bẢn tin thỊ trƯỜng cao su sỐ 2 –thÁng 2/2015

15
I. CHÍNH SÁCH PHÁP LUT II. TIÊU ĐIỂM THÁNG 1 III. NHẬN ĐỊNH DBÁO IV. XU HƯỚNG PHÁT TRIN NGÀNH V. CÔNG TY TRONG NGÀNH VI. KHOA HC CÔNG NGHVII. SKIN THÁNG TI BN TIN THTRƯỜNG CAO SU S2 THÁNG 2/2015

Upload: hoangkhanh

Post on 29-Jan-2017

222 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 2 –THÁNG 2/2015

[Year]

I. CHÍNH SÁCH – PHÁP LUẬT

II. TIÊU ĐIỂM THÁNG 1

III. NHẬN ĐỊNH – DỰ BÁO

IV. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH

V. CÔNG TY TRONG NGÀNH

VI. KHOA HỌC –CÔNG NGHỆ

VII. SỰ KIỆN THÁNG TỚI

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU

SỐ 2 –THÁNG 2/2015

Page 2: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 2 –THÁNG 2/2015

2 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Theo Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ, một số doanh nghiệp sẽ được hưởng

chế độ ưu tiên khi thực hiện thủ tục về thuế đối với hàng hóa; được làm thủ tục giao nhận hàng hóa và

kiểm tra giám sát trước.

Các doanh nghiệp được hưởng chế độ ưu tiên về hải quan phải đáp ứng các điều kiện:

- Trong thời hạn 2 năm liên tục tính đến thời điểm doanh nghiệp nộp văn bản đề nghị công nhận doanh

nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp không vi phạm các quy định của pháp luật về thuế, hải quan tới mức bị xử

lý vi phạm về các hành vi trốn thuế, gian lận thuế, buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên

giới, các hành vi vi phạm hành chính có hình thức, mức xử phạt vượt thẩm quyền Chi cục trưởng Chi cục

Hải quan và các chức danh tương đương.

- Chấp hành tốt phát luật về kế toán, kiểm toán.

- Thực hiện và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ.

- Điều kiện về kim ngạch xuất nhập khẩu (bình quân trong 2

năm liên tiếp, không bao gồm xuất khẩu, nhập khẩu ủy thác):

Doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu đạt kim ngạch 100 triệu

USD/năm; doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sản xuất tại

Việt Nam đạt kim ngạch 40 triệu USD/năm; doanh nghiệp

xuất khẩu hàng hóa là nông sản, thủy sản sản xuất hoặc nuôi,

trồng tại Việt Nam đạt kim ngạch 30 triệu USD/năm; đại lý thủ tục hải quan có số tờ khai làm thủ tục hải

quan trong năm đạt 20.000 tờ khai/năm...

ừng.

THẾ GIỚI

Thái Lan thành lập Liên đoàn Người trồng Cao su giải quyết khó khăn của ngành

15 tổ chức trồng cao su tại Thái Lan sẽ hợp nhất lại để thành lập Liên đoàn Người trồng Cao su nhằm

củng cố vị thế và thúc đẩy nhu cầu. Động thái này được thực hiện theo đề xuất của Thủ tướng Thái Lan.

CHÍNH SÁCH –PHÁP LUẬT I

TIÊU ĐIỂM THÁNG 1 II

Page 3: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 2 –THÁNG 2/2015

3 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Thành viên Liên đoàn Sunthorn Rakrong cho biết trước kia mạng

lưới đã đề nghị Hội đồng Cao su Thái Lan xem xét lại dự luật

nhằm tái phân phối ngân sách cho Quỹ hỗ trợ Cao su phục vụ

phát triển ngành. Trong lần xem xét gần đây nhất, 5% ngân sách

sẽ được sử dụng hỗ trợ người trồng cao su khắc phục khó khăn do

giá lao dốc.

Phó Thủ tướng Thái Lan Prawit Wongsuwon cho biết 5 nhà sản

xuất găng tay, Hiệp hội Găng tay Cao su ASEAN và Hiệp hội

Cao su Thái Lan đã nhất trí mua không hạn chế khối lượng cao su

để đẩy giá cao su nội địa lên 80 baht (2,4 USD)/kg.

Ngân hàng Tiết kiệm Chính phủ cũng sẽ cung cấp thêm các khoản tín dụng lãi suất ưu đãi cho các doanh

nghiệp để nâng cấp máy móc thiết bị sản xuất găng tay cao su trong khi Ngân hàng Krungthai sẽ cung cấp

các khoản vay ưu đãi để các cơ sở xây dựng kho chứa công suất lớn hơn.

Mỹ áp thuế chống phá giá ở mức cao với lốp xe Trung Quốc

Bộ Thương mại Mỹcho biết họ sẽ bắt đầu áp thuế chống bán phá giá trong khoảng từ 19,17 - 87,99% đối

với các nhà sản xuất và xuất khẩu lốp xe Trung Quốc. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng dự kiến sẽ được

công bố vào tháng 6/2015.

Phần lớn các công ty Trung Quốc bị ảnh hưởng sẽ phải chịu mức

thuế 27,72%. Đối với một số nhà sản xuất và xuất khẩu, thuế chống

bán phá giá sẽ có hiệu lực trước thời điểm công bố 90 ngày.

Quyết định trên được đưa ra sau khi Liên đoàn Lao động ngành Cao

su của Mỹ cáo buộc việc nhập khẩu sản phẩm lốp xe Trung Quốc có

ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành công nghiệp này. Theo số liệu từ

Bộ Thương mại Mỹ, năm 2013, Mỹ đã nhập một lượng lốp xe từ

Trung Quốc có mức thuế trị giá 2,1 tỷ USD.

Thái Lan sẽ không xả bán cao su lưu kho nếu giá thấp, quyết liệt cứu ngành cao su

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan Amnuay Patisae tuyên bố sau cuộc họp của Ủy ban

Chính sách Cao su Quốc gia do Thủ tướng Thái Lan

Prayuth Chan-ocha chủ trì tại Bangkok.

Trong một diễn biến khác, nội các Thái Lan đã phê

chuẩn yêu cầu của Tổ chức Đồn điền Cao su (REO) về

khoản vay 6 tỷ Baht (184 triệu USD) từ Ngân hàng

Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp (BAAC) để

thu mua sản phẩm cao su nhằm đẩy giá lên.

Trong vụ thu hoạch cao su tới đây, Chính phủ Thái Lan

muốn duy trì giá cao su tờ thiên nhiên ở 60 Baht (1,84

USD)/kg, giá cao su tờ hun khói ở 65 Baht (2 USD)/kg và giá latex ở 50 Baht (1,5 USD)/kg, ông Amnuay

cho biết.Hiện cao su tờ thiên nhiên có giá 47 Baht (1,44 USD)/kg, giá cao su tờ hun khói 48,5 Baht (1,49

USD)/kg và latex 44 Baht (1,35 USD)/kg.

Page 4: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 2 –THÁNG 2/2015

4 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Được biết, Chính phủ Thái Lan và lĩnh vực tư nhân đã hợp tác khai trương quỹ 10,1 triệu USD để ngăn đà

giảm của giá cao su. Quỹ này sẽ được sử dụng để mua cao su trên thị trường tương lai nhằm đẩy giá cao

su lên mức có thể chấp nhận được, có thể là 60 baht/kg. Bên cạnh đó, Thái Lan còn xem xét miễn thuế

trong 8 năm cho nông dân cao su, đồng thời khuyến khích đầu tư nội địa.

VIỆT NAM

Quy định mới của Trung Quốc về Chứng chỉ kiểm phẩm cao su thiên nhiên nhập khẩu

Theo đó, các lô hàng cao su thiên nhiên nhập khẩu vào Trung Quốc thuộc mã hàng hóa HS 4001 cần phải

có Chứng chỉ kiểm phẩm (Test Certificate) với các thông số kỹ thuật

về chủng loại của lô hàng và kết quả kiểm nghiệm (Test Results) của

Cơ quan quốc gia có thẩm quyền về kiểm nghiệm cao su thiên nhiên.

Chứng chỉ kiểm phẩm chỉ sử dụng cho lô hàng trong 01 lần nhập khẩu

duy nhất. Quy định này được Trung Quốc ban hành từ ngày

08/01/2015.

Các Cơ quan tại Việt Nam có thẩm quyền kiểm nghiệm cao su thiên

nhiên cấp quốc gia gồm 23 phòng kiểm nghiệm được Văn phòng Công nhận chất lượng thuộc Bộ Khoa

học và Công nghệ cấp các số hiệu VILAS

Tiềm năng và định hướng phát triển kinh tế Gia Lai

Gia Lai có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị và quốc phòng - an ninh. Sân bay Pleiku cùng quốc lộ 14,

25, 19 và đường Hồ Chí Minh nối kết Gia Lai với các tỉnh Duyên hải miền Trung, Đông Nam bộ, TP. Hồ

Chí Minh và nhiều địa phương khác trong cả nước.

Tỉnh đang triển khai rà soát, bổ sung quy hoạch sử dụng đất, quy

hoạch ngành và quy hoạch chi tiết các loại cây trồng, nhất là cây công

nghiệp; phát triển nông - lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có

năng suất, chất lượng, hiệu quả và có tính cạnh tranh cao. Bước đầu

đúc kết rút kinh nghiệm mô hình chuyển đổi rừng nghèo, diện tích đất

trống và đất nông nghiệp hiệu quả thấp sang trồng cao su để đến năm

2015 tổng diện tích cây cao su của tỉnh đạt 122.500 ha.

Bình Dương: Nhiều nông dân chuyển từ cao su sang trồng măng

Theo nhiều chủ trang trại trồng măng ở các huyện Bến Cát, Lai Uyên, Bàu

Bàng (tỉnh Bình Dương thời gian gần đây, giá măng tươi đang tăng cao bởi

nhu cầu cuối năm lớn mà mùa thu hoạch chính vụ đã hết.

Theo anh Tuấn, chủ trang trại măng ở xã Cây Trường (huyện Bàu Bàng)

thì măng tươi mua tại vườn hiện nay có giá khoảng từ 30 đến 35 ngàn

đồng/kg, tùy theo chất lượng, cao gấp khoảng 4 lần thời điểm cách đây 2

tháng, khi đang mùa mưa. Được biết, mỗi ha măng có thể cho năng suất từ

1,2 đến 1,5 tấn/năm, đem lại nguồn lợi lớn cho nhiều nông dân nhưng thời gian thu hoạch chủ yếu là vào

mùa mưa. Thời gian gần đây, nhiều nông dân ở khu vực này đã chuyển từ cây cao su sang trồng măng.

Page 5: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 2 –THÁNG 2/2015

5 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Miền Trung ra quân trồng mới cao su đầu năm

Tại Quảng Trị, ông Văn Lưu, TGĐ Công ty TNHH MTV Cao su

Quảng Trị cho biết, công ty đã tổ chức ra quân từ ngày mùng 4 tết,

trồng mới tái canh ngày đầu đạt 80/1.000 ha; phấn đấu khai thác đạt

1.700 tấn mủ (năm 2015).

Công ty TNHH MTV Cao su Hương Khê – Hà Tĩnh cũng tổ chức lễ ra

quân vào ngày mùng 6 tết, tại tiểu khu 146B thuộc địa bàn xã Hương

Thọ, huyện Vũ Quang. Hơn 100 cán bộ công nhân Nông trường

Phương Điền đã vận chuyển hơn 1 vạn cây giống trồng mới trên tổng

diện tích 50 ha.

Tại Nông trường 12/9 và Nông trường Thanh Niên, (Công ty CP Đầu tư và Phát triển Cao su Nghệ An)

thuộc địa bàn huyện Thanh Chương, hàng trăm công nhân, lao động đã hối hả tỏa ra trên các sườn đồi,

phấn khởi vận chuyển phân bón, cây giống trồng mới 150 ha, góp phần đưa tổng diện tích trồng mới đến

cuối năm 2015 đạt 1.500 ha. Hiện công ty đang quản lý 3.800 ha cao su KTCB, dự kiến cuối năm nay

tổng diện tích sẽ nâng lên 5.300 ha.

Được biết, cũng trong sáng mùng 6 Tết Công ty TNHH MTV Cao su

Thanh Hóa đã ra quân sản xuất đầu năm bằng việc chăm sóc, bảo vệ 4.500

ha cao su hiện có.

Ở tỉnh Quảng Bình, theo thông tin từ Sở NN- PTNT thì toàn bộ diện tích

cao su bị đổ gãy do các đợt bão năm 2014 đến nay đã được các hộ dân

trồng tái canh trở lại, một số diện tích chưa được phục hồi, ngay những

ngày đầu năm Ất Mùi bà con đã tích cực ra quân sớm nhằm giữ ổn định

diện tích.

Do đâu cung - cầu cao su trong nước vẫn "lệch pha"?

Trong khi các doanh nghiệp (DN) cung ứng nguyên liệu cao su loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm sẵn có

thì DN tiêu thụ cao su trong nước lại đi nhập khẩu (NK) cao su từ nước ngoài. Do đâu có sự nghịch lý?

Đơn cử như Công ty CPCS Đà Nẵng (DRC) phải NK đến 30% nguyên liệu cao su đầu vào chủng loại

SVR 10 từ Malaysia phục vụ cho sản xuất cao su theo công nghệ bố thép. Điều này khiến DN phải tăng

chi phí lên gần 20% và không chủ động được nguồn nguyên liệu.

Theo lý giải của lãnh đạo DRC, đối với loại cao su tổng hợp có độ đàn hồi, kháng mòn cao... dùng để sản

xuất loại lốp xe cao su đặc chủng thì nguồn cung trong nước đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật hiện

không nhiều, cũng như rất khó tìm được nguồn cung ổn định trong nước. Nghịch lý này không riêng gì

DRC gặp phải mà rất nhiều DN chế biến sản phẩm cao su trong nước cũng chung hoàn cảnh.

NHẬN ĐỊNH – DỰ BÁO III

Page 6: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 2 –THÁNG 2/2015

6 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Năm 2014, VN XK trên 1,07 triệu tấn cao su nguyên liệu.

Trong đó, loại cao su mủ cốm, sơ chế chiếm tỷ trọng 70 -

80%, còn lại là cao su cô đặc chỉ chiếm 6 - 8%, cao su tờ

xông khói RSS 3 khoảng 4 - 5% và lượng rất nhỏ là skim,

crếp... Chính cơ cấu nguồn nguyên liệu như vậy đã dẫn

đến thực trạng cao su XK nhiều nhưng nhập cũng lắm vì

tỷ trọng các nhóm sản phẩm không cân đối. Điều này giải

thích vì sao mặc dù là quốc gia có sản lượng và kim ngạch

XK cao su luôn đứng vào hàng đầu của thế giới, song VN

hàng năm vẫn phải đi NK một khối lượng cao su không

nhỏ.

Ngoài ra, còn một tình trạng đáng quan tâm khác là thời gian qua do Trung Quốc chủ yếu thu mua mủ cao

su thô nên không ít DN trong nước chạy theo xu hướng này, xem nhẹ đầu tư công nghệ máy móc, chế

biến sâu nên đến khi nhu cầu thu mua sụt giảm nhanh chóng thì DN trở tay không kịp. Đây cũng là

nguyên nhân các bạn hàng, đối tác yêu cầu sản phẩm đạt chất lượng cao đều cho biết sản phẩm cao su XK

của VN thường có tính ổn định kém, một số đặc tính lý hóa không đạt chuẩn...

Giá cao su thiên nhiên chờ đợi sự phục hồi từ năm 2015

Kết thúc năm 2014, giá cao su RSS3 kỳ hạn trên thị trường TOCOM đóng cửa tại mức 1.647 USD/tấn,

khép lại một năm ảm đạm của thị trường cao su thiên nhiên thế giới cũng như trong nước. Tính riêng năm

2014, giá cao su tại TOCOM đã giảm khoảng 35% và giảm khoảng 75% so với mức giá kỷ lục 6.545

USD/tấn vào tháng 2/2011.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) vào tháng 10/2014, giá trung bình cao su RSS3 tại thị trường

Malaysia được dự báo sẽ hồi phục về mức 2.100 USD/tấn trong năm 2015 và sẽ tiếp tục tăng tới năm

2025 với tốc độ tăng trưởng lũy kế

hàng năm (CAGR) là 2,9%. Tuy

nhiên, trong báo cáo cập nhật vào

tháng 1/2015, tổ chức này đã giảm

mức dự báo giá cao su xuống 1.700

USD/tấn trong năm 2015, tăng

khoảng 6% so với mức giá cuối

năm 2014, nhưng nâng dự báo về

CAGR từ năm 2015 đến năm 2025

của giá cao su lên 4,3%.

Việt Nam là nước xuất khẩu cao su

đứng thứ tư trên thế giới, nhưng lại

không có khả năng tác động đến

giá bán cao su trên thế giới. Trên

thực tế, giá bán cao su tại Việt

Nam luôn thấp hơn các nước khác

trong khu vực. Một trong những

nguyên nhân chính đó là thị trường

cao su Việt Nam bị phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc, dẫn đến việc bị ép giá và đầu ra không ổn định.

Hiện tại, ngành cao su Việt Nam bước đầu cũng ghi nhận được những cải thiện đáng kể trong xu hướng

này, điển hình như: (1) các nhà máy sản xuất lốp radial toàn thép của CTCP Công nghiệp Cao su Miền

Page 7: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 2 –THÁNG 2/2015

7 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Nam - Casumina (mã cổ phiếu CSM) và CTCP Cao su Đà Nẵng (mã cổ phiếu DRC) đã đi vào hoạt động

với công suất lần lượt 350.000 lốp/năm và 300.000 lốp/năm; (2) dự án nâng công suất sản xuất găng tay

cao su từ 1,2 tỷ lên 4 tỷ chiếc/năm của CTCP VRG Khải Hoàn thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt

Nam; (3) dự án nhà máy lốp xe với công suất 24.700 lốp/ngày của Bridgestone sẽ đi vào hoạt động từ

năm 2016, dự kiến sẽ nâng công suất lên 49.000 lốp/ngày vào năm 2017.

Trong năm 2015, ngành cao su Việt Nam hy vọng sẽ đón nhận nhiều tín hiệu lạc quan từ việc mở rộng thị

trường xuất khẩu các mặt hàng cao su thành phẩm. Điển hình là trường hợp của CSM đã đạt được thỏa

thuận lần đầu tiên xuất khẩu lốp xe radial toàn thép sang thị trường Mỹ với số lượng xuất khẩu ước tính

khoảng 200.000 chiếc, với tổng giá trị gần 57 triệu USD trong năm 2015.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường xăm lốp tại Mỹ trong năm 2015 nhiều khả năng sẽ tạo ra một xu

hướng xuất khẩu mới cho ngành xăm lốp tại Việt Nam. Theo số liệu của TrueCar.com và Kelley Blue

Book, doanh số bán xe du lịch tại thị trường Mỹ tháng 1/2015 ước tính tăng khoảng 13% so với cùng kỳ

năm trước, đây là mức tăng trưởng cao nhất kể từ tháng 8/2013.

Đến năm 2020 khu vực miền núi phía Bắc đạt 32.000 ha cao su

Đây là chủ trương của lãnh đạo VRG về chương trình phát triển cao su khu vực miền núi phía Bắc.

Kết thúc vụ trồng mới năm 2014, 9 CTCS miền núi phía

Bắc (MNPB) đã trồng mới và trồng lại 4.200 ha cao

su. Diện tích cao su KTCB của các công ty trong năm qua

là 23.900 ha. Như vậy, tính đến cuối năm 2014, tổng diện

tích cao su đã trồng của các CTCS khu vực MNPB là

28.100 ha, trong đó Tây Bắc gần 23.000 ha và Đông Bắc

5.122 ha.

Phó TGĐ VRG Nguyễn Hồng Phú – Phó Trưởng Ban Chỉ

đạo phát triển cao su Tập đoàn khu vực MNPB, cho biết

năm 2015 các công ty cao su (CTCS) sẽ phát triển trồng

mới 1.200 ha.Đến cuối năm 2015, các CTCS khu vực MNPB, phát triển được khoảng 29.300 ha. Còn

trong giai đoạn 2016 – 2020, các công ty tiếp tục trồng mới khoảng 2.700 ha.

Để công tác trồng mới năm 2015 đạt chất lượng tốt, lãnh đạo VRG đã chỉ đạo các công ty tuân thủ

nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật và những chỉ đạo về quy hoạch chọn đất trồng mới, chọn cơ cấu giống cao

su thích hợp. Và nhất là sử dụng cây con chất lượng cao, có tầng lá đạt tiêu chuẩn, trồng sớm trong thời

vụ cho phép, không trồng trễ vụ.

Dư thừa nguồn cung - Thách thức của ngành cao su

Tiến sĩ Stephen Ivans, Tổng Thư ký Tổ chức Nghiên cứu

cao su thế giới (IRSG) cho rằng ngành cao su đang bị áp lực

bởi nguồn cung tăng cầu giảm.Phải chấp nhận thực tế mỗi

năm dư thừa 1,5 triệu tấn mà chưa thể giải quyết ngay.Theo

nhận định của ông, tại Thái Lan, sau năm 2015 sản lượng

cao su sẽ gia tăng đáng kể, nhất là ở phía Bắc, Tây Bắc, góp

phần vào việc gia tăng nguồn cung. Còn hiện nay sản lượng

nước này vẫn lớn do có nhiều vườn cây đang trong giai

đoạn khai thác. Riêng Indonesia thì sản lượng không gia

Page 8: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 2 –THÁNG 2/2015

8 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

tăng nhiều do vườn cây già hơn và trồng có kiểm soát hơn.

Nhận xét về các khu vực trồng cao su ngoài truyền thống, ông Stephen Ivans cho rằng Việt Nam là nước

phát triển mạnh, có tiềm lực lớn. Ngoài ra còn có Myanmar, Campuchia và Lào. Riêng Châu Phi và Châu

Mỹ La tinh thì tăng không đáng kể. Theo ông, phân nửa sản lượng cao su mới được cung cấp bởi vùng

phi truyền thống.

Cao su tổng hợp cũng vậy, nguồn cung cũng gia tăng, bắt

nguồn từ việc Trung Quốc sản xuất quá nhiều trong

những năm vừa qua để đón đầu nền kinh tế thế giới phục

hồi. Riêng năm 2014, nước này có bước tiến lớn trong

sản xuất cao su tổng hợp, xây dựng nhiều nhà máy, ngoài

các công ty Nhà nước còn có tư nhân. Dự kiến năm 2015

nước này sẽ tăng gấp đôi sản lượng cao su tổng hợp để

tập trung vào đầu ra sản xuất xe hơi.

Về nhu cầu, theo ông Stephen Ivans, nền kinh tế toàn cầu

những năm qua có tăng lên nhưng vẫn không phục hồi như kỳ vọng. Tương quan với kinh tế thế giới,

ngành cao su cũng vậy, nhu cầu sử dụng cao su giảm do nền kinh tế không tăng trưởng. Về nguồn tiêu thụ

cao su lớn nhất là ngành công nghiệp xe hơi, lượng xe thương mại vẫn tăng trưởng không nhanh mặc dù

có những ngành nghề phụ trợ phát triển. Bên cạnh đó xe sử dụng cao su thiên nhiên vẫn thấp.

Đưa ra 2 kịch bản và dự báo trong giai đoạn 2015 trở đi, ông Stephen Ivans phân tích cho thấy nhu cầu

vẫn nằm dưới nguồn cung. Do vậy cần phải kiểm soát nguồn cung. "Đã có một số khu vực ngưng khai

thác, nếu ta dùng thuốc kích thích tăng trưởng, tăng phân bón thì sản lượng sẽ càng nhiều", ông nhấn

mạnh. Đây là một thách thức đối với nhà cung cấp cao su nguyên liệu, mà tác động trực tiếp đối với

người nông dân trồng cao su. Họ chỉ thấy lợi là làm, bởi vậy cần phải có vùng đệm an toàn giúp cân bằng

cho người nông dân, ông Stephen Ivans đề xuất.Phân tích mối quan hệ giữa nguồn cung và giá cao su,

ông đúc kết, ngoại trừ có biện pháp kiểm soát giá trực tiếp, trong 10 năm tới thị trường cao su sẽ vẫn chưa

sôi động, do chúng ta có quá nhiều nguồn cung.

Quý I/2015 VRG sẽ thoái vốn và đấu giá 5 công ty con

Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) Trần Ngọc Thuận khẳng định sẽ không

lùi tiến độ và tìm mọi giải pháp để hoàn thành mục tiêu tái cơ cấu đã đặt ra.

Về thoái vốn đầu tư ngoài ngành nghề kinh doanh chính, theo Quyết định 38, Tập đoàn thực hiện thoái

100% vốn góp của Công ty mẹ - Tập đoàn ở 23 đơn vị. Trong năm 2014, Tập đoàn đã thoái vốn 659 tỷ

đồng theo giá trị sổ sách, thu về 784 tỷ đồng, đạt 22% kế hoạch thoái vốn đã được phê duyệt, nâng tổng

số vốn đã thoái lên 976 tỷ đồng.

XU HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NGÀNH IV

Page 9: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 2 –THÁNG 2/2015

9 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Tập đoàn đang thực hiện các thủ tục thoái vốn và tổ chức đấu giá trong quý I/2015 đối với 5 công ty.

Riêng đối với nhóm các công ty thuỷ điện do Tập đoàn giữ quyền chi phối, do liên quan đến việc Tập

đoàn bảo lãnh các khoản vay nên không thể tổ chức bán đấu giá rộng rãi.

VRG xác định, tái cơ cấu là một quá trình liên tục và việc tái cơ cấu thành công sẽ giúp Tập đoàn cùng

các đơn vị thành viên hoạt động có hiệu quả hơn và làm tăng thêm giá trị cho tất cả các thành viên. Vì

vậy, Tập đoàn đã chủ động đề ra các kế hoạch, lộ trình cổ phần hoá, lộ trình thoái vốn trên cơ sở tầm nhìn

chiến lược về ngành cao su giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến 2020.

IRSG triển khai Dự án Phát triển bền vững ngành cao su thiên nhiên

Nhằm mục đích phát triển bền vững ngành cao su thiên nhiên thông qua các tiêu chuẩn tự nguyện và công

khai, đồng thời kết nối và mang lại lợi ích cho các bên liên quan, Ban Tư vấn của Tổ chức Nghiên cứu

Cao su Quốc tế (IRSG) đã đưa ra Dự án Phát triển bền vững ngành cao su thiên nhiên (SNR-i). Dự án

được Ban Thư ký IRSG khởi động từ năm 2013 và gồm 2 giai đoạn chính:

- Giai đoạn 1: Dự án đưa ra các tiêu chí phát triển bền vững ngành cao su thiên nhiên như cải thiện năng

suất, nâng cao chất lượng, bảo vệ rừng, sử dụng hợp lý nguồn nước, bảo vệ quyền lợi người lao động,

không sử dụng lao động trẻ em...

- Giai đoạn 2: Dự án chính thức được bắt đầu thông báo

từ 29/5/2014 nhằm triển khai thử nghiệm, kiểm duyệt,

nghiệm thu và công bố kết quả. Theo đó, tháng 1/2015,

Dự án sẽ chính thức bắt đầu phát triển tiêu chí nâng cao

chất lượng cao su thiên nhiên, cùng với sự cam kết tự

nguyện của các bên tham gia. Tháng 1/2016, IRSG sẽ

kiểm duyệt và công bố báo cáo đầu tiên trong việc thực

hiện dự án "Phát triển bền vững ngành cao su thiên

nhiên" và từ tháng 1/2017, IRSG sẽ tổ chức các cuộc họp

định kỳ 3 năm 1 lần giữa nhóm thực hiện dự án và Ban Tư vấn IRSG để xem xét, góp ý sửa đổi các

nguyên tắc và tiêu chí cho phù hợp.

Từ tháng 01/2015, Dự án Phát triển bền vững ngành cao su thiên nhiên đã bước vào giai đoạn thử

nghiệm. Đồng thời trang web về Dự án cũng đã chính thức được đưa vào hoạt động. Theo đó, các thông

tin chi tiết về Dự án như mục tiêu, lộ trình và các văn bản liên quan sẽ được cập nhật lên trang web chính

thức của Dự án: www.snr-i.org .

Nhiều lợi ích từ sản xuất sạch hơn

Sản xuất sạch hơn (SXSH), tiết kiệm chi phí - giảm thiểu

ô nhiễm là một trọng tâm đối với VRG.SXSH không

những giúp các đơn vị VRG sử dụng nguyên nhiên liệu

hiệu quả hơn, mà còn đóng góp vào việc cắt giảm chi phí

xử lý môi trường. Mỗi năm, SXSH giúp các nhà máy chế

biến cao su tiết giảm 10 - 15% chi phí sản xuất.

Năm 2014 dựa trên cơ sở yêu cầu thực tế, VRG đưa ra

thêm các giải pháp SXSH và áp dụng thành công, giảm

giá thành sản xuất. Đơn cử như giải pháp tận thu mủ

serum của mủ đông tại vườn cây, Bảo quản NH3 trong mủ nguyên liệu, giúp giảm lượng axít đánh đông,

Page 10: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 2 –THÁNG 2/2015

10 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

mức độ ô nhiễm và giảm được chi phí sản xuất, bảo vệ sức khỏe người lao động. Cải tiến thiết bị nạp liệu

cho máy băm búa và sàn rung: Giải pháp này giảm suất tiêu thụ điện năng cho chế biến mủ cốm tạp

khoảng 7% tại các nhà máy của VRG. Dùng năng lượng mặt trời để sơ sấy: VRG đã sớm ứng dụng kỹ

thuật sơ sấy cao su bằng năng lượng mặt trời trong quá trình chế biến mủ tờ xông khói RSS. Nhờ ứng

dụng kỹ thuật này, đã giảm được thời gian sơ sấy từ 72 giờ/chu kỳ xuống 65 giờ/chu kỳ; nhờ vậy giảm

được 10% chi phí chất đốt/tấn sản phẩm.

Với giải pháp tận thu nước mưa để sản xuất, hằng năm nhu cầu nước cho nhà máy chế biến cao su với

công suất 10.000 tấn/năm vào khoảng 160.000 m3/năm. Trong khi đó, lượng nước mưa thu được từ máng

xối của nhà xưởng đạt 20.000 m3/ năm. Việc thu hồi tận dụng nguồn nước mưa này có thể đáp ứng được

10% lượng nước cho sản xuất. Tiết kiệm được từ 12 - 15 % chi phí điện nếu so với bơm từ sông hồ.

Ngoài ra còn nhiều giải pháp khác mang lại lợi ích thiết thực.

Năm 2014, Công ty TNHH MTV Cao su Bình Long thoái vốn 83,682 tỷ đồng

Công ty TNHH MTV Cao su Bình Long đã thoái vốn ở 4 dự án: Công ty Cổ

phần Cơ khí cao su, Công ty Cổ phần Cao su Bình Long - Tà Thiết; Công ty Cổ

phần Công nghiệp và xuất khẩu cao su, Công ty Cổ phần Sản xuất dụng cụ thể

thao Ngôi Sao.

Cao su Bình Long tăng tỷ lệ góp vốn tại Công ty Cổ phần chế biến gỗ Thuận An,

thông qua việc mua lại cổ phần của các đơn vị khác trị giá 51,309 tỷ đồng.

Cao su Ea H'Leo đạt sản lượng cao nhất từ trước đến nay

Trong năm 2014, Công ty đã khai thác được 5.500 tấn mủ, sản

lượng cao nhất từ trước đến nay, bằng gần 102% kế hoạch đề ra,

vượt 100 tấn và về trước kế hoạch VRG giao 5 ngày.

Tại Hội nghị Đại biểu người lao động năm 2015 tổ chức vào 2

ngày 03 - 04/02/2015, Công ty thông báo doanh thu đạt gần

177,267 tỷ đồng, trích nộp các khoản thuế và nghĩa vụ khác

7,365 tỷ đồng. Thu nhập tiền lương bình quân toàn Công ty đạt

3,75 triệu đồng/người/tháng.

Công nhân Công ty Cao su Dầu Tiếng thu nhập 6,5 triệu đồng/tháng

Tổng doanh thu SXKD đạt trên 1.834 tỷ đồng, tổng lợi nhuận trước thuế trên 323 tỷ đồng (đạt 157,07%

kế hoạch), thu nhập bình quân đạt 6,53 triệu đồng/công nhân/tháng. Cty cũng đã giải quyết chế độ chính

sách, chăm lo đời sống công nhân chu đáo: Nộp BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp trên 147 tỷ đồng;

CÔNG TY TRONG NGÀNH V

Page 11: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 2 –THÁNG 2/2015

11 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

giải quyết gần 59 tỷ đồng tiền ăn giữa ca; chi trả chế độ chính sách lao động nữ 1,65 tỷ đồng; nâng bậc

lương cho 798 người; bảo hộ lao động 11,37 tỷ đồng; bồi dưỡng độc hại gần 37 tỷ đồng.

Nông trường IVCao su Lộc Ninh được tặng cờ thi đua xuất sắc

Nông trường IV quản lý 1.118,36 ha cao su, trong đó 724,67 ha cao

su kinh doanh và 276,46 ha kiến thiết cơ bản; quản lý kinh doanh

vườn ươm, vườn nhân giống cung cấp cành ghép cho các nông

trường, đảm bảo chất lượng cây giống thuần chủng và đúng quy

định theo bảng giống của Viện Nghiên cứu cao su Việt Nam.

Năm 2014, Nông trường IV được giao chỉ tiêu khai thác 1.300 tấn,

kế hoạch phấn đấu 1.365 tấn. Nông trường đã thực hiện 1.426 tấn,

năng suất bình quân đạt 2,02 tấn/ha; 88,23% công nhân tay nghề

giỏi và 11,77% khá. Lương bình quân nông trường 6,3 triệu đồng/người/tháng (chưa tính lương tháng 13),

trong đó công nhân cạo mủ 6,5 triệu đồng/người (bằng năm 2013). Đến 4/12/2014, nông trường đã hoàn

thành chỉ tiêu kế hoạch được giao, về trước 27 ngày.

Ông Lê Thanh Nghị - Giám đốc Nông trường IV cho biết: Đầu mùa thu hoạch mủ năm nay, nông trường

thiếu 20% công nhân cạo mủ. Nông trường phải tuyển công nhân tại chỗ để kịp thời phân lô, đảm bảo

không bị thất thu mủ.

Cao su Dầu Tiếng thưởng Tết bình quân 15,5 triệu đồng/người

Năm 2014, Công ty hoàn thành kế hoạch năm trước 11 ngày. Kết thúc năm, Công ty khai thác được

30.178 tấn/28.600 tấn kế hoạch, đạt 105%; chế biến 36.095 tấn mủ,

đạt 105% kế hoạch (trong đó có 6.158 tấn mủ tiểu điền); giá thành

bình quân trên 39 triệu đồng/tấn; tổng doanh thu SXKD 1.834 tỷ

đồng; lợi nhuận trước thuế trên 323 tỷ đồng.Thu nhập bình quân công

nhân viên đạt 6,5 triệu đồng/người/tháng; giá bán bình quân 40,2 triệu

đồng/tấn; nộp ngân sách trên 138 tỷ đồng.

Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng, phấn đấu khai thác 27.200

tấn mủ; thu mua mủ tiểu điền 7.000 tấn; chế biến và tiêu thụ 34.200 tấn; xuất khẩu 27.360 tấn; giá thành

bình quân 30,8 triệu đồng/tấn; giá bán bình quân 31,5 triệu đồng/tấn; tổng doanh thu trên 1.343 tỷ đồng.

Đồng thời, chăm sóc tốt 18.598 ha vườn cây kinh doanh, 8.136 ha KTCB, trồng mới tái canh 1.970 ha.

Năm 2014, tổng doanh thu của cao su Phú Riềng 1.465 tỷ đồng

Năm 2014, toàn Công ty khai thác được 26.128 tấn mủ, đạt

111,2% kế hoạch Tập đoàn giao; 12/12 nông trường hoàn

thành kế hoạch; tái canh - trồng mới 983,26 ha; sản xuất 2,1

triệu cây giống. Tổng sản phẩm chế biến 35.097 tấn mủ; sản

lượng tiêu thụ 34.536 tấn. Tổng doanh thu của Công ty 1.465

tỷ đồng, nộp ngân sách 68 tỷ đồng; thu nhập bình quân 109,1

triệu đồng/người/năm.

Page 12: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 2 –THÁNG 2/2015

12 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Công ty TNHH MTV Cao su Bà Rịa: Gần 582 tỷ đồng đầu tư ra bên ngoài

Công ty cho biết năm 2014, đơn vị này tiếp tục góp gần 69 tỷ đồng vốn liên doanh, liên kết vào các dự án

đầu tư trồng cao su và các dự án khác.Trong đó, Công ty CP Bà Rịa - Kampong Thom hơn 38 tỷ đồng;

Công ty CP Cao su Yên Bái gần 8 tỷ đồng; Công ty CP Cao su Lai Châu 13 tỷ đồng; Công ty CP Cao su

Lai Châu II gần 10 tỷ đồng. Tính đến nay, tổng số vốn đầu tư ra ngoài của Công ty TNHH MTV Cao su

Bà Rịa gần 582 tỷ đồng.

Theo đề án tái cơ cấu đã được Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam phê duyệt, đến nay Công ty

TNHH MTV Cao su Bà Rịa đã thoái vốn tại Công ty CP chiếu xạ An Phú, Công ty CP gỗ Thuận An và

Công ty CP Bóng thể thao Ngôi Sao Geru.

Tổng công ty Cao su Đồng Nai đạt lợi nhuận gần 600 tỷ đồng

Năm 2014 tổng công ty Cao su Đồng Nai đã khai thác và chế biến trên

30.000 tấn mủ quy khô, vượt 7,5 % kế hoạch năm, năng suất vườn cây

đạt trên 1.760 kg/ha. Với giá bán bình quân trên 38 triệu đồng/tấn.

Tổng công ty đã đạt tổng doanh thu trên 1.800 tỷ đồng, nộp ngân sách

Nhà nước trên 200 tỷ đồng, lợi nhuận đạt gần 600 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Tổng công ty đã tái canh trồng mới trên 3.000 ha bảo

đảm đúng quy trình kỹ thuật, tỷ lệ cây sống cao và phát triển tốt. Đời

sống công nhân tiếp tục ổn định, thu nhập bình quân trong năm 2014

đạt trên 6 triệu đồng/người/tháng

DỰ ÁN CAO SU GEMADEPT TẠI CAMPUCHIA

Hoạt động của Ban quản lý dự án cao su Gemadept trong tháng qua:

- Tổng kết sản xuất năm 2014 và đưa kế hoạch sản xuất cho năm 2015.

- Thực hiện công tác chăm sóc và phòng chống cháy cho vườn cao su.

- Tiếp tục nghiên cứu, theo dõi chăm sóc cây trồng ngắn ngày phù hợp điều kiện tự nhiên dự án.

- Tiếp tục công tác khai hoang chuẩn bị cây giống cho vụ trồng mới 2015.

- Tiếp tục triền khai tốt công tác bảo vệ môi trường sinh thái và hoàn thiện quy trình lao động SX.

- Xây thêm khu nhà ở cho cán bộ công nhân viên.

Page 13: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 2 –THÁNG 2/2015

13 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Tiết kiệm 25% lao động khi cạo chế độ D4

Để đảm bảo giá thành 30 triệu đồng/tấn, VRG yêu cầu các đơn vị phải thực hiện các biện pháp tiết giảm

chi phí, nâng năng suất lao động, đảm bảo thu nhập cho người lao động. Một trong những phương án

được các công ty áp dụng đó là dần chuyển đổi chế độ cạo D3 qua D4.

Năm 2012, Công ty CS Lộc Ninh phối hợp với Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam thực hiện đề tài "Khảo

nghiệm một số chế độ thu hoạch mủ nhằm tối ưu hóa năng suất trên vườn cây kinh doanh", trong đó

nghiên cứu đánh giá khả năng đáp ứng sản lượng đối với nhịp độ cạo từ D3 qua D4.

Kết quả thực nghiệm rất khả quan, mặc dù nhịp độ cạo D4

có số lần cạo trên một năm ít hơn so với nhịp độ cạo D3,

nhưng sản lượng cộng dồn trên đơn vị diện tích (kg/ha/năm)

của các nghiệm thức cạo nhịp độ D4 phối hợp bôi kích thích

đạt khá cao từ 1.733 - 1.965 kg/ha, tăng từ 16 - 32% so với

đối chứng. Cạo D4 giúp giảm được 25% nhu cầu lao động

cạo mủ trên một đơn vị diện tích so với chế độ cạo D3, giúp

tăng năng suất lao động của người công nhân, tăng thu nhập

của công nhân khoảng 53%.

Công ty CP CS Đồng Phú thử nghiệm chế độ cạo D4 từ năm

2006 và đến năm 2012 đã triển khai cạo nhịp độ thấp D4

trên toàn bộ diện tích mở cạo mới của Công ty. Kết quả áp

dụng đại trà cho thấy năng suất vườn cây khi áp dụng chế độ

cạo D4 kết hợp với kích thích vẫn ở mức cao, năng suất cá thể và năng suất lao động tăng từ 21 - 35%. Từ

đó, đảm bảo thu nhập cho người lao động và giảm giá thành trên một tấn sản phẩm.

Bà Nguyễn Thị Gái - TGĐ TCT CS Đồng Nai cho biết: "Trong tình hình TCT đang thiếu trên 320 lao

động khai thác mủ như hiện nay, TCT đã lên kế hoạch chuyển chế độ cạo từ D3 sang cạo D4 tại một số

vườn cây năm thứ 1, 2, 3, 7 khoảng 4.000 ha để tăng năng suất lao động và tăng thu nhập cho người lao

động. Hiện nay đã triển khai cho các nông trường rà soát chọn những vườn cây liền ranh thuận lợi cho

người lao động để tổ chức cạo D4. Tuy có khó khăn ban đầu về công tác quản lý, do lao động có xáo trộn,

phải sắp xếp địa bàn quản lý cho phù hợp. Mặt khác, giai đoạn đầu chuyển chế độ cạo từ D3 sang D4 sản

lượng có giảm, nhưng thời gian giảm sản lượng kéo dài hay ngắn phụ thuộc vào năng lực vườn cây, về

thời tiết, khí hậu, chế độ khai thác và một phần công tác quản lý, nhưng Tổng Công ty quyết tâm sẽ thực

hiện được".

Xét về yếu tố khai thác lâu dài trong suốt chu kỳ cây cao su (20 năm), chế độ cạo D4 giúp cây ổn định tốt

về tình trạng sinh lý, tiết kiệm được lớp vỏ nguyên sinh của cây, cho sản lượng ổn định và bền vững.

Ngoài ra còn giúp nhà sản xuất giảm mức đầu tư cho vườn cây khai thác, giảm giá thành sản phẩm mủ

thông qua việc tiết kiệm 25% lao động sử dụng trên đơn vị diện tích cây cạo mủ, đáp ứng với điều kiện

giá mủ xuống thấp

KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ VI

Page 14: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 2 –THÁNG 2/2015

14 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

HỘI NGHỊ CAO SU ẤN ĐỘ NĂM 2015

Địa điểm: Kochi, Kerala, Ấn Độ

Thời gian:từ ngày 4 đến 5 tháng 3năm 2015 Nội dung:Các chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới đã

nói về triển vọng của ngành công nghiệp cao su và các

chủ đề liên quan. Các chuyên gia quản lý từ tất cả các

nước lớn đang phát triển cao su và các bên liên quan

ngành công nghiệp cao su sẽ dẫn dắt các buổi thảo

luận. Tham gia vào các sự kiện này cung cấp cơ hội để

có được kho báu lớn của kiến thức về các vấn đề đương

đại trong ngành công nghiệp.

TRIỂN LÃM LỐP VÀ CAO SU ẤN ĐỘ NĂM 2015

Địa điểm: Kochi, Kerala, Ấn Độ

Thời gian:từ ngày 18 đến 21 tháng 3 năm 2015

Nội dung:Triển lãm gồm hơn 300 công ty; các nhà sản xuất quốc tế; các nhà cung cấp giới thiệu

các sản phẩm mới nhất; các thành phần; công cụ; dịch vụ cho lốp xe & ô tô.

HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH CAO SU THẾ GIỚI NĂM 2015

Địa điểm: Trung tâm triển lãmSingapore

MAX Atria, Singapore

Thời gian: từ ngày 24 đến 25 tháng 3 năm 2015

Nội dung: Chủ đề của hội nghị thượng đỉnh là “

năng suất và tính bền vững cho thị trường ngày

mai; Cách điều khiển nó ”. Bên cạnh nhwusngx

bài diễn văn phát biểu quan trọng hội nghị

cũng có những cuộc thảo luận tương tác được

trình bày bởi lãnh đạo và các chuyên gia ngành

công nghiệp cao su.

SỰ KIỆN THÁNG TỚI VII

Page 15: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 2 –THÁNG 2/2015

15 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

TRIỂN LÃM LỐP XE CHÂU Á NĂM 2015

Địa điểm: Trung tâm triển lãm Singapore; Singapore

Thời gian: từ ngày 24 đến 26 tháng 3 năm 2015

Nội dung: Được tổ chức cùng với Tuần Cao su Thế giới, Triển lãm bao gồm một loạt các sự kiện

và hoạt động giải quyết các yếu tố khác nhau của chuỗi giá trị ngành công nghiệp cao su, người

tham dự có thể kết nối với hơn 250 nhà sản xuất công nghiệp hàng đầu trong một loạt các sự

kiện. triển lãm thương mại chỉ dành riêng, tập hợp một loạt các nhà cung cấp lốp xe châu Á và

quốc tế, thiết bị garage, công cụ, hàng tiêu dùng, dịch vụ CNTT trên một không gian triển lãm

rộng 13.500 mét vuông.