ban t - hqvn-ocs.org · rồi vật đổi sao dời. rồi vận nƣớc điêu linh. chuyến...

144

Upload: tranthuan

Post on 17-Sep-2018

224 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Ban Tổ Chức Đại Hội OCS 11 Nam California

Ngày 23 – 26 Tháng 6, 2010

Trưởng ban :

Hồ Ngọc Minh Đức 1-714-234-4508 [email protected]

Phụ tá :

Lê Quang Trung 1-714-657-9162 [email protected]

Tài chánh :

Vũ Gia Khánh 1-714-510-4438 [email protected]

Tiếp tân :

Ngô Sơn 1-562-212-9907 [email protected]

Thông tin :

Lê Sĩ Quý 1-714-308-8364 [email protected]

Đặc san :

Võ Anh Tuấn 1-310-675-5307 [email protected]

Du ngoạn :

Nguyễn Xuân Thành 1-714-357-5940 [email protected]

Cùng Toàn Thể Gia Đình OCS Nam California

2 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Chủ Biên :

Võ Anh Tuấn

Biên Tập :

Gia Đình OCS

Trình bày & layout :

Vũ Hoàng Thư

Hình Bìa :

Nguyễn Nhật Cường

Phạm Đình Công

Thực hiện và phát

hành:

Ban Tổ Chức Đại Hội

OCS 11

Quý Bạn OCS và gia đình thân mến,

Bạn đang cầm tờ Đặc San Đại Hội 11 OCS Nam Cali trên tay, kết

quả đóng góp của tất cả Anh Chị em trong đại gia đình OCS. Không ai

dám nhận mình là văn thi sĩ, chúng ta chỉ nhận mình là những kẻ một

thời gắn bó với đại dƣơng và cùng chung vai đấu cật với nhau một thời.

Sự kết hợp kỳ diệu đó đã quây quần chúng ta lại với nhau hôm nay và

phôi thai tờ Đặc San.

Bạn còn nhớ, kể từ ngày đó ? Một buổi chiều nắng hạ soi lên

chiếc cầu treo ngoài vịnh Newport, nhìn về phía bên kia bờ đại dƣơng

nhớ một mái tóc, nhớ một vòng tay lƣng. Ngƣời yêu dấu đợi chờ ở cuối

chân mây. Thao thức ngày về theo lá phong đỏ ngập dài con đƣờng

xuống phố vang vọng tiếng cƣời thân quen công viên chiều hẹn hò. Có

bao nhiêu lá vàng trong một mùa thu vàng ngập lá Newport? Và mùa

qua, tuyết trắng phủ kín sân King Hall. Khúc phim vần quay thật nhanh

trong trí tƣởng cho ta lùi về một dĩ vãng tƣởng còn mới nhƣ hôm qua.

Đã 40 năm kể từ những bƣớc ách ê đầu đời ở Bạch Đằng II và

thời gian ngắn ngủi đội ngũ chung nhau dƣới mái trƣờng OCS. Nhắc

nhƣ thế để biết chúng ta không quên một quá khứ tuyệt đẹp. Cùng một

mẫu số, đoàn ngƣời trai "kiêu hùng cùng nhau tách bến" ấy tung ra khắp

bốn phƣơng trời nƣớc Việt. Mang trên vai Quê Hƣơng và Đại Dƣơng.

Ấp ủ lý tƣởng làm trai khi đất nƣớc can qua. Kẻ còn, ngƣời mất trong

khói lửa ngập trời. Rồi vật đổi sao dời. Rồi vận nƣớc điêu linh. Chuyến

hải hành cuối cùng không mở ra những mộng lớn hải hồ, mà thật sự chỉ

là khởi điểm cho những chiếc bách trôi nổi giữa dòng. Ba mƣơi lăm năm

lƣu vong, đủ dài cho một thế hệ mới lớn lên, đồng thời cũng là tố chất

làm dậy men cho thế hệ chúng ta trở thành những bình rƣợu quý !

Ngày hôm nay, anh em chúng mình cùng nhau một lần nữa tụ

họp. Đây là lần thứ 11, tay nắm tay, lòng trong lòng của tình đồng môn,

nghĩa chiến hữu, đồng ngũ một thời, và sau hết, quý giá thay ở lứa tuổi

trên 60 nhi-nhĩ-thuận, những tên bạn già không thể nào quên nhau sau

bốn mƣơi năm, kể từ ngày đó.

Ban Tổ Chức Đại Hội 11 OCS Nam Cali nhiệt liệt hân hoan chào

đón tất cả bạn bè thân hữu khắp thế giới cùng về đây siết chặt tay nhau

trong tình thân hữu, chung vui những ngày ấm áp Cali. Ban Tổ Chức

nguyện sẽ làm việc hết mình để không phụ lòng quý bạn đã bỏ hết mọi

sự về đây. Bên cạnh đó, ƣớc mong nắng Cali sẽ ƣớm vàng rực rỡ thành

những kỷ niệm khó quên đối với bạn và gia đình.

Bạn Đồng Môn ! Thân Chào Hội Ngộ !

BTC/ĐH11/OCS Nam California

Thư Ngỏ

2 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Tháng Tư, Với Người Ở Lại

Phạm Hồng Ân

“Để khật khưỡng chiều say trên xứ lạ

Thấy mơ hồ một chiến hạm ra khơi"

Có thể, tôi sẽ trở về Việt Nam thêm một lần.

Một lần để thăm lại bằng hữu, chiến hữu và cố

nhân. Cứ hàng năm, đến tháng tƣ, lòng tôi quặn

thắt, khi chợt nhớ đến Tƣ Ù - ngƣời thủy thủ

năm xƣa, trên Trợ Chiến Hạm HQ.231. Tôi nhớ

từng lời đối thoại giữa tôi và anh, trƣớc những

phút giây sắp sửa tan hàng.

- Trung Úy ơi! Tan hàng, rồi...trung úy đi đâu?

- Có lẽ, tôi về nhà. Sống chết bên vợ con.

- Em cũng vậy. Em cũng cùng ý nghĩ nhƣ trung

úy. Có về, cho em đi theo, nhá trung úy!

- Đồng ý! Nhƣng sau này có mệnh hệ chi, đừng

trách nhau nhé!

Tôi cởi tung quân phục, xếp gọn gàng lại, đặt

trên đầu giƣờng. Tôi nhìn đôi lon trung úy lần

cuối. Nhìn chiến hạm lần cuối. Nhìn những bậc

thang lên đài chỉ huy, nhƣ đƣa tôi lên đài danh

vọng thuở nào. Nhìn những bậc thang dẫn xuống

hầm tàu, dẫn xuống lòng nƣớc - nhƣ chôn vùi

tuổi tên, chôn vùi cả một cuộc đời. Tôi rƣng

rƣng nƣớc mắt, gọi chiếc PBR (Patrol River

Boat) của giang đoàn tuần thám đến, lầm lũi đƣa

tôi và Tƣ Ù vào bờ.

Thế rồi, tôi vô tù. Tƣ Ù về với mảnh vƣờn, thửa

ruộng. Thế rồi, tôi đi Mỹ, diện HO. Tƣ Ù ở lại,

vắt kiệt đời anh trên từng mảng đất bạc màu.

Những bằng hữu chí thân của tôi cũng vậy. Bây

giờ, Huỳnh Kim Soàng chạy xe ôm ở Sóc Trăng.

Trần Cung Thy bán vé số ở cầu Ông Lãnh.

Nguyễn văn Bảo sửa đồng hồ bên lề đƣờng.

Trƣơng Chí Thảo đi vùng kinh tế mới. Nguyễn

Hồ lê tấm thân tàn ma dại, khất thực ở Cà Mau.

Tiết cố nhân lƣu lạc sang Campuchia. Mỗi ngƣời

mỗi nơi. Mỗi hoàn cảnh là mỗi nỗi đau thƣơng

ngút ngàn.

Tháng tƣ, năm 1975 nhƣ một đại họa khủng

khiếp, dìm thế hệ chúng tôi xuống tận cùng địa

ngục. Đại họa kéo dài. Nó dây mơ rễ má đến đời

con, đời cháu. Những ngƣời may mắn qua Mỹ,

dẫu có tấm lòng, vẫn không làm sao xoa dịu hết

những khổ đau chất chồng, mà ngƣời ở lại cam

chịu.

Cách đây vài tháng, Nguyễn văn Bảo trút hơi

tàn. Anh nằm xuống bởi căn bệnh nan y, bởi

thời cuộc quá thô bạo, phũ phàng. Những cái

đồng hồ kiểu cọ từ Trung Quốc nhập lậu qua,

vừa đẹp vừa rẻ tiền. Ngƣời ta tự động vứt bỏ

những cái hƣ hỏng, cổ lỗ. Đâu cần phải mất thì

giờ đến thợ sửa chữa, tu bổ. Thế là, Nguyễn văn

Bảo dầm mƣa phơi nắng, ngồi ngoài trời suốt

ngày, từ tháng này qua tháng khác, với cái bụng

xẹp lép, với một mớ trí thức vô dụng. Cho đến

giây phút cuối cùng, cơn đau thập tử nhất sinh

đã đƣa bạn về thế giới bên kia.

Còn Trần Cung Thy? Cái thằng thiếu úy bộ binh

hiền nhƣ đất cục. Cái tên thi nhân lãng mạn, có

những vần thơ đẹp nhƣ khói nhƣ sƣơng nhƣ mây

nhƣ gió:

...Đêm còn lại

3 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

với sƣơng mù mái tóc

Guốc gõ đều

và khói thuốc mênh mông

Đại lộ chạy dài

đèn xanh đèn đỏ

Tiếng nói của lòng

gió chạy hƣ không...

(Thơ Hàn Lệ Cung Thy)

Vậy mà, bây giờ, nhà thơ ngồi bên lề đƣờng bán

từng tờ vé số. Cứ thế, anh câm lặng nhƣ tảng đá,

hết giờ này qua giờ khác, cho đến lúc...nổi điên,

chửi thề. Rồi bỏ nhà, đi thất thểu nhƣ tên ăn

mày.

Tôi gặp Thy, lần cuối, sau 1975, trên một ghe

thƣơng hồ. Gia đình anh túm năm tụm bảy lên

ghe, đi khắp vùng sông ngòi, chở mƣớn cho con

buôn. Làm ăn chẳng bao lâu, cách mạng trƣng

dụng ghe, ghép gia đình anh vào tội: buôn lậu.

Thế là, tài sản mất trắng, chồng vợ ly tán. Cuối

cùng, anh điên điên khùng khùng, về cầu Ông

Lãnh bán vé số qua ngày.

Tôi cũng không thể quên Hải Quân Trung Úy

Huỳnh Kim Soàng. Một thằng bạn khí phách

nhất trong đám lính tráng hải quân. Một thằng

bạn hào hoa phong nhã nhất trong nhóm sĩ quan

Hải Đội 4 Duyên Phòng ở Phú Quốc. Rất tiếc,

sau 1975, Soàng ở tù chỉ có hai năm mƣời một

tháng. Mà diện HO, xét đi Mỹ, phải ít nhất là ba

năm tù. Thiếu một tháng gỡ lịch, đành hận cả

một đời. Soàng cam chịu ngƣời ở lại, kéo dài

cuộc sống bằng chiếc xe ôm tàn tạ.Đau khổ nhất,

là Nguyễn Hồ. Ngƣời thƣơng phế binh bị cụt hai

chân, bởi một cuộc chiến khốc liệt nơi vùng

rừng núi cao nguyên. Nguyễn Hồ sống một

mình, trong túp lều rách nát dƣới chân cầu quây,

tỉnh Cà Mau. Anh hành nghề khất thực. Ban

ngày, lê tấm thân tàn khắp đó đây, ngửa tay xin

từng đồng lẻ của khách qua đƣờng. Anh lân la

tới tối, khi đã mệt lả, mới bò về túp lều, khoanh

tròn trong chiếc chiếu rách để dỗ giấc ngủ.

Nguyễn Hồ bị cụt hai chân, nhƣng trời còn

thƣơng, chừa hai đầu gối anh lại. Chính nhờ hai

đầu gối này, anh lết đi khắp nơi, cùng với hai

bàn tay trợ lực. Và cứ vậy, anh đã sống trên ba

mƣơi năm khổ hãi nhƣ thế, dƣới chế độ cộng

sản.

Năm trƣớc, thằng em kết nghĩa của tôi ở Cà

Mau, viết thƣ cho tôi, trong đó có đoạn:

"...Anh Sáu, anh còn nhớ Tiết cố nhân của anh

chăng? Em nghĩ, đã là cố nhân với nhau, làm sao

quên đƣợc, phải không anh? Tiết bây giờ lƣu lạc

sang Campuchia, với gia đình. Cách đây hai

năm, Em có công việc qua Nông Pênh, tình cờ

gặp Tiết nơi một khu thƣơng mãi. Anh ơi! nếu

có anh ở đây, chắc chắn anh chẳng nhìn ra Tiết

đâu? Một cô bé học trò dễ thƣơng ngày nào. Một

nàng Thơ xinh xắn, duyên dáng của anh ngày

trƣớc - giờ trở thành một bà già tong teo, đứng

cặm cụi bán mì trên đƣờng phố Nông Pênh. Anh

ơi! nhìn Tiết, em thấy tội nghiệp cho chị vô

cùng. Thời gian gớm ghê thật! Bàn tay vô hình

và tàn bạo của nó, không bỏ sót một ai, phải

không anh?..."

Đọc xong thƣ, tôi bồi hồi, ray rứt mãi. Hình ảnh

cô học trò dễ thƣơng hiện ra trong ký ức. Ngày

xƣa, lúc nào, Tiết cũng xõa tóc dài, ôm chiếc cặp

da trƣớc ngực, khoan thai bƣớc trên hành lang

lớp học. Và tà áo dài, tà áo dài thƣớt tha, lồng

lộng gió xuân, Tiết mặc buổi sáng đầu năm,

khiến tôi nao nao cắn bút làm thơ:

Sáng nay em mặc áo dài

Bên kia là pháo, bên này là hoa

Màu trời lẫn với màu da

Chia nhau một chút kiêu sa đầu ngày

Sáng nay lòng bỗng say say

Thì ra xuân đã về ngay tim mình.

(Thơ Phạm Hồng Ân)

4 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Rồi, cho đến một ngày, tôi trở lại Việt Nam.

Buổi trƣa hôm sau, thằng em kết nghĩa đƣa tôi

đến chợ cầu Ông Lãnh. Từ xa, nó chỉ cái sạp bán

vé số dƣới gốc cây. Bên cạnh, là một lão bụi đời,

ngồi phe phẩy tờ báo.

- Đó! anh Thy đó! Thằng cha mặc áo ka ki xanh.

Tôi tiến đến lão. Trời ơi! thằng bạn thơ ngày xƣa

đây ƣ? Thời gian và thời cuộc làm nó tàn tạ đến

thế sao? Tôi muốn ôm chầm bạn. Muốn tâm sự,

kể lể huyên thiên. Nhƣng, tôi nén lại. Ít ra, cũng

bông đùa bạn đôi chút, nhƣ ngày xƣa, hai đứa đã

từng giỡn hớt với nhau.

- Này, ông bạn! Tôi sẽ mua hết tất cả những tờ

vé số này. Nhƣng, với một điều kiện.

Thy ngƣớc lên. Cặp mắt anh bắt đầu ngang tàng,

chầm chậm phóng thẳng tia nhìn vào mặt tôi.

- Điều kiện gì?

- Điều kiện là... phải có vé trúng độc đắc chiều

nay, trong xấp vé số này.

Mặt Thy tái đi. Anh chợt đứng dậy, hầm hập đẩy

hai tay áo lên tận cùi chỏ.

- Mẹ, nếu biết thế... thì tau dại gì bán cho mày?

Lúc này, tôi mới cƣời ha hả với Thy. Kéo bạn

vào lòng, mừng rỡ.

- Thy ơi! Tau đây! Ân đây! Mày không nhận ra

tau sao?

Thy ngỡ ngàng. Rồi, ôm chầm lấy tôi. Những

giọt nƣớc mắt ứa ra.

- Hèn chi, tau thấy mày ngờ ngợ, quen quen...

Chúng tôi kéo nhau vào quán. Thức ăn dọn lên.

Các chai bia bắt đầu khui nắp. Men bia cùng với

men tình thấm nhập vào máu, khiến chúng tôi

lâng lâng đến tận cùng kỷ niệm.

Trời đã xế chiều, tôi phải từ giã Thy ra về.

Trƣớc khi đi, tôi giúi vào tay bạn chiếc máy ảnh.

- Đây là quà cho mày. Cất lấy, kỷ niệm.

- Gì vậy? Máy ảnh ƣ? Tau không cần thứ này!

Thy xua tay, lắc đầu quầy quậy. Tôi tha thiết,

ôm vai bạn.

- Tuổi già, tụi mình thƣờng sống với quá khứ.

Biết đâu với món quà này, nó giúp mày ghi lại

và giữ gìn những kỷ niệm quí báu.

Thy nổi hứng vung tay vung chân :

- Ghi lại cuộc đời một thằng bán vé số chết tiệt,

bị xã hội ruồng rẫy ƣ? Hay chụp lại những

nghèo khổ, tai ƣơng, đau thƣơng chồng chất...để

kỷ niệm?

Tôi vuốt vai bạn, ái ngại :

- Xin lỗi. Tau không có ý nghĩ nhƣ thế!

Thy gạt phăng tay tôi ra, tiếp tục nói thao thao:

- Tau tƣởng mày qua Mỹ, trở về, sẽ mang đến

cho tụi tau một sự bình yên nào đó cho cuộc đời.

Từ lâu, tụi tau đã khát khao trông chờ điều đó.

Trông chờ tấm lòng. Tấm lòng đồng đội. Tấm

lòng bác ái của tụi bây, để thay đổi số phận

nghiệt ngã của chúng tau, trên đất nƣớc lầm than

này. Hóa ra, sau thời gian sống sung sƣớng ở

Mỹ, mày chỉ là thằng Việt kiều bơ sữa, chỉ mãi

lo chuyện vinh thân phì da. Quên mẹ đất nƣớc,

dân tộc, bạn bè...

5 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

- Không, tau không có lòng dạ đó! Mày chƣa...

Thy đẩy tôi vào vách quán, ngó sát vào mặt tôi,

thì thào:

- Mày cầm máy ảnh này, chịu khó đi vòng quanh

đất nƣớc. Đi thăm lại mồ mả của những chiến

hữu, những bè bạn ngày xƣa...đã cống hiến trọn

tuổi thanh xuân cho quê hƣơng. Thăm thằng phế

binh Nguyễn Hồ, và nhiều thằng phế binh

nữa...đang lê tấm thân tàn, ăn mày khắp nơi.

Thăm thế hệ chúng ta, bây giờ, có đứa chạy xe

ôm, có đứa vá bánh xe, có đứa vác mƣớn làm

thuê, có đứa ôm bệnh nan y, có đứa trút hơi tàn

không có tấc đất chôn cất... Ghi đi! Chụp đi!

Mày cứ tha hồ kỷ niệm.

Tôi luống cuống đi nhanh ra khỏi quán. Tôi

muốn chạy trốn Thy. Chạy trốn tiếng nói đầy

thổn thức của bạn. Nhƣng càng chạy trốn, đầu

óc tôi càng quay cuồng. Có thể, tại tôi uống rƣợu

quá nhiều. Cũng có thể, âm thanh của Thy nhƣ

cú sốc, xoáy vào trái tim tôi.

Đêm nay, tôi muốn về Tam Bình tìm Tƣ Ù. Ở

đó, không khí đồng quê sẽ làm tâm hồn tôi bình

thản lại. Tôi sẽ cùng bạn ngồi trên bờ sông Tiền,

bên cạnh vƣờn cây trái xum xuê, ngắm trăng

thƣợng tuần treo lơ lửng ngoài khơi. Chắc chắn,

sẽ có mâm rƣợu kế đó. Mâm rƣợu đƣợc đặt lên

chiếu, trải tự nhiên trên bãi cỏ xanh. Rồi, những

ly đế nguyên chất làm cay xé môi miệng, làm

ấm lại trái tim phiêu bồng. Sau đó, hai đứa sẽ

say bí tỉ, quên đất quên trời, quên mất thế gian

đầy hệ lụy.

Phạm Hồng Ân

“Bắt Nắng”

Tặng Vũ Hoàng Thư

“Bắt nắng” mùa thu bên xóm nhỏ

Nắng chạy tung tăng dƣới lá vàng

Chân tôi vƣớng phải đôi mắt ấy

Thu đến bao lần, chừ ở mô?

Đóa Quỳnh Dưới Hiên

Ngỡ ngàng hôn đóa quỳnh hƣơng

Có nhau mà tƣởng hoang đƣờng mộng du

Lung linh dƣới ánh trăng lu

Tàn canh rũ cánh vô thƣờng hóa duyên

Phù sinh cõi mộng hão huyền

Khôn ngoan thƣờng trụ mạn thuyền sang

sông

NP_u2

6 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Ba mươi lăm năm nhớ lại

Lê Đình Quang

Ngày 26 tháng 12 năm 1974, tôi từ giã mọi

ngƣơi trên HQ 614 để về Nha Trang nghỉ phép

và sau đó sẽ trình diện đơn vị mới. Đây là lần

thứ ba, từ giã đơn vị trong đời lính của tôi, có

thể nói HQ 614 là nơi mà tôi ra đi với thật nhiều

luyến tiếc. Những ngƣời ở đây, từ ông hạm

trƣởng đại úy Lâm Khả Thanh cho đến mọi nhân

viên đều rất là chân tình và dễ mến. Tình hình an

ninh dọc theo quốc lộ 1 lúc này vẫn còn tốt, tôi

đi xe đò từ Sai Gòn về Nha Trang. Trong thời

gian ở HQ 614, vì có quá nhiều sĩ quan nên

chúng tôi thay phiên nhau đi phép nhiều dến nỗi

không muốn đi nữa vì không có tiền, lần về phép

này mang một ý nghĩa trọng đại hơn, tôi lập gia

đình trong thời gian này. Những ngày sau đó,

mƣa thật nhiều, nhiều nơi của Khánh Hòa đã bi

ngập lụt, trong đó có thôn Phú ân Nam của tôi,

trong xóm ngƣời ta phải di chuyển bằng ghe.

Thật là một dịp lý thú để tôi chở bà xã đi lòng

vòng trong xóm cũng nhƣ đi thả lƣới, bắt cá, sau

mấy năm ở trong quân đội hôm ấy tôi mới lại có

dịp trở về quê trong lúc trời lụt nhƣ thế này.

Những ngày phép qua thật mau, tôi lại khăn gói

lên đƣờng để trình diện Duyên Đoàn 26 ở đảo

Bình ba, tôi vào Cam Ranh, quá giang xe đến

BTL/ vùng 2, đến cầu tàu thì may quá có một

chiếc thuyền ở đó, tôi lên chiếc thuyền để đến

đơn vị. Ngày đầu tiên về đon vị, tôi thây hơi thất

vọng, cái không khí của Duyên đoàn 14 đã

không tìm lại đƣợc ở nơi đây, ngƣời và việc đều

có vẻ xa lạ đối với tôi, một ý nghĩ đến thật

nhanh phải chi mình ở lại HQ 614 thì có lẽ hay

hơn. Nhƣng mọi việc đều đã lở, phải cố gắng để

hòa đồng với mọi sinh hoạt ở đây. Thật ra thì ở

đâu cũng vậy mà thôi, còn mới thì xa lạ, lâu rồi

thì sẽ thấy thoải mái và vui hơn, làng Bình Ba ở

bên cạnh cũng có vẻ nhộn nhịp với những quán

cà phê, quán nhậu. Ngày đầu đến đây, tôi cố

gắng tìm hiểu sơ sơ là nhƣ vậy, qua ngày thứ

hai, trung úy Tiến, sĩ quan nội vụ đã hƣớng đẫn

tôi trình diện ông chỉ huy trƣởng. Sau khi anh

Tiến trình bày sơ sơ về hoàn cảnh, ông chỉ huy

trƣởng lại cho tôi nghỉ phép thêm một tuần nữa,

lúc này mà đi phép thì thật là tuyệt vời. Ở đơn vị

này, muốn đi ra ngoài, ngoài con đƣờng qua

Cam Ranh rồi quá giang xe, có một con đƣờng

khác tiện lợi hơn là đi đò của ngƣời dân đảo

Bình Ba. Mỗi ngày đều có những chuyến đò đi

vào lúc 6 giờ sáng và về vào lúc 11 giờ trƣa

cùng ngày. Tuy rằng đây là phƣơng tiện là của

dân chúng nhƣng nó vẫn cần thiết cho chúng tôi,

chiến thuyền của đơn vị không đƣợc sử dụng

cho nhu cầu này. Ở duyên đoàn 14 Cửa Đại, đơn

vị lúc nào cũng có một chiến thuyền trực bến để

cho sĩ quan đi công tác hay đi vì những lý do cá

nhân. Nếu tôi biết chỗ này đi lại khó khăn nhƣ

vậy thì tôi đã không xin về đây, đời lính của tôi

7 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

hai lần làm đơn xin thuyên chuyển, cả hai đều

đƣợc đƣa về đon vị theo ƣu tiên 3, nếu biết vậy

tôi đảo ngƣợc lại là đƣợc rồi, nhƣng tôi đã

không còn cơ hội nữa, miền nam Việt Nam đã

mất, những ngƣời lính nhƣ chúng ta đã phải

phiêu bạt khắp nơi.

Mãn phép, trở về đơn vị, ngày qua ngày mọi

sinh hoạt ở đây trở nên quen thuộc hơn, tôi lại

quen thêm một số bạn mới, trung úy Hùng, đã

có gia đình nhƣng sống ở đây một mình cũng

giống nhƣ tôi. Có lẽ cùng hoàn cảnh nên dễ

thông cảm hơn, anh và tôi đi nhậu thƣờng

xuyên, anh là sĩ quan hành quân của đơn vị,

ngoài vấn đề phân phối và theo dõi các chiến

thuyền đi tuần tiểu ở những vùng đƣợc chỉ định

cho đơn vị, anh còn nhiều thời giờ rảnh rỗi.

Không biết có đƣợc một sự may mắn nào đó, mà

ở đơn vị nào tôi cũng có nhử ngƣời bạn thật tốt,

mặc dù chỉ là mới quen nhau một thời gian

ngắn. Tết nguyên đán lại sắp đến, ở đây mọi

ngƣời chuẩn bị Tết chu đáo hơn những đơn vị

mà tôi đã từng ở qua, nhiều ngƣời đã đi chặt mai

về để làm kiểng trong nhà. Buổi tiệc tất niên

đƣợc tổ chức tại phòng hội của đơn vị, tuy rằng

mới về đơn vị, chƣa biết nhiều, nhƣng hơi men

đã làm cho tôi cảm thấy mọi ngƣời đều trở nên

gần gũi hơn. Đêm đó tôi và vài ngƣời nữa là

đám cuối cùng rời khỏi chỗ này và ai nấy đều

say không còn biết gì nữa, có lẽ hơi men khi ở

PGM còn tồn tại trong ngƣời, nên đêm đó tôi

uống quá chừng, từ bia qua rƣợu, tôi không chừa

một thứ nào.

Ngày hai mƣơi tám Tết, tôi đƣợc đi tuần ở vùng

Bãi Miếu, thật là một dịp may, những ngày Tết

năm đó tôi có cơ hội về ăn Tết với gia đình, đây

là lần đầu tiên trong cuộc đời quân ngũ của tôi.

Sau chuyến công tác này, tôi nhận một nhiệm vụ

mới, trƣởng ban tiếp liệu. đây là đơn vị thứ ba

tôi làm nhiệm vụ này. Với tôi, tiếp liệu không

còn là một vấn đề phức tạp nữa, trong kế hoạch

"chân trời mới" ở duyên đoàn 14 tôi đã học hỏi

đƣợc khá nhiều kinh nghiêm trong lãnh vực này.

Tôi cũng nhìn ra, tiếp liệu của đơn vị đã đến một

giai đoạn không ổn nên đã tìm cách để đƣa gánh

nặng này cho một ngƣời khác, cũng vì vậy nên

tôi rất cẩn thận trong mọi vấn đề. Mọi việc vẫn

tiến hành tốt đẹp, tình hình chiến sự của miền

nam đã gia tăng, vào lúc này tôi lại nhận đƣợc

lịnh đi thu huấn một khóa huấn luyện về tiếp

liệu ở TTHL/HQ/SG. Tôi từ giã gia đình, đón xe

đò vào Sài Gòn, khi đến nơi tôi mới phát giác thì

ra đây là một sự nhầm lẫn của phòng huấn luyện

vùng II, không có khóa học này, trung úy Trần

minh Quang, sĩ quan nội vụ của TTHL đã cho

tôi biết nhƣ vậy. Tôi vội vã tìm phƣơng tiện để

về Nha Trang, tình hình lúc này đã trở nên

nghiêm trọng, quốc lộ 1 về Nha trang đã không

còn an ninh nữa, may mắn cho tôi lúc đó có HQ

402 đi Nha Trang, thế là tôi quá giang chiến hạm

này. Tàu cập bến Cầu Đá, tôi đến nhà ngƣời bà

con ở đƣờng Gia Long, thì gặp bà xã tôi vừa mới

từ Ninh Hòa vào cùng với gia đình, Ban mê

Thuột đã bi VC chiếm. Tôi ở Nha Trang một

đêm, sáng hôm sau đƣa bà xã vào Bình Ba -

Cam Ranh, lúc này tôi đã xin đƣợc một căn

phòng để làm chỗ ở cho gia đình. Chuỗi ngày

êm đẹp kéo dài không bao lâu, tình hình đã đến

lúc bi quan, sau Ban mê Thuột, Quảng Trị, Huế,

Đà Nẵng lần lƣợt di tản, đơn vị lại có thêm một

số gia đình quân nhân thuộc các đơn vị khác về

đây tạm trú. Sƣ đoàn Thủy Quân Lục Chiến đã

đƣợc HQ 800 đƣa từ vùng 1 về đã lên bờ Cam

Ranh, một ngày sau, tôi đƣa tất cả chiến thuyền

sang Cam Ranh để lãnh dầu, nhƣng chờ hoài

cũng không đƣợc, tôi yêu cầu đƣợc trở về đơn

vi. Khi chiến thuyền về đến nơi, tôi mới biết đơn

vị đã ban hành lênh chuẩn bị di tản, tất cả quân

nhân phải đƣa gia đình sang Cam Ranh để lên

tàu HQ 800 về Sai Gòn trƣớc. Đây là một vấn đề

thật khó khăn, tôi không có ngƣời thân nào ở Sai

Gòn, và Sài Gòn cũng là nơi hoàn toàn xa lạ đối

với bà xã của tôi, cuối cùng thì tôi cũng nghĩ ra

đƣợc một ngƣời để có thể gởi gấm bà xã tạm ta

túc một thơi gian. Sáng hôm sau, đến cầu tàu

Cam Ranh, HQ 800 chỉ thả một thang dây cho

ngƣời ta leo lên, nhìn thấy ngƣời ta leo thang

8 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

dây tôi thật ngại ngùng, nhìn lại không thấy gia

đình chỉ huy trƣởng, chỉ huy phó, tôi thay đổi ý

định để bà xã theo ghe của đơn vị.

Buổi trƣa cùng ngày, tất cả nhân viên của đơn vị

đƣợc lịnh xuống tàu, sau khi xuống ghe tìm một

chỗ nằm cho bà xã tôi lên bờ trở lại. Lúc này

trên bờ chỉ còn lại bảy ngƣời, mỗi ngƣời đều có

một cây M16 và một máy PRC 25 để liên lạc,

nhiệm vụ của chúng tô là gác ở cổng làng Bình

Ba, vì sợ dân chúng tràn vào sẽ gây nên tình

trạng hỗn loạn và một mục đích quan trọng hơn

là tiêu hủy tài liệu của đơn vi trƣớc khi bỏ đi.

Trên bờ lúc này chỉ có tôi và anh Huệ ( K21 NT

) là sĩ quan, chỉ huy trƣởng, chỉ huy phó và các

sĩ quan khác đều đã xuống tàu. Tất cả chiến

thuyền thả neo chờ lịnh, đon vị chỉ còn mấy

ngƣời, trên bờ thật là vắng lặng, chúng tôi ngồi

nói chuyên, đốt từng điếu thuốc này qua điếu

khác. Trời đã về chiều vẫn chƣa có lịnh gì, anh

Huệ bắn một con bò của dân chạy lạc vào đơn vị

rồi dùng củi đốt để làm thức cho cả đám, thịt bò

thui trông thật ngon nhƣng chung tôi chỉ ăn cho

đỡ đói, hƣơng vị thơm ngon của thịt bò thui đã

không hấp dẫn đƣợc chúng tôi. Gần nửa đêm,

chúng tôi đƣợc lịnh di chuyển đến một địa điểm

khác trên bờ biển, tại đây một chiếc thuyền ủi

vào bờ cho chúng tôi lên thuyền. Duyên đoàn 26

lúc này đã hoàn toàn chìm trong bóng tối, từ

biển nhìn lên doanh trại chỉ còn là những bóng

mờ, những căn nhà ở đây vốn là một trại tù của

Pháp hồi trƣớc, có một thời nó đã bị bỏ trống, và

hôm nay một lần nữ mọi ngƣời đã bỏ nó mà đi.

Một ngày với nhiều biến chuyển xảy ra, bây giờ

đã an toàn trên chiếc thuyền, đầu óc tôi thật

trống rỗng,, tƣơng lai sẽ nhƣ thế nào tôi thật

không dám nghĩ tới. Ngày kế tiếp đơn vị đƣợc

lịnh di tản, lúc này thành phố Nha Trang đã bỏ

ngõ, các chiến thuyền của duyên đoàn 26 mang

theo gia dinh của nhân viên bắt đầu di chuyển về

vùng biển Ninh Chữ, nơi có duyên đoàn 27 trú

đóng. Trong lần di tản này, có hai sĩ quan vắng

mặt, trung úy Hùng, về Vạn Ninh ăn đám cƣới

rồi mọi biến chuyển đã xảy ra quá nhanh, anh

không trở về đơn vi kịp. Một ngƣời nữa đặc biệt

hơn, trung úy Phan tử Duy, vài ngày trƣớc khi di

tản anh đã rời đon vị, nghe đâu ba anh là sĩ quan

cao cấp của việt cộng, có lẻ vì sự quan hệ này

cho nên anh đã không đƣợc chỉ định vào những

chức vụ quan trọng trong những năm còn ở

trong quân đội của miền nam.

Tại vùng biể Phan Rang, các chiến thuyền vẫn

lềnh bềnh nhƣ là đang trong tình trạng tuần tiểu,

mỗi ngày tình trạng của miền nam càng bi đát

thêm, hết Cam Ranh bây giờ đến lƣợt Phan

Rang cũng thất thủ, duyên đoàn 27 cũng phải ra

đi. Sau vài ngày lênh đênh, đơn vị đƣợc lịnh về

Cát Lái và sẽ đƣợc tái phối trí trở lại. Tổng kết

chuyến đi này từ ngày rời Bình Ba, Cam Ranh

cho đến khi về đến nơi đã đƣợc chỉ định đã mất

một khoảng thời gian mƣời lăm ngày. Đối với

quân nhân hải quân, thời gian trên là chuyện

bình thƣờng nhƣng đối vơi thân nhân gia đình

thì đầy là một khoảng thời gian dài đăng đẳng,

đầy sóng gió với những thiếu thốn chật chội trên

chiến thuyền. Về đến Cát Lái, một vấn đề khó

khăn nữa lại đến, tôi phải tìm chỗ tạm trú cho bà

xã của tôi. Nhƣng may mắn thay, dại úy Hồ

Sanh, chỉ huy phó đã đồng ý để vợ chồng tôi về

nhà anh ở khu chợ Vƣờn Chuối để tạm trú. Sau

một chuỗi ngày dài lênh đênh trên biển, đặt chân

về đến Sài Gòn tôi thấy yên tâm hơn. Một ngày

sau khi về đến Sài Gòn, anh Sanh đã đƣa vợ con

về quê ở Long Xuyên với gia đình bên vợ, theo

tình hình lúc đó, vùng 4 có lẻ là vùng an toàn

nhất. Tôi trở về Cát Lái để lo công việc của

mình, lãnh dầu cho các chiến thuyền, một số gia

đình của đơn vị đã đƣợc đƣa lên bờ để tạm trú

trong một căn nhà lớn tại Cát Lái. Tôi vẫn đi đi

về về giữa Sài Gòn và Cát Lái, tình hình chiến

sự lại càng bi đát thêm, trận chiến đã tràn về

Xuân Lộc, một lần nữa đơn vị đƣợc lịnh di tản

về đảo Hòn Khoai ở ngoài mũi Cà Mau, tôi nghĩ

sinh sống ở đây chắc là khó khăn lắm, nhƣng

không biết phải làm sao. Thật ra lúc bấy giờ ở

Sài Gòn, nhiều ngƣời am hiểu tình hình nên đã

tìm đƣờng để ra đi, còn tôi là thằng lính trôi dạt

9 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

theo đơn vị với những nhiệm vụ mang trên

ngƣời, không biết phải làm gì trong tình huống

nhƣ thế này. Tôi vẫn không nhận đƣợc tin tức gì

về gia đình ở Nha Trang, tôi đã gặp lại một ông

anh cũng là hải quân đang học một khóa gì đó ở

Sài Gòn, qua ngƣời anh tôi biết thêm một gia

đình ngƣời chị của tôi đã vào Vũng Tàu. Tôi

cũng đã gặp ngƣời cháu đang học ở trƣờng nông

lâm súc đang ở trọ trong cƣ xá bƣu điện, khi tôi

đến thăm,chủ nhà đã mở cửa với một thái độ cởi

mở hơn những lần trƣớc, có lẻ vì thấy tôi là hải

quân, nhƣng lần gặp mặt đó chúng tôi đã không

đề cập gì đến việc ra đi. Buổi chiều, sau ngày

tổng thống Nguyễn văn Thiệu tuyên bố từ chức,

tôi đƣa bà xã xuống Cát Lái để chuẩn bị cho lần

di tản khác xuống miền nam. Lúc giao chìa khóa

nhà cho ngƣời bà con của anh Sanh, có ngƣời

hỏi tôi có phải là đã dến lúc hải quân ra đi hay

không, tôi trả lời là đơn vị chỉ di tản về vùng Ca

Mau, nhƣng họ đã không tin, tôi không biết giải

thích nhƣ thế nào, chỉ lặng lẽ ra đi. Tại Cát Lái,

những đon vị ở đây đều đƣợc chỉ định rời khỏi

Sài Gòn, những trận đánh càng lúc càng di

chuyển về gần thủ đô hơn. Qua ngày hôm sau,

đơn vị rời Cát Lái, một lần nữa chúng tôi lại ra

khơi, lúc trƣớc khi rời Cam Ranh, mọi ngƣời ra

đi nhƣng vẫn còn một mục tiêu để đến, đó là Sài

Gòn, thủ đô của miền nam. Nhƣng tình hình đã

biến chuyển quá nhanh, không nhƣ ý nghĩ của

mọi ngƣời, các đơn vị của miền nam đã lần lƣợt

rút lui vì phải đối diện với một lực lƣơng địch

quá mạnh và sự phủi tay ra đi của ngƣời bạn

đồng minh Mỹ. Những chiến thuyền mang theo

gia đình quân nhân tiếp nối cuộc hành trình xuôi

về nam, lần này mọi ngƣời đều có vẻ mệt mỏi và

chán nản hơn. Sau mấy ngày lênh đênh với sóng

gió, không biết vì mệt mỏi hay vì những biến

chuyển xảy ra ở tại Sài Gòn, thiếu tá Nguyễn

công Minh, chỉ huy trƣởng đã đƣa đơn vị vào

Long Phú để nghỉ ngơi và xin tiếp tế thêm nhiên

liệu. Lúc đến gần cửa Đại Ngãi, một đám mƣa

thật lớn đã ồ ạt đổ xuống, không trông thấy

sông, bờ đâu cả, các chiến thuyền phải qua một

lúc hỗn loạn rồi mới nối đuôi nhau để vào căn

cứ Long Phú vào trƣa ngày 29 tháng 4 năm

1975, tôi vẫn không biết tin tức gì về Sài Gòn,

về cuộc chiến đang xảy ra gần đó. Tôi đƣa bà xã

lên bờ đi về một xóm nhỏ ở cạnh của căn cứ để

mua những thứ cần thiết cho cuộc sống mai đây

ở tại đảo Hòn Khoai, tôi thật là ngây thơ, không

thông hiểu tình hình chút nào, lúc này ở Sài Gòn

ngƣời ta đã ồ ạt ra đi. Hoàn cảnh ở đây thật là

thanh bình, không khí chiến tranh vẫn chƣa lan

tràn về đây, chỉ thỉnh thoảng văng vẳng từ xa vài

tiếng súng rời rạc. Tối nay tại đình làng có đám

hát bội, đây là lần đầu tiên trong đời tôi đƣợc

xem hát đình, mọi ngƣời đều vui vẻ nhƣ là

không hề biết chiến tranh sắp kéo đến và cuộc

chiến sẽ làm thay đổi con ngƣời và cuộc đời của

ngƣời dân miền nam. Sau một chuỗi ngày dài

lênh đênh trên biển, hôm nay đƣợc xem hát và

có nhiều thức ăn ngon, chúng tôi tha hồ ăn nhậu.

Sáng ngày hôm sau 30 - 4 -1975, sau khi các

chiến thuyền hoàn tất việc lãnh dầu, lúc đang

đứng trên cầu tàu, qua một cái radio từ một

chiếc thuyền gần đó, tôi nghe ông Dƣơng văn

Minh đã kêu gọi quân dội miền nam buông

súng. Tôi thật bàng hoàng khi nghe những lời

này, nó nằm ở ngoài sự tƣởng tƣởng của tôi,

chúng ta vẫn còn một miền nam trù phú với một

lực lƣợng hùng hậu của vùng 4, tai sao lại phải

buông súng. Sau lời tuyên bố của ông Dƣơng

văn Minh, tôi thấy những chiếc trực thăng nối

đuôi nhau bay ra biển, tôi đang phân vân thì có

lịnh xuống thuyền. Khi tất cả chiến thuyền ra

đến cửa biển, thiếu tá Nguyễn công Minh, chỉ

huy trƣởng cho biết tình trang của miền nam và

ông sẽ ra đi, nếu ai muốn đi thì theo ông, nếu ai

muốn về thì lấy thuyền về Cần Thơ rồi về quê

của mình. Đây là một vấn đề thật khó quyết

định, ra đi thì không biết số phận của mình sẽ ra

sao, có thể là vĩnh viễn xa rời quê hƣơng, không

có dịp để trở lại, còn ở lại thì không biết số phận

của mình sẽ ra sao. Tôi hỏi ý kiến anh em trên

thuyền, đa số muốn ra đi, thế là chúng tôi đi, tôi

báo tin này với bà xã, vợ tôi đã bật khóc khi hay

10 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

tin này. Phút chia tay thật ngắn ngủi và cảm

động, anh em cùng đơn vị trong bao nhiêu năm,

lúc này phải chia tay, trong ý nghĩ của mọi

ngƣời đây là lần vĩnh viễn chia tay, khó có cơ

hội để có thể gặp lại nhau, nhiều ngƣời đã rơi

nƣớc mắt, ôm chặt lấy nhau, không nói lên lời.

Một giờ trƣa cùng ngày, các chiến thuyền bắt

đầu ra khơi, chiếc của tôi đi sau cùng, chạy đƣợc

một lúc nhìn lại phía sau, tôi thấy một chiếc ghe

nhỏ đang rƣợt theo, trên ghe có ngƣời đứng vẫy

tay, tôi nói thuyền trƣởng ngừng lại chờ xem họ

muốn gì, chúng tôi không quên chuẩn bị tình

trạng tác chiến. Chiếc ghe nhỏ chở bốn ngƣời,

hai đàn ông, hai đàn bà, họ cho biết là từ Sóc

Trăng đến và muốn quá giang để ra tàu lớn. Tôi

cho họ lên tàu rồi chạy theo những chiếc kia,

đến gần tối chúng tôi gặp HQ 228, chúng tôi

đƣợc lịnh lên HQ 228 và bỏ trôi các chiến

thuyên. Từ trên HQ 228 nhìn xuống mặt biển,

những chiến thuyền càng lúc càng trôi xa, chồng

chềnh theo sóng nƣớc, chúng tôi ngồi yên lặng

bên nhau, nhìn về bờ biển với bao nỗi buồn tủi

xót xa.

HQ228 trực chỉ Côn Sơn, trên đƣờng đi đã gặp

HQ 400, một lần nữa chúng tôi đƣợc chuyển qua

HQ 400. Khi vào trong khoang tàu, tôi thật là

ngạc nhien vì có rất nhiều ngƣời ở đây, nhìn

thoáng qua tôi thấy đƣợc an ủi hơn, thì ra cũng

có nhiều ngƣời đã bỏ nƣớc ra đi giống nhƣ tôi.

Tôi tìm một chỗ trống, trải cái mền ra, những đồ

đạc đem theo đều để trên đó, chỉ chừa một

khoảng trống nhỏ cho hai vợ chồng. Gia tài của

tôi bây giờ là một thùng mì gói đã mua ở Long

Phú, có ngƣời đã hỏi mua một gói mì cho em bé

với giá 1 đô la, nhƣng vợ tôi chỉ cho mà không

bán. Ở đây, tìm đƣợc nƣớc sôi thật là khó khăn,

tôi vào nhà bếp để xin một lon nƣớc sôi nhƣng

đã bị từ chối, may quá tôi đã gặp một ngƣời

cùng khóa, trung úy Chông quang Vinh, là nhân

viên của HQ 400. Sau vài lời thăm hỏi, tôi ngỏ

lời muốn xin một ly nƣớc sôi, anh vui vẻ gật

đầu, một lúc sau anh trỏ lại vói một ca nƣớc

nóng, tôi cám ơn và nấu mì cho bà xã. Bà xã của

tôi không chịu đƣợc sóng gió, suốt cuộc hành

trình từ Cam Ranh đến Long Phú đã ói mửa

triền miên, hôm nay ngồi trên tàu lớn, biển lại

êm, bữa ăn hôm nay là bữa ăn ngon của vợ tôi.

HQ 400 vẫn tiếp tục cuộc hành trình đến Subic

Bay của Phi luật Tân, lúc này tôi đã biết ngoài

HQ 400 còn có nhiều chiến hạm khác của hạm

đội miền nam Việt Nam đang đƣợc đệ thất ham

dội Hoa Kỳ hộ tống để đến Subic Bay. Khi hạm

đội của miền nam ra đến hải phận quốc tế các

tàu đều có một sĩ quan của hải quân Hoa Kỳ, tất

cả đều đƣợc lịnh phải hạ quốc kỳ của miền nam

và thay vào đó là cờ của Hoa Kỳ. Mƣời hai giờ

trƣa hôm đó, một buổi lễ hạ quốc kỳ đƣợc thực

hiện cùng một lúc cho tất cả chiến hạm của miền

nam. Đây là giây phút cảm động khó quên trong

cuộc đời của tôi, chúng tôi cùng hát quốc ca

trong lúc lá quốc kỳ từ từ kéo xuống, chúng tôi

hát trong nghẹn ngào tức tƣởi, không thể ngăn

đôi dòng nƣớc mắt. Hạ kỳ xong, tôi ngồi xuống,

ông chỉ huy trƣởng đến bên tôi, cặp mắt còn đỏ,

ông hỏi tôi một điêu thuốc, tôi lấy gói thuốc đƣa

cho ông. Từ ngày về đơn vị đến nay, đây là lần

đầu tiên tôi thấy ông hút thuốc, ở trong hoàn

cảnh nhƣ thế này điếu thuốc lá đã thật sự chia xẻ

với chúng ta thật nhiều trong một nỗi đau khổ

chán chƣờng nào đó. Đoàn tàu vẫn tiếp tục cuộc

hành trình, những ngày kế tiếp tôi lại chứng kiến

một cảnh tƣợng đau lòng khác xảy ra cho một

nhân viên cùng đơn vị. Ngƣời con trai của anh

Khâm, chỉ mới hai tuổi, đã bi bệnh từ mấy ngày

trƣớc, vì phải di chuyển liên miên, nên việc trị

bịnh thật là khó khăn, đến khi qua HQ 400, dù

đã đƣợc bác sĩ săn sóc, bịnh tình đã quá nặng và

em đã qua đời. Buổi tối cùng ngày, ngƣời ta

dùng vải bao xác của em rồi đƣa lên bong tàu,

tôi và một số ngƣời khác lên bong tàu để tiễn

đƣa em. Mặt biển tối đen, mọi ngƣời đứng yên

lặng nhìn về phía em bé, xác của em đƣợc đƣa ra

khỏi tàu, mọi ngƣời nhìn theo xác em để tiễn

biệt lần cuối cùng và cầu nguyện cho em sớm

tiêu diêu miền cực lạc.

11 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

summertime...

hạ vừa tàn

giọng đồng rỉ máu

ve hàng phượng bay

mù thu

vàng ướm bên này

chờ em tôi nhặt

những ngày tháng qua

Vũ Hoàng Thư

Tháng 5, Thái bình Dƣơng thật là yên, có thể nói

là trời quang mây tạnh, trong suốt cuộc hành

trình, tình trạng say sóng đã không xảy ra mặc

dù đây là lần đầu tiên đi tàu của một số đông

ngƣời. Một điều may mắn hơn, tuy rằng trên tàu

có rất đông ngƣời, nhƣng đã không có điều gì

dáng tiếc xảy ra. Ngày 8 tháng 5 năm 1975, HQ

400 đến Subic Bay, chờ đợi không bao lâu,

chúng tôi đƣợc di chuyển qua một thƣơng

thuyền của Hoa Kỳ, chiếc Green Port, tàu này

thiết lập thêm một số tiện nghi để thích ứng cho

nhu cầu của đoàn ngƣời tị nạn, nhờ vậy mọi

ngƣời cảm thấy thoải mái hơn. Chúng tôi đƣợc

cấp phát ration C, cầm hộp ration trong tay, tôi

cảm thấy vui hơn, nhƣng khi mở ra tôi thấy hơi

thất vọng vì bên trong không có thuốc lá. Ở trên

HQ 400 đƣợc năm ngày thì tôi đã hết thuốc lá,

tàu thì rất đông ngƣời, nhƣng ngƣời quen thì

không có bao nhiêu vì vậy tôi chỉ biết tâm sự

cùng trời xanh và biển rộng qua những điếu

thuốc của mình. Có lẽ ông trời cũng thƣơng cho

đám dân tị nạn, biển thật êm và không có mƣa,

tôi chọn một chỗ ở sân mũi rồi trải cái mền nhà

binh ra để làm giang sơn của mình. Trên thƣơng

thuyền này có một số binh sĩ thủy quân lục chiến

tay lúc nào cũng cầm súng để giữ an ninh, một

lần nữa mọi việc đều tốt đẹp. Ngày 12 thang 5

năm 1975 chiếc Green Port đến Guam, tại nơi

đây chúng tôi đƣợc lịnh phải cởi bỏ quân phục,

những vật dụng nhà binh đều phải bỏ vào một

cái thùng lớn đặt ở dƣới cầu tàu. Chúng ta,

những thằng lính của miền nam, đơn vị là nhà,

lúc nào cũng mặc đồ lính, áo quần dân sự chỉ

vỏn vẹn một hai bộ chỉ để dành khi nào đi phép

mới mặc, bỏ hết quân phục, có ngƣời chỉ còn

vỏn vẹn một bộ đồ mặc trên ngƣời. Từ trên tàu

nhìn xuống, có rất nhiều những căn lều đã đƣợc

dựng lên chờ đón đoàn ngƣời tị nạn, tôi mang túi

xách tay lên vai trái, tay phải cầm những bộ đồ

quân phục đã đƣợc quấn lại với nhau, xếp hàng

theo đoàn ngƣời từ từ xuống tàu.

Bƣớc xuống hết cầu thang, có một cái thùng lớn

đặt bên phải, tôi bỏ quân phục vào đó rồi có

ngƣời chỉ dẫn căn lều mà tôi phải đến đó để ở.

Tôi quay lại nhìn lên tàu vẫn cò rất nhiêu ngƣời

đang xếp hàng đi xuống, ngoài kia là biển xanh

thăm thẳm, quê hƣơng tôi giờ đây đã ngút ngàn

trong mây khói. Giờ đây ở nơi đó, những ngƣời

thân trong gia đình ngày ngày vẫn chờ đợi tin

tôi, ở đó có những ngƣời bạn của tôi đã trở về,

giờ này không biết họ sống chết ra sao. Tôi

không ngăn nổi dòng nƣớc mắt, lơ lửng đi về

căn lều họ đã chỉ định, tôi đang đi trên một miền

đất lạ để tìm cuộc sống mới và tôi đã rời bỏ quê

hƣơng của tôi.

Lê Đình Quang

summertime

12 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

nhûäng maãnh vuån kyá ûác vïì Biïín

Mèo Hoang

Vào khoảng năm cuối của bậc trung học, sau

khi thi trƣợt Bac Phú Lãng Sa vì khi vào thi o-

ran môn Histoire/Géo với một ông tây ba lô mũi

lõ bên trƣờng Đuổi Sói Lỗ Ban (Chasseloup

Laubat) sau này là trƣờng Lê Quý Đôn, tôi đã trả

lời không đƣợc lễ phép cho lắm, vì nhất định

phùng mang trợn mép gân cổ lên cãi văng nƣớc

bọt là tổ tiên ta chắc chắn không phải là dân

Gaulois! Sau đó, tôi đành phải bỏ dở năm cuối

chƣơng trình Phú Lãng Sa để đi

qua học với thầy Lan, một nhà thơ

hiện đại rất nổi tiếng sau này, với

những câu thơ bất hủ nhƣ “hôm

nay em buồn nhƣ con mèo chết

đói” chẳng hạn. Thầy Lan là một

ngƣời rất béo tốt và có một thân

hình đồ sộ của một võ sĩ Sumo, với

đôi mắt hiền từ và cặp môi Botox

rất có duyên của ca sĩ Khánh Hà

thời 2009. Một hôm ngƣời học trò

thử tập làm vài câu thơ rồi hý hửng

đƣa cho thầy Lan xem, đọc phớt

qua thầy đƣa trả lại và có lời

khuyên:

- Có lẽ thơ văn không thích hợp

với cậu đâu ạ.

Hơi buồn ngƣời học trò cố đƣa ra

mảnh bằng Tú đúp ban Xê Ra với

dòng chữ đỏ lòe loẹt của ban giám

khảo ở cuối trang ghi lại nhƣ sau : “Đậu Vớt với

sự nhân nhƣợng và khoan hồng tối đa của ban

Giám Khảo vì lý do Nhân Đạo!”. Thầy Lan lại

thở dài rồi lắc đầu nhè nhẹ, tôi cố hỏi với thêm,

thƣa Thầy, Thầy nghĩ con nên theo học ngành gì

bây giờ, Nha Y Dƣợc thì không nhận bằng này,

Kiến Trúc và Phú Thọ, họ cũng chẳng thèm nhìn

đến, mà Văn Khoa và Luật Khoa đã đông sinh

viên quá, thì lại bị ăn lựu đạn khói cay mỗi ngày.

Xin Thầy cứ viết đại cho con vài chữ, đại khái

nhƣ bói cho con một quẻ về tƣơng lai không xán

lạn của một ngƣời con trai lƣng dài, thông minh,

nhƣng lại chậm hiểu và rất chóng quên, lớn lên

trong thời loạn ly của lịch sử. Nghe xong thầy

Lan trừng mắt bảo rằng, - Tôi là thầy dậy Triết

chứ có phải thầy bói đâu mà anh bảo viết cho

anh một quẻ, anh rõ là dở hơi nhỉ ! Tôi vội năn

nỉ, thì con chỉ dám xin thầy chọn cho con một

hƣớng đi chứ con thấy tƣơng lai xa vời có vẻ mù

mịt nhƣ khói lựu đạn cay đấy Thầy ạ. Thầy Lan

giằng lấy mảnh giấy và nguệch ngoạc vài dòng

mà sau này tôi cố decipher mãi vẫn không ra

đƣợc một chữ nào cả. Tôi cúi đầu chào từ biệt

thầy Lan và đem mảnh giấy xuống

lầu một đƣa cho cô Nga, lúc đó cô

đang làm Giám đốc Hiệu Trƣởng,

kiêm Tổng Thủ Quỹ trƣờng kiêm

luôn bà Nội Trợ của thầy Lan, thì

cô Nga cũng chẳng thèm đọc mà

chỉ lấy con giấu đỏ đóng bịch lên

là “Đã trả đầy đủ”. Thế là nhờ

mảnh giấy này tôi đã đƣợc miễn

học phí tháng cuối mà tôi đang còn

thiếu nợ vì chƣa có tiền trả.

Cuối năm đó tôi theo Mẹ tôi đi lễ

Giao thừa ở Lăng Ông. Trong khi

chờ Mẹ tôi vào trong thắp hƣơng

khấn vái Bụt, tôi đứng ngoài nhìn

quanh quẩn chợt thấy một ông thầy

bói mù đeo kinh dâm đang ngồi

đập muỗi chờ khách. Thế là tôi vội

đem mảnh bùa thầy Lan viết cho

nhờ ông thầy bói mù giảng nghĩa giùm. Ông ta

giơ tay cầm lấy, xoay qua xoay lại rồi trả lại bảo

là:

- Bố khỉ ạ, anh định thử tôi đấy hử ? anh không

thấy tôi mù lòa thế này thì làm sao tôi đọc đƣợc

mảnh giấy này, hử ?

Tôi vội móc túi rút ra 1 tờ 10 Đồng bỏ vào đĩa,

thế là ông cụ thầy bói, đang mặc khăn đóng áo

the thâm, gỡ vội ngay cặp kinh dâm ra và đăng

hắng lấy giọng và đọc : Số anh... Số anh... rồi lại

ngập ngừng, tôi vội đặt thêm 5 đồng nữa (đó là

tất cả gia tài số tiền tôi có trong bóp đêm hôm

ấy), thế là ông ta đọc luôn một mạch:

13 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

“ Số anh trán ngắn đầu to,

Quanh năm chỉ có chăn bò chăn trâu !”

Ông thầy bói còn cắt nghĩa thêm

là đây không phải tiếng Hán mà

ông Thầy của anh viết tiếng Việt

nhƣng viết ngoáy nhƣ bác sĩ cho

toa thuốc nên anh đã đọc không

đƣợc đấy thôi. Thế là tôi nhìn

thấy giấc mơ làm quan Văn của

tôi đang hoàn toàn tan rã thành

mây khói chung với những làn

khói nhang mù mịt của Lăng Ông

vào đêm Giao Thừa.

Sáng hôm sau mùng một Tết,

cùng với chúng bạn đi ăn tiệm

kem Haagen Dazs ở bên cạnh nhà sách Khai Trí

để xả xui, tôi thấy họ đăng hai bích chƣơng to

tƣớng mầu sắc lòe loẹt tuyển mộ Hải Quân để đi

du học OCS tại Hoa Kỳ. Trên tấm bích chƣơng

có hình ảnh 1 chàng mặt mũi sáng sủa vóc dáng

phƣơng phi trông rất đẹp giai mặc bộ quân phục

Hải quân trắng bốp, và đang cầm cái que dài dài

giống cái cần câu, nhìn kỹ lại thì là đang cầm

kiếm rất oai chứ không phải cần câu, lại đƣợc

đứng giữa ba bốn ngƣời thuộc phe kẹp tóc xinh

đẹp mặc áo dài tha thƣớt. Thế là tôi đã chuyển ý

ngay và nghĩ “ Số mình hẩm hiu nhƣ cơm thiu

đã không làm quan Văn đƣợc thì thôi, mình sẽ

thử thời vận, liều tập làm quan Võ xem sao “.

Và chính quyết định này đã đƣa tôi đi du học bất

đắc dĩ với học bổng danh dự toàn phần để học

ngành Hàng Hải Quân Sự tại xứ Cờ Hoa, một

đất nƣớc xa rất xa bên kia quả địa cầu. Sau này

tôi mới đƣợc biết học bổng OCS đó trị giá đến

gần một triệu đô la cho mỗi ngƣời sinh viên

chúng tôi.

Sau khi học vội vã qua loa cho xong, ra trƣờng

đi nhận nhiệm sở tân đáo trên vùng biển Nha

Trang, vào một hôm sau khi ăn cơm tối, đứng

trên pont (đài chỉ huy) của 1 chiếc thuyền sắt dài

30 mét, thuộc loại Tuần Duyên Hạm (PGM) tôi

nhìn lên bầu trời nhiều sao và thầm nghĩ... “Sao

mà lắm sao thế nhỉ ?” (hình nhƣ Carl Sagan

cũng đã có cùng ý nghĩ này hồi ông ta còn mặc

quần thủng đít ).

Lúc đó tôi đang đi quá giang tầu bạn nên chƣa

phải đi ca lái tầu mà chỉ việc chắp tay sau đít

đứng ngắm sao và hóng gió nên tôi cảm thấy

cuộc đời ngƣời đi biển sao mà nó thú vị và thần

tiên quá đi mất, và tôi lại nghĩ đến đoản văn Les

Étoiles của nhà văn Ăn Phở Đáo Để (Alphonse

Daudet) trong quyển “ Những Cánh thƣ gửi máy

xay lúa gió” của ông. Nhìn lên bầu trời xanh

thẳm, ông Hạm trƣởng vui tính chỉ vào một

chòm sao nhìn hơi giống hình chữ S thật to

chiếm hết cả 1 góc bầu trời, và hỏi đùa tôi, - Thế

ở trƣờng OCS bên Mỹ các cậu có đƣợc học tý gì

về Hàng Hải Thiên Văn không ạ ? Lòng tự ái

của dân Ô Xi Éc đùng đùng nổi lên, tôi đứng

nghiêm, ƣỡn ngực ra và dõng dạc trả lời : “Thƣa

Hạm Trƣởng có ạ ! và đây là chòm Scorpio ! kia

là Ursula Undress (Đại Hùng Tinh) cạnh Ursula

minor gần sao Bắc đẩu (Polaris)à”. Ông

Thƣợng Sĩ Giám Lộ, đang đi ca nghe vậy bèn

chõ mồm vào lèm bèm, - Vẽ chuyện, coọc bi với

chả coọc bô gì, sao này dân mít ta gọi là Sao

Thần Lông ! Giật bắn ngƣời vì ngạc nhiên khi

14 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

nghe cái tên không đƣợc thanh tao cho lắm, tôi

bỡ ngỡ nhìn hạm trƣởng thì ông ta xác nhận là

ông thủy thủ già ngƣời Bắc kỳ di cƣ này đi lính

thủy từ thời Tây và đây chính là chòm sao Hổ

Cáp hay còn gọi là sao Thần Nông. Tôi nói thêm

cho ông Hạm Trƣởng nghe là con mắt hay quả

tim của chòm này chính là sao Antarès mầu đỏ,

và vì tinh tú này to gấp 800 lần mặt trời và cách

chúng ta khoảng 600 năm ánh sáng làm ông ta

kinh ngạc phục lăn đùng, chắc ông đã thầm nghĩ

“dân du học Mỹ về nói phét tài thật !” Thật ra,

những kiến thức thô sơ về thiên văn này hoàn

toàn không giúp chúng tôi đi biển hay lái tầu

giỏi hơn một tý nào cả nhƣng thƣờng hay làm

dân kẹp tóc phải thán phục há hốc cả mồm ra.

Khi đi tuần duyên tại vùng 2 Duyên Hải thì

ngƣời ta hay cho tầu chúng tôi nghỉ bến tại Cầu

Đá, Nha Trang hay trong vịnh Cam Ranh. Nơi

này trƣớc đó là chiến dịch “Chợ Trời Bán Thời

Gian” của Mỹ (Operation Market Time). Sau

Mỹ họ dọn đi thì có để lại một xóm nhỏ, rất nhỏ

và dễ thƣơng gọi là “Kilometer Nine” hay tiếng

Việt ta gọi là Cây Số Chín. Tại Cây số 9 thì có

rất nhiều nàng con gái trẻ và xinh đẹp thƣờng

hành nghề họa sĩ vẽ chân dung. Mỗi buổi chiều,

một ngƣời bạn cùng khóa 6 tên là Liêm mù

thƣờng hay mƣợn chiếc GMC của Trung Tâm

Tàn Phá Sắc Đẹp (căn cứ huấn luyện Ngƣời

Nhái của HQVN) để chở lũ chúng tôi ra thăm

xóm các nàng họa sĩ để rồi kiên nhẫn lấy số (y

chang nhƣ khi ngƣời ta đau răng đi ngồi chờ nha

sĩ vậy) ngồi chờ đến lƣợt vẽ chân dung sau

những chuyến hải hành mệt nhọc. Quý bạn đọc

có thấy hải quân chúng tôi hay có những thú vui

tao nhã không ạ ?

Một buổi tối, ngồi hóng mát tại một mỏm đá tại

Đá Bạc của vịnh Cam Ranh nhìn lên bầu trời

đen thẫm đầy sao, một nàng họa sĩ ngƣời Bắc

tên Hoàng đã dựa lên vai tôi và hỏi về sao Hôm,

sao Mai và các vì tinh tú. Thế là tôi lại phải ngồi

giảng cho nàng nghe, - Này nhé, đây là chòm Cô

Gái Đồ Long (The Summer Triangle : Vega,

Deneb & Altair), em thấy ba ngôi sao tụ lại nhƣ

hình tam giác không ? đó chính là cái bikini của

cô Gái Đồ Long đấy. Còn chòm này là Lục

mạch Thần Kiếm (Orion - Hiệp Sĩ), và chòm

Tiếu Ngạo Giang Hồ (Milky way). Với kiến

thức khiêm nhƣờng của một ngƣời họa sĩ nghèo,

cô nàng thán phục quá nghệch cả mặt ra,và thốt

lên “ muôn vàn các vì sao nhiều thế này làm sao

các anh nhớ cho hết đƣợc tài thật !”. Ngồi hóng

gió biển, ngắm trăng sao một lát nàng bảo, Thôi

đến giờ em đi làm việc rồi, thế là hai đứa lại chia

tay. Thật ra giao du với các nàng họa sĩ bất đắc

dĩ này chúng tôi cũng phải rất cẩn thận, vì lâu

lâu có một anh thủy thủ sơ ý hay kém may mắn,

bò lết về tầu với một căn bệnh mang cái tên rất

lạ tai. Căn bệnh có cái tên rất kêu nhƣ sau: “ Một

tiếng kêu Cha, ba tiếng kêu chó” vì khổ chủ mắc

bệnh này mỗi khi đi tiểu sẽ bị đau đớn quá mà

phải buột mồm thốt lên rằng : “Ôi Cha ơi ! chậc

chậc chậc !!!”

Thật ra đi tuần dƣơng và những chuyến hải hành

ngoài biển cũng không đến nỗi mệt mỏi hay cực

khổ nhƣ nhiều ngƣời thuộc đơn vị bờ hay hiểu

lầm, vì bốn ngày tuần duyên, là ba ngày thƣờng

chúng tôi hay neo tầu một chỗ, lý do rất dễ hiểu

là để tiết kiệm nhiên liệu vì thời buổi kiệm ƣớc,

thả neo cạnh một hải đảo thần tiên đẹp xinh với

15 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

những cây dừa xanh mọc nghiêng nghiêng và

những bãi cát trắng phau nhƣ đảo Bora Bora, để

bơi lội, hay nằm phơi nắng và câu cá, rồi nƣớng

tôm hùm, hay cua cá ốc sò ăn nhậu lu bù, nhâm

nhi với những can rƣợu nếp than tím đậm và

ngọt lừ, và đàn hát với nhau cho vui tháng ngày

vì biết tuổi trẻ rồi sẽ qua mau. Còn lại một ngày

thì chúng tôi phải lăng xăng đi tìm chỗ để

chuyển nhƣợng số nhiên liệu dầu cặn, dƣ thừa

cho dân ngƣ phủ với một giả rẻ mạt phải chăng

chứ không bao giờ phải đổ xuống biển vì sợ làm

ô nhiễm môi sinh và phí của giời. Ôi tình quân

dân cá thớt nó mới đẹp làm sao !

PGM 617 Phú Quý là chiếc tầu tuần đầu tiên

trong cuộc đời hàng hải ngắn ngủi của tôi. Vị

Hạm trƣởng đầu đời họ Lê này là anh ruột của

Quang Mèo con, một ngƣời bạn rất hiền từ, tử tế

và ít nói cùng đi học khóa 6. Ông Hạm Trƣởng

này tính tình thật dễ thƣơng, rộng rãi (vì rất

thƣờng hay tiếp tế nhiên liệu cho dân lành), rất

ngông (đã cho tầu đổ bộ lên đất Miên), chịu

sóng và lái tầu rất chì nên ngƣời viết rất khâm

phục và học hỏi đƣợc nhiều. Hình nhƣ có một

chuyến ông Hạm trƣởng ở nhà xoa mạt chƣợc

rồi đến khi hạm phó dắt tầu tuần về cập ở cầu

Đá, ổng còn ra khoanh tay đứng nhìn, lắc đầu và

buông ra lời phê bình :

- Anh cập tầu dở ẹc !!!

Hạm phó họ Trần cũng từng là sĩ quan trực tại

tạm trú hạm APL khi chúng tôi mới chập chững

vào lính, nên ông ta cũng rất vui mừng khi đƣợc

gặp lại nhau. Với chiếc chiến hạm nhỏ bé này,

chúng tôi đã miệt mài đi tuần những ngày dài

tháng rộng trên vùng biển Nam Hải và vịnh Thái

Lan qua sóng bạc đầu và qua những cơn giông

bão. Ban đêm chúng tôi hay dùng quang hiệu

Morse để liên lạc hỏi thăm tầu bè đi ngang vùng

tuần. Thƣờng chúng tôi hay đánh đèn chữ

WHAT SHIP, rất tiếc là hồi xƣa chƣa có internet

nên chƣa có những chữ tắt nhƣ LOL hay WTF.

Hạm phó Trần mỗi lần đi tuần thƣờng mang

theo mấy chục cây thuốc lá

Quân Tiếp Vụ, tôi vẫn còn nhớ

dáng ông gầy gầy ngồi trầm

ngâm bên làn khói thuốc cay

mắt.

Năm đó trên tầu PGM chúng

tôi vẫn có một ông sĩ quan cố

vấn Mỹ tên là Đại Úy Lund

Quaker. Ông này xuất thân từ

trƣờng Võ Bị Hải Quân Mỹ

Annapolis ra nhƣng tôi vẫn

không hiểu tại sao ông ta lại đi hải quân Mỹ

đƣợc vì ông ta so ra hơi thiếu kích thƣớc (ông ta

chỉ cao đúng khoảng 1 mét rƣỡi). Thủy thủ đoàn

chúng tôi hay đọc tên ông ta thành đại úy Lùn

Quá Cỡ. Ông này hình nhƣ không cao bằng tiểu

đoàn phó của khóa 6 nữa đấy. Ông ta có kiến

thức về hàng hải rất cao, tính tình điềm đạm, rất

dễ thƣơng và hay ngồi nói chuyện tâm sự với tôi

về quê hƣơng dấu yêu xứ chăn bò của ông ta mà

sau này tôi lại có dịp qua sống lƣu vong đến

ngày nay và có lẽ đến suốt cuộc đời còn lại. Sau

cuối năm 71 một vị Hạm Trƣởng mới tên Phan

Papa lên tân đáo và hạm phó Trần cũng đƣợc

thuyên chuyển về làm hạm phó chiếc Dƣơng vận

Hạm Qui Nhơn HQ-504.

Tuần duyên hạm Phú Quý 617 đƣợc hạ thủy

năm 1966 và chạy tƣơng đối khá nhanh so với

các ghe đánh cá gắn máy đuôi tôm của dân

16 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

ngƣ phủ mình, tốc độ PGM tối đa hai máy tiến

Full cũng có thể đạt đƣợc đến 5, hay 6 nơ (vào

khoảng 11 cây số/ giờ) nếu tầu đi hải hành

ngƣợc sóng. Nếu quý bạn chạy xe đạp và cố đạp

nhanh một tý chắc chắn quý bạn có thể qua mặt

chúng tôi với tốc độ rất khiêm nhƣờng này. Tôi

rất thích đi hải hành ngƣợc sóng và trái lại, anh

bạn khóa 20 thuộc École Navale de Chụtt lại rất

thich đi xuôi sóng. Mỗi lần anh ấy giao ca cho

tôi là anh ấy đã chạy hết cả vùng tuần duyên,

ban đêm có khi đi tuần từ Đại Lãnh,Vũng Rô mà

anh ấy mải chạy xuôi sóng, qua Hòn Khói và về

đến gần Hòn Tre, Nha Trang. Đến lúc về khuya

tôi lên nhận ca thì lại phải cố chạy xả hết ga

ngƣợc sóng để về lại tọa độ cũ, thế là cả tầu

không ai ngủ đƣợc vì tàu cứ chạy đâm sầm vào

giữa những ngọn sóng to vĩ đại, tiếng sóng vỗ

ầm ầm và làm rung chuyển cả con tầu và khi hai

chân vịt thò ra khỏi mặt nƣớc gầm gừ thét lên

nhƣ một con thú hoang giãy chết giữa cơn biển

động. Các bọt nƣớc trắng xóa che phủ cả con tàu

khi các ngọn sóng to đập vào mũi tàu rồi bung ra

tứ phía tạo nên một cảm giác thích thú vô cùng

hoang dại, nếu quý bạn không say sóng ! Và khi

xuống ca thì ngƣời đi ca sau sẽ luôn luôn chạy

xuôi sóng,và tôi sẽ đƣợc ngủ yên giấc đến sáng

không lo bị sóng ngƣợc đánh té văng ra khỏi

giƣờng nữa.

Vào khoảng cuối năm 71, vào một đêm không

trăng sao khi tầu đang đi tuần gần mũi Dinh,

vùng Phan Rang, Cà Ná, tôi đang ngủ chợt bị

đánh thức dậy bằng 1 tiếng động kinh hoàng,

nghe tƣởng nhƣ là chàng Quasimodo đã vô ý

làm đứt dây để chuông nhà thờ rơi đùng xuống

đất, vội chạy ra xem thì thấy ông Hạm trƣởng

mặt mũi be bét máu vì bị cửa phòng đập phải,

tội nghiệp, ông ta là ngƣời duy nhất bị thƣơng

trong tai nạn hàng hải khủng khiếp này. Tôi

thầm nghĩ hay là ông nội lái tầu nào buồn ngủ đã

cho tàu leo lên hòn Lao rồi đây ? Chạy ù té lên

đài chỉ huy thì đƣợc biết là chúng tôi đã đâm

phải một chiếc ghe đánh cá khá to đi ngƣợc

chiều tên là Nam Quan. Hậu quả tai nạn hàng

hải khủng khiếp này thì ghe đánh cá thiệt hại sơ

sài, trầy sơn mé sƣờn tả hạm không đáng kể, tầu

hải quân chúng tôi thì bị vỡ mũi và thủng một lỗ

to tổ bố ngay sân mũi ngay hầm chứa neo tý nữa

thì có thể bị chìm. Tôi vội hƣớng dẫn nhân viên

ban phòng tai bịt ngay lỗ thủng to của sân mũi

tạm thời một cách nhanh chóng (cũng nhờ

buttercup training của OCS đấy) bằng những

tấm nệm dầy. Sau đó chúng tôi trực chỉ hƣớng

Bắc đi ra căn cứ yểm trợ tiếp vận Đà Nẵng để

sửa chữa tầu.

Nửa đời ngƣời sau đôi khi ngồi buồn nghĩ lại

tôi mới thấy hai câu thơ ông thầy dạy Triết kiêm

nhà thơ tài ba đã viết tặng mình ngày xƣa sao

mà đúng quá xá à Đúng là vì ông ta đã thấy quá

xa, ngẫm nghĩ lại ông ta chỉ muốn ám chỉ là

mình sẽ đƣợc sang sống lƣu vong ở xứ Tét Xịt

đấy thôi, vì Texas là thủ đô của xứ Chăn Bò

(cowboy) mà.

Để thay lời kết tôi xin đƣợc viết thêm : Ngƣời ta

thƣờng hay có câu là :

Đƣờng nào đẹp bằng đƣờng Trần Nhật Duật

Lính nào hay nói thật bằng lính Hải Quân

Vì vậy trong bài này nếu quý bạn có đọc phải

nhiều tên tuổi hay địa danh nào trùng hợp, thì cứ

cho là đây không phải một sự tình cờ ngẫu nhiên

đâu mà chính là sự cố ý của ngƣời viết đấy.

mèo hoang 3/2010

17 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Bạn thân...

Việt Dân

Bạn mến,

Buổi sáng tháng Tƣ, bầu trời trong xanh, Theo

làn gió se se lạnh, mùa đông nhƣ còn vƣơng

vấn đâu đây. Dòng sông Potomac vẫn còn hơi

sƣơng quấn quit. Mặt trời đang lên, ánh nắng

vụn vỡ lung linh trên từng hàng cây anh đào

Yoshino đang nở rộ.

Hằng năm; vào mùa anh đào nở; tôi vẫn có thói

quen đến thủ đô Washington thăm lại dòng sông,

để đƣợc đi dƣới đám mây trắng phơn phớt

hồng, đƣợc ngắm nhìn những cánh hoa đào

mỏng manh bay theo gió nhẹ. Tôi bƣớc đi trong

một nơi chốn thật quá bình an. Tôi nhƣ đƣợc

nƣơng theo từng cánh đào, hòa nhập cùng sự

đổi thay của trời đất. Tôi bƣớc đi, lòng thật

thanh thản, nhƣ ngàn hoa mới nở sớm mai.

Không gian thanh bình quá, thời gian nhƣ lắng

đọng. Tất cả đang lặng im nghiêm cẩn đón nhận

bƣớc chân mùa Xuân. Đâu rồi ghen tƣơng đố

kị, đâu rồi kiêu ngạo hận thù. Biên giới đen

trắng đỏ vàng, biên cƣơng lãnh thổ nhƣ đã bị

xóa nhòa che khuất bởi ngàn hoa vƣơng giả.

Bạn mến,

Bên kia dòng sông là nghĩa trang Quốc gia

Arlington. Hàng hàng Thánh giá màu trắng đứng

im lìm trên đồi cỏ xanh mát. Đây là nơi yên nghỉ

miên viễn của bao nhiêu thế hệ thanh niên Hoa

kỳ. Họ nằm xuống cho đất nƣớc nầy vinh quang

hùng cƣờng vĩ đại. Họ nằm xuống cho đất nƣớc

nầy trổ hoa nhân ái bao dung, Họ nằm xuống

cho đất nƣớc nầy trở thành miền đất hứa của Tự

do Dân chủ. Và họ đã nằm xuống cho tôi cùng

triệu triệu ngƣời khác có nơi chốn dung thân. Có

cơ hội đƣợc sống, đƣợc làm ngƣời theo đúng

nghĩa của con ngƣời. Nhƣng bạn ơi ! Cho dù cố

gắng, tôi vẫn chƣa một lần can đảm gọi đây là

quê hƣơng.

Bạn mến,

Quê hƣơng... Quê hƣơng trong tôi... Tiếng gà

gáy bên sông vọng lại, tiếng trẻ thơ thiếu sữa

khóc trong đêm. Quê hƣơng trong tôi... Lúa

xanh căng mầm sữa, ngày Hè, con diều giấy

bay cao uốn lƣợn theo gió giao mùa. Quê hƣơng

trong tôi... Xóm nghèo bao bọc lũy tre xanh, con

đƣờng đất đi qua trƣớc sân đình, cây đa rợp

bóng, bến sông rộn rã lũ học trò và trên đƣờng

làng, chiều về uể oải bƣớc chân trâu. Quê

hƣơng trong tôi... Thu về đồi quê hoa sim nở,

sƣơng mù đẫm ƣớt đám mạ non. Quê hƣơng

trong tôi... Mùa đông buồn rét mƣớt, mƣa phùn

gió bấc. Nồi cơm khoai nấu muộn, khói lam

chiều ấp ủ mái nhà tranh. Quê hƣơng trong tôi...

Mùa xuân về tiếng gầu khua giếng nƣớc, cô gái

làng bên tóc ngang vai mơ ƣớc xuân thì.

Bạn mến,

Thục Đế hận vong quốc, Thôi Hiệu hoài cố

hƣơng. Trăm năm sau có sách sử nào nói lên

đƣợc nỗi thống hận vong quốc, hoài cố hƣơng

của triệu triệu con tim đàn chim Việt. Trên bốn

ngàn năm lịch sử, với sự tiếp tay bọn mãi quốc

cầu vinh; Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, Mặc

đăng Dung; đàn chim Việt đã bao lần vong quốc

ly hƣơng.

Ngày nay, lịch sử mà chúng ta đang đối diện và

một thực tế không thể chối cãi đƣợc là xuyên

18 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

qua đảng cọng sản Việt nam, đất nƣớc đang bị

Trung hoa đô hộ lần thứ ba. Bằng một chính

sách xâm lăng đồng hóa tinh vi hơn, thâm độc

hơn.

Tôi có quá bi quan hay không khi nói rằng tình

trạng Tây tạng, Tân cƣơng đã và đang xẩy ra

cho Việt nam, nó không còn là hiểm họa mà là

một thực tế.

Bạn mến,

Tháng Tƣ, ký ức những ngày tháng Tƣ của 35

năm trƣớc lại trở về trong mỗi một ngƣời dân

Việt. Đó không những là ngày sụp đổ một chính

thể tự do dân chủ non trẻ, mà cũng là ngày đánh

dấu sự sụp đổ, băng hoại đến tận cùng văn hóa

đạo đức xã hội Việt nam.

Hơn bốn ngàn năm, đây chính là giai đoạn lịch

sử mà nền văn minh văn hiến Việt nam bị chà

đạp thảm khốc. Tƣơng quan trong cuộc sống

không còn là tình tự dân tộc, không còn là “ Bầu

ơi ! Thƣơng lấy bí cùng...”, mà chỉ là quan hệ

của mạnh đƣợc yếu thua. Quan hệ giữa cƣờng

quyền và cô thế. Quan hệ của bạo lực, áp bức,

đàn áp. Quan hệ của ích kỷ vô cảm, chia rẽ,

nghi ngờ và đố kỵ lẫn nhau.

Bạn mến,

Tháng ngày qua đi , ba mƣơi lăm năm đất khách

quê ngƣời. Chúng ta đã vào tuổi 60, vào giai

đoạn cuối cuộc đời (?).Có phải đây là lúc tình

hoài hƣơng càng trĩu nặng trong lòng. Tôi và

bạn những ngƣời thủy thủ già có khi nào bên

tách trà buổi sáng, bên ly rƣợu buổi chiều, nhớ

đến vận nƣớc vẫn còn nổi trôi, mà đau xót cho

dòng sinh mệnh dân tộc. Nhìn lại quãng đời đã

đi qua và phần đời còn lại, nếu còn chút ý thức,

làm sao mà chúng ta không khỏi đắc tội, hổ thẹn

với tiền nhân. Hƣớng vọng tƣơng lai, làm sao

chúng ta đối diện với thế hệ mai sau. Tôi không

có đảm lƣợc và hào khí nhƣ Hòa thƣợng Thích

Quảng Độ, Linh mục Nguyễn văn Lý, và lại quá

hổ thẹn để nhận rằng tôi cũng là một ngƣời dân

Việt nhƣ Luật sƣ Lê thị Công nhân.

Đâu rồi ngƣời thủy thủ, một thuở ngẩng cao đầu

quắc mắt thách thức đối chọi sóng gió ngàn

khơi. Đâu rồi ngƣời thủy thủ với những hải đảo

đã đi qua, những bến bờ đã ghé lại cùng những

đêm hải hành mang đầy ƣớc mơ xây dựng quê

hƣơng. Phải chăng tôi bỏ quên quá khứ , ngoảnh

mặt lại với tƣơng lai, và để không thấy nỗi thống

khổ của quê hƣơng, dân tộc, tôi đang thu mình

nhỏ bé và đang tự đánh mất, Phải chăng tôi tìm

mọi lý giải để biện hộ cho sự ích kỷ và hèn nhát

của chính tôi Phải chăng ngƣời thủy thủ già

thỏa mãn với những gì đang có, và tự đóng cánh

cửa cuộc đời mình.

Bạn mến,

Nhìn lại quãng đời đã qua đi và ba mƣơi lăm

viễn xứ ; cho dù có vinh quang thì vinh quang

đó cũng không bằng hạt cát đáy sông. Ắt hẳn

bạn và tôi đều nhận ra rằng, chúng ta không thể

nào cứ ôm mãi quá khứ; để hành sử nhƣ ngƣời

ngoại cuộc chỉ biết thƣơng vay khóc mƣớn.

Chúng ta không thể nào cứ mãi hãnh diện là một

cựu SVSQ/HQ Trần hƣng Đạo OCS mà quên đi

tƣơng lai đất nƣớc đang bị chà đạp bởi một chủ

nghĩa vong bản phi nhân. Hãy bỏ đi những đố

kỵ, bè phái. Hãy hủy diệt đi chủ nghĩa cá nhân.

Hãy vì tƣơng lai của thế hệ mai sau , can đảm bỏ

đi những dị biệt và tìm đến những tƣơng đồng.

Mặc dù không đạt đƣợc những thành công to

lớn. Nhƣng chắc chắn chúng ta vẫn có thể nói

với thế hệ mai sau rằng: Chúng ta, những thành

viên SVSQ/HQ Trần hƣng Đạo OCS cũng đã có

những ƣớc nguyện tốt đẹp dành cho quê hƣơng

giống nòi.

Bạn mến,

Tại một thành phố đƣợc mang danh thủ đô của

ngƣời Việt tị nạn, chúng ta lại gặp nhau. Hãy

mang cho nhau tâm tình đẹp nhất của biển Thái

bình, của mẹ Việt nam. Hãy kể cho nhau nghe

những vui buồn trong quãng đời còn lại. Ngày

vui họp mặt rồi cũng qua đi, Nhƣng bạn ơi ! Cho

dù đến hơi thở cuối cùng, đừng bao giờ quên

rằng tôi và bạn là những cánh chim hải âu biệt

xứ. Bạn và tôi, chúng ta có mặt tại đây hôm nay

là vì chúng ta là những ngƣời tị nạn cọng sản.

Ngày họp mặt, ngày đoàn tụ của đàn chim Việt.

19 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Hãy ngồi lại, tay trong tay chôn vùi đi những dị

biệt. Cho dù khó khăn, nhƣng hãy gánh lấy trách

nhiệm của mình. Gánh lấy trách nhiệm vì chúng

ta không sống và không hành xử nhƣ một loài ốc

mƣợn hồn. Hãy tin tƣởng mãnh liệt vào tƣơng

lai và tiền đồ dân tộc. Một hội nghị Diên hồng sẽ

nở hoa. Và chúng ta, những thủy thủ; cho dù về

chiều; nhƣng vẩn hãnh diện là con cháu của

Hƣng Đạo Đại Vƣơng Trần quốc Tuấn

Việt Dân WashingtonDC

Nói với cháu nội

Đeo kính lão, Nội sắp hàng đi học

Chạy hụt hơi vẫn sau đít đàn em

Chỉ mỗi tiếng chào – đọc hoài không thuộc

Chỉ có cái tên – lúc nhớ lúc quên.

Nội học toán nhẩm xem mình mấy tuổi

Gần sáu mươi sao cứ mãi làm trò?

Lấy hiện tại Nội trừ vào quá khứ

Thành tương lai là những nỗi âu lo.

Nội học vẽ để vẽ đường về xứ

Sao xung quanh toàn biển rộng sông sâu?

Muốn vẽ núi cho một đời ngất ngưởng

Cũng thua mây vần vũ giữa trời cao.

Nội học nhạc muốn cuộc đời thư giãn

Chia niềm vui từ cội rễ vô thường

Nhưng đến khi từng cung thương trỗi dậy

Chợt thấm đau nỗi nhớ mất quê hương.

Nội học Đạo lòng hướng về siêu thoát

Rồi ngẫm ra cũng ích kỷ vô cùng

Muốn bon chen lên thiên đàng cực lạc

Bỏ người thân dưới địa ngục mông lung.

Nội học riết ... thấy mình thêm dốt nát

Gần sáu mươi vẫn đứng mãi sân sau

Mong cháu lấy những vụng về của Nội

Làm nan đề cho kinh nghiệm mai sau.

Phạm Hồng Ân

20 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Người tình U Minh

Hải Âu

Lời bạt:

Câu chuyện là hỗn hợp của óc tưởng tượng

và vài khung cảnh thực tế. Nếu có sự trùng

hợp nào đó về tên tuổi hoặc địa danh, đó chỉ

là sự ngẫu nhiên ngoài ý muốn và trách

nhiệm của tác giả.

Ba mƣơi năm trôi qua, kỷ niệm cũ đã phai mờ

theo năm tháng. Những mẩu chuyện ngày xƣa

giờ đã theo thời gian chìm đắm sau dám bụi mù.

Thời tuổi trẻ bồng bột, ngây thơ đã vụt qua nhƣ

bóng câu qua cửa sổ, nhạt nhòa mau nhƣ bóng

quái chiều hôm. Thời 1970 khi chiến tranh Việt

Nam bắt đầu chuyển sang giai đoạn quyết liệt

nhất trƣớc khi kết liễu cũng là thời mà bây giờ,

sau 30 năm sầu xứ, tôi vẫn nhớ lại nhƣ chuyện

mới xảy ra hôm

qua. U Minh là một

địa phƣơng ít ngƣời

biết tới. Chữ U

Minh có nghĩ là âm

u tối mịt, ám chỉ

vùng sình lầy hắc

ám nhiều cạm bẫy,

trắc trở trong thời

chiến. Cũng chính

trong vùng này,

Vua Gia Long, trên

dƣờng lƣu vong

sang Thái Lan cũng

đẵ từng nếm mùi nƣớc mặn, đồng chua của miền

cực Nam. Gần năm phục vụ giang đoàn thủy bộ

hoạt động trong vùng, ngoài những thử thách

hằng ngày của cuộc chiến, những chuyện bên lề

của chiến tranh cũng không kém phần ngoạn

mục.

Căn cứ Kiên An nằm trên sông Cái Bé, ở ngay

góc kinh Cáng Gáo. Từ Sài Gòn, đi xe đò xuống

Rạch Giá, rồi phải di xe ôm đến Xẻo Rô, Tắc

Cậu, cách bến xe chừng 20 phút đi bằng xe ôm,

thƣờng là xe gắn máy nhƣ Honda, Suzki hoặc

tƣơng tự. Sau đó phải đi đò xuyên Tắc Cậu rồi

vƣợt ngang sông Cái Bé mới tới Kiên An. Đò

xuyên Tắc Cậu thƣờng đầy ấp có thể chìm bất

cứ lúc nào khi có sóng lớn. Thế nhƣng nhờ trời

chuyện này chƣa bao giờ xảy ra. Lần đầy ngồi

đò cũng hơi ƣu tƣ, nhƣng thấy mọi ngƣời dân

thƣờng vẫn tỉnh bơ nên yên tâm phần nào.

Gần căn cứ là một xóm nhà dân chen lẩn những

hàng quán nho nhỏ ở bờ Tây. Bên kia bờ kinh

Cáng Gáo ở phía Đông là xóm nhà dân, đa số

làm nghề buôn hoặc đánh cá. Hàng quán thì chỉ

lèo tèo vài ba cái vì đa số các ẩm thực khách từ

căn cứ Hải Quân và đồn Địa Phƣơng Quân gần

đó hay la cà ở những quán bờ Tây.

Vào U Minh chỉ có một lối duy nhất là theo

Kinh Cáng Gáo. Đồn Địa Phƣơng Quân nằm

cùng mé của căn cứ Hải Quân nhƣng ở cuối dãy

xóm nhà dân vế

phía Tây và cách

căn cứ chừng gần

cây số. Thời đó

sau hành quân

Kampuchia, hai

giang đoàn 70 và

71 Thủy Bộ về

đóng Kiên An.

Tôi thuộc 71

Thủy Bộ. Sự khác

biệt giữa hai

giang đoàn rất dễ

nhận ra. Dân 70

TB thì tóc dài, nhậu nhẹt nhiều, còn dân 71 thì

có vẻ “đứng đắn, đàng hoàng” hơn về mặt quân

phục và tƣ cách. Giang đĩnh của 70 TB thì thuộc

loại cũ của Hải Quân Mỹ vùng nƣớc đục (

Brown Water Navy), thí dụ nhƣ loại Tango mui

vải so với loại tango mới hơn mui sắt là loại

tango tôi dùng khi hành quân U Minh ( Tango

54). Hải quân Việt Nam đóng cùng căn cứ với

Hải Quân Mỹ. Chỉ những dân OCS mới thƣờng

giao du với các nhân viên và sĩ quan Mỹ đóng

21 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

cùng căn cứ. Một buổi trƣa, tôi đang ngồi trong

một quán cốc địa phƣơng, một thằng Mỹ đến

bàn trao tôi mấy tấm hình hắn chụp ở Tân Châu

trong đó có tôi, Tôi cám ơn và bắt tay hắn. Sau

đó đƣờng ai nấy đi. Chiến tranh làm ngƣời ta có

vẻ hời hợt, vội vã trong sự giao tế. Thƣờng sau

mỗi cuộc hành quân U Minh, đa số sỹ quan và

lính đề lặn về Sài Gòn để du hí và thăm bà con,

gia đình dù có giấy phép hay không. Một số con

bà phƣớc thì ở lại căn cứ. Thời đó tụi VC thƣờng

pháo kích căn cứ Kiên An. Sau chín giờ tối thì

căn cứ đóng cửa và sự ra vào rất hạn chế. Những

con nhạn lạc đàn vì mê nhậu quên giờ giấc có

thể trở về căn cứ trƣớc mƣời giờ đêm. Sau đó thì

chỉ có nƣớc ngủ lại ở một trong các nhà dân

ngoài căn cứ. Sự canh gác căn cứ là sự hợp tác

giữa Hải Quân VN và Hải Quân Mỹ. Phe ta và

phe đồng minh cũng trà trôn la cà ở những hàng

quán hai bên bờ kinh và sự đụng độ sau những

buổi tửu hậu, trà dƣ xảy ra thƣờng nhƣ cơm bữa.

Sau khi trở về Kiên An từ cuộc hành quân

Kampuchia chừng ba tháng tôi đã quen với nếp

sống ở căn cứ và bắt đầu thám hiểm dân tình địa

phƣơng. Ngoài những buổi nhậu tập thể ở bờ

Tây, thỉnh thoảng tôi cũng hay phiêu du qua bên

kia bờ kinh Cáng Gáo một mình. Mỗi lần ra

ngoài căn cứ tôi hay mặc đồ TQLC mua ở chợ

trời Sài Gòn và lận theo cây colt 45 để hộ thân.

Qua bên kia kinh phải đi bằng ghe. Chỉ cần

ngoắc tay là có ghe đƣa đón và chi phí thì tùy

nghi. Lần đầu tiên phiêu lƣu bên kia bờ kinh tôi

đi rảo suốt con đƣờng mòn trƣớc dãy nhà quê

với rải rác những hàng quán. Càng đi về phía U

Minh, phố quê càng trở nên thƣa thớt. Sau căn

nhà cuối phố thì con đƣờng trở nên hẹp hơn và

cong queo dẫn về phía cái cổ miếu nho nhỏ nằm

chơ vơ sau đám cây tràm, cây đƣớc và rải rác vài

cụm dừa nƣớc. Mỗi lần đi hành quân, khi tàu

vừa vƣợt qua cổ miếu là nhiệm sở tác chiến.

Đƣờng vào U Minh trở thành nguy hiểm trong

tích tắc. Lối vào U Minh nhiều trắc trở bất ngờ.

Trên lối trở lại, tôi bƣớc vào một quán cà phê.

Quán nằm một phần ba con đƣờng xóm nhỏ về

phía U Minh. Lúc bầy giờ đã hơn sáu giờ chiều.

Quán hơi vắng và chỉ có vài ngƣời khách đàn

ông. Dĩ nhiên thời chƣa bao giờ thấy giới phụ nữ

la cà ở các quán biên thùy. Tôi đế ngồi ở chiếc

bàn cuối cùng trong góc trái. Tiếng nhạc thời

trang đang phát ra từ giàn cassette đặt sau quầy

hàng. Giọng hát Lệ Thu đong đƣa gợi niềm

thƣơng nhớ trong bài Xin Còn Gọi Tên Nhau

của Trƣờng Sa đang ray rứt gợi nỗi cô đơn của

ngƣời lính xa nhà. Ngồi sau quày là một ngƣời

đàn bà có mái tóc dài óng mƣợt trong chiếc áo

tay dài hở cổ màu tìm thẫm để lộ chiếc cổ trăng

ngần và một phần ba bộ ngực đầy đặn tràn dầy

nhựa sống. Thấy tôi, nàng bƣớc ra khỏi quầy và

đến tận bàn, nở nụ cƣời mời mọc.

-Anh uống gì? Nàng khẽ hỏi

-Em cho tôi một chai băm ba.

Nàng gạn hỏi tôi:

-Có San Miguel mới về, anh có muốn thử

không?

San Miguel là một hiệu bia Phi Luật Tân nổi

tiếng thời đó bên cạnh hiệu Heineken của Hòa

Lan. Tôi liền gật đầu.

Nàng quay vào trong rồi chừng năm phút sau

mang ra một mâm với một ly đá và chai San

Miguel. Nàng đặt mâm xuống bàn rồi rót bia ra

ly. Rót đến nửa ly thì bọt trắng đã dâng lên gần

đầy ly và nàng ngƣng rót. Rồi nàng mỉm cƣời

cáo lui. Tôi đợi hai phút cho bia bắt đầu lạnh rồi

nâng ly, nhắp một ngụm. Vị bia hơi đắng lúc

đầu nhƣng trở nên ngòn ngọt khi xuống khỏi cổ.

Tôi ngồi nhâm nhi bia, nghe nhạc và thỉnh

thoảng nhìn quanh hàng quán cà phê mộc mạc,

đơn sơ của vùng quê hẻo lánh này. Nàng chủ

quán đã trở lại ngồi sau quầy, bâng quơ nhìn ra

cửa. Mắt nàng to và đen láy nhƣng nhuốm một

nét buồn u ẩn. Có lẽ nàng đang mang một tâm

sự buồn nào đó. Quán hơi vắng so với những

hàng quán bên kia bờ kinh. Hình nhƣ quán này

chỉ dành cho những tay thích nghe nhạc, nhâm

nhi bia lạnh hoặc cà phê đá để tìm lại vài giây

phút yên tĩnh, thoải mái sau những giây phút sôi

động, căng thẳng đầy chết chóc và bất trắc của

22 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

chiến tranh. Tôi lặng lẽ nhắp bia lạnh, bâng

khuâng nhìn quanh, nhìn ra ngoài cửa và thỉnh

thoảng nhìn về phía quầy hàng. Khi tôi ngoắc cô

chủ để gọi thêm bia thì cũng là lúc giọng Khánh

Ly rời rã , bơ vơ nhƣ những phút cô đơn sau

cuộc làm tình trên gác vắng biên thùy trong bài

Cuối Cùng Cho Một Tình Yêu. Nàng chủ quán

mang ra một chai San Miguel, chăm đầy ly rồi

định quay ra nhƣng tôi đã đƣa tay chận nàng ở

lại. Tôi mời nàng ngồi xuống chiếc ghế đối diện.

Nàng có vẻ hơi ngạc nhiên nhƣng mỉm cƣời

ngồi xuống nhìn thẳng vào mắt tôi.

- Em tên gì? Tôi gặng hỏi

- Em tên Mỹ Hạnh, nàng khẽ trả lời.

Tên Mỹ Hạnh có vẻ quen quen. Tôi ôn lại ký ức

trong vòng mấy mƣơi giây. Rồi tôi nhớ ra rằng

đó là một địa danh quen thuộc. Mỹ Hạnh là tên

một làng của quận Đức Hòa, quê quán của tôi.

Tôi liền hỏi nàng:

- Em có phải là ngƣời Đức Hòa không?

Nàng đáp lại:

- Phải, sao anh biết?

- Anh chỉ đoán mò vì anh cũng là ngƣời Đức

Hòa.

Từ phút đó hai bên trở nên thân thiện nhau hơn.

Tôi hỏi nàng vì sao mà trôi dạt đến chỗ khỉ ho

cò gáy này. Nàng trở nên trầm buồn kể sơ qua

về cuộc đời mình. Nàng lớn lên trong một gia

đình gia đình khá giả ở làng Mỹ Hạnh. Mƣời sáu

tuổi, sau khi học hết lớp trung học cuối cùng ở

trƣờng Đức Hòa, nàng đƣợc chuyển về trƣờng

trung học Phú Lâm. Cũng nơi đó nàng quen biết

một chàng trai học cùng trƣờng( lúc đó trƣờng

trung học Phú Lâm là một trƣờng hỗn hợp,( trai

gái học chung). Hai năm sau đó cả hai đều rớt tú

tài đôi, chàng phải vào Thủ Đức còn Mỹ Hạnh

thì trở về quê ở Đức Hòa giúp đỡ mẹ cha việc

buôn bán. Hai ngƣời vẫn liên lạc nhau bằng thƣ

từ. Khi chàng trai ra trƣờng và đƣợc chuyển về

đơn vị 21 Bộ Binh đóng ở U Minh thì Mỹ Hạnh

cũng bỏ nhà để chạy theo mối tình đầu đời.

Chƣa đấy một năm sau thì ngƣời tình của nàng

bị tử thƣơng trong một cuộc phục kích ở vùng U

Minh hạ. Nàng quyết định ở lại vùng U Minh để

tƣởng nhớ ngƣời yêu xƣa, thay vì trở về quê

chung sống với gia đình.

Chừng hơn một năm sau đó nàng lại dan díu với

một sỹ quan địa phƣơng quân trong vùng nhƣng

cuộc tình cũng không kéo dài đƣợc bao lâu.

Chàng này cũng bị tử thƣơng trong một cuộc

hành quân phối hợp. Từ đó Mỹ Hạnh sống một

cuộc đời cô lẽ, mở quán cà phê để lây lất qua

ngày. Và từ đó trong mắt nàng lúc nào cũng

vƣơng vấn một nỗi buồn u ẩn.

Tôi cầm lấy bàn tay nhỏ nhắn với những ngón

tay dài thon búp măng an ủi nàng.

Hai giòng nƣớc mắt chảy dài xuống má nàng.

Mỹ Hạnh xin lỗi và cáo lui. Tôi ngồi đó lặng

thinh không nói, uống từng ngụm bia mà thấy

lòng cay đắng, bâng khuâng khó tả. Bóng

chiều đã ngã xuống ngoài kia. Trong quán chỉ

lƣa thƣa vài ngƣời khách. Có tiếng ghe máy lao

xao ngoài mặt kinh. Những ghe đánh cá đã tề

tựu về sẵn sàng cho buổi chợ chiều. Tôi nhìn ra

vùng sóng nƣớc lấp loáng, rộn rịp bóng ghe

thuyền

Và trong một thoáng, quên di rằng mình đang

sống giữa vùng chiến tranh sôi động.

Khi tôi về căn cứ thì đã hơn chín giờ tối.

Lệnh cấm trại vẫn kéo dài ba tuần sau đó. Trong

khi chờ đợi cuộc hành quân sắp tới, hằng ngày,

ngoài những buổi ăn nhậu với bạn đồng đội, tôi

thƣờng băng qua song, uống cà phê hoặc bia để

nghe nhạc và đề trò chuyện với Mỹ Hạnh. Tình

giao du trở nên thân thiết hơn. Một buổi xế

chiều sau khi tôi đã uống vài chai, Mỹ Hạnh mời

tôi ở lại dùng cơm tối hôm đó. Tính ra thì hai

đứa đã quen nhau trên hai tuần từ lúc khám phá

ra rằng tụi tôi ở cùng quê. Tôi nhận lời ngay. Tối

đó hai đứa ăn cơm với canh chua tôm và cá kho

tộ. Sau đó tôi ở lại trò chuyện đến sau chín giờ

tối mới trở về căn cứ. Tình than mật chuyển

sang tình yêu lúc nào không hay. Tôi chỉ nhớ

rằng một buổi tối sau khi mải mê trò chuyện, tôi

khám phá ra rằng đã hơn mƣời giờ đêm. Tôi

đành ở lại qua đêm trong quán của nàng. Mỹ

23 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Hạnh xin phép lui ra sau để tắm rửa và thay

quấn áo chuẩn bị đi ngủ. Tôi ngồi tần ngần ở

chiếc bàn trong góc trái cạnh quầy chờ nàng.

Chừng hai mƣơi phút sau, nàng trở ra trong bộ

đồ ngủ lụa màu ngà, mái tóc xõa dài xuống vai,

óng mƣợt, nụ cƣới rạng rỡ. Thân thể nàng tƣơi

mát nhƣ một tòa thiên nhiên. Tối thấy lòng mình

rạo rực một cách tự nhiên, chƣa biết phải phản

ứng ra sao thì Mỹ Hạnh đã tiến lại gần bên tôi,

cầm lấy tay tôi và để lên ngực áo của nàng. Tín

hiệu vừa đƣợc gửi đi và vừa đón nhận trong tích

tắc. Tôi nghe tim mình đập dồn dập trong lồng

ngực và cảm thấy ngột ngạt, kỳ thú. Tôi ôm

chầm lấy nàng, ghì sát vào cơ thể tôi. Nàng chúi

mặt vào ngực áo tôi thổn thức, hơi thở dồn dập.

Bao nỗi cô đơn buồn tủi sâu kín, giờ nhƣ nƣớc

vỡ bờ. Tôi nâng mặt nàng lên, nhìn thẳng vào

đôi mắt đen láy, to tròn dƣới ánh đèn tù mù. Nụ

hôn đầu nồng ấm và ƣớt át trong giây phút đam

mê cuồng vội. Bàn tay tôi phiêu lƣu dƣới làn vải

lụa mỏng, háo hức, mơn trớn từng khoảng da

thịt, từng ngõ ngách quanh co của vùng thung

lũng tình yêu bí mật của ngƣời đàn bà. Rồi hai

đứa bị lôi cuốn vào cơn bão tình yêu nhục thể

lao đao khó tả và kéo dài bất tận. Hai đứa yêu

nhau cho đến khi hai thân thể rã rời, mệt lả, rồi

ôm nhau chìm trong giấc ngủ dài thoải mái, vô

tƣ, không mộng mỵ.

Tiếng gà gáy sáng làm tôi chợt tỉnh. Tôi nhìn

xung quanh định thần. Mỹ Hạnh nằm cạnh tôi

bên cánh trái, mái tóc nàng buông xõa che lấp

phân nửa khuôn mặt và sòng xoải chảy xuống

bờ vai và đôi bờ bồng đảo của nàng. Bờ mông

nàng đầy đặn ẻo lả chạy dài xuống hai chiếc đùi

thon dài phân nửa luồn khuất sau lớp chăn bừa

bộn. Hơi thở nàng đều đặn theo nhịp lên xuống

của ngực nàng. Tôi kéo nàng quay về phía tôi

cho nàng nằm sát về phía trái, mặt sát vào ngực

tôi. Tôi nghe hơi ấm của thân thể nàng truyền

sang cơ thể tôi. Nàng ú ớ những lời khó hiểu và

trên môi nàng chợt hiện một nụ cƣời vô tƣ. Tôi

ghì xiết cơ thể nàng, nghe lòng chợt rạo rực

niềm yêu nhục thể.

Rồi cuộc giao tình nửa đêm về sáng đến dồn dập

nhƣ con nƣớc vỡ bờ. Đâu đó trong khoảng

không gian bƣng bít không đầu mối, tôi nghe

nàng rên lên thống thiết, tan vỡ vùng trống vắng

tịch liêu...

Khi tôi trở về căn cứ thì đã sau chín giờ sáng.

Ba hôm sau tôi có lệnh hành quân. Tôi băng qua

sông thăm Mỹ Hạnh trƣớc khi lao vào vùng lửa

đạn.

Buổi trƣa ấy, quán vắng lạ thƣờng. Trong quán

chỉ có vài anh địa phƣơng quân uống cà phê

hoặc bia. Những dòng nhạc thời trang vẫn đang

réo rắt từ hai chiếc loa sau quầy hàng. Hình nhƣ

đã cảm thấy trƣớc, hôm nay Mỹ Hạnh mặc bộ

đồ tím thẫm. Nụ cƣời hình nhƣ vắng bóng trên

môi nàng. Tôi nhìn thẳng vào mắt nàng dò hỏi.

Nàng nhìn vội vào mắt tôi rồi vội quay đi. Cuộc

tình tự vài hôm trƣớc trở về trong tâm tƣởng tôi.

Trƣớc mặt mọi thực khách tôi không thể đến bên

nàng trao nàng nụ hôn trìu mến, vỗ về. Tôi nghe

một nỗi cô đơn cùng cực khó tả dâng lên trong

hồn. Tôi thờ thẫn theo những dòng nhạc thời

trang, uống từng ngụm bia San Miguel, tự hỏi

chuyện gì đã xảy ra. Khi ngƣời khách cuối cùng

đã rời quán, Mỹ Hạnh tiến về chiếc bàn tôi

giọng nàng buồn bã.

-Ngày mai anh đi hành quân?

Tôi không hiểu sao nàng lại biết nhƣng chắc

chắn rằng một trong những tên lính HQ hoặc bộ

binh đã truyền tin. Tôi nhìn vào mắt nàng, dò

hỏi. Ánh mắt của nàng trở nên bí hiểm. Tôi

muốn tìm hiểu vì sao.

Nàng ngồi xuống cạnh tôi, khẽ nói:

-Em đang lo

-Tại sao? Tôi gặng hỏi

Nàng chần chừ đôi phút rồi khẽ bói:

-Đời em đã hai lần dang dở, anh là ngƣời thứ ba.

Tôi chợt hiểu ra nỗi ƣu tƣ của nàng.

Tôi bảo nàng chớ tin theo những mê tín dị đoan

vô căn cứ.

Tôi cố trấn an nàng và hy vọng nàng sẽ nghe

theo.

24 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Nàng đóng cửa sớm hôm đó.

Và cơn trốt tình yêu bùng nổ nhƣ con nƣớc vỡ

bờ đƣa hai đứa vào cõi vô biên không đầu mối

nơi mà niêm đam mê nhục thể tiếp xúc với tình

yêu lý tƣởng, quyện vào một mối rồi lại tách xa

nhau trong nỗi cô đơn vô vọng.

Đêm đó khi tôi trở về căn cứ thì đã mƣời giờ

đêm. Chính tay Mỹ Hạnh chèo thuyền đƣa tôi

sang sông vì lúc đó quá trễ, không tìm đƣợc ai

khác. Phút chia tay bịn rịn, não nùng. Tôi ôm ghì

thân thể nàng, trao nụ hôn từ tạ. Nàng nói khẽ:

-Anh bảo trọng! Rồi quay thuyền trở về.

Cuộc hành quân kỳ đó không nhiều biến cố

ngoại trừ sau khi đổ bộ lính sƣ đoàn 21 ở U

Minh hạ, trên đƣờng về, chiến đĩnh tôi bị mìn.

Chiếc tango tôi đi bị há mỏ chừng gần một

thƣớc nhƣng không đủ để làm nƣớc vô tàu. Một

chàng bộ binh bị thƣơng nhẹ vì ngồi dƣới đài chỉ

huy và bị một thùng cát rơi rơi xuống đụng vào

đầu. Anh này đang hành quân thì có công điện

vê Sài Gòn học tu nghiệp. Sau chuyến hành

quân đó, toán giang đĩnh của tôi phải ở lại vùng

hành quân. Tô trải qua những đêm dài khó ngủ

vì tàu đóng cạnh căn cứ hành quân của sƣ đoàn

21 và nằm ngay gần đội pháo binh. Tôi chờ đợi

từng ngày đê đƣợc trở về thấy lại ngƣời đẹp U

Minh. Một tháng trôi qua nhiều niềm nhung

nhớ. Bao giờ gặp lại em, tôi tự hỏi. Có những

đêm mệt nhoài ray rức, tôi chập chờn rơi vào

giấc ngủ nửa tỉnh, nửa mê. Sự nguy hiểm vẫn

cận kề đâu đây trong những đêm đen mờ ảo

hoặc trong những khi bóng quái chiều hôm. Có

những lúc nằm trên chiếc bunk ọp ẹp dƣới sàn

tàu tango, tôi ngùi nhớ đến ngƣời tình U Minh,

mong đợi lúc trở về căn cứ. Niềm nhớ thƣơng

xâu xé tâm tƣ. Ba tuần lễ dài nhƣ thiên thu. Tôi

cố nén nỗi cô đơn thầm kín. Không biết nơi nẻo

xa, ngƣời tình U Minh có nhớ tôi không?

Khoảng hơn ba tuần sau đó, toán giang đĩnh

71TB trở về căn cứ.

Tôi đƣợc gặp lại ngƣời tình U Minh.

Ngồi trong quán nhỏ nhâm nhi gia lạnh để quê

đi những phút giây khổ cực thiếu thốn trong

vùng hành quân. Tôi chỉ chờ đến giờ đóng cửa

để đƣợc cùng Mỹ Hạnh chia xẻ những niềm

riêng tƣ chỉ có hai đứa tôi đƣợc biết. Tính ra thì

đã hơn hai tháng tôi chƣa về Sài gòn thăm nhà.

Cho nên sau cuộc hành quần kỳ này, tôi định ở

lại Kiên An chừng ba ngày rồi sau đó sẽ về Sài

Gòn.

Hôm đó Mỹ Hạnh mặc bộ đồ sƣờn sám màu

hồng nhạt bằng gấm Thƣợng Hải. Tôi có thể

mƣờng tƣợng từng đƣờng cong tuyệt mỹ dƣới

làn vải gấm tƣơi mát, óng mƣợt. Những chàng

trai thực khách chắc cũng đang chết mê mệt để

trí tƣởng tƣợng đi hoang. Tôi ra sông nƣớc, ghe

thuyền lao xao, bóng ngƣời tấp nập. Chiến tranh

và chết chóc hầu nhƣ đã đi vắng. Ngƣời dân quê

mộc mạc vẫn tiếp tục những sinh hoạt bình

thƣờng. Rồi tôi quan sát xung quanh quán. Ở

một góc tối bên phải, một anh chàng trung niên

mang kiếng răm đang ngồi uống bia lớn, loại bia

cổ điển hiệu con cọp trƣớc khi có bia băm ba.

Đây là một khuôn mặt lạ tôi chƣa từng thấy lui

tới quán này. Anh chàng mặc áo dân sự trông

giống nhƣ một cảnh sát chìm hay an ninh quân

đội. Tôi chắc chắn chàng đang quan sát tôi kỹ

lắm. Tôi vớ nhƣ không để ý đến chàng này

nhƣng trong trong thâm tâm, tôi tôi có nhiều

thác mắc về chàng khách lạ. Tôi định sẽ hỏi Mỹ

Hạnh về anh chàng này. Chừng mƣơi phút sau,

anh chàng nốc cạn ly bia rồi đứng lên tiếng đến

quầy hàng trả tiền rồi lẵng lặng lui ra. Khi ra gần

đến cửa quán, chàng móc túi ra bao Basto rồi

châm một điếu, hít một hơi dài trƣớc khi rời

quán. Mỹ Hạnh nhìn tôi, thăm dò phản ứng. Tôi

tỉnh bơ nhƣ Ăng Lê.

Khoảng tám giờ tối thì khách đã về hết chỉ còn

có hai đứa tôi. Sau khi đóng cửa, cài then, nàng

bƣớc đến cạnh bàn rồi ngồi lên lòng tôi, chúi

mặt vào ngực áo tôi, mái tóc nàng dài che phủ

nửa khuôn mặt dễ thƣơng, thân mật.

-Em nhớ anh, nàng thỏ thẻ.

25 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Tôi nâng mặt nàng lên, nhìn thẳng vào đôi mắt

to đen với hai làn mi cong vút. Tôi có cảm tôi đã

gặp nàng trong chuyện cổ Trung Đông nào đó

rất là kỳ bí. Nụ hôn nồng nàn đầy tham lam,

háo hức chợt đến một cách tự nhiên. Tôi ôm chặt

thân thể nàng, không muốn tách rời. Rồi đêm U

Minh lại bao phủ xuống hai tâm hồn trẻ đang

yêu nhau cuồng vội. Dƣới ánh đèn dầu tù mù,

thân thể ngƣời đàn bà hiện ra lồ lộ nhƣ một

tƣợng thần Hy Lạp. Tôi bế nàng vào trong gian

sau...

Sáng hôm sau, trƣớc khi cáo từ, trở về căn cứ,

tôi hỏi Mỹ Hạnh về chàng khách lạ tối qua.

Nàng có vẻ ngần ngừ giây lát trƣớc khi bảo rằng

chàng này là một viên chức địa phƣơng. Tôi hôn

nàng giã từ, hẹn gặp lại chiều hôm đó.

Trở về căn cứ, tôi sắp xếp cho Tango 54 về Rạch

Sỏi sửa chữa và cho các chiến đĩnh khác chăm

dầu nhớt sẵn sàng cho công tác tuần tiểu quanh

căn cứ và công tác sắp tới.

Mặc dù bận rộn với những nhiệm vụ hằng ngày,

tôi vẫn nghĩ ngợi miên man về Mỹ Hạnh, ngƣời

tình U Minh. Và hôm đó, sau khi nhậu vài phút

với đám lính con bà phƣớc, tôi gọi thuyền qua

sông thăm ngƣời yêu.

Khi tôi bƣớc vào quán thì anh chàng lạ hôm

trƣớc cũng đã ngồi trong xó tối uống bia con

cọp, cũng mang kính răm với nét lầm lì cố hữu.

Tôi nhớ lại những lời Mỹ Hạnh nói về chàng

này chiều hôm trƣớc. Viên chức địa phƣơng?

Đến đây trồng cây si hay có ý đồ gì? Tôi giả vờ

không đề ý đến chàng, bƣớc đến ngồi xuống

chiếc bàn nhỏ dành cho hai ngƣời ở cạnh quầy

hàng nhƣ thƣờng lệ. Mỹ Hạnh đem bia San

Miguel cho tôi nhƣ thƣờng lệ. Tôi uống một

ngụm bia rồi nhìn bâng quơ ra cửa nhƣng trong

khóe mắt tôi liếc nhìn anh chàng khách lạ.

Chàng vẫn mang kính đen nhƣ bao giờ, đôi môi

thâm quầng ám chỉ nhiều năm hút thuốc, nét mắt

lầm lì đanh đá của một kẻ đã từng trải trên chốn

giang hồ. Anh chàng mang một cốt cách nào đó

khác hẳn dân địa phƣơng, tôi nghĩ thầm. Tuy

chƣa nghe giọng nói của anh chàng này nhƣng

tôi biết chắc anh là ngƣời miền bắc. Điều này tôi

có thể hỏi qua Mỹ Hạnh để kiểm chứng.

Ngồi sau quầy hàng, thỉnh thoảng tôi thấy Mỹ

Hạnh nhìn về phía anh chàng rồi lại nhìn tôi nhƣ

dò xét. Tiếng hát Khánh Ly chợt trỗi lên từ giàn

cassette với bài Tình Nhớ. Giọng ca khắc khoải

bâng khuâng gợi bao nỗi nhớ nhung xa vắng của

những kẻ yêu nhau nhƣng phải lìa xa và trải qua

những tháng ngày chồng chất tƣởng đã quên đi

nhƣng vẫn còn thƣơng nhớ ngút ngàn. Tôi cảm

thấy sự mong manh tạm bợ của tình yêu. Em

ngồi đó, mái tóc buông dài, ánh mắt đăm chiêu,

xa vắng, với một niềm tâm sự u ẩn nào đó. Cuộc

chiến tình cờ đƣa đẩy cho mình gặp nhau.

Nhƣng ngày mai sẽ ra sao, nào ai biết đƣợc.

Mình chỉ biết mình yêu nhau phút này là đủ, còn

tƣơng lai thì cứ phó mặc cho những sự rủi may

bất trắc. Tôi uống thêm ngụm bia lạnh rồi nhìn

bâng quơ ra cửa. Nắng chiều đã ngả bóng ngoài

sông. Tôi thả hồn miên man theo những dòng

nhạc thời trang. Không biết đƣợc bao lâu, khi tôi

nhìn lại thì anh chàng mặc đồ dân sự đã biến

dạng từ bao giờ. Hôm đó Mỹ Hạnh đóng cửa

sớm. Tôi ở lại dùng cơm tối với nàng và ở lại

qua đêm. Sáng hôm sau tôi phải về Sài Gòn

sớm. Tôi đã chuẩn bị một giấy phép “lèo” và

mặc đồ dân sự, để đi thẳng từ nhà của nàng và

khỏi về căn cứ. Đêm đó hai đứa yêu nhau quên

cả trời đất. Tôi cũng quên bẵng về anh chàng lạ

thƣờng lai vãng từ sau khi tôi trở về từ chuyến

hành quân vừa rồi. Sau cuộc làm tình đầu hôm,

Mỹ Hạnh quay ra ngủ vùi giấc ngủ vô tƣ nhƣ

một dứa trẻ. Tôi nghe hơi ấm của cơ thể nàng

truyền sang cơ thể tôi. Mặt nàng áp sát vào ngực

tôi, hơi thở điều hòa, bình thản. Mái tóc nàng

xõa dài phủ kín bờ vai tròn lẳn. Tôi chỉ ngủ mơ

màng không tròn giấc. Bàn tay tôi để yên trên

đôi bờ mông đầy đặn, gợi cảm. Khi đêm chìm

về sáng thì tôi mới rơi vào giấc ngủ rời rã, mê

mệt. Tiếng gà gáy sang làm tôi chợt tỉnh. Tôi

nghe tiếng Mỹ Hạnh ú ớ gì đó trong giấc mơ.

Tôi lay nàng dây và trao nàng nụ hôn nồng ấm.

26 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Rồi hai đứa lại làm tình một lần nữa trƣớc khi

tôi trở dậy chuẩn bị lên đƣờng. Nàng khoác lên

một chiếc áo mỏng, đƣa tôi ra tận cửa. Tôi ôm

ghì thân thể nàng sát vào ngƣời tôi. Nàng ngƣớc

nhìn tôi trìu mến. Nụ hôn từ biệt dài dẳng không

muốn rời. Tôi hẹn gặp lại nàng trong vòng một

tuần lễ. Rồi hai đứa chia tay.

Sƣơng mù bao phủ cả vùng U Minh. Tôi đón

ghe băng qua Tắc Cậu rồi lấy xe ôm về bến xe

đò Rạch Giá về Sài Gòn. Khi xe rời bến thì đã

gần tám giờ sáng. Xe đầy nghẹt nhƣ mọi khi.

Tôi ngồi ở băng giữa phía trái, nhắm mắt cố tìm

giấc ngủ. Nét mặt dễ thƣơng của ngƣời tình U

Minh lảng vảng về ám ảnh tâm tƣ. Những phút

giây làm tình nóng bỏng, những lời tự tình trong

đêm vắng... Tôi nghĩ ngợi bâng khuâng rồi chợt

rơi vào gấc ngủ ngu ngơ mệt mỏi. Trong cơn mê

tôi nghe gió thoảng bên tai. Khi tôi tỉnh dậy thì

xe vừa ghé bến Ninh Kiều. Tiếng rao hàng lao

xao của những ngƣời bán hàng rong làm tôi

quên di những nỗi ƣu tƣ về cuộc chiến. Tô mua

vài dĩ chuối khô để làm quà cho ngƣời thân ở

Sài Gòn. Mƣời lăm phút sau, xe đò tiếp tục cuộc

hành trình trên nẻo đƣờng gồ ghề, đầy bụi bặm.

Hình ảnh những xóm nhà, những đồng ruộng

phẳng lỳ và những khoảng trời xanh pha mây

trắng lần lƣợt trôi nhanh về phía sau khung cửa

xe nhƣ một cuốn phim thời sự. Chƣa về tới Sài

Gòn mà tôi đã bắt đầu nhớ U Minh...

Tôi trở lại Kiên An một chiều mƣa tầm tã. Con

đò từ Tắc Cậu chồng chềnh nghiêng ngả theo

những đợt sóng cao đe dọa. Mọi ngƣời khách

ngồi sát vào nhau, im lặng. Khi đò qua sông Bé,

sóng còn lớn hơn. Những đám dừa nƣớc nằm

lặng lờ sau màn mƣa mờ tỏa. Vừa lên bờ, tôi đã

đi nhanh về phía nhà Mỹ Hạnh. Lúc bấy giờ đã

hơn sáu giờ chiều. Nàng chạy ra đón tôi vòng

tay rộng mở. Tôi hôn lên đôi bờ môi nồng ấm

của ngƣời tình U Minh. Một tuần xa nhau mà

sao thời gian thăm thẳm. Tôi nghe niềm nhớ

thƣơng dâng lên nhƣ nƣớc vỡ bờ. Quán thật

vắng, chỉ lèo tèo vài ngƣời. Tôi để ý không thấy

chàng “viên chức địa phƣơng” đâu cả. Tôi cũng

không thèm hỏ Mỹ Hạnh. Tôi chỉ bết rằng hai

đứa lại đến trong vòng tay nhau. Buổi chiều

xuống thật nhanh và cơn mƣa không chịu dứt.

Rồi đêm về bao phủ vùng tranh tối tranh sáng U

Minh. Rồi hai tâm hồn lại chìm đắm trong cơn

mê tình yêu kỳ diệu. Hai đứa yêu nhau cho đến

khi thân thể rã rời.

Hôm sau tôi có lệnh đi hành quân gấp. Phân

nửa toán giang đỉnh của 71TB còn ở lại U Minh

bị nhiều tổn thất. Một chiếc Alpha bị mìn thả

trôi và đã chìm ngay trƣớc bộ tƣ lệnh Sƣ Đoán

21 Bộ Binh, mộ sỹ quan HQ biệt phái từ Thủ

Đức đã vùi thây dƣới lòng kinh Cáng Gáo, trong

bụng chiếc Alpha. Ngƣời nhái phải lặn cả tuần

để mang đƣợc xác lên bờ. Tôi có nhiệm vụ dƣa

xác về Cà Mau trên trực thăng Mỹ, chờ khám

liệm rồi đƣa quan tài về gia đình ngƣời quá cố ở

Sài Gòn trên quân xa. Kỳ đó ngoài tên tài xế hạ

sỹ quan, còn có một sỹ quan quân lƣơng ngồi

trƣớc với khẩu M1, còn tôi thì đứng sau cạnh

quan tài mang vỏn vẹn một khẩu Colt .45. Nếu

bọn VC chận đƣờng thì chắc cả bọn sẽ đi chầu

Diêm Vƣơng. Nhƣng may sao, cuộc hành trình

tuy gay go mệt mỏi, bọn tôi cũng về Sái Gòn an

toàn, còn có thì giờ ghé ăn tối ở Phú Lâm. Sau

khi dự đám tang, tôi đƣợc nghỉ thêm vài ngày

trƣớc khi trở lại vùng hành quân.

Tôi gặp lại Mỹ Hạnh, yêu nàng vội vã rồi lại đi

hành quân. Kỳ đó không xảy ra biến cố nào. Ba

tuần sau toán giang đĩnh của tôi rời vùng hành

quân và toán 70 TB vào thay thế. Khi đám giang

đĩnh của bọn tôi vừa vƣợt qua giữa Kinh Cáng

Gáo thì trên tần sóng hành quân cho biết chiếc

Alpha chở ban chỉ huy 70 TB vừa bị mìn. Theo

báo cáo tại chỗ thì chiếc giang đĩnh đã bị nổ

tung không còn dấu vết. Chiếc tango của tôi vừa

đi qua điểm đó chƣa đầy hai mƣơi phút. Tôi còn

nhớ chiếc Alpha với những antenne tua tủa, một

bọn quan quân ngồi trên mui tƣơi cƣời nhƣ đang

đi pinic. Tôi bàng hoàng nhớ lại những khuôn

mặt trẻ. Kỳ đó mƣời ba ngƣời chết tan xác, và

SĐ 21 phải mở cuộc hành quân đặc biệt để tìm

xác. Tôi thấy mình may mắn nhƣng cũng thƣơng

27 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

cho những ngƣời bạn đồng đội đã ra đi. Trong

số những ngƣời tử trân có vị chỉ huy trƣởng 70

TB, mới nhậm chức hơn một tuần trƣớc đó. Tôi

chợt nhớ lời Mỹ Hạnh nói: Anh là ngƣời thứ ba!

Gặp lại ngƣời tình U Minh, tôi không hề kể về

những biến cố xảy ra trong cuộc hành quân.

Nhƣng trong mắt nàng tôi thấy một vẻ buồn khó

tả. Tôi gặn hỏi nhƣng nàng cứ thoái thác, không

trả lời ổn thỏa. Tôi cũng không ép nàng làm gì.

Ba tuần sau tôi lại có lệnh đi hành quân. Trƣớc

khi đi, tôi ghé quán Mỹ Hạnh. Chiều hôm đó nét

mặt nàng buồn bã. Tôi hỏi tại sao thì nàng không

nói. Nhƣng sau khi mọi ngƣời khách đã về hết,

khi hai đứa một mình với nhau thì nàng lặng nói

với tôi rằng có thể hai đứa phải xa nhau vì nàng

không thể tiếp tục cuộc tình “ngang trái”. Tôi cố

hiểu những điều nàng nói nhƣng tiệt nhiên

không hiểu đƣợc. Tôi biết nàng đã dang dở đôi

lần và đang dộc thân. Tự nhiên tôi nghĩ đến

chàng khách lạ mặc đồ dân sự với nét mặt lầm

lỳ. Tôi nghĩ chàng này một là an ninh quân đội

hai là cán bộ nằm vùng. Cho đến lúc bấy giờ,

Mỹ Hạnh chƣa hề giải đáp ổn thỏa. Nếu hắn là

cán bộ địa phƣơng cố đao xới những bí mật

quân sự từ tôi qua Mỹ Hạnh thì hắn đã sai lầm

và hằn sẽ phải đợi chờ mòn mỏi, là vì tôi chƣa

bao giờ tiết lộ với ngƣời tình U Minh những chi

tiết hành quân. Còn nếu nhƣ hắn là n ninh quân

đội thì ngoài những cuộc lặn với những giấy

phép tự ký, tôi chƣa hề phạm luật. Hai tuần sau

đó tôi lại đi hành quân. Nằm trong vùng lửa đạn

mà tôi vẫn nhớ đến ngƣời tình U Minh, vẫn thắc

mắc về những câu hòi chƣa từng đƣợc giải đáp.

Một tháng dài lừ đừ trôi qua không biến cố. Tôi

trở về căn cứ mang một nỗ buồn cô dơn không

đâu mối. Tàu vừa cập bến, tôi đã vội đón ghe

sang sồng tìm thăm nàng. Tôi rảo bƣớc về cuối

xóm. Rồi tôi dừng lại trƣớc quán. Cửa quán đà

đóng chặt. Tôi tự hỏi hôm nay nàng bị bệnh

chăng? Vài ngƣời qua lại nhìn tôi dò xét rồi tiếp

tục đi nhƣ không có việc gì. Tôi đến lay cửa

nhiều lần nhƣng không ai ra tiếp. Tôi buồn bã

trở về ăn cứ, nghe niềm thƣơng nhớ dâng lên rời

rã ngút ngàn. Tôi về trang trại, ôm ấp niềm cô

đơn không đầu mối, nghe tình yêu nằm chết một

phƣơng trời. Hai hôm sau tôi trở lại tìm nàng.

Cửa vẫn đóng chặt nhƣ vài ngày trƣớc, Nhƣng

dán trên khung cửa là một phong thƣ. Tôi xé thƣ

ra đọc ngấu nghiến:

Anh yêu,

Khi anh đọc những dòng náy thí chắc em đã xa

khơi vạn dậm. Gặp anh và yêu anh trong những

ngáy tháng vừa qua là một niềm an ủi vô biên

cho em. Cuộc đời lận đận tình duyên đã làm em

nghi ngờ tất cả. Thế nhƣng anh đã đến với em và

cho em một niềm hy vọng nào đó. Em cũng

muốn mang đến anh một tình yêu chân thật

không tính toán, và cho anh tất cả cuộc đời còn

lại. Nhƣng những bất trắc trên đời không bao

giờ buông tha em. Hôm nay em muốn nói thật

cho anh mọi chuyện ngoái chuyện tình cảm của

đôi ta. Anh chàng mặc đồ dân sự là cán bộ VC

địa phƣơng muốn em làm cho bọn chúng. Em

tiếp tục chối từ nhƣng hắn không buông tha và

gần đây hắn ra điều đe dọa. Em khôn còn sự

chọn lựa nào khác ngoài quyết định ra đi. Em

phải xa lánh chốn này một thời gian, cố chôn vùi

tông tích. Mình sẽ gặp lại nhau hay không, chỉ

có trời biết. Em xin nói lời từ tạ. Xa anh mà lòng

đau nhƣ cắt. Hy vọng một ngày nào đó mình sẽ

gặp lại nhau,

Hôn anh,

Em, MH.

Tôi cầm lá thƣ trong tay, thấy đất trời sụp đổ.

Tôi nghe lòng mình trống vắng nhƣ chiều sa

mạc. Muốn gọi tên em nhƣng lời đã tắt khô tự

bao giờ.

Tôi lang thang trở về căn cứ. Ánh nắng chiều đã

tắt sau hang dừa nƣớc xa xa.

Hai tháng sau tôi tìm về quê tìm nàng nhƣng cả

xóm không ai biết nàng đang ở đâu mặc dù họ

khẳng định đã tùng quen biết nàng.

28 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Cuộc tình U Minh đến rồi đi, mờ ảo nhƣ trong

giấc mộng.

Hy vọng nàng sẽ sống an toàn không bị bọn bên

kia ám hại.

Ba mƣơi năm trôi qua bóng nàng vẫn biệt tăm.

Hải Âu 2008.01.05

Dƣ âm xƣa

Trời đêm lạnh

Ngàn vì sao lấp lánh

Gió lùa mây bay quanh

Che vành trăng một nửa

Gợi hồn nhớ chốn xƣa

Khung cửa nhỏ vào lớp

Tiếng thầy nghe vang vang

Trăng tròn rồi lại khuyết

Ngƣời chẳng mãi bình yên

Ngày xa xƣa

Con chƣa thấu lời thầy

Vẫn ôm hoài sách vở

Với giấy trắng mực xanh

Thầy đó, bạn bè đây

Mái trƣờng hàng phƣợng vĩ

Lớp học xếp hành lang

Hai hàng ghế gái trai

Dệt mộng đẹp tƣơng lai

Con vẫn nhớ

Thầy đứng cạnh bảng đen

Tiếng thầy nghe ngân vang

Giọng ấm trầm lên xuống

Học trò ngồi thật yên

Miên man theo tiếng thầy

Thầy đƣa chúng con đi

Quá khứ thành hiện tại

Và tƣơng lai rạng ngời

Tiếng thầy giảng

Trang quốc sử Việt Nam

Bài song thất lục bát

Lê Thánh Tôn, Tế Xƣơng

Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến

Rồi bà Huyện Thanh Quan

Cùng bao thi nhân khác

Bất tử và bất diệt

Trong lớp giờ Việt Văn

Phút bên nhau

Bỗng chốc lại xa rời

Đọc thƣ bạn nghe tin

Hôm nao thầy nằm xuống

Bỏ những mái đầu xanh

Thầy giờ xa học trò

Tiếng thầy đã thôi vang

Cho trang Sử Việt Nam

Cho Việt Văn bất hủ

Giờ bốn phƣơng

Chúng con ngồi lặng yên

Đƣa hồn về trƣờng xƣa

Ấm ức nơi ngƣỡng cửa

Quá khứ mãi quá khứ

Tƣơng lai cũng lu mờ

Tiếng thầy nghe vang vang

Trăng tròn rồi lại khuyết

Ngƣời chẳng mãi bình yên

kTah

29 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Quyïín Nhêåt kyá

kTah

Chàng lui cui tìm giấy tờ tài chính trong ngăn

tủ kế mép giƣờng phía bên vợ chàng nằm. Mọi

khi muốn tìm vật gì, chàng chỉ cần hỏi vợ là có

ngay, nhƣng hôm nay vợ chàng qua nhà đứa con

gái để coi chừng thằng cháu ngoại cho bố mẹ nó

đi hội họp gì đó. Lấy vài quyển truyện trong

ngăn tủ ra, chàng chợt nhìn thấy một quyển vở

nho nhỏ bên dƣới. Quyển vở trông thật cũ kỹ,

mép của những tờ giấy bên trong đã vàng theo

thời gian. Tò mò chàng nâng nhẹ lên xem xét.

Ngồi xuống giƣờng, chàng do dự không biết có

nên mở ra coi. Cuối cùng, nhịn không đƣợc

chàng lật nhẹ trang bìa lƣớt sơ rồi lật trang kế...

rồi trang kế tiếp... thì ra là quyển nhật ký của vợ.

Bỗng chàng ngƣng lật...

oOo

Đêm thứ ba 14 tháng Tư, 1970

Mƣa tạt vào khung cửa sổ nghe rì rào. Nhi nằm

ráng dỗ giấc ngủ nhƣng chẳng đƣợc, vì hình

bóng anh chập chờn trong tâm khảm. Gần bốn

tháng nay, Nhi cố gắng thật nhiều để xua đuổi

hình bóng anh ra khỏi tâm hồn Nhi. Nhƣng đêm

nay cố gắng cách nào Nhi cũng không xua đuổi

đƣợc hình dáng anh trong trƣờng hồi sáng này.

Hơn ba tháng rồi, Nhi chẳng những trốn tránh

anh mà còn trốn tránh cả tình cảm của mình. Nhi

không dám nghĩ đến anh vì không đủ can đảm

phân tích tình cảm Nhi dành cho anh. Nhi cƣời

đùa hời hợt với những ngƣời bạn trai khác mà

không buồn phân tích tại sao con tim Nhi lúc

này lạnh lùng không xúc động trƣớc những lời

mời mọc của những ngƣời bạn ấy. Nhi vẫn luôn

quả quyết với chính mình là Nhi không ƣa bất

cứ điểm gì về anh. Phải chăng Nhi dối lòng?

Anh vẫn đó ngày ngày vào lớp, Nhi vẫn đây dạo

bƣớc thang thang trong khung viên trƣờng. Thế

mà chúng mình rất ít chạm mặt nhau. Ở một nơi

nào đó mà Nhi phải đối diện với anh, Nhi đã ngỡ

ngàng với câu chào hỏi bâng quơ mà không nhìn

thẳng vào mắt anh. Tại sao nhỉ? Tại sao Nhi sợ

nhìn vào mắt anh? Sợ anh đọc đƣợc những tình

cảm Nhi dành cho anh mà Nhi nghĩ là anh đã

biết? Vì Mỹ Lan đã nói cho anh biết. Mối tình

của anh và Mỹ Lan tan vỡ là lỗi ai? Tại anh? Mỹ

Lan nói với Nhi là anh viện lý do Mỹ Lan ghen

bóng ghen gió để chấm dứt cuộc tình. Hay tại

Mỹ Lan? Mỹ Lan vẫn thƣờng nói nếu Mỹ Lan

không chấm anh trƣớc, anh đã không chọn Mỹ

Lan mà chọn Nhi, vì Nhi hoạt bát, dễ bắt chuyện

hơn Mỹ Lan! Hay tại Nhi? Vì Nhi lỡ miệng xác

nhận với Mỹ Lan là Nhi mến anh để cho Mỹ

Lan phải ghen tuông này nọ? Mối tình của anh

tan vỡ và cũng làm tách rời một nhóm bạn đầy

náo nhộn.

Sáng hôm nay, rời khỏi giảng đƣờng, vô tình

Nhi lại đi phía sau anh. Lúc đó thật tình Nhi

30 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

muốn vƣợt qua mặt cho anh thấy Nhi, nhƣng

Nhi đã đi thật nhẹ và thật chậm để anh không

nghe tiếng giầy của Nhi. Có lẽ vì Nhi mải ngắm

dáng anh đi nên giác quan thứ sáu của anh xao

động. Anh bất chợt ngoảnh đầu nhìn và Nhi ngó

thẳng vào mắt anh. Trong khoảng tích tắc đó,

thời gian và không gian chung quanh Nhi hình

nhƣ đứng yên lắng đọng. Anh chợt dừng bƣớc...

rồi lại quay đi. Nhi chợt khựng lại... để rồi rẽ lối.

Nhi nghe lùng bùng trong tai, nghe nhịp tim đập

nhanh trong lồng ngực. Lâu lắm rồi anh nhỉ, lâu

lắm rồi mình mới chạm mặt nhau nhƣ thế này.

Nhƣng lần trƣớc Nhi đâu có cái cảm giác lạ lùng

nhƣ lần này. Nó gieo lại cho Nhi một cái gì đó

không tên trong lòng, để đêm nay chập chờn

hình bóng anh trong tâm tƣ, nghe mƣa rì rào gợi

nhớ những đêm mƣa dầm gió buốt nhóm mình

họp bạn đùa vui ca hát trong câu lạc bộ sinh

viên.

Đêm thứ Bảy 18 tháng 4, 1970

Anh có biết không, anh Sơn đã trở lại bên Nhi,

có lẽ vì anh Sơn tƣởng Nhi cô đơn. Có lẽ Sơn

nghĩ Nhi cần một ngƣời bạn vì Nhi đã mất tất cả

- bạn thân nhƣ Mỹ Lan, bạn tốt nhƣ Phƣợng,

Vinh, bạn vui đùa nhƣ Hải, Việt, Loan, và bạn...

hơn-bạn nhƣ Sơn. Anh Sơn lầm nhƣng Nhi

không đính chính. Mỹ Lan giận anh, giận Nhi

thật, nhƣng Nhi và anh chƣa làm điều gì để Nhi

phải tránh Mỹ Lan và các bạn. Tự Nhi đã để

mất vì Nhi không muốn bất cứ gì có thể gợi Nhi

nhớ tới anh. Nhi muốn yên lành và bình thản

trong tâm hồn. Nhi có bạn mới, thật nhiều bạn

mới. Nhi giỡn, Nhi cƣời nhƣng sao con tim Nhi

không còn biết rung động nhƣ ngày xƣa. Nhi

không buồn nhìn tới tƣơng lai. Nhi tƣởng đã

đƣợc yên lành với hiện tại, vì Nhi đã dứt khoát

với những gì dính dáng với anh. Nhƣng anh

Sơn lại về bên Nhi, gây cho Nhi thật nhiều bối

rối. Anh Sơn đem những kỷ niệm ngày còn bên

anh, bên Mỹ Lan, bên Sơn, bên nhóm bạn anh

về với Nhi. Thêm vào đó một niềm ăn năn hối

hận vì cách cƣ xử của Nhi đối với Sơn. Tình

cảm của Nhi lộn xộn quá phải không? Nhi dành

cho Sơn những gì? Còn cho anh? Không, chẳng

có gì cho anh cả! Nhi đã quả quyết với Mỹ Lan

nhƣ thế ngày anh nói chia tay với Mỹ Lan, thế

mà không hiểu tại sao Nhi lại viết nhật ký cho

anh... Anh Sơn thật tốt với Nhi, đâu có phải nhƣ

anh lạnh lùng khó chịu với Nhi. Đến một câu

chào, một nụ cƣời anh cũng chẳng cho Nhi.

Hình nhƣ có cái gì đó cản trở tình cảm Nhi cho

anh Sơn. Sao Nhi cảm thấy hình nhƣ mình đang

đi tìm cái đó. Nhi muốn gì đây? Muốn sóng gió?

Muốn giông tố?

Đêm thứ Ba 14 tháng 7, 1970

Thế là anh bỏ trƣờng, anh đi thật rồi. Anh đã

nhập cuộc gian nan với đời bằng cách mang lên

ngƣời bộ quân phục Hải Quân và danh hiệu Sĩ

Quan kèm trƣớc tên anh. Anh sẽ qua Mỹ học để

rồi về nƣớc phục vụ quê hƣơng đang trong khói

lửa. Ngày xƣa còn vui đùa bên nhóm, anh đã

từng mơ ƣớc đƣợc đi khắp bốn phƣơng trời quê

hƣơng. Nay anh thực hiện đƣợc giấc mơ ấy rồi.

Từ lâu rồi, dù muốn dù không, Nhi vẫn luôn tìm

nghe tin tức về anh. Mỗi lần tên anh đƣợc nhắc

đến, thính giác Nhi bỗng trở nên nhạy bén hơn

bình thƣờng. Từ ngày nhóm mình tan rã anh

không có cuộc tình nào khác. Gần cuối mùa học

nghe tin anh rớt cuộc thi mà Nhi đau xót. Anh

thông minh nhất đám mà sao lại rớt? Anh không

có bạn gái khác mà sao không có thì giờ ôn bài?

Có phải tại Nhi và Mỹ Lan không? Anh! Anh có

gì cho Nhi chăng? Sao anh lạnh lùng với Nhi

thế? Còn Nhi? Nhi có gì cho anh không? Sao

Nhi không thể chấp nhận tình cảm của những

ngƣời bạn trai khác dành cho Nhi? Chẳng lẻ vì

anh? Bây giờ anh đi thật rồi. Sẽ không còn tìm

đƣợc hình dáng anh trong giảng đƣờng, trong

khung viên trƣờng nữa rồi. Bây giờ thì Nhi đã

biết rồi và Nhi cũng đã chấp nhận rồi. Nhi không

còn muốn dối lòng mình nữa. Nhƣng mà biết

hay không cũng thế thôi. Nhi chỉ biết cầu mong

31 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

cho anh vui và bình yên, thật bình yên trên

những sông ngòi đầy bom đạn của quê hƣơng

mình.

Chiều Chủ Nhật 25 tháng 10, 1970

Mẹ vừa cho Nhi hay tuần sau gia đình bác

Thuần sẽ sang thăm để làm lễ dạm cho anh Triết

với Nhi. Anh có tin không, Mẹ nói thế mà Nhi

chỉ nhúng nhẹ hai vai rồi đi vào phòng. Chẳng

buồn cũng chẳng vui, chẳng khóc cũng chẳng

cƣời. Cuộc đời đã trở thành vô ý nghĩa từ ngày

Nhi chấp nhận tình yêu Nhi cho anh. Giờ này

chắc anh còn đang an giấc bên trong khung viên

trƣờng OCS ở Rhode Island. Anh thấy Nhi biết

nhiều ghê chƣa? Nhi vẫn không ngừng lắng

nghe tin tức về anh. Ngày anh về nƣớc, chiếc lon

“chuẩn úy” anh sẽ mang trên vai. Chắc là trông

anh oai lắm nhỉ? Anh mà trở lại thăm trƣờng

trong bộ quân phục trắng tinh ấy chắc là các cô

sinh viên sẽ mết anh nhƣ nắng hạn gặp mƣa rào.

Ƣớc gì Nhi có mặt khi anh bƣớc ra khỏi tàu bay.

Ƣớc gì anh sẽ tiến đến bên Nhi, nắm lấy hai tay

Nhi rồi ôm Nhi vào lòng. Ôi, Nhi điên rồi! Nhi

cũng biết anh và Nhi khó mà đi cùng đƣờng,

thƣơng cùng ngã đâu. Quá nhiều ngăn cách giữa

chúng mình. Thôi, Nhi thả anh về trong tƣơng

lai để anh thỏa chí tang bồng với những ngày

lƣớt sóng trên biển cả quê hƣơng, còn Nhi xin

đƣợc yên tĩnh trong tâm hồn ngày hôm nay.

Ngày mai, ngày mốt, còn thiếu gì ngày để Nhi

thƣa với Mẹ về chuyện dạm hỏi.

oOo

Chàng ngẩng đầu lên, mắt rời khỏi quyển nhật

ký nho nhỏ của vợ, nhìn xa xăm. Ba chục năm

đầu ấp tay gối, dù có những lúc giận hờn gây gổ,

chàng lúc nào cũng mãn nguyện và cảm kích ân

tình của vợ dành cho chàng. Nhƣng đọc qua

quyển nhật ký này, chàng mới thấu rõ tình yêu

này Nhi đã khắc ghi trong lòng từ khi hai ngƣời

còn là sinh viên. Nhớ lại chuyện xa xƣa trong

trƣờng Đại học Khoa Học Sài Gòn, chàng khẽ

mỉm cƣời. Thi rớt cũng tại cô ả này. Học hành

gì đƣợc khi hình dáng Nhi cƣời cƣời nói nói bên

những ngƣời bạn trai khác cứ hiện lên trong đầu,

còn mỗi lần gặp chàng thì lại lạnh lùng ngoảnh

mặt quay lƣng. Chàng cứ tƣởng lúc đó Nhi giận

chàng vì cách cƣ xử của chàng đối với Mỹ Lan.

Chàng đã chấm dứt cuộc tình đó vì chàng không

thể đi bên Mỹ Lan mà tâm hồn thì thơ thẩn bên

Tƣờng Nhi, Chàng biết chàng làm khổ Mỹ Lan

không ít, nhƣng lại không ngờ Tƣờng Nhi cũng

khổ vì chàng từ dạo ấy. Chỉ vài tháng sau khi

chàng nói chia tay với Mỹ Lan, chàng đã thấy

Mỹ Lan nắm tay thằng khác đi trong sân trƣờng,

trong khi đó chẳng bao giờ chàng thấy một

thằng con trai nào bên cạnh Nhi. Lúc nào xung

quanh Nhi cũng có ít nhất năm ba ngƣời, trai lẫn

gái. Đến bây giờ chàng mới hiểu tại sao.

Nhóm chàng vào đại học trƣớc nhóm Nhi một

năm. Tƣờng Nhi là bạn rất thân của Mỹ Lan,

nhóm bạn chàng thƣờng đùa là cặp song sanh đi

đâu cũng có bên nhau. Mỹ Lan có nét đẹp sắc

sảo của đứa con gái biết mình đẹp, còn Tƣờng

Nhi có nết đẹp thanh tú, hiền hậu. Lúc mới quen,

đám bạn chàng đều chấm Mỹ Lan làm bồ,

nhƣng quen một thời gian thì thằng nào cũng

thích gần gũi Tƣờng Nhi vì tánh tình Nhi hoạt

bát thích cƣời, thích đùa cho ngƣời vui. Điều

không hay cho chàng là ngay từ lúc bắt đầu

quen, Mỹ Lan đã chọn chàng để tỏ ý. Những

tƣởng mình ngon hơn mấy thằng bạn nên chàng

không từ chối lời hẹn hò của Mỹ Lan, cho đến

khi thấy Sơn và Bình tán tỉnh Nhi, chàng mới

phát giác ra mình thƣơng Nhi từ lúc nào. Chàng

quyết định dứt khoát với Mỹ Lan để bắt đầu theo

đuổi Nhi; chẳng ngờ lại làm cho Tƣờng Nhi và

Mỹ Lan cùng giận và tránh chàng và làm cả

nhóm rã đám. Rồi chàng thi rớt, với địa vị của

bố chàng trong quân đội và chính quyền, chỉ cần

chàng mở miệng, bố chàng sẽ lo giấy tờ cho

chàng khỏi phải đi lính xa nhà, nhƣng mộng hải

hồ nổi lên, chàng ghi tên vào Hải Quân. Học

32 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Anh Văn một tháng trong APL rồi thi đậu đƣợc

qua Mỹ học. Sáu tháng sau về nƣớc, cuộc đời

chàng xoay nhƣ côn lốc. Khi thì bềnh bồng trên

biển cả mênh mông, vài ba tuần mới đƣợc đặt

chân xuống bến. Lúc thì xuống Nam Căn cho

muỗi đốt. Lại có khi vào Vũng Tàu nghĩ xã hơi

trong văn phòng. Tình cảm thì chẳng đặt vào

một cô nào đƣợc lâu. Rồi 30 tháng 4, 1975,

miền Nam mất, chàng theo chiến hạm Hải Quân

rời khỏi miền Nam Việt Nam. Gia đình chàng đã

đƣợc tòa Đại Sứ Mỹ rƣớc đi trƣớc đó một tháng.

Qua đến trại tị nạn Indiantown Gap, chàng gặp

lại đƣợc Nhi và gia đình Nhi. Ở đất lạ, gặp lại

nhau, hai ngƣời nhƣ mới quen nhau lần đầu, bao

nhiêu hiểu lầm, buồn phiền tan biến, hình nhƣ

chúng đã ở lại trong khuôn viên trƣờng Khoa

Học...

oOo

“Hê! Anh đọc lén nhật ký của em.” Vợ chàng

đang đứng trƣớc cửa phòng ngó chàng cƣời

mỉm.

“Anh ngồi ngay đây mà đọc chứ có lén lút chỗ

nào đâu?” Chàng đùa với vợ.

“Anh đã không biết mắc cỡ còn nói ngang nữa.

Trả lại đây cho em.”

“Đừng có mạnh tay, nó rớt thành từng mảnh bây

giờ. Bộ em không thấy nó cũ lắm rồi hay sao?”

“Em biết mà! Anh làm nhƣ nó là của anh vậy!”

Vợ chàng cầm cuốn nhật ký bỏ nhẹ vào ngăn tủ.

Chàng cƣời lên ánh mắt, “Quyển nhật ký em viết

cho anh, không của anh thì của ai?”

Vợ chàng trợn tròn mắt ngó chàng. “Anh đã đọc

hết rồi à?”

“Chƣa đến đâu thì em lấy lại mất rồi. Nhƣng

điều anh muốn biết, chắc em không có viết trong

đó.”

“Điều gì?” Vợ chàng vừa hỏi vừa ngồi xuống

bên cạnh chàng.

“Anh chẳng bao giờ nghe em nói lễ dạm hỏi với

anh Triết nào đó của em, thế...” Chàng bắt đầu

“Anh nói bậy. ai là của em hồi nào?” Vợ chàng

cắt ngang.

Chàng cƣời giòn “Ừ, anh nói bậy. Cái ông Triết

nào đó của ngƣời nào đó. Đƣợc chƣa?” Vợ

chàng cƣời gật đầu. Chàng tiếp “Ổng đi đâu

rồi?”

“Anh hỏi vô duyên! Làm sao em biết đƣợc ông

ta đi đâu?”

“Không! anh muốn hỏi thế em có làm lễ dạm hỏi

với ông Triết của ngƣời ta không?”

“Nếu em làm lễ dạm ngỏ thì làm sao em ngồi

đây bên anh đƣợc?”

“Em làm sao thoát khỏi vậy?” Chàng nóng lòng

“Thì nói với mẹ vài câu là xong.” Vợ chàng nói

hóm hỉnh.

Chàng nhíu mày “Đâu có chuyện dễ dàng nhƣ

vậy!”

“À, chuyện gì thì mẹ khó chứ chuyện này mẹ dễ

chịu lắm, nhất là từ ngày ngƣời con gái của bạn

mẹ tự tử trong đêm động phòng vì cha mẹ chị ấy

bắt chỉ lấy ngƣời chồng mà chỉ không thƣơng.

(Xem tiếp trang 138)

33 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Chiều một mình ta

Vói tay che mặt trời chiều

Dáng em xƣa vẫn mỹ miều hôm nay

Chiều chơi vơi nối gót ngày

Bồi hồi chút nắng dần phai nhạt màu

Mây vàng bay mãi về đâu

Làm ơn chậm lại gởi nhau chút tình

Nhớ chăng đời mãi lƣu linh

Gió về gợi lại vô tình muôn niên

Ngày nào hồ hải triền miên

Không em ngày tháng ƣu phiền mình ta

Có còn đài các kiêu sa

Hay dung nhan đã sóng pha màu đời

Lặng thinh nghe tiếng chiều rơi

Màn đêm xuống vội không lời biệt ly

Di Truong

3/14/2010

Nghìn rừng

giông bão

ngục tù trăm sông

Ta về nằm giữa biển đông

Hai tay ôm lấy trăm sông nghìn rừng

Nghìn rừng đau nỗi sầu chung

Trăm sông sầu mối đau cùng nƣớc non

Ta về ngồi dƣới cội nguồn

Ngu ngơ theo tiếng chim muông lạc bầy

Ta về ngồi dƣới chân mây

Xé câu thơ cổ quăng đầy thiên thu

Ta về thƣơng kiếp phù du

Nghìn rừng giông bão ngục tù trăm sông.

Phạm Hồng Ân

Dòng sông cạn nƣớc

Ta vẫy tay chào dòng sông cạn nƣớc

Chào những bến bờ lam lũ yêu thƣơng

Chào hàng cây xanh hắt hiu bóng tối

Chào trái tim em thăm thẳm mù sƣơng.

Ta lao đao gánh bộn bề cuộc sống

Mơ thiên thai bằng hơi thở câu thơ

Ôi, tội nghiệp những sông dài biển rộng

Thời tiêu tan, cạn nƣớc, hóa đồng khô.

Bốn mƣơi năm đứng cô đơn cầm bút

Bụi thời gian thành đá trám chân ta

Chạy loanh quanh cũng vẫn về ngõ cụt

Gào khàn hơi vẫn đồng vọng âm ma.

Ta đứng đây nhƣ dòng sông cạn nƣớc

Thèm cuồng điên tiếng sóng biển gầm

vang

Nƣớc bỏ sông, bỏ tình ta đi trƣớc

Để đìu hiu từng bờ bãi tan hoang.

Phạm Hồng Ân

34 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Em về…

Em về sông núi quên hờn dỗi

Vui gió bờ đê vọng sáo diều

Bông lúa mừng vui căng mầm sữa

Thềm trăng hoa lý ngát hƣơng yêu

Em nhớ về đi qua lối xƣa

Tháng Tƣ quê ngoại gió giao mùa

Hoa cà em nhớ tìm sắc áo

Tìm lại môi em thuở thẹn thùa

Em nhớ về đi qua bến sông

Tiếp nối chuyện xƣa bếp lửa nồng

Buồng cau tháng Bảy tròn xanh mộng

Chiều khói lam buồn đôi mắt trông

Em về, em nhớ em tìm lại

Đồi quê sim tím đẹp chân trời

Hoa soan, em nhớ tìm hƣơng tóc

Bên dòng sông cũ bóng trăng soi

Lý Thy Dân

Xuôi dòng

Ai về gợi rũ cơn đau,

Tay bồng tay dắt, đành theo với chồng.

Nƣớc xuôi em cũng xuôi dòng,

Xuân tàn đông lạnh em mong có chàng.

Biết thân ngƣời gởi mây ngàn,

Biết lòng ai có mơ màng cho ai!

Chim chuyền lẻ bạn nhành mai,

Lòng vƣơng thì cũng vì ai đợi chờ.

Ván thuyền xin gởi tóc tơ,

Đò đƣa bến lạ em chờ sang sông.

Nƣớc xuôi em cũng xuôi dòng.

Ngô Đạo

Mƣa.

Mƣa rơi nhẹ hạt nặng cành,

Trĩu nghiêng tiềm vọng phù sanh kiếp

hằng.

Hạt vƣơng che nụ ƣơm măng,

Hạt sầm mây tảo, hạt giăng nỗi hoài.

Mƣa ngƣời nặng nghiệp trần ai,

Mƣa ta tình cội dặm ngoài quan san.

Ƣớt mi mƣa dục mây ngàn,

Oằn vai hoài bão, mƣa tan nỗi niềm.

Sơn hà biên khói tình riêng.

Hạt trong hiên nội hạt miền du mơ.

Ngô Đạo

35 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Ngûúâi thêìy... thuúã êëy

Cỏ Biển

Vừa bƣớc chân vào phòng ăn tôi đã thấy

một đám đông xúm xít quanh tờ giấy dán trên

bảng thông báo, trông thấy tôi chị Hiền gọi giật

ngƣợc lại bàn hỏi :

- Kim Quýt đọc thông báo chƣa ?

- Mới bƣớc vào đã kịp đọc gì đâu !

Tay cầm ly trà vừa rót tiến lại bàn tôi hỏi chị

Hiền :

- Thông báo gì vậy chị, hình nhƣ bà Yam mới

dán phải không ? em chƣa có xem.

- Thì là những ngày công ty ấn định cho nghỉ

thƣờng lệ vào Summer và Christmas đó. Cũng là

hai tuần cuối tháng bảy và đầu tháng tám, nhƣng

giáng sinh năm nay mình nghỉ ít hơn năm ngoái,

đến trƣa ngày 24 mới đƣợc nghỉ.

Uống xong ngụm nƣớc tôi hỏi chị Hiền :

- Kỳ hè năm nay chị có tính đi đâu chơi không

?

- Chị tính theo ông xã bay xuống Cali dự đai

hội OCS ở đó nhƣng năm nay ban tổ chức quyết

định ngày họp mặt sớm hơn nên không trùng

khớp với ngày mình nghỉ, tiếc thật !

- Thì chị xin nghỉ phép đƣợc mà,

- Đang kỳ khủng hoảng kinh tế hãng còn giữ

mình ở lại làm là tốt rồi, xin nghỉ phép hãng mất

công tìm ngƣời thay thế, buồn buồn họ thế chỗ

mình luôn là toi cơm, cái xe chị mới mua hơn

nửa năm thôi Quýt ơi, còn ba năm rƣỡi nợ nữa

nhỏ à !

- Ai biểu ham mua xe mới thì phải ráng cong

lƣng cày bừa thôi. Mà hồi nãy chị nói cái gì là “

đại hội OCS “ ở Cali ? Đại hội gì vậy chị ?

- Đại hội của những ngƣời bạn học cùng trƣờng

với chồng chị, tổ chức mỗi hai năm một lần.

Trƣớc bảy lăm mấy ảnh là Sinh viên Sĩ quan Hải

quân đƣợc gởi đi huấn luyện bên Mỹ thay vì học

ở Nha Trang. ” OCS “ là chữ viết tắt của trƣờng.

- Có phải là Officer Candidate School ở tiểu

bang Rhode Island.

- Đúng rồi tên chính xác là U.S. Naval Officer

Candidate School, Newport Rhode Island. Ủa,

mà sao em biết vậy ?

- Em có ngƣời bạn quen thân hồi xƣa, ảnh có kể

em nghe những kỷ niệm trong thời gian ảnh học

ở trƣờng nầy.

- Anh ấy tên gì vậy ?

Tôi nhắc tên ngƣời bạn và nói với chị Hiền bằng

giọng buồn bã :

- Em mất liên lạc với ảnh hai mƣơi mấy năm

rồi, chẳng biết giờ ra sao !

Chị Hiền sốt sắng :

- Em ghi tên anh ấy cho chị, nhờ ông xã chị

xem giùm cho. Ổng có một danh sách cả mấy

trăm OC hiện đang ở khắp nơi trên thế giới lận.

Buổi tối ngồi trƣớc bàn computer vào trang web

Biển Khơi chị Hiền cho tôi địa chỉ ban trƣa, câu

“ nhất tự vi sƣ, bán tự vi sƣ “ khiến những hình

ảnh ngày cũ bỗng ùa vào tâm trí làm xao động

trái tim tôi, kỷ niệm về ngƣời thầy “ bất đắc dĩ “

36 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

mà tôi ghét năm tôi vừa xong tiểu học và mối

tình đầu trong câm lặng của thời thiếu nữ khi

gặp lại nhau trong cảnh đời cùng cực sau hơn

mƣời năm mất nƣớc bỗng hiện về nhƣ thê? mới

hôm qua.

oOo

1.

- Kim Quýt đâu ? Sao ăn cơm xong mà chƣa

chịu qua bên anh Ngô học để anh ấy chờ kìa.

Tôi vùng vằng quơ lấy cuốn tập vừa đi vừa lầm

bầm trong miệng sợ ba má tôi nghe thì ít mà sợ

cây roi mây của ông bà nhiều hơn :

- Ai mƣợn " thằng chả " chờ. Vái trời cho " chả

" bịnh tui khỏi học bữa nay.

Ai nói mùa hè là thời gian sung sƣớng của tuổi

học trò, riêng tôi hè năm nay là một cực hình.

Ban trƣa trời mƣa nhƣ trút nƣớc, ba má không

có nhà tôi giả vờ xách thùng hứng nƣớc mƣa đổ

đầy hàng lu mái bên hông nhà để có cớ dầm

mƣa ƣớt nhẹp cho tới tàn đám mƣa vẫn chƣa

chịu vào, chị ngƣời làm thấy tôi môi tím ngắt

run lẩy bẩy đứng trong nhà réo lớn :

- Ông bà về thấy cô nhƣ vầy tƣởng tui làm

biếng bắt cô dầm mƣa hứng nƣớc chửi tui tắt "

bíp " (1)

cho coi.

Ấy vậy mà tôi vẫn “ mạnh cùi cụi “ không sổ

mũi ho hen đƣợc, túng quá buổi chiều tôi ra sau

bàn thờ chắp tay “ vái trời cho 'thằng chả' bịnh

để con đƣợc nghỉ học ", ai dè bà chị tôi đi ngang

nghe đƣợc mấy chữ cuối nên mét moi :

- Con Kim Quýt làm biếng xin ông trời cho nó

nghỉ học kìa ba má.

Sau khi học hết lớp Nhất tôi tham dự thi tuyển

vào lớp Đệ thất trƣờng nữ trung học lớn nhất

Saigon. Bà chị tôi thì đậu vào năm ngoái, năm

nay đến phiên tôi lại trợt vỏ chuối cái " ạch ". Ba

tôi không rầy rà nhiều chỉ phán một câu : " Ba

xin cho con học lớp Tiếp liên, năm nay thi rớt

năm sau phải thi đậu cho ba ". Vậy là tôi yên trí

rong chơi thả cửa ba tháng hè ai ngờ hôm sau

trong buổi cơm chiều má nói với ba :

- Mình à, cậu Ngô cháu thím Chín Phú đề nghị

sẽ dạy kèm toán mỗi buổi chiều tối cho con

Quýt nhà mình.

Ba tôi tƣởng anh ta xin dạy kèm nên hỏi :

- Vậy thì thù lao trả bao nhiêu ?

- Cậu ấy chỉ dạy giùm thôi, không có lấy tiền. "

Cẩu " nói thấy con Quýt học giỏi, cuối năm

đƣợc lãnh phần thƣởng hạng Nhứt mà lại thi rớt

nên cậu thấy tức muốn kèm toán thêm cho nó

thôi.

- Cậu này còn trẻ mà giỏi, bữa kia trong tiệc

nhậu Chín Phú có nói “ thằng cháu vợ mới thi

đậu Trung học Đệ nhất cấp hạng bình đó “. Con

Quýt tối mai qua cho anh Ngô dạy học nghe

chƣa.

Nghe ba nói lòng tôi bỗng thấy buồn nhƣ “ chí “

cắn, chẳng lẽ nghỉ ba tháng hè tôi phải giã từ tạt

lon, búng thun, đánh đũa, nhảy lò cò, u bắt mọi

những trò chơi mà bất cứ đứa con nít nào cũng

ƣa thích.

Trong lòng bất mãn nhƣng không dám cãi tôi chỉ

biết nói " trỏng " :

- Giỏi gì mà giỏi, hạng " bình " là bình thƣờng,

vậy cũng khoe. Tại ngƣời ta lần đầu tiên đi thi bị

hồi hộp quá nên mới rớt chứ bộ ngƣời ta học dở

sao.

Mỗi buổi chiều sau khi cơm nƣớc xong tôi

miễn cƣỡng cầm cuốn tập leo lên căn gác bên

nhà chú thím Chín nơi ông thầy “ bất đắc dĩ “

đang ở trọ. Vừa nhô đầu lên khỏi cầu thang tôi

thấy ngay " thằng chả " đang ngồi đọc sách

trƣớc bàn học, thấy tôi " chả " toét miệng cƣời :

- Kim Quýt đúng giờ quá ta.

Tôi giả vờ cƣời theo :

- Dạ em sợ làm phiền anh Ngô.

- Phiền gì, chỗ anh em bà con với nhau mà.

Tôi cụp mắt nhìn xuống giấu suy nghĩ của mình

" Bà con gì mà súng đại bác cũng bắn không tới

". Ngô là con ngƣời chị lớn nhất của thím Chín,

37 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

anh ta ở trọ nhà dì để đi học, gia đình tôi và chú

thím anh chẳng những là “ láng giềng gần “ mà

còn là ngƣời cùng quê với nhau. Nhiều lần bà

mẹ anh lên thăm con ba má tôi vẫn hay qua chơi

và gọi bà là chị hai Trọng. Trong xóm Ngô nổi

tiếng giỏi toán vẫn thƣờng hay chỉ vẽ bài vở cho

mấy chị lớn ở gần nhà và họ rất ngƣỡng mộ anh

ta, riêng Ngô với tôi thì có lẽ anh ấy là ngƣời “

làm ơn nhƣng mắc oán “, tôi tuy không thích

nhƣng vẫn phải chịu phép ngày ngày cầm tập

ngồi đối diện nghe anh ta giảng mấy bài trong

quyển “ 666 bài tính đố “ và chép về một lô bài

tập làm cho ngày hôm sau. Thói thƣờng khi

ngƣời ta ghét ai thì bất cứ điều gì liên quan đến

ngƣời ấy cũng đều thấy " ghét " ngay cả tiếng

anh gọi tên tôi mỗi khi giảng bài :

- Quýt làm hết các bài tập trong cuốn 666 này

thì kỳ thi tới đậu là cái chắc. …. Quýt hiểu

không ? !..... Quýt phải nhớ kỹ …. Quýt phải

thuộc nằm lòng. vv.. và..vv.

Mặc dù anh gọi tên tôi với giọng nói bình

thƣờng nhƣng tôi vẫn cứ tức ấm ách trong cổ

họng " " Tên ngƣời ta là Kim Quýt mà cứ Quýt,

quýt … bộ ngƣời ta là con chó sao mà cứ kêu

Quýt quýt hoài "

Có lần không dằn đƣợc tôi lập lại tên tôi với hai

chữ :

- Dạ, " Kim Quýt " nhớ rồi, " Kim Quýt " hiểu

rồi.

Một lần tôi cắc cớ hỏi anh :

- Đố anh biết tại sao em tên Kim Quýt ?

Anh lắc đầu không biết, nhân cơ hội tôi lên

giọng ba hoa giảng giải :

- Ba má nói Kim Quýt là cây kim quýt ngƣời ta

thƣờng trồng trong vƣờn, trái của nó có công

dụng chữa bệnh ho rất tốt, ngƣời ta hay kêu là

trái tắc, trái quất hay là trái hạnh, ông nội em

cũng trồng một loại khác trái nhỏ xíu làm kiểng

kế bên cây tùm nụm, tụi em hái trái này nặn lên

móng tay làm nó bóng nhƣ đƣợc sơn vậy đó.

Hồi em mới đƣợc sinh ra, bác ba em lấy số tử vi

nói em có sao Phục dƣợc thủ mạng, mai mốt lớn

lên em sẽ học nghề thầy thuốc cho xem.

Anh ngắt lời tôi :

- Mai mốt lớn rồi hãy tính, bây giờ giải cho anh

mấy bài toán động tử cùng chiều và ngƣợc chiều

này trƣớc đã.

Cụt hứng tôi cúi xuống mấy bài toán trong khi

anh chạy sầm sập xuống thang gác bởi phía

trƣớc nhà có tiếng eo éo của mấy “ nƣờng “ (2)

trong xóm :

- Anh Ngô ơi, xuống em hỏi cái này một chút.

Tôi lẩm bẩm :

- Ngƣời gì đang dạy ngƣời ta học, nghe tiếng

con gái kêu là chạy vù xuống ngay,

Tự nhiên lòng tôi nổi cơn ấm ức nhìn chồng tập

để trên bàn, mỗi cuốn anh đều bao bọc cẩn thận

trên có dán nhãn tên anh, tôi bỗng nảy ra một ý

trả thù nên lấy viết thêm dấu sắc vào chữ cuối

tên anh hết tất cả tập vở trên bàn.

Mấy hôm sau khi tôi yên vị ngồi vào bàn học,

anh chìa chồng tập hỏi tôi với giọng lạnh tanh :

- Phải Quýt thêm dấu sắc vô tên anh không ?

Tôi chối leo lẻo :

- Ơ, em đâu có biết …. Hỏng chừng mấy ngƣời

bạn học phá anh đó.

- Ai vô đây " trồng khoai đất này " có mấy cuốn

vở anh làm bài tập ở nhà đâu có mang vô trƣờng

cũng bị thêm dấu sắc vô, không phải em thì ai

lên đây viết vô. Sáng hôm qua thầy giáo trả lại

tập sau khi làm bài tập trong lớp, thầy đọc lớn

tên viết trên nhãn " Trần Khôi Ngố " làm cả lớp

cƣời ầm lên.

Một lần nữa tôi chối biến :

- Hổng phải em mà, anh coi chừng mấy cô

trong xóm phá khi anh dạy họ làm bài.

Lần đầu tiên anh gầm lên nạt tôi :

- Đừng có xạo " ke ", lẻo mép đổ thừa cho

ngƣời khác hả, Anh không có mời bất cứ cô nào

lên lên trên gác này hết.

Tôi cụp mắt ngó xuống tập im ru, chắc lúc đó

nét mặt tôi trông thiểu não lắm bởi bị vạch đúng

tội không thể chối cãi đƣợc. Anh mét ba má tôi

coi nhƣ tối nay tôi ăn thêm " bánh tét nhân mây

" mặc dù buổi chiều đã cơm nƣớc xong xuôi,

nghĩ đến đó tôi bỗng rƣng rƣng nƣớc mắt.

38 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Bất ngờ anh dịu giọng nói với tôi :

- Thôi học đi, mai mốt đừng phá nhƣ vậy nữa,

tụi bạn giờ kêu tên anh cứ thêm dấu sắc của em

vào.

Thâm tâm tôi tràn đầy hối hận muốn nói mà

không thốt nên lời nhƣng với tính lanh chanh

của một đứa con nít chƣa kịp lớn chút xíu nữa là

tôi nói : " Xin lỗi anh " Ngố " " may mà tôi bụm

miệng mình kịp thời.

Hết hè tôi trở lại trƣờng học lớp tiếp liên đúng

lúc anh cũng dọn về ở chung với gia đình ở một

vùng ven thành phố. Tôi nghe nói dƣới quê bây

giờ an ninh không còn nhƣ xƣa, thỉnh thoảng

Việt cộng hay đắp mô đón đƣờng xe đò, má anh

sợ con trai mình trên đƣờng về thăm nhà bị VC

bắt nên cho ngƣời ta mƣớn ruộng dƣới quê và

dọn hẳn lên Saigon sống với con. Hết năm học

quả nhiên tôi thi đậu Đệ thất nhƣ lời anh nói sau

khi làm hết 666 bài tính đố trong quyển sách anh

cho. Có lần vào buổi trƣa anh ghé nhà thăm dì

gặp tôi ôm cặp đi học, anh dừng lại nói với tôi :

- Kim Quýt mặc áo dài trông ngƣời lớn quá bây

giờ đã là nữ sinh trung học rồi,

Anh nhìn tôi cƣời cƣời nhắc :

- Nhớ đừng có nghịch ngợm nhƣ dạo trƣớc

nhé.

Câu nói sau cùng làm tôi xấu hổ lí nhí chào anh

rồi cúi đầu đi thẳng một nƣớc.

Sau Tết Mậu thân anh ghé nhà thăm dì dƣợng và

mặc bộ quần áo kaki vàng, lần này gặp anh tôi

mạnh dạn hơn không còn thẹn thò vê cái tội

ngày trƣớc nên vẫn đứng ở cửa đƣa mắt nhìn

anh ngang qua, thấy tôi anh đứng lại hỏi thăm

ngay :

- Kim Quýt khỏe không học hành ra sao ? Năm

nay em học lớp mấy anh quên mất rồi

Tôi thầm nghĩ : " Anh thì tối ngày mắc lo dạy

cho mấy cô " nàng " bạn học, đâu có nhớ gì "

nhƣng vẫn trả lời :

- Năm nay em học Đệ ngũ anh không nhớ sao, à

mà anh đi lính hồi nào vậy ?

Anh lắc đầu cƣời :

- Anh đâu có đi lính, bộ đồ này là đồng phục

của Sinh viên tham gia quân sự học đƣờng.

Tôi reo lên :

- A, em biết rồi em nghe mấy nhỏ bạn gọi mấy

ngƣời nhƣ anh là lính “ Babylac “.

2.

Đâu có ai ngờ cơn hồng thủy nổi lên đời bỗng

nhiên thay đổi, mới đó mà đã mƣời hai năm.

Giống nhƣ biển cả sau cơn bão tố quay cuồng,

mặt nƣớc lại trở về yên lặng thế nhƣng trên bãi

vẫn còn để lại dấu tích hoang tàn của cơn thịnh

nộ. Những ngày ăn độn, khoai lang, khoai mì, bo

bo, mì sợi rồi cũng qua mau, " Hãy để cho ngày

ấy lụi tàn " quyển truyện nội dung tôi quên mất

chỉ nhớ đƣợc cái tên bởi đọc lên rất kêu. Nếu

không có những thùng quà từ nƣớc ngoài của

những ngƣời ôm chân đế quốc Mỹ quen ăn bơ

thừa sữa cặn xót cho thân nhân ruột thịt gửi về

trong nƣớc thì chắc khó cho những ngày ăn độn

có thể lụi tàn. Cả nƣớc bây giờ đâu đâu cũng

trông mong đƣợc lên " thiên đƣờng Mỹ quốc "

những ai cầm đƣợc tờ giấy bảo lãnh có thể xem

nhƣ an tâm về tƣơng lai của mình cho dù có phải

chờ đợi bao lâu đi nữa. Ngƣời ta hỏi nhau : “

giấy tờ chạy đến đâu rồi còn ở quận hay đã

chuyển lên 161 Nguyễn Du chƣa ? Hẹn lên số 6

chờ phỏng vấn chƣa ? Có kết quả ở Chợ Rẫy

chƣa và chừng nào lên “ list de vole “ tức là có

tên trong danh sách chuyến bay. Ấy là những ai

kiếp trƣớc khéo “ tu nhân tích đức “, ngƣời vụng

tu thì cực nhọc hơn thì thào xin tham gia đóng “

cây “ Kim thành (3)

đi “ chui “ với nhau, hỏi

nhau mua đƣợc bến bãi chƣa ? chừng nào xuống

" tắc xi ", bao giờ gặp " cá lớn ", coi chừng bị "

bể " công an biên phòng hốt trọn. Tôi thuộc diện

khéo tu nên an tâm chờ ngày đến lƣợt lên đƣờng

không cần trốn chui, trốn nhủi. Tuy vậy cũng

cần chuẩn bị cho những tháng ngày sắp tới ở xứ

lạ quê ngƣời vì nhiều ngƣời than " qua bển "

39 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

bỗng trở thành câm điếc. Nghe qua thật hãi hùng

nhƣng ai cũng sung sƣớng mong đƣợc nhƣ thế,

cho nên trong những tháng ngày chờ đợi cố gắng

lật lại sách vở đƣợc chữ nào hay chữ nấy. Một

hôm đạp xe ngang qua ngôi trƣờng phía trƣớc có

tấm bảng quảng cáo mở lớp ban đêm. Rất nhiều

lớp, nào là lớp dạy đàn, châm cứu, y tế gia đình

và Anh văn. Vào phòng giáo vụ xem chƣơng

trình học treo trên bảng tôi chọn đại một lớp có

ông thầy tốt nghiệp trƣờng OCS ở Hoa kỳ bởi

giờ cái gì của Mỹ bây giờ cũng có uy tín hạng

nhất không phải “ xô vô rồi xô ra “ nhƣ của anh

em bè bạn Liên xô.

Chuông reo báo hiệu giờ vào lớp, tôi len vào

hàng ghế phía cuối lớp bởi nhìn chung quanh

hình nhƣ chỉ có tôi là ngƣời nhiều tuổi. Thầy

giáo tuy không còn trẻ cũng không phải là ngƣời

đứng tuổi, có lẽ do khó khăn vật chất nên gƣơng

mặt trở nên già dặn. Suốt buổi học tôi trông thầy

có vẻ quen quen nhƣng không nhớ đã gặp ở đâu.

Sang đến buổi thứ hai và thứ ba tôi mới tin chắc

thầy là ngƣời quen cũ của tôi năm xƣa sau khi

tìm hiểu tên thầy trên phòng giáo vụ. Tôi đắm

mình trong yên lặng bồi hồi trong mỗi buổi học

cả tháng trời. Bài tập đầu tiên sau khi chấm điểm

thầy trả lại, tôi biết thầy nhận ra khi nghe thầy

đọc đến tên tôi, tờ giấy học trò cầm trên tay thầy

run nhẹ có lẽ do xúc động. Tan học tôi nán lại

trƣờng chờ thầy, mang mọi thứ trên bàn trả lại

cho phòng giáo vụ thầy chầm chậm dắt xe đạp ra

cửa, sân trƣờng giờ trống trơn chỉ còn lại vài

ngƣời, tôi gọi thầy bằng giọng nghẹn ngào :

- Chào thầy, ủa mà không phải, là anh Ngô

mới đúng.

- Còn em vẫn là Kim Quýt, là cô học trò năm

xƣa, bây giờ vẫn không thay đổi

- Đổi khác chứ anh, hồi đó em còn con nít, bây

giờ em già hơn mà.

- Mình qua quán nƣớc bên kia đƣờng ngồi nói

chuyện đi.

Gọi hai ly nƣớc mía xong tôi nôn nóng hỏi anh

ngay :

- Anh đi học bên Mỹ hồi nào vậy, sau Tết Mậu

thân em gặp anh vẫn còn là sinh viên mà.

Giọng anh trầm tĩnh :

- Từ từ đã, em vẫn là cô bé lanh chanh giống

nhƣ xƣa. Cho anh hỏi thăm ba má em vẫn khỏe

chứ.

- Dạ gia đình em vẫn vậy, nhà em có giấy bảo

lãnh đi Mỹ của bà chị và ông anh rể.

Rồi liến thoắng nói thêm :

- Bị lo đi nên mấy chị em còn lại hổng ai dám

lấy chồng, lấy vợ hết.

Dụi mẫu tàn thuốc sắp cháy hết anh nói với tôi :

- Lâu quá bây giờ mới gặp lại Kim Quýt, từ

Mậu Thân đợt 2 xóm nhà em và dì dƣợng anh

cháy hết, anh có về giúp dì dựng lại nhà nhƣng

mãi vẫn không thấy gia đình em trở về,

- Ba em buồn rầu vì tài sản mất hết lòng không

vui với cảnh cũ nên muốn thay đổi chỗ ở.Còn

phần anh đi Mỹ học hồi nào vậy.

- Năm đó sau khi thi chứng chỉ Khoa học năm

thứ nhất anh vào lính để đứa em trai còn lại

đƣợc hoãn dịch lý do gia cảnh. Anh vào Quân

chủng Hải quân và đƣợc gửi đi huấn luyện tại

trƣờng Sĩ quan Hải quân OCS ở Hoa kỳ.

- Vậy khi anh về nƣớc anh là lính Hải quân hả.

- Đúng 5.

Tôi tròn mắt ngạc nhiên hỏi lại :

- Đúng 5 là cái gì ?

- Là em nói đúng 100 phần 100 đó.

Lớp học tối tôi theo học đa số có thân nhân

nƣớc ngoài đang chờ làm thủ tục xuất cảnh,

ngoại lệ tôi chắc cũng có vài ngƣời trong lòng

đang lo tìm cách vƣợt biên, trong khi chờ đợi cả

hai nhóm đều cố gắng góp nhặt thêm chút ít chữ

nghĩa dành cho mai sau sử dụng. Trong cƣơng vị

ngƣời thầy tôi biết giáo án anh dạy phải đƣợc

trình duyệt trƣớc cũng nhƣ có những con mắt từ

trong bóng tối vẫn theo dõi anh.

Nhƣ thƣờng lệ sau buổi học cuối tuần chúng tôi

hay rủ nhau ngồi uống ly nƣớc trƣớc khi về nhà.

Lần nào tôi cũng là ngƣời hỏi anh nhiều nhất,

40 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

anh chỉ việc trả lời thắc mắc của tôi. Một lần tôi

hỏi thẳng anh :

- Em thấy anh ít nói hơn xƣa, hình nhƣ anh có

nhiều tâm sự nhƣng không muốn thổ lộ với

ngƣời đối diện, có lẽ vì không tin ở ngƣời.

Anh nhìn tôi và mỉm nụ cƣời rộng lƣợng :

- Ngoại trừ em, mà anh nhớ hồi xƣa em nói với

anh lớn lên em sẽ làm thầy thuốc, bây giờ em

chuyển sang chuyên viên tâm lý rồi hả.

Cả thẹn tôi đổi ngay đề tài :

- Hồi anh dạy em học, em thấy vây chung anh

quá xá là mấy cô trong xóm, có hôm em thấy

anh ngồi chính giữa, hai cô hai bên toàn là ngƣời

đẹp không hà, em nghĩ chắc anh nhiều bồ lắm.

Cốc nhẹ lên đầu tôi anh tủm tỉm cƣời ;

- Bồ đâu mà nhiều, con nhỏ cái tật xạo không

bỏ.

- Giang sơn dễ đổi, bản tánh nan di sao anh

không nói luôn, mà em nói có đúng 5 không ?

- Đúng đâu mà đúng nếu nhiều sao tới giờ anh

vẫn còn một mình đây.

- Anh không muốn tâm sự với em thì thôi, em

không dám lăn bánh xe vô đời tƣ của anh đâu.

Tôi ngúng nguẩy giả vờ giận, quả thật anh mắc

bẫy ngay :

- Không phải anh không tin em nhƣng chuyện

tình của anh là chuyện tình buồn, em biết bài hát

đó không ?

- Em nhớ bài hát đó là bài hát ông Phạm Duy

phổ từ bài thơ của ông thi sĩ nào đó em quên mất

tên rồi. hình nhƣ bắt đầu nhƣ vầy.” … Năm năm

rồi không gặp, từ khi em lấy chồng. Anh dặm

trƣờng mê mải, đời chia nhƣ nhánh sông. …..

Ngày nhà em pháo nổ, anh cuộn mình trong

chăn. Nhƣ con sâu làm tổ, trống trải và cô đơn.

Ngày nhà em pháo nổ, tâm hồn anh rƣớm máu.

Ôi ! nhát chém hƣ vô, ôi ! nhát chém hƣ vô.

Tôi lẩm bẩm hát một mình rồi tự nhủ “ thì ra anh

thất tình, hèn gì trông già nhƣ cụ non “ mặc dù

chỉ lớn hơn tôi bốn năm tuổi chứ mấy. Không

chịu thua tôi lay lay anh hỏi tiếp :

- Anh " Ngố " nè, xí quên xin lỗi anh Ngô nè

sao cô ngƣời yêu anh đi lấy chồng bỏ anh vậy.

Cô ấy bội bạc quá ha.

- Không phải đâu em, cô ta yêu anh từ lúc anh

du học bên Hoa Kỳ kìa, về nƣớc anh định làm

đám cƣới thì xảy ra mất nƣớc 30/4 khi anh đi tù

cải tạo trở về đâu có ai chịu gả con gái mình cho

ngƣời mới ra tù không có tƣơng lai trong khi

chung quanh toàn là cán bộ kỹ sƣ muốn lấy cô

ấy.

- Ủa anh cũng bị đi học tập cải tạo nữa hả.

Anh trợn mắt nhìn tôi :

- Trời em ngốc dữ vậy sao ? Sĩ quan nào lại

không bị tập trung cải tạo.

- Anh bị đi cải tạo về sao còn đƣợc cho dạy

học.

- Nói nhỏ cho em biết thôi, tại ba anh ngày xƣa

tham gia chống Pháp bị bắn chết. Bây giờ má

anh đƣợc chứng nhận là vợ liệt sĩ có công với

cách mạng, nhờ vậy em trai anh mới có thể bảo

lãnh xin cho anh dạy lớp đêm theo hợp đồng tạm

thời vì trƣờng không có giáo viên dạy tiếng Anh.

Ông trời sinh cho tôi tính lanh chanh nhƣng lại

đặt vào trái tim tôi một tâm hồn đa cảm. Từ chỗ

tội nghiệp bƣớc qua tình yêu chỉ một ranh giới

mong manh, tôi biết xƣa nay anh chỉ xem tôi

nhƣ một đứa em gái không hơn không kém nên

đành giấu kín tình cảm của mình. Mỗi buổi học

tôi ngồi bên dƣới yên lặng nghe anh giảng bài,

vị trí thầy trò giữa anh và tôi cũng giống nhƣ

ngày xƣa nhƣng bây giờ tâm hồn tôi không còn

nhƣ thuở ấy. Nhìn bụi phấn trắng xóa lấm lem

trên tay anh mắt tôi bỗng thấy cay cay, nhƣ thê?

Chúng đã rơi vào mắt tôi. Từ chỗ anh xem việc

giảng bài, dạy thêm cho ngƣời khác là niềm vui

thêm thi vị cho cuộc sống của mình bây giờ trở

thành một nghề nghiệp bất đắc dĩ, nhờ vào tờ

giấy chứng nhận là cộng tác viên của một nhà

văn hóa Quận anh đƣợc địa phƣơng cho tạm trú

cùng gia đình không bị đuổi đi kinh tế mới,

ngƣời ta so sánh đồng lƣơng nhà nƣớc trả cho

một Bác sĩ sau ca mổ chỉ ngang bằng với giá

41 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

tiền ngƣời vá lỗ thủng một bánh xe đạp bên

đƣờng thì tiền lƣơng buổi dạy của anh cũng chỉ

đủ để uống một ly nƣớc mía mà thôi.

Ai cũng vậy hồi còn đi học chỉ giỏi những môn

mình ƣa thích, còn lại thì làng nhàng thậm chí

dở tệ, tôi cũng không ngoại lệ, môn Anh văn thì

lè phè, văn phạm lại lõm bõm, khi học với anh

tôi công nhận anh có biệt tài giảng bài. Ngày

xƣa anh là ngƣời thầy đầu tiên dạy tôi nắm bí

quyết và ƣa thích toán học, bây giờ anh cũng là

ngƣời thầy đầu tiên mở lối môn Anh văn cho trí

óc tôi. Bài dịch từ Việt sang Anh cho thấy

khuyết điểm to lớn nhất của cả lớp là sử dụng

các “ thì “ của văn phạm sai bét. Hôm phát bài

nhìn thấy con số 02 anh cho, tôi chống chế :

- Em chỉ quen dịch từ tiếng Anh sang tiếng

Việt, ai biểu thầy bắt dịch ngƣợc lại làm em “

chới với “.

Anh cƣời cƣời giơ ngón tay dứ dứ trƣớc mặt tôi :

- Bắt đúng " thóp " rồi nhé. Em cũng làm thầy "

chới với " luôn khi biết em không nắm vững

chút gì về văn phạm.

Từ lúc ấy anh chú tâm giảng kỹ cho cả lớp về

những khiếm khuyết của chúng tôi. Một hôm

trƣớc khi hoàn trả bài kiểm tra anh nhận xét cả

lớp tiến bộ khả quan, nhƣng riêng có một ngƣời

khi nhận bài phải khao mới đƣợc và khi đọc lên

số điểm tôi mừng quýnh lên trong lúc anh cƣời

nói với lớp :

- Bài của chị Kim Quýt lần này đứng nhất. Lần

tới lớp sẽ chia làm hai nhóm mỗi nhóm tìm một

đề tài và đề cử ngƣời lên thuyết trình cho cả lớp

nghe, nhóm kia sẽ ngồi bên dƣới chất vấn.

Cả lớp nhao nhao :

- Bằng tiếng Anh hả thầy ?

- Dĩ nhiên rồi,

Có đứa le lƣỡi, lắc đầu :

- Em chịu thôi, run lắm, không nói đƣợc.

Thầy ôn tồn giải thích :

- Chỉ là bƣớc khởi đầu luyện tập phản xạ nghe,

nói, về sau các em trực tiếp nói chuyện với

ngƣời ngoại quốc còn khó nữa, phải cố gắng hơn

mới đƣợc.

Việc học của tôi giống nhƣ mạch nƣớc ngầm từ

lâu nằm trong lòng đất nay đƣợc khơi nguồn

bỗng dƣng tuôn chảy mạnh mẽ không ngừng.

Một hôm ra cửa hàng tìm mua quyển tự điê?n

bất ngờ tôi thấy trên kệ sách trƣng bày quyển

truyện có tựa đề là “ Ngƣời thầy đầu tiên “. Nội

dung câu chuyện rất cảm động kể về chuyện một

viện sĩ viện Hàn lâm trong chuyến quay về thăm

lại làng quê xa xôi thời còn bé. Bà ta đƣợc địa

phƣơng đón tiếp một cách trọng vọng vì đã

mang lại tiếng tăm cho cả làng thơm lây. Trong

khi đó ngƣời thầy dạy, là ngƣời ơn đã suýt hy

sinh mạng sống trong việc tranh đấu cho bà

đƣợc đến trƣờng, dạy cho bà học từ khi bà còn là

một con bé sáu tuổi, sau đó tìm mọi cách gửi

gấm cho bà về thành phố tiếp tục con đƣờng học

vấn trong thời điểm khi ấy những tục lệ cổ hủ

khắc nghiệt vẫn còn đang tồn tại ở những nơi xa

xôi nghèo khổ, ngăn cấm tất cả phụ nữ đến

trƣờng, ngƣời thầy trẻ trung hồi ấy mà bà vẫn

hàm ơn trong tâm trí, ngƣời đáng lẽ đƣợc trọng

vọng hơn bà nay chỉ là một ông lão đƣa thƣ

nghèo khổ Bị quên lãng, sống cô độc trên ngọn

đồi có hai cây thông ở cuối làng. Giữa buổi lễ bà

từ chối tiệc tùng, chúc tụng ; một mình trèo lên

đồi tìm gặp " ngƣời thầy đầu tiên " dƣới chân hai

cây thông ngày xƣa bà và thầy tự tay trồng từ

ngày bà bắt đầu lên thành phố học. Hai cây

thông giờ đã cao ngất đang rì rào trong gió.

Năm hết Tết đến lớp học tổ chức tất niên tôi

bàn với mọi ngƣời mua tặng thầy món quà thiết

thực nhất, cả lớp đồng ý giao cho tôi việc chọn

quà, đắn đo mãi sau khi bù thêm một ít tôi đề

nghị nên mua tặng thầy xấp vải may quần tây và

một áo chemis. Mồng ba Tết tôi dẫn đầu mấy

đứa học trò đi thăm thầy giáo. Trong dãy nhà

nhỏ của khu tập thể dành cho giáo viên trƣờng

của ngƣời em trai, gian phòng hoàn toàn trống

trải, tấm màn che ngang phân nửa đủ kê cái

giƣờng đôi dành cho vợ chồng cậu em và hai

đứa con. Nửa còn lại dành một góc cho bà má

nằm trên nền gạch cạnh cửa ra vào. Phần còn lại

to bằng chiếc chiếu là nơi vừa tiếp khách vừa ăn

42 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

uống. Thời của vật đổi sao dời có một nơi chốn

nƣơng thân đã là quý lắm. Tôi pha trò với mọi

ngƣời :

- Các bạn thấy không, mình ngồi dƣới đất mới

xích lại sát bên cạnh nhau đƣợc có phải rất ƣ là “

cozy “.

Một đứa trong nhóm vui vẻ báo tin :

- - Tuần trƣớc gia đình em đi khám sức khỏe

rồi, chắc khoảng sáu bảy tháng nữa là em bay.

Chị Kim Quýt chắc bay một lƣợt với em há. Bữa

đó em thấy chị cùng gia đình cũng đi khám cùng

ngày với em mà.

Anh ngồi đối diện lặng lẽ nhìn tôi nhƣ thầm

trách tôi sao giấu tin này, tôi bối rối đáp :

- Cũng chƣa biết đƣợc đâu, tùy theo tình hình

sức khỏe mọi ngƣời, nếu bị bắt uống thuốc thì

chắc phải chờ lâu hơn nữa.

Có ai đó đề nghị mỗi ngƣời lần lƣợt hát một bản,

lần đầu tiên tôi thấy anh cầm đàn và hát : “ Dù

cho mƣa tôi xin đƣa em đến cuối cuộc đời, dù

cho mây bay hay cho bão tố có kéo qua đây, dù

có gió có gió lạnh đầy, có tuyết bùn lầy, có lá

buồn gầy... Dù sao, dù sao đi nữa tôi cũng yêu

em... Dựa vai nhau cho nhau yên vui ấm áp nụ

cƣời...”

Bài hát có âm điệu buồn tôi chắc anh đang nhớ

ngƣời yêu cũ, có đứa nói nhạc Ngô Thụy Miên

bài nào cũng hay, đến phiên tôi không biết đàn

nhƣng cũng rất thích nhạc của ngƣời nhạc sĩ

này, tôi cất giọng :

" Nhớ tới năm xƣa bên nhau bƣớc trong chiều

mƣa phím ru nhẹ đƣa. Bến cũ đam mê say sƣa lá

thu còn rơi... Ngƣời xa vắng ngƣời.

Dĩ vãng nhƣ bao cung tơ, lƣớt theo chiều

mƣa... lá úa đơn côi bơ vơ cuốn theo chiều rơi...

Ngƣời xa cách rồi... " tôi chấm dứt bài hát tiếng

đàn đệm theo của anh vẫn còn ngân nga không

dứt.

Những buổi tan học kế tiếp tôi và anh hay đạp

xe song song trên các con đƣờng vắng ngang

qua nhiều căn biệt thự to lớn ngày xƣa quanh

trƣờng cũ của tôi ; đƣờng Tú Xƣơng, Bà Huyện

thanh Quan, Ngô thời Nhiệm, Đoàn thị Điểm,

đƣờng Duy Tân với hai hàng cây sao già cỗi,

vòng quanh Hồ con rùa về đƣờng Võ văn Tần

xƣa là Trần Quý Cáp, ngƣợc lên Trƣơng Minh

Giảng giờ đổi thành tên Trần quốc Thảo xa lạ,

lắng nghe hƣơng đêm tỏa ra từ cây ngọc lan

trong khuôn viên những dinh thự, hƣơng hoa sữa

nồng nàn sau cơn mƣa trên đƣờng, lòng vời vợi

khi chỉ còn hơn hai tháng nữa tôi phải rời xa nơi

đây dù rằng chuyến đi là cả một sự mong đợi,

nhƣng bao nhiêu kỷ niệm vui buồn vẫn khiến tôi

lƣu luyến nhớ cảnh nhớ ngƣời, một lần tôi dè dặt

nói với anh :

- Chẳng lẽ anh cứ sống nhƣ thế này mãi sao!

Em nghe nói ngƣời ta hay tìm tài công xuất thân

từ những ngƣời lính nhƣ anh để tổ chức những

chuyến đi.

- Anh cũng có thử đôi lần rồi tuy số phận chƣa

mỉm cƣời với anh nhƣng anh tin cũng sẽ có một

lần may mắn.

Cuối tháng này là mãn khóa vì sắp ra đi nên tôi

có bàn bạc với các bạn tổ Chức một buổi liên

hoan, trong đó sẽ có một vở kịch bằng tiếng Anh

và tập cho các em trong lớp biểu diễn để tặng

thầy.

Tôi dựa theo truyện ngắn The last leaf của O'

Henry và chọn từng đoạn nhạc đệm bằng piano

của ban nhạc Paul Mauriat mà tôi thích để ráp

nối khi biểu diễn. Có thể những câu đối đáp tôi

soạn ra sẽ va vấp về văn phạm hay cách sử dụng

từ nhƣng có hề gì, tôi muốn thể hiện kết quả

những gì chúng tôi đã học sau gần một năm với

anh nhƣ lời cảm ơn chân thành. Hôm đó tôi sẽ

mang quyển truyện “ Ngƣời thầy đầu tiên “ để

tặng cho anh làm món quà kỷ niệm tinh thần

giữa kẻ ra đi và ngƣời ở lại. Tôi nhủ với lòng khi

sang đƣợc xứ ngƣời sẽ cố gắng tìm cách giúp đỡ

chút ít vật chất cho dù chỉ để tƣợng trƣng.

Nhƣng quả câu nói “ ngƣời tính không bằng

trời tính “ là có thật, thần may mắn vẫn chƣa

mỉm cƣời với anh, mãi cho đến một năm sau tôi

mới biết tin về anh sau khi gặp một bạn học

cùng lớp mới qua kể lại, chỉ bốn tháng sau khi

43 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

tôi ra đi anh tham gia một tổ Chức vƣợt biên

không thành công nên đã bị công an biên phòng

địa phƣơng bắt lại và từ lúc ấy tôi không nhận

đƣợc một chút tin tức gì của anh nữa.

oOo

Một tuần sau nhân lúc nghỉ mƣời lăm phút giải

lao chị Hiền nói với tôi :

- Ông xã chị đã tìm thấy tên của bạn em trong

danh sách OCS rồi, anh này hiện đang định cƣ

tại Úc châu khoảng hai mƣơi năm. Nghe nói anh

ấy rất chịu khó đi học lại và đã tốt nghiệp kỹ sƣ

điện toán, hiện đang là chuyên viên cho một

công ty danh tiếng của bên đó.

Cuối cùng tôi đã biết đƣợc tin tức về " ngƣời

thầy đầu tiên " của tôi. Có điều là sự thực ngƣợc

lại với câu chuyện viết trong sách. Ngƣời thầy

đầu tiên bây giờ không phải là một ông lão đƣa

thƣ nghèo khổ Sống trong làng quê xa xăm, cô

độc. Còn tôi, trái lại không phải là cô bé học trò

thành đạt, tăm tiếng nổi danh mà chỉ là một công

nhân hãng xƣởng bình thƣờng giống nhƣ bao

nhiêu ngƣời khác mà thôi./.

Cỏ Biển Mùa xuân 2010

----------------------------------

(1) bếp

(2) nàng

(3) vàng lá hiệu Kim thành.

Ngày còn đây

Ngồi xuống kề bên anh

Em ơi đời là mấy

Cũng bóng nắng chiều qua

Mà nay nhìn rất lạ

Lòng anh sao lạnh giá

Mấy lần nhuộm tóc em

Tóc thƣa ngày càng ít

Trắng nhiều xót xa thêm

Ngồi bên anh chút nữa

Nắng còn ấm cuối ngày

Tay còn ấm trong tay

Hôm nay và mãi mãi

Di Truong

4/5/2010

44 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Hải Quân Việt Nam

TỔ-QUỐC-ĐẠI DƢƠNG vẫn sáng

ngời

Kiêu-hùng chiến-hạm tiến ra khơi

Hải-trình đăng-đẳng không bờ-bến

Ngạo-nghễ thi gan với Nƣớc-Trời

Biển Mẹ vẫn xanh - Dòng máu đỏ

LƢỚT SÓNG-NGĂN THÙ chí chẳng

vơi

Anh-hùng tử-khí hùng nào tử (*).

TỔ QUỐC-ĐẠI DƢƠNG vẫn sáng

ngời.

Lê Sĩ Phu

(*) HQ Tr/Tá Ngụy-Văn-Thà và thủy-thủ đoàn HTH

Nhật-Tảo HQ 10 hy-sinh trong trận hải chiến Hoàng-Sa.

Mẹ ơi !

Đêm đêm con thắp đèn Trời,

Cầu xin cho Mẹ sống đời với con.

(Ca-dao Việt-Nam).

Mẹ già sức mỏi, hơi mòn

Làm sao ống mãi với con mà cầu

Đời Mẹ khổ đến bạc đầu

Thăm con lặn-lội đi đâu cũng tìm

Đứa tù cải-tạo triền-miên

Đứa thì can tội vƣợt biên ...cũng tù

Gói đƣờng Mẹ sớt làm tƣ

"Mỗi thằng một chút!" Mẹ cƣời hom-hem

"Tù-tội thiếu-thốn con thèm

Ráng ăn cho đủ ăn kèm với khoai!".

Ôm con, nƣớc mắt lăn dài

Run run Mẹ bƣớc ra ngoài trại-giam

* * *

Giờ đây Mẹ bỏ dƣơng-gian

Niết-bàn Mẹ đến, bình-an vĩnh-hằng

Mẹ đi, rũ sạch bụi trần

Bao nhiêu cay-đắng, nhọc-nhằn, Mẹ ơi!

Âm dƣơng hai cõi, hai nơi

Nguyện-cầu một kiếp luân-hồi lai-sanh

Nén hƣơng gởi trọn hiếu tình

Nhìn di-ảnh thấy hiển-linh Mẹ về

Mẹ ơi...

Lê Sĩ Phu

Ngày giỗ đầu của Mẹ

(Saigon 1997)

45 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

An Thúái, ngaây lòa xa vaâ lêìn trúã laåi...

Trần Thị Hậu Giang

Chúng tôi ngồi quay quần trong

phòng Phiếm, im lặng trầm ngâm. Hình nhƣ

trong đầu mỗi đứa đang có cả trăm ngàn ý nghĩ

chạy qua đến nỗi không biết nên bắt đầu ở chỗ

nào nhƣng tôi biết chắc là đứa nào cũng đang lẩn

quẩn ở cái chỗ “đi hay ở” và nếu đi thì đi bằng

cách nào ?!

Chúng tôi một nhóm năm đứa bạn thân cùng ra

trƣờng Sƣ phạm và đi dạy cùng một tỉnh. Thẩm,

Phiếm dạy Trung học Thoại Ngọc Hầu. Yến, chị

họ tôi dạy Anh văn ở Trung học Sa đéc cùng với

Bạch Tuyết. Tôi dạy Việt văn Trung học Phụng

Sự và Sử Địa ở Trung học Bác Ái. một chi

nhánh nội trú của Faternité Bác Ái Sàigòn.

Tình hình

Việt Nam lúc đó đã

bắt đầu hỗn loạn sau

cuộc triệt thoái khỏi

miền Trung cùng lúc

Miên Lào đã rơi vào

tay Cộng sản. Chính

phủ ra lệnh đóng cửa

trƣờng học vào giữa

tháng tƣ, bọn chúng

tôi trở nên vô công

rỗi nghề nên gặp mặt

nhau thƣờng hơn, bây

giờ không còn là

chuyện trƣờng lớp

nữa mà là chuyện... di

tản. Những lời đồn

đãi đã làm chúng tôi hoang mang, nỗi lo sợ

trƣớc viễn ảnh(theo tôi lúc đó đã là cận ảnh)

Việt cộng vào sẽ bắt đàn bà con gái miền Nam

“gả” cho mấy tên thƣơng binh của chúng, ai để

móng tay dài sơn màu mè chúng sẽ rút móng...

v.v..và v.v... !

Mỗi khi đề cập đến vấn đề nầy, Thẩm và Phiếm

ƣa trề môi, nhún vai bảo đừng hòng, mấy thằng

rừng rú làm sao đụng tới tao đƣợc, tao với con

Thẩm thủ sẵn cyanure hết rồi, chỉ cần một viên

thôi, xong! Point final ! Phiếm vẫn hay dùng chữ

đó nhƣ một thói quen, có lẽ vì gia đình nó sống

ở Nam Vang đã lâu, học tiếng Pháp nên nói

chuyện vẫn trộn tiếng Pháp với bọn tôi. Tôi ƣa

chọc nó, ê, tao là ngƣời Việt Nam chứ không

phải Việt Mên nghe mày ! Khi Phiếm nói câu

đó, nó có vẻ nghiêm nghị và quả quyết lắm khác

với thƣờng ngày nó vẫn hay cà rỡn. Tuy không

46 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

nói ra nhƣng tôi phản đối ý nghĩ tiêu cực của nó,

tôi nói tao đã chọn con đƣờng tao đi, các anh tao

đều là Hải Quân, có lẽ tao sẽ ra Phú Quốc để dọ

coi vì nghe nói có tàu Mỹ ở ngoài khơi sẽ vớt

những ngƣời di tản, nếu tụi mày cùng đi với tao

thì có thể dễ dàng và an toàn hơn nếu đi đƣờng

Phú Quốc ! Chị Yến tôi bảo tao sẽ về Sàigòn

thăm gia đình xem tình hình ra sao rồi sẽ tính

(chị Yến tôi đi khỏi nƣớc thật bằng... máy bay

với ngƣời chị thứ ba làm cho một cơ quan Mỹ!).

Bạch Tuyết thƣờng ngày hồn nhiên vô tƣ nhƣ

con nít hôm nay ngồi thẫn thờ, đôi mắt mông

lung nhìn vào khoảng không (không biết có hình

ảnh chàng HQ Sang cầm dù che nắng cho nàng

trƣớc mũi tàu PCF hôm nào chăng?). Đột nhiên

hắn buột miệng nói tao còn ba má, tao không đi

đâu, có gì tao nhập bọn với mầy nghe Phiếm,

Thẩm ! Tôi nghĩ thầm chớ bộ tao không có mà

chắc ?!!

Ngày 24 tháng 4, sáng sớm tôi ghé

ngang nhà Hƣơng vì chúng tôi hẹn sẽ cùng nhau

xuống Rạch Giá để đi Phú Quốc (trƣớc đó tôi có

liên lạc ra An Thới xin Tr/úy Hiển ở Phòng

Hành Quân cho quá giang PCF ra PQ và may

quá là sẽ có tàu ngày đó). Đến nhà Hƣơng, tôi

mới bật ngửa là nó không đi đƣợc, mà Hƣơng ở

Sàigòn, nó phải ở nhà trông đứa cháu trai một

tuổi ! Tôi rất thất vọng, tâm trạng hoang mang,

tấn thoái lƣỡng nan. Sau cùng tôi cũng quyết

định lên xe xuống Rạch Giá đi PQ.

Chiếc PCF đã nằm sẵn ở bến nhƣng sẽ

không khởi hành liền vì đang chờ vợ Tr/u Cang

từ Sàigòn ra (mà không biết rằng Tr/u Cang đã

rời An Thới về Sàigòn!). Ở đó tôi gặp Tr/u Kha

trở lại An Thới sau khi hết phép, anh hơi ngạc

nhiên khi thấy tôi, hỏi cô giáo đi đâu một mình

vây? Tôi có gặp anh mấy lần khi còn là sinh viên

theo ban văn nghệ ra giúp vui cho căn cứ, nên

không dấu anh về chuyến đi lần này. Kha có vẻ

đăm chiêu nói tôi không nghe động tịnh gì từ

cấp trên, có lẽ cô giáo lo xa quá chăng ? Tôi hơi

ngập ngừng nhƣng khẳng định với anh là sẽ

không lâu đâu! Sáu giờ chiều, vợ Tr/u Cang

xuống tới, chiếc PCF nhổ neo trục chỉ An Thới.

Đến An Thới lúc trời vừa hừng sáng,

ngày 25 tháng 4, những ngƣời bạn thân ái ra đón

tôi ở cầu tàu. Tr/u Hiển có vẻ thất vọng khi thấy

tôi đi một mình, hỏi Hƣơng đâu? Biết trả lời

sao?! Tr/u Tề đã biết tôi sẽ ra An Thới nhƣng

chỉ không biết vì lý do gì! (Sau nầy nghe kể lại

là anh có "lầm bầm" nói "ra kiếm chuyện gì nữa

đây?"). Ánh mắt anh rạng rỡ hẳn ra khi gặp lại

tôi mặc dù mấy tháng trƣớc đó giữa hai chúng

tôi có chuyện xích mích và tôi đã giận không

thèm làm bạn của anh nữa khi anh thành thật hỏi

tôi có bằng lòng làm... vợ anh không? Tôi đã vô

cùng... khiếm nhã khi trả lời Không, không bao

giờ rồi bỏ vào trong ! Mà trời ạ ! Không thích

của nào Trời trao của đó các bạn ơi ! (Có phải

không, các bạn Hiển, Nam Eo, Thái, Chín Con

!? Các chứng nhân của chúng tôi !). Thật ra, tuổi

trẻ và tâm hồn tôi lúc đó hình nhƣ đã cằn cỗi

theo chiến tranh và thời cuộc. Các bạn tôi đứa đã

là góa phụ khi mới ngoài hai mƣơi, đứa thì

chồng mất tích bên Hạ Lào trong mùa hè đỏ lửa,

đứa thì đêm ngày thấp thỏm chờ tin chàng ngoài

chiến trận. Tôi thật sự có đƣợc hoặc mang lại

hạnh phúc cho ai không và ngƣợc lại khi lao đầu

vào một cuộc hôn nhân thời loạn ? Các bạn tôi

vẫn cƣời cho tôi là con Ly sợ hốt hụi... chết ! A !

cái đó mới thiệt là thực tế đó nha ! Chỉ sợ dang

dở đời nhau ! Tao thà làm con gái... già hơn làm

gái... góa ! Thế là chúng nó a vào xỉ vã ngắt véo

tôi.

Tr/u Tề đƣa tôi vào ở một căn trong dãy

nhà khách của ông Tƣ Lệnh Vùng 4. Khi đó đã

có gia đình em rể ông T/L ở đó từ hai ngày

trƣớc. Dãy nhà nhìn ra bãi biển êm đềm và thơ

mộng lắm nếu trong một không gian thanh bình

mà lòng tôi thì đang trăm mối ngổn ngang nên

nào thấy thơ mộng gì đâu. Tôi đang tự hỏi tôi

làm gì đây? Tôi tính đi đâu đây ?

Buổi chiều, ăn tối xong Tr/u Tề và Tr/u

Hiển rủ tôi sang phòng Tr/u Chánh uống trà.

Anh nầy sống ngăn nắp và nghệ sĩ tính, anh

47 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

trang trí phòng nhƣ của ngƣời Nhật, một chiếc

bàn giữa phòng. Các bạn ngồi xếp bàng quây

quần chung quanh vừa uống trà vừa trò chuyện.

Anh có hỏi tôi ra đây làm gì, tôi nói tôi nghĩ là

tình hình có lẽ không xong, tôi định ra An Thới

kiếm đƣờng đƣa gia đình đi. Anh cƣời : Đi đâu ?

Êm ru bà rù có gì đâu mà đi ! Một anh khác

ngập ngừng nói không chừng cô giáo nghĩ đúng

đó. Ở Sàigòn bắt đầu lộn xộn rồi, tôi nghe phong

phanh mấy ông lớn kiếm đƣờng rút đó ! Rồi cả

đám rơi vào im lặng. Có phải các anh đang bắt

đầu sợ phải đối diện với nỗi hoang mang đang

lấn dần vào tâm ?!

Trở về căn nhà khách trƣớc bãi biển, tôi

gặp mẹ và hai cô em gái của em rể ông Tƣ Lệnh

đang ngồi trƣớc hiên. tôi chào và xin ngồi xuống

nói chuyện cho vui. Bà cụ và hai cô con gái tên

Uyên và Uyển thật dễ thƣơng và cởi mở. Bà cụ

và Uyên vào ngủ sớm, chỉ còn tôi và Uyển ngồi

đó. Uyển vui vẻ huyên thuyên kể chuyện Sàigòn

cho tôi nghe rồi nói em không biết chị thì sao,

chứ em nghĩ là em ở lại Việt Nam, em không đi

đâu !!! Tôi không trả lời cô hoặc hỏi tại sao, hay

là lúc đó đầu tôi đang lan man suy nghĩ trăm thứ

nên không biết rằng đó là lời trăng trối cuối cùng

của cô gái trẻ đẹp tên Uyển mà tôi thấy quyến

luyến nhƣ cô em gái ?! Vì cô đã thật sự ở lại

Việt Nam ! Sáng 30 tháng 4 khi từ cầu tàu Bộ

Tƣ Lệnh nhảy xuống ghe cá nhỏ để ra tàu lớn

ngoài khơi, thiên hạ chen lấn xô đẩy nhau và

sóng lớn đã nhồi cô rớt xuống biển. Cô chìm

mất trong khi mẹ và chị cô kêu cứu thất thanh

mà chẳng ai màng đến cô gái xấu số. Sau đó

nghe nói bà cụ bị khủng hoảng thần kinh, nửa

mê nửa tỉnh. Tôi cũng nghe biết ông thƣơng gia

ngƣời Tàu tên Lý Bình buổi sáng đó khi nhảy

xuống ghe, ông bị rớt một cái Samsonite đầy

tiền đô la mà cũng chẳng ai buồn vớt lên, ông ra

đi trắng tay !

Sáng 26 tháng 4 An Thới yên tĩnh, tôi

đứng ngồi không yên, không biết phải nghĩ gì

làm gì ? Anh họ tôi, Th/tá Triệu mới đổi ra Phú

Quốc trở lại làm Trƣởng Căn cứ Tiếp liệu lo cho

những ngƣời tỵ nạn di tản từ miền Trung vào.

Anh ghé ngang phòng tôi hỏi em định thế nào,

tình hình có vẻ không ổn, nhƣng anh chẳng nói

gì thêm. Tôi ngập ngừng nói anh coi có chuyến

bay tiếp liệu nào trống trở về Sàigòn thì anh xin

cho em quá giang về gặp mẹ và gia đình. Anh

nói ngày 27 sẽ có chuyến bay về Sàigòn, anh sẽ

cố gắng xin cho em một chỗ rồi anh vội vã chạy

ra Bộ Tƣ Lệnh. Tôi chạy theo hỏi với chừng nào

chị và mấy đứa nhỏ ra, anh nói ngày mai rồi

biến đi.

Tôi không biết làm gì, ngồi mải trong

phòng suy nghĩ hoài chắc phát điên. Tôi thay

quần áo thả ra chợ An Thới. Hôm nay chợ có vẻ

khác lạ, đông đúc, không khí ồn ào, ngƣời mua

kẻ bán tất tả vội vàng. Tôi để ý thấy có nhiều

ngƣời bƣng một cái khay nhỏ đứng quanh quẩn

chợ rồi có ngƣời đến mặc cả. Kẻ trao vàng hoặc

nữ trang, ngƣời bƣng khay trao tiền. À thì ra

ngƣời tị nạn ra đây đông quá, họ cần tiền nên

bán vàng, thành ra dân An Thới có thêm nghề

mới là nghề mua vàng !

Đang lang thang quanh chợ bỗng tôi

nghe tiếng ai sát bên tai Trời đất ! Chị Ly ! Chị

làm gì ngoài nầy ? Tôi giật mình quay lại chợt

nhận ra Sơn học cùng trƣờng và ở trong ban Văn

Nghệ với tôi trƣớc kia. hắn là em của ca sĩ

Giang Tử mà tôi ƣa kêu hắn là Giang Sơn ca...

sỡi ! Hắn ăn mặc trông... giang hồ lắm, quần

jean, áo sơ mi bỏ ngoài cộng thêm đôi giày boot

cao tới hơn nửa ống chân ! (Hồi sau tôi mới biết

hắn nhét tiền đầy trong đó). Tôi cũng thảng thốt

la lên Trời ơi Sơn đó hả, đi đâu đây, bộ tính ra

ngoài nầy kiếm đƣờng đi hả ? hắn bảo không,

em ra đây mua... vàng, nghe nói tị nạn miền

Trung ở đây bán vàng rẻ lắm nên em tính... đi

buôn một chuyến. À thì ra anh chàng này đang

làm thƣơng mại, hắn học Thƣơng Mại Ngân

Hàng nên đang thực hành nghề của chàng. Sơn

vừa trả lời tôi vừa cuối xuống kéo cái fermature

của chiếc giày boot lấy tiền trả cho ngƣời đàn bà

vừa bán vàng cho hắn. Tôi kéo Sơn ra khỏi đám

đông nói nhỏ tôi ra ra ngoài này tính đi, anh

48 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Triệu tôi đã đổi trở lại làm ở An Thới, có chuyện

gì thì đi cũng dễ, Sơn có định di tản không ?

Hắn nói không, em không tính đi đâu hết, mai

em về Sàigòn lại. Tôi chúc hắn may mắn rồi từ

giã trở về căn cứ.

Cả ngày ngồi trong phòng tôi giống nhƣ

ngƣời câm và điếc, có thể cũng... mù luôn,

không nghe không biết tin tức gì bên ngoài,

cũng không gặp anh tôi, Tr/u Tề thì bận theo ông

Tƣ Lệnh, các bạn khác cũng túi bụi theo cơn dầu

sôi lửa bỏng.

Sáng 27 tôi nóng ruột chờ anh tôi để hỏi

tin về chuyến bay để trở về Sàigòn. Có một

chuyến ra Phú Quốc mang theo chị dâu tôi và

các cháu nhƣng sẽ không bay trở lại Sàigòn,

Tr/u Tề ghé ngang báo tin vì anh cũng định về

Sàigòn gặp gia đình. Thế là bao hy vọng sụp đổ

! Tôi nằm dã dƣợi trong phòng với bao nỗi lo âu.

lại bật ngồi dậy chạy ra khu gia binh thăm cô

dâu Phở Bò Vàng của Tr/U Nam. Cô mời tôi ở

lại ăn cơm chiều, gặp lại vợ Tr/U Cang, tôi mới

biết anh đã về Sàigòn. Cô có vẻ mệt mỏi, cái

bụng bầu đã lớn, cô không dấu đƣợc nỗi hoang

mang trên khuôn mặt buồn xa vắng vì không

ngờ anh bay biển bắc em tìm biển nam! Buổi tối

đó rồi cũng qua đi trong nỗi... vui là vui gƣợng

kẻo là... (Kiều)

Ngày 28, An Thới vẫn thức dậy nhƣ mọi

ngày trong sự yên tĩnh đến ngột ngạt nhƣ lòng

của mọi ngƣời dân quân An Thới đang cảm

nhận.

Buổi chiều, Uyên và Uyển sang phòng

tôi nói chị ơi Sàigòn đã có Tổng Thống mới rồi.

VC bỏ bom phi trƣờng Tân Sơn Nhất đó! Tôi tự

hỏi ủa vậy chớ phi cơ Việt Nam Cộng Hòa ở chỗ

mô mà phi cơ VC bay nhƣ chỗ không ngƣời?!

Hỏi để rồi ngao ngán thở dài, ôi, ngƣời ta đã

đem con bỏ chợ rồi, Sàigòn sắp bỏ ngõ, làm sao

gặp Mẹ và gia đình đây? Anh Hai tôi, Th/tá Tuệ

đang ở căn cứ Bình Thủy, tôi đã không biết tin

tức gì của anh nhƣng lần về phép trƣớc đó, anh

có vẻ ƣu tƣ nói với mẹ và chúng tôi nếu có

chuyện gì thì anh sẽ kéo tàu ra khơi, ở lại là

chết, cộng sản sẽ không tha cho ai đâu! Ngay cả

mẹ tôi, khi tình hình đã hỗn loạn ở miền Trung,

mẹ tôi nói đứa nào đi đƣợc thì cứ đi, mẹ già rồi,

mẹ ở đây chết chứ không đ đâu hết! Vậy mà anh

Hai tôi đã tính sai một nƣớc cờ khi đợi đến ngày

29 mới đi phép về Long Xuyên để rƣớc vợ con.

Ngày 30 tháng 4 Cộng sản đánh chặn ở Bình

Thủy Ô Môn, anh tôi không vào Cần Thơ đƣợc

đành phải mang gia đình trở về Long Xuyên rồi

đi tù cải tạo mƣời năm tƣởng đã bỏ thây ở

Hoàng Liên Sơn.

Sáng 29 tôi nghe tiếng phi cơ bay vần

vũ trên bầu trời An Thới nhiều hơn mấy ngày

trƣớc. Không biết chuyện gì sẽ xảy ra, tôi sống

trong sợ hãi và nỗi đợi chờ không tên. Tôi lại

chạy ra khu gia binh nhà anh họ tôi, chị dâu tôi

ôm mấy đứa cháu còn bé lút chút nói thôi ngƣời

ta sao mình vậy, có chuyện gì thì anh chị chạy

ngang kêu em theo, nhớ bỏ đồ vô va li sẵn sàng.

Tôi có hành trang gì đâu mà sẵn sàng, ngoài một

cái xách tay, hai bộ đồ và một tháng lƣơng cô

giáo, chƣa bao giờ tôi sống trong tình trạng bi

thảm nhƣ thế. Bây giờ đã không còn phƣơng

tiện để trở về đất liền, di tản thì đi đâu đây, lấy

gì sống? Tôi đang mâu thuẫn chính tôi, chứ

không phải tôi đang kiếm dƣờng chạy khỏi Cổng

sản sao? Vốn liếng tiếng Pháp thì có, tiếng Anh

sinh ngữ 2 không đủ đâu vào đâu, tôi ngồi đó

ngó chị tôi muốn rơi nƣớc mắt, anh chị tôi con

nhỏ ba đứa đùm đề thêm đứa em gái út của chị,

cộng thêm tôi đeo theo làm thêm gánh nặng!!!

Tôi đứng lên trở về nhà khách, nỗi nhớ nhà và

hoang mang làm tôi... lết không nổi. Buổi trƣa

đang nằm trong phòng tôi nghe tiếng phi cơ rồi

tiếng chân ngƣời chạy rầm rập bên ngoài, hoảng

hốt chạy ra cửa tôi thấy phía cổng căn cứ mấy

khẩu đại bác đang chỉa về phía hai chiếc máy

bay đang lảo đảo trên bầu trời u ám nhƣng

không bắn, sau đó đƣợc biết hai chiếc phi cơ từ

Cần Thơ bay ra và đã đƣợc phép đáp xuống An

Thới an toàn.

Sáng ngày 30 tháng 4, Tr/U Tề ghé

ngang nói tình hình không khá. Việt cộng đòi

49 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Sàigòn đầu hàng vô điều kiện. Anh bảo tôi ở yên

trong phòng có gì thì chạy ra cầu tàu xuống ghe

nhỏ ra khơi lên chiếc HQ230 vì anh Triệu tôi và

gia đình sẽ lên chiếc đó. Tôi nói anh họ tôi đã

dặn sẵn rồi. Anh lại thêm là anh rất bận rộn theo

ông Tƣ Lệnh chạy lung tung nên sẽ không có thì

giờ lo cho tôi, tôi nói tôi hiểu và sẽ tự lo đƣợc.

10:15, tôi nghe tiếng ngƣời lao xao bên

ngoài Sàigòn đầu hàng rồi, Việt cộng đang tràn

vào thủ độ. Tôi đứng chết trân trƣớc cửa, bà cụ

và hai cô con gái xách va li chạy về phía cầu tàu

hỏi tôi sao chƣa đi, tôi vẫn đứng yên không nhúc

nhích, hết thật rồi sao, trời ơi, Việt cộng chiếm

Sàigòn rồi sao ?! Mọi ngƣời chung quanh tôi

nhốn nháo, bên ngoài cổng căn cứ, bộ binh và và

quân cảnh phá cổng mang gia đình tràn vào.

Ngó ra phía cầu tàu Bộ Tƣ Lệnh, ngƣời là ngƣời

chen lấn, xô đẩy. Đang đứng hoang mang chƣa

biết phải làm gì, anh chị tôi tay xách nách mang

ba đứa con và cô em gái chạy ngang qua dãy nhà

khách, ngó thấy tôi anh la lên ngƣời ta đã đi hết

mầy còn đứng đó làm gì, ra cầu tàu nhanh lên.

Tôi giật mình rồi nhƣ cái máy cúi xuống nhặt cái

xách tay chạy theo gia đình anh tôi. Tôi cởi giày

để đi cho nhanh. Cát nóng bỏng chân dƣới đất,

ánh nắng chói chang trên đầu, còn hồn tôi đang

lẩn khuất nơi đâu. Tôi đi nhƣ một kẻ mộng du.

Ra đến cầu tàu, nhìn cảnh chen lấn xô đẩy nhau

trong khi sóng lớn đang nhồi chiếc ghe nhỏ nhào

lên ụp xuống trông thật khủng khiếp. Hình nhƣ

biển cũng đang phẫn nộ cho số phận thảm

thƣơng của VN. Gia đình anh tôi đƣợc các thủy

thủ giúp đƣa xuống ghe an toàn, tôi vẫn còn

đứng trên cầu tàu cao gần 3 thƣớc, làm sao tôi

dám nhảy khi sóng lớn đang vỗ ầm ầm vào ghe.

Anh tôi la nhảy xuống nhanh lên, anh càng la tôi

càng sợ. Thôi chắc tôi chết ở đây cho xong (lúc

đó tôi chƣa biết Uyển đã rớt xuống đó khoảng

nửa giờ trƣớc). Tôi không khóc mà sao nƣớc

mắt ở đâu đang tuôn ròng ròng trong lòng tôi.

Đang trong cơn hoảng loạn, chợt có bàn tay ai

đó nắm tay tôi vừa kéo đi vừa nói đi, chị đi theo

tôi! Tôi ngẩng lên thấy hai anh thủy thủ lạ tôi

không biết là ai. Hai anh dẫn tôi bƣớc qua chiếc

sà lan đậu sát cầu tàu. Thành sà lan nóng nhƣ

lửa, tôi đi chân trần mà tƣởng thịt da mình đang

chín tới. Từ thành sà lan nhảy xuống ghe cá cao

chừng một mét nên tôi xuống dễ dàng. Cho đến

bây giờ tôi vẫn không quên hai ngƣời thủy thủ

tốt bụng đã giúp tôi vào giây phút có lẽ là hãi

hùng nhất trong đời tôi. Hai anh đã không cho ai

bƣớc qua chiếc sà lan mà lại chạy qua dẫn tôi

xuống đƣợc an toàn. Xin cảm ơn hai anh một lần

nữa, hai ân nhân giờ thứ 25 của tôi.

Chiếc ghe cá chở chúng tôi lên chiếc

HQ230 của Thiếu tá Nguyên là Hạm trƣởng, tôi

tránh nhìn mặt ông ta vì vẫn còn... hận lúc ông ta

nạt nộ đòi bắn tôi quăng xuống biển đêm hôm

trƣớc (tôi cho là quá đáng đối với một cô gái!) vì

có lẽ ông ta không biết tôi là em Th/tá Triệu. Tôi

xin anh tôi cho xuống kiếm chỗ nằm nghỉ, tôi

quá mỏi mệt rồi. Anh tôi nói với một anh thủy

thủ dẫn tôi và cô em vợ xuống dƣới phòng. Nằm

đó mà nƣớc mắt tôi chảy dài, đầu tôi là một

khoảng trống mênh mông. Nghĩ đến mẹ và anh

chị em biết bao giờ gặp lại lòng tôi đau nhƣ cắt.

Nằm vật vờ không biết bao lâu, chợt nghe có

tiếng ngƣời hỏi đã đỡ chƣa. Mở mắt ra, tôi nghe

chút mừng vui khi thấy Tr/U Tề đang đứng đó.

Ngoài gia đình anh chị tôi thì tôi không quen

biết ai trên tàu ngoài anh và Tr/U Hiển. Tôi hỏi

bây giờ mình đang đi đâu, anh nói sẽ ghé ngang

đảo Thổ Châu rồi trực chỉ Úc.

Đoàn tàu ngừng ở Singapore năm ngày

để xin tiếp tế nƣớc, thực phẩm và cho một số

dân chúng lên HQ330 và 331 vì ghe họ quá nhỏ

không thể tiếp tục chuyến đi. Rời Singapore,

đoàn tàu tiếp tục đi về hƣớng Úc Châu đƣợc hơn

nửa ngày, anh tôi chạy lên chỗ ụ súng đại bác

mà gia đình chúng tôi che lều tạm trú ở đó nói

chiếc HQ602 biến mất rồi! Đoàn tàu đƣợc lệnh

trở tới trở lui để tìm HQ602. Sáng hôm sau vẫn

không thấy tăm hơi 602 ở đâu, anh tôi đi họp rồi

trở lại báo là chúng ta sẽ quay trở lại đi Subic,

không đi Úc nữa, chính phủ Úc vừa mở quan hệ

ngoại giao với Cộng sản! Chiếc HQ602 đã bị

50 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

một nhóm sĩ quan và thủy thủ cƣớp, giết Hạm

trƣởng, đoạt tàu trở về Sàigòn rồi. Để bảo đảm

an ninh cho đoàn tàu, Đại tá Thiện yêu cầu

những ai có radio phải nộp hết để tránh tình

trạng nghe tin tức hoang mang có thể sẽ gây ra

biến cố tƣơng tự nhƣ HQ602, khi vào đất liền sẽ

đƣợc hoàn trả lại. Tin loan ra về chiếc HQ602

làm bàng hoàng mọi ngƣời, tôi chợt nghe xót xa,

thƣơng cảm cho số phận không may của ngƣời

Hạm trƣởng vắn số.

Đoàn tàu lênh đênh 17 ngày trên biển kể

từ khi rời An Thới mới đến Subic Bay, bao

nhiêu buồn vui lẫn lộn. Vui vì nhìn thấy đất liền,

buồn thì trùng trùng bủa vây,

không biết tƣơng lai đi về đâu.

Lúc đó tôi không có chút ý niệm

rõ rệt nào về chƣơng trình tị nạn,

chỉ biết ai sao mình vậy, tới đâu

hay tới đó. Chúng tôi chạy lên

boong tàu nhìn về phía căn cứ

Subic, thuộc quần đảo Phi Luật

Tân đang ẩn hiện trong màn

sƣơng mỏng. Đoàn tàu HQVN

phải đậu ngoài khơi chờ HQ Mỹ

lên giải giới. Tất cả đạn dƣợc

súng ống hay bất cứ gì bằng kim

khí đều phải đƣợc tháo gỡ quăng xuống biển

trƣớc khi họ cho ngƣời tị nạn lên bờ. Tôi đã

chứng kiến cảnh tiền Việt Nam rải ra trắng cả

biển Subic vì ngƣời ta nghĩ bây giờ nó đã trở

thành vô dụng. Tôi đã chứng kiến buổi lễ hạ

quốc kỳ Việt Nam lần cuối cùng trong nƣớc mắt,

tất cả thủy thủ đoàn đều mặc đồ lễ. Chúng tôi

thƣờng dân không đƣợc phép hiện diện nhƣng

đã núp nhìn để thấy những khuôn mặt đau đớn

xót xa của mọi ngƣời khi nhìn lá quốc kỳ Việt

Nam từ từ hạ xuống để cảm nhận nỗi đau vong

quốc nhƣ thế nào. Thế là xong, nƣớc mất nhà

tan, tƣơng lai tăm tối, chuỗi ngày sắp tới sẽ đua

những kẻ khốn khổ này về đâu...

Chúng tôi bƣớc lên cầu tàu để vào Subic

Bay nơi HQ Mỹ đã chuẩn bị sẵn một căn cứ tị

nạn khá đầy đủ để đón ngƣời tị nạn Việt Nam.

Tề vẫn vẫn kế bên, vỗ nhè nhẹ vào bàn tay tôi

nói đừng buồn lo nữa, cố gắng vui để chuẩn bị

cho cuộc sống mới, nhiều khó khăn và lo toan

hơn... mà tôi thầm nghĩ nhƣ một lời ƣớc hẹn...

oOo

Chiếc Air Vietnam bay lƣợn một vòng

trên vùng trời Phú Quốc trƣớc khi đáp xuống phi

trƣờng Dƣơng Đông. Tôi nhìn xuống vùng biển

xanh lơ, An Thới năm xƣa ở chỗ nào, lòng nôn

nao khó tả. Tề ngồi yên, không nói lời nào

nhƣng tôi biết anh đang xúc động khi trở lại

thăm cảnh cũ lần đầu tiên (mà ngƣời xƣa biết có

còn đó không?!) Sau 32 năm xa vắng, anh chị

Ba tôi đã tặng cho ông em rể (mới gặp lần đầu)

hai vé du lịch Phú Quốc 4 ngày mà rằng cho tụi

bay thăm Phú Quốc ngày nay coi có khác ngày

xƣa không ? Sau 32 năm xã hội chủ nghĩa, Phú

Quốc đã thay đổi rất nhiều với những khách sạn

và khu du lịch mọc lên nhƣ nấm dọc theo bờ

biển. Du khách tấp nập còn ngƣời dân thì vẫn

lam lũ nhọc nhằn, thật là hai cảnh đời khác biệt.

Ai làm chủ những cơ ngơi đó ngoài các “ngài”

đang nắm đầu dân, các “bậc” con ông cháu cha

CS và các đại gia có gốc ?! Khi chở chúng tôi ra

chợ Dƣơng Đông, anh lái xe Honda ôm đã chỉ

một khách sạn đang xây cất 5, 6 tầng khá đồ sộ

nói đó là chỗ các quan cao cấp sẽ ra nghỉ mát

cuối tuần đó! Cũng không có gì để ngạc nhiên !

51 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Ngày hôm sau, anh hƣớng dẫn viên trẻ

cho biết đoàn sẽ lên xe đi An Thới mà tôi biết Tề

đang nôn nóng muốn về thăm lại nơi chốn cũ mà

anh đã làm việc suốt 5 năm kể từ khi rời trƣờng

OCS về nƣớc cho đến cái ngày định mệnh. Khởi

hành lúc 9 giờ sáng, con đƣờng từ Dƣơng Đông

đến An Thới có lẽ cũng không khá gì hơn năm

xƣa, lồi lõm gập ghềnh thật tội nghiệp cái lƣng

mình mà cũng đau lòng cho chiếc xe Sàigòn

Tourist. Khi đến ngang trại tù Cộng sản ngày

trƣớc, anh hƣớng dẫn viên ra hiệu cho xe ngừng

lại nói chúng ta vào "tham quan" trại. Tôi buột

miệng hỏi có cái gì trong đó mà coi, anh ta nói

vào coi những phòng tra tấn tù hồi trƣớc. Bực

mình tôi hơi xẵng giọng quý vị vào đi, chúng tôi

mệt ở ngoài này ngắm... cảnh! Chỉ có hai vợ

chồng ngƣời Tàu đến từ Úc muốn vào còn chúng

tôi, một cặp vợ chồng trẻ từ Atlanta và ba dì

cháu đến từ Finland không vào.

Thấy không ai vào, hai vợ chồng

Tàu hơi... quê nên nói thôi chúng tôi

cũng không... dzô!

Chiếc xe lại tiếp tục đến An

Thới, dọc theo con đƣờng đất bụi

mù mịt. Kia là vài anh HQ Cộng sản

mặc đồ thủy thủ màu xanh dƣơng

đậm có cái... xây, áo bỏ ngoài, chân

mang... dép đi "lẹp bẹp" hai bên

đƣờng trông luộm thuộm vừa nhƣợc

tiểu vừa chậm tiến! Tôi bấm tay Tề

nói nhỏ coi kìa, coi HQ Cộng sản

kìa. Anh nhìn tôi lắc đầu ngao ngán,

thật là buồn, không phải năm phút

mà là cái buồn dai dẳng hơn 32 năm

lận!!!

Xe vừa ngừng ở chợ An Thới, Tề kéo

tôi đi thẳng ra cầu tàu ghe đò. Anh đứng đó

ngóng về phía cầu tàu Bộ Tƣ Lệnh An Thới

ngày xƣa, quang cảnh đìu hiu, lác đác vài chiếc

tàu trông giống nhƣ những PCF năm nào neo ở

đó với những lá cớ máu bay trong gió! Ôi vật

đổi sao dời, nhìn cảnh vắng lặng điêu tàn của

căn cứ, bao nhiêu kỷ niệm, hình ảnh cua Hải

Quân VNCH lịch sự hào hùng năm nào chợt tràn

về cùng lúc với nỗi thƣơng đau, phẫn hận lẫn lộn

làm hai chúng tôi đứng lặng ngƣời trên cầu tàu

ngập nắng. Mới đó mà đã 32 năm, nóc ngôi giáo

đƣờng cũ vẫn sừng sững. Chợ An Thới hơi vắng

vẻ so với hình ảnh một An Thới ồn ào tất bật

một cách lạ lùng vào một ngày cuối tháng 4 năm

75 vẫn còn nhƣ in trong lòng tôi. tề bấm vội vài

tấm ảnh nhƣ cố ghi lại chút kỷ niệm nơi chốn cũ

đã trở thành một phần đời anh. Chúng tôi đi

loanh quanh trong chợ, bao nhiêu đổi thay, vẫn

những khuôn mặt sạm nắng, chịu đựng của

ngƣời dân An Thới, đâu đó cũng có những đôi

mắt mệt mỏi nhìn xa vắng vào biển cả mênh

mông.

Trở ra bãi biển, nhìn sóng vỗ muôn

trùng, lòng tôi chợt chùng xuống khi mắt hƣớng

về cầu tàu Bộ Tƣ Lệnh nơi cô em gái tên Uyển

đã gởi thân ở đó vào một ngày ảm đạm nhất của

quê hƣơng. Tôi thì thầm Uyển ơi, chị trở lại

thăm em đây, chúc em an nghỉ...

Tôi ngƣớc nhìn lên cao, trời xanh lơ,

mây trắng chập chùng, biển êm êm sóng vỗ, quê

hƣơng còn đây vẫn đẹp ngàn đời mà sao nghe có

gì trăn trở, nhƣ có chút ngậm ngùi nhỏ lệ trong

hồn. Rồi cũng phải lìa xa để trở lại nơi đã nhận

52 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

là quê hƣơng thứ hai. Tôi sẽ không quên những

ngày ngắn ngủi về thăm chốn cũ, nơi tôi có bao

kỷ niệm êm đềm, nơi bắt đầu mối lƣơng duyên

tƣởng không mà có, nơi chúng tôi có

những ngƣời bạn thân thƣơng giờ tản lạc khắp

bốn phƣơng trời... Dòng đời đã lặng lẽ trôi hơn

32 năm mà tôi cứ ngỡ nhƣ mới ngày hôm qua.

An Thới ơi, xin giã biệt! Đã gần hai

phần ba cuộc đời rồi, có còn không một ngày

trở lại... ?!

Saint Louis, Tháng Giêng 2010

Cho Nhà Tôi và Các Bạn Thân Cũ

Trần Thị Hậu Giang

Mất hay còn

Tàn cuộc chiến, ta vò đầu chẳng

hiểu:

Không đánh để thua, thắng quá

dễ dàng

Lịnh rút quân, dân bỏ chạy tan

hoang

Lỡ cƣời lỡ khóc, cƣời ta trẻ nít.

Sau cuộc chiến , sầu mây giăng

mờ mịt

Sầu mẹ cha, sầu làng xóm điêu

linh

Của cƣớp công khai, dán nhãn

hòa bình

Bần cùng hóa, thi đua ngƣời với

vật.

Tổ Quốc chung, còn thì cũng

nhƣ mất

Mất hay còn, khác ý, nghĩa tự do

Ngồi trong tù cải tạo, cứ co ro

Tuổi xuân mất, từng cơn mƣa lất

phất !

Những tù nhân vốn hiền nhƣ

cục đất

Cầm súng, chẳng qua bảo vệ

nƣớc nhà

Cải tạo làm sao thành đƣợc lâu

la

Ma đày đọa để tung hô đảng

cƣớp ?

Liều mạng sống, và cũng liều bị

cƣớp

Sao bao ngƣời phải bỏ nƣớc ra

đi ?

Mở to lƣơng tâm, thế giới thấy

Ngƣời chết thảm, bởi đƣờng đi

không đến !

Đất nƣớc tang thƣơng, phải đâu

định mệnh

Ngẫm con trời, vừa ác lại vừa

ngu

Ngƣời ra đi, còn đi mãi thiên thu

Tội nghiệp dãy cột đèn khuya

đứng đợi !

Loại rƣợu cũ, chứa đầy trong

bình mới

Sơn hà ngửa nghiêng, trời đất

lăn quay

Nhà nhà say, cả nƣớc xúm nhau

say

Cơn thảo rƣợu, biển rừng cho,

bán hết

( “Xứ nhƣợc tiểu, lo làm chi cho

mệt

Chót đuôi rồng hơn hẳn rắn liu

điu

Ơn anh Ba bảo bọc biết bao

nhiêu

Tình huynh đệ một nhà, ai dám

chống ?” )

Tàn cuộc chiến, tỉnh dần cơn ác

mộng

Cờ thí quân đành uổng chốt qua

sông

Bài học Tự do xin nhớ nằm lòng

Giá đắt lắm, chớ bao giờ phung

phí.

Con trời ơi ! hãy tỉnh say, cạn

nghĩ:

Giống Tiên Rồng tan tác khắp

năm châu

Độc ác càng thêm chia áo rẽ bâu

Ngu quá lắm lại càng mau mất

nƣớc

Mất hay còn, mong ai lời tóm

lƣợc !

Từ Văn Bé Tư

53 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

thơ

Bùi Văn Quý

Đại Hội Ca -Li

Đại Hội mƣời một Ca Li

Khắp nơi đông đảo Ô Xi kéo về

Có ngƣời con cháu lê thê

Có ngƣời chỉ có kéo lê một mình

Gặp nhau là ở cái tình

Gặp nhau xem thử bạn mình ra sao

Hai năm có khác chút nào

Trên đầu tuyết phủ đƣợc bao nhiêu phần

Mỡ bọc nhiều, ít tấm thân

Mắt còn thấy rõ nhìn gần hay xa

Rƣợu bia uống líp ba ga

Hay là kiêng cử qua loa gọi là

Hỏi thăm chứng bệnh đã qua

Có làm cản trở việc nhà, việc tƣ

Gặp nhau , nhắc lại từ từ

Bao nhiêu chuyện cũ xem nhƣ mới rồi

Thời gian qua tựa mây trôi

Ba mƣơi năm lẻ nhƣ hồi mới đây

Bao nhiêu kỷ niệm gom đầy

Vài ngày không đủ xum vầy nhắc nhau

Hẹn nhau lại đến kỳ sau

Hai năm chờ đợi, cũng mau lắm mà

Thời gian còn lại xem ra

Mấy lần Đại Hội chẳng là bao nhiêu

Thôi thì hãy nhớ một điều

Có dịp, cứ gặp càng nhiều càng vui

Bùi Văn Quý

CA . . . RAO cho ĐẠI HỘI 11

Công cha nhƣ núi Thái Sơn

Công đi Đại Hội cao hơn núi nè

Trời mƣa bong bóng phập phồng

Đến ngày Đại Hội vợ chồng cùng đi

Con ơi nhớ lấy lời cha

Không đi Đại Hội ở nhà buồn thiu

Bầu ơi thƣơng lấy bí cùng

Nhớ ngày Đại Hội rủ chung nhau về

Thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân

Thƣơng về Đại Hội một lần ,hai năm

Bắc thang lên hỏi ông Trời

Tham gia Đại Hội , tuổi đời tăng không ?

Chẳng tham ruộng cả ao điền

Ham đi Đại Hội không tiền cũng đi

Chồng già vợ trẻ là Tiên

Tiên đi Đại Hội là Tiên trẻ , già

Hoa chanh nở giữa vƣờn chanh

Về đi Đại Hội là thành Ô – Xi

Lấy chồng từ thủa mƣời ba

Lúc đi Đại Hội đếm là năm con

Nam vô tửu nhƣ kỳ vô phong

Uống trong Đại Hội về phòng ôm xô

Làm trai cho đáng nên trai

Không đi Đại Hội tiếc hoài mà xem

Nắng mƣa là bệnh của Trời

54 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Gặp ngày Đại Hội phải mời nhau đi

Đi đâu mà vội mà vàng

Bà đi Đại Hội nhớ mang Hột Xoàn

Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang

Đem về Đại Hội đàng hoàng tặng nhau

Bàn tay ngón ngắn ngón dài

Vào trong Đại Hội , Tao Mày giống nhau

Trăm năm trong cõi ngƣời ta

Không đi Đại Hội thế là xa nhau

Mấy đời bánh đúc có xƣơng

Mấy đời Đại Hội lại thƣờng không đông

Trèo lên cây bƣởi hái hoa

Đem về Đại Hội làm quà tặng nhau

Buồn trông con nhện giăng tơ

Không đi Đại Hội thẫn thờ buồn hơn

Một năm có đến bốn mùa

Mỗi mùa Đại Hội là vừa hai năm

Trên trời có lắm vì sao

Dƣới đất Đại Hội cớ sao không về

Bùi Văn Quý

Mảnh Đất Cuối Trời

Bạt ngàn vỗ cánh chim bay

Tiếng kêu tha thiết chân mây cuối trời

Lang thang góc phố xứ ngƣời

Còn đâu những áng mây chiều cố hƣơng

Còn đâu giọt nắng tà dƣơng

Giọt sƣơng còn đọng trên đƣờng hoang sơ

Chiều về ra đứng ngẩn ngơ

Cất cao giọng hát vu vơ giữa đồi

Đêm khuya thao thức bồi hồi

Trùng dƣơng gợi nhớ, chao ôi! Con tàu...

Bạc đầu sóng vỗ còn đâu

Còn đâu sông rạch, còn đâu bến bờ...

Thu về gió nhẹ trăng mơ

Đông sang giá lạnh mờ mờ tuyết rơi

Ngày dài tháng rộng đầy vơi

Chén đầy chén cạn cho vơi tháng ngày

NP_u2

55 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Võ Khắc Hạnh

Một ngày nghỉ weekend, tình cờ tôi nghe

đƣợc bản nhạc hay của Phạm Duy,

“Trả lại em yêu, khung trời đại học,

Con đường Duy Tân, cây dài bóng mát,

Buổi chiều khuôn viên, mây trời xanh ngát,

Dấu chân trên đường, vẫn chưa phai nhạt…”

Tôi bỗng nhớ lại cả

một thời niên thiếu

trƣớc khi gia nhập

vào binh chủng hải

Quân. Sàigòn, đối

với tôi là cả một

khung trời kỷ niệm

của thời sinh viên

còn ôm tập sách đến

các phân khoa Đại

học, rong chơi trên các con đƣờng có những

hàng cây xanh nhiều bóng mát, đƣa đón ngƣời

yêu tan trƣờng với tà áo trắng vờn bay trong gió.

Tôi không còn nhớ đƣợc bao nhiêu quán cà phê

mà tôi đã tận hƣởng thời gian nhàn hạ, nghe

nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn, lang thang

trên những đƣờng phố thân quen và những cơn

mƣa rào chợt đến giữa trƣa mùa hè nắng nóng…

Bây giờ ở xứ Cờ Hoa này tôi bỗng thèm thuồng

đƣợc sống lại những ngày tháng cũ, nhƣng thật

khó để sống lại những ngày xƣa, ôi Sài gòn nay

còn đâu.

Nghe mỗi một bản nhạc thƣờng khơi lại một kỷ

niệm, có thể là một kỷ niệm thật đẹp, có thể là

một vết thƣơng trong lòng. Hồi mới vào trại

Bạch Đằng II, tôi đã thích thú khi nghe đến bản

nhạc “Mùa thu trong mƣa” của Trƣờng Sa

Chiều mưa không có em,

Bờ đá công viên âm thầm,

Chiều mưa không có em,

Biết lấy ai chia hờn dỗi . . .

Nghe đi nghe lại nhiều lần nhƣng tôi vẫn thích

thú vì bản nhạc nầy sao mà giống nhƣ tâm trạng

của tôi lúc đó hay là của một đôi tình nhân

không còn đƣợc gần nhau để rong chơi theo

tháng ngày dần qua . . .

Thế rồi những ngày tháng qua đi thật mau với

những thử thách của quân trƣờng Quang Trung,

của những đêm thao thức trên con tàu APL mà

các bạn còn nhớ đến Nguyễn Anh Khoa với

giọng ca truyền cảm qua bài “Rừng lá thấp” của

Trần Thiện Thanh:

Rừng lá xanh xanh cây phủ đường đi

Thành phố sau lưng ôm mộng ước gì,

Tôi là người đi chinh chiến ngược xuôi,

Nên mộng ước đầu tôi nghe đã chìm sâu . . .

Trong thời gian thực tập trên Dƣơng vận hạm

HQ 502 chúng tôi gồm có Mai Phát, Trần

Phƣơng Toàn, Lê Công Nhàn . . đƣợc nghe

tiếng hát thiết tha của Hồ Văn Lạng với bản “

Mộng dƣới hoa” của Phạm Đình Chƣơng :

Chưa gặp em tôi vẫn nghĩ rằng,

Cô nàng thiếu nữ đẹp như trăng,

Mắt xanh là bóng dừa hoang dại

56 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Âu yếm nhìn tôi không nói năng . . .

Bây giờ bạn đã đi về bên kia thế giới chỉ để lại

một chút kỷ niệm cho bạn bè và những ngƣời

thân mà thôi.

Sau khi ra trƣờng phục vụ trên Tuần Duyên

Hạm HQ710 thuộc HD1ZP tôi đã quen dần với

cuộc sống hải hồ tôi lại thích nghe bản Nguyệt

cầm của Cung Tiến khi còn tầu bỏ neo tại Cù

Lao Chàm trong một đêm trăng sáng.

Đêm mùa trăng úa làm vỡ hồn ta...

Ngập ngừng xa...suối thu dồn lá úa trôi qua

Sầu thu, sầu lên vút mịt mù,

Mà e nhớ hương mùa thu

Hai năm sau tôi đƣợc thuyên chuyển về

BTL/LLTU tôi đành giã từ các bạn OC còn đang

phục vụ ở Vùng I Duyên Hải nhƣ là Trần dụ

Hoa ( HQ.705), Tôn Thất Hiệp (HQ.709)

Nguyễn Kim Bửu (HQ.703) Trần Bách Hợp

(HQ.3778), Lâm Minh Phƣơng (HQ.3776) Lê

Thế Di, bạn ở HDI/ZP. . .

Tôi thích nghe những bản nhạc tiền chiến của

Văn Cao và Phạm Duy nhất là khi nghe going

hát của ca sĩ Thái Thanh nức nở vào đêm, going

ca đầy quyến rũ vƣợt thời gian nhƣ là bài “

Nghìn trùng xa cách “

Nghìn trùng xa cách, người đã đi rồi

Còn gì đâu nữa mà khóc với cười

Mời người lên xe về miền quá khứ

Mời người đem theo trọn vẹn thương yêu. . .

Tôi vẫn thích những bản tình ca Việt theo cung

thứ hoặc là Am hay là Cm nghe thật buồn hơn là

những bản nhạc Việt theo cung trƣởng.

Khi miền Nam Việt Nam thất thủ năm 1975 tôi

không còn đƣợc nghe những bản tình ca này

nữa, cho đến khi gặp lại Vũ Mạnh Hùng vào một

buổi tối trong trại cải tạo Thành Ông Năm ( Hóc

Môn ) lúc này tôi đang ở trại T4, vì trại T4 và T6

cách nhau bằng một hàng rào nên Hùng đã lén

qua trại của tôi để gặp lại bạn bè, tối đó Hùng

Sữa đã hát cho nghe bản “ Ai về sông Tƣơng”

của Thông Đạt

Ai có về bên bến sông Tương,

Nhắn người duyên dáng tôi thương

Bao ngày ôm mối tơ vương

Tháng với ngày mơ nhuốm đau thương

Tâm hồn mơ bóng em luôn

Mong vài lời em ngập hương . . .

Nghe thật là buồn vì không ai có dịp để gặp lại

ngƣời em gái sống Tƣơng nữa, ở trại này tôi

thƣờng gặp các bạn để an ủi nhau gồm Nguyễn

Đức Ích, Nguyễn Thành Trạng và Nguyễn Ngọc

Bạch.

Một thời gian sau tất cả chúng tôi bị đƣa ra Hàm

Tân Thuận Hải, từ đó tôi không còn đƣợc gặp lại

các bạn nữa. . .

Rồi chƣơng trình HO ra đời, tôi mới biết các bạn

đã lần lƣợt đi định cƣ tại Mỹ và các bạn đã ở rải

rác trên nhiều tiểu bang, bây giờ có rất ít cơ hội

để gặp nhau, có chăng là tại các Đại Hội của

nhóm OC mà thôi. Thêm một lần nữa các bạn ở

(Xem tiếp trang 138)

57 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

vûúng vêën

Hải Dương

Vào cuối năm 1987 , là thời gian chúng tôi

đến Mỹ vừa đƣợc hơn 4 năm, hai vợ chồng bàn

tính với nhau chuẩn bị mua nhà, một phần vì

thấy nếu mua nhà trả tiền nhà hàng tháng thì

cũng thuộc vào căn nhà của mình chứ không bị

mất trắng nhƣ trả tiền thuê nhà với lại thấy thằng

nhỏ con mình mỗi ngày mỗi lớn cần nhà rộng

rãi để cho nó chạy nhẩy vui đùa , không lo phiền

hà đến ngƣời chung quanh và nhất là bà già ở

căn phòng tầng dƣới chung cƣ khỏi phải than

phiền mỗi khi thằng con nhẩy nhót ồn ào ở trên

đầu của bà ta và cũng tính đến tƣơng lai gia đình

sau này sẽ sản xuất thêm vài ba nhóc tì khác nữa

chứ, trƣớc sau thì cũng phải tính đến chuyện cần

một căn nhà riêng cho gia đình, vẫn biết là việc

mua nhà ở đất Mỹ này phải làm con nợ cho nhà

băng 30 năm trời chứ không ít ỏi gì nghĩ mà ớn

chè đậu nhƣng cái máu ngƣời Việt trong ngƣời

sẵn có mạnh mẽ là lúc nào cũng lấy nhà cửa làm

căn bản cho mái ấm gia đình nên một liều ba bẩy

cũng liều, may nhờ ở công việc làm của tôi trôi

chẩy, tôi đã ra sức cày tối đa làm thêm giờ phụ

trội , mỗi ngày thƣờng là làm việc đến 12 tiếng

đồng hồ và không nghỉ ngày cuối tuần , một năm

chỉ lấy một, hai ngày nghỉ là cùng, trong ngƣời

nhƣ đang say men cày bừa có lẽ đã đƣợc quen

với những gian nan trong thời gian ở tù cải tạo

của cộng sản , thời gian đổ mồ hôi nhƣ nhau mà

kết qủa đƣợc hƣởng thì một trời một vực thành

ra luôn luôn vui vẻ mà làm thêm giờ phụ trội ,

nhờ thế tiền bạc có dôi ra một khoản sau khi đã

giúp đỡ cho gia đình hai bên còn ở lại Việt Nam,

do đấy vợ tôi mới gọi đến chị Lành là nhân viên

địa ốc để dẫn đi tìm mua một căn nhà .

Sau vài lần chị Lành chở vợ con tôi đi xem vài

căn nhà ở quanh vùng thì vẫn chƣa có căn nào

hạp ý. Hôm ấy vợ tôi có nói với tôi trƣớc khi đi

làm

- Chiều nay , anh đi làm về bình thƣờng một

hôm đi để cùng đi xem căn nhà ở Spring Valley,

chị Lành bảo nhà này giá hạ mà có đến 4 phòng

ngủ có sân trƣớc, sau đều rộng rãi, chủ nhà cần

bán gấp có lẽ họ dọn đi tiểu bang khác, chị Lành

hẹn mình cứ đến địa chỉ ấy rồi chị ấy sẽ gặp

mình ở đấy.

Tôi nghĩ ờ cũng đƣợc thôi, lâu lâu bỏ mất đi giờ

phụ trội một ngày cũng chả sao và cũng muốn đi

xem nhà một lần cho biết chứ thƣờng thì tôi giao

khoán cho vợ chuyện nhà cửa này vì tôi không

thể bỏ việc mà đi hàng ngày để xem nhà vào giờ

giấc ban ngày đƣợc. Chiều hôm ấy về nhà sau

khi tắm rửa , ăn vội vàng cơm chiều xong tôi

chở vợ con chạy vội đến địa chỉ nhà đã hẹn với

chị Lành vào 6 giờ chiều.

Trời cuối năm, 6 giờ chiều trời đã tối, đèn

đƣờng đã le lói cách quãng nhau xa xa một cái,

thêm sƣơng mù đổ ập xuống vùng đồi núi cao

này nữa, làm tôi tìm đƣờng hơi khó khăn một

chút dù là ở nhà đã dò qua bản đồ chỉ đƣờng,

cuối cùng thì cũng mò ra đƣợc số nhà, căn nhà

nằm khuất ánh đèn đƣờng theo chiều cong của

con đƣờng vòng ngọn đồi . Đậu xe trƣớc căn nhà

chờ chị Lành, khoảng 15 phút quá giờ hẹn mà

vẫn không thấy bóng dáng chị Lành đâu cả,

thằng con nhỏ ngồi yên một chỗ trong xe thì khó

chịu, ọ ẹ đòi xuống xe đi bộ . Hai vợ chồng bàn

với nhau nếu chị Lành không đến chẳng lẽ lại về

không hay là mình cứ vào xem trƣớc đi may ra

có chủ nhà chịu cho mình xem thì mình khỏi

mất công về không, đồng ý với nhau hai vợ

chồng nắm tay thằng con dắt vào nhà.

58 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Một giàn cây xanh cao che kín hẳn mặt tiền

của căn nhà chỉ chừa một khoảng hành lang vào

trƣớc cửa là trống, trời tối không tìm đƣợc

chuông cửa tôi đành phải gõ mạnh vào cánh cửa,

một lúc sau có tiếng lách cách mở khóa, qua ánh

đèn mờ bên trong phòng tôi nhận ra là một bà

già ngƣời Mỹ, tôi xin lỗi trƣớc với bà là tuy có

hẹn cùng ngƣời agent tới đây xem nhà nhƣng họ

chƣa tới tôi xin phép có thể coi nhà trƣớc đƣợc

không, bà mở rộng cửa và nói nhẹ nhàng vào đi

sau đó bà chậm rãi nói mặc dù tiếng mỹ của tôi

lúc đó nghe chỉ hiểu đƣợc tiếng còn tiếng mất

nhƣng cũng tạm hiểu lời của bà là chuyện bán

nhà là ý chính của đứa con trai bà quyết định

đăng bán chứ ý bà thì không muốn đi đâu cả , nó

là căn nhà của chồng bà đã tạo dựng lên, sửa

chữa theo ý muốn, hai ông bà đã ở đây 32 năm

rồi, mọi thứ đều là kỷ niệm bà không muốn bỏ

nó, bà chỉ các đồ vật quanh các phòng tất cả vẫn

đầy đủ chƣa đƣợc dọn trống, những ánh đèn mờ

trên tƣờng với những chụp vải che bóng đèn

hình dáng xƣa cổ , cầu kỳ, những đồ đạc trong

các phòng mang một sắc thái của những ngƣời

già thƣờng thấy trong các phim ảnh tất cả mang

một màu nâu sậm buồn . Căn nhà lạnh lẽo, vợ

tôi nói nhỏ lạnh quá còn thằng con thì đeo cứng

vợ tôi trên tay không chịu xuống đi bộ, tôi hỏi

có cần ra xe lấy thêm áo ấm không , vợ tôi nói

thôi ráng một chút nữa cũng không sao, tôi nói

có lẽ bà già hà tiện không dám bật máy sƣởi . Đi

thăm các phòng vừa đi vừa nghe bà than phiền

về thằng con, một hai là nó nhất định bán mà nó

đã có vợ ở Arizona, bà buồn lắm không muốn xa

rời căn nhà này, bà chỉ từng bức tranh treo trong

các phòng dẫn giải từng câu chuyện trong quá

khứ, tôi chỉ gật gù mỉm cƣời ừ hử cho phải phép

xã giao, một phần nữa tiếng Mỹ của mình mới

sang nên vẫn ngọng không góp chuyện nhiều

với bà ta đƣợc chỉ gật gù ừ hử cho qua chuyện

tuy nhiên không vì thế mà làm bà bớt hứng thú

để nói , trong bụng thầm nghĩ mình gặp phải

một bà già trầu Mỹ rồi . Đi dọc hết các phòng và

có lẽ dừng ở phòng ngủ riêng của bà là lâu nhất ,

bà chỉ từng món đồ kỷ niệm và nói một cách say

sƣa, trìu mến của từng thời gian qua . Vợ tôi ôm

thằng con thấy có vẻ không thích căn nhà lắm,

lạnh lùng không nói năng gì , nhìn quanh với vẻ

thờ ơ , tôi cắt ngang câu chuyện hỏi về giá cả ,

bà ta cho biết chuyện này đứa con quyết định

nên bà không biết và sau đó tôi lên tiếng cáo từ

không quên khen các căn phòng của bà đẹp nhƣ

phép lịch sự ngƣời tây phƣơng .

Câu chuyện thật sự chẳng có gì đáng kể nếu

không có ngày hôm sau , cái ngày mà chị Lành

gọi phone đến xin lỗi đã không đến đúng hẹn

đƣợc vì xe chị bị hỏng bất ngờ và khi nghe vợ

tôi kể chuyện lại cho chị nghe là đã đƣợc bà chủ

nhà cho vào xem thì chị ngạc nhiên hỏi kỹ là có

đến đúng địa chỉ đó không vì căn nhà đó do

ngƣời con trai đăng bảng bán sau khi ngƣời mẹ

qua đời .

Bán tín bán nghi ngày hôm sau tôi quyết định

về sớm hơn vào buổi chiều tôi đến địa chỉ nhà

đó một lần nữa , đậu ngoài đƣờng ngay trƣớc

cửa nhà xem cho chắc chắn , cái số nhà hiện rõ

ràng một bên của cửa nhà xe thì đúng là căn nhà

với giàn cây che khuất cả phía trƣớc chỉ chừa

một phần trên của cửa sổ phía trƣớc mà tôi nhìn

thấy hình nhƣ tấm màn voan cửa sổ ở bên trong

lay động nhƣ có ngƣời đang vén nó nhìn ra bên

ngoài , một cơn lạnh chạy dài theo sống lƣng

làm tôi rùng mình vội vàng mở khóa xe rú ga

vọt nhanh.

Hải Dƣơng

59 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

_______________thơ Huỳnh Kim Khanh

Ba mươi năm tình lỡ

Trên nẻo đời phiêu bạt

Tình cờ ta gặp em

Rồi yêu em nồng cháy

Trao nhau nụ hôn mềm

Em ánh mắt dịu dàng

Áo em rợp chiều hoang

Ta ngƣời trai viễn xứ

Gặp em chiều thu vàng

Ta tỏ lời yêu em

Mắt em gợi nỗi niềm

Bàn tay ta vụng dại

Che dấu tình cô đơn

Rồi chúng mình yêu nhau

Thêu dệt tình ban đầu

Yêu em tình lỡ dở

Hai đứa chiều mƣa Ngâu

Ta viết lời yêu đƣơng

Những đêm vắng canh trƣờng

Ta làm thơ vụng dại

E ấp niềm yêu thƣơng

Nhƣng mối tình nào không trái

ngang

Em đi ngày ấy úa màu trăng

Thuyền em tách bến chiều đƣa

tiễn

Tà áo em bay phút đoạn trƣờng

Tình cũ phai mờ trên bến sông

Em đi chiếu ấy lệ tuôn dòng

Bƣớc chân em ngẩn ngơ chiều

vắng

Ta đứng bên bờ ta ngóng trông

Mới đó mà bao năm trôi qua

Mình ta thƣơng nhớ ngƣời tình

ta

Mình ta trằn trọc đêm không

ngủ

Nghe dấu tình yêu đã nhạt nhòa

Khoảng vắng canh trƣờng ta

bƣớc lê

Đèn khuya lạnh lẽo bƣớc lê thê

Yêu em ngày đó tình chan chứa

Nào biết ngày nay đã lỗi thề

Tình cũ bây giờ ba mƣơi năm

Mình ta quạnh vắng đƣờng tối

tăm

Mình ta với nỗi sầu vô hạn

Từng phiến cô đơn rụng trƣớc

thềm

Tình đó bây giờ đã giá băng

Yêu em tình đã úa màu trăng

Mình ta giữa vũng lầy hoang

phế

Thầm gọi tên em cõi mịt mùng

Cuộc tình

Ta gặp nhau khi mình còn trẻ

Khi tình yêu còn nét ngây thơ

Khi ta nhìn mắt em kiều diễm

Khi áo em bay rợp mấy bờ

Ta nói yêu em cuộc tình bỏ ngỏ

Em ngây thơ thƣơng nhớ một

trời

Em đứng đó áo em e ấp

Ta nghe tình yêu nhịp đầy vơi

Tình ta đơn phƣơng

Nhƣ lá rụng bên đƣờng

Nhƣ tình ta mòn mỏi

Nhƣ lòng ta cô đơn

Có phải em mùa thu mắt nâu?

Hay em máu áo rợp trời Ngâu

Hay em cô gái tình e ấp

Tà áo em bay chuốt tình sầu

Ta đứng chờ em cuối phố

Ta nghe tình bơ vơ

Yêu em tình đã lỡ

Mình ta đứng bơ phờ

Có phải cuộc tình đã giá băng

Bờ môi em lạc lõng màu trăng

Tình yêu đã chết trong tiềm thức

Bãi vắng chiều hôm song trùng

trùng

Ta lắng nghe thân thể rã rời

Nghe tình ta đã chết mù khơi

Ta nghe tình đã rơi rời rã

Ta chết tình ta cuối cuộc đời

Ta bƣớc lê thê cuối cuộc tình

Nghe môi em tràn nỗi buồn tênh

Áo em che rợp khu rừng cấm

Ta lắng nghe tình yêu mong

manh

Tình đã mịt mùng nhƣ khói

sƣơng

Ta nghe quạnh vắng ngập

buồng tim

Ta nghe tình chết theo triền sóng

Tình nhớ hoang mang vạn nỗi

niềm

60 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

möåt ngaây Phûúác Long

Huy Châu (Tu Ti)

- Nƣớc sôi ! Nƣớc sôi mấy anh ơi ! Nƣớc

sôi tụi mày ơi !!!

Tiếng rao của Hùng Không quân từ dƣới bếp

vọng lên, để lại bắt đầu một ngày nhƣ mọi ngày

trong trại tù cải tạo Phƣớc Long

Đây là trại tù thứ tƣ chúng tôi đã trải qua trong

vòng 2 năm. Đêm đầu tiên khi đoàn Molotova

bỏ chúng tôi xuống, nơi này hoàn toàn là rừng

rậm, đêm rừng lạnh buốt, gió lạnh lùa dƣới

võng, hơi đất xuyên qua tấm nylon thấm vào

lƣng, không tài nào ngủ đƣợc, dù đã nằm quây

quanh những đống lửa lớn đƣợc đốt lên bằng

nguyên những thân cây rừng

Dần dần, tay rựa, tay cuốc, rồi cả 1 phần ngọn

đồi đƣợc san bằng, rồi 1 hàng rào đƣợc dựng lên

để tự nhốt mình dƣới mỹ danh: trại cải tạo. Trại

gồm 12 căn nhà lớn là nơi ăn ở của trên dƣới

500 sĩ quan đủ mọi binh chủng, 1 lò rèn, 1 nhà

bếp, cột nhà là những thân cây rừng, vách và

mái đƣợc dừng và lợp bằng tre, nứa, lồ ô...

không một cây đinh, không một cọng kẽm. Ba

dẫy nhà nằm song song ở lƣng chừng đồi, dƣới

chân đồi là khu nhà của ban quản trị trại, ngƣợc

lên đỉnh đồi, qua lớp hàng rào, vƣợt qua 1

khoảng trồng mì thì đến khu nhà thăm nuôi,

cũng là 1 căn nhà làm bằng cây rừng và tre nứa,

vách chỉ cao ngang bụng, bên trong là 2 dẫy sạp

đƣợc lót bằng những thân cây cong queo, lớn

nhỏ không đều

Mới khoảng 6 giờ sáng, vài tia sáng đã lấp ló

trên đầu ngọn cây còn lấp lánh sƣơng đêm, báo

hiệu 1 ngày đẹp trời, tôi nhanh nhẹn trở dậy

đánh răng súc miệng, tay cầm rựa, vai đeo cái bị

làm bằng bao cát trong có củ khoai mì, bình

nƣớc và bao nylon thuốc rê

- Tao đi trƣớc nghe

Phát dặn với theo tôi:

- Bữa nay chỉ tiêu là 20 cây nứa 10 mét đó

Tôi thích một mình đi qua những con đƣờng

mòn ngoằn ngoèo để đến khu tập trung lao động

đã đƣợc phân công. Ngày còn ở HĐ4ZP, sáng

thức dậy trên chiếc PCF thân yêu, vầng dƣơng

vừa ló dạng, xa xa là bờ cát với hàng dừa, với

làn khói nhè nhẹ vƣơn lên từ mái nhà tranh trên

những hòn đảo của quần đảo Bà lụa, quần đảo

Pirattes à, bên cạnh là tiếng sóng đập nhè nhẹ

vào thân tầu nghe thoải mái làm sao !!!

Ngày xƣa là biển khơi, ngày nay là vẻ đẹp của

núi cao, rừng thẳm. Tôi đã tu mấy kiếp mà sao

lại đƣợc hƣởng nhiều thế này?

Hãy quên đi những lời chửi rủa tục tằn trống

rỗng, những tuyên truyền láo khoét trẻ con, hãy

quên ngƣời vợ son trẻ, đứa con còn nằm nôi.

Làm đƣợc gì khi bị rơi xuống vực thẳm chỉ

trong chớp mắt, chƣa kịp định thần, làm đƣợc gì

khi cái đói hành hạ triền miên, làm đƣợc gì khi

cái lạnh thắt ruột giữa rừng già, làm gì đƣợc khi

ta nhƣ con hổ trong cũi, càng lồng lộn càng tự

hành hạ thể xác lẫn tinh thần chính mình!!!

Thiên nhiên, suối đồi, không khí trong lành ngay

61 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

trong tầm tay, ngay trƣớc mắt, sao không tận

hƣởng, lại phải bận tâm những cái xa vời

Một bụi tre, lồ ô hiện ra trƣớc mắt, còn sớm, tôi

bỏ con đƣờng mòn đi sâu vào trong rừng ngồi

dựa gốc cây cổ thụ có quả vàng tƣơi, trong ruột

nhớt nhợt rất chua mà chúng tôi đặt là cây “L…

tiên” , đang gặm củ khoai mì thì nghe tiếng lao

xao của đám bạn tù đi đến gần, rồi xa dần … tôi

vẫn không chú ý lắm. Khi ăn hết củ mì, uống

hớp nƣớc, vấn điếu thuốc rê đầu ngày, bặp vài

hơi, cầm rựa đứng lên thì mới nhận ra khu rừng

êm ắng lạ lùng, bụi lồ ô đây sao tụi nó không

chặt, lại đi đâu ??

Rựa vung lên, chỉ 1 nhát chém chéo góc 30 độ,

đi ngọt xớt qua cây lồ ô to bằng cổ chân, thân

cây bị chém đứt, nhọn hoắt nhƣ những cây

chông cắm ngập xuống đất, nhƣng vẫn không đổ

vì cành lá nhƣ những râu bạch tuộc đan lấy nhau

tách rời chúng không phải dễ. Mồ hôi đổ ra nhƣ

tắm, lá tre khô cùng bụi và phấn à bám vào đầu

cổ, tay, mắt mũi... ngứa ngáy khó chịu, còn đâu

tia nắng lung linh, giọt sƣơng mong manh, tiếng

chim hót chào bình minh mới 2 tiếng đồng hồ

trƣớc...

Cuối cùng rồi 20 cây lồ ô dài ngoằng đã ngoan

ngoãn chịu trói thành 2 bó đại-xì-bàng, đổi lại củ

khoai mì biến đâu mất, bình nƣớc cũng không

còn, mắt hoa lên vì đói, chân tay run rẩy, tiếng

chim kêu “khắc phục, khắc phục!” nhƣ khuyến

khích tôi trả cho xong nợ khổ sai trong ngày

Nhóm chúng tôi ăn uống làm việc chung có 6

ngƣời, Tùng và tôi HQ, Thái nhỏ trinh sát, Thái

lớn CTCT, Phát Thiết giáp, Sơn BĐQ, rất thân

nhau dù không cùng binh chủng, biết tính nhau

nên thỉnh thoảng họ cũng để tôi có những phút

riêng tƣ nhƣ hôm nay. Một mình trên con đƣờng

mòn quanh co về trại, mới thấy nhớ những

ngƣời bạn chung cảnh ngộ.

Sân trại vắng tanh, vừa thẩy bó lồ ô xuống thì

tay tổ trƣởng tên Liên, cũng dân HQ nhƣng

không biết khóa nào, ngạc nhiên hỏi:

- Sao anh về sớm vậy, coi chừng trời bão, ủa

mà cái này đâu phải nứa,

Tôi cũng ngạc nhiên không kém:

- Anh nói gì tôi không hiểu, nứa là cái gì?

Sau một hồi “giao lƣu” tôi mới vỡ lẽ, nứa với tre

còn không phân biệt đƣợc mà đòi “nàm” sĩ quan,

buộc cái “nạt” không xong mà cũng nà sĩ quan!

đúng nà sĩ quan...” ngụy” !!!

Chỉ kịp lấy đầy bình nƣớc, lại vác rựa vào rừng

làm lại từ đầu, hèn chi hồi sáng chẳng thấy đứa

nào làm gần mình hết, thằng Phát cũng đã nhắc

mà đầu óc còn để đâu đâu, giọt sƣơng giọt nắng,

con bà gì đó làm hại tui rồi. Lần theo con đƣờng

mòn quen thuộc, đƣợc một đỗi thì gặp toán đi

rừng trở về với những bó nứa nặng oằn vai.

Nghe chuyện, Thái nhỏ thấy ái ngại cho tôi:

- Anh đi thêm 1 khúc nữa, men theo cây cổ

thụ đi sâu xuống mé suối thì thấy bụi nứa.

Em về trại xong sẽ ra phụ, chứ mình anh

làm không nổi đâu

Thằng trinh sát mới 20 tuổi hiền khô, sức dài vai

rộng, tay chân không lúc nào để yên, nhƣng tôi

đã không thể chia bớt phần ăn ít ỏi của mình cho

nó, thì cũng không thể lợi dụng lòng tốt của nó

đƣợc

- Không sao đâu, anh nghỉ khỏe rồi, nếu cần

phụ anh sẽ kêu

Rồi tôi cũng tìm ra bụi nứa, nhìn cành lá đan đặc

vào nhau thấy ớn xƣơng sống. Rồi cũng nhát rựa

vung lên, chém xuống 30 độ theo đúng sách vở,

nhƣng thân nứa bị dập chứ không đứt, vì thân

mỏng hơn, mềm hơn thân tre hay lồ ô, thân nứa

dập ra, cạnh sắc nhƣ lƣỡi dao cạo, sẵn sàng cắt

đến tận xƣơng những bàn tay quan hai tầu thủy

“nƣời nao động“

Mặt trời ngả dần trên ngọn cây, tiếng động đã

vắng hẳn, dù chỉ chặt đƣợc 1/3 số chỉ tiêu, tôi

cũng vội ra khỏi rừng vì trời tối rất nhanh. Trời

đã nhá nhem, mắt hoa lên vì đói mệt, cái ĐÓI nó

cứ bám chặt lấy cuộc sống chúng tôi, đầu óc lúc

nào cũng chỉ mơ đến củ khoai củ sắn, không

dám mơ gì to lớn hơn, nhƣ tô PHỞ chẳng hạn.

Ôi, con ngƣời mình nó hèn tới độ này sao?

62 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Đƣờng mòn quanh co, bó nứa dài ngoằng trên

vai, không cẩn thận để vƣớng phải nhánh cây

bên đƣờng là 1 thảm họa, bƣớc lui thì vƣớng

đằng sau, tiến thoái đều dở khóc dở cƣời. Vừa ra

đến cửa rừng thì thấy Phát và Thái cầm cây đuốc

lồ ô vào rừng tìm tôi, Mắt thấy cay vì cảm động

!!!

Vất bó nứa chƣa đủ tiêu chuẩn xuống, thằng tổ

trƣởng định mở miệng hạch sách, thấy tôi trừng

mắt nhìn, tay lăm lăm cái rựa, nó vội lỉnh đi chỗ

khác. Cởi bộ quần áo đẫm mồ hôi, chạy vội

xuống giếng cạn xối vài gáo cho đã, nhớ lại bài

học thƣờng thức, không nên tắm lúc đang đổ mồ

hôi và tránh nơi gió lạnh, thấy nó có vẻ “tƣ sản

mại bản” quá. Gọi là giếng nhƣng nƣớc chỉ sâu

chừng nửa thƣớc, múc đến gáo thứ nhì là nƣớc

đã đục nhƣ sữa, liếm những giọt nƣớc trắng đục

này, chợt nhớ đến những giọt sữa từ hai bầu sữa

trắng tƣơi của ngƣời vợ đang cho con bú, mà

mình đã tò mò nếm thử, những giọt sữa lạt lạt,

beo béo lúc ấy thấy ớn ớn nhƣng nếu lúc này mà

có thì … biết tay với ông!!! Ƣớc gì, ƣớc gì !!!

- Châu ơi, vợ mày lên thăm kìa

Tiếng Tùng gọi làm tôi giật mình, không biết có

đang nằm mơ, mình vừa mới “ƣớc gì” mà sao

linh quá vậy. Không biết hồi nãy mình cầu chúa

hay cầu phật !!! Ông địa cho con thiếu nải chuối,

mai mốt đƣợc thả về, con cúng nguyên quầy

Bao nhiêu mệt nhọc biến đâu mất, mặc vội quần

áo, chạy nhanh ra nhà thăm nuôi. Dù bao tháng

năm chƣa gặp, dù da em sạm đen vì dãi nắng

dầm sƣơng, tôi vẫn nhận ra ngay vợ tôi giữa

đám ngƣời lên thăm chồng, cho dù em từ cô em

Bắc kỳ nho nhỏ đã trở thành cô em gái Hậu

giang trong chiếc áo bà ba dễ thƣơng, nắm tay

kéo em ra cửa rồi lủi vào vƣờn khoai mì, trồng

ngay hàng thẳng lối, rậm nhƣ khu rừng, vừa

khuất khỏi tầm nhìn mọi ngƣời, nhƣ con hổ đói

vồ mồi, ngƣời em mềm nhũn, chỉ còn những

tiếng ú ớ không thành lời à “Thôi... Thôi anh...,

để đến tối, mấy anh chị ấy chờ ăn cơm nãy giờ

rồi”

Tiếc rẻ nhƣng cũng phải vuốt lại quần áo dìu

nhau ra khỏi rừng mì. Mọi ngƣời đang chờ

quanh mâm cơm thịnh soạn nhờ thức ăn do các

ngƣời vợ thân gái dặm trƣờng, gánh gồng đem

lên. Nồi canh rau tầu bay và dền dại nóng hổi,

nhờ có vài con tôm khô một chút bột ngọt, húp

vào nhƣ lên tiên, không 1 nhà hàng nào trên thế

giới có thể nấu ngon hơn đƣợc. Hôm nay vợ

chồng tôi đƣợc là vua và hoàng hậu, những

ngƣời bạn cùng nhóm sẽ chia nhau công việc

của ngƣời chồng, khiêng nƣớc sôi cho ngƣời vợ

tắm rửa, cơm nƣớc cho cả nhóm. Tội nghiệp cho

mấy tên độc thân, Thái lớn, Thái nhỏ và Phát,

nhƣng hình nhƣ trong các gia đình nghèo, anh

chị em thƣơng yêu đùm bọc nhau hơn, thì trong

cảnh đọa đầy này chúng tôi cũng đã yêu thƣơng,

giúp đỡ nhau với tất cả tấm lòng, không chút

tính toán, tị hiềm

Đang cƣời đùa vui vẻ thì tiếng kẻng vang lên,

tên cán bộ trực bƣớc vào, mọi ngƣời lục tục

đứng lên vào trại, còn những ngƣời có vợ lên

thăm thì lẩn vào rừng mì chờ tên cán bộ đi ra là

… mùng vợ ai, ngƣời nấy chui vào. Những tên

cán bộ này đã đƣợc chúng tôi hối lộ nên chỉ

kiểm soát lấy lệ. Thật ra họ cũng rất đáng

thƣơng, cũng phải xa gia đình để chui rúc ở xó

rừng nhƣ chúng tôi, cũng hái trộm khoai, bắp để

thêm vào khẩu phần chẳng hơn chúng tôi bao

nhiêu, nên chỉ cần kí đƣờng tán, một nhúm tôm

khô, ít bột ngọt là họ để chúng tôi đƣợc tự do

rồi.

Trên cái sạp dài, ranh giới là những cái mùng

mắc cạnh nhau, trong thiên đƣờng nhỏ bé êm ái

đó chỉ còn lại 1 ngƣời vợ, 1 ngƣời chồng, không

cần biết đến những gì chung quanh, chỉ còn em,

chỉ còn anh à Tiếng sột soạt, rúc rich vang lên,

ngƣời ngoài nghe đƣợc chắc à điên cả ngƣời.

Tiếng ngƣời đàn bà xuýt xoa:

- Ui cha, mấy cây gỗ cấn lƣng đau quá

- Anh lót 3 lớp mền rồi đó, hay là để anh

nằm dƣới, em lên trên?

- Thôi đi ông ơi, nói bậy không hà, ai mà

làm kì cục vậy

63 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Trời tối nhƣ mực, ngọn đèn dầu cũng đã tắt, chỉ

còn những tiếng thở lúc nhặt lúc khoan, những

tiếng ú ớ hoan lạc. Bỗng có ánh đèn pin loang

loáng rồi những tiếng cƣời đùa của những tên vệ

binh đi chơi khuya về nghịch ngợm rọi từ ngoài

đƣờng vào

- Ối giời ơi, toàn là những cái mông trắng hếu

kìa

Có tiếng xì xào, “nằm yên đi anh, họ thấy kì quá

hà”

- Đã vậy, ông cho tụi mày thèm chơi

Mọi ngƣời đồng tình, không cần giữ ý tứ nữa,

tiếng kẽo kẹt vang lên dồn dập, tôi không nhịn

đƣợc cƣời, mọi ngƣời bật cƣời theo, các bà thì

cấu nhéo nhƣng tôi đoán họ đang có những giây

phút buông thả, hồn nhiên

Tiếng động êm dần, mọi ngƣời chìm trong giấc

ngủ, không biết đƣợc bao lâu, cánh tay tôi tê rần

vì làm gối cho vợ. không biết mấy giờ rồi, chiếc

Sheiko 5 đã bán cho thằng bộ đội lấy tiền mua

nếp (ngƣời thƣợng không trồng gạo) ăn chung

với nhau hết từ đời nào rồi

Trăng vừa lên, tỏa ánh sáng dìu dịu soi khuôn

mặt ngƣời vợ hiền đang thiêm thiếp vì cả một

ngày vất vả nhƣng nét thỏa mãn cũng hiện lên

từng sớ thịt. Cảm thấy tiếc khoảng không gian,

khoảng thời gian quá đẹp sẽ trôi đi, tôi nhè nhẹ

ngồi dậy dựa lƣng vào vách, vấn điếu thuốc rê,

nhìn vợ ngủ, chỉ còn vài tiếng nữa thôi, em lại

trở về đời sống thƣờng nhật, bôn ba vất vả, nuôi

mẹ nuôi con, còn anh một kẻ ngã ngựa, nằm

trong rọ không lối thoát. Những lăng nhục,

những tuyên truyền trẻ con không mảy may xúc

động, nhƣng nghĩ đến cảnh 1 ngƣời đàn ông sức

dài vai rộng, phải sống bám vào đôi tay mềm,

đôi gót son, phải ngửa tay xin từng ký đƣờng,

từng gói mỳ, từng bao muối mè... Nhục nhã biết

chừng nào ! …

Tiếng gà gáy xa xa từ trong buôn Thƣợng vọng

lại, vài tiếng chim hót nhè nhẹ vang lên. Ôi, sao

một đêm bên em qua nhanh quá, chẳng bù

những đêm dài thao thức triền biên trong căn

nhà tù dƣới kia

Mặt trời chƣa lên thì đã thấy Thái, Phát khiêng

nƣớc nóng đến cho chúng tôi. Các bà bật dậy,

xấu hổ “Sao anh không đánh thức em?” Thái,

Phát cùng nói, “Không sao đâu, hôm nay các chị

là hoàng hậu mà”

Chúng tôi ngồi quanh cái bếp dã chiến, nấu nƣớc

hà thủ ô, ăn sáng bằng tô mì gói nóng hổi có vài

con tôm khô lại thêm tí hành lá nữa giời ạ. Tên

cán bộ lại xuất hiện, chúng tôi phải chia tay

nhau, bịn rịn không cầm đƣợc nƣớc mắt, biết

đâu đƣợc, đây sẽ là lần cuối, ngày mai trại sẽ di

chuyển đi chỗ khác, hay rồi những gì không hay

sẽ xẩy ra? Thân phận này đành phải chịu vậy

thôi. Mọi ngƣời thu xếp hành trang, tôi dặn riêng

Thái vài câu, rồi lẩn vào toán đi làm ở trung

đoàn để ra khỏi trạm gác của trại. Đoàn ngƣời

thăm nuôi sẽ phải đi bộ khoảng 3 cây số mới đến

ngã ba Bù gia mập, quá giang xe GMC hay

Molotova của bộ đội ra thị xã Phƣớc Bình, ở đó

mới có xe về lại Saigon. Tôi phải đi vòng sâu

trong rừng , tránh cổng gác chính ở Trung Đoàn,

chờ một lát thì đoàn ngƣời thăm nuôi mới đi

đến, vợ tôi giật mình khi thấy tôi từ trong bụi

bƣớc ra, anh muốn đƣợc đƣa em đi thêm 1 đoạn

đƣờng nữa, vợ tôi mừng vì cảm động - nhƣng sợ

lỡ bị cán bộ bắt đƣợc?- tôi trấn an “Không sao

đâu, đây cũng là đƣờng anh đi lao động mà”,

biết tôi nói dối, nhƣng chúng tôi cùng lặng yên

không nói thêm, chỉ nắm chặt tay nhau

“Đƣợc ở bên em thêm vài phút, đƣợc chia xẻ với

em 1 đoạn đƣờng là hạnh phúc rồi, sau đó những

hình phạt, đánh đập, nhốt hầm tối, thì cũng chỉ

là cái giá phải trả, phải không em yêu?”

Cuối cùng cũng “đẩy” đƣợc em lên chiếc GMC

chật cứng. Chỉ vài tiếng đồng hồ nữa, em và các

bạn trở về kiếp sống loài ngƣời, còn anh lủi thủi,

bƣớc vào lại trong vòng rào, ngoan ngoãn nhƣ

bầy gia súc , chẳng biết tƣơng lai sẽ về đâu!

Con đƣờng trở lại trại vắng tanh, gập ghềnh

khúc khuỷu, hơi lầy lội vì những cơn mƣa trƣớc

đó mấy ngày, bỗng có tên bộ đội đi ngƣợc

64 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

chiều, tôi bèn tỉnh bơ nhƣ ngƣời Hà lội chào

trƣớc: “Anh đi công tác mới về?”. Chết mẹ, nó

từ trong trại đi ra mà hỏi câu vô duyên, trật

đƣờng rầy, may quá nó cũng chẳng để ý: “Bây

giờ mới đi đây, chán bỏ mẹ, đi bộ dạc cả ngƣời“

Đƣờng xa thăm thẳm vắng tanh, dần dần cũng

thấy teo, ngày xƣa ở Phú quốc có tên tù VC nào

dám khơi khơi đi trên đƣờng nhƣ mình bây giờ

đâu, lỡ gặp thằng vệ binh nào nó nghi mình trốn

trại, không bị bắn bỏ thì cũng ốm đòn với chúng.

Định đi lẩn vào trong rừng, nhƣng lại thôi, lần

trƣớc lần mò trong rừng, trốn ra “thƣơng

nghiệp” mua đƣợc ít cá khô, lúc về bị thằng

thƣợng cộng không rành tiếng Việt, dí M-16 vào

đầu: “Chốn chại ? chốn chại?”, miệng nó lắp

bắp, tay run run, chỉ sợ nó lỡ tay, xém tè ra

quần, sau 1 hồi quơ tay quơ chân giải thích,

không biết nó có hiểu gì không mà lại tha cho đi,

không bị trói giải giao về trại, sợ quá quên cả

phƣơng hƣớng, đi lạc tới trại con nhà Hợp lãi,

chàng ca cải lƣơng:

- Ngày xƣa New York, San Francisco, bơ

thừa sữa cặn, bây giờ ngồi trong rừng chia

nhau con cá khô bằng cái à đầu buồi thằng

con tao

Rồi may mắn, tôi cũng về đến chỗ phe ta đang

chém tre đẵn gỗ trên ngàn, nhờ anh em nên mọi

việc diễn ra êm đẹp, cặp mắt cú vọ của thằng tổ

trƣởng cũng không biết tôi mất tích nửa ngày

trời, cám ơn các bạn tôi ơi. Giờ này chắc vợ

chúng tôi đã ra đến thị xã, nếu mọi việc êm đẹp

thì sẽ có mặt ở Saigon chiều tối nay

Chiều đến, đoàn ngƣời mệt nhọc bƣớc những

bƣớc nặng nề về lại à chuồng, Cơm xong, sau

hơn 1 ngày quá nhiều phi vụ, thân thể rã rời, vừa

ngả lƣng nhắm mắt chờ họp tổ, lại vỗ tay nhƣ

những đứa trẻ con nghêu ngao: “Nhƣ có boác

Hè trong nhà thƣơng Chợ quán à” mở đầu cho

những phê bình kiểm thảo, rút ƣu khuyết điểm

trong ngày, hay nói cho dễ hiểu là “đấu tố” nhau

thì:

- Anh Châu là anh nào?

Giật mình mở mắt ra thì 1 tên lạ hoắc, thẩy con

gà còn sống nhăn lên ngƣời:

- Vợ anh không đón xe về Saigon đƣợc, nên

theo vợ tôi trốn vào trại lại

Chƣa kịp nói tiếng nào thì nó đã quay lƣng đi,

sau này mới biết nó là Phiên BĐQ, đang ở S.J.,

2 vợ chồng nó cùng hơn 10 anh em khác từ khắp

nơi đã đến với chúng tôi trong buổi tiệc Đoàn tụ

của GĐ Phƣớc Long 3136 tại Houston. Mừng

Xuân mà chúng tôi nƣớc mắt nhiều hơn tiếng

cƣời, thật không thể tƣởng tƣợng đƣợc, nhƣ 1

giấc mơ. những con ngƣời đã từng cùng ở một

nơi tận cùng của cuộc sống, 30 năm sau lại có

thể gặp nhau trên miền đất hứa xa xôi này.

Thằng Phát nhanh nhẩu, để tao nấu nồi cháo gà

cho vua và hoàng hậu bồi dƣỡng. chiến đấu...

hiệp hai. Tôi nhắm mắt bật ngửa ra giƣờng

- Chết cha rồi, đã hơn 30 tiếng đồng hồ gần

nhƣ thức trắng, không biết có sống sót nổi

đêm nay không?

Huy Châu (Ti-Tu) Canh Dần 2010

65 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

thú Vuä Hoaâng Thû

nhớ

thấy lưng nhớ mặt yếm hồng

mồ hôi lăn giọt ngực nồng nàn thơm

có vai tròn trịa nỗi hờn

vẽ tôi vũng tối hạt tròn lệ trông

có em rủ hạ về hồng

tôi yên ngủ nắng khi nồng ngày lên

có em gió ghé về bên

tơ đàn hương muội cùng mênh mông chiều

chờ mưa

chờ nhau

mưa gội ngửa lòng

giọt rơi lũng khép

giọt vòng ngực nâng

vực tôi

mộng chín đã gần

mưa trần truồng

dội

những cần thiết em

cửa

cửa kia đóng lại cõi ngoài

từ trong dấu tím da hoài thịt da

người trăm năm mộng sa đà

tôi soi dấu mực tịch tà cửa không

66 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

hồ nghi

tìm nhau

còn chút hồ nghi

ở tôi

bỗng chạm

xuân thì rất em

tìm nhau

tay níu giữa đêm

ở em

có gặp

biển ghềnh rất tôi ?

gặp

tìm em

gió dữ

mộng dài

dấu

trong mắt bão

hình hài lặng thinh

tìm em

ngụ

ở bóng mình

vừa khi ngoảnh lại

chợt thình lình em

mây

em về ta chẳng bước

nhưng

đứng yên

không hẳn đã dừng lại đây

đôi khi như

đợi chốn nầy

thật ra

nhìn

gió

mây

vẫn thường

mưa

giọt rơi rỉ rả mưa nguồn

em ngồi thư thái không buồn hôm nay

giọt lăn lũ trận mưa bay

em về khuê dạng theo ngày tựa lưng

Vũ Hoàng Thư

67 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

haânh trònh vïì vúái... mònh

Hoàng Quốc Việt

Tôi xa Chùa nhƣng rất gần Phật... trong

internet! Thƣ Viện Hoa Sen, Đạo Phật Ngày

Nay, Làng Mai...v.v... một rừng kinh điển, tha

hồ mà tu... hàm thụ, tập... an tâm... trong đó...

một mình... pháp môn thứ tám mƣơi bốn ngàn...

lẻ một... mới nhất... mới xuất hiện mới đây... ở

thời mạc pháp này!

Thật ra tôi biết Phật từ lúc chƣa hiểu Phật là gì,

tiếp cận với khổ đau nhiều quá, trải nghiệm

chính đời mình với khổ đau nhiều quá nên làm

quen với Phật lúc nào không hay... nhƣ ngƣời ở

cạnh dòng sông... biết lội... giản dị... thế thôi!

Đời không có khổ thì không đời nào có Phật,

có Chùa... nhƣ đời không có

ốm đau bệnh tật thì không bao

giờ có thầy thuốc, nhà thƣơng!

Có cái này mới có cái kia,

không có cái kia thì chắc chắn

phải thiếu cái này, nó tƣơng

tức, tƣơng hợp nhau, nhƣ ngày

với đêm, nhƣ vợ với chồng,

nhƣ mẹ với con!

Hai tuần trong Cuộc Cảnh Sát

Quốc Gia quận Nhì, ba tháng trong Cục An

Ninh Quân Đội, sáu năm lính biển, ba năm cải

tạo, năm rƣởi cúp cua trốn học... làm...

Papillon... vƣợt... vòng trong tù ngụy, vòng

ngoài tù dân... ra... biển... tìm sự sống... trong cái

chết!... Chạy xịch khói đen tránh đạn AK Công

An Biên Phòng rƣợt đuổi bắn theo bắt lại, ghe

bầu mà ra biển là lộ dạng... vƣợt biên liền... [xui

xẻo chạy không kịp bị bắt trở lại trắng tay sạch

túi thì thành Việt gian phản quốc, may mắn chạy

thoát đem ''đô''trở về thì thành Việt kiều yêu

nƣớc... sống chết, ngục tù, tự do, phản quốc, yêu

nƣớc... cách nhau trong gang tấc... hên xui may

rủi... đó... mà thôi! Bạn tôi bất hạnh hơn, ghe bị

bắn trúng ngay can xăng, nó nhờ nhảy xuống

biển nên thoát chết... cháy, hầu hết hành khách

trên đó đều chết cháy chớ không phải chết chìm,

trong đó có vợ con nó! ]... tay không tử chiến hải

tặc Thái Lan... chiến thắng... chiếm chiến lợi

phẩm tiếp tục cuộc hành trình... máu và nƣớc

mắt... trốn chạy kẻ thù mới trên biển đuổi bám

theo nhƣ bóng với hình trong đêm... tới đảo...

ghe chết máy... tàu Thái xuất hiện... hải chiến...

hãi hùng... hàng chết, chống sống... một đƣờng

binh... rồi... buông thả buông xuôi cuộc đời cho

sóng nƣớc đại dƣơng đẩy đƣa... lênh đênh trôi

dạt nửa tháng trời trên biển... thấm thía nghĩa

đen hai chữ '' trôi nổi '' tận cùng thân tâm... tàu

vô nƣớc, nghiêng về một bên... muốn trôi... phải

nổi... muốn nổi... phải tát nƣớc... ngày đêm

không lúc nào ngƣng... với cái bụng không có

hột cơm trong đó... trong mƣa gió... qua xích

đạo... đối diện chết đói, chết khát, chết chìm... để

tìm...Tự Do! Đến lúc sắp từ giã cõi đời vào lòng

biển lạ... sắp thấu hiểu chuyện đời có qua có lại,

có trả có vay... kiến ăn cá, cá ăn kiến... là thế

nào... thì... tàu vớt! Ra đi trên ghe bầu... Việt,

vớt lên từ ghe biển...Thái, đến bờ tự do bằng tàu

68 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

sắt... Anh... bao nhiêu đó cũng đủ cho tôi thấy

đời là... bể khổ... lẩn... mầu nhiệm... nhƣ Phật!

Tôi hứng đủ hai lằng đạn, hƣởng trọn mọi thú

„‟đau thƣơng‟‟trần đời, từ đất liền đến biển khơi,

từ trong lòng ra ngoài đời, từ thất tình tới thất...

trận! Sống trong khổ phải tìm cách giải khổ...

một mình... không nhìn trời cao than van xin

xỏ... vì... đã làm điều đó nhiều lần rồi nhƣng có

đƣợc gì đâu! Tôi đã từng ôm đàn nghêu ngao...

cầu may... nhƣ dế mèn rền rĩ trong đêm, với cả

tấm lòng thành, không biết bao nhiêu lần mà kể,

buông đàn thì ca thầm trong bụng... nhƣ kinh

nhật tụng... câu ca bất hủ của Phạm Duy... „‟Con

quỳ lạy Chúa trên trời, sao cho con lấy... đƣợc

ngƣời con yêu‟‟... là... con bỏ Phật theo Chúa

liền, không chút đắn đo! Nhƣng có bao giờ đƣợc

đâu, ngƣời con yêu đâu chịu yêu con mặc dù cả

nhà nàng... từ cha nàng, mẹ nàng đến anh nàng,

em nàng... đều cảm tình với con! Lúc đó khổ

quá, con chỉ biết ''chữa trị'' vết thƣơng lòng bằng

thuốc... lá, rƣợu cay! Khi tỉnh rƣợu, lúc tàn

canh... giật mình mình lại thƣơng mình xót xa...

cũng biết lấy cái đầu nói với con tim... ngƣời ấy

không yêu mày thì mày đừng yêu ngƣời ấy lại,

ráng quên ngƣời ấy đi... cho đỡ khổ! Nhƣng

không phải dễ...vì... ngƣời ơi... khi cố quên là

lúc lòng mình nhớ thêm! Cứ thế... hết... xin tha

lực... con quỳ lạy Chúa trên trời... đến... sài tự

lực... làm sao giết đƣợc ngƣời trong mộng... hai

mặt giáp công... nhƣng khổ vẩn hoàn khổ... vì...

tim con... yêu ai yêu chỉ một ngƣời mà thôi...

mới chết! Nếu mà, phải chi, nó chịu yêu ai khác

thì đỡ biết mấy, đằng này, nó chỉ thƣơng... Hoa

Sim Tím chớ không chịu yêu... Hoa Trinh Nữ...

mới độc! Sau cùng nhờ niềm đau mới... thất

trận... thay thế... mới tống khứ đi đƣợc nỗi khổ...

thất tình... ra khỏi lòng mình! Nhƣ ngƣời đắm

tàu trên biển... đƣợc ôm phao nổi trôi theo sóng

nƣớc đại dƣơng chờ tàu tới vớt là nhất trên đời

rồi... chớ đời nào dám đèo bồng ƣớc ao... có

ngƣời yêu bên cạnh... để ôm... cho sƣớng! Lúc

đó mới thấy... ôm phao... sƣớng hơn... ôm đào...

nhiều!!! Thế là thoát đƣợc khổ nạn thất tình...

nhờ... „‟thay chốt‟‟... thất trận... một pháp môn

của Phật... lấy độc trị độc... lấy đắng trị đau...

khỏe re nhƣ bò kéo xe!

Sau đó cũng rút ra đƣợc một bài học... hay...

là... thƣơng ngƣời thƣơng mình... đỡ khổ hơn...

thƣơng ngƣời mình thƣơng, lấy ngƣời yêu con...

đỡ lỗ hơn... lấy ngƣời con yêu...vì... yêu

thƣơng... hệ lụy... vƣớng vào chỉ khổ với lỗ mà

thôi... đƣờng vào tình yêu có trăm lần vui có vạn

lần sầu... lời chỗ nào!

Phải hay và hên lắm mới vƣợt thoát đƣợc biển

khổ kể trên, biết bao bạn bè tôi đã bỏ mình trên

mặt trận chiến đấu, trên đƣờng vƣợt ngục, trên

biển vƣợt biên! Tôi may mắn nhƣ Papillon, đƣợc

tồn tại kể lại chuyện mình, nghỉ lại cũng... hú

vía, rùng mình!

Những lúc suy tƣ, ôn lại chuyện củ, nghiệm

lại chuyện đã qua, ngƣợc thời gian trở về quá

khứ, phân tích''tƣ tƣởng chỉ đạo hành động''của

riêng mình để vƣợt thoát khổ đau rồi nghiệm lại

kinh điển Phật đang đọc trong mắt thấy nó có

sẵn hết trong đó rồi, không phải mới có đây mà

trên hai ngàn năm trăm năm nay lận! Ông Phật

hay quá, giỏi quá, rành sáu câu về khổ, giải khổ,

nhƣ đi guốc trong bụng mình, không phải ngoài

da, đói cho ăn, khát cho uống, mà tận cùng rốt

ráo, thoát vòng sanh tử luân hồi mới độc, phù

hợp mọi căn cơ, tầng lớp, từ mù chữ thất học tới

bác học thông thái... Albert Einstein... cũng công

nhận:''If there is any religion that would cope

with modern scientific needs it would be

Buddhism''... „‟Nếu có một tôn giáo nào đƣơng

đầu đƣợc với những nhu cầu khoa học tân tiến

thì đó là Phật Giáo‟‟.

Phật không phải là thần thánh mặc dù cuộc

đời Phật nhƣ một thần thoại... có thật... có một

không hai trên cõi đời này!

Ta là Phật đã thành chúng sanh là Phật sẻ

thành! Phật không ích kỷ khôn vặt nhƣ lẽ đời

thƣờng... thà cho vàng cũng không chỉ đàng đi

buôn... độc quyền làm Phật... ngƣợc lại còn hết

lòng chỉ dẫn... „‟nguyện đem công đức này,

hƣớng về khắp tất cả, đệ tử và chúng sanh, đều

69 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

trọn thành Phật đạo‟‟... cho vui vẻ cả làng!

Không một tôn giáo nào trên cõi đời này có

chuyện bình đẳng cao thƣợng này cả! Phật rất

khiêm hạ, là ngƣời nhƣ ta, chỉ khác ta ở chỗ...

nếu ta là Hoàng tử thì chắc chắn trăm phần trăm

ta sẽ làm nhƣ... Ta... lên làm Hoàng Đế, hƣởng

thụ sung sƣớng, sống đời đế vƣơng, cung vàng

điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, giàu sang phú

quý, kẻ hầu ngƣời hạ, kẻ bẩm ngƣời tâu... vạn

tuế, vạn vạn tuế... chớ không đời nào chịu làm

nhƣ... Phật... xuống làm Khất Sĩ, bỏ đi ăn xin,

sống đời khổ hạnh, màn trời chiếu đất, tìm

đƣờng tu học, cứu độ chúng sanh! Nhƣng mấy

ngàn năm sau thì vị hoàng đế kia là vô nhân, còn

ngƣời ăn mày nọ lại là vĩ nhân thế giới, một trời

một vực, mới thấy trí tuệ nhƣ hải của Phật là

vậy!

Phật pháp là Thế gian pháp, do cuộc sống đời

thƣờng mà ra chớ không phải từ trời rơi

xuống,„‟mạc khải‟‟ xuống, phải dựa hơi Thần

Học... có óc Thần Thánh... biến... Thần Thoại

thành Thần Thiệt... có mắt Thần Thông... nhìn

chuyện... cắt ké là mẹ kỳ nhông, kỳ nhông là

ông kỳ đà, kỳ đà là cha cắt ké... cũng thông

luôn... không kỳ cục, kỳ quái... bảo chứng, bao

che... là... không sai lầm!

Triết lý khổ, không, vô thƣờng, vô ngã, duyên

khởi, nhân quả, luân hồi, tứ diệu đế, bát chánh

đạo... vẩn trƣờng tồn với thời gian, không lỗi

thời, không kỵ khoa học lật tẩy nói chuyện trên

trời dƣới đất không có căn. Ngƣợc lại còn phù

hợp với tiến hóa nhân loại, nói có sách, mách có

chứng, càng tìm hiểu càng thấy hay, không chỗ

nào chê... hết! Nhƣ... chân lý... rất đời và rất

ngƣời... cao siêu thâm diệu, phong phú bao la,

trùng trùng duyên khởi, nhỏ không trong mà lớn

cũng không ngoài, mầu nhiệm nhƣng không

hoang tƣởng, đọc đi đọc lại, đọc hoài đọc mãi

cũng không hết... hay! Bởi vậy mới đƣợc Liên

Hiệp Quốc công nhận là một đạo đem lại hòa

bình an lạc, an toàn xa lộ nhất thế gian này, chạy

trên hai ngàn năm trăm năm nay không tốn hao

một giọt máu!

Tìm về Phật là tìm về... Mình... của Chân

Thiện Mỹ, của Nhân Chi Sơ Tánh Bổn Thiện...

mở mắt chào đời trong Birthdaysuit... trần trụi,

trong trắng, ngây thơ, thánh thiện, mọi chuyện...

ne pas... tánh không cùng mình... không buồn,

không vui, không thƣơng, không ghét, không lo,

không sợ... rồi... mặc áo đời... nhiễm bụi đời...

Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Kiến, Chấp... nguồn

gốc mọi tội lỗi khổ đau... mà thành Ngƣời Ta

ngày nay... Thạch Sanh thời ít Lý Thông lại

nhiều... Thiện Ác phân tranh... có khi... Ác chết

rồi Thiện lại... ác hơn... (thơ Vũ Phán)... mới

khiếp! Cứ thế mà tội lỗi nối tiếp... ích kỷ hại

Nhân, hại Đời, hại Trời, hại Đất, hại Nƣớc...

theo đúng nghĩa đen của nó... quả địa cầu, bầu

khí quyển này... môi trƣờng sinh sống của mọi

loài chúng sanh, cây cỏ... vô minh không chỗ

nói! Thiên tai động đất, sóng thần, hạn hán, lũ

lụt... giết hại con ngƣời không thấm vào đâu

với... Nhân tai... World War, Crusades... Thế

chiến, Thánh chiến... con ngƣời tàn sát con

ngƣời... ngu xuẩn hết chỗ bàn!

Cũng may... còn có Phật... không sát sanh...

con sâu cái kiến cũng không nở sát hại nói chi

con ngƣời... và... Phật tánh có sẵn trong ta... nhƣ

trăng trên trời... mây tan trăng hiện, nƣớc lặng

trăng lên, thở thiền tâm tịnh!

Phật trong ta, trăng trên trời, tƣơng quan nhau

vậy đó, có trong nhau vậy đó, không thấy là bị

mây vô minh che lấp mà thôi, lúc nào cũng ở đó,

„‟thức‟‟ là thấy liền! Khó mà dễ, dễ mà khó, xa

mà gần, gần mà xa, thấy vậy không phải vậy...

mà là vậy... nhƣ... chân nhƣ nó là... theo tam

đoạn luận... Phật là tỉnh thức giác ngộ, Ta tỉnh

thức giác ngộ giây phút nào...thì... Ta là Phật

giây phút đó!

Phật không xa, ở ngay trong ta là vậy! Nhƣng

phàm phu tục tử lòng tham vô đáy nhƣ Ta... làm

Hoàng Đế muốn vạn tuế, làm Tổng Thống muốn

muôn năm, đƣợc giàu sang muốn muôn đời...

không hiểu có làm Phật ba mƣơi giây đƣợc

không? Chắc chắn không đời nào chịu theo vô

thƣờng, vô ngã... xuống... khi đang trên đó!

70 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Bằng mọi giá sẻ theo lẽ thƣờng... còn nƣớc còn

tát... bám ngôi, giữ của đến hơi thở cuối cùng

mới buông thì làm sao ngộ đƣợc chân lý đó...

một giây... nói chi ba mƣơi giây... nhiều quá!

Trở về với Phật là trở về với hiện tại trong

tỉnh thức! Có điều ''thức'' hăm bốn trên hăm bốn

suốt đời nhƣ Phật thì công phu vô cùng, bản lĩnh

phi thƣờng lắm mới thức mãi nhƣ thế đƣợc, hở

ra một chút là ''ngủ'' ngay, quá khứ, tƣơng lai,

tạp niệm kéo tới, cơm, áo, gạo, tiền làm chủ

mình liền... Chiến thắng vĩ đại nhất không phải

chiến thắng địch quân mà là chiến thắng chính

mình! Dễ dầu gì sáu mƣơi năm cuộc đời mà

chịu... về vƣờn... vui vẻ...

Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo

Thảnh thơi thơ túi rượu bầu... nhƣ

Nguyễn công Trứ!

Phật là ngón tay chỉ mặt trăng, là vị thầy đƣa

đƣờng dẫn lối cho ta về bến giác, nhƣng phải do

chính ta lội qua sông mê đó, chớ Phật không lội

giùm ta đƣợc!

Theo Phật là tự lực cánh sinh, là tự mình cứu

rỗi đời mình! Nhƣ ta ăn cho ta no, ta thở cho ta

sống, ta đi cho ta đến vậy, không ai có thể làm

chuyện đó cho mình đƣợc! Nhờ tha lực... đi

bằng xe lăn, ăn bằng ống dẫn, thở bằng

machine... không phải cực lạc mà là cực... khổ!

Tôn giáo là vấn đề nhậy cảm, nhƣ chánh trị

vậy, dễ đụng chạm... sự thật... mất lòng! Đƣợc

này, mất kia, đƣợc bên phải, mất bên trái, nhức

tim, ở sao cho vừa lòng ngƣời, ở rộng ngƣời

cƣời, ở hẹp ngƣời chê, thế gian pháp cũng nói

nhƣ vậy! Nhƣng sự thật vẫn là sự thật, vàng là

vàng, thau là thau, thiện là thiện, ác là ác, đâu ra

đó, chớ không thể mập mờ đánh lận con đen,

vàng thau lẫn lộn, thiện ác nhƣ nhau, cá mè một

lứa mãi đƣợc! Bởi vậy muốn đi tới Sự Thật chỉ

còn nƣớc vƣợt lề... Đúng Sai Phải Trái... mà đi...

mới mong tới đó đƣợc! Thị phi nhƣ hạt sƣơng

rơi đầu cành! Phải trái nhƣ... sấu đẹp... tùy ngƣời

đối diện! Bên Anh ôm trái mà chạy là... phải...

Cảnh Sát Anh cho đi, qua Mỹ mà chạy nhƣ vậy

là... trái... Cảnh Sát Mỹ chận lại! Hỏi bên nào

đúng bên nào sai thì bên nào cũng đúng hết,

không bên nào sai cả, còn tuyệt vời nửa là khác,

xe không ''head on''đụng đầu nhau gây tai nạn

chết ngƣời thảm khốc là đƣợc rồi! Đạo cũng

vậy, có nó mà... Bình An dƣới thế cho ngƣời

lòng ngay... là hay lắm rồi, đẹp đạo tốt đời quá

trời, còn mơ ƣớc gì hơn nửa, đúng là Đạo Cả!

Chớ có nó mà có crusades, có suicide bombs, có

nine eleven... mạng ngƣời lá rụng, máu đổ thịt

rơi, ngƣời giết ngƣời không gớm tay... thì chắc

chắn hệ thống ''thƣơng'' có vấn đề, chất ''thù'' dẫy

đầy trong đó nên mới sát nhau tàn bạo dã man

nhƣ thế! Có còn hơn không... phải ca ngƣợc lại...

không còn hơn có... thì hay hơn nhiều... mới thật

sự là number one... Top of the pops... của ngƣời

Thiện Tâm!

Viết về đạo là tìm đƣờng gai gốc mà đi,

nhƣng tôi cứ đi... ra khơi mênh mông gió mƣa

sóng ta không sờn... là vì tôi thấy chân trời...

Chân Thiện Mỹ ở đó, sau sáu mƣơi năm cuộc

đời, một đạo cứu khổ song hành với một đời bể

khổ theo kinh nghiệm trải qua chớ không phải

theo kinh điển đọc đƣợc! Với lại, ca tụng một

ngƣời Từ Bi Trí Tuệ nhƣ Hải nhƣ Phật mà cảm

thấy nhƣ ca... Lòng Mẹ bao la nhƣ biển Thái

Bình dạt dào... hay ngâm... hôm nay đi chùa

Hƣơng hoa cỏ mờ hơi sƣơng... hay nghe... tiếng

chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xƣơng... la đà

ngân nga trên dòng Hƣơng Giang hiền hòa tình

tự, tỉnh lặng lửng lơ... nhƣ đang... Thiền Trôi...

cùng mây... đáy nƣớc... mà tƣởng chừng đƣợc

trầm mình xuống đó là... lên trời... không cần

trầm tƣ cũng mặc tƣởng đƣợc...

Mái chùa che chở hồn Dân Tộc

Nếp sống muôn đời của Tổ Tiên

... thì ngại ngùng gì mà không bản lãnh đại

trƣợng phu... Thiền Viết... ghi lại Thiền Vị...

một chiều lang thang bên dòng Hƣơng Giang tôi

gặp một tà áo tím nhẹ thấp thoáng trong gió

bay... bên dòng Hƣơng Giang... trong mắt... chớ

không phải Hƣơng Giang trong lời, lần đầu tiên

trong đời mới gặp!

71 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Tôi đã sờ đƣợc Hƣơng Giang của Thần kinh

thƣơng nhợ trong lòng dân Huệ, cạm đƣợc...

chiếc nọn bài thơ... che mạt luôn đƣợc lòng dân

Huệ chớ không phải che nặng che mƣa không

thôi, đội lên đầu mà mát cả thân tâm!

Đạo Phật là đạo... thật, cái gì có trong đời

đều có trong đạo... một nửa... vì... trong Phật chỉ

có thiện chớ không có ác, có thƣơng chớ không

có thù! Đọc cả rừng kinh điển của Phật tuyệt đối

không bao giờ thấy có chuyện Phật... Tarzan nổi

giận trƣớc những ai không tuân phục mình, nói

chi đòi đem họ ra trƣớc mặt mình giết đi cho hả

giận hay đem lên giàn hỏa thiêu sống cho bõ

ghét, ngƣợc lại còn khuyên bảo nên tìm hiểu cặn

kẽ trƣớc khi tin... „‟Tin ta mà không hiểu ta là

phỉ báng ta vậy‟‟!

Biển chỉ có một vị duy nhất là mặn, Phật cũng

chỉ có một vị duy nhất là giải thoát! Nhƣng

muốn nếm vị giải thoát đó mà chỉ đọc giáo lý

không thôi thì chƣa đủ, chỉ mới là Học Giả, chƣa

thật, nhƣ ca Hƣơng Giang trong lời chứ chƣa sờ

đƣợc Hƣơng Giang trong mắt! Làm thế cũng

không khác gì lái tàu trên hải đồ trong giờ

Navigation, biết phở trong sách dậy nấu ăn của

bà Quốc Việt, window shooping trong shopping

center ngày cuối tuần! Biết Hàng Hải nhƣ thế

cũng chỉ nhƣ cuốn sách Duton Navigation mà

thôi, chƣa biết biển là gì! Ba Mƣơi Tháng Tƣ ở

lại nếu không có HO là... ở luôn... không tài nào

dám làm tài công lái ghe vƣợt biên„‟chui‟‟ ra

khơi làm lại cuộc đời! Đêm tối bao la, không

biết cỡi sóng mà cởi cồn, vén đáy, lèo lái con tàu

không đến bến bờ tự do mà đƣa đời mình và đời

ngƣời khác từ tù ngoài vào tù trong thì khốn nạn

cuộc đời liền, không ăn dao hành khách cũng ăn

đòn công an! Phải chính mình lái tàu ra khơi vật

lộn với sóng gió đại dƣơng mới biết tấm lòng

của biển... bao la... nhƣng... chí công vô tƣ, vô

tình vô cảm, bạc bẽo phũ phàng! Yếu đuối nhu

nhƣợc, lƣớt sóng không nổi, lủi sóng không

xong, ngóc đầu không đƣợc... là đánh cho

chìm... chớ không đời nào có chuyện nhân đạo

khoan hồng... đồ dễ vở xin nhẹ tay! Mới hay tâm

tình Captain và Biển Cả... ''Magister Post dium,

Master Under God''... trên trời dƣới ta... hồn ai

nấy giữ... bảo nổi lên rồi là chỉ có việc đem mặt

lỳ ra trơ gan cùng sóng gió, vững tay thì nổi,

vụng tay thì chìm, chớ không có chuyện chấp

tay quỳ lạy... trời yên bể lặng mới yên tấm lòng!

Ra khơi, biết mặt đại dƣơng, biết trời mênh

mông, biết đời viển vông, biết ta hãi hùng... là

vậy! Cũng vậy, phải vào tiệm phở, phải vô cửa

hàng, ăn vào miệng, mặc vào ngƣời, mới biết

đƣợc ăn ngon mặc đẹp hấp dẫn ra sao! Cũng thế,

phải làm Hành Giả trải nghiệm đời mình nơi cửa

Không mới nếm đƣợc đạo vị giải thoát đó, cũng

nhƣ phải lái tàu ra khơi mới tới đƣợc bến bờ bên

kia chớ cứ lái tàu chở khách chạy tới chạy lui

trên sông cho khách xem tàu rồi về bến cột thì

đến tết Congo cũng không nếm đƣợc vị giải

thoát, tự do! Nhƣ ngƣời quanh quẩn ở nhà với

mẹ suốt đời thì làm sao thấu hiểu mấy chữ ''xa

quê hƣơng nhớ mẹ hiền'' xâm trên cánh tay

ngƣời lính trận bụi đời phong sƣơng! Phải bèo

dạt mây trôi, giang hồ đây đó, đất khách quê

ngƣời, lạc loài viễn xứ, nhớ thƣơng quê nhà...

cây đa bến cũ, con đò năm xƣa... mới thấy Đông

Tây gặp nhau ở chỗ... No place like home, Ta về

ta tắm ao ta, Dù trong dù đục ao nhà vẩn hơn...

là chuyện thƣờng tình, đƣơng nhiên... nhƣ...

nƣớc chảy về nguồn, máu chảy về tim, chim bay

về tổ! Cũng nhƣ xƣa kia làm lính trận, mãn công

tác rời vùng hành quân lái tàu về hai lần Charly

thấy mấy cây ăn ten căn cứ thấp thoáng nhô cao

từ xa là mở cờ trong bụng, phơi phới cõi lòng,

bốc máy báo phòng hành quân ngắn gọn hai

chữ... Victor Sierra... rồi... cúp máy... cởi bỏ áo

giáp nón sắt ra... bao trùm súng ống lại... thở

phào nhẹ nhõm... biết mình... sống nay... làm

ngƣời Vô Sự... chiều nay... may hơn ngƣời vừa

nằm xuống... chiều qua! Lính vị là thế, dính liền

với sinh mạng mình! Đạo vị thì nhẹ và mỏng

hơn nhiều, dính với hơi thở... nhƣng phải là hơi

thở ý thức... thở vào biết mình đang thở vào, thở

ra biết mình đang thở ra... mới là... thở! Lính vị

và đạo vị giống nhau chỗ đó... ý thức đƣợc sự

72 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

sống mầu nhiệm chỉ có trong giây phút hiện tại

này mà thôi... nhƣng lính vị do vào sinh ra tử,

sống nay chết mai mà tỉnh thức, còn đạo vị nhờ

tụng kinh gõ mõ, thiền quán tu tập mà giác

ngộ... nƣơng theo hơi thở nhƣ ôm bè chuối xuôi

dòng sông mê trôi ra biển giác!

Cửa chùa rộng mở, là cửa Không... cửa... nên

tùy mình, tùy duyên mới thấy ngõ vào! Hè qua,

2009, một ngọn gió ''vô thƣờng'' bên đƣờng đả

thổi tôi đến cửa không cửa đó... vào hải đảo tự

thân...„‟tiểu kỳ‟‟con tàu trầm luân bể khổ của

mình một tuần, tu bổ lại tâm cang đang động

mạnh vì „‟trúng gió‟‟chƣớng đó! Đúng là duyên

kỳ ngộ... sáu mƣơi năm cuộc đời! Bên Anh có

cái này không biết hay hay dở là đúng 60 tuổi là

thấy mình già liền mặc dù đang làm việc lƣơng

cao vì nhận giấy tờ gởi tới nhắc nhở điền vào

gởi đi để hƣởng tiền sƣởi mùa đông cho ấm, đi

xe công cộng free cho đỡ tốn tiền... làm đồ dễ bể

xin nhẹ tay lúc đổi đời từ hƣởng dƣơng sang

hƣởng thọ! Bởi vậy, đúng ngày sinh nhật là tôi

ra Post Office làm giấy đi xe chùa liền, có

freedompass trong tay là nhảy lên xe buýt hƣởng

Happy Birthday 60 ngay! Không cần định đi

đâu, xe tới là nhảy lên, tới nơi không cần biết tới

đâu là nhẩy xuống nhẩy lên xe khác, cứ thế tha

hồ lên xuống, ngắm cảnh vô tƣ ... nhìn mà

không thấy... thả hồn đi hoang theo em... ơi có

bao nhiêu sáu mƣơi năm cuộc đời... mới đó mà

đã tới thiệt rồi... trên đƣờng phố lạ... bên kia

đƣờng một đôi teenage nắm tay nhau dung dăng

dung dẻ trên phố thƣa ngƣời trông thật dễ

thƣơng... nhƣng không dễ chịu chút nào... khi lọt

vào mắt... còn ngồi bậc dậy nhƣ bị điện giựt, vặn

mình ngoáy cổ vói nhìn theo nhƣ muốn chụp lại

hình ảnh vừa thoáng qua trong mắt, bật miệng

thành lời: trời, con Hằng... con mình... có boy

frient... rõ ràng... trong thực tại mắt sáng chớ

không phải trong mộng mơ mắt mờ! Thế là hết

happy birthday, thế là động tâm từ đó về nhà...

báo tin ''động trời'' cho bà xã động phụ! Đông

Tây... Hai phƣơng trời cách biệt là thế!!!

Hoàng Quốc Việt

Tình vô vọng

Đêm nay nghe tình vô vọng

Nghe tình yêu nói dỗi hờn

Ta đứng chờ em cuối ngõ

Thời gian từng nỗi cô đơn

Ta vãn chờ đợi em

Đèn đêm chiếu bên thềm

Ta yêu em tình lận đận

Mình ta mòn mỏi trong đêm

Có phải em về đêm nay

Chờ em cuối phố hao gầy

Ta yêu em tình lận đận

Chiều xƣa thấp thoáng mây

bay

Có phải em là loài hoa

Chờ ta cuối nẻo mong chờ

Ta trót yêu em tình lỡ

Nghe tình yêu chết dại khờ

Ta muốn nói lời yêu em

Mình ta chờ đợi bên thềm

Em đến không ta không biết

Mình ta thờ thẫn trong đêm

Tên những nẻo đƣờng tịch

liêu

Mình ta chờ đợi nƣơng chiều

Bao giờ thì ta gặp lại

Để ta bày tỏ tình yêu

Có phải em từ Liêu Trai

Hay em là Liễu Chƣơng Đài

Yêu em tình ta mòn mỏi

Nhớ em tình bỗng chơi vơi

Một lời nói yêu em

Chiều vƣơng nắng bên thềm

Ta yêu em tình lỡ

Niềm yêu chảy về tim

Có phải em là hƣ vô

Sao tình ta vẫn dại khờ

Ta đã yêu em bất tận Cho dù tình ta bơ vơ

Huỳnh Kim Khanh

73 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

thơ Từ Văn Bé Tư Hải âu phi xứ

Những hải âu khi không còn tổ ấm

Bay về đây từ muôn nẻo xa xăm

Họp đàn nhau trong nỗi nhớ âm thầm

Trong ký ức chẳng bao giờ phai nhạt

Trận cuồng phong của một ngày đổ nát

Bạt cánh chim âu mất hƣớng quay về

Đƣờng quê hƣơng đầy cạm bẫy nhiêu khê

Khúc ruột đứt với nỗi đau ngàn dặm

Hải âu già chắt chiu từng hơi ấm

Đã mất dần theo nhịp bƣớc thời gian

Và loãng dần theo khoảng cách không gian

Tiếc thƣơng những cánh âu không về nữa

Vô thƣờng đến không chờ không hẹn hứa

Bao thiết tha chung tổ ấm, vành nôi

Điểm mặt nhau xem còn mất bồi hồi

Truyền hơi ấm mƣời một lần đại hội

Hải âu non thì cũng là dòng dõi

Mà cớ làm sao chỉ hót tiếng nhồng,

Sáo, cƣởng hồn nhiên nào biết cảm thông

Cảnh mất tổ của cha ông ngày trƣớc

Niềm tủi nhục cũng đành quên tuốt luốt

Gốc lƣu vong thân ở gởi ăn nhờ

Tổ tiên đâu, mặc kệ, cứ thờ ơ

Trong phú quí có khi không nguồn cội

Diều hâu khống chế hải âu quốc nội

Hót rặt ròng theo điệp khúc lập trình

Khiến óc mơ hồ làm chí bất minh

Tập tành thói gian manh đầy tội ác

Của chim khách kên kên thầy phƣơng bắc

Bày kế sâu giúp cƣớp ổ, mƣu ngầm

Trả nợ này, đô hộ mấy ngàn năm

Thời cơ tốt để chim thầy bành trƣớng

Này hải âu ơi ! hãy mau tìm hƣớng

Hợp cùng nhau đoàn kết dựng tổ xƣa

Đuổi diều hâu chim khách lũ bịp lừa

Cứu nòi giống sắp đến hồi tuyệt chủng

Hải âu hiền lành nhƣng thừa trí dũng

Lập lại an bình cuộc sống tự do

Châu chấu đá xe nào chớ đắn đo

Anh hùng vẫn bao lần soi sử sách

Từ Văn Bé Tư

Tỏ tình sau bốn mƣơi năm

Những tƣởng thƣơng ngƣời thƣơng chút thôi

Dè đâu trọn kiếp đến muôn đời

Khi xuân nuối tiếc tình nhƣ mộng

Thổn thức thu hoài lá úa rơi

Thuở ấy bên nhau chỉ biết cƣời

Thƣ sinh ngố ngáo tuổi đôi mƣơi

Mơ hồ chợt thấy lòng xao xuyến

Nƣớc mắt chia ly đẫm mắt ngƣời

Rốt cuộc tình ta có nói đâu

Thời gian lặng lẽ nƣớc qua cầu

Bây giờ muốn nói ai nghe nhỉ

Tự nhủ thôi đành chuyện biển dâu

Chẳng trách chi ngƣời cứ trách ta

Bốn mƣơi năm có biết đâu là

Liền nhau sống chết trong gang tấc

Mãi nhớ thƣơng ngƣời mãi xót xa

Bản nhạc “Làng Tôi”* ứng nghiệm rồi

Xƣa ngƣời luyến tặng hát cho tôi

Dƣ âm tiếng hát ôi buồn quá

Báo trƣớc phân kỳ cũng đúng thôi

Nhƣ trái ngọt bùi ở cố hƣơng

Tên ai chứa cả một trời thƣơng

Nhớ nhung xui khiến càng nhung nhớ

Ai hiểu cho ta nỗi đoạn trƣờng

Tái ngộ ta trao một đóa hồng

Mong ngƣời sẽ nhận chớ sao không

Hồn nhiên trong sáng nhƣ ngày ấy

Và hát nhau nghe khúc nhạc hùng !

* Chung Quân

Từ Văn Bé Tư

74 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Kỷ niệm Năm Căn

Baxide

Tuyên bƣớc ra khỏi

máy bay tại phi trƣờng

Tân sân Nhất đã quá 11

giờ khuya mà tháng 10

vẫn còn oi bức lạ so

với khí hậu Cựu Kim

Sơn mà hắn mới rời

khỏi hôm qua

Sáng hôm sau, Tuyên

vô BTL/HQ trình diện

nhận nhiệm sở đứng

hạng 31/62, đến lƣợt

Tuyên chọn Hải Đội

vẫn còn chỗ, những

chiếc PCF là mộng mơ của Tuyên nhƣng hắn đã

chọn BCH 214.3 thuộc Lực Lƣợng Trung Ƣơng

214 tƣơng lai sẽ đóng tại Kiến Tƣờng (Đồng

Tháp Mƣời)

nơi Bố và 2 em đang sống.

Nhận giấy phép 7 ngày, Tuyên hí hửng ra khỏi

BTL về nhà trọ nhớ lại 6 tháng trƣớc, Bố đã từ

Đồng Tháp lò dò lên Sài Gòn tiễn con đi du học

Mỹ, Với bộ đồ 4 túi ngắn tay, Tuyên thấy Bố

mặt mày sáng rỡ nhƣ đƣa con lên không trung

!Về nhà trọ của bà Bác, Tuyên vội vã chạy qua

nhà em Tƣ, ngƣời tình nhìn nhiều năm mà chƣa

một lần nắm tay hay một lời tỏ tình. Tuyên say

đắm em Tƣ đã hơn 4 năm rồi, hai nhà đối diện

cách nhau một đại lộ, đã có lần Tuyên nhìn Tƣ

đến nỗi Tƣ... rớt cái quần ( đang phơi )

Tặng quà Tƣ chiếc HKMH bằng nhựa rồi xin

phép Ba Mẹ đƣa Tƣ đi dạo phố, chả biết đi đâu,

thôi thì chở em vô rạp Rex xem phim Chân Trời

Tím vậyVô rạp tối om, hai đứa tìm đƣợc chỗ

ngồi, Tuyên đƣa tay quàng qua vai em rồi từ

từ....rơi xuống ngực, bóp nhè nhẹ thì chỉ thấy cái

xú chiêng ! Thất vọng hai đứa ngồi nghiêm

chỉnh xem phim ! Sau này Tuyên mới biết mình

yêu mối tình....một chiều !

Hết 7 ngày phép, Tuyên vô BTL/ HQ trình diện

nhận nhiệm sở thì đƣợc biết BCH 214.3 chƣa

hoàn tất, tạm thời xuống BTL 214 ở Cát lái làm

SQ trực Trung Tâm Hành Quân còn vài ngày

nữa là NOEL 1970 thì BCH 214.3 đƣợc lệnh

tăng phái cho BCH 214.2 ở Năm Căn, BCH 214.

1 đóng ở Bến Lức.Tuyên cùng Danh già

(Nguyễn công Danh ), Vĩ khoa khóa 3 /ocs khăn

gói quả mƣớp xuống LSM đi Năm Căm, cùng

chuyến tàu còn có CHP Lê tín Diện K14/NT,

CHT T/T Khải K10 đang nghỉ bệnh. Rời LSM

lên Năm Căn trình diện T/T Tuyên CHT 214.2,

75 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

dân Bắc Kỳ ăn nói...thày chạy đã có câu để đời "

L` vợ đẻ nở nhƣ hoa ! ”

Tuyên và Danh già đƣợc chỉ định làm SQ trực

TT/HQ do Th/U'y Bùi thiện Chí K18/NT làm

Trƣởng TT/HQ, Phụ tá kiêm thông dịch viên là

TS/GL Nguyễn trọng Lộc khóa 1 OCS rớt.

Thời gian mới tới Năm Căn hằng đêm nghe

pháo kích cong giò chạy vô bunker núp, có một

đêm bị pháo kích, các DV đang ăn bỏ chạy vô

hầm núp sui cho một đoàn viên vì hầm chật

đứng trƣớc cửa hầm lãnh nguyên một trái 82 ly

vô đầu, sáng hôm sau tóc tai còn tung tóe trên

đƣờng tới nhà ăn.

Địa hình Năm Căn

CC Năm căn nằm phía Bắc sông Bồ Đề, cùng

một con sông mà đi về phía tây lại là sông Bảy

HạpPhía bắc của năm Căn là rừng trụi ( ảnh

hƣởng thuốc khai quang ) có 3 lớp hàng rào kẽm

gai phòng thủ cách nhau khoảng 30 M. Phía tây

là một phi đạo dài hơn 1KM, phía Đông CC là

kinh Ngang. Bờ kinh bên kia là chỗ đóng quân

của Tiểu Đoàn BĐQ hay

TQLC hoán chuyển mỗi 6

tháng và một trung đội

pháo binh ( 2 khẩu đại bác

105 ly ).Tuyên hơi dài

dòng về Năm Căn là sắp

kể 2 trận chiến kinh hồn ở

Năm căn mà chỉ có trong

tƣởng tƣợng hoặc trên

báo...

Một đêm tháng tƣ năm 71,

Tuyên đang trực hành

quân thì đƣợc báo cáo lúc

11 giờ khuya của phòng

thủ Căn Cứ : Có một số ngƣời xuất hiện ở bìa

rừng phía Bắc qua ống dòm hồng ngoại tuyến,

ngoài trời tối đen nhƣ mực.Tuyên gọi máy qua

TD/ BDQ hỏi :

-Đêm nay các bạn có kích đêm phía Bắc CC/

HQ không ?

- Trả lời : không

Tuyên cho ngƣời đánh thức đánh thức ông TT

Trƣởng dậyÔng ta báo cáo lên CHT/ HQ THD5

lúc đó là Đại Tá Vƣơng hữu Thiều. Cụ Thiều là

TL/LLTU 214 kiêm CHT Hành Quân Trần

Hƣng Đạo 5 bao gồm Hải Đội 5, 2 giang đoàn

Ngăn Chặn, TĐ/BDQ, Trung Đội Pháo Binh,

Căn Cứ và Tiền Doanh Yểm Trợ Năm Căn.Đại

Tá Thiều và Đại Tá CV Mỹ ngồi họp trong

phòng thuyết trình sát cạnh TT/ Hành Quân ra

lệnh :

-Tất cả các vọng gác quan sát kỹ lƣỡng, báo cáo

tình hình liên tục

-Ban hành nhiệm sở tác chiến

-Súng cối 60, 81 ly nhả đạn vô mục tiêu.

Năm phút sau, Phòng Thủ báo cáo : Địch xuất

hiện vô số, đang vƣợt hàng rào ngoài cùng.

Lệnh : Xin pháo binh yểm trợ và gọi Cà Mau xin

Không Yểm.

Pháo Binh trả lời : Mục tiêu quá gần, chỉ có thể

bắn trực xạ... nhƣng có thấy gì đâu mà bắn !

Báo cáo : Địch đã tiến tới gần hàng rào phòng

thủ thứ nhì.

Lệnh : Khai hỏa, bao nhiêu súng lớn, súng nhỏ

đều nổ một lƣợt ! tiếng đạn nổ vang trời liên tu

76 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

bất tận đến 20 phút thì Trực Thăng võ trang

Cobra xuất hiện 4 chiếc.Lệnh ngƣng bắn để

Trực Thăng làm việc, mọi tiếng súng im bặt.

Bốn chiếc trực thăng quần thảo, đạn, rocket

phóng xuống ầm ì.... Khoảng mƣơi phút thì trực

thăng trút hết đạn rời vùng chiến.

Toán phòng thủ báo cáo : không còn một bóng

ngƣời

Lệnh : giải tán nhiệm sở tác chiến, trận chiến

chấm dứt lúc gần một giờ khuya,

Thảo lệnh hành quân gởi cho BĐQ sáng ra thu

dọn chiến trƣờng.

Tuyên ngẫm nghĩ : địch đông thế, đạn bắn nhiều

thế chắc nó phải bỏ lại cả trăm xác là ít !

11 giờ sáng, BĐQ báo cáo : đã lục soát kỹ

lƣỡng, chỉ thu đƣợc có vài cái...đuôi lựu đạn

chày, địch để lại nhiều vết....máu !!!!

Tháng sáu năm 71, Trung Tá Cao bồi Luật về

thay Đại Tá Thiều coi HQ/THD 5, đƣợc gần

tháng thì Dân Vệ ấp Hàm Rồng có 2 ấp cách

Căn Cứ khoảng 2Km về phía Đông báo cáo tìm

đƣợc kho vũ khí của VC giữa kinh Ông Quyền

và rạch Bà Thành ( nằm ở phía Nam sông Bồ

Đề, cách làng mƣơi cây số về phía Đông, đi xa

nữa là kinh Cái Nháp chảy lên phía Bắc về Cà

Mau, kinh Cái Nháp là mồ chôn nhiều Alfa và

Tango của những giang đoàn ngăn chặn.

Sau khi thám sát kho vũ khí, nếu mang tàu GĐ

đến chở về thì...ẹ quá

Ta bèn thảo một cuộc hành quân đại qui mô:

Đêm trƣớc ngày hành quân cho Pháo Binh nã tối

đa vào vùng hành quân từ khuya tới 6 giờ sáng,

ông Trung Úy Pháo binh than với Tuyên :

- Tôi dộng 2 ngàn quả vô một diện tích một

kilomet vuông, sáng mai nó lấp mẹ con kinh,

ông lấy đƣờng đâu cho tàu vô ?

Tuyên hề hề trả lời : lệnh mà, ráng thi hành đi

Trung Úy.

8 giờ sáng, hai phi tuần oanh tạc AD6 Skyraider

dội bom ầm ầm mở màn cho cuộc hành quân,

5 chiếc PCF đã có mặt tại vùng HQ, tuần tiễu

trên sông Bồ Đề, nhiệm vụ liên lạc và tải

thƣơng.

2 GĐ Ngăn Chận chở nguyên Tiểu Đoàn BĐQ

vô vùng hành quân, tàu giang đoàn mới vô trong

kinh đƣợc vài trăm thƣớc... Phòng Hành Quân

nhận đƣợc tin : chạm địch, ta có 3 chiến sĩ bị

thƣơng...nhẹ !

Tuyên nghĩ trong đầu : Pháo binh nó bắn dữ vậy,

bom nổ nhƣ thế, vùng tác xạ tự do, tàu GĐ có

dọn đƣờng, dọn bãi thì không còn một con cá

thòi lòi chứ sao vẫn còn VC ?!

Sau này Tuyên mới biết, trận chiến đƣợc dàn

dựng để đóng kịch

Kết qủa cuộc hành quân :

Ta : 3 chiến sĩ bị thƣơng

Tất cả tàu tham dự HQ vô sự

Địch : Bỏ lại trận địa 12 xác ( vác từ đâu về

ngày hôm trƣớc )

Ta tịch thu : 2 đại bác 57 ly không giật, 15 trung

liên Bar, 17 tiểu liên Thompson, 106 súng cá

nhân đủ loại thời Đệ Nhi Thế Chiến nhƣng

không có một khẩu AK làm thuốc !

Tin hồ hởi : ngày mai TT Thiệu cùng phái đoàn

sẽ xuống ủy lạo và gắn huy chƣơng cho các

chiến sĩ có công. Bắt lính chùi súng rỉ suốt đêm,

sáng ra tin giờ chót :

TT Thiệu không đi đƣợc, chỉ có Đề Đốc TL /HQ

và phái đoàn xuống ủy lạo, gắn huy chƣơng.

Trƣớc khi rời Năm Căn, tháng mƣời năm 71,

Tuyên còn chứng kiến Sơn Lành... treo PCF lên

cửa Bồ Đề, Mỹ mang trực thăng tới kéo khẩu 81

loạng quạng sao đó rớt luôn chiếc trực thăng

xuống biển, may mắn không có mạng nào

vong... Sau này, Lành vẫn lên Đại Úy trƣớc anh

em.

Baxide 26/4/2010

77 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Việt Kiều và thơ … Hán(g)

Khá khen cho các bạn Đã dậy dỗ Châu Bùi Cách hửi hửi thơ ...hán(g) Nhưng các bạn, Nói chẳng đúng nơi, Nói không đúng lúc Tô đông pha, khác chi Lục tào xá Cùng một lũ Tầu phù, sâu quảng Tớ mới ở ... An-nam về Dị ứng với giặc Tầu Lại bị nghe những lời #@&*%, làm dị ứng lên đô Buông những lời nhạo báng, (nếu) làm các bạn buồn lòng, xin 1 điều xính, xin 10 điều xái Nếu các bạn nhìn, những người trở lại từ nước Việt, dưới đầu óc bịnh hoạn, thịt da, nhục dục các bạn đã lầm to, Cùng 1 ly cà phê ở Pháp, ở Nhật sao nó thơm ngon, thoải mái nhưng ly cà-phê, cùng cô con gái, uống ở Đà lạt, sao nó đắng hơn mật gấu? sao ly kem ở đường Tự Do, nuốt không trôi, mắc nghẹn cổ họng? Há chẳng vì, cô bé waitress nhỏ hơn con mình, mắt không bao giờ vui, vì đồng lương không đủ ăn 1 ly kem Há chẳng vì cậu bé chạy bàn, thời của mình 30 năm trước, đã là 1 SVSQ/Võ bị Quốc Gia? Ôi buồn !!!! Là thành viên trung thành, của T(alk) O(nly) lâu năm Mà lần này IT WORKED Tớ cho lũ con cháu Minh râu, Hồ chủ tiệm Biết đám Việt cộng yếu ớt làm sao

78 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Cả 1 lò chúng nó, cắn trộm tết Mậu thân, mà chẳng trò trống gì, Thằng bác thối tha, đã hộc máu mồm chết thảm Bọn thanh niên miền Bắc, há hốc mồm khi nghe tớ, nổ trận Hoàng sa, làm chúng hãnh diện lây, đã cho thằng Tầu bài học Chắc khó có lần thứ 2, (mong rằng không phải vậy) Ôi còn nhiều nhiều lắm, Nổ là nghề của chàng, hư hư thực thực, thiên la địa võng, cho chúng nhìn QL/VNCH anh dũng, nhưng bi-ai trong những ngày cuối cuộc chiến làm sao? Cho chúng nhìn Ô xi ơ như thánh, Đây ông anh Thuyền trưởng, đã từng du học Mỹ, ngày "tụi mình" đang sốt rét ở Trường sơn Đã từng vào tù cải tạo mấy niên, Làm chúng phải lắc đầu lè lưỡi SeaBee

79 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Lá thư gửi bạn

Các bạn OCS thân mến,

Bên kia thểm lục địa, Hòa Lan một ngày đầu xuân …

Nhớ đến ngày Đại Hội OCS, biết mình không đi dự đƣợc nên không có gì hơn là viết lá thƣ gửi bạn.

Tháng 3, 2010 vừa qua vợ chồng tôi di thăm Budapest, thủ đô nƣớc Hung Gia Lợi. Thành phố này trƣớc

kia gồm 2 khu Buda và Pest riêng biệt đƣợc chia đôi bởi dòng sông Danube. Khu Buda cổ kính tọa lạc

trên đồi cao, có lâu đài hoàng gia tuyệt đẹp, ban đêm lộng lẫy trong ánh đèn phản chiếu lung linh trên

dòng sông Danube.

Bên kia sông là khu Pest với tòa nhà Quốc hội nguy nga hùng tráng, với phố sá tƣng bừng nhộn nhịp và

những công trình kiến trúc, đƣờng xá, nhà cửa nói lên sự văn minh lâu đời của thành phố.

Đặc biệt là những chiếc cầu tuyệt đẹp bắc ngang sông Danube để nối liền hai khu Buda và Pest.

Nƣớc Hung Gia Lợi xƣa theo chế độ quân chủ, trong Đệ Nhị Thế Chiến bị quân Đức và sau đó quân Liên

80 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Xô chiếm đóng. Khi chiến tranh chấm dứt, đảng cộng sản Liên Xô tìm mọi cách hầu nắm chính quyền, kể

cả việc bắt giam và lƣu đày những ngƣời trong phe đối lập.

Ngày 23-10-1956 một cuộc biểu tình bất bạo động của sinh viên tại Budapest đòi hỏi cải cách và tự do

chính trị, bị bọn công an thân cộng thẳng tay đàn áp, đã đƣa đến cuộc Cách Mạng chống Liên Xô 1956.

Để đập tan cuộc cách mạng, quân đội Liên Xô đã cho xe tăng tiến vào Budapest và nã pháo bắn vào đám

đông biểu tình trƣớc Quốc Hội. Tiếp theo đó Hồng quân Liên Xô kéo vào chiếm đóng toàn bộ nƣớc

Hung. Tổng cộng 20.000 ngƣời dân Hung, kể cả những thành phần chính phủ không thân cộng, đã bị giết

trong cuộc nổi loạn 1956 này.

Những năm sau đó cộng sản Hung thẳng tay đàn áp tất cả những ngƣời không theo chúng. Con số ghi

nhận có 21.600 ngƣời bị tù, 13.000 ngƣời chết và 400 ngƣời bị giết. Tuy nhiên nhờ sự hoạt động khéo léo

và không ngừng nghỉ của những nhà dấn thân chính trị (activists), kể từ năm 1960, chính quyền Hung đã

dần dần chuyển đổi thái độ để đi vào con đƣờng ôn hòa hơn về văn hóa, kinh tế và chính trị.

Năm 1989 cũng vào ngày 23-10, ngày cuộc cách mạng 1956 đẫm máu bùng nổ, nƣớc Cộng Hòa Hung

Gia Lợi chính thức thành hình thay thế cho Cộng Hòa Dân Chủ Hung (People‟s Republic).

Trong dịp này chúng tôi có vào coi Viện bảo tàng Tội ác Cộng sản - Communism Museum, ngƣời dân

địa phƣơng gọi là House of Terror - Nhà Kinh hoàng, nằm ngay trung tâm Budapest.

Trên bức tƣờng phía bên ngoài Viện bảo tàng Tội ác Cộng sản là những bức hình nạn nhân bị chết vì chế

độ cộng sản. Họ là những ngƣời rất trẻ, phần lớn còn trong lứa tuổi đôi mƣơi, họ đã hy sinh vì dám chống

lại chế độ vô nhân và bất công của cộng sản Hung Gia Lợi.

Ngay giữa con đƣờng trƣớc Viện bảo tàng Tội ác Cộng sản có một bức tƣờng thấp. Bức tƣờng nhỏ này

mang đầy những sợi dây xích, nói lên sự kiềm tỏa của chế độ cộng sản đối với ngƣời dân Hung. Trên bức

tƣờng có khắc những dòng chữ nhƣ sau (tạm dịch):

Shall we live as slaves or free men? Ta sống như dân nô lệ hay người tự do?

It isolated the East from the West Nó đã cách ly Đông với Tây

It split Europe and the world in two Nó đã chia Âu Châu và thế giới thành hai

It took away our FREEDOM Nó đã cướp đi của ta TỰ DO

It held us in CAPTIVITY and FEAR Nó đã giam ta trong Ngục tù và Sợ hãi

81 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

It tormented and humiliated us Nó đã làm khổ và sỉ nhục ta

And finally we TORE it DOWN Và cuối cùng ta đã PHÁ TAN nó

(Nó ở đây chính là chế độ cộng sản)

Nhà Kinh hoàng cũng chính là đại bản doanh của mật thám Đức, nơi giam giữ và tra tấn những ngƣời du

kích Hung trong thời đệ nhị thế chiến. Thời kỳ sau đó, cộng sản Hung với sự chỉ huy của cộng sản Liên

Xô đã tiếp nối Đức quốc xã trong việc duy trì ngôi nhà này để gieo biết bao kinh hoàng cho những ngƣời

dân Hung dám đòi hỏi tự do.

Nơi thứ hai chúng tôi ghé đến là Đài Tưởng Niệm (nạn nhân) 1956 - Memorial of the 1956, đặt trƣớc

Quốc Hội Hung Gia Lợi ở Budapest. Trƣớc toà nhà Quốc Hội là một công trƣờng với thảm cỏ xanh rất

đẹp. Giữa công trƣờng này, trên bãi cỏ xanh, có một cột cao phất phới lá cờ và một bia đá ghi hàng chữ

nhƣ sau.

This Hungarian flag has a hole in it because on October

23, 1956 the revolutionists, those Hungarian who

revolted against the Soviet Union, tore out of it the

foreign coat of arms that symbolized the power of the

Soviet Union and Communism. Since then this flag has

symbolized the freedom of the Hungarian nation.

This memorial is a symbolic grave. Here, on this square,

several hundreds of people fell dead onto the ground

due the killer blow of a firing squad on October 25,

1956. Honour and remembrance to the victims!

The system of communism has failed in every sense.

However it will be very hard to get rid of communists,

for there is nobody as dangerous as the usurper of a

failed system, who abandons the system but guards his

loot, and power-position.

Tạm dịch: Lá cờ Hung Gia Lợi này mang một lỗ thủng

vì ngày 23 tháng 10 năm 1956 những nhà cách mạng

Hung nổi lên chống Liên Bang Xô Viết đã xé rách dấu

hiệu của Xô Viết và đảng Cộng Sản trên lá cờ. Từ đó lá

cờ này tượng trưng cho tinh thần tự do của dân tộc Hung.

Đài tưởng niệm này tượng trưng cho một nghĩa trang. Nơi đây, tại công trường này, hàng trăm người

dân Hung đã bị bắn chết vào ngày 25 tháng 10 năm 1956. Vinh danh và tượng niệm những nạn nhân này!

Chế độ cộng sản đã thất bại hoàn toàn. Tuy nhiên rất khó loại bỏ được những phần tử cộng sản, bởi vì

không có gì nguy hiểm bằng những tên đầu sỏ của một chủ nghĩa thất bại, chúng đã từ bỏ chủ nghĩa

nhưng vẫn khăng khăng bám lấy của cải cướp được và địa vị của chúng. Ngô Thụy Chƣơng, Hòa Lan

Nhân Đại Hội OCS, CA June 2010

82 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

người lữ hành đơn độc

nctd

Huấn và chúng tôi biết nhau từ ngày đầu

bƣớc chân vào đời quân ngũ, chúng tôi cùng

nhập trại một lần, khoảng cuối tháng 11 năm

1969, tôi còn nhớ mỗi sáng chúng tôi vào trình

diện điểm danh, vì là lính mới tò te, và ở trại tạm

trú nên tất cả chúng tôi cùng xếp hàng chung

nhau một nhóm, bất kể cao thấp để thực tập cơ

bản thao diễn cho qua thời giờ, cuộc sống quân

ngũ quá mới mẻ với chúng tôi, nên mọi ngƣời ai

cũng bỡ ngỡ, ồn ào và nhộn nhịp nhƣ cái chợ vỡ,

vừa đi vừa cƣời nói huyên thiên, xế trƣa thì tan

hàng, mạnh ai về nhà nấy. Ở trại tạm trú khoảng

một tháng,

cuối tháng 12

năm ấy, tất

cả chúng tôi

đƣợc di

chuyển

xuống Trung

tâm huấn

luyện Quang Trung để học căn bản quân sự khóa

1/70. Huấn và chúng tôi lại cùng chung Đại Đội

19D, bây giờ vào quân trƣờng, cao thấp đƣợc

chia riêng, Huấn cao lớn nên đƣợc xếp vào

Trung Đội 1, còn tôi Trung đội 4. Tuy khác

trung đội, nhƣng cùng học tập bên nhau, cùng

chia xẻ những bài học hành quân chiến thuật,

cùng chen vai sát cánh ở những bãi tập nắng

cháy da ngƣời, giờ giải lao cùng chia nhau cái

bóng mát của những tàng cây gòn, cây me nào

đó, rồi lại cùng chia xẻ những bữa cơm hẩm hiu

của đời tân binh, tuổi trẻ xa nhà sống hòa đồng

trong khói lửa chiến chinh nên ai cũng dễ cảm

thông, “Tứ hải giai huynh đệ”, chẳng cần phải

thân thích, cũng là anh em một nhà trong đại gia

đình Sinh Viên Sĩ Quan Hải Quân. Tuy vậy cái

khác biệt của Huấn thì không thể che dấu đƣợc,

bởi lúc nào cũng thầm lặng, riêng rẽ và biệt lập,

lại hay lủi thủi một mình. Hầu nhƣ Huấn không

bao giờ tham gia các sinh hoạt với bạn bè sau

giờ học tập, tuy vẫn hiện diện bên cạnh anh em,

nhƣng không năng động, hội nhập, trông Huấn

cứ nhƣ ông đồ nho, chẳng có tí ti máu me văn

nghệ gì cả, vì thế anh em trong Đại Đội đặt cho

Huấn cái biệt danh “Cụ Huấn”, và đôi khi bông

đùa “Sao cụ không đi tu mà lại đi lính hả cụ!”,

làm lính thi phải hòa đồng và ồn ào, thấy vui là

lăn xả vào, nhƣ những con thiêu thân mê lửa,

chứ đâu ru rú một chỗ nhƣ cụ vậy. Huấn chỉ

nhoẻn miệng cƣời đáp nhát gừng “Ngƣời ta bắt

đi thì phải đi, … chứ ở nhà làm sao đƣợc ai

cho!”.

Sau ba tháng thụ huấn quân sự, một số chúng

tôi trở về Sàigòn để học Anh ngữ, tạm trú trên

tạm trú hạm nổi (APL) ở bến Bạch Đằng, trong

đó có Huấn, có tôi và phần đông những ngƣời

bạn tôi quen, tất cả kết thành liên đội B, thuộc

Tiểu Đoàn SVSQ/HQ /Trần Hƣng Đạo. Trong

khoảng thời gian học ở đây, tôi cũng ít khi gặp

Huấn, vì khác lớp, cuối tuần đi phép mạnh ai

nấy đi bờ. Khoảng ba tháng sau Huấn lên đƣờng

sang OCS, thụ huấn hải nghiệp đợt 5, với các

bạn nhƣ Hùng, Nam, Tụng, Ba gà, Đài, Cƣ,

Nghiệp và nhiều bạn khác, trƣớc tôi một đợt.

Khi sang tới trƣờng OCS, vì khác đợt, nên lại ở

khác khu, nhƣng vẫn cùng mái nhà Nimitz Hall,

cũng ăn chung nhà bàn Ney Hall, cùng thở

chung không khí bầu trời New Port, bên bờ Đại

tây Dƣơng, nhƣng trong suốt bốn tháng ở trƣờng

OCS, tôi cũng chỉ gặp Huấn có vài lần, và cũng

83 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

chƣa một lần chuyện trò, vả lại thật tình cho dù

có giáp mặt thì cũng chẳng có chuyện gì để nói,

vì ngày ấy những chàng trai trẻ nhƣ chúng tôi,

gặp nhau ngoài chuyện gái gẫm bù khú, thì

chẳng còn chuyện gì để nói, mà chuyện ấy nói

với “Cụ Huấn” thì kể nhƣ trật đƣờng rầy. Những

ngày cuối tuần, sinh viên đƣợc tự do đi bờ, hầu

hết chúng tôi rủ nhau đi thăm đây viếng đó, đất

lạ xứ ngƣời, cái gì cũng đẹp, cũng lạ mắt, hoặc

ra phố xem xi-nê, chiều tối ghé nhà hàng tầu ăn

cơm cho đỡ thèm, có xa quê mới thấy thèm cơm

lạ; còn Huấn, thì nhƣ anh bạn chung phòng kể,

luôn luôn ở lại canh trƣờng, suốt ngày nằm trong

phòng học bài, đọc sách, nếu không thì lại lẩn

quẩn xuống PX mua quà lặt vặt. Sau khi đợt 5

vê nƣớc, tôi không hề gặp lại Huấn cho đến mấy

năm gần đây.

Tuy không phải là bạn thân tình, nhƣng tuổi

trẻ dễ cảm thông, hòa hợp nên cũng rất mến

nhau, vì cùng chung một lý tƣởng, cùng phục vụ

dƣới một mầu cờ. tôi mến Huấn ở chỗ ít nói,

đàng hoàng, thành thật, không phá phách, xấc

xƣợc hay khoe khoang, không kết bè kết đảng,

không tụm năm túm ba, cũng không khen chê

hay nói xấu ai. Tƣớng ngƣời to lớn, nhƣng thân

hình lép kẹp, trông có vẻ yếu đuối, đi đứng hơi

khòm khòm, đó cũng là một yếu tố có cái tên

“cụ Huấn”, dù tuổi đời mới chỉ ngoài hai mƣơi.

Mặc cho bạn bè đùa giỡn diễu cợt, Huấn chỉ

cƣời, không phản đối, hay nổi quạu, cũng không

trách móc, chẳng hề phàn nàn một ai bao giờ, ai

gợi chuyện thì cũng vui vẻ nói, bằng không thì

im lặng và “Đƣờng ta ta cứ đi”. Khi bƣớc chân

vào lính, phần lớn chúng tôi ai cũng tự nhủ, cuộc

đời mình từ nay giao cho Trời, Phật, Chúa rồi, ai

cũng biết “Trong chiến chinh, viên đạn rất vô

tình” nên hầu nhƣ sống buông thả, ăn chơi xả

láng, vui đƣợc lúc nào hay lúc ấy, nên phải có

bạn bè để đôi khi cà phê cà pháo tán gẫu, hay

hàn huyên tâm sự, kiếm đƣợc một chữ “không”

cũng đã là hiếm, Huấn thì ngƣợc lại, có rất nhiều

cái không, không rƣợu chè, không cờ bạc, không

hút xách, không la cà, không cả bạn bè, kể cả

Hùng, là đồng môn từ thời ở Trung học Lê Bảo

Tịnh, sau lên Khoa Học, rồi cùng đi lính, và lại

là bạn chung phòng lúc ở OCS, thế mà cũng chỉ

ở cái lằn ranh bạn đồng hành quen biết mà thôi,

chứ chẳng phải bạn à tâm giao, tâm tình gì cả!

thì ta cũng đủ thấy cái khác biệt rồi. Huấn cũng

không vƣớng víu những thứ lỉnh kỉnh của ngƣời

trai thời đại, có lẽ cũng không trai gái, bằng

chứng là Huấn vẫn độc thân ca bài “Những bƣớc

chân âm thầm” cho đến giây phút này nằm trên

giƣờng bịnh đếm thời gian chờ chuyến tầu xuôi

cuối cùng về trong vòng tay yêu thƣơng của mẹ.

Trong thời gian quân ngũ, tôi cũng không

ngờ Huấn đã từng phục vụ qua các đơn vị tác

chiến nhƣ Giang đoàn Ngăn chặn, Giang đoàn

75 Thủy bộ, mà đời lính Hải quân, nghe tới danh

xƣng giang đoàn thì cũng thấy hơi lạnh cẳng rồi,

cũng đã nằm sƣơng, gối gió, thi gan cùng địch

trong các vùng sông rạch Mộc Hóa, Gò Dầu Hạ,

cũng cƣỡi sóng biển Đông trên HQ228, rồi trở

về Trƣờng Sinh Ngữ Quân Đội. Thật tình tôi chả

hiểu ở giang đoàn Huấn có bao giờ đi phục kích,

tuần tiễu hay hành quân? Có bao giờ đụng trận?

Nhƣng tôi nghĩ với bản chất “em hiền nhƣ

maseur” của hắn, có lẽ chẳng bao giờ hắn bắn

một viên đạn, cho dù có đụng trận! Không phải

là chết nhát, nhƣng hiền quá, thì làm sao xung

trận. Thế mà sau ngày 30-4, Huấn cũng không

thoát khỏi cảnh tù đầy, cùng chung số phận của

những ngƣời lính Cộng Hòa, Huấn cũng bị đi tù

cải tạo 7 năm trời, qua các trại tù Thành Ông

Năm, Kà-Tum, Suối máu và Long Giao, thật khó

có thể ngờ Huấn cũng vƣợt qua tất cả, và cuối

cùng sang Mỹ định cƣ theo diện HO11 vào năm

1992.

Mãi đến năm 2005 chúng tôi đƣợc tin Huấn ở

vùng Orange do OC Vàn tình cờ hỏi ra, trong

ngày tang lễ ông cụ thân sinh của Huấn. Các bạn

Hùng, Nam, Thắng và tôi có tìm lại thăm, hắn

chuyện trò rất vui vẻ, theo tôi nhận xét có phần

84 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

nhanh nhẹn hơn ngày xƣa, nói năng hoạt bát

hơn, trông cũng khỏe mạnh hơn nhiều, nhƣng

tính tình thì vẫn thế, không thay đổi, vẫn „cục

đá‟ bên đƣờng. nói vậy để thấy cái hiền của hắn.

Còn nói về cuộc sống và gia cảnh của chàng, thì

vẫn độc thân, vui … một mình, cuộc sống rất

giản dị đến đạm bạc, đơn sơ. Gặp Huấn chúng

tôi rất vui mừng, tƣởng lại thêm đƣợc một ngƣời

bạn cũ, thỉnh thoảng muốn rủ Huấn đi cà phê

cùng bạn bè để ôn lại dĩ vãng cho đời thêm vui,

nhƣng hắn luôn từ chối, tôi nghĩ thầm hay là

Huấn sợ không có điều kiện mời lại bạn bè,

nhƣng không phải thế, mà đó vẫn là cá tính đặc

thù, âm thầm đứng bên lề cuộc đời của hắn.

Chúng tôi có ghi số điện thoại để Huấn dễ dàng

liên lạc nếu có thay đổi chỗ ở, nhƣng hắn chẳng

bao giờ gọi, vài tuần sau đó tôi gọi lại thì số điện

thoại đã cắt, và hắn đả đi nơi khác, thế là lại mất

tông mất tích!

Thời gian lặng lẽ trôi, mọi vật biến thể theo

định luật tự nhiên của tạo hóa, đá thạch cũng

thay đổi, huống chi con ngƣời, trong cái đại gia

đình HQ/OCS, chúng tôi đều trên dƣới lục tuần

cả rồi, sắp sửa vào tuổi “Thất thập cổ lai hy” lúc

nào không biết. Dù có giả điếc làm ngơ cũng

không đƣợc, phải chấp nhận những sự thật, nay

có tin ngƣời này vào bệnh viện, mai bạn khác

thông tim, thỉnh thoảng lại một hải âu gẫy cánh.

Ai cũng biết, Sinh, Lão, Bệnh, Tử, là chuyện

thƣờng tình của con ngƣời, nhƣng con ngƣời

vốn có tình cảm, không thể không đau buồn khi

thấy bạn bè hay thân nhân của mình lâm bệnh

hay qua đời. Đôi khi cũng có những tin vui nhƣ

ngƣời này con cái thành tài, ngƣời kia dựng vợ

gả chồng cho con, mừng thay! Thỉnh thoảng lại

tìm đƣợc một hai OC đã lâu không gặp, bạn bè

chia xẻ buồn vui, có lúc từng nhóm nhỏ, có lúc

tràn ngập diễn đàn, mọi tin tức đều đƣợc truyền

đi nhanh nhẹn và cập nhật nóng hổi đều đặn, dù

bạn ở nơi nào trên trái đất! Ôi tình OC cao đẹp

biết bao! Đẹp nhƣ những tia nắng hồng rực rỡ

chứa chan một ngày mùa hạ! Rồi tin về Huấn do

bạn Vàn đƣa lên trong lúc có quá nhiều tin vui,

Huấn đang nằm bệnh viện ngay lòng thủ đô tị

nạn, với cục bƣớu trong đầu đã vào thời kỳ cuối,

không nhà cửa, không bảo hiểm, không vợ con,

cha mẹ, anh em, ngƣời thân duy nhất có, là

ngƣời chị dâu và đứa cháu trai. Nhƣng! cuộc đời

vẫn chỉ chữ 'nhƣng' vô duyên, lạnh lùng đến vô

tình, tin về Huấn bay ra hụt hững giữa không

trung, giá lạnh nhƣ sợi nƣớc đóng băng nhỉu ở

trên cây, lặng lẽ nhƣ viên sỏi rơi vào giữa lòng

biển cả mênh mông, vì phần đông bạn bè không

biết Huấn là ai, cũng không biết an ủi hay thăm

hỏi bằng cách nào? Có chăng là một thoáng

bàng hoàng, ngỡ ngàng, lác đác nhƣ cánh lá cuối

đông nuối tiếc giọt nhựa khô đọng ở cuối cành,

“Huấn nào?”!

Đã bao năm qua Huấn ở ngay trong lòng

quận Cam, nơi có rất đông bạn hữu HQ cũ, thế

nhƣng Huấn lại chọn lối sống âm thầm, lặng lẽ

một mình, chẳng chia vui, cũng chẳng xẻ buồn

với bất cứ một ai, ban đầu tôi nghĩ có lẽ Huấn

mang nhiều mặc cảm, hay tự ái quá cao, nhƣng

bây giờ thì tôi càng hiểu rõ hơn, đó là lối sống

của Huấn, vì nếu Huấn muốn sống nhƣ mọi

ngƣời, chắc cũng không có gì khó khăn lắm, hắn

đã sống đời quân ngũ, đã vƣợt qua đƣợc 7 năm

tù đày trong các trại cải tạo cộng sản, thì hắn

cũng có khả năng làm lại cuộc đời nhƣ bao

ngƣời, nhƣng không! hắn đã chọn lối sống cuộn

mình trong ốc đảo nhỏ nhoi của riêng hắn. Nhớ

lại ngay từ lúc ban đầu bƣớc chân vào đời lính,

lúc đó mọi ngƣời chúng ta đều là những chàng

trai trẻ hăng say, tràn đầy nhựa sống và nhiệt

huyết, sau những giây phút vào sinh ra tử, gặp

lại nhau thì thế nào cũng có vài chai, vì có ai

biết ngày mai còn thấy ánh mặt trời, nhƣng

Huấn vẫn bình thản chọn “Thà là cụm bèo trôi

dạt ở ven sông, chứ không nhập cuộc theo dòng

phù du”. Sinh hoạt tập thể là điều bắt buộc

không thể tránh né, làm vì bổn phận và nhiệm

vụ, thế cho nên ở trong tình trạng thập tử nhất

sinh nhƣ bây giờ, chắc chắn Huấn lại càng

không muốn liên lụy hay nhờ cậy bạn bè, phiền

85 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

hà đến ai, cũng không nhận quà cáp cho dù là

lon sữa, “Anh em nghĩ đến nhau vào thăm thế là

quý lắm rồi, đừng mang quà cáp làm gì, trong

này họ cũng cho ăn đầy đủ lắm!” đó là Huấn,

giản dị, bình thản, chẳng a dua, chẳng cầu kỳ,

chấp nhận số mạng mà Chúa đã an bài nhƣ lời

Huấn nói. Mỗi ngƣời mỗi ý nghĩ và đối tƣợng

sống khác nhau, không ai giống ai, nhƣng sống

giữa cuộc đời mà gạt bỏ đƣợc mọi thứ tham, sân,

si, không màng đến vật chất hiện thực, điều đó

quả cũng hiếm thấy, đó là cá biệt của Huấn!

Ai bảo là Huấn không vui mừng khi có bạn

bè tới thăm (?), riêng tôi thấy Huấn cũng quý

mến bạn bè lắm, vì mỗi lần có bạn vào thăm,

Huấn luôn cố gắng nhỏm dậy đón chào, mà tôi

nghĩ mọi cử động dù nhỏ nhặt, cũng có thể làm

Huấn đau đớn, khó chịu lắm. “Đoạn đƣờng ai có

qua cầu mới hay” nhƣng tinh thần của Huấn vẫn

tỉnh táo sáng suốt, sắc thái luôn bình thản, không

hề kêu than, cũng không lộ vẻ đau đớn, Huấn

vẫn nhớ nhiều chi tiết vụn vặt của đống kỷ niệm

rối bời, vẫn nhớ rành mạch tên tuổi của nhiều

bạn, những ngƣời mà bây giờ nghe Huấn nhắc

tôi mới sực nhớ ra, dù đã 40 năm qua chẳng có

sự liên hệ với ai. Chỉ một vài câu nói, một vải kỷ

niệm, đủ thấy Huấn cũng suy nghĩ nhiều về quá

khứ, về tuổi trẻ.

Rồi mỗi tuần vào thăm lại thấy Huấn sa sút,

ốm hơn nhiều so với lần trƣớc, vì tình trạng

bƣớu mỗi ngày mỗi trầm trọng hơn, gò má mé

mắt phải sƣng vù hẳn lên và đổi thành mầu tím,

đôi mắt tuần trƣớc còn nhìn thấy, tuần sau đã

băng kín, tuy vẫn nói nhƣng tiếng nói ngày càng

rời rạc, vụng về theo đôi môi bị kéo xệch về bên

trái, hậu quả của những lần tai biến cũ, mái tóc

mỏng manh dính sát vào da đầu, không còn tua

tủa nhƣ xƣa. Huấn cũng biết bệnh tình của mình

đã ở vào thời kỳ cuối, nên từ chối mổ vì sợ cái

rủi nhiều hơn cái may, Huấn thƣờng nói “Thà

sống vẹn toàn ngày nào hay ngày ấy, còn hơn

phải sống mù lòa hay tàn phế”, sống nhƣ vậy chỉ

làm khổ ngƣời thân. Mỗi lần thăm Huấn là mỗi

lần những hình ảnh xƣa lại thấp thoáng bay về,

mới hôm nào đó bạn cùng tôi tay ôm súng, lƣng

khoác ba-lô tập bò hỏa lực, hay cùng nhau thi

đua thể thao trong nhà Gym ở trƣờng OCS, mà

giờ đây có ngƣời đã ra đi, bạn nằm yên trên

giƣờng bệnh, còn chúng tôi cũng vóc hạc da

mồi, cuộc đời thoảng nhƣ một giấc chiêm bao.

Thôi cũng đã đến lúc để bạn nghỉ ngơi, từ

biệt bạn, trả lại bạn căn phòng nhỏ bé này với

chiếc bóng riêng mình, hy vọng đây không phải

là cái bắt tay cuối cùng. Cất bƣớc chân ra khỏi

cửa, nhìn bạn nằm yên bất động nhƣ đã sẵn sàng

chắp cánh tung bay, tôi thấy lòng trùng hẳn

xuống, có nỗi buồn nào diệu vợi ập về, ngoài kia

trời vẫn nắng, hoa vẫn tƣơi và mây vẫn bay, đàn

hải âu vẫn nhởn nhơ tung cánh ở các bãi biển xa

xôi nào đó, xin khấn nguyện ơn trên ban phƣớc

lành cho bạn, tiếp tục sống những ngày còn lại

trong khung trời riêng tƣ của bạn, nhƣ bạn đã

từng bƣớc, những bƣớc chân âm thầm trong

cuộc hành trình đơn độc bên cạnh chúng tôi

những ngày xa xƣa cũ.

Để nhớ một ngƣời bạn Nguyễn Gia Huấn /

OCS5

Nctd / April 20, 2010

(Ghi chú N.G.Huấn đã vĩnh viễn ra đi ngày 22

May 2010)

86 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

taãn maån vïì gûåu

Thịnh , LĐC, U7

Ngƣời Việt Nam

chúng ta đi ăn phở

là đến tiệm nào ta

cho là ngon vì nấu

hợp với khẩu vị

của mình, nhiều

khi không cần đến

Menu vẫn order lia chia, thêm món này bớt món

kia. Quen quá rồi, ngƣời bán hàng cũng quen mà

thực khách cũng biết. Trong khi đó ngƣời khách

Ngoại quốc vô tiệm rất khổ về cái thực đơn phở

này, lật qua lật lại hỏi lên hỏi xuống, mãi mới

rặn ra đƣợc cái order, nhiều khi sai chỉ biết nhăn

mặt bỏ của chạy lấy ngƣời. Đứng dậy trả tiền mà

mặt nhăn nhƣ khỉ. Các bạn ui, mình mà đƣợc

mời tham dự tiệc cƣới, tiệc sinh nhật v.vàcủa

ngƣời Mỹ .thì không khác gì anh chàng kia vào

quán phở của mình, thiên hạ tấp nập nơi quầy

gựu, order lia chia, ly thì xanh ly thì đỏ, lại còn

thêm trái cherry, miếng cam vàng, múi chanh

xanh mƣớt, phe ta nhìn thấy mà “ eo xèo buổi đò

đông “, hỏi thì tự ái, thôi thì chai Bia, sang thêm

chút nữa là shot Cognac. Mặc dầu ta đây cũng

nhƣ ai nhƣng xem ra vẫn làm sao ấy, lạc lõng

quá, nói thì nói chứ thật sự nó cũng đơn giản

thôi.

Nhƣ một truyền thống và dƣờng nhƣ bắt buộc

phải có thì party mới vui,họ đều có quầy gựu,

không ít thì nhiều, riêng đám cƣới xem ra kiểu

cọ hơn, nhiều ngƣời chơi nổi 3 quầy khác nhau,

quầy bia chỉ có bia. Quầy Wine chỉ có Wine và

quầy gựu pha. Ngoài ra còn chơi hai sân khấu,

một sân khấu cắt bánh và một sân khấu chơi

nhạc giúp vui, ta hãy trở về gựu không có lạc đề

mất.

Quầy Bia và Wine chuyện nhỏ, phe ta sổ chấp,

chỉ có gựu pha mới là cái rắc rối của cuộc đời ??

Tiếng Tây tiếng u phe ta cũng không đến nỗi

nào nhƣng phải cái sao nghe họ order nhƣ chim

hót trong lồng rồi gựu đƣợc chuyền ra tới tấp,

màu sắc thì thiên hình vạn trạng mỗi thứ một vẻ

mƣời phân vẹn mƣời, thấy chóng mặt, cũng đơn

giản thôi khi mình biết thì àdƣ sức qua cầu gió

bay.Ngƣời Mỹ dù giàu dù nghèo họ cũng chỉ

quen tên độ chục thứ, thƣờng họ chỉ quen với cái

her/his favorite drink độ ba thứ mà thôi. Đông

ngƣời nhiều chuyện mới rách việc, rối mù nhƣ

mớ thòng bong, tƣởng là ghê gớm lắm nhƣng

cũng chỉ loanh quanh chục thứ và thêm cái này

bớt cái kia.

Gựu pha có cả trăm thứ và chia làm 2 loại: Man

Drink and Lady Drink.

Loại của đàn ông thì đơn giản hơn thứ uống của

Đàn Bà rất nhiều. Tôi đan cử Martini, ly gựu

loại này thƣờng dành cho dân ghiền hoặc giới

sành điệu, sau bữa ăn, uống đã ngà ngà nhƣng

chƣa thấm bèn quất thêm ly Martini, rồi ra về.

Muốn có một ly Martini perfect đòi hỏi ngƣời

Bartender kinh nghiệm,nhất là phải biết triết lý

của gựu. Khi khách order Vodka Martini thì

mình dùng Vodka. Thông thƣờng dùng Gin để

pha Martini. Chiếc ly giống nhƣ ly Champagn

đổ Gin gần đầy, sau đỏ cho thêm một muỗng cà

fê “ Dry wine “ bỏ thêm trái olive vào ly là

xong, ly này giá gấp 3 lần ly gựu thƣờng vì dùng

rất nhiều gựu nguyên chất. Martini có ngon hay

không là do nhiệt độ của chiếc ly đƣợc dùng, và

lƣợng Dry Wine vừa đủ để hòa hợp với Gin mà

tạo ra một ly Martini hoàn hảo cả về mùi lẫn vị.

Ly phải để vào chỗ thật lạnh thƣờng bartender

ngâm ly trong chậu nƣớc đá. Gựu nào cũng vậy

gặp room temperature là bốc hơi nếu để lâu nhạt

tèo, triết lý của uống Martini là: Gựu không bốc

87 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

hơi trong chiếc ly lạnh, khi nhận ly gựu từ ngƣời

bartender, ngƣời sành điệu bao giờ cũng chiêu

một ngụm ngay tại quầy, không vội nuốt, chờ

gựu lạnh gặp thân nhiệt, bấy giờ Gin mới bốc

nhãn, và dẫn tuốt vào con tỳ con vị, chu choa,

thống khoái, trái olive để đƣa cay và làm thêm

ngụm nữa là tuyệt vời. Ngoài Martini đàn ông

thƣờng uống: Rum and Coke, Gin and Tonic,

seven and seven, Whisky sour, Old fashioned,

Canadian Club and water đọc là CC and water.

White Russian, black Russian, Mai Tai,

ScrewDriver..

Đàn bà thƣờng họ uống Margarita hoặc Pina

Colada, Pina Colada xƣa rồi Diễm, bây giờ xem

ra Margarita mới hợp thời trang. Pha gựu là cả

một nghệ thuật không khác gì ngƣời đầu bếp,

công thức giống nhau ăn thua sự gia giảm và

nêm nếm mà ly gựu sẽ bắt mắt hơn, hấp dẫn

hơn quan trọng là ngon hơn. Vì là gựu pha chế

bởi nhiều thứ chắc chắn có phản ứng hóa học

xảy ra trong lúc pha, không tin cứ hỏi Giáo Sƣ

Hoàng Cơ Định thì biết. Ly Margarita giống ly

champagn, lấy miếng chanh thoa lên thành ly

sau đó úp lên đĩa muối hột, các hạt muối sẽ bám

vào thành ly nhìn qua đã bắt mắt rồi. Bình Mixer

đổ nƣớc đá và cho thêm vào một shot Tequila,

một shot Triple Sec,và lƣợng Lime Juice tƣơng

đƣơng 4 shot là vừa. Bartender sẽ trộn đều các

thứ bằng cách lắc thật mạnh, gạn nƣớc ra ly đã

sửa soạn sẵn. bỏ thêm miếng chanh vào ly gựu

là xong. Vị mằn mặn của muối quyện với chất

chua của chanh hợp với chất nƣớc nhờ nhờ của

gựu tạo thành mùi vị tuyệt vời. Ly gựu loại này

có nhiều mầu nhƣ xanh, đỏ, vàng... Ngoài

Margarita họ thƣờng uống:Bloody mary, Pina

Colada, California cooler, Strawberry Daiqiri,

vài ba thứ lẩm cẩm nữa là hết.

Các bạn mến, những tên gựu mà tôi đã liệt kê ra

là những tên gựu rất thông dụng bar nào cũng

service, party nào cũng phải có, muốn kiểm

chứng các bạn chỉ việc đến gần các quầy gựu để

nghe họ order, tới 90% các bạn thấy đúng là nó.

Ngoài ra trong các buổi party nhất là tiệc cƣới và

thiên hạ đang chập chờn chốn thiên thai là màn

uống Long Island Ice Tea xuất hiện. Pitcher

đƣợc đổ vào 4 shots gin, 4 shots rum và 4 shot

Vodka, cho thêm nƣớc đá và đổ đầy Coke, ném

vào 3 miếng chanh, loại này uống rất mát và nhẹ

nhƣng sau đó phê vô cùng, cỡ nào cũng lật.

Thƣờng thì khi thực khách đƣợc mời, gia chủ

cho biết là từ giờ nào đến giờ nào có OPEN

BAR, nếu không thấy nói đến là chuyện khác,

vậy chứ OPEN BAR là cái chi chi sao quan

trọng rứa ? OPEN BAR là uống FREE, thực

khách không phải trả tiền, cứ nói tên là

bartender service ngay, gia chủ bao hết,

Bartender rất thích loại này vì nhiều tiền TIP.

Muốn có ly gựu đúng gu, khi ta tiến đến quầy

gựu cầm tờ 5 đô nhét vào pitcher đựng tiền TIP

trƣớc khi order, thấy mình hào sảng, họ pha cho

ly hết xẩy, cáu cạnh, hƣơng và vị đáng đồng tiền

bát gạo. Trao ly gựu còn đƣợc câu cám ơn và nụ

cƣời tƣơi nhƣ hoa. Bartender rất nhớ mặt, mình

mà trở lại thì welcome nhắm nhắm. Lần này cứ

vui vẻ nhƣ ngƣời Hà Lội, không cần TIP. Nếu

không TIP hậu thì, cứ thử mà xem. Lƣơng của

bartender chỉ là giá tƣợng trƣng, họ sống nhờ

tiền TIP. Số tiền này còn phải chia đều cho nhà

bếp và mấy ngƣời chạy bàn rất sòng phẳng.Lại

còn thêm một cái trick này nữa cũng nên biết,

cái này thì phải trả tiền nhƣng: Tới quầy gựu

88 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

order ly Cognac, bartender có một lô cognac đã

mở sẵn nhƣ Hennesse, Martel, Remy Martin,

Mumà. , bartender tiện chai nào thì rót chai đó,

không đắn đo gì cả, nếu mình thích Martel thì

khẽ nói, Excuse me, you don't mind Martel.

Bartender vui vẻ đổi ngay, giá bình thƣờng là 3

đô một shot. Nếu mình đến order Martel ngay

lúc đầu thì vẫn chai đó giá 6 đô một shot.

Because you name it you pay for it.. Một chai

750ml. thƣờng đong đƣợc 32 shots,

Nghề Bartender là nghề hái ra tiền, nhiều sinh

viên đại học bỏ học theo nghề này nếu ham tiền

sớm. Nghề Bartender cũng rất nguy

hiểm,Bartender phải đƣơng đầu với Đĩ Điếm,

Băng Đảng, Xì Ke Ma Túy, và rất dễ vô tù vì

cảnh Sát chìm giả làm gái làng chơi nhờ mình

giới thiệu, hoặc nhờ mình giao xì ke cho khách.

Màn đấu súng của thực khách thƣờng đƣợc diễn

ra vào sau 12 giờ đêm, giữa 2 nhóm vốn có sự

hiềm khích với nhau trƣớc, tuy nhiên dành gái

vẫn là điều then chốt, ngƣời bouncer sẽ xuất

hiện giải quyết chiến trƣờng cùng lúc đó 911

đƣợc sử dụng, khi thấy còi hụ và đèn chớp 2 phe

tự động giải tán, Cảnh Sát thƣờng còng tay ráo

trọi, dẫn 2 nhóm về 2 phía khác nhau, đi khá xa

thì tháo còng, xỉ vả cho vài câu rồi ra về.

Mặc dầu có việc làm vững chắc nhƣng tôi thấy

nhơ nhớ, nhớ ánh đèn mầu, nhớ cô vũ nữ đẹp

đến mê hồn, nhớ không khí vui nhộn, nhớ tên

say xỉn ngồi ngủ cho đến khi bar đóng cửa, đánh

thức hắn dậy cùng ra về, nhớ ngƣời chủ bar là

cựu Pilot lái F.4 Phan tom bị thƣơng trong cuộc

chiến Viet Nam, sau khi đóng cửa, tôi và ông ta

thƣờng ngồi lại hàng giờ ôn lại chuyện xƣa, vừa

là công nhân và cũng là ngƣời bạn tâm giao

trong suốt 20 năm của nghề bartender vì thế,

mỗi tuần chỉ làm có một đêm cho bớt nhớ, có

thêm tiền và có vẻ yêu đời hơn, tất cả đều

FREE.Chúc các bạn thật dui với ly Cordon Bleu.

Thịnh , LĐC.U7.

89 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

traã àuäa Lê Hải

Mới hơn 8 giờ sáng, câu-lạc-bộ của Duyên-

Đoàn 44 đã khá đông-đúc. Nhìn quanh ngƣời ta

có thể điểm-danh đƣợc, vì hầu hết những nhân-

viên của đơn-vị đều có mặt trong câu-lạc-bộ

sáng hôm nay. Ở một góc phòng, gần lối ra vào

cò một bàn nhỏ hơn những bàn khác, chung

quanh bàn chỉ kê ba cái ghế, vừa đủ cho ba sĩ-

quan dậy sớm nhất của đơn-vị ngồi: Trung-Tâm

Trƣởng Trung Tâm Hành-Quân và hai sĩ-quan

độc-thân đã dậy rất sớm để chuẩn-bị dẫn đoàn

tầu vào vùng công-tác trong sông Giang-Thành,

thay-thế các giang-đĩnh đang ở trong vùng. Đó

là Th/Úy Hòa , Trƣởng-Toán và Chuẩn-Úy Đan

Phụ-tá. Họ vừa nhâm-nhi ba ly cà-phê sữa đá

vừa nói chuyện, nghe rất nhỏ... Một phần vì

tiếng nói chuyện ồn-ào của các Hạ-sĩ-Quan, các

Thủy-Thủ bàn về trận đánh chiều hôm qua trên

sông Giang-Thành, một phần vì các Sĩ-quan

đang nói nhỏ, không muốn ngƣời khác nghe:

- Theo nhƣ Lệnh Công-Tác Th/Úy Hòa phải

dẫn đoàn tầu tuần-tiễu từ cửa Cự-Đức

Sông Giang-Thành chạy qua khỏi xã Trà-Phô,

tới gần xóm nhà lá ven sông, tại tọa độ mà địch

đã phục-kích đoàn tầu của chúng ta chiều ngày

hôm qua... Tr/Úy Hải đang nhìn Th/Úy Hòa dặn-

dò .

- Làm sao mà tôi dám dẫn đoàn tầu tới gần

địa-điểm mà tụi nó đã đánh mình hôm qua khi

bộ-binh chƣa hành-quân giải-tỏa xóm nhà đó?

Th/Úy Hòa lên tiếng.

- Tôi chƣa nói hết anh đã “nhẩy vô họng”tôi

rồi. Tôi nói đó là lệnh công-tác nhƣng tôi muốn

nói... anh đừng dẫn đoàn tầu tới quá gần địa-

điểm đó, chỉ đi qua khỏi xã Trà-Phô rồi quay trở

lại. Tôi không muốn mất thêm bất cứ một chiếc

tầu nào nữa, chúng ta chỉ còn có ba chiếc tầu có

thể khiển-dụng đƣợc...

Cộng-Quân Phục-kích Đoàn Tầu

Tuần-Tiễu DĐ 44

Chiều ngày hôm qua khoảng 1530 giờ, trƣớc khi

Lệnh Ngƣng Bắn có hiệu-lực, theo Hiệp-Định

Ba-Lê vào sáng ngày hôm sau, Cộng-quân đã

phục-kích và tấn-công đoàn tầu tuần-tiễu của ta

trên đƣờng về từ ngã ba sông Giang-Thành và

Kinh Vĩnh-Tế (do Giang-Đoàn 62 Tuần-Thám

trách-nhiệm.). Việt-Cộng đã khai-hỏa khi đoàn

tầu di-chuyển tới khoảng giữa xóm nhỏ nhà lá,

cũng là vào khoảng giữa khúc sông mà địch lợi-

dụng xóm nhà dân để phục-kích ba giang-đĩnh

do Th/Úy Sơn làm Trƣởng Toán.. Ngay đợt đầu

khai-hỏa của địch, chúng đã đánh chìm một

Yabota cây. Nhờ sự cảnh-giác vì lệnh “sẵn-sàng

tác-chiến của TTHQ (Trung-Tâm Hành-Quân)

bất cứ khi nào đoàn tầu đi ngang qua xóm nhà lá

này“...Các giang-đĩnh của ta đã phản-pháo rất

mãnh-liệt nhƣng vẫn không thể vƣợt qua khúc

sông phục-kích của địch, vì chỉ còn một giang-

đĩnh chạy đƣợc, kè một chiến-đĩnh đã bị địch

bắn bất khiển-dụng, nên đành quay trở lại ngã ba

sông Giang- Thành và kinh Vĩnh-Tế.

Chỉ-Huy-Trƣởng Duyên-Đoàn 44, Thiếu-Tá

Nguyễn-Văn-Tƣ đã dẫn 3 chiến-đĩnh từ hậu-cứ

lên tiếp-viện, và định đƣa các thủy-thủ bị thƣơng

về Bệnh-viện Hà-Tiên cứu chữa; cũng bị địch-

quân tấn-công dữ-dội. May nhờ có Pháo-binh

yểm-trợ nên đoàn tầu của CHT, Thiếu-Tá Tƣ đã

vƣợt qua khúc sông địch phục-kích, “bắt tay”

đƣợc với đoàn tầu của Th/Úy Sơn. Kết-quả trận

đánh: Ta mất 01 chiến-đĩnh (ghe cây) - 01

HSQ/Thuyền-Trƣởng mất-tích và 01 Thủy-Thủ

90 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

chết trong đêm, vì bị thƣơng nặng ở bụng mà

không đƣợc trực-thăng tải-thƣơng cấp-cứu.

Ngoài ra chúng ta còn có thêm 03 nhân-viên

bị thƣơng nhẹ.Thiệt-hại phía Địch... Không Rõ!

Tới gần sáng, CHT Duyên -Đoàn Th/Tá Tƣ

đƣợc trực-thăng của Tiểu-Khu Kiên-Giang

“bốc” trở về đơn-vị, ngay trƣớc khi Lệnh Ngƣng

Bắn, vào lúc 0800 giờ, sáng ngày 27 tháng 1

năm 1973 của Hiệp-Định Paris có hiệu-lực.

- Thƣa Trung-Úy, Chỉ-Huy-Trƣởng muốn gặp

Trung-Úy gấp trên văn-phòng.

Sau khi nghe Hạ-Sĩ Bí-Thƣ của CHT nói, tôi

vội-vàng hớp hết ly cà-phê đá đang uống dở,

đứng dậy bƣớc theo Hạ-Sĩ/BT Thành, vừa đi tôi

vừa ngoái cổ lại nói với Thƣợng-Sĩ/TP Ba ,

HSQ coi Câu-lạc-Bộ:

- Ghi sổ ba ly cà-phê cho tôi nghe!.

Th/Úy Hòa vội đứng lên và xua tay nói:

- Khỏi! Khỏi ghi sổ Anh Ba, tôi có tiền trả

đây.

Một ngày trƣớc khi ngƣng bắn theo Hiệp-định

Hòa-Bình Ba-lê, Địch đã mở chiến-dịch “Lấn

Đất Dành Dân” đánh phá ta khắp mọi nơi trên

toàn lãnh-thổ miền Nam Việt Nam: Từ tuyến-

đầu Quảng-Trị... Rồi đến tận vùng Tây Nam của

lãnh-thổ, Mũi Nai một ấp nhỏ bé, nằm sát đƣờng

biên-giới Miên-Việt, thuộc Quận Hà-Tiên, cuối-

cùng cũng bị Cộng-quân đánh chiếm, cùng vào

lúc chúng đánh đoàn tầu tuần-tiễu của Duyên-

Đoàn 44, trên sông Giang-Thành..

Trận-chiến Giữa BĐQ/Biên-Phòng

Và Quân CS Bắc-Việt.

Sau khi tôi dơ tay chào trình-diện Chỉ-Huy-

Trƣởng.Th/Tá Tƣ đƣa tay ra hiệu cho tôi ngồi

xuống chiếc ghế trƣớc mặt, ông nói:

- Anh hãy ra lệnh cho tất cả PCF biệt-phái

trong vùng về đơn-vị mình, bơm đầy hầm dầu và

kiểm-soát đầy-đủ đạn-dƣợc ngay trong ngày

hôm nay. Anh viết công-điện chỉ-thị cho Th/Úy

Thanh, Tiền-Doanh Yểm-Trợ An-Thới cho xe

bồn, chạy ra chợ bơm dầu đầy cho các PCF. Nếu

chúng nó cần thêm đạn-dƣợc, cũng phải cung-

cấp cho đủ cấp-số, đầy-đủ.Anh về phòng hành-

quân làm ngay đi, rồi chờ lệnh..

- Xin tuân-lệnh Chỉ-Huy-Trƣởng.

Chỉ hơn một tiếng sau khi đƣợc lệnh, khoảng

1030 giờ sáng chiếc PCF trong vùng gần nhất đã

cặp bến tầu chợ Hà-Tiên. Toán Tiền-Doanh

Yểm-Trợ An-Thới cũng làm việc không ngừng

vì bơm dầu lên xe bồn, khiêng đạn lên xe

GMC... tiếp-tế cho các PCF.

- Tr/Úy có cho các nhân-viên PCF đang lấy

dầu lên bờ ăn sáng đƣợc không? Thuyền-Trƣởng

hỏi và đang chờ lệnh ? Nhân-viên trực máy quay

lại hỏi Trung-Tâm-Trƣởng.

- Không đƣợc! Có lệnh, nhổ neo bất-cứ lúc

nào!

Khi mặt Trời đỏ-ối vừa lặn khuất dƣới đƣờng

ngang mặt biển, cũng là lúc chiếc PCF thứ ba

của Hải-Đội IV Duyên-Phòng tăng-phái cho

Trung-Tâm Hành-Quân DD 44- “một chấm”

Đặc-Nhiệm của Vùng IV Duyên-Hải / An-

Thới.; Vừa hoàn-tất việc lấy thêm dầu và đạn-

dƣợc.

- Hotel, Hotel! Chừng 15 phút nữa, tôi sẽ

zulu!

- Nghe 5/5.

Tối nay khác hẳn những đêm tối khác tại

quận-lỵ Hà-Tiên; Trời vừa chập-choạng tối,

mới gần chín giờ mà đã vóng bóng những “nàng

tiên” dạo quanh phố chợ, vắng tiếng nói, tiếng

cƣời ồn-ào phát ra từ các quán nhậu lộ-thiên

giữa chợ...

Sáng sớm ngày thứ 3 kể từ khi Lệnh Ngƣng

Bắn của Hiệp-Định Ba-Lê có hiệu-lực.

Tiếng gõ cửa phòng đùng-đùng, làm tôi giựt

bắn ngƣời lên:

- ĐM gõ cửa gì mà dữ vậy? Tôi gắt-gỏng la

lên.

- Tôi đây! CHT đây! Anh đừng hỗn với tôi

nhá!

Tôi tỉnh ngủ ngay sau khi nghe tiếng nói với

giọng Bắc quen-thuộc của Th/Tá Tƣ

91 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

- Xin lỗi CHT, Tôi tƣởng mấy thằng em

phòng HQ đánh thức tôi nữa.

- Anh bận đồ lên văn-phòng tôi vừa uống

cà-phê, vừa nói chuyện.

- Dạ, vài phút nữa tôi sẽ đi ngay.

Đêm qua SQ Trực phòng hành-quân đã đánh

thức tôi dậy mấy lần vì “điện-thám” báo-động:

địch đang di-chuyển tại tọa-độ mà chúng đã

đánh đoàn tầu ngày hôm trƣớc. Tôi không thể

cho tầu tuần-tiễu của chúng ta trong sông Giang-

Thành, tới để bắn các điểm báo-động đó đƣợc,

theo lời yêu-cầu của HSQ Trƣởng-Toán Điện-

Tử, vì khúc sông này đã nằm trong sự kiểm-soát

của địch kể từ khi lệnh Ngƣng Bắn có hiệu-

lực... Tôi mới chợp mắt chƣa đƣợc bao lâu, lại

đến Chỉ-Huy-Trƣởng tới phòng tôi đang ngủ đập

cửa .

Vào văn-phòng CHT sau khi trình-diện, tôi

đƣợc ông chỉ tay ngồi xuống ghế tại bàn làm

việc của Hạ-Sĩ/BT Thành gần đó. Hai ly cà-phê

sữa nóng nhỏ và một bình nƣớc trà nhỏ cùng

những tách trà đã để sẵn trên bàn; Ly-tách, dĩa

sành có viền vàng, bông-hoa trông rất đẹp và

sang-trọng. Đây cũng là những “chiến-lợi-

phẩm” mà chiếc ghe cây Yabota của CHT đã

tịch-thâu (dâng-biếu thì đúng hơn) từ các ghe

Thái-Lan, chở đủ thứ hàng, từ bút máy, hộp quẹt

Zippo, chén dĩa, bộ bình trà kiểu của Trung-

Cộng ... đến đƣờng thốt-lốt của Miên đƣợc

nhập-lậu qua cửa khẩu Hà-Tiên..

- Tôi biết mấy ngày nay anh đã làm việc rất

vất-vả ngày đêm và thiếu ngủ rất nhiều.

Tôi ghi-nhận điều đó... Sáng sớm hôm nay tôi đã

nhận đƣợc một cú phôn của Trung-

Tá Bùi-Viết-Thanh, Liên-đoàn-Trƣởng Liên-

Đoàn 5 Biệt-động-Quân Biên-Phòng; Ông yêu-

cầu tôi biệt-phái một Sĩ-Quan chuyên về hành-

quân cho Chi-Khu Hà-Tiên.

Tôi nhận thấy anh là SQ duy-nhất của đơn-vị có

nhiều kinh-nghiệm về hành-quân; nên tôi phải

chỉ-định anh. Anh sẽ trực-tiếp ra lệnh cho các

PCF bắn yểm-trợ cuộc hành-quân mỗi khi có lời

yêu-cầu của Tr/Tá Thanh, SQ thâm-niên chỉ-huy

cuộc hành-quân. Khi anh qua đó trình-diện, anh

sẽ biết rõ hơn chi-tiết cuộc hành-quân .

- Dạ đƣợc, nhƣng bao giờ tôi phải qua Chi-

Khu, trình-diện Tr/Tá Thanh?

- Đi ngay bây giờ để kịp nghe Tr/Tá Thanh

cho biết kế-hoạch hành-quân cùng lúc với các

đơn-vị khác. Uống hết ly cà-phê rồi hãy đi!

- Cám ơn CHT, tôi về phòng lấy cái nón đi

biển rồi đi ngay.

Quận Hà-Tiên hay Chi-Khu Hà-Tiên nếu gọi

theo hệ-thống quân-sự, chỉ cách doanh-trại

Duyên-Đoàn 44 một hàng rào dây kẽm gai. Từ

cổng gác này qua cổng gác khác, tôi đi bộ chƣa

đầy năm, bẩy phút, tôi đã tới Phòng 3, là phòng

Hành-quân của Chi-Khu trên lầu, trong một tòa

nhà lầu, không lớn hơn một vi-la của ngƣời dân

trong quận là bao nhiêu. Ánh sáng lờ-mờ phát ra

từ những ngọn đèn tròn, treo lòng-thòng từ trên

trần nhà; Khi bƣớc hết các bậc thang và đã đứng

vững trên sàn gác, tôi có thể nhận diện rõ-ràng

những Sĩ-quan trong các bộ quân-phục khác

nhau, ngồi trên ghế kê nhƣ vòng cung trƣớc cái

bàn dài để các máy truyền-tin lớn, nhỏ. Tất cả

mọi ngƣời đều có vẻ mặt tƣơi cƣời nhìn về phía

tôi. Tôi vừa đi vừa dơ tay chào, tiến lại gần

Trung-Tá Thanh tôi gật đầu:

- Chào Trung Tá, tôi là Tr/Úy Hải Trung Tâm

Hành-Quân Duyên-Đoàn 44...

Rồi quay chào mọi ngƣời:

- Chào Thiếu-Tá, Chào Đại-Úy, Chào Trung-

Úy...

Trung-Tá Thanh trong bộ quân-phục rằn-ri hoa

rừng của Biệt-Động-Quân, dáng ngƣời to-lớn,

ngồi trên một ghế nệm bành, tại tâm-điểm của

vòng cung ghế ngồi trƣớc mặt ông. Ông đƣa tay

chỉ vào chiếc ghế trống đã dành sẵn cho tôi. Ông

nói:

- Vậy là chúng ta đã có đủ các SQ Hành-

quân đại-diện các binh-chủng Hải-Quân, Pháo-

Binh, Thiết-Giáp, Biệt-động-Quân, và Địa-

phƣơng-Quân... Mọi ngƣời đều biết Cộng-Sản

đã lợi-dụng Hiệp-định Hòa-bình Ba-Lê trƣớc khi

có hiệu-lực, đã mở chiến-dịch “Lấn đất dành

92 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

dân” tấn-công chúng ta khắp mọi nơi: phục-kích

đoàn tầu trong sông Giang-Thành; Đánh và

chiếm Ấp Mũi-Nai do Địa-phƣơng-Quân của

Chi-Khu Hà-Tiên trấn-giữ. Chúng ta sẽ không

để mất một tấc đất, hay mất một ngƣời dân nào

trƣớc giờ ngƣng bắn đã là của chúng ta về tay

địch. Cuộc hành-quân ngày hôm nay đã do Bộ

Tƣ-Lệnh Vùng IV Chiến-Thuật, chỉ-thị cho

Liên-Đoàn 5 Biệt-động-Quân Biên-Phòng do tôi

chỉ-huy, để đánh địch và chiếm lại Ấp Mũi-Nai.

Thiếu-Tá Nguyễn-văn-Mới, Chi-khu-Trƣởng

nói tiếp lời Tr/Tá Thanh:

- Hiện giờ VC đã cử một Sĩ-quan liên-lạc

với chúng ta tại Mũi Nai, xin đi vô quận

gặp tôi để nói chuyện? Tôi đã trình lên Tiểu-Khu

Kiên-Giang và Quân-Khu IV chúng ta

đang chờ lệnh.

- Tôi cũng lƣu-ý các Sĩ-quan, mỗi lần tôi

cần yểm-trợ của binh-chủng nào, tôi sẽ ra

lệnh cho Sĩ-quan của binh-chủng đó gọi máy ra

lệnh trực-tiếp cho các đơn-vị của mình.

Trung-Tá Thanh nhìn thẳng về tôi và nói tiếp:

- Trung-Úy Hải cho tôi biết là tầu Hải-

quân đã có mặt trong vùng và đã sẵn-sàng yểm-

trợ chƣa?

- Dạ thƣa Trung-Tá, Hải-Quân hiện có 3

Khinh-tốc-Đĩnh PCF, trang bị đại-liên 50 và đại-

bác 40 hai nòng, có đủ cấp-số đạn-dƣợc và dầu

chạy, sẵn-sàng vào vùng, yểm-trợ hành-quân bất

cứ lúc nào.

- Vậy thì tốt quá, anh có thể sử-dụng máy

truyền-tin của Tiểu-khu gọi các “con cá” bất cứ

khi nào tôi cần.

Tôi đi lại bàn để các máy truyền-tin và dùng

điện-thoại của Phòng Hành-Quân Chi-

Khu để gọi về “nhà”:

- Tuấn ra lệnh cho các con cá của mình “bẻ

cổ” qua tần-số tôi đã cho tụi nó đi.

- Nghe 5/5.

Tôi vừa dứt câu trên điện-thoại tôi còn đang

cầm ống liên-hợp, có tiếng chuông reo trong cái

điện-thoại khác để bên cạnh ghế ngồi của Trung

Tá Thanh.

- Thƣa Trung-Tƣớng tôi là Trung-Tá

Thanh nghe đây.

Trung Tá Thanh im-lặng lắng tai nghe những

chỉ-thị của cấp trên từ đầu dây điện-

thoại bên kia, thỉnh-thoảng ông nhếch mép mỉm

cƣời, rồi gật-gù:

- Xin tuân-lệnh Ttrung-Tƣớng. Tr/Tá

Thanh quay lại nhìn chúng tôi, ông nói:

- Tôi vừa nhận lệnh của Trung-Tƣớng Tƣ-

Lệnh Vùng IV Chiến-Thuật và lệnh này

cũng là lệnh của Trung-Ƣơng, của Tổng-Thống

Nguyễn-văn-Thiệu mà Quân-Khu đã hỏi và chờ

lệnh, “Chúng ta sẽ không thƣơng-thảo hay nói

chuyện với chúng nó nữa; Cộng-Sản đã không

tôn-trọng Lệnh Ngƣng-Bắn, chúng đã tràn qua

Sông Thạch-Hãn đánh Thủy-Quân-Lục-Chiến

của chúng ta ngay sau giờ ngƣng bắn có hiệu-

lực. Chúng ta phải đánh chúng, dành lại đất và

dân đã mất vào tay chúng”.

Bầu không khí trong phòng tự-nhiên trở nên

yên-lặng, nặng-nề... Chỉ còn nghe tiếng

rè-rè của các máy truyền-tin đang chạy... Nhìn

đảo qua một vòng các sĩ-quan có mặt trong

phòng, Trung Tá Thanh nói tiếp:

- Kể từ giờ phút này cuộc hành-quân giải-

tỏa Ấp Mũi Nai bắt đầu và cũng để trả -đũa

Cộng-Sản đã đánh chúng ta mấy ngày qua. Tôi

yêu-cầu tất cả các Sĩ-quan có mặt tại đây ngày

hôm nay, khi ra khỏi phòng sẽ không đƣợc tiết-

lộ bất cứ điều gì hay những chi-tiết của hành-

quân này với bất cứ ai.

- Ăn Miếng Trả Miếng, Chiến-Thắng Mũi-Nai.-

Ông quay ngƣời nhìn về phía ngƣời Sĩ-quan

Biệt-động-Quân ngồi gần bên tay phải

của ông, dáng ngƣời thấp nhƣng chân tay rất to-

lớn nẩy-nở, nƣớc da đen trông hơi giống

ngƣời Miên, trông rất già-dặn so với cấp bậc

Thiếu-Úy, Trung-Tá Thanh ra lệnh:

- Thiếu-Úy Đức lấy một chiếc xe Jeep,

một tài-xế, một truyền-tin mang theo máy PC-25

ngồi đằng sau chạy ra Mũi Nai để đón một Sĩ-

quan VC, Khi nào đến đó, xuống xe rồi nói cho

93 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

nó biết mình chỉ chở nó đi gặp Quận-Trƣởng

Quận Hà-Tiên nếu nó đồng-ý rút quân ra khỏi

Ấp Mũi Nai trở về bên kia biên-giới Miên-Việt.

Bằng không chúng ta không có chuyện gì để nói

cả.. Truyền-Tin nhớ mang theo cây M-16 dựng

bên hông ngƣời.

- Dạ tuân-lệnh.

- Anh đi ngay bây giờ cho tôi. Tụi nó

đang chờ mình trả lời đề-nghị của tụi nó.

Thiếu-Úy Đức đứng dậy, dơ tay lên chào mọi

ngƣời rồi đi xuống thang lầu. Mọi ngƣời trong

phòng vẫn giữ thái-độ im-lặng nhƣ sẵn-sàng

đợi-chờ những mệnh-lệnh kế-tiếp của vị Chỉ-

Huy-Trƣởng Hành-Quân.

- Pháo-Binh sẽ bắn pháo-lệnh “Tấn

Công” khi nào tôi cho lệnh, rỗi tới Thiết-Giáp,

Hải-Quân.. Khi ông nhắc đến binh-chủng nào thì

Sĩ-quan đại-diện binh-chủng đó nhìn ông gật đầu

nhƣ nhận lệnh.

Khoảng 15 phút im-lặng làm tôi cảm thấy

nhƣ nghẹt thở... Rồi cũng trôi qua, tiếng nói của

Thiếu-Úy Đức phát ra từ chiếc máy truyền-tin:

- Thạch-Sanh, Thạch-Sanh có một Sĩ-

quan và một thằng em Vi Xi đang đứng cách

khoảng 20 thƣớc, tôi xuống xe...

- Đừng đi tới, chờ chúng nó đi lại gần

rồi hãy nói.

- Nghe 5/5.

Một cảm-giác lo-lắng và hồi-hộp lúc này

trong tôi, cũng giống nhƣ cảm-giác mà tôi đã

cảm-thấy vào những giờ phút đoàn tầu của

Duyên-Đoàn 44 bị địch tấn-công trong Sông

Giang-Thành cách đây hai ngày.

- Thạch-Sanh, Thạch-Sanh nó không

chịu và đã quay trở lại...

- Đƣa tụi nó “đi” luôn qua biên-giới!

- Tạch! Tạch! Tạch! Tạch!...

Một loạt đạn súng M-16 phát ra giòn-giã

nhƣng ngắn-ngủi từ trong máy truyền-tin. Mà

ngƣời lính truyền-tin BĐQ đã “cẩn-thận” gửi

báo-cáo về trong lúc bắn!

Trung-Tá Thanh nhìn ngƣời Sĩ-quan Pháo-

binh trẻ, ông ra lệnh:

- Pháo-binh! Bắn! Thiết-giáp tiến lên!!!

Có tiếng Th/Úy Đức từ trong máy truyền-tin

gọi báo-cáo:

- Thạch-Sanh, Thạch-Sanh đã thanh-

toán mục-tiêu.

- Lục-xét quần áo lấy hết giấy-tờ cá-

nhân. của nó!

- Nghe 5/5.

Trong lúc mọi ngƣời đang lên máy ra lệnh

cho các đơn-vị của mình, tôi vẫn ngồi yên bất-

động!

- Kình Ngƣu, Kình-Ngƣu mấy pháo lớn

nổ trƣớc mặt, không thể tiến lên đƣợc.

Trung-Tá Thanh quay qua la vị sĩ-quan

pháo-binh:

- Tôi nói chỉ bắn “pháo-lệnh” thôi mà!

Pháo-binh hãy ngƣng bắn ngay để cho

Hải-quân bắn yểm-trợ đƣợc rồi...

Bây giờ đến lƣợt các PCF của Hải-Đội 4

Duyên-Phòng bắt-đầu nhả đạn.. Ba chiếc PCF

94 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

chạy nối tiếp nhau, khi tới mục-tiêu mới khai-

hỏa tác-xạ trong một ô (1 km) vuông.

- Mấy con cá bắn đẹp quá! đẹp quá!!!

Tiếng reo mừng của một đơn-vị BĐQ tại mặt

trận Mũi Nai, vang lên trong máy truyền-tin.

- Tango, Alfa, Delta coi chừng bắn trúng

các con cua sắt.

- Hotel đừng lo, tụi tui thấy mấy con cua

trên bravo mà.

Trong lúc mọi ngƣời còn đang bận-rộn điều-

động các đơn-vị của mình, Thiếu-Úy Đức và

một ngƣời lính BĐQ đeo máy tryuền-tin PC-25,

bƣớc vào phòng, Th/Úy Đức tiến đến và ngồi

xuống chiếc ghế của anh lúc trƣớc, bên tay phải

Tr/Tá Thanh.

- Thƣa Tr/Tá khi tôi bảo thằng Sĩ-quan

CS Bắc-Việt, trông nó rất trẻ, là trả lại cho mình

Ấp Mũi-Nai rồi mới nói chuyện; Nó nói không

đƣợc vì “Chúng tôi đã chiếm đƣợc trƣớc ngày

ngƣng bắn, bây giờ chúng ta phải tôn trọng

Hiệp-định là ai ở đâu thì phải ở đó, không đƣợc

lấn-chiếm bên kia”…

- Các anh đã lợi-dụng Hiệp-định Ba-Lê

để lấn đất dành dân của chúng tôi ngay

trƣớc khi có lệnh ngƣng-bắn, nên các anh phải

trả lại Ấp Mũi Nai cho chúng tôi.

- Tại sao các anh không muốn nói chuyện

và sống hòa-bình với nhau à? Về dề-nghị của

anh, tôi sẽ về trình lại với cấp trên.

- Nó vừa quay lại và đi xa khoảng 10

mét, tôi ngồi trên xe và ra lênh cho thằng Năm

ngồi sau lƣng “ria” cho một tràng M-16, cả hai

đứa cùng đổ xuống nhƣ cây chuối.. Rồi tôi tới

lục túi áo, quần lấy hết giấy-tờ của tụi nó, theo

nhƣ lệnh của Trung Tá.

Trung-Tá Thanh hơi nhếch mép cƣời nhƣ

thỏa-mãn với công-tác mà ông đã giao-phó cho

Thiếu-Úy Đức. Ông đƣa tay cầm lấy tờ giấy viết

tay, gấp làm tƣ và một thẻ căn-cƣớc có hình do

Th/Úy Đức cầm trên tay trao cho ông.

- Anh dẫn thằng Năm ra ngoài uống cà-

phê đi. À trƣớc khi đi, nhân đây tôi cũng

nhắc-nhở mọi ngƣời một lần nữa... Tr/Tá Thanh

quay lại nhìn mọi ngƣời rồi nói tiếp: “Bất cứ Sĩ-

Quan nào trong phòng ngày hôm nay, mà tiết-lộ

bí-mật quân-sự trong cuộc hành-quân nảy, tôi sẽ

đƣa ngƣời đó ra Tòa-Án Mặt-Trận Quân-Sự”.

Cuộc hành-quân Mũi Nai hoàn-toàn do

Liên-Đoàn 5 Biệt-Động-Quân Biên-Phòng

làm chủ-động. Các đơn-vị khác có mặt tại Phòng

Hành-Quân của Chi-Khu Hà-Tiên hôm nay, chỉ

là những đơn-vị yểm-trợ.

Nếu tính từ giờ phút mà tôi bƣớc vào

Hành-quân của Chi-Khu, cho tới khi đƣợc lệnh

của Tr/Tá Thanh trở về đơn-vị; Thời-gian cuộc

hành-quân Mũi Nai chỉ kéo dài khoảng ba tiếng

đồng-hồ. Và chúng ta đã chiến-thắng quân

Cộng-Sản và lấy lại Ấp Mũi-Nai một cách dễ-

dàng; Đó là nhờ vào yếu-tố bất-ngờ, khi địch-

quân còn đang say-sƣa trên chiến-thắng nên khi

BĐQ tiến đánh, chúng đã không kịp trở tay. Âu

cũng là hậu-quả của sƣ “ăn miếng trả miếng”.

Cộng-quân đã phải nhận sự thảm-bại của việc

Trả Đũa không thể tránh đƣợc này.

Lê-Hải

30 Tháng Tƣ Năm 2010.

95 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

mr. Haâo retires...

Đường Hào

Cuối năm 2009 ông Hào nghỉ hƣu. Việc thay

ban giám đốc trong văn phòng, đổi cách thức

làm việc cọng vào lớp nhân sự mới đã đƣa ông

đến quyết định chấm dứt dòng quan lộ. Tính đến

ngày về hƣu, Ông Hào đã hơn 30 năm sáng vác

ô đi, chiều vác ô về; từ một anh thƣ ký trong bộ

Xã Hội đến trƣởng một văn phòng liên lạc kỹ

thuật vi tính cho bộ Hƣớng Nghiệp của tiểu bang

mƣa nhiều nắng ít.

Hôm đó là một ngày thứ sáu; cuối tháng chạp

nên trời nhiều mây mù, xám và lạnh. Đồng hồ

trên tƣờng chỉ đúng 5 giờ chiều, giờ tan sở

nhƣng

Ông Hào

hãy còn

bịn rịn

chƣa

muốn ra

về bởi vì

hôm nay

là một

ngày rất quan trọng trong đời ông, ngày làm việc

cuối cùng, ngày ông retire, nghỉ hƣu chấm dứt

một chặng đƣờng dài của một công thần, nhƣ lối

nói xa xƣa. Bịn rịn có lẽ là vì hôm nay khi ông

bƣớc ra khỏi căn phòng này là hết, là chấm dứt,

không còn sự trở lại.

Nhƣng dù sao thì mọi thứ có dấu ấn cá nhân của

Ông Hào coi nhƣ cũng đã hoàn tất, mission

accomplished; phƣơng trình thành lập thuế thất

nghiệp năm 2010 đã 'run' xong. Vào tuần tới, sẽ

có hơn 165 ngàn doanh nhân trong bang

Washington nhận đƣợc bảng thuế nhƣ dự liệu.

Phần công việc còn lại nhƣ kiểm chứng, lập hồ

sơ tài liệu... ngần ấy thứ chỉ cần thêm vài giờ

đồng hồ nữa cho một nhân viên ngạch thấp, nhƣ

Linda, là đủ.

Vâng, Linda, một trong bốn ngƣời đàn bà còn sự

liên hệ dây dƣa đến phút cuối cùng của sự

nghiệp ông Hào. Xin nói để rộng đƣờng dƣ luận

hầu tránh né những hoan tƣởng của những kẻ

quá giàu trí tƣởng tƣợng, sự liên hệ nói ở đây

hoàn toàn đặt trên căn bản nghề nghiệp và nhiều

lúc mang tính chất đặc sệt đạo đức. Nói về đám

'tứ nhân bang' này, Linda, Nancy, Carol và

Kellie có thể dựa trên căn bản thời gian nhƣ khi

nói về một món đồ cổ hoặc dựa vào số kí lô sức

nặng hay mức tàn phá tâm lý hậu quả của những

công trình đụng chạm do các nhân vật này gây

ra cho ông Hào. Bốn nhân vật này là bốn ốc đảo,

họ không có điểm chung, không cùng lý tƣởng;

bốn gánh nặng trên vai Ông Hào. Đứng từ một

cách nhìn khác, phải chăng đây cũng là một sức

công phá mang dồn đến một độ ép cho việc Ông

Hào ra đi (về hƣu)?

Nhƣng trƣớc hết phải nói đến cái tên gọi của

Ông Hào, 'Mr. Hào' nhƣ mọi cọng sự viên từ lớn

tới nhỏ trong bộ phận 'IT' đã gọi. 'Mr. Hào' là

một kiểu nickname ban tặng cho ông Hào một

cách chân thành, thân mật với cả nể nang, một

kiểu 'nom de voyage' nếu muốn hiểu nhƣ vậy.

Khi cần một câu trả lời về bất cứ thứ gì liên hệ

đến 'system' cái tên đƣợc đƣa ra sẽ là 'Mr. Hào'.

'Mr. Hào' trở thành phổ thông, quảng bá trong

địa hạt IT của Bộ Hƣớng Nghiệp, hiểu nhƣ một

biểu tƣợng của một kiến thức, một hiểu biết lớn

lao khó thay.

Còn các thành viên của 'tứ nhân bang' kia thì

sao? Nếu chấm về mức độ của stress, hóa chất

96 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

gây đau tim cho supervisor Hào, thì phải nói đến

Linda trƣớc hết. Cô đứng đầu sổ. Linda tên trọn

gói là Linda Foshaug, ngƣời cao lớn và vạm vỡ

nhƣ một anh khổng lồ. Bàn tay cô ta -với những

ngón tay có móng dài đƣợc manicured kỹ lƣỡng

và đều đặn mỗi hai tuần- xòe ra là có thể tóm

gọn nguyên cả cái đầu ngƣời đối diện. Giọng

khàn đục và chát; mỗi lần phát ngôn trong phiên

họp, Linda tàn nhẫn dập tắt biết bao nhóm lửa

hứng thú của nhiều ngƣời và lôi kéo theo lắm

khuôn mặt khó chịu. Thật ra Linda là một ngƣời

đàn bà có nhan sắc. Với ba vòng rõ rệt cọng vào

mái tóc vàng, dài và mềm mại phủ kín bờ vai,

Linda hiền nhƣ một con sƣ tử cái đang ngủ. Xét

cho kỹ không phải ngƣời nghe bất bình Linda vì

giọng nói mà thật ra là ở cách diễn đạt có vẻ

'thầy đời' của cô. Đặc biệt là khi cô nói về những

hiểu biết kỹ thuật dù cô ta vừa học từ Ông Hào.

Những lúc nhƣ vậy, tất cả mọi ngƣời đều trở

thành những ngƣời ngốc nghếch và trời sanh ra

Linda là để dạy họ. “I have been here thirty

years!” mỗi lần nghe Linda bắt đầu câu kinh

nhật tụng này mọi ngƣời đều biết cô sắp lên lớp

họ nhất là Charlie Đặng, anh programmer Việt

nhỏ nhắn, lập tức đốp chát ngay: 'here she goes

again!' đấy, cô ta lại nhƣ thế đấy!. Từ đó mới

thấy không lạ gì trong hồ sơ cá nhân của Linda

chứa quá nhiều văn thƣ kỷ luật cũng nhƣ khiển

trách hậu quả của những vụ thƣa kiện mà mỗi

một vụ nhƣ thế Ông Hào trong vai trò ngƣời chủ

sự đã bị ảnh hƣởng đến. Thí dụ một lần Kevin,

chồng Linda mở một tiệm ăn cô ta đã dùng hiểu

biết về kỹ thuật thuế má của mình hoàn tất hồ sơ

cho restaurant của Kevin mà không thông qua

nhóm nhân viên thuế vụ. Đây là tội lạm dụng

chức năng. Một lần khác, cô bị lôi lên phòng

nhân viên về tội lạm dụng e-mail. Theo tài liệu

Ông Hào nhận đƣợc từ nhân viên IT, Linda đã

gởi đi hơn một trăm lá thƣ với hình ảnh thuộc

loại 'dơ'. Hoặc một lần gần nhất Linda đã bị một

nhân viên kỹ thuật thƣa cô ta về tội mạ lỵ, being

rude; lần này thì dễ hiểu hơn, Linda đã dùng

ngón sở trƣờng của mình lên lớp ngƣời khác

không đúng chỗ. Nhƣng dù thế nào đi chăng

nữa, mỗi lần Linda vi phạm là Ông Hào, với tƣ

cách một manager, phải mất nhiều thì giờ làm

việc với phòng nhân viên và nghiệp đoàn. Ông

phải viết báo cáo, trả lời văn thƣ kiểm thảo về

ngƣời nhân viên phụ tá mà Ông không hề có lựa

chọn. Theo đúng nguyên tắc hành chánh về quản

trị nhân viên, những lần làm việc nhƣ thế vối

Linda đều bắt đầu bằng một cuộc gặp gỡ tay đôi,

'one on one meeting' với cô ta. Để giảm nhẹ tính

căng thẳng dƣ thừa cho buổi nói chuyện, Ông

Hào thƣờng bắt đầu bằng cái nắm tay thân mật -

sau cánh cửa khép, dĩ nhiên! Ông vỗ nhẹ lên tay

cô và gọi tên: 'Linda'. Câu nói chƣa trọn vẹn thốt

ra từ miệng Ông Hào, đôi mắt của Linda đã thấy

đỏ và nƣớc mắt đã lƣng tròng: Linda là một

ngƣời khổng lồ yếu đuối! Thế rồi cuộc họp bế

tắc, câu chuyện dở dang, và sau đó, chứng nào

tật ấy, Linda trở về với cái bản chất của cô. Thiệt

là giang sơn dễ đổi, bản tánh khó thay!

Ngƣời kế đến phải là Nancy mà Ông Hào còn

nhớ một cách rõ ràng cái lastname cô ta ở thuở

ban đầu 'thơ mộng ấy' là Farmer. Đúng vậy:

Nancy Farmer. Ngƣời đàn bà này là một cọng sự

viên lâu nhứt, qua nhiều chức vụ và phần hành

trong cùng 'Bộ' với Ông Hào. Chả thế, khi nói về

mối liên hệ nghề nghiệp sâu xa này Ông Hào

vẫn thƣờng bông đùa: 'chúng tôi có thể là một

cặp vợ chống'; ý nói hai ngƣời gặp nhau còn

nhiều hơn gặp chính ngƣời phối ngẫu của mình.

Sự khởi thủy của cái relationship này bắt đầu từ

lúc Ông Hào mới chân ƣớt chân ráo, lúc vừa vào

làm việc cho 'Bộ' nhƣ một nhân viên kế toán.

Lúc đó, Nancy còn là Nancy Farmer, vừa mới

theo chồng một cựu chiến binh Việt Nam từ

miền đông, Connecticut đến định cƣ ở thành phố

thủ phủ này. Là một ngƣời da trắng, mắt màu hạt

dẻ nhƣng Nancy có chiều cao vừa tầm thƣớc của

một phái nữ Á Đông: lùn! Nhƣng đừng để bị

lầm giữa cái thƣớt tất thẳng đứng khiêm nhƣờng

và tài phát ngôn vung vít vô tội vạ của Nancy.

Trong nhà Phật, khẩu nghiệp là lớn tội; Nancy

97 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

phải huân tập qua đời kiếp nhiều tội lắm. Khác

với Ông Hào điềm tĩnh ít lời, Nancy nói nhiều,

và hay nói. Khi đã nói thì không ngƣng mà nói

nhiều thì thế nào cũng vấp. Điều hơi bất ngờ ở

đây là Ông Hào có một khả năng trời phú: nghe

chọn lọc, một selective hearing. Không phải kiểu

nghe tai này lọt tai kia mà chỉ nghe những gì cần

nghe. Bởi thế Ông có thể gạn lọc những thứ cần

dùng từ Nancy. Trong lúc nàng mở máy phát âm

thì Ông Hào cặm cụi viết, bắt đầu coding lập

trình, tạo dựng những phƣơng thức đề án... Vì

vậy mà hai ngƣời lại ghép thành một đôi một

cách hiệu quả khi văn phòng cần tuyển một số

nhân viên có kinh nghiệm qua làm project điện

tử hóa công việc sổ sách kế toán. Một sở trƣờng

của Nancy nhƣng lại là một tai họa cho Ông Hào

đó là cô ta hay xung phong Ông, đƣa ông ra phía

trƣớc nhƣ một loại bia đỡ đạn trong các phiên

họp. Nếu Ông Hào không đề cao cảnh giác, làm

hiệu ra dấu, thƣờng là một cái đá chân dƣới gặm

bàn, thì nàng sẽ thoải mái tình nguyện nhận lãnh

những công việc mà tự cô chỉ có Ông Hào là

ngƣời có thể hoàn tất. Một ngày tháng mƣời

hai, cà hai ngƣời đƣợc điều động đến làm việc

trong một văn phòng hắc ám . Nói là văn phòng

nghe cho oai chứ thực chất đó chỉ là một nhà

kho hai chục thƣớc vuông lạnh lẽo và chật chội

vừa đủ kê hai chiếc bàn với ngổn ngang trên đó

máy móc từ PC đến printers, và một cái tủ đựng

văn phòng phẩm kèm thêm một máy in loại

plotter tổ chảng. Có nghĩa là rất chật chội. Hai

ngƣời khi ra vào phải tránh né nhƣ đang trong

một thế nhảy đầm để không xảy ra những đụng

chạm có thể gây hiểu lầm giữa hai kẻ không

cùng phái tính. Thƣờng xuyên công việc của cả

hai hay bị gián đoạn một cách dở dang chỉ vì

một ngƣời nào đó đến lấy một bản in hay tìm

một cây viết, quyển sổ... Nhƣ đã nói hôm đó là

tháng mƣời hai, tháng mƣời hai của hơn ba mƣơi

năm về trƣớc nên rất lạnh. Lạnh cóng nhƣ lần

Ông Hào mang vợ con giã từ thành phố nắng ấm

Nice, Côte d'Azur. Ngày đó dọc con lộ xuyên

bang mà dân bản địa gọi là I-5 tuyết ngập trắng

xóa và cao phả đầu. Cái gọi là căn phòng hắc ám

kia lại chả có gắng máy sƣởi, hai chiếc sƣởi

xách tay không làm ấm lòng ngƣời dù phải vừa

mang găng tay vừa nhấn bàn phím. Vậy là cà

hai, Ông Hào và Nancy đều bị cúm. Lần này thì

mất toi hai tuần lễ nằm nhà và hai tô súp asperge

trong tiệm ăn 'Petite Maison' nhớ đời. Nói về ăn

thì Nancy ăn đƣợc tất cả mọi thứ không từ nan

dù là đồ Tây, Mỹ, Phi hay Á; nàng ăn tuốt ngay

cả những con cá nhỏ li ti anchovy, cùng loại với

mắm nêm của ngƣời Việt mặn chát. Cái khẩu vị

của cô này thật quái lạ, nàng thích gọi cho mình

một chiếc bánh Pizza điểm mặt với những chú

anchovies nhỏ nhoi tội nghiệp. Nancy thấp

nhƣng con số ngƣời phối ngẫu đi qua đời cô thì

cao, ít nhất cũng phải năm trự. Mỗi lần nhƣ vậy,

Nancy hãnh diện thông báo đổi tên. Này nhé từ

Farmer, đổi ra Smith, đến Howard, đến Howe...

Không chỉ tự mình kiếm đƣợc nhiều đấng mày

râu để đầu gối tay ấp cho ấm, Nancy còn có giấy

phép hành nghề làm đám cƣới cho ngƣời khác.

Khi đƣợc hỏi nghĩ gì khi làm công việc tay trái

này, Nancy đáp: 'Tui thích nó lắm. Nhất là sau

khi tuyên bố những cặp hôn phối này thành vợ

thành chồng có thể hôn nhau, 'now you are

husband and wife, you may kiss the bride', họ

hôn nhau say đắm, thật vui' Nói xong cô cƣời hề

hề, hai con mắt có đuôi. Tháng Bảy tới, Nancy

lại lên xe hoa, đổi tên thành Lewisky và dọn về

miền đông nơi cô đã rời nó trƣớc đây, giống nhƣ

trong lời ca 'đi năm phút trở về chốn cũ'.

Nếu Linda là con sƣ tử cái thì Kellie là con cọp

tàu cau, rằn rện. Đối với Ông Hào rừng thì phải

có cọp, không cọp thú hoang sẽ tràn đầy. Khác

với Linda to bự, Nancy nhỏ còi, Kellie cao ráo

và xƣơng xẩu. Kellie là một lesbian, đồng tính

luyến ái nữ. Cách ăn mặc của cô cũng khác, luôn

luôn quần jean áo pull; tóc cắt 'garcon' con trai,

ngắn và cao. Cô hay đi giày ống cao, mang một

vòng tai và hút thuốc lá và vì hút nên cô hay

nhai gum; lúc nào miệng cũng nhỏm nhẻm kẹo

cao su trông thật khó coi. Kellie siêng năng

98 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

trong công việc nhƣng đừng nhầm. Cô chỉ siêng

làm những gì cô thích và hầu nhƣ những gì cô

thích đều không ăn nhậu gì đến việc văn phòng

cần hay Ông Hào muốn cô làm. Tỷ dụ nhƣ cô

thích tổ chức party để cô có dịp sai ngƣời này

ngƣời kia mà không ai phiền hà phản đối -cô nên

làm manager cho một tiệm ăn thì đúng hơn- và

không bao giờ quên kéo theo các thành viên

đảng Malboro đi ra ngoài hút thuốc lá ba lần

trong một ngày. Tuy nhiên con cọp Kellie cũng

có chỗ dùng. Nhƣ sơn lâm không thể có hai

chúa, Kellie không ƣa Linda! Never! Ông Hào

biết rõ điều đó. Chỉ cần nhìn cặp mắt bén nhƣ

dao cạo Kellie liếc Linda khi hai ngƣời cãi nhau

ai cũng nhận ra có một cái gì đó bẩm sinh giữa

hai ngƣời đàn bà này. Hình nhƣ ở mọi phƣơng

diện Kellie đều hơn Linda; ngạch trật cao hơn,

kỹ thuật giỏi hơn và mƣu trí cũng cao hơn. Cô

tình nguyện làm phụ tá cho Ông Hào, tạo dịp

cho mình có vị trí giám sát Linda trong mọi tình

huống. Thí dụ nhƣ Kellie sẽ là ngƣời huấn luyện

kỹ thuật khi một application có vấn đề để nhân

đó sát phạt con sƣ tử cái ngủ ngày kia. Những

lúc nhƣ vậy thế nào Ông Hào cũng nhận đƣợc e-

mail cầu cứu từ Linda và lại phải làm báo cáo

lên sếp lớn. Thật muốn bể cả cái đầu, oan gia

tƣơng hội!

Trong cái 'đảng bốn ngƣời' của văn phòng liên

lạc dƣới trƣớng Ông Hào, Carol, Carol Ventura

là ngƣời nặng ký nhất. Nặng ký thật, không văn

chƣơng. To hơn một bao gạo chỉ xanh, Carol có

thể làm gãy những chiếc cân nếu trên một tạ

rƣỡi! Cô có vóc dáng của một trái lê -vòng ba

lớn hơn cả- với mái tóc đen dài và đôi mắt nâu

Nam Mỹ (không phải 'ngƣời em mắt nâu tóc

vàng sợi nhỏ' của nhà thơ Cung Trầm Tƣởng

đâu nhá). Khi Carol bƣớc thời gian nhƣ ngừng

trôi bởi vì mọi ngƣời đều đứng tim, chỉ biết im

lặng cầu nguyện cho tầng lầu không sụp xuống

nhƣ dạo Olympia có cơn địa chấn 7 chấm. Về

phƣơng diện nghề nghiệp những chi tiết vừa kể

không phải là đối tác chính đáng. Điều nên nói ở

đây là Carol hay làm những việc không ghi

trong bảng phần hành theo chức năng của ngạch

trật mà cô ăn lƣơng. Nói một cách thực tế, cô tự

cho mình có tài về kiến tạo phần mềm và lúc nào

cũng tự xếp mình vào trách nhiệm của một

chuyên gia vi tính thay vì một liên lạc viên thứ

con thoi giữa ngƣời dùng và kẻ viết lập trình.

Tháng Hai rồi cô tƣơi tắn xin phép hai tuần về

Venezuela đƣa ngƣời yêu của mình qua Mỹ

hoàn tất thủ tục cƣới xin. Dĩ nhiên rồi hạnh phúc

cũng sẽ đến bởi ông bà mình vẫn nói 'nồi nào thì

vung nấy' lo chi cho mất công...

Ông Hào cầm tấm hình gia đình bỏ vào thùng,

đóng nắp rỗi quay qua nói với bốn ngƣời đồng

sự: “That is it! Thế là xong, tôi hy vọng hôm

nào đó mình gặp lại". Cả bốn ngƣời không hẹn

mà cùng đứng lên, lần lƣợt ôm Ông Hào, mắt họ

đỏ hoe, rồi cứ y nhƣ tiếng chào đồng điệu trong

một lớp vỡ lòng, họ cùng nói 'Good Bye, Mr.

Hào'.

Ông Hào đẩy cánh cửa, gió đông tạc vào gáy

lành lạnh, một vài bông tuyết đậu lên đôi tròng

mắt kính làm mọi thứ trở thành mờ ảo. Ông kéo

cao cổ áo, hít vào một hơi, miệng nói bâng quơ:

'buồn năm phút!'.

Đƣờng Du Hào

Đầu năm 2010.

99 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Àöìng thaáp mûúâi Mèo Hoang

Giữa những kinh lạch thẳng tắp bao la của

miền đồng bằng vùng sông Cửu Long, có một

địa danh rất thơ mộng tên là Đồng Tháp Mƣời.

Trong vùng này có nhiều đơn vị giang đoàn tàu

bè của các đấng hải quân nƣớc ngọt nằm tọa lạc

rải rác dọc theo ven bờ kinh. Trong một căn cứ

hải quân, vào một buổi chiều oi bức ngƣơi ta

chợt nghe văng vẳng tiếng đàn tây ban cầm réo

rắt ai đang độc tấu một bài nhạc tủ rất nổi tiếng

tên là “Đêm Buồn Tỉnh Lẻ” của nhạc sĩ Phạm

Duy hay Trịnh Công Sơn gì đó. Độc tấu ở đây

chỉ có nghĩa là ngồi đánh đàn một mình, bằng

một ngón tay và lim dim đôi mắt, thả hồn theo

tiếng nhạc hát theo ƣ ử đấy thôi. Ông Chỉ huy

Trƣởng kiêm nhạc sĩ với lòng kiên nhẫn vô biên,

im lặng đứng thƣởng thức gần mƣời phút rồi

mới từ từ bƣớc vào phòng chậm rãi khe khẽ bảo

rằng : Anh Tƣờng à, từ giờ trở đi tôi chỉ xin anh

một điều anh làm ơn nhớ cho là..xin anh vui

lòng đừng bao giờ hát nhạc của tôi, anh nhé!!!.

Ông CHT vui tính và rất dễ thƣơng này chính là

nhạc sĩ Trƣờng Sa mà chúng ta đã đƣợc biết qua

bao nhiêu bản nhạc trữ tình của thập niên 70.

Hình nhƣ câu chuyện này xảy ra ở căn cứ hải

quân Cao Lãnh thì phải.

Tại căn cứ hải quân Cao Lãnh tôi có hai ngƣời

bạn thân là Hoài và Tƣờng đã học từ trƣờng

huấn luyện Sinh Viên Sĩ Quan của Hải Quân

Hoa Kỳ tại Rhode Island về, và thêm hai vị Đại

Úy xuất thân trƣờng Võ Bị Hải Quân Chụtt tên

là Đại úy Tèo và Đại úy Ghe, hai ông này nhậu

rất giỏi và hiền từ vui tinh. Từ Cao Lãnh chúng

ta có thể đi tầu đò, hay đi bằng các chiến đĩnh

nho nhỏ của hải Quân vào tận trong kinh Tháp

Mƣời hay kinh Đồng Tiến để vào khu Phƣớc

Xuyên. Một lần chính tay anh Hoài đã làm một

cái bánh chuối thật to và rất ngon, rồi mƣợn máy

bay trực thăng của tƣớng vùng để lái bay vù qua

vùng tác xạ tự do không ngại 12 ly 8 của vixi để

vào đến tận căn cứ hẻo lánh của giang đoàn tuần

thám tại Phƣớc Xuyên, và cả đám chúng tôi

chiều hôm đó đƣợc thƣởng thức bánh chuối

ngon quá vì trong vùng này làm gì có thể tìm

đƣợc một cái bánh chuối đẹp và ngon nhƣ vậy.

Trên đƣờng đi đến kinh Đồng Tiến, chúng ta có

thể ghé vào xóm An Long ở ngay đầu kinh

Đồng Tiến để uống nƣớc sinh tố giải lao và nếu

rảnh nữa thì xin mời quý bạn đi thuyền qua bên

kia sông, quý bạn sẽ bị lạc ngay vào một xóm

thợ may thuộc Cù Lao Ông Chƣởng. Xóm nghèo

này đa số các cô gái hành nghề thợ may, kể cả

may máy và may tay, và các bạn hải quân chúng

tôi thƣờng hay ghé nơi này để vá lại quần áo

rách vì mảnh đạn của B-40 khi đi tuần ban đêm.

Một buổi chiều sau khi làm thủ tục quen thuộc là

tiếp tế nhiên liệu cho dân lành, chúng tôi ghé

xóm thợ may này để tạm nghỉ ngơi trong chốc

lát. Một anh lính chung đơn vị Tuần Thám, có

lẽ hôm đó uống nhiều cà phê bí tất quá nên đã

vô tình dạy mấy cô bạn thơ may về căn bản bài

toán trừ. Bàn tay năm ngón mà anh ta thay vì hút

thuốc lá lại lấy một chốt kíp nổ của lựu đạn ra

châm ngòi lửa, hậu quả là năm ngón trừ ba chỉ

100 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

còn có hai. Anh ta đƣợc giải ngũ vì lý do hơi

kém thông minh và tôi đƣợc ông Tham Mƣu

Trƣởng Lực Lƣợng Đặc Nhiệm 212 thƣởng cho

20 ngày trọng cấm vì đã không kiểm soát mấy

ông tƣớng nhà Giời để cho họ đi may áo quần

bừa bãi tròng vùng cấm hành quân. Theo thiển ý

của ngƣời viết, nghề thợ may này tuy là nghề cũ

nhất trái đất nhƣng lại là một nghề cao quý và

rất thực dụng, vì không có là không đƣợc. Một

vài bà xã của chúng tôi lại nhất định không đồng

ý và có ngƣời còn hay gọi mấy cô thợ may này

một cách mát mẻ là những con sáu chân. Hỏi

mãi thì mới đƣợc họ cắt nghĩa là con ngựa bốn

chân và con đĩ hai chân cộng lại đủ 6 chân đúng

là con đĩ ngựa.

Phƣớc Xuyên là một xã nhỏ xíu nằm gần trung

tâm của Đồng Tháp Mƣời. Nơi này có một cái

chợ nhỏ nhƣng rất ấm cúng và đi ra khoảng 200

mét xuôi theo dòng kinh ngƣời ta sẽ thấy một cái

đình cổ kinh rêu phong dƣới gốc một cây đa to.

Nơi này tuy vi xi có lẽ còn nhiều hơn muỗi

nhƣng nói chung dân làng rất ƣ là dễ thƣơng và

đặc biệt là họ hiếu khách vô cùng. Một buổi

trƣa hè tôi mặc bộ bà ba đen đã bạc mầu, đi đôi

dép cao su sắp đứt quai lang thang dọc theo bờ

kinh Đồng Tiến, tình cờ đi ngang một căn nhà lá

nhỏ có mấy ngƣời đang ngồi sửa soạn ăn cơm

trƣa, thế là ông cụ chủ nhà nhất định mời tôi

ngồi xuống ăn chung với họ một cách rất thật

tình không thể từ chối đƣợc. Họ không biết tôi là

ai, thuộc phe bên này hay phe bên kia, nhƣng

việc đó có lẽ hoàn toàn không quan trọng đối với

họ. Mâm cơm hôm đó rất đạm bạc, chỉ vỏn vẹn

có một bát canh mắm, một đĩa rau luộc và mấy

miếng dƣa hấu cắt nhỏ ra ăn chung với nồi cơm

gạo đỏ, nhƣng hôm đó quả tình tôi ăn rất ngon

miệng vì đã cảm nhận và tận hƣởng đƣợc một

bữa cơm gia đình tràn ngập tình ngƣời giữa

vùng đất lạ quê ngƣời. Cho đến ngày nay, tôi

vẫn còn nhớ mãi bữa ăn ấm cúng với những tấm

lòng hiếu khách chân thật của một gia đình dân

quê miền Nam vùng Đồng Tháp.

Trở về cái đình làng rêu phong, mỗi lần đi qua

dân làng đều nhớ phải giở nón ra để biểu lộ lòng

thành kính với thần linh. Đầu đình dƣới gốc cây

đa to có một ông tƣợng đá to tƣớng ngồi trấn

giữ. Tôi đƣợc nghe một cụ già tóc bạc phơ kể lại

đình làng này linh lắm, và một câu chuyện đƣợc

kể lại sau hai xị rƣợu đế đã cạn nhƣ sau. Ngày

trƣớc vào thủa xa xƣa có một ông xã trƣởng giầu

có trong làng, buổi sáng ra đồng mỗi ngày ông ta

thấy một chú bé chăn trâu quần áo rách bƣơm

không đủ che bác hồ, dắt trâu đi ngang đình, và

mỗi ngày ông tƣợng đá đều đứng dậy nghiêm

chỉnh chờ chú bé đi ngang qua rồi mới từ từ ngồi

xuống lại. Nghĩ là đây chắc phải là quý nhân nên

thần đình phải đứng dậy chào mỗi ngày, ông xã

trƣởng mừng rỡ đem chàng trai này về gả ngay

cô con gái rƣợu và tặng ngay cho chàng rể quý

mấy chục mẫu ruộng lúa chín vàng và năm căn

nhà ngói đỏ và vài ao nuôi cá tra để làm vốn.

Vài tháng sau ông xã trƣởng lại thấy ông con rể

quý của mình đi ngang đình nhƣng lần này ông

thần đình to lớn vẫn ngồi im thin thít chả thèm

đứng lên nhƣ trƣớc nữa. Ngạc nhiên quá ông xã

trƣởng mới đến hỏi thẳng ông tƣợng đá là tại sao

lại có sự thay đổi nhanh chóng nhƣ thế. Ông

tƣợng đá mới nghiêm mặt trả lời là : - Ngày

trƣớc đứa bé chăn trâu này nghèo khó nó cứ hay

đến đây rình chỉ chực ăn cắp hoa quả cúng của

ta để ăn qua ngày nên ta phải đứng lên canh

chừng kẻ cắp đấy thôi ! Nay nó đã khá giả no đủ

rồi thì ta không cần đứng lên canh me nó nữa !

Buổi trƣa chúng tôi hay cập tầu PBR dƣới gốc

cây đa cho mát và giăng võng ngủ trƣa để dành

sức buổi tối đi kích săn lùng phe bên kia. Mỗi

năm giỗ đình thì làng tổ chức lễ lộc ăn uống linh

đình và họ hay mƣớn cả các đoàn cải lƣơng di

động trên ghe về trình diễn cho dân làng thƣởng

thức.

Từ Phƣớc Xuyên, một con kinh nhỏ đầy rong và

bèo xanh hai bên sẽ dắt chúng ta đến một xã nhỏ

bé khác bên kinh Tháp Mƣời, xã này tên là Mỹ

101 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

An.Mỗi buổi sáng dân làng Mỹ An hay họp chợ

ồn ào vui vẻ và họ bán rau cỏ, cá rô cá lóc bông

tƣơi rói, các con rắn hổ dài cả hơn sải tay còn

sống lâu lâu lại nhe nanh ra cƣời duyên với

ngƣời mua, vài con ba ba và rùa to tƣớng trong

mấy lồng sắt, và rất nhiều chuột đồng mà một

chục họ đếm là 15 con (ở Sài Gòn 1 chục chỉ có

10 thôi !). Mấy chú chuột đồng này nƣớng hay

khìa lên ăn rất thơm và ngon không thể tƣởng

tƣợng đƣợc, phải nói là ngon hơn thịt chim bồ

câu hay heo sữa quay nữa ! Họ bán cả thịt mấy

con trăn to khổng lồ, chặt ra từng khúc một và

thêm những chú trăn con nhỏ bằng ngón tay cái

dài khoảng 2, 3 gang tay còn sống để trẻ em đem

về nuôi làm cảnh.

Làng Mỹ An có một tiệm bi da bán cà phê với

một cô chủ nhỏ tên Tuyết khá xinh đẹp với nƣớc

da bánh mật và má lúm đồng tiền ngay góc chợ

nên anh em chúng tôi cũng hay cập tàu phía sau

tiệm bi da để khỏi đi bộ cho xa.

Vào một buổi sáng đẹp trời, ngƣời bạn cùng

khóa của tôi, một quan hai tầu thủy khóa 6 họ

Bạch đã đƣợc bổ nhiệm nắm quyền chỉ huy vận

chuyển một đoàn tầu convoy và anh ta đã ra lệnh

cho một chiếc FOM cũ mèm của Tây để lại có lẽ

từ thời trƣớc đệ nhất thế chiến, chiếc chiến

thuyền bé tý tẹo này đi đầu đoàn convoy để thử

thời vận, và chỉ nửa tiếng đồng hồ sau khi khởi

hành chiếc giang đĩnh rỉ sét dài hơn hai sải tay

và kém may mắn này đã lãnh ngay một quả đạn

75 ly không giựt của phe địch đúng vào chỗ

chứa nhiên liệu, thuốc nổ TNT, C4, và đạn dƣợc

nên đã nổ tung nhƣ pháo bông ngày Quốc

Khánh rồi chìm ngay tại chỗ, may mắn thay tất

cả 3, 4 nhân viên trên chiếc FOM này chỉ bị

thƣơng chứ hôm đó không ai mất mạng cả.

Sống trên dòng nƣớc mát trong veo của vùng xôi

đậu này, chúng tôi có 1 thú vui rất trẻ con nhƣng

thú vị là chiều chiều hay bất cứ giờ nào chúng

tôi cũng có thể nhảy xuống bơi lội và tắm mát

giữa dòng nƣớc xanh. Vào một buổi trƣa hè, một

ngƣời bạn đang đứng tồng ngồng tắm mát ven

sông vắng vẻ thì bất chợt một chiếc tàu ho bo

nhỏ từ đâu chạy ù lại ủi nhanh vào bờ và anh ta

nhìn lên thì thấy ngay một ông tƣớng một sao

hải quân to béo với mái tóc dài nghệ sĩ trông hơi

giống Elvis đang nhe răng ra cƣời và hỏi anh ta

là anh có phải là sĩ quan trƣởng toán không. Một

tay che vội bác hồ lại và một tay dơ lên trán để

chào, anh ta đành tiu nghỉu gật đầu xác nhận là

quả đúng nhƣ vậy. Ông tƣớng Hai Quần một sao

bèn bảo - Anh lên mặc quần áo vào rồi thuyết

trình cho tôi về tình hình chiến sự trong dòng

kinh này. Thế là anh bạn vội vã nhảy phóc lên

tầu mặc quân phục lon lá tề chỉnh vào rồi lên nói

chuyện với ông tƣớng hai quần tóc dài. Sau đó

hai ngƣời lại vui vẻ dắt nhau ra quán cà phê ở

góc chợ ngồi ăn hủ tíu. Cho đến ngày nay, tôi

vẫn thắc mắc và tự hỏi tại sao ông tƣớng này lại

đoán là ngƣời bạn tên Tango dài của tôi là

trƣởng toán trong khi anh ta đang đứng tắm sông

và chả mặc gì cả ! Chả lẽ ông ta chỉ cần nhìn bác

hồ và đoán ngay ai là trƣởng toán đƣợc thì đúng

là ông ta giỏi thật.

Mùa hè nằm nghỉ trƣa trên võng đong đƣa nằm

nghe tiếng ve sầu kêu ve ve trên những cây tràm,

tôi chợt nhớ đến những mùa hè và những cây

phƣợng nở hoa đỏ chói hồi bé còn đi học. Tôi

thích nằm võng nhìn và quan sát các sinh hoạt

buôn bán vui nhộn của dân làng trên dòng kinh

thanh bình những khi ngƣng tiếng súng. Những

khóm lục bình xanh tƣơi với những đóa hoa tím

nhụy vàng thật đẹp nhè nhẹ trôi qua nhƣ ngày

tháng vô tƣ của tuổi trẻ chúng tôi, những cô gái

xinh xắn hiền lành mặc áo bà ba đơn giản chèo

thuyền đi chợ mỗi ngày, tiếng trẻ em ê a đánh

vần trong ngôi trƣờng tiểu học nhỏ bé đầu làng,

những cành lá dừa xanh mát mắt và mây trắng

nhẹ bay, thật là một khung cảnh tuyệt vời trái

ngƣợc những cơn pháo kích tàn bạo của địch

quân mà đôi khi chúng tôi phải đƣơng đầu trong

cuộc chiến.

(Xem tiếp trang 139)

102 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Leo núi – Angels Landing – Zion Park - Utah

Ngô Đạo

(Viết để chung vui với các bạn đồng hành: Anh chị

Tuyền Hằng, anh chị Tính Mai, Vợ chồng Giao Lan,

vợ chồng Minh Hảo và đặc biệt cho người bạn đời –

Hồng Loan)

Gạo mới, thơm và dẻo, chị Hằng vợ anh Tuyền-

trƣởng phái đoàn leo núi, vừa gói cơm vắt vừa

hãnh hiện tuyên bố.

Cô em dâu tôi, Lan vợ của Giao, cũng hăng hái

giúp chị Hằng. Cô lăn gói cơm có dạng của cái

Hot dog nhƣng thô kệch đến độ vợ tôi phải nhẹ

nhàng:

“Lớn quá vậy em!”

“Dạ, quá năm mƣơi rồi chị. Nhìn nó để nhớ dĩ

vãng”. Cô cƣời ré với câu nói có ẩn ý.

“Dĩ vãng của chị cũng vàng son dữ”. Cô Hảo, vợ

cậu Minh hóm hỉnh mỉa mai.

Cả bọn cùng cƣời.

Phái đoàn chúng tôi gồm có mƣời ngƣời. Anh

chị Tuyền đã quyên dụ thêm bốn cặp nữa, trong

đó có vợ chồng chúng tôi.

Anh là ngƣời đã thảo hoạch chƣơng trình rất chi

tiết và tự nguyện dẫn đầu cho chuyến leo núi.

Hai tuần trƣớc, vợ tôi có email về nhà, bà nhờ

tôi xem lại vì theo bà đƣờng núi quá khó.

Tôi đã không mở email vì lƣời nhƣng có hỏi sơ

và đƣợc bà cho biết đƣờng núi dài 4 dặm; Vừa

đi vừa về vị chi là tám dặm. Bà tìm đâu đó trong

Website để biết rằng thời gian đi về trung bình

mất sáu tiếng.

Bà còn cho biết Angels Landing là một trong 13

trails chính của Zion Park. Công viên này tọa lạc

vùng Tây nam của tiểu bang Utah, cách thành

phố St George độ 12 dặm, Zion Park với diện

tích là 229 dặm vuông trên cao độ 8726ft là cao

nhất. Angels Landing trail có cao độ hơn 5800ft

tính từ chân núi lên tới đỉnh.

Park đƣợc thành lập vào năm 1909 với tên

Mukuntuweap National Monument và đã đổi tên

Zion National Park vào năm 1919.

Zion có nghĩa là “a place of refuge”.

Tôi đâu cần những chi tiết này. Tôi chỉ biết rằng

nếu chiều dài, độ cao và thời gian là chính xác

thì khó có một ai trong chúng tôi có thể đủ thể

lực lên đến đỉnh núi.

Mặc dầu vẫn thƣờng tập thể dục ít nhất là một

giờ mỗi ngày liên tục mƣời ba năm nay; vợ

chồng tôi dĩ nhiên tin rằng mình cũng sẽ bỏ cuộc

nhƣng vẫn hy vọng không phải là ngƣời đầu

tiên.

Sau khi sửa soạn cơm vắt và nƣớc uống, chúng

tôi rời tụ điểm là căn suits của anh đoàn trƣởng

Tuyền, mọi ngƣời đã chuẩn bị hành trang cho

chuyến leo núi. Với tôi đây là một trong những

thách đố lớn lao trong đời - tuổi sáu mƣơi ba với

103 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

tham vọng vƣợt cao độ sáu ngàn bộ cheo leo

trên đỉnh của Angels Landing.

Gởi xe xong, anh Tuyền hƣớng dẫn mọi ngƣời

băng qua con lộ nhỏ, vƣợt những bụi cây rừng

và cùng dừng chân tại mô đá lớn. Anh tuyên bố

giờ ra quân.

Tầm nhìn của tôi đã bị giới hạn tại điểm xuất

phát. Đứng bên chân cầu nhỏ bắt qua khe núi tôi

đảo mắt một vòng để nhận ra rằng chúng tôi đã

bị bao vây bởi những vách núi sừng sững.

Vách bên trái là gần nhất. Trông nó thẳng tắp

trên vòm cao và nhƣ sẵn sàng đổ ụp xuống.

Phải ngẩn đầu đúng chín mƣơi độ thì mới trông

thấy cái màu rực rỡ của toàn thân núi dƣới ánh

nắng của rừng thiêng.

Xa hơn về bên phải và đàng sau phái đoàn chúng

tôi cũng là những vách đá đƣợc tô đậm hơn vì

ngƣợc chiều với nắng. Tuy nhiên, chính cái

bóng tối khổng lồ đó đã âm thầm gieo chút hãi

hùng trong tôi. Một chút hối hận len lén dâng lên

cho chuyến đi này nhƣng tôi cố tình lãng quên.

Nhìn ngọn núi trƣớc mặt, ngọn núi định mệnh

mà vợ chồng tôi sẽ leo và quyết tâm leo tới đỉnh,

lòng tôi nao nao.

Nắng đã chan hòa và nhuộm màu từ âm u đến

rực rỡ trên lối đi. Đƣờng ngoằn ngoèo hình chữ

z với độ dốc khá cao để mọi ngƣời phải nghiêng

ngƣời về phía trƣớc và dò dẫm từng bƣớc. Tôi

dồn hết sức lực và tâm trí vào đôi bàn chân.

Cách hai mét về phía trƣớc, vợ tôi âm thầm

bƣớc. Trong cái không gian hai mét lặng lẽ đó,

vợ tôi nào thấu đƣợc nỗi lo lắng trong lòng tôi.

Đƣờng càng lên cao, vực thẳm càng sâu hơn

trong khi vách núi vẫn chênh vênh ngạo nghễ.

Chúng tôi phải thƣờng xuyên nhắc nhở nhau nên

đi sát vào vách núi. Biết đâu một cơn gió lộng,

một cơn gió thịnh nộ của rừng thiêng, của núi

cao.

Thỉnh thoảng có một vài nhóm nhỏ vƣợt qua

chúng tôi. Trông họ nhƣ những nhà leo núi

chuyên nghiệp, vai mang cuộn dây thừng, tay

cầm can chống. Tuy nhiên, hơi thở nặng nề đã

vƣơng theo lối đi.

Ngƣời bạn thân của ông em tôi trong phái đoàn,

anh Tính cùng vợ là chị Mai cũng sát cánh với

những bƣớc chân thật vững chãi bên nhau. Là

bạn chí thân với Giao - em tôi - tôi biết Tính từ

thuở họ mới gặp trong quân nhũ. Anh là ngƣời

điềm đạm. Ngoài những lúc bông đùa vô thƣởng

vô phạt, những câu nói của anh rất có trọng

lƣợng và hàm súc. Tôi thầm khen anh với tuổi

trên sáu mƣơi mà vẫn còn dồi dào sức khỏe.

Nhƣng ngƣời mà tôi nể phục nhất là ông em của

tôi, Ông Giao. Ông cũng đã trên sáu mƣơi, tôi

biết ông đang bị đau xƣơng sống, ông cũng đang

bị đau bàn chân trái mà vẫn dìu vợ là cô Lan

không nhƣờng phái đoàn bƣớc nào.

Cậu Minh, chồng cô Hảo là ngƣời trẻ tuổi nhất

so với các ông trong phái đoàn. Nói là trẻ nhƣng

cũng đã trên năm mƣơi; tuổi gần với quyền lợi

của senior nhƣng lại phải mang túi quá lớn trên

vai. Cái túi lớn đến độ, nhìn nó, tôi ái ngại.

Tuy nhiên, niềm thƣơng cảm sâu đậm tôi phải

dành hết cho các bà trong phái đoàn.

Chuyến đi lịch sử hay định mệnh đã du đƣa họ

giữa hai thái cực. Những ngƣời đàn bà có mặt

hôm nay tôi đã quen, tôi đã biết và quen biết rất

lâu. Họ là những ngƣời trăm phần trăm tay yếu

chân mềm. Những bƣớc chân của họ chỉ nhẹ

nhàng trên sàn nhảy với thể điệu Rumba, lả lƣớt

với Tango hoặc trữ tình qua điêu Slow. Những

bàn chân chim mềm mại đó không phải đƣợc tạo

hóa nặng ra để băng rừng, vƣợt núi.

Vậy mà trên những phiếm đá gập ghềnh, trên

những đoạn đèo cheo leo, bƣớc chân đài các đó

đã theo sát phu quân nhƣ họ đã từng theo sát bạn

đời qua bao sóng gió thăng trầm .

Nhìn đồng hồ tay, tôi mới thấy sự khác biệt

trong cái tâm lý đợi chờ với thời gian vật lý. Chỉ

hơn nửa đoạn đƣờng đèo với hai tiếng đồng hồ

rồi sao!. Đƣờng càng lên, dốc càng cao và chân

tôi càng rã rời. Tôi thầm mong có ai đó trong

phái đoàn tuyên bố bỏ cuộc. Tôi đã thất vọng vì

đâu đó vang lên tiếng ca của bài “Đƣờng đi

không khó”.

104 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Đƣờng đèo trƣớc mặt bỗng nhiên thoai thoải

xuống dốc và dẫn sâu giữa hai triền núi. Hai hố

sâu thăm thẳm giao nhau. Thì ra chúng tôi đã rời

rặng núi bên trái và bắt đầu leo lên ngọn núi

khác nối nhau bên phải.

Tôi bắt đầu đổi chiến thuật. Không còn hy vọng

rút lui, tôi cố tâm dồn hết sức lực để rút ngắn

đoạn đƣờng còn lại. Tới đoạn đèo với độ dốc

cao bất thƣờng, thay vì đi chậm để dƣỡng sức,

tôi cố vƣợt qua đoàn ngƣời để dẫn đầu, dĩ nhiên

là vợ tôi cũng bám sát chồng nhƣ hình với bóng.

Lúc này, bao nhiêu kiến thức về hô hấp, lƣu giữ

và tăng cƣờng công lực trong sách vở tôi đã lõm

bõm đọc đâu đó, đem ra ứng dụng.

Những hơi thở thật sâu, những bƣớc chân dài

nhƣng chậm. Tất cả sức lực và tâm ý tôi đã dồn

hết xuống đôi chân để đi nhanh và khỏe hơn. Dĩ

nhiên các phƣơng pháp này tôi cũng chia xẻ với

vợ

Chúng tôi, sau ba mƣơi phút vật lộn với những

viên đá lồi lõm dƣới chân, cũng đã hân hoan đặt

chân tới đỉnh. Đoàn ngƣời cách chúng tôi vài ba

đƣờng ngoằn ngoèo bên dƣới và họ từ tốn tiến

lên.

Anh đoàn trƣởng Tuyền đã có lần tâm sự, Đây là

lần thứ tƣ anh tuyển chọn bạn đồng hành. Ba lần

trƣớc, đoàn của anh chỉ lên hơn phân nửa đoạn

đèo. Anh còn nhắc nhở rằng, sau khi vƣợt đến

đỉnh núi, chúng ta còn một đoạn đƣờng cực kỳ

khó khăn phải vƣợt qua. Đó là đoạn đƣờng

không quá nửa dặm nhƣng không có lối đi. Mọi

ngƣời vƣợt qua bằng cách dùng tay bám chặt

vào sợi dây cáp, chân dò theo từng phiếm đá.

Vợ chồng tôi đang phân vân giữa trời đất mênh

mông. Hai bên sƣờn núi là vực sâu thăm thẳm.

Gió nhè nhẹ mang cái lạnh của hoang dã, của

chƣớng khí, sơn lam.

Một ngƣời Mỹ trung niên châm chạp bƣớc đến

chung vui. Ông chúc mừng vợ chồng tôi và đồng

thời khuyến khích theo ông để hoàn tất chuyến

đi - vƣợt qua đoạn dây sắt nối liền hai mỏm núi

trƣớc mặt.

Chân tay tôi nhƣ không còn gắn liền nhau. Tôi

cố gắng hít thở đều đặn nhƣng sức lực hầu nhƣ

không thăng tiến bao nhiêu. Giữa cái phân vân

đó, vợ tôi nhẹ nhàng khuyên:

“Phái đoàn sẽ đến trong giây lát. Anh Tuyền sẽ

không dừng ở đây. Sớm hay muộn mình cũng

phải theo anh ấy. Ta nên làm sớm nghỉ sớm”.

Sự quyết tâm của Loan không còn cho tôi có

thái độ chọn lựa. Tôi đành lê chân tiến đến sƣờn

đồi. Vợ tôi hiên ngang đi trƣớc. Ông Mỹ tình

nguyên dẫn đƣờng đã biến đâu mất.

“Em, đây là đoạn đƣờng giữa LIFE and DEAD”.

Tôi khẩn thiết dặn dò ”Trên sợi dây cáp, tay sẽ

giúp em nhiều hơn là chân. Em đừng bao giờ

nhìn xuống vực vì nhƣ thế, chắc chắn em sẽ bủn

rủn tay chân. Nhớ vận động nhƣ động vật có bốn

chân nghe em”

Tôi giật mình vì lời dặn dò nghiêm trọng vừa

qua. Mình đang leo núi vì muốn thách đố với thể

lực, với ý chí tự thắng, với niềm hãnh diện là đi

chinh phục gian nan. Phải chăng vì không tin

khả năng của vợ?

Sợi dây sắt to bằng cƣờm tay. Hai đầu đƣợc

đóng chặt vào cọc sắt. Bên dƣới sợi dây sắt là

những phiếm đá lồi lõm mọc nhô ra từ triền núi.

Ngƣời ta đã không thể hoặc không muốn bạt núi

để làm lối đi. Ngƣời vƣợt núi phải nắm chặt hai

tay trên sợi dây, đu ngƣời, chân dò theo từng

mỏm đá bên dƣới và tuyệt đối không ghé mắt

xuống vực sâu.

Với sáu ngàn bộ cao độ tính từ chân núi, vợ tôi

đã đong đƣa sinh mạng trên sợi dây trƣớc mặt

chồng và tôi không có một phƣơng cách nào cứu

nguy nếu nàng lâm nạn.

Hết sợi dây thứ nhất, vợ tôi nhoài ngƣời nắm sợi

thứ hai để leo qua khe đá chênh vênh. Sau ót tôi

những sợi gió lành lạnh quét qua. Tôi dò dẫm

bám sát theo nàng. Tự nhiên, tôi không còn chút

cảm giác về sự mệt mỏi.

Tôi vừa đặt chân an toàn trên vùng đất phẳng và

chỉ kịp đón vợ nhào đến ôm lấy chồng.

Ba mƣơi ba năm chăn gối với nhiều thăng trầm,

(Xem tiếp trang 139)

105 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Down-under Du Ký Truyện

Nguyễn Mạnh Hùng

Đã từ lâu,vợ chồng tôi, Hùng gà tồ , luôn luôn

có ƣớc vọng bay qua vùng Down under, xứ

Kanguru , gặp lại vợ chồng Khánh Hảo, một

OCS khóa 8 để ôn lại những kỷ niệm thủa hàn

vi của những ngày tháng cuối cùng thời 74-75

tại Vũng Tầu khi Khánh đổi về HD3ZP và Hùng

Gà tồ bị “mắc cạn “ trên căn cứ yểm trở tiếp vận

Cát Lở.

Mãi đến năm nay , 2010 , sau hơn 35 năm, giấc

mơ này mới có dịp thực hiện nhờ vào sự quyết

định chớp nhoáng của bà xã tôi, bắt đầu vào một

buổi sáng thứ hai đầu tuần của một tháng nào đó

cuối năm 2009 khi tôi vừa mới đẩy cửa bƣớc

vào phòng làm việc tại sở, chƣa kịp đặt ly cà

phê xuống bàn thì chuông điện thoại đã réo

vang, liếc nhìn đồng hồ trên tƣờng, tôi vừa với

tay bốc phone vừa lẩm bẩm:

- “ Men, mới 9 giờ mà khứa nào đã gọi sớm

thế..”

Nhƣng chẳng phải khách khứa nào cả mà chỉ là

giọng nói nheo nhéo của Trâm , bà vợ tôi vang

vang trong máy:

- Bonjour, monsieur Hung s'il vous plait.

Thả ngƣời xuống ghế, tôi vội ngắt lời :

- Anh đây ..Sao em gọi sớm thế..? hai đứa bé có

chuyện gì hả..

- À không, Bé Nhƣ An, Nhƣ Ý còn đang ngủ, tại

có anh Quang ở Gloria tours gọi nói vé đi Úc

đang sale tuần này. Em và anh ta tính lại rồi,

Korean Airline chỉ có ngàn tám một ngƣời..Em

đã nhờ anh ta book vé , mình đi ngày 4 tháng 3

về ngày mùng 8 tháng 4 , phải trả tiền trong

vòng 48 tiếng ...

- Ủa.. anh còn chƣa báo cho sở ..

- Chời ..mình đã tính vụ vacation này từ lâu rồi

mà anh.. nhƣng dầu sao cũng còn tới hơn hai

tháng nữa, dƣ sức lo....

- Hả ...????

106 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Và ...nhƣ vậy vacation năm 2010 của vợ chồng

tôi xem nhƣ đã sắp xếp xong. Bổn phận còn lại

của Gà tồ là lo o bế mơ sừ President hãng để lấy

nguyên 5 tuần vacation một lần ..rồi lo chạy tiền

thanh toán vé máy bay, book khách sạn và nhất

là liên lạc với bạn bè hy vọng chuyến nghỉ hè

bên Úc sẽ vui vẻ sôi động đỡ nhàm chán nhƣ kỳ

hai vợ chồng lủi thủi dẫn nhau leo lên Cruise

nhƣ “.. lão ông, lão bà về hƣu đi dƣỡng già ..”

theo lời “con chim đầu đàn “ ở Florida đã nói ..

Tóm lại, chƣơng trình hè do Trâm gà

mái làm đạo diễn nhƣ sau:

Trƣớc tiên sẽ ghé Việt Nam khoảng 10 ngày để

đi thăm vùng Rạch Giá , Hà Tiên hoặc Côn Sơn

là những thành phố mà hai vợ chồng chƣa đi

đƣợc trong những kỳ về Việt Nam lần trƣớc.

Rồi từ Saigon, bay qua Úc.

Tại Úc sẽ lƣu lại hơn hai tuần để thăm ba thành

phố chính gồm Sydney tỉnh quan trọng mé đông

, Adelaide một thị xã phía Nam và Brisbane

thành phố mạn Bắc của Queen land, nổi tiếng

với những bãi biển Gold Coast, Surf Paradise

...nhƣng mục đích của Gà tồ vẫn là để có dịp

thăm hỏi, đấu hót với Khánh, Trần C.Cao Cát,

Thanh Dundee thân quen trên Diễn đàn và nhóm

bạn hải quân OCS từ mấy chục năm nay chƣa

gặp lại.

Tới đây đã mất 4 tuần vacation rồi nhƣng chắc

chƣa đã...nên bà xếp tôi, đầu óc lởn vởn với

những Bi Rain, Choi yu jin, Lee Young Ah v.. v

của làng điện ảnh Đại Hàn, lại ngồi hí hoáy tính

đi tính lại :

- “Anh à ...mình chỉ mất thêm có hơn một trăm

đô một ngƣời mà đƣợc ghé Đai Hàn một tuần ,

anh thấy có lý không ??”..

- Chời đất.....

Kết quả.. ..sau khi rời Sydney, tôi sẽ phải bay

qua Seoul với vợ , ở lại 4 ngày trong khách sạn

xong book tour bay qua đảo Jeju (Tế Châu) thêm

3 ngày nữa để thăm qua những phim trƣờng đã

quay phim Đại trƣờng Kim, Mối tình Paris,

chuyện tình mùa Đông ... rồi mới trở về

Montreal.

Sơ sơ.. Itinerary của vợ chồng tôi là phải

lấy Air Canada bay từ Montreal qua Vancouver

6 tiếng , từ đó , lấy Korean Airline bay qua phi

trƣờng Inchon Seoul 12 tiếng rồi mới về

Saigon mất thêm 6 tiếng nữa .

Sau đó , book Jetstar Airline ,thuộc hãng

Quantas Airline của Úc từ Saigon qua Sydney

gần 8 tiếng bay rồi lại từ Sydney đến các tỉnh

Adelaide ,Brisbane cũng bằng Jetstar mất mỗi

lần hơn 1 tiếng..

Trên đƣờng về, từ Sydney lấy Korean Airline,

đến Inchon, Seoul, rồi bay qua Jeju Island bằng

Asiana Airline , xong từ Seoul lại lấy Korean

Airline bay về Toronto, Canada và..cuối cùng

bay về Montreal bằng Air Canada. ..OUF .. nghe

kể thấy cũng phát ớn chứ đừng nói tới chuyện đi

thật sự..

Chƣa yên thân, pack vali đâu vào đó rồi nàng

tiên yêu dấu của tôi mới phát giác ra từ VN qua

Sydney, Jetstar cho mỗi ngƣời 1 vali 20 kí mà

thôi..chỉ khi nào đi về từ Seoul mới đƣợc 2 vali

.. thế là lại unpack bỏ bớt quần áo đến tối thiểu ..

Phiền một cái là đi vào mùa lừng khừng tháng

ba tháng tƣ, VN thì nóng , Úc bắt đầu mùa Thu

và Đại Hàn thì vẫn còn mùa Đông ..nên phải

pack hai loại quần áo , chỉ cái áo lạnh thôi đã

chiếm đến gần nửa vali ..

Nhƣng rồi ngày mong đợi cũng đến, 4 giờ sáng

mùng 4 tháng 3, cô con gái út chở hai vợ chồng

tôi ra phi trƣờng Pierre Trudeau, Montreal ,

check in và ..vút..gà tồ, gà mái, tạm quăng việc

nhà, quên việc sở, forget cả hai đứa cháu nội..

vv..để tàng tàng trên đƣờng đi du lịch..

oOo

Về đến Tân sơn Nhất lúc 11 giờ đêm

nhƣng trời Saigon vẫn oi bức chi lạ, tôi cởi bớt

107 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

áo lạnh rồi cùng bà xã vội vã bƣớc đến quầy

Quan thuế.

Lấy kinh nghiệm những lần về trƣớc, hai vợ

chồng xếp hàng vào giữa những du khách

ngoại quốc hy vọng ít bị quan thuế làm khó dễ,

quả nhiên, viên quan thuế chỉ nhìn sơ qua, đóng

dấu rồi đƣa trả Passports cho vợ chồng tôi mà

chẳng hỏi câu nào.

Cả hai vội vã xuống lầu lấy hành lý vì sợ về đến

khách sạn quá khuya họ sẽ không giữ phòng

nữa.

Ra đến ngoài đƣờng, bàn dân thiên hạ vẫn nhƣ

thƣờng lệ, đứng chờ thân nhân đông nghẹt choán

chật hết lối đi. Tiếng cƣời nói, tiếng động cơ

chen lẫn những tiếng còi xe inh ỏi một cách

không cần thiết đã tạo nên một khung cảnh đặc

biệt của xứ...SAIGON..

Mặc dù đã trễ, nhƣng bà vợ rắc rối của tôi nhất

định không chịu bắt taxi phi trƣờng đang xếp

hàng đợi khách ngay trƣớc cửa mà nhất định gọi

kiếm cho bằng đƣợc xe Mai Linh vì hãng này

đƣợc tiếng là đàng hoàng, tài xế ít khi giở trò ma

giáo , chạy “mua “ đƣờng . Thế là lại phải nhờ

ông Bảo vệ gọi giùm và mất thêm gần 10 phút

chờ đợi nữa..

Nhận phòng khách sạn xong, đã quá nửa

đêm, thấy đói bụng, tôi bèn rủ bà vợ thả bộ tà tà

ra đầu chợ đêm Bến Thành góc Lê thánh Tôn

kiếm đƣợc một gánh cháo đêm bán đến 3 giờ

sáng, hai vợ chồng mừng quá bèn ngồi xệp

xuống hì hụp làm một bụng bún măng vịt nóng

hổi “...ngon nhất thế giới..”

Hôm sau, đang nhâm nhi ly cà phê sữa đá ở

quán “Đá” gần nhà thờ Đức Bà thì tôi chợt nhớ

ra là Thanh Dê OCS6 dặn là khi về phải trình

diện Y ngay, sợ ông bạn hay giận hờn này lại

hờn giận nữa nên tôi vội vã gọi cel cho cu cậu.

May mắn , Thanh trả lời và dục hai vợ chồng lấy

taxi đến thẳng quán ăn B & G ngay đƣờng

Nguyễn Đình Chiểu (Phan Đình Phùng cũ) gần

Phở Lệ.

Xe vừa xịch đến cửa là tôi đã thấy Hòa thƣợng

Thích Lang Thang (Thanh Dê) đứng đón tận

cửa. Lần cuối gặp ông bạn vàng này là lần vợ

chồng tôi xuống ngao du vùng “orange cao ti “

dự lễ cƣới con ngƣời bạn tại Wesminter,CA Sau

mấy năm không gặp, kỳ này Hòa thƣợng ta tóc

tai cẩn thận ,chải tém gọn ghẽ, quần áo sơ mi

tƣơm tất, chẳng bù cho xƣa kia , dân chơi áo

thun 3 lỗ, quần Jogging bóng bẩy ..vàng bạc đeo

đầy ngƣời...

Thanh niềm nở kéo chúng tôi vào quán, đẩy ghế

mời ngồi, gọi bồi chuẩn bị cà phê xong vẫn cái

tật cũ vừa càu nhàu, vừa giới thiệu nhân viên

giúp việc.. :

- Mẹ....vợ chồng Gà bò ra đƣờng sao lâu

thế...Đây là cháu B.. làm manager của B G ...

Cậu Manager cúi gập đầu chào “khách quí “ của

chủ xong xin phép quay vào lo nƣớc non đãi

khách..Nhìn cậu thanh niên trắng trẻo thƣ sinh,

cao ráo quần áo chỉnh tề tóc “deux” couleurs

vàng đen chải ngôi cẩn thận, tôi tự nghĩ không

biết lão hòa thƣợng Thanh này kiếm đâu ra đƣợc

“en” chàng này xem sạch nƣớc cản mà lại chịu

khó chôn chân sau quầy két của thầy Lang

Thang này thế...

Sau khi chào hỏi trao đổi vài câu xã giao với T. ,

vị bác sĩ em họ của Thanh mà tụi tôi đã quen kỳ

về lần trƣớc, tôi đƣa mắt nhìn quanh quán.

Quán tuy không sang trọng to tát nhƣ những

quán nổi tiếng nhƣ Ngọc Sƣơng, Vỹ Dạ..

..nhƣng tƣơm tất ,sạch sẽ và nhất là trông ấm

cúng với hai dẫy ghế tiện cho khách ăn lẫn

khách uống, thêm nhạc đệm nhẹ nhàng hợp với

hƣơng vị quán cà phê, tôi nghĩ chắc cu Thanh có

lẽ cũng thu thập đƣợc khá đông khách địa

phƣơng và nhóm du khách Việt kiều ..

Đang miên man, tôi bỗng giựt mình vì giọng nói

Thanh từ trong bếp vang lên:

- Hôm nay vợ chồng mi sẽ ăn thử món đặc biệt

của B G, món chả giò cá lóc ..Sau đó sẽ gọi theo

menu quán nghen.

Nhìn đĩa Ovan trắng phau với nguyên con cá lóc

chiên xù nằm giữa những chiếc chả giò rế xinh

xắn quấn khoai môn, nghĩ tới lúc bốc một chiếc,

quấn trong lá xà lách,chấm vào bát nƣớc mắm

108 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

pha đƣa thẳng vào mồm ngồm ngoàm rau

ráu..tôi bỗng thấy bụng đói cồn cào trở lại mặc

dù sáng đã làm đỡ cái croissant ở tiệm cà phê

.Thoáng cái dĩa chỉ còn dẫy xƣơng cá..

Hàn thuyên một lúc , vợ chồng tôi từ giã Thanh

vì có hẹn với ông anh và hai ngƣời em từ Mỹ về.

Tối hôm đó, sau khi lai rai thƣởng thức món cá

tai Tƣợng chiên xù , xôi phồng ,vài cái hột vịt

lộn chiên tại quán lộ thiên Hai Lúa ngay hông

chợ Bến Thành với hai ngƣời em, chúng tôi cảm

thấy thấm mệt nên quay về khách sạn nghỉ ngơi

và tìm tour đi vùng Rạch Giá, Hà Tiên nhƣ dự

trù, không may , tour chỉ bắt đầu đi sáng ngày

thứ bảy, về tối ngày thứ ba mà sáng sớm hôm

sau , thứ tƣ, tụi tôi phải bay qua Sydney nên

đành bỏ dự tính này. Nằm thƣỡn ra giƣờng một

lúc, bà vợ tôi bỗng ngồi bật dậy, hớn hở nói:

- “ À ..anh này, còn nhớ cô Trang “Cà Mau” đi

chung tour Singapore với mình năm ngoái

không? cái cô bé dễ thƣơng lúc nào cũng xin

theo mình đi chơi..Em nhớ trƣớc khi chia tay, cô

bé cứ năn nỉ nếu có dịp, mời tụi mình xuống

thăm xứ Cà Mau của cô ta Hay là mình xuống

dƣới đó vài ngày đi anh ..”

Nghĩ là làm (trƣởng ban hành động mà !!) bà vợ

yêu quái của tôi không đợi tôi bằng lòng hay

không, lục ví lấy số phone cel của Trang và bấm

lia..Chẳng may, đúng giọng Trang trả lời, tôi giơ

tay định cản nhƣng nghĩ lại ” thôi đƣợc, ở lại

Saigon cũng chẳng có mục gì, mà từ khi rời

HD5ZP hồi 72, mình chƣa có dịp về thăm đám

muỗi mòng xứ này , giờ về lại xem sao..”

Vừa lúc đó, bà xã tôi cúp phone , báo cáo:

- Anh ..Trang có vẻ mừng lắm, cuống quýt mời

mình xuống cho bằng đƣợc, nói ba má và bà

ngoại cũng vui vẻ muốn gặp cô chú Hùng vì

nghe Trang kể về tụi mình. Cô bé còn dặn em

phải ra Đề Thám mua vé xe đò lớn , 45 chỗ của

hãng Mai Linh hay Phƣơng Trang cho thoải mái

chứ đừng lấy xe nhỏ cực lắm , ghế không ngả

lƣng đƣợc.. Em nhờ Trang book khách sạn nào

gần nhà nhƣng cô bé nói xuống tới nơi rồi tính.

Nói tới đây, bà vợ tôi bèn dựng tôi dậy, bắt vác

vali ra, soạn vài bộ quần áo nhẹ, vài món quà

tặng đem từ Canada, cho vào xách tay rồi lại

pack vali để sáng hôm sau xuống gửi khách sạn

trong thời gian vắng mặt tại Saigon.

Sáng hôm sau, để tiết kiệm thì giờ, bà

vợ tôi mò ra tiệm giò chả Minh Châu ngay góc

đƣờng Lý Tự Trọng( Gia long cũ) và Nguyễn

Trung Trực vác một lô bánh dầy, chả bò chả quế

rồi vừa đi bộ vừa nhai ngồm ngoàm đến tận

đƣờng Đề Thám vào Phƣơng Trang hỏi mua vé

xe đò. Không ngờ xe chạy ban đêm, khởi hành

10 giờ tối đến Cà Mau 6 giờ sáng, mỗi vé mất

125000 đồng ( khoảng $7 US ) và phải có mặt

tại trạm Lê Hồng Phong trƣớc 1 tiếng để xe

“trung chuyển”?? đƣa ra bến xe miền Tây ( Phú

Lâm).

Chiều hôm đó, chúng tôi đang cùng vài ngƣời

bạn dùng cơm tại Dìn Ký mì gia (đƣờng Nguyễn

Trãi ) thì Thanh <Dê> gọi phone rủ sáng hôm

sau đến quán ăn vì có bà xã Cần Mèo và TV

Hƣờng đến, tiếc hùi hụi ,tôi đành ngậm ngùi

sorry lão hòa thƣợng và hẹn dịp về từ Cà Mau.

Chi tiết màn du lịch xứ tận cùng VN này sẽ

không đƣợc nêu ra ở đây vì mục đích chính

thiên phóng sự này là tình OCS vùng down

under, hơn nữa vừa nhận đƣợc email của VAT

chủ nhiệm kiêm chủ bút kiêm thƣ ký lẫn typo ??

của tờ Đặc san ĐH11 dục bài nên đành hẹn các

bạn vào dịp khác , tôi chỉ xin đƣa ra những dữ

kiện đặc biệt trong chuyến 4 ngày tại Cà Mau là

vợ chồng chúng tôi:

1. Đƣợc host tại nhà của một cựu

SQ/QLVNCH/ (đã hy sinh) ông ngoại của

cháu Trang , nhà nằm ngay trên mặt Quốc lộ

số 1 nối liền tỉnh miền Đông , đƣợc dành

cho 1 phòng tận lầu ba, mới cất lên nhờ sự

trợ giúp của thân nhân bên Úc.

2. Đƣợc chứng kiến tận mắt sức mạnh của tôn

giáo và niềm tin mãnh liệt của dân Việt mà

không có chế độ nào khống chế đƣợc, trong

dịp tình cờ đƣợc dự lễ giỗ cha Francisco

Trƣơng Bửu Diệp tại nhà thờ Hộ Phòng (

giữa Bạc Liêu và Cà Mau) với sự tham dự

109 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

của hơn 30 ngàn dân chúng khắp nơi về

hành hƣơng mà có đến 60 phần trăm là

ngƣời ngoại đạo (sẽ post video clip toàn bộ

buổi lễ lên DD/OCS)

3. Đƣợc ngậm ngùi quay lại xứ Cà Mau của

một thời xuôi ngƣợc trên những dòng sông

Cà Mau, sông Năm Căn, cửa Bẩy Hạp, cửa

ông Đốc và nhất là vùng cửa Gành Hào với

những làn sóng biển đục ngầu mầu phù sa

cuồn cuộn quanh những hàng đáy mà mới

ngày nào đã cùng các bạn dẫn tầu vƣợt qua

để ra vùng công tác..

4. Đƣợc đón tiếp hậu hĩ ,thân mật trong bầu

không khí gia đình của những ngƣời miền

Nam Việt Nam chân chính, muôn thủa vẫn

thật thà, chất phác dù phải sống dƣới bất cứ

chế độ khắc nghiệt nào..

5. Đƣợc thƣởng thức những màn nhậu xuề xòa,

xếp bằng xuống nền gạch bông với menu

thật đặc biệt : Bún mắm, lẩu cá Bằng , lẩu

Lịch ( giống Lƣơn đuôi dẹp thịt giòn và

ngon hơn), cá hấp xả, tôm càng kho tiêu và

nhất là món lẩu PCF và PCF kho tiêu...các

bạn có biết đó là món gì không , đó chính là

cá thòi nòi mà dân HD5ZP gọi là PCF , loại

cá có hai mắt lồi thật to sống đầy rẫy vùng

sông ngòi Cà Mau , khi bơi đầu ngóc lên y

hệt chiếc PCF đang lƣớt sóng...

Ngoài ra còn có đế chôn đất trăm ngày

nhậu với các loại sò, hến và “hẩu sực “ nhất

vẫn là món sò huyết nƣớng và thánh chỉ hấp

gừng mà tôi đã từng đƣợc thƣởng thức qua

Chef cook H/S cơ khí Thành của một thời

PCF 3915 tại Năm Căn.

Tất cả những món ăn tƣơi rói nóng hổi này

đều đƣợc bàn tay nội trợ của chị Hải , mẹ

Trang tự tay nấu nƣớng và chọn lựa hằng

ngày tại các ghe chài quen thuộc, không có

thứ nào xuất phát từ các trại chăn nuôi công

nghiệp cả...

Đến tối thứ hai, chúng tôi rời Cà Mau với

một ấn tƣởng tốt đẹp , lƣu luyến khác hẳn

thời rời Năm Căn , vùng xôi đậu của 1972

với ký ức của vùng tù đầy, muỗi mòng và

máu lửa... Lẽ dĩ nhiên, trong xắc tay của

Trâm gà mái, nặng thêm mấy gói khô cá

khoai, mực một nắng, tôm khô , vài gói bánh

phồng tôm , đặc sản của xứ mà đã một thời

đƣợc mệnh danh khỉ ho cò gáy, đi dễ khó về

110 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

với những Tử điểm Đầm cùng, cái Vồn, cái

Keo, Mật khu...

oOo

Rời Saigon ngày 15 tháng 3 sau một bữa

cơm giã từ toàn món Bắc tại nhà hàng Cốm

Xanh , cuối đƣờng Hai bà Trƣng – Nguyễn Huệ

do ông anh tôi hƣớng dẫn , vợ chồng tôi bay qua

Sydney trong tâm trạng đầy háo hức, vui vẻ vì

“mộng ƣớc “ sắp hoàn thành sau bao nhiêu năm

mong đợi..

Câu chuyện đầu tiên trong chuyến Úc du này là

chuyện “Hợp tác lao động “ theo chiêu thức Cá

Nhân .. khi ngồi đợi máy bay qua Darwin, tỉnh

nối của Jetstar airline trƣớc khi tới Sydney,

chúng tôi gặp một cặp vợ chồng trẻ , ngƣời Nam

với đứa con khoảng 4-5 tuổi.

Qua lời của bà vợ, họ đƣợc ông anh bà con bảo

trợ qua du lịch trong vòng 3 tháng nhƣng thực

chất là một “deal “ về việc làm , hai vợ chồng sẽ

qua làm cho một nông trại do ông anh giới

thiệu. Với tính chất phác thực thà của ngƣời

miền Nam, ông chồng tâm sự :

- ” tụi em qua sẽ cố gắng làm chui (lãnh tiền

mặt) khoảng hơn 3 tháng, chắc sẽ cực lắm

nhƣng sau khi chi trả tiền nợ, vé máy bay, nhà

cửa...tụi em cũng còn dƣ vài ngàn đô về giúp đỡ

gia đình và có chút vốn làm ăn, đƣợc thì tốt,

không thì kiếm cách làm một mửng này nữa

may ra mới sống còn chứ anh chị nghĩ coi, ở VN

có cực nhọc suốt đời cũng không tới đâu hết,

nghèo vẫn hoàn nghèo ....”

Darwin, thành phố nghèo nàn xứ Úc, không có

một kỹ nghệ lớn nào hầu hết sống về nông

nghiệp, chăn nuôi mà nay đã trở thành đất Hứa,

niềm hy vọng mơ ƣớc của những ngƣời dân

chân lấm tay bùn xứ Việt Nam. Hèn chi, H,

ngƣời bạn trai của cháu Trang, mặc dù đang

cùng ông anh trông coi một cửa tiệm Mobile

phone ở Cà Mau mà vẫn cùng cô bạn gái cố

gắng trau dồi Anh ngữ ,dành dụm để đóng tiền

ứng trƣớc 15000 đô , hy vọng có đƣợc một công

ăn việc làm theo kiểu Hợp tác lao động .. Thật

tội cho dân Việt sau bao nhiêu năm chiến tranh

khốc liệt giờ đây cũng vẫn còn luôn mơ ƣớc một

ƣớc mơ thật nhỏ nhoi là có đƣợc một việc làm

khả thi nuôi sống đƣợc gia đình..

Đến phi trƣờng lúc 1 giờ trƣa thứ ba 16

tháng 3 sau hơn 8 tiếng bay, không khí lành lạnh

buổi chớm Thu của Sydney khiến chúng tôi cảm

thấy dễ chịu hẳn so với cái nóng bức Sài thành ,

hai vợ chồng lấy hành lý xong rủ nhau ra quầy

đổi tiền tại phi trƣờng.

Còn trong túi 400,000 tiền Việt, tôi đổi đƣợc 15

đô Úc. Bà Trâm đổi vài trăm đô Mỹ hối suất

1,09/ Úc. Màn chi đầu tiên bằng Úc kim là 4 đô

thuê xe đẩy hành lý..Bà xã tôi vừa xòe tiền vừa

lẩm bẩm:” cái xứ down under có “Cheap “ thật..

à. Vụ xe đẩy này tại các phi trƣờng quốc tế khác

nhƣ Montreal chẳng hạn đều free.. xài “..thoải

mái..”

Thay cái sim card Australia vào phone

“international“cũ xì của thằng con bỏ lại, tôi gọi

cho Khánh râu và đƣợc biết ông bạn già của tôi

đã đến , đang đợi ngoài cổng, tụi tôi bèn đẩy xe

ra..

Nhìn anh chàng lọm khọm, tóc tai bơ phờ, râu

quai nón rậm rập mà một thời đã làm mê mệt

các bà , nay chỉ còn lơ thơ vài đốm, muối nhiều

hơn tiêu, nhìn thấy mà thƣơng quá !! ..Khánh

râu của thủa nào bây giờ đang hiện diện trƣớc

mặt tôi với hình dáng của một lão ông về hƣu (

mà về hƣu thật..) lóp cóp ra đón bạn hiền ..

(* về việc này, bà xã tôi “chỉnh “ liền:..bộ anh

tƣởng anh còn trẻ lắm à ?? xem gƣơng xem,

bụng thì phệ, ngƣời to nhƣ cái bồ mà bày đặt ..

Tôi lẩm bẩm: ..Thây kệ..miễn sao cái .....vẫn còn

working good là đƣợc dzồi..)

Tay bắt mặt mừng , huyên thuyên vài câu

chuyện chúng tôi đến nhà Khánh sau gần 1 giờ

lái xe và chục lần đứng tim vì tôi cứ tƣởng

111 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Khánh ta quẹo xe đâm thẳng vào xe thằng Úc

đang phom phom đi tới, sau mới nhớ lại là bên

Úc, vẫn theo mẫu quốc Anh , lái xe bên trái con

đƣờng ...

Cất vali lên phòng xong xuôi thì madame Hảo

,vợ Khánh, vừa mổ mắt xong , gọi phone về

đang chờ chồng đến đón. Tụi tôi liền tháp tùng

theo đến tận bệnh viện , Khánh ngồi ngoài trông

xe, vợ chồng tôi theo lời y tá chỉ,leo lên lầu 2

đón . Mắt băng một bên, bà Hảo vịn vai vợ tôi từ

từ ra xe trông có vẻ mệt mỏi vô cùng. Nhƣng khi

vào xe, sau một màn ào ào tâm sự, madame Hảo

bỗng thấy tƣơi hẳn lên, quên mất mắt đang hành

hạ nhức nhối, vẫn liên tục phát chiêu, miệng lƣỡi

tía lia cho đến lúc dến nhà.

Tối hôm đó, sau khi cho mỗi ngƣời một tô bún

bò tổ bà dền, đầy ắp bụng, 3 bà ( Hảo Trâm và

Thu, em gái Khánh) kéo nhau lên lầu, vào

phòng tâm sự tiếp( chắc chắn lại là chuyện con

cái, chuyện hai ông chồng vô tích sự với những

tật xƣa tích cũ từ thời 75 lôi ra kể lể cho nhau

nghe...)

Còn tôi và Khánh râu, dẹp cái bàn ăn xong là

ngả chén chú chén anh liền tù tì , một dĩa cá sấu

quấn lá lốt, vài con mực khô, vài mẩu khô bò,

six pack bia Úc và chai Martel còn hơn phân

nửa, hai thằng lai rai đến hơn 2 giờ sáng. Tất cả

câu chuyện đã kể cho nhau nghe nay lại đƣợc dở

ra, ôn lại, bàn tán hăng hái nhƣ thủa nào...

Khánh kể lại sau khi nhận đƣợc công điện của

tôi từ Vũng Tầu ngày 25 tháng 4 1975 Khánh từ

vùng biệt phái, lên bờ tìm đƣờng về lại Vũng tầu

nhƣng bị kẹt tại Long An mãi cho đến qua ngày

1 tháng 5 mới về đến nơi. Tù cải tạo ra đƣợc

móc nối dẫn tầu đi vƣợt biên bán chính thức nhƣ

thế nào, Khánh đƣa ra từng chi tiết, từng kinh

nghiệm đau thƣơng , chua chát của thời buổi đổi

đời... nghe mà ngậm ngùi, nghe mà thƣơng xót

cho bạn, và ... mừng thầm cho mình đã may

mắn thoát đƣợc từ năm 75...

Tâm sự chán , hai đứa ngồi ngâm nga nhớ lại

thủa còn nghèo đói với nhau ở Vũng tầu, nhớ

những lúc cả hai dí tai vào cái radio transitor

nhỏ xí cố chép lời ca bản Yesterday once more

của Carpenter , kỷ niệm những lúc lai rai rƣợu

nếp than trong căn phòng chật hẹp mƣớn lại của

me Mỹ ngày nào....

Sáng hôm sau, nhƣ lời hứa, Khánh phone cho

Mr. Thanh Dundee báo cáo Gà Tồ nhập vùng, và

tay liên đội A không gian ác này, sau khi gọi đến

sở xin nghỉ lễ Triệu “ẨU”,

đã dắt cháu trai đích tôn dến hội ngộ tại Phở An,

nổi tiếng tại phố Việt vùng Bankstown.

Mr. Thanh Dundee dáng ngƣời gầy gầy, cao ráo

, tóc tai vẫn đen tuyền, trông có vẻ thƣ sinh trái

ngƣợc hẳn danh hiệu Dundee biểu hiệu cho một

khứa lão giang hồ bê bối trong phim Crocodile

Dundee.. Nhƣng danh hiệu là danh hiệu , Liên

đội A thì Liên đội A miễn làm sao không gian ác

là sáu Lễ OK rồi..

Phở An tuy nổi tiếng , có thể ngon có thể mắc

hơn tiệm phở khác, OK nhƣng Gà tồ tôi vẫn ấm

ức, vẫn không thoải mái với cái câu đƣợc chủ

nhân ghi to chần dần quanh tƣờng bằng cả tiếng

Việt lẫn tiếng Ăng lê:

“..YÊU CẦU QUÝ KHÁCH ĐỪNG RỬA ĐŨA

BẰNG NƢỚC TRÀ..”

Men .. sao mà cái quán này nó ..&%$#Ỵ* thế

!!!

Hẹn ngày quay lại Sydney, vợ chồng tôi từ giã

Thanh Dundee, Khánh, PT.Hùng lên đƣờng bay

qua Adelaide để gặp TCCao Cát OCS7 và

nguyên “bộ lạc” nhà vợ..

112 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

oOo

Vừa ra khỏi máy bay là đã nghe tiếng Cát ,

giọng nói quen thuộc vẫn nhƣ xƣa:

- Kìa ..đúng thằng Gà tồ rồi..

Đƣa mắt về hƣớng tiếng nói, tôi cũng không thể

nào nhầm lẫn, chẳng có chi khác, chằng có chi

thay đổi, vẫn dáng gầy cao, khòm khòm, vẫn da

trăng trắng nõn nà nhƣ gã thƣ sinh gạo bài cả

tháng không thấy mặt trời, Trần công cao Cát

của tôi đang hấp tấp đi lại, tay vẫy rối rít, nhìn

thấy mà cảm động, nhìn thấy mà thân thƣơng,

bạn già của tôi đó, mặc dù biết vợ chồng tôi đã

có họ hàng bên vợ ra đón nhƣng vẫn vƣợt đƣờng

xa, vƣợt bức tƣờng security phi trƣờng để vào

tận máy bay đón bạn.

113 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Chị Mai , vợ Cát, trông vẫn phảng phất bóng

dáng cô giáo của ngày nào, ân cần chào hỏi, đỡ

bớt xắc tay của bà vợ tôi, kéo ra phía

cổng...Không cần phải khách sáo, không cần ý

tứ giữ gìn, tôi và Cát đã trao đổi với nhau bằng

mày tao chi tớ nhƣ tự thủa xa xƣa, lúc Chu Văn

An , lúc Quân trƣờng Quang Trung, và ngay lần

cuối gặp nhau năm 1972 tại Rạch Giá , ngày mà

hai vợ chồng Gà tồ đƣợc Cát cƣu mang đem về

nhà ông chú cho ngủ đỡ một đêm khi trong túi

không còn đủ tiền ăn bữa cơm phần bình dân tại

chợ .

Vừa ra đến cửa , phone Cel tôi reo vang , chƣa

kịp trả lời tôi đã nghe :”..Con thấy chú rồi, con

thấy chú rồi, tụi con tới ngay..”?? còn đang

ngẩn ngơ thì tụi tôi thấy một “bộ lạc”, phải, một

bộ lạc( từ mƣợn của sáu Lễ) , cả ba generations,

ba thế hệ : bà ngoại chị bà Trâm, hai đứa cháu

gái, đứa cháu trai, rồi cả hai ba mạng con nít lít

chít chạy đến..

Trông cứ nhƣ thân nhân ở Việt Nam ra đón Vịt

Kìu tại Tân Sơn Nhất...

Sau màn tay bắt mặt mừng, giới thiệu lung tung,

ồn ào nhƣ cái chợ vỡ trong phi trƣờng Úc..,

chúng tôi chuẩn bị ra xe, bà vợ vừa leo lên xe cô

cháu là tôi vội nhót lên xe của Cát và hẹn gặp lại

tại nhà bà chị vợ..

Thở phào nhẹ nhõm, tôi theo Cát đi một tour

thành phố..à không, phải nói là thị xã Adelaide

mới đúng, đi dăm phút đã về .. nhà bà chị

vợ...chèn ơi, mấy thủa mới đƣợc bà “chằng “ thả

lỏng, chỉ mong Cát ta đi lạc đƣờng lâu lâu một

chút ..nhƣng ..chỉ là giấc mơ thôi.. ông thổ công

này chỉ xịch một cái là đã ngay trƣớc cửa nhà bộ

lạc bên vợ “gồi”..

Trên xe Cát vẫn tỏ vẻ lo lắng :

- Mày sure không, tao nhớ hồi đó mi có xích

mích với bên vợ về vụ theo Đạo hay không mà

.Nếu ở bên họ mà không thấy thoải mái thì qua

tao nghen, mà thôi, để tao theo tui mi vào nhà,

có gì tao bốc tụi mày đi luôn.

Tôi phải trấn an:

- Không có gì đâu, anh chị Viện cũng còn trẻ,

cỡ tụi mình thôi.. không có khó tính nhƣ mấy

ông bác bà dì cổ lỗ sĩ Đạo gốc xƣa ..hơn nữa

mấy năm trƣớc , họ đã đến nhà tao hồi đứa cháu

gái còn bên Canada.

Tuy nhiên, vợ chồng Cát vẫn vào nhà xem sao

và ở lại dùng cơm với gia đình.Tới khuya, Cát

cáo từ và hẹn đúng 8 giờ sáng mai sẽ đón tụi tôi

đi ăn sáng .

Men!!, cụ Cát quả vẫn còn tính “Officer

and gentleman”, sáng hôm sau, khi chuông cửa

keng keng vài tiếng, tôi, hãy còn nằm nƣớng

trên giƣờng, mắt nhắm mắt mở, nhìn đồng hồ, 8

giờ đúng boong. Hai vợ chồng quýnh quáng dục

nhau dậy, cũng may bà chủ nhà, đã thức tự bao

giờ, mở cửa cho khách vào...

Theo vợ chồng Cát đi ăn sáng tại một tiệm cà

phê sặc mùi Francais, với “Tô” Café au lait

chính hiệu lại điểm thêm vài cái bánh Paté chaud

nóng hổi, xong mới đi guide tour do thổ công

Cát hƣớng dẫn, Cát đƣa tụi tôi đến khu chợ

Internation market với những quầy hàng đặc

trƣng cho những miền Âu châu, bánh ngọt ,

fromage ,khu bán thịt ,đồ khô và hàng nhập cảng

từ Trung Đông ..tóm chung, thứ gì cũng có , chỉ

giá cả là quá đắt so với thị trƣờng Bắc Mỹ...rồi

cả bọn lang thang dạo biển vùng Adelaide chỉ

cách nhà Cát 5, 10 phút xe mãi đến chiều mới

trở về nhà thăm bác gái, mẹ chị Cát và lẽ dĩ

nhiên đƣợc thƣởng thức tài làm bếp của chị Mai,

vợ Cát, menu gồm có entré là món cháo bào

ngƣ, xong main dish là bánh hỏi thịt nƣớng

114 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

recette gia truyền rồi còn màn dessert tráng

miệng cẩn thận.

Trong bữa ăn, Cát tâm sự: Tù cải tạo ra,

may mắn vƣợt biên trót lọt, qua xứ Úc vừa cày

vừa đi học, ra trƣờng làm cho hãng xe hơi

Mitsubitsi từ đó tới giờ. Năm ngoái nghe hãng

rục rịch đóng cửa, Cát deal lấy package và về

hƣu luôn. Về hƣu ở đây không có nghĩa là ăn

lƣơng già 65 tuổi của chính phủ mà là hƣởng

benifits với đầy đủ quyền lợi của cực chiến binh

Australia. Vụ này Khánh râu Sydney giải thích :

- Luật về cựu chiến binh bên xứ Úc này có mục

về Allied forces , nếu ông đã từng là lính của bất

cứ đồng minh nào cùng chiến đấu với Úc chống

kẻ thù chung thì khi vào dân Úc, sẽ đƣợc hƣởng

đầy đủ quyền lợi nhƣ cựu chiến binh Úc , mình

đã từng sát cánh bên chiến sĩ Australia chiến đấu

chống Cộng sản tại tiền đồn thế giới ở Việt Nam

trƣớc 75 nên qua đây, đƣơng nhiên mình đƣợc

hƣởng quyền lợi này...”

Quả thật là very good.., Gà tồ tạm so sánh lƣơng

già cộng tất cả các benifits của vợ chồng Gà bên

xứ Canada khi về hƣu 65 tuồi thì chỉ bằng nửa

so với “cái gọi là “ quyền lợi cựu chiến binh Úc

bây giờ.. Sơ sơ chƣa kể tiền lãnh hàng tháng ,

free Medicaire cựu chiến binh nhà ta còn thêm

biết bao cái ƣu tiên khác chẳng hạn nhƣ thuốc

men, toa thuốc trụ sinh dân Úc phải trả 50-60 đô

Úc thì cựu chiến binh Khánh râu trả 5 tì, đi xe

bus , metro train 1 cuốc lên xe, xuống xe : 6 đô

/dân địa phƣơng, Khánh ta xòe 2.50 đô cho cả

ngày, muốn đi đâu thì đi, 24 trên 24....chƣa hết..,

các bà vợ đƣơng nhiên đƣợc ăn y chang theo

chồng không kể tuổi tác , và no quetion to

ask...!!

Men.!! Xứ Úc kỳ lạ này quả là thiên đàng hạ

giới của dân tị nạn Việt Nam với hệ thống an

sinh xã hội rập khuôn Âu châu, phúc lợi dân

chúng y chang Thụy sĩ còn tiện nghi đời sống ,

nhà cửa coi bộ còn qua mặt dân Bắc Mỹ . Ai

không muốn bon chen , muốn sống một cuộc

sống tà tà nhàn hạ thì theo lối sống các cựu

chiến binh này..

Nghe tới đây, bà Trâm gà mái bèn có một màn

so sánh và than:.- “thấy chƣa anh, thấy chƣa....,

hồi đó tự dƣng theo gia đình anh mò qua xứ

Canada lạnh lẽo làm gì không biết nữa ...

à...mình mà sang xứ này thì bây giờ đã về hƣu

non tàng tàng từ lâu rồi ..

Cáu sƣờn, Gà tồ phản công : “ Phải dzồi..hồi đó

mà qua Úc thì biết đâu bây giờ Gà tồ lại có vài

gà mái tơ từ VN qua vây quanh , rất gần gũi và

rất dễ nuôi... Gà mái già lúc đó không biết ở đâu

à...”

Ăn uống xong xuôi ngồi làm ly bia với nhau,

Cát bỗng chợt nhắc đến Tuệ “còi”. Nguyễn văn

Tuệ và nhóm Chu Văn An nhƣ Cƣờng Kiến lửa,

TC Cao Cát, Tƣờng cá lòng tong, Hùng gà tồ,

Đặng kim Chi v..v.. đã rủ nhau vào Hải Quân

cùng thời, cùng thuộc liên đội C thụ huấn Quang

Trung , về APL học Anh văn chuẩn bị đi OCS

Newport, RI, nhƣng chỉ một thời gian sau , thấy

bạn bè lần lƣợt đi học trƣớc, Tuệ nản chí bèn

theo học khóa 22 NT . Có thể nói sự hy sinh của

Tuệ là một trong cái chết giờ thứ 25 của cuộc

chiến. Tuệ bị hỏa tiễn 122 ly rơi trúng sân sau

chiếc Y tế hạm 401 trong nhiệm sở tác chiến mà

Tuệ là sĩ quan trƣởng sân lúc chiến hạm vào

sông Năm Căn trong một công tác dân sự vụ vào

những ngày cuối của tháng tƣ năm 75. Tƣờng cá

lòng tong là một trong những ngƣời bạn đƣợc

Cát đánh công điện gọi về dự tang lễ Tuệ, nhờ

đó, Tƣờng theo làn sóng dân tị nạn đi thoát đƣợc

năm 75.

Thôi , đổi đề tài một chút cho vui vui, những quá

khứ đau buồn xin tạm quên đi trong giây lát để

trở lại với Adelaide . Tại thị xã này, ngoài màn

ngao du với vợ chồng Cát, tụi tôi còn đƣợc bộ

lạc bên vợ : anh chị vợ, các cháu đón tiếp rất ân

cần và chu đáo, nhất là “chú Hùng ngoại đạo”

đƣợc các cháu gái , cháu rể cƣng chiều quá

mạng :

-Đi biển đêm , ghé Casino, zip cà phê ngắm

biển by night.

-Muốn nhậu thứ gì là có liền : Sò , cua hấp bia,

cua nƣớng (món này hết sẩy), cá nƣớng than

115 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

cuốn bánh tráng mắm nêm, ƣu tiên dành cho chú

bộ đồ lòng cá giòn tan béo ngậy.

Đặc biệt có màn lẩu đồ biền với bào ngƣ, cua,

chem chép và những núm chả cá thì là bọc trứng

cá saumon bên trong, lần đầu tiên đƣợc thƣởng

thức, ngon lạ thƣờng, gắp một núm trong nồi lẩu

sôi sùng sục, đƣa lên miệng, cắn ngay núm nhọn

cái bốp, hƣơng nóng mùi thơm trứng cá vừa chín

tới xông lên tới óc, chới với , tuyệt vời...

Rất tiếc, Adelaide , xứ nóng tình nồng nhƣ vậy

mà tụi tôi binh sai đƣờng , chỉ book máy bay ở

lại có 3 ngày nên đành ngậm ngùi từ giã bạn

hiền T.C Cao Cát, chị Mai và bộ lạc thân thƣơng

bên vợ để cùng bà chị vợ bay lên Brisbane, tỉnh

mạn Bắc của Úc với Queen land và các bãi biển

nổi tiếng Gold Coast, Surf-Paradise...

Và lẽ dĩ nhiên, màn tiễn đƣa lại là màn bầu đoàn

thê tử lóc nhóc cùng với vợ chồng Cát ra tận sân

bay bùi ngùi xoa tay vẫy vẫy...

oOo

Search trong bảng phong thần Gia đình

HQ/OCS/THĐ do OC Tạ quốc Quang biên soạn,

tôi chẳng thấy một trự cựu OCS nào trong vùng

Queen land này cả nên đành để cho bà chị làm

leader đƣa đến nhà cô Hoa , em út của bà .

Cô Hoa và ông chồng rất dễ thƣơng , rất lịch sự

nhƣờng phòng lớn đầy đủ tiện nghi với phòng

tắm riêng cho vợ chồng Gà. Cả hai đều còn trẻ,

tuổi mới ngoài 40, nên tuy vai vế cao hơn nhƣng

vẫy gọi tụi tôi là anh chị ( lại thêm một bằng

chứng nữa là mình đã già, buồn 5 phút) .

Brisbane cảnh đẹp quá nhiều, hình ảnh đƣợc

quay , chụp lia chia nhƣng ... thiếu màn nhậu,

ông chồng là cựu giáo chức, bà vợ hiện là

hygène dentaire cộng thêm hai cô bé teenager

nên nhà hổng có chứa rƣợu bia, lại chẳng có

bạn hiền để chén chú chén anh nên Hùng gà tồ

đành ...tu nƣớc suối trong chai, cũng may, chứ

ngày nào cũng nhậu dài dài nhƣ ở VN , Sydney,

Adelaide thì Gà tồ sẽ thành Gà lủng .. bao tử

ngay.

Thời gian tại Brisbane cũng chỉ timing có 3 ngày

nhƣng là thời gian cho vợ chồng tụi tôi shape up

cái body bụng phệ lại bằng những màn ăn uống

chừng mực, thức ăn tốt lành cùng những màn đi

bộ dài cả mấy tiếng đồng hồ trên những bãi biển

, eo vịnh đẹp tuyệt hảo của vùng Queen land này

. Ba ngày ngoài những hình ảnh ghi lại những vẻ

đẹp thiên nhiên và màn leo núi ngắm thành phố

ban đêm tại terrace một tiệm ăn sang trọng trên

đỉnh Mont COOT-THA, tôi chẳng còn có gì để

kể cho các bạn về vùng này cả.

Rời Brisbane không mấy thấy hối tiếc lắm vì

đang háo hức màn tái ngộ Sydney với những OC

thân quen đang chờ đợi và chƣơng trình ăn nhậu

đã đƣợc OC Thanh và OC Khánh planning từ

trƣớc.

116 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

oOo

Ngày tái ngộ Sydney Khánh ta lại phải

lóc cóc vác xe ra đón, kỳ này Khánh bị bệnh

gout hành sau những màn nhậu trƣớc nên đi

đứng cực kỳ khó khăn, trông thật tội.

Đau nhƣ thế mà sáng hôm sau Khánh nhất định

đòi đƣa vợ chồng tôi đến tỉnh vùng mé Đông của

Sydney mặc dù tôi đã nói ngồi tán gẫu ở nhà

cũng đƣợc. Lái xe khoảng 40 phút, chúng tôi đã

đến Nhà thờ St. Mary Catheral chụp gấp rút vài

pô hình cho madame Trâm chứng tỏ lòng ngoan

đạo, đi du lịch cũng ghé nhà thờ xong Khánh lái

qua vùng Bondi Junction dọc theo bãi biển

Tamarama , Rose North, Diamond-bay vòng lên

tuốt đến Walson- bay, đổi hƣớng ngang qua

Rose bay harbor , tại Diamond bay chúng tôi

đƣợc xem vùng bờ biển hùng vĩ với những sƣờn

núi vách sừng sững dựng đứng cao giống nhƣ

vùng mũi cá mập của Côn sơn ngày nào. Muốn

chụp hình toàn cảnh này, gà tồ phải đập cánh

bay vút lên tận đỉnh núi một mình, còn Khánh vì

gout hành, bà gà mái ngại mệt nên cả hai ngồi

nhâm nhi cà phê đợi dƣới chân núi.

Trƣa đến, ba mạng tìm một Resto bar ngay bờ

vịnh ngồi nhâm nhi bia Úc , mấy con tôm chiên

xù and ..Fish and chip.. ngồi ngắm những ferry

đi đi về về tại Darling harbor tôi và Khánh lại

chạnh nhớ lại bài “sitting down on the docking

bay”..thƣờng hay đƣợc nghe thời thịnh hành của

nhạc rock 60-70.

Buổi chiều, trên đƣờng về lại City ( bên

này thiên hạ gọi downtown, trung tâm thành

phố, là City, khi nói mình đi City nhá , nghĩa là

mình xuống phố đó ghen) chúng tôi ghé đón

cháu Quyên , cô gái lớn của anh chị Khánh,

đúng giờ tan sở và đƣợc cháu mời màn beer

blast “happy hour “ ở khu du lịch The Rocks

gần Sydney Cove ngắm Sydney opera house

(nhà con sò) trong khung cảnh lãng mạn của

buổi Hoàng hôn, ôi.. sao mà relax , sao mà thƣ

thái vô cùng..cám ơn cháu Quyên nhé ..

Ngày hôm sau là ngày nghỉ trong tuần

của Mr. Thanh Dundee nên bạn hiền liên đội A

này đã tình nguyện take care khách Canada cho

Khánh .” Món hàng “ đƣợc bàn giao tại khu phố

Việt Nam Bankstown. Sau màn ăn sáng, Khánh

từ giã chạy về lo công chuyện và dặn Thanh nhớ

đƣa “món hàng “về cho kịp buổi ăn chiều với

gia đình Khánh.

Thanh sau đó dẫn tụi tôi nhâm nhi cà

phê tại quá Nhớ (không giống nhƣ cà phê Dĩ

vãng, cà phê Lú bên Cali đâu mà ham nghen cu

Lễ ) .

Bankstown , một thị xã Việt Nam tại

Sydney, phải, có thể gọi là một thị xã với

nguyên một khu phố nhà hàng, chợ búa , cửa

tiệm , offices toàn bảng hiệu Việt Nam , kéo dài

hai ba dẫy phố không thua gì ở một khu của

Little Saigon bên Orange County , Cali. Giá cả

so với bên Mỹ hoặc Montreal thì cao hơn nhiều,

từ thức ăn, đồ đạc , quần áo đều đắt hơn gần 30

phần trăm.

Màn cà phê cà pháo xong , Thanh lái xe

đƣa tụi tôi về thăm nhà và bà xã , không ngờ

Thanh bằng tuổi tôi, sinh năm 1949 và bà xã

117 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Thanh cũng đúng tuổi bà xã tôi. Hàn thuyên một

lúc chúng tôi từ giã chị Thanh xin phép về sớm

vì từ nhà Thanh ở Fairfield về nhà Khánh phải

hơn 3 tiếng lái xe vừa đi vừa về, lại đang giờ

tan sở mà Thanh phải đi làm từ 4 giờ sáng hôm

sau.

Tối hôm đó , tại nhà Khánh là một màn

ăn uống tƣng bừng náo nhiệt đến hơn nửa đêm

với toàn gia đình con cháu có cả con gái con rể

và chị Nga, bà xã của OC Lê văn Chín mặc dù

đƣơng sự đang thong dong tại Saigon chƣa qua

đƣợc...Đặc biệt menu do bà Hảo vợ Khánh, cô

Thu, chị Nga và các cháu biên soạn gồm Tôm

hùm, sò huyết , những con tƣơng cận, rồi

beefsteak bò Úc ( number one ) và đặc biệt

Steak Kanguru( dai, ít mỡ , nhƣng không bằng

steak bò Úc ). Và các bạn phải nhìn tận mắt

cách làm tôm hùm của cháu Huy , con trai thứ

ba của Khánh , thì mới phục , tay đầu bếp bất

đắc dĩ đã làm cho bác Hùng lác mắt : con tôm

hùm hơn 3 ký ( hơn 6 lbs ) nhìn lổn nhổn gai

góc to nhƣ con quái vật trong phim giả tƣởng mà

Huy ta dùng dao thọc ngay giữa đầu, cố xẻ đôi

làm con vật dãy đành đạch khiến gà tồ đang

quay phim mà run tay , toát mồ hôi, tim đập

thình thịch..Thế nhƣng khi gỡ cái đầu tôm, phết

tí bơ tỏi đƣa vào miệng thì lại chẳng run tay tí

nào, trái lại còn thấy khoái tỉ đến tận chân lông ,

thêm màn đƣa ly XO cụng cái coong với các

cháu trai..ối dào, sao mà nó đã thế...

Đánh chén no say, sau khi phụ Khánh và

các cháu kê dọn lại bàn, cả nhà làm một giấc cho

đến sáng bạch ngày hôm sau .

Cà phê cà pháo xong xuôi, cô Thu tình

nguyện làm tour guide dẫn lên “city “ đi

shopping và thăm Sydney opera house tận nơi

tận chốn . Đây là lúc Gà tồ test xem quyền lợi

các cƣu chiến binh có đúng nhƣ lời đồn không

bằng cách mƣợn thẻ ancien combattant Úc của

Khánh . Quả nhiên là thật các bạn à.. leo lên xe

buýt, chìa cái thẻ ra, là đƣợc sự kính nể của các

tài xế liền tù tì: cúi đầu chào một phát , lấy 2,50

đô xong là tài xế bấm vé xe, cẩn thận ghi date

trên tấm vé xong đƣa tận tay cho mình ,không

một thắc mắc , hỏi han câu nào ...và tấm vé này

chỉ cần xì ra cho bất cứ một service cho công

chúng nào là đƣợc welcome ngay..

Việc đầu tiên là xuống xe bus ngay trạm

cuối đƣờng George xong đi bộ đến Circular

Quay , nơi “con sò “ ngự trị rồi tha hồ bấm

máy.

Rời rã tay ( vì chụp hình cho “ngƣời

mẫu” khó tính Trâm , phải vặn vẹo lấy kiểu

nhiều quá) và chân (vì đi bộ , cô Thu bắt chạy

theo xe buýt , leo lên motor rail làm một tour

quanh phố chính ) chúng tôi vào một tiệm điểm

sấm Tầu trên lầu thƣợng của một shopping lớn

trong phố làm một bụng xíu mại, hắc cẩu chân

gà vv..vv rồi lại tiếp tục cuộc hành trình khám

phá Sydney .. ban ngày.

118 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Ngày hôm sau Khánh phải đƣa bà Hảo

tái khám nên cô Thu lại “tình nguyện “ làm

hƣớng dẫn viên thêm hôm nữa. Kỳ này chúng

tôi sẽ khám phá các ngoại ô Sydney bằng Ferry.

Tại Ferry Quay, chúng tôi thấy có tất cả 5 lines:

muốn đi Darling harbor , phía Tây Sydney,

chúng tôi chọn Ferry line 4 , cũng với vé đi xe

bus cũ lúc sáng ( giá bình thƣờng hình nhƣ là

5.95 ), chúng tôi leo lên và khoảng 20 phút sau ,

tầu cặp bến , cả bọn lên bờ , làm một vòng thăm

Sydney Convention center, Harbor side

shopping center rồi lấy motorrail trở về “City “

tại trạm Galeries Victoria, lấy bus khoảng 45

phút về lại nhà tại Castle hill .

Tối hôm đó mới thật là đêm, màn nhậu

trình diện nhập vùng của Gà tồ là tối hôm nay ,

thứ sáu 26 tháng 3 tại nhà hàng sea food tên gì

cóc nhớ..chỉ biết từ nhà Khánh phải lái xe mất

gần tiếng đồng hồ..

Bữa tiệc quy tụ hầu hết những OCS

vùng Sydney ngoại trừ Bình bận về thăm gia

đình tại VN, Sơn Lành bị bệnh , Dƣơng văn Đức

thợ lặn từ mấy chục năm nay và Độ hiện đang ở

Melbour với gia đình.

Thâm niên hiện là anh chị Kim Bửu

OCS 1, sau đó là anh chị Thềm văn Ba OCS 2 ,

anh chị Nguyễn Mỹ Thanh Dundee và anh Phạm

chiến Thắng OCS 3, tôi và bà xã, Nguyễn mạnh

Hùng OCS6 , anh chị Hoàng minh Khánh và

anh chị Phan Tấn Hùng OCS8, đại diện cho anh

Lê văn Chín OCS10 là chị Nga vợ anh Chín, và

thân hữu là cô Thu em anh Khánh.Khỏi nói, bữa

tiệc vui hơn Tết, menu hoàn toàn những món

“hẩu sực “ của Gà tồ: Canh chua , cá kho tộ, cá

chiên giòn, bò tái chanh. .. chỉ có cái là khi cụng

ly, các cụ bên downunder này toàn đƣa ly “rƣợu

đế” trắng , không sủi bọt không mùi vị không

mầu sắc đƣợc đem từ những nguồn suối

về...thành ra chai rƣợu Martel do mấy anh chị

tặng chỉ đƣợc Hùng Gà tồ độc ẩm gần nửa chai

rồi không có bạn nhậu nên ngƣng ngang. Khánh

sợ Gout hành nên cũng không dám uống.. Chèn

ơi , mấy ông thầy này Down ..under thiệt rồi..

toàn là ông thần nƣớc lạnh không hà... may ra

chỉ có Phan tấn Hùng thỉnh thoảng ngụm vài ly

vin đỏ thôi..

Tuy nhiên cuộc vui kéo dài đến gần 11

giờ nhờ những đề tài quanh quẩn chuyện “chúng

mình” ,cùng một tần số về kỷ niệm quá khứ Hải

quân, và nhất là kỹ thuật nói chuyện của các chị

làm cho không khí bàn tiệc sôi động không

ngừng

119 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Nạp calories quá nhiều nên OC Thềm

văn Ba có nhã ý rủ mọi ngƣời đến Casino nơi có

một private Dancing club với ban nhạc Việt mà

anh là một VIP member. Thế là cả bọn di tản

qua vùng đâu tận Fairfield hay Paramatta gì

đó..Không ngờ dancing floor lại đông nghẹt dân

mê nhót nhƣ vậy , mới chiều thứ sáu gần 11 giờ

đêm .. whoa .. nam thanh nữ tú ào ào thay nhau

biểu diễn không ngừng mà ban nhạc chơi rất khá

, âm thanh khỏi nói , dân professionels mà..

Thế là cả bọn enjoy tối đa, rủ nhau ra

tập Gym, bia nốc ào ào nhƣng chỉ có song Hùng

và Khánh thôi nghen..các OC kia lại nƣớc suối

làm chuẩn nhƣ thƣờng lệ..

Trƣớc khi ra về, Mr. Ba lại rủ anh em

hẹn trở lại hôm chủ nhật cũng tại đây sẽ đƣợc

thƣởng thức tài nghệ của ca sĩ thứ thiệt và

nghiệp dƣ..

Sáng hôm sau thứ bảy, anh chị Thanh

tháp tùng Khánh Hảo, Hùng Trâm và cô Thu

cùng chị Chín bắt Ferry số 5 để đi Mainly thuộc

vùng Đông bắc Sydney. Trên đƣờng đi, ferry

lƣớt qua một bến tầu hải quân Úc, nhìn những

chiến hạm mầu xám gris y hệt nhƣ những chiến

hạm cũ của Hải quân VN , cả ba thằng cựu

Naval officers lại thấy nhoi nhói từ tận trong đáy

lòng..ôi thời vùng vẫy xuôi ngƣợc nay còn đâu..

Khi ferry đổi cấp tiến vào vịnh Mainly,

thì mặt biển bỗng nhiên bị che kín bởi hàng

trăm cánh buồm khoe mầu rực rỡ dƣới ánh nắng

ban mai..trông tuyệt đẹp, cả bọn bấm máy lia lịa.

Có điều lạ là không biết dân thuyền buồm vùng

này có tin dị đoan nhƣ dân đi biển miền Trung

VN không mà cứ cố tình đâm vƣợt ngang ngay

sát mũi Ferry để lấy hên làm ferry cứ phải hụ

còi xua đuổi ầm ĩ.....

120 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Ferry ghé vào bến Mainly wharf , cả

nhóm lên bờ và bắt đầu cuộc du ngoạn thắng

cảnh tại vịnh Mainly với bãi biển, đƣờng phố

chật cứng du khách tứ phƣơng.. sau phần ăn trƣa

trễ tại một steak house ngay khu du lịch chúng

tôi tiếp tục leo lên dốc đèo dọc theo eo biển cho

đến khi các bà than mỏi ,ngồi nghỉ ngắm cảnh

một lúc , chúng tôi lại theo ferry trở về Sydney .

Trƣớc khi chia tay anh chị Thanh có nhã ý mời

cả nhóm ngày mai sẽ thƣởng thức món cơm

niêu tại một địa điềm bí mật sẽ đƣợc bật mí sáng

mai.

Ngày hôm sau, chúng tôi , theo sự

hƣớng dẫn bằng cel của Pilot Thanh, lái xe gần

một tiếng để đến thƣởng thức cơm thố của một

nhà hàng tầu vùng Paramatta?? Tên là First

Taste, mà quả thật không bõ công, nhà hàng có

khẩu vị thật lạ, trƣớc tiên là món soup thật ngon

vả bổ nhƣ: Boudda jump out (Phật nhẩy tƣờng )

black chicken stew (gà ác hầm thuốc bắc ) rồi

món cơm nấu trong niêu theo kiểu cơm tay cầm

của Việt Nam nhƣng phong phú hơn nhiều với

Seafood combination , Chim cút quay giòn..đặc

biệt là dƣới đáy niêu, luôn luôn có cơm cháy

ngon và thơm giòn vì đã đƣợc sốt thấm xuống từ

những thức ăn , gia vị xếp bên trên.

Xong màn ẩm thực, chúng tôi lại rủ

nhau ghé đến điểm hẹn ở dancing club với anh

chị Ba. Tuy đến quá trễ, nhƣng nhờ tài ngoại

giao của Business women Hảo, ban tổ chức đã

ƣu tiên cho khách phƣơng xa là “Hùng Canada”

đƣợc lên hát trƣớc bàn dân thiên hạ. Cũng may,

các bạn OC đã lo xa, mua hết cà chua ở chợ nên

Hùng Canada mới không bị ăn cà chua thối mà

trái lại, còn đƣợc những tràng pháo tay cổ võ ào

ào..

Sau hôm chủ nhật là đến ngày thứ hai,

mọi ngƣời lại đi làm , Khánh cũng buồn buồn lo

chở vợ con và cháu ra phi trƣờng chuẩn bị

chuyến âu du thăm con gái và con trai hiện đang

ở Lon don bên xứ Ăng lê. Vợ chồng gà tồ còn

buồn thảm não hơn , ngày vui đã qua , ngày tiếp

tục cày bừa sắp trở lại ..chỉ còn phù du vài hôm

nữa bên Seoul, Đại Hàn là ôi thôi... vacation is

finished...

Rồi cũng nhƣ lúc đợi ngày nghỉ hè để đi

, ngày về đi làm cũng bắt buộc phải đến. Sáng

sớm thứ ba 30 tháng ba 2010 vợ chồng Hùng gà

tồ lại khăn gói quả mƣớp lên xe. Khánh chở ra

phi trƣờng Sydney , vứt đánh bịch một cái, rồi

“..sung sƣớng..”ôm vai Gà tồ nghẹn ngào từ

giã.( chỉ đùa thôi nghen Khánh, chứ nhìn Khánh

râu huyền rầu lắm vì nhớ vợ con, cháu và thêm

bạn hiền cũng bỏ đi luôn) .

oOo

Vài ngày sau, vợ chồng tôi lủi thủi một

mình trên đƣờng phố Seoul, south Korea mà

lòng vẫn còn mang âm hƣởng của những chuỗi

ngày nồng ấm bên Australia.

Năm ngày tại thành phố Seoul, bốn ngày

trên đảo Jeju , vợ chồng gà đã tìm hiểu và khám

phá hệ thống xe điện ngầm, nhờ vậy đã đến

đƣợc hầu hết những nơi đặc trƣng cho xứ Củ

Sâm này kể cả những nhà hàng, quán ăn với

menu đặc biệt. Nhƣng đây lại là một đề mục

mới, Hùng gà tồ xin hẹn các bạn OC một dịp

khác sẽ nêu lên những điểm chính trong chuyến

du ngoạn Hàn quốc này.

Bài viết đến đây là quá dài , VAT lại sắp

sửa email sạc cho một trận vì gửi bài trễ nên gà

tồ tôi xin tạm chấm dứt Thiên Du Ký Down

under tại đây.

(Xem tiếp trang 140)

121 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Lê Đình Quang

Tôi đến Guam ngày 12 tháng 5 năm 1975, bắt

đầu cuộc sống của ngƣời tị nạn, sau khi tìm đến

căn lều đã đƣợc chỉ định, sắp xếp để thành một

chỗ ở tạm thời cho gia đình, tôi đi ra ngoài căn

lều để tìm hiểu sinh hoạt của ngƣời Việt tại đảo

Guam nhƣ thế nào. Lúc này đã vào buôi chiều,

và là giờ ăn tối, tôi thấy có nhiều ngƣơi đang sắp

hàng để lãnh thức ăn. Ngoài những căn lều đƣợc

dựng để làm nơi trú ngụ cho ngƣời tị nạn, còn có

một số lều khác đƣợc dựng lên để làm nhà

bếp.Qua một thời gian ở trên thƣơng thuyền của

Mỹ chỉ dùng toàn là Ration C, hôm nay ngày

đầu tiên bƣớc lên bờ, mùi thức ăn nóng thật là

hấp dẫn đối với tôi. Nhƣng rồi sau khi lãnh phần

ăn của

mình, mọi

háo hức đã

tan đi, nhìn

lại đĩa thức

ăn tôi có

phần hơi

ngao ngán,

thức ăn này

có lẽ không phù hợp với một số đông ngƣời Việt

chúng ta. Nhƣng mọi việc rồi đâu cũ ng vào đấy,

thời gian đã làm cho mọi ngƣời từ từ quen thuộc

với đời sống và thức ăn ở tại nơi đây.Mấy ngày

qua đi, tôi bắt đầu công việc tìm kiếm ngƣời

thân và bạn bè, đảo Guam lúc này rất đông

ngƣời, tìm kiếm ngƣời thân không phải là một

việc dễ dàng. Bƣớc chân xuống tàu, cởi bỏ bộ

quân phục, những ngƣời lính nhƣ chú ng ta xem

nhƣ đã vĩnh viễn rời bỏ quê hƣơng, rời bỏ ngƣời

thân trong gia đình, bây giờ nếu tìm đƣợc ngƣời

thân ở nơi đây thì quả thật đây là một hội ngộ

với nhiều may mắn và hạnh phúc. Một tình cờ

thật may, tôi đã gặp một ngƣời bạn hải quân mà

chúng tôi đã từng quen nhau trong những ngày

còn ở Bạch Đằng II, đó là Nguyễn Hữu Cho (K.

3). Gặp lai Cho tôi thật là vui, bạn đến Guam

một mình, không ngƣời thân, tôi dù sao cũng

còn may mắn hơn, có bà xã ở bên cạnh. Tôi đề

nghị với Cho đến lều của tôi ở cho vui, bạn đồng

ý ngay, kể từ hôm đó tôi có thêm một ngƣời bạn

đã quen biết từ trƣớc. Cho là ngƣời trầm lặng,

ngoài những lúc chúng tôi nói chuyện với nhau,

thời gian còn lại anh dành cho công việc thiền,

tôi mong manh hiểu ra rằng anh đang mang một

chứng bịnh gì đo và thiền là một phƣơng pháp

chữa bịnh của anh, tuy hiểu nhƣ thế nhƣng tôi đã

không hỏi rõ là bịnh tình nhƣ thế nào. Một kỷ

niệm thật vui với thật nhiều ý nghĩa, một ngày

sau khi ngồi thiền, anh đã đem về cho tôi một

đồng dime, với một dime này tôi đã mua đƣợc

sáu điếu thuốc lá. Sáu điếu thuốc lá này đã thỏa

mãn một phần nào cơn ghiền thuốc lá của tôi,

bƣớc chân lê tàu Mỹ thuốc lá cũng bắt đầu hết,

đây là những điếu thuốc thật ngon và duy nhất

mà tôi đã hút ở đảo Guam. Những ngày kế tiếp

qua đi với những chán nản càng lúc càng nhiều,

sắp hàng làm thủ tục để vào Hoa Kỳ, sắp hàng

ăn cơm, tối đến xem chiếu phim … Cuộc sống ở

Guam ngày qua ngày là nhƣ vậy đó.Thấm thoát

tôi ở đảo Guam đã gần một tháng, tôi đã xin đi

định cƣ ở tiểu bang Cali, một nơi mà hầu hết

ngƣời Việt lúc đó đều muốn đến, con đƣờng chờ

đợi còn thấy dài dài. Một đêm vào khoảng 12

giờ đêm tôi nghe trên loa phóng thanh, nếu có ai

muốn đi PA thì đến văn phòng để lập thủ tục,

đây là một nơi rất lạnh về mùa đông nên ít có

ngƣời muốn đi. Tôi sau một thời gian chờ đợi

với nhiều chán nản, nghe xong thông cáo trên tôi

ra đến văn phòng để tìm hiểu, quả đúng nhƣ tôi

đã nghe, tôi chạy về lều, thu dọn hành lý, nói với

Cho về ý định đi PA, Cho cũng đồng ý và xách

hành lý đi với tôi, thật ra thì chúng tôi cũng

122 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

chẳng có hành lý gì, chỉ là một túi xách, với đồ

dùng cá nhân, và vài bộ đồ dân sự. Vỏn vẹn chỉ

có thế, chúng tôi lên xe bus để đi đến một trại

khác, hình nhƣ là căn cứ Anderson thì phải, con

đƣờng đi đến trại phải qua một phi trƣờng B52,

nhìn những chiếc B52 nằm trên phi đạo, tôi

tƣởng tƣợng đến khả năng tàn phá của những

quả bom của phi cơ, những phi vụ liên tục cất

cánh từ đây để yểm trợ cho miền Nam, tôi tự hỏi

nếu thực sự tận dụng khả năng của các phi cơ

này, liệu quân đội Cộng Sản sẽ chịu đựng đƣợc

bao nhiêu ngày trong cuộc chiến, nhƣng câu hỏi

đã không có câu trả lời, bởi vì hiện tại tôi và

nhiều ngƣời khác đã đang ngồi trên chiếc xe bus

này để sang Mỹ tị nạn, một thực trạng thật ê chề

và đau đớn. Qua một thời gian ngắn ở trại

Anderson, ngày 6 tháng 6 năm 75, tôi, vợ và

Cho đƣợc đƣa sang trại Indian Town Gap ở tiểu

bang PA. Khi đến nơi, lúc xuống phi cơ đe lên

xe bus về trại tôi gặp lại một số bạn bè cũ :

Nguyễn trọng Chiếu, Trần văn Kim, Trần

Thung... Tha hƣơng ngộ cố nhân, ở đảo Guam

tìm không thấy, sang đây lại có cơ hội gặp nhau,

trong hoàn cảnh hiện tại, còn nổi vui nào bằng.

Cho ở barrack khác với tôi, nhƣng chúng tôi vẫn

thƣờng xuyên liên lạc với nhau. Cuộc sống

nhàm chán lại bắt đầu với những công việc hàng

ngày, sáng, trƣa, chiều, sắp hàng đi ăn cơm, tối

đến xem chiếu phim. Dù nhàm chán nhƣng ai

cũng phải trải qua. Cuối cùng rồi cái ngày chờ

đợi ấy cũng đã đến, 26 tháng 7 năm 75 gia đình

tôi rời trại để về với ngƣời bảo trợ ở thành phố

Rockford, Illinois. Cuộc sống của ngƣời tị nạn

đã bắt đầu với tôi kể từ ngày hôm đó ở tại thành

phố Rockord, một thành phố nhỏ, đẹp,hiền lành

cách Chicago 90 dặm về hƣớng tây bắc. Tôi dần

dần làm quen với cuộc sống ở Hoa Kỳ, lúc này

Cho vẫn còn ở trong trại ti nạn, chƣa có ngƣời

bảo lãnh, tôi nói với ngƣời bảo trợ bảo lãnh Cho

về Rockford ở gần tôi cho vui. Mọi việc đã tiến

hành tốt đẹp, một tháng sau Cho xuất trại về

Illinois ở chung với ngƣời bảo trợ của chúng tôi,

lúc này tôi đã mƣớn một căn apartment để ở

riêng và ở tại thành phố nhỏ này, mua thu năm

75 đứa con đầu lòng của tôi đã chào đời, căn nhà

của tôi đã trở nên vui và ấm áp hơn với tiêng

khóc củ a trẻ thơ. Tôi và Cho vẫn thƣờng gặp

nhau, cuối năm 1975 một tin vui đến với tôi, qua

một ngƣời cháu, tôi tìm đƣợc một ngƣời chị

đang sống tại New Orleans. Một thời gian ngăn

sau đó, tôi di chuyển về New Orleans để sống

gần ngƣời chị. Cho sau vài tháng sống ở

Rocford cũng bắt đầu một cuộc sống phiêu lƣu,

nay đây mai đó. Lúc tôi bắt đầu cuộc sống ổn

định ở New Orleans, thì cũng là lúc tÁoi gặp lại

Cho, sau một thời gian lang thang cũng đã đến

đây, chúng tôi lại tiếp tục với cuộc sống bè bạn

với nhau. New Orleans có lẻ không phải là nơi

đất lành chim đậu, cho nên chỉ một thời gian

ngắn sau đó, Cho một lần nữa lại ra đi để tìm

một nơi khác cho cuộc sống của mình.

Tôi gặp Ngô văn Thừa lúc nhập trại Bạch Đằng

II, có vài điểm tƣơng đồng nào đó, tôi và Thừa

đã nhanh chóng quen thân nhau, những sinh viên

đƣợc chọn đi học khoa 20 Nha Trang rời khỏi

trại, cũng là lúc mà chúng tôi, những thằng ở lại

càng cảm thấy thân thiết với nhau nhiều hơn.

Những bữa ăn thật đơn sơ, phải ăn trong vội

vàng, những đêm ngồi gặm bánh mì bên nhau,

chúng tôi thật sự đã chia xẻ với nhau nhiều về ý

nghĩa của cuộc đời. Tôi rời khỏi Bạch Đằng II

để tập sự trên HQ 12, Thừa vẫn chờ ở tại Sài

Gòn. Sau khóa học căn bản quân sự tại Quang

Trung, một lần nữa chúng tôi lại đƣợc đƣa

xuống các chiến hạm để tập sự, lần này tôi, Thừa

và một nhóm bạn khác đã đƣợc đƣa xuống HQ

231. Lúc này HQ 231 đang công tác tại Nhà Bè,

chúng tôi đi xe đến nơi trình diện đơn vị, hạm

trƣởng HQ 231 là thiếu tá Lý Thăng, ông có lẽ ít

quan tâm đến chúng tôi. So với thời gian ở HQ

12, thời gian ở trên HQ 231 chúng tôi thấy thoải

mái hơn nhiều, anh Nguyễn Xí, sĩ quan trƣởng

phiên, xuất thân từ hàng hải thƣơng thuyền rất

vui tánh, nhờ vậy thời gian đi công tác ở đay

chúng tôi thấy vui hơn. Rồi chỉ một thời gian

ngắn, chúng tôi đƣợc gọi về để học anh văn

123 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

chuẩn bị cho chƣơng trình tham dự các khóa học

tại OCS.

Nguyễn hữu Cho sau một thời gian lang thang,

đã trở về sinh sống tại Rocford, Illinois,chúng

tôi vẫn thƣờng xuyên liên lạc với nhau. Đầu năm

1980, Cho gọi điện thoại báo tin cho tôi, Thừa

đang sống tại Hawaii và có ý định muốn sang

định cƣ ở lục địa Hoa Kỳ, tôi nói với Cho nhƣ

vậy càng tốt, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội để gặp

nhau hơn. Mọi việc tiến hành tốt đẹp,đầu mùa hè

năm 1980, Thừa sang Illinois ở chung với Cho,

lúc này Cho đã lập gia đình và có một bé gái.

Tôi thật là nôn nao cho một lần gặp lại các bạn,

một tháng sau ngày Thừa đến ở với Cho, gia

đình tôi đã đến Rocford để gặp lại những ngƣời

bạn đã có một thời có nhiều gắn bó với nhau.

Lúc gặp lại nhau, khỏi cần nói chúng tôi đã thật

sự chia xẻ cho nhau những cảm tình đã lạc mất

bấy lâu nay, những lon bia đã liên tục đƣợc mở

nắp để chào mừng cho lần hội ngộ này, câu

chuyện vẫn là những kỷ niệm của một thời đã

qua, của quê hƣơng, của cuộc sống mới và

những thao thức về một nỗi buồn đã rời bỏ quê

hƣơng. Lần gặp nhau lần này đã đem đến cho

chúng tôi một nỗ i vui hội ngộ, những cũng buồn

thay nó cũng bắt đầu khơi mào cho một sự rạn

nứt nho nhỏ, để rồi vài ngày sau khi tôi rời khỏi

Rockford thì cũng là lúc Thừa đã rời khỏi nhà

của Cho. Có lẽ tình bè bạn giữa Cho và Thừa đã

chấm dứt kể từ ngày hôm đó, tôi thật là bàng

hoàng cho sự đổ vở này. Mùa hè năm đọ, cũng

là lúc tôi bắt đầu chán nản với cái nóng bức của

New Orleans nên đã phiêu lƣu một lần nữa, trở

về Rockford. Cái thành phố nhỏ hiền lành nơi

đây hình nhƣ không có duyên nợ với tôi, cho

nên sống ở đây sáu tháng, tôi từ giã Cho để về

laị New Orleans. Tôi sống ở New Orleans cho

đến năm 1987 thì di chuyển về Atlanta, cuộc

sống của tôi ở cả hai nơi đã thay đổi khá nhiều,

tôi có quá nhiều bạn bè, mỗi cuối tuần đều có

những cuộc họp mặt để chung vui.

Cuộc vui nào thì cũng co lúc tàn, sống lang bang

rồi cũng đến lúc phải dừng chân, tôi bắt đầu thấy

mệt mỏi với những đêm nhậu thâu canh,để rồi

sáng hôm sau thức dậy cái đầu đau nhƣ búa bổ,

thế là tôi từ từ bỏ bớt những thói quen ăn nhậu.

Mùa hè năm 2006, tôi bắt đầu tìm lại những

ngƣời ban, ngƣời đầu tiên tôi gặp là Lễ, rồi đến

Cần, Phú... và nhiều bạn khác nữa, một ngƣời

mà tôi không thể nào quên đƣợc là bạn Lãm -

Rangvang - đã có một khoảng thời gian cùng

nhau chia xẻ buồn vui trên sân volley, khi đi tập

sự trên HQ 12. Niềm vui đã không trọn vẹn đến

với tôi, Cho và Thừa vẫn biền biệt ở một nơi nào

đó. Hai bạn, đã 28 năm qua rồi, 28 năm một

khoảng thời gian quá lâu để cho moị việc đi vào

quên lãng, những hiểu lầm nếu có thì cũng đã

đến lúc nên bỏ qua để nhƣờng chỗ cho một sự

cảm thông, tha thứ. Nếu hai ban đã chọn cho

mình một cuộc sống thầm lặng cho riêng mình

thì tôi không biết nói gì hơn xin đƣợc kết thúc

câu chuyện này với lời cầu chúc gia đình hai bạn

BÌNH AN VÀ HẠNH PHÚC.

Lê Đình Quang

124 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Xuyïn Têm Liïn

Thịnh, U7

Gia đình Tân sống trong căn nhà hai tầng, ở

tầng trên, dƣới cho thuê để thêm vào tiền chợ chứ

một mình ba của Tân,một Sĩ Quan trung cấp, tiền

lƣơng của bố chỉ đủ mua tạ gạo và tiêu vặt, còn

mẹ Tân là giáo viên đồng lƣơng ba cọc ba đồng

mẹ phải tằn tiện mới tạm đủ chi dùng. Khi lũ dép

râu nón tai bèo kéo vào với danh xƣng giải phóng

thì gia đình tân cũng bị giải phóng luôn: Bố Tân

trình diện học tập cải tạo ba năm rồi mà vẫn bặt

tin sau đó mẹ con từ lầu hai bị giải phóng xuống

căn bếp của nhà mình, ngƣời mƣớn nhà bị đuổi và

lũ cán không biết từ đâu kéo đến sao mà đông thế,

bọn chúng giải phóng cả hai tầng, mẹ con Tân tức

uất ngƣời, thôi thì năm mẹ con đành tự giải phóng

đi mƣớn ở ngoài cho hết cám cảnh chọc vào mắt.

Mới 16 tuổi đầu lại có khả năng văn nghệ,Tân

đƣợc đề cử làm trƣởng ban văn nghệ phƣờng, sau

đƣợc đề bạt lên làm trƣởng ban văn nghệ liên

phƣờng. Ngoài thời gian giúp mẹ chạy chợ,Tân

luôn đốc thúc các bạn trẻ thi đua đạt thành tích

nhằm phát huy cơ sở. Tất cả các màn trình diễn

đều phải trình lên tên bí thƣ đoàn duyệt xét,đƣợc

sự chấp thuận, bấy giờ anh chị em trong đoàn mới

bắt đầu tập dƣợt,chƣa lần nào Tân bị khiển

trách,(chính mẹ soạn chƣơng trình cho Tân, với sự

dè dặt cố hữu và thận trọng của một bà giáo Ngụy

nhằm mục đích nếu Tân làm tốt sẽ đƣợc giấy giới

thiệu của phƣờng cho chồng về sớm đoàn tụ với

gia đình ) nếu có sửa chữa thì cũng là lý do kỹ

thuật chứ không bởi tƣ tƣởng chính trị vì thế Tân

rất đƣợc tín cẩn, để tƣởng thƣởng công lao cho

Tân tên bí thƣ đoàn đề cử Tân đƣợc mặc bộ đồ

cán bộ, chính cái bộ đồ không giống ai này mà

Tân gặp chuyện cƣời ra nƣớc mắt.

Lãnh ý của mẹ nên trong nhà Tân lúc nào

cũng đàn ca xƣớng hát, tập kịch, bà con lối xóm ai

cũng biết gia đình này là Ngụy Quân sao bây giờ

lại là lũ 30, theo đóm ăn tàn thế này, họ gặp mẹ

con Tân ai cũng niềm nở hỏi thăm đủ điều ra

chiều thân thiết lắm nhƣng chỉ là bề ngoài, cứ

thấy ánh mắt lấm la lấm lét của họ thì không thể

cầm lòng đƣợc, một sự khinh bỉ,dầu vậy gia đình

Tân cố cắn răng để sống chờ thời và lúc đó dân

gian có lời truyền khẩu:

Công an bộ đội còn tha

Ba mƣơi giết hết lột da đóng giầy

Quần quật với công việc phƣờng thế mà Tân

không hề đƣợc bất kỳ một ơn mƣa móc nào của

chế độ, ngoài bộ đồ cán bộ mà chính gia đình phải

tự xuất tiền túi ra mua, tuy nhiên nhờ nó mà công

an khu vực cũng nhƣ khi phong trào gia nhập bộ

đội đi Cam Pu Chia không phiền hà gì đến gia

đình Tân. Đột nhiên gia đình nhận đƣợc thƣ bố,

biết bố đang học tập tốt ở trại Bùi Gia Mập thuộc

Tỉnh Phƣớc Long, nhờ chính sách khoan hồng và

nhân đạo của đảng và nhà nƣớc nên cho phép

thân nhân đƣợc đến thăm và có thể mang theo đồ

ăn cũng nhƣ thuốc men. Mẹ Tân đọc lá thơ đến cả

chục lần, nƣớc mắt tầm tã, còn Tân thì vui vì biết

tin bố nhƣng lo vì nếu đi thăm bố vẫn là tiền đâu ?

Lũ em của Tân phải bỏ học để cùng với mẹ lo

chạy chợ tìm miếng ăn cho gia đình mà vẫn còn

đói lên đói xuống, nhất là vào năm 1978, đói quá,

đói lăn đói lóc, hơn nữa nhà nƣớc vẫn ra rả kêu

gọi dân chúng phải thắt lƣng buộc bụng để cùng

nhau tiến mạnh tiến mau lên thiên đàng của Xã

125 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Hội Chủ Nghĩa, riêng gia đình Tân đã phải buộc

bụng đến nỗi rốn chạm vào xƣơng sống mà chả

thấy thiên đàng đâu cả, chỉ biết lúc nào mắt cũng

hoa lên vì đói, đâu đâu cũng chỉ toàn thấy đói là

đói, đói đến độ không ngủ đƣợc, mong sao cho

chóng sáng là bò ra chợ may ra tìm đƣợc cái gì

dằn bụng, còn Tân húp bát cháo loãng với muối

buổi sáng, mang theo củ khoai, miếng sắn luộc

cho bữa ăn trƣa, tối mịt mới về, bữa tối may lắm

là đƣợc lƣng cơm độn, đào đâu ra tiền để mua đồ

đi thăm bố đây? Mẹ Tân mỉm cƣời khẽ liếc hình

Bác. Tân vẫn không hiểu ý mẹ. Bà bệ Bác xuống,

lật úp bác bác ra bà lẩm bẩm: con bà nhà mày, thì

ra sau lƣng bác mẹ dấu mấy cây vàng.

Đồ ăn thì dễ kiếm, còn thuốc men làm sao

đây? Thuốc lại vô giá, rất đắt và cũng rất hiếm,

nhất là thuốc ngoại, bao bì thì thật còn ruột lại

không thật tý nào, Tân chợt nghĩ phƣờng có

phòng phát thuốc mà Tân chƣa bao giờ tới, nếu

mặc bộ đồ cán bộ vào xin thì phải là thuốc xịn,

nói ý định ấy với mẹ, bà bằng lòng ngay và

khuyến khích Tân nên thực hiện càng sớm càng

tốt cho kịp với chuyến thăm nuôi kỳ này.

Sáng hôm sau cũng với bộ đồ cán bộ,Tân

làm mặt thiểu não đến xin thuốc. Phòng y tế vắng

nhƣ chùa bà đanh, thấp thoáng bóng ngƣời y tá

đang lui cui phía sau, thấy có ngƣời đến cô y tá lết

ra. Tân chƣa kịp mở miệng nói điều gì hay kể

bệnh tình ra làm sao thì cô y tá hất hàm hỏi: Xin

Thuốc hở,Tân gật đầu,quăng cho cuốn sổ bảo ghi

tên rồi ngồi xuống ghế kia,cô y tá ra lệnh, Tân riu

ríu làm theo mà không làm cũng không đƣợc vì cô

y tá đã biến mất sau quầy thuốc, độ 5 phút sau

thấy cô ta khệ nệ bƣng ra một hũ, mở nắp, đổ ra

miếng giấy, rồi đếm tứ 1 cho đến 27 viên thuốc,

cái mặt lạnh nhƣ tiền rồi phán, sáng 3 viên trƣa 3

viên chiều 3 viên, có thể uống lúc nào cũng đƣợc

uống thay cơm càng tốt, sau 3 ngày nếu không hết

bệnh thì đến đây lấy nữa uống tiếp, nói xong còn

liếc xéo Tân rồi xếch miệng cƣời tủm, xách hũ

thuốc biến mất, không biết xử trí ra làm sao Tân

đành lủi thủi đi ra.

Sau đúng 3 ngày, lấy kinh nghiệm lần trƣớc

lần này Tân định nói trƣớc nhƣng vẫn bổn cũ soạn

lại, 27 viên là 27 viên và uống thay cơm càng tốt.

Lại gặp bản mặt cái con y tá khốn nạn này nữa,

cái mặt nhẵn quẹn và vênh váo không có chút tình

cảm tý nào. Hơn nữa sau mỗi câu nói nó lại kèm

thêm nụ cƣời nửa miệng ra chiều mỉa mai làm Tân

tức đến điên ruột. Lấy hết sức bình sinh Tân mới

dám biện bạch với cô y tá là cô chƣa nghe tôi khai

bệnh vì thế cô đâu biết tôi bị bệnh gì, thế mà cô đã

vội cho thuốc, nhỡ may thuốc không đúng bệnh,

uống vào bị công thuốc thì sao? Nhƣ bị chạm phải

nọc, hai tay chống ngang hông, bàn tay phải vung

lên ngón tay xỉ xói vào mặt Tân gầm lên: à cái anh

này to gan thật, dám coi thƣờng viên chức nhà

nƣớc lấy cớ là xin thuốc mà thực sự đến đây để

bôi bác chế độ, Tôi biết việc của tôi làm chứ, tôi

nghiêm chỉnh tuân hành đúng chỉ thị của thủ

trƣởng, anh phải biết rằng, đây là loại thuốc cao

cấp trị bá bệnh của xã hội chủ nghĩa, lại bụm

miệng dấu nụ cƣời, rồi tiếp, có tên khoa học là

Xuyên Tâm Liên, đã đƣợc viện y khoa Hà Nội xác

nhận, nếu anh chê thuốc thì tôi lấy lại ngay và báo

cáo lên cấp trên của tôi và của anh để cho họ xử lí

anh. Giọng nói móc họng của anh xem ra anh

cũng thuộc thành phần ngụy quân ngụy quyền gì

đây? Dám là CIA cài lại thì phải? thấy vậy Tân

hoảng quá vì chỉ có bộ đồ thôi gốc Ngụy vẫn còn

nguyên à, nếu nó khui ra thì thật hƣ bột hƣ đƣờng,

chỉ vì mấy viên thuốc cho bố mà mang họa, nghĩ

vậy Tân vội quýnh quáng xin lỗi cô y tá, nhận

mấy viên thuốc thổ tả rồi chuồn thẳng. Lòng buồn

rƣời rƣợi, kế hoạch xin thuốc chùa để tiếp tế cho

bố hỏng hoàn toàn, tối hôm đó Tân trình bày tự sự

với mẹ, có lẽ mẹ Tân quá hiểu cho nên không có ý

trách Tân và nét buồn trên mặt mẹ càng rõ nét

hơn, xem ra từ ngày Bố ra đi biền biệt và toàn thể

Miền Nam bị giải phóng mẹ lúc nào cũng buồn,

mẹ quay ra an ủi Tân: con ạ thua keo này ta bày

keo khác, để mẹ tính lại cho.

Hai mẹ con đang lâm vào cảnh vô kế khả thi

đƣợc tin ngƣời bạn ở phƣờng bên mời qua để

126 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

cùng bàn chuyện đi thăm nuôi tù cải tạo và mẹ

Tân đã nhận lời.

Sáng Chúa Nhật là tƣơng đối rảnh nhất, Tân

đạp xe chở mẹ qua nhà bà bạn. Bạn của mẹ cũng

trạc tuổi mẹ Tân, bà mời mẹ con Tân ngồi rồi gọi

con mang nƣớc ra đãi khách. Qua vài câu thăm

hỏi thì bóng dáng ngƣời con gái khệ nệ bê khay

trà xuất hiện mời khách. Nhìn ngƣời con gái mà

Tân không sao tin đƣợc vào mắt mình, cứ trơ ra

nhƣ ếch nhìn đèn, ngƣời con gái cũng không tin

đƣợc cái ngƣời con trai đứng trƣớc mặt mình, cả

tuần nay, bao nhiêu là bực dọc trong ngƣời cô đã

trút lên đầu tên cán bộ này, sao anh ta lại là con

của Ngụy. Hai bà chỉ nhìn nhau cƣời với cùng ý

nghĩ, trai gái mới lớn, gặp nhau rồi chịu đèn là

chuyện thƣờng đâu có gì là ngạc nhiên đâu?

Nhƣ hiểu đƣợc ý của 2 bà ngƣời con gái mặt

đỏ nhu gấc nhìn mẹ rồi nhìn mẹ của Tân phân

trần: không phải đâu mẹ và không phải đâu thƣa

bác, con đâu có biết anh Tân là con của gia đình

Ngụy, mấy bữa rày anh Tân đến phòng y tế xin

thuốc, bị anh ấy mang cái bộ đồ hắc ám là con đã

điên tiết lên rồi, con đâu ngờ anh ấy là cán bộ

dổm, lợi dụng thời cơ con trả thù cho Ba trong trại

tù bị tụi nó hành, con hành lại ảnh cho bõ ghét mà

thôi. Ai ngờ, ngƣời con gái bụm miệng cƣời rũ

rƣỡi làm cho 2 bà cùng Tân cũng cƣời theo. Cô

còn phân trần thêm cứ 3 tháng con đƣợc lệnh đi

lãnh thuốc, xem ra cũng đủ mặt thuốc có cả thuốc

ngoại nữa nhƣng tên thủ trƣởng nói là để nó giữ

cho nếu cần thì làm giấy tờ nó sẽ phát, riêng

Xuyên Tâm Liên thì lấy bao nhiêu cũng đƣợc, vì

thế lần nào con cũng chỉ bê một hũ về lấy lệ mà

thôi, ai đau bệnh gì cũng chỉ phát có xuyên tâm

liên, Tủ thuốc to đùng nhƣ vậy chỉ chứa toàn

xuyên tâm liên, dân lúc đầu còn sắp hàng đến xin

thuốc sau thấy tốn thời giờ vô ích vì xuyên tâm

liên thì ê hề ngoài chợ, rẻ nhƣ bèo, vì thế phòng y

tế vắng teo à. Thấy con bé y tá bà chằng mà giọng

nói chua hơn giấm ngày nào làm chàng tức lộn

ruột bấy lâu nay sao ăn nói nghe đƣợc và dịu dàng

nhất là duyên dáng tệ, bao nhiêu oán giận biến

hết, Tân mạnh dạn hỏi Lan ( tên cô y tá ). Tại sao

Lan là con của Ngụy Quân Ngụy Quyền mà đƣợc

tuyển vào làm nhƣ vậy? Báu hóa gì anh, Lan trả

lời. mấy con bé trƣớc tụi nó không biết hay cố

tình không biết làm giấy tờ nên tên thủ trƣởng cứ

bị cấp trên ốp hoài, hơn nữa tụi nó cũng ăn chĩa

vào nên tên thủ trƣởng không chịu, muốn ăn cả

nên tìm cách đuổi sạch, nhận Lan vì lúc trƣớc Lan

học cán sự điều dƣỡng, biết chích, lại lợi dụng Ba

đang học tập tụi nó kêu làm không công cho tụi

nó, tụi nó hứa là nếu làm tốt tụi nó sẽ can thiệp để

Bố sớm về đoàn tụ với gia đình, thay vì trả lƣơng

tụi nó bán cho phiếu thực phẩm mua gạo hàng

tháng mà thôi. Hơn nữa Lan tìm ra nhiều mối bán

thuốc với giá cao cho tên thủ trƣởng và làm giấy

tờ rõ ràng vì thế nó mới chịu cho ở đó.

Đƣợc câu trả lời của Lan nhƣ cởi tấm lòng,

mẹ Tân nói xin thuốc chỉ là cái kế sách tiếp tế cho

chồng mà thôi. Nếu Lan có mối nhƣ vậy thì mẹ

Tân bỏ tiền ra và Lan lo liệu vụ thuốc giùm, Mẹ

của Lan cũng đồng ý, hai đứa thành cò thuốc cùng

nhau thi hành kế sách mua thuốc tiếp tế cho bố.

Bẩy năm tù mà hai bà đi thăm nuôi đƣợc

có ba lần, sau mỗi lần thăm nuôi là kiệt quệ

nhƣng rồi sau cơn mƣa trời lại sáng, Bố của Tân

về trƣớc còn bố của Lan về sau một năm, hai

ngƣời đã quen nhau trong trại cải tạo hơn nữa hai

gia đình liên kết với nhau trong dịch vụ tiếp tế vì

thế hai ông trở thành bạn đồng cảnh rất thân nhau,

nhất là khi ra tù.

Đợt nộp đơn HO đầu tiên chỉ là liều vì

mới quá, chƣa có ai đi trƣớc sợ bị tụi nó lừa, ai

ngờ thành công, hai gia đình kẻ trƣớc ngƣời sau

cùng định cƣ tại Chicago và kiếm việc làm để ổn

định gia đình. Mỗi năm chỉ có hai tuần phép thì

hai ông cũng sắp xếp nghỉ đúng ngày 30 tháng

(Xem tiếp trang 141)

127 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Phan Thaái Yïn , mêëy àoaån viïët rúâi . . .

Chiêm bao

Hiên ngƣời.

Canh khuya.

Chập chờn tôi giấc mơ.

Cơn mơ vừa quen vừa lạ hình ảnh ngọn hải đăng

lãng đãng sƣơng mù.

Liễu ngàn rủ quyện theo gió, âm ba vỗ về nghiêng

chao trên sóng.

Thân thể nhƣ mở ra phiêu bồng tan hòa vào đại

dƣơng trôi giạt vô thƣờng.

Chập chùng bóng tàu trôi nhƣ cánh hải âu chới

với bay ngƣợc dòng ký ức.

Con tàu vẫn lao đao trong cơn biển động dài từ

hơn ba mƣơi năm trƣớc.

Còn trôi giữa ray rứt nhớ quên nhƣ nỗi kiên trì vô

vọng của loài còng gió nhọc lòng trên bãi chiều

rạt nƣớc.

Ánh mắt đọng đầy mây.

Có ai còn nhớ gì về những sớm mai của mình mấy

mƣơi năm trƣớc? Vẫn mãi thanh tân nhƣ sóng vỗ

miên man hay đã chìm sâu vào trầm tích một thời.

Lòng chợt vui, tản mạn về xƣa...

Có lần từ biển đến, lạc loài nửa lối sông về...Thế

mà đã cả một đời ngƣời.

Tôi từ biển đến lạc loài.

Xin em chỗ trọ hiên ngoài lạnh sương ( Phan Lạc

Tiếp)

Quê hƣơng

Đêm.

Tôi bồi hồi nhìn màn hình câm nín nhạt nhòa nhƣ

tuyết rơi phủ bên ngoài. Đêm mùa đông Bắc Mỹ

trầm lặng trôi theo dòng hình ảnh đẫm nhòa kỷ

niệm của bộ phim Việt Nam Quê Hƣơng Tìm Lại

- dăng dăng trời quê xa ngái.

Xem phim mà lòng bàng hoàng mối xúc động

cảnh đấy người đây luống đoạn trường nhƣ sóng

vỗ bờ dâu biển, bèo bọt xót xa... Bƣớc chân ngƣời

e ngại trở về thăm lại ngôi nhà xƣa đã đổi chủ.

Cành hoa đỗ quyên e ấp soi mình bên bờ nƣớc.

Đồi sim hoang tím bồi hồi dấu chân ngƣời lính cũ,

cảm thƣơng bà mẹ già vẫn một đời long đong cơ

cực dƣới chân bóng Trƣờng Sơn. Cổng trƣờng

xƣa khép kín im lìm dáng phƣợng đứng chờ mùa

tựu trƣờng chƣa tới. Phố cổ, đèn lồng soi, chỉ còn

riêng một tình em đằm thắm trong ngôi nhà có

hoa cát-đằng. Hình ảnh bi thƣơng cùng tận trên

đại lộ kinh hoàng từ một mùa hè xƣa cũ vẫn còn

đỏ lửa trong lòng mỗi ngƣời dân Việt nhớ quê.

Khoảng sân trƣớc ngôi nhà thuở thiếu thời còn

lung linh bóng nắng chợt quá đỗi xa vời khi ngƣời

lính miền Nam trúng đạn ngã xuống ở đầu ngõ lúc

anh dẫn đầu đoàn quân trở về chiếm lại thành phố

của mình. Cây cầu Hiền Lƣơng một thuở phân

tranh vẫn còn đó nghi ngại lòng ngƣời.

Tất cả tƣởng đã xa xôi chợt trở về gần, nhƣ dòng

sông, bờ lau, bến nƣớc, con đò, nhƣ bóng núi đổ

chập vào nhau theo từng bƣớc chân xúc động

ngƣời về. Từng mùa chinh chiến đã xa, lặng lẽ

lớp trầm phiến một thời tƣởng xanh rêu chợt trở

128 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

mình, máy động lắng nghe niềm ray rức trong

từng nhịp đập của tim. Phải chăng đó là tiếng bi

ca của nửa dòng luân sinh chƣa trọn hay tiếng gọi

trở về của dòng sông và tiếng lòng ta đang cùng

rung lên một nhịp.

Bất chợt giữa hƣ vô và khơi xa bỏ lại, chỉ còn lại

dòng sông trôi. Còn lại ta bên bờ, chân xiêu đổ

bƣớc về quá khứ, lòng hoang vu tiếng sóng xa và

bóng dáng con tàu chìm đắm giữa đầm sông nối

biển một sớm mùa Xuân. Vẫn còn ta đứng vọng

mãi triều âm. Vẫn còn ta và những đêm nằm

mộng từ bên kia biển chấp chới cánh hạc vàng

khung trời hội cũ – quê hƣơng một thuở lớn lên.

Châu thổ

Chiều.

Ngƣời đàn ông dừng lại bên bờ nƣớc, vẫy tay nhìn

theo bóng dáng bé bỏng của đứa cháu nội, tay bỡ

ngỡ chiếc cần câu, e dè ngồi bên bố đang chèo

chiếc xuồng độc mộc đi tìm nơi câu cá. Đã nhiều

năm vào mỗi mùa hè, cha con ông vẫn thƣờng tìm

lên vùng biên hồ này một đôi tuần nhƣ nơi nghỉ

mát hàng năm. Năm nay là lần đầu tiên đứa cháu

nội vừa lên năm đƣợc “go fishing up North with

grandpa”. Ông vui hơn vì có thêm đứa cháu nhỏ

chuyện trò và hình nhƣ mỗi năm ông càng xao

xuyến hơn với những buổi chiều trên biên hồ.

Trong ráng chiều đỏ ối rƣời rƣợi cơn gió bát ngát

đi về, mặt trời im lìm khuất bóng lặng lẽ mà bồn

chồn nhƣ vết tàn phai của ý nghĩ lao lung về

phƣơng trời quê cũ, mang mang châu thổ, cô liêu

tiếng đàn xƣa...

Chiếc xuồng đã chèo xa khuất tầm nhìn mà đâu đó

còn vọng lại tiếng cƣời lãng đãng bay trong chiều

bát ngát vƣơng trên mặt hồ bập bềnh hoa súng

nhƣ những nụ đèn chờ thắp hoàng hôn. Hoa súng

vàng điểm xuyết lên thảm lục bình xanh, tự tại nổi

trôi vào ngút đuối mắt nhìn. Màu lam tím của hoa

bèo níu sa xuống mây chiều rồi lan xa vào vô

tƣởng chân trời giờ đây nhƣ tràn ngập tiếng reo

cƣời. Có phải tiếng cƣời trẻ thơ của đứa cháu vừa

câu đƣợc con cá đầu tiên trong đời hay chính tiếng

mình trên quê hƣơng cũ âm vọng thanh xuân?

Tìm xƣa châu thổ. Xốn xang lòng ông hình ảnh

con tàu chập chùng đêm Cửu Long văng vẳng

điệu buồn phƣơng Nam trải trang lời kinh sấm

giảng ru ấm hồn ngƣời.

Nhắm mắt lại, trải hồn ra, để thấy mình nằm trên

khoang đò dõi mắt về phố huyền hoặc ánh đèn.

Trên dòng Tiền Giang, tàu chạy qua Bắc Mỹ Tho,

thành phố nửa đêm về sáng đẹp lạ lùng. Hay theo

chuyến tàu sớm khởi hành từ Kinh Ông Chƣởng

về Long Xuyên cho kịp phiên chợ. Thuyền đò san

sát trên bến sông. Hãy vào một quán chợ kêu ly

xây chừng, lòng sảng khoái mồi điếu thuốc đầu

ngày. Hay dẫn đoàn tàu từ Phong Phú, hung hãn

phóng nhanh về cho kịp cuộc vui. Thành phố Cần

Thơ vừa lên đèn, bến Ninh Kiều quyến rũ nhƣ cô

gái Nha Mân ngồi hong mái tóc dài thoang thoảng

hƣơng chanh.

Dòng kinh chảy sâu vào trong bao la của trời đất

hình nhƣ đã mang đủ chiều dài cho gió thênh

thang. Tàu chạy hết ngày vào tới đêm. Chạy hết

chiều dài của dòng kinh để thấy mình nhỏ nhoi

giữa trời khuya mênh mông. Bỏ lại sau lƣng bến

đò An Long, hắt hiu ngọn đèn vàng, buồn nhƣ

lòng cô chủ quán đã tàn xuân. Con tàu vẫn chạy.

Giữa vàm sông rộng, tiếng máy trầm đều ngái

ngủ. Tàu ghé qua Vàm Láng, quán nửa khuya

thao thức ánh đèn rọi xuống mặt sông lao xao. Xa

xa ngọn tháp cao nhà thờ trên Cù Lao Giêng

chênh vênh mơ hồ trong ánh trăng. Tàu chạy sâu

hút vào nửa đêm về sáng. Con lộ giới nghiêm im

vắng trải dài qua Cái Dầu nằm say ngủ dƣới ánh

đèn đƣờng vàng vọt. Mờ ảo trong ánh sáng đầu

ngày, chuyến tàu chợ sớm từ Tân Châu về Châu

Đốc xao xác tiếng ngƣời.

Từ bến bắc Cao Lãnh lên tàu theo con nƣớc xuôi

về Chợ Mới, chƣa hết phiền hà vì sự chật chội

nóng nực của hơn nửa ngày xe đò, lòng chợt mát

rƣợi nhƣ vừa đƣợc uống miếng nƣớc mƣa giữa

buổi trƣa hè. Cái cù lao nhỏ nhoi mà ân cần nhƣ

129 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

ốc đảo giữa sa mạc. Rừng cây xanh bao kín cù

lao chỉ chừa khoảng trống vừa đủ cho con kinh

nhỏ theo vào. Dòng nƣớc trong và êm tƣởng

chừng nhƣ chỉ những giọt nƣớc hiền mới đƣợc

phép quây quần. Ngay khoảng trống đó là cánh

cửa vô hình, ranh giới giữa cuồng nộ và yên bình.

Bên trong, khung cảnh mở ra đẹp nhƣ một vùng

chiêm bao. Hàng cây hai bên con đƣờng nƣớc

châu đầu trò chuyện, cành lá đan vào nhau làm

những miếng nắng phải len lỏi mãi mới sa xuống

đƣợc mặt nƣớc mát. Tàu trôi dƣới vòm cây. Tâm

hồn nhẹ nhàng tƣởng nhƣ đang chậm bƣớc trong

một giáo đƣờng thênh thang. Những ngôi nhà nền

đắp cao, ngói đỏ ẩn hiện sau những lùm điên điển

lấm tấm hoa vàng. Nối liền mỗi nhà với con kinh

là mƣơng nƣớc rộng, xuồng lớn có thể chèo vào

tận đến đầu hiên nhà.

Cao Lãnh. Chữ nghĩa ngƣời xƣa giờ sao nghe

đắng cay. Ƣớc mơ lớn lao của ông Tổng Đốc,

lãnh mệnh Chúa phái vào sâu trong đất Nam Ky

giữa vùng nƣớc thấp mênh mông tràm đƣớc để

mở mang bờ cõi, đã thể hiện qua những địa danh

đẹp nhƣ Mỹ An, Mỹ Phƣớc, Phƣớc Xuyên... Có lẽ

giữa cảnh trời nƣớc mênh mông nhớ ngƣời còn ở

lại đất Thần Kinh, ông quan trẻ trong giây phút

lãng mạng đã lấy tên vợ Vĩnh Tế để gọi một dòng

kinh mới. Và lạ chƣa!? Có một buổi chiều gió

Tịnh Biên rợp vàng trí nhớ, rƣợu uống ngà ngà

say, đứng bên dòng Vĩnh Tế dõi mắt về phƣơng

xa nhớ thƣơng ngày cuối biển. Dòng nƣớc cƣu

mang nỗi lòng Thất Sơn, Hồng Ngự chảy qua

vùng đất Giang Thành qua miệt Hà Tiên rồi đổ

vào biển rộng. Đứng đó bên bờ kinh nhỏ sao nghe

lòng xôn xao sóng đại dƣơng.

Ngƣợc hƣớng Tịnh Biên, bóng mây không che

đƣợc dáng núi Thất Sơn, kiêu bạc quàng vai dải

lụa sầu châu thổ. Dòng nƣớc lung lay soi bóng

ngƣời, bóng thời gian lẩn khuất không trôi. Ông

quan trẻ lãnh mệnh Vua đi mở nƣớc, từ hơn trăm

năm trƣớc từ giã đất Thần Kinh tìm đến miền ba-

sông-bảy-núi xa vời đất khách. Ngƣời đã đến từ

một cuối biển Đông xa hay phải lặn lội qua đôi

lần sông mênh mông sau trƣớc? Đỉnh núi nào

ngƣời xƣa đã đứng vọng một tiền đồ rồi mƣờng

tƣợng tới dòng kinh nối biển? Dòng sông đào nhƣ

dải ruột mềm trang trải tấm lòng quân tử vua tôi,

man mác nghĩa phu thê. Thoại Hà, dòng sông đào

vua ban cho tên gọi đã cƣu mang từng giọt phù sa

nặng lòng châu thổ đến tận bờ nƣớc Hà Tiên.

Con ngƣời trên những dòng sông. Truyền kiếp.

Núi biển chia lìa từ thuở khói sóng hồng hoang

mơ hồ thanh sử. Những dòng sông chẳng hề gặp

nhau, lận đận gian nan nhƣ đƣờng chỉ tay in hằn

số phận. Những dòng sông cắt chia nhiều nhánh

cho nƣớc nguồn bơ vơ biển lớn. Những dòng

sông cố gắng giải thông lời nguyền khắt khe buổi

đầu dựng nƣớc. Dòng sông chảy ngang chia cắt

lòng ngƣời, đầm đìa giọt mồ hôi từ đá sỏi nghìn

xƣa. Con ngƣời nổi trôi theo định mệnh u hoài

của dòng sông muôn đời gắng công nối liền biển

núi. Ngƣời xƣa. Cơ đồ. Mệnh nƣớc. Một thuở

biên cƣơng. Trăm năm sau, cõi giang biên âu sầu

muối mặt, bơ phờ cơn gió tai ƣơng. Ta đã đôi lần

từ biển đến, lòng lú lấp phiền hà rồi say khƣớt

biếng lƣời đâu đó cuối dòng, để bây giờ hồn nặng

vàm sông bến nƣớc, đứng bên dòng kinh biên

giới tần ngần về một nửa ngày sông. Và cả một

đời mình. Phải chăng chỉ để tròn một bƣớc chân

vô ích mà lòng thì vẫn mãi ƣu tƣ về giấc mộng

không thành?...

Ngƣời đàn ông trở về lều nhóm lửa pha cho mình

ly trà nóng. Buổi chiều biên hồ êm ả nhƣ ru. Bầy

vịt trời nô đùa trên mặt hồ làm đong đƣa những

cánh hoa súng vàng hoang nhƣ từng miếng nắng

lung linh rồi xoải cánh theo nhau bay về phía ráng

chiều lƣớt thƣớt mây hồng. Nơi nào là quê nhà

cho một kiếp thiên di khi vùng nƣớc sẽ đóng

thành băng khi mùa đông tới ? Ông đã nổi trôi

đắm chìm trên dòng sông đời mình. Làm thân tàu

trôi xa khỏi vịnh biển êm đềm, lênh đênh trên

khắp cùng sông biển quê hƣơng, để rồi sống cuộc

lƣu cƣ suốt kiếp đời còn lại mà lòng thì mãi nhớ

về dòng sông nhỏ quê nhà.

Hơn ba mƣơi năm. Dòng nƣớc sông Thu Bồn một

cuối tháng Ba đã đẩy đời ngƣời trôi tuốt khơi xa,

130 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

vào cuộc truân chuyên. Xa rồi đêm trăng Thuận

Tình mờ mờ cát vàng Xuyên Thọ. Vùng đầm sông

nối biển, trộn nƣớc nguồn Ô Lâu-Thu Bồn-Đế

Võng với nƣớc biển Đông là dấu mốc oan khiên

mặn xát hồn lƣu xứ.

Nhìn bầy lục bình giạt trôi trên mặt hồ bát ngát,

lòng chợt bồn chồn câu hát cũ, quay về, yên ổn

hiên nhà. Tiếng vịt gọi bầy lãng đãng gần xa, âm

vọng mơ hồ một bến bờ để dừng đôi cánh mỏi.

Tiếng reo cƣời của đứa cháu nội rõ dần theo bóng

dáng chiếc xuồng đang lách qua từng mảng lục

bình chèo về phía lều, nơi bếp lửa bập bùng.

Quê nhà. Ra đi. Trở về. Mississippi. Sông Tiền.

Sông Hậu.

Ông cƣời với cháu nội khi đỡ xâu cá trên tay đứa

bé. Bếp lửa đầu sông Mississippi sẽ nấu chín con

cá đầu tiên cháu ông câu đƣợc. Ông nhủ thầm,

lòng vui.

Phố xƣa

Ngày vui qua mau.

Cảm giác ấy ngày càng rõ nét trong tôi mỗi lần

“giang hồ vặt” về vùng phố Việt miền Nam Cali.

Màu nắng cuối hè lóng lánh trên nóc những hàng

cọ thẳng tắp. Màu hoa phƣợng tím trong nền trời

xanh ngắt khiến lòng bâng khuâng nhớ tới lục

bình trên sông, màu đỗ quyên bên bờ suối quê

nhà. Trong cái nóng 38, 39 độ C, âm thanh giọng

nói cùng những khuôn mặt “lạ” của bạn bè ba

mƣơi bốn mƣơi năm cũ đã đƣa tôi trở về quê nhà,

giữa lòng phố xƣa, bên dòng sông cũ.

Trên chuyến bay đầu ngày trở lại Song Thành, tôi

ngồi nhìn tầng mây lênh đênh xám bạc bên ngoài

khung cửa phi cơ mà lòng mãi bâng khuâng giữa

lằn ranh u uất đi về. Tiếng cƣời nói chuyện trò,

tay bắt mặt mừng của bạn bè cũ vừa mới đêm qua

đã trở thành nỗi nhớ. Lớp kỷ niệm tƣơi non chẳng

im tiếng trải đè lên phiến tích đời ngƣời mà lao

xao trổi gió lay thức cả một vùng trời phố biển

dọc suốt buổi hoa niên.

Đà Nẵng, nơi cuối cùng mẹ cha đã quyết định

dừng chân sau tháng ngày dài bồng bế hồi cƣ.

Thành phố của một lần khóc òa níu áo mẹ buổi

sáng đầu tiên đi học. Lòng run sợ đứng trƣớc cửa

lớp, quay quắt nhìn mẹ đứng dƣới bóng cây mù u

từ bên kia sân trƣờng Thạc Gián cũng rộng mênh

mông nhƣ bầu trời mùa thu bàng bạc trên cao.

Thành phố của thời mới lớn cơ hồ áo ai nhƣ bƣớm

trắng bay rộn rã sân trƣờng. Thành phố có sông

Hàn chảy qua. Dòng sông nƣớc xanh và biển thì

quá gần. Biển bao quanh. Đứng bên ni Hà Thân,

ngó qua bên tê Hà Thân, nước xanh như tàu lá...

Đứng đó mà ngửi đƣợc mùi biển mặn trong gió.

Mùi muối nồng nàn từ Tiên Sa, Mỹ Thọ, Mỹ Khê,

Phú Lộc, Thanh Bình theo gió bay về. Dòng sông

đƣa ngƣời từ biển về không dài lắm, vừa kịp để

lòng vun vội vã bƣớc chân trên dốc Cầu Vồng,

chát chát chua chua trái ổi sân chùa Bà Quảng.

Thành phố của những ngày mƣa nguồn, bão biển.

Gió khơi xa về vần vũ thét gào, xé tả tơi những

đám mây thấp trôi nhanh trên nóc hàng phƣợng

dọc bờ sông. Vùng nƣớc bình yên cuối dòng chợt

dâng trào sóng cuộn nhƣ đại dƣơng cuồng nộ

ngoài kia. Mƣa nguồn. Giọt núi rừng truyền kiếp

cƣu mang chợt một ngày nhớ biển kéo phăng về

đồng bằng, làm cuồng lƣu dòng nƣớc bình yên êm

thấm đôi bờ.

Khu xóm đạo Thanh Bồ với những con đƣờng cát

xám ngấm sũng giọt trời. Bầy con trai tinh nghịch

vin vai đạp xe hàng đôi, rủ rê nhau chọn lối đi xa

theo con-đƣờng-có-bông-có-hoa qua Trẹm, oằn

lƣng đạp xe qua con dốc bên hông Bƣu Điện trễ

nải đến trƣờng.

Thành phố của thời kỳ biến động, chiến tranh.

Những thằng bạn cùng tắm một dòng sông. Lớn

lên. Có đứa bỏ đi, sôi nổi lòng trai oằn vai mối thù

vay mƣợn, mép rừng xó núi vào cuộc máu me giải

phóng phân tranh. Bên ni, bên tê, những đứa trẻ

lớn lên, nhận chịu làm thân gạch lót đƣờng cho

lịch sử bi thƣơng.

(Xem tiếp trang 141)

131 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Kyá

Ngô Văn Sơn – Winnipeg

Zorba The Greek

Không biết mùa thu đã thực sự viếng thăm

miền Đông Bắc chƣa, ở miền Trung Bắc này

thì năm nay nàng Thu mải chơi ở đâu đó mà

chƣa thấy ghé lại. Không một chút mây mù,

không chút ẩm lạnh, ngọn cỏ trong sân phía

sau nhà thức cả đêm vẫn chƣa bắt đƣợc một

giọt sƣơng mai. Có vài cành lá len lén qua đêm

đổi vàng, chỉ một chút thôi, chƣa đủ để khơi

động nguồn thi cảm của các nhà thi sĩ nhƣng

đủ để nhắc nhở đàn ngỗng trời đã đến lúc

hƣớng Nam.

Nói chuyện

về thơ văn,

mấy tuần

trƣớc ở

Crete tôi

mƣớn xe đi

vào một

làng nhỏ tìm

thăm một

bảo tàng

viện dành riêng cho Nikos Kazanzakis. Bảo

tàng viện này chính là căn nhà của gia đình

ông, đƣợc sửa sang lại và bây giờ chứa đựng

tất cả những di tích, tài liệu về nhà văn lớn

này. Từ những bản thảo, găng tay cho đến cây

bút máy ông ta dùng trên 40 năn trời. Cũng

nhƣ nhiều bạn bè trong thế hệ mình ở VN, có

lẽ ngoài tác phẩm Zorba The Greek không

nhiều ngƣời biết đến những công trình

văn/triết khác của Nikos Kazanzakis. Kho tàng

văn chƣơng của Kazanzakis rất là phong phú,

bao gồm từ dịch thuật (ông ta giỏi 4,5 thứ

tiếng), kịch, thơ, luận án triết học đến sách cho

trẻ con.. Là học trò của Nietzsche, Bergson và

ảnh hƣởng đậm tƣ tƣởng nihilism (thuyết hƣ

vô), Kazanzakis đã có lần sang Tầu, Nhật, trở

về ,mƣợn bối cảnh Á Đông, ông viết vở kịch

“Buddha” và quyển truyện “The Rock

Garden”.

Zorba là cuốn sách đƣợc dịch ra nhiều thứ

tiếng nhất và trong vài năm qua bảo tàng viện

này đã thu thập đƣợc hầu hết những bản dịch

qua các thứ tiếng. Riêng bản tiếng Việt đƣợc

Nguyễn Hữu Hiệu, dịch giả quyển Zorba, hiện

giờ tu ở bên Nhật cung cấp.

Bàn về chuyện dịch thuật tôi có dịp tán gẫu với

một anh chàng sinh viên ngƣời Hy Lạp, hắn

biết khá nhiều thứ tiếng, Pháp, Ý, Anh, Đức và

hiện giờ anh ta đang học Portuguese. Anh ta

nói là đã đọc bản dich Zorba qua tiếng Anh và

theo anh thì có những đoạn mà có lẽ chỉ ngƣời

Hy Lạp mới hiểu đƣợc cái ý nghĩa thâm sâu

của tác giả. Quy lại thì là vấn đề ngôn ngữ!

Anh ta đƣa thí dụ chữ “saudade” mà mình

nghe rất nhiều trong Fado. Tiếng Anh dịch là

longing, nostalgia... theo anh ta tiếng Anh và

ngay cả tiếng Hy-Lạp cũng không có một chữ

tƣơng đƣơng diễn hết đƣợc ý của “saudade”.

Nó vừa có nghĩa mất mát, nhớ nhung, hoài

cảm... một tâm trạng mà chỉ ngƣời Bồ Đào

Nha mới "thấm" đƣợc... Anh ta hỏi tôi có

132 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

những chữ tƣơng tự nhƣ vậy trong tiếng Việt

mình không? Nghĩ mãi không ra, cuối cùng tôi

lấy chữ "thƣơng". Một động từ có cánh dùng

rất bao quát. ” thƣơng nhân loại”, “thƣơng đứa

bé con”, “thƣơng quê hƣơng đói khổ” nhƣng

khi dùng chữ “thƣơng” trong cái context tình

cảm gái trai nó lại mang một ý khác. Ngập

ngừng, e dè... Nó diễn tả một tình trạng nửa

chừng, muốn lắm nhƣng chƣa dám nói là yêu...

Ở cái giai đoạn dám mạo hiểm cầm tay nàng

và ...ngừng ở đó. Có tiếng Anh nào diễn tả

đƣợc cái tâm tƣ "thƣơng" đó hay không?. Tôi

chịu thua.

Cuối cùng của cuộc đàm luận anh chàng Hy-

Lạp bảo với tôi là “trong tiếng Hy-Lạp chữ

"δουλειά" có nghĩa là "work" và chữ "δουλεια"

có nghĩa là “slave”. Lối phiên âm và viết của 2

chữ rất là gần nhau (bạn đọc có thấy khác biệt

của lối viết không?) cho nên chúng tôi rất cẩn

thận, không để lẫn lộn “work” với “slave”

đƣợc”. Thì ra trong ngƣời mấy anh Greek, anh

nào cũng mang một chút máu Zorba!

“I expect nothing, I fear nothing, I am free”

(Đúng theo ý nguyện, câu trên của Kazanzakis

đƣợc tạc vào tấm bia trên mộ của ông)

Hà Nội có gì lạ không em ?

Hình ảnh xƣa cũ của Hà Nội mà tôi còn nhớ

cách đây cũng cả nửa thế kỷ. Một buổi sáng sớm

mùa đông, anh X chở tôi bằng xe đạp ra hồ Tây

chơi. Mặt trời mới thức dậy và đám sƣơng mù

còn nằm ngủ nƣớng trên mặt hồ. Ngồi phía

trƣớc, trên khung xe, hai tay nắm vào ghi-đông

lạnh cóng, tôi chẳng để ý cảnh đẹp, vẻ yên tĩnh

chung quanh mà chỉ mong trở về khu phố, vào

tiệm bánh mì Tây ăn sáng.

Bây giờ bạn hỏi Hà Nội ngày nay ra sao thì tôi

xin kể: Hồ Tây, Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Trúc Bạch

vẫn còn đó nhƣng bị quây quần bởi những quán

ăn, những căn nhà mƣời mấy từng nên ngột ngạt

và mất đi nhiều vẻ thơ mộng. Mỗi buổi chiều

dân chúng dồn đến bờ hồ tụ tập đông đảo. Nào

là buôn bán vặt, ăn uống, đá cầu, tình tự, v.v.v .

nhộn nhịp, xô bồ, đủ tất cả những sinh hoạt tiêu

biểu của một thành phố lớn ở Việt Nam ngày

nay. 36 phố phƣờng cũng còn đó. Hàng Lƣợc,

Hàng Trống, Hàng Đồng ... ngƣời, xe đông

nghẹt, Honda túa bổ loạn xạ tứ phƣơng . Dọc

theo những con đƣờng hẹp trong khu phố cổ

thỉnh thoảng lại có khách sạn mini mọc lên, cao

nghệu và vô duyên nhƣ một anh cầu thủ bóng rổ

Mỹ lòe loẹt, đứng nổi bật giữa đám ngƣời lùn

luộm thuộm, quê mùa. Cửa hàng bán đồ vật kỷ

niệm, boutique mỹ phẩm sang trọng lẫn lộn với

sạp

bán nhang đèn, thùng thiếc. Hà Nội là một ngƣời

đàn bà đứng tuổi bị ràng bỏ bấy lâu nay, tự

nhiên đƣợc để ý nên vội vàng trang điểm... Nếu

ai muốn thì vẫn có thể tìm lại đƣợc vết tích văn

vật của Hà Nội ngày xƣa. Cầu Thê Húc, Đền

Ngọc Sơn, Chùa Một Cột... những danh lam

quen thuộc, dính liền với thi văn miền Bắc. Xây

năm Canh Tuất (1070) đƣời Lý Thánh Tông,

Văn Miếu / Quốc Tử Giám nhƣ một hòn đảo yên

tịnh nằm ngay trung tâm thành phố. Ngoài

những tên quen thuộc nhƣ Chu Văn An, Lê Quí

Đôn... bia Tiến Sĩ còn ghi rõ ngƣời khoa bảng

đầu tiên (Lê Văn Thịnh, đậu năm 1075) và

133 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

những tên khác, cột trụ của nền văn học Việt

Nam; (Nguyễn Bỉnh Khiêm , đậu năm 1535...).

Bạn hỏi tôi ngƣời Hà Nội lúc này thế nào? . À,

trƣớc hết phải xác định " ngƣời Hà Nội mới hay

ngƣời Hà Nội cũ" cái đã. Vì nếu hỏi gốc tích của

những ngƣời gặp trên phố phƣờng Hà Nội thì có

lẽ bạn sẽ nghe : "... thƣa bác, tôi từ Lạng Sơn,

Thanh Hóa, Bắc Ninh ..." Và những ngƣời gọi

mình là dân Hà Nội chính cống sẽ thở dài bảo

rằng “ Ôi, toàn dân ở đâu tới, lịch lãm của Hà

Nội ngày xƣa tìm mỏi mắt may ra mới thấy “.

Có thể ngƣời Hà Nội hơi quá tự hào mà quên

ngoài cái rốn vũ trụ là Hà Thành, miền Bắc còn

có “Đôi Mắt Ngƣơi Sơn Tây” hay “ trai Nam

Định, gái Bắc Ninh “.

Giống nhƣ các tỉnh lớn, Hà Nội bây giờ quan

tâm kiếm sống, văn hóa hay nhu cầu tâm linh bị

lép vế đứng ở thứ tự phía sau. Ngƣời đàn bà Hà

Nội vẫn giữ vẻ khéo léo, lanh lợi, lịch thiệp

nhƣng nếu muốn tìm phụ nữ đảm đang kiểu bà

Tản Đà, gồng gánh nuôi chồng ngồi nhà làm thơ

thì chắc là không có.

Bạn hỏi tôi về món ăn miền Bắc? ra sao?.Giữa

đám nhà hàng bán pizza, hamburger, lẩu dê,

canh chua lƣơn, phở 24 (franchise của gia đình

Lý Quí Chung ?) ... mà tỉnh lớn nào ở VN cũng

có, tôi muốn đƣợc thƣởng thức lại chả rƣơi, rau

dút xào, canh hoa thiên lý, lá mơ đúc trứng ...

nhƣng cố tìm không ra. Chả cá Lã Vọng (một

institution của HN) còn ở đƣờng Chả Cá. Vẫn là

cá Lăng từ Việt Trì mang về, vẫn rau thì là tƣơi

rói nhƣng khẩu phần (ngƣời Bắc gọi là xuất) có

vẻ ít hơn và hình nhƣ hƣơng vị không còn đậm

đà nhƣ lần tôi có dịp ăn mấy năm trƣớc đây.

Nghĩ đó chỉ là sự tƣởng tƣợng của mình nhƣng

ngƣời lái xe đƣa ra phi trƣờng cho biết cũng đã

có rất nhiều khách cùng một nhận xét nhƣ vậy.

Sau hơn 100 năm trong nghề, Chả Cá Lã Vọng

bây giờ có thêm một cửa tiệm ở Hà Nội và một

chi nhánh ở Saigon. Cũng mắc cái bệnh mải

bành trƣớng to nên quên đi phần chất lƣợng

chăng ?. Nhiều lúc tôi tự nhủ có lẽ cứ bám víu,

lãng mạn hóa thú ăn uống ngày xƣa mà mình trở

thành khắt khe quá đáng? . Tay chef Anthony

Bourdain đã từng nói, chuyện ăn uống ngon hay

dở đều có tính chất tƣơng đối. Một bữa “haute

cuisine” cũng chẳng bằng đƣợc liếm sạch trứng

cá cavia trên núm vú ngƣời yêu !!!

Ngồi trong Thủy Tạ nhìn mƣa mà tôi nhớ đến

hoài cảm về Hà Nội của những ngƣời rời đất

Bắc vào Nam:

" ... Mƣa hoàng hôn

Trên thành phố buồn gió heo may vào hồn

Thoảng hƣơng tóc em ngày qua

Ôi ngƣời em Hồ Gƣơm về nƣơng chiều tà ..."

Hoàng Anh Tuấn

Và còn biết bao thi văn đã mƣợn cơn mƣa Hà

Nội để tỏ tình.

” Mƣa Hà Nội, mƣa bâng khuâng chợt nhớ

Gió Hồ Gƣơm hôn nhẹ suối tóc thơ

Dôi mắt đẹp nụ cƣời xinh rạng rỡ

Mƣa mơ màng xao xuyến dệt đƣờng tợ

..........."

Trần Ngọc

Xong ly cà-phê, tôi rời quán đi về hƣớng cầu

Thê Húc. Hà Thành đã thay đổi nhiều. Mƣa thật

nặng hạt mà hình nhƣ tôi không thấy ƣớt. Hay là

mình đang đi dƣới một trận... mƣa khô ?

Ngô Văn Sơn - Winnipeg

134 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

thònh lònh . . . Buâi Giaáng

Vũ Hoàng Thư

Hƣơng sáng nhƣ quyện mùi sen.

Thoảng và thanh. Lòng ngây nhớ mức, nhớ sen

và Tết. Phơn phớt hồng quợn bình minh sớm lên

mây vẽ thành cánh hoa tịnh độ giữa trời. Mùa

sen chƣa đến vì đang còn ngủ kỹ trọng đông.

Quê hƣơng vờn bay những lùm trái gió kết giỏ

lủng lẳng gánh về xóm chợ buổi sớm. Điệu nhún

nhảy đòn gánh nhịp nhàng ôm lấy vai tròn. Hạt

rịn nhú thành giọt lăn dài xuống má. Một cánh

hoa nghiêng chao mở một nụ cƣời cuối chào.

Gió nâng cánh mỏng, con cò trắng vỗ cánh vút

bay, không một tiếng động. Yên tịnh buổi sáng

chƣa hề vỡ, mọi sự tĩnh lặng nhƣ một bức tranh

vẽ. Có chăng một chao động từ gót bƣớc của

ngƣời con gái. Thình lình.

Em đi ngày đó một mình

Rồi sau ngày đó thình lình anh đi [1]

Thình lình Bùi Giáng gọi giật ngƣợc.

Anh và em nhƣ bóng với hình. Em là bóng hay

anh là bóng? Một cái sờ sờ rất thật và một cái

không bao giờ nắm đƣợc, thế mà chúng ta dính

chùm. Nhƣ nhân và quả, một hệ quả không thể

tách rời ? Không thể mình em đi một mình.

Ngƣời ly thân với chiếc bóng, ngƣời thành bóng

ma, ngƣời tự lƣu vong, đánh mất với chính

mình. Thảm kịch sẽ dựng khán đài ngay lúc em

đi. Anh sẽ thình lình đứng dậy cho xem. Thình

lình nhƣ giả thuyết Big Bang đứng dậy bắt đầu

giãn nở để khai sinh vũ trụ, từ đó có âm và

dƣơng, có em và anh. Thình lình là khoảnh khắc

thay đổi từ một trạng thái này qua một trạng thái

khác. Ở thế giới đoạn biến (digital) là từ trạng

thái mở đến đóng hay từ đóng đến mở, từ biểu

tƣợng không điện thế, con số 0, đến có điện thế,

con số 1 của hệ thống cơ số nhị phân (binary)

hay ngƣợc lại. Từ “không” đến “có” hoặc từ

“có” đến “không”. Nghe nhƣ đột ngột, tƣởng là

ngẫu nhiên? Ông Bùi trợn tròn đôi mắt đợi chờ,

Hãy mang tôi tới bất ngờ

Giết tôi ngẫu nhĩ trong giờ ngẫu nhiên

[1]

Giết nhau ngẫu nhĩ thật là ngẫu nhiên là

một chuyện không bao giờ mang tính tình cờ,

thứ tình cờ nhiều-khi-đứng-riêng-ngoài rất Huế

của ông Trịnh "từ em thôi là nguyệt / coi như

phút đó tình cờ". Ngẫu nhĩ và ngẫu nhiên mang

cùng điện tính, hoặc cùng dƣơng hay cùng âm,

chúng sẽ đẩy nhau theo định luật vật lý lƣợng tử.

Đó là đùa cợt với chữ nghĩa và mấy ông khoa

học gia, thật ra cặp đôi ngẫu nhĩ/ngẫu nhiên là

135 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

một cuộc bày binh bố trận dàn dựng “máu me”

[chữ ƣa thích của ông Bùi] ở phía sau.

Thình lình thấy một nỗi đau

Ấy từ vĩnh viễn cùng nhau đã nhiều [1]

Sao thế nhỉ ? Thấy một nỗi đau riêng

liền cảm nhận nỗi khổ muôn đời của thân phận

ngƣời ? Tự muôn thuở ta trầm luân nơi chốn khổ

đau ? Thi sĩ tâm tƣởng bay vút cùng đạo sĩ, khác

chăng họ không buồn thuyết giảng về một cứu

cánh, họ chỉ cảm thấu hiện tƣợng nhƣ một nhắc

nhở lao lung, một búng tay thình lình. Chẳng

riêng gì nỗi đau, hạnh phúc phải chăng là khuôn

mặt thứ hai của hệ lụy, cũng đột ngột mở sấp

theo tiết điệu "đƣời ƣơi", nếu ta mƣợn chữ của

Bùi Giáng ?

Thình lình thấy một nỗi vui

Ấy vì vĩnh viễn vui tươi lan tràn [1]

Ông Bùi hí lộng về nỗi đau và nỗi vui

xoay quanh một khoảnh khắc bất ngờ ấy. Những

giao động tƣởng nhất thời lại gọi về những thân

thiết thiên thu, những ràng buộc làm nên hiện

hữu ngƣời trên mặt đất. Tƣơng lân cùng nỗi sầu

vạn cổ cho đến niềm vui địa đàng của thuở lập

địa thơ trinh, của em mọi nhỏ u nùng hồn nhiên

phơi phới. Thuở uyên nguyên bản lịch em thổi

chiếc tù và âm khàn giọng vƣợn. Em khoe trần

bầu ngực sậm, màu huyền đen lung linh của đêm

sáng thế, của đêm kết tinh xuống hàm răng màu

hạt na cƣời hòa huyễn trong đêm ba mƣơi. Lúc

đó lá tre cũng nhuốm huyền long lanh về đậu lên

đôi mắt cƣời dài rũ rƣợi càn khôn. Tất cả đen

tuyền một màu cho thế gian không còn sắc. Thế

rồi em đi lần xuống phố. Chiếc tù và vứt lại rừng

xanh, em tập nói thứ ngôn ngữ càng ngày càng

phức tạp khó hiểu. Thiên đƣờng đổ vỡ từ đó. Em

không còn là chính em. Em mọi nhỏ ban sơ trở

thành em Brigitte, em Marilyne... Da em đổi

thành trắng và em khoát thêm vào ngƣời chiếc

áo. Những chiếc áo có nhiều tên cho những vai

trò khác nhau bập bùng theo ánh lửa đỏ. Em

cùng loài ngƣời vui vầy nhảy múa trong chiếc áo

thiêu thân. Thế giới từ đó mọc dài biên giới và

đột ngột cách ngăn. Bờ đê nhỏ bé bỗng dƣng

rộng lớn thành trƣờng thành trong trí tƣởng.

Ngăn ngại xuất phát từ ngoại cảnh hay khởi đầu

chính từ tâm ?

Thình lình gặp một bờ đê

Ấy vì đau đớn ê chề mà ra [1]

Nhƣ thế, tất cả rất thình lình.

Thình lình thông thƣờng đƣợc hiểu nhƣ

là điểm bắt đầu những xung động nhƣ là ngẫu

nhiên không có ý định trƣớc. Nếu mƣợn thuật

ngữ của Phật giáo ta có thể gọi những xung động

ấy là niệm. Thật ra niệm khởi xuất từ cảm ứng

với thế giới bên ngoài hay dựa vào kinh nghiệm

đã tích tụ từ trƣớc, những bộ nhớ dấu yêu cũng

nhƣ những kỷ niệm rã rời. Kinh Phật nói trong

một sát na (khana) có hàng trăm niệm sinh khởi

và hủy diệt. Có thể nói nôm na, sát na là một

chớp nhoáng của sinh hiện, hay muốn chính xác

nhƣ toán học vi phân, là phần tử điểm dt. Niệm

hay ý tƣởng phát sinh trùng trùng ví nhƣ biển

với vô vàn cơn sóng. Cái ác nhƣ những cơn sóng

dữ tàn phá bãi bờ, điều bất thiện làm nên những

con sóng nhỏ lao chao thuyền và khát vọng kia

đƣa đẩy những gợn sóng lăn tăn. Những ngọn

sóng không mang lại bình yên, những cơn sóng

nhắc nhở con ngƣời đến trắc trở. Biển yên sóng

dứt khi những ý niệm vắng lặng dần. Nói nhƣ

vậy thì ông Descartes đành phải ôm xuống tuyền

đài triết lý Cogito, ergo sum? Có thể nào luận lý

Tây phƣơng dựa trên nền tảng tôi-suy-tƣ-nên-

tôi-hiện-hữu lại té gục một cách thảm thƣơng ?

Khi mọi ý niệm ngƣng, ta không còn hiện hữu,

vậy ta sẽ là gì vào giây phút ấy ? Nhà thơ đăng

đàn ngồi lặng, điều nghiên chân khí, thình lình,

rất thình lình nhƣ một vạch ngang xẻ rách thịt da

cho ló hiện ánh dƣơng, sực nhớ mấy câu thơ của

Tuệ Đăng, thiền sƣ Việt ở thế kỷ 17,

136 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Nói gì cũng bố láo

Không nói cũng chẳng xong

(Hữu thuyết giai thành báng,

Vô ngôn diệc bất dung)

Nói hay không nói ? Chênh vênh giữa

hai bờ đại vực, còn chăng một ánh dƣơng hồng

lung linh đầu núi - Nhật xuất lãnh đông hồng ?

[2] Cái chênh vênh mở ra dấu ngoặc chết ngƣời,

dẫn đến ngã rẽ, hay ngã ba, ngã tƣ, năm, sáu...?

Đang chông chênh khó bƣớc, thi sĩ hoắc nhiên

đại ngộ, cánh hạc vụt bổng thái hƣ. Thình lình

chăng?

Người đi cuối cuộc hành trình

Quy hồi bất chợt thình lình thấu ra [1]

Máu me nằm nơi chỗ quy hồi. Thù

thắng cũng ở ngay lúc quy hồi. Hồi đầu liền thấy

bờ bên kia, gặp lại diện mục. Câu thơ đáo bỉ

ngạn. Bây giờ mọi sự là rong chơi, thõng tay vào

túi. Nói hay không nói thôi là câu hỏi, bình

thƣờng nhƣ chim hót, nhƣ lá bay, nhƣ những hạt

mƣa xuân bất chợt, lấm tấm hạt bụi bay ngang

bầu trời. Những hạt mƣa thình lình nhƣng có

một lý do rất riêng rẽ của nó,

Thình lình thấy hột mưa sa

Ấy từ trái rụng vì ta tặng người [1]

Vũ Hoàng Thƣ Tháng 2, 2010

---------------------------------------------

[1] Thơ Bùi Giáng

[2] Kiến Tánh Thành Phật - Thiền sƣ Chân

Nguyên (Tuệ Đăng) 1647 - 1726 :

Hữu thuyết giai thành báng,

Vô ngôn diệc bất dung.

Vị bỉ thông nhứt tuyến,

Nhật xuất lãnh đông hồng.

Có nói đều thành báng,

Không lời cũng chẳng dung.

Vì anh thông một lối,

Trời mọc núi đông hồng.

(Thích Thanh Từ dịch)

137 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Quyển Nhật Ký – kTah (Tiếp theo trang 32)

Mẹ thà con gái thành gái già sống bên mẹ chứ

không muốn phải khổ sở khóc mất con nhƣ bạn

của mẹ.”

“À! Thì ra thế. Vậy chứ nếu không gặp lại anh,

em có định trở thành gái già không?”

Vợ chàng đùa, “Nếu lúc đó em gặp đƣợc một

ngƣời bảnh trai hơn anh, thông minh hơn anh,

cái gì cũng hơn anh thì em lấy ngay.”

Chàng cƣời trả đũa, “Ừ, vậy là chắc chắn em sẽ

trở thành gái già sống suốt đời bên Mẹ. Này,

này, anh biết cái này nói ra nghe ác lắm nhƣng

mà anh rất cám ơn ngƣời con gái đã chết của bạn

Mẹ lắm.”

“Hôm nay anh lên cơn khùng nặng lắm đó

nghe!”

“Ai bảo em để quyển nhật ký nằm khơi khơi cho

anh đọc.” Chàng cƣời tích toát.

“Thật đúng là đàn ông! Chuyện gì cũng đổ lỗi

cho đàn bà.”

“Dĩ nhiên. Lỗi của đàn bà từ thuở tạo thiên lập

địa mà. Không phải anh nói đâu. Ghi trong kinh

thánh đó nghe.”

“À, vậy chứ ai viết thánh kinh?”

Chàng bật cƣời ra tiếng. Tƣờng Nhi vẫn là

Tƣờng Nhi của mấy mƣơi năm về trƣớc.

“Em dọn giấy tờ trong tủ sắt tìm thấy nó. Định

đem ra viết vài hàng cho ngày anniversary thứ

30 của chúng mình. À, năm nay mình định đi

đâu ăn mừng đây anh?”

Chàng cƣời vẻ mặt khoái trá, “Thôi mình già rồi.

Đi đâu xa chi cho mệt. Tổ chức ngay trên

giƣờng này và ngay từ bây giờ đến ngày

anniversary đƣợc không em?”

Vợ chàng “Hứ!” trong cuống họng. “Đừng có

cƣa sừng làm nghé! Anh già đến lên chức ông

ngoại rồi mà không nên nết chút nào.”

Chàng vừa cƣời rộ vừa nói “Anh có làm đến

chức ông cố cũng không muốn nên nết với em!”

kTah

----------------------------------------------------------------------------------------------------

Kỷ niệm buồn – Võ Khắc Hạnh (Tiếp theo trang 56)

Houston Texas đã đến để tiễn đƣa OC Hoàng

Ngạc, bạn đã ra đi âm thầm lặng lẽ nhƣ cuộc

sống của riêng anh. Các bạn ở tiểu bang

Washington cũng rất xúc động khi đƣợc biết gia

đình OC Bùi Huy Châu đã tận tình giúp đỡ cho

OC Hoàng Ngạc trong lúc cuối đời.

Một khoảnh khắc để rồi chia xa nhƣ một bản

nhạc của Trịnh Công Sơn ;

Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi

Để một mai vươn hình hài lớn dậy

Ối cát bụi tuyệt vời,

138 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Mặt trời soi một kiếp rong chơi . . .

Ổi cuộc đời hải hồ sao chóng qua, giã từ đại

dƣơng và sóng nƣớc mênh mông, giã từ những

lần ra khơi sóng vỗ về con tàu, giã từ các bạn

OC không còn bộ quần phục màu xanh lam với

chiếc lon omega màu vàng ngạo nghễ, chỉ còn

lại những ngày tháng vội vã ở xứ Cờ Hoa lạnh

lùng băng giá .

OC VÕ KHẮC HẠNH (U1)

---------------------------------------------------------------------------------------------------

Đồng Tháp Mƣời – Mèo Hoang (Tiếp theo trang 101)

Rồi chiến tranh và tuổi trẻ cũng đã trôi theo

những đóa hoa lục bình xanh tím trên sông, tôi

nghe nói bây giờ vùng Đồng Tháp này đã trở

thành một Trung Tâm du lịch khá nổi tiếng. Các

cụ già ngày xƣa hay ngồi nhậu xỉn với chúng tôi

có lẽ nay đa số đã đƣợc ăn xôi nghe kèn vì đã

gần 40 năm dài trôi qua. Hình ảnh những rừng

hoa điên điển vàng ẻo lả nghiêng nghiêng theo

những con gió ban mai dọc theo bờ kinh vẫn còn

in mãi trong ký ức tôi, những hàng đáy và những

mẻ cá linh trắng bạc lấp lánh đầy vun thuyền của

dân ngƣ phủ sống trên những căn nhà sàn lợp lá

dừa ven kinh, những chú cá lóc bông nƣớng trui

thơm điếc mũi, và nhất là tình ngƣời thật ấm

cúng, thật chân thành và hiền hòa giữa những

con ngƣời hoàn toàn xa lạ, lòng chất phác và

hiếu khách của dân lành miền đất lạ và xa xôi

này. Tôi hy vọng những hình ảnh quá đẹp và dễ

thƣơng về quê hƣơng dấu yêu của tôi sẽ không

bao giờ phai nhòa trong ký ức và trong đáy tim

tôi, bây giờ và mãi mãi.

Mèo Hoang 3/2010

----------------------------------------------------------------------------------------------------

Leo núi - Angels Landing - Zion

Park – Utah – Ngô Đạo (Tiếp theo trang 104) buồn vui bên nhau, hôm nay tôi mới thấy nụ

cƣời rạng rỡ bất thƣờng của vợ mình. Nụ cƣời

nhƣ phảng phất một thứ nợ duyên tiền kiếp.

Mọi ngƣời rồi cũng tuần tự đến điểm hẹn. Anh

Tuyền với vợ là chị Hằng đến sau cùng. Anh chị

phải đi sau để yểm trợ và hộ tống phái đoàn.

Trƣớc mặt chúng tôi còn một đoạn đƣờng dây

cáp nữa. Đoạn dây cáp này nối liền nơi chúng

tôi đang đứng với đỉnh núi kế. Tôi còn đang

phân vân và lo sợ về lộ trình đã hoàn tất thì cậu

Minh, chồng cô Hảo đã dõng dạc tuyên bố:

“Mình không đi nữa, anh Đạo nhé. Chúng ta đến

đây là đủ rồi”

“Đúng vậy”, anh Tuyền tiếp theo” Mình đã đến

đƣợc Angels Landing Area“

Tôi thở phào nhẹ nhõm. Thật sự tôi không có

đƣợc niềm tin vững chãi về tôn giáo, nhƣng câu

nói vừa rồi của Minh có mãnh lực nhƣ đã cứu độ

tôi trong cõi trần này.

Phái đoàn vừa bày thức ăn vừa ngắm trời mây.

Đƣờng về còn phải mất hơn hai tiếng. Tuy thế,

niềm hân hoan mọi ngƣời có thể che dấu trong

nụ cƣời nhƣng đã rực rỡ trên ánh mắt.

Phải, chúng tôi đã thành công. Chúng tôi đã

không đem sức trai thách đố với thiên nhiên;

Chúng tôi đã đem ý chí, lòng quyết tâm và sự

kiên trì ở tuổi về chiều để chinh phục và chiến

thắng chính mình. Còn gì đẹp hơn!

Ngô Đạo

139 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Down-under Du Ký Truyện – Nguyễn

Mạnh Hùng (Tiếp theo trang 120)

Thƣa các bạn OC thân thƣơng của tôi, qua

những bài viết từ trƣớc đến giờ, đặc biệt về Tình

OCS, nhƣ Tình OCS vùng MA, Tình OCS xứ Florida

, Tình OCS xứ Cali nắng ấm, và Tình OCS xứ Down

under Australia mới toanh này, tôi phải công nhận

một điều: Mặc dù cá nhân tôi ghét Mỹ thậm tệ từ

những năm 75, vì những ngón đòn chơi khăm, đâm

sau lƣng đồng minh Việt Nam Cộng Hòa nhiều lần dã

man ...nhƣng nghĩ lại cũng nhiều khi phải “..cám

ơn..” thằng Mỹ vì nếu không có cái chƣơng trình Việt

Nam hóa chiến tranh năm 1968-69 thì chúng ta cũng

không có đƣợc khoảng 700 mạng

OC mà tình thân đã kéo dài hơn 35 năm nay và sẽ còn

trƣờng tồn mãi mãi với thời gian…

Một lần nữa vợ chồng Hùng Gà tồ Montreal xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn OCS vùng Sydney,

Adelaide, Brisbane , đã đón tiếp chúng tôi với tất cả tình thân thƣơng của những cựu Hải quân tiểu đoàn

/OCS/Trần Hƣng Đạo.

Trƣớc khi từ giã từ các bạn Hùng Gà tồ xin có bức hình tặng riêng cho OC Tân Chim sáo theo

Email yêu cầu của OC đƣơng sự.

Montreal, May 2nd 2010.

Nguyễn mạnh Hùng OCS6.

----------------------------------------------------------------------------------------------------

Xuyên Tâm Liên – Thịnh, U7

(Tiếp theo trang 126)

Tƣ, hai gia đình họp mặt để cùng nhau ôn lại

những ngày đen tối nhất trong cuộc đời. Lắm khi

các bà thƣờng diễu, mấy ông là sƣớng thôi chết

một cái là Thiên Đàng bay vèo một cái tới, hỏa

ngục các ông đã trải qua rồi. Hai ông cùng ít nói,

có lẽ vì bản tính cố hữu là ít nói và cũng có khi

vì khi học tập cải tạo càng ít nói càng tốt, có lẽ

hai bà nói hơi nhiều nên hai ông nhƣờng hết

nhƣng dù sao đi nữa cứ nghe hai ly cụng nhau

rôm rốp là đủ hiểu họ tâm đầu ý hợp đến thế

nào, phần hai bà lui cui trong bếp nêm nếm nồi

bún bò Huế lại còn chạy lên chạy xuống làm

mấy món nhậu hầu tiếp 2 ông, một bà khen nồi

bún ngon nhƣng hơi cay, sợ lũ cháu nó không ăn

đƣợc nhƣng bà kia chống chế, mình ngƣời Á

châu tụi nó cũng máu bố mẹ nó, sợ gì, nếu

140 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

chúng nó chê thì món cánh gà mua ở Sam club

đút lò là xong ngay, lại còn bánh trái đủ thứ,lo

gì. Hai bà hơi lớn tiếng nên hai ông nghe hết

nhƣng vẫn gật gù với nhau bên ly bia vàng óng

mầu hổ phách ngâm:

Bắt phong trần phải phong trần

Cho thanh cao mới được phần thanh cao.

Chuyện bếp núc đã xong hai bà bèn giải

thể chuyện cũ, mẹ của Lan tủm tỉm cƣời: thật là

chuyện lạ, thằng Tân con Lan, hai bà sung

sƣớng vì hạnh phúc của con với ba đứa cháu tên

Xuyên Tâm và Liên còn tình bạn keo sơn của

hai bố già thì khỏi nói, cứ nhìn cái cung cách

hàng tuần họ gặp nhau là rõ, hơn nữa hai gia

đình một Bắc Kỳ một Trung Kỳ mà thân nhau

nhƣ anh chị em ruột.

Thịnh U 7

(Đây là câu chuyện thật 100% tất cả nhân chứng

vẫn còn đang sống, tôi nghe và thuật lại)

----------------------------------------------------------------------------------------------------

Phan Thái Yên, mấy đoạn viết

rời… (Tiếp theo trang 130)

Nhớ mãi buổi chiều cuối cùng trƣớc khi vào

lính, ly cà phê Thanh-Long đắng lòng góc phố.

Gió tháng Chạp cuồng quay bên ngoài vách núi

Sơn Trà u hoài ánh hải đăng chớp tắt. Trong

nhạt nhòa mƣa, thành phố chợt xa vời con dốc

dài tóc xõa lối về.

Gã lính sông hồ những đêm chập chùng cuối

biển hay từ một dòng sông rất xa vẫn mãi nhớ về

ánh đèn bờ vịnh phố xƣa. Nhớ về những sợi tóc

mai ấp ủ thơ ngây cho mắt em đăm đắm tự tình

là ngọn hải đăng sáng hoài trong hồn anh bão

lộng.

Cơn bão tình yêu thổi suốt qua cuộc đời chung,

qua lần bể dâu oan nghiệt chia lìa đôi lứa. Đôi

mắt tình yêu đẹp tuyệt trần buổi sáng cuối một

mùa xuân định mệnh, rƣng buồn lời hẹn chờ

chung thủy. Đôi mắt đã giữ ấm lòng, mớm sức

cho từng ngày tù tội. Là ánh đèn chong rực sáng

chân trời tự do phía ngoài, bỏ lại sau lƣng vùng

cửa biển u hoài, vần vũ triền miên cơn hồng

thủy tai ƣơng đã hủy diệt đảo lộn tất cả giá trị và

cuộc sống bình yên của con ngƣời.

Trong tiếng động cơ rập rềnh ngái ngủ, tôi loay

hoay với những ý nghĩ buồn vui.

Tôi nghĩ tới hai ngƣời lính già HO ngồi trầm

ngâm đánh cờ tƣớng trong khu thƣơng xá Phƣớc

Lộc Thọ bên mấy ly trà đá đã cạn từ lâu. Tôi

nghĩ tới tiếng nói cƣới của những đứa bé tung

tăng theo mẹ cha mua sắm. Tôi nghĩ tới lòng can

đảm và nỗi cô đơn của số ít ngƣời dấn thân đang

bị lao tù trong nƣớc vì muốn tìm quyền tự do lên

tiếng nói cho mình và ngƣời khác. Từng viên

gạch lót đƣờng về phía nhân bản tình ngƣời

đang đƣợc từng bƣớc bƣớc lên mà có ai hay?...

Phan Thái Yên

141 Đặc San Đại Hội XI OCS – Nam California – Tháng 6, 2010

Mục Lục

Thƣ Ngỏ

Tháng tƣ, với ngƣời ở lại Phạm Hồng Ân 2

Thơ NP_u2 5

Ba mƣơi lăm năm nhìn lại Lê Đình Quang 6

Thơ Vũ Hoàng Thƣ 11

Những mảnh vụn ký ức về biển Mèo Hoang 12

Bạn thân Việt Dân 17

Thơ Phạm Hồng Ân 19

Ngƣời tình U Minh Huỳnh Kim Khanh 20

Dƣ âm xƣa Thơ kTah 28

Quyển nhật ký kTah 29

Thơ Di Truong, Phạm Hồng Ân 33

Thơ Lý Thy Dân, Ngô Đạo 34

Ngƣời thầy thuở ấy Cỏ Biển 35

Thơ Di Truong 43

Thơ Lê Sĩ Phu 44

An Thới ngày lìa xa và lần trở lại Trần Thị Hậu Giang 45

Thơ Từ Văn Bé Tƣ 52

Thơ Bùi Văn Quý 53

Thơ NP_u2 54

Kỷ niệm buồn Võ Khắc Hạnh 55

Vƣơng vấn Hải Dƣơng 57

Thơ Huỳnh Kim Khanh 59

Một ngày Phƣớc Long Bùi Huy Châu 60

Thơ Vũ Hoàng Thƣ 65

Hành trình về với... mình Hoàng Quốc Việt 67

Thơ Huỳnh Kim Khanh 72

Thơ Từ Văn Bé Tƣ 73

Kỷ niệm Năm Căn Baxide 74

Thơ SeaBee 77

Lá thƣ gửi bạn Ngô Thụy Chƣơng 79

Ngƣời lữ hành đơn độc NCTD 82

Tản mạn về gựu Nguyễn Khắc Thịnh 86

Trả đũa Đào Ngọc Hải 89

Mr Hao retires Đƣờng Hào 95

Đồng Tháp Mƣời Mèo Hoang 99

Leo núi Ngô Đạo 102

Du ký Down under Nguyễn Mạnh Hùng 105

Bây giờ bạn ở đâu Lê Đình Quang 121

Xuyên tâm liên Nguyễn Khắc Thịnh 124

PTY, mấy đoạn viết rời Phan Thái Yên 127

Ký Ngô Văn Sơn 132

Thình lình Bùi Giáng Vũ Hoàng Thƣ 135