báo cáo tóm tắt tổng kết công tác thanh tra năm 2014

28
THANH TRA CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày ……….. tháng 01 năm 2015 BÁO CÁO Tổng kết công tác năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015 của ngành Thanh tra Năm 2014 là năm kinh tế thế giới tuy đã có sự phục hồi nhưng còn chậm. Trong nước nền kinh tế chịu nhiều áp lực từ bất ổn kinh tế, chính trị của thế giới cùng với những khó khăn từ những năm trước chưa được giải quyết triệt để đặt ra những thách thức đối với công tác của ngành Thanh tra. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra đã đoàn kết, thống nhất, quyết tâm cao và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Phần thứ nhất KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG TÁC NĂM 2014 Thực hiện kế hoạch công tác thanh tra năm 2014 đã được Thủ tướng Chính phủ và Thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt, Thanh tra Chính phủ và thanh tra các bộ ngành, địa phương đã đạt được kết quả như sau: I. CÔNG TÁC THANH TRA Năm 2014, toàn ngành đã triển khai 7.072 cuộc thanh tra hành chính và 233.811 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; phát hiện nhiều vi phạm về kinh tế, đã kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 51.583 tỷ đồng 1 , 1.682,6 ha đất; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý 13.777 tỷ đồng, 1.355,9 ha đất; xử phạt vi phạm hành 1 Trong đó có 8.059 tỷ đồng kiến nghị thu hồi qua thanh tra hành chính và 43.524 tỷ đồng qua thanh tra chuyên ngành.

Upload: vannhi

Post on 05-Feb-2017

217 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Báo cáo tóm tắt tổng kết công tác thanh tra năm 2014

THANH TRA CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày ……….. tháng 01 năm 2015

BÁO CÁOTổng kết công tác năm 2014 và phương hướng

nhiệm vụ năm 2015 của ngành Thanh tra

Năm 2014 là năm kinh tế thế giới tuy đã có sự phục hồi nhưng còn chậm. Trong nước nền kinh tế chịu nhiều áp lực từ bất ổn kinh tế, chính trị của thế giới cùng với những khó khăn từ những năm trước chưa được giải quyết triệt để đặt ra những thách thức đối với công tác của ngành Thanh tra. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra đã đoàn kết, thống nhất, quyết tâm cao và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Phần thứ nhấtKẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG TÁC NĂM 2014

Thực hiện kế hoạch công tác thanh tra năm 2014 đã được Thủ tướng Chính phủ và Thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt, Thanh tra Chính phủ và thanh tra các bộ ngành, địa phương đã đạt được kết quả như sau:

I. CÔNG TÁC THANH TRA

Năm 2014, toàn ngành đã triển khai 7.072 cuộc thanh tra hành chính và 233.811 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; phát hiện nhiều vi phạm về kinh tế, đã kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 51.583 tỷ đồng1, 1.682,6 ha đất; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý 13.777 tỷ đồng, 1.355,9 ha đất; xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 3.280,5 tỷ đồng; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 2.073 tập thể, 15.449 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 55 vụ việc. Cụ thể:

1. Về thanh tra hành chínha) Thanh tra Chính phủ tiến hành 55 cuộc thanh tra, tập trung vào công tác

quản lý nhà nước của các Bộ, ngành; công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng của địa phương; việc chấp hành các quy định pháp luật về quản lý và sử dụng vốn, tài sản của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và thanh tra trách nhiệm trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng2. Đến nay đã kết thúc 44 cuộc; ban hành 27 kết luận thanh tra. Qua thanh tra đã phát hiện vi phạm số tiền 13.664 tỷ đồng, 638 ha đất; kiến nghị thu hồi 1 Trong đó có 8.059 tỷ đồng kiến nghị thu hồi qua thanh tra hành chính và 43.524 tỷ đồng qua thanh tra chuyên ngành.2 Trong đó: Có 16 cuộc thanh tra công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai, quản lý khai thác khoáng sản và đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 12 cuộc thanh tra các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước trong việc chấp hành các quy định pháp luật về quản lý và sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước; 11 cuộc thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết KNTC và PCTN; 16 cuộc thanh tra công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực khác.

Page 2: Báo cáo tóm tắt tổng kết công tác thanh tra năm 2014

1.216 tỷ đồng, 06 ha đất3; kiến nghị xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và xử lý khác 12.448 tỷ đồng, 632 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 28 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 07 vụ việc.

b) Thanh tra các bộ, ngành, địa phương triển khai 7.017 cuộc thanh tra, kết thúc và ban hành kết luận 5.340 cuộc; phát hiện vi phạm số tiền là 8.172 tỷ đồng, 2.400,5 ha đất; kiến nghị thu hồi về cho Nhà nước 6.843 tỷ đồng, 1.676,6 ha đất; kiến nghị loại khỏi giá trị quyết toán và kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý 1.329 tỷ đồng, 723,9 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 2.073 tập thể, 15.421 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 48 vụ việc.

2. Về thanh tra, kiểm tra chuyên ngànhThanh tra các bộ, ngành Trung ương và sở, ngành cấp tỉnh đã tiến hành

233.811 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành (tăng 18,3% so với năm 2013) đối với 618.881 tổ chức, đơn vị, cá nhân trên các lĩnh vực. Một số bộ, ngành đã tiến hành thanh tra chuyên đề diện rộng trên lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước4. Qua thanh tra đã phát hiện 321.615 tổ chức, cá nhân có vi phạm; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 43.524 tỷ đồng; ban hành 244.385 quyết định xử phạt vi phạm hành chính 3.280,5 tỷ đồng. Một số Bộ ngành, địa phương triển khai thanh tra chuyên ngành có hiệu quả như: Bộ Tài Chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nghệ An, Bình Thuận, Đồng Nai…

3. Công tác đôn đốc, xử lý về thanh traThanh tra Chính phủ đã tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn công tác đôn đốc,

kiểm tra xử lý về thanh tra theo Thông tư số 01/2013/TT-TTCP ngày 12/3/2013 Quy định về hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.

Trong năm 2014, qua công tác thanh tra đã kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 51.583 tỷ đồng, trong đó có 8.059 tỷ đồng kiến nghị thu hồi qua thanh tra hành chính (đã thu hồi được 639 tỷ đồng)5 và 43.524 tỷ đồng qua hoạt động thanh tra chuyên ngành (đã thu hồi 12.553 tỷ đồng).

Toàn ngành đã tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 4.357 kết luận và quyết định xử lý sau thanh tra6, thu hồi và xử lý khác 1.160/1.670 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 69,5%), 1.479/1.504,8 ha đất (đạt tỷ lệ 98,3%).

- Thanh tra Chính phủ đã thành lập các đoàn kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; đã kiểm tra, đôn

3 Chủ yếu tập trung ở các cuộc thanh tra: Việc quản lý sử dụng vốn, tài sản của Tập đoàn Cao su Việt Nam (8.366,7 tỷ đồng); công tác quy hoạch quản lý sử dụng đất đai tại Bình Dương (1.502,8 tỷ đồng); việc chấp hành các quy định về phòng, chống tham nhũng tại thành phố Hà Nội (1.562,7 tỷ đồng); việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc nhà nước (508,4); việc chấp hành pháp luật về ĐTXD cơ bản và quản lý, sử dụng đất đai đối với một số dự án đầu tư tại Hà Tĩnh (493,4 tỷ đồng) ….4 Như: Bộ Tài nguyên và Môi trường thanh tra chuyên đề diện rộng việc chấp hành pháp luật đất đai, bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại các khu công nghiệp trên phạm vi cả nước; Bộ Lao động, thương binh và Xã hội thanh tra chuyên đề diện rộng về an toàn vệ sinh lao động; thực hiện chính sách ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thanh tra chuyên đề về các dự án đầu tư do Bộ quản lý …5 Do các kết luận thanh tra chưa đến hạn hoặc hết hạn thực hiện kiến nghị và chỉ đạo thực hiện kết luận. 6 Chủ yếu từ kết luận thanh tra năm 2013 và thời gian trước.

2

Page 3: Báo cáo tóm tắt tổng kết công tác thanh tra năm 2014

đốc 16 kết luận, thu hồi và xử lý khác 649/1.009 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 64,3 %); xử lý, thu hồi 623/623 ha đất (đạt 100%).

- Thanh tra các bộ, ngành, địa phương đã tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 4.341 kết luận và quyết định xử lý sau thanh tra, thu hồi 511/661 tỷ đồng (đạt 77,3%) và 856/881,8 ha đất (đạt 97%); thanh tra một số địa phương thực hiện tốt công tác này như: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hà Nam, Bình Định, An Giang, Khánh Hòa, Hải Phòng...

II. CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

1. Công tác tiếp dânCác cơ quan nhà nước đã tiếp 392.655 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo

(tăng 3,2% so với năm 2013), với 4.876 đoàn đông người (tăng 8,8% so với năm 2013), trong đó:

- Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp 40.892 lượt người, 654 lượt đoàn đông người đến trình bày 8.463 vụ việc; so với năm 2013, tăng 68,5% số lượt người, giảm 2,5% đoàn đông người, tăng 46,6% số vụ việc.

- Các bộ, ngành Trung ương tiếp 27.642 lượt người, 231 lượt đoàn đông người; so với năm 2013 giảm 38% lượt người, tăng 21,6% lượt đoàn đông người; tập trung vào một số bộ, ngành như: Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường …

- Các địa phương đã tiếp 324.121 lượt người, 3.991 lượt đoàn đông người; so với năm 2013, tăng 4% số lượt người và 10,2% số đoàn đông người. Các tỉnh có số lượt người khiếu nại, tố cáo nhiều: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Nam, Đồng Tháp, Đà Nẵng…

Tổng Thanh tra Chính phủ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã tiếp 423 lượt người đến trình bày 16 vụ việc, trong đó có 05 đoàn đông người7. Theo báo cáo, có lãnh đạo 12 bộ, ngành8 và 61 tỉnh, thành phố đã trực tiếp tiếp công dân theo đúng quy định với 87.084 lượt người, 1.363 lượt đoàn đông người9.

2. Tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáoCác cơ quan hành chính nhà nước tiếp nhận 234.972 đơn thư, trong đó có

93.704 đơn thư khiếu nại, tố cáo.- Thanh tra Chính phủ đã xử lý 18.939 trong tổng số 19.319 đơn thư tiếp

nhận (tăng 14,3% so với năm 2013), trong đó có 4.752 (chiếm 25,1%) đơn đủ điều kiện xử lý (3.769 đơn khiếu nại, 317 đơn tố cáo); còn lại là đơn trùng lặp, đơn nặc danh, đơn không rõ nội dung và địa chỉ người tố cáo. Sau khi xử lý, Thanh tra Chính phủ đã có 983 văn bản chuyển đơn, 3.603 văn bản hướng dẫn 7 Ngoài ra Tổng Thanh tra Chính phủ còn trực tiếp tiếp công dân tại các tỉnh Quảng Ninh, Lào Cai …8 Bộ Nông nghiệp & PTNT, Xây dựng, Nội vụ, Tài nguyên & Môi trường, Tài chính, Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước, Giáo dục & Đào tạo, Lao động thương binh & Xã hội, Văn hóa thể thao & Du lịch, Giao thông Vận tải,, Bảo hiểm xã hội. Một số bộ, ngành, thủ trưởng không tiếp công dân có nguyên nhân do số lượng công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh rất ít. 9 Có 02 địa phương là Hòa Bình và Thừa Thiên – Huế không có số liệu báo cáo việc lãnh đạo tiếp công dân

3

Page 4: Báo cáo tóm tắt tổng kết công tác thanh tra năm 2014

công dân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. - Các bộ, ngành tiếp nhận 24.967 đơn thư, trong đó có 13.981 đơn thư khiếu

nại, tố cáo với 10.655 vụ việc thuộc thẩm quyền (6.911 khiếu nại, 3.744 tố cáo). Các bộ, ngành có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo: Bộ Công an, Bộ Tài chính…

- Các địa phương tiếp nhận 199.686 đơn thư, trong đó có 75.637 đơn thư khiếu nại, tố cáo với 31.908 vụ việc thuộc thẩm quyền (27.734 khiếu nại, 4.174 tố cáo). Các tỉnh, thành phố có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo: Long An, Sóc Trăng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Ninh Thuận ...

3. Về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáoa) Các cơ quan hành chính nhà nước đã giải quyết 36.750/42.783 vụ việc

khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, trách nhiệm được giao, đạt tỷ lệ trên 85,9%: - Thanh tra Chính phủ kết luận và báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải

quyết 100 vụ việc Thủ tướng Chính phủ giao.- Các bộ, ngành đã giải quyết 9.969/10.655 vụ việc thuộc thẩm quyền, đạt tỷ

lệ 93,6%. Trong đó: 6.494/6.911 vụ việc khiếu nại, đạt tỷ lệ 94%; 3.475/3.744 vụ việc tố cáo, đạt tỷ lệ 92,8%. Các đơn vị có tỷ lệ giải quyết đạt cao là: Bộ Công an, Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước…

- Các địa phương đã giải quyết 26.681/31.908 vụ việc thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 83,6%. Trong đó: 23.014/27.734 vụ việc khiếu nại, đạt tỷ lệ 83%; 3.667/4.174 vụ việc tố cáo, đạt tỷ lệ 87,8%. Các đơn vị có tỷ lệ giải quyết đạt cao là: Long An, Đồng Tháp, Hà Nội, Trà Vinh, Bình Định …

Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước trên 41 tỷ đồng, 182,7 ha đất; trả lại cho tập thể, công dân 198,8 tỷ đồng, 85,3 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 552 người (đã xử lý 379 người), chuyển cơ quan điều tra xem xét trách nhiệm hình sự 39 vụ việc với 36 người (đã khởi tố 05 vụ, 12 người).

Phân tích từ kết quả giải quyết 28.911 vụ việc khiếu nại cho thấy: có 4.315 (14,9%) vụ việc khiếu nại đúng; 19.268 (66,6%) vụ việc khiếu nại sai; 5.328 (18,5%) vụ việc khiếu nại đúng một phần.

Phân tích kết quả giải quyết 9.477 vụ việc tố cáo cho thấy: có 3.288 (34,7%) vụ việc tố cáo đúng; 3.021 (31,9%) vụ việc tố cáo sai; 3.169 (33,4%) vụ việc tố cáo có đúng một phần.

b) Về giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp kéo dài: Các cơ quan hành chính nhà nước đã giải quyết 501/528 vụ việc theo Kế

hoạch 1130/KH-TTCP, đạt tỷ lệ 94,8%10; kiểm tra, rà soát 532 vụ việc11 theo Kế hoạch 2100/KH-TTCP, trong đó có: 241 vụ việc đủ điều kiện chấm dứt thụ lý

10 Còn 27 vụ việc đang được tập trung giải quyết, trong đó: 10 vụ việc Thủ tướng Chính phủ đang xem xét, cho ý kiến; 05 vụ việc Thanh tra Chính phủ đang giải quyết; 12 vụ việc bộ, địa phương đang giải quyết.11 07 địa phương báo cáo không có vụ việc theo tiêu chí của Kế hoạch 2100/KH-TTCP là: Lào Cai, Lai Châu, Thái Nguyên, Hà Giang, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Nam.

4

Page 5: Báo cáo tóm tắt tổng kết công tác thanh tra năm 2014

(45,3%)12; các vụ việc còn lại đang được xem xét, giải quyết theo thẩm quyền13.4. Kết quả thực hiện một số nhiệm vụ có liên quana) Thanh tra Chính phủ:Giúp Chính phủ xây dựng Báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và

Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2014 trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, khóa XIII; tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Luật tiếp công dân và Nghị định 64/2014/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật tiếp công dân14; ký kết chương trình phối hợp, quy chế phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan có liên quan để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo15; tiếp tục triển khai xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo; cung cấp miễn phí các phần mềm tiếp công dân, xử lý đơn thư cho bộ, ngành, địa phương có yêu cầu; chủ động, tích cực tham mưu giúp Thủ tướng Chính phủ trả lời nhiều nội dung chất vấn của đại biểu Quốc hội và kiến nghị của cử tri liên quan đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo16.

b) Các bộ, ngành, địa phương:Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao

kiến thức pháp luật về khiếu nại, tố cáo (nhất là cấp cơ sở), đã mở 25.995 lớp tập huấn, hội nghị phổ biến cho 1.219.947 lượt người; thành lập Ban Tiếp công dân, bố trí trụ sở và cán bộ tiếp công dân theo khả năng hiện có và cơ bản đáp ứng được yêu cầu; giải quyết chế độ, đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo.

III. CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

1. Về tuyên truyền, phổ biến pháp luật phòng, chống tham nhũngCác ngành, các cấp tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến,

giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, trong đó đã tổ chức 43.910 lớp tuyên truyền, quán triệt pháp luật về PCTN cho 1.821.196 lượt người, phát hành 213.947 cuốn sách, tài liệu về PCTN; gắn với quán triệt việc thi hành Hiến pháp năm 2013, việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

2. Về thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng

12 47 vụ việc đã ban hành thông báo chấm dứt thụ lý (trong đó có 14 vụ vẫn tiếp khiếu), 187 vụ việc đang chờ ra thông báo và 07 vụ việc công dân khởi kiện ra tòa.13 Một số địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch 2100/KH-TTCP là Lạng Sơn, Phú Thọ, Hà Nội, Tuyên Quang, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Đồng Tháp, Cần Thơ…14 Sau đó Thanh tra Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hướng dẫn triển khai thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị, Luật tiếp công dân và Nghị định 64/2014/NĐ-CP của Chính phủ.15 Quy chế phối hợp với Bộ Công an; Chương trình phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Tư pháp, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Văn phòng Chính phủ; làm việc với TAND Tối cao..16 Kỳ họp thứ 7, 8 Quốc hội khóa XIII có 63 kiến nghị; 08 nội dung chất vấn liên quan đến công tác của ngành.

5

Page 6: Báo cáo tóm tắt tổng kết công tác thanh tra năm 2014

Ngành Thanh tra tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc các ngành, các cấp thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng.

- Việc công khai, minh bạch ngày càng cụ thể, được thực hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau17. Đáng chú ý là môi trường kinh doanh18 đã có bước tiến đáng kể so với các năm trước đây nhất là trong việc tiếp cận đất đai và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Qua kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công khai, minh bạch tại 6.016 cơ quan, tổ chức, đơn vị, đã phát hiện 105 đơn vị có vi phạm.

- Đã ban hành mới 3.090 văn bản, huỷ bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung 1.359 văn bản về chế độ, định mức, tiêu chuẩn; tiến hành 9.284 cuộc kiểm tra việc thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn, phát hiện 183 vụ việc với 91 người có vi phạm, đã xử lý kỷ luật 55 người, xử lý hình sự 01 người19, kiến nghị thu hồi và bồi thường 181 tỷ đồng (đã thu hồi 162 tỷ đồng, đạt 89,5%).

- Tổng hợp kết quả minh bạch tài sản, thu nhập năm 2013, có 944.425/952.178 người kê khai tài sản, thu nhập (đạt 99,2%, tăng 0,7% so với năm 2012). Đã công khai 914.245 bản kê khai (đạt tỷ lệ 96,8% so với số bản đã kê khai, tăng 37,4% so với năm 2012). Xác minh tài sản, thu nhập 05 người, xử lý kỷ luật 01 người bằng hình thức cảnh cáo do kê khai không trung thực 20 và 06 người do vi phạm thời hạn (chậm tổ chức việc kê khai và chậm kê khai)21.

- Kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức tại 4.431 cơ quan, tổ chức, đơn vị, đã kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các sai phạm, trong đó số cán bộ, công chức vi phạm bị xử lý là 293 người.

- Xử lý 40 người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng, trong đó 33 người bị xử lý kỷ luật hành chính bằng các hình thức như: Cảnh cáo, khiển trách, 07 người đang xem xét hình thức xử lý kỷ luật22.

- Chuyển đổi vị trí công tác 18.717 cán bộ, công chức, viên chức.3. Phát hiện và xử lý hành vi tham nhũngQua công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo đã phát

hiện 93 vụ, 108 người có hành vi liên quan đến tham nhũng, cụ thể:

17 Theo kết quả khảo sát chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công năm 2013 - PAPI 2013: Điểm số ‘Công khai, minh bạch’ tăng 3,4% so với năm 2012, điểm số “Trách nhiệm giải trình với người dân” tăng 1,19% so với năm 2012.18 Ngày 2/8/2014, cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ công bố Báo cáo chỉ số môi trường kinh doanh thuận lợi, theo đó Việt Nam xếp hạng 99/189 nước về môi trường kinh doanh thuận lợi; theo Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam, chỉ số môi trường kinh doanh Quý II-2014 tăng từ 59 điểm lên 66 điểm, trở lại thời kỳ thịnh vượng.19 01 người bị xử lý hình sự tại tỉnh Lâm Đồng.20 Về xử lý kỷ luật do kê khai tài sản, thu nhập không trung thực: Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy Hậu Giang đã kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo với Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch kiêm giám đốc Công ty XSKT Hậu Giang trong lãnh đạo điều hành hoạt động của cơ quan; không kê khai tài sản thu nhập năm 2010 và kê khai tài sản không trung thực năm 2008, 2009, 2011 và 2012.21 Về xử lý kỷ luật do vi phạm thời hạn trong MBTSTN: Phó Giám đốc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng (do chậm kê khai); 04 người tại Tổng công ty Vận tải thủy - Bộ giao thông vận tải (do chậm kê khai và chậm tổ chức việc kê khai tài sản, thu nhập); Chủ tịch Hội Y học cổ truyền tỉnh Hà Tĩnh bị phê bình vì chậm tổ chức việc kê khai TSTN.22 Lạng Sơn: 03 người; Điện Biên: 01 người; Yên Bái: 01 người; Phú Yên: 02 người; Quảng Ngãi 02 người; Quảng Trị 03 người; Bình Định: 02 người; Bình Thuận 07 người; Cần Thơ: 02 người; Đồng Nai: 01 người; Hậu Giang 06 người; Tiền Giang 02 người; Bộ Tư Pháp 04 người; Ngân hàng Nhà nước VN 04 người.

6

Page 7: Báo cáo tóm tắt tổng kết công tác thanh tra năm 2014

- Qua công tác thanh tra, kiểm tra cơ quan thanh tra đã phát hiện 63 vụ, 77 người có hành vi liên quan đến tham nhũng với số tiền 15,5 tỷ đồng23; kiến nghị thu hồi 13,8 tỷ đồng, chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xử lý 27 vụ, 25 đối tượng.

- Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo, các cơ quan nhà nước phát hiện 30 vụ, 31 người có hành vi liên quan đến tham nhũng24.

Qua công tác tự kiểm tra nội bộ, các cơ quan nhà nước đã phát hiện 41 vụ, 72 người có hành vi liên quan đến tham nhũng25.

4. Kết quả thực hiện một số nhiệm vụ có liên quan Thanh tra Chính phủ thành lập 09 tổ kiểm tra việc thực hiện quy định

minh bạch tài sản, thu nhập năm 2013 tại 56 cơ quan, đơn vị26; báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả minh bạch tài sản, thu nhập năm 2013; tổng kết đánh giá việc triển khai thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng theo quy định của Luật PCTN từ năm 2013 đến nay; triển khai các hoạt động trong Chương trình sáng kiến PCTN (VACI) 2013, 2014; tổ chức thành công Đối thoại về PCTN lần thứ 13 với chủ đề: “Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng”. Thực hiện tốt các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng27.

IV. CÔNG TÁC XÂY DỰNG NGÀNH THANH TRA

1. Công tác xây dựng thể chế, ban hành văn bảnNăm 2014, Thanh tra Chính phủ trình Chính phủ ban hành 03 nghị định

về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu; quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiếp công dân; sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 16 Nghị định số 97 ngày 21/10/2011 quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra; ban hành 08 Thông tư28 và 04 quy định, quy chế nội bộ29; phối hợp với các cơ quan liên quan ban hành 02 thông tư liên tịch, 03 quy chế phối hợp, chương trình hành

23 Trong đó: Các địa phương phát hiện 46 vụ, 74 người (Bình Định, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Kon Tum, Nghệ An, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Bạc Liêu, Bình Phước, Bình Thuận); bộ, ngành phát hiện 17 vụ, 3 người (Ngân hàng Nhà nước, Bộ Ngoại giao).24 Trong đó: Khánh Hòa 01 vụ, Phú Yên 01 vụ, Quảng Ngãi 02 vụ, Lai Châu 01 vụ, Bình Phước 01 vụ, Đồng Nai 02 vụ, Lạng Sơn 03 vụ, Vĩnh Phúc 01 vụ, Bắc Giang 01 vụ, Đắk Lắk 01 vụ…25 Trong đó: Bộ Thông tin và Truyền thông 01 vụ, Phú Yên 01 vụ, Long An 03 vụ, Đồng Nai 01 vụ, Lạng Sơn 02 vụ, Nghệ An 01 vụ, Lâm Đồng 01 vụ, TP. Hồ Chí Minh 01 vụ …26 Trong 56 cơ quan, đơn vị đã kiểm tra gồm có: 17 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; 31 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 08 Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty 91. 27 Với: Đại sứ Anh tại Việt Nam; đại diện Tổ chức Hợp tác và phát triển Kinh tế (OECD); Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Campuchia, Lào, Indonesia, Singapore, Brunây. Cử đầu mối liên lạc của Việt Nam cho Mạng lưới các cơ quan phòng, chống tham nhũng và thực thi pháp luật APEC (ACT-NET). Triển khai đánh giá Công Gô và Trung Quốc về thực hiện Công ước LHQ về chống tham nhũng…28 Các thông tư về: XD, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra; quy định chi tiết, hướng dẫn: một số điều của Nghị định số 90 năm 2013; về nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác PCTN; tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra; tiếp công dân; xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh; thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra; tiêu chuẩn chức danh Phó Chánh Thanh tra bộ, tỉnh, TP; danh mục vị trí công tác thanh tra phải định kỳ chuyển đổi; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, TP, Thanh tra huyện, quận, thị xã; khiếu nại, giải quyết khiếu nại về bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, thi hành án dân sự.29 Các quy định, quy chế của cơ quan về: Chi tiêu nội bộ và quản lý, sử dụng tài sản công; quản lý, khai thác và quản lý hồ sơ, tài liệu lưu trữ; xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức; quy định về trình tự, thủ tục nghỉ hưu; nâng lương trước thời hạn; tang lễ; hoạt động của BCĐ thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động; xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị.

7

Page 8: Báo cáo tóm tắt tổng kết công tác thanh tra năm 2014

động với các cơ quan có liên quan30 và ký kết 02 bản ghi nhớ hợp tác với cơ quan chống tham nhũng nước ngoài31.

Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Tổng Thanh tra Chính phủ, các Phó Tổng Thanh tra Chính phủ tại các cuộc họp, làm việc với Thanh tra bộ, ngành, địa phương để giải quyết nhiều vấn đề theo chương trình công tác và đột xuất.

2. Công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo, bồi dưỡngThanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra triển khai thực hiện khá đồng bộ

các mặt công tác tổ chức, cán bộ; trong đó, đã tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung một số quy chế về công tác tổ chức cán bộ và quản lý nội bộ cơ quan Thanh tra Chính phủ; tiếp tục đổi mới công tác nhận xét, đánh giá công chức, viên chức và thi đua khen thưởng32. Thanh tra các cấp, các ngành cũng đã quan tâm củng cố, kiện toàn tổ chức, thực hiện công tác quy hoạch, bổ nhiệm, tuyển dụng, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức33; cấp 2.127 thẻ Thanh tra cho 16 bộ, cơ quan ngang bộ, 53 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thanh tra Chính phủ. Các cơ quan thanh tra đã tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của đoàn thanh tra và rèn luyện tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, ý thức, tác phong, kỹ năng trong công tác.

Thanh tra Chính phủ quan tâm đến chính sách cán bộ, phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức thi nâng ngạch thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp năm 2013 cho 915 cán bộ, công chức thanh tra34; xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm 2014 cho Thanh tra Chính phủ và toàn ngành Thanh tra; mở 31 lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ trong nước cho 2.789 học viên; tổ chức có 71 lượt cán bộ, công chức trong toàn ngành đi học tập, bồi dưỡng ở nước ngoài; cập nhật, bổ sung, chỉnh lý giáo trình giảng dạy nghiệp vụ thanh tra ...

3. Một số công tác khác- Công tác nghiên cứu khoa học được quan tâm35. Nội dung nghiên cứu tập

trung vào những vấn đề về lý luận và thực tiễn hoạt động của ngành và những vấn đề mới được quy định trong các văn bản pháp luật đang đặt ra; trong đó hướng đi mới là phối hợp với thanh tra các tỉnh trong nghiên cứu khoa học nhằm tháo gỡ

30 Các Chương trình, quy chế phối hợp với Trung ương MTTQVN; Bộ Công an, Đài truyền hình Việt Nam về: Giám sát và nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở; Bảo đảm an ninh, trật tự; thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; Thông tin, tuyền truyền công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.31 Các Bản ghi nhớ hợp tác với cơ quan chống tham nhũng Quốc vương Sultan và Yang Di-Pertuan Brunei Daussalam; Cục chống tham nhũng trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga về hợp tác trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng.32 Tặng Cờ Thi đua của TTCP cho 17 tập thể, Bằng khen cho 157 tập thể và 365 cá nhân trong toàn Ngành. 33 Thực hiện Luật Tiếp công dân, Thanh tra Chính phủ thành lập Ban Tiếp công dân Trung ương; hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thành lập Ban Tiếp công dân; Bổ sung quy hoạch cán bộ giai đoạn 2011-2016, giai đoạn 2016-2021; cơ cấu, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, điều động, bổ nhiệm 06 trường hợp; bổ nhiệm lại 08 trường hợp; tiếp nhận đối với 13 trường hợp đạt kết quả kiểm tra, sát hạch; chuyển công tác 01 trường hợp cấp vụ; nâng lương cho 167 trường hợp; quyết định cho hưởng phụ cấp thâm niên đối với 300 trường hợp; chuyển ngạch thanh tra viên và thanh tra viên chính 20 trường hợp; chăm sóc y tế ban đầu và cấp thuốc cho 267 lượt người; có ý kiến về việc bổ nhiệm 03 Chánh thanh tra bộ, 07 Chánh thanh tra tỉnh..34 Trong đó có 805 thanh tra viên lên thanh tra viên chính và 110 thanh tra viên chính lên thanh tra viên cao cấp.35 Thanh tra Chính phủ chủ trì nghiên cứu 02 đề tài trọng điểm cấp bộ, 04 đề tài cấp bộ, 04 đề tài cấp cơ sở và 09 chuyên đề độc lập; Đã nghiệm thu 02 đề tài cấp Bộ, 09 chuyên đề khoa học độc lập. chủ trì, phối hợp với thanh tra tỉnh nghiên cứu 02 đề tài cấp tỉnh, thành phố (Thanh tra tỉnh Kon Tum và Thanh tra thành phố Hà Nội).

8

Page 9: Báo cáo tóm tắt tổng kết công tác thanh tra năm 2014

khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn của từng địa phương. - Công tác thông tin, tuyên truyền về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải

quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng dần đi vào nề nếp. Định kỳ hàng quý Thanh tra Chính phủ tổ chức họp báo công khai kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, cung cấp kịp thời các thông tin về hoạt động của ngành Thanh tra36.

- Công tác tham mưu tổng hợp, xây dựng báo cáo có nhiều tiến bộ, cơ bản đáp ứng yêu cầu chỉ đạo điều hành hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng37; việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo có chuyển biến tích cực; đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ngày càng được quan tâm, triển khai đồng bộ.

- Công tác cải cách thủ tục hành chính được chú trọng, trong đó đã triển khai thực hiện tốt Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 08/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính; rà soát các thủ tục hành chính được ban hành mới, thay thế, sửa đổi thuộc phạm vi quản lý của Thanh tra Chính phủ, công bố công khai các thủ tục này trên cơ sở dữ liệu quốc gia; thực hiện 34 hoạt động cải cách hành chính theo kế hoạch38.

- Công tác hợp tác quốc tế được thúc đẩy, tổ chức tốt các hoạt động hợp tác song phương39 và hợp tác đa phương40; quản lý và thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án hợp tác với nước ngoài; tích cực tuyên truyền và sử dụng các kết quả đầu ra của hoạt động hợp tác quốc tế.

- Các hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Thanh tra (23/11/1945-23/11/2015) và các ngày lễ lớn trong năm 2015 được triển khai theo đúng kế hoạch41.

V. NHẬN XÉT CHUNG

Trong năm 2014, Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra đã bám sát Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch công tác để triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương. Trong đó:

Công tác thanh tra năm 2014 đã bám sát Định hướng, kế hoạch và đạt được nhiều kết quả; đã sớm xây dựng và triển khai kế hoạch công tác thanh tra theo đúng theo nội dung, yêu cầu và định hướng. Công tác kiểm tra việc thực

36 Nhất là các thông tin được dư luận quan tâm như: việc giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, bức xúc, kéo dài; kết quả thanh tra tại một số tập đoàn, tổng công ty, thanh tra công tác quản lý nhà nước của một số Bộ, ngành Trung ương.37 Nhất là phục vụ cho các phiên họp của Quốc hội, Chính phủ, các Hội nghị toàn ngành ... 38 Trong đó 28 văn bản, hoạt động của các vụ, cục, đơn vị chủ trì và 6 hoạt động của Tổ cải cách hành chính39 Đã tổ chức thành công 07 đoàn, 48 lượt cán bộ Thanh tra Chính phủ đi thăm và trao đổi kinh nghiệm về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáovà phòng, chống tham nhũng với các cơ quan đối tác; tổ chức đón tiếp và làm việc với 07 đoàn, 48 người của các cơ quan đối tác sang thăm và làm việc ; củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác với các đối tác truyền thống và thết lập quan hệ hợp tác mới …40 Tiếp tục thực thi hiệu quả Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng; tổ chức Đối thoại về Phòng, chống tham nhũng lần thứ 13 và hội thảo bên lề Đối thoại41 Kế hoạch số 90/KH-TTCP ngày 16/01/2014 Thanh tra Chính phủ

9

Page 10: Báo cáo tóm tắt tổng kết công tác thanh tra năm 2014

hiện kế hoạch công tác thanh tra được quan tâm hơn42; kết quả phát hiện và kiến nghị xử lý vi phạm qua hoạt động thanh tra được nâng lên43; công tác giám sát hoạt động Đoàn thanh tra, thẩm định kết luận thanh tra, đôn đốc việc thực hiện xử lý sau thanh tra có nhiều tiến bộ44.

Công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo được các cấp, các ngành tập trung thực hiện, nhất là việc triển khai Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị, Luật tiếp công dân. Mặc dù số công dân đến cơ quan nhà nước khiếu nại, tố cáo và số đoàn đông người tăng so với năm 2013 nhưng đa số các vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh đã được tập trung giải quyết dứt điểm; nhiều địa phương không phát sinh mới các vụ việc phức tạp, đông người. Việc kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc phức tạp, tồn đọng đã trở thành công việc thường xuyên của các ngành, các cấp, góp phần quan trọng vào việc ổn định an ninh chính trị - xã hội.

Công tác phòng, chống tham nhũng được triển khai thực hiện thường xuyên và đã đạt được một số kết quả nhất định. Trong đó đã tập trung giúp thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng được tăng cường; các giải pháp phòng ngừa tham nhũng được quan tâm thực hiện45, trên một số lĩnh vực, tham nhũng từng bước được kiềm chế. Qua hoạt động thanh tra, ngành Thanh tra đã phát hiện các hành vi tham nhũng và kiến nghị các cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật. Hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng được ngành Thanh tra tiếp tục thúc đẩy, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong phòng, chống tham nhũng.

Trong công tác xây dựng ngành, việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật tiếp tục được quan tâm. Việc nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế được chú trọng; việc rà soát, hoàn thiện các quy định, quy chế nội bộ được triển khai tích cực và đạt kết quả. Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Thanh tra Chính phủ và thanh tra bộ, ngành, địa phương ngày càng được củng cố; trình độ, năng lực của cán bộ thanh tra tiếp tục được nâng lên; công tác thi đua, khen thưởng tiếp tục được đổi mới; việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tiếp tục được quan tâm; hiệu quả công tác tuyên truyền hoạt động của ngành ngày càng được nâng cao.

Tuy nhiên, công tác của ngành năm 2014 vẫn còn những hạn chế, tồn tại, cụ thể: Một số đơn vị xây dựng kế hoạch chưa sát với tình hình thực tế, số cuộc thanh tra đột xuất còn chiếm tỷ lệ khá cao46; chất lượng một số kết luận thanh tra còn thấp; không ít cuộc thanh tra còn chậm kết luận do thời gian xây dựng báo cáo và kết luận thanh tra kéo dài; một số bộ, ngành, địa phương triển khai thanh

42 Trong đó riêng Thanh tra Chính phủ đã thành lập tổ công tác kiểm tra, nắm tình hình tại 16 bộ, ngành và 20 tỉnh, TP.43 Tỉ lệ kiến nghị thu hồi tiền qua hoạt động thanh tra tăng 104% so với năm 2013.44 Tỷ lệ thu hồi và xử lý đạt cao hơn năm 2013 (69,5% so với 66,3%).45 Nhất là việc công khai, minh bạch hoạt động của bộ máy nhà nước, cải cách hành chính, quản lý, sử dụng tài sản công.46 Các bộ, ngành, địa phương có số cuộc thanh tra đột xuất chiếm trên 35% tổng số cuộc triển khai trong năm gồm: Quảng Ninh (41,9%), Hậu Giang (41%), Hà Nội (40%), Bình Dương (40%), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (40%), TP. Hồ Chí Minh (37,2%), Ninh Thuận (36,5%).

10

Page 11: Báo cáo tóm tắt tổng kết công tác thanh tra năm 2014

tra chuyên đề diện rộng chưa theo đúng hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ; việc triển khai thanh tra trách nhiệm trong thực hiện pháp luật thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng còn hạn chế, chưa bám sát định hướng47; công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra ở một số đơn vị chưa được quan tâm đúng mức nên tỷ lệ thu hồi tài sản, đất đai chưa đạt chỉ tiêu phấn đấu.

Việc triển khai Luật tiếp công dân ở một số địa phương còn chậm, lúng túng48, thủ trưởng một số địa phương, bộ, ngành chưa thực hiện nghiêm túc việc tiếp công dân theo quy định; hiện tượng chồng chéo, sai sót trong công tác xử lý đơn thư vẫn còn; nhiều vụ việc giải quyết chưa đảm bảo quy trình, quy định; việc giải quyết một số vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài còn chậm49. Qua phân tích kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo cho thấy chất lượng thực thi công vụ của các cơ quan hành chính và của đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều hạn chế, cán bộ thực thi nhiệm vụ còn nế tránh, đùn đẩy. Một số địa phương, tình trạng giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền còn chậm50.

Việc tham mưu, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong công tác phòng, chống tham nhũng của ngành Thanh tra trên một số lĩnh vực hiệu quả còn hạn chế. Tình hình tham nhũng tiếp tục diễn biến phức tạp nhất là ở một số ngành, lĩnh vực như: đất đai, tài nguyên khoáng sản, đầu tư xây dựng, tài chính, ngân hàng, thực hiện chính sách xã hội... và xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, gây bức xúc, bất bình trong xã hội. Nguyên nhân là do một số cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa thực sự quán triệt đầy đủ và chưa quan tâm tới công tác phòng, chống tham nhũng; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng nhìn chung còn hình thức; việc tự kiểm tra, phát hiện, xử lý tham nhũng của cơ quan, tổ chức, đơn vị, việc phát hiện tham nhũng qua hoạt động của ngành Thanh tra kết quả còn hạn chế, chưa tương xứng với thực trạng vi phạm51.

Một số quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh tra còn bất cập52

nhưng chậm được ban hành, sửa đổi, bổ sung; việc kiện toàn cơ cấu tổ chức, bộ máy cơ quan thanh tra các bộ, ngành, địa phương phù hợp với quy định của pháp luật còn chậm; tính chưa hợp lý, thiếu sự đồng bộ, thống nhất về cơ cấu, tổ chức của một số cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, thanh tra một số địa phương chưa được khắc phục; chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra còn hạn chế nhất định; việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cán bộ, công chức trong thanh tra tuy đã từng bước đổi mới nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu; sự phối hợp, kết hợp trong công tác có lúc chưa chặt chẽ; một số chủ trương của ngành tuyên truyền còn chưa kịp thời; vẫn còn một số bộ, ngành địa

47 Số cuộc thanh tra và số đơn vị được thanh tra đều giảm nhiều so với năm 2013 ( 1.959 cuộc tại 3.154 đơn vị so với 4.498 cuộc tại 12.849 đơn vị); có 10 địa phương và 14 bộ không thực hiện thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.48 Nhất là việc bố trí trụ sở, trang thiết bị làm việc và kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân.49 Nhất là những vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài còn lại theo Kế hoạch 1130/KH-TTCP50 Có gần 8% số vụ việc khiếu nại; trên 8,5% số vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền các bộ, ngành địa phương giải quyết chậm.51 Theo báo cáo chỉ có 9 địa phương (Bạc Liêu, Bình Định, Bình Phước, Bình Thuận, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Kon Tum, Nghệ An, Ninh Thuận, Quảng Ngãi) và 02 bộ, ngành (Bộ ngoại Giao và Ngân hàng Nhà nước) phát hiện tham nhũng qua thanh tra52 Quy định về thu hồi tiền, tài sản vi phạm phát hiện qua thanh tra; về xử lý cán bộ; cơ cấu tổ chức thanh tra chuyên ngành…

11

Page 12: Báo cáo tóm tắt tổng kết công tác thanh tra năm 2014

phương thực hiện chế độ thông tin, báo cáo chưa theo đúng quy định53.

Phần thứ haiPHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRONG NĂM 2015

Năm 2015 là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước nói chung và ngành Thanh tra nói riêng, là năm cuối thực hiện Kế hoạch 5 năm (2011-2015) thanh tra các cấp, các ngành tập trung vào một số phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau đây:

I. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ

1. Công tác thanh tra- Triển khai kịp thời, có hiệu quả công tác thanh tra theo đúng Định

hướng và kế hoạch54 đã được thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt55; chú trọng thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm, thanh tra lại theo đúng quy định của Luật thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Trong hoạt động thanh tra hành chính, tập trung thanh tra trách nhiệm công tác quản lý nhà nước của các cấp, các ngành, trong đó quan tâm thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện pháp luật về tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tăng cường kiểm tra việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra và xử lý sau thanh tra; việc thực hiện trách nhiệm thực thi công vụ.

Đối với thanh tra chuyên ngành, tập trung thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực do bộ, ngành, trong đó tập trung vào những vấn đề mà dư luận quan tâm56. Thanh tra chuyên đề theo từng lĩnh vực (khi xét thấy cần thiết).53 Một số địa phương, bộ, ngành chấp hành chế độ báo cáo chưa nghiêm (chậm, chất lượng hạn chế, thiếu số liệu…). Riêng báo cáo tổng kết 2014, nhiều đơn vị gửi chậm: Ngân hàng Nhà nước, Thái Bình, KomTum, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Sóc Trăng…54 Thanh tra Chính phủ: trong công tác phòng chống buôn lậu; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; quản lý mua sắm tài sản; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đối với việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản; sản xuất và nhập khẩu trang thiết bị y tế và công trình y tế; thực hiện cơ chế xã hội hóa trong khám và chữa bệnh; thực hiện bán đấu giá quyền sử dụng đất; công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai; công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý, sử dụng vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng Khu kinh tế, khu công nghiệp; quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản; quản lý, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cho các chương trình mục tiêu; thực hiện chức năng nhiệm vụ trong công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (cổ phần hoá); hoạt động tín dụng, ngân hàng (tái cơ cấu, xử lý nợ xấu…); một số dự án đầu tư xây dựng, Khu công nghiệp bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, nguồn vốn ODA, nguồn vốn ngân sách nhà nước; quản lý nhà nước trong công tác thẩm định, phê duyệt, quy hoạch xây dựng. 55 Các bộ, ngành, địa phương: Thanh tra trách nhiệm đối với các cơ quan, đơn vị chịu sự quản lý trực tiếp trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý sử dụng vốn, tài sản, hoạt động sự nghiệp có thu, công tác đầu tư xây dựng cơ bản, các dự án sử dụng nguồn vốn ODA, vốn trái phiếu chính phủ, dự án BOT, BT; việc chấp hành các quy định của pháp luật trên thị trường chứng khoán, bảo hiểm; chấp hành các quy định của pháp luật về tài chính, ngân sách; tình hình vay, đầu tư, khả năng trả nợ; việc quản lý, sử dụng kinh phí các chương trình mục tiêu; việc thu, chi kinh phí đào tạo dạy nghề; chấp hành các quy định của pháp luật về giá gắn liền với công khai, minh bạch trong điều hành giá đối với các mặt hành thiết yếu và bình ổn giá. Thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; kiểm tra việc thực hiện các kết luận thanh tra; trách nhiệm thực thi công vụ. 56 Như: Khám chữa bệnh, sử dụng vắc xin, quản lý chất thải y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, hành nghề y, dược; bảo vệ thực vật, quản lý, sử dụng vật tư nông nhiệp, nhãn hiệu hàng hoá; an toàn giao thông, đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, quản lý, sử dụng vốn bảo trì đường bộ, đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông đường sắt, an toàn toàn hàng không; chính sách

12

Page 13: Báo cáo tóm tắt tổng kết công tác thanh tra năm 2014

- Nâng cao chất lượng kết luận, kiến nghị và quyết định xử lý về thanh tra, gắn hoạt động thanh tra với giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Quan tâm công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 70%.

2. Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo- Thực hiện tốt Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về

tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Nghị quyết số 39/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội về việc tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các quyết định hành chính về đất đai; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Tập trung giải quyết có chất lượng các vụ việc khiếu nại, tố cáo, phấn đấu đạt tỉ lệ trên 85% đối với các vụ việc mới phát sinh; chú trọng việc tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 80%.

- Kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài theo Kế hoạch 2100/KH-TTCP ngày 19/9/2013 của Thanh tra Chính phủ, coi đây là việc làm thường xuyên của các cấp, các ngành. Mục tiêu là giảm khiếu nại, bức xúc, kéo dài, đoàn đông người.

- Triển khai việc thực hiện Luật tiếp công dân và Nghị định số 64/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân ở các cấp, các ngành; kiện toàn Ban Tiếp dân các cấp theo quy định của Luật Tiếp dân; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Tăng cường đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về tiếp dân, khiếu nại, tố cáo và công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo để nâng cao hiểu biết pháp luật về khiếu nại, tố cáo của cán bộ, nhân dân (tập trung ở khu vực xã, phường, thị trấn).

3. Công tác phòng, chống tham nhũng

ưu đãi người có công, hoạt động dạy nghề, chính sách lao động, các chính sách xóa đối giảm nghèo, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; việc tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức; việc chấp hành các quy định của pháp luật về quyền tác giả, hoạt động mỹ thuật, quản lý và tổ chức lễ hội, quản lý di tích; sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường, an toàn bức xạ; việc quản lý sử dụng đất bãi bồi ven sông, bảo vệ môi trường, khoáng sản, khai thác sử dụng tài nguyên nước; hoạt động thương mại, điện tử, viễn thông, internet, cung cấp dịch vụ mạng xã hội; quản lý vật liệu nổ, phòng cháy, chữa cháy, việc chấp hành pháp luật về phòng chống ma túy; hoạt động cấp tín dụng, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, hoạt động đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần, kinh doanh chứng khoán; chống gian lận thương mại, xử lý nợ đọng thuế, hoàn thuế; chống buôn lậu, chống chuyển giá …

13

Page 14: Báo cáo tóm tắt tổng kết công tác thanh tra năm 2014

- Quan tâm rà soát hoàn thiện thể chế về phòng, chống tham nhũng, nhất là việc hoàn thiện các quy định trong việc công khai minh bạch trong quản lý ngân sách, đất đai, tài nguyên, tài sản nhà nước, đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và công tác cán bộ của các cấp, các ngành. Sơ kết 02 năm thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 06/12/2012 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về PCTN, lãng phí; Tổng kết 10 năm thi hành Luật phòng, chống tham nhũng để sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và yêu cầu đấu tranh PCTN trong tình hình hiện nay.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, gắn với việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí để đảm bảo chính xác thông tin khách quan, đúng sự thật.

- Tăng cường đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03 tháng 01 năm 2014 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản”; Nghị quyết số 63/NQ/QH13 của Quốc hội về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm, trong đó chú trọng phòng, chống tội phạm về kinh tế, chức vụ và tham nhũng.

- Nâng cao chất lượng hiệu quả trong việc nắm bắt tình hình, phát hiện, xử lý các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng, tập trung vào các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao: đầu tư xây dựng, đất đai, tín dụng, ngân hàng, thu ngân sách (thuế, hải quan), mua sắm công, thực hiện các chính sách xã hội… và công tác cán bộ. Tăng cường đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

- Phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các tổ chức xã hội, hiệp hội, đặc biệt là vai trò của các cơ quan thông tin, truyền thông và mỗi cán bộ, đảng viên, công dân trong phòng, chống tham nhũng. Tiếp tục mở rộng các hoạt động đối thoại, hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng.

4. Công tác xây dựng thể chế và xây dựng ngành- Xây dựng và trình Chính phủ Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến

năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; phối hợp với các bộ, ngành Trung ương tiếp tục rà soát, xây dựng và hoàn thiện thể chế về công tác thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo kế hoạch. Trong đó giúp Chính phủ xây dựng, trình Quốc hội Nghị quyết về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; sơ kết thi hành Luật thanh tra, Luật phòng chống tham nhũng; xây dựng, ban hành các thông tư hướng dẫn quy trình nghiệp vụ, các quy chế phối hợp giữa cơ quan thanh tra với các cơ quan liên quan.

- Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động, giữ gìn kỷ luật, kỷ cương; trong đó chú trọng: xây dựng tổ chức bộ máy để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước và các hoạt động nghiệp vụ; phát

14

Page 15: Báo cáo tóm tắt tổng kết công tác thanh tra năm 2014

động thi đua toàn ngành lập thành tích hướng tới kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, đại hội đảng bộ các cấp và 70 năm ngày truyền thống ngành Thanh tra Việt Nam. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nâng cao chất lượng thực thi công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thanh tra kỷ cương, trách nhiệm, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

II. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đổi mới phương pháp, cách thức chỉ đạo điều hành trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch cho từng cuộc thanh tra, xác định rõ trách nhiệm, công việc của từng thành viên đoàn thanh tra, thời gian, cách thức, nội dung tiến hành, biện pháp tổ chức thực hiện. Thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định, hướng dẫn về quy trình nghiệp vụ công tác thanh tra, tiếp công giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.

2. Thanh tra các cấp xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các nội dung trên theo hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ, bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, của cơ quan, của người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước tại bộ, ngành, địa phương và yêu cầu hoạt động của ngành Thanh tra. Phân công phân nhiệm cho các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện một cách rõ ràng, rành mạch, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra đảm bảo tổ chức thực hiện đồng bộ, nhất quán và có hiệu quả. Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành.

3. Thực hiện tốt cơ chế phối hợp giữa các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, giữa Thanh tra Chính phủ với thanh tra bộ, ngành Trung ương và các cơ quan chức năng khác để điều chỉnh, tránh việc chồng chéo, trùng lắp. Chú trọng thực hiện việc sơ kết, tổng kết công tác để kịp thời rút kinh nghiệm, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ thanh tra và hiệu quả của hoạt động./.

THANH TRA CHÍNH PHỦ

15

Page 16: Báo cáo tóm tắt tổng kết công tác thanh tra năm 2014

PHỤ LỤC KẾT QUẢ THANH TRA TRÊN MỘT SỐ LĨNH VỰC

1. Lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đaiCó 54 bộ, ngành địa phương tiến hành 751 cuộc thanh tra, kết thúc và ban

hành kết luận 565 cuộc. Qua thanh tra phát hiện vi phạm trên 251 tỷ đồng, 3.038,5 ha đất; kiến nghị thu hồi 146,7 tỷ đồng, 1.682,6 ha đất, kiến nghị xử lý khác 104,3 tỷ đồng, 1.355,9 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 2.363 tập thể, 12.442 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 8 vụ, 14 người. Qua thanh tra cho thấy, công tác quản lý đất đai còn buông lỏng để xây ra nhiều thiếu sót, vi phạm như: quy hoạch sử dụng đất thiếu tính khả thi, không đồng bộ; việc giao, cho thuê đất không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục; lấn chiếm đất công để sử dụng; chuyển nhượng trái phép; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất không đúng quy định…. Các địa phương thanh tra có hiệu quả như: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Phú Thọ, Ninh Bình, Yên Bái...

2. Lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bảnCó 61 bộ, ngành, địa phương tiến hành 1.282 cuộc thanh tra, kết thúc và

ban hành kết luận 1.005 cuộc. Qua thanh tra phát hiện vi phạm 2.587 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi 1.782 tỷ đồng, kiến nghị xử lý khác 805 tỷ đồng; kiến nghị xử lý hành chính 933 tập thể, 572 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra xử lý 06 vụ, 24 người. Các dạng thiếu sót, vi phạm chủ yếu là: không thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục, thi công sai thiết kế, nghiệm thu, thanh quyết toán không đúng thực tế thi công... Các địa phương thanh tra có hiệu quả gồm: Quảng Trị, Ninh Bình, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Đắk Nông, Tiền Giang ...

3. Lĩnh vực quản lý tài chính, ngân sáchCó 59 bộ, ngành, địa phương đã tiến hành 3.070 cuộc thanh tra, kết thúc

và ban hành kết luận 2.542 cuộc. Qua thanh tra phát hiện vi phạm 5.211 tỷ đồng; kiến nghị thu hồi 3.310 tỷ đồng, kiến nghị xử lý khác 1.901 tỷ đồng; kiến nghị xử lý hành chính 735 tập thể, 1.461 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra 25 vụ, 40 người. Vi phạm trong lĩnh vực tài chính chủ yếu là việc quản lý ngân sách chưa chặt chẽ, không chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước trong quản lý, sử dụng kinh phí; thu chi sai quy định và không đúng mục đích; trốn, nợ đọng thuế; chiếm dụng vốn; hợp thức hóa hóa đơn chứng từ; không theo dõi công nợ; chưa tuân thủ chế độ kế toán và hạch toán theo quy định...; Các địa phương triển khai thanh tra có hiệu quả: Quảng Trị, TP Hồ Chí Minh, Ninh Bình, Vĩnh Phúc…

4. Về thanh tra chuyên đề diện rộngThanh tra Chính phủ hướng dẫn toàn ngành triển khai thanh tra chuyên đề

diện rộng về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ. Hiện có 15 bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố đã báo cáo kết quả triển khai thanh tra chuyên đề về Thanh tra Chính phủ.

16

Page 17: Báo cáo tóm tắt tổng kết công tác thanh tra năm 2014

Theo báo cáo, các bộ, ngành đã thành lập 96 đoàn thanh tra, thanh tra 444 dự án công trình, kiểm tra 194 dự án có tổng mức đầu tư là 357.330 tỷ đồng. Các tỉnh, thành phố đã thành lập 644 đoàn thanh tra (trong đó, Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc có Trung ương là 158 đoàn, Thanh tra các cấp huyện là 419 đoàn, các sở, ngành là 67 đoàn) tiến hành thanh tra 12.546 dự án, công trình với tổng mức đầu tư là 144.873 tỷ đồng. Qua thanh tra kiến nghị xử lý về kinh tế với tổng số tiền là: 7.953 tỷ đồng, trong đó: thu hồi về ngân sách nhà nước là 1.246 tỷ đồng; giảm trừ khi thanh quyết toán là 1.554 tỷ đồng và xử lý khác (điều chỉnh giá trị dự toán, giá trị hợp đồng, yêu cầu sửa chữa lại...) là 5.153 tỷ đồng. Kiến nghị xử lý hành chính: kiểm điểm rút kinh nghiệm và có hình thức kỷ luật đối với 240 tập thể và 197 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 01 vụ việc.

Tồn tại, hạn chế, khuyết điểm, vi phạm chủ yếu được phát hiện qua thanh tra là: Một số bộ, ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa tập trung thanh tra các dự án có tổng mức đầu tư lớn; chưa tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, công tác quản lý chất lượng công trình; công tác chuẩn bị đầu tư chất lượng còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu; thiếu các quy định cụ thể và các chế tài xử lý vi phạm, chưa xây dựng được các giải pháp kiểm soát chặt chẽ dẫn đến tình trạng phê duyệt nhiều dự án với tổng mức đầu tư cao gấp nhiều lần so với nguồn vốn do cấp mình quản lý...

(kết quả cụ thể nêu tại Báo cáo kết quả thanh tra chuyên đề diện rộng).5. Về thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về giải quyết

khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũngThanh tra 61 bộ, ngành, địa phương tiến hành 1.959 cuộc tại 3.154 đơn vị57.

Qua thanh tra đã phát hiện 595 đơn vị có vi phạm; kiến nghị xử lý 460 tổ chức, 608 cá nhân (đã xử lý 252 tổ chức, 194 cá nhân), chấn chỉnh những khuyết điểm, tồn tại và chấn chỉnh nhiều thiếu sót, vi phạm trong công tác tiếp dân, xử lý đơn thư (như: việc thành lập cơ quan tiếp công dân còn chậm so với quy định; chưa xây dựng quy trình, quy chế phối hợp trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư; tiếp dân chưa gắn với giải quyết khiếu nại, tố cáo; số lượng đơn thư tồn đọng còn nhiều; chưa quan tâm bố trí cán bộ tiếp công dân…), trong giải quyết khiếu nại, tố cáo (chậm, sai sót về quy trình thủ tục, thời hạn, thời hiệu, chất lượng giải quyết hạn chế; kiểm tra, đôn đốc thực hiện quyết định, kết luận giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo chưa chưa được quan tâm, công tác lưu trữ tài liệu thiếu khoa học,…); trong công tác phòng, chống tham nhũng (chậm triển khai các chủ trương, quy định mới về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện các giải pháp phòng ngừa chưa đồng bộ, hiệu quả thấp; công tác tự kiểm tra còn yếu,….). Các địa phương triển khai khá đồng bộ thanh tra trách nhiệm gồm: TP Hà Nội, các tỉnh Nam Định, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Lâm Đồng, Cà Mau, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long.

57 Theo báo cáo có 16 bộ, địa phương không có số liệu việc tiến hành thanh tra, kiểm tra trách nhiệm gồm: 09 bộ: Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Xây dựng, Công an, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Quốc phòng Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Ngoại giao, Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Y tế; 07 địa phương: Hà Giang, Ninh Bình, Gia Lai, Quảng Trị, Kiên Giang, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

17