bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc tẠo Ệ...

27
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TO VIN HÀN LÂM KHOA HC VÀ CÔNG NGHVIT NAM HC VIN KHOA HC VÀ CÔNG NGH----------------------------- Bùi Ngc Thanh NGHIÊN CU HIN TRNG U TRÙNG SÁN LÁ CÓ KHNĂNG LÂY TRUYỀN CHO NGƢỜI NHIM TRÊN CÁ KHU VC MIN NÚI PHÍA BC VIT NAM Chuyên ngành: Ký sinh trùng hc Mã s: 62.42.01.05 TÓM TT LUN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Hà Ni - 2017

Upload: others

Post on 28-Oct-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC TẠO Ệ VIỆgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25973.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO

TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

-----------------------------

Bùi Ngọc Thanh

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG ẤU TRÙNG SÁN LÁ CÓ KHẢ

NĂNG LÂY TRUYỀN CHO NGƢỜI NHIỄM TRÊN CÁ Ở

KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM

Chuyên ngành: Ký sinh trùng học

Mã số: 62.42.01.05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Hà Nội - 2017

Page 2: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC TẠO Ệ VIỆgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25973.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ -

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Phan Thị Vân

Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Nguyễn Văn Hà

Phản biện 1: …

Phản biện 2: …

Phản biện 3: ….

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp

Học viện, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm

Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi …....giờ.......’, ngày …

tháng … năm 201….

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ

- Thư viện Quốc gia

Page 3: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC TẠO Ệ VIỆgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25973.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết

Sán lá truyền lây qua cá (SLTQC) hiện vẫn là một vấn nhức

nhối đối với sức khỏe cộng đồng các nước thuộc khu vực Châu Á.

SLTQC như sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis và Opisthorchis

viverrini có thể gây ra các bệnh lý về gan mật, như xơ gan, tắc ống

mật và thậm chí là có thể dẫn tới ung thư đường ống mật ở người

bệnh (Sripa et al. 2011; Qian et al. 2012; Sithithaworn et al. 2014).

Con người nhiễm SLTQC do ăn gỏi cá hoặc cá nấu chưa chín có

nhiễm ấu trùng các loài sán này. Do vậy, việc nghiên cứu về ấu trùng

SLTQC trên cá là yêu cầu cấp bách nhằm tạo cơ sở khoa học để

kiểm soát SLTQC và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Miền núi phía Bắc là vùng thượng nguồn của hệ thống sông

ngòi tạo nên vùng châu thổ sông Hồng; nơi này có các hệ thống sông

suối, hồ chứa lớn, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của động

vật thủy sản như cá, tôm… đây là nguồn thực phẩm quan trọng của

người dân và cũng có thể là mối nguy với sức khỏe bởi SLTQC do

tập quán ăn gỏi cá ở đây (Nguyễn Viết Khuê và cs. 2016). Do đó cần

thiết phải tiến hành khảo sát về ấu trùng SLTQC tại đây nhằm bổ

sung thông tin về vùng dịch tễ, đối tượng nhiễm và sự biến động mùa

vụ để thấy được bức tranh tổng thể về hiện trạng SLTQC ở Việt Nam

nói chung.

Việc điều tra, khảo sát về SLTQC trên cá ở MNPB là yêu

cầu hết sức quan trọng góp phần bổ sung thông tin về vùng dịch tễ

của FZT và nghiên cứu các biện pháp bất hoạt SLTQC trong cá nhằm

giảm thiểu nguy cơ lây truyền SLTQC từ sản phẩm thủy sản – thực

phẩm hàng ngày của người dân. Do đó, chúng tôi tiến hành Đề tài

Page 4: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC TẠO Ệ VIỆgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25973.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

“Nghiên cứu hiện trạng ấu trùng sán lá có khả năng lây truyền

cho người nhiễm trên cá ở Khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam"

Mục tiêu của Đề tài

1) Xác định được thành phần ấu trùng SLTQC và sự phân bố

của chúng trên một số loài cá phổ biến ở khu vực MNPB

2) Xác định được thành phần loài SLTQC, sự biến động mùa vụ

của ấu trùng sán lá gan nhỏ C. sinensis trên một số loài tại hồ

Thác Bà, Yên Bái

3) Xác định được các điều kiện chế biến và bảo quản có khả

năng bất hoạt ấu trùng SLTQC quan trọng

Nội dung của Đề tài

1) Hiện trạng ấu trùng sán lá (sán lá gan nhỏ C. sinensis và sán

lá ruột nhỏ H.pumilio, H. taichui. H. yokogawai, Procerovum

varium và C. formosanus) truyền lây qua cá tại khu vực

MNPB, Việt Nam

2) Thành phần vật chủ trung gian (cá) nhiễm ấu trùng SLTQC

tại khu vực MNPB

3) Sự biến động ấu trùng sán lá gan nhỏ C. sinensis trên một số

vật chủ quan trọng tại hồ Thác Bà, Yên Bái

4) Những điều kiện bất hoạt ấu trùng SLTQC (H. pumilio và C.

sinensis) thu được từ cá tại hồ Thác Bà, Yên Bái.

Những đóng góp mới của Luận án

1. Đây là nghiên cứu đầu tiên xác định được ấu trùng của 6 loài

sán lá bao gồm C. sinensis, H. pumilio, H. taichui, H.

yokogawai, P. varium và C. formosanus trên cá ở khu vực

miền núi phía Bắc, đặc biệt là hồ Thác Bà, Yên Bái.

2. Nghiên cứu cũng ghi nhận 6 vật chủ trung gian mới của sán

Page 5: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC TẠO Ệ VIỆgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25973.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

lá gan nhỏ C. sinensis bao gồm Tép dầu, Ngão, Nhưng, Cháo

thường, Dầm đất và Bống hoa tại khu vực MNPB, đặc biệt là

cá Tép dầu hồ Thác Bà, Yên Bái.

3. Đây là nghiên cứu đầu tiên xác định được các điều kiện bất

hoạt ấu trùng sán lá truyền lây qua cá, đặc biệt là đối với ấu

trùng sán lá gan nhỏ C. sinensis.

4. Nghiên cứu đã bước đầu xác định được hồ Thác Bà, Yên Bái

là vùng dịch tễ của sán lá gan nhỏ C. sinensis trên cá.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1. Việc phát hiện ấu trùng của 6 loài SLTQC, đặc biệt là sán lá

gan nhỏ C. sinensis góp phần cảnh báo nguy cơ lây nhiễm

sán lá của người dân tại khu vực miền MNPB, đặc biệt là

vùng hồ Thác Bà, Yên Bái.

2. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học giúp cơ quan quản

lý y tế, thú y địa phương tại các tỉnh thuộc khu vực MNPB

triển khai các chương trình hành động điều tra dịch tễ học về

SLTQC trên người nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe cộng

đồng.

3. Nghiên cứu đã bổ sung những thông tin mới cho khoa học về

vùng dịch tễ, thành phần loài sán lá truyền lây qua cá và loài

vật chủ trung gian quan trọng của các loài sán lá, đặc biệt là

sán lá gan nhỏ C. sinensis tại Việt Nam.

4. Việc xác định được 8 loài vật chủ quan của sán lá gan nhỏ C.

sinensis trong đó đặc biệt là Tép dầu, như một vật chủ chỉ

thị, giúp các nhà khoa học có cơ sở để tiếp tục mở rộng khảo

sát nhằm xác định vùng dịch tễ mới của sán lá gan nhỏ thông

qua vật chủ chỉ thị này.

Page 6: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC TẠO Ệ VIỆgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25973.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

5. Việc xác định điều kiện bất hoạt ấu trùng SLTQC, đăc biệt là

sán lá gan nhỏ C. sinensis là cơ sở khoa học giúp xây dựng

các hướng dẫn cần thiết trong chế biến bảo quản sản phẩm

thủy sản nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bố cục luận án

Luận án gồm 134 trang, trong đó 36 bảng và 34 hình

Mở đầu (3 trang)

Chương 1. Tổng quan tài liệu (30 trang)

Chương 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu (22 trang)

Chương 3. Kết quả và thảo luận (56 trang)

Kết luận và kiến nghị (2 trang)

Danh mục công trình công bố (1 trang)

Tài liệu tham khảo (20 trang)

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Đặc điểm vòng đời sán lá truyền qua cá

1.2. Nghiên cứu sán lá truyền qua cá trên thế giới

1.2.1. Nghiên cứu sán lá trên người

Sán lá có khả năng truyền cho người được chia thành 2

nhóm; sán lá gan nhỏ và sán lá ruột nhỏ. Hiện trên toàn cầuhiện xác

định được khoảng 59 loài thuộc 4 họ trong đó 12 loài thuộc họ

Opisthorchiidae, 36 loài thuộc họ Heterophidae, 10 loài thuộc họ

Echinostomatidae và 1 loài thuộc họ Nanophyetidae (Hung et al.

2013). Sán lá gan nhỏ C. sinensis, Opisthorchis viverrini và O.

felineus là 3 loài gây bệnh nguy hiểm nhất với con người với hơn 45

triệu người nhiễm trên toàn cầu (Petney et al. 2013) và hơn 500 triệu

người có nguy cơ bị lây nhiễm các loài sán lá truyền qua cá nói

chung (Lima dos Santos and Howgate 2011).

Page 7: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC TẠO Ệ VIỆgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25973.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

Năm 2009, nhiễm sán lá gan nhỏ (C. sinensis, O. viverrini)

được Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế xếp vào danh mục các tác

nhân (Nhóm 1) gây ung thư của người (IARC 2012) và có thể bao

gồm cả O. felineus (Petney et al. 2013).

1.2.2. Ấu trùng sán lá truyền qua cá ở động vật thủy sản

1.2.2.1. Nghiên cứu trên vật chủ ốc

Có khoảng 20 loài là ký chủ trung gian thứ nhất của các loài

sán lá gan nhỏ C. sinensis và O. viverrini, chủ yếu thuộc giống

Bithynia (S. and M.D. 1997; WHO 2004).

1.2.2.2. Nghiên cứu trên vật chủ cá

Khoảng 102 loài cá thuộc 59 giống, 15 họ tại Trung Quốc

(Qi et al. 2005) và 80 loài thuộc 9 họ, trong đó 71 loài thuộc họ cá

Chép tại Hàn Quốc (Hong and Hong 2005; Sohn 2009) được xác

định là ký chủ trung gian thứ 2 của sán lá gan nhỏ C. sinensis.

Có sự biến động ấu trùng SLTQC theo mùa vụ. Mức độ

nhiễm ấu trùng sán lá gan nhỏ O. viverrini trên cá cao hơn vào mùa

Mưa từ tháng 7 đến tháng 1 ở Thái Lan (Sithithaworn et al. 1997).

Ấu trùng sán lá gan nhỏ C. sinensis nhiễm nhiều nhất trên cá vào

tháng 9 tại Hàn Quốc (Shin 1964).

Ấu trùng C. sinensis trong cá nhiễm tự nhiên bị bất hoạt ở -

120C trong 20 ngày nhưng ở -20

0C trong 3-4 ngày (Fan 1998).

Fattakhov (1989) cho biết đông lạnh cá ở -28, -35 và -400C sẽ cần 20

giờ, 8 giờ và 2 giờ tương ứng để bất hoạt ấu trùng sán lá gan nhỏ O.

felineus (Fattakhov 1989).

Ở nồng độ muối 13,6% ấu trùng Opisthorchis sp. trong cá

được lên men sẽ bị chết sau 24 giờ (Kruatrachue et al. 1982) nhưng ở

độ muối 20%, ấu trùng bị bất hoạt sau 5 giờ (Tesana et al. 1986). Tuy

Page 8: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC TẠO Ệ VIỆgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25973.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

nhiên, ấu trùng C. sinensis ở cá nhiễm tự nhiên trong để bất hoạt

dung dịch nước muối 30% cần phải mất 8 -11 ngày (Fan 1998).

1.3. Nghiên cứu sán lá truyền lây qua cá tại Việt Nam

1.3.1. Sán lá truyền qua cá trên người

Sán lá gan nhỏ C. sinensis hay O. viverrini trước đây đã được

báo cáo nhiễm trên người trong một số khảo sát (Kieu et al. 1990;

Nguyễn Văn Chương và cs. 1997; De 2004).

Năm 2005, phát hiện 5 loài sán lá C. sinensis, Haplorchis

pumilio, H. taichui, H. yokogawai và Stellantchasmus falcatus nhiễm

trên người với tỷ lệ 64,9% tại Nam Định (Dung et al. 2007).

1.3.2. Sán lá truyền qua cá trên động vật

Tại Nghệ An, tỉ lệ nhiễm SLTQC ở mèo, chó và lợn tương

ứng là 48,6%; 35,0%; và 14,4% tuy nhiên không có sán lá gan nhỏ

(Anh et al. 2009).

Tại Nam Định, SLTQC (1 loài sán lá gan nhỏ C. sinensis và

11 loài sán lá ruột nhỏ) được phát hiện nhiễm với tỉ lệ chung là

70,2% ở mèo, 56,9% ở chó và 7,7% ở lợn (Lan Anh et al. 2009).

Tại Ninh Bình, chó, mèo và lợn cũng được xác định nhiễm

SLTQC với tỷ lệ tương ứng là 32,7%; 9,0%, và 6,0% (Hung et al.

2015).

1.3.3. Ấu trùng sán lá truyền qua cá trên ốc

Một số loài ốc Thiara scabra, Melanoides tuberculata,

Bithynia fuchsiana và Stenothyra messageri được xác định nhiễm ấu

trùng cercariae của SLTQC (Dung et al. 2010; Clausen et al. 2012b;

Hung et al. 2015)

1.3.4. Ấu trùng sán lá trên cá

Hiện có 6 loài cá nước ngọt được xác định nhiễm ấu trùng

Page 9: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC TẠO Ệ VIỆgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25973.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

sán lá gan nhỏ C. sinensis ở khu vực miền Bắc bao gồm Trắm cỏ và

Trôi Ấn Độ (Phan et al. 2010a, c; Clausen et al. 2013); Mương xanh

và Thiểu (Bùi Ngọc Thanh và cs. 2014; Hung et al. 2015); Mè trắng,

Mè hoa và Trắm cỏ (Nguyễn Thị Hợp và cs. 2015).

Có 5 loài cá nhiễm ấu trùng sán lá gan nhỏ O. viverrini gồm

Diếc, Lóc, Rầm đất và cá Lòng tong ở khu vực miền Trung gồm (Vo

et al. 2014) và Lóc đầu nhím ở ĐBSCL (Thu et al. 2007).

CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Cách tiếp cận

MNPB là khu vực mới và hầu như chưa có nghiên cứu về

SLTQC, đặc biệt là ấu trùng SLTQC nhiễm trên cá. Để đánh giá

được hiện trạng SLTQC tại khu vực MNPB, đạt được các mục tiêu

đề ra, nghiên cứu đã được tiếp cận theo 3 bước (Hình 2. 1).

Cụ thể: 1) khảo sát nhanh về ấu trùng SLTQC trên bình diện

chung, tổng thể các loại hình mặt nước đại diện ở khu vực MNPB

nhằm xác định sơ bộ thành phần loài, bước đầu xác định vùng dịch tễ

của SLTQC - vùng phân bố chủ yếu của SLTQC, các nhóm loài vật

chủ trung gian (cá) nhiễm ấu trùng SLTQC;

2) nghiên cứu sâu ấu trùng SLTQC trên cá tại vùng dịch tễ,

nhằm xác định và xác nhận rõ hơn về thành phần loài SLTQC, xác

định loài vật chủ nhiễm ấu trùng SLTQC và biến động của ấu trùng

SLTQC trên một số loài vật chủ quan trọng;

3) nghiên cứu các điều kiện bất hoạt ấu trùng SLTQC nhiễm

trên cá ở khu vực MNPB, đối tượng thử nghiệm là các SLTQC quan

trọng ở MNPB đã được xác định, nghiên cứu giúp xác định rõ các

điều kiện trong mức giới hạn cụ thể về thời gian để bất hoạt và lưu

giữ ấu trùng SLTQC.

Page 10: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC TẠO Ệ VIỆgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25973.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

Hình 2.1: Sơ đồ tiếp cận nghiên cứu

2.2. Đối tƣợng nghiên cứu

Sán lá truyền qua cá – giai đoạn ấu trùng metacercariae trên

2.3. Thời gian, địa điểm thu nghiên cứu

Nghiên cứu thực hiện từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 12 năm

2016.

Địa điểm khảo sát nhanh: chọn các tỉnh Điện Biên, Sơn La,

Lào Cai, Yên Bái và Thái Nguyên để thực hiện khảo sát nhanh về ấu

trùng SLTQC nhằm xác định vùng dịch tễ của SLTQC.

Địa điểm nghiên cứu SLTQC tại vùng dịch tễ: hồ Thác Bà,

Yên Bái

Địa điểm phân tích mẫu và triển khai thí nghiệm: Viện

Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, tại Từ Sơn, Bắc Ninh.

2.4. Phƣơng pháp thu, bảo quản và định danh cá

2.5. Kỹ thuât phân lập và định loại sán lá truyền qua cá

Page 11: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC TẠO Ệ VIỆgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25973.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

Cá sau khi thu mẫu về được xét nghiệm riêng từng cá thể để

xác định thành phần ấu trùng SLTQC theo mô hình (Hình 2.1). với 3

bước chính như sau; 1) phân lập ấu trùng SLTQC; 2) định loại ấu

trùng theo hình thái; 3) gây nhiễm động vật để xác nhận loài SLTQC.

Hình 2.2: Quy trình xác định thành phần ấu trùng SLTQC

2.5.1. Phân lập ấu trùng sán lá từ cá

Ấu trùng SLTQC được phân lập bằng dung dịch pepsin (6 g

pepsin + 8 ml HCl + 1000 ml nước cất) và được thực hiện theo quy

trình đã được mô tả bởi Phan Thị Vân và Bùi Ngọc Thanh (2013).

2.5.2. Định loại sán truyền qua cá

Ấu trùng được định loại dựa vào hình thái học theo tài liệu

phân loại hình thái ấu trùng hiện hành (Sohn et al. 2009).

Dựa theo các khóa định loại (Pearson và cs 1982; Yamaguti

1971) để xác định loài sán trưởng thành.

Page 12: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC TẠO Ệ VIỆgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25973.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

2.6. Xác định điều kiện hoạt và lƣu giữ ấu trùng SLTQC

2.6.1. Bố trí các thí nghiệm xác định điều kiện bất hoạt

Nghiên cứu triển khai 11 thí nghiệm sử dụng ấu trùng sán

sau phân lập và ấu trùng sán trong cá với 7 nhóm điều kiện thí

nghiệm khác nhau (Bảng 2.4).

Bảng 2.1: Các thí nghiệm bất hoạt và lưu giữ ấu trùng

ĐIỀU KIỆN ẤU TRÙNG

H. pumilio

ẤU TRÙNG

C. sinensis

CÁ NHIỄM

C. sinensis

Đông lạnh 0oC, -20

oC, -

80oC

0oC, -20

oC, -

80oC

0oC, -20

oC, -

80oC

Gia nhiệt 50oC, 70

oC,

100oC

50oC, 70

oC,

100oC

-

Ướp muối - 5%, 7%, 10% 5%, 7%, 10%

Kháng sinh -

0,001; 0,05;

0,1% -

Praziquantel - 75, 150, 300ppm -

Nước chanh - 100% -

Rượu - 30%, 40%, 50% -

2.6.2. Xác định ấu trùng bất hoạt

2.7. Xử lý số liệu

Stata IC12.1 (StataCorp LP)

Page 13: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC TẠO Ệ VIỆgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25973.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thành phần loài SLTQC ở Khu vực MNPB

3.1.1. Ấu trùng sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis

Hình 3.1 bào nang ấu trùng C. sinensis phân lập từ cá ở khu

vực MNPB, có dạng hình tròn hoặc elip (173,3 x 151,3 μm), giác

bụng kích thước 48,1 x 43,2 μm (OS) và giác miệng kích thước 51,3

x 47,4 μm (VS) nổi rõ và tương đương nhau; túi bài tiết chứa chất bài

tiết màu đen sẫm (EX). Nghiên cứu đã ghi nhận 8 loài cá nhiễm ấu

trùng sán lá gan nhỏ C. sinenis, trong đặc biệt là Tép dầu.

Hình 3.1: Bào nang sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis

OS

VS EX

OS

VS EX

Page 14: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC TẠO Ệ VIỆgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25973.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

3.1.2. Ấu trùng sán lá ruột nhỏ Haplorchis pumilio

Hình 3.3 bào nang hình tròn hoặc ovan (238,6 x 219,4µm),

quang thân có nhiều gai nhỏ (mũi tên đen) xếp rải rác từ đầu đến gần

hết túi bài tiết (EX). Giác miệng lớn, kích thước 53,4 x 32,9µm (OS),

giác bụng không phát triển nhưng có 2 hàng gai với số lượng từ 36

đến 42 gai (mũi tên đỏ), túi bài tiết lớn (EX). Nghiên cứu ghi nhận 34

loài cá nhiễm ấu trùng H. pumilio.

Hình 3.3: Bào nang sán lá ruột nhỏ Haplorchis pumilio

OS

EX

EX

OS

VS

Page 15: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC TẠO Ệ VIỆgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25973.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

3.1.3. Ấu trùng sán lá ruột nhỏ Haplorchis taichui

Hình 3.4 bào nang có dạng hình tròn (244,8 x 214,4 µm),

tương như H. pumilio, giác miệng H. taichui nổi rõ có kích thước lớn

(OS), giác bụng (VS) cũng không phát triển nhưng chỉ với 1 hàng gai

lớn (15-18 gai) xếp hình nải chuối (mũi tên), túi bài tiết lớn (EX).

Nghiên cứu phát hiện 22 loài cá nhiễm ấu trùng H. taichui.

Hình 3.4: Bào nang sán lá ruột nhỏ Haplorchis taichui

EX

OS

EX

VS

Page 16: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC TẠO Ệ VIỆgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25973.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

3.1.4. Ấu trùng sán lá ruột nhỏ Haplorchis yokogawai

Hình 3.5 bào nang ấu trùng có dạng hình tròn, kích thước

(250,1 x 230,4µm), giác miệng nổi rõ có kích thước lớn (OS), giác

bụng tiêu biến – không phát triển (VS) với nhiều gai (50-76 gai)

nhỏ li ti, túi bài tiết lớn (EX). Chỉ có 3 loài được phát hiên nhiễm

ấu trùng H. yokogawai ở khu vực MNPB, đặc biệt là Trê đen.

Hình 3.5: Bào nang sán lá ruột nhỏ Haplorchis yokogawai

OS

OS

VS

EX

Page 17: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC TẠO Ệ VIỆgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25973.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

3.1.5. Ấu trùng sán lá ruột nhỏ Procerovum varium

Hình 3.6 bào nang có dạng hình tròn hoặc elip, kích thước bào

nang (281,1 x 219,3µm), giác miệng lớn (OS) nhưng không nổi rõ, giác

bụng không phát triển (VS), túi bài tiết có dạng hình thùy (EX) và có 1

gai giao phối expulser, khó quan sát ở giai đoạn ấu trùng. Nghiên cứu

phát hiện 5 loài cá nhiễm ấu trùng P. varium, đặc biệt là cá Rô đồng.

Hình 3.6: Ấu trùng sán lá ruột nhỏ Procerovum varium

OS OS

EX

VS

VS

OS

EX

VS

Page 18: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC TẠO Ệ VIỆgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25973.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

3.1.6. Ấu trùng sán lá ruột nhỏ Centrocestus formosanus

Hình 3.7 bào nang C. formosanus có dạng hình elip, kích

thước nhỏ (215,3 x 130,5µm), giác bụng và giác miệng lớn nổi rõ, có

2 hàng gai (32 gai) xếp so le xung quanh giác miệng (mũi tên đỏ), túi

bài tiết có dạng hình chữ X (EX). Nghiên cứu xác định 19 loài cá ở

khu vực MNPB nhiễm ấu trùng C. formosanus.

Hình 3.7: Ấu trùng sán lá ruột Centrocestus formosanus

OS

VS

EX

Page 19: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC TẠO Ệ VIỆgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25973.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

3.2. Kết quả khảo sát nhanh sán lá truyền qua cá

3.2.1. Tình hình nhiễm sán lá truyền qua cá

Mức độ nhiễm SLTQC ở khu vực MNPB (Bảng 3.8) ít nhiều

giống với hiện trạng nhiễm ấu trùng SLTQC ở khu vực ĐBSH (Phan

et al. 2010a, b, c; Hung et al. 2015) và khu vực miền Trung (Chi et

al. 2008; Trương Thị Hoa và Nguyễn Ngọc Phước 2009) nhưng cao

hơn nhiều so với khu vực ĐBSCL (Thien et al. 2007; Thu et al.

2007).

Bảng 3.8: Tỉ lệ và cường độ nhiễm SLTQC tại khu vực MNPB

MẶT NƢỚC N

(cá)

TLN

(%)*

CĐN

(ấu trùng/mẫu)*

KHOẢNG

(min – max)

Ao (7 điểm) 186 46,7a

38,6a(±67,8) 1 - 432

Hồ chứa (6 hồ

chứa)

210 28,1b

18,8b(±30,3) 1 - 485

Sông suối (6

sông)

450 56,8c 22,1

b(±54,7) 1 - 335

Trung bình 846 47,4 25,16 (± 55,43) 1 - 485 (*) biểu thị sự khác biệt thống kê (p≤0,05) giá trị trong cùng 1 cột là khác nhau nếu dấu biểu

thị khác nhau; TLN: tỉ lệ nhiễm; CĐN: cường độ nhiễm

3.2.2. Thành phần SLTQC ở theo thủy vực

Nghiên cứu phát hiện ấu trùng của 6 loài SLTQC ở khu vực

MNPB, trong đó phát hiện quan trọng là ấu trùng sán lá gan nhỏ C.

sinensis.

Nhìn chung có sự tương đồng về thành phần SLTQC ở khu

vực MNPB (Bảng 3.9) với khu vực ĐBSH trên cá (Phan et al. 2010b;

Clausen et al. 2012a; Hung et al. 2015); trên chó, mèo và lợn (Lan

Anh et al. 2009) và người (Dung et al. 2007; De and Le 2011).

Page 20: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC TẠO Ệ VIỆgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25973.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

Bảng 3.9: Thành phần và mức độ nhiễm SLTQC ở các thủy vực

SLTQC TLN (%)

* CĐN (ấu trùng)

*

1 2 3 1 2 3

C. sinensis 0 10,9a

2,7a

0 29,7a

2,1b

H. pumilio 44,1a

25,2a

44,7a

22,6a

7,2a

16,3a

H. taichui 11,3a

1,4b

14,2a

6,1a

1,0a

6,2a

H. yokogawai 0,5a

0 1,3a

1,0a

0 5,5a

C. formosanus 4,3a

1,9a

14,2b

1,6a

1,0a

10,7b

P. varium 5,4a

0 4,9a

135,7a

0 55,7a

* biểu thị sự khác biệt thống kê (p≤0,05) - giá trị trong cùng 1 hàng là khác nhau nếu chữ/dấu

biểu thị khác nhau; TLN: tỉ lệ nhiễm, CĐN: cường độ nhiễm; (1): Ao; (2) Hồ chứa; (3) Sông

3.2.2.1. Ấu trùng SLTQC ở cá ao

Phân tích 186 mẫu cá thuộc 8 loài, nghiên cứu ghi nhận ấu

trùng của 5 loài sán lá ruột nhỏ bao gồm H. pumilio, H. taichui, H.

yokogawai, C. formosanus và P. varium. Ấu trùng H. pumilio có 7

loài nhiễm, H. taichui 6 loài, C. formosanus 4 loài nhiễm trong khi

đó H. yokogawai và P. varium chỉ cá Rô đồng nhiễm.

3.2.2.2. Ấu trùng SLTQC ở cá sông suối

Thu và phân tích 450 mẫu cá thuộc 26 loài, ấu trùng 1 loài

sán lá gan nhỏ C. sinensis và 5 loài sán lá ruột nhỏ bao gồm H.

pumilio, H. taichui, H. yokogawai, P. varium và C. formosanus được

phát hiện. Sán lá gan nhỏ C. sinensis phát hiện nhiễm trên cá Mương

xanh và Cháo thường với tỉ lệ và cường độ nhiễm tương ứng 10,5%

và 2,2 ấu trùng/cá và 2,4% và 1,0 ấu trùng/cá.

Sán lá ruột H. pumilio phổ biến nhất, một số loài cá nhiễm ấu

trùng này với tỉ lệ lên tới 100%.

3.2.2.3. Ấu trùng SLTQC ở cá hồ chứa

Page 21: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC TẠO Ệ VIỆgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25973.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

Tổng số 210 mẫu cá thuộc 7 loài phát hiện ấu trùng của 1

loài sán lá gan nhỏ C. sinensis và 4 loài sán lá ruột nhỏ gồm H.

pumilio, H. taichui, H. yokogwai và C. formosanus. Trong đó, ấu

trùng C. sinensis phát hiện nhiễm ở 3 loài cá gồm Mương xanh

(6,7%), Tép dầu (31,8%) và Thiểu (2,5%), đặc biệt là ở Tép dầu hồ

Thác Bà, Yên Bái.

3.3. Kết quả nghiên cứu về SLTQC ở khu hệ cá hồ Thác Bà

3.3.1. Ấu trùng sán lá ruột nhỏ

3.3.1.1. Hiện trạng chung

Nghiên cứu phát hiện 21/22 loài cá có nhiễm ấu trùng sán lá

ruột có khả năng lây nhiễm cho người với tỷ lệ nhiễm chung là

66,1% và cường độ nhiễm chung là 10,8 ấu trùng/mẫu cá phân tích.

Có sự khác biệt ý nghĩa giữa các loài cá về mức độ nhiễm ấu trùng.

2.3.1.2. Thành phần loài và mức độ nhiễm SLTQC khác nhau

Bên cạnh C. sinensis, nghiên cứu ghi nhận ấu trùng của 5

loài sán lá ruột nhiễm trên cá bao gồm Haplorchis pumilio, H.

taichui, H. yokogawai, C. formosanus và P. varium. Trong đó phổ

biến nhất là H. pumilio, nhiễm trên 21 loài cá, tiếp sau là H. taichui

14 loài và C. formosanus 11 loài, sau là H. yokogawai và P. varium

chỉ phát hiện nhiễm trên 2 loài cá ở hồ Thác Bà.

3.3.2. Ấu trùng sán lá gan nhỏ

3.3.2.1. Vật chủ của sán lá gan nhỏ

Nghiên cứu thu và phân tích 1429 mẫu cá thuộc 22 loài, phát

hiện 7 loài (chiếm 33,3%) nhiễm ấu trùng sán lá gan nhỏ C. sinensis.

Có sự khác biệt về tỉ lệ và cường độ nhiễm trong số 7 loài cá này.

Mức độ nhiễm ấu trùng sán lá gan nhỏ cao nhất là trên cá Tép dầu,

sau là cá Thiểu, Mương và Ngão gù (Bảng 3.15).

Page 22: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC TẠO Ệ VIỆgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25973.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

Bảng 3.15: Tỉ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng sán lá gan nhỏ

TT VẬT CHỦ NHIỄM N+

(cá)

TLN

(%)*

CĐN

(ấu trùng)*

Tên khoa học Tiếng Viêt

1 T. houdemeri Tép dầu 244 76,7a

65,8

(±121,3)a

2 C. erythropterus Cá Thiểu 117 58,8b

38,1

(±185,2)b

3 H. leucisculus Mương xanh 79 31,1c

11,7

(±40,4)c

4 C. recurvirostris Ngão gù 17 68,0a,b

3,9 (±4,1)d

5 O. bidens Cháo thường 2 13,3

5,5 (±3,5)

6 C. cantonensis Cá Nhưng 3 7,9

4,0 (±4,4)

7 Rhinogobius sp. Bống hoa 2 20,0

4,0 (±1,4)

*biểu thị sự khác biệt thống kê (p≤0,05) - giá trị trong cùng 1 cột là khác nhau nếu chữ biểu thị

khác nhau; N+: số mẫu nhiễm; TLN: tỉ lệ % cá nhiễm; CĐN: cường độ nhiễm

Nguy cơ nhiễm ấu trùng sán lá gan nhỏ ở Tép dầu, Thiểu,

Mương xanh và Ngão gù là 26,4; 17,0; 11,4 và 3,6 lần so với nhóm 3

loài cá còn lại gồm Cháo thường, Nhưng và Bống hoa ở hồ Thác Bà,

Yên Bái. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với khảo sát gần đây trên

người mà Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Yên Bái triển khai tại xã

Phan Thanh, huyện Lục Yên, một cộng đồng dân cư sống ven hồ

Thác Bà. Tỉ lệ nhiễm SLTQC được báo cáo là 34%, trong đó, sán lá

gan nhỏ C. sinensis ước tính nhiễm 17% (Nguyễn Trọng Phú 2015).

3.3.2.2. Biến động mức độ nhiễm ấu trùng sán lá gan nhỏ

Nhìn chung sự biến động mùa vụ ấu trùng sán lá gan nhỏ

trên cá hồ Thác Bà là không khác biệt, ngoại trừ ở Mương xanh,

cường độ nhiễm ấu trùng vào mùa mưa cao hơn so với mùa khô

(Bảng 3.16).

Page 23: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC TẠO Ệ VIỆgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25973.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

Bảng 3.16: Biến động sán lá nhỏ theo mùa ở hồ Thác Bà

VẬT CHỦ N

(cá)

TLN (%)*

CĐN (ấu trùng)*

Mùa

khô

Mùa

mưa

Mùa khô Mùa mưa

T. houdemeri

(Tép dầu)

318 79,4a

76,0a

82,6a

(±45,6)

60,9a

(±113,5)

H. leucisculus

(Mương xanh)

254 33,3a

29,7a

7,4a

(±14,5)

14,8b

(±51,6)

C. erythropterus

(Cá Thiểu)

199 62,9a

56,9a

21,9a

(±25,7)

33,3a

(±120,5)

Trung bình 61,3a

54,7a

49,7a

(±111,2)

48,0a

(±146,4) *biểu thị sự khác biệt thống kê (p≤0,05) - giá trị trong cùng 1 cột là khác nhau nếu chữ biểu thị

khác nhau; N+: số mẫu nhiễm; TLN: tỉ lệ % cá nhiễm; CĐN: cường độ nhiễm

Kết quả này cho thấy mối nguy lây truyền sán lá gan nhỏ C.

sinensis là luôn thường trực đối với dân cư vùng hồ Thác Bà, Yên

Bái. Tuy nhiên, ấu trùng sán lá gan nhỏ trên cá hồ Thác Bà, Yên Bái

biến động theo tháng trong năm; tỉ lệ và cường độ nhiễm thấp nhất là

tháng 2 với 21,9% và 4,6 ấu trùng/cá và cao nhất là tháng 7 với

96,7% và 153,7 ấu trùng/cá.

3.4. Điều kiện bất hoạt và lƣu giữ ấu trùng SLTQC

3.4.1. Điều kiện đông lạnh

Ấu trùng H. pumilio bị bất hoạt sau 12 giờ khi đông lạnh ở

0⁰C và -20⁰C và 15 phút khi đông lạnh ở -80⁰C.

Ấu trùng C. sinensis bị bất hoạt hoàn toàn sau 24 giờ ở điều

kiện 0oC, sau 6 giờ trong điều kiện -20

oC và 30 phút trong điều kiện -

80oC.

Ấu trùng C. sinensis trong cá Tép dầu ở -80oC bị bất hoạt sau

EX

Page 24: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC TẠO Ệ VIỆgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25973.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

120 giờ (5 ngày), ở -20oC là 168 giờ (7 ngày) và 0

oC là 240 giờ (10

ngày)

3.4.2. Điều kiện gia nhiệt

Ấu trùng H. pumilio bị bất hoạt ở 70⁰C trong 10 phút và ở

100⁰C là 1 phút.

Ấu trùng C. sinensis bị bất hoạt sau 5 và 1 phút ở điều kiện

70oC và 100

oC.

3.4.3. Điều kiện ướp muối

Ở điều kiện 5% muối, ấu trùng sán lá gan nhỏ C. sinensis bị

bất hoạt 100% sau 48 giờ, ở 7% là sau 36 giờ và 10% là 24 giờ.

Ấu trùng sán lá gan nhỏ C. sinensis trong cá ướp muối bị bất

hoạt 100% ở nồng độ 10% sau 10 ngày, ở nồng 7% và 5% sau 15

ngày.

3.4.3. Điều kiện kháng sinh và praziquantel

Kháng sinh có thể lưu giữ ấu trùng C. sinensis trong khi đó

praziquntel có thể dùng để điều trị cá nhiễm ấu trùng này.

3.4.5. Điều kiện nước chanh và rượu

Kết quả nghiên cứu cho thấy nước chanh và rượu không phải

là liệu pháp ngăn ngừa lây nhiễm của ấu trùng SLTQC

3.5. Thảo luận chung

3.5.1. Sán lá truyền qua cá ở khu vực MNPB

Mức độ nhiễm ấu trùng SLTQC ở khu vực MNPB nhìn

không khác với các kết quả nghiên cứu trước tại ĐBSH (Nguyen et

al. 2007; Skov et al. 2009; Phan et al. 2010a, b, c; Clausen et al.

2012a; Hung et al. 2015) nhưng cao hơn so với khu vực các tỉnh

Miền trung (Chi et al. 2008; Vo et al. 2008, 2014; Trương Thị Hoa

Page 25: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC TẠO Ệ VIỆgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25973.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

và Nguyễn Ngọc Phước 2009) và đặc biệt cao hơn nhiều so với khu

vực ĐBSCL (Thien et al. 2007, 2009; Thu et al. 2007).

Hồ Thác Bà, Yên Bái là vùng dịch tễ mới của SLTQC, đặc

biệt là sán lá gan nhỏ C. sinensis. Điều này được xác nhận với kết

quả điều tra trên người mới đây được thực hiện bởi Trung tâm Y tế

Dự phòng tỉnh Yên Bái (Nguyễn Trọng Phú 2015) và thói quen ăn

gỏi cá ở dân cư vùng hồ này (Nguyễn Viết Khuê và cs. 2016).

3.5.2. Sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis

Nghiên cứu của chúng tôi ấu trùng sán lá gan nhỏ C. sinensis

liên quan nhiều đến cá tự nhiên. Khác với nghiên cứu của chúng tôi,

các khảo sát trước đây ở khu vực ĐBSH hầu hết chỉ phát hiện ở cá

nuôi (Phan et al. 2010b, c; Clausen et al. 2012a; Nguyễn Thị Hợp và

cs. 2015) ngoại trừ 2 nghiên cứu (Thanh et al. 2014; Hung et al.

2015) có cùng phát hiện với chúng tôi rằng cá tự nhiên nhiễm ấu

trùng sán lá gan nhỏ C. sinensis.

Có thể nói Tép dầu là vật chủ đặc hiệu (chỉ thị) của sán lá

gan nhỏ C. sinensis ở MNPB, Việt Nam. Trong khi đó, P. parva là

vật chủ đặc hiệu của sán lá gan nhỏ C. sinensis ở Trung Quốc và Hàn

Quốc (Qi et al. 2005; Kim et al. 2008).

Page 26: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC TẠO Ệ VIỆgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25973.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

1) Nghiên cứu này khặng định có sự phân bố của ấu trùng

SLTQC trên cá ở Khu vực MNPB, Việt Nam: 6 loài SLTQC; 8 loài

cá là vật chủ trung của sán lá gan nhỏ C. sinensis; hồ Thác Bà, Yên

Bái là vùng dịch tễ quan trọng của sán lá gan nhỏ C. sinensis ở khu

vực MNPB;

2) Có sự biến động của ấu trùng sán lá gan nhỏ C. sinensis

nhiễm trên một số loài cá ở vùng dịch tễ - hồ Thác Bà, Yên Bái;

cường độ nhiễm ấu trùng sán cao nhất vào tháng 7 và thấp nhất là

tháng 2;

3) Nghiên cứu đã xác định được một số điều kiện có thể bất

hoạt hoàn toàn ấu trùng SLTQC, đặc biệt là ấu trùng sán lá gan nhỏ

C. sinensis; đông lạnh, gia nhiệt và ướp muối là điều kiện thích hợp

để bất hoạt ấu trùng SLTQC;

4.2. Kiến nghị

Căn cứ vào những kết quả đạt được trong nghiên cứu này,

những việc cần phải tiếp tục được triển khai như sau;

(1) Khảo sát hiện trạng nhiễm sán lá gan nhỏ C. sinensis trên

người tại các khu vực dân cư vùng hồ Thác Bà, Yên Bái;

(2) Nghiên cứu xác định danh mục loài cá nhiễm ấu trùng sán lá

gan nhỏ C. sinensis ở hồ Thác Bà, đặc biệt là các loài cá nuôi;

(3) Nghiên cứu xác định các loài vật chủ ốc của sán lá gan nhỏ C.

sinensis tại vùng hồ Thác Bà, Yên Bái;

(4) Nghiên cứu xác định vai trò của các loài động vật nuôi và

hoang dã đến sự lây truyền sán lá gan nhỏ C. sinensis tại vùng hồ

Thác Bà, Yên Bái;

Page 27: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC TẠO Ệ VIỆgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25973.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Bui, T. N., T. T. Pham, N. T. Nguyen, H. Van Nguyen, D. Murrell, and V. T. Phan,

2016: The importance of wild fish in the epidemiology of Clonorchis sinensis in Vietnam.

Parasitol. Res., 115, 3401–3408, doi:10.1007/s00436-016-5100-8.

2. Phan, T. Van, N. T. Bui, V. H. Nguyen, and D. Murrell, 2016: Comparative Risk of

Liver and Intestinal Fluke Infection from Either Wild-Caught or Cultured Fish in Vietnam.

VECTOR-BORNE ZOONOTIC Dis., 16, 790–796, doi:10.1089/vbz.2016.1997.

3. Bùi Ngọc Thanh, Phạm Thị Thanh, Nguyễn Thị Nguyện, Nguyễn Văn Hà, Nguyễn Văn

Đề, và Phan Thị Vân, 2016: Ấu trùng sán lá ruột (Metacercariae) trên cá tự nhiên tại hồ

Thác Bà, Yên Bái có khả năng lây nhiễm cho người. Tạp chí NN&PTNT, 7, 94–101.

4. Phan Thị Vân, Bùi Ngọc Thanh và Nguyễn Văn Hà, 2016: Hiệu quả của praziquantel,

nước chanh và rượu trong việc bất hoạt ấu trùng sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis. Tạp

chí NN&PTNT, 8, 101–105.

5. Bùi Ngọc Thanh và Phan Thị Vân, 2015: Khả năng sống sót của ấu trùng sán lá ruột nhỏ

Haplorchis pumilio (Looss, 1896) trong điều kiện gia nhiệt và đông lạnh. Tuyển tập Hội

nghị Ký sinh trùng toàn quốc lần thứ 42, Cửu Lò, Nghệ An, NXB Khoa học tự nhiên và

công nghệ, 58–63

6. Bùi Ngọc Thanh, 2016: Fishborne Zoonotic Trematodes in the Northern Mountain

Region, Vietnam. The 16th national workshop of Regional Network on Asian

Schistosomasis and Other Helminth Zoonoses, Yangon, Myanmar, 8.

7. Thanh, B. N., D. Murrell, P. T. Van, and K. D. Murrell, 2017: Inactivation of Clonorchis

sinensis in fish by freezing, heating and pickling treatments relevant to homes and

restaurants. Asian Neglected Tropical Disease Conference NTDs without Borders: From

Bench to Community, Khon Khean, Thailand, 45.