báo cáo thực tập tuần 1 - trung tâm đào tạo athena

15
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ MẠNG VÀ AN NINH MẠNG QUỐC TẾ ATHENA BÁO CÁO TUẦN 1 (23/06/2014 – 29/06/2014) ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC TROJAN, MALWARE CHO PHÉP ĐÁNH CẮP DỮ LIỆU NHƯ DANH SÁCH CONTACT, TIN NHẮN TRÊN ĐIỆN THOẠI SỬ DỤNG ANDROID VÀ GỬI RA NGOÀI CBHD: Võ Đỗ Thắng SVTH: Nguyễn Đức Thái

Upload: nhoxpo

Post on 27-Jun-2015

128 views

Category:

Education


1 download

DESCRIPTION

Báo cáo thực tập hàng tuần tại Athena

TRANSCRIPT

Page 1: Báo cáo thực tập tuần 1 - Trung tâm đào tạo Athena

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ MẠNG

VÀ AN NINH MẠNG QUỐC TẾ ATHENA

BÁO CÁO TUẦN 1

(23/06/2014 – 29/06/2014)

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC TROJAN, MALWARE CHO PHÉP ĐÁNH CẮP DỮ LIỆU NHƯ DANH SÁCH CONTACT, TIN NHẮN TRÊN ĐIỆN THOẠI SỬ DỤNG ANDROID VÀ GỬI RA NGOÀI

CBHD: Võ Đỗ Thắng

SVTH: Nguyễn Đức Thái

Tp. HCM Ngày 29 Tháng 06 Năm 2014

Page 2: Báo cáo thực tập tuần 1 - Trung tâm đào tạo Athena

Mục LụcNội dung: Cài đặt và nghiên cứu hệ điều hành Android trên môi trường giả lập...............................1

1. Khái niệm hệ điều hành Android................................................................................................1

2. Cài đặt hệ điều hành Android 2.3 và 4.x trên môi trường giả lâp.............................................1

2.1. Cài đặt Java SE trên máy tính............................................................................................1

2.2. Cài đặt Eclipse và Android SDK.......................................................................................4

2.3. Tạo máy AVD (Android Virtual Device)..........................................................................6

3. So sánh sự khác nhau giữa hai phiên bản Android 2.3 và 4.x.....................................................9

3.1. Sự khác nhau về yêu cầu phần cứng cần thiết để cài đặt....................................................9

3.2. Sự khác nhau về giao diện.................................................................................................10

3.3. Sự khác nhau về tính năng................................................................................................11

3.4. Sự khác nhau về giao thức mạng.......................................................................................11

4. Tài liệu tham khảo:...................................................................................................................11

Page 3: Báo cáo thực tập tuần 1 - Trung tâm đào tạo Athena

CBHD: VÕ ĐỖ THẮNG SVTH: NGUYỄN ĐỨC THÁI

Nội dung: Cài đặt và nghiên cứu hệ điều hành Android trên môi trường giả lập.

1. Khái niệm hệ điều hành Android.

Android là hệ điều hành mã nguồn mở được nghiên cứu và phát triển trên nền tảng ngôn ngữ java. Ngày 5 tháng 11 năm 2007, Android được ra mắt với sự thành lập của liên minh thiết bị cầm tay mã nguồn mở, bao gồm 78 công ty phần cứng, phần mềm và viễn thông nhằm tạo nên một chuẩn mở mới cho điện thoại di động trong tương lai.

Hiện nay, Android không chỉ được biết đến như là hệ điều hành số một được sử dụng trên điện thoại di động mà còn được sử dụng trên nhiều thiết bị khác như: máy tính bảng, đầu phát HD, HD player, TV…

Theo sự kiên GOOGLE I/O năm 2013 đã thống kê rằng thị phần của hai nền tảng Android 2.3 va Android 4.x vẫn được ưa chuộng nhất (38.5% và 33.0%) vì thế tiếp theo chúng ta chủ yếu tìm hiểu 2 phiên bản này.

2. Cài đặt hệ điều hành Android 2.3 và 4.x trên môi trường giả lâp.

Để cài đặt Android trên môi trường giả lập trước tiên cần cài đặt môi trường Java For Developers để chạy được Eclipse và Android SDK. Ở đây mình sử dụng hệ điều hành Windows 8 64-bit (các phiên bản Windows khác đều tương tự).

2.1. Cài đặt Java SE trên máy tính.

Đầu tiên bạn cần dowload bộ cài đặt Java SE tại link sau http://www.oracle.com/technetwork/java/javase/downloads/index.html

Chọn Jaca Platform (JDK) 8u5 để chuyển sang trang tiếp theo.

Trang 1

Page 4: Báo cáo thực tập tuần 1 - Trung tâm đào tạo Athena

CBHD: VÕ ĐỖ THẮNG SVTH: NGUYỄN ĐỨC THÁI

Chọn phiên bản thích hợp với hệ điều hành để tải về. Ở đây mình chọn bản cho Windows 64-bit.

Chạy bộ cài đặt vừa được tải về ta được như hình sau

Chọn Next để tiếp tục

Trang 2

Page 5: Báo cáo thực tập tuần 1 - Trung tâm đào tạo Athena

CBHD: VÕ ĐỖ THẮNG SVTH: NGUYỄN ĐỨC THÁI

Tiếp tục chọn Next để cài đặt và đợi tiến trình hoàn tất.

Sau khi cài xong, các bạn kiểm tra lại bộ JDK đã được cài đặt thành công bằng cách vào cmd gõ lệnh “java”. Nếu màn hình hiện ra như sau thì bạn đã cài đặt thành công:

Trang 3

Page 6: Báo cáo thực tập tuần 1 - Trung tâm đào tạo Athena

CBHD: VÕ ĐỖ THẮNG SVTH: NGUYỄN ĐỨC THÁI

2.2. Cài đặt Eclipse và Android SDK

Trước tiên download bộ ADT Bundle for Windows gồm Eclipse và Android SDK được tích hợp sẵn tại địa chỉ: http://developer.android.com/sdk/index.html

Trang 4

Page 7: Báo cáo thực tập tuần 1 - Trung tâm đào tạo Athena

CBHD: VÕ ĐỖ THẮNG SVTH: NGUYỄN ĐỨC THÁI

Chọn dowload để sang trang tiếp theo

Chọn phiên bản thích hợp va tiến hành dowload (như hình). Sau khi tải xong tiến hành giải nén ta được các file như hình:

Để cài đặt Android SDK các bạn có 2 cách:

Cách 1: Các bạn click chuột vào biểu tượng SDK Manager ở ngoài và tiến hành cài đặt.

Cách 2: Các bạn khởi chạy Eclipse lên. Rồi vào mục Android SDK Manager

Sẽ xuất hiện 1 cửa sổ mới như sau :

Trang 5

Page 8: Báo cáo thực tập tuần 1 - Trung tâm đào tạo Athena

CBHD: VÕ ĐỖ THẮNG SVTH: NGUYỄN ĐỨC THÁI

Công việc tiếp theo là các bạn chỉ cần tích chọn các phần API cần cài rồi click vào nút Install packages ở góc dưới bên phải và chờ cho nó download và cài đặt là xong.

2.3. Tạo máy AVD (Android Virtual Device).

Sau khi khởi chạy xong Eclipse. Bạn vào : Windows ->Android Virtual Device Manager.

Hoặc các bạn cũng có thể click ngay vào biểu tượng AVD trên menu của Eclipse :

Click vào New để tạo mới :

Trang 6

Page 9: Báo cáo thực tập tuần 1 - Trung tâm đào tạo Athena

CBHD: VÕ ĐỖ THẮNG SVTH: NGUYỄN ĐỨC THÁI

Cửa sổ mới mở ra, các bạn điền đầy đủ các thông số vào theo yêu cầu :

AVD Name: Các bạn chỉ được sử dụng cách ký tự : A -> Z, a -> z, và “., -, _” mà thôi.

Target: Bạn chọn phiên bản Android để test.

SD Card: Là dung lượng bộ nhớ ảo của thẻ SD.

Trang 7

Page 10: Báo cáo thực tập tuần 1 - Trung tâm đào tạo Athena

CBHD: VÕ ĐỖ THẮNG SVTH: NGUYỄN ĐỨC THÁI

Và một số thông tin khác…

Các bạn click OK để hoàn thành tạo mới một AVD.

Bây giờ bạn vào phần Android Virtual Device Manager như ban đầu thì bạn sẽ thấy tên máy ảo mới mình vừa tạo rồi.

Nhấn Start để khởi chạy máy ảo (bạn có thể sẽ phải chờ một khoảng thời gian để máy ảo khởi chạy):

Và đây là giao diện cuối cùng :

Trang 8

Page 11: Báo cáo thực tập tuần 1 - Trung tâm đào tạo Athena

CBHD: VÕ ĐỖ THẮNG SVTH: NGUYỄN ĐỨC THÁI

Thực hiện tương tự để tạo Android phiên bản 4.x.

3. So sánh sự khác nhau giữa hai phiên bản Android 2.3 và 4.x.

3.1. Sự khác nhau về yêu cầu phần cứng cần thiết để cài đặt.

Android 2.3 Android 4x

Cần ít nhất 128 MB bộ nhớ có sẵn cho Kernel và cho không gian người sử dụng

Cần ít nhất 340 MB bộ nhớ có sẵn cho kernel và cho không gian người sử dụng

Dung lượng Ram tối thiểu cần thiết là 150MB

Dung lượng Ram tối thiểu cần thiết là 350 MB

Màn hình:

- Màn hình phải có kích cỡ ít nhất 2,5 inch

- Mật độ phải được ít nhất 100 dpi

- Tỉ lệ màn hình từ 1.333 (4:3) đến 1,779 (16:9)

- Công nghệ màn hình được sử dụng là công nghệ “ Square pixels”

Màn hình:

- Màn hình phải có kích cỡ ít nhất 426x320

- Mật độ phải được ít nhất 100 dpi

- Tỉ lệ màn hình từ 1.333 (4:3) đến 1,85 (16:9)

Trang 9

Page 12: Báo cáo thực tập tuần 1 - Trung tâm đào tạo Athena

CBHD: VÕ ĐỖ THẮNG SVTH: NGUYỄN ĐỨC THÁI

Yêu cầu có các phím vậy lý Không yêu cầu có có phím vật lý

Các API Android bao gồm trình quản lý download các ứng dụng có thể sử dụng để tải dữ liệu.Trình quản lí download phải có khả năng tải tập tin có dung lượng ít nhất 55 MB

Các API Android bao gồm trình quản lý download các ứng dụng có thể sử dụng để tải dữ liệu.Trình quản lí download phải có khả năng tải tập tin có dung lượng ít nhất 100 MB

3.2. Sự khác nhau về giao diện.

Giao diện người dùng của Android dựa trên nguyên tắc tác động trực tiếp, sử dụng cảm ứng chạm tương tự như những động tác ngoài đời thực như vuốt, chạm, kéo dãn và thu lại để xử lý các đối tượng trên màn hình. Sự phản ứng với tác động của người dùng diễn ra gần như ngay lập tức, nhằm tạo ra giao diện cảm ứng mượt mà, thường dùng tính năng rung của thiết bị để tạo phản hồi rung cho người dùng. Những thiết bị phần cứng bên trong như gia tốc kế, con quay hồi chuyển và cảm biến khoảng cách được một số ứng dụng sử dụng để phản hồi một số hành động khác của người dùng, ví dụ như điều chỉnh màn hình từ chế độ hiển thị dọc sang chế độ hiển thị ngang tùy theo vị trí của thiết bị, hoặc cho phép người dùng lái xe đua bằng xoay thiết bị, giống như Các thiết bị Android sau khi khởi động sẽ hiển thị màn hình chính, điểm khởi đầu với các thông tin chính trên thiết bị, tương tự như khái niệm desktop (bàn làm việc) trên máy tính để bàn. Màn hính chính Android thường gồm nhiều biểu tượng (icon) và tiện ích (widget); biểu tượng ứng dụng sẽ mở ứng dụng tương ứng, còn tiện ích hiển thị những nội dung sống động, cập nhật tự động như dự báo thời tiết, hộp thư của người dùng, hoặc những mẩu tin thời sự ngay trên màn hình chính. Màn hình chính có thể gồm nhiều trang xem được bằng cách vuốt ra trước hoặc sau, mặc dù giao diện màn hình chính của Android có thể tùy chỉnh ở mức cao, cho phép người dùng tự do sắp đặt hình dáng cũng như hành vi của thiết bị theo sở thích. Những ứng dụng do các hãng thứ ba có trên Google Play và các kho ứng dụng khác còn cho phép người dùng thay đổi "chủ đề" của màn hình chính, thậm chí bắt chước hình dáng của hệ điều hành khác như Windows Phone chẳng hạn. Phần lớn những nhà sản xuất, và một số nhà mạng, thực hiện thay đổi hình dáng và hành vi của các thiết bị Android của họ để phân biệt với các hãng cạnh tranh. Ở phía trên cùng màn hình là thanh trạng thái, hiển thị thông tin về thiết bị và tình trạng kết nối. Thanh trạng thái này có thể "kéo" xuống để xem màn hình thông báo gồm thông tin quan trọng hoặc cập nhật của các ứng dụng, như email hay tin nhắn SMS mới nhận, mà không làm gián đoạn hoặc khiến người dùng cảm thấy bất tiện. Trong các phiên bản đời đầu, người dùng có thể nhấn vào thông báo để mở ra ứng dụng tương ứng, về sau này các thông tin cập nhật được bổ sung theo tính năng, như có khả năng lập tức gọi ngược lại khi có cuộc gọi nhỡ mà không cần phải mở ứng dụng gọi điện ra. Thông báo sẽ luôn nằm đó cho đến khi người dùng đã đọc hoặc xóa nó đi.

Android 2.3 Android 4x

Giao diện đơn giản Giao diện tinh tế hơn, trong suốt và đẹp mắt hơn

Chỉ hỗ trợ phím ảo là phím Home Hỗ trợ các phím ảo: Home, Back, Zoom

Trang 10

Page 13: Báo cáo thực tập tuần 1 - Trung tâm đào tạo Athena

CBHD: VÕ ĐỖ THẮNG SVTH: NGUYỄN ĐỨC THÁI

Không có widget menu Có Widget menu giúp tìm nhanh thông tin mà không cần mở ứng dụng

3.3. Sự khác nhau về tính năng.

Android 2.3 Android 4x

Thiết kế tối ưu hóa cho Smartphone Thiết kế tối ưu hóa cho Smartphone và Tablet

Chỉ có thể xóa tất các các thông báo cùng lúc trên trình quản lý

Chỉ có thể xóa riêng rẽ các thông báo cùng lúc trên trình quản lý

Chỉ có thể trả lời, ngắt cuộc gọi khi màn hình bị khóa

Có thể thực hiện thêm 1 số tính năng khi màn hình bị khoái ngoài trả lời , ngắt cuộc gọi như gửi tin nhắn

Không có tính năng mở khóa màn hình nhận diện khuôn mặt

Có tính năng mở khóa màn hình nhận diện khuôn mặt

Không hỗ trợ chỉnh sửa hình ảnh Hỗ trợ chỉnh sửa hình ảnh , tự động nhận diện được tất cả các camera trên thiết bị

3.4. Sự khác nhau về giao thức mạng.

Android 2.3 Android 4x

Không hỗ trợ giao thức https Hỗ trợ giao thức https

4. Tài liệu tham khảo:

[1] http://www.vietnamandroid.com/

[2] Đĩa lab Athena Android.

Trang 11