bai17. cau truc-di-truyen-cua-quan-the-(tt)

16
Trường Khối 12 Lớp: SVTH: Đinh Thị Cẩm Vân GVHD: Th.S Lê Phan Quốc GIÁO ÁN BÀI 17. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ (tt) ---------- I. Mục tiêu Qua bài này học sinh cần phải: 1. Về kiến thức - Phát biểu được các khái niệm quần thể ngẫu phối, trạng thái cân bằng di truyền của quần thể. - Phát biểu được nội dung, trình bày được ý nghĩa và những điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi- Vanbec. - Tính được tần số kiểu gen, tần số alen của một quần thể, xác định quần thể ở trạng thái chưa cân bằng, cân bằng. - Tính và phân tích được một quần thể sinh vật nào đó đã đạt được trạng thái cân bằng di truyền về thành phần kiểu gen về một gen nào đó, giải thích được sự tồn tại của các quần thể ngẫu phối qua nhiều thế hệ. 2. Về kĩ năng - Kĩ năng khái quát hóa. - Kĩ năng liên hệ thực tiễn.

Upload: phongvan0108

Post on 22-Jun-2015

10.346 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bai17. cau truc-di-truyen-cua-quan-the-(tt)

Trường

Khối 12

Lớp:

SVTH: Đinh Thị Cẩm Vân

GVHD: Th.S Lê Phan Quốc

GIÁO ÁN

BÀI 17. CẤU TRÚC DI TRUYỀN

CỦA QUẦN THỂ (tt)

----------

I. Mục tiêu

Qua bài này học sinh cần phải:

1. Về kiến thức

- Phát biểu được các khái niệm quần thể ngẫu phối, trạng thái cân bằng di truyền

của quần thể.

- Phát biểu được nội dung, trình bày được ý nghĩa và những điều kiện nghiệm

đúng của định luật Hacđi-Vanbec.

- Tính được tần số kiểu gen, tần số alen của một quần thể, xác định quần thể ở trạng

thái chưa cân bằng, cân bằng.

- Tính và phân tích được một quần thể sinh vật nào đó đã đạt được trạng thái cân

bằng di truyền về thành phần kiểu gen về một gen nào đó, giải thích được sự tồn

tại của các quần thể ngẫu phối qua nhiều thế hệ.

2. Về kĩ năng

- Kĩ năng khái quát hóa.

- Kĩ năng liên hệ thực tiễn.

3. Thái độ

- Nhiệt tình và tích cực tham gia bài học.

- Hình thành thế giới quan khoa học.

- Tham gia bảo vệ môi trường sống của sinh vật, bảo vệ sự phát triển bền vững.

II. Trọng tâm bài

Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể và định luật Hacđi- Vanbec.

III. Phương pháp và đồ dùng dạy học.

1. Đồ dùng dạy học

Page 2: Bai17. cau truc-di-truyen-cua-quan-the-(tt)

- Máy tính

- Máy chiếu

2. Phương pháp

- SGK hỏi đáp – tìm tòi bộ phận.

- Trực quan – hỏi đáp.

IV. Tiến trình bài giảng

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

- Nêu khái niệm tần số alen, tần số kiểu gen của quần thể? Áp dụng: Giả sử số

lượng cá thể của quần thể là 2000 thì tần số alen và số cá thể ở mỗi kiểu gen là

bao nhiêu với quần thể có tỉ lệ các KG như sau: 45%AA: 40% Aa: 15%aa

Đáp án: A = 0.65, a = 0.35 KG: AA = 845, Aa = 910, aa = 245.

- Trong quần thể tự thụ phấn thành phần kiểu gen biến đổi như thế nào? Áp dụng:

Một quần thể khởi đầu có tần số kiểu gen dị hợp tử là 0,3. Sau 2 thế hệ tự thụ phấn

thì tần số kiểu gen dị hợp tử trong quần thể sẽ là bao nhiêu? (Đáp án: 0,075)

3. Tiến trình bài giảng

GV đặt vấn đề: hôm trước chúng ta đã xét quần thể giao phối gần và tự thụ

phấn thì tần số alen và thành phần kiểu gen của nó như thế nào? (thay đổi qua các

thế hệ). Hôm nay chúng ta tìm hiểu thêm một loại quần thể nữa để xem tần số alen

và thành phần kiểu gen của nó biến đổi như thế nào?

Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học

Hoạt động 1: Tìm hiểu về quần thể

ngẫu phối

(?) Quần thể ngẫu phối là gì? Cho ví dụ.

HS: quần thể hoa cúc, quần thể thỏ

rừng…

(?) Quần thể người là quần thể ngẫu phối

III. Cấu trúc di truyền của quần thể

ngẫu phối.

1. Quần thể ngẫu phối

KN: quần thể sinh vật được gọi là ngẫu

phối khi các cá thể trong quần thể lựa

chọn bạn tình để giao phối một cách hoàn

toàn ngẫu nhiên.

Page 3: Bai17. cau truc-di-truyen-cua-quan-the-(tt)

hay giao phối có lựa chọn? (lúc này trong

lớp sẽ chia thành 2 nhóm với 2 ý kiến)

(?) Khi nào quần thể người là quần thể

giao phối có lựa chọn?

HS: Là khi kết hôn người ta dựa vào một

số đặc điểm hình thái của cơ thể hoặc tính

tình, trình độ học vấn, tôn giáo…

(?) Trong trường hợp nào, quần thể người

được xem là ngẫu phối?

HS: Quần thể người được xem là ngẫu

phối khi chúng ta lựa chọn bạn đời không

phụ thuộc người đó có nhóm máu gì, các

chỉ tiêu hóa sinh thế nào.

GV: Như vậy ta thấy một quần thể nào đó

được coi là ngẫu phối hay không còn tùy

thuộc vào tính trạng đang xét. Sau đây

chúng ta sẽ tìm hiểu về các đặc điểm của

quần thể ngẫu phối.

GV cho HS làm bài tập: gen quy định

nhóm máu có 3 alen IA, IB, IO. Mỗi tế bào

trong cơ thể chỉ chứa 2 alen. Từ 3 alen đó

có thể hình thành những loại kiểu gen

nào?

HS:

Alen IA IB IO

IA IA IA IA IB IA IO

IB IA IB IB IB IB IO

IO IA IO IB IO IO IO

Page 4: Bai17. cau truc-di-truyen-cua-quan-the-(tt)

Có thể hình thành được 6 kiểu gen như

bảng trên.

(?) Vì sao quần thể ngẫu phối có thể cung

cấp nhiều biến dị tổ hợp?

HS: Vì trên thực tế, một gen có rất nhiều

alen khác nhau (do trong quần thể luôn

xảy ra đột biến và các đột biến này được

tích lũy lại) nên khi ngẫu phối sẽ tạo được

nhiều biến dị tổ hợp, cung cấp nguồn biến

dị cho quá trình tiến hóa.

GV: Trong quần thể còn có rất nhiều lên

nên số biến dị tổ hợp tạo ra tăng lên gấp

bội, cung cấp nguồn nguyên liệu phong

phú cho tiến hóa. Phần này chúng ta sẽ

được tìm hiểu cặn kẽ trong phần tiến hóa.

(?) Qua bài tập trên, hãy kết luận về đặc

điểm di truyền của quần thể ngẫu phối.

HS: Giúp duy trì sự đa dạng của quần thể.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về trạng thái cân

bằng

2.1. Định luật Hacđi - Vanbec

GV cho HS làm bài tập: xét quần thể P

có CTDT: 0.25AA + 0.5Aa + 0.25aa = 1.

- Tính tần số alen của quần thể.

- Nếu quần thể ngẫu phối thì tần số alen

Đặc điểm di truyền: Quần thể ngẫu phối

tạo ra nhiều biến dị tổ hợp, do vậy duy trì

được sự đa dạng di truyền của quần thể,

tạo nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến

hóa.

2. Trạng thái cân bằng di truyền

của quần thể.

2.1. Định luật Hacđi - Vanbec

Page 5: Bai17. cau truc-di-truyen-cua-quan-the-(tt)

của thế hệ tiếp theo là bao nhiêu?

HS:

- Tần số alen A: p = 0.25 + 0,5/2 = 0,5

- Tần số alen a: q = 0.25 + 0,5/2 = 0,5

Ở thế hệ tiếp theo sẽ là:

Alen 0,5A 0,5a

0,5A 0,25AA 0,25Aa

0,5a 0,25Aa 0,25aa

Cấu trúc di truyền của quần thể là:

0.25AA+ 0.5Aa+ 0.25aa= 1

(?) Hãy nhận xét về tần số alen và tần số

kiểu gen của quần thể.

HS: Tần số alen A và a không đổi.

GV: Qua ngẫu phối, tần số alen A và a

không đổi. Lúc này quần thể đạt trạng thái

cân bằng.

GV: Trạng thái cân bằng di truyền trong

quần thể ngẫu phối như trên do nhà Toán

học người Anh là Hacđi và bác sĩ người

Đức là Vanbec phát hiện. Họ cùng đưa ra

định luật gọi là định luật Hacđi – Vanbec.

(?) Nghiên cứu SGK phát biểu định luật

Hacđi – Vanbec.

(?) Yếu tố nào làm thay đổi tần số alen của

quần thể?

HS: Đột biến

GV: Ngoài đột biến còn có nhiều yếu tố

Nội dung: Trong một quần thể lớn, ngẫu

phối, nếu không có các yếu tố làm thay

đổi tần số alen thì thành phần kiểu gen của

quần thể sẽ duy trì không đổi từ thế hệ này

Page 6: Bai17. cau truc-di-truyen-cua-quan-the-(tt)

khác cũng góp phần làm thay đổi tần số

alen, phần này chúng ta sẽ được tìm hiểu

trong chương tiến hóa phía sau.

2.2. Công thức

GV: xét 1 tính trạng bất kì trong quần thể

chỉ có 2 alen A và a

- Gọi tần số của alen A là p

- Gọi tần số của alen a là q

Khi đó : p + q = 100% = 1

(?) Khi quần thể xảy ra ngẫu phối thì tạo

tối đa bao nhiêu kiểu gen?

(?) Xác định tần số của từng kiểu gen AA,

Aa, aa?

Sơ đồ lai

Alen A(p) a(q)

A(p) AA(p2) Aa(pq)

a(q) Aa(pq) aa(q2)

Tần số kiểu gen của: AA là p2, Aa là 2pq,

aa là q2. Vì quần thể chỉ có 3 kiểu gen nên:

p2 + 2pq + q2 = 100% = 1

Khi đó quần thể đạt trạng thái cân bằng.

2.3. Điều kiện nghiệm đúng

(?) Để quần thể đạt trạng thái cân bằng

cần những điều kiện nào?

(?) Vì sao quần thể phải có kích thước

lớn?

HS: Nếu kích thước của quần thể nhỏ thì

sang thế hệ khác theo đẳng thức: p2 + 2pq

+ q2 = 1.

2.2. Công thức

- Gọi tần số của alen A là p

- Gọi tần số của alen a là q

Khi đó : p + q = 100% = 1

Sơ đồ lai

Alen A(p) a(q)

A(p) AA(p2) Aa(pq)

a(q) Aa(pq) aa(q2)

Tần số kiểu gen của: AA là p2, Aa là 2pq,

aa là q2. Vì quần thể chỉ có 3 kiểu gen nên:

p2 + 2pq + q2 = 100% = 1

Khi đó quần thể đạt trạng thái cân bằng.

2.3. Điều kiện nghiệm đúng

- Quần thể phải có kích thước lớn.

Page 7: Bai17. cau truc-di-truyen-cua-quan-the-(tt)

chịu tác động lớn của các yếu tố làm thay

đổi tần số alen, dễ biến động và quần thể

có kích thước nhỏ thì dễ bị diệt vong nếu

có yếu tố xấu xảy ra.

(?) Tại sao các cá thể phải giao phối ngẫu

nhiên?

HS: Các cá thể giao phối với nhau một

cách ngẫu nhiên sẽ tạo nên một nguồn

biến dị di truyền rất lớn trong quần thể,

không bị giới hạn. Đây sẽ là nguồn

nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.

GV: Quần thể không chịu tác dụng của

chọn lọc tự nhiên vài đây là môt trong

những nhân tố làm thay đổi tần số alen và

tần số kiểu gen của quần thể.

(?) Tương tự như vậy, các em hãy giải

thích tại sao trong quần thể không xảy ra

đột biến và không có sự di nhập gen?

HS: Vì đó là các yếu tố làm biến đổi tần

số alen và tần số kiểu gen của quần thể.

2.4. Vận dụng

GV cho HS làm bài tập:

Một quần thể gia súc đang ở trạng thái cân

bằng di truyền có 84% cá thể lông vàng,

các cá thể còn lại là lông đen. Biết tính

trạng lông vàng do gen A quy định trội

hoàn toàn so với tính trạng lông đen do

gen a quy định. Tính tần số alen A và a.

- Các cá thể trong quần thể phải giao phối

với nhau một cách ngẫu nhiên.

- Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có

sức sống và khả năng sinh sản như nhau.

(không có chọn lọc tự nhiên).

- Đột biến không xảy ra hay xảy ra thì tần

số đột biến thuận bằng tần số đột biến

nghịch.

- Quần thể phải được cách li với các quần

thể khác (không có sự di – nhập gen giữa

các quần thể).

2.4. Vận dụng

Page 8: Bai17. cau truc-di-truyen-cua-quan-the-(tt)

(Trích đề thi tốt nghiệp năm 2011)

HS:

Kiểu gen aa chiểm tỉ lệ

100% - 84% = 16% = 0.16

Nên q2 = 0.16

Tần số của alen a : q = 0.4

Tần số alen A: p = 1- 0.4 = 0.6

GV cho HS thực hiện lệnh:

Một quần thể người có tần số bị bệnh bạch

tạng là 1/10000. Giả sử quần thể này cân

bằng di truyền.

- Hãy tính thành phần các alen và thành

phần kiểu gen của quần thể. Biết rằng,

bệnh bạch tạng là do gen lăn nằm trên

NST thường quy định.

- Hãy tính xác suất để hai người bình

thường trong quần thể này lấy nhau sinh

ra con đầu lòng bị bệnh bạch tạng.

HS:

Tần số người bị bệnh bạch tạng là 1/10000

Nên: q2 = 1/10000 = 0.0001

Tần số alen a: q = 0.01

Tần số alen A: p = 1- q= 0.99

Thành phần kiểu gen của quần thể

0.9801AA: 0.0198Aa : 0.0001aa

- Để con sinh ra mắc bệnh (aa) mà bố mẹ

bình thường thì bố mẹ phải đều có kiểu

gen Aa. Ta có:

Xác suất để bố hoặc mẹ bình thường là: p2

Page 9: Bai17. cau truc-di-truyen-cua-quan-the-(tt)

+ 2pq

Xác suất để bố hoặc mẹ bình thường mang

gen dị hợp là: 2pq/(p2 + 2pq)

Xác suất để cả bố và mẹ bình thường

mang gen dị hợp là: [2pq/(p2 + 2pq)]2 (1)

Khi bố mẹ đều có kiểu gen dị hợp Aa

P: Aa x Aa 1/4AA: 1/2Aa: 1/4aa (2)

Từ (1) và (2) Xác suất để cả bố và mẹ

bình thường, sinh ra con đầu bị bệnh là:

[2pq/(p2 + 2pq)]2 x 1/4 = 0,00495

(?) Nêu ý nghĩa của định luật Hacđi-

Vanbec.

- Phản ánh trạng thái cân bằng của quần

thể. Giải thích vì sao trong tự nhiên có

những quần thể đứng vững trạng thái ổn

định trong thời gian dài.

- Tiến hóa không đơn thuần là sự biến đổi

mà còn thể hiện ở việc giữ vững sự ổn

định.

- Từ tần số các cá thể có kiểu hình lặn, có

thể tính được tần số của alen lặn, trội cũng

như tần số của các loại kiểu gen trong

quần thể.

V. Củng cố bài học

HS ghi nhớ phần tóm tắt trong khung và trả lời các câu hỏi cuối bài.

Ôn tập tại lớp với câu hỏi trắc nghiệm.

Page 10: Bai17. cau truc-di-truyen-cua-quan-the-(tt)

Câu 1. Định luật hacđi - vanbec phản ánh:

          A. Sự mất ổn định của tần số các alen trong quần thể.                      

B. Sự cân bằng di truyền trong quần thể.

          C. Sự ổn định của tần số tương đối các alen trong quần thể.             

D. Trạng thái động của quần thể.

Câu 2. Trong quần thể giao phối từ tỉ lệ phân bố các kiểu hình có thể suy ra:

          A. Tần số tương đối của các alenvà các kiểu gen.                                

B. Số loại kiểu gen tương ứng.

          C. Vốn gen của quần thể.                                                                   

D. Tính đa hình của quần thể.

Câu 3. Quần thể nào sau đây đã đạt trạng thái cân bằng về di truyền

A. 0.64AA : 0.32Aa : 0.04aa

B. 0.7AA : 0.2Aa : 0.1aa

C. 0.6AA : 0.2Aa : 0.2aa

D. 0.4AA : 0.4Aa : 0.2aa

VI. Nhắc nhở

Học bài và trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.

Chuẩn bị trước bài 18.