ban bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/files/dsttvhthang82017.pdf · l cần đẩy mạnh...

52
1 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017) Ảnh bìa 1 trên: Lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. * Ảnh dưới (trái): Lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân Hà Nội đánh chiếm Bắc Bộ Phủ năm 1945. * Ảnh dưới (phải): Lễ đài nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản tuyên ngôn tại Quảng trường Ba Đình. * In 5.500 cuoán khoå 19 x 27 cm taïi Coâng ty CP In - Ñaàu tö Phaùt trieån Giaùo duïc Gia Lai - 102 Phaïm Vaên Ñoàng - TP. Pleiku - Gia Lai. * Giaáy pheùp xuaát baûn soá: 12/GP-XBÑS do Cuïc Baùo chí Boä Thoâng tin vaø Truyeàn thoâng caáp ngaøy 18/01/2017. * In xong vaø noäp löu chieåu thaùng 7-2017. Trình bày: THANH LÂM Chòu traùch nhieäm xuaát baûn LEÂ PHAN LÖÔNG UÛy vieân Thöôøng vuï Tröôûng Ban Tuyeân giaùo Tænh uûy Ban Bieân taäp TRẦN ĐÌNH HIỆP TRẦN ĐỨC HÙNG NGUYỄN QUANG CƯỜNG HOÀNG THỊ THANH HƯƠNG Ñòa chæ: 02 Hai Baø Tröng, TP. Pleiku, Gia Lai ÑT: 059.3824101 Fax: 059.3871503 http://thongtintuyengiaogialai.vn Email: [email protected] 2 6 10 13 16 19 22 24 26 30 34 37 41 45 47 49 50 l Gia Lai trong những ngày khởi nghĩa giành chính quyền tháng tám năm 1945 lịch sử. l Công an Gia Lai chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc. l Xây dựng đội ngũ cán bộ Tuyên giáo “vừa hồng, vừa chuyên”. l Kết quả Kỳ họp thứ Ba - HĐND tỉnh Gia Lai khóa XI. l Tình hình kinh tế - xã hội trong tỉnh, trong nước và thế giới 6 tháng đầu năm 2017. l Thoát nghèo từ những mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả ở tỉnh Gia Lai trong giai đoạn hiện nay. l Kông Chro với công tác giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số. l Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm bảo đảm trật tự, an toàn xã hội 6 tháng đầu năm 2017. l Thực trạng và giải pháp bảo đảm TTATGT trên địa bàn tỉnh. l Công tác tuyên giáo ở Đảng bộ huyện Krông Pa l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia Lai. l Hoạt động đối ngoại của Việt Nam và tình hình thế giới nổi bật thời gian qua. l Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng. l Người trưởng thôn “miệng nói, tay làm”. l Đừng để lợi ích nhóm chi phối xã hội. l Hỏi - đáp học tập và làm theo gương Bác. Chính trị - Kinh tế - Xã hội - Quốc phòng, An ninh Thông tin đối ngoại và quốc tế Học tập và làm theo gương Bác Chính sách - Pháp luật

Upload: others

Post on 23-Feb-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

1Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

Ảnh bìa 1 trên: Lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.* Ảnh dưới (trái): Lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân Hà Nội đánh chiếm Bắc Bộ Phủ năm 1945.* Ảnh dưới (phải): Lễ đài nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản tuyên ngôn tại Quảng trường Ba Đình.

* In 5.500 cuoán khoå 19 x 27 cm taïi Coâng ty CP In - Ñaàu tö Phaùt trieån Giaùo duïc Gia Lai - 102 Phaïm Vaên Ñoàng - TP. Pleiku - Gia Lai.

* Giaáy pheùp xuaát baûn soá: 12/GP-XBÑS do Cuïc Baùo chí Boä Thoâng tin vaø Truyeàn thoâng caáp ngaøy 18/01/2017.

* In xong vaø noäp löu chieåu thaùng 7-2017.

Trình bày: THANH LÂM

Chòu traùch nhieäm xuaát baûnLEÂ PHAN LÖÔNGUÛy vieân Thöôøng vuï

Tröôûng Ban Tuyeân giaùo Tænh uûy

Ban Bieân taäpTRẦN ĐÌNH HIỆP TRẦN ĐỨC HÙNG

NGUYỄN QUANG CƯỜNGHOÀNG THỊ THANH HƯƠNG

Ñòa chæ: 02 Hai Baø Tröng,TP. Pleiku, Gia LaiÑT: 059.3824101 Fax: 059.3871503

http://thongtintuyengiaogialai.vnEmail: [email protected]

2

6

10

13

16

19

22

24

26

30

34

37

41

45

47

49

50

l Gia Lai trong những ngày khởi nghĩa giành chính quyền tháng tám năm 1945 lịch sử.

l Công an Gia Lai chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc.

l Xây dựng đội ngũ cán bộ Tuyên giáo “vừa hồng, vừa chuyên”.

l Kết quả Kỳ họp thứ Ba - HĐND tỉnh Gia Lai khóa XI.

l Tình hình kinh tế - xã hội trong tỉnh, trong nước và thế giới 6 tháng đầu năm 2017.

l Thoát nghèo từ những mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả ở tỉnh Gia Lai trong giai đoạn hiện nay.

l Kông Chro với công tác giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số.

l Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm bảo đảm trật tự, an toàn xã hội 6 tháng đầu năm 2017.

l Thực trạng và giải pháp bảo đảm TTATGT trên địa bàn tỉnh.

l Công tác tuyên giáo ở Đảng bộ huyện Krông Pa

l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia Lai.

l Hoạt động đối ngoại của Việt Nam và tình hình thế giới nổi bật thời gian qua.

l Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

l Người trưởng thôn “miệng nói, tay làm”.

l Đừng để lợi ích nhóm chi phối xã hội.

l Hỏi - đáp học tập và làm theo gương Bác.

Chính trị - Kinh tế - Xã hội - Quốc phòng, An ninh

Thông tin đối ngoại và quốc tế

Học tập và làm theo gương Bác

Chính sách - Pháp luật

Page 2: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

2 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

Chính trị - Kinh tế - Xã hội - Quốc phòng, An ninh

Khi đánh giá về tầm vóc và ý nghĩa lịch sử to lớn của

Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cách mạng Tháng Tám đã lật đổ nền quân chủ mấy mươi thế kỷ, đã đánh tan xiềng xích thực dân gần 100 năm, đã đưa chính quyền lại cho nhân dân, đã xây nền tảng cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, độc lập, tự do, hạnh phúc. Đó là một thay đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử nước ta”1.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là thắng lợi vĩ đại trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và sự kiện thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào mùa Thu năm 1945 đã tạo ra một bước ngoặt lịch sử đưa dân tộc Việt Nam bước sang một kỷ nguyên mới - kỷ

nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Tại Gia Lai, sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Ba Tơ (Quảng Ngãi) vào ngày 11/3/1945, hệ thống chính quyền của địch rơi vào khủng hoảng. Phong trào Việt Minh ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên... cận kề Tây Nguyên sau những năm bị địch khủng bố, nay được chắp mối cơ sở, lại bùng lên mạnh mẽ. Phong trào đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền ở các

địa phương trong cả nước đã lan đến Gia Lai. Đặc biệt là thông qua sự kiện tiếp xúc với đoàn tù chính trị được trả tự do từ “Căng an trí” Đak Tô trên đường về Quy Nhơn, qua Pleiku và An Khê, đại diện thanh niên yêu nước tiếp xúc với đoàn, được các đồng chí gợi mở hướng hoạt động. Qua đó đã củng cố thêm niềm tin cho đội ngũ thanh niên, trí thức địa phương về sự lãnh đạo của Đảng, từ đó đứng lên tiến hành cuộc vận động cứu nước, thành lập các tổ chức thanh niên ở thị xã, thị trấn, thu hút đông đảo lực lượng

LÊ PHAN LƯƠNG UVBTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

1 Hồ Chí Minh toàn tập, t6, tr.160, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.

Gia Lai trong nhöõng ngaøy khôûi nghóa

giành chính quyền tháng tám năm 1945 lịch sử Cách đây 72 năm, nước ta có một sự kiện vĩ đại đã đi vào

lịch sử của dân tộc, đó là Cách mạng Tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt lịch sử vĩ đại trong tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam, là kết quả của một quá trình đấu tranh kiên cường, bền bỉ của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Page 3: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

3Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

thanh niên và viên chức yêu nước, tiến bộ tham gia.

Từ tháng 4 đến tháng 6/1945, các tổ chức Đoàn thanh niên Gia Lai, Đoàn thanh niên Chấn Hưng An Khê, Đoàn thanh niên Cheo Reo lần lượt được thành lập, đẩy mạnh hoạt động truyền bá các tư tưởng tiến bộ, yêu nước, tiến dần lên mục tiêu chính trị chống Nhật và tay sai, tuyên truyền đoàn kết Kinh - Thượng, vận động nhân dân đấu tranh chống phát xít Nhật, chánh tổng, chủ làng hà hiếp dân, chống bắt xâu, nộp thuế, đi lính. Qua các hoạt động tuyên truyền, các tổ chức Đoàn thanh niên Gia Lai, An Khê, Cheo Reo đã tập

hợp được đông đảo lực lượng thanh niên, trí thức, công chức, công nhân các đồn điền và quần chúng nhân dân vùng ven, vùng nông thôn đồng bào dân tộc thiểu số tham giam các phong trào đấu tranh chống phát xít Nhật và tay sai. Uy tín của các tổ chức Đoàn thanh niên ngày càng cao.

Cuối tháng 7/1945, phong trào cách mạng cả nước ngày càng phát triển mạnh mẽ. Ở trong tỉnh, bộ máy chính quyền bù nhìn của Nhật ở tỉnh và các huyện hoang mang, rối loạn, chính quyền địch ở cơ sở từng bước tan rã. Trong lúc này, lực lượng thanh niên của tỉnh và cơ sở cách mạng trong các đồn điền,

các địa phương đã tiếp nhận được Chương trình cứu nước, Điều lệ của Mặt trận Việt Minh, những chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng... thông qua các đảng viên cộng sản liên lạc từ Quảng Ngãi, Bình Định chuyển lên.

Việc tiếp thu các chủ trương của Đảng, Chương trình cứu nước của Mặt trận Việt Minh là một điều kiện quan trọng mở ra một bước ngoặt quyết định đối với phong trào yêu nước của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, giúp cho phong trào định ra mục tiêu, phương hướng hành động đúng đắn phù hợp với mục tiêu chung của phong trào cách mạng cả nước. Từ

Sáng 19/8/1945, lực lượng Việt Minh và nhân dân Thủ đô đánh chiếm Bắc Bộ Phủ, cơ quan đầu não của chính quyền tay sai Pháp ở Bắc Bộ, mở đầu

cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Tư liệu TTXVN.

Page 4: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

4 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

đây, mọi hoạt động của các lực lượng yêu nước tập trung vào việc tăng cường xây dựng tổ chức, đoàn thể, đề cao uy tín lực lượng thanh niên làm nòng cốt phát triển lực lượng quần chúng, tuyên truyền vạch trần những luận điệu phản tuyên truyền của phát xít Nhật, chuẩn bị các mặt về tổ chức, huấn luyện quân sự, công tác binh vận, tập hợp lực lượng, sẵn sàng khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến.

Đầu tháng 8/1945, cao trào chống Nhật cứu nước diễn ra sôi nổi khắp các địa phương trong cả nước. Ở trong tỉnh, bộ máy cai trị rệu rã, hoang mang, lực lượng quân đội Nhật ở Pleiku, An Khê, Cheo Reo rút về Quy Nhơn chờ giải

giáp. Lực lượng bảo an ngả về phía cách mạng, ủng hộ các hoạt động của quần chúng và thanh niên yêu nước. Tin tức trong nước lan đến địa phương: Nhật đầu hàng đồng minh, Việt Minh sẽ khởi nghĩa. Nắm bắt thời cơ, các tổ chức Đoàn thanh niên trong tỉnh đã nhanh chóng triển khai các hoạt động tuyên truyền, tập hợp lực lượng, sẵn sàng tiến hành nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền tại các địa phương trong tỉnh.

Ngày 20/8/1945, dưới sự lãnh đạo của những thanh niên yêu nước trong tổ chức Đoàn thanh niên Chấn Hưng An Khê, quần chúng đã nổi dậy chiếm đồn bảo an thị trấn và huyện lỵ An Khê, tuyên

bố xóa bỏ chính quyền tay sai, thành lập Ủy ban cách mạng lâm thời huyện, xã; tuyên truyền trong nhân dân về các chính sách của chính quyền cách mạng.

Tại thị xã Pleiku, bộ máy chính quyền tay sai từ tỉnh trưởng Bửu Phu đến viên chức tay sai đều hoang mang dao động. Lực lượng bảo an ủng hộ chính quyền cách mạng. Lực lượng thanh niên Pleiku và quần chúng cách mạng làm chủ tình hình ở thị xã và các dinh điền; trưng dụng xe đưa cán bộ, thanh niên về các dinh điền, vùng nông thôn, phụ cận huy động quần chúng vũ trang biểu tình giành chính quyền và mít tinh ở tỉnh lỵ.

Sáng ngày 23/8, hàng ngàn quần chúng thị xã

Ôn lại truyền thống cách mạng tại khu căn cứ cách mạng của tỉnhtại xã Krong, huyện Kbang sáng 16-3-2016. Ảnh: Hồng Thi.

Page 5: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

5Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

Pleiku và vùng xung quanh giương cao cờ đỏ sao vàng tiến về tập trung tại Tòa công sứ, chia thành 2 cánh biểu dương lực lượng trong các phố chính thị xã.

10 giờ, ngày 23/8/1945, gần một vạn người, gồm các tầng lớp nhân dân thị xã, các vùng lân cận tổ chức mít tinh tại sân vận động thị xã Pleiku. Đại diện lực lượng quần chúng khởi nghĩa tuyên bố xóa bỏ hoàn toàn bộ máy chính quyền cũ, thành lập chính quyền cách mạng, kêu gọi nhân dân triệt để thi hành chính sách và chủ trương đoàn kết, ủng hộ Việt Minh. Cuộc mít tinh kết thúc bằng cuộc biểu dương lực lượng quần chúng, tỏa về các vùng nông thôn, ven thị xã, dinh điền.

Đêm 23/8, Hội nghị đại biểu các lực lượng khởi nghĩa tại dinh Quản Đạo thông qua danh sách Ủy ban cách mạng lâm thời tỉnh Gia Lai gồm 5 thành viên, do ông Trần Ngọc Vỹ làm Chủ tịch, phân công cán bộ về các địa phương tổ chức bộ máy chính quyền cách mạng huyện, xã, thành lập ban quản lý các cơ sở kinh tế, chuẩn bị lực lượng và kế hoạch phối hợp khởi nghĩa giành chính quyền ở Kon Tum. Cùng ngày lực lượng thanh niên Cheo Reo, có

sự giúp đỡ của một số binh lính bảo an người dân tộc, đứng lên vận động quần chúng nổi dậy khởi nghĩa chiếm đồn bảo an, bắt đồn trưởng, tịch thu vũ khí, làm chủ tình hình thị trấn, huy động nhân dân biểu dương lực lượng trong toàn huyện và các vùng ven thị trấn, vùng Kinh. Ban lãnh đạo thanh niên cùng các nhân sĩ yêu nước dự kiến danh sách Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện.

Ngày 2/9/1945, phái đoàn đại diện chính quyền cách mạng tỉnh Gia Lai do Chủ tịch Trần Ngọc Vỹ dẫn đầu về Cheo Reo tổ chức mít tinh, công bố và ra mắt danh sách Ủy ban cách mạng lâm thời huyện. Lực lượng thanh niên xuống các vùng nông thôn tổ chức chính quyền cách mạng thôn, xã.

Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi ở Gia Lai trở thành mốc son chói lọi có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với phong trào cách mạng ở địa phương, góp chung vào thắng lợi của cách mạng cả nước. Sự kiện đó đánh dấu cuộc đổi đời chưa từng có trong cộng đồng và mỗi người dân không chỉ ở Gia Lai mà cả khu vực Bắc Tây Nguyên. Từ cuộc đời nô lệ, tủi nhục

trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến, nhân dân các dân tộc ở Gia Lai, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đứng lên làm cách mạng lật đổ chế độ thực dân, phong kiến giành quyền làm người, làm chủ quê hương, góp phần giành quyền độc lập cho dân tộc.

Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Gia Lai trong Cách mạng Tháng Tám 1945 đã thực hiện được ước vọng của đồng bào người Kinh cũng như đồng bào Jrai, Bahnar được sống trong tự do, độc lập, bình đẳng, tương trợ, giúp đỡ nhau xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc trong chế độ xã hội mới.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Gia Lai đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước, yêu chuộng độc lập, tự do và tinh thần quật khởi của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Thắng lợi đó mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử phong trào cách mạng Gia Lai, tạo tiền đề cho việc thành lập Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh tháng 12/1945 và những thắng lợi to lớn tiếp theo trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của nhân dân các dân tộc Gia Lai./.

L.P.L

Page 6: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

6 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân

bảo vệ An ninh Tổ quốc

CHÚ TRỌNGTrong những năm

qua, tình hình an ninh chính trị, trật

tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định. Tuy nhiên, vẫn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp như: Các thế lực thù địch, đối tượng phản động luôn tìm cách câu kết, móc nối, lợi dụng vấn đề dân tộc, dân chủ, nhân quyền để kích động tư tưởng ly khai, tự trị của một bộ phận quần chúng nhân dân chống phá chính quyền, gây mất ổn định về ANTT, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. An ninh nông thôn nổi lên nhiều vấn đề phức tạp như: Tranh chấp khiếu kiện liên quan đến đất đai, giải phóng mặt bằng; hoạt động tôn giáo trái pháp luật, mê tín dị đoan diễn ra ở một số nơi ảnh hưởng xấu đến ANTT. Tội phạm và tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng; tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập gây rối, gây án tiếp tục diễn biến phức tạp, manh động, gây bức xúc trong nhân dân.

Trước tình hình đó, để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và bọn tội phạm, cấp ủy, chính quyền địa phương đã quan tâm đẩy mạnh công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) trên địa bàn tỉnh. Phát huy vai trò

nòng cốt của mình, lực lượng Công an Gia Lai đã làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp lãnh đạo, chỉ đạo huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, tạo điều kiện thuận lợi để cho nhân dân tham gia vào sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, góp phần giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân. Trọng tâm là: Tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành Chương trình số 28-

Ctr/TU, ngày 09/02/2012 của Tỉnh ủy Gia Lai về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới”; tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng và triển khai Kế hoạch số 2627/KH-UBND, ngày 20/8/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW, ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chương trình số 28-CTr/TU, ngày 09/02/2012 của Tỉnh ủy Gia Lai về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”. Đồng thời, phối hợp thực hiện tốt Cuộc vận động “Toàn dân

Thượng tá, Th.S PHẠM HỮU TRƯỜNG Phó Giám đốc Công an tỉnh

CÔNG AN GIA LAI

Page 7: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

7Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, gắn với Cuộc vận động “Xây dựng, chỉnh đốn Đảng”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Diễn đàn “Công an xã lắng nghe ý kiến nhân dân”; phong trào thi đua “Dân vận khéo”...

Qua đó, chất lượng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đã được nâng lên, các cấp ủy Đảng tăng cường chỉ đạo bám dân, nắm chắc địa bàn, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, vận động nhân dân tham gia bảo vệ ANTQ, xây dựng thôn, làng no đủ - vững mạnh - an toàn; thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc, tôn giáo, chủ động phát hiện, ngăn chặn, vô hiệu hóa

hoạt động của các thế lực thù địch, không để xảy ra biểu tình, gây rối an ninh, trật tự. Tiếp tục củng cố 3.751 tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh trật tự; 20 tổ thanh niên xung kích; 717 tổ hòa giải; 2.000 hòm thư góp ý về an ninh trật tự và điểm trình báo, tố giác tội phạm; 2.246 điểm trình báo tạm trú, tạm vắng và các mô hình hay, điển hình tiên tiến cần nhân rộng như: Mô hình CLB phụ nữ có thân nhân không theo FULRO, “Tin lành Đê Ga” (tại Ayun Pa); mô hình quản lý, giáo dục đối tượng theo dòng họ (tại Phú Thiện); mô hình 08 hội viên Cựu chiến binh nhận quản lý, giáo dục, giúp đỡ 01 đối tượng trong diện quản lý tại cộng đồng (tại Chư Pưh); mô hình khu dân cư không có tội phạm

và tệ nạn xã hội; mô hình quản lý, giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội; mô hình “Nhà trường an toàn về ANTT” theo phương châm “Tự phòng, tự quản, tự bảo vệ” tại 14 trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp trên địa bàn tỉnh…

Để công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ thực sự có hiệu quả, ngoài các biện pháp tuyên truyền cổ động thông qua panô, áp phích, khẩu hiệu, phát tờ rơi và bằng các hình thức sân khấu hóa khác, lực lượng Công an tỉnh Gia Lai đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan, đoàn thể, trường học tổ chức phát động phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm

Công an tỉnh tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (16/6/1967 - 16/6/2017). Ảnh: Anh Huy.

Page 8: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

8 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

với 5. 484 buổi và khoảng 1.140.781 lượt người tham gia; cảm hóa, giáo dục, cải tạo người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư; xây dựng khu dân cư, cơ quan, doanh nghiệp, trường học an toàn - đoàn kết - văn hóa; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về công tác phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy.

Từ thực tiễn, đã xuất hiện nhiều mô hình bảo đảm ANTT và phát huy hiệu quả như: Đội tự quản, Tổ an ninh xung kích, Tổ tự quản và an toàn giao thông, Khu dân cư an toàn, Câu lạc bộ học sinh, sinh viên, Đội tuyên truyền măng non... Từ năm 2012 đến nay đã có 1.594 lượt cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ được Bộ Công an, UBND tỉnh và Công an tỉnh khen thưởng, gần 1.000 cá nhân được Bộ Công an tặng kỷ niệm chương “Bảo vệ ANTQ”. Qua công tác phát động, quần chúng nhân dân đã cung cấp cho lực lượng Công an hàng ngàn nguồn tin có giá trị liên quan đến ANTT; hỗ trợ tích cực cho lực lượng Công an đấu tranh bóc gỡ, vô hiệu hóa toàn bộ số đối tượng tham gia tổ chức FULRO, “Tin lành Đê Ga”, ngăn chặn âm mưu, lôi kéo người dân tộc thiểu số vượt biên sang Campuchia, Thái Lan; ngăn chặn hoạt động tuyên

truyền tà đạo “Hà Mòn”. Tin tức do quần chúng nhân dân cung cấp liên quan đến trật tự xã hội ngày càng tăng trong đó có nhiều tin có giá trị, góp phần tích cực trong công tác đấu tranh, điều tra, khám phá làm rõ các vụ án góp phần ổn định tình hình trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ thời gian qua vẫn còn bộc lộ những tồn tại, một số nơi cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo đơn vị còn xem nhẹ công tác quần chúng, chưa chú trọng nâng cao chất lượng phong trào toàn dân BVANTQ. Việc phối hợp giữa các ngành, đoàn thể ở các cấp đôi lúc còn mang tính hình thức, chưa có sự thống nhất cao dẫn đến hiệu quả hoạt động thấp. Lực lượng chuyên trách làm công tác xây dựng phong trào còn mỏng, trình độ năng lực không đồng đều, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế; các tổ chức nòng cốt ở cơ sở chưa có các chế độ đãi ngộ thích hợp...

Để tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng phong trào toàn bảo vệ ANTQ trong thời gian tới, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo ANCT, giữ gìn TTATXH trên địa bàn tỉnh cần phải thực hiện tốt một số nội dung sau:

Một là, phát huy vai trò, trách nhiệm của hệ thống chính trị, nâng cao nhận thức các cá nhân, tập thể của cơ quan, tổ chức trong xây dựng phong trào toàn bảo vệ ANTQ và đấu tranh, phòng chống tội phạm dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng; sự quản lý điều hành của chính quyền; sự phối hợp chặt chẽ của Ủy ban MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể; sự tham gia tích cực của toàn dân, trong đó lực lượng Công an làm nòng cốt. Trọng tâm là tiếp tục chỉ đạo, thực hiện tốt Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”; thực hiện có hiệu quả Quyết định số 512/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ về “Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ” (19/8 hàng năm), làm cho mọi tầng lớp nhân dân nhận thức đúng đắn nhiệm vụ bảo vệ ANTQ có vị trí đặc biệt quan trọng liên quan đến sự ổn định, phát triển của đất nước, từ đó tích cực hưởng ứng “Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ”.

Hai là, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân kết hợp với nhân rộng các mô hình, điển

Page 9: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

9Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

hình tiên tiến về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, tạo chuyển biến sâu, rộng cả về nhận thức và hành động. Để thực hiện tốt nội dung trên, hình thức tuyên truyền phải linh hoạt, phù hợp với từng địa bàn, từng đối tượng cụ thể. Kết hợp nhiều hình thức, vừa rộng rãi, vừa tập trung, vừa cá biệt, kết hợp nhiều phương tiện để tuyên truyền như qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các cuộc họp tổ chức Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, tổ dân phố, cụm dân cư; tích cực tranh thủ những người có uy tín, có khả năng, điều kiện thuyết phục tham gia vận động quần chúng.

Ba là, thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp, thực hiện các nghị quyết liên tịch như Nghị quyết Liên tịch 01/CAT-HLHPN giữa Công an tỉnh và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh về quản lý giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội; Nghị quyết Liên tịch 03/2010/NQLT giữa Công an tỉnh và Tỉnh đoàn Gia Lai trong phối hợp hành động phòng, chống ma túy trong thanh niên... góp phần nâng cao hiệu quả phát động phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong bảo đảm ANTT; bên cạnh đó lực lượng Công an tỉnh tiếp tục phối hợp hiệu

quả với lực lượng Quân sự tỉnh xây dựng thế trận An ninh nhân dân và thế trận Quốc phòng toàn dân góp phần bảo đảm ANCT, giữ gìn TTATXH phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

Bốn là, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống chính trị cơ sở nhất là quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng phong trào, đảm bảo có trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức tốt. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng toàn diện kiến thức pháp luật, chính trị, văn hóa và quan điểm, phương pháp công tác quần chúng của Đảng; xây dựng tác phong gần dân, dựa vào dân để công tác, chiến đấu, gắn với thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì Nhân dân phục vụ”. Xây dựng và củng cố các hình thức tự quản, tự phòng, tự bảo vệ đến từng hộ gia đình, cộng đồng dân cư, các tổ chức quần chúng, các cơ quan, đơn vị cơ sở. Hình thức phải phù hợp với đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán, điều kiện hoàn cảnh của từng địa bàn, từng vùng đặc trưng, từng lĩnh vực.

Năm là, chú trọng công tác sơ, tổng kết các chuyên đề công tác nhằm đánh

giá kết quả thực hiện, kịp thời khắc phục những tồn tại hạn chế và đề ra nhiệm vụ cần tập trung chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới. Đồng thời cần nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào, động viên, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Sáu là, đẩy mạnh tấn công trấn áp các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, tạo niềm tin, chỗ dựa vững chắc cho quần chúng nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm. Lực lượng Công an chủ động phối hợp các ngành, các cấp nhất là các cơ quan bảo vệ pháp luật tăng cường nắm tình hình địa bàn, đối tượng và sử dụng có hiệu quả các biện pháp công tác đấu tranh, ngăn chặn tội phạm, nhất là tội phạm nguy hiểm, hoạt động có tổ chức và tội phạm phi truyền thống; tập trung xử lý tin báo tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố. Đối với các vụ việc được quần chúng phát hiện, tố giác phải nhanh chóng xác minh, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, tạo niềm tin phấn khởi trong nhân dân./.

P.H.T

Page 10: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

10 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

Xây dựng đội ngũ cán bộ Tuyên giáo

“vừa hồng, vừa chuyên”TRẦN ĐÌNH HIỆP

Phó Trưởng Ban Thường trực, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Trong 87 năm qua, công tác tuyên giáo của

Đảng đã phát huy, làm tốt vai trò trên mặt trận tư tưởng, lý luận; cung cấp nhiều luận cứ khoa học, góp phần bổ sung, hoàn thiện và tổ chức giáo dục, tuyên truyền có hiệu quả chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến các tầng lớp nhân dân; phản bác kịp thời những luận điệu xuyên tạc chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thành tựu trong công tác tuyên giáo của Đảng nói chung, Đảng bộ tỉnh

Gia Lai nói riêng có dấu ấn đậm nét của các thế hệ cán bộ ngành Tuyên giáo. Từ những ngày đầu thành lập Đảng bộ tỉnh (10/12/1945) đến nay, được sự quan tâm chăm lo đào tạo, bồi dưỡng của Đảng, đội ngũ cán bộ tuyên giáo đã không ngừng phát triển cả về lượng và chất, luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà Đảng giao phó, xứng vai nhiệm vụ người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng văn hóa của Đảng. Trong những giai đoạn có tính bước ngoặt của Đảng bộ tỉnh, công tác tuyên giáo đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng, củng cố nền tảng tư tưởng, chính trị, giúp cho toàn Đảng, toàn quân và nhân dân thấm nhuần lý tưởng cách mạng, ra sức phấn

đấu vì mục tiêu chung của dân tộc. Cùng với đó, nhận thức về vai trò, nhiệm vụ công tác tuyên giáo ở các cấp ủy đảng đã có nhiều chuyển biến tích cực; đội ngũ cán bộ tuyên giáo được Đảng bộ tỉnh quan tâm đầu tư, trưởng thành về mọi mặt.

Trở về với lịch sử giai đoạn 1930 – 1945, trước khi thành lập Đảng bộ tỉnh, ở Gia Lai chưa có bộ máy chuyên trách làm công tác tuyên truyền, cổ động. Tuy nhiên, ngay từ những năm 1930 đã có một số đảng viên, chiến sỹ cách mạng đến Gia Lai để gây dựng cơ sở, tuyên truyền, vận động tập hợp quần chúng tham gia đấu tranh cách mạng. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, công tác tuyên truyền, cổ động, giáo dục quần chúng từ chỗ hoạt động bí mật trong vòng kiểm soát của địch đi đến hoạt động công khai với chủ thể tuyên truyền rộng lớn là toàn bộ hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh. Đến năm 1962, Ban Tuyên huấn tỉnh được thành lập gồm các tiểu ban: thông tin tuyên truyền, huấn học, văn nghệ, binh vận và tiểu ban giáo dục. Công tác tư tưởng trong giai đoạn này là tập trung tuyên truyền

Page 11: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

11Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin vào các chủ trương, đường lối của Đảng; trực tiếp bồi dưỡng, xây dựng và phát triển sức mạnh của quân và dân tỉnh ta trong các cuộc đọ sức với quân thù, từng bước làm thất bại các âm mưu chiến lược của địch, góp phần làm nên thắng lợi trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân năm 1975. Sau khi đất nước thống nhất, ngành Tuyên huấn, sau này là Tuyên giáo tỉnh được củng cố, phát triển. Đến nay, ngành Tuyên giáo đã có một hệ thống tổ chức tương đối hoàn chỉnh từ tỉnh đến cơ sở. Phương tiện và điều kiện làm việc ngày càng được đầu tư và phát huy hiệu quả.

Tuy nhiên, đứng trước những diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình thế giới, khu vực và những khó khăn thách thức công cuộc xây dựng, bảo vệ Đảng, đất nước, địa phương; tình trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có đảng viên giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; các thế lực thù địch vẫn tiếp tục lợi dụng những khó khăn, hạn chế trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành nhằm kích động âm mưu

“diễn biến, hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” dân tộc, tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước; sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng các loại hình thông tin, truyền thông, các trang mạng xã hội, trong đó có không ít thông tin trái chiều có sự tác động của các thế lực thù địch, phản động đã và đang trực tiếp tác động tiêu cực đến tư tưởng, nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân đòi hỏi công tác tuyên giáo nói chung và cán bộ làm công tác tuyên giáo trong toàn Đảng bộ tỉnh nói riêng phải thường xuyên nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực tham mưu, đặc biệt là trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, bám sát thực tiễn, đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức và hiệu quả công tác nhằm đáp ứng yêu cầu mới của nhiệm vụ.

Muốn đổi mới, nâng cao chất lượng, nội dung, phương thức, hiệu quả công tác tuyên giáo, trước hết các cấp ủy đảng phải chú trọng chăm lo đào tạo, bồi dưỡng phẩm chất, kiến thức, năng lực và trình độ cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo các cấp. Theo chủ tịch Hồ Chí Minh đây là

vấn đề có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ hiệu quả công tác, “công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Với vai trò là người tham mưu, hướng dẫn nội dung công tác tuyên truyền, nhằm tạo sự thống nhất về tư tưởng chính trị, sự đồng thuận trong xã hội, vì vậy “tin vào mình, tin Đảng, tin giai cấp, tin nhân dân mình”; kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; tin tưởng vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo; không hoang mang, dao động trước sự tấn công chống phá của các thế lực thù địch và luôn vững vàng trước những diễn biến phức tạp của tình hình là đòi hỏi tiên quyết ở mỗi cán bộ làm công tác tuyên giáo hiện nay.

Công tác tuyên giáo có đặc thù vừa là khoa học lý luận chính trị, vừa là kỹ năng, nghệ thuật. Vì thế, người cán bộ làm công tác tuyên giáo vừa phải có trình độ lý luận, có phẩm chất đạo đức cách mạng, nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng, hiểu biết thực tiễn sâu sắc vừa phải thể rõ bản lĩnh nghề nghiệp trong từng công

Page 12: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

12 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

việc cụ thể, phải gương mẫu, miệng nói, tay làm. Bên cạnh đó, cán bộ tuyên giáo cần có sự nhạy bén, chủ động, sáng tạo trong mọi hoàn cảnh; dám nghĩ, dám làm trong đổi mới nội dung, phương thức công tác; thông thạo, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào công việc; có khả năng dự báo tình hình và nắm bắt kịp thời diễn biến tư tưởng, tâm trạng, dư luận trong cán bộ, đảng viên, nhân dân. Cán bộ tuyên giáo phải có khả năng tổng hợp, phân tích những vấn đề từ thực tiễn, đánh giá, lý giải đúng và trúng bản chất sự việc, hiện tượng trên cơ sở khoa học. Muốn vậy, người cán bộ tuyên giáo phải nắm vững đối tượng, nắm chắc thực tiễn, hòa mình với nhân dân, xuất phát từ nhiệt tình cách mạng, tình thương yêu chân thành đồng bào các dân tộc, từ tinh thần hết lòng phục vụ đồng bào các dân tộc. Có như thế, mới tìm ra cái đúng, cái hay mà làm.

Hiện nay, hầu hết cán bộ tuyên giáo được đào tạo từ nhiều ngành nghề khác nhau, số được đào tạo nghiệp vụ tuyên giáo một cách bài bản, khoa học chiếm tỷ lệ khiêm tốn. Tuyên giáo là công việc đòi hỏi phải làm bền

bỉ liên tục, làm dần dần, không thể chủ quan nóng vội, muốn làm hết ngay một lúc, phải thực hiện cùng lúc nhiều nhiệm vụ cả chiều rộng lẫn chiều sâu, nên khó tránh khỏi hạn chế. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên giáo cần phải tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó cần chú ý đến một số điểm sau.

Trước hết, cấp ủy các cấp cần tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo đủ số lượng và tinh về chất lượng, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. Ban Tuyên giáo các cấp cần xác định vị trí việc làm, mô tả công việc cụ thể của từng cán bộ, công chức làm công tác tuyên giáo ở cấp mình; đồng thời tiến hành khảo sát, đánh giá chất lượng, trình độ cán bộ tuyên giáo, từ đó xác định được những kỹ năng, phương pháp nghiệp vụ cần thiết để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, thiết thực với công việc.

Cấp ủy cần bảo đảm tính khoa học trong xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo, bảo đảm sự nối tiếp, đan xen

giữa các thế hệ. Tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo, nhất là các thế hệ kế cận được tham gia các khóa học tập, bồi dưỡng, đào tạo về cả chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị nhằm bảo đảm cán bộ chuyên trách làm công tác tuyên giáo được đào tạo bài bản, chính quy, có khả năng phát triển lâu dài. Trong đào tạo, bồi dưỡng phải chú ý đào tạo, bồi dưỡng cả về chính trị, tư tưởng, chuyên môn, nghiệp vụ, thật sự là chuyên gia giỏi trên lĩnh vực phục trách, đồng thời có bản lĩnh chính trị, tư tưởng vững vàng, kiên định và tuyệt đối trung thành với Đảng, có phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh, vừa phải thật sự tinh thông, nhanh nhạy và sáng tạo.

Đồng thời, cần chú ý tạo điều kiện cho cán bộ làm công tác tuyên giáo được rèn luyện và trưởng thành qua thực tiễn. Khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ tuyên giáo chủ động, sáng tạo, đổi mới phương thức hoạt động; chú trọng tăng cường sử dụng những tiện ích, công nghệ thông tin hiện đại trong tác nghiệp công tác tuyên giáo./.

T.Đ.H

Page 13: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

13Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

Sau 3,5 ngày làm việc (từ ngày 10/7 đến ngày

13/7/2017) với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ Ba, HĐND tỉnh khóa XI (nhiệm kỳ 2016- 2021) đã hoàn thành chương trình đề ra với nhiều nội dung quan trọng.

Xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng

Trên cơ sở xem xét các báo cáo của Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, báo cáo của các ngành: Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục thi

hành án dân sự tỉnh; báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh; báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh, Kỳ họp thứ

Ba, HĐND tỉnh khóa XI đã biểu quyết thông qua 24 nghị quyết khác nhau theo đề nghị của Thường trực HĐND tỉnh và UBND tỉnh.

Toàn cảnh Kỳ họp thứ ba-HĐND tỉnh Gia Lai khóa XI. Ảnh: GLO

KẾT QUẢ kỳ họp thứ ba HĐND tỉnh Gia Lai khóa XI

Page 14: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

14 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

Về công tác xây dựng chính quyền

HĐND tỉnh đã xem xét, quyết định về công tác nhân sự của UBND tỉnh theo thẩm quyền, bầu bổ sung 02 Ủy viên UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2016-2021 đối với Đồng chí Lưu Trung Nghĩa - Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ và Đồng chí Nguyễn Tùng Khánh - Giám đốc Sở Ngoại vụ.

Về công tác giám sátHoạt động quyết định

và giám sát của HĐND, TT HĐND, các Ban HĐND tiếp tục đi vào chiều sâu, thiết thực; chất lượng và hiệu quả được nâng lên, đáp ứng được nguyện vọng của cử tri.

Về chất vấn và trả lời chất vấn

Tại Kỳ họp thứ Ba, đã có 13 đại biểu đăng ký phát biểu, 15 phiếu chất vấn, với 19 vấn đề, nội dung chất vấn tập trung vào những vấn đề cử tri quan tâm như: quy hoạch và cấp phép kinh doanh Karaoke; việc chậm triển khai dự án đường Nguyễn Văn Linh; việc thực hiện Quyết định 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho

hộ dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã khó khăn trên địa bàn tỉnh tỷ lệ đạt thấp; tình trạng sản xuất, kinh doanh giống cây trồng không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nông dân; công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh; công tác bảo vệ môi trường của các cơ sở y tế... Phiên họp chất vấn diễn ra trong không khí dân chủ, thẳng thắn, sôi nổi trên tinh thần xây dựng. Việc tổ chức chất vấn có những đổi mới, các đại biểu HĐND tỉnh đã thể hiện tinh thần làm việc nghiêm túc, chất vấn ngắn, gọn, rõ ràng, bám sát các vấn đề; đặc biệt là tăng cường tranh luận để làm rõ thêm vấn đề; thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém, yêu cầu làm rõ trách nhiệm, cũng như đề xuất giải pháp khắc phục. Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở ngành cơ bản đã trả lời đầy đủ và giải trình làm rõ nhiều vấn đề đại biểu nêu ra; nhận trách nhiệm và có giải pháp, quyết tâm làm chuyển biến tình hình trong thời gian tới. HĐND tỉnh hoan nghênh sự nghiêm túc, cầu thị, trách nhiệm cao

của tập thể thành viên UBND tỉnh, của Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị trong việc trả lời chất vấn.

Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cần tập trung thực hiện trong thời gian tới

Phát biểu bế mạc kỳ họp, Đồng chí Dương Văn Trang - Ủy viên Ban Chấp hành TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh trong thời gian đến cần tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

Một là, tiếp tục phát huy sự năng động, sáng tạo trong lãnh đạo, điều hành của chính quyền các cấp; quán triệt sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết của Tỉnh ủy, nghị quyết của HĐND tỉnh, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu đã được đề ra cho năm 2017.

Hai là, đề nghị UBND tỉnh và các ngành hữu quan, tập trung chỉ đạo và xử lý các vấn đề cụ thể một cách thiết thực, phù hợp với điều kiện của tỉnh, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, nâng

Page 15: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

15Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; tập trung các nguồn lực đầu tư phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; chú trọng phát triển, nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn; triển khai các kế hoạch về tái canh cây cà phê, tưới tiết kiệm; tăng cường công tác quản lý nhà nước về giống cây trồng, vật nuôi; giải pháp để giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất của đồng bào DTTS… Tăng cường nguồn lực, đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, hoàn thành chỉ tiêu 22 xã đăng ký sẽ đạt chuẩn và TP.Pleiku hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; có chính sách thúc đẩy, phát triển các tiềm năng du lịch; đẩy mạnh đấu tranh trấn áp tội phạm; tăng cường các biện pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn. Tiếp tục nâng cao chất lượng điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Ba là, thực hiện tốt các chính sách người có công, an sinh và phúc lợi xã hội, đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức các hoạt động thiết

thực nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7; hoàn thành kế hoạch hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà cho người có công; tập trung các nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, xây dựng xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Triển khai có hiệu quả quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Gia Lai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch, hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương.

Bốn là, tập trung chỉ đạo và thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, nhất là kế hoạch duy trì, nâng cao chỉ số cải cách hành chính tỉnh giai đoạn 2017-2020; tăng cường các biện pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn. Tiếp tục nâng cao chất lượng điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Đặc biệt, chủ động nắm chắc tình hình cơ sở, nhất là ở những địa bàn có các vụ việc phức tạp, nhạy cảm, làm tốt công tác

tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, không để phát sinh điểm nóng, không để khiếu kiện đông người, vượt cấp.

Năm là, yêu cầu Giám đốc các sở, ngành nghiêm túc tiếp thu, nghiên cứu những ý kiến xác đáng của cử tri và của đại biểu HĐND tỉnh, sớm triển khai thực hiện các giải pháp, lời hứa và nhiệm vụ thuộc chức trách, nhiệm vụ của mình, tích cực khắc phục những hạn chế, tồn tại, đáp ứng được sự kỳ vọng của cử tri và của đại biểu HĐND tỉnh. Các đại biểu HĐND tỉnh sớm báo cáo kết quả kỳ họp với cử tri, đồng thời, thường xuyên liên hệ chặt chẽ với cử tri, lắng nghe và phản ánh đầy đủ ý kiến của cử tri; giám sát, đôn đốc việc giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân; góp phần củng cố hơn nữa mối liên hệ giữa hoạt động của HĐND, đại biểu HĐND với cử tri và nhân dân trong tỉnh; gương mẫu và động viên nhân dân chấp hành tốt các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước./.

Ban Biên tập (tổng hợp)

Page 16: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

16 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

* Trong tỉnhPhát triển kinh tếKinh tế có mức tăng

trưởng khá, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước đạt 17.127 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010); tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 8,97%, trong đó nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 5,58%, công nghiệp - xây dựng tăng 13,01%, dịch vụ tăng 8,35%, thuế sản phẩm tăng 7,35%.

Sản xuất nông, lâm, thủy sản tiếp tục phát triển. Giá

trị sản xuất nông, lâm, thủy sản (theo giá so sánh 2010) ước đạt 7.742 tỷ đồng, bằng 29,9% kế hoạch, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2016. Việc triển khai tái canh cây cà phê, nhân rộng mô hình cánh đồng lớn được quan tâm chỉ đạo. Tình hình chăn nuôi phát triển ổn định; việc phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm thực hiện có hiệu quả. Công tác trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng được chỉ đạo quyết liệt và đạt được một số kết quả.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tiếp tục được chỉ đạo triển khai tích cực.

Sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) ước thực hiện 8.318 tỷ đồng, bằng 46% kế hoạch, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2016.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước đạt 25.221 tỷ đồng, bằng 49,2% kế hoạch, tăng

Ảnh: MH.

Tình hình kinh tế - xã hội trong tỉnh, trong nước và thế giới 6 tháng đầu năm 2017

Page 17: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

17Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

15,2% so với cùng kỳ năm 2016. Kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện 293 triệu USD, bằng 65,1% Nghị quyết, tăng 52,6% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu ước thực hiện 108,3 triệu USD, đạt 90,3% kế hoạch, tăng 26,3% so với cùng kỳ.

Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ước đạt 8.871 tỷ đồng, bằng 47,3% Nghị quyết; đã phân bổ kịp thời các nguồn vốn, đôn đốc các chủ đầu tư khẩn trương hoàn thành thủ tục, sớm triển khai dự án (tính đến ngày 12 tháng 6 năm 2017), khối lượng thực hiện 425 tỷ đồng/1.708 tỷ đồng, đạt 24,9% kế hoạch; giải ngân 437 tỷ đồng, đạt 25,6% kế hoạch.

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 2.112 tỷ đồng, bằng 58,5% Nghị quyết, tăng 17,4% so với cùng kỳ. Tổng chi ngân sách địa phương đạt 4.447 tỷ đồng, bằng 45,1% dự toán, tăng 9,1% so với cùng kỳ.

Lĩnh vực văn hóa, trật tự an toàn xã hội

Các lĩnh vực giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh cho nhân dân, thực hiện chính sách an sinh xã hội, văn hóa, văn nghệ, du lịch có những chuyển biến tích cực.

Trật tự an toàn xã hội, trong 6 tháng đầu năm, xảy ra 441 vụ phạm pháp hình sự, làm chết 23 người, bị thương 134 người, thiệt hại khoảng 19,5 tỷ đồng, tăng 2,56% so với cùng kỳ 2016; xảy ra 214 vụ tai nạn giao thông, làm chết 137 người, bị thương 282 người; so với cùng kỳ năm 2016, số vụ giảm 8,16% (giảm 19 vụ), người chết tăng 19,1% (tăng 22 người), bị thương tăng 0,7% (tăng 2 người); trong đó có 01 vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra ra huyện Chư Sê, làm chết 13 người, bị thương 31 người; số vụ cháy, tự tử, đuối nước... xảy ra 21 vụ cháy; 54 trường hợp tự tử, chết 57 người; đuối nước 19 vụ, chết 28 người; 04 vụ điện giật, chết 04 người .

* Trong nướcPhát triển kinh tếTổng sản phẩm trong

nước (GDP) quý II năm 2017, ước tăng 6,17% so với cùng kỳ năm 2016. So với các năm trước, năm 2017 mức độ bứt phá ở quý II so với quý I là mạnh nhất, cho thấy dấu hiệu khởi sắc rõ rệt của nền kinh tế nước ta. Tính chung 6 tháng đầu năm 2017, GDP ước tăng 5,73% so với cùng kỳ năm 2016.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng đầu năm tăng 4,15% so với bình quân cùng kỳ năm 2016, tiệm cận với mục tiêu năm 2017 được Quốc hội thông qua (khoảng 4%); lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng đầu năm 2017, tăng 1,52% so với bình quân cùng kỳ năm 2016.

Tín dụng cho nền kinh tế 6 tháng đầu năm đạt 7,54% so với cuối năm 2016, là mức tăng cao so với các năm gần đây. Mặt bằng lãi suất vẫn được giữ ổn định, lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam phổ biến ở mức 4,5 - 7,2%; lãi suất cho vay khoảng 6 - 11%.

Tình hình thu chi ngân sách nhà nước đáp ứng được tiến độ dự toán đề ra. Tính đến hết tháng 6/2017, tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) ước thực hiện đạt khoảng 563,5 nghìn tỷ đồng, bằng 46,5% dự toán năm, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2016. Tổng chi cân đối NSNN ước đạt 582,965 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 41,9% dự toán năm, tăng 8,3% so với cùng kỳ.

Tình hình giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước vẫn gặp nhiều khó khăn, tốc độ giải

Page 18: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

18 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

ngân vẫn thấp so với yêu cầu. Vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước kế hoạch năm 2017 ước giải ngân (đến hết tháng 6) đạt khoảng 29,6% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, tương đương với 25,6% dự toán Quốc hội thông qua.

Xuất nhập khẩu hàng hóa tăng trưởng cao hơn cùng kỳ. Trong 6 tháng đầu, xuất khẩu ước đạt 97,78 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm 2016; nhập khẩu ước đạt 100,47 tỷ USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong 6 tháng đầu năm 2017, cả nước có thêm 61.276 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 596.196 tỷ đồng, tăng 12,4% về số doanh nghiệp và tăng 39,4% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2016, đây là mức cao nhất từ năm 2014 trở lại đây. Ngoài ra còn có 15.379 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2016), nâng tổng số doanh nghiệp gia nhập thị trường trong 6 tháng đầu năm 2017 lên 76.655 doanh nghiệp.

Các lĩnh vực xã hộiCác lĩnh vực giáo dục

đào tạo, khoa học - công nghệ, an sinh - xã hội, y tế, văn hóa, thể dục - thể

thao, thông tin - truyền thông có những chuyển biến tích cực.

Về lao động, việc làm: Trong 6 tháng đầu, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,28%, trong đó khu vực thành thị là 3,22%; khu vực nông thôn là 1,81%; tạo việc làm cho khoảng 790 nghìn người, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2016.

Bảo vệ môi trường, an toàn giao thông và phòng, chống cháy, nổ: 6 tháng đầu năm 2017 đã phát hiện 9.520 vụ vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, trong đó xử lý 7.920 vụ với tổng số tiền phạt gần 114 tỷ đồng; đã xảy ra 9.593 vụ tai nạn giao thông, làm 4.134 người chết, 7.935 người bị thương, so với cùng kỳ năm 2016, giảm cả về số vụ, số người chết và số người bị thương; cả nước đã xảy ra 2.359 vụ cháy, nổ, làm 49 người chết và 129 người bị thương, thiệt hại ước tính khoảng 1 nghìn tỷ đồng.

* Thế giớiTrong 6 tháng đầu năm

2017, mặc dù phải đối mặt với nhiều biến động, thách thức nhưng kinh tế thế giới tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, thương mại toàn cầu có dấu hiệu hồi phục. Nổi bật là: Kinh tế

Mỹ duy trì đà tăng trưởng tốt nhờ nhu cầu nội địa tăng mạnh, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm, ở mức 4,3% (tháng 4/2017). Kinh tế châu Âu tiếp tục phục hồi, tốc độ tăng trưởng và lạm phát có xu hướng tăng lên, đồng thời tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống. Tại khu vực châu Á, kinh tế Trung Quốc dù đạt mức tăng trưởng cao nhất (6,9% trong quý I/2017) song chưa bền vững do tác động của các biện pháp kích thích tăng trưởng của Chính phủ Trung Quốc. IMF (tháng 4/2017) và Tổ chức OECD (tháng 6/2017) cùng dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm 2017 đạt 6,6%, cao hơn mục tiêu tăng trưởng 6,5% của Chính phủ Trung Quốc nhờ sự phát triển của sản xuất sản phẩm công nghệ cao và sự mở rộng của ngành dịch vụ.

Theo WB dự báo, tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2017 đạt mức 3,5% so với năm 2016, cao hơn mức đã dự báo hồi tháng 3/2017 là 3,3%. Thương mại toàn cầu phục hồi và tăng trưởng khá, dự báo có thể tăng từ mức 2,2% năm 2016 lên 4% trong năm 2017./.Ban Biên tập (tổng hợp)

Page 19: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

19Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

Thoát nghèo từ những mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả ở tỉnh Gia Lai giai đoạn hiện nay

Thoát nghèo luôn được coi là nhiệm vụ trọng

tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Gia Lai. Với đặc thù là một tỉnh miền núi, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, tập trung chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo cao, với 68 xã nghèo và đặc biệt khó khăn. Từ xuất phát điểm như vậy, trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Gia Lai đã xây dựng và triển khai những mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm giúp các hộ nghèo giải quyết các vấn đề như thiếu vốn;

thiếu đất sản xuất; không biết cách làm ăn, không có tay nghề...

Trước hết phải nói đến mô hình xây dựng cánh đồng lớn. Trong năm 2017, đã có 04 dự án xây dựng cánh đồng lớn tại 04 huyện gồm: Ia Pa, Phú Thiện, Krông Pa và thị xã Ayun Pa (Công ty TNHH Thành Thành Công Gia Lai xây dựng cánh đồng lớn tại huyện Phú Thiện, huyện Ia Pa và thị xã Ayun Pa; Công ty TNHH Chế biến nông lâm thủy sản đường Vạn Phát xây dựng cánh đồng lớn tại huyện Krông Pa). Việc phát triển

cánh đồng lớn không chỉ được xem là chìa khóa gắn kết giữa 4 nhà (nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà nông) trong chuỗi sản xuất nông nghiệp mà đây còn là tiền đề quan trọng giúp người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tại Gia Lai thay đổi phương thức sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

Một trong những nguyên nhân của tình trạng nghèo đó chính là tư duy sản sản xuất nông nghiệp, manh mún, lạc

Th.S DƯƠNG TRUNG KIÊN Trường Chính trị tỉnh Gia Lai

Page 20: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

20 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

hậu. Khắc phục tình trạng này, tỉnh đã chủ động triển khai các chương trình dự án, mô hình khuyến nông nhằm đưa các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp vào sản xuất. Xây dựng hơn 100 mô hình khuyến nông, lâm trên các loại cây trồng, vật nuôi, góp phần đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp như: Xây dựng mô hình thâm cánh đồng cỏ tại các huyện Krông Pa, Ia Grai, Chư Prông, Đak Pơ, Kbang... Đây thực sự là bước chuyển biến tích cực, phục vụ phát triển nghề chăn nuôi đại gia súc bền vững.

Đối với những vùng

có những điều kiện đặc thù về điều kiện khí hậu, đất đai, dân số…Tỉnh đã triển khai, áp dụng những mô hình phù hợp như: Mô hình thâm canh cây ngô lai, sắn cao sản theo hướng bền vững được đầu tư ở một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc vùng sâu, vùng xa, các vùng có điều kiện thuận lợi cho phát triển cây sắn; Mô hình thâm canh hoa chất lượng cao bằng giống ghép và nuôi cấy mô có thử nghiệm làm nhà lồng được triển khai tại Tp. Pleiku, Đak Đoa và Đak Pơ.

Mô hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP triển khai trên các huyện Đak Đoa, Phú Thiện,

Krông Pa và thị xã Ayun Pa; Mô hình quản lý bệnh trắng lá mía gây hại trên cây mía tại huyện Ia Pa; Mô hình quản lý tổng hợp bệnh héo chết nhanh, bệnh vàng lá chết chậm trên cây hồ tiêu tại các huyện huyện Chư Sê, Chư Pưh, Chư Păh, Đức Cơ, Ia Grai; Mô hình trồng thâm canh cây chanh dây theo tiêu chuẩn VietGAP cho người đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đak Đoa, Mang Yang; Mô hình chăn nuôi heo theo tiêu chuẩn VietGAP (ưu tiên cho người đồng bào dân tộc thiểu số) tại thị xã Ayun Pa, huyện Phú Thiện; Mô hình tưới nước tiết kiệm nhằm nâng cao năng suất cây cà phê theo công nghệ

Lãnh đạo tỉnh tham quan mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Củ Chi (TP. HCM). Ảnh: M.N

Page 21: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

21Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

NETAFIM tại huyện Chư Păh, Ia Grai; Mô hình trồng thử nghiệm cà phê Catimor (cà phê chè) tại huyện Kbang; Khảo sát trồng cây mắc ca tại 10 huyện: Chư Păh, Chư Pưh, Chư Sê, Đak Đoa, Mang Yang, Đức Cơ, Chư Prông, Ia Grai, Kbang và Tp. Pleiku; …

Việc huy động vốn để thực hiện các mô hình sản xuất cũng được thực hiện đồng bộ. Tổng kinh phí thực hiện năm 2017 là 1.610 triệu đồng, các mô hình trên đã có kế hoạch cụ thể và dự toán chi tiết để thực hiện góp phần phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân và tiến tới mục tiêu hoàn thành tiêu chí thu nhập và giảm hộ nghèo.Chính từ những hiệu quả trên không chỉ góp phần cải thiện đời sống của các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh, đồng thời tạo được sự đồng thuận cao trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo ở các cấp, từ đó giáo dục ý thức tự lực, tự cường, động viên các hộ nghèo vươn lên để giảm được nghèo, một số hộ dân đã vươn lên khá, giàu.

Tuy đạt được những kết quả tích cực, nhưng nhìn chung Gia Lai vẫn là một tỉnh nghèo với tỷ lệ

hộ nghèo cao. Do đó, để thực hiện toàn diện hơn về nhiệm vụ giảm nghèo, trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Một là, thực hiện tốt công tác đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí ở các vùng, các huyện, các xã có nhiều hộ nghèo, đây chính là trao “cái cần câu” cho người dân. Một khi người dân có nhận thức, có kiến thức thì họ sẽ biết làm gì trên “luống cày” của mình. Họ sẽ tự biết trồng cây gì, nuôi con gì cho năng suất, có hiệu quả cao nhất. Đây được xem như “chiếc chìa khóa” để cho người dân tự vươn lên thoát nghèo.

Hai là, tăng cường đầu tư xây dựng cho giao thông nông thôn. Giao thông là huyết mạch quan trọng trong nền kinh tế quốc gia, giao thông nông thôn lại càng có ý nghĩa cho sự phát triển đối với các vùng nghèo. Thiếu giao thông thì không thể thông thương, càng không thể giao thương khi mà sản xuất hàng hóa ở các vùng nghèo còn rất manh mún, nhỏ lẻ. Người dân ở vùng này khi sản xuất và chăn nuôi đã vô cùng khó khăn do điều kiện tự nhiên và điều kiện địa lý không thuận lợi nhưng lại

càng khó khăn hơn khi sản phẩm làm ra không được tiêu thụ dễ dàng. Ở địa bàn cấp huyện, nhiều xã còn mang tính tự cung, tự túc, sản phẩm làm ra khi tiêu thụ cũng khó khăn để tiếp cận thị trường, dẫn đến bị tư thương ép giá. Không có giao thông thì không có nền nông nghiệp hàng hóa, nông dân vốn đã nghèo, giao thông nông thôn cũng không thuận tiện khiến cuộc sống của họ càng nghèo hơn.

Ba là, đa dạng hóa nhiều nguồn lực để hỗ trợ vay vốn và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Với một lãi suất ưu đãi, hợp lý, vốn được xem như một “cú hích”, như sự “cứu cánh” cho những ước mơ đích thực của người nông dân muốn tự mình vươn lên thoát nghèo. Người xưa có câu “có bột mới gột nên hồ”, vốn chính là “bột” cho người nông dân “gột” lên sản phẩm của mình. Khi đã có vốn lại được cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật cùng với bàn tay, khối óc, sự khao khát vươn lên thoát nghèo của người nông dân hy vọng rằng sẽ giải quyết được bài toán giảm nghèo một cách bền vững./.

D.T.K

Page 22: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

22 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

Kông Chro VỚI CÔNG TÁC GIẢM NGHÈOTRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

Một góc huyện Kông Chro ngày nay. Ảnh: PVT.

Kông Chro là một trong những huyện khó khăn

nhất tỉnh Gia Lai, với tỷ lệ hộ nghèo cao. Song, những năm gần đây Kông Chro đã có nhiều khởi sắc, kinh tế tăng trưởng khá, công tác giảm nghèo đạt những kết quả tích cực, thu thập bình quân đầu người được nâng lên.

Từ nguồn vốn của các chương trình, huyện đã thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng, trong 6 đầu năm 2017, huyện đã xây dựng mới 69 công trình, sửa chữa 09 công trình, 04 công trình chuyển tiếp, với tổng nguồn vốn đầu tư phát triển nhà nước giao 102,896 tỷ đồng, trong đó: vốn ngân sách Trung ương 11,799 tỷ đồng, vốn ngân sách tỉnh 11,743 tỷ đồng, vốn ngân sách huyện 24,562 tỷ đồng, vốn Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững 32,958 tỷ đồng, vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới 16,835 tỷ đồng, vốn tài trợ của Ngân hàng

CP Thương Mại Ngoại thương chi nhánh Gia Lai. Với phương châm ưu tiên đầu tư xây dựng các hạng mục công trình thiết yếu cho một số xã đặc biệt khó khăn và các xã chọn làm điểm về nông thôn mới.

Huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sản xuất, đặc biệt là đã triển khai chương trình cánh đồng lớn 200 ha cây mía và 20 ha cây chanh dây trong đồng bào DTTS, đến nay đã trồng được 245,9 ha mía/92 hộ/22 cánh đồng/22 nhóm hộ, 27,8 ha chanh dây, vượt kế hoạch đề ra; các nhóm hộ đã có hợp đồng liên kết với Nhà máy đường An Khê để được hỗ trợ đầu tư và tạo đầu ra cho cây mía. Đồng thời,

huyện chú trọng triển khai các mô hình “Nuôi heo sọc dưa”, “Nuôi bò sinh sản”, ... các mô hình đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trong công tác giảm nghèo, góp phần nâng cao đời sống của các hộ nghèo trên địa bàn.

Đồng thời, huyện cũng đã có kế hoạch cụ thể chỉ đạo các cơ quan, đơn vị của huyện, UBND các xã, thị trấn thực hiện công tác tuyên truyền, vận động hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; triển khai công tác giảm nghèo gắn với thực hiện công tác dân tộc và Chương trình mục tiêu Quốc gia,…. Triển khai

PHAN VĂN TRUNG Chủ tịch UBND huyện Kông Chro

Page 23: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

23Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

các dự án khuyến nông, các mô hình sản xuất, chăn nuôi mang lại hiệu quả cao..., thực hiện đồng bộ các giải pháp giúp người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục, việc làm, phát triển sản xuất, tăng thu nhập... Phân công đảng viên, cán bộ trực tiếp phụ trách từng thôn, làng, từng nhóm hộ để có phương án hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời dưới nhiều hình thức. Đặc biệt, chú trọng, phát huy yếu tố nội lực, sự tự phấn đấu vươn lên thoát nghèo của chính bản thân các hộ nghèo đồng bào DTTS là nhân tố quyết định của công tác giảm nghèo bền vững.

Nhờ đi đúng hướng, tỉ lệ hộ nghèo ở Kông Chro trong giai đoạn 2011 - 2015 đã giảm qua từng năm, đến cuối năm 2015, tổng số hộ nghèo toàn huyện là 2.535 hộ, chiếm tỷ lệ chiếm 24,27%, giảm 31,12% so với năm 2011.

Phấn khởi với những kết quả đạt được như trên, công tác giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS vẫn còn là nỗi trăn trở, là nhiệm vụ được cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn huyện quan tâm thực hiện. Đến cuối năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Kông Chro vẫn cao nhất tỉnh, với 4.788 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 45,04%, trong đó hộ nghèo người đồng bào DTTS chiếm 96% (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020).

Trong thời gian tới, để thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS, huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị của huyện, UBND các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch chi tiết và triển khai có hiệu quả Kế hoạch thực hiện Chương trình số 51-CTr/HU, ngày 30/5/2017 của Huyện ủy Kông Chro “về thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 12/4/2017 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) về giảm nhanh

và bền vững tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2025” trên địa bàn huyện, với những chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể và phù hợp với từng địa phương, nhóm hộ.

Chỉ đạo tập trung thực hiện các chính sách dân tộc, đặc biệt là tuyên truyền làm thay đổi cách nghĩ, cách thức sản xuất của đồng bào đi đôi với đầu tư phát triển hạ tầng giao thông khu vực còn nhiều khó khăn; lồng ghép các chương trình giảm nghèo với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng cách đồng mẫu lớn; thực hiện tốt công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, tuyên tuyền, vận động các hộ vay vốn, phát triển sản xuất... thực hiện hỗ trợ theo hướng tập trung, hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo và đối tượng cụ thể; chú trọng phát huy yếu tố nội lực, sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo của chính bản thân các hộ người đồng bào DTTS. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS trên địa bàn huyện bình quân mỗi năm giảm từ 7,5-8%./.

P.V.T

Page 24: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

24 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM

bảo đảm trật tự, an toàn xã hội6 THÁNG ĐẦU NĂM 2017

Sáu tháng đầu năm 2017, Chính phủ, Bộ Công an và các

ngành, các cấp đã tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm đạt được nhiều kết quả tích cực. Cơ quan Cảnh sát điều tra toàn quốc đã khởi tố mới 32.935 vụ án, 47.873 bị can; đề nghị truy tố 25.474 vụ, 41.490 bị can; đình chỉ điều tra 870 vụ, 1.070 bị can; tạm đình chỉ 5.189 vụ, 1.019 bị can. Cụ thể:

Tội phạm hình sự: Toàn quốc xảy ra 25.850 vụ phạm pháp hình sự, giảm

3,8% so với cùng kỳ năm 2016. Đã điều tra, khám phá 20.595 vụ phạm pháp hình sự, bắt xử lý 42.785 đối tượng, đạt tỷ lệ 79,67%.

Tội phạm kinh tế, tham nhũng, buôn lậu: Đã phát hiện 9.314 vụ phạm tội về kinh tế (ít hơn 1,36% so với cùng kỳ năm 2016); 77 vụ phạm tội về tham nhũng, chức vụ (ít hơn 59,74% so với cùng kỳ năm 2016); 2.053 vụ buôn lậu (nhiều hơn 6,87% so với cùng kỳ năm 2016).

Tội phạm sử dụng công nghệ cao: Lực lượng Cảnh sát đã đấu tranh 43 chuyên

án; giải quyết 450 đơn, đầu mối, vụ việc liên quan đến tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Tội phạm, vi phạm pháp luật về môi trường: Đã phát hiện 9.846 vụ tội phạm và vi phạm luật về môi trường (tăng 9,8% so với cùng kỳ 2016); xử phạt vi phạm hành chính 6.574 vụ, hơn 66 tỷ đồng.

Tội phạm về ma túy: Phát hiện, bắt giữ 11.324 vụ, 17.210 đối tượng phạm tội về ma túy; thu giữ 379,42 kg heroin, 759,13 kg và 436.115 viên ma túy tổng hợp, 251,3 kg cần sa

Công an tỉnh Gia Lai tổ chức lễ ra quân mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm,đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Ảnh: Lê Anh.

Page 25: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

25Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

(so với cùng kỳ năm 2016 nhiều hơn 13,81% số vụ, 13,48% số đối tượng).

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm đảm bảo an ninh trật tự 6 tháng đầu năm còn một số hạn chế, khó khăn, đó là: Diễn biến tội phạm hình sự vẫn phức tạp. Tội phạm giết người tăng (3,98%),

diễn biến rất phức tạp... Các đường dây mua bán, vận chuyển ma túy lớn vẫn hoạt động mạnh trên các tuyến, địa bàn trọng điểm.

Để công tác phòng, chống tội phạm đạt được hiệu quả cao, đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh

tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Thứ hai, tăng cường các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm gắn với triển khai kế hoạch bảo vệ các sự kiện lớn của đất nước, nhất là các sự kiện Năm APEC 2017. Tiếp tục chỉ đạo đấu tranh phòng, chống tội phạm theo các chuyên đề, giải quyết những vấn đề phức tạp nổi lên.

Thứ ba, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tội phạm kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại, hàng cấm, hàng giả, tội phạm sử dụng công nghệ cao; tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường trong các ngành, lĩnh vực trọng điểm; triển khai quyết liệt các giải pháp đấu tranh với tội phạm ma túy trên các tuyến, địa bàn trọng điểm.

Thứ tư, tăng cường kiểm tra, tuyên truyền, vận động nhân dân tự giác thu hồi, giao nộp vũ khí, vật liệu nổ trên toàn quốc. Tăng cường các mặt công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội, quản lý cư trú, quản lý đối tượng tại địa bàn cơ sở góp phần phòng ngừa tội phạm./.

Ban biên tập(Tổng hợp từ nguồn BTGTW)

Cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát Bảo vệ và Cơ động Công an tỉnh trong một buổi huấn luyện võ thuật. Ảnh: H.T.

tội phạm có tổ chức hoạt động tại nhiều địa phương; tình trạng người Việt Nam phạm tội ở nhiều nước (Nhật Bản, Hàn Quốc, Séc, Nga...). Tội phạm kinh tế, tham nhũng vẫn diễn biến nghiêm trọng trong các ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm. Tội phạm sử dụng công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt tài sản

việc triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự xã hội. Đặc biệt là Kết luận số 05-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW, ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công

Page 26: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

26 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

bảo đảmtrật tự An Toàn Giao Thông trên địa bàn tỉnh

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPCông tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

(TTATGT) là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị, được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội nỗ lực tổ chức thực hiện các giải pháp bảo đảm TTATGT

cộng với sự đồng thuận, tích cực phòng tránh của người dân nên tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn tỉnh từng bước đã được kiềm chế.

Bước sang những tháng đầu năm 2017, tình hình TTATGT trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, TNGT tăng cao cả 3 tiêu chí. Để chấn chỉnh tình hình đối với các huyện có TNGT tăng cao, đồng chí Chủ tịch UBND – Trưởng ban ATGT tỉnh trực tiếp làm việc với huyện Đak Đoa; Thường trực Ban ATGT tỉnh làm việc với Ban ATGT các huyện Chư Pưh, Chư Prông, Mang Yang; sau kiểm tra, tình hình đã có bước chuyển biến tích cực, đã có địa phương kiềm chế, kéo giảm được TNGT. Tuy

nhiên, lũy kế đến tháng 6/2017, TNGT toàn tỉnh chỉ mới giảm được về số vụ nhưng số người chết vì TNGT vẫn còn tăng cao so với cùng kỳ năm 2016. Nguyên do dẫn đến số người chết tăng là đã xảy

ra nhiều vụ TNGT gây hậu quả rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng làm chết và bị thương nhiều người. Trước diễn biến bất thường đáng quan ngại này, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh rốt ráo chỉ

NGUYỄN HỮU QUẾ TUV, GĐ Sở Giao thông - Vận tải

Đội Cảnh sát giao thông Công an thị xã An Khê ra quân kiểm tra, xử lý vi phạm an toàn giao thông. Ảnh: Hồng Thi.

Page 27: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

27Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

đạo các cơ quan chức năng nhanh chóng có giải pháp phòng ngừa, khắc phục.

Tình hình trên có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Trong đó, các giải pháp kiểm soát, xử lý vi phạm để phòng ngừa TNGT vẫn chưa được thực hiện quyết liệt và hiệu quả trong điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập, nhưng mật độ phương tiện và người tham gia giao thông ngày một tăng cao. Qua phân tích, TNGT xảy ra trên các quốc lộ trên 53%; phương tiện gây tai nạn là mô tô trên 62%; từ 17h-22h là

khoảng thời gian xảy ra nhiều tai nạn, chiếm 55% và có đến 33,64% tai nạn xảy ra trong 02 ngày nghỉ cuối tuần. Về nguyên nhân, cơ quan điều tra đã xác định có đến trên 95%

do lỗi vi phạm của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông gây ra tai nạn.

Sở dĩ các lỗi vi phạm Luật Giao thông đường bộ gây ra tai nạn chiếm tỷ trọng cao là vì: Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật kết hợp với xử lý nghiêm khắc các lỗi vi phạm để răn đe, phòng ngừa, chưa tác động mạnh mẽ để làm chuyển

biến từ nhận thức thành hành động tự giác tuân thủ và chấp hành pháp luật, đặc biệt đối với một bộ phận thanh thiếu niên ngỗ nghịch, càn quấy, coi thường tính mạng bản thân và của người khác, ban đêm tụ tập uống rượu, bia rồi chạy xe mô tô tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, ép người đi đường, đối đầu với xe ô tô, là người gây ra tai nạn đồng thời cũng là nạn nhân trong nhiều vụ TNGT nghiêm trọng. Tình trạng một số chủ phương tiện, người lái xe coi thường quy pháp luật, cố tình chở hàng quá tải, quá khổ; dùng xe hết niên

Trong 6 tháng đầu năm 2017 (16/12/2016 đến15/6/2017), toàn tỉnh xảy ra 214 vụ TNGT (kể cả các các vụ va chạm), làm chết 137 người, bị thương 282 người. So với cùng kỳ năm 2016, số vụ giảm 19, tương đương 8,15% (214/233 vụ), tuy nhiên, số người chết tăng 22 người, tương đương tăng 19,13% (131/110 người), số người bị thương tăng 02 người, tương đương tăng 0,71% (282/280 người).

Cụ thể: Trên các tuyến Quốc lộ xảy ra 114 vụ (53,27%); Trên các tuyến đường đô thị xảy ra 40 vụ (18,69%); Trên các tuyến đường nông thôn xảy ra 33 vụ (15,42%); Trên các tuyến đường tỉnh xảy ra 27 vụ (12,62%).

Về phương tiện gây tai nạn: Xe Mô tô gây ra 134 vụ (chiếm 62,62%); ô tô 44 vụ (chiếm 20,56%); người đi bộ 6 vụ (chiếm 2,8%); phương tiện khác gây ra 4 vụ (chiếm 1,87%).

Nguyên nhân các vụ TNGT: lấn đường 88 vụ (chiếm 41,12%); không chú ý quan sát 46 vụ (chiếm 21,5%); tránh, vượt, dừng, chuyển hướng sai quy định 31 vụ (chiếm 14,49%; vi phạm tốc độ, khoảng cách an toàn 28 vụ (chiếm 13,08%); từ rượu bia 10 vụ (chiếm 4,67%); sai quy trình, thao tác lái xe 01 vụ (chiếm 0,47%). Trong đó, lỗi của người điều khiển phương tiện giao thông chiếm 95,33%; Phương tiện không bảo đảm ATKT chiếm 1,4%; nguyên nhân khác 2,8%.

Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 10 vụ TNGT gây hậu quả rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, làm chết 32 người và bị thương 60 người. Chỉ riêng 02 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng đã làm chết 16 người và bị thương 50 người.

Page 28: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

28 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

hạn sử dụng hoặc quá hạn kiểm định, xe tự ý cơi nới trái phép thùng chở hàng tham gia giao thông; điều khiển xe chạy lấn làn, lấn đường, không chú ý quan sát, quá tốc độ quy định đã gây ra nhiều vụ TNGT đáng tiếc, làm chết và bị thương nhiều người. Công tác quản lý máy kéo nhỏ, xe máy phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp còn hạn chế, lúng túng; tuy đã mở nhiều đợt xử lý chuyên đề về xe độ chế đã bị đình chỉ lưu hành nhưng vẫn còn tham gia giao thông trái phép. Tình trạng lấn chiếm, tái lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, lề đường trên các quốc lộ, đường tỉnh, trong đô thị làm nơi buôn bán, họp chợ trái phép chưa được xử lý dứt điểm.

Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trên là do: Sự vào cuộc của một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quyết liệt, đồng bộ, chưa duy trì thường xuyên, kiên trì các giải pháp kéo giảm TNGT bền vững. Công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của các lực lượng chức năng có thời điểm còn thiếu quyết liệt, chưa khép kín địa bàn; đặc biệt là trong khoảng thời gian ngoài giờ hành chính và 02 ngày nghỉ cuối tuần; chưa có giải pháp hữu hiệu

để ngăn chặn tình trạng thanh thiếu niên càn quấy chạy xe mô tô tốc độ cao, lạng lách, đánh võng trên đường. Công tác xử lý xe quá tải có dấu hiệu chùng xuống từ khi kết thúc kế hoạch phối hợp kiểm soát tải trọng phương tiện giữa lực lượng Cảnh sát giao thông và Thanh tra giao thông. Cấp ủy, chính quyền cấp xã còn chưa quan tâm chỉ đạo Công an xã và lực lượng tự quản ATGT tổ chức hoạt động quyết liệt, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an toàn giao thông ở địa bàn nông thôn, cơ sở.

Để phòng ngừa, kiềm chế TNGT trong thời gian đến, Ban An toàn giao thông tỉnh tham mưu, đề xuất Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo triển khai các giải pháp trọng tâm sau:

Một là, Các cấp, các ngành, các đoàn thể và địa phương tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của Tỉnh, đặc biệt là Chỉ thị số 02-CT/TU ngày 22/12/2015 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm

TTATGT trên địa bàn tinh; tổng hợp số liệu, đánh giá tình hình, chuẩn bị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông theo Kế hoạch số 46-KH/TU ngày 12/01/2017 của Tỉnh ủy; qua sơ kết đánh giá đúng nguyên nhân, tồn tại, hạn chế, đề ra các giải pháp khắc phục để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 18-CT/TW của Ban Bí thư, nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT, tiếp tục làm giảm TNGT trên địa bàn tỉnh.

Gắn kết quả công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện các giải pháp bảo đảm TTATGT ở địa bàn được phân công phụ trách với kết quả thực hiện nhiệm vụ, là một trong các tiêu chí để đánh giá kết quả công tác, xem xét thi đua khen thưởng hàng năm đối với các ngành, các cơ quan, đơn vị, địa phương và của người đứng đầu và đối với cá nhân cán bộ, chiến sĩ, công chức

Page 29: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

29Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

được giao nhiệm vụ tuần tra kiểm soát, bảo đảm TTATGT.

Hai là, Tổ chức thực hiện công tác giáo dục, tuyên truyền hướng về cơ sở, trọng tâm ở khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo sát theo chủ đề của năm 2017. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông” và phát động phong trào “Toàn dân thực hiện văn hóa giao thông”. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể, đặc biệt là Tỉnh đoàn Thanh niên chỉ đạo các cấp bộ đoàn phối hợp với chính quyền cơ sở tập trung tuyên truyền, phổ biến trực tiếp về pháp luật giao thông đường bộ trong thanh thiếu niên, tổ chức thực hiện theo chủ đề của Năm An toàn giao thông 2017.

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Công an huyện phối hợp với Công an xã rà soát, nắm chắc đối tượng thanh thiếu niên càn quấy, thường xuyên vi phạm trật tự công cộng, trật tự giao thông tổ chức kiểm điểm trước cộng đồng dân cư để răn đe, ngăn chặn, đồng thời giao cho gia đình có

trách nhiệm quản lý, giáo dục.

Ba là, Công an tỉnh huy động tối đa các lực lượng chức năng, thường xuyên duy trì thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, tập trung xử lý các lỗi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra TNGT, kiềm chế được TNGT xảy ra trên các quốc lộ để kéo giảm được TNGT trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo Công an cấp huyện tăng cường phối hợp 3 lực lượng (CSGT, CSCĐ, CSHS) kiên quyết xử lý các đối tượng tụ tập ban đêm uống rượu bia rồi chạy xe mô tô chở nhiều người, lạng lách, đánh võng, gây bất an cho người đi đường, mất trật tự công cộng và trật tự giao thông, có nguy cơ cao gây ra tai nạn. Chỉ đạo khởi tố, điều tra làm rõ nguyên nhân các vụ TNGT gây hậu quả nghiêm trọng, đưa ra truy tố, xét xử công khai để răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung.

Bốn là, Sở giao thông vận tải chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm tra, truy xuất dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình để xử lý xe vi phạm tốc độ; thực hiện đình chỉ phương tiện, đình chỉ hoạt động đối với doanh nghiệp có nhiều xe vi phạm tốc độ theo

quy định; chỉ đạo Thanh tra giao thông kiểm tra về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, kiên quyết xử lý đối với lái xe, phương tiện và doanh nghiệp vi phạm.

Năm là, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo củng cố, kiện toàn lực lượng Tự quản An toàn giao thông ở xã, bảo đảm kinh phí hoạt động tuần tra, xử lý vi phạm trật tự giao thông nhằm phòng ngừa TNGT ở địa bàn cơ sở. Huy động, tổ chức lực lượng kiểm tra, kiên quyết xử lý tình trạng chiếm dụng hành lang ATGT đường bộ, lòng đường, vỉa hè làm nơi để xe, buôn bán, họp chợ trái phép. Chủ động nghiên cứu lắp đặt camera quan sát, ghi hình ở một số nút giao thông trọng điểm, các khu vực phức tạp tập trung đông người nhằm kết hợp phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự xã hội, bảo đảm an toàn giao thông.

Tin tưởng rằng, việc tổ chức thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp trọng tâm nêu trên, TNGT 6 tháng cuối năm 2017 trên địa bàn tỉnh sẽ được kiềm chế, kéo giảm./.

N.H.Q

Page 30: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

30 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

HOÀNG VĂN VĨNH Ban Tuyên giáo Huyện ủy Krông Pa

Một góc thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa. Ảnh: K.N.B.

Năm nay, ngành Tuyên giáo của Đảng kỷ niệm 87 năm ngày truyền thống (01/8/1930 - 01/8/2017) trong thời điểm các cấp, các ngành, đoàn thể đang tập trung triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức, thống nhất ý chí, hành động trong Đảng và toàn xã hội; cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường và sức mạnh đại đoàn kết, quyết tâm thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Ngược dòng lịch sử, cách đây 70 năm - ngày 10 tháng 8

năm 1947 - tại buôn Ma Hing xã Đất Bằng, chi bộ đầu tiên của Đảng bộ huyện Cheo Reo (tiền thân của các Đảng bộ Krông Pa, Ia Pa, Phú Thiện và thị xã Ayun Pa ngày nay)

ra đời do đồng chí Ksor Ní làm Bí thư, đã đánh dấu bước ngoặc vô cùng quan trọng trong quá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân các dân tộc huyện nhà dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tuy vẻn vẹn có 3 đảng viên, địa bàn hoạt động rất rộng, song các đồng chí

Công tác tuyên giáo ở Đảng bộ

huyện Krông Pa

Page 31: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

31Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

đảng viên lúc bấy giờ đã xác định được nhiệm vụ chủ yếu là tuyên truyền, giáo dục quần chúng thấy được tội ác của bọn thực dân Pháp, sẵn sàng chấp nhận gian khổ hy sinh, một lòng đi theo Đảng và Bác Hồ, đứng lên làm cách mạng giành độc lập, tự do cho dân tộc. Vũ khí lúc này chỉ là trái tim, khối óc cộng với đôi chân trần, ngày đêm miệt mài lội suối băng rừng, vượt qua bao cạm bẫy, nanh vuốt của kẻ thù và thú dữ để đem mục tiêu, lý tưởng của Đảng đến với đồng bào.

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nên chỉ trong thời gian ngắn (năm 1949) cả một vùng rộng lớn của đông Cheo Reo từ Kà Lúi, Đất Bằng, Ia Rsai đến Chư Drăng… buôn làng nào cũng có cơ sở của Đảng. Riêng tại căn cứ xã Đất Bằng phong trào giáo dục được coi trọng, chi bộ đã tổ chức được nhiều lớp học văn hóa cho cán bộ và nhân dân trong vùng. Đây chính là những hạt nhân góp phần làm nên những thắng lợi vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Krông Pa trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

Sau ngày miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, hòa trong niềm vui của dân tộc, Đảng bộ huyện Krông Pa đã đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức lãnh đạo nhân dân hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, đưa huyện nhà đi lên thoát khỏi đói nghèo. Đòi hỏi cao nhất của người cán bộ, đảng viên lúc này hơn bao giờ hết là phải bám sát dân, kịp thời nắm bắt tâm tư tình cảm của dân để tuyên truyền, vận động mọi người kiên quyết không nghe theo bọn phản động Fulrô, tích cực xóa bỏ hủ tục, tập quán lạc hậu trong đời sống và sản xuất, định canh định cư, khai hoang làm thủy lợi... Mỗi cán bộ, đảng viên đều thấm nhuần vai trò “người chiến sỹ xung kích trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng”, hiểu công tác tư tưởng - văn hóa phải song hành với chủ trương phát triển kinh tế và có lúc, có nơi phải đi trước một bước.

Trải qua 16 nhiệm kỳ, với biết bao thăng trầm, đến nay Đảng bộ huyện Krông Pa có thể tự hào với những gì đã đạt được. Đời sống kinh tế của người dân được cải thiện đáng kể, tỷ lệ đói nghèo giảm dần,

các công trình phúc lợi như trường học, bệnh xá, đường giao thông, điện, nước sinh hoạt…đã đến tận buôn làng vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Quốc phòng - An ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội được ổn định và giữ vững. Được như vậy, trước hết phải nói đến là do công sức của bao thế hệ cán bộ, đảng viên trên mặt trận tư tưởng- văn hóa của huyện. Trong những nhiệm kỳ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Ban Tuyên giáo Huyện ủy đã có nhiều đổi mới, cách làm sáng tạo, đã lượng hóa nhiệm vụ Tuyên giáo thành các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể để tham mưu cho cấp ủy các cấp làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, triển khai học tập, quán triệt đầy đủ, có chất lượng các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và chuyển tải các thông tin, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến các tầng lớp nhân dân; kịp thời nắm, định hướng, xử lý thông tin dư luận xã hội; tham gia chỉ đạo và giải quyết có hiệu quả các vấn đề nảy sinh, bức xúc từ cơ sở. Các hoạt động khoa giáo, lý luận chính trị, văn hóa - văn nghệ thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Hoạt

Page 32: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

32 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

động báo cáo viên, tuyên truyền viên luôn được phát huy hiệu quả và đổi mới trên tất cả các mặt. Công tác đấu tranh chống âm mưu “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa thu được nhiều kết quả, làm thất bại âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, nhất là đấu tranh phản bác các thông tin sai lệch của các phần tử phản động; làm tốt công tác thông tin tình hình thời sự trong nước và quốc tế, tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện quan trọng của đất nước nói chung, của tỉnh, huyện nói

riêng, nhất là tuyên truyền Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2016 – 2021. Các cơ quan trong khối tuyên truyền, lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên thường xuyên đi sâu, đi sát cơ sở để nắm tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là các chính sách về công tác cán bộ, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư, xây dựng nông thôn mới. Đồng thời,

đã tham mưu thực hiện có hiệu quả việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW, Thông tri số 05-TT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XIV) “về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư

Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang tặng quà cho các thương-bệnh binh, gia đình chính sách, người có công với cách mạngtại thị trấn Phú Túc nhân dịp Kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2017). Ảnh: Đức Mạo.

Page 33: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

33Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, trong đó tập trung vào 6 nội dung đột phá toàn khóa, thể hiện quyết tâm của đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc huyện nhà trong học tập và làm theo tấm gương của Bác. Qua đó, góp phần tích cực trong việc củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, tạo môi trường thuận lợi để cổ vũ, động viên, khuyến khích nhân dân yên tâm lao động, sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.

Ghi nhận sự nỗ lực phấn đấu của Ban Tuyên giáo Huyện ủy Krông Pa trong những năm qua, nhiều tập thể, cá nhân đã được Ban Tuyên giáo Trung ương tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tuyên giáo”, “Vì sự nghiệp Khoa giáo”, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, UBND huyện tặng Bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nhiều đồng chí lãnh đạo các ngành trong khối được Chủ tịch tỉnh tặng Bằng khen và nhiều danh hiệu cao quý khác. Thành tích đạt được tuy còn khiêm tốn, song đó là sự nỗ lực cố gắng, khắc phục khó khăn của Ban

Tuyên giáo huyện, là động lực, là tiền đề để ngành vững vàng bước tiếp trên chặng đường mới. Phía trước có rất nhiều thời cơ, thuận lợi nhưng cũng nhiều khó khăn, thách thức, toàn ngành phải tiếp tục phát huy truyền thống, đồng thời ra sức khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm để tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Để đạt được những mục tiêu trên, Ban Tuyên giáo huyện Krông Pa đã xác định tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử địa phương nhằm giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân càng thêm tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng, kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nguyên tắc cơ bản của sự nghiệp đổi mới, coi đây là nhân tố đảm bảo cho công tác tư tưởng đi đúng hướng, đồng thời bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh, kịp thời định hướng tư tưởng trong Đảng, trong nhân dân trước những âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt, học tập các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, tập trung vào những vấn đề cấp thiết, định kỳ sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm, định hướng lãnh đạo, chỉ

đạo; tiếp tục hướng mạnh về cơ sở, tăng cường đối thoại; kịp thời phát hiện và biểu dương những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến nhằm cổ vũ các phong trào thi đua trong nhân dân. Quan tâm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ làm công tác Tuyên giáo, đảm bảo vừa “hồng” vừa “chuyên”, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tư tưởng-văn hóa của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới.

Tin tưởng rằng, với truyền thống cách mạng hào hùng, với ý chí và nghị lực của con người Krông Pa, cùng với sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của trung ương, của tỉnh và các huyện bạn, trong tương lai không xa Krông Pa sẽ trở thành một huyện phát triển toàn diện, vững bước cùng cả nước thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát huy truyền thống yêu nước trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Krông Pa dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện sẽ tiếp tục nỗ lực vượt khó vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, góp phần xây dựng huyện Krông Pa ngày càng giàu đẹp./.

H.V.V

Page 34: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

34 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy

của người Bahnar ở Gia LaiGIÁ TRỊ SỬ THI

NGUYỄN THỊ THU LOAN Ủy viên BCH Hội VHNT tỉnh Gia Lai

Nghệ nhân Đinh Blơnh (huyện Kông Chro, Gia Lai) diễn xướng bộ sử thi Dăm Noi trong đêm đón nhận bằng của Bộ VH-TT&DL - Ảnh: Bá Dũng.

Sử thi là một loại hình nghệ thuật dân gian, có giá trị văn hóa

đặc biệt, được nhiều dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên sáng tạo và đã có từ lâu đời, trong đó có người Bahnar ở Gia Lai.

Theo đánh giá của

nhiều nhà nghiên cứu, sử thi của người Bahnar thuộc dạng sử thi cổ sơ. Cũng như sử thi cổ sơ trên nhiều quốc gia khác, đề tài chiến tranh luôn là cảm hứng chủ đạo trong sử thi của người Bahnar ở Gia Lai. Dù là nguyên

nhân gì thì các cuộc chiến đều mang tính chất dữ dội, quyết liệt. Những trận chiến này phần lớn là để trả thù những kẻ hung bạo đã gây cảnh đau thương chết chóc hoặc lấy lại sự công bằng, dân chủ cho cộng đồng hoặc để giành

Page 35: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

35Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

lại người vợ xinh đẹp. Nổi bật giữa những cuộc chiến tranh ấy là hình ảnh các vị anh hùng mang đầy khí phách oai hùng. Cuộc chiến đấu giành thắng lợi luôn có sự đóng góp của những người có vai vế, khỏe mạnh, tài giỏi trong cộng đồng và sự ủng hộ giúp đỡ của dân làng, những người xung quanh.

Sử thi còn ca ngợi công việc lao động sản xuất. Lao động để tạo ra của cải vật chất nuôi sống con người, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển toàn diện. Trong sử thi, người đọc thường bắt gặp cảnh lao động tập thể đông vui, náo nhiệt. Những người anh hùng không chỉ có sức mạnh phi thường, dũng cảm trong chiến đấu mà còn khéo léo, giỏi giang trong công việc hàng ngày. Đối lập với những người khỏe mạnh, giỏi giang là những kẻ lười biếng, không biết lao động, làm nương rẫy thì sẽ bị cộng đồng khinh rẻ, mỉa mai. Đây là những nét đẹp đã tồn tại lâu đời và vẫn được gìn giữ đến hôm nay.

Sử thi còn đề cập đến vấn đề hôn nhân gia đình. Các anh hùng thường ở trong tình huống: cướp người đẹp về làm vợ hoặc giành lại vợ của mình bị cướp hoặc cứu người đẹp

rồi lấy làm vợ. Đây thực chất là điều kiện để người anh hùng thể hiện trí thông minh, lòng dũng cảm. Đó chính là những phẩm chất mà cộng đồng luôn đề cao, ngưỡng mộ…

Với nội dung chính như vậy nên nghệ thuật của sử thi cũng rất độc đáo. Đây được coi như những tác phẩm văn học dân gian dài, đồ sộ, nhiều lớp lang, tình tiết, nhiều thủ pháp nghệ thuật. Nổi bật nhất là việc xây dựng các vị thần mang đậm yếu tố thần thoại. Các thần có đầy quyền năng và phép thuật. Ngoài sức mạnh siêu phàm, những vị thần này đôi khi cũng là những người bình thường,

có cuộc sống thật bình dị. Một số thần khác có vài điểm dị thường nhưng vẫn là người như Ông Cọp Rừng Cáo Núi (sử thi Trèo hái Nhãn rừng), hay ác quỷ Pơdrang Hơ – Pơdrang Hơm, ông Gan Rừng (sử thi Dăm Noi). Các nhân vật anh hùng có những nét kỳ vĩ nhưng cơ bản vẫn là người bình thường.

Ngôn ngữ trong sử thi vốn là thơ nên nhiều hình ảnh, vần điệu. Đặc biệt, các nhóm từ tượng thanh vừa gợi tả vừa mang đặc điểm riêng, chỉ có trong sử thi. Ví dụ để miêu tả tiếng chiêng, sử thi tả: Chêt chêt chêl lêl lêt/ Khit khing ding tơgrung dung gruih. Hoặc diễn tả niềm

Nghệ nhân Đinh Tim, làng Kliêt, xã Ya Hội, Đak Pơ. Ảnh: Nguyễn Văn Huynh.

Page 36: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

36 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

vui sướng chan hòa, sử thi thường có cụm từ “Cười đầy mồm đầy miệng”, tả vẻ đẹp: “Đẹp gớm ghê”v.v…

Sử thi đã đem lại nhiều giá trị trong đời sống xã hội như giá trị sử liệu, đạo đức, phản ánh đời sống kinh tế - xã hội, phong tục tập quán và đời sống văn hóa tinh thần, thẩm mỹ… Chính vì vậy, năm 1994, sử thi của người Bahnar ở Gia Lai được Bộ Văn hóa - thông tin, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Sử thi được thể hiện qua hình thức diễn xướng là chính. Nhưng những năm gần đây, cuộc sống xã hội đã thay đổi khiến môi trường hát kể không còn phù hợp, nghệ nhân hát kể thưa dần, lớp trẻ

không mặn mà với loại hình sử thi. Nhà nước đã có Chương trình Bảo tồn văn hóa phi vật thể năm 2000 và Dự án Điều tra sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên. Nhờ đó nhiều sử thi của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên đã được sưu tầm, xuất bản, giới thiệu. Song sử thi thường rất dài (có khi hàng trăm trang sách), khó đọc, khó nhớ, khó quảng bá. Trước nguy cơ bị thu hẹp và có khả năng biến mất của sử thi, chúng ta cần tìm ra nhiều phương thức hiệu quả, thích hợp hơn để Bảo tồn và phát huy giá trị của sử thi. Năm 2015 - 2016, đã có đề tài chuyển thể một số sử thi của người Bahnar ở Gia Lai thành 10 truyện tranh giúp người đọc, người

xem (đặc biệt lứa tuổi thiếu nhi) dễ tiếp nhận câu chuyện, nhân vật, dễ nhớ sử thi hơn. Chưa đủ. Chúng ta cần có nhiều phương thức nữa thích ứng với từng môi trường hoàn cảnh. Ví như ngành văn hóa tổ chức thi hát, kể sử thi hàng năm, đưa hát kể sử thi vào các chương trình văn nghệ, tổ chức truyền dạy việc hát kể sử thi cho học sinh, thiếu nhi, xây dựng việc hát kể sử thi trở thành một loại hình nghệ thuật phục vụ du lịchv.v… Chỉ khi chúng ta taọ dựng được môi trường để sử thi trở lại phục vụ đời sống cộng đồng thì mới hy vọng bảo tồn và phát triển được loại hình văn hóa dân gian giá trị này.

N.T.T.L

Một đêm hát kể sử thi ở làng Hơn, xã Ya Ma, huyện Kông Chro. Ảnh: Nguyễn Văn Huynh.

Page 37: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

37Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

Hoạt động đối ngoại của Việt Namvà tình hình thế giới nổi bật thời gian qua

* Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm chính thức Bê-la-rút (từ ngày 26 đến 28/6/2017) và Liên bang Nga (từ ngày 28/6 đến 01/7/2017). Chuyến thăm đạt được nhiều kết quả quan trọng, thể hiện trên nhiều phương diện, cụ thể là:

Về quan hệ chính trị, đối với Liên bang Nga, tại các cuộc tiếp xúc, các nhà Lãnh đạo Nga đều khẳng định Nga luôn coi Việt Nam là một trong những ưu tiên đối ngoại ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và quan tâm thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trên mọi lĩnh vực. Đối với Bê-la-rút, Lãnh đạo Bê-la-rút đánh giá cao quan hệ hữu nghị truyền thống với Việt Nam, khẳng định coi Việt Nam là đối tác tin cậy đặc biệt tại khu vực Đông Nam Á.

Về hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư: Các nhà Lãnh đạo nhất trí cần tranh thủ tối đa những lợi thế mà Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên

minh Kinh tế Á - Âu đem lại, nâng cao kim ngạch thương mại và phấn đấu đạt 10 tỷ USD vào năm 2020 (đối với Nga) và 500 triệu USD (đối với Bê-la-rút) ngay trong thời gian tới. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Tọa đàm kinh tế Việt Nam - Nga và Tọa đàm kinh tế Việt Nam - Bê-la-rút đã được tổ chức, với sự hưởng ứng và tham gia tích cực của đông đảo doanh nghiệp các bên.

Trên các lĩnh vực khác, Việt Nam - Liên bang Nga nhất trí tiếp tục đẩy mạnh hợp tác năng lượng nguyên tử, giáo dục – đào tạo, hợp tác giữa các địa phương hai nước. Việt Nam và Bê-la-rút nhất trí đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực khoa học - công nghệ, văn hóa, giáo dục - đào tạo, thông tin - truyền thông, hợp tác giữa các địa phương hai nước. Các bên cũng khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ và phối hợp lập trường tại các cơ chế đa phương.

Sau chuyến thăm, Việt

Nam - Liên bang Nga đã ra Tuyên bố chung và ký kết 14 văn kiện; Việt Nam - Bê-la-rút đã ký Tuyên bố chung về phát triển toàn diện và sâu rộng quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Bê-la-rút và ký kết 9 văn kiện trên các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, an ninh, thể dục thể thao và du lịch, tài nguyên - môi trường, khoa học - công nghệ, hợp tác địa phương...

Những kết quả đạt được trong chuyến thăm đã đưa quan hệ Việt Nam với Liên bang Nga và Bê-la-rút ngày càng phát triển toàn diện, đi vào chiều sâu, hiệu quả; là bước chuyển mạnh mẽ trong mối quan hệ ngày càng thực chất với hai đối tác truyền thống và giàu tiềm năng.

* Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Cộng hòa Liên bang Đức, dự Hội nghị cấp cao Nhóm 20 nền kinh tế thế giới (G20) (từ ngày 05 - 08/7/2017) và thăm chính thức Hà Lan (từ ngày 08 - 11/7/2017).

Thông tin đối ngoại và quốc tế

Page 38: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

38 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

Chuyến thăm đã thành công tốt đẹp và đạt được nhiều kết quả quan trọng:

Tại Đức, hai bên nhất trí tiếp tục duy trì và phát huy các cơ chế hợp tác hiện có; ủng hộ, hỗ trợ thúc đẩy việc giảng dạy tiếng Đức và tiếng Việt ở bậc phổ thông tại Việt Nam và Đức; xem xét khả năng đàm phán Hiệp định về dẫn độ và Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù... Về vấn đề quốc tế và khu vực, Đức khẳng định ủng hộ tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông, ủng hộ lập trường chính nghĩa của Việt Nam và ASEAN giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên tinh thần thượng tôn luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và thể hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Trong khuôn khổ Diễn đàn Doanh nghiệp Việt – Đức, hai bên đã ký 36 văn bản hợp tác giữa các cơ quan và doanh nghiệp hai nước với tổng giá trị gần 4 tỷ USD.

Tại Hội nghị G20 diễn ra ở Hamburg (CHLB Đức), với chủ đề “Định hình một thế giới kết nối”, là diễn giả chính tại Phiên

thảo luận về phát triển bền vững, biến đổi khí hậu và năng lượng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra thông điệp mạnh mẽ về tầm quan trọng của tăng cường hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu và nêu rõ, với vai trò Chủ nhà Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương APEC 2017, Việt Nam thúc đẩy những chủ đề ưu tiên, phát triển bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu và sử dụng hiệu quả năng lượng.

Tại Hà Lan, hai bên cam kết tiếp tục duy trì tiếp xúc và trao đổi đoàn cấp cao; tăng cường hợp tác về biến đổi khí hậu, an ninh, quốc phòng, đối ngoại…; nhất trí phối hợp chặt chẽ tổ chức thành công các hoạt động kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hà Lan vào năm 2018; Hà Lan tiếp tục hỗ trợ Việt Nam cập nhật, hoàn thiện Kế hoạch Đồng bằng sông Cửu Long.

Hai bên ra Tuyên bố chung về kết quả chuyến thăm chính thức Hà Lan; ký Bản ghi nhớ về hợp tác Quản lý an toàn thực phẩm, Ý định thư về các dự án chuyển đổi quy mô lớn thích ứng với biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long và nhiều văn kiện hợp tác khác. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Chính phủ

Nguyễn Xuân Phúc đã có các hoạt động về xúc tiến đầu tư, gặp gỡ, đối thoại, tọa đàm với các doanh nghiệp Hà Lan, thăm Đại học Wageningen, thăm, cắt băng khánh thành trụ sở mới của Đại sứ quán Việt Nam tại La Hay.

Chuyến thăm chính thức CHLB Đức, dự Hội nghị G20 và thăm chính thức Vương quốc Hà Lan của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tạo thêm động lực thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống Việt Nam - Đức; Việt Nam - Hà Lan; tiếp tục là điển hình của mối quan hệ hợp tác năng động và hiệu quả giữa Việt Nam - một quốc gia đang phát triển trên con đường đổi mới, hội nhập và phát triển với một quốc gia châu Âu có trình độ phát triển cao và thân thiện với môi trường.

* Tình hình chuẩn bị Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Hiện nay, Trung Quốc đang tích cực khởi động nhiều hoạt động để chuẩn bị cho Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19, dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 10/2017, với một số nội dung đáng chú ý sau:

Thứ nhất, tập trung quyền lực cho Tổng Bí thư Tập Cận Bình: Tại Hội nghị Trung ương 6 khóa

Page 39: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

39Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

18 (10/2016), Tổng Bí thư Tập Cận Bình chính thức được xác lập vai trò “hạt nhân lãnh đạo” của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Từ tháng 12/2015 đến 02/2016, Trung Quốc đã thực hiện cuộc cải cách quân đội với quy mô lớn nhất kể từ năm 1949 đến nay, tiến hành cải cách toàn diện đối với các Quân chủng, Quân khu và cơ quan trực thuộc Quân ủy Trung ương. Với cuộc cải cách này, Chủ tịch Quân ủy Tập Cận Bình đã có thể kiểm soát chặt chẽ mọi nhiệm vụ quân sự của quân đội Trung Quốc như một Tổng Tư lệnh quân đội. Về chống tham nhũng, Chủ tịch Tập Cận Bình đã khẳng định: “không giải quyết vấn đề tham nhũng, hủ bại thì mất Đảng, mất Nước”. Cuộc chiến chống tham nhũng được duy trì với cường độ cao và tiến hành đồng bộ trên các mặt thông qua các chiến dịch gọi là “Đả hổ, diệt ruồi” và “săn cáo”. Thông qua kết quả của cuộc chiến chống tham nhũng, cho thấy rõ vai trò, trách nhiệm, uy tín cao của Tổng Bí thư Tập Cận Bình.

Thứ hai, phát triển hệ thống tư tưởng lý luận về xây dựng Đảng và quản lý đất nước: Trung Quốc đã cơ bản phát triển và hoàn thiện hệ thống tư tưởng

lý luận, bố trí chiến lược “bốn toàn diện” và bố cục tổng thể “năm trong một”, đồng thời đề ra và nhanh chóng thông qua các khái niệm mới như “bốn ý thức”, “quan điểm an ninh quốc gia” mới, qua đó tạo di sản về lý luận cho Ban Lãnh đạo thế hệ thứ 5 của Trung Quốc.

Thứ ba, điều chinh nhân sự các cấp: Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra yêu cầu mới về nhân sự “không dựa vào số phiếu, không dựa vào điểm số, không dựa vào tuổi tác, không dựa vào GDP” mà nhấn mạnh “quy tắc chính trị”, “cần phải quan tâm chặt chẽ đến vấn đề chính trị, kiểm tra thái độ và lập trường chính trị của các cán bộ lãnh đạo”. Đây cũng là điều kiện then chốt nhất trong việc sắp xếp nhân sự Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong các đợt điều chỉnh nhân sự từ đầu năm 2016 đến nay, Trung Quốc đã điều chỉnh một số lượng lớn (hơn 250 vị trí lãnh đạo cấp tỉnh/bộ), phạm vi rộng (có 23/31 tỉnh, thành thay đổi nhân sự Bí thư, Tỉnh trưởng), nhiều chức vụ cao (hơn 40 Bộ trưởng, Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng). Đáng chú ý là, trong các đợt điều chỉnh nhân sự lần này, dư luận đặc biệt quan tâm và chú

ý đến vấn đề xuất thân của các nhân vật lãnh đạo mới được bổ nhiệm.

Thứ tư, tạo thành tích đối ngoại, xây dựng hình ảnh quốc tế: Trong năm 2016, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã có 5 chuyến thăm nước ngoài, nhiều nhất kể từ khi nhậm chức đến nay. Trong đó, đáng chú ý nhất là chuyến thăm Mỹ và cuộc gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump (4/2017). Ngoài ra, Trung Quốc tranh thủ tình hình quốc tế, phát huy mạnh vai trò dẫn dắt, đi đầu thúc đẩy toàn cầu hóa tại hội nghị quốc tế lớn để tạo hình ảnh quốc tế nổi bật cho Tổng Bí thư Tập Cận Bình. Nổi bật là tại Hội nghị G20 lần thứ 11 tại Hàng Châu (9/2016), cấp cao APEC 2016 tại Pê-ru, Diễn đàn WEF Đa-vốt (01/2017), Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và con đường” với sự tham gia của 29 lãnh đạo và chính phủ trên thế giới (5/2017).

Tính đến thời điểm này, việc chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ 19 của Trung Quốc về cơ bản đang tiến triển thuận lợi, song vẫn ẩn chứa nhiều phức tạp và khó lường, nhất là về vấn đề sắp xếp nhân sự cấp cao, ở Trung ương và địa phương. Trong bối cảnh tập trung chuẩn bị cho Đại hội và đứng trước nhiều áp

Page 40: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

40 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

lực về suy giảm kinh tế, bất ổn xã hội ở bên trong và nhiều nhân tố bất định, khó lường từ bên ngoài, Trung Quốc có nhu cầu lớn giữ vững ổn định chính trị nội bộ, duy trì phát triển kinh tế - xã hội và môi trường bên ngoài thuận lợi, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ đối với uy tín cá nhân và vai trò mới của Tổng Bí thư Tập Cận Bình, vì vậy ít có khả năng có bước đi mạo hiểm trong chính sách đối ngoại. Điều này tác động đến tình hình khu vực và quan hệ Việt - Trung.

* Những ảnh hưởng tích cực đối với nước ta trong vai trò nước chủ nhà năm APEC 2017

Năm 2017, Việt Nam lần thứ 2 (lần thứ nhất là năm 2006) vinh dự đảm nhận vai trò chủ nhà tổ chức các hoạt động của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Sự kiện quan trọng này, không những thể hiện sự tín nhiệm cao của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam sau gần 20 năm gia nhập mà còn mang lại cho Việt Nam nhiều ảnh hưởng tích cực, đó là:

Nâng cao vị thế của Việt Nam: Trong vai trò chủ nhà, Việt Nam đã đề xuất chủ đề hoạt động cho năm APEC 2017 là “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”, với

mục đích thúc đẩy tăng trưởng thông qua hợp tác kinh tế sâu rộng hơn và tăng cường hội nhập trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Cụ thể, Việt Nam đã xây dựng và được các nước ủng hộ, thống nhất 4 ưu tiên hợp tác của năm APEC 2017 bao gồm: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm; thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực sâu rộng; nâng cao năng lực cạnh tranh và sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Nâng tầm quan hệ song phương: APEC là diễn đàn khu vực hội tụ các nền kinh tế hàng đầu trên thế giới với 39% dân số thế giới, 59% GDP toàn cầu, 48% thương mại quốc tế và chiếm khoảng 53% tổng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của thế giới. Xác định được tầm quan trọng của APEC, Việt Nam đã và đang tham gia tích cực: có 13/15 các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam được ký kết với 18 nền kinh tế thành viên APEC. Bảy nền kinh tế thành viên APEC hiện nằm trong top 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam bao gồm: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản,

Hàn Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Ma-lai-xi-a và Sing-ga-po. Bên cạnh đó, ngoài việc đóng góp vào thành công chung của hợp tác đa phương APEC 2017, Việt Nam sẽ có cơ hội đưa mối quan hệ song phương với các nền kinh tế thành viên APEC lên một tầm cao mới với chiều sâu và hiệu quả hơn và nâng tầm ảnh hưởng của nhau tại các diễn đàn đa phương ở khu vực và quốc tế, trong đó có APEC, ASEAN, ASEM, WTO...

Tạo cơ hội “vàng” cho doanh nghiệp Việt Nam: Năm APEC 2017 sẽ có hơn 200 sự kiện lớn nhỏ, 8 Hội nghị Bộ trưởng, cấp Bộ trưởng, tương đương Bộ trưởng và đặc biệt là Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tại Đà Nẵng. Bên cạnh đó, sự hội tụ của các nền kinh tế năng động hàng đầu khu vực và thế giới như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Úc..., cùng hơn 1000 doanh nghiệp quốc tế thuộc các thành viên APEC đến Việt Nam trong dịp diễn ra sự kiện APEC 2017 sẽ mang lại nhiều cơ hội để kết nối các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp hàng đầu thế giới và tìm kiếm cơ hội hợp tác làm ăn./.

Ban biên tập(Tổng hợp từ nguồn BTGTW)

Page 41: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

41Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

Học tập và làm theo gương Bác

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CHI BỘ GÓP PHẦN XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho công tác xây dựng Đảng nói chung, xây dựng chi bộ và sinh hoạt chi bộ nói riêng. Người căn dặn: “Mỗi chi bộ của Đảng là hạt nhân lãnh đạo quần chúng ở cơ sở, đoàn kết chặt chẽ, liên kết mật thiết với quần chúng, phát huy được trí tuệ và lực lượng vĩ đại của quần chúng”. Thực hiện lời dạy của Bác, Đảng đã đề ra nhiều nghị quyết, kết luận nhằm xây dựng, củng cố, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên. Một giải pháp quan trọng là thực hiện hiệu quả Chỉ thị 10-CT/TW của Ban Bí thư Khóa X về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị, tại Gia Lai, các cấp ủy đảng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cùng nhiều cách làm hay, sáng tạo của các chi bộ, cấp ủy các cấp và đảng viên ngày càng nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về mục đích, ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc nâng cao chất

lượng sinh hoạt chi bộ, những năm qua, các cấp ủy đảng trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ theo tinh thần Nghị quyết TW 6 (khoá X) “Về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên”; Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”; Hướng dẫn số 09-

HD/BTCTW năm 2012 của Ban Tổ chức Trung ương về nội dung sinh hoạt chi bộ. Đây là những nội dung quan trọng để các chi bộ tổ chức tốt việc sinh hoạt Đảng, nhằm nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) và đảng viên, qua đó góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mỗi đảng viên trong giai đoạn cách mạng hiện nay.

Hiện nay, toàn Đảng bộ tỉnh có 22 đảng bộ trực thuộc với 1.012 tổ chức cơ sở đảng (352 đảng bộ cơ sở và 660 chi bộ cơ sở); 08

đảng bộ bộ phận; 3.898 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, với tổng số đảng viên là 52.055 đồng chí. Tổng số thôn, làng, tổ dân phố là 2.161, tất cả đều có đảng viên và tổ chức đảng (trừ 05 làng phong và người gốc Campuchia), trong đó, chi bộ có chi ủy là 946, chiếm 44%. Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 10- CT/TW của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và 05 năm thực hiện Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương, cấp ủy các cấp và đảng viên trong

NGUYỄN ÁNH

Page 42: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

42 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

toàn Đảng bộ đã nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về mục đích, ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; xác định đây là một trong những biện pháp quan trọng góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Có thể nói chuyển biến rõ nhất qua 10 năm thực hiện Chỉ thị 10- CT/TW của Ban Bí thư và Hướng dẫn số 09 của Ban Tổ chức Trung ương tại Đảng bộ tỉnh Gia Lai đó là hầu hết các chi bộ đã duy trì tốt nền nếp sinh hoạt chi bộ, đều đặn chế độ sinh hoạt chi ủy, chi bộ định kỳ, sinh hoạt chuyên đề. Một trong những biện pháp xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh là nâng cao chất lượng sinh hoạt, khắc phục tình trạng sinh hoạt chi bộ mang tính hình thức. Nội dung sinh hoạt chi bộ từng bước được cải tiến, chất lượng được nâng lên. Trước khi sinh hoạt chi bộ, hầu hết các chi bộ đều thực hiện việc kiểm tra số lượng đảng viên, thu nộp đảng phí của đảng viên và thời gian để thông báo tình hình thời sự trong nước, trong tỉnh, cơ quan, đơn vị, địa phương tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị và quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp ủy cấp

trên. Việc nắm tình hình tư tưởng của đảng viên, quần chúng nhân dân, người lao động được chi ủy, bí thư chi bộ thực hiện thông qua các tổ chức đoàn thể, cuộc họp quân dân chính và báo cáo từ các tổ đảng. Nhờ đó, giúp chi ủy, bí thư chi bộ nắm bắt kịp thời tư tưởng của đảng viên, quần chúng nhân dân, người lao động để đề ra những giải pháp phù hợp trong việc lãnh đạo, chỉ đạo các đoàn thể, tổ đảng, đảng viên trong chi bộ, góp phần xây dựng chi bộ đoàn kết thống nhất.

Công tác sinh hoạt tư tưởng gắn với nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng được nhiều chi bộ thực hiện

nghiêm túc với những cách làm phong phú, sinh động. Chỉ đạo đăng ký kế hoạch làm theo. Nhiều chi bộ chú trọng sinh hoạt chuyên đề và đưa vào nghị quyết đại hội chi bộ, kế hoạch hằng năm. Nội dung sinh hoạt chuyên đề gắn với yêu cầu nhiệm vụ công tác hoặc trao đổi, thảo luận, đề ra biện pháp khắc phục những hạn chế, bất cập của địa phương, cơ quan, đơn vị sát với tình hình thực tế của chi bộ, phân công cán bộ, đảng viên chuẩn bị đề dẫn báo cáo trước chi bộ, chi bộ thảo luận, đề xuất giải pháp thực hiện. Nội dung sinh hoạt cơ bản được thống nhất trong chi ủy (nơi có chi ủy) và thống nhất với thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc trưởng thôn, làng, tổ dân phố... Hầu hết, nội

Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV (mở rộng). Ảnh: Hồng Thi.

Page 43: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

43Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

dung sinh hoạt đều bám sát chức năng, nhiệm vụ của chi bộ và chỉ đạo của cấp ủy cấp trên; sinh hoạt được đổi mới theo hướng thiết thực, cụ thể hơn. Nhiều chi bộ đã tổ chức bàn và quyết định những nhiệm vụ mà cán bộ, đảng viên và quần chúng quan tâm.

Nhằm nắm bắt kịp thời tình hình các loại hình chi bộ, thu thập những tâm tư, kiến nghị của cán bộ, đảng viên và nhân dân ở cơ sở, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Công văn số 781-CV/TU về việc phân công cấp ủy viên cấp huyện dự sinh hoạt tại chi bộ cơ sở; Công văn số 1089-CV/TU, ngày 18 tháng 3 năm 2014 về việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong toàn Đảng bộ tỉnh; chỉ đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy xây dựng Hướng dẫn số 08-HD/BTCTU, ngày 25 tháng 01 năm 2015 về tiêu chí xây dựng mô hình chi bộ thôn, làng, tổ dân phố kiểu mẫu. Nhờ đó, chất lượng sinh hoạt chi bộ từng bước được nâng lên, năng lực lãnh đạo và tính chiến đấu trong mỗi tổ chức cơ sở đảng ngày càng được thể hiện rõ nét theo chiều hướng tích cực. Tiêu biểu như Ban Thường vụ Thị ủy Ayun Pa đã chỉ đạo thành lập Tổ biên tập biên soạn cặp tài liệu bí thư chi bộ

và đã tổ chức cấp phát 150 cặp cho bí thư chi bộ thôn, tổ dân phố và bí thư chi bộ các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Thị ủy. Cặp tài liệu sinh hoạt chi bộ gồm: 01 cặp đựng tài liệu, 02 cây viết (01 xanh, 01 đỏ), 01 đĩa CD nhạc nghi lễ, 01 sổ ghi biên bản sinh hoạt chi bộ, 01 sổ thu chi đảng phí và đặc biệt 01 sổ tay bí thư chi bộ. Kết quả cho thấy, nhờ có cặp tài liệu sinh hoạt chi bộ, đồng chí bí thư đã chủ động hơn trong công tác đảng, chất lượng điều hành sinh hoạt chi bộ được nâng lên, công tác đảng vụ của chi bộ được đảm bảo, đây là cách làm hay cần được nhân rộng.

Ngoài việc đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chi bộ, vai trò của chi ủy, đồng chí bí thư chi bộ, các đồng chí ủy viên đã thể hiện được trách nhiệm của mình trong việc lãnh đạo, chủ động, tự tin, xử lý các tình huống linh hoạt, xây dựng mối đoàn kết trong chi bộ, gương mẫu thực hiện nhiệm vụ được phân công. Vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị của chi bộ, tính tiền phong gương mẫu của đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ được phát huy. Nhiều chi bộ gắn việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ

chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; quan tâm lãnh đạo củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các đoàn thể, tạo nguồn phát triển đảng viên; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để phòng ngừa sai phạm của tổ chức đảng và đảng viên. Trình độ, năng lực lãnh đạo, kỹ năng xử lý tình huống, điều hành các buổi sinh hoạt chi bộ của chi ủy, bí thư chi bộ được nâng lên. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt Đảng được thực hiện nghiêm túc; đề cao tự phê bình và phê bình, xây dựng đoàn kết nội bộ... Không khí sinh hoạt chi bộ chân tình, cởi mở, gần gũi, nhiều vấn đề cụ thể, thiết thực được đảng viên mạnh dạn, thẳng thắn thảo luận, bàn bạc và bày tỏ chính kiến, đề xuất biện pháp góp phần giải quyết những khó khăn, vướng mắc của địa phương, cơ quan, đơn vị...

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được, sự chuyển biến về nội dung, hình thức, chất lượng sinh hoạt chi bộ chưa đồng đều giữa các chi bộ và giữa các loại hình chi bộ: Đối với chi bộ trực thuộc đảng ủy xã, phường, thị trấn còn lúng túng trong xác định nhiệm vụ chính trị; ở khu vực nông thôn, nhiệm vụ

Page 44: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

44 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

chủ yếu là phát triển kinh tế hộ gia đình, nhưng việc đề ra chủ trương và giải pháp để lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội chi bộ gặp không ít khó khăn; đối với chi bộ cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, lực lượng vũ trang còn tình trạng nhầm lẫn giữa sinh hoạt đảng với triển khai đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

Một số chi bộ chưa bảo đảm chế độ sinh hoạt định kỳ hằng tháng. Nội dung sinh hoạt chi bộ ở một số nơi còn đơn điệu, hình thức; nội dung báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị còn nặng về chuyên môn, chưa đánh giá sâu công tác xây dựng Đảng, đoàn thể, công tác vận động quần chúng.Việc thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt chi bộ chưa thành nền nếp, chưa thường xuyên, nhiều đảng viên còn nể nang, ngại va chạm, chưa mạnh dạn góp ý xây dựng chi bộ; một số cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ, chưa thực hiện đúng vai trò, nhiệm vụ của người đảng viên dẫn đến chất lượng, hiệu quả công tác chưa cao. Nhiều chi bộ tổ chức sinh hoạt chuyên đề còn ít, có chi bộ chưa tiến hành sinh hoạt chuyên đề…

Do đó, để nâng chất

lượng sinh hoạt chi bộ trong thời gian tới, cấp ủy các cấp và đảng viên trong toàn đảng bộ cần tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 10-CT/TW, Hướng dẫn 09-HD/BTCTW, Quy định số 47-QĐ/TW, ngày 01 tháng 11 năm 2011 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về những điều đảng viên không được làm, gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, làm cho các cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ đối với việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Duy trì nghiêm túc chế độ sinh hoạt định kỳ theo quy định của Điều lệ Đảng. Tăng cường trách nhiệm, nêu cao tinh thần tự giác, tính tiền phong gương mẫu của đảng viên trong việc tham gia sinh hoạt chi bộ. Chú trọng nội dung sinh hoạt chuyên đề ở các loại hình chi bộ, hằng quý các chi bộ phải lựa chọn các vấn đề trọng tâm, nổi

cộm để tổ chức sinh hoạt chuyên đề. Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình trong Đảng; tăng cường khối đại đoàn kết, thống nhất và tình đồng chí trong chi bộ. Phát huy vai trò của cấp ủy, đặc biệt là đồng chí bí thư chi bộ, nắm vững nguyên tắc sinh hoạt Đảng, nắm chắc tình hình thực tế của địa phương, trên cơ sở đó chuẩn bị tốt nội dung, điều hành sinh hoạt khoa học, bảo đảm hiệu quả thiết thực của mỗi kỳ sinh hoạt.

Chỉ đạo thực hiện nghiêm chế độ tham dự sinh hoạt chi bộ trực thuộc ở địa bàn được phân công phụ trách (nhất là chi bộ thôn, làng, tổ dân phố) để nắm bắt kịp thời tình hình và chỉ đạo triển khai nhiệm vụ, hướng dẫn nâng cao chất lượng sinh hoạt, hoạt động lãnh đạo của chi bộ.

Việc đổi mới và đa dạng hóa hình thức sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ tỉnh Gia Lai đã góp phần nâng cao chất lượng và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng tại địa phương. Qua đó đã phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo của tổ chức Đảng trong đời sống xã hội, là cầu nối giữa Đảng với dân, động viên nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh./.

N.A

Page 45: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

45Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

Mô hì nh trô ng tiêu kế t hợ p vớ i chanh dây tạ i vườ n nhà anh Hưn, thôn trươ ng là ng Wâu, xã Chư Á, Tp. Pleiku. Ảnh: BTG Thành ủy Pleiku.

“Mieäng noùi, tay laøm”Người thôn trưởng

Anh Hưn sinh năm 1980, cưới vợ khi còn rất

trẻ, nhưng với bản chất siêng năng, chăm chỉ, anh đã cùng với vợ gây dựng nên thành quả từ hai bàn tay trắng. Hiện nay, gia đình anh có hơn 03 ha đất để sản xuất lúa, các loại hoa màu (mướp, dưa leo, đậu cô ve…), trồng tiêu, chanh dây, nuôi bò... Nhờ áp dụng và tuân thủ các kỹ thuật chăm sóc, bón phân

và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên các sản phẩm của gia đình anh luôn cho năng suất cao. Hàng năm, từ sản xuất kinh tế đã đem lại thu nhập ổn định cho gia đình anh trên 350 triệu đồng/năm. Đến nay, gia đình anh đã có điều kiện mua sắm trang thiết bị phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của gia đình, con cái có điều kiện học hành.

Năm 2010, anh Hưn

được người dân trong làng tin tưởng, tín nhiệm bầu giữ chức thôn trưởng khi chỉ mới 30 tuổi, nhưng với tâm huyết của một cán bộ trẻ, anh luôn cố gắng học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước và những người có uy tín trong làng về cách vận động, tuyên truyền để bà con trong thôn đoàn kết, chung sức, giữ gìn an ninh trật tự, ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế.

BAN TUYÊN GIÁO THÀNH ỦY PLEIKU

Được tiếp xúc với anh Hưn, thôn trưởng làng Wâu, xã Chư Á, ấn tượng đầu tiên khi gặp anh là một chàng thanh niên với ve ngoài hiền lành, chất phát nhưng chứa đựng trong anh là cả một bầu nhiệt huyết không cam chịu đói, ngheo với khát vọng phát triển kinh tế tư trên chính mảnh đất quê hương để vươn lên làm giàu.

Page 46: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

46 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

Cùng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong làng, thôn trưởng Hưn đã chung sức cùng nhân làng Wâu phát triển sản xuất nên đời sống nhân dân và bộ mặt làng đã thay đổi qua từng năm. Hiện nay, làng Wâu có 270 hộ (15 hộ người Kinh) với 1.380 khẩu, dân tộc Bahnar, nghề nghiệp chủ yếu của nhân dân trong làng là sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ nhà cửa được xây dựng khang trang tăng lên nhanh chóng, đất nông nghiệp được nhân dân chuyển đổi mục đích cho phù hợp sang trồng rau (cải, đậu cô ve, mướp, dưa leo…), nhân dân đã dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật góp phần nâng cao năng suất cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa hàng năm trên 98%, bên cạnh đó, làng Wâu đạt danh hiệu làng văn hóa 3 năm liền. Đến nay, đời sống của người dân trong làng đã được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua từng năm (trong làng còn 47 hộ nghèo và 4 hộ cận nghèo). Trong làng có hai đội cồng chiêng thường xuyên tập luyện và biểu diễn tại các dịp lễ lớn ở địa phương.

Không chỉ là điển hình về sản xuất giỏi, với vai trò là một thôn trưởng, anh luôn lắng nghe tâm tư

nguyện vọng, giải quyết những vướng mắc của nhân dân trong làng. Anh cùng cán bộ trong làng tích cực tuyên truyền, vận động bà con triển khai cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo bền vững. Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, anh trực tiếp đến các hộ dân tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp, hiến đất, ngày công, tiền của để xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân như: làm 2 km đường nội đồng rộng 3m (1km trị giá 70 triệu đồng); xây dựng địa điểm hội họp cho nhân dân trong làng trị giá 30 triệu đồng; thành phố đầu tư 2,8 tỷ để kéo đường dây điện ra ruộng để trồng rau (thành phố giao làm 730m nhưng làm hơn 800m); vận động xây dựng 3 căn nhà, giá trị mỗi căn từ 40-50 triệu đồng (trong đó Công ty cổ phần Sê San 4A hỗ trợ xây 01 căn nhà); 1,5km đường giao thông nông thôn; vận động nhân dân đóng góp các loại quỹ đạt và vượt chỉ tiêu đề ra; hàng năm tỷ lệ giao quân đều đạt (2 - 5 người/năm).

Ngoài việc tiên phong trong phát triển kinh tế gia đình, anh Hưn còn được

người dân trong thôn biết đến là một thôn trưởng năng nổ, gương mẫu trong mọi công việc. Các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chỉ tiêu, kế hoạch của xã giao cho thôn luôn được anh Hưn kịp thời triển khai thực hiện. Vận động nhân dân gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ở địa phương, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu. Anh Hưn luôn tâm niệm, để thực sự là một người cán bộ mẫu mực, có uy tín, có thể nói để dân nghe và dân tin, ngoài việc làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ của một thôn trưởng thì cần phải biết làm kinh tế, ổn định cuộc sống gia đình.

Từ sự nhiệt tình, năng động trong công tác, gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế, anh đã trở thành tấm gương sáng để bà con nhân dân trong làng tích cực lao động, sản xuất, cùng nhau đoàn kết vươn lên thoát nghèo bền vững. Riêng cá nhân anh Hưn là điển hình tiên tiến trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở xã Chư Á, nhiều năm liền đã được Ủy ban nhân dân thành phố tặng Giấy khen và gia đình anh được công nhận Gia đình văn hóa./.

BAN TUYÊN GIÁO THÀNH ỦY PLEIKU

Page 47: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

47Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

Đừng để

NHÂN KIỆT

Như chúng ta đều biết, vấn đề “lợi ích nhóm” từ

xưa đến nay và từ đông sang tây đều có. Theo nghĩa rộng, nhóm lợi ích (Interest Groups) là tập hợp các cá nhân có chung quan điểm, mục tiêu hành động đối với từng vấn đề xã hội và cùng nhau hiện thực hóa mục tiêu đó bằng cách tác động đến việc xây dựng chính sách của chính phủ. Theo nghĩa hẹp, nhóm lợi ích là những nhóm vận động hành lang, tác động đến chính phủ nhằm tìm kiếm những đặc quyền, đặc lợi cho phe nhóm của mình trong việc hoạch định và thực thi chính sách.

Ở khía cạnh tích cực, các nhóm lợi ích kinh tế cũng đã góp một phần không nhỏ vào việc hình thành và

Trong thời điểm hiện nay, cụm tư “lợi ích nhóm” hoặc “nhóm lợi ích” được nhắc đến rất nhiều. Trong các nghị quyết của Đảng tư trước đến nay luôn khẳng định kiên quyết đấu tranh đối với hiện tượng này, pháp luật của Nhà nước cũng có quy định và ngày càng hoàn thiện. Song, trên thực tế đấu tranh với vấn nạn này là vấn đề không dễ.

thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội thông qua những kiến nghị nhiều chính sách quan trọng, kể cả tham gia soạn thảo các dự án luật. Các nhóm lợi ích kinh tế cũng đã cung cấp rất nhiều thông tin quan trọng cho các cơ quan soạn thảo và ban hành chính sách về tính thực tiễn, nhu cầu cấp thiết (thông qua khảo sát của các hiệp hội), các tiêu chuẩn kỹ thuật - pháp lý thuộc lĩnh vực chuyên môn nghề nghiệp.

Các nhóm lợi ích kinh tế còn góp phần làm cho chính sách đi vào thực tiễn cuộc sống và khắc phục sự tha hóa quyền lực của các quan chức thông qua hoạt động giám sát và phản biện xã hội. Điều đó cho thấy không phải tất cả lợi ích nhóm đều xấu, bởi vì trên

thực tế có nhiều lợi ích nhóm phục vụ cho lợi ích của cộng đồng như nhóm bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ quyền lợi của nông dân, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng…

Ở khía cạnh tiêu cực, khi các nhóm lợi ích bằng mọi cách, thủ đoạn để đạt lợi ích riêng (có tính đặc quyền, đặc lợi); xâm phạm nghiêm trọng đến lợi ích chung của cộng đồng, xã hội, quốc gia… thông qua việc lợi dụng quan hệ “thân hữu” để trục lợi chính sách trên các lĩnh vực (nhiều người hay ví von đó là chủ nghĩa tư bản thân hữu - crony capitalism).

Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về xây dựng Đảng cũng đã chỉ rõ các biểu

chi phối xã hộiLỢI ÍCH NHÓM

Page 48: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

48 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

hiện của “lợi ích nhóm” này, như: “…tranh thủ bổ nhiệm người thân, người quen, người nhà dù không đủ tiêu chuẩn, điều kiện giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc bố trí, sắp xếp vào vị trí có nhiều lợi ích… Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực. Thao túng trong công tác cán bộ; chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội... Sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi…

Như chúng ta điều biết các nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước đều có quy định, song các nhóm lợi ích thường câu kết chặt chẽ, tìm kẽ hở để “lách” qua quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Cụ thể, tại điểm 8, mục I, quy định 47 của BCH TW Đảng quy định về những điều đảng viên không được làm nêu rõ: “Có hành vi để bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột thực hiện dự án, kinh doanh các ngành nghề thuộc lĩnh vực hoặc đơn vị do mình trực tiếp phụ trách trái quy định”. Quy định như vậy tưởng chừng chặt

chẽ, nhưng các đối tượng có tư tưởng lợi ích nhóm luôn tìm cách “lách” quy định này. Đơn cử, khi lên làm lãnh đạo, có chức, có quyền sẽ giao các dự án, ngành nghề thuộc lĩnh vực hoặc đơn vị do mình trực tiếp phụ trách không phải cho bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột mà cho bố mẹ nuôi, anh, chị, em vợ (chồng) hoặc người thân thích khác thực hiện.... Ở đây chưa bàn đến có trái quy định hay không trái, nhưng yếu tố vụ lợi là có thật, nếu không vì vụ lợi, không vì lợi ích thì giao cho người thân thích để làm gì? Mặc khác khi có khiếu nại, tố cáo để chứng minh trái quy định là điều rất khó. Bởi vì, các cơ quan thanh tra, kiểm tra là cơ quan cấp dưới có dám kết luận sai (Chỉ trừ trường hợp cơ quan cấp trên thanh tra kiểm tra và quyết tâm cao).

Trong công tác bổ nhiệm cán bộ cũng vậy, cả nước hiện nay nhiều tỉnh, thành có hiện tượng bổ nhiệm “người nhà”. Nếu những “người nhà” là người có tài thật sự thì sẽ thúc đẩy xã hội phát triển, song nếu những “người nhà” này thiếu tiêu chuẩn, không có tài thực sự thì sẽ đẩy xã hội vào trạng thái bất công, chỉ bảo vệ cho “lợi ích nhóm”

phát triển, được lợi cho một nhóm người mà hại cho xã hội hoặc xã hội.

Vì vậy, để việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đi vào chiều sâu và đạt được mục đích yêu cầu đề ra, thì mỗi cán bộ đảng viên phải biết cái xấu của lòng tham, phải có lòng tự trọng cao độ khi giữ những trọng trách quan trọng. Các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước dù có chặt chẽ, đầy đủ thế nào đi nữa nhưng người cán bộ không có tâm tốt, đã cố tình “lách” thì đều “lách” được cả. Bác thường dạy chúng ta: Muốn đi xa, trước hết phải đặt chân từ trong nhà và phải thường xuyên và tự giác tự phê bình và phê bình như soi gương, rửa mặt hằng ngày. Học và làm theo Người, dù ở chức danh, địa vị nào ai cũng nên bắt đầu ngay từ những việc nhỏ bé, đời thường nhất.

Thiết nghĩ, để Đảng ta trong sạch, ngày càng vững mạnh thì mỗi cán bộ, đảng viên phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, hạn chế thấp nhất tư duy “lợi ích nhóm”. Nếu làm được như vậy thì lòng tin của nhân dân sẽ được củng cố; Đảng sẽ thực sự trong sạch vững mạnh./.

N.K

Page 49: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

49Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

Học tập và làm theo gương Bác

(1) Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia: Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn (Kỷ yếu Hội thảo quốc tế), Sđd, tr.49-50.(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.616.(3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.289.

Hỏi: Tấm gương Hồ Chí Minh nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, luôn hết mực vì con người được thể hiện như thế nào?

Trả lời: Giữ mình liêm khiết, trong sạch, Hồ Chí Minh sống trung thực, chân thành với chính mình và nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu với người khác, luôn tôn trọng nhân cách người khác. Người biết nâng con người lên, khuyến khích, động viên để con người thấy rõ giá trị đích thực của cuộc sống, có khát vọng sống.

Giáo sư Trần Văn Giàu từng khẳng định: “Tầm cỡ của một hiền triết chung quy là ở mức quan tâm đến con người, con người thật đang phải sống trên quả đất này và chắc còn sống lâu dài đến vô tận thời gian, lấy đó làm trung tâm của mọi suy tư và chủ đích của mọi hành động. Cụ Hồ thuộc loại hiền triết đó; vì đó mà Cụ lớn”(1).

Mohamed Lamari, nguyên Đại sức đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Angiêri tại Việt Nam, từng khẳng định: “Ưu điểm lớn nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh là không chỉ đấu tranh cho một lá cờ, cho một sự giải phóng ở bề mặt bên ngoài, Người muốn tiến hành một cuộc chiến đấu cho phẩm giá con người, cho sự giải phóng và phúc lợi của toàn dân và nhờ thế mà cuộc cách mạng do Người phát động đã mang tầm cỡ thế giới…”(2).

Trong Di chúc, Bác viết: “Đầu tiên là công việc đối với con người” .

Lòng khoan dung nhân ái của Hồ Chí Minh dành cho mọi kiếp người. Người cảm thấy rất đau khổ khi nhìn thấy những

thanh niên Mỹ chết một cách vô ích ở Việt Nam. Hiếm có một lãnh tụ nào trong chiến tranh mà lại thấy được máu nào cũng là máu, người nào cũng là người, đều quý như nhau. Ngay đối với kẻ xâm lược đã gây nên bao đau thương cho dân tộc mình, gây ra bao tội ác đối với nhân dân, nhưng khi bị bắt, Người vẫn căn dặn cán bộ, chiến sĩ ta phải đối xử với họ một cách khoan hồng, phải làm cho thế giới thấy rằng dân tộc Việt Nam là một dân tộc văn minh, tiến bộ, văn minh hơn bọn đi giết người, cướp nước.

Hỏi: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo và bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam gồm những nội dung gì?

Trả lời: Về vai trò của Đảng Cộng sản Việt

Nam, Hồ Chí Minh khẳng định: Cách mệnh trước hết “phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”(3). Sự ra đời, tồn tại và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Về bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, đội tiên phong của giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân.

Hỏi - đáp

Page 50: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

50 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

Chính sách - Pháp luật

1. Thông tư số 58/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính, ngày 13/6/2017 hướng dẫn một số chính sách hỗ trợ tài chính cho các tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Thông tư gồm 13 điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/7/2017. Một số quy định chủ yếu của Thông tư:

- Đối tượng áp dụng: (1) Các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm, thủy sản do nhà nước làm chủ sở hữu; (2) Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ; (3) Hợp tác xã; (4) Các doanh nghiệp ngoài nhà nước (bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); (5) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan việc thực hiện hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người (DTTS) tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.

Các đối tượng nêu tại (1), (2), (3), (4) (gọi chung là đơn vị sử dụng lao động) sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, có sử dụng lao động là người DTTS cư trú hợp pháp trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn theo danh sách quy định tại Quyết định số 42/2012/QĐ-TTg.

- Đối tượng hỗ trợ và mức hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn: a) Hỗ trợ chi phí đào tạo: Người thuộc hộ đồng bào DTTS nghèo: mức tối đa 04 triệu đồng/người/khóa học. Người DTTS: mức tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học; b) Hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại: Hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học. Hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15km trở lên. Riêng đối với người học là người DTTS cư trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, mức hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5km trở lên.

- Trường hợp đối tượng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ cùng một nội dung thì chỉ được hưởng chính sách cao nhất.

- Chính sách hỗ trợ về bảo hiểm: (1) Ngân sách nhà nước hỗ trợ nộp thay cho các

Bản chất giai cấp công nhân của Đảng dựa trên cơ sở Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lenin làm nền tảng tư tưởng, thực hiện vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Tuy số lượng ít so với dân số nhưng giai cấp công nhân có đầy đủ phẩm chất và năng lực lãnh đạo đất nước thực hiện những mục tiêu của cách mạng.

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn thể dân tộc Việt Nam đấu tranh giành lại nền độc lập dân tộc, xây dựng đất nước hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh nên được toàn thể nhân dân lao động và cả dân tộc thừa nhận và đi theo. Đảng

Cộng sản Việt Nam là Đảng của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam.

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân giành được chính quyền, trở thành Đảng cầm quyền. Đảng cầm quyền nhưng là quyền do nhân dân ủy nhiệm, nhân dân mới thực sự là chủ. Đảng cầm quyền vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Người khẳng định, Đảng chân chính cách mạng phải là Đảng tiên phong về lý luận, khoa học, lại còn là tiêu biểu cho đạo đức cách mạng trong sáng, chí công vô tư, toàn tâm toàn ý vì nhân dân và dân tộc./.

Page 51: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

51Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

đơn vị sử dụng lao động tối đa 05 năm đối với một người lao động; (2) Việc hỗ trợ bảo hiểm được thực hiện đối với lao động là người DTTS được đơn vị sử dụng lao động ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

- Nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo, bảo hiểm: (1) Ngân sách trung ương hỗ trợ 100% kinh phí về đào tạo, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho lao động là người DTTS; (2) Các địa phương chủ động bố trí ngân sách địa phương để cùng với ngân sách trung ương hỗ trợ triển khai có hiệu quả chính sách đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng cho lao động là người DTTS; (3) Nguồn lồng ghép kinh phí đào tạo thường xuyên, các chương trình (trong đó có chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới), dự án khác trên địa bàn để tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng cho lao động là người DTTS; (4) Đối với đơn vị sử dụng lao động hoạt động theo hình thức đơn vị sự nghiệp công lập có thu, nếu phương án tự chủ của đơn vị đã bao gồm dự toán chi bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho lao động là người DTTS thì đơn vị không được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

2. Bộ công cụ khảo sát sự hài lòng đối với dịch vụ giáo dục côngNgày 11/7/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 2329/QĐ-

BGDĐT là Bộ công cụ khảo sát và tài liệu Hướng dẫn triển khai đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công.

Theo đó, việc điều tra khảo sát sẽ được thực hiện trên phạm vi toàn quốc đối với tất cả các cấp học và trình độ đào tạo, cụ thể:

- Đối tượng tham gia khảo sát sát lấy ý kiến đánh giá bao gồm cha mẹ học sinh, học sinh, học viên và sinh viên tương ứng với từng cấp học (mầm non, tiểu học, THCS, THPT, GDTX, TCCN và ĐH).

- Các đối tượng trên sẽ điền vào từng phiếu câu hỏi tương ứng theo mẫu được ban hành kèm theo Quyết định; trong đó nội dung khảo sát được chia thành 6 phần chính, bao gồm:

+ Tiếp cận dịch vụ;+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị;+ Môi trường giáo dục;+ Hoạt động giáo dục (với cấp mầm non thì mục này được gọi là “Hoạt động chăm

sóc – Giáo dục trẻ”);+ Kết quả giáo dục;+ Các ý kiến khác.Quyết định 2329/QĐ-BGDĐT có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.3. Phấn đấu mỗi năm ít nhất 600.000 thanh niên có việc làmThủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 1042/QĐ-TTg về Kế hoạch thực

hiện chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn II (2016 - 2020).Theo đó, mục tiêu giáo dục nghề nghiệp và kỹ năng nghề, giải quyết việc làm, tăng

thu nhập cho thanh niên phấn đấu đến năm 2020 có một số nội dung đáng chú ý sau:- Ít nhất 600.000 thanh niên được giải quyết việc làm mỗi năm;- 70% thanh niên trong lực lượng lao động được giáo dục nghề nghiệp và kỹ năng

nghề để thích ứng, hội nhập với thị trường lao động trong nước và quốc tế;

Page 52: Ban Bieân taäpthongtintuyengiaogialai.vn/Files/DSTTVHthang82017.pdf · l Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia

52 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (8/2017)

- 100% thanh niên khi đi lao động có thời hạn ở nước ngoài được học tập, phổ biến pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước sở tại;

- Giảm tỷ lệ thanh niên thất nghiệp ở đô thị xuống dưới 7%, nông thôn xuống dưới 6%;

- Trên 80% thanh niên được tư vấn về nghề nghiệp và việc làm;- 100% thanh niên là học sinh, sinh viên được giáo dục hướng nghiệp;- 70% thanh niên làm việc ở khu công nghiệp, khu kinh tế được trang bị các kiến

thức về pháp luật, về kỹ năng an toàn lao động, sức khỏe nghề nghiệp,…Quyết định 1042/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 17/7/2017.4. Thời gian nghỉ Lễ Quốc

khánh 02/9 và Tết Nguyên Đán Mậu Tuất 2018 của cán bộ, công chức, người lao động

* Trong kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh 02/9/2017, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và người lao động làm việc tại cơ sở có chế độ nghỉ 02 ngày/tuần (nghỉ vào ngày Thứ 7 và Chủ nhật hằng tuần) sẽ có kỳ nghỉ kéo dài 03 ngày liên tục.

Bắt đầu nghỉ từ Thứ 7 ngày 02/9/2017 cho đến hết Thứ 2 ngày 04/9/2017 (trong đó, Thứ 2 ngày 04/9/2017 là nghỉ bù cho Thứ 7 ngày 02/9/2017).

Đối với người lao động làm việc tại cơ sở có chế độ nghỉ 01 ngày/tuần (nghỉ vào ngày Chủ nhật hằng tuần) được nghỉ 02 ngày liên tục từ Thứ 7 ngày 02/9/2017 đến hết Chủ nhật ngày 03/9/2017.

* Tết Nguyên Đán Mậu Tuất 2018: Theo Bộ luật Lao động 2012, người lao động được nghỉ tết nguyên đán 5 ngày, từ ngày 30 tháng chạp đến hết mùng 4 tết.

Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sẽ được nghỉ Tết 2018 vào các ngày 15, 16, 17, 18, 19 tháng 2 năm 2018 Dương lịch (theo Bộ luật

lao động sửa đổi); tuy nhiên, ngày mùng 2 và mùng 3 tết (nhằm ngày 17 và 18 tháng 2 năm 2018 dương lịch) rơi vào hai ngày nghỉ cuối tuần là thứ 7 và chủ nhật, nên người lao động được nghỉ bù thêm hai ngày tiếp theo, nâng tổng số ngày nghỉ lên 7 ngày.

Tổng số ngày tết Nguyên đán 2018 dự kiến sẽ là 7 ngày, từ ngày 30 tháng chạp năm Đinh Dậu 2017 đến hết ngày mùng 6 tháng Giêng năm Mậu Tuất 2018 (nhằm ngày 15/02/2018 đến hết ngày 21/02/2018 Dương lịch).

Ban Biên tập (Tổng hợp từ nguồn Thư viện Pháp luật)