bai phan tich 18

10

Click here to load reader

Upload: phongvan0108

Post on 13-Jun-2015

4.643 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bai phan tich 18

Bài phân tích các vấn đề

BÀI 18. CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG DỰU TRÊN

NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP

----------

CẤU TRÚC LOGIC CỦA BÀI

Nguyên tắc chung tạo giống mới

- Tạo nguồn biến dị di truyền.

- Chọn ra các tổ hợp gen mong muốn.

- Đưa các tổ hợp gen mong muốn về trạng thái đồng hợp tử nhằm tạo ra giống

thuần chủng.

I. Tạo giống thuần chủng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

1. Cơ sở khoa học

Quy luật phân li độc lập của Mendel: “các gen nằm trên các nhiễm sắc thể khác

nhau sẽ phân li độc lập”.

2. Các bước tạo giống thuần chủng

- Tạo các dòng thuần chủng khác nhau.

- Lai giống và chọn những tổ hợp gen mong muốn.

- Cho những cá thể có tổ hợp gen mong muốn sẽ được cho tự thụ phấn hoặc giao

phối gần để tạo ra các giống thuần chủng.

- KN: lai cải tiến là phép lai giữa một giống tốt (thường là giống ngoại) lai liên

tiếp nhiều đời với giống địa phương nhằm cải tiến giống hoàn thiện theo yêu cầu của

con người.

3. Ưu nhược điểm

- Ưu điểm: Không đòi hỏi kĩ thuật phức tạp và máy móc.

- Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian và công sức, hiệu quả không cao.

II. Tạo giống lai có ưu thế lai cao

1. Khái niệm ưu thế

Hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát

triển cao vượt trội với các dạng bố mẹ được gọi là ưu thế lai.

Page 2: Bai phan tich 18

2. Cơ sở di truyền của ưu thế lai

Giả thuyết siêu trội: ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có

kiểu hình vượt trội nhiều mặt so với các dạng bố mẹ có nhiều gen ở trạng thái đồng

hợp.

3. Phương pháp tạo ưu thế lai

- Tạo ra những dòng thuần chủng khác nhau.

- Cho lai các dòng thuần chủng với nhau để tìm tổ hợp cho ưu thế lai cao.

Trường hợp ngoại lệ

- Cùng một tổ hợp lai, nhưng kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau.

- Lai giữa hai dòng nhất định không cho ưu thế lai, nhưng dùng con lai cho lai với

dòng thứ ba thì tạo ưu thế lai.

Dòng A x Dòng B à Dòng C x Dòng D à Dòng E (ưu thế lai)

Ưu nhược điểm của phương pháp

- Ưu điểm: con lai có ưu thế cao sử dụng làm thương phẩm.

- Nhược điểm: ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 và giảm dần ở các đời tiếp theo,

tốn nhiều thời gian và công sức.

4. Một vài thành tựu ứng dụng ưu thế lai trong sản xuất nông nghiệp ở

Việt Nam

- Giống vịt Bạch tuyết (vịt Anh đào x vịt cỏ) lớn hơn vịt cỏ, biết mò kiếm mồi,

lông dùng để chế biến len.

- Mẹ là bò vàng Thanh Hóa lai với bố bò Hônseten Hà Lan cho F 1 cho nhiều sữa

và thích nghi với khí hậu, chăn nuôi ở Việt Nam.

- Giống lúa thơm BT09: bông vừa phải, hạt nhỏ màu nâu sẫm. Gạo trong, cơm dẻo

và thơm, vị đậm. Năng suất trung bình: 5.5 - 6 tấn/ha, thâm canh cao có thể đạt 7

tấn/ha.

- Giống lúa lai 2 dòng HYT108: có thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu khá tốt

với một số sâu bệnh, khả năng chống đổ, chịu rét tốt. Năng suất đạt 70 – 78 tạ/ha (vụ

Xuân) và 65 – 70 tạ/ha trong vụ mùa.

TRỌNG TÂM CỦA BÀI

Page 3: Bai phan tich 18

Phần II. Tạo giống lai có ưu thế lai cao. Đây là phương pháp chọn giống có hiệu quả

và được dùng phổ biến hiện nay. Những kiến thức phần này giúp HS có khái niệm cơ

bản về việc sử dụng giống trong trồng trọt, giải thích vì sao hiện nay người dân

thương xuyên mua giống mới về trồng mà không dùng sản phẩm của vụ trước làm

giống.

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CÁC THÀNH PHẦN KIẾN THỨC

Đặt vấn đề: Việc nghiên cứu cơ chế di truyền và biến di, khái quát thành các

quy luật của các hiện tượng di truyền và di truyền học quần thể chỉ nhằm mục đích

cuối cùng là hiểu được bản chất của vấn đề và ứng dụng nó vào thực tiễn để phục vụ

con người. Vậy người ta đã ứng dụng nó như thế nào?

Nguyên tắc chung của việc tạo giống mới

Phương pháp sách giáo khoa – hỏi đáp

GV dẫn dắt: Với tốc độ gia tăng dân số như hiện nay thì vấn đề lương thực thực

phẩm ngày càng trở nên cấp thiết và đó cũng là thử thách cho ngành chọn giống. Cần

phải chọn lọc được những giống cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt.

(?) Để làm được điều đó thì quá trình chọn giống cần tuân thủ nguyên tắc nào?

(?) Vì sao phải tạo dòng thuần có tổ hợp gen mong muốn?

I. Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

1. Cơ sở khoa học

Phương pháp sách giáo khoa – hỏi đáp

GV: để chọn giống thì phải tạo được nguồn nguyên liệu. Nguồn nguyên liệu này

chính là nguồn biến dị tổ hợp.

(?) Cơ sở khoa học tạo nguồn biến dị tổ hợp là gì?

2. Các bước tạo giống thuần chủng

Phương pháp sách giáo khoa – hỏi đáp

(?) Dựa trên cơ sở đó người ta làm gì để tạo được giống thuần chủng?

(?) Người xưa có câu “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Hiện nay câu này

còn phù hợp không? Vì sao?

Page 4: Bai phan tich 18

GV: sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể quá trình tạo giống mới cụ thể với giống

lúa lùn năng suất cao.

Phương pháp trực quan – hỏi đáp

(?) Quan sát H18.2 giải thích quá trình tạo giống lúa lùn năng suất cao?

(?) Lai cải tiến là gì?

(?) Quá trình lai tạo trên có ưu và nhược điểm gì?

GV: để đem lại hiệu quả cao hơn trong sản xuất người ta đã tiến hành một phương

pháp mới là tạo ưu thế lai. Sau đây chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu.

II. Tạo giống lai có ưu thế lai cao

1. Khái niệm ưu thế lai

Phương pháp trực quan – hỏi đáp

GV cho HS xem ví dụ: Vịt cỏ x vịt Anh Đào vịt Bạch Tuyết lớn hơn vịt cỏ, biết

mò kiếm mồi, lông dùng để chế biến len.

(?) Ưu thế lai là gì?

2. Cơ sở di truyền của ưu thế lai

Phương pháp sách giáo khoa – hỏi đáp

(?) Việc tạo ưu thế lai dựa trên cơ sở nào?

(?) Giả thuyết siêu trội nói gì?

(?) Cho ví dụ về giả thuyết siêu trội.

3. Phương pháp tạo ưu thế lai

(?) Làm thế nào để tạo ưu thế lai?

(?) Vì sao ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 và giảm dần qua các thế hệ?

GV cho HS xem ví dụ về phép lai giữa ngựa và lừa. Ví dụ: Con lai giữa lừa đực

và ngựa cáià la – khỏe, dẻo dai. Con lai giữa ngựa đực với lừa cáiàBác-đô - kích

thước nhỏ và khả năng chống chịu yếu hơn la.

(?) Hãy nhận xét về kết quả 2 phép lai.

(?) Nêu ưu nhược điểm của phương pháp tạo ưu thế lai?

GV: với phương pháp này ở Việt nam cũng đã tạo được nhiều thành tựu là tạo các

giống mới phục vụ tốt hơn cho nông nghiệp.

Page 5: Bai phan tich 18

4. Một vài thành tưu ứng dụng ưu thế lai trong sản xuất nông nghiệp

(?) Nêu một vài thành tựu tạo ưu thế lai ở Việt Nam mà em biết? (GV dặn HS

chuẩn bị trước ở nhà).

KĨ NĂNG RÈN LUYỆN QUA BÀI

- Kĩ năng phân tích sơ đồ, khái quát, tổng hợp.

- Kết hợp, vận dụng kiến thức cũ tìm ra kiến thức mới.

- Rèn kỹ năng sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt.

- Ý thức tầm quan trọng của chọn giống vật nuôi và cây trồng.

- Liên hệ thực tiễn địa phương.

BÀI TẬP GIÁO VIÊN ĐỂ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

HỆ THỐNG KHÁI NIỆM CÙNG ĐỊNH NGHĨA

- Chọn giống là quá trình phát hiện và giữ lại những cá thể mang đặc tính tốt

đáp ứng các yêu cầu đề ra và loại thải các cá thể xấu không đạt yêu cầu,

nhằm hoàn thiện giống và nâng cao năng suất vật nuôi.

- Nhân giống thuần chủng là cho giao phối giữa các cá thể đực và cái của

cùng một giống để thu được đời con mang 100% máu của giống đó.

- Biến dị tổ hợp: là loại biến dị liên quan đến vật chất di truyền, là kết quả

của sự tái tổ hợp vật chất di truyền.

- Biến dị di truyền: là những biến đổi có liên quan tới vật chất di truyền gồm:

biến dị đột biến, biến dị tái tổ hợp, biến dị cá thể.

- ADN tái tổ hợp: là phân tử ADN được tạo ra từ hai hay nhiều trình tự ADN

của các loài sinh vật khác nhau.

- Lai cải tiến: là phép lai giữa một giống tốt (thường là giống ngoại) lai liên

tiếp nhiều đời với giống địa phương nhằm cải tiến giống địa phương.

- Ưu thế lai: là hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng

sinh trưởng và phát triển cao vượt trội với các dạng bố mẹ.

- Phép lai thuận nghịch: là ở phép lai thứ nhất kiểu gen này được dùng làm

mẹ thì ở phép lai thứ hai kiểu gen đó được dùng làm bố.

PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Page 6: Bai phan tich 18

Kiến thức phản ánh qua hình:

- Các giống lúa lùn năng suất cao

được tạo ra bằng cách lai các giống

địa phương khác nhau.

- Quá trình lai cải tiến IR8 với các

giống khác tạo ra các giống mới chứa

tổ hợp gen mong muốn.

- Khái niệm lai cải tiến: là phép lai

giữa một giống tốt (thường là giống

ngoại) lai liên tiếp nhiều đời với giống

địa phương nhằm cải tiến giống hoàn

thiện theo yêu cầu của con người.

H18.2. Một phần trong sơ đồ lai tạo giống

lúa lùn năng suất cao

- Chứng minh được giả thuyết siêu

trội.

- Cây lai có kiểu hình ưu việt hơn

so với bố mẹ.

- Thành tựu ứng dụng ưu thế lai

được sử dụng tại Việt Nam.

Hình 18.3. Ảnh chụp các bông lúa bố mẹ

thuần chủng (a và c) và bông lúa lai (b) do

trung tâm nghiên cứu Lúa lai, Viện Khoa

học Kĩ thuật nông nghiệp Việt Nam lai tạo

TÀI LIỆU THAM KHẢO