bÀi tẬp vỀ amin – protein

3
Trường THPT Đặng Trần Côn Bài tập về Amin - Amino axit - Protein BÀI TẬP VỀ AMIN – PROTEIN (P1) Câu 1: Gọi tên và xác định bậc của các amin sau : Câu 2: Xác định các câu sau đúng hay sai ? Vì sao ? 1. Tính axit của phenol yếu hơn của ancol (ancol). 2. Các chất etilen, toluen và stiren đều tham gia phản ứng trùng hợp. 3. Tính bazơ của anilin mạnh hơn của amoniac. 4. Cao su thiên nhiên có cấu tạo giống poli isopren. 5. Các amin đều có tính bazơ. 6. Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH 3 . 7. Anilin có tính bazơ rất yếu. 8. Amin có tính bazơ do N có cặp e chưa tham gia liên kết. 9. Dd natri phenolat phản ứng với CO 2 , lấy kết tủa vừa tạo ra cho tác dụng với dd NaOH lại thu được natri phenolat. 10. Phenol phản ứng với dd NaOH, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dd HCl lại thu được phenol. 11. Axit axetic phản ứng với dd NaOH, lấy dd muối vừa tạo ra cho tác dụng với khí CO 2 lại thu được axit axetic. 12. Anilin phản ứng với dd HCl, lấy

Upload: anh-quang-po

Post on 22-Oct-2015

19 views

Category:

Documents


3 download

DESCRIPTION

BÀI TẬP VỀ AMIN – PROTEIN mức độ cơ bản, dành cho học sinh không chuyên ôn tập. Phù hợp cho việc ôn tập trước kiểm tra 1 tiết.

TRANSCRIPT

Page 1: BÀI TẬP VỀ AMIN – PROTEIN

Trường THPT Đặng Trần Côn Bài tập về Amin - Amino axit - Protein

BÀI TẬP VỀ AMIN – PROTEIN (P1)

Câu 1: Gọi tên và xác định bậc của các amin sau :

Câu 2: Xác định các câu sau đúng hay sai ? Vì sao ?

1. Tính axit của phenol yếu hơn của ancol (ancol).

2. Các chất etilen, toluen và stiren đều tham gia phản ứng trùng hợp.

3. Tính bazơ của anilin mạnh hơn của amoniac.

4. Cao su thiên nhiên có cấu tạo giống poli isopren.

5. Các amin đều có tính bazơ.

6. Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3.

7. Anilin có tính bazơ rất yếu.

8. Amin có tính bazơ do N có cặp e chưa tham gia liên kết.

9. Dd natri phenolat phản ứng với CO2, lấy kết tủa vừa tạo ra cho tác dụng với

dd NaOH lại thu được natri phenolat.

10. Phenol phản ứng với dd NaOH, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dd

HCl lại thu được phenol.

11. Axit axetic phản ứng với dd NaOH, lấy dd muối vừa tạo ra cho tác dụng với

khí CO2 lại thu được axit axetic.

12. Anilin phản ứng với dd HCl, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dd NaOH

lại thu được anilin.

13. Amin có tính bazơ vì trên nguyên tử N có đôi e tự do nên có khả năng nhận

proton.

14. Trong phân tử anilin có ảnh hưởng qua lại giữa nhóm amino và gốc phenyl.

15. Anilin có tính bazơ nên làm mất màu nước brom.

16. Anilin không làm đổi màu quỳ tím.

Câu 3 : Cho metylamin và anilin lần lượt tác dụng với HBr và dd FeCl2. Nêu hiện

tượng và viết PTHH phản ứng (nếu có).

Câu 4 : Nêu phương pháp điều chế anilin từ benzen.

Câu 5 : Cho 4 dd sau: dd CH3COOH, glixerol, hồ tinh bột, lòng trắng trứng.

Page 2: BÀI TẬP VỀ AMIN – PROTEIN

Trường THPT Đặng Trần Côn Bài tập về Amin - Amino axit - Protein

Người ta cho dung dịch HNO3 lần lượt vào 4 dung dịch trên. Nêu hiện tượng.

Câu 6 : Cho các loại hợp chất: amino axit (X), muối amino của axit cacboxylic

(Y), amin (Z), este của amino axit (T). Những chất loại nào tác dụng được với

dung dịch NaOH. Lấy VD minh họa.

Câu 7: Viết đồng phân cấu tạo của amin và ancol có CTPT: C4H11N và C4H10O.

Câu 8: Viết PTHH của phản ứng thủy phân peptit:

Câu 9: Viết và gọi tên tất cả các đồng phân tripeptit tạo thành đồng thời từ glyxin,

alanin và phenylalanin.

Câu 10: Cho hợp chất H3N+-CH(COOH)-COO- tác dụng với các chất sau: HNO2,

CH3OH (dư)/HCl, NaOH dư, CH3COOH, CuO. Viết các PTHH của phản ứng xảy

ra (nếu có).

Câu 11: Cho các hợp chất hữu cơ sau: C6H5NH2 (1); C2H5NH2 (2); (C2H5)2NH (3);

NaOH (4); NH3 (5). Sắp các chất trên theo thứ tự tăng dần tính bazơ và giải thích.

Câu 12: Có các chất: lòng trắng trứng, dd glucozơ, dd anilin, dd anđehit axetic.

Nhận biết các chất đó bằng phương pháp hóa học.

Câu 13: Chất X có CTPT C3H7O2N. X có thể tác dụng với NaOH, HCl và làm mất

màu dd brom. Xác định CTCT của X.

Câu 14: Viết các cấu tạo của đồng phân chứa nhân thơm có CTPT: C7H9N

Câu 15: Cho 0,01 mol amino axit Y phản ứng vừa đủ với 0,01 mol HCl được chất

Z. Chất Z phản ứng vừa đủ với 0,02 mol NaOH. Xác định CTCT của Y.