bao cao hien trang moi truong

125
 1 BÁO CÁO HIN TRNG MÔI TRƯỜ NG TNH THÁI BÌNH 2010 DANH MC CÁC CHVIT TT BVTV Bo vthc vt CCN Cm công nghip CN Công nghi p DVNN Dch vnông nghip ĐABVMT Đề án bo vmôi trường ĐCN Đim công nghip ĐTM Đánh giá tác động môi trường GDP Tng sn phm quc dân GTVT Giao thông vn ti HĐND Hi đồng nhân dân HST Hsinh thái KCN Khu công nghi p KHCN Khoa hc công ngh KT-XH Kinh tế - Xã hi QCCP Quy chun cho phép QCVN Quy chun Vit Nam QLNN Qun lý nhà nước RNM R ng ngp mn TCVN Tiêu chun Vit Nam TNHH Trách nhim hu hn SXKD Sn xut kinh doanh UBND y ban nhân dân VLXD Vt liu xây dng VSATTP Vsinh an toàn thc phm 

Upload: thin-bui

Post on 12-Apr-2018

228 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 1/125

 

1

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 

BVTV Bảo vệ thực vật 

CCN Cụm công nghiệp 

CN Công nghiệp 

DVNN Dịch vụ nông nghiệp 

ĐABVMT  Đề án bảo vệ môi trường 

ĐCN  Điểm công nghiệp 

ĐTM  Đánh giá tác động môi trường 

GDP Tổng sản phẩm quốc dân GTVT Giao thông vận tải 

HĐND  Hội đồng nhân dân 

HST Hệ sinh thái 

KCN Khu công nghiệp 

KHCN Khoa học công nghệ 

KT-XH Kinh tế - Xã hội QCCP Quy chuẩn cho phép 

QCVN Quy chuẩn Việt Nam 

QLNN Quản lý nhà nước 

RNM R ừng ngập mặn 

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 

TNHH Trách nhiệm hữu hạn 

SXKD Sản xuất kinh doanh 

UBND Ủy ban nhân dân 

VLXD Vật liệu xây dựng 

VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm 

Page 2: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 2/125

 

2

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA BAN SOẠN THẢO BÁOCÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2010

1.  Ông Đặng Phong Ba, Phó giám đốc Sở  TN&MT Thái Bình, Tr ưở ng ban;

2.  Bà Phạm Thị Hườ ng, Phó Chi cục trưở ng Chi cục Bảo vệ môi trườ ng – Sở  

TN&MT, Phó trưở ng ban;

3.  Ông Hoàng Văn Ngoạn, Phó chi cục trưở ng Chi cục Bảo vệ môi trườ ng –Sở  TN&MT, Phó trưở ng ban;

4.  Bà Tr ần Thị Thúy Hiền, Phó phòng Thẩm định và Đánh giá tác động môi

trườ ng, Chi cục Bảo vệ môi trườ ng – Sở  TN&MT, thư k ý;

5.  Ông Nguyễn Thành Tâm, Phó phòng Phụ trách phòng Quản  lý tổng hợp 

Biển, Khí tượng thủy văn - Sở TN&MT Thái Bình, thành viên;

6.  Ông Phạm Phú Khẩn, Trưởng phòng Tài nguyên nước và khoáng sản - Sở

TN&MT Thái Bình, thành viên;

7.  Bà Nguyễn Thị Huyền, Chuyên viên Phòng Thanh tra - Sở TN&MT Thái

Bình, thành viên;8.  Bà Tr ịnh Thị Hải Yến, Phó phòng Quản lý đất đai - Sở TN&MT Thái

Bình, thành viên;

9.  Ông Đỗ Trần Chinh, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Quan tr ắc phân

tích Tài nguyên và Môi trường – Sở TN&MT Thái Bình, thành viên;

10. Ông Bùi Văn Cửu, Phó chánh văn phòng Sở TN&MT Thái Bình, thành

viên;11. Ông Khiếu Ngọc Sáng, Phó trưởng phòng Tổng hợp - Quy hoạch - Sở Kế

hoạch và Đầu tư, thành viên; 

12. Ông Bùi Chính Ngh ĩa, Trưởng phòng k ỹ thuật, an toàn, môi trường - SởCông thương Thái Bình, thành viên;

13. Bà Lê Thị Chuyên, Trưởng phòng Thống k ê dân số - Cục thống k ê tỉnh

Thái Bình, thành viên;

14. Ông Đỗ Như Hồng, Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi - Sở Nông nghiệp và

Phát triển Nông thôn Thái Bình, thành viên;

15. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Quản lý quy hoạch môi trường -

Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Bình, thành viên;16. Ông Lưu Quang Hưởng, Chuyên viên Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở

TN&MT Thái Bình, thành viên;17. Ông Tr ần Việt Hùng, Chuyên viên Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở

TN&MT Thái Bình, thành viên;

18. Bà Vũ Thị Thúy, Chuyên viên Sở Xây dựng Thái Bình, thành viên;

19. Bà Nguyễn Phương Giang, Kế toán Chi cục Bảo vệ môi trường - SởTN&MT Thái Bình, thành viên;

Page 3: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 3/125

 

3

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010MỤC LỤC 

CHƯƠNG I. TỔ NG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆ N TỰ  NHIÊN CỦA TỈ NH

1.1.Điều kiện địa lý tự nhiên. ............................................................................................... 7

1.2.Biến đổi khí hậu ............................................................................................................. 121.3.Hiện trạng sử dụng đất. .................................................................................................. 14

CHƯƠNG II.TỔ NG QUAN VỀ PHÁT TRIỂ N KT-XH VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI MÔI

TRƯỜ NG

2.1.Tăng trưởng kinh tế ........................................................................................................ 16

2.2. Sức ép dân số và vấn đề di cư ....................................................................................... 20

2.3. Phát triển công nghiệp ................................................................................................... 22

2.4. Phát triển xây dựng ....................................................................................................... 23

2.5. Phát triển năng lượng .................................................................................................... 27

2.6. Phát triển giao thông vận tải ......................................................................................... 28

2.7. Phát triển nông nghiệp .................................................................................................. 31

2.8. Phát triển du lịch ........................................................................................................... 35

2.9. Vấn đề hội nhập quốc tế ................................................................................................ 38

CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LỤC ĐỊA 

3.1. Nước mặt lục địa ........................................................................................................... 40

3.1.1 Tài nguyên nước mặt lục địa .................................................................................. 403.1.2 Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt lục địa .............................................................. 40

3.1.3 Diễn biến ô nhiễm................................................................................................... 43

3.2 Nước dưới đất ................................................................................................................ 50

3.2.1 Tài nguyên nước dưới đất ....................................................................................... 50

3.2.2 Diễn biến ô nhiễm................................................................................................... 53

3.3 Dự báo và quy hoạch phát triển liên quan đến môi trường nước lục địa ....................... 55

CHƯƠNG IV. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC BIỂN 

4.1. Các nguồn gây ô nhiễm nước biển ................................................................................ 60

4.2. Diễn biến ô nhiễm ......................................................................................................... 62

4.3. Dự báo và quy hoạch phát triển liên quan đến môi trường nước biển .......................... 63

CHƯƠNG V. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ  

5.1. Các nguồn gây ô nhiễm không khí................................................................................ 67

Page 4: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 4/125

 

4

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 20105.2. Diễn biến ô nhiễm ......................................................................................................... 69

5.3. Dự báo và quy hoạch phát triển liên quan đến môi trường không khí .......................... 70

CHƯƠNG VI. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT 

6.1. Các nguồn gây ô nhiễm và suy thoái đất ...................................................................... 71

6.2. Hiện trạng suy thoái và ô nhiễm môi trường đất .......................................................... 72

CHƯƠNG VII. THỰC TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC 

7.1. Các nguyên nhân gây suy thoái ..................................................................................... 75

7.2. Hiện trạng và diễn biến suy thoái sinh học ................................................................... 77

7.3. Dự đoán mức độ diễn biến suy thoái đa dạng sinh học ................................................ 80

CHƯƠNG VIII. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN 

8.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị và công nghiệp .................................................... 82

8.2. Thu gom và xử lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp .................................................. 85

8.2.1. Thu gom và xử lý chất thải rắn đô thị.................................................................... 858.2.2. Thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệ p ......................................................... 87

8.2.3. Thu gom và xử lý chất thải rắn y tế ....................................................................... 88

CHƯƠNG IX. TAI BIẾN THIÊN NHIÊN VÀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 

9.1. Tai biến thiên nhiên ....................................................................................................... 89

9.2. Sự cố môi trường ........................................................................................................... 90

CHƯƠNG X. TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 

10.1. Tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe của con người  ........................... 92

10.2. Tác động của ô nhiễm môi trường đối với các vấn đề kinh tế xã hội ......................... 92

10.3. Tác động của ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái .............................................. 96

CHƯƠNG XI. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 

11.1. Những việc đã làm được ............................................................................................. 97

11.1.1. Về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường ................................................................ 97

11.1.2. Về mặt thể chế, chính sách .................................................................................. 98

11.1.3. Về mặt tài chính, đầu tư cho công tác BVMT ..................................................... 99

11.1.4. Về các hoạt động giám sát, quan trắc, cảnh báo ô nhiễm môi  trường ................. 9911.1.5. Về nguồn lực, sự tham gia của cộng đồng .......................................................... 102

11.2. Những tồn tại và thách thức ........................................................................................ 104

11.2.1. Về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường ................................................................ 104

11.2.2. Về mặt thể chế, chính sách .................................................................................. 104

11.2.3. Về tài chính đầu tư cho công tác BVMT ............................................................. 104

Page 5: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 5/125

 

5

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 201011.2.4. Về các hoạt động giám sát, quan trắc, cảnh báo ô nhiễm môi trường ................. 105

11.2.5. Về nguồn lực, sự tham gia của cộng đồng .......................................................... 106

CHƯƠNG XII. CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 

12.1.Chính sách BVMT trong phát triển KT-XH ................................................................ 108

12.2.Hoàn thiện thể chế pháp luật về BVMT ...................................................................... 111

12.3.Xây dựng chương tr ình, k ế hoạch, giải pháp môi trường ............................................ 112

12.4. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý môi trường .............................................. 117

12.5.Giải pháp về mặt tài chính, đầu tư cho BVMT ............................................................ 118

12.6. Tăng cường tổ chức thực thi pháp luậtBVMT ............................................................ 119

12.7. Giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng BVMT ......................................... 120

K ẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 

Page 6: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 6/125

 

6

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010LỜI NÓI ĐẦU 

Báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Thái Bình năm 2010 nhằm mục đích

đánh giá tình tr ạng môi trường của tỉnh, cung cấp cơ sở thực tiễn để xem xét các

tác động qua lại của phát triển kinh tế - xã hội và môi trường, kịp thời điều chỉnh

k ế hoạch phát triển hay bổ sung, tăng cường các giải pháp bảo vệ môi trường,đảm bảo sự phát triển bền vững cho tương lai. 

Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Bình năm 2010, cung cấp thông

tin về hiện trạng và diễn biến môi trường giai đoạn 2006- 2010; đề cập đến các

sức ép của các quá tr ình phát triển kinh tế - xã hội lên môi trường, nhấn mạnh

các l ĩnh vực có ảnh hưởng nhiều đến tài nguyên và môi trường; nêu tổng quan

hiện trạng môi trường, các thành phần môi trường: Đất, nước, không khí và vấn

đề chất thải rắn, đa dạng sinh học và thiên tai, sự cố môi trường. Đánh giá tình

hình hoạt động bảo vệ môi trường, đề xuất các k ế hoạch, biện pháp đáp ứngnhằm giải quyết các vấn đề môi trường. 

Tham gia thực hiện biên soạn báo cáo có các chuyên gia, cán bộ ngành

Tài nguyên và môi trường; chuyên gia, cán bộ thuộc các sở, ngành có liên quan

trên địa bàn tỉnh. Trong quá tr ình xây dựng báo cáo, đã tổ chức nhiều cuộc họp,

hội thảo để lấy ý kiến đóng góp vào đề cương chi tiết, dự thảo Báo cáo; đồng

thời gửi lấy ý kiến chính thức của các sở, ngành liên quan trong tỉnh.

Báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Thái Bình năm 2010 được xây dựng

trên cơ sở nhận thức r õ tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường và các

khó khăn thách thức trong thời điểm hiện nay. 

Page 7: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 7/125

 

7

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010CHƯƠNG I 

TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN.

1.1.1.Vị trí địa lý.

Thái Bình là tỉnh đồng bằng ven biển, nằm ở phía Nam châu thổ sông Hồng, có ba mặt giáp sông và một mặt giáp biển, vị trí toạ độ 20 017’ đến 20044’  v ĩ độ Bắc và

106006’ đến 106039’ kinh độ Đông. Từ Tây sang Đông dài 54 km, từ Bắc xuống Nam

dài 49 km.

Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ 

Phía Tây giáp tỉnh Hà Nam

Phía Nam giáp tỉnh Nam Định 

Phía Bắc giáp tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và thành phố Hải Phòng.

Hình1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Thái B ình

 Nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng -

Quảng Ninh; hành lang Hải Phòng - Hà Nội - Lạng Sơn - Nam Ninh và vành đai kinh tế

ven vịnh Bắc Bộ, có đường biển và hệ thống sông ngòi thuận lợi cho giao lưu kinh tế,

cách thủ đô Hà Nội 110 km, cách thành phố cảng Hải Phòng 70 km là hai thị trường lớn

Page 8: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 8/125

 

8

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010để giao lưu, tiêu thụ hàng hoá, trao đổi kỹ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lý kinh

doanh.

1.1.2. Địa h ình, địa mạo.

Địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Độ cao trung b ình

so với mặt nước biển từ 1 - 2 m.

 Nhìn chung địa hình, địa mạo tương đối bằng phẳng, sự chia cắt ít, đất đai đượchình thành do phù sa của sông Hồng, sông Luộc, sông Hoá, sông Tr à Lý do đó khá

thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lúa nước. 

1.1.3. Khí hậu.

 Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, bức xạ mặt trời lớn với tổng bức xạ

trên 100 kca/cm2/năm. Số giờ nắng trung bình từ 1.600 - 1.800 giờ/năm và có tổng

nhiệt lượng cả năm khoảng 8.5000C, nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 - 240C, lượng

mưa trung bình trong năm 1.500 - 1.900 mm, độ ẩm từ 80 -90%:

- Mùa hè: Bắt đầu từ cuối tháng 4 và k ết thúc vào cuối tháng 10. 

Mưa: Lượng mưa chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm, mưa mùa hè có cường độ

r ất lớn 200 - 300 mm/ngày. Mưa lớn thường xẩy ra trong ngày có bão và dông, mưa

mùa này không ổn định, có khi cả tháng không mưa, có khi mưa suốt tuần n ên trong

mùa này có thể gặp cả úng lẫn hạn. 

 Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trên 260C, cao nhất là 39,20C. Trong mùa hè

thường gặp hai kiểu thời tiết, thời tiết dịu mát và thời tiết khô nóng kiểu gió Lào.

 Những ngày dịu mát nhiệt độ dưới 250C, những ngày khô nóng nhiệt độ có thể lên tới

39,20C, làm cho cây cối thoát nước mạnh, dễ bị khô héo. 

Gió: Thịnh hành là gió Đông Nam. Tốc độ gió trung bình từ 2 - 4 m/giây. Vào

mùa này thường hay xuất hiện bão. Bão kèm theo gió mạnh và mưa to có sức tàn phá

ghê gớm. Bình quân mỗi năm có từ 2 - 3 cơn bão, cá biệt có năm có 6 cơn bão.

Độ ẩm không khí: Mùa hè độ ẩm rất cao, nhất là những ngày mưa ngâu (t ới 90%).

 Nhưng khi có gió Tây Nam xuất hiện, độ ẩm xuống thấp (dưới 30%).

- Mùa đông lạnh: Bắt đầu từ tháng 11 và k ết thúc vào tháng 3.

Mưa: chiếm lượng nhỏ, khoảng 15 - 20% tổng lượng mưa cả năm. Các tháng 12và 1 lượng mưa thường nhỏ hơn  lượng bốc hơi. Tháng 2 và tháng 3 là thời kỳ mưa

 phùn và ẩm ướt. Nhìn chung, lượng mưa giữa các tháng trong năm không đều.

Gió: Gió hướng Bắc, Đông Bắc và Đông. Tuy gió không mạnh nhưng hay gây ra

lạnh đột ngột. 

Page 9: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 9/125

 

9

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010Độ ẩm không khí: Ngày khô hanh độ ẩm rất thấp, độ bốc hơi cao, thường xuất

hiện vào đầu mùa. Trong thời kỳ này hay gặp hạn nhưng có điều kiện làm ải đất. Ngày

thời tiết nồm thường xẩy ra vào cuối đông và thời kỳ chuyển sang hè, độ ẩm lớn tr ên

90%.

- Các mùa chuyển tiếp thể hiện sự thay đổi của 2 hệ thống gió mùa: Đông Bắc

(mùa đông) và Tây Nam (mùa hè). Do có các đặc tính khí tượng, thời tiết không ổn

định. Song hai mùa chuyển tiếp thời tiết có tính chất gần như mùa hè. Như vậy đặc

trưng là khí hậu gió mùa nhiệt đới nóng ẩm rất thuận tiện cho phát triển nông nghiệp.

Tuy nhiên, tính biến động mạnh mẽ với điều kiện thời tiết như bão, dông, gió Tây

 Nam, gió bấc,... đòi hỏi phải có biện pháp phòng tránh úng, bão, hạn, lụt. 

1.1.4. Thuỷ văn.

Thái Bình có 4 con sông lớn chảy qua: Phía Bắc và Đông Bắc có sông Hoá chảy

qua địa phận ranh giới tỉnh có chiều dài 38 km; phía Bắc và Tây Bắc có sông Luộc chảy

qua địa phận ranh giới dài 53 km; phía Nam và Tây Nam có sông Hồng chảy qua dài 77

km; giữa tỉnh có sông Tr à Lý, phân nhánh của sông Hồng dài 67 km. Ngoài ra tỉnh còn

có hệ thống các sông trục nằm trong đê sông, đê biển dài trên 2.820 km. Đặc điểm chung

là các sông đều chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra biển với độ dốc mặt nước

nhỏ, thoát nước chậm. Do đó về mùa mưa lũ mực nước các sông lớn gây úng và xói lở

cục bộ vào đất canh tác ngoài đê.

Hệ thống Đê từ cấ p III tr ở  lên có tổng chiều dài 363,1 Km, trong đó: Hệ thống đê

sông Hồng Hà, Trà Lý, Luộc và đê sông Hoá tổng chiều dài 204,4 km; hệ thống đê biển

cú 4 tuyến7 và đê số 8 cú tổng chiều dài 158,7 Km, trong đó 56,2 Km đê trực diện vớ i

 biển. 

Là tỉnh ven biển nên 4 con sông lớn trên địa bàn đều chịu ảnh hưởng của thuỷ

triều theo chế độ nhật triều, mỗi chu kỳ thuỷ triều từ 13 - 14 ngày, trung bình của triều

cao là 1m về mùa mưa. Chế độ thuỷ triều không chỉ ảnh hưởng khả năng dâng nước

tưới tự chảy, hạ thấp mực nước tiêu tự chảy, mà còn gây ra xâm nhập mặn đối với

nguồn nước và đất đai nông nghiệp vùng ven biển. 

 Nhìn chung hệ thống thuỷ văn thuận lợi về nguồn nước tưới cho sản xuất nôngnghiệp, kể cả vào mùa khô và bồi đắp phù sa cho vùng đất ngoài đê thuộc các hệ thống

sông. Với 5 cửa sông lớn đổ ra biển tạo sự lắng đọng phù sa và bù đắp phù sa ven biển

là thế mạnh lấn biển. Mặt hạn chế là hàng năm phải đầu tư sức người, sức của vào việc

đắp đê, tu bổ đê sông, đê biển đồng thời phải đầu tư cho việc thau chua, rửa mặn đất

nông nghiệp ở ven biển do bị ảnh hưởng của thuỷ triều. 

Page 10: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 10/125

 

10

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 20101.1.5. Tài nguyên.

Tài nguyên nước 

 Nguồn nước mặt: mật độ sông là 5,72 km/km2 các dòng sông đều uốn khúc, độ

dốc nhỏ từ 0,02-0,05 m/km. Toàn tỉnh có 4 sông lớn là sông Hoá, sông Luộc, sông Tr à

Lý và sông Hồng, cùng các ao, hồ, k ênh r ạch, thuỷ nông có sức chứa hàng triệu m3 

nước ngọt. Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý, cung cấp chủ yếu cho sản xuất

nông nghiệp và phần lớn các nhà máy nước sinh hoạt của thành phố Thái Bình, thị trấn

Vũ Thư, Tiền Hải, Diêm Điền lấy nước từ nguồn này.

 Nguồn nước ngầm: Theo tài liệu địa chất, toàn bộ tỉnh nằm trong trầm tích bở rời

hệ thứ tư có nguồn nước biển hỗn hợp, nên khả năng tàng tr ữ nước ngầm r ất tốt, đặc biệt

là tầng chứa nước cát, cuội, sỏi ở độ sâu 90 - 120 m, nước áp lực nên mực nước ngầm

cách mặt đất 0,5 - 10 m r ất thuận lợi cho quá tr ình khai thác. Theo bản đồ phân đới thuỷ

địa hoá thẳng đứng và theo phương nằm ngang thì toàn bộ phía Nam sông Trà Lý bao

gồm thành phố Thái Bình, huyện Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải và Thái Thuỵ nướcngầm ở đây có nguồn gốc chôn vùi thường bị nhiễm mặn không sử dụng cho sản xuất và

sinh hoạt, thường tại các vùng này nhân dân khoan giếng đến độ sâu 10 - 12 m để tắm,

giặt nhưng không dùng cho ăn uống. Tại phía Bắc sông Tr à Lý bao gồm các huyện

Đông Hưng, Hưng Hà, Quỳnh Phụ và một phần huyện Thái Thuỵ nước ngầm ở đây

không bị nhiễm mặn nên có thể sử dụng cho sinh hoạt, sản xuất. 

Tài nguyên rừng  

Tổng diện tích đất r ừng ngập mặn trong toàn tỉnh là 7.405 ha (Số liệu thống k ê

năm 2009 của Chi cục Kiểm lâm); trong đó bao gồm cả diện tích rừng ph òng hộ5.152ha, r ừng đặc dụng là 2.253ha. Phân bố chủ yếu ở 2 huyện Tiền Hải và Thái Thụy 

Diện tích rừng của tỉnh không lớn với ít loài cây chủ yếu là r ừng sú, vẹt, bần, phi

lao song có vai trò và tác dụng rất lớn như phòng hộ đê biển, tạo điều kiện cho lắng

đọng phù sa của các sông bồi đắp ra biển, tăng diện tích đất sản xuất nông, lâm nghiệp

hàng năm, khôi phục hệ sinh thái ven biển và có giá tr ị lớn về quốc phòng.

Tài nguyên biển 

Bờ biển dài 52 km với hàng chục nghìn km2 lãnh hải, tiềm năng hải sản khá dồi

dào với trữ lượng cá ước tính khoảng 24.000 - 25.000 tấn, tôm 600 - 1.000 tấn, mực

700 - 800 tấn. Sản lượng đánh bắt nuôi tr ồng hải sản khoảng 18.415 tấn/năm. Ngoài

ra, các khu vực cửa sông và ven bờ có khả năng lớn về nuôi trồng thuỷ sản như tôm,

cua, sò, vạng, ngao, vọp... 

Quai vùng đê bao khoảng 4.000 ha đầm mặn, lợ để nuôi trồng thuỷ sản trong đó

diện tích nuôi trồng hữu hiệu khoảng 3.287 ha nuôi tôm, cua, rau câu... 

Bên cạnh đó, vùng ven biển có tiềm năng để khai thác phát triển nghề làm muối. 

Page 11: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 11/125

 

11

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010Tài nguyên khoáng sản 

Theo tài liệu địa chất, trên địa bàn tỉnh có các loại hình khoáng sản sau: 

Than nâu: nằm trong cấu trúc chung của dải than Khoái Châu - Tiền Hải, phân bố

trên toàn địa bàn tỉnh, được đánh giá có tr ữ lượng rất lớn (khoảng 65 - 70 tỷ tấn),

nhưng do phân bố ở độ sâu trên 300 m nên hiện nay đang nghiên cứu để khai thác. 

Sét gốm Hưng Hà: đây là điểm sét gốm duy nhất tại Thái bình có tr ữ lượng cấp

P2, có chất lượng trung bình, bảo đảm các chỉ tiêu để sản xuất gốm. 

Khoáng sản vật liệu xây dựng: là nguyên liệu chính để sản xuất gạch ngói,

thường nằm dưới tầng đất canh tác, vì vậy cần phải có quy hoạch khai thác sử dụng

hợp lý bảo đảm cho việc cung cấp nguyên liệu và sản xuất nông nghiệp. 

Cát đen: trên sông Hồng, sông Tr à Lý và các cồn cát ven biển, có khối lượng lớn

cát đen để xây dựng và lấp trũng. 

 Nước khoáng: phân bố tại huyện Tiền Hải đang được khai thác ở độ sâu 450 mcó tr ữ lượng khoảng 12 triệu m3, đã khai thác từ năm 1992. Sản lượng khai thác hàng

năm khoảng hơn 10 triệu lít. Với sản lượng lớn và công nghệ sản xuất tiên tiến, chất

lượng tiêu chuẩn quốc tế, sản phẩm đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong nước và

xuất khẩu. 

Gần đây vùng đất xã Duyên Hải, huyện Hưng Hà đã thăm dò và phát hiện mỏ

nước nóng 570C ở độ sâu 50 m và nước nóng 720C ở độ sâu 178 m đang đầu tư khai

thác phục vụ phát triển du lịch và chữa bệnh cho người dân. 

Tiềm năng  du l ịch Cảnh quan thiên nhiên tương đối thuần khiết của miền đồng bằng ven biển trong

lao động sản xuất cũng như trong sinh hoạt văn hoá tinh thần người dân vẫn c òn lưu

giữ được những nét truyền thống, đặc trưng của một miền quê vùng Đồng bằng Bắc

 bộ. Ngoài ra nơi đây còn có những lễ hội truyền thống và những công tr ình văn hoá đã

được xếp hạng như đền thờ, lăng mộ, nơi phát tích của các vua Trần tại Hưng Hà, chùa

Keo, đền Tiên La, đền Đồng Bằng, từ đường Lê Quý Đôn, nhà lưu niệm Bác Hồ tại xã

Tân Hoà (Vũ Thư), Nam Cường (Tiền Hải), Hồng An (Hưng Hà) và có gần 82 lễ hội

đặc sắc của quê hương, 16 loại hát múa, nghệ thuật cổ truyền như: chèo, múa rối nước

và làng vườn Bách Thuận.

Truyền thống  nhân văn 

Là vùng đất được hình thành muộn trong đồng bằng châu thổ sông Hồng (cách

đây khoảng 2000 năm. Người dân có truyền thống cần cù trong lao động, anh dũng

trong đấu tranh chống phong kiến, giặc ngoại xâm, sáng tạo và thông minh trong xây

dựng quê hương, đất nước. 

Page 12: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 12/125

 

12

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010Lịch sử đã được ghi nhận công đức, tinh thần anh dũng chiến đấu hy sinh qua các 

văn bia thành tích, sắc phong: 

Thời Hai Bà Trưng có Bát Nạn Tướng Quân, Lễ Độ Tướng Quân. 

Thời Đinh có Minh công Trần Lãm

Thời Lý có Thái uý Lưu Thạch ĐàmThời Trần có Bùi Ngọc Dục, Bùi Quốc Huy 

Thời Lê có Quách Đình Bảo, Quách Hữu Nghiêm, Lê Quý Đôn 

Trong phong trào chống Pháp tiêu biểu là phong trào nổi dậy đấu tranh của nông

dân Tiền Hải, của du kích làng Nguyễn... với hàng nghìn, hàng vạn các chiến sỹ đã

anh dũng tham gia chiến đấu chống Pháp, chống Mỹ tr ên khắp mặt trận để bảo vệ quê

hương đất nước. 

 Ngày nay, lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật của tỉnh đứng thứ 14 trong cả

nước. Có 75 di tích lịch sử văn hoá được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận và 350 di

tích được tỉnh đăng ký bảo vệ cùng với nhiều lễ hội cổ truyền nổi tiếng như: lễ hội

chùa Keo, lễ hội Tiên La ...

Tỉnh có nguồn tài nguyên nhân văn phong phú, đây là đặc điểm và thế mạnh cần

được bảo vệ, phát triển trong quá tr ình phát triển kinh tế - xã hội. 

1.2 BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU. 

Biến đổi khí hậu tác động đến những yếu tố cơ bản của đời sống nhân loại tr ên

 phạm vi toàn cầu như nước, lương thực, sức khỏe và môi trường. Hàng trăm triệu

người có thể sẽ phải lâm vào nạn đói, thiếu nước và lụt lội tại vùng ven biển do trái đất

nóng lên. Các đối tượng nhạy cảm nhất, bao gồm các quốc gia và các tầng lớp dân

chúng nghèo nhất, sẽ phải hứng chịu sớm nhất và nặng nề nhất, mặc dù họ lại góp

 phần nhỏ nhất trong việc tạo ra các nguyên nhân biến đổi khí hậu. Những phí tổn do

các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra, trong đó phải kể đến lũ lụt, hạn hán, bão, đã

 bắt đầu gia tăng ngay cả đối với những nước giàu. Việt Nam nằm trong danh sách 5

nước bị ảnh hưởng lớn nhất của hiện tượng nước biển dâng do tác động của hiện tượng

 biến đổi khí hậu. Năm 2100, với tốc độ ấm dần của trái đất như hiện nay, mực nước biển ở nước ta có thể sẽ dâng lên khoảng 1m, làm cho 1/5 diện tích lãnh thổ bị ngập

chìm trong nước và khoảng 22 triệu người dân sẽ bị mất nhà cửa và đất đai canh tác,

vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long và sông Hồng, có thể sẽ ngập chìm trong

nước biển.

Page 13: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 13/125

 

13

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010K ết quả nghiên cứu của

SouthEast ASEA START và Viện

Khoa học KTTV và Môi trường1 

cho thấy nhiệt độ tối cao trung

 bình các thập kỷ sẽ tiếp tục tăng.

Ước tính nhiệt độ tối cao trung bình thập kỷ 2091-2100 sẽ đạt

trên 310C tại Cần Thơ và xấp xỉ

300C tại Hà Nội.

 Nhiệt độ tăng kết hợp với các biến đổi khí hậu cực đoan khác sẽ có ảnh hưởng

lớn đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, canh tác nông nghiệp, du lịch …

Khung 1.1: Kịch bản biến đổi khí hậu.

Tháng 9/2009, Bộ TN&MT đã thông báo các k ịch bản biến đổi khí hậu và nước biểndâng đến các Bộ, ngành, các tổ chức quốc tế, đại sứ quán các nước và giới truyền thông: vàocuối thế kỷ 21, nhiệt độ nước ta có thể tăng 2 ,3oC so với trung bình thời kỳ 1980-1999. Mứctăng nhiệt độ từ 1,6 - 2,8oC ở các vùng khí hậu khác nhau. Nhiệt độ ở các vùng phía Bắc vàBắc Trung Bộ sẽ tăng mạnh hơn ở các vùng phía Nam.

K ịch bản phát thải trung bình, tính toán lượng mưa năm có thể tăng khoảng 7 - 8% ởTây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và từ 2 - 3% ở Nam Trung Bộ, Tây

 Nguyên, Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999. Lượng mưa thời kỳ từ tháng III đếntháng V sẽ giảm từ 4-7% ở Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ. Trong khi đó, lượngmưa các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 10 đến 15% ở v ùng khí hậu phía Bắc và

 Nam Trung Bộ.

K ịch bản phát thải trung bình, nhiệt độ trung bình năm có thể tăng lên 2,6oC ở Tây Bắc,2,5oC ở Đông Bắc, 2,4oC ở Đồng bằng Bắc Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999; VớiK ịch bản phát thải cao, nhiệt độ trung bình năm ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng sovới trung bình thời kỳ 1980 - 1999 khoảng 3,1 đến 3,6oC, trong đó Tây Bắc là 3,3oC, ĐôngBắc là 3,2oC, Đồng bằng Bắc Bộ là 3,1oC và Bắc

Trung Bộ là 3,6oC. Nhiệt độ trung bình tăng sẽ làm tăng số đợt nắng nóng và số ngàynắng nóng hàng năm. Mực nước biển trung bình có thể tăng 65 cm vào năm 2050, 75cm vàonăm 2070 và dự tính đến năm 2100, có thể tăng khoảng 1m so với thời kỳ 1980 - 1999.

Thái Bình nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng, có chịu ảnh hưởng r õ r ệt của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Theo như dự báo trong kịch bản biến đổi khí hậu 

đưa ra, cuối thế kỷ này các vùng đồng bằng sông Cửu Long, TP Hồ Chí Minh, VũngTàu, khu vực vùng biển Tiền Hải và Thái Thụy, Thái Bình sẽ chịu ngập lụt hàng năm,thậm chí bị chìm trong nước biển và lúc đó người dân ở những khu vực n ày sẽ bị ảnhhưởng rất lớn. Nước biển dâng đe dọa các công tr ình công nghiệp, giao thông, cảng

 biển, giàn khoan dầu khí, đê điều, sạt lở chân móng công tr ình, chi phí gia cố tăngcường là r ất tốn kém. Không những vậy, nó còn làm giảm trữ lượng các loài thủy hải

NHIỆT ĐỘ TỐI CAO TRUNG BÌNH CÁC THẬP KỶ TỪ2070-2100

20.0

25.0

30.0

35.0

Hà nội Đà Nẵng CầnTho

oC

TB30nam

TB71-80

TB81-90

TB91-100

 Hình 1.2: Nhiệt độ trung bình qua các năm 

Page 14: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 14/125

 

14

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010sản có giá trị kinh tế cao, đồng thời làm các quần xã sinh vật thay đổi cấu trúc và thành

 phần, trữ lượng bổ sung bị giảm sút, các chế độ thủy hóa, lý, sinh xấu đi, sinh vật biển bị tổn hại. Đối với hoạt động canh tác nông nghiệp, trong thời gian gần đây vào mùakhô, nắng nóng, lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa nhiều lần, làm cây tr ồng khô héonhanh chóng và có thể dẫn tới làm chết cây hàng loạt. Những đặc điểm cơ lý của đấtnhư độ tơi xốp, độ liên k ết, độ thấm, hàm lượng các chất dinh dưỡng và hàm lượng visinh bị giảm đi đáng kể, đất trở nên khô, cứng và bị nén chặt, giảm hiệu quả canh tác.

Khung 1.2: Chương tr ình ứng phó biến đổi khí hậu.

Thực hiện Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Chính

 phủ phê duyệt Chương tr ình mục tiêu quốc gia đối phó với biến đổi khí hậu; Công văn số

3815/BTNMT-KTTVBĐKH ngày 13 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và môi trường

về hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu; Sở T ài nguyên và

môi trường đã tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh có Quyết định số 2834/QĐ-UBND ngày

01/12/2009 thành lập ban chỉ đạo Chương tr ình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của

tỉnh Thái Bình. Quyết định số 35/QĐ-UBND ngày 13/01/2010 phê duyệt Đề cương kế hoạchhành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Thái Bình, theo k ế hoạch tháng 12/2010,

Ban chỉ đạo chương tr ình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tr ình UBND tỉnh phê duyệt

k ế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu của tỉnh. Tổ chức thực hiện kế hoạch hành động

ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh theo giai đoạn 2010-1015; 2015-2020.

1.3 HIỆN TRẠNG SỬ ĐẤT.

Theo thống kê năm 2008, diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh là 156.740,77 ha,

trong đó chủ yếu diện tích là đất nông nghiệp và phi nông nghiệp. 

Hình 1.3: Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn tỉnh năm 2008. (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình).

Page 15: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 15/125

 

15

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010Có 4 nhóm đất chính: 

- Đất cát: Bao gồm đất cát ven biển cũ và mới nằm ở phía địa hình cao, có lượng

hạt thô, đặc biệt dung tích hấp thu thấp, độ keo liên k ết kém, hàm lượng mùn thấp.

 Ngoài ra còn có cát sông do ảnh hưởng của vỡ đê, dưới tầng cát dày 2 - 3m mới thấy

tr ầm tích biển. 

- Đất phù sa nhiễm mặn: Bản chất là phù sa bồi đắp nhưng nhiễm mặn theo từngthời gian đặc biệt là thành phần cơ giới nặng đến rất nặng. 

- Đất phèn: Đất phèn thực chất là những ổ phèn, quan sát phẫu diện đất thấy đượ c

tầng sinh phèn (Jarosite) màu vàng rơm pha lẫn trắng tựa như vỏ xỉ nằm cách mặt đất

25 - 26 cm; độ pHkcl 2,8 - 3,5; Fe2+; Al3+ di động rất cao tạo thành chua axit gọi là

 phèn hoạt tính. Phèn tiềm tàng không thấy có tầng  Jarosite mà tầng sinh phèn màu

sẫm tro, vàng xám và có nhiều xác sú vẹt chôn vùi trước đây. Phèn mặn chính là phèn

nhiễm mặn. 

- Đất phù sa: Gồm đất ngoài đê được bồi tụ thường xuyên và trong đê khôngđược bồi tụ do đó biến đổi theo hướng Glây hoá, loang lổ đỏ vàng Glây địa hình thấp,

đỏ vàng ở địa hình cao. Đất phù sa có độ phì nhiêu thực tế hầu như được thể hiện r õ

qua thâm canh khai thác. Do bồi tụ của 2 hệ thống sông là sông Hồng và sông Thái

Bình hoặc 2 hệ phủ lên nhau nên chia thành nhiều loại trong đó phù sa là chủ yếu. 

Page 16: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 16/125

 

16

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010CHƯƠNG II 

TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀMỐI QUAN HỆ VỚI MÔI TRƯỜNG 

2.1. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ.

2.1.1. Khái quát tình hình tăng trưởng kinh tế. 

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của tỉnh có bước  phát triển r õ r ệt. Tổngsản phẩm trên địa bàn (GDP, theo giá 1994) năm 2009 ước đạt 10.016 tỷ đồng. Tốc độtăng trưởng giai đoạn 2006-2010 đạt bình quân 12,04%/năm cao hơn nhiều so với bìnhquân giai đoạn 2001-2006. K ế hoạch năm 2010 tăng 14% so với năm 2009. Đặc biệt,cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, giảm tỷ trọng trong ngành nông nghiệp vàtăng tỷ trọng trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. 

Giá tr ị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2009 tăng 5,77%. Nhưvậy, tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm, thủy sản năm 2009 vượt mục tiêu quy hoạchđề ra là 1,2% trong đó chủ yếu đóng góp của ngành thủy sản tăng 13,7% và chăn nuôităng 11%. Bình quân giai đoạn 2006-2010 dự kiến đạt mục tiêu (4,8%/năm). 

Giá tr ị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng năm 2009 bình quân tăng 21,5%,k ế hoạch năm 2010 đạt 26,6%; bình quân giai đoạn 2006-2010 dự kiến đạt 24,1%/năm(mục tiêu là 25,8%/năm).

Khu vực thương nghiệp - dịch vụ có bước phát triển mạnh mẽ, năm 2009 giá trị

sản xuất ngành dịch vụ tăng 13,5% (vượt 2,0% so với mục tiêu Đại hội), k ế hoạch năm

2010 tăng 13,0%. 

 Hình 2.1: Biểu đồ tăng tăng trưở  ng GDP củ a tỉnh qua các năm. (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Bình).)

Page 17: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 17/125

 

17

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 20102.1.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

a) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế: 

Thời gian vừa qua, trong cơ cấu theo thành phần kinh tế, khu vực có vốn đầu tư

nước ngoài đã có tỷ trọng ngày càng cao, nhưng đến năm 2009 cũng mới chỉ chiếm

1,3% trong tổng GDP của tỉnh. Tỷ trọng của khu vực kinh tế nhà nước v à ngoài quốc

doanh có giảm, nhưng không nhiều. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh luôn có tỷtr ọng rất cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh (83%). 

b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo các khối ng ành:

Cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ, khai thác lợi thế

của từng ngành, giảm tỷ trọng ngành nông lâm thủy sản và tăng tỷ trọng các ngành

công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Tỷ trọng trong từng ngành cũng có sự thay đổi đáng kể. Trong Nông nghiệp tỷ

tr ọng của ngành tr ồng trọt giảm và ngành chăn nuôi liên tục tăng. 

Trong công nghiệp xây dựng thì tỷ trọng  ngành công nghiệp đã tăng dần,  tỷ

tr ọng xây dựng giảm liên tục từ 16,72% năm 2005, xuống còn 12,53% năm 2009.

 NLTS: Nông lâm thủy sản CN-XD: Công nghiệ p và xây dựng DV: Dịch vụ 

 Hình 2.2: Chuyể  n d ịch cơ cấ u kinh tế  các ngành qua các năm 

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Bình).

Page 18: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 18/125

 

18

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010

c) Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp - phi nông nghiệp Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng hiện đại, các ngành phi nông

nghiệp (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ) đã phát triển nhanh theo hướngcông nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn để thu hút lao động, nâng caomức sống nhân dân. 

d) Chuyển dịch cơ cấu khu vực sản xuất - khu vực dịch vụ Cơ cấu kinh tế giữa khu vực sản xuất vật chất và khu vực dịch vụ không có sự

chuyển dịch lớn. Các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống vẫn được phát triển mạnh,chất lượng dịch vụ được nâng cao phục vụ tốt hơn đời sống nhân dân trong tỉnh nhấtlà các dịch vụ: du lịch, thương mại; dịch vụ bưu chính viễn thông, vận tải, tài chính,

ngân hàng, bảo hiểm, chuyển giao công nghệ... Quan hệ tỷ lệ giữa khu vực sản xuất và dịch vụ không có sự thay đổi lớn, vẫn

theo hướng ổn định và nâng cao chất lượng trong khu vực dịch vụ, tỷ trọng khu vựcdịch vụ luôn được giữ ổn định ở mức 34% cụ thể: năm 2005 chiếm 34,15% GDP vànăm 2009 giảm còn 33,9% và 34% năm 2010 và khu vực sản xuất tăng từ mức 65,85%năm 2005 lên 66,1% vào năm 2009 và 66% vào năm 2010.

 NN: Nông nghiệp LN: Lâm nghiệp TS: Thủy sản 

 Hình 2.3: Biểu đồ dịch chuyển cơ cấu kinh tế trong ng  ành Nông, lâm, thủy sản.  N uồn: Sở Kế ho ch và Đầu tư Thái Bình . 

CN: Công nghiệp XD: Xây dựng 

 Hình 2.4: Biểu đồ dịch chuyển cơ cấu kinh tế trong ng  ành Công nghiệp v à xây d ựng   N uồn: Sở Kế ho ch và Đầu tư Thái Bình . 

Page 19: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 19/125

 

19

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 20102.1.3. Vai trò, tác động của tăng trưởng kinh tế đến đời sống xã hội và môi

trường. 

Sự phát triển khá tốt về kinh tế của tỉnh trong những năm (2006-2010) đã có tácđộng rất lớn đến đời sống xã hội và môi trường trên địa bàn tỉnh. Các hoạt động vănhóa xã hội và xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội được phát triển tương ứng

với nhịp độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế, đã cơ bản đáp ứng nhu cầu vật chất -tinh thần của nhân dân, đồng thời ngày càng chú tr ọng khu vực nông thôn nhằm giảmcách biệt giữa nông thôn- thành thị. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trongtỉnh được cải thiện r õ và ngày một nâng cao. Các l ĩnh vực văn hoá, xã hội, khoa học -công nghệ tiếp tục phát triển.

Công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đã được nâng lên từng bước. Thành phố Thái Bình đã có 01 nhà máy xử lý rác thải có công suất 150 m3/ngày đêm và côngsuất chế biến 3.000 tấn phân bón/năm; đã xử lý được khoảng 95% khối lượng rác sinhhoạt của các phường nội thành. Đã đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nướcthải tập trung cho toàn KCN Đài Tín và đang đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải

của KCN Nguyễn Đức Cảnh, một phần KCN Phúc Khánh và CCN Phong Phú. Một sốdoanh nghiệp sản xuất công nghiệp có quy mô lớn cũng đã đầu tư xây dựng hệ thốngxử lý nước thải cục bộ...

 Những năm gần đây, nhiều khu, cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnhđược xây dựng. Tuy nhiên hiện mới có 40% các khu công nghiệp đang hoạt động cóhệ thống xử lý nước thải tập trung, còn các KCN khác và các CCN tập trung đều chưađược đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung; nhiều doanh nghiệp sản xuấttrong các khu, cụm CN chưa đầu tư hệ thống xử lý chất thải, khí thải, nước thải đạt tiêu chuẩn, xả ra môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, tác động tiêu cực

tới tài nguyên môi trường, cảnh quan sinh thái và ảnh hưởng đến sức khỏe của nhândân. Tốc độ phát triển ngành công nghiệp- xây dựng luôn ở mức khá cao (tr ên 24%), phát sinh nhiều chất thải rắn nên các bãi chôn lấp rác bị quá tải. Ô nhiễm môi trườngdo hoạt động của các làng nghề đang là vấn đề rất bức xúc do công nghệ sản xuất thủcông lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, nằm xem kẽ trong dân cư và hầu hếtkhông có hệ thống xử lý nước thải, khí thải. Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay đ ãvà đang sử dụng một khối lượng lớn phân hữu cơ, phân bón hóa học, thuốc bảo vệthực vật... đang là áp lực cho môi trường đất, nước vì các loại hóa chất này, một phầnngấm vào đất, nguồn nước, gây ô nhiễm môi trường đất, nước và giảm đa dạng sinhhọc; tình tr ạng đốt rơm rạ, cây màu vụ đông sau khi thu hoạch gây ô nhiễm môi trường

không khí. Tình tr ạng ô nhiễm môi trường của các  trang tr ại chăn nuôi đang ở mức báo động (đặc biệt là nước thải); Nuôi trồng thủy sản (nhất là ở 2 huyện Tiền Hải vàThái Thụy) gây suy thoái r ừng ngập mặn. 

Việc di dời các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường nằm trong khudân cư thị trấn, phường, thị tứ vào khu, cụm CN sản xuất tập trung  chưa triệt để. Ônhiễm môi trường nước đô thị ngày càng tăng và phức tạp. Các con sông trong k hu

Page 20: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 20/125

 

20

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010vực Thành phố đều bị ô nhiễm, thường xuyên bốc mùi khó chịu, ảnh hưởng trực tiếpđến sức k hỏe nhân dân và mỹ quan đô thị.

Tóm lại  trong những năm qua Thái Bình đã và đang đạt được những  thành tựu quan tr ọng trong phát triển KH-XH. Tuy nhiên cùng với tăng trưởng KT- XH vấn đề ônhiễm môi trường đang là vấn đề bức xúc trên địa bàn tỉnh, ảnh hưởng đến sản xuất,đời sống nhân dân và phát triển KT-XH.

2.2. SỨC ÉP DÂN SỐ VÀ VẤN ĐỀ DI CƯ .

2.2.1. Thực trạng phát triển dân số. Tỉnh Thái Bình có 7 huyện: Hưng Hà, Đông Hưng, Thái Thuỵ, Quỳnh Phụ,

Tiền Hải, Kiến Xương, Vũ Thư và 1 thành phố. Toàn tỉnh có 267 xã, 10 phườ ng, 9 thị tr ấn.

Theo thống kê của Cục Thống kê tỉnh Thái Bình, dân số  tỉnh năm 2009 là1.872.000 ngườ i, chiếm khoảng 10,2% dân số Đồng bằng Sông Hồng và khoảng 2,2%

dân số cả nước. Trong đó dân số nông thôn chiếm khoảng 90,15%, dân số  thành thị 

chiếm khoảng 9,85%.

Mật độ  dân số  trung bình caonhất so vớ i các tỉnh trong cả nướ c (tr ừ các thành phố  lớ n) khoảng trên 1.200

ngườ i/km

2

. Tỷ  lệ  tăng tự nhiên dân số giảm dần từ  0,93%  năm 2005  xuống0,865% năm 2009. So vớ i cùng k ỳ  cả nướ c thì tỷ lệ này khá thấ p.

Hình 2.5: Biểu đồ dân số tỉnh Thái Bình qua các năm.(Nguồn: C ục thố ng kê t ỉ nh Thái Bình.)

Hình 2.6: Biểu đồ tỷ lệ tăng dân số tự  nhiên.(Nguồn: C ục thố ng kê t ỉ nh Thái Bình)

Page 21: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 21/125

 

21

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 20102.2.2. Sự chuyển dịch thành phần dân cư các khu vực đô thị và nông thôn.

2.2.3. Dự  báo gia tăng dân số, vấn đề di cư  vào các vùng đô thị.

Trong những năm gần đây, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh Thái Bình có

xu hướ ng giảm nhẹ, duy trì ổn định ở  mức 0,8%.Vớ i đặc thù của tỉnh Thái Bình là mật độ dân số khá lớ n, tỷ  lệ dân số sống ở  

nông thôn lớ n, bên cạnh đó ngành công nghiệ p của tỉnh chưa phát triển mạnh, cơ  sở  hạ tầng và mức sống tương đối thấ p. Đó là các nguyên nhân cơ  bản giải thích tỷ lệ đô thị 

hóa thấ p của tỉnh

Tỷ lệ di cư của tỉnh là không lớ n và tăng chậm qua các năm, trong đó chủ yếu là

di cư ngoại tỉnh. Di cư nội tỉnh, đặc biệt từ nông thôn ra thành thị r ất nhỏ và ổn địnhtrong nhiều năm (tr ừ năm 2008 do có sự tiế p nhận thêm một số khu vực thành thị).

Hình 2.7: Biểu đồ cơ cấu dân số Thành thị - Nông thôn qua các năm. 

(Nguồn: C ục thố ng kê Thái Bình)

Thái Bình là một trong nhữngtỉnh có tỷ  lệ  đô thị  hóa thấ p nhất cả 

nướ c. Năm 2008 có sự dịch chuyển đột biến tỷ lệ trên là do năm 2008 Thị tr ấnHưng Nhân và An Bài chuyển sang khuvực Thành thị, xã Hoàng Diệu chuyểnthành  phườ ng Hoàng Diệu tr ực thuộcThành phố.

 Bảng 2.4: T  ỷ lệ di dân của t ỉ nh. ĐVT :Ngườ i

Năm  Ngoại tỉnh Nội tỉnh(Nông thôn ra TT)

2007 23.559 1.465

2008 22.170 38.484

2009 23.377 1.735

2010(ướ c)

24.098 2.000

(Nguồn: C ục thố ng kê Thái Bình)

Page 22: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 22/125

 

22

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010

2.2.3. Khái quát tác động của gia tăng dân số và di dân đối với môi trường. 

Vớ i một tỉnh có mật độ dân số lớ n, công nghiệ p phát triển chưa đồng đều ở  các

vùng dẫn đến gia tăng tình tr ạng di dân từ nông thôn ra thành thị, k ết hợ  p cơ  sở  hạ tầngthiếu đồng bộ; ảnh hưở ng đến sự phát triển bền vững của tỉnh. Sự phát triển dân số kéo

theo áp lực lớ n đối vớ i vấn đề giải quyết việc làm, cung cấ p các dịch vụ xã hội cơ  bản,

 phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trườ ng.

Quy mô dân số không hợ  p lý đã tạo ra sức ép đối vớ i đất đai, nguồn cung cấ pnăng lượ ng và tài nguyên thiên nhiên. Cùng vớ i sự  gia tăng dân số, ô nhiễm môi

trườ ng do các hoạt động sinh sống của con ngườ i gây ra đã tác động xấu đến sức khỏe

cộng đồng, đồng thờ i gây nhiều thiệt hại về kinh tế.

2.3. PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP.

2.3.1. Khái quát diễn biến các hoạt động ngành.Sau một số năm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngành công nghiệp

Thái Bình hiện nay đã phát triển tương đối khác. Năm 2009, giá tr ị sản xuất công

nghiệp đạt 8.034 tỷ đồng. GDP công nghiệp và xây dựng  chiếm khoảng 33 % GDPtoàn tỉnh. 

Toàn tỉnh đã quy hoạch chi tiết được 6 KCN với diện tích quy hoạch là 1006,5ha; trong đó diện tích đất đã thu hồi là 548,1 ha. Đã quy hoạch chi tiết được 19 CCNvới diện tích quy hoạch 739,8 ha; trong đó diện tích đã thu hồi 167,7 ha và 17 CCN và22 ĐCN với tổng diện tích quy hoạch là 268,5 ha, diện tích thu hồi 39,6 ha. 

Tính đến hết tháng 12/2009 trên địa bàn tỉnh đã thu hút 366 dự án đầu tư vàocác khu, cụm, điểm công nghiệp với tổng số vốn đầu tư đăng k ý 11.884,2 tỷ đồng,trong đó có 269 dự án đã đi vào hoạt động, 43 dự án đang xây dựng. 

Trên địa bàn tỉnh có tr ên 580 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và khoảng60.000 cơ sở sản xuất công nghiệp cá thể.

Hình 2.8: Biểu đồ tỷ lệ xuất – nhập cư trên địa bàn tỉnh.(Nguồn: C ục thố ng kê Thái Bình). 

Page 23: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 23/125

 

23

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010Trong ngành đã có nhiều doanh nghiệp có quy mô khá, thiết bị công nghệ tiên

tiến, một số sản phẩm hàng hóa có giá tr ị, có sức cạnh tranh tr ên thị trường trong và

ngoài tỉnh: K ết quả của phát triển công nghiệp thời gian qua đã thúc đẩy tăng trưởng và

chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo nhiều việc

làm và tăng thu nhập cho người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.  2.3.2. Dự báo tốc độ phát triển. 

Thời gian tới, công nghiệp tỉnh nhà sẽ tiếp tục phát triển. Tốc độ phát triển công

nghiệp năm 2010 dự kiến là 27,5 % (năm 2009  – 22%). Mỗi năm sẽ có thêm nhiều dựán mới đầu tư vào Thái Bình. Tr ước mắt là Trung tâm điện lực Thái Bình, 1 dự án lớn,

đang được triển khai. Khi dự án này đi vào hoạt động và đạt công suất thiết kế thì mỗinăm sẽ tiêu thụ trên 5,5 triệu tấn than, và sẽ thải ra một lượng lớn chất thải rất rắn và

khí thải.Các mỏ khí ở Vịnh bắc bộ đang được khoan thẩm lượng. Một vài năm tới sẽ

được khai thác dẫn vào KCN Tiền Hải tạo điều kiện cho KCN này phát triển với quymô lớn hơn nhiều so với hiện nay. 

Tài nguyên Than ở Thái Bình cũng đang được nghiên cứu khai thác.  Như vậy mấy năm nữa, công nghiệp Thái Bình sẽ có điều kiện phát triển mạnh .

Khi đó áp lực đối với môi trường sẽ gia tăng và nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong sảnxuất công nghiệp càng phải được chú trọng và cần được đầu tư nhiều hơn .

2.3.3. Khái quát tác động phát triển công nghiệp đối với môi trường.  

Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, sự phát triển của công nghiệp thời gian qua đãtạo nên sức ép lớn về môi trường, và do chưa được quan tâm đúng mức, đã gây ra ô

nhiễm môi trường đáng kể. Hầu hết các KCN, CCN và nhiều làng nghề, đặc biệt là các cơ sở dệt nhuộm, chế

 biến nông sản… đã phát sinh nước thải sản xuất, gây ô nhiễm các sông ngòi lân cận, từđó gây ô nhiễm cho các sông khác. Những nơi nguồn nước bị ô nhiễm nặng, nhất là ở

các làng nghề và không khí cũng bị ô nhiễm theo. Một số nơi không khí bị ô nhiễmtr ực tiếp do khí thải và tiếng ồn từ các thiết bị sản xuất phát ra, như từ lò nấu kim loại,

lò nấu giặt tẩy, lò hơi, khu vực phun sơn..Một số doanh nghiệp, nhất là ở KCN TiềnHải các chất thải rắn của sản xuất cũng đang gây ô nhiễm môi trường. 

2.4. PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG

.

2.4.1. Khái quát hoạt động, diễn biến và áp lực của ngành.

Là một ngành kinh tế kỹ thuật trọng yếu của tỉnh, trong những năm qua ngànhluôn bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị theo NQ Đại hội Đảng toàn quốc, NQ

Đại hội Đảng bộ tỉnh, Chỉ thị của UBND tỉnh về kế hoạch phát triển KT-XH hàng

năm, kịp thời xây dựng chương tr ình hành động, chỉ tiêu phấn đấu cụ thể hàng năm và

tổ chức triển khai thực hiện có kết quả trong tất cả các lĩnh vực về đầu tư xây dựng,

Page 24: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 24/125

 

24

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010tăng trưởng của ngành luôn đạt ở mức cao, bình quân 17-20%, phát huy vai trò dẫndắt, kích thích và gây hiệu ứng lan tỏa cho đầu tư của các thành phần kinh tế khác

trong tỉnh. Các l ĩnh vực hoạt động về kiến trúc quy hoạch XD, hạ tầng kỹ thuật đô thị,

VLXD, nhà ở công sở được quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả . Hàng năm đều

 báo cáo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh nhiều đề án, dự án trong các lĩnh vực ngànhquản lý như: Đề án quy hoạch và xây dựng nông thôn mới, quy hoạch mạng lưới nhàvăn hóa và sân thể thao thôn, quy hoạch mạng lưới xử lý và chôn lấp rác thải tại cácxã, thị trấn…đến nay UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết 7 KCN vớitổng diện tích 991.76ha, 9 khu đô thị, 31 CCN với diện tích 675,5 ha, 22 điểm côngnghiệp với diện tích 268,5 ha.

Do có bước đi và đầu tư đúng hướng, nên kinh tế ngành qua các năm duy tr ì pháttriển vững chắc, tr ên tất cả các lĩnh vực từ, kích thích các ngành kinh tế khác pháttriển, thể hiện vai tr ò quan tr ọng của ngành trong công cuộc phát triển KT-XH củatỉnh, nhất là trong giai đoạn kinh tế thế giới đầy biến động như hiện nay.  

2.4.2. Dự báo tốc độ phát triển ngành Xây dựng trong tương lai 

Khung 2.2: Quy hoạch phát triển tổng thể Thủ tướng chính phủ. 

Theo Quy hoạch tổng thể của Thủ tướng Chính phủ thì tốc độ tăng trưởng GDP của

Thái Bình giai đoạn 2001-2015 đạt 11,5%; giai đoạn 2016-2020 đạt 11%; tỷ trọng cơ cấu kinh

tế của công nghiệp xây dựng chiếm khoảng 45% vào năm 2015 và 51% vào năm 2020, với

tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 20%. Tăng nhanh đầu tư toàn xã hội, thu hút mạnh các

nguồn vốn bên ngoài, tổng vốn đầu tư toàn xã hội dự kiến đạt khoảng 40 - 41%.

Dự báo tốc độ phát triển đô thị và công nghiệp đến năm 2020: toàn tỉnh có 01 đô

thị loại II, với dân số khoảng 300-350 nghìn người, 02 đô thị loại IV, với dân số mỗiđô thị khoảng 50 nghìn người và khoảng 15 đô thị loại V, dân số đô thị đạt khoảng 30-35% dân số toàn tỉnh; có 10 KCN tập trung và mỗi huyện có 2-3 cụm CN với tổngdiện tích khoảng 4000ha.

Hoàn chỉnh việc xây dựng, mở rộng mạng lưới cấp nước cho thành phố TháiBình, các thị trấn, các khu công nghiệp, đạt 180 đến 200 lít nước/người/ngày đối vớikhu đô thị và 100% dân cư sống ở nông thôn được sử dụng nước sạch. Hoàn chỉnh vànâng cấp mạng lưới thoát nước cho các khu vực, chú trọng đầu tư hệ thống xử lý nướcthải sản xuất, nước thải sinh hoạt trước khi đổ vào hệ thống thoát chung.

Khung 2.3: Dự báo nhu cầu vật liệu xây dựng Thái B ình giai đoạn 2020 

Dự báo năng lực sản xuất VLXD ở Thái B ình năm 2020 tăng nhiều so với năm 2009 ,

cụ thể là: Xi măng trắng gấp khoảng 4,3 lần; Gạch gốm ốp lát gấp khoảng 4,2 lần; Sứ vệ sinh

gấp k hoảng khoảng 1,3 lần; Vật liệu xây gấp khoảng 1,7 lần; Cát xây dựng gấp khoảng 1,4

lần; Bê tông gấp 2 lần. Giá trị sản xuất dự kiến khoảng 3.877 tỷ đồng (giá so sánh). 

(Nguồn: Sở Xây dựng Thái Bình)

Page 25: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 25/125

 

25

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010 Ngành công nghiệp VLXD của tỉnh phát triển đến năm 2020 sẽ tham gia giải

quyết thêm khoảng 3000 đến 4000 lao động vào các cơ sở sản xuất mới và mở rộng.

Giải quyết việc làm cho ngời lao động là góp phần vào việc nâng cao mức sống của

nhân dân và phát triển kinh tế của tỉnh. 

2.4.3. Đánh giá mức độ tuân thủ các mục tiêu trong phát triển xây dựng

(vấn đề về quản lý môi trường). Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, ngành xây dựng những năm qua đã

có bước tăng trưởng cao, đẩy mạnh tốc độ phát triển đô thị, phát triển hệ thống hạ tầngk ỹ thuật đi đôi với việc xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường, đặc biệt l à xử lý rác

thải, nước thải trong khu công nghiệp, đô thị, làng nghề, được thể hiện: Công tác quy hoạch xây dựng ngày càng được nâng cao, nhiều khu đô thị, Các

KCN, CCN, điểm CN làng nghề, khu dân cư tập trung, các phân khu chức năng tr ên

địa bàn thành phố và các thị trấn huyện lỵ được xây dựng; cùng với đó là việc triển

khai đồng bộ các công tình bảo vệ môi trường nằm trong kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô

thị như: các công tr ình k ết cấu hạ tầng đường giao thông, vỉa hè, hệ thống cấp thoátnước, điện chiếu sáng, công tr ình xử lý nước thải .v.v. 

Các khu đô thị sau khi được quy hoạch xây dựng đã xây dựng nhanh cơ sở hạ

tầng, có nơi đã đạt được 93%, góp phần đáp ứng nhu cầu về nhà ở, tạo cảnh quan đôthị trong sạch đẹp... đặc biệt đã hoàn thành quy hoạch xây dựng chung theo mô hình

nông thôn mới tại 8 xã điểm để làm mẫu chỉ đạo nhân rộng cho tất cả các xã trong toàn

tỉnh vào năm 2010, làm cơ sở để quản lý xây dựng ở địa phương, đảm bảo phát triển

kinh tế bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường. Trong giai đoạn 2006 đến nay ngành đã triển khai xây dựng, cải tạo nâng cấp

được nhiều dự án cấp nước sạch bằng các nguồn vốn tài tr ợ, vốn vay thương mại. Nhiều dự án thoát nước đã được triển khai xây dựng như: dự án xây dựng và cải tạo hệthống thoát nước Thành phố Thái Bình, dự án thoát nước các thị trấn An Bài, Hưng

 Nhân...Công tác quản lý rác thải, chất thải rắn ngày càng chú tr ọng, đến nay Thành phố

Thái bình đã có 01 nhà máy chế biến rác thải với công suất tr ên 150 tấn/ngày đêm, vớidiện tích tr ên 4ha; tổng số bãi rác chôn lấp rác ở các huyện, xã là 380 bãi, với tổngdiện tích sử dụng trên 45 ha đã được quy hoạch. Tỷ lệ diện tích cây xanh trên đầungười đạt tr ên 5 m2/người.

Công tác quản lý sản xuất kinh doanh VLXD ngày càng được tăng cường theoquy hoạch được duyệt; đáp ứng nhu cầu về VLXD trong tỉnh và một số tỉnh lân cận.

Có 2/3 sở sản xuất vật liệu xây dựng của ngành xây dựng đã hoàn thành chương tr ình

xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm tr ọng theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg ngày 22

tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ. Trong khoảng 10 năm tr ở lại đây, nhiềucơ sở sản xuất vật liệu xây dựng đã sử dụng các công nghệ tiên tiến trong đó đã tập

trung đầu tư sản xuất gạch đất nung bằng công nghệ tuynel tại 33 nh à máy phủ khắp 

Page 26: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 26/125

 

26

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010trên địa bàn toàn tỉnh góp phần từng bước thực hiện QĐ 15/QĐ-BXD của Bộ trưởngBộ Xây dựng về xoá bỏ lò gạch thủ công, hạn chế việc khai tác đất sét làm gạch xây,

gây ảnh hưởng đến môi trường, phá vỡ canh tác. Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh gâyô nhiễm môi trường còn tồn tại trong các khu dân cư tại các thị trấn đã được yêu cầu

xử lý hoặc di rời ra các KCN, CCN tập trung. 

2.4.4. Khái quát tác động của xây dựng đến môi trường. - Công tác quy hoạch đã được quan tâm chú trọng, song do chưa có cơ chế tạo

nguồn, lấy đô thị nuôi đô thị và thực hiện xã hội hoá đầu tư hạ tầng, nên không huy

động được vốn để tập trung phát triển hạ tầng. Hiện nay các dự án xây dựng đô thị mới

trên địa bàn thành phố rất chậm, đất hoang hóa nhiều, hạ tầng kém, có nơi chưa triểnkhai.

- Việc phát triển xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp: Hạ tầng kỹ

thuật chung của khu công nghiệp, cụm công nghiệp chưa hoàn thiện, hoạt động lấp

tr ũng xây dựng các khu công nghiệp gây hiện tượng ngập úng đến đất sản xuất nông

nghiệp và các khu dân cư xung quanh. Các nhà đầu tư thứ cấp đã đầu tư hệ thống xửlý môi tr ường nhưng xử lý chưa triệt để. Nước thải xử lý không đạt tiêu chuẩn được

thải ra hệ thống cống chung của khu công nghiệp. 

- Việc phát triển các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình

đã đầu tư các công nghệ tiên tiến và hiện đại sẽ có điều kiện để sản xuất ra những sản

 phẩm có giá trị kinh tế cao, mang lại hiệu quả kinh tế và góp phần bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên phát triển sản xuất vật liệu xây dựng còn ảnh hưởng lớn đến tài nguyên đất

chưa có giải pháp phát triển bền vững. Công tác bảo vệ môi trường xây dựng các

thống xử lý môi trường như nước thải, khí thải, rác thải vẫn còn mang tính đối phó,chưa có tầm nhìn quy hoạchđáp ứng sự phát triển của doanh nghiệ p cũng như sự tuân

thủ Tiêu chuẩn, Quy chuẩn quốc gia về môi trường. Tốc độ đô thị hóa và phát triển các khu công nghiệp làm cho các hoạt động thi

công xây dựng tại các công tr ình xây dựng phát sinh chất thải rắn, bụi, tiếng ồn, một sốcác công trình xây dựng lớn do sự vận chuyển nguyên vật liệu đến công trường mang

theo bụi khói và gây sạt lở các công tr ình giao thông ảnh hưởng xấu đến môi trường,cảnh quan đô thị. 

- Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành cũng như công tác thanh tra, kiểm tra của

các cơ quan quản lý nhà nước chưa được chặt chẽ, dẫn đến việc đầu tư tràn lan, phá vỡquy hoạch.. như việc tái bùng phát sản xuất gạch thủ công ở một số huyện như: HưngHà, Tiền Hải, ... gây ảnh hưởng đến môi trường, phá vỡ đất canh tác nông nghiệp.  

Tại các khu vực thị trấn, thị tứ, các cụm dân cư tập trung do khu vực có mật độdân cư cao, quỹ đất lại hạn hẹp nên r ất khó khăn cho công tác quy hoạch xử lý rác thải

tuân thủ các quy chuẩn hiện hành.

Page 27: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 27/125

 

27

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 20102.5. PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG.

2.5.1. Khái quát ngành.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có một số dạng năng lượng được sử dụng là : Điện

năng, than, xăng dầu, khí thiên nhiên, gas hóa lỏng (LPG), năng lượng sinh khối…trong đó khí thiên nhiên được khai thác tại tỉnh , còn điện năng, than, xăng dầu, khí

thiên nhiên, LPG được nhập từ nơi khác về.Khung 2.4: Tiêu thụ năng lượng trên địa bàn tỉnh năm 2009.

Lượng điện tiêu thụ trên địa bàn tỉnh năm 2009 trên 900 triệu Kwh. 

Than được sử dụng cho các lò nung VLXD, nồi hơi, lò khí hóa than, đun bếp… 

Xăng dầu, năm 2009 sử dụng khoảng 85.080 m3, chủ yếu cho các phương tiện giao

thông: ô tô, xe máy, tàu thuyền… 

Khí thiên nhiên, năm 2009 khai thác được trên 8 triệu m3, sử dụng cho KCN Tiền Hải

để nung gốm sứ, nấu thủy tinh… 

(Nguồn: Cục thống k ê Thái Bình) Năng lượng được sử dụng ở tỉnh ta mấy năm qua ngày càng tăng, đặc biệt là điện

năng, giai đoạn năm 2005-2009, sản lượng điện thương phẩm tăng bình quân mỗi nămkhoảng 17%, đã đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng kinh tế cũng như đời sống nhân

dân trong tỉnh.

2.5.2. Dự báo tốc độ phát triển. 

 Những năm tới nhu cầu năng lượng (về điện, than và PLG) trên địa bàn tỉnh sẽtăng rất nhanh chủ yếu do nhu cầu phát triển công nghiệp. Cùng với đó sẽ kéo theo sự 

gia tăng hoạt động giao thông cũng đòi hỏi nhu cầu một khối  lượng  lớn nhu cầu về 

nhiên liệu.2.5.3. Tác động phát triển năng lượng đến môi trường. 

Tuy nhiên,  bên cạnh sự thúc đẩy, tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhândân, việc sản xuất và sử dụng năng lượng cũng gây ra một số tác động tiêu cực đối với

môi trường. Tác động rõ nét nhất là việc gây ra ô nhiễm môi trường không khí do khíthải của việc đốt các loại nhiên liệu, đặc biệt là các phương tiện vận tải, khí thải được

thải ra ở tầng thấp, trong các khu dân cư ( phần lớn lượng xăng dầu được sử dụng ởtỉnh là cho các phương tiện vận tải: ô tô, xe máy…).  Ngoài ra khí thải sinh ra khi đốt

nhiên liệu còn góp phần làm tăng hiệu ứng nhà kính , tăng nhiệt độ trái đất, từ đó gây ra

nhiều tác động khác về môi trường.Việc phát triển hệ thống truyền tải, cung cấp điện cho sản xuất và đời sống cũng

đòi hỏi một số diện tích đất nông nghiệp để xây dựng các tuyến đường dây, trạm phân

 phối, hành lang an toàn.

Page 28: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 28/125

 

28

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 20102.6. PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI.

2.6.1. Khái quát về diễn biến và áp lực ngành.

Tháng 6/2003 UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch điều chỉnh phát triển giao

thông vận tải tỉnh Thái Bình đến năm 2010 và sau 2010. Đây là định hướ ng quan tr ọng

trong việc phát triển mạng lướ i giao thông của tỉnh giai đoạn 2002- đến nay.

V ề  mạng lưới đườ ng bộ:

Hệ  thống giao thông đườ ng bộ đã được đầu tư mạnh mẽ, huy động mọi nguồn

vốn để xây dựng đườ ng có chất lượ ng tốt đến các trung tâm kinh tế lớ n của tỉnh.

Khung 2.4: Số liệu hệ thống giao thông đườ ng bộ 

Đườ ng bộ  là mạng lưới đườ ng giao thông chính của Thái Bình. Hiện nay, toàntỉnh Thái Bình có 108,97km đườ ng quốc lộ  (gồm QL10: 41,64km, QL39: 57.3km,QL37: 10km) Quốc lộ 39 đang trong dự án nâng cấ p cải tạo thành đườ ng cấp III đồng

 bằng. Quốc lộ  10 đoạn qua TP Thái Bình đã xây dựng và đưa vào khai thác tuyếntránh TP Thái bình là đườ ng cấp II đồng bằng. Hiện nay, đoạn từ cầu Tân Đệ đến LaUyên – Vũ Thư đang đượ c nâng cấp thành đườ ng cấp II đồng bằng theo hình thứcBOT. Quốc lộ 37 đã đượ c lậ p dự án cải tạo nâng cấp thành đườ ng cấp III đồng bằng.

Hệ thống đườ ng tỉnh quản lý vớ i tổng chiều dài 317,9km. Hiện nay, nhiều tuyếnđườ ng có cấ p k ỹ thuật thấ p, cấp đường không đồng bộ. Trên mạng lưới đườ ng tỉnh cótổng cộng 150 cầu vớ i tổng chiều dài 3116m. Nhiều cầu đượ c xây dựng từ  thậ p niên70-80 của thế  k ỷ  trướ c, có tải tr ọng khai thác thấ p H8-H13. Các cầu mới đượ c xâydựng đã được tăng tải tr ọng khai thác lên H30.

(Nguồn: S ở  Giao thông vận t ải Thái Bình)

Về mạng lướ i giao thông nông thôn: Sau nhiều năm đi đầu trong phong trào phát triển giao thông nông thôn với phương châm Nhà nướ c và nhân dân cùng làm,Thái Bình đã xây dựng đượ c hệ  thống đường giao thông nông thôn điển hìnhtrong toàn quốc.

Khung 2.5: Số liệu hệ thống giao thông đườ ng bộ nông thôn

Theo thống kê năm 2007, hệ  thống đườ ng GTNT trong tỉnh hiện có585,7 km đườ ng huyện, bề  r ộng nền trung bình 5 -6m, bề  r ộng mặt đườ ng từ 3 –

3,5m, có 206 cầu/ 2200 m, tải tr ọng khai thác từ 8 – 10 tấn, khoảng 30% cầu là cầuyếu cần đại tu nâng cấ p ngay. Toàn tỉnh có 1.710 km đườ ng xã, phườ ng, bề  r ộng nềnđườ ng từ 3 – 3,5m, bề r ộng mặt đườ ng từ 2 -3 m, có 508 cầu / 4.000m, tải tr ọng khaithác từ 2 – 5 tấn, cơ bản là cầu yếu. Có 3.166 km đườ ng thôn xóm, nền mặt đườ nghẹ p, chủ yếu cho người và xe thô sơ đi lại.

(Nguồn: S ở  Giao thông vận t ải Thái Bình) 

Page 29: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 29/125

 

29

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010V ề  vận t ải đườ ng bộ:

L ĩnh vực vận tải hàng hoá và hành khách đã đượ c xã hội hoá cao, với hơn 100

doanh nghiệ p thuộc các thành phần kinh tế  tham gia, tỷ  lệ  tăng trưởng đạt trung

 bình 10%/năm. 

 Những tuyến vận tải khách chất lượ ng cao từ Thái Bình đi Hà Nội, Gia Lai,

Quảng Ninh, Điện Biên, Đắc Lắc đượ c vận hành tốt. Đến năm 2004 hình thành tuyếnxe buýt thành phố Thái Bình - Đồng Châu. Đến nay toàn tỉnh đã có các tuyến xe

 buýt từ thành phố Thái Bình đi các huyện trong tỉnh.

V ề   giao thông đườ ng thu ỷ:Phương tiện vận tải biển và pha sông biển phát triển mạnh. Năm 2006, tỉnh

có đội tàu biển tư nhân mạnh nhất toàn quốc (hiện có khoảng 15.000 tấn phương tiện vận tải sông; 8.300 tấn phương tiện vận tải pha sông biển; 150.000 tấn phương tiện vận tải biển). Cảng Diêm Điền được đầu tư, nâng cấ p cho tàu 600 tấn ravào làm hàng và đã đượ c Bộ GTVT công nhận là cảng biển. Năm 2007 vận tải đườ ngsông đạt 1.056 nghìn tấn hàng bằng 175,8 triệu tấn.km, vận tải biển đạt 1,217 triệutấn hàng bằng 1.558 triệu Tấn.Km. Năm 2007, có 115 lượt phương tiện vào cảng làmhàng với lượ ng hàng hoá thông qua là 32.000 tấn … Nhìn chung hoạt động của Cảnghiện đang giảm sút do đầu tư khai thác ít.

V ề  công trình bế n bãi:Toàn tỉnh hiện vẫn có 16 bãi đỗ xe ở  trung tâm các Huyện và Thành phố. Công

trình bến bãi ít được đầu tư nâng cấp và chưa đáp ứng đượ c yêu cầu sử dụng cả về quy

mô lẫn chất lượ ng.

Về công nghiệ p giao thông vận tải: Trong điều kiện khó khăn chung của sản xuất

công nghiệ p: vốn ít, trang thiết bị nhìn chung lạc hậu, trình độ tay nghề công nhân còn

thấ p; công nghiệ p GTVT cố  gắng phục hồi và dần từng bước đi lên. Côngnghiệ p GTVT Thái Bình hiện có 22 doanh nghiệ p là các Công ty Cổ phần, Công ty

TNHH, cơ sở  tư nhân vớ i tổng số vốn đầu tư hơn 40 tỷ đồng, không có vốn nhà nướ cđầu tư. Các doanh nghiệ p này mớ i dừng ở  mức sửa chữa lớ n các loại xe cũ, bảo dưỡ ng

và thay thế cụm tổng thành các loại xe đờ i mớ i, sửa chữa và bảo dưỡ ng tàu thuyền,

đóng mớ i tàu vận tải biển có tr ọng tải đến 3.000 tấn.

2.6.2. Đánh giá mức độ tuân thủ. 

Phân tích nhu cầu vận tải, đề xuất hệ  thống phương tiện vận tải cơ giới đối vớ iTỉnh dựa trên cơ sở  các dữ liệu các căn cứ đã trình bày ở  trên.

Quy hoạch mạng lưới giao thông và đườ ng bộ  trong tỉnh theo chức năng, hệ thống bến cảng, nhà ga, những chỉ tiêu k ỹ thuật cơ bản.

Định hướ ng phát triển GTVT của Thành phố Thái Bình và đườ ng bộ đi tránhcác điểm thị tr ấn.

Định hướ ng Công nghiệ p giao thông vận tải.Xây dựng nội dung công tác quản lý khai thác và đảm bảo an toàn giao thông.Tổ chức thực hiện quy hoạch và vốn đầu tư. 

Page 30: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 30/125

Page 31: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 31/125

 

31

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010 Như  vậy, việc xây dựng hệ  thống kiểm tra các thông số  liên quan đến

khí thải trong các tr ạm đăng kiểm là việc làm cần thiết. Ngoài ra, việc áp dụng tối đakhả năng của các loại hình giao thông công cộng như xe buýt là một giải pháp hết sứchữu ích trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi tr ườ ng khí.

Ô nhiễ m nước và đấ tKhi thi công tránh đổ, r ửa những chất dễ  ô nhiễm vào nguồn nướ c dân

cư  sinh hoạt.Tiế ng ồnKhi thi công những xe máy cố định đưa ra xa khu dân cư, hoạt động vào giờ  

hành chính.Khi khai thác bằng mọi cách giảm thiểu bằng: chống bóp còi, giảm thanh, sử 

dụng động cơ  có chất lượ ng cao.Xây dựng hệ thống công trình chống ồn như tườ ng, dải cây xanh nếu cần.

2.7. PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP.

2.7.1. Khái quát diễn biến và áp lực của ngành.

Thực hiện nhiệm vụ, k ế hoạch năm 2009, ngành Nông nghiệ p & PTNT có những

thuận lợi cơ bản, song cũng gặp không ít khó khăn, thách thức: suy thoái kinh tế  thế 

giớ i tiế p tục ảnh hưở ng sâu r ộng đến nướ c ta; tình hình dịch bệnh trên cây tr ồng, vật

nuôi diễn biến phức tạ p; thờ i tiết, khí hậu, thiên tai biến đổi bất thường… Nhưng vớ iquyết tâm cao của cả hệ thống chính tr ị và nỗ lực của nông ngư dân, sản xuất Nông –

Lâm – Thủy sản giành thắng lợ i lớ n, hoàn thành toàn diện, vượ t mức các chỉ  tiêu k ế 

hoạch đề ra.

a. Kết quả sản xuất.Tổng giá tr ị sản xuất Nông – Lâm – Thủy sản (giá cố định) đạt 5.824,4 tỷ đồng;

tăng trưở ng 5,77% so với năm 2008, vượ t xa k ế hoạch tăng trưở ng tỉnh giao là 4,5%;

cơ cấu trong nội bộ ngành có chuyển biến tích cực; trong ngành nông nghiệ p, tr ồng

tr ọt chiếm 62,57%, giảm 1,89%, chăn nuôi chiếm 34,41% tăng 1,93%. Thủy sản chiếm

12,08% trong cơ cấu NLTS, tăng 0,84% so với năm 2008. 

 b. Trồ ng trọ t:Có sự chuyển biến tích cực nhiều mặt, chủ yếu tập trung, định hướ ng nâng cao

năng suất cây tr ồng, lựa chọn và chuyển đổi gieo tr ồng các loại cây có hiệu quả kinh tế 

cao.

Bảng 2.8: Diện tích trồng năm 2009. Loại cây

Diện tích tr ồng (ha)(Năm 2009) 

Tỷ lệ tăng trưở ng so vớ i năm2008 (%)

Diện tích lúa 167.157 -0,68Đậu tương  10.152 38,9

Lạc 2.328 10,23

Đậu các loại 1.540 62,96

(Nguồn: S ở  Nông nghiệ p và Phát triể n nông thôn Thái Bình)

Page 32: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 32/125

 

32

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010 Năng suất lúa cả năm đạt 132,35 tạ/ha (vụ xuân đạt 70,35 tạ/ha; vụ mùa đạt 62

tạ/ha) là năm đượ c mùa trong cả 2 vụ có năng suất cao nhất từ trướ c tớ i nay. Sản lượ ng

thóc đạt 1.105.806 tấn, tăng 575 tấn so với năm 2008. Vớ i k ết quả trên mặc dù diện tích đất tr ồng tr ọt giảm 297 ha (chuyển sang thủy

sản 99 ha, chăn nuôi 30 ha và xây dựng, công nghiệ p với 168 ha) nhưng giá trị  sản

xuất ngành tr ồng tr ọt vẫn đạt 3.197,5 tỷ đồng, tăng 1,7% so với năm 2008 và vượ t k ế hoạch 0,9%. Giá tr ị sản lượng trên đơn vị diện tích đạt 73 triệu đồng/ha (giá thực tế).

 c . Chăn nuôi  

Tình hình chăn nuôi năm 2009 phát triển ổn định cả về số lượ ng và chất lượ ng.

Công tác phòng chống dịch bệnh, nhất là việc tổ chức tiêm phòng, kiểm dịch, kiểm tra,

kiểm soát vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm đượ c chỉ đạo r ất quyết liệt ngay từ đầunăm. Chăn nuôi trang trại, gia tr ại và chăn nuôi gia công quy mô lớ n tiế p tục phát triển

khá tại các địa phương, k ết quả điều tra tại thời điểm tháng 7/2009, toàn tỉnh đã có

1.001 trang tr ại chăn nuôi đạt tiêu chí về số lượng, tăng gấ p 2 lần so với đợt điều tra

tháng 7/2006; trong đó có 4 trang trại chăn nuôi gia công quy mô lớ n từ 1000-2500con lợ n thịt/tr ại và 860 con lợ n nái ngoại/tr ại…đã góp phần nâng cao chất lượ ng sản

 phẩm của ngành chăn nuôi và làm cho sản lượ ng, giá tr ị chăn nuôi đều tăng khá cao sovới năm 2008. 

Khung 2.6: Thống kê gia súc tỉnh năm 2009. 

Theo k ết quả điều tra 1/10/2009 của Cục Thống kê tỉnh, tổng đàn Trâu, Bò có

70.906 con, tăng 6,1%; trong đó đàn Trâu 5545 con, giảm 61 con (-1,09%), đàn bò

65.361 con, tăng 1183 con (tăng 1,84%); tổng đàn lợn có 1.111.134 con, tăng 83.772con (8,15%); đàn gia cầm 8.549.746 con, tăng 587.496 con (7,38%). Sản lượ ng thịt

lợn hơi xuất chuồng 145.714 tấn, tăng 13.583 tấn (10,28%); sản lượ ng thịt gia cầm

 bán, giết thịt 18.910 tấn, tăng 17,24%. Giá trị sản xuất chăn nuôi đạt 1.758,2 tỷ đồng,

tăng 11,0% so với năm 2008 và vượ t k ế hoạch 1,0% k ế hoạch.

(Nguồn: S ở  Nông nghiệ p và Phát triể n nông thôn Thái Bình) 

 d. Thủ y sả n

Giá tr ị  sản xuất thủy sản của năm 2009 đạt 703,6 tỷ  đồng tăng 13,66% so vớ i

năm 2008 và vượ t k ế hoạch 3,66%. Cả 3 l ĩnh vực nuôi tr ồng, khai thác, chế biến vàdịch vụ thủy sản đều có mức tăng trưở ng khá cao.

Vớ i k ết quả  trên, tổng sản lượ ng nuôi tr ồng thủy sản 2009 đạt 60.744 tấn, tăng

15,54%, giá tr ị sản xuất đạt 436,417 tỷ đồng tăng 13,74% so với năm 2008. 

2.7.2. Dự báo tốc độ phát triển nông nghiệp. 

Để phấn đấu hoàn thành các chỉ  tiêu k ế hoạch đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình

lần thứ XVII, thi đua lậ p thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấ p, toàn ngành phải

Page 33: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 33/125

 

33

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010tập trung cao độ  lãnh đạo, chỉ  đạo phát triển nông nghiệ p, thủy sản toàn diện theo

hướ ng công nghiệ p hóa, hiện đại hóa, nâng cao chất lượ ng và hiệu quả sản xuất, đảm

 bảo tốc độ  tăng trưở ng cao và bền vững; đẩy nhanh ứng dụng khoa học, công nghệ 

mớ i vào sản xuất đồng thờ i gắn phát triển nông nghiệ p vớ i xây dựng nông thôn mớ i,

tăng cường đầu tư cơ sở  vật chất cho nông nghiệ p,không ngừng nâng cao đờ i sống vật

chất, tinh thần cho nông dân và xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại vớ i cácmục tiêu cụ thể như sau: 

Giá tr ị sản xuất nông, lâm, thỷ sản đạt khoảng 6.100 tỷ đồng

Tốc độ tăng trưở ng Nông – Lâm – Thủy sản 4,5%, trong đó: 

+ Tr ồng tr ọt: Giá tr ị sản xuất đạt 3.204,8 tỷ đồng; tăng trưở ng 0,2%

+ Diện tích cây màu vụ hè: 3.500 ha; cây vụ đông: 38.000 ha trở  lên;

+ Năng suất lúa 130 tạ/ha;

+ Chăn nuôi: Giá trị sản xuất đạt 1.934 tỷ đồng; tăng trưở ng 10%;

+ Thủy sản: Giá tr ị sản xuất đạt 781,2 tỷ đồng, tăng trưở ng 11%;

Cơ bản hoàn thành các hạng mục xây dựng cơ sở  vật chất k  ĩ thuật nông nghiệ p,

nông thôn cho 8 mô hình điểm xây dựng nông thôn mớ i.

Tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở  hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệ p và nông

thôn, trướ c hết là nâng cấp để biển, kè song, kiên cố kênh mương, cải tao, sửa chữa và

nâng cấ p các cống đập đầu mối, cơ sở  hạ  tầng các vùng sản xuất hàng hóa tậ p trung

quy mô lớn; đẩy nhanh tiến trình cơ giớ i hóa sản xuất nông nghiệp và chương tr ình

nướ c sạch VSMT nông thôn trong tỉnh.

2.7.3. Đánh giá mức độ tuân thủ các mục trong phát triển nông nghiệp. 

 a.Xây d ự  ng nông thôn mớ i:

Thực hiện Nghị quyết số 26 ngày 05/08/2008 hội nghị lần thứ VII khóa X của

Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ngành nông nghiệp & PTNT đã tích cực tham mưu

cho Tỉnh xây dựng chương tr ình hành động thực hiện Nghị quyết của Đảng, đồng thờ i

xây dựng Đề án thực hiện thí điểm nông thôn mới báo cáo thườ ng tr ực UBND tỉnh và

Ban Thườ ng vụ Tỉnh ủy; hoàn thiện bộ tiêu chí và xây dựng quy trình thủ tục tiến hành

lậ p quy hoạch xây dựng nông thôn mới; tham mưu triển khai quy hoạch chung ở  tất cả 

các xã trong tỉnh; chỉ đạo hoàn thành quy hoạch chung xây dựng nông thôn mớ i vàquy hoạch chi tiết sản xuất nông nghiệ p hàng hóa, giao thông, thủy lợ i ở  8 xã điểm

đang tậ p trung xây dựng công trình hạ tầng vớ i số vốn khoảng 84 tỷ đồng.

 b. Công tác quả n lý chất lượ  ng & VSATTP:

Thực hiện chức năng quản lý nhà nướ c về  chất lượ ng & VSATTP trong l ĩnh

vực nông lâm thủy sản, Sở  đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tổ chức tuyên truyền phổ 

Page 34: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 34/125

 

34

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010 biến các quy định của nhà nướ c về chất lượ ng & VSATTP đến các tổ chức, cá nhântrên địa bàn tỉnh; thực hiện 4 mô hình VSATTP kinh phí 160 triệu và tổ chức 169 lớ  p

tậ p huấn cho 15.118 lượt ngườ i về kiến thức vệ sinh an toàn thưc phẩm trong nông

nghiệ p, thủy sản; xây dựng triển khai k ế  hoạch thực hiện tháng hành động vì chất

lượ ng vệ sinh an toàn thực phẩm; tổ chức kiểm tra điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

tại 40 cơ sở  chế biến thủy sản, xử  lý kiph thời các cơ sở  vi phạm điều kiện sản xuấtkinh doanh theo quy định của pháp luật.

 c. Chỉ  đạ o quyế  t liệ t công tác phòng chố  ng l ụ t bão giả m nhẹ thiệ t hại thiên tai,

 phòng chố  ng d ị  ch bệ nh cho cây trồ ng, vật nuôi đả m bả o an toàn cho sả n xuấ  t và ổ  nđịnh đờ i số  ng nhân dân

- Triển khai tốt chương tr ình tu bổ đê điều thườ ng xuyên, duy tu bảo dưỡng đê và

các chương tr ình về nâng cấp đê biển của Chính phủ, chủ động phòng chống lũ bão vàchống úng.

- Tổ chức tậ p huấn k  ĩ thuật phòng bệnh cho các địa phương cơ sở, đồng thờ i xây

dựng phương án và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để chủ động đối phó vớ i bệnh vànglùn, lùn sọc đen ngay  từ đầu vụ  sản xuất; Làm tốt công tác dự  tính, dự  báo các đối

tượ ng sâu bệnh hại cây tr ồng và hướ ng dẫn nông dân phòng tr ừ  đạt hiệu quả  cao,

không thể để sâu bệnh phát sinh thành dịch lớ n gây thiệt hại cho sản xuất.

- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm dịch, kiểm soát dịch bệnh trên đàn giasúc, gia cầm, tăng cườ ng thực hiện đồng bộ các biện pháp thú y chủ động và đủ sức

ngăn chặn, phòng chống các loại dịch bệnh không để lây lan r ộng.

 d  . Tăng cườ  ng công tác quả n lý nhà nướ  c trong các l ĩnh vự  c:

Vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng cơ bản, giống cây tr ồng vật nuôi, phân bón,thuốc BVTV, thú y, quản lý bảo vệ r ừng và các chương tr ình mục tiêu Quốc gia, nâng

cao hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, chống thất thoát lãng phí, đẩy nhanh tiến độ xây

dựng để sớm đưa công trình vào sử dụng.

Xây dựng và triển khai thực hiện đề án đổi mớ i và nâng cao hiệu quả hoạt động

của các Hợ  p tác xã DVNN, hướ ng hoạt động vào các dịch vụ: thủy nông, cơ giớ i hóasản xuất, dịch vụ vật tư, chuyển giao tiến bộ khoa học k  ĩ thuật và tiêu thụ nông sản cho

nông dân. Tăng cường công tác tham mưu thực hiện tốt các chương tr ình, đề án, dự ándo Bộ Nông nghiệ p & PTNT và Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh giao.

- Phối hợ  p chặt chẽ vớ i các Sở  ngành, các huyện, thành phố triển khai công tácquy hoạch nông thôn mới theo Đề án của tỉnh.

- Đẩy mạnh cơ khí hóa sản xuất trong toàn tỉnh trướ c hết tậ p trung vào các khâu

làm đất, gieo cấy, thu hoạch và ra hạt, bảo quản sau thu hoạch.

- Mở  r ộng xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tậ p trung, quy mô lớn trướ c hếtlà sản xuất lúa chất lượ ng cao và cây vụ đông theo quy hoạch chi tiết.

Page 35: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 35/125

 

35

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010- Tăng trưởng công tác đào tạo nghề, nhất là các nghề giải quyết đượ c nhiều việc

làm tại chỗ cho nông dân; giải quyết căn bản các yêu cầu về việc làm và đờ i sống củanông dân bị mất đất sản xuất phục vụ các yêu cầu khác.

- Đẩy mạnh chương tr ình xóa đói giảm nghèo, xóa nhà ở  dột nát ở  nông thôn.

2.7.4. Khái quát tác động phát triển nông nghiệp đến môi trường. 

Cùng vớ i sự phát triển của nông nghiệ p cũng kéo theo nhiều nguyên nhân ngâyra ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm nguồn nướ c, đất. Vớ i việc hàng năm sử 

dụng hàng trăm nghìn tấn phân bón vô cơ, hữu cơ và hàng trăm tấn thuốc BVTV trong

canh tác nông nghiệ p là các nguồn gây ô nhiễm nghiêm tr ọng đối vớ i các nguồn nướ cmặt, nướ c ngầm và môi trường đất.

Việc lạm dụng phân bón không chỉ đe dọa sức khỏe con ngườ i, mà còn làm mất

ổn định hệ sinh thái nông nghiệ p.

Thuốc bảo vệ thực vật nếu sử dụng đúng liều lượ ng thì sẽ tr ừ hại đượ c nhiều sâu

 bệnh, nhưng nếu sử dụng quá liều thì sẽ tạo ra dư lượ ng thuốc bảo vệ  thực vật trongđất làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái, gây ô nhiễm đất nghiêm tr ọng. Thuốc bảo vệ thực

vật r ất khó phân hủy nên thờ i gian tồn tại trong đất nhiều năm, đôi khi thuốc bảo vệ 

thực vật lại gây chết cho thiên địch, tạo hiện tượ ng “lờ n thuốc” ở  sâu bệnh.

Bên cạnh đó các hoạt động phá r ừng ngậ p mặn, nuôi tr ồng thủy sản, các hoạt

động chăn nuôi không đượ c quản lý tốt cũng đang là nguồn gây ô nhiễm môi trườ ngđáng kể.

2.8. PHÁT TRIỂN DU LỊCH.

2.8.1. Khái quát diễn biến hoạt động và áp lực ngành.

 2.8.1.1 Khai thác tài nguyên du l ị  ch:

Thái Bình là tỉnh có nhiều tài nguyên du lịch, cả  tài nguyên tự  nhiên và tài

nguyên nhân văn. Thời gian qua, dướ i sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND

tỉnh và trên cơ sở  các quy hoạch về tổng thể phát triển kinh tế xã hội, các quy hoạch

ngành, địa phương, quy hoạch tổng thể  phát triển du lịch Thái Bình thờ i k ỳ 2001 -

2010 và định hướng đến 2020, Thái Bình đã tập trung khai thác đượ c một số  tàinguyên du lịch, nhất là một số tài nguyên du lịch đặc trưng, phát huy đượ c lợ i thế của

địa phương để phát triển du lịch và đã thu đượ c những k ết quả quan tr ọng.

Một trong những thế mạnh về du lịch của tỉnh là tiềm năng du lịch biển, trong đónổi bật là khu du lịch biển Đồng Châu cùng vớ i hệ sinh thái r ừng ngậ p mặn tại cồn

Vành, cồn Đen, cồn Thủ  bước đầu đã đượ c tổ chức khai thác tạo nên các sản phẩm du

lịch sinh thái, du lịch nghỉ biển cuối tuần phục vụ du khách trong nướ c và quốc tế.

 Những tài nguyên du lịch tự nhiên khác cũng được quan tâm khai thác như: Du lịchsinh thái làng vườ n Bách Thuận, du lịch đồng quê, du lịch làng nghề…hàng năm đã

thu hút đượ c hàng vạn du khách thăm quan. 

Page 36: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 36/125

 

36

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010Mặt khác, vốn là vùng đất địa linh nhân kiệt, Thái Bình có nhiều di tích, di sản

văn hoá có giá trị độc đáo, các lễ hội truyền thống mang nét đặc trưng của nền văn

minh lúa nướ c và các giá tr ị nhân văn khác. Mỗi năm đã thu hút hàng tr ăm ngàn lượ tkhách trong và ngoài nước đến thăm quan các di tích lịch sử văn hoá, tham dự các lễ 

hội, góp phần làm tăng sự  phong phú, đa dạng về du lịch Thái Bình.

Tuy nhiên việc khai thác các tài nguyên du lịch hầu hết còn ở  dạng tự phát, chắ pvá, chưa có quy hoạch, k ế hoạch tổ chức khai thác chặt chẽ. Các tài nguyên thiếu đượ cđầu tư tôn tạo k ị p thờ i nhằm phục vụ phát triển du lịch.

 2.8.1.2 Hiệ n trạ ng ngành.

Lượ ng khách du lịch đến Thái Bình có mức tăng trưởng nhanh và đều, mức tăngtrưở ng bình quân hàng năm là 18%, đây là mức tăng trưở ng khá so vớ i du lịch cả 

nước. Năm 2005 Thái Bình đón được 185.000 lượ t khách. Trong đó, chủ yếu là khách

du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế chỉ chiếm tỷ  lệ khoảng 1,9% tổng số khách du

lịch đến Thái Bình. Ngày lưu trú trung bình của khách du lịch (cả quốc tế và nội địa)

năm 2005 là 1,53 ngày, trong khi của cả nướ c là 2,7 ngày.

V ề doanh thu du l ị  ch: 

Doanh thu du lịch có mức tăng trưởng khá, đến năm 2005 đạt 56 tỷ đồng. Nhưvậy, tốc độ tăng trưở ng về doanh thu du lịch của Thái Bình đạt 26,6% năm, nhưng so

vớ i cả nướ c chỉ chiếm 0,25%. Cơ cấu doanh thu du lịch có tỷ lệ khá cân đối, bình quân

doanh thu buồng ngủ chiếm 39%, doanh thu ăn uống chiếm 37% và doanh thu dịch vụ khác chiếm 24%.

Sả n phẩ  m du l ị  ch:

Sản phẩm du lịch biển vớ i loại hình nghỉ dưỡ ng có thế mạnh ở  Đồng Châu, tắm biển ở  cồn Vành ... Du lịch văn hoá - lịch sử, sinh thái làng vườ n, r ừng ngậ p mặn cũngđang từng bước đượ c hình thành ở  một số địa phương như: Làng vườ n Bách Thuận,

r ừng ngậ p mặn Thuỵ Trườ ng, khu di tích lịch sử chùa Keo, đền Tr ần, đền Đồng Bằng,

đền Tiên La…Tuy nhiên các điểm du lịch của tỉnh chưa đượ c k ết nối để tạo ra các tour

du lịch hấ p dẫn du khách. Các sản phẩm quà lưu niệm hết sức nghèo nàn, sản phẩm ănuống có sự phát triển về số lượng các nhà hàng ăn uống nhưng chất lượ ng chỉ ở  mức

 bình dân, chưa khai thác được các đặc sản của địa phương để phục vụ du khách.

 Hiệ n trạng cơ sở  vậ t chấ  t, k ỹ  thuậ t du l ị  ch: 

Tính đến năm 2005, số cơ sở  lưu trú trên toàn tỉnh Thái Bình có 62 cơ sở  tươngứng vớ i số phòng là 825 trong đó có 84 phòng đạt tiêu chuẩn 2 sao. Số cơ sở  lưu trú dulịch tăng nhanh về  số  lượng nhưng chất lượ ng lại không đượ c cải thiện nhiều do đóchưa đáp ứng đượ c nhu cầu của khách.

Hệ thống cơ sở  kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng, đã đượ c hình thành; các

khách sạn lớn, nhà khách, đều có phục vụ ăn uống, nhưng chất lượng đều ở  mức bìnhdân.

Page 37: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 37/125

Page 38: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 38/125

 

38

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010- Tăng cườ ng sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấ p uỷ Đảng và chính quyền

các cấ p: Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các ngành, các cấ p, các tổ chứcchính tr ị xã hội và cộng đồng đối vớ i sự nghiệ p phát triển du lịch Thái Bình.

Xây dựng Nghị quyết chuyên đề của Ban chấp hành Đảng Bộ Tỉnh và k ế hoạch

hành động cụ thể về phát triển Du lịch Thái Bình giai đoạn 2006-2010.

Xây dựng qui chế quản lý các qui hoạch du lịch và các qui chế quản lý các hoạtđộng khai thác tài nguyên và kinh doanh du lịch theo qui định của pháp luật, thực hiện

 phân cấ p quản lý nhà nướ c về tài nguyên du lịch và hoạt động du lịch nhằm nâng caotrách nhiệm và hiệu quả quản lý nhà nứơc trong lĩnh vực này.

Tăng cườ ng sự phối hợ  p các hoạt động giữa các ngành chức năng, các cấ p chính

quyền trong hoạt động quản lý tài nguyên, hoạt động kinh doanh và phục vụ, đồng thờ i

tăng cườ ng duy trì tr ật tự, k ỷ cương pháp luật du lịch. Gắn trách nhiệm cá nhân cáccấ p các ngành vào k ết quả các hoạt động quản lý theo chức năng, nhiệm vụ đượ c giao.

2.9. HỘI NHẬP QUỐC TẾ.

2.9.1. Xu thế hội nhập quốc tế của tỉnh Thái B ình.

Cùng vớ i xu thế chung của cả nướ c, nền kinh tế của tỉnh Thái Bình đã và đang

hội nhậ p ngày càng sâu r ộng và hiệu quả vớ i nền kinh tế khu vực và thế giới: Đến nay

đã có 8 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Thái Bình, bao gồm: Đài Loan, Trung

Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Hoa K ỳ, Indonexia, Hồng Kông. Tổng số dự án FDI

trên địa bàn tỉnh đến hết năm 2009 là 47 dự án vớ i tổng vốn đầu tư trên 277 triệu USD,

trong đó 29 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đã thu hút đượ c vốn ODA

của 6 nước và định chế tài chính Quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh trong 5 năm

2006-2010 đạt khá; tốc độ tăng trưở ng bình quân đạt 28%/năm, về trước 2 năm so vớ imục tiêu k ế hoạch 5 năm. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu ngườ i toàn tỉnh năm

2008 đạt 42,8USD, bằng 15,6% so vớ i bình quân đầu ngườ i toàn quốc (290 USD),

năm 2009 đạt 176 USD, năm 2010 ước đạt 195,2 USD. Thị trườ ng xuất khẩu không

ngừng đượ c mở   r ộng và khai thác sâu các thị  trườ ng EU, Hoa K ỳ, Nhật Bản, Hàn

Quốc, đặc biệt là thị trườ ng Mỹ chiếm 30% so tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

Toàn cầu hóa và hội nhậ p kinh tế quốc tế thúc đẩy r ất mạnh, r ất nhanh sự phát

triển và xã hội hóa các lực lượ ng sản xuất, đưa lại sự tăng trưở ng kinh tế cao, góp phần

chuyển biến cơ cấu kinh tế của tỉnh; Chuyển giao trên quy mô ngày càng lớ n nhữngtiến bộ về KHCN, về SXKD; tạo thêm các nguồn lực cần thiết cho phát triển kinh tế-

xã hội; góp phần giải quyết các vấn đề xã hội như nâng cao dân trí, công ăn việc làm,

xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trườ ng...

Page 39: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 39/125

 

39

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 20102.9.2. Thách thức giữa phát triển kinh tế và môi trường. 

Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, quá trình hội nhậ p kinh tế quốc

tế cũng gây ra nhiều áp lực đối với môi trườ ng của tỉnh. Cụ thể là:

- Hội nhậ p kinh tế quốc tế làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trườ ng từ bên

ngoài. Việc nhậ p khẩu hàng hóa vật tư nếu không đượ c kiểm tra, giám sát chặt chẽ sẽ 

dẫn đến nguy cơ Thái Bình tr ở  thành bãi thải thiết bị công nghệ lạc hậu, nơi tiêu thụ 

những hàng hóa kém chất lượng, không đảm bảo các yêu cầu môi trườ ng...

- Việc mở  r ộng thu hút đầu tư nước ngoài (đặc biệt là thu hút FDI) vào tỉnh nếu

không quản lý, giám sát đượ c việc chấ p hành pháp luật về môi trườ ng của các doanh

nghiệp đầu tư nướ c ngoài thì sẽ có nguy cơ làm tăng suy thoái môi trườ ng do các hoạt

động sản xuất của các doanh nghiệ p này gây ra.

- Tự do hóa thương mại thúc đẩy sự phát triển của nhiều loại hình dịch vụ, k ể cả 

các loại hình có thể gây ra ô nhiễm và sự cố môi trường như hệ thống chợ , dịch vụ ăn

uống, các cơ sở  sản xuất, chế biến, hệ thống kho thương mại, vận chuyển hàng hóa...

- Gia tăng việc áp dụng các quy định môi trường trong thương mại quốc tế sẽ là

những áp lực lớn đối vớ i tỉnh nông nghiệp như Thái Bình- một tỉnh có lợ i thế về xuất

khẩu các mặt hàng nông sản thực phẩm nhưng lại bị hạn chế  về  thông tin, trình độ 

công nghệ, kinh nghiệm giải quyết tranh chấ p về môi trườ ng.

Page 40: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 40/125

 

40

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010CHƯƠNG III 

THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LỤC ĐỊA 3.1.NƯỚC MẶT LỤC ĐỊA. 

3.1.1. Tài nguyên nước mặt lục địa. 

Thái Bình là tỉnh có địa giớ i 3 mặt giáp sông, một mặt giáp biển. Biên giớ i phíaTây và Nam giáp Hà Nam và Nam Định có sông Hồng, biên giớ i phía Bắc và Tây Bắcgiáp Hải Dương, Hưng Yên có sông Luộc, biên giớ i phía Bắc và Đông Bắc giáp HảiPhòng có sông Hóa. Biên giới phía Đông là biển Đông. Sông Trà Lý chạy giữa tỉnh,

 phân chia tỉnh thành 2 hệ thống thuỷ lợ i Bắc và Nam độc lậ p vớ i nhau.

 Nguồn nướ c mặt lục địa của tỉnh bao gồm nướ c mặt trong: các sông lớ n, hệ thống sông nội đồng và trong hệ thống ao hồ.

Các sông lớ n: Có nguồn nướ c mặt chủ yếu do sông Hồng cấ p tr ực tiế p và cấ pvào 2 nhánh sông lớ n ( nhánh 1 là sông Luộc – sông Hoá; nhánh 2 là sông Trà Lý)

chảy qua địa phận tỉnh Thái Bình đổ ra biển Đông ở  3 cửa sông lớ n bao gồm: cửa TháiBình (cuối của nhánh 1), cửa Trà lý (cuối của nhánh 2) và cửa Ba Lạt (cuối sôngHồng).

Hệ thống sông nội đồng: Có mạng lưới khá dày đặc, vớ i mật độ 2,54 km/km2.Hệ thống sông nội đồng lấy nguồn nướ c mặt tr ực tiế p từ các sông Hồng, Luộc, Hoá vàTrà Lý, đồng thờ i tiêu thoát ra biển ở  2 cửa sông là : cửa Diêm Điền và cửa sông Lân.

Hệ thống ao hồ: Hệ thống ao hồ nằm phần lớn trong các khu dân cư phân bổ  dảikhắp địa bàn toàn tỉnh chứa một phần nguồn nướ c mặt của tỉnh.

3.1.2. Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt lục địa.

 Nguồn gây ô nhiễm nướ c mặt lục địa chủ yếu do xả nướ c thải từ sản xuất nôngnghiệ p, thuỷ sản, công nghiệ p, làng nghề, nướ c thải sinh hoạt chưa qua xử lý và xử lý

chưa đạt tiêu chuẩn cho phép vào hệ thống sông nội đồng sau đó chảy ra các sông lớ n:

 3.1.2.1. X ả nước thải từ sản xuất nông nghiệp: 

 Ngoài nhiệm vụ  cung cấp nướ c, hệ  thống sông ngòi còn đóng một vai trò r ất

quan tr ọng là tr ục tiêu thoát nướ c chính trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh Thái Bình có hai hệ  thống công trình thủy lợ i phục vụ tưới tiêu nướ c cho

sản xuất nông nghiệ p là hệ  thống thủy nông Bắc Thái Bình và hệ  thống thủy nông

 Nam Thái Bình. Nướ c thải từ sản xuất nông nghiệ p gồm nướ c thải từ các ruộng tr ồnglúa có các hoá chất của phân bón, các loại thuốc bảo vệ  thực vật, nướ c thải từ chăn

nuôi…đều tiêu ra hệ thống sông tr ục nội đồng và gây ô nhiễm nguồn nướ c mặt của hệ 

thống thuỷ  lợi sau đó đượ c tiêu ra biển và hạ  lưu sông Trà Lý, sông Hồng và sông

Hoá.

Page 41: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 41/125

 

41

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010Khung 3.1: Ướ c tính hóa chất sử  dụng trong nông nghiệp.

Ướ c tính hàng năm trung bình toàn tỉnh sử dụng khoảng 500.000 tấn phân bón

hữn cơ, 200.000 tấn phân bón vô cơ và trên 600 tấn hoá chất thuốc bảo vệ thực vật các

loại. Các loại phân bón và hoá chất BVTV một phần ngấm vào đất còn lại hoà tan

trong nướ c ruộng tiêu thoát vào các kênh, sông tr ục tiêu của 2 hệ thống thuỷ lợ i bắc và

nam tỉnh, gây ô nhiễm nguồn nướ c mặt theo xu hướ ng ngày một tăng. 

 3.1.2.2. X ả nước thải sinh hoạt của các khu dân cư  :

Bốn con sông lớ n: sông Hồng đi qua 29 xã thuộc các huyện Hưng Hà, Vũ Thư,

Kiến Xương và Tiền Hải; sông Trà Lý đi qua 41 xã thuộc các huyện Hưng Hà, VũThư, Đông Hưng, TP Thái Bình, Kiến Xương, Tiền Hải và Thái Thuỵ; sông Luộc đi

qua 15 xã thuộc các huyện Hưng Hà, Quỳnh Phụ; sông Hoá đi qua 19 xã thuộc các

huyện Quỳnh Phụ; Thái Thuỵ. Các sông lớ n trên không chỉ tr ực tiế p tiế p nhận nướ c

thải sinh hoạt mà chỉ đóng vai tr ò là nguồn cung cấp nướ c cho hệ  thống tiêu thoát

nướ c thải của các sông nội địa.Các con sông tr ực tiế p tiế p nhận nướ c thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh bao gồm:

sông Pari, sông V ĩnh Tr à, sông Bồ  Xuyên, sông Bạch, sông 3/2, sông Kiến Giang,

sông Long Hầu, sông Diêm Hộ, sông Sa Lung và sông Tiên Hưng.

 Nướ c thải sinh hoạt lớ n và tậ p trung nhiều nhất là thành phố Thái Bình ướ c tính

khoảng 30.000 m3/ngày đêm. Còn lại lượ ng thải sinh hoạt từ các cụm dân cư các xã,thị tr ấn vào hệ thống sông không nhiều do phần lớn các khu dân cư chưa có hệ thống

tiế p nhận nướ c thải tập chung, nướ c thải chủ yếu đượ c thu vào cống, rãnh đơn lẻ sau

đó đượ c xả vào hệ thống kênh mương nội đồng, ao hồ trong khu dân cư. Về mùa kiệt,

 phần lớn lượng nước nướ c thải ngấm xuống đất; Mùa mưa, nướ c thải hoà cùng nướ cmưa chảy vào hệ kênh mương nông nghiệp và đượ c tiêu ra hệ thống sông bằng động

lực hoặc tiêu tự chảy.

 3.1.2.3. X ả nước thải từ sản xuất của các l  àng nghề: 

 Năm 2009, Thái Bình có 219 làng nghề đượ c UBND tỉnh công nhận vớ i 5 loại

làng nghề chính là: làng nghề ươm tơ, dệt vải, đồ da; làng nghề chế biến lương thực,

thực phẩm; làng nghề thủ công mỹ nghệ, thêu ren, làng nghề tái chế phế liệu và làngnghề vật liệu xây dựng.

Hiện số làng nghề đang đượ c khôi phục, phát triển, mở  r ộng vớ i các quy mô vàcấp độ khác nhau nhưng công nghệ sản xuất ít được thay đổi, chủ yếu vẫn dùng các

công nghệ  lạc hậu, sử dụng nhiều nhiên liệu đầu vào, sản phẩm phế  thải còn nhiều.

Bên cạnh đó là quy tr ình sản xuất không khép kín, hệ thống xử lý chất thải không đượ cđầu tư, hệ thống tổ chức và quy chế quản lý môi tr ườ ng các làng nghề chưa hoàn chỉnh

cũng là những nguyên nhân quan tr ọng làm cho tình tr ạng ô nhiễm môi trườ ng của các

làng nghề  tăng, kéo theo hàng loạt những vấn đề về ô nhiễm không khí, nướ c mặt,

Page 42: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 42/125

 

42

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010nướ c ngầm…Sự ô nhiễm này sẽ  lan r ộng khi nguồn nướ c thải đổ vào các dòng sông

gây ô nhiễm dòng chảy mặt, ở  mức độ nhẹ thì chỉ gây ô nhiễm ngay vị trí xả thải, mức

độ nặng sẽ là một đoạn sông, thậm chỉ là cả sông. Do vậy, vấn đề xả thải của các làngnghề vào các con sông cần đượ c xem xét một cách nghiêm túc.

Khung 3.2: Một số làng nghề điển hình về ô nhiễm môi trườ ng.

Một số làng nghề điển hình về ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh là:-Làng nghề dệt nhuộm xã Thái Phương vớ i 20 doanh nghiệ p dệt nhuộm, nướ cthải trong sản xuất không đượ c xử lý làm ô nhiễm môi trường nướ c sinh hoạt nghiêmtr ọng. Tuy nhiên đã bị đình chỉ. Hiện tại có 02 doanh nghiệ p đã hoàn thành hệ thốngxử lý nướ c thải.

-Làng nghề mây tre đan xã Thượ ng Hiền (Kiến Xương), xã Thái Xuyên (TháiThụy) sử dụng lưu huỳnh trong sấy nguyên liệu gây ô nhiễm không khí, sử dụng hóachất tẩy tr ắng, tẩy mốc gây ô nhiễm nguồn nướ c.

- Làng nghề tơ đũi xã Nam Cao (huyện Kiến Xương) mỗi năm sử dụng gần 300tấn nguyên liệu và hơn 20 tấn hóa chất các loại như a-xít, xi-li-cát, xà-phòng, thuốctẩy. Tất cả các loại hóa chất nói trên sau khi sử dụng đều chảy ra vườ n, ao hồ, cống

rãnh, mương máng trên địa bàn của xã.-Làng nghề tr ạm bạc xã Lê Lợ i, Hồng Thái, Trà Giang (huyện Kiến Xương) côngđoạn tẩy, r ửa, làm bóng, tạo muối bạc, hóa bạc và mạ bạc gây ô nhiễm môi trườ ngnướ c nghiêm tr ọng.

(Nguồn: S ở  Tài nguyên và Môi trườ ng Thái Bình)

Hầu hết nướ c thải của các làng nghề không đượ c xử lý. Trong số đó có làng nghề 

thải tr ực tiếp nướ c thải xuống hệ thống sông, có làng nghề thải về các kênh mương dẫn

nướ c thuỷ  lợi, đượ c sử  dụng cho nông nghiệ p, về  mùa mưa tiêu ra  ngoài các sông

chính nhờ  hệ thống cống tiêu, tr ạm bơm tiêu.

 3.1.2.4. X ả nước thải từ sản xuất của các khu, cụm công nghiệp: Theo quy hoạch phát triển các khu công nghiệ p của tỉnh đến năm 2020 đượ c

UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 823/QĐ-UBND ngày 07/04/2008, toàn tỉnh có

18 KCN vớ i tổng diện tích 4.659 ha. Chính phủ đã chấ p thuận chủ trương thành lậ p 7

KCN có tổng diện tích 1.213,4 ha (gồm: Tiền Hải 60ha; Phúc Khánh 200ha; Nguyễn

Đức Cảnh 68,4ha; Gia Lễ 85ha; Sông Trà 200ha; Cầu Nghìn200ha và An Hoà 400ha).

Trong đó có 6 KCN đã đượ c lậ p và phê duyệt quy hoạch chi tiết, tổng diện tích là

1.006,5ha. Tổng diện tích đã thu hồi xây dựng KCN là 548,1ha; 5 KCN đã đi vào hoạtđộng, 1 KCN mớ i xây dựng các công trình k ết cấu hạ tầng k ỹ thuật (KCN Sông Tà).

Tổng diện tích đất công nghiệp đã có cho thuê là 356,4ha.Đến hết năm 2009, có tổng số 129 dự án đăng ký đầu tư vào các KCN, trong đó

có 109 dự án đang hoạt động sản xuất.Về  khối lượng nướ c thải: lượng nướ c thải của các KCN thỉa ra môi trườ ng

khoảng 10.000 m3/ngày đêm, chiếm tỷ  tr ọng khoảng 20% tổng lượng nướ c thải của

các hộ sử dụng nướ c từ các nhà máy cấp nước trên địa bàn toàn tỉnh. Trong đó: 

Page 43: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 43/125

 

43

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010+ KCN Phúc Khánh khoảng 6.500 m3/ngày đêm đã đượ c xử  lý đạt các chỉ tiêu

cột A giá tr ị C của QCVN 24:2009/BTNMT; KCN Nguyễn Đức Cảnh khoảng 2.500

m3/ngày đêm (đang xây dựng nhà máy xử  lý, chất lượng nướ c thải sau xử lý các chỉ tiêu ô nhiễm đạt cột A - QCVN 24:2009/BTNMT, dự kiến hoàn thành xây dựng và đi

vào hoạt động cuối quý III/2010), 2 KCN này chủ yếu xả ra sông Bạch, hiện nay tổng

lượ ng nước thia chưa xử  lý khoảng 2.500 m3

/ngày đêm, chiếm khoảng 10% lượ ngnướ c thỉa của Thành phố Thái bình vào sông Bạch;

+ KCN Tiền Hải 800 m3/ngày đêm, chưa có nhà máy xử lý nướ c thải, chủ yếu xả 

ra sông Long Hầu;

+ KCN Gia Lễ 100 m3/ngày đêm, chưa có nhà máy xử lý nướ c thải, chủ yếu xả ra

sông Sa Lung;+ KCN Cầu Nghìn 100 m3/ngày đêm, chưa có nhà máy xử lý nướ c thải, chủ yếu

xả ra sông Lý Xá;

Sự phát triển của công nghiệ p kéo theo mặt trái của nó là vấn đề ô nhiễm môi

trườ ng. Vấn đề khí thải, nướ c thải của các nhà máy đang là vấn đề nổi cộm trên địa bàn tỉnh. Đa số các khu công nghiệ p trong quá trình trình hồ sơ phê duyệt đều có báo

cáo đánh giá tác động môi trườ ng và hệ  thống xử  lý môi tr ường đạt tiêu chuẩn cho phép nhưng khi hoạt động thì hệ thống xử lý môi tr ường không đượ c xây dựng, hoặc

nếu có thì công nghệ xử lý không đạt yêu cầu. Nướ c thải của các khu công nghiệ p hầu

hết đượ c xả  ra hệ  thống sông xương cá rồi mớ i tiêu ra các sông nội địa như Kiến

Giang, Sa Lung, Tiên Hưng, Diêm Hộ. Như vậy, một trong những nguồn gây ô nhiễmchính nướ c mặt của tỉnh là từ nướ c xả thải sản xuất của các KCN, CCN và làng nghề.

Việc đầu tư xử lý nướ c thải công nghiệ p sẽ là yêu cầu cấ p bách tại thời điểm hiện tại.

 3.1.2.5. Tình hình xâm nhậ p mặ nMặn là hiện tượ ng xâm nhậ p của nướ c biển vào các cửa sông, về mùa khô dướ itác động của triều biển, cộng thêm gió thường gây nướ c dâng ven biển tạo thành dòng

chảy từ biển vào sâu vào cửa sông trên nền của nguồn nước thượng lưu đổ về  trong

thờ i k ỳ kiệt. Độ mặn vượ t mức cho phép làm ảnh hưởng đến nguồn nướ c dùng phục

vụ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệ p và công nghiệ p.

3.1.3 Diễn biến ô nhiễm: 

Diễn biến ô nhiễm hay diễn biến chất lượ ng nguồn nướ c mặt lục địa của tỉnh

Thái Bình nằm ở  hạ  lưu sông Hồng phụ  thuộc các yếu tố: tr ữ  lượ ng dòng chảy của

sông Hồng, trong các mùa, mức độ xả nướ c thải của các tỉnh vùng thượng lưu, cũngnhư mức độ xả nướ c thải gây ô nhiễm tại địa bàn của tỉnh.

Trên cơ sở  các tài liệu thu thậ p k ết quả phân tích chất lượ ng nguồn nướ c mặt của

tỉnh các năm 2008, 2009 và 2010 cho phép định lượng đánh giá khái quát diễn biến

chất lượng nướ c mặt lục địa theo các thông số  cơ bản của Quy chuẩn Việt Nam

(QCVN):

Page 44: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 44/125

 

44

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010 3.1.3.1 Diễ  n biế  n chất lượng nướ  c trên các sông l ớ  n:

Qua k ết quả phân tích mẫu nướ c trên các sông Hồng, Trà Lý, Luộc như sau: 

Hình 3.1: Biểu đồ quan trắc nướ c mặt các sông lớn năm 2008. (Nguồn: S ở  Tài nguyên và Môi trườ ng t ỉ nh Thái Bình).

Page 45: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 45/125

 

45

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010

Hình 3.2: Biểu đồ diễn biến COD, BOD trên các sông vào tháng 11/2009.(Nguồn: S ở  Tài nguyên và Môi trườ ng Thái Bình).

 Nướ c thải công nghiệ p, làng nghề   chưa qua  xử   lý thải ra môi trườ ng là mộttrong các nguyên nhân chủ yế u gây ô nhiễ m nguồn nướ c mặt.

Page 46: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 46/125

 

46

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010

Hình 3.4: Biểu đồ nồng độ Coliform trên các sông vào tháng 11/2009 (Nguồn: S ở  Tài nguyên và Môi trườ ng Thái Bình).

Hình 3.3: Biểu đồ quan trắc nồng độ chất rắn lơ lử ng trên các sông vào 11/2009(Nguồn: S ở  Tài nguyên và Môi trườ ng Thái Bình). 

Page 47: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 47/125

 

47

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010

Qua k ết quả phân tích cho thấy, chất lượng nướ c mặt trên các sông lớn trên địa

 bàn tỉnh đã có dấu hiệu của sự ô nhiễm

Diễn biến giữa năm 2008 và 2009, chỉ  tiêu BOD, NH4+  có xu thế  tăng mạnh

qua các năm, tại một số điểm đã vượ t nhiều so vớ i QCVN 08:2008/BTNMT (cột A2).

 Nướ c sông đã có dấu hiệu của sự ô nhiễm kim loại Fe trên tất cả các sông lớ n.

Sông H ồng: Đối vớ i mục đích sử dụng làm nguồn nướ c cấ p cho sinh hoạt, nướ csông Hồng có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ thể hiện ở  sự vượ t tiêu chuẩn của COD

và BOD, ô nhiễm các chất dinh dưỡ ng NH4+, NO2

-, trong đó NO2- và ô nhiễm coliform

là nặng nhất. Đây là các chất có trong thành phần của nướ c thải sinh hoạt và đều là

những chất gây nguy hại đến sức khỏe con ngườ i, vệ sinh an toàn thực phẩm

 Năm 2008 

 Năm 2009 

QCVN 08(cột A2)

Hình 3.5: Biểu đồ diễn biến nồng độ Fe lớ n nhất trong năm trên các sông lớ n 

Hình 3.6: Biểu đồ diễn biến nồng độ NH4+ lớ n nhất trong các năm trên các sông lớ n

(Nguồn: S ở  Tài nguyên và Môi trườ ng Thái Bình) 

Page 48: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 48/125

 

48

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010Sông Luộc: Đối vớ i mục đích sử dụng làm nướ c sinh hoạt, nướ c sông Luộc có

dấu hiệu tăng của kim loại nặng Mn, và hàm lượ ng sắt tổng số trong nướ c sông cao. Vi

khuẩn gây bệnh đườ ng ruột Coliform cũng đang ảnh hưở ng lớ n tớ i chất lượng nướ c

vớ i mục đích sử dụng cho sinh hoạt.

Sông Trà Lý: Chất lượng nướ c sông Trà Lý một số  chỉ  tiêu coliform, COD,

BOD5 biến động tùy thuộc theo mùa, theo mức độ tác động của các họat động sốngcủa con người như sinh hoạt, vận chuyển thuyền bè. Vấn đề ô nhiễm các chất dinh

dưỡ ng NH4+, NO3- , Vi khuẩn gây bệnh đườ ng ruột Coliform là một vấn đề lớ n ảnh

hưở ng chất lượ ng nguồn nướ c phục vụ các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.

Bên cạnh các tác động từ hoạt động sinh hoạt sinh hoạt của nhân dân, từ  sản

xuất công nghiệ p và nông nghiệ p trên địa bàn tỉnh thì các sông còn bị  tác động bở i

hiện tượ ng xâm nhậ p mặn. Theo báo cáo của Sở  Nông nghiệ p và Phát triển Nông thôn,

trung bình vớ i độ mặn 1‰ và 4‰ thì trên sông Hồng vào sâu 10 km và 2 km, sông Trà

Lý vào sâu là 8 km và 3 km. Chiều dài xâm nhậ p mặn 1‰ xa nhất trên sông Trà Lý là

20 km và sông Hồng 14 km.

 3.1.3.2 Diễ  n biế  n chất lượng nướ  c trên hệ thố  ng sông nội đồ ng:

Diễn biến chất lượng nướ c trong hệ thống sông nội đồng không chỉ phụ thuộc

vào nguồn gây ô nhiễm trong địa bàn tỉnh mà cũng phụ  thuộc r ất lớ n vào việc điều

hành lấy nướ c từ các sông lớn và tiêu nướ c ra biển cũng như hạ lưu các sông lớ n của

hai hệ thống công trình thuỷ lợ i ở  từng thời đoạn trong năm.

Qua k ết quả phân tích mẫu nướ c trên các sông tr ục chính nội đồng: sông Kiến

Giang ở  hệ thống thuỷ nông Nam Thái Bình và Sông Tiên Hưng- Sa Lung ở  hệ thống

thủy nông Bắc Thái Bình, cho thấy đã có dấu hiệu của ô nhiễm trên các sông nội đồng.

S ử  d ụng không hợ  p lý phân bón hóa học và hóa chấ t BVTV trong canh tác nông nghiệ p làmột trong các nguyên nhân chính gây ô nhiễm nướ c mặt các sông nội đồng

Page 49: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 49/125

 

49

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010

(Nguồn: S ở  Tài nguyên và Môi trườ ng Thái Bình).

Mức độ ô nhiễm của hệ thống sông nội đồng r ất cao và có dấu hiệu tăng nhanhqua các năm, trong đó đặc biệt là sông Kiến Giang nơi tiế p nhận tr ực tiếp nướ c thải

sinh hoạt, công nghiệ p và nông nghiệ p của khu vực phía Nam tỉnh Thái Bình.

Các chỉ  tiêu NH4+, PO4

3-, COD, BOD5 , Fe, Coliform đặc trưng cho ô nhiễm

nướ c thải sinh hoạt, nướ c thải công nghiệ p trong nướ c sông ở  giai đoạn hệ  thống tr ữ 

nướ c phục vụ  cấp nướ c cho sản xuất nông nghiệp tăng rất cao, gây ô nhiễm nguồn

nướ c sinh hoạt, xu thế ngày càng nghiêm tr ọng hơn. 

 3.1.3.3 Diễ  n biế  n chất lượng nướ  c trong hệ thố  ng ao hồ:

Số liệu quan tr ắc vào mùa khô năm 2007 tại một số làng nghề điển hình trên địa

 bàn tỉnh cho thấy:

 Nướ c trong làng nghề  giết mổ  gia súc Nguyên Xá, huyện Đông Hưng bị  ô

nhiễm chất hữu cơ và vi sinh vật. Trong số các thông số đượ c quan tr ắc đã có 6 thông

số vượ t quá tiêu chuẩn nướ c mặt loại B từ 1,1 đến 2,5 lần. Giá tr ị COD vượ t 1,34 lần,

BOD5 vượ t 1,36 lần, NO2- vượ t 4 lần, đặc biệt thông số coliform vượ t TCVN 5942-

1995 loại B đến 92 lần.

 Năm 2008  

 Năm 2009   Năm 2010  

QCVN 08

 Năm 2008  

 Năm 2009   Năm 2010  

QCVN 08

(cột A2)

 Năm 2008 

 Năm 2009  Năm 2010 

QCVN 08

(cột A2)

 Năm 2008 

 Năm 2009 

 Năm 2010 

QCVN 08(cột A2)

Biểu đồ diễn biến nồng độ chất thải lớ n nhất trong năm trên các sông nội đồng

Page 50: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 50/125

 

50

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010Chất lượng nướ c ao làng Nam Thịnh – Tiền Hải thể hiện rõ dấu hiệu ô nhiễm

hữu cơ và vi sinh vật. Giá tr ị COD cao gấ p 3,67 lần so vớ i giá tr ị TCVN5942 cột B.

Giá tr ị BOD vượ t tiêu chuẩn 3,72 lần; NH4+ vượ t 22,04 lần và NO2

- vượ t 24,08 lần

Đối vớ i các ao có mục đích nuôi trồng thủy sản, tạo cảnh quan, k ết quả phân tích cho

thấy 3/6 mẫu vượ t TCVN 5942-1995 cột B.

Ô nhiễm coliform trong mùa mưa ở  hầu hết các ao cao hơn mùa khô nhiều lần.Diễn biến  chất lượng nướ c các ao, hồ  tại những nơi không có hệ  thống cấ p

nướ c từ công trình thuỷ lợ i, ao tù, các ao sử dụng cho mục đích chăn nuôi thủy cầm,

thả cá…có dấu hiệu ô nhiễm NH4+, NO2

-, Cl-, coliform. Các ao hồ tiế p nhận xả thải tại

các làng nghề  đang bị ô nhiễm nặng bở i vi sinh vật, các chất hữu cơ (COD, BOD5).

3.2. NƯỚC DƯỚI ĐẤT 

3.2.1. Tài nguyên nước dưới đất. a) Các t ầng chứa nước dưới đấ t:

Theo k ết quả nghiên cứu của các cơ quan chuyên môn về nước dưới đất trên địa

 bàn tỉnh cho thấy: ở  Thái Bình tồn tại các tầng chứa nước chính như sau: 

+ Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Holocen (qh) 

+ Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen (qp) 

+ Tầng chứa nước khe nứt các trầm tích Neogen (m) 

* T ầ ng chứa nướ  c l ỗ  hổ  ng các trầ m tích Holocen (qh)

- Tầng chứa nước Holocen tr ên, qh2:

Đây là tầng chứa nước nằm tr ên cùng của vùng, bao gồm các trầm tích thuộc hệ

tầng QIV3tb. Diện phân bố của tầng qh2 phủ kín to àn bộ phần Đông nam và phía bắc,

tây bắc Thái Bình có một số khoảnh tầng chứa nước trầm tích qh2 không tồn tại, màđể lộ tầng cách nước của trầm tích biển (mQIV1-2hh2) thành các chỏm.

- Tầng chứa nước Holocen dưới, qh1 

Tầng chứa nước Holocen dưới, qh1 bao gồm hệ tầng (QIV1 -2hh1) nằm dưới

tầng chưa nước qh2 và được ngăn cách bởi lớp sét cách nước (mQIV1-2hh2) và được

ngăn cách với tầng chứa nước dưới nó bởi lớp sét, sét bột (mQIII2vp2). Diện tích phân

 bố của tầng chứa nước này trên toàn bộ diện tích tỉnh Thái Bình. Chiều sâu gặp từ 2m

đến 40m, với chiều dày phát triển không đều, từ 3m (Duyên Hải, Hưng Hà) đến

32,5m (Vũ Đông, Kiến Xương). Chiều dày trung bình của tầng chứa nước là 13,8m.

* T ầ ng chứa nướ  c l ỗ  hổ  ng các trầ m tích Pleistocen, qp

Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen, gồm các hệ tầng (Qm2vp1,

QII-IIIhn, QI-III ), qp là tầng chứa nước chính của đồng bằng Bắc Bộ nói chung. Tại

vùng Thái Bình, tầng này được phân bố đều khắp tr ên toàn bộ diện tích. Đây là tầng

chứa nước dưới cùng của trầm tích Đệ Tứ, nằm trực tiếp trền bề mặt của trầm tích

 Neogen và bị phủ bởi các tầng chứa nước và cách nước. Tầng được phát hiện trong các

Page 51: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 51/125

 

51

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010lỗ khoan, chiều sâu bắt gặp từ 22m (thị trấn Hưng Hà) đến 68m (thị trấn Kiến Xương).

Chiều dày tấng từ 29m đến 80m. Chiều dày trung bình là 62,25m.

K ết quả hút nước thí nghiệm trước đây cho thấy lưu lượng lỗ khoan có những

nơi đạt trên 10l/s, sơ bộ đánh giá đây là tầng rất giàu nước. Tầng mang tính chất nước

áp lực. Chiều cao cột nước áp lực trung bình của tầng: 45,85m. Nước thuộc loại clorur

- bicarbonat - natri.

 Nguồn cung cấp nước cho tầng qp là đới chứa nước trong đứt gẫy sâu, nhờ có

các cửa sổ địa chất thuỷ văn được tạo ra bởi các đứt gẫy tân kiến tạo.

Tầng chứa nước qp là tầng chứa nước giầu nhất của vùng Thái Bình. Đặc điểm

của tầng chứa nước này nằm gần mặt đất, rất tiện cho việc thi công các giếng khoan

khai thác.

* T ầ ng chứa nướ  c khe nứ  t các trầ m tích Neogen (m)

Tầng chứa nước khe nứt các trầm tích Neogen có diện phân bố đều khắp vùngThái Bình và bị các tầng chứa nước trong trầm tích Đệ tứ phủ kín. Chiều sâu bắt gặp

từ 88m (Duyên Hải, Hưng Hà) đến 150m (Vũ Đông, Kiến Xương) và 160m (Tiền

Hải). Đây là chiều dày của tầng chưa có cơ sở xác định. 

 Nguồn gốc thành tạo tầng chứa nước chủ yếu là các tr ầm tích biển. Chúng có

cấu tạo dạng nhịp, xen kẽ giữa các nhịp hạt thô là các tập đất đá hạt mịn, mỗi nhịp

trung bình 60 đến 80m. Nước chứa trong khe nứt của các tập hạt thô, cát kết, sạn kết

và cuội kết, mức độ gắn kết yếu, được ngăn cách với các tầng chứa nước khác bởi các

lớp hạt mịn: sét kết, bột kết, bột cát kết. 

* Các thành tạo địa chất rất nghèo nước và không chứa nước 

- Phụ hệ tầng mQIV1-2 hh2: Có mặt đều khắp tr ên vùng Thái Bình, phần phía

Đông và Nam bị tầng chứa nước qh2 phủ kín, phần Tây Bắc Thái B ình tầng QIV1-2

hh2 được lộ ra thành từng chỏm nhỏ. Chiều dày tầng từ 2m đến 33m. Chiều dày trung

 bình tầng: 13,61m, trầm tích hạt mịn, sét, sét bột, bột sét. 

- Hệ tầng mQIII2vp2: Tầng cách nước này phân bố tr ên toàn bộ diện tích của

vùng Thái Bình. Thành phần thạch học: sét, sét bột mầu xám xanh, xám xi măng đến

loang lổ phần phía Bắc Thái Bình. Đây là tầng cách nước giữa tầng qh1 với tầng qp,

chiều dày của tầng cách nước từ 3 đến 30m, trung bình là 18m.

- Tầng cách nước tr ên cùng của trầm tích Neogen: Tâng cách nước này có diện

 phân bố tr ên khắp vùng đồng bằng Thái Bình, được thành tạo bởi nguồn gốc biển. Đây

là tầng cách nước giữa các trầm tích Đệ tứ và Neogen. Thành phần thạch học chủ yếu

là sét k ết, bột kết, nén ép mạnh, phân lớp mỏng, gắn kết yếu. Chiều d ày trung bình của

tầng này là 16m.

Page 52: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 52/125

 

52

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010b) Tr ữ  lượng nước dưới đấ t

 Nguồn nước dưới đất giữa các vùng trong tỉnh khác nhau, nhất là các huyện

(4/8 huyện) phía nam sông Tr à lý có nơi chưa đảm bảo cho nhu cầu. Đặc điểm nổi bật

tại Thái bình là tỉnh ven biển nên chế độ thuỷ hoá phức tạp, nước mặn, nhạt xen kẽ và

thường bị ảnh hưởng của thuỷ triều ven biển. Qua tính toán sơ bộ, tại Thái Bình tầng

chứa nước Pleistocen(QI-III) là tầng chứa nước chính của tỉnh với trữ lượng tiềm năngtheo báo cáo về Quy hoạch nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trong tỉnh xây

dựng năm 2001 đến năm 2010 như sau:

-Tr ữ lượng tĩnh đàn hồi: Qdh= 9.987m3/ ng.-Tr ữ lượng tĩnh trọng lực: Qtl=

628.865 m3/ng. -Tr ữ lượng động: Qđ= 1.671m3 /ng.-Tr ữ lượng tiềm năng:

200.264m3/ ng.

Vùng phía bắc của tỉnh gồm 4/8 huyện có trữ lượng nước ngầm tương đối dồi

dào, chất lượng khá hơn, mức độ nhiễm măn không lớn. khai thác ở độ sâu khoảng 70-

80m. Vùng phía nam của tỉnh nước ngầm tầng sâu bị nhiễm mặn, khai thác chủ yếu ở

độ sâu khoảng 15m với chất lượng kém, hàm lượng sắt cao. 

 Ngoài các nguồn nước tr ên tỉnh còn có tài nguyên nước biển, với độ dài trên

50km bờ biển đã và đang đáp ứng cho phát triển nuôi trồng thuỷ, hải sản và làm muối. 

Tuy nhiên tất cả các nguồn nước trong tỉnh hiện ngành Tài nguyên và Môi

trường không có công tr ình quan tr ắc về chất lượng, số lượng và động thái biến động

của nước; các nguồn nước chưa được điều tra đánh giá về số lượng, chất lượng và các

vấn đề liên quan nên việc quản lý rất khó khăn vì không có cơ sở dữ liệu cần

thiết…Hiện nay trong tỉnh có 12 công tr ình quan tr ắc nước dưới đất và 1 công trình

quan tắc nước mặt của Trung tâm quan trắc và dự báo tài nguyên nước thuộc Trungtâm Quy hoạch và Điều tra TNN Bộ TN và MT đặt tại 5 xã thuộc 2 huyện là Thái

Thụy và Quỳnh Phụ được xây dựng từ giai đoạn 1985-1990.

Dự báo mực nước trung bình tháng 9 năm 2009 tại một số công tr ình quan tr ắc

trong tầng chứa nước qp tại Thái Bình có tốc độ suy giảm lớn từ -1,95m tại công tr ình

Q.156a tại Thị trấn Diêm Điền , huyên Thái Thuỵ đến -2,39m tại công tr ình Q.159b tại

Xã An Bài, huyên Quỳnh Phụ. 

Theo các k ết quả nghiên cứu trước đây, trữ lượng nước dưới đất vùng Thái

Bình mới đánh giá sơ bộ cho tầng chứa nước Pleistocen (qp) trong giai đoạn thăm d ò

tìm kiếm: - Tr ữ lượng cấp C1: 21.000 m3/ngày

- Tr ữ lượng cấp C2: 178.796 m3/ngày

Giai đoạn lập bản đồ địa chất thủy văn vùng Thái Bình tỉ lệ 1: 50.000 đã sơ bộ

xác định trữ lượng nước của các vùng với độ tổng khoáng hóa (M) khác nhau: - Tr ữ lượng vùng nước nhạt (M<1g/l): 200.264 m3/ngày

- Tr ữ lượng vùng nước lợ (1g/l<M<3g/l): 80.759 m3/ngày

Page 53: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 53/125

 

53

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 20103.2.2. Diễn biến ô nhiễm. Hiện tr ạng môi tr ường các tầng chứa nước của tỉnh: Theo báo cáo của các cơ

quan nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm như sau: 

* T ầng chứa nước Holocen tr ên, qh2:

Tầng qh2 đã sơ bộ được xác định ba vùng có tổng độ khoáng hoá khác nhau: M< 1 g/l; M = 1-3 g/l và M > 3 g/l.

Vùng nước nhạt M < 1 g/l bao gồm diện tích huyện Vũ Thư, một phần Kiến

Xương, Tiền Hải, ven theo lưu vực của các sông lớn. Vùng nước lợ có M = 1-3g/l nằm

trong khoảnh Hưng Hà, Quỳnh Phụ và các giai đoạn xen với vùng nước nhạt. Quan sát

địa hình thấy rất r õ vùng nước nhạt chủ yếu nằm trên các địa hình cao, các đồi  cát

chạy theo hướng Đông bắc – Tây nam gần như song song với bờ biển. 

* T ầng Holocen dưới, qh1: 

Do nguồn gốc thành tạo của tầng này (sông biển) với tướng vũng vịnh ven bờlại được phủ kín bởi tầng cách nước, phụ hệ tầng Hải Hưng (mQIV1-2hh2) nên các

mẫu phân tích thành phần hoá học nước trong tầng này có k ết quả nước lợ đến rất

mặn, M = 1,33 g/l đến M = 27,42 g/l. Khoảnh nước nhạt hẹp và r ất nghèo nước. 

* T ầng chứa nước Pleistocen, qp. 

Đây là tầng chứa nước giầu nhất vùng, nước tàng tr ữ và vận động trong kẽ hổng

của đất đá bở rời: cát sạn cuội với nguồn gốc trầm tích sông và trên nó là lớp sét loang

lổ dẻo quánh của hệ tầng Vĩnh Phúc tr ên (mQm2vp2).

+ Vùng nước nhạt M < 1 g/l nằm phía Bắc Thái B ình kéo dài ra tận vùng ven biển Thái Thuỵ với diện tích 602,4km2. 

+ Vùng nước lợ: M = 1 -3 g/l tạo thành dải tiếp giáp giữa 2 vùng nước nhạt và

mặn với diện tích 240 km2. 

+ Vùng nước mặn: M > 3g/l phía Nam Thái Bình, với diện tích 657,6 km2 

Quy luật biến đổi về tổng độ khoáng hoá và thành phần hoá học của nước có

chiều hướng tăng dần từ Bắc Tây Bắc xuống Nam Đông Nam.

* T ầng chứa nước Neogen, m. 

Tầng chứa nước này nằm sâu nhất trong vùng, độ sâu nghiên cứu đến 470m,

nước tồn tại vận động trong khe nứt của đất đá. Ranh giới mặn, nhạt của tầng m gần

trùng với đường M = 1g/l của tầng qp.

Điều kiện thuỷ hoá tầng chứa nước m trong tầng biến đổi rất phức tạp, về tổng

độ khoáng hoá và thành phần hoá học, nhưng cũng đã thể hiện được r õ tầng chứa nước

m thành phần hoá học đặc trưng bởi nước Clorur - Natri.

Page 54: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 54/125

 

54

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010Thành phần hóa học: Căn cứ vào k ết quả quan trắc chất lượng nước ngầm tr ên

địa bàn tỉnh năm 2008 và năm 2009 của Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình có

thể có đưa ra các đánh giá sau: 

Chất lượng nguồn nước ngầm trên địa bàn tỉnh đã có dấu hiệu bị ô nhiễm, vào

thời điểm hiện tại hầu hết các chỉ tiêu đều nằm dưới tiêu chuẩn, tuy nhiên qua các k ết 

quả quan tr ắc hàng năm cho thấy r ằng nồng độ các chất ô nhiễm đang có xu thế tăng

lên rõ r ệt qua từng năm. Đặc biệt là hiện tr ạng ô nhiễm kim loại Fe và As trong nguồn 

nước ngầm của tỉnh có diễn biến khá phức tạp.

Khung 3.3: Hiện trạng ô nhiễm Asenic trong nguồn nước.

Báo cáo k ết quả điều tra hiện trạng ô nhiễm Arsenic trong nguồn nước sinh hoạt tại

tỉnh Thái Bình ngày 21/8/2007 và báo cáo số 02 ngày 15/5/2008 như sau: 

 Đợt I: Thí điểm lấy mẫu tại 155 xã, thị trấn trong 8 huyện, thành phố, chiếm 54,3%

tổng số xã của toàn tỉnh: 

+ Tổng số mẫu lấy ở 3661 giếng, trong đó có 3111 giếng khoan và 550 giếng đào;

+ Số xã có giếng nhiễm Arsenic là 67/155 (chiếm 43,2%); 

+ Số giếng nhiễm Arsenic là 253/3661 (chiếm 7%); 

+ Số giếng nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép (0,05mg/l) là 161/253 (chiếm 63,6%); Phần lớn các xã bị nhiễm nặng trên đều nằm ở vị trí cạnh sông lớn như sông Hồng,

sông Trà lý, sông hoặc xã nội đồng. 

 Đợt II: Lấy mẫu tại 74 xã, thị trấn trên địa bàn 8 huyện, thành phố gồm các xã có tỉ lệnhiễm Arsenic trong đợt 1 cao: 

+ Tổng số mẫu lấy là 11122 mẫu, trong đó có 3700 mẫu sau khi xử lý và 7422 mẫu tạicác giếng (gồm 1897 mẫu nước giếng đào và 5525 mẫu nước giếng khoan); 

(Nguồn: Dự án Giảm thiểu tác hại của Arsenic trong nguồn nước sinh hoạt tại Việt

 Nam do C ục Quản lý Tài nguyên nước - Bộ Tài nguyên và môi trường chỉ đạo thực hiện). 

Hình 3.9: Biểu đồ điễn biến nồng độ Fe và Độ cứng trong nướ c ngầm. Nguồn: S ở  Tài nguyên và Môi trườ ng Thái Bình).

 Năm 2008  Năm 2009 QCVN 09

 Năm 2008  Năm 2009 QCVN 09

Page 55: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 55/125

 

55

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010Đáng chú ý là tỉ lệ mẫu nhiễm Arsenic vượt chỉ tiêu cho phép (0.05mg/l) toàn

tỉnh chiếm 12,53% tổng số mẫu thí nghiệm, trong đó có 3 huyện tỷ lệ nhiễm cao hơ n

 bình quân chung, cao nhất là huyện Vũ Thư (29,59%), Hưng Hà (21,59%) và Tiền Hải (14,74%). Một số xã ven sông lớn có tỉ lệ mẫu nhiễm Arsenic vượ t quy định r ất cao từ 

2-10 lần  tỉ  lệ  cho phép như  xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư  có 94/100 mẫu, xã Duy

 Nhất, huyện Vũ Thư có 80/100 mẫu, xã Hồng Phong, huyện Vũ Thư có 95/100 mẫu v.v...

3.3. DỰ BÁO VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN LIÊN QUAN ĐẾN MÔI

TRƯỜNG NƯỚC LỤC ĐỊA. 

3.3.1. Dự báo xu thế biến đổi chất lượng nước:  3.3.1.1. Dự  báo diễ  n biến môi trường nướ  c mặ t:

Diễn biến môi trường nước mặt có liên quan chặt chẽ tới nguồn nước thải trong

đó có nước thải ô nhiễm từ sản xuất công nghiệp, làng nghề, nước thải sinh hoạt, nước

thải từ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản… 

 a. Dự  báo lượ  ng nướ  c thải ô nhiễ  m từ  sả n xuấ  t công nghiệ p

A.Economopoulos, thuộc tổ  chức y tế  thế  giới, đã xây dựng bảng hướ ng dẫn

đánh giá nhanh trên cơ sở  thống kê tải lượ ng và thành phần nướ c thải của nhiều nhà

máy. Xác định ej (kg chất ô nhiễm/đơn vị sản phẩm), từ đó xác định đượ c thải lượ ng

từng tác nhân ô nhiễm Lj  trong từng ngành công nghiệ p.

Đo đạc lưu lượng nướ c thải ở  hiện tại và dựa vào k ế hoạch sản xuất trong tương

lai, k ết hợ  p phân tích mẫu nướ c lấy k ết quả trung bình của các cơ sở  có cùng loại hình

sản xuất, có thể xác định tương đối chính xác lượng nướ c thải hiện tại và dự  báo lượ ng

nướ c thải trong tương lai.

S ử  d ụng không hợ  p lý phân bón hóa học, hóa chấ t BVTV trong canh tác nông nghiệ p; khai tháctràn lan,không hợ  p lý nguồn nướ c ngầm ; ô nhiễm nướ c thải công nghiệ p là các nguyên nhânchính gây ô nhiễ m nguồn nướ c ngầm.

Page 56: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 56/125

 

56

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010Tóm lại, vớ i cùng một lưu lượng nướ c mặt ở  hiện tại và tương lai nhưng tải

lượ ng ô nhiễm nướ c thải trong tương lai lớn hơn rất nhiều so vớ i hiện tại. Điều này có

ngh ĩa rằng trong tương lai nếu không có các biện pháp quản lý môi tr ườ ng tốt hơn thì

chất lượng nướ c mặt trên hệ thống sông, ao hồ sẽ bị suy giảm tr ầm tr ọng.

 b. Dự  báo lượ  ng nướ  c thải sinh hoạ t

Theo niên giám thống kê Thái Bình 2008 và dự báo dân số Thái Bình đến năm

2020 ta có thể tính thải lượng nướ c thải sinh hoạt L (m3) như sau : 

Bảng 3.3: Ướ c tính thải lượng nướ c thải sinh hoạt đến năm 2010 và năm 2020

Chỉ tiêu Năm 

Đơn vị 2007 2010 2020

Dân số   Ngườ i 1.868.000 1.902.500 2.020.000

 Nướ c thải m3/ngày 298.880 304.400 323.200

3.3.2. Dự báo xu thế sử dụng nguồn nước mặt: 

 3.3.2.1 Dự  báo nhu cầu sử  d ụng nướ  c mặ t phụ c vụ sả n xuấ  t nông nghiệ p:

Trong thờ i gian tớ i diện tích đất nông nghiệ p của tỉnh ngày càng bị thu hẹ p do

 phát triển các cụm, khu công nghiệ p và xây dựng cơ sở  hạ  tầng. Quan điểm sử dụng

đất nông nghiệ p là: phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, có năng suất

chất lượng cao, tăng giá tr ị làm ra trên 1ha canh tác. Hình thành các vùng chuyên môn

hoá về lương thực thực phẩm, cây công nghiệ p ngắn ngày, cây ăn quả, chăn nuôi vớ i

khả năng thâm canh lớ n. Chuyển đất tr ồng lúa vùng tr ũng, hiệu quả  thấ p sang nuôi

tr ồng thuỷ sản. Theo quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020,

cơ cấu sử dụng đất nông nghiệ p cũng có sự thay đổi, theo đó đất tr ồng cây hàng năm ,

đất vườ n tạ p sẽ giảm, đất tr ồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản sẽ tăng. Đất tr ồng cây

hàng năm, mức độ  thâm canh sẽ đượ c nâng lên. Dựa trên các dữ kiện này cho thấy

công tác phát triển tài nguyên nướ c phục vụ sản xuất nông nghiệ p vẫn cần tiế p tục phát

triển, đảm bảo tướ i tiêu chủ động hơn, có đủ  nước cho thâm canh, tăng hệ  số quay

vòng đất và phục vụ cho chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đa dạng hoá cây tr ồng, phát triển

cây tr ồng có giá tr ị hàng hoá cao. Như vậy đến năm 2010 nhu cầu nướ c cho nôngnghiệ p có thể giảm 3-5% so vớ i hiện nay và tiế p tục giảm nhẹ 2-3% vào năm 2020.

 3.3.2.2. Dự  báo nhu cầu nướ  c phụ c vụ nuôi trồ ng thủ y sả n:

Theo quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh đến năm 2020, nuôi trồng

thủy sản của Thái Bình sẽ phát triển theo hướ ng: Tiế p tục đẩy mạnh nuôi tr ồng thủy

sản ở  vùng nướ c mặn, lợ   ; Mở  r ộng quy mô các cơ sở  sản xuất giống thủy sản; tăng

Page 57: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 57/125

 

57

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010cườ ng chuyển diện tích cấy lúa vùng úng tr ũng sang nuôi trồng thủy sản nướ c ngọt

(quỹ đất này có trên 8000 ha). Phát triển nuôi thủy sản quy mô lớ n; Diện tích nuôi thủy

sản dự  kiến đến 2010 đạt 14.500 ha, đến 2020 đạt 20.100 ha. Trong đó, nuôi trồng

thủy sản nướ c ngọt đến 2010 đạt 8.000 ha (đến nay đã vượ t quy hoạch), đến 2020 đạt

9000 ha. Như vậy nhu cầu nướ c cho nuôi tr ồng thủy sản nướ c ngọt sẽ  tăng. Dự báo

đến năm 2020 nướ c cấ p cho nuôi tr ồng thủy sản nướ c ngọt khoảng 290 triệu m3/năm,tức là tăng 1%. 

 3.3.2.3. Dự  báo nhu cầu nuớ  c cho công nghiệ p, làng nghề:

Theo quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh đến năm 2020 ngành công

nghiệ p của Thái Bình sẽ phát triển theo hướ ng: phát triển công nghiệ p dệt may, sản

xuất hàng tiêu dùng, phát triển các ngành công nghiệ p công nghệ  cao, ưu tiên phát

triển công nghiệ p chế  biến lương thực, thực phẩm, đẩy mạnh phát triển nghề, làng

nghề. Phát triển các khu, cụm công nghiệ p tậ p trung. Giá tr ị sản xuất công nghiệp đến

năm 2010 đạt khoảng 4.265 tỷ đồng, năm 2020 là 5.666 tỷ đồng. Nhịp độ tăng trưở ng

giai đoạn 2006-2010 là 26%, giai đoạn 2011-2010 là 16,8%, giai đoạn 2016-2020 là

14%. Dự  báo đến năm 2010 diện tích đất cho công nghiệp là 1870 ha, đến năm 2020,

đất cho các khu công nghiệ p là 3.200 ha.

Vớ i mục tiêu phát triển như vậy, dự báo nhu cầu nướ c cho sản xuất công nghiệ p

khoảng 50-60 triệu m3/năm vào năm 2010, 90-100 triệu m3/năm vào năm 2020. Khu

vực phía nam và khu vực ven biển nơi tậ p trung nhiều khu, cụm công nghiệp hơn

nhưng do điều kiện khai thác nướ c ngầm hạn chế sẽ phải sử dụng nướ c mặt là chủ yếu.

Dự báo tổng lượng nướ c mặt khai thác phục vụ  các khu công nghiệ p khoảng

35-40 triệu m3/năm vào năm 2010, 60-70 triệu m3/năm vào năm 2020. 

 3.3.2.4. Dự  báo nhu cầu nướ  c cho sinh hoạ t:

Theo dự án Quy hoạch Nướ c sạch và VSMT nông thôn tỉnh Thái Bình đến năm

2010, 85% số dân nông thôn sẽ đượ c cấp nướ c sạch, vớ i tiêu chuẩn cấp nướ c từ 80-

100 lít/ngườ i/ngày.đêm. Tiêu chuẩn cấp nước đô thị 120-140 lít/người/ngàyđêm.

Theo dự án vùng Tiền Hải, Thái Thụy, Kiến Xương, Vũ Thư và TP.Thái Bình

sẽ cơ bản sử dụng hệ thống cấp nướ c tậ p trung sử dụng nuồn nướ c mặt. Như vậy, đếnnăm 2010, nếu chỉ tính vớ i 60% số dân vùng này được hưởng nướ c sạch từ công trình

cấp nướ c mặt tậ p trung vớ i tiêu chuẩn cấ p trung bình 100 l/ngườ i/ngày thì lượ ng nướ c

mặt khai thác sẽ  là 24,5 triệu m3/năm. Đến 2020, nếu chỉ  tính vớ i 80% số dân vùng

này được hưởng nướ c sạch từ công trình cấp nướ c mặt tậ p trung vớ i tiêu chuẩn cấ p

120 l/ngườ i/ngày thì lượng nướ c mặt khai thác sẽ là 40,4 triệu m3/năm. 

Page 58: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 58/125

 

58

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010 3.3.2.5 Nhu cầu nướ  c duy trì môi trườ  ng sinh thái, chố  ng ô nhiễ  m, xâm

 nhậ p mặ n:

Đây là một l ĩnh vực sử dụng nướ c mớ i mẻ mà trước đây chưa đượ c quan tâm

đúng mức. Vớ i thực tr ạng hiện nay nguồn nướ c mặt đã có dấu hiệu ô nhiễm, tốc độ đôthị hóa, công nghiệp hóa tăng nhanh thì nhu cầu nước để duy trì môi tr ườ ng sinh thái,

 pha loãng chất thải ô nhiễm đảm bảo cho sự  phát triển bền vững sẽ ngày càng cao,chiếm tỷ tr ọng khoảng 30-40% trong tổng nhu cầu nướ c.

 Như vậy, nhu cầu nướ c của các ngành đều tăng lên, nhưng tỷ lệ tăng của từngngành có khác nhau. Tỷ tr ọng nhu cầu nướ c của các ngành công nghiệ p, thuỷ sản, du

lịch và nướ c sinh hoạt sẽ tăng lên, của ngành nông nghiệ p sẽ giảm đi. Tuy nhiên nhucầu nướ c cho nông nghiệ p vẫn giữ tỷ tr ọng lớ n.

Chỉ tính riêng các sông lớ n chảy qua địa bàn tỉnh, tổng lượ ng dòng chảy trung

 bình nhiều năm trên sông Hồng tại thượng lưu ngã ba Hồng Luộc là 72,04 tỷ m3/năm,

trên sông Luộc là 10,80 tỷ m3/năm, trên sông Trà Lý tại Quyết Chiến 10,9 tỷ m3/năm

cho thấy nguồn nướ c mặt hoàn toàn thoả mãn nhu cầu cho các ngành kinh tế, tháchthức lớ n nhất hiện nay là vấn đề chất lượng nướ c, xâm nhậ p mặn. Đặc biệt trong điều

kiện biến đổi khí hậu, chúng ta đang phải thách thức với nướ c biển dâng mà theo dự 

 báo của UNDP nướ c biển có thể dâng 69 cm vào năm 2070 và 100 cm vào năm 2100. Tóm lại: Về  tr ữ  lượ ng nguồn tài nguyên nướ c mặt hiện tại của tỉnh Thái Bình

cũng khá dồi dào, trong đó lượng nước sinh ra trên địa bàn tỉnh r ất nhỏ so với lượ ng

nướ c ngoại lai từ các sông lớ n bắt nguồn từ Trung Quốc chảy về. Tổng lượ ng nướ c

mặt khai thác phục vụ các ngành kinh tế trên 4 con sông lớ n thuộc địa bàn tỉnh trung

 bình khoảng 1.571.536.200 m3/năm. Trong đó, khai phục vụ cho sản xuất nông nghiệ p

trung bình vào khoảng 1.268.831.000 m3/năm (chiếm 80,7%), phục vụ nuôi tr ồng thủysản 287.236.900 m3/năm (chiếm 18,2%), phục vụ  cấp nướ c sinh hoạt 6.307.200

m3/năm (chiếm 0,4%), phục vụ cấp nướ c công nghiệ p vào khoảng 9.198.000 m3/năm(chiếm 0,6%). 

Biến đổi dòng chảy trong năm khá lớ n. Mùa lũ chiếm tớ i 70% tổng lượ ng dòng

chảy năm. Tháng 2, 3 là tháng có lượ ng dũng chảy đến ít nhất, đồng ngh ĩa vớ i việc

mực nướ c trên các hệ  thống sông xuống thấp, đặc biệt như đó và đang xảy ra trongtháng1,2,3 năm 2010. Trong khi cuối tháng 1, đầu tháng 2 lại là tháng có nhu cầu nướ c

 phục vụ nông nghiệ p lớ n tậ p trung  phục vụ đổ ải lúa xuân muộn. Do đó cần có các

 biện pháp quản lý vận hành công trình, bố trí cơ cấu cây tr ồng, thờ i vụ hợp lý để sử dụng lượ ng nướ c có hiệu quả.

Về chất lượ ng nguồn nướ c mặt:

 Nếu so sánh vớ i tiêu chuẩn nguồn cấ p cho sinh hoạt, nướ c sông Hồng, Trà Lý,

Luộc và sông Hóa đã có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ . Riêng chỉ tiêu NH4+ có tần suất

và số lần vượ t tiêu chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 trong cả mùa mưa và mùakhô r ất cao. Các sông đã có dấu hiệu ô nhiễm kim loại. Chỉ tiêu NO2

-, TSS và coliform

Page 59: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 59/125

 

59

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010có diễn biến r ất phức tạ p, có tần suất vượ t tiêu chuẩn r ất nhiều, đặc biệt là coliform cónơi vượ t tiêu chuẩn từ 5 đến 10 lần.

Đặc biệt chất lượng nướ c trong hệ  thống sông tr ục nội đồng cấ p nguồn nướ ccho sinh hoạt trong nhiều giai đoạn của năm khi hệ thống phải tr ữ nướ c phục vụ sản

xuất nông nghiệp đều bị ô nhiễm vượ t tiêu chuẩn cho phép ở  mức cao.

Hệ thống các ao, hồ tại sử dụng cho mục đích chăn nuôi thủy cầm, thả cá…códấu hiệu ô nhiễm NH4

+, NO2-, Cl-, coliform, còn lại hầu hết các chỉ  tiêu đều đạt tiêu

chuẩn QCVN. Các ao hồ tiế p nhận xả thải tại các làng nghề  đang bị ô nhiễm nặng bở i

vi sinh vật, các chất hữu cơ (COD, BOD).Trong bối cảnh nguồn tài nguyên nướ c ngày càng bị  suy giảm về  mặt chất

lượ ng và tổng lượ ng, các thành phần kinh tế có tốc độ phát triển nhanh vớ i nhu cầu sử dụng nướ c lớn và lượng nướ c thải cũng nhiều. Do đó vấn đề bảo vệ  chất lượ ng tài

nguyên nướ c mặt đang là yêu cầu hết sức cấ p thiết.

Page 60: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 60/125

 

60

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010CHƯƠNG IV 

THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC BIỂN 4.1 .CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM. 

Biển và các vùng bờ biển là nơi có nhiều loại hình tài nguyên thiên nhiên,

chứa đựng tiềm năng phát triển kinh tế đa ngành, đa mục tiêu; là nơi tập trung cáchoạt động phát triển kinh tế với các khu công nghiệp, dân cư, vùng đánh bắt, nuôi

tr ồng chế biến thuỷ hải sản, các hoạt động cảng biển hàng hải và du lịch. Cùng với

các hoạt động tr ên là sự gia tăng khai thác tài nguyên thiên nhiên, thói quen tiêu thụ

tài nguyên lãng phí gây sức ép lớn đến môi trường biển, ven biển, làm suy thoái tài

nguyên biển và ven biển. Theo khảo sát của Viện Hải dương học, vùng biển gần bờ

hầu như còn ít tôm cá để đánh bắt do việc khai thác không hợp lý, mang tính huỷ

diệt; bên cạnh đó là ô nhiễm môi trường gây tổn thương đến môi trường biển ngày

các gia tăng.

Ô nhiễm môi trường từ khu công nghiệp tập trung do các hoạt động sản xuất

của các cơ sở sản xuất trong và ngoài khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh gây ra, chất

thải không qua xử lý thải trực tiếp ra lưu vực sông và đổ ra biển.

Khung 4.1: Ô nhiễm môi trường các KCN ven biển. 

Báo cáo tổng hợp đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường khu công nghiệp khí mỏ

Tiền Hải tháng 3/2009, nồng độ khí thải CO, SO2, NO2, NH3, bụi và độ ồn tại khu vực khu

công nghiệp vượt tiêu chuẩn cho phép; nước thải tại một số điểm thải từ khu công nghiệp

có các thông số SS, COD, BOD5, coliform vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,2  – 10 lần

TCVN 5945-2005. Hàm lượng các chất ô nhiễm trong nguồn nước tiếp nhận nước thải tại

các sông Long Hầu, Kiên Giang các thông số COD, BOD5, SS, dầu mỡ khoáng, coliform

vượt tiêu chuẩn cho phép 3-6 lần TCVN 5942-1995 chất lượng nước mặt; cá biệt đã có

mẫu phát hiện dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng Asen, cadimi.

K ết quả phân tích nước thải tại cửa xả của một số doanh nghiệp sản xuất sứ vệ sinh,

gạch men tại khu công nghiệp, các thông số COD, BOD5, SS, Asen vượt 20,7; 16; 15,5;

10,4 lần TCVN 5945-2005.

 Nước thải từ các cơ sở sản xuất trong và ngoài khu công nghiệp được thải vào các

sông tiếp nhận cùng với nước thải của các khu công nghiệp, nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường các sông tiếp nhận và các cửa sông

ven biển; kết quả phân tích môi trường nước biển ven tại vùng cửa sông có dấu hiệu ô

nhiễm cao hơn các vùng khác.

(Nguồn: Chương tr ình nghiên cứu biển cấp nhà nước KT.03.07). 

Page 61: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 61/125

 

61

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010Báo cáo hiện tr ạng môi trườ ng Việt Nam, k ết quả quan tr ắc môi trườ ng biển

vùng ven bờ , có biểu hiện 3 chất ô nhiễm (dầu, k ẽm, và chất thải lỏng hữu cơ) luôn

có hàm lượ ng cao theo thờ i gian và có thể  tạo ra những điểm nóng ô nhiễm ở  các

vùng cửa sông lớn đổ  ra biển, một số  điểm có biểu hiện rõ ô nhiễm do kim loại

nặng, tồn dư thuốc tr ừ sâu có hàm lượng cao hơn từ 2-4 lần so vớ i các khu vực ven

 biển khác.

Ô nhiễm môi trườ ng do hoạt động nông nghiệ p thải ra các sông tiế p nhận đổ 

ra các vùng cửa sông ven biển.

Theo số  liệu thống kê của ngành nông nghiệ p và phát triển nông thôn, trung

 bình 1 năm, hoạt động sản xuất nông nghiệ p của tỉnh sử dụng hàng trăm tấn thuốc

 bảo vệ  thực vật và hàng trăm ngàn tấn phân bón hoá học các loại, đây là nguồn ô

nhiễm phát sinh từ  sản xuất nông nghiệ p thải ra các sông nội đồng cùng vớ i chất

thải công nghiệ p và sinh hoạt tậ p trung thải ra các cửa sông ven biển, đã thể hiệnhàm lượ ng kim loại nặng và dư lượ ng hoá chất bảo vệ  thực vật tại các vùng cửa

sông ven biển luôn cao hơn các vùng biển khác.

Ô nhiễm môi trườ ng do các hoạt động du lịch, các doanh nghiệp, cơ sở  sản

xuất, chế biến, nuôi tr ồng thuỷ  hải sản. Chất thải từ  các phương tiện vận tải trên

 biển và cảng biển hầu hết đều đổ xuổng biển; khu vực cảng cá Tân Sơn Thái Thuỵ 

và một số cảng cá khác xuất hiện ô nhiễm do hàm lượ ng các chất hữu cơ, chất dinh

dưỡng, coliform tương đối cao, vượ t giớ i hạn cho phép nướ c biển ven bờ  vùng nuôi

tr ồng thuỷ  sản. Các hoạt động du lịch tại khu bãi biển nghỉ  mát Đồng Châu xãĐông Minh, Cồn Vành xã Nam Phú hàng ngày thải chất thải sinh hoạt chưa qua xử 

lý ra vùng biển gây mất mỹ  quan bãi biển và ô nhiễm môi trườ ng. Các doanh

nghiệp, cơ sở  sản xuất chế biến thuỷ hải sản tại các làng nghề ven biển, nuôi tr ồng

thuỷ hải sản cũng góp phần làm gia tăng ô nhiễm môi trườ ng (nhà máy chế biến bột

cá Thuỵ  Hải, Công ty TNHH RICHBEUTY, Công ty TNHH Vạn Đạt, Công ty

TNHH Biển Đông, Công ty TNHH Việt Mỹ, Công ty thương mại Hà Nội…).

Các chất thải gây ô nhiễm môi trườ ng phát sinh các hoạt động trên cùng vớ i

chất thải ngay trên biển (hoạt động vận tải, đóng tàu, nuôi trồng thuỷ sản…), hoạtđộng khai thác khoáng sản cát tại vùng cửa sông, cồn ven biển gây xói lở  vùng bờ  

thay đổi luồng lạch… là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trườ ng biển và vùng ven bờ .

Việc nuôi tr ồng thuỷ sản theo hình thức thâm canh và bán thâm canh tại các

địa phương ven biển trong những năm qua có những ảnh hưởng như sau: suy giảm

diện tích r ừng ngậ p mặn do chặt phá để nuôi tr ồng thuỷ sản; nuôi tr ồng thuỷ sản thả 

Page 62: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 62/125

 

62

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010giống vớ i mật độ dày đặc, sử dụng nhiều thức ăn, phân bón, thuốc tr ị bệnh đã làm

tăng chất thải và không đượ c xử  lý dẫn đến ô nhiễm môi trườ ng nguồn nướ c cho

nuôi tr ồng, lây lan dịch bệnh, hậu quả là thất bại trong việc nuôi tr ồng thuỷ sản và

ảnh hưở ng tới môi trường sinh thái, đa dạng sinh học.

4.2 DIỄN BIẾN Ô NHIỄM. 

Hình 4.2: Đồ thị kết quả quan trắc nướ c biển năm 2009. (Nguồn: S ở  Tài nguyên và Môi trườ ng Thái Bình).

Hình 4.1: Biểu đồ quan trắc chất lượ ng trầm tích ven biển năm 2009. (Nguồn: S ở  Tài nguyên và môi trườ ng Thái Bình).

Page 63: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 63/125

 

63

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010Thông qua k ết quả các đợ t quan tr ắc vào cuối năm 2008 và 2009, có thể  đưa

ra nhận xét sau:

 Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trườ ng biển phát sinh từ  nhiều nguyên nhânkhác nhau, nhưng chủ yếu tậ p trung tại các lưu vực sông và đổ ra biển, mức độ ô

nhiễm trên đều được đánh giá, phân tích phản ánh thực tr ạng hàm lượ ng các thông

số ô nhiễm có mặt tại các lưu vực sông hoặc cục bộ phản ánh các điểm tại khu vựccửa sông tiế p giáp vớ i biển, ven biển. Tại một số điểm quan tr ắc đã xuất hiện một

số thông số ô nhiễm như kim loại nặng, dư lượ ng thuốc bảo vệ thực vật… xuất hiện

trong nướ c biển hoặc tr ầm tích bùn đáy vùng ven bờ   biển, song nhìn chung chấtlượng nướ c biển ven bờ  biển nói chung còn nằm trong giớ i hạn cho phép so sánh

vớ i Tiêu chuẩn Quy chuẩn Việt Nam do mức độ ô nhiễm từ cửa sông đổ ra có thể 

nằm trong sức chịu tải của môi trườ ng; chất lượng nướ c ven biển ven bờ   nhìn

chung là tốt cho việc nuôi tr ồng thuỷ sản.

Tuy nhiên về  lâu dài nếu không có các biện pháp xử  lý nướ c thải từ  đầu

nguồn, mức độ gia tăng chất thải vượ t quá sức chịu tải của môi trườ ng ven biển sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trườ ng ven biển, ảnh hưở ng tr ực tiế p tớ i các vùng nuôi tr ồng

thuỷ sản; bên cạnh đó các kết quả  phân tích nướ c biển đã xuất hiện ô nhiễm do dầu

loang và hàm lượ ng k ẽm, sắt trong nướ c biển ven bờ  cao, đây có thể  là nguồn ô

nhiễm do hoạt động vận tải biển hàng hải, lớ  p k ẽm sơn phủ bên ngoài vỏ tàu chống

sinh vật biển bám vỏ tàu, thải nướ c thải nhiễm dầu là những nguyên nhân tiềm tànggây ảnh hưở ng chất lượ ng nướ c biển ven bờ …

4.3. DỰ BÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN.

 Ngày 9/7/2009, UBND tỉnh có Quyết định số  1486/QĐ-UBND về  việc phê

duyệt qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng ven biển Thái Bình, giai

đoạn đến năm 2020. Về  phát triển kinh tế: Tốc độ  tăng trưở ng giá tr ị  sản xuất trên địa bàn vùng

 bình quân hàng năm giai đoạn 2010-2015, mức tăng trưởng đạt 15,6% năm. Về  bảo vệ  môi trường: Đến năm 2015, 80-90% chất thải trong công nghiệ p

đượ c thu gom và xử lý bằng công nghệ thích hợp; Đến năm 2020 có 100% chất thải

công nghiệ p và sinh hoạt đượ c thu gom và xử lý. Phấn đầu đến năm 2015, có 85 %

số  hộ  gia đình đượ c sử  dụng nướ c hợ  p vệ  sinh, năm 2020 đạt 100%. Phấn đấu100% xã phườ ng thị tr ấn có đội tự quản vệ sinh môi trường và có điểm thu gom rác

nơi công cộng; 100% hộ gia đình trong khu dân cư thực hiện nội qui, cam k ết bảo

vệ môi trườ ng.

Về  an ninh, quốc phòng: Giữ  vững tr ật tự  xã hội và an ninh quốc gia, xây

dựng thế  tr ận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Gắn phát triển kinh tế – xã

hội vớ i củng cố quốc phòng an ninh, từng bướ c xây dựng khu vực phòng thủ ven

 biển vững chắc.

Page 64: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 64/125

 

64

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 20104.3.1. Dự báo mức độ ô nhiễm trong tương lai, thay đổi lượng và thành

phần các áp lực chính đến môi trường biển, ven biển.  

Phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nói chung và của vùng ven biển nói riêng

vớ i mức tăng trưởng đạt 15,4%/ năm, trong đó công nghiệp tăng 19,6%/năm góp

 phần phát triển kinh tế  cho tỉnh nhưng cũng sẽ  là áp lực chính là vấn đề ô nhiễm

môi trườ ng sẽ ngày càng gia tăng ô nhiễm; tổng thải lượ ng, tải lượ ng chất thải phátsinh lớ n gây ô nhiễm môi trườ ng, hiện tại đã ô nhiễm tại các sông tiế p nhận nướ cthải ngày càng gia tăng sẽ là áp lực lớn đe doạ ô nhiễm môi trườ ng biển ven biển.

Hoạt động sản xuất nông nghiệ p sẽ  gia tăng việc sử  dụng phân bón hoá học và

thuốc tr ừ sâu thải ra các sông tiế p nhận đổ ra biển. Việc nuôi tr ồng thuỷ sản ven bờ ,

trong đó có 5883,75ha diện tích mặt nướ c nuôi ngao cũng tiềm ẩn nhiều r ủi ro gây

ô nhiễm môi trườ ng sinh thái; hoạt động khai thác, chế biến thuỷ hải sản phát triển

mạnh trong thờ i gian tớ i do việc phát triển đội ngũ đánh bắt xa bờ ; hoạt động hànghải, vận tải biển, công nghiệp đóng tàu phát triển mạnh mẽ cũng góp phân gia tăng

ô nhiễm môi trườ ng biển, ven biển. Tổng lượ ng chất thải ngày càng gia tăng, nếukhông đượ c xử lý ngay từ đầu nguồn tậ p trung thải ra các sông tiế p nhận, đổ ra biển

hoặc thải tr ực tiế p ra vùng biển sẽ vượ t quá mức chịu tải của môi trườ ng biển vốn

đã bị tích luỹ ô nhiễm từ nhiều năm nay, sẽ dẫn đến tổn thương và gây ô nhiễm môi

trườ ng biển, ven biển của tỉnh đây là  những nguy cơ, tổn thất r ất lớ n và nghiêm

tr ọng dẫn đến tổn thương vùng biển, ven biển, phát sinh nhiều r ủi ro cho việc nuôi

tr ồng thuỷ sản, đánh bắt, khai thác và chế biến thuỷ hải sản của cộng đồng dân cưven biển 02 huyện Tiền Hải, Thái Thuỵ vốn đã nghèo khó vất vả. Bên cạnh đó việc

chặt phá r ừng ngậ p mặn quá nhiều để  nuôi tr ồng thuỷ  sản trong những năm qua,

cùng vớ i những hiện tượ ng khắc nhiệt của thờ i tiết, thiên tai, bão lũ do biến đổi khíhậu, nướ c biển dâng gây ra sẽ là những nguyên nhân tiềm tàng dẫn đến nhiều r ủi ro

cho nhân dân vùng ven biển nói chung và việc nuôi tr ồng, khai thác, chế biến thuỷ 

hải sản nói riêng. Trong những năm qua cùng vớ i sự giúp đỡ  của các tổ chức Quốc

tế như Acmang Đan mạch, PAM… và nỗ lực của ngành nông nghiệ p và phát triển

nông thôn, nhân dân ven biển đã có những giải pháp như cải tạo nâng cấp đê biển,tr ồng r ừng ngậ p mặn… nhưng chưa bù đắp được môi trườ ng sinh thái tự nhiên do

thiên nhiên ban tặng. Công tác quản lý nhà nướ c về bảo vệ môi trườ ng trong những

năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc thực thi Luật Bảo vệ  môi

trường đã đi vào thực tế  góp phần ngăn chặn ô nhiễm môi trườ ng, cải thiện môitrườ ng, tuy nhiên vớ i mức độ phát triển kinh tế nhanh trong những năm qua và các

năm tiế p theo nếu không có biện pháp thực thi quyết liệt sẽ  dẫn đến gia tăng ônhiễm môi trường vượ t quá sức chịu tải môi trườ ng tự  nhiên trong đó có môi

trườ ng biển, ven biển. Do vậy phải ngăn chặn ô nhiễm môi trườ ng ngay từ  đầu

nguồn thải; tăng cườ ng công tác quản lý nhà nướ c về bảo vệ môi trườ ng, quản lý

chặt chẽ các lưu vực sông đổ  ra biển. Quy hoạch các sông nội đồng trên địa bàn

Page 65: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 65/125

 

65

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010tỉnh, xác định các sông tiế p nhận nướ c thải công nghiệ p, sinh hoạt và nướ c thải từ 

các hoạt động sản xuất nông nghiệ p phải được tách riêng để  có biện pháp xử  lý,

không hoà nhập nướ c từ các sông nội đồng chưa đạt tiêu chuẩn Việt Nam vào các

sông lớn đổ ra biển. Tăng cườ ng việc giám sát, cấ p phép xả nướ c thải vào nguồn

nướ c tại các sông tiế p nhận, chỉ cho phép hoà nhập nướ c từ các sông tiế p nhận đạt

tiêu chuẩn, qui chuẩn Việt Nam vào các sông lớ n.4.3.2. Phát triển kinh tế- xã hội gắn kết với Bảo vệ môi trường và quản lý

tổng hợp biển để phát triển bền vững. 

Đẩy mạnh công tác quản lý tổng hợ  p biển và hải đảo. Ngày 19/5/2009, UBND

tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1067/QĐ-UBND, về chức năng nhiệm vụ của Sở  Tài nguyên và môi trườ ng là phòng Quản lý tổng hợ  p biển và khí tượ ng thuỷ văn.

 Nhằm thực hiện tốt quản lý nhà nướ c về b iển cần thiết phải kiện toàn đội ngũ cán bộ công chức đủ mạnh cho phòng quản lý tổng hợ  p biển và khí tượ ng thuỷ văn đủ 

 biên chế và đề nghị  cấ p có thẩm quyền thành lậ p chi cục quản lý tổng hợ  p biển

thuộc Sở   tài nguyên và môi trườ ng có chuyên môn nghiệ p vụ  về Hải dương học,môi trường, khí tượ ng thuỷ văn tiế p cận những nhiệm vụ; có k ế hoạch bồi dưỡ ng

nguồn nhân lực hiện đang công tác về  chuyên môn nghiệ p vụ  có liên quan thực

hiện chức năng quản lý nhà nướ c về biển và hải đảo khi Luật bảo vệ Tài nguyên và

môi trườ ng biển, Luật khí tượ ng thuỷ văn đượ c Quốc hội thông qua, có hiệu lực thi

hành.

Tổ  chức thực hiện chiến lượ c phát triển bền vững biển, ven biển tỉnh Thái

Bình, k ế hoạch quản lý tổng hợ  p tài nguyên và bảo vệ môi trườ ng biển. Phối hợ  pchặt chẽ công tác bảo vệ môi trườ ng vớ i quản lý tổng hợ  p biển:

- Quản lý chặt chẽ các hoạt động du lịch tại các bãi biển phải chấ p hành cácqui định về bảo vệ môi trườ ng, gìn giữ bảo vệ môi trườ ng biển, tạo cảnh quan môi

trườ ng xanh sạch đẹ p, thu hút khách du lịch. Tăng cườ ng việc bảo vệ bờ  biển, môitrườ ng biển. Khuyến khích nhân dân ven biển tích cực tham gia cùng với các cơ

quan chức năng trong việc bảo vệ bờ  biển chủ quyền Quốc gia, bảo vệ môi trườ ng,

tr ồng r ừng ngậ p mặn, tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức Quốc tế, các tổ chức phi

chính phủ tài tr ợ  cho việc tr ồng r ừng và bảo vệ môi trườ ng ven biển; vùng đất ngậ pnướ c ven biển và dự án hỗ  tr ợ  cộng đồng nghèo ven biển Việt Nam tạo dựng sinh

k ế bền vững và bảo vệ môi trườ ng do Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển

cộng đồng MCD triển khai tại xã Nam Phú huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình là dự ánđiển hình có hiệu quả thiết thực cần đượ c nhân r ộng ra các xã ven biển với phươngthức quản lý nguồn lợ i ven bờ, đảm bảo công bằng hơn về xã hội, cơ sở  khoa học

về sinh thái, khả thi về kinh tế nhằm nâng cao chất lượ ng cuộc sống và sinh k ế cho

cộng đồng nghèo ven biển.

- Quản lý tổng hợp đớ i bờ  biển, ứng dụng, đào tạo giáo dục và truyền thôngmôi trườ ng, quản lý tài nguyên biển, đưa các địa phương gần cửa sông có r ừng

Page 66: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 66/125

 

66

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010ngậ p mặn (Nam Phú Tiền Hải, Thuỵ  Trườ ng Thái Thuỵ) vào khu bảo tồn thiên

nhiên, RAMSA, khu dự tr ữ sinh quyển cần phải bảo vệ nghiêm ngặt; phân định rõ

khu vực nuôi tr ồng thuỷ  sản theo mô hình sinh thái, khu vực khai thác chế  biến

thuỷ sản, khu vực phát triển du lịch, khu vực cảng và công nghiệp đóng tàu và các

khu vực khai thác khoáng sản (cát, sa khoáng…). Việc khai thác cát biển phục vụ 

cho các công trình xây dựng, giao thông; khai thác dầu khí phải đượ c nghiên cứuk ỹ và đánh giá tác động môi trườ ng chi tiết theo qui hoạch đảm bảo cho phát triển

 bền vững…

Lậ p qui hoạch tổng thể sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trườ ng biển (vùng

nuôi tr ồng thuỷ  sản tậ p trung, tách riêng khu khai thác, chế biến thuỷ hải sản. Có

hướ ng dẫn k ỹ thuật nuôi tr ồng thuỷ hải sản, khai thác và chế biến đảm bảo k ỹ thuậtgắn vớ i bảo vệ môi trường; không đượ c chặt phá r ừng ngậ p mặn trong nuôi tr ồng

thuỷ hải sản; có dự báo về khí tượ ng thuỷ văn, hải văn, đánh giá rủi ro trong việc

nuôi tr ồng thuỷ sản…đảm bảo phát triển bền vững cho phát triển kinh tế biển gắn

vớ i bảo vệ môi trườ ng); lậ p báo cáo hiện tr ạng môi trườ ng biển ven biển tỉnh TháiBình; dự báo thiên tai, sự cố trên biển, ven biển, ô nhiễm môi trườ ng biển do sự cố 

tràn dầu, hoạt động vận tải biển hàng hải.

Thẩm định các qui hoạch chuyên ngành, các đề án thành lậ p, các công trình

quan tr ọng ven biển, trên biển phục vụ  cho khai thác, sử dụng tài nguyên biển và

hải đảo; Cấ p phép không gian biển, ven biển của ngành tài nguyên và môi trườ ng

sau khi Luật bảo vệ Tài nguyên và môi trườ ng biển đượ c Quốc hội thông qua.Thống nhất quản lý nhà nướ c về  điều tra cơ bản tài nguyên và bảo vệ  môi

trườ ng biển; thanh tra, kiểm tra; tuyên truyền nâng cao nhận thức về quản lý tổng

hợ  p biển và hải đảo; kiểm soát ô nhiễm môi trườ ng biển, ven biển tỉnh Thái Bình; phối hợ  p tốt các tổ chức Quốc tế các đơn vị, dự án có liên quan đến l ĩnh vực quản

lý tổng hợ  p biển và khí tượ ng thuỷ văn. Tổ chức truyền thông tuần lễ biển và hải

đảo, hưở ng ứng ngày đại dương thế  giớ i gắn vớ i yêu cầu quản lý tổng hợ  p tài

nguyên và bảo vệ môi trườ ng biển. Xây dựng “ K ế hoạch hành động ứng phó vớ i

 biến đổi khí hậu của tỉnh Thái Bình nhằm triển khai thực hiện chương tr ình mục

tiêu Quốc gia ứng phó vớ i biến đổi khí hậu”; triển khai, thực hiện K ế hoạch hành

động ứng phó vớ i biến đổi khí hậu và nướ c biển dâng trên địa bàn toàn tỉnh theo

các giai đoạn 2010-2015; giai đoạn 2015-2020.

Page 67: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 67/125

 

67

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010CHƯƠNG V 

THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNH KHÍ 5.1 CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ. 

5.1.1. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: 

Tính đến 31/12/2009, trên địa bàn tỉnh có khoảng gần 2000 cơ sở  sản xuất kinhdoanh tại 6 KCN, 17 CCN và 219 làng nghề và các khu vực khác.

Khí thải từ các nhà máy sản xuất trong các KCN từ 2 nguồn: chủ  yếu khí thải

 phát sinh từ quá tình đốt nhiên liệu tạo năng lượ ng phục vụ quá trình sản xuất (nguồn

điểm) và một phần khí thải phát sinh từ quá trình công nghệ sản xuất (nguồn mặt).

Khí thải phát sinh từ nguồn điểm chủ yếu là các lò hơi, đối vớ i lò hơi đồng bộ 

đều có hệ thống xử lý khí thỉa kèm theo. K ết quả phân tích khí thải từ các ông skhói

của các nhà máy KCN cơ bản đạt tiêu chuẩn môi trườ ng. có ít dự án có khí thải phát

sinh từ nguồn mặt như các nhà máy luyện thép, đúc đồng, đúc nhôm, tái chế nhựa…khí thỉa từ các nhà máy này cơ bản đã đượ c xử lý, tuy nhiên việc xử lý chưa thật triệt

để, hiện nay có 2 dự án còn phát tán mùi khó chịu ra môi trườ ng xung quanh, vì vậy có

hiện tượ ng dân khiếu kiện về mùi khó chịu là nhà máy thép Shengli, cơ sở  tái chế nhựa

Thiên Đông. 

Tổng số 129 dự án đẩu tư trong KCN theo nhóm ngành gồm: Điện, điện tử (10

dự án); Cơ khí (24 dự án); dệt may (31 dự án), Vật liệu xây dựng (30 dự án), nhóm

nhàng khác (35 dự án).

Các Cụm công nghiệp điển hình vớ i 135 dự án đầu tư đã đi vào hoạt động gồm:Đông La, Đông Phong, Phong Phú, Quỳnh Côi, Thái Phương, Đồng Tu, thị tr ấn Hưng

 Nhân, Trà Lý, Cửa Lân, Vũ Ninh, Vũ Quý, thị tr ấn Vũ Thư, Thụy Hà.

Các làng nghề đang hoạt động, phần lớ n có công nghệ  thiết bị  lạc hậu, quy mô

vốn hộ gia đình thấp, không đủ để đầu tư xử lý chất thải; làng nghề càng phát triển thì

môi trườ ng càng ô nhiễm.

5.1.2. Giao thông vận tải. 

Do đòi hỏi của sự phát triển kinh tế, xã hội và đặc biệt là phát triển công nghiệ p.

Trong những năm qua cơ sở  hạ tầng của ngành giao thông vận tải của tỉnh có sự phát

triển r ất lớ n. Cùng vớ i việc phát triển mạng lưới giao thông, các phương tiện giao

thông cũng tăng lên nhanh chóng và đang là nguôn gây ô nhiễm môi trườ ng không khí

nghiêm tr ọng của Thái bình.

Page 68: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 68/125

 

68

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010Khung 5.1: Thống kê các phương tiện giao thông trong tỉnh.

Tính đến 01/4/2010 Thái bình có tổng số  phương tiện tham gia giao thông đăng ký: 

+ Mô tô 422.685 chiếc.

+ Ô tô 10.174 chiếc, trong đó: xe tải: 5515 chiếc, xe chở  ngườ i: 4135 chiếc, chở  khách

524 chiếc.

+ Phương tiện vận tải thủy: 5624 phương tiện.Số liệu nêu trên chưa tính đến số  phương tiện không đăng ký và xe các tỉnh khác lưu

thông trên địa bàn tỉnh Thái bình.

(Nguồn: S ở  Giao thông vận t ải t ỉ nh Thái Bình)

Theo quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải Thái Bình đến năm 2020,

hàng năm lượ ng khí thải phát sinh từ các hoạt động giao thông là r ất lớn và tăng mạnh

qua từng năm. 

 Bả ng 5.1: Thố  ng kê và d ự  báo phát thải bở i hoạt độ ng vậ n tải đườ  ng bộ. 

 ĐV T: KG

STT Năm 

Khí thải

Vận tải hành khách Vận tải hàng hóa

2006 2010 (Ướ c) 2006 2010 (Ướ c)

1 CO 2510 6077 96 863

2 CO2 384678 931424 14733 132259

3 CmHn 12571 30439 481 4322

4 SOx 8323 20152 319 2861

5 NOx 53836 130354 2062 18510

6 Bụi 256379 620773 9810 88147

(Nguồn: S ở  Giao thông vận t ải Thái Bình).

5.1.3. Xây dựng, hạ tầng kỹ thuật.

Hiên nay tỉnh ta đang tiến hành sửa chữa, hoàn thiện hệ  thống giao thông quốc

lộ, tỉnh lộ, đườ ng giao thông liên huyện, liên xã; đồng thờ i các công trình xây dựng

công sở , nhà máy, nhà cửa dân sinh xây dựng r ất nhiều đang là guồn gây ô nhiễm môi

trườ ng không khí lớn trên địa bàn tỉnh.

5.1.4. Nông nghiệp, nông thôn.

Tỉnh ta hiện có khoảng 86.121,70 ha đất tr ồng lúa vớ i mức độ  thâm canh cao,

hàng năm sử dụng hàng trăm tấn thuốc bảo vệ môi trườ ng; toàn tỉnh có 1001 trang tr ại,hàng nghìn gia tr ại là một nguồn gây ô nhiễm môi trườ ng không khí.

5.1.5. Sinh hoạt của nhân dân. Dân số tỉnh ta khoảng 1,9 triệu ngườ i hoạt động sinh hoạt hàng ngày sử dụng r ất

nhiều nguyên nhiên liệu phục vụ sinh hoạt và phát sinh các chất thải là một nguồn gây

ô nhiễm môi trườ ng lớ n.

Page 69: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 69/125

 

69

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 20105.2 DIỄN BIẾN Ô NHIỄM 

Căn cứ vào các k ết quả quan tr ắc môi trường năm 2008 và năm 2009, có thể  đưa

ra những nhận xét, đánh giá sơ bộ sau.

5.2.1. Chất lượng không khí gần khu vực sản xuất. 

Vị trí quan tr ắc đối vớ i khu vực này bao gồm: Tại các KCN, CCN và làng nghề trong tỉnh vớ i các chỉ  tiêu phân tích: Bụi, tiếng ồn, CO, SO2, NO2. Tiêu chuẩn so

sánh: QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn k ỹ  thuật Quốc gia về chất lượ ng không

khí xung quanh; TCVN 5949 – 1998 - Tiêu chuẩn tiếng ồn xen k ẽ khu vực dân cư. 

 Nhìn chung, chất lượ ng môi trườ ng không khí xung quanh các khu vực sản xuất,

 phần lớ n các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giớ i hạn cho phép. Tuy nhiên đã có dấu

hiệu sự ô nhiễm bụi và tiếng ồn. Tại các KCN Cầu Nghìn, CCN Phong Phú, Đồng Tu,

nồng độ bụi và mức ồn đã vượ t ngưỡ ng tiêu chuẩn quy định.

Tuy nhiên, nếu so sánh các chỉ tiêu phân tích của cùng một địa điểm trong thờ i

điểm đợ t quan tr ắc năm 2008 và năm 2009 đã có sự tăng đáng k ể về nồng độ chất ô

nhiễm.

Hình 5.1: Biểu đồ quan trắc chất lượng môi trườ ng không khí xung quanh khu vự c sảnxuất.

(Nguồn: S ở  Tài nguyên và Môi trườ ng Thái Bình).

Page 70: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 70/125

 

70

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 20105.2.2. Chất lượng không khí ven các đườ ng giao thông lớn. 

 Năm 2008, kết quả phân tích chất lượng không khí môi trườ ng tự nhiên thu đượ c

cho thấy tiếng ồn và bụi tại các điểm đo gần đườ ng giao thông tuy có nhiều phương

tiện qua lại nhưng vẫn nằm trong giớ i hạn tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượ ng các khí

độc hại như: SO2, NO2 cũng nằm trong giớ i hạn tiêu chuẩn cho phép theo tiêu chuẩn

Việt Nam về chất lượ ng không khí xung quanh TCVN 3937- 2005.

K ết quả phân tích chất lượng không khí môi trườ ng tự nhiên (đợt 1và đợt 2) đượ c

thực hiện vào tháng 9 và tháng 11 năm 2009, thu đượ c cho thấy hầu hết các chỉ tiêu

 phân tích các khí độc hại như SO2, NO2 đều nằm trong giớ i hạn tiêu chuẩn cho phép

(QCVN 05:2009/BTNMT). Tuy nhiên một số điểm tại ngã ba, ngã tư giao thông cóSO2 cao hơn các điểm khác như: Ngã tư An Tậ p là 175 µg/m3; Ngã tư Lý Bôn là 175

µg/m3 (Các điểm trung bình là 60 µg/m3).

Một số điểm gần bến tậ p k ết vật liệu xây dựng, ngã tư có chỉ tiêu về tiếng ồn, bụi

vượ t quá giớ i hạn cho phép như: Cầu Trà Lý là 470 µg/m3; Cầu Nghìn 412,5 µg/m3 

vượ t tiêu chuẩn 112,5 µg/m3 bằng 37,5%.

5.3 DỰ BÁO VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN LIÊN QUAN ĐẾN MÔI

TRƯỜNG KHÔNG KHÍ. 

Trong giai đoạn tới là giai đoạn Công nghiệ p hóa, hiện đại hóa tốc độ  cao, phương tiện giao thông phát triển, đồng thời đến năm 2014 Trung tâm nhiệt điệt Thái

 bình đi vào hoạt động vớ i tổng công xuất là 1800MW những sức ép lớ n lên môi

trườ ng không khí tỉnh Thái bình thờ i gian tớ i.

Hình 5.2: Biểu đồ quan trắc chất lượng môi trườ ng không khí đườ ng quốc lộ lớ n.(Nguồn: S ở  Tài nguyên và Môi trườ ng Thái Bình).

Page 71: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 71/125

 

71

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010CHƯƠNG VI 

THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT Thái Bình là một tỉnh đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc

nhỏ hơn 1%; cao trình biến thiên phổ biến từ 1-2m so vớ i mực nướ c biển, thấ p dần từ 

tây bắc xuống đông nam. Đất đai Thái Bình phì nhiêu màu mỡ  do đượ c bồi tụ bở i hệ 

thống sông Hồng và sông Thái Bình. Tổng diện tích tự  nhiên 153.596 ha trong đó:

Diện tích cây hàng năm: 94.187 ha; Ao hồ đã đưa vào sử dụng: 6.018 ha.

6.1. CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM VÀ SUY THÁI ĐẤT. 

Ô nhiễm đất chính là việc đưa vào môi trường đất các thành phần có hại đối vớ i

sự sống của cộng đồng và hệ sinh vật. Đất thườ ng là chỗ tiế p nhận chủ yếu tất cả các

nguồn thải. Sự thải các chất thải r ắn ở  các đô thị và nông thôn đã sinh ra hàng loạt vấn

đề về bảo vệ sức khỏe, ô nhiễm đất và nướ c, phá hủy cảnh quan, chiếm dụng đất làm

 bãi thải,...

Tác nhân gây ô nhiễm đất:

6.1.1. Ô nhiễm đất bởi các tác nhân sinh học: 

Do dùng phân hữu cơ trong nông nghiệ p, chất thải sinh hoạt chưa qua xử lý, các

mầm bệnh, ký sinh trùng, vi khuẩn đườ ng ruột,... đã gây ra các bệnh truyền từ đất cho

cây sau đó sang người và động vật. Đất được coi là nơi lưu giữ  các mầm bệnh. Trướ c

hết là các nhóm tr ực khuẩn và nguyên sinh vật gây bệnh đườ ng ruột: tr ực khuẩn lỵ,

thương hàn và phó thương hàn, phẩy khuẩn tả, lỵ amíp, xoắn trùng vàng da, tr ực trùng

than, nấm, bệnh uốn ván,... Tiếp đến là các bệnh ký sinh như giun, sán lá, sán dây, ve

 bét,...

6.1.2. Ô nhiễm đất bởi các tác nhân hóa học: 

- Chất thải từ các nguồn thải công nghiệ p bao gồm các chất thải cặn bã, các sản

 phẩm phụ do hiệu xuất của nhà máy không cao.

- Do nguồn từ dư lượ ng thuốc bảo vệ thực vật: phân bón, thuốc tr ừ sâu, diệt cỏ,..

Phân bón và các thuốc tr ừ sâu, diệt cỏ đượ c dùng vớ i mục đích tăng thu hoạch

mùa màng, các loại muối có trong nước tướ i cho cây tr ồng không đượ c hấ p thụ hết đều

gây ô nhiễm cho đất. Các tác nhân gây ô nhiễm không khí khi lắng đọng, các chất phân hủy từ các bãi rác lan truyền vào đất đều là những tác nhân hóa học gây ô nhiễm

đất. Thuốc tr ừ sâu là tác nhân số một gây ô nhiễm đất. Đã có hơn 1.000 hóa chất là

thuốc tr ừ sâu mà DDT là phổ biến nhất từ trước đến nay. DDT là chất khó phân hủy

trong nướ c và tạo ra những dư lượng đáng kể trong đất sau đó đi vào chu tr ình đất -

cây - động vật - người. Ngườ i bị nhiễm DDT do ăn cá có nồng độ DDT r ất cao qua

chuổi thức ăn (sự tích tụ sinh học và khuyếch đại sinh học). Đất bị ô nhiễm trướ c tiên

Page 72: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 72/125

 

72

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010sẽ gây tác hại đến hệ sinh vật sống trong đất, các động vật và thực vật sống trên đất.

Đất thiếu sinh vật tr ở  nên môi trường trơ, không thể sử dụng vào sản xuất nông nghiệ p

đượ c nữa.

6.1.3. Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý : 

Bao gồm ô nhiễm nhiệt và phóng xạ 

- Ô nhiễm nhiệt chủ yếu từ các quá trình sản xuất công nghiệp và thườ ng mang

tính cục bộ: Ô nhiễm từ nguồn nướ c thải công nghiệ p, từ khí thải,... Ngoài ra còn có

các nguồn từ  tự nhiên. Nhiệt độ trong đất tăng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh

vật do làm giảm lượ ng oxy và sự  phân hủy diễn ra theo kiểu k ỵ  khí vớ i nhiều sản

 phẩm trung gian gây độc cho cây tr ồng như NH3, H2S, CH4... đồng thờ i làm chai

cứng và mất chất dinh dưỡ ng.

- Nguồn ô nhiễm do phóng xạ là các chất phế thải của các cơ sở  khai thác, nghiên

cứu và sử dụng các chất phóng xạ. Các chất phóng xạ đi vào đất, từ đất vào cây tr ồngsau đó có thể đi vào ngườ i.

Tại Thái Bình chưa phát hiện ra dấu hiệu của ô nhiễm đất do tác nhân vật lý.

6.2. HIỆN TRẠNG SUY THÁI VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT. 

6.2.1. Trong sản xuất nông nghiệp:

- Tình hình sử dụng phân bón và thuốc Bảo vệ thực vật:

Trong r ất nhiều nguyên nhân thì thói quen sử  dụng các hóa chất trong nông

nghiệp như phân bón hóa học, thuốc bảo vệ  thực vật một cách tràn lan và không có

kiểm soát đã làm cho các vi sinh vật có ích nằm trong đất canh tác bị suy giảm về số lượ ng cũng như chủng loại. Khi phân bón được bón vào đất, cây không sử dụng hoàn

toàn, phần không sử dụng đượ c sẽ chuyển thành chất ô nhiễm trong môi trường nướ c,

tích luỹ trong đất và di chuyển vào khí quyển. Theo thống kê, năm 2009 toàn tỉnh sử 

dụng khoảng trên 500 nghìn tấn phân bón hóa học hữu cơ, trên 200 nghìn tấn phân vô

cơ và khoảng 600 tấn thuốc bảo vệ thực vật.

- Trong chăn nuôi: 

Tậ p quán sử dụng phân bắc, phân chuồng tươi vào canh tác và làm nguồn thức ăn

cho cá. Việc sử dụng phân tươi không những gây ô nhiễm đất, nướ c, không khí mà cònảnh hưở ng xấu đến sức khỏe con ngườ i vì những mầm bệnh tiềm ẩn trong phân.. Nhu

cầu thức ăn, nướ c uống, tậ p tính bầy đàn, nhu cầu bãi chăn thả... của gia súc cũng đang

đượ c coi là một trong những tác nhân chính gây thoái hóa đất nông nghiệ p, ô nhiễm

nguồn nướ c và mất cân bằng hệ sinh thái.

Page 73: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 73/125

Page 74: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 74/125

 

74

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010trong đất tại bảng 1 và bảng 2 cho thấy thành phần kim loại các kim loại nặng như Cu,Pb, Zn, Cr, As đều nằm dướ i QCVN 13:2008/BTNMT.

6.2.3. Các nguyên nhân khác gây ô nhiễm môi trường đất: 

Việc khai thác nướ c ngầm thiếu quy hoạch, không kiểm soát, gây ô nhiễm nguồn

nướ c ngầm, xâm nhậ p mặn, lún sụt đất; do khai thác đất, cát trái phép, gây sạt lở  đất

và ảnh hưở ng lớn đến dòng chảy. Mỗi ngườ i dân trung bình thải 0,6 kg rác mỗi ngày.Số rác này đượ c thu gom một phần, còn lại không đượ c thu gom gây ô nhiễm đặc biệt

là các vùng nông thôn. Ngoài ra, rác thải từ  bệnh viện chưa phân loại đổ bỏ  chung

cùng rác thải sinh hoạt ẩn chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm và các chất độc hại gây ô

nhiễm đất. Các bãi rác làm ô nhiễm đất, nướ c và không khí, tiêu tốn năng lượ ng,

chiếm một diện tích đất lớ n. Sự đốt rác tạo ra khí độc theo gió đi rất xa, tro có thể còn

chứa chất độc lại dùng để lấp các nơi trũng hay trồng cây.

 Nướ c thải từ sinh hoạt, nướ c từ các làng nghề, từ các tỉnh đầu nguồn đổ về vớ imức độ ô nhiễm nặng để đổ ải trên diện r ộng cũng làm cho đất bị ô nhiễm.

Việc lạm dụng phân bón không chỉ đe dọa sức khỏe con ngườ i, mà còn làm mấtổn định hệ sinh thái nông nghiệ p. Kiểu canh tác dùng nhiều phân vô cơ, kết hợ  p vớ i

việc ngưng quay vòng của chất hữu cơ trong đất tr ồng, tạo nên một đe dọa nghiêm

tr ọng trong việc giữ phì nhiêu của đất. Là do sự tích lũy liên tục các chất tạ p (kim loại,

á kim) có trong phân hóa học và sự biến đổi cấu trúc của đất. Thành phần chất hữu cơcủa đất bị  giảm nhanh và khả  năng giữ nước và thoát nướ c của đất bị  thay đổi ảnh

hưởng đến chất lượng và năng suất của cây tr ồng. Sử dụng nhiểu phân bón làm đất bị chay, bị chua đất. Sử dụng dư phân bón hóa học gây phú dưỡ ng hóa và gây ô nhiễm

nướ c ngầm. Bên cạnh đó các hợ  p chất chính là N, P, K thì trong phân còn có hàm

lượ ng kim loại nặng và một số chất độc khác. Việc sử dụng phân hữu cơ không đúngliều lượng và không đúng cách sẽ gây hại cho môi trường đất, làm phát tán vi khuẩn

gây bệnh, tr ứng giun sán có điều kiện sinh sôi nảy nở  và lan truyền qua môi trườ ng

nướ c mặt, đồng thời làm tăng các độc chất như CH4, H2S, CO2. Từ đó gây ra việc bệnh

ở  người và gia súc như: trực khuẩn ly, thương hàn, amip, k ý sinh trùng (tr ứng giun,

sán…). Thuốc bảo vệ thực vật nếu sử dụng đúng liều lượ ng thì sẽ tr ừ hại đượ c nhiềusâu bệnh, nhưng nếu sử dụng quá liều thì sẽ  tạo ra dư lượ ng thuốc bảo vệ  thực vật

trong đất làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái, gây ô nhiễm đất nghiêm tr ọng. Thuốc bảo vệ 

thực vật r ất khó phân hủy nên thờ i gian tồn tại trong đất nhiều năm, đôi khi thuốc bảo

vệ  thực vật lại gây chết cho thiên địch, tạo hiện tượ ng “lờ n thuốc” ở   sâu bệnh.Chấtmùn không còn quay về đất. Sự nghèo mùn làm phá hủy cấu trúc của đất, giảm phức

hợ  p hấ p thụ sét mùn (complexe absorbant argilo humique) nên giảm độ phì của đất.Phân động vật và thực vật không quay về với đất mà chất đống sẽ ô nhiễm mực thủy

cấ p sau khi lên men amoniac. Hoặc chúng bị đem thiêu đốt bỏ, không về đất đượ c. Sự 

đốt rác có ngh ĩa là thay đổi ô nhiễm điạ  phương của đất bằng sự ô nhiễm không khí ở  

diện r ộng hơn nhiều.

Page 75: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 75/125

 

75

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010CHƯƠNG VII 

THỰC TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC 7.1 .CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY SUY THÁI.

 Nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học bao gồm các nguyên nhân cơ bản

sau: M ấ t và phá hu ỷ nơi cư trú: thường là k ết quả trực tiếp do các hoạt động của con

người và sự tăng trưởng dân số, là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm loài, quần

thể và hệ sinh thái. Mất r ừng gập mặn (RNM) là mất môi trường sống, là nơi sinh sản

và vườn ươm của nhiều loài sinh vật dưới nước và trên cạn. Ở những nơi rừng ngập

mặn bị chặt phá, lượng hoá chất bảo vệ thực vật phát sinh từ hoạt động sản xuất nông

ghiệp tích tụ trong hải sản gây ra hậu quả các loài sinh trưởng chậm, một lượng lớn hải

sản bị chết. Nước thải từ các ao đầm là một trong những nguồn ô nhiễm nước mặt mặc

dù chưa đến mức báo động nhưng việc tích tụ một số hợp chất photpho và nitơ đ ã làm

giảm chất lượng nước ở trong ao nuôi tr ồng thuỷ sản và các vùng nước lân cận. Hoá

chất ở các đầm nuôi tôm do sử dụng thiếu kiểm soát (cả về liều lượng, chất lượng, quy

trình sử dụng) được nước triều đem từ nội địa ra các cửa sông, k ênh r ạch và RNM đã

 phá hủy chu tr ình dinh dưỡng của sinh vật, hậu quả là nhiều động vật ăn mùn bã không

sống được, ảnh hưởng lớn đến lớn đến các loài hải sản có giá trị cao ở RNM bị suy

giảm nghiêm tr ọng. 

Việc đào mương dẫn nước vào vùng đầm đã ảnh hưởng đến đời sống của các loài

chim sống ở vùng lõi, một số cây là nơi làm tổ bị chết làm chúng mất nơi cư trú, chim

không đủ nước ngọt để uống do diện tích nước lợ dành cho nuôi tr ồng thủy sản ngàycàng mở rộng. Các hoạt động của máy bơm, máy sục khí đã ảnh hưởng đến đời sống

của chim non do bố mẹ không kiếm được thức ăn. Sau khi phá rừng ngập mặn làm

đầm nuôi tôm, nhiều loài chim và một số loài bò sát đã biến mất do môi trường sống

quen thuộc bị phá hủy. Hiện nay việc lấn chiếm và phá r ừng ngập mặn đã bị hạn chế

do nơi đây đã tr ở thành khu bảo tồn thiên nhiên và được quản lý bởi ban quản lý khu

 bảo tồn.

Khai thác quá mức và hu ỷ diệt  

Tại các bãi triều thuộc hệ thống sông Hồng có rất nhiều người khai thác thủy sảntrên bãi triều. Đặc biệt là vào mùa cua giống, sự tập trung r à quét trên bãi, cũng là nơi

ăn nghỉ của chim di trú đã tạo ra sự nhiễu loạn, làm thay đổi cả tập tính của hoạt động

hoang dã. Hoạt động khai thác này mang tính tự phát và tận thu, không có quy hoạch

và nếu không được chấn chỉnh kịp thời sẽ làm mất khả năng phục hồi của nguồn lợi tự

nhiên. Khai thác thuỷ sản bằng phương tiện hủy diệt đã giảm nhưng vẫn còn diễn ra

đối với một số ngư cụ như: lưới với kích cỡ mắt nhỏ và đặc biệt là đăng đáy. Có thể

Page 76: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 76/125

 

76

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010thấy việc khai thác thủy sản bằng đăng đáy có ở mọi nơi trong khu vực đất ngập nước

này, phân bố chủ yếu tr ên các sông, lạch… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại và

 phát triển của hệ sinh thái. Nhiều loài thủy sản quý hiếm được coi là đặc sản của vùng

đã bị mất hẳn hoặc còn r ất ít như móng tay, bào ngư … đồng thời khai thác bằng đăng

đáy quá dày đặc cũng gây tác động đến dòng chảy dẫn đến xói mòn, lở đất và có thể

thay đổi sinh thái cả khu vực. S ự thay đổi chất lượng đất và nước

Độ mặn nước biển quá cao đã dẫn đến hiện tượng suy thoái rừng ngập mặn và

làm cho một số diện tích rừng trồng bị chết hay bị hà bám dày đặc rồi chết dần. Việc

đắp đê ngăn mặn, đắp bờ bao ngăn lũ tràn làm tăng độ mặn ở các vùng cửa sông. Các

con sông có nước lợ về mùa khô tăng cao ảnh hưởng đến các loài thực vật ưa nước lợ

như Bần chua và một số loài thân mềm, giáp xác, cá cũng giảm dần. 

Với nguồn nước đầu nguồn bị ô nhiễm, thêm vào đó là hiện tượng đánh bắt bằng

te, chã điện, đăng có mắt lưới quá nhỏ… là những nguyên nhân chính dẫn đến nguồnlợi suy giảm, đặc biệt là chất lượng nước ảnh hưởng đến cả môi trường tự nhiên và các

hoạt động sản xuất trong khu vực. Đây chính là sự tác động gây lên từ sự khai thác

nguồn lợi tự nhiên bừa bãi cũng như trực tiếp từ chính các hoạt động sản xuất bao gồm

cả nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu thống k ê

cụ thể mức độ thiệt hại do việc gây ô nhiễm nước gây ra ở trong vùng.

Tốc độ tăng dân số nhanh cùng với quá tr ình phát triển công nghiệp, nông nghiệp

đã làm tăng mức độ sử dụng tài nguyên thiên nhiên và cũng như tăng lượng thải ra

ngoài môi trường với nhiều chủng loại chất thải khác nhau cũng như với các mức độchại khác nhau. Hầu hết các chất thải chưa qua xử lý đều được thải trực tiếp ra cửa sông

gây nguy hại tới hệ sinh thái ven biển. 

 Du nhập sinh vật ngoại lai và loài xâm lấn

Do nhu cầu thị trường và lợi nhuận cao nên nhiều loài động vật đã được đưa về

nuôi tr ồng tại khu vực đất ngập nước này, trong đó có loài ngao ở tỉnh Bến tre. Lo ài

sinh vật này không phải là loài bản địa cho vùng đất ngập nước ở địa phương nên

chúng có thể tác động tới các loài động thực vật, thậm chí cả hệ sinh thái. Gần đây

nghề nuôi ngao là một nghề có thu nhập cao và bùng phát nhanh ở Tiền Hải. Việc phát

triển nuôi các sinh vật ngoại lai và các loài sinh vật một cách quá mức rất có thể gây

ảnh hưởng đến các loài sinh vật bản địa. 

Săn bắn chim và thú

Hoạt động bẫy chim và săn bắt thú rừng đã bị cấm từ khi bắt đầu thành lập các

khu bảo tồn và có chiều hướng thuyên giảm. Tuy nhiên do lợi ích kinh tế, thậm chí do

cả ý thích cá nhân của một số người nhận thức kém về bảo tồn, hoạt động săn bắn

Page 77: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 77/125

Page 78: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 78/125

 

78

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010 Động vật đáy:  bao gồm các nhóm Giun nhiều tơ,Giáp xác mười chân, Thân

mềm Chân bụng, Hai mảnh vỏ, bước đầu xác định được 138 loài thuộc 39 họ, 75

giống. Các loài có nhiều họ nhất là Ocypodiae tới 27 loài, chiếm 19,56%, họ grapsidae

có 19 loài chiếm 13,77% tổng số loài. Các họ khác có số lượng loài ít hơn, chiếm phần

nhỏ số lượng loài trong tổng số. Mật độ sinh khối của động vật đáy trong RNM đa

dạng và phong phú hơn phía ngoài RNM, số các thể cao nhất đạt 76 cá thể, sinh khốicao nhất là 84,8gam/m2.

 Động vật thân mềm: Bước đầu xác định được 40 loài thuộc 17 họ, 5 bộ. Trong

đó bộ Chân bụng trung có số loài nhiều nhất, với 21 loài chiếm 52,5% và ít nhất là bộ

Mang kín (chỉ 1 loài chiếm 2,5%).

 Nghiên cứu đặc điểm phân bố của động vật thân mềm cho thấy:

+ Theo độ cao nền đáy: Nền đáy cao có thành phần phong phú nhất, ít nhất ở

nền đáy thấp. 

+ Theo dạng thể nền: Thành phần loài thân mềm phân bố nhiều nhất ở nền đáy

cát bùn và thấp nhất ở nền đáy bùn.

+ Theo nơi ở: Động vật thân mềm tập trung chủ yểu tr ên mặt nền đáy, chỉ có

một số ít loài sống bò trên cây ngập mặn. 

+ Theo tuổi rừng: Rừng từ 3 tuổi trở lên,thành phần loài thân mềm tương đối ổn

định và nhiều hơn hẳn ở rừng mới trồng về số loài và mật độ. 

Côn trùng: Chỉ số đa dạng sinh học côn tr ùng cao nhất vào tháng 6 và thấp nhất

vào tháng 7. Có 3 loài sâu hại quan trọng là bọ Nẹt, sâu róm Xám đen hại lá trang, sâu

róm Hoa hại lá Bần. Côn trùng ăn thịt rất phong phú gồm 25 loài. Loài côn trùng báy

đến để lấy mật chủ yếu là ong Mật nuôi, họ ong Hoa và nhiều loài côn trùng thuộc bộ

Cánh phấn. Một số loại côn tr ùng khác từ cây trồng nông nghiệp như bọ xít đen, bọ xít

hôi.

 H ệ cá: Gồm 107 loài thuộc 44 họ và 12 bộ, chủ yếu là các loài cá của các bộ cá

điển hình cho vùng cửa sông như perciformes, Siluriformes, Beloniformes,

Mugiliformes… Bộ cá trích tuy chỉ có 2 họ nhưng có tới 12 loài, là những loài có giá

tr ị kinh tế không chỉ đối với địa phương và đối với cả vịnh Bắc Bộ. Chúng thường có

kích thước nhỏ, sống ở đáy như Thoi loi, Bống, Bơn…  

 Lưỡng cư và bò sát ven biển: Có 13 loài lưỡng cư(chiếm 15,85% số loài ở Việt

 Nam), thuộc 8 giống, 4 họ, 1 bộ và 24 loài bò sát(9,3%) thuộc 17 giống, 8 họ, 2 bộ.

Phía trong đê có 42 loài, trong đó có 29 loài ở cạn, 13 loài ở nước ngọt, có 10 loài ở cả

hai môi trường. Phía ngoài đê có 17 loài ở cạn, 2 loài nước lợ và 6 loài ở nước mặn,

có 4 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam. 

Page 79: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 79/125

 

79

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010 H ệ chim: Hệ chim gồm 136 loài thuộc 31 họ và 14 bộ. Trong đó có 7 loài chim

có giá tr ị bảo tồn gen được ghi trong danh mục sách đỏ Việt Nam năm 2000 đó là Bồ

nông chân xám, choắt lớn mỏ vàng, Choắt chân màng lớn, Choắt mỏ thìa, Mòng bể mỏngắn, Cò tr ắng Trung Quốc, Cò mỏ thìa; có 79 loài chim định cư và 56 loài chim di

cư.

 Động vật có vú: Trong RNM ít được biết đến và ít được công bố chỉ có hai nhànghiên cứu của Việt Nam đã công bố là Phan Nguyên Hồng và Hoàng Thị Sản. Công

 bố 17 loài có vú không biết bay trong RNM vào năm 1993. Do dân cư cư trú lâu đời

trong RNM nên đã làm biến đổi một cách sâu sắc hệ thực vật tự nhiên ở đây cùng vớimật độ dân số cao và săn bắt quá mức làm cho nhiều loài thú đã bị tiêu diệt ở từng địa

 phương đặc biệt là thú lớn ở cạn như Lợn rừng, hoẵng, Rái cá, một vài loài thuộc họCầy, họ Chồn, họ Mèo đến nay có thể tồn tại nhưng với số lượng thấp. Trong những

năm gần đây đã phát hiện chuột đất, mèo ăn cá. 

7.2. Hệ động thực vật.

 H ệ thực vật cửa sông. Bảng 7.2: Một số dạng sống của thực vật cửa sông.

TT Các dạng sống  Số lượng loài Tỷ lệ (%)

1 Thân gỗ  18 9.8

2 Cây bụi  19 10.3

3 Cây dưới bụi  6 3.3

4 Thân leo hoặc bò 14 7.6

5 Thân cỏ bò, đứng hay có thân ngầm  106 57.6

6 Cây thuỷ sinh  5 2.7

7 Cây mọng nước  4 2.2

8 Cây ký sinh, bán ký sinh 2 1.1

9Các dạng khác: Cau dừa, tre, thân cột,khuyết thực vật ... 

2 1.1

10 Dương xỉ  8 4.3

Tổng  184 100(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình).

Vùng ven biển tại khu vực nghiên cứu hiện biết 184 loài thuộc 137 chi của 60 họ,  phân bố theo 8 sinh cảnh sống khác nhau đại diện cho vùng RNM bán tự nhiên và

r ừng trồng ở ven biển sông Hồng. Hiện nay các thảm thực vật trong khu vực nuôitr ồng thuỷ sản có dấu hiệu suy giảm và một số loài như Trang, Mắm biển có nguy cơ

Page 80: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 80/125

 

80

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010 biến mất khỏi .khu vực phân bố. 

- Động vật đáy vùng ven biển Thái Bình mang đầy đủ đặc trưng của khu hệ động

vật đáy r ừng ngập mặn ven biển Bắc Bộ.

- Số lượng loài động, thực vật vùng cửa sông Hồng như sau:

Thực vật nổi: Trong 3 hệ sinh thái ( đầm nuôi, k ênh, bãi triều) đã xác định được117 loài thực vật nổi nằm trong 5 ngành tảo là tảo silic, tảo lục , tảo Lam, tảo Giáp và

tảo mắt. Trong thành phần thực vật nổi thì tảo Silic có số  lượng lớn nhất (85 loài,

chiếm 74% tổng số loài thực vật nổi), sau đến tảo Lam (12 loài, chiếm tỷ lệ 10%), tảo

lục (11 loài, chiếm tỷ lệ 9%), tảo Giáp (5 loài, chiếm tỷ lệ 4%) và cuối cùng là tảo Mắt

(4 loài, chiếm 3%). 

Khung 7.1: Mật độ thực vật nổi khu vực ven biển ngoài đầm. 

- Theo k ết quả nghiên cứu trong năm 2006 và 2007 của Viện sinh thái và tàinguyên sinh vật cho thấy số lượng thực vật nổi tại 3 HST ven biển Thái Thuỵ và Tiền

Hải có sự suy giảm về số lượng cá thể trong loài: Năm 2006 : Mật độ trung bình thực vật nổi dao động từ 61106.0 x 103 TB/m3 khu

vực kênh đến 70135.5 x 103 TB/m3 tại khu vực ven biển ngoài đầm . 

 Năm 2007 : Mật độ trung bình thực vật nổi dao động từ 3062.4 x 103 TB/m3 khuvực kênh đến 3593.4 x 103 TB/m3 tại khu vực ven biển ngoài đầm. 

 Động vật nổi: đã xác định được 55 loài và nhóm loài thuộc nhõm chân dài mái

chèo (copepoda), nhóm râu ngành (cladocera), nhóm trùng bánh xe ( rotatoria) và các

nhóm khác như Giáp xác, thân mềm, Vỏ bao, giun nhiều tơ… Trong thành phần động

vật nổi thì nhóm Chân mái chèo có số lượng loài cáo nhất (27 loài, chiếm 48%), nhómrâu ngành (12 loài, chiếm tỷ lệ 22%), nhóm Tr ùng bánh xe và các nhóm khác (cùng có

8 loài, chiếm tỷ lệ 15%). 

Sinh vật ngoại lai. 

Trên địa bàn tỉnh Thái Bình có loài ốc bươu vàng là sinh vật ngoại lai đang gây

ảnh hưởng, tác hại to lớn đến sản xuất nông nghiệp. Loài này với khả năng thích nghi

với điều kiện khí hậu Miền Bắc và với tốc độ sinh trưởng nhanh, khả năng phá hoại

hoa màu, lúa r ất lớn. Hiện nay, tỉnh Thái Bình đã kiểm soát đượ c loài sinh vật này và

giảm bớt được sự thiệt hại do chúng gây ra. 7.3 DỰ BÁO MỨC ĐỘ DIỄN BIẾN SUY THOÁI ĐA DẠNG SINH HỌC.  

Công việc dự đoán này r ất khó có thể đưa ra số liệu cụ thể. Nhưng căn cứ vào

những nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học thì chúng ta thấy: 

- Sự suy thoái đa dạng sinh học diễn ra với tính chất nghiêm tr ọng hơn, nhanh

hơn. Sự tuyệt chủng của các loài diễn ra nhanh hơn; các vụ thiên tai như cháy rừng, lũ

Page 81: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 81/125

 

81

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010lụt… diễn ra nhiều hơn với mức độ thiệt hại lớn hơn rất nhiều lần so với trước  

đây.Thiên tai không chỉ gây tổn hại về người mà nhiều loài động thực vật cũng bị suy

giảm về số lượng. 

- Diện tích rừng ngập mặn ven biển có tăng nhưng sinh khối không tăng v ì chủ

yếu là r ừng trồng mới hoặc phục hồi ( 7.405ha).

- Qua số liệu thống k ê về  sản lượng thuỷ sản khai thác trong các năm

2005,2006,2007,2008 tương đương là 30 tấn, 33 tấn, 34 tấn, 36 tấn cho thấy sản lượng

khai thác các năm tăng. Nhưng với cách thức khai thác hiện nay còn chưa khoa học, ý

thức của người dân chưa cao, cách tiếp cận khai thác đới bờ chưa có sự tiếp cận tổng

hợp hướng tới phát triển bền vững… .thì việc tăng sản lượng khai thác tr ên cũng có

thể đồng nghĩa với sự suy giảm về số lượng của các loài tăng. 

- Sự thay đổi và phát triển của các HST bãi triều ven biển theo hướng ngày

càng tiến ra phía biển vì hàng năm các con sông lớn ở Thái Bình mang một lượng phù

sa lớn bồi đắp các cửa sông, bãi bồi tiến ra biển hàng trăm mét trong một năm. - Việc sử dụng lượng thuốc BVTV, phân bón hoá học trong nông nghiệp với số

lượng lớn và xu hướng tăng đã làm huỷ hoại môi trường sống của một số loài sinh vật

sống ở đất và nước (một số loài đã bị huỷ diệt hoặc còn với số lượng rất ít, ví dụ đỉa

nước ngọt..). 

Page 82: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 82/125

 

82

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010CHƯƠNG VIII 

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN 8.1. NGUỒN PHÁT SINH CTR ĐÔ THỊ VÀ CÔNG NGHIỆP: 

8.1.1. Chất thải rắn đô thị:

 Nguồn phát sinh chất thải r ắn đô thị đượ c sinh ra từ các khu dân cư, chợ, các cơquan, trườ ng học, các trung tâm dịch vụ thương mại.

Hiện nay, đô thị ở  Thái Bình bao gồm: 01 thành phố Thái Bình và 09 Thị  tr ấn.

Tại các đô thị này, khối lượ ng chất thải r ắn phát sinh có tớ i 60–70% là chất thải r ắn

sinh hoạt. Theo điều tra năm 2009 cho thấy lượ ng vớ i chất thải r ắn sinh hoạt bình quân

khoảng từ 0,5 đến 0,6kg/ngườ i/ngày. Cùng vớ i xu thế đô thị hóa, nguồn rác thải này

gia tăng mạnh qua từng năm. 

.

Thống kê rác thải đô thị tại các thị trấn năm 2009 

SH: Rác thải sinh hoạt ĐT: Rác thải đô thị Hình 8.1. Biểu đồ khối lượ ng rác thải rắn đô thị tại các khu đô thị.

(Nguồn: S ở  Tài nguyên và Môi trườ ng t ỉ nh Thái Bình).

N

Page 83: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 83/125

Page 84: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 84/125

 

84

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 20108.1.2. Chất thải rắn công nghiệp:

Chất thải r ắn công nghiệ p phát sinh từ sản xuất công nghiệ p, tậ p trung chủ yếu ở  

các khu công nghiệ p, cụm công nghiệp và các cơ sở   sản xuất công nghiệ p phân tán

trong đô thị. So với lượ ng chất thải r ắn sinh hoạt, lượ ng chất thải r ắn công nghiệ p ít

hơn, bao gồm chất thải công nghiệ p không nguy hại và chất thải r ắn nguy hại; lượ ng

chất thải r ắn nguy hại chiếm tỷ lệ ít hơn (khoảng 20%) nhưng đượ c coi là nguồn thải

đáng lưu ý do chúng có nguy cơ gây hại cho sức khoẻ và môi trườ ng r ất cao và có xu

hướng gia tăng, nếu không đượ c quản lý chặt chẽ và xử  lý hiệu quả sẽ  tác động lớ n

đến phát triển bền vững của môi trườ ng. Thành phần chất thải r ắn công nghiệ p cũng

r ất khác nhau, tùy thuộc loại hình sản xuất của mỗi cơ sở   sản xuất. Theo thống kê,

lượ ng chất thải r ắn công nghiệ p tại một số khu công nghiệ p trong tỉnh như sau: 

Bảng 8.4. Khối lượ ng CTR công nghiệp ướ c tính phát sinh tại các KCN.

TT Khu công nghiệp Đơn vị  CTR không nguy hại CTR nguy hại Tổng

1 Phúc Khánh Tấn/năm  11.096 2.774 13.870

2  Nguyễn Đức Cảnh Tấn/năm  10.080 2.520 12.600

3 Tiền Hải Tấn/năm  10.312 2.578 12.890

4 Gia Lễ  Tấn/năm  1.364 341 1.705

5 Cầu Nghìn Tấn/năm  1.760 440  2.200

Tổng  34.612 8.635 43.265

(Nguồn: Ban quản lý các KCN t ỉ nh Thái Bình). 

Cùng vớ i sự phát triển công nghiệ p hóa, tốc độ phát triển đô thị và dân số tăng

nhanh thì lượ ng chất thải r ắn hàng năm thải ra tại các đô thị Thái Bình từ  các hoạt

động sản xuất, kinh doanh, công nghiệp, thương mại, dịch vụ  là r ất lớ n và phần lớ n

lượ ng chất thải này là không phân hủy đượ c.

Theo dự  kiến đến năm 2010 dân số  thành phố  Thái Bình lên khoảng 200.000ngườ i cộng vớ i sự phát triển cao của công nghiệ p dịch vụ thì lượ ng chất thải cần phải

xử lý là r ất lớ n.

Page 85: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 85/125

 

85

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 20108.1.3. Chất thải rắn y tế: 

Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 22

 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến

tỉnh và bệnh viện Đa khoa tuyến huyện

vớ i tổng số giườ ng bệnh hiện nay là 4248

giườ ng bệnh; 285 tr ạm y tế  xã, phườ ng

trong đó có 267 trạm y tế thuộc các xã ở  7

huyện, tổng số giườ ng bệnh tại các tr ạm y

tế hiện có 855 giườ ng

Chất thải r ắn y tế bao gồm chất thải

r ắn thông thườ ng và chất thải r ắn nguy hại

 phát sinh từ  các hoạt động khám, chữa

 bệnh, phẫu thuật, điều tr ị, ăn uống, sinh

hoạt của bệnh nhân, ngườ i nhà bệnh nhân,cán bộ công nhân viên nhằm phục vụ cho

việc chăm sóc sức khỏe con ngườ i..

8.2. THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN. 

8.2.1. Thu gom và xử lý chất thải rắn đô thị: 

 a. T  ỷ l ệ thu gom và phân loại các chấ  t thải rắn đô thị :

Đối vớ i thành phố Thái Bình, chất thải r ắn đô thị phát sinh khoảng 180 m3/ngày.

Toàn bộ lượ ng chất thải này không đượ c phân loại tại nguồn mà đượ c công nhân vệ 

sinh tại các phườ ng, xã thu gom lẫn lộn từ các hộ gia đình, công sở, trườ ng học, chợ ;

… rác thu gom vỉa hè, lòng đườ ng, các khu công cộng, tậ p k ết tại các điểm trung

chuyển, sau đó vận chuyển bằng xe ép rác, xe cẩu chuyên dùng đưa về nhà máy rác

 phân loại sơ bộ và xử lý. Ở các phườ ng nội thành việc thu gom, xử lý chất thải r ắn đã

đạt tỷ  lệ 90% lượ ng rác thải đượ c thu gom, xử  lý đảm bảo quy định về bảo vệ môi

trườ ng.

Tại các thị  tr ấn thuộc các huyện, chất thải r ắn cũng không đượ c phân loại từ 

nguồn, thu gom lẫn lộn bằng phương pháp thủ công, phương tiện thô sơ, lạc hậu nhưdùng xe cải tiến, xe đẩy tay nên tỷ lệ thu gom chưa cao đạt khoảng 67-74%.

Do ý thức của ngườ i dân trong giữ gìn vệ sinh môi trường chưa cao nên trong

tỉnh vẫn xảy ra tình tr ạng rác không đượ c thu gom vứt rác bừa bãi ra ao, hồ, mương,rãnh, khu đất tr ống gây ô nhiễm môi trườ ng và mất mỹ quan đô thị.

- Công nghệ áp dụng xử lý và mức độ hiệu quả của các quá trình xử lý chất thải

r ắn đô thị:

STT Tên huyện Khối lượ ng rác thải y tế (kg/ngày) 

1 Kiến Xương  20,5

2 Tp Thái Bình 2.937,4

3 Quỳnh Phụ  77,5

4 Tiền Hải 51,7

5 Hưng Hà  58,3

6 Thái Thụy 135,7

7 Vũ Thư  276,67

8 Đông Hưng  255,4

Toàn tỉnh 3.813,17

 Bả ng 8.6. Khối lượ  ng rác thải y tế  

(Nguồn: S ở  TNMT t ỉ nh Thái Bình)

Page 86: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 86/125

 

86

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010Thành phố  Thái Bình đã đầu tư nhà máy xử  lý rác thải tại cụm công nghiệ p

Phong Phú, phườ ng Tiền Phong trên diện tích 5 ha và 2 ha để chôn lấ p sau xử lý vớ i

công xuất xử  lý rác thải 150m3/ngày đêm và công suất chế  biến 3000 tấn phân

 bón/năm. Nhà máy xử lý đượ c khoảng 95% khối lượ ng rác sinh hoạt của các phườ ng

nội thành; công suất lò đốt rác hiện nay chỉ đáp ứng được 50% lượ ng rác cứng, khối

lượ ng rác khó phân huỷ hiện đang tồn đọng tại nhà máy khá lớ n vừa gây ô nhiễm môitrườ ng vừa chiếm diện tích bãi chứa; chất thải r ắn là rơm rạ sau thu hoạch ở  các xã ven

thành phố người dân đốt tr ực tiế p ở  đồng ruộng gây ô nhiễm môi trườ ng không khí

khu vực nội thành vào các mùa vụ trong năm. Do tốc độ xây dựng nhanh, phát sinh

nhiều chất thải xây dựng cùng vớ i chất thải r ắn công nghiệ p do không có bãi chôn lấ p,

các chủ công trình, chủ doanh nghiệp thường đổ ra ven đườ ng vắng, khu đất tr ống gây

ô nhiễm môi trườ ng làm xấu cảnh quan Thành phố.

Tại khu vực thị tr ấn, thị tứ: Do khu vực này có mật độ dân cư cao, quỹ đất hạn

hẹ p nên r ất khó khăn khi quy hoạch vị trí xây dựng bãi chôn lấ p rác hợ  p vệ sinh; chấtthải sinh hoạt, xây dựng không đượ c thu gom và xử  lý, thường đổ vào các khu đất

tr ống ven đườ ng, ao hồ, sông r ạch, đặc biệt tại khu vực chợ . Hầu hết chất thải không

đượ c phân loại, chưa có khu xử lý hoặc bãi chôn lấ p rác có quy hoạch đượ c duyệt đảm

 bảo đủ quy mô sức chứa, công nghệ xử lý hợp lý đảm bảo vệ sinh môi trườ ng theo quy

định mà đượ c dân tự đem đi đổ hoặc đội vệ sinh thu gom lại đem chôn lấ p tr ực tiế p

không đúng quy tr ình chôn lấ p tại các bãi rác lộ  thiên địa phương tự  quy hoạch từ 

nhiều năm nay không có sự kiểm soát, mùi nặng nề và nước rác không đượ c xử lý gây

ô nhiễm môi trường đất, nướ c, không khí cho khu vực.

 b. V ấn đề tái chế  , tái sử  d ụ ng chấ  t thải rắn đô thị :

Ở quy mô nhỏ trong các đô thị ở  Thái Bình hệ thống phân loại và tái chế rác chưa

có, chỉ có một số hoạt động liên quan đến việc tái chế, tái sử dụng chất thải mang tính

tự phát do những ngườ i thu mua phế  liệu hoặc thu gom thức ăn thừa phục vụ chăn

nuôi. Những ngườ i bớ i rác và thu mua phế liệu, chủ yếu là phụ nữ và tr ẻ em, thu nhặt

những thành phần có giá tr ị từ rác, phần lớ n là kim loại, nhựa và giấy. Họ thu nhặt các

thành phần đó trực tiế p từ các hộ gia đình, điểm tậ p k ết rác và cả các bãi rác của các

đô thị. Ở Thái Bình có khoảng 200 ngườ i nhặt rác và thu mua đồng nát vớ i nhiều đại

lý hoạt động r ải rác khắ p thành phố. Những ngườ i này thu mua trong một ngày khoảng6 -7 tấn nguyên liệu tái sinh. Trong đó phần phế liệu tái sinh lớ n nhất là thủy tinh 40%,

giấy 28%, kim loại và nhựa khoảng 32%.Việc thu hồi các chất thải r ắn cho phép tái

chế và tái sử dụng được hơn 15% chất thải phát sinh ở  Thái Bình.

 Ngoài ra, trong thành phần chất thải r ắn đô thị có nhiều thành phần hữu cơ vì vậy

có thể tái chế thành phân vi sinh. Hiện tại trên địa bàn thành phố Thái Bình Xí nghiệ p

Page 87: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 87/125

 

87

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010xử  lý rác thải đã tái sử dụng chất thải hữu cơ để  sản xuất mùn sinh học, khối lượ ng

mùn sau xử lý thu đượ c khoảng 15 tấn/ngày. Thành phần mùn có hàm lượ ng chất dinh

dưỡ ng cao nên sử dụng cho cây tr ồng nông nghiệ p và cải tạo đất theo hướ ng cân bằng

sinh thái.

8.2.2. Thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệp: 

 a.  Công tác thu gom.

Công tác thu gom và xử lý chất thải r ắn công nghiệ p tại tỉnh ta vẫn còn nhiều bất

cậ p và yếu kém.

- Tỷ lệ thu gom và phân loại các chất thải r ắn công nghiệ p: Tại nhiều đơn vị sản

xuất công nghiệ p trong tỉnh đã tiến hành công tác phân loại và thu gom riêng chất thải

r ắn thông thườ ng và chất thải r ắn nguy hại. Tuy nhiên, tỷ lệ thu gom và phân loại các

chất thải r ắn công nghiệ p trong tỉnh chưa cao. 

Đối vớ i chất thải r ắn côn nghiệ p nguy hại thì, hầu hết các cơ sở  sản xuất vừa và

nhỏ, vấn đề thu gom và phân loại, lưu giữ chất thải công nghiệ p nguy hại chưa đượ c

quan tâm. Còn tại các nhà máy có qui mô lớ n, vấn đề này mớ i bắt đầu và chưa thực sự 

được quan tâm đúng mức.

- Vấn đề  tái chế và xử lý chất thải r ắn công nghiệp: Đối vớ i chất thải r ắn công

nghiệ p có thể  tái chế như giấy, bìa carton, bao bì, túi nilon, vải vụn, xỉ  than,… đều

được các cơ sở  sản xuất công nghiệ p phân loại và hợp đồng với đơn vị có chức năng

để tái chế. Đối vớ i chất thải r ắn công nghiệ p là rác thải đang là vấn đề bức xúc. Hiện

nay, tỉnh ta có 6 khu công nghiệ p tập trung đã đi vào hoạt động gồm: Khu công nghiệ p

 Nguyễn Đức Cảnh, Khu công nghiệ p Phúc Khánh, KCN Tiền Hải, KCN Sông Trà,KCN Gia Lễ và KCN Cầu Nghìn. Nhưng các khu công nghiệp này đều chưa bố trí khu

vực tậ p k ết rác thải công nghiệ p và trong tỉnh chưa có bãi chôn lấ p chất thải r ắn công

nghiệ p. Việc thu gom và xử lý chất thải r ắn công nghiệp không đáp ứng đượ c yêu cầu

 phát triển công nghiệ p của tỉnh nhà. Tại khu công nghiệ p Tiền Hải, chất thải r ắn công

nghiệ p vớ i khối lượ ng lớ n bao gồm gạch men, sứ, thuỷ tinh và khuôn của các nhà máy

gốm sứ thải ra đã lấ p tr ũng hầu hết ao hồ ở  đây và hiện nay đang đổ ra ven đườ ng gây

ô nhiễm môi trườ ng và làm xấu cảnh quan khu vực.

 b. V ấn đề xử  lý và thải bỏ chấ  t thải rắ n công nghiệ p nguy hại:

Hiện nay, tỉnh ta chưa có đơn vị  có chức năng thu gom và xử  lý chất thải r ắn

công nghiệ p nguy hại gây khó khăn cho vấn đề xử  lý và thải bỏ  chất thải r ắn công

nghiệ p nguy hại. Một số cơ sở  sản xuất kinh doanh phát sinh chất thải nguy hại lớ n thì

tiến hành phân loại, thu gom và lưu giữ theo quy định và hợp đồng với đơn vị có chức

năng ngoài tỉnh vận chuyển xử lý. Các cơ sở  còn lại đang lưu giữ chất thải nguy hại

trong khuôn viên cơ sở, chưa có biện pháp xử lý triệt để.

Page 88: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 88/125

 

88

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 20108.2.3. Thu gom và xử  lý chấ  t thải rắ n y tế :

Hiện tại, công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải y tế tại hầu hết các bệnh

viện trong tỉnh đều tuân thủ  theo Quy chế quản lý chất thải y tế ban hành kèm theo

Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưở ng Bộ Y tế.

Tất cả chất thải r ắn bệnh viện đượ c phân loại ngay từ nguồn phát sinh, thu gom

vào các túi có màu sắc khác nhau để phân loại, xử lý.Trên 90% cơ sở  y tế trong tỉnh thực hiện thu gom và phân loại chất thải r ắn y tế 

đúng theo quy định.

+ Chất thải r ắn thông thường: đối vớ i chất thải r ắn sinh hoạt, biện pháp xử lý chủ 

yếu là hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển và chôn lấp theo quy định; Chất

thải r ắn y tế có thể tái chế đượ c tậ p trung lại khử trùng sau đó hợp đồng với đơn vị có

chức năng để tái chế.

+ Chất thải r ắn y tế nguy hại: Biện pháp xử lý chủ yếu là khử nhiễm khuẩn, đốtvà chôn lấ p.

Khung 8.1: Giảm ô nhiễm môi trườ ng bệnh viện.Tính đến tháng 10/2009, có 8/22 bệnh viện trong tỉnh đã đầu tư lắp đặt lò đốt

chất thải y tế  bệnh viện theo công nghệ  Nhật Bản dùng lò đốt loại F-1S do hãngChuwastar Nhật Bản sản xuất; khả năng xử lý, tiêu hủy chất thải y tế nguy hại 20-25

kg/giờ /lần đốt, vận hành 8 giờ /ngày, nhiên liệu sử  dụng là dầu diezen 4,5-6 lít/giờ ,nhiệt độ đốt từ 800-12000C, giảm thiểu ô nhiễm môi trườ ng (k ế hoạch năm 2010 lắ p

đặt thêm 5 lò đốt); Các bệnh viện còn lại do khó khăn về kinh phí và hạn chế về diệntích và vị trí đã hợp đồng vớ i bệnh viện đã có lò đốt rác để xử lý.

 Nguồn: S ở  Y t ế  t ỉ nh Thái Bình )

Page 89: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 89/125

 

89

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010CHƯƠNG IX 

TAI BIẾN THIÊN NHIÊN VÀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 9.1. TAI BIẾN THIÊN NHIÊN:

Tai biến thiên nhiên là các hiện tượ ng thiên nhiên tác hại lớn đến sản xuất và đờ i

sống. Tai biến thiên nhiên là những mối đe dọa thườ ng tr ực đối với môi trườ ng và conngườ i. Là một tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng, hiện tr ạng tai biến thiên nhiên tại

Thái Bình trong những năm vừa qua như sau: 

9.1.1. Bão:

Từ năm 2006 đến năm 2009, tỉnh Thái Bình phải đón nhận 17 cơn bão và 3 đợ t

áp thấ p nhiệt đới đi qua. Trong năm 2008, có 3 cơn bão đi qua làm khoảng 20.485 ha

hoa màu bị thiệt hại gây thiệt hại về kinh tế khoảng 183.000 triệu đồng. Năm 2009 là 3

cơn bão vớ i thiệt hại ướ c tỉnh khoảng 12.200 triệu đồng.

Bảng 9.1: Tình hình bão và áp thấp nhiệt đớ i tỉnh Thái Bình từ  năm 2006 – 2009:

Năm  2006 2007 2008 2009

Số cơn bão 7 4 3 3

Áp thấ p nhiệt đớ i 2 - 1 -

Diện tích lúa rau màu hư hại (ha) - - 20.485 12.200

Thiệt hại về kinh tế (triệu đồng) - - 183.000 -

(Nguồn: S ở  Nông nghiệ p và Phát triể n nông thôn Thái Bình).

9.1.2. Lũ lụt: 

Trong những năm vừa qua, Thái Bình đã phải đón nhận một số tr ận lụt gây thiệt

hại lớ n về ngườ i và của. Trong năm 2007, diện tích hoa màu bị bị  thiệt hại do lũ lụt

gây ra ướ c tính khoảng 25.000 ha. Năm 2008, một tr ận mưa lớ n k ỷ lục trong hơn 100

năm gần đây đã diễn ra tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung và kéo dài trong nhiều

ngày trong đó, Thái Bình bị thiệt hại khoảng 5.000ha diện tích cây vụ đông mớ i tr ồng

nên còn xử lý tr ồng lại.

9.1.3. Thiệt hại do lốc xoáy: 

Hiện tượ ng lốc xoáy phát triển từ một cơn dông, tại Thái Bình r ất hiếm khi xảy ra

tuy nhiên nếu xuất hiện sẽ gây thiệt hại lớ n về ngườ i và của, phá hủy tài nguyên môi

trườ ng.

Page 90: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 90/125

 

90

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010Bảng 9.2: Thiệt hại do lốc gây ra.

Năm  2006 2007 2008 2009

Số ngườ i bị chết - 1 - -

Số ngườ i bị thương  - 6 - -

Diện tích lúa rau màu hư hại (ha) - 110 116 -

Thiệt hại về kinh tế (triệu đồng) - 1.500 500 -

(Nguồn: S ở  Nông nghiệ p và Phát triể n nông thôn Thái Bình).

9.2. SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG.

Trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2010 trên địa bàn Thái Bình đã xảy ra một số 

sự cố môi trường điển hình như sau: 

9.2.1. Các dịch bệnh ở người: 

Bảng 9.3: Dịch cúm ở  ngườ i

Năm  2006 2007 2008 2009

Số ngườ i mắc bệnh 60.283 55.646 73.567 97.356

 Nguồn: S ở  Y t ế  t ỉ nh Thái Bình).

9.2.2. Dịch cúm gia cầm: 

Dịch cúm gia cầm ở  nướ c ta xuất hiện đầu tiên vào năm 2003. Sự bùng phát dịch

do chim di cư gây ra trong tháng 01 năm 2005 đã ảnh hưở ng tớ i 33/64 tỉnh thành tại

Việt Nam, dẫn đến buộc phải tiêu hủy gần 1,2 triệu con gia cầm. Tại Thái Bình năm

2007 số gia cầm buộc phải tiêu hủy là 13.642 con gia cầm.

9.2.3. Dịch lợn tai xanh: 

Bệnh lợ n tai xanh là loại bệnh làm suy giảm miễn dịch, khiến các bệnh khác ở  

lợ n phát triển nhanh, trong đó có chứng liên cầu, một bệnh nguy hiểm r ất dễ bùng phát

thành đại dịch và có thể lây cho ngườ i dễ dẫn đến tử vong.

Theo thống kê số lợ n mắc bệnh tai xanh bị chết và tiêu hủy như sau: 

Bảng 9.5: Số lợ n dịch tai xanh bị chết và tiêu hủy:Năm  2006 2007 2008 2009

Số lợ n mắc bệnh, chết vàtiêu hủy

0 5.343 9.385 0

(Nguồn: S ở  Nông nghiệ p và Phát triể n nông thôn Thái Bình).

Page 91: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 91/125

 

91

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 20109.2.4. Dịch lở mồm long móng ở gia súc: 

Bệnh lở  mồm long móng là một loại bệnh bệnh truyền nhiễm r ất nguy hiểm do

virus gây ra trên động vật móng guốc chẵn như lợ n, bò, trâu, hươu, dê... Bệnh bệnh lây

lan r ất nhanh qua nhiều con đường khác nhau như tiế p xúc tr ực tiế p giữa động vật vớ i

nhau, truyền qua không khí. Năm 2006 là năm bệnh dịch lở  mồm long móng xảy ra r ất

mạnh ở  hầu hết các tỉnh thành của Việt Nam vớ i hàng chục nghìn gia súc bị nhiễm

 bệnh. Tại Thái Bình theo thống kê số gia súc nhiễm bệnh chết và bị tiêu hủy như sau: 

Bảng 9.6: Số gia súc mắc bệnh lở  mồm long móng bị chết và tiêu hủy.Năm  2006 2007 2008 2009

Số trâu bò mắc bệnh, chết và

tiêu hủy224 0 0 0

Số lợ n mắc bệnh, chết và bị tiêu

hủy136 0 0 0

(Nguồn: S ở  Nông nghiệ p và Phát triể n nông thôn Thái Bình).

Page 92: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 92/125

 

92

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010CHƯƠNG X 

TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 10.1. TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

CON NGƯỜI. 

Do ô nhiễm môi trườ ng và nhiều nguyên nhân khách quan đã có những tác độngtiêu cực đến tình hình sức khỏe của nhân dân tỉnh Thái bình. Trong những năm gần

đây các bệnh viện trên địa bàn tỉnh luôn trong tình tr ạng quá tải.

Khung 10.1: Hiện trạng khám chữ a bệnh trong tỉnh năm 2009. 

 Năm 2009, 23 bệnh viện công lậ p và ngoài công lập đã tổ chức đón tiế p khám bệnh cho

gần 2,2 triệu lượt người, điều tr ị nội trú cho 221.429 lượ t bệnh nhân vớ i tổng số ngày điều tr ị nội trú là 1.674.473 ngày và đã có 155.044 (tăng 3,9% so với năm 2008:149.244) người đượ c

điều tr ị khỏi đạt tỷ lệ 70%; thực hiện 32.153 ca phẫu thuật và 256.517 thủ thuật, hơn 5,2 triệu

xét nghiệm sinh hoá và gần 2,7 triệu xét nghiệm xét nghiệm huyết học; kê thêm gần 1.500

giườ ng bệnh ngoài k ế hoạch để giảm tình tr ạng bệnh nhân phải nằm ghép; số ngày điều tr ị  bình quân của tất cả  các bệnh viện là 197,17, trong đó BVĐK đa khoa: 92,89 và BVCK:

104,28.

(Nguồn: S ở  Y t ế  t ỉ nh Thái Bình).

Tác động của ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nướ c, môi

trườ ng không khí có tác động tr ực tiế p và gián tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Trong

nhiều năm qua số lượ ng bênh nhân mắc các bệnh về đườ ng hô hấp, đườ ng ruột, mắt,

ung thư… có dấu hiệu tăng nhanh qua từng năm. 

Bảng 10.1: Dịch tiêu chảy và đau mắt hột:

Năm  2006 2007 2008 2009

Số ngườ i mắc bệnh tiêuchảy

31.463 32.751 24.122 26.256

Số ngườ i bị đau mắt hột 7.901 6.109 7.156 4.861

(Nguồn: S ở  Y t ế  t ỉ nh Thái Bình).

10.2. TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC VẤN

ĐỀ KINH TẾ - XÃ HỘI. 

10.2.1. Tác động tổng hợp của ô nhiễm môi trường: 

Ô nhiễm môi trường có tác động lớn đến kinh tế-xã hội của mỗi địa phương nói

riêng và toàn tỉnh nói chung, thể hiện ở  một số nội dung sau:

Ô nhiễm môi trườ ng gây tác hại xấu tớ i sức khỏe của cộng đồng dân cư, làm tăng

chi phí khám, chữa bệnh, làm giảm năng suất lao động, mất ngày công lao động do

Page 93: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 93/125

 

93

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010nghỉ ốm, và nghỉ để chăm sóc, thăm hỏi ngườ i bệnh,…phải tăng đầu tư cho lĩnh vực y

tế từ con ngườ i, phòng khám, bệnh viện và các trang thiết bị kèm theo;

Ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt là khí thải từ các nhà máy công nghiệ p,

các làng nghề… làm giảm năng suất sản xuất nông nghiệ p nhất là khí thải đúng vào

thờ i k ỳ cây tr ổ bông, ra hoa k ết quả;

Ô nhiễm môi trường nướ c làm nhiều ao hồ, sông ngòi tr ước đây là nơi nuôi trồng

rau, nuôi cá, nay phải bỏ hoang… gây thiệt hại kinh tế đối vớ i sản xuất nông nghiệ p,

thủy sản; tăng chi phí cho việc xử lý nướ c phục vụ sinh hoạt của nhân dân nhất là đối

với ngườ i nông dân có thu nhậ p thấ p, cuộc sống càng khó khăn hơn; 

Ô nhiễm môi trườ ng làm giảm sức thu hút đối vớ i du lịch, giảm lượ ng khách du

lịch, dẫn đến các thiệt hại về kinh tế cho ngành du lịch; ảnh hưở ng xấu đến hình ảnh

của địa phương, tác động tiêu cực đến khả năng thu hút đầu tư của tỉnh, do đó ảnh

hưở ng tr ực tiếp đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

10.2.2. Tác động do ô nhiễm môi trường nước: Đối với nướ c mặt lục địa: Tổng hợ  p báo cáo chất lượng nướ c mặt tại Thái Bình,

so sánh vớ i tiêu chuẩn nguồn cấ p cho sinh hoạt, nướ c sông Hồng, Trà Lý, Luộc và

sông Hóa có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ . Riêng chỉ tiêu NH4+ có tần suất và số lần

vượ t tiêu chuẩn trong cả  mùa mưa và mùa khô rất cao. Các sông đã có dấu hiệu ô

nhiễm kim loại nặng. Chỉ tiêu NO3-, TSS và coliform có diễn biến r ất phức tạ p, có tần

suất vượ t tiêu chuẩn, đặc biệt là coliform có nơi vượ t tiêu chuẩn từ 5 đến 10 lần.

Các tuyến sông trên là nguồn cấp nướ c chủ yếu cho các nhà máy nướ c trong tỉnh,

khi bị ô nhiễm phải tăng chi phí xử lý, tăng giá bán nước cho nhân dân và các cơ sở  sản xuất công nghiệ p, ảnh hưởng đến tăng giá thành sản phẩm của các cơ sở  sử dụng

nhiều nướ c, giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trườ ng.

Hệ thống sông tr ục nội đồng là nguồn cấp nướ c chủ yếu cho sinh hoạt của nhân

dân nhiều địa phương trong tỉnh có diễn biến r ất phức tạ p. Mức độ ô nhiễm thay đổi

lớ n theo các mùa, ô nhiễm vượ t tiêu chuẩn cho phép ở  mức cao. Nếu so sánh vớ i giai

đoạn 10-20 năm trở  về trướ c, các hộ gia đình có thể thườ ng xuyên sử dụng nướ c của

các tuyến sông nội đồng, tự xử lý để phục vụ sinh hoạt, nấu ăn thì hiện nay đa số thờ i

gian trong năm không thể sử dụng nướ c của các tuyến sông này xử lý phục vụ ăn uống

của ngườ i dân mà chỉ có thể dùng để  tắm giặt và các nhu cầu khác. Thậm chí nhiều

thời gian trong năm ngườ i dân không thể  tắm giặt đượ c vì có nguy cơ bị bệnh ngoài

da, vì vậy đa số  các hộ nông dân đã chuyển sang sử dụng nướ c ngầm từ  các giếng

khoan để phục vụ sinh hoạt.

Hệ  thống các ao, hồ  tại sử dụng cho mục đích chăn nuôi thủy cầm, thả cá…có

dấu hiệu ô nhiễm NH4+, NO2

-, Cl-, coliform, còn lại hầu hết các chỉ tiêu đều đạt QCCP.

Page 94: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 94/125

 

94

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010Các ao hồ tiế p nhận xả thải tại các làng nghề  đang bị ô nhiễm nặng bở i vi sinh vật, các

chất hữu cơ (COD, BOD). Nhiều ao hồ ô nhiễm nặng không thể nuôi, thả cá, thậm chí

 bốc mùi hôi thối ảnh hưở ng nghiêm tr ọng đến cuộc sống của ngườ i dân xung quanh.

Trong bối cảnh nguồn tài nguyên nướ c ngày càng bị suy giảm về mặt chất lượ ng

và tổng lượ ng, các thành phần kinh tế có tốc độ phát triển nhanh vớ i nhu cầu sử dụng

nướ c lớn và lượng nướ c thải cũng nhiều. Do đó vấn đề bảo vệ chất lượ ng tài nguyênnướ c mặt đang là yêu cầu hết sức cấ p thiết.

- Tác động do ô nhiễm môi trường nước dưới đất: ô nhiễm nước dưới đất ngàycàng gia tăng, nhất là từ sau khi có cơ chế đổi mới cho đến nay, do các nguyên nhânchính sau:

- Ô nhiễm nguồn nước dưới đất do dư lượ ng các chất độc hại thải từ  sản xuấtngành nông nghiệ p, nuôi tr ồng thuỷ sản gây ra như thuốc bảo vệ  thực vật, phân bónhoá học, thức ăn dư thừa của ngành thuỷ sản v.v... Các chất trên thấm qua nướ c xuốngdưới đất gây ô nhiễm.

- Ô nhiễm nguồn nước dưới đất do các hoạt động sản xuất của các cơ sở  sản xuấttừ trong và ngoài khu công nghiệ p gây ra; do các chất thải không qua xử lý tr ực tiếp đổ ra kênh, mương, sông, ngòi thấm qua đất xuống.

- Do tải lượ ng của một số chất gây ô nhiễm tại các sông lớ n từ thượ ng nguồn đổ về đã chảy qua các sông chính trong tỉnh và lắng đọng tại từng phần theo chiều dài cácsông và thấm vào mạch nướ c ngầm: tại các xã ven sông lớn có hàm lượ ng Arsenictrong nguồn nước dưới đất thường cao hơn nhiều so vớ i các xã trong nội đồng.

- Do công tác quản lý hoạt động khai thác và sử dụng nước dưới đất chưa chặtchẽ, kém hiệu quả đã tác động mạnh đến việc gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất. Côngtác khoanh định các vùng bảo vệ nguồn nước dưới đất theo quy định chưa được hướ ngdẫn thực hiện đã tác động làm tăng thêm nguy cơ nhiễm bẩn các tầng chứa nước dướ iđất ttrong tỉnh.

Tác động do ô nhiễm môi trường nướ c biển:Ô nhiễm môi trườ ng phát sinh từ các nguyên nhân trên đều tậ p trung tại các lưu

vực sông và đổ ra biển, mức độ ô nhiễm trên đều được đánh giá, phân tích phản ánhthực tr ạng hàm lượ ng các thông số ô nhiễm có mặt tại các lưu vực sông hoặc cục bộ 

 phản ánh các điểm tại khu vực cửa sông tiế p giáp vớ i biển, ven biển. Tuy nhiên, mứcđộ ô nhiễm tại các lưu vực sông đổ ra biển vớ i sức chịu tải môi trườ ng biển, ven biểncó lúc được đánh giá qua khảo sát, phân tích nướ c biển ven bờ  có điểm dướ i mức qui

định tại Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Việt Nam hoặc có thời điểm cao hơn tiêu chuẩn cho phép về chất lượng môi trường nướ c biển hoặc chất lượng nướ c cho nuôi tr ồng thuỷ sản; cá biệt có những điểm đã xuất hiện một số thông số ô nhiễm như kim loại nặng,dư lượ ng thuốc bảo vệ  thực vật… xuất hiện trong nướ c biển hoặc tr ầm tích bùn đáyvùng ven bờ  biển, song nhìn chung chất lượng nướ c biển ven bờ  biển nói chung cònnằm trong giớ i hạn cho phép so sánh vớ i Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Việt Nam do mức độ ô nhiễm từ cửa sông đổ ra có thể nằm trong sức chịu tải của môi trườ ng; chất lượ ng

Page 95: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 95/125

 

95

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010nướ c ven biển ven bờ  nhìn chung là tốt cho việc nuôi tr ồng thuỷ sản. Tuy nhiên về lâudài nếu không có các biện pháp xử  lý nướ c thải từ đầu nguồn, mức độ gia tăng chấtthải vượ t quá sức chịu tải của môi trườ ng ven biển sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trườ ng ven

 biển, ảnh hưở ng tr ực tiế p tớ i các vùng nuôi tr ồng thuỷ sản; bên cạnh đó các kết quả  phân tích nướ c biển đã xuất hiện ô nhiễm do dầu loang và hàm lượ ng k ẽm, sắt trongnướ c biển ven bờ  cao, đây có thể là nguồn ô nhiễm do hoạt động vận tải biển hàng hải,lớ  p k ẽm sơn phủ  bên ngoài vỏ  tàu chống sinh vật biển bám vỏ  tàu, thải nướ c thảinhiễm dầu là những nguyên nhân tiềm tàng gây ảnh hưở ng chất lượng nướ c biển ven

 bờ …Ô nhiễm nước, đặc biệt là ô nhiễm kim loại nặng, dầu mỡ  và hóa chất độc hại

gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển. Ô nhiễm nướ c biển ở  các bãi tắm và cácđiểm du lịch và sự xuống cấ p của cảnh quan thiên nhiên đã, đang và sẽ ảnh hưở ng tr ựctiếp đến phát triển du lịch vùng ven biển. Việc gia tăng dư lượ ng hóa chất bảo vệ thựcvật có trong nướ c biển đã gây xuy thoái các r ừng ngậ p mặn, làm giảm sự sinh trưở ngcủa các loài hải sản do chúng bị hấ p thụ các chất độc hại này.

10.2.3. Tác động do ô nhiễm môi trường không khí: Không khí ô nhiễm gây ảnh hưởng đến sức khỏe con ngườ i, gây thiệt hại về kinh

tế, làm gia tăng các khoản chi phí như: chi phí khám, chữa bệnh, tổn thất mất ngàycông lao động do nghỉ ốm, tổn thất thờ i gian của người chăm sóc… 

Không khí ô nhiễm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp như giảm năng suất củahoa màu. Bụi trong không khí hấ p thụ  những tia cực tím của mặt tr ờ i làm cho câychậm lớ n và khó nảy mầm. Những nơi ô nhiễm không khí nặng, lá cây tr ồng bị bao

 phủ nhiều bụi làm giảm quá trình quang hợ  p, cây tr ồng có thể ra hoa nhưng không đậuquả, cây tr ồng phát triển chậm.

Không khí ô nhiễm làm ảnh hưởng đến chất lượ ng của công trình xây dựng, máymóc thiết bị… do trong không khí có các chất ô nhiễm như SOx, NOx… gây ra hiệntượ ng lắng đọng và mưa axit.

Sản xuất công nghiệ p làm phát sinh các khí thải gây hiệu ứng nhà kính (khídioxit các bon CO2, ôxit Nitơ NOx, khí mêtan (CH4) và ô zôn (O3). Những hoạt độngcủa con người đã làm sản sinh thêm những chất khí mớ i vào thành phần các chất khígây hiệu ứng nhà kính như fluorure lưu huỳnh SF6, các khí hydroflurocarbone HFC vàHydrocarbures perfluores PFC. Tất cả các loại khí này đều có đặc tính hấ p thụ tia bứcxạ hồng ngọai từ bề mặt trái đất lên không gian là nguyên nhân gây biến đổi khí hậu,làm tăng nhiệt độ  trái đất, nướ c biển dâng cao làm giảm diện tích đất nông nghiệ p,

thay đổi diện tích r ừng ngậ p mặn. Sự biến đổi khí hậu làm giảm năng suất chất lượ ngcác loại động thực vật, gây các sự cố môi trường, gia tăng mức độ hạn hán, lũ bão, gâytổn thất đến kinh tế xã hội và dẫn đến xung đột trong cộng đồng.

10.2.4. Tác động do ô nhiễm môi trường đất: Hiện nay môi trường đất đang dần bị ô nhiễm do các tác động của con ngườ i, do

thải bỏ tr ực tiế p hoặc chôn lấ p các loại chất thải nguy hại không hợ  p vệ sinh, việc giatăng sử dụng các loại hóa chất bảo vệ  thực vật… Môi trường đất bị ô nhiễm sẽ  làm

Page 96: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 96/125

 

96

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010giảm năng suất cây tr ồng, làm nhiễm bẩn nguồn nướ c ngầm từ đó gia tăng chi phí xử lý nguồn nướ c cấ p, gây bệnh tật cho người và động thực vật.

10.2.5. Tác động do suy thoái đa dạng sinh học: 

Đa dạng sinh học bị  suy thoái dẫn đến các nguồn lợ i thủy hải sản quy giảmnhanh, nhiều loài tôm cá kinh tế đã bị giảm sút cả về số lượ ng lẫn chất lượ ng, thay vào

đó thành phần cá tạp tăng lên, các loài thủy hải sản có nguy cơ bị tuyệt chủng tăng. 10.2.6. Tác động do ô nhiễm chất thải rắn: 

Lượ ng chất thải đô thị ngày càng tăng, tính độc hại và thành phần cũng biến đổingày càng phức tạp. Lượ ng chất thải này có thể nhâm nhập vào môi trườ ng không khídướ i dạng bụi hay các chất khí đượ c phân hủy như H2S, NH3...r ồi theo đườ ng hô hấ pđi vào cơ thể con ngườ i hay sinh vật. Một bộ phận khác, đặc biệt là các chất hữu cơ,các chất vô cơ thâm nhậ p vào nguồn nước hay môi trường đất r ồi đi vào cơ thể conngườ i qua thức ăn, nướ c uống. Hơn thế nữa chất thải r ắn nếu không đượ c thu gom xử lý hợ  p vệ sinh chất đống trên mặt đất sẽ làm mất vẻ mỹ quan, là nơi sinh mầm bệnh.

Chất ô nhiễm dạng r ắn có thể chuyển thành các chất ô nhiễm dạng khí hay dạng lỏngảnh hưở ng tr ực tiếp đến đờ i sống của con ngườ i và sinh vật.Chất thải y tế, đặc biệt là chất thải y tế nguy hại bao gồm các phế thải trong quá

trình phẫu thuật ngườ i, các dụng cụ y tế sử dụng sử dụng 1 lần trong điều tr ị bệnh hoặckhám bệnh, các chất thải lỏng sinh học và các giấy thấm đã đượ c sử dụng trong y tế, bông băng có dính máu, các loại ống nghiệm nuôi cấy vi sinh vật,… Các loại chất thảinày nếu không đượ c quản lý và xử  lý đúng quy định sẽ  có nguy cơ ô nhiễm môitrườ ng và sức khỏe cộng đồng.

10.3. TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC HỆ

SINH THÁI

Tác động của ô nhiễm môi trường làm suy thoái đa dạng sinh học.Sự suy thoái đa dạng sinh học có thể hiểu là sự  suy giảm về  số  lượ ng loài, số 

lượ ng cá thể của loài, loài số lượ ng của các hệ sinh thái trong tự nhiên và sự biến đổi,tổ  hợ  p tạo ra các kiểu gel lặn làm ảnh hưởng đến sự  thích ứng với điều kiện môitrườ ng sống của sinh vật.

- Suy thoái đa dạng sinh học làm giảm số lượ ng cá thể của loài dẫn đến làm thayđổi thành phần các loài trong hệ sinh thái. Sự suy giảm số lượ ng của một loài trong hệ sinh thái có thể ảnh hưở ng tr ực tiế p hoặc gián tiế p, ảnh hưở ng tích cực hoặc không tíchcực đến các loài khác trong hệ sinh thái.

- Sự suy giảm số lượ ng của loài hoặc sự huỷ diệt của một loài nào đó trong mộthệ sinh sẽ ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn của Hệ sinh thái đó. Qua đó sẽ  làm thay đổỉ thành phần loài và sự phát triển của các loài trong hệ sinh thái đó. 

- Suy thoái đa dạng sinh học làm cho một số hệ sinh thái có thể bị huỷ diệt. Dovậy sẽ mất đi sự phong phú của các hệ sinh thái trong tự nhiên.

- Suy thoái đa dạng sinh học làm cho nguồn gel suy giảm, hoặc tạo ra các tổ hợ  pgel lặn gây khả năng suy giảm sức chống chịu với điều kiện môi tr ườ ng sống.

Page 97: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 97/125

 

97

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010CHƯƠNG XI 

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 11.1. NHỮNG VIỆC ĐÃ LÀM ĐƯỢC. 

11.1.1. Cơ cấu tổ chức quản lý môi trường: 

Từ năm 2003, hệ thống quản lý Nhà nướ c về Bảo vệ Môi trườ ng ở  địa phương đãđượ c hình thành theo hướ ng gắn k ết quản lý nhà nướ c về môi trườ ng vớ i quản lý nhà

nướ c về tài nguyên thiên nhiên. Hệ thống tổ chức bộ máy ngày càng đượ c kiện toàn;

chức năng, nhiệm vụ đượ c phân định cụ thể sau khi Luật Bảo vệ Môi trườ ng có hiệu

lực thi hành từ ngày 01/7/2006.

Hiện nay cấ p tỉnh đã thành lậ p Chi cục Bảo vệ Môi trườ ng (11/11 cán bộ công

chức, hợp đồng lao động), Trung tâm Quan tr ắc phân tích Tài nguyên và môi trườ ng

(12 cán bộ viên chức, hợp đồng lao động) thuộc Sở  Tài nguyên và Môi trường đã đi

vào hoạt động từ ngày 01/01/2009. Từ khi thành lập các đơn vị đã có thêm một số điều

kiện về  con người và cơ sở   vật chất để  thực hiện chức năng nhiệm vụ  tham mưu

UBND tỉnh, Giám đốc sở   thực hiện chất lượ ng, hiệu quả  các nhiệm vụ quản lý nhà

nướ c và thực hiện các hoạt động tác nghiệp như: Quan trắc môi trườ ng, thu phí BVMT

đối với nướ c thải và tư vấn cho các tổ chức và doanh nghiệ p về BVMT ở  địa phương. 

Cấ p huyện (7 huyện, thành phố) biên chế, hợp đồng 01 cán bộ chuyên trách về 

môi trườ ng thuộc phòng Tài nguyên và Môi tr ườ ng; huyệnTiền Hải hợp đồng 02 - 03

cán bộ thực hiện công tác bảo vệ môi trườ ng thuộc phòng Tài nguyên và Môi tr ườ ng);

 bước đầu đã tr ực tiếp tham mưu giúp UBND cấ p huyện thực hiện đượ c một số nhiệm

vụ quản lý nhà nướ c về BVMT ở  địa phương.

Cấ p xã 100% cán bộ địa chính đượ c giao kiêm nhiệm quản lý môi tr ườ ng ở  địa

 phương. 

Cùng vớ i việc xắ p xế p lại chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các sở ,

 ban, ngành; bộ phận quản lý nhà nướ c về môi trườ ng ở  các sở , ban,ngành cũng đượ c

điều chỉnh, bổ sung theo hướ ng phù hợ  p vớ i tình hình và tổ chức mớ i; cụ thể: Công an

tỉnh có phòng cảnh sát môi trườ ng thành lậ p từ  tháng 11/2007(thành lậ p theo Quyếtđịnh số 5687/2007/QĐ-X11 (X13) ngày 28/9/2007 của Tổng cục Xây dựng lực lượ ng

công an nhân dân ngày 28/9/2007); Ban Quản lý các khu công nghiệ p có Phòng quản

lý Quy hoạch, Xây dựng, Môi trườ ng thành lậ p từ tháng 01/2004; Sở  Công thương có

Phòng K ỹ thuật, an toàn hóa chất và môi trườ ng....

Page 98: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 98/125

 

98

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 201011.1.2. Hệ thống chính sách, pháp luật BVMT ở địa phương. 

Trong những năm gần đây việc thực hiện cụ thể hóa văn bản pháp luật, quy định,

cơ chế, chính sách, Chiến lược, chương tr ình, k ế hoạch BVMT quốc gia đã đượ c Tỉnh

ủy, UBND tỉnh quan tâm ban hành và chỉ đạo các sở , ban, ngành chuyên môn cụ thể 

hóa các văn bản quy phạm, văn bản hướ ng dẫn thực hiện cơ chế chính sách về BVMT

ở  địa phương và đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần quan tr ọng vào công tác quản

lý và bảo vệ môi trườ ng ở  địa phương. cụ thể: Tỉnh ủy đã ban hành 03 Chỉ thị, Thông

 báo, Thông tri; UBND tỉnh đã ban hành 01 đề án, 02 Chỉ thị, hàng chục Quyết định có

liên quan đến l ĩnh vực môi trườ ng. Cùng với các văn bản trên, UBND tỉnh ban hành

các công văn triển khai Nghị định số  67/NĐ-CP của Chính phủ  về phí bảo vệ  môi

trường đối với nướ c thải, phí bảo vệ môi trường đối vớ i chất thải r ắn, phí bảo vệ môi

trường đối vớ i khai thác khoáng sản và Quyết định số  64/QĐ-TTg của Thủ  tướ ng

chỉnh phủ về k ế hoạch xử lý triệt để các cơ sở  gây ô nhiễm nghiêm tr ọng trên địa bàn

Thái Bình; chỉ đạo các đợ t hoạt động truyền thông hưở ng ứng ngày phát động BVMT;tiế p tục soạn thảo Quyết định ban hành Quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệ p

môi trường trên địa bàn tỉnh; ban hành bộ đơn giá sản phẩm quan tr ắc, phân tích môi

trường; đồng thờ i tổ chức rà soát, kiến nghị đề xuất sửa đổi bổ sung một số văn bản

quy phạm pháp luật về  BVMT; tham gia đóng góp ý kiến cho các dự  thảo văn bản

 pháp quy, chương tr ình do Bộ Tài nguyên và Môi trườ ng, các bộ, ngành chủ trì soạn

thảo. Sở  Tài nguyên và Môi trườ ng tậ p hợp các văn bản Pháp luật Nhà nướ c, của Tỉnh

uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình về bảo vệ Môi trườ ng in thành sách trang bị cho

cán bộ lãnh đạo, nghiệ p vụ các sở , ngành và cấ p huyện, xã làm tài liệu tuyên truyền và

thực hiện.

Bên cạnh việc cụ thể hóa các văn bản pháp luật các sở , ngành, UBND cấ p huyện

đã quan tâm xây dựng chương tr ình, k ế hoạch BVMT. Nhiều dự án, đề án, nhiệm vụ,

mô hình nhằm ngăn ngừa, ứng phó và khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự  cố môi

trường đã đượ c triển khai thực hiện, như: Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

của tỉnh giai đoạn 2006-2010 đã lựa chọn xây dựng phê duyệt một số mục tiêu về bảo

vệ môi trườ ng (xây dựng quy hoạch xử lý môi tr ường 3 cơ sở  làng nghề huyện Kiến

xương; phê duyệt mạng lướ i quan tr ắc môi trường trên địa bàn tỉnh); UBND tỉnh đã

 phê duyệt K ế  hoạch BVMT trên địa bàn tỉnh đến năm 2015; đã xây dựng Chươngtrình, k ế hoạch bảo vệ môi trườ ng tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;

xây dựng K ế hoạch hành động đa dạng sinh học của tỉnh; k ế hoạch ứng phó vớ i biến

đổi khí hậu; lập đề án khu xử  lý rác thải sinh hoạt gắn vớ i lò đốt rác của 9 thị  tr ấn

trong tỉnh, dự án đầu tư quy hoạch bãi xử lý chất thải r ắn khu công nghiệ p khí mỏ Tiền

hải, điều tra, đánh giá hiện tr ạng môi trườ ng làng nghề, ven biển, chất thải nguy hại,

Page 99: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 99/125

 

99

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010Đề án Quy hoạch hệ thống mạng lướ i bãi chôn lấ p rác thải sinh hoạt các xã trong tỉnh,

điều tra thuốc bảo vệ  thực vật, kho thuốc bảo vệ  thực vật tồn dư .... Hàng năm xây

dựng k ế hoạch thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trườ ng gắn vớ i kinh phí của tỉnh, gửi Sở  

Tài chính, UBND tỉnh thẩm định trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt làm cơ sở  

thực hiện.

5/8 huyện đã chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các phòng chức năng giúp UBND cấ p

mình xây dựng chương tr ình bảo vệ môi trườ ng trong từng l ĩnh vực của địa phương

giai đoạn 2011 - 2015 (huyện Quỳnh phụ, Thái Thuỵ, Vũ Thư, Tiền Hải, Hưng Hà).

8/8 huyện, thành phố đã xây dựng k ế hoạch thực hiện một số nhiệm vụ công tác tr ọng

tâm về bảo vệ môi trườ ng, các dự án đầu tư mớ i hoặc cải tạo, cải thiện môi trườ ng ở  

những khu vực tr ọng điểm gắn vớ i kinh phí sự nghiệp môi trườ ng ở  cấ p mình.

11.1.3. Về mặt tài chính, đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường.  

Từ năm 2006, kinh phí sự nghiệp môi trườ ng thực hiện theo Nghị quyết số 41-

 NQ/TW, Luật Bảo vệ Môi tr ường năm 2005 và các văn bản hướ ng dẫn thực hiện Luật.

Kinh phí sự nghiệp tài nguyên và môi trường đượ c bố trí 1% tổng chi ngân sách hàng

năm; căn cứ vào nguồn kinh phí, yêu cầu nhiệm vụ công tác bảo vệ môi trườ ng từng

cấ p, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phê duyệt phân bổ cho các địa phương, sở , ngành tổ 

chức thực hiện; trong đó: kinh phí chi sự nghiệp tài nguyên và môi trường năm 2008 là

19,42 tỷ tại Quyết định số 1001/QĐ-UBND ngày 23/04/2008; năm 2009 là 24,25 tỷ tại

Quyết định số 1051/QĐ-UBND ngày 15/05/2009; năm 2010 là 29,98 tỷ tại Quyết định

số 590/QĐ-UBND ngày 05/04/2010. Nhìn chung, việc sử dụng kinh phí cơ bản đúng

quy định hướ ng dẫn về tài chính của Bộ Tài nguyên - Môi trườ ng và Bộ Tài chính;Cùng vớ i nguồn kinh phí hỗ tr ợ  từ ngân sách tỉnh; năm 2007 Bộ Tài nguyên và

Môi trườ ng hỗ  tr ợ  7 tỷ đồng từ nguồn kinh phí sự nghiệp trung ương xây dựng thực

hiện 3 dự  án xử  lý chất thải tại bệnh viện Phong da liễu Vân môn, Bệnh viện Lao -

 phổi và Trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Cho đến nay toàn tỉnh có 13 lò đốt rác

thải y tế; trong đó 10 lò đốt rác thải y tế của các bệnh viện đa khoa huyện bố trí bằng

nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ khoảng 7 tỷ đồng và 3 lò đốt để xử lý rác thải y tế 

cho các bệnh viện khu vực Thành phố và tỉnh.

UBND Thành phố  Thái Bình đã đầu tư cải tạo hệ  thống thoát nướ c thải côngnghiệ p tại khu vực phía Bắc đườ ng Nguyễn Đức Cảnh; lậ p dự  án đầu tư cải tạo hệ 

thống thoát nước đô thị; hệ thống thu gom và xử lý nướ c thải sinh hoạt; Ban quản lý

các khu công nghiệ p tỉnh lậ p dự án đầu tư xây dựng tr ạm xử  lý nướ c thải khu công

nghiệ p Nguyễn Đức Cảnh và khu công nghiệ p Phúc khánh; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

đã lậ p dự án xử lý môi tr ườ ng khu vực kho vũ khí tại xã Tân Bình. Công an tỉnh đã lậ p

dự án xử lý chất thải tr ại tạm giam của tỉnh.

Page 100: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 100/125

 

100

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010Vốn Chương tr ình mục tiêu bố trí cho dự án Nướ c sạch vệ sinh môi trườ ng và 5

triệu ha r ừng từ  năm 2006-2010 là 74,7 tỷ  (trong đó dự  án Nướ c sạch vệ  sinh môi

trườ ng là 52 tỷ).

 Nguồn vốn xây dựng cơ bản tậ p trung từ Ngân sách cho các dự án xây dựng cơ

sở  hạ  tầng để  thực hiện các vấn đề về môi trườ ng từ năm 2006-2010 là 66 tỷ. Năm

2010, nguồn vốn nướ c ngoài 45 tỷ bố trí cho 5 dự án trong đó có 3 dự án phục vụ cho

cấp nước, thoát nước, nướ c sạch và vệ sinh môi trườ ng.

11.1.4. Về các hoạt động giám sát, quan trắc, cảnh báo ô nhiễm môi trường. 

 a. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải.

Các hoạt động điều tra, thống kê chất thải, tư vấn, giải quyết những khó khăn,

vướ ng mắc trong công tác kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải đã đượ c triển khai thực

hiện; công tác thanh tra, kiểm tra đượ c tập trung vào các cơ sở  sản xuất kinh doanh có

tải lượ ng ô nhiễm cao, có khả năng làm ô nhiễm môi trườ ng xung quanh, một số điểm

ô nhiễm môi trường đã đượ c phát hiện và có các giải pháp xử lý phù hợ  p (Quyết định

tạm thời đình chỉ 14 doanh nghiệ p sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trườ ng; di dờ i

cửa hàng, kho thuốc bảo vệ  thực vật ra xa khu dân cư; giám sát việc nhậ p khẩu phế 

liệu, kiểm tra cấ p giấy chứng nhận đủ  điều kiện nhậ p khẩu phế  liệu cho 5 doanh

nghiệ p trên địa bàn; tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cơ sở  sản xuất tham gia các dự án

sản xuất sạch hơn trong lĩnh vưc dệt nhuộm, sản xuất cơ khí, thép; tổ  chức kiểm tra

việc đầu tư các công tr ình xử lý môi tr ường theo báo cáo ĐTM đối vớ i các dự án đầu

tư; lậ p danh sách cơ sở  gây ô nhiễm môi trườ ng nghiêm tr ọng trình UBND tỉnh phê

duyệt; rà soát, điều tra, lập danh sách 110 điểm ô nhiễm môi trườ ng do hoá chất bảo vệ thực vật tồn lưu và đề xuất k ế hoạch xử lý báo cáo UBND tỉnh.

Khung 11.1: Kết quả thẩm định Báo cáo ĐTM, cam kết BVMT; hoạt động thanh tra,

kiểm tra.

Từ 1/7/2006 đến hết năm 2009, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiếp nhận, thẩm định

trình UBND tỉnh phê duyệt 63/75 hồ sơ báo cáo ĐTM, 10/16 đề án BVMT.  Ở cấp huyện và

thành phố đã tổ chức xác nhận cam kết 383 dự án đầu tư. 

Công tác thanh tra, kiểm tra tập trung vào các cơ sở sản xuất kinh doanh có tải lượng ô

nhiễm cao và có khả năng gây ô nhiễm môi trường. Năm 2009, thanh tra, kiểm tra 163 cơ sở,02 làng nghề, xử phạt vi phạm hành chính 26 trường hợp. Đình chỉ và tạm đình chỉ 02 cơ sở

sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường.  

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình).

Hàng năm UBND tỉnh và một số huyện đã chủ động bố  trí kinh phí sự nghiệ p

môi trườ ng hỗ tr ợ  các chương tr ình, mục tiêu về bảo vệ môi trườ ng trong tỉnh; hỗ tr ợ  

Page 101: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 101/125

 

101

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010xử lý môi tr ườ ng một số làng nghề; huyện, thành phố đã tậ p trung chỉ đạo các xã quy

hoạch đất đai gắn vớ i quy hoạch bãi chứa rác thải sinh hoạt; quy hoạch mạng lướ i

điểm xử lý rác thải sinh hoạt các xã trong tỉnh; lập đề án quy hoạch khu xử lý rác thải

sinh hoạt tại 09 thị  tr ấn; hỗ tr ợ  xe thu gom rác thải, thùng rác ở  xã, cơ quan, trườ ng

học bệnh viện; UBDN tỉnh đầu tư xây dựng tr ạm xử lý nướ c thải tậ p trung khu công

nghiệ p Nguyễn Đức Cảnh.

Khung 11.2: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt. 

Hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt đã được triển khai và thực hiện tại 233/265 xã,

 phường, thị trấn. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực nông thôn được thu gom và xử lý đạt

60%, mục tiêu đạt 90% vào năm 2010. 

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường T hái Bình). 

Chất thải nguy hại bước đầu đã đượ c quản lý thông qua hoạt động xét cấ p sổ 

đăng ký chủ nguồn thải nguy hại cho 23 cơ sở  sản xuất kinh doanh và cơ sở  y tế khám,chữa bệnh; lậ p dự án đầu tư khu chôn lấ p chất thải r ắn khu công nghiệ p khí mỏ Tiền

hải trong đó có khu xử  lý chất thải r ắn nguy hại theo quy định; việc phân loại, xử lý

chất thải r ắn y tế đã đượ c ngành y tế quan tâm chỉ đạo các bệnh viện thực hiện; ngành

 Nông nghiệ p và Phát triển Nông thôn chỉ đạo xây dựng 12 mô hình về giảm thiểu r ủi

ro của thuốc bảo vệ thực vật theo hướ ng GAP; 04 mô hình về quản lý sử dụng thuốc

 bảo vệ thực vật cấ p cộng đồng và sản xuất rau quả theo hướ ng an toàn. Triển khai thực

hiện dự án nâng cao năng lực quản lý chất thải cho các cơ sở  trung tâm học tậ p cộng

đồng tr ên địa bàn tỉnh, xây dựng bể thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng

ruộng ở  nhiều xã trong tỉnh.

 b. Công tác quan trắc, thông tin báo cáo, cảnh báo ô nhiễm môi trường:  

 Ngày 22/8/2008,UBND tỉnh đã ký Quyết định số 2356/QĐ-UBND phê duyệt hệ 

thống mạng lướ i quan tr ắc môi trường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2008 - 2015; Trên cơ

sở  đó, hàng năm Sở  TNMT xây dựng k ế hoạch quan tr ắc môi trườ ng tự nhiên, công

nghiệp trên địa bàn tỉnh. K ết quả quan tr ắc là nguồn cung cấ p thông tin quan tr ọng để 

đánh giá chất lượng môi trườ ng và cung cấ p các dữ  liệu cơ bản để  lậ p báo cáo hiện

tr ạng môi trườ ng của tỉnh 5 năm. Năm 2009, UBND tỉnh đã phê duyệt thực hiện trong

3 năm 2009 - 2011 vớ i số kinh phí gần 20 tỷ VNĐ, dự án đầu tư cơ sở  hạ tầng và đàotạo cán bộ, nhân viên của Trung tâm Quan tr ắc và Phân tích tài nguyên và môi trườ ng,

Chi cục Bảo vệ môi trườ ng.

Tổ  chức đánh giá hiện tr ạng môi trườ ng làng nghề; đánh giá hiện tr ạng môi

trườ ng khu công nghiệ p khí mỏ Tiền hải; Điều tra, thống kê, phân tích đánh giá chất

thải nguy hại gần 100 cơ sở  sản xuất kinh doanh; Đánh giá hiện tr ạng tài nguyên môi

Page 102: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 102/125

 

102

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010trường vùng đất ngập nướ c, r ừng ngậ p mặn, đề xuất phương án quản lý tổng hợp đớ i

 bờ  cho vùng ven biển Thái Bình; lập danh sách cơ sở  gây ô nhiễm môi trườ ng nghiêm

tr ọng trình UBND tỉnh phê duyệt; rà soát, điều tra, lập danh sách 110 điểm ô nhiễm

nhiễm môi trườ ng do hoá chất bảo vệ thực vật tồn lưu và đề xuất phương án xử lý.

 c. X ử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghi êm trọng. 

Việc lập và thực hiện kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trườngnghiêm tr ọng trên địa bàn tỉnh được coi trọng; đến nay đã áp dụng các biện pháp xử lý

triệt để 5/13 cơ sở sản xuất, kinh doanh, khám chữa bệnh, làng nghề phải xử lý ônhiễm từ năm 2003 - 2007; 4/13 cơ sở đã đóng cửa, không còn hoạt động và không

xác định được chủ quản lý; 1/13 cơ sở khó thực hiện là xử lý ô nhiễm môi trường làng

nghề; 1/13 cơ sở đã đầu tư hệ thống xử lý và hoàn thiện hồ sơ để công nhận; 01/cơ sở

chuẩn bị chuyển đổi lĩnh vực hoạt động. Năm 2009 UBND tỉnh đã quyết định bổ sungmột số cơ sở xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn và quản lý chất thải bệnh viện cấp

huyện vào danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm tr ọng để có kế hoạch đầu

tư xử lý triệt để. 

11.1.5. Về nguồn lực, sự tham gia của cộng đồng.

 a. V ề nguồn lực.Trong thời gian qua các cấp, các ngành trong tỉnh đã tăng cường nguồn lực tài

chính, đẩy mạnh áp dụng các biện pháp kinh tế, tạo sự chuyển biến cơ bản trong đầu tưBVMT, như: Sở Y tế tranh thủ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để đầu tư lò đốt chất

thải rắn nguy hại, hệ thống thu gom, xử lý nước thải của bệnh viện tuyến huyện v à các

nguồn vốn hỗ trợ từ trung ương đầu tư xử lý môi trường ở bệnh viện chuyên khoa

tuyến tỉnh. Ngoài ra các ngành, các cấp còn tranh thủ các nguồn vốn chương trìnhmục tiêu quốc gia về nước sạch vệ sinh môi trường để đầu tư cho bảo vệ môi trường.

Triển khai thu phí bảo vệ môi trường theo Nghị định số 67/NĐ-CP từ quý II/2005 đã

giao cho Công ty Cấp nước Thái Bình thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

sinh hoạt, Sở Tài nguyên thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp. 

Bảng11.3: Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải đã thu từ 2006 - nay§¬n vÞ tÝnh: ®ång

Năm Nướ c thải công

nghiệpNướ c thải sinh hoạt Tổng số 

2006 85.500.000 517.120.000 602.620.0002007 121.900.000 602.493.000 724.393.000

2008 172.000.000 637.361.000 809.361.000

2009 283.718.400 784.817.200 1.068.535.600

(Nguồn: S ở  Tài nguyên và Môi trườ ng Thái Bình)

Page 103: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 103/125

 

103

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010 Năm 2008 triển khai thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, năm 2009

triển khai thu phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.  

Ở một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã được quan tâm đúng mức và tự nguyện

đầu tư xây dựng các công tr ình xử lý môi trường với nguồn vốn hàng tỷ đồng như:

Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Hương sen, Công ty cổ phần cơ sở hạ

tầng công nghiệp Đài tín, Công ty dệt nhuộm xuất khẩu Thành công, Niênhsing; hàng

trăm triệu đồng như Công ty cổ phần Dược Vật tư Y tế, Công ty TNHH thực phẩm

Rich Beauty Việt Nam, Công ty TNHH dệt Meina Meina, Công ty PETLEE, xí nghiệp

may10, Thăng long, Nam long…

Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao ứng dụng công nghệ và đào tạo

nguồn nhân lực cho bảo vệ môi trường. Hàng năm, thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu,

ứng dụng công nghệ xử lý môi trường trên địa bàn tỉnh; đề xuất thành lập các doanh

nghiệp dịch vụ môi trường.Từ năm 2005 đến nay đã mở nhiều lớp đào tạo ngắn hạn về

môi trường cho cán bộ chuyên môn cấp huyện, cấp xã; duy trì thường xuyên trao đổikinh nghiệm, nghiệp vụ giữa cán bộ các sở, ngành thông qua hoạt động phối hợp thực

hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường; phối hợp với các tổ chức chính trị x ã hội, tổ chức

chính tr ị xã hội nghề nghiệp mở lớp tập huấn nâng cao nhận thức về BVMT cho các

hội viên, đoàn viên nòng cốt ở cơ sở; đồng  thời tổ chức các hoạt động truyền thông

 bằng nhiều hình thức như: mít tinh, thi tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường, tuyên

truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng thông qua các chuyên đề, chuyên mục. 

 b. C ộng đồng tham gia bảo vệ môi trường. 

Thực hiện quan điểm “Bảo vệ môi trường là quyền lợi và ngh ĩa vụ của mọi tổchức, mọi gia đình và của mỗi người” trong Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính

tr ị và phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, bước đầu đã được cộng

đồng ở các địa phương (đặc biệt là cấp xã) tham gia tích cực qua việc lấy tham vấn

cộng đồng thông qua UBND xã, Mặt trận Tổ quốc xã về dự án đầu tư; giám sát việc

thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật về BVMT ở địa phương; trực tiếp

tham gia giải quyết các xung đột môi trường; phát hiện và đấu tranh chống các hành vi

vi phạm pháp luật về BVMT xẩy ra tại địa phương như nhân dân thôn Phương la, xã

Thái phương, huyện Hưng hà... Phong trào bảo vệ môi trường đã phát triển mạnh; hầu hết các xã trong tỉnh đã

lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước, quy ước xây dựng thôn làng,

xã văn hóa; xây dựng và phát triển điểm mô hình cộng đồng dân cư tự quản trong bảo

vệ môi trường như phong trào vệ sinh môi trường được tổ chức v ào ngày 24 háng

tháng đã đi vào nề nếp; 233 xã, phường, thị trấn (chiếm 81,4%) có tổ vệ sinh tự quản,

 phần lớn do nhân dân tự nguyện và các tổ chức đoàn thể đứng ra đảm nhận (đoạn

Page 104: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 104/125

 

104

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010đường phụ nữ tự quản, đội, tổ thiếu nhi tự quản....); khu vực có tổ tự quản hoạt động,

rác thải được thu gom, đổ đúng nơi quy định, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong

khu dân cư.

Thực hiện Nghị quyết liên tịch giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với Mặt trận

Tổ quốc tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp;

trong thời gian từ 2005 - 2008 Chương tr ình phối hợp hoạt động BVMT giữa Sở Tài

nguyên và Môi trường với Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Liên

hiệp Khoa học và K ỹ thuật tỉnh đã được ký kết; hàng năm kế hoạch phối hợp thực hiện

tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường được

các cấp, các ngành duy trì thường xuyên bằng nhiều hình thức: tổ chức hội nghị triển

khai phổ biến Luật bảo vệ Môi trường, các văn bản hướng dẫn thi h ành Luật bảo vệ

môi trường đến cán bộ chủ chốt, Đảng viên, cán bộ công nhân viên, cán bộ chuyên

trách về môi trường trong tỉnh; tuyên truyền phổ biến nội dung chính sách BVMT tr ên

Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Thái Bình, các tổ chức đoàn thể ở cấp xã; tổ chứccác hoạt động mít tinh, thi tìm hiểu pháp luật về  bảo vệ môi trường (sân khấu hoá),

giao lưu trực tuyến, xây dựng hàng trăm panô tuyên truyền trên địa bàn tỉnh. 

11.2. NHỮNG TỒN TẠI VÀ THÁCH THỨC. 

11.2.1. Về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường.

Tổ chức bộ máy về quản lý môi trường ở địa   phương đã được kiện toàn ở 3 cấp,

tuy nhiên đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng nên chưa đáp ứng được khối lượng

công việc cần phải giải quyết. Ở một Sở, Ngành chưa có bộ phận chuyên môn, chuyên

trách về môi trường, nên vẫn còn một số nhiệm vụ BVMT chưa thực hiện; còn tìnhtr ạng chồng chéo, bỏ trống, phân tán chức năng, nhiệm vụ quản lý giữa một số sở,

ngành; sự phối hợp giải quyết các vấn đề môi trường liên ngành còn gặp khó khăn và

hiệu quả còn hạn chế). Cấp huyện còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng chưa

đúng quy định tại Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ (mỗi

huyện, thành phố biên chế, hợp đồng từ 01 - 02 cán bộ chuyên trách về môi trường

thuộc phòng Tài nguyên môi tr ường; một số huyện biên chế, hợp đồng cán bộ không

có chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ môi trường như Vũ Thư, Kiến Xương, huyện Tiền

Hải ). Cán bộ được phân công nhiệm vụ bảo vệ môi trường ở cấp xã kiêm nhiệm nhiều

việc (địa chính, xây dựng...) không có nghiệp vụ về bảo vệ môi trường, thời gian và

công việc dành cho nhiệm vụ này quá ít nên hạn chế đến kết quả thực hiện nhiệm vụ

quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ở cơ sở.

Theo quy định tại Nghị định số 81/2007/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số

08/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý các KCN có

Phòng Quản lý Môi trường chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý công tác BVMT tại các

Page 105: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 105/125

 

105

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010KCN. Hiện nay, Ban Quản lý các KCN tỉnh Thái Bình chưa được phép thành lập

Phòng Quản lý Môi trường để thực hiện công tác BVMT tại các KCN theo quy định

của pháp luật. Vì vậy, công tác quản lý môi tr ường tại các KCn còn bị phân tán, chưa

tập trung về một đầu mối quản lý dẫn đến hiệu quả quản lý môi trường chưa cao.  

11.2.2. Về mặt thể chế chính sách. 

Ở địa phương việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác bảo vệ môi

trường chủ yếu theo các văn bản pháp luật của trung ương, việc cụ thể hóa văn bản

 pháp luật về bảo vệ môi trường còn hạn chế; như chưa xây dựng được văn bản hướng

dẫn phân định cụ thể các nhiệm vụ chi về bảo vệ môi trường của ngân sách địa phương

cho các cấp ngân sách ở địa phương.... Nhiều chính sách phát triển ngành ở địa

 phương chưa tính đến bảo vệ môi trường; Một số văn bản, cơ chế chính sách đã được

 ban hành và tổ chức thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao, chưa phù hợp với thực tế.

Chương tr ình, k ế hoạch BVMT dài hạn ở các cấp chưa được quan tâm đúng mức;

11.2.3. Về mặt tài chính, đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường.  

Trong những năm qua việc việc lập chương tr ình, k ế hoạch và kinh phí thực hiện

nhiệm vụ bảo vệ môi trường còn thụ động, lúng túng, chưa sát yêu cầu nhiệm vụ và

kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường đã được phân bổ cho địa phương nên chưa thực

hiện đầy đủ các nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Tiến độ thanh toán rải ngân nguồn vốn

 bố trí cho công tác bảo vệ môi trường còn chậm, tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh

 phí hiệu quả chưa cao. Tính đến 6/2010 vốn Chương tr ình mục tiêu nước sạch và vệ

sinh môi trường đã r ải ngân thanh toán được đạt 2% kế hoạch vốn đã bố trí trong năm,

các dự án bố trí bằng nguồn vốn XDCB tập trung đạt chưa được 50% kế hoạch vốnnăm 2010. 

Các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh đã chú tr ọng đầu tư kinh phí cho công tác bảo

vệ môi trường nhưng trên thực tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu để giải quyết các

vấn đề môi trường của doanh nghiệp, còn mang hình thức chống đối… 

Số dự án viện trợ của nước ngoài hỗ tr ợ trong công tác bảo vệ môi trường còn ít.

Huy động nguồn lực từ nhân dân đầu tư cho các công tr ình hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ

môi trường của địa phương còn thấp. 

11.2.4. Về các hoạt động giám sát, quan trắc, cảnh báo ô nhiễm môi trường.  

 a. Hoạt động tha nh tra, kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải

Công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở SX,KD, DV thực hiện bảo vệ môi trường

sau khi có Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận cam

Page 106: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 106/125

 

106

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010k ết, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường và trước khi cơ sở SX,KD,DV đi vào hoạt

động chưa được quan tâm đúng mức. 

Công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường ở cấp huyện, xã còn nhiều hạn

chế; một số huyện chưa xây dựng được kế hoạch kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường

trình cấp thẩm quyền phê duyệt thực hiện; hoạt động thanh tra, kiểm tra chủ yếu là giải

quyết các vụ việc đột xuất phát sinh trên địa bàn huyện; việc áp dụng biện pháp xử

 phạt vi phạm hành chính về BVMT thuộc thẩm quyền các địa phương còn xem nhẹ;

chưa quan tâm hoạt động phúc tra và biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm của các cơ

sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; một số nơi còn là điểm nóng ô nhiễm môi trường

nhưng chưa được tập trung giải quyết triệt để.

Công tác quản lý, xử lý chất thải đã bắt đầu được quan tâm thực hiện. Tuy nhiên

trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở nào đăng k ý hành nghề vận chuyển, tiêu hủy, xử lý chất

thải nguy hại; toàn tỉnh mới có 01 khu xử lý chất thải rắn công nghiệp (khu công

nghiệp khí mỏ Tiền hải) nhưng chỉ dừng ở biện pháp chôn lấp n ên thời hạn sử dụngngắn; ở thị trấn, thị tứ, vùng nông thôn chất thải rắn sinh hoạt chưa được thu gom xử

lý triệt để; chưa đầu tư xây dựng khu xử lý tập trung.... 

 b. Công tác quan trắc, thông tin báo cáo, cảnh báo ô nhiễm môi trường:  

Trung tâm Quan tr ắc Tài nguyên và Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi

trường mới được thành lập, trang thiết bị đang được đầu tư; mạng lưới quan trắc môi

trường của tỉnh mới được phê duyệt (2008) nên trong 5 năm qua công tác quan trắc,

thông tin báo cáo, cảnh báo ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn;

việc thực hiện quan trắc thường do các cơ quan tư vấn thực hiện nên thông số ô nhiễmdiễn biến hàng năm không được đồng bộ việc đánh giá diễn biến gặp nhiều khó khăn.

K ế hoạch quan trắc đang thực hiện chưa đủ để đánh giá chất lượng môi trường chung

cho địa bàn toàn tỉnh (do kinh phí còn hạn chế, tần suất lấy mẫu, số điểm và vị trí lấy

mẫu còn thấp). 

 c. X ử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghi êm trọng  

Tiến độ thực hiện các biện pháp xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm  môi trường

nghiêm tr ọng vẫn chưa đạt được, với nhiều lý do như các làng nghề trên địa bàn tỉnh

Thái Bình nằm trong danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm tr ọng theo

Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg khó xử lý vì tự phát, không có quy hoạch, hoạt động

sản xuất quy mô nhỏ lẻ, hoạt động không có kế hoạch phụ thuộc vào nhu cầu thị

trường; các cơ sở hoạt động công ích nguồn vốn đầu tư để xử lý ô nhiễm môi trường

còn hạn chế. 

Page 107: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 107/125

 

107

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 201011.2.5. Về nguồn lực, sự tham gia của cộng đồng 

 a. V ề nguồn lực

Đầu tư từ các tổ chức, cá nhân (xã hội hoá) cho bảo vệ môi trường rất ít, chủ yếu

dựa vào nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường còn

thiếu và yếu kém; những vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp

đầu tư vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề hoặc tại các xã vẫn còn xảy

ra nhưng chưa được phát hiện xử lý nghiêm khắc ở một số huyện, cấp xã. K ết quả thu

 phí BVMT đối với nước thải công nghiệp so với thực tế còn thấp; do nhận thức và ý

thức tuân thủ của chủ cơ sở không chấp hành kê khai hoặc không nộp phí sau khi có

Thông báo số phí phải nộp, do số cán bộ thu phí còn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt

ra.

 b. C ộng đồng tham gia bảo vệ môi trường  

Trong thời gian qua từ khi Luật Bảo vệ Môi trường có hiệu lực thi hành

(1/7/2006) mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường; tuy nhiên còn mang tính hình thức, chưa phát huy được sức mạnh

tổng thể của xã hội do vai tr ò chỉ đạo, điều hành của cấp uỷ, chính quyền một số địa

 phương và sở, ngành trong tổ chức thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, văn bản của

Tỉnh uỷ, UBND tỉnh còn xem nhẹ; chưa xác định r õ trách nhiệm của mình đối với

nhiệm vụ bảo vệ môi trường, khi triển khai thực  hiện chậm trễ vướng mắc, nhất là

trong tình hình hiện nay bảo vệ môi trường đang là vấn đề rất “nhạy cảm” phải tập

trung giải quyết gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Công tác tổ chức

sơ kết, rút kinh nghiệm; kịp thời động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân làm tốtnhiệm vụ công tác bảo vệ môi trường chưa được quan tâm; chưa xác định r õ nhiệm vụ

 bảo vệ môi trường là một trong những tiêu chí xét thi đua khen thưởng nhiệm vụ công

tác hàng năm của cơ quan, đơn vị.

Công tác tập huấn, hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường và các văn bản dưới luật

được triển khai thực hiện chưa thường xuyên, đặc biệt là đối với những cơ sở có nguồn

 phát thỉa lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. 

Ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường trong một bộ phận cán bộ, đảng

viên và nhân dân chưa nghiêm túc, không tham gia các hoạt động xã hội hoá về bảo vệ

môi trường do địa phương, cơ quan phát động; một số trường hợp vi phạm bị xử lý

hành chính....Công tác truyền thông về bảo vệ môi trường chưa thường xuyên (ở cấp

huyện, xã) nhất là đưa tin viết bài về gương tốt, phê phán việc làm không tốt hoặc vi

 phạm pháp luật bảo vệ môi trường còn ít.

Page 108: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 108/125

 

108

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010CHƯƠNG XII 

CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP BVMT

12.1. CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN

KINH TẾ XÃ HỘI

Trong chỉ đạo lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giaiđoạn 2011-2015 phải đồng thời thực hiện nghiêm túc việc lập báo cáo ĐMC; lựa chọn

xây dựng phê duyệt một số mục tiêu về bảo vệ môi trường; lồng ghép các yêu cầu bảo

vệ môi trường vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành, địa

 phương; nhằm đáp ứng đối với sức ép của phát triển kinh tế - xã hội tới môi trường. 

12.1.1. Chính sách về dân số 

Cụ thể hóa, thực hiện nghiêm túc pháp luật, chính sách về dân số ở địa phương

giảm triệt để sinh con thứ ba; từng bước hạn chế sức ép của việc tăng dân số lên môi

trường; quan tâm đầu tư hạ tầng cơ sở, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, có chínhsách hợp lý cho phát triển nông nghiệp, nông thôn; nhằm cải thiện đời sống vật chất,

tinh thần cho người dân sống ở các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh; giảm mật độ dân

cư sống ở thành phố, thị trấn… 

12.1.2. Bảo vệ môi trường trong sản xuất công nghiệp, xây dựng, năng

lượng và giao thông vận tải 

Giải quyết các vấn đề môi trường do hoạt động của các ngành công nghiệp, xây

dựng, năng lượng và giao thông vận tải, cần tiến hành xây dựng đồng bộ các giải pháp:

- Lồng ghép các yêu cầu bảo vệ môi trường trong quy hoạch, kế hoạch phát triểnngành.

- Chủ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong quy hoạch

 phải thực hiện phân khu chức năng hợp lý, lập Báo cáo ĐTM, lập đề án bảo vệ môi

trường, quy hoạch, thiết kế, đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, khu

chứa và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại gắn với cơ sở hạ tầng.

- Dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phải thực hiện nghiêm túc lập Báo cáo ĐTM,

đầu tư phải lựa chọn các dự án có công nghệ tiên tiến, đầu tư tài chính, sử dụng đất tiết

kiệm hiệu quả, giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường và đầu tư xây dựng hệ thống xửlý chất thải phù hợp với dự án sản xuất kinh doanh bảo đảm tiêu chuẩn môi trường. 

- Sở Xây dựng, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, UBND huyện, th ành phố

xem xét, rà soát hệ thống xử lý chất thải (nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại)

tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp hiện có để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

Cần quan tâm lập quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh và cho riêng các

Page 109: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 109/125

 

109

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo quy định tại Nghị định số 59/2007/NĐ-CP

mgày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn. 

- Trong sử dụng nguyên liệu, nhiên liêu, năng lương phải tiết kiệm, đạt hiệu quả

cao, chọn lựa các nhiên liệu phù hợp cho sản xuất, tiêu dùng; tích cực tìm hiểu khả

năng áp dụng các nguồn năng lượng mới thân thiện môi trường (năng lượng mặt trời,

khí ga sinh học…), hạn chế sử dụng nguồn năng lượng từ than đá, không sử dụng xăng pha chì… nhằm giảm phát thải khí nhà kính - một trong những nguyên nhân chính gây

nên biến đổi khí hậu toàn cầu; ảnh hưởng đến đa dạng sinh học. 

- Kiểm soát chặt chẽ, nâng cao chất lượng của phương tiện giao thông, đảm bảo

các chỉ tiêu môi trường; quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống giao thông công cộng

nhằm giảm số lượng phương tiện giao thông cá nhân hoạt động trên đường gây ô

nhiễm môi trường. 

12.1.3. Bảo vệ môi trường trong làng nghề, sản xuất nông nghiệp, khai thác

thủy sản * Bảo vệ môi trường trong các làng nghề: 

Triển khai thực hiện nghiêm túc Quy định chính sách khuyến khích phát triển

nghề, làng nghề trên địa bàn tỉnh; Từng bước khuyến khích phát triển các nghề thân

thiện với môi trường; quy hoạch, hỗ tr ợ vốn đầu tư hệ thống xử lý chất thải tập trung

cho các điểm công nghiệp, cụm công nghiệp phục vụ cho các làng nghề.

* Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi:

Sở Nông nghiệp và Phảt triển nông thông tăng cường tham mưu cho UBND tỉnh

quy hoạch xây dựng các vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư gắn xây dựng hầmBiogas sử dụng khí gas giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. Triển khai

thực hiện nghiêm túc cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp

chế biến nông sản thực phẩm của tỉnh Thái Bình giai đoạn năm 2009 – 2015. Lựa chọn

quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống giết mổ tập trung nhằm kiểm soát an to àn vệ sinh

thực phẩm, dịch bệnh trong chăn nuôi, đầu tư khu xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn giảm

thiểu ô nhiễm môi trường. 

Có cơ chế, chế tài khống chế dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm, bảo vệ môi

trường khi có dịch bệnh xảy ra; giám sát chặt chẽ việc gây ô nhiễm môi trường khi ti êuhủy gia súc, gia cầm bị bệnh. 

* Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp: Tổ chức thực hiện chương tr ình

IPM; tăng cường các biện pháp kỹ thuật canh tác, giảm sử dụng phân hoá học, thuốc

tr ừ sâu nhằm; tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật khi sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực

vật giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 

* Đối với khai thác và nuôi tr ồng thủy sản 

Page 110: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 110/125

 

110

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010Tổ chức điều tra đánh giá hiện trạng tài nguyên môi trường vùng đất ngập nước,

r ừng ngập mặn; Tổ chức thực hiện nghiêm túc Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -

xã hội vùng ven biển Thái Bình, giai đoạn đến năm 2020; triển khai áp dụng mô hình

quản lý tổng hợp đớ i bờ; quy hoạch, quản lý một số hoạt động khai thác và nuôi tr ồng

thuỷ sản ven biển, phát triển kinh tế vùng đệm nhằm phát triển bền vững.

Đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích các mô hình ao tôm sinh thái, tăng cườngtr ồng mới và phục hồi diện tích rừng ngập mặn ở vùng cửa sông ven biển Thái Bình;

 Nghiêm cấm chặt phá rừng ngập mặn, cấm đánh bắt cá, thuỷ hải sản bằng chất nổ,

xung điện, lưới mắt nhỏ; nhằm bảo vệ tính đa dạng sinh học. 

12.1.4. Bảo vệ môi trường trong du lịch 

- Quy hoạch, kế hoạch phát triển các điểm du lịch bền vững bảo đảm về môi

trường trên địa bàn tỉnh; 

- Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du

lịch; cụ thể hóa quy định của Điều 45 Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 về bảo vệmôi trường trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh và cụ thể của từng điểm du lịch… 

- Tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác khu du lịch, điểm du lịch phải thực hiện các

 biện pháp bảo vệ môi trường như Lập báo cáo ĐTM, đầu tư công tr ình xử lý chất thải

tại các điểm du lịch. 

12.1.5. Bảo vệ môi trường trong quy hoạch xây dựng đô thị 

* Lồng ghép yêu cầu BVMT trong quy hoạch đô thị;

- Quy hoạch về đất đai cho xây dựng kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường v à các hệ

thống công tr ình k ết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường bảo gồm: Hệ thống công tr ình thugom, xử lý nước thải tập trung; hệ thống tiêu thoát nước mưa; hệ thống cơ sở thu gom,

tập kết, xử lý, tái chế chất thải rắn; Hệ thống cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất; Hệ

thống công viên, khu vui chơi, giải trí, công tr ình vệ sinh công cộng; Hệ thống cây

xanh, vùng nước; Khu vực mai táng. 

- Không xây dựng mới cơ sở sản xuất, kinh doanh tiềm ẩn nguy cơ lớn về ô

nhiễm, sự cố môi trường trong đô thị, khu dân cư.

* Đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với đô thị, phải đầu tư kết cấu hạ

tầng về bảo vệ môi trường phù hợp với quy hoạch đô thị, khu dân cư tập trung; đầu tưthiết bị, phương tiện thu gom, tập trung chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với khối lượng,

chủng loại chất thải và đủ khả năng tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại nguồn từ

các hộ gia đình trong khu dân cư; bảo đảm các yêu cầu về cảnh quan đô thị, vệ sinh

môi trường. 

Page 111: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 111/125

 

111

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 201012.1.6. Tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường trong hội nhập kinh

tế quốc tế 

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường,

các quy định quốc tế về môi trường, r ào cản môi trường trong thương mại nhằm thúc

đẩy hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hoá, xuất nhập khẩu theo hướng bền vững.  

Tổ chức thực hiện tốt các quy định của pháp luật, tăng cường kiểm tra, giám sát

việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong hoạt động xuất nhập khẩu, quá

cảnh hàng hoá. Kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp

luật liên quan đến phế liệu nhập khẩu, xuất nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá trên địa bàn

tỉnh. 

12.2. HOÀN THIỆN THỂ CHẾ, CHÍNH SÁCH, LUẬT PHÁP VỀ BẢO

VỆ MÔI TRƯỜNG 

Tập trung r à soát toàn bộ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản

hướng dẫn về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên đất, nước,khoáng sản, môi trường biển hiện có từ trung ương đến địa phương phát hiện các khó

khăn, vướng mắc, bất cập trong triển khai thực hiện để kiến nghị với cấp có thẩm

quyền đưa vào chương tr ình, k ế hoạch ban hành mới, điều chỉnh bổ sung kịp thời;

hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng, khai thác hợp lý

tài nguyên và bảo vệ môi trường ở Trung ương và địa phương như Luật BVMT, Luật

Đất đai, Luật Tài nguyên nước, Luật Khoáng sản … và các văn bản hướng dẫn thực

hiện Luật.

Đối với cấp tỉnh căn cứ Nghị quyết số 41 -NQ/TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị số29-CT/TW ngày 21/10/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Luật Bảo vệ Môi

trường 2005, các ngành, các cấp tham mưu UBND tỉnh ban hành một số chính sách

nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ công tác BVMT vào thực tế của tỉnh; trước mắt UBND tỉnh

 phê duyệt ban hành chương tr ình, k ế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thái Bình đến năm

2015 và định hướng đến năm 2020; Ban hành Quy định quản lý sử dụng kinh phí sự

nghiệp môi trường; bộ đơn giá về quan trắc phân tích môi trường trên địa b àn tỉnh; văn

 bản điều chỉnh thu phí thẩm định Báo cáo ĐTM theo quy định… 

Trên cơ sở thể chế, chính sách của trung ương về phát triển KT-XH, BVMT

nghiên cứu cụ thể hóa tạo lập cơ chế, chính sách của địa phương phù hợp với các yêu

cầu về hội nhập kinh tế quốc tế; tạo môi trường pháp lý thuận lợi nhằm khuyến khích

đa dạng hoá các nguồn đầu tư cho bảo vệ môi trường, thúc đẩy xã hội hoá các hoạt

động bảo vệ môi trường, nhân rộng các mô h ình phát triển bền vững trong các ngành

kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ sản, lâm nghiệp. 

Page 112: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 112/125

 

112

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của các cấp, các

ngành, các địa phương thông qua việc thực hiện nghiêm túc Quyết định số

09/2009/QĐ-UBND ngày 29/7/2009 của UBND tỉnh quy định phân công trách nhiệm

 bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh; ký kết chương tr ình phối hợp hoạt động BVMT

giữa Sở TNMT với các tổ chức chính trị - xã hội nhằm nâng cao tính tích cực, chủ

động, sáng tạo tham gia giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường của Mặt trận Tổquốc và các tổ chức thành viên.

Tập trung r à soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ nhằm đơn giản hoá thủ tục

hành chính trong l ĩnh vực tài nguyên và môi trường 

Tăng cường áp dụng cơ chế, chế tài đẩy mạnh việc thực hiện công cụ kinh tế

trong quản lý môi trường, tận thu các loại phí, lệ phí về BVMT; xử lý nghiêm minh

các trường hợp vi phạm hành chính trong l ĩnh vực tài nguyên và môi trường. 

Xây dựng Chương tr ình hành động, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết

số 27- NQ/BCSĐTNMT về đẩy mạnh kinh tế hóa ngành Tài nguyên và Môi trường củaBan cán sự Đảng Bộ TNMT.

12.3. XÂY DỰNG CHƯƠNG TR ÌNH, KẾ HOẠCH VÀ GIẢI PHÁP

BVMT.

Hoàn thiện Chương tr ình, k ế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh đến năm 2015 và

định hướng đến năm 2020; Kế hoạch hành động đa dạng sinh học của tỉnh; kế hoạch

ứng phó biến đổi khí hậu, Báo cáo Hiện tr ạng môi trường tỉnh Thái Bình năm 2010...

Căn cứ chương tr ình, k ế hoạch được duyệt, hàng năm chủ động xây dựng kế hoạch

 bảo vệ môi trường gắn với dự toán ngân sách nhà nước nguồn sự nghiệp môi trườngcủa tỉnh để thực hiện. 

12.2.1. Kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2010. 

1. Hỗ trợ xử lý các điểm gây ô nhiễm môi trường bức xúc ở địa phương: 

- Lập Đề án, dự án xây dựng xử lý rác thải sinh hoạt gắn với lò đốt rác của 9 thị

tr ấn trên địa bàn tỉn (năm 2010 - 2011 dự kiến triển khai 03 khu xử lý rác thải sinh

hoạt thị trấn Thái thụy, Vũ thư, Tiền hải).

- Hỗ trợ đầu tư xây dựng khu xử lý rác thải sinh hoạt 02 xã Thanh tân (Kiến

xương); Quỳnh minh (Quỳnh phụ) về xây dựng mô hình nông thôn mới. - Đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập

trên địa bàn.

- Tiếp tục rà soát, điều tra, lập danh sách các điểm ô nhiễm nhiễm môi trường

do hoá chất bảo vệ thực vật tồn lưu và đề xuất phương án xử lý; hoàn thành quy hoạch

mạng lưới điểm xử lý rác thải sinh hoạt các xã trong tỉnh 

Page 113: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 113/125

 

113

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 20102. Phòng ngừa kiểm soát ô nhiễm môi trường: 

- Hỗ trợ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, kiểm tra giám sát các

dự án đầu tư hệ thống xử lý theo quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM và giám sát các

cơ sở sản xuất thực hiện quyết định phê duyệt đề án BVMT; Lấy mẫu phân tích, kiểm

tra các thông số môi trường đối với các cơ sở SX gây ô nhiễm nghiêm tr ọng, các cơ sở

sản xuất bị đình chỉ hoạt động làm cơ sở ra quyết định chứng nhận đã hoàn thành việcthực hiện các biện pháp xử lý triệt để hoặc tham mưu cho UBND tỉnh cho phép hoạt

động trở lại. 

- Giám sát các tổ chức cá nhân nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất tr ên

địa bàn.

- Kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, y tế,

nhập khẩu phế liệu; 

- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường doanh

nghiệp, cơ sở sản xuât… 

- Hỗ trợ, tăng cường phòng, chống tội phạm về môi trường… 

3. Quản lý chất thải: 

- Đôn đốc các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn có phát sinh chất

thải nguy hại lập hồ sơ cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải nguy hại; thẩm định hồ sơ, tr ình

UBND tỉnh cấp phép cho các cơ sở có đủ năng lực hành nghề vận chuyển, xử lý chất

thải nguy hại theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc thực hiện các nội dung đã

đăng ký hành nghề quản lý chất thải.

- Điều tra, thống kê, đánh giá chất thải, tình hình ô nhiễm môi trường của các cơsở sản xuất; Hỗ trợ vận hành hệ thống xử lý chất thải y tế tại một số cơ sở khám chữa

 bệnh công lập; 

4. Bảo vệ đa dạng sinh học: 

- Ban hành K ế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học 

- Bảo vệ k hu dự trữ sinh quyển châu thổ sông hồng khu vực Thái B ình.

5. Tăng cường năng lực quản lý môi trường: 

- Ban hành các văn bản:

+ Quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường trên địa bàn tỉnh; 

+ Bộ đơn giá sản phẩm quan trắc môi trường 

- Tăng cường năng lực tổ chức cơ quan chuyên môn và cán bộ bảo vệ môi

trường; tập huấn chuyên môn nghiệp vụ; tiếp tục triển khai thực hiện dự án đầu tư

Trung tâm Quan tr ắc tài nguyên và môi trường 

Page 114: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 114/125

 

114

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010- Tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường;

- Hỗ trợ hoạt động  bảo vệ môi trường của các tổ chức chính trị xã hội, nghề

nghiệp; 

12.2.2. Kế hoạch bảo vệ môi trường giai đoạn 2011-2015

* Các chỉ tiêu về môi trường đến năm 2015: 

- 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng, 70% các cơ  sở  sản xuất đang hoạt động 

áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất

thải đạt tiêu chuẩn môi trường. 

- 100% các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn

môi trường, thu gom 60% chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ; trong đó xử 

lý đạt  tiêu chuẩn, quy chuẩn k ỹ  thuật về môi trường 100% rác thải sinh hoạt đô  thị,

60% chất thải nguy hại và 100% chất thải bệnh viện. 

- Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm tr ọng theo Quyết định

số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ; Di dời 50%

các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nằm xen kẽ trong khu dân cư vào các khu công

nghiệp, cụm công nghiệp. 

- Cơ bản hoàn thành việc cải tạo và nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước mưa và

nước thải của Thành phố Thái bình và các thị trấn trong tỉnh. 

- 100% dân số đô thị và 90% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp

vệ sinh và có nhà tiêu hợp vệ sinh. 

- Bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, xã hội trên địa bàn

tỉnh.

* Các nhiệm vụ bảo vệ môi trườ ng chủ yếu.

a. Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm: 

- Thực hiện đồng bộ các biện pháp về phòng ngừa ô nhiễm môi trường 

- Xây dựng kế hoạch kiểm soát ô nhiễm của tỉnh, ngành và địa phương để ngăn

chặn, xử lý và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm và suy thoái môi trường. 

- Áp dụng công nghệ sạch và thân thiện với môi trường. 

- Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động quản lý chất thải.  b. Khắc phục tình tr ạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm tr ọng: 

- Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm tr ọng, di dời các cơ sở

gây ô nhiễm môi trường nằm trong khu dân cư vào các khu công nghiệp, cụm công

nghiệp, điểm công nghiệp. 

Page 115: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 115/125

 

115

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010- Thực hiện các dự án khắc phục và cải tạo các điểm, khu vực, vùng bị ô nhiễm

và suy thoái nặng. 

- Khắc phục hậu quả suy thoái môi trường do thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu trong

đất. 

c. Bảo vệ và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên:

- Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên đất, tài

nguyên khoáng sản. 

- Khai thác hợp lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên nước. 

- Bảo vệ tài nguyên không khí.

d. Bảo vệ và cải thiện môi trường các khu vực trọng điểm: 

- Các đô thị và khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp. 

- Biển, ven biển; các lưu vực sông và vùng đất ngập nước. 

- Khu vực nông thôn, nông nghiệp và làng nghề. - Di sản tự nhiên và di sản văn hoá. 

đ. Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học: 

- Bảo vệ và phát triển các khu dự trữ sinh quyển cồn Vành.

- Tăng cường trồng rừng ngập mặn và r ừng phòng hộ; 

- Bảo vệ đa dạng sinh học. 

e. Tăng cường năng lực quản lý môi trường 

- Tăng cường năng lực tổ chức cơ quan chuyên môn và cán bộ về BVMT thuộc

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện và xã.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường: đào tạo, tập huấn

chuyên môn nghiệp vụ, quản lý về BVMT.

- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học v à

an toàn sinh học, về các rủi ro công nghệ sinh học hiện đại và sử dụng các sản phẩm

công nghệ; 

- Hỗ trợ các hoạt động BVMT của các tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp. 

- Xây dựng và triển khai các mô hình BVMT, mô hình tự quản. 

*  Một số  nhiệm vụ, đề  án, dự   án chủ  yếu cần triển khai trong giai đoạn2011-2015

- Đầu tư xây dựng một số khu xử lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại

trên địa bàn tỉnh (KCN Tiền Hải, Thành phố Thái Bình...)

- Đầu tư xây dựng khu xử lý rác thải ở 6 xã nông thôn mới trong tỉnh. 

Page 116: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 116/125

 

116

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010- Tiếp tục thực hiện dự án đầu tư trang thiết bị phân tích, quan trắc t ài nguyên

môi trường phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. 

- Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải KCN Cầu nghìn.

- Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải KCN khí mỏ Tiền hải.  

- Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải KCN Gia lễ 

- Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải KCN Sông tr à.

- Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải KCN An hòa

- Các Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải cục bộ của các cơ  sở sản

xuất kinh doanh trong KCN 

- Đầu tư xây dựng khu vực lưu giữ và trung chuyển chất thải công nghiệp tại các

KCN

- Lập đề án đánh giá tổng thể, xây dựng cơ chế, chính sách và xây dựng kế hoạch

di dời các cơ sở SXKD gây ô nhiễm môi trường nằm xen cài trong khu dân cư ra cácKCN, CCN.

- Dự án di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nằm xen cài trong khu dân cư

vào các KCN, CCN trên địa bàn

- Xử lý chất thải nhà máy nhiệt điện Mỹ lộc-Tập đoàn điện lực VN và Công ty

Điện lực dầu khí Việt nam. 

- Dự án nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và một số chất thải

nguy hại trên địa bàn thành phố Thái bình quy mô 200 tấn/ngày.

- Dự án đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt (kết hợp phân loại tại nguồn,chôn lấp, đốt) cho 9 thị trấn. 

- Dự án xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt cho 9 thị trấn. 

- Dự án đầu tư hố thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV cho các xã trong tỉnh và tiêu

hủy hàng năm. 

- Đầu tư xử lý kho thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất tồn lưu gây ô nhiễm môi

trường trên địa bàn tỉnh. 

- Lập quy hoạch hệ thống tiêu thoát nước khu dân cư nông thôn gắn với hệ thống

công trình thủy lợi khu vực. - Lập quy hoạch các khu chăn nuôi và giết mổ tập trung trên địa bàn tỉnh. 

- Lập quy hoạch mạng lưới cung cấp nước sạch cho các xã trong tỉnh. 

- Lập quy hoạch nghĩa trang các xã trên địa bàn huyện, thành phố. 

- Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải cơ sở y tế công lậ p.

- Dự án nâng cấp nhà tang lễ gắn với lò thiêu hoàn vũ 

Page 117: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 117/125

 

117

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ các vùng đất ngập nước của

Thái Bình theo hướng nâng cao năng lực, quản lý bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học

các hệ sinh thái và cảnh quan vùng đất ngập nước. 

- Lập quy hoạch khai thác cát lòng sông thuộc địa phận tỉnh Thái bình giai đoạn

2016-2020.

- Bảo vệ môi trường tại các công tr ình văn hóa cấp tỉnh đã được xếp hạng. 

- Bảo vệ môi trường, thu gom rác thải tại các khu du lịch ven biển.  

- Nghiên cứu, chuyển giao quy tr ình xử lý chất thải nông nghiệp sau thu hoạch. 

- Chuyển giao công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi bằng phương pháp nuôi giun.  

- Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải Cụm công nghiệp Golden, khu

lưu giữ và trung chuyển chất thải rắn CN.

- Dự án đầu tư xây dựng bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt các xã trong tỉnh gắn với

 phân loại rác từ nguồn tại hộ dân cư 12.4. HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ MÔI

TRƯỜNG. 

* Tiế p tục kiện toàn ổ chức bộ máy về quản lý môi tr ườ ng ở  3 cấ p:

UBND tỉnh bố trí đủ cán bộ cho Chi cục bảo vệ môi trườ ng; Trung tâm Quan tr ắc

Tài nguyên và Môi trườ ng; kiện toàn bộ  phận chuyên môn, chuyên trách về  môitrườ ng ở  một số sở, ngành để  thực hiện nhiệm vụ BVMT đượ c giao tránh tình tr ạng

chồng chéo, bỏ  tr ống, phân tán chức năng, nhiệm vụ quản lý giữa một số sở , ngành;

tăng cườ ng sự phối hợ  p giải quyết các vấn đề môi trường liên ngành để đạt hiệu quả.

UBND huyện, thành phố bố trí số lượ ng cán bộ theo đúng quy định tại Nghị địnhsố 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ; mỗi huyện, thành phố  biên chế,

hợp đồng ít nhất từ  02 cán bộ  chuyên trách về môi trườ ng tr ở   lên thuộc phòng Tàinguyên môi trườ ng (tuyển dụng đội ngũ cán bộ có chuyên môn nghiệ p vụ về bảo vệ 

môi trườ ng).

Để tránh tình tr ạng cán bộ đượ c phân công nhiệm vụ bảo vệ môi trườ ng ở  cấ p xã

kiêm nhiệm nhiều việc (địa chính, xây dựng...) không có nghiệ p vụ  về  bảo vệ  môi

trườ ng, thờ i gian và công việc dành cho nhiệm vụ này quá ít nên hạn chế đến k ết quả 

thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nướ c về bảo vệ môi trườ ng ở  cơ sở ; UBND cấ p xã

thực hiện ký hợp đồng lao động thực hiện nhiệm vụ môi trường theo quy định tại Nghị định số  81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ  và Thông tư liên tịch số 

70/TTLT-BTC-BTNMT ngày 24/7/2008.

Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý môi tr ườ ng của Ban Quản lý các KCN tỉnhtheo hướ ng thành lậ p Phòng quản lý môi tr ường để thực hiện chức năng trực tiế p quản

lý công tác BVMT tại các KCN của tỉnh theo quy định của pháp luật.

Page 118: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 118/125

 

118

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh k ết cấu hạ tầng k ỹ thuật KCN bố trí cán bộ 

chuyên trách về môi trườ ng.

* Tăng cường năng lực cho đội ngũ chuyên môn về  môi trườ ng của các sở ,ngành, phòng TNMT cấ p huyện, cán bộ môi trườ ng cấ p xã; chú tr ọng trong công tác

tuyển dụng, đào tạo

*Phân cấ p, phân công trách nhiệm rõ ràng, quy định chức năng nhiệm vụ cụ thể;Tăng cườ ng sự  phối hợ  p giữa Trung ương và địa phương trong triển khai các hoạt

động BVMT trên địa bàn; Tăng cườ ng sự phối hợ  p chặt chẽ, giữa các cơ quan quản lý

nhà nướ c về môi trườ ng ở  cấ p tỉnh vớ i cảnh sát môi trườ ng, UBND cấ p huyện, Ban

quản lý các khu công nghiệ p, các sở , ngành có liên quan kiểm tra, giám sát, ngăn chặn

các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả, xử lý nghiêmminh các hành vi phạm; coi tr ọng việc khắc phục hậu quả.

12.5. GIẢI PHÁP VỀ MẶT TÀI CHÍNH, ĐẦU TƯ CHO BVMT. 

Thực hiện bố  trí kinh phí chi cho hoạt động sự  nghiệp môi trườ ng ngày càng

tăng, không dướ i 1% tổng chi ngân sách hàng năm, thực hiện theo đúng tỉnh thầnThông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT; căn cứ vào nguồn kinh phí, yêu

cầu nhiệm vụ công tác bảo vệ môi trường từng cấp, UBND tỉnh tr ình HĐND tỉnh phê

duyệt phân bổ cho các địa phương, sở, ngành tổ chức thực hiện. UBND tỉnh sớm ban

hành Quy định quản lý, sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường trên địa bàn tỉnh

nhằm khắc phục tình tr ạng thụ động, lúng túng trong lập chương tr ình, k ế hoạch, bảo

đảm quản lý, sử dụng kinh phí chặt chẽ  và hiệu quả hơn; Thực hiện xử lý k ị p thờ i khu

vực, điểm nóng về môi trườ ng, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường. Đảm bảo

hoạt động hệ  thống quan tr ắc môi trườ ng; xây dựng và duy trì hệ  thống thông tin dữ liệu về môi trường; báo cáo môi trường định k ỳ và đột xuất, thẩm định Báo cáo ĐMC

ở  địa phương; hỗ tr ợ  hoạt động nghiệ p vụ thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật

BVMT; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về môi trườ ng.

 Nâng cao năng lực của các đơn vị sự nghiệ p về môi trườ ng phù hợ  p vớ i yêu cầu nhiệm

vụ về BVMT ở  địa phương.

Coi tr ọng hoạt động lựa chọn thẩm định các dự án đầu tư vào tỉnh, yêu cầu các

doanh nghiệp đầu tư kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường phải xây dựng hệ thống

xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn quy định; Huy động các nguồn kinh phí đầu tư cho

BVMT (xây dựng cơ bản, đầu tư phát triển, sự nghiệ p khoa học, y tế, nông-lâm-ngưnghiệ p…). Thực hiện xã hội hóa và BVMT, phát triển các loại hình dịch vụ công;

Thực hiện các mô hình kinh doanh dịch vụ môi trường với sự tham gia của các doanh

nghiệp bằng hình thức hợp đồng cung cấp dịch vụ và ngh ĩa vụ các bên và được r àng

 buộc bởi những cơ chế và chế tài cụ thể. Tranh thủ dự án viện trợ của nước ngoài hỗ

tr ợ trong công tác bảo vệ môi trường của tỉnh. Phấn đấu thực hiện đạt các chỉ tiêu về 

Page 119: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 119/125

 

119

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010BVMT đã đề ra trong K ế hoạch BVMT của tỉnh giai đoạn 2011 – 2015 và định hướ ng

đến năm 2020. 

- Khi xây dựng, phê duyệt các chiến lượ c, k ế hoạch về bảo vệ môi trườ ng phải

huy động nhiều nguồn vốn khác đầu tư cho các nhiệm vụ bảo vệ môi trường như:

+ Vốn ngân sách nhà nước (NSTW & NSĐP). 

+ Vốn Chương tr ình mục tiêu quốc gia về nướ c sạch và vệ sinh môi trườ ng.+ Vốn viện tr ợ  nướ c ngoài.+ Vốn Doanh nghiệ p, tổ chức, cá nhân trong nướ c.

+ Vốn huy động đóng góp trong cộng đồng dân cư (thu gom rác thả i).

12.6. TĂNG CƯỜNG TỔ CHỨC THỰC THI PHÁP LUẬT BVMT. 

* Đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượ ng môi trườ ng trongcác l ĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cần triển khai đồng bộ các giải

 pháp:

- Coi tr ọng chất lượ ng thẩm định báo cáo ĐTM, bản cam k ết bảo vệ môi trườ ng,

thực hiện giám sát, kiểm tra sau thẩm định ĐTM, chứng nhận hoàn thành các hạngmục công trình xử lý ô nhiễm môi trườ ng của các dự án đầu tư.; 

- Phối hợ  p vớ i cảnh sát môi trườ ng, các sở , ngành, Ban quản lý các KCN trong

hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, phòng, chống tội phạm về môi trườ ng.

Xử lý kiên quyết, triệt để các hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trườ ng chuyển các cơ

quan pháp luật xử lý về hình sự các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT gây hậu quả 

nghiêm tr ọng.

- Tăng cườ ng hoạt động giám sát nguồn thải, thực hiện các nhiệm vụ điều tra,

thống kê các chất loại chất thải r ắn, chất thải nguy hại; đăng ký, vận chuyển, xử lý chấtthải nguy hại đạt tiêu chuẩn môi trườ ng; phân loại lập danh sách các cơ sở   gây ô

nhiễm môi trườ ng nghiêm tr ọng; xây dựng k ế  hoạch xử  lý triệt để  các cơ sở   gây ô

nhiễm môi trườ ng nghiêm tr ọng.

* Áp dụng hiệu quả các công cụ kinh tế trong quản lý môi tr ườ ng

Cần phát huy tối đa vai tr ò của công cụ kinh tế trong quản lý môi tr ườ ng; nhằm

nâng cao hiệu quả cải thiện chất lượng môi trường đối vớ i chi phí thấ p nhất. Điều này

r ất quan tr ọng đối vớ i Thái Bình trong điều kiện còn phải cân đối ngân sách chi cho

công tác BVMT.Tổ chức rà soát triệt để các cơ sở  sản xuất, kinh doanh có nướ c thải công nghiệ p

thải ra môi trườ ng yêu cầu kê khai, thẩm định, ra thông báo nộp phí BVMT đối vớ i

nướ c thải vào ngân sách nhà nước; tăng cườ ng biện pháp thu phí chất thải r ắn, phí

BVMT đối vớ i khai thác tài nguyên, tổ  chức ký quỹ BVMT trong khai thác khoáng

sản...

Page 120: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 120/125

 

120

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010Quán triệt và triển khai hiệu quả  Nghị  định số  117/2009/NĐ-CP ngày

31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong l ĩnh vực BVMT, đặc biệt

đối vớ i các hành vi vi phạm pháp luật về BVMTcủa các doanh nghiệ p.

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đượ c tiế p cận các nguồn vay ưu đãi cho

các dự án đầu tư bảo vệ moi trườ ng.

Ban hành các cơ chế  thưở ng, phạt nghiêm minh đối vớ i các hành vi vi phạm

 pháp luật và các sáng kiến BVMT phù hợ  p với quy định hiện hành.

12.7. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG

BVMT.* Tăng cườ ng công cụ thông tin trong bảo vệ môi trườ ng

Tổ chức thực hiện việc công bố thông tin và dân chủ cơ sở  liên quan đến bảo vệ môi trườ ng theo các nội dung được quy định tại Điều 103, 104 và Điều 105 Luật Bảovệ Môi trường năm 2005. Đảm bảo thông tin, số liệu về môi trường trên địa bàn Thái

Bình đầy đủ và cậ p nhật thườ ng xuyên.Công khai công tác bảo vệ  môi trườ ng của các địa phương, các tổ  chức, cá

nhân, doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng (nâng cao chất lượ ng

chuyên đề , chuyên mục tài nguyên và môi trườ ng trên Báo Thái Bình, Đài Phát thanh

Truyền hình Thái Bình, tạp chí, Báo, đài Trung ương, giao lưu trực tuyến..) nhằm tạo

sức ép đối vớ i các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về BVMT; động viên khuyến

khích các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt; cổ động liên tục cho các phong trào toàn dân

 bảo vệ môi trường, nêu gương điển hình trong hoạt động bảo vệ môi trườ ng.

 Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trườ ng thông qua các lớ  p học, tậ p huấn, nângcao nhận thức về môi trườ ng và các hoạt động cộng đồng khác.

Coi tr ọng nội dung, chất lượ ng giáo dục môi trường trong các trườ ng học; lồng

ghép các kiến thức môi trườ ng một cách khoa học vớ i một khối lượ ng hợ  p lý trong các

chương tr ình giáo dục của từng cấ p học; khuyến khích các cơ sở  giáo dục- đào tạo tổ 

chức các hoạt động nhằm nâng cao tình yêu thiên nhiên, đất nướ c, ý thức tự giác bảo

vệ môi trườ ng của học sinh tại các trườ ng học, đặc biệt tại các trườ ng mẫu giáo, tiểu

học và trung học phổ thông.

Tăng cườ ng vai trò của cộng đồng trong việc giám sát thực hiện các chủ trương,

chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trườ ng ở  địa phương, cơ sở . Cộng đồng tr ực

tiế p tham gia giải quyết các xung đột môi trườ ng.

Xây dựng các mô hình tự chủ, tự quản về bảo vệ môi trườ ng.

Lồng ghép nội dung bảo vệ môi trườ ng trong các hoạt động phong trào của các

ngành, tổ chức đoàn thể. Mở  r ộng phong trào thanh niên tình nguyện trong bảo vệ môi

trườ ng.

Page 121: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 121/125

 

121

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 

ĐÁNH GIÁ CHUNG. 

Trong thờ i gian qua, vớ i nhiều nỗ  lực cố gắng, công tác bảo vệ môi trườ ng của

tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Hệ  thống chính sách, cơ chế  từng bước đượ c

xây dựng và hoàn thiện, phục vụ ngày càng hiệu quả cho công tác bảo vệ môi trườ ng

cũng như mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức về bảo vệ môi trườ ng của các

cấp, các ngành và nhân dân đã được nâng lên đáng kể, mức độ gia tăng ô nhiễm, suy

thái và sự cố môi trường đã từng bướ c đượ c hạn chế, công tác bảo vệ đa dạng sinh học

đã đạt đượ c những tiến bộ rõ r ệt. Những thành tựu đó đã góp phần quan tr ọng vào việc

nâng cao chất lượ ng cuộc sống của người dân, đảm bảo sự phát triển bền vững kinh tế 

- xã hội của tỉnh.

Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế xã hội cũng tạo ra nhiều áp lực lên môi

trườ ng. Hiện tr ạng môi trườ ng vẫn đang diễn biến phức tạp. Tuy đã đạt đượ c một số 

k ết quả như trên, nhưng chất lượng môi trườ ng vẫn đang bị suy thái, đặc biệt là ở  các

khu vực đô thị, các khu công nghiệ p, vùng ven biển, làng nghề.

 Môi trường nướ c lục địa.

Chất lượng nướ c mặt trên các sông lớ n và sông nội đồng đã có dấu hiệu ô

nhiễm. Nhiều nơi, chất lượng nướ c suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như BOD5, COD,

 NH4, tổng N, tổng P cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Ô nhiễm nướ c mặt ở  

nhiều khu vực đô thị  vẫn tiế p tục tăng. Nguồn nướ c ngầm đã có dấu hiệu của sự ô

nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm asenic có diễn biến r ất phức tạp trên địa bàn tỉnh.

 Môi trường nướ c biể n ven bờ .

Hiện tại có dấu hiệu của ô nhiễm kim loại nặng và chất r ắn lơ lửng. Hàm lượ ng

này ở  một số nơi vượ t tiêu chuẩn cho phép; phát triển nuôi tr ồng thủy sản ở  các vùng

r ừng ngậ p mặn và trên cát chưa tính đến đầy đủ  tác động tiêu cực đối với môi trườ ng

có thể dẫn đến suy thoái môi trườ ng ven biển và ven bờ .

 Môi trườ ng không khí.

Chất lượ ng không khí ở  các vùng đô thị và KCN, CCN, làng nghề  đã có dấuhiệu ô nhiễm, trong đó ô nhiễm bụi có chiều hướng gia tăng tại một số nút giao thông,

nồng độ khí CO, bụi khá cao, tr ực tiế p gây hại sức khỏe cho cộng đồng.

 Môi trường đấ t.

Page 122: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 122/125

 

122

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010Sự thoái hóa đất, ngậ p úng, phèn hóa là đang có xu thế tăng. Thoái hóa đất làm

nhiều khu vực đất bị cằn giảm hiệu quả canh tác. Việc lạm dụng hóa chất và thuốc tr ừ 

sâu trong canh tác nông nghiệp đang gây ô nhiễm và suy thoái các vùng đất trong tỉnh.

 Đa dạng sinh học.

Đa dạng sinh học vẫn đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ suy thái trên nhiều mặt vớ i cácmức độ khác nhau. Các hệ sinh thái r ừng gậ p mặn, ven biển bị tác động mạnh, bị đe

dọa nghiêm tr ọng. Đa dạng loài và nguồn gien bị suy giảm. Nguyên nhân là do chuyển

đổi mục đích sử  dụng thiếu quy hoạch, khai thác và sử  dụng không bền vững tài

nguyên sinh học, ô nhiễm môi trườ ng và quản lý còn nhiều bất cậ p.

Chấ t thải r ắ n.

Công tác quản lý chất thải r ắn tại các khu đô thị và các khu công nghiệ p, cụm

công nghiệ p vẫn còn nhiều bất cập. Lượ ng chất thải r ắn thu gom chưa đạt yêu cầu và

chủ  yếu tậ p trung ở   một số  khu vực lớ n (thành phố, khu công nghiệ p, cụm côngnghiệ p..). Tại nhiều khu vực, khu công nhiệ p, chất thải nguy hại không đượ c phân loại

riêng còn chôn lấ p chung vớ i chất thải sinh hoạt hoặc xử  lý tự  phát không đúng quy

trình k ỹ thuật gây ảnh hưởng đến đờ i sống nhân dân.

 M ột số  vấn đề  khác.

Môi trường ở các khu đô thị trong tỉnh có dấu hiệu bị ô nhiễm. Bụi, khí thải,

tiếng ồn …do hoạt động giao thông vận tải nội thị và mạng lưới các cơ sở sản xuất quy

mô vừa và nhỏ cũng là nguyên nhân gây cho vấn đề môi trường khu vực đô thị ngày

càng xấu hơn. Ô nhiễm môi trường làng nghề đang là một trong các vấn đề môi trường cấp bách

hiện nay. Mức độ ô nhiễm môi trường ô nhiễm ở các làng nghề vẫn tiếp tục gia tăng,

gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, tài nguyên, cảnh quan nông thôn và sức khỏe cộng

đồng. 

Tóm lại công tác bảo vệ môi trường của tỉnh đang đứng trước nhiều thách thức

đáng quan tâm như: giữa yêu cầu bảo vệ môi trường với lợi ích kinh tế trước mắt trong

đầu tư phát triển; giữa tổ chức và năng lực quản lý môi trường còn nhiều bất cập với

những đòi hỏi phải nhanh chóng đưa công tác quản lý môi trường vào nề nếp; giữa cơsở hạ tầng, kỹ thuật bảo vệ môi trường lạc hậu với khối lượng chất thải ngày càng tăng

lên; giữa nhu cầu ngày càng cao về nguồn vốn cho bảo vệ môi trường với khả năng có

hạn của Ngân sách nhà nước và sự đầu tư của doanh nghiệp và người dân cho công tác

 bảo vệ môi trường. Đặc biệt là thách thức giữa yêu cầu bảo vệ môi trường, phát triển

 bền vững kinh tế - xã hội với yêu cầu tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm.

Page 123: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 123/125

 

123

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010KIẾN NGHỊ 

Cùng vớ i xu thế chung của cả nướ c, Thái Bình đang trong quá tr ình đẩy mạnh

công nghiệ p hóa, hiện đại hóa. Để phấn đấu đạt đượ c mục tiêu đó, trong quá tr ình thực

hiện phải tuân thủ  các nguyên lý cơ bản và quy luật khách quan của phát triển bền

vững: phát triển phải có sự k ết hợ  p chặt chẽ, hợ  p lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trườ ng. Phải quan tâm đúng mức hơn nữa yêu cầu bảovệ môi trườ ng

trong phát triển cho đúng vớ i vai trò và tầm quan tr ọng của nó. Xuất phát từ thực tiễn

và k ết quả  thực hiện chính sách pháp luật BVMT và hoạt động công tác BVMT trên

địa bàn tỉnh trong thờ i gian qua xin kiến nghị, đề xuất một số điểm như sau:

1. Kiến nghị vớ i Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trườ ng kiến nghị Quốc hội

sửa đổi, bổ  sung hoặc sửa đổi, bổ  sung, ban hành các quy định chế độ, chính sách,

 pháp luật cho phù hợ  p vớ i thực tế hiện nay về đẩy mạnh cải cách hành chính, cụ thể :

1.1. Luật bảo vệ môi trường năm 2005. 

- Điều 125:

+ Khoản 3: Bổ  sung: “cấ p xã có cán bộ  chuyên trách về  Tài nguyên – Môi

trườ ng” giúp UBND cấ p xã thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nướ c về tài nguyên – môi

trườ ng”.

+ Khoản 4: Bổ sung: “Các Tổng công ty nhà nướ c, tập đoàn kinh tế, khu công

nghiệ p, khu công nghệ cao, khu kinh tế có cán bộ chuyên trách về môi trường; các cơ

sở  SXKD trong danh mục lập ĐTM phải có cán bộ ban chuyên trách về BVMT”.

- Các điều từ 130 đến điều 133 cần nghiên cứu bổ sung cơ sở  và mức xác định

thiệt hại do cơ sở  gây ô nhiễm môi trườ ng gây ra.

- Điều 126: Bổ sung trách nhiệm của cơ quan cảnh sát môi trườ ng trong kiểm

tra, xử  lý vi phạm pháp luật bảo vệ  môi trườ ng cho phù hợ  p Nghị  định số 

117/2009/NĐ-CP và tổ chức của ngành công an hiện nay.

1.2. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006

- Điều 8: Cần sửa đổi bổ sung tên tổ chức dịch vụ tư vấn lập ĐTM cho đúng vớ ikhoản 5 Điều 19 Luật BVMT năm 2005. 

+ Khoản 3: Bổ sung: “trong trườ ng hợ  p cần thiết cơ quan thẩm định ĐTM có

quyền kiểm tra năng lực, tư cách pháp nhân của tổ chức dịch vụ tư vấn trướ c khi thẩm

định ĐTM của chủ đầu tư”; điều này hạn chế tình tr ạng cá nhân hoặc tổ chức không có

Page 124: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 124/125

 

124

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010năng lực lập ĐTM lợ i dụng mượ n “con dấu” của tổ chức dịch vụ tư vấn để lập ĐTM

mà không phải chịu trách nhiệm gì tr ướ c pháp luật và chủ đầu tư. 

1.3. Nghị định số 105/2009/NĐ-CP: Điều 4 khoản 1 cần nghiên cứu bổ  sung

thờ i hiệu vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính. Đối với trườ ng hợ  p khi

thanh tra, kiểm tra hành vi vi phạm đã hết thờ i hiệu, ngườ i vi phạm đã ký biên bảncam k ết khắc phục vi phạm, khi phúc tra k ết quả  thanh tra, kiểm tra, ngườ i vi phạm

vẫn không khắc phục sửa chữa thì đượ c áp dụng biện pháp xử  phạt vi phạm hành

chính, thờ i hiệu vi phạm đượ c tính từ ngày ngườ i vi phạm đã ký biên bản và cam k ết

khắc phục sửa chữa (trườ ng hợ  p này khá phổ biến trong thực tế).

1.4. Ngày 19/03/2010, Bộ TNMT có văn bản số 854/BTNMT-TCMT tạm dừng

thực hiện Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 trong việc lậ p thủ  tục, phê

duyệt Đề án BVMT đối với cơ sở  SXKD đang hoạt động nhưng chưa có thủ tục hành

chính về môi trườ ng; hiện nay ở  các địa phương (cấ p huyện) còn tồn đọng nhiều cơ sở  SXKD đang hoạt động nhưng chưa có thủ  tục môi trường; Đề nghị Bộ TNMT có văn

 bản trình chính phủ sớ m chỉ đạo thực hiện tiế p việc lậ p, phê duyệt thủ tục hành chính

môi trườ ng cho số doanh nghiệ p còn tồn đọng, tạo điều kiện cho các cơ sở  thực hiện

và nhiệm vụ quản lý của các cơ quan nhà nướ c.

1.5. Sớm ban hành văn bản quy định về phí lập báo cáo đánh giá tác động môi

trườ ng, cam k ết bảo vệ môi trường, đề  án bảo vệ môi trường để có cơ sở   thực hiện

thống nhất trong toàn quốc.

1.6. Quan tâm về tổ chức, bộ máy, cán bộ tài nguyên môi trườ ng: Hiện nay giao

nhiệm nhiều vụ nhưng không tăng biên chế cho một số nhiệm vụ mớ i; Bộ Tài nguyên

và Môi trườ ng, Bộ  Nội vụ  cần thống nhất hướ ng dẫn tổ  chức, bộ  máy ngành tài

nguyên môi trườ ng ở  địa phương cụ thể về số lượng, các dơn vị tr ực thuộc, biên chế 

cán bộ vì hiện tại hướ ng dẫn vẫn còn một số điều chung chung nên các địa phương

thực hiện chưa thống nhất.

1.7. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo sơ kết, đánh giá đúng thực tr ạng k ết quả đầu tư

các khu công nghiệ p (Khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu công nghiệ p, cụm công

nghiệ p) trong cả nướ c thời gian qua; trong đó đi sâu đánh giá thực hiện các thủ  tục,

hiệu quả  sử dụng đất; hiệu quả đầu tư, SXKD và BVMT; đặc biệt là việc quy hoạch

xây dựng cơ sở   hạ  tầng KCN gắn vớ i công trình BVMT, thực hiện phân khu chức

năng, thu gom xử lý chất thải... Trên cơ sở  đó rút kinh nghiệm nghiêm túc vớ i các Bộ,

ngành, địa phương và có biện pháp chỉ đạo các địa phương khắc phục những tồn tại vi

 phạm trong việc chuẩn bị đầu tư, triển khai, thực hiện các KCN.

Page 125: Bao Cao Hien Trang Moi Truong

7/21/2019 Bao Cao Hien Trang Moi Truong

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-hien-trang-moi-truong 125/125

 BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜ NG TỈNH THÁI BÌNH 2010

1.8. Chỉ đạo các tỉnh thành lậ p Quỹ môi trườ ng, bố trí vốn và tạo điều kiện cho

các cơ sở  sản xuất kinh doanh vay vốn ưu đãi đầu tư xây dựng hệ  thống xử  lý chất

thải, BVMT hoặc xử lý các điểm nóng về môi trườ ng ở  địa phương. 

1.9. Kiến nghị Bộ TNMT quan lãnh đạo, hướ ng dẫn thực hiện nhiệm vụ BVMT

cho các địa phương; phối hợ  p chặt chẽ trong hướ ng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiệnnhiệm vụ BVMT ở  địa phương. 

1.10. Nghị quyết số  41-NQ/TW của Bộ Chính tr ị đưa ra giải pháp ngân sách

nhà nướ c có mục chi riêng cho hoạt động sự  nghiệp môi trường, đảm bảo đến năm

2006 đạt mức chi không dướ i 1% tổng chi ngân sách nhà nước và tăng dần tỷ lệ này

theo tốc độ tăng trưở ng của nền kinh tế; Điều 110 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005

quy định ngân sách nhà nướ c có mục chi thườ ng xuyên cho sự nghiệp môi trườ ng phù

hợ  p vớ i yêu cầu BVMT của từng thờ i k ỳ; hàng năm bảo đảm tăng tỷ lệ chi ngân sách

cho sự nghiệp môi trường cao hơn tỷ lệ tăng chi ngân sách nhà nướ c. Ngân sách nhànướ c cho bảo vệ môi trường đượ c sử dụng vào các mục đích đầu tư phát triển k ết cấu

hạ tầng BVMT công cộng và chi thườ ng xuyên cho sự nghiệp môi trườ ng bao gồm các

họat động được quy định rõ tại khoản 2 Điều 111 Luật Bảo vệ môi trườ ng. Vì vậy để 

đầu tư phát triển k ết cấu hạ tầng BVMT công cộng cần có văn bản quy định bổ sung

các nguồn kinh phí khác để thực hiện như: nguồn kinh phí chương tr ình mục tiêu, đầu

tư, xây dựng cơ bản. Hiện nay các địa phương chủ yếu dựa vào kinh phí sự nghiệ p môi

trường để bố  trí sẽ không đáp ứng đượ c và sử dụng không đúng mục đích quy định

trong Luật BVMT năm 2005 và Thông tư liên tích số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT.2. Các cấ p, các ngành quan tâm chỉ đạo rút kinh nghiệm nghiêm túc, chấn chỉnh