báo quốc gia số 127

103
127-8 10/10 Thu tàn - nh: NguyÍn Anh DÛng

Upload: luan-doan

Post on 28-Mar-2016

243 views

Category:

Documents


6 download

DESCRIPTION

Báo Quốc Gia số 127

TRANSCRIPT

Page 1: Báo Quốc Gia số 127

quÓc gia 127-810/10

Thu tàn - �nh: NguyÍn Anh DÛng

Page 2: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 2

Møc løc 2Lá thÜ chû bút ThÜ ngÕ, ñ¥ng ThÎ Danh

34

Th©i s¿ mùa thu, TØ UyênM¶t vòng sinh hoåt c¶ng ÇÒng, phóng viên CñTÜ©ng thuÆt T‰t Trung Thu , m¶t khán giäVC vÅn còn giam gi» chi‰n sï VNCH, NguyÍn ñåt ThÎnhLes autorités écrasent la dissidence en ligneHoa hÆu cûa America’s US..., ViŒt BáoHÆu qûa cûa viŒc Hoa Kÿ bÕ rÖi ñông DÜÖng, Robert F. Tunerñánh tÆn gÓc, NguyÍn MÏ LinhTh¢ng bån ñÒng minh, Harry F. Noyes IIIThÜ gªi b¶ Chính trÎ VC, NguyÍn Væn HoàngK› niŒm Thæng Long và nhu cÀu chính trÎ, TrÀn Gia PhøngVŠ s¿ xâm nhÆp phá hoåi cûa VC,Phåm Quang TrìnhTØ khûng hoäng bóng Çá sang khûng hoäng toàn diŒn, Võ Quang HàoTrung C¶ng không bao gi© thành siêu cÜ©ng, Lê Thành NhânTh©i lai ÇÒ Çi‰u, Kim ÂuVai trò, sÙ mŒnh cûa kÈ sï, Chu TÃnNh»ng nét Ç¥c thù trong môi trÜ©ng væn hóa miŠn B¡c, Thái Công TøngBŒnh AIDS sau 30 næm qua, VÛ Væn DziLuÆt nhân qûa trong Ç©i sÓng xã h¶i và khoa h†c, Thái Minh Trung ñôi ÇÛa và mâm cÖm trong gia Çình VN, TrÀn Quš MinhTrò Çùa cûa ThÜ®ng ñ‰, khuy‰t danhNh»ng ngày ª Vïnh ñiŒn, TrÀn Trung ñåoBài bút kš ÇÀy nܧc m¡t, Liên Thøc HÜÖngCái m¥t, Ti‹u TºThÖ, nhiŠu tác giäMÆt phøc, khuy‰t danh

6 1112

141819

21263339

41

44

51

556166

7379

81

8789919599

101103

CỘNG ÐỒNG NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA VÙNG MONTRÉAL

BAN GIÁM SÁTÔng TrÀn ñình Th¡ng ........................................Chû TÎchÔng ñ¥ng TÃn Nghi....................................Phó Chû TÎchBà Phan ThÎ SÏ............................................T°ng ThÜ KšÔng NguyÍn NhÜ Thành.....................................Ñy ViênÔng Phan Væn Ninh............................................Ñy Viên

BAN CHƒP HàNHBà ñ¥ng ThÎ Danh.............................................Chû TÎchBà NguyÍn Kim Chi.......................Phó Chû TÎch N¶i VøÔng ñ‡ QuÓc Bäo......................Phó Chû TÎch Ngoåi VøCô NguyÍn Ng†c Thuÿ Dung.......................T°ng thÖ kšÔng Lâm Quang HÒ.......................................... Thû QuÏ

C– VƒN ñOànÔng Thân Tr†ng An, Bà Lâm HÒng Hà, Bà TrÀn ThÎ MÜ©i,

Ông NguyÍn Væn Phú, Ông VÛ Væn Thái

CÓ vÃn pháp luÆtÔng NguyÍn An Låc

CÁC ÑY VIÊNY t‰ và xã h¶i: Bà Tå Mai Anh; Gi§i trÈ: Ông ñ‡ QuÓc Bäo; Væn NghŒ: Ông Duy Ng†c; Thông tin: Ông DÜÖng Tâm Chí; Th‹ thao: Ông ñ¥ng VÛ Hoàng; Du lÎch: Ông ñ¥ng TÃn Sï; Tài chánh Ç¥c trách tài tr® cûa chính phû:Bà NguyÍn Kim Chi; Sinh hoåt: Ông ñào Bá Anh Khoa

phø tá ÇiŠu hành: ông TrÜÖng QuÓc Thông

TåP CHí QUÓC GIAChû nhiŒm : Bà ñ¥ng ThÎ Danh

Chû bút: Ông TrÀn M¶ng Lâm T°ng thÜ Kš: Ông NguyÍn Væn Khiêm

BAN BIÊN TÆPÔng TØ Uyên, Ông Lê QuÓc, Ông NguyÍn Bá Hoa, Ông

Lâm Væn Bé, Ông Thân Tr†ng An, Ông TrÀn M¶ng Lâm, Ông NguyÍn LÜÖng TuyŠn

VỚI SỰ HỢP TÁC CỦA QU´ VÎ:

Cấn T. Bích Ngọc, Dư Mỹ, Dương Tử, Ðặng Chương, Ðông Phước, Hồ Mạnh Trinh, Lâm Chương, Lâm Lễ Trinh, Lâm Xuân Quang, Lê Bạch Lựu, Lê Hữu Mục, Lê Mai Lĩnh, Lê Quang Xuân, Lê Quỳnh Mai, Lê Thái Lâm, Lê Văn Châu, Lọ Lem, Lưu Nguyễn Ðạt, Lưu Thư Trung, Mộng Thu, Ngô Minh Hằng, Nguyễn Bá Dĩnh, Nguyễn Ðăng Tuấn, Nguyễn Hải Bình, Nguyễn Khánh Hoà, Nguyễn Tấn Khang, Nguyễn Thanh Bình, Phạm Ngũ Yên, Phan Nhật Nam, Phan Tấn Khôi, Phan Xuân Sinh, Quan Dương, Tiểu Thu, Thái Việt, Thuỷ Trang, Tôn Thất Tuệ, Tốt Ðen, Trà Lũ, Trần Cao Thăng, Trần Thị Lý, Trần Văn Dũng, Trần Trung Ðạo, Trần Hoài Thư, Trương Chi

Møc Løc QG 127&128

Hình bià:Thu tàn - änh: NguyÍn Anh DÛngThư từ, bài vở, chi phiếu xin gửi về điạ chỉ :

CỘNG ÐỒNG NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA VÙNG MONTRÉAL 6767 Côte des Neiges suite 495, Montréal, Québec,

CANADA,H3S2T6 Tél : (514) 340-9630 Fax: (514) 340-1926

Web site : http://www.vietnam.ca E-mail : [email protected]

Văn phòng mở cửa 6 ngày trong tuần (nghỉ chủ nhật)

Page 3: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 3

Chúng tôi gửi đến quý độc giả lá thư kỳ này với một tâm trạng..ngổn ngang trăm mối!! Thực ra, chúng tôi đã tưởng rằng sẽ chẳng còn có cơ hội ngồi viết lá thư này. Lý do là

cách đây không lâu, BCH của Công Đồng đã cho chúng tôi biết là vì lý do tài chánh, có lẽ BCH phải giới hạn báo QG, chỉ ra khoảng 4 số 1 năm mà thôi. Lúc đó chúng tôi đã rất buồn, không phải vì mất Job, mà vì thấy buồn cho tờ báo :”Phú Quý Giật Lùi”! Công Đồng của chúng ta hiện diên tại Montréal này đến nay dã trên 30 năm. Báo Quốc Gia cũng đã ra đến sÓ 125. Sự trưởng thành của Công Đồng nói chung, và báo QG nói riêng, là do công sức của rất nhiều người. Khi viết những dòng chữ này, tôi vẫn thấy hiện diện đâu đây hình bóng của các người đã khuất, bác Đặng Tấn Nam với chiếc cravate cờ vàng ba sọc đỏ, bác Bùi Mỹ tiếng nói rổn rang, đạp xe đạp lọc cọc đến họp CĐ, và còn ai ai nữa, bác Trương Bảo Sơn, bác Lý Hương Huy... Nh»ng người đó đã nổi lửa, đã Çốt đuốc, và đã trao cho chúng ta, những hậu sinh, những bó đuốc đó để chúng ta gìn giữ ngọn lửa thiêng. Nay thì những bó đuốc đó có nguy cơ bị tắt., vì tiền, vì không có đủ phương tiện tài chánh. Người Việt ở Montréal có đông và giàu hơn trước. Các Đại Nhạc Hội có nóng bỏng hơn trước, nhưng mà báo Quốc Gia thì ngày càng khó ra đúng thời hạn, sống rất èo uột, nhiều khi phải gom 2 số làm 1, không phải vì thiếu bài vở, cũng không phải vì Montréal không còn gì để nói. Giặc Công Sản thì vẫn ngự trị trên đầu, trên cổ người dân khốn khổ nơi quốc nội, Nhân Quyền, Dân Quyền vẫn chỉ là ảo tưởng. Nhưng mà hình như lòng người đã thay đổi. Những gì chúng ta coi là quan trọng trước đây 30 năm, có thể không còn quan trọng cho thời bây giờ. Biết làm sao? Chúng tôi đã muốn buông xuôi, đã xin BCH tìm người thay thế. Nhưng sau cùng thì bà Chủ Tịch BCH đã báo cho tôi biết là trong CĐ, vẫn còn những Hội Đoàn, những cá nhân quyết không “thay lòng đổi dạ”. Những Hôi Đoàn, những cá nhân “Thầm Lặng” đó chỉ lên tiếng khi họ thấy cần thiết mà thôi. Chính họ đã làm chúng tôi suy nghĩ lại, để tự đặt cho mình một câu hỏi: Chúng ta đang làm cái gì đây ở Montréal? Bao nhiêu khó nhọc, bao nhiêu công sức của chúng ta bỏ ra là để làm gì ? Một chút tiếng tăm hão huyền hay địa vị, tiền bạc ? Tất cả những thứ đó thực ra chỉ là phù vân, và nếu vì tà tâm, tham muốn, cũng chẳng thể có được với tình trạng một công đồng nhỏ, khó điều hành như cộng đồng của chúng ta. Đó là một sự thực, phải nói ra. Mới đây, một sự việc đáng tiếc đã xẩy ra tại trụ sở Cộng Đồng, làm mọi người bàn tán xôn xao. Vì không có mặt nên chúng tôi không hiểu rõ những gì đã xẩy ra.Tìm hiểu nơi chị Danh, chủ tịch CĐ, là chỗ quen biết lâu ngày, thì được chị tâm sự như sau, xin ghi lại để rộng đường dư luận: Theo chÎ Danh thì sự việc xẩy ra quá bất ngờ và không ai có thể tiên liệu trước. Dù sao chăng nữa, không ai chủ trương cũng như tán thành bạo lực. Không ai muốn có việc đáng tiếc này. Khi sự việc đã diễn ra ngoài ý muốn, thì trong cương vị cá nhân, chị đã làm hết sức mình, và người gọi 911 để báo cảnh sát, cứu thương chính là anh Ngọc, phu quân của chị.Tuy nhiên vẫn có dư luận phê bình phức tạp. Chị coi đó như một tai bay, vạ gió, vì năm nay là năm tuổi, chỉ mong sao mọi người vì tình đoàn kết, và vì danh dự tập thể, giải quyết êm đẹp với nhau. Chúng ta đang sống tại Canada, là một quốc gia có luật pháp công minh. Bới vậy nên chuyện đâu còn có đó. Ai phải, ai trái, sẽ có các luật sư và các ông toà lo liệu. Trở lại với báo QG, lý do gì khiến chúng ta phải tiếp tục đi tới? Câu trả lời rất giản dị: Ngọn đuốc mà các bậc trưởng thượng đã trao cho chúng ta. phải được gìn giữ, bảo tồn. Nếu không làm được như vậy, thì chúng ta khó ăn, khó nói với tiền nhân. Số báo QG này đến tay quý bạn được là do sự hảo tâm của những ân nhân còn nặng lòng với CĐ, nói

Lá Thư Chû bút

Page 4: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 4

chung, và với tờ báo QG, tiếng nói chính thức của CĐ, nói riêng. Họ đã đóng góp tài chánh để cứu nguy cấp thời .Tuy nhiên, về lâu, về dài, tờ báo này không thể sống được, không thể ra đều đ¥n nếu không có sự yểm trợ dài lâu của số đông. Tờ báo cần sự yểm trợ của quý vị, dưới mọi hình thức, quảng cáo, t¥ng dữ tài chánh, cổ động, đóng góp bài vở...v.v Chúng tôi cũng biết rằng với sự cånh tranh của các báo thương mại, ra hàng tuần, với số lượng nhiều gấp bội, Quốc Gia khó có thể cạnh tranh. Đó là không kể nhiều khi về vấn đề “tươi mát”, các tờ báo đó hấp dẫn người đọc hơn Quốc Gia. Nhưng xin quý vị để một chút tình cảm với Quốc Gia, để cho ngọn lửa thiêng “Quốc Gia” còn được trường tồn trong giông bão. Vẫn biết rằng “Vật đổi, Sao dời” Vẫn biết rằng Tử Sinh là lẽ thường của Tạo Hóa.Tờ báo Quốc Gia cũng không thể bất tử. Nhưng mà mùa thu này nhất định chưa phải là mùa thu của Báo Quốc Gia !!!Nếu như những người Việt Quốc Gia còn chưa quên được những đắng cay mà dân tộc, đất nước chúng ta đã gặp phải.

Trân Trọng.

Thơ ngỏ kính gởi đồng-bào, các doanh gia và độc giả tập san quốc-gia

Kính thưa quí-vị,

Theo dõi thời-sự trên báo-chí Việt-Nam và ngoại-quốc cũng như trên các mạng thông-tin toàn-cầu là việc mỗi người trong chúng ta làm hằng ngày, để biết những gì xảy ra quanh ta, trên đất nước ta cũng như trên Thế-Giới. Đọc báo đem lại những ích lợi thiết-thực và những hiểu biết về tình-hình tổng-quát trong cuộc sống thường-nhật, qua các khía cạnh giải-trí, xã-hội, văn-hóa, chính-trị, ... và giúp chúng ta giữ được mối liên-hệ với bạn bè, thân-thuộc, không bị lạc lõng trong một xã-hội Tây-phương với nhịp sống vội vã, nhiều thay đổi. Để đáp ứng nhu cầu khẩn thiết này, từ ít năm nay, một số nhỏ báo Việt-ngữ đã được phát-hành hằng tuần để cung-cấp món ăn tinh-thần cho phần lớn đồng-bào tại Montreal. Một vài tập-san có tính cách văn-hóa, văn-học hay chính-trị, phát-hành tại Montreal hay Toronto cũng góp phần thỏa-mãn nhu cầu chuyên-biệt của một số độc-giả. Cộng-Đồng Người Việt Quốc-Gia Vùng Montréal đã từ 30 năm nay, vẫn phát-hành tập-san Quốc-Gia như tiếng nói chính-thức của tập thể, có mục-đích thông-tin, nghị-luận và văn-học, quảng-bá trong mọi giới đồng-bào và hội-viên. Ban biên-tập báo Quốc-Gia gồm những nhà trí-thức, những nhà văn, nhà giáo hay các chuyên gia các nghành, do chủ-tịch BCH Cộng-Đồng hay chủ-bút tập-san mời tham-dự. Ngoài các thông-tin thế-giới có tính-cách dài hạn, tập-san Quốc-Gia còn có những bài khảo-cứu, tìm hiểu rất có giá-trị lâu dài về y-tế, pháp-luật, lịch-sử, văn-hóa và văn-học Việt-Nam cũng như thế-giới, do các học-giả, chính-trị-gia, các y-sĩ, văn nghệ sĩ, chuyên-gia nổi tiếng của chúng ta bỏ công sưu-tầm để cống-hiến đồng-bào. Và ngoài ra, tập-san Quốc-Gia còn là diễn-đàn cho tất cả những người tỵ-nạn cộng-sản còn muốn bảo-toàn và phát-triển văn-hóa truyền-thống của dân-tộc Việt-Nam, cũng là nơi gặp gỡ, là tiếng nói của những người có hoài bão ܧc mong t¿-do, dân-chû trên quê-hÜÖng, m¶t Quê-HÜÖng có lãnh-thổ vËn toàn. Tiếng nói đó cũng chính là tiếng nói của lương tâm chúng ta, tiếng nói của những người phải xa lìa Đất Tổ trong nghịch cảnh đau lòng, trong những thời điểm khác nhau, nhưng cùng hẹn một ngày về quang-minh. Tiếng nói đó, tất cả chúng ta đều có nhiệm vụ gióng lên vang dội khắp nơi, nói cao và rõ nguyện vọng chính đáng của chúng ta. Chúng tôi kêu gọi mọi tầng lớp đồng-bào, đặc biệt là các thành-phần ưu-tú, các doanh-gia, các chuyên-gia mọi ngành, xin toàn thể quí-vị hãy tích cực yểm trợ tập-san

Page 5: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 5

Quốc-Gia, tiếng nói của tất cả chúng ta, về tài-chánh qua tặng-dữ hay quảng-cáo cũng như về bài vở, ý-kiến. Mong rằng tất cả quí đồng-bào để tâm suy nghĩ và hưởng-ứng lời kêu gọi này và cũng là lời báo nguy của chúng tôi. Chúng tôi tin rằng Tiếng Nói của chúng ta không thể bị dập tắt vì thờ ơ hay bất cứ vì lý do nào khác. Kính chào quí vị và quí đồng-bào !

Montréal ngày 06-10-2010

ñ¥ng ThÎ Danh CT/BCH Cộng-Đồng

BCH C¶ng ñÒng NVQG/Mtl và tåp chí QG trân tr†ng cám Ön quí vÎ ân nhân

Ñng h¶ C¶ng ñÒng Ñng h¶ T‰t Trung Thu

Page 6: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 6

Mùa thu Thế giới và Canada có còn quyến rũ?.

Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn trong ca khúc” Anh mong chờ mùa thu ” đã cho biết “ mùa thu quyến rũ anh rồi “. Bản nhạc bất hủ đó đã khiến cả thế giới hy vọng mùa thu tới cũng vô cùng quyến rũ chúng ta.

Học sinh đủ cấp tựu trường, các chính trị gia hết thời gian nghỉ hè cũng đã trở lại với chính trường và đụng chạm lại với thực tế.

Qua một muà hè với nhiều biến cố nóng, liệu sang thu tình hình thế giới có mát dịu lại không.

Gần ta nhất Hoa Kỳ đang cố gắng ra khỏi những khó khăn từ ngày suy thoái kinh tế năm 2008 và cũng cố giải toả những cuộc chiến tại Irak và tại Afganistan, đồng thời phải chuyển dịch lực lượng quân sự qua Á châu trước hiểm họa Trung hoa đang dùng quân sự phô diễn tại biển Đông.

Trên phương diện tôn giáo và dân di trú bất hợp pháp, Hoa kỳ cũng đang đối đầu với những chống đối của cả người Hồi giáo muốn xây nơi đền Hồi giáo cao 11 tầng ngay tại khu đất mà họ là sở hữu chủ và ngay cạnh nơi hai cao ốc thương mãi mà chính

quân khủng bố hồi giáo đã dùng phi cơ phá xập ngày 11-09-2001. Tổng thống Obama chấp thuận dự án này trong khi một số không nhỏ nhân dân phản đối và nghi ngờ khuynh hướng tôn giáo thiếu trong sáng của vị Tổng thống da màu này.

Nhiều người khác cho rằng dân Hồi giáo tại Mỹ đang có hành động khiêu khích và một mục sư tên Terry Jones đã dọa trả đũa bằng cách đốt kinh CORAN khiến tình hình tranh chấp tôn giáo đang đe dọa thế giới. Cũng may ông đã ngưng quyết định này vào giờ chót khiến cả thế giới bớt lo một cuộc chiến tranh tôn giáo mới sẽ xäy ra.

Việc tiểu bang Arizona ra luật cấm và bắt dân Mễ vuợt rào cản qua Hoa kỳ và tìm cách di trú bất hợp pháp cũng gây ra tình

trạng bất ổn giữa hai sắc dân và nhiều cuộc biểu tình và bạo động đã xäy ra tại tiểu bang này.

Ngoài ra Tổng thống Hoa kỳ cũng đang e ngại về kết quả sắp tới của cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ngày 2-11-2010. Cuộc bầu cử 1/3 Thượng Nghị sĩ và toàn thể Dân biểu có thể làm lệch cán cân chính trị tại Nghị trường nơi mà hiện nay đảng Dân chủ đang nắm Đa số tuyệt đối.

Việc lui quân tại Irak và việc dàn hòa giữa Israel và Palestine cũng đang được nhân dân chú ý và cũng gây ảnh hưởng nhiều trên cuộc bầu cử tới.

Tuy nhiên dân Bắc Mỹ và Thế giới chú ý nhiều tới việc cứu trợ và tái thiết Haiti sau trận động đất tháng tư 2010 vừa qua. Sáu tháng trôi qua nhưng tuy tiền quyên góp khá nhiều nhưng tái thiết chưa được bao nhiêu vì các cơ quan cứu trợ nào cũng muốn nắm phần chủ động và cũng như trước bao biến cố, tổ chức Liên Hiệp Quốc chỉ có hư quyền.

Cũng may, giải quần vợt US Open sôi nổi tại New York cũng khiến nhân dân tạm quên những âu lo về thời cuộc và quả đúng các cuộc phỏng đoán, các danh thủ Kim Clijster và Rafael Nadal đã đoạt giải cao quý này.

Nhìn về phiá Á châu nhiều

Terry Jones

Page 7: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 7

biến cố cũng đang khiến Hoa kỳ chú ý. Trước việc tăng cường quân sự và biểu diễn lực lượng quân sự của Trung Hoa trong vài tháng trước cùng trước mức chèn ép các nước có chung bờ biển Đông mà Trung Hoa ngang nhiên tỏ uy thế, Hoa kỳ đã vào cuộc và đã cho hải va không quân tới vùng này, với hàng không mẫu hạm Washington và tuân dương hạm MacCain thao diễn và tập trận với quân đội Nam Hàn, kèm theo lời lẽ cứng rắn của ngoại trưởng Hillary Clinton các nuớc trong khối Asean đã vững tâm hơn và Trung Hoa một mặt vẫn dùng lời lẽ thô thiển đe dọa các nước trong vùng này, nhưng cũng bắt đầu nao núng trước việc Hoa kỳ lưu tâm tới tình trạng an ninh tại vùng này.

Việt Nam cò vẻ bớt sợ Trung Hoa, tuy các tướng lãnh như Nguyễn chí Vịnh vẫn tuyên bố trung thành với đàn anh Trung quốc qua nhiều tin tức cho biết viên tướng tình báo này dựa vào ảnh hưởng Trung Hoa để sửa soạn kiếm ghế cao trong thời gian đại hội đảng Cộng Sản Việt Nam năm 2011;

các báo chí trong nước đã có những bài gián tiếp đả kích Trung Hoa nhưng những bài quá mạnh chỉ xuất hiện vài ngày rồi bị rút xuống vì sợ nếm mùi bài học thứ ba của người bạn bắc phương (bài học thứ nhất xäy ra năm 1979 được nhiều người biết, nhưng bài học thừ hai năm 1984 tại Lão Sơn với mồ tập thể của 3700 quân mới được tiết lộ gần đây). Hơn nữa VNXHCN cũng đang vô cùng bận rộn khi thực hiện kỷ niệm 1000 Thăng Long đánh dấu năm 1010 sau khi Lý công Uẩn (Điện tiền Chỉ huy sứ đời Tiền Lê khi được Đào cam Mộc và các Đại thần tôn làm vua khi Lê Long Đĩnh băng) quyết định rời đô từ Hoa Lư vùng Ninh Bình về thành Đại la và đặt tên mới là Thăng Long. Việc kỷ niệm này ban đầu không ai chống đối vì là một hành động lịch sử, nhưng càng ngày càng bị phê bình vì tính cách chính trị. Thay vì kỷ niệm đúng ngày tháng Lý Thái Tổ xuống chiếu rời đô vào tháng bảy, Bộ Chính trị VNXHCN ban đầu quyết định khai mạc ngày 10 tháng 10 2010, định đánh dấu ngày Vương thừa Vũ năm 1954 khi hiệp định Geneve ký kết, đã sau thời gian tập luyện quân và cho trang phục chỉnh tề đưa bộ đội từ 5 cửa ô tiến về tiếp thu Hà Nội đúng ngày 10-10-1954 trong khi quân đội Pháp rút dần qua cầu Long Biên xuống Hải dương và Hải phòng. Hà Nội loan báo ngày khai mạc kỷ niệm 1000 Thăng Long này cả từ vài ba năm trước nhưng chỉ mới sáu tháng nay, đuợc Trung Hoa cho biết ngày 10 tháng 10 lại rơi vào ngày Song Thập đại lễ của Trung Hoa Dân Quốc và yêu cầu đổi

ngày khai mạc qua ngày 01-10 là ngày Trung Cộng chiếm toàn thể Trung Hoa và thiết lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Việc sửa đổi ngày khai mạc cũng như những chi phí quá mức về việc kỷ niệm này đã bị rất nhiều giới cả trong và ngoài nước chê trách.

Cùng một lúc tin nhà Ngoại cảm Phạm thị Bích Hằng loan báo trong thời gian kỷ niệm, cầu Long Biên sập và tướng Võ nguyên Giáp qua đời. Nếu dự đoán đúng, lễ kỷ niệm sẽ mang màu tang tóc, nếu tin này sai, tài của nhà ngoại cảm sẽ bị phủ nhận và cả hàng chục ngàn người đã nhở tìm mồ mả của thân nhân liệu có còn tin đã tìm và cải táng đúng thân nhân mình đã mất tích trong thời chiến vừa qua hay không?.

Ngoài ra trước thành tích vuợt mức của Tiến Sĩ toán học Ngô bảo Châu, các cấp tại Việt Nam đã không ngớt ca tụng thiên tài này nhưng quên nhắc việc thiên tài này thuở thiếu thời khi đoạt giải cấp trung đã phải kính cẩn cúi đầu trình diện kẻ thất học Đỗ Mười, nhưng khi thiên tài này sau khi đuợc học bổng du học tại Bulgary đúng lúc nước này suy xụp và may mắn được Pháp đặc

Ngô Bäo Châu

NguyÍn Chí VÎnh

NguyÍn Chí VÎnh

Page 8: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 8

biệt nhận cho học ngang không phải thi vào trường Normale Supérieure danh tiếng của Pháp nên mới có cơ hội phát triển tài năng. Ngày nay khi ông thành công, các cấp tại Việt Nam đánh bóng thiên tài này quá đáng và quên rằng ông đã viết trên diễn đàn Bauxite phản đối việc chính phủ cho Trung Hoa khai thác nguyên liệu này và ông từ chối không nhận căn biệt thự tại Tuần Châu. Chức vụ giảng dạy tại Princeton Hoa kỳ và Université 11 Paris mới là ưu tiên hàng đầu của ông.

Việt Nam xã hội chủ nghĩa cũng đang lo ngại về những áp lực của Trung Hoa trên vùng lãnh hải và nạn nhân chính là các ngư phủ luôn luôn bị tàu Ngư chính của Trung Hoa đàn áp và Việt Nam ban đầu chỉ dám than phiền là bị “ tàu lạ” tấn công, nhưng sau này khi kín đáo cầu viện Hoa kỳ và thấy Hoa kỳ đáp ứng qua các cuộc thao diễn hải, không quân tại Hoàng Hải và vài chiến hạm tới thăm Việt Nam, Việt Nam đã đang biến chuyển từ tư tưởng “ Đánh cho Mỹ cút “ từ 40 năm trước nay qua bước sắp nhận Mỹ như : Tối huệ quốc. Thế nhưng tư tưởng đánh cho Ngụy nhào vẫn chưa chấm dứt. Các nhà chống đối bất bạo động dù trong tư tuởng cũng như giáo dân và ngay cả dân thường vẫn được công an ưu ái tận tình. Giáo dân tại Cồn Dầu, các nhân vật chống kháng cũng bị giam giũ mỗi ngày một nhiều, các mạng thông tin theo lề trái bị đánh phá và ngay cả người dân vi phạm giao thông cũng bị hành hung tới chết!. Tệ nạn tham nhũng quan trọng như tổ hợp Vinashin thất thoát hàng tỷ

USD, tin gian lận giá cả của hãng thuốc Imex khi mua Tamiflu còn đang là câu chuyện đang nóng bỏng nay lại phát hiện giới chức cao cấp Ủy ban nhân dân tại Hà Giang mua bán dâm với nữ sinh qua môi giới của chính hiệu trưởng trường học.

Tin sốt dẻo nhất khiến nhiều bình luận gia chú ý: Trong thời gian qua Nguyễn phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Cộng Sản Việt Nam thăm Cuba đúng lúc Fidel Castro tái xuất hiện và qua bài phỏng vấn với phóng viên Jeffrey Goldberg, ông này đã thú nhận chế độ Cộng Sản lỗi thời, kinh tế Cuba trì trệ vì quốc doanh, 500.000 công nhân viên đã bị cho nghỉ việc.

Trước sự kiện này nhiều người nghĩ rằng vị cựu trưởng ban tuyên giáo Mác Lê của Việt Nam này có thể sẵn sàng theo gương đồng chí Fidel thân kính để giã từ chủ nghĩa cộng sản, trong khi chính nhà độc tài ngự trị tại Cuba từ 1959 tới nay 2010 đã phải nhận mình lạc hướng. Và Nguyễn minh Triết nghĩ sao khi trước đây đã ví von Việt Nam xã h¶i chủ nghĩa cùng thức ngủ với Cuba.

Việc xâm nhập cộng đồng hải ngoại qua văn nghệ và các tổ

chức doanh thương vẫn tiếp tục theo tinh thần của quyết nghị 36 ra đời năm 2004. Các nhà lãnh đạo người Việt hải ngoại còn luôn luôn đề cao cảnh giác. Tình hình Việt Nam trong và ngoài nước những ngày tới chắc còn nhiều biến chuyển mới.

Tình trạng các nước khác tại Á châu cũng không kém khổ đau. Pakistan lâm vào cảnh lũ lụt 12 triệu dân bị thiên tai giáng hại và khác với việc thế giới tích cực trợ giúp Haiti, nạn nhân Pakistan không được thế giới chú ý nhiều có lẽ vì hiện nay Pakistan vẫn là nơi dung dưỡng nhóm khủng bố Taliban và Pakistan lại là nước cung cấp kỹ thuật chế tạo vũ khì nguyên tử cho các nước Hồi giáo trong khi vẫn luôn luôn tranh chấp biên giới với Ấn Độ và Trung Hoa. New Zeland cũng đang lâm vào khó khăn sau cuộc động đất mạnh tới 7,1 trên mức độ Richter nhưng tự lực giải quyết không cần trợ giúp quốc tế.

Tại Âu Châu cũng không thiếu những biến cố đáng ngại.

Hy lạp trước đây với nền văn minh cổ và với sức mạnh của Alexandre le Grand đã có thời mang văn minh và sức mạnh bao trùm thế giới, ngày nay lại lâm vào tình trạng gần như vỡ nợ và các nước Âu châu đã phải cứu vớt về tài chánh và khuyến cáo áp dụng mọi phương pháp mạnh đê phục hồi. Cùng hoàn cảnh còn có Ý, và Y pha Nho nhưng chưa trầm trọng.

Pháp ngày nay gần như bị người tuy có quốc tịch Pháp nhưng có nguồn gốc khác chi phối. Tổng thống Sarkozy đang bị chống đối cả từ hai phiá chống

Nông ñÙc Månh và Fidel Castro

Page 9: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 9

đối hay ủng hộ chính sách ngăn chặn tình trạng bành trướng ảnh hưởng của một số dân hồi giáo nhưng có quốc tịch Pháp vì sinh đẻ tại nước này. Việc lưỡng viện quốc hội Pháp chấp thuận luật cấm người phụ nữ Hồi giáo mang mạng phủ kín mặt tuy vô cùng hữu lý nhưng vẫn gây phản ứng mạnh cho người theo tôn giáo này và việc dọa đặt bom tại Tour Eiffiel tối 14-09-2010 đã khiến dân chúng và du khách Pháp e ngại. Việc tăng tuổi về hưu từ 60 lên 62 đã bị hàng triệu người biểu tình chống đối. Các giới kinh tế tài chánh không ngạc nhiên về tình trạng kém khả quan của Pháp khi công chức và công nhân đòi giữ mức tuần lễ làm 35 giờ và 60 tuổi được về hưu.

Nhắc quá nhiều tới câu chuyện Thời sự tại các nước khác có lẽ cũng phải trở lại với Thời sự Canada và Quebec.

Tại Liên Bang Canada tình hình ba tháng hè cũng không sôi động nhiều

Trên phương diện chính trị các đảng phái một mặt phê bình thành tích của nhau, mặt khác cũng ngấm ngầm sửa soạn ngày bầu cử có thể xảy ra bất cứ lúc nào vì chính phủ Conservateur tuy thiểu số nhưng vẫn còn tồn tại và Thủ tướng Harper đang lo bảo vệ vùng Bắc Đại Tây dương, một vị trí chiến lược đang bị cả Na uy và Nga nhòm ngó, Nga đã cho máy bay thám thính nhiều lần và Canada đã phải dùng khu trục cơ F 18 cảnh cáo, nay Harper đang dự tính mua thêm máy bay F 35 mới tối tân hơn để đối đầu với mối đe doạ này. Và cũng để mua lòng kỹ nghệ Quebec,

Harper đã ký một khế ước dành cho công ty Communication MAS tại Mirabel ngân khoản 467 triệu gia kim để bảo trì các khu trục cơ F 18 nay đã cũ và hy vọng còn sử dụng được chừng 5 tới 7 năm nữa, nhờ đó có thêm công việc cho một số lớn kỹ sư và chuyên viên đồng thời kinh tế vùng Mirabel cũng vững hơn.

Lãnh tụ đảng Liberal liên bang Ignatieff trong muà hè luôn luôn đi thăm các tỉnh bang miền đông để nhân dân các vùng này quen mặt và nhân thể thăm hỏi tình trạng cựu Thủ tướng Jean Chrétien vừa bị giải phẫu khi bị xuất huyết não, nay đang phục hồi. Cũng nên nhắc lại ông Jean Chrétien đã làm Thủ tướng Canada trong vóng 10 năm qua ba lần thắng cử và thành lập các chính phủ Liberal đa số và ông cũng đã trải qua các cuộc giải phẫu quan trọng về phổi và tim trong những năm trước nhưng lần nào cũng qua khỏi.

Trên phương diện di dân gần đây bộ di trú đang phải giải quyết việc chiếc tàu chở dân Sri Lanka ( Tích lan ) ngày trước xâm nhập vùng British Colombia và chính phủ đang điều tra đây là vụ buôn dân có tổ chức hay đây thực là nạn nhân nhóm Tamoul bị chính phủ Sri Lanka đánh dẹp và phải tị nạn chính trị. Và mới đây Tổng Trưởng Di trú Jason Kenney đã phải qua Ấn độ, Trung Hoa và Phi luật Tân đê thảo luận và ngăn chặn tận gốc các phong trào di cư lậu vào Canada.

Về phương diện kinh tế, Canada lạc quan hơn các nước khác nhưng tuy thị trường chứng khoán đang lên dần nhưng số người thất nghiệp cũng vẫn cao

và luôn luôn từ 8% tới 9% tùy tỉnh bang.

Trong mùa thu tới, sau khi Quốc hội tái nhóm, chắc lại có một số vấn đề mới phát sinh và dân chúng Canada lại có dịp theo dõi các báo cáo trong kỳ tới biết đâu lại phải đi bầu cấp liên bang.

Trở qua Quebec, tình hình kinh tế vẫn tốt, các công trường xây cất và sửa chữa hệ thống cầu đường vẫn tiếp tục kéo dài và vẫn gây ra nhiều khó khăn cho người di chuyển cũng như khiến nhiều người lái xe nóng nảy hay lái xe với tốc độ cao tiếp tục gây thêm tai nạn lưu thông. Các học sinh tựu trường đầy đủ nhưng các học sinh trung học theo chương trình mới áp dụng từ vài năm nay ( kém về toán, hơi yếu vê pháp văn nhưng khá hơn vể sử địa ) đang lo ngại không biết có theo đuổi dễ dàng chương trình các lớp CEGEP để sửa soạn vào Đại học trong các năm tới, tuy nhiên các giới chức giáo dục rất lạc quan và hy vọng. Nhưng mới đây qua các thuộc thăm dò 19% thanh niên Québec đã bỏ học và 34% đã không học hết trung học. Bộ trưởng Giáo dục mới Lyne Beauchamp đã hứa hẹn giải quyết vấn đề này. Cũng cần mở một dấu ngoặc trong khi đó học sinh và sinh viên cộng đồng ta lại là những phần tử chiếm tỷ lệ cao nhất nước Canada về thành đạt trong học vấn. Tin mừng này liệu có làm mờ những tin kém đẹp cho biết một số người Việt nhưng lý lịch bất minh đang mang tội trồng cỏ cần sa mỗi ngày một nhiều không những tại Canada mà cả trên thế giới.

Quebec cũng đang chú ý

Page 10: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 10

nhiều tói các cuộc tranh cãi sôi nổi tại Ủy ban điều tra do Ông Baranache một cựu thẩm phán Tối cao Pháp viện chủ toạ để điều tra lời tố cáo của ông Marc Bellemare cựu Tổng trưởng Tư Pháp của ông Jean Charest , sau khi bất mãn đã từ chức năm 2004 nay tố cáo ông Charest đã bị các tài phiệt đóng góp tiền cho đảng Liberal chi phối việc lựa chọn các thẩm phán và Jean Charest đã phải đồng tình.

Tại Ủy ban này Bellemare khi ra điều trần đã tiết lộ những chi tiết từ ngày tháng tới những ngôn từ quá chính xác khiến dân chúng và truyền thông nhất là hệ thống TVA với Jean Lapierre và Jean Larocque đã bình luận và tin rằng với trí nhớ siêu phàm

Bellemare quả đã tố cáo chính quyền Liberal provincial của Jean Charest vi phạm các nguyên tắc bổ nhiệm thẩm phán quá nhiều và hoàn toàn tùy thuộc vào nhóm tài phiệt chuyên gây quĩ tranh cử cho đảng. Nhưng ngay qua tuÀn lễ thứ hai và nay qua tuần lễ thứ năm, các nhân

chứng của cả hai phiá đã ra trình bày mọi khiá cạnh của vấn đề bổ nhiệm và khi nghe hai nhân vật bị Bellemare tố cáo như Franco Fava ( người chuyên gây quỹ cho đảng ) phủ nhận hoàn toàn những lời tố cáo của Marc Bellemarre và qua những lời trình bày của chính Thủ tường Jean Charest vŠ nguyên tắc tuyển chọn và bổ nhiệm các Thứ trưởng ( hoàn toàn thuộc quyền của Thủ tướng ) và thẩm phán (hoàn toàn do Tổng trưởng Bộ Tư pháp quyết định ) các lý luận cũng như các sự kiện và trí nhớ ban đầu được ca ngợi như siêu phàm của Bellemare đã bị các luật sư của Chính phủ và nhân chứng do chính Bellemare đưa ra nhận thấy nhiều điểm đáng nghi và có lúc dồn lại

Bellemare về thế yếu. Câu hỏi được đặt ra và sẽ không bao giờ trả lời được: đâu là giới hạn của Tiến cử và Áp lực. Tuy nhiên nếu theo dõi các cuộc biện minh, chúng ta cũng được hiểu cách điều hành của một chính phủ trong chế độ đại nghị. Quyền

lực nằm trong tay đảng đương quyền và Thủ tuớng bao giờ cũng là người mang trách nhiệm chính. Và nếu không thực hiện đủ những gì người dân mong muốn, qua một cuộc tuyển cử mới đảng khác sẽ thay thế để lãnh đạo.

Cuộc tranh luận này còn dài và làm tốn công quỹ khá nhiều

nhưng cũng khiến nhân dân được coi một vở bi hài kịch mà chính những diễn viên lại là những người nhân dân bỏ phiếu bầu các chính trị gia này ra lãnh đạo.

Ai phải, ai trái, kết quả vụ điều tra ra sao, sôi nổi một thời gian ngắn và rồi đâu lại vào đó, cuộc sống lại tiếp tục và nhân dân lại có dịp đi bầu và đảng nào thắng cũng đem lại vài đổi mới ban đầu rồi lại rơi vào lầm lẫn.

Đảng Liberal tỉnh bang Quebec cũng vừa mất một Tổng trưởng tuổi trẻ tài cao: Claude Bechard vừa từ trần sau khi chống trả vô vọng bệnh ung thư tụy tạng. Nhưng cuộc bầu cử bổ túc tại đơn vị St Laurent đã đem lại dân biểu Jean Marc Fournier thuộc đảng Liberal Québec lên thay thế vị dân biểu tiền nhiệm vừa giã từ chính trị.

Cộng đồng ta trong tháng sáu đã nhóm họp Đại hội thường niên giữa nhiệm kỳ để báo cáo về những thành tích đạt được trong năm qua cũng như để trình bày trong thời gian tới. Các vấn đề gây nhiều ý kiến vẫn là nhân sự, tài chánh và truyền thông. Tuy nhiên trưóc mọi cố gắng và tinh thần phục thiện của tất cả, những dị đồng cũng đã được giải quyết và người viết ước mong còn có dịp tiếp tục đóng góp trong mục thời sự trong các tờ Quốc Gia các số tới.

TØ Uyên

Montreal 15-09-2010.

Marc Bellemare

Page 11: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 11

Mùa hè vừa qua, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia vùng

Montréal đã tổ chức bốn buổi đi chơi cho các em thiếu nhi Việt tại Montréal. Qua hướng dẫn khá chuyên nghiệp từ một số sinh viên đi làm hè tại Cộng đồng trong năm nay, Cộng Đồng đã thành công tổ chức liên tiếp bốn buổi đi chơi ngoài trời vào ngày thứ tư trong hai tháng 7 và 8. Vì là năm đầu tiên tổ chức loại sinh hoạt trên, cho nên số lượng người tham dự phần nào đã có giới hạn. Tuy nhiên sau kết quả 4 chuyến đi vừa qua, Thành phần Ban tổ chức đã rút tiả được nhiều kinh nghiệm quý báu để mai này tiếp tục phát triển loại sinh hoạt trên cho con em chúng ta vào dịp hè. Sáng thứ tư 04-07-2010, một nhóm em nhỏ cùng gia đình đã tham gia chuyến đi dã ngoại đầu tiên tại Trung tâm giải trí La ronde ở đảo Sainte-Hélène. Hướng dẫn đoàn bao gồm hai sinh viên đang làm việc mùa hè tại văn phòng Cộng Đồng, với kinh nghiệm sẵn có, do đang làm việc bán thời gian tại đây, đã thành công dẫn dắt đoàn vào các trò chơi giải trí đầy thú vị cho các em nhỏ. Các em nhỏ đã tỏ ra thích thú với vô số trò chơi tại đây như: Thảm bay, Trượt xe tốc độ, Thuyền Hải Tặc, Chọi lon lấy thưởng, Thảy vòng vịt... do đó chuyến đi chơi đầu tiên đã kéo dài thêm hai giờ đồng hồ so với dự tính ban đầu của Ban Tổ Chức. Vào ngày thứ tư trong tuần kế tiếp, Đoàn du ngoạn “ nhí ” đã

chuyển hướng sang Sở Thú Granby để tiếp tục chuyến giải trí mùa hè 2010. Chuyến đi này được đánh giá khá thành công khi nhiều em nhỏ cho biết lần đầu tiên tận mắt chứng kiến vô số thú vật trực tiếp ngoài đời. Sở thú Granby được trang bị đầy đủ nhiều mặt thú quý hiếm đến từ nhiều lục địa trên thế giới như Cọp Trắng, Hà Mã, Voi, Tê Giác, Gấu, Nai, Khỉ, Hươu cao cổ, Chim Công, Két.. Mặc khác, khâu ẩm thực nơi đây được tổ chức khá chu đáo với thành phần thực đơn rất sum tụ nhưng không cầu kỳ, để khách vào ăn có được những giây phút ăn uống thoả mái dưới những rặng bóng cây trong nắng trưa hè oi ả. Để thay đổi không khí sinh hoạt hè, các em nhỏ được các Hướng Dẫn đoàn dẫn đến Bãi Tắm Jean Drapeau vào sáng thứ tư, 28-07-2010. Tuy nhiệt độ ngoài trời đã lên đến trên 30 độ bách phân, các em nhỏ và gia đình đã mặc tình tắm thỏa thích trong làn nước mát lạnh của Québec. Quả thật có chút may mắn vì được thiên nhiên ưu đãi với bầu trời trong xanh và đứng gió, các em nhỏ đã không ngần ngại lao mình xuống nước tắm thỏa thích hàng giờ liền. Vào tuần lễ chót của chuyến đi chơi hè thiếu nhi, Cộng Đồng đã chọn Trung tâm giải trí Gazou bên đại lộ Acadie để kết thúc chương trình. Nơi này trình chiếu loại phim hoạt họa có tính cách giáo dục cho trẻ em thuộc nhiều lứa tuổi.

Sau chương trình mùa hè thiếu nhi đầu tiên vừa qua, Cộng Đồng dự định sẽ tiếp tục tổ chức, đồng thời phát triển hoạt động và cũng mong rằng các bậc huynh sẽ khuyến khích con em mình tham dự đông vui vào hè 2011. Các tín đồ Công Giáo Việt Nam tại Montréal vừa nhận được tin buồn khi Cha Ba, người từng hết lòng tranh đấu để giúp đỡ cho nhiều người Việt tỵ nạn Tại montréal đã vĩnh viễn ra đi vào ngày thứ năm 16-09-2010. Theo dư luận bên công giáo cho biết Cha Ba mang tên Louis Robert S. J, là vị Cha sở họ đạo vùng Saint-Rock. Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia vùng Montréal đã gởi một vòng hoa tang và cử Bà Cao Kim Hậu, đại diện đến chia buồn và dự tang lễ. Vào Ngày Chủ Nhật 03-10-2010, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia vùng Montréal đã hỗ trợ Hội Quảng Đà tổ chức Buổi ra mắt sách Thi phẩm Trường ca Hoạn Nạn của giáo sư Phạm Quang Minh tại lầu 6 Trung Tâm 6767. Buổi ra mắt sách được tổ chức khá thành công và đặc biệt thêm phần văn nghệ phụ diễn của bốn giọng ca nồng ấm tại Montréal: Mai Khoa, Quỳnh Lan, Bích Loan và Tân Dân. Người viết xin mạn phép được dừng bút và xin hẹn tái ngộ cùng quý độc giả trong số báo Quốc gia 127&128. Xin kính chúc mọi người được an vui và dồi dào sức khỏe.

Một vòng Sinh hoạt Cộng Đồng Phóng viên Cộng Đồng

Page 12: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 12

Cũng như mọi năm trước ngày Tết Trung Thu là rằm (15) tháng 8 âm lịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia vùng Montréal

năm nay đứng ra tổ chức ngày Tết Nhi Đồng, phối hợp mật thiết với các Hội Đoàn tại Montréal nhằm mời gọi các em thiếu nhi Việt Nam hội tụ về Đại Sảnh đường của Trung Tâm Cộng Đồng Việt Nam và các sắc tộc tại số 6767 Côte-des-Neiges để cùng chung vui ngày lễ Tết Trung Thu. Đó là ngày Chủ nhật 05-9-2010, lúc 13 giờ. Có lẽ sớm hơn lúc 11 giờ, người ta đã thấy nhiều Thiện Nguyện Viên, Ban Tổ Chức, Ban ẩm thực, Ban Trật Tự v. . . v đã lần lượt đến rất sớm để chuẩn bị: trang trí phòng Hội, âm thanh, ánh sáng, sắp xếp tặng phẩm và những trò vui chơi cho các em, đồng thời Ban ẩm thực cũng mạnh tay xếp các thức ăn vào hơn 300 hộp để chuẩn bị buổi tiệc trà nhẹ sau khi kết thúc Lễ Trung Thu. Buổi Lễ được khai mạc khoảng 1 giờ 30. Mở đầu là cặp Lân nhỏ của Đoàn Hướng Đạo đi một vòng Hội Trường để chào mừng quan khách . Sau nghi lễ chào cờ và hát Quốc Ca Việt Nam và Canada là lời phát biểu và chào mừng tất cả quan khách của bà Đặng Thị Danh, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia vùng Montréal. Đặc biệt, ngày Lễ Nhi Đồng Việt Nam năm nay được ông Jean-Marc Fournier, Bộ Trưởng Tư Pháp của chánh phủ Québec và phái đoàn đến tham dự,

ông rất hân hoan và có lời phát biểu cũng như ca ngợi Ngày Lễ Nhi Đồng của Cộng Đồng Việt Nam. Và ông đã đắc cử Nghị viên tại đơn vị Saint-Laurent một cách rất vẻ vang khoảng 10 ngày sau đó. Tiếp theo là lời của Bác Sĩ Đào Bá Ngọc giới thiệu BS Đặng Phú Ân phát biểu, và mời gọi đồng hương tham dự ngày Y Tết 17-10-2010 sắp đến. Thời điểm này khoảng 2 giờ 30. Điều động, dẫn chương trình (MC) ngày vui Thiếu Nhi năm nay do cô Nguyễn Ngọc Thuỳ Dung, cựu Tổng Thư Ký CĐNV đảm nhiệm, phối hợp với 2

MC trẻ là em Đặng Tâm và Minh Hiền giúp cho chương trình được sôi động, hào hứng và vui vẻ. Trung Thu năm nay có 2 tiết mục để tranh tài :1- Văn Nghệ: Thi ca hát. 2- Trình diễn áo dài Thiếu

Nhi. Với thành phần Ban giám Khảo : - Bà Lê Thu Hà, Chủ Tịch Hội Phụ Nữ Montréal. - Ông Đặng Tấn Nghi, Chủ Tịch Hội Tuổi Vàng Rồng Vàng. - Cô Trần Thanh Trang, Trưởng Hướng đạo Canada. - Cô Kimmy Huỳnh, Ca Sĩ Ban Nhạc Đại Dương. Phụ trách việc ghi danh để dự thi do 2 cô : Bạch Tuyết và Phương Uyên. Có khoảng trên 20 em (phần đông là cháu gái) cùng góp mặt tranh tài khoe giọng ca hát và tha

Page 13: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 13

thướt trình diễn áo dài vừa đẹp, vừa xinh xắn của màu sắc truyền thống Việt Nam. Kết quả như sau : 1/ Hoa Hậu áo Dài Thiếu Nhi: Em Nguyễn Thùy Trang 5 tuổi Em rất vinh hạnh được ông Bộ Trưởng Tư Pháp Jean-Marc Fournier lên sân khấu choàng vòng hoa và trao nhiều tặng phẩm, với phần thưởng 60$ CAN. 2/ Á Hậu 1: Em Nguyễn Chi Lan - tặng phẩm và 40$ CAN tiền thưởng. 3/ Á Hậu 2: Em Phạm Huỳnh Anh - tặng phẩm và phần thưởng 20$ CAN. Sau đó là ảnh chụp lưu niệm chung của ông Bộ Trưởng Tư Pháp với Ban Tổ Chức và tất cả các em thiếu nhi dự thi ngày lễ. Tiếp theo là kết quả cuộc thi Ca hát: - Giải I: Em Tuyết Ngọc - tặng phẩm và giải thưởng 60$. - Giải II: Em Nguyễn Thùy Trang - tặng phẩm và giải thưởng 40$. - Giải II : Em Giáng Trúc - tặng phẩm và giải thưởng 20$. Giải khuyến khích dành cho : Eric Nguyễn 2 tuổi rưỡi, em trẻ tuổi nhất trong cuộc thi, do ông Đặng Tấn Nghi Chủ Tịch Hội Tuổi Vàng Rồng Vàng trao tặng. Xen vào giữa chương trình ngày vui của các em nhỏ là màn văn nghệ, trình diễn đơn ca của cô Thùy Dung. Màn song ca có : Bạch Tuyết – Thùy Dung. Màn hợp ca có thêm 2 MC phụ Đặng Tâm và Minh Hiền. Để góp phần tươi vui, thoải mái trong Hội Trường. Điều ghi nhận là chương trình được : linh hoạt, thông suốt, gây nhiều hồi hộp, hứng thú là do sự điều hợp, cố vấn của ông Bác Sĩ Đào Bá Ngọc, ông Lâm Quang Hồ - Tân Thủ Quỹ CĐNVQG/MTL, ông Lê Ngọc Diệp, Bà Xuân Hương và nhiều vị Nhân Sĩ nữa. Đồng thời quà tặng năm nay được rất nhiều, mới lạ và đầy đủ là nhờ nhiều vị Mạnh Thường Quân, giàu lòng hảo tâm, đã ưu ái thương tặng các em. Trước khi kết thúc buổi lễ, trên sân khấu, Bà Đặng Thị Danh, Chủ Tịch Cộng Đồng Việt Nam trao tặng hoa và có lời khen ngợi, cảm ơn sự đóng góp nhiệt tình của Ban MC dẫn chương trình và toàn thể các

Thiện Nguyện Viên được hoàn thành với kết quả tốt đẹp trong tinh thần Thiện Nguyện vì niềm vui cho các em Nhi Đồng Việt Nam tạI Montréal. Bà Chủ Tịch Cộng Đồng có ngỏ lời mời tất cả Quan Khách, Phụ Huynh và các Em ở lại dùng tiệc trà Trung Thu thân mật với Cộng Đồng và Ban Tổ Chức. Buổi lễ được kết thúc lúc khoảng 17 giờ trong không khí vui tươi và thoải mái ngày cuối tuần. Để Quý Đồng Hương dễ dàng xem được ngày Lễ Hội Tết Trung Thu 2010. Xin vui lòng xem trên Internet :

www.vietnam.ca và www.thoi-nay.com Mục văn nghệ của ông Brian Đào, một caméra kinh nghiệm, đã nhiều năm giúp đỡ Cộng Đồng trong tinh thần tự nguyện. Và cũng kính mời Quý Đồng Hương cổ động con em, cháu chúng ta tham dự Ngày Tết Trung Thu năm sau 2011 được đông đảo hơn, để vui, để biết về nguồn cội và nhớ về quê hương Việt Nam.

Một Khán giả tham dự ngày Tết Trung Thu 2010 ghi lại

MTL 27-09-2010-10-02

Page 14: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 14

Em ruột tôi, trung tá Nguyễn Ðạt Phong, bạn tôi, thiếu tướng Lê Minh

Ðảo, và khoảng 20 tù nhân khác nữa, bị Việt Cộng giam giữ, hành hạ 17 năm dài sau khi chúng thắng trận. Tôi nghĩ những người đó là những tù nhân chiến tranh cuối cùng, nhưng tôi lầm.

Phóng viên Thanh Quang của hãng RFA, vừa khám phá thêm 2 tù nhân chiến tranh khác, một trong hai người vừa được Việt Cộng trả tự do sau 35 năm giam cầm.

Người thứ nhất là anh Nguyễn Hữu Cầu, một đại úy Ðịa Phương Quân; anh Cầu bị Việt Cộng lên án tử hình, sau đó giảm xuống còn chung thân khổ sai. Anh bị Việt Cộng giam giữ tại khu tù chính trị biệt giam, phân trại K2, Z30A, Xuân Lộc, Đồng Nai. Nếu tính cả 6 năm học tập cải tạo, cho tới giờ anh đã chịu đựng 33 năm tù đầy.

Năm khổ nhục 1975, anh bị bắt, bị giam, rồi được trả tự do sau 2 năm; nhưng tình tình bất khuất, anh viết báo, viết nhạc nói lên cảnh nhiễu nhương của Việt Cộng, do đó anh bị bắt trở lại.

Anh Nguyễn Anh Hào, một người bạn tù của anh Cầu vừa được trả tự do nói, “Người ta bị cùm 14 ngày và bị biệt giam 3 tháng là xong. Anh Cầu bị biệt giam 3 năm liền. Họ biệt giam như vậy nhằm sử dụng bệnh tật

để giết chết người tù già.” Anh-Hào nói, “Anh Nguyễn

hữu Cầu ở tù chung với tôi, nhưng trường hợp của anh quá đặc biệt. Do đó bằng mọi cách phải giúp cứu vãn để anh được trở về. Nếu không có bên ngòai can thiệp giúp đỡ, thì chắc có lẽ anh Cầu sẽ ở tù “mút chỉ”.

Một cựu tù chính trị khác, anh Nguyễn Ngọc Quang lo ngại, “Anh Cầu bị biệt giam không như những người khác. Anh Cầu bị biệt giam miên viễn, một cách hành xử hết sức dã man. Ngòai ra họ dẫn anh tới giam tại một phòng giam gần máy sấy điều, cho nên khói điều làm mù mắt anh. Nhưng những hành động đó vẫn không khuất phục được ý chí của anh.”

Cô Anh Thư cho anh biết, “lần chót cháu vào thăm ba cháu cũng mới đây, ngày 6 tháng Sáu vừa rồi. Mắt ba cháu, hồi năm 2008 ra trị bệnh thì 2 mắt bị mù. Nhưng họ cho trị có một con mắt thôi. Họ nói để qua Tết sẽ cho trị nữa. Sau khi vô tù trở lại thì từ năm 2008 tới giờ họ đâu có cho ra nữa. Như vậy là một con mắt ba được sáng, còn mắt kia bị mù rồi.”

Thanh Quang: Sức khỏe ba cháu bị nguy kịch trong tù như vậy thì có những ai, những tổ chức từ thiện nào từ bên ngòai thỉnh thỏang trợ giúp gì không?

Anh Thư: Dạ không, không có một ai giúp hết. Nhưng từ khi

chú Nguyễn Bắc Truyển ở tù chung với ba cháu được trở về, ngày 17 tháng 5, chú mới hướng dẫn cho cháu làm đơn, thì ngày 20 tới ngày 25, bên Úc có gởi tiền về cho ba cháu. Mấy hôm rày thì cũng có lai rai nhiều người gởi tiền qua cháu, nhưng cũng ít thôi. Kể từ 17 tháng 5, nhờ chú Truyển ở tù chung phòng với ba cháu ra, thì mới bắt đầu làm đơn kêu gọi người nầy người kia. Chứ hồi nào tới giờ, cháu có làm đơn kêu gọi trong nước thôi nhưng chẵng có ai nói gì hết. Nghe xong rồi họ bỏ qua hết.”

Thanh Quang: Nói chung những gì từ trong tù nhắn gởi về gia đình, ba cháu tâm sự như thế nào ?

Anh Thư: Dạ nói chung là khi cháu vào đó thăm và nói chuyện với ba, hỏi sức khỏe ba như thế nào, rồi ba hỏi lại sức khỏe tụi con thôi. Còn nói cái gì khác, hay nói chú nào hỏi thăm ba là mấy ông cai tù không cho. Còn hỏi thêm ông nầy, ông nọ là ba con bị 2 người xốc nách vô trong liền, không cho cháu thăm nữa. Sự thật như vậy đó.

Thanh Quang: Thành ra tâm sự của ba cháu trong tù, cháu không được biết gì thêm?

Anh Thư: Dạ không được biết gì hết trơn. Còn ba gởi thư ra thì trạm kiểm hết. Nếu họ cho là lu bu rồi thì ém thư thôi. Có nhiều khi 4-5 tháng cháu không nhận được lá thư nào của ba hết. Cháu tưởng ba bị chuyển đi nơi khác. Ròng rã như vậy tới 2 năm luôn. 2 năm cháu không biết ba làm gì trong đó. Họ cắt hết. Cháu gởi tiền cùng những thứ khác vô, nhờ mấy cô quen gởi vô cho ba, họ cũng không cho,

VC Vẫn Còn Giam Giữ Chiến Sĩ VNCH *** Nguyễn Ðạt Thịnh ***

Page 15: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 15

trả về hết luôn. Bẵng tin gần 2 năm trời như vậy. Sau nầy cháu mới nghe là ba bị kỷ luật vì tố cáo ông gì trong trại đó.

Thanh Quang: Còn tình trạng khắc nghiệt trong tù mà ba cháu phải chịu đựng trong hơn 3 thập niên, ba cháu có thố lộ với cháu, với gia đình không?

Anh Thư: Dạ không, ba không có nói, ba không có thố lộ gì hết. Cách đây 4-5 năm, mỗi lần cháu vô thăm, ba gặp ba không có nói, chẳng hạn như, “con có khỏe không”, hay thế nầy thế kia, mà ba chỉ nói “con ơi con, ba bị oan, ba bị oan. Con làm sao ra ngoài giúp ba”. Nhưng cháu không biết làm sao giúp được. Vì ba không nói gì thêm mà chỉ gào thét lên rằng “ba bị oan, ba bị oan” thôi. Hiện tại bây giờ, sau khi chú Nguyễn Bắc Truyển ở tù trong đó về kể lại thì cháu mới biết đầu đuôi câu chuyện. Chứ lúc đó thì ba nói con kêu oan cho ba thôi.

Thanh Quang: Cháu vừa nhắc tới sự oan sai. Được biết kể từ 28 năm qua, ba cháu đã làm hơn 500 đơn khiếu nại về cảnh tù tội oan sai của mình. Vấn đề nầy như thế nào ?

Anh Thư: Về oan sai thì ba có viết hết trên giấy rồi. Nói chung cháu chỉ nghe lóang thóang vậy thôi chứ cháu không có biết. Ba thì không khi nào ngồi nói vần đề nầy cặn kẽ với cháu. Nhưng ba đã nói nhiều với chú Nguyễn Bắc Truyển vì 2 người ở trong đó thường hay tâm sự nhau. Còn cháu vô thăm chỉ gặp ba 15 phút. Cháu đi đường một ngày trời mà chỉ được gặp ba 15 phút thì mấy người đó không cho gặp nữa. Có xin dữ lắm thì

họ cho thêm 5 phút nữa thôi. Ba chỉ hỏi lòng vòng chút vậy thôi chứ không có nói gì nhiều hết. Muốn nói nhiều hơn nữa thì họ cũng không cho nói.

Ông Nguyễn Bắc Truyển kể về những điều mà ông biết về người tù Nguyễn Hữu Cầu...

Nguyễn Bắc Truyển: Thật sự rất là đau lòng cho trường hợp anh Nguyễn Hữu Cầu vì có thể là anh Cầu biết quá nhiều thâm cung bí sử trong thời gian anh bị giam giữ. Và trước đây vụ án của anh ấy là một vụ án oan sai, người ta bắt bỏ tù, thậm chí kêu án tử hình để nhằm bịt miệng anh ấy lại, không cho anh nói sự thật nhục nhã cho các quan chức vào thời kỳ anh Cầu chứng kiến việc làm đồi bại của họ tại Kiên Giang.

Không có tội mà phải làm đơn xin ân xá?

Quay lại với với cô Nguyễn Thị Anh Thư, chúng tôi hỏi tiếp: Nghe nói gần đây, ban giám thị trại tù khuyên ba cháu làm đơn xin đặc xá, nhưng ông khước từ. Sao ba cháu lại khước từ như vậy? Cháu có ý kiến gì về sự khước từ đó không ?

Anh Thư: Dạ ba có nói là ông giám thị trại bảo ba làm đơn xin đặc xá đi rồi người ta xem xét cho về. Nhưng ba nói “Không. Đơn đặc xá thì tôi không làm vì tôi thật sự là không có tội. Tôi không có tội thì làm sao tôi làm đơn đặc xá được”. Hai lần trước cháu đi thăm, ba có nói như vậy. Ba nói “ tôi nói thật với mấy anh là tôi không có tội; bắt nhằm tôi rồi nhốt tôi trong hai mươi mấy năm trời. Tôi kêu oan biết bao nhiêu lần mà không ai lên tiếng. Bây giờ nói tôi có tội,

phải làm đơn đặc xá mới cho về. Tôi không có tội tình gì hết”. Ba cháu có nói như vậy đó.

Thanh Quang: Hòan cảnh gia đình cháu gặp khó khăn ra sao kể từ khi ba cháu lâm cảnh tù đầy dài lâu như vậy?

Anh Thư: Dạ hồi ba cháu mới đi học tập goi là cải tạo, chứ chưa có đi tù, thì mẹ cháu đã đi lấy chồng rồi. Như vậy là ba cháu ở tù, mẹ cháu có chồng khác, chị em cháu thất lạc nhau. Cháu mới nhận lại người em ruột cháu từ năm 2004 tới bây giờ sau khi 2 chị em thất lạc từ nhỏ. Riêng cháu thì phải ở với người nầy người kia, làm công việc nhà hay giúp họ buôn bán ở ngòai chợ để kiếm miếng ăn. Cháu đâu có tiền bạc, thời gian để đi học. Nói chung là khổ lắm.

Thanh Quang: Nhân đây cháu có muốn nói lên những gì thêm nữa với công luận trong và ngòai nước không ?

Anh Thư: Dạ, lời cháu xin nói ở đây là cháu tha thiết, cháu rất là tha thiết, mong các bác, các chú, các cô (nghẹn ngào) thương ba cháu, lên tiếng cho ba cháu về. Như vậy là cháu cảm ơn lắm rồi (khóc). Tại vì một người bình thường sống ở trong tù 10 năm đã thấy khổ sở lắm rồi, chứ đừng nói là 28 năm. Chịu không n°i đâu! (khóc). Sau cùng cho cháu kính lời cảm ơn các cô, chú, các bác trong những hội giúp đỡ ba và cháu. Thành thật cảm ơn các chú, các bác.

Thanh Quang giới thiệu

“người tù mãn kiếp” thứ nhì: ông Truơng Văn Sương.

Sáng hôm 12 tháng 7 năm 2010 lúc 4 giờ sáng công an trại

Page 16: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 16

giam Nam Hà đã làm thủ tục trả tự do cho ông Trương Văn Sương người tù cải tạo được xem là có thời gian bị giam giữ lâu nhất trong lịch sử Việt Nam kể từ sau 1975.

Bị kết tội gián điệp Ông Sương sinh năm 1943, năm nay 67 tuổi, quê ở Mỹ Tú tỉnh Ba Xuyên. Cha ông là người Hoa, mẹ người Khmer nhưng sinh ra trên đất Việt. Trước năm 1975 ông là trung úy phân chi khu trưởng chi khu Mỹ Tú, Ba Xuyên.

Sau năm 1975 ông bị đưa đi cải tạo tổng cộng 6 năm từ 1975 đến 1981 tại Quảng Bình. Sau khi ra trại ông vượt biên sang Thái và ngay sau đó tham gia tổ chức kháng chiến của Trần Văn Bá, Lê Quốc Túy để xâm nhập vào Việt Nam nhằm tìm cách gây dựng những cơ sở đấu tranh ở trong nước nhằm vũ trang chống lại Hà Nội.

Tổ chức này đã bị tình báo Hà Nội gài người vào từ Thái Lan do đó khi họ chưa về tới Việt Nam thì một mạng lưới tinh vi đã giăng ra chờ họ. Tất cả mọi người tham gia đều bị bắt khi vừa đặt chân vào đất Việt Nam. Nhiều người trong nhóm đã bị kết án tử hình như Trần Văn Bá, Trần Thái Bạch, Lê Quốc Quân... riêng ông Trương Văn Sương bị kết án chung thân vì tội gián điệp.

Từ khi bản án được tuyên, ông Sương bị đưa đi qua rất nhiều nhà tù, như Suối Máu thuộc tỉnh Đồng Nai, sau đó ra trại giam Quy Nhơn và lần lượt những năm sau anh bị giải đi thụ án ở nhiều trại miền Bắc và cuối cùng là trại giam Ba Sao, Nam Hà. Trại giam này là nơi anh ở

lâu nhất. 33 năm cải tạo

Trương Văn Sương bị giam tổng cộng 33 năm kể cả 6 năm bị tập trung cải tạo vì tham gia quân đội VNCH. Cách đây một tháng ban giám thị trại giam Ba Sao đã gửi công văn về cho gia đình ông tại Sóc trăng thông báo ông bị suy tim cấp 3 cộng với huyết áp cao và trại giam Nam Hà quyết định đưa ông ra khu chữa trị đặc biệt, nơi mà linh mục Nguyễn Văn Lý đựơc chữa trị trước đây.

Ông Sương đã được chữa bệnh tại Phủ Lý và theo anh Dũng con trai ông cho biết thì ông Sương được bác sĩ theo dõi và chăm sóc hàng ngày khá chu đáo.

Ông Nguyễn Khắc Tòan, một bạn tù của ông Sương kể lại: “Nhiều lần anh đã bị đưa xuống những khu biệt giam tại trại Ba Sao, anh đã phanh ngực thách thức công an và hô vang những khẩu hiệu tranh đầu cho tự do dân chủ.”

Thanh Quang liên lạc được với Ông Trương Văn Sương khi ông còn ngồi chung xe với con do công an chở từ Nam Hà về lại Sóc Trăng. Việc hộ tống hai cha con ông Sương cho thấy cuối cùng thì nhà cầm quyền Hà Nội cũng lo ngại dư luận thế giới về sự ngược đãi tù nhân chính trị của họ và đã tránh tối đa việc này bằng cách áp tải tù nhân về đến tận nhà như từng làm đối với linh mục Nguyễn Văn Lý trước đây.

Sau hơn 33 năm tù đầy trở về ngôi nhà nghèo nàn người vợ đã không còn. Anh Trương văn Sương chụp bên di ảnh vợ.

Thanh Quang bắt đầu cuộc

phỏng vấn, “Trước hết ông cho biết về sức khỏe của ông.’’

Ô. Trương Văn Sương: tôi còn yếu lắm, bị suy tim cấp 4, rồi áp huyết cao nữa. Thuốc men tôi uống hàng ngày. Ngày nào có thuốc thì đỡ, còn không có thuốc thì tôi mệt lắm, thở không kịp. Nay mai tôi cũng định tìm chỗ nào đó chữa trị bệnh tim cho ổn định.

Thanh Quang: Thưa ông, từ lúc về nhà đến giờ, ông có gặp trở ngại gì từ phía chính quyền địa phương không ?

Ô. Trương Văn Sương: Không có. Khi tôi về tới thì họ cũng cho làm thủ tục, bắt con tôi đứng ra bảo lãnh cha. Rồi con cũng phải cam kết động viên cha chấp hành luật pháp nhà nước.

Thanh Quang: Xin ông cho biết lý do được phóng thích khỏi cảnh lao tù sau hơn 3 thập niên bị giam giữ ?

Ô. Trương Văn Sương: Họ không phóng thích, mà tạm đình chỉ thi hành án 12 tháng. Lý do là vì tôi bị chứng suy tim và áp huyết cao, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nên họ cho con tôi bảo lãnh về nhà để tìm thầy thuốc chữa trị.

Tổng cộng từ 1975 tới giờ, tôi đã ở tù 33 năm 4 tháng rưởi. Những nỗi khó khăn, cực khổ đó thì không thể nào tả nỗi, không thể nào lường được. Nhưng đối với tôi bây giờ thì tôi cho đó là chuyện quá khứ.

Thanh Quang: Thưa ông, trong hơn 3 thập niên trong vòng lao lý khắc nghiệt của cộng sản, những khó khăn nổi bật nào mà ông cần trình bày với công luận hôm nay?

Page 17: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 17

Ô. Trương Văn Sương: Dạ khó khăn thì cũng đã khó khăn rồi. Tôi đã từng ở tù từ ngày 30 tháng Tư năm 1975 với tư cách sĩ quan tập trung trong 6 năm cho tới năm 1981.

Rồi sau khi ra tù năm 81, tôi mới vượt biên sang Thái Lan và gia nhập vào Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng VN. Tôi dẫn một đòan hành quân từ Thái Lan nhập biên vào Hòn Đá Bạc tại Mũi Ca Mau. Đến đó thì tôi bị bắt, bị kết án với bản án chung thân vào ngày 1 tháng 3 năm 1983. Tính đến nay là 27 năm 4 tháng coi như mười mấy ngày.

Thôi, ai cũng có cái sai và ai cũng có sơ suất. Chuyện đó mình cũng nên thông cảm. Và theo ý tôi thì bây giờ tôi muốn hướng về tương lai, nghĩa là muốn con người đối xử với nhau cho có lòng nhân đạo.

Dân tộc VN phải biết thương dân tộc VN. Và chúng ta là người VN thì phải có bổn phận và trách nhiệm đòan kết với nhau, góp công, góp sức vào công cuộc xây dựng tổ quốc VN cho giàu mạnh. Theo ý của tôi là như thế. Còn quá khứ cứ để cho nó về quá khứ.

Thanh Quang: Thưa, chúng tôi được biết ông đã nhiều lần tỏ ra bất khuất trước hành động đàn áp tù nhân chính trị trong tù, kể cả việc hô to những khẩu hiệu chống Hà Nội, tố cáo chế độ lao tù dã man, bản án bất công. Ông có thể cho biết về vấn đề nầy được không?

Ô. Trương Văn Sương: Được. Trước đây thì tôi cũng là người chống đối cực kỳ tại trại giam Nam Hà. Tất cả anh em đó

đều gọi tôi là người hùng. Cứ 6 tháng đầu năm là tôi bị đi cùm, biệt giam, kỷ luật. Mỗi năm thì tôi bị đi 2 lần như vậy. Không có gì khác hơn là họ bảo tôi viết một bản kiểm điểm. Tôi viết bản kiểm điểm với nội dung như sau:

Chúng tôi khẳng định rằng chúng tôi vô tội. Chúng tôi là những người có công với đất nước. Mặc dù chúng tôi không đắp được một con đường hay xây được cái nhà, nhưng chúng tôi là những người đã đem mồ hôi, nước mắt, xương máu để đấu tranh cho nhân quyền, tự do, dân chủ cho VN.

Còn nói những người có tội, thì chính đảng CSVN là những người có tội. Họ đã 2 lần gây thêm thù và bớt bạn. Bằng chứng là, họ đã cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp, giết chết hàng triệu người Miền Bắc vô tội. Và lần thứ hai là vào năm 1975, khi chiếm được Miền Nam, họ bày ra tập đòan, tập thể, thu gom, làm cho người dân VN bất mãn, kể cả giới xe lôi, xe kéo, nông dân và những trung nông giàu có... đều bị đánh tư sản.

Dân VN không thể sống nổi, bế bồng nhau đi vượt biển, xuống thuyền ra ngòai biển để làm mồi cho cá – cũng gần cả triệu người. Chính quyền hiện tại là một chính quyền thối nát, tham nhũng. Những đảng viên, những người chức quyền, họ mới có cái quyền tham nhũng. Còn những người bán rau, dân xe lôi, xe kéo...thì làm gì có chuyện đó. Cho nên chúng tôi mới khẳng định rằng chính quyền nầy, chúng tôi không ủng hộ, không tán thành. Hơn nữa, họ còn bán đảo Hòang Sa, bán Trường Sa,

rồi bán một phần đất liền dọc theo biên giới Việt-Trung gần 70 km2 – gần bằng diện tích của tỉnh Bắc Ninh. Điều đó chứng tỏ họ bán đất, bán đảo, họ hiến dâng như vậy để củng cố địa vị của họ trong Bộ Chính trị.

Thanh Quang: Thưa được biết có lúc Bộ Công an VN yêu cầu ông làm đơn xin ân xá, khoan hồng, nhưng ông khước từ. Lý do nào ông khước từ như vậy ?

Ô. Trương Văn Sương: Dạ họ bảo tôi làm đơn, nhưng tôi không làm. Bởi vì tôi xác định rằng tôi không có tội. Tôi là người có công mà bắt tôi làm đơn xin như vậy là tôi không đồng ý. Nhưng đến khi tôi ngã bệnh rồi, áp huyết cao, tim bị suy, thì họ bắt tôi làm đơn xin ân xá, tôi có làm. Vì tôi nghĩ rằng nếu không làm thì tôi sẽ bỏ xác tại đây. Buộc lòng tôi phải làm đơn để ra ngòai. Rồi sau nầy thì lịch sử, xã hội, anh em, mọi người sẽ chứng minh cho lòng thành của tôi.

Thanh Quang: Sau cùng, thưa ông, sau hơn 3 thập niên bị cảnh lao lý khắc nghiệt, ông có nhận xét gì không về vấn đề nầy .

Ô. Trương Văn Sương: Sau cảnh lao lý như thế này, tôi cho rằng sự chịu đựng của con người tôi, tôi không tưởng tượng được. Tôi không ngờ tôi chịu đựng nỗi đến mức nầy.

Thanh Quang: Thưa, xin cảm ơn ông Trương Văn Sương rất nhiều.

Ô. Trương Văn Sương: Dạ, cảm ơn anh.

Tôi xin mạn phép ông (hay cô) Thanh Quang trích nguyên văn bài ông viết, vì bài gồm toàn những câu đối thoại, cần được giữ chính xác. Tôi cũng xin ông

Page 18: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 18

cho biết điện thoại, hoặc địa chỉ của ông Trương Văn Sương và cô Anh Thư để chúng tôi và độc giả liên lạc giúp đỡ hai nhân vật vô cùng xứng đáng được người Việt hải ngoại giúp đỡ này.

Nguyễn Ðạt Thịnh

Les autorités écrasent la dissidence en ligne; des activistes sont

détenus au secret

Dans une attaque en deux volets, les autorités

vietnamiennes ont détenu, interrogé et parfois agressé physiquement au moins sept

blogueurs indépendants au cours des deux derniers mois,

menant simultanément une série de cyber-attaques insidieuses contre des sites web critiques à l’égard du gouvernement, selon ce que rapporte Human Rights Watch. Par ailleurs, les défenseurs des droits continuent de faire face à des procès bidons et à de lourdes peines de prison parce qu’ils organisent la défense des droits des travailleurs ou qu’ils appuient des groupes politiques d’opposition.

Le 8 mai, les autorités ont débranché le téléphone et l’Internet au domicile de Ha Si Phu, un des blogueurs dissidents les plus connus du Viêt-nam. Son blogue et son site web subissent régulièrement des cyber-attaques

en 2010. Le 28 avril, Lu Thi Thu Trang, une activiste sur Internet liée au groupe pro-démocratique Bloc 8406, a été tabassée par des officiers de police devant son fils de 5 ans. Un autre blogueur a été détenu trois fois en avril, interrogé puis relâché. Les cyber-attaques sont infligées aux Vietnamiens qui utilisent des ordinateurs. Partout à travers le monde, on infecte les ordinateurs de dizaines de milliers d’utilisateurs qui téléchargent des logiciels de clavier en vietnamien, dit un membre de l’équipe de sécurité de Google. « Ces appareils infectés sont utilisés autant pour espionner leurs propriétaires que pour les faire participer à des attaques consistant à distribuer des négations de services aux blogues qui contiennent des messages de dissidence politique. Plus précisément, ces attaques tentent d’étouffer l’opposition aux efforts d’exploitation des mines de bauxite au Viêt-nam, qui est une question grave et chargée sur le plan émotionnel dans le pays. » Depuis septembre 2009, des dizaines de sites ont été attaqués, notamment des sites animés par des catholiques qui critiquent la confiscation par le gouvernement de propriétés de l’Église, des forums de discussion politique et des partis d’opposition, ainsi qu’un site environnemental qui milite contre l’exploitation de la bauxite. Le gouvernement vietnamien gère le flux de l’information de nombreuses manières. Au cours des six derniers mois, le service en langue vietnamienne

de la BBC et Facebook ont été bloqués. De plus, les propriétaires de café Internet sont tenus de prendre la photo d’identité des utilisateurs de l’Internet, de surveiller et d’entreposer les renseignements sur leurs activités en ligne, et de bloquer l’accès aux sites web interdits. On ne tolère tout simplement pas l’expression d’opinions sur les droits de la personne ou quelque forme de dissidence, dit Human Rights Watch. Les défenseurs des droits Le Cong Dinh, Tran Huynh Duy Thuc et Le Thang Long ont été reconnus coupables en janvier 2010 d’avoir tenté de « renverser le gouvernement », parce qu’ils ont appuyé la formation d’un parti d’opposition, et condamnés à des peines de prison qui vont de cinq à seize ans. Tous les groupes politiques d’opposition sont interdits au Viêt-nam. Trois autres activistes sont détenus au secret depuis leur arrestation en février. Doan Huy Chuong, Nguyen Hoang Quoc Hung et Do Thi Minh Hanh travaillaient à aider des travailleurs appauvris et des fermiers sans terre à obtenir des réparations du gouvernement. « Les autorités carcérales vietnamiennes maltraitent et torturent systématiquement les détenus politiques pendant les interrogatoires afin de les amener à signer des aveux rédigés à l’avance et de dévoiler des informations sur d’autres activistes », dit Human Rights Watch.

Page 19: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 19

TEXAS (VB) -- Một thiếu nữ Mỹ gốc Việt, cô Cung Hoàng Kim, đã đoạt giải Hoa Hậu Toàn Quốc Hoa Kỳ của Giải America’s US Miss Scholarship Program năm 2010. Cô Cung Hoàng Kim cũng là người có nhiều hoạt động tích cực trong cộng đồng, vì cha của cô là ông Cung Nhật Thành, một cảnh sát vùng Dallas và đã tư vấn pháp lý hàng tuần cho đồng hương qua một làn sóng phát thanh, và mẹ của cô là một giáo sư dạy ở một cao đẳng cộng đồng địa phương.

Sau đây là toàn văn bài viết bằng tiếng Việt của tân Hoa Hậu giải này, kể lại tiến trình thi hoa hậu và cảm nghĩ. Tiếng Việt tuy vụng về, nhưng tấm lòng tự hào dân tộc và văn hóa của cô Cung Hoàng Kim đã nổi bật qua lời kể. Bài như sau.

*. Em tên là Cung Hoàng Kim. Cách đây một năm, cuộc hành trình của em đã bắt đầu với danh-

hiệu Hoa Hậu Texas 2010 của tổ chức America’s US Miss Scholarship Program, và em đã góp mặt trong cộng đồng với các việc làm hữu ích. Em cũng phát động chương trình Hiểu Biết Về Các Nền Văn Hóa Khác Nhau.

Vào ngày 29/6/ 2010, đại diện tiểu bang Texas, em đã bay tới thành phố St.Charles, Missouri, để thi Hoa Hậu ở cấp bậc quốc gia Hoa Kỳ, cùng với các cô Hoa Hậu của các tiểu bang khác, cùng nhau thi đua tài sắc và khả năng phục vụ cộng đồng. Ngày đầu là để gặp gỡ nhau, nộp các giấy tờ dự thi, và tập dợt sơ khởi. Em yêu thích cơ cấu tổ chức của cuộc thi Hoa Hậu nầy vì họ giúp chúng em làm bạn với nhau dễ dàng. Cô Hoa Hậu Nebraska và em đã trở thành bạn với nhau trong khi xếp hàng chờ dự thi.

Vào ngày thi mở đầu, em đã thức dậy sớm lúc 6 giờ sáng, ăn uống lành mạnh, để đủ sức sinh hoạt cả ngày. Cuộc thi Thường Phục thật là vui nhộn. Âm nhạc dồn dập liên tục giúp các bạn dự thi chú ý và sẵn sàng trổ hết tài mình. Các cô phô diễn những chiếc áo đầm dài tới cỡ đầu gối, các áo đầm mùa hè với đôi giầy ống kiểu cao-bồi, và các áo mặc sát người với quần dài mỏng. Đến phiên em, em đã bước lên sân khấu với môt nụ cười tươi, rạng rỡ dưới ánh đèn, như các cô bạn khác. Trong cuộc thi Áo Dạ Hội, em mặc áo mầu vàng tươi, có dây mầu đen cột lại thành một cái nơ, vì kiểu áo nầy sống động và vui tươi như cá-tính của em.

Trong cuộc thi Phỏng Vấn, em đã nói những lời chân thật từ trái tim mình. Em thích nhất phần Phỏng Vấn nầy vì nó tạo cơ hội giúp cho các giám khảo biết rõ con người thật của mình, biết mình hăng say về những việc gì, và nền tảng nào đã hình thành con người mình hôm nay. Đạt được một danh-hiệu không những chỉ là một vinh dự. Đó còn là một trách nhiệm đại diện cho cuộc thi Hoa Hậu, những người tổ chức cuộc thi mà bạn tin tưởng, trong khi bạn phục vụ cộng đồng. Điều đặc biệt của America’s US Miss Scholarship Program là bạn phải thi đua trong 6 lãnh vực khác

Page 20: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 20

nhau: Thường phục, áo dạ hội, phỏng vấn, phục vụ cộng đồng, khả năng học vấn, tóm tắt về con người mình và những thành tựu đã có. Như vậy, để thắng giải Hoa Hậu, bạn phải vượt bực trong mọi lãnh vực kể trên, không thể chỉ giỏi một vài phương diện mà thôi. Ngoài ra, còn có những Cuộc Thi Tự Chọn mà em rất tự hào đã thắng thêm 4 giải nữa, ở cấp bậc quốc gia Hoa Kỳ. Đó là: Y Phục Thể Dục, Y Phục Áo Tắm, Khả Năng Trình Diễn, và Người Mẫu.

Trong ngày cuối cùng của cuộc thi Hoa Hậu, em rất bận tâm. Em không biết chắc là mình có giỏi đủ để thắng giải không, nhưng em biết là mình đã cố gắng hết sức rồi. Em chưa bao giờ thi đua với những cô gái tuyệt vời như vậy. Mỗi cô gái đều có một trái tim vàng ngọc và muốn đóng góp cho cộng đồng. Tất cả chúng em, mỗi người đều có nét đặc biệt riêng. Vào đêm thi cuối cùng, sau khi bốn cô Á-Hậu, từ thứ 4 đến thứ 1 được nêu lên, tiểu bang Texas và tên em đã được tuyên-bố là người thắng giải Hoa Hậu toàn quốc của Hoa Kỳ (2010-2011). Một cách sinh động, em vẫn còn nhớ trong lúc được đội vương miện lên đầu, em đã nói “Cám

Ơn” với tất cả các vị Giám Khảo chấm thi khoảng 10 lần. Em thật tình cảm thấy được vinh dự lẫn khiêm tốn sau khi thắng giải Hoa Hậu toàn quốc của America’s US Miss, và em biết cái năm tuyệt diệu đầy nguồn cảm xúc nầy sẽ trôi qua rất nhanh. Em sẽ rất bận rộn với các buổi chụp hình bởi các nhiếp ảnh viên nổi tiếng, sẽ đi du lịch trên biển tới Bahamas bằng tầu thủy, cũng như tiếp tục phục vụ cộng-đồng. Em cũng biết được là các cuộc thi Hoa Hậu không phải chỉ để thắng giải, mà còn dành cho sự phát triển cá nhân của mỗi ứng viên dự thi.

Qua các công tác phục vụ hoặc hiện diện trong cộng đồng vừa qua, em đã góp phần giúp đỡ trong cuộc sống của những người khác, nhưng đồng thời cuộc sống riêng của em cũng được ảnh hưởng tốt đẹp. Trước khi kết thúc, em xin được gửi những lời tri ân nồng nhiệt nhất đến các vị bảo trợ của em. Nếu không có sự giúp đỡ về tinh thần, tình cảm, và tài chánh của quý vị, em đã không thể đạt được thành công như vậy. Thưa Cô Mộng Tuyền, Chủ Nhiệm Nguyệt San Bút Tre; Chú Viễn Phương, Chủ Nhiệm Báo Tiếng Nói Cộng Đồng; Bác Sĩ Maryan Mojdehi-Barnes; Kỹ Sư Cung văn Bộ và Chị Hương; Dược Sĩ Đoàn Lê Minh Chi và gia đình; Dì Mộng Vân và Cậu Mộng Hải; Bác Sĩ Vũ Cao Thắng, Bà Huang và gia đình; các cơ sở chụp hình: LatinOnhel, Sam Morar, và QD. Xin cám ơn quý vị đã giúp em hoàn thành mơ ước. Lòng thương mến và sự khích lệ của quý vị mang ý nghĩa lớn lao vô bờ bến đối với em. Xin Cám Ơn.Ngày 5/7/2010(Theo Viet Bao)

Page 21: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 21

Cuộc Hội Luận Kỷ Niệm 35 Năm Lưu Vong đã thực hiện hôm Thứ Tư 28-4-2010 tại Westminster, Calif. Sau đây là bài thuyết trình của Robert F. Turner đã được dịch ra Việt ngữ. Ông quan tâm về VN từ khi còn học bậc cử nhân ở đaị học Indiana University, nơi ông viết luận án dày 450 trang về cuộc chiến và được điểm danh dự, và thường xuyên tranh luận với phe phản chiến khắp Hoa Kỳ. Ông vào Bộ Binh năm 1968 và tình nguyện sang VN. Từ 1968 tới 1975, ông thăm Đông Dương 5 lần, đi thăm nhiều nơi ở Nam VN, Lào và Cam Bốt. Ông viết nhiều sách về VN. (ViŒt Báo)

Xin kính chào quý vị. Tôi xin được ngợi ca ban tổ chức

buổi hội thảo quan trọng này và những người đã bỏ thời giờ đến tham dự một sinh hoạt tôi cho là rất quan trọng để suy nghiệm về một phần bi thảm mà cũng hệ trọng của lịch sử Hoa Kỳ. Cách đây đúng 35 năm cũng vào ngày này, tôi rời Việt Nam lần cuối trong đợt di tản sau cùng tại Sàigon. Tôi khởi sự học hỏi về Chiến tranh Việt Nam năm 1965 khi là sinh viên đại học. Tôi là một sinh viên trong số tương đối ít ỏi đã thực tin rằng việc bảo vệ người dân Đông

Dương chống Cộng sản xâm lược là việc đúng, và trong ba năm kế tiếp, tôi tham gia hàng trăm cuộc “hội thảo ngoài trời” của các đại học, hay đấu lý hoặc nhiều chương trình tranh luận. Tôi lần đầu đến Việt Nam trong một giai đoạn ngắn khi là phóng viên năm 1968, rồi trở lại đó hai lần khi là sĩ quan Bộ binh được biệt phái vào một bộ phận của toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, là Văn phòng Nghiên cứu về Bắc Việt và Việt Cộng. Sau đấy, tôi còn qua Việt Nam nhiều lần khi làm cố vấn về an ninh quốc gia cho Ủy ban Ngoại giao Thượng viện Hoa Kỳ. Là một thành viên của “Viện Hoover về Chiến tranh, Cách mạng và Hoà bình” thuộc Đại học Stanford ở California, hơn 35 năm trước, tôi đã viết cuốn sử quan trọng đầu tiên bằng tiếng Mỹ về “Cộng sản Việt Nam”. Trong hơn hai chục năm, tôi đã có nhiều khóa giảng dạy tại viện Đại học Virginia về Chiến tranh Việt Nam.

Vì thời giờ có hạn, tôi phải nói ngắn, nhưng trước khi đề cập tới chủ điểm của bài thuyết trình, tôi xin có thêm một lời cảnh báo. Rằng đa số lập luận ngày nay cứ coi là sự “sáng suốt phổ biến” về Chiến tranh Việt Nam thật ra lại không đúng. Rất đáng tiếc rằng điều ấy có nghĩa là đa số những gì được giảng dạy tại cấp trung

Robert F. Turner

và đại học lại gần với thần thoại hơn là lịch sử.

Tôi chỉ xin đơn cử hai thí dụ: 1 - Ngày nay, chúng ta được nghe rằng cuộc chiến Việt Nam là “bất khả thắng”. Tôi xin được góp tiếng bên cạnh nhiều sử gia thuộc loại xuất sắc nhất ngày nay khi nêu lập luận ngược rằng chúng ta không chỉ hy vọng thắng mà thực tế đã thắng vào đầu thập niên 1970. (Và khi nói “chúng ta”, tôi không nghĩ rằng đấy là quân lực Hoa Kỳ mà là nỗ lực chung của hai quân đội miền Nam Việt Nam và Hoa Kỳ, cùng với người dân miền Nam). Đáng buồn là dưới áp lực của cái gọi là “phong trào hòa bình”, Tháng Năm năm 1973, Quốc hội Hoa Kỳ đã biểu quyết một đạo luật cấm Tổng thống chi tiền bảo vệ nạn nhân của Cộng sản xâm lược tại Đông Dương. Làm như vậy, Quốc hội đã chuyển thắng thành

Giáo sư Robert F. Turner

Hậu Quả Của Việc Hoa Kỳ Bỏ Rơi Đông Dương

Page 22: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 22

bại. Quốc hội cũng ngăn cản nỗ lực tự vệ của Quân lực và người dân miền Nam khi cắt viện trợ tài chánh, xăng dầu, cơ phận và đạn dược cần thiết cho họ có thể chống đạo quân xâm lược theo lối chiến tranh quy ước đi sau các chiến xa chế tạo tại Liên Xô. Khi Quốc hội phản bội lời cam kết lịch sử của Hoa Kỳ là bảo vệ các nước không Cộng sản tại Đông Dương thì Liên bang Xô Viết và Trung Quốc gia tăng viện trợ cho Hà Nội.

2- Huyền thoại thứ hai mà tôi muốn nói sơ qua là Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến “phi lý” tiến hành không lý do chính đáng. Nhiều người Mỹ thành thật tin rằng chúng ta lâm chiến tại Đông Dương do hiểu lầm về vụ đụng độ ở Vịnh Bắc Bộ vào đầu tháng Tám năm 1964. Thật ra, như tôi có trình bày trong luận án đoạt giải danh dự năm 1966 và trong cuốn sách “Cộng sản Việt Nam” xuất bản năm 1975, đảng Lao động của Cộng sản Việt Nam đã quyết định từ Tháng Năm năm 1959 là mở ra đường mòn Hồ Chí Minh và gửi vào Nam nhiều ngàn lính và vô số chiến cụ với mục đích lật đổ chính phủ trong Nam. Sau khi chiến tranh kết thúc, Hà Nội đã nhiều lần xác nhận sự thực đó. Nói cho đơn giản thì Hoa Kỳ tham chiến để giúp người dân miền Nam tự vệ vì cùng một lý do như việc chúng ta tham chiến tại Cao Ly năm 1950: nhằm bảo vệ tự do của con người và thực thi việc chống xâm lược đã được ghi trong Hiến chương Liên hiệp quốc. Chuyện ấy cũng hoàn toàn phù hợp với những lý do khiến chúng ta chiến đấu trong hai cuộc

Thế chiến. Tôi không có thời giờ khai triển luận điểm pháp lý này nhưng cho rằng việc ngăn chặn cộng sản tại Đông Dương cũng quan trọng như việc chống xâm lược trong các cuộc chiến khác, và nếu chúng ta không thể đương cự vào năm 1964 thì Hoa Kỳ đã thua cuộc Chiến Tranh Lạnh. HẬU QUẢ CỦA VIỆC BỎ RƠI ĐÔNG DƯƠNG

Bây giờ, xin trở lại đề tài tôi được giao phó: là hậu quả của việc Hoa Kỳ bỏ rơi Đông Dương cho quân Cộng sản. Tôi làm việc trong chính phủ vào mấy năm cuối của Chiến tranh Việt Nam tới hầu hết thập niên 80. Tôi phục vụ trong Thượng viện, Ngũ giác đài, bộ Ngoại giao và tòa Bạch Cung. Sau đó trong nhiều năm tôi giảng dạy về “Chánh sách Ngoại giao Hoa Kỳ” tại Phân khoa Chính quyền và Ngoại giao của viện Đại học Virginia. Tôi có thể nói trong nhiều tiếng đồng hồ nữa về hậu quả địa dư chiến lược của việc Hoa Kỳ xoá bỏ lời cam kết bảo vệ miền Nam và các lân bang của Việt Nam. Liên bang Xô viết đã thấy ra là Hoa Kỳ có những mâu thuẫn tệ hại trong nội bộ và mất ý chí bảo vệ các đồng minh. Vì vậy, Liên Xô đã hành động: 1 - Họ bắt đầu bốc “chí nguyện quân” từ Cuba thả qua Angola để giúp phe cộng sản tại đây có thể cướp chính quyền trước các kỳ hạn bầu cử của xứ Angola. Vị Nghị sĩ của Tiểu bang của tôi đã tích cực ngăn cản các đồng viện không biểu quyết một tu chính án cắt hết ngân khoản cho mọi hoạt động của cơ quan CIA có mục tiêu yểm trợ các phe không

cộng sản tại Angola. Những người chống lại quan điểm ấy - hầu hết là trong đảng đa số đã vừa trao Nam Việt Nam, Lào và Căm Bốt cho Sộng sản - thì trấn an đồng viện của họ rằng, nếu như có người Cuba tại Angola, thì sau khi ta rút quân, nhân dân Phi Châu sẽ mau chóng quăng họ ra ngoài. Trong thập niên sau đó, số cán bộ Cuba tại Phi châu da đen đã tăng tới khoảng bốn năm chục ngàn. Và nạn nhân bị tử vong ở đấy được ước lượng là không dưới trăm ngàn người. 2 - Tin rằng Hoa Kỳ sẽ chẳng làm gì hết, năm 1979, Liên Xô xâm chiếm Afghanistan khiến cả triệu người chết và gây ra lực lượng Taliban ở tại đây. 3- Và lần đầu tiên trong sáu chục năm, Moscow bảo với tay sai của họ ở Mỹ châu La tinh rằng tiến hành “đấu tranh võ trang” để cướp chính quyền thì cũng được, từ đấy mới xảy ra nội chiến tại El Salvador, Nicaragua, Honduras, Guatemala, Costa Rica và các nước khác trong vùng. Vô số người lại thiệt mạng vì chuyện đó. Nhưng hôm nay tôi không muốn tập trung về các vấn đề dù rất quan trọng là địa dư chiến lược. Tôi muốn nói về hậu quả của quyết định của Hoa Kỳ đối với con người. “Phong trào hòa bình” - của phe phản chiến - trấn an chúng ta rằng Hoa Kỳ chỉ cần rút quân và chấm dứt chiến tranh thì mình sẽ phát huy “nhân quyền” và “ngăn nạn tàn sát”. Tôi rất ngại nói về những gì xảy ra tại Việt Nam sau khi Hoa Kỳ triệt thoái, vì trong hội trường này và tại khu “Little Sàigon” có nhiều người đã trực tiếp nếm mùi và biết rõ

Page 23: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 23

hơn những gì mà mọi “học giả” Mỹ có thể muốn biết. Nhưng có một số sự thật thì đã rõ ràng. Hãy trước tiên nói về nhân quyền. Tháng Tư năm 1975, khi sự chiến thắng của Cộng sản đã thành hiển nhiên cho mọi người, Đệ nhất Bí thư đảng Lao Động là Lê Duẩn đã tuyên bố rằng, sau khi “giải phóng” Miền Nam, “chúng ta sẽ biến nhà tù thành trường học.” Tới Tháng 10 năm 1978, nhật báo Times đầy uy tín tại Luân Đôn đã báo cáo sự thật: Cộng sản Việt Nam đã biến nhà trường và cô nhi viện thành nhà tù vì họ có quá nhiều tù nhân. Điều 11 của Hiệp định Paris ký kết năm 1973 cấm “mọi hành vi trả thù hay kỳ thị các cá nhân hay tổ chức đã hợp tác với một phe bên này hay bên kia,” và còn rõ ràng bảo đảm quyền tự do báo chí, tôn giáo, tự do sinh hoạt chính trị và một loạt những quyền thiêng liêng khác. Vậy mà Tháng Năm năm 1977, tờ Quân đội Nhân dân công khai thông báo: “triệt để cấm mọi hành vi chống lại chế độ và tước hết mọi quyền tự do của những kẻ không tin vào xã hội chủ nghĩa.” Bài báo tuyên bố: “Với bọn phản cách mạng... nhân dân ta dứt khoát xoá bỏ quyền tự do ngôn luận và trừng phạt đích đáng.” Sau đó, một dân biểu duy nhất của Quốc hội Việt Nam Cộng Hoà được phép tham gia cái gọi là Quốc hội Thống nhất” đã tuyên bố: “Chế độ mới cai trị bằng bạo lực và khủng bố... Không có tự do di chuyển hay lập hội; không có tự do báo chí, hay tự do tôn giáo, hay... cả quyền tự do có ý kiến riêng... Sự sợ hãi tràn ngập khắp nơi.”

QUYỀN TỰ DO BÁO CHÍTháng Chín năm 1970, Trưởng phòng Sàigon của tờ Christian Science Monitor là Daniel Sutherland - ông bạn của tôi vào thời ấy - có viết một bài dài về “quyền tự do báo chí” trong Nam. Ông viết: “Dưới bộ luật báo chí mới, Miền Nam bây giờ có một nền báo chí thuộc loại tự do nhất Đông Nam Á...” Tôi tin chắc rằng mình không là người duy nhất trong hội trường này có thể xác nhận điều ấy. Riêng Sàigòn thì đã có hơn ba chục tờ báo, và nhiều tờ trong số đó kịch liệt chống chính phủ. Dĩ nhiên là để thu thập dữ kiện về quyền tự do ấy, tôi thường cầm máy ảnh lang thang trong Sàigòn vào những chiều Chủ Nhật được nghỉ. Tôi thấy bày bán công khai những quyển sách như “Chiến tranh Nhân dân và Quân đội Nhân dân” của Tướng Võ Nguyên Giáp là cuốn chỉ nam về nổi dậy của Việt Cộng, vài cuốn của lãnh tụ cộng sản Cuba là Ché Guevarra, và cả các cuốn sách về / hay của Mao Trạch Đông. Sau ngày gọi là “giải phóng”, người Cộng sản chiếm đóng đã “tạm thời” đình chỉ xuất bản mọi tờ báo hay tạp chí độc lập. Chưa đầy một tháng sau, mọi tiệm sách báo đều bị đóng cửa và việc mua bán hay tàng trữ các văn hoá phẩm xuất hiện “dưới chế độ cũ” đều bị cấm.

TÙ CHÍNH TRỊ

Một trong các vấn đề nặng nề nhất là những người chống Việt Nam thường nêu ra, là cái gọi là “chế độ phát xít” tại miền Nam đã giam giữ hơn 200 ngàn

“tù chính trị”. Khi trở lại Đông Dương vào Tháng Năm 1974 - cũng là dịp thăm viếng Cam Bốt và Lào, tôi chú trọng đến việc điều tra những lời cáo giác trên. Tôi ghé thăm Linh mục Chân Tín, nổi danh lãnh tụ của “lực lượng thứ ba” nhưng có lẽ là một cán bộ của Hà Nội. Tôi hỏi ông ta là tìm đâu ra con số “202 ngàn tù nhân chính trị?” Ông ta bảo rằng mình đã hỏi các tù nhân cũ và gia đình thân nhân của họ là họ nghĩ xem có bao nhiêu tù nhân. (Tôi nghi là họ đã cộng lại tổng số của các câu trả lời). Sự thật thì thời đó chỉ có khoảng 35 ngàn tù nhân trong tất cả các nhà tù của Miền Nam. Tôi cũng gặp một lãnh tụ khác của “lực lượng thứ ba” là bà Ngô Bá Thành, người nói với tôi rằng định nghĩa của bà về “tù nhân chính trị” có thể gồm cả người như Sirhan Sirhan, là tay cán bộ người Palestine đã ám sát Nghị sĩ Robert Kennedy vào tháng Sáu năm 1968. Mục đích của hắn, bà Ngô Bá Thành giải thích, là “chính trị” khi hắn ám sát một ứng cử viên Tổng thống rất nổi tiếng của Hoa Kỳ. Rồi còn vụ “chuồng cọp” đầy tai tiếng tại Côn Sơn, được họ mô tả như sau:

- “... xà lim chôn dưới mặt đất, với các dóng sắt đóng trên trần thay vì ở dưới. Mà trần xây thấp đến nỗi tù nhân không thể đứng được...” - “... những hố nhỏ được đào dưới đất và che bằng chấn song sắt.” - “[Mấy hầm đó] quá hẹp cho những người Việt Nam dù thấp bé cũng không thể nằm duỗi thẳng và trần quá thấp nên tù nhân khó có thể đứng thẳng người.” Thật ra, tôi có đến đảo Côn Sơn

Page 24: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 24

và thăm những “chuồng cọp” này. Tôi nghĩ rằng chúng ta cùng đồng ý là tôi cao hơn đa số người Việt Nam. Vậy mà tôi chưa thể với tới các chấn song trên trần - vốn cao tới ba thước (khoảng 10 bộ) kể từ mặt đất lên. Ngay cả lực sĩ Nghiêu Minh (Yao Minh) người Tầu - tay trung phong của đội bóng rổ Rocket’s ở Houston bên Texas - cũng chỉ cao tới bảy bộ và sáu phân - hơn hai thước hai - nên anh ta cũng chẳng gặp khó khăn gì để duỗi dài trong căn xà lim một bề thước rưỡi một bề ba thước của cái gọi là “chuồng cọp”. Ít nhất, một số cán bộ chống Việt Nam đã từng cáo giác chuyện “chuồng cọp” biết là họ nói láo. Trước khi qua Việt Nam năm 1974, tôi nói với một người trong số này rằng tôi dự tính sẽ tới nhà tù Côn Sơn để tự mình xem tận mắt, và anh ta có vẻ khó chịu - có lẽ biết rằng tôi sẽ thấy sự thật. Anh ta nói rằng vấn đề thật bây giờ chính là tại nhà tù Chí Hoà ở Sàigon. Vì vậy, sau khi thăm Côn Sơn, tôi xin phép vào xem nhà tù Chí Hoà và chưa đầy 48 tiếng sau đã được tới đó trong mấy tiếng đồng hồ. Đây không là nơi mà mình thích sống, nhưng cũng chẳng tệ hơn đa số các nhà tù và bên trong tôi không thấy dấu vết gì của những sự lạm dụng phổ biến. Tôi nói riêng với vài người Mỹ đã từng ở trong này và họ nói rằng dù có nghe nhiều lời tố cáo nhưng tất cả đều cho biết là họ không hề nghe thấy “tiếng gào thét trong đêm vắng” hoặc được báo cáo về nạn tra tấn hay hành hạ tù nhân. NGĂN CHẶN TÀN SÁT

Bi thảm nhất của những người chống Việt Nam là lý luận của họ, rằng cắt viện trợ cho Miền Nam là Hoa Kỳ sẽ “ngăn được nạn tàn sát”. Họ sai lầm tới chừng nào. Ông bạn Giáo sư R.J. Rummel của tôi (một người từng được tuyển liên tiếp cho giải Nobel Hoà Bình) ước lượng là tổng số người bị giết sau khi miền Nam được “giải phóng” lên tới 643 ngàn. - Khoảng 100 ngàn bị xử tử qua quít ngay sau khi Cộng sản nắm quyền. Qua quít vì cũng chẳng có một hình thức tạm bợ về “tiến trình hợp pháp” hay một toà án. - Giáo sư Rummel cho là 400 ngàn là “thuyền nhân” bị chết ngoài biển cả khi muốn thoát khỏi chế độ độc tài và đàn áp đã trùm lên quê hương. Cao ủy Tỵ nạn của Liên hiệp quốc thì cho là một phần ba những người vượt biên bằng thuyền đã chết ngoài biển - một số là vì tầu quá đông người bị chìm, hoặc chết vì đói, vì khát, nhiều người tử nạn sau thì bị hải tặc cướp bóc và cưỡng hiếp. Cao ủy cũng tường trình rằng có khoảng 840 ngàn người tới được Hong Kong hay các nước không Cộng sản ở Đông Nam Á. Nếu áp dụng tỷ số “chết một phần ba” cho con số này thì ta đoán là có một triệu 300 ngàn người vượt biên bằng thuyền và khoảng 420 ngàn người đã chết trên đường tìm tự do. Con số không xa với ước lượng của Giáo sư Rummel. - Giáo sư Lewia Sorley, tác giả cuốn sách có giá trị của một dấu mốc là “A Better War” - một Cuộc Chiến Khá Hơn - mà tôi ân cần giới thiệu đến quý vị, cho rằng có chừng 250 ngàn sĩ quan và binh lính của miền Nam cũ đã chết trong các “Trại Cải

Tạo” do chế độ Cộng sản lập ra. - Khoảng một triệu rưởi người dân miền Nam bị đẩy vào các khu “Kinh Tế Mới” để sống trong những điều kiện nghiệt ngã và chừng 48 ngàn đã chết tại đấy. Tôi biết rằng rất đông người trong cộng đồng này có thể kể lại những kinh nghiệm thật về “Trại Cải Tạo” và khu “Kinh Tế Mới” và khuyên các sinh viên ở đây nên tìm ra họ, ghi nhận câu chuyện của họ để làm chứng liệu cho lịch sử. CĂM BỐT

Và còn chuyện xứ Căm Bốt nữa. Khi Tổng thống Nixon gửi quân đội Hoa Kỳ sang Cam Bốt vào năm 1970 để yểm trợ các đơn vị Việt Nam Cộng Hoà, khuôn viên các Đại học Mỹ bị đóng vì những cuộc phản đối đầy bạo động chống lại vụ xâm lược “phi pháp”. Thật ra, về pháp lý thì y như Việt Nam, Căm Bốt là “quốc gia thành viên của Nghị định thư” - Protocole States - đã được cam kết bảo vệ chống Cộng sản xâm lăng trong khuôn khổ Hiệp ước SEATO năm 1954. Mười năm sau, và với tỷ lệ đầu phiếu là 99,6%, khi Quốc hội Hoa Kỳ cho phép Tổng thống Johnson tham chiến tại Đông Dương, quy chế ấy hoàn toàn có thể áp dụng cho Căm Bốt như cho Việt Nam và Lào. Nghị quyết ấy của Quốc hội chỉ cần dẫn chiếu “Protocole States” của Hiệp ước SEATO (South East Asia Treaty Organization) . Tôi thăm viếng Căm Bốt nhiều lần trong năm 1974 và trong nhiều năm đã viết về Khờme Đỏ. Thời ấy, việc họ là những kẻ sắt máu có dự tính tàn sát không

Page 25: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 25

tưởng tượng nổi với đồng bào Khờme của họ thật ra chẳng còn là bí mật. Và dĩ nhiên, khi tôi trở lại Việt Nam vào Tháng Tư năm 1975, một trong những mục tiêu chính của tôi là để cố gắng cứu lấy đám trẻ cô nhi tại Căm Bốt. Tôi đến quá trễ và có lẽ những đứa trẻ tôi hy vọng cứu được chắc là đã chết.

Không hề có một cuộc khảo sát dân số tại Căm Bốt và chẳng ai biết thực sự có bao nhiêu người đã sống tại nơi ấy. Con số ước đoán về nạn nhân có những dị biệt lớn, với một số chuyên gia thì cho là có hơn hai triệu. Tài liệu khảo cứu khá nhất mà tôi được đọc là của Đại học Yale, nơi mà Chương trình của Yale về nạn Diệt chủng Căm Bốt ước tính là Pol Pot và bọn đao phủ của hắn đã thảm sát một triệu bảy trăm ngàn người - hơn 20% dân số toàn quốc.

Một bài báo về “các vùng thảm sát” của Căm Bốt trên tạp chí National Geographic Today trong số tháng Giêng năm 2004 cho chúng ta những chi tiết này: “Nhân viên hướng dẫn giải thích rằng đạn quá quý để dùng cho việc tàn sát. Rìu, dao và gậy tre thì đắc dụng hơn. Còn về trẻ em thì bọn đồ tể chỉ đơn giản giọng chúng vào thân cây.”

Ông Douglas Pike đã quá vãng, người mà tôi hoán đổi công vụ nhiều lần trong Sứ quán Hoa Kỳ, có viết như sau về hậu quả nhân sinh của việc Hoa Kỳ bội ước sự cam kết của mình là sẽ bảo vệ người dân của các nước không cộng sản ở Đông Dương: “Dù có ước lượng dè dặt nhất, có nhiều thường dân Đông Dương bị bạo sát sau Chiến tranh Việt

Nam hơn là tổng số nạn nhân trong thời chiến, ít ra là hơn hai triệu... Nỗi khổ đau lên tới mức chưa từng thấy, còn thê thảm hơn những ngày chinh chiến”. Thật bi đát vì tôi nghĩ rằng ông Pike có lý. Và tôi lại càng tin rằng cộng đồng tại đây, đôi khi ngay trong hội trường, có những người có thể cung cấp những dữ kiện trực kiến về thảm kịch nếu như ta muốn tìm đến họ và ghi nhận lời chứng của họ. Việc này thì chẳng ai có tâm trí bình thường lại thích làm, nhưng là điều mà những ai muốn truy lùng sự thật tới cùng vẫn có nhiệm vụ thực hiện. Chúng ta phải kể lại chuyện này - một cách chính xác và cẩn trọng - để người khác sẽ biết rất lâu về sau, khi các nhân chứng cuối cùng không còn tại thế nữa. Chúng ta phải kể lại, nếu không chuyện đó sẽ lại tái diễn. Những ai thấy bàng hoàng về những chuyện đã xảy ra khi Cộng sản khống chế người dân Miền Nam và của Căm Bốt hay Lào thật ra không hiểu gì về lịch sử hiện đại. Nếu quý vị muốn biết rõ hơn về thảm kịch, tôi xin đề nghị tập sách do nhà Harvard University Press xuất bản có tên là “The Black Book of Communism” - “Cuốn Hắc thư về Chủ nghĩa Cộng sản”. Do một nhóm trí thức Âu châu thuộc khuynh hướng trung tả biên soạn, cuốn sách kết luận là trong thế kỷ 20, chủ nghĩa cộng sản quốc tế đã gây ra cái chết cho từ 80 đến 100 triệu sinh linh. Những ai muốn biết sâu xa hơn về Chiến tranh Việt Nam có thể còn bị lầm lạc lớn nếu không chịu khó tìm đọc các cuốn sách do chư vị diễn giả nơi đây hoặc

bằng hữu của chúng tôi đã biên soạn.

Đây là một vinh dự cho tôi khi được thuyết trình trước một cử toạ quan trọng như hôm nay và trong cơ hội long trọng này. Với những người giận dữ về sự bội phản của nước tôi 35 năm về trước, xin cho tôi được nói rằng sự giận dữ này cũng là sự giận dữ của bản thân tôi. Tôi yêu quý Hoa Kỳ và tin rằng đây là một xứ tuyệt vời nhất trên địa cầu. Nhưng khi đa số của Quốc hội phản bội nạn nhân của Cộng sản xâm lược, họ cũng phản bội 58 ngàn 200 lính Bộ binh, Hải quân và Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đã dâng hiến mạng sống trong sự hy sinh cao quý nhất cho chính nghĩa này. Họ cũng phản bội sự hy sinh của hai triệu bảy trăm ngàn người Mỹ đã từng phục vụ tại Việt Nam từ năm 1959 cho đến 1975. Chúng ta không cải sửa được điều ác đã xảy ra. Nhưng chúng ta có thể nghiên cứu nó và có thể hành động để người Mỹ chúng ta lánh xa truyện thần thoại sai lạc mà hiểu rõ thảm kịch lớn lao của sự bội tín. Tôi thiết tha kêu gọi giới trẻ trong cử toạ nơi đây là hãy tự nguyện giành một chút cố gắng để học hỏi trang sử này và chia sẻ với người khác. Quan trọng nhất, hãy chú ý đến các cựu chiến binh và những người sống sót trong cộng đồng, hãy ghi lại lời kể của họ khi mình còn cơ hội. Nếu mình làm được như vậy thì may ra những hy sinh lớn lao của thảm kịch bi đát này sẽ không bị uổng phí. Xin cảm tạ quý vị và cầu cho Thượng Đế sẽ phù hộ chúng ta.

Page 26: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 26

Mấy ngày nay tôi cảm thấy rất vui mừng khi cộng đồng

người Việt quốc gia tổ chức biểu tình chống văn công Việt Cộng ở khắp mọi nơi từ Dallas, Boston, Atlanta, Bắc Cali, Nam Cali, rồi sắp tới là Sydney và Melbourne.Vui vì thấy chúng ta đoàn kết sát cánh bên nhau dù kẻ ở Bắc Mỹ Châu, người ở tận “miệt dưới” (Down Under) tức là Úc Châu.Mừng vì thấy chúng ta vẫn “cứng đầu”, không dễ dàng bị phân hóa như bọn Đảng Cộng đã trù tính qua cái nghị quyết 36, 37 gì đó của bọn chúng.Thế nhưng thời giờ của mỗi người chúng ta đều có hạn, mà bọn Việt Cộng nham hiểm thì lại lắm tiền, nhiều của và còn có thêm sự tiếp tay của đám Việt gian, những tên “ăn cháo đá bát” đội lốt thiên thần “tị nạn chính trị” nhưng vì đồng tiền đã bán rẻ linh hồn cho loài ác quỷ VC.Không lẽ chúng ta cứ mãi mất thời giờ, công sức và tiền bạc đi biểu tình chống đám văn công này dài dài mỗi khi chúng “ngứa chân, ngứa mõm” thèm được “sủa”

vài tiếng ở những cái chúng gọi là “đại nhạc hội” tại Hoa Kỳ, Úc hoặc Âu Châu để chúng lập công với Đảng Cộng và tỏ lòng “nhớ Bác” như DVH đã làm ?

Chúng ta cần phải có chiến thuật lâu dài !Đừng quên rằng chúng ta là công dân của các nước sở tại (Úc, Mỹ, Canada, ….) và đã đến lúc chúng ta phải biết sử dụng quyền công dân quý báu đó để ngăn chặn ngay từ đầu hoặc đánh đuổi những “cẩu” khách không mời mà tới này.Bằng cách nào ? – Hãy dùng Luật Di Trú của ngay chính quốc gia chúng ta đang sinh sống.Trước tiên tôi xin được đề cập đến Úc Đại Lợi, và sau đó là Hoa Kỳ. Tuy nhiên nếu xét về nguyên tắc thì chiến thuật cần làm ở cả hai nước

cũng chẳng khác nhau là bao vì Luật Di Trú của cả hai nước có nhiều nguyên tắc tương đồng.

Chiến thuật đánh văn công VC tại Úc: 1) Đường dây điện thoại mật báo Hot Line (Immigration Dob-in Line):Chính phủ Liên Bang Úc luôn có chủ trương bảo vệ công ăn việc làm của công dân và thường trú nhân (permanent resident) ở Úc. Vì vậy, Bộ Di Trú Úc có đường dây điện thoại 24/24 (Hot Line) để bất cứ ai cũng có thể gọi vào “mật báo” các trường hợp mà

ñ†c báo ViŒt trên Th‰ gi§i

Væn công ñàm Vïnh HÜng

Page 27: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 27

quý vị tin hay tình nghi rằng một người nào đó là di dân bất hợp pháp (unlawful resident) hoặc đang đi làm trong khi visa của họ (nhất là visa du lịch) có ghi rõ điều kiện (visa condition) “NO WORK”.Dưới đây là các chi tiết về đường dây Hot Line của Bộ Di Trú Úc :- Immigration Dob-in Line - Telephone: 1800 009 623Use this number to advise the department about a person working or living illegally in Australia - Hours of operation: Monday to Friday, 8.30 am to 4.30 pm (voicemail facility available out of these hours) - Fax umber: 1800 009 849Tại Úc, Luật Di Trú rất gắt gao đối với những kẻ bị bắt quả tang phạm luật. Nếu bị bắt, visa của đương sự có thể bị Bộ Di Trú hủy bỏ (cancel) ngay tức khắc và người phạm luật có thể bị đưa vào các trại tạm giam (Detention Centre) để chờ ngày tống khứ lên máy bay trục xuất về nước. Vì vậy vai trò của các “cảnh sát” di trú (Immigration Enforcement Officers) rất là … “oách”. Tôi có người bạn làm chủ một cơ sở kinh doanh “Car Wash” tại Sydney. Cô ta đã kể cho tôi nghe về những cuộc bố ráp “nội bất xuất, ngoại bất nhập” không hề được báo trước của các “cảnh sát” di trú. chỉ vì họ được mật báo (lầm) là cơ sở kinh doanh của cô mướn nhân công là những di dân bất hợp pháp hoặc

không được quyền làm việc tại Úc. Trong các cuộc bố ráp này của “cảnh sát” di trú, tất cả mọi người phải có giấy tờ hợp lệ để chứng minh về tình trạng cư trú của mình, nhất là khoản mình có được phép làm việc tại Úc hay không.Nhằm giúp cho các chủ nhân và nhiều thành phần khác (interested parties) không mướn lầm nhân công là những di dân bất hợp pháp, Bộ Di Trú Úc mời họ vào “link” dưới đây để tìm hiểu về tình trạng cư trú (immigration status & visa conditions) của một đối tượng có hợp pháp hay không: h t t p : / / w w w. i m m i . g o v.a u / e _ v i s a / v e v o . h t m (riêng quý vị có thể nhờ luật sư di trú log-in vào link vừa kể trên nếu quý vị biết tên họ và chi tiết cá nhân của ca sĩ từ VN)Điều quan trọng là chúng ta không nên gọi điện thoại bừa bãi vào đường dây Hot Line kể trên (Immigration Dob-in Line) vì như vậy sẽ làm mất uy tín của cộng đồng người Việt nói chung. Hãy để cho Ban Đại Diện Cộng Đồng làm việc trực tiếp bằng điện thoại, điện thư (fax) và ngay cả việc xin được gặp trực tiếp với Immigration Enforcement Unit nhằm trình bày đầy đủ các chi tiết như nghệ danh và nhất là tên cúng cơm của DVH, cùng địa điểm & thời gian trình diễn của hắn và đồng bọn là lũ văn công VC. Nếu đám này không được Bộ Di Trú cấp visa subclass 420 (Entertainment Visa) là loại

visa dành riêng cho các nghệ sĩ ngoại quốc muốn vào trình diễn tại Úc thì coi như họ đã phạm luật. Chỉ cần Ban Đại Diện Cộng Đồng cung cấp tin tức chính xác để ra mặt tạo uy tín với Immigration Enforcement thì các nhân viên này sẽ rất tích cực trong công tác đi bắt tại trận các phần tử đi làm “lậu” tại Úc vì đó là job của họ (và dĩ nhiên họ không muốn mất job trong hoàn cảnh chính phủ cắt giảm ngân phí hiện nay). Khi làm việc với Immigration Enforcement quý vị trong ban Chấp Hành Đại Diện Cộng Đồng nên đi chung với một Luật Sư chuyên về di trú (nhất là người Úc bản xứ chẳng hạn như Luật Sư Christopher Livingstone ở Sydney) để tạo uy tín ngay từ đầu. Khi được hỏi là tại sao chúng ta muốn trình báo về các văn công VC này, xin thẳng thắn giải thích là việc sang Úc trình diễn của các phần tử văn công này đã làm mất đi cơ hội làm việc và kiếm tiền của các nghệ sĩ chân chính mang quốc tịch Úc trong cộng đồng Việt Nam nhỏ bé tại Úc mà quý vị đang đại diện. Đây là điều mà giới thẩm quyền di trú muốn nghe. Đừng nên đưa vào chuyện cộng sản hay tị nạn chính trị vì không cần thiết và mất thời giờ vô ích.Nếu quý vị hành động ngay từ bây giờ thì không chừng đồng bào đi biểu tình lần này biết đâu sẽ được tận mắt chứng kiến một cảnh bố ráp và khám xét rất ngoạn mục diễn ra ngay tại nhà hát nơi

Page 28: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 28

đám văn công VC sẽ trình diễn. Với viễn cảnh này không chừng đám bầu show phải “cancel” trước vì … rét nếu như họ đã “lỡ” quên không xin đúng loại visa subclass 420 (Entertainment Visa) cho đám văn công VC này mà chỉ xin một loại visa nào khác như visa du lịch (visitor visa) chẳng hạn. Thông thường sẽ mất khoảng 2 tháng cứu xét (visa processing time) với nhiều thủ tục giấy tờ nhiêu khê phải lo trước khi nộp đơn để xin visa subclass 420 (Entertainment Visa). Trong khi đó, chỉ mất vài ba tuần là xin được visa du lịch. Thêm vào đó trong quá trình xin Entertainment Visa, bầu show (tức là người bảo trợ, sponsor cho visa applicant là ca sĩ) phải trình cho Bộ Di Trú nhiều hồ sơ tài chính & giấy khai thuế của công ty mình, lịch trình diễn cũng như hợp đồng sẽ trả lương cho ca sĩ là bao nhiêu và vài thủ tục quan trọng khác mà tôi sẽ trình bày trong phần 2 dưới đây. Cho nên rất có khả năng là các bầu show “đốt” giai đoạn bằng cách xin visa du lịch (vừa rẻ vừa nhanh lại đỡ rắc rối trong vấn đề thủ tục giấy tờ) thay vì phải xin cho đúng loại Entertainment Visa. Điều này cũng đồng nghĩa với … trốn thuế vì khi xin visa du lịch, bầu show cũng “đốt” luôn giai đoạn khỏi phải làm giấy tờ để bảo đảm là thuế lương bổng (payroll tax) và thuế lợi tức (income tax) sẽ được khấu trừ trước từ tiền

lương họ sẽ trả cho ca sĩ. Như vậy ngoài chuyện dùng đường dây Hotline kể trên để mật báo cho Immigration Enforcement về tình trạng cư trú (immigration status) của người ca sĩ (visa applicant), quý vị còn có thể đề nghị luôn với họ đưa tên của bầu show qua Sở Thuế Vụ (Australian Taxation Office) để tiếp tục điều tra về khoản trốn thuế (tax evasion). Để chắc ăn hơn, nếu đã biết tên (legal name) của bầu show, quý vị cũng nên trực tiếp liên lạc thêm với bộ phận chuyên môn điều tra Tax Evasion của Australian Taxation Office nhằm báo cáo về chuyện bầu show & ca sĩ vi phạm Luật Di Trú qua việc dùng visa du lịch để trốn tránh chuyện khai và đóng thuế cho chính phủ. Dưới đây là cách thức liên lạc với bộ phận chuyên môn điều tra về trốn thuế ở Úc:- Phone free call: 1800 060 062 8.00am till 6.00pm weekdays (not including national public holidays).- Fax free call: 1800 804 544- Mail to: Australian Taxation Office, Tax Evasion Unit Locked Bag 6050, Dandenong VIC 3175- More information: www.ato.gov.au click on “Contact us”, then “Report Tax Evasion”Thư báo có thể viết bằng tiếng Việt vì Sở Thuế Vụ có thông dịch viên. Tuy nhiên để tạo uy tín, quý vị nên viết bằng Anh Ngữ với đầu thư (letterhead) của Ban Chấp

Hành Cộng Đồng và trình bày rõ ràng sự kiện vi phạm visa du lịch và trốn thuế của bầu show và các ca sĩ từ VN qua Úc.Nên nhớ là các cơ quan chính phủ rất hoan nghênh việc hợp tác của các cộng đồng di dân, vì vậy đây sẽ là cơ hội rất tốt chứng tỏ cho họ thấy sự trưởng thành và vai trò hội nhập của cộng đồng ta ở xứ sở Kangaroo này.Tuy nhiên tôi cũng không thể loại trừ trường hợp bầu show đã xin được đúng loại visa subclass 420 (Entertainment Visa). Muốn dò biết xem bầu show đã xin Entertainment Visa cho đoàn chưa chúng ta phải làm gì ? Xin đọc tiếp tục phần 2. 2) Liên lạc với công đoàn tức là Hội Nghệ Sĩ Úc:Nhằm bảo vệ công ăn việc làm cho các nghệ sĩ Úc, Bộ Di Trú đòi hỏi người bầu show phải xin ý kiến (consult) với các công đoàn nghệ sĩ nếu bầu show muốn đưa nghệ sĩ ngoại quốc vào Úc trình diễn.Vì vậy, một trong những thủ tục người bầu show phải trải qua khi đi xin visa subclass 420 Entertainment Visa là phải xin giấy ủng hộ của công đoàn (trong trường hợp này là Hội Nghệ Sĩ Úc), nói cho chính xác theo tiếng Anh là “obtain evidence that the relevant union has been consulted”.Tùy theo vai trò của người nghệ sĩ (nhạc công, nhạc trưởng, ca sĩ vocalist, ….) mà người bầu show phải đi tìm

Page 29: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 29

gặp một trong hai cơ quan “relevant union” dưới đây để xin giấy ủng hộ:i) Musicians and conductors: The Musicians Union of Australia (MUA) should be consulted in connection with applications for performing musicians and conductors. The MUA also covers nominations where the application involves vocalists who are part of a band or other musical group and vocalists who are also instrumentalists of any kind. Email: muaimports@b i g p o n d . c o mTelephone: (02) 9440 4611ii) All other applicants: The Media Entertainment and Arts Alliance should be consulted in connection with all other applications. Email: imports@a l l i a n c e . o r g . a uTelephone: 1300 656 513Nếu Ban Chấp Hành Cộng Đồng liên lạc với cả hai cơ quan kể trên thì sẽ được họ cho biết là họ đã cấp giấy ủng hộ (Letter to certify consultation with relevant union) cho bầu show hay chưa. Nếu họ xác nhận là chưa thì quý vị có thể thơi thới hân hoan liên lạc với Immigration Dob-in Line (xem phần 1 kể trên).Khi liên lạc với hai cơ quan công đoàn nói trên, Ban Chấp Hành Cộng Đồng nên cho họ biết mối ưu tư của cộng đồng chúng ta là các ca sĩ “cây nhà lá vườn” (mang quốc tịch Úc gốc Việt) bị mất cơ hội kiếm sống ở Úc, vả lại chúng ta cũng không ưa gì văn công

của VC vì chúng ta đã xin tị nạn chính trị tại Úc. Quý vị có thể cho họ xem những hình ảnh quyết liệt biểu tình chống “Đại Nhạc Hội Dơ Dáy Việt Nam” tại Úc và cả hình ảnh những cuộc biểu tình chống đài ABC của chính phủ trong việc tiếp vận đài TV4 gì đó của Việt Cộng. Những thành tích lẫy lừng này của cộng đồng người Việt tại Úc chắc chắn sẽ làm cho cả hai công đoàn Hội Nghệ Sĩ Úc kể trên phải … lạnh gáy. Đừng quên “nhắc khéo” cho họ biết là cộng đồng chúng ta có thể sẽ biểu tình ở ngay trước trụ sở của họ nếu họ tiếp tục (hoặc có ý định) cấp giấy ủng hộ (Letter to certify consultation with relevant union) cho các bầu show nào muốn mang nghệ sĩ từ Việt Nam qua. Với thành tích chống Cộng bao năm qua, tôi tin là Ban Chấp Hành Cộng Đồng có dư sức thuyết phục 2 Hội Nghệ Sĩ kể trên vì vốn dĩ là nghệ sĩ bản xứ nên họ cũng chẳng muốn làm “mất lòng” cộng đồng ta. Muốn chắc ăn hơn, hãy xin họ “consult” tức là hội ý với Ban Chấp Hành Cộng Đồng khi có bầu show Việt Nam nào bén mảng tới liên lạc với họ.Nếu Ban Chấp Hành Cộng Đồng được sự đồng thuận ủng hộ của cả hai công đoàn kể trên thì coi như … khỏe re vì từ nay trở đi chúng ta đã “nắm đằng cán”, không phải lo kêu gọi đồng bào vác cờ quạt đi biểu tình chống văn công VC nữa.Tuy nhiên phải cẩn thận với

những đại nhạc hội cỡ lớn như “Dơ Dáy Việt Nam” (DDVN) vì trong trường hợp này Bộ Ngoại Giao Việt Cộng có thể can thiệp trực tiếp với Bộ Di Trú Úc để khỏi phải thông qua 2 Hội Nghệ Sĩ Úc kể trên vì tính cách “giao hảo” quốc tế của DDVN. Để tránh xảy ra điều này, mời quý vị đọc tiếp phần 3 dưới đây: 3) Than phiền với Bộ Di Trú Úc về sự xâm phạm đến “our Australian way of life”:Ban Chấp Hành Cộng Đồng nên viết thư thẳng cho Bộ Di Trú Úc ngay từ bây giờ để than phiền với Bộ về sự quấy rối của các đại nhạc hội du nhập từ Việt Nam (như DDVN) trong đời sống của dân tị nạn VN chúng ta và chúng ta đã phải mất thì giờ, tiền bạc và công sức để đi biểu tình chống DDVN như thế nào. Cũng nên đừng quên “nhắc” cho Bộ Di Trú biết là tất cả người ngoại quốc xin visa đến Úc đều phải ký nhận một văn bản gọi là “Australian Values Statement” theo đó thì người xin visa phải “confirm that they will respect the Australian way of life and obey the laws of Australia”. Hãy than phiền với Bộ Di Trú (kèm theo “petition” và các hình ảnh biểu tình chống DDVN) rằng các đại nhạc hội DDVN đã vi phạm trầm trọng đến “our Australian way of life” vì những vi phạm nhân quyền và dân chủ trầm trọng ở Việt Nam. Sự than phiền

Page 30: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 30

này chắc chắn sẽ làm Bộ Di Trú phải suy nghĩ lại và dè dặt hơn mỗi khi cứu xét đơn xin Entertainment Visa của văn công Việt Cộng. Địa chỉ để viết thư than phiền với Bộ Di Trú trong trường hợp này là:Sydney Entertainment Processing Centre 9 Wentworth Street, Parramatta NSW 2150. (Đây là nơi chuyên cứu xét các đơn xin Entertainment Visa)Để cho việc vận động với Bộ Di Trú có kết quả hơn, Ban Chấp Hành Cộng Đồng nên liên lạc với các ông bà Dân Biểu Liên Bang (Members of Parliament, M.P.) và xin họ vận động sửa đổi Migration Regulations (Điều Lệ Di Trú) để cả 2 công đoàn nghệ sĩ kể trên và ngay cả Bộ Di Trú (Sydney Entertainment Processing Centre) phải liên lạc và xin ý kiến (consult) Ban Chấp Hành của các cộng đồng di dân (ethnic communities) trong quá trình cứu xét cấp Entertainment Visa cho các nghệ sĩ từ ngoại quốc vào Úc. Úc đang bước vào mùa bầu cử liên bang. Hãy dùng sức mạnh lá phiếu của cộng đồng Việt Nam để “thuyết phục” các ông bà ứng cử viên Liên Bang vận động thay đổi Migration Regulations như tôi đã đề cập như trên. Cũng đừng quên kéo theo sự ủng hộ của các cộng đồng di dân bạn khác như cộng đồng người Ba Lan, CuBa, Đức là những cộng động đã có kinh nghiệm

sống với cộng sản.Ngoài 3 “chiêu” chiến thuật kể trên, tôi còn có thêm “chiêu” thứ 4 nữa nhưng xin được dành “bật mí” riêng với ông Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu vì không muốn bọn bầu show biết được. Nói hết mất ly kỳ !Bây giờ xin được mạn phép bàn đến: Chiến thuật chống văn công VC tại Hoa KỳLuật Di Trú ở Hoa Kỳ có khá nhiều điểm tương đồng với Luật Di Trú của Úc. Các nghệ sĩ ngoại quốc muốn vào trình diễn tại Hoa Kỳ phải xin đúng loại visa “P-3 for Artist or Entertainer”, chứ không thể dùng loại visa du lịch (B-1 hay B-2) được.Cũng giống như ở Úc, thủ tục hành chánh để xin loại visa P3 này cũng nhiêu khê không kém và mất vài ba tháng vì vậy rất đáng nghi ngờ là các ông bầu show cũng “nhảy rào” và “đốt giai đoạn” cho đỡ tốn tiền và thời gian bằng cách chỉ xin visa du lịch để “đánh nhanh, rút gọn”. Và dĩ nhiên, việc xài visa du lịch cho ca sĩ đến từ VN cũng đồng nghĩa với … trốn thuế.Nếu nghi ngờ, các ban Đại Diện Cộng Đồng ở Hoa Kỳ có thể dùng chiến thuật mật báo cho bộ Nội An (Department of Homeland Security) các tên cúng cơm và nghệ danh của văn công VC cũng như địa điểm và thời gian trình

diễn của chúng. Chỉ cần bị bắt phạm Luật Di Trú một lần thì sẽ khó khăn hơn cho đương sự khi xin visa về sau này (nhất là đã phạm luật nhiều lần thì có thể bị từ chối visa thẳng thừng). Sau đây là số điện thoại để mật báo, và web site để quý vị có thể nghiên cứu thêm:To report suspicious activities, please call : Department of Home Land Security (Immigration & Customs Enforcement) 1 - 8 6 6 - D H S - 2 -ICE or 1-866-347-2423 U.S. Immigration and Customs Enforcement (ICE) is the largest investigative arm of the Department of Homeland Security. For more information, visitwww.ICE.govMuốn xin visa P-3, bầu show phải điền Form I-129 và kèm theo những hồ sơ sau (xin được trích dẫn bằng Anh Ngữ cho chính xác): • Written consultation from an appropriate labor organization • Affidavits, testimonials or letters from recognized experts attesting to the authenticity of your or your group’s skills in performing, presenting, coaching or teaching the unique and traditional art forms and giving the credentials of the expert including the basis of his or her knowledge of your or your group’s skills • Documentation that all of the performances

Page 31: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 31

or presentations will be culturally unique events • Documentation that your or your group’s performance is culturally unique as evidenced by reviews in newspapers, journals or other published materials.Quý vị thấy đó, giống như Úc, Luật Di Trú ở Hoa Kỳ cũng đòi bầu show phải đi gặp công đoàn nghệ sĩ để xin giấy chứng nhận là đã hỏi ý kiến công đoàn (“written consultation from an appropriate labor organization”). Tuy nhiên vì Hoa Kỳ rộng lớn với những 50 tiểu bang và có quá nhiều … hội đoàn cũng như nghệ sĩ, quý vị cần phải liên lạc địa chỉ dưới đây để tìm hiểu xem hội đoàn (hay công đoàn) nào được công nhận là “appropriate labor organization” cho giới nghệ sĩ: U S C I S California Service Center 24000 Avila Road 2nd Floor, Room 2312 Laguna Niguel, CA 92677 Sau khi đã được USCIS xác nhận cơ quan nào là “appropriate labor organization” (công đoàn nghệ sĩ), quý vị có thể theo đúng chiến thuật 2 là thuyết phục họ ngưng cấp cho bầu show các giấy tờ cần thiết để xin visa P-3.Thêm vào đó, các Ban Đại Diện Cộng Đồng và các Hội Đoàn nên viết thư đến USCIS (theo địa chỉ kể trên) kèm theo các hình ảnh trình diễn

của văn công và biểu tình chống đối của cộng đồng để chứng minh và than phiền là các đoàn văn công Việt Cộng này không hề mang tính chất “all of the performances or presentations will be culturally unique events” như Luật Di Trú cho P-3 visa đòi hỏi ở trên vì cộng đồng ta đã có quá dư các nghệ sĩ gốc Việt quốc tịch Hoa Kỳ cần được nuôi dưỡng và ủng hộ. Thêm vào đó, chúng ta không muốn các mầm non nghệ sĩ trong một cộng đồng di dân còn mới như Việt Nam bị bọn văn công Việt Cộng chèn ép mất cơ hội làm việc và tiến thân. Muốn chắc ăn hơn nữa quý vị có thể mời các ông bà dân biểu viết thêm vào cho những lá thư này được “nặng ký” khi đến tay USCIS.Đồng thời, quý vị có thể “lobbying” với các ứng cử viên liên bang trong mùa bầu cử sắp tới đòi họ vận động thay đổi luật xin P-3 visa để buộc người bầu show phải xin giấy chấp thuận từ Hội Đồng Thành Phố địa phương (nơi buổi trình diện dự định sẽ được tổ chức) như là một trong những thủ tục phải có trước khi USCIS có thể cấp phát P-3 visa. Điều này sẽ gây khó khăn cho bầu show hơn khi các nghị viên “phe ta” có thể bỏ phiếu biểu quyết việc cho hay không cho giấy phép này. Còn muốn “báo cáo” chuyện bầu show và ca sĩ từ Việt Nam qua đây trốn thuế thì xin mời vào thăm www.irs.gov , nhấn vào nút “Contact

IRS” phía trên đầu trang nhà, rồi chọn “How Do You Report Suspected Tax Fraud Activity ?”. Quý vị sẽ đọc thấy là :You may report this activity by completing Form 3949-A. You may fill out Form 3949-A online, print it and mail it to: Internal Revenue Service Fresno, CA 93888Although you are not required to identify yourself, it is helpful to do so. Your identity can be kept confidential. Sau khi đi biểu tình chống DVH về, xin mời các Ban Đại Diện Cộng Đồng và hội đoàn hãy cùng ngồi xuống bàn thảo một chiến dịch “Mỗi Hội Đoàn, Một Form 3949-A” kèm theo bằng chứng và các posters có hình ảnh DVH và luôn cả các ca sĩ từ Việt Nam qua để kiện họ đã trốn thuế Hoa Kỳ trong lúc đi làm “lậu” bằng visa du lịch.Với số lượng lớn Form 3949-A và bằng chứng (posters và hình ảnh trình diễn đại nhạc hội trong bao năm qua) ồ ạt gửi đến IRS theo địa chỉ Fresno kể trên, tôi tin là IRS không thể làm ngơ mà phải chú ý ngay. Xin chớ vội cả tin là IRS đang điều tra DVH rồi nên không cần điền form gì cả vì đó có thể là … tin vịt, không chính xác. Phải chính quý vị điền form 3949-A và gửi đi thì mới khả tín. Nên nhớ là bất cứ ai cũng có quyền điền và gửi form này để khiếu kiện bọn văn công VC và bầu

Page 32: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 32

show.Tóm lại, tôi tin chắc là nếu quý vị biết sử dụng Luật Di Trú của mỗi nước một cách tích cực như đã kể trên thì sẽ không có tên văn công VC nào xin được Entertainment Visa hoặc P-3 Visa để hát hò, múa may trên đất nước tự do và không cộng sản mà chúng ta đang sinh sống. Và cộng đồng sẽ thành công trong công tác ngăn chặn làn sóng đỏ của cái gọi là nghị quyết 36 hay 37 gì đấy. Dứt khoát, cái bị gọi là “khúc ruột ngoài ngàn dặm” này không thể bị bóp nghẹt bởi bàn tay lông lá kéo dài của Việt Cộng và đám Việt gian (hay nội gián ?).“Của Ceasar. Hãy trả lại cho Ceasar”. Chúng ta hãy dùng Luật Di Trú để tống cổ trả về cho Việt Cộng tên DVH cũng như bất cứ một tên văn công VC nào. Đất nước tự do và

dân chủ này là của chúng ta, hãy dùng Luật Di Trú để dành lại cho chúng ta sự bình yên được thở hít bầu không khí tự do mà chúng ta xưa kia đã liều mạng sống của mình để đánh đổi. Còn ai “mê” DVH và thích nghe bọn văn công VC hát hò múa may thì cứ việc mua vé máy bay về Việt Nam nghe chúng sủa bài ca “nhớ Bác”. Có ai cấm cản các “thiên thần” đội lốt tị nạn

này về VN đâu ? Chỉ mong sao họ đừng ôm đầu máu và vác gương mặt “ác quỷ” để trở về sau khi đã thờ ma cộng sản.Viết tại Orange County, ngày 25 tháng 7 năm 2010. Nguyễn Mỹ Linh T.B. Trân trọng cảm ơn “quả bom Sa Diện” (pepperspray) của bác Lý Tống đã đánh thức những người tuy chống VC nhưng lại hay viện cớ “nữ nhi thường tình” như … tôi chẳng hạn. Nhờ bác giả làm “anh thư” (thay vì “anh hùng”) mà tôi nhận ra là nữ nhi cũng có vai trò và thế mạnh riêng trong công cuộc chống Cộng giành lại nước non nhà vốn dĩ là một công cuộc đấu tranh toàn diện ở khắp mọi nơi, và trong mọi tầng lớp không phân biệt trình độ, già trẻ, hay nam nữ,

sang hèn. Mỗi người một việc tùy theo khả năng của mình, và bài viết “Đánh tận gốc” này của tôi là một thí dụ điển hình vì tôi không biết mua và sử dụng pepperstray như bác. Dĩ nhiên ai cũng biết bác không có ý hại riêng DVH mà chỉ có ý cảnh cáo sự khiêu khích tấn công cộng đồng người Việt tị nạn của bọn VC khi bác dùng “pepperspray”. Vì vậy nếu có kẻ nào cố ý dèm pha hành động của bác là “thiếu văn hóa” thì xin nhớ lại xem bọn VC đã “thiếu văn hóa” như thế nào trong cách thức bọn chúng đã giết hại hàng trăm ngàn thường dân vô tội tại Huế trong biến cố Tết Mậu Thân mà chính VC là kẻ đã tráo trở phạm luật ngưng bắn ? Cũng xin đừng quên bọn VC đã “thiếu văn hóa” như thế nào trong cách cư xử đối với tù “cải tạo”, tù “vượt biên”, với dân oan, với các tù nhân lương tâm trong cách thức chúng bịt miệng cha Lý, …. và với các nhà đòi quyền tự do dân chủ hiện nay. Đó là lý do bác đã không sai khi ví von “nhân lên vạn lần cay” và “nhân lên triệu giọt nước mắt”. Cũng xin đừng quên lời hăm dọa đòi “ăn thua đủ 1-1” rất ư là “thiếu văn hóa” của thằng oắt con VC họ “Đờm”. Nếu so sánh với tất cả những cái “thiếu văn hóa” đó thì cái gọi là “thiếu văn hóa” của bác Lý Tống vẫn còn tỷ lần “văn minh” hơn nhiều. Trân trọng, Nguyễn Mỹ Linh

CHIỀU TÀ Khanh Nguyen

Chiều tà quán nhỏ quạnh hiu Một mình một chén buồn thiu hỡi buồn!

Rượu ngon hòa với mưa nguồn Tâm tư lắng dịu tan luôn mối sầu!

Ước gì ta nguyện sở cầu Cùng em đắp lại tình đầu năm xưa.

Page 33: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 33

Ho vóc dáng nhỏ con, nói chuyện líu lo như chim hót, ưa

thêm nước mắm vào mọi món ăn, và thường hay nắm tay nhau. Không lạ gì lính Mỹ khi qua viễn chinh ở vùng Ðông Nam Á - hầu hết đều là trai trẻ, học thức bình thường, được rập khuôn trong một xã hội quá cao ngạo và quá ít hiểu biết về những nền văn hóa khác - khó lòng cảm thông được với những người chiến binh miền Nam VN.

Ðiều đáng tiếc hơn nữa là nhiều cựu chiến binh lúc trở về lại đi gia nhập vào hàng ngũ của những nhóm gây rối, trốn lính và hoạt đầu chính trị để bêu xấu danh dự của một đạo quân nay không còn có thể tự đứng ra bào chữa được mình. Nhục mạ một đạo quân đã mạng vong trong chiến trận do nước Mỹ bỏ rơi là một hành vi đê tiện, không xứng danh là người chiến binh Hoa Kỳ.

Chắc một số người sẽ cho rằng điều khẳng định của tôi là

quá đáng. Vậy chứ tôi phải làm thế nào để bào chữa cho họ đây? Mọi người đều ‘cho’ họ là một lũ bất tài, phản trắc và hèn nhát, phải như vậy không?

Không, hoàn toàn sai. Bài viết này sẽ trưng ra một vài chứng cớ hùng hồn để đánh đổ cái huyền thoại thô bỉ này, đồng thời cũng sẽ khảo sát xem do đâu phát sinh ra huyền thoại ấy. Dĩ nhiên phải công nhận là quân lực Nam Việt không toàn hảo. Người chiến binh của họ phải chiến đấu với những kẻ lãnh đạo tồi, những quân nhân hèn nhát, chịu đựng những cuộc khủng hoảng, những biến cố tai ương, bất lợi. Quân lực Mỹ ở Ðông Nam Á cũng không hơn gì đâu. Trên một số phạm vi như cơ cấu tổ chức, tiếp liệu, quản trị và lãnh đạo, quân lực Nam Việt thua bên phía Mỹ. Nhưng có ai trông mong gì khác hơn từ một quốc gia đang phát triển, mới vừa thoát khỏi ách thuộc địa lại phải lao đầu vào một cuộc chiến sinh tử với một quân thù hùng mạnh được cả một khối Cộng Sản hỗ trợ?

Thực tế mà nói, những nhược điểm của Nam Quân cũng hệt như của quân Mỹ thời chiến tranh Ðộc Lập của Hoa Kỳ (American War of Independence), dù rằng nước Mỹ hồi cuối thế kỷ thứ 18

có nhiều điểm thuận lợi như: cái qui mô của cuộc Chiến Tranh Cách Mạng (Revolutionary War) nhỏ hơn và dễ chi phối hơn; quá trình thuộc địa Hoa Kỳ đã giúp hình thành được những chính quyền tự phát địa phương, cho phép đất nước này hun đúc nên những vị lãnh tụ tài ba thật sự; quân Anh không quá ngoan cố như quân BV; và quân đồng minh Pháp thời bấy giờ đã không bỏ rơi nước Mỹ non trẻ như kiểu người Mỹ bỏ rơi Nam Việt Nam. Nhưng dù sao chăng nữa, cơ cấu tổ chức, tiếp liệu, quản trị và ngay cả lãnh đạo đi chăng nữa vẫn chưa phải là những phẩm chất để dựa vào đó mà phỉ báng quân lực Nam Việt. Có hai câu hỏi đánh động đến đề tài tranh cãi. Phải chăng người chiến binh Nam Việt thiếu chí khí, lòng quả cảm, sự can trường và lòng ái quốc mà người Mỹ đã nêu ra trong lời miệt thị và gán lên đầu họ mọi trọng tội vì đã đánh mất cái giá tự do của vùng Ðông Nam Á?

Quân Mỹ có khá gì hơn đồng minh của mình để dám khinh khi họ như vậy? Trả lời cho cả hai câu hỏi, tôi xin trân trọng khẳng định là ‘Không!’ Chứng cớ quá rõ ràng. Trận Tổng Công Kích Tết 68 coi như sẽ đập tan được ý chí chiến đấu

Tác giả là cựu chiến binh HK tại Việt Nam trong quân chủng Không Quân Hoa Kỳ. Sau cuộc chiến trở về, ông lấy được văn bằng cao học về Nghiên Cứu Á Châu từ trường Ðại Học Hawaii. Bài này được đăng trong tạp chí Vietnam, số tháng 8, 1993.

Page 34: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 34

của Nam Việt. Thay vì bỏ cuộc, quân NV đã kháng cự mãnh liệt và hữu hiệu: không một đơn vị nào tan rã hay tháo chạy. Ngay cả cảnh sát cũng chiến đấu, họ đương đầu với quân chính qui đối phương trang bị bằng vũ khí hùng hậu với chỉ bằng những khẩu súng Colts. Dựa theo báo cáo, sau trận này số người xin đăng lính cao đến nỗi chính quyền của quốc gia này phải đình hoãn bớt việc thu nhận thêm tân binh.

Trong cuộc Tổng Tấn Công năm 72, quân trú phòng NV bị vây hãm tại An Lộc đã giữ vững được vị trí của mình trước một lực lượng ghê gớm của quân thù cả về người lẫn hỏa lực kinh hồn của đại pháo và hỏa tiễn. Sau trận này tôi được tiếp xúc với một cố vấn Mỹ để nghe tường thuật lại mẩu chuyện một tiêu đội lính NV trong vùng được cử công tác thanh toán ba chiến xa, đã hành động như thế nào. Họ chu toàn nhiệm vụ hạ được một chiếc, rồi quyết định tìm cách bắt sống hai chiếc còn lại. Theo tôi nhớ thì họ chộp được một chiếc còn một chiếc bỏ chạy, thế là mấy người lính chạy bộ rượt theo đến cuối đường.

Việc thi hành thượng lệnh của mấy người lính này có thể không đúng tác phong quân kỷ, nhưng lối hành xử cho thấy tinh thần chiến đấu cao và thế chủ động mà mọi binh sĩ NV đều có. Dĩ nhiên điều tôi kể chưa đủ để bào chữa được cho lời tố giác tội hèn nhát.

Ðể minh chứng hơn, hãy nhìn vào Nam Việt Nam ở thời điểm cuối cùng vào năm 1975 khi đất nước này đang trong

tình trạng tuyệt vọng khi biết rõ Mỹ không ra tay cứu giúp nữa (cả nhiên liệu lẫn đạn dược). Thế mà một đơn vị NV tầm cỡ một sư đoàn đã cầm chân được bốn sư đoàn BV trong suốt hai tuần giao tranh ác liệt tại Xuân Lộc. Chỉ riêng một trận này thôi sự anh dũng còn nổi bật hơn bất kỳ một chiến công nào có thể tìm thấy trong chiến sử Hoa Kỳ. Quân NV sau đó đành phải lui binh vì Không Quân của họ không còn bom để yểm trợ chiến đấu.

Có lần tôi xem được một phim tài liệu truyền hình do một phóng viên người Úc quay tường thuật về cuộc chiến. Khác với các phóng viên HK, anh ta dành hết thời gian bên cạnh các binh sĩ NV. Anh ta ghi rõ tinh thần chiến đấu của Nam quân bằng những thước phim của mình. Anh còn kể rằng anh từng ghé qua một làng do địch kiểm soát và nghe nói lại rằng lính CS còn sợ lính NV hơn cả lính Mỹ. Lý do chính là lính Mỹ bao giờ cũng ồn ào, nên khi nào lính Mỹ đến là họ biết ngay. Chỉ vậy thôi thì có gì họ phải kinh sợ nếu quân NV không là những chiến binh nguy hiểm.

Tuy vậy, chứng cớ quan trọng nhất chứng tỏ ý chí chiến đấu của quân nhân miền Nam đến từ hai sự kiện hiển nhiên, những sự kiện vốn thường hay bị lãng quên hoặc che giấu để che đậy sự thất bại của người Mỹ ở Việt Nam.

Sự kiện thứ nhất: Chiến tranh VN đã khởi sự đâu đó bảy năm trước khi lực lượng chính của Hoa Kỳ đổ đến và sau đó lại tiếp tục thêm chừng 5 năm sau

khi quân Mỹ rút ra. Trong khoảng đó phải có ai đó đang chiến đấu mà kẻ đó là người miền Nam chứ còn ai khác hơn.

Sự kiện thứ hai: Quân đội NV thiệt mất một phần tư triệu binh sĩ trên chiến trường. Theo tỉ lệ dân số thì tương đương hai triệu lính Mỹ chết (một con số gấp đôi tổn thất của Mỹ trong tất cả các chiến tranh gộp lại). Cho rằng người ta không chịu chiến đấu thì sao họ lại chết nhiều như vậy. Vậy thì do đâu mà NV phải chịu mang tai tiếng xấu? Dĩ nhiên có lúc họ tỏ ra bất tài và hoảng loạn. Lính Mỹ cũng vậy thôi. Tôi biết một câu chuyện qua một đơn vị trưởng pháo binh HK rằng khi hay tin đại đội bộ binh bảo vệ mình bị địch đánh tan tành, các pháo thủ đâm hốt hoảng bắn loạn xạ khiến đám quân yểm trợ này hoảng loạn chạy có cờ giữa hai lằn đạn. Một biến cố đơn thuần đó không thể đem ra mà gán cho cả quân lực HK là hèn nhát thì thỉnh thoảng có sự tan hàng của người đồng minh của nước Mỹ cũng không có nghĩa là tất cả chiến binh miền Nam là hèn. Thế mà có kẻ lại suy nghĩ như vậy, qua cách nói bởi một số cựu chiến binh, bởi những chính trị gia muốn bào chữa cho một chính quyền Mỹ đã để cho Nam VN bị suy vong. Sự thật được minh bạch hơn qua mẫu đối thoại sau đây phát xuất từ hai thế kỷ trước, khi một phụ nữ Anh hỏi viên công tước xứ Wellington rằng lính Anh có bao giờ bỏ chạy trên chiến trường không. Viên công tước đáp, “Ngoài chiến trường người lính nào cũng có bỏ chạy cả, thưa bà.”

Page 35: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 35

Một nghiên cứu qua loa trong quân sử cũng xác minh được điều này. Những trận đánh thời Nội Chiến (Civil War) cho thấy sự can trường lẫn sợ hãi liên tục khi lên khi xuống, cả những đơn vị phe Confederate lẫn Union thoạt đầu xông pha rất hăng hái, sau đó co cụm lại rồi bỏ chạy trước hỏa lực kinh hồn trước khi tập hợp lại tiếp tục chiến đấu. Chưa có đạo quân nào tự cho mình có nhiều hành động hy sinh anh hùng bằng hai đạo quân này, tuy nhiên họ cũng có lúc chạy tán loạn nơi một chiến trường quá đẫm máu. Văn sĩ S. L. A. Marshall mô tả sự hoảng hốt bỏ chạy của một đơn vị bộ binh HK thời Ðệ Nhị Thế Chiến khi quân cảm tử Nhật vừa tấn công vừa hò hét. Ðơn vị thứ hai nằm lại quyết chiến và nhanh chóng tiêu diệt hết đám quân Nhật (chừng 10 tên) và vỡ lẽ ra là đa số bọn chúng không có võ khí. Nếu sự việc tương tự xảy đến với một đơn vị Nam Việt, những tên tự xưng là học giả uyên thâm lập tức ra rả lập đi lập lại rằng ấy là chứng cớ rành rành về hành động khiếp nhược của quân đội miền Nam. Tại sao vậy? Chúng ta ắt đã ngầm có câu trả lời rồi. Mọi sự còn tùy là cái quân đội đó thuộc chủng tộc gì, nói thứ ngôn ngữ nào. Sự thật đốn mạt là cái quân đội Nam Việt phải chịu mang tai tiếng xấu bắt nguồn từ lòng kỳ thị chủng tộc lẫn tinh thần sô-vanh nước lớn của người Mỹ. Tôi xin tự minh chứng về khuynh hướng bóp méo sự thật vốn tràn lan rộng khắp. Lúc vừa mới đặt chân đến Nam VN vào Tháng Sáu năm 1969, lập

tức tôi được chứng kiến những trường hợp bày tỏ thái độ ngu dốt và khinh miệt của một số người Mỹ dành cho người dân cũng như quân đội quốc gia này. Các binh sĩ Mỹ trắng cũng như đen, luôn cả những người trong các dịch vụ thuộc dân sự như truyền thông báo chí thẩy đều như nhau. Thái độ căm ghét này dành cho xứ sở cùng dân tộc VN kinh khiếp thay lại có một sức mạnh truyền nhiễm kinh hồn. Một viên đại úy Mỹ tôi được biết có trình độ tốt nghiệp đại học về ngành điện ảnh từ một trường có tiếng tăm (coi như họ được đào tạo để có cái nhìn chuyên môn hơn người thường). Có lần anh ta sau công tác tạm thời ở Thái Lan trở lại VN đã hết lời ca ngợi dân Thái. “Dân Thái người ta họ cho con đi học đàng hoàng,” anh ta nói, “khác với tụi nhỏ con của người Việt ở đây.” Khi tôi chỉ cho anh ta thấy không đâu xa mà ngay kế bên căn cứ còn có một trường học thì anh ta ngạc nhiên nhưng không hề tỏ ra ân hận về nhận xét của mình. Hằng trăm trẻ nhỏ trong đồng phục quần xanh áo trắng cắp sách đến trường mỗi ngày mà bất cứ ai có mắt đều nhìn thấy. Vậy mà tên làm phim này lại không. Chua chát thay, dân VN vốn quí trọng sự học còn hơn dân Mỹ, họ đã nâng trình độ người đi học từ 20 lên đến 80 phần trăm dù chiến tranh đang dày xéo chung quanh (dù ngay cả các giáo viên vẫn thường xuyên bị sát hại bởi đối phương). Vậy mà vẫn còn bị tên làm phim này gán cho cái tội là một xứ sở không trường không

lớp. Vì phải viễn chinh nơi một xứ sở xa lạ, xa gia đình, người Mỹ này đã tự hun đúc cho mình một lòng thù ghét đất nước VN, hắn muốn tin rằng người Việt là đáng khinh. Do vậy, điều quan trọng đối với hắn là phải tin tưởng rằng người Việt không có trường học dành cho con cái họ; và chính cảm xúc đó làm mù đi thị giác của hắn. Hãy nghĩ tưởng đến cảm tưởng của khối quân Mỹ ít học thức hơn khi phải trực diện với nền văn hóa xa lạ trong một môi trường đầy căng thẳng! Có lẽ ta không nên đổ lỗi cho các binh sĩ ấy về thái độ kém cỏi của mình. Trời đất còn biết là giới chỉ huy HK chỉ nỗ lực qua loa để giáo dục cho binh sĩ mình về đất nước VN và tính chất của cuộc chiến. Tuy vậy, đó không phải là lý do để bào chữa cho các cựu chiến binh giả vờ cho là mình hiểu về những gì mình thấy ở VN. Ta phải tri ân các cựu chiến binh chiến tranh VN về đức tính quả cảm, sự hy sinh và lòng trung thành đối với tổ quốc. Nhưng tính quả cảm và sự hy sinh không đi đôi với sự hiểu biết. Chiến đấu ở VN không làm cho người lính thành những chuyên gia về đất nước hay cuộc chiến đó, cũng như có con không phải làm cho người mẹ trở thành một chuyên gia về khoa phôi thai (embryology). Những gì người lính Mỹ làm ở VN không dạy cho họ chi hơn về nền văn hóa, xã hội, chính trị, vân vân và vân vân của Nam Việt. Một ít người Mỹ có học lỏm bõm được vài tiếng Việt; ngay cả có một vài đọc được

Page 36: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 36

sách báo VN; và chẳng bao nhiêu người đọc sách vở viết về xứ sở Việt Nam bằng Anh ngữ. Ngoại trừ các cố vấn, ít người Mỹ nào làm việc gần gũi với những người Việt, có chăng họ có chung đụng với những người làm thư ký, giặt giũ, và nữ hầu bàn do quân đội HK mướn. Ðiều quan trọng hơn cả là ít quân nhân HK nào từng chứng kiến sự chiến đấu của binh sĩ NV. Ít ai có bao giờ xét đến thái độ khác biệt hiện hữu trong tâm tư những chiến binh nơi chiến trường ấy, quân Mỹ sang chiến đấu một năm rồi về, họ yên tâm là gia đình họ đều đang bình yên ở nơi chính quốc; trong khi người lính miền Nam thì khác, hằng ngày họ phải lo lắng cho sự an nguy của gia đình mình, họ thừa hiểu rằng chỉ có cái chết hay chỉ có bị thương ở mức độ tàn phế họ mới ra khỏi được đời sống quân ngũ. Ðương nhiên người Việt ắt phải dùng một thước đo riêng để quyết định cái gì là quan trọng hơn để chiến đấu. Giới nhà báo không khá gì hơn. Thử xét xem về một cuộc tường thuật truyền hình thiên vị mà tôi đã được xem trong đó người phóng viên tố giác Không Quân NV mặc dù đã Việt Nam Hóa chiến tranh, đã không chịu bay, để cho KQ HK phải lãnh những sứ mạng nguy hiểm chống lại BV. Nói cho đúng thì chính HK không chịu để cho NV bay ra miền Bắc (ngoại trừ một vài phi vụ trong thời gian mở màn của các cuộc giội bom). Giới lãnh đạo HK muốn kiểm soát việc ném bom vì có thế HK mới có thể dùng nó như một công cụ để

mặc cả trong bàn thương thảo. Bởi không muốn NV xen vào việc ném bom, HK cố ý chuyển giao cho NV những trang bị không thích hợp cho các phi vụ đánh phá miền Bắc. Nam Việt không có phi cơ chiến đấu, vũ khí, máy bay tiếp tế xăng trên không, hoặc cả những thiết bị điện tử cấn thiết cho những phi vụ ấy. Chính người Mỹ đã quyết định làm như vậy. Người phóng viên nêu thắc mắc kể trên hoặc đã quá khờ khạo hoặc đã chọn sự tảng lờ để thực thi hành động báng bổ người đồng minh của HK. Căn cứ vào những lời lẽ vu khống cùng giọng điệu om sòm, tôi đi tới kết luận là sự thiếu kiến thức của anh ta hoàn toàn do cố ý. Một dẫn dụ khác về tính thiên vị của giới truyền thông là vào thời điểm Khe Sanh bị bao vây. Nếu ta hỏi một ngàn người Mỹ có đơn vị tham chiến ở Khe Sanh, hầu hết ai nghe nhắc đến trận ấy hẳn đều biết TQLC Mỹ chiến đấu ở đó. Nhưng nếu có hơn một người trong số một ngàn người đó biết có một tiểu đoàn BÐQ NV cũng đã san sẻ sự cam khổ ấy thì quả là điều đáng ngạc nhiên. Trong khi ấy còn có những đơn vị NV khác cũng dự phần vào những cuộc hành quân yểm trợ bên ngoài căn cứ đang bị vây hãm này. Báo chí Mỹ coi đồng minh của HK như không đáng để tường thuật đến trừ khi họ phạm điều gì ô nhục, vì thế những chiến sĩ chiến đấu can trường kia trở nên những người hùng vô hình tại Khe Sanh. Sự thiên vị này, lính Mỹ lẫn giới truyền thông HK đã đồng ca rõ rệt khi tường thuật về cuộc hành quân bất ngờ vào lãnh thổ Lào

năm 1972 Thử xem lại một tài liệu truyền hình được đưa ra một thập niên trước đây. Tài liệu này bao gồm cuộc phỏng vấn một số binh sĩ Mỹ trong khi chiến trận tại Lào đang diễn ra. Những quân nhân HK này, đứng bình yên bên lãnh thổ NV, có những lời nhận xét cay độc, kỳ thị dành cho các binh sĩ NV đang chiến đấu ở bên kia biên giới. Người phóng viên truyền hình này bày tỏ rằng lính Mỹ hiểu rõ tình hình hơn các tướng lãnh của họ. Cuộc tấn công lên đất Lào dĩ nhiên là nguồn gốc của bức hình nổi tiếng cho thấy hình ảnh một người lính NV đang đeo trên càng một phi cơ trực thăng để tìm cách vượt thoát. Hình ảnh này được liên tục tung ra trước công chúng Mỹ như là ‘chứng cớ cho thấy người miền Nam là đáng khinh tởm. Quả thực đây là một thủ thuật xưa như trái đất để xuyên tạc sự thật bằng sức mạnh của hình ảnh. Những gì xảy ra bấy giờ đúng ra là như vầy: Quân NV gặp phải lực lượng đông đảo của đối phương trong khi quân Mỹ không yểm trợ được như đã hứa vì hỏa lực phòng không của địch quá mạnh. Có nhiều báo cáo cho biết phi hành đoàn trực thăng phải đạp những két đạn đại bác xuống đầu các đơn vị NV từ độ cao 5,000 bộ trở lên chỉ với hy vọng quân NV sẽ nhận được. Các phi cơ này quả tình là không dám xuống thấp hơn. Trong phạm vi vấn đề này, thử xem nhận xét của một sĩ quan HK, Ðại Tá Robert Molinelli, người đã mục kích tận mắt, được đăng tải trong Armed Forces Journal

Page 37: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 37

(Tập San Quân Ðội) số ngày 19 Tháng Tư, 1971 như sau: “Một tiểu đoàn NV gồm 420 người bị bao vây bởi một trung đoàn đối phương đông đến từ 2,500 đến 3,300 quân trong suốt ba ngày ròng. Phía HK không thể nào tăng viện cho đơn vị này. Họ phải chiến đấu đến gần cạn kiệt hết đạn dược mới bắt đầu phá vòng vây với vũ khí và đạn dược thu được của địch quân. Ðơn vị này còn mang theo những đồng đội bị thương cũng như đã chết. Hình ảnh phi cơ trinh sát chụp được cho thấy rải rác chung quanh đơn vị này là xác của 637 quân địch. Ðơn vị này chỉ còn 253 người trong tình trạng khả thi chiến đấu khi họ chạy đến được một đơn vị NV khác. Một số ít trong số 17 kẻ hoảng sợ đã bám càng trực thăng để thoát thân. Số còn lại, tất cả đều không.” Giờ đây, chắc có người cho rằng đeo càng trực thăng để thoát cho nhanh, dù rằng dễ làm mồi cho hỏa lực phòng không mà phi cơ lại bay cao và nhanh. Nhưng ngoài chuyện ấy ra, một trường hợp cá biệt, việc lui binh trong khi đang giao chiến ác liệt (một chiến thuật khó khăn nhất trong binh pháp) lại bị phóng đại thành một lời buộc tội cho cả một quân đội, một quốc gia và tệ hơn nữa cả một dân tộc? Câu trả lời rằng đó là do chính lòng kỳ thị chủng tộc. Vì lẽ những người bám càng trực thăng là người ngoại chủng. Thử hỏi kẻ đó là người Mỹ hay người Anh thì sao, cam đoan không sai rằng ta sẽ cảm thông cho là người đó đang phải chịu hoàn cảnh nghiệt ngã. Minh chứng cho điều này có thể

thấy người Mỹ đã phản ứng như thế nào đối với lính Anh trước cuộc triệt thoái của họ hồi thời gian đầu Thế Chiến Thứ Hai. Nơi đây cũng có những hình ảnh tủi hổ xảy đến cho lính Anh ở Dunkirk cũng như tại một số nơi khác. Ở Dunkirk một hạ sĩ quan để tái lập trật tự phải chĩa súng đại liên vào đồng ngũ của mình đang hốt hoảng trèo lên tàu. Trên một tàu khác, các binh sĩ dùng báng súng dộng liên hồi vào người một sĩ quan để ngăn không cho ông này leo lên tàu qua ngỏ tháp súng. Tại đảo Crete, một lữ đoàn quân Tân Tây Lan đã tạo một vòng đai an toàn với lưỡi lê chĩa ra ngoài ngăn không cho các quân Anh đang hoảng loạn tràn ngập lên được tàu mình. Tuy thế, hình ảnh nước Anh đơn độc chống lại Hitler năm 1940 lại là một hình ảnh hào hùng. Ðiều này được minh chứng bởi sự kiện hoàn toàn hiển nhiên, ngay cả những biến cố đơn lẻ như vừa nêu bật ở trên vẫn không làm lu mờ được cái hình ảnh toàn cảnh về đức tính can trường và xả thân cứu nước của dân tộc này. Quả thật quân Nam Việt đã tỏ ra xuất sắc vào những ngày cuối cùng của miền Nam qua sự bảo vệ Xuân Lộc vô cùng anh dũng. Tuy rằng có nhiều lý do như vậy. Thẳng hoặc có nhiều lý do để tin rằng, nếu có sự ủng hộ trung thành của phía người Mỹ ắt Nam quân sẽ chứng tỏ cho thế giới thấy thêm nhiều Xuân Lộc khác nữa, và có lẽ họ cũng đã cứu được đất nước họ không bị mất. Vấn đề được nêu ra không phải là khả năng chiến đấu của quân Nam Việt như thế nào nhưng mà xét xem người

Mỹ sẽ hành xử ra sao nếu tình huống tương tự xảy đến với họ. Sự thật là quân Mỹ nếu bị HK bỏ rơi như chính NV đã phải chịu, có lẽ họ cũng sẽ không khá chi hơn. Hãy nhớ rằng: năm 1974 Hoa Kỳ đã cắt viện trợ cho Nam Việt một cách thê thảm một vài tháng trước khi đối phương mở cuộc tấn công sau cùng. Kết quả của sự cắt viện trợ là chỉ một ít nhiên liệu và đạn dược gửi sang cho miền Nam. Các phương tiện để vận chuyển cả trên không lẫn trên bộ đều phải bị bỏ xó vì không có cơ phận thay thế. Quân lính NV đi hành quân không có bình điện để liên lạc vô tuyến, y tá trên chiến trường không có đủ y dược cụ căn bản. Trong những ngày tháng sau cùng của cuộc chiến, quân Nam Việt phải chiến đấu thắt lưng buộc bụng, họ được phép bắn ba viên mỗi ngày, khẩu phần này áp dụng cho cả súng trường lẫn đại bác. Tình trạng tồi tệ đến nỗi ngay chính Văn Tiến Dũng, người chiếm được miền Nam cũng chấp nhận sự thật là khả năng lưu động và hỏa lực của đối thủ của mình chỉ còn phân nửa trước đây. Vậy thì ngoài sự thiếu thốn vật chất này ra, sự chiến đấu kiểu nhà nghèo này cũng tác động lớn lên tinh thần chiến đấu của người lính NV. Quân BV với trang bị đầy ắp, với những chiến xa tối tân, với những xe cơ giới chở quân hiện đại, họ đã đánh thẳng vào miền Nam suy sụp này bằng cuộc tấn công phủ đầu. Phải, quân NV đã gác lại, đã vứt bỏ chiến cụ (không vứt cũng coi như vứt vì có cơ phận đâu mà thay), cả đạn dược cũng bị bỏ

Page 38: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 38

lại (số lượng mà họ đã chắt chiu dành dụm được, mang theo đến phút cuối cho tới lúc biết là đã quá muộn màng rồi không có cơ hội để bắn hay mang theo được nữa, họ thừa biết họ sẽ không bao giờ có thêm để mà bắn). Vậy thì lỗi nơi ai? Họ hay người Mỹ? Phải, quân NV đã triệt thoái khỏi các tỉnh phía Bắc một cách vụng về và khá muộn màng, đưa đến tình trạng hỗn loạn và suy sụp. Nhưng làm thế nào chính quyền miền Nam có thể bỏ mặc dân chúng sớm hơn được, trước khi áp lực địch quá lớn buộc họ phải làm thế? Ðã có lúc Nam VN hy vọng B-52 trở lại để giúp họ chặn bớt làn sóng xâm lăng của Cộng Sản. Khi biết rằng điều ấy sẽ không xảy đến, tinh thần chiến đấu của họ bị suy sụp cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Không còn nhuệ khí chiến đấu, nhiều binh sĩ quay ra đào ngũ - làm thế không phải vì họ hèn nhát hay không có tinh thần hy sinh để bảo vệ đất nước mình, nhưng vì họ không muốn xả thân cho một sự nghiệp biết chắc là đang trên đà phá sản trong khi gia đình họ đang khẩn thiết cần đến mình. Quân Mỹ liệu sẽ làm gì khá hơn được chăng nếu cũng lâm vào tình huống như Nam VN hồi 1975? Liệu quân Mỹ có chiến đấu ngon lành với quân xa, truyền tin đều hỏng, hệ thống quân y què quặt, thiếu thốn nhiên liệu và đạn dược, và không yểm thì nhỏ giọt hoặc hầu như không có. Với một tình trạng bết bát như thế mà phải đối đầu với một kẻ địch có quyết tâm cao, hùng mạnh, trang bị tối tân, sung mãn. Tôi e là không thắng nổi.

Liệu NV có thắng được trận 1975 nếu chính phủ Mỹ vẫn giữ vững sự cam kết, và tiếp tục chi viện cho NV không kém với chi viện mà khối CS dành cho miền Bắc? Câu trả lời là không biết được. Ít ra họ có một cơ hội để đọ sức, cái cơ may mà người Mỹ phản trắc đã tước mất của họ. Hiển nhiên là họ có thể chiến đấu hữu hiệu hơn. Cho dù họ có bại trận họ cũng ngã gục một cách hào hùng trong một trận đánh lưu danh muôn thuở cho hậu duệ, để tiếp tục chiến đấu dưới hình thức du kích chiến rập khuôn theo kiểu Afghanistan. Cho dù NV có đại bại, sự ủng hộ hết mình của Hoa Kỳ ít ra cũng khiến họ có thể nhún vai mà nói rằng dù sao họ cũng đã giúp đỡ hết mình rồi. Ðằng này người Mỹ chưa có hết mình giúp đỡ. Những kẻ nào muốn trốn tránh sự thật ấy bằng cách quay ra báng bổ NV và quân đội ấy là không phải lẽ. Trước một tội ác tày trời bỏ mặc cho nhân dân miền Nam rơi vào tay CS, người Mỹ sau này quay ra đi làm điều tốt kể ra đã quá muộn màng. Nhưng nếu biết nhìn lại và công nhận mình đã sai lầm khi sỉ nhục lương tâm của người miền Nam ấy thì chưa có muộn đâu. Cũng chưa muộn màng gì nếu ta biết khởi đầu vinh danh đúng mức những thành tích họ đã đạt được cùng những hành động hào hùng họ đã tạo nên để bảo vệ cho lý tưởng tự do.

By Harry F. Noyes III

Nhà khoa học Anh Robert Edwards đoạt giải Nobel Y học

Một nhà khoa học người Anh đã đoạt giải Nobel y học năm

2010 vì công trình phát triển quá trình thụ tinh trong ống nghiệm. Ủy ban trao giải thưởng ở Thụy Điển cho biết ông Robert Edwards đã giúp đỡ hàng triệu cặp vợ chồng hiếm muộn và gọi công trình của ông là một dấu mốc trong y học hiện đại. Ông Edwards, năm nay 85 tuổi, đã phát triển quá trình cho phép các tế bào trứng được thụ tinh bên ngoài cơ thể và sau đó đưa vào buồng trứng. Ông bắt đầu công trình này vào những năm 1950, và hoàn thiện công nghệ này cùng người đồng nghiệp Patrick Stepto, người đã qua đời vào năm 1988. Ủy ban Nobel cho biết có tới 4 triệu em bé đã ra đời thông qua phương pháp này kể từ khi em bé được gọi là “em bé ống nghiệm” ra đời vào năm 1978. Giải thưởng này gồm 1,5 triệu đôla và một huy chương vàng. Theo truyền thống, hàng năm ủy ban Nobel của Thụy Điển thường trao giải y học trước tiên.

Page 39: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 39

Thư gởi Bộ Chính Trị VCcc: Đàm Vĩnh Hưng, Báo Công An Nhân Dân

v/v Đàm Vĩnh Hưng bị xịt chất cay

Kính gởi quý huynh trong Bộ Chính Trị đảng VC, Thưa quý huynh đài,

Đệ cắn keyboard gần 2 tuần, nay đọc bài bên dưới của báo CAND mới bạo gan gởi đến quý huynh đài vài lời. Cái khổ nhất của một đấu thủ là khi vừa đấu, vừa phải hướng dẫn địch thủ của mình chơi cho xứng tay. Hôm nay đệ lâm vào cái cảnh khổ này.

Đàm Vĩnh Hưng là một ca sĩ, tuổi trẻ, có tiền, nên láu táu, mất dạy, nông cạn, nông nổi, đệ không lấy làm lạ. Nhưng báo CAND có những tay cáo lão, phía sau lưng là bộ Chính Trị VC của quý huynh, mà cũng láu táu, dại dột nhưng Đàm lão đệ thì thật là hỡi ơi. Người ta thường nói VC quý huynh vẹm lắm, gạt cả thế giới, nhưng hôm nay đệ thấy họ chỉ nói quá. Hay là quý huynh ăn ngập mặt rồi thì đâm ra đặc?

Quý huynh có biết tại sao đệ nói vậy không? Ngay sau khi vụ xịt xịt Đàm Vĩnh Hưng xảy ra, anh Lý Tống bị bắt, đệ đã lo sốt vó. Đệ không lo

cho đôi mắt lệch của Đàm đệ bị cay, càng không lo cho Lý đại hiền huynh của đệ, vì Lý đại hiền huynh vốn là một hảo hán anh hùng, vào sanh ra tử nhiều lần, nếu có bị vài ngày tù Mỹ thì chỉ như được gắn thêm anh dũng bội tinh mà thôi. Nước cờ của Lý đại hiền huynh thật xuất sắc, vô cùng táo bạo, nhưng cũng chính trong cái tình huống này, đệ sợ rằng quý huynh Chính Trị Bộ VC, cục Kiều Vận, hóa hiểm thành kiết, biến nghịch cảnh thành phương tiện. Ai dè quý huynh, báo CAND cũng chỉ ở tầm cỡ của Đàm Vĩnh Hưng, máu lên, dẫy đành đạch như cá mắc cạn.

Đàm “cao máu”, báo CAND VC và quý huynh trong chính trị bộ đảng VC đã bỏ qua một cơ hội ngàn năm một thuở.

Nếu đệ ở chỗ xếp sòng cục Kiều Vận, ngay sau vụ xịt xịt xảy ra, đệ lập tức kêu điện thoại qua cấm thằng Hưng tuyên bố vung vít, biểu nó rửa mặt cho sạch sẽ, rồi nghe đệ dạy.

- Hưng nè, em tỉnh táo chưa? Làm một ngụm Martell đi, ngồi xuống nghe anh dặn. Đầu tiên là em liên lạc với tụi Mỹ, nói bãi nại cho Lý Tống, hô là anh em hiểu lầm nhau thôi. Rồi em mở cuộc họp báo, em nói anh Tống không hiểu em, anh Tống hiểu lầm nhà nước và đảng ta nên mới giận mà làm như vậy. Mình đều là người Việt với nhau, có giận nhau cũng không giận cách đêm, huống hồ đã 35 năm tình cũ. Chết chóc đau thương đã quá nhiều, bây giờ là lúc quên đi quá khứ, hướng về tương lai, người Việt giúp người Việt. Đảng và nhà nước thực tâm muốn phục vụ đồng bào hải ngoại, muốn chúng ta cùng nắm tay xây dựng đất nước. Chuyện anh Tống làm là một sự thiếu thông cảm lẫn nhau, nhưng đây là cơ hội để Hưng và nhà nước mở rộng cõi lòng.

Rồi đệ dặn tiếp: - Rồi Hưng nè, em công bố mời anh Tống gặp mặt làm một chầu cho anh em thông cảm nhau, em

sẽ rót rượu thay trà mời anh Tống. Đó mới đích thị là chiêu số Hoà Hợp Hòa Giải mà quý huynh đang tập múa. Dĩ nhiên là cái chiêu trên không làm cho anh Tống, dân hiểu VC hay đệ xiêu lòng, vì biết các

huynh chỉ chơi vẹm. Nhưng mà dư luận thì xẹp như bong bóng xì liền. Dân “mê văn nghệ, kệ đồng bào” có trăm ngàn cái cớ để coi văn nghệ, ca ngợi Đàm đệ. Dân chống Cộng thì uýnh đập gì nữa, thằng Hưng nó chơi quá điệu rồi. Đệ chết một cửa tứ! (Bây giờ người ta hăm thưa Đàm đệ rồi, quá

Page 40: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 40

muộn, nếu làm vậy thì Đàm đệ sẽ bị hô là rót, chịu thua 2-0, kekeke). Ai dè máu ngu của thằng Hưng nổi lên, rồi thì máu của báo CAND nổi theo, gọi anh Tống là

khủng bố. Bây giờ người ta biểu tình rần rần, đi đông và vui như đi chợ Tết. Đàm đệ thì bị thưa năm bảy tội danh. Mai mốt cái đám văn công cắc ké hỏng chừng cũng bị vạ lây. Quý huynh Chính Trị bộ có thấy quý huynh dại hông?

Đệ cắn keyboard hai tuần nay, không dám viết, sợ quý huynh thấy kế hay mà làm theo thì bỏ mummy. Hôm nay đệ thấy báo CAND “máu” lên, đệ cười khà khà. Báo CAND trích lời của blog Bithu, viết:

“Hành động của Lý Tống là 1 hành động ngu xuẩn, xuất phát từ 1 kẻ phàm phu tục tử. Chả ra làm sao”

Hì hì, anh Tống đã hành động vô cùng “ấn tượng”, thổi bùng ngọn lửa chống nghị quyết 36, ảnh hưởng sâu rộng, khiến quý huynh trào máu Anh Đài. Tức quá hóa dại phải không quý huynh?

Đệ hiểu được quý huynh xuất thân từ đồ tể, vẹm. Nghề nào cũng là nghề, nhưng đồ tể như quý huynh mà làm chính trị thì cái dao thiến heo trong bọc lâu ngày cũng phải lòi ra.

Vài lời tâm tình bộc bạch, mong quý huynh đừng để bụng. Kính quý huynh, Nguyễn văn Hoànghoang4eb@gmail. com

Một anh nông dân vào quán bia ôm uống bia. Sợ đắt tiền anh ta gọi:- Chủ quán, cho 2 suất bia không ôm.- Anh yên tâm ở đây chúng tôi không tính tiền ôm.- Vậy thì cho 2 suất ôm không bia !!

.- Bác sĩ ơi, có chắc là em bị bệnh phổi không ạ- Chắc chắn một trăm phần trăm!- Nhưng em nghe nói, có 1 bệnh nhân điều trị bác sĩ nọ về bệnh phổi mà lại chết vì bệnh dạ dày đấy..- Ồ, cô yên tâm, tôi không bao giờ có sự nhầm lẫn đó, tôi đã chữa bệnh phổi cho ai thì bệnh nhân đó chỉ có chết vì bệnh phổi thôi.

Thí sinh thi trượt lần thứ 3, hỏi bạn mình viết thư như thế nào cho gia đình. Người bạn cố vấn:- Cậu chỉ cần viết ngắn gọn : "Kỳ thi đã kết thúc, kết quả không có gì mới "

Page 41: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 41

Vào tháng 7 năm canh tuất (1010), vua Lý Thái Tổ (trị vì 1010-1028) dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại La, và ngài đổi tên Đại La thành Thăng Long. Tính cho đến nay, danh xưng Thăng Long được chẳn một ngàn năm. Nhà nước cộng sản Việt Nam (CSVN) dự tính tổ chức Lễ kỷ niệm một ngàn năm Thăng Long vào ngày thứ Sáu 1-10-2010 (24-8 canh dần).

Ngày dương lịch và âm lịch nầy không phải là ngày dời đô, cũng không phải là một ngày trọng đại trong lịch sử Việt Nam. Ngày 1-10 là ngày quốc khánh của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc (CHNDTQ). Như thế nói trắng ra, vì nhu cầu chính trị, CSVN mượn Lễ kỷ niệm một ngàn năm Thăng Long để tập họp dân chúng, mừng quốc khánh cộng sản Trung Quốc (CSTQ).

Đây không phải là lần đầu vì nhu cầu chính trị, CSVN sử dụng thủ thuật nầy. Khi mới cướp chính quyền năm 1945, Hồ Chí Minh đã một lần sáng kiến ra cách thức nầy để lấy lòng viên cao ủy Pháp tại Đông Dương là đô đốc Georges Thierry d’Argenlieu.

Nguyên theo tối hậu thư Potsdam ngày 26-7-1945, tại Việt Nam giải giới quân đột Nhật ở nam vĩ tuyến 16 là quân đội Anh và ở bắc vĩ tuyến 16 là quân dội Trung Hoa Quốc Dân Đảng (THQDĐ). Sau khi theo quân Anh, tái chiếm miền Nam Việt Nam, Pháp thương lượng với THQDĐ đưa quân ra Bắc. Sợ bị tiêu diệt, Hồ Chí Minh vội vàng ký với Pháp thỏa ước Sơ bộ ngày 6-3-1946, theo đó Pháp thừa nhận Việt Nam là một quốc gia tự do (état libre), có chính phủ riêng, nghị viện riêng và tài chính riêng trong Liên Bang Đông Dương (LBĐD) và trong Liên Hiệp Pháp (điều 1); Việt Nam sẵn sàng tiếp đón quân đội Pháp đến thay thế quân đội Trung Hoa để giải giáp quân đội Nhật (điều 2).

Thỏa ước Sơ bộ hoàn toàn trái ngược với lời thề chống Pháp của Hồ Chí Minh khi trình diện chính phủ vào ngày 2-9-1945. (Đoàn Thêm, 1945-1964: Việc từng ngày, Hai mươi năm qua, California: Nxb. Xuân Thu tái bản không đề năm, tr. 13.) Thỏa ước Sơ bộ bị dân chúng và các đảng phái chính trị theo chủ trương dân tộc phản đối.

Sau khi thương thuyết với THQDĐ, cao uỷ Pháp tại Đông Dương, đô đốc D’Argenlieu, mở cuộc kinh

lý khu vực phía bắc vĩ tuyến 16 từ ngày 14-5-1946. D’Argenlieu đến Vạn Tượng (Vientiane, Laos) ngày 17-5-1946, đến Hà Nội chiều ngày 18-5-1946. Trên danh nghĩa, D’Argenlieu là cao uỷ, đại diện chính phủ Pháp tại LBĐD. Việt Nam là một quốc gia trong LBĐD. Vậy D’Argenlieu là nhà lãnh đạo hay quốc trưởng của Việt Nam và là cấp chỉ huy của Hồ Chí Minh. Theo nghi thức ngoại giao, để đón tiếp quốc trưởng, nhà cầm quyền Việt Minh phải treo quốc kỳ (cờ đỏ sao vàng) trong ba ngày để đón D’Argenlieu, nhưng VM nói là để mừng sinh nhật Hồ Chí Minh là ngày 19-5, tránh làm cho dân chúng phản đối chuyện đón quan chức Pháp.

Ngày sinh nhật nầy có nhiều câu hỏi cần được đặt ra. 1) Nhiều tài liệu cho thấy Hồ Chí Minh nhiều lần ghi năm sinh khác nhau, không chính xác. 2) Riêng trong đơn xin vào Hội Tam Điểm (Franc-Maçonnerie) vào đầu năm 1922, Hồ Chí Minh, lúc đó có tên là Nguyễn Ái Quốc, ghi trong phiếu cá nhân rằng ông sinh ngày 15-2-1895. (Jacques Dalloz, “Les Vietnamiens dans la Franc-Maçonnerie coloniale”, Revue française d’Histoire d’Outre-mer, 3ème Trimestre, Paris: Société Française d’Histoire d’Outre-mer, 1998, tr. 105.) Vậy tại sao bây giờ lại đổi ngày sinh thành 19-5. 3) Trước đó, Hồ Chí Minh không đề cập đến sinh nhật, thì tại sao nhân cuộc viếng thăm của D’Argenlieu lại có chuyện sinh nhật Hồ Chí Minh?

Vì các lẽ đó, dư luận cho rằng Hồ Chí Minh ngụy tạo sinh nhật để treo cờ, nhằm đón tiếp D’Argenlieu. Tuy nhiên, nếu treo cờ để đón đại diện Pháp thì Hồ Chí Minh sợ dân chúng phản đối và kết tội phản bội vì lúc đó tinh thần chống Pháp của dân chúng rất cao, nên Hồ Chí Minh vì nhu cầu chính trị, mượn cớ treo cờ mừng sinh nhật để tránh sự bất bình của dân chúng. Cần chú ý, ngày 19-5 là ngày ra mắt công khai mặt trận Việt Minh năm 1941 ở Pắc Bó, Cao Bằng.

Trường hợp sửa đổi ngày kỷ niệm vì nhu cầu chính trị thứ hai là ngày thành lập đảng CSVN. Vào ngày 6-1-1930, Hồ Chí Minh, lúc đó lấy tên là Lý Thụy, với tư cách là đại biểu của Đệ tam Quốc tế Cộng sản (ĐTQTCS), đứng ra thành lập đảng CSVN tại Hồng Kông. Ngoài những tài liệu Tây phương, tài liệu cụ

*** TrÀn Gia Phøng ***

Page 42: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 42

thể về ngày thành lập đảng là “Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ II của đảng” do Hồ Chí Minh trình bày ngày 11-2-1951. Trong mục thứ hai tiểu đề “Đảng ta ra đời”, Hồ Chí Minh xác định: “Ngày 6-1, Đảng ta ra đời.” (Bài nầy được đăng trong sách do Hồ Chí Minh viết, Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, Hà Nội: Nxb. Sự Thật, 1976, tt. 97-120; và được đăng lại trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, Hà Nội: Nxb. ChínhTrị Quốc Gia, 2000, tt. 153-176.)

Như thế, rõ ràng ngày thành lập đảng CSVN là ngày 6-1-1930. Xin kèm theo đây một tài liệu kỷ niệm thành lập đảng CSĐD năm 1948. (Chú ý câu mở đầu: Chính đảng của công nhân Đông Dương thành lập vào ngày 6-1-1930.) (Trích: Chính Đạo, Hồ Chí Minh, con người và huyền thoại, tập 1, in lần thứ hai, Houston: Nxb. Văn Hóa, 1997, tr. 247.)

Tuy nhiên, về sau tại Đại hội III đảng Lao Động (tức đảng CSVN) ở Hà Nội từ 5 đến 10-9-1960, Bộ chính trị Trung ương đảng Lao Đông yêu cầu Đại hội thông qua quyết định thay đổi ngày thành lập đảng là 3-2-1930, vì “các đồng chí Liên Xô cho biết ngày đó mới đúng theo tài liệu lưu trữ của Liên Xô.” (Nguyễn Minh Cần, Đảng Cộng Sản Việt Nam qua những biến động trong phong trào cộng sản quốc tế, Nxb. Tuổi Xanh, không đề nơi xuất bản, 2001, tr. 74.)

Năm 1960, do nhu cầu chính trị, đảng Lao Động sửa ngày thành lập đảng theo lệnh của Liên Xô, nhưng cho đến nay, Liên Xô sụp đổ 20 năm rồi, đảng CSVN vẫn chưa chịu sửa lại cho đúng ngày thành lập, mà vẫn bắt học sinh học tập sai ngày, và đảng viên kỷ niệm sai ngày thành lập đảng CSVN.

Chẳng những đổi ngày vì nhu cầu chính trị, mà cũng vì nhu cầu chính trị, CSVN còn sửa luôn lịch để tạo sự bất ngờ trong cuộc tổng tấn công miền Nam Việt Nam vào năm 1968. Nguyên sau khi Bộ chính trị Trung ương đảng Lao Động (CSVN) quyết định sẽ tổng tấn công miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân, chính phủ Bắc Việt ra quyết định số 121/CP ngày 8-8-1967, cho Nha Khí tượng thay đổi âm lịch, theo đó tháng chạp năm đinh mùi trong lịch mới ở Bắc Việt không có ngày 30 (âm lịch), trong khi ở Nam Việt có ngày 30 (âm lịch). Điều đó có nghĩa là Tết Bắc Việt Nam đến trước Tết Nam Việt Nam một ngày.

Việc đổi âm lịch nầy có hai điểm đáng ghi nhận: 1) Nha Khí tượng Hà Nội xác nhận việc đổi âm lịch không theo tính toán của những nhà khoa học lịch pháp, mà theo quyết định của nhà cầm quyền Hà Nội, tức việc đổi âm lịch có tính cách chính trị. (“Lời giới thiệu của Nha Khí tượng” Hà Nội, trong sách Lịch thế kỷ XX, Nxb. Phổ Thông, Hà Nội, 1968.) 2) Việc đổi âm lịch không được thông báo trước mà chỉ cho dân chúng Bắc

Việt biết khi in lịch cho dân chúng sử dụng vào đầu năm 1968, nghĩa là chỉ còn hơn một tháng là đến Tết âm lịch năm mới (mậu thân). (Điều nầy được xác nhận trong “Lời nói đầu” hoặc “Lời giới thiệu” của các lần xuất bản về sau nầy; ví dụ lần xuất bản thứ nhì (1977), thứ ba (1982), và thứ tư (1991). Như thế, phải chăng Hà Nội muốn giữ bí mật việc đổi âm lịch để chuẩn bị cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân?

Việc đổi âm lịch đúng ngày mồng Một Tết Mậu Thân ở ngoài Bắc trùng hợp vào dịp tổng tấn công ở miền Nam Việt Nam, khiến về sau người ta nghi ngờ đây không phải là sự ngẫu trùng, mà đây là một âm mưu có tính toán để đánh lừa Nam Việt Nam và thế giới về lệnh tấn công của Hồ Chí Minh tại Hà Nội vào ngày mồng Một Tết Mậu Thân, 24 giờ đồng hồ tức trước Tết ở miền Nam Việt Nam.

Chẳng những Hồ Chí Minh mà các học trò của ông cũng học theo Hồ Chí Minh đổi ngày vì nhu cầu chính trị. Hồ Chí Minh chết ngày 2-9-1969. Ngày 2-9 là ngày quốc khánh của Bắc Việt cộng sản. Vì vậy, Bộ chính trị đảng Lao Động liền quyết định công bố cho dân chúng biết ngày chết của Hồ Chí Minh là ngày 3-9-1969. Lần nầy nhiều người biết chuyện Hồ Chí Minh chết, đảng Lao Đông không thể “lấy thúng úp tai voi” mãi, nên sau năm 1975, đảng CSVN đành phải điều chỉnh trở lại ngày chết của Hồ Chí Minh là 2-9, trùng với ngày quốc khánh của chế độ CSVN.

Quả thật các đảng viên CSVN rất thuộc bài vở của Hồ Chí Minh. Nay thủ thuật ra lệnh cho dân chúng treo cờ để mừng sinh nhật chủ tịch, lại được đảng CSVN tái ứng dụng lần nữa, dùng lễ kỷ niệm một ngàn năm Thăng Long để tập họp dân chúng Việt Nam mừng quốc khánh CHNDTQ.

Đảng CSVN mừng quốc khánh CSTQ là noi gương chính trị của Hồ Chí Minh, vì Hồ Chí Minh là đảng viên đảng CSTQ. Sau đây là lời tự bạch của Hồ Chí Minh trong bài “Cách mạng Trung Quốc và cách mạng Việt”, viết nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập đảng CSTQ (1/7/1921 - 1/7/1961). Hồ Chí Minh kể rằng: “Riêng về phần tôi, trong hai thời kỳ, tôi đã có vinh dự hoạt động trong đảng Cộng sản Trung Quốc. Đến Quảng Châu hồi 1924-1927, tôi vừa theo dõi phong trào cách mạng trong nước ta,vừa tham gia công việc đo đảng Cộng sản Trung Quốc giao phó... Tôi được tham gia việc dịch tài liệu nội bộ và việc “tuyên truyền đối ngoại”, tức là viết bài về phong trào công nông cho một số báo bằng tiếng Anh. Lần thứ hai tôi đến Trung Quốc (cuối năm 1938) vào thời kỳ kháng chiến chống Nhật. Là một người binh nhì trong “Bát lộ quân”, tôi làm chủ nhiệm câu lạc bộ của một đơn vị ở Quế Lâm. Sau đó, được bầu làm bí thư của chi bộ (kiêm phụ trách

Page 43: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 43

nghe rađiô) của một đơn vị ở Hành Dương...” Cũng trong bài viết trên, Hồ Chí Minh đã mô tả “mối quan hệ giữa cách mạng Trung Quốc và cách mạng Việt Nam thật là: Trăm ơn, ngàn nghĩa, vạn tình,/ Tinh thần hữu nghị quang vinh muôn đời!” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, Hà Nội: Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2000, tt. 366-367.)

Người sáng lập và lãnh đạo đảng CSVN có vinh dự hoạt động trong đảng CSTQ thì đảng CSVN mừng kỷ niệm quốc khánh CSTQ là chuyện không mới. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh và đảng CSVN mang ơn đảng CSTQ (“Trăm ơn, ngàn nghĩa, vạn tình...”) và muốn trả ơn như thế nào, đó là chuyện của CSVN, chứ không phải là ơn nghĩa của Trung Quốc đối với dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam, ngay từ trước một ngàn năm Thăng Long, từ thời Hai Bà Trưng cho đến bây giờ, đã có quá nhiều kinh nghiệm xương máu với tập đoàn lãnh đạo bá quyền Bắc Kinh.

Không thể vì ơn nghĩa giữa hai đảng mà CSVN phản quốc, bán đứng Việt Nam cho CHNDTQ. Vào cuối thế kỷ 20, đảng CSVN đã ký liên tiếp hai bản hiệp ước dâng đất dâng biển cho CHNDTQ trước sự phẫn nộ của dân tộc Việt. Đó là Hiệp ước về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, ký tại Hà Nội ngày 30-12-1999, nhượng cho Trung Quốc ải Nam Quan lịch sử, một nửa Thác Bản Giốc, nhiều cao điểm quân sự trọng

yếu dọc biên giới phía bắc nước ta; và Hiệp ước phân định lãnh hải, ký tại Bắc Kinh ngày 25-12-2000 làm cho Việt Nam mất vào tay Trung Quốc khoảng 10,000 Km2 hay khoảng 8% mặt biển Vịnh Bắc Việt.

Nay một lần nữa, Thăng Long, cựu đô trong khoảng 8 thế kỷ của dân tộc Việt Nam, bị đảng CSVN đưa ra làm phẩm vật hiến tế, để mừng quốc khánh của CHNDTQ. Các nhà cầm quyền Trung Quốc đã bao lần đem quân xâm lược Việt Nam và giày xéo cố đô Thăng Long. Trung Quốc là một đại họa thường trực cho dân tộc Việt Nam từ thời cổ đại cho đến ngày nay.

Mượn chuyện kỷ niệm ngàn năm Thăng Long để mừng quốc khánh CHNDTQ là một điều hoàn toàn trái ngược với truyền thống lịch sử của cựu đô Thăng Long và lịch sử của dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam vốn HIẾU HÒA, KHÔNG GÂY HẤN VỚI TRUNG QUỐC, NHƯNG SẴN SÀNG CHỐNG TRẢ TẤT CẢ NHỮNG CUỘC XÂM LĂNG CỦA TRUNG QUỐC. Vì thế, người Việt Nam không chấp nhận và phản đối mạnh mẽ hành vi nhục nhã của nhà cầm quyền CSVN, vì nhu cầu chính trị, mượn lễ kỷ niệm ngàn năm Thăng Long để mừng quốc khánh CHNDTQ.

TRẦN GIA PHỤNG(Toronto, 5-9-2010)

Sống trên đời mới chỉ là một nửa. Biết bao giờ tìm được nửa thứ hai. Dẫu biết rằng 1 +1 = 2 Nhưng cũng có 2 : 2 =1.Một người buông tay 1 người ngã .Môt người cất bước 1 người mong .Môt người ra đi 1 người khóc . Môt người quay lưng 1 người buồn . Môt người đang quên 1 người nhớ . Môt người hạnh phúc 1 người đau . Môt người ngồi đau lòng nhung nhớ . Môt người ngồi đó tựa vai ai . Hi vọng tắt đi khi bạn ngừng tin tưởng . Tình yêu mất đi khi bạn ngừng quan tâm . Tình bạn mất đi khi bạn ngừng chia sẻ Häy mở lòng và xích lại gần nhau .

Page 44: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 44

 1.     Chuyện cũ trước 1975:

Năm 1968, tôi được dự một buổi nói chuyện về “Tình Báo của Việt Cộng” do Cục An Ninh Quân Đội tổ chức tại Sài Gòn. Diễn giả là Năm Công, nhân vật thứ 8 của Cục R (Trung Ương Cục Miền Nam ) và Trung Úy Nguyễn Minh Châu, Sĩ Quan Chiến Tranh Chính Trị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Năm Công nói rằng ông ta bị Sư đoàn 5 bắt tại Bình Dương chớ không phải đầu hàng hay là xin chiêu hồi. Ông cho biết vì được Cục An Ninh Quân Đội đối xử tử tế nên rất có thiện cảm và sẵn sàng đến trình bày với cự tọa về “Phương Châm Chiến Lược Ba Mũi Giáp Công” của Việt Cộng. Phương châm chiến luợc “Ba Mũi Giáp Công” là phương thức đấu tranh qua ba lãnh vực “Chính trị, Quân sự và Binh Vận”. Cuộc xâm lăng gọi là “Giải Phóng Miền Nam “ của Cộng sản Hà Nội được đặt nền móng và khai triển trên ba lãnh vực đó. Chính trị bao gồm tổ chức, vận động, ngoại giao. Quân sự là xây dựng và đấu tranh bằng các lực lượng võ trang. Và Binh vận là công tác tình báo “xâm nhập và phá hoại” Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Năm Công đã trình bày tỉ mỉ bằng những dẫn chứng cụ

thể về “sách lược đấu tranh” của Việt Cộng. Nói khác hơn, theo ông thì Việt Cộng đấu tranh có bài bản hẳn hoi. Cho nên muốn đối phó lại với âm mưu xâm lược của Việt Cộng thì phía Việt Nam Cộng Hòa cũng phải có sách lược tương xứng.

Trung Úy Nguyễn Minh Châu nguyên là cán bộ Việt Cộng nằm vùng tại Miền Nam. Ông không tập kết ra Bắc, nhưng được bố trí ở lại Miền Nam và xin vô học Trường Sĩ Quan Thủ Đức khóa 5 (?). Ông cho biết vợ ông cũng là cán bộ Việt Cộng hoạt động ở trong bưng. Học Trường Sĩ Quan Thủ đức, tốt nghiệp, hoạt động trong ngành Chiến Tranh Tâm Lý, leo lên đến Trung Úy mà Cục An Ninh Quân Đội vẫn chưa phát hiện thì quả là một “kỳ công” của anh cán bộ Việt Cộng. Nhưng lý do nào khiến cán bộ Việt Cộng Nguyễn Minh Châu ra đầu thú mới là vấn đề. Ông cho biết trong thời gian học tập và sau này ra trường phục vụ trong ngành Tâm Lý Chiến thời Đệ Nhất Cộng Hòa, ông ta đã suy nghĩ rất nhiều. Nhờ được học tập, đọc các tài liệu và quan sát cuộc sống của dân chúng trong chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa, ông thấy nó khác với những điều Việt Cộng tuyên truyền, nhồi sọ. Dưới mắt ông, cuộc sống của dân chúng

trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa sung túc, tự do. Cá nhân ông cảm thấy thoải mái khác hẳn những gì là gò bó trong vùng Việt Cộng kiểm soát. Trong khi đó, theo dõi tin tức vào trong bưng thị vợ ông “theo lệnh Đảng” đã lấy một cán bộ khác. Sống trong sự dằn vặt về ý thức hệ và lý tưởng đấu tranh, ông luôn cảm thấy cô đơn và rất đau khổ mà không biết tỏ lộ cùng ai được. Cuối cùng, vì không chịu nổi cảnh cô đơn và dằn vặt đó, ông ra đầu thú với An Ninh Quân Đội. Nơi đây, họ cho ông biết là Cục An Ninh đã và đang theo dõi một “tên cán bộ Việt Cộng nằm vùng, bí danh là X...mà chưa biết tên này nằm ở đâu”. Cán bộ nằng vùng bí danh X. đó chính là Trung Úy Nguyễn Minh Châu.

Mới đầu, ông tưởng là sẽ bị vô ngồi tù thời gian rồi cho giải ngũ. Nào ngờ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đối xử tử tế và vẫn duy trì ông ở vị trí hiện tại là Trung úy ngành Tâm Lý Chiến và dành cho ông nhiều công tác quan trọng hơn. Ông cám ơn Chính Phủ và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và hứa sẽ phục vụ chính nghĩa Quốc Gia một cách tích cực chống lại chủ nghĩa Cộng sản độc hại.

Qua hơn một giờ nghe trình bày, cử tọa rất chăm chú và thầm

Về sự xâm nhập phá hoại của Việt Cộng

Bài của Phạm Quang Trình

Page 45: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 45

phục Năm Công ăn nói lưu loát, mạch lạc. Phần cá nhân tôi, tôi chú ý đến những mánh khóe xâm nhập của Việt Cộng vào Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Những mánh khóe đó không có gì mới lạ và có vẻ rất là bình thường đến độ tầm thường, nhưng lại có công hiệu.

Sau phần nói về cá nhân mình cùng những hoạt động đặc biệt, hai diễn giả Năm Công và Trung Úy Nguyễn Minh Châu nói về công tác Binh Vận, làm sao xâm nhập vào hàng ngũ Quân Đội Quốc Gia. Phương cách hay mánh khóe rất đơn giản và tầm thường từ xưa đến nay là Tiền và Gái. Ngoài ra, có thể dùng cách “bắt địa hay bắt bí”.

Dùng tiền để đánh vào lòng tham. Thường kẻ tham tiền sẽ dễ dàng bị mua chuộc, từ cái tầm thường, vô thưởng vô phạt để cho đối tượng đi sâu vào vòng kiểm soát của mình đến những cái khác cao hơn. Rồi cứ dần dần tăng lên, đi sâu và lún sâu vào cái thế không sao thoát ra được, buộc phải theo và hành động cho Việt Cộng. Dùng gái là “mỹ nhân kế”. Chuyện này thì mấy ai thoát khỏi, kể cả Tổng Thống, Thủ Tướng. Trong những đồn bót, Việt Cộng dã dùng rất nhiều cán bộ phụ nữ được huấn luyện, làm sao để những cán bộ nữ này lập được “quan hệ tình cảm” với binh lính Quốc gia, từ binh nhì đến các chức vụ cao hơn. Chuyện thanh niên nam nữ yêu nhau rồi lập gia đình là chuyện bình thường. Cho nên điều cần là nữ cán bộ làm sao lập được quan hệ yêu đương với lính, rồi lấy lính làm chồng, lọt vào trong hàng ngũ, ít ra là trong đồn bót

để làm nội công.Công tác xâm nhập “bình

thường” này của Việt Cộng đã có kết quả ít nhiều. Nhưng thực tế cho biết, thường đã có những phản ứng ngược lại, khi “quan hệ tình cảm yêu thương” lấn thắng “quan hệ Đảng và đồng chí”. Rất nhiều nữ cán bộ Việt Cộng khi đã có chồng là lính Quốc Gia, lại đem lòng yêu thương thật sự. Rồi khi có con, có cuộc sống thoải mái thì “thố lộ” cho chồng biết mọi chuyện, nhất là vai trò của mình và đồng ý “hợp tác” với An Ninh Quân Đội để “tiêu diệt” lại Việt Cộng.

Trường hợp bị “bắt bí” thì cụ thể nhất là trường hợp một Trung Úy tùng sự tại Bộ Tư Lệnh Hải Quân, Bến Bạch Đằng, Sài Gòn. Gia đình Trung Úy Hải Quân này sống ở vùng nông thôn Miền Tây. Khi còn là học sinh thì Trung Úy này lên tỉnh và Sài Gòn học. Sau khi đậu Tú Tài, thanh niên này thi vào Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang, ra trường và được phái đi phucï vụ nhiều nơi. Sau cùng được bổ về Bộ Tư Lệnh Hải Quân ở Bến Bạch Đằng. Cha mẹ ông Trung Úy này vẫn sống ở miền quê và vẫn bị Việt Cộng địa phương theo dõi. Khi biết viên Trung Úy về Bộ Tư Lệnh Hải Quân và thỉnh thoảng cũng về thăm nhà thì cán bộ tình báo nằm vùng đến “điều đình” với cha mẹ của viên Trung Úy là nhờ mua giùm thuốc Tây. Chuyện xem ra dễ dàng và vô thưởng vô phạt nên Trung Úy đã nhận lời mua giúp. Rồi dần dần, Việt Cộng nhờ mua nhiều hơn hoặc nhờ làm một vài việc khác xét ra cũng “vô thưởng vô phạt” như mua thuốc. Sau cùng, Việt

Cộng yêu cầu Trung Úy vẽ giùm bản đồ Bộ Tư Lệnh Hải Quân ở Bến Bạch Đằng thì viên Trung Úy này cảm thấy sợ hãi vì đã lún sâu vào vòng kiểm soát của Việt Cộng mất rồi. Làm theo chúng thì rất nguy hiểm, mà không làm thì cha mẹ sẽ bị Việt Cộng bắt vô bưng. Quyết định cuối cùng là Trung Úy đó đã báo cho Cục An Ninh Quân Đội biết và một kế hoạch phản gián được giăng ra bắt trọn ổ Việt Cộng nằm vùng ở vùng 4.

2.  Chuyện mới sau 1975 Sau năm 1975, Phong Trào

Phục Quốc một thời bùng lên trong nước. Ngoài việc đàn áp bắt bớ, Việt Cộng đã tung ra nhiều nhóm Phục Quốc giả để gài bẫy bắt những chiến sĩ phục quốc thật. Chuyện này xẩy ra nhiều lúc và nhiều nơi khắp trong lãnh thổ Miền Nam Việt Nam. Chính vì thế mà nhiều nhóm thật đã bị mắc bẫy và bị bắt giam. Sau khi chương trình đoàn tụ gia đình (ODP) được tiến hành và nhất là sau khi quan hệ ngoại giao Mỹ- Việt Cộng được thiết lập, Việt Cộng lại tìm cách xâm nhập vào khối Người Việt Quốc Gia tại Hải Ngoại.

a). Khoảng năm 1991, một người tại Sài gòn đang làm giấy tờ qua Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ gia đình tức là theo chương trình ra đi có trật tự (Orderly Departure Program, viết tắt là ODP). Đang tiến hành giấy tờ thì ông được Sở Công An Thành Phố gọi lên. Nơi đây hỏi ông có muốn đi sớm không? Ông tưởng rằng chúng muốn làm tiền, nên trả lời là muốn nhưng phải hoàn tất

Page 46: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 46

“thủ tục đầu tiên” là bao nhiêu. Công An bảo không cần tiền. Họ cần ông hợp tác làm việc. Ông hỏi hợp tác như thế nào? Công An trả lời rất rõ ràng: “Ông qua Mỹ viết cho một tờ báo chống Cộng”. Ông giật mình, trả lời rằng không có khả năng viết lách rồi từ chối khéo để ra về.

b). Ông A trong Lực Lượng X về Việt Nam hoạt động bị Việt Cộng bắt giam khá lâu. Chúng dụ giẫm bảo viết bản kiểm điểm cá nhân rồi sẽ được thả. Thời gian ở tù lâu quá, ông buồn chán và thất vọng, nên đã làm theo chúng, viết bản kiểm điểm rất thành khẩn đến độ nhận lỗi với mọi người từ “cha mẹ, vợ con, bạn bè, gia đình, xã hội...” Không tội lỗi gì mà ông không nhận. Vì nghĩ rằng nhờ đó, ông sẽ được chúng thả. Vả lại viết kiểm điểm chỉ là hồ sơ cá nhân, có liên hệ khác đâu mà lo. Sau khi viết bản kiểm điểm đạt đúng tiêu chỉ chúng đặt ra, thì ông được Công An dẫn ra ngoài ăn uống, chụp hình. Điều ông không ngờ là khi được thả thì các bản kiểm điểm ông viết đã được đăng trên báo Công An, báo Tuổi Trẻ cùng với hình ông đang ăn uống, ngồi bên mấy người đẹp mà Công An bố trí trong tấn tuồng do chúng đạo diễn. Kết luận: Ông là con cua đã bị bẻ gẫy hết càng, hết gọng!

c) Ông B trong Đảng Y (có quốc tịch Hoa Kỳ) cũng về Việt Nam hoạt động bị Việt Cộng bắt nhốt hơn một năm. Ông bị Công an dụ giẫm, tố cáo các đồng chí, viết bản kiểm điểm thành khẩn nhận tội và cam kết làm một số công tác cho Việt Cộng tại hải ngoại sau khi được chúng thả ra. Ông B đã tham gia nhiều đoàn

thể và đoàn thể nào có ông là y như có chia rẽ, nội bộ lủng củng.

d) Ông C trong Phong Trào Z về Việt Nam hoạt động bị Công an bắt. Chúng muốn thả với điều kiện nộp tiền chuộc mạng, viết lời cam kết và làm công tác báo chí tại hải ngoại. Trong trại giam, Công an chiếu Video cho ông coi sinh hoạt các Hội đoàn tại hải ngoại và nói: “Anh về hợp tác với chúng tôi. Anh được quyền tự do viết bài đả kích, chửi bới bất cứ ai, bất cứ cơ quan nào, ngoại trừ “Bác Hồ và Đồng chí Tổng Bí Thư”.

e) Sau 30 tháng 04 năm 1975, khi phong trào vượt biên vượt biển lên cao, Cộng sản Việt Nam đã tổ chức nhiều chuyến vượt biên để làm tiền đồng thời đã gài một số cán bộ trà trộn trong đám người đó để xin tị nạn hầu làm công tác tình báo, giao liên. Ngay trong số những người vượt biên do Việt Cộng tổ chức, đã có những người phải cam kết làm một số công tác chỉ định khi định cư ở nước ngoài. Tất nhiên, Việt Cộng đã dùng nhiều mánh khóe kềm kẹp những người này để họ phải làm công tác, dù rằng họ không phải là Cộng sản nhưng ở thế kẹt, bắt buộc phải làm.

f) Bà PH. cho biết: “Quán Cà phê” kia là của tụi nó đấy. Tụi nó nhờ người đứng tên mở ra để kinh tài, làm ăn. Tụi nó còn một căn nhà “Vãng Lai” ở đường K... Bất cứ ai cần đến tá túc đều đuợc tụi nó giúp đỡ. Nó bảo tôi cần xử dụng làm gì thì cứ cho biết, chỉ lấy lệ phí tượng trưng. Sao tụi nó lắm tiền thế?”

3.    Những  suy  tư  và  thắc 

mắc

Những câu chuyện có thật

nêu trên đã làm người viết và nhiều người suy nghĩ. Chuyện tuởng như đùa mà thật sự đã xẩy ra. Có nhiều người không tin. Nhưng những người có con mắt tình báo thì đó là chuyện thường tình, dù họ không thấy trước mắt. Phần đông dư luận cho rằng chiến tranh Việt Nam đã kết thúc. Đây là cái nhìn về quân sự. Còn về những mặt khác (chính trị, kinh tế, văn hóa) thì trận chiến Quốc-Cộng thật sự chưa chấm dứt. Nó đã biến thể hoặc chuyển sang một hình thức khác, từ quân sự sang chiến tranh chính trị. Quan niệm đấu tranh thường trực của Mao Trạch Đông khai triển từ chủ nghĩa Mác khẳng định điều đó: “Chiến tranh là chính trị đổ máu. Chính trị là chiến tranh không đổ máu.” Còn quan niệm của Chính Phủ Trung Hoa Quốc Gia thì “Chiến tranh Chính trị là sự kết hợp của Lục Đại Chiến. Đó là: Mưu lược chiến, Tư tưởng chiến, Tổ chức chiến, Tâm lý chiến, Tình báo chiến và Quần chúng chiến” Quan niệm này được du nhập vào Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa do Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị thuộc Bộ Tổng Tham Mưu phụ trách.

Trở lại cuộc chiến Quốc- Cộng tại Việt Nam, chúng ta thấy những điểm sau đây:

- Cuộc chiến Quốc Cộng vẫn

còn tiếp diễn? Cuộc chiến đó truớc đây xẩy ra là do âm mưu xâm lược của Cộng sản Hà Nội qua công cụ bù nhìn của chúng là Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam. Cuộc chiến quân sự Quốc-Cộng đã thật sự chấm

Page 47: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 47

dứt ngày 30 tháng 04 năm 1975. Nhưng bây giờ cuộc chiến Quốc - Cộng đó tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức khác giữa bọn cầm quyền Cộng sản Hà Nội và Đại Khối Dân Tộc, cũng gọi là Khối Người Việt Quốc Gia. Nếu như Cộng sản Hà Nội nắm ưu thế trong nước thì Khối Nguời Việt Quốc Gia nắm ưu thế tại Hải Ngoại.

- Những hiện tượng không

thể nghi ngờ: Cộng sản Việt Nam trước đây coi những người vượt biên tìm tự do tức Khối Người Việt Hải Ngoại là bọn phản quốc, phản động chạy trốn ra nước ngoài thì nay chúng coi là Khúc Ruột Ngàn Dặm, là Con Bò Sữa làm giàu cho Đất Nước bằng mọi cách phải tranh thủ. Chính vì thế, mà chúng tung ra Nghị Quyết 36 để thực hiện chủ trương xâm nhập và lèo lái. Với việc vận động lập được quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ từ hơn 10 năm nay, cộng thêm với việc du lịch về thăm Quê Hương của đồng bào hải ngoại, Cộng sản Việt Nam có bàn đạp pháp lý và có trớn để tìm cách xâm nhập Khối Người Việt Hải Ngoại. Cộng sản chóp bu đã tìm cách cho con em chúng du học, lập gia đình với Việt kiều, gửi tiền ra nước ngoài, xây dựng cơ sở làm ăn, buôn bán trong nhiều lãnh vực. Cộng sản gửi các đoàn nghệ sĩ ra hải ngoại trong chủ trương giao lưu văn hóa, mời phần tử hoạt đầu, đầu cơ, và các chính khách xa lông về thăm Quê Hương trong chủ trương hòa hợp hòa giải mà thực chất là củng cố chế độ và làm suy yếu tiềm năng đấu tranh của Khối Người Việt Quốc Gia.

- Những hiện tượng đáng

nghi: Việc ông bạn ở Sài Gòn được Công An mời lên đề nghị làm thủ tục cho đi sớm với điều kiện “viết cho một tờ báo chống Cộng” là chuyện có thực. Điều đáng nghi là “những tờ báo chống Cộng” nào là của Việt Cộng. Có người nói cho biết “đã chứng kiến tận mắt thấy những tên làm trong Tòa Lãnh Sự Việt Cộng đậu xe ở khu X... rồi đến họp ở tòa soạn báo T... vào lúc 8 giờ tối...” Đáng nghi vì có những tờ báo viết bài chống Cộng đầy mình, nhưng đồng thời lại cũng đang những bài viết đánh phá, chụp mũ lung tung những nhân vật và những hội đoàn Quốc Gia. Theo lập luận của Công An nói cho ông C trong Phong Trào Z nói trên thì “Anh có thể đả kích, phê bình, chửi bới bất cứ ai, bất cứ cơ quan nào ngoại trừ “Bác Hồ và Đồng chí Tổng Bí Thư” có nghĩa là Việt Cộng không quan tâm nhiều về những bài viết chống Cộng của báo chí hải ngoại. Chúng biết Khối Người Việt Hải Ngoại chống Cộng mạnh mẽ, cùng mình. Mà dù cho có viết thêm thì trong nước cũng chẳng mấy ai biết. Nhưng Cộng sản cũng biết sợ và chúng sợ cái gì? Cộng sản có hai cái sợ: sợ (1) Cộng Đồng Người Việt đoàn kết và (2) sợ thần tượng bị sụp đổ.

Cái sợ thứ nhất của chúng là Khối Người Việt Hải Ngoại ĐOÀN KẾT. Cho nên chúng ra sức làm thế nào để cho Khối Người Việt Hải Ngoại CHIA RẼ và đánh nhau loạn xạ. Cách hay nhất là gây mâu thuẫn, chụp mũ, bới móc, bôi bẩn, đả kích, vân vân, nghĩa là làm thế nào

trên những tờ báo chống Cộng do Cộng Sản làm chủ trực tiếp hay gián tiếp, xuất hiện những bài báo chống nhau, chống Cộng Đồng, chụp mũ những nhân vật Quốc Gia, các Hội đoàn, Đoàn thể. Việt Cộng dư biết một số nhân vật ở Hải Ngoại khi bị chửi, bị đả kích hay bị bôi bẩn là không dám tham gia hoạt động nữa, tìm cách rút lui. Cộng sản lợi dụng vào nhược điểm đó để cho tay sai viết bài bôi bẩn, chụp mũ đến độ phải rút lui để chúng nhào vô chiếm cứ. Điểm này thì Đức Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận trong bài nói chuyện tại các Giáo Xứ trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã khuyên Giáo Dân phải bình tĩnh và dấn thân trong xã hội nhiễu nhương. Nếu mình không dấn thân thì các phần tử xấu sẽ thừa cơ nắm giữ và làm băng hoại xã hội.

Cái sợ thứ hai là sợ thần tượng Hồ Chí Minh và kẻ kế vị bị sụp đổ. Vì như mọi người đều biết chủ nghĩa cộng sản đã sụp đổ trên toàn thế giới, ngay chính tại cái nôi sinh ra nó là Liên Sô. Cho nên để chống đỡ nguy cơ sụp đổ tại Việt Nam, Việt Cộng phải bày ra cái gọi là Tư Tưởng Hồ Chí Minh để làm điểm tựa cuối cùng. Chúng cố tình tô son điểm phấn cho thần tượng Hồ có một tầm vóc tư tưởng khả dĩ làm nền tảng thay cho chủ nghĩa Mác khi chủ nghĩa lỗi thời này bị quăng vào sọt rác của lịch sử. Tất nhiên kẻ kế vị Hồ Chí Minh là những tên Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản cũng cần được “thần tượng hóa” để làm điểm tựa giữ chế độ cho vững. Cho nên muốn đánh thắng Cộng sản Việt Nam thì trước hết phải đánh đổ thần

Page 48: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 48

tuợng Hồ Chí Minh, sau đó kẻ kế vị Hồ. Trong nước không ai dám công khai động đến Hồ Chí Minh thì hải ngoại tha hồ lột mặt nạ “thần tượng thúi tha này”.

Trở lại nhưng chuyện đánh phá chụp mũ, bôi bẩn ở hải ngoại thì trên thực tế, chúng ta chứng kiến một số tờ báo đã có hành vi y như lập luận của Cộng An Việt Cộng nghĩa là đăng những bài chống Cộng đồng thời không tiếc tay viết những bài đã kích thậm tệ bất cứ nhân vật quốc gia nào có vẻ “nổi” một chút. Hiện tượng tung tin giả, chụp mũ, bôi bẩn đầy rẫy trên báo chí. Bây giờ thì việc sử dụng Internet phổ biến khá mạnh. Ai có máy Computer đều có thể sử dụng dễ dàng. Có nhiều kẻ gian mang nhiều Nicks khác nhau xuất hiện trên các Diễn Đàn Internets, đánh phá lung tung. Cứ viết nhiều, viết bậy, nhắc đi nhắc lại nhiều lần là có kẻ tin. Điển hình trong hai năm qua, hồi ký chiến tranh Trở Lại Mật Khu Sình Lầy của ông Nguyễn Bửu Thoại là một bằng chứng về hành động phá hoại của kẻ gian. Ông Nguyễn Bửu Thoại chỉ nói đến hiện tượng tiêu cực về chuyện “lăng nhăng của” một anh lính dưới quyền với một cô thôn nữ mà cuối cùng anh lính đã cưới cô làm vợ. Vậy mà kẻ gian và cũng là kẻ thù của ông dựng đứng cho rằng ông Nguyễn Bửu Thoại mạ lỵ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, rằng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chuyên hiếp dâm. Chuyện tung tin này rất dễ gây xúc động và nếu độc giả chưa từng đọc Trở Lại Mật Khu Sình Lầy thì dễ dàng tin rằng ông Nguyễn Bửu Thoại đã mạ lỵ Quân LụcViệt Nam Cộng Hòa.

Trên thực tế, chúng ta cũng chứng kiến một số phần tử xem ra không làm một việc gì nổi, nhưng hễ những tên này tìm cách len lỏi vào bất cứ hội đoàn nào là y như hội đoàn đó có chuyện lôi thôi. Điển hình là Tổng Hội Thủ Đức và Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại. Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại thì loạn từ hơn 10 năm nay vì những tranh chấp vô bổ. Nhưng nếu hiểu rõ chuỵện ra thì không lấy gì làm lạ cả. Đây là tiếng nói duy nhất của Khối Nguời Việt Quốc Gia trên Diễn Đàn Văn Bút Quốc Tế mà Cộng sản Hà Nội và Hội Nhà Văn của chúng thì không được tham gia chỉ vì chúng không tôn trọng Nhân Quyền và quyền Tự Do Ngôn Luận của người cầm bút. Cho nên chúng phải tìm cách len lỏi, xâm nhập để phá hoại. Đó là Văn. Còn bên Võ, Tổng Hội Thủ Đức là hội quy tụ những cựu Sinh Viên Sĩ Quan của một Quân Trường có tiếng là đào tạo số lượng sĩ quan đông nhất cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong thời kỳ chiến tranh. Cho nên chúng ta cũng không lấy làm lạ khi thấy Tổng Hội đang đà đi lên thì lại có những tranh chấp phá hoại.

Quan sát những buổi lễ sinh hoạt của Cộng Đồng tại nhiều nơi, người ta thường chứng kiến một số người hình như không ở trong Ban Tổ Chức, nhưng lại làm nhiệm vụ quay phim, chụp ảnh. Câu hỏi cần đặt ra là những người này làm gì, cho ai? Cho nên trở lại chuyện ông C trong Phong Trào Z được Công An Việt Cộng cho coi Video về sinh hoạt Cộng Đồng Hải Ngoại thì ta có quyền nghĩ rằng Việt Cộng đã

bỏ tiền ra thuê bao một số người, có thể là bọn nằm vùng, gián điệp, những kẻ cần tiền sẵn sàng làm công tác đi chụp hình, quay Video cho chúng mọi sinh hoạt của Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại. Chỉ cần một số tiền nhỏ và dụng cụ quay phim là “kẻ làm công” có thể thực hiện dễ dàng công việc thuê mướn. Cách đây mấy năm, người viết được đọc một số báo của của Việt Cộng từ một ông bạn có người nhà về Việt Nam. Tờ báo đó đã viết bài với đầy đủ chi tiết đả kích một số nhân vật tên tuổi hoạt động tại San Jose là những tên “ăn trợ cấp của Mỹ”. Buồn cười là tác giả viết những bài báo này không biết gì sinh hoạt của xã hội Mỹ mà dám viết bừa viết bậy. Tất nhiên là những nhân vật bị báo Việt Cộng đả kích đã có một số chất liệu do tay sai nằm vùng thâu thập và cung cấp.

Những điều không thấy

nhưng vẫn phải nhận là có thực: người viết muốn nói đến chuyện tình báo, gián điệp. Bọn làm công tác gián điệp, tình báo luôn được huấn luyện kỹ càng về kỹ thuật công tác. Chúng xâm nhập rất hay, ngụy trang rất khéo, tổ chức rất giỏi, và phá hoại cũng rất kinh hồn. Bình thường chẳng mấy ai biết chúng. Nhưng các chính phủ nào cũng có cơ quan chuyên môn về tình báo để theo dõi, khám phá. Rồi khi khám phá ra kẻ phá hoại, những tên gián điệp được công bố tên tuổi thì lúc ấy chuyện đã đổ bể hay lộ tẩy thì quần chúng mới hay mới biết. Hãy nói về các nhân viên ngoại giao của bất cứ chính phủ nào thường đều là những nhân viên

Page 49: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 49

tình báo. Chuyện chẳng đâu xa, trường hợp Đinh Bá Thi đại diện của Cộng sản Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc và David Trương Đình Hùng (con trai LS. Trương Đình Dzu) bị chính quyền Mỹ bắt quả tang tội làm gián điệp hồi năm 1977. David Trương Đình Hùng bị tống giam còn Đinh Bá Thi bi trục xuất. Lúc ấy, người viết còn ở Việt Nam thấy dư luận xôn xao làm cho Việt Cộng bẽ mặt. Cái tin Đinh Bá Thi bị trục xuất đã làm người trong nước nghĩ thầm rằng: “Tên này khôn thì tìm cách trốn đi hoặc đầu hàng Mỹ. Ngu thì cứ về Việt Nam.” Quả nhiên là đúng, sau khi về Việt Nam được mấy tháng, có tin Đinh Bá Thi bị xe đụng chết tại Tuyên Đức.

Công tác xâm nhập phá hoại Cộng đồng người Việt Hải Ngoại hiện nay do Tổng Cục Phản Gián/Cục Đối Ngoại của Hà Nội phụ trách với ngân khoản cả hàng trăm triệu Dollars mỗi năm. Tổng Cục Phản gián do tên tướng Nguyễn Chí Vịnh cầm đầu. Nguyễn Chí Vịnh là con tướng VC Nguyễn Chí Thanh (bị B 52 ném bom chết trong chiến trường miền Nam năm 1967). Khi thực hiện kế hoạch xâm nhập phá hoại, Việt Cộng sẽ dùng đủ mọi phương tiện, mọi thủ đoạn: tiền bạc (Dollars), gái đẹp, thân nhân... Điều này dễ hiểu như đã nói trên. Nhưng biết như vậy mà vẫn có thể mắc mưu.

Cũng cần phải nói thêm về ngành tình báo của Việt Nam Cộng Hòa trong thời chiến cũng đã tạo được biết bao thành tích. Nếu như Việt Cộng đã cài được nhiều ổ gián điệp vào trong Chính Quyền và Quân Đội mà

điển hình là trường Sĩ Quan Thủ Đức thì nguợc lại phía Việt Nam Cộng Hòa cũng cài ngược lại vào nội bộ của Việt Cộng, thế nên bao nhiêu cơ sở gián điệp của Việt Cộng bị tóm trọn ổ. Từ Phong Trào Tố Cộng đến Quốc Sách Ấp Chiến Lược, rồi đến Chiến Dịch Phượng Hoàng, bao nhiêu ổ Việt Cộng bị phanh phui. Nhân đây cũng phải khen sư đoàn 5 Bộ Binh một lần vì đã bắt được Nam Công, nhân vật thứ 8 của Cục R (Trung Ương Cục Miền Nam). Rồi Việt Nam Cộng Hòa còn bắt được vợ của Trần Bạch Đằng nhốt trong Tổng Nha Cảnh sát Quốc Gia. Sau biến cố Mậu Thân 1968, Mỹ mượn vợ Trần Bạch Đằng để khai thác, nhưng rồi đem đổi lấy tù binh Mỹ bị Việt Cộng bắt. Sau ngày 30.04.1975, vợ Trần Bạch Đằng được chức Thứ Truởng Tư Pháp đặc trách Miền Nam, một chức vụ bù nhìn làm kiểng, chớ vợ Trần Bạch Đằng thì dốt đắc cán mai biết gì luật lệ với tư pháp. Chính Trần Bạch Đằng cũng thú nhận trong cuốn Kẻ Sĩ Gia Định rằng y chút nữa cũng bị thộp cổ. May mà y ngâm mình dưới nước trong một bụi cỏ trên sông mà thoát. Rồi đến Phạm Thị Yến, một dược sĩ là vợ của Trần Bửu Kiếm (Trung Ương Cục Miền Nam) cũng bị Việt Nam Cộng Hòa bắt nhốt ở Trung Tâm Cải Huấn Thử Đức. Sau Mỹ lại mượn khai thác và trả cho Việt Cộng. Nhưng có lẽ cũng vì thế mà sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Trần Bửu Kiếm bị nghi ngờ và chìm luôn.

Trở lại Cộng đồng Người Việt tại Hoa Kỳ hiện nay là đối tượng quan trọng của Cộng sản Việt Nam. Đương nhiên là chúng

phải tìm mọi cách len lỏi xâm nhập vào trong mọi lãnh vực, mọi hoạt động. Các đoàn thể ái hữu là dễ dàng nhất. Ngay đến các đoàn thể chính trị, chúng vẫn có thể xâm nhập dễ dàng. Lý do là vì tổ chức lỏng lẻo, kết nạp đoàn viên bừa bãi, chỉ cần số đông. Mặt khác, người ta có quyền nghi ngờ một số đoàn thể mà dư luận cho rằng “chống Cộng giả”. Những đoàn thể đó có thể do chính Việt Cộng nằm vùng tổ chức, cũng có thể do người Việt quốc gia tổ chức rồi bọn cán bộ nằm vùng xâm nhập, lèo lái, rồi nhẩy lên nắm lấy vai trò lãnh đạo.

Một sự kiện nữa là trong buổi giao thời, bao giờ cũng xuất hiện bọn “đón gió trở cờ”, bọn hoạt đầu chính trị, bọn cơ hội chủ nghĩa, vân vân. Vì không có lập trường vững chắc, nhất là không có khả năng tổ chức mà chỉ ham lợi lộc, chức quyền, nên bọn người này rất dễ dàng tự nguyện làm tay sai cho giặc. Như tình hình hiện nay, bọn đón gió trở cờ đang âm thầm hoạt động để may ra Việt Cộng “bố thí” cho chút cơm thừa canh cặn. Thật là ngu xuẩn khi bọn người này đi đêm với Cộng sản mà không biết rằng “không có thực lực mà xin nói chuyện với chúng thì chỉ có khả năng làm tay sai” mà thôi.

Câu hỏi đặt ra là tại sao những đoàn thể chính trị mon men về biên giới dễ dàng bị chúng tóm trọn ổ? Câu trả lời không khó vì cái tật ồn ào phô trương “lạy ông tôi ở bụi này” của một số đoàn thể đấu tranh. Ngoài ra, Thái Lan là đất chứa đầy thứ tình báo, trong đó dại gì mà Việt Cộng không có. Bây giờ chuyện đi lại giữa Hoa Kỳ- Việt

Page 50: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 50

Nam quá dễ dàng, những quan hệ hôn nhân, buôn bán, đổi tiền, vân vân là cửa ngõ để chúng xâm nhập. Tất nhiên là Mỹ dư biết và họ có đường lối xử sự riêng của họ. Còn khối Người Việt Quốc Gia thì chúng ta đối phó ra sao?

Tạm kết luận Chuyện Việt Cộng xâm nhập

phá hoại là điều hiển nhiên. Nhưng muốn phát hiện sự xâm nhập của chúng thì phải có cái nhìn về tình báo và để tâm theo dõi. Ai lãnh nhiệm vụ này, tất nhiên là các đoàn thể đấu tranh phải đi tiên phong, sau đến mọi đoàn thể người Việt quốc gia ở hải ngoại. Kẻ thù thì làm việc 24 trên 24 và có nhiều phương tiện với ngân khoản cả hằng trăm triệu Dollars. Còn các đoàn thể mình thì đấu tranh theo kiểu cuối tuần (Weekend). Trận chiến tuy không đổ máu những cũng khốc liệt không kém. Phải làm sao đây? Tất nhiên ngoài công cuộc xây dựng, đoàn kết thì các đoàn thể đấu tranh phải tích cực hơn trong mọi lãnh vực. Ngay những hội đoàn ái hữu, nếu chịu dấn thân xa hơn mục tiêu ái hữu thì sẽ mang lại nhiều hiệu quả hơn. Và có lẽõ đã đến lúc chúng ta nên làm một cuộc tổng kiểm kê lại mọi thành quả và thất bại của 30 năm lưu vong để biết vị thế và tương quan Địch-Ta như thế nào. Nhìn đúng thực trạng, thấy rõ nhu cầu, mới có thể tìm ra phương pháp hay sách lược đấu tranh hữu hiệu. San Jose Phạm Quang Trình

1. Người đẹp thì làm ta chú ý, còn người làm dáng thì… chú ý đến ta. 2. Vợ ngày xưa thường “nâng khăn sửa túi” cho chồng. Vợ ngày nay thường “ngửi khăn lục túi” của chồng. 3. “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” nhưng nếu bạn cười với một cô gái trước mặt vợ mình thì nụ cười ấy lại là thuốc… đỏ. 4. Người cho ta tiền là thầy ta, người cho ta mượn tiền là bạn bè ta, người lúc nào cũng muốn lấy tiền của ta ấy là vợ ta! 5. Có tiền mua tiên cũng được, nhưng đừng mua một “tiên nữ”, vì như thế bạn sẽ không còn tiền. 6. Theo luật Hôn nhân gia đình thì đàn ông (con trai) ít ra cũng được tự do 20 năm (trước khi cưới vợ). 7. Nhậu nhiều thì vợ buồn, nhậu ít thì bạn bè buồn, còn không nhậu thì… mình buồn. 8. Hôn nhân là nghệ thuật sống chung hai người mà vẫn hạnh phúc như khi sống một mình. 9. Người ta thường dùng lửa để thử vàng, dùng vàng thử đàn bà, dùng đàn bà thử đàn ông và dùng đàn ông đi lấy lửa. 10. Người đàn ông đầu tiên so sánh phụ nữ với một đóa hồng là một thi sĩ, còn người thứ hai so sánh như thế là một người thiếu… kinh nghiệm. 11. Ðược tăng lương cũng giống như uống ly rượu, nó nâng tinh thần ta lên nhưng chỉ trong chốc lát thôi. 12. Nếp nhăn… là cái mà chỉ người khác có. Còn bạn chỉ có những “đường cá tính” mà thôi. 13. Lương tâm – đó là cái buộc ta phải kể với vợ tất cả mọi chuyện trước khi có ai đó mách.

14. Hãy luôn nhớ rằng bạn là người độc đáo, cũng như… những người khác. 15. Thời trang phụ nữ giống như hàng rào kẽm gai – bảo vệ dinh cơ nhưng không giới hạn tầm nhìn. 16. Nếu người chồng im lặng trong gia đình, nghĩa là vợ anh ta có tài năng của một nhạc trưởng. 17. Hôn nhân cũng giống như số “pi” trong toán học: tự nhiên, phi lý và rất quan trọng. 18. Nếu một phụ nữ không chịu lấy chồng, người ta bảo cô ta có tính độc lập cao. Còn nếu một người đàn ông không chịu lấy vợ, người ta bảo hắn ta không dám dấn thân. 19. Phụ nữ luôn sẵn sàng tha thứ. Nhưng họ không bao giờ quên những gì họ đã tha thứ. 20. Trong 24 tháng đầu tiên của cuộc đời một đứa trẻ, người ta dạy chúng đi và nói. 24 tháng tiếp theo, họ sẽ bảo chúng ngồi yên và câm miệng. 21. Phụ nữ và các nhà dự báo thời tiết giống nhau ở chỗ họ thường chỉ thừa nhận mình đã lầm chứ không sai! 22. Cô gái già là phụ nữ không thành công trong việc kiếm chồng, còn trai già là đàn ông thành công trong việc không lấy vợ. 23. Ba giai đọan của một đời người: tin vào ông già Noel, không tin vào ông già Noel và làm ông già Noel. 24. Ðàn ông tốt có ở khắp mọi nơi trên thế giới, trừ dưới mái nhà của vợ mình. 25. Ðàn ông tha thứ rồi quên đi, còn đàn bà thì chỉ tha thứ. 26. Tất cả đàn ông đều có lúc lầm lỗi, nhưng người đã có vợ bao giờ cũng nhận ra sai lầm của mình nhanh hơn.

Page 51: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 51

Bóng đá Pháp đang trải qua một cuộc khủng hoảng thể thao và tinh thần chưa từng có, hậu quả của hành động phản kháng Liên đoàn Bóng đá quốc gia (Fédération Française de Football – FFF) của các tuyển thủ, dưới hình thức tẩy chay buổi tập dượt trước trận cầu quyết định với Nam Phi ngày 20-6-2010. Trong giới báo chí quốc tế, có người đã không ngần ngại so sánh hành động này với cuộc nổi loạn của thủy thủ trên tàu Bounty[1] xa xưa; người khác thì cho rằng khi nói về kỳ World Cup 2010 này, đời sau sẽ chỉ nhớ lại tên của đội vô địch thế giới và cuộc đình công hi hữu của đội tuyển quốc gia Pháp. Và tất nhiên là, trong nước, giới truyền thông cũng như dư luận cũng đồng loạt kết án và phỉ nhổ đội bóng.

Nào quốc thể, màu cờ sắc áo. Nào thất vọng, nhục nhã ê chề cho dân chúng, cho cổ động viên. Nào mất hợp đồng quảng

cáo với các nhà tài trợ, các xí nghiệp… Với bao cái nào ấy, người ta chỉ quên mất mỗi… cụ Voltaire, kẻ đã từng phát biểu vào thế kỷ thứ 17: «Tôi không đồng ý với những gì anh nói, nhưng tôi sẽ tranh đấu tới chết để anh có quyền phát biểu ý mình» («Je ne suis pas d’accord avec ce que vous dites, mais je me battrai jusqu’à la mort pour que vous ayez le droit de le dire»). Câu nói ấy, cái lý tưởng ấy chỉ là văn hóa Pháp, là sự vĩ đại của nước Pháp, trong mắt người nước ngoài thôi sao? Khi cấm bất kỳ một người nào bị báo chí kết tội – dù đúng hay sai – phát biểu, người ta đã chối bỏ văn hóa Pháp, đã tự chối mình. Trước đây họ từng xem đàn bà là cái giá áo: «Làm đẹp đi, và ngậm miệng lại» («Sois belle et tais toi!»), bây giờ họ nói với cầu thủ, như với trẻ con: «Đá cho hay, còn thì câm miệng lại» («Sois bon et tais toi!»). Ta gọi thế là công lý chăng?

Điều nghịch lý là sự bất công, một cách nào đó, cũng có phẩm chất của nó! Nó gây phẫn nộ và đoàn kết; và căm phẫn tập thể dẫn đến dấy loạn. Thượng bất chính, hạ tất loạn là thế. Người ta đề cao sự đoàn kết, và buộc tội cầu thủ thiếu đoàn kết, thậm chí rơi vào nạn phe đảng. Nhưng khi các cầu thủ đoàn kết để phản đối sự tiết lộ một câu chửi nặng nề chỉ nên giữ trong nội bộ phòng nghỉ, thì báo chí nhân danh quyền được thông tin của người dân – như thể sau mỗi phiên họp Hội đồng Chính phủ, dân chúng Pháp đều được thông tin thẳng thắn về lập trường và lời lẽ chính xác của mỗi bộ trưởng trên mọi vấn đề, như thể chưa hề có một bộ trưởng nào bị trừng phạt vì đã hớ hênh tiết lộ «bí mật phòng kín» của Hội đồng Chính phủ! Họ kết tội sự đoàn kết từ chối ra sân tập luyện để phản đối việc bịt miệng và trục xuất một cầu thủ có tội phỉ báng HLV là hành

TỪ KHỦNG HOẢNG BÓNG ĐÁ

Sang KHỦNG HOẢNG TOÀN DIỆN ***** VÕ QUANG HÀO *****

ñ¶i tuy‹n Pháp - FIFA 2010 Raymond Domenech Aimé Jacquet

Page 52: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 52

động phản giáo dục đối với trẻ em, trong khi lại phơi bày ngay tại Hạ Viện cảnh tượng ngài thủ tướng gồng lưng bào chữa cho một ông bộ trưởng[2] đang bị vấy bẩn bởi một hai xì-căng-đan tiền bạc. Gương đoàn kết thật là đẹp đẽ cho con trẻ! Cầu thủ chỉ có quyền đoàn kết trên sân cỏ mà thôi, và chỉ các vị lãnh đạo nước Pháp mới có quyền đoàn kết trên mọi vấn đề, kể cả những chuyện bê bối nhất hay sao?

Từ thất bại bất ngờ tại World Cup 2002, sự loạng quạng trong vòng đầu của World Cup 2006, và thất bại thê thảm tại Euro 2008, từ cú cụng đầu của Zinedine Zidane trong trận chung kết World Cup 2006, đến «bàn tay ếch» của Thierry Henri trong trận đá vớt quyết định với Eire ở vòng loại World Cup 2010 này, và cuối cùng là cuộc phiêu lưu của cái... cẳng giữa của Frank Ribery vào chốn vị thành niên, đúng là hình ảnh đội bóng và cầu thủ Pháp sau Mondial 1998 lem nhem đến nỗi, theo một cuộc thăm dò dư luận trước World Cup, les bleus là một trong những đội tuyển ít được cảm tình nhất thế giới. Nhưng trong sự phá sản của bóng đá và đội tuyển Pháp hiện nay, cuộc nổi loạn từ chối ra sân tập dượt trước một trận đấu quyết định của các tuyển thủ chỉ là cái cây đã che khuất cánh rừng.

*Trách nhiệm trước hết nằm

ở giới lãnh đạo bóng đá và nhật báo thể thao L’Équipe.

Ở sự mù quáng và lộng quyền của Liên đoàn Bóng đá Pháp. Chỉ kẻ mù quáng mới không nhìn thấy rằng Raymond Domenech hoàn toàn không có

khả năng dẫn dắt đội tuyển quốc gia, và do đó, không được sự tín nhiệm của giới bóng đá, từ một số viên chức trong Liên đoàn đến các giới truyền thông, kể cả dư luận trong nước –và quan trọng hơn hết, của các tuyển thủ và cựu tuyển thủ. Bất chấp mọi lời cảnh báo, Domenech đã được giữ tại chức từ tháng 7-2004 đến nay, và chuyện phải xảy ra đã xảy ra. Mặt khác, chỉ kẻ không biết giới hạn quyền lực của mình mới có thể cấm một cầu thủ bị báo chí xuyên tạc tự bênh vực công khai, vì đây đơn giản là một quyền con người bất khả chuyển nhượng. Sau một tuần thách thức dư luận, ngài chủ tịch uy quyền của FFF từ 20 năm nay (1990-2010) cuối cùng đã tuyên bố từ chức (28-6-2010), nhưng phải chăng Jean-Pierre Escalettes là người duy nhất phải rút lui trong tập đoàn quyền lực mà cựu tuyển thủ Pháp Emmanuel Petit gọi là nền Cộng hòa cây chuối[3][4]?

HLV quốc gia Raymond Domenech phải chia sẻ phần trách nhiệm cao và nặng nhất này với Liên đoàn Bóng đá Pháp. Cầu thủ chuyên nghiệp (1970-1986) nổi tiếng chơi dữ một thời, Domenech đã 8 lần mặc áo đội tuyển Pháp (1973-1979), và sau khi giải nghệ từng làm HLV cho vài clubs bóng đá nhà nghề (Mulhouse, Lyon). Năm 1993, Domenech trở thành HLV cho đội Hy Vọng (đội tuyển B) Pháp, nhưng suốt 10 năm không thắng nổi một giải quốc tế lớn nào, dù cũng vào được đến trận chung kết tại Euro Espoir 2002. Được đưa lên làm HLV cho đội tuyển A năm 2004, Domenech cùng đội tuyển Pháp đoạt vé vào vòng

chung kết World Cup 2006 ở Đức, Euro 2008 ở Thụy Sĩ - Áo, và cuối cùng là World Cup 2010 ở Nam Phi.

Nhưng đâu là thành tích thực sự của vị HLV giữ kỷ lục «HLV quốc gia tại chức lâu nhất» từ trước tới nay này? Domenech đã ba lần liên tiếp (2006, 2008, 2010) đưa đội tuyển Pháp vào đến vòng chung kết một giải thi đấu lớn ư? Đúng, nhưng sự khó khăn ở vòng loại của các giải này cũng đã bị hạ thấp không ít, khi có thêm nhiều Liên đoàn bóng đá mới tham dự, sau sự phân rã của một số quốc gia đông Âu. Vào đến trận chung kết World Cup 2006 ư? Thật ra, đấy là nhờ ở sự trỗi dậy của các tuyển thủ sau hai trận mở màn thảm hại (chỉ hai trận này mới đúng là thành tích thực sự của HLV Domenech!), với tinh thần «cùng sống cùng chết» mà báo chí đã ca ngợi sau đó suốt năm. Tại Euro 2008, tuyển Pháp không vượt qua nổi vòng loại, và sau khi bị đội Ý loại 2-0 trở về, trong khi cả nước Pháp lo âu trước sự sa sút và tương lai của đội tuyển, để chứng tỏ rằng không có gì đáng lo, rằng ta đây vẫn làm chủ tình thế và đ... thèm lưu tâm đến những lời ong tiếng ve chung quanh, «kẻ bất tài tự mãn nhất» («le nul le plus imbu de sa personne») nước Pháp này không tìm ra cách khiêu khích dư luận nào xấc láo hơn là hỏi cưới cô ký giả thể thao Estelle Denis[5] ngay trong cuộc phỏng vấn trực tiếp trên đài truyền hình M6, khiến dư luận đã bất mãn càng điên tiết hơn.

Trách nhiệm còn nằm ở ý chí phục thù của tờ nhật báo thể thao L’Equipe. Trước Mondial

Page 53: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 53

1998, một ký giả của tờ này đã tấn công HLV Aimé Jacquet và nhiều cầu thủ được ông tuyển chọn một cách láo xược, tàn nhẫn và hết sức lố lăng; sau khi đoạt chức vô địch thế giới, Aimé Jacquet đã đánh giá ký giả này là «bất tài và bất lương» («incompétent et malhonnête»), và dứt khoát «Không, tôi không tha thứ» («Non, je ne pardonne pas»). Quan hệ vốn đã xấu giữa đảng bóng đá với giới báo chí giấy ngày càng tệ hơn, và có thể xem như đoạn tuyệt hẳn với sự xuất hiện của một HLV quốc gia «ta đây» số một, đồng thời cũng là cao thủ trong nghệ thuật khiêu khích báo chí. Và tất nhiên là L’Equipe đã không bỏ lỡ cơ hội trả thù khi vớ được tin giật gân, kể cả bằng biện pháp bóp méo sự thực: khi đăng hình Anelka và Domenech mặt đối mặt ở trang nhất, với câu chửi tục tằn bên trên, tờ báo gợi ý rằng Anelka đã ném thẳng vào mặt HLV Domenech những lời lẽ đó, trong khi sự thực là tuyển thủ này chỉ lẩm bẩm trong một góc phòng. Loan tin không chính xác và có hậu ý như trên không thể gọi là thông tin, mà cần phải được gọi chính danh là xuyên tạc.

*Thật ra, khi đoàn kết để

phản đối sự kiện một đồng đội bị người ta tước mất quyền tự do phát biểu, các cầu thủ Pháp đã tự xác nhận như những con người trưởng thành và có ý thức về quyền làm người của mình, cho dù sự từ chối ra sân tập dượt trước một trận cầu định mệnh có thể không phải là hình thức hành động khôn ngoan nhất. Nhưng khi cả nước Pháp chấn động, rồi

lớn tiếng xỉ vả nhóm tuyển thủ của mình, thì điều đáng lo ngại không phải chỉ là tình trạng sức khỏe của bóng đá Pháp mà là của toàn thể quốc gia – dù bóng đá có đúng là một «hiện tượng xã hội toàn diện»[6] theo nghĩa của Marcel Mauss hay không –, bởi vì qua cuộc khủng hoảng này của nó, người ta có thể bắt mạch được tình trạng sức khỏe của nhiều lĩnh vực xã hội khác trên toàn nước Pháp.

*Thật sự là có một cuộc đảo

lộn giá trị lớn, khi trong suốt thời gian khủng hoảng và bản hòa tấu «danh dự tổ quốc lâm nguy», không một tiếng nói bất đồng nào cất lên. Tập thể 23 tuyển thủ Pháp đã đoàn kết nhất trí[7], không phải để bênh vực câu chửi nặng nề của Anelka, mà nhằm chống lại việc ngăn cấm kẻ bị báo chí vu khống phát biểu để tự bênh vực. Từ chối nhìn nhận nội dung này mà chỉ tập trung trên hình thức tẩy chay buổi tập dượt của hành động phản kháng, phải chăng dư luận Pháp đã vô tình xác nhận rằng, ngày nay, chiếc cúp vàng vô địch thế giới bóng đá có giá trị hơn hẳn quyền tự do phát biểu được ghi trong bản tuyên ngôn nhân quyền, hơn cả tinh thần đồng đội vốn là nền tảng của thể thao, và hơn cả tinh thần bao dung phảng phất trong câu văn của Voltaire? Điều chướng tai gai mắt hơn nữa là trong cùng một thời điểm với cuộc khủng hoảng này, một ông bộ trưởng bị báo chí tố cáo lạm quyền và tham nhũng lại nghiễm nhiên có quyền tự bênh vực tại Quốc Hội, có quyền được hưởng sự đoàn kết bênh vực của nhiều nhân vật

đồng đảng trong chính quyền, và đâu phải bất cứ ai, mà chính là của ngài Tổng thống và ngài Thủ tướng chính phủ? Vì bộ mặt của Nhà nước không có giá trị biểu trưng trước dư luận quốc tế bằng bộ mặt của bóng đá Pháp chăng? Vì cảnh tượng phơi bày tại Hạ Viện ít có giá trị giáo dục cho trẻ con hơn bóng đá chăng? Hay vì ông bộ trưởng là nhân vật quyền thế, còn Anelka thì không?

Nếu thể diện của nước Pháp có thể biểu hiện ở phong cách hành xử của một ê-kíp bóng đá Pháp vào thời điểm mà cả thế giới đều hướng mắt về sân cỏ Nam Phi, thì chắc chắn là nó còn phải được thể hiện nhiều hơn nữa trong phong cách cai trị của một ê-kíp chính quyền đang nắm trong tay vận mệnh quốc gia, với những vấn đề cực kỳ khó khăn. Mặt khác, nếu nhà thể thao có vai trò giáo dục không thể bàn cãi là nêu gương đoàn kết, phấn đấu để vượt khó cho con trẻ, thì vai trò giáo dục của nhà chính trị chắc chắn còn phải hiển nhiên, cao cả và trọng đại hơn nhiều, bởi vì chính các ngài mới đích thực là đối tượng để «kẻ dưới trông lên, người ngoài trông vào» mà định giá trị tinh thần của một quốc gia. Nicolas Anelka đã nổi khùng và chửi rủa cấp trên. Các tuyển thủ Pháp đã đoàn kết chống việc cấm phát biểu và trục xuất Anelka khỏi khách sạnPezula ởKnysna bằng một hành động không được dư luận tán đồng và cả nước lên án. Ông bộ trưởng Eric Woerth bị nghi ngờ lạm dụng quyền thế và lem nhem chuyện phong bì tiền bạc. Ông tự bênh vực tại Hạ Viện; ngài Thủ tướng François Fillon cũng đăng đàn bênh

Page 54: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 54

vực, và cả Tổng thống Nicolas Sarkozy cũng lớn tiếng biện hộ cho ông trên diễn đàn quốc tế và trong nước. Cho hai tháng hè, trẻ em Pháp không thiếu những bài học; không chắc rằng loại gương nguy hại nhất cho việc nên người và làm công dân tốt của các em mai sau đã đến từ đội bóng đá!

Cuộc khủng hoảng còn cho thấy bộ mặt của một sự kỳ thị chủng tộc chỉ tạm lắng dịu trong xã hội sau thành tích vô địch thế giới năm 1998. Pháp là nước đầu tiên ở Âu châu đã có ý thức kiến tạo một đội tuyển bóng đá quốc gia nhiều màu da, (blanc, black, beur) và trong khi chính sách này đang trở thành một khuôn mẫu được nhiều nước láng giềng – vốn bảo thủ hơn trên vấn đề chủng tộc – bắt chước[8], thì một số giọng điệu hằn học của quá khứ đã nhân cuộc khủng hoảng này lộn về quấy phá. Từ tin đồn có sự chia rẽ trong nội bộ đội tuyển trên đường ranh đen – trắng, đến lời chứng của bà Bộ trưởng Thể thao Roselyne Bachelot tại Quốc hội – một bọn «du đãng chưa trưởng thành» (ám chỉ các tuyển thủ da đen, đa số) đã áp đặt quyết định tẩy chay buổi tập dượt lên «đám trẻ con sợ hãi» (các tuyển thủ da trắng, thiểu số) – chính sách xét lại có thêm cơ sở để đòi hỏi một đội tuyển quốc gia hoàn toàn da trắng và Kitô giáo. Để tham dự vào cuộc thi đấu nào, hay chỉ để diễu hành trong ngày Quốc khánh?

VÕ QUANG HÀOSaint Denis, 29-7-2010

[1] Cuộc nổi loạn của đoàn thủy thủ lật đổ thuyền trưởng William Bligh và chiếm chiếc tàu Bounty của hoàng gia Anh đã xảy ra ngày 28-4-1789.

[2] Eric Woerth là Bộ trưởng Bộ Lao động (từ 22-3-2010), nguyên Bộ trưởng Bộ Ngân sách (18-5-2007 đến 22-3-2010), và từng đứng đầu tổ chức vận động tài chính cho cuộc tranh cử tổng thống của Nicolas Sarkozy năm 2007. Ông bị báo chí cho là đã dùng uy thế chính trị của mình để đưa vợ vào làm cho hãng Clymene là công ty quản lý phần tài sản tài chính của bà Lilianne Bettencourt (người giàu nhất nước Pháp), đã nhận phong bì (150000 euros đóng góp bất hợp pháp) cho cuộc vận động tài chính tranh cử tổng thống của Sarkozy, và đã bán rẻ đất công ở Compiègne cho một công ty tư.

[3] Xuất phát từ kinh nghiệm công ty quốc tế United Fruit Company (sau trở thành Chiquita Brands International) đã lũng đoạn nhiều chính quyền ở Trung Mỹ và vùng biển Caraibes trong suốt 50 năm, ngăn cản mọi nỗ lực cải cách nhằm phân phối đất cho dân nghèo để có thể tiếp tục khai thác các đồn điền chuối và bóc lột nông dân ở đấy, từ này ám chỉ một chính quyền hay một nhóm quyền lực bè phái, lũng đoạn và thối nát; thành ngữ có thể xem như tương đương trong tiếng Pháp là «république des copains et des coquins» («cộng hòa bồ bịch và đểu giả»).

[5] Estelle Denis là ký giả

trách nhiệm chương trình «100% Foot» của M6 lúc đó. Cô có với Raymond Domenech 2 con

tuy không cưới hỏi. Màn cầu hôn trực tiếp truyền hình của Domenech đã diễn ra ngày 17-6-2008 trên đài M6, chỉ vài giờ sau khi Ý loại Pháp (2-0) khỏi giải Euro 2008.

[6] «Phénomène social total», khái niệm xã hội học của Marcel Mauss (1872-1950). Một hiện tượng là « hiện tượng xã hội toàn diện » khi nó là kết tinh của hầu hết mọi chiều kích xã hội.

[7] Sau phát biểu của Jérémy Toulalan ngày 11-07 trên tờ Journal du Dimanche, khó lòng còn tin vào huyền thoại «bọn du đãng thiếu chín chắn» («caïds immatures») đã áp đặt cuộc tẩy chay cho «đám trẻ sợ hãi» («gamins apeurés») của bà Bộ trưởng thể thao Roselyne Bachelot.

[8] Cầu thủ da đen đầu tiên được tuyển vào đội bóng quốc gia Pháp là Raoul Diagne, gốc Sénégal, năm 1931. Ở Anh, Viv(ian) Alexander Anderson là cầu thủ da đen đầu tiên được tuyển năm 1978, nhưng anh sinh trưởng ngay tại Nottingham. Ở Đức, phải đợi đến năm 2001, cầu thủ thực sự da đen gốc Ghana là Gerald Asamoah mới được tuyển lần đầu, sau hai tuyển thủ lai là Erwin Kostedde và Jimmy Hartwig, năm 1974. Nhưng kỳ Weltmeisterschaft 2010 này, đội Đức đã trình làng một đội bóng gồm nhiều cầu thủ có gốc gác từ các quốc gia bên ngoài như Ba Lan (Miroslav Klose, Lukas Podolski, Piotr Trochowski), Brazil (Cacau), Ghana (Jérôme Boateng), Thổ Nhĩ Kỳ (Serdar Tasci, Mesut Oezil), Tunisia (Sami Khedira).

Page 55: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 55

LTS - Trong những tháng năm qua, nhận thấy những con số báo cáo về tăng trưởng kinh tế của Trung Cộng, các nhà bình luận, kinh tế, báo chí cứ đồn rằng rồi đây Trung Cộng sẽ qua mặt Hoa Kỳ và trở thành siêu cường (superpower). Các chế độ Cộng Sản còn sót lại vênh váo tưởng chừng là Trung Cộng đã đưa Max-Le-Mao đến thiên đường Cộng Sản, cứ thế được đà mà tuyên truyền cho sự tồn tại của Cộng Sản....bài viết của anh Lê Thành Nhân dưới đây chứng minh Trung Cộng không bao giờ trở thành siêu cường... mời qúy vị đón đọc nhiều điều thích thú.

Lê Thành Nhân

Câu hỏi thật lớn Trung Cộng là một siêu cường được hay không? - Gần đây tin tức báo chí, tryền thông quốc tế, Ngân Hàng Thế Giới (The World Bank), các cơ quan định giá kinh tế tài chánh đưa tin GDP của Trung Cộng trong đệ nhị-tam cá nguyệt năm 2010 là 1.337 trillion USD đã qua mặt Nhật Bản 1.228 trillion USD và trở thành quốc gia đứng hạng nhì kinh tế trên thế giới chỉ sau Hoa Kỳ. Đi xa hơn nữa, các kinh tế gia Đông-Tây, báo chí lớn nhỏ thổi phồng cho rằng với đà gia tăng tổng sản

lượng 10% mỗi năm thì Trung Cộng sẽ qua mặt Hoa Kỳ trong vòng 10 hay 15 năm tới và sẽ trở thành siêu cường thế giới.

Trước khi muốn biết Trung Cộng có thể trở thành siêu cường được hay không, chúng ta thử tìm hiểu siêu cường là gì? Danh từ siêu cường (superpower) nghĩa là một quốc gia có sức mạnh vượt trội trên mọi lãnh vực đối với quốc tế.

Theo tự điển Wipipedia thì siêu cường (1) là một nước đứng hàng thứ nhất trong hệ thống quốc tế, có khả năng gây ảnh hưởng tới những sự kiện và phô trương sức mạnh trên phạm vi toàn thế giới; siêu cường thường có quyền lực cao hơn cường quốc (Great power). Từ siêu cường được xử dụng lần đầu tiên năm 1944 để chỉ Liên Sô, Hoa Kỳ và Anh Quốc. Sau thế chiến thứ hai, Anh Quốc mất dần ảnh hưởng, Liên Sô và Hoa Kỳ được coi là hai siêu cường thời Chiến tranh Lạnh (The Cold War). Sau khi khối Cộng Sản tại Liên Sô và Đông Âu sụp đổ, Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất được thế giới cho là siêu cường.

Theo Dr. Alice Lyman Miller, giáo sư về viện An Ninh Quốc Gia tại Học Viện Cao Học Hải Quân Hoà Kỳ thì siêu cường là quốc gia có sức mạnh vượt

trội (dominating power) có khả năng can thiệp bất cứ nơi nào trên thế giới, và đôi lúc có khả năng can thiệp nhiều vùng khác nhau trên thế giới cùng một lúc, và có thể đem lại sự tin tưởng trong vai trò lãnh đạo thế giới.

Những đặc tính để trở

thành một siêu cường? Có nhiều học giả đưa ra

những quan điểm hơi khác nhau khi đánh giá những đặc trưng nào để trở thành một siêu cường.

Dr. Lyman Miller nhận định rằng muốn trở thành một siêu cường phải hội đủ bốn điều kiện tối ưu là sức mạnh quân sự, kinh tế, chính trị, và văn hóa (ông Josheph Nye còn gọi là quyền lực mềm – Soft power). Còn Tiến Sĩ Kim Richard Nossal của Đại Học Queen’s University ở Canada thì nhấn mạnh đến dân số, sức mạnh kinh tế cung cấp tài nguyên và thực phẩm, có khả năng phát triển năng lượng nguyên tử, và có nền chính trị bao trùm.

Nói tóm lại thì có những ý kiến khác nhau về chi tiết nhưng chung quy muốn xác định một siêu cường trên thực tế thì quốc gia đó phải hội đủ trên bốn lãnh vực như Dr. Lyman Miller đã đề cập, vậy chúng ta thử để tìm xem siêu cường hiện tại là Hoa Kỳ so với siêu cường dự đoán 10 năm tới là Trung Cộng để làm một sự so sánh khoa để học qúy độc giả có kết luận. Không thể để các nước Cộng Sản còn sót lại như Việt Nam, Cu Ba, Bắc Hàn cứ ru ngủ quần chúng bằng cách tung hô Trung Quốc sẽ là siêu

Page 56: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 56

cường, là “đỉnh cao trí tuệ loài người” trong 10 năm nữa. Chưa nói đến những dữ kiện mà Trung Cộng đưa ra có đáng tin cậy hay không? Hay vẫn mang tính tuyên truyền cố hữu của những người cộng sản được thổi phồng bởi những nhà báo đăng tin theo thời vụ.

Dù yêu hay ghét nước Mỹ, chúng ta đều đồng ý rằng hiện nay Hoa kỳ là một quốc gia duy nhất có sức mạnh bao trùm thế giới về kinh tế, quân sự, chính trị, và văn hóa. Hoa Kỳ đang đứng vị thế siêu cường, đó là sự thật. Hãy đi vào phân tích bốn đặc tính của siêu cường hiện nay và một Trung Cộng siêu cường trong 10 hay 15 năm tới để xem Trung Cộng có đủ tư cách làm siêu cường hay không? hay chỉ là những lời hô hào rỗng tuếch!

1) Bàn đến: quân sự của

một siêu cường Muốn biết về siêu cường

quân sự chúng ta phải tìm hiểu khả năng kiểm soát, ứng chiến trên không, dưới biển và trên đất liền.

a) Trên không: Không gian được kiểm soát bằng satellite đây là dĩa bay ngoài vũ trụ để thu thập từng dữ kiện xẩy ra liên tục trên bề mặt quả địa cầu, nó làm nhiệm vụ truyền thông, thương mãi, thăm dò khí tượng, khám phá khoa học, nhiệm vụ quân sự, tình báo v.v... mọi biến chuyển trên trái đất đều do satellite ghi nhận báo về những trung tâm liên hệ dưới mặt đất bằng hình ảnh, phim ảnh và tín hiệu để phân tích và quyết định hành động. Hiện nay cả thế giới có tất cả khoảng 800 satellite đang hoạt

động (2), thì Mỹ đã chiếm 400, bằng 50% tổng số trên thế giới, số còn lại là của Sô Viết, Trung Cộng cùng với nhiều nước khác. Không những chiếm 50% tổng số satellite đang hoạt động mà những satellite của Hoa Kỳ được trang bị những tin cụ khoa học tối tân so với hơn những Satellite của nước khác do đó nó có khả năng hoạt động tích cực và hữu hiệu hơn nhiều. Vậy cũng đủ cho ta thấy về mặt không gian Hoa Kỳ đang kiểm soát (dominate) cả vùng trời mà khó có một nước nào địch nỗi.

b) Trên biển: Muốn kiểm

soát được biển là do sự điều động nhanh đến bất cứ phần hải phận nào trên các đại dương, một trong những phương tiện để đạt mục đích đó là hàng không mẫu hạm – HKMH- (Aircraft Carier). Hiện nay trên toàn thế giới 9 quốc gia có HKMH và tổng cộng là 21 chiếc đang hoạt động, trong đó 11 của Hoa Kỳ, 2 của Anh, 2 của Ý, 1 của Nga, 1 của Ấn Độ, 1 của Pháp, 1 của Tây Ban Nha,1 của Thái Lan và 1 của Brazile. Hoa kỳ chiếm trên 53% tổng số HKMH. Chúng ta thử lấy một chiếc HKMH lớn nhất của Nga và cũng là chiếc khá nhất trong 10 chiếc của 8 nước còn lại, chiếc này có tên Nikolai Gerasimovich Kuznetsov (3) để so sành với một chiếc HKMH của HoaKỳ USS Theodore Rosevelt (4) đây là chiếc HKMH thuộc họ USS Nimitz, chưa phải tối tân nhất của Hải Quân Hoa Kỳ. HKMH của Nga trọng tải tối đa 57,000 ton, vận tốc 37 mph, chạy bằng khí turbine, khả năng chịu đựng chạy liên tục 45 ngày phải nghỉ

dưỡng sức, mang theo từ 41-52 chiếc phi cơ chiến đấu, trong khi USS Theodore Rosevelt trọng tải tối đa 117,200 ton, vận tốc 36+ mph, chạy bằng động cơ nguyên tử có thêm 4 máy khí turbine, khả năng chịu đựng liên tục không giới hạn trên mặt biển chỉ cần ghé bờ để lấy thức ăn và những vật dụng cần thiết, mang 90 chiến đấu cơ tối tân và trực thăng. Với sự so sánh cơ bản như cho ta thấy một chiến hạm Hoa Kỳ có khả năng gấp đôi gấp ba HKMH của Nga. So về số lượng và chất lượng đều hơn gấp bội phần, vậy thì Hoa Kỳ đã kiểm soát toàn bộ mặt biển và có khả năng điều động đến bất cứ vùng biển nào để chiến đấu trong một thời gian ngắn nhất.

c) Trên đất liền: Quân

đội Hoa kỳ hiện nay với những vũ khí tối tân về nguyên tử, với những dàn hỏa tiễn tự động bắn trúng mục tiêu chính xác cách xa hàng ngàn cây số, những dàn chống hỏa tiễn có khả năng phá hủy hoả tiễn của địch rất chính xác khi xuất hiện, lực lượng không quân với những chiếc pháo đài bay tàn hình tối tân, những quả bom tinh khôn, phá hầm v.v.... Còn căn căn cứ quân sự của Mỹ có mặt từ Trung Á, đến Trung Đông, đến Bắc Á, Châu Âu, Châu Phi và Nam Mỹ cho phép Hoa Kỳ điều binh một cách nhanh chóng và có mặt tiếp ứng kịp thời với những biến cố quân sự có thể xẩy ra khắp phần đất nào trên thế giới.

Với khả năng quân sự của

siêu cường, Hoa Kỳ đã một vài lần làm cho thế giới kinh ngạc về

Page 57: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 57

khả năng quân sự của mình trong việc thực hiện cứu trợ nhân đạo. Sau cơn đại hồng thủy Tsunami ở Indonesia và Thái Lan ngày 24/12/2004, cả thế giới dồn nỗ lực cưu trợ nạn nhân bảo lụt, trong lúng túng chưa có phương tiện nào để đưa thực phẩm, thuốc men và nước uống và cứu thương thì vài ngày sau đó HKMH USS Abraham Lincoln Hoa Kỳ đã có mặt ngoài khơi cho trực thăng đưa đồ cứu trợ đến phát tận tay nạn nhân ở Siri Lanka, làm cho dân ở đó vốn trước đây vì tuyên truyền của Trung Cộng nên ghét Mỹ, nay đều hoan hô Mỹ là số 1 (Amrican number one). Cuộc cứu trợ động đất ở Haiti vừa qua cũng làm cho thế giới thán phục khi HKMH USS Carl Vinson và tàu bệnh viện USNS Comfort có mặt kịp thời để cứu hàng vạn dân Haiti đang trong cơn hấp hối.

Những dữ kiện vừa mới đưa ra của siêu cường đương đại thử so sánh với siêu cường dự đoán Trung Cộng trong 10 năm nữa: Trung Cộng có bao nhiêu sateline đang hoạt động? Tính đến năm 2010 thì Trung Công phóng được 89 Sateline, chiếc sateline cuốc cùng gọi là “Đông Phương Hồng 89” (Dong Fang Hong 89) phóng đi giữa năm 2010, tính với Hoa Kỳ năm 2010 đã phóng 1084 sateline và hiện chỉ có 400 đang hoạt động còn Trung Cộng có 34 satelite đang hoạt động, và chắc chắn về mặt trang bị kỷ thuật còn lạc hậu nhiều so với sateline của Mỹ. Vậy thì bao giờ Trung Cộng mới vượt Mỹ để làm siêu cường, dù Mỹ chỉ nằm ngủ để chờ, chứ chưa nói Hoa Kỳ hàng năm bỏ chi phí vào những chương trình không gian lớn hơn Trung Cộng

gấp bội phần.Về mặt đại dương Trung

Cộng hiện nay chưa có chiếc hàng không mẫu hạm nào cả, năm 2001 mua lại của Nga chiến hàng không mẫu hạm tên là Varyag (5) để biến chế nhưng chờ hoài không thấy đưa vào hoạt động trong Hải Quan Trung Cộng. Năm 2008 & 2009 có tin Trung Cộng sẽ đóng hàng không mẫu hạm 60,000 đến 70,000 ton dự tính cho ra đời năm 2015. Chiếc hàng không mẩu hạm của Hoa kỳ ra đời đầu tiên là chiếc Lengly (6) hoạt động từ năm 1922 (trước đệ nhị thế chiến). Vậy thì Trung Cộng bao giờ có thể đuổi kịp Hoa kỳ để làm chủ mặt biển để làm siêu cường. Trừ khi họ có hóa phép thiên thần!

2) Thứ hai: bàn đến chính

trị của một siêu cường So sánh về thể chế chính trị

tốt nhất lấy lòng người trên thế giới mà đo thì biết thể chế nào tốt hay xấu. Một đất nước có thể chế chính trị tôn trọng nhân quyền và tạo cơ hội để người dân tự do mưu cầu hạnh phúc phục vụ con người thì đó là giá trị đích thực của chính trị. Nền chính trị Hoa Kỳ là thể chế chính trị tạo cơ hội cho con người thăng tiến miễn rằng chịu khó làm việc và có khả năng sẽ có cơ hội, tại Hoa Kỳ con người làm chủ lấy mình ở đó người dân có quyền mưu cầu hạnh phúc, và chính quyền còn tạo tạo điều kiện cho con người mưu cầu hạnh phúc, đồng thời con người cũng có trách nhiệm đối với quốc gia xã hội, và xa hơn nữa đóng góp phần mình cho nhân loại. Chính sách Hoa Kỳ chủ trương “dân có giàu nước

mới mạnh”.Khách quan mà nhận xét

không một thể chế chính trị nào hiện nay trội hơn nền chính trị dân chủ Hoa Kỳ. Cho nên nước Mỹ là phần đất mà mọi người muốn đến sinh sống và tìm cơ hội, là phần đất mà mọi người trên thế giới mơ ước đến để tìm tự do. Một xã hội minh chứng sự bình đẳng cao độ mà người da đen Barack Obama có thể làm tổng thống (chuyện khó xẩy ra đối với các nước văn minh châu Âu).

Siêu cường Hoa kỳ là mảnh đất có nền dân chủ pháp trị với Hành Pháp-Lập Pháp-Tư Pháp cân bằng quyền lực (Checks and Balances) nhằm mục đích phục vụ con người. Với nền đệ tứ quyền (truyền thông, báo chí) sẵn sàng đem những chính trị gia thiếu trách nhiệm lên công luận mà mổ xẻ. Hơn nữa siêu cường Hoa Kỳ là quốc gia có lượng internet gần như 99% người dân đều xử dụng.

Tất cả những ai phục vụ trong chính quyền Hoa Kỳ từ cấp địa phương, đến tiểu bang, đến liên bang đều do lá phiếu của người dân chọn lựa, trước khi được bầu vào vị trí gọi là “đại diện dân” thì họ phải thắng bao nhiêu đối thủ lợi hại về quá trình hoạt động, khả năng, và về chương trình hành động. Những cuộc vận động của các dân cử Hoa Kỳ đều do người dân chất vấn hạch hỏi đủ điều, cuối cùng dân quyết định bỏ phiếu bầu ai thì người đó có tư cách “đại diện dân”. Nói tóm lại dân là người “làm chủ” đưa vị “dân cử” lên phục vụ cho quyền lợi của dân.

Nền chính trị của Hoa Kỳ

Page 58: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 58

hiện nay là mẫu mực cho bao nhiêu quốc gia noi theo để đích thực đi vào con đường dân chủ. Nền dân chủ đó đã hình thành từ ngày đọc tuyên bố độc lập Hoa Kỳ (4-07-1776), bản tuyên ngôn độc lập theo lý thuyết John Look đề cao tự do, nhân quyền và quyền sở hữu, và quyền sở hữu đó là “mưu cầu hạnh phúc” của con người (7). Nền dân chủ Hoa Kỳ bắt đầu cách đây 234 năm (1776-2010). Qua bao đời Tổng Thống đã hoàn chỉnh không biết bao nhiêu điều khoản hiến pháp, càng ngày càng trở nên hoàn thiện mới có một Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ ngày hôm nay trở thành một siêu cường.

Về mặt chính trị đem so sánh với siêu cường dự đoán Trung Cộng trong 10 năm nữa ta thấy gì? Trung Cộng theo một chế độ độc tài toàn trị, chưa biết dân chủ là gì, chẳng hiểu dân chủ ra làm sao! Hiện nay còn lẽo đẽo theo lý thuyết của Max-Lê trộn vào Maoist rồi chắp vá qua thuyết Ba Đại Diện nhưng thật chất chỉ đại diện cho quyền lợi của Đảng Cộng Sản Trung Hoa là chính. Mao Trạch Đông một tay độc tài, độc ác giết người nhiều nhất trên thế giới, từng giết 40 triệu người dân Trung Hoa mà giờ đây trong túi của các đảng viên Trung Cộng đều có sách Mao Tuyển (tài liệu nhồi nhét Maoist) thì thử hỏi rằng cho đến bao giờ cái loại chính trị độc tài Maoist ấy mới đem tự do cho chính dân Trung Hoa chứ đừng nói gì cho thế giới.

Cả thế giới đang kinh sợ mô hình chính trị độc tài đảng trị của Trung Cộng, sợ đến nỗi khi Anh Quốc trao trả Hồng Kông lại cho

Trung Cộng mà bao nhiêu người bỏ của chạy lấy người để được qua định cư tại Mỹ...Hệ thống chính trị độc tài Cộng Sản theo kiểu Maoist của Trung Cộng hiện nay là đàn áp và chà đạp con người. Trên thế giới chưa một ai muốn đến Trung Hoa để định cư mà không biết bao nhiêu người Trung Hoa muốn từ bỏ đất nước họ ra đi tìm tự do.

Về chính trị Trung Cộng đứng hàng đội sổ, căn bản dân chủ chưa bằng nước Mỹ cách đây 234 năm. Vậy bao giờ Trung Cộng vượt mặt Mỹ về chính trị để làm siêu cường?

3) Thứ ba: bàn về kinh tế

của một siêu cường Đây là điều mà thế giới đang

đánh bóng cái GDP của Trung Cộng, cứ nhìn báo cáo của Trung Cộng thế là “vượt” hết. Hãy đọc bài của Tiến Sĩ Derek Scissors kinh tế gia lỗi lạc, chuyên gia về Trung Hoa và Châu Á,viết bình luận cho tạp chí Foreign Affairs,The New York Times và The Motley Fool, từng lên trả lời trên các hệ thống truyền thông quốc tế CNN, FOX News, CNBC, Bloomberg,The Wall Street Journal, The Washington Post, Financial Times, Associated Press, Reuters and Xinhua. Gần đây đã viết bài phân tích tỉ mỹ đưa ra “10 điểm sai lầm của thế giới khi nói đến nền kinh tế của Trung Cộng hiện nay” (8)

Ông mở đầu với lời cảnh báo các người đưa tin vô trách nhiệm rằng: “Nền tảng của một chính sách hoàn hão là phải căn cứ trên những tin tức chính xác (ý nói Trung Cộng không đưa tin chính xác). Nếu Hoa Kỳ phản

hồi một cách khôn ngoan đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc với độ chuẩn xác, và bản chất của sự trỗi dậy phải đúng đắn và minh bạch. Sự thổi phồng Trung Cộng một cách khác thường và làm nỗi bật những vấn đề sai lạc và sẽ hướng dẫn sai lầm về hoạch định kinh tế và chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ”

10 điều sai lầm này chúng tôi sẽ nghiên cứu để viết hầu qúy vị sau, nhưng trong đó có một điều Tiến Sĩ Derek Scisors cho rằng sai lầm khi nhận định “Trung Quốc có thể vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong 10 năm tới”, mà sự thật là “có những bằng chứng cho thấy kinh tế Trung Quốc sẽ không bao giờ vượt qua kinh tế Mỹ”. Ông đưa ra những nhận xét như sau: Một trong những yếu tố là dự đoán này dựa vào là các báo cáo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong 30 năm qua và báo cáo tăng trưởng kinh tế Mỹ 3 năm gần đây. Nhưng yếu tố quan trọng hơn cả là nếu kinh tế Mỹ duy trì mức tăng trưởng như những năm 2007- 2009 thì việc dựa trên GDP sẽ là một vấn đề phức tạp. Khi Hoa Kỳ đang tập trung củng cố chính sách như: cắt giảm thâm hụt ngân sách, ổn định lãi suất cho vay cơ bản, mở rộng thương mại, giảm thiểu sự điều chỉnh của chính phủ… Trung Quốc sẽ không bao giờ vượt qua được Mỹ. Mặt khác, Trung Quốc của năm 1949-1978 khác xa với Trung Quốc những năm 1979- 2009, và chắc chắn Trung Quốc những năm 2010-2040 sẽ còn nhiều thay đổi khác biệt hơn nữa. Nhất là hiện nay Trung Quốc đang đối diện với

Page 59: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 59

những nan đề về dân số, ô nhiễm môi trường, và các ngành công nghiệp nặng. Vì thế, đây sẽ là một sai lầm cơ bản khi ghép 30 năm trước với 30 năm sau, đặc biệt là với một quốc gia đang trên đà phát triển như Trung Quốc sẽ có nhiều rủi ro nhất định. Theo tự điển Babylon thì một siêu cường kinh tế phải là một quốc gia có nền kinh tế giàu mạnh ảnh hưởng đến các quốc gia khác, một quốc gia có nền tài chánh và tài nguyên vô cùng to lớn. Trên quan điểm này thì:

Hoa kỳ là siêu cường hiện nay có một nguồn tài nguyên vững vàng, lấy một ví dụ điển hình dầu lửa là nguyên liệu huyết mạch của tài nguyên hiện nay, Hoa Kỳ có các mỏ dầu khắp tiểu bang Texas, Alaska, và nhiều tiểu bang khác, có giếng dầu ngoài khơi vịnh Mexico và những vùng tiếp giáp với bờ biển Hoa Kỳ, có kho dầu ở dự trữ to lớn nhất ở bang Alaska...nhưng Hoa Kỳ chỉ đi khai thác tài nguyên ở nước ngoài và giữ nguồn tài nguyên quốc gia của mình, sự giữ gìn tài nguyên đất nước đó một ngày sẽ trở thành vô giá đối với thế giới, đó chính là sự khôn ngoan của một quốc gia biết lo cho quyền lợi của tương lai dân tộc, biết tiết kiệm nguồn tài nguyên cho đời sau kế thừa. Ngoài dầu lửa ra, nước Mỹ còn bao nhiêu tài nguyên dưới mặt đất còn để nguyên chưa khai thác, mà chính sách của Hoa kỳ là đi khai thác tài nguyên ở nước ngoài đem về chế biến rồi bán lại cho cả thế giới.

Nền kinh tế Hoa Kỳ mạnh nhờ kinh tế nội thương, sức tiêu thụ của người dân Hoa Kỳ

hấp dẫn khắp nơi trên thế giới. Nước nào bị Hoa Kỳ cấm vận thì khốn đốn, Quốc gia nào muốn gia nhập WTO thì phải qua cửa ngõ Hoa Kỳ còn khó hơn vượt dãy Hy Mã Lạp Sơn, chỉ vì có bán được vào thị trường Hoa Kỳ thì kinh tế mới có cơ hội đi lên, Trung Cộng không thoát ra khỏi điểm mấu chốt này.

Đồng đô-la của Hoa Kỳ có bảo chứng và có giá trị hơn những đồng tiền khác trên thế giới,cho nên hằng trăm quốc gia trên thế giới dùng đồng đô-la để dự trữ, vì đó là đồng tiền được bảo đảm bởi nền kinh tế tài chánh của Hoa Kỳ. Vậy thì đồng đô-la xuống hay lên giá thì đó là sự lo âu hay niềm vui của hàng tỉ người và hằng trăm quốc gia trên thế giới.

Nước Mỹ là nước viện trợ lớn nhất cho thế giới hằng năm trên hằng trăm tỉ USD (9) năm 2008 khoảng 123 tỉ USD cho các quốc gia chậm phát triển và các quốc gia gặp tai nạn, số tiền viện trợ có thể là viện trợ kinh tế, viện trợ nhân đạo, viện trở bảo vệ môi trường sống, viện trợ quân sự v.v...hằng trăm quốc gia trên thế giới hằng năm nhận viện trợ của Hoa Kỳ.

Ngoài vấn “mạnh vì gạo bạo vì tiền”, Hoa Kỳ còn là trung tâm chất xám của nhân loại, bao nhiêu bằng sáng chế, bao nhiêu phát minh khoa học, bao nhiêu sáng tạo điện toán nước Mỹ là nước đứng đầu và đi đầu. Chỉ một công ty như IBM có trung tâm nghiên cứu riêng (Research Center) có cả ngàn tiến sĩ từ các trường danh tiếng làm việc toàn thời gian. Nước Mỹ có chính sách đãi ngộ nhân tài và chiêu dụ

nhân tài, hễ thấy nhân tài ở đâu là các công ty hoặc các trường đại học đều tìm cách đem về. Chính đó là “những đồng tiền vô giá” trong tương lai của nước Mỹ. Cho nên Hoa Kỳ là nơi nhân tài như “nước chảy vào chỗ trỗng” làm cho tài nguồn chất xám thế giới đều đổ dồn về nước Mỹ càng ngày càng nhiều, càng thông minh, càng trẻ, càng mạnh. Như vừa qua, Tiến Sĩ Ngô Bảo Châu người Pháp gốc Việt, nhận giải Toán Học Quốc Tế Field ở Ấn Độ cũng đang nhận làm giáo sư cho Mỹ ở đại học Chicago, Hoa Kỳ (10)

Hoa Kỳ là quốc gia là có một nền kinh tế tư bản khoa học, những người chuyên ngành kinh tế xuất thân từ những trường danh tiếng, những nhà kinh tế tài giỏi mới chữa được căn bệnh suy thoái kinh tế thường phát xuất có chu kỳ tại nước Mỹ.

Nước Mỹ có thị trường chứng khoán tại Wall Street tiêu biểu cho thị trường chứng khoán thế giới, đây là thị trường chứng khoán lâu đời nhất và có căn bản nhất về luật chứng khoán, đây là trung tâm đầu não kinh tế không những của nước Mỹ mà có thể nói cả thế giới.

Kinh tế nước Mỹ là đầu tàu, nhìn cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008 thì thấy cả thế giới đều bị kéo theo, người ta thường nói “hễ nước Mỹ là hắt hơi thì nơi khác có nước chết”. Cả thế giới đang nhìn vào Mỹ để xác định nền khủng hoảng kinh tế có thể thoát ra hay không. Nếu kinh tế Mỹ tăng trưởng cả thế giới thở phào nhẹ nhõm, kinh tế Mỹ còn khó khăn cả thế giới âu lo cho chính mình.

Page 60: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 60

Tất cả đó nói lên sức mạnh

kinh tế của siêu cường Hoa kỳ hiện nay.

Còn Trung Cộng, nước dự đoán trở thành siêu cường trong 10 năm tới thì sao? Tất cả những sự kiện kinh tế vừa trình bày đối với siêu cường Hoa kỳ ở trên thì Trung Cộng chưa đủ tư cách chút nào cả để so sánh với Hoa Kỳ. Chỉ lấy vấn đề GPD của Trung Cộng là điểm mạnh nhất của họ để so sánh. Về GDP tính theo PPP (Purchasing Power Parity), theo CIA World Fact Book năm 2008 (11), GDP của Trung Cộng 7.8 trillions đem chia đều 1,3 tỉ dân số thì bình quân đầu người Trung Cộng (6,000 USD/ năm), Mỹ (47,000 USD/năm), Đức (34,800 USD/năm), Úc (38,100/năm), Pháp (32,700/năm), Malysia (15,300/năm), Brazil (10,100 USD/năm), Thái Lan (8,500/năm), Việt Nam (2800/nam), Lào (2,100/năm). Như vậy thì Trung Cộng còn thua Thái Lan hơn được Việt Nam và Lào, như vậy đang nằm trong danh sách của một quốc gia đang phát triển thấp, thì 10 năm nữa làm sao trở thành siêu cường kinh tế được, một nước dân nghèo sao mà nước mạnh? Thật viển vông!

4) Thứ tư: bàn về văn hóa

của một siêu cường Văn hóa phải nói đền sự

truyền bá ngôn ngữ của nước đó và cũng xem tính nhân bản của nước đó nữa, bởi vì nhân bản nó nằm trong cái gốc của văn hóa giáo dục...Anh ngữ (English) bây giờ dùng khắp nơi trên thế giới, đi đến phi trường nào tiếng Anh được xử dụng như một ngôn ngữ

thứ hai, khi xướng ngôn viên đọc một câu bằng ngôn ngữ chính của nước đó thì có đọc lại bằng tiếng Anh...Anh văn trở thành ngôn ngữ quốc tế.

Sách khoa học bằng Anh ngữ có đầy khắp trên các thư viện của các nước trên thế giới. Không biết bao nhiêu đại học trên thế giới đếm không hết dùng English là một sinh ngữ phụ.

Hằng năm Hoa Kỳ có hằng nửa triệu sinh viên nước ngoài trên thế giới đến du học dù học phí rất cao, đó cũng là nhờ môi trường giáo dục tốt, kết quả giáo dục cao điểm này cũng nói lên giá trị của văn hoá Hoa Kỳ.

Tính nhân bản của người Mỹ có được cũng phát xuất từ nên giáo dục Hoa Kỳ:

- Người Mỹ đóng thuế để bảo trợ không biết bao nhiêu sắc dân trên thế giới đến định cư trên vùng đất này... họ chẳng bao giờ trách móc miễn sao đừng nhập cư lậu bất hợp pháp.

- Vừa qua ông Warren Buffett, tỷ phú số một của nước Mỹ đứng ra vận động các tỷ phú Hoa Kỳ bỏ tiền vào thành lập hội từ thiện gọi là “The Giving Pledge”, hiện nay có 40 tỉ phú tham gia với số tiền 230 tỉ USD (12) nhiều tỉ phú hứa cho nửa gia tài khi qua đời. Khi thành lập xong thì đây là quỹ cứu trợ lớn nhất toàn cầu sẽ giúp đỡ cho nhân loại thoát cảnh nghèo nàn đói khổ không biết bao nhiêu mà kể, nghĩa cử này của những công dân Hoa Kỳ nói lên tính nhân bản của người Mỹ phát xuất từ giáo dục nhân bản và là cái gốc văn hóa Mỹ dù rằng đây là một quốc gia còn non trẻ, tạp chủng nhưng tinh thần đó có được chỉ

sinh ra trong một quốc gia siêu cường.

Còn tiếng Trung Hoa có ai học đâu? hằng năm có khoảng vài ngàn người Mỹ qua Trung Quốc du học, số sinh viên đến Trung Cộng du học không đông mặc dù học phí không tốn kém như bên Mỹ. Ít có trường đại học nào trên thế giới học bằng tiếng Trung Hoa, hơn thế nữa Trung Hoa lại cho “điệp viên” đi ăn cắp sản phẩm trí tuệ khắp thế giới thì làm gì có văn hóa và đủ tư cách nói về văn hóa chứ đừng nói đến siêu cường.

Với 4 phạm vi vừa mới trình bày, những ai cho rằng Trung Cộng sẽ vượt Mỹ thành siêu cường trong 10 năm tới, tôi thiết nghĩ với những tiêu chuẩn mà Tiến Sĩ Alice Lyman Miller đưa ra thì Trung Cộng chẳng bao giờ trở thành một siêu cường được cả họ đang đứng ở xa trong hàng ngũ thế giới về khả năng, tư cách và hành xử một quốc gia thiếu trách nhiệm, họ không thể trở thành siêu cường và chẳng bao giờ trở thành siêu cường dù cho kinh tế tăng trưởng đến đâu đi nữa rồi thì chỉ mang danh “siêu bành trướng”...Trước mắt, Trung Cộng là một nước còn đem đến hệ lụy cho bao nhiêu nước khác bất chấp luật pháp quốc tế (luật biển 1982) đang gây bao nhiêu xáo trộn trên biển Đông, tư cách như vậy của một nước lớn làm sao dám vỗ ngực tự xưng là siêu cường.

LTN

Page 61: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 61

Ông Bằng Phong Đặng văn Âu hiện nay là một trong những người hiếm

hoi còn ra sức bênh vực cho kẻ hèn mạt, bội phản Nguyễn Cao Kỳ.

Chắc chắn ông sẽ dành cả phần đời còn lại tìm tòi những bài viết vạch mặt chỉ trán Nguyễn Cao Kỳ để tìm cách bào chữa và phản công những người viết.

Tiếc thay! Việc làm của ông Đặng văn Âu không thể làm cho mọi người thay đổi cái nhìn về Nguyễn Cao Kỳ ngoài việc khiến họ ngạc nhiên tự hỏi sao có cái ông nào mù quáng đến hôm nay còn ra sức dài giòng văn tự để biện hộ cho Nguyển Cao Kỳ mà không nhận biết việc làm đó chỉ là “lấy thúng úp voi, lấy giấy gói lửa”. Chúng tôi có đọc được mấy bài của ông Bằng Phong viết và thấy ông đã mờ mắt, quẫn trí để sắm vai một kẻ ngu trung. Bởi vì chẳng phải một vài người hay một vài nhóm mà hầu như toàn thể những người tỵ nạn hải ngoại mà ngay cả những người dân ở trong nước họ cũng khinh

bỉ, tởm lợm những hành vi luồn cúi, bợ đỡ, điếu đóm của Nguyễn Cao Kỳ.

Đọc bài của ông Bằng Phong viết, chúng tôi thấy ông tìm kiếm, nhặt nhạnh, đào bới trong ký ức, tập hợp thêm một số hồi ức của những người khác để nói tốt cho ông Nguyễn Cao Kỳ. Hành động đó không có giá trị, không thay đổi được phán xét của công luận, không đem lại kết qủa gì cả.

Chúng tôi tin rằng Người Việt Quốc Gia Chân Chính rất công bằng, không ai phủ nhận những gì ông Kỳ đã làm đúng và tốt trong quá khứ. Ngay bản thân chúng tôi cũng mến mộ, tán thưởng ông Nguyễn Cao Kỳ, khi ông dẫn đầu đoàn oanh tạc cơ Bắc Tiến. Trong những năm tháng tù tội ngoài Bắc Việt, những anh em Biệt Kích tiên phong ra Bắc có kể lại ông Nguyễn Cao Kỳ là một trong hai phi công nhiều lần xâm nhập không phận Bắc Việt để thả những người biệt kích cảm tử của miền Nam xuống vùng công tác.

Và mọi người đều kết luận, ông Kỳ có số làm nguyên thủ nên “định mệnh xui khiến” Trung Uý

Phan Thanh Vân nhận bay thay ông Kỳ trong phi vụ đưa toán của anh Đinh Như Khoa ra Bắc và sau đó bị bắn rơi ở Phát Diệm… Nhưng ông Bằng Phong muốn bốc thơm ông Kỳ đến đâu cũng không đủ tầm vượt qua sự thật của ngày hôm nay. Tất nhiên khi xem xét , nhận định một sự việc, con người chúng ta cần thấu suốt từ quá khứ đến hiện tại để viễn kiến những diễn biến tương lai.

Trường hợp của ông Kỳ cũng không đi ra ngoài phương thức nhận định đấy. Sở dĩ hiện nay công luận nguyền rủa, phỉ nhổ lên cái tên Nguyễn Cao Kỳ chính vì Nguyễn Cao Kỳ ngày hôm nay vì Nguyễn Cao Kỳ hiện tại đã phản bội lại chính Nguyễn Cao Kỳ của quá khứ. Nguyễn Cao Kỳ hiện nay là một kẻ vong thân, không biết nhục quốc sỉ, thiếu nhân cách, sĩ khí của một người cựu nguyên thủ.

Việc ông Kỳ lên chấp chính hoàn toàn không phải là do chiến tích hay khả năng mà đó là sự đưa đẩy của thời thế.

Sống vào thời buổi nhiễu nhương, đất nước mất tự chủ, ngoại bang chi phối toàn diện đến nỗi mấy anh trọc đầu ê a kinh kệ cũng được sử dụng làm một thế lực chính trị để lật đổ một thế chế, rồi lên mặt khuynh loát, mơ làm quốc phụ. Thời đó người có chút kiến thức tầm thường cũng biết câu :”Người Mỹ tạo anh hùng”. Người Mỹ chọn ai, ủng hộ ai thì kẻ đó dù có là một tên ăn mày, một anh phu xích lô, một con đĩ rạc cũng sẽ được một thời vương gỉa. Nếu không thì đã chẳng có những câu: Nhất đĩ, nhì lô (xích lô), tam sư, tứ tướng….

Tình hình miền Nam sau khi

ñ†c báo ViŒt trên Th‰ Gi§i

thôøi laiñoà

ñieáu Kim Âu

Page 62: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 62

TT Ngô Đình Diệm bị đám giết mướn, đâm thuê sát hại. Tất cả mọi diễn biến trên vũ đài chính trị miền Nam Việt Nam đều do các thái thú Hoa Kỳ đạo diễn. Ông Kỳ chẳng có tài ba đảm lược, anh hùng cái thế gì cả, những chuyện ông Kỳ làm bình thường.

Ông Kỳ may mắn, nhưng số phận chỉ hậu đãi ông Kỳ đến thế. Nếu ông Kỳ thực sự tài cao, chí lớn có khả năng kinh bang tế thế. Hoa Kỳ đã không bỏ ông ta sớm như vậy. Thời thế tạo anh hùng nhưng ngược lại người anh hùng muốn tồn tại , làm nên công nghiệp hiển hách phải biết tạo nên thời thế. Quá khứ cho thấy, ông Kỳ không phải là chính trị gia, cờ đến tay không biết phất, ôm đàn mà không biết gẩy, hành sử công việc tùy hứng nên việc ông ta bị loại khỏi chính trường, phải đi làm đồn điền, làm tướng “không quân” là chuyện tất yếu.

Thời hậu Trần, danh tướng

Đặng Dung người anh hùng bất phùng thời cảm thán:

Thời lai đồ điếu thành công dịVận khứ anh hùng ẩm hận đa…

Ai cũng ngậm ngùi, thương

xót cho người danh tướng biết bảo toàn khí tiết. Trường hợp của ông Kỳ thì không thể đem so sánh với Đặng Dung.

Ông Kỳ thành công nhờ vào “thời lai” thực tế cho thấy ông ta chỉ là “nguỵ anh hùng” là loại “đồ điếu” nên không xử sự được như người anh hùng Đặng Dung để khảng khái nhảy xuống biển tự trầm khi vận khứ.

Không ai buộc ông Kỳ phải chết vì lúc đất nước lâm nguy,

lúc đó ông ta không còn thế lực, binh quyền, ông ta cũng không phải anh hùng có thể xoay chuyển thời thế. Không ai muốn nhìn thấy một lãnh đạo hết thời như ông Kỳ xếp hàng đi trình diện học tập, mọi người đều hiểu trách nhiệm trực tiếp làm mất miền Nam không do ông ta. Nếu khá hơn, lẽ ra ông Kỳ có thể trở thành De Gaulle của Việt Nam nhưng tiếc thay khả năng ông Kỳ chỉ như chiếc trực thăng đủ xăng bay ra đến hạm đội là phải đẩy xuống biển. Bởi thế không ai đòi hỏi ông Kỳ phải chuyện “đội đá vá trời.

Nhưng một con người đã ở trên tột đỉnh công hầu, đã từng cầm mệnh nước dù không lâu thì phải biết nhục quốc sỉ, phải biết sống khí tiết để trở thành tấm gương soi cho thế hệ mai sau. Sang đến xứ sở tạm dung, ông Kỳ vẫn được mọi người tôn trọng dù đời tư cá nhân, gia đình ông có quá nhiều điều tiếng. Chỉ đến khi ông trở mặt, bán rẻ nhân cách, coi thường quốc sỉ. Người ta, trong đó có chúng tôi không thể chấp nhận được buộc phải lên tiếng.

Chúng tôi cứ tưởng ông Âu thay mặt ông Kỳ để đưa ra những chiến lược kinh bang tế thế , cứu nước giúp dân tộc cao siêu lắm nhưng sau khi loại trừ hết những mẩu chuyện lặt vặt. Kết cuộc ông Âu đưa ra tầm nhìn chiến lược của ông Kỳ như sau:

Trích 1/ Nhắn với người lãnh đạo

trong nước hãy nên nghe lời khuyên của một người từng lãnh đạo Miền Nam đã nhận thức sâu

sắc số phận nhược tiểu của dân mình. Hãy xóa bỏ lằn ranh Quốc – Cộng đi, đừng tự ái, đừng mượn danh nghĩa “Chống Mỹ Cứu Nước” lỗi thời, hãy bắt tay với Hoa Kỳ một cách thành thật (chấp nhận cho Mỹ thuê hải cảng Cam Ranh 99 năm chẳng hạn) để mà gìn giữ đất đai của tổ tiên. Đừng sợ chơi với Hoa Kỳ thì mất đảng, rồi đàn áp những nhà dân chủ. Nếu làm điều tốt lành cho Nước, cho Dân thì quý vị sẽ cai trị lâu dài. Cả mấy trăm năm nữa như Tướng Kỳ đã nói.

hết trích

Xin lỗi ông Bằng Phong! Kiến thức của ông và ông

Kỳ còn mỏng lắm, các ông chỉ là thứ võ biền đánh đấm chứ hoàn toàn không biết chút nào về lịch sử, chính trị, cội rễ văn hóa, bản sắc đặc thù của dân tộc. Các ông chỉ là loại “chó nhảy bàn độc” ngày nay tiếp tục nuôi giấc mộng Hoàng Lương. Cái gọi là “đường lối cứu nước”, “tầm nhìn chiến lược” của các ông chẳng qua chỉ là mớ lý luận rẻ tiền nhằm tự biện cho hành vi vô liêm sỉ, thiếu nhân cách của một người tầm thường hạ lưu chứ chưa nói là nhân cách, bản lĩnh, khí tiết của một người đã từng được thời thế trao cho quyền lãnh đạo quốc gia.

Đọc những lời nói của Nguyễn Cao Kỳ do ông Bằng Phong Đặng văn Âu viết ra, chúng tôi thực sự ghê tởm cái ý thức nô lê, vọng ngoại thâm căn cố đế trong đầu óc của các ông. Hóa ra bản lai diện mục của Nguyễn Cao Kỳ là vậy, hết làm bồi Tây, ôm đít Mỹ bây giờ là liếm gót Việt Cộng. Tầm

Page 63: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 63

nhìn chiến lược của các ông là tầm nhìn của loại chuyên nghề BUCAMY đến nước mất, nhà tan, gia đình ly tán nhưng chưa hết cơn ngu và bây giờ vẫn còn muốn BUCAMY, muốn cả dân tộc Việt Nam nghe theo các ông BUCAMY. Xin lỗi các ông, cái đầu của các ông còn tệ hơn cái bình vôi, ống nhổ. Nhân cách, liêm sỉ và ý thức của các ông thua xa hoàng thân Khmer - Sirik Matak, nên chẳng người Việt Nam nào kể cả Việt Cộng còn tôn trọng các ông.

Ngày 01 tháng 4 năm 1975, khi lực lượng Khmer Đỏ thắng thế, Lon Nol bỏ chạy khỏi Phnom Penh đến Hawaii với gia đình và đoàn tùy tùng của ông trong khi Hoàng thân Sirik Matak và Lon Nol vẫn ở lại hy vọng tổ chức đàm phán hoà bình. Nhưng Khmer Đỏ từ chối và lấn sâu vào thủ đô. Đại sứ Mỹ tại Campuchia John Gunther Dean nhanh chóng thực hiện kế hoạch di tản nhân viên đại sứ quán Mỹ và gia đình của họ cùng với các quan chức chính phủ Campuchia, vào ngày 12 – 4 – 1975 bao gồm Sirik Matak, anh trai của Lon Non, và Thủ tướng Long Boret. Tất cả ba người đã từ chối lời mời của Dean bằng một lá thư đi vào vĩnh cửu:

Trích Dear Excellency and friend, I thank you very sincerely for

your letter and for your offer to transport me towards freedom. I cannot, alas, leave in such a cowardly fashion.

As for you and in particular for your great country, I never

believed for a moment that you would have this sentiment of abandoning a people which has chosen liberty. You have refused us your protection and we can do nothing about it. You leave us and it is my wish that you and your country will find happiness under the sky.

But mark it well that, if I shall die here on the spot and in my country that I love, it is too bad because we are all born and must die one day. I have only committed the mistake of believing in you, the Americans.

Please accept, Excellency, my dear friend, my faithful and friendly sentiments.

Sirik Matak. hết trích Đọc lá thư của Hoàng Thân

Khmer Sirik Matak đồng thời đọc những lời Nguyễn Cao Kỳ bộc lộ. Hai nhân cách, trí tuệ, tinh thần quốc sỉ cách nhau một trời một vực. Thật đáng hổ thẹn cho Nguyễn Cao Kỳ!!!!!

Ông Âu lấy làm tâm đắc với

câu nói của Nguyễn Cao Kỳ: “Việt Nam bị quốc tế chia

đôi: một bên được Đế quốc Đỏ Nga Tầu phát súng cho để làm người lính tiền phong mà đem chém giết anh em Miền Nam; một bên được Đế quốc Trắng đưa súng đưa tiền cho để làm người lính tiền đồn mệnh danh là bảo vệ chính nghĩa tự do. Cuộc chiến đã tàn rồi, hai bên phải nhận ra cái số phận đầy tớ của mình để mà quên đi cái nhục của thân phận tôi đòi. Chẳng có gì mà

vênh váo, huyênh hoang! Chẳng có gì phải cay đắng!”

Không phải ngày hôm nay

quốc dân Việt Nam mới biết ban lãnh đạo của cả hai miền đều là tay sai của các thế lực quốc tế. Người cộng sản họ nhơn nhơn tự hào, tự hãnh được là lực lượng xung kích tiên phong của phe xã hội chủ nghĩa, họ xem việc đánh miền Nam, nô dịch cả dân tộc của họ là làm “nghĩa vụ quốc tế vô sản”. Nhưng Người Việt Quốc Gia thì khác hẳn, quốc dân Việt Nam không đánh thuê cho ai mà chỉ tự bảo vệ mình. Chính nghĩa của người quốc gia nằm ở chỗ bảo vệ mảnh đất tự do cuối cùng của người Việt Nam chống lại hiểm họa cộng sản chứ không phải làm lính đánh thuê cho Mỹ để đàn áp quốc dân Việt Nam.

Trong sự trở mình của lịch sử nhân loại, tình cờ cuộc chiến tự vệ của Người Việt Quốc Gia được lồng vào bối cảnh đối đầu Ý Thức Hệ nên Chính Nghĩa Quốc Gia chỉ thực sự mất đi khi đám tướng lãnh tay sai, đâm thuê, chém mướn cho Hoa Kỳ làm cuộc đảo chánh 1-1-1963 khiến miền Nam lệ thuộc vào Mỹ vô điều kiện.

Ông Âu cho rằng ông Kỳ

“dám” nói lên điều đó là can đảm hay anh hùng, sự thực ông ta chỉ nói lên cái cảm nhận ngu xuẩn của riêng ông ta, nói lên cái hiểu biết non kém để bôi nhọ Chính Nghĩa Quốc Gia mà thôi. Ngay cho đến giờ phút cuối cùng những người lính Việt Nam Cộng Hòa vẫn xác định họ chiến đấu để bảo vệ an ninh, hạnh phúc của đồng bào chứ không phải chiến

Page 64: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 64

đấu cho Hoa Kỳ. Ngoại trừ một thiểu số lãnh đạo.

Chúng tôi cũng di cư từ miền Bắc vào Nam như ông Âu và ông Kỳ, những đau thương, ly tán khi phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, sự giáo huấn của gia đình giúp cho chúng tôi nhận rõ kẻ thù và xác định được thế nào Chính Nghĩa Quốc Gia. Theo cách nói của ông Kỳ mà ông Âu là kẻ phụ họa chắc chắn các ông cho rằng cuộc di cư của hàng triệu người từ Bắc vào Nam là chạy theo thực dân, ôm chân đế quốc; là phản bội dân tộc nên cần phải sám hối và trở về trong lòng dân tộc “đái công chuộc tội”như các ông đang làm.

Xin lỗi các ông, chúng tôi tuổi tác chênh lệch các ông chút ít, xem như cùng thời nhưng chúng tôi đủ khả năng trí tuệ để hiểu rằng cuộc di cư năm 1954 là cuộc ra đi lánh nạn cộng sản. Cuộc di cư vĩ đại đó bắt nguồn từ những cuộc “dinh tê”, “hồi cư” của những người đã đứng lên giành độc lập, đã tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp bị cướp công, bị phản bội và truy diệt bởi những người cùng dân tộc, cùng chiến đấu chung một chiến hào nhưng đã nhiễm vi trùng đại dịch cộng Sản.

Chủ nghĩa Cộng sản đã tàn phá nhân loại trong ảo tưởng xây dựng Thế Giới Đại Đồng qua giai cấp vô sản và những tín đồ của chủ nghĩa Cộng Sản ở Việt Nam đã biến con người Cộng Sản Việt Nam thành một loại dã thú để ăn thịt đồng bào, đồng chủng qua cuộc đấu tranh giai cấp do chúng phát động.

Quốc dân Việt Nam ở cả hai miền Nam Bắc đều biết chính

chủ nghĩa Cộng Sản du nhập vào Việt Nam đã thách thức tình tự dân tộc, tuyên chiến với nền văn hóa, luân lý truyền thống của dân tộc và gây ra tình trạng phân hóa, chia rẽ đến từng đơn vị căn bản của xã hội là gia đình. Trong gọng kềm sắt máu của cộng sản, con người tiểu tư sản buộc phải vong thân, phản bội lại chính bản thân mình, tự kết tội bản thân mình để cầu mong được sống.

Chủ nghĩa Cộng Sản, đảng Cộng Sản Việt Nam là nguyên nhân chia rẽ dân tộc Việt Nam, là thủ phạm gây ra những tội ác tày trời đối với dân tộc Việt Nam. Quốc dân Việt Nam không thể đội chung trời với những người cộng sản Việt Nam bởi “chuyên chính vô sản” không có khoảng trống dành cho tinh thần bao dung..thực tế tàn nhẫn vô nhân đạo và chính sách bất bao dung là một phần bản chất của những người cộng sản.

Nhóm chữ “hoà gỉai hòa hợp” không có gì mới mẻ vì đã có từ cách đây 65 năm khi toàn dân nhất tề đứng lên đòi độc lập. Nhưng khi một đám người lấy căm thù giai cấp làm căn bản cho hành động và dùng thủ đoạn xảo quyệt, lọc lừa để xách động quần chúng tiêu diệt những người đồng bào của họ thì không thể chủ trương hòa hợp được. Đó chỉ là một chiêu bài bịp bợm có tính cách giai đoạn.

Năm 1945, Chính Phủ Liên Hiệp được thành lập giữa Việt Minh, Việt Quốc và Việt Cách. Chính phủ được tuyên bố thành lập vào tháng Chạp 1945, thì qua tháng Giêng 1946, Việt Minh tấn công Việt Quốc tại Việt trì, Vĩnh yên, Phú thọ và Việt Cách tại

Tiên yên..v..v..Và kết thúc cuối cùng ngày

30-4-1975 cho thấy người cộng sản là bậc thầy về chủ nghĩa cơ hội, họ sẵn sàng chà đạp tất cả những cam kết, xé bỏ tất cả những hòa ước, hiệp định, để thủ thắng khi cán cân lực lượng đã nghiêng về phía họ.

Chúng tôi thực sự ngán ngẩm khi được biết mục đích “nhớn” của ông Nguyễn Cao Kỳ là “để cảnh báo nhà cầm quyền cộng sản về mối hiểm họa từ Phương Bắc”.

Thật vậy sao ông Bằng Phong? Chao ôi! Đó là tư tưởng mà ông tốn công viết hàng chục bài trong mấy năm nay để bảo vệ? Tư tưởng nhớn, “cao quý” của ông Kỳ chỉ đến thế vì suốt cuộc đời của ông Kỳ chỉ hết làm bồi Tây, bồi Mỹ chứ có biết gì đến triết thuyết, chủ nghĩa quốc gia dân tộc.

Mấy nghìn năm nay, đã là người Việt Nam không ai không biết về mối hiểm họa từ phương Bắc. Hơn 90% những trang quốc sử oanh liệt, hiển hách chiến công đều chống lại sự xâm lăng của những vương triều Trung Hoa.

Đọc những lời ông Bằng Phong viết, “nhắn với những người bạn trẻ nếu còn thiết tha đến giống nòi thì hãy nên bắt chước tấm gương của Nguyễn Cao Kỳ…”

Chúng tôi không nhịn nổi cười “bắt chước tấm gương làm bồi Tây, bồi Mỹ bị đá đít mà vẫn còn kêu gọi dân tộc Việt Nam nên làm bồi Mỹ chứ đừng làm bồi Tàu. Ông Bằng Phong ơi! Tấm gương đấy là tấm gương “ô danh muôn thuở, lưu xú vạn

Page 65: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 65

niên….”Tr ải qua những biến thiên

như vậy mà ông Nguyễn Cao Kỳ vẫn còn ngu muội không nhận ra rằng: “Lịch sử đã chứng minh không một đám ngoại nhân nào yêu thương đất nước, dân tộc của chúng ta nếu chính chúng ta không biết yêu thương lấy đất nước và dân tộc của mình. Dân tộc Việt Nam phải tự quyết định lấy vận mệnh của mình chứ không thể trở thành quân cờ phục vụ cho lợi ích của ngoại bang và những thế lực quốc tế.”

Ông Bằng Phong còn viết thêm:”Nên nhớ cái khí phách làm nên con người xứng đáng…”. Chúng tôi cũng hoàn toàn đồng ý với ông như vậy.

“Nhân sinh tự thuỳ vô tử - Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh” nhưng nếu không làm được như vậy thì cũng phải thể hiện cái tâm của một đấng trượng phu: “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất.”

Ông Kỳ không có đức tính của một trượng phu, thời thế giúp cho ông ta nhặt được quyền trị quốc mà chẳng biết gì chuyện “Tu Tề”. Hãy nhìn kỹ ông Kỳ trị quốc nhưng chẳng biết “tề gia” và “tu thân”.

Để kết thúc bài viết đã khá dài này ch úng tôi xin trích lại một đoạn kết của bài “Thời Thế Tạo Ăn Mày” đã đăng từ khi ông Kỳ mới manh nha bán rẻ khí tiết, danh phận.

Trích “Người xưa vẫn lấy cái Ðức

Trung và Ðạo Hiếu để làm nền tảng tạo lập công danh. Thể chế Việt Nam Cộng Hòa sở dĩ tiêu

vong cũng vì có những kẻ nhặt được quyền lãnh đạo mà chẳng biết gì chuyện “Tu Tề”. Ðạo Hiếu chẳng có mà Ðức Trung cũng không.

Chắc những người làm phó thủ tướng như Ðỗ Mậu, làm thủ tướng rồi phó tổng thống như Nguyễn Cao Kỳ nghĩ rằng họ có đặc quyền bất trung, bất tín và cũng bất cần tiết tháo, liêm sỉ.

Thế mới biết người anh hùng lập chí khi gặp được thời vận thì :

“Thời thế tạo anh hùng và Anh hùng tạo thời thế. Hai vế cân bằng thì lưu công đức, danh thơm cho đến muôn đời.”

Còn như chẳng may cơ trời trớ trêu xui khiến để mệnh nước lọt vào tay những kẻ không xứng đáng thì trách chi: THỜI THẾ TẠO ĂN MÀY”

hết trích Thật ra chúng tôi không muốn

viết thêm gì về ông Nguyễn Cao Kỳ nhưng thấy ông Bằng Phong Đặng văn Âu vung vãi những tư tưởng hèn mọn, xấu xa lên diễn đàn mà lấy làm đắc ý cho đó là những bài giáo huấn cho thế hệ hậu sinh nên đành phải chấp bút để góp phần phân định chính tà, phải trái dành cho “cái quan định luận”.

Cảm ơn quý vị đã bỏ thời gian theo dõi bài viết này.

Trân trọng

Kim Âu

5-9-2010

‘bác hÒ

HỒ DÁN KEO

Lúc Hồ già còn sống, ra lệnh phải cho phát hành tem có hình bác. (Tiên sưbác, bác mê bác quá!). Bác còn ra lệnh phải sử dụng giấy tốt nhất. Keo cũngphải dùng loại tốt nhất để tem không bi tróc ra khỏi bì thư . Bưu Điện nhà nướccho phát hành ngay con tem có hình "Bác Hồ vĩ đại" trên loại giấy tốtnhất, mặt sau lưng có tráng keo tốt nhất. Vài ngày sau, bác cho gọi cán bộ phụ trách Bưu Điện lên, Bác hỏi: - Thế nào? Cậu đã cho phát hành tem hình Bác chưa ? Cán bộ: - Thưa Bác, rồi ạ! Bác: - Thế cậu dùng giấy tốt nhất? Cán bộ: - Vâng ạ Bác: - Keo cũng loại tốt nhất chứ? Cán bộ: - Vâng, thưa Bác, chúng cháu cho dùng loại keo nhập khẩu, hiệu conbù tọt. Bác: - Chắc là nhân dân thích tem ấy lắm phải không ? Cán bộ: - Vâng thưa Bác, nhưng .... Bác: - Nhưng là sao, nói mau ! Cán bộ: - Thưa Bác có nhiều bì thư bị tróc mất tem. Bác: - Thế cậu bảo tôi là đã dùng loại keo tốt nhất cơ mà! Cán bộ: - Thưa Bác, chúng cháu có cho công an điều tra thì mới biết rằng,nhân dân nhổ nước miếng mặt bên kia, nên tem không dính vào phong bì

Page 66: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 66

I - Đại Cương:Trước tình hình đất nước

hiện nay, Công Đồng Việt Nam hải ngoại nói riêng và xã hội VN nói chung lâm vào tình trạng chia rẽ phân hóa, khủng hoảng lãnh đạo... cũng như bế tắc về nhiều mặt?! Nhiều người đã đ¥t câu hỏi: Giới trí thức VN có đóng đúng vai trò và có thực hiện được trách nhiệm của mình không? Giới trí thức có còn giữ được “tinh thần Kẻ Sĩ” ngày xưa hay không? Ưu và khuyết điểm cũa giới trí thức VN, cũng như vai trò, sứ mạng của kẻ sĩ, trí thức và sĩ phu thời đại như thế nào?.Chúng ta cùng nhau tìm hiểu và trả lời các vấn nạn trên .

II - Định nghĩa cac danh từ: Kẻ Sĩ, Trí Thức và Sĩ Phu:

A/ Kẻ Sĩ:Căn cứ theo Từ Điển: Sĩ là

người học trò-Người nghiên cứu học vấn-(Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh trang 192) Tuy nhiên đây chỉ là nghĩa gốc, nghĩa căn bản của danh từ. Chúng ta cần đặt chữ Sĩ trong môi trường và ý hướng của nền giáo dục theo nho học của các thế kỷ trước để hiểu chữ Sĩ hay “Kẻ Sĩ” một cách thấu đáo và sâu sắc hơn. Đành rằng Sĩ là người học trò, song theo quan niệm của ông cha ta xưa: “Tiên học lễ, hậu học văn” người học trò xưa trước khi

trau dồi kiến thức (hiểu biết) phải “học Lễ” tức học luân lý đạo đức -học “làm người” trước hết, tức là đặt cái học “Thành Nhân” lên trên cái học “Thành Công” như trong thời đại chúng ta! Không những thế, các tiên nho còn đưa ra các châm ngôn có tính cách khuôn vàng thước ngọc cho các “kẻ Sĩ” mà tiêu biểu cho tinh thần kẻ sĩ là câu “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi låc” ( lo trước nỗi lo của thiên ha và vui sau điêù thiên hạ vui”. Do trên chúng ta có thể rút ra một kết luận khá chân xác về Kẻ Sĩ là:

“Người có đạo đức + kiến thức+ có lý tưởng + và trách nhiệm phụng s¿ tha nhân” Thiếu một trong 4 yếu tố nói trên, không phải là Kẻ Sĩ và càng không bao giờ có tinh thần “kẻ sĩ” cả!!! Lý thuyết gia Lý Đông A đã khái quát 4 đức tính hay 4 yếu tố nói trên trong 2 chức năng chính của kẻ Sĩ là “Hướng Thượng” và “Hướng Tha”..Hướng thượng là hướng về Trời về Đạo Đức Tâm linh. Còn “Hướng tha” là có lòng yêu người, yêu dân tộc, yêu đồng bào và yêu nhân loại. Do trên nếu người trí thức hay “Kẻ Sĩ” nào mà không biết sống “Hướng Thượng” cũng chẳng “Hướng tha” thì không xứng đáng là “kẻ sĩ’ hay “ người trí thức” vậy.

B/Trí Thức: Theo Việt Nam tự điển của

Lê Văn Đức, tác gỉä đã đưa ra định nghĩa có tính chất phổ thông, “Trí thức”: là người học giỏi, hiểu biết nhiều”. Nhưng nếu chỉ như vậy thôi thì định nghĩa về người trí thức hoặc thiên về chuyên môn, hoặc thiên về lợi ích cá nhân và dĩ nhiên là không đầy đủ so với định nghĩa về “Kẻ sĩ” bao gồm 4 yếu tố hay 2 chức năng kể trên.

Theo Paul Alexandre Baran (một kinh tế gia và cũng là một học giả nổi tiếng Hoa Kỳ) trong bài “Thế nào là người trí thức”? (The Commitment of the intellectual) tác giả phát biểu về người trí thức là người “lao động về trí óc” và ngoài yếu tố kiến thức ra, người trí thức còn là người hội đủ có các yếu tố: (1) Trung lập về đạo đức (2) Khao khát chân lý (3) Tôn trọng sự thật (4) trí thức, còn là người phê phán xã hội…. Qua nhận định của Paul Alexandre Baran về người trí thức, chúng ta thấy định nghĩa này gần như tương đương, tương đồng với định nghĩa về vai trò của “kẻ Sĩ” theo quan niệm của Đông phương và Việt Nam.

C/ Sĩ Phu: Theo Hán Việt từ điển

của Đào Duy Anh “sĩ phu chính nghĩa là người đàn ông-Dùng nghĩa rộng là những người có học thức trong môt nước” (HVTĐ trang 193) hay theo Việt Nam tự điển của Lê văn Đức- Lê Ngọc Trụ hiệu đính thì Sĩ phu: dt, Đàn ông//người tai mắt trong một xã hội (TĐVN trang 1291).Vậy theo định nghĩa của cả hai ông Đào Duy Anh và Lê văn Đức sĩ phu là người trí thức có tầm vóc

VAI TRÒ, SỨ MỆNH CỦA KẺ SĨ,TRÍ THỨC VÀ SĨ PHU THỜI ĐẠI

Thân tặng T.S Nguyễn Anh Tuấn, T.S Mai Thanh Truyết, Nhà văn Chu Tất Tiến CHU TẤN

Page 67: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 67

quốc gia. Đây là định nghĩa phổ thông mà mọi người chúng ta đều có thể chấp nhận được. Tuy nhiên theo thiển ý của chúng tôi Sĩ Phu là người có công trình Lập Đức- Lập Công- hay Lập Ngôn -Nếu không đòi hỏi cả “tam lập” thì ít nhất cũng đạt được “Nhất Lập” trong “Tam lập” nói trên, mới xứng đáng là bậc Sĩ Phu.

III - TinhThần Kẻ Sĩ, Vai Trò Giới Trí Thức bị thử thách qua các biến cố lịch sử:

A/ Trí thức dưới chế độ thực dân Pháp:

Kể từ năm 1859 khi quân Pháp đánh chiếm Gia Định, chính thức mở đầu việc xâm lược thực hiện chế độ Thực Dân tại VN. thì Phong Trào Chống Thực Dân Pháp từ lớp Văn Thân qúy tộc và Sĩ Phu bất khuất được dân chúng hưởng ứng theo về, bừng khởi.Tạo thành các cuộc kháng chiến anh dũng từng địa phưong .Miền Nam có Trương CộngĐịnh ,Thủ khoa Huân, Nguyễn Trung Trực.Miền Trung có triều đình vua Hàm Nghi nổi lên chống Pháp, Phan Đình Phùng lập chiến khu Cần Vương, tiếp đến là triều đình Duy Tân chống Pháp có Thái Phiên,Trần Cao Vân lập lực lượng đấu tranh. Miền Bắc có Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng HoaThám, rồi Việt Nam Quang Phục Hội và phong trào Đông Du cũng nuôi hy vọng Cần Vương. Nhưng tất cả đều bị thất bại, trước võ khí mới củaThực dân.Các chiến khu dần dần bị phá vỡ, lãnh tụ hoặc bị tử tiết, hoặc bị lưu đầy hay thoát ra hải ngoại.

Công cuộc nổi dây chống thực dân Pháp bất thành, nhưng điều đáng nói là tinh thần Kẻ Sĩ, tinh thần Sĩ Phu đã bừng sáng

hơn bao giờ hết… Trong phạm vi bài này, chúng ta chỉ cần nêu lên tinh thần kẻ Sĩ của một số vị anh hùng như Nguyễn Trung Trực là tiêu biểu: Nguyễn Trung Trực cầm đầu nghĩa quân chống Pháp từ tháng 6 năm 1861 tại Vũng Gù (Định Tường) Ông di động luôn tại các tỉnh miền Đông, miền Tây Việt Nam và đã lập được thành tích đốt tầu Esperence tại vàm Nhật Tảo và vàm Cỏ Đông làm cho thưc dân Pháp kinh hồn bạt vía Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa Kiếm bạc Kiên Giang khiếp qủy thần

Tại miền Trung Phan Đình Phùng lập chiến khu, và ngoài bắc Đề Thám được mênh danh là con hùm sám Yên Thế đã làm cho Thực dân Pháp nhiều phen thất điên bát đảo…

Tiếp theo là các bậc sị phu như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh khởi xướng phong trào Đông Du…và một người thanh niên Trẻ Nguyễn Thái Học trở thành Đảng Trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng,(24-12-1927) ông chủ trương phát động cuộc khởi nghĩa ngày 10-2-1930 “không thành công cũng thành nhân” .Khi cuộc khởi nghĩa thất bại, ông bị bắt và bị đưa ra Hội đồng Đề Hình luận tôi, giữa hội đồng, can đảm nhận hết trách nhiệm,17-6-1930 bị đưa lên đoạn đầu đài ở Yên Bái cùng với 12 đồng chí khác. Trước khi lên đoạn đầu đài ông tuyên bố: “Nên độc lập dân tộc phải trả bằng máu” “Hoa Tư Do phải tưới bằng máu”….

B/ Trí Thức, Văn Nghệ Sĩ dưới chế độ Cộng Sản:

Đảng CSVN do Hồ Chí Minh thành lập với chủ trương lợi dụng lòng yêu nước, đưa ra chiêu bài “đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập nước nhà” “Liên minh lien hiệp với các đảng phái quốc gia để đánh đuổi thực dân Pháp” nhưng thực chất là cướp công kháng chiến của toàn dân, giết hại các nhà lãnh tụ cách mạng cũng như các nhà trí thức thuộc phe Quốc Gia như Lý Đông A, Trương Tử Anh. Nhượng Tống, Khái Hưng v.v.. để độc quyền lãnh đạo đất nước .Khi có chính quyền trong tay thì chủ trương “Trí phú địa hào đảo tận gốc trốc tận rễ” phát động phong trào đấu tố dã man trong cải cách ruộng đất …(1946- 1954)

“Một phần không nhỏ trí thức miền Nam ái quốc khác cũng bị cộng sản thủ tiêu như Bùi Quang Chiêu,Hồ văn Ngà,Trần Quang Vinh,bác sĩ Hồ Vĩnh Ký và vợ là bác sĩ Nguyễn Thị Sương, Huỳnh Phú Sổ, Lê Kim Ty,Hùynh Văn Phương, luật sư Lương Văn Giáo, nhà báo Diệp Văn Kỳ, Lê văn Vững…không theo Việt Minh sớm muộn cũng bị thủ tiêu.Trịnh Hưng Ngẫu trong một dịp gặp Trần Văn Giầu nói là ông ta có danh sách hơn 200 người cần thủ tiêu, nhưng chưa thi hành kịp.

Ngay hàng ngũ CS tranh chấp giữa xu hướng đệ tứ Trosky và đệ tam Stalin cũng đứa dến các cuộc thanh toán nội bô.Nhóm đệ tam gồm Trần Văn Giầu, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Tạo không thể chối bỏ trách nhiệm về cái chết của nhữngTạ Thu Thâu,Trần Văn Thạch, Phan Văn Hùm… Tàn bạo ở đây là cộng sản thủ tiêu cộng sản, thủ

Page 68: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 68

tiêu chính đồng chí của mình.Hồi ký của Nguyễn Kỳ Nam ghi “ Ngoài sự bắt bớ của chính phủ, bọn Staliniens quyết đồ sát Tạ Thu Thâu. Ấy là ở Paris mà bọn Staliniens mưu đồ sát hại Tạ Thu Thâu, người bạn của chúng ta chỉ còn trông cậy ờ chúng ta ,hy vọng ở chúng ta”

Ký tên: Daniel GuerinVà về trường hợp Phan Văn

Hùm: “Hùm lên miền Đông gặp Dương Bạch Mai, nói với hắn rằng: “Trước chúng ta bất đồng ý kiến về chính trị.Nay nước nhà đang cần đoàn kết chống thực dân, tôi tin rằng anh sẽ bỏ qua việc cũ” Dương Bạch Mai không trả lời, nhưng lại chỉ cho Hùm vào một phòng bên trái, tức là nói: “một vào không ra nữa được” người ta gọi là cửa tử. Thật vậy, hai hôm sau, Phan văn Hùm bị thủ tiêu”

Tài liệu chính thức của CS cũng xác nhận điều đó qua sự lên án nhóm Trosky là “phản cách mạng”và tuyên bố: “Chính quyền nhân dân đã trừng phạt chúng để làm gương” Chúng ở đây chỉ những người theo Đệ Tứ quốc tế và trừng phạt là ám sát, thủ tiêu. Bản thân Ngô Đình Diệm lẽ ra cũng bị thủ tiêu, sau khi từ chối không hợp tác vớiCS.Không biết vì lý do gì, Hồ Chí Minh đã thả ông về.Sau này trong dịp nói chuyện với HoàngTùng năm 1981, karnow được cho biết : “xét tình thế lúc đó thả Diệm là một điều sai lầm”

Nguyễn Văn Trấn, một người cộng sản đệ tam được coi là “hung thần chợ Đệm” đã tố cáo chính quyền CS miền Bắc: “Các ông đã ám hại biết bao nhiêu nhân tài miền Nam . Nguyễn Văn Trấn là

cán bộ thừa hành trong việc thủ tiêu, ám sát các nhà trí thức miền Nam, dù trong cuốn hồi ký ông tránh nói đến vai trò của mình. Chủ trương tận dụng bạo lực để độc bá chính trường đã làm trì trệ tiến trình giải thực và hao mòn tinh lực của dân tộc bằng hành vi giết hại các nhà trí thức yêu nước thuộc đủ thành phần.

(Trích Hai Mươi năm Miền Nam 1955- 1975 của Nguyễn Văn Lục trang 86-88)

Ngay cả những nhà trí thức tin tưởng và đi theo CS, cũng bị Đảng CSVN áp dụng chính sách “vắt chanh bỏ vỏ” hay cô lập ruồng bỏ không chút thương tiếc như trường hợp Nguyễn Hữu Đang. Tiến Sĩ Luật Sư Nguyễn Mạnh Tường, Triết gia Trần ĐứcThảo (lớp trước) hay lớp sau này như luật sư Nguyễn Hưu Thọ, Truơng Như Tảng, bác sĩ Dương Quỳnh Hoa v.v..

Số phận những nhà trí thức văn nghệ sĩ dưới chế độ CS, họ chỉ có hai con đường hoặc là sợ sệt, hèn hạ chạy theo đương quyền, bẻ cong ngòi bút tâng bộc chế độ để hưởng bổng lộc mà chế độ CS ban phát; hai là lên tiếng đòi cải tiến (Chua dám chống đối) bầu không khí Tư Do Dân Chủ như trường hợp của vụ án Nhân Văn Giai Phẩm tại miền Bắc (1956) mà đã bị chế độ CS đàn áp thẳng tay, vô cùng tàn độc, thê thảm…

Nghiên cứu về vụ án Nhân Văn Giai Phẩm, sử gia Trần Gia Phụng đã đi dến kết luận:

“Ngay từ đầu, báo Nhân Văn khẳng định lập trường theo Đảng Lao Động, chứ không phải mở phong trào văn học hay chính trị gì mới Những bài báo Nhân Văn

Giai Phẩm nhằm xây dựng lại xã hội miền Bắc bằng cách phê phán nền hành chánh quan liêu, tình trạng xã hội tệ hại sau vụ cải cách ruông đất,và nhất là phản đối những trói buộc gắt gao đối với anh em văn nghệ sĩ và trí thức trong thời bình. Họ đòi thực thi dân chủ, tôn trọng luật pháp,và tự do sáng tác trong khuôn khổ chế độ CS. Những phản kháng này ôn hòa chỉ giới hạn trong phạm vi báo chí văn chương vì chỉ nhắm vào những vấn đề có tính cách quản lý, xã hội và văn hóa, chứ không liên quan đến chủ trương hay ý thức hệ chính trị.Đôi khi những bài viết khá gay gắt, nhưng hoàn toàn không manh nha một hành động bạo loạn nào. Có thể giới văn nghệ sĩ và trí thức lúc đó, vẫn còn giữ lòng tin vào lý thuyết cộng sản, hưa hẹn một xã hội không còn bất công , không có cảnh người bóc lột người nên mới lên tiếng sửa đổi và xây dựng xã hội mới. Dầu sao họ đã tỏ ra hết sức can đảm khi dấn thân phản kháng và đòi hỏi cởi trói văn nghệ. Biết rằng đàn áp tù đầy đang chờ đón họ, nhưng họ vẫn cưong quyết cùng nhau lên tiếng.Một điểm son đáng qúy là dù đã bị đầy đọa một thời gian dài, đến tận cùng nỗi thống khổ của kiếp nhân sinh, nhiều gười vẫn giữ khí tiết, lòng can đảm và óc sáng tạo cho dến cuối đời.Họ đã sống đúng như Phùng Quán đã viết: Tôi muốn làm nhà văn chân thật Chân thật trọn đời Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã

Page 69: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 69

Bút giây tôi ai cướp dật điTôi sẽ dung dao viết văn trên đá

(Trăm Hoa đua nở trên đất Bắc –HVC trang 121)

Những phản kháng của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm thách đố tính lãnh đạo độc tài độc tôn của guồng máy cai trị của ĐảngLĐ, đã đụng phải vách tường nhân sự quan liêu, tham quyền cố vị .Sau thời gian đầu tìm hiểu tình hình, đảng này đã vũ lộng quyền uy, triệt tiêu ngay tức khắc, mọi phản kháng từ mọi phía,. Để giữ sự ổn cố chính trị ,tuyệt đối ở Bắc Việt, nhằm tiến hành chiến tranh xâm lăng miền Nam, đảng LĐ đã ngụy tạo vụ án gián điệp, xét xử những người can đảm đến độ liều lĩnh như Thụy An, Nguyễn Hữu Đang, Trần Thiếu Bảo.Đảng này quyết gây khiếp đảm đối với giới trí thức và văn nghệ sĩ, như họ đã từng làm khiếp đảm giới nông dân, bằng cải cách ruộng đật.”

( Trích Án tích Cộng Sản Việt Nam trang 205-206 của Trần Gia Phụng)

C/ Những nhà Trí Thức miền Nam dưới chế độ Đệ Nhất Cộng Hoà :

Trong biến cố 1954, hiệp định Geneve chia đôi dất nước, chí sĩ Ngô Đình Diệm đã về nước chấp chánh, trong mấy năm đầu, ông đã dẹp tan các giáo phái, ổn định được tình thế, cũng như đã đinh cư thành công gần một triệu người dân bắc Việt di cư vào Nam nên uy tín của tổng thống Diệm đã lên rất cao như môt vị cứu tinh dân tộc. Nhưng từ năm 1958 trởvề sau uy tín của nên đệ nhất cộng hòa đã ngày môt suy giảm

“Theo ghi nhận của một nhân vật chính trường quen thuộc Bùi

Diễm, tại nơi ông dạy tư,trường Phan Sao Nam từ hiệu trưởng đến giáo sư đều bất mãn.Giờ giải lao giáo sư phần đông thuộc các đảng phái Duy Dân , Đại Việt Quốc Dân Đảng tụ tập quanh chén trà chỉ trích chính phủ, thời điểm đó, nhiều trí thức dấn thân tham gia đảng phái chọn việc giảng dạy tại các trường tư thục như giai đoạn chờ thời, chuẩn bị hành động khi cơ hội đến.

Vào thời gian này cuộc sống người dân đã có nhiều cải tiến.Về giáo dục, các trường tiểu học, trung học được thành lập từ cấp tỉnh đến quận.Về y tế, mỗi tỉnh đều có trạm y tế và nhà thương. Vấn đề đào tạo giáo viên, y tá cán sự y tế, giáo sư được đẩy mạnh, các trường đại học, kỹ thuật, hành chánh, các trường võ bị mỗi năm đã đào tạo một số lượng chuyên viên, sĩ quan đáp ứng đủ nhu cầu.

Thành qủa này đã tạo ra một lớp trí thức trẻ thành thị tiếp nhận các trào lưu tư tưởng tây phương, như chủ nghĩa hiện sinh, thậm chí cả chủ nghĩa cộng sản do khung cảnh học đường khoáng đạt .Họ cũng tiếp nhận với nhiều dòng văn hóa, văn học ngoại quốc do không khí sinh hoạt tự do nên tương đối có một trình độ nhận thức cao và nhạy bén với các vấn đề chính trị từ thực chất của chế độ đến thân phận con người tại các nước nhược tiểu .Lớp trí thức trẻ này về sau đã trở thành thành phần chủ lực trong các phong trào đòi hỏi dân chủ cũng như trong biến cố Phật giáo 1963.

Tình trạng bất mãn thực sự công khai vào ngày 26 tháng 4 năm 1960 với sụ kiện 18 nhânsĩ trí thức tiêu biểu của miền Nam

họp tại khách sạn Caravelle phổ biến bản tuyên ngôn gửi Tổng Thốn g Ngô Đình Diệm ,ký tên trên bản tuyên ngôn gồm các nhân vật Trần Văn Văn, Phan Khắc Sửu, Nhật Linh- Nguyễn Tường Tam,Trần Văn Hương, Nguyễn Lưu Viên, Huỳnh Kim Hữu,Phan Huy Quát, Trần Văn Lý, Nguyễn Tiến Hỷ, Trần Văn Đỗ, Lê ngọc Trấn,Lê Quang Luật,Lương Trọng Tường, Nguyễn Tăng Nguyên,Phạm Hữu Chương,Trần Văn Tuyên,Tạ Chương Phùng, Trần Lê Chất và linh mục Hồ Văn Vui là đại diện cho nhiều thành phần trí thức của cả 3 miền Nam Trung Bắc, của các tôn giáo, các khuynh hướng chính trị khác nhau và có nhiều người từng cộng tác với chính quyền như Lê Quang Luật,Nguyễn Tăng Nguyên, Trần Văn Đỗ v.v..Do đó có tên nhóm Caravelle và sau thường được nhắc như môt kháng thư đòi hỏi TổngThống Diệm từ chức.

Dù hành động của nhóm Caravelle bị đánh giá là quá yếu, nhưng vẫn biểu hiện ý thức dấn thân của giới trí thức miền Nam, trí thức không còn đứng bên lề để đàm tiếu hay bàn luận xuông mà đã quyết định nhập cuộc với các yêu cầu cụ thể đặt ra cho ngưòi lãnh đạo đất nước, trong tinh thần sẵn sàng chi xẻ trách nhiệm. Đáng kể hơn nữa là đã có sự nôí kết giữa một tập thể tuy không đông đảo, nhưng vẫn cho thấy một bước tiến rời xa tình trạng đánh lẻ của cá nhân, từng kéo dài qua nhiều năm tháng.Tuy nhiên việc công bố lá thư cũng cho thấy trong lãnh vực đấu tranh, giới trí thức miền Nam chưa vượt khỏi tầm nhìn chật hẹp và lạc hướng

Page 70: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 70

vốn có.Nhóm Caravelle dấn thân

tranh đấu vơí ý lo toan cho cuộc sống con người, nhưng những nhân vật trí thức tiêu biểu của miền Nam lại gần như gạt hết mọi thành phần dân chúng sang một bên lề, coi đó là những người ngoại cuộc. Vì vậy hành động đấu tranh không gây được ảnh hưởng, không thu hút nổi sự hỗ trợ, thậm chí còn bị phê phán là hành vi tranh giành quyền lợi cá nhân, phe phái.

Việc lựa chọn địa điểm sang trọng để họp báo và giới hạn đối tượng vào một thiẻu số chọn lọc dựa trên tiêu chuẩn học vị và địa vị xã hội đã là lý do chủ yếu cô lập hóa nhũng người dấn thân tranh đấu và mức hiệu qủa đóng góp của trí thức giới vào công cuộc chung đã không thể như mong muốn dù hết thẩy đều mang nặng nhiệt tình.

Từ đây một thực cảnh đã hiện đến với không ít người là quay cuồng giữa cơn lốc che mờ lối thoát .Nhiệt tình phụng sự luôn nhắc nhở phải dấn thân nhưng vốn liếng kinh nghiệm đấu tranh hạn chế không thể thoát khỏi cảnh bó tay (Trích Hai mươi Năm miền Nam 1955- 1975 –tác giả Nguyễn văn Lục trang 89-93)

IV - Những Ưu và Khuyết điểm của Giới Trí Thức Việt Nam:

A/Ưu Điểm: Đẳng cấp Sĩ (xưa) và trí thức

(nay) thuộc thành phần lao động trí óc nên có cuộc sống an nhàn và thường có địa vị tốt và cao trong xã hội.

Giới trí thức được coi là Nguyên Khí của Quốc Gia

Kẻ Sĩ hay giới trí thức là

nhũng người tiên tri, tiên giác, là tinh hoa của Dân Tộc là lương tâm con người, và thời đại.

Thường được quần chúng nhân dân nể vì kính trọng.

Chế độ chính trị tốt (Vương đạo) luôn luôn kính hiền đãi Sĩ, trọng dụng kẻ sĩ, trí thức, sĩ phu, chỉ có chế độ độc tài mới sợ trí thức, canh chừng trí thức và đàn áp trí thức mà thôi.

B/ Khuyết Điểm:Thiếu tinh thần mạo hiểm,

thiếu óc sáng tạoĐa phần giớí trí thức còn

mang “tâm lý nho quan” “thích làm lãnh tụ …”

Thiếu hay “lười nghiên cứu” các nển văn hóa văn minh trên thế giới đến nơi đến chốn

Chưa đi sâu vào “Tâm Đạo” nên chưa vượt được mình và cũng do dó chưa có sáng tạo lớn

Thiếu Viễn kiến vể Văn Hóa-Tôn Giáo- Chính Trị trên tầm vóc thế giới

Chưa thấm nhuần triết lý “tri- hành-Sống hợp nhất “nên có lý tưởng” mà “thiếu thực dụng”.

Còn nặng vể “cái ta” thiếu tinh thần hoà hợp chưa “get along” được với tập thể trí thức

Thiếu óc Tổ chức – chưa sáng tạo ra một hay nhiều quan niệm tổ chức Đảng Phái kiểu mới và Liên Minh kiểu mới thích hợp với nển triết Lý Nhân Chủ Toàn Triển, và Nhân Chủ Toàn Cầu.

Chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của Quần chúng nên chưa biết hoà mình vào quần chúng

Chưa đi sâu vào Đạo Sống Dân Tộc và Hồn Tính Dân Tộc.

Chưa thực sự phản tỉnh thâm uyên, chưa Đại Thức Tỉnh để vượt mình.

Chưa (chuẩn bị ) Tập Đại

Thành Văn Hoá Việt Nam- Văn Hoá Đông Phưong và Tây Phương.

V - Sứ Mệnh, Vai Trò Của Kẻ Sĩ, Trí Thức, Sĩ Phu Thời Đại:

A/ Bài học lịch Sư:Kinh qua 3 giai doan lịch sử:

Thời kỳ Pháp Thuộc, Chế dô CS 1954-2010; và Việt Nam Cộng Hòa (1955-1975) chúng ta thấy tinh thần Kẻ Sĩ, vai trò và sứ mệnh của giới trí thức sĩ phu như thế nào?Giới trí thức có làm tròn trách nhiệm của mình không? tại sao?

Để trả lời vấn nạn trên đây.Căn cứ vào thực tế lịch sử, chúng ta có thể tóm tắt vào mấy điểm sau đây:

Một là: Tinh Thần kẻ Sĩ (xưa) hay tinh thần của giới trí thức (nay) vẫn còn, vẫn kiên cường bất khuất trước bạo lực, và vẫn bền bỉ đấu tranh, chống độc tài áp bức, đòi tư do độc lâp cho đất nước, đòi Nhân Quyền Dân Chủ Tư Do cho toàn thể nhân dân Việt Nam

Hai là: Tuy tinh thần kẻ sĩ vẫn còn, tinh thần giới trí thức vẫn cao, nhưng giới trí thức đã không đóng nổi vai trò dẫn đạo lịch sử, dẫn đạo cho chính trị mà còn bi các thế lực chính trị bá đạo độc tài đẩy giới trí thức sang bên lề lích sử, thậm chí giới trí thức còn trở thành “nạn nhân” của lịch sử (Số trí thức bị CS và các chế độ độc tài quân phiệt cầm tù giết hại hay thủ tiêu rất nhiều là những bằng chứng xác thực, chứng minh cho nhân định này.)

Ba là: Khi vai trò của kẻ sĩ hay giới trí thức bị thực tế lịch sử phủ nhận thì đương nhiên giới

Page 71: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 71

trí thức đã không làm tròn trách nhiệm hay sứ mệnh cứu dân cứu nước của mình. Nói khác đi giới trí thức đã thất bại không chu toàn được trách nhiệm hay sứ mạng của mình đối với quốc dân

Bốn là: Vì sao giới trí thức nói riêng và phe quốc gia nói chung, bị thất bại trước tà quyền Cộng sản? Về phương diện chủ quan, Ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện đã thay chúng ta trả lời câu hỏi này:

Vì ấu trĩ thờ ơ u tối Vì muốn an thân vì tiếc máu

xương Cả nước đã thu về một mối Một mối hận thù một mối

đau thươngNăm là: Về phương diện

khách quan, Giới trí thức nói riêng và các đảng phái quốc gia nói chung, đã thất bại trước tà quyền CS hay các chế độ độc tài quân phiệt vì các lý do sau:

Thiếu chủ đạo Văn Hóa-Chưa phát huy được Nhân Chủ Đạo,

Chưa thấy rõ tầm quan trọng giữa Văn Hóa-Tôn Giáo và Chính Trị tác động vào thời đại như thế nào.

Chưa nắm được tinh hoa của nền Dân chủ Tây Phương đã được triển khai và thành tựu rực rỡ nhất tại Hoa kỳ.

Chưa vận động được THẾ QUỐC TẾ hậu thuẫn và có lợi nhất cho công cuộc đấu tranh giành tư do dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.

Chưa phát huy được Dân Tộc Tính và Dân Tộc Đạo.

Thiếu triết lý và quan niệm TỔ CHƯC mới.

Chưa vận động được khối Đoàn kết toàn dân thành một sức

mạnh Tổng Hợp.

B/ Vai trò, Sứ mệnh Mới của giới Trí Thức, Sĩ Phu Thời đại.

Giới Trí Thức, Sĩ Phu Thời Đại thấm nhuần Đạo Tâm sẽ thắp sáng được ngọn Lửa Thiêng Nhân Chủ Toàn Dân và Nhân Chủ Toàn Cầu. (Đây là chìa khoá mở tất cả các cánh cửa thời đại.)

Giới trí thức sĩ phu thời đại cần nắm vững tinh hoa của nền Dân Chủ Hoa Kỳ để hình thành những nguyên lý và nguyên tắc căn bản phục hưng, kiến thiết đất nước.

Giới trí thức, sĩ phu thời đại thấm nhuần Việt tính, Đạo Sống Dân Tộc sẽ phát huy và sáng tạo ra những bảng giá trị mới, đưa đất nước đến giầu mạnh và làm Vinh Quang Việt Nam.

Giới trí thức sĩ phu thời đại cần thâm cứu, chuẩn bị tinh thần cho cuộc Đại Hòa Điệu Văn hóa Đông Phương- Văn Hóa Việt Nam- và Văn Hóa Tây Phương.

Hơn bao giờ hết, giới trí thức, sĩ phu thời đại cần có viễn kiến Văn Hóa Tôn Giáo Chính Trị toàn cầu mới khai phóng đưọc lịch sử và thóat ra khỏi mê cung của thời cuộc.

Giới trí hức, sĩ phu thời đại cần phản tỉnh thâm uyên, (chữ dùng của nhà Văn hóa Lý Đông A) và đại phản tỉnh để tự vượt chính mình.

Giới trí thức sĩ phu thời đại cần có quan niệm tổ chức mới thích hợp với thời đại mới & kỷ nguyên Nhân Chủ toàn cầu.

Giới trí thức và sĩ phu thời đại cần hoà mình với quần chúng quốc dân để đại doàn kết quốc dân,kết sinh Dân Tộc

Giới trí thức và sĩ phu thời

đại với sứ mệnh: Cứu Quốc+ Kiến Quốc, Hướng Thượng và Hướng Tha cùng thắt giải Đồng Tâm ./.

Chu Tấn giầu hay nghèoChàng thanh niên nọ lúc nào

cũng than vãn số mình không tốt, không thể giàu có được. Một ngày, một ông lão đi qua, nhìn thấy vẻ mặt ủ ê của anh bèn hỏi : - Chàng trai, sao trông cậu buồn thế, có việc gì không vui à?

- Cháu không hiểu tại sao cháu làm việc chăm chỉ, vất vả mà vẫn nghèo. Chàng trai buồn bã nói. - Nghèo ư, cháu là một người giàu đó chứ ? - Chưa ai nói với cháu như vậy cả, cháu rất nghèo. - Giả như ta chặt ngón tay cái của cháu, ta trả cháu 3 đồng tiền vàng cháu có đồng ý không?

- Không ạ. - Giả như ta chặt một bàn tay của cháu, ta trả 30 đồng tiền vàng, cháu có chịu không? - Không bao giờ. - Vậy ta muốn lấy đi đôi mắt của cháu, ta trả cháu 300 đồng tiền vàng, cháu thấy thế nào? - Cũng không được.

- Vậy ta trả cháu 3000 đồng tiền vàng để cháu trở thành ông lão như ta, già cả, lú lẫn được không? - Đương nhiên là không. - Cháu muốn giàu. Vậy ta sẽ đưa cho cháu 30,000 đồng tiền vàng để lấy đi mạng sống của cháu, cháu thấy thế nào?

- Cháu cảm ơn ông! Cháu đã hiểu cháu cũng là một người giàu có.

Trong cuộc sống, rất nhiều người thường than thân trách phận mà không thực sự hiểu

Page 72: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 72

ra mình còn hạnh phúc hơn rất nhiều người khác. Bạn hãy xem : - Nếu sáng mai tỉnh dậy, cảm thấy mình khỏe mạnh, thì bạn đã hạnh phúc hơn rát nhiều người không còn cơ hội sống đến ngày mai.

- Nếu bạn còn cảm nhận được vẻ đẹp của một ngày nắng mới, thì bạn đã hạnh phúc hơn hàng triệu người khác không may mắn được nhìn những vẻ đẹp giản dị của đời thường. - Nếu bạn chưa bao giờ phải trải qua sự tàn phá của chiến tranh, sự đơn độc, lạnh lẽo trong nhà tù, chưa bị đói rét rình rập, thì bạn đã hạnh phúc hơn 500 triệu người trên trái đất.

- Nếu trong tủ lạnh nhà bạn có thức ăn, bạn có quần áo để mặc, có tiền để tiêu xài, thì bạn

đã hạnh phúc hơn rất nhiều người nghèo đói vô gia cư trên thế giới. - Nếu bạn có tài khoản trong ngân hàng, thì bạn đã được xếp vào nhóm 8% những người giàu nhất thế giới.

- Nếu bố Mẹ bạn vẫn còn sống, và sống vui vẻ hạnh phúc bên nhau, thì bạn thuộc số ít nhóm người hạnh phúc nhất trên thế giới. - Nếu trên khuôn mặt bạn lúc nào cũng nở nụ cười tươi tắn, bạn luôn cảm thấy lạc quan yêu đời, thì bạn là người vô cùng hạnh phúc bởi trên thế giới có rất nhiều người muốn lạc quan như bạn mà không được.

- Nếu bạn được ôm người thân vào lòng hay được chia sẻ cùng họ những tâm sự của mình, thì bạn đã là người hạnh phúc hơn nhiều người khác

không bao giờ nhận được tình yêu thương từ người khác. - Nếu bạn vẫn còn nhận được những lời chúc phúc từ những người xung quanh, thì bạn đã hạnh phúc hơn rất nhiều người cô đơn, không người thân thuộc.

- Nếu bạn đọc được những dòng chữ này, thì bạn đã hạnh phúc hơn 2 tỷ người không thể đọc được trên thế giới. Sau khi bạn đọc xong những dòng chữ này, bạn có thể nhìn lại mình qua gương và mỉm cười: ” hóa ra, mình cũng là một người giàu có và hạnh phúc”.

Chu TÃn

Page 73: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 73

1.Từ truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh đến sự hình thành châu thổ miền BắcChâu thổ sông Hồng, chừng 10 000 năm về trước, vào thời kỳ địa chất Holocen1, vẫn còn là một vịnh biển cạn. Thực vậy, các châu thổ này đã từng trải qua nhiều lần khi biển tiến,-lúc đó diện tích đất châu thổ bị thu hẹp lại-,khi biển lùi,-lúc đó diện tích đất châu thổ nới rộng ra. Quá trình biển tiến (transgression), biển lùi (régression) như vậy không phải chỉ xảy ra một lần mà nhiều lần, ăn khớp với bốn thời kỳ băng hà và bốn thời kỳ tan băng trong kỷ thứ tư về địa chất (quaternary geology) của hành tinh ta đang sống . Kỷ thứ tư là kỷ mới nhất về địa chất và cũng là kỷ quan trọng nhất vì chính loài người đã hình thành trong kỷ này. Tưởng cũng cần nhắc lại trong địa chất học, người ta thường phân biệt bốn thời kỳ băng giá: thời kỳ thứ nhất gọi tên là Günz (từ 600 000 năm đến 540 000 năm trước), thời kỳ thứ hai có tên là Mindel (từ 480 000 năm đến 430 000năm), thứ ba là Riss (từ 240000 năm đến 180 000 năm trước) và cuối cùng có tên là Würm (từ 120000 năm đến 10000 năm trước). Như vậy, mỗi thời kỳ băng giá lâu đên cả trăm ngàn năm và giữa hai thời kỳ băng hà lại có một thời kỳ tan băng, nước băng hà tan chảy ra, như thời kỳ tan băng thứ nhất gọi là Günz-Mindel, thời kỳ tan băng thứ hai gọi là Mindel-Riss, thứ ba là Riss-Würm.Vào các thời kỳ băng hà thì nước co cụm lại trong các tảng băng dày nên nước biển co rút lại: đó là

1 Kỷ địa chất thứ tư có 2 thời kỳ chính là Pleistocen và Holocen. Pleistocen từ 1 600 000 năm đến 125 000 năm trước ngày nay ( ứng với thời đá củ) còn Holocen ( ứng với đá mới, kim loại và hiện đại) từ 10 000 năm trước đến ngày nay

lúc biển lùi (biển rút, biển thoái). Đặc biệt vào cao điểm của thời kỳ băng hà lần cuối cách nay 20 000 năm, toàn bộ miền Bắc nước Mỹ, toàn xứ Canada ngày nay, vùng Siberia, Bắc Trung Quốc cũng như Bắc Âu kể cả Pháp, Đức .. đều bị băng giá bao phủ, bề dày cả chục km ! Lúc đó, mực nước biển sụt xuống 120 mét (-120 m) so với cao độ biển hiện nay (0 mét). Đó là thời điểm người Bắc Á Châu lội qua eo biển Behring vốn nối liền Siberia và Alaska và là tổ tiên các bộ lạc đầu tiên định cư xứ Canada này. ). Vào thời kỳ đó, vịnh Thái Lan còn là đất liền, thềm Sunda giữa Indonesia và đồng bằng sông Cửu Long là đất liền nên nhiều cư dân vùng Indonesia hiện nay có thể vượt qua thềm Sunda để sinh sống: đó là những cư dân đầu tiên ở bán đảo Đông Dương ( Pháp gọi là Proto-Indochinois). Người ta tìm thấy hiện nay ở cao độ -120 mét, tr ên mọi đại dương, những di tích các bờ biển cổ với nhiều rặng san hô Cách nay chừng 17 hay 18 000 năm, các tảng băng bắt đầu tan nên mực mước biển dâng cao tương đối nhanh chóng ( biển tiến). Ở Âu châu ,thời kỳ biển tiến ở giai đoạn này gọi là thời kỳ biển tiến Flandrian (transgression flandrienne):- cách nay 11 000 năm - thời Holocen sớm-, mực nước biển còn ở mức –55 mét-cách nay 6500 năm đến 5 000 năm,-vào thời Holocen giữa-, mực nước biển còn ở mức -20 mét và từ từ tiến lên, đạt mực biển như hiện nay 0 mét vào khoảng 5 000 năm trước và vẫn tiếp tục dâng cao hơn 4-5 mét so với mức nước biển hiện tại . Khi biển tiến vào châu thổ thì người Việt cổ phải di cư lên vùng cao hơn như vùng Trung Du (Phú Thọ, Hoà Bình..) và chính vùng này là nơi các vua Hùng dựng nước. Biển tiến vào châu thổ kéo theo sự lắng tụ các trầm tích biển ở các trũng thấp, và cùng với phù sa nước sông, hình thành môi trường nước lợ (brackish water) với rừng thực vật ngập mặn mọc trên đó, tạo thêm điều kiện khiến châu

Những nét đặc thù trong môi trường văn hoá miền Bắc

Thái Công Tụng

Page 74: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 74

thổ chóng trầm tích hơn.-sau đợt biển tiến như trên, biển mới bắt đầu thoái, mực nước biển rút dần, tạo thành những bờ biển mới, hình thành các ‘giồng’ ( parallel beach ridges ) như ở Bến Tre, Trà Vinh) chạy song song với bờ biển hiện nay, các đầm, các ‘phá’ (lagoon) cũng như những di tích củ như hàu, sò .. Các đồng bằng này như chúng ta thấy được ngày nay chỉ được hình thành và được con người chiếm lĩnh, khai thác vào lúc đó.Truyền thuyết Sơn Tinh Thuỷ Tinh của nước ta cũng nằm trong các hiện tượng địa chất vừa nói: Thủy Tinh khi vươn lên tận núi (biển tiến) đuổi theo Sơn Tinh và biển lùi, tạo nên châu thổ, tức Sơn Tinh thắng ThủyTinh !Nhưng đó là chuyện địa chất xưa thật là xưa, nhớ mấy cho vừaNhiều vùng ven biển thuộc tỉnh Thái Bình, Ninh Bình chỉ cách đây vài trăm năm vẫn còn là biển nhưng với qúa trình bồi tụ, các bãi lầy ven biển được phù sa bồi đắp dần, cọng thêm sức chinh phục biển bằng cách quai đê lấn biển, đắp đê ngăn nước mặn, lấp trũng, khai phá như vài vùng duyên hải Hoà Lan đã làm . Làng Kỳ Bá ở ven thị xã Thái Bình ngày nay, vào thế kỷ thứ 10, còn là cửa biển nên có tên gọi là ‘Kỳ bố hải khẩu’ .Phố Hiến (thị xã Hưng Yên ngày nay) xưa kia là cửa biển, buôn bán sầm uất nên có câu truyền tụng: ‘Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến’. Vì mới thành hình nên nhiều nơi vẫn là sình lầy, ao tù. Sử sách và ký ức truyền lưu bao đời người kể rằng vào thời hưng thịnh, thế kỷ XVII - XVIII, thương cảng này đã từng đón bao thuyền buôn đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Pháp và xứ Đàng Trong…Đồng bằng sông Hồng dễ bị lụt nên từ đời nhà Lý, đã xây đê trị lụt. Và đê điều cũng làmột nét đặc thù của văn hoá miền Bắc vì miền Trung và miền Nam không có .Hệ thống đê điều toàn vùng đồng bằng đã khiến cho sự bồi đắp không đồng đều; thực vậy, bề mặt nhiều nơi còn lồi lõm. Những vùng vỡ đê củ thì nước lụt tràn vào đem theo nhiều trầm tích phù sa và làm xáo trộn địa hình: nơi bị đào khoét, nơi bị lấp vùi, nơi thì toàn cát .Từ lúc xây đê, sông Hồng đổ phù sa trên cửa biển, thay vì trên đất liền, do đó trong vùng châu thổ vẫn còn nhiều nơi trũng như tại Hà Bắc và Hà Nam Ninh: đây còn gọi là vùng chiêm

trũng, vì vùng trũng này trước kia chỉ trồng được lúa chiêm, vào mùa nắng, nghĩa là trồng tháng 12 và thu hoạch tháng 5, trước khi mưa xuống. Sông Hồng chuyên chở nhiều lượng phù sa nên tốc độ bồi lấp các vùng duyên hải như Kim Sơn, Tiền Hải rất nhanh, có nơi mỗi năm bồi ra biển từ 80-100m. Sau đây là vài con sông chính châu thổ sông HồngSông Hồng là con sông lớn nhất ở Bắc bộ, bắt nguồn từ Vân Nam và chảy qua nước ta ở Lao Kai đầu tiên và do Sông Đà và Sông Lô họp lại . Sông Lô lại do Sông Chảy và Sông Gầm tạo nên . Trên sông Chảy có nhà máy thủy điện Thác bà còn trên sông Đà có nhà máy thủy điện Hoà Bình, công suất gần 2000 MW.Từ Việt Trì trở ra biển, sông Hồng có những phân lưu như sau: Tả ngạn có các sông Đuống và sông Luộc . Sông Đuống nối sông Hồng với sông Thái Bình đã được nhà thơ Hoàng Cầm thi vị hoá trong bài thơ ‘Bên kia sông Đuống’ (1948):Em ơi buồn làm chi Anh đưa em về sông Đuống Ngày xưa cát trắng phẳng lì hoặc: Ai về bên kia sông ĐuốngCó nhớ từng khuôn mặt búp senNhững cô hàng xén răng đenCười như mùa thu tỏa nắngPhụ lưu chính phía hửu ngạn của sông Hồng Hà là sông Đáy .Sông Đáy được nhắc đến trong thơ của Quang Dũng:Bao giờ trở lại đồng Bương CấnLên núi Sài Sơn ngó lúa vàngSông Đáy chậm nguồn qua Phủ QuốcSáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng (Mắt người Sơn Tây)Sông Nam Định và sông Phủ Lí nối sông Hồng và sông Đáỵ

Sông Thái Bình do 3 sông là sông Lục nam, sông Thương và sông Cầu họp nên ở ngang Phả Lại và đổ ra biển: sông Lục Nam bắt nguồn từ Lạng Sơn, thượng lưu lòng hẹp, gồ ghề, lắm thác ghềnh nên tốc độ dòng chảy mạnh, sông Thương cũng phát nguyên từ Lạng Sơn, còn sông Cầu bắt nguồn từ vùng Bắc Cạn Sông Kì Cùng (thị xã Lạng Sơn nằm trên sông

Page 75: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 75

Kì Cùng) gồm có sông Kì Cùng, sông Bắc Giang, sông Bắc Khê.Hai hệ thống sông Kì Cùng và sông Thương đã tạo nên giao thông đường thủy khá quan trọng, chở nhiều cây tre, nứa, song, mây, gỗ, dược liệu và các lâm sản khác đã theo thuyền bè về xuôiNgoài sông ngòi, còn có các hồ thiên nhiên như hồ Ba Bể (thuộc Cao Bằng), hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần ở Hà Bắc ( hai hồ này thuộc huyện Lục Ngạn, rất rộng, chứa nhiều nước ngọt) nên có thể đóng góp nhiều cho du lịch cũng như dùng nuôi cá.Trong sông ngòi cũng như tại các ô trũng, có nhiều tài nguyên thủy sản như cua, ốc, tôm, cáNgười Việt cổ dĩ nhiên không sống ở vùng thuở đó còn là biển mà sống ở vùng đồi gò, trong các hang động đá vôi vùng trung du hiện nay: vùng rừng núi Hoà Bình là quê hương của văn hoá Hoà Bình lâu đời và nổi tiếng, đã để lại nhiều di chỉ như lưỡi rìu, lưỡi dao bằng đá, thuộc thời Đồ đá cũ (Paléolithique) sang Đồ đá mới (Néolithique), cách ngày nay 34 000 năm kéo dài đến 2000 năm trước Công nguyên. Tiếp nối văn hoá Hoà Bình (văn hoá đồ đá) là văn hoá Đông Sơn cách đây 4000 năm (văn hoá đồ đồng) và còn để lại nhiều công cụ bằng đồng như các trống đồng, thuộc thời đại Hùng Vương dựng nước đầu tiên tại đất Phong Châu (Vĩnh Phú), nơi hội tụ của sông Hồng và các chi lưu lớn nhất như sông Đà, sông Lô

đã để lại di tích nhiều trống đồng, trên đó đã khắc hình người giã gạo, cấy lúa. Thực vậy, cây lúa đã được trồng từ lâu; người

Lạc đã biết sử dụng nước thủy triều lên xuống để cấy lúa .

2. Vài nét đặc thù của văn hoá miền BắcSau đây, một vài cá tính đặc biệt của văn hoá nông nghiệp miền châu thổ sông Hồng sẽ được đề cập đến: a/ Bèo hoa dâuVăn chương hạ giới rẽ như bèoThi sĩ Tản Đà có lần đã than vãn như vậỵ Bèo hoa dâu sử dụng như phân bón ruộng . Trong lá bèo hoa dâu (Azolla) có chứa tảo lam Anabaena azollae có men nitrogenaza cố định nitơ tự do của khí quyển và chuyển thành nitơ hữu cơ . Nông dân còn có lễ hội cổ truyền về bèo dâu, ở vài nơi tỉnh Thái Bình, có nghề ương bèo hoa dâu; nhiều nơi đổ về đây mua bèo giống để đem bón ruộng nhà:Lúa chiêm mà thả kín bèo,Như con nhà nghèo trời đổ của cho

b/ Dâu tằm.Trên các đất phù sa ven sông miền Bắc, nhiều nương dâu xanh ngắt mà ít gặp miền Trung . Dâu cho lá nuôi tằm, tằm làm kén; kén cho tơ; tơ dệt lụa; ngành tầm tang rất phồn thịnh trước đây và đã sinh ra nhiều ngành nghề khác nhau .Mỗi năm nhiều làng có hội cầu tằm, cướp kén cầu mong sản phẩm lá dâu-con tằm-sợi tơ tươi tốt. Nghề tầm tang ở nông thôn cần nhiều lao động trong gia đình: làm ruộng ăn nằm, chăn tằm ăn đứng; ngành tầm tang đã để lại trong văn học Viet Nam rất nhiều vần thơ tuyệt vời như: Ngàn dâu xanh ngắt một màu (Chinh phụ ngâm)

Trải qua một cuộc bể dâu (Truyện Kiều)

Năm năm tiếng lụa xe đềuNhững ngày lạnh rớt gió vèo trong cây (thơ Lưu Trọng Lư) Một cô gái trồng dâu bên bờ sông đã trở thành Ỷ Lan phu nhânc/ Rau muốngVì nhiều ao hồ nên rau muống mọc khắp ruộng, ao. Rau muống vừa ăn lá, vừa làm thức ăn chăn nuôi . Ngoài Bắc, rau muống cũng phổ thông như giá trong Nam.d/ Cây ăn trái ôn đới như mận, lê, táo Sapa , đào và á nhiệt đới như vải (letchi), như hồng mà ở các miền Trung, miền Nam không có .

g/ CàCà và rau muống là 2 thức ăn thông dụng trong bữa cơm:Anh đi anh nhớ vợ nhàNhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tươngHoặc:Công anh làm rể Chương ĐàiĂn hết mười một mười hai vại càGiếng đâu thì xách ăn raKhông thì anh chết vại cà nhà emCà có nhiều loài nhưng cà ở đây là cà pháo dùng để muốih/ rau sắngNgoài ra, phải kể đến 1 loại rau mà Tản Đà đã ghi trong câu thơ:Muốn ăn rau sắng chùa Hương,

Page 76: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 76

Tiền đò ngại tốn, con đường ngại xaMình đi ta ở lại nhà,Cái dưa thì khú cái cà thì thâmSau khi bài thơ được đăng trên báo thì mấy hôm sau, có nhận một bưu kiện gửi đến trong đó có một bó rau sắng chùa Hương còn xanh tươi kèm thêm mảnh giấy với 4 câu thơ:Kính dâng rau sắng chuà Hương,Tiền đò đỡ tốn, con đường đỡ xa Không đi thời gửi lại nhà,Thay cho dưa khú cùng là cà thâm

Vậy cây rau sắng là gì ?Tên thực vật là Meliantha suavis Pierre thuộc họ Rau sắng (Opiliaceae) có nhiều trong vùng của chùa Hương miền Bắc.Tại sao gọi là suavis? là vì lá dùng nấu canh ăn rất ngọt (suave: ngọt) . Chùa Hương được bất hủ hoá qua nhiều bài thơ được phổ nhạcCòn dưa khú trong bài thơ trên cũng còn gặp trong ca dao sau đây, ám chỉ đến cảnh vợ già, chồng trẻ :Ai làm cho cải tôi ngồngCho dưa tôi khú, cho chồng tôi chêChồng chê thì mặc chồng chêDưa khú nấu với cá trê ngọt lừ! Dưa khú nấu với cá trê là món ăn rất cá biệt miền Bắc.h /Thịt cầyNhiều người vẫn lầm tưởng con cầy là con chó .Thực ra, con cầy là một loài thú hoang mà tên khoa học là Viverricula malaccensis (cầy hương), nặng 4-5 kg.Cày hương có lông xám vàng với những cụm lông màu sẫm dọc thân thường ở theo các bụi tre, rừng rậm..Cày hương có mùi xạ thơm như mùi cơm nếp.Ngày nay vì không còn con cầy nên người miền Bắc ăn thịt chó. Đây cũng là một cá biệt ở miền Bắc hiên đại với nhan nhản quán thịt chó dọc đường từ Vĩnh Phú đến Hà Nội; sau này với cao trào di cư năm 1954 vào trong Nam nên mới xuất hiện nhiều quán ‘nai đồng quê ‘ (để chỉ thịt chó) ở Gò vấp, Hóc Môn, Hố nai, Gia kiệm ... i / cây cọ (Livistona saribus, họ Arecaceae) có nhiều ở miền Bắc, vùng Trung Du như Phú Thọ, Yên Báy . Lá cọ dùng lợp nhà, làm nón, chắn vách, làm chổi, gầu múc nước, làm quạt. Búp cọ khâu nón, áo tơi. Thân cọ làm cột nhà, cột điện, máng

nước, máng lợn,.. Cuống cọ làm lạt buộc, rào dậu hoặc thay tre đan rọ lợn, lồng gà .v.v.

Cây cọ cũng là đề tài các ca dao về tình yêu:-Đi đâu nón chẳng đội đầuLại đây hai đứa lấy tàu cọ che -Nón ai nón bạc nón vàngNón em tàu cọ che ngang mặt trời-Nón em đã có lời thềChàng mà lấy nón em về sao đang

j / cây cói mọc hoang trên nhiều đầm lầy ở Ninh Bình, Nam định và dùng để dệt chiếu.Cây cói cũng đã để lại nhiều dấu ấn trong văn học Việt nam. Khi Nguyễn Trãi hỏi Thị Lộ: A* ở đâu nay bán chiếu gonChẳng hay chiếu ấy hết hay cònXuân xanh nay độ bao nhiêu tuổiĐã có chồng chưa được mấy con thì Thị Lộ, một cô gái 16 tuổi đã trả lờiTôi ở Tây hồ bán chiếu gonCớ chi ông hỏi hết hay cònXuân xanh nay độ trăng tròn lẽChồng còn chưa có có chi con k/ Thuốc LàoThuốc Lào, theo Vân Đài Loại Ngữ của Lê Qúi Đôn do dân tộc Liêu ở biên giới Hoa Việt đưa vào Viet Nam triều vua Lê Thần Tông. Thuốc lào do cây thuốc lá Nicotiana Rustica , thân cây thấp, lá to và dày hơn so với cây thuốc lá . Thuốc lào chứa nhiều nicotin nên độ say rất cao . Do đó những người đứng gần bên người hút thuốc cũng thấy ngây ngây:

Thuốc lào chồng hút vợ sayThằng con châm đóm lăn quay giữa nhà

Cây thuốc này có nhiều vùng Hải dương, Nam Định. Họ lấy lá phơi cho khô rồi thái nhỏ mà đóng thành bánh rồi mới bán cho người ta hút. Hút thuốc Lào phải có bình điếu (làm bằng sành, sứ, tre, gỗ ..)và xe điếu (bằng rễ trúc). Khi hút, phải đổ nước vào bình, cắm xe vào bình điếu, để thuốc, châm lửa và đưa xe kề đến tận miệng để hút; thuốc này vì chứa nhiều nicotin nên phải hút qua nước và xe điếu rất dài để giảm bớt nồng độ nicotin khi hút

Page 77: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 77

Nhớ ai như nhớ thuốc LàoĐã chôn điếu xuống lại đào điếu lên

Thuốc lào là thú tiêu khiển của người bình dân:

Thú vui chỉ điếu thuốc làoThở ra cũng thích hút vào cũng hayKhói thơm thấu chín tầng mâyNgọt bùi quên cả đắng cay sự đời

Người nghèo thuở xưa có câu:

Giàu thì cơm cháo bổ laoNghèo thì đánh điếu thuốc lào cầm hơi

Thả hồn đê mê theo khói thuốc để quên sự đời khi nghe tiếng ròn rã của tiếng kêu nước điếu . vào nước trong ống điếu cuộn lên cuộn xuống do thông qua nõ điếu mà phát ra thanh âm to nhỏ, cao thấp, nhanh chậm. l / Cà cuống có nhiều trong ruộng nước; đó chỉ là một loài sâu Lethocerus indicus, có khả năng tiết ra từ các túi dưới cánh một chất mùi rất cay, thường làm gia vị ăn với bánh cuốn .

Ca dao sau đây có nhắc đến cà cuống:Con cò chết rũ trên câyCò con mở lịch xem ngày làm maCà cuống uống rượu la đàChim ri ríu rít bò ra chia phầnChào mào thì đánh trống quânChim chích cởi trần, vác mỏ đi raoCa dao này nói lên khi người chết vừa nằm xuống, đã có dân làng rủ rê nhau tham dự để chia nhau ăn uốngm/ lễ hội Nhiều lễ hội trong dân gian như hội chùa Hương, hội đền Hùng, hội Thánh Gióng, hội lên đồng thờ mẫu .Lễ hội là một tổng thể gồm nhiều yếu tố lễ và hội, có phần thiêng liêng và phần đời thường, có cả ước mong và hiện thực. Lễ hội là sơi giây tâm linh liên kết sức mạnh của làng xãVì miền Bắc cư dân phải đương đầu với những trở ngại thiên nhiên như thiên tai, hạn hán, lụt lội nên làng nào cũng có đền, miếu, am để cầu khẩn các đấng thiêng liêng phù trợ.Hội đền Hùng vào mùa xuân để nhớ ơn Tổ theo

câu ca dao:Dù ai đi ngược về xuôiNhớ ngày giổ Tổ mồng mười tháng 3Tín ngưỡng thờ mẫu tiếp thu Đạo giáo có tục lên đồng hầu bóngNhiều nghi lễ liên quan đến việc gieo hạt, làm đất, cầu mùa; nào là lễ cầu mưa, lễ cầu tằm cướp kén, lễ xuống đồngn/ ruộng bậc thang cũng là một đặc trưng hình thái của miền Bắc mà miền Trung và miền Nam không có .Có thể gặp loại ruộng bậc thang ở cao nguyên đá vôi Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, ở Sơn La cũng như ở huyện Mù Căng Chải tỉnh Yên Bái ở đó người Mông (còn có tên là người Mèo vì trèo núi giỏi) trồng lúa trên đất rất dốc, nhưng họ đã thiết lập loại ruộng này nhằm tận dụng nguồn nước suối và nước mưa chảy từ trên cao xuống.

Kỹ thuật xẻ nước của người Mông theo kiểu từ bờ ruộng trên xuống bờ ruộng dưới không liền mạch để hạn chế tối đa mưa lũ, tạo dòng chảy mạnh làm vỡ bờ và rửa trôi đất màu.n/ các điệu hát như quan họ (quan họ Bắc Ninh), hát trống quân, hát chèo, hát ả đào cũng là những nét cá biệt trong văn hoá châu thổ sông Hồng . Trong các điệu hát quan họ có xen lẫn nhiều loại lý, ngâm, kể truyện, ru con, cò lả trống quân, chèo, tuồng,v.v..Trong một bài hát quan ho có nhiều tiếng láy đi láy lại, tiếng đưa hơi, tiếng đệm nên lời ca lên bổng xuống trầm:Trèo lên quán dốc,

Page 78: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 78

Ngồi gốc (ới a) cây đaRằng tôi lý (ới a ) cây đa(Rằng tôi lới ới a cây đa)Ai đem (ới a tính tang tình rằng)Cho đôi mình gặpXem hội cái đêm hôm rằm

0/ hội chọi trâuỞ Đồ Sơn, gần Hải Phòng, có hội chọi trâu:Dù ai buôn đâu bán đâuMùng chín tháng tám chọi trâu thì vềDù ai bận rộn trăm bềMùng chín tháng tám nhớ về chọi trâu

Và vào ngày 9-8 âm lịch hàng năm, từ 1990 đến nay đã tổ chức lại hội chọi trâu . Trung bình, dân phải đi các vùng xuôi, miền ngược để mua trâu chọi sau khi mua được trâu, họ rước về làng làm lễ; sau đó phải huấn luyên cho trâu chạy cho cơ bắp rắn chắc, cho uống nước tinh khiết, tẩm bổ; mỗi tuần, còn thuê vài chục người đến khua chiêng gõ mỏ cho trâu quen không khí hội hè . Sau vài tháng như vậy, trâu dự vòng loại ngày 8-6 âm lịch và lọt qua vòng loại sẽ được chăm sóc kỹ hơn để dự hội chọi .Có đánh cá độ cuộc nên ngày nay đó trở thành sát phạtp/Rượu sâu chítNhững vùng núi có cây chít, một loại cỏ lau mà người ta lấy bông làm chổi (thường gọi là chổi đót). Riêng ở Mường Tè, Lai Châu, cây chít không những cho bông làm chổi mà còn cho một loại ấu trùng gọi là ‘sâu chít’ để ăn và ngâm rượu . Tháng 3-4, bướm đẻ trứng vào đọt cây chít, nở ra con ấu trùng màu trắng, dài 5-6 cm, có chân, có khúc, thân bằng cọng lá khai lang. Người La Hủ, Hà Nhì, Thái ở Mường Tè mang gùi lên núi hái đọt cây chít về lấy sâu ngâm rượu bán. Một chai rượu chất lượng thường là chai ngâm 50 con sâu . Cỡ 15 ngày sau rượu chuyển sang màu vàng là uống đưọc.q/Tranh dân gian Đông Hồ Làng Đông Hồ thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, nằm sát bờ Nam đê sông Luống và làng này còn giữ gìn đuợc các di sản văn hoá cổ xưa của vùng Bắc Ninh. Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trongMàu dân tộc sáng hừng trên giấy điệp (thơ Hoàng Cầm ‘Bên kia sông Đuống’ )

Tranh này nổi tiếng vì làm từ những nguyên liệu sẵn có trong thiên nhiên: giấy là giấy ‘dó’ mặt rất mịn, được quét lên lớp điệp hoặc còn lướt thêm nước đỏ của gỗ vang, hay vàng của hoa hoè, than lá tre, sò điệp ( mai con điệp ngoài biển cho màu trắng óng ảnh), màu sơn từ đất đá của đồi núi. ‘

3 Kết luậnMiền Bắc là cái nôi của dân tộc Việt Nam; vì đó là nơi phát xuất của người Việt nên văn hoá có nhiều dấu ấn rất đặc thù; tuy nhiên trải qua cuộc Nam tiến của dân tộc Việt kéo dài nhiều thế kỷ, văn hoá trên đã thẩm thấu với các nền văn hoá khác như văn hoá Chàm, văn hoá Khmer từ điệu nhạc đến thức ăn, cách ăn mặc, cách cư xử, tư duy..do đó đã biến đổi, hoà nhập, giao lưu . Với qúa trình đô thị hoá như ngày nay, với kỷ nguyên thông tin r út ngắn không gian và thời gian, với sự toàn cầu hoá, nền văn hoá Việt nam cũng dần dà biến dạng như bao xã hội khác, từ ẩm thực cho đến âm nhạc, ngôn ngữ, cách giao tiếp, mỗi thuộc tính văn hoá đều chứa đựng tính lai ghép nghĩa là đa diện, giao diện, liên ngành bên trong nó ít hay nhiều . Thực vậy, văn hoá tự thân là sự bồi đắp.

Page 79: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 79

Năm 1979 đánh dấu một biến cố hết sức quan trọng trong Y học

khi các BS tại New York rồi San Francisco phát hiện được hiện tượng lạ lùng là một số người Gay bỗng nhiên mắc phải một hội chứng bất thường là hệ thống miễn dịch (immune system) bị sụp đổ rồi làm cho cơ thể yếu xìu, mất hết khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng gọi là hiện tượng liệt kháng (immune deficiency) rồi những ngừơi này lăn ra chết một cách chắc chắn, không một thuốc nào chữa khỏi.

Một số người cho rằng vì nếp sống ngược đời, trái thiên nhiên của những người Gay đã khiến cho họ bị Thượng Để trừng phạt nhưng về sau thì các BS đã tìm ra nguyên nhân là căn bệnh này do một loại siêu vi mới chuyên tấn công các tế bào T cell có nhiệm vụ báo động cho cơ thể chống lại các giống vi trùng, siêu vi, nấm độc xâm nhập cơ thể, đó là siêu vi HIV và căn bệnh này được đặt tên là AIDS (acquired immuno deficiency syndrome) và bệnh lây lan chủ yếu qua đường máu huyết, blood borne transmission, chứ không hề do một sự trừng phạt từ đâu tới. BS Luc Montagnier đã được giải Nobel nhờ tìm ra được siêu vi HIV gây bệnh. Sau đó bệnh AIDS lan sang giới ghiền ma túy vì họ dùng những kim bị nhiễm phải siêu vi HIV và giới mại dâm cũng bị lây rồi lan truyền sang những người khách mua dâm. Nhân vật nổi tiếng đầu tiên chết vì AIDS là tài tử bảnh trai Rock Hudson và một số trong

giới nghệ sĩ vẽ tranh, vẽ kiểu may quần áo phụ nữ mà phần lớn là người Gay. Vào lúc ban đầu thì mỗi khi bị xác nhận là mắc phải bệnh AIDS thì coi như cầm chắc án tử hình vì chưa có một trường hợp nào được chữa khỏi.

T u y được phát

hiện lần đầu tiên tại New

York, San Francisco nhưng rồi bệnh AIDS

cũng được tìm thấy trên khắp thế giới vì nguồn gốc của bệnh này xuất phát từ Phi Châu do loài khỉ truyền sang những người ăn thịt rừng bị lây phải khi đụng chạm tới những con khỉ mang bệnh. Những quốc gia Phi Châu da đen bị nặng nhất và nhiều nước như Botswana, Zambia, Uganda có tỷ lệ lên tới 10 hoặc 15 % và có nguy cơ bị xóa tên trên bản đồ vì bệnh AIDS. Rồi đến lượt Ấn Độ, Trung Quốc cũng bị bệnh AIDS thăm viếng vì nạn mại dâm, ghiền ma túy tại đây. Cao Miên có tỷ lệ AIDS gia tăng mau nhất thế giới vì nạn mại dâm.

Đi tìm cách chữa trị..Trước tai họa to lớn chưa

từng có trong lịch sử Y học thì cả thế giới cố gắng đi tìm cách chữa trị, phòng ngừa nhưng sau khi bÕ ra hàng tỷ USD để tìm ra thuốc chủng ngừa thì vẫn hoàn toàn thất bại. Đã có một số tiến

bộ đáng kể trong việc chữa trị khiến ngày nay bệnh

AIDS không còn là một bản án tử

hình nữa vì nhờ những loại

thuốc trụ sinh mới, những công

thức chữa trị mới thì nhiều bệnh nhân sau hàng

chục năm mang bệnh trong người vẫn sống và hoạt động

bình thường như trường hợp của cầu thủ NBA nổi tiếng Magic Johnson bị mắc phải bệnh từ năm 1994 vẫn còn sống khỏe mạnh! Hiện nay Y học đã tìm ra được hàng chục loại thuốc trụ sinh khác nhau có khả năng chống lại siêu vi HIV nhưng trở ngại là siêu vi HIV có khả năng trở nên đề kháng làm thuốc mất công hiệu. Nhưng nếu kết hợp lại thành một thứ cocktail gồm nhiều loại trụ sinh thì có thể trấn áp được nọc bệnh không lan tràn làm chết bệnh nhân. Hiện nay Y học vẫn còn đang nghiên cứu tìm ra thêm những loại trụ sinh mới và những công thức mới có hiệu lực nhất nhưng trở ngại chính là những trụ sinh trị bệnh AIDS rất đắt tiền. Ước mơ duy nhất là tìm ra được thuốc chủng ngừa vì bệnh AIDS lan truyền qua đường máu huyết, sex, kim nhiễm độc hoặc từ người mẹ sang trẻ sơ sinh. Nhưng cho đến nay mọi cố gắng chế tạo ra thuốc chủng đều thất bại.

Page 80: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 80

Một trong những trở ngại chính trong việc ngăn ngừa bệnh lây lan là khoảng 1/5 những người có nọc HIV trong người không hề hay biết nên vẫn tiếp tục truyền bệnh cho những người chung đụng phải, phần lớn qua con đường sex. Cơ quan Y tế công cộng đang cố gắng dò tìm bệnh ở những thành phần dễ bị lây bệnh như trong giới mại dâm, ghiền ma túy, Gay.. vì nếu sớm được phát hiện và điều trị sớm thì hy vọng có thể chế ngự được bệnh và tránh được lây lan sang cho người khác. Y học cũng phát hiện được một số người có khả năng di truyền đặc biệt chống lại được siêu vi HIV khiến họ không bị lây bệnh dù rằng tiếp xúc hàng ngày với siêu vi HIV. Những người này có một hệ thống miễn dịch chống lại được siêu vi HIV nên Y học hy vọng sẽ tìm ra được những genes giúp chống lại được HIV trong tương lai. Trong khi chờ đợi tìm ra được thuốc chủng hoặc thuốc trụ sinh mới có khả năng tiêu diệt hết siêu vi HIV thì việc phòng thủ cá nhân vẫn là chắc chắn nhất. Đó là tránh dùng kim bị nhiễm độc, tránh giao du thân mật với những người lạ mà chưa biết có mang mầm bệnh HIV trong người hay không. Theo nhận định của một người mang bệnh AIDS trong người nhưng đã may mắn kiềm chế được bệnh hơn 15 năm nhờ các loại thuốc trụ sinh mới thì “tuy ngày nay có thể sinh hoạt bình thường nhờ có những loại thuốc mới nhưng tốt nhất vẫn là tránh đừng để bị lây bệnh..”

Bác sĩ Vũ văn Dzi

Năm nay tôi tuổi sáu lăm

An Sinh Xã Hội, đơn làm hôm qua Sáu lăm, Bạn tưởng tôi già ?

Coi chừng có kẻ cho là bạn sai Trước tiên phải kể tóc tai

Tôi nhuộm đen giống hai mươi xuân thì Họa hoằn đôi lúc quên đi

Chân tóc ngả trắng, nhuộm thì đen ngay Tôi nghe bằng máy đeo tai

Máy nay nhỏ xíu ai nào thấy đâu Cườm khô mắt mổ đã lâu

Tôi không phải hỏi kính đâu suốt ngày Mi sụp cắt kéo lên ngay

Tattoo đậm nét chân mày cong veo Mí mắt gắn bộ lông nheo

Mũi nâng đúng kiểu theo người phương tây Da mặt căng tận mang tai

Không còn xếp lớp phủ dài trán nhăn Đồi mồi nhiều vết lăn tăn

Mỹ viện đốt sạch bào phăng đi rồi Hàm răng gãy rụng một thời

Nay thay bộ giả mãn đời êm xuôi

Má hồng, son đỏ viền môi Người quen khi gặp khen tôi trẻ hoài

Người lạ hỏi : « Chị (anh) bốn mươi ?» Tôi không đáp lại chỉ cười làm duyên

Cười lộ má lúm đồng tiền Hàm răng trắng mịn đảo điên lắm chàng (nàng).

''Nhờ bạn kiểm chứng đàng hoàng Người tôi như vậy sao mang tiếng già?'

Page 81: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 81

Nhân quả không phải là một khái niệm tôn giáo (dogma) mà là một quy luật thiên nhiên (natural law) ảnh hưởng thế giới nội tâm và thế giới vật chất. Nhân quả còn là một lực (force) gắn liền hai biến cố với nhau qua không gian và thời gian.

LUẬT NHÂN QUẢ LÀ MỘT CUỘC CÁCH MẠNG TÂM LINH

Khi con người không hiểu luật nhân quả, con người sống trong sự sợ hãi mê tín mù mờ. Họ giải thích những hiện tượng thiên nhiên qua sự mê tín dị đoan. Thí dụ khi hạn hán mất mùa, họ nghĩ là vì ông thần đất đai giận nên phải hối lộ ông ta bằng cách cúng bái mới có được trời mưa. Mới đầu thì tế lễ bằng con gà không có hiệu quả, rồi đến con bò, đến khi sự cuồng tín lên cao có thể dẫn đến giết một em bé hay một trinh nữ để tế thần như dân tộc Incas đã từng làm. Ngoài ra trong cuộc sống hàng ngày, đi, đứng, làm cái gì quan trọng thì phải coi ngày giờ tốt như vậy để tránh sự sợ hãi của những điều xấu xảy ra bất thần chớ không hẳn là tránh được những điều xấu. Nếu quả thật có như

vậy thì thế giới này không có sự đau khổ vì mọi sự đều theo ý muốn của con người. Nếu vị vua nhờ thầy địa lý giỏi nhất nước để xây cung điện nhưng nếu không thương dân, sưu cao thuế nặng, chính sách hà khắc thì ngai vàng khó giữ vững bền lâu vì bị nội loạn. Nói về hành động cá nhân, nếu không nhận thức có luật nhân quả thì không có gì ngăn cản con người làm việc ác miễn sao trốn tránh được cặp mắt của luật pháp là được, cho nên xã hội rất bấp bênh. Nếu vua và dân hiểu được luật nhân quả thì đất nước dễ thanh bình và nhân dân sẽ được hạnh phúc.

Khi Đức Phật giác ngộ thì Ngài nhận ra luật nhân quả là nền tảng của thế giới tâm linh và vật chất. Mọi hiện tượng từ tâm lý đến vật chất đều có những sự liên quan vô hình rất chặt chẽ, đó là luật nhân quả. Luật nhân quả là sợi dây vô hình nối liền hai biến cố xuyên qua thời gian và không gian. Cho nên khi hiểu luật nhân quả, ta có thể thay đổi biến cố đó theo chiều thuận cho ta, thay vì phải lo sợ hối lộ hoặc cầu khẩn một vị thần linh tưởng tượng nào đó phù hộ cho ta hoặc thỏa mãn điều ta mong ước. Sự mê tín cuối cùng sẽ

đưa đến sự thất vọng và mặc cảm tội lỗi (ta có tội nặng quá nên vị thần không giúp được).

Luật nhân quả rất đơn giản, nếu muốn có một kết quả tốt thì ta phải tạo nhân lành. Thí dụ như khi ta nuôi dưỡng một ý nghĩ hận thù thì ta không thể vui cười hồn nhiên được. Khi ta gạt gẫm người khác thì tối về ngủ không yên giấc vì sợ bị phát hiện. Khi ta gieo hạt lúa thì không bao giờ được cây cổ thụ. Khi con người bắt đầu hiểu được như vậy thì họ lấy về được một phần sức mạnh của những vị thần linh. Họ bắt đầu làm chủ được tương lai của họ và lấy lại định mệnh của họ từ tay các vị thần.. Hiểu và tin được luật nhân quả là một cuộc cách mạng tâm linh (spiritual revolution) vì sự nhận thức đó sẽ phá tan gông cùm của sự mê tín và giúp con người làm chủ được cuộc sống của họ.

LUẬT NHÂN QUẢ VÀ KHÁI NIỆM KHÔNG GIAN THỜI GIAN

Khi đi từ thế giới tâm linh qua thế giới vật chất thì sự thể hiện của luật nhân quả thay đổi từ rõ đến mờ. Sự thể nghiệm ở thế giới tâm linh rất nhanh và rõ nhưng khi qua cái màn nặng nề của thế giới vật chất thì luật nhân quả bị loãng ra vì phải trải qua nhiều thời gian mới hiện ra rõ được. Cũng vì thế mà khi con mắt bị vật chất làm mờ rồi rất khó mà nhận thức luật nhân quả. Thí dụ như kẻ trộm thành công một vài lần rất khó nhận thức

Luật Nhân Quả

Trong Đời Sống Xã Hội và Khoa Học

Thái Minh Trung, MD

Page 82: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 82

rằng mình sớm muộn gì sẽ vào tù. Nếu kẻ trộm đó nhận thức rằng mình cần phải thay đổi lòng tham của mình (thế giới tâm lý) thì trong tức khắc có khả năng thay đổi được chiều hướng cuộc sống mình bằng cách học nghề và làm ăn lương thiện. Ngược lại nếu anh ta cứ tiếp tục hành nghề bất lương, lòng tham càng lớn và ăn trộm càng táo bạo hơn, thì một thời gian sau đó anh bị bắt vào tù và sẽ hối hận (thế giới vật chất). Như vậy khi nhận thức ở tâm linh thì chuyển nghiệp rất nhanh, đợi khi nó thể hiện ở cõi vật chất rồi thì cái thời gian thay đổi rất chậm chạp, khó khăn, phức tạp và khổ sở. Với đời sống con người có giới hạn thời gian, sự nhận thức có được khi hoàn cảnh xấu xảy ra đôi lúc quá trễ. Con người có thể không còn đủ thời giờ để cải thiện. Ngoài ra khi họ tiến quá sâu trong hoàn cảnh xấu, trở lại điểm ban đầu rất là gian nan. Thí dụ như anh trộm khi ra tù muốn học lại thì tuổi cao, kiến thức đổi khác nhiều, bạn bè cùng lứa đã có sự nghiệp thành công hết. Anh ta phải khuất phục sự chậm chạp của tuổi cao và lòng mặc cảm để đi học lại. Mặc dù như thế, anh ta sẽ khó mà ngang hàng với các bạn được vì mất khoảng thời gian quá lâu trong tù.

Khi hiểu được luật nhân quả thì câu hỏi có định mệnh hay không là tùy nơi con người. Định mệnh có thật khi ta để lực nhân quả lôi cuốn và thụ động để cái nhân ở tâm lý biến thành cái quả ở thế giới vật chất. Định

mệnh không có khi ta chủ động biến chuyển những tư tưởng (nhân) xấu thành tốt và theo đó diễn biến (quả) tốt lành sẽ đến với ta. Đôi lúc cái nhận thức nhân quả ở thế giới vật chất rất khó khăn vì có người làm lành mà sao lại gặp ác, rồi họ đâm ra chán nản và cho rằng không có luật nhân quả. Sở dĩ như vậy vì con mắt phàm không thể nhìn thấu được quá khứ và không hiểu được những khúc mắc của nghiệp. Nhưng nếu có người nào đói giữ được tâm hồn tha thứ buông xả thì mặc dù biến cố xấu đến với họ đó, nhưng cái tác động trên tâm lý tạo sự đau khổ giảm đi rất nhiều. Thì đó chẳng qua là một điều lành trong một biến cố dữ. Hiểu được luật nhân quả ở tâm thì ta nhận thức rõ hơn và ta sẽ thấy sự thay đổi nhanh hơn.

NHÂN-DUYÊN-QUẢ

Nghiệp là những biến cố vui buồn xảy ra trong đời người. Nghiệp, dòng sông nhân quả trong cuộc đời con người, rất là phức tạp. Nghiệp không phải đơn giản như một cái máy, ta bấm nút (nhân) thì máy hoạt động (quả). Nghiệp có thể ví như một dòng sông và nhân quả là những phân tử (molecule) nước lưu chuyển, tác động lẫn nhau trong dòng sông đó. Ngoài nhân-quả ra còn yếu tố duyên nữa. Duyên là những yếu tố ở không gian và thời gian giúp nhân trở thành quả hoặc ngược lại ngăn cản hoặc đình trệ sự nối liền của nhân quả, làm giảm sức mạnh của quả. Sự sống đa dạng

và sáng tạo là nhờ duyên. Như vậy duyên đóng vai trò điều chỉnh nhân-quả. Thí dụ dễ hiểu là khi ta gieo hạt lúa (nhân) trong đồng ruộng ẩm ướt phì nhiêu (duyên) thi vài tháng ta sẽ có những cộng lúa xanh mượt (quả). Nếu có người lữ hành băng qua sa mạc và làm rơi một hạt lúa thì ngàn năm sau hạt lúa đó vẫn là hạt lúa (nghịch duyên). Nếu hạt lúa đó được gió thổi rơi vào một nơi ẩm ướt trên sa mạc thì hạt lúa sẽ mọc thành cộng lúa nhưng rất yếu ớt vì thiếu phân bón. Như thế ta thấy rằng cùng một nhân, qua nhiều duyên khác nhau sẽ cho ta kết quả khác nhau. Thực tế nhân quả không đơn giản như trên mà hoạt động như một mạng lưới nhện (web).

Một nhân có thể là khởi đầu của một chuỗi phản ứng. Những yếu tố duyên tác động lên chuỗi phản ứng đó để cho ra nhiều kết quả ở nhiều từng lớp khác nhau. Thí dụ: Có một người vì lòng tham (nhân) phá rừng bán gỗ làm lợi nhuận cho riêng mình. Trời mưa, không có rễ cây hút nước (duyên) nên tạo thành lụt (quả), loài chim mất môi sinh (duyên) dời đi nơi khác (quả). Không có chim ăn (duyên) nên sâu bọ lan tràn đồng ruộng (quả). Không có cây hút thán khí (CO2) nên từ đó khí hậu bị ô nhiễm. Một nhân thiếu sáng suốt sẽ gây ra rất nhiều hậu quả tai hại về sau mà ta khó có thể lường trước được.

Giới luật là nhằm biến đổi cái duyên để cho cái nhân

Page 83: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 83

tham, sân và si không có cơ hội để biến thành quả dữ (tham-ăn trộm, sân-giết choc,si-đau khổ). Xuất gia là tránh xa những duyên có thể dẫn đến quả dữ và gần gũi với những duyên khuyến khích quả lành được biểu hiện. Tuy nhiên thay đổi duyên ở thế giới vật chất không bền vững lắm. Thí dụ lòng tham tiền có thể biến thành tham chùa mình được đẹp nhất, sân (giận) có thể biến thành bực bội khi đệ tử quên chắp tay xá mình, và si là chấp vào thời gian tụng kinh mà không hiểu ý kinh tạo ra sự tranh chấp hơn thua. Cho nên vào cảnh tịnh mà còn giữ mầm mống tham, sân, si thì cảnh tịnh đó sẽ trở nên cảnh ưu phiền.

Thiền tông chú trọng đến cái duyên ở tâm là tư tưởng. Tham, sân, si mà không có tư tưởng để nuôi dưỡng chúng thì dần dần sẽ tự tiêu mòn. Cho nên giữ giới nơi tâm thì hiệu nghiệm hơn là giữ ở thân hay cảnh. Nếu tâm ta nuôi dưỡng sự bực dọc mà miệng thì tụng kinh thì khó có thể mà ta có được hạnh phúc vì càng tụng kinh, càng mệt mỏi thì sự bực dọc càng nhiều hơn nữa. Một trong những phương pháp thiền là ta nhận thức sự bực bội và từ bi hỷ xả phóng sanh nó ra theo từng hơi thở nhẹ nhàng rồi dần dần sự bực bội đó sẽ tan biến. Đó là một cách “tụng kinh sống” hữu hiệu nhất. Tụng kinh sống là tụng ý (thay vì chữ) kinh trong từng hơi thở, trong lúc đi, đứng, nằm và ngồi. Nói một cách khác, thiền hay tụng kinh sống là khi ta ý

thức không tạo cái duyên nuôi dưỡng tham, sân, si trong tâm ta. Nếu ta không nuôi chúng thì tự động chúng sẽ rời bỏ ta. Rồi ta sẽ trở về sống với con người hạnh phúc của ta.

NHÂN QUẢ VÀ THIÊN CHÚA GIÁO

Mặc dù Thiên Chúa giáo không đề cập nhân quả một cách trực tiếp nhưng tất cả những câu chuyện trong Thánh kinh đều khuyên răng con chiên hãy củng cố lòng tin Chúa, thương người, giúp đỡ xã hội thì sẽ được cuộc sống hạnh phúc trong vĩnh cửu. Nói một cách khác Chúa khuyên con chiên tạo nhân lành (lòng tin, thương người, tha thứ), tạo duyên lành (xây dựng một xã hội lấy nền tảng là sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau, truyền bá công bằng bác ái cho nhiều người được nhận thức) thì kết quả cuộc sống hạnh phúc sẽ dễ được thực hiện trên thế gian này và nếu tất cả mọi người làm được thì sẽ được hạnh phúc trong vĩnh cửu.

Tuy nhiên có nhiều con chiên quá cuồng tín dùng sức mạnh áp đặt niềm tin lên kẻ khác và kết quả là hận thù và chiến tranh. Điều dễ hiểu là vì cái nhân là tham (muốn cá nhân mình được nhiều phước khi dẫn người khác vào đạo), sân (bực tức khi người ta không theo đạo mình) và si mê (ngạo mạn coi đạo mình trên tất cả các đạo khác) thì kết quả sẽ là chiến tranh và đau khổ. Vấn đề này không hẳn xảy ra ở đạo Thiên

Chúa mà còn gặp ở nhiều tôn giáo khác. Đó là vì con người mê lầm không chữa trị cái tham, sân, si nơi chính mình mà muốn thay đổi thế gian. Muốn cái quả khác cái nhân thì không bao giờ có được. Nếu có kẻ nào nói làm được, hẳn là họ tự gạt chính họ, sống trong ảo tưởng u mê. Tôn giáo cũng như thuốc, trị đúng bệnh thì thuốc hay, dù có thuốc quý mà dùng sai bệnh thì thuốc quý có thể thành độc dược. Vì thế không thể nói thuốc này hay hơn thuốc kia được. Đạo Phật có thí dụ ngón tay (phương tiện) chỉ mặt trăng, nếu ta ở nhiều nơi khác nhau thì ngón tay sẽ chỉ nhiều hướng khác nhau, nhưng khi nhìn thấy mặt trăng (cứu cánh) thì chỉ có một.

Tác động trên tâm lý của Thiên Chúa giáo là dùng tình thương người và sự tha thứ tạo cái duyên lành làm giảm bớt ảnh hưởng của hoàn cảnh xấu (quả). Nếu ta tin vào một Thượng Đế công bằng bác ái ở bất cứ mọi nơi và mọi lúc, thì ta giao phó cho Ngài xử phạt những bất công trong cuộc đời ta. Như thế ta không mất ngủ bực tức tìm cách trả thù hay tìm những lời nói đâm thọc xỏ xiêng. Với lòng tin đó ta sẵn sàng tha thứ kẻ muốn ám hại ta, tâm ta được an ổn và ta gieo rắc sự an ổn đó cho những người chung quanh ta. Làm được như vậy, mặc dù ta không mở miệng truyền giáo nhưng sẽ có rất nhiều người theo vì họ mến ta. Như thế lời cầu nguyện hữu hiệu nhất phát xuất từ tư tưởng tha thứ thương yêu chớ

Page 84: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 84

không phải từ miệng nói tiếng thương yêu trống rỗng. Giáo đường chân thật của một linh mục hay mục sư là sự an ổn của con chiên khi họ cảm nhận được tình thương và sự tha thứ chân tình qua hành động của vị mục sư đó, chớ không phải cái giáo đường bằng ngói, bằng gạch. Cái giáo đường vật chất không bao giờ làm ấm được lòng người. Ta không thể nào gieo rắc sự an lành chung quanh ta nếu ta không có cái nhân của sự an lành đó trong tâm ta. Ta có thể dối chính ta chớ không thể dối với Thượng Đế và luật nhân quả được.

NHÂN QUẢ VÀ Y HỌC

Tuy nhân-quả xuất xứ từ Phật giáo nhưng không hạn chế ở phạm vi tôn giáo. Hiểu được nhân quả giúp ta rất nhiều trong việc phòng ngừa bệnh tật. Trong Đông Y có câu người y sĩ giỏi trị bệnh lúc mà bệnh chưa phát triển. Y khoa hiện đại cũng đồng ý với vấn đề ngưà bệnh hơn là chữa bệnh. Cách tốt nhất cho con người về vấn đề sức khỏe và xã hội về vấn đề tài chánh là thay đổi cuộc sống để ngừa bệnh. Muốn ngừa bệnh (quả) ta phải hiểu cho ra lẽ những yếu tố gây ra bệnh (nhân), tìm cách làm suy giảm những nguyên nhân gây ra bệnh, tìm cách không tạo duyên xấu để cho hậu quả bệnh dễ xảy ra và củng cố những duyên lành để ngăn ngừa bệnh.

Bây giờ ta hiểu nguyên nhân của nhiều chứng bệnh là do vi trùng (bacteria) và vi

khuẩn (virus) có kích thước nhỏ hơn vi trùng gây ra. Để làm suy giảm những nguyên nhân tạo ra bệnh, những nhà thuốc sáng chế ra các loại thuốc trụ sinh. Sự ỷ y có thuốc trụ sinh để trị bệnh mà không cần phòng ngừa hoặc dùng thuốc trụ sinh một cách không phân biệt đưa đến sự ra đời của những siêu vi trùng (“super bugs”) có sức kháng trụ sinh. Về phần bệnh nhân phải ráng ăn ở vệ sinh để không tạo cái duyên cho những loại vi trùng xâm chiếm cơ thể họ. Vaccine (chích ngừa) là cách phòng ngừa bệnh bằng cách dùng bộ kháng nhiễm (immune system) để chống lại bệnh. Vaccine là một cách thay đổi duyên làm cơ thể không thuận cho sự phát triển của bệnh. Một cách ngừa bệnh khác nữa là ta ăn ở vệ sinh, tìm cách tránh những nơi dễ gây ra bệnh tật là góp phần vào sự củng cố những duyên không thích hợp cho bệnh phát triển. Thực tế, ta không thể nào diệt trừ được tất cả những nhân tạo bệnh mà cách dễ dàng nhất là biến đổi cái duyên không thuận cho bệnh (quả) phát triển. Con đường trị bệnh bằng cách diệt trừ nhân một cách hoàn toàn rất nguy hiểm vì có thể đưa đến sự mất cân bằng môi sinh và có thể tạo nhiều mối hiểm nguy khác. Thí dụ như khi ta đi du lịch ở những nước khác dễ bệnh tiêu chảy vì ở điều kiện ta sống không có loại vi trùng đó (nhân bị diệt) nên cơ thể ta không có chất miễn nhiễm, dễ sanh ra bệnh. Đứng trên phương diện năng lượng (sức lực, thời gian, tài chánh), dùng

duyên để phòng ngừa quả là áp dụng năng lượng một cách hữu hiệu nhất.

NHÂN QUẢ VÀ TÂM LÝ HỌC

Stress, sự căng thẳng tinh thần, là vấn đề lớn của thời đại. Stress có thể coi như cái cửa mở cho nhiều bệnh tật vào thân thể ta. Những triệu chứng khởi đầu của stress là lo âu, bực bội và mất ngủ. Ngoài ra nhức đầu, buồn nôn, mất ăn, cao máu với nhịp tim đập nhanh cũng có thể là một triệu chứng của stress nữa. Thửơ xưa, Đức Phật có cho một thí dụ rất thích hợp với stress ngày nay. Thí dụ rằng có một người bị mũi tên bắn bị thương. Người đó lo âu muốn biết mũi tên này từ đâu tới, ai bắn, lý do nào bắn, rồi lo sợ cho tính mạng, không biết vết thương như thế nào... người đó cứ mãi lo mà quên tìm cách tháo gỡ mũi tên ra. Tính chất của lo âu là nó không bao giờ chịu dừng ở hiện tại mà lại có chiều hướng lẩn quẩn ở quá khứ hoặc tương lai. Chính vì vậy mà sự lo âu ngày càng tăng vì khi tư tưởng lẩn quẩn ở quá khứ và tương lai thì ta sẽ không giải quyết được vấn đề và tình trạng vô định đó tạo nên cái duyên làm cho lo âu càng lớn dần.

Một khoa tâm lý trị liệu (psychotherapy) trị stress là Cognitive behavioral psychotherapy, tạm dịch là tâm lý trị liệu qua nhận thức. Ta nhận thức ta có những tư tưởng sai lầm dẫn đến sự lo âu đau

Page 85: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 85

khổ (1), quán xét kỹ càng rằng những tư tưởng đó không có liên hệ ở thực tế (2), sau cùng thay thế vào đó những tư tưởng thích hợp với thực tại hơn (3). Khi nhận thức thích hợp với thực tại thì ta sẽ tìm được biện pháp giải quyết vấn đề một cách hữu hiệu và từ đó nhẹ gánh lo âu.. Thí dụ anh A có triệu chứng hay lo (general anxiety disorder). Khi bị chủ sở phê bình, anh về ngủ không được, liên tưởng đến ngày mai mình sẽ mất việc, không có tiền trả tiền nhà, vợ anh sẽ bực bội bỏ anh (1)... Qua khâu tâm lý trị liệu, anh kiểm duyệt lại thực tế thì không thấy có dấu hiệu nào chủ sở sẽ đuổi anh, chủ anh chỉ muốn anh sửa khuyết điểm nhỏ mà thôi, vợ chồng lúc nào cũng hòa thuận(2)... Khi nhận thức như vậy, anh cảm thấy yên tâm và hiểu rằng mình có phản ứng quá đáng (3). Khi nhìn ở khía cạnh nhân duyên quả, thì khi anh nhận thức rằng cái nhân sai lầm không quan trọng lắm, không để những tư tưởng lo âu thổi phòng sự thật (nghịch duyên), và anh tìm cách học hỏi trau dồi nghề nghiệp thì kết quả sẽ tốt đẹp. Như thế hiểu được nhân quả thì cuộc sống ta sẽ nhẹ gánh lo âu.

Lời Kết:

Nhân quả không phải là một khái niệm tôn giáo (dogma) mà là một quy luật thiên nhiên (natural law) ảnh hưởng thế giới nội tâm và thế giới vật chất. Nhân quả còn là một lực (force) gắn liền hai biến cố với nhau qua không

gian và thời gian.

Ta khó có thể thay đổi nhân ở quá khứ, nhưng điều dễ làm là thay đổi duyên ở hiện tại để quả dữ khó có thể biểu hiện được. Ở thế giới vật chất, duyên lành là bạn tốt, nơi chốn yên tịnh (chùa, tu viện, thiền đường, học đường...).. Ở thế giới tâm lý, duyên lành là ý muốn học hỏi, trau dồi trí tuệ, cố giữ lòng nhân từ, bác ái và tha thứ. Gần duyên lành thì quả xấu khó thể hiện hoặc thể hiện một cách yếu ớt hơn.

Nếu ta còn giữ tâm tham, sân, si làm nhân và nuôi dưỡng những tư tưởng tham, sân, si (ác duyên) thì không bao giờ biến đổi được cuộc sống hay xã hội một cách tốt lành được (quả). Cảnh lúc nào cũng hiện theo tâm. Người mang tâm xấu lên thiên đàng sớm muộn gì cũng biến cảnh thiên đàng thành địa ngục.

Hiểu được nhân – quả thì ta nắm giữ được chìa khóa mở cửa tự do trong đời ta và giúp ta làm chủ lấy cuộc đời. Không hiểu nhân quả thì ta sẽ sống trong mê tín dị đoan hay trong sự lo âu của cuộc sống vô định, bấp bênh.

Hiểu được nhân quả giúp ta định hướng dễ dàng và có một hướng đi và một quan niệm sống vững chắc trước mọi hoàn cảnh khó khăn.

TháiMinhTrung, MD

42 công dụng từ giấm cho sức khỏe và đời sống03-01-2010 Giấm là gia vị mà các bà nội trợ thường dùng trong nấu nướng. Loại chất lỏng lên men tự nhiên này còn có nhiều công dụng khác ngoài việc chế biến món ăn, có thể khiến bạn bất ngờ. 1. Diệt cỏ dại: xịt giấm nguyên chất vào những nơi cỏ dại mọc. Vài ngày sau cỏ sẽ tự héo rũ và chết. 2. Tăng độ axit của đất: pha khoảng ½ tách giấm vào 4 lít nước để tưới cây cảnh. 3. Ngăn ngừa kiến: xịt giấm vào những khe cửa, đồ dùng hoặc những nơi có kiến bò 4. Đánh bóng xe: dùng vải mềm thấm giấm nguyên chất để lau sạch và đánh bóng lớp sơn xe. 5. Khử mùi hôi ở chó: dùng giấm chà xát lên lông chó, sau đó tắm sạch.6. Ngăn mèo: vẩy giấm lên những nơi mà bạn không muốn con miu miu mon men tới gần. 7. Lau sàn: hòa một tách giấm trắng với 8 lít nước nóng và dùng nước này để lau sàn nhà. 8. Làm tươi rau bị héo: ngâm rau đã héo vào hỗn hợp gồm nước và giấm theo tỷ lệ 2 tách nước / 1 muỗng canh giấm. 9. Làm dịu vết ong hoặc sứa đốt: thoa giấm vào chỗ bị đốt để giảm đau và ngứa.10. Chữa da bị cháy nắng:

Page 86: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 86

dùng giấm trắng chà nhẹ lên vùng da bị bỏng nắng, lặp lại nhiều lần cho đến khi cảm giác đau rát dịu đi. 11. Làm dầu xả cho tóc: thêm một muỗng canh giấm vào nước xả tóc để gội sạch phần dầu gội còn bám trên tóc. 12. Làm da bớt khô và ngứa: cho 2 muỗng canh giấm vào nước tắm. 13. Trị gàu: trộn hỗn hợp gồm giấm táo, nước và dầu ôliu, mỗi thứ hai muỗng canh. Dùng hỗn hợp này mát xa da đầu, để yên từ 15 đến 20 phút rồi gội lai bằng dầu gội. 14. Làm dịu cơn đau họng: Pha 1 muỗng canh giấm táo vào 1 ly nước. Dùng nước này xúc miệng và uống. 15. Trị viêm xoang và viêm phế quản: hòa ¼ tách giấm (có thể nhiều hơn) vào máy tạo hơi và hít hơi nước có chứa giấm. 16. Khử mùi cống trong bếp: mỗi tuần 1 lần đổ 1 tách giấm xuống cống, để yên trong khoảng 30 phút sau đó giội sạch lại bằng nước. 17. Khử mùi hành: thoa giấm vào ngón tay trước và sau khi cắt hành. 18. Làm sạch và diệt khuẩn cho thớt gỗ: dùng giấm nguyên chất để rửa thớt.19. Tẩy sạch mủ trái cây dính ở tay: thoa giấm vào tay có dính mủ. 20. Tẩy dầu mỡ và khử mùi trên chén đĩa: hòa 1 muỗng canh giấm với nước xà phòng ấm rồi rửa chén đĩa. 21. Rửa sạch bình trà: đun sôi hỗn hợp giấm và nước, rót vào bình trà, các vết ố

vàng cứng đầu sẽ bị tẩy sạch. 22. Làm sạch hộp đựng thức ăn: dùng bánh mì ngâm vào giấm rồi đặt bánh mì vào hộp đựng thức ăn và để qua đêm. 23. Làm sạch tủ lạnh: chùi rửa tủ lạnh bằng hỗn hợp gồm ½ nước và ½ giấm. 24. Thông cống: đổ 1 nắm bột soda xuống cống, đổ tiếp ½ tách giấm, đậy nắp cống và để yên trong khoảng 20 giây rồi dội sạch bằng nước nóng. 25. Rửa và khử mùi chai lọ: dùng giấm rửa các chai lọ để khử mùi hôi còn vương lại. 26. Làm sạch máy rửa chén: cho 1 tách giấm vào vòng quay cuối để làm sạch xà phòng còn bám trong lòng máy và đồ thủy tinh. Có thể làm mỗi tháng 1 lần. 27. Tẩy sạch đồ dùng bằng thép không gỉ: dùng khăn nhúng giấm để lau chùi đồ dùng bằng kim loại. 28. Tẩy vết bẩn ở ấm, bình, chậu: cho 3 muỗng canh giấm và khoảng ½ lít nước vào ấm, bình có vết bẩn. Đặt lên bếp và đun sôi cho đến khi vết bẩn biến mất. 29. Làm sạch lò vi sóng: đun sôi 1 tách nước có pha thêm ¼ tách giấm trong lò vi sóng sẽ giúp khử mùi hôi và tẩy sạch vụn thức ăn còn bám trong lò. 30. Tẩy vết hoen gỉ ở vật bằng kim loại: ngâm vật cần tẩy vào dung dịch giấm nguyên chất. 31. Khử mùi nấu nướng: đặt một xoong nhỏ có hỗn hợp nước và chút xíu giấm đun riu riu trên bếp. Hơi nước tỏa ra sẽ khử được mùi thức ăn còn vương trong bếp.

32. Làm thông bàn ủi hơn nước: cho hỗn hợp gồm ½ giấm và ½ nước vào ngăn chứa nước. Điều chỉnh sang chế độ ủi hơi và để bài ủi dựng đứng trong khoảng 5 phút. 33. Tẩy vết cháy trên bàn ủi: đun nóng hỗn hợp giấm và muối (mỗi thứ một nửa), chà hỗn hợp này lên bề mặt bàn ủi (lúc nguội) để tẩy sạch vết cháy đen. 34. Làm mượt vải: hòa thêm ½ tách giấm vào nước xả cuối để làm vải bớt xơ và giữ màu tốt hơn.

35. Làm sạch máy giặt: cho vào máy 1 tách giấm, khởi động chu trình giặt như bình thường (không có quần áo) để tẩy sạch xà phòng còn sót lại trong máy. 36. Tẩy vết bẩn trên quần áo: cho giấm vào chỗ có vết bẩn, vò nhẹ trước khi giặt. 37. Khử mùi thuốc lá ở quần áo: xả nước nóng vào bồn tắm, cho thêm 1 tách giấm rồi cho quần áo vào. 38. Làm sạch lớp đề can dính trên vải: dùng bàn chải thấm giấm chải vài nơi cần tẩy đề can hoặc ngâm quần áo với giấm trước khi giặt. 39. Chùi mắt kính: Nhỏ vào mỗi tròng mắt kính 1 giọt giấm sau đó lau sạch lại bằng vải. 40. Giữ hoa tươi lâu: hòa 2 muỗng giấm và 1 muỗng đường vào mỗi lít nước cắm hoa. 41. Dập lửa: đổ giấm vào ngọn lửa đang cháy bùng để đập tắt lửa 42. Làm sảng khoái tinh thần: cho 1 muỗng giấm táo vào ly nước, thêm tí đường. Vậy là bạn đã có một ly nước giải khát có ích cho cơ thể.

Page 87: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 87

hời nay dân Âu Mỹ đi ăn nhà hàng Á Đông đã bắt đầu dùng đũa càng ngày càng

nhiều. Người Việt Nam đều dùng đũa trong mỗi bữa ăn nhưng có mấy người hiểu đưọc ý nghĩa của đôi đũa và mâm cơm? Không biết dân Việt dùng đũa từ bao giờ nhưng qua đôi đũa và mâm cơm

chắc chắn tổ tiên chúng ta đã gửi gắm một triết lý sống cho con cháu nhớ đến đạo nhà.

A. Đôi đũa tượng trưng cho đạo vợ chồng

Có 5 điểm cần tìm hiểu:1. Hai chiếc đũa ngang

bằng. Hai chiếc đũa có thể so lệch

chút đỉnh nhưng nếu một chiếc quá dài với chiếc quá ngắn thì làm sao gắp được thức ăn hay và được cơm. Vợ chồng cũng thế, muốn ăn đời ở kiếp và có hạnh

phúc tối đa, phải tương xứng nghĩa là ngang bằng về mọi mặt từ vật chất đến tinh thần nhất là thời nay giữa hai người nếu có sự cách biệt quá xa thì trong nhà không thể yên ấm. Hãy tưởng tượng một cặp mà vợ quá cao chồng quá thấp hay chồng lịch sự cao sang gặp người vợ ăn nói cộc cằn thô lỗ thì sẽ xẩy ra chuyện

gì?2. Hai chiếc

đũa phải thẳng.Không thể một

chiếc thẳng một chiếc cong hay hai chiếc cùng cong thì làm sao gắp được đồ ăn. Vợ chồng cũng vậy, ra ngoài xã hội có thể quay quắt đảo

điên nhưng ở trong nhà sống với nhau phải tuyệt đối thật thà ngay thẳng.

3. Vợ chồng như đũa có đôi.Ăn cơm với một chiếc đũa

thật là khó khăn. Đũa có đôi nhắc ta ý nghĩa vợ chồng tương trợ thuận hòa. Ngày xưa, vợ lo việc nhà thì chồng lo việc xã hội; ngày nay, vợ nấu ăn thì chồng rửa chén, tuy hai mà một trên thuận dưới hòa.

4. Đôi đũa cùng một chất liệu.

Điều này khuyên vợ chồng nên cùng chung văn hóa. Á nặng tình, Âu Mỹ nặng lý nên Âu Á khó hòa hợp ví như chiếc đũa ngà đặt bên chiếc đũa tre thấy thật không tương đồng. Làm sao có hạnh phúc nếu hai vợ chồng người phật giáo người công giáo suốt ngày bênh vực đạo mình là chính thống hay người sống đa cảm ưa tình nghĩa với người mở miệng là tính toán đến lợi và danh.

5. Đôi đũa đa dụng.Chỉ một đôi đũa mà thay cho

cả ba thứ dao, nĩa và muỗng; biết lúc nào gắp thức ăn thay nĩa, lúc nào và hột cơm thay muỗng, lúc nào xắt miếng thịt thay dao. Người Việt được tiếng là thông minh tháo vát phải chăng nhờ dùng đũa hàng ngày?

B. Mâm cơm chỉ đạo nhà.Trong bữa ăn, ông bà cha mẹ

con cái ngồi quanh mâm cơm hình tròn, trên đặt các món ăn giữa là chén nước mắm. Thức ăn chính ngoài cơm thường là một tô canh, một đĩa rau luộc và một món mặn; sang hơn thì thêm một vài món chiên sào. Xới cơm từ nồi dùng đũa cả để ăn bằng đũa con. Trước khi ăn, người dưới phải mời cơm người trên và chờ khi người trên ăn rồi mình mới ăn. Các điều trên cho ta những ý nghĩa sau đây:

1. Đoàn kết, tròn đầy, mặn mà.

Quây quần quanh mâm cơm là đùm bọc trên dưới một lòng vì đoàn kết là sống chia rẽ là chết.

Page 88: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 88

Mâm tròn là sống tròn đầy tình nghĩa. Nước mắm đã mặn lại còn thêm một món mặn là ăn ở cốt yếu phải mặn mà, anh em như thể tay chân, chị ngã em nâng.

2. Riêng chung, lễ giáo, kỷ cương.

Món ăn là của chung cả nhà mà cũng là của riêng từng người, tuy riêng chung lẫn lộn nhưng còn lễ giáo vì “ăn trông nồi ngồi trông hướng”, con cháu có muốn ăn cũng ngó cha ông ăn trước rồi mình mới ăn còn cha ông thường chỉ gắp lấy lệ rồi nhường món ngon cho con cháu. Trên biết nhường và hy sinh, dưới biết nhịn và lễ độ. Mâm tròn còn tượng trưng tinh thần bình đẳng vì mỗi vị trí trên vòng tròn đều ngang nhau, không có chỗ trên chỗ dưới chỗ trước chỗ sau. Tuy nhiên, có bình đẳng nhưng vẫn lớp lang như đũa cả đũa con và nơi ngồi đầu nồi là chỗ người mẹ với tính cách phục vụ lo cơm nước cho chồng con nhưng cũng nói lên vai trò của người cầm cương nẩy mực trong gia đình. Ở nhà, cha là chính nhưng chỉ có

danh chứ thực quyền là nơi mẹ vì bà là nội tướng và “lệnh ông không bằng cồng bà”.

3. Sống khỏe sống vui.Trong thời văn minh vật

chất hiện đại, con người ăn uống quá nhiều chất bổ dưỡng lại vận

động quá ít nên sinh lắm bệnh tật. Nhiều người phải nhịn ăn hoặc kiêng cữ đủ thứ để “xuống ký”. Khoa dinh dưỡng khuyên ta ăn nhiều rau trái cây và rất ít thịt để giữ gìn sức khỏe. Bữa ăn Việt Nam với cơm là chính cộng nhiều rau ít thịt đúng là thích hợp với phương pháp “ăn để sống khỏe sống vui”.

C. Kết luận.Gia đình là căn bản

của xã hội. Ngay trong bữa ăn hàng ngày tổ tiên chúng ta đã truyền cho con cháu một đạo sống tròn đầy lễ nghĩa, tôn ti trật tự và kỷ cương trên dưới khác với lối sống Âu Mỹ, ăn có phần riêng mà ở cũng phòng riêng, bàn ăn hình chữ nhật hay vuông

có ghế chính ghế phụ, nghe cũng hợp lý vì đề cao giá trị con người nhưng tiếc rằng vuông mà thiếu tròn nên con người vị kỷ, thích “cá nhân chủ nghĩa” luôn tính toán hơn thiệt đưa xã hội đến cảnh tranh đua giành giật, nói là tự do dân chủ nhưng thực chất chỉ là “xã hội Người giết hại Người” mà thôi.

Con người là linh vật biết suy tư và có tiến hóa. Không lẽ ta lại trở về đời sống thú vật? Muốn xứng đáng là Người, hãy khởi đầu từ đạo vợ chồng qua “ Đôi Đũa” và sống trong “công thể” gia đình qua “mâm cơm”. Đây là đạo nhà lý tưởng giúp con người sống “tròn” trong xã hội “vuông”. Sống vuông tròn mới là sống, phải không bạn? Được vậy, ta vui sướng, vợ con ta sung sướng, gia đình ta thêm hạnh phúc. Bạn ơi, xin hỏi còn ước mong gì hơn trên cõi đời đầy tao loạn này nữa?

Vận Nước “cheo neo” cơn sóng dữ Giữ vững tay chèo qua bão giông Hỡi ai cùng khóc đau Quốc hận Thắm máu lệ nhòa cứu Núi Sông

Page 89: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 89

Buổi chiều ngày 24 tháng 12 năm 2004, Wendy, cô sinh

viên năm thứ hai đại học Dược Khoa đang đứng đợi chuyến xe lửa dưới subway của thành phố NewYork để trở về nhà. Tất cả các anh chị em của cô đều hẹn là sẽ về nhà đúng 7 giờ để đoàn tụ trong buổi cơm chiều thân mật cùng cha mẹ theo truyền thống của gia đình họ.

Bỗng Wendy để ý đến một cặp nam nữ đang đứng cách cô vài bước, họ đang ra dấu bằng tay để giao lưu với nhau. Wendy hiểu được thuật ngữ ra dấu bằng tay vì trong những năm đầu đại học cô đã volunteer làm việc trong trường tiểu học dành cho người khuyết tật nên cô đã học được cách ra dấu tay để trò truyện với những người câm điếc. Vốn tính chịu khó học hỏi, Wendy đã khá thông thạo thuật ngữ này. Nhìn vào cách ra dấu của hai người khuyết tật ở trạm subway, Wendy đã “nghe lóm” được câu chuyện của hai người. Thì ra, cô gái câm hỏi thăm đường đến một nơi nào đó,

nhưng chàng thanh niên câm thì “trả lời” là anh không biết nơi chốn đó. Wendy rất thông thạo đường xá trong khu vực nầy nên có mạnh dạn đứng ra chỉ dẫn cho cô gái. Dĩ nhiên cả ba đều dùng cách ra dấu bằng tay để “nói” trong câu chuyện của họ. Khi xe lửa đến trạm thì Wendy và hai

người bạn mới quen đã kịp thời trao đổi emails address cho nhau.

Những ngày sau đó, ba người tiếp tục trò chuyện dùng phương tiện text messages của mobile phone rồi dần dà họ trở thành bạn thần giao cách cảm với nhau. Chàng trai kia tên là Jack và cô gái tên là Debbie. Jack cho biết

anh đang làm việc cho một hãng xuất nhập khẩu và ở cách nhà Wendy một đổi không xa mấy.

Từ những text messages, emails thăm hỏi xã giao lúc đầu, cả hai dần dần tiến đến ch‡ trở thành bạn thân lúc nào không hay. Đôi khi Jack đến trường đón và mời cô đi ăn. Cả hai thích khung cảnh êm đềm trong Central Park nên thường yên lặng đi bên nhau trong những giờ phút nghÌ ngơi. Tuy phải ra dấu để trò chuyện nhưng Wendy không cảm thấy bất tiện mà cô lại có dịp trau dồi “thủ thuật” để nghệ thuật ra dấu của cô càng lúc càng tinh xảo

hơn. Đến mùa thu năm đó thì hai người đã thân thiết như một cặp tình nhân. Wendy đã quên hẳn Jack là một người khuyết tật, cho nên lần đầu tiên khi Jack ra dấu “I Love You” thì Wendy đã nhẹ nhàng ngả đầu vào vai anh.

Sau những giờ học, thỉnh thoảng Wendy cũng vào chatroom đấu láo với bạn bè, mỗi khi Wendy đặt câu hỏi “Bạn có thể fall in love với một người câm điếc hay

không?” thì hình như không có bạn bè nào của cô có được câu trả lời dứt khoát. Điều này đã khiến cho Wendy bị dày vò không ít.

Vào dịp lễ Thanksgiving năm đó, Jack tặng cho Wendy một bó hoa hồng kèm theo câu ra dấu: “Wendy có chịu làm girl friend của mình không?”. Wendy vừa

Page 90: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 90

vui mừng vừa kinh ngạc nhưng sau đó là những sự mâu thuẫn khổ sở trong nội tâm. Wendy biết rõ là cô sẽ gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của những người thân. Quả nhiên cha mẹ cô khi biết rõ sự việc đã dùng đủ mọi phương thức để mong lôi kéo đứa con gái “lầm đường lạc lối” trở về. Thôi thì hết chú bác, cô dì, lại đến các anh chị em, bạn học, được cha mẹ có vận động tới để làm thuyết khách. Đứng trước áp lực này, Wendy chỉ có thể phân trần với gia đình về nhân cách cao cả của Jack, cô còn cho mọi người biết là thái độ lạc quan, đầu óc thực tế, tích cực của anh đã khiến cô cảm thấy gần gũi hơn những bạn trai mà cô đã từng quen biết trước đây.

Gia đình sau khi nghe có giải bày đã không còn quá khắt khe phê bình, mọi người dự định là sẽ gặp mặt Jack trước rồi mới có thể đánh giá cuộc tình của hai người. Cả nhà đồng ý là sẽ gặp mặt Jack vào trưa ngày 25 tháng

12 sau khi mọi người đã hưởng được một silent night bình yên cho tâm tư lắng đọng. Wendy đã có quyết định trong đầu, nếu như cha mẹ, anh chị của cô có những cử chỉ, hành động khinh miệt Jack thì cô và Jack sẽ đi đến nhà thờ để nhờ sự gia ơn và chúc lành của Thiên chúa. Trên đường dẫn Jack đến nhà, tâm trạng hồi hộp của Wendy đã không thoát khỏi cặp mắt quan sát của Jack, anh mỉm cười ra dấu cho cô: - Wendy yên tâm, bảo đảm với em là cha mẹ em sẽ hài lòng. Anh cho họ biết là anh sẽ thương yêu em, chăm sóc em suốt đời.

Đó là lần đầu tiên trong đời cô sinh viên trường thuốc rơi rớt những giọt lệ cảm động.

Vừa vào đến nhà, Wendy nắm tay Jack đi đến trước mặt cha mẹ, cô nói:

- Thưa ba má, đây là Jack, bạn trai mà còn thường nhắc đến.

Câu nói của cô vừa thốt ra thì tất cả những hộp kẹo bánh, hoa tươi trên tay Jack tức thời lộp độp

rơi xuống đất, anh nhào tới ôm lấy cô vào vòng tay khỏe mạnh của anh. Một điều mà Wendy không thể ngờ được là cô b‡ng nghe một giọng nói thảng thốt phát ra từ cửa miệng của Jack:

- Trời đất, em biết nói à?Đó cũng chính là câu mà

Wendy muốn hỏi Jack.Mọi người ngoại cuộc đều

ngẩn ngơ ngạc nhiên trong khi hai người trong cuộc thì ôm nhau cười, nói, la, hét, nhảy nhót như điên dại. Thì ra Jack cứ ngỡ Wendy là một cô gái câm thế mà anh vẫn sinh lòng quyến luyến mà còn muốn tiếp tục đi đến hôn nhân. Wendy cũng tự hào có quyết định sáng suốt vì đã chọn được người tình trong mộng tuyệt vời nhất thế gian.

Thượng Đế của chúng ta đang ngự ở trên cao, hình như ngài cũng đang che miệng cười cho trò đùa mà ngài đã đạo diễn suốt một năm qua.

Đường thiền xa ngàn dậm Bước nhẹ vào hư không Nương tìm nơi cõi Phật Vô ngã trời mênh mông

Ru hồn vào vô thức Bên Phật đài tĩnh tâm

Gởi mình vào cát bụi Quên đời qua tháng năm

Nguyện đường như không sắc Cảm nhận lòng vô minh

Dọn mình nương thiền tịnh Đạo vàng như lung linh

Ngược đường trong sương sớm Giã biệt đài Hoa Nghiêm

Tôi về trong tĩnh lặng Chuyện đời xin lãng quên ...

Dọc đường Lãng tử

Đài Phật Ngọc Hoa Nghiêm, Langley BC ~ August 11, 2010

Page 91: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 91

Ảnh: Cầu Vĩnh Điện, trước 1975

Những Ngày Ở Vĩnh Điện

Trần-Trung-Đạo

T ôi đến Vĩnh Điện sau Tết Mậu Thân. Cuộc chiến khốc liệt đã tạm lắng dịu. Vĩnh Điện là thành phố thứ ba tôi đến kể từ ngày tôi rời làng Mã Châu tơ lụa.

Tôi phải đến vì trường trung học Duy Xuyên ở quê tôi vừa dời ra đó mặc dù không có ai quen. Vĩnh Điện là một thị trấn nhỏ nằm trên quốc lộ số một và ngay trên ngã ba đường đi Hội An, Đà Nẵng và Tam Kỳ. Thị trấn chạy dài khoảng một cây số với nhiều quán mì Quảng, tiệm ăn, quán Café và cºa hàng tơ vải. Vĩnh Điện là nơi lớn lên của nhiều nhà thơ xứ Quảng n°i danh sớm và cũng qua đời rất sớm. Từ thị trấn giữa đàng đó, nhà thơ quá cố Nguyễn Nho Nhượng đã in tập thơ có cái tựa đầy định mệnh Tiếng Nói Giữa Hư Vô trước khi qua đời vào tuổi 23. Và cũng từ nơi đó, nhà thơ Nguyễn Nho Sa Mạc đã viết những bài thơ về cái chết của anh.

Từ khi biết đọc thơ, tôi bị ám ảnh bởi những câu thơ của Nguyễn Nho Sa Mạc, tên thật là Nguyễn Nho Bửu, sinh năm 1944, đã viết như một lời trăn trối trong bài Mùa xuân 21:

Chiều cuối năm ngồi trên tầng phố cũ Trời quê hương nhiều mây trắng sa mù

Hai mươi tuổi những ngày nuôi mộng đỏ Đã xanh rồi cây trái mọc suy tư Thân với máu xin thắp làm sương khói Giữa trần gian về tìm lại con người Vũng tóc đó tháng ngày qua cỏ úa Lửa của đời thiêu đốt tuổi hai mươi Con mắt trũng hôn vào lòng đất ấm Cọng rác khô da thịt cũng khô cằn Thiên nhiên vẫn mặt-trời-trên-cao-mọc Người tìm chi khu vườn cũ gía băng ? Tôi gọi nhỏ tên người sa nước mắt Ở trên đời vừa đúng hai mươi năm Máu sẽ khô- xin tim này đừng rụng Giữa hư vô phần mộ nhỏ yên nằm Lũ bạn tôi đứa còng lưng nằm ngủ Đứa vùng lên trong số phận lưu đày Mỗi trái tim hằn vết thương chia cắt Nỗi nhục này cho con cháu mai sau Tôi thì vẫn tháng ngày xa phiêu lãng Giữa lênh đênh tìm nắm một bàn tay Trời tháng giêng những ngày sầu nổi gío Nhớ Sài gòn thương Hà Nội mây bay.

Trong bài Sinh Nhật, một sinh nhật cuối cùng trên dương gian, anh viết như nuối tiếc cho kiếp người ngắn ngủi của mình:

Hỡi ơi khi ở trong lòng mẹ Ta muốn đi cho trọn kiếp người Anh Nguyễn Nho Sa Mạc mất năm 1964, tròn

hai mươi tuổi. Nơi nhộn nhịp nhất của thị trấn Vĩnh Điện vẫn

là bến xe Vĩnh Điện, trạm dừng và chuyển xe của khách đi về nhiều ngã khác nhau. Phía trong ngã ba là nơi ở của nhà thơ và nhạc sĩ Đynh Trầm Ca, tác giả của nhạc phẩm quen thuộc Ru Con Tình Cũ. Ngày đó tôi chưa biết anh, nhưng sau này khi lớn lên mỗi khi về lại Vĩnh Điện, tôi thường theo bạn tôi, Phan Dạ Lynh đến căn nhà tôn bên phải Chi Thông Tin để nghe anh hát. Tôi vẫn nhớ chiếc giường đơn sơ của anh đặt ở cuối căn phòng khá tối. Anh hát rất hay và có nhiều nhạc phẩm hay hơn bài Ru Con Tình Cũ nhưng lại không được biết đến nhiều.

Cầu Vĩnh Điện bắc qua nhánh sông Thu êm ả chảy về cửa Đà Nẵng. Trung học Nguyễn Duy Hiệu đẹp, được xây gần phía bên kia chân cầu hướng đi Đà Nẵng. Như hầu hết các trường trung học khác

Page 92: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 92

ở miền Trung, sân trường Nguyễn Duy Hiệu trồng nhiều phượng đỏ. Ngay trước cổng trường ngày đó có một cây phượng nhỏ, xinh xinh nhưng gầy yếu. Tôi để ý đến cây phượng này nhiều nhất vì cảm thấy số phận của nó có chút gì đó giống tôi, nhỏ nhoi và đứng lẻ loi ngay trên lối vào trường. Vì cô độc lẻ loi nên cây phượng nhỏ trở thành chỗ dựa lưng, chỗ chờ đợi và chỗ dựng xe của đám học trò. Nhìn tấm thân trầy trụa của cây phượng nhỏ, ngày đó tôi đã thấy cảm thương. Năm ngoái, có dịp hỏi thăm về trường cũ, tôi rất vui sau gần bốn mươi năm, cây phượng nhỏ ngày xưa vẫn còn sống và che mát cả một khoảng trống lớn trên lối vào trường.

Sau buổi học tôi thường dạo chơi trên con đường nhỏ chạy dọc bờ sông. Tôi thích đứng nhìn những rặng tre già soi bóng bên sông, những chiếc ghe chở hàng từ phía thượng nguồn sông Thu xuôi dòng về Đà Nẵng. Những hình ảnh thân thương đó đã để lại rất nhiều trong bài thơ Bao Giờ Nhỉ Tôi Về Thăm Xứ Quảng tôi viết sau này.

Hải Vân đứng ngậm ngùi bao thế kỷ Chảy về đâu lai láng nước Thu Bồn Thuở học trò tôi hay đứng ven sông Nghe nước vỗ dưới chân cầu Vĩnh Ðiện.

Ở trung học Nguyễn Duy Hiệu tôi gặp lại nhiều thầy cô và bạn học cùng trường sau một thời gian tản mác khắp nơi. Giáo sư hướng dẩn lớp đệ thất của tôi, thầy Phùng Ngọc Nhựt, rất vui khi gặp tôi. Thầy Nhựt khoảng ba mươi tuổi, độc thân, đeo kính cận dày. Thầy dạy Việt văn và dạy nhạc, cả hai môn tôi đều thích và học khá nên thầy có nhiều cảm tình riêng. Thầy dắt tôi vào văn phòng và xin lỗi đã không đến thăm tôi được khi nghe tin gia đình tôi gặp tai nạn. Tôi rất quý mến thầy, không phải chỉ vì thầy dạy những môn tôi thích nhưng thầy hay nói về quê hương đất nước, kể chuyện lịch sử cho chúng tôi nghe và tập chúng tôi hát những bài hát ca ngợi đất nước mình. Như hầu hết những người cùng lứa tuổi thanh niên lớn lên trong thời chiến, chỗ dựa duy nhất của thầy là lịch sử. Bài hát đầu tiên thầy dạy chúng tôi hát là bài Những Nẻo Đường Việt Nam. Thầy hát không hay lắm nhưng trong mỗi lời ca dường như thầy gởi gấm theo tâm sự của một thanh niên lớn lên trong một đất nước đang chìm vào cảnh tương tàn, nhiễu

nhương, phân hóa: Những nẻo đường Việt Nam Suốt từ Cà Mau, thẳng tới Nam Quan Ôi những nẻo đường Việt Nam Ôi những nẻo đường Việt Nam Những nẻo đường về đâu Ánh chiều chìm rơi bờ lúa nương dâu Ôi những nẻo đường về đâu… Ơ ta đắp đường làng ta Nhắn ai đi xin chớ quên quê nhà… Buổi chiều ngày đầu tiên trong thị trấn không

có một người quen với tôi là cả một vấn đề. Ăn đâu? Ở đâu? Cũng may, không phải chỉ mình tôi phải đương đầu với những khó khăn đó. Phần lớn bạn học cùng quê của tôi cũng đang lang thang đi tìm chỗ ở.

Với tôi, hoàn cảnh còn khó khăn hơn vì chẳng những tìm cho ra chỗ ở mà còn chỗ ở không phải trả tiền thuê. Tôi không có nhiều tiền. Những đồng bạc chắt chiu của cô tôi đã gần hết. Tôi và vài người bạn, đến gần tối mới tìm ra được một căn nhà gần ngã ba Vĩnh Điện. Anh chủ nhà đi lính đóng ở Hội An và chị cũng đi theo anh. Chiều hôm đó, trước khi đi, họ cho chúng tôi ở mà không phải trả một khoản tiền nào, bù lại chúng tôi phải săn sóc, quét dọn, tưới cây trong vườn nhà anh chị. Tôi còn nhớ tên của anh là Xích. Tôi và ba người bạn học, một nam hai nữ, cùng sống trong căn nhà của anh Xích. Chị Ngà, học lớp đệ tứ, tức lớp chín bây giờ, lo việc đi chợ, nấu ăn, bếp núc. Chúng tôi rất thân nhau. Chiến tranh làm chúng tôi trưởng thành rất sớm. Chị Ngà mới mười lăm, mười sáu tuổi nhưng rất ra vẻ một người chị cả. Chị làm hầu hết công việc trong nhà, kèm thêm cho chúng tôi học, và có khi còn giúp chúng tôi giặt giũ áo quần.

Những ngày học tạm ở trung học Nguyễn Duy Hiệu trôi qua trong vội vã. Chúng tôi chỉ học ba ngày một tuần nhường những ngày còn lại cho trường chính. Ít ai đến thăm tôi trong những ngày tôi ở Vĩnh Điện ngoại trừ một lần khi lớp học đang diễn ra, thầy hiệu trưởng Nguyễn Phúc Mai đưa đến lớp chúng tôi một cụ già, thì ra là bác ruột của tôi, anh thứ tư của cha tôi. Ông từ Sơn Chà vào tìm tôi. Bác Lễ đứng giữa lớp học nhìn tôi vừa khóc lớn vừa kể lể. Cả lớp đều biết hoàn cảnh của tôi nên không ai nói gì. Tôi đứng dậy theo bác tôi ra ngoài. Bác tôi hối hận và đau lòng khi nhìn tôi bỏ nhà con

Page 93: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 93

trai của bác ra đi. Bác rất thương tôi, nhưng giống cô tôi bác

cũng chỉ ở với con trai nên cũng không làm gì được một cách cụ thể để giúp tôi. Hai bác cháu ngồi trên tam cấp trường Nguyễn Duy Hiệu tâm sự nhiều chuyện. Bác cũng không còn ở con trai bác nhưng qua Ngã Ba Huế ở với con gái. Bác chỉ tôi chỗ bác chôn số tiền mặt ở Sơn Chà sau khi tản cư từ Duy Xuyên ra và dặn cuối tuần về để đào lấy lên. Tôi không hiểu tại sao bác không tự làm lấy mà dặn tôi phải về để đào lấy. Dù sao, cuối tuần tôi về lại Sơn Chà ra sau vườn theo lời chỉ dẫn của bác và đào lấy lên một gói tiền được bọc kỹ trong nhiều lớp giấy nhựa. Tôi đem nguyên gói tiền khá lớn còn dính đất qua Đà Nẵng giao lại cho bác. Bác đếm lại kỹ càng và cất đi. Tôi thông cảm và thương bác Lễ, với bác vì đó là tất cả những gì bác có để lo lắng cho phần đời còn lại của chính mình.

Ở Vĩnh Điện, nhà chúng tôi ở tương đối an ninh vì chỉ cách quận lỵ Điện Bàn một đoạn đường ngắn. Tuy nhiên, mỗi khi có pháo kích vào quận hay đánh nhau phía trong cầu Câu Lâu, cách quận vài cây số, chúng tôi cũng phải xuống hầm ngủ để đề phòng đạn lạc. Có khi chúng tôi ngủ quên suốt đêm dưới hầm.

Một lần, khi trời vừa tối, một đơn vị quân Cộng Hòa, trên đường hành quân dừng lại ở Vĩnh Điện, khoảng một tiểu đội được bố trí ở trong khu vực nhà chúng tôi. Nhà trở nên chật chội, không ai ngủ được. Đám học trò chúng tôi và mấy anh lính ngồi chung quanh ngọn đèn dầu để nói chuyện. Về khuya, mọi người đều tìm chỗ ngã lưng, chỉ còn mình tôi và một người lính, anh Bửu, ngồi lại. Quê anh ở Đại Lộc. Anh em chúng tôi hỏi thăm nhau về chuyện gia đình. Anh nói nhiều về tuổi thơ vất vả của anh ở Đại Lộc, anh nói về cha anh, người cha già bị bịnh nặng đang sống nhờ vào đồng lương lính của anh mỗi tháng gởi về. Tôi cũng thành thật kể anh nghe về những bất hạnh vừa xảy ra với tôi.

Khi ngồi kể chuyện đời mình, chính tôi cũng ngạc nhiên trong thời gian chỉ vài tháng nhưng không biết bao nhiêu điều đã xảy ra cho tôi từ ngày rời Mã Châu, ra Đà Nẵng, sang Sơn Chà, vào Hội An và đêm hôm đó là thị trấn Vĩnh Điện. Tôi đã đi một chặng khá xa và có thể sẽ còn đi xa nữa. Bên ngọn đèn dầu không đủ sáng để soi rõ mặt nhau, chúng tôi ngồi kể chuyện buồn đau trong nước

mắt. Tôi kể với anh như nhiều lần đã kể với dòng sông Thu Bồn bao dung chảy ngang qua cầu Vĩnh Điện. Và anh cũng thế, anh cũng nói với tôi như đã từng tâm sự với vì sao nhỏ xa xôi trong những phiên gác đêm khuya trên đồn vắng. Tôi cắn răng để khỏi khóc òa lên trong đêm tối. Nước mắt của người lính trẻ và đứa bé mồ côi mười ba tuổi đã nhỏ trên quê hương bất hạnh của họ. Đêm đó anh Bửu và tôi đều không ngủ.

Gần sáng, người lính gác đêm vào gọi anh và đơn vị ra đi. Trước khi đi anh đặt tay lên vai tôi, dặn dò chuyện học hành và trao tôi một gói giấy nhỏ, trong đó là một phần tiền lương lính của anh. Không nói nhưng trong lòng anh và tôi đều biết sẽ khó có ngày gặp lại nhau. Số tiền anh cho tôi đã tiêu dùng hết từ lâu nhưng giọt nước mắt anh nhỏ xuống trong đêm gặp gỡ ở Vĩnh Điện vẫn đọng lại trong tâm hồn tôi hôm nay và cho đến ngày nào tôi còn sống trên đời này. Giọt nước mắt của anh là nhựa nguyên cho cây đời tôi xanh lá. Tình thương của anh giúp tôi đứng dậy được mỗi khi tôi quỵ xuống trước những khó khăn. Nhân cách và lòng hiếu thảo của anh là chiếc gương đạo đức để tôi soi rọi lương tâm mình mỗi ngày. Gần bốn mươi năm sau, tôi vẫn đi trên con đường tình thương anh đã đắp. Tôi nghĩ về anh Bửu rất nhiều và rất mong gặp lại anh dù biết là rất khó. Ngọai trừ tên anh và câu chuyện vừa kể, tôi không biết gì nhiều hơn. Tôi cầu mong anh đọc được những giòng này vì tôi tin rằng nếu đọc anh sẽ nhớ ra tôi ngay.

Chúng tôi ở nhà anh Xích được vài tháng thì anh chị trở về, có nghĩa chúng tôi lại phải dọn đi. Sau một ngày hỏi thăm, chúng tôi cũng tìm được một nơi ở khác nhưng khá xa với trường Nguyễn Duy Hiệu. Nơi chúng tôi, ngã ba Điện Bình, không được an ninh như nơi ở trước. Ban đêm du kích thường hay về qua xóm. Có đêm tôi đang nằm ngủ mấy anh du kích kéo chiếu lên khám xét. Tôi giả vờ ngủ ngon. Thấy tôi còn nhỏ họ đắp chiếu lại và ra đi. Nhà trong xóm ngã ba Điện Bình này toàn là người già và bọn học trò đệ nhất cấp như chúng tôi. Hầu hết thanh niên đều ra Vĩnh Điện ngủ khi trời tối, đi lính hay ra Đà Nẵng làm ăn. Bà chủ nhà dặn dò tôi rất kỹ những câu trả lời về tuổi tác, từ đâu tới, làm gì vì bà cũng ngại chúng tôi sẽ bị họ bắt đem theo. Bọn tôi hiểu nên mỗi khi nghe tiếng chân bước vào nhà giữa khuya, tôi thường co chân

Page 94: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 94

lên một chút để cho người ngắn hơn. Anh Hai, con của cô tôi lái xe đò, tuyến đường

Tam Kỳ Đà Nẵng. Cuối tuần tôi ra quốc lộ đứng chờ xe anh để theo xe về Đà Nằng thăm cô. Đời sống của cô và gia đình vẫn thế, chật vật trong căn nhà nhỏ. Đà Nẵng vẫn là thành phố xô bồ đông đúc mặc dù một số lớn dân lánh nạn Mậu Thân đã trở về nguyên quán. Mỗi lần tôi về như thế cô tôi lại cho tôi một ít tiền. Anh Hai con của cô tôi thỉnh thoảng cũng giúp đỡ tôi. Vĩnh Điện cũng là nơi tôi đã tập viết những bài thơ đầu tiên của mình. Bài đầu tiên là bài thơ tôi viết về làng tơ lụa Mã Châu, dù chỉ cách nơi tôi ở vài chục cây số nhưng trong nỗi nhớ thầm đã xa như nghìn trùng:

Tôi viết bài thơ gởi về đất Mã

Thuở dại khờ vụng dại trên môi Thuở mẹ ru tôi tiếng hát vào đời Để tôi lớn trong tháng ngày ươm mộng. Tôi trở lại Vĩnh Điện để học xong niên học.

Ngày cuối cùng của niên khóa, thầy hiệu trưởng Nguyễn Phúc Mai thông báo sang năm trường sẽ dời xuống Hội An. Tôi từ biệt Vĩnh Điện, thị trấn giữ lại của tôi những kỷ niệm không quên với anh Bửu. Biết bao giờ sẽ được gặp lại nhau, và dù mai mốt tôi có về chăng nữa, bốn mươi năm, Vĩnh Điện thân yêu biết có còn nhận ra thằng bé học trò bơ vơ năm xưa.

Trần Trung Đạo

Mẹ ơi, đây một đóa hồngCon dâng lên mẹ ghi công sinh thànhGhi đêm thức đủ năm canhKhi con trở gió ươn mình không vuiGhi ngày miếng ngọt miếng bùiNhường cho con để con tươi tuổi hồngQuản chi tháng Hạ ngày ĐôngThương con mẹ biết bao công vun bồiLớn khôn, con đã nên ngườiMong manh, mẹ, nắng cuối trời, hoàng hônCầu xin mẹ khỏe vui luônCho con muôn một ghi ơn báo đềnYêu thương săn sóc mẹ hiềnMong cao tuổi hạc, mong thêm nụ cườiCon cầu xin lượng đất trờiBan ơn cho mẹ như lời con mongLòng con, một đóa hoa hồngXin dâng lên mẹ nhớ công sinh thành

Page 95: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 95

Những hiểu lầm vô tình nối tiếp, đã làm vấp những bước chân của

hạnh-phúc. Khi cái thòng lọng của số mệnh bắt ta trả giá, tất cả đã trở nên muộn màng.

1. Khi đưa mẹ chồng về đây an hưởng tuổi già, ai ngờ đó là gốc rễ sự chia ly của chúng tôi. Sau khi kết hôn hai năm, chồng tôi bàn với tôi đón mẹ lên ở chung để chăm sóc bà những năm tuổi già. Chồng tôi mất cha từ ngày anh còn nhỏ,mẹ chồng tôi là chỗ dựa duy nhất, mẹ nuôi anh khôn lớn, cho anh học hết đại học. “Khổ đau cay đắng” bốn chữ ấy vận đúng vào số phận mẹ chồng tôi! Tôi nhanh chóng gật đầu, liền đi thu dọn căn phòng có ban công hướng Nam, phòng có thể đón nắng, trồng chút hoa cỏ gì đó. Chồng tôi đứng giữa căn phòng ngập tràn nắng, không nói câu nào, chỉ đột ngột bế bổng tôi lên quay khắp phòng, khi tôi giãy giụa cào cấu đòi xuống, anh nói: -”Đi đón mẹ chúng ta thôi!”. Chồng tôi vóc dáng cao lớn, tôi thích nép đầu vào ngực anh, cảm giác anh có thể tóm lấy cả thânh hình mảnh mai bé nhỏ của tôi, nhét vào trong túi áo. Mỗi khi chúng tôi cãi cọ và không chịu làm lành, anh thường nhấc bổng tôi lên đầu quay tròn, cho đến lúc tôi sợ hãi van xin anh thả xuống. Nỗi sợ hãi hạnh phúc ấy làm tôi mê mẩn.

Những thói quen ở nhà quê của mẹ chồng tôi mãi không thể thay đổi. Tôi thích mua hoa tươi bày trong phòng khách, mẹ chồng tôi sau này không nhịn được bảo: -”Bọn trẻ các con lãng phí quá, mua hoa làm chi? Nào có thể ăn được như cơm!” Tôi cười:

-”Mẹ, trong nhà có hoa nở rộ, tâm trạng mọi người cũng vui vẻ”. Mẹ chồng tôi cúi đầu cằn nhằn, chồng tôi vội cười: -”Mẹ, người thành phố quen thế rồi, dần dần mẹ sẽ quen thôi!” Mẹ chồng tôi không nói gì nữa, nhưng mỗi lần thấy tôi mang hoa về, bà vẫn không nhịn được hỏi mua hoa mất bao nhiêu tiền, tôi nói, thì bà chép miệng. Có lần thấy tôi xách túi lớn túi nhỏ đi mua sắm về, bà hỏi cái này bao nhiêu tiền cái kia giá bao nhiêu, tôi cứ kể thật, thì bà chép miệng càng to hơn. Chồng tôi véo mũi tôi nói: -”Đồ ngốc, em đừng nói cho mẹ biết giá thật có phải đỡ hơn không?” Cuộc sống hạnh phúc đã lẳng lặng trỗi những âm điệu không êm đềm. Mẹ chồng tôi ghét nhất là thấy chồng tôi dậy nấu bữa sáng, với bà, làm đàn ông mà phải vào bếp nấu nướng cho vợ, làm gì có chuyện ngược đời đó? Trên bàn ăn sáng, mặt mẹ chồng tôi thường u ám, tôi giả vờ không nhận thấy. Mẹ chồng tôi bèn khua bát đũa canh cách, đấy là cách phản đối không lời của

bà. Tôi là giáo viên dạy múa ở Cung thiếu niên, nhảy múa đã đủ mệt rồi, mỗi sáng ủ mình trong ổ chăn ấm áp, tôi không muốn phải hy sinh nốt sự hưởng thụ duy nhất đấy, vì thế tôi vờ câm điếc trước sự phản ứng của mẹ chồng. Còn mẹ chồng tôi thỉnh thoảng có giúp tôi làm việc nhà, thì chỉ làm tôi càng bận rộn thêm. Ví như, bà gom tất thảy mọi túi nilông đựng đồ và đựng rác trong nhà lại, bảo chờ gom đủ rồi bán đồng nát một thể, vì thế trong nhà chỗ nào cũng toàn túi nilông dùng rồi; Bà tiếc rẻ không dùng nước rửa bát, để khỏi làm bà mất mặt, tôi đành phải lén lút rửa lại lần nữa. Có một buổi tối, mẹ chồng tôi bắt gặp tôi đang lén rửa lại bát, bà đập cửa phòng đánh “sầm” một cái, nằm trong phòng khóc ầm ĩ. Chồng tôi khó xử, sau việc này, suốt đêm anh không nói với tôi câu nào, tôi nũng nịu, làm lành, anh cũng mặc kệ.

Tôi giận dữ, hỏi anh: -”Thế em rốt cục đã làm sai cái gì nào?”

Anh trừng mắt nhìn tôi nói: -”Em không chịu nhường mẹ đi một chút, ăn bát chưa sạch thì cũng có chết đâu?” Sau đó, cả một thời gian dài, mẹ chồng tôi không nói chuyện với tôi, không khí trong gia đình gượng gạo dần. Thời gian đó, chồng tôi cũng sống rất mệt mỏi, anh không biết nên làm vui lòng ai trước. Mẹ chồng tôi không cho con trai nấu bữa sáng nữa, xung phong đảm nhận “trọng trách” nấu bữa sáng. Mẹ chồng tôi ngắm con trai ăn sáng vui vẻ, lại nhìn sang tôi, ánh mắt bà trách móc tôi làm không trọn trách nhiệm của người vợ.

Liên Thục HươngBản dịch của Trang Hạ:

Page 96: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 96

Để tránh bị khó xử, tôi đành ăn tạm gói sữa trên đường đi làm. Lúc đi ngủ, chồng tôi hơi buồn trách, hỏi tôi: -”Ngọc Trân, có phải em chê mẹ anh nấu cơm không sạch nên em không ăn ở nhà?”. Lật mình, anh quay lưng về phía tôi lạnh lùng, mặc kệ tôi nước mắt tủi thân lăn tràn trề. Cuối cùng, chồng tôi thở dài: -”Ngọc Trân, thôi em cứ coi như là vì anh, em ở nhà ăn sáng được không?”.

Thế là tôi đành quay về ngồi ở bàn ăn ngần ngại mỗi sáng. Sáng đó, tôi húp bát cháo do mẹ chồng nấu, đột nhiên lợm giọng, mọi thứ trong dạ dầy tống tháo hết ra ngoài, tôi cuống cuồng bịt chặt miệng không cho nó trào ra, nhưng không được, tôi vứt bát đũa (chú thích: người Trung Quốc ăn cháo bằng đũa, không dùng thìa như ở Việt Nam) nhảy bổ vào toa-lét, nôn oẹ hết. Khi tôi hổn hển thở được, bình tâm lại, thấy mẹ chồng tôi đang khóc lóc than thân trách phận bằng tiếng pha rặt giọng nhà quê, chồng tôi đứng ở cửa toa-lét giận dữ nhìn tôi, tôi há miệng không nói được nên lời, tôi đâu có cố ý.

Lần đầu tiên tôi và chồng tôi bắt đầu cãi nhau kịch liệt, ban đầu mẹ chồng tôi ngồi nhìn chúng tôi, rồi bà đứng dậy, thất thểu đi ra khỏi cửa. Chồng tôi hằn học nhìn tôi một cái rồi xuống nhà đuổi theo mẹ. Đón chào sinh mệnh mới, nhưng mất đi tính mệnh bà!Suốt ba ngày, chồng tôi không về nhà, cũng không gọi điện. Tôi đang giận, tôi nghĩ từ ngày mẹ chồng tôi lên đây, tôi đã cực nhục đủ rồi, còn muốn gì tôi nữa? Nhưng kỳ lạ làm sao, tôi vẫn cứ

buồn nôn, ăn gì cũng chẳng thấy ngon, thêm vào đó việc nhà rối ren, tâm trạng tôi thật là tồi tệ. Sau đó, một đồng nghiệp bảo tôi: -”Ngọc Trân, trông sắc mặt cô xấu lắm, đi khám bác sĩ xem nào”.

Kết quả khám của bác sĩ là tôi đã có thai. Tôi hiểu ra sáng hôm đó vì sao tôi nôn oẹ, trong cảm giác hạnh phúc có xen lẫn chút oán trách,chồng tôi và cả cả bà mẹ chồng đã từng sinh nở, vì sao họ không hề nghĩ đến lý do ấy? Ở cổng bệnh viện, tôi gặp chồng tôi. Mới chỉ ba hôm không gặp mặt,chồng tôi đã trở nên hốc hác. Tôi đáng lẽ định quay người đi thẳng,nhưng trông anh rất đáng thương, tôi không nén được gọi anh lại. Chồng tôi nghe tiếng thì nhìn thấy tôi, nhưng làm như không quen biết, trong mắt anh chỉ còn sự căm thù, ánh nhìn ấy làm tôi bị thương. Tôi tự nói với mình, không được nhìn anh ấy, không được nhìn anh ấy, tôi đưa tay vẫy một chiếc taxi chạy qua. Lúc đó tôi mong muốn làm sao được kêu lên với chồng tôi một tiếng: “Anh ơi, em sắp sinh cho anh một đứa con rồi!” và được anh bế bổng lên, quay tròn hạnh phúc, những cái tôi mơ ước nó không xảy ra, trên chiếc taxi, nước mắt tôi chầm chậm rơi xuống. Vì sao một vụ cãi nhau đã làm tình yêu trở nên tồi tệ như thế này?

Sau khi về nhà, tôi nằm trên giường nhớ chồng, nhớ đến sự căm thù trong mắt anh. Tôi ôm một góc chăn nằm khóc. Đêm đó, trong nhà có tiếng mở ngăn kéo. Bật đèn lên, tôi nhìn thấy gương mặt đầy nước mắt của chồng tôi. Anh ấy đang lấy tiền. Tôi lạnh

lùng nhìn anh, không nói gì. Anh coi như không có tôi, cầm tiền và sổ tiết kiệm rồi đi. Có lẽ anh đã quyết định rời bỏ tôi thật sự. Thật là một người đàn ông khôn ngoan, tình và tiền rạch ròi thế. Tôi cười nhạt vài cái, nước mắt lại”ồn ào” lăn xuống

Ngày hôm sau, tôi không đi làm. Tôi dọn lại toàn bộ suy nghĩ của mình, đi tìm chồng nói chuyện một lần cho rõ. Đến công ty của chồng, thư ký hơi lạ lùng nhìn tôi, bảo: -”Mẹ của tổng giám đốc Trần bị tai nạn xe cộ, đang trong viện.” Tôi há hốc mồm trợn mắt, chạy bổ tới bệnh viện, khi tìm được chồng tôi, mẹ chồng tôi đã mất rồi. Chồng tôi không nhìn tôi, mặt anh rắn lại. Tôi nhìn gương mặt gầy gò trắng bệnh xanh tái lại của mẹ chồng, nước mắt tôi tuôn xuống ào ạt, trời ơi! Sao lại ra thế này? Cho đến tận lúc chôn cất bà, chồng tôi cũng không hề nói với tôi một câu, thậm chí mỗi ánh mắt đều mang một nỗi thù hận sâu sắc. Về vụ tai nạn xe, tôi phải hỏi người khác mới biết đại khái là, mẹ chồng tôi bỏ nhà đi mơ hồ ra phía bến xe, bà muốn về quê, chồng tôi càng theo bà càng đi nhanh, khi qua đường, một chiếc xe bus đã đâm thẳng vào bà...

Cuối cùng tôi đã hiểu sự căm ghét của chồng, nếu buổi sáng hôm đó tôi không nôn, nếu chúng tôi không cãi nhau, nếu như... trong tim anh ấy, tôi chính là người gián tiếp gây ra cái chết của mẹ anh. Chồng tôi im lặng dọn đồ vào ở phòng mẹ, mỗi tối anh về nhà nồng nặc hơi rượu. Và tôi bị lòng tự trọng đáng thương lẫn sự ân

Page 97: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 97

hận dồn nén tới không thể thở được, muốn giải thích cho anh, muốn nói với anh rằng chúng ta sắp có con rồi, nhưng nhìn vào đôi mắt lạnh lùng của anh, tôi lại nuốt hết đi những lời định nói. Thà anh đánh tôi một trận hoặc chửi bới tôi một trận còn hơn, cho dù tất cả đã xảy ra không phải do tôi cố ý. Ngày lại ngày cứ thế trôi đi trùng lặp, chồng tôi về nhà ngày càng muộn. Tôi cố chấp, coi anh còn hơn kẻ lạ. Tôi là cái thòng lọng thắt trong trái tim chồng tôi. Một lần, tôi đi qua một tiệm ăn châu Âu, xuyên qua lớp cửa kính trong suốt kéo dài từ trần nhà xuống sát mặt đất, tôi nhìn thấy chồng tôi ngồi đối diện trước một cô gái trẻ, anh nhè nhẹ vuốt tóc cô gái, tôi đã hiểu ra tất cả.

Ban đầu tôi sững sờ, rồi tôi bước vào tiệm ăn, đứng trước mặt chồng, nhìn anh trân trối, mắt khô cạn. Tôi chẳng còn muốn nói gì, cũng không thể nào nói gì. Cô gái nhìn tôi, nhìn chồng tôi, đứng lên định bỏ đi, chồng tôi đưa tay ấn cô ngồi xuống, và, anh cũng trân trối nhìn tôi,không hề thua kém. Tôi chỉ còn nghe thấy tiếng trái tim tôi đang đập thoi thóp, đập thoi thóp từng nhịp một từng nhịp một cho tới tận ranh giới tái xanh của cái chết. Kẻ thua cuộc là tôi, nếu tôi cứ đứng thế này mãi, tôi và đứa bé trong bụng tôi sẽ cùng ngã

Đêm đó, chồng tôi không về nhà, anh dùng cách đó để nói cho tôi biết: Cùng với cái chết của mẹ chồng tôi, tình yêu của chúng tôi cũng đã chết rồi. Chồng tôi không quay về nữa. Có hôm, tôi đi làm về, thấy tủ quần áo bị động vào, chồng tôi

quay về lấy vài thứ đồ của anh. Tôi không muốn gọi điện cho chồng tôi, ngay cả ý nghĩ ban đầu là giải-thích mọi chuyện cho anh, giờ cũng đã biến mất hoàn toàn. Tôi một mình sống, một mình đi bệnh viện khám thai, mỗi lần thấy những người chồng thận trọng dìu vợ đi viện khám thai, trái tim tôi như vỡ tan ra. Đồng-nghiệp lấp lửng xui tôi nạo thai đi cho xong, nhưng tôi kiên quyết nói không, tôi điên cuồng muốn được đẻ đứa con này ra, coi như một cách bù đắp cho cái chết của mẹ chồng tôi.

Khi tôi đi làm về, chồng tôi đang ngồi trong phòng khách, khói thuốc mù mịt khắp phòng, trên bàn nước đặt một tờ giấy. Không cần liếc qua, tôi đã biết tờ giấy viết gì. Trong hai tháng chồng tôi không về nhà, tôi đã dần dần học được cách bình tĩnh. Tôi nhìn anh, gỡ mũ xuống,bảo: -”Anh chờ chút, tôi ký!”.

Chồng tôi cứ nhìn tôi, ánh mắt anh bối rối, như tôi. Tôi vừa cởi cúc áo khoác vừa tự dặn mình: “Không khóc, không khóc...”. Mắt rất đau, nhưng tôi không cho phép nước mắt được lăn ra. Treo xong áo khoác, cái nhìn của chồng tôi gắn chặt vào cái bụng đã nổi lên của tôi. Tôi mỉm cười, đi tới, kéo tờ giấy lại, không hề nhìn, ký lên đó cái tên tôi,đẩy lại phía anh. -”Ngọc Trân, em có thai à?”

Từ sau khi mẹ chồng gặp tai nạn, đây là câu đầu tiên anh nói với tôi. Tôi không cầm được nước mắt nữa, lệ “tới tấp” giàn xuống má. Tôi đáp: -”Vâng, nhưng không sao đâu, anh có thể đi được rồi!”.

Chồng tôi không đi, trong

bóng tối, chúng tôi nhìn nhau. Chồng tôi nằm ôm lấy lấy người tôi, nước mắt thấm ướt chăn. Nhưng trong tim tôi, rất nhiều thứ đã mất về nơi quá xa xôi, xa tới mức dù tôi có chạy đuổi theo cũng không thể với lại. Không biết chồng tôi đã nói “Anh xin lỗi Em!” với tôi bao nhiêu lần rồi, tôi cũng đã từng tưởng rằng tôi sẽ tha thứ, nhưng tôi không tài nào làm được, trong tiệm ăn Châu Âu hôm đó, trước mặt người con gái trẻ ấy, ánh mắt lạnh lẽo chồng tôi nhìn tôi, cả đời này, tôi không thể nào quên nổi. Chúng tôi đã cùng rạch lên tim nhau những vết đớn đau. Do tôi, là vô-ý; Còn anh, là bởi cố tình. Mong ước hoá giải những ân hận cũ, nhưng quá khứ không bao giờ trở lại!

Trừ những lúc tấm áp khi nghĩ đến đứa bé trong bụng, còn với chồng,trái tim tôi lạnh giá như băng, không ăn bất cứ thứ gì anh mua, không cần ở anh bất cứ món quà gì, không nói chuyện với anh. Bắt đầu từ lúc ký vào tờ giấy kia, hôn nhân cũng như tình yêu đã biến mất khỏi đời tôi. Có hôm chồng tôi thử quay về phòng ngủ, anh vào, tôi ra phòng khách,anh chỉ còn cách quay về ngủ ở phòng mẹ. Trong đêm thâu, đôi khi từ phòng anh vẳng tới tiếng rên khe khẽ, tôi im lặng mặc kệ. Đây là trò anh thường bày ra, ngày xưa chỉ cần tôi giận anh, anh sẽ giả vờ đau đầu, tôi sẽ lo lắng chạy đến, ngoan ngoãn đầu hàng chồng, quan tâm xem anh bị làm sao, anh sẽ vươn một tay ra tóm lấy tôi cười ha hả.

Anh đã quên rồi, tôi lo lắng là

Page 98: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 98

bởi tôi yêu anh, còn bây giờ, giữa chúng tôi còn lại gì đâu? Chồng tôi dùng những tiếng rên ngắt quãng để đón ngày đứa bé chào đời. Dường như ngày nào anh cũng mua gì đó cho con, các đồ dùng của trẻ sơ sinh, đồ dùng của trẻ em, ngay cả sách thiếu nhi, từng bọc từng bọc, sắp chất đầy gian phòng anh. Tôi biết chồng tôi dùng cách đó để cảm động tôi, nhưng tôi không còn cảm thấy gì nữa. Anh đành giam mình trong phòng, gõ máy tính “lạch cà lạch cạch”, có lẽ anh đang yêu đương trên mạng, nhưng việc đó đối với tôi không có ý nghĩa gì.

Đêm cuối mùa xuân, cơn đau bụng dữ dội khiến tôi gào lên, chồng tôi nhảy bổ sang, như thể anh chưa hề thay quần áo đi ngủ, vì đang chờ đón giây phút này tới. Anh cõng tôi chạy xuống nhà, bắt xe, suốt dọc đường nắm chặt bàn tay tôi, liên tục lau mồ hôi trên trán tôi. Đến bệnh viện, anh lại cõng tôi chạy vào phòng phụ sản. Nằm trên cái lưng gầy guộc và ấp áp, một ý nghĩ hiện ra trong đầu tôi: “Cả cuộc đời này, còn ai có thể yêu tôi như anh nữa không?”

Anh đẩy cửa phòng phụ sản, nhìn theo tôi đi vào, tôi cố nén cơn đau nhìn lại anh một cái nhìn ấm áp. Từ phòng đẻ ra, chồng tôi nhìn tôi và đứa bé,anh cười mắt rưng rưng. Tôi vuốt bàn tay anh. Chồng tôi nhìn tôi, mỉm cười, rồi, anh chậm rãi và mệt mỏi ngã dụi xuống.

Tôi gào tên anh... Chồng tôi mỉm  cười,  nhưng  không  thể mở được  đôi mắt mệt mỏi...  Tôi  đã tưởng  có  những  giọt  nước  mắt tôi không thể nào chảy vì chồng nữa,  nhưng  sự  thực  lại  khác, 

chưa  bao  giờ  có  nỗi  đau  đớn mạnh mẽ thế xé nát thân thể tôi. Bác sĩ nói, phát hiện chồng tôi ung thư gan đã vào giai đoạn cuối cùng, anh gắng gượng cho đến giờ kể cũng đã là kỳ tích. Tôi hỏi bác sĩ phát hiện ung thư khi nào? Bác sĩ nói năm tháng trước, rồi an ủi tôi: -”Phải chuẩn bị hậu sự đi!”

Tôi mặc kệ sự can ngăn của y tá, về nhà, vào phòng chồng tôi bật máy tính, tim tôi phút chốc bị bóp nghẹt. Bệnh ung thư gan của chồng tôi đã phát hiện từ năm tháng trước, những tiếng rên rỉ của anh là thật,vậy mà tôi nghĩ đó là... Có hai trăm nghìn chữ trong máy tính, là lời dặn dò chồng tôi gửi lại cho con chúng tôi:

-”Con ạ, vì con, bố đã kiên trì, phải chờ được đến lúc nhìn thấy con bố mới được gục ngã, đó là khao khát lớn nhất của bố... Bố biết, cả cuộc đời con sẽ có rất nhiều niềm vui hoặc gặp nhiều thử thách, giá như bố được đi cùng con suốt cả chặng đường con  trưởng  thành, thì vui sướng biết bao, nhưng bố không  thể.  Bố  viết  lại  trên máy tính,  viết  những  vấn  đề mà  con có  thể  sẽ  gặp  phải  trong  đời, bao giờ con gặp phải những khó khăn đó, con có thể tham khảo ý kiến của bố... Con ơi,  viết xong hơn 200 nghìn chữ, bố cảm thấy như đã đi cùng con cả một đoạn đời  con  lớn.  Thật  đấy,  bố  rất mừng. Con phải yêu mẹ con, mẹ rất khổ, mẹ là người yêu con nhất, cũng  là  người  bố  yêu  nhất...” Từ khi đứa trẻ đi học mẫu giáo, rồi học Tiểu học, Trung học, lên Đại-học, cho đến lúc tìm việc,

yêu đương, anh đều viết hết. Chồng tôi cũng viết cho tôi một bức thư:

“Em yêu dấu, cưới em làm vợ là  hạnh phúc  lớn nhất  đời  anh, tha thứ cho những gì anh làm tổn thương em, tha thứ cho việc anh giấu em bệnh tình, vì anh muốn em giữ gìn sức khoẻ và tâm lý chờ đón đứa con ra đời... Em yêu dấu, nếu em đang khóc, tức là em đã tha thứ cho anh rồi, anh sẽ cười, cảm  ơn  em  đã  luôn  yêu  anh...Những quà tặng này, anh sợ anh không có cơ hội tự tay tặng cho con nữa,  em giúp anh mỗi năm tặng con vài món quà,  trên  các gói quà anh đều đã ghi sẵn ngày sẽ tặng quà rồi...”

Quay lại bệnh viện, chồng tôi vẫn đang hôn mê. Tôi bế con tới, đặt nó bên anh, tôi nói: -”Anh mở mắt cười một cái nào, Em muốn con mình ghi nhớ khoảnh khắc ấm-áp nằm trong lòng bố...”

Chồng tôi khó khăn mở mắt, khẽ mỉm cười. Thằng bé vẫn nằm trong lòng bố, ngọ nguậy đôi tay hồng hào bé tí xíu. Tôi ấn nút chụp máy ảnh”lách tách”, để mặc nước mắt chảy dọc má... Liên Thục Hương

Bản dịch của Trang Hạ:

“Bài bút ký đầy nước mắt” nầy được đăng trên tạp chí “Gia đình” (Trung Quốc) năm 2002 và lên mạng vào ngày 8/12/2003. Ngay sau khi được đăng, “Bài bút ký đầy nước mắt” giống như tác phẩm “Mẹ Điên” của Vương Hằng Tích, được xếp vào dạng “ký lục - bút ký ghi chép”

Page 99: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 99

on người có cái mặt là quan trọng nhứt. Thật vậy, nếu lấy cái mặt bỏ

đi, tất cả những gì còn lại trên thân thể sẽ không dùng vào đâu được hết và cũng không còn tồn tại được nữa. Không có mũi để thở, không có miệng để ăn… con người không có cái mặt là kể như “tiêu tùng”!

Trước khi “đào sâu” cái mặt, xin mở dấu ngoặc ở đây để “vinh danh” tiếng Việt: phần lớn những gì nằm trên cái mặt đều bắt đầu bằng chữ “m”, trên thế giới chưa có thứ tiếng nào như vậy hết!

Đây, nhìn coi: trên mặt có mắt, mũi, miệng (mồm), má. Ở “mắt” có mày, có mi, có mí mắt, rồi mắt mụp, mắt mọng nước, mắt mơ màng, mắt mơ mộng, mắt mờ, mắt mù…

Qua tới “mũi”, ngoài “mùi” ra không thấy chữ “m” nào khác dính vào. Có lẽ tại vì cái mũi nó… cứng khư, không… linh hoạt. Ấy vậy mà nó – cái mũi – và “chân mày” (cũng kém linh hoạt như cái mũi!) lại được đi kèm với cái mặt để… hỗ trợ cho tiếng “mặt”, trong từ ngữ thông thường: “mặt mũi, “mặt mày”, làm như nếu nói “mặt” không, phát âm nghe… trơn lùi, nhẹ hểu không lọt lỗ tai! Cho nên người ta nói “mặt mũi bơ phờ”, “mặt mày hốc hác”, chớ ít nghe “mặt bơ phờ, mặt hốc hác”.

Bây giờ tới “miệng”, thì có môi, có mép, rồi mồm mép, môi miếng, miệng méo, miệng móm, mím môi, mếu máo, mấp

máy, mớm, mút mấp…Đến “má” thì ngoài “mụt

mụn” chỉ có “mi một cái ” là còn thấy chữ “m” nhè nhẹ phất phơ…

Tiếng Việt hay quá! Trở về với cái mặt. Ông

Trời, khi tạo ra con người, ban cho cái mặt là một ân huệ lớn. Nhờ có cái mặt mà con người nhận ra nhau, chồng nhận ra vợ, con nhận ra cha, biết ai là bạn ai là thù… v… v…

Thử tưởng tượng một ngày nào đó bỗng nhiên không ai còn cái mặt nữa. Nếu có sống được nhờ một sự nhiệm mầu nào đó, thử hỏi con người lấy gì để nhận diện nhau? Chồng vợ, cha con, bạn thù gì đều… xà ngầu. Vậy là loạn đứt!

Cho nên xưa nay, người ta coi trọng cái mặt lắm. Có người còn nói: “Thà chịu mất mạng chớ không bao giờ để cho mất mặt”! Vì vậy, rủi có ai lỡ lời chạm tự ái một người nào thì người đó thấy bị… mất mặt, liền đưa một nắm tay lên hăm he: “Thằng đó, bộ nó giỡn mặt tao hả? Tao phải dằn mặt nó một lần cho nó biết mặt tao”. Rồi, bởi vì cái mặt nó… nặng ký như vậy cho nên khi nói về một người nào, người ta chỉ nhắm ngay vào cái mặt của người đó để mà nói.

Nếu ghét thì gọi “cái bản mặt”. [Cái mặt mà như tấm bản(g) thì thiệt tình thấy chán quá! Thường nghe nói: “Cái bản(g) mặt thằng đó tao coi hổng vô!” ]. Nếu hơi khinh miệt thì gọi “cái bộ mặt”. (“Thằng này có bộ

mặt ăn cướp!”). Còn khi thương thì cái mặt trở thành “cái gương mặt”. (“Em có gương mặt đẹp như trăng rằm!”). Chưa hết! Khi nổi giận muốn… hộc máu, người ta cũng chỉ nhắm vào cái mặt của đối thủ chớ không chỗ nào khác để “dộng một đạp” hay “cho một dao” hay “phơ một phát” hay… “tạt một lon a-xít”!

Con người, khi nhìn người khác, lúc nào cũng bắt đầu ở cái mặt. (Chỉ có người không… bình thường mới nhìn người khác bắt đầu ở cái chân hay cái bụng hay cái lưng!). Ở đó - ở cái mặt – ngoài cái đẹp cái xấu ra, còn hiện lên “cái mặt bên trong” của con người. Các nhà văn gọi là “nét mặt”, nghe… trừu tượng nhưng suy cho kỹ nó rất đúng. Bởi vì chỉ có cái mặt là… vẽ được cái nội tâm của con người thật đầy đủ. Cho nên mới có câu “Xem mặt mà bắt hình dong”. Hình dong ở đây là cái hình dong giấu kín bên trong con người, cho nên, trên sòng bài, các con bạc thường “bắt gân mặt” nhau để đoán nước bài của đối thủ, cho nên mấy “giáo sư chiêm tinh gia” lúc nào cũng liếc sơ cái mặt của thân chủ trước khi nâng bàn tay lên xem chỉ tay, để… định mức coi “thằng cha này nó sẽ tin mấy phần trăm những gì mình nói”!

Cũng bởi vì cái mặt nó lôi thôi, phức tạp và… “phản động” như vậy cho nên các “đỉnh cao trí tuệ” của đảng cộng sản Việt Nam đã nâng cao cảnh giác, ẩn mặt suốt giai đoạn đấu tranh “chìm” và chỉ “xuất đầu lộ diện” khi toàn dân đã vùng lên nổi dậy. Và các “đồng chí vĩ đại” của ta lúc nào cũng ôm khư khư cái mặt để… quản lý nó từng giây từng phút,

Tiểu Tử

Page 100: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 100

riết rồi nó cứng đơ như mặt bằng đất. Đến nỗi vào bàn hội nghị quốc tế, các đối tượng không làm sao “bắt gân mặt” để “đi” một nước bài cho ngoạn mục! Ở đây, phải nói thêm cho rõ là cho dù trong nội bộ với nhau – nghĩa là giữa “ta” và “ta” - cái mặt vẫn bị quản lý y chang như vậy, bởi vì hành động đó đã biến thành “bản năng” từ khuya! Cho nên đừng ngạc nhiên khi thấy, sau hội nghị mới ôm nhau “hôn nhau thắm thiết tình đồng chí” mà trên đường về lại khu bộ có cán bộ đã bị “bùm” hay bị “cho xuống hố” một cách rất… bài bản, để lại niềm “vô cùng thương tiếc” trên vòng hoa phúng điếu của người đã ra lịnh hạ thủ!

Bởi cái mặt nó phản ảnh con người nên hát bội mới “dặm mặt” sao cho đúng với cái “vai”.. Để khi bước ra sân khấu, khán

giả nhận ra ngay “thằng trung, thằng nịnh, thằng hiền, thằng dữ”… v… v… Ngoài đời, không có ai dặm mặt, nhưng vẫn được người khác “nhận diện” là: thằng mặt gà mái, thằng mặt có cô hồn, thằng mặt… mẹt, mặt mâm, mặt thớt, mặt hãm tài, mặt đưa đám, mặt trù cha hại mẹ, mặt… mo... v… v…

Trên sân khấu chánh trị Việt Nam, trong cũng như ngoài nườc, “đào kép” tuy không dặm mặt như nghệ sĩ hát bội nhưng mỗi người đều có “lận lưng” vài cái mặt nạ, để tùy hoàn cảnh, tùy đối tượng mà đeo lên cho người ta “thấy mình là ai” (dĩ nhiên không phải là cái mặt thật của mình). Rồi cũng “phùng mang trợn mắt hát hò inh ỏi” một cách rất… tròn vai, làm “bà con đồng bào, đồng chí, đồng hương” cứ thấy như thiệt! Điểm đặc biệt là

ông nào bà nào cũng muốn thiên hạ chỉ nhìn thấy có “cái mặt của mình” trong đám bộ mặt đang múa may quay cuồng trên sân khấu. Vì vậy, họ phải ráng bơm cho cái mặt của mình to bằng… cái nia, để thấy họ mới đúng là… “đại diện”! Chẳng qua là họ muốn tạo thời cơ để kiếm cho cái... đít của họ một cái… ghế! Đến đây thì vở tuồng trên sân khấu đang chuyển sang lớp “gà nhà bôi mặt đá nhau”... Cái mặt đã trở thành “một vấn đề”!

Để chấm dứt bài này, và để được yên thân, xin phép độc giả cho tôi “vác cái mặt” của tôi đi chỗ khác!

Bobigny, France, 6/2007

Tiểu Tử

Từ Hà Nội T54 vào phốỦi sập liền cửa Độc Lập, Tự DoNghiền nát tan những hạnh phúc ấm noVà như thế bắt đầu câu “Giải phóng”! Em yêu nước nhưng không tin Việt Cộng Đại họa về có gì lạ đâu emChúng nói ngang, nhìn trời sáng bảo đêmToàn cán ngố, đi đêm dài bảo sáng

Ý Nga, 12.1.2010. *844 là bảng số chiếc xe tăng T54 của Ngađã ủi sập cửa Dinh Độc Lập ngày 30.4.1975.

Page 101: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 101

Töï Traøo Sáu mươi lăm tuổi tiếc mình già Bạn mắng : Ai người trẻ mãi a ? Cháu chắt cả bày, đừng oán thán Rể dâu một đám, chớ kêu ca ... Chẳng giàu cũng đủ no căng bụng Dẫu khó, chưa từng rách hở da ! Bằng hữu mến yêu luôn nhắc nhớ Già mà được rứa, muốn chi ha ??? Ngô Minh Hằng 3.8.2010 Bài họa 1

Tám mươi lăm tuổi vẫn chưa già. Già sớm biết lo nên trẻ a! Việc nước chưa già lo tạm đủ; Việc nhà ổn định già vui ca …. Lo toan già để ở trong ruột , Trẻ hãy như già lưu dưới da. Phải cố sao mà già mãn nguyện Xuôi tay, nhắm mắt già cười ha!! Dzoãn Thường Pasadena 03-8-2010

Bài họa 2

Töï traøo Nghe mấy bạn già nói chuyện già Tớ gần chín chục, có sao a ! Nhiều con cháu nói vui như hát Lắm rể dâu đùa rộn tiếng ca . Biết mình là đủ lo chi thiếu Mà sợ quần bày áo thấy da Cuộc chiến chưa tàn già vẫn đấu Mai ngày chiến thắng, sướng không ha ??? TTX, họa, Montréal 03-08-2010 Bài họa 3

Bảy tám mươi đâu thể chịu già, Thơ văn lõm bõm ráng ê a, Sáng vươn mình luyện vài hơi thở, Tối mở đàn hòa ít điệu ca. Sống đất Mỹ lâu còn tẹt mũi, Ăn cơm tây mãi vẫn vàng da. Lợi danh chẳng bận, tâm an lạc Thành bại coi thường cứ HẢ HA ! Tuệ Quang TTT Montréal 03-8-2010

Page 102: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 102

Mới hãnh diện mình dân Việt Nam Đòi phen phá Tống, đuổi Minh, Nguyên Vang danh Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo Nguyễn Huệ anh hùng vạn kỷ niên . Tám chục triệu người yêu quốc gia Mau cùng xây dựng lại sơn hà Thăng Long, Thuận Hóa, Sài gòn sẽ Đoàn kết tận tình cất tiếng ca . Và sẽ cùng nhau quyết tiến lên Mạnh như vũ bảo, nhanh như tên Noi gương tiến hóa như người Nhật Mỹ quốc, Nam Hàn lẽ dĩ nhiên . Anh sẽ không còn mãi ở đâu ? Em không đêm đợi ở giang đầu Quê hương hết Việt gian Hồ cộng Hết cả Mao hồng, hết biển dâu ./. TTX, Montréal, 08-08-2010

Anh ở đâu mà mãi đến nay Chao ôi ! em đợi tháng năm dài Đường xa liễu rũ mờ sương khói Nẻo cũ em nhìn mây trắng bay . Dân chúng bây giờ vẫn khổ đau Từ khi Hồ cộng bỏ theo Tàu Nam Quan, Bản Giốc không còn nữa Đông hải sóng gào khóc biển dâu . Xưa ấy, Hoàng Sa đảo của mình Trường Sa cũng thế phải không anh ! Sao Hồ cộng nỡ dâng Trung cộng ? Ngư phủ chạnh lòng khóc biển xanh . Nước Việt ta xưa đẹp nhiệm màu Từ Nam Quan ải đến Cà Mau Nay Hồ cộng phỉ đem rừng bán Đem cả Tây Nguyên hiến giặc Tầu . Lại rước Tầu sang ở nước mình Đem theo mèo, chó, chán không anh ! Chủ trương Hán hóa như Tây Tạng Đồng hóa dân Hồi, diệt Mãn, Thanh . Phải loại trừ xong bọn cộng nô Mới mong đuổi được giặc Tầu ô Mới hy vọng thấy non sông Việt Phất phới cờ Vàng trên cố đô . Mới có tương lai đẹp tuyệt vời Tự do, dân chủ khắp nơi nơi Cơm no áo ấm, vui trăm họ Hạnh phúc, thanh bình, sống thảnh thơi .

Page 103: Báo Quốc Gia số 127

QuÓc Gia 103

Hơn 1 tháng nay bà Hải thấy hình như chồng mình hơi khang khác. Thuế má,

bài vở trả rất qua quýt.Nhiều hôm ông Chương (chồng bà Hải) lấy cớ bận việc ở công ty, cắt cơm tối ở nhà rồi mãi khuya mới về và lên phòng riêng ngủ, không đoái hoài gì đến vợ.Sự nhạt nhẽo này do đâu? Bà Hải hỏi dò những người thân tín trong công ty của chồng, nhưng tất cả đều nói rằng tổng giám đốc không hề có mối quan hệ đặc biệt nào. Vậy ai có thể là người thứ ba xen vào mối quan hệ giữa bà Hải và chồng? Nghĩ mãi, cuối cùng mọi nghi ngờ tập trung vào cô ôsin. Cái con bé này ngày mới ra Hà Nội thì đen đủi và khẳng khiu như một cành cây khô nhưng giờ thì đã ra dáng một cô gái thành phố, cũng xông xênh áo nọ quần kia, cũng kem dưỡng da, dầu chải tóc, sữa rửa mặt thơm phức. Thỉnh thoảng bà Hải bắt quả tang cô ôsin nhìn yêu chồng mình và ông Chương cũng cười nói với cô rất cởi mở. Tuần trước đi công tác TPHCM về, ông Chương còn mua cho cô ôsin một đôi dép rất đẹp. Ông chủ mua quà cho người giúp việc cũng không sao nhưng không mấy ai lại đi mua một món quà hàng hiệu đắt tiền như thế. Chắc là hai người có chuyện gì đó bí mật lắm. Có lẽ cái tổ con chuồn chuồn là đây. Nhà bà Hải 3 tầng. Tầng trệt có phòng bếp, phòng ăn, phòng tắm, gara ôtô và phòng của ôsin. Cô

ôsin phải ở tầng trệt để tiện việc chợ búa cơm nước, mở cửa đóng cửa và kiêm luôn người bảo vệ. Tầng 2 có phòng khách, phòng ngủ của vợ chồng bà Hải, phòng riêng của hai con. Tầng 3 là khu làm việc của ông Chương, với đầy đủ máy móc, tủ tài liệu và một phòng nghỉ của ông. Những hôm ông Chương kêu bận việc về khuya, trước khi lên tầng 3 hình như ông có ghé qua phòng ôsin, vì ôtô vào gara một lúc lâu sau bà Hải mới nghe thấy tiếng chân giầy của chồng lên cầu thang. Không hiểu hai người đã làm gì trong khoảng thời gian đó? Câu hỏi này lớn dần thành mối nghi ngờ làm ngứa ngáy tâm can bà Hải. Sau khi đã suy đi tính lại rất kỹ càng, bà chủ quyết định thực hiện một kế hoạch mật phục để bắt quả tang ông chủ. Kế hoạch mật phục của bà được vạch ra hết sức tỉ mỉ, chặt chẽ và hoàn chỉnh, đảm bảo không thể thoát được. Bà Hải không có ý định bắt quả tang “con mèo ăn vụng” rồi đánh chết hoặc đuổi đi mà chỉ cần cảnh cáo để răn đe thôi. Chuyện này nếu hở ra thì xấu chàng hổ ai và ảnh hưởng đến tâm lý của các con. Bà không muốn gia đình bị tan nát bởi chuyện một “con mèo ăn vụng”. Bà Hải đem kế hoạch mật phục nói kín với mẹ đẻ. Bà cụ gật đầu: “Chuyện này nếu không bắt tận tay day tận trán thì nó không nhận đâu. Nhưng con đừng làm ầm ĩ lên, chỉ vợ chồng biết với nhau thôi”. Hôm đó ông Chương lại gọi điện thoại về nhà báo rằng phải mời cơm khách hàng và sẽ về nhà muộn. Sau bữa cơm tối bà Hải nói với cô ôsin: “Bà ngoại hôm nay huyết áp hơi cao mà vợ chồng chú em lại đang đi nghỉ mát, để cụ ở

một mình chị không yên tâm. Em sang ngủ với bà ngoại một hôm và nếu bà cần gì thì giúp”. Bà Hải gọi taxi đưa cô ôsin về nhà mẹ đẻ và lập tức gọi điện thoại cho mẹ: “Taxi đang trên đường đến. Mẹ rứt dây điện thoại để bàn ra. Con này hay buôn điện thoại lắm. Nếu nó thông báo được cho phía bên kia là kế hoạch của mẹ con mình thất bại đấy”. Tối hôm đó sau khi tắm xong bà Hải vào phòng cô ôsin tắt đèn nằm đợi trong tâm lý vừa hồi hộp, vừa tò mò. Khoảng gần 11 giờ đêm ôtô của ông Chương về. Bà Hải nghe tiếng cánh cửa sắt rít ken két, tiếng ôtô lăn vào gara và tiếng ổ khoá gara ôtô lạch cạch. Một lúc sau cánh cửa phòng cô ôsin được kéo ra rất khẽ. Bóng một người đàn ông trùm kín khung cửa. Rồi người ấy cởi giầy, cởi bỏ quần áo ngoài rồi nằm lên giường, ôm chầm lấy bà Hải, hôn tới tấp từ môi xuống cổ, xuống ngực rồi xuống sâu hơn nữa. Và chuyện ấy đã xảy ra, rất sung mãn và hăng hái. “Đúng là với của lạ có khác. Với mình thì phì phọp cho xong chuyện còn với của lạ thì mạnh mẽ như giông bão”. Nghĩ thế bà Hải như sôi máu lên vì ghen tức nhưng bà cố kìm lại. “Có phải là của lạ đâu. Vẫn bát ấy, cơm ấy thôi. Đừng hí hửng. Tí nữa bật đèn lên sẽ biết mặt nhau, xem thử ông chui đi đâu cho thoát”. Khi chuyện ấy đã xong, bà Hải với tay lên phía đầu giường. Đèn trong phòng vụt sáng kèm theo câu nói hả hê của bà Hải: “Bắt quả tang nhé!”. Vừa quát xong câu ấy, bà Hải bỗng im bặt và kinh hoàng vì người đàn ông kia không phải là ông Chương mà là anh lái xe của chồng mình. “Trời ơi! Anh cút đi cho tôi nhờ!”. Bà Hải thì thầm và chạy ngay vào buồng tắm.

Maät phuïc baét quaû tang