đổi chất. Hơn nữa nó còn có tác dụng làm đông vón và phân hủy protein của vi khuẩn. Do vậy, nó còn có tác dụng diệt khuẩn.

+ Ứng dụng: ánh sáng mặt trời được ứng dụng rộng rãi trong phòng bệnh và điều trị bệnh cho vật nuôi, như: phòng trị bệnh còi xương, mềm xương, bệnh lợn con phân trắng, sát trùng chuồng trại,...

+ Thời gian sử dụng ánh sáng: tuỳ theo mức độ phân bố ánh sáng mặt trời của từng vùng, từng mùa mà thời gian sử dụng ánh sáng mặt trời khác nhau. Cụ thể ở nước ta, thời gian sử dụng ánh sáng từ 30 phút đến 5 giờ.

Mùa hè: Buổi sáng thời gian sử dụng ánh sáng từ 6 giờ sáng đến 9 giờ sáng. Buổi chiều từ 4 giờ chiều đến 6 giờ chiều.

Mùa đông: sáng từ 8 - 11h, chiều từ 1 - 3h.

- Dùng ánh sáng nhân tạo:

Người ta thường dùng ánh sáng điện thường, ánh sáng hồng ngoại và tử ngoại.

+ Dùng ánh sáng của đèn Solux (hình 4.9)

Bóng đèn có công suất từ 300 - 1000W, sức nóng của tóc đèn có thể lên tới 2.500 - 2.8000C, trong bóng đèn có chứa hơi azot, nitơ. Do vậy, áp lực của bóng đèn bằng 1/2 atmotphe. Đèn solux thường được dùng trong các phòng điều trị và có thể mang lưu động được.

Thời gian và khoảng cách chiếu sáng: mỗi lần chiếu từ 25 - 40 phút, ngày chiếu 1 - 2 lần, đèn để cách da vật nuôi từ 0,5 - 0,7m.

Công dụng: do có sự tập trung ánh sáng vào cục bộ nên da nơi bị chiếu có hiện tượng sung huyết, tăng cường tuần hoàn cục bộ. Do đó nó có tác dụng tiêu viêm, giảm đau đối với vật nuôi.

Ứng dụng: thường dùng để điều trị trong các bệnh (viêm cơ, áp xe, viêm khớp, viêm phổi,...).

Hình 4.9. Đèn solux

Hình 4.10. Đèn hồng ngoại

Page 109: benh noi khoa thu y

109

+ Dùng ánh sáng đèn hồng ngoại (hình 4.10)

Ánh sáng hồng ngoại được phát ra do đốt nóng dây may xo của các lò sưởi điện, khi may xo nóng đỏ thì nhiệt độ lên tới 300 - 7000C.

Tác dụng: như ánh sáng điện thường nhưng có độ chiếu sâu hơn. Do vậy, thường dùng để điều trị các vết thương sâu trong cơ thể.

Khoảng cách và thời gian chiếu sáng: đèn để cách mặt da khoảng 0,5 - 0,7 mét, mỗi lần chiếu từ 20 - 40 phút.

+ Dùng ánh sáng đèn tử ngoại

Tia tử ngoại được phát ra từ bóng đèn làm bằng thạch anh, trong bóng đèn có chứa khí Ar (Argon) và thuỷ ngân. Nơi thuỷ ngân có áp suất là 1/1000 atmotphe.

Cơ chế: khi có dòng điện chạy qua thì khí Ar sinh ra hiện tượng điện ly và phóng điện bắn vào các phân tử của hơi thuỷ ngân làm cho một phần phân tử của thuỷ ngân ion hoá, còn một phần phát ra ánh sáng và ánh sáng này gọi là tia tử ngoại.

Tác dụng:

+ Làm biến đổi 7 dehydrocholesterol → vitamin D3 và ergosterol → vitamin D2.

+ Làm đông vón và phân huỷ protein của vi sinh vật. Do vậy, có tác dụng sát trùng, tiêu độc.

+ Làm sung huyết và giãn mạch quản. Do vậy, xúc tiến quá trình tuần hoàn và trao đổi chất cơ thể, từ đó làm tăng số lượng hồng cầu, bạch cầu trong máu, làm tăng hiện tượng thực bào và hàm lượng globulin trong cơ thể.

Cách chiếu:

Với đại gia súc, xác định hàm lượng ánh sáng bằng cách dùng tấm bìa dài 20cm, rộng 7cm có đục 5 lỗ, mỗi lỗ có diện tích 1cm2. Sau đó đặt tấm bìa lên thân gia súc, tiếp theo lấy tấm bìa khác che lên lần lượt cho hở từng lỗ một rồi chiếu (mỗi lỗ hở chiếu với khoảng thời gian 15 - 20 phút) đến thời gian mà mặt da đỏ lên thì thôi. Khoảng cách đèn đối với thân gia súc từ 0,7 - 1 mét.

Với tiểu gia súc và gia cầm, chiếu toàn đàn, khoảng cách đèn đối với tiểu gia súc và gia cầm là 1 mét, thời gian chiếu từ 10 - 15 phút, ngày chiếu 3 lần.

Những chú ý khi dùng đèn tử ngoại:

Sau khi chiếu xong phải để phòng điều trị thông thoáng (vì khi chiếu đèn thường xuyên sinh ra khí O3, mà khí này kích thích rất mạnh niêm mạc (chủ yếu là niêm mạc đường hô hấp). Vì vậy, dễ gây viêm đường hô hấp.

Tia tử ngoại kích thích rất mạnh thần kinh thị giác và tế bào gậy của mắt. Do vậy, thường làm ảnh hưởng đến thị giác, cho nên trong khi sử dụng đèn tử ngoại cần phải đeo kính bảo vệ mắt.

Page 110: benh noi khoa thu y

110

* Điều trị bằng dòng điện

Cơ thể con người cũng như gia súc đều là môi trường dẫn điện (do trong cơ thể có nước và các phân tử keo, các tinh thể). Do vậy, trong điều trị người ta cũng dùng dòng điện. Phổ biến là sử dụng dòng điện một chiều (dòng ganvanich), dòng điện xung thế thấp, tần số thấp (dòng Pharadic, dòng Ledue, dòng Bernard,...), các dòng cao tần (dòng d' Arsonval, dòng thân nhiệt, sóng ngắn, vi sóng,...) tĩnh điện và ion khí.

- Sử dụng dòng điện một chiều (hình 4.11)

Qua hệ thống nắn dòng mà dòng điện xoay chiều được chuyển thành dòng điện một chiều với hiệu điện thế 60V và cường độ dòng điện 6A.

Cách tiến hành: Dùng máy điện châm, mắc một cực ở nơi bị viêm và một cực ở chân gia súc. Thời gian để cho dòng điện chạy qua là 15 - 20 phút. Sử dụng từ 2 - 3 lần trong 1 ngày.

Tác dụng: Cải thiện quá trình trao đổi chất cơ thể, làm hồi phục chức năng tế bào, dây thần kinh. Do vậy, thường dùng để điều trị các trường hợp bại liệt do dây thần kinh.

Gây sung huyết ở nơi đặt điện cực. Cho nên, có tác dụng tiêu viêm, giảm đau ở nơi cục bộ.

Chú ý: Không sử dụng cho các trường hợp viêm mạn tính, viêm có mủ.

* Điều trị bằng siêu âm

Siêu âm có tác dụng tổng hợp; giãn mạch, giảm co thắt, giảm đau là kết quả của sự ma sát vi thể và sự dao động cao tần được củng cố bằng tác dụng tăng nhiệt độ do hấp thu năng lượng sóng siêu âm. Tác dụng trên dinh dưỡng chuyển hoá là kết quả của sự tăng cường tuần hoàn tại chỗ, tăng hoạt động các men, thay đổi cấu trúc các phân tử lớn tạo nên các chất mới, có tác dụng kích thích sự sắp xếp lại cấu trúc phân tử tế bào.

* Điều trị bằng nhiệt

Các phương pháp sử dụng nóng (chườm nóng, ngâm nước nóng) gây phản ứng giãn mạch. Tuỳ mức độ kích thích mà phản xạ này sẽ chỉ có tác dụng khu trú tại chỗ đặt, kích thích nóng hay lan rộng ra một bộ phận của cơ thể theo kiểu phản xạ đứt đoạn hay lan rộng ra toàn thân. Chườm nóng có tính chất an thần và điều hoà các rối loạn chức năng hệ thần kinh, giảm nhẹ đau và co thắt cơ.

Tác dụng của phương pháp lạnh ngắn (chườm lạnh, ngâm nước lạnh) là làm tăng hưng phấn thần kinh, còn các phương pháp lạnh kéo dài làm lạnh tổ chức, ảnh hưởng trên thần kinh nằm ở sâu. Lạnh cản trở sự phát triển của quá trình viêm cấp, làm giảm phù nề và ngăn nhiễm khuẩn phát triển.

Hình 4.11. Điều trị bằng dòng điện

Page 111: benh noi khoa thu y

111

* Điều trị bằng vận động và xoa bóp

Vận động là một biện pháp phòng bệnh và điều trị, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, bao gồm: xoa bóp, vận động và điều trị cơ học. Xoa bóp là cách dùng những động tác của tay tác động trên cơ thể con bệnh với mục đích điều trị (ví dụ: xoa bóp vùng dạ cỏ khi dạ cỏ bị bội thực; xoa bóp những nơi bị liệt trên cơ thể).

Vận động có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ mọi hoạt động của cơ thể, không riêng gì đối với cơ bắp mà còn có tác dụng duy trì và tái lập lại hằng định nội môi tốt nhất (ví dụ: trong bệnh liệt dạ cỏ, bệnh bội thực dạ cỏ cần phải cho gia súc vận động nhiều lần trong ngày).

4.4.4. Phân loại điều trị

Dựa trên triệu chứng, tác nhân gây bệnh, cơ chế sinh bệnh mà người ta chia ra làm 4 loại điều trị.

a. Điều trị theo nguyên nhân bệnh

Loại điều trị này thu được hiệu quả điều trị và hiệu quả kinh tế cao nhất. Bởi vì đã xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó dùng thuốc điều trị đặc hiệu đối với nguyên nhân bệnh đó.

Ví dụ: Khi xác định gia súc bị trúng độc sắn (HCN), dùng xanh methylen 0,1% tiêm để giải độc.

Ví dụ: Khi xác định một vật nuôi mắc bệnh tụ huyết trùng, dùng Streptomycin hoặc Kanamycin để điều trị.

b. Điều trị theo cơ chế sinh bệnh

Đây là loại điều trị nhằm cắt đứt một hay nhiều giai đoạn gây bệnh của bệnh để đối phó với sự tiến triển của bệnh theo các hướng khác nhau.

Ví dụ: Trong bệnh viêm phế quản phổi (quá trình viêm làm cho phổi bị sung huyết và tiết nhiều dịch viêm đọng lại trong lòng phế quản gây trở ngại quá trình hô hấp dẫn đến gia súc khó thở, nước mũi chảy nhiều, ho). Do vậy, khi điều trị ngoài việc dùng kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn còn dùng thuốc giảm ho và giảm dịch thấm xuất để tránh hiện tượng viêm lan rộng.

Trong bệnh chướng hơi dạ cỏ: vi khuẩn làm thức ăn lên men - sinh hơi và hơi được thải ra ngoài theo ba con đường (thấm vào máu, ợ hơi, theo phân ra ngoài). Nếu một trong ba con đường thoát hơi bị cản trở, đồng thời vi khuẩn trong dạ cỏ hoạt động mạnh làm quá trình sinh hơi nhanh dẫn đến dạ cỏ chướng hơi → tăng áp lực xoang bụng, hậu quả làm cho con vật thở khó hoặc ngạt thở. Do vậy, trong quá trình điều trị phải hạn chế sự hoạt động của vi khuẩn trong dạ cỏ, loại bỏ thức ăn đã lên men sinh hơi trong dạ cỏ, phục hồi lại con đường thoát hơi.

Page 112: benh noi khoa thu y

112

c. Điều trị theo triệu chứng

Loại điều trị này hay được sử dụng, nhất là trong thú y. Vì đối tượng bệnh là gia súc, hơn nữa chủ của bệnh súc không quan tâm và theo dõi sát gia súc nên việc chẩn đoán đúng bệnh ngay từ đầu là rất khó. Do vậy, để hạn chế sự tiến triển của bệnh và nâng cao sức đề kháng của con vật trong thời gian tìm nguyên nhân gây bệnh, người ta phải điều trị theo triệu chứng lâm sàng thể hiện trên con vật.

Ví dụ: khi gia súc có triệu chứng phù, triệu chứng này do rất nhiều nguyên nhân: do bệnh viêm thận, do bệnh tim, do bệnh ký sinh trùng đường máu, do bệnh sán lá gan, do suy dinh dưỡng. Do vậy, trong thời gian xác định nguyên nhân chính, người ta dùng thuốc lợi tiểu, giảm phù và thuốc trợ lực, thuốc nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Khi đã xác định được rõ nguyên nhân thì dùng thuốc điều trị đặc hiệu đối với nguyên nhân đó.

d. Điều trị theo tính chất bổ sung

Loại điều trị này dùng để điều trị những bệnh mà nguyên nhân là do cơ thể thiếu hoặc mất một số chất gây nên.

Ví dụ: bổ sung vitamin (trong các bệnh thiếu vitamin); bổ sung máu, chất sắt (trong bệnh thiếu máu và mất máu); bổ sung các nguyên tố vi lượng (trong các bệnh thiếu các nguyên tố vi lượng); bổ sung canxi, phospho trong bệnh còi xương, mềm xương; bổ sung nước và chất điện giải trong bệnh viêm ruột ỉa chảy.

4.5. TRUYỀN DỊCH

Đây là một trong các phương pháp điều trị bổ sung, nhằm bổ sung nước và các chất điện giải mà cơ thể đã bị mất trong các trường hợp bệnh lý.

Trong điều trị bệnh cho gia súc ốm, việc truyền máu thường rất hiếm (chỉ sử dụng với các gia súc quý). Nhưng việc dùng các dung dịch để truyền cho con vật ốm là rất cần thiết và thường dùng, vì nó góp phần quan trọng để nâng cao hiệu quả điều trị.

4.5.1. Các dung dịch thường dùng trong điều trị bệnh cho gia súc

a. Dung dịch muối đẳng trương (nước muối sinh lý 0,9%): dùng trong các trường hợp khi cơ thể mất máu cấp tính, viêm ruột ỉa chảy cấp, nôn mửa nhiều). Tiêm dưới da hoặc truyền vào tĩnh mạch. Liều lượng tuỳ thuộc vào mục đích điều trị.

Hình 4.12. Dịch truyền

Page 113: benh noi khoa thu y

113

b. Dung dịch muối ưu trương (NaCl 10%): có tác dụng làm tăng cường tuần hoàn cục bộ và phá vỡ tiểu cầu. Do vậy, dung dịch này thường được dùng trong các trường hợp (liệt dạ cỏ, nghẽn dạ lá sách, chảy máu mũi, tích thức ăn trong dạ cỏ). Tiêm truyền trực tiếp vào tĩnh mạch. Liều lượng (Đại gia súc: 200 - 300ml/con/ngày; bê, nghé: 100 - 200 ml/con/ngày, chó, lợn: 20 - 30ml/con/ngày).

c. Dung dịch Glucoza ưu trương (10 - 40%): dùng trong trường hợp khi gia súc quá yếu, tăng cường giải độc cho cơ thể (khi cơ thể bị trúng độc), tăng cường tiết niệu và giảm phù. Tiêm truyền trực tiếp vào tĩnh mạch. Liều lượng tuỳ theo mục đích điều trị.

d. Dung dịch Glucoza đẳng trương (5%): dùng trong trường hợp khi cơ thể bị suy nhược và mất nước nhiều. Tiêm dưới da hoặc tiêm truyền trực tiếp vào tĩnh mạch. Liều lượng tuỳ theo mục đích điều trị.

e. Dung dịch Oresol: dùng trong trường hợp bệnh làm cơ thể bị mất nước và chất điện giải. Cho uống. Liều lượng tuỳ theo mục đích điều trị.

f. Dung dịch Ringerlactat: dùng trong trường hợp bệnh làm cơ thể bị mất nước và chất điện giải. Tiêm dưới da hoặc tiêm truyền trực tiếp vào tĩnh mạch. Liều lượng tùy theo mục đích điều trị.

4.5.2. Phương pháp truyền dịch

Dụng cụ dùng cho truyền dịch: bộ dây truyền và chai dịch truyền.

Phương pháp truyền dịch: trước tiên cắm bộ dây truyền vào chai dịch truyền, sau đó lấy máu ở tĩnh mạch rồi đưa dịch truyền vào cơ thể.

4.5.3. Một số chú ý trong khi truyền dịch

- Dung dịch truyền phải được tuyệt đối vô trùng.

- Không có bọt khí ở dây truyền dịch.

- Nhiệt độ dung dịch truyền phải bằng nhiệt độ cơ thể.

- Tốc độ truyền dịch tuỳ thuộc vào trạng thái cơ thể (Nếu trạng thái cơ thể yếu thì truyền dịch với tốc độ chậm).

Chuẩn bị các thuốc cấp cứu: Có thể dùng một trong các loại thuốc: (Cafeinnatribenzoat 20%, Long não nước 10%, Adrenalin 0,1%, canxi clorua 10%).

- Theo dõi con vật trong khi truyền dịch và sau khi truyền dịch 30 phút.

- Khi con vật có hiện tượng sốc, choáng thì ngừng truyền dịch và tiêm thuốc cấp cứu.

Hình 4.13. Truyền dịch cho ngựa

Page 114: benh noi khoa thu y

114

Chương 5 BỆNH Ở HỆ HÔ HẤP

(Diseases of the respiratory system)

Hệ hô hấp bao gồm: lỗ mũi, xoang mũi, thanh quản, khí quản, phổi và đảm nhiệm các chức năng sau:

- Nhiệm vụ chủ yếu của hệ hô hấp là trao đổi khí (lấy oxy từ ngoài vào cung cấp cho các mô bào và thải khí carbonic từ mô bào ra ngoài).

- Ngoài ra hệ hô hấp còn làm nhiệm vụ điều hoà thân nhiệt (một phần hơi nước trong cơ thể đi ra ngoài theo đường hô hấp).

Sự sống tồn tại được là nhờ sự hoạt động nhịp nhàng của hệ hô hấp. Hoạt động của hệ hô hấp phụ thuộc vào:

- Sự chỉ đạo của hệ thần kinh trung ương.

- Cơ hoành, cơ liên sườn, cơ bụng.

Sự hô hấp của cơ thể muốn bình thường thì đòi hỏi các bộ phận của hệ hô hấp phải bình thường. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào một số yếu tố và điều kiện khác (thần kinh chi phối trung khu hô hấp phải bình thường, không khí phải trong sạch, máu vận chuyển trong phổi không trở ngại, cơ quan tham gia hô hấp phải bình thường).

Nếu trong các khâu trên chỉ cần một khâu không bình thường dễ làm rối loạn quá trình hô hấp. Sự rối loạn về hô hấp có hai mặt:

* Rối loạn sự thở ngoài: là sự rối loạn trao đổi oxy và khí carbonic trong các mạch quản ở phế nang. Sự rối loạn này là do:

- Rối loạn trung khu hô hấp (khi trung khu hô hấp bị tổn thương, ứ huyết, bị khối u, bị kích thích bởi các chất độc,...).

- Sự thay đổi cấu trúc của hệ hô hấp (lỗ mũi, thanh quản, khí quản bị hẹp).

- Thành phần không khí thay đổi (O2, CO2). Ví dụ: khi hàm lượng O2 trong không khí thiếu → tần số hô hấp giảm. Khi hàm lượng CO2 trong không khí tăng → tần số hô hấp tăng).

Hình 5.1. Cấu tạo phổi

Page 115: benh noi khoa thu y

115

- Thành phần của máu thay đổi (số lượng hồng cầu thay đổi hay pH của máu thay đổi → rối loạn hô hấp)

* Rối loạn sự thở trong: tức là sự rối loạn trao đổi khí giữa máu và mô bào trong cơ thể. Sự rối loạn này là do rối loạn trao đổi chất trong các mô bào, rối loạn về các tuyến nội tiết, khi cơ thể trúng độc bởi một số hoá chất (HCl, HCN,...).

Bệnh ở hệ hô hấp thường xảy ra nhiều vào thời kỳ giá rét và chiếm khoảng 30 - 40% trong các bệnh nội khoa. Bệnh thường làm cho gia súc chậm lớn, giảm năng suất làm việc, thậm chí còn làm cho gia súc chết.

5.1. BỆNH CHẢY MÁU MŨI (Rhinorrhagia)

5.1.1. Đặc điểm

Do mũi hay các khí quan lân cận của mũi bị tổn thương làm cho máu đi ra khỏi mạch quản chảy ra lỗ mũi. Trong nhân y gọi là bệnh chảy máu cam.

Tuỳ theo mức độ tổn thương của các khí quan mà máu chảy ra lỗ mũi nhiều hay ít và máu chảy ra một bên lỗ mũi hay cả hai bên lỗ mũi (hình 5.2)

5.1.2. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân cục bộ

- Niêm mạc mũi bị tổn thương (do tác động cơ giới: thông ống không đúng kỹ thuật, cây cỏ cứng đâm vào, hoặc do các vật nhọn, cứng đâm vào).

- Do giòi, đỉa, vắt bám vào niêm mạc mũi.

- Do viêm niêm mạc mũi xuất huyết.

b. Do các khí quan lân cận bị tổn thương

Phổi, họng, thanh quản bị tổn thương, xuất huyết.

c. Nguyên nhân toàn thân

- Do ứ huyết tĩnh mạch phổi (trong bệnh say nắng, cảm nóng, suy tim,...).

- Do hiện tượng tăng huyết áp (mạch quản ở mũi bị vỡ → chảy máu).

d. Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm

Bệnh nhiệt thán, bệnh tỵ thư.

e. Do cơ thể bị trúng một số loại chất độc, hoá chất.

Hình 5.2. Chó chảy máu mũi

Page 116: benh noi khoa thu y

116

5.1.3. Triệu chứng

Tuỳ theo nhuyên nhân gây nên mà hiện tượng chảy máu biểu hiện khác nhau:

- Nếu do tổn thương cục bộ thì máu chảy ra lỗ mũi ít và chảy ra ở một bên lỗ mũi.

- Nếu do tổn thương vùng họng, khí quản, thanh quản thì máu chảy ra cả hai bên lỗ mũi.

- Nếu do viêm niêm mạc mũi thì máu chảy ra có lẫn dịch nhầy.

- Nếu do bệnh truyền nhiễm thì ngoài việc chảy máu mũi thì gia súc còn có triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh truyền nhiễm.

- Nếu do xuất huyết phổi thì máu chảy ra đỏ tươi và có lẫn bọt khí, gia súc có hiện tượng khó thở.

- Nếu say nắng, cảm nóng thì ngoài triệu chứng chảy máu mũi gia súc còn có hiện tượng hoảng sợ, khó thở, niêm mạc mắt sung huyết, tĩnh mạch cổ phồng to.

5.1.4. Điều trị

a. Hộ lý

- Để gia súc ở tư thế đầu cao hơn đuôi.

- Dùng nước đá chườm lên vùng mũi và vùng trán.

- Dùng bông thấm vào dung dịch Adrenalin 0,1% hoặc dung dịch Formon 10% nhét vào lỗ mũi máu chảy.

b. Biện pháp can thiệp

Tuỳ theo nguyên nhân gây chảy máu mà dùng biện pháp can thiệp cho phù hợp

- Nếu do đỉa, giòi, vắt chui vào, dùng panh kẹp kéo ra, hoặc dùng nước oxy già nhỏ vào mũi.

- Nếu do bệnh huyết áp cao thì phải dùng thuốc hạ huyết áp.

- Nếu do bệnh truyền nhiễm thì phải dùng thuốc đặc hiệu điều trị bệnh truyền nhiễm.

- Nếu do viêm mũi xuất huyết thì phải điều trị bệnh viêm mũi.

- Nếu do cảm nóng, say nắng thì phải trích huyết.

Ngoài ra còn dùng thuốc làm tăng tốc độ đông máu và bền vững thành mạch

+ Dùng thuốc làm tăng tốc độ đông máu trong cơ thể:

Thuốc Đại gia súc Tiểu gia súc Chó

Gelatin 4% 400ml 200ml 30 - 50ml

Tiêm chậm vào tĩnh mạch ngày 1 lần

+ Dùng thuốc làm bền vững thành mạch:

Thuốc Đại gia súc Tiểu gia súc Chó

Canxi clorua 10% 50 - 70ml 10 - 20ml 5 - 10ml

Vitamin C 5% 20ml 10ml 5 - 10ml

Tiêm chậm vào tĩnh mạch ngày 1 lần

Page 117: benh noi khoa thu y

117

+ Dùng thuốc phá vỡ tiểu cầu để tăng tốc độ đông máu trong cơ thể:

Thuốc Đại gia súc Tiểu gia súc Chó

Dung dịch NaCl 10% 300 - 400ml 100ml 20 - 30ml

Tiêm chậm vào tĩnh mạch ngày 1 lần.

5.2. BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN CATA CẤP TÍNH (Bronchitis catarrhalis acuta)

5.2.1. Đặc điểm

Quá trình viêm có thể xảy ra trên bề mặt niêm mạc hay dưới niêm mạc của phế quản. Khi viêm làm cho niêm mạc phế quản bị sung huyết, tiết dịch → niêm mạc rất mẫn cảm. Do vậy gia súc ho nhiều. Dịch viêm đọng lại ở lòng phế quản, làm cho lòng phế quản hẹp. Do vậy gia súc có hiện tượng khó thở.

Tuỳ theo vị trí viêm mà có tên gọi:

- Viêm phế quản lớn.

- Viêm phế quản nhỏ.

Bệnh xảy ra nhiều vào thời kỳ giá rét. Gia súc non và gia súc già hay mắc.

5.2.2. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân nguyên phát

- Do gia súc bị nhiễm lạnh.

- Do chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc kém.

- Do gia súc hít phải một số khí độc (H2S, NH3, khói, khí Clo).

- Do niêm mạc phế quản bị tổn thương cơ giới (khi cho gia súc uống thuốc để thuốc chảy vào phế quản).

- Do gia súc bị thiếu vitamin A.

Tất cả các nguyên nhân trên làm giảm sức đề kháng của cơ thể và làm cho niêm mạc phế quản dễ bị tổn thương. Từ đó vi khuẩn từ ngoài xâm nhập vào, hoặc những vi khuẩn đã cư trú sẵn trong hầu, họng có cơ hội phát triển và gây viêm.

b. Nguyên nhân kế phát

- Do kí sinh trùng kí sinh ở phổi (giun phổi), hoặc do ấu trùng giun đũa di hành gây tổn thương niêm mạc phế quản, dễ dẫn đến bội nhiễm và viêm.

- Do kế phát từ một số bệnh: bệnh cúm, viêm hạch truyền nhiễm, lao, tụ huyết trùng,...

- Do viêm lan từ một số khí quan bên cạnh (viêm thanh quản, viêm họng,...).

Page 118: benh noi khoa thu y

118

5.2.3. Cơ chế sinh bệnh

Những kích thích bệnh lý thông qua hệ thần kinh trung ương, tác động vào hệ thống nội thụ cảm của đường hô hấp, làm rối loạn tuần hoàn vách phế quản, dẫn đến xung huyết niêm mạc và viêm. Niêm mạc phế quản có thể viêm cục bộ hoặc viêm tràn lan. Dịch viêm tiết ra nhiều (bao gồm hồng cầu, tế bào thường bì) đọng lại ở vách phế quản, kết hợp với phản ứng viêm thường xuyên kích thích niêm mạc phế quản. Do vậy trên lâm sàng gia súc có hiện tượng ho và chảy nước mũi nhiều.

Những sản vật độc được sinh ra trong quá trình viêm kết hợp với độc tố của vi khuẩn thấm vào máu gây rối loạn điều hòa thân nhiệt→ con vật sốt.

Mặt khác, một số dịch viêm đọng lại ở vách phế quản còn gây nên hiện tượng xẹp phế nang, hoặc gây nên viêm phổi dẫn đến làm cho bệnh trở nên trầm trọng thêm.

5.2.4. Triệu chứng

a. Nếu viêm phế quản lớn

- Ho là triệu chứng chủ yếu: thời kì đầu con vật ho khan, tiếng ho ngắn, có cảm giác đau. Sau 3 - 4 ngày mắc bệnh tiếng ho ướt và kéo dài (ho kéo dài từng cơn).

- Nước mũi chảy nhiều: lúc đầu nước mũi trong về sau đặc dần và có màu vàng, thường dính vào hai bên mé mũi (hình 5.3)

- Nghe phổi: Thời kì đầu âm phế nang tăng. Sau 2 - 3 ngày mắc bệnh, xuất hiện âm ran (lúc đầu ran khô, và sau ran ướt).

- Kiểm tra đờm thấy có tế bào thượng bì, hồng cầu, bạch cầu.

- Con vật không sốt hoặc sốt nhẹ, nếu sốt trong một ngày lên xuống không theo quy luật.

- Tần số hô hấp không tăng.

b. Nếu viêm phế quản nhỏ

Con vật sốt (nhiệt độ cao hơn bình thường 1 - 20C).

- Tần số hô hấp thay đổi: Con vật thở nhanh và khó, có trường hợp con vật phải thóp bụng và lỗ mũi mở to để thở, hoặc phải há mồm ra để thở.

- Nếu có hiện tượng khí phế thì sự trở ngại hô hấp càng lớn → kiểm tra niêm mạc mắt thấy niêm mạc tím bầm, mạch nhanh và yếu (hình 5.4)

Hình 5.3. Trâu chảy nước mũi

Page 119: benh noi khoa thu y

119

- Ho khan, tiếng ho yếu và ngắn, sau khi ho con vật thở khó và mệt.

- Nước mũi không có hoặc ít, nước mũi đặc.

- Nghe phổi có thấy âm ran ướt, đôi khi nghe thấy âm vò tóc. Ở những nơi phế quản bị tắc thì không nghe thấy âm phế nang, còn vùng xung quanh nó lại nghe thấy âm phế nang tăng.

- Nếu có hiện tượng viêm lan sang phổi, gia súc có triệu chứng của bệnh phế quản phế viêm.

Gõ vùng phổi: Nếu có hiện tượng khí phế thì âm gõ có âm bùng hơi và vùng gõ của phổi lùi về phía sau.

5.2.5. Tiên lượng

Đối với viêm phế quản lớn tiên lượng tốt. Nếu chữa kịp thời và chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì sau 3 - 4 ngày điều trị gia súc khỏi bệnh.

Đối với viêm phế quản nhỏ thì mức độ bệnh nặng hơn. Nếu điều trị không kịp thời, gia súc sẽ chết hoặc chuyển sang viêm mạn hay kế phát sang bệnh phế quản phế viêm.

5.2.6. Chẩn đoán

Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng điển hình như: gia súc ho nhiều, ho có cảm giác đau, chảy nhiều nước mũi, nước mũi màu vàng hay xanh, nghe phổi xuất hiện âm ran, X - quang thấy rốn phổi đậm.

Cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh khác ở đường hô hấp:

- Bệnh phế quản phế viêm: Con vật sốt cao và sốt có quy luật (sốt lên xuống theo hình sine). Vùng gõ của phổi có nhiều vùng âm đục phân tán, gia súc kém ăn hoặc bỏ ăn hoặc, X - quang vùng phổi thấy có âm mờ rải rác.

- Bệnh phổi xuất huyết: Bệnh phát triển nhanh, nước mũi lỏng và có màu đỏ, ho ít, nghe phổi cũng có âm ran. Gia súc thở khó đột ngột.

- Bệnh phù phổi: Bệnh cũng phát triển nhanh, nước mũi lỏng và có lẫn bọt trắng, nghe phổi cũng có âm ran, gia súc khó thở đột ngột.

5.2.7. Điều trị

a. Hộ lý

- Giữ ấm cho gia súc, chuồng trại sạch sẽ và thoáng khí, kín gió về mùa đông.

- Không cho gia súc ăn thức ăn bột khô.

Hình 5.4. Bò khó thở

Page 120: benh noi khoa thu y

120

- Cho gia súc ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá.

- Dùng dầu nóng xoa hai bên ngực.

b. Dùng thuốc điều trị

Dùng thuốc giảm ho và long đờm (dùng 1 trong các thuốc sau)

Thuốc Đại gia súc (g) Tiểu gia súc (g) Lợn (g) Chó (g)

Chlorua amon 8 - 10 5 - 8 1 - 2 0,5 - 1

Natri carbonat 8 - 10 5 - 8 1 - 2 0,5 - 1

Codein phosphat 10 - 15 5 - 10 1 - 2 0,03 - 0,05

Hoà với nước sạch cho uống ngày 1 lần

Nếu gia súc sốt cao, dùng kháng sinh điều trị

Dùng thuốc trợ sức, trợ lực và nâng cao sức đề kháng: Cafeinnatribenzoat 20%; vitamin B1; vitamin C.

5.3. BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN PHỔI (Broncho pneumonia catarrhalis)

5.3.1. Đặc điểm

Bệnh còn có tên gọi là phế quản phế viêm hay viêm phổi đốm.

Quá trình viêm xảy ra trên vách phế quản và từng tiểu thuỳ phổi. Trong phế nang chứa dịch thẩm xuất (gồm: bạch cầu, hồng cầu, tế bào thượng bì, niêm dịch).

Bệnh thường xảy ra vào thời kỳ giá rét, gia súc non và gia súc già hay mắc. Nếu điều trị không kịp thời, bệnh dễ chuyển sang viêm phổi hoại thư.

5.3.2. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân nguyên phát

Do chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc kém → làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm. Do vậy, khi bị nhiễm lạnh gia súc dễ bị mắc bệnh.

Do phổi bị kích thích bởi một số khí độc, hơi nóng, bụi làm tổn thương niêm mạc phế quản → nhiễm khuẩn và viêm.

Do phổi bị tổn thương cơ giới (cho gia súc uống nước, thuốc sặc vào khí quản) → nhiễm khuẩn và viêm.

b. Nguyên nhân kế phát

Do kế phát từ một số bệnh khác (bệnh cúm, lao, viêm màng mũi thối loét, giun phổi hay do di hành của ấu trùng giun đũa, bệnh tim, ứ huyết phổi).

Do quá trình viêm lan: vi khuẩn từ nơi viêm ở một số khí quản trong cơ thể vào máu và đến phổi gây bệnh (viêm tử cung hoá mủ, viêm vú, viêm dạ dày và ruột,...).

Page 121: benh noi khoa thu y

121

5.3.3. Cơ chế sinh bệnh

Tất cả các kích thích bệnh lý thông qua phản xạ thần kinh trung ương tác động vào phế nang và phế quản làm cho vách phế nang và một số tiểu thuỳ phổi bị sung huyết, sau đó tiết dịch, dịch đọng lại ở các phế quản nhỏ và phế nang và gây viêm. Khi dịch viêm bị phân hủy tạo ra những sản vật độc, những sản vật độc này cùng với độc tố vi khuẩn vào máu và gây rối loạn điều hòa thân nhiệt. Do vậy, con vật sốt cao.

Do quá trình hô hấp của gia súc đã làm cho dịch viêm ở phế quản và phế nang bị viêm lan sang phế quản và phế nang bên cạnh chưa bị viêm. Trong thời gian dịch viêm lan truyền thì cơ thể không sốt, nhưng khi dịch viêm đọng lại và gây viêm thì cơ thể lại sốt. Do hiện tượng viêm lan từng tiểu thuỳ ở phổi đã làm cho cơ thể sốt lên xuống theo hình sine.

Nếu quá trình viêm lan rộng ở phổi, làm giảm diện tích hô hấp của phổi → gia súc có hiện tượng thở khó hoặc ngạt thở chết. Mặt khác do gia súc sốt cao và kéo dài làm cho quá trình phân huỷ protit, lipit, gluxit tăng trong cơ thể tăng, hơn nữa do thiếu oxy mô bào, làm tăng sản vật độc cho cơ thể → gia súc bị nhiễm độc chết.

5.3.4. Triệu chứng

Con vật sốt cao (nhiệt độ tăng hơn bình thường từ 1 - 20C) và sốt lên xuống theo hình sine, ủ rũ, mệt mỏi, kém ăn hoặc không ăn.

Thời kỳ đầu con vật ho khan và ngắn. Sau đó tiếng ho ướt và dài, con vật có biểu hiện đau vùng ngực.

Nước mũi ít, đặc có màu xanh và thường dính vào hai bên lỗ mũi. Nếu viêm phổi hoại thư, nước mũi như mủ và có mùi thối (hình 5.5).

Con vật khó thở, tần số hô hấp tăng. Niêm mạc mắt tím bầm. Lúc đầu tim đập nhanh sau đó yếu dần.

Gõ vào vùng phổi: gia súc có cảm giác đau và có phản xạ ho; vùng âm đục của phổi phân tán, xung quanh vùng âm đục là âm bùng hơi.

Nghe vùng phổi: thấy âm phế quản bệnh lý, âm ran ướt (ở thời kì đầu), âm ran khô, âm vò tóc (ở thời kì cuối). Nếu vùng phổi bị gan hoá thậm chí không nghe được âm phế nang, nhưng xung quanh vùng gan hoá âm phế nang tăng.

X quang phổi: Có vùng mờ rải rác trên mặt phổi, nhánh phế quản đậm.

Xét nghiệm máu: Bạch cầu trung tính non tăng, bạch cầu ái toan và đơn nhân giảm

Xét nghiệm nước tiểu: xuất hiện protein.

Hình 5.5. Nước mũi đặc

Page 122: benh noi khoa thu y

122

5.3.5. Bệnh tích

- Hạch lâm ba dọc phế quản bị sưng.

- Trên mặt phổi viêm có màu sắc khác nhau (nơi mới viêm có màu đỏ thẫm, nhưng nơi viêm có có màu vàng hoặc trắng xám, thậm chí còn có thể thấy các ổ mủ, hoặc bị gan hóa) (hình 5.6).

- Có hiện tượng xẹp phổi hay khí phế từng vùng.

5.3.6. Chẩn đoán

Căn cứ vào triệu chứng: sốt lên xuống theo hình sine, vùng phổi có âm đục phân tán, X - quang vùng phổi thấy có vùng mờ rải rác, con vật khó thở.

Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh: viêm phế quản cata cấp tính, thuỳ phế viêm, viêm phế mạc.

5.3.7. Tiên lượng

Tuỳ theo tính chất của bệnh và sức đề kháng của gia súc, bệnh có thể kéo dài trong 1 - 2 tuần và thường chuyển sang thể mạn tính. Nếu bệnh nặng, khoảng 8 - 10 ngày con vật chết.

5.3.8. Điều trị

a. Hộ lý

- Giữ ấm cho gia súc, chuồng trại sạch sẽ, thoáng khí, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, bổ sung thêm vitamin A, protein và gluxit vào khẩu phần ăn thức ăn.

- Đối với loài nhai lại (nếu con vật yếu và nằm) nên làm giá đỡ, hoặc thường xuyên trở mình cho con vật.

- Dùng dầu nóng xoa vào vùng ngực.

b. Dùng thuốc điều trị

- Dùng thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn: có thể dùng một trong các kháng sinh:

Penicillin + Streptomycin Gentamycin Lincosin

Genta - tylo Pneumotic Tiamulin

Ampicilin Kanamycin Cephacilin

- Dùng thuốc trợ lực, trợ sức, nâng cao sức đề kháng, giảm dịch thẩm xuất và tăng cường giải độc của cơ thể

Hình 5.6. Viêm phế quản phổi

Page 123: benh noi khoa thu y

123

Thuốc Đại gia súc (ml) Tiểu gia súc (ml) Chó, lợn (ml)

Glucoza 20% 1000 - 2000 500 - 1 100 - 150

Cafeinnatribenzoat 20% 10 - 15 5 - 10 1 - 3

Canxi clorua 10% 50 - 70 20 - 30 5 - 10

Urotropin 10% 50 - 70 30 - 50 10 - 15

Vitamin C 5% 20 10 5 - 10

Tiêm chậm vào tĩnh mạch ngày 1 lần

- Dùng thuốc điều trị ho long đờm: Đại gia súc và tiểu gia súc (dùng Chlorua amon hay Bicarbonatnatri, hoặc bột rễ cây cam thảo. Đối với chó (dùng Codein - phosphat hoặc Tecpin - codein)

- Dùng vitamin nhóm B để kích thích tiêu hoá.

- Dùng thuốc giảm viêm và giảm kích ứng vách niêm mạc phế quản (dùng Dexamethazol hoặc Prednisolon)

Chú ý: Đối với đại gia súc và tiểu gia súc có thể dùng dung dịch Novocain 0,5% phong bế hạch sao hay hạch cổ dưới, cách ngày phong bế 1 lần.

5.4. BỆNH VIÊM PHỔI THUỲ (Pneumonia crouposa)

5.4.1. Đặc điểm

Bệnh còn có tên gọi là thùy phế viêm. Đây là một thể viêm cấp tính, quá trình viêm xảy ra nhanh trên thuỳ lớn của phổi và tiến triển qua 3 giai đoạn (giai đoạn sung huyết tiết dịch; giai đoạn gan hoá; giai đoạn hồi phục)

Trong dịch viêm còn có nhiều fibrin và thường đông đặc lại ở phế quản và phế nang → phổi bị xơ hóa.

Bệnh phát ra đột ngột, tiến triển mạnh nhưng cũng lui rất nhanh. Bệnh xảy ra nhiều vào thời kỳ giá rét. Lợn và ngựa hay mắc.

Trong nhân y, bệnh được gọi là phế viêm cấp.

5.4.2. Nguyên nhân

Có nhiều quan điểm khác nhau nhưng nhìn chung có hai quan điểm:

Quan điểm 1: Quan điểm này cho rằng, đây là kết quả của bệnh truyền nhiễm. Vì bệnh được phát hiện trên một số gia súc mắc bệnh truyền nhiễm (bệnh viêm phế mạc truyền nhiễm ở ngựa, bệnh sốt phát ban hay viêm hạch truyền nhiễm, bệnh tụ huyết trùng trâu bò, bệnh dịch tả lợn).

Quan điểm 2: Quan điểm này cho rằng, đây hoàn toàn không là bệnh truyền nhiễm. Vì bệnh xảy ra do điều kiện ngoại cảnh bất lợi đưa tới (như khi gia súc bị cảm, nhiễm lạnh đột ngột, hít phải một số khí độc, làm việc quá sức,...). Do vậy, đây là một bệnh nội khoa.

Page 124: benh noi khoa thu y

124

Nhưng quan điểm chung hiện nay là không nên tách riêng hai quan điểm trên với nhau. Vì dựa vào cơ sở lý luận của học thuyết Pavlop thì ngoại cảnh thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự rối loạn về thần kinh của con vật, sức đề kháng của con vật giảm sút sẽ tạo điều kiện cho những yếu tố sinh vật gây nên bệnh.

5.4.3. Cơ chế sinh bệnh

Mọi kích thích bệnh lý tác động vào nhu mô phổi gây viêm phế quản nhỏ và tổ chức mềm của phổi, quá trình viêm này lan rộng rất nhanh và thường tiến triển qua 3 giai đoạn:

- Giai đoạn sung huyết, tiết dịch:

Thời kì này rất ngắn (thường kéo dài từ 12 - 24 giờ). Các mao quản của phổi phồng to lên, trong chứa đầy máu và huyết tương, sau đó thấm qua vách mao quản đi vào các phế nang → làm cho phổi sưng to, màu đỏ thẫm, trên mặt phổi có những điểm xuất huyết, khi dùng dao cắt ra thì thấy máu chảy ra lẫn với bọt khí.

- Giai đoạn gan hoá (hình 5.7)

Giai đoạn này kéo dài từ 4 - 5 ngày. Do dịch viêm có fibrin cho nên làm dịch viêm đông lại → làm cho phổi cứng như gan. Thời kì này còn chia làm hai giai đoạn nhỏ.

Giai đoạn gan hoá đỏ: xảy ra 1 - 2 ngày đầu, trong phế nang chứa đầy fibrin, hồng cầu, tế bào thượng bì → phổi cứng như gan và có màu đỏ thẫm. Khi cắt phổi bỏ xuống nước thấy phổi chìm.

Giai đoạn gan hoá xám: Giai đoạn này phát triển trong 2 - 3 ngày. Trong phế nang chủ yếu là bạch cầu, fibrin. Nhưng ở thời kì này bắt đầu có sự thoái hoá mỡ của dịch viêm → phổi bớt cứng. Khi cắt phổi ấn tay vào thấy có một ít nước màu vàng xám.

Giai đoạn tiêu tan: Thời kì này kéo dài 2 - 3 ngày

Do chất men phân giải protein của bạch cầu tiết ra phân giải protein làm cho dịch thẩm xuất lỏng ra và một phần theo đờm ra ngoài, còn phần lớn vào máu và được bài tiết ra ngoài theo đường tiết niệu→ phế nang dần dần được hồi phục, lớp tế bào thượng bì ở vách phế nang tái sinh, phế nang dần dần chứa không khí, phổi dần dần trở lại bình thường.

Trong quá trình phát triển của bệnh do tác động của độc tố virut hay vi khuẩn cùng với chất độc được sinh ra do phân giải dịch viêm ngấm vào máu, làm cho gia súc sốt cao → gia súc mệt mỏi. Mặt khác do phổi bị mất cơ năng hô hấp → gia súc khó thở, thậm trí ngạt thở chết.

Hình 5.7. Phổi bị gan hoá

Page 125: benh noi khoa thu y

125

5.4.4. Triệu chứng

Bệnh xảy ra đột ngột (đột nhiên gia súc sốt cao 41 - 420C, sốt cao kéo dài liên miên từ 6 - 9 ngày, sau đó nhiệt độ hạ dần) cũng có những trường hợp nhiệt độ hạ xuống đột ngột xuống ngay mức bình thường. Gia súc mệt mỏi, ủ rũ, kém ăn hoặc không ăn, run rẩy. Niêm mạc sung huyết hay hoàng đản.

Con vật ho ít, ho ngắn, khi ho gia súc có cảm giác đau. Nước mũi ít, màu đỏ hay màu gỉ sắt. Hiện tượng khó thở xuất hiện rõ rệt, có trường hợp ngồi thở như kiểu chó ngồi.

Khi gõ vùng phổi âm biến đổi theo từng giai đoạn:

- Giai đoạn sung huyết: vùng phổi có âm trống.

- Giai đoạn gan hoá: vùng phổi có âm đục tập trung.

- Giai đoạn tiêu tan: từ âm bùng hơi → âm phổi bình thường.

Nghe phổi: âm biến đổi tuỳ theo giai đoạn bệnh

- Giai đoạn sung huyết: thấy âm phế nang thô và mạnh, âm ran ướt, âm lép bép.

- Giai đoạn gan hoá: có vùng âm phế nang mất xen kẽ với vùng âm phế nang tăng.

- Giai đoạn tiêu tan: xuất hiện âm ran rồi đến âm phế nang xuất hiện và sau đó trở lại bình thường.

Nghe tim: Tim đập mạnh, âm thứ hai tăng, đập nhanh (nhất là vào thời kỳ tiêu tan). Nếu kế phát hiện tượng viêm cơ tim thì thấy tim loạn nhịp, huyết áp giảm.

Xét nghiệm:

- Lấy nước tiểu kiểm tra tỷ trọng thấy: ở thời kỳ gan hoá nước tiểu giảm, tỷ trọng nước tiểu tăng. Ở thời kỳ tiêu tan lượng nước tiểu nhiều, tỷ trọng nước tiểu giảm.

- Lấy nước tiểu kiểm tra albumin trong nước tiểu cho kết quả dương tính (+).

- Lấy máu kiểm tra số lượng bạch cầu thấy:

- Bạch cầu tăng cao. Làm công thức bạch cầu thấy (bạch cầu trung tính có hiện tượng nghiêng tả, lượng ái cầu và bạch cầu hình gậy tăng, lâm ba cầu, bạch cầu ái toan và bạch cầu đơn nhân giảm).

- Số lượng hồng cầu giảm.

- X - quang vùng phổi thấy vùng sáng rất to trên thùy phổi.

5.4.5. Tiên lượng

Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh dễ hồi phục, tiên lượng tốt.

5.4.6. Chẩn đoán

Căn cứ vào giai đoạn bệnh phát triển rõ rệt, gia súc sốt liên miên, nước mũi màu hồng hay màu gỉ sắt, bệnh phát triển nhanh, vùng âm đục của phổi rất lớn. X - quang phổi thấy vùng phổi đen lớn.

Page 126: benh noi khoa thu y

126

Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh (viêm phế quản phổi, viêm màng phổi, viêm phế quản cata cấp).

5.4.7. Điều trị

a. Hộ lý

- Tách gia súc bệnh ra khỏi đàn. Giữ ấm cho gia súc, chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát.

- Cho gia súc ăn thức ăn có nhiều vitamin, thức ăn dễ tiêu và giàu dinh dưỡng. Nếu gia súc không ăn phải dùng nước cháo pha đường thụt vào dạ dày qua ống thực quản.

- Xoa dầu nóng vào thành ngực gia súc.

b. Dùng thuốc điều trị

- Dùng thuốc kháng sinh diệt khuẩn

- Dùng thuốc trợ sức, trợ lực, giảm dịch thẩm xuất, tăng cường giải độc cho cơ thể.

Thuốc Đại gia súc (ml) Tiểu gia súc (ml) Chó (ml)

Dung dịch Glucoza 20% 1000 - 2000 500 - 1000 100 - 150

Cafeinnatribenzoat 20% 10 - 15 5 - 10 1 - 5

Canxi clorua 10% 50 - 70 30 - 40 5 - 10

Urotropin 10% 50 - 70 30 - 50 15 - 20

Vitamin C 5% 20 10 3 - 5

Tiêm chậm vào tĩnh mạch ngày 1 lần.

- Dùng thuốc tăng cường lợi tiểu, sát trùng đường niệu: có thể dùng một trong những thuốc sau: Diuretin, Theophylin, Theobronin.

- Bổ sung các loại vitamin B, C, PP, A

5.5. BỆNH VIÊM MÀNG PHỔI (Pleuritis)

5.5.1. Đặc điểm

Quá trình viêm xảy ra trên niêm mạc của mặt phổi hay trên vách ngực, viêm tiết ra nhiều dịch thẩm xuất và fibrin. Nếu lượng fibrin nhiều thì sẽ gây ra hiện tượng viêm dính giữa màng phổi và vách ngực. Vì vậy, khi nghe phổi thấy có tiếng cọ màng phổi. Nếu lượng dịch thẩm xuất tiết ra nhiều, dịch đọng lại trong xoang ngực (trên thực tế thấy có thể tới 8 - 15 lít). Vì vậy, khi nghe phổi thấy có tiếng vỗ nước.

Quá trình viêm gây trở ngại lớn đến quá trình hô hấp của cơ thể. Do vậy, trên lâm sàng thấy gia súc khó thở, thường hóp bụng để thở.

Tùy theo tính chất viêm và thời gian viêm người ta chia ra: viêm cấp tính, viêm mạn tính, viêm dính, viêm tràn tương dịch. Ngựa hay mắc, tỷ lệ chết cao.

Page 127: benh noi khoa thu y

127

5.5.2. Nguyên nhân

Do tác động cơ giới, hoá học, nhiệt độ (tất cả các yếu tố trên làm tổn thuơng màng phổi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi trùng sinh mủ và một số loại vi trùng khác xâm nhập vào màng phổi và gây bệnh).

Do viêm lan từ các ổ viêm khác trong cơ thể (do viêm phổi hoại thư và hoá mủ, viêm phế quản, viêm ngoại tâm mạc, viêm hoành cách mạc, thuỳ phế viêm. Những vi khuẩn từ các ổ viêm này vào máu sau đó đến màng phổi gây viêm).

Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm (bệnh tỵ thư ở ngựa, bệnh viêm kết mạc truyền nhiễm,...).

5.5.3. Cơ chế sinh bệnh

Các kích thích bệnh lý thông qua thần kinh trung ương gây viêm phế mạc. Trong thời kì đầu niêm mạc bị sung huyết, mao quản phồng to, tế bào nội bì bị thoái hoá và bong ra, sau đó dịch thẩm xuất tiết ra trong có chứa fibrin. Những tương dịch được vách ngực hấp thu dần, chỉ còn lại fibrin bám vào vách ngực gây nên thể viêm dính. Do vậy, khi nghe phổi thấy có tiếng cọ màng phổi. Nếu trong dịch viêm chứa nhiều tương dịch, ít fibrin và tương dịch không được hấp thu hết, tích lại trong xoang ngực, tạo nên thể viêm tích nước trong xoang ngực. Trên lâm sàng khi nghe phổi có tiếng vỗ nước.

Tất cả các trường hợp trên đều làm trở ngại quá trình hô hấp của phổi → Trên lâm sàng ta thấy gia súc khó thở.

Độc tố của vi khuẩn cùng với các sản vật độc do sự phân giải protit ở nơi viêm đi vào máu và tác động đến trung khu điều tiết nhiệt của cơ thể làm cho gia súc sốt cao.

Hệ thống nội cảm thụ ở nơi viêm luôn bị kích thích, làm cho con vật đau, con vật phải thở nông và thở thể bụng.

Khi dịch thẩm xuất tiết ra nhiều, nó chèn ép lên phổi, gây nên trạng thái xẹp phổi → con vật thở rất khó. Mặt khác dịch viêm tiết ra nhiều nó còn chèn ép tim làm cho tim co bóp bị trở ngại → ảnh hưởng đến huyết áp, tim đập nhanh.

5.5.4. Triệu chứng

Con vật mệt mỏi, kém ăn hoặc bỏ ăn, sốt cao, sốt lên xuống không theo quy luật. Nếu viêm hoá mủ thì gia súc sốt rất cao.

Hình 5.8. Màng phổi dính vào thành lồng ngực

Page 128: benh noi khoa thu y

128

Gia súc bị đau ngực (biểu hiện thở nông và thở thể bụng, khi sờ nắn vùng ngực gia súc né tránh). Khi mới viêm, gia súc nằm thường để vùng ngực viêm lên phía trên, nhưng khi dịch viêm tiết ra nhiều, gia súc lại thích nằm về phía bị viêm.

Gõ vùng ngực gia súc có cảm giác đau và có phản xạ ho. Nếu dịch viêm tích lại nhiều trong xoang ngực thì có vùng âm đục song song với mặt đất. Nếu có hiện tượng viêm dính phổi với vách ngực thì khi gia súc đứng hay nằm, vùng âm đục không thay đổi vị trí.

Nghe phổi: nếu có hiện tượng viêm dính, nghe phổi thấy có tiếng cọ màng phổi (hình 5.8). Nếu trong xoang ngực chứa nhiều dịch thẩm xuất, nghe phổi thấy âm bơi.

Nghe tim thấy tim đập nhanh và yếu, thậm chí thấy tiếng tim mơ hồ. Giai đoạn cuối của bệnh xuất hiện phù ở yếm, bụng, ngực (do cơ năng tim bị trở ngại).

Xét nghiệm máu:

- Tốc độ lắng của hồng cầu tăng

- Độ dự trữ kiềm giảm

- Bạch cầu trung tính non tăng

Lấy nước tiểu xét nghiệm: giai đoạn đầu của bệnh lượng nước tiểu giảm, tỷ trọng nước tiểu tăng, lượng clo trong nước tiểu giảm. Nếu bệnh nặng còn có hiện tượng albumin niệu.

X - quang phổi:

- Có vùng mờ song song với mặt đất (nếu viêm tích nước).

- Có vùng mờ rải rác trên phổi và xù xì (nếu viêm dính).

5.5.5. Chẩn đoán

Căn cứ vào triệu chứng điển hình: sốt cao không theo quy luật, đau vùng ngực, thở nông và thở thể bụng, có âm bơi (khi xoang ngực tích nước), chọc dò xoang ngực có dịch thẩm xuất chảy ra (màu vàng hay hồng), có tiếng cọ màng phổi (khi viêm dính). X - quang phổi thấy vùng mờ di động song song với mặt đất hay mờ và xù xì.

Ngoài ra còn phải chẩn đoán với các bệnh sau:

Viêm ngoại tâm mạc: Tiếng cọ tâm mạc cùng một lúc với nhịp đập của tim, vùng âm đục của tim mở rộng, gia súc hay bị phù trước ngực, tĩnh mạch cổ phồng to.

Thuỳ phế viêm: Gia súc sốt liên miên (6 - 9 ngày) vùng âm đục của phổi theo hình cánh cung, bệnh thường chia ra từng thời kì rõ rệt, nước mũi có màu gỉ sắt, thở thể bụng thể hiện không rõ.

Phù màng phổi: Gia súc không sốt, không đau vùng ngực, dịch trong xoang ngực là dịch thẩm lậu, phản ứng Rivalta (-), chủ yếu là âm bơi (khi nghe phổi).

Page 129: benh noi khoa thu y

129

5.5.6. Điều trị

a. Hộ lý

- Để gia súc nghỉ ở nơi thoáng mát, mùa đông để ở nơi ấm áp. Cho ăn thức ăn dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, hạn chế uống nước.

- Dùng dầu nóng xoa vào thành ngực. Nếu có điều kiện dùng đèn tử ngoại, điện thấu nhiệt tác động vào thành ngực.

- Dùng protein liệu pháp hay huyết liệu pháp.

b. Dùng thuốc điều trị

- Dùng kháng sinh có hoạt phổ rộng

- Dùng thuốc làm giảm dịch thẩm xuất, giải độc, lợi tiểu, trợ sức

Thuốc Đại gia súc (ml) Tiểu gia súc (ml) Chó - Lợn (ml)

Dung dịch glucoza 20% 1 - 2 500 - 1000 200 - 300

Cafeinnatribenzoat 20% 10 - 15 5 - 10 1 - 5

Canxi clorua 10% 50 - 70 30 - 40 5 - 10

Urotropin 10% 50 - 70 30 - 50 15 - 20

Vitamin C 5% 20 10 5

Tiêm chậm vào tĩnh mạch ngày 1 lần

- Dùng thuốc để xúc tiến dịch viêm ra khỏi xoang ngực

Thuốc Đại gia súc Tiểu gia súc Chó

Natri sulfat 200 - 300g 100 - 200g 5 - 10g

Nước sạch 2 lít 1 lít 0, 5 lí t

Hoà tan cho uống 1 lần, cách 3 ngày uống một lần

- Dùng thuốc để kích thích tiêu hoá và trợ sức, trợ lực

- Chọc dò xoang ngực để rút bớt dịch: (trong trường hợp xoang ngực chứa nhiều dịch viêm) sau đó dùng dịch sát trùng rửa xoang ngực. Cuối cùng dùng dung dịch kháng sinh bơm vào xoang ngực.

5.6. BỆNH VIÊM PHỔI CỦA GIA SÚC NON (Pneumonia of the suckling animal)

5.6.1. Đặc điểm

Bệnh viêm phổi của gia súc non thường ở dạng phế quản phế viêm hoặc thuỳ phế viêm. Bệnh tiến triển nhanh và gia súc chết nhanh (gia súc thường chết sau 3 ngày mắc bệnh).

Page 130: benh noi khoa thu y

130

5.6.2. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân nguyên phát

Chủ yếu do nuôi dưỡng và chăm sóc kém, dẫn đến sức đề kháng của gia súc non giảm, vi trùng dễ xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.

b. Nguyên nhân kế phát

- Do kế phát từ các bệnh truyền nhiễm (dịch tả, phó thương hàn, tụ huyết trùng).

- Do kế phát từ bệnh nội khoa (viêm dạ dày, viêm ruột).

- Do kế phát từ bệnh kí sinh trùng (giun phổi, ấu trùng giun đũa di hành).

5.6.3. Cơ chế sinh bệnh

Cơ thể gia súc non thích ứng với ngoại cảnh kém, nếu điều kiện chăn nuôi và chăm sóc không tốt sẽ làm cho sức đề kháng của cơ thể kém. Khi đó các vi trùng gây bệnh từ ngoài không khí vào cơ thể hoặc các vi sinh vật ký sinh sẵn trong đường hô hấp phát triển, gây thành quá trình bệnh lý.

Do tác động của vi khuẩn, gia súc non sốt, cơ thể mất nước, mất muối, đồng thời do sốt cao quá trình phân giải protit trong cơ thể tăng làm độ pH của máu gia súc giảm, gia súc dễ bị nhiễm độc toan. Mặt khác các chất phân giải trong cơ thể cùng với các độc tố của vi khuẩn sẽ gây rối loạn tuần hoàn ở phổi gây ra sung huyết phổi và viêm phổi. Khi viêm phổi, cơ thể thiếu oxy làm tim đập nhanh và mạnh nên dẫn tới suy tim. Do sốt làm cơ năng tiết dịch và vận động của ruột giảm làm gia súc kém ăn, bỏ ăn. Trong nước tiểu xuất hiện albumin niệu.

Cuối kỳ bệnh, gia súc thường bị bại huyết, cơ năng điều tiết của thần kinh trung khu giảm sút. Cuối cùng trung khu hô hấp và tuần hoàn bị tê liệt làm cho gia súc chết.

5.6.4. Triệu chứng

a. Thể cấp tính

Gặp ở những gia súc vài tuần tuổi, gia súc sốt cao (410C), uể oải, thích nằm, giảm ăn, mũi khô, đầu gục sát đất, lông xù và ho. Con vật thở gấp, thở nông, có nước mũi chảy ra ở hai bên lỗ mũi, nước mũi có thể loãng hay đặc. Khi bị chứng bại huyết toàn thân run rẩy, niêm mạc mắt, mũi, miệng lấm tấm xuất huyết. Tim đập nhanh, mạnh yếu dần. Nếu kế phát viêm ruột gia súc ỉa phân thối khắm lẫn chất nhày.

Gõ vùng phổi thấy xuất hiện vùng âm đục, nghe thấy âm phế quản bệnh lý, tiếng ran, tiếng vò tóc.

Kiểm tra X - quang thấy vùng phổi đậm ở thuỳ đỉnh và thuỳ tim. Kiểm tra máu, số lượng bạch cầu tăng, độ dự trữ kiềm giảm, cuối kỳ bệnh lượng hồng cầu và huyết sắc tố giảm.

Page 131: benh noi khoa thu y

131

b. Thể mạn tính

Gặp ở gia súc đã lớn. Con vật sốt nhẹ, thỉnh thoảng ho, gõ phổi không thấy xuất hiện vùng âm đục, nghe phổi có khi thấy tiếng ran. Gia súc chậm lớn, ngày một gầy dần.

5.6.5. Bệnh tích

Bệnh tích viêm phổi thuộc thể phế quản phế viêm, thuỳ phế viêm hay hỗn hợp của hai thể. Bệnh thường biểu hiện nhiều ở thuỳ tim, thuỳ đỉnh và thuỳ đáy của phổi, có khi phổi bị dính vào lồng ngực.

Trong nhiều trường hợp gia súc còn bị viêm ruột, các hạch lâm ba sưng và xuất huyết.

5.6.6. Tiên lượng

- Nếu bệnh kéo dài 3 - 5 ngày không khỏi thì gia súc khó khỏi bệnh, thường bị chết.

- Bệnh ở thể mạn tính kéo dài hàng tuần, hàng tháng.

- Nếu viêm phổi chuyển sang dạng bại huyết, kế phát viêm ruột và viêm phổi hoá mủ thì rất khó chữa.

5.6.7. Điều trị

a. Hộ lý: Cho gia súc ở nơi ấm áp, thoáng khí, tránh lạnh và ẩm. Dùng dầu nóng xoa vào ngực.

b. Dùng thuốc điều trị

Dùng kháng sinh điều trị: Dùng một trong các loại kháng sinh

- Penicillin 10000 - 15000 UI/kg/lần. Tiêm bắp ngày 2 lần, liên tục 3 - 5 ngày;

- Ampicillin. Tiêm bắp 10 mg/kg/ngày, liên tục 3 - 5 ngày;

- Kanamycin tiêm bắp 10 - 15 mg/kg/ngày liên tục 3 - 5 ngày;

- Gentamycin tiêm bắp 10 mg/kg/ngày, liên tục 3 - 5 ngày;

- Genta - tylo, Cephaxilin, Erythromyxin,...

Dùng thuốc giảm sốt: Anagin 10%.

Dùng thuốc trợ sức, trợ lực, tăng cường sức đề kháng và giải độc

Thuốc Bê, nghé Chó, lợn

Glucoza 20% 300 - 400ml 100 - 150ml

Cafeinnatribenzoat 20% 5 - 10ml 1 - 3ml

Canxi clorua 10% 30 - 40ml 5 - 10ml

Urotropin 10% 30 - 50ml 10 - 15ml

Vitamin C 5% 10ml 3 - 5ml

Page 132: benh noi khoa thu y

132

Chương 6

BỆNH Ở HỆ TIÊU HOÁ

Bệnh ở hệ tiêu hoá là bệnh thường xảy ra đối với mọi loài gia súc, nó chiếm tỷ lệ 33 - 53% trong các bệnh nội khoa. Địa dư nước ta thuộc vùng nhiệt đới, khí hậu thay đổi bất thường, trình độ, kỹ thuật chăn nuôi gia súc còn thấp kém nên hàng năm số gia súc chết về bệnh đường tiêu hoá rất nhiều, đặc biệt là hội chứng tiêu chảy ở gia súc và bệnh lợn con phân trắng. Do đó, bệnh về hệ tiêu hoá là một loại bệnh mà những người làm công tác nội khoa phải đặc biêt chú ý.

Những nguyên nhân gây nên bệnh đường tiêu hoá có nhiều mặt, song có thể tóm tắt những nguyên nhân chính sau:

Nguyên nhân nguyên phát: Chủ yếu do chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc gia súc kém; cho gia súc ăn những thức ăn kém phẩm chất (mốc, thối, ít dinh dưỡng, có lẫn tạp chất, chất độc,...). Thay đổi thức ăn cho gia súc đột ngột, do làm việc quá sức hoặc do chuồng trại thiếu vệ sinh.

Nguyên nhân kế phát: Thường là hậu quả của những bệnh truyền nhiễm (bệnh dịch tả lợn, lao, phó thương hàn,...) hoặc các bệnh kí sinh trùng (giun đũa, sán lá gan, tiên mao trùng,...) hoặc do một số bệnh của các cơ quan trong cơ thể (hô hấp, tuần hoàn, thần kinh, bệnh của răng miệng,...).

Trong các loài gia súc khác nhau, mỗi loài có những đặc điểm riêng về giải phẫu và sinh lý. Chính vì vậy, bệnh ở đường tiêu hoá của mỗi loài cũng có những điểm riêng biệt. Ví dụ: ở ngựa có dạ dày đơn và nhỏ hơn so với cơ thể nên hay mắc chứng bội thực, loài nhai lại có dạ dày bốn túi, trong quá trình lên men sinh hơi trong dạ cỏ làm cho chúng dễ bị chướng hơi dạ cỏ,...

Trong hàng loạt các bệnh của hệ tiêu hoá, trên thực tế gia súc non và gia súc già có tỷ lệ mắc cao hơn. Ở gia súc non do sự phát triển của cơ thể chưa hoàn thiện, sự thích ứng với ngoại cảnh kém, còn gia súc già nói chung sức đề kháng của cơ thể giảm sút nên dễ mắc bệnh. Ngoài ra còn phải xét đến loại hình thần kinh và đặc điểm của từng cơ thể con vật cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình mắc bệnh.

Bệnh ở đường tiêu hoá rất phức tạp và đa dạng song thường biểu hiện ở hai mặt đó là sự rối loạn về tiết dịch và vận động của các bộ phận thuộc đường tiêu hoá.

6.1. BỆNH VIÊM MIỆNG (Stomatitis)

Viêm miệng là bệnh mà gia súc hay mắc, tuỳ theo tính chất viêm mà chia ra: viêm cata, viêm nổi mụn nước, mụn mủ, viêm màng giả, viêm hoại tử. Trong lâm sàng người

Page 133: benh noi khoa thu y

133

ta thấy ba thể viêm (viêm miệng thể cata, viêm nổi mụn nước, viêm miệng lở loét). Trong đó thể viêm miệng cata hay xảy ra.

6.1.1. Bệnh viêm miệng cata (Stomatitis catarrhalis)

a. Đặc điểm

Quá trình viêm xảy ra trên niêm mạc của vùng miệng. Trong quá trình viêm nước rãi chảy nhiều và làm ảnh hưởng tới việc lấy thức ăn, nước uống và nhai thức ăn.

b. Nguyên nhân

Nguyên nhân nguyên phát

- Do niêm mạc miệng bị kích thích của các tác động cơ giới (thức ăn cứng, răng mọc chồi,...kích thích niêm mạc miệng → gây viêm.

- Do kích thích về nhiệt (đồ ăn, nước uống quá nóng,...)

- Do những tác động về hoá chất (các loại chất độc lẫn vào thức ăn gây nên, hoặc dùng một số hóa chất có tính kích thích mạnh trong điều trị)

Nguyên nhân kế phát

- Do viêm lan từ các khí quan khác trong cơ thể, vi khuẩn vào máu rồi đến miệng gây viêm.

- Hậu quả của các bệnh toàn thân (như thiếu vitamin A, C, thiếu máu).

- Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm (như sốt lở mồm long móng, dịch tả trâu bò, dịch tả lợn, bệnh đậu, viêm màng mũi thối loét).

c. Triệu chứng

* Thể cấp tính: Con vật luôn chảy nhiều nước rãi (hình 6.1). Niêm mạc miệng khô, đỏ đều hay lấm tấm đỏ, con vật lấy thức ăn chậm chạp, nhai khó khăn. Trong miệng gia súc nóng, đau, có khi sưng vòm khẩu cái (ngựa). Nhìn trên niêm mạc ngoài hiện tượng đỏ còn thấy vết xây xát .

Lưỡi có màu xám trắng, nếu bệnh nặng lưỡi sưng to, đau đớn, nếu viêm chân răng thì thấy chân răng đỏ, có khi có mủ.

* Thể mạn tính: Triệu chứng giống thể cấp tính nhưng kéo dài, gia súc ăn kém và ngày càng gầy dần, niêm mạc miệng dày lên, lồi lõm, không nhẵn, mặt lưỡi bị loét, phía trong má niêm mạc viêm lở loét.

d. Tiên lượng

Bệnh ở thể nguyên phát khoảng 7 - 10 ngày con vật tự khỏi, nếu không chú ý hộ lý bệnh sẽ kéo dài, con vật gầy dần.

Hình 6.1. Nước dãi chảy nhiều

Page 134: benh noi khoa thu y

134

e. Chẩn đoán

Bệnh dễ phát hiện, dựa vào triệu chứng để chẩn đoán song cần phải xem xét có phải là kế phát của các bệnh khác không, nhất là bệnh truyền nhiễm.

Bệnh sốt lở mồm long móng: con vật sốt cao, vú và móng nổi mụn nước và mụn loét, bệnh lây lan nhanh.

Bệnh dịch tả trâu bò: ngoài triệu chứng viêm miệng, con vật thể hiện viêm ruột rất rõ, bệnh lây lan nhanh.

Bệnh viêm miệng hoá mủ có tính chất truyền nhiễm ở ngựa: Trong môi, má, lợi mọc lấm tấm những nốt bằng hạt vừng, hạt đậu sau đó hoá mủ, vỡ ra, hình thành các vết loét từng đám, bệnh có tính chất lây lan.

Những bệnh kể trên lúc đầu viêm niêm mạc ở thể cata rồi mới đến các triệu chứng điển hình.

g. Điều trị

Hộ lý: không cho con vật ăn thức ăn cứng, uống nước nóng, những thức ăn có tính kích thích.

Dùng thuốc điều trị:

- Dùng dung dịch sát trùng rửa vùng miệng

+ Bệnh nhẹ: dùng natri carbonat 2 - 3% hoặc axit boric 3%, dung dịch phèn chua 3% để rửa niêm mạc miệng.

+ Bệnh nặng: dùng Ichthyol 1 - 3%, hoặc dung dịch Rivanol 0,1%.

+ Bệnh thuộc dạng mạn tính: dùng natri bạc 0,1 - 0,5% hoặc sulfat đồng 0,2 - 0,5% rửa vết loét.

Chú ý: Trong bệnh lở mồm long móng người ta thường dùng các nước quả chua

- Bôi kháng sinh vào những nơi có nốt loét.

- Bổ sung cho cơ thể các loại vitamin A, C, B2, PP.

6.1.2. Bệnh viêm miệng nổi mụn nước (Stomatitis vesiculosa)

a. Đặc điểm

Trên mặt niêm mạc miệng nổi mụn nước màu trong. Khi các mụn nước và tạo thành các nốt loét. Bệnh thường gặp ở bò, ngựa, dê.

b. Nguyên nhân

- Do gia súc ăn phải những thức ăn mốc, thức ăn có tính chất kích thích, hoặc do ăn thức ăn lẫn hoá chất hay các loại cây độc.

- Do kế phát từ viêm miệng cata.

Page 135: benh noi khoa thu y

135

c. Triệu chứng

- Gia súc đau miệng, lấy thức ăn và nhai chậm chạp, có hiện tượng nhả thức ăn.

- Niêm mạc miệng mấy ngày đầu ở thể viêm cata. Sau đó trong môi, góc mồm, lợi, trong má nổi lên những mụn nước nhỏ, trong chứa dịch trong hoặc vàng nhạt (mụn nước ở bò to hơn ở ngựa, thường ở vòm khẩu cái, bên môi). Khoảng 3 - 4 ngày sau, mụn vỡ để lại nốt loét màu đỏ tươi, sau đó tầng thượng bì lại tái sinh.

- Gia súc giảm ăn, mệt mỏi, hơi sốt.

d. Tiên lượng

Bệnh kéo dài khoảng 20 - 30 ngày rồi khỏi. Nếu lợn nhỏ mắc bệnh thì dễ chết vì không bú được. Thỏ bị bệnh thường kèm theo ỉa chảy, tỷ lệ chết 50%.

e. Chẩn đoán

Cần chẩn đoán phân biệt với hai bệnh sau:

- Bệnh viêm hoá mủ có tính chất truyền nhiễm của ngựa: mụn nước bị mưng mủ và bệnh có tính chất lây lan.

- Bệnh sốt lở mồm long móng: Gia súc có triệu chứng toàn thân, bệnh lây lan nhanh, quanh mụn nước có vành đỏ, có hiện tượng viêm ở móng, vú.

g. Điều trị

Giống viêm miệng thể cata, khi mới có vết loét dùng Glyxerin, iod (Cồn iod 5% 1 phần, Glyxerin 7 phần) để rửa vét loét. Sau đó bôi kháng sinh vào vết loét.

6.1.3. Bệnh viêm miệng lở loét (Stomatitis ulcerisa)

a. Đặc điểm

Đây thuộc loại viêm miệng ác tính, lớp niêm mạc ở lợi và trong má bị hoại tử và loét. Do vậy, làm ảnh hưởng rất lớn tới sự lấy và nhai thức ăn của gia súc. Thể viêm này loài ăn thịt hay mắc.

b. Nguyên nhân

- Do sự xâm nhập của loại vi trùng hoá mủ và hoại thư.

- Do bệnh ở răng, lợi, bệnh rối loạn trao đổi chất.

- Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm (bệnh dịch tả lợn, dịch tả trâu bò, lở mồm long móng, bệnh đậu,...)

c. Triệu chứng

- Con vật sốt, mệt mỏi, ủ rũ, ăn kém, đau vùng miệng (lấy thức ăn và nhai thức ăn rất khó khăn). Nước rãi có lẫn máu và tế bào hoại tử, miệng hôi thối khó chịu

Page 136: benh noi khoa thu y

136

- Lợi bị sưng, có màu đỏ thẫm, ở phía dưới màu vàng nhạt loét như vữa, dưới lớp đó là niêm mạc loét đỏ (hình 6.2). Khi bệnh nặng xương hàm sưng to.

- Bệnh có thể gây ra chứng bại huyết, gia súc ỉa chảy.

d. Tiên lượng

Chữa sớm bệnh sẽ khỏi sau 10 - 15 ngày. Nếu để lâu tiên lượng xấu.

e. Chẩn đoán

Dựa vào triệu chứng điển hình (niêm mạc miệng loét, mồm rất thối, nước rãi chảy ra có cả mảnh tổ chức hoại tử và máu).

Cần chẩn đoán phân biệt với các trường hợp viêm khác.

g. Điều trị

Hộ lý: Cho gia súc ăn thức ăn lỏng và tránh cho ăn thức ăn có tính chất kích thích niêm mạc miệng. Chuồng trại sạch sẽ khô ráo và thoáng khí.

Dùng thuốc điều trị:

- Dùng thuốc sát trùng rửa miệng: Dùng một trong các dung dịch (nước oxy già 3%, cồn iod 1% hoặc axit boric 3%, nước phèn chua 3%).

- Dùng kháng sinh bôi vào vết loét

- Dùng thuốc trợ sức trợ lực và nâng cao sức đề kháng.

Để làm mòn vết loét tăng sinh: Bôi dung dịch Nitrat bạc 1 - 2% sau đó rửa bằng nước sinh lý từ 1 - 2 lần.

Chú ý: Nếu gia súc không ăn được phải truyền dung dịch đường Glucoza ưu trương.

6.2. TẮC THỰC QUẢN (Obturatio Oesophagi)

6.2.1. Đặc điểm

- Bệnh thường xảy ra khi cho gia súc ăn những thức ăn củ quả có kích thước to hơn lòng thực quản.

- Khi thực quản bị tắc thường gây rối loạn quá trình nuốt và gây rối loạn hô hấp. Đối với loài nhai lại còn gây chướng hơi dạ cỏ kế phát.

- Trong các loài gia súc trâu, bò hay mắc nhất.

Hình 6.2. Nốt loét ở miệng

Page 137: benh noi khoa thu y

137

6.2.2. Nguyên nhân

- Do gia súc nuốt vội những thức ăn củ quả hay thức ăn bột khô và không được cho uống nước.

- Do gia súc nuốt phải ngoại vật.

- Do gây mê trong lúc thực quản vẫn còn tích thức ăn.

- Do kế phát từ những bệnh về thực quản (như giãn, hẹp, liệt thực quản).

- Do trúng độc Atropin sulfat

- Do hiện tượng cuội lông (đối với bò nuôi tập trung).

6.2.3. Triệu chứng

a. Gia súc có hiện tượng nghẹn

Khi nghẹn con vật đang ăn bỏ dở, cổ luôn rướn cao làm động tác nuốt, dáng băn khoăn, lắc đầu, mồm chảy nước dãi, gia súc có phản xạ nôn. Bò thường nghẹn ở sau họng hay đoạn ở thực quản quanh cổ, còn ngựa lại hay nghẹn ở đoạn ngực. Khi thực quản tắc hoàn toàn làm hơi không thể thoát ra ngoài được. Do vậy, thường kế phát chướng hơi dạ dày. Nếu dị vật to chèn ép khí quản → con vật thở khó hoặc ngạt thở.

b. Thực quản bị sưng to

Dùng tay sờ nắn phần trái cổ có thể tìm thấy phần thực quản nổi lên một cục to (có khi không cần sờ cũng nhìn thấy), sờ nắn vùng sưng thấy thực quản vặn vẹo (hình 6.4).

6.2.4. Tiên lượng

Nếu tắc thực quản do những vật mềm thì dị vật có thể trôi dần vào dạ dày và tự khỏi trong vài giờ đến 1 ngày.

Nếu tắc do những vật rắn, to thì bệnh kéo dài, gia súc không ăn được, thực quản có khi bị rách, gia súc có thể kế phát chướng hơi dạ dày → con vật ngạt thở chết.

6.2.5. Chẩn đoán

- Nếu tắc ở sau họng, dùng dụng cụ mở mồm cho gia súc, cho tay vào có thể tìm thấy vật tắc. Nếu tắc ở đoạn cổ dùng tay vuốt có thể sờ thấy.

Hình 6.3. Con vật đang ăn bỏ dở

Hình 6.4. Thực quản có dị vật phồng to

Page 138: benh noi khoa thu y

138

- Nếu tắc ở đoạn ngực thì dùng ống thông thực quản không thông vào dạ dày được.

- Có thể chẩn đoán nơi bị tắc bằng X - quang: chỗ đó tối và to hơn bình thường.

Cần phân biệt với các bệnh của thực quản sau:

Thùc qu¶n co giËt: ë bÖnh nµy khi hÕt c¬n co giËt èng th«ng thùc qu¶n vÉn th«ng

®−îc, kh«ng sê thÊy ngo¹i vËt ë thùc qu¶n.

Thực quản hẹp: Bệnh không có triệu chứng rõ rệt, thức ăn lỏng và nước vẫn trôi qua được.

6.2.6. Điều trị

a. Hộ lý

- Để gia súc ở tư thế đầu cao đuôi thấp.

- Cho gia súc uống nước.

b. Biện pháp can thiệp

Nếu dị vật bị tắc ở sau họng: dùng dụng cụ mở mồm thò tay vào lấy dị vật ra.

Nếu dị vật tắc ở đoạn cổ: Trong trường hợp dị vật mềm, dùng tay xoa bóp cho tan, sau đó cho con vật uống nước để con vật tự nuốt. Trong trường hợp dị vật cứng, tròn, nhẵn, dùng parafin hoặc dầu thực vật bơm vào thực quản cho trơn rồi lấy tay vuốt ngược cho ngoại vật theo ra đằng mồm.

Nếu dị vật tắc ở đoạn sau: dùng ống thông thực quản đẩy vào từ từ, khi đẩy vào thấy khó thì dùng Novocain 2 - 5% với liều lượng 10 - 15ml tiêm xung quanh chỗ thực quản bị tắc, sau 5 - 10 phút bơm vào thực quản một ít dầu thực vật rồi lại đẩy từ từ ống thông thực quản vào để cho dị vật xuống dạ dày.

Dùng thuốc làm tăng co bóp thực quản: có thể dùng một trong các loại thuốc sau:

Thuốc Đại gia súc Tiểu gia súc Chó - Lợn

Pilocacpin 3% 10 - 15ml 5 - 10ml 3 - 5ml

Strychnin sulfat 0,1% 10ml 5ml 1 - 2ml

Tiêm dưới da cho gia súc

Chú ý:

- Tiêm 2 loại thuốc trên phải chú ý đến tình trạng hô hấp và tuần hoàn của con vật.

- Nếu có kế phát chướng hơi dạ dày: Phải dùng thủ thuật chọc dạ dày để tháo hơi.

- Trường hợp tắc thực quản do các vật nhọn hay những vật bám chắc vào thực quản thì phải dùng biện pháp mổ lấy ngoại vật ra. Phương pháp này rất hạn chế vì nó làm hẹp thực quản sau khi phẫu thuật.

Page 139: benh noi khoa thu y

139

6.3. BỆNH Ở DẠ DÀY VÀ RUỘT CỦA LOÀI NHAI LẠI (Diseases of ruminant)

6.3.1. Đặc điểm sinh lý của các túi dạ dày

Dạ dày (4 túi) của loài nhai lại có những đặc điểm sinh lý và giải phẫu riêng. Do vậy, bệnh về dạ dày của loài nhai lại cũng mang đặc điểm riêng mà các loài gia súc khác không có (hình 6.5).

Trung khu thần kinh của dạ dày và dạ cỏ nằm ở trung não. Dây thần kinh mê tẩu là thần kinh vận động, nên khi người ta kích thích dây thần kinh này thì sự co bóp của các túi dạ dày sẽ tăng cường. Sự phối hợp các co bóp của túi dạ dày do trung tâm dinh dưỡng ở trước dạ tổ ong. Những kích thích cảm giác của các túi này sẽ truyền vào tủy sống, ở đó nó tiếp xúc với cả dây thần kinh từ dạ cỏ vào.

Sự vận động của dạ dày được bắt đầu bằng co bóp của dạ tổ ong làm thể tích dạ tổ ong giảm đi 1/2 hay 2/3 lần, chất chứa được đẩy lên phía trên và phía sau xoang dạ cỏ, thức ăn có thể dốc vào tới phía cuối của túi trên. Sau lần co bóp thứ hai thành túi trên của dạ cỏ cũng co bóp, thức ăn sẽ từ túi trên xuống túi dưới. Khi thành của túi trên cứng ra thì túi dưới co lại. Khối lượng thức ăn của túi dưới lại dồn lên phía trước của túi trên. Do kết quả của sự co bóp làm thức ăn được xáo trộn, các bọt hơi tập trung lên túi hơi làm hơi thoát ra được dễ dàng. Tiếp theo sự co bóp của dạ tổ ong là sự co bóp của dạ lá sách, dạ tổ ong co bóp trước với cường độ co bóp rất mạnh nên nước trong dạ tổ ong chảy vào dạ lá sách, khi buồng lá sách đã đầy thì cơ của dạ lá sách đóng lại, lá sách co bóp mạnh dồn thức ăn vào các lá, chất cứng được giữ lại, chất lỏng chảy vào dạ múi khế, có một phần chảy về dạ tổ ong, các lá sách co bóp sẽ nghiền nhỏ thức ăn thực vật.

Dạ múi khế co bóp không có quan hệ với sự co bóp của ba túi trên mà là tiếp tục với nhu động của ruột non. Đối với gia súc đang bú thì rãnh thực quản còn đóng kín nên khi con vật bú sữa, nước sẽ đi thẳng vào dạ lá sách rồi chảy vào dạ múi khế. Dạ múi khế (hay dạ dày thực), tá tràng, kết tràng và ruột non có chức năng tương tự như ở động vật dạ dày đơn. Chính ở dạ múi khế, vi sinh vật dạ cỏ và phần còn lại của thức ăn chưa lên men nhưng có khả năng tiêu hoá sẽ tiêu hoá bằng enzym tạo ra các sản phẩm sẽ được hấp thu.

Phản xạ nhai lại được thực hiện do sự kích thích của thức ăn vào thành dạ cỏ. Ngoài việc nhai lại, trâu bò còn có hiện tượng ợ hơi để thải chất khí do sự lên men trong dạ cỏ sinh ra, mỗi giờ ợ hơi từ 17 - 20 lần, khi đó chất khí ép vào dạ cỏ gây phản xạ làm giãn thực quản, cơ dạ dày co bóp để đẩy hơi ra ngoài.

Hình 6.5. Dạ dày loại nhai lại

Page 140: benh noi khoa thu y

140

Hình 6.6. Tiêu hoá ở các túi dạ dày

Trong dạ cỏ trâu, bò còn chứa lượng vi sinh vật khá lớn, chúng tiết ra men ureaza để tiêu hoá đạm ure và chuyển thành protein của cơ thể. Ở gia súc khoẻ, hoạt động của các túi dạ dày bình thường thì thức ăn đọng lại trong dạ cỏ và dạ tổ ong khoảng 2 ngày, nhu động dạ cỏ của trâu bò từ 2 - 5 lần, của dê cừu từ 2 - 6 lần trong 2 phút.

6.3.2. Cơ năng tiêu hoá của các túi dạ dày

Quá trình tiêu hoá trong dạ cỏ ngoài tác dụng cơ giới còn có quá trình phân huỷ của vi sinh và các chất lên men. Lượng vi sinh vật trong dạ cỏ rất lớn (khoảng 1 tỷ con trong 1 kg thức ăn dạ cỏ). Trước hết thảo phúc trùng phá vỡ màng xenluloza để tạo điều kiện cho vi khuẩn lên men và giải phóng các chất dinh dưỡng khác như tinh bột, đường, đạm trong thức ăn để dễ dàng tiêu hoá. Thảo trùng cũng ăn một phần xenluloza đã bị phá vỡ đó để có năng lượng cho sự hoạt động của chúng. Chất xơ dưới tác dụng của vi khuẩn gây lên men rất mạnh, qua một số giai đoạn và cuối cùng tạo ra nhiều chất khí (CH4, CO2) và các axit béo bay hơi khác (a. acetic, a. propiovic, a. butyric, a. valeric), các sản phẩm này được hấp thụ vào máu qua thành dạ cỏ để tham gia vào quá trình trao đổi chất, vi khuẩn còn làm lên men hemixenluloza thành pentoza và hexoza, lên men dectin tạo thành một số axit béo bay hơi khác.

Thảo phúc trùng cũng phân giải tinh bột thành polysaccarit nhờ men amylaza trong cơ thể thảo phúc trùng tiết ra. Những đa đường này sẽ được lên men tạo thành axit béo bay hơi.

Sự phân giải protein trong dạ cỏ không đáng kể. Các vi sinh vật biến protein thực vật thành protein động vật có giá trị dinh dưỡng cao trong cơ thể của chúng. Hệ vi sinh vật này theo dịch thức ăn đi xuống dạ múi khế và ruột non, ở đó do môi trường không thích hợp, chúng chết đi, trở thành nguồn protein động vật cung cấp cho trâu bò. Người

ruột dạ lá sách

thực quản

dạ tổ ong dạ múi khế dạ cỏ

Page 141: benh noi khoa thu y

141

ta tính rằng 20 - 30% chất đạm dễ tiêu hoá trong dạ cỏ là vi sinh vật tạo thành. Việc tổng hợp các vitamin nhóm B và K cũng do các vi sinh vật (ở gia súc trưởng thành) tạo nên, riêng vitamin C chứa trong thức ăn bị phân hoá nhanh trong dạ cỏ.

Chú ý: Việc tổng hợp các vitamin này chỉ thực hiện được khi gia súc cai sữa. Vì vậy, với gia súc non việc bổ sung các vitamin cho cơ thể là cần thiết.

6.4. BỆNH BỘI THỰC DẠ CỎ (Dilatatio acuta ruminis íngestis)

6.4.1. Đặc điểm

Bệnh dạ cỏ bội thực (hay còn gọi tích thức ăn trong dạ cỏ) là do trong dạ cỏ chứa nhiều thức ăn khó tiêu hóa làm cho thể tích dạ dày tăng lên gấp bội, vách dạ dày căng. Nếu thức ăn tích lại lâu trong dạ cỏ thường kế phát viêm ruột và gây rối loạn hô hấp, cơ thể bị nhiễm độc → con vật chết.

Đây là bệnh trâu bò hay mắc (chiếm 40% trong các bệnh ở dạ dày bốn túi). Bệnh tiến triển chậm (thường xảy ra sau khi ăn từ 6 - 9 giờ).

6.4.2. Nguyên nhân

Do ăn quá no: Trâu bò ăn quá no các loại thức ăn khô, thức ăn khi gặp nước dễ trương nở (như rơm, cỏ khô, cây họ đậu, bã đậu) hoặc do gia súc nhịn đói lâu ngày đột nhiên ăn no, ăn xong uống nhiều nước lạnh ngay đều có thể dẫn đến dạ cỏ bội thực.

Do chăm sóc kém hoặc thay đổi thức ăn đột ngột (trâu bò cày kéo bị mắc bệnh do làm việc quá mệt nhọc, ăn xong đi làm ngay, bò sữa mắc bệnh do thiếu vận động).

Do cơ thể gia súc suy yếu, bộ máy tiêu hoá hoạt động kém, hoặc do kế phát từ những bệnh khác như nghẽn dạ lá sách, liệt dạ cỏ, viêm dạ tổ ong do ngoại vật và dạ múi khế biến vị.

Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm (bệnh cúm, bệnh tụ huyết trùng,...).

6.4.3. Cơ chế sinh bệnh

Hoạt động của dạ cỏ do hệ thần kinh thực vật chi phối. Vì vậy, những nhân tố gây bệnh ở bên ngoài hay trong cơ thể đều làm trở ngại của hoạt động thần kinh mê tẩu, làm giảm nhu động của dạ cỏ → thức ăn tích lại ở dạ cỏ. Khi thức ăn tích lại trong dạ cỏ làm tăng áp lực xoang bụng → gây rối loạn hô hấp và tuần hoàn. Do vậy, con vật có biểu hiện thở khó. Hơn nữa khi thức ăn tích lại lâu sẽ lên men, thối rữa sinh ra nhiều hơi và các sản vật phân giải (như các loại khí; axit hữu cơ). Những chất này kích thích vào vách dạ cỏ, làm cho dạ cỏ co giật từng cơn → con vật đau bụng và không yên. Nếu hơi sinh ra nhiều sẽ gây ra chướng hơi, mặt khác thức ăn trong quá trình lên men sẽ trương to làm căng vách dạ dày dẫn tới giãn dạ dày. Bệnh tiến triển làm cho cơ trơn co bóp yếu dần → bệnh nặng thêm, vách dạ cỏ bị kích thích gây viêm hoại tử, chất phân giải ngấm vào máu gây trúng độc → con vật chết.

Page 142: benh noi khoa thu y

142

6.4.4. Triệu chứng

Bệnh xảy ra sau khi ăn từ 6 - 9 giờ. Triệu chứng lâm sàng thể hiện rõ:

Con vật giảm ăn hay không ăn, ngừng nhai lại, hơi ợ ra có mùi chua, hay chảy dãi, con vật đau bụng (khó chịu, đuôi quất mạnh vào thân, xoay quanh cọc buộc, lấy chân sau đạp bụng, đứng nằm không yên có khi chổng bốn vó giẫy giụa, khi dắt di thấy con vật cử động cứng nhắc, hai chân dạng ra.

Mé bụng trái con vật phình to, sờ nắn thấy chắc, ấn tay vào có dạng bột nhão, con vật đau, cho tay qua trực tràng sờ vào dạ cỏ thấy chắc như sờ vào túi bột, con vật rất khó chịu.

Gõ vào vùng dạ cỏ thấy âm đục tương đối lấn lên vùng âm bùng hơi. Vùng âm đục tuyệt đối lớn và chiếm cả vùng âm đục tương đối. Tuy vậy, nếu con vật chướng hơi kế phát thì khi gõ vẫn có âm bùng hơi.

Nghe thấy âm nhu động dạ cỏ giảm hay ngừng hẳn, nếu bệnh nặng thì vùng trái chướng to, con vật thở nhanh, nông, tim đập mạnh, chân đi loạng choạng, run rẩy, mệt mỏi, cũng có khi nằm mê mệt không muốn dậy.

Có thể gây viêm ruột kế phát. Lúc đầu con vật đi táo, sau đó đi ỉa chảy, sốt nhẹ.

6.4.5. Tiên lượng

Nếu bệnh nhẹ, không kế phát bệnh khác thì sau 3 - 5 ngày sẽ khỏi, nếu kế phát chướng hơi, viêm ruột hay nhiễm độc thì có thể chết.

6.4.6. Chẩn đoán

Trâu bò mắc bệnh này có những đặc điểm: Bụng trái căng to, sờ vào chắc, ấn tay vào vùng dạ cỏ để lại vật tay, gia súc không ăn, nhai lại giảm.

Cần phân biệt với các bệnh:

Dạ cỏ chướng hơi: Bệnh phát ra nhanh, vùng bụng trái căng to, sờ dạ cỏ căng như quả bóng, gia súc khó thở chết nhanh.

Liệt dạ cỏ: Nắn vùng bụng trái cảm thấy thức ăn nhão như cháo, nhu động dạ cỏ mất.

Viêm dạ tổ ong do ngoại vật: Con vật có triệu chứng đau khi khám vùng dạ tổ ong.

6.4.7. Điều trị

Nguyên tắc tắc điều trị: làm hồi phục và tăng cường nhu động dạ cỏ, tìm cách thải thức ăn tích lâu ngày trong dạ cỏ.

a. Hộ lý

Cho gia súc nhịn ăn 1 - 2 ngày (không hạn chế nước uống), tăng cường xoa bóp vùng dạ cỏ, dắt cho gia súc vận động để tăng cường cơ năng vận động của dạ cỏ.

Page 143: benh noi khoa thu y

143

Những ngày sau cho gia súc ăn một ít thức ăn mềm, dễ tiêu và cho ăn làm nhiều lần trong ngày, đồng thời có thể thụt cho gia súc bằng nước ấm.

Moi phân trong trực tràng và kích thích bàng quang cho con vật đi tiểu.

b. Dùng thuốc

Dùng thuốc tẩy trừ chất chứa trong dạ cỏ: Sulfat natri 300 - 500 g/con (trâu, bò); 50 - 100 g/con (bê, nghé); 20 - 50 g/con (dê, cừu). Hòa với nước sạch cho con vật uống 1 lần trong ngày đầu điều trị.

Dùng thuốc tăng cường nhu động dạ cỏ: Pilocacpin 3% 5 - 10ml/con (trâu, bò); 3 - 5ml/con (bê, nghé); 2 - 3ml/con (dê, cừu). Tiêm bắp, ngày 1 lần

Tăng cường tiêu hóa ở dạ cỏ: dùng HCl (10 - 12ml nguyên chuẩn hòa với 1 lít nước). Cho con vật uống ngày 1 lần.

Đề phòng thức ăn lên men trong dạ cỏ

- Ichthyol: trâu, bò (20 - 30g), dê, cừu, bê, nghé (1 - 2g). Cho uống ngày 1 lần.

- Hoặc dùng formol (15ml nguyên chuẩn hoà với 1 lít nước sạch) cho con vật uống: trâu, bò (1 lít/con); bê, nghé, dê (200 - 300ml/con). Cho uống ngày 1 lần.

- Hoặc dùng: cồn + tỏi; nước dưa chua, nước lá thị cho con vật uống.

Dùng thuốc trợ sức, trợ lực, tăng cường giải độc cho cơ thể:

Thuốc Trâu, bò (ml) Bê, nghé, dê, cừu (ml)

Dung dịch Glucoza 20% 1000 - 2 000 500 - 1000

Cafeinnatribenzoat 20% 10 - 15 5 - 10

Canxi clorua 10% 50 - 70 15 - 20

Urotropin 10% 50 - 70 20 - 30

Vitamin C 5% 20 10

Tiêm chậm vào tĩnh mạch ngày 1 lần

Chú ý:

- Nếu bội thực dạ cỏ có kế phát chướng hơi cấp tính phải dùng troca chọc thoát hơi.

- Với biện pháp trên mà thức ăn vẫn tích trong dạ cỏ thì mổ dạ cỏ lấy bớt thức ăn

6.5. LIỆT DẠ CỎ (Atomia ruminis)

6.5.1. Đặc điểm

Bệnh làm cho dạ cỏ co bóp kém và dẫn đến liệt → thức ăn trong dạ cỏ, dạ múi khế không được xáo trộn và tống về đằng sau. Thức ăn tích lại trong dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ múi khế và bị thối rữa, lên men sinh ra chất độc, làm cho cơ thể bị trúng độc và hại cho hệ thống thần kinh thực vật. Kết quả làm trở ngại cơ năng vận động của dạ cỏ, làm gia

Page 144: benh noi khoa thu y

144

súc giảm ăn, giảm nhai lại và thường kế phát viêm ruột, cuối cùng con vật trúng độc chết.

Bệnh thường thấy ở trâu, bò, còn ở dê, cừu ít mắc.

6.5.2. Nguyên nhân

* Do cơ thể suy nhược (chiếm khoảng 40%), thường gặp ở những trường hợp sau:

- Do thức ăn khan hiếm, gia súc bị đói, ăn rơm bị mốc, thối nát nên thiếu sinh tố.

- Do gia súc bị các bệnh tim, gan, thận, rối loạn trao đổi chất, hay mắc những bệnh mạn tính khác.

- Do chăm sóc nuôi dưỡng gia súc không đúng phương pháp:

+ Cho ăn lâu ngày những thức ăn làm hạn chế nhu động cơ trơn (trâu bò ăn nhiều thức ăn tinh, kém thức ăn thô xanh).

+ Cho ăn thức ăn có tính kích thích mạnh làm cho nhu động dạ cỏ quá hưng phấn, đến giai đoạn sau sẽ làm giảm trương lực của cơ → nhu động dạ cỏ giảm sau đó liệt.

- Do cho ăn những thức ăn quá đơn điệu hay thay đổi thức ăn quá đột ngột.

- Do chế độ quản lý gia súc không hợp lý, gia súc làm việc quá sức, thay đổi điều kiện chăn thả.

* Do kế phát của một số bệnh khác

- Kế phát từ một số bệnh nội khoa (dạ cỏ bội thực, dạ cỏ chướng hơi, viêm dạ tổ ong do ngoại vật, viêm phúc, mạc).

- Kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm (bệnh cúm, bệnh tụ huyết trùng).

- Kế phát từ một số bệnh kí sinh trùng (sán lá gan, kí sinh trùng đường máu) hoặc do trúng độc cấp tính gây nên.

6.5.3. Cơ chế sinh bệnh

Các tác động bệnh lý làm trở ngại tới hoạt động của hệ thần kinh trung ương, thần kinh thực vật rồi làm trở ngại sự hoạt động của tiền vị làm cho cơ dạ cỏ giảm nhu động và dẫn đến liệt. Khi dạ cỏ bị liệt, những thức ăn tích lại trong dạ cỏ, dạ lá sách lên men, thối rữa sinh ra các chất độc và được hấp thụ vào máu gây ảnh hưởng đến tiêu hoá và trạng thái toàn thân của con vật (do những sản phẩm phân giải từ dạ cỏ hấp thụ vào máu, làm giảm cơ năng thải độc của gan, lượng glycogen trong gan giảm dần dẫn đến chứng xeton huyết, lượng kiềm dự trữ trong máu giảm dẫn tới trúng độc toan. Đồng thời do thức ăn lên men, các sản phẩm sinh ra kích thích vào vách dạ dày gây nên chứng viêm hoại tử ở dạ dày, viêm cata ở dạ múi khế và ruột → bệnh trở nên nặng thêm).

Hình 6.7. Mổ dạ cỏ lấy thức ăn

Page 145: benh noi khoa thu y

145

Do quá trình lên men đã làm thay đổi pH của dạ cỏ: từ kiềm yếu chuyển sang toan (do lượng axit hữu cơ đột ngột tăng lên trong dạ cỏ) gây bất lợi cho sự sống của các vi sinh vật phân giải xenluloza và infusoria trong dạ cỏ, mặt khác những sản vật sinh ra ở dạ cỏ còn kích thích tới sự cảm thụ hoá học ở vách dạ dày nên sinh ra những cơn co giật ở dạ dày. Những dịch lỏng trong dạ dày, chảy vào dạ múi khế và ruột làm ảnh hưởng đến nhu động của dạ dày và ruột và làm cho dạ lá sách căng to (do thức ăn chưa được làm mềm, theo dịch thể tràn vào dạ lá sách).

Những kích thích bệnh liên tục truyền đến hệ thần kinh trung ương, làm tế bào thần kinh mệt mỏi, con vật rơi vào trạng thái bị ức chế.

6.5.4. Triệu chứng

a. Thể cấp tính

Con vật giảm ăn, thích ăn thức ăn thô hơn thức ăn tinh, khát nước, nhai lại giảm hoặc ngừng hẳn, nhu động dạ cỏ kém hoặc mất. Con vật hay ợ hơi, hơi có mùi hôi thối. Con vật thích nằm, mệt mỏi, niêm mạc miệng khô.

Sờ nắn vùng dạ cỏ qua trực tràng thấy thức ăn như cháo đặc, vùng bụng trái sưng to, con vật khó thở.

Phân lỏng lẫn chất nhầy, khi kế phát viêm ruột thì phân loãng và thối. Nếu bệnh nặng con vật có cơn co giật, sau đó con vật chết.

b. Thể mạn tính

Con vật ăn uống thất thường, nhai lại giảm, ợ hơi thối, dạ cỏ giảm nhu động nên thường chướng hơi nhẹ, phân lúc táo, lúc lỏng, trường hợp không kế phát bệnh khác thì nhiệt độ bình thường, con vật gầy dần, sau đó suy nhược rồi chết.

6.5.5. Bệnh tích

Thể tích của dạ cỏ và dạ múi khế tăng, vùng dạ cỏ trùng xuống, thức ăn trong dạ lá sách khô lại, trong dạ cỏ chứa đầy dịch nhầy có mùi thối, niêm mạc dạ dày viêm hoặc xuất huyết.

6.5.6. Tiên lượng

Bệnh mới phát thì sau khi điều trị 3 - 5 ngày con vật bình phục trở lại. Bệnh ở dạng mạn tính tiên lượng xấu.

6.5.7. Chẩn đoán

Phải nắm được đặc điểm của bệnh như nhu động dạ cỏ giảm, hoặc ngừng hẳn, nhai lại giảm, kém ăn, thỉnh thoảng chướng hơi, lúc đầu đi táo, sau đó ỉa chảy, thức ăn trong dạ cỏ nát như cháo.

Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh:

Page 146: benh noi khoa thu y

146

Dạ cỏ chướng hơi: Bệnh phát ra đột ngột, vùng bụng trái phồng to, căng như quả bóng, con vật ngạt thở, niêm mạc tím bầm, nếu can thiệp không kịp thời con vật sẽ chết.

Viêm dạ dày - ruột cấp tính: Gia súc hơi sốt, trong dạ cỏ không tích hơi và đọng lại thức ăn, nhu động ruột tăng, ỉa chảy.

Viêm dạ tổ ong ngoại vật: Con vật cũng liệt dạ cỏ, thay đổi tư thế đứng, dạng hai chân trước khi xuống dốc, đau, nghiến răng, phù yếm. Bệnh thường gây viêm phúc mạc, viêm ngoại tâm mạc kế phát.

6.5.8. Điều trị

Nguyên tắc là làm tăng nhu động dạ cỏ, làm giảm chất chứa.

a. Hộ lý

Khi mới mắc bệnh cho gia súc nhịn 1 - 2 ngày (không hạn chế uống nước) sau đó cho ăn thức ăn dễ tiêu, cho ăn ít và nhiều lần trong ngày.

Xoa bóp vùng dạ cỏ (ngày từ 1 - 5 lần, mỗi lần khoảng 10 - 15 phút), cho gia súc vận động nhẹ. Trường hợp gia súc đau nhiều không nên xoa bóp vùng dạ cỏ.

b. Dùng thuốc

Dùng thuốc làm tăng cường nhu động dạ cỏ (dùng một trong các loại sau):

- Magie sulfat: trâu, bò (300 g/con); bê, nghé (200 g/con). Hòa với 1 lít nước cho con vật uống 1 lần trong ngày đầu điều trị.

- Hoặc Pilocacpin 3%: trâu, bò (3 - 6ml/con); bê, nghé (3ml/con). Tiêm bắp ngày 1 lần.

- Hoặc dung dịch NaCl 10%: trâu, bò (200 - 300ml/con); bê, nghé (200ml/con). Tiêm chậm vào tĩnh mạch ngày 1 lần.

Chú ý: Những gia súc có chửa không dùng thuốc kích co bóp cơ trơn

- Dùng thuốc ức chế lên men sinh hơi của dạ cỏ

- Điều chỉnh hệ thần kinh, tránh những kích thích bệnh lý (dùng thuốc an thần)

- Dùng thuốc trợ sức, trợ lực, nâng cao sức đề kháng và tăng cường giải độc

Thuốc Trâu, bò (ml) Bê, nghé, dê, cừu (ml)

Glucoza 20% 1000 - 2000 300 - 500

Cafeinnatribenzoat 20% 20 5 - 10

Canxi clorua 10% 50 - 70 15 - 20

Urotropin 10% 50 - 70 20 - 30

Vitamin C 5% 20 10

Tiêm chậm vào tĩnh mạch ngày 1 lần.

- Trường hợp viêm mạn tính dùng nước muối nhân tạo cho uống

Page 147: benh noi khoa thu y

147

- Nếu liệt dạ cỏ do thần kinh giao cảm quá hưng phấn: Dùng Novocain 0,25% 20 - 40ml phong bế vùng bao thận.

- Để tăng cường quá trình tiêu hoá: Dùng HCl 0,5% 500ml cho uống; dùng rượu tỏi 40 - 60ml cho uống.

- Nếu chướng hơi dạ cỏ kế phát: Cho uống thuốc để ức chế lên men trong dạ cỏ.

- Nếu kế phát ỉa chảy: Cho uống tanin và thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn đường ruột.

6.6. CHƯỚNG HƠI DẠ CỎ CẤP TÍNH (Tympania ruminis acuta)

6.6.1. Đặc điểm

Do gia súc ăn nhiều thức ăn dễ lên men, sinh ra nhiều hơi tích trong dạ cỏ → dạ cỏ chướng hơi phình to, ép vào cơ hoành làm trở ngại tới hô hấp và tuần hoàn. Do vậy, con vật có biểu hiện thở khó hoặc ngạt thở.

Ở Việt Nam gia súc hay mắc bệnh này vào vụ đông xuân, nhất là lúc cỏ non đang mọc và còn nhiều sương giá.

6.6.2. Nguyên nhân

- Do gia súc ăn nhiều thức ăn dễ lên men, sinh hơi (thức ăn xanh chứa nhiều nước, những cây họ đậu, thân cây ngô non, lá dâm bụt,...) hoặc gia súc ăn phải những thức ăn đang lên men dở (cây, cỏ, rơm mục).

- Do gia súc ăn phải thức ăn có chứa chất độc (chất độc hợp chất phospho hữu cơ)

- Do gia súc làm việc quá sức hoặc do thời tiết thay đổi quá đột ngột làm ảnh hưởng tới bộ máy tiêu hoá.

- Bệnh phát sinh còn do kế phát từ bệnh liệt dạ cỏ, viêm dạ tổ ong, viêm phúc mạc, liệt thực quản, tắc thực quản hay do gia súc nằm liệt lâu ngày.

- Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm (cúm, tụ huyết trùng,...).

- Do gia súc bị trúng độc Carbamid.

- Bê, nghé mắc bệnh thường do bú sữa không tiêu

6.6.3. Cơ chế sinh bệnh

Thức ăn trong dạ cỏ do tác động của các vi sinh vật trong dạ cỏ, sinh sản ra khí: metan (26%), carbonic (6,2%), sulfua hydro, hydrogen và nitơ (7%). Một phần hơi tích lại trên bề mặt thức ăn ở túi trên, khí còn thừa được gia súc ợ ra ngoài, một phần nhỏ thấm vào máu, phần còn lại theo đường ruột thải ra ngoài. Khi thức ăn dễ lên men, phản xạ ợ hơi bị ngưng trệ, gây nên chướng hơi dạ cỏ.

Page 148: benh noi khoa thu y

148

Còn có ý kiến cho rằng: Để có hơi tích lại trong dạ cỏ không chỉ do thức ăn và điều kiện khí hậu mà còn do bọt hơi hình thành trong dạ cỏ và các chất nhầy carbonat của nước bọt. Những bọt hơi này có sức căng bề mặt lớn lên tích lại ở túi trên và trộn với thức ăn. Do sự tích lại những bọt hơi lớn lên những bọt hơi nhỏ không có lối thoát ra vì những bọt hơi lớn có sức căng bề mặt lớn hơn, nó tích lại ở phần trên, ngoài ra protein thực vật cũng giúp cho sức căng bề mặt của những bọt hơi lớn lên.

Cũng có ý kiến cho rằng: Hơi tích trong dạ cỏ là glycosid, axit cyanhydric, chất giống vitamin PP ở thực vật gây ức chế cơ trơn dạ cỏ, dạ cỏ nhu động kém làm hơi tích lại.

Thuyết khác cho rằng: những chất sản sinh trong cơ thể như histamin cũng có tác dụng làm ức chế hoạt động của cơ trơn, làm cho bệnh dễ phát ra.

Song dù cho nguyên nhân nào đi nữa, bệnh gây ra chủ yếu vẫn do thức ăn lên men chứa nhiều nước làm hơi sản sinh nhiều, làm rối loạn tuần hoàn ở vách dạ cỏ và ức chế thần kinh ảnh hưởng đến sự nhai lại và ợ hơi, vách dạ cỏ bị thiếu máu, nhu động dạ cỏ giảm.

Hơi tích lại làm thể tích dạ cỏ tăng lên đột ngột, ép lên cơ hoành làm gia súc ngạt thở, máu về tim bị trở ngại gây ứ huyết ở não và tĩnh mạch cổ, gan cũng bị dạ cỏ chèn ép gây thiếu máu làm cơ năng giải độc của gan giảm đồng thời những chất phân giải trong dạ cỏ kích thích vào vách dạ cỏ gây cho con vật những cơn co thắt. Đến cuối kì bệnh, dạ cỏ bị tê liệt, quá trình tống hơi ra ngoài hoàn toàn bị ngừng trệ nên gia súc lâm vào trạng thái trầm trọng, gia súc có thể chết do ngạt thở và do tuần hoàn trở ngại.

6.6.4. Triệu chứng

Bệnh xuất hiện rất nhanh (thường xuất hiện sau khi ăn 30 phút đến 1 giờ).

Bệnh mới phát con vật tỏ ra không yên, bồn chồn, bụng trái ngày càng phình to và con vật có triệu chứng đau bụng (con vật luôn ngoảnh lại nhìn bụng, vẫy đuôi, cong lưng, hai chân thu vào bụng).

Quan sát vùng bụng thấy vùng bụng trái sưng to, hõm hông trái căng phồng, có khi phồng cao hơn cột sống (hình 6.8).

Gõ vào bụng trái (đặc biệt hõm hông trái) thấy âm trống chiếm ưu thế, âm đục và âm bùng hơi mất. Nếu khí tích lại nhiều trong dạ cỏ, khi gõ còn nghe thấy âm kim thuộc.

Nghe vùng dạ cỏ thấy nhu động dạ cỏ lúc đầu tăng sau đó giảm dần rồi mất hẳn, chỉ nghe thấy tiếng nổ lép bép do thức ăn lên men.

Hình 6.8. Bò chướng hơi dạ cỏ

Page 149: benh noi khoa thu y

149

Bệnh càng nặng, gia súc đau bụng càng rõ rệt, vã mồ hôi, uể oải, hay sợ hãi, con vật ngừng ăn, ngừng nhai lại. Gia súc khó thở, tần số hô hấp tăng, dạng hai chân trước để thở, hoặc thè lưỡi để thở và con vật chết do ngạt thở.

Hệ thống tuần hoàn bị rối loạn, máu ở cổ và đầu không dồn về tim được nên tĩnh mạch cổ phồng to, tim đập nhanh (140 lần/phút), mạch yếu, huyết áp giảm, gia súc đi tiểu liên tục.

6.6.5. Bệnh tích

Gia súc có hiện tượng chảy máu ở mũi và hậu môn, có hiện tượng lòi dom, mồm đầy bọt, thực quản vít chặt, thức ăn lên tới tận miệng, phổi sung huyết, máu tím bầm.

6.6.6. Tiên lượng

Bệnh hay xảy ra ở thể cấp, rất nguy hiểm, khi gia súc phát bệnh nếu không kịp thời can thiệp gia súc sẽ bị ngạt thở, trúng độc axit carbonic làm trở ngại tuần hoàn và xuất huyết não, gia súc chết nhanh.

6.6.7. Chẩn đoán

Cần nắm được đặc điểm chính của bệnh: bệnh tiến triển nhanh (thường sau khi ăn 1 - 2 giờ), vùng bụng trái căng phồng, trong dạ cỏ chứa đầy hơi, gia súc khó thở, tĩnh mạch cổ phồng to.

Cần chẩn đoán phân biệt với dạ cỏ bội thực: ở bệnh bội thực dạ cỏ, bệnh tiến triển chậm (thường xuất hiện sau khi ăn từ 6 - 9 giờ), khi gõ vùng dạ cỏ xuất hiện âm đục tuyệt đối.

6.6.8. Điều trị

Nguyên tắc điều trị là tìm mọi biện pháp làm thoát hơi trong dạ cỏ, ức chế sự lên men, tăng cường nhu động dạ cỏ đồng thời chú ý trợ tim, trợ sức.

Trường hợp chướng hơi quá cấp phải dùng Troca để chọc thoát hơi trong dạ cỏ, nhưng chú ý khi chọc phải để thoát hơi từ từ.

a. Hộ lý

- Để gia súc đứng yên trên nền dốc (đầu cao mông thấp) cho dễ thở, dùng tay xoa bóp dạ cỏ nhiều lần (mỗi lần từ 10 - 15 phút).

- Dội nước lạnh vào nửa thân sau, bôi Ichthyol vào lưỡi hoặc dùng que ngáng ngang mồm để kích thích gia súc ợ hơi.

- Đưa tay vào trực tràng móc phân và kích thích bàng quang để gia súc đi tiểu

b. Dùng thuốc điều trị

- Dùng thuốc thải trừ chất chứa ở dạ cỏ:

Page 150: benh noi khoa thu y

150

Thuốc Trâu, bò Bê, nghé

MgSO4 hoặc Na2SO4 200 - 300 g/con 100 - 200 g/con

Hòa nước cho uống một lần trong cả quá trình điều trị

- Dùng thuốc ức chế sự lên men sinh hơi ở dạ cỏ (nước dưa chua, dấm ăn, NH3, formol, nước rượu tỏi,...).

- Dùng thuốc trợ sức, trợ lực:

Thuốc Trâu, bò Bê, nghé

Cafeinnatribenzoat 20% 10 - 15ml 5 - 10ml

vitamin B1 2,5% 10 - 15ml 5 - 10ml

Tiêm dưới da ngày 1 lần.

6.7. TẮC NGHẼN DẠ LÁ SÁCH (Obturatio omasi)

6.7.1. Đặc điểm

Do bản thân dạ lá sách co bóp kém. Do vậy, việc đẩy thức ăn vào dạ múi khế chậm, ngược lại dạ tổ ong và dạ cỏ nhu động mạnh nên thức ăn luôn xuống dạ lá sách → thức ăn tích trong dạ lá sách, khô dần và tắc lại.

Bệnh thường xảy ra vào thời kỳ giá rét. Trâu, bò miền núi mắc bệnh nhiều hơn trâu, bò vùng đồng bằng.

6.7.2. Nguyên nhân

- Do trâu, bò ăn nhiều cám trong một thời gian dài hoặc trong cám có lẫn bùn đất.

- Do trâu, bò ăn nhiều cỏ khô, rơm rạ, lõi ngô mà ít uống nước.

- Do kế phát từ viêm dạ dày, dạ múi khế biến vị, do tắc cửa thông với dạ múi khế.

- Do kế phát từ những bệnh kí sinh trùng đường máu (bệnh tiên mao trùng), bệnh truyền nhiễm hay những bệnh gây sốt cao, làm cho dạ lá sách giảm nhu động → thức ăn tích lại ở dạ lá sách.

6.7.3. Cơ chế sinh bệnh

Dạ lá sách có cấu tạo bởi nhiều lá nhỏ, giữa các lá nhỏ đó có chỗ chứa thức ăn nên sự vận chuyển trong dạ lá sách khó khăn hơn các dạ khác.

Do tác động của bệnh nguyên làm dạ lá sách co bóp kém, trong khi đó thức ăn lại không ngừng từ dạ tổ ong dồn xuống, nước trong thức ăn được hấp thụ nhanh nên thức ăn khô và đi xuống dạ múi khế khó khăn → thức ăn tích lại ở dạ lá sách. Nếu thức ăn tích lại lâu sẽ ép vào vách của dạ lá sách làm cho từng lá bị hoại tử → cơ thể bị nhiễm độc làm bệnh ngày càng nặng thêm.

Page 151: benh noi khoa thu y

151

6.7.4. Triệu chứng

Thời gian đầu con vật giảm ăn, mệt mỏi, kém nhai lại, thỉnh thoảng dạ cỏ bị bội thực hoặc chướng hơi nhẹ. Con vật sốt, đau vùng dạ lá sách do vậy thường quay đầu về vùng dạ lá sách, nghe vùng dạ lá sách thấy âm nhu động mất (nghe ở khe sườn 7 - 9 trên đường ngang từ gờ vai phải). Chọc dò dạ lá sách thấy kim chuyển động theo hình con lắc.

Triệu chứng biểu hiện sớm nhất là gia súc đi táo, trong phân có những mảnh thức ăn chưa tiêu hoá. Những ngày đầu thân nhiệt, tần số hô hấp, tim mạch bình thường, những ngày sau đó có hoại tử trong dạ lá sách và bị bại huyết thì con vật sốt cao, triệu chứng toàn thân rõ ràng.

6.7.5. Chẩn đoán

Để chẩn bệnh người ta căn cứ vào: đau vùng dạ lá sách, ỉa táo phân có lẫn mảnh thức ăn chưa kịp tiêu hóa. Ngoài ra còn dùng phương pháp chọc dò dạ lá sách và bơm thuốc vào dạ lá sách.

6.7.6. Điều trị

a. Hộ lý

Cho gia súc vận động. Bệnh mới phát sinh cho gia súc ăn những thức ăn chứa nhiều nước hay cỏ non. Đưa tay vào trực tràng móc phân và kích thích gia súc đi tiểu.

b. Dùng thuốc điều trị

Dùng thuốc làm nhão thức ăn trong dạ lá sách:

- MgSO4: trâu, bò (200 - 300g/con); bê, nghé (100 - 200g/con). Hòa với nước cho uống một lần.

- Dung dịch MgSO4 25%: trâu, bò (300 - 400ml/con); bê, nghé (200ml/con). Tiêm trực tiếp vào dạ lá sách.

- Dùng thuốc tăng cường nhu động dạ lá sách. Dùng một trong các loại thuốc sau:

+ Pilocacpin: trâu, bò (5 - 6ml/con); bê, nghé (3 - 5ml/con). Tiêm bắp ngày 1 lần.

+ Hoặc Strychnin sulfat 0,1%: trâu, bò (10 - 15ml/con); bê, nghé: 5 - 10ml/con. Tiêm dưới da ngày 1 lần.

+ Hoặc dung dịch NaCl 10%: trâu, bò (300ml/con); bê, nghé (200ml/con). Tiêm chậm vào tĩnh mạch ngày 1 lần.

Chú ý: Đối với trâu, bò có chửa thì dùng dung dịch NaCl 10%.

Dùng thuốc trợ sức, trợ lực, tăng cường giải độc và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Hình 6.9. Thức ăn khô cứng trong dạ lá sách

Page 152: benh noi khoa thu y

152

Thuốc Trâu, bò (ml) Bê, nghé (ml)

Glucoza 20% 1000 - 2000 300 - 500

Cafeinnatribenzoat 20% 20 5 - 10

Canxi clorua 10% 50 - 70 20 - 30

Urotropin 10% 50 - 70 30 - 50

Vitamin C 5% 20 10

Tiêm chậm vào tĩnh mạch ngày 1 lần.

Dùng thuốc điều trị triệu chứng kế phát nếu có. Nếu táo bón dùng thuốc nhuận tràng. Nếu ỉa chảy dùng thuốc cầm ỉa chảy.

6.8. VIÊM DẠ DÀY - RUỘT (Gastro enteritio)

6.8.1. Đặc điểm

Quá trình viêm xảy ra dưới lớp biểu mô của vách dạ dày và ruột → làm trở ngại rất lớn tới tuần hoàn và dinh dưỡng ở vách dạ dày và ruột, làm cho cả lớp niêm mạc tổ chức bị viêm → vách dạ dày và ruột bị sung huyết, hoá mủ, hoại tử gây nên nhiễm độc và bại huyết cho cơ thể. Con vật có biểu hiện ỉa chảy rất nặng, cơ thể bị mất nước và chất điện giải rất nhiều → con vật chết nhanh. Bệnh tiến triển nhanh và tỷ lệ chết cao.

Tùy theo tính chất viêm mà có (viêm xuất huyết; viêm thể màng giả; viêm hoại thư)

6.8.2. Nguyên nhân

a. Thể nguyên phát

- Do sự chăm sóc nuôi dưỡng gia súc không đúng phương pháp, cho gia súc ăn thức ăn kém phẩm chất, uống nước bẩn.

- Do gia súc làm việc quá sức, thời tiết thay đổi đột ngột, chuồng trại vệ sinh kém.

- Do trúng độc các loại hoá chất gây viêm niêm mạc đường tiêu hoá.

- Do nhiễm các loại vi khuẩn có sẵn trong đường tiêu hoá (Salmonella, E. coli,...). Khi sức đề kháng của cơ thể giảm, các loại vi khuẩn này phát triển gây bệnh.

b. Thể kế phát

- Do kế phát từ viêm ruột thể viêm cata.

- Kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm (như bệnh dịch tả lợn, dịch tả trâu bò, cúm, viêm màng mũi thối loét và bệnh do kí sinh trùng).

6.8.3. Cơ chế sinh bệnh

Niêm mạc dạ dày, ruột bị kích thích bởi các nguyên nhân gây bệnh làm trở ngại nghiêm trọng đến cơ năng vận động và tiết dịch của dạ dày, ruột, các mô bào của vách

Page 153: benh noi khoa thu y

153

dạ dày, ruột bị phá hủy, đồng thời các vi khuẩn trong ruột phát triển mạnh, phân giải các chất chứa thành các sản vật độc ngấm vào máu gây trúng độc cho cơ thể. Trong quá trình viêm, niêm mạc dạ dày, ruột bị sưng, sung huyết, xuất huyết, lớp niêm mạc thượng bì bị tróc → thối rữa protit trong ruột càng trở nên nghiêm trọng. Những sản phẩm phân giải từ protit như Indol, Scatol, H2S,... ngấm vào máu, ức chế thần kinh trung ương làm ảnh hưởng đến tiêu hoá của dạ dày, ruột → con vật ỉa chảy dữ dội.

Do kết quả của các quá trình phân giải các chất chứa trong dạ dày, ruột và protit → con vật sốt cao, ỉa chảy mạnh → cơ thể mất nước và chất điện giải, kết quả con vật bị trúng độc, hôn mê dẫn đến chết. Ngoài ra còn có thể gây viêm kế phát đến tim, gan, thận, lách.

6.8.4. Triệu chứng

a. Triệu chứng toàn thân

Con vật ăn kém hoặc không ăn, mệt mỏi, khát nước. Khi bệnh trở nên kịch phát con vật ủ rũ, sốt cao, mạch nhanh, run rẩy, vã mồ hôi và chết rất nhanh. Trước khi chết thân nhiệt giảm.

b. Triệu chứng cục bộ

Con vật ỉa chảy nặng, phân lỏng như nước, màu đen, thối khẳm, có khi lẫn cả máu tươi, màng giả (do lớp niêm mạc ruột bong tróc), số lần đi ỉa trong ngày nhiều (hình 6.10). Ở chó và lợn còn có hiện tượng nôn mửa.

Do ỉa chảy mạnh, cơ thể bị mất nước và chất điện giải. Do vậy, trên lâm sàng thấy hố mắt trũng sâu, khoé mắt có rử, niêm mạc mắt hơi vàng, da khô, mất đàn tính, lông xù. Khi ỉa chảy nhiều, đến giai đoạn cuối cơ vòng hậu môn bị liệt nên phân tự động chảy ra ngoài, con vật nằm liệt, thân nhiệt hạ, sau đó con vật chết.

c. Triệu chứng phi lâm sàng

- Kiểm tra nước tiểu có albumin niệu, lượng nước tiểu giảm, tỷ trọng nước tiểu tăng.

- Kiểm tra máu thấy số lượng hồng cầu, hàm lượng hemoglobin tăng, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng.

6.8.5. Bệnh tích

Trường hợp viêm ruột xuất huyết, trên vách ruột có các điểm hoặc vệt xuất huyết, phân màu đỏ hoặc đen.

Hình 6.10. Trâu ỉa chảy nặng

Page 154: benh noi khoa thu y

154

Nếu viêm thể màng giả, trên bề mặt ruột phủ lớp fibrin.

Viêm hoá mủ trên mặt niêm mạc phủ lớp màu vàng. Trên lâm sàng gia súc bị viêm dạ dày và ruột, niêm mạc ruột bị lóc ra từng mảng dài, màu trắng, xanh, dính, nhầy, theo phân ra ngoài, ở trâu bò dạ múi khế bị xuất huyết nặng, dọc đường ruột xuất huyết. Chất chứa trong ruột nát như bùn đen.

6.8.6. Tiên lượng

Viêm ở mức độ nhẹ, bệnh kéo dài từ 1 - 2 tuần. Nếu chữa tích cực bệnh có thể khỏi nhưng gia súc hồi phục rất lâu và hay chuyển sang giai đoạn mạn tính.

Viêm ở thể nặng con vật chết sau 2 - 3 ngày. Nếu bệnh gây nên do nguyên nhân trúng độc con vật chết sau 24 giờ.

6.8.7. Chẩn đoán

Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh:

Viêm ruột thể cata cấp tính: Triệu chứng toàn thân nhẹ, chủ yếu là trở ngại cơ năng vận động và tiết dịch sinh ra ỉa chảy. Điều trị kịp thời và hộ lý tốt thì con vật khỏi sau đó hồi phục nhanh.

Hội chứng đau bụng: Triệu chứng lâm sàng giống viêm dạ dày - ruột nhưng con vật không sốt, không có triệu chứng toàn thân rõ rệt, hiện tượng đau bụng thể hiện rõ.

Suy tim cấp và viêm ngoại tâm mạc: Bệnh này do máu ứ lại ở tĩnh mạch nên gây viêm dạ dày, ruột, song bệnh có triệu chứng ứ huyết toàn thân và phù.

Một số bệnh truyền nhiễm gây viêm dạ dày - ruột: bệnh nhiệt thán, tụ huyết trùng, dịch tả. Những bệnh này ngoài triệu chứng viêm dạ dày, ruột, bệnh còn có các triệu chứng đặc thù khác, bệnh có tính chất lây lan.

6.8.8. Điều trị

Nguyên tắc điều trị: bổ sung nước, chất điện giải và tăng cường thể lực cho con vật. thải trừ chất chứa trong dạ dày, ruột, bảo vệ niêm mạc đường tiêu hoá, ức chế sự lên men để đề phòng trúng độc.

a. Hộ lý

- Khi bệnh mới phát, cho gia súc nhịn ăn 1 - 2 ngày, sau đó cho ăn thức ăn dễ tiêu. Cho gia súc uống nước tự do (tốt nhất uống nước điện giải).

- Thu dọn phân và chất thải, tẩy uế chuồng trại

b. Dùng thuốc điều trị

Bổ sung nước và chất điện giải cho cơ thể: Dùng các dung dịch đẳng trương (Ringer lactat, dung dịch nước sinh lý, dung dịch glucoza đẳng trương,...).

Page 155: benh noi khoa thu y

155

Thải trừ chất chứa trong ruột: Dùng thuốc tẩy muối (magie sulfat, hoặc natri sulfat)

Dùng Natri bicarbonat 2% để thụt rửa ruột

Dùng thuốc bảo vệ niêm mạc ruột: Cho uống nước cháo gạo nếp (sau khi uống thuốc rửa ruột) mỗi lần 2 - 3 lít, ngày uống 3 - 4 lần, hoặc dùng Natri bromua 40 - 50g trộn vào cháo hoặc cho uống. Trong trường hợp ỉa chảy lâu ngày và không phải mắc bệnh truyền nhiễm, cho con vật uống tanin (ngựa, bò từ 5 - 20g, lợn từ 2 - 5g, chó từ 0,1 - 0,5g) hoà với nước cho uống. Hoặc dùng các cây có chứa chất chát như búp sim, búp ổi, quả hồng xiêm xanh sắc đặc cho uống.

Dùng thuốc để ức chế lên men trong dạ dày và ruột: cho uống Ichthyol (ngựa: 10 - 15g; trâu bò: 10 - 20g; lợn: 0,5 - 1g).

Dùng kháng sinh để diệt vi khuẩn bội nhiễm đường ruột: Có thể dùng một trong các loại kháng sinh:

- Sulfaguanidin: đại gia súc 20 - 40g; dê cừu 1 - 3g; chó 0,5 - 1g.

- Streptomycin: 20 - 30mg/kg TT. Cho uống ngày 2 lần.

- Kanamycin: 20 - 30mg/kg TT. Cho uống ngày 2 lần.

- Gentamycin: trâu bò 5 - 10mg/kg TT; lợn, chó 10mg/kg TT. Tiêm liên tục 3 - 4 ngày.

- Neomycin: 25 - 50mg/kg TT. Cho uống ngày 1 lần

- Enrofloxacin, Norcoli

Dùng thuốc giảm tiết dịch và co thắt dạ dày, ruột:

- Dùng nước ấm thụt ruột.

- Dùng atropin sunfat 0,1%: đại gia súc 10 - 15ml/con; tiểu gia súc 5 - 10ml/con; lợn, chó 1 - 3ml. Tiêm bắp ngày 1 lần.

6.9. VIÊM RUỘT CATA CẤP (Enteritis catarrhalis acuta)

6.9.1. Đặc điểm

Quá trình viêm xảy ra trên lớp biểu mô của vách ruột, làm ảnh hưởng đến nhu động và hấp thu của ruột. Trong ruột viêm chứa nhiều dịch nhầy, tế bào biểu mô ở vách ruột bong tróc, bạch cầu xâm nhiễm, những thức ăn chưa kịp tiêu hoá, cùng với các sản phẩm phân giải kích thích vào vách ruột làm tăng nhu động sinh ra ỉa chảy.

Tùy theo vị trí viêm ở ruột mà triệu chứng ỉa chảy xuất hiện sớm hay muộn. Tùy theo loại thức ăn mà tính chất viêm khác nhau (viêm thể toan, viêm thể kiềm).

Nếu bệnh không nặng lắm thì triệu chứng toàn thân không rõ ràng. Nếu bệnh nặng thì toàn thân suy nhược, con vật sốt nhẹ.

Bệnh thường xảy ra vào thời kỳ thức ăn khan hiếm. Đối với ngựa, nếu không điều trị kịp thời dễ chuyển sang thể mạn tính.

Page 156: benh noi khoa thu y

156

6.9.2. Nguyên nhân

- Do chất lượng thức ăn kém, thay đổi thức ăn đột ngột. Do đó làm ảnh hưởng tới tiêu hoá của con vật.

- Do thời tiết, khí hậu thay đổi đột ngột, hoặc gia súc bị lạnh đột ngột.

- Do gia súc bị ngộ độc bởi các loại hoá chất, thuốc trừ sâu.

- Do kế phát từ một số bệnh (như bệnh dịch tả, tụ huyết trùng, phó lao, sán lá gan, sán lá ruột, viêm gan, tắc dạ lá sách,...).

6.9.3. Cơ chế sinh bệnh

Những nhân tố bên ngoài hay bên trong cơ thể tác động vào hệ thống nội thụ cảm của ruột, sẽ làm trở ngại tới cơ năng vận động và tiết dịch của ruột tạo điều kiện thuận lợi cho những hệ vi sinh vật trong ruột phát triển, làm tăng cường quá trình lên men và thối rữa ở ruột. Loại vi khuẩn lên men chất bột đường sinh ra nhiều axit hữu cơ và axit acetic, axit axeto acetic và hơi (như CH4, CO2, H2,…). Các loại vi khuẩn phân giải protit sinh ra Indol, Scatol, Phenol, H2S, NH3 và các amino axit. Từ sự lên men và thối rữa đó làm thay đổi độ pH ở trong ruột gây trở ngại về tiêu hoá và hấp thu ở trong ruột. Những chất phân giải trong quá trình lên men ở ruột ngấm vào máu gây nhiễm độc, những hơi sản sinh ra kích thích làm ruột tăng nhu động sinh đau bụng.

Trong quá trình viêm các kích thích lý hoá ở trên sẽ gây nên viêm, niêm mạc ruột sung huyết, thoái hoá, cơ năng tiết dịch tăng, đồng thời cộng với dịch thẩm xuất tiết ra trong quá trình viêm làm cho nhu động ruột tăng, con vật sinh ra ỉa chảy. Do ỉa chảy con vật rơi vào tình trạng mất nước và chất điện giải, máu đặc lại gây hiện tượng toan huyết làm cho bệnh trở nên trầm trọng.

6.9.4. Triệu chứng

Con vật ăn kém, uể oải, khát nước, không sốt hoặc sốt nhẹ, giai đoạn đầu nhu động ruột giảm, con vật ỉa phân táo, giai đoạn sau nhu động ruột tăng, con vật ỉa chảy (hình 6.11). Tính chất bệnh lý tùy theo vị trí viêm trên ruột.

a. Nếu viêm ruột non

Nhu động ruột non tăng, trong ruột óc ách như nước chảy. Nếu trong ruột chứa đầy hơi, khi nhu động ruột mạnh sẽ thấy âm kim khí, khi ruột co giật sinh chứng đau bụng.

Hình 6.11. Lợn viêm ruột ỉa chảy

Page 157: benh noi khoa thu y

157

Nếu quá trình viêm chưa lan xuống ruột già thì hiện tượng ỉa chảy chưa xuất hiện. Sau viêm từ 2 - 3 ngày mới xuất hiện ỉa chảy.

b. Nếu viêm ruột già

Nhu động ruột tăng, nghe như tiếng sấm, gia súc ỉa chảy, phân nhão như bùn, hoặc loãng như nước, trong chứa những mảnh thức ăn chưa tiêu hoá, phân lẫn dịch nhày, máu và tế bào thượng bì, phân thối khắm và tanh, gia súc hay đánh rắm, phân dính vào hậu môn, kheo chân và đuôi. Gia súc ỉa chảy lâu ngày thì bụng hóp, mắt trũng, lông xù, da thô, cơ vòng hậu môn bị liệt, phân tự do chảy ra ngoài.

c. Nếu viêm trực tràng và tiểu kết tràng

Con vật thường có triệu chứng đi kiết, con vật luôn muốn đi ỉa nhưng mỗi lần đi chỉ có một ít phân, trong phân có dịch nhày, lỗ hậu môn mở rộng hay lòi ra (hình 6.12).

d. Nếu viêm ruột cata toan tính

Con vật ăn uống không thay đổi nhiều, gia súc dễ mệt khi lao tác nặng, hay vã mồ hôi, nhu động ruột tăng, đi ỉa nhiều lần, phân loãng, chua, thối, đánh rắm kêu nhưng không thối.

e. Nếu viêm cata kiềm tính

Con vật giảm ăn, lông dựng, da giảm đàn tính, có khi nhiệt độ hơi lên cao. Gia súc mệt mỏi, đi loạng choạng, nhu động ruột giảm, khi ỉa chảy phân có màu đen xạm, mùi thối rữa. Trong nước tiểu lượng Indican tăng. Khi ỉa chảy kéo dài thì con vật mất nước

nhiều, mất chất điện giải → hố mắt con vật trũng sâu, con vật có triệu chứng nhiễm độc, triệu chứng thần kinh rõ.

6.9.5. Tiên lượng

Bệnh ở thể nguyên phát, sau khi chất chứa trong ruột thoát ra ngoài 2 - 3 ngày sau con vật sẽ khỏi, con vật khỏi hẳn sau 5 - 6 ngày.

Bệnh nặng, con vật ỉa chảy kéo dài, cơ thể mất nước, chất điện giải, cơ thể nhiễm độc, con vật thường chết sau 1 - 2 tuần mắc bệnh. Trường hợp ỉa chảy cấp chỉ khoảng 3 - 4 ngày là con vật chết.

Hình 6.12. Lợn viêm tiểu kết tràng

Page 158: benh noi khoa thu y

158

6.9.6. Chẩn đoán

Cần nắm được những đặc điểm của bệnh: bệnh thường sinh ỉa chảy, nhu động ruột tăng, con vật không sốt hoặc sốt nhẹ, con vật vẫn ăn uống bình thường hoặc giảm ăn.

Để điều trị có hiệu quả cần phân biệt viêm ruột cata toan tính hay kiềm tính: Lấy 2 - 3 gam phân cho vào ống nghiệm, hoà loãng phân với ít nước (5 - 10ml), dùng đũa thuỷ tinh đánh tan, ghi lại màu sắc của phân, sau đó dùng giấy quỳ để đo độ pH, rồi nút chặt lại, để ống nghiệm vào tủ ấm từ 5 - 6 giờ lấy ra quan sát. Nếu viêm ruột cata toan tính thì nước phân trong, ngược lại nếu viêm thể kiềm thì nước phân đục.

Cần chẩn đoán phân biệt với những bệnh sau:

Viêm dạ dày - ruột: triệu chứng toàn thân rõ ràng, con vật ủ rũ, mệt mỏi, ỉa chảy mạnh, phân có màng giả, mạch nhanh, thân nhiệt cao, niêm mạc hoàng đản, có triệu chứng nhiễm độc toàn thân, triệu chứng thần kinh rõ,

Trường hợp ruột kinh luyến và các loại đau bụng khác: phải điều tra nguyên nhân gây bệnh và chẩn đoán hội chứng đau bụng.

Viêm cơ tim và viêm ngoại tâm mạc: do suy tim làm cho tĩnh mạch cửa ứ huyết gây nên triệu chứng đường ruột (nên khi chẩn đoán phải có hệ thống).

C¸c bÖnh truyÒn nhiÔm: phã lao, Colibacilosis, phã th−¬ng hµn. Vì vậy cần chẩn đoán về vi trùng học.

Các bệnh kí sinh trùng: huyết bào tử trùng, tiên mao trùng cũng gây nên viêm ruột thể cata. Vì vậy cần chẩn đoán về kí sinh trùng học.

6.9.7. Điều trị

a. Hộ lý

Khi bệnh mới phát, để gia súc nhịn đói 1 - 2 ngày sau đó cho ăn thức ăn dễ tiêu. Nếu viêm ruột cata toan tính cho con vật ăn nhiều thức ăn thô xanh. Nếu viêm ruột cata kiềm tính cho co vật ăn thức ăn ủ xanh, cháo gạo, ngô.

Cho con vật nghỉ ngơi (đối với gia súc cày kéo), chuồng trại sạch sẽ, khô ráo và thoáng mát.

Chườm nóng vùng bụng (dùng cám rang hoặc tro nóng cho vào bao tải quấn quanh bụng).

b. Dùng thuốc điều trị

Thải trừ chất chứa trong ruột: Dùng Na2SO4 hoặc MgSO4 (trâu, bò, ngựa 300 - 500g; dê, cừu, bê, nghé 50 - 100g; lợn 25 - 50g; chó 10 - 20g) hòa nước cho uống 1 lần trong cả quá trình điều trị.

Dùng thuốc trung hòa pH trong ruột và máu: Nếu viêm ruột thể toan tính, dùng Natri carbonat 3% ở nhiệt độ 38 - 400C, thụt ruột hoặc dung dịch Natri carbonat 1%, tiêm chậm vào tĩnh mạch. Nếu viêm thể kiềm tính dùng dung dịch thuốc tím 0,1% thụt rửa ruột.

Page 159: benh noi khoa thu y

159

Ức chế quá trình lên men và thối rữa trong ruột

Thuốc Trâu, bò, ngựa Dê, cừu, bê nghé Chó, lợn

Ichthyol 25 - 50g 5 - 10g 3 - 5g

Hoà thành dung dịch 1 - 2% cho uống ngày 1 lần

Dùng thuốc giảm dịch tiết ở ruột và co thắt ruột (bột than hoạt tính)

Đại gia súc Bê, nghé, dê, cừu Chó, Lợn

250 - 300g 20 - 30g 5 - 10g

Cho gia súc uống ngày một lần.

Thuốc Đại gia súc Tiểu gia súc Chó, lợn

Atropin sulfat 0,1% 15ml 10ml 1 - 3ml

Tiêm bắp ngày một lần.

Chú ý: Đối với trường hợp mà nguyên nhân gây bệnh không phải là truyền nhiễm thì khi tẩy chất chứa trong ruột rồi dùng axit tanic cho uống để làm se niêm mạc ruột: ngựa (5 - 10g); bò (10 - 25g); bê nghé cừu dê (3,5 - 5g); chó (0,1 - 0,5g). Có thể dùng các loại lá có chất chát sắc cho uống.

Bổ sung nước, chất điện giải và trợ sức, trợ lực cho cơ thể

Dùng thuốc chống nhiễm khuẩn đường ruột.

6.10. VIÊM RUỘT CATA MẠN TÍNH (Enteritis catarrhalis chronica)

6.10.1. Đặc điểm

Do niêm mạc ruột bị viêm lâu ngày làm thay đổi cấu trúc niêm mạc ruột (niêm mạc tăng sinh, các tuyến ruột teo) → trở ngại đến cơ năng tiết dịch và vận động của ruột. Hậu quả, gây rối loạn tiêu hóa, trên lâm sàng thấy con vật ỉa chảy xen kẽ với táo bón kéo dài).

Bệnh thường xảy ra đối với trâu, bò và ngựa.

6.10.2. Nguyên nhân

Bệnh rất ít khi ở thể nguyên phát, thường là kế phát từ viêm cata cấp tính (đặc biệt đối với ngựa). Nguyên nhân gây bệnh giống như viêm cata cấp tính nhưng tính kích thích của bệnh nguyên dài hơn.

Do gia súc mắc một số bệnh truyền nhiễm, kí sinh trùng mạn tính, bệnh nội khoa.

6.10.3. Cơ chế phát bệnh

Do ruột bị viêm lâu ngày làm cho vách ruột thay đổi về cấu trúc (vách ruột mỏng, tuyến ruột bị teo, lớp tế bào thượng bì thoái hoá, tổ chức liên kết tăng sinh, trên mặt

Page 160: benh noi khoa thu y

160

niêm mạc ruột bị loét hay thành sẹo), làm giảm nhu động ruột → sinh ra táo bón. Khi thức ăn trong ruột tích lại lâu thường lên men và kích thích vào niêm mạc ruột, làm tăng tiết dịch và nhu động ruột → gây ỉa chảy. Vì vậy, trong quá trình bệnh con vật có hiện tượng táo bón, ỉa chảy xuất hiện xen kẽ có tính chu kỳ và kéo dài. Bệnh kéo dài, con vật suy dinh dưỡng, thiếu máu, kiệt dần rồi chết.

6.10.4. Triệu chứng

Con vật ăn uống thất thường, mệt mỏi, kém tiêu hoá, lúc ỉa chảy, lúc táo bón, bụng thường hóp nhưng có lúc lại sinh chướng hơi ruột, dạ cỏ hay chướng hơi nhẹ (đối với trâu, bò). Ngựa đôi khi có hiện tượng đau bụng.

Triệu chứng toàn thân không rõ ràng, bệnh nặng con vật bị suy dinh dưỡng, thiếu máu, ngày một gầy dần, niêm mạc trắng bệch hoặc hơi vàng, con vật bị suy tim có thể gây phù ở bốn chân và bụng, sau đó suy kiệt rồi chết (hình 6.13).

6.10.5. Tiên lượng

Bệnh kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm, rất khó điều trị.

6.10.6. Chẩn đoán

Căn cứ vào hiện tượng ỉa chảy kéo dài (ỉa chảy xen kẽ với táo bón), con vật gầy dần.

Khi chẩn đoán chú ý phân biệt với một số bệnh truyền nhiễm mạn tính, bệnh gan mạn tính, bệnh về trao đổi chất, bệnh ký sinh trùng, cần chú ý cả bệnh mềm xương của ngựa cũng kế phát bệnh này.

6.10.7. Điều trị

a. Hộ lý

- Điều chỉnh khẩu phần ăn (cho ăn những loại thức ăn dễ tiêu hoá và kích thích tiết dịch, chia lượng ăn làm nhiều bữa). Tăng cường hoạt động đối với con vật bệnh.

- Chăm sóc nuôi dưỡng gia súc tốt, chuồng trai sạch sẽ và thoáng.

b. Dùng thuốc điều trị

- Dùng thuốc điều trị nguyên nhân chính.

- Dùng thuốc thải trừ chất chứa trong ruột:

Thuốc Đại gia súc Tiểu gia súc Chó, lợn

MgSO4 300g/con 100 - 200g/con 10 - 20g/con

Hình 6.13. Con vật gầy yếu

Page 161: benh noi khoa thu y

161

Hòa với nước cho uống

- Dùng thuốc kích thích tiêu hóa

+ Đối với với đại gia súc cho uống axit clohydric loãng 1% hoặc rượu.

+ Đối với lợn cho uống men tiêu hóa (Biosubtil hoặc Subtil) cùng với Becberin.

- Dùng thuốc điều trị triệu chứng (ở thời kỳ táo bón dùng thuốc nhuận tràng, ở thời kỳ ỉa chảy cho uống thuốc cầm ỉa chảy).

- Dùng thuốc trợ sức trợ lực, tăng cường giải độc và sức đối kháng cho cơ thể

Thuốc Đại gia súc (ml) Tiểu gia súc (ml) Chó, lợn (ml)

Glucoza 20% 1000 - 2000 500 150 - 400

Cafeinnatribenzoat 20% 10 - 15 5 - 10 1 - 3

Canxi clorua 10% 50 - 70 30 - 40 5 - 10

Urotropin 10% 50 - 70 30 - 50 10 - 15

Vitamin C 5% 15 10 5

Tiêm chậm vào tĩnh mạch ngày 1 lần.

- Dùng thuốc làm se niêm mạc ruột và diệt vi khuẩn bội nhiễm

6.11. CHỨNG KHÔNG TIÊU CỦA GIA SÚC NON (Dispepsia)

6.11.1. Đặc điểm

Đây là bệnh kém tiêu hoá của dạ dày và ruột ở gia súc non. Bệnh thường gặp nhất là bệnh ỉa phân trắng của lợn con và bê nghé.

Bệnh được chia làm hai thể: thể đơn giản mang tính chất viêm cata thông thường và thể nhiễm độc do kế phát các vi trùng có sẵn trong đường ruột gây nên.

6.11.2. Nguyên nhân

a. Do bản thân gia súc non

- Do sự phát dục của bào thai kém.

- Do những đặc điểm sinh lý bộ máy tiêu hoá của gia súc non như dạ dày và ruột của lợn con trong 3 tuần đầu chưa có khả năng tiết dịch vị, thức ăn trực tiếp kích thích vào niêm mạc mà tiết dịch, trong dịch vị chưa có HCl, hàm lượng và hoạt tính của men pepsin rất ít.

- Do hệ thống thần kinh của gia súc non chưa ổn định nên kém thích nghi với sự thay đổi của ngoại cảnh.

- Gia súc non trong thời kỳ bú sữa có tốc độ phát triển về cơ thể rất nhanh, đòi hỏi phải cung cấp đầy đủ đạm, khoáng và vitamin. Trong khi đó sữa mẹ ngày càng giảm về số lượng và chất lượng, nếu không bổ sung kịp thời, gia súc non dễ bị còi cọc và nhiễm bệnh.

Page 162: benh noi khoa thu y

162

b. Do gia súc mẹ

- Không được nuôi dưỡng đầy đủ khi mang thai.

- Trong thời gian nuôi con không được chăm sóc nuôi dưỡng tốt hoặc bị bệnh.

- Cho ăn nhiều thức ăn khó tiêu.

- Gia súc mẹ động dục.

c. Do ngoại cảnh

- Do vệ sinh kém, gia súc non ít được vận động và tắm nắng.

- Do vi trùng xâm nhập.

- Do nhiễm ký sinh trùng.

- Trong những nguyên nhân kể trên thì yếu tố chăm sóc, nuôi dưỡng đóng vai trò quyết định.

Chú ý: đối với bê nghé còn do nguyên nhân nhiễm giun đũa.

6.11.3. Cơ chế sinh bệnh

Khi bị bệnh, đầu tiên dạ dày giảm tiết dịch vị, nồng độ HCl giảm, làm giảm khả năng diệt trùng và khả năng tiêu hoá protit. Khi độ kiềm trong đường tiêu hoá tăng cao tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn trong đường ruột phát triển mạnh, làm thối rữa các chất chứa trong đường ruột và sản sinh nhiều chất độc. Những sản phẩm trên kích thích vào niêm mạch ruột làm tăng nhu động, con vật sinh ra ỉa chảy. Khi bệnh kéo dài, con vật bị mất nước (do ỉa chảy) gây nên rối loạn trao đổi chất trong cơ thể như nhiễm độc toan hoặc mất cần bằng các chất điện giải, làm cho bệnh trở nên trầm trọng, gia súc có thể chết.

6.11.4. Triệu chứng

a. Lợn con ỉa phân trắng

Lợn con từ 5 - 25 ngày tuổi dễ mắc bệnh. Trong 1 - 2 ngày đầu mắc bệnh, lợn vẫn bú và chạy nhảy như thường. Phân táo như hạt đậu xanh, nhạt màu. Sau đó phân lỏng dần, có màu vàng hoặc trắng, có bọt và chất nhày, mùi tanh khắm. Con vật có bú hoặc bỏ bú, lông xù và dựng, da nhăn nheo, nhợt nhạt, đuôi và khoeo dính đầy phân. Con vật bị bệnh từ 5 - 7 ngày, cơ thể quá kiệt sức dẫn đến chết, nếu gia súc qua khỏi thì chậm lớn, còi cọc.

Hình 6.14. Lợn ỉa phân trắng

Page 163: benh noi khoa thu y

163

b. Bê nghé ỉa phân trắng

Bê nghé thường mắc bệnh này sau khi sinh ra 10 - 15 ngày, thậm chí còn sớm hơn. Con vật đi ỉa phân lỏng mùi chua nhưng vẫn bú và đi lại được. Sau vài ngày con vật biểu hiện rõ triệu chứng toàn thân như: sốt 40 - 410C, giảm ăn, thích nằm, phân lỏng, có màu hơi xanh, mùi tanh khắm, bụng chướng to, thở nông và nhanh, tim đập nhanh và yếu. Bệnh nặng gia súc có thể bị hôn mê, nhiệt độ hạ dần rồi chết (hình 6.15).

6.11.5. Điều trị

Nguyên tắc điều trị: sớm và tích cực

a. Bệnh lợn con ỉa phân trắng

* Hộ lý:

Khi lợn mới mắc bệnh cần hạn chế bú mẹ, có điều kiện thì tách riêng lợn bị bệnh để theo dõi và điều trị bệnh. Kiểm tra lại vệ sinh chuồng trại và chế độ chăm sóc, chú ý đến nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi.

* Dùng thuốc điều trị:

Dùng thuốc làm se niêm mạc ruột: cho uống các chất có tanin để làm se niêm mạc ruột và diệt khuẩn như nước lá ổi, quả hồng xiêm xanh, bột tanin, búp sim,...

Dùng kháng sinh diệt vi khuẩn bội nhiễm (dùng một trong các loại kháng sinh sau).

- Cho uống sulfaguanidin 0,5 - 1 g/con/ngày.

- Neomycin cho uống 25 - 50 mg/kg TT/ngày, cho uống liên tục 3 - 4 ngày.

- Spectam tiêm bắp 25 mg/kg TT 2 lần/ngày, liên tục 3 ngày.

- Norfloxacin, Enrofloxacin,...

Dùng thuốc điều chỉnh sự cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột: Cho uống canh trùng B. subtilis hoặc Biosubtil hoặc chế phẩm sinh học.

b. Bệnh bê nghé ỉa phân trắng

* Hộ lý:

Cách ly riêng những con bệnh, hạn chế cho bú (thậm chí bắt nhịn bú từ 8 - 12 giờ) cho uống nước đường pha muối hoặc dung dịch orezol.

* Dùng thuốc điều trị:

Dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn đường ruột:

- Sulfaguanidin 0,1 - 0,2g/kg TT, uống 2 - 3 lần trong ngày, liên tục 3 - 5 ngày.

- Biomycin 0,02g/kg TT cho uống ngày 2 lần, liên tục 2 - 3 ngày.

Hình 6.15. Bê ỉa phân trắng

Page 164: benh noi khoa thu y

164

Dùng thuốc tăng cường trợ sức, trợ lực.

Thuốc Liều lượng

Glucoza 20% 300 - 400ml

Cafeinnatribenzoat 20% 5 - 10ml

Canxi clorua 10% 30 - 40ml

Urotropin 10% 30 - 50ml

Vitamin C 5% 10ml

Tiêm chậm vào tĩnh mạch ngày 1 lần.

Trường hợp bê nghé ỉa phân trắng do giun đũa: dùng thuốc tẩy giun

6.11.6. Phòng bệnh

- Chú ý phòng chống lạnh, ẩm và bẩn cho gia súc non.

- Chăm sóc tốt gia súc cái mang thai, cho gia súc non tập ăn sớm, chú ý bổ sung thêm vào khẩu phần khoáng vi lượng và vitamin. Với lợn con dùng Dextran sắt tiêm để kích thích sinh trưởng và phát triển (tiêm vào ngày thứ 3 và thứ 10 sau khi sinh).

Page 165: benh noi khoa thu y

165

Chương 7

BỆNH Ở HỆ TIẾT NIỆU (Diseases of the urinary system)

7.1. ĐẠI CƯƠNG

Thận là một cơ quan có vai trò quan trọng bậc nhất để đảm bảo sự hằng định của môi trường bên trong cơ thể. Đơn vị về mặt tổ chức học cũng như để thực hiện chức năng sinh lý của thận là Nephron. Cơ chế hoạt động tạo thành nước tiểu của thận là lọc, tái hấp thu và bài tiết. Thông qua việc tạo thành nước tiểu và các hoạt động chuyển hóa, nội tiết. Thận có các chức năng quan trọng chính sau đây.

7.1.1. Chức năng lọc

Đây là một chức năng quan trọng của thận, đào thải từ máu tất cả các chất không cần thiết và các chất độc đối với cơ thể, như các sản phẩm cuối cùng của các chuyển hóa (đặc biệt là của chuyển hóa protein), các muối, các thuốc, các chất màu, chất độc,... giữ lại các chất như protein, lipit, gluxit.

7.1.2. Chức năng điều chỉnh sự hằng định các thành phần của máu, giữ vững pH máu

- Điều hòa cân bằng kiềm - toan.

- Điều hòa sự hằng định áp lực thẩm thấu của máu.

- Điều hòa sự hằng định của thành phần máu.

- Để thực hiện chức năng này thận đào thải một cách có chọn lọc các chất cần đào thải và giữ lại ở cơ thể các chất cần thiết, đảm bảo sự hằng định các thành phần máu.

7.1.3. Chức năng cô đặc và hòa loãng

Tùy thuộc vào nhu cầu của cơ thể mà thận có thể cô đặc hoặc hòa loãng nước tiểu. Thứ nhất bằng cách tái hấp thu và bài tiết, đào thải số lượng nước không cần thiết ra nước tiểu và giữ lại lượng nước cần cho nhu cầu của cơ thể.

7.1.4. Chức năng đối với chuyển hóa

Để thực hiện các nhiệm vụ sinh lý của thận, ở thận xảy ra nhiều quá trình chuyển hóa phục vụ cho nhu cầu bản thân thận và các chức năng mà thận phải đảm bảo: điều

Hình 7.1. Hệ thống tiết niệu

Page 166: benh noi khoa thu y

166

hòa chuyển hóa muối - nước, tạo amoniac và thải các muối amon, chuyển hóa các chất sinh màu, tham gia tạo axit hypuric và thải axit hypuric, cùng với gan tạo creatin và chuyển hóa creatin. Đặc biệt ở tế bào ống còn xảy ra một cách mạnh mẽ sự chuyển hóa của các chất gluxit, lipit, protein nhờ hệ thống men phong phú ở thận (các men của vòng Krebs, các men phosphataza, men glucoronidaza, men glutaminaza,...).

7.1.5. Tham gia điều chỉnh các áp lực động mạch

Cần nêu lên là ở các nhóm tế bào nhỏ ở vùng đoạn xa của ống lượn, ở tổ chức đệm của tiểu cầu, động mạch đến và đi có tạo ra renin, là một chất nội tiết bản chất là một protein có hoạt động của một men proteaza biến hypertensinogen (là một globulin) thành hypertensin có tác dụng gây co mạch, qua đó ảnh hưởng tới huyết áp.

7.1.6. Tham gia việc tạo máu

Bằng một hormon khác được tổng hợp ở thận là Erythropoietin thuộc loại mucoprotein có tác dụng kích thích tủy xương tạo máu.

7.2. NHỮNG TRIỆU CHỨNG KHI THẬN BỊ BỆNH

Bệnh của thận thường biểu hiện những hiện tượng sau:

7.2.1. Protein niệu

Trong quá trình thận mắc bệnh, vách mao quản của thận bị thoái hoá, tính thẩm thấu tăng lên, làm cho các chất có phân tử lớn như protein cũng có thể thấm qua được.

Protein niệu còn do các trụ niệu thải ra theo nước tiểu như trụ thượng bì, trụ hồng cầu, trụ hạt,... trong trường hợp protein niệu giả thì protein ra ngoài theo nước tiểu là sản phẩm của bàng quang, niệu đạo khi các bộ phận này bị bệnh hoặc tới cơ quan sinh dục.

7.2.2. Huyết niệu

Do thận bị xuất huyết (cần phân biệt với các trường hợp do kế phát từ các bệnh truyền nhiễm hoặc do viêm xuất huyết ở niệu đạo, bàng quang hay đường sinh dục).

7.2.3. Cao huyết áp

Đây là triệu chứng thường thấy khi bị viêm thận. Khi thận không được cung cấp máu đầy đủ sẽ hình thành một chất globin gọi là renin, nó kết hợp với một protein đặc biệt trong huyết tương là hypertensinogen để tạo thành hypertensin, chất này có tác dụng làm co các mao quản → gây cao huyết áp.

7.2.4. Ure huyết

Ure huyết là hội chứng của sự giữ lại chất cặn bã được sinh ra trong quá trình trao đổi chất, gây độc cho cơ thể. Có 2 trường hợp ure huyết

Page 167: benh noi khoa thu y

167

Ure huyết trước thận là do bệnh ở ngoài thận gây nên như khi bị nôn mửa, ỉa chảy kéo dài, làm cho cơ thể mất nước, máu cô đặc lại, áp lực keo trong máu tăng làm trở ngại cho quá trình siêu lọc trong quản cầu thận gây nên. Ure huyết loại này còn gặp trong trường hợp đái đường hay rối loạn tuần hoàn do nhiễm trùng.

Ure huyết sau thận do gia súc bị tắc niệu quản, bàng quang, niệu đạo làm cho gia súc không đi tiểu được, ure trong nước tiểu ngấm vào máu làm cho gia súc trúng độc, nếu không can thiệp kịp thời con vật sẽ chết.

7.2.5. Phù thũng

Do cơ năng thải nước tiểu của thận bị trở ngại, các muối khoáng, nhất là Na + giữ lại trong tổ chức làm cho nước hấp thu vào đó. Mặt khác do hậu quả của albumin niệu làm giảm áp lực keo của máu gây hiện tượng thoát tương dịch gây phù toàn thân hoặc tích nước ở xoang ngực và xoang bụng.

7.2.6. Suy thận

Trong quá trình viêm, một số các tiểu cầu thận bị phá hoại nên cơ năng bài tiết của thận bị trở ngại. Hậu quả của suy thận là mất khả năng duy trì độ pH của máu, nên gia súc dễ bị trúng độc toan hoặc kiềm. Chất cặn azot tích lại trong máu.

7.3. VIÊM THẬN CẤP TÍNH (Nephritis acuta)

7.3.1. Đặc điểm

Quá trình viêm ở tiểu cầu thận, hoặc tổ chức kẽ thận của tiểu cầu thận. Tiểu cầu thận bị dịch rỉ viêm thâm nhiễm.

Bệnh gây ảnh hưởng tới quá trình siêu lọc của thận dẫn đến phù (do tích nước, muối ở tổ chức) và gây nhiễm độc đối với cơ thể (do các sản phẩm trong quá trình trao đổi chất không thải ra ngoài được).

Bệnh ít khi gặp ở thể nguyên phát, thường là kế phát từ các bệnh khác

7.3.2. Nguyên nhân

Do kế phát từ một số bệnh:

- Kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm (bệnh dịch tả lợn, đóng dấu lợn, tụ huyết trùng, nhiệt thán, lở mồm long móng).

- Kế phát từ một số bệnh ký sinh trùng đường máu (tiên mao trùng, biên trùng)

- Kế phát từ một số bệnh nội khoa (bệnh viêm dạ dày ruột, viêm gan, suy tim,...).

Do vi trùng từ các ổ viêm khác trong cơ thể đến thận gây viêm (từ viêm nội tâm mạc, ngoại tâm mạc, viêm phổi,...).

Do bị nhiễm độc bởi hoá chất, nấm mốc thức ăn, độc tố thực vật.

Do gia súc bị cảm lạnh, bị bỏng.

Page 168: benh noi khoa thu y

168

7.3.3. Cơ chế sinh bệnh

Do những kích thích của bệnh nguyên gây rối loạn thần kinh trung khu, làm ảnh hưởng tới cơ năng của thần kinh vận mạch, các mao quản toàn thân sinh ra co thắt, nhất là thận sẽ làm giảm tính thẩm thấu mao quản thận, các chất độc tích lại trong tiểu cầu thận gây nên viêm.

Khi tiểu cầu thận bị viêm, lớp tế bào nội bì sưng và tróc ra, tế bào bạch cầu thâm nhiễm, mao quản cầu thận co thắt làm cho lượng nước tiểu giảm sinh ra ure huyết gây nên trúng độc.

Do sự co thắt mạch quản, chất renin được sản sinh nhiều, kết hợp với hypertensinogen trong huyết tương thành hypertensin làm cao huyết áp. Sự thải nước tiểu bị trở ngại, muối NaCl tích lại trong tổ chức gây nên phù toàn thân. Trong nước tiểu có albumin, tế bào thượng bì, hồng cầu, bạch cầu và trụ niệu.

7.3.4. Triệu chứng

Bệnh ít khi gặp ở thể nguyên phát, thường là kế phát từ các bệnh khác, khi mắc bệnh con vật thường có các triệu chứng:

- Gia súc sốt cao, toàn thân bị ức chế, bỏ ăn và đau ở vùng thận làm cho con vật đi đái khó khăn, lưng cong. Khi sờ vào vùng thận con vật có phản ứng đau.

- Con vật đi tiểu nhiều ở thời kỳ đầu (đa niệu), giai đoạn sau đi tiểu ít (thiểu niệu), nước tiểu đục, có khi có máu. Bệnh kéo dài gây hiện tượng phù toàn thân (các vùng phù dễ thấy là ngực, yếm, bụng, chân, âm hộ và mí mắt), có hiện tượng tràn dịch màng phổi, xoang bụng, xoang bao tim.

- Hàm lượng ure tăng cao trong máu gây nhiễm độc, làm cho con vật bị hôn mê, co giật, nôn mửa, ỉa chảy.

- Xét nghiệm nước tiểu có protein niệu, huyết niệu, trụ niệu và tế bào biểu mô tiểu cầu thận.

- Trong máu, số lượng bạch cầu tăng, tỷ lệ bạch cầu trung tính tăng (nhất là tỷ lệ bạch cầu non).

Hình 7.3. Thận sung huyết và xuất huyết

Hình 7.2. Triệu chứng đau thận ở chó

Page 169: benh noi khoa thu y

169

7.3.5. Bệnh tích

Thận bị sưng, mặt thận sung huyết hoặc lấm tấm sung huyết, màng ngoài thận dễ bóc, trong mao quản của tiểu cầu thận có protein đông đặc, bạch cầu và ít hồng cầu. Hệ thống nội bì sưng làm cho tiểu cầu thận phình to, tế bào thượng bì của thận tiểu quản bị thoái hoá hạt và thoái hoá mỡ (hình 7.3).

Trong nước tiểu có trụ niệu, trụ hạt, trụ hồng cầu, trụ mỡ,..

7.3.6. Chẩn đoán

Căn cứ vào đặc điểm của bệnh: phù, huyết áp cao, giãn tim, thiểu niệu, albumin niệu, ure huyết, có các loại trụ niệu trong nước tiểu, vùng thận đau, hay kế phát viêm phổi và viêm ruột.

Cần chẩn đoán phân biệt với:

- Bệnh thận cấp và mạn tính: Không đau vùng thận, hàm lượng protein trong nước tiểu rất nhiều, trong nước tiểu có trụ niệu, không có hiện tượng cao huyết áp.

- Bệnh viêm bể thận: không có hiện tượng phù, không cao huyết áp, vùng thận rất mẫn cảm, nước tiểu đục có nhiều dịch nhầy.

- Sỏi thận: không có hiện tượng sốt.

7.3.7. Điều trị

a. Hộ lý

Cho gia súc nghỉ ngơi, không cho con vật ăn thức ăn có nhiều muối, thức ăn có nhiều nước, thức ăn có tính chất kích thích mạnh đối với thận, hạn chế cho uống nước.

b. Dùng thuốc điều trị

- Dùng thuốc điều trị nguyên nhân chính

- Dùng kháng sinh để diệt vi khuẩn

- Dùng các thuốc lợi niệu, giải độc, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Thuốc Đại gia súc Tiểu gia súc Chó, lợn

Glucoza 20% 1000 - 2000ml 400 - 500ml 150 - 400ml

Cafeinnatribenzoat 20% 15ml 5 - 10ml 1 - 3ml

Canxi clorua 10% 50 - 70ml 20 - 30ml 5 - 10ml

Urotropin 10% 50 - 70ml 30 - 50ml 10 - 15ml

Vitamin C 5% 20ml 10ml 3 - 5ml

Tiêm chậm vào tĩnh mạch.

- Ngoài ra có thể cho uống nước râu ngô, bông mã đề hoặc rễ cỏ tranh.

- Đề phòng hiện tượng thận nhiễm mỡ, hoặc thoái hoá, giảm viêm (dùng Prednisolon hoặc Dexamethazon).

Page 170: benh noi khoa thu y

170

7.4. BỆNH THẬN CẤP TÍNH VÀ MẠN TÍNH (Nephrosis acuta et chromica)

7.4.1. Đặc điểm

Quá trình viêm xảy ra ở ống thận, đây là một bệnh toàn thân, là sự tiếp diễn của quá trình rối loạn trao đổi chất (rối loạn trao đổi protein, lipit, chất khoáng và nước), từ đó gây nên sự thoái hoá ở mô bào thận tiểu quản và làm rối loạn cơ năng của thận.

Bệnh còn có tên gọi là hội chứng thận hư (vì các kết quả nghiên cứu cho thấy các triệu chứng của thận hư có thể gặp trong nhiều bệnh cầu thận tiên phát và thứ phát. Tổn thương thận cũng đa dạng, mặc dù các biểu hiện lâm sàng và sinh hóa tương đối giống nhau).

Triệu chứng lâm sàng và sinh hóa được đặc trưng là: protein niệu nhiều, protein máu giảm, albumin máu giảm, lipit máu tăng, phù.

7.4.2. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân do tiên phát

- Bệnh cầu thận tổn thương tối thiểu.

- Bệnh cầu thận mạn tính (xơ hóa cầu thận ổ, đoạn, bệnh cầu thận màng, viêm cầu thận màng tăng sinh; các bệnh viêm cầu thận tăng sinh và xơ hóa khác).

b. Nguyên nhân do kế phát

- Kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm cấp tính và mạn tính gây nên (bệnh lao, cúm, lợn đóng dấu, viêm phế mạc truyền nhiễm ở ngựa, bệnh thiếu máu truyền nhiễm).

- Do hậu quả của các chứng trúng độc (trúng độc thủy ngân và các kim loại nặng, nấm mốc độc,...)

- Bệnh hệ thống: các chất độc của cơ thể sản sinh ra do rối loạn trao đổi chất, làm tổn thương ống thận (chứng xeton huyết, bệnh gan, chứng đái tháo đường)

- Khi gia súc bị bỏng nặng,...

7.4.3. Cơ chế sinh bệnh

Người ta cho rằng, bệnh thận không phải bắt nguồn đầu tiên ở thận mà là bệnh của toàn thân, dẫn đến rối loạn về tính chất lý hoá thể keo trong tổ chức. Sự rối loạn đó là biểu hiện về trở ngại trao đổi chất (trao đổi protit, lipit, nước, muối NaCl) của cơ thể và gây ra các triệu chứng lâm sàng, sinh hóa đặc trưng:

Albumin niệu nhiều: albumin trong huyết tương mang điện tích âm, bình thường nó khó lọt qua được màng lọc của cầu thận vì lớp điện tích âm của màng lọc cầu thận ngăn cản. Trong hội chứng thận hư, do lớp điện tích âm của màng nền cầu thận bị hủy hoại → cầu thận để lọt dễ dàng các phân tử mang điện tích âm như là albumin, còn globulin là phân tử lớn không chui ra ngoài mạch quản → hàm lượng globulin trong máu tăng. Khi lượng albumin được bài xuất ra ngoài nhiều gây nên giảm lượng albumin trong máu.

Page 171: benh noi khoa thu y

171

Do giảm albumin trong máu và sự tổng hợp protein của gan không bù đắp kịp → giảm áp lực thể keo máu gây ra phù (do nước di chuyển từ lòng mao mạch ra). Cũng do giảm áp lực thể keo máu và rối loạn điều chỉnh tổng hợp protein đã kích thích gan tổng hợp lipoprotein → tăng lipit máu.

Thể tích máu giảm (do thoát dịch ra tổ chức) gây hoạt hóa hệ Renin - Angiontensin - Aldosteron và hệ thần kinh giao cảm gây tăng tái hấp thu Na+, nước của ống thận → phù. Mặt khác những chất ứ đọng lại ở thận tiểu quản, cùng với thận tiểu quản bị sưng sẽ làm cho gia súc bí đái và gây nên phù. Những chất độc sinh ra trong quá trình rối loạn trao đổi chất sẽ phá hoại các cơ quan trong cơ thể và cuối cùng tập trung về thận và gây nên thoái hoá ở thận tiểu quản. Ở thận tiểu quản hình thành trụ niệu trong, lớp tế bào thượng bì lóc ra và bị vỡ thành những mảnh nhỏ đọng lại trong tiểu quản hình thành hệ thống trụ niệu hạt. Nếu bệnh ở thể cấp tính, mới phát hiện thì thận tiểu quản hấp thu mạnh, nước tiểu ít và đặc, trường hợp bệnh thận mạn tính, làm cho vách thận tiểu quản tái hấp thu kém, làm cho gia súc đi đái nhiều và tỷ trọng nước tiểu thấp.

7.4.4. Triệu chứng

a. Bệnh nhẹ

Trong nước tiểu có ít albumin, tế bào thượng bì thận và trụ niệu, nước tiểu có tính toan.

b. Bệnh nặng

Hàm lượng protein trong nước tiểu cao (30%). Cặn nước tiểu có tế bào thượng bì thận, nhiều loại trụ niệu (trụ trong, trụ sáp, trụ hạt,...).

Trường hợp cấp tính: con vật mệt mỏi, ăn ít, đái ít, lượng nước tiểu giảm và tỷ trọng cao.

Khi bệnh ở thể mạn tính: lượng nước tiểu nhiều và tỷ trọng nước tiểu giảm. Gia súc bị phù nặng ở yếm, âm nang, bốn chân, có khi tràn dịch màng phổi hoặc phúc mạc, gia súc gầy dần hay bị rối loạn tiêu hoá.

Xét nghiệm máu và nước tiểu thấy: protein toàn phần trong máu giảm, lipit trong máu tăng, nồng độ albumin trong máu thấp, nồng độ Na+ trong máu thấp, tốc độ lắng máu tăng, albumin trong nước tiểu nhiều.

7.4.5. Bệnh tích

Ở thể nhẹ, thận không sưng hoặc hơi sưng. Trên kính hiển vi thấy tế bào ở quai Henle sưng to thành hình tròn, nguyên sinh chất có hạt, nhân tế bào to, lòng quản hẹp.

Bệnh nặng hơn thận sưng to, mềm, lớp vỏ dày, màu xám. Trên kính hiển vi ngoài hiện tượng thoái hoá hạt còn thấy thoái hoá không bào, nhân tế bào bị phá, tế bào nhiễm mỡ.

Page 172: benh noi khoa thu y

172

Trong trường hợp tế bào thận bị thoái hoá hạt thì thận sưng to, rắn, cắt ra có màu vàng đục.

7.4.6. Tiên lượng

Tuỳ theo tính chất của bệnh nguyên mà quyết định tiên lượng. Nếu bệnh nhẹ, khi loại trị bệnh nguyên, thận sẽ hồi phục. Nếu bệnh nặng, thời gian bệnh kéo dài, thận bị thoái hoá rất khó hồi phục.

7.4.7. Chẩn đoán

Cần nắm được đặc điểm của bệnh: Nước tiểu nhiều protein, có tế bào thượng bì thận, có trụ niệu (trụ trong, trụ hạt). Gia súc bị phù nặng. Trong trường hợp bệnh thận không ghép viêm thận thì huyết áp không cao và không bị ure huyết, albumin trong máu giảm, protein toàn phần giảm, lipit toàn phần tăng.

Cần phải chẩn đoán phân biệt với: bệnh viêm thận cấp, bệnh viêm bể thận.

7.4.8. Điều trị

Nguyên tắc điều trị: Tiến hành đồng thời ba vấn đề (điều trị theo cơ chế sinh bệnh, điều trị triệu chứng, điều trị dự phòng các biến chứng).

a. Hộ lý

Khi không bị ure huyết và chứng ure nước tiểu thì cho ăn những thức ăn có nhiều protein để bổ sung lượng protein mất qua đường nước tiểu. Hạn chế cho uống nước khi gia súc bị phù, không cho ăn muối.

b. Dùng thuốc điều trị

- Dùng thuốc điều trị nguyên nhân chính (ví dụ nếu là hậu quả của bệnh truyền nhiễm thì dùng kháng sinh can thiệp).

- Điều trị theo cơ chế sinh bệnh (dùng thuốc ức chế miễn dịch - Prednisolon)

- Dùng thuốc lợi tiểu, giảm phù tăng sức đề kháng và sát trùng đường niệu

Thuốc Đại gia súc Tiểu gia súc Chó, lợn

Glucoza 20% 1000 - 2000ml 400 - 500ml 150 - 400ml

Cafeinnatribenzoat 20% 15ml 5 - 10ml 1 - 3ml

Canxi clorua 10% 50 - 70ml 20 - 30ml 5 - 10ml

Urotropin 10% 50 - 70ml 30 - 50ml 10 - 15ml

Vitamin C 5% 20ml 10ml 3 - 5ml

Tiêm chậm vào tĩnh mạch ngày 1 lần.

- Điều trị dự phòng các biến chứng (tắc nghẽn tĩnh mạch - do tăng đông máu): dùng Aspirin (chống ngưng kết tiểu cầu), hoặc thuốc kháng vitamin K (Syntrom, Wafarin).

Page 173: benh noi khoa thu y

173

7.5. VIÊM BÀNG QUANG CẤP (Cystitis)

7.5.1. Đặc điểm

Quá trình viêm xảy ra trên niêm mạc bàng quang và gây co thắt bàng quang, làm cho con vật đi tiểu khó. Khi viêm bàng quang còn làm cho quá trình hình thành cuội niệu được dễ dàng. Bệnh thường thấy ở chó, bò, ngựa, các loại gia súc khác ít gặp.

Tùy theo tính chất viêm mà bệnh có các thể: viêm cata, viêm xuất huyết, viêm màng giả.

Tùy theo thời gian bệnh có viêm cấp tính hoặc viêm mạn tính.

7.5.2. Nguyên nhân

- Do tác động của một số bệnh truyền nhiễm (bệnh dịch tả, phó thương hàn,...) hoặc do tác động của các loại vi trùng sinh mủ (Staphylococcus, Streptococcus, Colibacillea,...) những loại vi trùng này qua máu hoặc qua thận vào bàng quang, hoặc có sẵn trong bàng quang, khi bàng quang bị tổn thương hay khi sức đề kháng của cơ thể giảm là cơ hội tốt để vi trùng phát triển và gây bệnh.

- Do viêm thận hoặc viêm niệu quản, quá trình viêm lan xuống bàng quang.

- Ở gia súc cái bệnh hay gặp khi bị viêm tử cung hoặc âm đạo.

- Do các kích thích cơ giới (dùng ống thông niệu đạo, do cuội niệu kích thích vào vách bàng quang).

- Do tắc niệu đạo, nước tiểu tích lại trong bàng quang và bị phân giải tạo thành những sản vật độc, những sản phẩm này kích thích vào niêm mạc bàng quang gây viêm.

- Do ảnh hưởng của các chất độc.

7.5.3. Cơ chế sinh bệnh

Các yếu tố gây bệnh tác động đến hệ thống nội cảm thụ của niêm mạc bàng quang và được dẫn truyền lên thần kinh trung ương, từ đó gây nên hiện tượng sung huyết ở niêm mạc bàng quang → viêm. Các sản phẩm tạo ra trong quá trình viêm như (tương dịch, bạch cầu, hồng cầu, tế bào thượng bị bàng quang,…) sẽ trở thành môi trường tốt cho vi trùng phát triển.

Những độc tố của vi khuẩn cùng với những chất phân giải của dịch viêm và sự phân giải của nước tiểu thành amoniac kích thích vào vách niêm mạc bàng quang làm cho bàng quang bị co thắt→ con vật đi đái dắt. Nếu cơ vòng bàng quang co thắt con vật đi đái khó khăn.

Những chất phân giải từ bàng quang và độc tố của vi khuẩn thấm vào máu làm cho gia súc bị nhiễm độc, gây sốt và có biểu hiện triệu chứng toàn thân.

Khi viêm bàng quang còn làm cho quá trình hình thành cuội niệu được dễ dàng.

Page 174: benh noi khoa thu y

174

7.5.4. Triệu chứng

Con vật đau bàng quang khi đi tiểu, luôn luôn có động tác đi tiểu nhưng nước tiểu ít hoặc không có. Con vật tỏ vẻ không yên, cong lưng, đau bụng, rên rỉ. Con vật kém ăn, uể oải, thân nhiệt tăng.

Sờ nắn bàng quang hoặc khám qua trực tràng con vật đau đớn, bàng quang trống rỗng. Trường hợp cơ vòng bàng quang co thắt, nước tiểu tích đầy trong bàng quang, lên men, có thể gây vỡ bàng quang, gia súc thở có mùi amoniac.

Nước tiểu thay đổi: Nếu viêm cata thì nước tiểu đục, có chứa nhiều dịch nhày và một ít protein. Nếu viêm xuất huyết, nước tiểu có máu. Nếu viêm hoá mủ, nước tiểu có mủ vàng hoặc xanh. Nếu viêm thể màng giả, nước tiểu có màng giả. Trong cặn nước tiểu có nhiều bạch cầu, hồng cầu, tế bào thượng bì của bàng quang, màng giả, dịch nhày và vi trùng.

Ở viêm mạn tính, triệu chứng nhẹ, hiện tượng đi tiểu khó và đau không rõ, gia súc không sốt, bệnh kéo dài.

7.5.5. Bệnh tích

Niêm mạc bàng quang sưng, lấm tấm xuất huyết hay từng vệt xuất huyết, có dịch nhầy, mủ. Bệnh ở thể nặng trên mặt bàng quang phủ một lớp màng giả, bàng quang bị loét từng mảng.

7.5.6. Tiên lượng

Thể viêm cata thì tiên lượng tốt còn các thể viêm khác thì tiên lượng xấu. Viêm bàng quang dễ dẫn tới loét hoặc hoại tử bàng quang và viêm bàng quang dẫn tới viêm thận, bể thận, viêm phúc mạc, gây chứng bại huyết, liệt bàng quang và gia súc chết.

7.5.7. Điều trị

a. Hộ lý

Để gia súc yên tĩnh, cho ăn những loại thức ăn ít kích thích, cho uống nước tự do.

b. Dùng thuốc điều trị

Dùng kháng sinh để tiêu viêm và diệt khuẩn

Dùng thuốc lợi niệu: có thể dùng một trong các loại thuốc sau: (Axetat kali, Diuretin, Urotropin, bông mã đề, rễ cỏ tranh, râu ngô).

Hình 7.4. Niêm mạc bàng quang xuất huyết

Page 175: benh noi khoa thu y

175

Rửa bàng quang: dùng dung dịch sát trùng (dung dịch KMnO4 0,1%, phèn chua 0,5%, axit boric 1 - 2%, axit salicylic 1%, axit tanic 1 - 2 %, Rivanol 0,1%,...). Trước khi thụt thuốc sát trùng, nên thụt vào bàng quang nước muối sinh lý ở nhiệt độ 37 - 390C (đại gia súc: 300ml, tiểu gia súc: 50ml). Sau khi cho dung dịch sát trùng vào khoảng 2 - 3 phút rồi rút dung dịch sát trùng ra. Cuối cùng thụt kháng sinh vào bàng quang.

Dùng thuốc giảm đau: dùng một trong các loại thuốc Anagin, Prozin hoặc phong bế Novocain 0,25% vào đốt sống lưng.

Chú ý: Khi bàng quang tích đầy nước tiểu mà niệu đạo bị tắc: hạn chế cho gia súc uống nước, không dùng thuốc lợi niệu, sau đó dùng thủ thuật để rút nước tiểu ra ngoài.

7.6. VIÊM NIỆU ĐẠO (Uretritis)

7.6.1. Đặc điểm

Quá trình viêm xảy ra ở lớp niêm mạc trong niệu đạo. Trong quá trình bệnh, tuỳ theo tính chất và thời gian mắc bệnh, bệnh viêm niệu đạo thể hiện ở các thể viêm: viêm cata, viêm xuất huyết, viêm có fibrin, viêm tương dịch, viêm hoá mủ, viêm cấp tính, viêm mạn tính,...

Gia súc cái và gia súc đực giống hay mắc.

7.6.2. Nguyên nhân

- Do tác động cơ giới (thường do thông niệu đạo, do cuội niệu làm xây xát niêm mạc gây viêm).

- Do viêm lan từ các cơ quan khác đến (viêm bàng quang, viêm âm đạo).

- Do kế phát từ một số bệnh kí sinh trùng ở đường niệu đạo.

7.6.3. Triệu chứng

- Gia súc luôn luôn đi tiểu, khi đi con vật có cảm giác đau đớn ở đường niệu đạo.

- Gia súc đực thì dương vật luôn sưng to, bao quy đầu sưng, gia súc cái thì âm môn mở, rỉ ra từng giọt nước tiểu có lẫn dịch nhày (hình 7.5).

- Sờ nắn niệu đạo hoặc dùng ống thông làm cho gia súc đau đớn, khó chịu.

- Khi viªm, v¸ch niÖu ®¹o dµy lªn, lßng niÖu ®¹o hÑp l¹i, con vËt ®i tiÓu khã kh¨n.

- N−íc tiÓu ®ôc, trong n−íc tiÓu cã lÉn m¸u, mñ vµ dÞch nhµy.

Hình 7.5. Dịch viêm chảy ra ở mép âm môn

Page 176: benh noi khoa thu y

176

7.6.4. Tiên lượng

Bệnh phần lớn có tiên lượng tốt, nhưng nếu bệnh làm lòng niệu đạo hoá sẹo và hẹp lại thì sẽ gây hiện tượng khó đi tiểu. Khi nước tiểu tích lại ở niệu đạo sẽ tạo điều kiện cho vi trùng phát triển, từ đó dễ gây viêm lan lên bàng quang, bể thận và thận.

7.6.5. Điều trị

Nguyên tắc điều trị: loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, sát trùng ở niệu đạo và đề phòng hiện tượng viêm lan rộng.

a. Hộ lý

- Ngừng phối giống đối với gia súc bị bệnh.

- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ khô ráo.

b. Dùng thuốc điều trị

Dùng thuốc sát trùng đường niệu:

- Urotropin 20%: đại gia súc (50 - 100ml), tiểu gia súc (30 - 50ml/con), lợn, chó (20 - 30ml/con). Tiêm tĩnh mạch ngày 1 lần.

- Cho uống salon, hoặc axit salicylat.

Dùng kháng sinh để diệt vi khuẩn (có thể dùng một trong các loại kháng sinh):

- Penicillin 10000 - 15000 UI/kg TT tiêm bắp ngày 2 lần, liên tục 3 - 5 ngày.

- Ampicillin 10 mg/kg TT tiêm bắp ngày 1 lần, liên tục 3 - 5 ngày.

- Gentamycin 5 - 10 mg/kg TT tiêm bắp ngày 1 lần, liên tục 3 - 5 ngày.

- Lincomycin 10 - 15 mg/kg TT tiêm bắp ngày 1 lần.

Dùng dung dịch sát trùng rửa niệu đạo.

Dùng các biện pháp để tăng cường trợ sức, trợ lực cho gia súc.

Trường hợp viêm niệu đạo gây tắc đái, nước tiểu tích đầy bàng quang thì phải tìm cách thoát nước tiểu ra ngoài tránh gây vỡ bàng quang.

Nếu lòng niệu đạo viêm tăng sinh và lòng niệu đạo bị tắc thì dùng thủ thuật ngoại khoa mở niệu đạo.

Page 177: benh noi khoa thu y

177

Chương 8

BỆNH VỀ MÁU, DINH DƯỠNG (Diseases of blood, Nutritional diseases)

Máu có quan hệ mật thiết tới sự sống của cơ thể, nó vận chuyển chất dinh dưỡng đến các tổ chức và thải tiết những sản phẩm sinh ra trong quá trình trao đổi chất.

Máu có nhiệm vụ trao đổi O2 và CO2 ở phổi và mô bào.

Máu làm nhiệm vụ điều tiết nhiệt cho cơ thể, tham gia vào quá trình thực bào và sản sinh kháng thể, vận chuyển các chất nội tiết để làm cho các khí quan trong cơ thể liên hệ với nhau chặt chẽ.

Thành phần hữu hình của máu động vật đều ổn định, nó chỉ thay đổi chút ít trong phạm vi sinh lý. Khi cơ thể bị một kích thích nào đó ở nội tại hoặc các tác động từ bên ngoài đều có thể làm thay đổi về thành phần và tính chất của máu. Sự thay đổi này phụ thuộc vào tính chất của bệnh, mức độ của bệnh cũng như diễn biến của quá trình bệnh.

Bệnh của cơ quan tạo máu do nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau dẫn đến mất máu: như các bệnh truyễn nhiễm, kí sinh trùng, trúng độc, ung thư, các bệnh về rối loạn dinh dưỡng và trao đổi chất.

Khi máu và cơ quan tạo máu bị bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ thể. Những hiện tượng mất máu và tan máu gây nên thiếu máu, những nhân tố gây bại huyết làm thay đổi bệnh lý trong cơ quan tạo máu. Ở các chứng viêm, quá trình gây mủ, những rối loạn về nội tiết có thể gây nên chứng tăng bạch cầu.

8.1. CHỨNG THIẾU MÁU (Anaemia)

8.1.1. Đặc điểm

Bình thường khối lượng của máu được duy trì ở mức độ gần như hằng định. Do đó, thiếu máu là giảm số lượng hồng cầu trong một đơn vị dung tích máu, kèm theo giảm hàm lượng hemoglobin, làm cho hồng cầu thay đổi về chất lẫn lượng. Có rất nhiều cách xếp loại thiếu máu, song dễ hiểu nhất là cách xếp loại theo cơ chế sinh bệnh. Có thể xếp thành ba nhóm chính.

8.1.2. Thiếu máu do mất máu

Thiếu máu do mất máu là thiếu máu nhược sắc (vì sắt bị mất ra ngoài cơ thể không thu hồi lại được). Có hai trường hợp mất máu:

Page 178: benh noi khoa thu y

178

- Thiếu máu cấp tính

Do cơ thể bị một lần mất máu với khối lượng lớn, làm cho con vật rối loạn tuần hoàn và hô hấp nghiêm trọng đồng thời thể hiện rối loạn về thần kinh, do lượng máu ở mao quản thiếu hụt nhanh chóng, nghiêm trọng nhất là sự thiếu máu não. Trường hợp này thành phần máu không thay đổi.

- Thiếu máu thể mạn tính

Do máu chảy ra ngoài liên tục với một khối lượng nhỏ. Trong trường hợp này ngoài sự thay đổi về số lượng, chất lượng máu cũng thay đổi, thể hiện rõ nhất là sự giảm hồng cầu và huyết sắc tố.

a. Nguyên nhân

* Nguyên nhân chủ yếu gây nên mất máu cấp tính:

- Do vỡ mạch quản (nhất là vỡ động mạch)

- Khi gia súc bị ngoại thương, làm phẫu thuật,

- Do vỡ một số khí quan trong cơ thể (vỡ gan, lách, dạ dày, xuất huyết phổi,...).

* Nguyên nhân gây mất máu mạn tính:

- Do một số bệnh truyền nhiễm mạn tính.

- Bệnh ký sinh trùng, bệnh nội khoa mạn tính.

b. Cơ chế sinh bệnh

* Trường hợp mất máu cấp tính gây nên thiếu máu não, dẫn đến tế bào thần kinh ở vỏ não bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gia súc chết trong thời gian ngắn. Khi mất máu, lượng máu ở tim và mạch quản giảm, áp lực ở xoang và động mạch cổ giảm, từ đó kích thích thần kinh giao cảm làm cho tim đập nhanh, mạch quản co lại, đồng tử mắt giãn rộng, vã mồ hôi. Hơn nữa do lượng oxy trong máu giảm làm cho gia súc ngạt thở. Khi lượng máu ở mạch quản giảm, máu ở các cơ quan dự trữ trong cơ thể (như lách) dồn vào mạch quản, tiếp đó dịch tổ chức cũng dồn vào mạch quản làm cho con vật có cảm giác khát nước.

* Trường hợp mất máu mạn tính: huyết cầu sẽ thay đổi về số lượng và chất lượng. Sự thay đổi chẳng những phụ thuộc vào số lượng máu mất mà còn phụ thuộc vào khả năng tái sinh của cơ quan tạo máu. Trường hợp mất máu mạn tính, trong máu xuất hiện nhiều hồng cầu non, hàm lượng huyết sắc tố giảm, số lượng bạch cầu tăng. Nếu mất máu trường diễn có thể dẫn tới một số cơ quan ngoài tuỷ xương cũng tạo máu (như gan, lách, hạch lâm ba).

c. Triệu chứng

* Trường hợp mất máu cấp tính: làm cho cơ thể suy sụp rất nhanh chóng. Gia súc toát mồ hôi, lạnh, cơ run rẩy, khó thở, niêm mạc trắng bệch (như màu chén sứ), gia súc

Page 179: benh noi khoa thu y

179

rất khát nước. Nhiệt độ cơ thể hạ dần, mạch yếu, tim đập nhanh, huyết áp hạ đột ngột, tiếng tim thứ hai giảm. Trong máu số lượng hồng cầu giảm, lượng huyết sắc tố giảm, số lượng bạch cầu và huyết tiểu bản tăng (hình 8.1).

* Trường hợp mất máu mạn tính: con vật mệt mỏi, yếu dần, mất khả năng làm việc, niêm mạc nhợt nhạt. Trong máu xuất hiện các dạng hồng cầu bệnh lý, số lượng hồng cÇu vµ l−îng huyÕt s¾c tè gi¶m.

d. Tiên lượng

Tiên lượng của bệnh phụ thuộc vào lượng máu của cơ thể mất nhiều hay ít, phụ thuộc vào vị trí nơi chảy máu và cơ quan bị mất máu.

e. Điều trị

Nguyên tắc điều trị: loại trừ nguyên nhân gây chảy máu, đề phòng chảy máu tiếp tục, bổ sung lượng máu đã mất cho cơ thể và kích thích sự tạo máu.

* Trường hợp mất máu cấp

- Nếu chảy máu bên ngoài: dùng các thủ thuật ngoại khoa để cầm máu.

- Nếu chảy máu bên trong: dùng các thuốc làm co mạch quản, làm xúc tiến quá trình đông máu ở nơi có máu chảy.

* Trường hợp mất máu mạn tính: Cho gia súc uống sắt hoàn nguyên (FeCl2), kết hợp với vitamin C để tăng cường quá trình tạo máu. Gia súc ăn thịt cho ăn thêm gan. Dùng vitamin B12 tiêm cho gia súc.

Chú ý:

- Trường hợp gia súc bị chảy máu phổi không được dùng Adrenalin để tiêm (vì nó làm giãn mạch quản phổi).

- Tiếp máu khi gia súc bị mất máu cấp tính: số lượng máu tiếp tuỳ thuộc vào số lượng máu mất và phản ứng của cơ thể (có thể từ 0,1 - 2 lít). Nếu không có máu tiếp, phải dùng nước sinh lý để duy trì huyết áp bình thường của gia súc.

8.1.3. Thiếu máu do dung huyết

Đây là chứng thiếu máu gây nên bởi hồng cầu bị phá huỷ hàng loạt, làm cho gia súc có hiện tượng hoàng đản.

Hình 8.1. Niêm mạc mắt nhợt nhạt

Page 180: benh noi khoa thu y

180

a. Nguyên nhân

- Do gia súc mắc một số bệnh truyễn nhiễm hoặc ký sinh trùng (xoắn khuẩn, tiên mao trùng, lê dạng trùng, biên trùng,...).

- Do gia súc bị trúng độc các loại hoá chất (Pb, Hg, Cloroforin,...).

- Do bị ung thư, bị bỏng lâu ngày, hoặc bị nhiễm trùng huyết.

- Do suy tuỷ, dẫn tới cơ năng tạo huyết bị rối loạn.

b. Cơ chế sinh bệnh

Những độc tố của vi sinh vật, ký sinh trùng hay những chất độc khác từ bên ngoài cơ thể thông qua phản xạ thần kinh trung ương sẽ phá hoại cơ năng của cơ quan tạo máu. Trong quá trình viêm hàng loạt các tế bào máu (bạch cầu, hồng cầu, huyết tiểu bản) bị phá vỡ. Do hồng cầu bị phá vỡ, lượng bilirubin tăng lên trong huyết thanh (chủ yếu là hemobilirubin). Do vậy, trên lâm sàng con vật có hiện tượng hoàng đản. Mặt khác do hồng cầu bị vỡ nhiều làm cho con vật bị suy nhược dẫn đến chết.

c. Triệu chứng

- Gia súc kém ăn, da khô, lông xù, thở nông, tim đập nhanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt có màu vàng, da cũng có màu vàng. Trâu bò bị bệnh thường liệt dạ cỏ, giảm sản lượng sữa.

- Xét nghiệm máu thấy: Số lượng hồng cầu giảm nhiều, trong máu xuất hiện hồng cầu dị hình (hồng cầu đa sắc, hình lưới), sức kháng hồng cầu giảm, số lượng bạch cầu thường không tăng. Trong huyết thanh hàm lượng hemobilirubin tăng cao, phản ứng vandenberg gián tiếp.

- Trong nước tiểu xuất hiện hemoglobin niệu (huyết sắc tố niệu) lượng urobilin tăng.

- Trong phân, lượng stekobilin tăng, phân có màu đậm.

- Khi mổ khám có hiện tượng lá lách sưng to, gan cũng hơi sưng có hiện tượng hoại tử hoặc thoái hoá mỡ.

d. Chẩn đoán

Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng điển hình và kết quả xét nghiệm máu, nước tiểu. Đồng thời cần chú ý kiểm tra ký sinh trùng đường máu, thức ăn, thuốc hoặc hoá chất đã dùng cho gia súc.

Hình 8.2. Bò thịt thiếu máu

Page 181: benh noi khoa thu y

181

e. Điều trị

Căn cứ vào tính chất của bệnh nguyên để tiến hành điều trị. Nếu là bệnh truyền nhiễm hay ký sinh trùng đường máu phải điều trị những bệnh trên. Nếu là trúng độc, tìm biện pháp giải độc.

* Hộ lý:

Tăng cường chăm sóc và nuôi dưỡng tốt gia súc. Bổ sung vào thức ăn những nguyên tố vi lượng và protein để tạo hồng cầu.

* Dùng thuốc điều trị:

Trong trường hợp số lượng hồng cầu bị phá huỷ ít: dùng các thuốc có tác dụng làm tăng hồng cầu.

- Cho uống viên sắt: ĐGS (5 - 10 g/con/ngày); TGS (2 - 3 g/con/ngày); chó (1g/con/ngày).

- Tiêm vitamin B12: ĐGS (2000 - 3000 γ/con); TGS (1000 γ/con); chó (200 - 500 γ/con).

Dùng các loại thuốc làm tăng cường cơ năng của gan như Philatopgan: ĐGS (10ml/con/ngày); TGS (5ml/con/ngày); lợn, chó (2 - 5ml/con/ngày). Tiêm hoặc cho uống tùy theo chế phẩm thuốc.

8.1.4. Thiếu máu do rối loạn chức phận tạo máu

Quá trình tạo máu cần những nguyên liệu như sắt, protein, vitamin và sự hoạt động bình thường của cơ quan tạo máu. Loại thiếu máu này rất phức tạp. Trong nhóm này người ta thường gặp:

- Thiếu máu do thiếu sắt.

- Thiếu máu do thiếu protein.

- Thiếu máu do thiếu vitamin (vitamin C, B12).

- Thiếu máu do tủy xương kém hoặc không hoạt động.

8.2. CHỨNG THIẾU VITAMIN (Hypo vitaminosis)

Vitamin là những hợp chất hữu cơ, với một số lượng ít nhưng nó lại có tác dụng vô cùng quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nó có nhiều trong các loại thức ăn động vật và thực vật. Vitamin chia làm 2 loại:

- Vitamin tan trong mỡ gồm các loại vitamin A, D, E, K.

- Vitamin tan trong nước gồm các loại vitamin nhóm B và C.

Khi cơ thể gia súc thiếu vitamin, tuỳ theo thiếu loại vitamin nào sẽ biểu hiện trên lâm sàng những triệu chứng đặc hiệu. Khi thiếu vitamin đều dẫn đến giảm ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng, thiếu máu, tiêu chảy, viêm phổi.

Page 182: benh noi khoa thu y

182

8.2.1. Thiếu vitamin A (A - Hypovitaminosis)

a. Đặc điểm

Vitamin A có nhiều trong dầu gan cá, lòng đỏ trứng, caroten (tiền vitamin A) có nhiều trong quả gấc, ớt, cà chua, đu đủ,...

Thiếu vitamin A sẽ đưa gia súc đến gầy sút, mắt khô, viêm giác mạc. Bệnh thường xảy ra ở gia súc non, gây tổn thất lớn cho chăn nuôi.

b. Nguyên nhân

- Do sữa mẹ không đủ lượng caroten.

- Do gia súc thiếu thức ăn xanh trong mùa đông.

- Do gia súc mắc bệnh đường tiêu hoá, ảnh hưởng tới sự hấp thu vitamin.

c. Triệu chứng

Đối với gia súc non: con vật kém ăn, chậm lớn, viêm kết mạc, giác mạc, mắt khô, gầy yếu, lông xù, thiếu máu.

Đối với gia súc cái: hay bị sẩy thai, sát nhau, viêm tử cung.

Ở lợn có hiện tượng khô mắt và viêm giác mạc biểu hiện không rõ nhưng có triệu chứng thần kinh, thị lực kém, bệnh nặng có hiện tượng co giật hoặc hôn mê.

Bệnh với gà rất nghiêm trọng (đặc biệt là gà con), gà bị viêm kết mạc, mắt sưng chảy nước hoặc thành bọc mủ, có bã đậu, nhãn cầu đục, cuống lưỡi, vòm khẩu cái, họng và thực quản có nổi mụn lấm tấm, mũi có dịch nhầy, mào nhạt màu, thở khó, có lớp màng giả dễ bóc ở thanh quản, dưới lớp niêm mạc không bị loét. Trường hợp này cần phân biệt với bệnh đậu gà ở thể màng giả, ở bệnh đậu này lớp màng giả khó bóc, lớp niêm mạc ở dưới có vết loét và chảy máu.

d. Phòng trị bệnh

* Hộ lý:

- Phải kịp thời bổ sung vitamin A hoặc thức ăn có nhiều vitamin A vào khẩu phần (gia súc sơ sinh phải lưu tâm cho bú sữa đầu).

- Tăng cường các loại thức ăn cho nhiều caroten như cỏ khô, các loại củ quả, cà rốt, bí đỏ,...

* Dùng thuốc điều trị:

- Dùng dầu cá tiêm cho con vật: bò (10 - 20ml/con); lợn (5 - 10ml/con). Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp thịt. Đối với gà có thể trộn dầu cá với thức ăn cho gà ăn.

- Dùng vitamin A: bò (50000 - 100000 UI/con); lợn (25000 - 30000 UI/con)

- Chữa theo triệu chứng các bệnh kế phát: như viêm kết mạc, viêm ruột, viêm phổi.

Page 183: benh noi khoa thu y

183

8.2.2. Thiếu vitamin B1 (B1 - Hypovitaminosis)

a. Đặc điểm

Vitamin B1 giữ vị trí quan trọng trong hệ thống trao đổi chất, đặc biệt đối với chuyển hoá gluxit và trong hoạt động thần kinh.

Đối với trao đổi gluxit, vitamin B1 còn làm tăng hấp thu đường ở vách ruột vào máu.

Đối với hoạt động của thần kinh nó có tác dụng ức chế men cholinsteraza làm giảm sự thuỷ phân axetylcholin, nên khi thiếu vitamin B1, cholinsteraza hoạt động mạnh làm cho hoạt động thần kinh bị rối loạn, với biểu hiện bên ngoài là hiện tượng co giật và bại liệt.

Khi thiếu vitamin B1, quá trình khử carboxyl của các xetoaxit bị ngừng trệ làm cho lượng axit pyruvic, axit oxaloacetic, axit α - xetoglutamic,... tăng lên trong máu. Hiện tượng này dẫn đến trạng thái toan huyết do thể xeton.

b. Triệu chứng

Khi thức ăn thiếu vitamin B1 gia súc thường phát sinh chứng phù thũng và viêm thần kinh, có biểu hiện ở nhiều cơ quan như bắp thịt, cơ tim, ống tiêu hoá,... Thần kinh bị viêm, thường gây hiện tượng co giật, bại liệt tứ chi và có những biến đổi thoái hoá ở tổ chức.

Chứng thiếu vitamin B1 thấy rõ nhất ở ngỗng, gà, vịt, làm con vật giảm ăn, lông xù, ỉa chảy, liệt cơ hoặc co giật. Ở bò khi thiếu vitamin B1 sẽ mắc bệnh lưỡi đen, giảm ăn.

c. Cách phòng trị

- Đối với gia súc (đặc biệt ở bò sữa) cho ăn men bia từ 25 - 100 g/ngày, trộn lẫn với thức ăn hoặc cho ăn cám ủ lên men rượu.

- Dùng vitamin B1 tiêm bắp hoặc dưới da: ĐGS (2 g/ngày); TGS (0,5 - 1 g/ngày); lợn, chó (0,3 - 0,5g/ngày).

8.2.3. Thiếu vitamin C (C - Hypovitaminosis)

a. Đặc điểm

Vitamin C còn có tên gọi là axit ascorbic, vitamin chống bệnh Scorbut. Loại vitamin này khó bảo quản vì dễ bị oxy hoá khi gặp nhiệt độ hơi cao.

Vitamin C tham gia vào sự hô hấp của tế bào, tăng tính đông của máu và khả năng kháng thể. Vitamin C nâng đỡ tác động của men khác thúc đẩy sự cấu tạo của sụn xương, củng cố vách mạch quản. Nó có tác dụng tốt trong việc chống nhiễm trùng và giảm sốt.

b. Triệu chứng

Thiếu vitamin C sẽ gây hiện tượng xuất huyết ở niêm mạc (như niêm mạc lợi, chân răng, niêm mạc trong nội tạng) và tổ chức dưới da. Ở chó khi thiếu vitamin C thường thấy viêm miệng, viêm dạ dày, ruột, xuất huyết, con vật nôn mửa, đái ra máu.

Page 184: benh noi khoa thu y

184

c. Điều trị

- Đối với chó, mèo cho ăn thêm gan, thận, nước chanh, cà chua sống.

- Đối với loài ăn cỏ, tăng cường cho ăn các loại củ, quả, cỏ tươi.

- Có thể bổ sung vitamin C vào thức ăn với liều lượng 100 - 200 mg/kg thức ăn.

- Tiêm vitamin C trực tiếp vào mạch máu.

8.3. CHỨNG SUY DINH DƯỠNG (Dystrophia)

Gia súc non toàn đàn hay trong một đàn có một số con gầy yếu, còi cọc, chậm lớn, đó là hiện tượng suy dinh dưỡng.

a. Nguyên nhân

Do gia súc mẹ trong thời kỳ mang thai ít được bồi dưỡng, thức ăn thiếu protein, khoáng, vitamin.

Gia súc mẹ bị mắc bệnh làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa, hoặc do phối giống đồng huyết làm quá trình trao đổi chất của gia súc non giảm, dẫn đến còi cọc, chậm lớn.

Gia súc non bị bệnh như viêm ruột, viêm phổi, ký sinh trùng,...

b. Cơ chế sinh bệnh

Quá trình dẫn đến suy dinh dưỡng, đầu tiên thường bắt đầu bằng rối loạn tiêu hoá, làm khả năng vận động và tiết dịch của dạ dày và ruột giảm, từ đó các chất đạm, khoáng, sinh tố được hấp thu kém. Từ suy dinh dưỡng sẽ làm cho quá trình hưng phấn của vỏ não, do đó mất khả năng điều chỉnh các trung khu dưới võ não. Mặt khác để duy trì sự sống, cơ thể phải tiêu hao năng lượng của bản thân chúng, làm cơ thể ngày càng gầy yếu, sức đề kháng cũng giảm, con vật hay mắc bệnh hoặc quá suy nhược mà chết.

c. Triệu chứng

Con vật bị suy dinh dưỡng thường chậm lớn, lông xù (hình 8.3), niêm mạc nhợt nhạt, bốn chân yếu, đi không vững, thích nằm một chỗ đôi khi có hiện tượng phù. Thở nhanh và nông, tim đập nhanh, nhu động dạ dày và ruột giảm, khi thức ăn trong ruột tích lại lên men sinh ra ỉa chảy. Thân nhiệt thường thấp.

Kiểm tra máu: Hàm lượng huyết sắc tố giảm, số lượng hồng cầu và bạch cầu giảm, tỷ lệ lâm ba cầu tăng, trong máu xuất hiện các dạng hồng cầu non.

Hình 8.3. Lợn còi cọc

Page 185: benh noi khoa thu y

185

d. Bệnh tích

Con vật thường có bệnh tích da khô, lông xù, đôi khi xuất hiện thuỷ thũng dưới hầu, trước ngực, âm nang. Khi mổ không thấy lớp mỡ dưới da, thịt trắng bệch. Cơ tim nhão, lớp mỡ vành tim bị thoái hoá keo. Phổi teo lại, có từng đám bị xẹp, gan bị teo và nhợt nhạt.

e. Phòng trị

- Cải thiện chế độ dinh dưỡng cho con mẹ.

- Con con đẻ ra phải cho bú sữa đầu.

- Giữ cho nhiệt độ chuồng nuôi ấm và sạch

- Tập cho gia súc non ăn sớm.

Page 186: benh noi khoa thu y

186

Chương 9

BỆNH VỀ TRAO ĐỔI CHẤT, THẦN KINH, BỆNH VỀ DA (Disorder of metabolism, nervous diseases, skin diseases)

Trao đổi chất ở động vật là dấu hiệu cơ bản của sự sống. Cơ thể động vật sinh ra, phát triển, sống và chết đi đều là do kết quả của sự trao đổi vật chất.

Sự trao đổi chất ở động vật gồm có hai quá trình cơ bản liên quan mật thiết với nhau là đồng hóa và dị hóa

Đồng hóa là quá trình tiêu thụ các chất dinh dưỡng đưa từ môi trường xung quanh vào cơ thể động vật. Để đảm bảo cho các quá trình hoạt động sống được tiến hành bình thường cơ thể cần có các chất oxy, nước, protein, lipit, gluxit, muối khoáng và nhiều hợp chất khác. Trong quá trình hoạt động sống, cơ thể động vật sẽ biến chúng thành các dạng dễ tiêu thụ và sau đó dùng vào việc khôi phục hoặc đổi mới các bộ phận cơ thể của mình hoặc vào việc tổng hợp rất nhiều hợp chất hữu cơ phức tạp sẵn có của cơ thể.

Dị hóa là quá trình ngược với đồng hóa. Nó thể hiện ở sự phân hủy sâu sắc các bộ phận của cơ thể động vật thành những chất giản đơn sau đó thải ra môi trường xung quanh các sản phẩm cuối cùng của hoạt động sống.

Khi trao đổi chất trong quá trình dị hóa có sự giải phóng năng lượng cần thiết để thực hiện các chức năng sống của cơ thể động vật.

Khi điều kiện sống thay đổi ở động vật thì đặc điểm trao đổi chất cũng thay đổi và ở mức độ nhất định nào đó sẽ gây nên sự rối loạn trao đổi chất, từ đó làm cho cơ thể lâm vào trạng thái bệnh lý.

Tùy theo sự rối loạn các chất trong cơ thể mà gây nên những trạng thái bệnh lý khác nhau. Ví dụ khi rối loạn trao đổi gluxit sẽ gây nên chứng xeton huyết. Khi rối loạn trao đổi canxi, phospho sẽ gây nên hiện tượng còi xương, mềm xương.

Hệ thống thần kinh thực hiện sự thống nhất hoạt động của các khí quan, tổ chức trong cơ thể; giữ thăng bằng giữa cơ thể và ngoại cảnh. Một cơ thể bị bệnh thì các cơ năng, nhất là cơ năng phản xạ bảo vệ của hệ thần kinh rối loạn. Bệnh phát sinh và quá trình phát triển của bệnh lý ít nhiều phản ánh trong trạng thái hoạt động của hệ thần kinh. Khi hệ thần kinh bị bệnh thường dẫn đến:

- Rối loạn cơ năng thần kinh trung khu

- Rối loạn chức năng vận động của cơ thể

- Rối loạn về ý thức

- Rối loạn về cảm giác và phản xạ.

Page 187: benh noi khoa thu y

187

Da là một tổ chức bao bọc cơ thể nhưng nó có mối liên hệ chặt chẽ với các khí quan bên trong và chịu sự điều tiết của thần kinh trung ương. Do đó những bệnh tích trên da có thể liên quan đến một số bệnh của cơ quan nội tạng khác và rối loạn hiện tượng trao đổi chất của cơ thể.

Da có chức năng chống các kích thích cơ giới, nhiệt và hoá học, da giúp cơ thể điều tiết nhiệt, hô hấp và thải những chất cặn bã ra ngoài.

Khi bị tổn thương, lớp biểu bì của da có khả năng tái sinh rất nhanh để hàn gắn vết thương.

9.1. CHỨNG XETON HUYẾT (Ketonic)

9.1.1. Đặc điểm

Chứng xeton huyết là kết quả của sự rối loạn trao đổi lipit và protein. Trong máu và trong tổ chức chứa nhiều thể xeton gây triệu chứng thần kinh ở con vật, đồng thời hàm lượng đường huyết giảm xuống rõ rệt.

Hậu quả của sự tăng các axit xetonic trong máu là:

- Ức chế sự bài tiết axit uric máu theo thận dẫn đến tăng axit trong máu. Hậu quả xuất hiện các cơn co rút cơ.

- Làm nhiễm axit chuyển hóa và gây mất nhiều cation trong nước tiểu dẫn đến rối loạn hô hấp và nhiễm axit trong dịch não tủy.

- Làm giảm thu nhận oxy ở não và ức chế một cách tổng quát sự thu nhận glucoza, axit pyruvat ở não dẫn đến cơ thể mệt mỏi, ủ rũ.

- Bệnh thường xảy ra ở bò sữa có sản lượng cao, thiếu vận động, thức ăn nhiều đạm, mỡ.

9.1.2. Nguyên nhân

Do phối hợp khẩu phần thức ăn chưa đúng. Trong khẩu phần thức ăn thiếu gluxit, nhưng tỷ lệ protein và lipit lại quá nhiều.

Do kế phát từ chứng đường niệu, do bệnh gan, do thiếu insulin nên sự tổng hợp glycogen kém, cơ thể không giữ được đường.

9.1.3. Cơ chế sinh bệnh

Ở cơ thể gia súc khoẻ, trao đổi chất tiến hành bình thường, hàm lượng thể xeton trong máu thấp (1 - 2 mg%). Khi hàm lượng đường không đủ cung cấp năng lượng cho cơ thể, trong khi đó thức ăn chứa nhiều đạm và mỡ thì cơ thể phải dùng mỡ và đạm làm chất tạo năng lượng chủ yếu cho cơ thể thì hàm lượng xeton trong máu tăng lên rất nhiều (200 - 300 mg%), gây hiện tượng xeton huyết (cơ thể phân giải nhiều lipit, protit, lượng axetyl. Coenzym A sản sinh quá nhiều, chúng không hoàn toàn đi vào chu trình Krebs, lượng còn thừa sẽ thành thể xeton). Thể xeton tăng trong máu chủ yếu là axit β-

Page 188: benh noi khoa thu y

188

oxybutyric; axit axetoacetic; axeton. Các thể xeton mang tính chất toan, nếu tích nhiều trong máu sẽ làm giảm độ dự trữ kiềm gây nên trúng độc toan, làm rối loạn sâu sắc các quá trình sinh hoá của cơ thể, con bệnh thường chết trong trạng thái hôn mê. Các thể xeton trong máu vào phổi, thận, tuyến vú. Do vậy, trong hơi thở, sữa, nước tiểu của con vật bệnh cũng có thể xeton.

9.1.4. Triệu chứng

Trong giai đoạn đầu (nhất là đối với bò sữa có sản lượng cao) con vật biểu hiện rối loạn tiêu hoá, thích ăn thức ăn thô xanh chứa nhiều nước, con vật ăn dở, chảy dãi, nhai giả, nhu động dạ cỏ giảm hoặc liệt, giảm nhai lại. Sau đó có hiện tượng viêm ruột thể cata, đi ỉa chảy, phân đen, có chất nhầy, thỉnh thoảng đau bụng. Con vật gầy dần, sản lượng sữa giảm.

Giai đoạn bệnh tiến triển: con vật ủ rũ, mệt mỏi, đi lại loạng choạng, thích nằm lì, mắt lim dim. Con vật có triệu chứng thần kinh bắt đầu bằng những cơn điên cuồng, mắt trợn ngược, dựa đầu vào tường, hai chân trước đứng bắt chéo hay choạng ra, lưng cong, cơ cổ và cơ ngực co giật.

Cuối thời kỳ bệnh: con vật bị liệt hai chân sau, phản xạ kém, nằm lì một chỗ, đầu gục vào mé ngực.

Trong quá trình bệnh nhiệt độ cơ thể thường giảm, thở sâu và chậm, thở thể bụng, tần số mạch ít thay đổi nhưng khi suy tim thì tần số mạch tăng.

Vùng âm đục của gan mở rộng, khám vùng gan con vật có phản ứng đau, gan bị thoái hoá mỡ.

Da rất nhạy cảm, khi chạm vào da con vật có cảm giác đau đớn.

Nước tiểu trong, tỷ trọng nước tiểu thấp, có mùi xeton, lượng xeton trong nước tiểu có thể đạt tới 100 mg/l.

9.1.5. Tiên lượng

Bệnh thường ở thể mạn tính, kéo dài vài tuần. Nếu gia súc nằm lì, chữa không kịp thời thì tiên lượng xấu.

9.1.6. Chẩn đoán

Điều tra khẩu phần thức ăn của gia súc.

Nắm vững những đặc điểm của bệnh là rối loạn tiêu hoá, liệt dạ cỏ, ỉa chảy. Trong hơi thở, sữa, nước tiểu có mùi xeton. Con vật tê liệt, nằm lì gục đầu về phía ngực. Hàm lượng xeton tăng trong máu và nước tiểu, còn hàm lượng đường huyết giảm.

Hình 9.1. Bò liệt do chứng xeton huyết

Page 189: benh noi khoa thu y

189

Khi chẩn đoán cần phân biệt với những bệnh sau:

- Liệt sau khi đẻ: bệnh xảy ra ngay sau khi đẻ 1 - 3 ngày, trong nước tiểu không có mùi xeton. Dùng phương pháp bơm không khí vào vú có thể chữa khỏi.

- Liệt dạ cỏ: bệnh này không có xeton trong nước tiểu.

9.1.7. Điều trị

Nguyên tắc điều trị: Cải thiện khẩu phần thức ăn cho gia súc. Cho ăn thức ăn dễ tiêu, giảm tỷ lệ đạm mỡ. Tăng cường sự hình thành glycogen để tránh nhiễm độc toan.

a. Hộ lý

Cho gia súc ăn thêm các loại thức ăn như cây ngô, ngọn mía, bã đường, tăng cường hộ lý, chăm sóc, cho gia súc vận động.

b. Dùng thuốc điều trị

Trường hợp bệnh nặng:

- Bổ sung đường glucoza vào máu

- Dung dịch glucoza 20 - 40%, tiêm tĩnh mạch 200 - 300ml/con, vài giờ tiêm một lần.

- Cho uống nước đường: hoà 200 - 400g đường với 1 - 2 lít nước ấm, cho uống 2 - 3 lần trong ngày.

- Đề phòng nhiễm độc toan: cho uống bicarbonat natri từ 50 - 100 g, cho uống 3 - 4 giờ một lần.

- Kích thích nhu động dạ cỏ và nhuận tràng: cho uống natrisulfat hoặc magiesulfat 300 - 500 g/con.

Trường hợp gia súc có triệu chứng thần kinh: dùng thuốc an thần.

Trường hợp bệnh gây nên do thiếu Insulin: tiêm Insulin (40 - 80 UI) kết hợp với dung dịch glucoza 20 - 40% (200 - 300ml), tiêm tĩnh mạch 2 ngày 1 lần.

Tất cả các trường hợp đều cần dùng thuốc trợ sức, trợ lực cho gia súc.

9.2. BỆNH CÒI XƯƠNG (Rachitis)

9.2.1. Đặc điểm

Bệnh còi xương là một loại bệnh ở gia súc non đang trong thời kỳ phát triển, do trở ngại về trao đổi canxi, phospho và vitamin D gây ra.

Do thiếu canxi và phospho mà tổ chức xương không được canxi hoá hoàn toàn nên xương phát triển kém.

Bệnh thường gặp ở chó, lợn, cừu, bê, nghé. Bệnh phát triển vào mùa đông và những nơi có điều kiện vệ sinh, chăn nuôi kém.

Page 190: benh noi khoa thu y

190

9.2.2. Nguyên nhân

- Do thức ăn (hoặc sữa mẹ) thiếu canxi, phospho, vitamin D. Hoặc tỷ lệ giữa Ca/P không thích hợp.

- Do gia súc ít được chăn thả, chuồng trại thiếu ánh sáng ảnh hưởng đến tổng hợp vitamin D.

- Do gia súc bị bệnh đường ruột làm trở ngại đến hấp thu khoáng.

- Gia súc thiểu năng tuyến phó giáp trạng gây mất cân bằng tỷ lệ canxi, phospho trong máu.

9.2.3. Cơ chế sinh bệnh

Khi hàm lượng canxi trong cơ thể giảm, tỷ lệ Ca/P bị phá vỡ ảnh hưởng tới sự tạo xương và sụn nhất là sự cốt hoá ở các đầu xương. Do vậy, xương bị biến dạng, đặc biệt rõ ở xương ống. Trên lâm sàng những con bị bệnh, xương ống thường cong queo, ảnh hưởng đến vận động, làm cho gia súc què hoặc liệt.

Ngoài hiện tượng xương bị biến dạng, khi thiếu canxi còn gây triệu chứng co giật ở con vật bị bệnh. Cũng do thiếu canxi, phospho con vật hay ăn bậy nên dễ mắc bệnh đường tiêu hoá, con vật ngày càng gầy, chậm lớn, khả năng kháng bệnh kém.

9.2.4. Triệu chứng

Giai đoạn đầu: của bệnh con vật thường giảm ăn, tiêu hoá kém, thích nằm, có hiện tượng đau các khớp xương.

Giai đoạn bệnh tiến triển: Con vật hay ăn dở, liếm bậy bạ, mọc răng và thay răng chậm. Ở lợn còn có triệu chứng co giật từng cơn.

Cuối thời kỳ bệnh: xương biến dạng (hình 9.2), các khớp sưng to, các xương ống chân cong queo, sống lưng cong lên hay vặn vẹo, lồng ngực và xương chậu hẹp, xương ức lồi,... con vật gầy yếu, hay kế phát các bệnh khác.

Nếu không kế phát các bệnh khác thì trong suốt quá trình bệnh con vật không sốt.

9.2.5. Tiên lượng

Bệnh tiến triển chậm, nếu phát hiện sớm chỉ cần điều chỉnh trở lại khẩu phần ăn, cho gia súc tắm nắng hoặc bổ sung vitamin D thì có thể khỏi. Nếu không chữa kịp thời gia súc ngày một gầy yếu, khó chữa và hay kế phát những bệnh khác.

Hình 9.2. Xương chân biến dạng

Page 191: benh noi khoa thu y

191

9.2.6. Chẩn đoán

- Bệnh lúc đầu khó chẩn đoán, đến giai đoạn xương biến dạng dễ phát hiện.

- Khi khám bệnh chú ý các triệu chứng lâm sàng, tiến hành điều tra khẩu phần ăn, nếu có điều kiện thì chiếu X quang để chẩn đoán.

9.2.7. Điều trị

a. Hộ lý

Cải thiện khẩu phần ăn, bổ sung canxi, phospho và vitamin D, vệ sinh chuồng trại, tăng cường chăn thả ngoài trời. Nếu gia súc bị liệt cần lót ổ rơm, cỏ khô và thường xuyên trở mình cho gia súc.

b. Dùng thuốc điều trị

- Bổ sung vitamin D.

- Bổ sung canxi trực tiếp vào máu. Dùng một trong các chế phẩm (canxi clorua 10%; Gluconatcanxi 10%; canxi - For; polycan; Magie - canxi - For; Calbiron).

- Dùng thuốc điều trị triệu chứng các bệnh kế phát.

- Dùng thuốc tăng cường trương lực cơ và bổ thần kinh: Strychnin sulfat 0,1% kết hợp với vitamin B1. Tiêm bắp ngày 1 lần.

Chú ý:

- Không dùng Strychnin liên tục quá 10 ngày

- Nơi có điều kiện nên tiến hành chiếu tia tử ngoại.

9.3. BỆNH MỀM XƯƠNG (Osteo malacia)

9.3.1. Đặc điểm

Bệnh mềm xương là bệnh của gia súc trưởng thành, thường gặp ở gia súc cái có chửa hoặc cho con bú. Bệnh gây cho xương bị mềm, xốp rồi sinh ra biến dạng.

9.3.2. Nguyên nhân

- Do trong khẩu phần ăn thiếu canxi, phospho lâu ngày, hoặc tỷ lệ Ca/P không thích hợp.

- Do thiếu vitamin D, gia súc thiếu vận động, ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

- Do khi gia súc có chửa hoặc nuôi con cơ thể mất nhiều canxi, phospho, nên phải huy động canxi, phospho từ xương vào máu.

- Do tuyến phó giáp trạng tăng tiết làm hàm lượng canxi trong máu tăng.

- Do khẩu phần thiếu protein ảnh hưởng tới sự hình thành xương.

- Do ảnh hưởng của bệnh đường tiêu hoá mạn tính → giảm hấp thu canxi, phospho.

Page 192: benh noi khoa thu y

192

9.3.3. Cơ chế sinh bệnh

Do những nguyên nhân trên làm cho thành phần canxi, phospho trong xương bị giảm. Xương trở nên mềm, xốp, biến dạng và dễ gẫy, cốt mạc của xương dày, dễ bóc khỏi xương.

Do mềm xương nên ảnh hưởng tới hô hấp, tiêu hoá và cơ năng vận động của cơ thể. Sự giảm canxi còn gây hiện tượng co giật ở lợn.

9.3.4. Triệu chứng

Bệnh thường phát sinh ở thể mạn tính, con vật bị bệnh có những biểu hiện:

- Con vật ăn kém, hay ăn bậy (la liếm, gặm tường,...).

- Con vật hay nằm, kém vận động, dễ mệt, ra mồ hôi. Khi vận động có thể nghe tiếng lục khục ở khớp xương.

- Xương hàm trên và dưới hay biến dạng, răng mòn nhanh và không đều, xương ống nhô cao, cong queo và dễ gẫy.

- Con vật hay mắc bệnh về đường tiêu hoá, ỉa chảy. Phân còn nhiều thức ăn chưa tiêu.

- Gia súc cái mắc bệnh, tỷ lệ thụ thai kém, ở gà sản lượng trứng giảm, trứng dễ vỡ, mỏ bị biến dạng.

- Kiểm tra máu: hàm lượng canxi trong huyết thanh giảm từ 5 - 7%, hàm lượng phospho hơi tăng, bạch cầu trung tính và lâm ba cầu tăng.

- Thay đổi về tổ chức học: cốt mạc sưng, xương bị xốp, ống Havers mở to, xung quang có nhiều tổ chức liên kết.

9.3.5. Tiên lượng

Bệnh kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm, vật kém ăn, ít vận động, gầy mòn. Cuối cùng con vật nằm liệt và mắc các bệnh kế phát mà chết (hình 9.3).

9.3.6. Chẩn đoán

- Bệnh ở trạng thái mạn tính nên lúc đầu chẩn đoán rất khó, chủ yếu dựa vào xét nghiệm.

- Bệnh thường xảy ra ở cả bầy gia súc có chế độ chăn nuôi giống nhau và có cùng triệu chứng như đã nêu ở trên.

- Gõ vào xoang trán có âm phát ra giống như gõ vào cột gỗ.

- Dùng X - quang có thể phát hiện bệnh sớm và biết được xương xốp, ranh giới giữa cốt mạc và tổ chức cốt mạc dày, khớp xương sưng to, có khi có u xương.

Hình 9.3. Bò liệt hai chân sau

Page 193: benh noi khoa thu y

193

- So sánh với thấp khớp: bệnh thường phát ra khi gia súc bị cảm lạnh, con vật đi lại khó khăn khi bắt đầu vận động, sau một thời gian vận động con vật đi lại bình thường.

9.3.7. Điều trị

a. Hộ lý

- Bổ sung thêm canxi, phospho vào khẩu phần ăn như cho ăn bột xương hoặc các loại premix khoáng, vitamin.

- Cho gia súc vận động ngoài trời, chuồng trại sạch sẽ, thoáng khí.

- Hạn chế cho con bú hoặc tách con ra khỏi mẹ.

- Nếu gia súc bị liệt, lót ổ đệm cho gia súc và thường xuyên trở mình cho gia súc.

b. Dùng thuốc điều trị

- Bổ sung vitamin D. Dùng canxi bổ sung trực tiếp vào máu (canxi clorua 10%, gluconat canxi 10%, canxi - For hoặc polycan hoặc Magie - canxi - For).

- Dùng thuốc điều trị triệu chứng các bệnh kế phát.

- Dùng thuốc tăng cường trự lực cơ và bổ thần kinh: Strychnin sulfat 0,1% kết hợp với vitamin B1 (không dùng cho gia súc đang có chửa).

Chú ý:

- Nơi có điều kiện nên tiến hành chiếu tia tử ngoại.

- Tăng cường khả năng hấp thu canxi cho cơ thể bằng các loại sau:

+ Dầu cá: bò (20 - 30ml/con); lợn (5 - 10ml/con); chó (3ml/con). Cho uống ngày 1 lần.

+ Vitamin D: bò (10000 - 15000 UI/con); lợn (5000 - 10000 UI/con); chó (5000 UI/con). Tiêm bắp ngày 1 lần.

- Trợ sức và làm giảm đau các khớp xương

Thuốc Đại gia súc Tiểu gia súc Chó

Dung dịch Glucoza 20% 1000 - 2000ml 300 - 400ml 100 - 150ml

Urotropin 10% 50 - 70ml 30 - 50ml 15 - 20ml

Salicylat natri 2g 1g 0,5g

Tiêm chậm vào tĩnh mạch

- Điều trị các bệnh kế phát như chướng hơi, ỉa chảy

9.4. BỆNH CẢM NẮNG (Insolatio)

9.4.1. Đặc điểm

Bệnh thường xảy ra vào mùa hè, ngày nắng gắt, trong thời điểm 11 - 12 giờ trưa.

Page 194: benh noi khoa thu y

194

Khi gia súc được chăn thả hoặc phải làm việc dưới trời nắng to, ít gió, ánh nắng chiếu trực tiếp vào đỉnh đầu làm cho sọ và hành tuỷ nóng lên, não và màng não bị sung huyết gây trở ngại đến cơ năng của hệ thần kinh. Hậu quả của bệnh là gây rối loạn toàn thân.

9.4.2. Nguyên nhân

- Do vận chuyển gia súc với quãng đường dài và phương tiện vận chuyển không có mái che.

- Do chăn thả gia súc hoặc bắt gia súc làm việc dưới trời nắng to, nắng chiếu trực tiếp vào đỉnh đầu.

- Những gia súc quá béo hoặc ăn quá no khi tiếp xúc với nắng dễ bị cảm nắng.

9.4.3. Cơ chế sinh bệnh

Do ánh nắng chiếu trực tiếp vào đỉnh đầu, làm nhiệt độ ở vùng đầu tăng cao → não và màng não bị sung huyết gây tổn thương đến tế bào thần kinh, từ đó gây ảnh hưởng tới trung khu tuần hoàn, hô hấp và điều hoà thân nhiệt làm cho con vật chết rất nhanh.

9.4.4. Triệu chứng

Nếu bệnh nhẹ: con vật có biểu hiện choáng váng, đi đứng siêu vẹo, niêm mạc mắt tím bầm, có khi vã mồ hôi, nuốt khó, thân nhiệt tăng cao, ở lợn và chó còn có hiện tượng nôn mửa.

Nếu bệnh nặng: con vật phát điên cuồng và sợ hãi, mắt đỏ ngầu, lồi ra ngoài, mạch nhanh và yếu, tĩnh mạch cổ phồng to. Gia súc khó thở (thở kiểu cheyne - stokes), đi không vững và đổ ngã tự nhiên. Nhiệt độ cơ thể lên tới 40 - 410C, da khô, đồng tử mắt lúc đầu mở rộng, sau thu hẹp lại cuối cùng mất phản xạ thần kinh và phản xạ toàn thân. Con vật run rẩy, co giật rồi chết.

Mổ khám kiểm tra bệnh tích thấy: não, màng não và hành tuỷ bị sung huyết, hoặc xuất huyết, phổi và nội ngoại tâm mạc cũng bị xuất huyết.

9.4.5. Chẩn đoán

- Bệnh thường xảy ra cấp tính, con vật chết nhanh không kịp điều trị.

- Khi chẩn đoán cần phân biệt với bệnh cảm nắng và so sánh với bệnh truyễn nhiễm cấp tính, các bệnh về phổi cấp tính.

9.4.6. Điều trị

a. Hộ lý

- Đưa ngay con vật vào chỗ râm mát, thoáng khí.

Page 195: benh noi khoa thu y

195

- Chườm nước đá hay nước lạnh lên vùng đầu, sau đó phun nước lạnh lên toàn thân, có thể thụt nước lạnh vào trực tràng để làm giảm nhiệt độ cơ thể.

- Xoa bóp toàn thân cho máu lưu thông để chống sung huyết não.

b. Dùng thuốc điều trị

Dùng thuốc tăng cường tuần hoàn và hô hấp cho cơ thể: Dùng thuốc trợ tim - có thể dùng một trong các loại thuốc sau: Cafeinnatribenzoat 20%, Spactein, Spactocam, Ubarin. Tiêm dưới da hoặc tĩnh mạch

Dùng thuốc hạ thân nhiệt: Dùng một trong các loại thuốc sau (Pyramidon, Paracetamon, Anagin, Decolgen,....)

Dùng thuốc tiêm trợ lực: Dùng dung dịch glucoza 20 - 40%. Tiêm truyền vào tĩnh mạch.

Chú ý: Nếu có hiện tượng ứ huyết tĩnh mạch, não bị sung huyết nặng thì phải chích máu ở tĩnh mạch cổ để lấy bớt máu.

9.5. BỆNH CẢM NÓNG (Siriasis)

9.5.1. Đặc điểm

Bệnh thường xảy ra khi khí hậu nóng khô, hoặc ẩm ướt, làm cho quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và môi trường bên ngoài khó khăn → tích nhiệt trong cơ thể, gây sung huyết não → rối loạn tuần hoàn não, làm rối loạn trung khu điều hoà thân nhiệt. Hậu quả gây rối loạn toàn thân.

Bệnh thường phát ra cùng với bệnh cảm nắng, mức độ bệnh tăng thêm, con vật chết rất nhanh.

9.5.2. Nguyên nhân

- Do khí hậu nóng bức, nhiệt độ của môi trường bên ngoài quá cao, hoặc quá ẩm ướt làm ảnh hưởng tới quá trình thải nhiệt của cơ thể.

- Do chuồng trại hoặc phương tiên vận chuyển quá chật chội.

- Do gia súc quá béo lại khát nước, hoặc gia súc có lông quá dày, gia súc mắc bệnh tim phải làm việc trong thời tiết oi bức.

9.5.3. Cơ chế sinh bệnh

Do những nguyên nhân trên làm khả năng thải nhiệt của cơ thể giảm, nhiệt tích lại trong cơ thể → thân nhiệt tăng cao, gia súc vã mồ hôi nhiều nên cơ thể bị mất nước và mất muối → rối loạn quá trình trao đổi chất ở mô bào. Nhiệt độ cơ thể tăng, ảnh hưởng tới tuần hoàn và hô hấp, mặt khác do mô bào ở cơ thể bị mất nước (do tăng tiết mồ hôi) làm cho máu đặc lại, lượng nước tiểu giảm, các sản phẩm trung gian của quá trình trao đổi chất ứ lại trong máu gây nhiễm độc, làm cho con vật bị hôn mê, co giật và chết.

Page 196: benh noi khoa thu y

196

9.5.4. Triệu chứng

Con vật thở khó, thân nhiệt tăng (410C), toàn thân vã mồ hôi, mệt mỏi, niêm mạc tím bầm, tim đập nhanh, mạch nẩy, cơ nhai và cơ môi co giật, nôn mửa. Nếu nhiệt độ bên ngoài quá nóng thì thân nhiệt con vật tăng tới 43 - 440C, con vật điên cuồng, tĩnh mạch cổ phồng to, đồng tử mở rộng sau đó hôn mê, co giật rồi chết. Khi chết con vật sùi bọt mép, có khi còn lẫn máu.

Kiểm tra thấy máu khó đông, não và màng não sung huyết, phổi cũng bị sung huyết hay phù. Ngoại tâm mạc và phế mạc bị ứ huyết.

9.5.5. Tiên lượng

Con vật thường bị chết vì liệt tim, sung huyết và phù thũng phổi. Bệnh nặng con vật chết nhanh. Nếu phát hiện kịp thời và điều trị tốt con vật có khả năng hồi phục.

9.5.6. Chẩn đoán

Căn cứ vào biểu hiện chủ yếu: con vật vã mồ hôi, máu cô đặc, mất nước, rối loạn về trao đổi chất, sung huyết và xuất huyết ở một số tổ chức. Con vật chết vì khó thở và nhiễm độc.

Cần phân biệt với bệnh: bệnh cảm nắng, bệnh viêm não và màng não, bệnh nhiệt thán,...

9.5.7. Điều trị

Nguyên tắc điều trị: để cho gia súc yên tĩnh, thoáng mát, tăng cường việc thoát nhiệt để đề phòng tê liệt trung khu thần kinh.

a. Hộ lý

Để gia súc nơi thoáng mát, dùng nước lạnh đắp vào đầu và toàn thân, cho gia súc uống dung dịch điện giải.

b. Dùng thuốc điều trị

- Bổ sung nước và chất điện giải cho cơ thể: Dùng dung dịch nước muối sinh lý hoặc glucoza 5% hay dung dịch ringerlactat. Tiêm chậm vào tĩnh mạch.

- Dùng thuốc trợ tim: Cafeinnatribenzoat 20% hoặc Spactein,...

Chú ý: Trường hợp tĩnh mạch cổ quá căng phải dùng biện pháp chích huyết.

9.6. BỆNH CHÀM DA (Eczema)

9.6.1. Đặc điểm

Chàm da là một chứng viêm da cấp tính ở tổ chức biểu bì. Bệnh tiến triển từng đợt, hay tái phát rất phức tạp và dai dẳng. Đặc điểm của nó là nổi mẩn trên da những mụn nước và mụn mủ và sau đó là hiện tượng đóng vẩy, da dày lên.

Page 197: benh noi khoa thu y

197

9.6.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân của bệnh rất phức tạp, song có thể phân làm hai nguyên nhân chính.

a. Nguyên nhân ngoại cảnh

- Do điều kiện vệ sinh kém, chuồng trại bẩn, da luôn bị ẩm ướt và các chất bẩn đọng lại trên da.

- Da bị tổn thương do cọ sát cơ giới, bị côn trùng cắn,....

- Do bị kích thích bởi các hoá chất.

- Do ảnh hưởng của thời tiết.

b. Nguyên nhân bên trong

- Do rối loạn tiêu hoá (táo bón lâu ngày, suy gan, nhiễm giun sán.,..).

- Do các rối loạn về tuần hoàn, nội tiết.

- Do rối loạn quá trình trao đổi chất của cơ thể (thiếu vitamin, thiếu các loại khoáng vi lượng,...).

Muốn tìm được nguyên nhân chính xác phải tiến hành điều tra lịch sử bệnh, điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc và kiểm tra lâm sàng kết hợp với xét nghiệm bệnh phẩm.

9.6.3. Triệu chứng

Bệnh thường tiến triển qua các giai đoạn:

a. Giai đoạn đỏ

Giai đoạn này bắt đầu từ đám da bị đỏ, ranh giới không rõ rệt và rất ngứa (ngứa là triệu chứng xuất hiện đầu tiên dai dẳng và kéo dài cho đến các giai đoạn sau). Trên vùng da đỏ xuất hiện những nốt sần như những hạt kê, dày chi chít (hình 9.4).

b. Giai đoạn mụn nước

Những nốt sần trên thực tế là những mụn nước ngày càng lớn, khi ngứa, con vật gãi hoặc cọ sát nên mụn nước bị vỡ và chảy ra một thứ nước vàng, đóng thành vảy. Những mụn nước khác lại tiếp tục nổi lên, một số mụn bị nhiễm khuẩn có màu vàng. Trong giai đoạn này có thể có một số triệu chứng nhiễm khuẩn thứ phát.

Hình 9.4. Da viêm đỏ

Hình 9.5. Da đóng vẩy

Page 198: benh noi khoa thu y

198

c. Giai đoạn đóng vảy

Giai đoạn này da không nổi lên những mụn nước mới, những mụn có đóng vẩy, khô dần, có chỗ lên da non màu hồng. Tuy nhiên vẫn còn một số ít mụn nước. Da có màu sẫm hơn và dày cộm lên (hình 9.5).

d. Giai đoạn mạn tính

Da sẫm màu, dầy cộm, có những nốt sần cứng hơn, to hơn ở giữa các vết hằn da.

Trong trạng thái mạn tính này vẫn có những đợt nổi lên những nốt sần khác hoặc mụn nước và vẫn bị chảy nước như những giai đoạn trước.

Quá trình bệnh chia làm các giai đoạn trên song các giai đoạn đó không chia rõ ranh giới mà thường lẫn nhau trong giai đoạn đỏ đã có một số mụn nước, trong giai đoạn mụn nước đã có một số lên da non, trong giai đoạn mạn tính vẫn còn có những mụn mẩn đỏ, mụn nước).

Bệnh chàm da ở những loài gia súc có biểu hiện khác nhau:

- Ngựa: thường ở thể mạn tính, nơi hay phát bệnh là ở bờm cổ, cuống đuôi, sau khớp cẳng chân. Con vật ngứa ngáy, da dày cộm. Bệnh thường phát vào mùa hè.

- Trâu, bò thường mắc ở phía trong đùi, ở cổ, vú, kẽ móng chân.

- Lợn thường hay có ở nách, bẹn, dưới bụng.

- Chó hay mắc ở sống mũi, cổ và khuỷu chân, môi trên, mí mắt và xung quanh tai.

9.6.4. Tiên lượng

Bệnh ở thể cấp tính nếu điều trị kịp thời bệnh sẽ khỏi. Nếu bệnh chuyển sang mạn tính rất khó chữa.

9.6.5. Chẩn đoán: Cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh sau:

Bệnh ghẻ: Cạo vẩy để tìm cái ghẻ.

Bệnh viêm da: Bệnh gây viêm sâu ở các lớp nội bì và dưới da. Viêm da không nổi mụn nước và mụn đỏ, con vật ít ngứa hơn.

9.6.6. Điều trị

a. Điều trị toàn thân

- Cần cải thiện chế độ vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng để nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Tránh cho gia súc ăn những thức ăn kích thích, tránh cọ sát và không để nhiễm bẩn.

- Chú ý điều hoà các chức phận, tẩy giun sán định kỳ, tránh táo bón, cho gia súc uống đủ nước.

- Làm huyết liệu pháp.

- Chữa dị ứng: dùng Novocain 0,25% tiêm tĩnh mạch, gluconat canxi hoặc cloruacanxi kết hợp với vitamin C tiêm chậm vào tĩnh mạch.

Page 199: benh noi khoa thu y

199

b. Điều trị tại chỗ

Cần phân biệt từng giai đoạn để có biện pháp chữa thích hợp:

Trường hợp chỗ da bệnh chảy nước, trợt da, đỏ: tránh không dùng các thuốc kích thích hoặc thuốc mỡ mà chỉ dùng các loại thuốc làm dịu da, thuốc nước (Lajic, hồ nước, bột phèn chua).

- Dùng một trong các loại thuốc sát trùng sau (Natribicabonat 5%, Rivanol 0,1%, thuốc tím 0,1% thấm vào gạc, đắp lên vết loét.

- Dùng thuốc làm dịu da và trị nấm: dầu kẽm (bao gồm: Oxyt kẽm 40g, Vaselin 60ml), Trangala, Lajic, hồ nước, Kedecfa,... ngày bôi 2 lần.

- Dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn (Cephacilin, Gentamycin,...)

- Dùng thuốc chống ngứa: (Xiro pheregan,...)

Chú ý: Khi đắp gạc không kỳ cọ quá mạnh, bôi thuốc xong không băng kín. Nếu bệnh có nhiều vẩy thì chấm qua dầu lạc cho vẩy bong ra rồi mới bôi thuốc hoặc đắp gạc.

Giai đoạn da bệnh tương đối khô và bớt đỏ thì dùng 1 trong các loại thuốc sau:

Ichthyol: 10ml Oxyt kẽm: 5 g Axit benzoic: 3 g

Bột tanin: 5 g Phèn chua: 5 g Vaselin: 5ml

Tạo thành hỗn dịch như mỡ, bôi lên nơi viêm ngày 2 lần.

Giai đoạn mạn tính: dùng các loại thuốc làm mỏng da, bớt ngứa như dầu Ichthyol, mỡ lưu huỳnh, mỡ salisilic từ thấp đến cao (5 - 10%) bôi lên chỗ da bệnh, có thể băng lại.

Chú ý: Khi dùng thuốc nên thăm dò phản ứng của gia súc để kịp thời thay đổi thuốc. Nếu có điều kiện có thể dùng biện pháp lý liệu pháp.

9.7. CHỨNG NỔI MẨN ĐAY (Caseous exudate at the derma)

9.7.1. Đặc điểm

Do những kích thích từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể làm cho hệ thống vận mạch của da bị rối loạn, làm từng đám nội bì của da thấm tương dịch, da dày lên. Trên lâm sàng ta thấy trên mặt da có những nốt nổi mẩn hình tròn hoặc hình bầu dục, khi sờ thấy dày cộm, con vật ngứa khó chịu. Ngựa và chó hay mắc.

9.7.2. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân bên ngoài

- Gia súc bị nhiễm lạnh đột ngột.

- Do các loại côn trùng đốt (ong, kiến, sâu róm,...).

- Do gia súc tiếp xúc với một số hoá chất.

Page 200: benh noi khoa thu y

200

b. Nguyên nhân bên trong

- Do gia súc ăn phải những thức ăn độc, kém phẩm chất, thức ăn lạ.

- Do gia súc táo bón lâu ngày.

- Do sử dụng thuốc (bị dị ứng thuốc).

- Do kế phát từ những bệnh truyền nhiễm (đóng dấu lợn, viêm hạch truyền nhiễm,...).

- Do chức năng gan bị rối loạn.

9.7.3. Triệu chứng

- Giai đoạn đầu trên da xuất hiện nhiều nốt nhỏ, tròn như đồng xu, sau đó lan to dần, những nốt này có màu đỏ, sờ tay vào thấy dày cộm.

- Gia súc ngứa, khó chịu, kém ăn, có trường hợp sưng mí mắt, sưng môi, chảy nước mũi, nước dãi. Nếu bị nặng con vật có thể chết.

9.7.4. Tiên lượng

Bệnh dễ hồi phục, gia súc có thể khỏi trong vài giờ hoặc vài ngày nhưng thường hay tái phát.

9.7.5. Điều trị

Nguyên tắc điều trị: loại trừ những kích thích của bệnh nguyên, bảo vệ cơ năng thần kinh trung ương và điều trị cục bộ.

a. Hộ lý

Để gia súc ở nơi yên tĩnh, loại bỏ thức ăn kém phẩm chất và thức ăn lạ, giữ ấm cho gia súc.

b. Dùng thuốc điều trị

- Dùng thuốc an thần: Aminazin hoặc Prozil,...

- Dùng thuốc làm giảm dịch tiết (tương dịch) và bền vững thành mạch: vitamin C kết hợp với canxi clorua tiêm chậm vào tĩnh mạch.

- Dùng thuốc làm co mạch quản và làm giảm dịch thẩm xuất: Adrenalin 0,1%.

- Dùng thuốc thải trừ chất chứa ở ruột: magiesulfat hoặc natrisulfat

- Dùng thuốc tăng cường chức năng và giải độc của gan: dung dịch đường ưu trương và urotropin.

- Điều trị cục bộ: dùng nước lạnh phun vào nốt phát ban, nổi mẩn hoặc dùng axit acetic 1%, trường hợp phát ban do ong, kiến đốt dùng vôi đã tôi bôi lên vết thương.

Page 201: benh noi khoa thu y

201

Chương 10

NGỘ ĐỘC

10.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ CHÂT ĐỘC

Từ xa xưa, con người đã có những hiểu biết và sử dụng nhiều chất độc khác nhau trong đời sống săn bắn và hái lượm. Nhiều di tích khảo cổ trên thế giới, nhiều tư liệu thành văn và bất thành văn đã chứng tỏ điều đó. Vì thế, khoa học về độc chất cũng đã hình thành từ lâu đời.

Độc chất học là môn học nghiên cứu về:

- Đặc điểm lý - hóa học của các chất độc;

- Phương pháp kiểm tra định tính và định lượng chất độc;

- Ảnh hưởng, tương tác giữa chất độc và cơ thể sinh vật (Các quá trình hấp thu, phân bố, biến đổi, tích lũy và thải trừ,...của chất độc trong cơ thể).

- Các phương pháp chẩn đoán, dự phòng và điều trị ngộ độc.

Ở phạm vi tài liệu này, chỉ đề cập đến độc chất học Thú y, không đề cập đến lĩnh vực độc chất học ở người, cây trồng và các sinh vật khác.

10.2. KHÁI NIỆM VỀ CHẤT ĐỘC

Theo cách hiểu thông thường, chất độc (poison) là những chất hữu cơ và vô cơ có nguồn gốc thiên nhiên hay tổng hợp hóa học, ở liều lượng và nồng độ nhất định, có thể gây nên những rối loạn hoạt động sống của cơ thể. Các rối loạn này, có thể nhẹ hay nặng, có thể ngắn, lâu dài hay dẫn tới tử vong là tùy thuộc vào bản chất của chất độc và cũng tùy thuộc cả vào bản chất đặc thù của cơ thể sống bị phơi nhiễm bởi chất độc.

Ở Việt Nam, các chất độc mạnh thường gặp trong tự nhiên là:

- Thực vật: lá ngón, cây trúc đào, cây thông thiên, hạt mã tiền, cây sừng trâu, nấm lim, nấm phân ngựa,... Cây và củ sắn (khoai mỳ), mầm củ khoai tây,...cũng là những thứ có độc.

- Động vật: nọc rắn, bọ cạp, mủ cóc, nọc ong, rết, cá nóc (có 300 loài cá có độc tố trên thế giới),…

- Khoáng vật: thạch tín (As), thần sa, chu sa (Selen)

Thời cận đại, khi các ngành kỹ nghệ hóa học phát triển, bên cạnh các chất độc nguồn gốc thiên nhiên, người ta đã tổng hợp được rất nhiều chất độc từ các phòng thí nghiệm.

Page 202: benh noi khoa thu y

202

Hiện nay trên thế giới, ước tính có khoảng 4,5 triệu chất độc khác nhau. Bao gồm cả thể rắn, thể lỏng và thể khí.

Mỗi năm, các nước đã tổng hợp chừng 300 ngàn chất độc mới. Có nhiều chất siêu độc. Độc lực của chúng gấp hàng ngàn lần các chất độc thiên nhiên, cổ điển. Dioxin, Tabun,... là những thí dụ trong số các chất siêu độc đó. Các chất siêu độc này đã được các thế lực cầm quyền ở nhiều nơi sử dụng làm phương tiện giết người hàng loạt trong các cuộc chiến tranh hủy diệt.

Dioxin là 1 nhóm những chất siêu độc. Hiện đã có 75 chất Dioxin khác nhau được quốc tế xếp vào hàng các chất độc thường xuyên gây ô nhiễm môi sinh. Chúng khó phân hủy, tồn tại lâu bền trong môi trường. Dioxin là 1 trong những chất gây nhiều hậu quả nghiêm trọng nhất cho con người và vật nuôi khi bị phơi nhiễm. Nếu nhiễm trực tiếp, 1 gam Dioxin đủ giết 10 triệu người.

Khoa học đã khẳng định: Dioxin là nguyên nhân gây ra 28 chứng bệnh khác nhau. Các chứng bệnh này đều rất nguy hiểm. Không (hoặc chưa) cứu chữa được. Không những thế, nó còn để lại di chứng cho nhiều thế hệ con cháu đời sau của những người (và vật nuôi) bị nhiễm độc. Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã sử dụng 175kg Dioxin, pha trong 1 triệu lít dung dịch để rải tại các vùng căn cứ của ta (Bắt đầu rải ngày 10/8/1961 và kết thúc 10/1971). Tổng thống Mỹ Clintơn đã thừa nhận có trên 4 triệu người Việt Nam bị nhiễm độc bởi Dioxin của Mỹ.

* Theo quan điểm hiện đại, có nhiều chất và hợp chất, trước đây không coi là chất độc, nay phát hiện ra nhiều tác hại của chúng, nên cũng xếp vào nhóm các chất độc, bị cấm sử dụng.

Thí dụ: nhiều thuốc trước đây dùng phòng trị bệnh (Chloramphenicol, Furazolidon,…); nhiều chất dùng trong bảo quản thực phẩm, dược phẩm (Hàn the, lưu huỳnh,…); nhiều chất dùng trộn vào thức ăn gia súc để kích thích tăng trọng (kháng sinh, hormon,…) và rất nhiều chất khác nữa nay đã bị cấm sử dụng vì độc tính trường diễn nguy hiểm, gây nên các bệnh hiểm nghèo cho người tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi (ung thư, quái thai,…)

* Trên lâm sàng, nhiều chất thông thường như: muối ăn (NaCl), nước uống,... với liều lượng cao được đưa vào cơ thể, trong thời gian ngắn, cũng gây ngộ độc.

Thí dụ: Nếu nhầm lẫn cho gà ăn bột cá của lợn; gà sẽ ngộ độc, chết hàng loạt. Nếu cho trâu bò (nhất là bò sữa) ăn nhiều thức ăn tinh, không đúng cách, cũng sẽ gây ngộ độc.

* Một số chất, bình thường là “trơ” nhưng trong những điều kiện nhất định lại là nguyên nhân gây độc hại cho cơ thể.

Thí dụ: Silicat, nếu người và vật nuôi thường xuyên hít thở dạng bụi mịn silicat vào đường hô hấp sẽ gây chứng ngộ độc silicosis. Bụi than, tro cũng tương tự.

Các bụi này còn mang theo các mầm bệnh vi sinh vật vào đường hô hấp. Chúng đồng thời cùng gây bệnh (Pneumoconiosis) ở phổi.

Page 203: benh noi khoa thu y

203

* Tất cả các loại thuốc thú y, nếu sử dụng quá liều tối đa tác dụng (dosis tolerate Maxima) hoặc dùng không đúng cách sẽ gây ngộ độc thuốc. Đặc biệt ở các loài hoặc các cá thể có mẫn cảm cao với một loại thuốc nào đó.

Một ngành khoa học mới, nghiên cứu về “bệnh do thuốc” đã và đang được nhiều người quan tâm.

* Một lĩnh vực ngộ độc rất quan trọng, vì tính phổ biến của nó ở điều kiện khí hậu nóng ẩm và trình độ kỹ thuật thấp, tại các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) là ngộ độc thức ăn.

Khái niệm ngộ độc thức ăn ở đây cần được hiểu: Trong thức ăn tự chế biến tại trang trại hay thức ăn công nghiệp đều có thể có những chất độc hại do vi sinh vật khu trú trong đó sản sinh ra. Một trong những độc tố nguy hiểm nhất hiện nay đã biết là Aflatoxin, do nấm Aspergillus flavus sản sinh ra. Nó gây ung thư gan cho vật nuôi; nó tồn tại trong sản phẩm chăn nuôi và gây ung thư cho người tiêu dùng.

10.3. KHÁI NIỆM VỀ NGỘ ĐỘC

Mọi biến đổi rối loạn về cơ năng hay thực thể của các khí quan hay toàn thân, do tác động của chất độc, được gọi là ngộ độc.

Ngộ độc cấp tính: ngộ độc xảy ra rất nhanh. Sau khi hấp thu vào máu 1 - 2 phút đã có thể gây chết (hơi ngạt qua đường hô hấp, thuốc qua đường tiêm) hoặc 30 - 60 phút (ăn, uống qua đường tiêu hóa), 1 - 2 giờ hoặc hơn (qua đường da và niêm mạc). Có khi sau 1 - 2 ngày.

Ngộ độc á cấp tính (bán cấp) xảy ra sau nhiễm độc nhiều ngày, có khi 1 - 2 tuần, loại này không chết nhanh nhưng sau điều trị thường để lại di chứng thứ cấp với những biểu hiện nặng nề hơn. Thí dụ ngộ độc khí clo. Có khi con vật chuyển sang dạng mạn tính.

Ngộ độc mãn tính: ngộ độc xảy ra chậm nhưng kéo dài, thậm chí diễn ra hằng năm. Thường do nhiễm độc ở liều lượng nhỏ nhưng lại thường xuyên liên tục. Có hiện tượng tích lũy chất độc trong cơ thể. Thí dụ thường xuyên dùng nước ngầm ăn, uống hằng ngày mà trong nước này có chứa các kim loại nặng như: As, Pb,...

10.4. NGUỒN GỐC NGỘ ĐỘC

10.4.1. Ngộ độc do chất độc nội sinh (Antacoid)

Đây là những chất độc được sinh ra ngay trong quá trình sống của cơ thể. Do quá trình trao đổi chất bị rối loạn, tạo ra.

Bình thường, cơ thể sẽ chuyển hóa chúng, đào thải chúng ra ngoài. Trong điều kiện bất thường (Thí dụ con vật bị suy dinh dưỡng, con vật có bệnh gan, thận,…) các chất độc sẽ tích tụ lại, gây ngộ độc cho cơ thể.

Thí dụ: Urê huyết, xêton huyết, ngộ độc kiềm, ngộ độc axit,…

Page 204: benh noi khoa thu y

204

10.4.2. Ngộ độc do các chất độc ngoại lai

Từ môi trường sống xâm nhập vào cơ thể (Senobiotic)

a. Từ thức ăn nước uống có chất độc, hoặc bị vấy nhiễm chất độc

Đây là con đường quan trọng nhất, phổ biến nhất, hay gặp trong chăn nuôi thú y. Một số trường hợp cần quan tâm ở nước ta:

* Củ sắn, lá sắn (khoai mỳ), cỏ ba lá, hạt đậu mèo, cỏ sudan (cỏ còn non), hạt lanh, hạt đậu Java, cỏ vòi voi,... có chứa glucozit loại cyanogenetic. Khi ăn vào cơ thể, các glucozit này thủy phân cho ra axit cyanhydric (HCN) gây ngộ độc.

* Cây trúc đào, cây thông thiên được trồng ở rất nhiều nơi trong nước ta. Trong cây có chứa glucozit cường tim. Khi các lá này lẫn trong cỏ, gia súc ăn phải sẽ bị ngộ độc nặng. Một con bò sữa nặng 300 - 400kg, ăn từ 30 - 40 lá đã có thể chết nhanh chóng, không cứu chữa được.

* Một số rau họ chữ thập (họ rau cải) có chứa nhiều loại thioglucozit, con vật ăn nhiều sẽ bị các rối loạn sau:

- Cừu cái có chửa, ăn nhiều lá cải bắp và cải dàu (Rapeceed) cừu con sinh ra có thể bị chết hoặc dị tật bẩm sinh.

- Thai của các loài gia súc khác bị bướu cổ trước khi sinh.

- Gia súc lớn ăn nhiều cây họ chữ thập sẽ bị dung huyết - tan máu (heamolysis), nước tiểu có màu đỏ của Hemoglobin (sắc huyết tố niệu).

* Cây rau muối, cây họ chữ thập (rau cải) có hàm lượng nitrat cao. Nếu ủ lâu chưa dùng ngay (qua đêm) hàm lượng nitrat càng tăng cao. Dễ gây ngộ độc nitrat, nitrit.

* Mầm củ khoai tây, vỏ màu xanh củ khoai tây có chất solanin, gia súc ăn nhiều, trong cơ thể, solalin sẽ thủy phân giải phóng nhiều chất solanidin gây ngộ độc.

* Cây dương xỉ (rau dớn), cây lác, cây năn, cỏ medicago có chứa chất đối kháng với vitamin B1. Gia súc ăn nhiều, thường xuyên kéo dài sẽ mắc chứng thiếu vitamin B1, có khi rất trầm trọng.

* Nhiều cây họ đậu ở vùng nhiệt đới có chứa các axit amin bất thường không phải protein (Non protein amino acid). Chúng có tác dụng đối kháng với các axit amin tương ứng. Nếu con vật ăn nhiều, do tác động cạnh tranh thay thế, chúng làm rối loạn quá trình trao đổi chất, gây độc hại cho cơ thể.

* Lá và hạt cây keo dậu, cây bình linh (leucaena) làm thức ăn bổ sung đạm cho vật nuôi chứa nhiều chất mimosin có tác dụng ức chế tổng hợp Thyroxyn (T3 và T4) ở tuyến giáp trạng, gây bướu cổ cho gia súc.

Trong các loài vật nuôi, loài nhai lại (nhất là dê) ít mẫn cảm hơn. Ngược lại gà mẫn cảm nhất với mimosin.

Page 205: benh noi khoa thu y

205

* Trong cỏ Medicago sativa (cỏ ba lá), cỏ dái ngựa, thân cây ngô tươi,…có Phytoestrogen (Estrogen thực vật), nếu ăn quá nhiều sẽ gây chứng động dục giả (âm hộ sưng to, chảy nhiều dịch nhờn, núm vú lợn con sưng to), gia súc chửa có thể bị sảy thai,…

* Nhiều loại rau, cỏ được trồng hoặc mọc tự nhiên ở gần nhà máy, đường giao thông lớn có chứa nhiều kim loại nặng như arsen, cadimi, chì,... Hàm lượng các chất này tăng cao trong thức ăn, gây ngộ độc mạn tính cho vật nuôi.

* Nhiều loại cây trồng và sản phẩm cây trồng (cây ngũ cốc, cây rau, củ,…) khi phun thuốc bảo vệ thực vật hoặc sử dụng chất bảo quản là nguồn tiềm ẩn nhiều hiểm họa ngộ độc cho người tiêu dùng và cho vật nuôi.

Đây là vấn đề nan giải rất lớn ở Việt Nam hiện nay. Chưa có giải pháp triệt để, hữu hiệu để ngăn chặn hiện tượng dùng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo quản sản phẩm trồng trọt một cách tràn lan, sai nguyên tắc, vô tổ chức như đã và đang có ở nước ta.

b. Thức ăn bị vấy nhiễm các loại vi sinh vật độc hại

Có nơi, có lúc, 100% số thức ăn hỗn hợp hoặc nguyên liệu để chế biến thức ăn chăn nuôi (ngô, sắn, cám gạo, bột cá,...) bị nhiễm vi khuẩn, nấm mốc và độc tố nấm mốc. Nguy hại nhất và thường gặp là các nấm Aspergillus, Penicillium, Fusarium, nấm muội than,... các nấm mốc này sản sinh nhiều loại độc tố mycotoxin rất nguy hiểm. Đáng chú ý là:

• Aspergillus flavus: sản sinh Aflatoxin B1, B2, G1, G2,... gây ung thư gan, thận, vật nuôi chậm lớn, ỉa chảy, lách bị tổn thương.

• Fusarium (nhiều chủng) thường ký sinh trên ngô bắp, sản sinh độc tố Tricothecen, F2 toxin (Zearalenone), axit Fusaric,…làm giảm khả năng sản xuất, khả năng sinh sản, thoái hóa buồng trứng, sảy thai. Ở gia cầm (gà) còn bị viêm đường hô hấp nặng.

• Nấm Penicilium (nhiều chủng). Ký sinh nhiều ở các loại ngũ cốc, sản sinh độc tố Parulin, axit penicillic, citrinin,…

Tất cả những chất này gây thoái hóa mỡ ở gan, thận.

• Nấm muội than (Staquiobotrix) có nhiều trong rơm do phơi nắng không kịp, bị mưa ẩm kéo dài. Mốc đen như bột nhọ nồi (nên gọi là nấm muội than)

Độc tố làm suy giảm nặng sức đề kháng của con vật. Khiến chúng dễ mắc các bệnh truyền nhiễm khác nhau.

Nhìn chung, thức ăn bị nhiễm nấm mốc và độc tố nấm mốc (mycotoxin) sẽ gây nhiều tác hại:

- Trước hết làm tổn thương các tế bào gan, gây thoái hóa gan.

- Làm tổn thương tế bào thận, viêm thận.

- Giảm khả năng đề kháng của con vật, ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Page 206: benh noi khoa thu y

206

- Gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, hô hấp, gây nôn mửa, tiêu chảy.

- Gây rối loạn sinh sản.

- Làm giảm tính thèm ăn của con vật

- Làm biến đổi các chất dinh dưỡng trong thức ăn, tạo thành các độc tố thức ăn, phá hủy các vitamin.

Đặc biệt Aflatoxin gây ung thư gan vật nuôi (nghiêm trọng nhất là vịt)

Các chất độc gây hiện tượng tích lũy, tiềm tàng trong các sản phẩm chăn nuôi (thịt, trứng, sữa,…). Người tiêu dùng bị ngộ độc (trường diễn) bởi các chất độc tiềm tàng đó.

c. Nhiễm độc từ không khí của môi trường sống

Các khí độc như: NH3, H2S,... có nồng độ cao trong không khí (tiểu khí hậu chuồng nuôi), gây độc.

Các khí độc như: CO2, CO, SO2,... từ các nhà máy, lò gạch,... ở gần khu chăn nuôi thải ra, gây độc.

10.5. PHÂN LOẠI NGỘ ĐỘC

- Trên lâm sàng phân ra ngộ độc cấp tính, bán cấp tính và mạn tính như trên đã chỉ rõ.

- Nếu dựa vào mức độ nặng nhẹ của tình trạng ngộ độc thì có: ngộ độc nhẹ, ngộ độc nặng, ngộ độc có nguy cơ đe dọa tính mạng và ngộ độc tử vong. Ba loại trên không chết, loại sau cùng là không thể cứu sống được.

- Dựa vào mức độ lành bệnh sau ngộ độc thì có: ngộ độc không để lại di chứng và ngộ độc để lại di chứng. Thường ngộ độc cấp tính sau khi cấp cứu kịp thời, điều trị tích cực, con vật qua khỏi sẽ không để lại di chứng. Loại hình ngộ độc á cấp và mạn tính là loại hình thường để lại di chứng lâu dài.

- Dựa vào pháp chế thì chia ra ngộ độc ngẫu nhiên và ngộ độc do đầu độc. Khi bị đầu độc, không chỉ lo chữa trị con bệnh mà còn phải lo giải quyết về khía cạnh pháp luật.

10.6. CHẨN ĐOÁN NGỘ ĐỘC

Việc chẩn đoán gia súc, gia cầm bị ngộ độc, phân biệt so sánh với bệnh truyền nhiễm hoặc các bệnh khác có rất nhiều phức tạp trên lâm sàng. Chỉ có thể kết luận chắc chắn ngộ độc (nhất là ngộ độc hàng loạt) khi có những bằng chứng đầy đủ về điều tra nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng, giải phẫu bệnh lý, xét nghiệm hóa học,…

Chỉ những trường hợp cụ thể, có minh chứng rõ ràng, như: sau khi tiêm thuốc, uống thuốc, phun thuốc xong mà con vật bị trúng độc thì ta có thể dễ dàng khẳng định ngay. Nhưng các trường hợp khác thường khó chẩn đoán chính xác ngay, nhất là khi nhiễm độc hàng loạt, rất dễ nhầm với bệnh truyền nhiễm.

Page 207: benh noi khoa thu y

207

Để phân biệt với bệnh truyền nhiễm, có hai cơ sở khoa học cần nắm vững:

- Bệnh truyền nhiễm có tính đặc thù, mẫn cảm theo loài. Nhiễm độc thì không.

- Với bệnh truyền nhiễm, không lập tức đồng loạt trong 1 ngày hay trong 1 giờ, nhiều con bị. Thông thường, mới đầu chỉ có một vài con có dấu hiệu ốm; sau đó 2 - 4 ngày số con mắc mới vọt tăng cao. Ngược lại, ngộ độc thì đồng loạt cả đàn, tập trung mắc ngay sau khi ăn, uống có chất độc

Khi khám lâm sàng, với ngộ độc cấp tính ta có thể thấy:

- Con vật nôn mửa, ruột co thắt, đau bụng, ỉa chảy, vận động loạng choạng, co giật.

- Thân nhiệt không tăng cao (trừ ngộ độc nhóm Nitrophenol)

- Đồng loạt bị, ngay trong một thời gian ngắn.

Trường hợp ngộ độc á cấp tính và mạn tính nói chung khó chẩn đoán phân biệt. Ta cần phải:

- Thu thập các tài liệu, dẫn chứng về vệ sinh môi trường, vệ sinh dinh dưỡng.

- Kiểm tra lâm sàng.

- Mổ khám

- Lấy mẫu kiểm tra xét nghiệm chất độc

Chỉ khi nào có đầy đủ các bằng chứng từ các kiểm tra nói trên, ta mới có thể khẳng định ngộ độc hay không.

10.7. XỬ LÝ KHI VẬT NUÔI BỊ NGỘ ĐỘC

- Cấp cứu hồi sức.

- Ngăn chặn không cho chất độc tiếp tục hấp thu vào máu.

- Trung hòa làm biến đổi hoặc loại trừ chất độc ra khỏi nơi bị nhiễm (đường tiêu hóa, đường hô hấp, da và niêm mạc,…)

- Xử lý chất độc đã hấp thu vào máu.

Công việc cụ thể:

* Cấp cứu hồi sức:

- Nếu số lượng ít, cho con vật vào nơi mát, thoáng, sạch. Làm hô hấp nhân tạo nếu con vật bị ngạt. Đảm bảo yên tĩnh, ít vận động.

- Nhanh chóng dùng thuốc đối kháng với chất độc để tiêm cấp cứu.

Thí dụ: khi ngộ độc các thuốc bảo vệ thực vật và thuốc chống ngoại ký sinh trùng nhóm phospho hữu cơ; ta phải dùng Atropin tiêm bắp (tác dụng nhanh hơn tiêm dưới da).

* Ngăn chặn không cho chất độc tiếp tục hấp thu vào máu, bằng cách:

Page 208: benh noi khoa thu y

208

- Loại bỏ các thức ăn, nước uống có hoặc nghi có nhiễm độc (ngộ độc qua đường tiêu hóa)

- Tẩy rửa chất độc bám trên da bằng cách tắm, rửa,... (ngộ độc qua da)

- Loại bỏ các nguồn gốc gây ra khí độc (ngộ độc qua đường hô hấp)

Thường gặp nhất dạng ngộ độc qua đường tiêu hóa. Tại đây, phải làm biến đổi, trung hòa, hấp phụ các chất độc rồi tẩy trừ chúng ra khỏi đường tiêu hóa.

Để làm biến đổi, ta dùng các chất đối kháng. Thí dụ khi ngộ độc chất kiềm, ta dùng axit acetic, axit citric,... cho uống. Ngộ độc các ancaloid, các cây cỏ có ancaloid, ngộ độc protein độc, ngộ độc các kim loại nặng, ta dùng tanin (nước lá chát) cho uống để kết tủa chất độc.

Để hấp phụ chất độc, ta dùng các chất hấp phụ như: đất sét, cao lanh; tốt nhất là than hoạt tính cho uống (nếu gấp, dùng than củi nghiền thành bột mịn thay than hoạt).

Khi cần, phải gây nôn (trừ ngựa và loài nhai lại). Thuốc gây nôn thường dùng là apomorphin, enterotonin. Có điều kiện, rửa dạ dày bằng ống thông thực quản.

Chú ý:

- Cấm gây nôn, cấm rửa dạ dày khi con vật có rối loạn trí não, con vật co giật, quá mỏi mệt, suy kiệt, thủy thũng phổi, rối loạn tuần hoàn, có chửa.

- Trình tự tiến hành giải độc ở đường tiêu hóa bằng chất hấp phụ như sau:

+ Cho uống than hoạt tính.

+ Cho thuốc tẩy muối (Na2SO4, MgSO4) để tẩy hết than hoạt tính đã hấp phụ chất độc (Khi ngộ độc Ba, Pb, thuốc tẩy muối còn có tác dụng đối kháng với Ba và Pb)

Nếu con vật đã xuất hiện ỉa chảy do ngộ độc thì chỉ cho uống than hoạt, không cần cho thuốc tẩy.

Khi ngộ độc các chất kiềm hay axit, ta không cho uống than hoạt, chỉ cho uống nhiều nước để pha loãng. Sau đó dùng chất đối kháng (axit hoặc kiềm) để trung hòa.

* Xử lý chất độc đã vào máu:

Kết quả nhất là dùng các chất đối kháng hóa học (tham khảo thêm ở các sách chuyên khoa độc chất học Thú y)

Với chất độc là kim loại nặng, ta dùng các thuốc: dicaptol, Ca - EDTA để tạo phức với các kim loại đó, giải phóng các enzym đã bị kim loại nặng tương ứng khóa chặt, mất hoạt tính,...

Tăng cường lợi tiểu để thải trừ chất độc (theo nước tiểu) như uống nhiều nước, nước sắc râu ngô, bông mã đề; hoặc tiếp truyền nước đường glucoza (sinh lý ngọt 5%.) vào tĩnh mạch.

Page 209: benh noi khoa thu y

209

Bên cạnh các giải pháp nói trên, ta phải điều trị triệu chứng như:

- Nếu suy giảm hô hấp, ta dùng thuốc kích thích hô hấp (Lobelin, Long não)

- Nếu rối loạn tim mạch, dùng thuốc kích thích trung tâm vận mạch, kích thích trực tiếp tim mạch.

- Nếu bị sock ta phải chống sock.

- Nếu có rối loạn nước và chất điện giải (thông thường là có rối loạn; Sau khi bị nôn, ỉa chảy) ta phải truyền dịch bổ sung nước và chất điện giải (Xem sách chuyên khoa Dược lý học, Chẩn đoán nội khoa,...)

- Khi gan, thận có rối loạn công năng hoạt động, dùng thuốc hỗ trợ gan, thận (actiso).

- Khi cần đề phòng kế phát các bệnh truyền nhiễm, dùng thuốc kháng sinh

10.8. PHÒNG NGỪA NGỘ ĐỘC

Với các lĩnh vực quan trọng, ta cần quan tâm để đề phòng ngộ độc một cách chủ động, tích cực ở Việt Nam hiện nay:

- Phòng ngộ độc do các thuốc bảo vệ thực vật, các hóa chất bảo quản sản phẩm nông nghiệp.

- Phòng ngộ độc do cây cỏ có độc (mọc ở bãi chăn, lẫn trong cỏ khi thu hoạch,…)

- Phòng ngộ độc do thức ăn dự trữ, thức ăn hỗn hợp có nhiễm vi sinh vật (nhất là nấm mốc).

- Phòng ngộ độc do dùng thuốc thú y.

- Phòng ngộ độc do ô nhiễm môi trường (vấy nhiễm cho cây cỏ, nước uống,…).

- Phòng ngộ độc do hậu quả của chiến tranh hóa học (Nơi bị rải chất độc thời chiến tranh hoặc các khả năng khác).

Việc phòng ngừa ngộ độc có vai trò quan trọng không chỉ với gia súc, gia cầm mà cả với các loài nuôi thủy sản, ong mật,...Chúng ta cần quán triệt phương châm: "Phòng độc hơn giải độc".

10.9. MỘT SỐ DẠNG NGỘ ĐỘC THƯỜNG GẶP Ở GIA SÚC, GIA CẦM TẠI VIỆT NAM

10.9.1. Ngộ độc hóa chất bảo vệ thực vật

Ở Việt Nam, hàng năm sử dụng không dưới 30 ngàn tấn hóa chất bảo vệ thực vật. Bao gồm nhiều nhóm khác nhau:

1. Thuốc trừ côn trùng (inserticid)

2. Thuốc trừ kí sinh trùng thân det (Aficid)

Page 210: benh noi khoa thu y

210

3. Thuốc diệt trứng ký sinh trùng (Ovicid)

4. Thuốc diệt ấu trùng (Larvicid)

5. Thuốc diệt trứng và ấu trùng (Ovolarvicid)

6. Thuốc diệt tuyến trùng (Nematocid)

7. Thuốc diệt nấm (Fungicid)

8. Thuốc trừ cỏ (Herbicid)

9. Thuốc trừ sâu thân mềm (Molluskicid)

10. Thuốc diệt chuột (Raticid)

11. Thuốc diệt giáp xác cánh cứng (Radenticid)

12. Thuốc diệt đơn bào (Zoocid)

13. Thuốc diệt tất cả các loại sinh vật (Omnicid)

Trong thực tế, thường dùng các loại thuốc đa giá, cùng lúc diệt được nhiều loại sâu bệnh khác nhau.

Trên đây chưa kể đến các thuốc trừ bệnh hại do vi trùng, virus. Nếu kể, danh mục thuốc còn mở rộng thêm rất nhiều.

Thống kê cho thấy: Trên thế giới hiện có trên 1300 chủng loại hoạt chất bảo vệ thực vật khác nhau.

Trong tương lai, sẽ còn tăng nhiều. Đặc biệt độc lực của chúng sẽ tăng gấp nhiều lần so với các thuốc hiện nay. Đây là nguy cơ lớn gây độc hại cho giới động vật có ích. Thế hệ thuốc bảo vệ thực vật thứ 4 đã ra đời. Chỉ cần 10g cho cả 1ha đất canh tác. Thế hệ thuốc bảo vệ thực vật thứ 5 sẽ còn độc hơn nữa. Nếu không có chiến lược sử dụng đúng đắn, hợp lý, chắc chắn hậu quả cho nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, ong mật,...và cả cho con người không thể lường hết được.

Về mặt hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật phổ biến đang sử dụng ở Việt Nam có các nhóm chủ yếu sau:

- Các carburhydro chứa clo.

- Các phospho hữu cơ

- Các carbamat

- Các hợp chất chiết xuất từ thực vật như nicotin, pyrethrin, rotenon,...

- Các chất khác: thuốc trừ cỏ nhóm dinitrophenol, các dẫn xuất của axit phenoxyacetic.,…Thuốc diệt chuột với các dẫn xuất cumarin, phosphur kẽm,…

Tất cả các hóa chất bảo vệ thực vật đều độc hại đối với người và vật nuôi ở mức độ có khác nhau, tùy thuộc ở liều lượng và cách dùng.

Trên thị trường hiện nay, có những tài liệu đã quảng cáo cho một số hóa chất bảo vệ thực vật “chỉ độc với loài máu lạnh; không độc với loài máu nóng”. Chúng ta cần cảnh

Page 211: benh noi khoa thu y

211

giác, thận trọng với những lời khuyến cáo thương mại đó cho dù đúng là các động vật máu nóng ít bị độc hơn các động vật máu lạnh.

a. Ngộ độc hóa chất bảo vệ thực vật nhóm Phospho hữu cơ (P - HC)

* Các hóa chất bảo vệ thực vật nhóm Phospho hữu cơ đang dùng phổ biến ở Việt Nam bao gồm một số chế phẩm sau:

1. Monocro - tophos

2. Methylparathion.

3. Monito (Methanidophos)

4. Hinosan (Ediphenphos)

5. Dimethoat (Bi - 58)

6. Diazinon (Basudin)

7. Dipterex (Clorophos)

8. Sumithion (Fenitrothion)

9. Kitazin (Iprobenphos)

10. Acephat

11. Malathion(Carbophos)

Các thuốc trên phần lớn dùng để diệt sâu, một số diệt nhện, tuyến trùng, nấm, rầy.

Các phospho hữu cơ có thể ngấm, trôi vào đất, vào khí quyển (khi phun). Một phần được phân hủy bởi các phản ứng hóa học, ánh sáng hoặc bởi các vi sinh vật trong đất. Phần lớn tồn lưu trong môi trường một thời gian. Loại phân hủy nhanh cũng phải 1 - 2 tuần; loại trung bình sau 1 - 18 tháng; loại bền vững là không phân hủy sau 2 năm trở lên. Hóa chất bảo vệ thực vật càng chậm phân hủy, càng gây nhiều tác hại xấu đến môi sinh (trong đất, hại cho sinh vật đất; trôi xuống ao hồ, sông suối hại cho cá tôm,... Thấm sâu xuống tầng nước ngầm, gây hại cho nguồn nước sạch. Tất cả đều sẽ ảnh hưởng độc hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống con người và vật nuôi.

* Đặc tính của các phospho hữu cơ

Căn cứ vào DL50 (liều gây chết 50% động vật thí nghiệm) trên chuột cống trắng và chuột nhắt trắng, các chất trong danh mục trên, độc lực cao nhất là chất Monocro (có số thứ tự 1) DL50 = 8 - 23 mg/kg khối lượng cơ thể, giảm dần đến chất có số thứ tự 10 là Malathion, DL50 = 2800 mg/kg khối lượng cơ thể.

* Cơ chế gây ngộ độc ở vật nuôi:

Ảnh hưởng quá trình dẫn truyền xung động thần kinh, thông qua cơ chế phospho hữu cơ phong tỏa, ức chế enzym acetylcholinesteraza (AchE) là enzym phân hủy acetylcholin (một chất hóa học trung gian ở các synap thần kinh). Do đó acetylcholin tích lũy lại, gây co giật thần kinh (lúc đầu). Sau thời gian co giật mạnh liên tục, con vật suy kiệt do hết năng lượng, từ đó dẫn tới tê liệt.

Page 212: benh noi khoa thu y

212

Tuy nhiên, ở mỗi loài vật nuôi, tính mẫn cảm của chúng đối với từng loại hóa chất trên cũng khác nhau. Do đó độ độc trên từng loài vật nuôi cũng sẽ khác nhau (Tham khảo thêm ở sách Độc chất học Thú y - Đại học Nông nghiệp Hà Nội). Mèo thường mẫn cảm với phospho hữu cơ hơn chó. Gia cầm ít mẫn cảm hơn gia súc.

* Chẩn đoán ngộ độc:

Do thần kinh, trước hết là thần kinh phó giao cảm bị kích thích mạnh nên có thể quan sát thấy:

- Co thắt cơ trơn: con vật đau bụng. Khi đứng, cong lưng lên, bồn chồn. Gia cầm sã cánh, đầu quay về phía lưng. Phế quản co thắt gây khó thở, cơ bàng quang co thắt, gây bài nước tiểu liên tục nhưng với lượng ít. Đồng tử mắt co nhỏ, giảm phản xạ với ánh sáng.

- Kích thích các tuyến ngoại tiết: chảy nước rãi, sùi bọt mép, toát mồ hôi, chảy nước mắt, nhiều dịch phế quản tiết ra làm tăng thêm khó thở.

- Nôn, ỉa chảy và ỉa đái không tự chủ được.

- Suy hô hấp (khó thở, thở nông)

- Nhịp tim chậm và cuối cùng tim ngừng co bóp.

- Các cơ vân co giật (lúc đầu) sau đó tê liệt. Khi cơ hô hấp tê liệt, con vật ngạt và chết.

Trường hợp ngộ độc bán cấp hay trường diễn: Chủ yếu nhận biết qua các dấu hiệu yếu cơ, liệt cơ, mệt mỏi, ỉa chảy kéo dài. Bệnh diễn biến có khi vài tháng hoặc cả năm, dẫn đến teo cơ. Nguyên nhân chủ yếu là các sợi thần kinh - cơ bị liệt. Hệ thống miễn dịch suy giảm, dễ kế phát các bệnh truyền nhiễm.

* Điều trị: áp dụng các biện pháp hạn chế hấp thu chất độc.

- Nếu ngộ độc qua da (phun thuốc trị ngoại ký sinh trùng): tắm xà phòng, dội nước, tẩy rửa hết, rồi lau khô.

- Nếu ngộ độc qua đường tiêu hóa thì tiến hành theo trình tự sau:

+ Rửa dạ dày cho bò, ngựa, gây nôn cho chó và lợn để tống hết chất độc ra ngoài.

+ Cho uống than hoạt tính để hấp phụ chất độc 30 - 50g/con (nhiều, ít do linh hoạt của thầy thuốc thú y)

+ Nếu con vật không ỉa chảy, dùng thuốc tẩy muối tẩy hết than hoạt đã hấp phụ chất độc.

+ Dùng thuốc đối kháng: Atropin 0,5 - 1,0 mg/kg TT tiêm dưới da hoặc bắp thịt. Với gà mái đẻ có thể dùng tới 4 - 5 mg/kg TT. Ngoài Atropin còn có các thuốc 2 - PAM 20 mg/kg TT tiêm bắp, Toxogonin 2 - 8 mg/kg TT.

Hình 10.1. Gà trúng độc hợp chất phospho hữu cơ

Page 213: benh noi khoa thu y

213

+ Bổ sung nước và chất điện giải khi con vật bị ỉa chảy, nôn. Sinh lý ngọt (đường glucoza 5%) và sinh lý mặn (NaCl 0,9%). Khi có điều kiện, dùng dung dịch Lactat ringer,…

+ Cải thiện chất lượng bữa ăn cho gia súc, tăng thêm các vitamin nhóm B, C.

+ Tăng cường tuần hoàn, hô hấp: long não nước, Digitalin, Simpetanin

+ Chăm sóc hộ lý tốt.

b. Ngộ độc hóa chất bảo vệ thực vật nhóm hợp chất clo hữu cơ

Các hóa chất bảo vệ thực vật nhóm clo hữu cơ thường dùng ở Việt Nam: Hexaconazol (Anvil), Lindan, Aldrin, Endrin, Methoxyclor, Heptaclor, Paradiclorobenzen.,…

Do tính độc, tính tích lũy và tính bền vững lâu dài trong sinh quyển của các Clo hữu cơ nên nhiều chất đã bị cấm sử dụng (DDT). Một số chất dùng hạn chế và có kiểm soát. Dioxin, chất độc da cam, cũng nằm trong nhóm các chất độc này.

* Cơ chế gây độc:

- Làm thay đổi hoạt động của kênh Na+ và K+ ở màng tế bào, nhất là tế bào thần kinh.

- Làm thay đổi hệ thống chuyển hóa GABA của tế bào thần kinh.

- Kích thích trực tiếp lên các neuron thần kinh.

- Gây tích lũy acetylcholin và serotonin trong não, dẫn đến rối loạn hoạt động thần kinh.

- Nhiều chất gây quái thai, ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác.

- Một số chất làm tim nhạy cảm hơn với catecholamin do đó gây loạn nhịp tim.

* Chẩn đoán ngộ độc: Dựa vào triệu chứng

- Ở đường tiêu hóa: tiết nhiều nước bọt, nôn mửa, đau bụng, ỉa chảy (cũng giống như các phospho hữu cơ)

- Ở thần kinh: con vật bồn chồn (lúc đầu) sợ hãi, sau đó run cơ, mất điều hòa vận động. Con vật rất mệt mỏi (do rối loạn hệ bơm Na+ và K+ ở các tế bào). Có những cơn động kinh, co giật toàn thân.

- Tim mạch: ngoại tâm thu (tâm thất) nhịp nhanh. Rung tâm thất. Cuối cùng trụy tim mạch.

- Nếu ngộ độc diễn biến chậm, có thể thấy các dấu hiệu nhiễm độc gan: gan to, mở rộng vùng gan (khi gõ), vàng niêm mạc (mắt).

Chú ý: Tùy từng chất, ở từng loại gia súc mà có thêm những biểu hiện riêng (có thể tham khảo ở sách Độc chất học Thú y - Đại học Nông nghiệp Hà Nội).

Page 214: benh noi khoa thu y

214

* Điều trị: Nói chung, giống như điều trị ngộ độc phospho hữu cơ. Điều trị loại ngộ độc này còn có một số đặc thù riêng:

- Hạn chế tổn thương gan, thận: truyền dung dịch Glucoza 20 - 30% từ 500 - 800ml cho đại gia súc, 300 - 500ml cho tiểu gia súc, vitamin B1, Polyvitamin.

- Chống co giật, run cơ: uretan, pentotal, phenobarbital.

- Không có thuốc đối kháng đặc hiệu.

- Chăm sóc hộ lý tốt.

c. Ngộ độc hóa chất bảo vệ thực vật nhóm Carbamat

Carbamat là những dẫn xuất của axit carbamic, thiocarbamic và dithiocarbamic.

Một số thuốc dùng phổ biến ở Việt Nam: Carbaryl, Iso procard, Fenobucard, Cartap, Butocarboxym.

* Cơ chế và biểu hiện ngộ độc:

- Các carbamat ức chế enzym acetylcholinesteraza, chủ yếu ở gan. Ở nơi khác có ảnh hưởng nhưng nhanh hồi phục; không bền như trường hợp phospho hữu cơ với enzym này.

- Carbamat ức chế nhiều loại enzym microsom ở gan. Như ức chế NADPH - citocrom, C - reductaza, aldoza, phosphofructokinaza, gluco - 6 - phosphataza.

- Một số chất có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai.

- Kích thích niêm mạc. Do đó chảy rãi, nôn, ỉa chảy.

- Co đồng tử mắt, rối loạn thị giác.

- Thở khó, suy cơ, run cơ, co giật.

- Loạn nhịp tim

* Điều trị ngộ độc: Thuốc đối kháng là Atropin sulphat.

Cấm sử dụng các thuốc có tác dụng khôi phục cholinesteraza (như Toxogonin, PAM). Điều này khác với hai nhóm hóa chất bảo vệ thực vật nói trên.

Các giải pháp khác, tương tự như giải độc phospho hữu cơ và clo hữu cơ.

d. Ngộ độc sắn (Khoai mỳ)

Một số thực vật có chứa glucozit loại cyanogenetic. Dưới tác dụng của các enzym đặc hiệu, các cyanogenetic này bị thủy phân cho ra HCN và đường. Một số cyanogenetic thường gặp trong các cây cỏ:

Hình 10.2. Dê trúng độc carbamid

Page 215: benh noi khoa thu y

215

- Trong sắn (khoai mì), trong hạt lanh, đậu Java có chất Linamarin (95%) và Linustatin (5%).

- Trong hạt đậu mèo có Vicianin.

- Trong hạt và lá đào, mận, táo có Amygdalin.

- Trong cỏ sudan non, các loại cao lương có Durrin.

- Cỏ ba lá (hoa trắng) có Lotaustralin.

Loại thực vật nào, nếu 100g sản phẩm (lá, quả, củ..) giải phóng ra 20mg HCN, được coi là thực vật độc; giải phóng ra 60mg là cực độc. Gia súc sẽ chết khi ăn phải 1 lượng các cây cỏ có cyanogenetic nếu lượng đó ăn vào giải phóng ra 3,9mg HCN /kg TT).

Bón phân hóa học và sử dụng các chất kích thích sinh trưởng (2,4D) sẽ làm tăng hàm lượng cyanogenetic trong cây cỏ.

Nghiên cứu trên sắn Phú Thọ, Dương Thanh Liêm và một số tác giả khác cho biết: trong vỏ lụa củ sắn có 7,6 mg/100g; vỏ dày 21,6 mg/100g. Hai đầu củ có 16,2 mg/100g. Ruột củ sắn, phần ăn được có 9,72 mg/100g; lõi củ sắn có 15,8 mg/100g.

- Lá non giống sắn Dù có 36,48 mg/100g; giống sắn Gòn có 14,76 mg/100g.

- Đọt non giống sắn Dù có 44,23 mg/100g; giống sắn Gòn có 18,08 mg/100g.

* Sự hình thành ngộ độc:

HCN từ glucozit loại cyanogenetic thủy phân ra sẽ phân ly thành ion CN - (Cyanid). Các cyanid kết hợp với Fe+3 có trong các enzym xúc tác quá trình hô hấp tế bào (đặc biệt cytocrom oxydaza) tạo thành các phức hợp, làm mất hoạt tính enzym, do đó nội hô hấp tế bào bị đình trệ; phức hợp CN- với Fe+3 có thể phân ly trở lại, giải phóng enzym thoát khỏi sự kiềm chế của CN- (CN- không tác dụng tạo phức hợp với Fe+2 ở Hemoglobin).

Nhưng CN- cũng gắn vào Fe+2 của Hemoglobin, chiếm chỗ của oxy, tạo thành methemoglobin. Khi thường xuyên ăn sắn hoặc các rau cỏ khác có cyanogenetic sẽ tác động xấu lên tuyến giáp trạng, cạnh tranh không cho Iod gắn vào hormon của tuyến giáp gây bệnh bướu cổ.

Khi ngộ độc sắn, con vật mới đầu thở dốc vì CN - kích thích các cơ quan thụ cảm hô hấp. Tiếp đó các tế bào, đặc biệt tế bào thần kinh bị ngạt, thiếu oxy (nội hô hấp), do đó con vật co giật (do ngạt hô hấp). Tiếp theo là tê liệt và chết.

* Phòng ngộ độc:

Không cho gia súc ăn nhiều các loại thức ăn có cyanogenetic, đặc biệt là sắn. Tùy theo lứa tuổi và khối lượng vật nuôi, cao nhất, cho ăn không quá 30% khẩu phần (tham khảo thêm ở các tài liệu dinh dưỡng gia súc). Nếu cho ăn tươi, phải ngâm nước, nấu chín kỹ, khi sôi mở vung để HCN bay theo hơi nước thoát khỏi sắn. Hoặc ủ men rượu. Nấm men có tác dụng phân giải glucozit và HCN thành ít độc.

Page 216: benh noi khoa thu y

216

* Điều trị ngộ độc:

Trường hợp ngộ độc nặng, phải khẩn trương, nếu chậm sẽ không cứu được. Phải tiến hành theo nguyên tắc:

- Tạo thành các phức hợp với CN- ở ngay trong máu, không cho xâm nhập vào tế bào tổ chức cơ quan.

- Tách CN- ra khỏi các enzym mà chúng đã khóa, nhanh chóng giải phóng các enzym nội hô hấp tế bào.

- Thải trừ và trung hòa các thức ăn trong dạ dày, ruột.

Cụ thể tiến hành:

- Tiêm tĩnh mạch cho gia súc dung dịch 20% natri nitrit. Tiêm chậm, liều 3 - 4 mg/kgTT để tạo nên hiện tượng methemoglobin. Biến sắt hóa trị 2 của hemoglobin thành sắt hóa trị 3.

- Lúc này cyanid (CN-) sẽ kết hợp với sắt 3 của hemoglobin tạo thành cyanmethemoglobin. Do đó enzym cytocrom oxydaza được giải phóng trở lại hoạt động, cứu con vật khỏi bị ngạt nội hô hấp.

- Tiếp theo ta tiêm tĩnh mạch 30ml dung dịch 20% natri thiosulfat (phải đạt 10 - 15 mg/kgTT) để giải trừ cyanmethemoglobin.

- Nếu hiện tượng methemoglobin nặng, ta tiêm xanh metylen để giải độc. Tiêm tĩnh mạch (với bò) 50ml dung dịch xanh metylen 1% trong dung dịch glucoza 25%.

- Tiêm trợ tim: cafein 20% 5 - 10ml, tiêm dưới da.

- Chăm sóc, hộ lý tốt.

e. Ngộ độc muối ăn (NaCl)

Rất thường gặp trong chăn nuôi ở nước ta, nhất là chăn nuôi gà, lợn. Đôi khi ở bò.

* Nguyên nhân:

- Cho NaCl vào thức ăn không đúng tỷ lệ quy định.

- Nhầm lẫn, cho gà ăn bột cá của lợn (hàm lượng NaCl trong bột cá này cao).

- Tuy liều lượng NaCl trong thức ăn bình thường, đúng quy định nhưng gia súc, gia cầm không được uống nước đầy đủ. Ngay cả khi lượng NaCl cho ăn thấp; nhưng cơ thể thiếu nước cũng gây ngộ độc.

Trong thức ăn hỗn hợp, khi trộn không đều, muối chỗ nhiều, chỗ ít sẽ có con bị ngộ độc.

Thức ăn thừa hàng ngày, nước dưa, nước cà muối,.. được các gia đình tận dụng nhưng không chú ý đúng mức, dẫn tới ngộ độc.

* Độc tính:

- Ở lợn cho ăn 2 - 4 g/kg TT đã gây độc.

- Gia cầm 4,5 g/kg TT là liều gây chết.

Page 217: benh noi khoa thu y

217

- Bò 1000 - 3000g/con; ngựa 750 - 2000g; chó 30 - 60g cho ăn 1 lần đã giết chết con vật.

- Trường hợp thiếu nước, liều lượng gây độc thấp hơn rất nhiều. Thí dụ: với lợn, thức ăn có 2,5% muối sẽ ngộ độc. Nhưng nếu không cho lợn uống nước trong khoảng 24 - 36 giờ mà cho ăn thức ăn có 0,7 - 0,8% NaCl đã gây độc nặng.

- Gia súc non và gia súc có chửa mẫn cảm muối ăn cao hơn gia súc trưởng thành, không chửa.

- Các ion natri có vai trò quyết định trong quá trình ngộ độc chứ không phải ion clo.

- Khi ngộ độc NaCl, con vật uống nhiều nước để tăng thải trừ Na+ ra khỏi cơ thể. Nguy hiểm lớn nhất là áp lực thẩm thấu của các tế bào thay đổi bởi ngộ độc NaCl.

- Gia cầm, đặc biệt là gia cầm non rất dễ bị ngộ độc NaCl vì: thận của chúng không hoàn thiện và vì protein huyết thanh của chúng thấp hơn các con vật khác (hình 10.30). Ngoài ra còn vì vị giác và khứu giác của gia cầm rất kém, chúng không tự phân biệt tốt giữa mặn, nhạt để tránh.

- Lợn, bò ngộ độc đều rất khát nước, bỏ ăn, chảy rãi đặc dính, nôn, ỉa chảy, dáng điệu uể oải, ngồi như chó, quay đảo, loạng choạng rồi hôn mê.

- Ở gà ngộ độc: khát nước, khó thở, ỉa lỏng, sau đó đầu và cổ quay gập về lưng, quay cuồng, nằm liệt một chỗ.

- Gia súc và gia cầm ngộ độc sẽ chết sau 24 - 30 giờ, có khi chết hàng lọat.

Chẩn đoán: mổ khám khó kết luận được vì ở mỗi con vật có một biểu hiện.

Phòng: thận trọng khi cho ăn thức ăn có NaCl và cho uống nước đầy đủ.

Trị: không có thuốc đặc hiệu. Cần cho con vật uống nhiều nước (nhưng không cho uống nhiều đột ngột, gây phì não cấp, bệnh lý càng nặng nề hơn). Dùng các chế phẩm canxi cho uống hoặc tiêm để cạnh tranh với các ion Na+, giúp giảm thiệt hại.

g. Ngộ độc nấm mốc

Rất đa dạng. Ở bài này chỉ giới thiệu ngộ độc Aflatoxin.

Aflatoxin do nấm Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus sản sinh ra.

Đã biết được 12 loại Aflatoxin khác nhau, được ký hiệu là B1, B2, G1, G2, M1, M2,...

Nấm Aspergillus ký sinh nhiều trên ngô hạt và các hạt cốc khác khi bị ẩm và nóng

Hình 10.3. Triệu chứng gà trúng độc muối

Page 218: benh noi khoa thu y

218

* Độc tính:

Aflatoxin và các chất chuyển hóa của nó trong cơ thể có tác dụng gây rối loạn hoặc làm ngừng trệ sự tổng hợp AND và ARN; từ đó làm phát sinh các đột biến; tiêu giảm tổng hợp protein. Hậu quả nguy hiểm là gây ung thư (đặc biệt ung thư gan), quái thai. Độ mẫn cảm và ngộ độc ở gia súc và gia cầm xếp thứ tự giảm dần như sau:

Gia cầm > lợn > trâu, bò > dê, cừu.

Trong gia cầm: vịt con > gà tây > ngỗng > trĩ > gà dò.

Aflatoxin tích lũy lâu bền, trong các mô của cơ thể vật nuôi. Do đó, người tiêu dùng nếu thường xuyên sử dụng các sản phẩm này cũng sẽ có nguy cơ ung thư, quái thai.

* Phòng độc:

- Kỹ thuật canh tác trên đồng ruộng tốt để hạn chế sự lây nhiễm của nấm mốc.

- Bảo quản thức ăn và nguyên liệu chế biến thức ăn tốt. Để nơi khô, mát, có thể hạn chế nấm mốc phát triển. Sử dụng các chất bảo quản đúng cách, hợp lý để chống nấm mốc.

- Không cho vật nuôi sử dụng thức ăn mốc.

- Sử dụng các giải pháp khử độc tính của Aflatoxin trong đường tiêu hóa vật nuôi: dùng các chất hấp phụ như than họat tính, khoáng sét, các chất trùng phân.

* Trị: không có thuốc điều trị đặc hiệu. Có thể áp dụng một số giải pháp tích cực:

- Dùng các chế phẩm sinh học làm vô hoạt Aflatoxin. Thí dụ chế phẩm Mycofix Plus đang bán trên thị trường của hãng Biomin.

- Dùng các chế phẩm có chứa curcumin (bột củ nghệ) cũng có tác dụng hạn chế liên kết giữa Aflatoxin và ADN, giảm quá trình ung thư. Chế phẩm từ Actiso tăng cường công năng giải độc của gan với các chất độc, trong đó có Aflatoxin.

h. Các dạng ngộ độc khác

Có rất nhiều dạng ngộ độc như:

- Ngộ độc các ancaloid trong thực vật: solanin trong mầm khoai tây, nicotin trong thân cây thuốc lá, thuốc lào.

- Ngộ độc bã rượu.

- Ngộ độc bả chuột.

- Ngộ độc thuốc thú y (rất phong phú)

- Ngộ độc các Saponozid.

- Ngộ độc phân hóa học.

- Ngộ độc bởi các chất độc từ động vật

Page 219: benh noi khoa thu y

219

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Minh An và cộng sự. Nội khoa cơ sở (triệu chứng học nội khoa, tập I), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội - 2001.

2. Nguyễn Thị Minh An và cộng sự. Nội khoa cơ sở (triệu chứng học nội khoa, tập II), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội - 2001.

3. Dự án tăng cường công tác thú y Việt Nam (SVSV). Cẩm nang thú y. Hà Nội - 2002.

4. Phùng Đức Cam. Bệnh tiêu chảy, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội - 2003.

5. Nguyễn Đức Công và cộng sự. Bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội - 2002.

6. Vũ Văn Đính và cộng sự. Điều dưỡng nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội - 1999.

7. Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp, Bùi Thị Tho. Dược lý học thú y, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội - 1997.

8. Hoàng Tích Huyền và cộng sự. Hướng dẫn sử dụng kháng sinh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội - 2001.

9. Nguyễn Ngọc Lanh, Văn Đình Hoa, Phan Thị Thu Oanh, Trần Thị Chinh. Sinh lý bệnh học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội - 2002.

10. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ. Thuốc thú y và cách sử dụng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội - 1997.

11. Hå V¨n Nam, NguyÔn ThÞ §µo Nguyªn, Ph¹m Ngäc Th¹ch. BÖnh néi khoa gia

sóc, Nhµ xuÊt b¶n N«ng NghiÖp, 1997.

12. Hå V¨n Nam, NguyÔn ThÞ §µo Nguyªn, Ph¹m Ngäc Th¹ch. ChÈn ®o¸n l©m

sµng thó y. Nhµ xuÊt b¶n N«ng NghiÖp, 1997.

13. Phạm Ngọc Thạch, Hồ Văn Nam, Chu Đức Thắng, Bệnh nội khoa gia súc, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2006.

14. Phạm Ngọc Thạch, Đỗ Thị Nga. Giáo trình chẩn đoán bệnh và bệnh nội khoa, Nhà xuất bản Hà Nội, 2006.

15. Phạm Ngọc Thạch, Dương Thị Anh Đào, Phạm Khắc Hiếu, Nguyễn Thị Kim Thành, Chu Đức Thắng, Chu Đình Tới. Chẩn đoán bệnh và bệnh nội khoa Thú y, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội - 2008.

16. Hòa Phụng. Phòng và chữa các ca ngộ độc thường gặp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội - 2004.

Page 220: benh noi khoa thu y

220

17. Nguyễn Khánh Trạch và cộng sự. Điều trị học nội khoa tập I, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội - 2002.

18. Nguyễn Khánh Trạch và cộng sự. Điều trị học nội khoa tập II, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội - 2002.

19. Phạm Văn Vinh. Siêu âm tim và bệnh lý tim mạch, Nhà xuất bản Y học - Thành phố Hồ Chí Minh - 2001.

20. Vũ Đình Vinh, Lê Văn Hương. Sinh hóa lâm sàng (quyển một), Trường đại học Quân y, 1971.

21. Adam D.H, Adu D. Non - steroidal antiimflamatory drugs and the kidney, Oxford textbook of clinical nephrology Vol 1. 819 - 825.

22. ARon D.C Tyrrell J.B. Cushing syndrome problem in diagnosis medicine, Baltimore - 1991.

23. Brauwald. Heart disease. W.B - Sauders company, 1997.

24. Brenner B.M, Mackenzie h.s. Effects of nephron loss on renal excetory mechanism, Principles of internation medicine, MC graw - hill book company, 1998.

25. Bradford P.Smith, DVM, Diplomate ACVIM. Large animal internal medicine, The C.V.Mosby Company, 1990.

26. Carl A.Osbrone, Jody W.publulich. Kirk's current veterinary therapy XII (Small animal practice). W.B.Saunders company, 1999.

27. J.H.Green. Basic clinical physiology, Oxford University press, New York, Toronto - 2000.

28. Jonh K.Dunn, MVetSc, BVM&S, Dsam, Dipecvim, Mrcvs. Textbook of small animal medicine, W.B.Saunders company, 1999.

29. Harrision. Principles of internation medicine, MC graw - hill book company, 1998.

30. Stephen J.Ettinger, Edward C.Feldman, VDM. Textbook of veterinary internal medicine (Diseases of the Dog and Cat), W.B.Saunders company, 1990.

31. Timothy H.Ogilvie, DVM, MSc. First edition, Large animal internal medicine, Willams & Wilkins a Waverly company, 1998.

Page 221: benh noi khoa thu y

221

MỤC LỤC

Lời nói đầu 3

Phần thứ nhất. CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG THÚ Y 5

Chương 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ CHẨN ĐOÁN BỆNH 5

1.1. KHÁI NIỆM VỀ CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI CHẨN ĐOÁN 5

1.2. KHÁI NIỆM VỀ TRIỆU CHỨNG VÀ PHÂN LOẠI TRIỆU CHỨNG 7

1.3. KHÁI NIỆM VỀ TIÊN LƯỢNG VÀ PHÂN LOẠI TIÊN LƯỢNG 9

1.4. PHƯƠNG PHÁP GẦN VÀ CỐ ĐỊNH GIA SÚC 9

1.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁM BỆNH 14

Chương 2. TRÌNH TỰ KHÁM BỆNH 21

2.1. HỎI BỆNH (hỏi chủ nhà về con vật ốm) 21

2.2. KHÁM CHUNG 23

2.3. SỜ NẮN VÀ KHÁM CÁC CƠ QUAN 25

2.4. KHÁM THÂN NHIỆT 27

Chương 3. KHÁM CÁC KHÍ QUAN TRONG CƠ THỂ 31

3.1. KHÁM HỆ TIM MẠCH 31

3.2. KHÁM HỆ HÔ HẤP 38

3.3. KHÁM HỆ TIÊU HOÁ 49

3.4. KHÁM HỆ THỐNG TIẾT NIỆU 67

3.5. KHÁM HỆ THỐNG THẦN KINH 84

Phần thứ hai. BỆNH NỘI KHOA THÚ Y 92

Chương 4. NỘI KHOA ĐẠI CƯƠNG 92

4.1. KHÁI NIỆM VỀ BỆNH 92

4.2. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH 97

Page 222: benh noi khoa thu y

222

4.3. CÁC THỜI KỲ TIẾN TRIỂN CỦA MỘT BỆNH 99

4.4. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐIỀU TRỊ HỌC 100

4.5. TRUYỀN DỊCH 112

Chương 5. BỆNH Ở HỆ HÔ HẤP (Diseases of the respiratory system) 114

5.1. BỆNH CHẢY MÁU MŨI (Rhinorrhagia) 115

5.2. BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN CATA CẤP TÍNH (Bronchitis catarrhalis acuta) 117

5.3. BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN PHỔI (Broncho pneumonia catarrhalis) 120

5.4. BỆNH VIÊM PHỔI THUỲ (Pneumonia crouposa) 123

5.5. BỆNH VIÊM MÀNG PHỔI (Pleuritis) 126

5.6. BỆNH VIÊM PHỔI CỦA GIA SÚC NON (Pneumonia of the suckling animal) 129

Chương 6. BỆNH Ở HỆ TIÊU HOÁ 132

6.1. BỆNH VIÊM MIỆNG (Stomatitis) 132

6.2. TẮC THỰC QUẢN (Obturatio Oesophagi) 136

6.3. BỆNH Ở DẠ DÀY VÀ RUỘT CỦA LOÀI NHAI LẠI (Diseases of ruminant) 139

6.4. BỆNH BỘI THỰC DẠ CỎ (Dilatatio acuta ruminis íngestis) 141

6.5. LIỆT DẠ CỎ (Atomia ruminis) 143

6.6. CHƯỚNG HƠI DẠ CỎ CẤP TÍNH (Tympania ruminis acuta) 147

6.7. TẮC NGHẼN DẠ LÁ SÁCH (Obturatio omasi) 150

6.8. VIÊM DẠ DÀY - RUỘT (Gastro enteritio) 152

6.9. VIÊM RUỘT CATA CẤP (Enteritis catarrhalis acuta) 155

6.10. VIÊM RUỘT CATA MẠN TÍNH (Enteritis catarrhalis chronica) 159

6.11. CHỨNG KHÔNG TIÊU CỦA GIA SÚC NON (Dispepsia) 161

Chương 7. BỆNH Ở HỆ TIẾT NIỆU (Diseases of the urinary system) 165

7.1. ĐẠI CƯƠNG 165

7.2. NHỮNG TRIỆU CHỨNG KHI THẬN BỊ BỆNH 166

7.3. VIÊM THẬN CẤP TÍNH (Nephritis acuta) 167

7.4. BỆNH THẬN CẤP TÍNH VÀ MẠN TÍNH (Nephrosis acuta et chromica) 170

7.5. VIÊM BÀNG QUANG CẤP (Cystitis) 173

7.6. VIÊM NIỆU ĐẠO (Uretritis) 175

Page 223: benh noi khoa thu y

223

Chương 8. BỆNH VỀ MÁU, DINH DƯỠNG (Diseases of blood, Nutritional diseases) 177

8.1. CHỨNG THIẾU MÁU (Anaemia) 177

8.2. CHỨNG THIẾU VITAMIN (Hypo vitaminosis) 181

8.3. CHỨNG SUY DINH DƯỠNG (Dystrophia) 184

Chương 9. BỆNH VỀ TRAO ĐỔI CHẤT, THẦN KINH, BỆNH VỀ DA (Disorder of metabolism, nervous diseases, skin diseases) 186

9.1. CHỨNG XETON HUYẾT (Ketonic) 187

9.2. BỆNH CÒI XƯƠNG (Rachitis) 189

9.3. BỆNH MỀM XƯƠNG (Osteo malacia) 191

9.4. BỆNH CẢM NẮNG (Insolatio) 193

9.5. BỆNH CẢM NÓNG (Siriasis) 195

9.6. BỆNH CHÀM DA (Eczema) 196

9.7. CHỨNG NỔI MẨN ĐAY (Caseous exudate at the derma) 199

Chương 10. NGỘ ĐỘC 201

10.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ CHÂT ĐỘC 201

10.2. KHÁI NIỆM VỀ CHẤT ĐỘC 201

10.3. KHÁI NIỆM VỀ NGỘ ĐỘC 203

10.4. NGUỒN GỐC NGỘ ĐỘC 203

10.5. PHÂN LOẠI NGỘ ĐỘC 206

10.6. CHẨN ĐOÁN NGỘ ĐỘC 206

10.7. XỬ LÝ KHI VẬT NUÔI BỊ NGỘ ĐỘC 207

10.8. PHÒNG NGỪA NGỘ ĐỘC 209

10.9. MỘT SỐ DẠNG NGỘ ĐỘC THƯỜNG GẶP Ở GIA SÚC, GIA CẦM TẠI VIỆT NAM 209

TÀI LIỆU THAM KHẢO 219

Page 224: benh noi khoa thu y

224

Chịu trách nhiệm xuất bản

LÊ QUANG KHÔI

Phụ trách bản thảo

BÍCH HOA - HOÀI ANH

Trình bày bìa

ĐỖ THỊNH

0902/11802009NN

63063−−

In 700 bản khổ 19 x 27cm tại Xưởng in Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội. Quyết định in số 86 - 2009/CXB/1180 - 02/NN do Cục Xuất bản cấp ngày 29 tháng 10 năm 2009. In xong và nộp lưu chiểu quý IV/2009.sy

NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP

167/6 Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội

ĐT (04) 35761075 - 38521940; Fax: 04.35760748

E-mail: [email protected]

CHI NHÁNH NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP

58 Nguyễn Bỉnh Khiêm - Q1 - Tp. Hồ Chí Minh

ĐT (08) 38299521 - 38297157; Fax: 08.39101036