bao+canh+phan+tich+nganh+in+2012

9
BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH IN ẤN NĂM 2012 Trang 1 GII THIU CHUNG VNGÀNH Ngày 10 tháng 10 năm 1952, Chủ tch HChí Minh đó ký Sắc lnh 122 vvic thành lp Nhà in Quc gia, Nhà in Quc gia là tchc Xut bn - In - Phát hành sách đầu tiên của nước Vit Nam Dân chCng hòa, cũng là doanh nghiệp in Nhà nước đầu tiên do Bác Htrc tiếp ký Sc lnh thành lp. Ngày 10.10 hằng năm đó trở thành ngày truyn thng ca ngành Xut bn - In - Phát hành. Lch shình thành và quá trình phát trin ngành in Vit Nam: - Nghin bn gkhắc ra đời kinh thành Thăng Long từ thi nhà Lý cách nay hơn 800 năm - Đến thế kXV, dưới triều Lê sơ, Thị lang bLkiêm Bí thư giám học sinh Lương Như Hc, tng hai lần đi sứ sang Trung Quốc đã nghiên cứu thêm kthut in khc gvdy nghcho dân làng quê ông ,tđó ông được tôn thlàm tsư nghề in. - Gia thế kXIX, khi Pháp xâm chiếm Sài Gòn và du nhp kthut in ty pô, nghin bn gkhc vn tiếp tục được sdng vì by gichquc ngla tinh chưa phổ biến rng rãi. Nghin chđúc (typô) đầu tiên du nhp vào Việt Nam năm 1861 ti Sài Gòn sau đội quân xâm lược của đô đốc Pháp Bonard. Xưởng in này đưa từ Paris sang, gm máy, ch, mc, giy và 4 công nhân Pháp. - Nhng thập niên đầu thế kXX, chquc ngphbiến mạnh hơn trước, công vic dch thuật, sáng tác văn học nhiu thloi rất phong phú đã kích thích mở rng thtrường sách báo quc ngữ, đòi hỏi mt sphát triển đột biến ca ngành in, nht là sau chiến tranh thế gii ln thnht. Cùng với tư bản Pháp, nhiều nhà tư sản Vit, Hoa Sài Gòn đã sớm chen chân kinh doanh trên lĩnh vực này như: Phát Toán (1909) J.Việt (1917), J. Nguyễn Văn Viết et fils (1922), Á Đông-ChLớn (1923), Quan Đồng Âm-ChLn (1923), Nguyn Vn Của (1923), Xưa nay (1926), Bảo tn (1927) - Nếu trong hai thập niên đầu thế kchcó khoảng 20 nhà in đăng ký hành nghề thì hai thp niên kế đó (1920-1940), con snày tăng gấp 4 ln, lên ti gần 80 cơ sở, tuy rng nhiu nhà in chsng một vài năm rồi đóng cửa hoc sáp nhập vào các cơ sở khác. Theo tư liệu lưu trữ, đầu năm 1937, toàn Đông Dương có 88 nhà in đang hoạt động in được sách báo. Riêng Sài Gòn đã có 28 nhà in, trong đó có tới 18 cơ sở mang tên Vit, Hoa (chiếm trên 60%), tuy năng lực và kthut in kém nhiu so vi các nhà in của tư bản ngoi quc. - Giai đoạn 1952-1975: Đây là thời kto dng nn móng, hình thành và từng bước phát trin nn xut bn cách mng. Thi knày đã xuất bản được 31.215 tên sách vi 529.384.562 bn

Upload: chu-minh-lan

Post on 03-Dec-2015

212 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

in

TRANSCRIPT

Page 1: Bao+canh+phan+tich+nganh+In+2012

BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH IN ẤN NĂM 2012

Trang 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH

Ngày 10 tháng 10 năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đó ký Sắc lệnh 122 về việc thành lập Nhà in Quốc gia, Nhà in Quốc gia là tổ chức Xuất bản - In - Phát hành sách đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cũng là doanh nghiệp in Nhà nước đầu tiên do Bác Hồ trực tiếp ký Sắc lệnh thành lập. Ngày 10.10 hằng năm đó trở thành ngày truyền thống của ngành Xuất bản - In - Phát hành.

Lịch sử hình thành và quá trình phát triển ngành in Việt Nam:

- Nghề in bản gỗ khắc ra đời ở kinh thành Thăng Long từ thời nhà Lý cách nay hơn 800 năm

- Đến thế kỷ XV, dưới triều Lê sơ, Thị lang bộ Lễ kiêm Bí thư giám học sinh Lương Như Học, từng hai lần đi sứ sang Trung Quốc đã nghiên cứu thêm kỹ thuật in khắc gỗ về dạy nghề cho dân làng quê ông ,từ đó ông được tôn thờ làm tổ sư nghề in.

- Giữa thế kỷ XIX, khi Pháp xâm chiếm Sài Gòn và du nhập kỹ thuật in ty pô, nghề in bản gỗ khắc vẫn tiếp tục được sử dụng vì bấy giờ chữ quốc ngữ la tinh chưa phổ biến rộng rãi. Nghề in chữ đúc (typô) đầu tiên du nhập vào Việt Nam năm 1861 tại Sài Gòn sau đội quân xâm lược của đô đốc Pháp Bonard. Xưởng in này đưa từ Paris sang, gồm máy, chữ, mực, giấy và 4 công nhân Pháp.

- Những thập niên đầu thế kỷ XX, chữ quốc ngữ phổ biến mạnh hơn trước, công việc dịch thuật, sáng tác văn học nhiều thể loại rất phong phú đã kích thích mở rộng thị trường sách báo quốc ngữ, đòi hỏi một sự phát triển đột biến của ngành in, nhất là sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Cùng với tư bản Pháp, nhiều nhà tư sản Việt, Hoa ở Sài Gòn đã sớm chen chân kinh doanh trên lĩnh vực này như: Phát Toán (1909) J.Việt (1917), J. Nguyễn Văn Viết et fils (1922), Á Đông-Chợ Lớn (1923), Quan Đồng Âm-Chợ Ln (1923), Nguyn Vn Của (1923), Xưa nay (1926), Bảo tồn (1927)

- Nếu trong hai thập niên đầu thế kỷ chỉ có khoảng 20 nhà in đăng ký hành nghề thì hai thập niên kế đó (1920-1940), con số này tăng gấp 4 lần, lên tới gần 80 cơ sở, tuy rằng nhiều nhà in chỉ sống một vài năm rồi đóng cửa hoặc sáp nhập vào các cơ sở khác. Theo tư liệu lưu trữ, đầu năm 1937, toàn Đông Dương có 88 nhà in đang hoạt động in được sách báo. Riêng Sài Gòn đã có 28 nhà in, trong đó có tới 18 cơ sở mang tên Việt, Hoa (chiếm trên 60%), tuy năng lực và kỹ thuật in kém nhiều so với các nhà in của tư bản ngoại quốc.

- Giai đoạn 1952-1975: Đây là thời kỳ tạo dựng nền móng, hình thành và từng bước phát triển nền xuất bản cách mạng. Thời kỳ này đã xuất bản được 31.215 tên sách với 529.384.562 bản

Page 2: Bao+canh+phan+tich+nganh+In+2012

BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH IN ẤN NĂM 2012

Trang 2

- Giai đoạn 1976-1985: Sau khi đất nước thống nhất, các xuất bản phẩm xuất bản đã góp phần có hiệu quả trong việc khôi phục và phát triển kinh tế, phản ánh cuộc đấu tranh về sự lựa chọn con đường XHCN. Sau khi đất nước thống nhất, các xuất bản phẩm đã góp phần có hiệu quả trong việc khôi phục và phát triển kinh tế. Số sách xuất bản 22.000 tên sách với 533.362.000 bản.

- Giai đoạn 1986-2001: Đây là thời kỳ đổi mới đất dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các xuất bản phẩm đã góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, nâng cao dân trí, phát triển kinh tế. Tốc độ phát triển của ngành năm sau cao hơn năm trước. Năm 2001, xuất bản, phát hành tăng gấp 3,2 lần về bản; in tăng 4,4 lần về trang in so với năm 1986.

- Giai đoạn 2002-2011: Đây là thời kỳ phát triển vượt bậc của ngành xuất bản, các xuất bản phẩm đã phục vụ đắc lực công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước, làm giàu thêm các giá trị văn hoá Việt Nam. Từ những tổ chức nhỏ bé ban đầu ở chiến khu Việt Bắc, hiện nay cả nước đã có 64 nhà xuất bản, khoảng 1.500 cơ sở in và khoảng 13.700 nhà sách, hiệu sách, trung tâm sách…; 119 công typhát hành sách cấp tỉnh thuộc lĩnh vực thông tin – truyền thông, văn hóa, giáo dục – đào tạo; 75 công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh xuất bản phẩm.

THỰC TRẠNG NGÀNH IN ẤN VIỆT NAM

Quy mô thị trường: Cả nước có tổng số gần 1.500 cơ sở in, trong ba năm qua, xuất bản phẩm của các NXB

được in ra là 820 triệu bản sách với gần 270 tỷ trang in; có 745 cơ quan báo chí với 1.003 ấn phẩm, số lượng phát hành khoảng 600 triệu bản mỗi năm, tương đương 70 tỷ trang in; lịch bloc in khoảng 17 triệu bản mỗi năm...

Theo Hiệp hội In Việt Nam, chỉ trong chưa đầy 10 năm, nhất là sau khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực và các quy định về thành lập nhà in được nới lỏng, số công ty in ở Việt Nam đã tăng tới sáu lần, lên đến hơn 3.000 doanh nghiệp. Trong đó, chỉ riêng Tp.HCM đã có hơn 1.000 đơn vị. Hiện nay, Hiệp hội In VN đã tập hợp được hơn 200 thành viên với 60.000 lao động.

Tốc độ tăng trưởng: Trong hơn một thập kỷ qua, trong giai đoạn 2002-2011, công nghiệp in luôn là ngành ăn

nên làm ra với doanh thu bình quân tăng trên dưới 15%/năm, cụ thể năm 2008 tăng 9,2%, năm 2009 tăng 10,3%, năm 2010 tăng 18,2%. Cũng vì thế mà ngành in đã một thời có hấp lực to lớn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước

Theo số liệu lưu chiểu tại Cục Xuất bản trong 3 năm (2008 - 2010) số xuất bản phẩm của các nhà xuất bản được in ra là gần 820 triệu bản sách tương đương gần 270 tỷ trang in 13 x

Page 3: Bao+canh+phan+tich+nganh+In+2012

BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH IN ẤN NĂM 2012

Trang 3

19cm; trong đó: Sách chính trị - xã hội - pháp luật gần 32 triệu bản; Sách giáo khoa gần 290 triệu bản; Sách giáo viên gần 164 triệu bản; Sách tham khảo hơn 244 triệu bản; và một số loại sách khác gần 92 triệu bản.

Đối với sản phẩm in là báo chí: cả nước có 745 cơ quan báo chí với 1003 ấn phẩm, số lượng phát hành khoảng 600 triệu bản/năm, tương đương khoảng gần 70 tỷ trang 13 x 19cm đã được một số cơ sở in chủ chốt hoàn thành tốt, với chất lượng cao, đáp ứng kịp thời thông tin chính xác đến bạn đọc.

Việc in lịch hàng năm cũng được các cơ sở in đáp ứng kịp thời, phục vụ đầy đủ nhu cầu thị trường với hình thức đẹp và chất lượng kỹ thuật in tốt. Chỉ tính riêng số lượng lịch bloc in ra mỗi năm khoảng 17 triệu bản. Nếu tính cả giai đoạn 3 năm thì số lượng lịch bloc được in ra khoảng hơn 50 triệu bản, tương đương hơn 50 tỷ trang in 13 x 19 cm.

Các tài liệu, xuất bản phẩm nhất thời của các cơ quan, tổ chức ở trung ương, địa phương, và các tổ chức nước ngoài nhằm phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, tài liệu hội thảo, hội nghị, kỷ yếu... với sản lượng in ước khoảng vài tỷ trang in mỗi năm đều được các cơ sở in ở trung ương và địa phương phục vụ tốt.

Tuy có suy giảm của nền kinh tế, nhưng các sản phẩm in mang tính thương mại như bao bì, tem nhãn, sản phẩm quảng cáo vẫn có chiều hướng gia tăng nhưng không nhiều, nhất là bao bì, hộp giấy, nhãn hàng hoá. Mảng sản phẩm này có lợi nhuận tốt hơn so với in xuất bản phẩm, nhưng phải đầu tư công nghệ tốt hơn, phức tạp hơn và đa dạng hơn để đáp ứng những tiêu chí khắt khe về chất lượng của từng loại bao bì, nhãn hàng hoá. Các cơ sở in và gia công mặt hàng này chủ yếu tập trung ở các trung tâm và trọng điểm in.

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Theo thống kê của 717 cơ sở in thì hoạt động sản xuất kinh doanh đã đạt được những kết quả sau

Về doanh thu: năm 2008 tăng 9,2%; năm 2009 tăng 10,3%; năm 2010 tăng 18,2%

Nộp ngân sách nhà nước: năm 2008 tăng 15,3%; năm 2009 tăng 20,4%; năm 2010 tăng 87,3%.

Lợi nhuận sau thuế: năm 2008 tăng 9,2%; năm 2009 tăng 9,5%; năm 2010 tăng 29%.

Thu nhập bình quân người/tháng: năm 2008 tăng 14,5% (1.903.000đ); năm 2009 tăng 15,2% (2.192.000đ); năm 2010 tăng 15,2% (2.526.000đ).

Theo thống kê không chính thức thì khoảng 20% các doanh nghiệp in hạch toán lỗ sau khi kết thúc năm tài chính 2010; mức lợi nhuận trước thuế trung bình chỉ đạt 2,13% so với doanh thu (thống kê trong mười doanh nghiệp in có quy mô lớn tại Tp.HCM).

Page 4: Bao+canh+phan+tich+nganh+In+2012

BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH IN ẤN NĂM 2012

Trang 4

PHÂN TÍCH SWOT NGÀNH IN ẤN

ĐIỂM MẠNH

Ngày 27/7/2012, Bộ Tài chính đã ban hành Thông thư số 123/2012/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 122/2011/Nđ-CP ngày 27/12/2011 với nội dung chính là: Áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% thay vì 25% như hiện nay trong suốt thời gian hoạt động kể từ 01/01/2012 đối với phần thu nhập từ hoạt động xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm theo quy định tại Điều 4 của Luật Xuất bản và Điều 2 Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26/8/2005 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực Xuất bản.

Ngoài ra đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn được miễn giảm tiếp 30% thuế TNDN năm 2012 sau khi đã được hưởng ưu đãi thuế suất đối với hoạt động in xuất bản phẩm

ĐIỂM YẾU

Sự suy thoái chung của nền kinh tế dẫn đến nhu cầu in ấn giảm mạnh. Chỉ tính riêng số lượng in sách, báo, tạp chí đã giảm từ 20% đến 30%, trong đó giảm mạnh nhất là lượng sách in, trừ sách giáo khoa, còn các loại sách in khác đều tuột dốc. Thậm chí, nhiều loại sách tra cứu truyền thống như từ điển, danh bạ còn đang dần biến mất trong danh mục sản phẩm ngành in.

Việc phát triển mạnh của truyền thông điện tử, các loại sách, báo điện tử… làm cho nhu cầu sách, báo in truyền thống giảm. Sự bùng nổ của internet và truyền thông kỹ thuật số tiếp tục trở thành mối đe dọa hàng đầu. Theo báo cáo của Hiệp hội In VN, so với hai năm trước đây, số lượng phát hành báo, tạp chí về chính trị - kinh tế - xã hội đã giảm 20 - 30%, các loại sách tra cứu, tự điển giảm tới 50%.

Giá giấy in liên tục tăng đột biến, khiến giá thành sản phẩm in trở nên ngày càng đắt, ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng. Bộ Công thương vừa có văn bản đề nghị có biện pháp để tăng thuế nhập khẩu đối với mặt hàng giấy trong khối ASEAN từ 3% lên 5%. Trước đó, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 28/2009/TT-BTC điều chỉnh thuế nhập khẩu đối với giấy in báo từ 20% lên 29%, giấy in sách, giấy viết từ 25% lên 29% trong khối WTO.

Vi phạm pháp luật về xuất bản như hoạt động in chưa có giấy phép hoặc có nhưng hết hạn, hoặc không đúng chức năng; không có hợp đồng in; ký hợp đồng không đúng nội dung trong quyết định xuất bản; in nối bản không đăng ký với cơ quan Nhà nước... Theo số liệu báo cáo của thanh tra 30 sở và thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông, trong ba năm qua đã thanh tra, kiểm tra 1.329 lượt cơ sở in, phát hiện 226 vụ vi phạm về hoạt động in, xử phạt vi phạm hành chính 48 vụ với số tiền 218.750.000 đồng; chuyển cơ quan khởi tố ba vụ. Đây mới chỉ là số liệu của 31 đơn vị báo cáo, chiếm 50% tổng số đơn vị.

Page 5: Bao+canh+phan+tich+nganh+In+2012

BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH IN ẤN NĂM 2012

Trang 5

Đứng trước sự biến động phi mã của chi phí đầu vào và lãi suất ngân hàng, các doanh nghiệp in Việt Nam đang chịu áp lực lớn của thị trường.

Sự tăng trưởng quá nhanh về số lượng doanh nghiệp in thời gian qua cũng tạo nên sức ép trong ngành, cung tăng nhanh hơn cầu dẫn đến sự cạnh tranh giữa nội bộ các doanh nghiệp in trong nước, sự cạnh tranh với các doanh nghiệp in có vốn đầu tư nước ngoài.

CƠ HỘI

Một trong những phương hướng được cho là chiếc phao cứu sinh đối với ngành in là nhu cầu in ấn nhãn hàng và bao bì. Trong năm qua, công nghiệp tăng khoảng 10%, nhu cầu in nhãn hàng hóa cũng tăng tương ứng. Đây là đối tượng lớn nhất và tiềm năng lâu dài nhất của ngành công nghiệp in.

THÁCH THỨC

Ngành in Việt Nam trong tiến trình hội nhập, công nghệ in phải đạt trình độ quốc tế, đội ngũ lao động phải được đào tạo chuyên nghiệp.

Ngành in Tp.HCM tuy phát triển nhanh và mạnh nhất trong cả nước nhưng chưa đủ lớn mạnh và bản lĩnh để có thể hội nhập với thị trường in quốc tế. Quy mô, sản lượng và doanh số in xuất khẩu còn rất khiêm tốn.

Muốn đáp ứng thị trường in cao cấp, với số lượng lớn, thời gian nhanh cần có bài toán đầu tư dài hạn. Nếu dừng lại ở công nghệ cũ, năng suất thấp, chất lượng không đáp ứng thì thị trường in cao cấp tại Việt nam là cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Các đơn vị in nước ngoài đã giành được thị phần đáng kể trong việc in ấn nhãn và bao bì.

Ngành in chưa có qui hoạch cụ thể và rõ ràng, chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay, mặc dù ngành in là ngành đóng góp GDP cao và thu hút nhiều lao động nhưng vẫn chưa có qui hoạch cụ thể

MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Mục tiêu tổng quát của ngành in nước ta đến năm 2015 là: Xây dựng ngành in Việt Nam bước đầu trở thành một ngành công nghiệp hiện đại với nhiều trang thiết bị có công nghệ kỹ thuật tiên tiến, nguồn nhân lực từng bước được đào tạo bài bản, chuyên sâu, đủ năng lực đáp ứng mọi nhu cầu về in của đất nước, đồng thời phải xúc tiến và tiếp cận từng bước để in gia công xuất khẩu cho các nước trong khu vực và thế giới.

Những mục tiêu cụ thể là:

Nâng cao năng lực sản xuất toàn ngành để tiếp tục duy trì mức tăng trưởng bình quân hàng năm trên 10% về sản lượng trang in. Phấn đấu đến 2015 đạt 1500 tỷ trang in 13 x 19 cm.

Page 6: Bao+canh+phan+tich+nganh+In+2012

BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH IN ẤN NĂM 2012

Trang 6

Tiếp tục hiện đại hoá ngành in đi đôi với đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật, phấn đấu đạt mức tăng năng suất lao động hàng năm từ 10 - 15%.

Trên cơ sở nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất của toàn ngành, phấn đấu tăng thu nhập bình quân của người lao động hàng năm trên 10%.

Triển khai thực hiện các dự án mục tiêu trọng điểm Quy hoạch ngành in khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỘT SỐ DOANH NGHIỆP NGÀNH IN

Công ty cổ phần In số 4 (UpCOM)

Thông tin chung: Công Ty Cổ Phần In số 4 tiền thân là Xí Nghiệp Quốc doanh In số 4 - được thành lập từ tháng 12/1979 thuộc Sở Văn hóa Thông tin sau đó đổi tên thành Xí nghiệp In số 4 theo Quyết định số 145/QĐ-UB ngày 26/11/1992 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi tiến hành thành công công tác cổ phần hóa Xí nghiệp, Công ty đã chính thức lấy tên Công ty Cổ phần In số 4 vào tháng 4/2005.

Hoạt động kinh doanh:

Năm 2011, CTCP In Số 4 (UPCoM: IN4) có mức tăng trong cả 3 nguồn lợi nhuận đến từ hoạt động SXKD, lợi nhuận từ tài chính và lợi nhuận khác. Tính cả năm, IN4 có lãi ròng hơn 5 tỷ đồng.

Cụ thể, doanh thu thuần của công ty tăng 26% so với năm 2010, đạt mức 41.7 tỷ đồng. Theo đó, lợi nhuận gộp tăng 65% lên 7.1 tỷ đồng. Nguồn lợi nhuận được cải thiện nhờ đẩy mạnh hoạt động tiếp thị và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Doanh thu hoạt động tài chính cũng ghi nhận 2.4 tỷ đồng từ lãi tiền gửi, tăng 63% so với mức 1.5 tỷ đồng năm ngoái.

Năm này, lợi nhuận khác tăng 167% khi đạt 815 triệu đồng nhờ vào khoản thanh lý một số máy móc hư hỏng.

Kết thúc năm 2011, lãi ròng của IN4 đạt 5 tỷ đồng, tăng 85% so với 2010.

Page 7: Bao+canh+phan+tich+nganh+In+2012

BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH IN ẤN NĂM 2012

Trang 7

Công ty cổ phần In số 7 (OTC)

Thông tin chung: Công Ty Cổ Phần In số 7 (tiền thân là Xí Nghiệp In số 7) được thành lập từ tháng 12/1977, từ tháng 7/2004 chính thức chuyển sang hoạt động theo cơ chế cổ phần và đổi tên thành Công Ty Cổ Phần In số 7 . Với hơn 30 năm hoạt động hiệu quả Công Ty Cổ Phần In số 7 tự hào là một doanh nghiệp tiêu biểu có chỗ đứng vững vàng trên thị trường in Việt Nam, đã và đang từng bước mở rộng thị trường ra các nước trong khu vực và thế giới.

Sản phẩm chính của Công ty là Bao bì hộp giấy, nhãn hàng, catalogue và các loại văn hoá phẩm in offset cao cấp khác. Công ty có khả năng cung ứng cho khách hàng từ khâu thiết kế, tạo mẫu ban đầu cho đến in và hoàn tất sản phẩm.

Hoạt động kinh doanh:

Năm 2011, CTCP In Số 7 (OTC: INC7) có mức LNST đạt 7,8 tỷ đồng tăng mạnh 25,8% so với cùng kỳ năm 2010, chủ yếu đến từ hoạt động SXKD.

Cụ thể, tuy doanh thu thuần của công ty chỉ tăng 20,2% nhưng nhờ kiểm soát tốt chi phí đầu vào, giữ mức tăng giá vốn hàng bán ở 11,8% nên lợi nhuận gộp từ HĐSCKD tăng đến 48,3% so với cùng kỳ năm 2011. Nguồn lợi nhuận được cải thiện nhờ việc đưa vào hoạt động nhà máy mới tại Khu công nghiệp Tân Tạo trị giá hơn 100 tỷ, có tổng diện tích xây dựng khoảng 12.500m2, bổ sung nhiều thiết bị chuyên dùng hiện đại, tăng giá trị dịch vụ và khép kín quy trình sản xuất theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, khai thác thêm thị trường.

Theo BCTC các năm trước, CTCP in số 7 không có mục vay và nợ ngắn hạn nên không phải chịu chi phí tài chính . Trong năm 2011, khoản vốn vay dài hạn để xây dựng nhà máy đã làm phát sinh thêm khoản chi phí tài chính gần 4 tỷ đồng, tuy nhiên, khi nhà máy đã đi vào hoạt động ổn định sẽ giúp tăng sản lượng sản phẩm cao cấp lên 30%, doanh thu tăng 45%, hoàn toàn đủ khả năng bù đắp chi phí tài chính phát sinh, gia tăng tổng doanh thu và lợi nhuận trong tương lai.

Page 8: Bao+canh+phan+tich+nganh+In+2012

BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH IN ẤN NĂM 2012

Trang 8

CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CƠ BẢN CỦA CÁC CỔ PHIẾU NGÀNH IN NĂM 2011

Công ty Cổ phần Bao bì và In Nông nghiệp (HNX)

Thông tin chung: Lịch sử hình thành:

Công ty Cổ phần Bao bì và In Nông nghiệp tiền thân là một xưởng in vẽ bản đồ được thành lập năm 1969 với nhiệm vụ là thiết kế, vẽ bản đồ bằng tay phục vụ cho nhu cầu của Nhà nước.

Năm 1970, cơ sở được đổi tên thành Xưởng in vẽ bản đồ và khung ảnh 1. Ngoài việc vẽ bản đồ cho nhà nước, Xưởng còn in các giấy tờ quản lý kinh tế và các loại tem nhãn hàng hóa.

Năm 1983, xưởng được đổi tên thành Xí nghiệp in Nông nghiệp 1 trực thuộc Bộ nông nghiệp.

Năm 1993, Xí nghiệp in nông nghiệp 1 được đổi tên thành xí nghiệp in Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, xác định lại định hướng phát triển, tập trung vào in bao bì và tem nhãn hàng hóa.

Năm 2002, Xí nghiệp được đổi tên thành Công ty in Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm trực thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Ngày 01/07/2004, Công ty chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Bao bì và In Nông nghiệp với vốn điều lệ là 27 tỷ đồng, trong đó nhà nước nắm giữ 25%.

Trong năm 2008, Công ty đã thực hiện thành công đợt tăng vốn điều lệ từ 27 tỷ đồng lên 54 tỷ đồng thông qua việc phát hành cho cổ đông hiện hữu, cán bộ công nhân viên, cổ đông chiến lược và đấu giá ra công chúng.

Ngành nghề kinh doanh:

In bản đồ, sách báo, văn hoá phẩm, tem nhãn bao bì và các tài liệu phục vụ cho sự phát triển ngành nông nghiệp và các ngành công nghiệp khác

Page 9: Bao+canh+phan+tich+nganh+In+2012

BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH IN ẤN NĂM 2012

Trang 9

Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị ngành in Thiết kế tạo mẫu in, dịch vụ quảng cáo thương mại

Hoạt động kinh doanh:

6 tháng đầu năm 2012, INN đạt doanh thu 201 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2011, hoàn thành 55,8% kế hoạch năm.

LNST 6 tháng đạt hơn 13 tỷ đồng, tăng 57,7% so với cùng kỳ, vượt 50% kế hoạch năm.

Trong năm 2011, INN đã hoàn tất việc mua lại Cty sản xuất màng phức hợp An Hưng tại Hưng Yên, đồng thời cắt cử nhân sự nắm các vị trí chủ chốt đại Cty TNHH Bao bì APP Hưng Yên, đáp ứng yêu cầu về chất lượng cũng như thời hạn giao hàng ngày càng cao của các khách hàng, gia tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm của công ty trên thị trường.

Việc góp vốn vào Cty tem chống giả DAC dự kiến trong năm 2012 sẽ đem lại hiệu quả cao do nhu cầu thị trường tem chống giả trong nước ngày càng cao.

KẾT LUẬN

Năm 2012 tiếp tục sẽ là năm khó khăn với nền kinh tế Việt Nam nói chung và với ngành in ấn –xuất bản – phát hành nói riêng do do suy giảm kinh tế, lạm phát tăng cao đã làm ảnh hưởng đến năng lực đầu tư phát triển của các doanh nghiệp in. Sự biến động phi mã của chi phí đầu vào và lãi suất ngân hàng cao vẫn tạo áp lực lớn đến đầu tư, sản xuất hoạt động in, nhiều cơ sở in đã phải thu hẹp quy mô sản xuất, đưa ra nhiều giải pháp để tiết kiệm chi phí trong quá trình sản xuất. Sự cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường giữa các cơ sở in trong nước với nhau và với cơ sở in có vốn đầu tư nước ngoài khiến giá bán đầu ra của sản phẩm in không tương xứng với giá gia tăng của chi phí đầu vào. Bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp in còn bị khách hàng chiếm dụng vốn hoặc ép giá công in, một số khách hàng còn là những con nợ khó đòi. Vì vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, đời sống người lao động giảm sút.

Bên cạnh những khó khăn trên, ngành in Việt Nam cũng có những thuận lợi nhất định do cơ chế mang lại, như in xuất bản phẩm, báo, tạp chí, tem chống giả không phải cạnh tranh với các cơ sở in có vốn đầu tư nước ngoài nên vẫn duy trì được nhịp độ tăng trưởng nhất định, mặc dù không cao. Các sản phẩm này có chiều hướng giảm dần về số lượng do sự ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông, nhưng những sản phẩm in thương mại, nhất là bao bì, nhãn sản phẩm hàng hoá có chiều hướng gia tăng theo sự phát triển chung của nền kinh tế, thuận lợi cho ngành in tiếp tục phát triển.