báo cáo thực tế tại nhà máy phân bón sông hương

54
BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC TẬP SẢN XUẤT A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích Với phương châm “Học đi đôi với hành” thì các chương trình thực tế và việc đưa những kiến thức thực tế vào giảng đường là công việc có ý nghĩa lớn đối với công tác: Giúp sinh viên củng cố lại những kiến thức lý thuyết đã học để vận dụng vào thực tiễn sản xuất. Giúp sinh viên làm quen với môi trường sản xuất của các nhà máy, hiểu được các trở ngại trong sản xuất thực tiễn. Quá trình sản xuất còn những khó khăn bên cạnh sự phát triển của nó. Giúp sinh viên tìm hiểu được quy trình sản xuất phân lân hữu cơ và phân vi sinh cũng như quy trình sản xuất tinh bột sắn. Trong quá trình đổi mới chương trình và phương pháp dạy học ở các trường chuyên nghiệp, hoạt động thực tế càng được chú ý hơn vì nó gắn chặt với việc thực hiện kĩ năng nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường. Việc cung cấp cho sinh viên những kiến thức thực tế và cơ hội được thực hành, được vận dụng những kiến thức lý thuyết vào trong thực tế càng có ý nghĩa quan trọng để nâng cao cả kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp cũng như cơ hội tìm kiếm việc làm trong tương lai. Giúp sinh viên thắt chặt tình bè bạn trong lớp, tinh thần sinh hoạt và làm việc tập thể; giới thiệu, hướng dẫn sinh viên cách quan sát, đánh giá, nhìn nhận

Upload: thuy-duong-vu

Post on 06-Aug-2015

235 views

Category:

Documents


2 download

DESCRIPTION

khái quát về tình hình nhà máy, giới thiệu về quy trình sản xuất

TRANSCRIPT

Page 1: báo cáo thực tế tại nhà máy phân bón sông hương

BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC TẬP SẢN XUẤT

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU1. Mục đích

Với phương châm “Học đi đôi với hành” thì các chương trình thực tế và việc đưa những kiến thức thực tế vào giảng đường là công việc có ý nghĩa lớn đối với công tác:

Giúp sinh viên củng cố lại những kiến thức lý thuyết đã học để vận dụng vào thực tiễn sản xuất.

Giúp sinh viên làm quen với môi trường sản xuất của các nhà máy, hiểu được các trở ngại trong sản xuất thực tiễn. Quá trình sản xuất còn những khó khăn bên cạnh sự phát triển của nó.

Giúp sinh viên tìm hiểu được quy trình sản xuất phân lân hữu cơ và phân vi sinh cũng như quy trình sản xuất tinh bột sắn. Trong quá trình đổi mới chương trình và phương pháp dạy học ở các trường chuyên nghiệp, hoạt động thực tế càng được chú ý hơn vì nó gắn chặt với việc thực hiện kĩ năng nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường. Việc cung cấp cho sinh viên những kiến thức thực tế và cơ hội được thực hành, được vận dụng những kiến thức lý thuyết vào trong thực tế càng có ý nghĩa quan trọng để nâng cao cả kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp cũng như cơ hội tìm kiếm việc làm trong tương lai.

Giúp sinh viên thắt chặt tình bè bạn trong lớp, tinh thần sinh hoạt và làm việc tập thể; giới thiệu, hướng dẫn sinh viên cách quan sát, đánh giá, nhìn nhận vấn đề và thực hành trong quá trình đoàn đi thực tế và giao lưu.

2.Yêu cầu: Sinh viên phải nẵm vững được kiến thức lý thuyết quy trình sản xuất trong

nhà máy, hiểu rõ được sự ứng dụng kiến thức vào thực tiễn do cán bộ trong nhà máy giảng dạy.

B. NỘI DUNG THỰC TẬP1. Thời gian: tiến hành trong 2 ngày2. Địa điểm:- Nhà máy tinh bột sắn tỉnh Thừa Thiên Huế Focosev.- Nhà máy phân lân hữu cơ sinh học Sông Hương.

Page 2: báo cáo thực tế tại nhà máy phân bón sông hương

BÁO CÁO THỰC TẾ TẠI NHÀ MÁY PHÂN LÂN HỮU CƠ SINH HỌC SÔNG HƯƠNG

CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀTrong sản xuất nông nghiệp, phân bón đóng vai trò quan trọng quyết định cả

về chất lượng và sản lượng thu hoạch. Hiện nay có rất nhiều dạng phân bón khác nhau đã được sản xuất sử dụng trong nông nghiệp như: Phân hoá học đa lượng hoặc vi lượng: Phân hữu cơ, phân sinh học, phân vi sinh.

Ngành nông nghiệp nước ta hiện nay chủ yếu sử dụng phân bón hóa học trong canh tác và sản xuất. Tuy nhiên do sử dụng không đúng cách, lạm dụng các loại phân bón và thuốc trừ sâu hóa học làm tăng dư lượng các chất hóa học gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước và ảnh hưởng đến sinh vật cũng như con người đồng thời làm đất canh tác bị bạc màu nhanh chóng.

Dưới tác động của việc đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước góp phần làm diện tích đất nông nghiệp ngày một giảm đi. Chính vì vậy để tăng năng suất, sản lượng cây trồng đồng thời phải đảm bảo môi trường phát triển bền vững là một vấn đề cấp thiết hiện nay.

Cùng với chất hữu cơ, vi sinh vật sống trong đất, nước và vùng rễ cây có ý nghĩa quan trọng trong các mối quan hệ giữa cây trồng, đất và phân bón. Hầu như mọi quá trình xảy ra trong đất đều có sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của vi sinh vật (mùn hoá, khoáng hoá chất hữu cơ, phân giải, giải phóng chất dinh dưỡng vô cơ từ hợp chất khó tan hoặc tổng hợp chất dinh dưỡng từ môi trường...).

Phân bón vi sinh do Noble Hiltner sản xuất đầu tiên tại Đức (1896) và được đặt tên là Nitragin. Sau đó phát triển sang một số nước khác như ở Mỹ (1896), Canada (1905), Nga (1907), Anh (1910) và Thụy Điển (1914).

Phân đạm vi sinh, phân vi sinh hôn hợp, phân vi sinh vật phân giải phosphate khó tan có khả năng chuyển hoá các hợp chất phospho khó tan thành dễ tiêu cho cây trồng sử dụng, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng nông phẩm, không gây hại đến sức khoẻ của người, động thực vật và không ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái.

Phân bón vi sinh dựa vào các chủng vi sinh vật sẽ phân giải các chất hữu cơ trong bùn, phế thải, rác thải, phế phẩm công nông nghiệp,…. tạo ra sinh khối, sinh khối này rất tốt cho cây cũng như cho đất, giúp cải tạo làm đất tơi xốp. Có rất nhiều ưu điểm trong việc trồng trọt.

Ngành học của ta là một ngành học có liên quan mật thiết ngay từ khâu sản xuất phân lân sinh học, đến khâu áp dụng để bón cho các loại cây trồng. vì lý do đó là lớp đã kết hợp cùng với khoa đồng thời với sự đồng ý của lãnh đạo nhà máy, trong chuyến đi thực tập sản xuất lớp đã đến nhà máy để tìm hiểu về quy trình sản xuất phân bón nói chung và phân lân sinh học nói riêng.

Page 3: báo cáo thực tế tại nhà máy phân bón sông hương

CHƯƠNG II: NỘI DUNGPHẦN I: GIỚI THIỆU NHÀ MÁY PHÂN LÂN

HỮU CƠ VI SINH SÔNG HƯƠNG

Tại địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa thiên Huế (TTH) có một nguồn than bùn khá dồi dào. Chỉ riêng ở các trằm bàu tại xã Phong Chương ước tính lên đến 5 triệu m3. Chất lượng than bùn ở đây cũng được đánh giá rất cao, chỉ đứng sau vùng rừng U Minh ở Nam Bộ. Với lợi thế này, từ nhiều năm nay, Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp TTH đã khai thác một phần than bùn để chế biến nguồn phân bón phục vụ cho sản xuất. Để khai thác và sản xuất phân bón chất lượng, Công ty đã tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học “Than bùn vo viên”. Đề tài này đã đạt giải nhì tại Cuộc thi Sáng tạo Khoa học và Công nghệ lần thứ nhất của tỉnh TTH. Sau đó đề tài được ứng dụng thành công trong thực tiễn. Tuy nhiên, theo ông Trần Thuyên, Giám đốc Công ty, do điều kiện hoàn cảnh lúc đó, Công ty chỉ thực hiện việc sản xuất bằng kỹ thuật đĩa quay. So với những công nghệ ra đời sau này, đây là hệ công nghệ được đánh giá không được tiên tiến. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao, năm 2009, Công ty đã đầu tư hơn 20 tỷ để xây dựng một nhà máy tại xã Phong Chương. Đây là một vùng đất nằm gần mỏ nguyên liệu; đất rộng không dân cư, phù hợp cho sự phát triển mở rộng sau này. Công nghệ được chọn cho nhà máy này là một công nghệ hiện đại- công nghệ vo viên bằng thùng quay hơi nước của Việt-Nhật. Các công đoạn từ nguyên liệu đầu vào đến đầu ra được xử lý bằng tự động. Cả một dây chuyền 80.000 tấn năm mà chỉ cần 8 người làm việc. Nhờ vậy, chất lượng đầu ra rất chính xác và ổn định. Dây chuyền sản xuất có 2 đường dẫn cho nguyên liệu đầu vào, đây là nơi nghiền nguyên liệu ure. Tại đây ure được nghiền với sự điều chỉnh tỷ lệ tự động bằng vi tính. Đầu vào thứ hai là than bùn và kali.

Nguyên liệu sau khi được nghiền, các băng chuyền sẽ đưa vào một bon ke. Tại đây nguyên liệu được trộn đều ở nhiệt độ 900 C. Từ đây, các hạt phân ure được đưa qua hệ thống làm nguội. Tiếp theo là công đoạn đánh bóng và phận hạt, vô bao bì. Với dây chuyền khép kín, được sự hô trợ kỹ thuật từ các công đoạn khác nên chất lượng đầu ra đảm bảo ổn định.

Sự quyết định đổi mới công nghệ sản xuất phân bón NPK của Công ty Vật tư Nông nghiệp là một hướng đầu tư đáng ghi nhận. Trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay, đầu tư đổi mới khoa học công nghệ cũng có nghĩa là nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh. Xét về khía cạnh bảo vệ môi trường lại có một ý nghĩa đặc biệt. Cùng với nhà sản xuất, Công ty cũng quan tâm đến vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Ngay từ khi ra đời, phân bón với nhãn hiệu NPK bông lúa của Công ty đã đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Page 4: báo cáo thực tế tại nhà máy phân bón sông hương

Sản xuất phân bón cung ứng cho nông nghiệp chỉ là một mảng hoạt động của Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp tỉnh TTH. Đây được xem là một đơn vị sản xuất kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực. Các sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh của Công ty có thể kể ra như sau: sản xuất kinh doanh các loại phân bón NPK nhãn hiệu bông lúa, phân hữu cơ vi sinh Sông Hương và các loại phân khóng hữu cơ... Kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng và các loại thức ăn chăn nuôi; thu mua và chế biến nông sản, trồng rừng, sản xuất trang trại, đầu tư trực tiếp cho các chương trình phát triển cây công nghiệp nguyên liệu; kinh doanh xăng dầu, các loại nhiên liệu động cơ; kinh doanh xuất nhập khẩu các loại lâm sản, vật liệu xây dựng; kinh doanh khách sạn, nhà hàng... Đối với mảng sản xuất và kinh doanh vật tư nông nghiệp, liên tục trong nhiều năm qua Công ty đã gặt hái được nhiều thành công. Nhà máy phân lân hữu cơ vi sinh Sông Hương được thành lập vào năm 1995 với quy trình sản xuất phân lân hữu cơ sinh học của Canada chuyển giao. Công ty đã sản xuất phân lân hữu cơ vi sinh trên nền than bùn, được đánh giá có hàm lượng mùn và dinh dưỡng rất cao. Sản phẩm của nhà máy mang lại nhiều tính năng ưu việt và hiệu quả thiết thực cho bà con nông dân. Năm 2000, sản phẩm của nhà máy đã được nhận Cúp vàng “Vì sự nghiệp xanh”. Tiếp đó, do đòi hỏi của nhu cầu tiêu dùng và thị hiếu của người sản xuất nông nghiệp, Công ty đã tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng thành công việc sản xuất các loại phân khác, đặc biệt là phân NPK hiệu Bông lúa trên nền than bùn như đã giới thiệu. Năm 2003 sản phẩm của công ty liên tiếp nhận được “Cúp vàng vì sự nghiệp xanh” lần thứ hai và “Huy chương vàng chất lượng sản phẩm” cho sản phẩm NPK Bông Lúa. Năm 2009, sản phẩm của công ty được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trao tặng Cúp vàng nông nghiệp. Những danh hiệu này đã khẳng định uy tín và chất lượng sản phẩm của Công ty.Cùng với phương châm: Chữ tín hàng đầu - khách hàng trên hết - chất lượng tuyệt hảo- giá cả hợp lý sản phẩm phân bón của Công ty được bà con nông dân tin tưởng tin dùng. Đến thời điểm này, các sản phẩm phân bón của Công ty đã có chô đứng trên thị trường và được bà con tin dùng. Chẳng những ở địa bàn tinh TTH mà còn thị trường nhiều tỉnh miền Trung- Tây Nguyên. Năm 2009 vừa qua, Công ty đã tiêu thụ được 26.000 sản phẩm. Hiện nay, Công ty đang hướng sản phẩm phân bón NPK Bông lúa sang thị trường ngoài nước và đã bước đầu thành công ở thị trường Lào. Chỉ từ đầu năm 2010 đến 2011, công ty đã ký kết xuất khẩu đạt 1 triệu USD. Đây là một thành công mới của Công ty cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế trong chiến lược phát triển mới của mình.

Page 5: báo cáo thực tế tại nhà máy phân bón sông hương

PHẦN II: QUY TRÌNH SẢN XUẤT PHÂN LÂN VI SINH

I.Các dạng phân lân, phân lân vi sinh1.Các dạng phân lân:Lân hay phospho là một trong những yếu tố rất cần thiết cho cây trồng.

Lượng lân dễ tiêu trong đất thường không đáp ứng được nhu cầu của cây nhất là những cây trồng có năng suất cao. Bón phân lân và tăng cường độ hoà tan các dạng lân khó tiêu trong đất là biện pháp quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Bón phân hữu cơ, xác động vật vào đất ở mức độ nhất định là biện pháp tăng hàm lượng lân cho đất.

Lân trong đất gồm 2 dạng chính:a.Lân hữu cơLân hữu cơ có trong cơ thể động vật, thực vật, vi sinh vật thường gặp ở các

hợp chất chủ yếu như phytin (phytin và các chất họ hàng: inositol, inositolmonophosphate, inositoltriphosphate), phospholipit, axit nucleic. Trong không bào người ta còn thấy lân vô cơ ở dạng octhophosphate làm nhiệm vụ đệm và chất dự trữ. Cây trồng, vi sinh vật không thể trực tiếp đồng hoá lân hữu cơ. Muốn đồng hoá chúng phải được chuyển hoá thành dạng muối H3PO4.

b.Lân vô cơLân vô cơ thường ở trong các dạng khoáng như apatit, phosphoric,

phosphate sắt, phosphate nhôm... Muốn cây trồng sử dụng được phải qua chế biến, để trở thành dạng dễ tan.

Nhờ vi sinh vật lân hữu cơ được vô cơ hoá biến thành muối của axit phosphoric. Các dạng lân này một phần được sử dụng, biến thành lân hữu cơ, một phần bị cố định dưới dạng lân khó tan như Ca3(PO2)2, FePO4, AlPO4. Những dạng khó tan này trong môi trường có pH thích hợp, với sự tham gia của vi sinh vật sẽ chuyển hoá thành dạng dễ tan.

2.Chuyển hóa lânTrong đất thường tồn tại các vi sinh vật có khả năng hoà tan lân. Các vi sinh

vật này được các nhà khoa học đặt tên cho chúng là: HTL (hoà tan lân, tên tiếng anh PSM – phosphate solubilizing microorganisms).

2.1 Sự chuyển hóa lân vô cơa.vi sinh phân giảiVi khuẩn phân giải những hợp chất lân vô cơ khó tan thường gặp các giống:

Pseudomonas, Alcaligenes, Achromobacter, Agrobacterium, Aerobacter, Brevibacterium, Micrococcus, Flavobacterium...

Bên cạnh các vi khuẩn và xạ khuẩn thì nấm cũng có tác dụng trong quá trình hoà tan hợp chất lân khó tan: Penicillium, Aspergillus, Rhizopus, Sclerotium.

Page 6: báo cáo thực tế tại nhà máy phân bón sông hương

b.Cơ chế hòa tan phosphoĐại đa số nghiên cứu đều cho rằng sự phân giải Ca3(PO4)2 có liên quan mật

thiết với sự sản sinh axit trong quá trình sống của vi sinh vật. Trong đó axit cacbonic rất quan trọng. Chính H2CO3 và hệ enzim phosphatase do vi sinh vật tiết ra làm cho Ca3(PO4)2 phân giải.

Quá trình phân giải theo phương trình sau:

Ca3(PO4)2 + 4CO2 + 4H2O Ca(H2PO4)2 + 2Ca(HCO3)2

Ngoài ra Phosphate khó tan cũng được chuyển thành dạng dễ tan dưới tác dụng của axit hữu cơ (carboxylic acids) do vi sinh vật tiết ra. Tuy nhiên môi loại vi sinh vật tiết ra những loại axit khác nhau và có tác dụng chuyển hóa các phosphate khác nhau.

Một nghiên cứu được tiến hành trên 3 chủng Pseudomonas fluorescens (CB501, CD511 và CE509). Trên môi trường thạch, hai chủng (CB501 và CE509) có khả năng hòa tan 3 loại phosphate Ca3(PO4)2, AlPO4·H2O hoặc FePO4·2H2O trong khi chủng CD511 cho thấy một vùng quầng chỉ trên một tấm thạch phosphate có bổ sung sắt (Fe-P). Tuy nhiên, trong môi trường lỏng, tất cả các chủng đã có thể huy động một lượng đáng kể phốt pho (P) phụ thuộc vào từng loại phosphate. Calcium phosphate (Ca-P) hòa tan kết quả của sự kết hợp giữa độ pH và carboxylic acids. Tại pH 7, nó đã được hòa tan bởi hầu hết các axit hữu cơ. Tuy nhiên, tổng hợp các carboxylic acids là cơ chế chính tham gia trong quá trình hòa tan phosphate nhôm (Al-P) và phosphate sắt (Fe-P). Ảnh hưởng của carboxylic acids đến sự hòa tan phosphate phụ thuộc vào độ pH. Calcium phosphate Ca-P được hòa tan ở pH trung tính (pH7 cho Ca3(PO4)2 ) , trong khi Al-P và Fe-P sẽ được hòa tan trong điều kiện có tính axit (pH4 cho FePO4 và AlPO4 ). Chỉ citrate hòa tan đáng kể Ca-P, Tartrate và trans-aconitate có hiệu lực nhẹ. Vì vậy, đặc biệt là sản xuất citrate chủng rất quan trọng để cải thiện khả phosphate trong kiềm đất hoặc trong trường hợp làm màu mỡ với đá phosphate.

Trong đất, vi khuẩn nitrat hoá và vi khuẩn chuyển hoá S cũng có tác dụng quan trọng trong việc phân giải Ca3(PO4)2.

2.2 Sự chuyển hóa lân hữu cơa. Vi sinh phân giảiGiống Bacillus: B. megaterium, B. subtilis, B. malaberensis. B. megaterium không những có khả năng phân giải hợp chất lân vô cơ mà

còn có khả năng phân giải hợp chất lân hữu cơ. Người ta còn dùng B. megaterium làm phân vi sinh vật.

Ngoài ra còn các giống Serratia, Proteus, Arthrobscter... Nấm: Aspergillus, Penicillium, Rhizopus, Cunnighamella... Xạ khuẩn: Streptomyces.

Page 7: báo cáo thực tế tại nhà máy phân bón sông hương

b. Cơ chế phân giảiNhiều vi sinh vật đất có men dephotphorylaza phân giải phytin theo phản

ứng sau: Nucleoprotit axit nucleic nucleotit H3PO4

3.Phân lân vi sinhPhân vi sinh vật phân giải phosphate khó tan là sản phẩm có chứa một hay

nhiều chủng vi sinh vật còn sống đạt tiêu chuẩn đã ban hành có khả năng chuyển hoá các hợp chất phospho khó tan thành dễ tiêu cho cây trồng sử dụng, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng nông phẩm. Phân lân vi sinh vật không gây hại đến sức khoẻ của người, động thực vật và không ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái.

II.Quy trình sản xuất phân lân vi sinh tại nhà máy1.Phân lập và tuyển chọn giống vi sinh vật phân giải lânChủng vi sinh vật phân giải lân được phân lập, tuyển chọn từ đất hoặc từ

vùng rễ cây trồng trên các loại đất hay cơ chất giàu hữu cơ theo phương pháp nuôi cấy pha loãng trên môi trường đặc Pikovskaya. Trong quá trình nuôi cấy trên môi trường đặt Pikovskaya các chủng vi sinh vật phân giải lân sẽ tạo vòng phân giải (vòng tròn trong suốt bao quanh khuẩn lạc). Vòng phân giải được hình thành nhờ khả năng hoà tan hợp chất phospho không tan được bổ sung vào môi trường nuôi cấy.

Dựa vào đường kính vòng phân giải, thời gian hình thành và độ trong của vòng phân giải ta có thể đánh giá định tính khả năng phân giải mạnh hay yếu của các các chủng vi sinh vật phân lập. Để đánh giá chính xác mức độ phân giải các hợp chất phospho khó tan của vi sinh vật, ta phải xác định định lượng hoạt tính

Page 8: báo cáo thực tế tại nhà máy phân bón sông hương

phân giải của chúng bằng cách phân tích hàm lượng lân dễ tan trong môi trường nuôi cấy có chứa loại phosphate không tan. Tỉ lệ (%) giữa hàm lượng lân tan và lân tổng số trong môi trường được gọi là hiệu quả phân giải.

Để sản xuất phân lân vi sinh ta cần tuyển chọn các chủng vi sinh vật có khả năng phân giải nhiều loại hợp chất phospho khác nhau và có ảnh hưởng tốt đến cây trồng. Vì ngoài hoạt tính phân giải lân, nhiều chủng vi sinh vật còn có các hoạt tính sinh học khác gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng.

Chính vì vậy sau khi đánh giá khả năng phân giải lân của các chủng vi sinh vật dùng để sản xuất phân lân vi sinh ta cần phải đánh giá được ảnh hưởng của chúng đến đối tượng cây trồng sử dụng. Chỉ sử dụng chủng vi sinh vật vừa có hoạt tính phân giải lân cao vừa không gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng và môi trường sinh thái.

Ngoài những chỉ tiêu quan trọng như trên ta còn phải đánh giá đặc tính sinh học như: thời gian mọc; kích thước tế bào, khuẩn lạc; khả năng thích ứng ở pH; khả năng cạnh tranh... Để có thể tạo ra loại phân lân vi sinh mang những đặc tính tốt nhất.

2.Nhân sinh khối, xử lý sinh khối và tạo sản phẩmTrong quá trình sản suất phân lân vi sinh hiên nay người ta sử dụng chủng

giống vi sinh được lựa chọn (chủng gốc) người ta tiến hành nhân sinh khối, xử lý sinh khối và tạo sản phẩm phân lân vi sinh.. Thông thường để sản xuất phân lân vi sinh từ vi khuẩn người ta sử dụng phương pháp lên men chìm (Submerged culture) trong các nồi lên men và sản xuất phân lân vi sinh từ nấm người ta sử dụng phương pháp lên men xốp. Sản phẩm tạo ra của phương pháp lên men xốp là chế phẩm dạng sợi hoặc chế phẩm bào tử.

Chế phẩm lân vi sinh vật có thể được sử dụng như một loại phân bón vi sinh vật hoặc được bổ sung vào phân hữu cơ dưới dạng chế phẩm vi sinh vật làm giàu phân ủ, qua đó nâng cao chất lượng của phân ủ. Ở nước ta, trong sản xuất phân lân vi sinh vật trên nền chất mang không khử.

Ơ nhà máy đã sử dung chất mang là nguồn nguyên liệu có sẵn của địa phương chính là nguồn than mùn. Than mùn sau khi được lấy về được phơi khô trong sân phơi của nhà máy. Sau khi phơi khô, than mùn này được nghiền nhỏ và sang phân loại. Việc làm này tận dụng được nguồn quặng tự nhiên sẵn có của địa phương làm phân bón qua đó giảm chi phí trong quá trình sản xuất.

Tuy nhiên để phân bón có hiệu quả cần phải kiểm tra đánh giá khả năng phân giải quặng của chủng vi sinh vật sử dụng và khả năng tồn tại của chúng trong chất mang được bổ sung quặng.

Quy trình chung cho sản xuất phân vi sinh vật từ vi khuẩn theo phương pháp lên men chìm như sau:

Page 9: báo cáo thực tế tại nhà máy phân bón sông hương

3.Yêu cầu chất lượng và công tác kiểm tra chất lượngYêu cầu chất lượng đối với phân lân vi sinh cũng tương tự như yêu cầu chất

lượng đối với phân vi sinh vật cố định nitơ, phân lân vi sinh vật được coi là có chất lượng tốt khi có chứa một hay nhiều loại VSV có hoạt tính phân giải lân cao và có ảnh hưởng tốt đối với cây trồng với mật độ 108-109 tế bào VSV/g hay mililit phân bón đối với loại phân bón trên nền chất mang khử trùng và 106 tế bào VSV/gam hay mililit đối với phân bón trên nền chất mang không khử trùng. Để phân bón vi sinh vật đạt chất lượng cao thì sau môi công đoạn sản xuất cần tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm tạo ra.

III.Ưu điểm-nhược điểm của việc sử dụng phân lân vi sinh1.Ưu điểmNhìn chung các dòng phân lân vi sinh trên thị trường hiện nay đều có chung

ưu điểm như: Phân giải lân khó tiêu thành dễ tiêu, tăng yếu tố dinh dưỡng và cải thiện chất lượng đất trồng, nâng cao chất lượng nông sản an toàn cho người tiêu dùng, giá thành hạ và thân thiện với môi trường… Tuy nhiên tùy theo những loại phân khác nhau mà chúng có những ưu điểm khác như phần trên.

2.Nhược điểm

Page 10: báo cáo thực tế tại nhà máy phân bón sông hương

Bên cạnh những ưu điểm phân lân vi sinh còn có những nhực điểm như: Không ổn định về chất lượng, bởi vì yếu tố đảm bảo chất lượng của phân là hàm lượng vi sinh vật và chủng vi sinh vật trong phân, nếu phân không đảm bảo được hàm lượng vi sinh vật và chủng vi sinh vật sẽ dẫn đến phân kém chất lượng. mặt khác nếu ta sữ dụng không đúng, hay chủng vi sinh vật không phù hợp sẽ ảnh hưỡng đến hệ vi sinh vật trong đất đồng thời gây ô nhiễm môi trường…

Hiện nay trên thị trường chủ yếu là phân vi sinh hôn hợp do đó tác dụng chuyên hóa và hiêu quả không cao, tác dụng chậm chủ yếu dùng để bón lót, chưa được nhà nông sử dụng rộng rãi so với phân vô cơ.

3.Hiệu quả khi bón phân lân vi sinhHàm lượng lân trong hầu hết các loại đất đều rất thấp, vì vậy việc bón lân

cho đất nhằm nâng cao năng suất cây trồng là việc làm cần thiết. Phân vi sinh vật phân giải phosphate khó tan không chỉ có tác dụng nâng cao hiệu quả của phân bón lân khoáng nhờ hoạt tính phân giải và chuyển hoá của các chủng vi sinh vật mà còn có tác dụng tận dụng nguồn photphate địa phương có hàm lượng lân thấp. Nhiều công trình nghiên cứu ở châu Âu và Mỹ cũng như ở các nước châu Á đều cho thấy hiệu quả to lớn của phân vi sinh vật phân giải lân. Tại ấn Độ, vi sinh vật phân giải lân được đánh giá có tác dụng tương đương với 50 kg P2O5/ha. Sử dụng vi sinh vật phân giải lân cùng quặng phosphate có thể thay thế được 50% lượng lân khoáng cần bón mà không ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Hiện nay Trung Quốc và Ân Độ là hai quốc gia đang đẩy mạnh chương trình phát triển và ứng dụng công nghệ sản xuất phân lân vi sinh vật ở quy mô lớn với diện tích sử dụng hàng chục triệu ha. Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu gần đây cho biết một gói chế phẩm vi sinh vật phân giải lân (50g) sử dụng cho cà phê trên vùng đất đỏ Bazan có tác dụng tương đương với 34,3 kg P2O5 /ha. Bón phân lân vi sinh có tác dụng làm tăng số lượng vi sinh vật phân giải lân trong đất, dẫn đến tăng cường độ phân giải lân khó tan trong đất 23 - 35%. Cây trồng phát triển tốt hơn, thân lá cây mập hơn, to hơn, bản lá dầy hơn, tăng sức đề kháng sâu bệnh, tăng năng suất đậu tương 5 - 11%, lúa 4,7-15% so với đối chứng.

III. NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ1.Nhận xétPhân bón VSV đã được nghiên cứu sản xuất và sử dụng rộng rãi ở hầu hết

các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam tuy nhiên cũng chỉ ở mức độ thấp. Sản phẩm không chỉ cung cấp một phần đáng kể chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng mà còn có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng phân khoáng đồng thời tăng cường sức chống chịu của cây trồng đối với sâu bệnh và điều kiện thời tiết không thuận lợi, đặc biệt phân VSV chức năng có tác dụng trực tiếp trong việc hạn chế bệnh vùng rễ cây trồng. Phân bón VSV mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sử dụng, đồng thời có tác dụng tích cực trong việc cải thiện môi trường và phát triển bền vững.

Page 11: báo cáo thực tế tại nhà máy phân bón sông hương

Nhu cầu sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh ngày càng tăng.Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh sẽ thay thế dần việc bón phân hoá học trên

đồng ruộng, đất trồng trọt mà vẫn đảm bảo được nâng cao năng suất thu hoạch.Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh về lâu dài sẽ dần dần trả lại độ phì nhiêu

cho đất như làm tăng lượng phospho và kali dễ tan trong đất canh tác, cải tạo, giữ độ bền của đất đối với cây trồng nhờ khả năng cung cấp hàng loạt các chuyển hoá chất khác nhau liên tục do nhiều quần thể vi sinh vật khác nhau tạo ra.

Việc sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh còn có ý nghĩa rất lớn là tăng cường bảo vệ môi trường sống, giảm tính độc hại do hoá chất trong các loại nông sản thực phẩm do lạm dụng phân bón hóa học.

Giá thành hạ, nông dân dễ chấp nhận, có thể sản xuất được tại địa phương và giải quyết được việc làm cho một số lao động, ngoài ra cũng giảm được một phần chi phí ngoại tệ nhập khẩu phân hoá học.

Phân bón mang lại lợi nhuận cho người nông dân. Nhưng để hạn chế những ảnh hưởng của phân bón đến môi trường và sức khỏe con người thì nhà nông cần hạn chế sử dụng phân bón vô cơ.

2.Kiến nghịCần khuyến khích và hướng dẫn nông dân đặc biệt là nông dân trong vùng

sử dụng phân vi sinh trong sản xuất để tăng năng suất nông sản và tránh làm thoái hóa đất.

Đẩy mạnh nghành sản xuất phân vi sinh để tạo môi trường trong sạch trong sản xuất, ổn định thi trường phân bón, phát triển nông nghiệp bền vững

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu tìm ra những chủng vi sinh vật có hiệu quả phân giải cao và thân thiện với môi trường.

Tăng cường công tác đầu tư xây dưng cơ sở hạ tầng thành lập các trung tâm nghiên cứu khảo sát, ứng dụng và chuyển giao công nghệ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển nghành phân vi sinh.

PHẦN III. QUY TRÌNH SẢN XUẤT PHÂN NPK TẠI NHÀ PHÂN BÓN SÔNG HƯƠNG

1.Quy trình sản xuất:a.Giới thiệu quy trình:- Nhà máy sử dụng các thiết bị máy móc chuyên chế biến và tổng hợp mốt

số thành phần phân hóa bón cố định trong đó thành phẩn chủ yếu là nitơ, phospho và kali (N – P – K).

- Nguyên liệu thô sau khi mua về dự trữ trong kho. Sau đó sẽ được đem vào sản xuất. Nguyên liệu được đưa vào một trục quay để trộn đều. Có sự gia nhiệt và sản phẩm đi qua ở dạng hạt nhỏSau đó sẽ được đem vào sản xuất.

Page 12: báo cáo thực tế tại nhà máy phân bón sông hương

Quy trinh: Nguyên liệu (đạm, kali, lân, phụ gia) → Phối trộn → Làm tơi (nghiền) → Vo viên → Sấy → Làm nguội → Tạo độ bóng → Đóng gói → Thành phẩm.

Bước 1: Qua trinh pha trôn hôn hơp.Có máy pha trộn riêng. Máy này gồm 3 phễu, môi phễu chứa một loại phân

tương ứng là kali, đạm, lân và một ít chất phụ gia (chất keo để tạo hạt). Sau đó cho đồng thời ba phễu này chảy xuống chung một bể, tại đây có gắn một trục để quay đảo đều các thành phần này. Ở hệ thống phối trộn này có máy đo trọng lượng, nhằm định lượng vòng quay

- Tùy thuộc vào tỷ lệ pha trộn giữa 3 loại phân mà ta có tỷ lệ phân NPK 16-16-8 hoặc 5-5-10. Môi loại phân có mục đích và đối tượng sử dụng khác nhau.

- Sau đó nguyên liệu được đi qua băng tải, đi vào phễu bôngke, giữ nguyên liệu đã phối trộn lại, cho nguyên liệu lên bàng tải để qua hệ thông tạo hạt (mâm tạo hạt).

Bước 2: Vo viênGồm 2 hệ thống: - Hệ thống vo viên tạo hạt băng vòi hơi nước.- Hệ thống vo viên tạo hạt có vòi phun nước.

Hệ thống vo viện có vòi phun nướcBước 3: Sấy, làm nguôi

Page 13: báo cáo thực tế tại nhà máy phân bón sông hương

Sau khi nguyên liệu được vo viên, được chuyền qua buồng tải lên buồng sấy. Buồng sấy được hoạt động nhờ năng lượng từ than. Sau đó được làm nguội qua hệ thống làm nguội.

Buồng sấy

Hệ thống làm nguội bao gồm 3 bộ phận : Hút nhiệt, quạt nhiệt (sấy khô) và hầm hút bụi. Nhờ hoạt động của hầm hút bụi, nên chỉ xả hơi ra không khí, ít có thành phần bụi đi theo. Bụi từ hầm bụi sẽ được lấy ra, đem đi phân tích hàm lượng, nếu đủ tiêu chuẩn sẽ đem đi phối trộn tiếp.

Ống màu vàng - hút nhiệtỐng màu xanh - quạt nhiệt

Bước 4: Sàn, làm bóng hạt

Page 14: báo cáo thực tế tại nhà máy phân bón sông hương

Các hạt phân sau khi được làm nguội theo băng tải qua máy sàn. Máy sàn có hệ thống lưới 3 - 5 li.

Hệ thống này có sự chọn lọc- Hạt vo viên từ 3 - 5 li được lọt quá.- Hạt lớn hơn 5 li quay lại hệ thống nghiền làm mịn vo viên- Hạt bé hơn 3 ly không qua giai đoạn nghiền mà chuyển qua hệ thống vo

viênKhi các hạt được chon lọc qua hệ thống sàn, sẽ được làm bóng qua hệ thống

làm bóng (một ống dài). Ở đây có sự chọn lọc một lần nữa, các hạt chưa đủ tiêu chuẩn sẽ bị loại ra ngoài, quay lại quy trình tái sản xuất.

Qua máy làm bóng các hạt thiếu chất lượng được thải ra ngoài Bước 5: đóng góiCác hạt sau khi được làm bóng được đóng gói tạo thành phẩm.b. Y nghia cua việc viên cục và phối trôn- Viên cục: Phân sau khi chế biến được viên nhỏ mục đích là tiện lợi cho sử

dụng, tăng sự hấp thụ cho cây trồng. Vì khi phân được ở dạng viên thì độ hấp thụ vào đất của nó chậm hơn dạng bột giúp cây trồng có thời gian hấp thụ hiệu quả lượng phân bón. Đồng thời nếu gặp điều kiện không thuân lợi như khô hạn, đật

Page 15: báo cáo thực tế tại nhà máy phân bón sông hương

thiếu độ ẩm thì chính sự chậm hòa tan của phân dạng viên sẽ tránh gây độc cho cây trồng và vẫn giữ được tính chất của phân.

- Sự phối trộn NPK có ý nghĩa tổng hợp đối với cây trồng. Cây trống sẽ đồng thời sử dụng được nhiều nguồn dinh dưỡng tăng hiệu quả sinh trưởng và phát triển của cây.

2. Một số vấn đề bất cập trong quá trình sản xuất của nhà máy phân đa lượng và phân vi sinh hưu cơ sông Hương

- Qui trình sản xuất phân đa lượng NPK : Nguồn nguyên liệu ban đầu không có sắn mà phải nhập hoàn toàn, nhà

máy chỉ phối trộn cho ra sản phẩm. Nếu ta chủ động được nguồn nguyên liệu thì giá thành sản phẩm sẽ được giảm.

Môi trường làm việc xung quanh quy trình còn bị ô nhiễm : bụi, khí CO2… gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của công nhân trong nhà máy.

- Quy trình sản xuất phân vi sinh hữu cơ : Quá trình sản xuất chưa ứng dụng được nhiều thiết bị máy móc, còn sử

dụng thủ công, đặc biệt là khâu nhào trộn sinh khối vi sinh vật vào chất mang hoàn toàn làm bằng tay mà không có máy trộn chuyên dụng thành phẩm chất lượng không đều.

Quá trình nhân sinh khối vi sinh vật trong các bể chứa dễ bị tạp nhiễm, có thể xuất hiện nhiều chủng vi sinh vật lạ, đôi khi ảnh hưởng đến chất lượng thanhg phẩm. Do các bể môi trưởng, bể nhân giống cấp 1, bể nhân giống cấp 2 chưa đảm bảo tính vô trùng.

Page 16: báo cáo thực tế tại nhà máy phân bón sông hương

BÁO CÁO THỰC TẾ TẠI NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN FOCOCEV THỪA THIÊN HUẾ

CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀỞ Việt Nam, sắn là cây lương thực, thức ăn gia súc quan trọng sau lúa và

ngô. Năm 2005, cây sắn có diện tích thu hoạch 432 nghìn ha, năng suất 15,35 tấn/ha, sản lượng 6,6 triệu tấn, so với cây lúa có diện tích 7.326 ha, năng suất 4,88 tấn/ha, sản lượng 35,8 triệu tấn, cây ngô có diện tích 995 ha, năng suất 3,51 tấn/ha, sản lượng gần một triệu tấn (FAO, 2007). Sắn cũng là cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Sắn là nguyên liệu chính để chế biến bột ngọt, bio- ethanol, mì ăn liền, bánh kẹo, siro, nước giải khát, bao bì, ván ép, phụ gia dược phẩm, màng phủ sinh học và chất giữ ẩm cho đất.

Toàn quốc hiện có trên 60 nhà máy chế biến tinh bột sắn với tổng công suất khoảng 3,8 triệu tấn củ tươi/năm và nhiều cơ sở chế biến sắn thủ công rãi rác tại hầu hết các tỉnh trồng sắn. Việt Nam hiện sản xuất môi năm khoảng 800.000 – 1.200.000 tấn tinh bột sắn, trong đó trên 70% xuất khẩu và gần 30% tiêu thụ trong nước. Sản phẩm sắn xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là tinh bột, sắn lát và bột sắn. Thị trường chính là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapo, Hàn Quốc. Đầu tư nhà máy chế biến bio- etanol là một hướng lớn triển vọng.

Sản xuất lương thực là ngành trọng tâm và có thế mạnh của Việt Nam tầm nhìn đến năm 2.020. Chính phủ Việt Nam chủ trương đẩy mạnh sản xuất lúa, ngô và coi trọng việc sản xuất sắn, khoai lang ở những vùng, những vụ có điều kiện phát triển.. Diện tích sắn của Việt Nam dự kiến ổn định khoảng 450 nghìn ha nhưng sẽ tăng năng suất và sản lượng sắn bằng cách chọn tạo và phát triển các giống sắn tốt có năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột cao, xây dựng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác sắn bền vững và thích hợp vùng sinh thái.

Từ cây lương thực "chống đói", cây sắn Việt Nam đã có khối lượng xuất khẩu đứng thứ 3 Thế Giới và trở thành cây "xóa đói giảm nghèo" của bà con nông dân. Tuy nhiên, cây sắn"lên ngôi" cũng đang nảy sinh nhiều vấn đềbất cập. Việt Nam có 41 nhà máy chế biến tinh bột sắn đã và đang xây dựng với tổng công suất thiết kế khoảng 3.130 tấn bột/ngày. Nhưng với gần 264.000 ha sắn hiện có, 41 nhà máy cũng chỉ đáp ứng được 39,6% sản lượng.

Trong khi BộNN-PTNN, dự kiến diện tích trồng sắn sẽ đạt khoảng 300.000 ha vào năm 2005. Triển vọng khả quan Tại hội thảo về sắn châu Á lần thứ 6 họp tại

Page 17: báo cáo thực tế tại nhà máy phân bón sông hương

TP.HCM, Việt Nam được đánh giá là nước có bước tiến lớn vềphát triển cây sắn trong hơn 10 năm trở lại đây. Nhờ áp dụng nhiều giống mới có năng suất cao và hàm lượng bột lớn như các giống KM 60, KM 94, KM 98... Năng suất sắn bình quân cảnước từ79,9 tạ/ha năm 1999 đã tăng lên 106,4 tạ/ha năm 2001 và tăng thêm 20 tạ cho môi ha vào năm 2002.

Diện tích trồng sắn cũng không ngừng mởrộng, từ220.000 ha năm 1999 lên 263.900 ha năm 2001 và đến tháng 9/2002 đã có 270.000 ha. Hiện nay khối lượng sắn xuất khẩu của Việt Nam đạt khoảng 200.000 tấn/năm, đứng hàng thứ ba thếgiới, chỉ sau Thái Lan và Indonesia.

Nhu cầu của thế giới đối với tinh bột sắn ngày càng gia tăng, nhất là tại các thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản, bên cạnh các thị trường tiêu thụ sắn khô truyền thống là EU và Mỹ. Trong đó, sắn khô chủ yếu làm lương thực. (58%) và thức ăn gia súc (28%).

Sắn dễ trồng, hợp nhiều loại đất, vốn đầu tư thấp, hợp khả năng kinh tế với nhiều hộ gia đình nông dân nghèo, thiếu lao động. tận dụng đất để lấy ngắn nuôi dài. Cây sắn cũng có khả năng cạnh tranh cao vì sử dụng hiệu quả tiền vốn, đất đai, tận dụng tốt các loại đầt nghèo dinh dưỡng. Sắn đạt năng suất cao và lợi nhuận khá nếu biết dùng giống tốt và trồng đúng quy trình canh tác sắn bền vững. Sắn đựơc nông dân ưu trồng vì: có khả năng sử dụng tốt các đầt đã kiệt: cho năng suất cao và ổn định, chi phí đầu tư thấp và sử dụng ít nhân công, thời gian thu hoạch kéo dài nên thuận rải vụ. Nghề trồng sắn thích hợp với những hộ nông dân nghèo, ít vốn.

Tinh bột sắn nhiều công dụng hơn, ngoài việc làm thực phẩm trực tiếp còn là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều ngành công nghiệp lớn như để làm hồ, in, định hình và hoàn tất trong công nghiệp dệt, làm bóng và tạo lớp phủ bề mặt cho công nghiệp giấy.

Do đó việc nghiên cứu quy trình sản xuất của một nhà máy tinh bột sắn là điều hết sức quan trọng. Được sự hướng dẫn của các cô trong khoa cùng với đội ngũ công nhân viên tại nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV chúng em đã có được những bài học quý giá. Thông qua báo cáo thực tế này em xin chân thành gởi lời cảm ơn đến quý cô giáo đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tế. Tuy đã rất cố gắng nhưng chắc chắn báo cáo của em còn rất nhiều thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô giáo.

Page 18: báo cáo thực tế tại nhà máy phân bón sông hương

CHƯƠNG II: NỘI DUNGPHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN

FOCOCEV THỪA THIÊN HUẾ 

Nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV Thừa Thiên Huế đóng tại Km 802, quốc lộ 1A, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, diện tích mặt bằng sản xuất 2592 m2 là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo được thành lập theo quyết định số 520/CT – HC ngày 30/04/2004 thực phẩm và đầu tư công nghệ Bộ thương mại (nay là Bộ Công Thương). Nhà máy là một đơn vị sản xuất kinh doanh, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế phụ thuộc. Với chức năng khai thác thu mua nguyên liệu, tổ chức sản xuất sản phẩm tinh bột sắn. Bên cạnh đó, nhà máy có chính sách khuyến khích ủng hộ các địa phương tăng diện tích trồng sắn thông qua việc cử cán bộ đến từng địa bàn hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây sắn từ khi trồng đến khi thu hoạch. Từ năm 2007 trở về trước, nhà máy có chủ trương đầu tư vốn cho nông dân sản xuất cây sắn nhưng qua hơn 3 năm do điều kiện thời tiết, độ màu mỡ của đất và đặc biệt người nông dân không chú tâm vào đầu tư phát triển của cây sắn nên Công ty không thu hồi được đồng vốn dẫn đến thất thu lớn về sản lượng và vốn đầu tư. 

Từ năm 2008 công ty đã thu hẹp địa bàn đầu tư vốn, những địa bàn có diện tích trồng sắn lớn, nhà máy hổ trợ một phần kinh phí về phân bón, cây giống…

Với chủ trương doanh nghiệp và nông dân cùng có lợi nên nhà máy đã có nhiều biện pháp quản lý lao động chặt chẽ, tiết kiệm nhiên liệu sản xuất và phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật áp dụng vào quá trình sản xuất nhằm mục đích giảm chi phí sản xuất đem lại lợi nhuận cao hơn, đảm bảo giá mua vào phù hợp với người nông dân khi tiêu thụ sản phẩm. Có như vậy nhà máy mới khuyến khích được người nông dân đầu tư trồng cây sắn cung cấp cho nhà máy. 

Năm 2009 nhà máy đã tập trung cải tiến kỹ thuật và áp dụng sáng kiến “Cải tiến dây chuyền sản xuất” đã nâng công suất thiết bị từ 60 tấn (theo thiết kế) lên 90 đến 100 tấn trong 24 giờ sản xuất. Sáng kiến này tiết kiệm được chi phí sản xuất hàng trăm triệu đồng và giảm nguồn nhân lực trong quá trình vận hành dây chuyền sản xuất được Bộ Công Thương tặng Bằng khen. 

Một trong những vấn đề quan tâm của nhà máy là đảm bảo vệ sinh môi trường. Năm 2009 nhà máy đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải với kênh mương dài 500 m và một hồ xử lý nước thải sản xuất của nhà máy rộng khoảng 5 ha, xung quanh được trồng cây xanh tốt.

Chính vì thế nước thải trước khi chảy ra mương tiêu đã xử lý độ pH, phun E.M khử mùi, vận chuyển vỏ lụa đến bãi đổ, rác thải và chất thải sinh hoạt của nhà máy được thu gom và chuyển đến xử lý tại nơi quy định. 

Ngoài ra nhà máy còn nghiêm chỉnh thực hiện một số chương trình bảo vệ môi trường như trồng cây ngăn mùi, cải thiện môi trường xung quanh hồ sinh học,

Page 19: báo cáo thực tế tại nhà máy phân bón sông hương

hàng ngày cho hóa chất vào để xử lý độ pH, bổ sung Enzim xử lý mùi hôi môi ngày/lần; hút bùn toàn bộ bể lắng cát, bể lắng protein…

Cuối năm 2009 và đầu năm 2010 nhà máy tiến hành đầu tư hệ thống xử lý nước thải và thu hồi khí Biogas giai đoạn 1 với tổng chi phí 1.623 triệu đồng nhằm xử lý môi trường một cách triệt để hơn. 

Nhờ những cố gắng trong thời gian qua, sự tân tiến của các thiết bị và kỹ thuật sản xuất lành nghề năng động mà chất lượng, sản lượng tinh bột sắn của nhà máy ngày càng được nâng cao và được các đối tác thu mua ưa chuộng. Hiện nay khách hàng tiêu thụ sản phẩm của nhà máy chủ yếu là Trung Quốc chiếm 70%, Malaysia 10% còn lại tiêu thụ trong nước 20%.

Trong 2 năm trở lại đây các chỉ số về thu mua và sản phẩm sản xuất của nhà máy tăng đáng kể. Nếu năm 2008 nguyên liệu thu mua chỉ đạt 30.473 tấn thì năm 2009 đạt 55.000 tấn. Sản phẩm sản xuất năm 2008 đạt 7.897 tấn thì năm 2009 đạt trên 11 ngàn tấn. Lợi nhuận sau thuế từ 150 đến 200 triệu đồng. 

Sản xuất kinh doanh có hiệu quả nên những năm qua nhà máy có thêm điều kiện chăm sóc sức khỏe người lao động. Các chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động và bảo hiểm thất nghiệp… luôn được lãnh đạo và kế toán nhà máy thực hiện nghiêm túc. 100% cán bộ đã đăng ký Mã số thuế thực hiện Luật thuế Thu nhập cá nhân. Năm 2009 bình quân thu nhập của CBCNV từ 1,8 đến 2 triệu đồng, có khen thưởng đối với cán bộ có sáng kiến cải tiến và chế độ về lương, thưởng môi khi mùa vụ đến. 

Sắn dễ trồng, hợp nhiều loại đất, vốn đầu tư thấp, hợp khả năng kinh tế với nhiều hộ gia đình nông dân nghèo, thiếu lao động. tận dụng đất để lấy ngắn nuôi dài. Cây sắn cũng có khả năng cạnh tranh cao vì sử dụng hiệu quả tiền vốn, đất đai, tận dụng tốt các loại đầt nghèo dinh dưỡng. Sắn đạt năng suất cao và lợi nhuận khá nếu biết dùng giống tốt và trồng đúng quy trình canh tác sắn bền vững. Sắn đựơc nông dân ưu trồng vì: có khả năng sử dụng tốt các đầt đã kiệt: cho năng suất cao và ổn định, chi phí đầu tư thấp và sử dụng ít nhân công, thời gian thu hoạch kéo dài nên thuận rải vụ. Nghề trồng sắn thích hợp với những hộ nông dân nghèo, ít vốn

Với sự ra đời của nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện thuận lợi về mặt kinh tế và xã hội. Nhà máy cũng đã giải quyết việc làm cho một bộ phận người dân, góp phần vào sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên những vùng đất khô hạn.Hiện nay, vùng nguyên liệu chủ yếu của nhà máy là nguồn cung cấp ở các huyện trong tỉnh. Đặt biệt, các huyện có sản lượng sắn cao nhất là Phong Điền, Hương Trà, Nam Đông, A Lưới.

Ngoài nhiệm vụ trọng tâm là sản xuất kinh doanh, nhà máy luôn quan tâm đến hoạt động xã hội. Chi bộ đảng gồm có 7 đảng viên nòng cốt trong các tổ, đội sản xuất. 90% cán bộ là đoàn viên, tổ chức công đoàn luôn chăm lo đến đời sống công nhân lao động. Hàng năm chi phí hoạt động tình nghĩa, hô trợ gia đình chính sách, khuyến học khuyến tài lên đến hàng chục triệu đồng.

Page 20: báo cáo thực tế tại nhà máy phân bón sông hương

PHẦN II: QUY TRÌNH SẢN XUẤTTINH BỘT SẮN CỦA NHÀ MÁY

I.Nguyên liệu sản xuất:Sắn (Manihot esculenta Crantz; tên khác: khoai mì, cassava, tapioca, yuca,

mandioca, manioc, maniok, singkong, ubi kayu, aipim, macaxeir, kappa, maracheeni) là cây lương thực ăn củ hàng năm, có thể sống lâu năm, thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Cây sắn cao 2 - 3 m, đường kính tán 50 - 100 cm. Lá khía thành nhiều thùy, có thể dùng để làm thức ăn chăn nuôi gia súc. Rễ ngang phát triển thành củ và tích luỹ tinh bột. Củ sắn dài 20 - 50 cm, khi luộc chín có màu trắng đục, hàm lượng tinh bột cao. Sắn luộc chín có vị dẻo, thơm đặc trưng. Sắn có thời gian sinh trưởng thay đổi từ 6 đến 12 tháng, có nơi tới 18 tháng, tùy thuộc giống, vụ trồng, địa bàn trồng và mục đích sử dụng.

Nguồn gốc: Cây sắn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La tinh (Crantz, 1976) và được trồng cách đây khoảng 5.000 năm (CIAT, 1993). Trung tâm phát sinh cây sắn được giả thiết tại vùng đông bắc của nước Brazin thuộc lưu vực sông Amazon, nơi có nhiều chủng loại sắn trồng và hoang dại (De Candolle 1886; Rogers, 1965). Trung tâm phân hóa phụ có thể tại Mexico ở Trung Mỹ và vùng ven biển phía bắc của Nam Mỹ. Bằng chứng về nguồn gốc sắn trồng là những di tích khảo cổ ở Venezuela niên đại 2.700 năm trước Công nguyên, di vật thể hiện củ sắn ở cùng ven biển Peru khoảng 2000 năm trước Công nguyên, những lò nướng bánh sắn trong phức hệ Malabo ở phía Bắc Colombia niên đại khoảng 1.200 năm trước Công nguyên, những hạt tinh bột trong phân hóa thạch được phát hiện tại Mexico có tuổi từ năm 900 đến năm 200 trước Công nguyên (Rogers 1963, 1965).

Vùng phân bố: Hiện tại, sắn được trồng trên 100 nước của vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, tập trung nhiều ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ, là nguồn thực phẩm của hơn 500 triệu người (CIAT, 1993).

Sắn là cây trồng có nhiều công dụng trong chế biến công nghiệp, thức ăn gia súc và lương thực thực phẩm. Củ sắn được dùng để chế biến tinh bột, sắn lát khô, bột sắn nghiền hoặc dùng để ăn tươi. Từ sắn củ tươi hoặc từ các sản phẩm sắn sơ chế tạo thành hàng loạt các sản phẩm công nghiệp như bột ngọt, rượu cồn, mì ăn liền, gluco, xiro, bánh kẹo, mạch nha, kỹ nghệ chất dính (hồ vải, dán gô), bún, miến, mì ống, mì sợi, bột khoai, bánh tráng, hạt trân châu (tapioca), phụ gia thực phẩm, phụ gia dược phẩm. Củ sắn cũng là nguồn nguyên liệu chính để làm thức ăn gia súc. Thân sắn dùng để làm giống, nguyên liệu cho công nghiệp xenlulô, làm nấm, làm củi đun. Lá sắn non dùng làm rau xanh giàu đạm. Lá sắn dùng trực tiếp để nuôi tằm, nuôi cá. Bột lá sắn hoặc lá sắn ủ chua dùng để nuôi lợn, gà, trâu bò, dê,… Hiện tại, sản phẩm sắn ngày càng thông dụng trong buôn bán, trao đổi thương mại quốc tế (P.Silvestre, M.Arraudeau, 1991).

Page 21: báo cáo thực tế tại nhà máy phân bón sông hương

Đặc điểm sinh học:-Thân: thuộc loại cây gô cao từ 2 đến 3m, giữa than có lõi trắng và xốp nên rất yếu.-Lá: thuộc loại lá phân thùy sau, có gân lá nổi rõ ở mặt sau, thuộc loại lá đơn mọc xen kẽ, xếp trên than theo chiều xoắn ốc. Cuống lá dài từ 9 đến 20cm có màu xanh, tím hoặc xanh điểm tím.- Hoa: là hoa đơn tính có hoa đực và hoa cái trên cùng một chùm hoa. Hoa cái không nhiều, mọc ở phía dưới cụm hoa và nở trước hoa đực nên cây luôn luôn được thụphấn của cây khác nhờ gió và côn trùng. - Quả là loại quả nang, có màu nâu nhạt đến đỏ tía, có hình lục giác, chia thành ba ngăn, môi ngăn có một hạt, khi chín, quả tự khai. - Rễ mọc từ mắt và mô sẹo cuả hom, lúc đầu mọc ngang sau đó cắm sâu xuống đất. Theo thời gian chúng phình to ra và tích lũy bột thành củ. - Củ khoai mì hai đầu nhọn, chiều dài biến động từ 25-200 cm, trung bình khoảng 40-50 cm. Đuờng kính củthay đổi từ2-25 cm, trung bình 5-7 cm. Nhìn chung, kích thước cũng như trọng lượng củthay đổi theo giống, điều kiện canh tác và độ màu của đất.

Thành phần dinh dưỡng: Củ sắn tươi có tỷ lệ chất khô 38-40%, tinh bột 16-32%, giàu vitamin C, calcium, vitamin B và các chất khoáng, nghèo chất béo, muối khoáng, vitamin và nghèo đạm. trong củ sắn, hàm lượng các acid amin không đươc cân đối, thừa arginin nhưng lại thiếu các acid amin chứa lưu huỳnh. Thành phần dinh dưỡng khác biệt tuỳ giống, vụ trồng, số tháng thu hoạch sau khi trồng và kỹ thuật phân tích. Lá sắn có hàm lượng đạm khá cao, nhiều chất bột, chất khoáng và vitamin. Chất đạm của lá sắn có khá đầy đủ các acid amin cần thiết, giàu lysin nhưng thiếu methionin. Trong lá sắn ngoài các chất dinh dưỡng, cũng chứa một lượng độc tố [HCN] đáng kể. Các giống sắn ngọt có 80-110 mg HCN/ 1kg lá tươi. Các giống sắn đắng chứa 160-240 mg HCN/ 1kg lá tươi. Lá sắn ngọt là một loại rau rất bổ dưỡng nhưng cần chú ý luộc kỹ để làm giảm hàm lượng HCN. Lá sắn đắng không nên luộc ăn mà nên muối dưa hoặc phơi khô để làm bột lá sắn phối hợp với các bột khác làm bánh thì hàm lượng HCN còn lại không đáng kể.

Bảo quả sắn tươi: So với khoai tây và khoai lang thì sắn tươi khó bảo quản hơn nhiều vì ngoài những quá trình sinh lý, hoá và sinh bệnh như khoai, còn có bệnh chảy nhựa. Vì khó bảo quản nên các nước trồng nhiều sắn kể cả Mỹ cũng đào đến đâu chế biến đến đó. Tuy nhiên khống chế điều kiện thích hợp cũng có thể bảo quản được 1 -2 tháng. Sau thu hoạch, củ vẫn còn diễn ra những biến đổi về sinh hoá nhưng rõ ràng quá trình phát triển bình thường đã bị phá vỡ nên hệ enzyme trong củ hoạt động mạnh, quá trình hô hấp trao đổ chất cũng mạnh dần nên mất nước và sức đề kháng của củ giảm. Củ sắn bắt đầu chảy nhựa, rồi nhiễm bệnh thối, trọng lượng giảm do mất nước và do tổn that chất khô. Với những củ nguyên vẹn quá trình hư hỏng diễn ra chậm hơn so với những củ bị gãy hay tróc. Để bảo quản cần tạo điều kiện càng giống với điều kiện khi chưa đào thì càng bảo quản được

Page 22: báo cáo thực tế tại nhà máy phân bón sông hương

lâu. Tuy nhiên, từ 3 tháng trở đi, kể cả củ chưa đào điều có những biến đổi trong nội tại củ như: mọc thêm rễ, phát triễn thêm những trế bào mới trong rễ. Để giữ cho gần giống với điều kiện chưa đào tốt nhất là bảo quản lấp đất, cát hoặc để trong hầm có điều kiện thông thoáng. Không nên chặt củ khỏi gốc, hoặc nếu chặt thì chặt củ sát gốc để cuộng dài rồi đắp thành đống chô khô ráo, sau đó phủ cát hoặc đất dày khoảng 15 – 25 cm. Chỉ nên bảo củ nguyên vein . Trong sản xuất tinh boat có thể bảo quản bằng cách ngâm sâu trong nước, cứ vài ngày thay nước một lần. Với phương pháp này cho phép dự trữ được một vài tháng

II.Quy trình sản xuất tinh bốt sắn:a. Quy trình công nghệ:

Bóc vỏ sơ bộ

Rửa

Cắt khúc

Nghiền

Tách xác thô

Ly tâm tách nước

Sấy

Làm nguội

Bao gói

Tinh bột

Nguyên liệu

Tách dịch bào

Phểu tiếp liệu

Page 23: báo cáo thực tế tại nhà máy phân bón sông hương

b.Thuyết minh quy trình:1. Chuẩn bị nguyên liệu:Củ sắn tươi có hàm lượng tinh bột khác nhau, được kiểm tra nhanh bằng

thiết bị phòng thí nghiệm. Củ sắn được chứa trong sân rộng và chuyển vào phễu chứa bằng băng tải. Trong quá trình vận chuyển theo băng tải, công nhân loại bỏ rác, tạp chất thô. Thời gian xử lý sắn củ tươi từ khi thu hoạch đến khi đưa vào chế biến càng nhanh càng tốt để tránh tổn thất tinh bột. Thực hành tại Việt Nam là không quá 48 giờ. Thực hành tại một số nước trong khu vực không quá 24 giờ. Cổ phễu tiếp liệu thường được chế tạo theo hình trụ, đáy hình chữ nhật với mặt nghiêng đảm bảo cho nguyên liệu có thể trượt xuống. Cấu trúc phễu cứng và chắc, cho phép đổ sắn củ đầy tới miệng phễu. Bên dưới phễu có đặt một sàng rung, sàng này hoạt động tạo rung từtrục cam, quay bằng mô tơ điện. Sàng rung có nhiệm vụ tiếp tục tách một phần tạp chất đất đá còn bám vào củsắn.

2.Rửa và làm sạch củCông đoạn này được tiến hành nhằm loại bỏ các tạp chất có trên vỏ củ sắn,

bao gồm các bước rửa sơ bộ, tách đất đá, tách vỏ cứng và rửa lại bằng nước. Máy bóc vỏ được dùng để tách vỏ cứng ra khỏi củ. Củ sắn được đưa từ bồn chứa đến máy bóc vỏ bằng một băng tải. Tại đây cát, đất đá và chất thải khác tiếp tục được loại bỏtrong điều kiện ẩm. Máy bóc vỏ được thiết kế theo hình ống có gắn thanh thép trên thành ống như một lồng xoáy có khe hở rộng khoảng 1cm, mặt trong của máy có gờ xoáy giúp cho việc đưa củ đến một cách tự động. Để tăng hiệu quả loại bỏ đất cát có thể dùng gờ xoáy dạng bàn chải. Thông thường sắn phải được loại cả vỏ cứng và vỏ lụa (dày khoảng 2-3mm) là nơi có chứa đến 50% là tinh bột và hầu hết lượng axit hydroxyanic HCN.

Củ sắn sau khi bóc vỏ được chuyển đến máy rửa. Quá trình rửa được tiến hành bằng cách phun nước lên nguyên liệu sắn củ với những bánh chèo đặt trong một máng nước. Máng nước trong máy rửa được thiết kếhình chữU, cho phép củ sắn di chuyển với khoảng cách dài hơn, trong thời gian lâu hơn. Tại đây, quá trình rửa và làm sạch có nhiệm vụ loại bỏ lớp vỏ ngoài cũng như mọi tạp chất khác. Công đoạn rửa nên sử dụng vòi phun áp lực cao để tăng hiệu quả rửa. Nếu quá trình rửa không đạt hiệu quả cần thiết, các hạt bùn dính trên củ sắn sẽlà nguyên nhân làm giảm độ trắng của dịch sữa và sản phẩm.

Nước rửa và nước dùng để bóc vỏ có thể được lấy từ các máy phân ly tinh bột. Nước rửa tái sửdụng được chứa trong bể chứa trước khi dung. Công đoạn này được tiến hành nhằm loại bỏ các tạp chất có trên vỏ củ sắn, bao gồm các bước rửa sơ bộ, tách đất đá, tách vỏ cứng và rửa lại bằng nước.

Máy bóc vỏ được dùng để tách vỏ cứng ra khỏi củ. Củ sắn được đưa từ bồn chứa đến máy bóc vỏ bằng một băng tải. Tại đây cát, đất đá và chất thải khác tiếp tục được loại bỏtrong điều kiện ẩm. Máy bóc vỏ được thiết kế theo hình ống có gắn

Page 24: báo cáo thực tế tại nhà máy phân bón sông hương

thanh thép trên thành ống như một lồng xoáy có khe hở rộng khoảng 1cm, mặt trong của máy có gờ xoáy giúp cho việc đưa củ đến một cách tự động.

Lồng bóc vỏ (Năng suất công đoạn : 10 đến 15 tấn củ/h Hiệu suất làm sạch : trên 90%) 

Để tăng hiệu quả loại bỏ đất cát có thể dùng gờ xoáy dạng bàn chải. Thông thường sắn phải được loại cả vỏcứng và vỏ lụa (dày khoảng 2-3mm) là nơi có chứa đến 50% là tinh bột và hầu hết lượng axit hydroxyanic HCN. Củ sắn sau khi bóc vỏ được chuyển đến máy rửa. Quá trình rửa được tiến hành bằng cách phun nước lên nguyên liệu sắn củ với những bánh chèo đặt trong một máng nước. Máng nước trong máy rửa được thiết kế hình chữ U, cho phép sắn di chuyển với khoảng cách dài hơn, trong thời gian lâu hơn. Tại đây, quá trình rửa và làm sạch có nhiệm vụ loại bỏ lớp vỏ ngoài cũng như mọi tạp chất khác. Công đoạn rửa nên sử dụng vòi phun áp lực cao để tăng hiệu quả rửa. Nếu quá trình rửa không đạt hiệu quả cần thiết, các hạt bùn dính trên củ sắn sẽ là nguyên nhân làm giảm độ trắng của dịch sữa và sản phẩm. Nước rửa và nước dùng để bóc vỏ có thể được lấy từ các máy phân ly tinh bột. Nước rửa tái sử dụng được chứa trong bể chứa trước khi dung.

Củ sắn tươi sau khi rửa được băng tải chuyển đến công đoạn sau. Sau công đoạn rửa, 1000 kg sắn củ tươi cho khoảng 980 kg sắn sạch.

Page 25: báo cáo thực tế tại nhà máy phân bón sông hương

3.Băm và mài củMục đích của quá trình này nhằm làm vỡ củ, tạo thành các mảnh nhỏ, làm

tăng khả năng tinh bột hoà trong nước và tách bã. Củ sắn khi ra khỏi máy rửa, qua băng tải, được băm thành những mảnh nhỏ khoảng 10 – 20 mm tại máy băm. Máy băm được gắn 2 bộ lưỡi, bộ thứ nhất có 20 lưỡi cố định, theo cấu trúc chuẩn của khoảng cách khe, bộ thứ 2 gồm 21 lưỡi gắn với một trục chính ở 4 góc khác nhau. Trục chính được chuyển động bằng mô tơ điện 240 vòng/ phút.

Sau khi băm, nguyên liệu được chuyển vào máy mài bằng vít tải và bộ phận phân phối dăm. Việc mài củ đạt hiệu quả là yếu tố cần thiết để cho sản lượng tinh bột cao. Máy mài có một rôto được chế tạo bằng thép không rỉ, có các rãnh để giữ các lưỡi mài. Rôto này đặt trong hộp vỏ để bềmặt mài tạo thành vách đứng có thể chứa củ, đối diện với mặt mài là một đệm chèn cho phép điều chỉnh kích thước bột mài. Bằng cách chèn bộ đệm này, cũ sắn tươi sẽ được mài trên bề mặt lưỡi mài. Bã sắn được đẩy ra từ các khe hở ở đáy.Trong quá trình mài, nước được đưa vào phễu nhằm giảm nhiệt lượng sinh ra và đẩy bã sắn ra khỏi máy. Trong quá trình này, HCN trong củ sắn ở trạng thái tự do, hoà tan dần trong nước đến khi không còn trong sản phẩm. Sự tiếp xúc của axit này với sắt dễ hình thành chất ferocyanide làm cho dịch tinh bột sắn có màu hơi xanh lơ. Do vậy, ở công đoạn này, tất cả các bộphận thiết bị có tiếp xúc với dịch tinh bột sắn cần được làm bằng thép không rỉ. Dịch sữa tạo thành sau quá trình này được bơm sang công đoạn tiếp theo.

4.Ly tâm tach bã Ly tâm được thực hiện nhằm cô đặc dịch sữa và loại bã xơ. Tẩy màu được

tiến hành ngay sau khi hình thành dịch sữa. Trong quá trình này, tinh bột được tách khỏi sợi xenluloza, làm sạch sợi mịn trong bột sữa và tẩy trắng tinh bột để tránh lên men và làm biến màu. Mục đích ly tâm tách bã là tách tinh bột ra khỏi nước và bã. Để tẩy trắng tinh bột, có thể dùng các hợp chất SOx có tính oxy mạnh (NaHSO338% hoặc dung dịch SO2) để tẩy màu. Có thể sử dụng dung dịch có tên thương mại SMB với thành phần chính là nước và NaHSO3. SMB đang được sử dụng phổ biến để tẩy trắng trong sản xuất tinh bột nhằm thay thế công nghệ sử dụng clo hoặc đốt lưu huỳnh để tạo ra SO2 trước đây. Ưu điểm của SMB so với clo và lưu huỳnh là giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí, nước. Thông thường việc tách bã được tiến hành 3 lần bằng công nghệ và thiết bị ly tâm liên tục. Dịch sữa được đưa vào bộ phận rổ hình nón và có những vòi phun nước vào bã trong suốt quá trình rửa bã và hoà tan tinh bột. Phần xơ thu hồi, sau khi đã qua giai đoạn lọc cuối cùng, có chứa 90 - 95% là nước và một tỷlệ thấp là tinh bột còn sót lại. Đây là điều kiện thuận lợi để tách bã và tinh bột. Do vậy, tinh bột sữa sau khi đi qua bộ phận ly tâm đầu tiên với kích thước khe hở hợp lý sẽ được tiếp tục bơm qua các bộ phận ly tâm tiếp theo. Bộphận ly tâm gồm có 2 công đoạn và được thiết kế với sàng rây mịn. Trong các bộphận ly tâm này thường có bộphận lọc mịn và bộ phận lọc cuối để thu hồi triệt để tinh bột. Phần xơ mịn được loại bỏ sẽ dùng làm

Page 26: báo cáo thực tế tại nhà máy phân bón sông hương

thức ăn chăn nuôi. Sữa tinh bột loại thô sau khi qua máy lọc lần cuối đạt mức độ cô đặc khoảng 30 Bé hoặc 5,1 - 6,00Bx (tương đương 54 kg tinh bột khô/ m3 dịch). Dịch tinh bột này còn chứa các tạp chất như protein, chất béo, đường và một số chất không hoà tan như những hạt celluloza nhỏtrong quá trình mài củ. Các tạp chất sẽ bị loại bỏ trong quá trình tinh lọc bột.

 

Hệ thống trích ly (tach chiết)Hệ thống tach bã và mủ. Lưu lương tach ly ở môi tầng:60 ¸ 80 m3/h

5 Thu hồi tinh bôt thô Việc tách bột thô có thể được tiến hành bằng phương pháp lắng nhiều lần,

lọc, hoặc/và ly tâm với mục đích tách bã và tách dịch. Phương pháp lắng được tiến hành với quy mô sản xuất nhỏ. Với qui mô trung bình và lớn, quá trình tách tinh bột từ sợi celluloza được tiến hành bằng phương pháp lọc hoặc ly tâm liên tục. Đây là phương pháp lọc tinh bột từ sợi celluloza ở giai đoạn lọc cuối trước khi thải bã. Lọc tinh bột được tiến hành qua ly tâm rổ xoáy liên tục. Hôn hợp tinh bột và bã được đưa vào bộ phận sàng quay hình nón và những vòi phun nước rửa bã. Độ dài hình nón này đảm bảo thu lại hoàn toàn tinh bột. Bã được thu gom đến bộphận ép bã. Nước sau khi ép bã có thể đưa vào tái sử dụng trong qui trình sản xuất để tiết kiệm nước. Sau công đoạn này, dịch sữa thô đạt 5%

Page 27: báo cáo thực tế tại nhà máy phân bón sông hương

Hệ thống ly tâm tách nướcNăng suất công đoạn : 3 ¸ 4 tấn bột ẩm/h

Cắt bột ở chế độ tự động  bằng thuỷ lực

6. Thu hồi tinh bôt tinh Sau khi ly tâm tách bã, dịch sữa được tiếp tục tách nước. Bột mịn có thể

được tách ra từ sữa tinh bột bằng phương pháp lọc chân không, ly tâm và cô đặc. Trong sữa tinh bột, hàm lượng các chất dinh dưỡng và đường khá cao, nên các vi sinh vật dễ phát triển dẫn đến hiện tượng lên men gây mùi. Sự thay đổi tính chất sinh hóa này sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy, yêu cầu giai đoạn này phải diễn ra nhanh, bằng máy ly tâm siêu tốc và liên tục, được thiết kếtheo công nghệ thích hợp để tách nước và nâng cao nồng độ tinh bột.

Sữa tinh bột được đưa vào máy ly tâm siêu tốc bằng vòi phun thiết kế theo 2 nhánh chính và phụ đặt trong thành bồn. Nước rửa được bơm vào máy đồng thời. Việc phân ly tách tinh bột sữa có tỷtrọng cao hơn và tinh bột sữa có tỷ trọng thấp hơn nhờ những đĩa hình chóp nón trong bồn máy phân ly. Các thành phần nhẹ là tinh bột dạng sữa có nồng đột thấp được đưa qua các đĩa phân ly đặt ở bên trong bồn phân ly. Bồn phân ly được lắp các ống dẫn nước rửa để hoà tan tinh bột. Nhiều

Page 28: báo cáo thực tế tại nhà máy phân bón sông hương

máy phân ly được lắp đặt theo một dãy liên tục. Tinh bột sau công đoạn này đạt nồng độ 200Bx.

Phương pháp ly tâm khử nước được thiết kế theo kiểu rổ, bộ phận chậu có đục lô, một tấm vải lọc và một tấm lưới có lô rất nhỏ đặt ở bên trong. Tinh bột được chuyển vào ở dạng lỏng. Trong suốt quá trình phân ly, nước được loại bỏ bởi màng lọc và tinh bột được giữ lại ở thành chậu tạo thành bánh hình trụ. Chu kỳ hoạt động của máy bắt đầu diễn ra từ lúc nạp tinh bột sữa ở18 – 200Bx vào bộ phận hình rổ cho đến khi đạt mức cho phép thì ngừng nạp. Sau khi hoàn tất chu kỳ nạo bột thì quá trình nạp dịch tinh bột mới bắt đầu hoạt động trở lại.

Sau ly tâm tách nước, tinh bột tinh thu được đạt độ ẩm 38%, được chuyển sang công đoạn sau dưới dạng bánh tinh bột.

7 Hoàn thiện sản phẩm:Bánh tinh bột sau khi được tách ra từ công đoạn trên được làm tơi và sấy

khô để tiếp tục tách nước nhằm mục đích bảo quản lâu dài. Việc làm tơi tinh bột ướt là rất cần thiết để tăng bề mặt tiếp xúc với không khí nóng trong quá trình sấy. Để làm tơi, bột được dẫn đến bộphận vít tải làm tơi và bộphận rây bột tự động. Nhiệt độ ở bộphận này được giữ ổn định là 550C. Nếu nhiệt độtrong ống dẫn nhiệt giảm, thấp hơn 550C có nghĩa là hàm ẩm của tinh bột cao, tín hiệu được truyền đến bộ phận điều khiển nhiệt và bộ phận biến tần sẽ làm giảm vận tốc mô tơ và tốc độ trục vít, khối lượng tinh bột ướt đưa vào máy sấy giảm theo, cho đến khi nhiệt độtrong ống dẫn đạt đến trị số ổn định.

Tinh bột được sấy bằng máy sấy nhanh. Tinh bột ướt được nạp vào máy sấy nhanh để đạt hàm ẩm 10-13%. Quá trình sấy sử dụng không khí nóng được tạo ra từ bộphận trao đổi nhiệt với môi chất là dầu nóng. Lượng không khí được sấy nóng đi qua bộphận lọc để làm sạch, khử bụi, tạp chất bẩn trong không khí. Không khí cấp vào máy sấy ở nhiệt độ180 – 2000C. Trong quá trình sấy, tinh bột được chuyển đi bằng khí từ đáy lên đỉnh tháp sấy bằng hơi nóng khoảng 1500 và sau đó rơi xuống. Quá trình sấy được hoàn tất trong thời gian rất ngắn (vài giây) bảo đảm cho tinh bột không bị vón và không bị cháy. Việc giảm nhiệt độ tinh bột ngay sau khi sấy có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy máy sấy được lắp bộ phận xoáy gió đặc biệt để hạ nhanh nhiệt độ sản phẩm.

8 Đóng bao sản phẩmTinh bột sau khi sấy khô được tách ra khỏi dòng khí nóng, được làm nguội

ngay bởi quá trình lốc xoáy gió và hoạt động đồng thời của van quay. Sau đó tinh bột này được đưa qua rây hạt để bảo đảm tạo thành hạt tinh bột đồng nhất, không kết dính vón cục, đạt tiêu chuẩn đồng đều về độ mịn. Tinh bột sau khi qua râyđược bao gói thành phẩm.

Thiết bị dây chuyền sản xuất tinh bột sắn chủyếu được nhập của Đức, Nhật, Pháp, Đài Loan, Trung quốc, Thái Lan và một phần được chế tạo trong nước.

9 Cac bô phận phụ trơ

Page 29: báo cáo thực tế tại nhà máy phân bón sông hương

Quá trình sản xuất tinh bột sắn sử dụng hơi gián tiếp để sấy tinh bột hoặc môi chất dầu đã được gia nhiệt. Hơi được sinh ra từ thiết bị lò hơi. Loại lò hơi phổ biến trong các doanh nghiệp sản xuất tinh bột sắn là loại chạy bằng dầu, hoặc bằng than, có công suất phù hợp để biến nước thành hơi.

Ở lò dầu, thay vì gia nhiệt cho nước như ởlò hơi, dầu được gia nhiệt ở áp lực cao để cung cấp cho các thiết bị sử dụng nhiệt, thiết bị sấy khô.

Khí SO2có thể được tạo ra bằng cách đốt lưu huỳnh trong khuôn viên nhà máy, được sử dụng để tẩy trắng nguyên liệu hoặc thành phẩm.

Có thể nhập mua hoá chất tẩy trắng tinh bột có tên thương mại SMB với thành phần chính là NaHSO338%.

III. Quy trình xử lý nước thải của nhà máy tinh bột sắn: a. Các chất thải trong sản xuất tinh bột sắn.1.Chất thải rắn: Chất thải rắn trong sản xuất tinh bột gồm vỏ, bã và cát sạn.

Bã sắn chứa chủ yếu là xơ (xenlulo) và một lượng nhỏ tinh bột. Vỏ lụa của sắn chứa chủ yếu là pectin, tinh bột và xơ. Khối lượng chất thải rắn phát sinh theo lượng nguyên liệu được tình như sau:

Thành phần bã thải từ sản xuất tinh bôtTT Thành phần Bã thải1 pH 6,672 Nước, % 88,93 Chất khô, % 11,14 Tinh bột, % 0,625 N, % 0,0136 P, % 0,026

Page 30: báo cáo thực tế tại nhà máy phân bón sông hương

2.Nước thải: Quá trình sản xuất tinh bột sắn sử dụng nước khá lớn khoảng 25 - 40 m3/tấn sản phẩm, tuỳ thuộc vào công nghệ khác nhau. Nước thải từ công đoạn rửa củ và tinh chế bột là hai nguồn gây ô nhiễm chính trong công nghệ chế biến tinh bột sắn.

Đặc trưng nước thải sản xuất tinh bốt sắn

Thành phần Rửa củ Nước thải tinh chế bột

TCVN 5945- 2005, B

Ph 6.5- 6.8 5.7- 6 5.5- 9COD(mg/l) 1500- 20000 1000- 15000 80BOD(mg/l) 500- 1000 4000- 9000 50SS(mg/l) 1150- 2000 1350- 5000 100CN-(mg/l) 11 32 0.1ΣN(mg/l) 122- 270 30ΣP(mg/l) 24- 31 6

+ Nước thải rửa củ có pH gần như trung tính, hàm lượng chất rắn lơ lửng cao từ 1150 – 2000 mg/l; BOD = 500 – 1000 mg/l; COD = 1500 – 2000. Vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với SS gấp 15 lần; BOD gấp 20 lần; COD gấp 25 lần.

+ Nước thải tinh chế bột có pH = 5,7 – 6 SS = 1360 - 5000 mg/l (gấp khoảng 14 - 50lần so với TCCP); BOD = 4000 – 9000 mg/l (gấp khoảng 87 lần so với TCCP); COD = 10000 – 15000 mg/l (gấp 140 lần TCCP). Như vây có thể khẳng định trong chế biến tinh bột sắn nước thải là vấn đề đặc biệt được quan tâm.

3.Khí thải: Khí thải phát sinh trong quá trình sản xuất tinh bột sắn không lớn.

+Thủy phân hợp chất cyanegenic glucozit giải phóng HCN.+ Lò sấy tinh bột sinh ra khí như: NO2, NOx, SOx, bụi,...+ Đốt lưu huỳnh để tẩy trắng làm phát sinh SO2. Ngoài ra SO2 còn phát sinh

từ khu vực nghiền bột trong trường hợp định lượng quá nhiều SO2 vào dung dịch sữa bột.

+ Phát sinh từ quá trình thuỷ phân các hợp chất hữu cơ trong bã thải rắn hoặc trong nước thải từ các hồ sinh học như: H2S, NH3, Indol, xeton...

+ Bụi của quá trình vận chuyển nguyên liệu, sàng, sấy khô và đóng bao. Ô nhiễm tiếng ồn từ các máy rữa, máy nghiền, máy ly tâm...

Page 31: báo cáo thực tế tại nhà máy phân bón sông hương

b. Quy trình xử lý nước thải của nhà máy:1. Sơ đồ của quy trinh

2.Thuyết minh về quy trinh:Nước thải từ qui trình công nghệ được dẫn qua song chắn rác để loại bỏ tạp

chất thô có kích thước lớn sau đó nước thải được dẫn qua bể gạn bột để thu hồi lượng tinh bột còn sót lại sau công đoạn ly tâm, lượng tinh bột này thường nhẹ hơn nước, nổi lên được vớt đem bán cho làm thức ăn gia súc, nước thải được dẫn qua bể lắng cát, tại đây những hạt cát có kích thước lớn hơn 0,2 mm sẽ được giữ lại để tránh ảnh hưởng đến hệ thống bơm ở các công trình phía sau. Nước thải được dẫn qua bể axít hóa để khử CN-với thời gian lưu nước là hai ngày, sau khi ra bể acid hóa, nước thải được hòa trộn NaOH và chất dinh dưỡng để tạo môi trường thuận lợi cho công trình xử lý sinh học phía sau. Nước thải tiếp tục đưa sang bể UASB, pH thuận lợi cho hoạt động của bể UASB là 6,7 – 7,5.Tại bể UASB, các vi sinh vật ở dạng kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải, hiệu suất xử lý của bể UASB tính theo COD, BOD đạt 60-80% thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas (CO2, H2S, CH4, NH3…) theo phản ứng sau:

Chất hữu cơ + vi sinh vật kỵ khí → CO2+ CH4+ H2S + sinh khối mới + …Phần CN- còn lại tiếp tục được phân hủy ở bể UASB. Sau bể UASB được

thải dẫn qua bể Aeroten xử lý triệt để các hợp chất hữu cơ. Tại bể Aeroten diễn ra quá trình sinh học hiếu khí được duy trì từ máy thổi khí. Tại đây các vi sinh vật ở dạng hiếu khí (bùn hoạt tính) sẽ phân hủy các chất hữu cơ còn lại trong nước thải thành các chất vô cơ dạng đơn giản như: CO2, H2O … Theo phản ứng sau:

- Sự oxy hóa tổng hợp COHNS + O2+ dinh dưỡng → CO2+ NH3+ C5H7NO2+ các sản phẩm khác- Phân hủy nội bào

C5H7NO2+ 5O2 → 5 CO2+ NH3+ H2O + năng lượng

Page 32: báo cáo thực tế tại nhà máy phân bón sông hương

Quá trình phân hủy của các vi sinh vật phụ thuộc vào các điều kiện sau: pH, nhiệt độ,các chất dinh dưỡng, nồng độ bùn và tính chất đồng nhất của nước thải. Do đó cần theo dõi các thông số này trong bể Aeroten. Hiệu quả xử lí COD trong bể đạt từ 90-95%. Từ bể Aeroten nước thải dẫn sang bể lắng, tại đây diễn ra quá trình phân tách giữa nước và bùn hoạt tính. Bùn hoạt tính lắng xuống đáy. Nước thải được đưa đến hồ sinh vật trước khi được xả ra nguồn tiếp nhận. Bùn hoạt tính ở đáy bể lắng một phần được bơm tuần hoàn về bể Aeroten nhằm duy trì hàm lượng vi sinh vật trong bể. Bùn dư được bơm vào bể nén bùn trọng lực để làm giảm thể tích. Sau đó được bơm đến ngăn khuấy trộn của máy lọc ép băng tải để khuấy trộn cùng polyme, rồi đi qua hệ thống băng tải ép bùn. Bùn thải ra có dạng bánh đem đi chôn lấp hoặc sử dụng làm phân bón.

2.1.Bể lắng cat:Loại bỏ cát, cuội và những mảnh vụn vô cơ khó phân hủy trong nước thải.

Nếu cát không được tách ra khỏi nước thải có thể gây ảnh hưởng đến các công trình phía sau như mài mòn thiết bị, nhanh làm hư bơm, lắng cặn trong ống mương. Nên cần phải sử dụng bể lắng cát để đảm bảo cho các công trình xử lý tiếp theo đạt hiệu quả tốt hơn và hoạt động ổn định hơn. Bể lắng cát được tính toán với vận tốc dòng chảy trong đó đủ lớn để các phần tử hữu cơ nhỏ không lắng được và đủ nhỏ để cát và tạp chất rắn vô cơ giữ lại trong bể.Trong bể lắng cát ngang, dòng chảy theo hướng ngang và vận tốc được kiểm soát theo kích thước bể, cửa phân phối đầu vào và máng tràn đầu ra. Vận tốc chảy thường gần bằng 0.15-0.3m/s, thời gian lưu nước từ 30 – 90s. Cát sau lắng được lấy ra khỏi bể bằng phương pháp thủ công, thiết bị bơm thủy lực hoặc sử dụng các thiết bị cơ khí như gàu cạp, bơm trục vít, bơm khí nén, bơm phảnlực. Cát sau đó được đến sân phơi cát.

2.2. Bể Axit HóaDo lưu lượng, thành phần, tính chất nước thải của nhà máy sản xuất tinh bột

tùy thuộc vào dây chuyền sản xuất nên thường dao động nhiều trong một ngày đêm. Để ổn định chế độ dòng chảy cũng như chất lượng nước đầu vào cho các công trình xử lý phía sau, cần thiết phải có một bể điều hòa lưu lượng. Khử CN-có trong nước thải khoai mì và xử lý một phần nước thải. Tại bể axít hóa, COD giảm từ 10-30% và phần lớn các chất hữu cơ phức tạp như protein chất béo, đường chuyển hóa thành axít đồng thời hầu hết CN-được khử hết trong bể axít hóa.Nước thải sản xuất bột mì có pH thấp nên rất thích hợp cho các vi khuẩn axít hóa.

2.3. Bể UASBTừ bể axít nước thải được bơm bể kỵ khí UASB. Nhiệm vụ của quá trình xử

lý nước thải qua bể UASB là nhờ vào sự hoạt động phân hủy các vi sinh vật kỵ khí biến đổi chất hữu cơ thành các dạng khí sinh học. Chính các chất hữu cơ tồn tại trong nước thải là chất dinh dưỡng cho vi sinh vật.

Sự phát triển của vi sinh vật trong bể chia thành 3 giai đoạn:

Page 33: báo cáo thực tế tại nhà máy phân bón sông hương

- Giai đoạn 1: Nhóm vi sinh vật tự nhiên có trong nước thải thủy phân chất hữu cơ phức tạp thành các chất hữu cơ đơn giản có trọng lượng nhẹ như: Monosacarit, amino axít để tạo ra nguồn thức ăn và năng lượng cho vi sinh hoạt động.

- Giai đoạn 2: Nhóm vi khuẩn tạo men axít biến đổi hợp chất hữu cơ đơn giản thành các axít hữu cơ là axít acetic, nhóm vi khuẩn yếm khí tạo axít là nhóm vi khuẩn axít focmo.- Giai đoạn 3: Nhóm vi khuẩn tạo mêtan chuyển hóa hydro và axít acetic thành khí metan và cacbonic. Nhóm vi khuẩn này gọi là Mêtan focmo. Vai trò quan trọng của nhóm vi khuẩn Mêtan focmolà tiêu thụ hydro và axít acetic. Chúng tăng trưởng rất chậm và quá trình xử lý yếm khí chất thải được thực hiện khí mêtan và cacbonic thoát ra khỏi hôn hợp. Hiệu quả xử lí COD là 60-80%.

2.4. Bể AerotenNước thải sau khi qua các công trình xử lý cơ học và sinh học bậc I nồng độ

của các chất bẩn vẫn còn khá cao vì vậy nếu áp dụng bể aeroten cổ điển thông thường để xử lý sẽ không đảm bảo tiêu chuẩn áp dụng và không đạt hiệu quả cao. Aeroten xáo trộn hoàn toàn là một giải pháp khá thông dụng vì phương pháp này cho phép nồng độ BOD5vào bể ≤ 1000 mg/l mà hiệu suất xử lý của công trình vẫn đảm bảo yêu cầu.

2.5. Bể lắng II: Chọn bể lắng đợt II kiểu bể lắng ly tâm có tiết diện mặt cắt hình vuông.

Lắng hôn hợp nước – bùn từ bể aerotank dẫn qua. Lắng chất lơ lửng còn trongnước sau khi qua bể arotank và cô đặc bùn hoạt tính đến nồng độ nhất định ở phần cuối của bể để bơm tuần hoàn lại bể aroten và phần dư được đưa ra ngoài. Bể lắng 2 sẽ phân phối nước bằng ống đứng đặt ở tâm bể và thu nước ra bằng máng thu đặt vòng quanh bể. Trong bể có thiết bị gạt cặn quay quanh trục đặt ở tâm bể để gạt cặn lắng đáy bể về hố thu cặn. Bùn ở hố sẽ được đưa đến bể nén bùn.

2.6. Hồ hiếu khíNước thải sau khi qua bể aerotank thì hàm lượng nitơ, photpho còn rất lớn

chính vì vậy ta sử dụng thêm hồ thực vật với các loại thực vật như lục bình, bèo tây…nước thải sau khi ra khỏi bể hàm lượng nitơ và photpho sẽ đạt tiêu chuẩn loại B.

IV.Các chỉ tiêu về đánh giá chất lượng: Độ trắng tinh bột thành phẩm : 90Min

- Hàm lượng SO2 : 30Mg/Kg Max- Độ ẩm tinh bột thành phẩm : Ao < 13%- Cảm quan : Độ trong, dẻo tùy thuộc vào yêu cầu của khách

Page 34: báo cáo thực tế tại nhà máy phân bón sông hương

V. Một số vấn đề bất cập trong quá trình sản xuất của nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV Thừa Thiên Huế

Các cơ sở sản xuất tinh bột khoai mì càng ngày càng nhiều và đạp ứng được nhu cầu của thị trường. Giải quyết được nguồn nguyên liệu hiện có, giải quyết được nhu cầu việc làm cho người dân. Tuy nhiên còn gặp rất nhiều khó khăn và còn tồn tại nhiều vấn đề như:

Tâm lý và thói quen sản xuất quy mô nhỏ, khép kín đã hạn chế việc đầu tư trang thiết bị và đổi mới công nghệ dẫn đến hiệu quả sản xuất không cao, tiêu tốn nguyên nhiên liệu lớn, đồng thời thải ra môi trường một lượng lớn chất thải, đặc biệt là nước thải giàu chất hữu cơ.

Các cơ sở sản xuất mở ra một cách tự phát, sản xuất mở rộng tùy tiện, không có quy hoạch.

Vốn đầu tư hạn hẹp nên việc đầu tư cho thiết bị, nhất là thiết bị hiện đại hầu như không được quan tâm nên sản xuất và chế biến tinh bột sắn có tỷ lệ cơ khí hóa rất thấp.

Chất lượng sản phẩm tinh bột sắn chưa cao và tạo ra nhiều chất thải làm ôi nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.

Vì vậy cần phải có những biện pháp tối ưu nhất vừa phát triển được công nghệ chế biến tinh bột sắn vừa khắc phục được các vấn đề phát sinh trong sản xuất chế biến như tăng cường đầu tư cả về nguồn nguyên liệu, thiết bị sản xuất, hệ thống xử lý nước thải đặc biệt là ngân cao chất lượng sản phẩm để tăng sản lượng xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài.

Hi vọng với những biện pháp trên sản phẩm tinh bột sắn ngày càng đóng vai trò quan trọng trên thị trường, nâng cao được chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

Page 35: báo cáo thực tế tại nhà máy phân bón sông hương

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua chuyến đi thực tập sản xuất em đã biết được rất nhiều điều. Việc đi thực tế sản xuất giúp em củng cố kiến thức có được, bổ sung nhiều thiếu sót, học tập thêm nhiều kinh nghiệm và đặc biệt là phát hiện, chỉnh sửa những nhận thức sai, từ đó hoàn thiện hơn về kiến thức, dễ dàng hơn khi tư duy. Không chỉ vậy, việc đi thực tế còn giúp bản thân môi người làm quen với môi trường sản xuất của các nhà máy, hiểu rõ hơn quy trình sản xuất của nhà máy tinh bột sắn cũng như quy trình sản xuất phân lân hữu cơ và phân vi sinh. Chuyến đi giúp em mở rộng tầm mắt, được tiếp xúc với các thiết bị sản xuất cũng như các quy trình công nghệ sản xuất.

Chuyến đi thực tế đã để lại trong em nhiều kỷ niệm đẹp. Và em cũng nhận thấy được tầm quan trọng của việc đi thực tế thực địa. Em cám ơn các thầy cô giáo bộ môn đã tổ chức chuyến đi thực tập sản xuất, đặc biệt em xin chân thành cám ơn 2 cô giáo hướng dẫn trực tiếp chúng em trong chuyến đi. Em mong trong chương trình đào tạo của nhà trường sẽ có nhiều chuyến đi thực tập sản xuất hơn nữa, để sinh viên có thể hiểu được nhiều hơn các quy trình sản xuất và có nhiều kinh nghiệm hơn cho con đường tương lại sau này.