bỆnh gia cẦm - s67e777c6713e4355.jimcontent.com · làm ngưng kết hồng cầu, dung hợp...

80
1 BNH GIA CM BỆNH CÚM GIA CẦM AVIAN INFLUENZA (AI) Hay “ BIRD FLU” CĂN BỆNH Virus cúm gia cm thuộc Họ Orthomyxoviridae Giống Influenzavirus A Virus có hình dạng thay đổi từ hình cầu đến đa hình, có khi hình sợi. Đường kích của hạt virus rất nhỏ, từ 80 đến 120nm nhưng nếu virus có hình sợi thì sẽ dài nhiều nm. Thuộc nhóm ARN virus và có vỏ bọc, trên vỏ bọc có 2 gai HA và NA (chiều dài 10 – 14nm, đường kính 6nm). Tác dụng của gai HA (Hemagglutinin) là gắn lên thể thụ cảm trên bề mặt tế bào làm ngưng kết hồng cầu, dung hợp tế bào. Virus cúm gia cầm có 16 kháng nguyên HA (H1 H16) và 9 kháng nguyên NA (N1 N9). Kháng nguyên bề mặt của virus cúm A (theo Dennis A.senne) Virus cúm gây bệnh trên người có kháng nguyên H là H1, H2 và H3, trên ngựa là H3 và H7. Virus cúm heo giống với virus cúm người là cùng có H1 và H3 nhưng lại không có H2, còn virus cúm gia cầm thì có đủ 16 kháng nguyên H. Hemagglutinin (H) subtypes 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Người + + + Ngựa + + Heo + + + + + + + + + + + + + + + + + + Đối với kháng ngyên N, virus gây bệnh cúm người và heo đều cùng có N1 Và N2, trên ngựa có N7 và N8, còn virus cúm gia cm có đủ 9 kháng nguyên N. Neuraminidase (N) subtypes 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Người + + Ngựa + + Heo + + + + + + + + + + + (allantois). 4 plaque < 1mm (highly virulent) , cao. 100%.

Upload: dinhthuy

Post on 26-Feb-2019

224 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

BỆNH GIA CẦM

BỆNH CÚM GIA CẦM AVIAN INFLUENZA (AI)

Hay “ BIRD FLU”

CĂN BỆNH

Virus cúm gia cầm thuộc

Họ Orthomyxoviridae

Giống Influenzavirus A

Virus có hình dạng thay đổi từ hình cầu đến đa hình, có khi hình sợi. Đường kích của hạt virus

rất nhỏ, từ 80 đến 120nm nhưng nếu virus có hình sợi thì sẽ dài nhiều nm.

Thuộc nhóm ARN virus và có vỏ bọc, trên vỏ bọc có 2 gai HA và NA (chiều dài 10 – 14nm,

đường kính – 6nm). Tác dụng của gai HA (Hemagglutinin) là gắn lên thể thụ cảm trên bề mặt tế bào

làm ngưng kết hồng cầu, dung hợp tế bào. Virus cúm gia cầm có 16 kháng nguyên HA (H1 – H16)

và 9 kháng nguyên NA (N1 – N9).

Kháng nguyên bề mặt của virus cúm A (theo Dennis A.senne)

Virus cúm gây bệnh trên người có kháng nguyên H là H1, H2 và H3, trên ngựa là H3 và H7.

Virus cúm heo giống với virus cúm người là cùng có H1 và H3 nhưng lại không có H2, còn virus

cúm gia cầm thì có đủ 16 kháng nguyên H.

Hemagglutinin (H) subtypes

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

Người + + +

Ngựa + +

Heo + +

Gà + + + + + + + + + + + + + + + +

Đối với kháng ngyên N, virus gây bệnh cúm người và heo đều cùng có N1 Và N2, trên ngựa có N7

và N8, còn virus cúm gia cầm có đủ 9 kháng nguyên N.

Neuraminidase (N) subtypes

1 2 3 4 5 6 7 8 9

Người + +

Ngựa + +

Heo + +

Gà + + + + + + + + +

– (allantois).

4

plaque < 1mm

(highly virulent)

, cao.

100%.

2

(moderately virulent)

5 – 97%.

. .

(mildly virulent)

. .

5%

(avirulent)

SỨC ĐỀ KHÁNG

Virus cúm gia cầm dễ bị tiêu diệt khi ở ngoài môi trường. Tồn tại trong chất thải lỏng 105

ngày/mùa đông. Trong phân 30-35 ngày/4 C; 7 ngày/20

Các yếu tố như nhiệt độ (70 C/15 phút), pH mạnh, những điều kiện không đẳng trương, sự

khô có thể bất hoạt virus

Là virus có vỏ bọc nên nó nhạy cảm với các chất tẩy rửa và dung môi hữa cơ

Virus bị phá hủy bởi các chất hóa học như formol, propiolactone ….

DỊCH TỂ HỌC

Virus cúm gia cầm có mặt ở khắp nơi trên thế giới, được phân lập ở Châu Phi, Châu Á, Châu

Úc, Châu Âu và Châu Mỹ.

Trong thiên nhiên hầu hết lòai cầm: gia cầm , thủy cầm, chim hoang dã đều cảm thụ với bệnh

Người và một số động vật có vú cũng bị bệnh

Virus cúm gia cầm nhân lên trong các cơ quan hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu và sinh sản. do đó, có

mặt trong chất tiết của đường hô hấp như nước mắt, nước mũi, nước bọt và chất tiết của đường tiêu

hóa.

Đường lây lan từ con bệnh sang con lành, qua không khí, thức ăn, nước uống, công nhân, dụng

cụ chăn nuôi bị ô nhiễm virus, vận chuyển gà, phân, bán chạy gà bệnh và chết,…

Nguồn chứa virus cúm là chim hoang và thủy cầm, chợ gia cầm sống và heo

TRIỆU CHỨNG

Thời gian nung bệnh thay đổi từ vài giờ đến 3 ngày nhưng có thể kéo dài đến 14 ngày

Virus cúm gia cầm gây bệnh nhẹ (thể MP – Mildly pathogenic AI viruses)

Nhiễm trùng trên chim hoang thì không có triệu chứng lâm sàng

Trên gia cầm (gà và gà tây) gây xáo trộn trên hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu và sinh sản như:

Ho, hắt hơi, âm rale, chảy nước mắt

Ủ rũ, giảm đẻ

Xù lông, suy yếu, giảm ăn và uống. thỉnh thoảng có tiêu chảy, gầy ốm

Tỷ lệ mắc bệnh cao, tỷ lệ chết thấp < 5%

Virus cúm gia cầm gây bệnh nặng (thể HP – Highly pathogenic AI viruses)

Trên chim hoang và vịt nhà ít có triệu chứng lâm sàng

Trên gia cầm (gà và gà tây), virus nhân lên và gây tổn thương nhiều cơ quan nội tạng, tim

mạch và hệ thống thần kinh

Lắc đầu, cổ, không thể đứng được (liệt), vẹo cổ, cong người

Suy yếu, giảm ăn và uống, giảm trứng

Âm rale, hắt hơi, ho

Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao (50 -89%, có thể lên đến 100%)

3

BỆNH TÍCH

Virus cúm gia cầm gây bệnh nhẹ (thể MP – Mildly pathogenic AI viruses)

Biểu hiện chủ yếu trên đường hô hấp, đặc biệt là ở mũi như viêm nhày, có sợi huyết, mủ nhày,

mủ sợi huyết, xoang dưới mắt sưng

Niêm mạc khí quản phù, sung huyết, chất nhày từ trong đến có bã đậu

Viêm túi khí sợi huyết đến mủ sợi huyết

Mức độ viêm mủ sợi huyết thường có phụ nhiễm các vi khuẩn khác như E. coli hay

Pasteurella multocida

Viêm xoang bụng, viêm ruột nhày đến sợi huyết

Viêm ống dẫn trứng có chất nhày, phù do đó vỏ trứng mỏng, dị hình, mất màu

Xuất huyết các nang trứng ở buồng trứng

Thận sưng

Virus AI gây bệnh nặng (thể HP – Highly pathogenic Ai viruses)

Trên gà bệnh tích hoại tử, phù, xuất huyết ở cơ quan nội tạng và da

Sưng đầu, mặt, cổ và chân do phù dưới da, xuất huyết điểm hay mảng, phù quanh hốc mắt

Điểm hoại tử, xuất huyết và màu xanh tím thường thấy ở vùng da không lông đặc biệt là ở mào

và tích

Xuất huyết, hoại tử trong các cơ quan nội tạng nhu mô

Đặc biệt xuất huyết màng ngoài tim, cơ ngực, niêm mạc dạ dày và dạ dày tuyến

Có thể xuất huyết và hoại tử trên mảng lympho ruột non

Thường xuyên hoại tử điểm trên tụy, lách, tim, gan và thận

Viêm phổi kẽ lan tỏa và phù, sung huyết, xuất huyết

Túi fabricius và thymus teo

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán phân biệt

­ Phân biệt với bệnh Newcastle, Tụ huyết trùng, Dịch tả vịt…

Chẩn đoán phòng thí nghiệm

­ Bệnh phẩm được lấy từ khí quản hay hậu môn của gà còn sống hay đã chết (swabs)

­ Tìm virus trực tiếp từ bệnh phẩm bằng phản ứng ELISA, kỹ thuật PCR, …

­ Phân lập AIV trên phôi trứng 9 – 11 ngày tuổi, thu họach nước xoang niệu mô để xác định

virus bằng phản ứng HA, HI

­ Tìm kháng thể bằng ELISA, HI, kết tủa khuếch tán trên thạch,…

PHÒNG BỆNH VÀ KIỂM SOÁT BỆNH

PHÒNG BỆNH

Thực hiện an tòan sinh học là tiêu chí hàng đầu

Cách ly gà cảm thụ với những con đã nhiễm bệnh và chất tiết, chất thải của chúng

Tránh tiếp xúc với động vật nhiễm, với chim hoang, với trang thiết bị, dụng cụ đã bị ô nhiễm

Chủng ngừa

Mỹ đã sử dụng vaccine H5 và H5 tái tổ hợp qua virus đậu

Mexico, Utah, Italy đã sử dụng vaccine chết H5 và H7

Việt nam

Vaccine chết H5N1 và H5N2 của Trung Quốc và Intervet (Hà Lan): chủng cho gà và vịt

(vaccine H5N1); chủng ngừa cho gà (vaccine H5N2) tù 2-5 tuần tuổi, 28 ngày sau tái chủng sau đó

nhắc lại mỗi 4 tháng; đường tiêm S/C hay I/M.

Công bố dịch

Khi bệnh dịch xảy ra trên gia cầm ở bất cứ 1 trại nào, với tỷ lệ chết >15% trong vòng 3 ngày

(với những triệu chứng như trên) ở một nước đã từng có dịch do H5N1 trên diện rộng

4

Ở một nước chưa từng có xảy ra dịch H5N1 thì pải có kết quả xét nghiệm khẳng định sự hiện

diện của H5N1 trên gia cầm chết mới có thể công bố dịch

KHỐNG CHẾ BỆNH

thế giới (OIE). Tổ chức y tế thế giới (WHO) và tổ chức lương nông của

Liên Hiệp Quốc (FAO)

Bệnh cúm gà do virus type H5N1 gây nguy hiểm cho gà và người, bệnh được xếp vào danh

mục bệnh nguy hiểm nhất (Bảng A)

Khoanh vùng ổ dịch

Khu vực (nhiễm bệnh) bảo vệ: lấy tâm là trại có dịch H5N1, vòng tròn bán kính là 3 km

Khu vực giám sát: vòng tròn kiểm dịch có bán kính 10 km từ tâm là trại có dịch hay 7 km từ

ranh giới khu vực bảo vệ

Các biện pháp thực hiện trong khu vực nhiễm bệnh

Giết chết và chôn ngay lập tức tất cả gia cầm (kể cả những con còn khỏe mạnh) trong khu vực

này

Tiêu độc sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi triệt để, để trống chuồng một thời gian theo

qui định của cơ quan thú y

Hạn chế sự ra vào của người, vật tư, trang thiết bị, xe cộ 1 cách nghiêm ngặt. Ngăn chăn sự

xâm nhập vào khu vực này của các động vật khác như chim, thú cảnh (pet), chuột,…ít nhất trong

vòng 35 ngày.

Các biện pháp thực hiện trong khu vực giám sát

Kiểm soát nghiêm ngặt việc lưu thông mọi dạng gia cầm (sống hay đã chế biến), trứng, vật tư,

trang thiết bị và xe cộ của trại. Không nên đưa những đối tượng này ra ngoài khu vực giám sát.

Cần giám sát nghiêm ngặt và báo cáo nhanh các trường hợp bệnh mới xảy ra trong khu vực

giám sát

Điều kiện công bố hết dịch

Từ khi con gà cuối cùng bị chết 30 ngày

Hoàn tất việc tiêu độc sát trùng chuồng trại

Sau khi công bố hết dịch

Tái lập đàn gia cầm tại các ổ dịch cũ, sau khi con gia cầm cuối cùng bị tiêu hủy 60 ngày

Phải được phép của cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền

Nuôi từ 3000 con trở lên do Chi Cục Thú Y tỉnh, thành phố xem xét

Từ 500 con – 3000 con do trạm Thú Y huyện xem xét

Dưới 500 con do UBND xã xem xét

Nếu nuôi không phép thì không được cấp giấy chứng nhận khi xuất chuồng, gà nhập vào để

nuôi lại phải được kiểm tra, không có virus cúm mới được nuôi.

Thường xuyên kiểm tra virus cúm cho gà, gia cầm mẫn cảm

5

BỆNH NEWCASTLE

(NEWCASTLE DISEASE - ND)

ĐỊNH NGHĨA

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính và rất lây lan

Đặc điểm chủ yếu của bệnh là gây xáo trộn và gây bệnh tích trên đường hô hấp, tiêu hóa và

thần kinh

LỊCH SỬ VÀ ĐỊA DƢ BỆNH LÝ

Đầu tiên bệnh được biết vào giữa năm 1920 và bệnh Newcastle nhanh chóng chở thành mối đe

dọa nghiêm trọng cho nền chăn nuôi gà công nghiệp của .

Năm 1926, Doyle đã thấy bệnh này gần thành phố Newcastle của nước Anh và đã đặt tên bệnh

theo địa danh.

Sau đó người ta thấy ND có ở khắp nơi trên Thế Giới, nhưng lưu hành rộng rãi nhất là ở Châu

Á, Châu Phi và Bắc Mỹ, bệnh ở Châu Á và Châu Phi thường nặng, còn ở Bắc Mỹ thường ở thể nhẹ.

Ở Việt Nam

Bệnh đã có từ lâu và lan truyền từ Bắc tới Nam

Năm 1933, Phạm Văn Huyến mô tả 1 bệnh ở Bắc Bộ và gọi là bệnh dịch tả gà giả ở Đông

Dương

Năm 1938, Vittor mô tả 1 bệnh dịch trên gà ở Nam Bộ có triệu chứng giống ND

Năm 1949, Jacotot và ctv đã chứng minh ND có ở Nha Trang

Năm 1956, Nguyễn Lương và Trần Quang Nhiên đã khẳng định sự có mặt của bệnh này ở các

tỉnh phía bắc nước ta.

CĂN BỆNH

Phân

Là 1 ARN virus, sợi đơn, có vỏ bọc bằng lipid

Thuộc họ Paramyxoviridae

Họ phụ Paramyxovirinae

Giống Rubulavirus

Loài Newcastle Disease Virus (NDV)

Kích thước đường kính của hạt virus 100 – 500 nm

Có khả năng ngưng kết hồng cầu của một số loài gia cầm, lưỡng thê, bò sát, người, chuột và

chuột lang

Còn hồng cầu của trâu, bò, dê, cừu, ngựa và heo thì chỉ bị ngưng kết bởi một số chủng NDV

Trên vỏ bọc của virus có 2 gai glycoproteins rời nhau đó là:

­ Gai F: Protein F (fusion)

­ Gai HN: Haemagglutinin – neuraminidase

Enzyme neuraminidase trên phân tử haemagglutinin

Đặc điểm nuôi cấy

NDV thường được nuôi cấy trên môi trường tế bào sợi phôi gà (chicken embryo fibroblast –

CEF), trên tế bào thận phôi gà.

Trên môi trường tế bào tạo bệnh tích tế bào đặc hiệu (CPE) là những thể vùi (inclusion bodies)

và syncytia làm cho tế bào bị chết và tróc ra.

NDV sinh sản tốt trong thai gà 9 – 11 ngày tuổi, đường tiêm vào xoang niệu mô (allantois)

Các nhóm độc lực

Tùy theo độc lực NDV được chia thành 3 nhóm

Cƣờng độc (Velogene)

6

Gây bệnh trên phôi: thời gian chết phôi < 60 giờ

Virus nhóm này thường có tính phủ tạng (VVND – Viscerotropic Velogenic Newcastle

Disease) gây bệnh tích nặng trên đường tiêu hóa mà điển hình là dạng của Doyle

Ngoài ra, virus nhóm này còn có tính hướng phổi (pneumotropes) và tính hướng thần kinh

(neurotropes) như Thể hô hấp – thần kinh mà J.R.Beach đã mô tả.

Độc lực vừa (mesogene)

Gây bệnh trên phổi: thời gian gây chết phôi trong vòng 60 – 90 giờ

Virus nhóm này cũng có tính hướng phổi và có thể kết hợp ngẫu nhiên với dấu hiệu thần kinh,

được Beaudette mô tả năm 1946.

Độc lực yếu (Lentogene)

Trên phôi: không gây chết phôi hoặc làm chết phôi khoảng > 90 giờ

Có tính hướng phổi, ít hay không độc, được Hitchner mô tả năm 1948

Thể ruột (Lentogene virus) không có triệu chứng, nhiễm trùng ruột là chủ yếu, gây bệnh không

rõ ràng

Sức đề kháng

­ Dễ bị phá hủy bởi các tác nhân vật lí, hóa học như: nhiệt độ, tia cực tím, các chất oxy hóa,

pH và các chất hóa học.

­ Trong điều kiện khô ráo sống được nhiều tháng

­ Bảo quản ở nhiệt độ thấp sống lâu trong thịt, da, não và tủy sống

­ Ở 1 – 4oC tồn tại 3 – 6 tháng

­ Ở - 22oC tồn tại ít nhất là 1 năm

­ Trong xác chết, thịt thối rữa, phân ủ kỹ, chết nhanh chóng không quá 24 giờ.

­ Trên nền chuồng, ổ rơm ẩm ướt chết nhanh chóng

­ Ở pH = 2 – 10, có khả năng gây nhiễm được nhiều giơ

­ Các chất sát trùng thông thường như: suds 2%, formol 1%, crezil 5%, sữa vôi 10% tiêu diệt

virus nhanh chóng.

TRUYỀN NHIỄM HỌC

Loài mắc bệnh

Trong thiên nhiên, gà là loài cảm thụ mạnh nhất, Gà càng non thì cảm thụ với virus càng mạnh

Vịt và ngỗng có thể bị nhiễm virus nhưng có rất ít hay không có dấu hiệu của bệnh mặc dù

chủng virus gây chết cho gà

Chất chứa căn bệnh

Phổi và não là nơi chứa virus nhiều nhất

Ngoài ra, hầu hết các cơ quan phủ tạng, các chất bài tiết đều chứa căn bệnh, máu chứa virus

nhưng không thường xuyên.

Trứng được đẻ ra từ gà bệnh thường chết phôi vào ngày ấp thứ 4 – 5 của đầu thời kỳ ấp trứng.

Đƣờng xâm nhập

­ Chủ yếu qua đường hô hấp, tiêu hóa

­ Có thể qua niêm mạc

Cách sinh bệnh

Sau khi xâm nhập vào đường tiêu hóa và hô hấp, NDV nhân lên ở tế bào biểu mô của đường

hô hấp trên. Nhóm virus có độc lực yếu (avirulent) khu trú ở đó làm thành nhiễm trùng ẩn

(subclinical) nếu không có nhiễm trùng thứ 2 xảy ra, vd: do Mycoplasma gallisepticum, E. coli, …

Những chủng NDV có độc lực (Mesogene và Velogene) thì nhân lên cả ở bên ngoài tế bào

biểu mô hô hấp rồi lan tru qua máu, tấn công vào các cơ quan, phủ tạng.

Triệu chứng lâm sàng xuất hiện trong 2 – 15 ngày tùy theo độc lực của virus.

7

TRIỆU CHỨNG

Thời gian nung bệnh trung bình 5 – 6 ngày nhưng có thể thay đổi từ 2 – 15 ngày

Hƣớng nội tạng (thể Doyle, 1926)

Bệnh xuất hiện 1 cách bất thình lình, thỉnh thoảng có những con gà chết mà không có triệu

chứng gì.

Biểu hiện đầu tiên là gà buồn bã, sốt cao 43OC, bỏ ăn khát nước, khó thở, kiệt sức dần và chết

sau 4 – 8 ngày.

ở các mô xung quanh mắt và đầu

Phân lỏng màu xanh, thỉnh thoảng có vấy máu

Sau khi gà qua giai đ đầu thì xuất hiện các triệu chứng thần kinh như: co giật, rung cơ, vẹo

cổ, ưỡn mình ra sau, liệt chân và cánh.

Tử số lên đến 100%

Hƣớng hô hấp – thần kinh (thể Beach)

Thể này chủ yếu xuất hiện ở Mỹ nen còn được gọi là thể Mỹ

Bệnh xuất hiện 1 cách bất thình lình và lan truyền 1 cách nhanh chóng

Gà bệnh biểu lộ thở khó, ngáp gió và ho

Giảm ngon miệng, giảm đẻ hoặc ngừng đẻ

Phân không thấy tiêu chảy (không giống với thể Doyle)

Sau 1 đến 2 ngày hay chậm hơn có thể xuất hiện các dấu hiệu thần kinh

Tỷ lệ mắc bệnh 100%

Tỷ lệ chết thay đổi: gà lớn có thể chết khoảng 50%

Gà nhỏ chết lên đến 90%

Hƣớng hô hấp (thể Beaudette, 1946)

Là bệnh hô hấp ở những gà trưởng thành

Biểu hiện chủ yếu là ho, ngáp gió thì ít thấy

Giảm ngon miệng, giảm sản xuất trứng có thể kéo dài trong nhiền tuần làm ảnh hưởng đến

chất lượng trứng

D hiệu thần kinh có thể xuất hiện nhưng không thường xuyên

Tỷ lệ chết thường thấp ng trừ những gà con nhạy cảm

Thể Hitchner, 1948

Ít khi bệnh trên gà trưởng thành

Những dấu hiệu hô hấp (âm rale) chỉ có thể được nhận thấy khi gà ngủ hay bị quấy rối

Tỷ lệ chết không đáng kể

Gà nhỏ mẫn cảm với bệnh thì gây bệnh hô hấp nặng hơn gà lớn

Thường xuất hiện khi có nhiễm trùng kế phát như sau khi chủng ngừa vaccine La-Sota hay kết

hợp với với E.coli dẫn đến colisepticemia làm viêm túi khí. Do đó tỷ lệ chết có thể lên đến 30%.

Không thấy có dấu hiệu thần kinh

BỆNH TÍCH

Hƣớng nội tạng (Viscerotropes – thể Doyle)

Bệnh tích đặc trưng của bệnh là xuất huyết đỏ đậm kết hợp với hoại tử trên các mảng lympho

của thành ruột và ngã ba van hồi manh tràng (hạch amygdale)

Xuất huyết trên bề mặt các tuyến của dạ dày tuyến, có thể xuất huyết trên dạ dày cơ.

Xuất huyết và làm bể lòng đỏ vào trong xoang bụng, những nang trứng trong buồng trứng

thường mềm nhão và th hóa.

Xuất huyết và thường làm nhạt màu cơ quan sinh sản

Cùng với các thể khác của ND có bệnh tích trên đƣờng hô hấp nhƣ:

Tích dịch viêm ở mũi, thanh quản, khí quản

Xuất huyết, xung huyết khí quản

8

Có thể viêm phổi

Túi khí dày đục nhất là ở gà con có thể tích dịch viêm và casein

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán phân biệt

ND

­ Lây lan mạnh

­ Cảm thụ với mọi lứa tuổi

­ Tỷ lệ chết cao

­ Triệu chứng rối loạn hô hấp, tiêu hóa và thần kinh

­ Bệnh tích xuất huyết, hoại tử mảng lympho trên ruột, hạch amygdale và dạ dày tuyến

Thiếu vitamine B1

­ Có biểu hiện thần kinh

­ Không sốt, không rối loạn hô hấp, tiêu hóa, không có bệnh tích trên đường hô hấp và tiêu

hóa

Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm

Phân lập trên môi trƣờng tế bào

Virus gây bệnh tích tế bào đặc hiệu là tạo thể hợp bào hay tế bào khổng lồ có nhiều nhân

(syncytia)

Lấy huyễn dịch môi trường tế bào làm phản ứng huyết thanh học

Phân lập trên phôi trứng

Bệnh phẩm

(não, phổi, ruột, phân, khí quản, chất tiết đường hô hấp)

Nghiền nát

Nước muối sinh lí

Kháng sinh + chất chống nấm

Huyễn dịch 10 – 20%

Lọc

Tiêm vào phôi gà 9 -11 ngày tuổi

Liều tiêm 0,1 - 0,2ml/phôi

Xoang niệu mô (allantois)

- Sau khi tiêm 36 – 48 giờ toàn bộ bào thai và nước trứng đều chứa virus

­ Bệnh tích trên phôi là tụ huyết, xuất huyết da và tổ chức liên kết dưới da

­ Lấy nước trứng làm phản ứng huyết thanh học

Phản ứng huyết thanh học

Tìm kháng nguyên

Bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu (Haemagglutination – HA)

9

Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (Haemagglutination Inhibition – HI)

Phản ứng trung hòa (Virus Neutralization test)

Phản ứng kết tủa khuyếch tán trên thạch

Phản ứng miễn dịch huỳnh quang

Phản ứng ELISA (Enzyme Linked Immunosorbent Assay)

Tìm kháng thể

Phản ứng HI, ELISA

PHÒNG BỆNH

Áp dụng nguyên lí phòng chống bệnh truyền nhiễm dựa trên sự tác động vào 3 khâu của quá

trình truyền lây

Đồng thời kết hợp với công tác quản lí rất có nghĩa trong công tác phòng bệnh

Phòng bệnh bằng vaccine

Có hai loại vaccine: sống, nhược độc chết hay bất hoạt

Sống nhƣợc độc

Độc lực yếu (live lentogene)

HB1, F, La –Sota và chịu nhiệt thường được dùng cho gà con nhưng cũng có thể sử dụng cho

mọi lứa tuổi

Được chủng bằng nhiều đường như nhỏ mắt, nhỏ mũi, uống, tiêm I/M, chích màng cánh hay

phun sương

Độc lực trung bình (live mesogene)

Vaccine M (Mukteswa) chỉ chủng ngừa cho gà từ 2 tháng tuổi trở lên

Đường tiêm SC, IM

Vaccine chết (Killed vaccine, Inactivated)

Virus vaccine được bất hoạt bằng formol, crystal violet, propiolactone.

Chất bổ trợ là keo phèn hay phèn chua hoặc nhũ tương dầu (Vd: vaccine Imopest)

Được dùng để chủng ngừa cho gà đẻ, đường tiêm IM hay SC

10

BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG GIA CẦM

(FOWL CHOLERA; CHOLERA AVIUM)

ĐỊNH NGHĨA

Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của gia cầm. Bệnh thường xuất hiện như là một bệnh

nhiễm trùng huyết do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra.

LỊCH SỬ VÀ ĐỊA DƢ BỆNH LÝ

Bệnh đã xảy ra ở Châu Âu trong suốt n sau của thế kỷ 18

1782 bệnh được nghiên cứu bởi Chabert (Pháp)

1836 Mailet là người đầu tiên dùng danh từ Fowl Cholera

1886 Huppe dùng danh từ Hemorrhagic septicemia để gọi bệnh này

1880 Pasteur đã phân lập vi khuẩn và làm vaccine giảm độc đầu tiên

1900 Lignieres đã dùng danh từ Avian Pasteurellosis

Bệnh thường xảy ra ở miền nhiệt đới phổ biến hơn ôn đới

Ở Việt Nam, bệnh thường xảy ra vào thời gian giao mùa gây chết nhiều gia cầm

CĂN BỆNH

Pasteurella multocida bắt màu Gram âm, cầu trực khuẩn, không di động, không bào tử, bắt

màu lưỡng cực

Có giáp mô trong cơ thể động vật và mất đi trong môi trường nhân tạo

Vi khuẩn thường đứng một mình hay thành từng cặp, chuỗi hay thành sợi

Kích thước: 0,2 - 0,4 x 0,6 – 2,5 m

Hiếu khí hay yếm khí tùy tiện

Nhiệt độ nuôi cấy thuận lợi nhất 37OC

Vùng pH thuận lợi nhất là 7,2 – 7,8 nhưng có thể tồn tại ở pH thay đổi từ 6,2 – 9,0. Mukherjee

(1954) đã cho rằng: acid pantothenic & nicotinamide thì quan trọng nhất cho sự sinh triển

Thạch tinh bột dextrose với 5% huyết thanh gia cầm là môi trường rất thích hợp cho sự phân

lập & sinh trưởng của P. multocida

Khuẩn lạc rời rạc, tròn, lồi, đặc như bơ. Đuờng kính 1 -3 mm sau 18-24 giờ nuôi cấy

Tùy theo đặc điểm của khuẩn lạc mà ngƣời ta chia thành các loại độc lực:

+ Khuẩn lạc dạng phân sắc cầu vồng thì liên hệ với sự có mặt của capsule & liên quan đến

dịch Fowl cholera cấp tính, có độc lực cao, khuẩn lạc dạng S.

+ Khuẩn lạc màu xanh thì độc lực thấp thường liên quan với bệnh mãn tính & ở những đàn có

tính chất dịch địa phương.

+ Loại 3: có đặc tính trung gian giữa 2 loại trên. Là những khuẩn lạc nhày (mucoid), ướt át là

những chủng có capsule thường có trong đường hô hấp của trâu, bò, heo, cừu, thỏ và người. không

phân sắc cầu vòng, màu xám.

Loại huyết thanh (serotype): dựa trên căn bản là phương pháp xác định capsule & thân O

Dựa m A, B, D, E, F

Có 16 seroptypes thân dựa trên cấu trúc của Lipopolysaccharide được ghi số (1,2,3, ….., …)

Ví dụ: Fowl Cholera là : A: 1,3

Yếu tố độc lực: Pasteurella multocida sản xuất nội độc tố, Pasteurella multocida có khả năng xâm

chiếm và sinh sản trong vật chủ tăng lên bởi sự có mặt của capsule, mất capsule thì sẽ mất độc lực.

Ngoài ra, vi khuẩn còn có độc tố protein không chịu nhiệt đã tìm thấy trong serogroup A & D

Sức đề kháng

dàng bởi các chất sát trùng, ánh sáng, sự khô ráo và sức nóng (formol 1%, a.

fenic, -propiolactone, …)

11

Chết nhanh chóng trong đất có độ ẩm < 40%

Trong đất có độ ẩm 50%, nhiệt độ 20OC, pH = 5 sống được 5 -6 ngày. Ở pH = 7 sống được 15

– 100 ngày, pH = 8 sống được 24 – 85 ngày. Trong đất có độ ẩm 50%, nhiệt độ 3OC pH = 7,15 sống

113 ngày mà không mất độc lực

Tại 56OC chết trong vòng 15 phút

Tại 60OC chết trong vòng 10 phút

TRUYỀN NHIỄM HỌC

Động vật cảm thụ

Tất cả gia cầm đều cảm thụ với bệnh, gà tây cảm thụ với bệnh hơn gà rối đến vịt, nghỗng,

chim hoang dã như quạ, chim s , chim sáo,…

Gà lớn mẫn cảm với bệnh hơn gà nhỏ

Trong phòng thí nghiệm: thỏ, chuột bạch, chuột lang rất nhạy cảm với vi khuẩn này.

Chất chứa căn bệnh

Máu, phổi và các chất tiết của đường hô hấp

Vi khuẩn P. multocida khi là nguyên nhân chính gây bệnh như Fowl Cholera thường gây

nhiễm trùng huyết. Tuy nhiên, nó còn là vi khuẩn cơ hội, thường kí sinh trong cơ thể gia cầm khỏe

mà chủ yếu là đường hô hấp, khi có điều kiện thích hợp như ảnh hưởng của ngoại cảnh (thay đổi khí

hậu, thay đổi thức ăn, vệ sinh kém làm sức đề kháng của cơ thể giảm sút) thì vi khuẩn kí sinh sẽ tăng

độc lực và gây bệnh.

Đƣờng Xâm nhập

Chủ yếu qua đường hô hấp, nó có thể xuyên qua niêm mạc của đường hô hấp trên, qua màng

nhày của hầu bởi không khí, qua kết mạc, hay vết thương.

Lây qua đường tiêu hóa: qua thức ăn, nước uống bị ô nhiễm

Cách lây lan

Trực tiếp do gà bệnh nhốt chung với gà lành

Gián tiếp do chất thải của gà bệnh, gà mang trùng ….

Trong thiên nhiên: thỏ có thể lây bệnh của gà, ít có trường hợp lây từ gà sang trâu, bò. Bệnh có

thể lây từ gà sang heo, bệnh ít lây từ trâu bò, heo sang gà.

Cơ chế sinh bệnh

Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể

Sinh sản tại chỗ

Vào máu

Gây nhiễm trùng huyết (septicemia) Vào cơ quan phủ tạng

Chết Viêm, hoại tử

12

TRIỆU CHỨNG

Thời gian nung bệnh ngắn, thường khỏang 1 - 2 ngày nhưng cũng có khi tới 4 – 9 ngày

Cấp tính

Thường triệu chứng chỉ xuất hiện vài giờ trước khi chết, nhiều khi sự chết là biểu hiện đầu tiên

của bệnh.

Gà bệnh sốt cao (42 – 43oC), bỏ ăn, xù lông, chảy nước nhớt từ miệng, nhịp thở tăng. Phân

tiêu chảy, có nước màu hơi trắng sau đó trở nên hơi xanh lá cây và có chứa chất nhày.

Gà chết: mào, yếm tím bầm do ngạt thở

Mãn tính

Thường thấy ở cuối ở dịch hoặc do nhiễm vi khuẩn có độc lực thấp

Gà ốm, yếm, khớp xương chân, xương cánh, đệm của bàn chân thì sưng phồng

Thỉnh thoảng có tiếng có tiếng rale khí quản và khó thở

Gà có thể bị tật vẹo cổ

BỆNH TÍCH

Cấp tính

Sung huyết, xuất huyết ở tổ chức liên kết dưới da, cơ quan phủ tạng nhất là phần bụng như

xuất huyết ở tim và lớp mỡ vành tim, phổi, lớp mỡ xoang bụng, niêm mạc đường ruột (phần tá

tràng).

Viêm bao tim tích nước

Phổi viêm, có nhiều dịch nhày dọc theo đường hô hấp

Gan sưng có hoại tử điểm bằng đầu đinh ghim

Chất dịch nhày có nhiều ở cơ quan tiâu hóa như hầu, diều, ruột

Ở buồng trứng

+ Nang nõan trưởng thành (Graaf) mềm, nhão. Không quan sát được mạch máu mặc dù

bình thường thì thấy 1 cách dễ dàng.

+ Có khi lòng đỏ vỡ chảy vào xoang bụng làm viêm phúc mạc

+ Nang chưa thành thục thì xung huyết

Mãn tính

Thường thì định vị tại một bộ phận nào đấy, chủ yếu là viêm hoại tử mãn tính đường hô hấp và

gan.

Viêm phúc mạc, ống dẫn trứng, khớp có dịch fibrin

Ngoài ra, màng tiếp hợp mắt và mặt gà có thể sưng. Phổi viêm mãn tính có sợi fibrin, gà có thể

bị viêm não tủy làm vẹo cổ.

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán phân biệt

Phân biệt với ND vì cùng biểu hiện trên đường hô hấp, tiêu chảy phân xanh

Phân biệt với bệ gan

Phân biệt với bệnh cúm gia cầm và dịch tả vịt vì có bệnh tích xuất huyết trong cơ thể,…

Chẩn đoán phòng thí nghiệm

Phết kính máu và phủ tạng (nhất là phổi) -- nhuộm Gram -- tìm vi khuẩn

Nuôi cấy trên các môi trường để kiểm tra tính chất mọc và hình thái của vi khuẩn: vi khuẩn

phát triển tốt trên môi trường thạch máu hay thạch có thêm huyết thanh. Không làm dung huyết.

không mọc trên môi trường MacConkey.

Làm phản ứng miễn dịch huỳnh quang tìm vi khuẩn ở trong mô hay trong chất tiết.

Tiêm động vật thí nghiệm: canh trùng hay máu gà bệnh tiêm vào S/C hay I/V, phúc mạc cho

thỏ: 0,2 – 0, 5ml, chuột bạch: 0,2ml

13

Chuột và thỏ chết 24 – 48 giờ sau khi tiêm. Ch tiêm tụ máu, phù th ng, lồng ngực, xoang

bụng tích nước, lá lách sưng lớn, ruột, phổi xuất huyết, niêm mạc khí quản xuất huyết, khí quản

chứa đầy bọt khí.

ĐIỀU TRỊ

Dùng kháng sinh và nhóm sulfonamide để điều trị

P. multocida nhạy cảm với penicillin, do đó có thể dùng kháng sinh này trong điều trị. Có thể

sử dụng streptomycine, tetracycline, … tiêm IM, uống hoặc trộn vào thức ăn. Sulfonamide dùng

trộn thức ăn hay uống nước.

: sulfaquinoxaline 0,025% trong nước uống 5 -7 ngày

PHÒNG BỆNH

Vệ sinh thú y phải chặt chẽ kết hợp với dinh dưỡng tốt, đầy đủ dưỡng chất để nâng cao sức đề

kháng cho gia cầm.

Trước khi dùng vaccine, trong thời gian giao mùa, chuyển gà ….. phải trộn kháng sinh và

vitamine vào thức ăn, nước uống để chống stress.

Vaccine

Kháng nguyên phức tạp và không ổn định

Hiện nay, nước ta đã sản xuất vaccine chết + keo phèn hay phèn chua, IM hay SC. Chủng ngừa

cho gà, vịt, ngan và ngỗng. Gia cầm từ 25 ngày tuổi đến < 2 tháng tuổi: 0,5ml/con. Gia cầm > 2

tháng tuổi: 1ml/con. Thời gian miễn dịch là 6 tháng, chủng 2 liều cách nhau 2 tuần.

Vaccine cần được quan tâm ở những vùng có tỷ lệ mắc bệnh cao nhưng không thể thay thế cho

tình trạng vệ sinh tốt.

14

BỆNH VIÊM THANH KHÍ QUẢN TRUYỀN NHIỄM

(Infectious Laryngotracheitis – ILT)

ĐỊNH NGHĨA

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính trên gà với đặc điểm khó thở, ho, ngáp và khạc ra chất tiết

nhuộm máu.

Bệnh làm sút giảm kinh tế 1 cách đáng kể do tỷ lệ chết cao, giảm sản xuất trứng và thịt ở thể

bệnh nặng.

CĂN BỆNH

­ Do virus thuộc họ Herpesviridae

­ Họ phụ -Herpesvirinae

­ Giống Herpesvirus

­ Người ta còn gọi là Gallid Herpesvirus I

­ Acid nhân ADN, có vỏ bọc, trên vỏ bọc có 5 gai glycoprotein

­ Độc lực của virus cũng rất thay đổi

­ Độc lực cao gây thể bệnh nặng có tỷ lệ bệnh và tỷ lệ chết cao

­ Độc lực thấp gây thể bệnh nhẹ

Đặc điểm nuôi cấy

Được nuôi cấy trên phôi gà 9 -12 ngày tuổi và đường tiêm màng nhung niệu (CAM), tạo

những plaques trên màng CAM

Virus làm chết phôi khoảng 2 – 12 ngày sau khi tiêm

ILT virus còn được nuôi cấy trên môi trường tế bào gan phôi gà (CEL), thận phôi gà (CEK)

hay tế bào thận gà. Gây bệnh tích tế bào đặc hiệu (CPE) làm dung hợp tế bào, tạo tế bào khổng lồ có

nhiều nhân và thể vùi trong nhân. Tế bào khổng lồ bắt màu kiềm.

Sức đề kháng

ILTV nhạy cảm với sức nóng, các chất làm tan mỡ, các chất sát trùng

Sống được nhiều tháng ở 4oC, 38

oC sống được 48 giờ

Có thể sống nhiều tuần ngoài cơ thể gà ở điều kiện trại

Sống lâu ở nhiệt độ môi trường rất lạnh

Dễ bị các chất sát trùng vô hoạt như crezil 3%, kiềm 1%, ….

TRUYỀN NHIỄM HỌC

Động vật cảm thụ

Trong tự nhiên, bệnh thường xảy ra trên gà và trĩ, thỉnh thoảng thấy bệnh ở gà lôi, chim đa đa

và bồ câu.

Mọi lứa tuổi đều cảm thụ với bệnh

Tuy nhiên, người ta thường th bệnh xảy ra trên gà 3 – 9 tháng tuổi, nhưng dịch cũng xảy ra

trên gà dò.

Sự lan truyền qua trứng thì chưa được biết

Chất chứa căn bệnh

Virus có trong chất tiết đường hô hấp trên như: mũi, hầu, họng, khí quản và kết mạc.

Đƣờng xâm nhập

Chủ yếu qua đường hô hấp trên và kết mạc mắt, có thể qua đường tiêu hóa

Virus nhân lên trong tế bào biểu mô của đường hô hấp trên và kết mạc mắt, virus sẽ lan truyền

theo đường khí quản gây viêm khí quản, phế quản xuất huyết, hoại tử.

Bệnh sẽ trầm trọng hơn bởi sự kết hợp với các bệnh truyền nhiễm khác như ND, IB, CRD,

…hay sự thiếu vitamine A, khí NH3 quá nhiều trong không khí.

15

TRIỆU CHỨNG

Thời gian nung bệnh 6 – 12 ngày, nhưng có thể ngắn hơn khoảng 2 – 4 ngày

Thể bệnh nặng

Tỷ lệ bệnh từ 90 – 100%, tỷ lệ chết thay đổi từ 5 – 70% (trung bình 10 – 20%)

Chảy nước mũi, âm rale ướt, ho, thở khó trầm trọng và thở kéo dài, vươn cổ há miệng và kêu

quang quác nên mặt, mào và yếm xanh tím (do chất tiết làm tắc nghẽn khí quản).

Chất tiết của đường hô hấp nhuộm máu, chảy nước mắt, nước mũi, viêm kết mạc mắt.

Thể bệnh nhẹ

Tỷ lệ bệnh 5 %, tỷ lệ chết không đáng kể 0,1 – 2%

Gà bệnh giảm đẻ một thời gian nếu không có biến chứng sẽ bình phục và đẻ trở lại bình

thường, trứng không giảm chất lượng.

Chảy nước mắt, viêm kết mạc mắt xuất huyết, sưng xoang dưới mắt

Tiến trình bệnh 10 – 14 ngày, bình phục sau 2 -3 tuần

BỆNH TÍCH

Bệnh tích đại thể

Bệnh tích được giới hạn chủ yếu ở phần hô hấp trên, cụ thể là ở kết mạc và thanh quản, khí

quản

Thể nhẹ

Viêm kết mạc mắt, viêm xoang, viêm khí quản nhày

Thể nặng

Viêm nhày thấy ở giai đọan sớm của bệnh với thoái hóa, hoại tử và xuất huyết ở giai đọan sau

Có thể có màng giả hoặc trụ chất nhày kéo dài tòan bộ khí quản. Một số trường hợp xuất huyết

trầm trọng trong lòng khí quản tạo trụ máu hay trụ máu trộn với chất nhày và mô hoại tử.

Viêm có thể kéo dài đến phế quản và túi khí

Phù và xung huyết trên biểu mô của kết mạc mắt và xoang dưới mắt

Bệnh tích vi thể

Niêm mạc đường hô hấp viêm, mất lông rung, biểu mô hoại tử với có hay không có xuất huyết

Thể vùi thường tìm thấy trong giai đoạn sớm của bệnh (1 – 5 ngày đầu), bằng cách nhuộm

giemsa tế bào biểu mô.

Thể vủi chỉ được quan sát thấy trong 57 – 60% mẫu

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán phân biệt

Phân biệt với ND và IB

Cả 3 bệnh đều biểu hiện rối lọan hô hấp như: thở khó, viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, mũi

Tuy nhiên, ILT khó thở trầm trọng hơn (vươn cổ, há miệng thở), chất tiết cả đường hô hấp

nhuộm máu

IB có thể có tiêu chảy phân trắng có nhiều nước, trên gà đẻ hư hại cả trong và bên ngoài trứng

ND tiêu chảy phân xanh, có dấu hiệu thần kinh

16

Chẩn đoán phòng thí nghiệm

Bệnh phẩm

(dịch viêm ở khí quản, kết mạc mắt, …)

Tiêm phôi gà 9 – 12 ngày Môi trường tế bào gan, thận phôi gà

(CAM)

Nốt pock CPE

Tìm virus

Miễn dịch huỳnh quang

Kết tủa khuyếch tán trên thạch

ELISA, PCR

Kính hiển vi điện tử

Tìm kháng thể

Kết tủa khuyếch tán trên thạch, ELISA, PCR, trung hòa

PHÒNG BỆNH

Dùng vaccine sống giảm độc, nhỏ mắt, khí dung hay uống

Ở Mỹ:

Khu vực có nguy cơ mắc bệnh cao

Chủng vaccine sống giảm độc lúc 1 – 3 ngày tuổi

Ở những khu vực khác ít có nguy cơ mắc bệnh hơn

Chủng ngừa giữa 3 – 18 tuần tuổi (cũng có thể chủng ngừa giữa 2 – 3 tuần tuổi)

Những vùng an toàn

Phòng bệnh bằng vệ sinh thú y, sát trùng chuồng trại, …

Ở Anh:

Chỉ chủng ngừa cho gà lúc 6 -8 w.o. Nếu chủng ngừa nhỏ hơn 4 w.o có thể nguy hiểm vì nguy

cơ trở lại độc lực của virus vaccine.

17

BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM

(Infectious Bronchitis – IB)

ĐỊNH NGHĨA

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, hết sức lây lan của gà

Gây rối loạn nghiêm trọng đường ho hấp, làm viêm thận và giảm sản lượng trứng

CĂN BỆNH

Do 1 RNA virus thuộc họ Coronaviridae

Giống Coronavirus

Vi rus có vỏ bọc

Virus có khoảng 4 – 6 protein gồm protein nucleocapsid và 3 protein của vỏ bọc là những

glycoprotein, 2 cái nằm trên gai bầu, 1 cái nằm trong vỏ bọc phía dưới gai.

Virus này có nhiều serotypes đã được phát hiện ở Mỹ, Châu Âu và những phần khác của Thế

Giới gồm những chủng gây bệnh trên đường hô hấp và thận.

MỸ

Massachusetts gây bệnh chủ yếu

Connecticut

Arkansas

Florida

JMK

Gray

Holte Gây bệnh trên thận

Úc

T

Hà Lan

Holland

D 274

D1466

Đặc điểm nuôi cấy

Nuôi cấy trên môi trường phôi gà 9 – 12 ngày tuổi, đường tiêm xoang niệu mô (Allantois),

virus tác động làm phôi lùn, còi cọc.

Nuôi cấy trên môi trường tế bào khí quản phôi gà sẽ tạo CPE là những thể hợp bào

(syncytium).

TRUYỀN NHIỄM HỌC

Loài mắc bệnh

Trong tự nhiên chỉ xảy ra trên gà

Các lứa tuổi đều bị bệnh, bệnh nặng và tỷ lệ chết cao trên gà con

Nếu bị nhiễm bệnh trong vòng 1 vài ngày khi mới nở sẽ là nguyên nhân của sự phát triển

không bình thường của ống dẫn trứng.

Thể viêm thận thường thấy trên gà dưới 10 tuần tuổi, tuy nhiên cũng có thể thấy trên gà đẻ.

Thể bệnh hô hấp thì thường trầm trọng hơn ở trên gà con

Chất chứa căn bệnh và cách lây lan

Các chất tiết của đường hô hấp đều chứa virus

Phân cũng có virus

Sự nhiễm trùng dai dẳng của những cá thể trong đàn có thể đến vài tháng sẽ là vòng truyền lây

từ gà đến gà.

18

Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp (bụi, không khí có chứa virus,…)

Đường tiêu hóa: thức ăn, nước uống nhiễm virus

Lây qua trứng thì chưa được biết

Bệnh sẽ nặng hơn, trầm trọng và kéo dài hơn nếu có nhiễm trùng kế phát với NDV, ILTV, E.

coli, MG,…và IBDV làm suy giảm miễn dịch bảo vệ.

Virus lan truyền nhanh chóng qua không khí hay do tiếp xúc trực tiếp, virus nhân lên trong tế

bào biểu mô của đường hô hấp, tiêu hóa, ống dẫn trứng và tiết niệu từ 1 – 8 ngày sau khi bị nhiễm.

Triệu chứng thở khó thường nặng trên gà nhỏ, tỷ lệ chết biến thiên từ 20 – 90% khi có sự kết hợp

với Mycoplasma hay E.coli gây nhiễm trùng huyết.

TRIỆU CHỨNG Thời gian nung bệnh 1 – 3 ngày, bệnh lan truyền nhanh chóng trong đàn gà mẫn cảm, chỉ trong

vòng một vài ngày hầu như tất cả gà trong đàn đều có triệu chứng bệnh.

Các triệu chứng chung như: khó chịu, đình trệ, chậm lớn

Biểu hiện trên đƣờng hô hấp

Khó thở, có âm rale, thở gấp, hắt hơi, chảy nước mắt, mũi và sưng mặt

Trên cơ quan sinh sản

Ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng và ống dẫn trứng ở thời kỳ đang đẻ dẫn đến giảm

số lượng và chất lượng trứng, nhất là những đàn đang đẻ ở mức độ cao điểm hay sắp đạt tới cao

điểm thì sản lượng trứng có thể giảm đến hơn 50%.

Sự giảm sản lượng trứng kéo dài từ 4 đến 6 tuần rồi hồi phục chậm nhưng không bao giờ phục

hồi hòan toàn.

Triệu chứng hô hấp có thể đi kèm hay không kèm theo sự giảm sản lượng trứng

Trứng được đẻ lại có sự hư hại cả bên ngoài lẫn bên trong trứng (chất lượng), như: trứng nhỏ

hơn bình thường, dị hình, thiếu đối xứng, vỏ cứng nhăn gợn sóng, đọng calci, nhạt màu, mỏng hơn

bình thường hoặc không có vỏ. Bên trong lòng trắng mất tính nhớt (có nhiều nước), dây treo bị đứt

nên lòng đỏ trôi nổi tự do. Xuất huyết nhỏ có thể thấy ở lòng trắng hay lòng đỏ.

Cơ quan tiết niệu

Thể viêm thận thường thấy ở gà dò 3 – 6 , gà thường buồn b , tiêu chảy phân trắng có

nhiều nước đi kèm với triệu chứng hô hấp.

Tỷ lệ chết khoảng 30 %, trên gà con tỷ lệ chết cao, nhất là những đàn không có kháng thể mẹ

truyền

Tiến trình của bệnh từ 10 – 14 ngày. Nếu có nhiễm trùng kế phát bệnh sẽ nặng thêm, tiến trình

bệnh kéo dài hơn và tăng tỷ lệ chết, đặc biệt là trên gà dò.

BỆNH TÍCH

Cơ quan hô hấp

Viêm khí quản, phế quản và phổi có chất nhày tiết ra quá nhiều. Dịch rỉ viêm do viêm cata sẽ

trở thành casein, đặc biệt là trên gà con. Túi khí có thể bị viêm, dày và đục.

Bệnh tích vi thể Khí quản và phế quản mất lông chuyển, tế bào biểu mô tăng sản và thoái triển. lớp dưới biểu

mô dày lên với phù và thấm nhập 1 lớp mỏng monocytes, lymphocytes và sự mất những tuyến nhày.

Cơ quan sinh sản

Chức năng của ống dẫn trứng bị ảnh hưởng với sự giảm kích thước, thấm nhập tế bào lympho,

tế bào biểu mô thoái triển (trở thành hình lập phương thay vì hình cột có lông mi) và sự dãn tuyến

nhày dẫn đến trứng bị dị hình. Vỏ nhám, mềm và albumen nước.

Nếu gà bị nhiễm bệnh lúc còn nhỏ sẽ dẫn tới sự phát bất thường của ống dẫn trứng. Chỉ phát

triển 1 phần hoặc không phát triển hòan toàn hoặc bị tắc nghẽn hay u nang.

19

Buồng trứng vẫn phát triển bình thường khi ống dẫn trứng bị tắc nghẽn trứng sẽ rụng vào

xoang bụng làm viêm màng bụng.

Cơ quan tiết niệu

Viêm thận với sự thấm nhập lymphocytes vào mô kẽ

Biểu mô ống thận hoại tử và sự tích urate trong ống thận

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán phân biệt

Phân biệt với ND và ILT

Cả 3 bệnh đều biểu hiện rối loạn hô hấp như: thở khó, viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, mũi

Tuy nhiên, IB có thể có tiêu chảy phân trắng có nhiều nước, trên gà đẻ hư hại cả bên trong lẫn

bên ngoài trứng.

ND tiêu chảy phân xanh và có dấu hiệu thần kinh

ILT khó thở trầm trọng hơn, chất tiết đường hô hấp nhuộm máu

Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm

Bệnh phẩm

(dịch viêm ở khí quản, phân, …)

Tiêm phôi gà 9 – 12 ngày Môi trường tế bào khí quản phôi gà

(Allantois)

Phôi lùn, còi cọc, lông xoăn CPE

Tìm virus

Miễn dịch huỳnh quang

ELISA, PCR

Kính hiển vi điện tử

Tìm kháng thể

Kết tủa khuyếch tán trên thạch, ELISA, trung hòa và HI

PHÒNG BỆNH

Vaccine chỉ có hiệu quả nếu dùng đúng chủng phù hợp với khu vực đó

Cả 2 loại vaccine sống và vô hoạt đền có giá trị phòng bệnh tốt

Vaccine sống

Thường dùng cho gà con bằng nhỏ mắt, mũi, uống, và khí dung

20

Được chủng ngửa cùng lúc với vaccine ND, ví dụ như:

Chủng lần 1 lúc 1 ngày tuổi

Tái chủng khoảng 2 -3

Ở Mỹ, vaccine thường dùng 3 chủng là Massachusetts (H41 hay H120), Conecticut và

Arkansas 99 hoặc là Massachusetts, Connecticut và Holland. Ngoài ra, còn sử dụng các chủng

Florida, JMK.

Hà lan dùng vaccine chủng Holland, D274, D1466, 4/91

Vaccine chết

Vaccine chết (IM hay SC) thường dùng cho gà đẻ

21

BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH

(CHRONIC RESPIRATORY DISEASE – CRD)

MYCOPLASMOSIS

ĐỊNH NGHĨA

Bệnh hô hấp mãn tính trên gà và bệnh viêm xoang truyền nhiễm ở gà tây đều do Mycoplasma

gallisepticum gây ra.

Đặc điểm của bệnh là thở khó, ho, chảy nước mũi ở gà. Gà tây thường gây viêm xoang

Bệnh có biểu hiện lâm sàng chậm, tiến trình bệnh dài

Mycoplasma gallisepticum (MG) cũng là nguyên nhân gây viêm túi khí nặng khi nó kết hợp với

những virus gây bệnh trên đường hô hấp khác và thường xuyên kết hợp với E. coli (CCRD)

LỊCH SỬ VÀ ĐỊA DƢ BỆNH LÝ

Lần đầu tiên được mô tả trên gà tây vào năm 1905 bởi DODD (ANH) dưới tên Epizootic

pneumoenteritis.

Năm 1938, Dickinson và Hinshaw đã đặt tên bệnh là Infectious sinusitis trên gà tây

Năm 1935, Nelson đã mô tả thể cầu trực khuẩn (Coccobacilliform) liên quan đến bệnh Coryza

(sổ mũi) ở gà.

Sau đó ông cho biết những thể cầu trực khuẩn này có thể sinh trưởng trong phôi trứng, môi

trường tế bào, môi trường không có tế bào.

Năm 1943, Delaplan và Stuart đã phân lập và nuôi cấy tác nhân từ những phôi trứng bị CRD

và những gà tây bị viêm xoang.

Năm 1950, Markham, Wong, Van Roekel, Olesiuk báo cáo đã nuôi cấy thành công vi sinh vật

này từ gà và gà tây. Đề nghị đưa chúng vào là thành viên của Pleuro – Pneumonia group (Pleuro –

Pneumonia Like Organisms – PPLO) hay Mycoplasma spp.

Hiện nay bệnh có ở khắp nơi trên thế giới

Năm 1975, Đào Trọng Đạt đã kiểm tra th kháng thể chống Mycoplasma trên nhiều đàn gà

nuôi tập trung.

Bệnh đã trở thành vấn đề quan trọng trên gà và gà tây ở tất cả các vùng của nước MỸ

CĂN BỆNH

Mycoplasma thuộc lớp Mollicutes

Bộ Mycoplasmatales

Họ Mycoplasmataceae

Giống Mycoplasma

Là những procaryotes tự sao chép nhỏ nhất, kích thước 300 – 800 nm

Không có thành tế bào nhưng được bao bọc bởi màng sinh chất xấp lại 3 lần

Có khả năng ngưng kết hồng cầu gà

Khoảng 22 loài thuộc giống Mycoplasma được nhận biết có nguồn gốc từ gia cầm nhưng chỉ

có 5 loài trong đó đã gây bệnh cho gia cầm là:

­ M. gallisepticum (MG)

­ M. synoviae (MS)

­ Hai loài này gây bệnh cho gà và gà tây

­ M. meleagridis (MM)

­ M. iowae (MI)

Hai loài này chỉ gây bệnh cho gà tây

M. anatis (MA) gây bệnh trên vịt

22

Đặcđiểm nuôi cấy

MG yêu cầu môi trường phải giàu chất dinh dưỡng, cho thêm huyết thanh ngựa hay

gia cầm, heo, đã khử hoạt tính ở 56oC, khoảng 10 – 15%.

Nhiệt độ nuôi cấy thích hợp 37 – 38 oC, pH = 7,8

Thời gian nuôi cấy 2 – 5 ngày ở không khí rất ẩm

Khuẩn lạc rất nhỏ, trơn, tròn có những khối sáng đục với sự nhô lên, dày đặc ở vùng trung tâm,

đường kính 0,2 – 0,3 mm

Có thể nuôi cấy Mycoplasma trên phôi gà 7 ngày với đường tiêm túi lòng đỏ

Phôi chết trong vòng 5 – 7 ngày

Sức đề kháng

Hầu hết các chất sát trùng đều có hiệu quả đối với MG như: phenol, formol, propiolactone,

methiolate

Đề kháng với penicillin và thallious acetate ở nồng độ thấp (1/4000) thường thêm vào môi

trường nuôi cấy để chống nấm.

MG yếu ớt khi ra bên ngoài cơ thể vật chủ và sự tồn tại của nó hạn chế trong vài ngày hay ít

hơn khi ở điều kiện chuồng nuôi bình thường. Nếu được bảo vệ bởi chất tiết hay nhiệt độ môi

trường lạnh thì nó sẽ sống sót lâu hơn.

Tồn tại trong phân gà 1 - 3 ngày ở 20oC, ở quần áo mỏng 3 ngày tại 20

oC, 1 ngày ở 37

oC

Trong canh trùng tồn tại 2 – 4 năm ở - 30oC, canh trùng đông khô tồn tại 7 năm ở 4

oC.

TRUYỀN NHIỄM HỌC

Động vật cảm thụ

Trong tự nhiên thường gây bệnh cho gà và gà tây. Tuy nhiên, người ta cũng đã phân lập được

Mycoplasma từ sự nhiễm trùng tự nhiên trên trĩ, công chim cút, vẹt Amazon, vịt, ngỗng.

Gà tây mẫn cảm với bệnh hơn gà

Gà mới nở mẫn cảm với bệnh nhất

Cách lây lan

Nguyên nhân chính nổ ra bệnh là do sự tiếp xúc trực tiếp của gà và gà tây mẫn cảm với gà và

gà tây bị bệnh

Ngoài ra, còn lây lan qua bụi khí bị ô nhiễm hay tiếp xúc với dụng cụ chăn nuôi bị ô nhiễm

Sự nhiễm trùng còn được truyền qua trứng ở gà và gà tây (MG đã được phân lập ở buồng

trứng của gà và gà tây mái và từ tinh dịch của gà trống).

Sẽ không truyền qua trứng nếu căn bệnh chỉ tìm thấy ở đường hô hấp trên, trứng bị nhiễm

bệnh do tinh trùng bị ô nhiễm hay lây từ túi khí. Tỷ lệ phân lập được MG từ tinh dịch của gà tây bị

bệnh tự nhiên là 13 – 32%.

Một báo cáo gần đây cho biết: đã phân lập được MG từ màng nõan hoàng của trứng tươi nhiều

hơn so với phôi 18 ngày tuổi.

TRIỆU CHỨNG

Thời gian nung bệnh ở điều kiện thí nghiệm: bệnh hô hấp mãn tính khỏang 6 – 21ngày và bệnh

viêm xoang gà tây từ 6 – 10 ngày.

Dưới điều kiện tự nhiên rất khó khăn để xác định một cách chính xác thời gian nung bệnh vì

đây là bệnh mãn tính, nó phụ thuộc vào sức đề kháng của gia cầm và điều kiện của môi trường bên

ngoài.

GÀ Những dấu hiệu của bệnh xảy ra tư nhiên trên gà trưởng thành là âm rale khí quản, chảy nước

mũi, ho, viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, tiêu thụ thức ăn giảm, gà ốm.

23

Thỉnh thoảng thấy gà bị viêm khớp, đi khập khiểng

Ở gà đẻ sản lượng trứng giảm nhưng vẫn duy trì ở mức độ thấp

Trên gà dò, bệnh thường nổ ra giữa 4 – 8 với triệu chứng thường nặng hơn những gà

đã trưởng thành và do chúng kết hợp với các mầm bệnh khác, đặc biệt là E. coli.

GÀ TÂY

Chảy nước mắt, nước mũi thường là triệu chứng trước khi xoang cạnh mũi sưng một cách đặc

trưng của bệnh viêm xoang. Một số trường hợp mắt nhắm hoàn toàn do sưng xoang cạnh mũi nặng.

Sự ngon miệng vẫn còn gần như bình thường kéo dài đến lúc nào đó còn nhìn thấy để ăn. Bệnh

tiếp tục phát triển, gà tây trở nên ốm, có âm rale khí quản ho và thở rất vất vả và trở thành rõ ràng

nếu viêm khí quản và viêm túi khí. Gà đẻ giảm sản xuất trứng và sản xuất ở mức thấp nhất.

Điều đáng chú yù là CRD chỉ là tiền đề cho các bệnh khác kết hợp và sẽ gây bệnh trầm trọng

hơn (vd: ND, IB, …) và đặc biệt là kết hợp với E. coli (CCRD) làm tình trạng bệnh nặng hơn, tỷ lệ

chết trên gà dò khỏang 30% nhất là trong các tháng mùa đông.

BỆNH TÍCH

Đầu tiên dịch rỉ viêm chảy trong mũi, qua xoang cạnh mũi, xuống khí quản, phế quản, túi khí.

Viêm xoang hầu hết là làm xoang lồi lên ở trên gà tây nhưng cũng được nhận thấy trên gà và

những gia cầm khác bị bệnh.

Túi khí thường chứa dịch rỉ viêm (caseous)

Một số mức độ viêm phổi có thể được nhận biết

Một số ca bệnh nặng đặc trưng của bệnh viêm túi khí trên gà là fibrinous hoặc fibrin mủ, viêm

màng bao quanh gan, viêm bao tim dọc theo khối viêm túi khí do kết hợp với E. coli.

MG làm tăng khả năng viêm vòi tử cung của gà và gà tây

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán phân biệt

So sánh CRD với bệnh trên đường hô hấp khác:

ILT (Laryngotracheitis): chảy máu dọc theo khí quản

IB (Infectious Bronchitis): viêm thận, trứng méo mó, chất lượng trứng giảm sút

ND: thể tiêu hóa, thần kinh

Aspergillosis: U nấm ở phổi, thành túi khí, gà 1-3 tuần tuổi

Chẩn đoán phòng thí nghiệm

Phân lập: phân lập MG từ dịch rỉ của đường khí quản, túi khí, phổi, xoang dưới mắt, xoang

cạnh mũi, từ tinh dịch của gà trống hay tử cung của gà mái trong môi trường Frey’s hay phôi trứng.

Môi trường Frey’s được bổ túc vào 10 – 15% huyết thanh heo hay ngựa và diệt tạp khuẩn bằng

thallious acetate (1/4000) và penicillin (2000UI/ml).

Phân lập trên phôi trứng gà 7 ngày tuổi, đường tiêm túi lòng đỏ. Sự chết của phôi xảy ra trong

vòng 5 – 7 ngày với bệnh tích phôi lùn, phù toàn thân, hoại tử gan, lách sưng lớn.

Phản ứng huyết thanh học

Tìm kháng thể

+ phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính

+ phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI)

+ phản ứng ELISA

Tìm kháng nguyên

+ phản ứng ELISA

+ phản ứng miễn dịch huỳnh quang

24

CHỮA TRỊ

Đề kháng với penicillin

Hiện nay người ta sử dụng nhóm kháng sinh có hiệu quả là

Tetracyclines

Macrolides (tylosin, spiramycin, kitamycin,…)

Quinolones (enrofloxacin, …)

Pleuromulin (tiamulin)

Có thể dùng kháng sinh để tiêm, uống hay trộn vào thức ăn

Dùng tetracycin (chlo hay oxy…) trộn 200g/tấn thức ăn, ăn trong nhiều ngày

Tylosin, tiêm S/C 3 – 5 mg/lb trọng lượng cơ thể hay pha nước 2 -3 g/gal nước, uống 3 – 5

ngày hoặc dùng nồng độ thấp trộn vào thức ăn khi sản xuất trứng giảm.

PHÒNG BỆNH

Vệ sinh phòng bệnh

Dinh dưỡng

Vệ sinh chuồng trại

Thường xuyên kiểm tra bằng phản ứng huyết thanh học để loại bỏ những con dương tính

Xông máy ấp, máy nở để tránh lây lan

Vệ sinh trứng ấp

Vaccine

Vaccine sống, nhược độc chủng F, thường dùng cho gà dò, chủng bằng cách nhỏ mắt, nhỏ

mũi, phun xịt cho gà 10 ngày tuổi.

Vaccine chết nhũ tương dầu chống lại sự giảm sản xuất trứng ở gà đẻ, bảo vệ gà con, dùng 2

liều trước khi đẻ.

MYCOPLASMA SYNOVIAE

Bệnh tích là viêm khớp, gà khập khiểng, chậm lớn ở gà dò, gà mái tơ và gà tây hậu bị đồng

thời người ta cũng thường xuyên thấy thể hô hấp với bệnh đường hô hấp trên nhẹ hay viêm túi khí

mãn tính.

TRIỆU CHỨNGVÀ BỆNH TÍCH

Có thể không có triệu chứng lâm sàng nhưng trên huyết thanh thì dương tính

Triệu chứng lâm sàng thường có 2 thể: thể viêm khớp và thể hô hấp

THỂ VIÊM KHỚP CẤP TÍNH

Gà có dấu hiệu suy yếu, mặt mào tái nhợt, sưng các khớp, khớp chân và nhượng bắp chân bị

ảnh hưởng, gà đi khập khễnh.

Ở gà tây, các khớp bị ảnh hưởng có thể không sưng

MÃN TÍNH

Sưng khớp, khập khễnh nhưng không quá nặng, tỷ lệ mắc bệnh ở gà khoảng 10% và ít hơn ở

gà tây.

THỂ HÔ HẤP

Không phụ thuộc vào bệnh tích ở khớp. có âm rale nhẹ, sổ mũi. Ở gà tây sưng xoang dưới hốc

mắt, bệnh cũng có thể kết hợp với MG và E. coli.

BỆNH TÍCH

Tương tự MG

Phù dày lên của những mô quanh khớp đặc biệt là màng hoạt dịch. Chân, khớp, nhượng chân

bị ảnh hưởng. Có những thay đổi ở túi khí đặc biệt là túi xương ức và bao gân: lúc đầu xuất hiện

chất tiết trong sao đó trở nên đục và sau trở nên giống như kem.

25

Gà: chất tiết trở thành caseous và màu vàng cam hay màu nâu. Trong trường hợp nặng thấy ở

xương sọ và mặt lưng của xương cổ, lách lớn, gan sưng và khảm màu xanh lá cây hoặc đỏ sậm, thận

sưng tái, thymus và fabricius teo.

Gà tây: chất tiết hiếm khi trở thành caseous nhưng có những vết trợt (sướt) ở phần sụn của

khớp.

CHẨN ĐOÁN

Giống như MG, phân lập từ bệnh tích của khí quản, phổi, túi khí, bệnh tích khớp là tốt nhất.

Bệnh tích trên khớp cần phân biệt với những bệnh tích do Staphylococcus, Pasteurella, Coliform,

Salmonella, Reoviruses.

26

BỆNH SỔ MŨI TRUYỀN NHIỄM

(INFECTIOUS CORYZA)

ĐỊNH NGHĨA

Là một bệnh đường hô hấp cấp tính của gà do Haemophilus paragallinarum gây ra

Với đặc điểm chảy nước mắt, nước mũi truyền nhiễm, phù mặt

Thiệt hại kinh tế do bệnh gây ra là tăng số lượng gà loại thải và giảm 10 – 40 % sản lượng

trứng

Năm 1931, De Blieck đã phân lập được căn bệnh và gọi nó là Hemoglobinophilus coryzae

gallinarum

Hiện nay bệnh có ở khắp nơi trên Thế Giới

Ở MỸ, tỷ lệ mắc bệnh cao ở califonia và những bang vùng Đông – Nam

CĂN BỆNH

Do vi khuẩn Haemophilus paragallinarum

G -, hiếu khí, không bào tử, không di động

Yêu cầu môi trường nuôi cấy giàu dưỡng chất bao gồm yếu tố X (Haemin), yếu tố V (NAD

– Nicotinamide Adenin Dinucleotide) cần cho sự sinh trưởng. Tuy nhiên, yếu tố X là yêu cầu

không bắt buộc.

Độc lực có liên quan đến capsul (polysaccharide) và nội độc tố

Do đó capsule có ở các chủng có độc lực

Nhiệt độ nuôi cấy thích hợp 37 – 38oC, pH thích hợp 6,9 – 7,6

Môi trường nuôi cấy bao gồm các chất sau: phenol red broth, NaCL (1%), NAD

(15mg/ml), huyết thanh gà (1%), carbonhydrates (1%).

Khuẩn lạc như giọt sương nhỏ, đường kính 0,3mm

Sức đề kháng

Vi khuẩn thường chết nhanh chóng khi ra ngoài cơ thể vật chủ

Trong điều kiện của trại không sống lâu hơn 48 giờ ở 18 – 24oC

Trong nước mũi tồn tại được 4 giờ ở nhiệt độ môi trường xung quanh

Ở chất tiết và mô giữ ở 37 oC tồn tại được 24 giờ, giữ ở 4

oC tồn tại trong nhiều ngày

Ở 45 - 55 oC bị giết trong vòng 2 – 10 phút

Cho vào trong nước trứng 0,25% formalin bi giết chết trong vòng 24 giờ ở 6 o

C

Cấu trúc kháng nguyên

Bằng phản ứng ngưng kết (agglutination test), người ta chia Haemophillus paragallinarum trong

3 serovars là A, B, C (Page’s).

Đức có A, B; Spain có A, B, C; Úc và Nam Châu Phi có A, C, ….

Serovar A có khả năng ngưng kết hồng cầu gà 1 cách tự nhiên

Bệnh lí học

Có ít nhất 3 antigen liên quan đến độc lực của H. paragallinarum nhưng không có cái nào

trong đó tạo ra miễn dịch bảo vệ.

1/ Lipopolysaccharide phân lập được từ canh trùng của các chủng thuộc serovar A và C là

nguyên nhân của dấu hiệu độc của gà.

2/ Polysaccharide phân lập từ một số chủng của serovar A và C là nguyên nhân gây tràn dịch

màng ngoài tim ở gà.

3/ Hyaluronic acid được chứa trong capsule là nguyên nhân làm lộ ra dấu hiệu cùa coryza

27

Những chủng gây bệnh của H. paragallinarum có khả năng gây kết dính và tạo khuẩn lạc. Sau

sinh trưởng ở trên niêm mạc đường hô hấp (cụ thể là tế bào biểu mô khí quản) và capsule thì dường

như bảo vệ cho vi khuẩn chống lại hoạt động diệt khuẩn của huyết thanh bình thường. Bệnh này

thường kết hợp với bệnh truyền nhiễm trên đường hô hấp khác như: đậu, IB, ILT, Mycoplasma,

Pasteurella, … hay thời tiết biến động, lạnh hoặc ẩm ướt làm trầm trọng bệnh hơn.

TRUYỂN NHIỄM HỌC

Động vật cảm thụ

Trong thiên nhiên bệnh chủ yếu trên gà, mọi lứa tuổi đều cảm thụ với bệnh nhưng gà lớn

bệnh nặng hơn, 90% gà bị bệnh ở 4 – 8 tuần tuổi, 100% gà bị bệnh ở 13 tuần tuổi và lớn hơn.

Chất chứa căn bệnh

Chất tiết của đường hô hấp, xoang cạnh mũi, xoang dưới hốc mắt

Cách lây lan Chủ yếu qua đường hô hấp (qua không khí) nhưng không truyền qua trứng, ngoài ra, còn lây

lan qua đường tiêu hóa, qua thức ăn, nước uống bị ô nhiễm.

TRIỆU CHỨNG

Thời gian nung bệnh ngắn 1 – 2 ngày, tiếp theo đó tất cả những con gà khác trong đàn sẽ có

triệu chứng trong vòng 1 tuần hay 10 ngày.

Gà bệnh có dấu hiệu suy yếu, chảy nước mũi thanh niêm dịch (seromucoid), viêm kết mạc

mắt, phù mặt, sưng yếm ở gà trống, nếu có sự nhiễm trùng ở p âm

rale.

Gà có thể tiêu chảy, chán ăn và giảm sức sản xuất. Chuyển hóa thức ăn thấp kết hợp với tăng

số lượng loại thải ở gà thịt, sản lượng trứng giảm ở gà đẻ.

Bệnh có thể trở nên mãn tính và kết hợp với các bệnh khác. Nếu không kết hợp với các bệnh

khác thì tỷ lệ chết rất thấp.

Tiến trình của bệnh thường 14 – 21 ngày

BỆNH TÍCH

Bệnh tích đại thể

Viêm catarrhal (nhày) của đường mũi và xoang dưới hốc mắt, kết mạc mắt. Đường khí quản

trên có thể bị viêm kéo theo, thỉnh thoảng có viêm phổi và túi khí nhưng phù ở dưới da mặt và yếm

thì nổi bật.

Bệnh tích vi thể

Xoang mũi, xoang dưới hốc mắt, khí quản bong tróc, tách ra và sự tăng sản của tế bào biều

mô tuyến và niêm mạc, phù và sung huyết với sự thấm nhập bạch cầu trung tính vào trong lớp áo

riêng của màng nhày.

CHẨN ĐOÁN

Bệnh phẩm: chất tiết đường hô hấp, chất viêm lấy từ xoang dưới hốc mắt, xoang mũi, túi khí.

Nuôi cấy trên môi trường thạch chocolate hay thạch máu cùng với Staphylococcus

epidermidis hay Staphylococcus hyicus, vi khuẩn yếu tố V.

Huyết thanh học: tìm kháng thể khoảng 7 – 14 ngày sau khi nhiễm hoặc chủng ngừa, kháng

thể có thể kéo dài 1 năm hay lâu hơn nữa, gồm các phản ứng:

+ Phản ứng ngưng kết (Agglutination test) trên phiến kính hoặc ống

+ Phản ứng kết tủa khuyếch tán trên thạch (AGP test)

+ Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI test), gồm serovar A hay C

28

CHỮA TRỊ

Dùng kháng sinh và nhóm sulfonamide để chữa trị

Erythromycine và oxytetracycline là 2 kháng sinh thường xuyên được dùng

Hiện nay, người ta thường kết hợp kháng sinh và sulfonamide

:

Chlotetracycline với sulfadimethoxine

Sulfadimethoxine với trimethoprime

Miporamicin với esafloxacin

PHÒNG BỆNH

Vệ sinh thú y chặt chẽ

(All in and all out)

Vaccine

Dùng vaccine chết, tiêm S/C hay I/M trước khi dịch nổ ra hoặc giữa 10 – 20 tuần tuổi, tốt nhất

là tiêm 2 lần.

Lần I lúc 14 – 16 tuần tuổi

Lần II lúc 20 tuần tuổi

Có thể kết hợp với vaccine khác như ND, IB

29

BỆNH NẤM PHỔI GIA CẦM

(ASPERGILLOSIS AVIUM)

ĐỊNH NGHĨA

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính của gia cầm con, có bệnh số và tử số cao. Thể mãn tính trên

gà trưởng thành. Đặc điểm của bệnh là hình thành những u nấm màu vàng xám ở phổi và thành các

túi khí.

LỊCH SỬ VÀ ĐỊA DƢ BỆNH LÍ

Bệnh được phát hiện trước năm 1800

Năm 1863, Freusenius nghiên cứu nấm ở cơ quan hô hấp gia cầm và đặt tên cho căn bệnh là

Aspergillus fumigatus. Từ đó bệnh có tên là Aspergillosis.

Năm 1898, Lignieres và Petit báo cáo Aspergillosis được thấy thường xuyên trên gia cầm

Năm 1937, Hinshaw đã mô tả bệnh này trên gà tây

Hiện nay, bệnh có ở khắp nơi trên Thế Giới

CĂN BỆNH

Aspergillus fumigatus và A. flavus là hai tác nhân chính gây bệnh, thuộc nấm mốc, lớp nấm

bất toàn, họ Moniliaceae.

Sinh sản vô tính bằng bào tử trần

Môi trường nuôi cấy: Czabek, sabouraud, potato dextrose agar

Nhiệt độ nuôi cấy: nhiệt độ phòng > 25 – 37oC hay cao hơn (45

oC), thường ở những nơi có

ẩm độ cao.

Khuẩn lạc

+ A. fumigatus: thời kỳ đầu khuẩn lạc trắng mịn như nhung, sau đó chuyển sang xanh lơ, khuẩn lạc

trưởng thành màu xanh lá cây, đặc biệt là vùng trung tâm của khuẩn lạc. phần lớn khuẩn lạc trở

thành xám xanh trong khi rìa khuẩn lạc trở nên trắng. Đường kính khuẩn lạc 3 – 4cm trong 7 ngày.

+ A. flavus: mọc nhanh, đường kính của khuẩn lạc 6 – 7cm trong 10 ngày nuôi cấy tại 25oC. Khuẩn

lạc bắt đầu như trắng, sợi nấm kết cấu chặt, màu trở nên hơi vàng tới màu xanh lá cây – vàng với rìa

khuẩn lạc trắng. Khuẩn lạc trưởng thành màu xanh olive, chuyển sang màu nâu đậm, khuẩn lạc

nhanh chóng trở thành nhăn và dẹp.

Trong phòng thí nghiệm: có thể gây bệnh cho thỏ, chuột lang bằng cách tiêm bào tử nấm

(I/V). Nếu tiêm liều lớn, sẽ chết nhanh, có bệnh tích xuất huyết. Nếu tiêm liều nhỏ bệnh sẽ kéo dài,

u nấm xuất hiện trên phổi, sản xuất độc tố aflatoxin.

Sản xuất độc tố gây chết 50 % gia cầm và làm giảm kháng thể, gây bệnh tích hoại tử

Sức đề kháng: đề kháng mạnh với nhiệt độ và hóa chất

Hấp khô 120oC trong 1 giờ hoặc đun sôi 5 phút mới giết được. Các hóa chất học phải có

nồng độ cao như formol 2,5%, a. xalixilic 2,5%.

TRUYỀN NHIỄM HỌC

Tất cả loài cầm và chim đều mắc bệnh nhưng vịt và ngỗng cảm thụ mạnh nhất, rồi đến gà

tây. Gà và gà sao cũng bị mắc bệnh nhưng kém phổ biến hơn.

Lứa tuổi cảm thụ thường từ 1 – 3 tuần tuổi nhưng cũng có khi tới 6 – 7 tuần tuổi. Gà trưởng

thành thì ít thấy.

Stress, lạnh, NH3 cao, môi trường dơ, cũng như viêm kết mạc mắt do vaccine ND sẽ làm

tăng tỷ lệ nhiễm bệnh và làm bệng nặng hơn.

30

Bào tử có mặt ở khắp nơi, ở thực vật thối rữa, đất, hạt ngũ cốc, gia cầm bệnh, trứng bệnh,

thức ăn và ở rơm, máy ấp trứng, …sẽ làm cho gà con 1 ngày tuổi mắc bệnh do hít phải bào tử.

Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp: bào tử được phát tán khắp nơi, chủ yếu từ ở rơm,

thức ăn bị nấm mốc, nền chuồng,…gia cầm khỏe hít vào sẽ bị bệnh, gia cầm nuôi nhốt bị bệnh nặng

hơn, phổ biến hơn nuôi gà thả ở gia đình.

Bệnh còn lây qua trứng: nấm có thể mọc trong trứng hay lớp giữa vỏ cứng và vỏ lụa nên gà

con mới nở ra đã bị bệnh.

Bệnh còn có thể lây qua đường tiêu hóa

Cơ chế sinh bệnh: bào tử xâm nhập vào niêm mạc đường hô hấp hoặc tiêu hóa, sau đó theo

máu đến địa điểm kí sinh, nảy mầm và phát triển thành s i nấm. Tạo những u nấm to nhỏ màu trắng

xám hoặc vàng ở phổi, thành các túi khí và một số cơ quan khác. Cấu tạo u nấm gồm sợi nấm, bào

tử, tế bào khổng lồ, tế bào lympho, dịch xuất. Trong quá trình sinh sản tế bào nấm sản xuất các sản

vật trao đổi chất, đó là các men phân giải protein làm phá hoại mô bào, ngoại độc tố gây nhiễm độc

huyết từ đó xuất hiện trúng độc tòan thân và cuối cùng là vật bị chết.

TRIỆU CHỨNG

Thời gian nung bệnh 3 – 10 ngày, thể cấp tính thường thấy ở gà con 1 – 3 tuần tuổi, tỷ lệ

chết khoảng 10 - 50%, thể mãn tính thường thấy trên gà lớn, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết thấp.

Cấp tính: gà không lớn, uể oải, lim dim, chán ăn, khát nước thường đứng riêng hay nằm một

chỗ. Gà khó thở, ngáp, nhịp thở nhanh, ốm đi 1 cách nhanh chóng và tiêu chảy ở giai đoạn sau.

, gà hôn mê, kiệt sức rồi chết. Trước khi chết có các cơn động kinh do

trúng độc như thất điều vận động, té xuống, ưỡn cong người, liệt, … Gà chết bắt đầu từ ngày tuổi

thứ 5 và đỉnh cao lúc 15 ngày tuổi, dừng lại lúc 3 tuần tuổi. Một số con bị nhiễm bệnh chết trong

vòng 24giờ.

Mãn tính: tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết không cao, bệnh nhẹ, thở khó kéo dài, ốm yếu, mào

yếm tái nhợt, có thể bị chết do ngộ độc mãn.

BỆNH TÍCH

U nấm (caseous nodules) kích thước 5 – 10mm đường kính. U nấm to, nhỏ

màu trắng hoặc màu xám, vàng trên phổi và thành túi khí. Gồm 2 thể: u hạt và u tràn lan.

U hạt: u có giới hạn rõ ràng, nổi rõ trên bề mặt tổ chức, thường thấy ở thể cấp

U tràn lan: không thể đếm được, u không có giới hạn rõ ràng, mọc khắp các tổ chức thường

thấy ở thể mãn.

Thể cấp: phổi viêm có thể có những vùng gan hóa, phù, tụ máu đỏ, thỉnh thoảng có những

đám hoại tử, sợi nấm mọc xuyên qua phổi. Niêm mạc khí quản sung huyết, nhiều dịch nhờm. Túi

khí dày đục, thỉnh thoảng có chất tiết như gelatin hoặc mủ ở vùng syrinx của ống thở.

Thể mãn: thành túi khí dày, xoang hẹp lại vì chứa nhiều mủ và fibrin. Ngoài ra, còn thấy hạt

nấm mọc ở gan, lách, tim, phúc mạc, màng treo ruột. Niêm mạc dạ dày và ruột viêm đỏ.

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán phân biệt

IB và ILT thở khó với tiếng ồn: ọc ọc, khò khò, hay kêu quang quác, còn bệnh nấm phổi

không có tiếng ồn (no sound).

Chẩn đoán phòng thí nghiệm

Làm trong u nấm bằng lactophenol hoặc KOH 20% rồi xem sợi nấm dưới kính hiển vi

Nuôi cấy phân lập

Tìm kháng nguyên bằng phản ứng ELISA

31

ĐIỀU TRỊ

Dùng hóa chất diệt nấm như crystal – violet, brillian green, iodua – kali 0,8%, dung dịch

CuSO4 1/2000 cho uống làm giảm sự lan truyền bệnh.

Kháng sinh: nystatin, amphotericin B, mycostatin, tricomycin, ….

Cần chú yù: không dùng những kháng sinh có nguồn gốc từ nấm như penicillin,

streptomycin,….

Tăng cường thêm vitamin A

PHÒNG BỆNH

Thức ăn phải đầy đủ dưỡng chất

Vệ sinh thú y phải chặt chẽ: phải thường xuyên thay chất độn chuồng, thay ổ rơm, chuồng

phải thoáng và khô ráo, không được để ẩm ướt. Có thể làm giảm sự ô nhiễm của chất độn chuồng

bằng cách trộn chất độn chuồng với CuSO4. Hàng ngày phải rữa sạch và sát trùng dụng cụ đựng

thức ăn và nước uống để hạn chế sự nhiễm trùng.

Không dùng thức ăn cũ, lâu ngày, bị mốc

Phải vệ sinh máy ấp và máy nở, không ấp trứng gà bệnh, xông máy ấp bằng formol

40ml/m3/24giờ.

32

BỆNH MAREK

(MAREK’ DISEASE – MD)

ĐỊNH NGHĨA

Là bệnh U lympho của gà với sự thâm nhiễm tăng sinh cao độ tế bào lympho và sự hủy

myelin của thần kinh ngoại biên, do đó gây rối loạn cơ năng vận động, làm bại liệt.

LỊCH SỬ BỆNH

1906 Jozsef Marek (Hungarian) đã phát hiện chứng viêm đa dây thần kinh ở Hungary

(polyneuritis)

1924 – 1926 tác giả đã xác định bệnh này do virus

1967 Biggs và Churchill đã xác định MDV thuộc nhóm herpese B

1969 Calnek và cộng sự (Mỹ) tìm thấy virion hòan thiện nằm trong các tế bào nang lôngcó

thể gây bệnh cả invivo và invitro.

Cùng năm này Churchill đã chế tạo thành công vaccine bằng cách cấy chuyển đời virus

cường độc trên môi trường tế bào thận gà.

Một tác giả khác là Okazaki đã phân lập được virus Herpese trên gà tây (HVT). Hiện nay,

HVT được dùng làm vaccine 1 cách rộng rãi.

Việt Nam

1968 có biểu hiện bệnh Marek trên gà công nghiệp ở Miền Nam

1982 Lê Thanh Hòa và 1983 Hồ Đình Chúc đã phát hiện bệnh Marek ở Miền Bắc

Sau đó, Hồ Đình Chúc đã phân lập được virus Marek

CĂN BỆNH

Là virus thuộc họ Herpeseviridae

Họ phụ - Herpesevirinae

Giống Herpesevirus

Virus này giống họ phụ ở tính hướng lympho

Giống họ phụ về cấu trúc phân tử và gen

Acid nhân DNA 2 sợi

Kích thước 100 – 120nm

Có vỏ bọc bằng lipid

Có 3 serotypes

Serotype 1: gồm những chủng có khả năng tạo u, độc lực thay đổi từ ít độc đến độc và rất độc

Serotype 2: gồm những chủng ngoài tự nhiên không gây bệnh tích, không tạo khối u

Serotype 3: những chủng không tạo u và HVT

Gen và kháng nguyên của virus

- Gen có liên quan đến sinh khối u (oncogenicity – related genes)

pp38 (38kD) hiện diện trong các dòng tế bào và các khối u, có mặt cả ở 3 serotype

meq (Marek’s EcoQ) 40kD, chỉ có mặt ở serotypes 1

- Gen glycoprotein

Gen gC mã hóa cho kháng nguyên A, kích thích sự sản xuất kháng thể kết tủa khuyếch tán trên

thạch

Gen B mã hóa cho kháng nguyên B, làm tăng miễn dịch bảo vệ (kháng thể trung hòa)

Kháng nguyên MATSA (Marek’ disease tumor – associated surface antigen) trên tế bào

T .

33

Đặc điểm nuôi cấy

Môi trường tế bào

MDV sinh sản tốt trong môi trường tế bào thận gà hoặc tế bào thai gà 1 lớp. Sau khi nuôi cấy 4

– 5 ngày hình thành bệnh tích tế bào đặc hiệu (CPE). Tế bào bị tác động vón lại thành từng đám nhỏ

gọi là những syncytium, có từ 2 đến nhiều nhân. Tạo những plaque có đường kính < 1mm và những

thể bao hàm trong nhân type A (Cowdry A).

Trên phôi gà

MDV còn được nuôi cấy trên phôi gà 4 – 6 ngày tuổi, đường tiêm túi lòng đỏ, bệnh tích trên

phôi là t ng và tạo pock trên màng nhung niệu sau 11 – 14 ngày.

Sức đề kháng

MDV trong da gà bị nhiễm, bất hoạt ở pH = 3 hay pH = 11 trong 10 phút

Ở 40C trong hai tuần

4 ngày ở 250C

18 giờ ở 370C

30 phút tại 560C

Tồn tại trong phân gà 6 tháng, trong nang lỗ chân lông gà 4 – 5 tháng

TRUYỀN NHIỄM HỌC

Loài mắc bệnh

Trong thiên nhiên gà, gà tây, trĩ, vịt, thiên nga, ngỗng, …đều cảm thụ với bệnh nhưng gà là

loài cảm thụ mạnh nhất.

Gà con 1 ngày tuổi cảm thụ mạnh hơn gà lớn, gà mái cảm thụ mạnh hơn gà trống

Gà thường phát bệnh vào 2 – 7 tháng tuổi nhưng cũng ảnh hưởng trên gà dò 3 – 6 tuần tuổi.

Chất chứa căn bệnh

MDV tồn tại trong tế bào nang lông (nó chỉ gây bệnh khi ở bên trong tế bào nguyên vẹn). Sự

phát tán của những tế bào này trong không khí làm lây lan bệnh

Virus cũng được thải qua phân

Không thấy virus truyền qua phôi trứng

Đƣờng xâm nhập

Qua đường hô hấp - nguy hiểm nhất

Qua đường tiêu hóa như thức ăn, nước uống và dụng cụ chăn nuôi bị ô nhiễm

TRIỆU CHỨNG

Thể mãn tính

Chủ yếu trên gà 2 - 7 tháng tuổi, tỷ lệ chết có thể lên đến 10 – 15%

Thời gian nung bệnh 3 -4 tuần

Thể thần kinh

Gà đi lại khó khăn, liệt nhẹ sau đó liệt chân hoàn toàn. Liệt cánh 1 hay 2 bên, đuôi cũng có

thể bị liệt.

Một tư tế đặc trưng riêng biệt của bệnh là gà có 1 chân kéo căng ra trước và chân kia bị kéo

ra sau do chân bị liệt nhẹ hay liệt hoàn toàn.

Thể mắt

Chứng mù có thể là kết quả của viêm mống mắt kéo dài, làm mất khả năng điều tiết cường

độ ánh sáng.

Đồng tử bị biến đổi: méo mó, nhiều góc cạnh, lệch sang 1 bên có khi chỉ còn là 1 vòng tròn

nhỏ.

Bình thường mống mặt có màu vàng cam nhưng khi bị bệnh chuyển sang màu xám đen.

34

Thể cấp tính

Chủ yếu trên gà 6 – 9 tuần tuổi nhưng gà 3 – 4 tuần tuổi cũng bị bệnh. Tỷ lệ chết cao hơn thể

mãn tính 10 – 30%.

Gà bệnh ít có triệu chứng bệnh điển hình, thường chết đột ngột, gà suy yếu, liệt rồi chết

BỆNH TÍCH

Thể mãn tính

Viêm tăng sinh dây thần kinh ngoại biên, dây thần kinh đùi, hông – chậu, cánh ….sưng to

gấp 4 – 5 lần, mất vân óng ánh, có màu trắng đục và dễ đứt

Mống mắt viêm, đổi màu, con ngươi bị biến dạng

Khối u trên các cơ quan nội tạng, da và cơ

Thể cấp tính

Khối u ớ các cơ quan nội tạng, da và cơ

Bệnh tích vi thể

Dạng A

Khối u là sự tăng sinh của các tế bào bạch huyết, tế bào nguyên thủy, tế bào lưới hoạt động

và lympho bào.

Tến bào lympho có các dạng to, nhỏ và trung bình

Dạng B

Gây viêm dây thần kinh, phù, tế bào schwann tăng sinh

Tập trung ở mức độ vừa và nhẹ của tương bào và tế bào lympho dạng nhỏ

Dạng bệnh tích A & B phá hủy myelin của thần kinh ------ gây bại liệt

Dạng C

Những vùnh nhỏ, tập trung nhẹ của tế bào lympho và tương bào

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán phân biệt

Phân biệt với bệnh Lymphoid Leukosis (LL)

Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm

Dựa trên bệnh tích đại thể và vi thể

Phân lập virus trên môi trường tế bào và trên phôi trứng gà 4 – 6 ngày tuổi

Xác định kháng nguyên

+ PCR (polymerase chain reaction)

+ Kính hiển vi điện tử

Xác định klháng thể

+ Kết tủa khuyếch tán trên thạch

+ Miễn dịch hùynh quang

+ ELISA

+ Phản ứng trung hòa

PHÒNG BỆNH

Dinh dƣỡng

Quản lí đàn:

Vệ sinh thú y: vệ sinh trạm ấp, cách ly, giữ vệ sinh cho gà con 1 ngày tuổi, tăng độ thông

thoáng của chuồng nuôi

Tạo dòng gà có gen kháng bệnh

Vaccine

35

- Vaccine được sản xuất từ cả 3 serotype

- Vaccine sống giảm độc: dạng đông khô hay đông lạnh

- Dùng 1 liếu lúc gà 1 ngày tuổi

Vaccine serotype 1

giảm độc (Attenuated virulent): chủng HPRS – 16

giảm độc nhóm có độc lực nhẹ (Attenuated mild virulent): chủng CVI – 988 (Rispens),

được nuôi cấy trên môi trường tế bào

bảo vệ gà chống lại virus độc và rất độc

dùng 1 mình hay kết hợp với HVT

+ serotype 2: chủng SB-1

- Chống lại virus độc nhưng không chống lại được rất độc

- Thường kết hợp với HVT

+ serotype 3: HVT chủng FC – 126

- chống lại virus độc có hiệu quả nhưng không chống được rất độc

- thường kết hợp với serotype 1 và 2

PHÂN BIỆT BỆNH MAREK VÀ LYMPHOID LEUKOSIS

(theo Jordan, 1996)

Đặc điểm Bệnh Marek Lymphoid Leukosis

Tuổi 6 tuần hoặc lớn hơn Từ 16 tuần tuổi trở lên

Triệu chứng Thường xuyên liệt Không

Tỷ lệ bệnh Thường trên 5 % (không

vaccine)

Hiếm khi trên 5 %

Bệnh tích đại thể

Sưng dây thần kinh Thường xuyên Không

Túi fabricius Sưng hay teo Có khối u

U ở da, cơ và dạ dày tuyến Có thể có Thường không có

Bệnh tích vi thể

Dây thần kinh Có Không

U gan Thường ở quanh mạch Tập trung hay lan tỏa

Lách Lan tỏa Thường tập trung

Túi fabricius U giữa nang hay teo các

nang

U bên trong nang

Hệ thống thần kinh trung

ương

Có Không

Tăng sinh bạch huyết ở da

hay nang lông

Có Không

Tế bào khối u Tế bào bạch huyết đa dạng:

nguyên bào lympho, tế bào

lympho lớn, vừa, nhỏ và

những tế bào lưới. Hiếm khi

chỉ có nguyên bào lympho

Nguyên bào lympho

Loại của tế bào bạch huyết

khối u

Tế bào T Tế bào B

36

BỆNH THƢƠNG HÀN GÀ

(SALMONELLOSIS)

ĐỊNH NGHĨA

Là một bệnh truyền nhiễm của gà và gà tây do vi khuẩn Salmonella pullorum gây ra. Gọi là

bệnh bạch lị ở gà con (Pullorum disease) thường xảy ra thể cấp tính và do S. gallinarum; gọi là bệnh

thương hàn gà (Fowl Typhoid) thường ở thể cấp tính & mãn tính ở gà trưởng thành.

CĂN BỆNH

Vi khuẩn gây bệnh thuộc họ vi khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae

Giống Salmonella gồm hai loài S. enterica và S. bongori

Theo phân loại của Popoff và Minor, 1997, vi khuẩn này thuộc S. enterica subsp enterica

serovars Gallinarum. Đồng thời pullorum được xem là một trong những biovars của serovar

Gallinarum S. Gallinarum.

Theo phân loại của Bergey’s, 1994, giống Salmonella gồm hai loài S. choleraesuis và S.

bongori. Serovar Gallinarum và Pullorum thuộc S. choleraesuis subsp choleraesuis

Trực khuẩn mảnh, thon dài, 2 đầu tròn. Kích thước 0,3 - 0,5 x 1 – 2,5 , G-, không di động,

không giáp mô, không bào tử.

Hiếu khí, yếm khí tùy tiện, nhiệt độ nuôi cấy thích hợp 37oC

Mọc dễ dàng trên các môi trường dinh dưỡng

hân biệt này bằng phản ứng sinh hóa như sau:

S. gallinarum S. pullorum - Glucose A (+), gas - A(+), gas + or –

- Maltose + -

- Dulcitol + -

Sự khác biệt của các môi trường này không tuyệt đối

- Ornithin decarboxylase - +

Sự khác biệt của phản ứng này gần như tuyệt đối

Kháng nguyên

Chỉ có kháng nguyên thân O (Somatic antigen)

S. gallinarum: 1, 9, 12

Nhóm huyết thanh (serogroup): D(1) của Kauffman

Độc tố

Sản xuất nội độc tố (Endotoxin)

Sức đề kháng

Tương đối yếu

Các chất sát trùng thông thường như formol 2% diệt khuẩn trong 1 phút, sud, a. fenic 1/1000

diệt trong 3 phút, thuốc tím 1% bị tiêu diệt một cách nhanh chóng.

Ở nhiệt độ 55oC bị chết trong vòng 20 phút, 60

oC bị tiêu diệt trong 10 phút

Sống được vài phút dưới ánh sáng mặt trời

Trong phân ở trong nhà sống được 10 ngày

TRUYỀN NHIỄM HỌC

Động vật cảm thụ

Bệnh chủ yếu trên gà và gà tây, ngoài ra, cút, trĩ, vịt, công, chim sẽ, chim hoàng yến cũng

mẫn cảm với bệnh

Bệnh trên con mái phổ biến hơn con trống

37

Chất chứa căn bệnh

Trên gà con là máu, phủ tạng, lòng đỏ không tiêu

Gà lớn

Gà mái là ống dẫn trứng, buồng trứng, phủ tạng và phân

Gà bệnh đẻ trứng thì vi khuẩn nhiễm trong lòng đỏ, tỷ lệ cao hơn nhiễm ngoài vỏ trứng

(trứng bị nhiễm bệnh là 33%).

Gà trống là dịch hoàn và phủ tạng

Đƣờng xâm nhập

Đƣờng lây nhiễm quan trọng nhất là qua trứng, gà mái mang vi khuẩn trong buồng trứng

nên trứng đẻ ra bị nhiễm khuẩn. Gà trống bệnh đạp mái làm gà mái bị lây bệnh và trứng thụ tinh

cũng bị nhiễm khuẩn.

Ngoài ra còn lây qua đường tiêu hóa và tiếp xúc

Tiêu hóa: qua thức ăn, nước uống bị ô nhiễm, dụng cụ chăm sóc, vận chuyển gà con, máy ấp,

máy nở (lây gián tiếp).

Tiếp xúc giữa gà bệnh và gà lành

Vòng truyền lây

Gà bệnh

Trứng bệnh Trứng lành

Chết phôi

Gà con chết nhiều Gà lành

1 – 3

Sống, trở nên mang trùng

TRIỆU CHỨNG

Gà con : thường ở thể cấp

Phôi không đạp bể vỏ được nên bị chết

Nở ra nhưng rất yếu và chết ngay sau đó

Gà bệnh thường ốm yếu, nhỏ hơn những gà khỏe mạnh khác

Gà bệnh có dấn hiệu sau: bụng trễ xuống do lòng đỏ không tiêu, xù lông, xã cánh, kêu xao

xác, nhắm mắt, tụ lại thành từng đám, phân trắng bết vào hậu môn. Có đốm casein trong

nhãn cầu trắng đục hay có điểm mờ đục trong giác mạc.

Có thể viêm khớp

Tỷ lệ chết cao vào giữa tuần 1 đến giữa tuần 3

Gà lớn

Thể cấp tính

Gà bất thình lình , mệt mỏi gục xuống, xù lông, mào tái nhợt, giảm sản lượng trứng,

trứng giảm khả năng ấp nở.

Tỷ lệ chết cao trong vòng 5 – 10 ngày

Thân nhiệt 41 – 43oC trong 2 – 3 ngày

Tiêu chảy, suy yếu và mất nước

Thể mãn tính

38

Mặt, mào và yếm tái nhợt do thiếu máu

Mào và yếm teo lại

Đẻ ít, đẻ không đều hay ngừng đẻ

Trứng có vỏ xù xì, dính máu ở vỏ hay trong lòng đỏ

Bụng xệ xuống do viêm phúc mạc chứa nhiều dịch chất

Phân lúc bón, lúc tiêu chảy

Gà ốm yếu, chết rải rác

BỆNH TÍCH

Gà con - Lòng đỏ không tiêu, mềm nhão, màu xám xanh

- Lách sưng to 2 – 3 lần

- Viêm màng bụng, màng bao tim có dịch r viêm

- Gan sưng xuất huyết, có hoại tử

- Một số cơ quan khác như: phổi, tim, lách và thành dạ dày cơ có hoại tử

- Ruột viêm xuất huyết, manh tràng chứa đầy phân trắng

- Viêm khớp, có dịch viêm màu vàng chanh hay vàng cam xung quanh khớp

Gà lớn

- Viêm buồng trứng và ống dẫn trứng, trứng méo mó, có nhiều màu sắc khác nhau như: vàng

sậm, màu đồng đen, dị hình, kéo dài hay có cuống,….. Trứng có thể bị vỡ làm viêm phúc

mạc

- Gan sưng bở, có những đốm hoại tử

- Lách, thận sưng lớn

- Viêm màng bụng, màng bao quanh gan, màng ngoài tim

- Ruột viêm hoại tử, có thể có loét

- Dịch hòan có nốt hoại tử, màu đen, thỉnh thoảng có casein ở phổi và túi khí

- Viêm khớp

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán phân biệt

Gà con

Thƣơng hàn Nấm phổi

- Tiêu chảy phân trắng - Tiêu chảy phân trắng

- Hoại tử ở các cơ quan như - Không

Gan, lách, tim,…

- Không - Bệnh tích trên phổi là chủ yếu, có

những u nấm to nhỏ màu vàng xám,

Thƣơng hàn Cầu Trùng

- - Viêm ruột

- Phân trắng - Phân đỏ nâu

- Hoại tử các cơ quan - Không

Thƣơng hàn Tụ huyết trùng

- Không - Triệu trứng hô hấp

- Đốm hoại tử trên bề mặt gan - Hoại tử điểm bằng đầu đinh ghim

trên gan

39

- Không -

Thƣơng hàn Newcastle

- Có dấu hiệu trên đường tiêu hóa - Cả tiêu hóa, hô hấp, thần kinh

- Lách sưng - Không

- Gan, tim, lách hoại tử - Không

- Không - Dạ dày tuyến xuất huyết

- Không - Xuất huyết và hoại tử các mảng lympho

trên thành ruột

Gà lớn

Thƣơng hàn Leukosis – Marek

- Gan sưng, có đốm hoại tử trên - Gan sưng lớn, có những khối u trên

bề mặt gan

- Không - Có khối u ở các cơ quan khác

- -

Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm

Phân lập và giám định vi sinh vật

Bệnh phẩm

(Máu, phủ tạng, lòng đỏ không tiêu, buồng trứng, ….)

Môi trường tăng sinh

(Selenite, Tetrathionate, …)

Môi trường chuyên biệt

(SS – Salmonella, Shigella; BGA – Brilliant Green Agar; MacConkey, …)

Chọn khuẩn lạc điển hình

Phản ứng huyết thanh học Tiêm động vật thí nghiệm Thử phản ứng sinh hóa

với kháng huyết thanh

nhóm D (1)

Phản ứng huyết thanh học Tìm kháng thể

+ Phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính

+ Phản ứng ngưng kết chậm trong ống nghiệm

40

ĐIỀU TRỊ

Dùng kháng sinh để điều trị nhưng chỉ làm giảm tỷ lệ chết mà không tiêu diệt căn bệnh một

cách hoàn toàn

Kháng sinh

Streptomycine, nhóm tetracycline, enrofloxacin,…

Nhóm sulfonamide như sulfaquinoxalin (0,1% trộn thức ăn trong 2 – 3 ngày), furazolidon

(0,04% trộn thức ăn trong 10 ngày)

Liều phòng bằng ½ liều trị

PHÒNG BỆNH

Vệ sinh thú y chặt chẽ, cần chú ý đến vệ sinh của trạm ấp, trứng ấp, khay, máy ấp và máy nở

phải được sát trùng trước khi ấp bằng cách xông formol (2 phần) + KMnO4 (1 phần)

Định kỳ kiểm tra phản ứng huyết thanh học để loại bỏ những con dương tính

Có thể phòng bệnh bằng kháng sinh trộn trong thức ăn hay nước uống

41

BỆNH GUMBORO

(Infectious Bursal Disease - IBD)

ĐỊNH NGHĨA

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính rất lây lan trên gà do virus gây ra, tế bào lympho B là tế bào

đích của virus và mô lympho của túi Fabricius (F) bị ảnh hưởng 1 cách nặng nề.

CĂN BỆNH

Do một virus thuộc họ Birnaviridae

Giống Avibinavirus

Loài Infectious bursal disease virus

Acid nhân là RNA, 2 sợi, virus không có vỏ bọc

4 protein chính của virus là VP1 (90KD), VP2 (41KD), VP3 (32KD) và VP4 (28KD)

Trong đó VP2 và VP3 là protein chính của virus. Người ta đã thấy những điểm quyết định

của kháng thể trung hòa trên những protein này. Kháng thể của những điểm quyết định này bảo vệ

gà một cách thụ động.

Ngoài ra, VP1 : RNA – polymerase của virus

VP4 : protease của virus

Người ta mới biết 2 protein mới của virus là VP5 (21KD) và VPx nhưng chức năng thì chưa

được biết rõ.

Có 2 serotype là 1 và 2, serotype 1 gây bệnh cho gà, có 6 chủng. Serotype 2 gây bệnh ẩn tính

trên gà và gà tây.

Đặc điểm nuôi cấy

Rất khó phân lập trong lần nuôi cấy đầu, có thể phân lập trên phôi gà 9 – 10 ngày tuổi,

đường tiêm màng CAM là thích hợp nhất

Đường tiêm xoang niệu mô (Allantois) cho liều EID50 thấp hơn 1,5 – 2 log so với đường

tiêm màng CAM. Túi lòng đỏ cho hiệu giá trung gian.

Sau khi nuôi cấy 2 – 3 ngày phôi chết với biểu hiện sau

o Thủy thủng vùng bụng

o Da sung huyết

o Xuất huyết điểm ở lỗ chân lông, khớp chân

o Gan hoại tử

o Lách sưng

Trên môi trường tế bào sợi phôi gà (CEF), thận phôi gà (CEK), … tạo bệnh tích tế bào đặc

hiệu (CPE) sau 48 – 96 giờ, tạo plaques, thảm tế bào trở nên lỏng lẻo, tế bào co tròn, tách khỏi thành

chai, treo lơ lửng trong môi trường.

Sức đề kháng

- Virus có sức đề kháng tương đối tốt

- Không bị vô hoạt bởi ether và chloroform

- Ở 60oC vẫn duy trì sức gây bệnh trong 90 phút

- Ở 56oC tồn tại được 5 giờ

- Virus không bị ảnh hưởng khi để trong dung dịch phenol 0,5%/1giờ/30oC

- Virus bị tiêu diệt bởi các phức hợp iodine

- Trong dung dịch formol 0,5% tồn tại được 6 giờ

- Bị diệt sau 10 phút trong chloramin 0,5%

42

TRUYỀN NHIỄM HỌC

Động vật cảm thụ

Trong tự nhiên, chỉ có gà bị bệnh, tất cả các giống gà đều mẫn cảm với bệnh nhưng qua các

cuộc điều tra người ta thấy rằng giống gà Leghorn có tỷ lệ chết cao nhất.

Lứa tuổi cảm thụ với bệnh mạnh nhất là từ 3 đấn 6 tuần tuổi. Gà nhỏ hơn 3 tuần tuổi khi bị nhiễm

bệnh sẽ không b c lộ triệu chứng mà gây nhiễm trùng ẩn và làm suy giảm miễn dịch nghiêm trọng.

Chất chứa căn bệnh: túi F, thận chứa nhiều virus nhất nhưng virus cũng được bài qua phân

Cơ chế sinh bệnh Virus ảnh hưởng trên mô lympho, phá hủy tế bào lympho bên trong túi F, lách và hạch

amygdal, tế bào lympho T thì không bị ảnh hưởng.

Đường truyền lây quan trọng nhất là đường tiêu hóa nhưng cũng có thể lây qua đường kết

mạc và hô hấp.

4 – 5 giờ sau khi nhiễm bệnh qua đường tiêu hóa, virus được xác định trong các tế bào

macrophages, tế bào lympho ở hạch amygdal, tá tràng, không tràng và tế bào Kuppfer ở gan

Virus theo máu gây nhiễm trùng túi F, khoảng 11 giờ sau khi bị nhiễm bệnh rất nhiều rất

nhiều tế bào ở cơ quan này chứa virus. Viremia tiếp theo sau làm virus nhiễm vào các cơ quan khác

như lách, tuyến Harderian và thymus. Tế bào lympho B là tế bào đích của virus, sau khi bị nhiễm

trùng 9 ngày vẫn có thể tìm thấy virus trong túi F.

Ở một số gà bệnh, thận sưng, chứa cặn urate và những mảnh vụn tế bào là nguyên nhân gây

tắc nghẽn niệu quản vì túi F bị sưng lớn.

Nguyên nhân làm cơ xuất huyết thì chưa được biết

Hậu quả của bệnh là sự suy giảm miễn dịch, giảm sức chống bệnh và đáp ứng với vaccine

không đạt được tối ưu trong suốt thời gian này.

TRIỆU CHỨNG

Thời gian nung bệnh 2 – 3 ngày

Bệnh xuất hiện bất thình lình và mãnh liệt

Tỷ lệ mắc bệnh khoảng 10 – 20% nhưng có khi lên đến 100%

Tỷ lệ chết có thể lên đến 37,6% nhưng trung bình từ 4 – 8,8%

Gà bệnh ủ rũ, bỏ ăn, run rẩy, đi đứng loạng choạng, tiêu chảy phân lỏng nhiều nước, cặn

màu trắng vàng. Có bọt lợn cợn đóng quanh lỗ huyệt, thỉnh thoảng phân có nhuộm máu

Lông vùng lỗ huyệt dơ bẩn, lông xơ xác, chân khô.

Gà thường tự mổ vào lỗ huyệt và các gà mổ lẫn nhau

Gà chết tối đa vào ngày thứ 3, thứ 4 của bệnh

Tiến trình bệnh từ 7 – 8 ngày

BỆNH TÍCH

Xác chết khô, mất nước

Xuất huyết cơ đùi, cơ ngực và cơ cánh

Xuất huyết trên niêm mạc dạ dày tuyến chỗ tiếp giáp giữa dạ dày tuyến và dạ dày cơ

Khoảng 5% gà bệnh có viêm thận, sưng lớn, màu xám nhạt có urate lắng đọng trong ống

dẫn.

Gan có ổ hoại tử

Lách sưng lớn, có thể hoại tử

Thymus bất dưỡng, hoại tử

Viêm ruột cata, tăng tiết chất nhày trong ruột

Bệnh tích điển hình

Viêm túi F, túi F triển dưỡng lúc 2 – 3 ngày đầu của bệnh (có thể gấp đôi thể tích ban đầu),

kèm theo thủy th ng cả ở bên trong và bên ngoài túi F, xuất huyết, hoại tử.

43

Sau đó túi F trở lại kích thước bình thường vào ngày thứ 5 rồi bất dưỡng nhanh, vào ngày thứ

8 chỉ còn 1/3 thể tích ban đầu.

Trong túi có những cục fibrin, sau đó sẽ hình thành khối bã đậu (casein)

Bệnh tích vi thể

Hoại tử ở phần sinh lympho của túi F, lách, hạch amygdala, thymus theo sau là sự bất dưỡng,

nhưng lách, hạch amygdala, thymus thì hồi phục nhanh hơn hoàn thiện hơn túi F. Có sự hình thành

cấu trúc dạng hạt thay thế cấu trúc bình thường của nang ở túi F.

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán phân biệt

Cần phân biệt với bệnh Viêm phế quản truyền nhiễm

Hội chứng xuất huyết

Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm

Phân lập

Bệnh phẩm thường được lấy là túi F

Tiêm vào phôi gà 9 – 11 ngày, đường tiêm màng CAM hay phôi 6 – 8 ngày tuổi khi tiêm

đường túi lòng đỏ.

Hoặc nuôi cấy trên môi trường tế bào sới phôi gà (CEF)

Phản ứng huyết thanh học

Tìm kháng nguyên

Phản ứng miễn dịch hùynh quang

Phản ứng kết tủa khuyếch tán trên thạch

Phản ứng trung hòa

Tìm kháng thể

Phản ứng kết tủa khuyếch tán trên thạch

Phản ứng ELISA

PHÒNG BỆNH

Áp dụng nguyên lý phòng chống bệnh truyền nhiễm dựa trên sự tác động vào 3 khâu của quá

trình truyền lây. Cần chú trọng vệ sinh phòng bệnh

Đồng thời với công tác quản lý rất có ý nghĩa trong công tác phòng bệnh

Phòng bệnh bằng vaccine

Kháng thể mẹ truyền bảo vệ gà con từ 1 – 3 tuần tuổi

Hiện nay trên thị trường phổ biến hai loại vaccine

Vaccine sống nhƣợc độc

Thường dùng chủng ngừa cho gà con bằng cách nhỏ mắt, mũi, uống, và phun sương

Có 4 loại vaccine sống nhƣợc độc thƣờng đƣợc sử dụng

- Vaccine nhẹ (avirulent strain – Mild): virus được làm nhược độc nhiều lần, dùng cho gà

con 1 ngày tuổi rất an toàn nhưng dễ bị trung hòa bởi kháng thể mẹ truyền (GumboralCT,

Bursin1,…)

- Vaccine trung bình (intermediate strain): virus được làm nhược độc trung bình, rất an

toàn, vượt qua kháng thể mẹ truyền thấp (Bur 706, Bursin2, Navetco, Clonevac D78,…)

- Vaccine trung bình cộng (intermediate plus): virus được làm nhược độc ít hơn nhưng vẫn

an toàn, vượt qua kháng thể mẹ truyền trung bình (IBD – Blen, IBD – L, LZ – 228E,…)

- Vaccine mạnh (hot vaccine): virus làm nhược độc ít, không an toàn lắm, thường dùng ở

những vùng có dịch nghiêm trọng. Vaccine này nếu chủng ngừa sớm cho gà con nhất là

nhóm không có kháng thể mẹ truyền sẽ làm teo túi F.

44

Vaccine chết

Có chất bổ trợ là nhũ tương dầu, thường chủng cho gà mẹ để tạo miễn dịch thụ động cho gà

con mới nở bằng cách tiêm bắp (I/M), hay dưới da (S/C).

45

BỆNH DỊCH TẢ VỊT

(DUCK PLAGUE, DUCK VIRUS ENTERITIS - DVE)

ĐỊNH NGHĨA

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do Herpesvirus gây ra ở vịt, ngỗng, thiên nga. Đặc điểm của

bệnh là tổn thương mạch máu làm xuất huyết mô, chảy máu ớ các xoang trong cơ thể, nổi ban trên

niêm mạc đường tiêu hóa, gây bệnh tích trên cơ quan lympho và thay đổi thoái hóa trên các cơ quan

nhu mô.

LỊCH SỬ

1923 Baudet đã báo cáo 1 trận dịch cấp tính, gây xuất huyết của vịt nuôi ở Hà Lan. Sau đó

bệnh có mặt ở Trung Quốc, Pháp, Bỉ, Ấn Độ, Thái Lan, Anh và Canada.

1967 lần đầu tiên được báo cáo ở Mỹ về một trận dịch trên vịt Bắc Kinh trắng ở Long Island

sau đó bệnh có mặt ở NewYork, California, …

Việt Nam

1963 bệnh nổ ra tại các các cơ sở thu mua vịt của bộ nội thương tại Cao Bằng gây chết nhiều

vịt

1969 bệnh ra ở các huyện nội thành Hà Nội, sau đó lan ra 17 tỉnh ở Miền Bắc

Miền Nam bệnh phổ biến ở các tỉnh Miền Tây

CĂN BỆNH

Do virus thuộc họ Herpesviridae gây ra

Họ phụ - Herpesvirinae

Giống Herpesvirus

Acid nhân là AND, có vỏ bọc

Virus này không ngưng kết và không hấp phụ hồng cầu

Đặc điểm nuôi cấy

Được nuôi cấy trên môi trường tế bào sợi phôi vịt (DEF), nó cũng có thể sinh trưởng trên tế

bào gan, thận phôi vịt. Nhiệt độ nuôi cấy 39,5 – 41,5oC. Virus gây bệnh tích tế bào đặc hiệu (CPE)

là tạo plaque và thể bao hàm trong nhân typeA.

Trên phôi vịt 9 – 14 ngày tuổi, đường tiêm màng nhung niệu (CAM), sau khi tiêm 4 ngày

virus gây chết phôi với xuất huyết toàn thân.

Sức đề kháng

Nhạy cảm với ether & chloroform

Tác động của trypsin, chymotrypsin, pancreatic, lipase,…ở 37oC trong 18 giờ thì bất hoạt

virus, còn papain, lysozym, cellulase, Dnase, Rnase thì không ảnh hưởng đến virus.

Bị tiêu diệt tại 56oC trong 10 phút, 50

oC trong 90 – 120 phút

Tại nhiệt độ phòng (22oC) 30 ngày mới mất tính gây nhiễm

pH = 3 và 11 virus bị bất hoạt nhanh chóng

TRUYỀN NHIỄM HỌC

Trong thiên nhiên DVE hạn chế trong những thành viên của họ chân màng (Anatidae) gồm

vịt, ngỗng, thiên nga.

Bệnh thường xảy ra trên vịt nuôi các giống như White Pekin, Khaki Cambell, Indian Runner,

…trên vịt xiêm (Muscovy Duck).

Mọi lứa tuổi đều mắc bệnh

46

Động vật thí nghiệm: ngỗng con, vịt xiêm con, vịt con có thể gây bệnh qua nhỏ mắt, nhỏ

mũi, uống, I/V, I/M,…

Chất chứa căn bệnh là máu, phủ tạng, nhiều nhất là gan, lách, ruột và các chất bài tiết

Bệnh lây lan qua đường hô hấp và tiêu hóa

Bệnh nổ ra trên vịt nhà thường có liên quan đến môi trường thủy sinh bị ô nhiễm bởi vịt

hoang mang mầm bệnh dùng chung 1 môi trường và vịt nhà thường tiếp xúc với vịt hoang bệnh.

TRIỆU CHỨNG

Thời gian nung bệnh 3 – 7ngày, tiến trình của bệnh 1 – 5 ngày

những đàn vịt sinh sản, tỷ lệ chết cao, chết đột ngột, thường chết là biểu hiện đầu tiên của

bệnh

Xác chết mập, con trống khi chết có sự thoát dương vật 1 cách rõ ràng, vịt mái giảm sản

lượng trứng 25 – 40%.

Vịt sợ ánh sáng với nhắm một nửa mắt hay mí mắt khép lại, bỏ ăn, vô cùng khát nước, suy

yếu, thất điều vận động, xù lông, chảy nước mắt, nước mũi, tiêu chảy phân xanh có nhiều nước nên

vùng lông lỗ huyệt dơ bẩn.

Vịt liệt (không thể đứng được), xã cánh, gục đầu, suy yếu khi bắt buộc phải đi thì di chuyển

bằng cách lắc đầu, cổ và người.

Vịt thịt 2 – 7 tuần tuổi thì biểu hiện mất nước, gầy ốm, mỏ xanh (màu xanh da trời), lỗ huyệt

nhuộm máu.

Vịt có thể bị sưng vùng đầu, cổ, hầu do gelatin tích tụ dưới niêm mạc vùng này, đó là chất

keo nhày màu vàng chanh

Tỷ lệ chết cao 5 – 100%

BỆNH TÍCH

Do tổn thương mạch máu nên xuất huyết điểm dày đặc trên khắp cơ thể, xuất huyết, tụ máu,

chảy máu trên và trong cơ tim, ở những cơ quan nội tạng khác, ở những cấu trúc chống đỡ của cơ

thể như màng treo ruột, màng thanh mạc. Nội mạc và van tim cũng xuất huyết.

Gan, tụy, thận, ruột, phổi xuất huyết điểm

Trên vịt mái, các nang trứng xuất huyết, mất màu, biến dạng. Khối xuất huyết từ buồng

trứng có thể rớt vào xoang bụng. Ống dẫn trứng xung huyết, xuất huyết, hoại tử.

Lòng ống ruột, dạ dày cơ đầy máu. Cơ thắt giữa dạ dày tuyến và thực quản xuất huyết thành

vòng.

Dạ dày tuyến xuất huyết

Bệnh tích đặc trƣng của bệnh là trên niêm mạc đường tiêu hóa như xoang miệng, thực

quản, manh tràng, trực tràng, lỗ huyệt lúc đầu xuất huyết trên bề mặt sau đó được phủ lên lớp vảy

màu trắng vàng, kích thước 1 – 10mm gọi là nổi ban trên niêm mạc đƣờng tiêu hóa.

Viêm ruột, xuất huyết hình nhẫn

Gan hoại tử điểm bằng đầu đinh ghim

47

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán phân biệt

Bệnh dịch tả vịt Bệnh tụ huyết trùng gia cầm

- Loài chân màng

- Liệt

- Phù đầu, cổ, hầu

- Nổi ban trên niêm mạc đường tiêu hóa

- Xuất huyết cơ vòng giữa dạ dày tuyến và thực

quản

- Xuất huyết dạ dày tuyến

- Xuất huyết hình nhẫn ở ruột

- Gia cầm (gà, vịt,…)

- không

- không

- Không

- không

- Không

- Không

Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm

Lấy bệnh phẩm là máu, phủ tạng phân lập trên phôi vịt 9 – 14 ngày tuổi, đường tiêm màng

CAM hay trên môi trường tế bào sợi phôi vịt.

Tìm kháng nguyên bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang, phản ứng trung hòa, phản ứng

ELISA, kính hiển vi điện tử hoặc kỹ thuật PCR.

Tìm kháng thể bằng phản ứng trung hòa, phản ứng ELISA

PHÒNG BỆNH

Hiện nay, dùng vaccine sống, giảm độc để phòng bệnh có hiệu quả

Việt Nam, vaccine do NAVETCO sản xuất, Nhỏ mũi cho vịt con, tiêm S/C hay I/M cho vịt

lớn, miễn dịch kéo dài 6 tháng.

Lịch chủng ngừa

1. Vịt thịt Lần 1 : lúc mới nở

Lần 2 : 3 tuần sau

2. Vịt đẻ Một năm chủng ngừa 2 lần

48

BỆNH CHUNG

BỆNH XOẮN KHUẨN

(LEPTOSPIROSIS)

ĐỊNH NGHĨA

Là bệnh truyền nhiễm chung cho nhiều loài động vật và người

Gây nhiễm trùng huyết, sốt, vàng da, niệu huyết sắc tố, viêm gan thận, rối loạn tiêu hóa và

xảy thai.

CĂN BỆNH

Do xoắn khuẩn thuộc bộ Spirochaetales

Họ Treponemataceae

Loài Leptospira interrogans

Giống Leptospira, có 2 loài L. interrogans và L. biflexa

Hiện nay người ta đã biết có 212 serovars trong loài L. interrogans và được xếp vào 23

serogroups

Cơ thể của Lép - tô gồm nhiều vòng xoắn xít nhau (15 – 20 vòng), 2 đầu uốn lại hình móc

câu> Lép – tô di động mạnh nhờ co rút thân và xoay theo 3 hướng dọc – ngang – xoay tròn.

Hiếu khí, nhiệt độ nuôi cấy thích hợp 28 – 30oC, pH 7,2 – 7,4

Môi trường nuôi cấy cần nhiều dưỡng chất như huyết thanh

Sản xuất ngoại độc tố haemolysin có khả năng phân giải và làm chết tế bào

Tuy nhiên, có 1 số chủng còn sản xuất 1 số lượng nhỏ andotoxin

Động vật thí nghiệm: chuột vàng Hamster, chuột sẽ chết sau 2-3 ngày sau khi được tiêm hay

bôi bệnh phẩm vào đùi.

SỨC ĐỀ KHÁNG

Trong nước trung tính hay hơi kiềm có thể sống lâu hàng tháng

pH acid bị tiêu diệt nhanh chóng

Ở 56oC bị giết trong 5 phút, 76 – 96

oC chết ngay lập tức

Dưới ánh sáng mặt trời chiếu thẳng và bị phơi khô sống được 2 giờ

Trong thịt ướp muối sống được 10 ngày

Các chất sát trùng thông thường như formol 1%, acid fenic 5% bị tiêu diệt nhanh chóng

TRUYỀN NHIỄM HỌC

Động vật cảm thụ

Bệnh có tính chất nguồn dịch thiên nhiên

Hầu hết các động vật có vú đều mẫn cảm với bệnh

Động vật hoang dã, gia súc như trâu bò, heo, ngựa, cừu dê, chó, mèo…, loài gặm nhấm và

người đều mắc bệnh.

Nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao là nông dân trồng lúa, mía, công nhân chăn nuôi, lò

mổ, hầm mỏ, vệ sinh, thú y viên, ….

Chuột là nguồn bệnh

Xoắn khuẩn có thể xuyên qua da nguyên lành

Chất chứa căn bệnh

Trong cơ thể động vật bệnh Lép – tô có 2 phase:

49

Phase Lepto huyết = Leptospiremia, kéo dài từ 1 đến 2 tuần đầu tiên của bệnh, Lepto có

trong máu

Phase Lepto niệu = Leptospiruria, xoắn khuẩn có trong bể thận, ống dẫn tiểu, nước tiểu,

bàng quang, thai bị xảy, màng thai,… Giai đọan này kéo dài từ 1 tuần đến nhiều tháng hay

nhiều năm.

Vòng truyền lây

ĐV bệnh ĐV cảm thụ

Trâu Trâu

Bò Bò

Heo Leptospiruria Da, niêm mạc Heo

Chuột Ô nhiễm môi trường Chuột

Chó Chó

Da

Niêm mạc

Người

Tỷ lệ các case bệnh cao ở khu vực nhiệt đới, mưa nhiều. Bệnh thường xảy ra trong suốt mùa

mưa.

Lép – to thường tập trung ở những nơi chứa nước tự nhiên hay nhân tạo như ao, hồ,…chỗ

đất thấp, lầy lội.

Không t n tại được trong nước mặn

Cơ chế sinh bệnh

Sau khi xâm nhập bằng cách xuyên qua da và niêm mạc, xoắn khuẩn phát tán theo máu tới

các cơ quan và nhân lên nhanh chóng ở các cơ quan nhu mô như gan, thận, lách, màng não,…)

Xoắn khuẩn có thể ở đó tới 16 ngày rồi di trú đến mạch máu ngoại biên (gây nhiễm trùng

huyết) nhiều ngày đến khi sốt lắng xuống. Thời điểm này kháng thể bắt đầu xuất hiện trong máu nên

vi khuẩn tồn tại trong thận và có mặt trong nước tiểu.

Triệu chứng của giai đọan nhiễm trùng huyết (Septicemia) là sốt, tổn thương mao mạch,

dung huyết, hemoglobin niệu, vàng da, viêm thận kẽ và xuất huyết điểm trên niêm mạc.

Nếu động vật sống sót qua phase này thì nhiễm trùng cục bộ sẽ xảy ra trên thận và sự tồn tại

kéo dài của xoắn khuẩn Lep – to trong nước tiểu.

TRIỆU CHỨNG

Trâu bò

Các serogroups gây bệnh phổ biến trên trâu bò là Australis, Bataviae, Canicola,

Grippotyphosa, Hebdomadis, Icterohaemorrhagiae, Pomona và Sejroe.

Trâu bò là nguồn chứa chính của serovar hardjo

Heo, trâu bò, ngựa là nguồn chứa chính của bratislava

Tỷ lệ mắc bệnh 100%, tỷ lệ chết < 5%

Bê nghé tỷ lệ chết cao hơn con trưởng thành

Tỷ lệ xảy thai có thể cao lên đến 30%, giảm sản lượng sữa

Thời gian nung bệnh: 4 – 9 ngày

Sốt kéo dài 4 – 5 ngày, chán ăn, viêm kết mạc mắt, tiêu chảy. Bò cái giảm sản lượng sữa bất

thình lình, với viêm vú không điển hình (vú mềm), sữa vàng, nhớt, có thể lẫn máu.

50

Bệnh nặng có vàng da, thường thấy xảy thai đi đôi với hemoglobin niệu, Xảy thai thường

xảy ra vào giữa tuần thứ 1 đến tuần thứ 3 sau khi bệnh xảy ra. Trên 20 % động vật xảy thai bị sót

nhau dẫn đến vô sinh.

Sự xảy thai trên trâu bò thường phổ biến hơn trên cừu, dê, ngựa. Serovar hardjo thường gây

xảy thai vào tháng thứ 4 của thai kỳ và gây sanh non và thường liên kết với vô sinh. Tỷ lệ xảy thai <

10%. Serovar pomona thường gây xảy thai vào 3 tháng cuối của thai kỳ. tỷ lệ xảy thai khỏang 50%.

Heo

Các serogroups gây bệnh phổ biến là Autralis, Canicola, Grippotyphosa,

Icterohaemorrhagiae, Pomona, và Tarassovi

Heo và trâu bò là nguồn chức chính của pomona

Tỷ lệ mắc bệnh 20 %

Thiệt hại kinh tế chính là xảy thai, heo con mới đẻ yếu và chết

Sốt kéo dài vài ngày, xảy thai, sanh non, thường xảy ra vào ngày 15 – 30 sau khi nhiễm

bệnh, heo con còi cọc, vàng da, haemoglobin niệu, co giật, đau ở dạ dày và ruột. Nếu viêm não sẽ có

triệu chứng thần kinh.

Các serovars gây xảy thai và chết thai chủ yếu là pomona, tarassovi và canicola

Ngựa

Dương tính với nhiều serovars như pomona, hardjo, icterohaemorrhagiae, sejroe và canicola

Bệnh chủ yếu là ẩn tính

Thường chỉ biểu hiện viêm mắt định kỳ

Tuy nhiên, người ta cũng đã mô tả những case bệnh Lép – to nặng với hội chứng viêm gan,

thận và tim mạch trên ngựa. Tỷ lệ nhiễm bệnh khỏang 30%

Cừu và dê

Những serovars gây nhiễm là những serovar gây nhiễm cho những động vật xung quanh như

hardjo, pomona, grippotyphosa và ballum.

Bệnh biểu hiện sốt, chán ăn, vàng da, haemoglobin niệu, thiếu máu, xảy thai, sanh non hoặc

thai chết và vô sinh.

Tỷ lệ mắc bệnh cao ở trên cừu, tỷ lệ chết khỏang 20%.

Chó và mèo

Những serogroups chiếm ưu thế là Canicola, Grippotyphosa, Pomana, Icterohaemorrhagiae

Chó là nguồn chứa chính canicola

Ngoài ra, trêu bò, heo, gậm nhấm cũng có khả năng là nguồn chứa canicola

Bệnh bắt đầu rất thình lình, sốt vài ngày, suy yếu, ói mữa, bỏ ăn. Viêm kết mạc mắt, c ng và

đau cơ ở chi sau. Xuất huyết trong xoang miệng sau trở thành hoại tử, viêm họng. Viêm dạ dày ruột

xuất huyết, viêm thận cấp tính, vàng da. Nuớc tiểu thay đổi từ vàng chanh đến vàng cam sậm. Có

thể bất thình lình vô niệu trong vài ngày.

Các serovars thường gây vàng da là icterohaemorrhagiae và canicola. Tỷ lệ chết khỏang

10%, bệnh hiếm khi xảy ra trên mèo.

Động vật hoang dã và gặm nhấm

Thích nghi một cách hòan hảo với xoắn khuẩn Lep – to nên không có triệu chứng và bệnh

tích nhưng bài xuất mầm bệnh ra ngoài.

Động vật hoang dã là nguồn chứa chính của autumnalis, ballum và grippotyphosa. Chuột là

nguồn chứa chính của icterohaemorrhagiae

51

Ngƣời Ở Việt Nam, các serovars thường gặp trên người là bataviae, australis và

icterohaemorrhagiae

Thời gian nung bệnh kéo dài từ 1 đến 2 tuần

Thể vàng da (icteric) hay còn gọi là bệnh viêm gan thận (Weil’s Disease – 1886 được ghi nhận đầu

tiên bởi Weil)

Bệnh nặng và nguy hiểm hơn nhưng ít phổ biến hơn thể không vàng da, bệnh xảy ra đột

ngột, sốt, nhức đầu, đau cơ, viêm kết mạc mắt, buồn nôn, nôn, tiêu chảy hay táo bón.

Bệnh nhân mệt lã trầm trọng, có những đốm xuất huyết trên da, trong đường ống dạ dày ruột.

Viêm gan, thận với các biểu hiện gan to, vàng da, protein niệu suy thận với dấu hiệu giảm

hay vô niệu dẫn đến ure huyết và gia tăng mất cân bằng điện giải và chết. Tỷ lệ chết -mắc là 25%

nếu không điều trị kịp.

Thời kỳ dưỡng bệnh kéo dài 1 – 2 tháng, trong thời gian này sốt, đau đầu, đau cơ, và khó

chịu có thể tái xuất hiện.

Thể không vàng da

Sốt, đau cơ, viêm kết mạc mắt, cổ cứng, buồn nôn, thỉnh thỏang có nôn mửa

Bệnh nhân bình phục trong khỏang 1 tháng

BỆNH TÍCH

- Xuất huyết dưới da và niêm mạc, vàng da và niêm mạc

- Niệu huyết sắc tố

- Mô liên kết dưới da vàng, keo nhày, thủy thủng

- Máu lõang, gan sưng, nát, vàng, có hoại tử ở vùng trung tâm

- Xoang ngực, bụng có nước vàng

- Lách sưng, túi mật teo, viêm thận kẽ

- Loét, xuất huyết dạ múi khế

- Phôi lúc xảy thai:

Vàng da, phù

Dịch trong xoang cơ thể nhuốm máu

Viêm phổi, viêm gan có điểm hoại tử đường kính 1 – 4 mm

Nhau, màng thai dày, phù màu nâu, hoại tử

CHẨN ĐOÁN

Tìm kháng nguyên

- Phân lập: bệnh phẩm cần lấy là máu và nước tiểu

- Máu: thường được lấy trong tuần lễ đầu tiên của bệnh (Leptospiremia)

- Nƣớc tiểu: lấy trong giai đọan sau của bệnh (Leptospiruria)

52

Bệnh phẩm

Máu Nước tiểu

Ly tâm

Nuôi cấy Lấy cặn

Xem kính hiển vi

Gây bệnh cho chuột vàng Hamster

(tiêm phúc mạc 3 ml hay bôi vào đùi)

chuột chết sau 2-3 tuần

Mổ khám và phản ứng huyết thanh học

Tìm kháng thể

Bệnh phẩm: huyết thanh, lấy máu ở tuần lễ thứ 3-4 sau khi bệnh nổ ra

Phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính: kháng nguyên chết, phản ứng định tính

Phản ứng vi ngưng kết (MAT – Microscopic Agglutination Test)

Theo OIE

Phản ứng 4+; 3+ khi trên vi trường có 75 – 100% sự ngưng kết

2+ -------- 50% ----------

1+ -------- < 50% ----------

Phản ứng dương tính khi có ngưng kết ở 1/100, mức độ dương tính là 2+

Phản ứng miễn dịch hùynh quang hay ELISA để xác định IgM hay IgA

ĐIỀU TRỊ

Kết hợp penicillin 20.000UI/kg + streptomycin 25mg/kg, ngày 2 lần, 3-5 ngày (IM)

Chỉ dùng streptomycin 25mg/kg điều trị lepto niệu

Nếu dị ứng với penicillin có thể dùng tetracycline hay erythromycin

PHÒNG BỆNH

Diệt chuột

Vệ sinh chuồng trại, máng ăn, uống

Kiểm tra phản ứng huyết thanh h định kỳ trên đàn giống đ điều trị kịp thời

Dùng vaccine

Chó: tetradog: IM or SC. Chó >= 2 tháng tuổi

Hexadog: IM or SC, chó >= 3 tháng tuổi

Trong vaccine này chủ yếu có 2 serovars là canicola và icterohaemorrhagiae

53

BỆNH XẢY THAI TRUYỀN NHIỄM

(BRUCELLOSIS)

ĐỊNH NGHĨA

Là bệnh truyền nhiễm chung cho nhiều động vật và người. Với đặc điểm gây viêm phủ tạng

và hoại tử, nhất là tử cung và nhau thai gây xảy thai và vô sinh.

LỊCH SỬ

B. melitensis nhà sinh lý quân đội Anh David Bruce phân lập đầu tiên từ lách của 5 bệnh

nhân chết ở Malta năm 1887.

B. abortus đã được biết đầu tiên bởi Bang năm 1897 do đó người ta gọi là Bang’disease

B. suis được khám phá bởi Traum năm 1914 khi ông phân lập căn bệnh từ phôi heo bị sảy ở

Ấn độ.

CĂN BỆNH

Do vi khuẩn giống Brucellla gây ra, có 6 loài trong giống này đã được biết là

Tên loài số biotype Đối tƣợng gây bệnh

Brucella melitensis 3 (1-3) Dê, cừu, người

Brucella abortus 8 (1-9) bỏ 8 Trâu, bò, cừu, ngựa và người

Brucella suis 5 (1-5) Heo, ngựa và người

Brucella canis Chó

Brucella ovis Cừu

Brucella neotomae Chuột

Vi khuẩn bắt màu Gram -, đa hình dạng, hiếu khí, không di động, không nha bào.

Sản sinh nội độc tố

Cần môi trường nuôi cấy giàu chất dinh dưỡng, cho thêm huyết thanh (5%) làm tăng sự phát

triển của Brucella

Khuẩn lạc nhỏ, lồi, mờ khi nuôi cấy ở 37oC/2-7ngày. Ngoại trừ B. canis và B. ovis khuẩn lạc

luôn ở dạng R, các loài khác khuẩn lạc dạng S

Kháng nguyên: 3 loài cổ điển có 2 kháng nguyên bề mặt quan trọng là A và M

Các chất kháng nguyên này có mặt trong phức hợp LPS- protein (lipopolysaccharide)

Sức đề kháng

Có thể tồn tại 5 ngày trong quần áo ở nhiệt độ phòng

Dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp bị giết chết trong 2 – 4 giờ

Có thể tồn tại 4 ngày trong nước tiểu

Ở 63oC chết trong 10 phút

Hấp Pasteur bị tiêu diệt dễ dàng

Ở - 40oC sống được 7 tháng

Trong thai bị xảy để trong mát sống được 75 ngày

Trong kem sống được 1 tháng

Trong bơ sống được một tháng

Trong fromage tồn tại được 2 tháng

Các chất sát trùng thông thường HgCl 0,1%, formol 2% giết vi khuẩn dễ dàng trong vài phút

54

TRUYỀN NHIỄM HỌC

Bệnh có tính nguồn dịch thiên nhiên

Hầu hết động vật có vú cảm thụ với bệnh

Con non ít mẫn cảm với bệnh hơn con lớn. Thú trưởng thành đến lúc có thai là mẫn cảm nhất

Những người có nguy cơ mắc bệnh cao là công nhân chăn nuôi, lò mổ, thú y viên, những

người làm công tác thụ tinh nhân tạo

VK nhiều trong hạch vùng chậu, vú, lách, thai, màng thai, nước ối

Nhau, nước nhớt trên núm nhau, tinh dịch, nước âm hộ, sữa

Trong thai bị xảy, vi khuẩn nhiều nhất ở phổi, dạ dày (trâu bò là ở dạ múi khế)

Bê bú sữa mẹ có vi khuẩn sẽ bài vi khuẩn ra phân

Ve, rệp, bọ chét là nguồn bệnh

Đƣờng xâm nhập: đường sinh dục (giao phối, thụ tinh nhân tạo)

Tiêu hóa (thức ăn, nước uống, sữa có nhiễm vi khuẩn). Đường lây lan chính của heo

Tiếp xúc (vết thương trên da, kết mạc mắt, niêm mạc mũi)

Cơ chế sinh bệnh

VK từ điểm xâm nhập qua mạch bạch huyết đến hạch lympho ngoại biên

Sau đó VK sẽ nhân lên và qua ống ngực, theo mạch máu đến cơ quan nhu mô và các cơ quan

khác

Những vi khuẩn có độc lực có thể tồn tại và nhân lên trong macrophage tốt hơn các chủng

không có độc lực, làm phát triển các điểm u hạt ở gan, lách, tủy,…Những u hạt có thể trở thành

abscess

Nội độc tố cũng có vai trò trong việc gây bệnh tích

VK Brucellla ưa thích núm nhau, nước ối, dịch hòan của bò, cừu và heo đực bởi vì các cơ

quan này có nhiều erythritol, đó là 1 carbonhydrate (C20H22O10) kích thích sự phát triển của vi khuẩn

nhưng chất này thì không có mặt ở nhau người.

VÒNG TRUYỀN LÂY

Bovine Brucellosis

(Brucella abortus)

thụ tinh nhân tạo

Bò đực bệnh Bò cái

Thai, màng thai Tiêu hóa

Bò cái bệnh Ô nhiễm môi trường Bò cái và đực

Chất tiết âm đạo tiếp xúc

Tiếp xúc

Tiêu hóa

(fromage tươi, sữa sống) Tiếp xúc

Người

55

Swine Brucellosis

(B. suis)

tiếp xúc

Heo nái Heo đực

Giới tính

Tiếp xúc giới tính

Heo đực Thai, màng thai Tiêu hóa

Heo nái Ô nhiễm môi trường Heo nái

Chất tiết âm đạo Tiếp xúc Heo đực

Tiếp xúc Tiếp xúc

Người

Caprine ovine brucellosis

(B. melitensis)

Cừu bệnh Cừu

Thai, màng thai Tiêu hóa

Ô nhiễm môi trƣờng

Chất tiết âm đạo Tiêu hóa

Dê bệnh Tiếp xúc Dê

Tiêu hóa

(trong fromage tƣơi,

sữa sống)

Tiếp xúc

Ngƣời Ngƣời

56

TRIỆU CHỨNG

Động vật : triệu chứng chính trên các loài động vật là xảy thai, đẻ non

Trâu bò:

Biotype 1 thường gặp nhất, chiếm ưa thế trong 8 biotype

Có thể nhiễm B. suis và B. melitensis nếu dùng chung đồng cỏ

Trong tự nhiên rất khó xác định được thời gian nung bệnh, thay đổi rất lớn và tỷ lệ nghịch

với sự phát triển của thai (bò mang thai sớm thì thời gian nung bệnh ngắn – trung bình 16 tháng tuổi

bò trưởng thành sinh dục)

Trong điều kiện thí nghiệm, thời gian nung bệnh của bò là 30 – 60 ngày

Thời gian nung bệnh cũng tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: độc lực, liều lượng vi khuẩn,

đường xâm nhập, và sự mẫn cảm của động vật

Xảy thai tập trung vào nửa thứ 2 của thai kỳ mà nhất là 3 tháng cuối

Trên bò cái mang thai: xảy thai, thai chết, bê yếu, sót nhau, viêm tử cung, vô sinh

Bò sữa (không có thai): viêm vú kẽ, giảm sản lượng sữa 20 – 25% và viêm các hạch lym pho

vùng vú

Bò cái được gieo tinh bởi tinh có mầm bệnh sẽ động dục lần nữa

Bò đực 1 hoặc 2 bên dịch hòan lớn lên cùng với sự giảm ham muốn nhục dục, vô sinh,. Dịch

hòan có thể bị viêm dính, xơ hóa, viêm túi tinh nang, thường xuyên viêm bóng tinh quản

(ampullitis) làm giảm sản xuất tinh trùng, viêm khớp.

Heo

Có thể nhiễm loài abortus nhưng không lây sang heo khác. Bệnh do loài này trên heo chỉ hạn

chế ở hạch lympho đầu và cổ

Triệu chứng chính trên heo là xảy thai, đẻ con yếu, vô sinh, sưng dịch hòan, viêm mào tinh

hòan và viêm khớp

Xảy thai thường vào giữa và nữa thứ 2 của thai kỳ, tuy nhiên, cũng có thể xảy thai bất cứ lúc

nào trong suốt giai đọan mang thai.

Nếu con nái bị nhiễm bệnh qua giao phối thì thường xảy thai sớm khỏang 17 ngày sau khi

phối.

Heo con bị nhiễm bệnh qua sữa thường viêm đốt sống, liệt phần sau của cơ thể

Có thể nhiễm cả suis và abortus

Thường xảy thai vào tháng thứ 3-4 của thai kỳ

Viêm khớp, đốt sống, dịch hòan và thường xuyên viêm vú

Cừu

gồm hai thể bệnh

Brucellosis cổ điển

Do B. melitensis có sức chống bệnh mạnh hơn dê, sảy thai ít hơn, bệnh xảy ra và tự biến mất

Viêm mào tinh hòan ở cừu đực

Do B. ovis gây ra, bệnh có thể xảy ra ở 1 hay 2 bên dịch hòan

Đuôi của mào dịch hòan cũng bị ảnh hưởng, viêm dính màng bao dịch hoàn, có thể bị xơ

hóa.

Người

Mẫn cảm với loài melitensis nhất, rồi đến suis, abortus và canis

thời gian nung bệnh 1 – 3 tuần hay hơn nữa

Biểu hiện sốt bất thình lình (sốt kéo dài hay sốt từng hồi hoặc sốt thất thường), cảm lạnh,

xuất mồ hôi nhiều, mồ hôi có mùi đặc biệt. Nhiệt độ bình thường vào buổi sáng, lên đến 40o vào

buổi chiều, xuất mồ hôi vào buổi tối.

57

Mệt mỏi tòan thân, mất ngủ, bất lực cơ quan sinh dục, đau đầu, khớp

Hiếm khi bị xảy thai

Điều trị không thích hợp bệnh sẽ tái phát và có nhiều biến chứng nguy hiểm: viêm màng

não, não, thần kinh ngoại biên, đốt sống, khớp có mủ.

BỆNH TÍCH Bệnh tích trên con trưởnh thành thì không quan trọng trong chẩn đoán

Trên tử cung thường có abscess dẫn tới hoại tử và làm bong tróc màng niêm mạc tử cung

Bệnh tích vi thể: các tuyến tử cung đầy lymphocytes, có sự thấm nhập tế bào vào mô đệm

của nội mạc tử cung và tăng sản mô liên kết quanh tuyến.

Trên gan thường có các u hạt, đó là những vùng hoại tử, thấm nhập lymphocytes, đại thực

bào, bạch cầu trung tính và những tế bào khổng lồ, vùng trung tâm hoại tử bã đậu và bệnh tích này

được bao bọc bởi 1 vỏ fibrin

Abscess còn thấy ở phổi, thận, lách, não, buồng trứng,…

Trên phổi, thường thấy bị viêm phổi, nhau thai luôn bị viêm, phù, có những plaque giống

như màu da bò trên bề mặt ngoài của của màng nhau, đó là những đốm hoại tử của múi nhau hoặc

trên nhau có thể viêm mủ lan (khuyếch tán)

Trên con đực

Chủ yếu là viêm dịch hòan và tuyến sinh dục phụ

Thành ống của các tổ chức này dày lên, xuất huyết

Dịch hòan và mào dịch hòan viêm, có ổ mủ, các tổ chức đệm và mô liên kết tăng sinh làm

chèn ép ống sinh tinh dẫn đến giảm số lượng và chất lượng tinh trùng.

Viêm khớp và đốt sống

CHẨN ĐOÁN

Phải cách ly theo dõi những con trong đàn xảy thai vào giữa và cuối thai kỳ, đẻ con yếu ớt,

viêm khớp, viêm dịch hòan.

Chẩn đoán phòng thí nghiệm

Bệnh phẩm: thai xảy, nước âm hộ, sữa, tinh dịch, và dịch khớp,...

Nuôi cấy, phân lập

Tiêm động vật thí nghiệm

Bệnh phẩm

Chuột lang

Lấy máu Lấy hạch Mổ khám

(sau 3 tuần) (sau 3 tuần) (sau 6 tuần)

Phản ứng huyết thanh học Nuôi cấy Quan sát bệnh tích

Tìm kháng nguyên trong bệnh phẩm bằng miễn dịch huỳnh quang (FA), PCR

58

Tìm kháng thể:

Kháng nguyên chuẩn nhuộm màu đỏ (rose Bengal), kháng nguyên là B. abortus nhưng vẫn

chẩn đóan được bệnh do melitensis và suis. Phản ứng xảy ra trong vòng 2 phút.

Phản ứng ngƣng kết chậm trong ống nghiệm

Kháng nguyên chuẩn Wright: pha loãng 1/10, mỗi ống nghiệm cho 0,5ml

Huyết thanh ? Pha loãng 1/25, 1/50, 1/100, 1/20, 1/400,…,0,5ml

Cho kháng nguyên và kháng thể vào, lắc kỹ, ủ 37oC/24giờ

Nếu có ngưng kết trắng đục ở đáy ống nghiệm như cây dù lộn ngược, ở hiệu giá >= 1/200 thì

cho là dương tính

Phản ứng kết hợp bổ thể

Kháng nguyên chuẩn, thường để chẩn đóan bệnh và xác định hiệu giá kháng thể sau khi đã

chủng ngừa

Phản ứng ngƣng kết v ng sữa (Ringtest)

Kháng nguyên chuẩn nhuộm màu đỏ hematoxilin

Tìm kháng thể có trong mỡ sữa

Sữa 1ml + kháng nguyên chuẩn 0,03 ml. Lắc đều, ủ ở 37oC/15-40phút

Nhiệt độ phòng/6-8giờ

Dương tính: lớp kem phía trên màu đỏ

Âm tính: sữa có màu hồng

Phản ứng dị ứng (Brucellin)

Tiêm trong da chất lọc canh trùng của B. abortus và B. suis

Tiêm cho bò, heo, dê, cừu: 0,1 – 0,2ml, trong da cổ, khấu đuôi, mặt sau tai, mí mắt. Đọc kết

quả sau 48 giờ, chỗ tiêm sưng, sung huyết, thủy thũng

Độ dày da sau tiêm - độ dày da trước tiêm >= 2mm: dương tính

< 2mm : âm tính

PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

Điều trị cho người: doxycyclin 1 liều 200mg, chia 2 lần, IV, 3-6 tuần hoặc gentamycin,

rifampin, streptomycin

Động vật không điều trị mà loại thải

Phòng bệnh

Mua gia súc mới phải kiểm tra huyết thanh học, nếu âm tính mới cho nhập đàn

Trại giống: 1 năm kiểm tra huyết thanh học 2-4 lần, dương tính phải loại thải

B19 là vaccine sống nhược độc, dùng phòng bệnh ở nơi có nguy cơ mắc bệnh cao, chỉ dùng

cho bò và cừu.

Chủng cho bê 3 – 8 tháng tuổi, miễn dịch 6 tháng – 1 năm, không tái chủng

Bê lớn hơn 8 tháng tuổi thì không chủng ngừa nữa, kiểm tra bằng huyết thanh học

Chủng ngừa cho cừu 3-6 tháng tuổi, miễn dịch 1,5 năm

B19 làm giảm sự lan truyền nhiễm trùng trong đàn, sau khi hết thời gian miễn dịch kiểm soát

đàn bằng phản ứng huyết thanh học.

Vaccine chết 45/20 (Mac Even), 2 liều, S/C, cách nhau 3 – 4 tuần, cho miễn dịch 1 năm,

Chủng ngừa cho bò > 6 tháng tuổi

Heo và chó kiểm soát bằng huyết thanh học

59

BỆNH LAO

(ZOONOTIC TUBERCULOSIS)

ĐỊNH NGHĨA

Là bệnh truyền nhiễm mãn tính của nhiều loài động vật và người với đặc điểm gây ra trong

phủ tạng những hạt viêm đặc biệt gọi là hạt lao.

Theo WHO (the World Health Organization) ước đóan tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết của bệnh

lao từ năm 1990 – 1999 sẽ là 88 triệu người và ở các nước đang phát triển là 30 triệu người.

1882 M. tuberculosis lần đầu tiên được thấy trong mô bởi Koch và Baumgarten

1882 – 1884 Koch nuôi cấy vi khuẩn và gây bệnh trong phòng thí nghiệm

CĂN BỆNH

Do vi khuẩn thuộc giống Mycobacterium gồm các loài gây bệnh cho động vật có vú

M. tuberculosis gây bệnh cho người

M.bovis gây bệnh cho bò

M. africamum gây bệnh người ở Phi Châu vùng nhiệt đới

Trực khuẩn, không di động, không có nha bào, thành tế bào dày, giàu lipid làm cho tế bào kỵ

nước, kháng toan, kháng kiềm, do đó phải nhuộm bằng phương pháp Ziehl-Neelsen.

Vi khuẩn hiếu khí, nhiệt độ nuôi cấy thích hợp 37 – 38oC, pH thích hợp 7,0 – 7,6

Sức đề kháng

Trong đờm khô, vi khuẩn bay trong không khí có khả năng gây bệnh trong 8-10 ngày.

Dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp bị tiêu diệt nhanh chóng

Ở 55oC 4 giờ mới bị giết chết

100oC bị giết chết sau 30 giây

Hypochloride không tác dụng với vi khuẩn

Đề kháng mạnh với chất sát trùng, acid, kiềm

Phenol 5% 24 giờ giết chết được vi khuẩn trong đờm, formol 3% có tác dụng sát trùng tốt.

HgCl và sữa vôi không có tác dụng diệt khuẩn.

Cấu tạo của thành tế bào

Thành phần lipid trong tế bào chiếm từ 20-40% trong lượng khô. Lipid có mối liên hệ chặt

chẽ với sinh lý tế bào và độc tính của chúng. Nhiều lipid liên kết với cấu trúc vách tế bào làm cho vi

khuẩn lao có tính kháng acid, kỵ nước và tăng trưởng dồn cục với tốc độ chậm.

Các lipid chính nhƣ sau

Mycoside gồm sulfolipid và phospholipid

Mycolic acid

Glycolipid (yếu tố tạo thừng – cord factor)

Phức hợp peptidoglycolipid (sáp D – Wax D)

Mycosides đáp ứng cho việc kiểm soát tính thấm của tế bào (kháng những enzyme tan trong nước,

kháng sinh, và thuốc sát trùng). Liên quan đến yếu tố tạo thừng và sáp D, làm tăng đáp ứng miễn

dịch. Bảo vệ cho vi khuẩn chống lại thực bào.

Sáp D có nhiều hoạt tính sinh học làm tăng phản ứng quá mẫn muộn (delayed hypersensitivity)

trong tuberculin test.

Glycolipid liên quan đến tính độc của vi khuẩn, tạo u hạt, tăng sự sống sót của vi khuẩn đã bị thực

bào. Đáp ứng cho đặc tính tăng trưởng khuẩn lạc của Mycobacterium có độc lực. Trong canh vi

60

khuẩn lao có độc lực tạo nên dạng sợi dài song song xoắn vào nhau như sợi thừng. Có tính kháng

acid, gây độc cho bạch cầu và chuột.

TRUYỀN NHIỄM HỌC

Hầu hết các loài có vú và cả người đều bị bệnh

Con non cảm thụ với bệnh mạnh hơn con lớn

Bò cảm thụ với type bò, rất đề kháng với type người

Người cảm thụ với type người rồi đến type bò

Heo cảm thụ với cả 2 type bò và người

Trong cơ thể động vật bệnh, vi khuẩn có ở các chất tiết của đường hô hấp, các bệnh tích lao,

phân cũng có vi khuẩn.

Sữa có vi khuẩn mặc dù có hay không có bệnh tích ở vú

Bệnh lây qua đường hô hấp, tiêu hóa

Động vật hoang dã là nguồn chứa của M. bovis

VÒNG TRUYỀN LÂY

Hô hấp (chính)

Bò bệnh Bò

Tiêu hóa (bú sữa)

Tiêu hóa (chính) Tiêu hóa

(chính) Thỉnh th tái nhiễm

cho bò qua hô hấp

Hô hấp (phụ)

Chó mèo, heo, dê, cừu Người

TRIỆU CHỨNG

Thời gian nung bệnh ở trâu, bò là 2-4 tuần

Những hạt bụi nhỏ có đường kính 1-5 m mang vi khuẩn, được hít vào phế nang.

Chúng bám và nhân lên ở đó hình thành những điểm sơ nhiễm kèm với bệnh tích lao ở

hạch lympho phế quản cùng bên tạo phức hệ sơ nhiễm.

Tùy sức khỏe vật chủ mà bệnh phát triển xa hơn hay ở dạng tiềm tàng

Nếu sức đề kháng giảm, vi khuẩn sẽ theo máu gây nhiễm trùng tòan thân

Tạo nốt lao m i ở phổi, thận, gan, lách, hạch lympho đưa đến tình trạng lao hạt kê cấp tính

và vi khuẩn sinh sản và phát triển trong những hạt lao này.

Hầu hết bệnh lao trở thành mãn tính có bệnh tích giới hạn ở phổi với triệu chứng sốt nhẹ, kéo

dài (sáng giảm, chiều tăng), lông dựng, da khô, sụt ký và giảm sản lượng sữa.

nếu viêm phế quản phổi sẽ có ho, khi phổi bị tàn phá nặng nề sẽ gây khó thở

61

Heo

Phức hệ sơ nhiễm được tìm thấy ở hầu, hạch lym pho dưới hàm trên, hạch ruột và màng treo

ruột.

Chó, mèo

Chán ăn, sụt ký, hôn mê, ói, tăng bạch cầu, tràn dịch màng phổi, bao tim, cổ trướng

Ngƣời

Sưng hạch cổ, lao xương, khớp, lao sinh dục, tiết niệu và viêm màng não

BỆNH TÍCH

Hạt lao

Hạt nhỏ, cứng (lao hạt kê), có giới hạn rõ ràng, khó bóc, màu xám hay trắng.

Xung quanh hạt, tổ chức phổi vẫn co giãn được

Nếu có nhiều hạt lao khi nắn lá phổi giống như có trộn cát, chỗ cắt kêu lạo xạo (hạt xám).

Các hạt này dần lớn lên bằng hạt đậu xanh, nhân thoái hóa biến thành bã đậu màu vàng hay

trắng đục gọi là hạt vàng

Một số hạt bị tổ chức xơ tăng sinh bao bọc gọi là hạt xơ

Khối tăng sinh thƣợng bì

Các hạt trên tăng sinh to bằng hạt dẻ hay quả ổi có khuynh hướng bã đậu hóa hay calci hóa

Đám viêm bã đậu

Đến giai đoạn sau các hạt vỡ ra, biến tổ chức thành bã đậu, nát, thẩm dịch

CHẨN ĐOÁN

Động vật

Thực hiện Tuberculin test (delayed hypersensitivity test)

Dùng PPD (purified protein derivative - chất dẫn xuất protein đã được tinh chế)

PPDM (mammalian) và PPDA (avian)

Tiêm trong da cổ, khấu đuôi (bò), mí mắt, khấu đuôi hay mặt trong đùi (dê, cừu), heo tiêm ở

nếp da cuống tai, gần rìa tai.

Lượng tuberculin được tiêm tùy thuộc vào từng quốc gia từ 2000 – 10.000 UI

Cắt lông chỗ tiêm, sát trùng, đo độ dày da, sau 72 giờ đọc kết quả

Độ dày da sau tiêm - độ dày da trước tiêm > 3,5 mm : (+) dương tính

2,6 3,4 mm: nghi ngờ

<= 2,5mm : (-) âm tính

Nghi ngờ: 40-60 ngày sau thử lại

Để giảm bớt sai số tiêm PPDA cùng lúc với PPDM

PPDM > 3,5 mm Dương tính

PPDM – PPDA >= 1mm

Không tiêm cho bò < 1 tháng tuổi, quá gầy yếu, bệnh ký sinh trùng (sán lá gan, giun phổi,…)

Theo tiêu chuẩn OIE, kết quả PPDM ít nhất (at least) 3 mm

Ngƣời

Chụp phổi (X.quang), Tuberculin test, phết kính đờm tìm vi khuẩn (nhuộm Ziehl – Neelsen)

hay nuôi cấy, phân lập vi khuẩn từ đờm.

62

Tuberculin test (Mantoux method)

Dùng PPDS (purified protein derivative – Seibert)

Tiêm trong da, vùng da mỏng như mặt trong của cánh tay, …

Sau khi tiêm Tuberculin cá thể nào đã mẫn cảm từ trước thì xuất hiện phản ứng viêm tại chỗ:

sưng đỏ cấp tính quanh chỗ tiêm, hay phản ứng tòan thân như sốt 38 – 40oC rồi giảm sau 12-

18 giờ

Đọc kết quả sau 48-72giờ, đo đường kính vùng tấy đỏ, cứng tại vết tiêm

Ghi cụ thể kết quả đo được: nếu chỗ tiêm không cứng ghi nhận: 00 mm

Đường kính vùng tấy đỏ cứng ≥5 mm (6 mm) - >15 mm: bị nhiễm vi khuẩn lao, mới chích

ngừa vaccine BCG, nhiễm các Mycobacterium ngoài môi trường

Phản ứng âm tính giả: nhiễm HIV, quá già hay quá nhỏ, dùng thuốc có corticoid…

PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

Điều trị

Dùng thuốc điều trị bệnh trên người, hiên nay người ta khuyến cáo dùng 4 loại thuốc phối

hợp để điều trị ban đầu:

Isoniazid, rifampin, pyrazinamide và ethambutol điều trị từ 6 – 9 tháng (trừ pyrazinamid

dùng trong 2 tháng)

Nếu có kháng thuốc thì phải cho thuốc theo kháng sinh đồ

Nếu hóa trị liệu không có hiệu quả thì phải phẫu thuật cắt phổi.

Phòng bệnh

Vaccine BCG (Bacille Calmette Guerin) chế từ vi khuẩn lao bò giảm độc từ năm 1920

Vaccine đông khô tiêm trong da

Khử trùng sữa bằng hấp Pasteur 65 – 75oC

Định kỳ kiểm tra tuberculin test cho bò 2 lần/năm, nếu dương tính phải loại thải, heo, dê,

cừu kiểm tra 1 lần/năm.

2 cm

63

BỆNH NHIỆT THÁN

(ANTHRAX)

ĐỊNH NGHĨA

Bệnh truyền nhiễm quá cấp tính chung cho nhiều loài động vật và người

Gây nhiễm trùnh huyết, chết đột ngột

Xác chết có máu màu đen chảy ra từ các lỗ tự nhiên, máu ít đông

Không có sự cứng đơ của tử thi

LỊCH SỬ VÀ ĐỊA DƢ BỆNH LÝ

Bệnh có ở khắp nơi trên thế giới

Ở Việt Nam, bệnh lưu hành ở các tỉnh vùng núi phía Bắc

Năm 1999, bệnh còn ở Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu

2001 ở Cao Bằng, Lai Châu

2002 ở Cao Bằng, Lai Châu, Lào Cai

2003 Ở Cao Bằng, Bắc Cạn

CĂN BỆNH

Do vi khuẩn Bacillus anthracis, trực khuẩn, 2 đầu vuông

Bắt màu G+, kích thước 3-5 x 1 – 1,2

Vi khuẩn hiếu khí hay yếm khí tùy nghi, không di động, có giáp mô, có nha bào

Nhiệt độ nuôi cấy thích hợp nhất là 37oC, pH thích hợp nhất 7 – 7,4

Giáp mô

Được hình thành trong cơ thể động vật bệnh

Bản chất là polypeptide

Nha bào

Là hình thức chống đỡ và bảo tồn của vi khuẩn

Được hình thành trong 5 điều kiện

- Có đầy đủ oxy tự do

- Có nhiệt độ thích hợp 12 – 42,5 oC

- Có ẩm độ nhất định

- Thiếu chất dinh dưỡng

- Môi trường trung tính hay kiềm

Bào tử hình bầu dục, óng ánh, kẹp vào giữa thân trực trùng nhưng không làm phồng lên hay

biến hình

Nuôi cấy

Chủng vi khuẩn có độc lực nuôi cấy trên môi trường thạch có huyết thanh cho khuẩn lạc

dạng S hay M

Nếu nuôi cấy trên môi trường thường khuẩn lạc dạng R

Khuẩn lạc dạng R dẹp, xám, không làm dung huyết, đường kính 5mm sau khi nuôi cấy 48

giờ. Rìa khuẩn lạc dợn sóng giống đám rối của tóc xoăn

Sức đề kháng

Vi khuẩn có sức đề kháng không cao lắm giống như những vi khuẩn khác

Bào tử có sức đề kháng rất mạnh

- Sức nóng ẩm 100oC chịu đựng được 30 phút

- Hấp khô 120 – 140oC tồn tại được 3 giờ

- Ánh sáng mặt trời và sự sấy khô không làm ảnh hưởng đến nha bào

64

- Trong da và lông khô sống được 18 – 32 năm

- Bảo tồn rất lâu dưới đất sâu thiếu không khí và ánh sáng đến 60 năm

- Trong nước sống được 17 tháng, trong phân 15 tháng

Hóa chất

- Formol là chất sát trùng tốt nhất

- Dung dịch formol 1% giết vi khuẩn trong 5 phút, nha bào trong 2 giờ

- Dung dịch 2-5 % giết nha bào trong 1h, dung dịch 10-20% giết trong 10phút

- Dung dịch phenol 5% giết trong 2 ngày

Độc tố

Tiết ngoại độc tố mạnh (Exotoxin) gồm có 3 thành phần

Yếu tố gây phù (Edema Factor – EF)

Kháng nguyên bảo vệ (Protective Antigen – PA)

Yếu tố gây chết (Lethal Factor – LF)

Người ta đã thu được độc tố cả invivo lẫn invitro

TRUYỀN NHIỄM HỌC

Động vật cảm thụ

Trong điều kiện tự nhiên, hầu hết tất cả động vật có vú (kể cả người) đều mắc bệnh

Chim có sức đề kháng với bệnh mạnh hơn

Loài ăn cỏ cảm thụ với bệnh mạnh nhất

Người và Ngựa có tính mẫn cảm trung bình

Loài ăn thịt tương đối đề kháng với bệnh

Chất chứa căn bệnh

Động vật

Máu và tất cả các tổ chức đều có vi khuẩn

Lách, thận có chứa nhiều nhất sữa, tủy xương cũng có vi khuẩn

Ngƣời Vi khuẩn có trong mụn loét ác tính, trong chất keo nhày, thủy thũng, trong các hạch xung

quanh mụn

Đƣờng xâm nhập

Động vật

Qua tiêu hóa là chủ yếu

Người

Tiếp xúc với động vật bệnh và sản phẩm của động vật bệnh

Hô hấp: do hít phải bào tử từ len, lông của động vật bệnh

Tiêu hóa: do ăn thịt động vật bệnh

65

VÒNG TRUYỀN LÂY

(Transmission cycle)

Động vật bệnh Động vật cảm thụ

Trâu Tử thi, chất tiết Trâu

Bò Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Bò

Dê Chất thải Dê

Cừu Cừu

Tiếp xúc

Hô hấp

Tiêu hóa

Ngƣời

Cách lây lan

Động vật bệnh hình thành bào tử làm ô nhiễm môi trường (đất, cỏ, nước,…) làm lây lan

bệnh

Động vật ăn thịt thối, chim cũng làm lây lan bệnh

Hầu hết các ở dịch thường xảy ra vào mùa hè, sau các cơn mưa rào. Nước mưa rửa trôi và

tâp trung bào tử lại những chỗ đất trũng, ẩm ướt. Trâu bò lại đó ăn cỏ sẽ bị lây bệnh.

Bột xương, bột máu để bổ sung thức ăn cũng làm bệnh đi xa

TRIỆU CHỨNG

a. ĐỘNG VẬT

Thời gian nung bệnh từ 3-7 ngày

Tỷ lệ chết có thể lên đến 90%

Gồm 4 thể:

- Quá cấp tính hay thể ngập máu

- Thể cấp tính

- Thể mãn tính

- ng

Thể ngập máu

Tiến trình của bệnh 1-2 giờ thường thấy trên trâu, bò, dê, cừu

Bệnh xảy ra bất thình lình với nhiễm trùng huyết và biểu hiện những dấu hiệu ngập máu não

như sốt, run cơ, khó thở, sung huyết ở niêm mạc, trụy tim mạch, co giật rồi chết.

Sau khi chết, các chất tiết nhuộm máu từ lỗ mũi, miệng, hậu môn và âm đạo thì được thấy

thường xuyên

Thể cấp tính

Tiến trình của bệnh khỏang 48 giờ

Bệnh thường thấy trên trâu, bò, cừu và ngựa

Sốt, ngừng nhai lại

Lúc đầu bị kích thích, sau đó trở nên suy yếu với thở khó, nhanh, sâu

Di chuyển rời rạc, co giật

Tiêu chảy hay lỵ

Bò cái xảy thai, bò sữa giảm sữa động ngột, sữa nhuộm máu hoặc màu vàng sẫm

66

Các chất tiết vấy máu chảy ra từ lỗ tự nhiên

Phù ở cổ, ức, sườn và các phần khác của cơ thể

Thể mãn tính

Thường xảy ra trên các loài ít cảm thụ như heo

Triệu chứng chính là phù đầu, cổ, lưỡi và mặt nên khó nuốt và khó thở

Chất tiết vấy máu, nổi bọt chảy ra từ miệng thì thường xuyên được thấy

Thể ngoại (bệnh than có ung) Trâu, bò sưng ở ngoài da, chỗ sưng trước hết ở hông phải hay hông trái, sau đó sưng to, lan

rộng xuống bụng

Chỗ sưng đau, nóng, mềm. Sờ vào thấy bùng nhùng, ấn ngón tay không giữ vết, không có

tiếng kêu lạo xạo, chích ra không có nước.

Nếu không can thiệp kịp thời sẽ chết

b. Bệnh ở ngƣời

Thời gian nung bệnh từ 2 -5 ngày

Gồm 3 thể

- Thể da

- Thể phổi hay hô hấp

- Thể dạ dày - ruột

Thể da

Bệnh trên da bắt đầu bằng ngứa và 1 mụn nhỏ xuất hiện tại vị trí bị lây nhiễm

Mụn này sau đó trở thành mụn nước, rồi bể ra bên trong lõm, loét, hoại tử màu đen gọi là

mụn loét ác tính

Bệnh nhẹ không đau đớn nhưng nếu không can thiệp kịp thời sẽ đưa đến nhiễm trùng huyết

và chết

Tỷ lệ chết do không điều trị kịp thời khỏang 5 – 20%

Thể phổi

Khi bệnh mới bắt đầu, triệu chứng nhẹ giống như nhiễm bệnh ở hệ thống hô hấp trên bao

gồm chóng mặt, buồn nôn, đau ngực, khó thở, ho khan, viêm phổi 2 bên, viêm cuống phổi.

3-5 ngày sau triệu chứng trở nên nặng với sốt, shock rồi chết

Tỷ lệ chết cao

Thể dạ dày - ruột

Viêm dạ dày và ruột dữ dội với ói mữa và phân vấy máu

Tỷ lệ chết 25 – 75%

BỆNH TÍCH

Xác chết có chất tiết nhuộm máu ở các lỗ tự nhiên

Sự phân hủy nhanh chóng nên xác chết căng phồng, đầy hơi và sự cứng đơ của tử thi thì

không hòan tòan

Xuất huyết nội quan

Lách phì đại luôn được thấy

Tủy trở nên đỏ sẫm hoặc hơi đen, mềm hoặc sền sệt

Gan, thận, hạch lympho tụ máu, sưng lớn

Máu hơi đen có khuynh hướng ít đông

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán phân biệt

Cần phân biệt với các bệnh sau

Pasteurellosis trên trâu bò: phù vùng hầu, ngực, …gọi là trâu hai lưỡi nhưng máu vẫn đỏ

Bệnh ung khí thán: ấn vào ung nghe lạo xạo. Bệnh xảy ra trên bò non 6 tháng đến 2 năm tuổi

67

Ngộ độc: chết nhanh, không sốt, chết lẻ tẻ hay hàng loạt, không lây lan, có triệu chứng thần

kinh

Chẩn đoán phòng thí nghiệm

Cách lấy bệnh phẩm

Hạn chế tối đa việc mổ xác chết

lấy máu

- Lấy máu tai hay tĩnh mạch ngoại biên rồi gởi cả syringe về phòng thí nghiệm

- Có thể dùng phấn, gạch xốp, giấy thấm đã khử trùngđể thấm máu

Nếu cần lấy lách khoét 1 lỗ ngang hông giữa xương sườn số 8 và số 9 bên trái, móc ra một

mảnh lách sau đó phải đốt kỹ chỗ mổ.

Có thể lấy một mảnh tai, đuôi hay da sau đó phải đốt kỹ chỗ cắt.

Lấy phân để tìm nha bào

Trên người, lấy dịch ở mụn nước hay ở mụn loét ác tính để phiết kính - nhuộm, xem trên

kính hiển vi hoặc nuôi cấy vi khuẩn.

Tiêm động vật thí nghiệm

Gây bệnh cho chuột lang hay chuột bạch. Nếu bệnh phẩm bị tạp thì gây bệnh bằng cách khía

da

Tìm kháng nguyên

Dùng phản ứng miễn dịch hùynh quang tìm vi khuẩn ở máu hay cơ quan phủ tạng

Phản ứng kết tủa nhiệt Ascoli

Bệnh phẩm là da hay cơ quan: 2gr mô đã xay nhỏ, pha với 5 – 10ml NaCl có chứa acid

acetic 1/1000. Đun sôi 5 phút, để nguội rồi lọc.

Chó kháng nguyên nghi ngờ vào trước, kháng thể chuẩn cho vào sau, nhỏ từ đáy ống

nghiệm. Kháng thể chuẩn sẽ đẩy kháng nguyên nghi ngờ lên.

Nếu có vòng kết tủa trắng ở giữa sau 15 phút là dương tính

ĐIỀU TRỊ

Có thể dùng kháng sinh để điều trị

Kháng sinh có hiệu quả nhất đối với B. anthracis là penicilllin, ngoài ra, có thể dùng

tetracycline để điều trị

Vd: penicillin 10.000 UI/ngày tiêm 2 lần. Liệu trình ít nhất 5 ngày

PHÒNG BỆNH

Trên động vật

Việc kiểm soát nhiệt thán dựa trên căn bản là chủng ngừa vaccine một cách có hệ thống ở

vùng có dịch (dịch địa phương)

1 năm chủng ngừa 1 lần

Tuy nhiên, ở những vùng thường có dịch lớn thì tiến hành chủng ngừa mỗi 6 tháng

Ở những nơi có dịch lẻ tẻ thì không chủng ngừa đại trà mà chỉ chủng ngừa những đàn bị ảnh

hưởng

Chủng ngừa trước mùa phát bệnh từ 2-4 tuần

Vaccine hiện nay đang được sử dụng rộng rãi là vaccine nha bào nhược độc động khô, chủng

Sterne’s còn gọi là chủng B hay 34F2

1 liều vaccine cho trâu bò chứa 10 triệu nha bào

1 liều vaccine cho dê, cừu, heo chứa 5 triệu nha bào

Đối tƣợng chủng ngừa

- Trâu, bò lớn hơn 4 tháng tuổi

68

- Dê, cừu và heo lớn hơn 3 tháng tuổi

- Đường tiêm: S/C

- Độ dài miễn dịch 1 năm

Vaccine này hòan tòan vô độc đối với gia súc và người, ổn định, không gây phản ứng nặng.

Đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới.

Chú ý:

Không tiêm phòng cho gia súc đang có chửa, đang nghi mắc bệnh truyền nhiễm

Phải lắc kỹ trước khi sử dụng

Vaccine pha xong chỉ được sử dụng trong ngày

Sau khi chích ngừa, tất cả các chai lọ, dụng cụ đã được dùng để tiêm phải đun sôi 30 phút để

tiêu độc.

Nơi tiêm có thể tấy nhẹ, sau 2-3 ngày sẽ khỏi.

69

(BOTULISM)

Clostridium

botulinum

Clostridium botulinum

Tr

.

, môi tr 1

atm, kh .

C. botulinum

, B, Cα, Cβ, D, E, F, G.

120 tri

Chu .

.

100o

.

Autoclave 121o

.

,

.

Heo không b

.

chim.

.

.

.

.

.

Ng

, B, E, F, G.

Th - .

70

ng trên đ

như bu , nô .

s

ưng .

.

Nh coo2nn -

(infant botulism)

C.botulinum , B, F .

ơ

ơ th ơ h

.

đ

c .

, C (Cβ)

, c .

.

α

,

,…

-

.

ihistamin, adrenalin,…

(I/V)

71

121o

.

72

(RABIES)

-

/năm

Rhabdoviridae Lyssavirus

100-150nm

).

.

52oC - 58

o, 80

0

-

,

-

.

, ga

,…

73

ĐV nuôi

)

Cơ ch

, v

.

.

:

(

, dơi,…)

74

, ch

.

.

(furious rabies)

(paralytic hay dumb rabies)

yên

-

g

.

-

-

.

, chân

,

– 100%

-

t hơi tăng

.

75

(Aujeszky

,…

,…

:

.

)

Vaccine

Flury – LEP (Low Egg Passage -

Vaccine chế

1 năm.

Vacci (nay không còn sử dụng). Tiêm trong da 0,2 ml

)

76

Verorab

28 (or 21)

: 1 năm sau, 5 năm sau

70 hay Iod

0, 3, 7, 14, 28

(20U

0

0,7, 14

Theo

77

(TETANUS)

.

Clostridium tetani.

37C, pH 7,2 –7,4

Di đ ,

exotoxin

Haemolysin= tetanolysin

Neurotoxin= lethaltoxin= tetanospasmin

-

45C

10 năm

2

)

), heo

, mô ho

K

Haemolysin

Tetanospasmin

78

.

-

)

.

VD: 1947: 90%; 1969: 60%

, cơ thân

.

= VAT: v

- –

SAT: serum a C.tetani

– 1 – .

C.tetani

)

79

lớn:

– –

pen

80