bai16. cau truc-di-truyen-cua-quan-the

10
Trường: Khối 12: Lớp: SVTH: Đinh Thị Cẩm Vân GVHD: Th.S Lê Phan Quốc GIÁO ÁN BÀI 16. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ ---------- I. Mục tiêu Qua bài này học sinh cần phải: 1. Về kiến thức - Phát biểu được các khái niệm quần thể, vốn gen, tần số kiểu gen, tần số alen. - Tính được tần số kiểu gen, tần số alen của một quần thể. - Giải thích được nguyên nhân của một số bệnh di truyền, hiện tượng thoái hóa giống. 2. Về kĩ năng - Kĩ năng phân tích bảng biểu, tổng hợp tài liệu. - Kĩ năng khái quát hóa. - Kĩ năng liên hệ thực tiễn. 3. Về thái độ - Nhiệt tình và tích cực tham gia bài học. - Hình thành thế giới quan khoa học. Từ đây HS sẽ thay đổi thái độ về việc lập gia đình, tránh kết hôn với những người có quan hệ cùng huyết thống hoặc có họ hàng gần. II. Trọng tâm bài Phần II. Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần. III. Phương pháp và đồ dùng dạy học. 1. Đồ dùng dạy học - Máy tính. - Máy chiếu. 2. Phương pháp - Sách giáo khoa hỏi đáp – tìm tòi bộ phận.

Upload: phongvan0108

Post on 07-Jul-2015

4.673 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bai16. cau truc-di-truyen-cua-quan-the

Trường:

Khối 12:

Lớp:

SVTH: Đinh Thị Cẩm Vân

GVHD: Th.S Lê Phan Quốc

GIÁO ÁN

BÀI 16. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA

QUẦN THỂ

----------

I. Mục tiêu

Qua bài này học sinh cần phải:

1. Về kiến thức

- Phát biểu được các khái niệm quần thể, vốn gen, tần số kiểu gen, tần số alen.

- Tính được tần số kiểu gen, tần số alen của một quần thể.

- Giải thích được nguyên nhân của một số bệnh di truyền, hiện tượng thoái hóa

giống.

2. Về kĩ năng

- Kĩ năng phân tích bảng biểu, tổng hợp tài liệu.

- Kĩ năng khái quát hóa.

- Kĩ năng liên hệ thực tiễn.

3. Về thái độ

- Nhiệt tình và tích cực tham gia bài học.

- Hình thành thế giới quan khoa học. Từ đây HS sẽ thay đổi thái độ về việc lập

gia đình, tránh kết hôn với những người có quan hệ cùng huyết thống hoặc có

họ hàng gần.

II. Trọng tâm bài

Phần II. Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần.

III. Phương pháp và đồ dùng dạy học.

1. Đồ dùng dạy học

- Máy tính.

- Máy chiếu.

2. Phương pháp

- Sách giáo khoa hỏi đáp – tìm tòi bộ phận.

Page 2: Bai16. cau truc-di-truyen-cua-quan-the

- Trực quan – hỏi đáp.

III.Tiến trình bài giảng

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Tiến trình bài giảng

GV: Cứ sau mỗi mùa gặt lúa về, người nông dân ngoài lúa để ăn, họ còn chọn

lọc những hạt lúa to, chắc mẩy để làm giống cho vụ sau. Nhưng lúa trồng ở vụ sau

không hoàn toàn như họ mong muốn, vẫn xuất hiện những cây kém phát triển, hạt lúa

lép… Tại sao lại như vậy? Chúng ta cùng làm rõ với bài học hôm nay!

Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài họcHoạt động 1: Tìm hiểu về quần thể

GV: Với bài này, để tìm hiểu cấu trúc di truyền

của quần thể thì điều đầu tiên cần biết là quần thể.

Đây là khái niệm khá quen thuộc các em đã được

tìm hiểu. Vậy:

(?) Quần thể là gì?

(Trong khái niệm quần thể GV cần nhấn mạnh ý

các cá thể có khả năng giao phối sinh ra con cái vì

đặc trưng của quần thể là vốn gen)

(?) Hãy cho ví dụ về quần thể?

HS: Quần thể trâu rừng là tập hợp các cá thể cùng

loài trâu, cùng sống trong rừng, có khả năng sinh

sản tạo cá thể mới.

GV yêu cầu mỗi học sinh tự lấy cho mình một ví

dụ và phân tích. Sẽ kiểm tra vở ở tiết sau.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về các đặc trưng di

truyền của quần thể

GV: dựa vào điểm đặc trưng của quần thể là giao

phối sinh ra con cái hãy cho biết dấu hiệu nào là

Quần thể là gì?

Quần thể là tập hợp các cá thể

cùng loài, cùng sinh sống trong

một khoảng không gian xác

định, vào một thời điểm nhất

định, có khả năng sinh sản và

tạo thành thế hệ mới.

I. Các đặc trưng di truyền của

quần thể

1. Vốn gen

Page 3: Bai16. cau truc-di-truyen-cua-quan-the

đặc trưng cho quần thể?

HS: vốn gen

(?) Vốn gen là gì?

(?) Vốn gen được đặc trưng bởi yếu tố nào?

GV: tần số kiểu gen của quần thể được gọi là cấu

trúc di truyền của quần thể. Như vậy muốn xác

định cấu trúc di truyền cần tính được tần số alen

và tần số kiểu gen. Chúng ta vào phần tiếp theo.

GV cho HS làm bài tập: cho quần thể thỏ 1000

con với alen A quy định lông nâu, alen a quy định

lông trắng. Trong quần thể có 500 con lông trắng

(aa), 300 con lông vàng kiểu gen dị hợp(Aa). Tính

tần số alen A, a.

HS:

Tổng số alen a là :

a= (500 x 2) + 300 = 1300

Tổng số alen (a, A): 1000 x 2 = 2000

Tần số alen a là: 1300/ 2000 = 0,65

Tần số alen A là: 1- 0,65= 0,35

(?) Qua ví dụ hãy phát biểu cách tính tần số alen.

HS: Tần số alen của một gen nào đó được tính

bằng tỉ lệ số lượng alen đó trên tổng số alen của

các loại alen khác nhau của gen đó trong một quần

thể tại một thời điểm xác định.

(?) Theo ví dụ trên hãy tính tần số kiểu gen AA,

Aa, aa.

Tần số kiểu gen AA 200/1000 = 0,2

- KN: vốn gen là tập hợp tất cả

các alen có trong quần thể ở

một thời điểm xác định.

- Vốn gen tần số alen

tần số kiểu gen

2. Tần số alen và tần số kiểu

gen

Page 4: Bai16. cau truc-di-truyen-cua-quan-the

Aa 300/1000 = 0,3

aa 500/ 1000 = 0,5

(?) Qua ví dụ hãy phát biểu cách tính tần số kiểu

gen.

HS: Tần số của một kiểu gen nào đó trong quần

thể được tính bằng tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen

đó trên tổng số cá thể có trong quần thể.

GV: Tùy theo hình thức sinh sản của từng loài mà

các đặc trưng về vốn gen cũng như các yếu tố làm

biến đổi vốn gen của quần thể ở mỗi loài có khác

nhau. Đối với quần thể ngẫu phối sinh ra con cái

có hai loại là: quần thể giao phối gần và quần thể

ngẫu phối. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về cấu trúc di truyền

của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối

gần.

(?) Ở thực vật chúng ta nghiên cứu quần thể gì?

HS: quần thể tự thụ phấn

1. Quần thể tự thụ phấn

(?) Thế nào là tự thụ phấn?

(?)Kể tên một số loài thực vật tự thụ phấn.

HS: lúa, ngô…

GV: Chúng ta sẽ cùng phân tích bảng 16 để xem

sự biến đổi của tần số alen và tần số alen qua giao

phối xảy ra như thế nào.

GV: Cho quần thể xuất phát chỉ có kiểu gen Aa.

Hãy viết sơ đồ lai khi quần thể tự thụ phấn.

II. Cấu trúc di truyền của

quần thể tự thụ phấn và giao

phối gần

1. Quần thể tự thụ phấn

- KN: tự thụ phấn là khi hạt

phấn của hoa thụ phấn cho nhụy

của chính nó hoặc cho nhụy của

hoa khác trên cùng cây.

Page 5: Bai16. cau truc-di-truyen-cua-quan-the

HS viết sơ đồ lai:

F0: Aa x Aa

G0: A, a A, a

F1: 1AA : 2Aa : 1aa

GV hướng dẫn HS điền vào bảng:

Thế hệKG

đồng hợp tử

trộiKG dị

hợp tử

KG đồng hợp tử lặn

0

Aa

11AA

2Aa

1aa

GV: Tỉ lệ kiểu gen dị hợp thế hệ 1

4

2Aa =

2

1Aa =

21

1Aa

(?) Hãy viết tiếp sơ đồ lai khi cho F1 tự thụ phấn.

Page 6: Bai16. cau truc-di-truyen-cua-quan-the

HS viết sơ đồ lai:

1(AA x AA): 2(Aa x Aa): 1(aa x aa)

F2: 6AA: 4Aa: 6aa

Page 7: Bai16. cau truc-di-truyen-cua-quan-the

Thế hệ

KG đồng hợp tử

trộiKG dị

hợp tử

KG đồng hợp tử lặn

0

Aa

11AA

2Aa

1aa

24

AA2AA4Aa2aa4aa

GV hướng dẫn HS xác định tỉ lệ kiểu gen dị hợp

- Xu hướng biến đổi thành

phần kiểu gen: tăng dần số kiểu

gen đồng hợp tử và giảm dần số

kiểu gen dị hợp tử.

Kiểu gen dị hợp giảm dần:

Aa= 1/2n

Kiểu gen đồng hợp tăng dần:

AA = aa = 1-(1/2)n

2

Ưu nhược điểm

- Gây thoái hóa giống, giảm sức

sống và giảm đa dạng sinh học

- Nếu sinh biến dị có hại sẽ bị

đào thải ngay nên trong quần

thể không có gen có hại, gen

Page 8: Bai16. cau truc-di-truyen-cua-quan-the

thế hệ F2.

HS:

16

4Aa =

4

1Aa =

22

1Aa

(?) Hãy viết tiếp sơ đồ lại khi cho F2 tự thụ phấn.

6(AA x AA): 4(Aa x Aa): 6(aa x aa)

F3: 28AA : 8Aa : 28 aa

gây chết.

2. Quần thể giao phối gần

- KN: đối với các loài động vật,

hiện tượng các cá thể có cùng

quan hệ huyết thống giao phối

với nhau thì gọi là giao phối

gần (cận huyết).

- Xu hướng tăng dần tỉ lệ kiểu

gen đồng hợp và giảm dần tỉ lệ

kiểu gen dị hợp.

- Hậu quả: qua nhiều thế hệ sẽ

gây thoái hóa giống, con sinh ra

có sức sống kém, sinh ra các

quái thai…

Page 9: Bai16. cau truc-di-truyen-cua-quan-the

Thế hệKG đồng

hợp tử

trộiKG dị

hợp tử

KG đồng

hợp tử lặn

0

Aa

11AA

2Aa

1aa

24

AA2AA

4Aa2Aa4aa

324AA

4AA8Aa4Aa24aa

Page 10: Bai16. cau truc-di-truyen-cua-quan-the

V. Củng cố bài học

HS ghi nhớ phần tóm tắt trong khung và trả lời các câu hỏi cuối bài.

Ôn tập nhanh với các câu hỏi trắc nghiệm.

Câu 1: Một quần thể ban đầu có 100% cây dị hợp Aa. Sau 2 thế hệ tự thụ phấn, kết

quả về sự phân bố kiểu gen trong quần thể sẽ là:

A. AA = aa = 7/16; Aa = 1/8

B. AA = aa = 1/2; Aa = 1/4

C.AA = aa = 3/8; Aa = 1/4

D.AA = aa = 8/16; Aa = 1/16

Câu 2: Một quần thể cá chép có tỉ lệ kiểu gen như sau 0.4AA : 0.5Aa : 0.1aa. Tính tần

số alen A, a của quần thể trên?

A. A= 0.6; a = 0.4

B. A= 0.7; a = 0.3

C. A= 0.65; a = 0.35

D. A= 0.4; a = 0.6

Câu 3: Ở một loài động vật, các kiểu gen: AA quy định lông đen, Aa quy định lông

đốm, aa quy định lông trắng. Xét một quần thể đang ở trạng thái di truyền gồm 500

con, trong đó có 20 con lông trắng. Tỉ lệ các con lông đốm trong quần thể này là:

A. 16%

B. 32%

C. 64%

D. 4%

VI. Nhắc nhở

Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.

Chuẩn bị trước bài 17.