bản tin văn phòng jica việt namº¥t, giúp hiện đại hóa cơ sở vật chất cho thư...

6
S25 (Tháng 11 năm 2017) Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam JICA htrgiám sát phát thi khí nhà kính (Trang 2) Hoàn thành khoan hầm phía Đông tuyến metro s1 Tp. HChí Minh (Trang 3) Nht Bn gi hàng cu trkhn cp cho vùng blt (Trang 4) JICA tchc Hp sơ kết nửa năm tài chính 2017 (Trang 5) Dán tăng cường năng lực cho Văn phòng Quốc hi Cơ quan Hợp tác Quc tế Nht Bn (JICA) hiện đang triển khai mt sdán trong lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp, là nhng trct quan trng trong “Tăng cường Qun trnhà nước” -mt trong những lĩnh vực trng điểm trong chiến lược hp tác ca Nht Bn dành cho Vit Nam. Có thnói htrcho Quc hội, cơ quan quyn lực Nhà nước cao nht thc hin quyn lp pháp, là mt trong những đặc trưng trong hợp tác htrqun trNhà nước ti Việt Nam. Đây cũng là dự án hp tác duy nht ca JICA thuộc lĩnh vực này trên toàn thế gii. Dán “Tăng cường năng lực cho Văn phòng Quc hi Việt Nam” vừa kết thúc vào tháng 9 vừa qua và Giai đoạn 2 ca Dán được trin khai ttháng 10/2017. Từ khi tiến hành cải cách Đổi Mới vào năm 1986 đến nay, Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao cùng với sự hội nhập nhanh chóng vào nền kinh tế toàn cầu. Những thành tựu đạt được về kinh tế - hội này đòi hỏi những nỗ lực không ngừng, nhằm phát triển khung pháp lý và xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với các quy định, nguyên tắc và thông lệ quốc tế. Trong những năm qua, năng lực lập pháp và giám sát của Quốc hội Việt Nam đã được tăng cường, thể hiện rõ nét qua việc trung bình hàng năm Quốc hội xem xét và thông qua được nhiều luật hơn so với trước đây; các phiên chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội đã thực sự trở thành công cụ hữu hiệu nhằm nâng cao hơn trách nhiệm giải trình của các thành viên Chính phủ trước Quốc hội. Ngoài ra, việc mở rộng hoạt động báo chí, thông tin tuyên truyền về các hoạt động của Quốc hội đã đưa những thảo luận tại Quốc hội vào cuộc sống của những người dân Việt Nam. Bên cạnh đó, Quốc hội cũng đã trở thành một diễn đàn thảo luận chính sách sâu rộng về những nội dung liên quan đến tương lai phát triển của đất nước. Trong bi cnh vai trò ca Quc hi ngày càng trnên quan trọng, để tăng cường chc năng của Văn phòng Quốc hi có thhtrhiu qucác hoạt động cho các đại biu Quc hi, tnăm 2010 đến năm 2012, JICA đã tổ chc mt sđoàn khảo sát ti Nht Bản cho các đại biu Quc hi và cán bVăn phòng Quốc hi Việt Nam để nghiên cu tìm hiu vhoạt động của cơ quan lập pháp và bmáy giúp vic của cơ quan lập pháp ti Nht Bn. Có thnói htrcho Quc hi là mt trong những đặc trưng trong hp tác htrqun trNhà nước ti Vit Nam (*) TIÊU ĐIỂM

Upload: hathu

Post on 25-May-2018

219 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Số 25 (Tháng 11 năm 2017)

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam

JICA hỗ trợ giám

sát phát thải khí

nhà kính

(Trang 2)

Hoàn thành khoan

hầm phía Đông

tuyến metro số 1

Tp. Hồ Chí Minh

(Trang 3)

Nhật Bản gửi

hàng cứu trợ khẩn

cấp cho vùng bị lũ

lụt

(Trang 4)

JICA tổ chức Họp

sơ kết nửa năm tài

chính 2017

(Trang 5)

Dự án tăng cường năng lực cho

Văn phòng Quốc hội

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

(JICA) hiện đang triển khai một số dự án

trong lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư

pháp, là những trụ cột quan trọng trong

“Tăng cường Quản trị nhà nước” -một trong

những lĩnh vực trọng điểm trong chiến lược

hợp tác của Nhật Bản dành cho Việt Nam.

Có thể nói hỗ trợ cho Quốc hội, cơ quan

quyền lực Nhà nước cao nhất thực hiện

quyền lập pháp, là một trong những đặc

trưng trong hợp tác hỗ trợ quản trị Nhà nước

tại Việt Nam. Đây cũng là dự án hợp tác duy

nhất của JICA thuộc lĩnh vực này trên toàn

thế giới.

Dự án “Tăng cường năng lực cho Văn

phòng Quốc hội Việt Nam” vừa kết thúc vào

tháng 9 vừa qua và Giai đoạn 2 của Dự án

được triển khai từ tháng 10/2017.

Từ khi tiến hành cải cách Đổi Mới vào

năm 1986 đến nay, Việt Nam đã đạt được

mức tăng trưởng kinh tế cao cùng với sự hội

nhập nhanh chóng vào nền kinh tế toàn cầu.

Những thành tựu đạt được về kinh tế - xã

hội này đòi hỏi những nỗ lực không ngừng,

nhằm phát triển khung pháp lý và xây dựng

các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp

với các quy định, nguyên tắc và thông lệ

quốc tế.

Trong những năm qua, năng lực lập pháp

và giám sát của Quốc hội Việt Nam đã được

tăng cường, thể hiện rõ nét qua việc trung

bình hàng năm Quốc hội xem xét và thông

qua được nhiều luật hơn so với trước đây;

các phiên chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội

đã thực sự trở thành công cụ hữu hiệu nhằm

nâng cao hơn trách nhiệm giải trình của các

thành viên Chính phủ trước Quốc hội.

Ngoài ra, việc mở rộng hoạt động báo chí,

thông tin tuyên truyền về các hoạt động của

Quốc hội đã đưa những thảo luận tại Quốc

hội vào cuộc sống của những người dân Việt

Nam. Bên cạnh đó, Quốc hội cũng đã trở

thành một diễn đàn thảo luận chính sách sâu

rộng về những nội dung liên quan đến tương

lai phát triển của đất nước.

Trong bối cảnh vai trò của Quốc hội ngày

càng trở nên quan trọng, để tăng cường chức

năng của Văn phòng Quốc hội có thể hỗ trợ

hiệu quả các hoạt động cho các đại biểu

Quốc hội, từ năm 2010 đến năm 2012, JICA

đã tổ chức một số đoàn khảo sát tại Nhật

Bản cho các đại biểu Quốc hội và cán bộ

Văn phòng Quốc hội Việt Nam để nghiên

cứu tìm hiểu về hoạt động của cơ quan lập

pháp và bộ máy giúp việc của cơ quan lập

pháp tại Nhật Bản.

Có thể nói hỗ trợ cho Quốc hội là một trong những đặc trưng

trong hợp tác hỗ trợ quản trị Nhà nước tại Việt Nam (*)

TIÊU ĐIỂM

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 11/2017

JICA hỗ trợ giám sát phát thải khí nhà kính

Tháng 10 vừa qua, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật

Bản (JICA) đã kết thúc hoạt động hỗ trợ Thành phố

Hồ Chí Minh triển khai kiểm kê khí nhà kính (KNK)

trên toàn thành phố và thực hiện Giám sát - Báo cáo

- Thẩm định (MRV) cho một số hoạt động thí điểm

giảm thiểu KNK thành phố đang triển khai.

Hoạt động này thuộc Hợp phần hỗ trợ cho chính

quyền địa phương của “Dự án hỗ trợ việc lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động giảm thiểu phù hợp với điều kiện quốc gia theo phương thức MRV”, gọi tắt là Dự án SPI-NAMA, với mục đích tăng cường năng lực cho Chính phủ Việt Nam trong việc lên kế hoạch và thực hiện “Kế hoạch hành động giảm nhẹ phát thải KNK phù hợp với điều kiện quốc gia” (được gọi tắt là NAMAs).

70%

Hơn nữa, sau khi Hiến pháp năm 2013 được ban

hành, trước nhu cầu cần ban hành các đạo luật mới

và đạo luật sửa đổi sao cho phù hợp với bản Hiến

pháp mới, JICA đã bắt đầu triển khai Dự án Hợp tác

Kỹ thuật từ năm 2014. Dự án tập trung tăng cường

năng lực cho cán bộ công chức của Vụ Tổng hợp,

Vụ Pháp luật, Vụ thông tin, Thư viện Quốc hội của

Văn phòng Quốc hội, với sự hợp tác hỗ trợ từ các cơ

quan Nhật Bản, như Văn phòng Hạ viện, Cục Pháp

chế Hạ viện, Thư viện Quốc gia Quốc hội Nhật Bản,

Văn phòng Thượng viện và các giáo sư, học giả

hàng đầu Nhật Bản.

Các hoạt động đã tập trung hỗ trợ về kinh nghiệm

xây dựng và tổ chức một số đạo luật, đặc biệt là các

luật được Quốc hội Việt Nam xây dựng sau khi Hiến

pháp 2013 được thông qua, như Luật tổ chức Quốc

hội, Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật bầu

cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân..., góp

phần hoàn thiện quy trình, thủ tục hoạt động của

Quốc hội, hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động

của Ban Thư ký.

Dự án đã tăng cường năng lực nghiên cứu, cung

cấp thông tin cho Thư viện Quốc hội Việt Nam, qua

việc tổ chức các khóa đào tạo thực hành tại Thư viện

Quốc gia Quốc hội Nhật Bản. Về cơ sở vật chất, Dự

án đã chia sẻ những kinh nghiệm trong việc bố trí,

thiết kế không gian phòng đọc, trang bị các trang

thiết bị máy móc hiện đại, các phần mềm tiên tiến

nhất, giúp hiện đại hóa cơ sở vật chất cho Thư viện

Quốc hội Việt Nam.

Hơn nữa, với mục tiêu xây dựng “Quốc hội của dân và gần dân”, Vụ Thông tin đã tham khảo mô hình giáo dục tham quan Quốc hội của Thượng viện Nhật Bản để xây dựng “Chương trình trải nghiệm đặc biệt” cho đối tượng học sinh cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Chương trình trải nghiệm này đã được các thầy cô giáo và học sinh đánh giá cao.

Trong Giai đoạn 2 của Dự án, được triển khai từ năm nay đến năm 2021, dự kiến sẽ tập trung các hoạt động nâng cao năng lực thẩm tra các dự thảo luật thông qua các khóa đào tạo thực hành tại Cục Pháp chế, Hạ viện Nhật Bản, hỗ trợ tăng cường dịch vụ thư viện số của Thư viện Quốc hội, tăng cường thông tin công khai trên Cổng thông tin điện tử Quốc hội và tiếp nhận số lượng người dân tham quan Nhà Quốc hội nhiều hơn, nhằm xây dựng “Quốc hội của dân và gần dân”.

Trong Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV, diễn ra tại Hà Nội từ ngày 23/10 đến hết 24/11, các nội dung được thảo luận và quyết định tại Quốc hội thường xuyên được phát sóng trên truyền hình và đăng tải trên trang bìa của các tờ báo trong nước.

JICA sẽ tiếp tục hỗ trợ để Quốc hội Việt Nam thực hiện tốt hơn nữa vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, cơ quan đại diện cho người dân và là nơi thảo luận những vấn đề quan trọng cho sự

phát triển và ổn định của đất nước Việt Nam.

(*) Nguồn ảnh: Trên trang WEB http://english.vietnamnet.vn/fms/government/149506/national-assembly-fine-tunes-legal-

system.html

Hội thảo tổng kết dự án diễn ra ngày 28/10/2017

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 11/2017

Dự án Hợp tác Kỹ thật này đã kết thúc và kết quả

của Dự án được báo cáo với Ủy Ban Nhân Dân

Tp.HCM trong hội thảo tổng kết diễn ra ngày

28/10/2017.

Từ năm 2015, JICA đã cùng với Bộ Tài nguyên và

Môi trường (TNMT) bắt đầu tiến hành Dự án SPI-

NAMA. Trong khuôn khổ của Dự án, Hợp phần hỗ

trợ cho chính quyền địa phương đã chọn Tp.HCM là

địa phương thí điểm để triển khai kiểm kê KNK và

thực hiện MRV cho một số hoạt động thí điểm giảm

thiểu KNK mà thành phố đang triển khai.

Các chuyên gia Nhật Bản đã phối hợp với Văn

phòng Ủy Ban về Biến đổi khí hậu thuộc Sở Tài

Nguyên và Môi Trường Tp.HCM hoàn thành kiểm

kê phát thải khí nhà kính trên toàn thành phố cho

năm 2013. Quan trọng hơn, một bản Hướng dẫn xây

dựng kiểm kê KNK tổng hợp đã được hoàn thành,

giúp không chỉ Tp.HCM mà cả các thành phố khác

thực hiện được công tác kiểm kê KNK.

Mặt khác, thông qua các hoạt động thí điểm trong

các lĩnh vực năng lượng, giao thông và quản lý chất

thải, cũng như quá trình xây dựng hướng dẫn về

MRV, Dự án cũng đã góp phần tăng cường năng lực

của thành phố trong việc lượng hóa và kiểm tra các

hoạt động giảm phát thải KNK, từ đó tăng cường

hiệu quả và tính minh bạch của các giải pháp về

giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu hiện đang

được triển khai thí điểm trên toàn thành phố.

Với quá trình phát triển kinh tế nhanh chóng tại

Việt Nam, lượng phát thải KNK ngày càng gia tăng.

Nhận rõ tầm quan trọng của các chính sách về biến

đổi khí hậu và giảm thiểu KNK, năm 2008, Thủ

tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục

tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (NTP-

RCC). Đồng thời, các cơ quan liên quan đã được

giao nhiệm vụ xây dựng các giải pháp về ứng phó

với biến đổi khí hậu cho chương trình mục tiêu đến

năm 2020.

Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến

lược quốc gia về biến đổi khí hậu, trong đó Bộ

TNMT Việt Nam phối hợp với các bộ ngành liên

quan xây dựng NAMA.

Do vậy, các địa phương có nghĩa vụ phải triển

khai và thực hiện Kế hoạch hành động về biến đổi

khí hậu, bao gồm các hoạt động giảm thiểu KNK.

Các chính quyền địa phương được yêu cầu phải nắm

bắt được tình hình phát thải KNK cũng như tình

hình thực hiện và hiệu quả của NAMA một cách

khách quan. Vì thế, cùng với việc tăng cường năng

lực thiết lập chính sách liên quan đến các giải pháp

giảm phát thải KNK, công tác tăng cường năng lực

cho các địa phương nhằm đánh giá một cách khách

quan, hiệu quả các giải pháp đó, từ đó có thể dần

dần cải thiện, bổ sung thêm các chính sách mới, là

vô cùng quan trọng.

Tp.HCM là một trong những thành phố bị ảnh

hưởng nghiêm trọng do tác động của biến đổi khí

hậu. Năm 2016, Ủy ban Nhân dân thành phố đã phê

duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí

hậu. Dự án hợp tác với JICA đã góp phần giúp

thành phố hướng tới đạt được mục tiêu đặt ra bằng

những hoạt động thực tiễn, nhằm giám sát và từ đó

có thể cải thiện tính hiệu quả của Kế hoạch hành

động này.

Để đảm bảo tính bền vững của Dự án, JICA hy

vọng lãnh đạo Tp.HCM sớm thể chế hóa tài liệu

Hướng dẫn kiểm kê KNK hàng năm cũng như công

tác MRV, trên cơ sở hướng dẫn của Bộ TNMT

trong Nghị định về lộ trình tham gia giảm thiểu

KNK hiện đang được xây dựng và dự kiến sẽ ban

hành vào năm 2018.

JICA cũng mong muốn Tp.HCM tiếp tục chia sẻ

kinh nghiệm cũng như bài học thực tiễn từ Dự án tới

các địa phương khác, góp phần tăng cường sự tham

gia của các bên liên quan nằm ngoài khu vực Nhà

nước, như nguyên tắc cốt lõi của Hiệp định Paris.

Hoàn thành khoan hầm phía Đông tuyến metro số 1 Tp. Hồ Chí Minh

Ngày 31/10/2017, sau 5 tháng khẩn trương thi

công vượt tiến độ, robot khoan hầm Tunnel Boring

Machine (TBM) do liên danh nhà thầu xây dựng

Nhật Bản Shimizu - Maeda vận hành đã khoan thông

nhánh

Đoạn hầm metro đã hoàn tất phía Ba Son. Ảnh: Hữu Công (*)

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 11/2017

nhánh hầm phía Đông đi ngầm trong lòng đất, dài

781m, từ nhà ga Ba Son về ga Nhà hát thành phố.

Đoạn hầm này thuộc gói thầu 1b Dự án metro Thành

phố Hồ Chí Minh, tuyến số 1 Bến Thành-Suối Tiên,

đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn vay ODA của Cơ

quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA). Máy TBM

khoan đến đâu lắp dựng vỏ hầm luôn tới đó và đã hoàn

thành lắp đặt 3.900 tấm vỏ hầm của nhánh hầm này.

Sau khi hoàn thành đường hầm phía Đông, máy

khoan hầm TBM sẽ được tháo dỡ và đưa về ga Ba Son

để tiếp tục khoan nhánh hầm phía Tây, tạo thành hai

ống hầm đơn nối hai ga Ba Son và Nhà hát thành phố.

Trước đó, ngày 24/10/2017, Ban quản lý Đường sắt đô

thị và nhà thầu gói 3 (hệ thống cơ điện, đường ray, đầu

máy toa xe) đã tổ chức khởi công xây lắp hệ thống

đường ray cho Tuyến số 1, một mốc tiến độ quan trọng

đánh dấu thời điểm chuyển sang giai đoạn mới trong

quá trình thi công dự án.

Trong bối cảnh các hạng mục thi công của dự án

đang tiến triển tốt đẹp, JICA hy vọng Chính phủ

Việt Nam sẽ sớm có các biện pháp hiệu quả nhằm

giải quyết vấn đề bổ sung kế hoạch vốn cho dự án,

giúp dự án giải ngân thuận lợi và đạt mục tiêu hoàn

thành, đưa vào khai thác sử dụng từ cuối năm 2020.

Nhật Bản gửi hàng cứu trợ khẩn cấp cho vùng bị lũ lụt

Nguời dân vùng bị nạn sử dụng thiết bị lọc nước do Nhật Bản viện trợ

Trong hai tháng 10 và 11/2017, Chính phủ Nhật Bản

thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc Tế Nhật Bản (JICA)

đã gửi các lô hàng viện trợ khẩn cấp cho nhân dân một

số tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung của Việt

Nam.

Chiều ngày 20/10, chuyến hàng viện trợ đầu tiên bao

gồm bạt che mưa, bình lọc nước và chăn đã được

chuyển tới sân bay Nội Bài và được đại diện Đại sứ

quán Nhật Bản tại Việt Nam và JICA bàn giao cho

Tổng cục Phòng chống Thiên tai, Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn Việt Nam (Bộ NN&PTNT).

Ngay trong đêm 20/10, số hàng này đã được chuyển

tới hai tỉnh Yên Bái và Hòa Bình để cứu trợ cho người

dân bị thiệt hại do lũ quét và sạt lở đất sau đợt mưa lớn

dài ngày từ ngày 10-13/10/2017.

Tiếp đó ngày 7/11/2017, chuyến hàng viện trợ thứ

hai bao gồm bơm tay lọc nước đã được chuyển tới sân

bay Đà Nẵng để cứu trợ cho người dân hai tỉnh Thừa

Thiên-Huế và Quảng Nam, nhằm giúp người dân

trong vùng bị ảnh hưởng bão lũ có thể xử lý nước kịp

thời để có nước sạch sử dụng cho sinh hoạt.

Ông Trần Quang Hoài -Tổng Cục trưởng Tổng cục

Phòng chống Thiên tai, Ủy viên thường trực Ban chỉ

đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai- chia sẻ:

“Với những thiệt hại nặng nề và tình trạng ngập lụt

vẫn tiếp tục diễn ra tại nhiều nơi, đây là sự giúp đỡ

hết sức kịp thời, thể hiện tình cảm và sự hợp tác chặt

chẽ của Chính phủ Nhật Bản đối với nhân dân Việt

Nam, nhằm góp phần khắc phục hậu quả do thiên tai

gây ra đối với người dân các tỉnh Thừa Thiên-Huế và

Quảng Nam, là những địa phương bị ảnh hưởng nặng

nề do ngập lụt bởi cơn bão số12”.

Ông NAGAI Katsuro, Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, đã có bài phát biểu, gửi lời chia buồn sâu sắc tới các gia đình đã mất đi người thân trong trận lũ lịch sử và cơn bão số 12, đồng thời bày to

Máy khoan hầm TBM- robot 300 tấn đã về đến ga

Nhà hát Thành phố. Ảnh: Hữu Công(*)

(*) Nguồn ảnh: Hữu Công- Vnexpress. Link: https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/giao-thong/ham-metro-dau-tien-cua-viet-

nam-ve-dich-som-mot-thang-3663398.html

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 11/2017

bắt đầu từ cuối những năm 1970 khi lần đầu tiên đội

cứu trợ y tế được cử sang hỗ trợ người tị nạn

Campuchia. Tại Việt Nam, lần đầu tiên Nhật Bản gửi

thuốc để cứu trợ khẩn cấp cho nhân dân bị ảnh hưởng

lũ lụt hồi tháng 11/1987. Từ đó tới nay, Nhật Bản đã

13 lần gửi hàng cứu trợ khẩn cấp cho Việt Nam và một

lần cử đoàn chuyên gia y tế sang hỗ trợ Việt Nam trong

đợt dịch SARS hồi tháng 2/2003.

JICA tổ chức họp sơ kết nửa năm tài chính 2017

Ngày 18/10/2017, Văn phòng Cơ quan Hợp tác Quốc

tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam đã tổ chức buổi họp

mặt trao đổi thông tin với hơn 20 cơ quan báo chí Việt

Nam tại Hà Nội.

Tại buổi họp, ông Fujita Yasuo, Trưởng đại diện JICA

tại Việt Nam, đã chia sẻ những thành tích hợp tác của

JICA trong nửa đầu tài khóa 2017 (từ 1/4/2017 đến

30/9/2017) và định hướng hợp tác cho nửa sau của tài

khóa. Bên cạnh đó, ông cũng chia sẻ một số vấn đề còn

tồn tại trong việc thực hiện các dự án ODA.

Thành tích hợp tác

Trong nửa đầu tài khóa 2017, tổng giá trị vốn vay

ODA của Nhật Bản cam kết mới cho Việt Nam đạt 61,8

tỷ yên Nhật; tổng số vốn đã giải ngân là 51,2 tỷ yên. Các

dự án hợp tác phát triển tập trung vào ba lĩnh vực trụ cột

là “Thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao sức cạnh tranh”,

“Ứng phó với những vấn đề dễ bị tổn thương” và “Tăng

cường quản trị”.

Các dự án vốn vay ODA được triển khai một cách thật

sự hiệu quả, đem lại nhiều thành quả vững chắc cho

Việt Nam, có thể kể tên như Dự án xây dựng đường

cao tốc Bắc - Nam (đoạn Đà Nẵng - Quảng Ngãi); Dự

án xây dựng Cảng quốc tế Lạch Huyện -cảng nước sâu

quốc tế đầu tiên của miền Bắc tại khu vực phía Đông

thành phố Hải Phòng.

Các dự án hợp tác kỹ thuật nổi bật gồm có dự án hỗ

trợ Trung tâm nghiên cứu sản xuất vắc-xin và sinh

phẩm y tế (POLYVAC) sản xuất thành công vắc-xin

phối hợp sởi – rubella hay dự án thành lập trường Đại

học Việt Nhật.

Dự án viện trợ không hoàn lại “Vận hành hồ chứa

trong tình huống khẩn cấp và quản lý lũ hiệu quả bằng

hệ thống thông tin quản lý thiên tai toàn diện” cho khu

vực miền Trung cũng đã được thông qua.

Khó khăn, vướng mắc

Trưởng đại diện JICA Việt Nam Fujita cũng chia sẻ

với các nhà báo một số tồn tại trong quá trình triển khai

các dự án liên quan đến vấn đề chậm thanh toán; mối

quan gh

tỏ lòng cảm thông và chia sẻ tới những người dân bị

ảnh hưởng do thiên tai lần này.

Ông FUJITA Yasuo, Trưởng Đại diện Văn phòng

JICA Việt Nam, bày tỏ sự trân trọng đối với những nỗ

lực của Tổng cục Phòng chống thiên tai của Bộ

NN&PTNT trong hoạt động thu xếp tiếp nhận hàng

cứu trợ và vận chuyển đến các tỉnh bị thiệt hại, đồng

thời, mong muốn hàng cứu trợ sẽ giúp giảm thiểu phần

nào những khó khăn của người dân tại bốn tỉnh nói

trên.

Vài nét về Chương trình Cứu trợ khẩn cấp

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cử các

đội cứu trợ khẩn cấp hoặc gửi hàng hóa cứu trợ khẩn

cấp khi có các thiên tai lớn xảy ra tại các quốc gia, chủ

yếu nhưng không giới hạn, trong số các quốc gia đang

phát triển dựa trên yêu cầu hỗ trợ của chính phủ các

nước bị ảnh hưởng thiên tai.

Hoạt động cứu trợ khẩn cấp của Nhật Bản trên thế giới

Bạt che mưa được sử dụng cho lều tạm thời tại xã

Vầy Nưa, huyện Đà Bắc, Hòa Bình

Ông Fujita Yasuo trả lời phóng viên trong buổi họp báo

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 11/2017

quan hệ giữa nợ công và chương trình hỗ trợ phát triển chính thức; và chậm trễ trong việc thực hiện các thủ tục liên quan đến các dự án ODA.

Ông Fujita chia sẻ trong buổi họp báo: “Chúng tôi lo ngại về tình hình phân bổ vốn cho Dự án xây dựng đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh - Tuyến số 1, đoạn Bến Thành - Suối Tiên, và một số dự án khác do Bộ Giao thông vận tải làm chủ quản...”

Định hướng trong thời gian tới

Buổi họp báo cũng thông tin về định hướng hợp tác

của JICA trong nửa sau của tài khóa, hướng tới thúc đẩy

tăng trưởng và nâng cao sức cạnh tranh, xây dựng cơ sở

hạ tầng. Trong thời gian tới, JICA sẽ tiếp tục nỗ lực

hợp tác với Việt Nam ở mức độ cao hơn và mong

muốn được thảo luận về các vấn đề như lập các dự án

có độ ưu tiên cao, thực hiện triển khai các dự án một

cách hiệu quả, sử dụng nguồn vốn từ khu vực tư nhân,

thúc đẩy đầu tư vốn từ các doanh nghiệp Nhật Bản...

Ông Fujita Yasuo nhấn mạnh, để các dự án ODA

của Nhật Bản được thực hiện một cách thuận lợi và

nhanh chóng, đạt được hiệu quả mong muốn, JICA đề

nghị Việt Nam tiếp tục rà soát các thủ tục để nhanh

chóng đưa ra những quyết định về việc phân bổ ngân

sách cho các dự án vốn vay và đơn giản hóa thủ tục.

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản - Văn phòng Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 11, Tòa nhà CornerStone, 16 Phan Chu Trinh, Hà Nội, Việt Nam Tel: 024-3831-5005; Fax: 024-3831-5009;

Website: http://www.jica.go.jp/vietnam/vietnamese/index.html

Facebook: https://www.facebook.com/jicavietnam/