bài: cơ thể chúng ta

21
NHÓM 5

Upload: manggiaoduc

Post on 08-Aug-2015

65 views

Category:

Education


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bài: Cơ thể chúng ta

NHÓM 5

Page 2: Bài: Cơ thể chúng ta

1. Quan điểm xây dựng chương trình môn học:1.1. Các chương trình được xây dựng theo quan điểm tích hợp:Thể hiện cụ thể ở 3 điểm sau: Các chương trình xem xét tự nhiên, con người, xã hội trong một thể thống nhất, các quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau. Các kiến thức trong các chương trình là kết quả các việc tích hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học như: sinh học, vật lý, hóa học, địa lý, lịch sử, môi trường, sức khỏe, dân số.

Page 3: Bài: Cơ thể chúng ta

Tùy vào trình độ nhận thức của học sinh ở từng giai đoạn ở cấp tiểu học mà chương trình có cấu trúc phù hợp. Chương trình được chia làm 2 giai đoạn: - Giai đoạn 1( các lớp 1, 2, 3), ở giai đoạn này tri giác mang tính tổng thể, thu nhập kiến thức nặng về tri giác, khả năng phân tích chưa cao, khó nhận ra mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng. Chương trình môn tự nhiên và xã hội có cấu trúc dưới dạng một môn tích hợp: tự nhiên và xã hội.

Page 4: Bài: Cơ thể chúng ta

- Giai đoạn 2 ( các lớp 4, 5 ). Ở giai đoạn này, khả năng phân tích và tư duy trừu tượng của học sinh tiểu học phát triển hơn, thay thế một phần, có tri giác mang tính tổng thể và tự giác. Chương trình có cấu trúc dưới dạng 2 môn học tích hợp : khoa học, lịch sử và địa lý.So với giai đoạn 1, mức độ tích hợp ở giai đoạn 2 đã giảm dần.

Page 5: Bài: Cơ thể chúng ta

1.2. Các chương trình có cấu trúc đồng tâm và phát triển qua các lớp Đặc điểm cấu trúc, nội dung chương trình môn tự nhiên xã hội ở tiểu học được thể hiện theo nguyên tắc đồng tâm, nghĩa là các nội dung được mở rộng và phát triển dần qua các lớp. Nội dung của 3 lớp (1,2,3) đều xảy ra quanh chủ đề: con người và sức khỏe, xã hội, tự nhiên. Nội dung ở lớp 2 rộng hơn so với lớp 1, lớp 3 rộng hơn so với lớp 2.

Page 6: Bài: Cơ thể chúng ta

Ví dụ: Đều là chủ đề về con người và sức khỏe nhưng ở lớp 1 học sinh tìm hiểu về sự phát triển của cơ thể người, vệ sinh các giác quan. Lớp 2 là kiến thức về hệ vận động và hệ tiêu hóa ( cấu tạo, hoạt động và hệ cơ quan). Lớp 3 nắm được cấu tạo và hoạt động của các hệ một số bệnh thông thường ở các hệ cơ quan trên.

Page 7: Bài: Cơ thể chúng ta

Mặc khác, nội dung chương trình được trình bày đi từ cụ thể tới trừu tượng “ từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn – đó là con đường nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan” : Các kiến thức được trình bày từ gần đến xa, từ dễ đến khó, tăng dần mức độ phức tạp và khái quát, tạo điều kiện để học sinh thu nhận kiến thức.

Page 8: Bài: Cơ thể chúng ta

1.3. Học sinh có nhiều vốn sống, vốn hiểu biết để tham gia bài học. Học sinh đến trường mang theo những vốn sống, vốn kiến thức được hình thành từ trong cuộc sống với gia đình, làng quê, phố phường, nơi các em đang sinh sống và cả từ nguồn gốc xã hội của mỗi em. Các nguồn thông tin này càng nhiều và càng dễ tiếp nhận qua thông tin đại chúng. Môn học tự nhiên xã hội là môn học về tự nhiên, con người và xã hội gần gũi bao quanh học sinh. Vì vậy, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh hoàn toàn có khả năng tự phát hiện ( khám phá) kiến thức và áp dụng các kiến thức đó vào cuộc sống.

Page 9: Bài: Cơ thể chúng ta

Tự nhiên xã hội

Con người và sức khỏe Sức khỏe

Con người

Tự nhiên

Thực vật

Động vật

Các hiện tượng tự

nhiênXã hội

Gia đình

Nhà trường

Địa phương

An toàn trong cuộc sống

2. Cấu trúc nội dung môn học

Page 10: Bài: Cơ thể chúng ta

Lớp

Nội dung

Lớp1 Lớp 2 Lớp 3

3. Tìm hiểu nội dung sách giáo khoa môn học

1. Con người

Con người

Cơ thể chúng ta

Chúng ta đang lớn lên

Nhận biết các vật xung quanh

Cơ quan vận động Bộ xương Hệ cơ Làm gì để cơ và xương phát triển tốt Cơ quan tiêu hóa Tiêu hóa thức ăn

Hoạt động thở và cơ quan hô hấp Nên thở như thế nào Máu và cơ quan tuần hoàn Hoạt động tuần hoàn Hoạt động bài tiết nước tiểu Cơ quan thần kinh Hoạt động thần kinh

Page 11: Bài: Cơ thể chúng ta

Bảo vệ mắt và tai Vệ sinh thân thể Chăm sóc và bảo vệ răng Thực hành: Đánh răng và rửa mặt Ăn uống hằng ngày Hoạt động và nghỉ ngơi

Ăn uống đầy đủ Ăn uống sạch sẽ Đề phòng bệnh giun

Vệ sinh hô hấp Phòng bệnh đường hô hấp Bệnh lao phổi Vệ sinh cơ quan tuần hoàn Phòng bệnh tim, mạch Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu Vệ sinh thần kinh

Sức khỏe

Page 12: Bài: Cơ thể chúng ta

2. Xã hội

Gia đình

Gia đình

Nhà ở

Công việc khi ở nhà

An toàn khi ở nhà

Gia đình

Đồ dùng trong gia đình

Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở

Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà

Các thế hệ trong một gia đình

Họ nội, họ ngoại

Thực hành: Phân tích và vẽ sơ đồ quan hệ họ hàng

Phòng cháy khi ở nhà

Page 13: Bài: Cơ thể chúng ta

Nhà trường

Lớp học

Hoạt động ở lớp

Giữ gìn lớp học sạch đẹp

Trường học

Các thành viên trong nhà trường

Phòng tránh ngã khi ở trường

Thực hành: Giữ trường học sạch đẹp

Một số hoạt động ở trường

Không chơi các trò chơi nguy hiểm

Page 14: Bài: Cơ thể chúng ta

Địa phương

Cuộc sống xung quanh

Cuộc sống xung quanh ( tiếp theo )

Cuộc sống xung quanh

Cuộc sống xung quanh ( tiếp theo )

Tỉnh, thành nơi bạn đang sống

Các hoạt động thông tin liên lạc

Hoạt động nông nghiệp

Hoạt động công nghiệp, thương mại

Làng quê và đô thị

Page 15: Bài: Cơ thể chúng ta

An toàn trong cuộc sống

An toàn trên đường đi học

Đường giao thông

An toàn khi đi các phương tiện giao thông

An toàn khi đi xe đạp

Vệ sinh môi trường

Page 16: Bài: Cơ thể chúng ta

3.Tự nhiên

Thực vật

Cây rau

Cây hoa

Cây gỗ

Nhận biết cây cối

Cây sống ở đâu

Một số loài cây sống trên cạn

Một số loài cây sống dưới nước

Nhận biết cây cối

Thực vật

Thân cây

Rễ cây

Lá cây

Khả năng kì diệu của lá cây

Hoa

Quả

Page 17: Bài: Cơ thể chúng ta

Động vật

Con cá

Con gà

Con mèo

Con muỗi

Nhận biết con vật

Loài vật sống ở đâu

Một số loài vật sống trên cạn

Một số loài vật sống dưới nước

Nhận biết con vật

Động vật

Côn trùng

Tôm, cua Cá

Chim

Thú

Page 18: Bài: Cơ thể chúng ta

Các hiện tượng tự nhiên

Trời nắng, trời mưa

Thực hành: Quan sát bầu trời

Gió

Trời nóng, trời rét

Thời tiết

Mặt trời

Mặt trời và phương hướng

Mặt trăng và các vì sao

Mặt trời Trái đất Sự chuyển động của trái đất Trái đất là một hành tinh trong hệ mặt trời Mặt trang là vệ tinh của trái đất Ngày và đêm trên trái đất Năm, tháng và mùa Các đới khí hậu Bề mặt trái đất Bề mặt lục địa

Page 19: Bài: Cơ thể chúng ta

Nhận xét

Nội dung chương trình môn tự nhiên xã hội ở lớp 1, 2, 3 được mở rộng và phát triển dần qua các lớp. Nội dung cả 3 lớp ( 1, 2, 3 ) đều xoay quanh chủ đề về con người

và sức khỏe, tự nhiên, xã hội. Nội dung ở lớp 2 rộng hơn so với lớp 1, lớp 3 rộng hơn so với lớp 2. Nội dung chương tình được trình bày đi từ cụ thể đến trừu tượng. Các kiến thức được trình bày từ gần đến xa, từ dễ đến

khó, tăng dần mức độ phức tạp và khái quát.

Page 20: Bài: Cơ thể chúng ta

Môn tự nhiên xã hội nhằm cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản , ban dầu và thiết thực về:- Con người và sức khỏe ( cơ thể người, cách giữ vệ sinh cơ thể và phòng tránh bệnh tật, tai nạn )- Một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên xã hội xung quanhBước đầu hình thành và phát triển ở học sinh những kĩ năng:- Tự chăm sóc sức khỏe bản thân, ứng xử và đưa ra quyết định hợp lý trong đời sống để phòng tránh một số bệnh tật và tai nạn- Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, diễn đạt những hiểu biết của mình ( bằng lời nói hoặc hình vẽ…) về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong TNXH.- Hình thành và phát triển ở học sinh những thái độ và hành vi:+ Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng.+ Yêu thiên nhiên, gia đình, trường học, quê hương

Page 21: Bài: Cơ thể chúng ta