bài dự thi em yêu lịch sử việt nam

10
BÀI DỰ THI EM YÊU LỊCH SỬ VIỆT NAM Họ và tên học sinh: Nguyễn Như Đạt Lớp: 8E Trường : THCS Lạc Tánh Huyện/TP : Tánh Linh Tỉnh : Bình Thuận BÀI LÀM Câu 1: Ngày 6 - 12 - 2012, UNESCO đã chính thức công nhận một tín ngưỡng ở Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Anh (chị) hãy cho biết đó là tín ngưỡng gì? Nêu những điều mà anh (chị) tâm đắc nhất về thời đại là nguồn gốc hình thành nên tín ngưỡng đó. Trả lời: Vào ngày 6/12/2012, UNESCO, tại Hội nghị lần thứ 7 Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo tồn văn hóa phi vật thể diễn ra tại Paris (Pháp), UNESCO đã chính thức công nhận Hồ sơ “Tín ngưỡng thờ, cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây thực sự là một minh chứng khẳng định tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một di sản văn hóa độc đáo, trường tồn cùng lịch sử dân tộc. Đồng thời là dịp quan trọng để chúng ta chuyển tải ra thế giới về một di sản vô cùng giá trị, độc đáo đã tồn tại hàng ngàn năm nay, thấm đẫm vào 1

Upload: dung-le

Post on 02-Jul-2015

405 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bài dự thi em yêu lịch sử việt nam

BÀI DỰ THI EM YÊU LỊCH SỬ VIỆT NAM

Họ và tên học sinh: Nguyễn Như Đạt

Lớp: 8E

Trường : THCS Lạc Tánh

Huyện/TP : Tánh Linh

Tỉnh : Bình Thuận

BÀI LÀM

Câu 1: Ngày 6 - 12 - 2012, UNESCO đã chính thức công nhận một tín ngưỡng ở Việt

Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Anh (chị) hãy cho biết đó

là tín ngưỡng gì? Nêu những điều mà anh (chị) tâm đắc nhất về thời đại là nguồn

gốc hình thành nên tín ngưỡng đó.

Trả lời:

Vào ngày 6/12/2012, UNESCO, tại Hội nghị lần thứ 7 Ủy ban Liên Chính phủ

Công ước 2003 về bảo tồn văn hóa phi vật thể diễn ra tại Paris (Pháp), UNESCO đã

chính thức công nhận Hồ sơ “Tín ngưỡng thờ, cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là Di

sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây thực sự là một minh chứng khẳng

định tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một di sản văn hóa độc đáo, trường tồn

cùng lịch sử dân tộc. Đồng thời là dịp quan trọng để chúng ta chuyển tải ra thế giới

về một di sản vô cùng giá trị, độc đáo đã tồn tại hàng ngàn năm nay, thấm đẫm vào

1

Page 2: Bài dự thi em yêu lịch sử việt nam

tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước, kiều bào ta ở

nước ngoài.

Phát biểu tại Lễ đón bằng UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở

Phú Thọ” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Khai mạc Lễ hội Đền

Hùng năm Quý Tỵ - 2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định mỗi người

Việt Nam đều tự hào mang trong mình dòng máu con Lạc cháu Hồng. Tín ngưỡng

thờ cúng các Vua Hùng đã trở thành bản sắc văn hóa, đạo lý truyền thống của người

Việt Nam ta, thể hiện lòng biết ơn của các thế hệ cháu con với công đức của Tổ tiên

trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Dù làm gì, ở đâu, mỗi người con đất Việt

đều hướng về cội nguồn, hướng về Tổ tiên, với tấm lòng thành kính, tri ân.

Ảnh:Google.com

Những điều tâm đắc nhất về thời đại Hùng Vương:

Lạc Long Quân và Âu Cơ.

Truyền thuyết kể rằng: Âu Cơ lấy Lạc Long Quân được một thời gian thì sinh

ra Bọc

trăm trứng, trứng nở ra 100 người con trai. Khi các con khôn lớn, Lạc Long Quân nói

với Âu

Cơ: “Ta là loài rồng, nàng là giống tiên, khó ở với nhau lâu dài. Nay ta đem năm

mươi con về miền biển, còn nàng đem năm mươi con về miền núi, chia nhau trị vì

các nơi, kẻ lên núi, người xuống biển, nếu gặp sự nguy hiểm thì báo cho nhau biết,

2

Page 3: Bài dự thi em yêu lịch sử việt nam

cứu giúp lẫn nhau, đừng có quên”. Hai người từ biệt nhau, trăm người con tỏa đi các

nơi, trăm người đó trở thành tổ tiên của người Bách Việt. Người con trưởng ở lại đất

Phong Châu, được tôn làm vua

nước Văn Lang lấy hiệu là Hùng

Vương. Vua Hùng chia ra làm

mười lăm bộ, đặt tướng văn, võ gọi

là lạc hầu, lạc tướng. Con trai vua

gọi là Quan Lang, con gái vua gọi

là Mỵ Nương. Ngôi vua đời đời gọi

chung một danh hiệu là Hùng

Vương. Là tổ tiên của dân tộc Việt

cùng sinh ra từ một bọc trăm trứng sâu nặng tình nghĩa anh em một nhà.

Như vậy, nhân dân Việt Nam thờ chung một vị Vua Tổ, thể hiện đạo lý "Uống

nước nhớ nguồn"; "Ăn quả nhớ người trồng cây" thuỷ chung son sắt là điều em tâm

đắc nhất mà thế hệ tiền nhân đã gửi lại cho hậu thế hôm nay và cả mai sau.

Câu 2: Anh (chị) hãy nêu cảm nhận của mình về một sự kiện lịch sử trọng đại của

dân tộc.

Trả lời: Trong lịch sử hàng ngàn năm của mình, dân tộc Việt Nam đã viết nên những

trang sử vàng trong sự nghiệp chống ngoại xâm, giành độc lập dân tộc và xây dựng

đất nước. Đó là những Bạch Đằng, Chi Lăng, Xương Giang, Đống Đa... Trong những

trang sử huy hoàng, vĩ đại ấy, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của

nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa là trang sử vẻ vang nhất, là sự kiện trọng đại nhất

trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ 14/8, một ngày sau khi Hội nghị toàn quốc của

Đảng khai mạc. Từ ngày 14 đến 18, tổng khởi nghĩa giành được thắng lợi ở nông

thôn đồng bằng miền Bắc, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và các thị xã

Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Hội An.

Ngày 17/8, ở Hà Nội, tổng hội viên chức chính quyền bù nhìn tổ chức một

cuộc mit tinh lớn tại Quảng trường nhà hát thành phố, có hàng vạn người tham gia để

ủng hộ chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim.

Sáng ngày 19/8, theo lời kêu gọi của Việt Minh, cả Hà Nội vùng dậy dưới rừng

cờ đỏ sao vàng xuống đường tiến thẳng về trung tâm Nhà hát thành phố để dự

mittinh. Họ vừa đi vừa hô khẩu hiệu:

* Đả đảo chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim.

3

Page 4: Bài dự thi em yêu lịch sử việt nam

* Thành lập chính phủ dân chủ cộng hòa Việt Nam.

* Anh em binh lính hãy mang súng gia nhập hàng ngũ chiến đấu bên cạnh Việt Minh.

* Việt Nam hoàn toàn độc lập.

Cuộc mit tinh diễn ra vào ngày 19/8/1945. Sau loạt súng chào cờ và bài Tiến

Quân Ca, đại biểu uỷ ban quân sự cách mạng đọc lời hiệu triệu của Việt Minh. Cuộc

mittinh trở thành cuộc biểu tình vũ trang tiến vào chiếm phủ khâm sứ, trại lính bảo an

và các cơ sở của chính phủ bù nhìn.

Từ Hà Nội, làn sóng cách mạng toả đi khắp nơi, cả nước vùng dậy đấu tranh

giành chính quyền và liên tiếp giành thắng lợi.

Ngày 19/8/1945, khởi nghĩa đã hoàn toàn thắng lợi ở thủ đô Hà Nội. Ngày

23/8/1945, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế. Ngày 25/8/1945, khởi nghĩa giành chính

quyền tại Sài Gòn.

Như vậy, chỉ trong 12 ngày đêm, chính quyền của bọn đế quốc, phong kiến và

tay sai thống trị gần 100 năm bị đập tan và chế độ quân chủ tồn tại hàng nghìn năm bị

xóa bỏ vĩnh viễn, chế độ thuộc địa nửa phong kiến sụp đổ. Lần đầu tiên, chính quyền

cả nước thật sự thuộc về tay nhân dân ta. Cách mạng Tháng Tám thành công.

Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) ngày 2/9/1945. Ảnh: Tư liệu – TTXVN

Cách mạng tháng tám là sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc, toàn thể thanh niên

Việt Nam chúng ta phải rèn đức luyện tài, sống chiến đấu, học tập để xây dựng và bảo vệ

những gì cha ông ta đã đánh đổi bao mồ hôi, nước mắt và cả xương máu mới có được ngày

hôm nay.

4

Page 5: Bài dự thi em yêu lịch sử việt nam

Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên

ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Ảnh: Google.com

Câu 3: Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, anh (chị) yêu thích nhất nhân vật lịch sử

nào? Vì sao? Hãy trình bày hiểu biết của anh (chị) về nhân vật đó.

Trả lời:

Trong hành trình ngàn năm lịch sử của Việt Nam tôi thích nhất là Bác Hồ-

Người đã khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.

Bác Hồ tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Bác sinh ngày 19/5/1890 trong

một gia đình nhà nho, nguồn gốc nông dân, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện

Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thân phụ là Bác là cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc và bà

Hoàng Thị Loan.

Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính trị,

Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu

nước lúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm con đường để cứu dân, cứu nước vào ngày 05

tháng 06 năm 1911.

Sau nhiều năm bôn ba ở nước ngoài, Bác trở về Việt Nam vào ngày 28 tháng 1 năm

1941, ở tại hang Cốc Bó, bản Pác Bó, tỉnh Cao Bằng với bí danh Già Thu.

Ngày 2/9/1945, Bác đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước nhân dân cả nước và

nhân dân toàn thế giới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước Công

nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á.

5

Page 6: Bài dự thi em yêu lịch sử việt nam

Bác qua đời vào hồi 9 giờ 47 phút sáng ngày 2 tháng 9 năm 1969 (tức ngày 21

tháng 7 âm lịch) tại thủ đô Hà Nội, hưởng thọ 79 tuổi. Hà Nội đã nhận được hơn

22.000 bức điện chia buồn từ 121 nước trên khắp thế giới. Nhiều nước trong khối xã

hội chủ nghĩa đã tự tổ chức truy điệu và đưa ra những lời ca ngợi ông. Một tuyên bố

chính thức từ Moskva đã gọi Hồ Chí Minh là một "người con vĩ đại của dân tộc Việt

Nam anh hùng, nhà lãnh đạo xuất chúng của Cộng sản quốc tế và phong trào giải

phóng dân tộc, và một người bạn lớn của Liên bang Xô Viết". Từ các nước Thế giới

thứ ba, người ta ca ngợi ông trong vai trò của người bảo vệ những con người bị áp

bức. Một bài báo xuất bản ở Ấn Độ miêu tả ông là sự kết tinh của "nhân dân và hiện

thân của khát vọng đấu tranh cho tự do và cho sự đấu tranh bền bỉ của nhân dân".

Những bài báo khác đề cao phong cách giản dị và đạo đức cao của ông. Một bài xã

luận trên một tờ báo của Uruguay viết:

“ Ông có một trái tim bao la như vũ trụ và tình yêu trẻ thơ vô bờ bến. Ông là hình

mẫu của sự giản dị trong mọi mặt”

Phản ứng từ các nước phương Tây dè dặt hơn. Nhà Trắng và các quan chức

cấp cao của Hoa Kỳ từ chối bình luận. Báo chí phương Tây đặt sự chú ý cao đối với

cái chết của Hồ Chí Minh. Các tờ báo ủng hộ phong trào phản chiến có xu hướng

miêu tả ông như là một đối thủ xứng đáng và là người bảo vệ cho những con người bị

áp bức. Ngay cả những tờ báo đã từng phản đối mạnh mẽ chính quyền Hà Nội cũng

ghi nhận ông là người đã cống hiến cả cuộc đời cho công cuộc kiếm tìm độc lập và

thống nhất đất nước Việt Nam của ông, đồng thời là tiếng nói nổi bật trong việc bảo

vệ những dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Tại Vương quốc Anh, hay tin Hồ Chí

Minh qua đời, vào ngày 12 tháng 9 năm 1969 Pet-ghi Đap-phơ - nhà báo tờ "Báo

Diễn đàn", đã ghi nên một bài báo có độ dài không ít, trong đó ông được xem như:

"Hồ Chí Minh, một người vừa là G. Oasinhtơn, vừa là A. Linhcôn của đất nước

mình".Tang lễ được tổ chức vào ngày 9 tháng 9 tại quảng trường Ba Đình với hơn

100.000 người đến dự, trong đó có các đoàn đại biểu từ các nước xã hội chủ nghĩa.

Hàng triệu người trên khắp đất nước Việt Nam đã khóc. Điếu văn truy điệu ông do Bí

thư thứ nhất Lê Duẩn đọc, có đoạn viết:“Hồ Chủ tịch kính yêu của chúng ta không

còn nữa. Tổn thất này vô cùng lớn lao. Đau thương này thật là vô hạn ! Dân tộc ta,

nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch - Người anh hùng dân tộc vĩ

đại. Và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước

ta...”-Lê Duẩn.

6

Page 7: Bài dự thi em yêu lịch sử việt nam

Câu 4: Ở tỉnh, thành phố quê hương anh (chị) có những di sản văn hóa (vật thể và

phi vật thể) tiêu biểu nào? Anh (chị) hãy giới thiệu về một di sản văn hóa của quê

hương mà anh (chị) ấn tượng nhất. Theo anh (chị), cần phải làm gì để bảo tồn và

phát huy giá trị của di sản văn hóa đó?

Trả lời:

Di sản văn hoá:

Bình Thuận nguyên thuộc nước Nhật Nam ngày xưa, sau là đất của Chiêm Thành.

Bình Thuận có bề dày lịch sử, văn hoá lâu đời, nhất là văn hoá Chăm pa với nhóm di

tích Tháp Po Sah Inư, đền thờ Po Klong Mơhnai và hơn 100 bảo vật hoàng tộc Chăm

nguyên gốc quý hiếm được bà Nguyễn Thị Thềm, hậu duệ vua Chăm lưu giữ, trong

đó có vương miện, áo bào, hia hài, vòng xuyến của vua và hoàng hậu.

Tháp Po Sah Inư.

Cộng đồng các dân tộc ở Bình Thuận đang sở hữu một khối lượng di sản văn

hóa to lớn, nhất là lễ hội truyền thống như: đua thuyền trên sông Cà Ty (mồng 2 Tết

hằng năm), lướt ván - đua thuyền buồm hàng năm (Mũi Né), chinh phục núi Tà Cú,

7

Page 8: Bài dự thi em yêu lịch sử việt nam

chạy việt dã vượt đồi cát Mũi Né và lễ hội rước đèn Trung thu (Phan Thiết) có quy

mô lớn nhất dành cho trẻ em được ghi vào sách Kỉ lục Guiness Việt Nam. Lễ hội

Nghinh Ông (Quan Thánh Đế Quân) của người Hoa vào tháng 7 âm lịch các năm

chẵn, lễ hội Ka-tê của người Chăm; đặc biệt gần đây, ngoài những lễ hội văn hóa

chung của dân tộc, người Việt còn có thêm lễ hội Dinh Thầy Thím.

Nghệ thuật biểu diễn:

Bình Thuận là một trong số 21 tỉnh, thành phố phát triển mạnh nghệ thuật đờn ca tài

tử Nam Bộ. Sau khi được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện

của nhân loại, tại 21 tỉnh, thành phố từ Ninh Thuận đến Cà Mau, nghệ thuật đờn ca

tài tử đang phát triển mạnh mẽ. Nhân dân chơi đờn ca tài tử tự nhiên và ngẫu hứng.

Đờn ca tài tử không kén chọn sân khấu biểu diễn như các loại hình nghệ thuật khác,

có thể hát ở bất kỳ không gian nào: trên sông nước phóng khoáng hay tiệc rượu trong

nhà… Chính sức sống mạnh mẽ đó đã làm nên sự đặc biệt của di sản này.

Hiện nay, toàn tỉnh Bình Thuận có hơn 20 nhóm ca và câu lạc bộ quy tụ khoảng 250

thành viên tham gia. Ở các huyện Bắc Bình, Đức Linh, Tánh Linh và thành phố Phan

Thiết hoạt động khá thường xuyên, góp phần bảo tồn loại hình nghệ thuật đặc sắc này

của dân tộc.

Điểm đến:

Bình Thuận là vùng đất có nhiều cảnh quan kỳ thú và tiềm năng du lịch phong phú.

Là một tỉnh ven biển, khí hậu quanh năm nắng ấm, nhiều bãi biển sạch đẹp, cảnh

8

Page 9: Bài dự thi em yêu lịch sử việt nam

quan tự nhiên và thơ mộng, giao thông thuận lợi, Bình Thuận đang là một trong

những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam hiện nay. Nếu so với các trung tâm du lịch

lớn khác của Việt Nam như: Hạ Long, Huế, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu… thì Phan

Thiết - Bình Thuận còn khá non trẻ.

Ngoài Mũi Né - Hòn Rơm, Đồi Dương - Thương Chánh là những bãi tắm đã được

nhiều người biết đến, đồi cát, Suối Tiên, Bàu Trắng, chùa núi Tà Cú là nơi thu hút du

khách, bởi lẽ mỗi địa danh này đều có nét độc đáo riêng. Bình Thuận hiện còn có

những thắng cảnh khác trong đất liền như: hồ Biển Lạc, suối Đá, suối nước nóng

Vĩnh Hảo…

Hiện nay, Bình Thuận có 125 cơ sở lưu trú phục vụ du lịch được xếp hạng “sao” với

4.440 phòng, riêng tại khu vực Phan Thiết - Mũi Né chiếm hơn 95% với 6 resort 4

sao, 9 resort 3 sao và 25 resort 2 sao sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu ăn nghỉ, vui chơi

giải trí của du khách và các nhà đầu tư.

Đến Bình Thuận du khách sẽ được thưởng thức một số đặc sản mang đậm

hương vị biển như: mực một nắng, chả mực Cà Ty, ốc vú nàng, gỏi cá mai; ngoài ra

còn có cốm hộc Phan Thiết, bánh hỏi lòng heo, nước mắm Phan Thiết, thanh long…

Xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, Bình Thuận đang chú trọng cải thiện cơ

sở hạ tầng du lịch để phát triển cách bền vững: nâng cấp các tuyến đường bộ nối tất

cả các điểm du lịch và xây dựng các trạm dịch vụ phục vụ du khách, kêu gọi đầu tư

các tuyến xe buýt, xây dựng nhà ga Phan Thiết mới theo tiêu chuẩn đón khách du lịch

để tổ chức các tour du lịch đến Bình Thuận bằng tàu lửa, xây dựng cầu tàu phục vụ

du khách khám phá biển.

Để phát huy các di sản văn hóa cần phải:

- Hoàn hiện cơ sở hạ tầng, các công trình phụ, cảnh quan môi trường, các khu

giải trí kèm theo các di sản văn hoá lớn.

- Quảng bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, truyền hình, internet,

mạng xã hội,… về các di sản văn hoá đặc trưng đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng.

- Mở rộng dịch vụ bán hàng lưu niệm, đồ ăn nhanh, món ăn đặc sản vùng miền,

… giá cả hợp lý. Phát hành các ấn phẩm sách báo về di sản văn hoá liên quan,…

- Phối hợp chặc chẽ với ngành du lịch tổ chức các chuyến tham quan trật tự, nề

nếp, an toàn hấp dẫn du khách và bạn bè quốc tế.

9

Page 10: Bài dự thi em yêu lịch sử việt nam

- Đảm bảo công tác an ninh, vệ sinh, cứu hộ tại các di sản. Thường xuyên tổ

chức góp ý, rút kinh nghiệm kịp thời các biểu hiện sai trái, tiêu cực, vi phạm thuần

phong mỹ tục…

Câu 5:

“Dân ta phải biết sử ta,

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

Anh (chị) hãy cho biết hai câu thơ trên là của ai. Nêu ý nghĩa của hai câu thơ đó.

Theo anh (chị), cần phải làm gì để người học yêu thích môn Lịch sử?

Trả lời:

Hai câu thơ trên là của Bác Hồ.

Ý nghĩa là:

Bác Hồ dạy chúng ta phải học, phải hiểu, phải biết cho tường tận, cụ thể gốc

tích lịch sử nước nhà Việt Nam. Đây không chỉ là lời kêu gọi mà còn là yêu cầu của

Bác với toàn thể nhân dân Việt Nam mà cốt lõi là Bộ Giáo Dục và Đào Tạo phải có

quyết định rõ ràng làm cho toàn thể nhân dân Việt Nam mà đặc biệt là thế hệ học sinh

phải hiểu rõ được lịch sử Việt Nam, bởi lẽ lịch sử là những gì thuộc về quá khứ nếu

không có quá khứ sẽ không có hiện tại và tương lai. “Biết” quá khứ để rút kinh

nghiệm mà vận dụng cho hiện tại và tương lai.

Để người học yêu thích môn lịch sử thì trước hết:

- Người dạy phải là người yêu thích lịch sử.

- Dạy lịch sử cần phải liên hệ với thực tế những địa danh trong lịch sử đó bây

giờ ở đâu? Tên gọi đã thay đổi như thế nào? Những vật dụng thời xa xưa thay đổi

như thế nào qua thời gian? Nếu có hình ảnh minh hoạ trực quan thì càng tốt.

- Người dạy phải hướng người học vào câu chuyện lịch sử, dẫn giải từng bước

giống như một đoạn phim ngắn trong một tập phim dài, luôn làm cho người học háo

hức chờ đợi đến hồi kế tiếp.

- Và cuối cùng là đưa môn lịch sử vào môn thi chính.

10