bản tin văn phòng jica việt nam · nhật bản và 1.800 tỷ đồng vốn đối ứng...

9
S24 (Tháng 10 năm 2017) Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam Thông xe cầu vượt biển Đình Vũ- Cát Hi (Trang 2) Hi tho vtin lương và năng suất lao động (Trang 2) Đại hc Vit Nht tchc Lkhai giảng năm học 2017- 2018 (Trang 3) Khai giảng Chương trình cnhân kinh doanh quc tế theo mô hình Nht Bn (Trang 4) Hi tho vrô-bt xưởng thc hành tđộng hóa (Trang 4) Các tình nguyn viên JICA nhóm hp ti Hà Ni (Trang 5) 13 tình nguyn viên JICA mi sang công tác ti Vit Nam (Trang 5) Công ty vc xin Nht Bn nhn bng khen ca Btrưởng y tế (Trang 6) Tham quan dán du lch di sn do JICA htrti Con Cuông, NghAn (Trang 6) JICA có kế hoch tp trung vào các dán hp tác kthut cấp cơ sở (Trang 8) Dán qun lý cht thi rắn đô thị đạt hiu quthiết thc Cho ti thời điểm hin tại, lĩnh vực cht thi rn nói chung và qun lý cht thi rn tại đô thị nói riêng vẫn còn là lĩnh vực ít thu hút được squan tâm ca các nhà tài tr. Có thnói, Cơ quan Hợp tác Quc tế Nht Bn (JICA) là mt trong srt ít các tchc hp tác phát trin sm tham gia htrVit Nam vnh vc này. Vi dán 3R (Reduce Reuse Recycle, nghĩa là Giảm thiu Tái sdng và Tái chế) htrthc hin sáng kiến 3R ti Hà Ni nhằm thúc đẩy xã hi tun hoàn vt cht được thc hin tnăm 2007 tới 2009 và hin ti là Dán Tăng cường năng lực qun lý tng hp cht thi rắn đô thị ti Vit Nam (2014-2018), JICA đã góp phần không nhcùng Vit Nam vnên bức tranh tươi sáng hơn trong lĩnh vực khó khăn này. Qua hơn 3 năm thực hin Dán tăng cường năng lực qun lý tng hp cht thi rắn đô thị với các đối tác là Bxây dng, Sxây dng Hà Ni, Sxây dng tnh Tha Thiên Huế, Dán đã đóng góp thiết thc vào việc nâng cao năng lực hoạch định chính sách, qun lý cấp trung ương và địa phương. Mt ví dcthlà vic xây dng và ban hành Thông tư 08/BXD năm 2017 về qun lý cht thi rn xây dựng đã kịp thi gri nhng bt cập trong lĩnh vực này. Ngoài ra, các đóng góp về mt kthut và kinh nghim quản lý cho các thông tư hướng dn vmu hợp đồng, góp ý cho Chiến lược quc gia vqun lý tng hp cht thi rn là nhng kết quni bt ca dán. Một điểm sáng na ca Dán là vic chuyn giao kthuật, các phương pháp mới giúp các địa phương cải thin vic dbáo khối lượng cht thi rn sinh hot, lp kế hoch chun bcho xây dng và phát trin cơ sở xlý cht thi rn, xây dng mô hình tài chính nhm thu hút các ngun lc kinh tế. Nhvic cp nht kp thi thc tin qun lý cht thi rn ca Vit Nam và lng ghép kinh nghim ca Nht Bn, Dán đã giúp Bxây dng và các chính quyền địa phương bước đầu giải được bài toán vxây dng, qun lý dliu, la chn công ngh, la chọn nhà đầu tư và mô hình đầu tư. Cui cùng và không kém phn quan trng, Dán đã tác động ti tầm nhìn và tư duy ca các nhà qun lý ccấp trung ương và địa phương. Thông qua các hoạt động khảo sát, đào tạo, giao lưu chia sẻ kinh nghim, Dán thc slà cu ni gn kết các địa phương cũng như giữa địa phương và trung ương. Nht Bản đã cần 60 năm để phát trin theo Lượng cht thi rn phát sinh ti Việt Nam, đặc bit là ti các thành phlớn đang gia tăng nhanh chóng TIÊU ĐIỂM

Upload: phungtruc

Post on 28-Apr-2018

218 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Số 24 (Tháng 10 năm 2017)

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam

Thông xe cầu vượt

biển Đình Vũ- Cát

Hải

(Trang 2)

Hội thảo về tiền

lương và năng suất

lao động

(Trang 2)

Đại học Việt Nhật

tổ chức Lễ khai

giảng năm học

2017- 2018

(Trang 3)

Khai giảng Chương

trình cử nhân kinh

doanh quốc tế theo

mô hình Nhật Bản

(Trang 4)

Hội thảo về rô-bốt –

xưởng thực hành tự

động hóa

(Trang 4)

Các tình nguyện

viên JICA nhóm họp

tại Hà Nội

(Trang 5)

13 tình nguyện viên

JICA mới sang công

tác tại Việt Nam

(Trang 5)

Công ty vắc xin Nhật

Bản nhận bằng

khen của Bộ trưởng

y tế

(Trang 6)

Tham quan dự án

du lịch di sản do

JICA hỗ trợ tại Con

Cuông, Nghệ An

(Trang 6)

JICA có kế hoạch

tập trung vào các dự

án hợp tác kỹ thuật

cấp cơ sở

(Trang 8)

Dự án quản lý chất thải rắn đô thị

đạt hiệu quả thiết thực

Cho tới thời điểm hiện tại, lĩnh vực chất

thải rắn nói chung và quản lý chất thải rắn

tại đô thị nói riêng vẫn còn là lĩnh vực ít thu

hút được sự quan tâm của các nhà tài trợ. Có

thể nói, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

(JICA) là một trong số rất ít các tổ chức hợp

tác phát triển sớm tham gia hỗ trợ Việt Nam

về lĩnh vực này.

Với dự án 3R (Reduce – Reuse – Recycle,

nghĩa là Giảm thiểu – Tái sử dụng và Tái

chế) hỗ trợ thực hiện sáng kiến 3R tại Hà

Nội nhằm thúc đẩy xã hội tuần hoàn vật chất

được thực hiện từ năm 2007 tới 2009 và

hiện tại là Dự án Tăng cường năng lực quản

lý tổng hợp chất thải rắn đô thị tại Việt Nam

(2014-2018), JICA đã góp phần không nhỏ

cùng Việt Nam vẽ nên bức tranh tươi sáng

hơn trong lĩnh vực khó khăn này.

Qua hơn 3 năm thực hiện Dự án tăng

cường năng lực quản lý tổng hợp chất thải

rắn đô thị với các đối tác là Bộ xây dựng, Sở

xây dựng Hà Nội, Sở xây dựng tỉnh Thừa

Thiên Huế, Dự án đã đóng góp thiết thực

vào việc nâng cao năng lực hoạch định

chính sách, quản lý ở cấp trung ương và địa

phương.

Một ví dụ cụ thể là việc xây dựng và ban

hành Thông tư 08/BXD năm 2017 về quản

lý chất thải rắn xây dựng đã kịp thời gỡ rối

những bất cập trong lĩnh vực này. Ngoài ra,

các đóng góp về mặt kỹ thuật và kinh

nghiệm quản lý cho các thông tư hướng dẫn

về mẫu hợp đồng, góp ý cho Chiến lược

quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn là

những kết quả nổi bật của dự án.

Một điểm sáng nữa của Dự án là việc

chuyển giao kỹ thuật, các phương pháp mới

giúp các địa phương cải thiện việc dự báo

khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, lập kế

hoạch chuẩn bị cho xây dựng và phát triển

cơ sở xử lý chất thải rắn, xây dựng mô hình

tài chính nhằm thu hút các nguồn lực kinh

tế.

Nhờ việc cập nhật kịp thời thực tiễn quản

lý chất thải rắn của Việt Nam và lồng ghép

kinh nghiệm của Nhật Bản, Dự án đã giúp

Bộ xây dựng và các chính quyền địa phương

bước đầu giải được bài toán về xây dựng,

quản lý dữ liệu, lựa chọn công nghệ, lựa

chọn nhà đầu tư và mô hình đầu tư.

Cuối cùng và không kém phần quan

trọng, Dự án đã tác động tới tầm nhìn và tư

duy của các nhà quản lý ở cả cấp trung ương

và địa phương. Thông qua các hoạt động

khảo sát, đào tạo, giao lưu chia sẻ kinh

nghiệm, Dự án thực sự là cầu nối gắn kết

các địa phương cũng như giữa địa phương

và trung ương.

Nhật Bản đã cần 60 năm để phát triển

theo

Lượng chất thải rắn phát sinh tại Việt Nam, đặc biệt là tại các

thành phố lớn đang gia tăng nhanh chóng

TIÊU ĐIỂM

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 10/2017

Cầu vượt biển Đình Vũ- Cát Hải (Ảnh: Sumitomo Mitsui Construction)

Sau 3 năm thi công xây dựng, ngày 2/9, Bộ Giao

thông vận tải (GTVT) tổ chức Lễ Hoàn thành Dự án

đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện (TP. Hải Phòng). Thủ

tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đến dự và phát

lệnh thông xe công trình cầu Đình Vũ – Cát Hải, cầu

vượt biển dài nhất Việt Nam hiện nay.

Dự án đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện là một trong

hai hợp phần chính của Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng

cảng Lạch Huyện, là cảng cửa ngõ quốc tế và tương lai

sẽ là cảng trung chuyển quốc tế đầu tiên của miền Bắc

Việt Nam.

Dự án gồm một gói thầu xây lắp với mức đầu tư

11.849 tỷ đồng, trong đó 50.171 tỷ yên vốn vay ODA

Nhật Bản và 1.800 tỷ đồng vốn đối ứng của Chính phủ

Việt Nam.

Tổng chiều dài của dự án là 15,63km, với điểm đầu dự

án tại nút giao Tân Vũ giao với đường cao tốc Hà Nội -

Hải Phòng tại lý trình Km100+891, điểm cuối tiếp giáp

với cổng cảng Lạch Huyện.

Cầu vượt biển Đình Vũ - Cát Hải có tổng chiều dài

5,44km, thi công trong điều kiện trên biển với khí hậu

biển khắc nghiệt.

Đối với toàn khu vực nói chung, Dự án được xây

dựng, kết nối trực tiếp với đường cao tốc Hà Nội - Hải

Phòng, Quốc lộ 5, Quốc lộ 18, đường sắt Hà Nội - Hải

Phòng, đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long và Cảng

hàng không Quốc tế Cát Bi. Trong tương lai, công

trình này sẽ tạo thành mạng giao thông hoàn chỉnh,

phục vụ việc vận tải hàng hóa ra cảng của khu vực tam

giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Riêng với TP. Hải Phòng, Dự án xây dựng đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện sẽ kết nối và phát triển kinh tế ven biển của thành phố, góp phần làm tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư cho những dự án nằm trong chương trình phát triển Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải.

Dự án cũng góp phần giảm chi phí và thời gian đi lại, giảm tai nạn, rủi ro do vận chuyển bằng phà và sà lan, giảm tai nạn và giảm sự tắc nghẽn giao thông hàng hải tại kênh Nam Triệu hiện nay.

Đặc biệt, Dự án còn kích thích phát triển công nghiệp ở ven biển Hải Phòng, thúc đẩy các hoạt động du lịch tại khu vực dự trữ sinh quyển trên đảo Cát Bà và các khu vực lân cận đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

đã gửi lời cảm ơn Chính phủ, nhân dân Nhật Bản đã

hỗ trợ cùng các đơn vị phía Việt Nam phấn đấu để công

trình hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng.

Hội thảo về tiền lương và năng suất lao động Sáng ngày 13/9, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính

sách (VEPR) và JICA đã tổ chức hội thảo công bố báo cáo “Tiền lương và Năng suất Lao động ở Việt Nam”, nghiên cứu do JICA tài trợ tài chính. Hội thảo đã thu hút đông đảo sự tham gia của các cơ quan làm chính sách, giới chuyên môn và giới báo chí do tính thời sự của vấn đề.

Trong vòng một thập kỷ qua (2007 – 2016), lương cơ

bản được ghi nhận tăng ở mức cao, từ 10% đến 70% tùy

từng năm và 20% trung bình cho cả giai đoạn. Việc

điều chỉnh tăng lương cơ bản, mặc dù với mong muốn

giúp cải thiện chất lượng sống tối thiểu của người lao

động, nhưng được thực hiện với tốc độ và lộ trình

không ổn định và không có khả năng dự đoán trước đã

khiến doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn

trong quản lý chi phí và kế hoạch kinh doanh, và một

cách gián tiếp, có thể gây xói mòn khả năng cạnh

tranh của doanh nghiệp.

70%

Thông xe cầu vượt biển Đình Vũ- Cát Hải

mô hình xã hội tuần hoàn vật chất, nơi mà quản lý chất

thải, rác thải là trách nhiệm và quyền lợi của mỗi người

dân. Hy vọng với sự đồng hành của Nhật Bản thông qua

hỗ trợ từ JICA, Việt Nam sẽ rút ngắn thời gian này với

những thành quả xứng đáng và giảm thiểu những tổn

thất về môi trường và xã hội.

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 10/2017

Khen thưởng sinh viên VJU khóa I

Với lý do đó, nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh

giá xu hướng tăng lương cơ bản trong mối quan hệ với

tăng năng suất lao động, và ảnh hưởng đến tổng chi

phí lương và hành vi (điều chỉnh) của doanh nghiệp.

Nghiên cứu đã chỉ ra sự cần thiết phải xem xét cẩn trọng các yếu tố này trong quá trình ra quyết định liên quan đến lương cơ bản, sự cần thiết phải có cơ chế ra quyết định có tính khoa học hơn của cơ quan làm chính sách cũng như yêu cầu đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động, tránh gây sốc lên các kế hoạch và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - vốn là bộ phận rất quan trọng của mọi

nền kinh tế nói chung và của kinh tế Việt Nam nói riêng.

Hình ảnh trong buổi hội thảo

Đại học Việt Nhật tổ chức Lễ khai giảng năm học 2017- 2018

Sáng ngày 9/9/2017, trường Đại học Việt Nhật – Đại

học Quốc gia Hà Nội long trọng tổ chức lễ khai giảng

năm học mới. Đây là lễ khai giảng thứ 2 của trường

ĐH Việt Nhật, đón chào tân sinh viên Khóa II của

trường.

Phát biểu mở đầu buổi lễ, Hiệu trưởng trường Đại

học Việt Nhật, GS. TS. Furuta Motoo gửi lời chào

mừng đến các các vị khách quý đã đến dự buổi lễ và

tất cả các bạn học viên Khóa II của trường.

Hiệu trưởng Furuta Motoo ghi nhận và đánh giá cao

nỗ lực phấn đấu của học viên Khóa I và hơn 100 giảng

viên của Việt Nam và Nhật Bản trong một năm qua đã

đóng góp gây dựng hình ảnh trường Đại học Việt Nhật

là một trường đại học chất lượng cao.

Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Kim

Sơn cũng gửi lời chào mừng đến các học viên mới và

kêu gọi các bạn học viên nỗ lực đầu tư cho học tập,

bởi "học và trưởng thành không chỉ cho bản thân các

bạn mà còn cho sứ mệnh cao cả - trở thành sử giả của

tình hữu nghị Việt Nhật".

Trong bài phát biểu của mình, Đại sứ Nhật Bản tại

Việt Nam, ngài Umeda Kunio đã khẳng định lãnh đạo

hai nước cam kết hỗ trợ cho sự phát triển của trường

Đại học Việt Nhật.

Ngài Takebe Tsutomu -Cố vấn đặc biệt Hội liên minh nghị sỹ hữu nghị Nhật Việt- là người đã gắn bó trong suốt quá trình từ hình thành ý tưởng đến lúc trường Đại học Việt Nhật được thành lập. Ngài Takebe Tsutomu bày tỏ hy vọng trường Đại học Việt Nhật sẽ trở thành trường đại học được chú ý nhất trong khu vực và trông đợi học viên Đại học Việt Nhật sẽ trở thành lớp lãnh đạo kế cận ở trong và ngoài nước, đóng góp vào sự phát triển bền vững của khu vực và trên thế giới.

Sinh viên Trịnh Ngọc Hồng Anh – thủ khoa đầu vào Khóa II Chương trình thạc sĩ Quản trị kinh do-anh, đại diện học viên Khóa II Đại học Việt Nhật, gửi lời cảm ơn chân thành đến chính phủ hai nước, các cơ quan, các nhà lãnh đạo, nhà quản lý, các thầy cô giáo, bày tỏ những nguyện vọng, ước mơ của mình, đồng thời hứa sẽ nỗ lực học tập và nghiên cứu.

Buổi lễ kết thúc trong tiếng trống khai trường của Hiệu trưởng Furuta Motoo. Một năm học mới đã bắt đầu trong niềm hân hoan của toàn thể khách mời và đội ngũ cán bộ, giảng viên, học viên của trường Đại học Việt Nhật, hứa hẹn một năm học mới thành công.

Nguồn: http://vju.vnu.edu.vn/vn/news/all/vietnam-

japan-university-celebrates-the-opening-ceremony-of-2017-2018-academic-year

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 10/2017

Ngày 27/9 vừa qua, Viện Phát triển nguồn nhân lực

Việt Nam-Nhật Bản (VJCC) đã tổ chức Lễ khai giảng

“Chương trình cử nhân kinh doanh quốc tế theo mô

hình Nhật Bản” Khóa 1. Cơ quan đối tác thực hiện

Chương trình này là trường Đại học Ngoại thương Hà

Nội (FTU). Viện VJCC là đơn vị tổ chức và trực tiếp

điều hành khóa học. Khi tốt nghiệp, các sinh viên sẽ

được trường FTU cấp bằng. Khóa 1 của Chương trình

đã tuyển chọn được 71 sinh viên đầu vào.

Phát biểu tại buổi lễ, TS. Bùi Anh Tuấn -Hiệu

trưởng FTU- nói: “Cho đến nay, FTU đã có nhiều

thành tựu trong việc phát triển nguồn nhân lực trong

lĩnh vực kinh doanh quốc tế. Chương trình đào tạo cử

nhân kinh doanh quốc tế theo mô hình Nhật Bản được

mở ra để đáp ứng nhu cầu nhân lực ngày càng tăng

trong lĩnh vực này. Chúng tôi đã nhận được sự hợp tác

của các trường đại học tại Nhật Bản như trường Đại

học Kanto Gakuin, các doanh nghiệp Nhật Bản đang

đầu tư tại Việt Nam và các tổ chức như JETRO,

JICA v.v… trong việc xây dựng, tổ chức vận hành

chương trình này với tiêu chí hai bên cùng có lợi.

Chúng tôi tin tưởng rằng Chương trình mới này sẽ

thành công tốt đẹp.”

TS. Nguyễn Thị Hiền -Viện trưởng Viện VJCC-

cho biết, Chương trình gồm 45 môn học, trong đó có

14 môn là các khóa học đặc biệt bao gồm thực tập

tại các công ty, bài giảng của các doanh nhân, V-Biz

(lập và thực hiện các kế hoạch kinh doanh), các bài

giảng về kinh doanh theo mô hình Nhật Bản v.v…

Bà cũng nhấn mạnh, Chương trình học hướng đến

mục tiêu đạt được các thành quả trên các phương

diện về cả kĩ năng, thái độ và kiến thức.

Hội thảo về rô-bốt- xưởng thực hành tự động hóa

Các đại biểu tham quan xưởng thực hành tự động hóa

Ngày 15/9/2017, công ty Toyooka (Nhật Bản), đã

kết hợp cùng với cơ quan đối tác là Trung tâm đào tạo,

Khu công nghệ cao Sài Gòn (SHTP), tổ chức hội thảo

phổ cập công nghệ của công ty Toyooka về rô-bốt –

xưởng thực hành tự động hóa. Hiện, Toyooka đang

thực hiện Dự án phổ cập kiểm chứng theo chương

trình của JICA hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nhật Bản triển khai ra nước ngoài. Tham dự Hội thảo

có đại diện của khoảng 50 công ty, cơ quan và tổ chức.

Hội thảo đã nghe báo cáo về tình hình năng suất lao

động tại Việt Nam, những lợi ích khi xây dựng xưởng

thực hành tự động hóa, rô bốt hóa, tầm quan trọng

trong đào tạo nhân lực cho hệ thống tích hợp sau khi

thúc đẩy xưởng thực hành tự động hóa, và chương

trình tập huấn của SHTP.

Tại hội thảo, đại diện của các giảng viên được đào

tạo trong dự án cũng báo cáo về hoạt động tập huấn và

nghe Giáo sư Uchiyama của Đại học Kỹ thuật Toyo-

hashi báo cáo nội dung nghiên cứu của Hội thảo khoa

h

học đã được thực hiện cho đối tượng là các trường đại học.

Cuối chương trình hội thảo về rô-bốt – xưởng thực

hành tự động hóa, các đại biểu đã được tham quan

xưởng thực hành tự động hóa và xem rô bốt biểu

diễn thực hiện một số thao tác sản xuất. Các thiết bị

rô bốt này được trang bị cho Trung tâm đào tạo theo

chương trình của dự án.

Hội thảo lần này cũng khép lại hoạt động của dự

án phổ cập kiểm chứng của công ty Toyooka tại Việt

Nam. Tuy nhiên, Trung tâm đào tạo của SHTP đang

có kế hoạch thúc đẩy cho hoạt động sau dự án, cụ thể

là trong thời gian sắp tới, SHTP vẫn tiếp tục kết hợp

với công ty Toyooka nhằm hướng tới mục tiêu như

ông Umeda, Giám đốc Dự án công ty Toyooka, đã

phát biểu: “Việt Nam hãy trở thành đất nước tự động

hóa hàng đầu tại ASEAN!”

Tiếp sau Hội thảo này, ngày 22/9/2017, công ty Toyooka đã tổ chức hội thảo tương tự tại Đại học công nghiệp Hà Nội.

Khai giảng Chương trình cử nhân kinh doanh quốc tế theo mô hình Nhật Bản

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 10/2017

Bên cạnh cuộc họp báo cáo giữa kỳ là báo cáo kết

thúc nhiệm kỳ của năm TNV về nước vào ngày

29/9. Các TNV đã tổng kết, nhìn nhận lại nhiệm kỳ

hoạt động của mình, chia sẻ những điều đã học hỏi

được cũng như truyền tải những kinh nghiệm của

mình cho các TNV lớp sau.

Thông qua Hội nghị trên, không ít TNV đã học hỏi

được những kinh nghiệm cũng như những ví dụ điển

hình để áp dụng trong hoạt động TNV cũng như

trong cuộc sống tại Việt Nam.

13 tình nguyện viên JICA mới sang công tác tại Việt Nam Sau khi năm TNV về nước thì ngày 3/10/2017 lại có

13 TNV mới sang công tác tại Việt Nam. Trong số đó

có chín TNV Hợp tác hải ngoại Nhật Bản (JOCV) –

TNV có độ tuổi từ 20 ~ 39 - và bốn TNV cao cấp (SV)

– TNV có độ tuổi từ 40 ~ 69.

Lĩnh vực hoạt động của các TNV mới đợt này rất đa

dạng, phong phú, từ những lĩnh vực mà JICA đã từng

phái cử nhiều TNV như Hoạt động trị liệu, Vật lý trị

liệu, Du lịch, Marketing, đến những lĩnh vực mà JICA

mới phái cử như Giáo dục mầm non, Công trình nông

nghiệp và Thể dục dụng cụ. Địa bàn công tác của các

TNV cũng trải dài từ Bắc đến Nam, từ Sơn La, Bắc

Giang, Hà Nội, Ninh Bình, Nghệ An, vào đến Lâm

Đồng, Cần Thơ, An Giang.

Sau khoảng một tuần tập huấn tại Văn phòng JICA Việt Nam, chín TNV JOCV sẽ có khóa học tiếng Việt trong khoảng năm tuần, hai TNV SV chỉ phải học tiếng Việt trong khoảng 10 ngày tại Hà Nội và Tp. HCM. Dự định, khoảng cuối tháng 10/2017, các TNV SV và giữa tháng 11/2017 các TNV JOCV sẽ chính thức bắt đầu đến làm việc tại các cơ quan tiếp nhận phía Việt Nam.

Hi vọng các TNV mới sẽ nhanh chóng hòa nhập

với nhịp sống và văn hóa Việt Nam, sử dụng những

kiến thức và kinh nghiệm có được ở Nhật Bản để hỗ

trợ hiệu quả cho các cơ quan tiếp nhận.

Trong hai ngày 26 và 27/9/2017, khoảng 50 tình

nguyện viên (TNV) JICA công tác trên khắp mọi miền

Việt Nam đã có mặt tại Hà Nội để tham dự Hội nghị

thường niên TNV JICA, báo cáo giữa kỳ và báo cáo

kết thúc nhiệm kỳ của các TNV.

Hội nghị thường niên TNV JICA được tổ chức mỗi năm một lần vào tháng 9 hàng năm, và là cuộc họp do các TNV tự tổ chức.

Tại Hội nghị lần này, các TNV đã mời một chuyên

gia đến trình bày về những vấn đề TNV hay gặp phải.

Sau đó, các TNV cùng chuyên gia thảo luận, đưa ra

những giải pháp giải quyết vấn đề đó.

Trong khuôn khổ Hội nghị, cuộc họp báo cáo giữa kỳ

là dành cho 10 TNV JICA đến Việt Nam vào tháng

10/2016, tức là đã qua nửa nhiệm kỳ công tác. Cuộc

họp báo cáo này là nơi các TNV chia sẻ những khó

khăn, những thành quả đã đạt được, cũng như định

hướng cho những hoạt động trong nhiệm kỳ 1 năm

còn lại. TNV nào cũng có những vấn đề đang gặp phải

trong công việc cũng như trong cuộc sống, nhưng

trong khi báo cáo, ai ai cũng thể hiện quyết tâm sẽ cố

gắng hết sức mình để hỗ trợ cơ quan tiếp nhận trong

thời gian công tác còn lại.

Các tình nguyện viên trao đổi trong Hội nghị

Các tình nguyện viên JICA nhóm họp tại Hà Nội

TNV báo cáo giữa kỳ và báo cáo kết thúc nhiệm kỳ

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 10/2017

Tham quan dự án du lịch di sản do JICA hỗ trợ tại Con Cuông, Nghệ An

Các đại biểu chụp ảnh kỉ niệm trong buổi lễ trao tặng

Ngày 8/9/2017, Công ty TNHH Kitasato Daiichi

Sankyo Vaccines (KDSV – Nhật Bản) đã trở thành

công ty nước ngoài đầu tiên được Bộ trưởng Bộ Y tế

Việt Nam trao tặng bằng khen vì những đóng góp to lớn

của công ty trong Dự án "Tăng cường năng lực sản xuất

vắc xin phối hợp sởi – rubella” do JICA tài trợ. Đây là

đơn vị đối tác Nhật Bản có vai trò quan trọng trong việc

thực hiện phái cử chuyên gia cũng như đào tạo cán bộ

Việt Nam tại Nhật Bản.

Ngoài ra, cơ quan thực hiện dự án là Trung tâm

Nghiên cứu Sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm Y tế

(POLYVAC), thuộc Bộ Y tế, cũng được tặng bằng

khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có thành tích

xuất sắc trong công tác sản xuất vắc xin, góp phần vào

sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

OLYVAC)

Các sản phẩm từ cam (tinh dầu, xà phòng)

Tháng 9 vừa qua, Văn phòng JICA Việt Nam đã tổ

chức một chuyến tham quan giới thiệu cho các nhà báo

về Dự án du lịch di sản do JICA hỗ trợ tại huyện Con

Cuông, tỉnh Nghệ An.

Cam và các sản phẩm từ cam

Điểm khởi đầu của chuyến tham quan Dự án của đoàn

phóng viên là vườn cam và các hộ dân tại bản Pha, xã

Yên Khê, huyện Con Cuông.

Tại đây, đoàn đã được tận mắt xem người dân sản

xuất rượu cam theo từng bước, từ lọc rượu trắng đã nấu

sẵn bằng máy khử độc tố do dự án JICA cung cấp, tới

pha chế với si rô men cam được sản xuất từ ruột quả

cam, để thành rượu thành phẩm và đóng chai, dán

nhãn.

Trước đây khi chưa có Dự án của JICA, du khách

tới đây khi không phải vào mùa cam chín thì không có

đặc sản gì để mua về làm quà. Nhưng giờ đây, quanh

năm, du khách có thể mua nhiều loại sản phẩm được

làm từ quả cam đặc sản địa phương, như rượu cam, sô-

cô-la cam, xà phòng cam và cả những chai tinh dầu

cam xinh xắn, hương thơm dịu mát.

Công ty vắc xin Nhật Bản nhận bằng khen của Bộ trưởng y tế

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 10/2017

Những nồi chưng cất tinh dầu do Dự án cung cấp

được lắp đặt ngay tại các vườn cam. Những quả cam

non bị mưa, gió rụng cũng không bị bỏ phí như trước

đây mà đều có thể tận dụng để làm ra các sản phẩm có

giá trị cao. Vỏ cam được tận dụng để chế xuất tinh

dầu, còn ruột cam có thể ủ lên men làm rượu.

Khi tới thăm nhà bác Tăng Ngọc Sơn, một hộ dân

tham gia hoạt động trồng và sản xuất các sản phẩm từ

cam tại bản Pha, bác cho biết: “Như ngôi nhà tôi đang

xây đây thì một nửa tiền là từ vườn cam đấy. Dự án

không chỉ giúp làm tăng thu nhập cho người dân

chúng tôi mà còn giúp bảo vệ môi trường khỏi cảnh

cam rụng thối đầy vườn, đầy mương thoát nước gây ô

nhiễm cả bản và các khu vực lân cận như trước đây”.

Trải nghiệm ở nhà dân (Homestay)

Bên cạnh việc hướng dẫn người dân chế biến các

sản phẩm từ cam mang lại giá trị gia tăng cao, trong

khuôn khổ Dự án du lịch di sản của JICA, các kiến

trúc sư người Nhật còn giúp thiết kế và hỗ trợ người

dân xây dựng nhà vệ sinh hợp chuẩn để có thể đón du

khách tới trải nghiệm ở nhà sàn cùng người dân địa

phương (homestay).

Nhà vệ sinh của các khu nhà sàn làm dịch vụ du lịch

homestay tại bản Nưa, xã Yên Khê được xây dựng vô

cùng sạch sẽ và tiện nghi ở bên trong nhưng lại rất gần

gũi với thiên nhiên và hợp với khung cảnh ở bên

ngoài. Tường nhà được ốp bằng những viên sỏi tròn

xoe lấy từ lòng sông Giăng gần đó, mái được lợp lá cọ

từ núi rừng Con Cuông. Giờ đây, để trải nghiệm cuộc

sống thực tế ở nhà sàn cùng người dân địa phương, du

khách không còn phải ngần ngại vì điều kiện vệ sinh

chưa tốt nữa.

Bên cạnh đó, du khách cũng được trải nghiệm

cuộc sống cộng đồng của người dân tộc Thái qua

hoạt động giao lưu văn hóa rượu cần và múa sạp,

một hoạt động tập thể mà các thành viên trong đoàn

ai cũng hào hứng và tham gia nhiệt tình cùng với

những người phụ nữ dân tộc Thái thân thiện.

Đến với Con Cuông, các thành viên của đoàn cũng

rất ấn tượng với tour đi thuyền trên sông Giăng, nằm

trong khu vực lõi của rừng quốc gia Pù Mát. Tại

đây, du khách ngược dòng sông Giăng, từ đập Pù

Mát lên phía đầu nguồn khoảng 17km, và thăm bản

Cò Phạt, là nơi có tộc người Đan Lai, tộc người có

thói quen ngủ ngồi duy nhất của Việt Nam.

Đoạn sông Giăng đầu nguồn có khu vực có ghềnh

đá, nước chảy xiết, rất phù hợp với những người ưa

thích du lịch mạo hiểm. Tuy nhiên, trên sông cũng

có khu vực nước lặng trong veo mà du khách có thể

với tay chạm vào những hòn sỏi tận dưới đáy. Cảnh

quan hai bên bờ sông Giăng còn đậm chất hoang sơ

của núi rừng.

Cùng trong rừng Pù Mát còn có thác Khe Kèm

mát lạnh. Nước đổ từ trên thác xuống tung bọt trắng

xóa, rồi chảy qua một đoạn suối bằng phẳng nên

khách tham quan có thể trầm mình trong làn nước

mát rượi nơi đây.

Kết thúc chuyến đi, các thành viên trong đoàn

không ai bảo ai đều mong có ngày được quay lại

Con Cuông cùng với bạn bè hoặc người thân của

mình. JICA rất vinh dự khi được trực tiếp lắng nghe

cảm nhận của các du khách là những phóng viên

từng trải đã có cơ hội đi rất nhiều nơi. Mong rằng,

Con Cuông sẽ được đón tiếp nhiều khách tham quan

đến đây trải nghiệm cuộc sống mang đậm bản sắc

văn hóa và rất đỗi thanh bình.

Mâm cơm dành cho du khách được bày biện đẹp mắt

Trải nghiệm ở nhà sàn đặc trưng của người dân tộc

Thái không thể thiếu được phần thưởng thức những

món ăn đặc sản nơi đây. Mâm cơm dành cho du khách

được các phụ nữ Thái bày biện đẹp mắt và rất hấp dẫn,

với món xôi nếp cẩm màu tím ngon mắt tới thịt lợn

rừng nướng lá mắc mật và cá sông Giăng rán giòn, loại

cá suối chỉ to hơn ngón tay, và món rau rừng xào. Để

có một mâm cơm dân dã nhưng được bày biện thật đẹp

mắt phải kể đến sự hỗ trợ, hướng dẫn của bà Kogo

Chisato, phó giáo sư của trường Đại học Kurashiki

Sakuyo

Sakuyo và tiến sĩ Ando Katsuhiro là điều phối viên

của dự án, người từng tham gia vào các dự án phát

triển du lịch ở 3 miền Bắc, Trung, Nam của Việt

Nam là làng cổ Đường Lâm tại Sơn Tây, Hà Nội,

Phước Tích tại Huế, Hội An tại Quảng Nam và Cái

Bè tại Tiền Giang.

Nhà vệ sinh được xây dựng hợp chuẩn

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 10/2017

Văn phòng JICA Việt Nam

Giới thiệu phó trưởng đại diện

JICA có kế hoạch tập trung vào các dự án hợp tác kỹ thuật cấp cơ sở

Ông Kobayashi Ryutaro – Phó trưởng Đại diện

Văn phòng JICA Việt Nam

Lĩnh vực phụ trách: dự án hợp tác kỹ thuật cấp cơ

sở (Chương trình đối tác phát triển), kế hoạch và vấn

đề giới

Cho đến nay có rất nhiều các dự án hợp tác kỹ thuật

cấp cơ sở đã và đang được thực hiện tại Việt Nam. Tính

đến thời điểm này đã có tổng cộng khoảng 90 dự án

được thực hiện trong đó có khoảng 20 dự án hiện đang

triển khai.

Dựa trên tình hình thực tế là hàng ngày có không ít các

doanh nghiệp tham vấn Văn phòng JICA Việt Nam về

các dự án kỹ thuật cấp cơ sở, tôi tin tưởng rằng số lượng

các dự án sẽ có triển vọng ngày càng tăng. Khi tôi được

giao phụ trách mảng dự án kỹ thuật cấp cơ sở với tư cách

Phó trưởng Đại diện, ban đầu tôi có hơi bối rối với danh

sách dự án dài dằng dặc. Thú thật là để nắm bắt và hiểu

rõ về tất cả các dự án trong một thời gian ngắn khá là vất

vả đối với tôi.

Chỉ tính về số lượng dự án không thôi, nếu coi ba loại

hình chính của dự án ODA gồm dự án vốn vay, dự án

viện trợ không hoàn lại, dự án hợp tác kỹ thuật như là

Tokugawa-Gosanke (ba gia tộc danh giá nhất của dòng

tộc Tokugawa ở thời kỳ Edo) thì các dự án kỹ thuật cấp

cơ sở có thể được ví như là Gosankyo (ba đại lãnh chúa

của dòng tộc Tokugawa).

Tính riêng các chương trình về chuyển giao kỹ thuật

cho Việt Nam (không tính các dự án hợp tác kỹ

thuật/phái cử chuyên gia đơn lẻ) thì lúc nào cũng có

khoảng 30-40 dự án đang trong quá trình triển khai. Số

lượng các dự án kỹ thuật cấp cơ sở chiếm khoảng hơn

một nửa trong số này.

Xét về phương diện quy mô, trên khắp đất nước Nhật

Bản từ cực Bắc Hokkaido đến cực Nam Okinawa hiện

nay có rất nhiều các tổ chức phi chính phủ (NGO), phi

lợi nhuận (NPO), các đoàn thể địa phương, các trường

đại học v.v.. đang tham gia vào các hoạt động của các dự

án kỹ thuật cấp cơ sở.

Xét về các đối tượng thực hiện dự án thì cũng hết sức

đa dạng, có rất nhiều dự án đang được triển khai tại các

địa phương ở Việt Nam, trải dài từ Bắc đến Nam, từ Hà

Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong lĩnh vực môi trường đô thị, đáng chú ý là các dự

án liên quan đến xử lý chất thải rắn và cấp thoát nước,

các dự án này đã nhận được sự hợp tác có hiệu quả từ

các chính quyền địa phương của Nhật Bản.

Trong lĩnh vực du lịch và phát triển khu vực, các

tổ chức NGO thể hiện những nỗ lực hết sức tích cực.

Bên cạnh đó, các lĩnh vực khác như chăm sóc sức

khỏe, y tế, đào tạo nhân lực, hợp tác phát triển v.v..

hiện cũng có nhiều tiềm năng phát triển và đem đến

nhiều cơ hội hợp tác cho các doanh nghiệp hai nước.

Tại Việt Nam, các dự án kỹ thuật cấp cơ sở mới

được triển khai cách đây chưa lâu, theo thông tin từ

trang web chính thức của JICA thì dự án hợp tác kỹ

thuật cấp cơ sở mới được bắt đầu triển khai từ năm

2002. So với lịch sử đáng tự hào với bề dày 60 năm

của Chương trình Hỗ trợ Phát triển Chính thức

(ODA) cho Việt Nam thì các dự án kỹ thuật cấp cơ

sở vẫn còn khá non trẻ.

Tuy nhiên tôi lại nhìn thấy được giá trị của các dự

án này trong vô số các dự án của JICA. Giá trị đặc

biệt đó được đúc kết từ chính những sáng kiến cũng

như kinh nghiệm, bí quyết của các doanh nghiệp

Nhật Bản đề đạt trong các bản đề xuất dự án.

Trong số các tổ chức thực hiện dự án kỹ thuật cấp

cơ sở, có rất nhiều tổ chức phi chính phủ dày dặn

kinh nghiệm trong việc triển khai các dự án tại nước

ngoài, song bên cạnh đó cũng có những đoàn thể

chưa từng có mối liên hệ với các doanh nghiệp ở

nước ngoài. Tuy nhiên, phải nói rằng có rất nhiều ý

tưởng và bí quyết độc đáo mà ngay đến các tổ chức

chính phủ như JICA cũng không thể nghĩ ra được.

Gần đây, trong một lần đi thị sát dự án, tôi đã đến

thăm một trường tiểu học đang thực hiện chương

trình cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em. Thực đơn bữa

ăn của các em được viết trên một tấm bảng to ở

trước cửa phòng ăn, các em học sinh hàng ngày chắc

hẳn sẽ háo hức “không biết hôm nay mình sẽ được

thứcẻ.

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 10/2017

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản - Văn phòng Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 11, Tòa nhà CornerStone, 16 Phan Chu Trinh, Hà Nội, Việt Nam Tel: 024-3831-5005; Fax: 024-3831-5009;

Website: http://www.jica.go.jp/vietnam/vietnamese/index.html

Facebook: https://www.facebook.com/jicavietnam/

ăn món gì đây nhỉ”, vì thế đây chính là một hình thức

làm cho các em đón nhận bữa ăn một cách vui vẻ. Trên

bảng thực đơn cũng ghi rõ chi phí nguyên liệu để phụ

huynh học sinh khi đi đón con có thể biết được tiền ăn

họ đóng góp hàng tháng được chi tiêu như thế nào. Điều

này chính là một sáng kiến nhằm làm tăng tính minh

bạch, đồng thời tạo nên một cơ chế bền vững cho hoạt

động này. Tôi được biết tại trường này không có trường

hợp nào chậm đóng tiền ăn cho các con. Tôi có cảm

nhận rằng dự án kỹ thuật cấp cơ sở này được hình thành

từ ý tưởng thực tế áp dụng chương trình cải thiện dinh

dưỡng cho trẻ em của các trường học tại Nhật Bản.

Câu chuyện này không chỉ giới hạn ở một dự án cụ

thể, mà nó được thể hiện trong mỗi dự án kỹ thuật cấp

cơ sở đang được triển khai. Ngoài ra, mỗi dự án đều có

những nét độc đáo riêng hình thành nên thế mạnh đặc

trưng cho các dự án kỹ thuật cấp cơ sở.

Ở phần đầu của bài viết, tôi có giới thiệu về “số lượng

dự án”, nhưng phải nói rằng giá trị của các dự án kỹ

thuật cấp cơ sở lại là thứ không thể đo đếm được bằng số

lượng hay quy mô.

Lần đầu tiên tôi có cơ hội được làm việc liên quan đến

dự án kỹ thuật cấp cơ sở là cách đây hơn 10 năm. Đó là

một dự án của JICA khu vực Hokuriku do tôi phụ

trách - Dự án phổ biến cho Thái Lan cách đánh bắt cá

truyền thống bằng phương pháp neo lưới cố định của

thành phố Himi tỉnh Toyama.

Lúc đó tôi còn khá trẻ, và tôi còn nhớ một cảnh tượng éo le là ngư dân Himi thì truyền đạt bằng phương ngữ địa phương trong khi học viên người Thái Lan lại trả lời bằng tiếng Thái, cách thực hiện một dự án hợp tác quốc tế kiểu như vậy khiến tôi vô cùng ngạc nhiên.

Hiện nay với tư cách là Phó trưởng Đại diện của Văn phòng JICA Việt Nam, mặc dù ở cương vị phụ trách tổng thể tất cả các dự án song đối với tôi thì cảm giác hào hứng đối với các dự án này vẫn không hề thay đổi mà thậm chí những kì vọng đối với sự phát triển của các dự án kỹ thuật cấp cơ sở còn trở nên mạnh mẽ hơn trước.

Tôi nghĩ rằng sứ mệnh của tôi là trong tương lai

phải tuyên truyền rộng rãi về những thế mạnh, những

mặt ưu việt của các dự án kỹ thuật cấp cơ sở.

Theo tôi các dự án hợp tác kĩ thuật cấp cơ sở có

nhiều điều vô cùng thú vị, vì vậy tôi rất mong các quý

vị sẽ quan tâm hơn nữa đến các dự án này.