báo cáo nghiên cứu thị trường tìm hiểu thăm dò về vinagame

114
1 Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame By For Ngày Tháng 3/ 2008 Mã số đề nghị: 08-01-036 Dự án: Knight-errant Người liên lạc Khách hàng: VinaGame Chi Do Thuy An – Giám đốc nhãn hàng CBI Chị Nguyễn Khánh Minh Thụy – Giám đốc nghiên cứu

Upload: kelly-baird

Post on 02-Jan-2016

77 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame. By. For. Mục lục. Bối cảnh chung. VinaGame là nhà cung cấp game hàng đầu ở Việt Nam với thị phần khoảng 60%. VinaGame cung cấp game nhập vai nhiều người chơi trên mạng (MMORPG) và game giản đơn. - PowerPoint PPT Presentation

TRANSCRIPT

Page 1: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

1

Báo cáo nghiên cứu thị trườngTìm hiểu thăm dò về VinaGame

ByFor

Ngày Tháng 3/ 2008 Mã số đề nghị: 08-01-036

Dự án: Knight-errant

Người liên lạc

Khách hàng: VinaGame Chi Do Thuy An – Giám đốc nhãn hàng

CBI Chị Nguyễn Khánh Minh Thụy – Giám đốc nghiên cứu

Page 2: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

2

Mục lục

Nội dung Trang

Bối cảnh chung 3

Kết quả nghiên cứu 15

Chân dung cuộc sống 16

Thái độ và thói quen chơi game online 36

Suy nghĩ về game online 37

Suy nghĩ về lọai hình game MMORPG 42

Suy nghĩ về lọai hình game Casual 50

Một số vấn đề khác liên quan đến việc chơi game 59

Đánh giá về từng game 65

Mong đợi về game online lý tưởng 109

Đánh giá về các công ty cung cấp game 127

Page 3: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

3

Bối cảnh chung

VinaGame là nhà cung cấp game hàng đầu ở Việt Nam với thị phần khoảng 60%. VinaGame cung cấp game nhập vai nhiều người chơi trên mạng (MMORPG) và game giản đơn.

VinaGame muốn có đầy đủ thông tin về quan niệm và cách sử dụng của người chơi game đối với các game điện tử nói chung và các sản phẩm, dịch vụ của VinaGame nó riêng. Những thông tin này sẽ giúp VinaGame phát triển chiến lược tiếp thị hiệu quả cũng như phát triển các game hiện tại.

Ngoài những hiểu biết nội bộ sâu rộng về gamer (chủ yếu thu thập từ những nguồn trong game), VinaGame mong đợi một cuộc nghiên cứu tìm hiểu mở rộng từ một công ty nghiên cứu thị trường độc lập để có những thông tin khách quan về hành vi và thói quen sử dụng của các gamer.

CBI đã tiến hành thực hiện dự án cho Vinagame trong tháng 4/ 2008

Page 4: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

4

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chính là tìm hiểu hành vi và thói quen sử dụng của các gamer với chi tiết như sau: Tìm hiểu mô tả về gamer ở Việt Nam (cuộc sống, giải trí, quan

niệm về cuộc sống,…) Tìm hiểu động cơ của các gamer khi chơi game điện tử nói

chung và game mà họ đang chơi nói riêng. Hiểu về thói quen chơi game Hiểu những mong đợi của họ khi chơi game cũng như những

yếu tố ảnh hưởng đến việc họ chọn game để chơi. Đo mức độ hài lòng/ không hài lòng với game họ đang tham

gia Đánh giá quan niệm của gamer đối với Vinagame (và những

đối thủ cạnh tranh chính)

Page 5: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

12

Thiết kế nghiên cứu

Nam Nữ

Teen 12-15 1 1

Teen 16-18 1 1

Thanh thiếu niên 19-25 1 1

Tổng cộng 6 nhóm

Chi tiết thiết kế nghiên cứu cho mảng game giản đơn như sau :

Chi tiết thiết kế nghiên cứu cho mảng game nhập vai online như sau:

Số nhóm

Bang chủ 1

Gamer 2 (20-30 tuổi)

Tổng cộng 3 nhóm

Page 6: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

13

Thiết kế nghiên cứu

Males Females

Teen 12-15 tuổi (Casual) 1 1

Teen 16-18 tuổi (Casual) 1 1

Thanh thiếu niên 18-22 tuổi (Casual) 1 1

Thanh thiếu niên 18-22 tuổi (Hardcore)

1 1

Thanh niên 22-28 (Hardcore) 1

Tổng cộng 9 nhóm

Chi tiết thiết kế nghiên cứu cho các gamer tiềm năng của cả 3 mảng như sau:

Page 7: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

15

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Page 8: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

16

CHÂN DUNG CUỘC SỐNG

Page 9: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

17

Chân dung cuộc sống

Trong phần này, chúng ta sẽ nhìn nhận và đánh giá tính cách, lối sống, hành vi và thái độ của ‘gamers’ ở những độ tuổi khác nhau. Giúp hiểu được động cơ, thái độ và suy nghĩ của gamer khi họ chơi

game online nói chung, hoặc ‘casual’ và ‘MMORPG’ nói riêng, cũng như những nhận định của họ về các game mà họ đang chơi ở những phần sau.

Trước tiên, dù ở độ tuổi nào, gamers vẫn có 1 số đặc điểm chung như sau: Đa số các bạn đều thích kết bạn và xem bạn là một phần ảnh hưởng

quan trọng trong cuộc sống. Họ thích làm theo lời khuyên của bạn bè, thậm chí là bắt chước bạn

bè trong nhiều khía cạnh của cuộc sống: Giải trí Thời trang Giải quyết tình huống/ vấn đề gặp phải trong cuộc sống

Bạn bè có thể là ‘đại sứ’ đưa họ tiếp cận với những khuynh hướng mới

“Có người chia sẽ, bạn bè đồng trang lứa thì dễ hiểu nhau hơn về mặt tình cảm, sự tương đồng về sở thích” (Teen 12-15)

Page 10: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

18

Họ là những người rất đam mê Internet, họ có nhiều hoạt động trên mạng. Nói cách khác, họ khám phá thế giới qua mạng: Tìm kiếm thông tin liên quan đến việc học Giải trí:

Nghe và download nhạc: nhacso.net, nhaccuatui.com, mp3.zing.vn,...

‘Chộp’ thông tin/ scandals của người nổi tiếng (ca sĩ, ngôi sao, diễn viên): vnexpress.net, dantri.com, etc.

Chơi, tìm hiểu và trao đổi về game: gamethu.net và các trang web riêng của game mà họ đang chơi

Chat, kết bạn: Yahoo! Messenger Vì sử dụng Internet nhiều như thế, họ ít đọc các báo và tạp chí bản

in (đặc biệt là nam; nữ thì có đọc TTGD, VHTT…) Đây là điểm khách hàng nên lưu ý khi làm các hoạt động

quảng cáo tiếp thị

Chân dung cuộc sống

Page 11: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

19

Chân dung cuộc sống

Phần lớn các bạn thích dùng Internet ở các tiệm bên ngoài (để được tự do truy cập, tránh bị gia đình để ý và có không khí hơn ở nhà, dù nhà vẫn có kết nối internet) Đa số bắt đầu biết đến game online và chơi game online từ

các tiệm Internet Tiệm internet là một nơi khá quan trọng để truyền bá và

phổ biến games mới cũng như những thông tin về games

Xét về mặt tâm lý, họ còn rất trẻ và đều ấp ủ mơ ước được ‘nổi bật’ và ‘chứng tỏ bản thân’: Nếu không thể qua việc học hành/ làm việc thì ở những khía

cạnh khác như: chơi game, thời trang, ‘sành điệu’ (cập nhật nhanh những khuynh hướng mới)

Page 12: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

20

Chân dung cuộc sống– Nhóm 12-15 tuổi

Page 13: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

21

Chân dung cuộc sống– Nhóm 12-15 tuổi

Ở tuổi này, các bạn vẫn khá vô tư trong cuộc sống Chưa bị ràng buộc bởi bất cứ trách nhiệm gì ngoài việc phải học

tốt Được chăm sóc/ thương yêu Chưa có kế hoạch rõ ràng cho tương lai

“Cuộc sống hiện giờ đầy đủ, đi học có người đưa rước, ăn uống theo ý thích của mình. Cô thầy, bạn bè cũng nhiều hơn”

Chúng khá “ham vui”: Để giảm bớt những áp lực đến từ việc học (đa số học vì bổn

phận chứ chưa ý thức rõ ràng sự liên quan của học tập đến tương lai), chúng tìm niềm vui từ bạn bè và game 2 hoạt động này giúp chúng cảm thấy phần nào được tự do (làm

những gì mình thích) và giải tỏa những bức bối tâm lý vì vẫn bị Ba Mẹ quản thúc chặt chẽ

Mong muốn được tự do hơn còn được thể hiện trong một số ước mơ của chúng“Em muốn được làm doanh nhân để được đi nhiều nơi.”

Page 14: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

22

Các bạn nhỏ này chưa độc lập trong suy nghĩ và hành động: Tính ‘bầy đàn’ được thể hiện khá cao; các bạn hay bắt chước bạn

bè và người xung quanh (chưa có lập trường và sự chọn lọc) Thích làm/ chơi những gì liên quan đến đông người (phong trào)

Dễ chán khi không còn đám đông hoặc bạn bè Dễ dàng theo/bỏ một trò chơi dưới sự lôi cuốn của bạn bè

“Mình theo người ta thì mình không bị cho là lạc hậu không biết gì hết”

Thời trang và chưng diện bắt đầu là mối quan tâm của các bạn gái Quần áo, phụ kiện (tóc, giày, trang sức…)

Bắt đầu ý thức việc thu hút sự chú ý của bạn khác phái Những trò chơi/ hoạt động giải trí giúp thể hiện tính thời trang và

tạo cơ hội tiếp xúc, giao tiếp với bạn khác phái sẽ có sức hấp dẫn lớn các bạn gái ở tuổi này

Bạn gái sẽ là cầu nối (hoặc động cơ) để hấp dẫn bạn trai cùng đến với trò chơi/ hoạt động đó

Chân dung cuộc sống– Nhóm 12-15 tuổi

Page 15: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

23

Chân dung cuộc sống– Nhóm 16-18 tuổi

Page 16: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

24

Chân dung cuộc sống – Nhóm 16-18 tuổi

Nhóm tuổi này vẫn được cha mẹ chăm sóc: Chúng xem đó là việc hiển nhiên và vẫn vô tư hưởng thụ Bắt đầu có chút đòi hỏi, so sánh hoàn cảnh gia đình

Tuy nhiên, các bạn cũng bắt đầu biết lo lắng về tương lai với cột mốc quan trọng là kỳ thi đại học: Các bạn cũng bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của

việc học Việc học (chính qui và phụ đạo) chiếm khá nhiều thời gian

trong ngày của chúng“Ước mơ thi được vào trường đại học mình thích”

Page 17: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

25

Chân dung cuộc sống – Nhóm 16-18 tuổi

Tương tự nhóm tuổi 12-16, bạn bè có ảnh hưởng rất lớn đến các bạn Tuy nhiên, bạn bè không chỉ đơn thuần để cùng vui chơi mà

còn chia sẻ những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của tuổi mới lớn (những điều họ ngại nói với cha mẹ, người lớn trong gia đình) Mâu thuẫn thế hệ với cha mẹ

Tuổi này đối diện với nhiều sự đối lập giữa những ước muốn của bản thân và kỳ vọng của Ba Mẹ (Ba Mẹ chưa tin tưởng cho họ tự quyết định một số việc quan trọng)

Bạn trai/ bạn gái, tình cảm tuổi học trò Những yếu kém trong học tập Chọn ngành học (có đôi khi không giống ý Ba Mẹ)

Bạn bè cũng vẫn là nguồn ảnh hưởng đến các hoạt động vui chơi giải trí và thời trang nhưng tuổi này đã bớt bắt chước một cách máy móc, rập khuôn và thụ động: Chúng để ý bạn bè và chọn lọc cái nào phù hợp với sở thích của

mình

Page 18: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

26

Ở tuổi này, các bạn vẫn bị Ba Mẹ giám sát nhưng vẫn được tự do hơn: Đi học nhiều và đã tự di chuyển/ đi lại (ít cần Ba Mẹ đưa đón)

nên có thể tranh thủ thời gian để đi chơi, giao tiếp với bạn bè“So với thời cấp 2 thì thỏai mái hơn, có thể đi chơi quá 10h. Đi học thỏai mái có

thể về trễ từ 5-30phút đi uống nước với bạn bè. Cấp 2 Ba Mẹ nghĩ còn nhỏ nên chở đi, rước về đúng giờ”

Các trò chơi và hoạt động giải trí cho phép chúng chủ động và thể hiện sự tự do (không quá nhiều luật lệ, gò bó gợi nhớ đến sự quản thúc của Ba Mẹ ở nhà), với sự tham gia của bạn bè trang lứa sẽ là điểm hấp dẫn

Chân dung cuộc sống – Nhóm 16-18 tuổi

Page 19: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

27

Chân dung cuộc sống– Nhóm 19-22 tuổi

Page 20: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

28

Chân dung cuộc sống – Nhóm 19-22 tuổi

Ở nhóm tuổi này, các bạn vẫn yêu đời và lạc quan nhưng cũng bắt đầu cảm nhận được những mặt trái của cuộc sống Bắt đầu than phiền: Một số cảm thấy thất vọng với bản thân vì

chưa thành công, chưa có nhiều tiền, hay đơn giản là bắt đầu tự mình phải đối diện và giải quyết một số áp lực trong cuộc sống (công việc, không khí ô nhiễm hay thậm chí là chuyện kẹt xe)

“Em chưa hài lòng, vừa đi học vừa đi làm cực quá”

Làm quen với những hoạt động giải trí của người lớn như đi uống cà phê, đi nhậu, …

Ít chịu sự quản lý từ gia đình hơn, có nhiều tự do hơn: Từ giờ giấc đến một số lựa chọn cho bản thân (công việc…)

Page 21: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

29

Chân dung cuộc sống – Nhóm 19-22 tuổi

Ở tuổi này, nam và nữ bắt đầu có sự khác biệt Các bạn nữ bắt đầu có những dự định cho tương lại, như nghĩ

đến việc tìm công việc tốt để dành dùm cho gia đình tương lai Tuy nhiên, các bạn nữ không đặt nặng vấn đề thành công hay thất

bại (họ chỉ cần có thu nhập ổn định)“Công việc hòa đồng với mọi người, mức lương ổn định”

Các bạn nam có xu hướng tập trung vào sự nghiệp và có vẻ quan tâm hơn đến “thành/ bại” Họ có vẻ không thể chấp nhận việc không thành công bằng bạn bè

(dù mọi thứ chỉ mới bắt đầu)“Muốn làm sao để kiếm được tiền nhiều”

Họ thích tham gia vào những hoạt động có thể giúp khẳng định bản thân, mang đến cho họ một chút cảm giác ‘thành công’ nào đó (ví dụ, danh vọng, vị trí trong game mà họ chơi)

“Game là cách giải trí về tinh thần, nó không phân biệt gì hết. Ngòai đời có thể bạn là người yếu đuối nhưng vô game chưa chắc

Page 22: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

30

Chân dung cuộc sống– Nhóm 22-28 tuổi

Page 23: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

31

Chân dung cuộc sống – Nhóm 22-28 tuổi

Họ có cái nhìn khá lạc quan về cuộc sống vì ở tuổi này họ đã gầy dựng được 1 nền tảng cơ bản cho mình và gia đình sau 1 thời gian cố gắng.

Mặc dù, cũng như nhóm 19-22, một số trong nhóm tuổi 22-28 chưa có vị trí cao trong xã hội cũng như sự nghiệp, nhưng họ không cảm thấy điều đó là thua thiệt và thất bại. Họ vẫn hài lòng với một số ‘thành quả’ mà họ đang có: Người yêu đồng quan điểm Vợ/ chồng/ con cái hòa thuận, êm ấm Thu nhập tương đối ổn định và đủ sống Có thời gian và điều kiện chơi trò chơi mà mình thích và đạt được 1 vị

trí/ đẳng cấp tương đối cao trong trò chơi“Mình có gia đình, có vợ hiền, vợ đẹp, có baby. Tất cả yếu tố đó góp phần làm

cho mình cảm thấy hài lòng”

Đặc biệt, nhóm bang chủ (cũng trong độ tuổi này) khá thành công trong công việc/ sự nghiệp: Họ có công việc tốt với thu nhập cao Một số có doanh nghiệp riêng

Page 24: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

32

Chân dung cuộc sống – Nhóm 22-28 tuổi

Nhóm tuổi này thích những trò chơi/ hoạt động giúp họ dùng trí óc để giải quyết/ phán đoán tình huống: Họ thích những trò chơi với tổ chức và những tình huống

tương tự cuộc sống bên ngoài Đồng thời, họ quan tâm đến việc có một vị trí/ đẳng cấp trong

trò chơi đó (bằng năng lực – tiền bạc cũng như kỹ năng – của họ và sự công nhận của mọi người) Nhưng họ không quá ‘máu me’/ ganh đua“Mình chơi mà mình cứ tưởng là mình không hà. Mình yếu quá mình phải ráng

làm cho mình mạnh hơn. Đó là chỗ thể hiện bản thân mình

“Trong quá trình chơi sẽ tạo được uy tín nhất định, nó cũng giống như ngòai xã hội”

“Mình hay gặp những người chơi trong game, nói chuyện hoài không biết chán. Uống café rồi bàn chuyện làm ăn ngoài đời luôn, tiến xa hơn thành

những mối quan hệ ngoài đời”

Page 25: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

33

Sự khác nhau giữa người chơi game Casual và MMORPG

Bên cạnh đó chúng tôi cũng nhận ra một số điểm khác biệt cơ bản giữa người chơi game Casual và MMORPG:

Page 26: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

34

Sự khác nhau giữa người chơi game Casual và MMORPG

Đối tượng này dường như không có nhiều áp lực trong cuộc sống (mọi thứ từ gia đình, công việc đến tình cảm/ tâm lý có vẻ khá ổn định) Họ khá hài lòng với cuộc

sống hiện tại Ít than phiền Hơn nữa, đối tượng này tập

trung nhiều ở nhóm tuổi nhỏ (12-15 và 16-18) nên chúng gần như chưa có nhiều áp lực trong cuộc sống (trừ việc học căng thẳng và một số mâu thuẫn ‘tạm thời’ với cha mẹ)

Ngược lại, đối tượng MMORPG (đặc biệt ở nhóm tuổi 18-22) thường phàn nàn về những điều không hài lòng trong cuộc sống. Họ có nhiều tham vọng nhưng lại không có khả năng biến chúng thành hiện thực Vài người có công việc khá

tốt và cuộc sống khá ổn định nhưng vẫn chưa thấy hoàn toàn hài lòng

Sự khác biệt giữa thực tế và mong đợi của họ làm họ khá căng thẳng. Họ có nhiều ức chế cần giải

tỏa

Người chơi game Casual Người chơi game MMORPG

Page 27: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

35

Sự khác nhau giữa người chơi game Casual và MMORPG

Với bản tính lạc quan, xuề xòa, họ thích thử nghiệm cái mới: Họ không ‘bám’ 1 game

mà có xu hướng quan tâm đến những game mới ra

Đối tượng này khá quan trọng chuyện thành/ bại nên một khi họ đã có vị trí/ đẳng cấp nào đó trong game đang chơi, họ ngại thay đổi: Không muốn làm lại từ đầu Không muốn đánh mất

cảm giác ‘thành công’ đang có

Ngược lại, những người chưa được thành công trong game (level thấp) lại không thích chơi ở một game/ server đã ổn định (có nhiều cao thủ) Ngại cạnh tranh và không

thích cảm giác thua thiệt

Người chơi game Casual Người chơi game MMORPG

Page 28: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

36

THÁI ĐỘ VÀ THÓI QUEN CHƠI GAME ONLINE

Page 29: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

37

SUY NGHĨ VỀ GAME ONLINE

Page 30: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

38

Suy nghĩ về game online

Nói tới game, gamer lập tức nghĩ tới ‘game online’ Game online được thích hơn game offline

Nhìn chung, được hổ trợ bởi nhiều hoạt động marketing

Cảm giác hợp thời/ sành điệu

Hấp dẫn/ hào hứng

Phải hiểu biết về internet/ tin học và máy phải có cấu hình

cao mới chơi được

Công phu/ sành điệu/ có xỳ-tin

Chứng tỏ đẳng cấp/ trình độ (đẳng cấp pro về vi tính/ tin học

Hãnh diện/ tự hào

Đầu tư tiền, công sức và thời gian

Gắn bó/ hướng tới một thành quả mong đợi (level, vị trí)

Khá căng thẳng và áp lực

Game online

Đối diện/ tương tác với người

chứ không

phải máy

Gặp gỡ và kết bạnCó nhiều tương tác

Tính đối kháng/ ganh đua cao

Page 31: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

39

Game Casual và MMORPG

Gamer biết rõ là có 2 loại game. Họ khá rành rẽ những đặc điểm tương đồng và khác biệt của 2 loại game này.

Cách họ gọi tên 2 loại game này khác với cách chúng ta thường dùng: MMORPG được gọi là game nhập vai Trong khi đó, họ không có tên riêng cho game casual (dù hiểu

đúng tính chất của nó). Vài người gọi nó là game theo vòng Trên thực tế, họ chỉ đơn giản gọi tên của game casual mà họ đang

chơi/ hoặc biết (ví dụ: Audition, Boom) Dù có một số đánh giá khác nhau về 2 loại game này, nhưng khá

thú vị ở chỗ tất cả các đánh giá đều tích cực (họ ‘thưởng thức’ điểm hấp dẫn/ độc đáo của từng loại game hơn là phê phán/ bới lông tìm vết): Những nhận xét phê bình/ tiêu cực chỉ xuất hiện khi bàn về từng

thương hiệu game (ví dụ: Audition, Cross Fire, VLTK…) và đa phần là liên quan đến các vấn đề về kỹ thuật và tổ chức đặc thù của các game đó

Page 32: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

40

Game Casual và MMORPG

‘Người chơi game sống đời sống của nhân vật mà mình đang chơi’ Gắn bó về mặt tình cảm/ cảm

xúc Có cơ hội để thể hiện cái tôi mà

họ không thể làm (một cách trọn vẹn) trong cuộc sống thật

Dùng đầu óc nhiều (phân tích/ phán đoán, ứng xử/ tính toán để chiến thắng/ lên đẳng cấp)

Tính tương tác cao (một xã hội thu nhỏ của xã hội mà họ đang sống) Bạn bè/ bang hội

Có khi thành bạn ngoài đời Đối kháng/ mâu thuẫn cần suy

nghĩ/ tính toán để giải quyết

Thể hiện bản thân qua các cuộc đấu (trong trò chơi hàng ngày, mạnh ai nấy chơi, không có tính xã hội cao): Sự gắn bó với game chỉ trong lúc chơi chứ không mang tính liên tục (không ra khỏi game ví dụ: mua bán, họp bang hội….) Nhân vật không lớn lên, trưởng thành

Chủ yếu chơi cho vui Không phải dùng đầu óc nhiều

Chỉ cần kỹ thuật bàn phím tốt, không cần nhiều tính toán/ phán đoán… Đầu óc thoải mái (không cạnh tranh, áp lực, đây là ưu điểm so với MMORPG ở một số gamer)

l.;

MMORPG CASUAL

Page 33: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

41

Game Casual và MMORPG

Cơ hội kinh doanh/ kiếm tiền Đầu tư tiền bạc nhiều hơn:

Nếu không, sẽ ít có cơ hội hoặc mất nhiều thời gian để lên đẳng cấp hoạc thăng 1 trận đấu

Tình bạn trong game khá hời hợt Không phải là tình huynh đệ Ít có sự hỗ trợ cả trong game lẫn ngoài đời

Không cần đầu tư nhiều tiền bạc cho các vật dụng trong game để được hổ trợ thêm về năng lực cho thi đấu (kỹ thuật bàn phím quan trọng hơn)

l.;

MMORPG CASUAL

Page 34: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

42

SUY NGHĨ VỀ LOẠI HÌNH GAME MMORPG

Page 35: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

43

Suy nghĩ về loại hình game MMORPG

Trò chơi MMORPG (hay game nhập vai theo cách gọi của gamer) được đánh giá cao từ cả người chơi MMORPG lẫn người đang không chơi: Các trò chơi MMORPG thường tinh vi và cầu kỳ về cả mặt ý

tưởng lẫn hình thức/ cách chơi

Page 36: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

44

Suy nghĩ về loại hình game MMORPG

Các trò chơi nhập vai thường dựa trên một câu chuyện/ bối cảnh huyền thoại: Vài trò dựa vào một tiểu thuyết nổi

tiếng (TLBB) và/hoặc một giai đoạn lịch sử cụ thể nào đó (Tống><Kim trong VLTK)

Nhiều tình tiết ‘giả tưởng/ phi thực tế’ hấp dẫn: Ngôn ngữ cổ trong tiểu thuyết võ

hiệp như huynh, muội, sư phụ, công thành, xa phu…

Có những hoạt động chỉ tồn tại trong thế giới cổ xưa: phép thuật, luyện đan, luyện công, công thành/ thủ thành

Cách ăn mặc/ trang phục Có thể xây dựng nhân vật theo ý

thích (đặt tên theo nhân vật nổi tiếng trong tiểu thuyết, xây dựng tính cách, có thể chọn đường nét trên mặt như Cabal)

Phong cảnh đẹp và đa dạng: từ thành thị đến rừng, núi, sông, hồ, sa mạc Hấp dẫn và lôi cuốn Không bị nhàm chán vì ‘cảnh cũ cứ lập lại’ Thư giãn và thoải mái Có nhiều trải nghiệm khác nhau/ đa dạng

Tạo thành 1 xã hội với những sinh hoạt như đời thường ví dụ: qua sông, đi đường phải trả tiền, làm tội phải ở tù…

l.;

Về mặt ý tưởng Về mặt thực hiện

Page 37: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

45

Suy nghĩ về loại hình game MMORPG

Nhân vật mà họ chơi thuộc một xã hội có tổ chức chặt chẽ Họ có thể sống cuộc sống mà họ

mơ ước (khác với cuộc sống trong đời thường)

Nhiều hoạt động/ sự kiện cả trong lẫn ngoài game (những cuộc đấu/ tranh tài lớn như THDNB, TDMN, VLDNN) – chủ yếu là các game võ hiệp Làm nổi bật và nhấn mạnh tính ‘lãng mạn’/ phi thực tế/ huyễn hoặc của game nhập vai (thể hiện ngay trong tên của

cuộc đấu) Không khí hào hứng và lôi cuốn làm mọi người quan tâm đến game nhiều hơn

l.;

Về mặt ý tưởng Về mặt thực hiện

Page 38: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

46

Suy nghĩ về loại hình game MMORPG

Những đặc điểm nêu trên của MMORPG chính là động cơ để những gamer hiện nay của MMORPG đến với game (không kể những ảnh hưởng từ bên ngoài như bạn bè rủ/ giới thiệu, bị lôi cuốn từ không khí hào hứng trong phòng net…)

Những đối tượng đang không chơi MMORPG thật ra cũng rất quan tâm đến loại hình game này vì họ hiếu kỳ muốn tìm hiểu những đặc tính nói trên. Một số bạn cho biết họ muốn chơi MMORPG khi có điều kiện (chẳng hạn là có nhiều tiền tiêu hơn).

Page 39: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

47

Suy nghĩ về loại hình game MMORPG(từ gamer của loại hình này)

Ngoài những yếu tố nêu trên, những gamer hiện nay của MMORPG còn nêu ra một số điểm thú vị khác làm họ gắn bó với loại hình game này (sẽ nêu ở những trang sau) Những ai đã chơi MMORPG thường ít rời bỏ MMORPG để chơi

những loại hình casual (có thể họ sẽ qua chơi một game MMORPG khác hay tạm thời chơi song song một game causal mới để đổi ‘không khí’ chứ ít khi chuyển luôn qua ‘casual’ )

Page 40: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

48

Game nhập vai cho phép người chơi sống 1 cuộc sống ‘ảo’ (ở đó họ có thể điều khiển và định đoạt số phận của họ, có một cuộc sống tốt và như ý hơn là cuộc sống thật đang có).

Mâu thuẫn là 1 đặc điểm nổi bật của cuộc sống ‘ảo’ này: Nhiều kiểu mâu thuẫn khác nhau tồn tại trong game đòi hỏi họ

phải giải quyết. Điều này rất quan trọng vì nó giúp tạo và duy trì không khí hứng thú của trò chơi: Sức hút với gamer (họ bị cuốn vào việc giải quyết mâu thuẫn, xong mâu

thuẫn này lại đến mâu thuẫn khác. Có khi nhiều mâu thuẫn khác nhau xảy đến cùng lúc bắt buộc họ phải tham gia giải quyết)

Mâu thuẫn trong game MMORPG khác với mâu thuẫn ở game Casual. Ở game casual, chỉ có những cuộc thi tài đơn giản và có thể giải quyết trực tiếp và ngay tức thì (nhảy để phân thắng bại hoặc bắn/ giết để kết thúc vòng/ lên level)

Mâu thuẫn trong game MMORPG đến từ nhiều phía: cá nhân (sĩ diện, quyền lợi tiền bạc, tranh giành sở hữu, ra tay nghĩa hiệp, gây ấn tượng với mỹ nhân), bang hội (quyền lực, danh tiếng, gây hấn, thách đấu, quyền lợi…)

Việc giải quyết kéo dài và có khi cần sự tham gia của nhiều người (bằng hữu, đồng minh của bang phái…)

Suy nghĩ về loại hình game MMORPG(từ gamer của loại hình này)

Page 41: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

49

Thể hiện ‘góc khuất’ của cái TÔI là đặc điểm hấp dẫn thứ 2 của loại hình game này:

TÔI ‘đời thường’

Suy nghĩ về loại hình game MMORPG(từ gamer của loại hình này)

TÔI ‘ảo’

Tự do hành động để giải tỏa bức bối, không cần đè nén ví dụ: đánh nhau, chửi bới, đồ sát…

Có nhiều cơ hội để nếm mùi chiến thắng/ thành công chỉ cần cố gắng hoặc có đầu tư

Kiềm chế hành động vì sĩ diện của gia đình/ bản thân và qui định/ luật lệ xã hội

Nỗ lực nhiều mà chưa thấy thành công. Thậm chí , không có đủ điều kiện để nỗ lực

Giấu cảm xúc/ suy nghĩ thật vì xã giao, tự ti, cạnh tranh (ngại người khác biết nhiều về mình)

Thoải mái thể hiện bản thân mà không ngại người khác biết và đánh giá mình

Có cơ hội làm lại nếu thất bại (chết có thể hồi sinh, đánh lần này không được thì đợi lần sau)

Muốn thành công mà ngại ‘thử nghiệm’ vì sợ thất bại/ không có thể làm lại

Page 42: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

50

SUY NGHĨ VỀ LOẠI HÌNH GAME CASUAL

Page 43: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

51

Suy nghĩ về loại hình game Casual

Game Casual là một hình thức giải trí đơn giản Người chơi tham gia một cuộc đấu/ tranh tài và có kết quả ngay

(không kéo dài sự thách đố/ mâu thuẫn qua ngày khác, không phải chờ đợi như trong MMORPG) Vui tức thì và không dây dưa cảm giác chưa chấm dứt mâu thuẫn /

thách thức Không phải bỏ quá nhiều tâm trí/ không nhức đầu vì tính toán

Người chơi không phải đầu tư nhiều để lên hạng (level) vì hạng không quan trọng trong game Casual: Cấp độ cao có thể là nhờ vào các chương trình hack. Vì thế, nó không

chứng minh được năng lực người chơi. Khả năng thật sự của người chơi được thể hiện qua kĩ năng dùng bàn

phím chứ không phải nhờ nội công của những vật dụng trong game. Những người ở level thấp mà thắng được ở level cao thì cảm giác

tự hào càng lớn “Có mấy người ở Level cao mà chơi gà lắm. Có người level thấp mà

chơi pro hơn nhiều.” (Nhóm game giản đơn)

Page 44: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

52

Suy nghĩ về loại hình game Casual

Game giản đơn chủ yếu là để cá nhân thể hiện bản thân: Người chơi game casual chú trọng làm thế nào để là người nổi

nhất (có thể là nhờ quần áo hoặc kỹ năng bàn phím để nhảy/ bắn tốt), chứ không tìm kiếm chiến thắng cùng với những người trong đội

Bên cạnh kỹ năng bàn phím, người chơi có thể nổi tiếng hoặc dành được sự hâm mộ nhờ những vật dụng trang bị có cá tính hoặc khác biệt Tuy nhiên, những vật dụng này chỉ giúp họ nổi bật chứ không hổ

trợ gì nhiều cho năng lực chơi của họ Có hay không có những vật dụng này không ảnh hưởng đến

việc người chơi có chơi tốt hay không (như trong MMORPG)“Mặc đồ đẹp thì nổi bật nhưng chưa chắc nhảy hay. Em mặc đồ có sẵn

trong game, hổng mua thêm gì hết mà em vẫn có thể thắng thằng mặc đồ đẹp mua bằng V Coin.”

Page 45: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

53

Giải trí đơn giản Vui nhộn (thời trang, âm

nhạc) Xả stress tức thì (bắn súng,

hạ gục đối thủ) Kết bạn

Nhưng hời hợt và không gắn bó

Tình bạn ít ra ngoài game Không nhiều ràng buộc, người

chơi không phải dành quá nhiều thời gian và tiền bạc cho game

Nhân vật trong game được thiết kế đơn giản Những nhân vật phần lớn là thuộc dạng dễ thương và nhìn trẻ con/ teen và hoạt hình

Những hoạt động trong game thì đơn giản và không cần nhiều suy nghĩ để thực hiện Không cần phải lên kế hoạch để thực hiện Kinh doanh giữa người chơi với nhau không phải là hoạt động nổi bật

Âm nhạc và âm thanh sống động Tạo hứng thú khi chơi

l.;

Về mặt ý tưởng Về mặt thực hiện

Suy nghĩ về loại hình game Casual

Page 46: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

54

Suy nghĩ về loại hình game Casual

Vì những yếu tố nêu trên, người chơi không để hết tâm trí vào game đang chơi (như người chơi MMORPG), dù họ vẫn thích thú Người chơi không phải chơi thường xuyên Họ cũng không phải trả tiền thường xuyên mà chỉ mua khi có

nhu cầu, không bó buộc về mặt thời gian

Thêm vào đó, họ thường không trung thành với game đang chơi Dễ dàng chuyển qua game khác cùng loại Người chơi game Casual có khuynh hướng chơi vài game

cùng 1 lúc (có khi là 1-2 game Casual, hoặc 1 game Causal là chính kèm thêm 1 game MMORPG cho biết)

Page 47: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

55

Lý do chính mà người chơi không gắn bó chỉ với 1 game Casual là: Dù câu chuyện cũng dựa trên một số hoạt động đời thường

như nhảy, bắn súng, kết hôn, mua sắm, nhưng những hoạt động này khá rời rạc và không gắn kết thành một xã hội hay một môi trường sống Người chơi không xem đó là cuộc sống của họ mà chỉ là nơi để đến

giải trí rồi về Vì không sống cuộc sống trong game nên họ có thể chơi game nào

cũng được, không nhất thiết phải gắn kết với một game

Suy nghĩ về loại hình game Casual

Page 48: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

56

Hiện tại các game casual ít có hoạt động bên ngoài (events). Tuy nhiên, các gamers của Casual rất mong đợi các hoạt động này để ‘giữ lửa’ cho người chơi: Họ có thể có thêm hứng thú để chơi khi thấy nhiều người chơi

giống mình Họ có thể truyền nhiệt huyết trong cho game cho nhau

“Khi đến những hoạt động của game, mình chia sẽ kinh nghiệm cho nhau, rồi biết được mấy cái chưa biết. Nếu lúc đó thấy nản trò đó

thì thấy nó còn có cái chưa biết thì mình chơi tiếp.”

Suy nghĩ về loại hình game Casual

Page 49: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

57

Người chơi khá hài lòng với game họ đang chơi (về tổ chức, giao diện, hình ảnh…). Họ chỉ không hài lòng một số điểm kỹ thuật: Hack

Những chương trình hack được sử dụng dễ dàng và ai cũng sử dụng được Người chơi có thể download các chương hack từ các diễn đàn về

game“Mình vô trang web down mấy bản hack về nhà hack”

Họ cũng có thể được bạn bè hay chủ tiệm internet hướng dẫn cách dùng

Hack giúp người chơi lên level nhanh và có nhiều tiền trong game. Nhưng người chơi thì không thích Hack vì không thể hiện được ai hơn ai và không trung thực.

“Đồ mua bằng tiền trong game bây giờ người ta không thích nữa đâu. Cái đó ai cũng có cả đống. Tụi nó hack đó.”

Lỗi kết nối internet (như “lắc mạng”) Nhiều người chơi nhắc đến lỗi này Những lỗi này làm người chơi khá khó chịu và có thể tạm thời đổi qua

chơi trò khác Gián đoạn trò chơi Mất hứng thú

Suy nghĩ về loại hình game Casual

Page 50: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

58

Với những đặc điểm như trên, game Casual khá thu hút đối với các bạn tuổi teen đang tìm kiếm những trò giải trí đơn giản và không gây nhức đầu. Với 1 số người, game Casual là bước đệm để đến với game MMORPG. Game Casual thường là bước đầu tiên để người chơi làm quen với game online.

Suy nghĩ về loại hình game Casual

Page 51: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

59

MộT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC CHƠI GAME

Page 52: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

60

Quá trình chơi game

Quá trình chơi game của 1 gamer thường trải qua những giai đoạn cơ bản như sau

1năm

Điện tử/ Playtation

Thường là từ khoảng lớp 4-5 trở lên đến

hết cấp 2

1 - 2 năm

Game offline/ game vi tính

Cấp 2/ cấp 3

2-6 năm

Cuối cấp 2 trở lên (nam)Cuối cấp 3 (nữ)

Game online

Casual game MMORPG

Game mạng LAN

Đối tượng là Nam, khi có nhiều điều kiện về tài chính hơn

Page 53: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

61

Quá trình chơi game

Quá trình trên không phải là 1 qui trình theo từng bước (tức là phải xong bước 1 rồi mới qua bước 2) Chỉ thể hiện tính đa số một cách tương đối

Có nhiều gamer bắt đầu trực tiếp vào offline (bỏ qua giai đoạn playstation) Nhưng chắc chắn hầu hết đều đã trải qua game offline trước khi đến

với online (đặc biệt nữ thường không có giai đoạn chơi playstation) Phần đông những gamer đã chơi game mạng LAN (MU, War Craft…)

đến thẳng MMORPG vì họ cho là game Casual ‘đơn giản’ quá so với trình độ của họ (về mặt suy tính/ đối kháng/ sắp xếp…)

Những ai đã chơi MMORPG ít khi chuyển qua Casual (nếu có chỉ là chơi thêm cho biết chứ không chơi như 1 game chính)

Các bạn Nam đang chơi Casual đều thích được chơi hoặc thử qua MMORPG: Đòi hỏi trình độ/ đẳng cấp/ tiền bạc hơn Casual

Sành điệu và phong cách hơn

Page 54: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

63

Thời gian và chi phí của việc chơi game

Chúng ta sẽ nhìn thấy sự phân bố thời gian chơi game trong ngày và mức độ chi phí dành cho việc chơi game của từng đối tượng gamer có sự khác nhau rõ rệt

Casual (online)Khoảng 150.000 – 250.000 VND/ tháng (gồm tiền card, mua đồ, giờ chơi ngoài tiệm net). Những bạn chơi ở nhà thì có thêm tiền hòa mạng 275.000VND/ tháng.

2 - 4 h/ ngày2 - 4 h/ ngày

Potential (offline)

1 – 2 h/ ngày1 – 2 h/ ngàyKhoảng 50.000 – 150.000 VND/ tháng (tiền giờ chơi ngoài tiệm internet)

MMORPG (online)

4 – 6h/ ngày hoặc nhiều hơn4 – 6h/ ngày hoặc nhiều hơn

Khoảng 300.000 – >500.000 VND/ tháng gồm tiền card, mua đồ, hòa mạng internet ở nhà).

Page 55: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

64

Thời gian và chi phí của việc chơi game

Gamer của MMORPG đa số đều chơi ở nhà, dù họ thích không khí ở tiệm net hơn: Chơi ở tiệm net dễ bị hack đồ và không thể ngồi lâu một cách

thoải mái“Chơi ở nhà nó bảo mật hơn, vì em đã từng bị hack rồi”G4

“Ở ngoài net mình được thỏai mái bàn luận, la hét và được tiếp cứu khi nguy khốn, còn ở nhà mình nói qua tay là mình chết rồi”

Thật ra, gamer của MMORPG tiêu tiền nhiều hơn số đã nêu ở trên. Tuy nhiên toàn bộ số tiền đó không nhất thiết phải là tiền VND. Họ ‘cày’ (có khi nhiều char.) để kiếm tiền (từ chuyện mua bán vật dụng chẳng hạn) đổi kim nguyên bảo/ tiền vạn tiêu dùng trong game

Nhóm Potential hiện không hài lòng lắm với số giờ chơi 1-2 h/ ngày: Bị quản thúc bởi gia đình Trên thực tế, họ muốn chơi nhiều hơn nếu có thể và cũng muốn

chuyển sang chơi online

Page 56: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

65

ĐÁNH GIÁ VỀ TỪNG GAME

Page 57: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

66

ĐÁNH GIÁ VỀ TỪNG GAME - MMORPG

Page 58: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

67

Tổng quan

Nhìn chung các gamer tất cả đều có xu hướng chơi thử qua rất nhiều game và sau đó sẽ chọn ra một loại game thích nhất để chơi chính. Do đó khi đánh giá từng loại game đa số các gamer cho chúng ta được nhiều cách nhìn và ý kiến khác nhau

Đối với MMORPG, 2 game được chơi và được biết đến nhiều nhất là Võ Lâm Truyền Kỳ và Thiên Long Bát Bộ.

Page 59: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

68

Đánh giá về VLTKTOM assciations

VLTK

Khi nói đến game online đa phần mọi người đều nhắc đến VLTK. Nhìn chung đánh giá của gamer về VLTK khá phong phú với những nét cơ bản như sau

Tính đối kháng caoNgày càng nặng tính thương mại/ tiền bạc

Cài auto là đặc tính độc quyền mới

Game võ hiệp đầu tiên chính thức có mặt ở VN

Quảng cáo/ marketing rầm rộ

Nhiều sự kiện

Sản phẩm của Vinagame

Cấu hình 2D

Page 60: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

69

Đánh giá game VLTK

VLTK

Hệ thống quản lý

Bị hack đồ

Mạng bị lắc

Game bị lỗi

Chưa tôn trọng gamer

Game chỉ là 1giai đọan

lịch sử

Tham gia event tốn kém

Trang bị đồ quá mắc

Tiền giờ chơi

Cài auto

Vật dụng, đồ trang bị trong

game ít

Mang tính xã hội cao

Mâu thuẫn cao

Bang hộiCó tổ chức

Có họat động kinh tế

Có định hướngMang tính Tiền bạc

Tạo tâm lý có tiền có quyền

Náo loạn/ vô giá

Họat động trong game

Dễ thực hiện

Tình hình kinh doanhSôi động

Hình ảnhGiao diện 2D

Cấu hình nhẹ

Hình ảnh

Nhân vật nhỏ rối mắt

Hệ thống nhiệm vụ

Tạo sức hấp dẫn

Đồ sát

Công thànhThủ thành

Họat động trong game

Họat động chiến đấu

Trang bị đồ đạc

Event Họat động được yêu thích

Họat động ngòai game

Thi đấu

Event

rất được yêu thích

Page 61: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

70

Đánh giá về VLTKƯu điểm

Nội dung họat động của game mang tính xã hội cao: Cũng có đặc điểm về tính mâu thuẫn (từ trong game và dẫn

ra đến ngoài game) như các game MMORPG khác Tuy nhiên, do VLTK là một game đông người chơi và nặng về tính

mua bán/ trao đổi vật dụng nên tính mâu thuẫn có phần cao hơn các game khác (vì liên quan/ dính líu nhiều đến quyền lợi cá nhân và bang hội)

Kinh doanh: Không khí rất ồn ào sôi động Tạo điều kiện cho người chơi game có thể có thêm thu nhập để tái

đầu tư vào trò chơi, làm cho nhân vật chính của họ mạnh và hấp dẫn hơn

Một thách thức về sự tính toán đầu óc Một sức hút để người chơi gắn bó với game

Page 62: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

71

Bang hội: Thật ra phần lớn các game MMORPG đều có hệ thống bang hội. Nhưng tương tự như tính mâu thuẫn, hệ thống bang hội của VLTK nổi bật và phong phú do số lượng người chơi đông (nên số lượng bang hội cũng nhiều): Nhiều bang hội và thành phần thành viên khác nhau tạo nên một xã hội thu

nhỏ vô cùng náo nhiệt Bang hội giúp gắn kết người chơi với game (cùng chơi, hoạt động trong và

ngoài game) Nhiều gamer đã bắt đầu chán game nhưng vẫn không bỏ game do gắn bó

với huynh đệ trong bang hội“Hiện mình chơi Võ Lâm là chính, nói thẳng ra là cũng hết hứng thú chơi

game rồi, mình vẫn chơi là vì còn bạn bè trong đó thôi” Tính đồng đội và tổ chức cao

“Tính cộng đồng trong game rất cao, rất là cần. Nếu mình đánh riêng lẻ 1 mình thì không thể nào thắng được”

Môn đệ trong bang giúp bang phát triển lớn mạnh, và ngược lại bang phái cũng giúp từng môn đệ phát triển và ‘trưởng thành’:

Nổi tiếng lây nếu bang hội mạnh Cùng nhau đánh boss, săn được đồ ‘khủng’ để trang bị cho nhau

Bang hội có thể là nguyên nhân mà cũng có thể là giải pháp của các mâu thuẫn

Đánh giá về VLTKƯu điểm

Page 63: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

72

Bang hội được thành lập dựa trên một nhóm người cùng chung sở thích, chí hướng (trong việc phát triển bản thân và nhóm trong game) và một số bang lúc đầu lập ra chỉ với mục đích có 1 tần số riêng để chat (không cần phải thông qua kênh thế giới): Bang chủ là do anh em bầu ra Bang chủ không nhất thiết là người giỏi nhất bang (về level) chỉ cần

được tín nhiệm về khả năng lãnh đạo (có thể tập hợp anh em, có tiếng nói quyết định), uy tín (từ những hành xử trong lúc chơi/ sinh hoạt) và khả năng tài chính (nhưng không phải là yếu tố quyết định)“Anh em kêu hứa thì bây giờ buông không được. Nói thiệt chứ bây giờ bang chủ

mà xuống là bang tan nát liền” Bang chủ không phải nắm quyền vĩnh viễn Bang chủ có thể từ chức, nhường quyền lại cho một người khác (do

họ chỉ định hoặc do môn đệ đề cử) Lý do ra đi của các bang chủ thường là do bận rộn về thời gian,

mất nhiệt huyết với game, cảm thấy áp lực về tài chánh và trách nhiệm (bang chủ thường hay phải bù tiền riêng cho chi phí offline)

“Lãnh đạo 1 bang giống như là 1 công việc thật sự. Trách nhiệm rất là nặng. Nhiều lúc phải online hò hét kêu gọi anh em online.”(bang chủ)

“Làm bang chủ ai cũng bỏ ra vài ba chục triệu là chuyện bình thường” G3

Đánh giá về VLTKƯu điểm

Page 64: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

73

Luật lệ của bang là do anh em tự đề ra và thỏa thuận (thật ra không các luật lệ không khác nhau lắm giữa các bang: lịch sự, hòa nhã, không chửi thề)

Một vài bang khống chế level và mối quan hệ (phải do người trong bang giới thiệu) đối với người mới tham gia

Bang được duy trì chủ yếu là do sự đoàn kết của môn đệ cũng như sự khéo léo trong lèo lái và lãnh đạo của bang chủ:

Tạo không khí cho anh em bằng những hoạt động in-game và offline

Mang đến quyền lợi (danh vọng cũng như vật chất) Công thành/ giữ thành là hoạt động chính để gây không khí cho

bang Một số bang mất lửa và nhiệt huyết khi mất thành

Đánh giá về VLTKƯu điểm

Page 65: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

74

Kinh tế của bang chủ yếu là dựa vào việc chiếm được thành để thu thuế (thu nhập từ săn boss, bảo vệ thành không đáng kể):

Khi có thành thì sẽ có kinh phí phát lương cho môn đệ, trưởng lão..

Khi mất thành có bang cắt chi phí này, có bang vẫn duy trì nhưng ở mức hạn chế hơn

Phần hỗ trợ của Vinagame (6 túi may mắn) không đáng kể và các bang chủ gần như ‘quên’ tính nó vào khoản thu của bang hội

Đánh giá về VLTKƯu điểm

Page 66: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

75

Những họat động trong game nhìn chung đa dạng và phong phú tạo được hứng thú cho người chơi (không nhàm chán, không bị lập đi lập lại): Hệ thống nhiệm vụ Đánh nhau : Đồ sát, công thành, thủ thành Trang bị đồ đạc trong game thông qua : Đánh boss, đánh quái,

mua bán, event… được xem là hoạt động thú vị và thu hút Các event trong game cũng khá phong phú, thay đổi hình thức

thường xuyên Tổ chức theo mùa/ dựa trên các hoạt động lễ hội đang diễn ra

ngoài đời (ăn bánh chưng vào dịp Tết, bánh Trung Thu vào dịp Trung Thu)

“Như hồi xưa có lễ Noel thì nó có những cái như là đi săn, kiếm được bộ đồ ông già Noel, thấy nó vui”

Đánh giá về VLTKƯu điểm

Page 67: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

76

Giao diện 2D nên nhẹ và dễ cài đặt, dễ chơi Họat động ngòai game: VLTK là game có họat động ngoài

game sôi động và rầm rộ hơn những game online khác nên được nhiều người biết đến (kể cả người chơi và người không chơi game): Họat động quảng cáo trên nhiều phương tiện thông tin khác nhau Tổ chức các sự kiện (QK7, Đại hội võ lâm…)

Tuy nhiên gần đây những hoạt động này hơi loãng Cách tổ chức THDNB hơi vô lý (có nhiều chủ đề thi không đề

cao được bang mạnh yếu, chỉ cần nhanh tay ví dụ: cứu nguyên soái) làm nản lòng những bang mạnh vì có khi bang mạnh lại thua bang yếu

Đánh giá về VLTKƯu điểm

Page 68: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

77

Đánh giá về VLTKNhược Điểm

Khi nhắc đến VLTK, trước tiên đa số mọi người đều đề cập đến việc yếu tố tiền bạc chi phối quá nhiều trong game cho các khoản:“Game coi trọng những người có tiền, không coi trọng những người không có tiền”

Tiền giờ chơi“Game võ lâm của Vina game thì nó nạp card để chơi, ai có tiền nạp nhiều

thì lên cấp nhiều hơn, mình không có tiền thì lên chậm, thấy vô lý”

Tiền để tham gia event (thực chất là để sử dụng đồ nhặt được trong event) Đây là khoản vô lý và gây bức xúc nhất (cả đối với gamer lẫn bang

chủ) Tạo cảm giác là event chỉ dành cho người có tiền thôi“Những event trong game cuối cùng cũng phải bỏ Kim Nguyên Bảo, thẻ cuối

cùng tiền cũng bỏ vào. Nó mang tính kinh doanh nhiều quá”

Vật dụng đồ trang bị trong game có được từ việc đánh quái rất ít Muốn có đồ khủng phải trang bị bằng tiền nạp card

Page 69: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

78

Đánh giá về VLTKNhược Điểm

Trang bị vật dụng trong game trong bối cảnh tình hình kinh doanh trong game vô cùng hỗn lọan và vô giá Người nào có tiền trang bị đồ ‘khủng’ thì sẽ mạnh (dù không tốn

nhiều công sức để luyện công) Không có sự kiểm soát giá trị vật chất của những món đồ bán ra

Hỗn loạn Người có tiền thì có quyền

Một số gamer nghi ngờ tính minh bạch và trung thực của Vinagame trong việc mua bán này (Vinagame bán ‘vũ khí’/ trang bị trực tiếp cho 1 vài gamer giàu có)“Tính bảo mật của nó không cao, mình đã khóa cẩn thận rồi nhưng vẫn bị

hack”

Page 70: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

79

Game không có cốt truyện mà chỉ là một giai đoạn lịch sử nào đó không nổi tiếng (nhận xét này chủ yếu từ gamer của TLBB) Không quen thuộc Không hào hứng (bằng TLBB)“Em thấy là game Thiên Long nó có cốt truyện. Những nhân vật của nó

đi từ cốt truyện lên, mình thấy khóai những game đó” Là game hardcore duy nhất được cài auto trên máy

Ưu điểm là giúp người chơi vẫn có điểm kinh nghiệm để lên level, vẫn đánh được quái lấy đồ mà không cần phải trực tiếp thao tác (đặc biệt khi bận rộn)

Tuy nhiên gamer cảm thấy mất ‘lửa’ để chơi với tính năng này: Tương tác giữa gamer ít hẳn đi (vì ai cũng cài auto nên tính giao lưu vốn là

thế mạnh của MMORPG nói chung và VLTK nói riêng không còn hấp dẫn nữa)

Không có không khí “Ở nhà cứ cài chế độ auto để chơi, nó mất đi tính của game, không còn gì

hứng thú nữa”“Mình đánh nó mà nó vẫn cứ ở lại chỗ đó, mình nói chuyện với nó mà nó

không nói chuyện với mình chán lắm không thích.” Mất tính công bằng (người có level cao chưa chắc là do luyện giỏi mà là nhờ

cài auto)

Đánh giá về VLTKNhược Điểm

Page 71: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

80

Hệ thống nhiệm vụ : Dễ thực hiện và không phong phú tâm lý gamer không thích đạt được chiến thắng dễ dàng mau sinh cảm giác nhàm chán

“Hệ thống nhiệm vụ của TLBB nó đa dạng hơn và nhiệm vụ của nó cũng nhiều hơn VLTK nữa”

Cần có 1 hệ thống nhiệm vụ mới (có thể dựa vào việc tạo ra mâu thuẫn/ đối kháng)

Hình ảnh 2D tuy giúp nhẹ cấu hình máy nhưng lại không hấp dẫn: Bị các gamer đánh giá là xấu, hình ảnh không sinh động và hấp

dẫn Con nhân vật nhỏ, chữ chi chít, khó nhận biết và gây nhức mắt

Đánh giá về VLTKNhược Điểm

Page 72: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

81

Hệ thống quản lý game tuy chặt chẽ hơn những game khác vẫn tồn tại khá nhiều điều bất cập: Tình trạng bị hack đồ xảy ra quá nhiều gây ảnh hưởng đến tâm lý

gamer Dù đã báo với Vinagame, chỉ có xác nhân vật được trả lại, đồ

trang bị vẫn mất“Mình bị hack coi như tinh thần mình bị suy sụp luôn”

“Mất hết đồ đạc mình bực, mình nghỉ chơi luôn”

Mạng bị lắc (gây khó chịu cho người chơi vì bị gián đoạn vào những lúc gay cấn như đang đánh quái, công thành…)

Lỗi trong trò chơi Tuy không thường xuyên nhưng vẫn gây khó chịu khi xảy ra

(đang đánh không nhìn thấy đối thủ, hình bị trắng xóa) Chưa có sự tôn trọng đối với gamer (khóa account mà không thông

báo cho gamer)

Đánh giá về VLTKNhược Điểm

Page 73: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

82

VLTK gần qua giai đoạn ‘cực thịnh’. Gamer bắt đầu cảm thấy mất ‘lửa’ tuy vẫn chưa bỏ game (thật ra không phải VLTK mà chính là hệ thống bang hội, tình bằng hữu/ huynh đệ đã giữ chân họ lại).

Nếu VLTK không được cập nhật và làm mới (hoạt động, hệ thống nhiệm vụ, event trong game…) thì sẽ nhanh đi đến thời kỳ ‘suy’.

Trong bối cảnh hiện nay, gamer đang rất chờ đợi tính năng ‘chuyển sinh’. Điều này sẽ tạo hứng thú mới và giúp gamer tiếp tục gắn bó với VLTK, giữ cho VLTK ở giai đoạn ‘đỉnh’ lâu hơn.

Đánh giá về VLTK

Page 74: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

83

Đánh giá về Thiên Long Bát BộTOM Associations

TLBBGame Võ hiệp dựa

trên cốt truyện có thật

Mang tính tiền bạc

‘Giả’ 3 DHệ thống nhiệm vụ

phong phú

Có thú nuôi dễ thương

Page 75: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

84

Đánh giá TLBB

TLBB Game ra sau nên gamer có tâm lý đang chơi game bắt chước

Tạo tâm lý chán nản với gamer không có khả năng tài chính

Chi phí quá cao

Tham gia event

Trang bị đồ rất mắc

Họat động trong game

Xác suất thành công khi ép

đồ không cao

Vật dụng, đồ trong game

không có được nhiều và không

có giá trị

Hình ảnhGiao diện ‘giả’ 3D

Đẹp mắt, sinh động

Hình ảnh

Nhân vật quá to, chóang màn hình

Mang tính xã hội

Mâu thuẫn

Tình hình kinh doanh

Hệ thống bang hội phong phú

Sôi động

Do cấu trúc của cốt truyện

Game có cốt truyệnnổi tiếng

Không tốn tiền giờ chơi

Có phân chia theo level

Cập nhật nhiều cái mới

Có phân chia level tham gia

Họat động trong game

Trang bị đồ giống VLTK

Không có gài auto

Họat động chiến đấu

Event

Hệ thống nhiệm vụ

Có họat động thương nhân

Giống VLTK

Cần sức mạnhtập thể

Có hệ thống thú nuôi

Page 76: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

85

Đánh giá về Thiên Long Bát Bộ

Mặc dù game Thiên Long Bát Bộ ra đời sau VLTK nhưng mức độ nhận biết của gamer về game này là rất cao và họ có một số những đánh giá về TLBB như sau

Ưu điểm Không tốn tiền giờ chơi Nội dung và hoạt động trong game

Game có cốt truyện dựa theo tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng Tình hình kinh doanh vật dụng trong game cũng sôi động nhưng

không quá đến mức độ hỗn tạp Tương tự như VLTK, hệ thống bang hội trong TLBB cũng khá đa

dạng, nhiều bang phái tạo nên sự sinh động cho xã hội trong game Tuy nhiên, hệ thống bang hội không hẳn do đông người chơi

tạo nên mà được thiết lập dựa trên nền có sẵn của tiểu thuyết TLBB

Không có chế độ auto Người chơi phải tự cầm nhân vật, tự luyện để lên level

Page 77: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

86

Những hoạt động trong game : Nhìn chung được đánh giá mang tính hấp dẫn vì

Có hệ thống thú nuôi rất sinh động và dễ thương Cảm giác mới lạ Tạo thêm lý do để người chơi gắn bó, lưu luyến game

Hệ thống nhiệm vụ đa dạng, phong phú và có sự phân biệt cho phù hợp với từng mức độ level.

Người chơi level cao không chán Người chơi level thấp không cảm thấy bị ‘nằm ngoài cuộc chơi’“Mình lên được level 80 thì mình sẽ có những hệ thống nhiệm vụ nhất

định, là làm những nhiệm vụ tình tiết. Ở level 40 thì làm tổ điều tra, dàn dựng”

Hoạt động đánh nhau : Cũng có nhiều hoạt động tương tự như VLTK

Ngoài ra còn có hoạt động thương nhân (cần qui tụ đông người) được các gamer cho là mới lạ mang tính hấp dẫn cao

Các event trong game có sự phân cấp cho từng mức độ level khác nhau

Các đối tượng level khác nhau đều có cơ hội tham gia (ở VLTK, do không có sự phân chia rõ ràng, thành phần tham gia đa phần là người có level cao)“Event tập hợp nhiều kỹ năng của cuộc sống. Mình có thể chế ra

những vật dụng mình cần”

Đánh giá về Thiên Long Bát Bộ

Page 78: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

87

Đánh giá về Thiên Long Bát Bộ

Nhược điểm Là game ra sau nên nhìn chung tâm lý gamer cho rằng đây là game

bắt chước VLTK Hệ thống đồ đạc có được từ việc đánh quái, hoàn thành nhiệm vụ…

không có nhiều và không có giá trị làm mất tính hấp dẫn của những hoạt động trong game

“Đồ rớt ra ít chị còn chấp nhận được, còn cái này nó không rớt ra luôn” Chi phí trang bị vật dụng trong game quá cao (vì không phải trả tiền

card giờ chơi) Khi tham gia event phải chi quá nhiều tiền và số lượng đồ trong mỗi

event không nhiều Xác suất thành công của việc ép đồ không cao tâm lý chán nản

cho gamer“Khi mình săn được đồ thì mình dùng máy ép lên, vừa mất trắng vừa mất tùm

lum” Hình ảnh nhân vật quá to choáng cả màn hình

Khó theo dõi toàn bộ quang cảnh của game

Page 79: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

88

So sánh VLTK và TLBB

Trong game MMORPG hiện nay 2 trò VLTK và TLBB là 2 game đang cạnh tranh trực tiếp với nhau

Mặc dù 2 trò này không thật sự hoàn toàn giống nhau nhưng các gamer đa phần đều đã chơi qua cả 2 game này và họ đưa ra một số những yếu tố chính so sánh trực tiếp như sau

Page 80: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

89

VLTK vs. TLBB

Là game nhập vai ra đời đầu tiên

Game không có nội dung rõ ràng mà chỉ là một giai đoạn lịch sử nào đó.

Tốn tiền giờ chơi Game mang tính xã hội cao do

Có nhiều bang hội và nhiều người chơi nên tạo được tính đa dạng cho xã hội trong VLTK

Hoạt động kinh doanh vật dụng trong game diễn ra ốn ào, náo nhiệt (tuy đôi khi hơi tạp nham)

Ra sau (trong quan niệm của người chơi, đây là game bắt chước)

Nội dung của game dựa trên tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng sự thích thú và động lực cho gamer (đặc biệt là gamer nữ)

Gamer không bị tốn tiền giờ chơi mà phải tốn tiền nhiều hơn cho Trang bị đồ, vật dụng trong

game Tham gia các event

Tính xã hội cũng có nhưng không sôi động như VLTK

VLTK TLBB

Page 81: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

90

VLTK vs. TLBB

Hình ảnh của game Nhân vật đơn giản Hình ảnh nhỏ, rối mắt và xấu Cấu hình 2D

Cách chơi đơn giản (chỉ dùng chuột để xuất chiêu)

Ít chiêu thức và chiêu thức ra không đẹp

Mức độ nhận biết cao vì được hỗ trợ mạnh từ việc quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đến việc tổ chức những event lớn và rầm rộ ngoài đời (QK7)

Hình ảnh của game Nhân vật quá to Cấu hình 2D nhưng được xem

là giả 3D nên nhân vật nhìn đẹp và sinh động

Cách chơi khó hơn (xuất chiêu trên bằng cách bấm bàn phím để chọn chiêu thức trên màn hình)

Nhiều chiêu thức và hình ảnh khi ra chiêu đẹp hơn

Mức độ nhận biết cũng cao nhưng không nhiều và nổi cộm như VLTK. Các gamer không/ chưa chơi TLBB chỉ nhận biết được tên trò chơi, còn những hoạt động khác thì gần như không nhận biết được nhiểu.

VLTK TLBB

Page 82: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

91

VLTK vs. TLBB

Hoạt động trong game được xem là đa dạng và được yêu thích Riêng event thì không có sự

phân chia các loại event khác nhau (e.g. cách tổ chức event tạo cảm giác nó chỉ dành cho những người có tiền và level cao) Cấp thấp hoặc người mới chơi sẽ

dễ thấy nản Hệ thống nhiệm vụ đơn giản và

chưa đa dạng gamer cảm thấy nhàm chán sau một thời gian chơi lâu dài

Hoạt động đánh quái có đồ vật rớt ra (dù đồ có giá trị không nhiều)

Hoạt động trong game Có thú nuôi tạo cảm giác hào

hứng, mới lạ Tham gia event phải tốn rất

nhiều tiền nhưng điểm mạnh là event có phân chia cho nhiều cấp độ level

Hệ thống nhiệm vụ đa dạng và phong phú

Tỉ lệ đồ vật văng ra khi đánh boss rất hiếm

Có hoạt động thương nhân được đánh giá là mang tính hầp dẫn

VLTK TLBB

Page 83: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

92

ĐÁNH GIÁ VỀ TỪNG GAME - CASUAL

Page 84: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

93

Audition - Một số đặc điểm

Audition là một game nhảy rất nổi tiếng trên mạng (cả người chơi và người không chơi đều biết)

Audition

Nhạc nhảy hay Cuộc thi Miss

Audition

Trò chơi nhảy đầu tiên

Thời trang trong game đẹp mắt

Cảm giác sôi động

Luyện thao tác bàn phím

Page 85: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

94

Đánh giá game Audition - Ưu điểm

Là game nhảy đầu tiên ở Việt Nam Số lượng người chơi khá đông Tạo nên xu hướng mới cho các bạn tuổi teen

Trang phục Đầu tóc

Có nhiều bài hát hay được yêu thích và trở thành những bài hit

“Em thường vào mấy website để download mấy bài hát mà em thích trong game Audition.”

Nhạc hay và cập nhật nhiều bài hát mới Âm thanh rất hay

Đặc biệt với Audition thì đối tượng nam đến với game mục đích để làm quen và tìm bạn gái Audition có nhiều bạn gái chơi

Page 86: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

95

Đánh giá game Audition – Ưu điểm

Là game mang đến được cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho người chơi Không có đánh đấm Không có nhiều mâu thuẫn cần phải suy nghĩ để giải quyết

“Mấy game kia người ta chơi mà cứ thù oán nhau. Audition êm hơn.”

Người chơi có cảm giác được người khác chiêm ngưỡng“Em thích được mặc đồ đẹp lắm. Được tụi nó khen lắm kìa.”

Không khí tưng bừng sống động, Đặc biệt là chơi ở tiệm net với những người chơi khác và có sự cổ

vũ của nhóm người xung quanh

“Chơi ở ngoài tiệm net đã lắm kìa, đập bàn phím ầm ầm. Tụi khác cổ vũ um sùm cả quán.”

Page 87: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

96

Đánh giá game Audition – Nhược điểm

Có những họat động được các gamer quan tâm yêu thích hơn những game casual khác Kết hôn Mua sắm Tán gẫu Có truyền thuyết để làm nhiệm vụ

Tuy nhiên, giống như các game Casual khác, những họat động của Audition rời rạc và không có sự gắn kết như một xã hội nên người chơi không gắn bó nhiều với Audition: Họ không đầu tự nhiều thời gian, tiền bạc

“Bữa nào thấy buồn buồn thì lên nhảy à. Chứ cũng không phải bữa nào cũng phải chơi nó.”

Họ không có kế hoặc rõ ràng cho game mình đang chơi.Em đâu có kế hoạch gì đâu. Game Audition có gì đâu, chỉ có nhảy qua nhảy lại

thôi.”

Page 88: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

97

Đánh giá game Audition – Nhược điểm

Người chơi vẫn phải chi tiền quá nhiều với những mức không phù hợp Có quá nhiều loại thẻ trong game Audition mà người mua phải

bỏ tiền mua như thẻ tán gẫu, thẻ lên level,… Trong đó, thẻ tán gẫu được xem là khá vô lý và không cần thiết khi

phải bỏ tiền ra để nói chuyện

“Mình không xài cũng phải trả tiền, nhiều khi mình đâu có thời gian để nói đâu, lo nhảy không à.”

Đồ V coin đẹp nhưng thời gian sở hữu chỉ được ngắn, mua luôn thì quá mắc gamer có nhu cầu nhưng không mua nổi

Page 89: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

98

Đánh giá game Audition – Nhược điểm

Việc mua bán giữa người chơi trong game không phát triển: Đồ mua rồi không biết bán cho ai và giá lại quá rẻ

“Đồ mình không thích mặc nữa đem bán cho người khác thì rẻ lắm, nên em cũng không bán làm gì.”

Các họat động ngoài game được xem là khác xa rời người chơi: Các họat động lớn (như Miss Audition) chỉ được tổ chức ở Hà

Nội Phải trả tiền để tham gia

“Em nhớ có kỳ tổ chức ở Quân khu 7, nhưng mình phải trả tiền vô cửa.”

Page 90: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

99

Đánh giá game Audition – Nhược điểm

Hệ thống quản lý game của nhà cung cấp bị các gamer Audition than phiền và không hài lòng nhất hiện nay Tình trạng đăng nhập vào mạng khó khăn Mạng thường xuyên bị lắc Game bị lỗi

“Đang chơi nhân vật nam nó gắn cái mặt nữ vô, thấy mình giống pêđê quá”

Tình trạng hack cũng được nhắc đến như là nỗi bức xúc. Trong đó có một số chương trình hack gamer thích

Hack pertfect (người chơi vẫn điều khiển chỉ có thời gian là đứng lại)

Một số chương trình hack không muốn có Hack auto : Là chương trình các gamer ghét nhất vì không thể

hiện được sự cạnh tranh công bằng và lành mạnh (chỉ cần bấm một lần nhân vật tự nhảy đến thắng cuộc luôn)

Hack đồ Hack nhân vật

Page 91: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

100

Đánh giá về game SDO (Super Dance Online)

SDO là game nhảy ra sau Audition nên có một số những tính chất được cải thiện và được gamer đánh giá cao

Ưu điểm : Dấu hiệu nhảy phong phú hơn với hình sao, hình trái tim. Sân khấu nhìn đẹp hơn và đa dạng hơn Nhận vật có thể di chuyển qua lại trong phòng nhảy Con nhân vật nếu lâu quá không chơi sẽ mập lên. Điều này

được xem như yếu tố kết dính gamer với game thường xuyên Tuy nhiên có một số gamer không thích tính chất này do khi

nhân vật mập lên thì sẽ bị xấu đi rất nhiều“Nếu mình không có thời gian chơi, nhân vật mình sẽ bị béo phì.”

Page 92: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

101

Đánh giá về game SDO (Super Dance Online)

Nhược điểm Hình ảnh nhân vật và quần áo không bắt mắt Người chơi không thể nói chuyện khi chơi

“Mình phải tập trung dữ dội khi chơi SDO. Mình đâu có bỏ vài kiểu nhảy để chat với bạn bè được. Nó bắt mình khi chơi thì không chat được.”

Không thể nhìn được con nhân vật của mình nhảy Gamer cho rằng như vậy không tạo được sự hứng thú và hấp dẫn

vì họ hòan tòan không thể nhìn thấy vẻ đẹp khi nhảy của con nhân vật

Không có nhiều kiểu nhảy Hình phím nhảy hiện lên chậm hơn điệu nhạc

Page 93: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

102

So sánh game Audition và SDO

Hình ảnh nhân vật, trang phục có màu sắc bắt mắt và sinh động Nhân vật không được di chuyển

trong phòng nhảy Âm thanh : Những bài hát mới nhất

luôn được cập nhật Có những bài hát hay được giới

trẻ yêu thích Trang bị vật dụng trong game

Quần áo nhiều kiểu và đẹp mắt nhưng giá quá mắc

Tình trạng quản lý mạng Tình trạng hack xảy ra quá

nhiều làm mất tính công bằng trong game

Mạng truy cập khó Game bị lỗi Mạng thường hay bị lắc

Họat động ngòai game có thực hiện Miss Auditiion nhưng chỉ có ở HN

Hình ảnh nhân vật và trang phục không đẹp mắt Tuy nhiên sân khấu đa dạng

và bắt mắt Dấu hiệu nhảy đa dạng, nhiều

hình ảnh ngôi sao, trái tim nhìn sinh động

Nhân vật được di chuyển trong phòng khi chờ đợi

Trang bị vật dụng trong game Quần áo kiểu dáng không đa

dạng và đẹp mắt Họat động ngoài đời : Chưa có

họat động gì thu hút gamer

Game Audition Game SDO

Page 94: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

103

Suy nghĩ về Crossfire

Cross FireBắn súng hạ gục

đối thủ

Có 2 vai trò trong khi chơi - Cảnh sát, cướp

Đội nhóm trong game (clan) lỏng

lẻo

Giống những trò chơi Counterstrike/ Half life

Hệ thống vũ khí (súng, dao) nhìn pro

Page 95: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

104

Đánh giá Crossfire

Phần lớn người chơi Crossfire là những “cựu chiến binh” của game Counterstrike hay Halflife. Đây là 2 game bắt súng từng rất nổi tiếng

Vì thế, gamer có xu hướng so sánh giữa game bắn súng họ đang chơi với Counterstike và Halflife. Đa số đều cho rằng các game bắt súng online hiện nay vẫn

không bằng những game bắn súng offline họ từng chơi: Đồ họa rõ ràng, màu trung thực, nhân vật đẹp hơn Cảnh, vòng đấu phong phú hơn

Cũng như game casual, Crossfire không có nhiều tính xã hội và tạo nhiều liên kết người chơi với nhau Liên kết trong clan lõng lẽo và không có nhiều luật lệ

“Hồi đó em cũng có lập nhóm đó, những mà không biết sao tụi nó đi hết trơn. Em nghĩ chắc tụi nó ít chơi lại. ”

Page 96: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

105

Đánh giá Crossfire – Ưu điểm

Crossfire cũng có những chức năng và cách chơi khá giống Counterstrike (Game này chỉ chơi mạng nội bộ) nhưng là game online nên Người chơi được đấu trực tiếp với nhiều người ờ bất cứ đâu

Hệ thống vũ khí được đánh giá cao về mức độ phong phú và thường xuyên cập nhật vũ khí mới Vũ khí đa dạng

Có nhiều lọai vũ khí (súng, dao găm, bom…) Súng có nhiều kiểu và nhiều loại

Súng nhìn thật hơn Khi bắn màn hình cho cảm giác giật mạnh Súng bắn chuẩn, đường đi của đạn thẳng đến đúng mục tiêu Súng bắn lâu ngày bị hư phải đi sửa…

Có chế độ chơi tàng hình (người chơi khác không nhìn thấy mình)

Page 97: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

106

Đánh giá Crossfire – Khuyết điểm

Tuy nhiên, Crossfire vẫn còn một số điểm người chơi chưa hài lòng Về vũ khí

Súng dễ bị rớt ra và rơi vào tay người khác Mua vũ khí khá đắt tiền, những vũ khí kiếm được khi hạ gục địch

thủ thì không tốt lắm Khi nhân vật di chuyển trong game thì hình ảnh rung rung (để

mô phỏng nhân vật đang đi) Điều này bị người chơi chê là gây nhức đầu

Vẫn còn nhiều lỗi kĩ thuật Khi lắc mạng, thì tàng hình bị nhìn thấy Không dùng súng nhưng sau khi đấu xong vẫn phải sửa

“Em dùng dao giết kẻ thù không à mà cũng phải sửa súng nữa.”

Page 98: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

107

So sánh Crossfire ,Special force

Cross fire Không gian hợp lý, nhân vật dễ di

chuyển và tìm kẻ thù Hình ảnh súng nhìn rất thật và đa

dạng nhiều loại súng Bắn kẻ thù mau chết (dù ở level

nào) Có nhiều loại súng hơn Special

Force. Người chơi cũng phải vất vả mới lấy được súng

Tốn nhiều tiền Giá mua súng khá mắc Sửa súng cũng khá tốn tiền

“Phải chi sửa súng đừng có tốn tiền.”

Special force Khung cảnh/ không gian quá rộng

Khó bắng trúng mục tiêu Khí đi vòng vòng tìm kẻ thù

Hình ảnh không đẹp

“Mấy cây súng nhìn không pro gì hết.”

Nhân vật ở level cao thì khó chết, phải bắn nhiều phát mới chết

“ Nhiều khi bắn hòai mà nó không chết. Mình thích bắn nó chết

liền . Như vậy mới đã.”

Page 99: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

108

MONG ĐỢI VỀ GAME ONLINE LÝ TƯỞNG

Page 100: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

109

MONG ĐỢI VỀ GAME ONLINE - LOẠI MMORPG

Page 101: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

110

Game MMORPG lý tưởng

GameMMORPG lý tưởng

Game có cốt truyện

Miễn phí giờ chơi

Cơ cấu game

Hệ thống nhiệm vụ đa dạng

Cách chơi đơn giản

Hệ thống đồ trang bị trong game

Các event trong game phong phú

Họat động chiến đấu nên đa dạng

Có phân chia level

Có sự đổi mới liên tục

Có sự quản lý về khung giá

Hạn chế tình trạng đồ độc quyền

Tỷ lệ đồ có trong game nhiều hơn

Nên có nhiều hơn và chia theo level

Giảm bớt yếu tố tiền bạc

Hệ thống quản lý

Gia tăng tính bảo mật (hạn chế hack)

Tôn trọng gamer

Bảo trì, khóa acc phải báo trước

Hạn chế lỗi game mạng bị lắc

Luôn có hướng dẫn cách chơi trên trang chủ

Hạn chế auto

Chỉnh sửa đượcnhân vật

Giao diện 3D(giống thật)

Hình ảnh

Cảnh vật, màu sắc phong phú

Cấu hình máy nhẹ, dễ cài đặt

Hạn chế đầu tư lúc đầu nhiều

Tạo điều kiện thuận lợi gamer đến với game

Hạn chế tâm lý chán nản của gamer điều kiện chưa cao

Hoạt động ngoài game

Tổ chức thường xuyên và đa dạng

Đẩy mạnh họat động thương hiệu

Động lực duy trì việc chơi game

Page 102: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

116

MONG ĐỢI VỀ GAME ONLINE – LOẠI CASUAL

Page 103: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

117

Game casual lý tưởng

Game casual lý

tưởng

Giao diện

Nhân vật

Bối cảnh

Đồ họa(đặc biệt

quan trọng)

Bề ngoài nhân vật có thể thay đổi theo ý thích

Thế giới phiêu lưu tưởng tượng

3 D

Kĩ thuật

Hạn chế chương trình hack

Không có lỗi game

Các họat động

Trong game

Ngoài game

Không có sự phân biệt giữa VIP và gamer

thường

Phong phú, gần gũi

Hỗ trợ từ công ty game

Giá cả hợp lý

Không tính tiền thời gian chơi

Page 104: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

122

ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC CÔNG TY CUNG CẤP GAME

Page 105: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

123

ĐÁNH GIÁ CÁC CÔNG TY GAME

Nhìn chung, các gamer hiện đang chơi MMORPG có vẻ nhận biết và quan tâm đến hoạt động của các công ty game (cho dù có chơi hoặc không có chơi game của công ty đó) Tuy nhiên, họ không thể đưa ra nhiều chi tiết khi đánh giá về

công ty (chỉ dừng lại ở mức độ nhận biết và quan tâm những gì có liên quan đến quyền lợi của họ)

Trong khi những gamer hiện đang chơi casual mức độ nhận biết các công ty game rất mờ nhạt, nếu có cũng chỉ là nhận biết về công ty có game mình đang chơi.

Có 3 công ty game được các gamer nhắc đến nhiều được sắp xếp theo thứ tự mức độ uy tín và sự nổi tiếng như sau.

1. Vinagame

2. FPT

3. VTC

Page 106: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

124

Đánh giá Vinagame

Có nhiều văn phòng chăm sóc khác hàng

Có game VLTK với số lượng người chơi cao nhất trong

các game online

Mạng tương đối ổn định

Có nhiều game phục vụ cho nhiều đối tượng

Mang tính tiền bạc nhiều quá Hoạt động quảng bá thương

hiệu tốt nhất hiện nay

Là công ty game đầu tiên ở VN và là công ty game lớn nhất hiện nay

Chỉ quan tâm đến các đại gia trong game

Page 107: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

125

Đánh giá FPT

Là công ty game lớn ở VN

Đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau

Chất lượng mạng bị lắc nhiều

Đầu tư mạnh cho nhiều trò chơi hấp dẫn (MU,đột kích)

Mang tính tiền bạc

Page 108: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

126

Đánh giá VTC

Có nhiều quảng cáo game trên tivi

Có game Audition đang rất hấp dẫn tuổi teen

Có kênh truyền hình VTC nổi tiếng

Là công ty game của Hà Nội

Page 109: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

127

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Page 110: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

128

Kết luận và kiến nghị - Game MMORPG

Đối với game MMORPG, Vinagame nên lưu ý đến một đặc điểm tâm lý của gamer là rất quan tâm đến chiến thắng và ngại thất bại (1 áp lực từ ngoài đời vào đến game). Trò chơi nên tạo cơ hội cho họ có cảm giác ‘thắng cuộc’ hoặc đạt được 1 thành quả gì đó, dù rất nhỏ. Chính vì vậy, cần quan tâm đến những event/ hoạt động/ hệ thống nhiệm vụ riêng cho người level cao và thấp. Nếu không người ở level thấp sẽ dễ nản lòng và sẽ đến với những game mới ra để dễ có cơ hội ‘xưng hùng xưng bá’.

Vinagame cũng nên hỗ trợ cho các bang chủ trong việc xây dựng, quản lý và duy trì bang hội. Chính hệ thống bang hội này sẽ thu hút và giữ chân người chơi. Kinh phí chỉ là một vấn đề nhỏ. Bang chủ, những người khá thành công ngoài xã hội, cần được ‘tôn vinh’, chăm sóc vì, đáp lại, họ sẽ động viên và vực dậy nhiệt huyết của các môn đệ trong bang.

Page 111: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

129

Việc mua bán trong game là điều không thể thiếu và chính nó giúp tạo không khí cũng như động cơ cho người chơi. Tuy nhiên, nên chăng phải có 1 sự quản lý chặt chẽ hay ít nhất là hỗ trợ từ Vinagame (ví dụ: định giá hàng hóa, bảo vệ tài sản) để tránh những cạnh tranh không công bằng. Một khi chỉ cần có tiền trang bị đồ khủng là có thể ‘xưng danh’ thì người chơi không còn hứng thú luyện và khám phá những điểm hấp dẫn (ngoài việc mua bán) của game. Như vậy, không sớm thì muộn, họ sẽ rời game vì không có một yếu tố tinh thần/ tình cảm nào để neo chân họ lại.

Các event bên ngoài tuy giúp tạo không khí sôi động nhưng

không chắc sẽ lôi kéo được sự tham gia của nhiều gamer. Vinagame nên tập trung nhiều vào các event trong game (với nhiều cấp độ từ dê đến khó). Gamer khi tham gia event sẽ có mặt ở game nhiều hơn tạo được không khí sôi động cho game.

Kết luận và kiến nghị - Game MMORPG

Page 112: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

130

Với các game causal, do đặc điểm của game là người chơi không sống đời sống của nhân vật (không quá nhập tâm với nhân vật), họ là những người ‘theo phong trào’, các event (dù trong hay ngoài game) phải có tính sành điệu, trẻ trung và thời trang (để phô diễn bề ngoài). Miss Audition là 1 ví dụ, đây thật sự là 1 thành công của game Audition.

Những game có liên quan đến nhân vật giống người thật (nhân dạng và/ hoặc hoạt động) như Audition, Special Force…sẽ tạo nhiều hứng thú hơn là hoạt hình. Hoạt hình tạo cảm giác trẻ con. Game casual có thể đơn giản về cốt truyện, nhiệm vụ, cách chơi nhưng vẫn nên quan tâm đến việc xây dựng đời sống cho nhân vật để người chơi gắn bó với nhân vật (và game) hơn.

Kết luận và kiến nghị - Game Casual

Page 113: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

131

Tất cả gamer là những người nghiện internet. Cách tiếp cận họ nên thông qua internet (trên những trang web, forum mà họ yêu thích). Cách này vừa chắc chắn sẽ gặp được họ (hoặc bạn bè họ, những người chắc chắn sẽ ‘bắn tin’ cho nhau) mà lại có phong cách ‘cool’ và sành điệu/ hợp thời.

Các phòng net cũng là một nơi quan trọng trong việc tiếp cận và truyền bá thông tin đến gamer.

Kết luận và kiến nghị

Page 114: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

132