bao hiem tai lieu bo sung

8
GV Trần Thị Ngọc Duy BẢO HIỂM THÂN TÀU 1) Số tiền bảo hiểm, giá trị bảo hiểm, bồi thường tổn thất Khi đi mua bảo hiểm cho tàu, chủ tàu sẽ tự khai báo một cách trung thực giá trị con tàu của mình trên Giấy yêu cầu bảo hiểm và gửi cho công ty bảo hiểm. Giá trị này là giá trị thực tế của tàu tại thời điểm tham gia bảo hiểm cho tàu. Trên cơ sở khai báo này, công ty bảo hiểm sẽ cấp một đơn bảo hiểm với số tiền bảo hiểm của con tàu (A) chính là giá trị mà chủ tàu đã khai báo trên Giấy yêu cầu bảo hiểm. Khi có tổn thất xảy ra đối với tàu, lúc này bảo hiểm sẽ thuê một công ty độc lập (để đảm bảo tính khách quan) định giá lại con tàu đó, xác định lại giá trị thực tế của tàu tại thời điểm tàu bị tổn thất là bao nhiêu (Vtt). Nếu như: A = Vtt: bồi thường theo A hay Vtt là như nhau. Nếu A < Vtt: bảo hiểm dưới giá trị, bồi thường theo tỷ lệ (A/Vtt). Nếu như A > Vtt: bồi thường theo Vtt.

Upload: quynhtrangpy

Post on 27-May-2015

213 views

Category:

Education


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bao hiem   tai lieu bo sung

GV Trần Thị Ngọc Duy

BẢO HIỂM THÂN TÀU

1) Số tiền bảo hiểm, giá trị bảo hiểm, bồi thường tổn thất

Khi đi mua bảo hiểm cho tàu, chủ tàu sẽ tự khai báo một cách trung thực giá trị con

tàu của mình trên Giấy yêu cầu bảo hiểm và gửi cho công ty bảo hiểm. Giá trị này

là giá trị thực tế của tàu tại thời điểm tham gia bảo hiểm cho tàu. Trên cơ sở khai

báo này, công ty bảo hiểm sẽ cấp một đơn bảo hiểm với số tiền bảo hiểm của con

tàu (A) chính là giá trị mà chủ tàu đã khai báo trên Giấy yêu cầu bảo hiểm. Khi có

tổn thất xảy ra đối với tàu, lúc này bảo hiểm sẽ thuê một công ty độc lập (để đảm

bảo tính khách quan) định giá lại con tàu đó, xác định lại giá trị thực tế của tàu tại

thời điểm tàu bị tổn thất là bao nhiêu (Vtt).

Nếu như: A = Vtt: bồi thường theo A hay Vtt là như nhau.

Nếu A < Vtt: bảo hiểm dưới giá trị, bồi thường theo tỷ lệ (A/Vtt).

Nếu như A > Vtt: bồi thường theo Vtt.

Như vậy, để xác định tàu có rơi vào trường hợp bảo hiểm dưới giá trị hay không

thì công ty bảo hiểm sẽ so sánh giữa số tiền bảo hiểm ban đầu trên hợp đồng bảo

hiểm (A) và giá trị thực tế của tàu tại thời điểm tàu bị tổn thất.

- Bồi thường cả chi phí ngăn ngừa và hạn chế tổn thất hợp lý mà người được

bảo hiểm đã chi ra

2) Phí bảo hiểm thân tàu được hoàn lại trong những trường hợp nào? (Bảo

hiểm thời hạn)

Thông thường phí bảo hiểm sẽ được hoàn lại trong 2 trường hợp sau:

- Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận giữa hai bên

- Tàu ngưng hoạt động để sửa chữa hoặc không sửa chữa (tàu neo đậu an toàn

ở nơi/cảng đươc người bảo hiểm chấp nhận) trong thời hạn của hơp đồng

bảo hiểm.

Page 2: Bao hiem   tai lieu bo sung

GV Trần Thị Ngọc Duy

Tỷ lệ hoàn phí tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên. (tham khảo hợp đồng

bảo hiểm kèm theo)

Ngoài ra, việc hoàn phí còn tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa hai bên trong hợp

đồng: ví dụ:

- Nếu hai bên thỏa thuận là: trong một năm bảo hiểm, tàu của tôi không bị tổn

thất nào hay tổn thất rất nhỏ (< a%) thì công ty bảo hiểm sẽ hoàn phí lại là b

% chẳng hạn)

3) Hướng dẫn cách tính hoàn phí cho bảo hiểm thân tàu theo ITC -1995

Theo nội dung của điều khoản ITC 1995 thì khi tàu ngưng hoạt động để sửa

chữa hay không sửa chữa thì tàu sẽ được hoàn lại phí với điều kiện là thời gian

ngưng hoạt động phải từ 30 ngày liên tục trở lên (consecutive days).

Khoảng thời giàn này được xem là một khoản thời gian hợp lệ để hoàn phí, gọi

là: a qualifying period.

Như vậy, nếu tàu ngưng hoạt động trong 25 ngày liên tục: không được coi là

một khoản thời gian hợp lệ để hoàn phí, nên không được hoàn phí.

Nếu tàu ngưng hoạt động trong 45 ngày liên tục: 1 qualifying period.

Nếu tàu ngưng hoạt động trong 62 ngày liên tục: 2 qualifying period.

Nếu tàu ngưng hoạt động trong 2 khoảng thơi gian riêng biệt: đầu tiên là 22

ngày liên tục; sau đó hoạt động lại rồi ngưng hoạt động trong 12 ngày liên tục:

không thỏa điều kiện đưa ra nên không được hoàn phí.

Theo quan điểm của các nhà bảo hiểm ở thị trường bảo hiểm Luân Đôn, khi

tàu ngưng hoạt động để sửa chữa hay không sửa chữa thì tàu vẫn có khả năng gặp

rủi ro, gây tổn thất cho tàu, làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của công ty bảo

hiểm (chứ không phải là chỉ khi tàu đang hoạt động bình thường (chở hàng trên

biển) thì tàu mới gặp rủi ro.

Do đó, khi xem xét việc hoàn phí lại cho tàu trong thời gian tàu ngưng hoạt

động, để đảm bảo cho quyền lợi (tài chính) của mình trong trường hợp có thể phải

Page 3: Bao hiem   tai lieu bo sung

GV Trần Thị Ngọc Duy

bồi thường cho tàu (khi tàu ngưng hoạt động), công ty bảo hiểm khi hoàn phí, sẽ

giữ lại một mức phí nhất định cho mình, phí giữ lại này gọi là “port risks

retention”. Theo thị trường bảo hiểm Luôn Đôn, tỷ lệ phí giữ lại này khi tàu ngưng

hoạt động để sửa chữa là 50% của tổng phí và 25% của tổng phí khi tàu không sửa

chữa.

Cách tính hoàn phí:

Giả sử: số tiền bảo hiểm (sum insured) là 4tr USD. Tỷ lệ phí bảo hiểm cho cả

năm là: 2,75%. Tỷ lệ hoàn phí khi tàu ngưng hoạt động mà công ty bảo hiểm đưa

ra là 85% phí năm.

Tỷ lệ phí bảo hiểm giữ lại khi tàu sửa chữa là 50% phí năm, không sửa chữa là 25

%.

Số phí hoàn lại:

a) Khi tàu ngưng hoạt động để sửa chữa trong vòng 62 ngày liên tục (2

qualifying periods)

(85% * 2,75%) = 2,3375 %

2,3375% - 50% * 2,3375% = 1,1688%

Suy ra tỷ lệ hoàn phí cho 1 tháng là: 1,1688% /12 = 0,0974%

Số phí hoàn lại: 0,0974 % * 2 * 4tr USD = 7.792 USD

b) Khi tàu ngưng hoạt động và không sửa chữa trong vòng 92 ngày liên tục

(3 qualifying periods)

85% * 2,75% = 2,3375%

2,3375% - 25% * 2,3375% = 1,7531%/12 = 0,1461% * 3 * 4tr USD

= 17.568 USD

c) Tàu ngưng hoạt động trong 30 ngày liên tục, trong đó, 20 ngày là sửa

chữa và 10 ngày không sửa chữa: tỷ lệ hoàn phí được tính theo ngày

- 20 ngày sửa chữa: (số liệu ở ví dụ trên): (0,0974%/30 ngày) * 20 ngày =

0,0649%

Page 4: Bao hiem   tai lieu bo sung

GV Trần Thị Ngọc Duy

- 10 ngày không sửa chữa: 0,1461 % / 30 ngày * 10 ngày = 0,0487%

- Suy ra số phí hoàn lại: (0,0649% + 0,0487%)* 4tr USD = 4.544 USD

Lưu ý: Khi tàu ngưng hoạt động để sửa chữa những hao mòn và cũ kỹ thông

thường của tàu hoặc sửa chữa theo các khuyến cáo của Cơ quan Đăng kiểm cuả tàu

thì không áp dụng mức giữ lại cho trường hợp tàu đang sửa chữa mà áp dụng mức

giữ lại khi tàu ngưng hoạt động và không sửa chữa khi tính toán việc hoàn phí.

BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT

1) Theo Quyết định 142 (1991) của BTC thì rủi ro A là rủi ro cơ bản, các rủi ro

còn lại là rủi ro đặc biệt được quyền chọn mua tùy người được bảo hiểm.

2) Khi tham gia hình thức bảo hiểm này, đối với tài sản là máy móc, thiết bị, nhà

văn phòng, nhà trưng bày, … thì người được bảo hiểm được quyền mua bảo

hiểm theo giá trị mới hoặc giá trị khấu hao (hay giá trị thực tế tại thời điểm

tham gia bảo hiểm).

Giả sử: trên cơ sở khai báo của khách hàng, hệ thống điều hòa nhiệt độ có giá

trị mới là 1,5 tỷ; giá trị khấu hao là 1,3 tỷ.

a) Mua theo giá trị mới: A = 1,5 tỷ

Bảo hiểm bồi thường sẽ căn cứ vào giá trị mới của tài sản tại thời điểm xảy ra tổn

thất.

Do rui ro được bảo hiểm gây ra làm cho hệ thống điều hòa nhiệt độ bị tổn thất toàn

bộ.

- Giá trị mới của hệ thống điều hòa nhiệt độ đó trên thị trường tại thời điểm

xảy ra tổn thất là 1, 6 tỷ: A < Vtt: bảo hiểm dưới giá trị: bồi thường

theo tỷ lệ A/Vtt (1,6 * 1,5/1,6 = 1,5 tỷ)

- Giá trị mới của hệ thống điều hòa nhiệt độ đó trên thị trường tại thời điểm

xảy ra tổn thất là 1, 4 tỷ A > Vtt: bồi thường theo Vtt (1,4 tỷ)

b) Mua theo giá trị khấu hao: A = 1,3 tỷ

Page 5: Bao hiem   tai lieu bo sung

GV Trần Thị Ngọc Duy

Bảo hiểm bồi thường sẽ căn cứ vào giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm xảy ra

tổn thất.

- Giá trị của hệ thống điều hòa nhiệt độ đó trên thị trường tại thời điểm xảy ra

tổn thất là 1, 4 tỷ: A < Vtt: bảo hiểm dưới giá trị, bồi thường theo tỷ lệ:

A /Vtt (1,4 tỷ * 1,3/1,4 = 1,4 tỷ)

- Giá trị của hệ thống điều hòa nhiệt độ đó trên thị trường tại thời điểm xảy ra

tổn thất là 1, 2 tỷ: A >Vtt: bồi thường theo Vtt (1,2 tỷ)

Lưu ý: - Tương tự như bảo hiểm thân tàu, khi tài sản bị tổn thất, bảo hiểm sẽ thuê

một công ty độc lập (để đảm bảo tính khách quan) định giá lại tài sản, xác định lại

giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm bị tổn thất là bao nhiêu (Vtt).

- Phí bảo hiểm của mua theo giá trị mới sẽ cao hơn nhiều so với mua theo giá

trị khấu hao.