bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc...

180
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HC HUTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẶNG PHƯỚC HI NGHIÊN CU ĐA DẠNG DI TRUYN VÀ SINH THÁI CA THN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI - Eutropis longicaudatus (Hallowell, 1856) VÙNG TÂY NAM THA THIÊN HULUN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC HU, 2017

Upload: others

Post on 18-Oct-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐẶNG PHƯỚC HẢI

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ SINH THÁI CỦA

THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI - Eutropis longicaudatus

(Hallowell, 1856) VÙNG TÂY NAM THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

HUẾ, 2017

Page 2: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐẶNG PHƯỚC HẢI

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ SINH THÁI CỦA

THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI - Eutropis longicaudatus

(Hallowell, 1856) VÙNG TÂY NAM THỪA THIÊN HUẾ

Chuyên ngành: Động vật học

Mã số: 62 42 01 03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học

GS. TS. NGÔ ĐẮC CHỨNG

PGS. TS. TRẦN QUỐC DUNG

HUẾ, 2017

Page 3: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,

kết quả của luận án hoàn toàn trung thực, các vấn đề tham khảo được trích dẫn

đầy đủ, các công bố chung đã được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa

từng được bảo vệ trước bất kỳ một hội đồng nào để nhận học vị trước đây.

Tác giả

Đặng Phước Hải

Page 4: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến thầy giáo

GS.TS. Ngô Đắc Chứng, thầy giáo PGS.TS. Trần Quốc Dung, người Thầy hướng

dẫn khoa học tận tâm, đã chỉ bảo tôi từ khâu định hướng nghiên cứu đến phương

pháp tiếp cận, thực hiện đề tài và trang bị cho tôi những tri thức, kỹ năng cần thiết

để hoàn thành luận án này.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám hiệu Trường Đại học

Sư phạm, Ban Chủ nhiệm khoa Sinh học, Bộ môn Động vật học cùng quý thầy,

cô khoa Sinh học Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế. Xin chân thành cảm

ơn Ban Giám hiệu và các cán bộ, giảng viên Trường Cao đẳng Y tế Huế đã tạo

điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Trong quá trình thực hiện luận án, tôi cũng nhận được sự giúp đỡ quý báu

về chuyên môn của TS. Ngô Văn Bình cùng các cán bộ Khoa Sinh học - Trường

Đại học Sư phạm - Đại học Huế, TS. Hoàng Tấn Quảng cùng các cán bộ Viện

Công nghệ Sinh học, Đại học Huế. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt

tình, quý báu đó.

Tôi còn nhận được sự cho phép và giúp đỡ tận tình trong quá trình triển

khai thực địa của các cấp lãnh đạo và chuyên viên UBND Huyện A Lưới, UBND

các xã của huyện A Lưới, nơi tôi thực hiện đề tài. Tôi cũng xin gửi lời biết ơn

chân thành đến các anh chị em sống tại huyện A Lưới, anh chị em là đồng bào

dân tộc thiểu số tại A Lưới đã hỗ trợ tôi về mặt thông tin và các điều kiện để thực

hiện điều tra, khảo sát.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân đến bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt là gia

đình thân yêu đã luôn quan tâm, động viên và sát cánh bên tôi trong những thời

điểm khó khăn nhất. Đây chính là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn giúp tôi vượt

qua mọi trở lực để không ngừng vươn lên trong học tập và cuộc sống.

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn.

Thừa Thiên Huế, tháng 8 năm 2017

Tác giả

Đặng Phước Hải

Page 5: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BM (Body Mass) Khối lượng cơ thể

BS Bò sát

ĐVCXS Động vật có xương sống

F (Frequency) Tần suất

HL (Head Length) Chiều dài đầu

HW (Head Width) Chiều rộng đầu

IRI (Index of Relative Importance) Chỉ số quan trọng

LCBS Lưỡng cư bò sát

MW (Mouth Width) Chiều rộng miệng

NC Nghiên cứu

NXB Nhà xuất bản

SSD (Sexual Size Dimorphism) Sai khác về hình thái theo giới tính

SVL (Snout to Vent Length) Chiều dài thân

TL (Tail Length) Chiều dài đuôi

V (Volume) Thể tích

Page 6: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................... 1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2

3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................ 2

4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ...................................................... 3

5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI ............................................................................. 3

Chương 1 TỔNG QUAN...................................................................................... 4

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI Eutropis

longicaudatus TRÊN THẾ GIỚI .......................................................................... 4

1.1.1. Nghiên cứu về phân loại, sai khác hình thái theo giới tính và phân bố

...................................................................................................................... 4

1.1.2. Nghiên cứu về đa dạng di truyền ........................................................ 7

1.1.3. Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học, đặc điểm sinh sản ............... 11

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI Eutropis

longicaudatus (Hallowell, 1856) Ở VIỆT NAM VÀ THỪA THIÊN HUẾ ...... 14

1.2.1. Nghiên cứu về phân loại, sai khác hình thái theo giới tính và phân bố

.................................................................................................................... 14

1.2.2. Nghiên cứu về đa dạng di truyền ...................................................... 18

1.2.3. Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học ............................................. 18

1.2.4. Nghiên cứu về đặc điểm sinh sản ..................................................... 19

1.4. KỸ THUẬT DI TRUYỀN RAPD ............................................................... 20

1.5. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI CỦA VÙNG NGHIÊN

CỨU .................................................................................................................... 21

1.5.1. Vị trí địa lí, địa hình ......................................................................... 21

1.5.2. Khí hậu ............................................................................................. 22

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 25

2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .......................................... 25

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 25

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................ 25

2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ............................................ 25

2.2.1. Thời gian nghiên cứu ........................................................................ 25

Page 7: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................ 26

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 27

2.3.1. Khảo sát thực địa .............................................................................. 27

2.3.2. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ................................................. 31

2.4. TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 38

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 39

3.1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SAI KHÁC HÌNH THÁI THEO GIỚI TÍNH . 39

3.1.1. Đặc điểm hình thái ............................................................................ 39

3.1.2. Sai khác về đặc điểm hình thái theo giới tính .................................. 43

3.1.3. Tương quan giữa các kích thước và khối lượng cơ thể .................... 45

3.2. ĐẶC ĐIỂM ĐA DẠNG DI TRUYỀN........................................................ 48

3.2.1 Tách chiết DNA tổng số .................................................................... 48

3.2.2. Kết quả phân tích đa dạng di truyền bằng kỹ thuật RAPD .............. 49

3.2.3. Kết quả điện di sản phẩm PCR-RAPD ............................................. 52

3.2.4. Phân tích đa dạng di truyền .............................................................. 55

3.3. SỬ DỤNG VI MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ TẬP TÍNH HOẠT ĐỘNG CỦA

THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI ........................................................................ 63

3.3.1. Sử dụng vi môi trường sống ............................................................. 63

3.3.2. Tập tính hoạt động ............................................................................ 65

3.4. XÁC SUẤT PHÁT HIỆN LOÀI, MÔ HÌNH ĐIỂM CHIẾM CỨ ............. 68

3.4.1. Đặc điểm chung ................................................................................ 68

3.4.2. Xác suất phát hiện loài, yếu tố ảnh hưởng đến mô hình điểm chiếm

cứ ................................................................................................................ 70

3.5. ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI DINH DƯỠNG .................................................. 81

3.5.1. Số lượng Thằn lằn bóng đuôi dài theo mùa và theo khu vực ........... 81

3.5.2. Thành phần thức ăn và chỉ số quan trọng của từng loại thức ăn ...... 83

3.5.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến các đặc điểm dinh dưỡng ....... 93

3.5.4. Đánh giá sự đa dạng thức ăn bằng đường cong tích lũy kỳ vọng .... 95

3.5.5. Đánh giá sự đa dạng về thức ăn ...................................................... 100

3.5.6. Đánh giá mức độ đồng đều về thức ăn ........................................... 100

3.6. ĐẶC ĐIỂM VỀ SINH SẢN ...................................................................... 101

3.6.1. Đặc điểm sinh sản con đực ............................................................. 101

Page 8: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

3.6.2. Đặc điểm sinh sản con cái .............................................................. 104

3.7. SỬ DỤNG BỀN VỮNG THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI ...................... 111

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 113

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Page 9: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Trình tự các mồi dùng trong PCR-RAPD .......................................... 36

Bảng 3. 1: Tóm tắt đặc điểm hình thái của Thằn lằn bóng đuôi dài .................. 42

Bảng 3. 2: Đặc điểm hình thái và khối lượng cơ thể con đực và con cái ........... 44

Bảng 3. 3: Số mẫu và số băng khuếch đại của từng môi .................................... 50

Bảng 3. 4: Chỉ số đa dạng di truyền giữa các quần thể ...................................... 56

Bảng 3. 5: Chỉ số đa dạng Shannon giữa các quần thể, số lượng locus đa hình và

tỷ lệ phần trăm locus đa hình giữa các mồi ........................................................ 57

Bảng 3. 6: Chỉ số đa dạng Simpson theo từng loại mồi của Thằn lằn bóng đuôi

dài trên 5 quần thể .............................................................................................. 58

Bảng 3. 7: Mức độ tương đồng di truyền và khoảng cách di truyền giữa các quần

thể nghiên cứu theo Nei’s cơ bản ....................................................................... 58

Bảng 3. 8: Mức độ tương đồng di truyền giữa các quần thể nghiên cứu theo Nei's

không lệch ........................................................................................................... 59

Bảng 3. 9: Chỉ số tương đồng về di truyền giữa các quần thể Thằn lằn bóng đuôi

dài ....................................................................................................................... 61

Bảng 3. 10: Nhiệt độ và độ ẩm của vi môi trường sống nơi phát hiện loài Thằn

lằn bóng đuôi dài ................................................................................................ 64

Bảng 3. 11: Quá trình phát hiện Thằn lằn bóng đuôi dài ................................... 69

Bảng 3. 12: Phân bố số lượng phát hiện theo đợt giám sát, theo tháng trong năm

và theo mùa ......................................................................................................... 70

Bảng 3. 13: Số lượng các loại mô hình .............................................................. 71

Bảng 3. 14: Số lượng các loại mô hình có thể xuất hiện trong nghiên cứu ....... 72

Bảng 3. 15: Mô hình xác suất phát hiện loài cơ bản .......................................... 74

Bảng 3. 16: Ảnh hưởng của sinh cảnh và các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình điểm

chiếm cứ .............................................................................................................. 75

Bảng 3. 17: Ảnh hưởng của môi trường sống đến mô hình điểm chiếm cứ ...... 76

Bảng 3. 18: Ảnh hưởng của thời tiết đến các mô hình điểm chiếm cứ .............. 77

Bảng 3. 19: Ảnh hưởng của sinh cảnh đến mô hình điểm chiếm cứ.................. 78

Bảng 3. 20: Ảnh hưởng của yếu tố môi trường đến mô hình điểm chiếm cứ .... 79

Bảng 3. 21: Thành phần thức ăn và chỉ số quan trọng từng loại thức ăn ........... 83

Bảng 3. 22: Thành phần thức ăn và chỉ số quan trọng từng loại thức ăn theo khu

vực ...................................................................................................................... 87

Page 10: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

Bảng 3. 23: Số lượng và thể tích từng loại thức ăn theo mùa ............................ 89

Bảng 3. 24: Thành phần thức ăn giữa con đực và con cái.................................. 92

Bảng 3. 25: Liên quan giữa kích thước, thể tích con mồi theo giới tính ............ 93

Bảng 3. 26: Liên quan giữa thể tích trung bình thức ăn theo mùa và theo khu vực

nghiên cứu .......................................................................................................... 95

Bảng 3. 27: Tần suất xuất hiện các loại con mồi ................................................ 96

Bảng 3. 28: Số lượng các mẫu thức ăn theo mùa ............................................... 99

Page 11: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. 1: Thằn lằn bóng đuôi dài Eutropis longicaudatus ................................. 5

Hình 1. 2: Hình dạng và số lượng các cặp nhiễm sắc thể của: Mabuya rugifera,

M. rudis, M. longicaudata và M. macularia ....................................................... 8

Hình 1. 3: Bản đồ mối quan hệ giữa các tiểu vùng do sự phân chia địa chất .... 10

Hình 1. 4: Bản đồ hành chính huyện A Lưới ..................................................... 21

Hình 1. 5: Biểu đồ nhiệt độ và độ ẩm trung bình qua các tháng ........................ 23

Hình 1. 6: Biểu đồ lượng mưa và số ngày nắng trung bình qua các tháng ........ 24

Hình 2. 1: Bản đồ khu vực nghiên cứu di truyền, dinh dưỡng, sinh sản ............ 26

Hình 2. 2: Vị trí 42 các điểm giám sát tại huyện A Lưới ................................... 27

Hình 2. 3: Mô tả cách quan sát trong giám sát điểm .......................................... 31

Hình 3. 1: Phân bố tỷ lệ đực cái ......................................................................... 40

Hình 3. 2: Phân bố số lượng cá thể theo chiều dài thân ..................................... 41

Hình 3. 3: Phân bố số lượng theo chiều dài đuôi ............................................... 42

Hình 3. 4: Hồi quy tuyến tính giữa chiều dài thân và khối lượng cơ thể của con

đực, con cái ......................................................................................................... 45

Hình 3. 5: Hồi quy tuyến tính giữa chiều dài thân và chiều rộng đầu của con đực,

con cái ................................................................................................................. 46

Hình 3. 6: Hồi quy tuyến tính giữa chiều dài thân và chiều dài đầu của con đực,

con cái ................................................................................................................. 46

Hình 3. 7: Hồi quy tuyến tính giữa chiều dài thân và chiều rộng miệng của con

đực, con cái ......................................................................................................... 47

Hình 3. 8: Kết quả điện di DNA tổng số của một số mẫu .................................. 49

Hình 3. 9: Các loại băng xuất hiện trên các mẫu ................................................ 50

Hình 3. 10: Số băng khuếch đại các mẫu theo từng mồi .................................... 51

Hình 3. 11: Kết quả điện di PCR-RAPD với mồi OPB-10 ................................ 52

Hình 3. 12: Kết quả điện di PCR-RAPD với mồi OPB-10 ................................ 53

Hình 3. 13: Kết quả điện di PCR-RAPD với mồi OPB-10 ................................ 53

Hình 3. 14: Kết quả điện di PCR-RAPD với mồi OPA-01 ................................ 54

Hình 3. 15: Kết quả điện di PCR-RAPD với mồi OPA-01 ................................ 54

Hình 3. 16: Kết quả điện di PCR-RAPD với mồi OPA-01 ................................ 55

Hình 3. 17: Gian đô pha hê cua 50 mẫu Thằn lằn bóng đuôi dài ....................... 61

Hình 3. 18: Phân tích tập hợp theo nhóm sự tương đồng về di truyền giữa các quần

thể Thằn lằn bóng đuôi dài ................................................................................. 62

Hình 3. 19: Tỷ lệ sử dụng các vi môi trường sống ............................................. 65

Hình 3. 20: Tập tính hoạt động của loài Thằn lằn bóng đuôi dài ....................... 66

Page 12: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

Hình 3. 21: Thời gian trung bình của con đực và con cái dành cho các hoạt động

............................................................................................................................ 67

Hình 3. 22: Thời gian hoạt động của Thằn lằn bóng đuôi dài ............................ 68

Hình 3. 23: Số lượng Thằn lằn bóng đuôi dài theo mùa .................................... 81

Hình 3. 24: Phân bố Thằn lằn bóng đuôi dài theo khu vực nghiên cứu ............. 82

Hình 3. 25: Thể tích các loại con mồi ................................................................ 84

Hình 3. 26: Chỉ số quan trọng (IRI) các loại thức ăn ......................................... 85

Hình 3. 27: Thể tích thức ăn giữa các mùa ......................................................... 88

Hình 3. 28: Số lượng con mồi trung bình theo tháng và theo mùa .................... 90

Hình 3. 29: Thể tích con mồi trung bình theo tháng và theo mùa ...................... 90

Hình 3. 30: Thể tích con mồi tiêu thụ giữa con đực và con cái ......................... 91

Hình 3. 31: Liên quan giữa khoảng nhiệt độ và sự xuất hiện của Thằn lằn bóng

đuôi dài ............................................................................................................... 93

Hình 3. 32: Liên quan giữa khoảng độ ẩm và sự xuất hiện của Thằn lằn bóng đuôi

dài ....................................................................................................................... 94

Hình 3. 33: Đường cong tích lũy giữa số loại con mồi và tần suất .................... 96

Hình 3. 34: Đường cong tích lũy giữa số loại con mồi và số mẫu thức ăn ........ 97

Hình 3. 35: Đường cong tích lũy giữa loại con mồi và số lượng mẫu thức ăn theo

mùa ..................................................................................................................... 99

Hình 3. 36: Biểu đồ sự thay đổi thể tích tinh hoàn theo tháng ......................... 101

Hình 3. 37: Thể tích tinh hoàn giữa các mùa ................................................... 102

Hình 3. 38: Sự thay đổi về thể tích tinh hoàn, khối lượng thể mỡ và khối lượng

gan ở con đực .................................................................................................... 103

Hình 3. 39: Tỷ lệ các giai đoạn phát triển của trứng ........................................ 105

Hình 3. 40: Các giai đoạn phát triển của trứng theo thời gian ......................... 106

Hình 3. 41: Biểu đồ sự thay đổi thể tích buồng trứng theo thời gian ............... 106

Hình 3. 42: Thể tích buồng trứng theo mùa ..................................................... 107

Hình 3. 43: Biểu đồ sự thay đổi về thể tích buồng trứng, khối lượng thể mỡ và

khối lượng gan ở con cái .................................................................................. 108

Hình 3. 44: Phân bố số lượng cá thể theo số trứng .......................................... 109

Hình 3. 45: Sự thay đổi thể tích tinh hoàn và buồng trứng theo thời gian ....... 110

Page 13: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

1

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Các nghiên cứu về bò sát (BS) cho thấy số loài ghi nhận trên thế giới vào

đầu năm 2011 là 9300 loài và đến tháng 8 năm 2016 đã tăng lên 10.450 loài [134].

Theo Böhm và cộng sự ước tính có khoảng 20% số loài BS trên toàn cầu bị đe

dọa tuyệt chủng [44].

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có khu hệ lưỡng cư

và bò sát (LSBS) đa dạng trên thế giới. Số lượng loài được ghi nhận vào năm

1996 là 340 loài, 545 loài vào năm 2009 và tính đến năm 2016 đã ghi nhận khoảng

650 loài [25], [104], [134]. Bắc Trung bộ được xem là một trong những trung tâm

đa dạng sinh học ở nước ta [131]. Tuy nhiên, hiện nay rừng tự nhiên và tài nguyên

động vật hoang dã ở nơi đây đang chịu sức ép rất lớn từ các hoạt động phá rừng,

canh tác nông nghiệp, xây dựng công trình thuỷ điện, săn bắt trái phép và ô nhiễm

môi trường. Nhiều loài LCBS có giá trị kinh tế, dược liệu hay thực phẩm bị săn

bắt cạn kiệt phục vụ nhu cầu của người dân địa phương và buôn bán, trong đó có

các loài thằn lằn bóng thuộc giống Eutropis.

Ở Thừa Thiên Huế các nghiên cứu về giống Eutropis được biết đến chủ

yếu trong các điều tra về thành phần loài. Hơn nữa, các nghiên cứu này chỉ mới

tập trung chủ yếu vào loài Thằn lằn bóng hoa Eutropis multifasciatus [8], chưa

có nghiên cứu đầy đủ về loài Thằn lằn bóng đuôi dài Eutropis longicaudatus.

Thằn lằn bóng đuôi dài là một đối tượng gần gũi và quen thuộc với con người,

phân bố nhiều nơi trên cả nước. Đây là loài BS có giá trị trong cuộc sống. Thằn

lằn bóng đuôi dài có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, là một mắt xích trong

chuỗi thức ăn tự nhiên, chúng góp phần chuyển hóa vật chất, năng lượng và đảm

bảo cân bằng trong hệ sinh thái. Chúng thường ăn côn trùng, ấu trùng gây hại cho

nông nghiệp. Do đó, Thằn lằn bóng đuôi dài trở thành động vật có ích cho nông

nghiệp, lâm nghiệp. Mặc dù chưa có tài liệu nào nghiên cứu về giá trị dược liệu

của Thằn lằn bóng đuôi dài nhưng trong dân gian, chúng được sử dụng như một

Page 14: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

2

vị thuốc chữa được bệnh hen suyễn, suy nhược cơ thể, gầy yếu ở trẻ em. Trong

thời gian gần đây, các loài thằn lằn bóng, trong đó có Thằn lằn bóng đuôi dài

được sử dụng làm thức ăn cho người và vật nuôi.

Các kỹ thuật sinh học phân tử đã có sự phát triển mạnh mẽ, tạo ra công cụ

hữu hiệu để nghiên cứu về sinh thái học quần thể ở cấp độ phân tử. Các kỹ thuật

sinh học phân tử cũng nhanh chóng được ứng dụng trong nghiên cứu và bảo tồn

đa dạng sinh học, tạo ra lĩnh vực khoa học mới như tiến hóa phân tử, di truyền

bảo tồn. Việc nghiên cứu sự đa dạng di truyền ở cả hai mức độ quần thể và loài

của Thằn lằn bóng đuôi dài có vai trò quan trọng trong việc đánh giá ảnh hưởng

của sự cách ly địa lý, sinh cảnh đến sự phát triển, biến đổi của loài này. Nhìn

chung, chưa có công trình nào nghiên cứu về đa dạng di truyền, sinh thái học dinh

dưỡng, sinh học sinh sản của loài Thằn lằn bóng đuôi dài Eutropis longicaudatus

tại Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng.

Với những lý do nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đa dạng

di truyền và sinh thái của Thằn lằn bóng đuôi dài - Eutropis longicaudatus

(Hallowell, 1856) vùng Tây Nam Thừa Thiên Huế”.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Phân tích đặc điểm hình thái và đánh giá mức độ đa dạng di truyền quần

thể của loài Thằn lằn lằn bóng đuôi dài ở vùng Tây Nam Thừa Thiên Huế.

- Phân tích đặc điểm sinh thái và sinh sản của loài Thằn lằn lằn bóng đuôi

dài ở vùng Tây Nam Thừa Thiên Huế.

3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Xác định đặc điểm hình thái của Thằn lằn bóng đuôi dài Eutropis

longicaudatus (Hallowell, 1856) vùng Tây Nam Thừa Thiên Huế và phân tích

tương quan giữa những sai khác về hình thái theo giới tính.

- Đánh giá mức độ đa dạng di truyền của Thằn lằn bóng đuôi dài vùng Tây

Nam Thừa Thiên Huế ở cấp độ loài; quần thể và so sánh với các vùng khác.

Page 15: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

3

- Phân tích các đặc điểm sinh thái như: đặc điểm dinh dưỡng (các loại con

mồi, chỉ số quan trọng của thức ăn...); xác suất phát hiện loài; các mô hình điểm

chiếm cứ và các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình.

- Phân tích các đặc điểm sinh sản của Thằn lằn bóng đuôi dài.

4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

Đề tài cung cấp dẫn liệu khoa học cập nhật về đặc điểm hình thái, sai khác

hình thái theo giới tính, mức độ đa dạng di truyền ở cấp độ quần thể và loài, các

đặc điểm về sinh thái học như: dinh dưỡng, sinh sản, xác suất phát hiện loài, yếu

tố ảnh hưởng, và mô hình điểm chiếm cứ của Thằn lằn bóng đuôi dài ở vùng Tây

Nam Thừa Thiên Huế.

Kết quả nghiên cứu trên là cơ sở khoa học đáng tin cậy đối với công tác

nghiên cứu và sử dụng bền vững Thằn lằn bóng đuôi dài.

5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI

- Mô tả được đặc điểm hình thái và phân tích tương quan những sai khác

về hình thái theo giới tính.

- Đánh giá được mức độ đa dạng di truyền ở cấp độ quần thể và loài. So

sánh với các quần thể khác.

- Phân tích được các đặc điểm sinh thái học: dinh dưỡng, xác suất phát hiện

loài, các mô hình điểm chiếm cứ, ảnh hưởng của các yếu tố sinh cảnh, thời tiết,

khí hậu đến các mô hình.

- Mô tả được các đặc điểm sinh học sinh sản. Phân tích được tương quan

giữa kích thước cơ thể và thể tích tinh hoàn, buồng trứng, khối lượng thể mỡ,

khối lượng gan… Trình bày được một số yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm sinh sản

của Thằn lằn bóng đuôi dài.

Page 16: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

4

Chương 1

TỔNG QUAN

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI

Eutropis longicaudatus TRÊN THẾ GIỚI

1.1.1. Nghiên cứu về phân loại, sai khác hình thái theo giới tính và phân bố

1.1.1.1. Vị trí phân loại

Loài: Eutropis longicaudatus (Hallowell, 1856)

Giống: Eutropis, Fitzinger, 1843

Họ: Thằn lằn bóng (Scincidae)

Bộ: Có vảy (Squamata)

Lớp: Bò sát (Reptilia)

Vị trí phân loại của loài Thằn lằn bóng đuôi dài có những thay đổi như sau:

Hallowell mô tả loài Thằn lằn bóng đuôi dài với tên ban đầu là Euprepis

longicaudata [73]. Günther mô tả loài Eumeces siamensis nhưng sau này được

coi là tên đồng vật khách quan của loài E. longicaudatus [72]. Một số tác giả khác

mô tả các loài với tên khác nhau như Euprepes bicarinatus và Euprepes Ruhstrati

nhưng sau này được coi là tên đồng vật của loài Mabuya longicaudata [128].

Mausfeld & Schmitz phân tích quan hệ di truyền của các nhóm thằn lằn bóng và

chính thức chuyển loài Thằn lằn bóng đuôi dài thuộc giống Eutropis [100].

1.1.1.2. Sự sai khác về hình thái theo giới tính và phân bố

* Hình thái:

Thằn lằn bóng đuôi dài lần đầu tiên được mô tả bởi Hallowell vào năm

1856 dựa trên mẫu chuẩn thu ở Thái Lan. Mô tả gốc khá đơn giản: Thằn lằn bóng

đuôi dài có một đĩa trong suốt ở vảy mí mắt dưới; mặt phía trên có sự hòa trộn

Page 17: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

5

giữa màu xanh ô liu, màu trắng, màu xanh lá cây; phần nửa sau của đuôi có màu

nâu; có một dải rộng, màu đen ở mỗi bên kéo dài từ mắt đến gốc đuôi; có 30 hàng

vảy ở hai bên lưng, về chiều rộng của của vệt màu đen này có thể chiếm đến hai

hàng vảy bên lưng; cơ thể mảnh; có đuôi rất dài. Hai tấm trên mũi tiếp xúc nhau

[73].

Hình 1.1: Thằn lằn bóng đuôi dài Eutropis longicaudatus

Boulenger ghi nhận Thằn lằn bóng đuôi dài có đuôi rất dài gấp 1,5 đến 2

lần chiều dài thân, có một đĩa trong suốt ở vảy mí mắt dưới, có một tấm mũi, tấm

khiên trên đầu tương tự như loài Mabuia carinata, các hàng vảy trên lưng và vảy

bên có gờ rất rõ ràng, hai bên thân có màu hơi xanh, đôi khi có màu trắng xanh,

có một vệt màu đen kéo dài từ sau mắt đến gốc của đuôi [45].

Mô tả của Smith về loài thằn lằn này với hai tấm trên mũi tiếp xúc với

nhau, đây là một trong những đặc điểm để phân biệt với loài thằn lằn bóng hoa.

Ngoài ra, tấm trước mũi có chiều rộng lớn hơn chiều dài. Số lượng vảy quanh

thân vào khoảng 26 – 30 vảy. Phần ở trên cơ thể có màu nâu, có vệt màu đen từ

sau mắt đến gốc đuôi. Trên dải màu này đôi khi có những chấm trắng, đen xen kẽ

nhau. Kích thước từ mõm đến lỗ huyệt khoảng 115 mm, đuôi dài khoảng 230 mm

Page 18: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

6

[127]. Theo Taylor, khi nghiên cứu ở Thái Lan tác giả cho rằng đây là loài thằn

lằn bóng kích thước tương đối lớn, vẩy trước trán tiếp xúc nhau, có 26 – 30 vảy

quanh thân, kích thước SVL trung bình khoảng 101 mm. Grismer và cs cho thấy

loài này có đĩa trong suốt ở dưới mí mắt. Có trên mũi tiếp xúc với nhau. Thằn lằn

bóng đuôi dài có chân phát triển, có khả năng bám và trèo tốt. Chúng có một vệt

màu đen, đôi khi màu nâu kéo dài từ sau mắt đến gốc đuôi ở phần trên, phần dưới

dải có màu trắng [71].

* Sự sai khác về hình thái theo giới tính

Sự sai khác về hình thái theo giới tính (SSD) khá phổ biến ở các loài động

vật có xương sống, trong đó có các loài thằn lằn. Các cá thể của một giới (đực

hoặc cái) có các đặc điểm về số đo hình thái lớn hơn đáng kể so với giới còn lại

trong cùng một quần thể hoặc một loài. Một số loài có các đặc điểm như: màu sắc

cơ thể, màu lông, kích thước sừng, gạc và ngà thường tuân theo sự chi phối giới

tính rất rõ nét. Andersson và cs đưa ra các mô hình lý thuyết và kiểm tra các mô

hình này dựa trên giả thuyết giới tính quy định một số đặc điểm hình thái của cơ

thể, sự lựa chọn và sở thích giao phối, sự khác biệt trong việc phát tín hiệu giao

phối, sự hình thành và khả năng sử dụng các cơ quan đánh nhau chống lại kẻ thù

[40]. Sai khác về giới tính có thể được lựa chọn trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua

chọn lọc tự nhiên hoặc lựa chọn giới tính [48], [114], [120].

Olsson và cs nghiên cứu sai khác về hình thái theo giới tính trên thằn lằn

Niveoscincus microlepidotus ở Australia. Tác giả cho rằng sai khác về hình thái

rất phổ biến trong các loài thằn lằn, với một số đặc điểm như là kích thước đầu

(con đực thường có kích thước đầu lớn hơn con cái), khoảng cách giữa chân trước

và chân sau của con đực cũng lớn hơn con cái, kích thước vòng bụng của con cái

thường lớn hơn con đực. Điều này được tác giả giải thích như sau: Con đực trưởng

thành có sự hoạt động cạnh tranh mạnh mẽ với các con đực khác để tranh giành

thức ăn, để tranh giành con cái…; kích thước vòng bụng con cái có thể cung cấp

nhiều không gian chứa trứng hơn [107], [122], [123], [140], [141]. Trong nghiên

Page 19: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

7

cứu của mình trên đối tượng Thằn lằn bóng đuôi dài tại Đài Loan, Huang và cs

cũng đưa ra nhận xét tương tự [78], [79].

Cox đã đưa ra công thức để tính chỉ số sai khác hình thái theo giới tính dựa

trên kích thước SVL của con lớn hơn và kích thước của con bé hơn [60]. Công

thức này có ý nghĩa thực tiễn hơn so với do Lovich và Gibbons mô tả vào năm

1992 [92]. Theo đó Lovic và Gibbons dựa vào tỷ lệ giữa kích thước SVL của con

đực và con cái để chỉ ra sai khác. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều khi kích thước của

con cái vẫn lớn hơn so với con đực [60].

Nghiên cứu của Ji và cs trên loài Mabuya multifasciata ở Trung Quốc và

Gifford & Powell trên 5 loài thằn lằn thuộc giống Leiocephalus đều cho rằng kích

thước một số đặc điểm hình thái của đối tượng nghiên cứu có sự sai khác nhau có

ý nghĩa giữa con đực và con cái [67], [85].

* Phân bố:

Các tác giả ghi nhận loài Thằn lằn bóng đuôi dài phân bố ở Thái Lan gồm

Hallowell, Günther, Taylor và Zhao & Adler; ở Trung Quốc có Smith, Taylor và

Zhao & Adler, ở Cambodia có Grismer còn ở Việt Nam và Lào có Smith [18],

[23], [36], [71], [72], [73], [127], [130], [145].

1.1.2. Nghiên cứu về đa dạng di truyền

Trên thế giới có nhiều phương pháp để nghiên cứu về đa dạng di truyền cá

thể và quần thể trên các loài khác nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào sử

dụng kỹ thuật RAPD trên đối tượng Thằn lằn bóng đuôi dài.

* Dựa vào số lượng và hình dạng nhiễm sắc thể

Ota và cs nghiên cứu về số lượng, hình dạng nhiễm sắc thể của loài để đưa

ra các kết luận về đa dạng di truyền (Hình 1.2). Công trình được thực hiện trên

22 loài thằn lằn khác nhau, trong đó có Thằn lằn bóng đuôi dài. Kết quả tác giả

sơ bộ đánh giá được mối quan hệ về đa dạng di truyền giữa các loài thằn lằn thông

qua mô tả về hình thái các cặp nhiễm sắc thể. Khi nghiên cứu về hình dạng và số

Page 20: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

8

lượng nhiễm sắc thể, Ota và cs cho rằng số cặp nhiễm sắc thể của Thằn lằn bóng

đuôi dài là 16 cặp [108].

Hình 1.2: Hình dạng và số lượng các cặp nhiễm sắc thể của: Mabuya

rugifera (A), M. rudis (B), M. longicaudata (C) và M. macularia (D)

(Khoảng cách thanh ngang là 10m) [108]

Kết quả nghiên cứu của Huang và cs cho thấy số lượng cặp nhiễm sắc thể

của Thằn lằn bóng đuôi dài cái là 14 cặp (2n = 28). Thông qua số lượng, hình

dáng, kích thước các cặp nhiễm sắc thể, người ta có thể phân biệt được một số

loài trong giống thằn lằn bóng.

* Dựa vào kỹ thuật phân tích trình tự gen

Các nghiên cứu về đa dạng di truyền của loài Thằn lằn bóng giống Eutropis

dựa vào sinh học phân tử, có thể kể đến công trình của Honda và năm 1999 [75],

[76]. Nhóm tác giả đã phân tích trình tự gen ty thể 12S và 16S rRNA trên 8 loài

thằn lằn bóng là Apterygodon vittatus, Dasia gricea, D. olivacea, Lamprolepis

Page 21: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

9

smaragdina, Lygosoma bowringii, Mabuya longicaudata, M. multifasciata và M.

rudis; 2 loài thằn lằn bóng giống Mabuya thu thập từ Ấn Độ là M. quiquetaeniata

và M. striata [75], [76]. Sau đó, Honda và cs phân tích trình tự của hai gen ty thể

12S và 16S rRNA của một số mẫu Thằn lằn bóng được thu thập từ nhiều quốc

gia. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng sơ đồ mối quan hệ di truyền của nhóm

Mabuya một số vùng ở Australia. Đồng thời, tác giả cũng đã mô tả sơ đồ phát

sinh chủng loại của các loài thằn lằn giống Lygosomine châu Á và châu Phi dựa

vào trình tự DNA 825 bp của các gen ty thể 12S và 16S rRNA. Từ đó, tác giả cho

rằng có hai nhánh phân biệt ở nhóm này, trong đó một nhánh bao gồm thằn lằn

Lamprolepis và Lygosoma, nhánh còn lại bao gồm thằn lằn Apterygodon [77].

Mausfeld đã phân tích một đoạn gen 16S rRNA (487 bp) của 26 loài thằn

lằn bóng thuộc giống Mabuya được thu thập từ châu Phi, Madagascar, châu Mỹ

và châu Á. Kết quả cho thấy không có sự quan hệ về di truyền giữa các loài Thằn

lằn được thu thập ở Madagascar và châu Phi [100]. Mausfeld & Schmitz đã phân

tích đa dạng di truyền trong các loài thằn lằn bóng thuộc giống Eutropis được thu

thập ở châu Á và nghiên cứu đã đưa ra kết luận: giống thằn lằn bóng ở Châu Á là

Eutropis [101].

Whiting và cs mô tả sơ đồ phát sinh chủng loại của 82 cá thể thuộc giống

Mabuya. Trong đó có 12 loài thu thập từ Nam Mỹ, 11 loài từ Nam và Tây Phi, 7

loài từ Madagascar và 5 loài từ châu Á. Đồng thời nhóm cũng thực hiện trên một

số đoạn gen khác như Enol, C-mos, Gapdh, và MYH2. Kết quả cho thấy loài Thằn

lằn bóng đuôi dài có quan hệ gần gũi nhất với M. macularia và M. cumingi [142].

Datta-Roy và cs mô tả sơ đồ quan hệ di truyền của Thằn lằn bóng Eutropis

châu Á bằng cách sử dụng các chỉ thị 12S, 16S rRNA ty thể. Kết quả cho thấy sơ

đồ về quan hệ di truyền của các loài thằn lằn bóng, đồng thời giải thích các mối

quan hệ di truyền do sự phân chia địa chất hình thành nên các tiểu vùng (Hình

1.3) [61].

Page 22: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

10

Hình 1.3: Bản đồ mối quan hệ giữa các tiểu vùng do sự phân chia địa chất

[61]

(Mũi tên lớn chỉ sự phân tán ban đầu khi tách các tiểu vùng; mũi tên nhỏ

chỉ sự phân tán sau khi hình thành các tiểu vùng)

* Dựa vào kỹ thuật di truyền RAPD

Kỹ thuật di truyền RAPD được sử dụng rộng rãi nhất trong nghiên cứu đa

dạng di truyền [41], [54]. Một số tác giả đã sử dụng kỹ thuật này để nghiên cứu

đa dạng di truyền trên nhiều đối tượng như: rắn chuông [91], công lam Ấn Độ

[55], chuột hoang [103], bò nhà [144], ngựa vằn [47], chim đại bàng [109], sư tử,

hổ châu Á [121], cừu [74], ngựa [66], ruồi giấm [93], nai [117]... Qua đó, các tác

giả đưa ra được chỉ số đa dạng di truyền giữa các quần thể, giữa các cá thể trong

một quần thể nghiên cứu [49], [50].

Kỹ thuật di truyền RAPD đã được thực hiện nhiều trên các đối tượng động

vật. Tuy nhiên, cho đến hiện tại chưa có công trình nào nghiên cứu trên loài Thằn

lằn bóng đuôi dài bằng kỹ thuật này.

Nhận xét: Mặt dù có nhiều kỹ thuật sinh học phân tử được ứng dụng trong

nghiên cứu đa dạng di truyền và bảo tồn đa dạng sinh học: phân tích trình tự,

Page 23: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

11

AFLP, RFLP, ISSR, RAPD,… trong đó kỹ thuật chính xác nhất là phân tích trình

tự được thực hiện trên nhiều loài động vật [53], [62] [63], [84]. Tuy nhiên, ở mức

độ đánh giá sự đa dạng di truyền giữa các quần thể, giữa các cá thể trong quần

thể, kỹ thuật RAPD được xem là có rất nhiều ưu điểm [56]. Do đó, sử dụng kỹ

thuật di truyền RAPD phù hợp để thực hiện các nghiên cứu về đa dạng di truyền

nói riêng cũng như nghiên cứu về sinh thái học quần thể nói chung nhằm bảo vệ

tính đa dạng di truyền và nâng cao hiệu quả bảo tồn các loài động vật [64], [68],

[70], [90], [94], [126].

1.1.3. Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học, đặc điểm sinh sản

- Vi môi trường sống

Một số nhà sinh thái cho rằng vi môi trường sống là môi trường sống có

quy mô nhỏ, có những đặc điểm về tự nhiên như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, nơi

ở, thức ăn... có thể khác so với môi trường sống chứa nó [65]. Trên thế giới đã có

nhiều công trình nghiên cứu về vi môi trường sống và sử dụng vi môi trường sống

của các loài thằn lằn như: Anolis cristatellus [83], Hypsilurus spinipes [119],

Xenosaurus newmanorum [88], Mabuya nigropunctata [135]. Kết quả của các

nghiên cứu này cho thấy được khả năng xuất hiện của các loài thằn lằn trên các

loại vi môi trường sống, nhiệt độ và độ ẩm nơi phát hiện, liên quan giữa nhiệt độ,

độ ẩm với hoạt động sống của các loài thằn lằn... Mặt dù có nhiều nghiên cứu về

sử dụng vi môi trường sống, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về sử dụng vi môi

trường sống của loài Thằn lằn bóng đuôi dài.

- Sinh thái học dinh dưỡng, sinh sản

Về đặc điểm sinh thái học dinh dưỡng trên đối tượng Thằn lằn bóng đuôi

dài có thể kể đến các nghiên cứu của Huang và cs vào các năm 2006, 2007, 2011,

2012 [78], [79], [80], [81], [81].

Huang và cs nghiên cứu việc sử dụng vi môi trường sống, dinh dưỡng, chu

kỳ sinh sản của Thằn lằn bóng đuôi dài trên đảo nhiệt đới Orchid, Đài Loan

Page 24: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

12

(Trung Quốc). Đây là khu vực nằm ở độ cao khoảng 100m, nhiệt độ tối đa trung

bình từ tháng VI đến tháng VIII dao động 25,8-26,1 oC và 18,6-19,7 oC trong

tháng XII đến tháng II. Kết quả cho thấy có đến 50% số cá thể được quan sát tại

các hốc đá, lỗ hổng. Về thời gian đẻ trứng của Thằn lằn bóng đuôi dài xảy ra từ

tháng II đến tháng VIII. Về các loại con mồi chủ yếu gồm: châu chấu (bộ Cánh

thẳng: 31,1%), bộ Cánh cứng (20,5%), và bộ Cánh nửa (15,2%). Ngoài ra, còn

tìm thấy thức ăn là thực vật như hạt, lá, trái cây. Nghiên cứu cũng cho thấy chế

độ ăn của thằn lằn bóng có liên quan chặt chẽ với môi trường sống, thức ăn, thời

gian hoạt động và cách tìm kiếm thức ăn [78]. Nhận định này cũng tương tự với

nghiên cứu của Greene & Jaksic, Vrcibradic & Rocha [69], [138].

Huang và cs đã mô tả về hoạt động chăm sóc và bảo vệ trứng, con non của

Thằn lằn bóng đuôi dài mẹ bằng cách đặt thêm các loài bò sát ăn thịt, các loài kẻ

thù khác vào vùng đẻ trứng. Kết quả cho thấy 15 trường hợp Thằn lằn bóng đuôi

dài mẹ đã tấn công kẻ thù khi chúng chuẩn bị ăn trứng của nó. Nghiên cứu cũng

đã cho thấy thời gian canh trứng của thằn lằn cái thay đổi theo thời kỳ. Cụ thể,

thời gian canh trứng mới đẻ ở tại tổ cao nhất, tỷ lệ này giảm dần theo thời gian

sau khi đẻ trứng. Hầu hết con cái ở lại tổ ít nhất 1 tuần sau khi đẻ trứng, tỷ lệ này

giảm dần sau tuần thứ nhất. Tác giả cho rằng nếu không có sự bảo vệ trứng của

Thằn lằn mẹ thì hầu hết trứng bị các động vật ăn thịt khác tiêu thụ [79]. Chúng

lựa chọn những nơi làm tổ đẻ trứng phù hợp để tránh các loài động vật ăn thịt

[57], [113], [133], [139].

Trong một nghiên cứu tổng hợp từ năm 2001 đến 2009 trên đối tượng Thằn

lằn bóng đuôi dài, Huang & Pike đã mô tả về sự tác động của biến đổi khí hậu

đến sinh thái học của loài thằn lằn bóng này. Môi trường nghiên cứu tự nhiên

gồm: đồng cỏ tự nhiên, rừng nhiệt đới thấp. Môi trường nghiên cứu nhân tạo gồm:

các ống thoát nước, lỗ hang. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành theo dõi hoạt động

của Thằn lằn bóng đuôi dài hàng ngày trên cả môi trường tự nhiên và môi trường

nhân tạo. Kết quả cho thấy: về thời gian sinh sản cao điểm là vào khoảng tháng

Page 25: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

13

VIII. Về số lượng trứng khoảng 2-13 trứng trong một ổ trứng (trung bình có 6

trứng)... Trứng đẻ trong môi trường nhân tạo thời gian nở nhanh hơn, thời gian

trưởng thành sớm hơn cũng như có tỉ lệ sống sót cao hơn so với môi trường tự

nhiên [81].

Nghiên cứu về ảnh hưởng của động vật ăn thịt trong việc lựa chọn nơi làm

tổ của Thằn lằn bóng đuôi dài cho thấy sự lựa chọn nơi làm tổ đẻ trứng phụ thuộc

vào vị trí và sự có mặt của động vật săn mồi như rắn ăn trứng. Thằn lằn bóng đuôi

dài lựa chọn những nơi ít có mặt của các động vật ăn trứng để làm tổ và những

nơi có ít loài thằn lằn khác đã làm tổ trước đó [82], [52], [123].

Norval và cs đã phân tích thành phần thức ăn của 6 loại thằn lằn bóng ở

Đài Loan, trong đó có Thằn lằn bóng đuôi dài [106]. Kết quả nghiên cứu cho thấy

thành phần thức ăn của Thằn lằn bóng đuôi dài tương tự với kết quả nghiên cứu

của Huang. Tuy nhiên, một thành phần thức ăn không có trong báo cáo của Huang

là giun đất [78].

Nhận xét: Các nghiên cứu về sinh thái học dinh dưỡng của Thằn lằn bóng

đuôi dài chủ yếu tập trung tại Đài Loan với nhiều công bố của Huang và cs. Tuy

nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu thực hiện trên đối tượng Thằn lằn bóng đuôi

dài ở Đài Loan, chưa thực hiện đối với các mẫu ở các nước khác.

- Xác suất phát hiện loài, các yếu tố liên kết với mô hình điểm chiếm cứ

MacKenzie là người tiên phong cũng như có nhiều công trình nghiên cứu

liên quan đến xác suất phát hiện loài, các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình điểm

chiếm cứ, khả năng sử dụng vi môi trường sống. Nhóm tác giả đã áp dụng phương

pháp đánh giá xác suất phát hiện loài và tỷ suất điểm chiếm cứ trên đối tượng là

hai loài lưỡng cư Pseudacris crucifer và Bufo americanus, đây được xem là một

chương trình giám sát quy mô lớn nhất tại Maryland, Hoa Kỳ [95].

Năm 2003, MacKenzie sử dụng chương trình này trên đối tượng là loài kỳ

nhông hổ Ambystoma tigrinum ở Minesota, Hoa Kỳ. Tác giả kết luận rằng mô

Page 26: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

14

hình này không nhất thiết phải yêu cầu sự ổn định và tuyệt đối chính xác như một

số phương pháp khác [96]. Tuy nhiên, phương pháp đòi hỏi phải thu thập dữ liệu

phát hiện/không phát hiện tương tự như trong phương pháp đánh dấu bắt lại theo

mô tả của Pollock [111], [112].

Năm 2004, tác giả tiến hành mô hình trên đối tượng là kỳ nhông cạn

Plethodon glutinosus [97]. Đến năm 2006, MacKenzie đã tiến hành nghiên cứu

đánh giá tỷ suất điểm chiếm cứ trên đối tượng áp dụng là một loài côn trùng đặc

hữu Deinacrida mahoenui của New Zealand [98].

Ngoài ra, phương pháp này còn được sử dụng thành công để đánh giá các

tỷ suất điểm chiếm cứ trên một số đối tượng như cá Pteronotropis welaka ở

Georgia [38], [39]; các loài ếch ở Michigan [118]; các loài kì nhông ở Vườn quốc

gia Great Smoky [42] và các loài khác như cú lông đốm (Strix occidentalis) ở

California [105]...

Nhận xét: Phương pháp này đã được áp dụng thành công trên nhiều đối

tượng động vật với độ chính xác cao, phù hợp với các chương trình giám sát động

vật, các mô hình phân bố của quần thể và quần xã. Phương pháp này có thể xem

xét và suy luận các mô hình dưới điều kiện biến đổi của khí hậu, đánh giá và chọn

lọc mô hình trên cơ sở xác suất tuyệt đối kết hợp với mức độ tác động của các

yếu tố ảnh hưởng. Từ đó đưa ra được các sinh cảnh, điều kiện phù hợp nhất cho

hoạt động phát triển của động vật [86], [87].

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI Eutropis

longicaudatus (Hallowell, 1856) Ở VIỆT NAM VÀ THỪA THIÊN HUẾ

1.2.1. Nghiên cứu về phân loại, sai khác hình thái theo giới tính và phân bố

1.2.1.1. Vị trí phân loại

Ở Việt Nam, tên thường gọi của loài này là Thằn lằn bóng đuôi dài, một số

nơi gọi là rắn mối. Tuy nhiên, trong dân gian rắn mối là tên gọi chung cho các

loài thằn lằn bóng giống Thằn lằn bóng.

Page 27: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

15

- Tên gọi Mabuya longicaudata

Trong các nghiên cứu khoa học ở Việt Nam, tên gọi của loài này cũng thay

đổi nhiều lần theo sự thay đổi tên của các nghiên cứu trên thế giới. Công bố đầu

tiên về loài này tại Việt Nam vào năm 1937 trong nghiên cứu của Bourret. Tác

giả gọi Thằn lằn bóng đuôi dài là Mabuya longicaudata [46].

Theo báo cáo kết quả điều tra cơ bản ếch nhái và bò sát miền Bắc Việt Nam

của Trần Kiên và cs, loài Thằn lằn bóng đuôi dài đều sử dụng tên Mabuya

longicaudata [17]. Sau đó nhiều tác giả đã sử dụng tên gọi này trong các công

trình của mình [1], [2], [5], [10], [11], [14], [16], [20], [21], [22], [33], [34], [35].

- Tên gọi Eutropis longicaudata

Cho đến năm 2009, trong công trình về khu hệ lưỡng cư và bò sát Việt

Nam, Nguyễn Văn Sáng và cs sử dụng tên gọi Eutropis longicaudata để chỉ loài

Thằn lằn bóng đuôi dài [104]. Các tác giả khác sau đó bắt đầu sử dụng tên gọi

[28], [32].

- Tên gọi Eutropis longicaudatus

Hiện nay những người nghiên cứu về lưỡng cư và bò sát ở Việt Nam đều

thống nhất dùng tên khoa học của loài thằn lằn này là Eutropis longicaudatus để

phù hợp về giống và số trong ngữ pháp tiếng Latinh [7], [8], [9].

1.2.1.2. Sự sai khác về hình thái theo giới tính và phân bố

* Hình thái:

Các nghiên cứu về phân loại học loài Thằn lằn bóng đuôi dài ở Việt Nam

đã có từ rất sớm. Mô tả của Smith về loài thằn lằn này có đuôi dài vào khoảng

115 - 230 mm. Số vảy quanh giữa thân của cơ thể từ 26 - 30 vảy, thường có 3 củ

bàn chân [127].

Bourret nghiên cứu trên loài Mabuya longicaudata được thu thập từ Gia

Lâm, Bắc Giang. Ông đã mô tả kích thước 2 mẫu ở Gia Lâm về chiều dài thân và

Page 28: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

16

chiều dài đuôi là: 99 + 250 mm và 119 + 243 mm. Mẫu ở Bắc Giang có kích

thước: 103 + 182 mm và 92 mm + kích thước đuôi bị đứt [46].

Theo mô tả của Hoàng Ngọc Thảo, Hoàng Xuân Quang, Ngô Đắc Chứng,

Thằn lằn bóng đuôi dài có đầu ít phân biệt với cổ, phủ vảy tấm đối xứng. Mõm

tù, tấm mõm có chiều dài gấp 2 lần chiều rộng, tiếp xúc với tấm mép trên thứ

nhất. Có một cặp tấm gáy chiều dài bằng 1/3 chiều rộng, tiếp xúc nhau, đôi khi

ngăn cách bởi một vảy nhỏ. Lỗ mũi tròn, nằm giữa tấm mũi; Tấm trên mũi tiếp

xúc nhau. Có hai tấm má, sáu – bảy tấm trên mí mắt, một - hai tấm trên trước ổ

mắt, 7 - 11 vảy sau ổ mắt, một vảy sau trên ổ mắt, ba hàng vảy thái dương, sáu –

bảy tấm mép trên, sáu – bảy tấm mép dưới, một tấm sau cằm. Vảy thân đồng đều,

xếp theo hình ngói lợp từ trước ra sau [29]. Vảy lưng lớn hơn vảy bên; trên vảy

có ba gờ (gờ hai bên rõ, gờ ở giữa yếu), phân biệt với các hàng vảy bên thân có

gờ yếu hơn; vảy bụng nhẵn. Có 26 - 30 hàng vảy bao quanh giữa thân (kể cả vảy

bụng). Chi trước có sáu - chín bản mỏng dưới ngón I, 14 - 19 bản mỏng dưới

ngón III, 15 - 20 bản mỏng dưới ngón IV. Chi sau có 8 - 11 bản mỏng dưới ngón

I, 18 - 22 bản mỏng dưới ngón III, 22 - 27 bản mỏng dưới ngón IV. Thân màu

nâu sáng hoặc sẫm, mặt bụng và phía dưới các chi sáng màu hơn trên lưng. Hai

bên thân có những vệt đen (bằng khoảng ba hàng vảy) kéo dài từ sau mắt đến gốc

đùi, đôi khi mặt bên lưng có các đốm trắng. Có một vệt đen mảnh từ sau mép đến

gốc vai [28].

Ngô Đắc Chứng và cs mô tả về hình thái của Thằn lằn bóng đuôi dài cho

thấy: phần lớn các các thể trong nghiên cứu có chiều dài thân 70 – 109 mm. Chiều

dài đuôi trung bình của con đực là 131,41 ± 32,75 mm, con cái 140,8 ± 5,14 mm.

Phần đầu có hình tam giác, các tấm vảy ở trước mắt xếp đối xứng nhau, ở hai tấm

trên mủi chạm nhau. Vảy của chúng có hai gờ song song nhau, hai bên sườn có

hai vệt màu đen chạy dài từ mắt đến trước chi sau, bụng có màu xanh. Dưới cằm

có màu xanh nhạt, đến mùa sinh sản chúng có màu nổi bật hơn. Vảy ở phần bụng

có màu xanh sáng hơn vảy ở phần lưng [7].

Page 29: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

17

* Sự sai khác về hình thái theo giới tính:

Ở Việt Nam, nghiên cứu về sai khác về hình thái theo giới tính có thể kể

đến công trình của Ngô Đắc Chứng, Ngô Văn Bình (2014) trên đối tượng Thằn

lằn bóng hoa Eutropis multifasciatus. Trong nghiên cứu này, tác giả phân tích các

kích thước của Thằn lằn bóng hoa trưởng thành như: chiều dài mõm đến lỗ huyệt,

chiều dài dầu, chiều rộng đầu. Từ đó nghiên cứu mối liên quan giữa các hình thái

này với nhau, giữa con đực trưởng thành với con cái trưởng thành… Đồng thời,

tác giả phân tích và đánh giá liên quan giữa kích thước của con đực và con cái

với các mô hình tìm kiếm thức ăn, mô hình tranh giành lãnh thổ, con cái… [58].

Nhận xét: Tại Việt Nam, chỉ có một công trình nghiên cứu về sai khác giới

tính, tuy nhiên được thực hiện trên đối tượng Thằn lằn bóng hoa.

* Phân bố:

Năm 2002, Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc ghi nhận về Eutropis

longicaudatus ở vườn quốc gia Cát Tiên trong nghiên cứu về thành phần loài bò

sát, ếch nhái ở tại vườn quốc gia Cát Tiên [26]. Loài này cũng đã được ghi nhận

phân bố ở Khánh Hòa, An Giang, Đồng Tháp, Đăk Nông và Quảng Trị [3], [4],

[6], [15], Quảng Nam [13] và Thanh Hóa [31].

Bobrov và Semenov, Nguyễn Văn Sáng và cs đã bổ sung thêm hai loài

Eutropis chapaensis và Eutropis darevskii vào giống Thằn lằn bóng tại Việt Nam

[27], [43].

Hoàng Ngọc Thảo và cs (2013), trong nghiên cứu về đặc điểm hình thái

các loài thằn lằn trong giống Eutropis Fitzinger, (1843) ở Bắc Trung Bộ gồm

Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Vườn Quốc gia Bạch Mã – Thừa Thiên Huế đã

xác định khu vực Bắc Trung Bộ có 4 trong tổng số 5 loài thuộc giống Eutropis ở

Việt Nam là Eutropis chapaensis, Eutropis macularia, Eutropis multifasciata và

Eutropis longicaudatus [28].

Page 30: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

18

1.2.2. Nghiên cứu về đa dạng di truyền

Ở Việt Nam, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu về đa dạng di

truyền trên đối tượng Thằn lằn bóng đuôi dài.

1.2.3. Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học

* Sinh thái học dinh dưỡng:

Năm 2007, Ngô Đắc Chứng đã tiến hành nghiên cứu về một số đặc điểm

dinh dưỡng và sinh sản của 3 loài thằn lằn bóng giống Eutropis là Eutropis

multifasciatus, Eutropis macularius và Eutropis longicaudatus ở Khánh Hòa [3].

Năm 2009, nghiên cứu của Lê Thắng Lợi và Ngô Đắc Chứng được tiến

hành ở thành phố Huế và bốn huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế trên cả hai loài

Eutropis longicaudatus và E. multifasciatus. Tác giả tiến hành đo nhiệt độ, độ ẩm

nơi xuất hiện của thằn lằn bóng, mô tả và phân chia các loại sinh cảnh, nơi ở của

thằn lằn bóng trên các địa điểm nghiên cứu, số lần phát hiện các loài thằn lằn

bóng. Ngoài ra tác giả còn phân tích ảnh hưởng các điều kiện vô sinh đến hoạt

động của thằn lằn bóng. Kết quả cho thấy đây là loài ưa nhiệt, hầu hết được tìm

thấy ở những nơi có ánh nắng. Thời gian hoạt động bắt đầu từ 8h đến 16h hằng

ngày. Tần số bắt gặp cao nhất từ 9 giờ - 11 giờ. Về dinh dưỡng: thức ăn chủ yếu

là bộ Cánh thẳng, tiếp theo là bộ Cánh cứng. Về phổ thức ăn Thằn lằn bóng đuôi

dài có phổ thức ăn hẹp hơn Thằn lằn bóng hoa đồng thời khối lượng thức ăn, cũng

như độ béo của Thằn lằn bóng hoa lớn hơn Thằn lằn bóng đuôi dài. Tác giả cũng

so sánh giữa 2 loại thằn lằn bóng ở Thừa Thiên Huế và Khánh Hòa cho thấy

không có sự khác nhau đáng kể về khối lượng thức ăn và độ no, độ béo [20].

Hoàng Xuân Quang và Nguyễn Huy Hoàng (2009) nghiên cứu về đặc điểm

sinh thái học của thằn lằn bóng đốm Eutropis macularius ở vườn quốc gia Bạch

Mã, Thừa Thiên Huế. Kết quả cho thấy loại thức ăn bắt gặp nhiều nhất là bộ Cánh

đều, tiếp đến là nhện. Về thời gian hoạt động từ 7 giờ đến 17 giờ, trong đó thời

gian hoạt động mạnh nhất là từ 10 giờ đến 11 giờ [24].

Page 31: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

19

Năm 2015, Ngô Đắc Chứng và cs nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng của

loài Thằn lằn bóng hoa tại Thừa Thiên Huế. Kết quả cho thấy đa số thức ăn của

thằn lằn bóng hoa là: nhện, ấu trùng côn trùng, ốc, châu chấu, dế. Đồng thời, tác

giả cũng cho rằng thành phần thức ăn, kích thước con mồi, khối lượng con mồi

của Thằn lằn bóng hoa thay đổi giữa các mùa và giữa các vùng khác nhau. Kích

thước và khối lượng con mồi của thằn lằn đực lớn hơn thằn lằn cái. Điều này phù

hợp với mô hình tìm kiếm thức ăn rộng của thằn lằn bóng hoa [8].

* Xác suất phát hiện loài, các yếu tố liên kết với mô hình điểm chiếm cứ

Cho đến nay, nghiên cứu về xác suất phát hiện loài, các yếu tố liên kết với

mô hình điểm chiếm cứ là một hướng nghiên cứu hiện đại và chính xác, tuy nhiên

hướng nghiên cứu này trên đối tượng thằn lằn bóng nói chung, Thằn lằn bóng

đuôi dài nói riêng chưa được nghiên cứu tại Việt Nam.

1.2.4. Nghiên cứu về đặc điểm sinh sản

Nghiên cứu về đặc điểm sinh sản của Thằn lằn bóng đuôi dài có nghiên

cứu của Lê Thắng Lợi & Ngô Đắc Chứng về đặc điểm sinh học và sinh thái hai

loài Thằn lằn bóng Eutropis longicaudatus và E. multifasciatus ở Thừa Thiên

Huế. Kết quả cho thấy mùa sinh sản của loài Eutropis longicaudatus từ tháng IV

đến tháng VIII. Cá thể cái trưởng thành có chiều dài thân khoảng 83 mm. Mùa

sinh sản của loài Eutropis multifasciatus khoảng tháng IV đến tháng VII, cá thể

cái có thân dài khoảng 95 mm [20].

Ngô Đắc Chứng và Trương Tấn Mỹ nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng

và sinh sản của giống Thằn lằn bóng Mabuya Fitzinger, (1826) ở Khánh Hòa.

Trong nghiên cứu này tác giả đã giới thiệu về đặc điểm thức ăn, đặc điểm về cơ

quan sinh dục và sự sinh sản của 3 loài Eutropis longicaudatus, E. macularius và

E. multifasciatus [3].

Tóm lại, trên đối tượng Thằn lằn bóng đuôi dài, các tác giả nghiên cứu tập

trung về hình thái, phân loại, phân bố. Một số nghiên cứu cơ bản về sinh thái học

Page 32: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

20

dinh dưỡng và đặc điểm sinh sản trên các loài khác nhau thuộc giống Eutropis.

Tại Thừa Thiên Huế chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ về hình thái, sai

khác về hình thái theo giới tính, đa dạng di truyền giữa các quần thể Thằn lằn

bóng đuôi dài, nghiên cứu đầy đủ về sinh thái học dinh dưỡng, khả năng sử dụng

vi môi trường sống, xác suất phát hiện loài, các yếu tố liên kết với mô hình điểm

chiếm cứ, đặc điểm sinh sản trên đối tượng Thằn lằn bóng đuôi dài.

1.4. KỸ THUẬT DI TRUYỀN RAPD

Vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, một kỹ thuật phân tử mới dựa trên

nguyên tắc PCR với tên gọi là RAPD (Random amplified polymorphic DNA) đã

ra đời một cách độc lập tại hai phòng thí nghiệm khác nhau [143].

Ưu điểm của kỹ thuật di truyền RAPD gồm có: Kỹ thuật RAPD dễ thực

hiện do không cần biết trước trình tự bộ gene của đối tượng cần nghiên cứu; Thao

tác đơn giản; Chất lượng DNA khuôn không cần độ tinh sạch cao; Thời gian thực

hiện nhanh và khả năng nhân bản cao với chi phí thực hiện thấp. Kỹ thuật RAPD

thường được sử dụng kết hợp với những kỹ thuật cao cấp khác để đánh giá đa

dạng di truyền và nhận diện chỉ thị phân tử có độ tin cậy cao [12].

Ngoài những ứng dụng trong nghiên cứu sự đa đạng sinh học và nguồn gốc

di truyền của các loài động vật, thực vật và vi sinh vật, chỉ thị RAPD cũng được

sử dụng cho những mục đích như: lập bản đồ liên kết, xác định những gen liên

kết với một tính trạng nào đó; Phân tích cấu trúc di truyền của quần thể; Phát hiện

sự khác biệt trong các dòng soma [19].

Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu sử dụng kỹ thuật RAPD.

Các nghiên cứu này tập trung trên các đối tượng thực vật có thể kể đến như: vải

thiều, lúa, đu đủ, bưởi, thanh trà, điều và trên đối tượng động vật có nghiên cứu

về rắn hổ mang của Ngô Thị Kim và cs. năm 2003 [19] . Tuy nhiên, chưa có công

trình nghiên cứu trên đối tượng Thằn lằn bóng đuôi dài.

Page 33: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

21

1.5. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI CỦA VÙNG

NGHIÊN CỨU

1.5.1. Vị trí địa lí, địa hình

A Lưới là một huyện miền núi biên giới của tỉnh Thừa Thiên Huế có diện

tích tự nhiên 1.224,64 km2. Tọa độ 16o16’12’’ độ vĩ Bắc - 107o14’02’’ độ kinh

Đông. Ranh giới hành chính của huyện được xác định: Phía Bắc giáp huyện

Phong Điền và huyện Đa Krông, tỉnh Quảng Trị; Phía Nam giáp huyện Tây

Giang, tỉnh Quảng Nam; Phía Đông giáp thị xã Hương Trà, huyện Nam Đông và

thị xã Hương Thủy; Phía Tây giáp Lào. Huyện có 20 xã (Hồng Thủy, Hồng Vân,

Hồng Trung, Hồng Kim, Hồng Hạ, Hồng Bắc, Bắc Sơn, Hồng Quảng, A Ngo,

Sơn Thủy, Phú Vinh, Nhâm, Hồng Thái, Hồng Thượng, Hương Phong, Hương

Lâm, Đông Sơn, A Đớt, A Roằng, Hương Nguyên) và 01 thị trấn (Niên giám

thống kê Thừa Thiên Huế, 2016).

Hình 1.4: Bản đồ hành chính huyện A Lưới

Page 34: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

22

A Lưới là vùng núi có độ cao trung bình thuộc sườn phía Tây dãy Trường

Sơn Bắc. Tại đây có các nhóm đá chủ là macma acid, trầm tích hỗn hợp và biến

chất. Độ cao trung bình ở đây là 700 – 900 m, trong đó có một số đỉnh núi cao

trên 1500 m. Do vận động kiến tạo đã hình thành nên thung lũng sụt lún A So –

A Lưới với phương cấu trúc chung là Tây Bắc – Đông Nam.

Hệ thực vật ở A Lưới gồm nhiều tầng đặc trưng, nhiều dây leo, cây gỗ lớn

như: gõ (gụ), mật, chò chỉ, lim xanh, kiền kiền, dầu... Đó là kiểu rừng kín thường

xanh mưa mùa nhiệt đới. Bên cạnh đó, ở vài khu vực núi cao hơn còn xuất hiện

hệ thực vật cận nhiệt đới (á nhiệt đới) có sự xen lẫn cây lá rộng với cây lá kim

như hoàng đàn giả, thông tre, kim giao. Nói chung, tiểu vùng sinh thái phân bố

thực vật này ở tỉnh nhà còn lại ít và ngày càng thu hẹp hơn.

1.5.2. Khí hậu

1.5.2.1. Nhiệt độ

Ở A Lưới, nhiệt độ trung bình năm giảm xuống 20 – 22 °C khi lên cao 500

- 800 m và dưới 18°C tại vùng núi cao trên 1.000 m. Về mùa đông nhiệt độ trung

bình tháng I giảm xuống 17 – 18 °C trên vùng núi với độ cao 400 - 600 m và xấp

xỉ 16 °C ở vùng núi cao hơn 800 m. Khi gió mùa Đông Bắc tràn về nhiệt độ thấp

nhất vùng núi cao dưới 5 °C. Trong mùa hè vào các tháng nóng nhất tháng VI -

VII nhiệt độ trung bình 24 – 25 °C tại vùng núi. Khi có gió mùa Tây Nam khô

nóng nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 37 – 38 °C trên vùng núi cao. Biên độ nhiệt

độ ngày mùa hè ở A Lưới đạt tới 10 – 12 °C, còn về mùa đông biên độ nhiệt độ

ngày tại A Lưới giảm xuống 6 – 8 °C.

1.5.2.2. Độ ẩm

Độ ẩm tương đối trung bình năm của không khí tăng theo độ cao địa hình

và có giá trị từ 83 đến 87% tùy theo vùng cụ thể. Độ ẩm tương đối trung bình của

không khí cao nhất hàng năm đạt tới 86 - 87% ở núi cao trên. Thời gian độ ẩm

không khí thấp kéo dài từ tháng V - VIII và trùng với thời kỳ hoạt động gió mùa

Page 35: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

23

Tây Nam khô nóng. Trong thời kỳ này 79 - 87% tại vùng núi, trong đó độ ẩm

tương đối thấp nhất (cực tiểu) rơi vào tháng VII. Khi gió Tây Nam khô nóng hoạt

động mạnh độ ẩm tương đối không khí có thể xuống dưới 30%. Thời kỳ độ ẩm

tương đối không khí tăng cao kéo dài từ tháng IX đến tháng III năm sau), đạt cực

đại vào tháng XI - XII với giá trị 89 - 92%.

Hình 1.5: Biểu đồ nhiệt độ và độ ẩm trung bình qua các tháng

(Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế, 2010, 2016)

1.5.2.3. Chế độ mưa, nắng

Trung tâm mưa lớn Tây A Lưới có lượng mưa trung bình năm trên 3.400

mm, có năm vượt quá 5.000 mm (Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế 2016).

Page 36: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

24

Hình 1.6: Biểu đồ lượng mưa và số ngày nắng trung bình qua các tháng

Lượng mưa tăng đần từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam cũng như

phụ thuộc vào mùa mưa hay ít mưa. Tại vùng đồi núi, trong đó A Lưới - Nam

Đông - Bạch Mã là 31 - 34%. Lượng mưa của mùa mưa ít (tháng I - IV) tại A

Lưới dao động trong khoảng 3 - 8% tổng lượng mưa năm. Đối với mùa mưa nhiều

chiếm 68 - 78% tổng lượng mưa năm tại vùng núi. Mưa đặc biệt lớn trong hai

tháng 10 và 11, tổng lượng mưa II tháng này chiếm tới 48 - 53% tổng lượng mưa

năm. Chênh lệch giữa các tháng mưa nhiều nhất và tháng mưa ít nhất đến 700 -

l.000 mm, trong đó lượng mưa của tháng mưa nhiều nhất gấp 20 - 40 lần tháng

mưa ít nhất.Từ tháng IX trở đi số giờ nắng giảm nhanh, sau đó lại tăng nhanh từ

các tháng đầu của năm sau (Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế 2016).

Page 37: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

25

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là loài Thằn lằn bóng đuôi dài Eutropis

longicaudatus (Hallowell, 1856).

Vị trí phân loại:

Loài: Eutropis longicaudatus (Hallowell, 1856)

Giống: Eutropis, Fitzinger, 1843

Họ: Thằn lằn bóng (Scincidae)

Bộ: Có vảy (Squamata)

Lớp: Bò sát (Reptilia)

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu

Huyện A Lưới (16°00’57” – 16°27’04” N, 107°00’56” – 107°31’05” E)

thuộc vùng Tây Nam Thừa Thiên Huế.

2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

2.2.1. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 6/2014 đến tháng 6/2017 phân bổ cho các nội dung như sau:

- Nghiên cứu về hình thái, sai khác về hình thái theo giới tính, sinh thái học

dinh dưỡng: 6/2014 – 5/2015.

- Nghiên cứu về xác suất phát hiện loài, mô hình điểm chiếm cứ: 1/2015 –

9/2015.

- Nghiên cứu về đặc điểm sinh sản: 9/2015 – 8/2016

- Nghiên cứu về đa dạng di truyền: 5/2016 – 8/2016

- Xử lý số liệu: 6/2015 – 12/2016

Page 38: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

26

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu

Các điểm nghiên cứu về hình thái, đa dạng di truyền, dinh dưỡng, sinh sản:

Khu vực Xã/Thị trấn Tọa độ

Khu vực 1

Xã Hương Lâm 16°07’53”N, 107°20’17”E

Xã Hương Phong 16°11′01″N 107°19′11″E

Xã Hồng Thượng 16°11′13″N, 107°15′47″E

Khu vực 2

Xã Sơn Thủy 16°14’48”N, 107°15’25”E

Thị trấn A Lưới 16°17′23″N, 107°13′52″E

Xã Nhâm 16°13′43″N, 107°10′59″E

Khu vực 3

Xã Hồng Kim 16°19′44″N, 107°13′52″E

Xã Hồng Vân 16°22’19”N, 107°06’51”E

Xã Hồng Bắc 16°16′09″N, 107°10′44″E

Hình 2.1: Bản đồ khu vực nghiên cứu di truyền, dinh dưỡng, sinh sản

Page 39: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

27

Các điểm nghiên cứu về giám sát (Hình 2.2):

- Các điểm NC thuộc sinh cảnh 1: Khu vực rừng lâm nghiệp và rừng trồng

thuần loại, xa khu dân cư, không có dấu hiệu hoạt động của gia súc, gia cầm.

- Các điểm NC thuộc sinh cảnh 2: Khu vực vườn nhà, vườn trồng, khu chăn

nuôi, cây bụi, trảng cỏ, gần nhà dân, có dấu hiệu hoạt động của gia súc, gia cầm.

- Các điểm NC thuộc sinh cảnh 3: Khu vực ven sông suối, thực vật chủ yếu

là cây bụi, xa khu dân cư, không có dấu hiệu hoạt động của gia súc, gia cầm.

Hình 2.2. Vị trí 42 các điểm giám sát tại huyện A Lưới

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊ N CỨU

2.3.1. Khảo sát thực địa

2.3.1.1. Khảo sát vi môi trường sống và tập tính hoạt động

Page 40: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

28

* Khảo sát vi môi trường sống

- Thu thập các số liệu liên quan tại vị trí phát hiện loài như: nhiệt độ, độ

ẩm, lượng mưa, ánh sáng, độ cao, tọa độ và loại môi trường sống.

- Dùng máy ảnh để chụp khi quan sát, ghi nhật ký nghiên cứu, lập các phiếu

theo dõi để ghi lại kết quả, quan sát tại nơi nghiên cứu.

* Tập tính hoạt động

- Quan sát, ghi nhận tập tính như: hoạt động bắt mồi, phơi nắng, trốn chạy

kẻ thù, môi trường sống, nơi ẩn nấp, nhiệt độ, độ ẩm…

- Khi quan sát các tập tính giữ khoảng cách ≥ 3 mét để tránh ảnh hưởng

của người quan sát. Khi phát hiện Thằn lằn bóng đuôi dài khoảng 1-2 phút, bắt

đầu quan sát và ghi nhận từ 5 đến 10 phút. Ghi nhận tần số và thời gian của các

hoạt động: săn mồi, rình mồi, giao phối, phơi nắng, đánh nhau và một số tập tính

khác.

2.3.1.2. Thu mẫu

- Tùy theo nội dung và địa điểm nghiên cứu, chọn các điểm có phân bố của

loài này, có sinh cảnh đặc trưng để theo dõi, quan sát đều đặn trong từng đợt.

Thời gian tiến hành khảo sát và thu mẫu từ 7 giờ sáng đến 17 giờ chiều.

- Thu mẫu trực tiếp bằng tay, câu (với mồi câu là cào cào, nhện, giun đất...)

hoặc dùng bẫy hố, bẫy lưới để vây bắt. Mẫu thu dùng để nghiên cứu dinh dưỡng,

hình thái được thả lại vào tự nhiên sau khi tiến hành. Các mẫu dùng cho nghiên

cứu sinh sản và di truyền: làm tử vong đối tượng sau khi ghi lại các số đo hình

thái bằng ngâm vào nước hoặc gây mê bằng ete. Bảo quản mẫu trong cồn 70o.

- Quan sát hình dạng bên ngoài để xác định loài Thằn lằn bóng đuôi dài

dựa vào chiều dài đuôi, hình dạng đầu, màu sắc thân, số vảy quanh thân... Xác

định giới tính của Thằn lằn bóng đuôi dài thông qua màu sắc, kích thước vòng

Page 41: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

29

bụng, kích thước mõm, kích thước của chân, số đốm trắng hai bên sườn, màu sắc

hai vạch chạy dài từ sau mắt đến chi sau, số củ bàn chân.

2.3.1.3. Đo hình thái, rửa dạ dày

* Đo hình thái

- Sử dụng thước kẹp điện tử độ chính xác 0,01 mm (Mitutoyo, Kawasaki,

Nhật Bản) để đo các số đo hình thái. Cân khối lượng bằng cân điện tử với độ

chính xác ± 0,1 g (Prokits, Taipei, Đài Loan). Dùng phiếu ghi hình thái để ghi số

liệu từng mẫu tương ứng. Các số đo hình thái gồm: chiều dài thân (SVL - chiều

dài từ mút mõm đến lỗ huyệt), chiều dài đuôi (TL - chiều dài từ lỗ huyệt đến mút

đuôi), chiều dài đầu (HL - khoảng cách từ mút mõm đến mép trước của tai), chiều

rộng đầu (HW - đường nằm ngang ở phía sau hàm dưới), chiều rộng miệng (MW

- đường nằm ngang ở phía sau quai hàm).

* Rửa dạ dày theo phương pháp của Solé và cs mô tả năm 2005

Chuẩn bị:

- Ống nhựa mềm làm ống dẫn có đường kính từ 2 - 4 mm.

- Xi-ranh (30 và 60 cc) để bơm nước vào dạ dày.

- Phễu, rây lọc, dụng cụ đo thể tích nước, túi ni lông đựng thức ăn khi bơm

nước, cồn 70o có dán nhãn.

- Thau nhỏ đựng nước, cân điện tử bỏ túi, thước kẹp kỹ thuật số.

Tiến hành:

- Bước 1: Tiến hành bơm nước (tốt nhất cần có 3 người cùng thao tác).

+ Một người giữ mẫu sao cho đầu hơi chúc xuống, dùng panh hoặc

ống nhựa để kích thích Thằn lằn bóng đuôi dài mở miệng. Sau đó chèn panh hoặc

ống nhựa để giữ miệng.

Page 42: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

30

+ Một người dùng ống nhựa mềm, đẩy nhẹ vào thực quản đến đáy

của dạ dày thì dừng lại và giữ nguyên vị trí của ống thông (kỹ thuật này bắt buộc

người thực hiện phải có kỹ thuật tốt, nếu không có thể làm cho dạ dày bị thủng).

+ Một người bơm nước từ xi-ranh, ban đầu cần bơm ít nước để bôi

trơn dạ dày (5 đến 10 ml), sau đó tiến hành đẩy nước vào bình thường để rửa dạ

dày. Những lần bơm đầu tiên nên đẩy nước vào với tốc độ vừa phải, những lần

sau mới đẩy mạnh để thức ăn thoát ra ngoài theo dòng nước. Khi thấy thức ăn là

có kích thước lớn trào ra thì dừng lại, dùng panh để kẹp và từ từ kéo ra, sau đó

tiếp tục bơm nước bình thường với tốc độ mạnh hơn lần trước, khi không thấy

thức ăn trào ra nữa thì dừng bơm nước. Khi bơm cần để chậu đựng nước phía

dưới để hứng nước và thức ăn.

- Bước 2: Dùng rây lọc thức ăn sau khi bơm xong, chuyển thức ăn vừa thu

được vào trong các lọ nhỏ có chứa cồn 75o có dán kí hiệu mẫu để bảo quản.

- Bước 3: Thằn lằn bóng bơm nước xong, thả chúng ra môi trường tự nhiên

tại vị trí đã thu ban đầu.

Đây là một phương pháp nghiên cứu dinh dưỡng có nhiều ưu điểm trong

nghiên cứu dinh dưỡng của động vật. Đặc biệt là không gây tử vong cho mẫu

nghiên cứu mà vẫn thu được thức ăn chứa trong dạ dày.

2.3.1.4. Giám sát điểm

Theo phương pháp của MacKenzie và cs năm 2002 tiến hành chọn 3 sinh

cảnh tại vùng nghiên cứu gồm:

Khu vực rừng lâm nghiệp và rừng trồng thuần loại, xa khu dân cư, không

có dấu hiệu hoạt động của gia súc, gia cầm: ký hiệu Sinh-cảnh-1.

Khu vực vườn nhà, vườn trồng, khu chăn nuôi, cây bụi, trảng cỏ, gần nhà

dân, có dấu hiệu hoạt động của gia súc, gia cầm: ký hiệu Sinh-cảnh-2.

Page 43: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

31

Khu vực ven sông suối, thực vật chủ yếu là cây bụi, xa khu dân cư, không

có dấu hiệu hoạt động của gia súc, gia cầm: ký hiệu Sinh-cảnh-3.

- Mỗi sinh cảnh tiến hành khảo sát 14 điểm. Mỗi điểm khảo sát có diện tích

khoảng 1000 m2 (20 × 50 m) cách nhau tối thiểu khoảng 500 m.

- Hai người quan sát một điểm (mỗi người quan sát 10 mét theo chiều rộng

và 50 mét theo chiều dài). Một đợt khảo sát phải tiến hành khảo sát tất cả các

điểm.

Hình 2.3: Mô tả cách quan sát trong giám sát điểm

- Nếu phát hiện Thằn lằn bóng đuôi dài ghi “1”, không phát hiện ghi “0”.

Nếu gặp 10 cá thể tại một điểm thì phải lấy tất cả các biến khảo sát tương ứng với

mỗi cá thể được phát hiện. Mỗi tháng tiến hành khảo sát một đợt. Ghi nhận các

yếu tố như nhiệt độ (ký hiệu Nhiệt_độ), độ ẩm (ký hiệu Độ_ẩm), thời tiết nắng

(ký hiệu Nắng), thời tiết mưa (ký hiệu Mưa), và thời tiết khác (ký hiệu Khác),…

2.3.1.5. Nghiên cứu các đặc điểm sinh sản và di truyền

- Thu mẫu tại thực địa, ghi các số đo hình thái. Sau đó mẫu được bảo quản

trong dung dịch cồn 70o để phân tích các đặc điểm sinh sản và di truyền.

2.3.2. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

2.3.2.1. Phân tích các đặc điểm hình thái, sai khác về hình thái theo giới tính

50m

20m

Page 44: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

32

* Xác định các số đo hình thái: SVL, BM, TL, HL, HW.

* Phân tích sai khác về hình thái theo giới tính

- Xác định chỉ số sai khác về hình thái theo giới tính của Thằn lằn bóng đuôi

dài (SSD: Sexual Size Dimorphism) theo công thức của Cox và cs năm 2003 [60]:

Kích thước của giới tính lớn hơn

(SSD = ------------------------------------------- − 1)

Kích thước của giới tính nhỏ hơn

- Phân tích mối tương quan giữa các số đo hình thái và khối lượng cơ thể,

giữa chiều dài thân với khối lượng cơ thể, giữa chiều dài thân với rộng đầu, giữa

chiều dài thân và chiều dài đầu, giữa chiều dài thân và rộng miệng.

- Sử dụng phần mềm Minitab 16.0 để phân tích dữ liệu các số đo hình thái

và các liên quan. Sử dụng phần mềm SigmaPlot version 10.0 để đưa ra các hình

ảnh về liên quan giữa các số đo hình thái.

2.3.2.2. Phân tích thành phần thức ăn

- Sử dụng kính lúp hoặc kính hiển vi soi nổi để quan sát thức ăn.

- Phân loại thức ăn và xếp theo bộ, những loại con mồi không thể xác định

sẽ được cho vào dung dịch cồn 70o để bảo quản, sau đó nhờ chuyên gia phân tích.

- Tiến hành đo kích thước chiều dài (phần dài nhất của cơ thể) và chiều

rộng (phần rộng nhất của cơ thể) con mồi bằng thước kẹp điện tử . Đối với những

con mồi không nguyên vẹn, nhờ chuyên gia đánh giá sau đó tiến hành đo chiều

dài và chiều rộng của chúng. Quá trình định loại được sự hỗ trợ của TS. Ngô Văn

Bình – Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế.

- Các vật liệu như mùn bã hữu cơ, cát, sỏi, nhựa ... không được xem là mẫu

thức ăn nên đã được loại bỏ.

- Tính thể tích (V) của thức ăn bằng cách sử dụng công thức của Vitt &

Blackburn năm 1991 [137]:

Page 45: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

33

𝑉 =4𝜋

3x (

length

2) x (

width

2)

2

Trong đó: length là chiều dài con mồi, width là chiều rộng con mồi

- Sử dụng công thức tính chỉ số quan trọng tương đối (IRI = Index of

Relative Importance) để xác định tầm quan trọng của mỗi loại thức ăn đối với

Thằn lằn bóng đuôi dài của Pinkas năm 1971 [110]:

IRI =%F + %N + %V

3

Trong đó: IRI là chỉ số quan trọng đối với mỗi loại thức ăn; F là tần số dạ

dày chứa một mẫu con mồi cụ thể; N là tổng số mẫu con mồi đã đếm được; V là

thể tích của con mồi. Chỉ số IRI này có ý nghĩa sinh học cao và sát với thực tế

hơn bất kỳ một đánh giá riêng lẻ nào từ tần số (F), số lượng (N) hoặc thể tích (V)

đối với mỗi loài con mồi cụ thể.

Để đánh giá tính đa dạng của việc sử dụng các loại thức ăn giữa cá thể đực

và cá thể cái cũng như toàn bộ vùng nghiên cứu, chúng tôi sử dụng chỉ số đa dạng

của Simpson (1949): D = Ʃ{ni(ni – 1)}/{N(N – 1)}. Trong đó, D là chỉ số đa dạng

của Simpson (Simpson’s index), n là số lượng mẫu thức ăn của một loại con mồi

cụ thể thứ i, N là số lượng tổng số của các mẫu thức ăn đã tìm thấy. Khi 1/D càng

lớn thì độ đa dạng càng cao và ngược lại.

2.3.2.3. Phân tích vi môi trường sống

Từ các dữ liệu được thu thập tại thực địa như: sinh cảnh, nhiệt độ, độ ẩm,

thời tiết.... Tất cả những dữ liệu này sẽ được sử dụng để phân tích hồi quy tuyến

tính cũng như phân tích một yếu tố của sự sai khác ANOVAs để kiểm tra mức ý

nghĩa thống kê và những ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài lên sinh thái của

loài. Mô tả các đặc điểm của sinh thái học quần thể và môi trường sống, đánh giá

khả năng sử dụng vi môi trường sống của loài Rocha và cs [115], [116].

2.3.2.4. Phân tích tập tính hoạt động

- Tổng thời gian quan sát, thời gian dành cho hoạt động săn mồi, thời gian

Page 46: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

34

phơi nắng, thời gian rình mồi, thời gian dành cho các tập tính khác như đánh

nhau, giao phối, nằm trong hang và một số tập tính khác...

- Các dữ liệu trên được kiểm tra mức sai khác ý nghĩa bằng phần mềm thống

kê sinh học chuyên ngành như Minitab 16.0 và SPSS 19.0. Các số liệu trong báo

cáo như: là trung bình cộng trừ độ lệch chuẩn (TB ± SD), với mức ý nghĩa P <

0,05 được xem là sai khác có ý nghĩa thống kê. Phân tích hồi quy được sử dụng

để kiểm tra những ảnh hưởng có thể có của các yếu tố môi trường (nhiệt độ và độ

ẩm) đến khả năng sử dụng vi môi trường sống của loài này.

2.3.2.5. Phân tích xác suất phát hiện loài và mô hình điểm chiếm cứ

- Phân tích xác suất phát hiện theo phương pháp của MacKenzie với một số

thông số của mô hình: ψ là xác suất một điểm bị chiếm cứ bởi một loài quan sát;

pj là xác suất phát hiện một loài trong cuộc khảo sát thứ jth rằng loài quan sát là

hiện diện. Như vậy, nếu phát hiện loài tại một điểm trong lần khảo sát đầu tiên

thì xác suất phát hiện loài là p1 [95], [96], [97], [98].

- Mỗi điểm đều có quá trình phát hiện của nó, các biến ảnh hưởng của điểm,

các biến ảnh hưởng của yếu tố khảo sát… Vì vậy, quá trình phát hiện tại mỗi điểm

có thể trình bày dưới dạng phương trình toán học liên kết với các biến ảnh hưởng.

Ví dụ: Có 30 điểm, số lần khảo sát: 4 lần. Lịch sử phát hiện của điểm 1: “1001”

Xác suất của quá trình phát hiện trong trường hợp này là:

Pr(H1_1001) = ψp1(1 – p2)(1 – p3)p4

Ví dụ: Điểm 2 và điểm 30 có quá trình phát hiện là: “0000”. Hai điểm này

có thể không bị chiếm cứ (không tồn tại loài tại 2 điểm này): (1 – ψ). Hoặc có tồn

tại nhưng không thể phát hiện: ψ(1 – p1)(1 – p2)(1 – p3)(1 – p4), viết gộp là: ψ(1

– pj)4. Như vậy, xác suất của quá trình phát hiện “0000” là:

Pr(Hi_"0000") = 𝜓 ∏(1 − 𝑝𝑗) + (1 − 𝜓)

4

𝑗=1

(j: số đợt khảo sát)

Page 47: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

35

Cuối cùng, phương trình toán học của tất cả các quá trình phát hiện được kết

hợp vào công thức như sau (i: số điểm khảo sát):

𝐿(𝜓, p/H1, … , H30) = ∏ Pr(H𝑖)

30

𝑖=1

- Mô hình cơ bản thứ nhất: giả định rằng các xác suất phát hiện và tỷ suất

điểm chiếm cứ là hằng số (không thay đổi) qua các điểm và các chuyến khảo sát.

Mô hình cụ thể là (ѱ(.),p(.)).

- Mô hình cơ bản thứ hai: giả định rằng tỷ suất chiếm cứ là hằng số nhưng

các xác suất phát hiện là thay đổi giữa các khảo sát. Mô hình cụ thể là

(ѱ(.),p(survey)).

- Yếu tố ảnh hưởng gồm: nhiệt độ, độ ẩm, nắng, mưa, khác. Sử dụng xác

suất phát hiện loài quan sát ≥ 0,1 trong mô hình giả định rằng các xác suất phát

hiện và tỷ suất điểm chiếm cứ là hằng số (ѱ(.)p(.)) qua các đợt khảo sát để suy

luận (Bailey et al., 2004, MacKenzie et al., 2006, O’Connell et al., 2006).

- Trong quá trình suy luận và chọn lọc mô hình, sử dụng tiêu chuẩn thông

tin của Akaike (AIC = Akaike’s Information Criteria) đối với kích thước mẫu nhỏ

(thường thì tỷ lệ của n/K < 40, với n là kích thước mẫu và K là thông số mô hình

suy luận), sự khác nhau trong mô hình AIC đối với một mô hình cụ thể sẽ được

so sánh với mô hình trên (deltaAIC) để xác định tầm ảnh hưởng của mô hình

(AIC wgt) dưới dạng xác suất hoặc phần trăm. Tất cả các mô hình có sự sai khác

của AIC ≤ 3.0 sẽ được xem xét khi thực hiện các suy luận thống kê (Burnham và

Anderson, 2002).

- Sau khi đã có các dữ liệu cần thiết, sử dụng phần mềm chuyên ngành

PRESENCE version 3.1 (USGS-Patuxent Wildlife Research Center, Maryland,

USA) để xây dựng các mô hình điểm chiếm cứ và ước tính xác suất phát hiện loài

Thằn lằn bóng đuôi dài dưới tác động của sinh cảnh và các yếu tố môi trường.

2.3.2.6. Phân tích các đặc điểm sinh sản

Page 48: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

36

- Tại phòng thí nghiệm các mẫu vật dùng để phân tích đặc điểm sinh sản

đã được xác định các số đo về hình thái, các đặc điểm về xác định giới tính trên

thực địa, sau đó mổ và phân tích các cơ quan sinh dục: đếm số lượng trứng, đo

chiều dài và chiều rộng của tinh hoàn và trứng, xác định thể tích tinh hoàn…

- Tính thể tích (V) của tinh hoàn và trứng bằng công thức (với π = 3,14159)

𝑉 =4𝜋

3x (

length

2) x (

width

2)

2

- Dữ liệu về thể tích tinh hoàn, các giai đoạn của trứng và phôi được sử dụng

để phân tích các chỉ số hoạt động sinh sản của Thằn lằn bóng đuôi dài đực và cái.

Các giai đoạn của chu kỳ phát triển của trứng ở con cái có thể được phân chia

như sau: Giai đoạn 1: chưa có noãn hoàng trong trứng (nang chưa sinh noãn

hoàng); Giai đoạn 2: bắt đầu xuất hiện noãn hoàng; Giai đoạn 3: noãn hoàng phát

triển hoặc trứng mới rụng; Giai đoạn 4: phôi có thể nhìn thấy; Giai đoạn 5, phôi

được hình thành trong ống dẫn trứng và có lớp vỏ dai.

- Để phân tích sự khác biệt về hoạt động sinh sản giữa các mùa của Thằn lằn

bóng đuôi dài, sử dụng phân tích phương sai (ANCOVA) với độ tin cậy là p<0,05.

Khi cần thiết, dữ liệu sẽ được chuyển đổi bằng cách lôgarit cơ số 10 để chuẩn hóa

dữ liệu trước khi thực hiện những phân tích hồi quy tuyết tính đa mô hình hoặc

ANOVA và ANCOVA trong nghiên cứu sinh thái học sinh sản của quần thể.

2.3.2.7. Phân tích đa dạng di truyền

- Mẫu vật được mổ để lấy cơ sử dụng cho phân tích di truyền bằng kỹ thuật

RAPD tại phòng thí nghiệm di truyền – Viện Công nghệ sinh học – Đại học Huế.

Bảng 2.1: Trình tự các mồi dùng trong PCR-RAPD

STT Mồi Trình tự 5'-3'

1 OPA-01 CAGGCCCTTC

2 OPA-03 AGTCAGCCAC

3 OPB-10 CTGCTGGGAC

4 OPF-04 GGTGATCAGG

5 OPN-10 ACAACTGGGG

Page 49: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

37

Tách chiết DNA tổng số

DNA được tách chiết từ cơ đuôi của Thằn lằn bóng đuôi dài theo phương

pháp của Ahmed và cs (2009) [37]có cải tiến: 200 mg cơ được cắt thành từng

mảnh nhỏ và nghiền với 500 µL đệm chiết (100 mM Tris-HCl, 100 mM EDTA

và 250 mM NaCl, pH 8,0), bổ sung 50 µL SDS 20%, 1µL Protease và ủ ở 65oC

trong 50 phút. Mẫu được chiết 2 lần với cùng thể tích hỗn hợp phenol : chloroform

: isoamylalcohol (25:24:1), loại bỏ polysaccharide trong dịch chiết bằng một thể

tích ether bão hòa trong nước. DNA tông sô được kết tủa bằng ethanol 100% lạnh

trong 30 phút ở -20oC, tiểu thể DNA được tái hòa tan trong nước cất vô trùng và

xử lý RNase để loại bỏ RNA. Nồng độ và độ tinh sạch của DNA tổng số được

xác định bằng phương pháp quang phổ trên máy NanoDrop ND-1000 (Thermo,

Mỹ). Dung dịch DNA được bảo quản ở -20oC để sử dụng cho các phản ứng PCR-

RAPD.

Thực hiện phản ứng PCR-RAPD

Hỗn hợp phản ứng PCR-RAPD bao gồm 10 pmol mồi, 4 mM MgCl2, 0,4

mM dNTP mỗi loại, 0,625 unit/µL Taq DNA polymerase (PCR Master Mix 2×,

Fermentas, Đức); 25 ng DNA khuôn mẫu với tổng thể tích phản ứng là 25 µL.

Phản ứng PCR-RAPD được thực hiện theo phương pháp của Coletta-Filho và cs

với cac mồi ngẫu nhiên [59]. Quy trình khuếch đại PCR bao gồm: biến tính

92oC/2 phút; 42 chu kỳ: 92oC/1 phút, 36oC/1 phút, 72oC/2 phút; và cuối cùng là

72oC/10 phút. Sản phẩm PCR-RAPD được điện di trên agarose gel 1,4% và

nhuộm bằng ethidium bromide. Hình ảnh điện di được thu nhận bằng hệ thống

Gel Documentation và phân tích bằng chương trinh Quantity One (Bio-rad, Mỹ).

Xử lý số liệu

Phổ điện di sản phẩm PCR-RAPD của các mẫu với các mồi được phân tích

theo nguyên tắc dựa vào sự xuất hiện hay không xuất hiện của các băng, đánh số

Page 50: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

38

“1” nếu có xuất hiện băng và số “0” nếu không xuất hiện băng. Hệ số đa dạng di

truyền được tính theo công thức sau:

- Mức độ đa dạng di truyền ở mỗi vùng nghiên cứu: Ho = -∑pilog2pi (trong

đó pi là tần số xuất hiện của sản phẩm PCR-RAPD thứ i trong quần thể)

- Mức độ đa dạng trung bình giữa các cá thể trong quần thể: Hpop = 1/n∑Ho

(trong đó n là số lượng quần thể)

- Mức độ đa dạng giữa các cá thể trong toàn bộ mẫu nghiên cứu: Hsp =

∑pslog2ps (trong đó ps là tần số xuất hiện của sản phẩm PCR-RAPD trong

toàn bộ mẫu nghiên cứu)

- Mức độ đa dạng giữa các quần thể: Gst = (Hsp - Hpop)/Hsp

Xây dựng giản đồ phả hệ: Xây dựng giản đồ phả hệ và phân tích nhóm

bằng chương trình NTSYS 2.1, PAST.

2.4. TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu các số đo hình thái, sai khác về hình thái theo giới tính, sử

dụng vi môi trường sống, dinh dưỡng, tập tính hoạt động trên 142 mẫu.

- Nghiên cứu xác suất phát hiện loài và mô hình điểm chiếm cứ: 42 điểm,

9 đợt khảo sát, 71 mô hình.

- Nghiên cứu về đặc điểm sinh sản 139 mẫu.

- Nghiên cứu về đa dạng di truyền: 50 mẫu.

Page 51: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

39

Chương 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SAI KHÁC HÌNH THÁI THEO GIỚI TÍNH

3.1.1. Đặc điểm hình thái

* Mô tả bên ngoài:

- Cơ thể có các phần phân biệt khá rõ ràng, thân được phủ vảy. Đầu dẹp, ít

phân biệt với cổ, hình tam giác thuôn dài.

- Hai bên thân có vệt màu đen từ mắt đến chi sau, bụng có màu xanh nhạt.

Giữa con đực và con cái trưởng thành có sự khác biệt về màu sắc ở phần vạch

đen này cụ thể: ở con đực vệt màu đen nhạt hơn con cái.

- Về gốc đùi: con đực có các gốc đùi to hơn con cái cùng kích thước. Gốc

đùi sau của con đực đặc biệt lớn hơn con cái khá khá nhiều,

- Phần bụng: con cái trưởng thành lớn hơn con đực cùng kích thước SVL.

Mặt bụng của chúng có màu vàng xanh hay màu trắng hơi xanh, mặt dưới cổ đến

cằm có màu trắng xanh, ở con cái có màu vàng nhạt hơn con đực.

- Bốn chi nằm ngang hai bên thân. Mỗi chi có năm ngón, đầu mỗi ngón có

vuốt sừng nhọn, trên các ngón có phủ vảy.

- Đuôi có chiều dài trung bình, gốc đuôi to, thuôn tròn, có màu cùng với màu

cơ thể. Đuôi có khả năng mọc lại khi đứt, đây là một hình thức tự vệ khi gặp nguy

hiểm.

* Tỷ lệ đực, cái

Trong 142 cá thể Thằn lằn bóng đuôi dài thu được 57 cá thể đực chiếm

40,1%. 85 cá thể cái chiếm 59,9%. Tỷ lệ đực/cái là 0,67 (Hình 3. 1).

Page 52: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

40

Hình 3. 1: Phân bố tỷ lệ đực cái

Tỷ lệ đực/cái trong nghiên cứu của Ngô Đắc Chứng và cs là 1,0 [7]. Tỷ lệ

này trong nghiên cứu của Huang là 0,8 [78].

* Kích thước và khối lượng cơ thể

Chiều dài thân trung bình của cá thể đực là 107,8 ± 7,7 mm. Cá thể đực có

SVL ngắn nhất là 94,1 mm và dài nhất là 122,0 mm (Bảng 3. 1). Cá thể cái có

SVL trung bình là 106,4 ± 6,8 mm. Cá thể cái có SVL nhỏ nhất là 91,9 mm, lớn

nhất là 123,9 mm. Các cá thể đực và cái có chiều dài thân tập trung từ 100 mm

đến 120 mm (Hình 3. 2). Không có cá thể nào có chiều dài thân dưới 90 mm và

trên 130 mm. Trong nghiên cứu của Huang và cs chiều dài thân trung bình của

con đực là 118,7 ± 0,8 mm, con đực có kích thước thân dài nhất là 130,4 mm và

ngắn nhất là 100,9 mm. Đối với con cái, kích thước thân trung bình là 113,5 ± 0,7

mm, con cái có chiều dài thân lớn nhất là 126,8 mm và ngắn nhất là 98,1 mm

[78].

Page 53: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

41

Hình 3. 2: Phân bố số lượng cá thể theo chiều dài thân

Khối lượng cơ thể trung bình ở con đực là 32,6 ± 9,5 g và con cái là 30,0 ±

8,2 g. Con đực có khối lượng nhỏ nhất là 17,6 g và lớn nhất là 51,8 g, con cái nhỏ

nhất là 17,7 g và khối lượng lớn nhất là 54,1 g (Bảng 3. 1). Khối lượng cơ thể

giữa con đực và con cái trưởng thành có sự chênh lệch khá lớn, đặc biệt về mùa

sinh sản.

Dài đuôi trung bình của con đực là 144,1 ± 31,3 mm, con cái 138,8 ± 30,1

mm. Chiều dài đuôi ngắn nhất và dài nhất cả hai giới có khoảng cách khá lớn cụ

thể: ở con đực có đuôi ngắn nhất là 82,5 mm và dài nhất là 199,8 mm, con cái

ngắn nhất là 57,1 mm và dài nhất là 200,2 mm. Đối với cá thể có đuôi ngắn dưới

80 mm chúng tôi phát hiện có dấu hiệu đuôi đã bị đứt. Các cá thể đực và cái có

chiều dài đuôi từ 100 – 180 mm chiếm tỷ lệ lớn (Hình 3. 3). Kết quả nghiên cứu

của Huang cho thấy con đực có chiều dài đuôi 208,8 ± 5,9 mm, con cái là 194,7

± 4,8 mm [78].

90-<100 100-<110 110-<120 120-<130

9

24 23

1

17

43

22

3

Số lư

ợn

g cá

th

Chiều dài thân (mm)

Đực

Cái

Page 54: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

42

Hình 3. 3: Phân bố số lượng theo chiều dài đuôi

Kích thước rộng miệng trung bình ở con đực là 16,2 ± 3,3 mm, con cái là

13,6 ± 3,2 mm. Ở con đực kích thước rộng miệng nhỏ nhất là 9,9 mm, lớn nhất

là 22,2 mm. Kích thước rộng miệng nhỏ nhất ở con cái là 7,4 mm, lớn nhất là

20,3 mm (Bảng 3. 1).

Bảng 3. 1: Tóm tắt đặc điểm hình thái của Thằn lằn bóng đuôi dài

Đặc điểm Đực

(Min – Max)

Cái

(Min – Max)

Chiều dài thân (mm) 94,1-122,0 91,9-123,9

Khối lượng cơ thể (g) 17,6-51,8 17,7-54,1

Dài đuôi (mm) 82,5-199,8 57,1-200,2

Rộng miệng (mm) 9,9-22,2 7,4-20,3

Dài đầu (mm) 14,6-28,3 11,9-25,1

Rộng đầu (mm) 11,5-26,8 9,5-22,9

7

18

24

8

4

41

30

10

<100 100-<140 140-<180 180-<220

Số lư

ợn

g cá

th

Chiều dài đuôi (mm)

Đực

Cái

Page 55: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

43

3.1.2. Sai khác về đặc điểm hình thái theo giới tính

Khi nghiên cứu sai khác về đặc điểm hình thái theo giới tính trên 142 cá thể

thằn lằn bóng đuôi dài nhận thấy các số đo như chiều dài đầu (HL), chiều rộng

đầu (HW), chiều dài đuôi (TL), rộng miệng (MW), khối lượng cơ thể (BM) của

con đực trưởng thành lớn hơn con cái trưởng thành. Kích thước SVL trung bình

của con đực trưởng thành cũng lớn hơn so với con cái trưởng thành được thể hiện

ở (Bảng 3. 2).

Kết quả phân tích cho thấy SVL trung bình ở con đực trưởng thành lớn hơn

con cái trưởng thành. Tuy nhiên, sai khác này không có ý nghĩa thống kê (F1,141

= 1,2; P = 0,3) (Bảng 3. 2). Trong nghiên cứu của Ngô Đắc Chứng và cs trên đối

tượng Thằn lằn bóng đuôi dài cho thấy SVL trung bình của con đực (98,83 ±

12,82 mm) lớn hơn con cái (94,75 ± 12,66 mm) [7]. Nghiên cứu của Huang cũng

đưa ra kết luận về SVL giữa con đực và con cái trưởng thành với kích thước trung

bình con đực trưởng thành (118,7 ± 0,8 mm) lớn hơn con cái trưởng thành (113,5

± 0,7 mm). Khối lượng cơ thể, chiều dài đầu, chiều rộng đầu của con đực lớn hơn

con cái [79].

Khi phân tích sai khác về hình thái theo giới tính đối với những cá thể đã

trưởng thành. Kết quả phân tích từ dữ liệu về SVL của các cá thể đực trưởng

thành (n = 57) và các cá thể cái trưởng thành (n = 85) cho thấy chỉ số SSD đối

với loài Thằn lằn bóng đuôi dài ở vùng A Lưới là 0,013. Chỉ số này dương (> 0)

đã cho thấy ở con đực trưởng thành có SVL lớn hơn con cái trưởng thành. Nghiên

cứu của Huang và cs cho thấy SVL của con đực trưởng thành lớn hơn con cái với

SSD = 0,046 [79].

Page 56: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

44

Bảng 3. 2: Đặc điểm hình thái và khối lượng cơ thể con đực và con cái

Đặc điểm n Đực (n=57) Cái (n=85)

F P

TB ± SD TB ± SD

Chiều dài thân (mm) 142 107,8 ± 7,7 106,4 ± 6,8 1,2 0,3

Khối lượng cơ thể (g) 142 32,6 ± 9,5 30,0 ± 8,2 3,1 0,1

Dài đuôi (mm) 142 144,1 ± 31,3 138,8 ± 30,1 1,0 0,3

Rộng miệng (mm) 142 16,2 ± 3,3 13,6 ± 3,2 21,3 <0,001

Dài đầu (mm) 142 21,8 ± 3,2 18,1 ± 3,2 47,5 <0,001

Rộng đầu (mm) 142 18,9 ± 3,2 16,3 ± 3,1 24,2 <0,001

Các kết quả phân tích sử dụng một yếu tố ANOVA với P < 0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê.

Khối lượng cơ thể trung bình của con đực lớn hơn con cái (con đực: 32,639

± 9,505 g; con cái: 30,011 ± 8,191 g). Tuy nhiên, sự sai khác này không có ý

nghĩa thống kê (F1,141 = 3,084; P = 0,081). Kết quả trong nghiên cứu này tương

tự với kết quả của Ngô Đắc Chứng và cs: khối lượng cơ thể trung bình ở con đực

là 29,81 ± 6,70 g và ở con cái là 27,35 ± 6,61 g [7]; Kết quả trong nghiên cứu của

Huang : 46,8 ± 1,4 g ở con đực và 36,9 ± 0,9 g ở con cái [79].

Tất cả ba số đo cơ bản của kích thước đầu trung bình cho thấy: ở các cá thể

đực trưởng thành có kích thước đầu lớn hơn đáng kể so với các cá thể cái trưởng

thành, sự sai khác này là có ý nghĩa thống kê. Dài đầu (con đực: 21,824 ± 3,236

mm; con cái: 18,064 ± 3,152 mm; F1,141 = 47,534; P < 0,001). Rộng đầu (con

đực: 18,948 ± 3,243 mm; con cái: 16,265 ± 3,148 mm; F1,141 = 24,181; P < 0,001).

Rộng miệng (con đực: 16,160 ± 3,280 mm; con cái: 13,596 ± 3,217 mm; F1,141 =

21,342; P < 0,001). Huang cũng đã phân tích về kích thước dài đầu, rộng đầu ở

con đực và con cái trưởng thành, kết quả cho thấy các kích thước này ở con đực

lớn hơn con cái [79].

Page 57: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

45

3.1.3. Tương quan giữa các kích thước và khối lượng cơ thể

* Giữa chiều dài thân với khối lượng cơ thể

SVL và BM của Thằn lằn bóng đuôi dài ở vùng A Lưới có mối quan hệ

chặt chẽ với nhau (Hình 3. 4). Phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy khi kích

thước SVL càng lớn thì BM càng tăng ở cả con đực và con cái. Thông qua hệ số

hồi quy, mối quan hệ giữa SVL và BM của con đực chặt chẽ hơn con cái (con

đực: R2 = 0,659; con cái R2 = 0,584).

Hình 3. 4: Hồi quy tuyến tính giữa chiều dài thân và khối lượng cơ thể của

con đực, con cái

* Giữa chiều dài thân với rộng đầu

Các phân tích hồi quy tuyến tính mối quan hệ giữa SVL và HW nhận thấy

chúng có mối quan hệ với nhau. Khi thân càng dài thì đầu càng rộng. Mối quan

hệ này có ý nghĩa thống kê (P < 0,001) và ở con cái chặt chẽ hơn con đực (con

đực: R2 = 0,274; con cái R2 = 0,326). Khi quan sát hai đường hồi quy trên cho

thấy ở những cá thể có cùng chiều dài thân thì chiều rộng đầu của con đực trưởng

thành lớn hơn con cái trưởng thành (Hình 3. 5).

Page 58: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

46

Hình 3. 5: Hồi quy tuyến tính giữa chiều dài thân và chiều rộng đầu của

con đực, con cái

Hình 3. 6: Hồi quy tuyến tính giữa chiều dài thân và chiều dài đầu của con

đực, con cái

Page 59: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

47

* Giữa chiều dài thân và chiều dài đầu

SVL và HL có mối quan hệ dương tính ở cả con đực và con cái (Hình 3. 6).

Mối quan hệ giữa SVL và HL ở con đực (R2 = 0,279) là không chặt chẽ so với

con cái (R2 = 0,284). Khi quan sát hai đường hồi quy nhận thấy, HL của con đực

lớn hơn HL của con cái ở những cá thể có cùng SVL.

* Giữa chiều dài thân và rộng miệng

SVL và MW của Thằn lằn bóng đuôi dài ở vùng A Lưới có mối quan hệ chặt

chẽ với nhau (Hình 3. 7). Phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy khi kích thước

SVL càng lớn thì MW càng tăng ở cả con đực và con cái. Thông qua hệ số hồi

quy, mối quan hệ giữa SVL và MW ở cả hai giới ít sai khác (con đực: R2 = 0,341;

con cái R2 = 0,304).

Hình 3. 7: Hồi quy tuyến tính giữa chiều dài thân và chiều rộng miệng của

con đực, con cái

Page 60: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

48

Chiều dài thân, khối lượng cơ thể, kích thước đầu, chiều dài đuôi của Thằn

lằn bóng đuôi dài có khác nhau giữa các giới. Con đực trưởng thành có các kích

thước đầu, khối lượng cơ thể, và chiều dài đuôi lớn hơn con cái. Các kết quả này

phù hợp với một số dữ liệu đã được báo cáo ở một loài thằn lằn khác trên thế giới

như nghiên cứu của Huang và cs (2006), Ji và cs (2006), Reilly và cs (2007), và

Ngo và cs (2014) [58], [79], [85], [114]. Kích thước chiều dài thân trung bình của

con đực trưởng thành cũng lớn hơn đáng kể so với con cái.

Theo Huang và cs khi kích thước của đầu lớn sẽ rất có ưu thế trong đánh

nhau và tranh giành lãnh thổ, tìm kiếm con mồi, hay cơ hội giao phối với con cái

cũng như tiếp cận với các nguồn tài nguyên cần thiết cho quá trình sống và sinh

sản. Trong thực tế, tập tính đánh nhau là khá phổ biến đối với loài Thằn lằn bóng

đuôi dài ở vùng nghiên cứu. Theo quan sát thực địa của nhóm nghiên cứu, loài

này có sự tranh giành lãnh thổ và đánh nhau tranh giành con cái. Trong quá trình

này con đực có thể bị chấn thương nghiêm trọng hoặc tử vong. Do đó, kích thước

đầu ở các con đực cũng trở thành một ưu thế khi có sự cạnh tranh giữa các cá thể

[79].

3.2. ĐẶC ĐIỂM ĐA DẠNG DI TRUYỀN

3.2.1 Tách chiết DNA tổng số

Mẫu cơ đuôi của 50 cá thể Thằn lằn bóng đuôi dài có những đặc điểm hình

thái tương tự nhau sử dụng để tách chiết DNA tổng số theo phương pháp phenol

– chloroform có cải tiến. DNA tổng số sau khi tách chiết được điện di trên agarose

gel 0,8%.

Page 61: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

49

Hình 3. 8: Kết quả điện di DNA tổng số của một số mẫu

Kết quả điện di cho thấy DNA của một số mẫu Thằn lằn bóng đuôi dài tách

chiết được đều tập trung thành băng rõ nét chứng tỏ DNA tổng số tách chiết được

khá sạch và ít bị đứt gãy (Hình 3. 8).

3.2.2. Kết quả phân tích đa dạng di truyền bằng kỹ thuật RAPD

Sau khi thăm dò 25 mồi ngẫu nhiên với tất cả 50 mẫu DNA tổng số có chất

lượng tốt, xác định được năm mồi khuếch đại cho ra số băng DNA nhiều nhất là

OPA-01; OPA-03; OPB-10; OPF-04; OPN-10. Các mồi này được sử dụng để

phân tích đa dạng di truyền của 50 cá thể Thằn lằn bóng đuôi dài được thu thập

từ 5 tỉnh, thành là: Phú Yên, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Thanh

Hóa.

Kêt qua nghiên cưu cho thây: co 52 băng DNA đươc khuêch đai tư 5 môi

ngâu nhiên trên 50 mẫu. Tât ca các băng này đêu la băng đa hinh (sô băng đa hinh

trên môi trung binh la 10,4 băng). OPB-10 la môi khuêch đai được nhiêu mẫu

nhât với 49 mẫu được khuếch đại (98,00%). Tiêp đên la mồi OPB-03 với 48 mẫu

(96,00%). Môi có số mẫu khuếch đại ít nhất là OPA-01 với 42 mẫu chiếm tỷ lệ

84,00% (Bảng 3. 3).

Page 62: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

50

Bảng 3. 3: Số mẫu và số băng khuếch đại của từng môi

Môi Số mẫu có khuếch

đại (n=50)

% mẫu khuếch

đại Số băng DNA

OPA-01 42 84,00 14

OPA-03 48 96,00 10

OPB-10 49 98,00 10

OPF-04 43 86,00 10

OPN-10 45 90,00 8

Tổng số băng 52

Theo Nei và cs (1978), số lượng băng DNA được khuếch đại càng nhiều thì

khả năng phân biệt các mẫu trên cây phả hệ càng lớn, trong đó số băng đa dạng

tối thiểu là 50 mới có thể xây dựng cây phả hệ chính xác [102]. Với năm mồi sử

dụng, thu được 52 băng DNA đa hình từ 50 mẫu Thằn lằn bóng đuôi dài khác

nhau để phục vụ cho nghiên cứu đa dạng di truyền và xây dựng cây phả hệ. Vì

vậy, số liệu thu được sau khi phân tích năm mồi RAPD là đủ cho nghiên cứu.

Hình 3. 9: Các loại băng xuất hiện trên các mẫu

34 39 405

41 40 40 42 34 41 3913

39

46 46

47

44 48 43 4745

7

829

473

49 49 49

2412

17 3837

39 41 30

10

38

40

45 3941

28 38

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

Số m

ẫu x

uất

hiệ

n b

ăng

Số băng

OPA-01 OPA-03 OPB-10 OPF-04 OPN-10

Page 63: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

51

Đối với năm mồi nghiên cứu là OPA-01, OPA-03, OPB-10, OPF-04, OPN-

10 thì mồi có số băng khuếch đại nhiều nhất là OPA-01 với 14 băng. Các mồi

OPA-03, OPB-10, OPF-04 đều có khuếch đại tối đa là 10 băng, mồi OPN-10: 8

băng. Trong đó, mồi OPB-10 có số mẫu có khuếch đại nhiều nhất với 49/50 mẫu.

Mồi OPA-01 mặc dù có số lượng băng khuếch đại nhiều nhất, tuy nhiên, số mẫu

có khuếch đại là ít nhất với 42 mẫu (Hình 3. 9).

Trong tông sô 50 mẫu nghiên cưu, hai mẫu QBH03 và QBH04 được thu

thập từ Quảng Bình có sô băng khuêch đai nhiêu nhât vơi 43 băng DNA, tiêp theo

la hai mẫu QBH08 (Quảng Bình) và THA05 (Thanh Hóa) có tổng số băng là 40.

Trong khi đo, mẫu QNM03, QNM10 (Quảng Nam) và PYN01 (Phú Yên) có tổng

số băng theo các mồi nhỏ nhất lần lượt là chín băng, hai băng và sáu băng (Hình

3. 10).

Hình 3. 10: Số băng khuếch đại các mẫu theo từng mồi

6

38 38

32

3638

31

39

30

36

30

37

9

35

25

3335

39 39

2

35

39

22

3435 35

32

36

33

36

32

12

43 43

2729

3840

27

22

33

18

3637

40

37 37

27

33

36

PY

N0

1P

YN

02

PY

N0

3P

YN

04

PY

N0

5P

YN

06

PY

N0

7P

YN

08

PY

N0

9P

YN

10

QN

M01

QN

M02

QN

M03

QN

M04

QN

M05

QN

M06

QN

M07

QN

M08

QN

M09

QN

M10

TTH

01

TTH

02

TTH

03

TTH

04

TTH

05

TTH

06

TTH

07

TTH

08

TTH

09

TTH

10

QB

H0

1Q

BH

02

QB

H0

3Q

BH

04

QB

H0

5Q

BH

06

QB

H0

7Q

BH

08

QB

H0

9Q

BH

10

THA

01TH

A02

THA

03TH

A04

THA

05TH

A06

THA

07TH

A08

THA

09TH

A10

Phú Yên Quảng Nam Thừa Thiên Huế Quảng Bình Thanh Hóa

OPA-01 OPA-03 OPB-10 OPF-04 OPN-10 Tổng số băng

Page 64: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

52

3.2.3. Kết quả điện di sản phẩm PCR-RAPD

Với mồi OPB-10, có 17 cá thể được khuếch đại với số băng khuếch đại là 6

băng và 13 cá thể có xuất hiện năm băng. Hai cá thể có số băng khuếch đại nhiều

nhất là chín băng. Các băng OPB-10-07, OPB-10-08, OPB-10-09 xuất hiện ở

nhiều cá thể nhất với tần suất xuất hiện ở 49/50 cá thể, băng OPB-10-05 xuất hiện

ở 47/50 cá thể là những sản phẩm chính của mồi này. Băng OPB-10-01 xuất hiện

trên ít cá thể nhất với 4/50 cá thể.

Hình 3. 11: Kết quả điện di PCR-RAPD với mồi OPB-10

MK: Marker DNA 1 kb ladder PNY: Phú Yên; QNM: Quảng Nam

Page 65: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

53

QN

M0

8

QN

M0

9

QN

M1

0

TTH

01

TTH

02

TTH

03

MK

TTH

04

TTH

05

TTH

06

TTH

07

TTH

08

TTH

09

TTH

10

QB

H0

1

QB

H0

2

QB

H0

3

QB

H0

4

Hình 3. 12: Kết quả điện di PCR-RAPD với mồi OPB-10

MK: Marker DNA 1 kb ladder QNM: Quảng Nam; TTH: Thừa Thiên Huế; QBH: Quảng Bình

QB

H0

5

QB

H0

6

QB

H0

7

QB

H0

8

QB

H0

9

MK

QB

H1

0

THA

01

THA

02

THA

03

THA

04

THA

05

THA

06

THA

07

THA

08

THA

09

THA

10

Hình 3. 13: Kết quả điện di PCR-RAPD với mồi OPB-10

MK: Marker DNA 1 kb ladder QBH: Quảng Bình; THA: Thanh Hóa

Page 66: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

54

PYN

01

PYN

02

PYN

03

MK

PYN

04

PYN

05

PYN

06

PYN

07

PYN

08

PYN

09

PYN

10

QN

M0

1

QN

M0

2

QN

M0

3

QN

M0

4

QN

M0

5

QN

M0

6

QN

M0

7

Hình 3. 14: Kết quả điện di PCR-RAPD với mồi OPA-01

MK: Marker DNA 1 kb ladder; PNY: Phú Yên; QNM: Quảng Nam

QN

M0

8

QN

M0

9

QN

M1

0

TTH

01

TTH

02

TTH

03

TTH

04

MK

TTH

05

TTH

06

TTH

07

TTH

08

TTH

09

TTH

10

QB

H0

1

QB

H0

2

QB

H0

3

QB

H0

4

Hình 3. 15: Kết quả điện di PCR-RAPD với mồi OPA-01

MK: Marker DNA 1 kb ladder QNM: Quảng Nam; TTH: Thừa Thiên Huế; QBH: Quảng Bình

Page 67: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

55

QB

H0

5

QB

H0

6

QB

H0

7

QB

H0

8

QB

H0

9

QB

H1

0

THA

01

THA

02

MK

THA

03

THA

04

THA

05

THA

06

THA

07

THA

08

THA

09

THA

10

Hình 3. 16: Kết quả điện di PCR-RAPD với mồi OPA-01

MK: Marker DNA 1 kb ladder QBH: Quảng Bình; THA: Thanh Hóa

Với mồi OPA-01, có 17 cá thể được khuếch đại với số băng khuếch đại là

11 băng và 12 cá thể có xuất hiện 12 băng. Có ba cá thể xuất hiện nhiều băng nhất

13 băng. Các băng OPA-01-09 xuất hiện ở nhiều cá thể nhất với tần suất xuất

hiện ở 42/50 cá thể, băng OPA-01-06 và OPA-01-11 xuất hiện ở 41/50 cá thể,

băng OPA-01-04, OPA-01-07, OPA-01-08 xuất hiện ở 40/50 cá thể là những sản

phẩm chính của mồi này. Hai băng xuất hiện ít cá thể nhất là băng OPA-01-01 và

OPA-01-05 chỉ xuất hiện trên năm cá thể (Hình 3. 9).

Nhận xét: Kết quả tách DNA tổng số đối với 50 mẫu Thằn lằn bóng đuôi dài

cho thấy các băng DNA rõ ràng, ít bị đứt gãy. Kết quả PCR-RAPD với năm mồi

nhận thấy băng DNA đa hình rõ ràng, số lượng băng đủ lớn để nghiên cứu đa

dạng di truyền và xây dựng sơ đồ phả hệ.

3.2.4. Phân tích đa dạng di truyền

3.2.4.1. Các chỉ số đa dạng di truyền

Khi phân tích các chỉ số đa dạng di truyền nhận thấy chỉ số đa dạng nguồn

Page 68: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

56

gen cua 5 quân thê Thằn lằn bóng đuôi dài là 0,33 và chỉ số đa dạng nguồn gen

trung bình giữa các quần thể là 0,3. Điều này cho thây sư đa dang di truyên giữa

các quần thể đat gân đên gia tri tương đương nhau (giưa cac quần thể không co

sư khac biêt di truyền). Chỉ số sai khác di truyền giữa các quần thể Gst = 0,12

chứng tỏ có 12% sai khác di truyền giữa các mẫu nghiên cứu. Mức độ trao đổi

gen được thể hiện qua hệ số gene flow (Nm) giữa các quần thể thấp 3,85. Hệ số

trao đổi gen thấp giữa các quần thể là một đặc điểm chung ở các quần thể động

vật. Ngược lại, với sự biến động di truyền, đột biến, chọn lọc và cách ly di truyền

sẽ tác động đến sự đa dạng nguồn gen (Bảng 3. 4).

Bảng 3. 4: Chỉ số đa dạng di truyền giữa các quần thể

Chỉ số Trung bình SD

Đa dạng nguồn gen của tổng các quần thể (Ht) 0,33 0,03

Đa dạng nguồn gen trung bình giữa các quần

thể (Hs) 0,30 0,03

Đa dạng di truyền giữa các quần thể (Gst) 0,12

Mức độ trao đổi gen (Nm) 3,85

Phân tích tính đa dạng di truyền giữa các cá thể trong mỗi quần thể sử dụng

chỉ số đa dạng Shannon. Qua Bảng 3. 5 cho thấy khi phân tích chỉ số đa dạng

Shannon với năm mồi là OPA01, OPA03, OPB10, OPF04, OPN10 giữa các quần

thể có sự khác biệt. Theo đó, có thể thấy quần thể Thằn lằn bóng đuôi dài ở Thừa

Thiên Huế đa dạng nhất trong các quần thể với chỉ số Shannon cao nhất là 0,674.

Các quần thể Thằn lằn bóng đuôi dài ở Thanh Hóa, Phú Yên, Quảng Bình có mức

độ đa dạng lần lần lượt là 0,665, 0,639 và 0,637. Trong đó sự đa dạng theo năm

mồi khác nhau của quần thể Thằn lằn bóng đuôi dài ở Quảng Nam có mức độ đa

dạng thấp nhất với chỉ số đa dạng Shannon là 0,587.

Page 69: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

57

Bảng 3. 5: Chỉ số đa dạng Shannon giữa các quần thể, số lượng locus đa hình

và tỷ lệ phần trăm locus đa hình giữa các mồi

Quần thể

Số

lượng

mẫu

Chỉ số

Shannon

Số lượng locus đa hình theo mồi

(Tỷ lệ % locus đa hình)

OPA01 OPA03 OPB10 OPF04 OPN10

Phú Yên 10 0,639 9

(90%)

9

(90%)

10

(100%)

10

(100%)

9

(90%)

Quảng Nam 10 0,587 7

(70%)

9

(90%)

9

(90%)

8

(80%)

8

(80%)

Thừa Thiên Huế 10 0,674 10

(100%)

10

(100%)

10

(100%)

9

(90%)

8

(80%)

Quảng Bình 10 0,637 6

(60%)

10

(100%)

10

(100%)

8

(80%)

9

(90%)

Thanh Hóa 10 0,665 10

(100%)

10

(100%)

10

(100%)

9

(90%)

9

(90%)

Chúng tôi tiếp tục tiến hành phân tích chỉ số đa dạng Simpson dựa trên số

lượng băng đối với từng loại mồi của Thằn lằn bóng đuôi dài trên 5 địa phương

cũng nhận thấy rằng các cá thể Thằn lằn bóng đuôi dài thu được ở Thừa Thiên

Huế đa dạng cao nhất so với ở các tỉnh khác. Điều này cho thấy thông qua chỉ số

đa dạng Simpson (1/D) của Thừa Thiên Huế là 0,099 (Bảng 3. 6). Chỉ số đa dạng

Simpson ở những cá thể thu thập tại Quảng Nam là 0,115 cho thấy các cá thể

trong quần thể Thằn lằn bóng đuôi dài tại Quảng Nam có sự đa dạng thấp nhất.

Khi xét về từng loại mồi nhận thấy đối với mồi OPA-01, chỉ số đa dạng Simpson

ở Thừa Thiên Huế là 0,097 trong khi chỉ số đa dạng Simpson ở Quảng Nam là

0,132 (Bảng 3. 6). Kết quả phân tích sự đa dạng di truyền thông qua các chỉ số

cho thấy Thằn lằn bóng đuôi dài ở Thừa Thiên Huế có sự đa dạng về di truyền

cao hơn các tỉnh còn lại, và quần thể Thằn lằn bóng đuôi dài ở Quảng Nam có sự

đa dạng thấp nhất.

Page 70: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

58

Bảng 3. 6: Chỉ số đa dạng Simpson theo từng loại mồi của Thằn lằn bóng

đuôi dài trên 5 quần thể

Mồi

Địa phương OPA-01 OPA-03 OPB-10 OPF-04 OPN-10 Tổng

Phú Yên 0,104 0,103 0,086 0,096 0,109 0,106

Quảng Nam 0,132 0,099 0,091 0,134 0,113 0,115

Thừa Thiên Huế 0,097 0,089 0,086 0,094 0,095 0,099

Quảng Bình 0,154 0,090 0,094 0,094 0,100 0,106

Thanh Hóa 0,101 0,089 0,088 0,101 0,097 0,101

3.2.4.2. Đánh giá mức độ tương đồng di truyền và khoảng cách di truyền

* Chỉ số Nei (Nei et al., 1978)

Khi tiến hành phân tích độ tương đồng và khoảng cách di truyền giữa các

quần thể bằng chỉ số Nei’s cơ bản nhận thấy rằng các quần thể có độ tương đồng

cao, khoảng cách di truyền giữa các quần thể tương đối thấp. Trong đó, quần thể

Thừa Thiên Huế và Quảng Nam có khoảng cách di truyền cao nhất với chỉ số là

0,0973. Tiếp theo là quần thể Quảng Bình và Phú Yên với chỉ số khoảng cách di

truyền là 0,0767. Về mức độ tương đồng di truyền cao nhất đối với quần thể Thừa

Thiên Huế và Quảng Bình với chỉ số tương đồng là 0,9641. Tiếp theo là giữa Thừa

Thiên Huế và Thanh Hóa, Phú Yên và Quảng Nam (Bảng 3. 7).

Bảng 3. 7: Mức độ tương đồng di truyền và khoảng cách di truyền giữa các

quần thể nghiên cứu theo Nei’s cơ bản

Quần thể Phú

Yên Quảng

Nam Thừa Thiên

Huế Quảng

Bình Thanh

Hóa

Phú Yên **** 0,9468 0,9264 0,9262 0,9390

Quảng Nam 0,0547 **** 0,9072 0,9327 0,9288

Thừa Thiên Huế 0,0765 0,0973 **** 0,9641 0,9521

Quảng Bình 0,0767 0,0437 0,0755 **** 0,9271

Thanh Hóa 0,0629 0,0738 0,0490 0,0757 ****

Ghi chú: Nửa trên của Bảng là chỉ số tương đồng, nửa dưới của Bảng là chỉ số sai khác gen giữa các quần thể

Page 71: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

59

Để kiếm chứng kết quả phân tích Nei’s cơ bản về độ tương đồng và khoảng

cách di truyền tiến hành phân tích tiếp bằng phép thử chỉ số Nei’s không lệch

(Bảng 3. 8) [102].

Bảng 3. 8: Mức độ tương đồng di truyền giữa các quần thể nghiên cứu theo

Nei's không lệch

Quần thể Phú

Yên Quảng

Nam Thừa Thiên

Huế Quảng

Bình Thanh

Hóa

Phú Yên **** 0,9734 0,9457 0,9488 0,9403

Quảng Nam 0,0270 **** 0,9279 0,9324 0,9517

Thừa Thiên

Huế 0,0558 0,0748 **** 0,9450 0,9687

Quảng Bình 0,0526 0,0177 0,0566 **** 0,9465

Thanh Hóa 0,0404 0,0495 0,0318 0,0550 ****

Ghi chú: Nửa trên của Bảng là chỉ số tương đồng, nửa dưới của Bảng là chỉ số sai khác gen giữa các quần thể

Kết quả giữa 2 phép phân tích Nei's cơ bản và Nei's không lệch có sự khác

nhau. Tuy nhiên, khi so sánh khoảng cách di truyền giữa các quần thể nhận thấy

không có sự thay đổi. Cụ thể, khoảng cách di truyền lớn nhất giữa quần thể Thừa

Thiên Huế và Quảng Nam với chỉ số 0,0748. Khoảng cách di truyền thấp nhất là

giữa quần thể Phú Yên và Quảng Nam với chỉ số 0,0270. Về mức độ tương đồng

di truyền, quần thể Quảng Nam có độ tương đồng cao nhất với quần thể Phú Yên

(0,9734). Quần thể Thừa Thiên Huế có mức độ tương đồng cao với quần thể Thanh

Hóa. Khi tiến hành lập cây phả hệ dựa trên 2 kết quả này của 5 quần thể nghiên

cứu. Kết quả không có sự khác biệt về mặt cấu trúc giữa các quần thể. Chúng tôi

nhận thấy quần thể Thằn lằn bóng Quảng Nam có quan hệ gần gủi với quần thể ở

Phú Yên. Tiếp đó là quần thể Thằn lằn bóng đuôi dài Quảng Bình và Thanh Hóa

(Bảng 3. 8).

* Phân tích Giản đồ phả hệ 50 mẫu Thằn lằn bóng đuôi dài bằng chỉ số

Sorencen – Dice:

Khi tiến hành phân tích hệ số tương đồng di truyền Sorencen-Dice thì hầu

Page 72: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

60

như các mẫu nghiên cứu cho thây chung co đô tương đông di truyên cao. Phân

tích phả hệ cho thấy các cá thể quần thể Thằn lằn bóng đuôi dài có độ biến dị di

truyền thấp. Điều này có thể nguyên nhân la mặt dù chung được thu thập từ những

nơi co vị trí địa lý khác nhau, điều kiện môi trường ở các vùng khác nhau, điều

kiện về khoảng cách cũng rất xa nhau (Ví dụ: Phú Yên và Thanh Hóa), tuy nhiên

theo nghiên cứu cho thấy đối với loài này khó xảy ra biến dị để có thể dẫn đến có

sai khác về di truyền lớn. Do đó có thể dẫn đến sự tương đồng cao về di truyền

giữa các cá thể Thằn lằn bóng đuôi dài được thu thập từ 5 vùng địa lý khác nhau

(Hình 3. 17). Tuy nhiên, điều này cũng có thể được củng cố khi tiếp tục nghiên

cứu đa dạng di truyền với số lượng mẫu lớn hơn và số lượng mồi ngẫu nhiên được

sử dụng cũng lớn hơn.

Phân tích giản đồ phản hệ 50 mẫu Thằn lằn bóng đuôi dài nhận thấy các cá

thể phân thành các nhóm tương đồng khác nhau. Trong đó, nhóm tương đồng có

nhiều cá thể nhất với 35 cá thể gồm có: PNY02, PNY03, PNY04, PNY05, PNY06,

PNY08, PNY09, PNY10, QNM02, QNM04, QNM06, QNM07, QNM08,

QNM09, TTH01, TTH02, TTH03, TTH04, TTH05, TTH06, TTH07, TTH08,

TTH10, QBH03, QBH04, QBH07, QBH08, THA01, THA02, THA03, THA04,

THA05, THA06, THA07, THA10. Trong đó các cá thể có mức độ tương đồng thấp

nhất so với các cá thể khác là QNM10, QBH02, QNM03, PNY01, PNY07,

THA08. Đối với những cá thể này có sự tương đồng về hình thái, nhưng sai khác

lớn về đa dạng di truyền. Do đó, có thể tiến hành phân tích trình tự gen đối với

những cá thể này để đánh giá mức độ đa dạng di truyền ở cấp độ nucleotide.

Page 73: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

61

Hình 3. 17: Gian đô pha hê cua 50 mẫu Thằn lằn bóng đuôi dài

Bảng 3. 9: Chỉ số tương đồng (Sorensen-Dice) về di truyền giữa các quần thể

Thằn lằn bóng đuôi dài

Quần thể Phú

Yên Quảng

Nam Thừa

Thiên Huế Quảng

Bình Thanh

Hóa

Phú Yên 1

Quảng Nam 0,96552 1

Thừa Thiên Huế 0,89888 0,93333 1

Quảng Bình 0,89888 0,91111 0,93478 1

Thanh Hóa 0,89655 0,88636 0,88889 0,91111 1

Page 74: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

62

Hình 3. 18: Phân tích tập hợp theo nhóm sự tương đồng về di truyền giữa

các quần thể Thằn lằn bóng đuôi dài

Dựa vào chỉ số tương đồng (Sorensen-Dice) và phân tích tập hợp theo nhóm

sự tương đồng về di truyền giữa các quần thể Thằn lằn bóng đuôi dài cho thấy các

quần thể chia thành 3 nhóm: quần thể ở Phú Yên và Quảng Nam, quần thể ở Thừa

Thiên Huế và Quảng Bình, nhóm còn lại là quần thể ở Thanh Hoá. Trong đó, quần

thể Thằn lằn bóng đuôi dài ở Quảng Nam và Phú Yên có mức độ tương đồng cao

nhất với chỉ số djk là 0,96552; Thừa Thiên Huế có quan hệ rất gần gũi với quần

thể Quảng Bình với chỉ số djk là 0,93478. Mức độ tương đồng của quần thể ở Thừa

Thiên Huế và Quảng Nam thấp hơn với chỉ số djk = 0,93333. Mức độ tương đồng

thấp nhất là giữa quần thể ở Quảng Nam và Thanh Hóa với chỉ số djk là 0,88636.

Điều này cho thấy, mặc dù các quần thể có khoảng cách địa lý khá lớn tuy nhiên

mức độ tương đồng giữa các quần thể Thằn lằn bóng đuôi dài cao (Bảng 3. 9).

Phân tích tập hợp nhóm cho thấy các nhóm quần thể ở Thừa Thiên Huế và

Quảng Bình có mức độ tin cậy trung bình với chỉ số gốc nhánh là 47. Độ tin cậy

Page 75: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

63

khi phân tích tương đồng giữa quần thể ở Quảng Nam và Phú Yên cao với chỉ số

gốc nhánh là 79. Độ tin cậy giữa hai nhóm quần thể ở Phú Yên – Quảng Nam và ở

Thừa Thiên Huế - Quảng Bình trung bình với chỉ số gốc nhánh là 41 (Hình 3. 18).

Sự phân nhóm giữa các quần thể có thể do ảnh hưởng về khoảng cách địa lý và yếu

tố môi trường, khí hậu. Vì vậy, hai quần thể ở Thừa Thiên Huế và Quảng Bình, ở

Phú Yên và Quảng Nam có mối quan hệ gần gũi nhất do cả hai nhóm này có khoảng

cách địa lý gần nhau và có nhiều yếu tố môi trường, khí hậu tương tự nhau. Quần

thể ở Thừa Thiên Huế và Quảng Nam quan hệ gần gũi thấp hơn so với Quảng Bình

có thể do hai khu vực này bị ngăn cách bởi Đèo Hải Vân, một ngọn đèo có độ cao

lớn, đã ảnh hưởng đến sự đa dạng di truyền giữa các quần thể.

3.3. SỬ DỤNG VI MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ TẬP TÍNH HOẠT ĐỘNG

CỦA THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI

3.3.1. Sử dụng vi môi trường sống

Kết quả nghiên cứu cho thấy Thằn lằn bóng đuôi dài xuất hiện nhiều ở các

loại vi môi trường sống như: rừng lâm nghiệp, cây bụi trảng cỏ, trong các đống

gạch, đá, đống rác, củi,… (Hình 3. 19). Đặc biệt, cũng phát hiện sự xuất hiện

nhiều của loài này trong các sinh cảnh có dân cư sinh sống.

Nhiệt độ trung bình nơi phát hiện loài Thằn lằn bóng đuôi dài khá cao (34,3

± 2,0 oC) và độ ẩm tương đối trung bình khá thấp (76,6 ± 7,3 %). Nhiệt độ trung

bình khi phát hiện tại rừng lâm nghiệp là 34,5 ± 1,7 oC, với nhiệt độ thấp nhất là

29,1 oC và cao nhất là 36,9 oC. Độ ẩm tương đối trung bình khi phát hiện Thằn

lằn bóng đuôi dài tại rừng lâm nghiệp là 77,1 ± 3,7 %, độ ẩm thấp nhất là 63,3 %

và cao nhất là 85,3%. Nhiệt độ trung bình cao nhất được đo ở đống gạch, củi là

35,7 ± 1,4 oC, đồng thời tại đây nhiệt độ cao nhất đo được là 38,1 oC. Nơi phát

hiện có nhiệt độ trung bình thấp nhất là cây bụi với 32,1 ± 0,9 oC (Bảng 3. 10).

Phân tích hồi quy đa biến nhiệt độ và độ ẩm tại vi môi trường sống: rừng

lâm nghiệp, đống gạch, củi, đống rác, lỗ hang, đất trồng, cây bụi, trảng cỏ và nơi

Page 76: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

64

khác cho thấy nhiệt độ không khí và độ ẩm tương đối có ảnh hưởng ý nghĩa (P <

0,001) đến việc sử dụng vi môi trường sống của Thằn lằn bóng đuôi dài.

Bảng 3. 10: Nhiệt độ và độ ẩm của vi môi trường sống nơi phát hiện loài

Thằn lằn bóng đuôi dài

Vi môi trường sống Nhiệt độ (0C) Độ ẩm tương đối (%)

TB ± SD Min - Max TB ± SD Min - Max

Rừng lâm nghiệp 34,5 ± 1,7 29,1 - 36,9 77,1 ± 3,7 63,3 - 85,3

Đống gạch, củi 35,7 ± 1,4 32,1 - 38,1 74,0 ± 3,4 68,4 - 80,3

Đống rác 33,0 ± 1,4 31,0 - 35,1 76,9 ± 4,7 68,3 - 90,6

Lỗ, hang 35,0 ± 0,8 34,5 - 37,5 69,1 ± 4,0 63,3 - 78,2

Đất trồng 32,9 ± 2,5 29,9 - 35,8 79,8 ± 10,0 65,8 - 90,7

Cây bụi 32,1 ± 0,9 30,8 - 33,6 86,9 ± 9,5 65,3 - 95,4

Trảng cỏ 32,8 ± 1,3 30,2 - 34,3 83,6 ± 6,0 71,6 - 88,9

Khác 33,0 ± 2,0 30,0 - 34,1 87,3 ± 6,2 78,4 - 92,8

Theo Huang ở Đài Loan, loài Thằn lằn bóng đuôi dài chủ yếu sử dụng sáu

loại vi môi trường sống như cạnh rừng, đống rác, khe đá, cây xương rồng, các

vùng canh tác của con người, và cây bụi; với khoảng 50% số lượng cá thể được

phát hiện trong các lỗ trên các bức tường chắn bằng bê-tông. Báo cáo này cũng

chứng minh rằng nhiệt độ và độ ẩm có ảnh hưởng ý nghĩa đến việc sử dụng vi

môi trường sống của loài Thằn lằn bóng đuôi dài ở Đài Loan (Huang et al.,

2006a).

Khi phân tích vị trí thường bắt gặp Thằn lằn bóng đuôi dài chúng tôi nhận

thấy kết quả tương tự với một số nghiên cứu trước như Trương Thị Vinh Hương

và Lê Nguyên Ngật (Hình 3. 19) [15]. Cụ thể, phân bố của Thằn lằn bóng đuôi

dài theo Trương Thị Vinh Hương tập trung ở nương rẫy, rừng trồng và khu dân

cư. Đỗ Thành Trung và Lê Nguyên Ngật (2009) khi đi thực địa theo tuyến qua

các dạng sinh cảnh khác nhau đã bắt gặp Thằn lằn bóng đuôi dài ở sinh cảnh rừng

Page 77: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

65

thứ sinh, trảng cỏ-cây bụi, vùng đất canh tác (trong đó có nương rẫy trồng cây

ngắn ngày như hoa màu và đất trồng cây lâu năm) [32]. Nghiên cứu của Ngô Đắc

Chứng, Nguyễn Văn Sáng cho thấy phân bố của E. longicaudatus ở sinh cảnh

trảng cỏ, cây bụi, nương rẫy, sinh cảnh khu dân cư, sinh cảnh đất cát có bụi cây

nhỏ [6], [27].

Hình 3. 19: Tỷ lệ sử dụng các vi môi trường sống

3.3.2. Tập tính hoạt động

Khi quan sát các hoạt động và tập tính săn mồi của Thằn lằn bóng đuôi dài

nhận thấy cách tìm kiếm thức ăn của chúng phù hợp với mô hình tìm kiếm thức

ăn theo vùng rộng lớn hơn mô hình chờ đợi con mồi xuất hiện. Tổng thời gian

quan sát tất cả các hoạt động của chúng là 822 phút. Trong đó, thời gian dành cho

hoạt động săn mồi là 536,5 phút chiếm tỷ lệ cao nhất với 65,3%, thời gian phơi

nắng là 110,5 phút (13,4%), thời gian rình mồi 112,5 phút (13,7%), thời gian còn

lại chúng dành cho các tập tính khác như đánh nhau, giao phối, nằm trong hang

… (Hình 3. 20).

Page 78: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

66

Hình 3. 20: Tập tính hoạt động của loài Thằn lằn bóng đuôi dài

Phân tích về thời gian hoạt động của con đực và con cái cho thấy tổng thời

gian săn mồi của con đực thấp hơn con cái (con đực 235,5 phút, cái: 301 phút).

Khi phân tích về thời gian trung bình cho hoạt động săn mồi của con đực cho

thấy: con đực có thời gian trung bình dành cho hoạt động săn mồi lớn hơn con

cái (con đực là 4,9 ± 1,3 phút; con cái là 4,4 ± 1,1 phút). Kiểm định hai giá trị

trung bình cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Về hoạt

động phơi nắng, rình mồi: thời gian trung bình của con cái dành cho hoạt động

này lớn hơn con đực. Cụ thể con cái dành trung bình 1,4 ± 0,5 phút và 1,2 ± 0,4

phút cho hoạt động phơi nắng, rình mồi. Trong khi đó, con đực dành trung bình

1,3 ± 0,6 phút và 1,1 ± 0,5 phút cho hai hoạt động này. Về các hoạt động khác

như: đánh nhau, chạy trốn, ẩn nấp… cả con đực và con cái có thời gian trung bình

là 1,0 ± 0,4 phút (Hình 3. 21).

Page 79: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

67

Hình 3. 21: Thời gian trung bình của con đực và con cái dành cho các hoạt

động

Từ các kết quả so sánh trên cho thấy thời gian Thằn lằn bóng đuôi dài săn

mồi chiếm phần lớn thời gian quan sát, phù hợp với mô hình tìm kiếm thức ăn

theo vùng rộng lớn. Điều này là phù hợp với một số báo cáo về đặc điểm săn mồi

của nhóm thằn lằn nói chung và nhóm thằn lằn bóng nói riêng. Mô hình tìm kiếm

rộng cũng được ghi nhận đối với một số loài thằn lằn khác trên thế giới như

Dipsosaurus dorsalis, Uromastyx acanthinurus, Eumeces fasciatus, Corucia

zebrata, Tiliqua rugosa, Gallotia gallotia, Psammodromus algirus, Podarcis

lilfordi, Cnemidophorus tigris, Varanus exanthematicus [114].

Thằn lằn bóng đuôi dài là động vật biến nhiệt, nên khả năng hoạt động của

chúng phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt của môi trường sống. Điều này thấy rõ sau

những ngày mưa, nhiệt độ không khí xuống thấp nên hầu như Thằn lằn bóng đuôi

dài không xuất hiện. Khi xuất hiện nắng trở lại và có nhiệt độ cao hơn, chúng bắt

đầu ra phơi nắng để cân bằng nhiệt cho cơ thể, rồi tiếp tục hoạt động săn mồi.

Page 80: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

68

Phân tích thời gian hoạt động ưa thích của Thằn lằn bóng đuôi dài nhận thấy

từ 9 giờ - 11 giờ và từ 14 giờ đến 16 giờ là khoảng thời gian Thằn lằn bóng đuôi

dài thường xuyên hoạt động (Hình 3. 22).

Hình 3. 22: Thời gian hoạt động của Thằn lằn bóng đuôi dài

Số lượng Thằn lằn bóng đuôi dài thu được trong khoảng thời gian từ 9 giờ

- 11 giờ là 61 mẫu chiếm tỷ lệ 42,9%, số lượng thu trong khoảng thời gian từ 14

giờ - 16 giờ là 38 mẫu, chiếm tỷ lệ 26,8%. Kết quả của chúng tôi tương tự với kết

quả nghiên cứu của Ngô Đắc Chứng và cs. Trong nghiên cứu của Ngô Đắc Chứng

và cs cũng cho thấy thời gian hoạt động ưa thích của Thằn lằn bóng đuôi dài là từ

9 giờ - 16 giờ [7].

3.4. XÁC SUẤT PHÁT HIỆN LOÀI, MÔ HÌNH ĐIỂM CHIẾM CỨ

3.4.1. Đặc điểm chung

Chúng tôi đã xác định được ba sinh cảnh gồm 42 điểm khảo sát được thể

hiện qua Bảng 3. 11. Khảo sát trên với năm yếu tố ảnh hưởng là: nhiệt độ, độ ẩm,

nắng, mưa, thời tiết khác. Tuy nhiên, khảo sát tương quan giữa nhiệt độ và độ ẩm,

10

7

33

28

8

23

2018

11

2

7:00 -8:00

8:00 -9:00

9:00 -10:00

10:00 -11:00

11:00 -12:00

12:00 -13:00

13:00 -14:00

14:00 -15:00

15:00 -16:00

16:00 -17:00

17:00 -18:00

Số c

á th

ể T

hằn

lằn

ng

đu

ôi d

ài

Thời gian hoạt động

Page 81: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

69

kết quả cho thấy nhiệt độ và độ ẩm có tương quan chặc chẽ (p<0,001), do đó chỉ

chọn nhiệt độ để khảo sát. Qua các đợt khảo sát, chúng tôi thu được số lượng cá

thể phát hiện như sau:

Bảng 3. 11: Quá trình phát hiện Thằn lằn bóng đuôi dài

Điểm Mã

điểm

Lịch sử phát

hiện*

Số lần phát

hiện Điểm

điểm

Lịch sử phát

hiện

Số lần phát

hiện

1 C101 000000000 0 22 C208 110010111 6

2 C102 011000100 3 23 C209 111010000 4

3 C103 000000000 0 24 C210 000000000 0

4 C104 000000000 0 25 C211 000100010 2

5 C105 101000100 3 26 C212 000100010 2

6 C106 010000000 1 27 C213 101000001 3

7 C107 000000000 0 28 C214 010011100 4

8 C108 000000000 0 29 C301 000101001 3

9 C109 001010010 3 30 C302 000000000 0

10 C110 000000000 0 31 C303 000000000 0

11 C111 001001001 3 32 C304 000000000 0

12 C112 000000000 0 33 C305 010000010 2

13 C113 000000000 0 34 C306 000000000 0

14 C114 100000000 1 35 C307 000000000 0

15 C201 000000000 0 36 C308 000000000 0

16 C202 000000001 1 37 C309 001111000 4

17 C203 001111010 5 38 C310 000000000 0

18 C204 100001110 4 39 C311 000000000 0

19 C205 000000010 1 40 C312 000000000 0

20 C206 001110100 4 41 C313 000000000 0

21 C207 110001000 3 42 C314 000110101 4

Trong mỗi sinh cảnh gồm 14 điểm khảo sát. Mỗi điểm cách nhau tối thiểu

500 m. Độ cao lớn nhất là 645 m ở điểm C110 và độ cao thấp nhất là 558 m ở

điểm C205. Sinh-cảnh-1 gồm các điểm từ 1 đến 14, Sinh-cảnh-2 gồm các điểm

từ 15 đến 28 và Sinh-cảnh-3 gồm các điểm từ 28 đến 42 (Bảng 3. 11).

Sau khi tiến hành khảo sát chín đợt tại 42 điểm trên địa bàn huyện A Lưới,

nhận thấy quá trình quan sát Thằn lằn bóng đuôi dài hoàn toàn không phát hiện ở

20 điểm nghiên cứu. Trong đó có 18 điểm nghiên cứu thuộc “Sinh-cảnh-1” và

“Sinh-cảnh-3” không phát hiện được loài Thằn lằn bóng đuôi dài. “Sinh-cảnh-2”

chỉ có hai điểm không phát hiện Thằn lằn bóng đuôi dài (Bảng 3. 11). Về số lượng

Thằn lằn bóng đuôi dài phát hiện qua chín đợt khảo sát trên 42 điểm là 66 cá thể.

Theo điều kiện về thời gian và điều kiện phù hợp với phân tích mô hình, bắt đầu

Page 82: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

70

tiến hành khảo sát từ tháng I đến tháng IX của năm, mỗi tháng tiến hành khảo sát

một đợt. Số lượng Thằn lằn bóng đuôi dài được phát hiện qua các đợt khảo sát

(Bảng 3. 12).

Bảng 3. 12: Phân bố số lượng phát hiện theo đợt giám sát, theo tháng trong

năm và theo mùa

Đợt

giám sát Tháng Mùa

Số cá thể

phát hiện Tổng

I Tháng Giêng

Mùa mưa ít

7

30 II Tháng Hai 7

III Tháng Ba 9

IV Tháng Tư 7

V Tháng Năm

Mùa khô

8

30 VI Tháng Sáu 7

VII Tháng Bảy 7

VIII Tháng Tám 8

IX Tháng Chín Mùa mưa nhiều 6 6

Tiến hành khảo sát trong chín đợt, thời gian giữa các đợt khảo sát đều nhau,

đảm bảo yêu cầu của phương pháp khảo sát (tối thiểu bảy đợt). Kết quả cho thấy:

vào mùa mưa ít và mùa khô phát hiện nhiều cá thể hơn. Điều này phù hợp với

phân bố Thằn lằn bóng đuôi dài theo mùa khi nghiên cứu về dinh dưỡng. Tổng

số cá thể Thằn lằn bóng đuôi dài được phát hiện từ đợt I đến đợt IV là 30 cá thể.

Đây cũng là số cá thể được phát hiện từ đợt V đến đợt VIII. Số cá thể được phát

hiện trong đợt IX là 6 cá thể trên 42 điểm khảo sát (Bảng 3. 12).

3.4.2. Xác suất phát hiện loài, yếu tố ảnh hưởng đến mô hình điểm chiếm cứ

Chúng tôi tiến hành thiết kế tất cả các mô hình có thể xảy ra đối với nghiên

cứu trên ba dạng sinh cảnh: Sinh-cảnh-1, Sinh-cảnh-2, Sinh-cảnh-3 và bốn yếu tố

ảnh hưởng là “Nhiệt_độ”, “Nắng”, “Mưa”, “Khác”. Nếu mô hình khảo sát trên cả

ba dạng sinh cảnh thì gọi tên chung là “Sinh-cảnh”. Chúng tôi tiến hành phân tích

tương quan giữa nhiệt độ và độ ẩm nhằm mục đích nếu có sự tương quan giữa

Page 83: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

71

nhiệt độ và độ ẩm thì loại bỏ một trong hai biến số này, giúp cho số lượng các mô

hình sẽ giảm xuống, quá trình xây dựng mô hình sẽ ít phức tạp hơn. Kết quả cho

thấy giữa nhiệt độ và độ ẩm có tương quan rất chặt chẽ. Trong chín đợt nghiên

cứu hệ số tương quan giữa nhiệt độ và độ ẩm thấp nhất là 0,7 với p<0,001. Điều

này cho phép loại bỏ biến độ ẩm khỏi các mô hình khảo sát. Số lượng mô hình

cơ bản (Bảng 3. 13).

Bảng 3. 13: Số lượng các loại mô hình

Loại mô hình Số lượng mô hình

Cơ bản 3

(.) 4

(Sinh-cảnh) 16

(Sinh-cảnh-1) 16

(Sinh-cảnh-2) 16

(Sinh-cảnh-3) 16

Tổng số 71 () là xác suất phát hiện loài tại sinh cảnh thu mẫu

(p) là xác suất phát hiện loài trong một đợt khảo sát tại sinh cảnh thu mẫu

Chúng tôi tiến hành xây dựng tất cả các mô hình có thể đối với “Sinh-cảnh-

1”; “Sinh-cảnh-2”; “Sinh-cảnh-3” và “Sinh-cảnh”, và “Nhiệt_độ”; “Nắng”;

“Mưa” và “Khác” (Bảng 3. 14).

Page 84: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

72

Bảng 3. 14: Số lượng các loại mô hình có thể xuất hiện trong nghiên cứu

STT Loại mô hình Số lượng

mô hình Tên mô hình

1

Cơ bản

1 1 nhóm, P hằng số

2 2 1 nhóm, P thay đổi

3 3 (.),p(2)(.)

4

(1) (.)

1 (.),p(Khác)

5 2 (.),p(Mưa)

6 3 (.),p(Nắng)

7 4 (.),p(Nhiệt_độ)

8

(Sinh-cảnh)

1 (Sinh-cảnh),p(.)

9 2 (Sinh-cảnh),p(Khác)

10 3 (Sinh-cảnh),p(Mưa)

11 4 (Sinh-cảnh),p(Mưa,Khác)

12 5 (Sinh-cảnh),p(Nắng)

13 6 (Sinh-cảnh),p(Nắng,Khác)

14 7 (Sinh-cảnh),p(Nắng,Mưa)

15 8 (Sinh-cảnh),p(Nắng,Mưa,Khác)

16 9 (Sinh-cảnh),p(Nhiệt_độ)

17 10 (Sinh-cảnh),p(Nhiệt_độ,Khác)

18 11 (Sinh-cảnh),p(Nhiệt_độ,Mưa)

19 12 (Sinh-cảnh),p(Nhiệt_độ,Mưa,Khác)

20 13 (Sinh-cảnh),p(Nhiệt_độ,Nắng)

21 14 (Sinh-cảnh),p(Nhiệt_độ,Nắng,Khác)

22 15 (Sinh-cảnh),p(Nhiệt_độ,Nắng,Mưa)

23 16 (Sinh-cảnh),p(Nhiệt_độ,Nắng,Mưa,Khác)

24

(Sinh-cảnh-1)

1 (Sinh-cảnh-1),p(.)

25 2 (Sinh-cảnh-1),p(Khác)

26 3 (Sinh-cảnh-1),p(Mưa)

27 4 (Sinh-cảnh-1),p(Mưa,Khác)

28 5 (Sinh-cảnh-1),p(Nắng)

29 6 (Sinh-cảnh-1),p(Nắng,Khác)

30 7 (Sinh-cảnh-1),p(Nắng,Mưa)

31 8 (Sinh-cảnh-1),p(Nắng,Mưa,Khác)

32 9 (Sinh-cảnh-1),p(Nhiệt_độ)

33 10 (Sinh-cảnh-1),p(Nhiệt_độ,Khác)

34 11 (Sinh-cảnh-1),p(Nhiệt_độ,Mưa)

35 12 (Sinh-cảnh-1),p(Nhiệt_độ,Mưa, Khác)

36 13 (Sinh-cảnh-1),p(Nhiệt_độ,Nắng)

37 14 (Sinh-cảnh-1),p(Nhiệt_độ,Nắng,Khác)

38 15 (Sinh-cảnh-1),p(Nhiệt_độ,Nắng,Mưa)

39 16 (Sinh-cảnh-1),p(Nhiệt_độ,Nắng,Mưa,Khác)

Page 85: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

73

40

(Sinh-cảnh-2)

1 (Sinh-cảnh-2),p(.)

41 2 (Sinh-cảnh-2),p(Khác)

42 3 (Sinh-cảnh-2),p(Mưa)

43 4 (Sinh-cảnh-2),p(Mưa,Khác)

44 5 (Sinh-cảnh-2),p(Nắng)

45 6 (Sinh-cảnh-2),p(Nắng,Khác)

46 7 (Sinh-cảnh-2),p(Nắng,Mưa)

47 8 (Sinh-cảnh-2),p(Nắng,Mưa,Khác)

48 9 (Sinh-cảnh-2),p(Nhiệt_độ)

49 10 (Sinh-cảnh-2),p(Nhiệt_độ,Khác)

50 11 (Sinh-cảnh-2),p(Nhiệt_độ,Mưa)

51 12 (Sinh-cảnh-2),p(Nhiệt_độ,Mưa,Khác)

52 13 (Sinh-cảnh-2),p(Nhiệt_độ,Nắng)

53 14 (Sinh-cảnh-2),p(Nhiệt_độ,Nắng,Khác)

54 15 (Sinh-cảnh-2),p(Nhiệt_độ,Nắng,Mưa)

55 16 (Sinh-cảnh-2),p(Nhiệt_độ,Nắng,Mưa,Khác)

56

(Sinh-cảnh-3)

1 (Sinh-cảnh-3),p(.)

57 2 (Sinh-cảnh-3),p(Khác)

58 3 (Sinh-cảnh-3),p(Mưa)

59 4 (Sinh-cảnh-3),p(Mưa,Khác)

60 5 (Sinh-cảnh-3),p(Nắng)

61 6 (Sinh-cảnh-3),p(Nắng,Khác)

62 7 (Sinh-cảnh-3),p(Nắng,Mưa)

63 8 (Sinh-cảnh-3),p(Nắng,Mưa,Khác)

64 9 (Sinh-cảnh-3),p(Nhiệt_độ)

65 10 (Sinh-cảnh-3),p(Nhiệt_độ,Khác)

66 11 (Sinh-cảnh-3),p(Nhiệt_độ,Mưa)

67 12 (Sinh-cảnh-3),p(Nhiệt_độ,Mưa,Khác)

68 13 (Sinh-cảnh-3),p(Nhiệt_độ,Nắng)

69 14 (Sinh-cảnh-3),p(Nhiệt_độ,Nắng,Khác)

70 15 (Sinh-cảnh-3),p(Nhiệt_độ,Nắng,Mưa)

71 16 (Sinh-cảnh-3),p(Nhiệt_độ,Nắng,Mưa,Khác)

Trong các mô hình được trình bày tại (Bảng 3. 15), ba mô hình cơ bản được

tiến hành khảo sát trước tiên. Đây là các mô hình không thể thiếu khi tiến hành

xây dựng mô hình phân tích xác suất phát hiện loài.

Page 86: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

74

Bảng 3. 15: Mô hình xác suất phát hiện loài cơ bản

Mô hình AIC deltaAIC AIC wgt Tham số

(.),p(.) 312,95 0,00 0,4998 2

1 nhóm, P hằng số 312,95 0,00 0,4998 2

1 nhóm, P thay đổi 327,75 14,8 0,0003 10

Trong đó:

AIC: giá trị AIC của mỗi mô hình (Akaike’s Information Criterion)

deltaAIC: giá trị khác biệt tương đối về AIC giữa các mô hình và giữa mô hình

hiện tại với mô hình xếp hạng đầu (mô hình có AIC nhỏ nhất)

AIC wgt: khối lượng của mô hình hiện tại so với mô hình có ảnh hưởng nhất.

AIC wgt càng lớn mô hình càng có ảnh hưởng.

No. par: số lượng các tham số có trong mô hình

Kết quả phân tích cho thấy hai mô hình có sự ảnh hưởng lớn nhất đến xác

suất phát hiện loài là (.),p(.) và mô hình một nhóm có p là hằng số với AIC wgt

bằng nhau và bằng 0,4998. Mô hình một nhóm có p là thay đổi theo đợt khảo sát

có khối lượng AIC nhỏ nhất. Điều này cho thấy với mô hình có chỉ có sự tham

gia của hai tham số có ảnh hưởng đến ước tính xác suất phát hiện loài (Bảng 3.

15).

Chúng tôi tiếp tục phân tích chi tiết các mô hình có ảnh hưởng lớn đến xác

suất phát hiện loài. Kết quả cho thấy xác suất phát hiện loài thực của nghiên cứu

là 0,5238 tương ứng với tỷ lệ phát hiện là 52,38%. Điều này cho thấy có 52,38%

khả năng phát hiện được Thằn lằn bóng đuôi dài trong 1 đợt khảo sát. Tuy nhiên,

trong xác suất này sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như các sinh cảnh, các yếu tố ảnh

hưởng nên xác suất phát hiện loài sẽ có thể thay đổi.

Page 87: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

75

Bảng 3. 16: Ảnh hưởng của sinh cảnh và các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình

điểm chiếm cứ

STT Mô hình AIC deltaAIC AIC wgt Tham số

1 (Sinh-cảnh-2),p(Nhiệt_Độ,Mưa, Khác) 283,92 0,00 0,2609 5

2 (Sinh-cảnh-2),p(Nắng,Mưa,Khác) 284,01 0,09 0,2494 5

3 (Sinh-cảnh-2),p(Nhiệt_Độ,Nắng,Mưa) 284,69 0,77 0,1775 5

4 (Sinh-cảnh-2),p(Nhiệt_Độ,Nắng,Mưa,Khác) 285,92 2,00 0,0960 6

5 (Sinh-cảnh-2),p(Nhiệt_Độ,Mưa) 286,15 2,23 0,0855 4

6 (Sinh-cảnh-2),p(Mưa,Khác) 288,31 4,39 0,0291 4

7 (Sinh-cảnh-3),p(Nhiệt_Độ,Mưa, Khác) 289,19 5,27 0,0187 5

8 (Sinh-cảnh-3),p(Nắng,Mưa,Khác) 289,29 5,37 0,0178 5

9 (Sinh-cảnh-3),p(Nhiệt_Độ,Nắng,Mưa) 289,95 6,03 0,0128 5

10 (Sinh-cảnh-2),p(Nhiệt_Độ,Nắng) 290,52 6,60 0,0096 4

11 (Sinh-cảnh-2),p(Nắng,Mưa) 290,82 6,90 0,0083 4

12 (Sinh-cảnh-2),p(Nhiệt_Độ,Nắng,Khác) 290,99 7,07 0,0076 5

13 (Sinh-cảnh-3),p(Nhiệt_Độ,Nắng,Mưa,Khác) 291,19 7,27 0,0069 6

14 (Sinh-cảnh-3),p(Nhiệt_Độ,Mưa) 291,41 7,49 0,0062 4

15 (Sinh-cảnh-1),p(Nhiệt_Độ,Mưa, Khác) 293,23 9,31 0,0025 5

16 (Sinh-cảnh-1),p(Nắng,Mưa,Khác) 293,33 9,41 0,0024 5

17 (Sinh-cảnh-3),p(Mưa,Khác) 293,58 9,66 0,0021 4

18 (Sinh-cảnh-1),p(Nhiệt_Độ,Nắng,Mưa) 293,99 10,07 0,0017 5

19 (Sinh-cảnh-2),p(Mưa) 295,07 11,15 0,0010 3

20 (Sinh-cảnh-1),p(Nhiệt_Độ,Nắng,Mưa,Khác) 295,22 11,30 0,0009 6

21 (Sinh-cảnh-1),p(Nhiệt_Độ,Mưa) 295,52 11,60 0,0008 4

22 (Sinh-cảnh-3),p(Nhiệt_Độ,Nắng) 295,79 11,87 0,0007 4

23 (Sinh-cảnh-3),p(Nắng,Mưa) 296,09 12,17 0,0006 4

24 (Sinh-cảnh-3),p(Nhiệt_Độ,Nắng,Khác) 296,26 12,34 0,0005 5

25 (Sinh-cảnh-1),p(Mưa,Khác) 297,66 13,74 0,0003 4

26 (Sinh-cảnh-1),p(Nhiệt_Độ,Nắng) 299,78 15,86 0,0001 4

27 (Sinh-cảnh-1),p(Nắng,Mưa) 300,22 16,30 0,0001 4

28 (Sinh-cảnh-1),p(Nhiệt_Độ,Nắng,Khác) 300,28 16,36 0,0001 5

29 (Sinh-cảnh-3),p(Mưa) 300,34 16,42 0,0001 3

30 (Sinh-cảnh-1),p(Mưa) 304,45 20,53 0,0000 3

31 (Sinh-cảnh-2),p(Nhiệt_Độ,Khác) 305,20 21,28 0,0000 4

32 (Sinh-cảnh-2),p(Nhiệt_Độ) 305,96 22,04 0,0000 3

33 (Sinh-cảnh-3),p(Nhiệt_Độ,Khác) 310,46 26,54 0,0000 4

34 (Sinh-cảnh-3),p(Nhiệt_Độ) 311,22 27,30 0,0000 3

35 (Sinh-cảnh-1),p(Nhiệt_Độ,Khác) 314,50 30,58 0,0000 4

36 (Sinh-cảnh-1),p(Nhiệt_Độ) 315,32 31,40 0,0000 3

37 (Sinh-cảnh-2),p(Nắng,Khác) 315,50 31,58 0,0000 4

38 (Sinh-cảnh-2),p(Khác) 319,64 35,72 0,0000 3

39 (Sinh-cảnh-3),p(Nắng,Khác) 320,77 36,85 0,0000 4

40 (Sinh-cảnh-2),p(Nắng) 322,27 38,35 0,0000 3

41 (Sinh-cảnh-1),p(Nắng,Khác) 324,85 40,93 0,0000 4

42 (Sinh-cảnh-3),p(Khác) 324,90 40,98 0,0000 3

43 (Sinh-cảnh-3),p(Nắng) 327,54 43,62 0,0000 3

44 (Sinh-cảnh-1),p(Khác) 329,00 45,08 0,0000 3

45 (Sinh-cảnh-1),p(Nắng) 331,67 47,75 0,0000 3

Page 88: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

76

Khi phân tích đến các yếu tố về sinh cảnh, nhận thấy sinh cảnh “Sinh-cảnh-

2” có khối lượng AIC lớn nhất. Có thể nói sinh cảnh “Sinh-cảnh-2” là sinh cảnh

vườn nhà, gần người dân sinh sống, có nhiều thức ăn có ảnh hưởng lớn nhất đến

sự xuất hiện của Thằn lằn bóng đuôi dài. Kết quả thể hiện tại Bảng 3. 16. Theo

đó, năm mô hình đầu tiên có mức độ ảnh hưởng lớn nhất. Kết quả cho thấy tất cả

năm mô hình đầu tiên, “Sinh-cảnh-2” xuất hiện ở tất cả năm mô hình với tổng giá

trị mức độ ảnh hưởng là 0,8693. Về các yếu tố ảnh hưởng, yếu tố “Mưa” xuất

hiện ở năm mô hình, yếu tố “Nhiệt_độ” xuất hiện 4/5 mô hình.

Khi phân tích theo từng sinh cảnh nhận thấy mô hình có sự xuất hiện của

sinh cảnh “Sinh-cảnh-2” có ảnh hưởng lớn nhất với AIC wgt là 0,7903, tiếp đó là

mô hình chung có sự kết hợp của cả ba sinh cảnh có AIC wgt là 0,1458 (Bảng 3.

17). Điều này cho thấy ảnh hưởng của sinh cảnh “Sinh-cảnh-2” lớn nhất so với

các sinh cảnh còn lại.

Bảng 3. 17: Ảnh hưởng của môi trường sống đến mô hình điểm chiếm cứ

Mô hình AIC deltaAIC AIC wgt Tham số

(Sinh-cảnh-2),p(.) 304,80 0,00 0,7903 3

(Sinh-cảnh),p(.) 308,18 3,38 0,1458 5

(Sinh-cảnh-3),p(.) 310,07 5,27 0,0567 3

(Sinh-cảnh-1),p(.) 314,19 9,39 0,0072 3

Chúng tôi phân tích ảnh hưởng của thời tiết gồm các yếu tố “Nắng”,

“Mưa”, “Khác” đến ước tính xác suất phát hiện loài Thằn lằn bóng đuôi dài, trong

các mô hình kết hợp phân tích cùng với các sinh cảnh (Bảng 3. 17). Kết quả cho

thấy xác suất phát hiện loài phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết.

Page 89: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

77

Bảng 3. 18: Ảnh hưởng của thời tiết đến các mô hình điểm chiếm cứ

Mô hình AIC deltaAIC AIC wgt Tham số

(.),p(Mưa) 294,27 0 0,6467 3

(.),p(Nắng) 295,48 1,21 0,3532 3

(.),p(Khác) 312,35 18,08 0,0001 3

Qua Bảng 3. 18 chúng tôi có nhận xét: yếu tố mưa và nắng là hai yếu tố có

mức độ ảnh hưởng đến các mô hình hình điểm chiếm cứ, trong đó yếu tố mưa là

yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến xác suất phát hiện loài với giá trị AIC wgt là

0,6467. Tiếp đến là yếu tố nắng có ảnh hưởng đến xác suất phát hiện loài với khối

lượng AIC là 0,3532. Yếu tố không xác định hầu như không có ảnh hưởng gì đến

xác suất phát hiện loài. Chúng tôi tiến hành phân tích chi tiết về xác suất phát

hiện loài của mô hình (.),p(Mưa). Kết quả ước tính xác suất phát hiện loài trong

điều kiện trời mưa chỉ là 0,1388 tương ứng với ước tính xác suất không phát hiện

được loài là 0,8612. Với xác suất phát hiện loài trong điều kiện trời mưa là 0,1388

(13,88%) cho thấy trong một đợt khảo sát chỉ có 13,88% khả năng bắt gặp Thằn

lằn bóng đuôi dài. Hoặc có thể nói sau ít nhất tám đợt khảo sát mới có thể bắt gặp

một cá thể Thằn lằn bóng đuôi dài.

Phân tích chi tiết mô hình (.),p(Nắng) kết quả cho thấy ước tính xác suất

phát hiện loài trong điều kiện trời nắng là 0,5328. Do đó sau ít nhất hai đợt quan

sát tại một điểm trong điều kiện thời tiết nắng có thể phát hiện được cá thể Thằn

lằn bóng đuôi dài.

Để phân tích sự ảnh hưởng giữa các sinh cảnh và các yếu tố khác đến ước

tính xác suất phát hiện loài, tiến hành xây dựng các mô hình gồm các sinh cảnh

là “Sinh-cảnh-1”, “Sinh-cảnh-2”, “Sinh-cảnh-3” kết hợp với các yếu tố ảnh hưởng

như yếu tố “Nhiệt_độ”, “Nắng”, “Mưa”, yếu tố “Khác”. Kết quả thể hiện tại

(Bảng 3. 19).

Page 90: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

78

Bảng 3. 19: Ảnh hưởng của sinh cảnh đến mô hình điểm chiếm cứ

Mô hình AIC deltaAIC AIC wgt Tham số

(Sinh-cảnh-2),p(Nhiệt_độ) 305,96 0 0,9248 3

(Sinh-cảnh-3),p(Nhiệt_độ) 311,22 5,26 0,0667 3

(Sinh-cảnh-1),p(Nhiệt_độ) 315,32 9,36 0,0086 3

(Sinh-cảnh-2),p(Nắng) 322,27 0 0,9252 3

(Sinh-cảnh-3),p(Nắng) 327,54 5,27 0,0664 3

(Sinh-cảnh-1),p(Nắng) 331,67 9,4 0,0084 3

(Sinh-cảnh-2),p(Mưa) 295,07 0 0,9252 3

(Sinh-cảnh-3),p(Mưa) 300,34 5,27 0,0664 3

(Sinh-cảnh-1),p(Mưa) 304,45 9,38 0,0085 3

(Sinh-cảnh-2),p(Khác) 319,64 0 0,9248 3

(Sinh-cảnh-3),p(Khác) 324,9 5,26 0,0667 3

(Sinh-cảnh-1),p(Khác) 329 9,36 0,0086 3

Khi phân tích bốn nhóm mô hình (12 mô hình) có sự liên quan giữa các

sinh cảnh và từng yếu tố ảnh hưởng nhận thấy: mức độ ảnh hưởng của “Sinh-

cảnh-2” đến xác suất phát hiện loài Thằn lằn bóng đuôi dài là lớn nhất. Cụ thể,

trong các mô hình về biến nhiệt độ, mô hình (Sinh-cảnh-2),p(Nhiệt_độ) có AIC

wgt lớn nhất là 0,9248. Các mô hình của yếu tố nắng: mô hình (Sinh-cảnh-

2),p(Nắng) là cao nhất với AIC wgt là 0,9248. Tương tự, các mô hình của yếu tố

mưa thì mô hình (Sinh-cảnh-2),p(Mưa) có AIC wgt là 0,9252. Mô hình

(Sinh-cảnh-2),p(Khác) có AIC wgt là 0,9248. Mức độ ảnh hưởng của “Sinh-cảnh-

3” được xếp sau “Sinh-cảnh-2” ở tất cả các nhóm mô hình. “Sinh-cảnh-1” là sinh

cảnh rừng lâm nghiệp có ảnh hưởng thấp nhất đến xác suất phát hiện loài Thằn

lằn bóng đuôi dài. Kết quả cho thấy dưới sự tác động của các yếu tố nhiệt độ, thời

tiết thì “Sinh-cảnh-2” là sinh cảnh vườn nhà, gần người dân sinh sống, nhiều thức

ăn có ảnh hướng lớn nhất đến xác suất phát hiện loài Thằn lằn bóng đuôi dài so

với các sinh cảnh còn lại (Bảng 3. 19).

Page 91: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

79

Để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố như nhiệt độ, nắng, mưa, và thời

tiết khác, tiến hành xây dựng các mô hình của các yếu tố ảnh hưởng theo từng

sinh cảnh. Số lượng các mô hình có thể tạo ra rất lớn, tuy nhiên chỉ chọn các mô

hình tiêu biểu, phù hợp các điều kiện như: có khối lượng AIC lớn, có giá trị khác

biệt tương đối về AIC giữa các mô hình và giữa mô hình hiện tại với mô hình xếp

hạng đầu nhỏ hơn ba (deltaAIC <3). Đối với các mô hình có AIC wgt bằng nhau

thì chọn mô hình có số lượng tham số lớn hơn (Bảng 3. 20).

Bảng 3. 20: Ảnh hưởng của yếu tố môi trường đến mô hình điểm chiếm cứ

Mô hình AIC deltaAIC AIC wgt Tham số

(Sinh-cảnh-1),p(Nhiệt_độ,Mưa, Khác) 293,23 0 0,283 5

(Sinh-cảnh-1),p(Nắng,Mưa,Khác) 293,33 0,1 0,2692 5

(Sinh-cảnh-1),p(Nhiệt_độ,Nắng,Mưa) 293,99 0,76 0,1935 5

(Sinh-cảnh-1),p(Nhiệt_độ,Nắng,Mưa,Khác) 295,22 1,99 0,1046 6

(Sinh-cảnh-1),p(Nhiệt_độ,Mưa) 295,52 2,29 0,0901 4

(Sinh-cảnh-2),p(Nhiệt_độ,Mưa,Khác) 283,92 0 0,2821 5

(Sinh-cảnh-2),p(Nắng,Mưa,Khác) 284,01 0,09 0,2697 5

(Sinh-cảnh-2),p(Nhiệt_độ,Nắng,Mưa) 284,69 0,77 0,1919 5

(Sinh-cảnh-2),p(Nhiệt_độ,Nắng,Mưa,Khác) 285,92 2 0,1038 6

(Sinh-cảnh-2),p(Nhiệt_độ,Mưa) 286,15 2,23 0,0925 4

(Sinh-cảnh-3),p(Nhiệt_độ,Mưa,Khác) 289,19 0 0,282 5

(Sinh-cảnh-3),p(Nắng,Mưa,Khác) 289,29 0,1 0,2683 5

(Sinh-cảnh-3),p(Nhiệt_độ,Nắng,Mưa) 289,95 0,76 0,1929 5

(Sinh-cảnh-3),p(Nhiệt_độ,Nắng,Mưa,Khác) 291,19 2 0,1038 6

(Sinh-cảnh-3),p(Nhiệt_độ,Mưa) 291,41 2,22 0,093 4

Chúng tôi có nhận xét rằng, đối với ba sinh cảnh và có sự kết hợp của các

yếu tố nhiệt độ, mưa, và thời tiết khác có ảnh hưởng lớn nhất đến ước tính xác

suất phát hiện loài (Bảng 3. 20). Khi có sự tác động kết hợp giữa các yếu tố ảnh

hưởng nhận thấy yếu tố mưa vẫn có mức độ ảnh hưởng lớn nhất. Cụ thể, các mô

Page 92: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

80

hình của “Sinh-cảnh-1”, “Sinh-cảnh-2” và “Sinh-cảnh-3” yếu tố mưa đều xuất

hiện ở tất cả các mô hình, tổng khối lượng AIC của yếu tố mưa trong các mô hình

là rất lớn. Cụ thể, tổng khối lượng AIC có yếu tố mưa trong các mô hình “Sinh-

cảnh-1” là 0,9404, “Sinh-cảnh-2” là 0,9400, “Sinh-cảnh-3” là 0,9400 (Bảng 3.

20). Điều này cho thấy, khi chưa có sự tương tác qua lại của các yếu tố khác thì

yếu tố mưa cũng có ảnh hưởng lớn nhất với AIC wgt là 0,6467. Khi có sự tác

động qua lại giữa các yếu tố thì yếu tố mưa vẫn có ảnh hưởng lớn nhất.

Phân tích yếu tố nhiệt độ cũng có sự ảnh hưởng lớn đến ước tính xác suất

phát hiện loài. Tổng khối lượng AIC trong các mô hình có sự xuất hiện yếu tố

nhiệt độ cũng khá cao. Cụ thể, trong mô hình “Sinh-cảnh-1” yếu tố nhiệt độ cũng

ảnh hướng đến mô hình với AIC wgt là 0,6712. Trên các mô hình của “Sinh-

cảnh-2” ảnh hưởng của nhiệt độ là 0,6703 và “Sinh-cảnh-3” là 0,6717. Trong 15

mô hình phân tích tại (Bảng 3. 20), hai yếu tố mưa và nhiệt độ không những có

mức độ ảnh hưởng lớn dựa trên khối lượng AIC mà còn xuất hiện ở tất cả các mô

hình đối với yếu tố mưa, ở 4/5 mô hình đối với yếu tố nhiệt độ.

Phân tích ảnh hưởng của các mô hình đến sự ước tính xác suất phát hiện

loài nhận thấy: sinh cảnh có ảnh hưởng lớn đến xác suất phát hiện loài, trong đó

sinh cảnh vườn nhà, gần người dân sinh sống, nơi nhiều thức ăn (“Sinh-cảnh-2”)

có ảnh hưởng nhất. Về các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến ước tính xác suất

phát hiện loài nhận thấy mưa là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến ước tính xác

suất phát hiện loài, tiếp theo đó là nhiệt độ, các yếu tố nắng và thời tiết khác có

mức độ ảnh hưởng thấp hơn các yếu tố trên.

Kết quả ước tính xác suất phát hiện loài của Thằn lằn bóng đuôi dài nhận

thấy với 42 điểm khảo sát và chín đợt khảo sát, xác suất phát hiện loài thực của

nghiên cứu là 0,5238. Kết hợp với số lượng Thằn lằn bóng đuôi dài được thu thập

trong quá trình nghiên cứu dinh dưỡng và sinh sản có thể kết luận rằng số lượng

mật độ cá thể Thằn lằn bóng đuôi dài ở huyện A Lưới ở mức độ trung bình với

xác suất bắt gặp khoảng 0,5/lần khảo sát. Từ đó cho thấy rằng chỉ có thể bắt gặp

Page 93: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

81

Thằn lằn bóng đuôi dài sau ít nhất hai lần khảo sát tại một điểm. Kết luận này có

thể sẽ được củng cố hơn sau khi có những nghiên cứu tiếp theo với số lượng điểm

lớn hơn, số đợt khảo sát nhiều hơn trong thời gian dài hơn. Tuy nhiên, cũng có

để đưa ra nhưng cảnh báo về khả năng giảm sút các cá thể Thằn lằn bóng đuôi

dài. Đồng thời cũng đưa ra những kiến nghị nhằm sử dụng bền vững loài Thằn

lằn bóng đuôi dài này trong thời gian tới.

3.5. ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI DINH DƯỠNG

3.5.1. Số lượng Thằn lằn bóng đuôi dài theo mùa và theo khu vực

Trong quá trình nghiên cứu sinh thái dinh dưỡng của Thằn lằn bóng đuôi

dài thu thập vào ba mùa: mùa mưa ít (từ đầu tháng I đến cuối tháng IV), mùa khô

(từ đầu tháng V đến cuối tháng VIII), mùa mưa nhiều (từ đầu tháng IX đến cuối

tháng XII). Tổng số cá thể được thực hiện phương pháp rửa dạ dày là 142 cá thể,

trong đó có 57 cá thể đực và 85 cá thể cái (Hình 3. 23).

Hình 3. 23: Số lượng Thằn lằn bóng đuôi dài theo mùa

Theo đó, số cá thể thu được ở mùa khô chiếm tỷ lệ lớn nhất, số cá thể thu

được ở mùa mưa nhiều thấp nhất với tỷ lệ 9,15% ở con đực và 11,97% ở con cái

(Hình 3. 23). Sự phân bố về số lượng Thằn lằn bóng đuôi dài theo mùa phù hợp

với quy luật tập tính hoạt động của chúng phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ của

môi trường sống. Điều này thấy rõ vào những ngày mưa, nhiệt độ không khí

Page 94: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

82

xuống thấp nên hầu như Thằn lằn bóng đuôi dài không xuất hiện. Sau đó thời tiết

nắng trở lại, nhiệt độ tăng, Thằn lằn bóng đuôi dài bắt đầu ra phơi nắng để cân

bằng nhiệt độ cho cơ thể và thực hiện hoạt động săn mồi. Điều này phù hợp với

kết quả nghiên cứu về tập tính hoạt động của Thằn lằn bóng đuôi dài.

Chúng tôi tiến hành thu thập mẫu ở chín xã, thị trấn thuộc huyện A Lưới.

Các khu vực nghiên cứu gồm Khu vực 1: xã Hương Lâm, xã Hương Phong, xã

Hồng Thượng; Khu vực 2: xã Sơn Thủy, xã Xã Nhâm, thị trấn A Lưới; Khu vực

3: xã Hồng Vân, xã Hồng Kim, xã Hồng Bắc. Kết quả phân bố Thằn lằn bóng

đuôi dài theo khu vực thể hiện tại (Hình 3. 24).

Hình 3. 24: Phân bố Thằn lằn bóng đuôi dài theo khu vực nghiên cứu

Kết quả phân bố Thằn lằn bóng đuôi dài theo khu vực nghiên cứu cho thấy:

Thằn lằn bóng đuôi dài được thu thập nhiều nhất ở Khu vực 2 với 66 cá thể chiếm

tỷ lệ 46,5%. Đây là khu vực có số lượng hộ gia đình lớn, có nhiều vườn nhà, vùng

đông dân cư và có nhiều thức ăn hơn các vùng khác. Do đó có thể củng cố thêm

kết quả về giám sát điểm tại sinh cảnh 2 là: Vườn nhà, gần khu dân cư có xác suất

phát hiện loài lớn nhất. Khu vực 1 và khu vực 3 có số lượng mẫu thu thập được

ít hơn khu vực 2. Cụ thể, tỷ lệ mẫu thu được ở khu vực 3 chiếm 29,6% và ở khu

vực 1 là 23,9% (Hình 3. 24). Đây là hai khu vực có mật độ dân cư thưa thớt, chủ

Page 95: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

83

yếu là rừng lâm nghiệp, sông suối, thức ăn hạn chế. Do đó, tỷ lệ thu mẫu ở hai

khu vực này thấp hơn mặt dù số đợt thu mẫu tương đương nhau.

3.5.2. Thành phần thức ăn và chỉ số quan trọng của từng loại thức ăn

Kết quả phân tích thành phần thức ăn có trong 142 dạ dày của Thằn lằn

bóng đuôi dài ở huyện A Lưới - tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy: hầu hết các dạ

dạy đã phân tích có chứa ít nhất một mẫu thức ăn. Số lượng dạ dày không chứa

mẫu thức ăn nào (rỗng) chiếm tỷ lệ rất thấp với 7 dạ dày, chiếm 4,93% tổng số

dạ dày thu thập để phân tích thành phần thức ăn. Số lượng các mẫu thức ăn thu

thập được là 515 mẫu, tần số xuất hiện các mẫu thức ăn là 419 (Bảng 3. 21). Kết

quả nghiên cứu tương tự với kết quả nghiên cứu của Ngô Đắc Chứng và cs [7].

Phân tích thành phần thức ăn cho thấy số lượng con mồi là mối được Thằn

lằn bóng sử dụng nhiều nhất với 75 mẫu thức ăn chiếm tỷ lệ 14,37%. Tiếp đến là

các loài thuộc bộ Cánh thẳng với 66 mẫu thức ăn chiếm 12,64%. Ấu trùng côn

trùng cũng được Thằn lằn bóng đuôi dài sử dụng nhiều với 55 mẫu thức ăn chiếm

10,54% (Bảng 3. 21).

Bảng 3. 21: Thành phần và chỉ số quan trọng từng loại thức ăn

STT Loại thức ăn Tần số (F) Số lượng (N) Thể tích (V)

F %F N % V (mm3) %V

1 Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 54 12,68 55 10,54 17.955,69 21,42

2 Bộ Cánh cứng (Coleoptera) 20 4,69 25 4,79 3.962,57 4,73

3 Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 22 5,16 45 8,62 157,42 0,19

4 Bộ Cánh nửa (Hemiptera) 19 4,46 19 3,64 4.304,16 5,14

5 Bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) 10 2,35 10 1,92 1.208,88 1,44

6 Bộ Chân đều (Isopoda) 19 4,46 21 4,02 1.684,32 2,01

7 Bộ Gián (Blatodea) 20 4,69 21 4,02 5.043,15 6,02

8 Bộ Nhện (Araneae) 49 11,50 51 9,77 15.686,64 18,72

9 Bộ Mười chân (Decapoda) 10 2,35 10 1,92 2.757,73 3,29

10 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 58 13,62 66 12,64 7.255,33 8,66

11 Giun (Clitellata) 16 3,76 16 3,07 2.041,67 2,44

12 Lớp Chân bụng (Gastropoda) 24 5,63 24 4,60 12.772,23 15,24

13 Mối (Isoptera) 32 7,51 75 14,37 513,95 0,61

14 Bộ Hai cánh (Diptera) 6 1,41 6 1,15 336,85 0,40

15 Thực vật (Plant) 34 7,98 41 7,85 4.919,18 5,87

16 Không xác định (Unidentified) 26 6,10 30 5,75 3.210,19 3,83

Tổng cộng 419 100,00 515 100,00 83.809,96 100,00

Page 96: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

84

Phân tích về thể tích con mồi Thằn lằn bóng đuôi dài sử dụng nhận thấy:

ấu trùng côn trùng có thể tích lớn nhất 17.955,69 mm3 chiếm tỷ lệ 21,42%, tổng

thể tích thức ăn bộ Nhện là 15.686,64 mm3 chiếm tỷ lệ 18,72%, tiếp theo là lớp

Chân bụng với tổng thể tích là 12.772,23 mm3 chiếm tỷ lệ 15,24% (Bảng 3. 21,

Hình 3. 25).

Hình 3. 25: Thể tích các loại con mồi

Phân tích về tần số suất hiện các loại con mồi cho thấy: bộ Cánh thẳng có

tần suất xuất hiện lớn nhất là 58 lần chiếm 13,62%, ấu trùng côn trùng có tần suất

là 54 lần chiếm tỷ lệ 12,68%, tiếp sau là bộ Nhện với tần suất 49 lần chiếm 11,50%

(Bảng 3. 21). Tương tự với kết quả của chúng tôi, trong nghiên cứu của Ngô Đắc

Chứng và cs dựa vào tần số xuất hiện mẫu con mồi trong mỗi dạ dày, thành phần

thức ăn của Thằn lằn bóng đuôi dài chủ yếu gồm: Bộ Cánh thẳng chiếm tỷ lệ

20,00%; Bộ Nhện chiếm 18,67%; ấu trùng côn trùng chiếm 12,67%; Bộ Cánh

màng chiếm tỷ lệ 8,00% [7].

Page 97: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

85

Chúng tôi tiếp tục phân tích về chỉ số quan trọng (IRI) của các loại thức

ăn. Dựa vào chỉ số này, có thể nhận định được loại thức ăn rất quan trọng, các

loại thức ăn ở mức độ quan trọng, ít quan trọng và không quan trọng (Hình 3. 26).

Hình 3. 26: Chỉ số quan trọng (IRI) các loại thức ăn

Chỉ số quan trọng của loại thức ăn được loài Thằn lằn bóng đuôi dài tiêu

thụ lớn nhất là ấu trùng côn trùng với IRI = 14,88. Theo sau là bộ Nhện với IRI

là 13,33; Châu Chấu với IRI là 11,64; ba loại con mồi này có chỉ số IRI cao nhất

IRI > 10% trong thành phần con mồi (Hình 3. 26). Do đó, chúng được xếp vào

loại con mồi rất quan trọng nhất đối với Thằn lằn bóng đuôi dài. Các loại con mồi

có chỉ số IRI nằm trong khoảng từ 6% đến dưới 10% như Lớp Chân bụng (8,49%),

Mối (7,50%); Thực vật (7,23%) được xem là thức ăn quan trọng. Các loại con

mồi có chỉ số IRI từ nhỏ hơn 6,0% nhưng lớn hơn 1,0% như bộ Gián (4,91), bộ

Cánh cứng (4,74), bộ Cánh màng (4,66), các thành phần thức ăn không xác định

(5,23), những loại con mồi này được xếp vào nhóm loại con mồi ít quan trọng.

Các con mồi thuộc Bộ Hai cánh có chỉ số IRI < 1,0% nên được xem là loại thức

ăn không quan trọng đối với loài Thằn lằn bóng đuôi dài (Hình 3. 26).

14,88

13,33

11,64

8,49

7,5

7,23

5,23

4,91

4,74

4,66

4,41

3,5

3,09

2,52

1,9

0,99

Ấu trùng côn trùng

Bộ Nhện

Bộ Cánh thẳng

Lớp Chân bụng

Mối

Thực vật

Không xác định

Bộ Gián

Bộ Cánh cứng

Bộ Cánh màng

Bộ Cánh nữa

Bộ Chân đều

Giun

Bộ Mười chân

Bộ Cánh vẩy

Bộ Hai cánh

Page 98: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

86

Nghiên cứu của Ngô Đắc Chứng và cs cũng cho thấy con mồi có chỉ số

quan trọng càng cao chứng tỏ loại mồi đó càng quan trọng. Theo đó, tác giả cho

rằng IRI > 10% được xem là con mồi rất quan trọng trong thành phần thức ăn của

Thằn lằn bóng đuôi dài, gồm: Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) có IRI là 20,65; IRI

của Bộ Nhện (Araneae) là 20,37; ấu trùng côn trùng có IRI là 15,40 [7]. Huang

và cs nghiên cứu về dinh dưỡng trên 61 Thằn lằn bóng đuôi dài cho thấy tần suất

bắt gặp con mồi lớn nhất là bộ Cánh thẳng chiếm tỷ lệ 31,1%, tiếp theo là bộ

Cánh cứng, bộ Cánh nửa chiếm tỷ lệ lần lượt là 20,5% và 15,2%. Dạ dày của 7

cá thể Thằn lằn bóng đuôi dài có chứa thực vật gồm có hạt giống, lá cây và quả.

Đặc biệt nghiên cứu của Huang còn mô tả có 2 dạ dày Thằn lằn bóng đuôi dài

chứa cả trứng của bò sát với tỷ lệ 1,52% [78].

Nhìn chung, các loại thức ăn quan trọng đối với loài Thằn lằn bóng đuôi

dài là ấu trùng côn trùng, Nhện, bộ Cánh thẳng, lớp Chân bụng, mối, thực vật.

Những loại thức ăn này chiếm trên một nữa tần số xuất hiện, số lượng mẫu thức

ăn, tổng thể tích thức ăn với một chỉ số quan trọng đã được kết hợp.

Khi phân tích về chỉ số quan trọng của thức ăn theo các vùng nghiên cứu

nhận thấy: ấu trùng côn trùng, bộ Nhện và bộ Cánh thẳng có chỉ số quan trọng

cao nhất trong cả 3 vùng. Trong đó, ấu trùng côn trùng có chỉ số IRI cao nhất ở

khu vực 3 (IRI = 17,29), khu vực 2 có chỉ số IRI đối với ấu trùng côn trùng là

15,28 và khu vực 1 là 11,39. Bộ Nhện có chỉ số IRI cao nhất ở khu vực 1 với chỉ

số quan trọng là 16,16. Bộ Cánh thẳng ở khu vực 3 cũng có chỉ số quan trọng cao

nhất với IRI là 12,84. Khi phân tích về chỉ số quan trọng của con mồi ở 3 khu vực

nghiên cứu nhận thấy không có sai khác có ý nghĩa thống kê Bảng 3. 22.

Page 99: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

87

Bảng 3. 22: Thành phần thức ăn và chỉ số quan trọng từng loại thức ăn theo

khu vực

STT Loại con mồi Chỉ số quan trọng IRI

KV 1 KV 2 KV 3

1 Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 11,39 15,28 17,29

2 Bộ Cánh cứng (Coleoptera) 6,99 3,82 4,59

3 Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 6,76 4,09 4,07

4 Bộ Cánh nửa (Hemiptera) 5,93 4,05 3,94

5 Bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) 1,49 2,08 2,01

6 Bộ Chân đều (Isopoda) 1,50 5,43 2,12

7 Bộ Gián (Blatodea) 7,27 5,17 2,82

8 Bộ Nhện (Araneae) 16,16 12,52 12,84

9 Bộ Mười chân (Decapoda) 2,27 2,52 2,79

10 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 11,46 11,33 12,78

11 Giun (Clitellata) 2,53 3,32 3,29

12 Lớp Chân bụng (Gastropoda) 5,77 9,92 8,45

13 Mối (Isoptera) 4,48 8,66 8,45

14 Bộ Hai cánh (Diptera) 0,73 1,04 1,15

15 Thực vật (Plant) 8,51 4,9 10,29

16 Không xác định (Unidentified) 6,76 5,88 3,09

Phân tích số lượng các loại thức ăn và thể tích của các loại thức ăn này theo

tháng và theo mùa, chúng tôi thu được kết quả: tổng thể tích thức ăn của Thằn lằn

bóng đuôi dài trong mùa ít mưa (từ tháng I - IV) chiếm thể tích là 34.470,23 mm3

với 210 mẫu thức ăn, mùa khô (tháng V - VIII) chiếm thể tích là 30.083,25 mm3

với 194 mẫu thức ăn, mùa mưa nhiều (tháng IX - XII) chiếm thể tích là 19.256,49

mm3 với 111 mẫu thức ăn (Hình 3. 27).

Page 100: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

88

Hình 3. 27: Thể tích thức ăn giữa các mùa

Trong nghiên cứu của Ngô Đắc Chứng và cs cho thấy số lượng cũng như

thể tích con mồi lớn nhất trong các tháng I, II, IV (mùa ít mưa), VI, VII (mùa

khô). Các tháng IX đến XII có số lượng cũng như thể tích con mồi tiêu thụ thấp

hơn so với các tháng còn lại (Bảng 3. 23) [8].

Phân tích về thể tích từng loại thức ăn theo mùa nhận thấy trong mùa ít

mưa thể tích thức ăn là ấu trùng côn trùng lớn nhất với 9.554,30 mm3, tiếp đó là

bộ Nhện với thể tích 5.365,87 mm3. Trong mùa khô: bộ Nhện, lớp Chân bụng, ấu

trùng côn trùng cũng có thể tích lớn. Cụ thể, thể tích con mồi là bộ Nhện là

6.686,65 mm3, lớp Chân bụng là 4.822,85 mm3 và ấu trùng côn trùng là 4.535,98

mm3. Trong mùa mưa nhiều cũng nhận thấy con mồi là ấu trùng côn trùng và bộ

Nhện cũng có thể tích tương đối lớn. Ấu trùng côn trùng chiếm thể tích 3.865,40

mm3 và bộ Nhện chiếm thể tích là 3.634,12 mm3 .

Mùa ít mưa; 34.470mm3;

41,129%

Mùa khô; 30.083mm3;

35,895%

Mùa mưa nhiều; 19.256 mm3;

22,976%

Page 101: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

89

Bảng 3. 23: Số lượng và thể tích từng loại thức ăn theo mùa

STT Loại thức ăn Mùa ít mưa Mùa khô Mùa mưa nhiều

N V (mm3) N V (mm3) N V (mm3)

1 Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 24 9.554,30 22 4.535,98 9 3.865,40

2 Bộ Nhện (Araneae) 17 5.365,87 23 6.686,65 11 3.634,12

3 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 29 3.502,27 24 2.351,41 13 1.401,65

4 Lớp Chân bụng (Gastropoda) 10 5.061,03 8 4.822,85 6 2.888,35

5 Mối (Isoptera) 32 178,52 27 238,28 16 97,15

6 Thực vật (Plant) 16 1.888,02 16 1.938,35 9 1.092,81

7 Không xác định (Unidentified) 16 1.547,51 8 953,58 6 709,10

8 Bộ Gián (Blatodea) 9 2.069,23 7 1.651,73 5 1.322,19

9 Bộ Cánh cứng (Coleoptera) 9 1.459,96 10 1.626,59 6 876,01

10 Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 19 68,65 15 55,22 11 33,55

11 Bộ Cánh nửa (Hemiptera) 3 329,66 12 2.723,00 4 1.251,50

12 Bộ Chân đều (Isopoda) 7 566,17 9 648,97 5 469,19

13 Giun (Clitellata) 9 1.033,21 2 285,07 5 723,39

14 Bộ Mười chân (Decapoda) 4 1.070,07 3 947,04 3 740,62

15 Bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) 5 721,60 4 406,89 1 80,40

16 Bộ Hai cánh (Diptera) 1 54,15 4 211,63 1 71,07

Tổng cộng 210 34.470,23 194 30.083,25 111 19.256,49

Chúng tôi cho rằng, sự tiêu thụ thức ăn của Thằn lằn bóng đuôi dài biến

đổi theo các mùa, trong đó mùa ít mưa và mùa khô có lượng tiêu thụ thức ăn lớn.

Trong điều kiện khí hậu của huyện A Lưới, mùa ít mưa và mùa khô được xem là

hai mùa có lượng thức ăn dồi dào và phong phú nên Thằn lằn bóng đuôi dài tiêu

thụ số lượng và thể tích con mồi lớn trong hai mùa này. Trong mùa mưa nhiều

thời tiết rất khắc nghiệt, mưa nhiều, nhiệt độ thấp, lượng thức ăn giảm sút. Do đó,

trong mùa mưa nhiều Thằn lằn bóng đuôi dài tiêu thụ lượng con mồi ít hơn so với

mùa ít mưa và mùa khô. Hơn nữa, do tập tính thích môi trường có nhiệt độ cao,

thời tiết nắng do đó trong mùa mưa nhiều Thằn lằn bóng đuôi dài ít tìm kiếm thức

ăn (Hình 3. 28, Hình 3. 29).

Page 102: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

90

Hình 3. 28: Số lượng con mồi trung bình theo tháng và theo mùa

Hình 3. 29: Thể tích con mồi trung bình theo tháng và theo mùa

Trong nghiên cứu của Ngô Đắc Chứng và cs, kết quả nghiên cứu về thể

tích và số lượng cũng tương tự với kết quả của chúng tôi cụ thể: thể tích của các

loại thức ăn trong mùa mưa là 27.691,68 mm3, trong khi đó ở mùa khô là

Page 103: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

91

35.590,18 mm3. Cũng trong nghiên cứu này, tác giả đã cho thấy tổng thể tích của

thức ăn tiêu thụ ở các địa điểm nghiên cứu có sự khác nhau, tuy nhiên sự khác

nhau đó không lớn và không có ý nghĩa thống kê [7].

Phân tích thể tích tiêu thụ thức ăn của con đực và con cái cho thấy tổng thể

tích các loại con mồi do con cái tiêu thụ lớn hơn con đực. Cụ thể, con cái tiêu thụ

thể tích 53.186,32 mm3 chiếm tỷ lệ 63,46% và con đực tiêu thụ thể tích 30.623,65

mm3 chiếm tỷ lệ 36,54% (Hình 3. 31).

Hình 3. 30: Thể tích con mồi tiêu thụ giữa con đực và con cái

Phân tích về thể tích từng loại con mồi do con đực và con cái tiêu thụ nhận

thấy: con cái tiêu thụ ấu trùng côn trùng lớn hơn con đực cả về số mẫu cũng như

thể tích con mồi. Cụ thể, con cái tiêu thụ 36 mẫu ấu trùng côn trùng với thể tích

12.517,91 mm3 trong khi con đực tiêu thụ 19 mẫu với thể tích 5.437,78 mm3.

Những loài thuộc bộ Cánh nửa cũng được con cái tiêu thụ nhiều hơn con đực với

41 mẫu con mồi có thể tích 10.759,77 mm3 trong khi con đực tiêu thụ thể tích là

2.012,46 mm3. Nghiên cứu cũng cho thấy không chỉ có tổng thể tích thức ăn do

con cái tiêu thụ lớn hơn con đực mà về tổng số lượng mẫu thức ăn con cái tiêu

thụ (310 mẫu) cũng lớn hơn con đực (205 mẫu) (Bảng 3. 24).

Con đực; 30.624mm3; 36,539%

Con cái; 53.186mm3; 63,461%

Page 104: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

92

Bảng 3. 24: Thành phần thức ăn giữa con đực và con cái

STT Loại thức ăn Đực Cái

N V (mm3) N V (mm3)

1 Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 19 5.437,78 36 12.517,91

2 Bộ Nhện (Araneae) 9 2.177,88 12 2.865,27

3 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 20 71,95 25 85,47

4 Lớp Chân bụng (Gastropoda) 5 294,65 16 1.389,67

5 Mối (Isoptera) 6 792,15 10 1.249,51

6 Thực vật (Plant) 4 429,33 6 779,55

7 Không xác định (Unidentified) 1 71,07 5 265,78

8 Bộ Gián (Blatodea) 13 1.241,85 17 1.968,34

9 Bộ Cánh cứng (Coleoptera) 23 7.432,57 28 8.254,07

10 Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 25 3.062,96 41 4.192,37

11 Bộ Cánh nửa (Hemiptera) 6 2.012,46 18 10.759,77

12 Bộ Chân đều (Isopoda) 21 2.337,53 20 2.581,65

13 Giun (Clitellata) 11 2.521,41 8 1.782,75

14 Bộ Mười chân (Decapoda) 7 994,67 18 2.967,90

15 Bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) 29 197,07 46 316,88

16 Bộ Hai cánh (Diptera) 6 1.548,31 4 1.209,42

Tổng cộng 205 30.623,65 310 53.186,32

Trong nghiên cứu của Ngô Đắc Chứng và cs cho thấy: con cái đã tiêu thụ

lượng thức ăn nhiều hơn con đực. Đồng thời có sự đồng đều giữa các loại thức

ăn [7]. Tuy nhiên, sự sai khác về thể tích mồi đã tiêu thụ giữa các cá thể đực và

cái là không có ý nghĩa thống kê.

Phân tích mối quan hệ giữa chiều rộng miệng của Thằn lằn bóng đuôi dài

với thể tích, chiều dài, chiều rộng các loại con mồi bằng phân tích hồi quy đa

biến. Tuy nhiên, kết quả cho thấy chiều rộng miệng Thằn lằn bóng đuôi dài không

có tương quan đến thể tích, chiều dài, chiều rộng con mồi (p >0,05). Tiếp tục

phân tích liên quan về thể tích, chiều dài, chiều rộng con mồi giữa con đực và con

cái. Kết quả cho thấy không có liên quan giữa kích thước con mồi cũng như thể

tích thể tích con mồi ở con đực và con cái (p>0,05) (Bảng 3. 25). Chúng tôi cho

rằng, khi phân tích mối liên quan giữa chiều rộng của miệng với thể tích và kích

thước của con mồi chưa đánh giá hết sự tác động qua lại giữa các loại con mồi

Page 105: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

93

khác nhau. Cụ thể, trong cùng một dạ dày có chứa 6 mẫu thức ăn khác nhau. Các

mẫu thức ăn này có thể tích rất khác nhau, có mẫu thể tích rất lớn, có mẫu thể tích

rất bé. Vì vậy, khi tiến hành phân tích, kết quả sẽ có thể xuất hiện như trên. Một

nguyên nhân nữa có thể là do thành phần cấu trúc của các loại thức ăn khác nhau,

có loại thức ăn có kích thước lớn, nhưng lại tiêu hóa nhanh, có loại thức ăn có

kích thước nhỏ nhưng tiêu hóa chậm. Do đó, khi tiến hành phân tích thức ăn cũng

có thể có ảnh hưởng đến kết quả.

Bảng 3. 25: Liên quan giữa kích thước, thể tích con mồi theo giới tính

Giá trị Thể tích mồi Chiều dài mồi Chiều rộng mồi

Đực Cái Đực Cái Đực Cái

n 54 81 54 81 54 81

TB ± SD 149,38 ± 152,56 171,57 ± 192,41 12,98 ± 7,64 13,45 ± 7,58 3,86 ± 1,8 4,05 ± 1,87

F 1,925 0,485 1,248

P 0,166 0,487 0,264

3.5.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến các đặc điểm dinh dưỡng

Hình 3. 31: Liên quan giữa khoảng nhiệt độ và sự xuất hiện của Thằn lằn

bóng đuôi dài

Page 106: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

94

Khi phân tích liên quan giữa khoảng nhiệt độ và sự xuất hiện của của Thằn

lằn bóng đuôi dài, nhận thấy số lượng Thằn lằn bóng đuôi dài xuất hiện với tần

suất cao khi nhiệt độ môi trường khoảng từ 31-37 oC. Trong đó, nhiệt độ từ 34-

37 oC có tần suất xuất hiện cao nhất với số lượng 84/142 cá thể. Trong khoảng

nhiệt độ dưới 31 oC và trên 37 oC gặp ít cá thể Thằn lằn bóng đuôi dài. Điều này

cho thấy khoảng nhiệt độ ưa thích của loài này nằm trong khoảng từ 31-37 oC

(Hình 3. 31). Nghiên cứu của Ngô Đắc Chứng và cs cho thấy loài Thằn lằn bóng

đuôi dài thích nghi nhất ở nhiệt độ 30 - 35 oC chiếm 73,13%; nhiệt độ 25 - 30 oC

và 35 - 40 oC bắt gặp ít cá thể hơn. Trong khoảng nhiệt độ này, chúng hoạt động

nhiều hơn (bắt mồi, phơi nắng, giao phối, đánh nhau,...).

Phân tích về ảnh hưởng của độ ẩm đến sự xuất hiện của Thằn lằn bóng đuôi

dài nhận thấy khoảng độ ẩm ưa thích là 75-80% (Hình 3. 32).

Hình 3. 32: Liên quan giữa khoảng độ ẩm và sự xuất hiện của Thằn

lằn bóng đuôi dài

Kết quả nghiên cứu của Ngô Đắc Chứng và cs cũng có kết luận tương tự

về độ ẩm ưa thích của Thằn lằn bóng đuôi dài. Theo đó, độ ẩm ưa thích từ 70 -

80% (chiếm 58,21%); từ 60 - 70% (chiếm 26,12%) và độ ẩm 80 - 90% (chiếm

23,90%).

<65 65-<70 70-<75 75-<80 80-<85 85-<90 >=90

5

26 27

54

8

14

8

Số lư

ợn

g (n

)

Độ ẩm (%)

Page 107: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

95

Để tìm hiểu liên quan giữa mùa, khu vực nghiên cứu với thể tích mẫu thức

ăn nhận thấy: thể tích trung bình các mẫu thức ăn giữa các mùa có khác nhau.

Tuy nhiên, sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê (F = 0,389; P=0,678). Về

thể tích trung bình mẫu thức ăn giữa các khu vực có khác nhau, tuy nhiên sự khác

nhau không có ý nghĩa thông kê (F = 0,534, P = 0,586) (Bảng 3. 26).

Bảng 3. 26: Liên quan giữa thể tích trung bình thức ăn theo mùa và theo khu

vực nghiên cứu

Nhóm n Thể tích

trung bình ± SD Tổng thể tích (mm3) F P

Mùa ít mưa 210 164,14 ± 185,98 34.470,23

0,389 0,678 Mùa khô 194 155,07 ± 165,43 30.083,25

Mùa mưa nhiều 111 173,48 ± 183,71 19.256,49

Khu vực 1 123 149,77 ± 147,78 18.421,20

0,534 0,586 Khu vực 2 238 170,12 ± 187,59 40.488,51

Khu vực 3 154 161,69 ± 184,53 24.900,26

3.5.4. Đánh giá sự đa dạng thức ăn bằng đường cong tích lũy kỳ vọng

3.5.4.1. Đường cong tích lũy kỳ vọng giữa loại con mồi và tần suất xuất hiện các

mẫu thức ăn

Để phân tích đường cong tích lũy giữa số loại con mồi và tần suất xuất

hiện các mẫu thức ăn của Thằn lằn bóng đuôi dài, trước tiên chúng tôi thống kê

tần suất xuất hiện các mẫu thức ăn trong dạ dày ở con đực và con cái. Kết quả

thể hiện tại (Bảng 3. 27).

Page 108: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

96

Bảng 3. 27: Tần suất xuất hiện các loại con mồi

STT Loại thức ăn Tần suất (F)

Đực Cái

1 Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 18 36

2 Bộ Nhện (Araneae) 21 28

3 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 22 36

4 Lớp Chân bụng (Gastropoda) 6 18

5 Mối (Isoptera) 14 18

6 Thực vật (Plant) 17 17

7 Không xác định (Unidentified) 12 14

8 Bộ Gián (Blatodea) 8 12

9 Bộ Cánh cứng (Coleoptera) 6 14

10 Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 9 13

11 Bộ Cánh nửa (Hemiptera) 11 8

12 Bộ Chân đều (Isopoda) 4 15

13 Giun (Clitellata) 6 10

14 Bộ Mười chân (Decapoda) 6 4

15 Bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) 4 6

16 Bộ Hai cánh (Diptera) 1 5

Tổng cộng 165 254

Chúng tôi sử dụng phần mềm Reafaction 1.3 để đánh giá kỳ vọng mối quan

hệ giữa số loại con mồi và tần số xuất hiện của chúng trong dạ dày của con đực

và con cái, kết quả thể hiện tại (Hình 3. 33).

Hình 3. 33: Đường cong tích lũy giữa số loại con mồi và tần suất

Page 109: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

97

Kết quả phân tích Reafaction giữa số loại con mồi và tần suất xuất hiện của

chúng trong dạ dày Thằn lằn bóng đuôi dài cho thấy, khi chọn khoảng cách phân

tích giữa các bậc phân tích là 10, thì đến bậc thứ 160 xuất hiện đầy đủ 16 loại con

mồi trong tất cả dạ dày của con đực. Tuy nhiên, đối với con cái, chỉ phân tích đến

bậc thứ 150 thì đã xuất hiện đầy đủ thành phần của 16 loại con mồi. Điều này cho

thấy, nếu xét về kỳ vọng các loại con mồi và tần suất xuất hiện của chúng trong

dạ dày của Thằn lằn bóng đuôi dài cho thấy ước tính kỳ vọng sự đa dạng về thành

phần thức ăn của con cái lớn hơn con đực. Hoặc có thể nói ước lượng về sự đa

dạng thành phần thức ăn đối với mô hình phân tích này con cái có thành phần

thức ăn đa dạng hơn con đực.

3.5.4.2. Đường cong tích lũy kỳ vọng giữa loại con mồi và số lượng mẫu thức ăn

Hình 3. 34: Đường cong tích lũy giữa số loại con mồi và số mẫu thức ăn

Để phân tích đường cong tích lũy kỳ vọng của số loại con mồi và số lượng

mẫu thức ăn xuất hiện trong dạ dày của Thằn lằn bóng đuôi dài, thống kê tất cả

số lượng các mẫu thức ăn xuất hiện trong dạ dày ở con đực và con cái.

Page 110: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

98

Kết quả phân tích Reafaction giữa số loại con mồi và số lượng mẫu thức

ăn trong dạ dày Thằn lằn bóng đuôi dài cho thấy, khi chọn khoảng cách phân tích

giữa các bậc phân tích là 5, thì đến bậc thứ 180 mẫu thức ăn xuất hiện đầy đủ 16

loại con mồi trong tất cả dạ dày của con cái (Hình 3. 34). Đối với con đực, phải

phân tích đến bậc thứ 195 mẫu thức ăn thì mới xuất hiện đầy đủ thành phần 16

loại con mồi. Tiếp theo, vì số lượng mẫu thức lớn nên tiếp tục phân tích với

khoảng cách phân tích giữa các bậc là 10. Kết quả cũng cho thấy, đối với con cái

bắt đầu xuất hiện đầy đủ 16 loại con mồi ở bậc 180 mẫu thức ăn. Tuy nhiên, đối

với con đực thì đến bậc thứ 200 mới bắt đầu xuất hiện đầy đủ 16 loại con mồi.

Điều này cho thấy, nếu xét về kỳ vọng các loại con mồi và số lượng các mẫu thức

ăn xuất hiện trong dạ dày của Thằn lằn bóng đuôi dài, chúng ta có thể nghĩ đến

kết quả ước tính sự đa dạng về thành phần thức ăn của con cái lớn hơn con đực.

Hoặc có thể nói ước lượng về sự đa dạng thành phần thức ăn đối với mô hình

phân tích này con cái có thành phần thức ăn đa dạng hơn con đực.

3.5.4.3. Đường cong tích lũy kỳ vọng giữa số loại con mồi và số lượng mẫu thức

ăn theo mùa.

Để phân tích đường cong tích lũy kỳ vọng giữa số loại con mồi và số lượng

mẫu thức ăn xuất hiện trong dạ dày của Thằn lằn bóng đuôi dài theo mùa, chúng

tôi thống kê tất cả số lượng các loại thức ăn xuất hiện trong dạ dày theo mùa. Kết

quả thể hiện tại (Bảng 3. 28).

Page 111: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

99

Bảng 3. 28: Số lượng các mẫu thức ăn theo mùa

STT Loại thức ăn Số lượng mẫu thức ăn

Mùa 1 Mùa 2 Mùa 3

1 Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 24 22 9

2 Bộ Nhện (Araneae) 17 23 11

3 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 29 24 13

4 Lớp Chân bụng (Gastropoda) 10 8 6

5 Mối (Isoptera) 32 27 16

6 Thực vật (Plant) 16 16 9

7 Không xác định (Unidentified) 16 8 6

8 Bộ Gián (Blatodea) 9 7 5

9 Bộ Cánh cứng (Coleoptera) 9 10 6

10 Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 19 15 11

11 Bộ Cánh nửa (Hemiptera) 3 12 4

12 Bộ Chân đều (Isopoda) 7 9 5

13 Giun (Clitellata) 9 2 5

14 Bộ Mười chân (Decapoda) 4 3 3

15 Bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) 5 4 1

16 Bộ Hai cánh (Diptera) 1 4 1

Tổng cộng 210 194 111

Hình 3. 35: Đường cong tích lũy giữa loại con mồi và số lượng mẫu thức ăn

theo mùa

Page 112: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

100

Phân tích Reafaction số loại con mồi và số lượng mẫu thức ăn xuất hiện

trong dạ dày Thằn lằn bóng đuôi dài theo các mùa cho thấy vào mùa ít mưa có số

lượng các mẫu thức ăn lớn hơn các mùa còn lại với 210 mẫu thức ăn. Mùa khô

có 194 mẫu thức ăn. Tuy nhiên khi phân tích sự đa dạng con mồi bằng ước tính

kỳ vọng cho thấy mùa khô có sự đa dạng hơn mùa ít mưa (Hình 3. 35).

3.5.5. Đánh giá sự đa dạng về thức ăn

Để đánh giá mức độ phong phú các loại thức ăn của Thằn lằn bóng đuôi

dài chúng tôi tiến hành phân tích chỉ số đa dạng Simpson của tất cả các mẫu thức

ăn. Theo đó, chỉ số đa dạng Simpson về thành phần thức ăn chung của Thằn lằn

bóng đuôi dài là 0,083. Trong khi phân tích chỉ số đa dạng Simpson về thành phần

thức ăn giữa con đực và con cái có một điểm đặc biệt là chỉ số của đa dạng

Simpson của con đực và con cái đều là 0,085. Điều này cho thấy, mặc dù con cái

tiêu thụ 305 mẫu thức ăn và con đực là 205 mẫu. Tuy nhiên, sau khi phân tích chỉ

số đa dạng Simpson cho thấy sự đa dạng về thức ăn giữa con đực và con cái tương

đương nhau. Tương tự, khi xét về độ rộng của thức ăn giữa con đực và con cái

cũng nhận thấy có sự tương đương nhau giữa con đực và con cái, cụ thể là độ

rộng thức ăn 1/D của con đực và con cái đều là 11,7. Điều này cũng cho phép đưa

ra nhận xét rằng không có loại thức ăn nào chiếm ưu thế trong thành phần thức

ăn.

3.5.6. Đánh giá mức độ đồng đều về thức ăn

Khi đánh giá mức độ đồng đều giữa các mẫu thức ăn của Thằn lằn bóng

đuôi dài chúng tôi tiến hành phân tích chỉ số Shannon của tất cả các mẫu thức ăn

do con đực và con cái sử dụng. Kết quả ước tính mức độ đồng đều của giữa các

mẫu thức ăn cho thấy chỉ số Shannon của con đực là 0,48 và con cái là 0,45. Từ

chỉ số này cho thấy: mức độ đồng đều của các mẫu thức ăn do con đực và con cái

sử dụng là tương đương nhau.

Page 113: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

101

3.6. ĐẶC ĐIỂM VỀ SINH SẢN

3.6.1. Đặc điểm sinh sản con đực

Phân tích thể tích tinh hoàn của 70 cá thể Thằn lằn bóng đuôi dài đực theo

tháng nhận thấy thể tích tinh hoàn trung bình bắt đầu tăng từ tháng I - II. Từ tháng

III - VIII thể tích tinh hoàn tăng cao hơn các tháng khác. Thể tích tinh hoàn giảm

dần từ tháng IX - XII (Hình 3. 36).

Hình 3. 36: Biểu đồ sự thay đổi thể tích tinh hoàn theo tháng

Về thể tích tinh hoàn theo mùa nhận thấy: mùa khô có tổng thể tích tinh

hoàn lớn nhất 15.381,55 mm3, mùa mưa ít 13.048,08 mm3 và mùa mưa nhiều là

9.398,43 mm3 (Hình 3. 37).

Page 114: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

102

Hình 3. 37: Thể tích tinh hoàn giữa các mùa

Phân tích thể tích trung bình tinh hoàn, chúng tôi thu được kết quả: thể tích

trung bình của tinh hoàn mùa khô lớn hơn các mùa khác. Cụ thể, thể tích tinh

hoàn trung bình vào mùa khô là 732,45 ± 165,91 mm3, mùa mưa ít là 621,34 ±

183,17mm3 và mùa mưa nhiều là 335,66 ± 134,20 mm3. Kết quả thể tích trung

bình của tinh hoàn theo mùa của chúng tôi cũng tương tự kết quả nghiên cứu của

Ngô Đắc Chứng và cs. Khi phân tích về sự thay đổi thể tích tinh hoàn giữa các

mùa, nhận thấy có sự thay đổi đáng kể giữa các mùa về thể tích tinh hoàn, khối

lượng thể mỡ và khối lượng gan (P <0,0001).

Phân tích tương quan giữa chiều dài thân và thể tích tinh hoàn, khối lượng

gan (khối lượng gan có liên quan đến đặc điểm sinh sản do gan đóng vai trò tổng

hợp thể mỡ và noãn hoàng của trứng), khối lượng thể mỡ nhận thấy: có mối tương

quan tuyến tính đáng kể giữa SVL đực và thể tích tinh hoàn (P <0,0001), khối

lượng thể mỡ (P = 0,03) và khối lượng gan (P = 0,001).

Liên quan giữa thể tích tinh hoàn, khối lượng thể mỡ, khối lượng gan:

Mùa mưa ít; 13.048mm3;

34,493%

Mùa khô;15.382mm3;

40,662%

Mùa mưa nhiều; 9.398mm3; 24,845%

Page 115: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

103

Hình 3. 38: Sự thay đổi về thể tích tinh hoàn, khối lượng thể mỡ và khối

lượng gan ở con đực

Page 116: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

104

Phân tích liên quan giữa tháng và thể tích tinh hoàn, khối lượng thể mỡ,

khối lượng gan của con đực nhận thấy: thể tích tinh hoàn tăng lên vào tháng I và

tháng II và đạt đến kích thước tối đa từ tháng VII-VIII (thời gian này con cái có

kích thước nang trứng lớn nhất). Thể tích tinh hoàn bắt đầu giảm xuống từ tháng

IX-X và đạt đến kích thước nhỏ nhất vào tháng XI, khi hầu hết con cái đã đẻ

trứng. Trong những tháng thể tích tinh hoàn tăng thì khối lượng thể mỡ, khối

lượng gan giảm và ngược lại (Hình 3. 38).

Phân tích hồi quy cho thấy, có sự liên quan tuyến tính giữa thể tích tinh

hoàn và khối lượng thể mỡ (r2 = 0,069, P = 0,02) và giữa thể tích tinh hoàn và

khối lượng gan (r2 = 0,185, P < 0,0001). Phân tích phương sai một yếu tố cho

thấy thể tích tinh hoàn thay đổi đáng kể giữa các mùa (P <0,0001).

Chúng tôi tiếp tục phân tích hồi quy tuyến tính về ảnh hưởng của nhiệt độ

và độ ẩm đối với thể tích tinh hoàn. Kết quả cho thấy có sự ảnh hưởng đáng kể

của yếu tố nhiệt độ, độ ẩm đến thể tích tinh hoàn. Theo đó, nhiệt độ có tương

quan thuận với thể tích tinh hoàn, độ ẩm có tương quan nghịch với thể tích tinh

hoàn (P <0,0001).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi Thằn lằn bóng đuôi dài đực sinh sản theo

mùa, thời kỳ sinh sản bắt đầu vào khoảng tháng III và đến cuối tháng VIII. Chúng

tôi cho rằng đây là khoảng thời gian có thời tiết thuận lợi, tránh các điều kiện

khắc nghiệt về khí hậu. Huang, Shine và cs cũng cho rằng một số loài thằn lằn

thường có mô hình sinh sản theo mùa, mùa sinh sản bắt đầu vào cuối mùa xuân

kéo dài đến cuối hè [78], [79], [80], [124]. Tuy nhiên, theo Vitt và cs, các loài

sống trong vùng nhiệt đới có thể sinh sản liên tục, và các loài thằn lằn ở vùng

nhiệt đới có khả năng sinh sản trong suốt cả năm [136].

3.6.2. Đặc điểm sinh sản con cái

Phân tích đặc điểm của 69 cá thể Thằn lằn bóng đuôi dài cái nhận thấy:

trứng ở giai đoạn 1 chiếm tỷ lệ lớn với 50,72%. Trứng giai đoạn 2 chiếm tỷ lệ

Page 117: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

105

14,49%, giai đoạn 3 là 14,49%. Trứng ở giai đoạn 4 và 5 chiếm tỷ lệ 20,29%

(Hình 3. 39).

Hình 3. 39: Tỷ lệ các giai đoạn phát triển của trứng

Phân tích sự phân bố các giai đoạn phát triển của trứng theo thời gian cho

thấy: trứng giai đoạn 1 xuất hiện ở nhiều cá thể vào các tháng I - II, VIII - XII.

Vào các tháng từ III - VII không thấy cá thể chứa trứng giai đoạn 1. Trứng giai

đoạn 2 cũng có sự phân bố về thời gian tương tự như trứng giai đoạn 1. Trứng

giai đoạn 3 bắt đầu có phân bố khác. Cụ thể: trứng giai đoạn 3 bắt gặp ở nhiều cá

thể thu vào tháng II - VII. Trứng giai đoạn 4 bắt gặp ở những cá thể thu vào tháng

IV-VI. Trứng giai đoạn 5 tập trung vào các cá thể được thu vào tháng III - VIII

(Hình 3. 40). Kết quả này cho thấy sự phát triển của trứng ở cá thể Thằn lằn bóng

đuôi dài cái rất phù hợp sự phát triển của tinh hoàn ở cá thể đực (Hình 3. 36).

GĐ 1; 35; 50,725%

GĐ 2;10; 14,493%

GĐ 3;10; 14,493%

GĐ 4;4; 5,797%

GĐ 5;10; 14,493%

Page 118: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

106

Hình 3. 40: Các giai đoạn phát triển của trứng theo thời gian

Phân tích sự thay đổi thể tích theo tháng nhận thấy thể tích buồng trứng

trung bình bắt đầu tăng từ tháng I - II. Từ tháng III - VIII thể tích buồng trứng

tăng cao hơn các tháng khác. Thể tích buồng trứng giảm dần từ tháng IX - XII

(Hình 3. 41). Kết quả này tương ứng với sự phát triển của tinh hoàn ở Thằn lằn

bóng đuôi dài đực (Hình 3. 36).

Hình 3. 41: Biểu đồ sự thay đổi thể tích buồng trứng theo thời gian

1

2

3

4

5

0

2

4

6

8

10

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Gia

i đo

ạn t

rứn

g

Số lư

ợn

g

Tháng

Page 119: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

107

Về sự thay đổi thể tích buồng trứng theo mùa nhận thấy: mùa khô có tổng

thể tích buồng trứng lớn nhất 57.784,88 mm3, mùa mưa ít 46.874,03 mm3 và mùa

mưa nhiều là 8.325,21 mm3 (Hình 3. 42). Phân tích hồi quy cho thấy có sự khác

biệt có ý nghĩa về thể tích buồng trứng con cái giữa các mùa (P <0,0001).

Hình 3. 42: Thể tích buồng trứng theo mùa

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối quan hệ tuyến tính chặt chẽ giữa

SVL và thể tích buồng trứng (P = 0,001), khối lượng thể mỡ (P = 0,005), và khối

lượng gan (P = 0,01). Điều này cho thấy thể mỡ và gan có tham gia vào quá trình

phát triển của trứng ở Thằn lằn bóng đuôi dài cái.

Thời gian hoạt động sinh sản của Thằn lằn bóng đuôi dài cái thu thập từ A

Lưới cũng tương tự như của Thằn lằn bóng đuôi dài cái tại Đài Loan được mô tả

trong nghiên cứu của Huang [80]. Trong giai đoạn này, con cái tập trung vào việc

tạo trứng (chủ yếu vào tháng IV đến tháng VIII), kết hợp với việc giảm khối lượng

cơ thể cho thấy có mối liên quan nào đó giữa hai hoạt động này.

Mùa mưa ít; 46.784; 41,441%

Mùa khô; 57.785; 51,185%

Mùa mưa nhiều; 8.325; 7,374%

Page 120: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

108

Liên quan giữa thể tích buồng trứng, khối lượng thể mỡ, khối lượng gan:

Hình 3. 43: Biểu đồ sự thay đổi về thể tích buồng trứng, khối lượng thể mỡ

và khối lượng gan ở con cái

Page 121: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

109

Phân tích liên quan giữa thể tích buồng trứng, khối lượng thể mỡ, khối

lượng gan theo tháng nhận thấy: sự tăng giảm về thể tích buồng trứng, khối lượng

thể mỡ, khối lượng gan có liên quan quan chặt chẽ với nhau. Phân tích hồi quy

cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa thể tích buồng trứng, khối lượng

thể mỡ, khối lượng gan theo tháng (P <0,0001). Trong những tháng thể tích buồng

trứng tăng thì khối lượng thể mỡ, khối lượng gan giảm (Hình 3. 43). Điều này

cho thấy khối lượng thể mỡ và khối lượng gan có liên quan đến các giai đoạn sinh

sản ở Thằn lằn bóng đuôi dài cái.

Phân tích số lượng trứng trung bình thu được kết quả cho thấy số lượng

trứng dao động từ 2 đến 9 trứng, trung bình là 3,7 ± 2,1 trứng. Trong đó, số lượng

cá thể chứa 2 trứng chiếm tỷ lệ 55,07% với 38 cá thể Thằn lằn bóng đuôi dài. Chỉ

có 1 cá thể chứa 8 và 9 trứng (Hình 3. 44). Kết quả của chúng tôi tương tự với kết

quả nghiên cứu của Ngô Đắc Chứng và cs với số lượng trứng trung bình là 3,77

± 0,15 trứng, số lượng trứng giao động từ 2-4 trứng. Nghiên cứu của Ngô Đắc

Chứng và cs (2015a) cho thấy Thằn lằn bóng đuôi dài chỉ đẻ 1 lứa trong năm với

số lượng trứng trung bình 5,05 ± 1,63 trứng. Tác giả cho rằng sự sai khác này có

thể do điều kiện môi trường, nhiệt độ, độ ẩm [7].

Hình 3. 44: Phân bố số lượng cá thể theo số trứng

38

1

6 5

9 8

1 1

2 trứng 3 trứng 4 trứng 5 trứng 6 trứng 7 trứng 8 trứng 9 trứng

Số c

á th

Số trứng

Page 122: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

110

Khảo sát tương quan giữa số lượng trứng và SVL không thấy có sự tương

quan (P > 0,05). Tiếp tục phân tích đối với trứng ở giai đoạn 4 và 5 vẫn không

thấy có sự tương quan (P = 0,795). Vì vậy, chúng tôi cho rằng những con cái có

SVL lớn hơn không có nghĩa là có số lượng trứng nhiều hơn những con có SVL

nhỏ.

Phân tích liên quan giữa thể tích tinh hoàn và thể tích buồng trứng theo thời

gian nhận thấy: thể tích tinh hoàn và thể tích buồng trứng có sự liên quan chặc

chẽ với nhau theo thời gian. Cụ thể thể tích tinh hoàn tăng lên vào tháng I và

tháng II và đạt đến kích thước tối đa từ tháng VII-VIII (thời gian này con cái có

kích thước nang trứng lớn nhất). Thể tích tinh hoàn bắt đầu giảm xuống từ tháng

IX-X và đạt đến kích thước nhỏ nhất vào tháng XI-XII, khi hầu hết con cái đã đẻ

trứng. Tương tự, thể tích buồng trứng trung bình cũng bắt đầu tăng từ tháng I-II.

Từ tháng III-VIII thể tích buồng trứng tăng cao hơn các tháng khác và giảm dần

từ tháng IX-XII (Hình 3. 45).

Hình 3. 45: Sự thay đổi thể tích tinh hoàn và buồng trứng theo thời gian

Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến cho thấy ảnh hưởng của nhiệt độ không

khí và độ ẩm đối với thể tích buồng trứng là đáng kể (P <0,0001). Ngoài ra, nhiệt

Page 123: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

111

độ tương quan thuận với thể tích buồng trứng (P <0.0001), trong khi đó độ ẩm có

tương quan nghịch với thể tích buồng trứng (P <0,0001). Kết quả cho thấy nhiệt

độ và độ ẩm có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển buồng trứng. Chúng tôi cho

rằng nhiệt độ và độ ẩm có thể là những tín hiệu cho bắt đầu và kết thúc mùa sinh

sản của Thằn lằn bóng đuôi dài.

3.7. SỬ DỤNG BỀN VỮNG THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI

Trong quá trình khảo sát thực địa nhận thấy các loài trong giống Thằn lằn

bóng nói chung, loài Thằn lằn bóng đuôi dài nói riêng thường xuyên bị người dân

bắt làm thực phẩm và bán cho các nhà hàng. Mặt khác, dựa vào kết quả phân tích

mô hình điểm chiếm cứ có thể thấy số lượng cá thể Thằn lằn bóng đuôi dài có

ngoài tự nhiên rất thấp đặc biệt là con trưởng thành. Do đó, công tác bảo vệ và sử

dụng bền vững loài Thằn lằn bóng đuôi dài là rất cần thiết.

Theo nghiên cứu của chúng tôi và một số nghiên cứu khác, thằn lằn bóng

đuôi dài có thể sống ở nhiều môi trường khác nhau, ăn nhiều loại thức ăn phổ

biến (chủ yếu là côn trùng, nhện, châu chấu…). Vì vậy, chúng tôi đề xuất xây

dựng mô hình nhân nuôi loài này để phục nhu cầu thực phẩm, dược liệu cho người

dân, sau đó phục vụ nhu cầu thực phẩm cho các nhà hàng, quán ăn, giảm sự phụ

thuộc vào sản phẩm đánh bắt tự nhiên.

Đối với công tác tuyên truyền: Cần nâng cao nhận thức cho người dân về

hiểu biết pháp luật, chính sách của nhà nước, các giá trị sử dụng lâu dài và khác

nhau của loài Thằn lằn bóng đuôi dài nói riêng và mỗi loài động thực vật trong

môi trường sống nói chung. Từ đó, tạo ý thức tốt trong sử dụng thực phẩm có

nguồn gốc tự nhiên, kỷ luật trong một số công tác như: săn bắt, buôn bán, khai

thác các loài động thực vật khác.

Đối với công tác bảo vệ rừng và phục hồi rừng tái sinh: Trong quá trình

thu mẫu, nhận thấy một số khu vực rừng lâm nghiệp sau khi thu hoạch, một thời

gian dài không có kế hoạch trồng mới hoặc chậm trồng lại. Tại những khu vực

này, không thu được mẫu như các lần trước đó. Vì vậy, bảo vệ tốt các diện tích

Page 124: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

112

rừng tự nhiên, rừng lâm nghiệp hiện có và có kế hoạch đảm bảo khả năng phục

hồi cho các khoảnh rừng tái sinh là rất cần thiết để Thằn lằn bóng đuôi dài trú

ngụ và phát triển.

Page 125: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

113

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

1.1. Về đặc điểm hình thái và sai khác về hình thái theo giới tính

Các mẫu nghiên cứu Thằn lằn bóng đuôi dài của chúng tôi có hình thái

ngoài như: màu sắc, hình dạng cơ thể, hình dạng đầu, số lượng vảy… tương tự

với mô tả của các nghiên cứu trước.

Tỷ lệ giới tính đực/cái của bộ mẫu nghiên cứu dinh dưỡng là 0,67; bộ mẫu

nghiên cứu sinh sản là 1.

Chỉ số sai khác về hình thái theo giới tính (SSD) là 0,013 cho thấy chiều

dài thân ở con đực trưởng thành lớn hơn con cái trưởng thành.

Kích thước về dài đầu, rộng đầu, dài đuôi, rộng miệng, khối lượng cơ thể

của con đực trưởng thành lớn hơn con cái trưởng thành. Phân tích tương quan về

các kích thước hình thái cho thấy: chiều dài thân càng lớn thì khối lượng cơ thể,

rộng miệng càng tăng; những cá thể có cùng chiều dài thân thì dài đầu, rộng đầu

của con đực trưởng thành lớn hơn con cái trưởng thành.

1.2. Về đa dạng di truyền

Sự đa dang di truyên giữa 5 quần thể Thằn lằn bóng đuôi dài tương đương

nhau với mức độ đa dạng di truyền thấp (Gst = 0,12).

Mức độ đa dạng di truyền cá thể của quần thể Thừa Thiên Huế cao nhất,

các cá thể của quần thể Quảng Nam có mức độ đa dạng thấp nhất. Mức độ tương

đồng di truyền giữa 5 quần thể nghiên cứu rất cao.

Quần thể Thằn lằn bóng đuôi dài Quảng Nam và Phú Yên có mức độ tương

đồng cao nhất với djk = 0,96552, tiếp đó là quần thể Thừa Thiên Huế và quần thể

Quảng Bình với djk = 0,93478. Mức độ tương đồng thấp nhất là giữa quần thể

Quảng Nam và Thanh Hóa với chỉ số djk là 0,88636.

Page 126: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

114

1.3. Về sử dụng vi môi trường sống và tập tính hoạt động

Thằn lằn bóng đuôi dài xuất hiện nhiều ở các loại vi môi trường sống như:

cạnh rừng lâm nghiệp, cây bụi trảng có, trong các đống gạch, đá, đống rác,

củi,…đặc biệt nơi có dân cư sinh sống, nhiều thức ăn.

Nhiệt độ ưa thích của Thằn lằn bóng đuôi dài là 34,3 ± 2,0 oC và độ ẩm ưa

thích là 76,6 ± 7,3 %.

Thời gian trung bình cho hoạt động săn mồi của con đực lớn hơn con cái

(con đực trung bình là 5,1 phút; con cái là 4,7 phút). Thời gian trung bình cho

hoạt động phơi nắng, rình mồi của con cái lớn hơn con đực.

1.4. Về xác suất phát hiện loài và mô hình chiếm đóng điểm

Xác suất phát hiện các cá thể của loài Thằn lằn bóng đuôi dài trong nghiên

cứu là 0,5238. Điều này cho thấy có 52,38% khả năng phát hiện được Thằn lằn

bóng đuôi dài trong 1 đợt khảo sát hoặc có thể nói sau ít nhất 2 đợt khảo sát mới

có khả năng phát hiện 1 cá thể Thằn lằn bóng đuôi dài.

Về ảnh hưởng của sinh cảnh: Sinh cảnh vườn nhà, gần người dân sinh sống,

nguồn thức ăn có ảnh hưởng lớn nhất đến xác suất phát hiện.

Về ảnh hưởng của thời tiết: yếu tố mưa và nhiệt độ có ảnh hưởng đến xác

suất phát hiện loài lớn nhất.

1.5. Về đặc điểm sinh thái học dinh dưỡng

Tổng thể tích thức ăn của Thằn lằn bóng đuôi dài trong mùa ít mưa và mùa

khô chiếm tỷ lệ cao, mùa mưa nhiều có thể tích thức ăn thấp nhất. Trong đó, ấu

trùng côn trùng, bộ Nhện, bộ Cánh thẳng là ba loại con mồi quan trọng nhất.

Thể tích thức ăn con cái tiêu thụ lớn hơn con đực.

Mức độ đa dạng, độ đồng đều về thành phần thức ăn giữa con đực và con

cái tương đương nhau.

Page 127: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

115

Ước tính về sự đa dạng thành phần thức ăn đối với mô hình phân tích kỳ

vọng con cái có thành phần thức ăn đa dạng hơn con đực.

1.6. Về đặc điểm sinh sản

Mùa sinh sản của Thằn lằn bóng đuôi dài diễn ra từ tháng III đến tháng

VIII.

Con cái có số lượng trứng trung bình 3,7 ± 2,1 trứng.

Ở con đực và con cái khối lượng thể mỡ, gan, nhiệt độ, độ ẩm có liên quan

đến sự thay đổi thể tích tinh hoàn, trứng.

2. KIẾN NGHỊ

Đánh giá mức độ tương đồng giữa nhiều quần thể Thằn lằn bóng đuôi dài

hơn. Số lượng mồi sử dụng lớn hơn; Sử dụng chỉ thị phân tử bằng giải trình tự

gen các mẫu Thằn lằn bóng đuôi dài có sự sai khác lớn.

Mở rộng nghiên cứu giám sát điểm với số lượng điểm lớn hơn, số vùng

nghiên cứu lớn hơn, thời gian nghiên cứu dài hơn. Từ đó, có những kết luận tốt

hơn về chương trình giám sát điểm đối với loài Thằn lằn bóng đuôi dài nói riêng

và các loài động vật khác nói chung.

Nghiên cứu, hoàn chỉnh quy trình nuôi để có hướng sử dụng bền vững đối

với loài Thằn lằn bóng đuôi dài.

Page 128: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

1. Đặng Phước Hải, Ngô Đắc Chứng, Ngô Văn Bình (2016), Dị hình kích thước

giới tính và sử dụng vi môi trường sống của loài thằn lằn bóng đuôi dài (Eutropis

longicaudatus) ở vùng A Lưới - Thừa Thiên Huế, Tạp chí Đại học Huế, 117 (3),

81-91.

2. Chung D. Ngo, Binh V. Ngo, Thuong T. Hoang, Thi T.T. Nguyen and Hai P.

Dang (2015), Feeding ecology of the common sun skink Eutropis multifasciata

(Reptilia: Squamata: Scincidae), in the plains of Central Vietnam, Journal of

Natural History, 49(39-40), 2417-2436.

3. Ngô Văn Bình, Đặng Phước Hải, Ngô Đắc Chứng (2016), Đặc điểm sinh

trưởng và phát tán gốc của loài thằn lằn bóng đuôi dài Eutropis longicaudatus ở

vùng A Lưới, Thừa Thiên Huế, Báo cáo Hội thảo quốc gia về lưỡng cư và bò sát

ở Việt Nam lần thứ 3, 169-174.

Page 129: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

i

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Ngô Đắc Chứng (1998), Thành phần loài Lưỡng thê và Bò sát của khu vực

phía Nam Bình Trị Thiên, Tạp chí Sinh học, 20(4), 12-19.

2. Ngô Đắc Chứng, Trần Duy Ngọc (2007), Thành phần loài ếch nhái

(Amphibia) và Bò sát (Reptilia) của tỉnh Phú Yên, Tạp chí Sinh học, 29(1),

20-25.

3. Ngô Đắc Chứng, Trương Tấn Mỹ (2007), Đặc điểm dinh dưỡng và sinh sản

của giống thằn lằn bóng Mabuya Fitzinger, 1826 ở Tỉnh Khánh Hòa. Tạp

chí Khoa học và Giáo dục Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế, 1(1),

75-81.

4. Ngô Đắc Chứng, Hoàng Thị Nghiệp (2008), Thành phần loài ếch nhái, bò

sát ở tỉnh Đồng Tháp, Tạp chí Sinh học, 30(9), 52-57.

5. Ngô Đắc Chứng, Trần Hậu Khanh (2008), Thành phần loài lưỡng cư

(Amphibia) và bò sát (Reptilia) phía Tây tỉnh Đăk Nông, Tạp chí khoa học,

Đại học Huế, 49, 19-27.

6. Ngô Đắc Chứng, Hoàng Thị Nghiệp (2012), Sự phân bố của các loài lưỡng

cư, bò sát ở vùng An Giang và Đồng Tháp, Hội thảo quốc gia về Lưỡng cư

và Bò sát ở Việt Nam, lần II, 90-97.

7. Ngô Đắc Chứng, Nguyễn Thị Trường Thi, Phùng Thị Huyền Trang (2015a),

Đặc điểm sinh sản và tăng trưởng của Thằn lằn bóng đuôi dài Eutropis

longicaudata (Hallowell, 1856) (Reptilia, Squamata, Scincidae) ở miền

Trung Việt Nam, Hội nghị khoa học Toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên

sinh vật lần thứ 6, 1293-1299.

8. Ngô Đắc Chứng, Hoàng Thị Thương, Phùng Thị Huyền Trang, Ngô Văn

Bình (2015b), Đặc điểm sinh sản và tăng trưởng của Thằn lằn bóng hoa

Eutropis multifasciatus (Kuhl, 1820) (Reptilia, Squamata, Scincidae), Tạp

chí Khoa học (Đại học Huế), 108 (9),

9. Ngô Đắc Chứng, Ngô Văn Bình, Đặng Phước Hải (2016), Đặc điểm sinh

trưởng và phát tán gốc của loài Thằn lằn bóng đuôi dài Eutropis

longicaudatus ở vùng A Lưới, Thừa Thiên Huế, Kỷ yếu Khoa học tại Hội

nghị quốc gia và quốc tế lần thứ 3, 169-174.

10. Hồ Thu Cúc (2002a), Đánh giá nguồn tài nguyên bò sát, ếch nhái của khu

vực đầm Ao Châu, Hạ Hòa, Phú Thọ, Tạp chí Sinh học, 24 (2A), 20-27.

Page 130: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

ii

11. Hồ Thu Cúc (2002b), Kết quả điều tra bò sát, ếch nhái của khu vực A Lưới,

Tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sinh học, 24(2A), 28-35.

12. Trần Quốc Dung (2009), Một số kỹ thuật DNA marker ứng dụng trong

nghiên cứu Lưỡng cư và Bò sát, Báo cáo khoa học Hội thảo quốc gia về

Lưỡng cư và Bò sát ở Việt Nam lần thứ 1, 314-326.

13. Nguyễn Phạm Hùng, Lê Vũ Khôi (2012), Nghiên cứu thành phần loài và ñặc

trưng phân bố của Bò sát tại huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam, Luận văn

Thạc sỹ, Chuyên ngành Sinh thái học, Trường ĐH Sư Phạm - ĐH Đà Nẵng.

14. Đặng Huy Huỳnh, Lê Đình Thủy, Nguyễn Văn Sáng (2000), Khu hệ động

vật hoang dã (Thú, Chim, Bò Sát và Lưỡng cư) vùng ven biển đồng bằng

sông Hồng, Tạp chí Sinh học, 22(15), 125-129.

15. Trương Thị Vinh Hương, Lê Nguyên Ngật (2009), Kết quả bước đầu khảo

sát Lưỡng cư và Bò sát ở Huyện Đăk Mil, tỉnh Đắk Nông, Báo cáo khoa học

Hội thảo quốc gia về Lưỡng cư và Bò sát ở Việt Nam lần thứ 1, 64-71.

16. Lê Vũ Khôi (2000). Đa dạng sinh học động vật có xương sống trên cạn ở Bà

Nà (Quảng Nam- Đà Nẵng), Tạp chí Sinh học, T. 22, số 1B, 154-163.

17. Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1981), “Kết quả điều tra cơ bản

động vật Miền Bắc Việt Nam (1955-1976)” trong Kết quả điều tra cơ bản

động vật Miền Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội, 365-

427.

18. Trần Kiên, Hoàng Xuân Quang, Nguyễn Thị Bích Mẫu, Cao Tiến Trung

(2002), Bước đầu nghiên cứu thành phần loài ếch nhái bò sát và mật độ của

chúng ở đồng ruộng và khu dân cư của thành phố Vinh và huyện Quỳnh

Lưu, Tỉnh Nghệ An, Tạp chí Sinh học, 24(2A), 75-79.

19. Ngô Thị Kim, Đặng Thanh Hà, Đặng Tất Thế (2003), Bước đầu nghiên cứu

rắn hổ mang theo quần thể địa lý bằng kỹ thuật RAPD, Những vấn đề nghiên

cứu cơ bản trong Khoa học sự sống, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội,

934-936.

20. Lê Thắng Lợi, Ngô Đắc Chứng (2009), Một số đặc điểm sinh học, sinh thái

của 2 loài thằn lằn bóng giống Mabuya Fitzinger (M. longicaudatus, M.

multifasciata) ở Thừa Thiên Huế, Hội thảo quốc gia về Lưỡng cư và Bò sát

ở Việt Nam, lần I, NXB Đại học Huế, 225-232.

21. Lê Nguyên Ngật, Hoàng Xuân Quang (2001), Kết quả điều tra bước đầu về

thành phần loài ếch nhái, bò sát ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát, tỉnh Nghệ

An, Tạp chí Sinh học, 23(3b), 59-65.

Page 131: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

iii

22. Lê Nguyên Ngật (2002), Góp phần nghiên cứu thằn lằn ở vùng núi của một

số tỉnh miền Bắc Việt Nam, Tạp chí Sinh học, 24(2A), 52-57.

23. Đặng Huy Phương, Hoàng Minh Khiên, Lê Mạnh Hùng, Nguyễn Quảng

Trường (2004), Kết quả bước đầu điều tra khu hệ động vật có xương sống

trên cạn của khu vực núi Tây Côn Lĩnh, tỉnh Hà Giang, Tạp chí Sinh học,

26(2), 21-29.

24. Hoàng Xuân Quang, Nguyễn Huy Hoàng và cs (2009), Đặc điểm hình thái,

sinh học và sinh thái của thằn lằn bóng đốm Eutropis macularia (Blyth,

1853) ở vườn quốc gia Bạch Mã, Báo cáo khoa học Hội thảo quốc gia về

Lưỡng cư và Bò sát ở Việt Nam, lần I, 250-259.

25. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1996), Danh lục bò sát và ếch nhái Việt

Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

26. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (2002), Nghiên cứu thành phần loài bò sát

ếch nhái của vườn quốc gia Cát Tiên, Tạp chí Sinh học, 24 (2A), 2-10.

27. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường (2005), Danh lục

ếch nhái và bò sát Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

28. Hoàng Ngọc Thảo, Hoàng Xuân Quang, Cao Tiến Trung, Ông Vĩnh An,

Nguyễn Thị Lương (2013), Đa dạng thành phần loài ếch nhái, bò sát ở khu

dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An, Hội thảo quốc gia về lưỡng cư và bò sát ở

Việt Nam lần thứ 2, 245-254.

29. Hoàng Thị Thương (2014), Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của hai loài

thằn lằn bóng Eutropis longicaudata (Hallowell, 1856) và Eutropis

multifasciata (Kukl, 1820) ở vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận

văn Thạc sỹ, Chuyên ngành Động vật học, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế.

30. Nguyễn Kim Tiến (2002), Kết quả điều tra bước đầu về thành phần loài ếch

nhái, bò sát của khu di tích lịch sử Lam Kinh và vùng phụ cận, Huyện Thọ

Xuân, Tỉnh Thanh Hóa, Tạp chí Sinh học, 24(2A), 100-103.

31. Nguyễn Kim Tiến (2012), Đa dạng sinh học Thỏ, Chim, Bò sát và Lưỡng cư

ở khu bảo tồn rừng Sến Tam Quy, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, Hội

nghị khoa học Toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 6, 934-

942.

32. Đỗ Thành Trung, Lê Nguyên Ngật (2009), Về thành phần loài lưỡng cư, bò

sát ở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên, Báo cáo Khoa học Hội thảo quốc gia

về Lưỡng cư và bò sát ở Việt Nam lần thứ nhất, 153-158.

33. Nguyễn Quảng Trường (2000), Khu hệ Bò sát, Ếch nhái Hương Sơn (Hà

Tĩnh), Tạp chí Sinh học, 22(15), 195-201.

Page 132: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

iv

34. Nguyễn Quảng Trường (2006), Thành phần loài ếch nhái (Amphibia) và bò

sát (Reptilia) ở tỉnh Hà Giang, Tạp chí Sinh học, 28(2), 21-26.

35. Nguyễn Quảng Trường (2009), Một vài ghi chú về thuật ngữ trong phân loại

học, Báo cáo khoa học Hội thảo quốc gia về Lưỡng cư và Bò sát ở Việt Nam

lần thứ nhất, 327-329.

36. Trần Thanh Tùng, Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Văn Sáng (2006), Thành phần

loài ếch nhái (Amphibia) và bò sát (Reptilia) ở vùng núi Yên Tử thuộc tỉnh

Bắc Giang, Tạp chí Sinh học, 28(4), 11-17.

TIẾNG NƯỚC NGOÀI

37. Ahmed I., Islam M., Arshad W., Mannan A., Ahmad W., Mirza B. (2009),

High-quality plant DNA extraction for PCR: an easy approach, Journal of

Applied Genetics, 50 (2), 105-107.

38. Albanese B., Perterson J. T., Freeman B.J., and Weiler D.A. (2007),

Accounting for incomplete detection when estimating site occupancy of

Bluenose Shiner (Pteronotropis welaka) in Southwest Georgia,

Southeastern Naturalist, 6(4), 657-668.

39. Albanese B., Owers K.A., Weiler D.A., and Pruit W. (2011), Estimating

occupancy of rare fishes using visual surveys, with a comparison to

backpack electrofishing, Southeastern Naturalist, 10(3), 423-44.

40. Andersson M. (1994), Sexual Selection in Body Size, Princeton University

Press, Princeton, New Jersey, USA.

41. Baig M.N.R., Grewal S., Dhillon S. (2009), Molecular characterization and

genetic diversity analysis of citrus cultivars by RAPD markers, Turkish

Journal of Agriculture and Forestry, 33, 375-384.

42. Bailey L., Simons T., Pollock A. (2004), Estimating site occupancy and

species detection probability parameters for terrestrial salamanders,

Ecological Applications, 14(3), 692-702.

43. Bobrov V.V., Semenov D.V. (2008), Lizards of Vietnam (in Russian),

Moscow, 236 pp.

44. Boehm A.B., Van De Werfhorst L.C., Griffith J.F., Holden P.A., Jay J.A.

(2013), Performance of forty-one microbial source tracking methods: a

twenty-seven lab evaluation study, Water Research, 47, 6812-6828.

45. Boulenger G.A. (1887), Catalogue of Lizards in the British Museum,

Cornell University Library, 3, 189.

46. Bourret R. (1937), Notes herpétologique sur l’Indochine française,

Annexe au bulletin Général de l’Instruction Publique, (9), Mai, 11-12.

Page 133: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

v

47. Bowland A.E., Bishop K.S., Taylor P.J. (2001), Estimation and

management of genetic diversity in small populations of plains zebra

(Equus quagga) in KwaZulu-Natal, South Africa, Biochemical Systematics

and Ecology, 29, 563-583.

48. Brana F. (1996), Sexual dimorphism in lacertid lizards: male head increase

vs female abdomen increase?, Oikos, 75, 511-523.

49. Brehm A., Jesus J., Pinheiro M., and D. J. Harris D.J. (2011), Relationships

of Scincid Lizards (Mabuya spp; Reptilia: Scincidae) from the Cape Verde

Islands Based on Mitochondrial and Nuclear DNA Sequences, Molecular

Phylogenetics and Evolution, 19(2), 311-316.

50. Brown R.P., Suarez N.M., Smith A., Pestano J. (2001), Phylogeography of

Cape Verde Insland skinks (Mabuya), Molecular Ecology, 10, 1593-1597.

51. Bullock A.J. and Medway L (1966), Observations on the fauna of Pulau

Tioman and Pulau Tulai, Bulletin of the National Museum of Singapore, 34,

1-158.

52. Burley L.A., Moyer A.T., Petranka J.W. (2006), Density of an intraguild

predator mediates feeding group size, intraguild egg predation, and intra-

and interspecific competition, Oecologia, 148, 641-649.

53. Carranza S., Arnold E.N. (2003), Investigating the origin of transoceanic

distributions: mtDNA shows Mabuya lizards (Reptilia, Scincidae) crossed

the Atlantic twice, Systematics and Biodiversity, 1(2), 275-282.

54. Cevík M.F., Moore G.A. (2007), Construction of a genetic linkage map of

Citrus with Random Amplified Polymorphic DNA (RAPD) markers using

a progeny population from a complex intergeneric cross, Turkish Journal of

Agriculture and Forestry, 31, 79-86.

55. Chang H., YKe.Y., Su Y.J., Zhang G.P., Zhu S.J. (2002), A study of the wild

and captive green peafowl (Pavo muticus) by random-amplified

polymorphic DNA, Yi Chuan, 24, 271-274.

56. Chelomina G.N., Spiridonova L.N., Kozyrenko M.M.(1999), Use of RAPD-

PCR-analysis of cellular DNA for the evaluation of genetic polymorphism

and subspecies diagnostics of the Far Eastern leopard Panthera pardus

orientalis, Genetika, 35, 681-687.

57. Choh Y., Van Der Hammen T., Sabelis M.W., Janssen A. (2010), Cues of

intraguild predators affect the distribution of intraguild prey, Oecologia,

163, 335-340.

Page 134: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

vi

58. Chung N. D., Binh N.V., Loi D.D. (2014), Sexual size dimorphism and

feeding ecology of Eutropis multifasciata (Reptilia: Squamata: Scincidae)

in the central highlands of Vietnam, Herpetological Conservation and

Biology, 9(2), 322−333.

59. Coletta-Filho H. D., Machado M. A., Targon M., Moreira M., Pompeu J. J.

(1998), Analysis of the genetic diversity among mandarins (Citrus spp.)

using RAPD Markers, Euphyt, 102, 133-139.

60. Cox R.M, Skelly S. L., Alder H.B (2003), A comparative test of adaptive

hypotheses for sexual size dimorphism in lizards, Evolution, 57(7), 1653-

1669.

61. Datta-Roy A., Singh M., Srinivasulu C., Karanth K.P. (2012), Phylogeny of

Asian Eutropis (Squamata: Scincidae) reveals an ‘into India’ endemic

Indian radiation, Molecular Phylogenetics and Evolution, 63, 817-824.

62. Dolman G. (2004), Single copy nuclear DNA markers characterized for

comparative phylogeography in Australian wet tropics rainforest skins,

Molecular Ecology, 4, 185-187.

63. Freitas P.D., Calgaro M.R., Galetti P.M. (2007), Genetic diversity within

and between broodstocks of the white shrimp Litopenaeus vannamei

(Boone, 1931) (Decapoda, Penaeidae) and its implication for the gene pool

conservation, Brazilian Journal of Biology, 67, 939-943.

64. Gardner M.G., Hugall A.F., Donnellan S.C., Hutchison M.N., and Foster R.

(2008), Molecular systematics of social skinks: phylogeny and taxonomy of

the Egernia group (Reptilia: Scincidae), Zoological Journal of the Linnean

Society, 154, 781-794.

65. Geoffrey R.S., and Royce E. B. (2001), The ecological consequences of

habitat and microhabitat use in lizards: a review, Contemporary

Herpetology, 3, 24.

66. Georgescu S.E. & Costache M. (2012), Genetic Characterization of

Romanian Local Breeds Using Microsatellite Markers, Analysis of Genetic

Variation in Animals, 27-44.

67. Gifford M.E., Powell R. (2007), Sexual Dimorphism and Reproductive

Characteristics in Five Species of Leiocephalus Lizards from the Dominican

Republic, Journal of Herpetology, 41(3), 521-527.

68. Gostimsky S.A., Kokaeva Z.G., Konovalov F.A. (2005), Studying plant

genome variation using molecular markers, Russian Journal of Genetics,

41(1), 378-388.

Page 135: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

vii

69. Greene H.W., and Jaksic F.M. (1983), Food-niche relationships among

sympatric predators: effects of level of prey identification, Nordic Society

Oikos, 4(1), 151-154.

70. Greer A.E. and Nussbaum G.A. (2000), New Character Useful in the

Systematics of the Scincid Lizard Genus Mabuya, Copeia, 2, 615-618.

71. Grismer L., Neang Thy, Chav Thou, and Grismer J. (2008), Checklist of the

Amphibians and Reptiles of the Cardamom region of southwestern

Cambodia, Cambodian Journal of Natural History, 1, 7-11.

72. Günther A.C. (1863), The Reptiles of British India, The Ray Society, 91.

73. Hallowell E. (1856), Notice of some new and rare species of Scincidae in

the collection of the Academy of Natural Sciences of Philadelphia,

Transactions of the American Horticultural Society, Philadelphia, 11, 71-

82.

74. Hoda A., Marsan P.A (2012), Genetic Characterization of Albanian Sheep

Breeds by Microsatellite Markers, Analysis of Genetic Variation in Animals,

3-26.

75. Honda M. (1999a), Phylogenetic realationships of Australian skinks of the

Mabuya group (Reptilia: Scincidae), Genes Genet Syst, 74, 135-139.

76. Honda M. (1999b), Evolution of Asian and African Lygosomine skins of the

Mabuya group (Reptilia: Scincidae): A molecular perspective, Zoological

Science, 16, 979-984.

77. Honda M., Ota H., Kobayashi M., Nabhitabhata J., Yong H.S., and Hikida

T. (2000), Phylogenetic Relationships, Character Evolution, and

Biogeography of the Subfamily Lygosominae (Reptilia: Scincidae) Inferred

from Mitochondrial DNA Sequences, Molecular Phylogenetics and

Evolution, 15(3), 452-461.

78. Huang W.S. (2006a), Ecological Characteristics of the Skink, Mabuya

longicaudata on a Tropical East Asian Island, Copei, 2, 293-300.

79. Huang W.S. (2006b), Parental care in the long-tailed skink, Mabuya

longicaudata, on a tropical Asian island, Animal Behaviour, 72, 791-795.

80. Huang W.S. (2007), Costs of egg caring in the skink, Mabuya longicaudata,

Ecol Res, 22, 659-664.

81. Huang W.S. and Pike D.A. (2011), Climate change impacts on fitness

depend on nesting habitat in Lizards, Functional Ecology, 25, 1125-1136.

82. Huang W.S. (2012), Effects of intraguild predators on nest site selection by

prey, Oecologia, 168, 35-42.

Page 136: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

viii

83. Huey R.B. (1974), Behavioral thermoregulation in lizards: importance of

associated costs, Science, 184, 1001-1003.

84. Jesus J., Brehm A., Harris D. J. (2005), Relationships of scincid lizards

(Mabuya spp.) from the islands of the Gulf of Guinea based on mtDNA

sequence data, Amphibia - Reptilia, 26, 467-473.

85. Ji X. (2006), Sexual dimorphism and female reproduction in the many-lined

sun skink (Mabuya multifasciata) from China, Journal of Herpetology, 40,

351-357.

86. Kearney M.R. & Porter W.P. (2009a), Mechanistic niche modelling:

combining physiological and spatial data to predict species’ ranges, Ecology

Letters, 12, pp: 334-350.

87. Kearney M.R., Shine R. & Porter W.P. (2009b), The potential for behavioral

thermoregulation to buffer ‘cold-blooded’ animals against climate warming,

Proceedings of the National Academy of Sciences, 106, 3835-3840.

88. Lemos-Espinal J.A., Smith G.R., and Ballinger R.E. (1998), Thermal

ecology of the crevice-dwelling lizard Xenosaurus newmanorum, Journal of

Herpetology, 32, 141-144.

89. Liet V.V., Thinh P.D. (2009), Genetic diversity of local maize (Zea mays

L.) accessions collected in highland areas of Vietnam revealed by RAPD

markers, J Sci Dev, 7(2), 192-201.

90. Liu Z.J., Cordes J.F. (2004), DNA marker technologies and their applications

in aquaculture genetics, Aquaculture, 238, 1-37.

91. Lougheed S.C., Gibbs H.L., Prior K.A., Weatherhead P.J. (2000), A

comparison of RAPD versus microsatellite DNA markers in population

studies of the massasauga rattlesnake, Journal of Heredity, 91, 458-463.

92. Lovich J.E. and Gibbons J.W. (1992), A review of techniques for

quantifying sexual size dimorphism, 56, 269-281.

93. Luciana P. B. Machado, Daniele C. Silva, Daiane P. Simao and Rogerio P.

Mateus (2012), Spatial Variation of Genetic Diversity in Drosophila Species

from Two Different South American Environments, Analysis of Genetic

Variation in Animals, 45-62.

94. Maciuszonek A., Grajewski B., Bednarczyk M. (2005), RAPD-PCR

analysis of various goose populations, Folia Biol., 53, 83-85.

95. MacKenzie D.I., Nichols J.D., Lachman G.B., Royle J.A,, and Langtimm

C.A. (2002), Estimating site occupancy rates when detection probabilities

are less than one, Ecological, 83(8), 2248-2255.

Page 137: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

ix

96. MacKenzie D.I., Nichols J.D., Hines J.E., Knutson M.G. and Fraklin A.B.

(2003), Estimating site occupancy, colonization, and local extinction when

a species is detected imperfectly, Ecology, 84(8), 2200-2207.

97. MacKenzie D.I. and Bailey L.L. (2004), Assessing the fit of site occupancy

models, Journal of Agricultural, Biological, and Environmental Statistics,

9(3), 300-318.

98. MacKenzie D.I (2006), Occupancy Estimation and Models, Academic

Press, 343 pps.

99. Manthey U. and Grossmann W. (1997), Amphibien and Reptilien

Südostasiens, Natur und Tier Verlag (Münster), 512 pps.

100. Mausfeld P. (2000), First data on the molecular phylogeography of scincid

Lizards of the Genus Mabuya, Molecular Phylogenetics and Evolution,

17(1), 11-14.

101. Mausfeld P. and Schmitz A. (2003), Molecular phylogeography,

intraspecific variation and speciation of the Asian scincid lizard genus

Eutropis Fitzinger, 1843 (Squamata: Reptilia: Scincidae): taxonomic and

biogeographic implications, Organisms Diversity & Evolution, 3, 161-171.

102. Nei M. (1978), Estimation of average heterozygosity and genetic distance

from a small number of individuals, Genetics, 89, 583-590.

103. Neveu H., Hafen T., Zimmermann E., Rumpler Y. (1998), Comparison of

the genetic diversity of wild and captive groups of Microcebus murinus

using the random amplified polymorphic DNA method, Folia Primatol., 69,

127-135.

104. Nguyen V. S., Ho T. C. & Nguyen Q. T. (2009), Herpetofauna of Vietnam.

Edition Chimaira, Frankfurt am Main, 768 pp.

105. Nichols J.D., Hines J.E., MacKenzie D.I and Gutierez R.J (2007),

Occupancy estimation and modeling with multiple states and state

uncertainty, Ecology, 88(6), 1395-1400.

106. Norval G., Huang S.C, Mao J.J. and Goldber S.R. (2012), Notes on some

dietary items of Eutropis longicaudata (Hallowell, 1857), Japalura

polygonata xanthostoma (Ota, 1991), Plestiodon elegans (Boulenger, 1887),

and Sphenomorphus indicus (Gray, 1853) from Taiwan, Herpetology Notes,

5, 453-456.

107. Olsson M. (2002), Sexual dimorphism in lizard body shape. The roles of

sexual selection and fecundity selection, Evolution, 56: 1538-1542.

Page 138: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

x

108. Ota H., Hikida T., Matsui M. (1996), Chromosomal variation in the scincid

genus Mabuya and its arboreal relatives (Reptilia: Squamata), Genetica, 98,

87-94.

109. Padilla J.A., Martínez-Trancón M., Rabasco A., Parejo J.C., Sansinforiano

M.E., Guijo M.I. (2000), Genetic variability in the Iberian imperial eagle

(Aquila adalberti) demonstrated by RAPD analysis, Journal of Heredity, 91,

495-499.

110. Pinkas L. (1971), Food habit study, Fish Bullentin, 152, 5-10.

111. Pollock, K. H. (1982), A capture-recapture design robust to unequal

probability of capture, Journal of Wildlife Man-agement, 46, 757-760.

112. Pollock, K. H., Nichols J. D., Brownie C., and Hines J. E. (1990), Statistical

inference for capture-recapture experi-ments, Wildlife Monographs, 107.

113. Putra N.S., Yasuda H., Sat S. (2009), Oviposition preference of two hoverfly

species in response to risk of intraguild predation, Applied Entomology and

Zoology, 44, 29-36.

114. Reilly S.M., McBrayer L.D., and D.B. Miles (Eds.) (2007), Lizard Ecology:

The Evolutionary Consequences of Foraging Mode, Cambridge University

Press, Cambridge, UK.

115. Rocha S., Vrcibradic D. (2004), Diet of the Lizard Mabuya agilis (Sauria;

Scincidae) in an insular habitat (ILHA Grande, Brazil), Brazilian Journal of

Biology, 64(1), 135-139.

116. Rocha S., Carretero M.A., Harris D.J. (2010), Genetic diversity and

phylogenetic relationships of Mabuya s(Squamata: Scincidae) from western

Indian Ocean islands, Amphibia-Reptilia, 31: 375-385.

117. Rodrigues F.P., Garcia J.F., Ramos P.R., Bortolozzi J., Duarte J.M. (2007),

Genetic diversity of Brazilian population of the Pampas deer (Ozotoceros

bezoarticus, Linnaeus 1758), Brazilian Journal of Biology, 67, 805-811.

118. Roloff G.J., Grazia T.E., Millenbah K.F. and Kroll A.J. (2011), Factors

associated with Amphibian detection and Occupancy in southern Michigan

forests, Journal of Herpetology, 45(1), 15-22.

119. Rummery C., Shine R., Houston D.C., and Thompson. M.B. (1994),

Thermal biology of the Australian forest dragon, Hypsilurus spinipes

(Agamidae), Copeia, 818-827.

120. Schwarzkopf L. (2005), Sexual dimorphism in body shape without sexual

dimorphism in body size in Water Skinks (Eulamprus quoyii),

Herpetologica, 61, pp.116-123.

Page 139: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

xi

121. Shankaranarayanan P., Banerjee M., Kacker R.K., Aggarwal R.K., Singh L.

(1997), Genetic variation in Asiatic lions and Indian tigers, Electrophoresis,

18, 1693-1700.

122. Shine R. (1980), ‘‘Costs’’ of reproduction in reptiles, Oecologia, 46, 92-

100.

123. Shine R., Harlow P.S. (1996), Maternal manipulation of offspring

phenotypes via nestsite selection in an oviparous lizard, Ecology, 77, 1808-

1817.

124. Shine R., Elphick M.J., Harlow P.S. (1997), The influence of natural

incubation environments on the phenotypic traits of hatchling lizards,

Ecology, 78, 2559-2568.

125. Shine R. (2004), Incubation regimes of cold-climate reptiles: the thermal

consequences of nest-site choice, viviparity and maternal basking, Biol J

Linn Soc, 83, 145-155.

126. Skinner (2013), Phylogeny and divergence times of Australian

Sphenomorphus group skink (Scincidae, Squamata), Molecular

Phylogenetics and Evolution, 69, 906-918.

127. Smith M.A. (1935), The Fauna of British India, Reptilia and Amphibia, 2,

270-271.

128. Stejneger L. (1911), The Batrachians and Reptiles of Formosa, Proceedings

of the United States National Museum, 38, 99.

129. Stephen G.R. (2013), Reproduction in the Many-Lined Sun Skink, Eutropis

multifasciata (Squamata: Scincidae) from Sarawak, Malaysia, The

Herpetological Society of Japan, 32(1), 61-65.

130. Taylor E.H. (1963), The Lizards of Thailand, The University of Kansas

Science Bulletin, 14, 1077.

131. Tordoff A.W., Tran B.Q., Nguyen T.D., Le, H.M. (eds) (2004), Sourcebook

of existing and proposed protected areas in Vietnam, Birdlife International

in Indochina and Ministry of Agriculture and Rural Development, Second

edition, Hanoi.

132. Truong N.Q. (2011), Systematics, ecology, and conservation of the lizard

fauna in northeastern Vietnam, with special focus on Pseudocalotes

(Agamidae), Goniurosaurus (Eublepharidae), Sphenomorphus and

Tropidophorus (Scincidae) from this country, University of Bonn, Germany.

Page 140: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

xii

133. Turner A.M., Turner R.R., Ray S.R. (2007), Competition and intraguild egg

predation among freshwater snails: reexamining the mechanism of

interspecific interactions, Oikos, 116, 1895-1903.

134. Uetz P. & Hošek (2015), The reptile databse, http://reptile-

database.reptarium.cz/search.php, accessed in March 2015.

135. Vitt L.J, and Marinho Lima A.C. (1997), Heliotherms in tropical rain forest:

the ecology of Kentropyx calcarata (Teiidae) and Mabuya nigropunctata in

the Curuá-Una of Brazil, Journal of Tropical Ecology, 13, 199-220.

136. Vitt L.J, Sartorius S.S. , Avila-Pires T.C.S., Esposito M.C. and Miles D.B.

(2000), Niche segregation among sympatric Amazonian teiid lizards,

Oecologia, 122, 410-420.

137. Vitt L.J. and Blackburn D.G. (1991), Ecology and life history of the

Viviparous Lizard Mabuya bistriata (Scincidae) in the Brazilian Amazon,

Copeia, 4, 916-927.

138. Vrcibradic D. and Rocha D. (1995), Ecological Observations of the Scincid

Lizard Mabuya agilis in a Brazilian Restinga Sinh-cảnh, Herpetological

Review, 26(3), 129-131.

139. Walzer A., Paulus H.F., Schausberger P. (2006), Oviposition behavior of

interacting predatory mites: Response to the presence of conand

heterospecific eggs, Journal of Insect Behavior, 19, 305-320.

140. Warner D.A. & Shine R. (2005), The adaptive significance of temperature-

dependent sex determination: experimental tests with a short-lived lizard,

Evolution, 59, 2209-2221.

141. Warner D.A. & Shine R. (2007), Fitness of juvenile lizards depends on

seasonal timing of hatching, not offspring body size, Oecologia, 154, 65-73.

142. Whiting A.S. và cs (2006), Comparing aligment methodes for inferring the

history of the new world lizard genus Mabuya (Squamata: Scincidae),

Molecular Phylogenetics and Evolution, 38, 719-730.

143. Williams J. G. K., Kubelik A. R., Livak K. J., Rafalski J. A., Tingey S. V.

(1990), DNA polymorphisms amplified by arbitrary primers are useful as

genetic markers, Nucleic Acids Research, 18, 6531-6535.

144. Yu Y., Lian L.S., Wen J.K., Shi X.W., Zhu F.X., Nie L., Zhang Y.P. (2004),

Genetic diversity and relationship of Yunnan native cattle breeds and

introduced beef cattle breeds, Biochemical Genetics, 42, 1-9.

145. Zhao E.M. and Adler K. (1993), Herpertology of China, Society of the Study

of Amphibians and Reptiles, 210-212.

Page 141: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

PHỤ LỤC

Page 142: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1a: Bảng số liệu phân tích hình thái, vi môi trường sống, tập tính hoạt

động, dinh dưỡng

Phụ lục 1b: Bảng số liệu phân tích hình thái, vi môi trường sống, tập tính hoạt

động, dinh dưỡng

Phụ lục 2a: Bảng số liệu phân tích đa dạng di truyền

Phụ lục 2b: Bảng số liệu phân tích đa dạng di truyền

Phụ lục 2c: Bảng số liệu phân tích đa dạng di truyền

Phụ lục 3a: Bảng số liệu phân tích giám sát và mô hình điểm chiếm cứ

Phụ lục 3b: Bảng số liệu phân tích giám sát và mô hình điểm chiếm cứ

Phụ lục 4a: Bảng số liệu phân tích đặc điểm sinh sản ở con đực

Phụ lục 4b: Bảng số liệu phân tích đặc điểm sinh sản ở con cái

Phụ lục 5: Hình ảnh nghiên cứu tại thực địa

Phụ lục 6: Hình ảnh thằn lằn bóng đuôi dài trên thực địa

Phụ lục 7: Hình ảnh nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng

Phụ lục 8: Hình ảnh nghiên cứu đặc điểm sinh sản

Page 143: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

i

PHỤ LỤC 1a: BẢNG SỐ LIỆU PHÂN TÍCH HÌNH THÁI, VI MÔI TRƯỜNG SỐNG, TẬP TÍNH

HOẠT ĐỘNG, DINH DƯỠNG

STT Mã mẫu Khu

vực Tháng Mùa

Nhiệt

độ oC

Độ

ẩm

Kích thước hình thái (mm)

Giới Nơi phát hiện

Tập tính hoạt động (phút) Thời

gian

xuất

hiện

SVL BM HL HW TL MW Săn

mồi

Phơi

nắng

Rình

mồi Khác

1 HT_DD_1 1 X Mưa nhiều 36,9 78,0 102,57 36,60 24,23 22,84 85,84 19,87 Đực Rừng lâm nghiệp 4,0 - 1,0 1,0 09:26

2 HT_DD_2 2 X Mưa nhiều 36,6 73,3 95,77 24,00 17,78 14,74 119,00 12,99 Đực Rừng lâm nghiệp 5,0 2,0 - - 10:35

3 HT_DD_3 2 X Mưa nhiều 36,6 73,3 91,94 24,11 12,93 10,91 57,08 8,83 Cái Đống gạch, củi 5,5 2,0 1,5 - 09:30

4 HT_DD_4 3 X Mưa nhiều 33,5 76,2 103,30 34,16 19,53 17,78 115,91 15,43 Cái Đống rác - 1,0 1,0 1,0 09:40

5 HT_DD_5 2 X Mưa nhiều 29,9 88,7 97,86 24,86 17,02 15,22 100,96 12,59 Cái Đất trồng 3,5 - - - 09:08

6 HT_DD_6 2 X Mưa nhiều 30,5 88,9 95,76 19,96 14,61 12,55 127,19 10,13 Đực Đất trồng 5,0 1,0 1,0 1,0 09:05

7 HT_DD_7 1 X Mưa nhiều 35,1 77,2 103,04 33,94 19,53 17,49 115,74 15,15 Cái Rừng lâm nghiệp - 1,0 1,0 1,0 09:30

8 HT_DD_8 3 XI Mưa nhiều 33,1 88,1 101,57 36,76 24,96 23,81 86,86 19,86 Đực Thảm cỏ 5,5 - 1,0 - 09:55

9 HT_DD_9 3 XI Mưa nhiều 32,1 88,9 103,30 34,16 19,53 17,78 115,91 15,43 Cái Thảm cỏ - 2,0 1,0 1,0 10:20

10 HT_DD_10 2 XI Mưa nhiều 34,2 74,6 105,20 25,46 15,86 14,16 125,36 11,79 Cái Đống rác 5,5 2,0 1,0 - 10:45

11 HT_DD_11 2 XI Mưa nhiều 31,6 72,5 100,52 29,90 20,82 18,56 107,70 16,52 Đực Đống rác 4,5 - - - 11:10

12 HT_DD_12 1 XI Mưa nhiều 35,3 70,3 109,75 45,56 17,11 15,41 135,98 13,07 Cái Đống gạch, củi 4,5 - 1,0 1,0 14:00

13 HT_DD_13 1 XI Mưa nhiều 34,2 76,0 108,07 34,47 15,61 14,29 164,47 11,02 Cái Đống gạch, củi 5,5 - 1,0 1,0 14:25

14 HT_DD_14 2 XII Mưa nhiều 37,5 68,8 112,86 49,26 17,09 15,21 143,41 13,41 Đực Lỗ, hang 4,5 1,0 1,0 1,0 14:50

15 HT_DD_15 2 XII Mưa nhiều 34,5 69,7 116,41 36,63 21,03 19,35 136,54 17,43 Cái Lỗ, hang 3,0 1,0 1,0 1,0 15:15

16 HT_DD_16 2 XII Mưa nhiều 31,4 77,7 116,31 50,71 20,72 17,41 155,39 14,52 Đực Đống rác 5,0 - - - 15:40

17 HT_DD_17 2 XII Mưa nhiều 34,5 79,6 100,92 26,60 18,48 17,05 74,08 13,84 Cái Rừng lâm nghiệp 5,5 1,0 1,0 - 09:45

18 HT_DD_18 3 XII Mưa nhiều 34,4 75,9 98,38 22,51 17,05 15,24 88,95 9,86 Đực Rừng lâm nghiệp 5,5 1,5 1,0 1,0 10:50

19 HT_DD_19 3 XII Mưa nhiều 36,5 70,9 112,94 32,90 17,56 15,81 132,44 13,78 Cái Lỗ, hang 4,0 1,0 - - 10:42

20 HT_DD_20 3 XII Mưa nhiều 34,5 77,2 100,50 17,70 14,56 12,36 159,00 10,09 Cái Lỗ, hang 5,5 1,0 1,0 1,0 09:44

21 HT_DD_21 3 XII Mưa nhiều 31,6 80,4 107,52 25,90 23,82 18,67 142,60 16,87 Đực Đất trồng 5,5 1,0 1,0 1,0 09:48

Page 144: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

ii

22 HT_DD_22 2 XII Mưa nhiều 35,8 68,4 121,06 39,02 20,68 18,93 165,56 16,90 Cái Lỗ, hang 2,5 2,0 - - 09:45

23 HT_DD_23 1 I Ít mưa 31,1 75,4 112,55 33,17 18,33 14,88 147,93 13,97 Đực Đống rác 5,0 1,0 1,0 1,0 10:05

24 HT_DD_24 1 I Ít mưa 33,6 93,1 102,00 27,30 17,74 15,83 160,90 13,91 Cái Cây bụi 5,0 2,0 2,0 - 10:09

25 HT_DD_25 2 I Ít mưa 32,4 73,3 105,38 26,44 19,11 17,36 146,04 15,37 Cái Rừng lâm nghiệp 3,5 1,0 1,0 - 09:05

26 HT_DD_26 2 I Ít mưa 33,7 75,2 111,64 28,52 17,40 16,14 165,78 12,58 Cái Rừng lâm nghiệp 5,5 - 1,0 1,0 09:30

27 HT_DD_27 1 I Ít mưa 35,6 63,3 111,52 34,40 18,14 17,54 177,49 13,32 Cái Lỗ, hang - - 1,0 1,0 09:55

28 HT_DD_28 2 I Ít mưa 34,2 78,7 114,26 41,91 24,67 20,69 168,35 19,02 Đực Đống rác - - - - 10:20

29 HT_DD_29 2 II Ít mưa 34,8 78,5 111,91 40,42 21,62 21,03 185,45 18,97 Cái Rừng lâm nghiệp - 1,0 1,0 1,0 10:45

30 HT_DD_30 2 II Ít mưa 34,9 68,8 102,04 29,24 20,73 18,55 111,11 16,67 Cái Lỗ, hang 4,5 1,5 1,5 - 11:10

31 HT_DD_31 2 II Ít mưa 36,8 73,1 104,17 23,29 22,09 18,59 149,20 14,89 Đực Đống gạch, củi 4,5 - - - 14:00

32 HT_DD_32 2 II Ít mưa 32,9 75,4 114,16 40,94 23,51 21,65 168,24 19,58 Đực Đống rác 5,5 1,0 1,0 1,0 14:20

33 HT_DD_33 3 II Ít mưa 35,9 76,7 97,04 19,96 16,59 14,45 131,45 10,85 Cái Rừng lâm nghiệp 3,5 1,0 - - 14:40

34 HT_DD_34 3 II Ít mưa 34,9 85,3 99,98 19,84 16,91 13,67 101,24 11,85 Cái Rừng lâm nghiệp - - - - 15:00

35 HT_DD_35 2 II Ít mưa 31,0 68,8 114,95 27,74 20,41 19,25 183,04 15,68 Cái Đống rác - 1,0 1,0 1,0 15:20

36 HT_DD_36 2 II Ít mưa 31,0 83,6 101,37 21,75 12,67 9,52 143,45 7,72 Cái Đống rác 4,5 1,0 1,0 1,0 15:40

37 HT_DD_37 2 II Ít mưa 36,6 64,7 101,27 21,82 19,73 16,69 107,49 10,91 Đực Lỗ, hang 5,5 1,0 1,0 1,0 16:00

38 HT_DD_38 3 II Ít mưa 35,5 63,4 103,06 27,82 24,12 20,80 141,23 19,01 Đực Lỗ, hang 5,5 2,0 1,0 1,0 16:20

39 HT_DD_39 3 II Ít mưa 34,9 70,0 120,26 53,46 19,94 17,06 185,24 14,31 Cái Đất trồng 4,5 - 1,0 1,0 16:40

40 HT_DD_40 3 III Ít mưa 34,2 69,4 117,53 46,77 22,12 19,08 189,65 15,55 Đực Rừng lâm nghiệp 5,5 1,0 1,0 1,0 11:15

41 HT_DD_41 3 III Ít mưa 30,8 92,3 102,38 27,73 20,20 17,40 122,64 15,38 Cái Cây bụi 4,5 - - - 10:37

42 HT_DD_42 3 III Ít mưa 34,4 78,8 109,64 36,42 18,99 17,13 160,72 14,06 Đực Đống rác 4,5 - - - 11:35

43 HT_DD_43 3 III Ít mưa 35,8 65,8 102,35 25,95 12,38 10,27 199,18 7,42 Cái Đất trồng 4,0 2,0 1,0 1,0 14:00

44 HT_DD_44 3 III Ít mưa 35,3 76,1 120,94 49,84 25,28 20,87 198,84 19,06 Đực Đất trồng - - 1,0 1,0 14:30

45 HT_DD_45 2 III Ít mưa 36,4 69,5 96,14 18,30 15,36 13,35 105,02 10,10 Cái Lỗ, hang 4,5 1,0 1,0 1,0 15:00

46 HT_DD_46 2 III Ít mưa 35,9 73,0 111,42 29,64 23,44 21,51 150,00 18,37 Đực Lỗ, hang 4,5 1,0 - - 15:30

47 HT_DD_47 2 III Ít mưa 35,7 78,9 95,05 18,91 14,20 12,35 116,36 8,90 Cái Rừng lâm nghiệp 3,5 1,5 1,5 - 16:00

48 HT_DD_48 2 III Ít mưa 34,2 77,4 100,09 30,26 16,08 14,06 89,23 11,98 Cái Đống rác 3,5 - 1,0 - 07:35

49 HT_DD_49 1 III Ít mưa 34,4 75,9 95,96 21,33 12,55 10,86 87,52 9,19 Cái Đống rác 3,0 - - - 07:20

Page 145: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

iii

50 HT_DD_50 1 III Ít mưa 32,2 90,7 102,30 18,01 11,88 11,45 160,48 9,09 Cái Đất trồng 4,5 1,5 1,5 - 09:46

51 HT_DD_51 2 III Ít mưa 35,9 66,4 111,33 27,82 17,06 15,35 165,41 12,32 Cái Lỗ, hang 3,5 - - - 09:08

52 HT_DD_52 2 III Ít mưa 37,3 69,0 116,98 41,96 24,82 22,87 194,39 19,72 Cái Đống gạch, củi 5,5 - 1,0 1,0 10:14

53 HT_DD_53 2 III Ít mưa 36,2 68,4 107,56 36,52 19,08 17,60 143,77 15,03 Cái Đống gạch, củi 4,5 - - - 10:55

54 HT_DD_54 2 III Ít mưa 32,2 92,5 95,35 27,85 17,08 14,12 136,25 10,56 Đực Cây bụi 4,5 2,0 2,0 - 09:00

55 HT_DD_55 1 III Ít mưa 31,7 74,2 119,65 35,92 23,07 21,84 158,11 19,48 Đực Cây bụi 5,0 - 1,0 1,0 09:20

56 HT_DD_56 1 III Ít mưa 34,8 77,8 108,71 33,76 20,93 16,84 165,72 16,00 Đực Rừng lâm nghiệp 5,5 2,0 1,0 - 09:40

57 HT_DD_57 1 III Ít mưa 35,0 78,9 107,36 29,84 21,61 20,20 120,76 16,83 Cái Rừng lâm nghiệp 4,5 - 1,0 1,0 10:00

58 HT_DD_58 1 III Ít mưa 34,6 77,0 113,96 39,40 22,61 20,85 187,19 16,93 Đực Đống rác 5,0 - - - 10:20

59 HT_DD_59 2 IV Ít mưa 35,4 64,4 104,49 21,87 18,79 15,64 137,57 12,84 Đực Lỗ, hang 4,5 - - - 10:40

60 HT_DD_60 2 IV Ít mưa 36,2 66,7 102,50 23,96 13,32 10,17 146,55 8,06 Cái Lỗ, hang 3,0 1,5 1,0 - 11:00

61 HT_DD_61 2 IV Ít mưa 35,6 77,5 109,90 30,96 23,63 21,88 147,56 19,89 Cái Rừng lâm nghiệp 4,5 - 1,5 1,0 11:20

62 HT_DD_62 2 IV Ít mưa 30,3 89,0 98,97 22,42 18,15 15,44 146,38 12,97 Cái Đất trồng 3,5 - - - 10:42

63 HT_DD_63 2 IV Ít mưa 35,7 68,4 119,65 38,92 20,07 18,84 163,11 16,48 Cái Đất trồng 4,5 - - - 07:20

64 HT_DD_64 2 IV Ít mưa 34,7 74,5 117,08 44,52 20,73 19,97 196,31 16,05 Cái Đống rác 4,0 - - - 07:40

65 HT_DD_65 3 IV Ít mưa 32,4 81,9 97,69 19,88 15,82 14,13 105,48 12,05 Cái Rừng lâm nghiệp 5,5 2,0 2,0 - 09:34

66 HT_DD_66 3 IV Ít mưa 31,3 89,7 112,36 33,24 23,98 22,38 170,33 18,16 Đực Cây bụi 5,0 - - - 09:55

67 HT_DD_67 3 IV Ít mưa 32,8 85,3 106,61 32,46 21,19 18,85 131,07 13,08 Đực Cây bụi - 1,0 1,0 1,0 10:09

68 HT_DD_68 3 IV Ít mưa 37,1 64,9 123,02 51,82 27,31 24,86 198,52 21,02 Đực Lỗ, hang 4,5 - - - 09:00

69 HT_DD_69 3 IV Ít mưa 32,7 95,4 108,37 38,06 18,81 16,93 102,34 11,08 Cái Cây bụi - - - - 09:20

70 HT_DD_70 3 IV Ít mưa 32,1 79,4 95,93 20,91 13,24 12,25 131,25 8,10 Cái Rừng lâm nghiệp 4,5 1,0 1,0 - 09:40

71 HT_DD_71 3 IV Ít mưa 33,8 76,2 103,12 29,42 19,86 17,95 161,02 16,03 Cái Đống gạch, củi - - 1,0 - 10:00

72 HT_DD_72 3 IV Ít mưa 37,3 68,3 105,42 21,13 15,00 14,57 159,60 12,21 Cái Lỗ, hang 5,5 2,0 1,0 1,0 10:20

73 HT_DD_73 1 V Khô 36,1 69,2 105,01 23,22 21,74 18,70 150,99 14,10 Đực Đống gạch, củi 4,5 1,0 1,0 1,0 14:00

74 HT_DD_74 1 V Khô 31,3 77,7 97,23 18,76 17,66 15,36 107,46 11,96 Cái Đống rác 4,5 - - - 14:20

75 HT_DD_75 1 V Khô 33,1 73,0 102,61 25,62 12,23 9,98 199,78 7,89 Cái Đống rác 4,5 1,0 1,0 - 14:40

76 HT_DD_76 1 V Khô 29,1 81,7 98,47 28,97 16,20 14,24 144,37 11,68 Cái Rừng lâm nghiệp 5,5 1,0 1,0 1,0 15:00

77 HT_DD_77 1 V Khô 32,7 86,1 117,62 36,60 21,16 18,44 151,25 16,42 Đực Thảm cỏ 5,0 - 1,0 1,0 15:20

Page 146: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

iv

78 HT_DD_78 2 V Khô 36,5 70,5 111,46 34,44 24,30 21,35 183,87 18,20 Đực Lỗ, hang 4,5 - 1,5 - 15:40

79 HT_DD_79 2 V Khô 35,9 78,2 100,54 21,81 19,35 18,01 109,09 12,82 Đực Lỗ, hang 5,0 1,0 1,0 - 16:00

80 HT_DD_80 2 V Khô 31,0 75,8 102,89 27,12 24,90 19,86 144,12 18,11 Đực Đống rác 5,0 - - - 16:20

81 HT_DD_81 2 V Khô 32,1 88,9 113,76 29,24 24,62 21,08 143,26 19,44 Đực Đống rác 5,0 - - - 16:40

82 HT_DD_82 2 V Khô 36,6 78,3 106,20 29,04 20,15 17,27 134,14 15,45 Cái Rừng lâm nghiệp 5,0 1,5 1,5 - 17:00

83 HT_DD_83 2 V Khô 36,9 67,3 112,52 27,64 16,80 16,10 166,38 11,90 Cái Rừng lâm nghiệp 5,5 2,0 1,0 1,0 12:15

84 HT_DD_84 2 V Khô 35,7 73,7 98,69 19,76 16,15 13,51 100,36 11,29 Cái Đống gạch, củi 4,5 1,0 1,0 1,0 12:05

85 HT_DD_85 2 V Khô 34,0 78,8 101,15 27,56 20,82 17,01 121,05 14,85 Cái Đống rác 5,0 - - - 09:35

86 HT_DD_86 2 V Khô 34,5 77,2 112,99 35,40 19,49 19,41 178,56 14,76 Cái Đống rác 4,5 - - - 10:00

87 HT_DD_87 3 V Khô 35,3 77,5 116,55 44,86 25,11 22,12 139,66 20,25 Cái Rừng lâm nghiệp 4,5 - - - 10:25

88 HT_DD_88 3 V Khô 35,0 78,9 109,86 30,88 23,05 22,16 148,86 19,74 Cái Rừng lâm nghiệp 4,0 - 1,0 - 10:50

89 HT_DD_89 3 V Khô 34,1 89,1 102,05 35,24 20,44 19,29 112,34 15,34 Cái Khác 3,5 - 1,0 1,0 11:15

90 HT_DD_90 3 V Khô 34,1 78,4 112,37 32,26 20,04 18,63 160,54 15,99 Cái Khác 4,0 1,0 1,0 - 07:40

91 HT_DD_91 3 V Khô 32,8 75,9 116,75 48,76 22,09 18,18 168,20 16,37 Đực Đống rác 4,5 - - - 07:20

92 HT_DD_92 3 V Khô 32,8 75,9 114,95 40,96 24,45 22,18 187,99 17,89 Đực Đống rác - 1,0 1,0 1,0 08:00

93 HT_DD_93 3 V Khô 34,3 86,0 117,47 29,26 28,93 25,77 180,56 22,20 Đực Thảm cỏ 4,5 1,5 1,5 - 08:20

94 HT_DD_94 3 V Khô 33,9 71,6 101,20 20,81 17,53 12,51 139,61 10,96 Đực Thảm cỏ 4,5 2,0 1,0 1,0 09:00

95 HT_DD_95 3 V Khô 35,2 78,9 114,42 35,40 13,96 12,24 153,05 10,22 Cái Đống gạch, củi 5,0 - - - 09:20

96 HT_DD_96 2 VI Khô 34,0 76,5 105,90 29,25 28,72 24,92 118,16 21,90 Đực Đống gạch, củi - 1,5 1,5 - 14:00

97 HT_DD_97 2 VI Khô 35,8 68,4 109,79 38,30 19,50 18,91 181,33 16,85 Cái Lỗ, hang 3,5 - 1,0 1,0 14:30

98 HT_DD_98 2 VI Khô 32,1 80,3 115,10 38,50 22,64 20,32 190,50 17,05 Đực Đống gạch, củi 5,0 1,0 1,0 - 15:00

99 HT_DD_99 2 VI Khô 31,2 65,3 119,70 54,10 21,72 19,43 186,70 16,37 Cái Cây bụi 4,5 1,5 1,5 - 15:30

100 HT_DD_100 2 VI Khô 37,1 74,3 107,54 33,02 17,32 14,33 133,32 11,92 Cái Đống gạch, củi 4,5 2,0 1,0 1,0 16:00

101 HT_DD_101 2 VI Khô 36,9 74,5 107,92 38,39 17,96 16,44 105,31 10,87 Cái Đống gạch, củi 5,5 1,5 1,5 - 16:30

102 HT_DD_102 2 VI Khô 30,0 92,8 104,89 33,79 16,38 14,34 140,59 12,00 Cái Khác - 1,0 1,0 - 13:46

103 HT_DD_103 3 VI Khô 33,9 79,3 103,92 31,30 19,22 16,96 137,10 14,92 Cái Rừng lâm nghiệp - 2,0 1,5 1,5 15:35

104 HT_DD_104 3 VI Khô 32,9 73,5 107,05 25,31 12,71 11,01 153,21 8,64 Cái Rừng lâm nghiệp 4,5 1,0 1,0 - 14:00

105 HT_DD_105 1 VI Khô 36,7 68,0 111,06 34,54 25,84 20,85 132,84 18,44 Đực Lỗ, hang - - 1,0 1,0 14:20

Page 147: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

v

106 HT_DD_106 1 VI Khô 36,4 71,0 99,20 25,06 17,35 15,50 134,21 12,05 Cái Đống gạch, củi 4,0 - 1,0 1,0 14:40

107 HT_DD_107 1 VI Khô 34,1 79,0 103,05 24,51 22,55 20,96 113,38 16,82 Đực Rừng lâm nghiệp 5,0 1,0 1,0 1,0 15:00

108 HT_DD_108 3 VI Khô 35,0 68,8 101,62 21,82 19,68 16,48 150,12 14,21 Đực Lỗ, hang 5,5 - - - 15:20

109 HT_DD_109 3 VII Khô 33,9 89,0 117,08 42,32 25,73 21,86 178,31 19,05 Đực Khác - 1,0 1,0 1,0 15:40

110 HT_DD_110 3 VII Khô 34,8 76,9 106,04 31,42 25,34 22,08 129,22 20,04 Đực Đống gạch, củi - 2,0 1,0 1,0 16:00

111 HT_DD_111 1 VII Khô 31,2 68,3 94,08 17,61 18,51 14,21 98,31 11,81 Đực Đống rác 4,5 - - - 16:20

112 HT_DD_112 1 VII Khô 37,6 74,5 106,18 33,56 21,66 19,64 171,02 17,10 Đực Đống gạch, củi 4,5 - - - 13:55

113 HT_DD_113 1 VII Khô 31,2 89,6 97,26 22,42 20,48 17,47 97,14 15,22 Đực Cây bụi 5,5 - 1,0 1,0 14:55

114 HT_DD_114 1 VII Khô 38,1 70,4 118,90 48,70 24,19 21,74 194,40 18,90 Đực Đống gạch, củi 5,0 - - - 17:20

115 HT_DD_115 1 VII Khô 35,1 78,8 107,90 28,12 15,92 13,99 155,48 11,85 Cái Đống rác - 2,0 2,0 - 13:40

116 HT_DD_116 1 VII Khô 34,0 77,4 112,03 40,34 20,59 17,60 133,14 15,73 Cái Đống rác - 1,0 1,0 - 07:20

117 HT_DD_117 1 VII Khô 33,1 73,0 105,61 20,50 14,60 14,95 159,22 11,78 Cái Đống rác 4,5 2,0 2,0 - 07:40

118 HT_DD_118 1 VII Khô 35,9 76,9 108,04 31,72 20,60 19,17 104,20 15,96 Cái Rừng lâm nghiệp 5,5 1,5 1,5 1,5 08:00

119 HT_DD_119 1 VII Khô 33,0 95,2 104,71 26,20 18,15 16,05 117,80 13,94 Cái Cây bụi 4,5 - - - 08:20

120 HT_DD_120 2 VIII Khô 32,9 75,9 105,33 18,77 14,70 14,84 160,83 12,23 Cái Đống rác 5,5 - - - 08:40

121 HT_DD_121 2 VIII Khô 32,5 90,6 113,96 29,19 21,24 18,97 123,05 16,87 Cái Đống rác 5,5 - - - 09:00

122 HT_DD_122 2 VIII Khô 34,3 69,8 123,89 50,56 19,59 17,85 160,96 15,23 Cái Rừng lâm nghiệp 3,5 2,0 1,0 1,0 09:20

123 HT_DD_123 2 VIII Khô 34,5 77,2 104,42 24,97 22,88 19,84 91,64 15,06 Đực Đống gạch, củi 4,5 2,0 1,0 1,0 09:40

124 HT_DD_124 2 VIII Khô 35,6 78,6 98,08 21,06 16,39 15,40 114,32 11,25 Cái Rừng lâm nghiệp 5,5 1,0 1,0 1,0 10:00

125 HT_DD_125 2 VIII Khô 30,2 84,3 120,46 49,26 24,66 20,76 178,26 18,36 Đực Thảm cỏ 5,0 - 1,0 1,0 10:20

126 HT_DD_126 2 VIII Khô 36,6 69,3 109,24 24,72 16,10 14,56 118,74 11,92 Cái Đống gạch, củi 3,0 - 1,5 - 10:40

127 HT_DD_127 2 VIII Khô 36,2 70,9 105,62 24,08 20,44 15,29 120,67 14,18 Đực Lỗ, hang 5,5 2,0 1,0 - 07:46

128 HT_DD_128 2 VIII Khô 34,4 77,3 107,83 26,32 21,27 19,17 181,45 17,06 Cái Rừng lâm nghiệp - 1,5 1,5 - 07:25

129 HT_DD_129 2 IX Mưa nhiều 35,6 73,2 110,21 22,70 14,94 13,23 134,29 10,20 Cái Đống gạch, củi 4,5 1,5 1,0 1,0 10:50

130 HT_DD_130 2 IX Mưa nhiều 35,7 76,4 115,75 41,56 24,99 21,70 109,74 19,97 Cái Đống gạch, củi - - - - 08:15

131 HT_DD_131 2 IX Mưa nhiều 36,7 78,8 104,32 26,44 22,24 19,74 132,35 15,04 Đực Đống gạch, củi 4,5 - - - 08:40

132 HT_DD_132 2 IX Mưa nhiều 33,1 80,3 99,39 23,87 15,40 11,95 110,67 10,53 Cái Thảm cỏ 4,5 2,0 1,0 - 09:05

133 HT_DD_133 2 IX Mưa nhiều 35,1 77,6 105,72 30,56 24,67 21,79 109,66 19,97 Cái Rừng lâm nghiệp 3,5 - 1,0 - 09:30

Page 148: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

vi

134 HT_DD_134 1 IX Mưa nhiều 36,1 69,3 97,87 17,97 16,47 12,86 127,97 11,51 Đực Lỗ, hang 5,5 - 1,0 1,0 09:55

135 HT_DD_135 1 IX Mưa nhiều 36,3 77,9 96,17 31,86 19,92 18,81 82,47 15,31 Đực Lỗ, hang - 1,0 1,0 1,0 10:20

136 HT_DD_136 3 XI Mưa nhiều 35,3 71,3 110,24 45,74 18,00 15,95 136,50 13,80 Đực Đống gạch, củi 4,5 1,0 1,0 1,0 10:45

137 HT_DD_137 3 I Ít mưa 34,2 76,2 109,04 34,96 16,21 15,01 164,54 11,45 Đực Đống gạch, củi 4,5 1,5 1,0 1,0 11:10

138 HT_DD_138 3 IV Ít mưa 34,6 79,4 101,61 27,11 19,31 17,71 74,28 13,96 Cái Rừng lâm nghiệp 3,5 1,5 1,5 1,5 14:00

139 HT_DD_139 2 VIII Khô 35,3 67,4 116,07 36,23 21,18 19,46 136,11 17,79 Cái Lỗ, hang - - - - 14:25

140 HT_DD_140 1 VIII Khô 33,1 83,6 97,96 24,75 18,42 15,85 131,74 14,84 Đực Cây bụi 5,0 1,0 1,0 1,0 14:50

141 HT_DD_141 1 II Ít mưa 31,4 74,3 102,28 24,35 19,53 18,19 116,46 16,10 Cái Rừng lâm nghiệp 4,5 2,0 1,5 - 15:15

142 HT_DD_142 3 V Khô 35,5 69,4 105,67 30,98 17,45 16,91 147,52 12,90 Cái Lỗ, hang - 1,0 - - 15:40

Page 149: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

i

PHỤ LỤC 1b: BẢNG SỐ LIỆU PHÂN TÍCH HÌNH THÁI, VI MÔI

TRƯỜNG SỐNG, TẬP TÍNH HOẠT ĐỘNG, DINH DƯỠNG

STT Mã mẫu Loại thức ăn Chiều dài

(mm)

Chiều rộng

(mm)

Thể tích

(mm3)

1

HT_DD_ 1

Bộ Nhện (Araneae) 20,4 5,8 359,32

2 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 21,6 2,1 49,88

3 Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 19,8 6,7 465,39

4 Mối (Isoptera) 4,0 1,3 3,54

5

HT_DD_ 2

Giun (Clitellata) 12,4 4,6 139,37

6 Thực vật (Plant) 10,1 3,6 68,54

7 Không xác định (Unidentified) 12,2 3,1 61,39

8

HT_DD_ 3

Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 2,1 1,4 2,16

9 Bộ Cánh cứng (Coleoptera) 12,0 4,0 100,53

10 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 22,3 2,8 91,54

11 Lớp Chân bụng (Gastropoda) 19,0 5,2 269,00

12 Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 26,8 5,9 488,47

13

HT_DD_ 4

Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 16,3 2,2 41,31

14 Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 2,6 2,1 6,00

15 Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 2,2 1,1 1,39

16 Bộ Chân đều (Isopoda) 12,4 4,1 109,14

17 Lớp Chân bụng (Gastropoda) 23,4 5,7 398,07

18

HT_DD_ 5

Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 20,1 6,4 431,08

19 Mối (Isoptera) 2,4 1,7 3,63

20 Bộ Nhện (Araneae) 20,0 5,6 328,40

21 Bộ Cánh cứng (Coleoptera) 15,4 5,3 226,50

22 Lớp Chân bụng (Gastropoda) 25,1 6,2 505,19

23

HT_DD_ 6

Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 31,8 4,3 307,87

24 Thực vật (Plant) 8,1 3,2 43,43

25 Không xác định (Unidentified) 20,0 4,9 251,43

26

HT_DD_ 7

Mối (Isoptera) 2,9 1,4 2,98

27 Bộ Nhện (Araneae) 19,6 5,7 333,43

28 Bộ Cánh cứng (Coleoptera) 11,1 4,2 102,52

29 Giun (Clitellata) 14,4 4,7 164,27

30 Lớp Chân bụng (Gastropoda) 24,6 7,8 783,65

31

HT_DD_ 8

Bộ Nhện (Araneae) 20,9 5,2 295,90

32 Mối (Isoptera) 3,1 1,7 4,69

33 Mối (Isoptera) 3,3 1,4 3,39

34 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 22,5 2,8 92,36

35

HT_DD_ 9

Bộ Cánh cứng (Coleoptera) 11,9 4,8 143,56

36 Thực vật (Plant) 11,0 4,2 101,60

37 Thực vật (Plant) 10,0 5,3 147,08

38 Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 22,6 7,6 683,49

39 HT_DD_ 10

Mối (Isoptera) 4,1 2,4 12,37

40 Mối (Isoptera) 3,1 2,0

Page 150: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

ii

41 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 31,2 4,4 316,27

42

HT_DD_ 11

Bộ Cánh cứng (Coleoptera) 15,3 3,2 82,03

43 Bộ Gián (Blatodea) 13,4 6,6 305,63

44 Không xác định (Unidentified) 12,4 3,5 79,53

45

HT_DD_ 12

Bộ Nhện (Araneae) 28,3 4,6 313,55

46 Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 2,1 1,2 1,58

47 Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 2,3 1,5 2,71

48 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 22,3 2,9 98,20

49 Bộ Cánh nửa (Hemiptera) 11,4 4,6 126,30

50

HT_DD_ 13

Bộ Mười chân (Decapoda) 19,6 5,5 310,44

51 Bộ Chân đều (Isopoda) 14,4 3,9 114,68

52 Giun (Clitellata) 14,7 4,1 127,89

53 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 22,0 2,2 55,75

54 Thực vật (Plant) 11,5 6,9 286,68

55 HT_DD_ 14

Bộ Nhện (Araneae) 30,5 5,4 465,68

56 Bộ Mười chân (Decapoda) 16,2 4,2 149,63

57

HT_DD_ 15

Mối (Isoptera) 3,3 1,5 3,89

58 Mối (Isoptera) 4,4 2,7 16,79

59 Lớp Chân bụng (Gastropoda) 24,2 8,2 852,00

60 Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 26,8 5,9 488,47

61

HT_DD_ 16

Bộ Cánh nửa (Hemiptera) 15,8 6,9 393,87

62 Bộ Nhện (Araneae) 21,0 5,9 382,76

63 Bộ Gián (Blatodea) 10,0 7,9 326,78

64

HT_DD_ 17

Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 19,8 8,2 697,09

65 Bộ Chân đều (Isopoda) 14,7 3,9 117,07

66 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 29,8 2,3 82,54

67

HT_DD_ 18

Giun (Clitellata) 12,9 4,7 149,29

68 Thực vật (Plant) 11,1 5,7 188,83

69 Bộ Nhện (Araneae) 19,4 5,4 296,20

70

HT_DD_ 19

Mối (Isoptera) 3,0 1,8 5,09

71 Mối (Isoptera) 2,6 1,6 3,49

72 Mối (Isoptera) 2,4 1,4 2,46

73 Mối (Isoptera) 4,3 2,7 16,41

74 HT_DD_ 20

Bộ Nhện (Araneae) 16,3 4,1 143,47

75 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 22,2 2,3 61,49

76

HT_DD_ 21

Bộ Nhện (Araneae) 19,3 5,8 339,95

77 Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 2,2 1,5 2,59

78 Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 2,7 2,6 9,56

79 Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 2,1 1,2 1,58

80 Lớp Chân bụng (Gastropoda) 15,0 3,2 80,42

81

HT_DD_ 22

Giun (Clitellata) 15,9 4,1 142,57

82 Bộ Chân đều (Isopoda) 12,9 3,8 97,53

83 Bộ Gián (Blatodea) 11,5 5,6 188,83

84 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 23,0 3,1 115,73

85 Không xác định (Unidentified) 15,6 4,3 151,03

Page 151: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

iii

86

HT_DD_ 23

Bộ Nhện (Araneae) 19,3 5,2 273,25

87 Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 2,2 1,2 1,66

88 Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 2,3 2,0 4,82

89 Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 11,6 5,6 190,47

90

HT_DD_ 24

Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 2,4 1,6 3,22

91 Lớp Chân bụng (Gastropoda) 18,4 3,1 92,58

92 Bộ Gián (Blatodea) 14,7 7,0 377,15

93 Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 9,8 7,7 304,23

94

HT_DD_ 25

Bộ Cánh nửa (Hemiptera) 11,6 4,1 102,10

95 Giun (Clitellata) 11,9 3,6 82,32

96 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 15,2 2,4 45,84

97

HT_DD_ 26

Lớp Chân bụng (Gastropoda) 19,1 7,2 518,44

98 Bộ Nhện (Araneae) 20,4 5,5 323,11

99 Thực vật (Plant) 11,1 3,9 88,40

100

HT_DD_ 27

Mối (Isoptera) 2,5 1,8 4,24

101 Mối (Isoptera) 2,1 1,5 2,47

102 Mối (Isoptera) 3,0 1,0 1,57

103 Bộ Gián (Blatodea) 12,4 7,3 345,99

104

HT_DD_ 28

Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 15,6 7,2 423,44

105 Bộ Nhện (Araneae) 20,0 5,7 340,23

106 Lớp Chân bụng (Gastropoda) 22,4 6,2 450,85

107 Bộ Gián (Blatodea) 13,8 6,0 260,12

108 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 22,7 3,3 129,44

109 Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 12,6 5,9 229,65

110

HT_DD_ 29

Mối (Isoptera) 3,2 2,0 6,70

111 Mối (Isoptera) 4,6 1,6 6,17

112 Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 31,9 6,8 772,34

113 Không xác định (Unidentified) 18,0 4,1 158,43

114

HT_DD_ 30

Bộ Nhện (Araneae) 19,6 5,1 266,93

115 Bộ Chân đều (Isopoda) 15,9 3,4 96,24

116 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 22,1 3,3 126,01

117 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 22,9 3,8 173,14

118

HT_DD_ 31

Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 2,3 1,1 1,46

119 Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 2,9 2,6 10,26

120 Bộ Nhện (Araneae) 20,2 5,8 355,80

121

HT_DD_ 32

Mối (Isoptera) 4,4 1,3 3,89

122 Mối (Isoptera) 4,1 1,4 4,21

123 Không xác định (Unidentified) 14,6 2,8 59,93

124

HT_DD_ 33

Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 15,6 5,8 274,78

125 Bộ Chân đều (Isopoda) 11,9 3,1 59,88

126 Giun (Clitellata) 13,1 4,4 130,44

127 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 17,2 3,4 104,11

128

HT_DD_ 34

Lớp Chân bụng (Gastropoda) 21,6 5,6 354,67

129 Thực vật (Plant) 7,2 6,1 140,28

130 Thực vật (Plant) 11,2 5,2 158,57

Page 152: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

iv

131 Bộ Nhện (Araneae) 19,8 5,5 313,61

132

HT_DD_ 35

Mối (Isoptera) 3,3 1,9 6,24

133 Mối (Isoptera) 3,2 1,5 3,77

134 Mối (Isoptera) 2,6 1,3 2,30

135 HT_DD_ 36

Không xác định (Unidentified) 15,3 4,7 176,96

136 Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 28,4 8,1 975,63

137

HT_DD_ 37

Mối (Isoptera) 3,2 1,8 5,43

138 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 26,6 3,6 180,50

139 Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 2,3 1,2 1,73

140 Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 2,3 1,2 1,73

141

HT_DD_ 38

Thực vật (Plant) 9,6 5,4 146,57

142 Bộ Mười chân (Decapoda) 20,8 5,7 353,84

143 Không xác định (Unidentified) 16,0 4,4 162,19

144

HT_DD_ 39

Bộ Nhện (Araneae) 33,1 5,7 563,09

145 Giun (Clitellata) 11,3 4,1 99,46

146 Lớp Chân bụng (Gastropoda) 19,6 5,2 277,50

147 Bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) 25,1 4,2 231,83

148 Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 24,6 7,4 705,34

149

HT_DD_ 40

Mối (Isoptera) 3,8 1,1 2,41

150 Mối (Isoptera) 4,1 2,3 11,36

151 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 10,2 2,1 23,55

152 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 22,6 2,2 57,27

153 Thực vật (Plant) 8,8 4,5 93,31

154 Thực vật (Plant) 12,2 6,8 295,38

155 Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 29,7 6,9 740,38

156

HT_DD_ 41

Bộ Cánh cứng (Coleoptera) 12,0 3,8 90,73

157 Bộ Cánh cứng (Coleoptera) 11,2 4,4 113,53

158 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 21,9 2,3 60,66

159 Bộ Mười chân (Decapoda) 20,8 5,4 317,58

160

HT_DD_ 42

Mối (Isoptera) 2,9 1,1 1,84

161 Mối (Isoptera) 3,4 1,2 2,56

162 Mối (Isoptera) 3,6 1,6 4,83

163 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 12,6 2,1 29,09

164 Thực vật (Plant) 7,2 3,2 38,60

165 Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 22,4 6,9 558,40

166

HT_DD_ 43

Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 19,4 6,1 377,97

167 Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 2,3 1,3 2,04

168 Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 2,3 1,4 2,36

169 Giun (Clitellata) 12,5 4,1 110,02

170

HT_DD_ 44

Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 22,2 2,3 61,49

171 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 32,8 4,2 302,95

172 Không xác định (Unidentified) 10,0 3,0 47,12

173

HT_DD_ 45

Bộ Nhện (Araneae) 18,5 4,3 179,10

174 Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 2,0 1,2 1,51

175 Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 2,3 1,9 4,35

Page 153: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

v

176 Lớp Chân bụng (Gastropoda) 21,5 8,8 871,77

177

HT_DD_ 46

Thực vật (Plant) 11,1 4,3 107,46

178 Thực vật (Plant) 6,4 4,8 77,21

179 Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 12,7 6,2 255,61

180

HT_DD_ 47

Mối (Isoptera) 2,4 1,9 4,54

181 Mối (Isoptera) 2,4 1,2 1,81

182 Mối (Isoptera) 3,3 1,7 4,99

183 Giun (Clitellata) 15,7 4,1 140,75

184 Bộ Nhện (Araneae) 20,5 5,9 373,64

185

HT_DD_ 48

Bộ Nhện (Araneae) 17,2 3,2 92,22

186 Bộ Chân đều (Isopoda) 13,1 4,1 115,30

187 Lớp Chân bụng (Gastropoda) 25,6 5,3 376,52

188 Bộ Gián (Blatodea) 12,3 6,8 297,80

189 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 22,1 3,8 167,09

190 HT_DD_ 49

Không xác định (Unidentified) 7,6 4,2 70,20

191 Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 13,1 5,2 185,47

192

HT_DD_ 50

Bộ Cánh cứng (Coleoptera) 13,1 5,2 185,47

193 Bộ Cánh cứng (Coleoptera) 15,4 5,2 218,03

194 Thực vật (Plant) 10,8 4,9 135,77

195 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 12,6 3,2 67,56

196 Không xác định (Unidentified) 15,8 3,8 119,46

197

HT_DD_ 51

Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 12,8 6,6 291,94

198 Bộ Chân đều (Isopoda) 11,3 3,3 64,43

199 Bộ Gián (Blatodea) 10,9 5,3 160,32

200 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 21,5 3,3 122,59

201 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 24,2 3,2 129,75

202 Bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) 18,6 4,6 206,08

203

HT_DD_ 52

Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 24,1 4,6 267,01

204 Mối (Isoptera) 4,3 1,7 6,51

205 Mối (Isoptera) 4,0 1,8 6,79

206 Mối (Isoptera) 4,9 2,4 14,78

207 Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 2,3 1,5 2,71

208

HT_DD_ 53

Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 2,9 2,5 9,49

209 Không xác định (Unidentified) 11,3 2,3 31,30

210 Không xác định (Unidentified) 20,1 4,8 242,48

211

HT_DD_ 54

Bộ Mười chân (Decapoda) 16,2 3,6 109,93

212 Bộ Chân đều (Isopoda) 12,5 3,0 58,90

213 Giun (Clitellata) 11,7 4,2 108,06

214 Lớp Chân bụng (Gastropoda) 21,2 4,1 186,60

215

HT_DD_ 55

Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 31,4 5,6 515,59

216 Thực vật (Plant) 9,8 2,7 37,41

217 Không xác định (Unidentified) 17,6 3,2 94,37

218

HT_DD_ 56

Bộ Nhện (Araneae) 19,9 5,6 326,76

219 Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 2,9 2,4 8,75

220 Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 2,1 1,2 1,58

Page 154: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

vi

221 Bộ Cánh cứng (Coleoptera) 15,2 5,3 223,56

222 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 15,6 1,6 20,91

223 HT_DD_ 57

Bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) 10,4 3,1 52,33

224 Không xác định (Unidentified) 10,1 3,4 61,13

225

HT_DD_ 58

Bộ Nhện (Araneae) 25,6 5,6 420,35

226 Giun (Clitellata) 11,4 4,3 110,37

227 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 26,1 3,2 139,94

228 Bộ Gián (Blatodea) 12,2 4,6 135,17

229 Thực vật (Plant) 9,5 3,0 44,77

230 Thực vật (Plant) 7,5 3,8 56,71

231

HT_DD_ 59

Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 16,8 6,5 371,65

232 Mối (Isoptera) 2,2 1,1 1,39

233 Mối (Isoptera) 3,5 1,4 3,59

234 Mối (Isoptera) 4,6 2,1 10,62

235 Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 2,3 2,0 4,82

236

HT_DD_ 60

Bộ Mười chân (Decapoda) 21,2 5,1 288,72

237 Bộ Chân đều (Isopoda) 15,7 3,7 112,54

238 Bộ Cánh cứng (Coleoptera) 13,0 4,9 163,43

239 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 26,6 3,3 151,67

240

HT_DD_ 61

Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 16,7 7,3 465,97

241 Bộ Cánh cứng (Coleoptera) 15,2 4,8 183,37

242 Giun (Clitellata) 14,3 4,6 156,85

243 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 22,1 3,1 111,20

244 Không xác định (Unidentified) 12,9 3,7 92,47

245

HT_DD_ 62

Bộ Nhện (Araneae) 19,3 5,0 252,64

246 Mối (Isoptera) 2,1 1,2 1,58

247 Mối (Isoptera) 4,2 2,1 9,70

248 Mối (Isoptera) 3,0 1,2 2,26

249

HT_DD_ 63

Thực vật (Plant) 12,1 3,5 77,61

250 Không xác định (Unidentified) 14,1 2,7 53,82

251 Không xác định (Unidentified) 6,6 4,5 69,98

252

HT_DD_ 64

Bộ Nhện (Araneae) 19,7 5,6 323,48

253 Bộ Chân đều (Isopoda) 11,7 3,1 58,87

254 Lớp Chân bụng (Gastropoda) 22,8 9,2 1.010,44

255 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 22,6 3,2 121,17

256 Bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) 13,9 3,8 105,09

257 Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 21,2 7,1 559,57

258

HT_DD_ 65

Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 2,2 1,1 1,39

259 Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 2,5 1,4 2,57

260 Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 2,5 1,3 2,21

261 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 21,7 2,3 60,11

262 Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 19,2 6,5 424,74

263

HT_DD_ 66

Bộ Nhện (Araneae) 26,1 4,1 229,72

264 Bộ Cánh nửa (Hemiptera) 11,4 4,3 110,37

265 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 15,4 1,9 29,11

Page 155: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

vii

266 Bộ Gián (Blatodea) 11,6 4,7 134,17

267

HT_DD_ 67

Bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) 16,7 3,8 126,26

268 Thực vật (Plant) 10,5 6,9 261,75

269 Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 13,3 5,6 218,39

270

HT_DD_ 68

Bộ Cánh cứng (Coleoptera) 14,5 3,5 93,00

271 Bộ Cánh cứng (Coleoptera) 11,1 5,7 188,83

272 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 21,3 3,3 121,45

273 Không xác định (Unidentified) 20,6 2,4 62,13

274 Không xác định (Unidentified) 7,1 3,5 45,54

275

HT_DD_ 69

Bộ Nhện (Araneae) 19,3 6,0 363,80

276 Bộ Cánh nửa (Hemiptera) 15,5 3,8 117,19

277 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 22,2 3,4 134,37

278 Lớp Chân bụng (Gastropoda) 23,8 8,6 921,66

279 Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 12,1 6,4 259,50

280

HT_DD_ 70

Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 8,2 7,4 235,11

281 Giun (Clitellata) 10,3 4,2 94,94

282 Bộ Gián (Blatodea) 13,8 4,3 133,60

283 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 21,4 3,6 145,22

284 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 14,3 3,2 76,67

285 Thực vật (Plant) 10,2 4,9 128,23

286

HT_DD_ 71

Bộ Nhện (Araneae) 20,9 5,8 368,13

287 Mối (Isoptera) 3,3 1,7 4,99

288 Mối (Isoptera) 2,4 1,8 4,07

289 Mối (Isoptera) 4,5 2,4 13,57

290 Mối (Isoptera) 4,9 2,6 17,34

291 Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 10,9 5,6 178,98

292

HT_DD_ 72

Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 10,6 7,2 287,72

293 Bộ Gián (Blatodea) 14,2 5,5 224,91

294 Bộ Hai cánh (Diptera) 10,1 3,2 54,15

295 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 21,3 2,9 93,79

296

HT_DD_ 73

Bộ Nhện (Araneae) 19,8 5,9 360,88

297 Bộ Nhện (Araneae) 16,2 3,6 109,93

298 Bộ Chân đều (Isopoda) 11,4 2,9 50,20

299 Không xác định (Unidentified) 20,3 2,9 89,39

300 Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 14,1 6,5 311,92

301

HT_DD_ 74

Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 2,1 1,2 1,58

302 Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 1,9 1,1 1,20

303 Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 2,4 1,9 4,54

304 Bộ Nhện (Araneae) 16,2 3,6 109,93

305

HT_DD_ 75

Thực vật (Plant) 9,2 5,0 120,43

306 Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 10,3 2,8 42,28

307 Không xác định (Unidentified) 19,1 3,7 136,91

308

HT_DD_ 76

Bộ Nhện (Araneae) 34,1 5,5 540,11

309 Lớp Chân bụng (Gastropoda) 25,7 5,6 422,00

310 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 21,8 2,8 89,49

Page 156: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

viii

311 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 21,5 3,1 108,18

312

HT_DD_ 77

Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 8,9 5,4 135,89

313 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 13,1 2,8 53,78

314 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 22,0 3,1 110,70

315

HT_DD_ 78

Bộ Nhện (Araneae) 19,7 4,0 165,04

316 Mối (Isoptera) 3,0 2,1 6,93

317 Mối (Isoptera) 3,6 2,2 9,12

318

HT_DD_ 79

Mối (Isoptera) 2,7 1,4 2,77

319 Mối (Isoptera) 3,0 2,1 6,93

320 Bộ Mười chân (Decapoda) 15,5 4,1 136,43

321 Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 7,5 7,6 226,82

322

HT_DD_ 80

Bộ Cánh cứng (Coleoptera) 11,7 5,1 159,34

323 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 22,5 2,9 99,08

324 Bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) 15,9 4,2 146,86

325

HT_DD_ 81

Thực vật (Plant) 9,9 5,9 180,44

326 Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 11,6 3,4 70,21

327 Không xác định (Unidentified) 18,3 4,2 169,02

328

HT_DD_ 82

Mối (Isoptera) 4,9 2,4 14,78

329 Mối (Isoptera) 4,3 2,9 18,93

330 Bộ Nhện (Araneae) 16,1 3,9 128,22

331

HT_DD_ 83

Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 2,1 1,2 1,58

332 Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 2,5 2,3 6,92

333 Bộ Nhện (Araneae) 21,1 4,1 185,72

334

HT_DD_ 84

Bộ Cánh cứng (Coleoptera) 12,9 6,4 276,66

335 Bộ Cánh cứng (Coleoptera) 13,9 3,4 84,13

336 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 13,2 2,8 54,19

337 Lớp Chân bụng (Gastropoda) 25,2 9,0 1.068,77

338 Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 11,1 5,1 151,17

339

HT_DD_ 85

Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 22,3 2,9 98,20

340 Bộ Nhện (Araneae) 19,2 5,3 282,39

341 Bộ Chân đều (Isopoda) 14,3 3,9 113,88

342

HT_DD_ 86

Bộ Hai cánh (Diptera) 9,6 3,1 48,31

343 Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 13,5 6,4 289,53

344 Không xác định (Unidentified) 19,2 4,8 231,62

345 HT_DD_ 87

Bộ Nhện (Araneae) 29,6 5,4 451,94

346 Mối (Isoptera) 4,7 2,1 10,85

347

HT_DD_ 88

Mối (Isoptera) 3,6 1,6 4,83

348 Mối (Isoptera) 2,8 1,6 3,75

349 Mối (Isoptera) 4,6 2,3 12,74

350 Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 16,8 5,9 306,20

351

HT_DD_ 89

Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 16,7 6,6 380,89

352 Bộ Gián (Blatodea) 13,0 4,1 114,42

353 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 22,3 3,3 127,15

354 Thực vật (Plant) 7,8 5,7 132,69

355 HT_DD_ 90 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 14,5 2,9 63,85

Page 157: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

ix

356 Không xác định (Unidentified) 15,7 3,8 118,70

357 Không xác định (Unidentified) 20,3 2,2 51,44

358

HT_DD_ 91

Bộ Nhện (Araneae) 16,2 3,6 109,93

359 Bộ Nhện (Araneae) 33,6 5,9 612,41

360 Mối (Isoptera) 4,1 1,5 4,83

361 Mối (Isoptera) 4,5 2,2 11,40

362 Mối (Isoptera) 3,3 1,6 4,42

363 Bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) 9,6 2,1 22,17

364 HT_DD_ 92 Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 20,1 6,5 444,65

365

HT_DD_ 93

Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 2,1 1,4 2,16

366 Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 1,8 1,5 2,12

367 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 22,2 3,1 111,71

368 Thực vật (Plant) 12,3 5,8 216,65

369 HT_DD_ 94

Thực vật (Plant) 8,6 2,6 30,44

370 Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 13,2 5,5 209,07

371

HT_DD_ 95

Bộ Cánh cứng (Coleoptera) 15,9 4,9 199,89

372 Bộ Cánh cứng (Coleoptera) 14,3 3,8 108,12

373 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 22,8 2,3 63,15

374 Bộ Nhện (Araneae) 16,7 3,9 133,00

375 Bộ Mười chân (Decapoda) 19,9 5,3 292,69

376

HT_DD_ 96

Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 11,3 6,1 220,16

377 Bộ Chân đều (Isopoda) 10,3 3,2 55,23

378 Bộ Cánh nửa (Hemiptera) 12,4 3,8 93,75

379 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 22,1 3,1 111,20

380

HT_DD_ 97

Bộ Nhện (Araneae) 19,8 6,1 385,77

381 Bộ Cánh nửa (Hemiptera) 11,7 4,3 113,27

382 Lớp Chân bụng (Gastropoda) 20,5 7,4 587,78

383 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 22,3 3,2 119,56

384 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 31,2 4,1 274,61

385

HT_DD_ 98

Bộ Cánh nửa (Hemiptera) 13,5 5,8 237,79

386 Giun (Clitellata) 12,9 4,7 151,78

387 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 21,7 2,8 89,08

388 Bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) 18,7 3,7 134,04

389 HT_DD_ 99

Bộ Nhện (Araneae) 25,8 6,0 486,32

390 Bộ Gián (Blatodea) 14,1 6,4 302,40

391

HT_DD_ 100

Mối (Isoptera) 2,3 1,9 4,35

392 Mối (Isoptera) 2,4 1,1 1,52

393 Mối (Isoptera) 2,2 1,8 3,73

394 Mối (Isoptera) 3,4 1,9 6,43

395 Thực vật (Plant) 12,2 5,1 166,15

396 HT_DD_ 101 Thực vật (Plant) 6,9 5,2 97,69

397

HT_DD_ 102

Bộ Nhện (Araneae) 19,5 3,2 104,55

398 Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 2,5 1,5 2,95

399 Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 2,1 1,4 2,16

400 HT_DD_ 103 Bộ Cánh cứng (Coleoptera) 13,6 4,4 137,86

Page 158: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

x

401 Lớp Chân bụng (Gastropoda) 25,8 8,1 886,32

402 Bộ Hai cánh (Diptera) 8,7 3,6 59,04

403 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 21,2 2,8 87,03

404

HT_DD_ 104

Bộ Cánh nửa (Hemiptera) 15,6 5,7 265,38

405 Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 14,6 5,9 266,11

406 Thực vật (Plant) 8,3 4,5 88,00

407

HT_DD_ 105

Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 10,3 3,4 62,34

408 Bộ Cánh nửa (Hemiptera) 16,0 7,7 496,71

409 Bộ Gián (Blatodea) 11,6 6,6 264,57

410 Bộ Gián (Blatodea) 15,0 4,2 138,54

411

HT_DD_ 106

Bộ Cánh cứng (Coleoptera) 15,5 5,2 219,45

412 Bộ Cánh nửa (Hemiptera) 12,5 4,5 132,54

413 Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 11,3 4,2 104,37

414

HT_DD_ 107

Bộ Nhện (Araneae) 20,2 6,0 380,76

415 Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 2,1 1,3 1,86

416 Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 2,5 1,3 2,21

417 Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 2,8 2,2 7,10

418 Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 14,3 5,1 194,75

419

HT_DD_ 108

Mối (Isoptera) 3,3 1,5 3,89

420 Mối (Isoptera) 4,8 2,4 14,48

421 Mối (Isoptera) 4,3 2,3 11,91

422 Mối (Isoptera) 4,1 2,5 13,42

423 Thực vật (Plant) 10,7 5,4 163,37

424

HT_DD_ 109

Bộ Chân đều (Isopoda) 10,8 3,1 54,34

425 Bộ Chân đều (Isopoda) 15,1 3,1 75,98

426 Bộ Cánh nửa (Hemiptera) 15,8 7,7 490,50

427

HT_DD_ 110

Bộ Nhện (Araneae) 20,9 5,6 343,18

428 Bộ Cánh nửa (Hemiptera) 14,3 3,4 86,56

429 Lớp Chân bụng (Gastropoda) 20,0 8,6 774,51

430

HT_DD_ 111

Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 32,1 3,1 161,52

431 Bộ Cánh cứng (Coleoptera) 11,8 3,3 67,28

432 Thực vật (Plant) 9,3 2,5 30,43

433 Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 9,8 4,6 108,58

434 HT_DD_ 112 Bộ Cánh nửa (Hemiptera) 11,3 5,9 205,96

435

HT_DD_ 113

Bộ Nhện (Araneae) 19,3 5,3 283,86

436 Bộ Cánh cứng (Coleoptera) 11,0 5,6 180,62

437 Bộ Cánh nửa (Hemiptera) 11,2 5,9 204,14

438 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 21,5 3,0 101,32

439 Thực vật (Plant) 8,2 4,9 103,09

440 Không xác định (Unidentified) 10,4 4,3 100,69

441

HT_DD_ 114

Mối (Isoptera) 3,1 1,9 5,86

442 Mối (Isoptera) 4,8 2,8 19,70

443 Mối (Isoptera) 3,6 1,3 3,19

444 Bộ Gián (Blatodea) 12,8 7,2 347,44

445 HT_DD_ 115 Bộ Nhện (Araneae) 19,9 5,9 362,71

Page 159: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

xi

446 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 21,8 2,9 96,00

447

HT_DD_ 116

Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 12,7 5,5 201,15

448 Bộ Cánh cứng (Coleoptera) 12,2 5,5 193,23

449 Lớp Chân bụng (Gastropoda) 16,4 8,1 563,39

450 Bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) 15,3 3,6 103,82

451

HT_DD_ 117

Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 20,9 2,1 48,26

452 Thực vật (Plant) 7,3 6,0 137,60

453 Thực vật (Plant) 9,5 5,6 155,99

454 Không xác định (Unidentified) 18,5 2,4 55,79

455

HT_DD_ 118

Bộ Nhện (Araneae) 19,6 5,3 288,27

456 Mối (Isoptera) 4,6 2,7 17,56

457 Mối (Isoptera) 2,9 1,9 5,48

458

HT_DD_ 119

Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 2,9 2,3 8,03

459 Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 2,0 1,3 1,77

460 Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 3,0 2,4 9,05

461

HT_DD_ 120

Bộ Nhện (Araneae) 19,6 5,0 256,56

462 Bộ Cánh nửa (Hemiptera) 12,6 6,9 314,10

463 Bộ Hai cánh (Diptera) 9,6 3,5 61,58

464 HT_DD_ 121

Thực vật (Plant) 8,9 4,1 78,34

465 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 11,2 2,6 39,64

466

HT_DD_ 122

Bộ Chân đều (Isopoda) 13,5 3,2 72,38

467 Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 18,2 5,1 247,86

468 Bộ Gián (Blatodea) 12,2 6,1 237,69

469 HT_DD_ 123

Mối (Isoptera) 4,8 2,4 14,48

470 Bộ Nhện (Araneae) 19,2 5,4 293,15

471

HT_DD_ 124

Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 10,2 5,6 167,48

472 Bộ Chân đều (Isopoda) 11,7 3,4 70,82

473 Bộ Chân đều (Isopoda) 15,5 3,8 117,19

474 Thực vật (Plant) 7,7 5,9 140,34

475

HT_DD_ 125

Bộ Mười chân (Decapoda) 32,7 5,5 517,93

476 Giun (Clitellata) 15,9 4,0 133,28

477 Lớp Chân bụng (Gastropoda) 17,2 3,1 86,55

478 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 20,8 2,5 68,07

479 HT_DD_ 126

Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 14,2 4,6 157,33

480 Bộ Gián (Blatodea) 14,5 5,7 246,67

481

HT_DD_ 127

Bộ Nhện (Araneae) 19,7 5,5 312,03

482 Bộ Cánh nửa (Hemiptera) 13,6 3,4 82,32

483 Lớp Chân bụng (Gastropoda) 23,0 6,0 433,54

484 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 21,6 2,9 95,11

485

HT_DD_ 128

Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 10,4 6,6 237,20

486 Bộ Chân đều (Isopoda) 11,9 2,5 38,94

487 Bộ Hai cánh (Diptera) 9,7 2,9 42,71

488 Thực vật (Plant) 7,1 5,1 96,69

489 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 21,1 2,7 80,54

490 HT_DD_ 129 Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 12,3 4,9 154,63

Page 160: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

xii

491 Mối (Isoptera) 2,0 1,8 3,39

492 Mối (Isoptera) 3,7 1,7 5,60

493

HT_DD_ 130

Mối (Isoptera) 2,5 1,5 2,95

494 Bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) 14,1 3,3 80,40

495 Không xác định (Unidentified) 11,2 5,0 146,61

496

HT_DD_ 131

Bộ Nhện (Araneae) 20,6 5,9 375,47

497 Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 2,2 1,7 3,33

498 Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 1,8 1,2 1,36

499 Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 1,7 1,2 1,28

500

HT_DD_ 132

Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 9,8 5,6 160,92

501 Bộ Chân đều (Isopoda) 10,2 2,4 30,76

502 Bộ Gián (Blatodea) 11,7 6,2 235,49

503 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 12,6 2,2 31,93

504

HT_DD_ 133

Ấu trùng côn trùng (Insect larvae) 10,9 7,2 295,86

505 Bộ Cánh cứng (Coleoptera) 15,6 5,2 220,87

506 Bộ Cánh nửa (Hemiptera) 15,8 8,6 611,86

507 Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 20,5 2,3 56,78

508 Thực vật (Plant) 7,6 5,1 103,50

509

HT_DD_ 134

Bộ Mười chân (Decapoda) 20,6 5,1 280,55

510 Bộ Cánh nửa (Hemiptera) 15,0 3,9 119,46

511 Bộ Gián (Blatodea) 12,0 6,5 265,46

512

HT_DD_ 135

Bộ Hai cánh (Diptera) 9,4 3,8 71,07

513 Thực vật (Plant) 8,7 3,7 62,36

514 Thực vật (Plant) 11,4 3,9 90,79

515 Không xác định (Unidentified) 6,9 2,3 19,11

516 HT_DD_ 136 Trống - - -

517 HT_DD_ 137 Trống - - -

518 HT_DD_ 138 Trống - - -

519 HT_DD_ 139 Trống - - -

520 HT_DD_ 140 Trống - - -

521 HT_DD_ 141 Trống - - -

522 HT_DD_ 142 Trống - - -

Page 161: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

i

PHỤ LỤC 2a: BẢNG SỐ LIỆU PHÂN TÍCH ĐA DẠNG DI TRUYỀN

Mẫu

Mồi PY

N01

PY

N02

PY

N03

PY

N04

PY

N05

PY

N06

PY

N07

PY

N08

PY

N09

PY

N10

QN

M01

QN

M02

QN

M03

QN

M04

QN

M05

QN

M06

QN

M07

QN

M08

QN

M09

QN

M10

TT

H01

TT

H02

TT

H03

TT

H04

TT

H05

TT

H06

TT

H07

TT

H08

TT

H09

TT

H10

QB

H01

QB

H02

QB

H03

QB

H04

QB

H05

QB

H06

QB

H07

QB

H08

QB

H09

QB

H10

TH

A01

TH

A02

TH

A03

TH

A04

TH

A05

TH

A06

TH

A07

TH

A08

TH

A09

TH

A10

OPA03-01 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 1 1 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0

OPA03-02 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0

OPA03-03 0 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1

OPA03-04 0 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1

OPA03-05 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1

OPA03-06 0 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 0 0 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

OPA03-07 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

OPA03-08 0 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 0 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

OPA03-09 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1

OPA03-10 0 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

OPN10-1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

OPN10-2 0 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1

OPN10-3 0 1 1 0 1 1 1 1 0 1 0 1 0 1 1 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1

OPN10-4 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1

OPN10-5 0 1 0 0 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 0 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 1 0 1 1

OPN10-6 0 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 0 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1

OPN10-7 0 1 1 0 0 0 0 0 0 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 0 1 1 0 0 0 0 1 1 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 1 1 1 0 1 1 1 0 0 0 0 0

OPN10-8 0 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 0 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 0 1 0 0 1 1 1 1 0 1 1

OPF04-1 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

OPF04-2 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

OPF04-3 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 1 1 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0 0 0

OPF04-4 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 1 0 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

OPF04-5 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 0 1 0 0 1 1 1 0 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1 0 1

OPF04-6 0 0 0 1 1 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 0 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 0 0 1 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 0 1

OPF04-7 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 0 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 0 0 1 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 0 1

OPF04-8 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 0 0 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1

OPF04-9 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 0 0 1 0 1 1 1 0 1 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 1 1 1 0 1 1 1 1 0 0 0 1 1 1 1 1 0 1

Page 162: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

ii

OPF04-10 0 0 0 0 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

OPA01-1 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0

OPA01-2 0 1 1 1 0 1 1 1 0 0 1 1 0 1 0 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1 1 0 1 1

OPA01-3 0 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1

OPA01-4 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1

OPA01-5 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0 0 0

OPA01-6 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1

OPA01-7 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1

OPA01-8 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1

OPA01-9 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

OPA01-10 0 1 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 0 1 0 1 1 1 1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1

OPA01-11 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1

OPA01-12 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 0 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1

OPA01-13 0 1 0 0 0 1 1 1 1 1 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 1 1 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

OPA01-14 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1

OPB10-1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

OPB10-2 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 1 1 1 1 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

OPB10-3 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 1 1 1 0 1 1

OPB10-4 0 1 1 1 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 0 0 1 1 0 0 0 1 1 0 1 0 1 0 1 1 1 0 1 1

OPB10-5 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

OPB10-6 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0

OPB10-7 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

OPB10-8 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

OPB10-9 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

OPB10-10 0 1 1 1 0 1 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 1 1 0 1 1 0 0 1 1 1 1 1 0 0 0 0 1 1 0 0 0

Page 163: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

iii

PHỤ LỤC 2b: BẢNG SỐ LIỆU PHÂN TÍCH ĐA DẠNG DI TRUYỀN

Mẫu Mồi

Tổng số băng OPA-01 OPA-03 OPB-10 OPF-04 OPN-10

PYN01 0 3 3 0 0 6

PYN02 12 8 6 5 7 38

PYN03 13 8 6 5 6 38

PYN04 11 8 6 6 1 32

PYN05 10 8 5 7 6 36

PYN06 12 8 6 6 6 38

PYN07 13 0 6 6 6 31

PYN08 12 8 6 7 6 39

PYN09 9 8 5 6 2 30

PYN10 10 8 4 7 7 36

QNM01 12 8 4 0 6 30

QNM02 11 8 5 7 6 37

QNM03 0 6 3 0 0 9

QNM04 11 8 5 4 7 35

QNM05 0 8 5 5 7 25

QNM06 12 8 5 1 7 33

QNM07 12 8 4 8 3 35

QNM08 11 8 5 8 7 39

QNM09 12 8 5 7 7 39

QNM10 0 0 0 2 0 2

TTH01 11 8 5 5 6 35

TTH02 12 7 7 6 7 39

TTH03 3 6 6 6 1 22

TTH04 10 7 6 5 6 34

TTH05 10 8 6 5 6 35

TTH06 10 8 6 5 6 35

TTH07 8 8 5 4 7 32

TTH08 11 8 6 3 8 36

TTH09 12 8 5 0 8 33

TTH10 11 8 7 4 6 36

QBH01 12 7 6 0 7 32

QBH02 0 7 4 1 0 12

QBH03 11 9 9 7 7 43

QBH04 11 9 9 7 7 43

QBH05 0 9 4 7 7 27

QBH06 11 8 4 0 6 29

QBH07 11 8 5 7 7 38

QBH08 11 8 7 7 7 40

QBH09 0 8 6 6 7 27

QBH10 0 9 5 5 3 22

THA01 11 8 6 1 7 33

THA02 1 6 4 3 4 18

Page 164: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

iv

THA03 12 7 6 5 6 36

THA04 12 8 4 6 7 37

THA05 13 8 6 6 7 40

THA06 11 8 7 5 6 37

THA07 11 8 7 5 6 37

THA08 10 8 4 5 0 27

THA09 11 9 7 0 6 33

THA10 11 8 6 5 6 36

Page 165: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

v

PHỤ LỤC 2c: BẢNG SỐ LIỆU PHÂN TÍCH ĐA DẠNG DI TRUYỀN

STT Ký hiệu

mẫu Nơi thu thập STT

Ký hiệu

mẫu Nơi thu thập

1 TTH01 Thừa Thiên Huế 26 QBH06 Quảng Bình

2 TTH02 Thừa Thiên Huế 27 QBH07 Quảng Bình

3 TTH03 Thừa Thiên Huế 28 QBH08 Quảng Bình

4 TTH04 Thừa Thiên Huế 29 QBH09 Quảng Bình

5 TTH05 Thừa Thiên Huế 30 QBH10 Quảng Bình

6 TTH06 Thừa Thiên Huế 31 QNM01 Quảng Nam

7 TTH07 Thừa Thiên Huế 32 QNM02 Quảng Nam

8 TTH08 Thừa Thiên Huế 33 QNM03 Quảng Nam

9 TTH09 Thừa Thiên Huế 34 QNM04 Quảng Nam

10 TTH10 Thừa Thiên Huế 35 QNM05 Quảng Nam

11 THA01 Thanh Hóa 36 QNM06 Quảng Nam

12 THA02 Thanh Hóa 37 QNM07 Quảng Nam

13 THA03 Thanh Hóa 38 QNM08 Quảng Nam

14 THA04 Thanh Hóa 39 QNM09 Quảng Nam

15 THA05 Thanh Hóa 40 QNM10 Quảng Nam

16 THA06 Thanh Hóa 41 PYN01 Phú Yên

17 THA07 Thanh Hóa 42 PYN02 Phú Yên

18 THA08 Thanh Hóa 43 PYN03 Phú Yên

19 THA09 Thanh Hóa 44 PYN04 Phú Yên

20 THA10 Thanh Hóa 45 PYN05 Phú Yên

21 QBH01 Quảng Bình 46 PYN06 Phú Yên

22 QBH02 Quảng Bình 47 PYN07 Phú Yên

23 QBH03 Quảng Bình 48 PYN08 Phú Yên

24 QBH04 Quảng Bình 49 PYN09 Phú Yên

25 QBH05 Quảng Bình 50 PYN10 Phú Yên

Page 166: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

i

PHỤ LỤC 3a: BẢNG SỐ LIỆU PHÂN TÍCH GIÁM SÁT VÀ MÔ HÌNH ĐIỂM CHIẾM CỨ Đ

iểm

điể

m

Độ

cao

(m

)

Sin

h-c

ảnh

-1

Sin

h-c

ảnh

-2

Sin

h-c

ảnh

-3

Lịch sử quan sát Nhiệt độ (oC) Độ ẩm (%)

I II III IV V VI VII VIII IX I II III IV V VI VII VIII IX I II III IV V VI VII VIII IX

1 C111 626 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 30,6 35,7 29,4 35,6 23,6 31,6 24,7 26,8 33,3 64,6 46,1 66,9 42,7 81,7 58,5 81,4 69,5 53,0

2 C114 619 1 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 30,4 35,0 29,2 34,5 23,3 31,5 24,4 26,4 33,2 64,7 44,5 67,0 48,3 83,1 60,4 82,8 73,1 51,6

3 C311 625 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 30,9 35,0 29,7 34,2 23,9 32,5 25,0 26,2 33,9 53,3 45,1 55,6 48,2 80,8 57,9 80,5 73,4 52,4

4 C110 645 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 31,0 34,5 29,8 34,2 23,8 33,1 25,0 26,3 34,0 52,4 45,0 54,7 46,8 79,1 55,4 78,8 74,5 49,5

5 C109 617 1 0 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 31,0 34,6 29,8 33,8 24,5 34,1 25,6 26,0 34,2 54,4 47,1 56,7 55,2 80,0 53,0 79,7 73,2 48,0

6 C310 607 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 31,2 31,3 30,0 33,6 24,4 31,0 25,5 25,2 31,4 58,8 58,1 61,1 50,7 81,0 59,0 80,7 73,9 56,6

7 C108 608 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 31,7 31,8 30,5 33,6 25,0 31,0 26,1 26,0 33,2 58,4 56,1 60,7 58,7 77,8 58,2 77,5 70,3 53,4

8 C107 608 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 31,8 32,0 30,6 32,1 25,1 31,0 26,2 25,7 33,2 51,6 56,5 53,9 58,6 75,8 60,8 75,5 73,0 50,0

9 C309 607 0 0 1 0 0 1 1 1 1 0 0 0 31,9 32,2 30,7 32,0 25,2 31,2 26,2 25,6 33,2 50,7 57,9 53,0 62,5 75,6 59,7 75,3 73,0 52,7

10 C214 624 0 1 0 0 1 0 0 1 1 1 0 0 31,9 32,3 30,7 30,4 25,6 33,0 26,7 25,4 33,0 50,9 52,9 53,2 70,2 77,0 56,4 76,7 73,9 53,8

11 C213 614 0 1 0 1 0 1 0 0 0 0 0 1 32,9 32,4 31,7 28,1 26,0 32,8 27,1 25,3 33,7 50,5 54,2 52,8 72,3 72,0 53,1 71,7 74,7 52,7

12 C308 595 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 33,3 32,5 32,1 33,2 25,4 34,5 26,5 24,4 34,9 50,5 59,2 52,8 56,5 75,7 51,7 75,4 80,5 48,1

13 C307 597 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 32,3 32,5 31,1 33,0 25,3 33,8 26,4 24,6 34,0 49,5 55,1 51,8 56,8 74,4 57,7 74,1 80,1 48,3

14 C306 602 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 32,3 33,7 31,1 33,0 24,2 33,0 25,3 25,2 31,4 47,5 45,1 49,8 54,5 78,6 51,0 78,3 76,2 55,5

15 C304 590 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 32,4 33,8 31,2 33,0 24,1 33,0 25,4 25,1 32,4 44,8 48,5 47,1 54,4 80,8 54,5 80,5 72,5 60,8

16 C305 587 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0 1 0 29,2 34,1 28,0 33,2 24,5 31,0 25,6 25,6 29,3 68,9 47,8 71,2 54,5 79,8 64,9 79,5 73,6 63,1

17 C106 629 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 28,3 34,1 27,1 33,6 23,4 30,7 24,5 25,6 28,2 71,4 44,8 73,7 53,7 83,3 58,5 83,0 71,7 69,9

18 C212 609 0 1 0 0 0 0 1 0 0 0 1 0 27,6 35,3 26,4 33,6 22,7 30,7 23,8 26,1 27,3 73,2 45,8 75,5 53,5 87,7 59,4 87,4 70,5 70,8

19 C211 600 0 1 0 0 0 0 1 0 0 0 1 0 28,4 35,1 27,2 33,5 22,6 30,5 23,7 26,0 28,7 73,5 47,9 75,8 56,7 86,4 57,4 86,1 72,5 74,9

20 C210 596 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 30,4 32,0 29,2 28,1 23,1 33,5 24,2 26,9 34,1 70,2 57,2 72,5 72,5 81,8 57,3 81,5 72,0 49,8

21 C209 599 0 1 0 1 1 1 0 1 0 0 0 0 30,4 32,0 29,2 27,6 22,9 33,4 24,0 26,7 33,7 66,9 57,2 69,2 72,8 81,7 56,1 81,4 73,3 51,3

22 C112 579 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 31,4 32,4 30,2 28,2 23,8 32,3 24,9 26,3 33,5 54,6 52,8 56,9 72,5 82,0 57,8 81,7 69,7 52,9

23 C103 572 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 31,4 32,5 30,2 28,1 23,7 32,3 24,8 26,3 33,5 59,1 57,4 61,4 71,8 82,8 56,7 82,5 70,4 50,7

24 C104 575 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 31,4 32,5 30,2 27,9 24,2 32,2 25,5 25,8 32,5 57,4 53,7 59,7 70,3 82,0 56,8 81,7 73,7 56,8

25 C105 571 1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 31,4 32,7 30,2 28,3 24,4 32,0 25,6 25,7 32,4 58,6 58,1 60,9 74,6 78,0 53,8 77,7 73,4 55,0

26 C102 582 1 0 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 31,7 32,8 30,5 28,5 24,7 31,9 25,8 25,5 32,4 57,9 56,1 60,2 72,6 81,7 61,6 81,4 73,7 52,8

27 C113 577 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 32,4 33,5 31,2 27,5 25,1 31,6 26,2 25,5 32,4 47,2 45,2 49,5 71,5 77,0 59,9 76,7 72,2 55,8

Page 167: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

ii

28 C208 597 0 1 0 1 1 0 0 1 0 1 1 1 32,6 33,6 31,4 28,3 25,0 31,6 26,1 25,4 31,6 48,4 51,5 50,7 70,2 76,6 62,8 76,3 74,1 59,6

29 C207 603 0 1 0 1 1 0 0 0 1 0 0 0 32,6 34,0 31,4 28,4 25,2 30,4 26,3 25,4 31,6 48,4 49,8 50,7 73,6 75,5 57,2 75,2 72,6 54,8

30 C303 585 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 32,7 34,0 31,5 27,9 25,1 30,5 26,2 25,1 31,4 51,2 48,5 53,5 71,1 74,7 58,6 74,4 72,5 52,6

31 C312 573 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 32,9 35,2 31,7 32,9 25,3 29,5 26,4 24,7 31,2 50,2 44,4 52,5 58,8 76,1 63,7 75,8 81,5 58,1

32 C314 574 0 0 1 0 0 0 1 1 0 1 0 1 33,4 35,1 32,2 32,8 25,2 30,2 26,4 24,8 31,6 50,6 45,1 52,9 59,7 72,7 58,8 72,4 80,7 59,1

33 C313 574 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 33,5 34,5 32,3 32,7 25,1 30,4 26,3 24,8 31,6 48,2 48,4 50,5 62,8 77,0 58,6 76,7 80,9 55,7

34 C206 574 0 1 0 0 0 1 1 1 0 1 0 0 31,9 34,5 30,7 32,7 25,0 30,4 26,1 25,0 32,6 49,6 45,9 51,9 59,5 75,1 59,3 74,8 71,6 57,2

35 C201 588 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 32,0 33,2 30,8 33,4 25,0 31,4 26,1 25,4 32,5 48,3 50,2 50,6 54,5 76,6 62,2 76,3 74,5 52,0

36 C101 592 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 32,3 33,4 31,1 33,3 24,3 31,4 25,4 25,4 32,7 52,0 47,7 54,3 56,4 78,1 60,4 77,8 74,2 55,2

37 C203 589 0 1 0 0 0 1 1 1 1 0 1 0 32,3 33,4 31,1 33,2 24,2 32,6 25,3 25,8 32,7 50,5 46,8 52,8 58,7 79,8 55,7 79,5 72,4 56,9

38 C204 577 0 1 0 1 0 0 0 0 1 1 1 0 31,7 33,1 30,5 33,5 24,3 32,5 25,3 25,8 33,0 53,3 44,7 55,6 58,9 78,9 55,6 78,6 73,2 50,4

39 C301 560 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 31,5 33,1 30,3 33,5 24,2 32,5 25,4 25,9 32,9 59,1 51,2 61,4 59,8 80,7 53,4 80,4 72,9 57,5

40 C205 558 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 31,6 32,8 30,4 33,4 24,9 32,3 26,0 25,8 33,4 52,7 58,8 55,0 56,0 75,7 55,8 75,4 73,9 52,0

41 C302 561 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 29,6 33,0 28,4 34,3 24,8 33,3 25,9 26,0 33,4 71,7 48,8 74,0 49,5 77,6 54,3 77,3 73,9 51,0

42 C202 589 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 28,1 32,8 26,9 34,3 24,8 33,2 25,9 25,9 34,0 72,6 58,8 74,9 48,3 80,6 54,7 80,3 73,0 49,6

Page 168: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

iii

PHỤ LỤC 3b: BẢNG SỐ LIỆU PHÂN TÍCH GIÁM SÁT VÀ MÔ HÌNH ĐIỂM CHIẾM CỨ Đ

iểm

điể

m

Kiểu thời tiết Thời gian quan sát

Nắng Mưa Không xác định

I II III IV V VI VII VIII IX I II III IV V VI VII VIII IX I II III IV V VI VII VIII IX I II III IV V VI VII VIII IX

1 C111 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 7:00 14:00 7:00 14:00 7:00 9:35 7:00 14:00 9:35

2 C114 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 7:25 14:30 7:25 14:20 7:25 10:00 7:25 14:20 10:00

3 C311 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 7:50 15:00 7:50 14:40 7:50 10:25 7:50 14:40 10:25

4 C110 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 8:15 15:30 8:15 15:00 8:15 10:50 8:15 15:00 10:50

5 C109 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 8:40 16:00 8:40 15:20 8:40 11:15 8:40 15:20 11:15

6 C310 1 1 1 1 1 1 1 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 9:05 7:00 9:05 15:40 9:05 7:00 9:05 15:40 7:00

7 C108 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 9:30 7:20 9:30 16:00 9:30 7:20 9:30 16:00 7:20

8 C107 1 1 1 0 1 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 9:55 7:40 9:55 16:20 9:55 8:00 9:55 16:20 8:00

9 C309 1 1 1 0 1 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 10:20 8:00 10:20 16:40 10:20 8:20 10:20 16:40 8:20

10 C214 1 1 1 0 1 1 1 1 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 10:45 8:20 10:45 17:00 10:45 9:00 10:45 17:00 9:00

11 C213 1 1 1 0 1 1 1 0 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 11:10 8:40 11:10 17:20 11:10 9:20 11:10 17:20 9:20

12 C308 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 14:00 9:00 14:00 7:00 14:00 14:00 14:00 7:00 14:00

13 C307 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 14:25 9:20 14:25 7:30 14:25 14:30 14:25 7:30 14:30

14 C306 1 1 1 1 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 14:50 9:40 14:50 8:00 14:50 15:00 14:50 8:00 15:00

15 C304 1 1 1 1 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 15:15 10:00 15:15 8:30 15:15 15:30 15:15 8:30 15:30

16 C305 0 1 1 1 1 1 1 1 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 15:40 10:20 15:40 9:00 15:40 16:00 15:40 9:00 16:00

17 C106 0 1 1 1 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 16:05 10:40 16:05 9:30 16:05 16:30 16:05 9:30 16:30

18 C212 0 1 0 1 1 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0 1 0 0 0 16:30 11:00 16:30 10:00 16:30 17:00 16:30 10:00 17:00

19 C211 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 0 0 0 0 1 0 0 0 16:55 11:20 16:55 10:30 16:55 17:30 16:55 10:30 17:30

20 C210 1 1 1 0 1 1 1 1 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 7:00 7:00 7:00 14:00 7:00 14:00 7:00 14:00 14:00

21 C209 1 1 1 0 1 1 1 1 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 7:25 7:20 7:25 14:25 7:25 14:20 7:25 14:25 14:20

22 C112 1 1 1 0 1 1 1 1 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 7:50 7:40 7:50 14:50 7:50 14:40 7:50 14:50 14:40

23 C103 1 1 1 0 1 1 1 1 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 8:15 8:00 8:15 15:15 8:15 15:00 8:15 15:15 15:00

24 C104 1 1 1 0 1 1 1 1 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 8:40 8:20 8:40 15:40 8:40 15:20 8:40 15:40 15:20

25 C105 1 1 1 0 1 1 1 1 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 9:05 8:40 9:05 16:05 9:05 15:40 9:05 16:05 15:40

26 C102 1 1 1 0 1 1 1 1 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 9:30 9:00 9:30 16:30 9:30 16:00 9:30 16:30 16:00

27 C113 1 1 1 0 1 1 1 1 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 9:55 9:20 9:55 16:55 9:55 16:20 9:55 16:55 16:20

28 C208 1 1 1 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 1 0 10:20 9:40 10:20 17:20 10:20 16:40 10:20 17:20 16:40

29 C207 1 1 1 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 1 0 10:45 10:00 10:45 17:45 10:45 17:00 10:45 17:45 17:00

30 C303 1 1 1 0 1 0 1 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 1 1 11:10 10:20 11:10 18:10 11:10 17:20 11:10 18:10 17:20

31 C312 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 14:00 14:00 14:00 7:00 14:00 7:00 14:00 7:00 7:00

32 C314 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 14:20 14:20 14:20 7:25 14:20 7:20 14:20 7:25 7:20

33 C313 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 14:40 14:40 14:40 7:50 14:40 7:40 14:40 7:50 7:40

Page 169: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

iv

34 C206 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 15:00 15:00 15:00 8:15 15:00 8:00 15:00 8:15 8:00

35 C201 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 15:20 15:20 15:20 8:40 15:20 8:20 15:20 8:40 8:20

36 C101 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 15:40 15:40 15:40 9:05 15:40 8:40 15:40 9:05 8:40

37 C203 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 16:00 16:00 16:00 9:30 16:00 9:00 16:00 9:30 9:00

38 C204 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 16:20 16:20 16:20 9:55 16:20 9:20 16:20 9:55 9:20

39 C301 0 0 1 1 1 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 0 16:40 16:40 16:40 10:20 16:40 9:40 16:40 10:20 9:40

40 C205 0 0 0 1 0 1 0 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 1 0 1 0 1 0 0 17:00 17:00 17:00 10:45 17:00 10:00 17:00 10:45 10:00

41 C302 0 1 0 1 1 1 0 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 17:20 17:20 17:20 11:10 17:20 10:20 17:20 11:10 10:20

42 C202 0 0 0 1 0 1 0 1 1 1 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 17:40 17:40 17:40 11:35 17:40 10:40 17:40 11:35 10:40

Page 170: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

i

PHỤ LỤC 4a: BẢNG SỐ LIỆU PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở CON ĐỰC

STT Mã số Mùa Tháng SVL

(mm)

Nhiệt độ

(oC) Độ ẩm (%)

Thể tích

tinh hoàn

(mm3)

Log(10)

Thể tích

tinh hoàn

Khối lượng

Thể mở (g)

Log(10) Khối

lượng thể mỡ

Khối lượng

Gan (g)

Log(10) Khối

lượng gan

1 Đực_1 Ít mưa I 102,43 27,6 87,3 412,61 2,62 0,23 -0,64 0,83 -0,08

2 Đực_2 Ít mưa I 90,36 26,1 78,7 325,79 2,51 0,50 -0,30 0,86 -0,07

3 Đực_3 Ít mưa I 80,63 28,6 69,6 425,61 2,63 0,40 -0,40 1,18 0,07

4 Đực_4 Ít mưa I 96,23 19,0 77,8 407,61 2,61 0,50 -0,30 0,81 -0,09

5 Đực_5 Ít mưa I 105,18 30,6 75,2 463,51 2,67 0,24 -0,62 0,67 -0,17

6 Đực_6 Ít mưa II 100,41 30,0 64,3 515,04 2,71 0,50 -0,30 1,40 0,15

7 Đực_7 Ít mưa II 100,34 28,6 62,0 513,48 2,71 0,54 -0,27 1,60 0,20

8 Đực_8 Ít mưa II 105,62 29,1 70,7 565,04 2,75 0,64 -0,19 0,90 -0,05

9 Đực_9 Ít mưa II 100,00 28,5 72,3 515,04 2,71 0,50 -0,30 1,20 0,08

10 Đực_10 Ít mưa II 101,31 29,5 67,5 515,04 2,71 0,42 -0,38 0,90 -0,05

11 Đực_11 Ít mưa II 100,11 30,8 68,2 471,24 2,67 0,55 -0,26 1,30 0,11

12 Đực_12 Ít mưa III 114,54 31,5 55,1 712,78 2,85 0,70 -0,15 1,39 0,14

13 Đực_13 Ít mưa III 104,51 34,1 54,6 653,49 2,82 0,49 -0,31 1,12 0,05

14 Đực_14 Ít mưa III 105,98 33,4 61,8 742,78 2,87 0,57 -0,24 1,32 0,12

15 Đực_15 Ít mưa III 121,15 32,3 56,1 950,49 2,98 0,48 -0,32 0,89 -0,05

16 Đực_16 Ít mưa III 105,19 31,3 58,6 753,49 2,88 0,51 -0,29 1,32 0,12

17 Đực_17 Ít mưa IV 118,32 30,4 59,8 801,80 2,90 0,68 -0,17 1,56 0,19

18 Đực_18 Ít mưa IV 113,62 34,5 61,1 907,80 2,96 0,68 -0,17 0,90 -0,05

19 Đực_19 Ít mưa IV 103,75 31,8 58,5 801,80 2,90 0,35 -0,46 1,45 0,16

20 Đực_20 Ít mưa IV 121,15 33,3 57,1 821,80 2,91 0,37 -0,43 1,49 0,17

21 Đực_21 Ít mưa IV 105,19 31,6 56,2 771,86 2,89 0,34 -0,47 1,39 0,14

22 Đực_22 Khô V 121,15 32,6 60,4 980,08 2,99 0,30 -0,52 1,80 0,26

23 Đực_23 Khô V 106,52 34,7 59,6 796,67 2,90 0,26 -0,59 1,10 0,04

24 Đực_24 Khô V 118,69 36,1 65,5 853,49 2,93 0,19 -0,72 1,58 0,20

Page 171: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

ii

25 Đực_25 Khô V 103,70 36,3 61,6 515,24 2,71 0,27 -0,57 1,20 0,08

26 Đực_26 Khô VI 106,34 35,5 58,9 859,01 2,93 0,19 -0,72 0,89 -0,05

27 Đực_27 Khô VI 101,31 34,8 54,4 717,48 2,86 0,35 -0,46 0,88 -0,06

28 Đực_28 Khô VI 120,89 33,9 61,3 859,01 2,93 0,50 -0,30 1,45 0,16

29 Đực_29 Khô VI 120,90 36,5 56,4 983,08 2,99 0,15 -0,82 0,10 -1,00

30 Đực_30 Khô VI 104,51 34,3 58,6 854,01 2,93 0,19 -0,72 1,33 0,12

31 Đực_31 Khô VII 106,34 35,8 59,1 699,57 2,84 0,25 -0,60 0,99 0,00

32 Đực_32 Khô VII 116,24 33,2 61,3 741,21 2,87 0,42 -0,38 1,12 0,05

33 Đực_33 Khô VII 109,70 37,6 58,1 687,57 2,84 0,18 -0,74 1,28 0,11

34 Đực_34 Khô VII 121,15 35,8 57,9 896,68 2,95 0,31 -0,51 1,31 0,12

35 Đực_35 Khô VII 105,21 35,0 56,2 687,57 2,84 0,29 -0,54 1,29 0,11

36 Đực_36 Khô VII 99,36 35,2 54,7 409,87 2,61 0,55 -0,26 0,90 -0,05

37 Đực_37 Khô VIII 95,83 28,3 66,4 463,51 2,67 0,15 -0,82 0,80 -0,10

38 Đực_38 Khô VIII 106,60 26,6 69,0 640,15 2,81 0,25 -0,60 0,98 -0,01

39 Đực_39 Khô VIII 121,15 27,4 67,9 811,86 2,91 0,27 -0,57 0,51 -0,29

40 Đực_40 Khô VIII 115,65 28,0 67,0 640,15 2,81 0,29 -0,54 0,58 -0,24

41 Đực_41 Khô VIII 88,11 26,5 67,7 461,86 2,66 0,17 -0,77 0,63 -0,20

42 Đực_42 Khô VIII 121,15 25,8 69,4 823,49 2,92 0,19 -0,72 0,45 -0,35

43 Đực_43 Mưa nhiều IX 79,28 28,8 68,1 300,97 2,48 0,15 -0,82 0,91 -0,04

44 Đực_44 Mưa nhiều IX 91,57 26,3 64,8 341,96 2,53 0,14 -0,85 0,61 -0,21

45 Đực_45 Mưa nhiều IX 100,41 27,1 65,3 414,92 2,62 0,17 -0,77 0,34 -0,47

46 Đực_46 Mưa nhiều IX 83,54 28,4 67,1 208,04 2,32 0,34 -0,47 0,32 -0,49

47 Đực_47 Mưa nhiều IX 83,09 31,3 66,9 401,28 2,60 0,32 -0,49 0,74 -0,13

48 Đực_48 Mưa nhiều IX 91,80 30,8 68,3 301,96 2,48 0,21 -0,68 0,52 -0,28

49 Đực_49 Mưa nhiều IX 81,89 26,9 70,8 421,96 2,63 0,31 -0,51 0,51 -0,29

50 Đực_50 Mưa nhiều X 105,83 27,5 68,3 431,65 2,64 0,15 -0,82 0,15 -0,82

51 Đực_51 Mưa nhiều X 90,65 25,7 71,3 235,62 2,37 0,32 -0,49 0,41 -0,39

52 Đực_52 Mưa nhiều X 90,36 26,1 74,7 305,56 2,49 0,15 -0,82 0,11 -0,96

Page 172: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

iii

53 Đực_53 Mưa nhiều X 99,62 28,0 80,3 229,50 2,36 0,11 -0,96 0,21 -0,68

54 Đực_54 Mưa nhiều X 86,16 29,0 75,1 225,20 2,35 0,15 -0,82 0,23 -0,64

55 Đực_55 Mưa nhiều X 102,65 26,3 76,6 517,67 2,71 0,12 -0,92 0,32 -0,49

56 Đực_56 Mưa nhiều X 121,15 26,0 69,1 645,77 2,81 0,15 -0,82 0,32 -0,49

57 Đực_57 Mưa nhiều X 94,18 26,2 68,8 340,67 2,53 0,15 -0,82 0,15 -0,82

58 Đực_58 Mưa nhiều X 100,02 28,9 72,5 598,29 2,78 0,12 -0,92 0,15 -0,82

59 Đực_59 Mưa nhiều X 98,70 29,2 74,2 362,76 2,56 0,15 -0,82 0,15 -0,82

60 Đực_60 Mưa nhiều X 95,34 30,9 79,2 360,53 2,56 0,25 -0,60 0,15 -0,82

61 Đực_61 Mưa nhiều X 109,83 27,2 77,0 547,61 2,74 0,10 -1,00 0,34 -0,47

62 Đực_62 Mưa nhiều X 95,83 28,5 78,6 365,46 2,56 0,10 -1,00 0,12 -0,92

63 Đực_63 Mưa nhiều XI 95,22 27,0 68,9 150,96 2,18 0,10 -1,00 0,19 -0,72

64 Đực_64 Mưa nhiều XI 90,13 28,6 69,2 121,23 2,08 0,10 -1,00 0,23 -0,64

65 Đực_65 Mưa nhiều XI 92,28 29,3 75,6 181,96 2,26 0,19 -0,72 0,22 -0,66

66 Đực_66 Mưa nhiều XI 85,24 28,4 78,0 147,96 2,17 0,10 -1,00 0,49 -0,31

67 Đực_67 Mưa nhiều XII 104,18 27,4 82,2 421,83 2,63 0,29 -0,54 0,45 -0,35

68 Đực_68 Mưa nhiều XII 92,93 26,2 80,2 235,62 2,37 0,10 -1,00 0,87 -0,06

69 Đực_69 Mưa nhiều XII 94,18 27,0 78,2 297,51 2,47 0,21 -0,68 0,53 -0,28

70 Đực_70 Mưa nhiều XII 89,13 28,8 79,1 283,99 2,45 0,25 -0,60 0,34 -0,47

Page 173: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

iv

PHỤ LỤC 4b: BẢNG SỐ LIỆU PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở CON CÁI

STT Mã số Mùa Tháng SVL

(mm)

Nhiệt

độ

(oC)

Độ

ẩm

(%)

Giai

đoạn

trứng

Thể tích

trứng

(mm3)

Số

lượng

trứng

Thể tích

buồng

trứng

(mm3)

Log(10)

Thể tích

buồng

trứng

Khối

lượng

thể mỡ

(g)

Log(10)

Khối

lượng thể

mỡ

Khối

lượng

gan (g)

Log(10)

Khối

lượng

gan

1 Cái_1 Ít mưa I 80,13 28,2 88,2 1 65,45 2 130,90 2,12 1,10 0,04 0,83 -0,08

2 Cái_2 Ít mưa I 108,72 27,4 79,9 2 91,63 7 641,41 2,81 0,50 -0,30 0,86 -0,07

3 Cái_3 Ít mưa I 94,00 29,9 70,6 1 91,63 2 183,26 2,26 1,20 0,08 1,18 0,07

4 Cái_4 Ít mưa I 115,00 20,6 78,6 2 150,80 6 904,78 2,96 1,10 0,04 0,81 -0,09

5 Cái_5 Ít mưa I 100,52 31,1 76,8 1 104,72 2 209,44 2,32 1,30 0,11 0,67 -0,17

6 Cái_6 Ít mưa I 81,61 30,1 71,9 1 78,54 2 157,08 2,20 0,60 -0,22 0,90 -0,05

7 Cái_7 Ít mưa II 110,56 29,0 73,8 3 886,98 5 4.434,88 3,65 0,80 -0,10 1,20 0,08

8 Cái_8 Ít mưa II 92,54 30,8 68,8 1 91,63 2 183,26 2,26 1,10 0,04 0,90 -0,05

9 Cái_9 Ít mưa II 92,62 31,3 69,0 2 50,27 7 351,86 2,55 1,20 0,08 1,30 0,11

10 Cái_10 Ít mưa II 102,32 30,5 65,3 3 551,35 6 3.308,09 3,52 1,10 0,04 1,40 0,15

11 Cái_11 Ít mưa II 109,02 29,2 63,2 3 733,04 7 5.131,26 3,71 0,90 -0,05 1,60 0,20

12 Cái_12 Ít mưa II 100,65 32,0 56,7 2 104,72 6 628,32 2,80 1,20 0,08 1,39 0,14

13 Cái_13 Ít mưa III 117,50 35,8 55,1 5 720,99 4 2.883,98 3,46 0,80 -0,10 1,12 0,05

14 Cái_14 Ít mưa III 102,32 34,0 62,6 2 150,80 5 753,98 2,88 1,10 0,04 1,32 0,12

15 Cái_15 Ít mưa III 94,00 33,5 57,6 2 58,64 7 410,50 2,61 1,30 0,11 0,89 -0,05

16 Cái_16 Ít mưa III 105,32 32,6 59,0 3 402,12 7 2.814,86 3,45 1,10 0,04 1,32 0,12

17 Cái_17 Ít mưa III 114,36 31,4 60,7 3 1130,97 5 5.654,86 3,75 1,20 0,08 1,56 0,19

18 Cái_18 Ít mưa IV 112,73 35,8 62,4 5 1140,40 6 6.842,38 3,84 0,40 -0,40 0,90 -0,05

19 Cái_19 Ít mưa IV 102,32 32,4 59,7 5 569,67 2 1.139,35 3,06 0,70 -0,15 1,45 0,16

20 Cái_20 Ít mưa IV 106,73 34,5 59,0 5 1432,57 4 5.730,26 3,76 0,50 -0,30 1,49 0,17

21 Cái_21 Ít mưa IV 93,37 32,1 57,2 3 402,12 6 2.412,74 3,38 0,60 -0,22 1,39 0,14

22 Cái_22 Ít mưa IV 97,39 33,2 61,6 4 469,14 4 1.876,58 3,27 0,50 -0,30 1,80 0,26

23 Cái_23 Khô V 95,28 35,6 60,1 5 569,67 2 1.139,35 3,06 0,40 -0,40 1,10 0,04

Page 174: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

v

24 Cái_24 Khô V 114,00 37,8 66,2 5 1203,75 6 7.222,52 3,86 0,70 -0,15 1,58 0,20

25 Cái_25 Khô V 99,59 37,9 62,7 3 886,98 3 2.660,93 3,43 0,60 -0,22 1,20 0,08

26 Cái_26 Khô V 94,00 36,3 59,3 4 551,35 6 3.308,09 3,52 0,70 -0,15 1,45 0,16

27 Cái_27 Khô VI 94,00 35,5 55,3 3 402,12 4 1.608,49 3,21 0,60 -0,22 1,49 0,17

28 Cái_28 Khô VI 108,09 34,8 62,1 5 1867,10 2 3.734,20 3,57 0,40 -0,40 1,39 0,14

29 Cái_29 Khô VI 102,32 37,3 57,1 4 950,33 5 4.751,65 3,68 0,70 -0,15 1,80 0,26

30 Cái_30 Khô VI 95,22 35,3 59,1 4 733,04 7 5.131,26 3,71 0,50 -0,30 1,33 0,12

31 Cái_31 Khô VII 102,36 36,6 60,3 2 230,91 6 1.385,44 3,14 0,60 -0,22 0,99 0,00

32 Cái_32 Khô VII 102,35 34,8 62,4 5 720,99 7 5.046,96 3,70 0,50 -0,30 1,12 0,05

33 Cái_33 Khô VII 102,32 38,8 59,5 3 950,33 6 5.701,99 3,76 0,40 -0,40 1,28 0,11

34 Cái_34 Khô VII 116,34 36,7 59,0 5 1432,57 5 7.162,83 3,86 0,70 -0,15 1,31 0,12

35 Cái_35 Khô VII 95,00 35,4 57,5 3 435,63 4 1.742,54 3,24 0,60 -0,22 1,29 0,11

36 Cái_36 Khô VIII 80,00 36,6 55,9 1 50,27 2 100,53 2,00 0,40 -0,40 0,90 -0,05

37 Cái_37 Khô VIII 112,43 29,7 67,3 5 1642,17 4 6.568,69 3,82 0,70 -0,15 0,80 -0,10

38 Cái_38 Khô VIII 94,43 27,9 69,1 1 58,64 2 117,29 2,07 0,50 -0,30 0,98 -0,01

39 Cái_39 Khô VIII 102,32 28,4 68,5 1 150,80 2 301,59 2,48 0,40 -0,40 0,51 -0,29

40 Cái_40 Khô VIII 84,34 28,0 67,0 1 50,27 2 100,53 2,00 0,50 -0,30 0,58 -0,24

41 Cái_41 Mưa nhiều IX 84,90 27,3 68,1 1 41,89 2 83,78 1,92 0,40 -0,40 0,63 -0,20

42 Cái_42 Mưa nhiều IX 106,87 26,6 70,9 1 91,63 2 183,26 2,26 0,50 -0,30 0,45 -0,35

43 Cái_43 Mưa nhiều IX 92,93 29,2 69,9 1 50,27 2 100,53 2,00 0,30 -0,52 0,91 -0,04

44 Cái_44 Mưa nhiều IX 94,02 27,1 65,1 1 91,63 2 183,26 2,26 0,40 -0,40 0,61 -0,21

45 Cái_45 Mưa nhiều IX 96,03 28,4 66,3 1 50,27 2 100,53 2,00 0,50 -0,30 0,34 -0,47

46 Cái_46 Mưa nhiều IX 102,32 29,3 68,5 1 104,72 2 209,44 2,32 0,40 -0,40 0,32 -0,49

47 Cái_47 Mưa nhiều IX 117,91 32,6 67,5 1 169,65 2 339,29 2,53 0,40 -0,40 0,74 -0,13

48 Cái_48 Mưa nhiều IX 102,32 31,2 69,5 1 205,25 2 410,50 2,61 0,50 -0,30 0,52 -0,28

49 Cái_49 Mưa nhiều IX 90,32 27,6 71,9 1 50,27 2 100,53 2,00 0,30 -0,52 0,51 -0,29

50 Cái_50 Mưa nhiều IX 106,29 28,7 69,1 1 150,80 2 301,59 2,48 0,40 -0,40 0,15 -0,82

51 Cái_51 Mưa nhiều X 98,10 26,7 72,9 1 50,27 2 100,53 2,00 0,50 -0,30 0,41 -0,39

Page 175: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

vi

52 Cái_52 Mưa nhiều X 97,40 27,2 75,8 1 91,63 2 183,26 2,26 0,40 -0,40 0,11 -0,96

53 Cái_53 Mưa nhiều X 78,93 28,3 81,4 1 41,89 2 83,78 1,92 0,50 -0,30 0,21 -0,68

54 Cái_54 Mưa nhiều X 92,38 29,4 76,0 1 50,27 2 100,53 2,00 0,30 -0,52 0,23 -0,64

55 Cái_55 Mưa nhiều X 80,63 27,1 77,0 1 50,27 2 100,53 2,00 0,40 -0,40 0,32 -0,49

56 Cái_56 Mưa nhiều X 98,93 26,1 70,2 1 78,54 2 157,08 2,20 0,50 -0,30 0,32 -0,49

57 Cái_57 Mưa nhiều X 105,43 28,0 69,1 1 104,72 2 209,44 2,32 0,40 -0,40 0,15 -0,82

58 Cái_58 Mưa nhiều X 93,31 29,0 73,8 1 58,64 2 117,29 2,07 0,30 -0,52 0,15 -0,82

59 Cái_59 Mưa nhiều X 89,21 30,1 75,6 1 50,27 2 100,53 2,00 0,40 -0,40 0,15 -0,82

60 Cái_60 Mưa nhiều X 98,03 31,8 80,9 1 50,27 2 100,53 2,00 0,50 -0,30 0,15 -0,82

61 Cái_61 Mưa nhiều XI 118,21 28,8 78,4 2 230,91 9 2.078,16 3,32 0,90 -0,05 0,34 -0,47

62 Cái_62 Mưa nhiều XI 98,92 29,6 79,2 1 150,80 2 301,59 2,48 1,10 0,04 0,34 -0,47

63 Cái_63 Mưa nhiều XI 89,03 28,5 69,0 1 50,27 2 100,53 2,00 0,80 -0,10 0,32 -0,49

64 Cái_64 Mưa nhiều XI 109,02 29,9 70,8 1 104,72 2 209,44 2,32 1,20 0,08 0,74 -0,13

65 Cái_65 Mưa nhiều XI 113,13 30,6 76,3 1 131,95 2 263,89 2,42 1,10 0,04 0,52 -0,28

66 Cái_66 Mưa nhiều XII 94,18 30,0 79,4 1 50,27 2 100,53 2,00 0,80 -0,10 0,51 -0,29

67 Cái_67 Mưa nhiều XII 118,36 28,5 83,8 2 150,80 8 1.206,37 3,08 0,90 -0,05 0,45 -0,35

68 Cái_68 Mưa nhiều XII 85,24 27,6 81,7 1 78,54 2 157,08 2,20 0,80 -0,10 0,87 -0,06

69 Cái_69 Mưa nhiều XII 104,16 28,2 79,6 2 91,63 7 641,41 2,81 0,90 -0,05 0,53 -0,28

Page 176: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

i

PHỤ LỤC 5: HÌNH ẢNH NGHIÊN CỨU TẠI THỰC ĐỊA

Thu mẫu tại bụi cây

Thu mẫu tại vườn ngô

Thu mẫu tại rừng lâm nghiệp

Thu mẫu tại bụi cây

Thu mẫu tại ven suối

Thu mẫu tại lùm cây, hốc đá

Page 177: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

ii

Giám sát tại rừng lâm nghiệp

Đánh dấu vị trí giám sát

Tác giả đi thu mẫu

Hỏi dân địa phương

Thu mẫu tại sườn đồi Đánh dấu vị trí giám sát

Page 178: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

iii

PHỤ LỤC 6: HÌNH ẢNH THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI

TRÊN THỰC ĐỊA

Trên hốc đá

Trong khe tường nhà

Trong lùm cây

Trên đá

Trên trảng cỏ

Trên sân vườn

Page 179: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

iv

PHỤ LỤC 7: HÌNH ẢNH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG

Thu mẫu dinh dưỡng tại thực địa Thức ăn thu được qua tia dạ dày

Kính hiển vi soi nổi

Các loại thức ăn

Các loại thức ăn

Các loại thức ăn

Các loại thức ăn

Các loại thức ăn

Page 180: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1207/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình

v

PHỤ LỤC 8: HÌNH ẢNH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN

Mẫu nghiên cứu sinh sản

Thể mỡ

Trứng

Tinh hoàn

Trứng

Tinh hoàn