b giÁo dỤc vÀ ĐÀo t Ạo viỆn hÀn lÂm khoa...

71
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Bùi Thị Thanh Loan NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VÀ KHẢO SÁT TÍNH CHẤT CỦA VẬT LIỆU GRAPHEN OXIT BẰNG PHƢƠNG PHÁP ĐIỆN HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC Hà Nội - 2019

Upload: others

Post on 30-Dec-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

-----------------------------

Bùi Thị Thanh Loan

NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VÀ KHẢO SÁT TÍNH CHẤT

CỦA VẬT LIỆU GRAPHEN OXIT BẰNG PHƢƠNG

PHÁP ĐIỆN HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC

Hà Nội - 2019

Page 2: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

-----------------------------

Bùi Thị Thanh Loan

NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VÀ KHẢO SÁT TÍNH CHẤT

CỦA VẬT LIỆU GRAPHEN OXIT BẰNG PHƢƠNG PHÁP

ĐIỆN HÓA

Chuyên ngành : Hóa học vô cơ

Mã số : 8440113

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC

Hướng dẫn 1: TS. Phan Ngọc Hồng

Hướng dẫn 2: PGS.TS Trần Đại Lâm

Hà Nội - 2019

Page 3: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi và không

trùng lặp với bất kỳ công trình khoa học nào khác. Các kết quả số liệu là trung

thực, một số kết quả trong luận văn là kết quả chung của nhóm nghiên cứu

dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Đại Lâm và TS. Phan Ngọc Hồng –

Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2019

Tác giả luận văn

Bùi Thị Thanh Loan

Page 4: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

iv

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc, sự kính trọng tới PGS.TS Trần Đại

Lâm và TS. Phan Ngọc Hồng – những người thầy đã tận tâm hướng dẫn tôi

nghiên cứu để luận án được hoàn thành, đã động viên khích lệ và tạo mọi điều

kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình hoàn thực hiện luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm phát triển công nghệ

cao – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng các cán bộ nhân

viên trong Trung tâm đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất

cũng như những đóng góp về chuyên môn cho tôi trong quá trình học tập và

nghiên cứu thực hiện và bảo vệ luận văn.

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy, cô giáo trong Viện

Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chỉ bảo và giảng dạy tôi trong

năm học qua cũng như hoàn thiện luận văn này.

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ tình cảm tới những người thân trong gia đình,

bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ, hỗ trợ tôi về mọi mặt.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Học viên

Bùi Thị Thanh Loan

Page 5: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, KÍ HIỆU

CNTs Carbon nanotubes (Ống nano cacbon)

CVD Chemical vapor deposition (Lắng đọng pha hơi hóa học)

DSM Dynamic structural model (Mô hình cấu trúc động)

DMF N,N’- đimetylformamide

EGO Exfoliated graphen oxit (GO bóc tách)

FTIR Fourier transform infrared spectroscopy

(Phổ hồng ngoại biến đổi Fourie)

GO Graphene oxit (Graphen oxit)

GICP Graphite intercalation compounds paper

HR-TEM High-resolution transmission electron microscopy

(Kính hiển vi điện tử quét phân giải cao)

LPE Bóc tách lớp trong pha lỏng

MWCNT Multiwall carbon nanotube (Nano cacbon đa tường)

N2H4.H2O Hydrazin monohydrat

NaBH4 Natri bohidrua

PC Propylen carbonate

PVDF Polyvinylidene fluoride

TBA Tetra-n-butylammonium

rGO Reduced graphene oxide (Graphen oxit khử)

Page 6: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

vi

SEM Scanning electron microscopy (Kính hiển vi điện tử quét)

SWCNT Single carbon nanotube (Nano cacbon đơn tường)

SE Secondary electrons (Điện tử thứ cấp)

XRD X-Ray diffraction (Nhiễu xạ tia X)

Page 7: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Độ dẫn điện của một số vật liệu 7

Bảng 2 Độ dẫn nhiệt của một số vật liệu 8

Bảng 3 So sánh các phương pháp chế tạo graphit thành GO 31

Bảng 4 So sánh tính chất GO được tổng hợp bằng cách sử dụng

tấm graphit và bột graphit

43

Bảng 5 Thành phần hóa học của mẫu được ttổng hợp với

các điều kiện phản ứng khác nhau

44

Page 8: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

viii

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Các liên kết của mỗi nguyên tử cacbon trong mạng

graphen

6

Hình 1.2 Kỹ thuật đo đặc tính cơ 10

Hình 1.3 Sơ đồ chuyển hóa từ graphit thành rGO 11

Hình 1.4 Sơ đồ chuyển hóa từ graphit thành Rgo 12

Hình 1.5 Sơ đồ mô tả cơ chế khử nhiệt cho GO chỉ ra sự phân hủy

của các dạng ôxy qua sự khơi mào phản gốc.

14

Hình 1.6 Sơ đồ biểu diễn phương pháp LPE 15

Hình 1.7 Tổng hợp graphen từ graphit bằng phương pháp LPE sử

dụng các dung môi khác nhau

16

Hình 1.8 Sơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

dụng quá trình hai giai đoạn.

17

Hình 1.9

(a) Giản đồ minh họa bóc lớp điện hóa graphit.

(b) hình ảnh của mảnh graphit trước và sau khi bóc lớp.

(c) graphen bóc lớp nổi trên dung dịch điện phân.

(d) được phân tán những tấm graphen (nồng độ 1 mg/ml)

trong DMF.

(e) sơ đồ minh họa cơ chế của việc bóc lớp điện hóa

graphit thành rGO.

19

Hình 1.10 Phương pháp tách cơ học và màng graphen thu được 20

Hình 1.11 Cơ chế tạo màng graphen bằng phương pháp nung nhiệt

đế SiC

21

Page 9: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

ix

Hình 1.12 Mô hình mô tả quá trình lắng đọng pha hơi hóa học 21

Hình 1.13 Hình ảnh mô tả sự hình thành lớp màng graphen trên bề

mặt đế Ni với nguồn khí cacbon là khí CH4

22

Hình 1.14 Mô hình mô tả quy trình mổ ống nano cacbon 23

Hình 1.15 Cấu trúc hóa học của graphen oxit (GO) 24

Hình 1.16 Các phương pháp tổng hợp GO 28

Hình 1.17 Sơ đồ mô tả quá trình chế tạo GO bằng phương pháp

Hummers

30

Hình 1.18 Cơ chế hình thành GO từ graphit 32

Hình 1.19 Sơ đồ hệ điện ly plasma sử dụng cho chế tạo GO. 33

Hình 2.1 Sơ đồ chùm tia tới và chùm tia nhiễu xạ trên tinh thể 36

Hình 2.2 Độ tù của pic phản xạ gây ra do kích thước hạt 37

Hình 2.3 Quy trình chế tạo GO bằng phương pháp điện hóa 40

Hình 3.1 Sơ đồ minh họa quá trình tổng hợp của EGO bằng quá

trình điện hóa

43

Hình 3.2 Ảnh của nguyên liệu thô và các sản phẩm thu được ở từng

bước.

47

Hình 3.3 Kết quả đo BET của vật liệu GO bằng phương pháp

điện hóa.

49

Hình 3.4 Hình thái học của tấm graphit 50

Hình 3.5 Ảnh FE- SEM về hình thái của vật liệu EGO 51

Page 10: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

x

Hình 3.6 Phổ Raman của vật liệu graphit 52

Hình 3.7 Phổ Raman của GO 53

Hình 3.8 Giản đồ XRD của graphit và graphen oxit 55

Hình 3.9 Phổ hồng ngoại chuyển dịch Fourier của graphen oxit 56

Page 11: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

1

MỤC LỤC

CH NG 1: TỔNG QUAN 5

1.1. VẬT LIỆU GRAPHEN 5

1.1.1. Cấu trúc của vật liệu graphen 5

1.1.2. Một số tính chất của graphen 6

1.1.2.1. Tính chất điện 6

1.1.2.2. Tính chất nhiệt 8

1.1.2.3. Tính chất cơ 10

1.1.2.4. Tính chất quang 10

1.1.2.5. Tính chất hóa học 11

1.1.3. Một số phương pháp chế tạo vật liệu graphen 11

1.1.3.1. Graphen tổng hợp từ graphit oxit 11

1.1.3.2. Graphen tổng hợp bằng phương pháp hóa học ướt 15

1.1.3.3. Bóc lớp cơ học 19

1.1.3.4. Phương pháp epitaxy 20

1.1.3.5. Phương pháp CVD 21

1.1.3.6. Phương pháp tách mở ống nano cacbon 22

1.2. VẬT LIỆU GRAPHEN OXIT 23

1.2.1. Cấu trúc của vật liệu graphen oxit (GO) 23

1.2.2. Một số tính chất của graphen oxit 25

1.2.2.1. Tính dẫn điện 25

1.2.2.2. Tính hấp phụ 25

1.2.2.3. Khả năng phân tán 26

1.2.3. Một số phương pháp chế tạo vật liệu graphen oxit 27

1.2.3.1.Chế tạo graphen oxit sử dụng các chất oxi hóa và các axit mạnh 27

1.2.3.2.Chế tạo graphen oxit bằng phương pháp điện ly plasma 32

CH NG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PH NG PHÁP NGHIÊN CỨU 35

Page 12: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

2

2.1. MỘT SỐ PH NG PHÁP NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT ĐẶC TR NG

VẬT LIỆU 35

2.1.1. Phương pháp hiển vi điện tử quét phân giải cao (FE-SEM) 35

2.1.2. Phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD) [45,46] 35

2.1.3. Phương pháp tán xạ Raman 37

2.1.4. Phương pháp phổ hồng ngoại biến đổi Fourier- FTIR [47] 38

2.2. LỰA CHỌN PH NG PHÁP 38

2.3. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT THỰC NGHIỆM 39

2.3.1. Thiết bị và dụng cụ 39

2.3.2. Hóa chất 40

2.4. QUY TRÌNH CHẾ TẠO GRAPHEN OXIT 40

CH NG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 42

3.1. C CHẾ TỔNG HỢP CỦA GO THEO PH NG PHÁP ĐIỆN HÓA 42

3.2. MỨC ĐỘ KIỂM SOÁT TỔNG HỢP CÁC TẤM GO THEO PH NG

PHÁP ĐIỆN HÓA. 43

3.2.1. Khảo sát ảnh hưởng vật liệu graphit 43

3.2.2. Khảo sát ảnh hưởng dung dịch chất điện hóa 44

3.2.3. Khảo sát diện tích bề mặt riêng của vật liệu graphen oxit 47

3.3. KẾT QUẢ ẢNH CHỤP HIỂN VI ĐIỆN TỬ QUÉT PHÂN GIẢI CAO

(FE – SEM). 48

3.4. KẾT QUẢ PHỔ TÁN XẠ RAMAN 49

3.5. KẾT QUẢ NHIỄU XẠ TIA X (XRD). 51

3.6. KẾT QUẢ PHỔ HỒNG NGOẠI CHUYỂN DỊCH FOURIER (FTIR). 53

CH NG 4: KẾT LUẬN 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

Page 13: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

3

M ĐẦU

Trong những năm gần đây, graphen và vật liệu trên cơ sở graphen là

loại vật liệu nhận được sự quan tâm đặc biệt, kể từ khi lần đầu tiên vật liệu

graphen được giới thiệu về các tính chất điện tử từ năm 2004. Cùng với đó,

vào năm 2010 giải thưởng Nobel vật l về vật liệu này đã được trao cho hai

nhà khoa học Konstantin S.Novoselov và Andre K.Geim thuộc trường đại học

Manchester nước Anh. Lần đầu tiên đã tách được những đơn lớp graphen từ

vệt liệu khối graphit và mô tả tính chất đặc trưng của chúng [1]. Kể từ đó

graphen đã trở thành đối tượng được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên

cứu rộng rãi tính chất điện – điện tử, điện hóa, quang học, cơ học và khả năng

hấp phụ.

Là một tiền thân quan trọng và dẫn xuất của vật liệu graphen, graphen

oxit (GO) đã nhận được sự chú rộng rãi trong những năm gần đây. Graphen

oxit (GO) là dạng oxi hóa của graphen tồn tại các nhóm chức chứa oxi, trong

đó có 4 nhóm chức chủ yếu là hidroxy, epoxy tại trên bề mặt và các nhóm

cacboxyl, cacbonyl tại biên ở mép của các đơn lớp làm cho vật liệu GO có

tính ưa nước và phân tán tốt trong môi trường chất lỏng [2]. Nhờ các gốc

nhóm chức này, vật liệu GO dễ dàng lắp ghép với các cấu trúc v mô, nhưng

GO vẫn giữ nguyên dạng cấu trúc lớp ban đầu của graphit [3-6]. Hơn nữa các

nhóm chức chứa oxi giúp GO dễ dàng hoạt động và tương tác mạnh với các

loại vật liệu khác mang lại vật liệu GO hoàn chỉnh và một loạt ứng dụng công

nghệ. Graphen oxit, thường được sử dụng như một tiền chất để tổng hợp

graphen. Tuy nhiên nhờ có nhiều tính chất độc đáo [7], vật liệu này thường

được sử dụng trong một số l nh vực in ấn thiết bị điện tử, xúc tác, lưu trữ

năng lượng, màng tách sinh học và vật liệu tổng hợp [8].

Hiện nay, các phương pháp tổng hợp vật liệu GO phụ thuộc vào phản

ứng của than chì với các chất oxi hóa hỗn hợp mạnh, chứa đựng nhiều rủi ro

về an toàn cháy nổ, ô nhiễm môi trường và thời gian phản ứng lâu tới hàng

trăm giờ. Trong luận văn này, chúng tôi trình bày một phương pháp có thể mở

rộng, an toàn và thân thiện với môi trường để tổng hợp vật liệu graphen oxit

với hiệu suất cao dựa trên quá trình oxi hóa của tấm graphit. Tấm graphit bị

oxi hóa hoàn toàn trong vài giây, graphen oxit thu được có tính chất đạt được

Page 14: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

4

tương tự như graphen oxit chế tạo bằng các phương pháp hiện tại. Vì vậy,

chúng tôi chọn đề tài:

Trong luận văn này chúng tôi tập trung nghiên cứu các nội dụng sau:

- Chế tạo vật liệu graphen oxit bằng phương pháp điện hóa.

- Khảo sát tính chất đặc trưng của vật liệu chế tạo được bằng các phương

pháp như: nhiễu xạ tia X (XRD), phổ tán xạ Raman, phổ hồng ngoại biến đổi

Fourier - FTIR và kính hiển vi điện tử quét phân giải cao (FE - SEM).

Page 15: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

5

CHƢƠNG T NG QUAN

1.1. VẬT LIỆU GRAPHEN

Cacbon là nguyên tố đóng vai trò quan trọng cho sự sống và là nguyên

tố cơ bản của hàng triệu hợp chất hóa học hữu cơ. Trong một nguyên tử

cacbon, các electron lớp ngoài cùng có thể hình thành nên nhiều kiểu lai hóa

khác nhau. Do đó khi các nguyên tử này liên kết lại với nhau chúng cũng có

khả năng tạo nên nhiều dạng cấu trúc tinh thể như: Cấu trúc tinh thể ba chiều

(3D), hai chiều (2D), một chiều (1D) và không chiều (0D) [9]. Điều này được

thể hiện thông qua sự phong phú về các dạng thù hình của vật liệu cacbon là:

Kim cương, graphit, graphen, ống nano cacbon và fullerens. Trong đó,

graphen được hai nhà khoa học người Anh gốc Nga là Andre Geim và

Konstantin Novoselov khám phá ra vào năm 2004.

Cấu tr c c a vật liệu graphen

Về mặt cấu trúc graphen là một tấm ph ng dày được cấu tạo từ các

nguyên tử cacbon sắp xếp theo cấu trúc lục giác trên cùng một mặt ph ng hay

còn được gọi là cấu trúc hình tổ ong. Do chỉ có 6 electron tạo thành lớp vỏ

của nguyên tử cacbon nên chỉ có bốn electron phân bố ở trạng thái lai hóa AO

- 2s và lai hóa AO - 2p đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết hóa học

giữa các nguyên tử cacbon với nhau. Các trạng thái lai hóa AO - 2s và AO -

2p của nguyên tử cacbon lai hóa với nhau tạo thành ba trạng thái định hướng

trong một mặt ph ng hướng ra ba phương tạo với nhau một góc 1200. Mỗi

trạng thái lai hóa AO - sp của nguyên tử cacbon này xen phủ với một trạng

thái lai hóa AO - sp của nguyên tử cacbon khác hình thành một liên kết cộng

hóa trị dạng sigma (σ) bền vững. Chính các liên kết sigma này quy định cấu

trúc mạng tinh thể graphen dưới dạng cấu trúc hình tổ ong và l giải tại sao

graphen rất bền vững về mặt hóa học và trơ về mặt hóa học. Ngoài các liên

kết sigma (σ), giữa hai nguyên tử cacbon lân cận còn tồn tại một liên kết pi

(π) khác kém bền vững hơn được hình thành do sự xen phủ của các AO - pz

không bị lai hóa với các AO - s. Do liên kết π này yếu và có định hướng

không gian vuông góc với các AO - sp nên các electron tham gia liên kết này

rất linh động và quy định tính chất điện và quang của graphen. Chiều dài liên

kết C – C trong cấu trúc graphen khoảng 0,142 nm.

Page 16: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

6

H nh 1 1: á i n t m i nguy n t on trong m ng gr ph n [9].

Một số t nh chất c a graphen

1 1 2 1 T nh h t i n

Graphen có độ linh động điện tử rất cao, graphen có độ linh động điện

tử vào khoảng 15.000 cm2/V.s ở nhiệt độ phòng. Trong khí đó Silic vào

khoảng 1400 cm2/V.s, ống nano cacbon khoảng 10.000 cm

2/V.s, bán dẫn hữu

cơ (polymer, oligomer) vào khoảng 10 cm2/V.s.

Điện trở suất của graphen khoảng 10-6 Ω.cm, thấp hơn điện trở suất của

bạc (Ag), là vật chất có điện trở suất thấp nhất ở nhiệt độ phòng [10]. Vì vậy

graphen được biết đến như là vật liệu có điện trở suất thấp nhất trong các loại

vật liệu ở nhiệt độ phòng như thể hiện trong bảng 1. Điều này mở ra tiềm

năng ứng dụng to lớn của graphen trong sản xuất các linh kiện điện tử tốc độ

cao.

Bảng 1: Độ dẫn i n một số vật i u [11].

Vật liệu Độ dẫn điện (S m-1

)

Bạc 6.30×107

Đồng 5.96×107

Page 17: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

7

Vàng 4.10×107

Nhôm 3.5×107

Canxi 2.98×107

Vonfram 1.79×107

Kẽm 1.69×107

Niken 1.43×107

Liti 1.08×107

Iron 1.00×107

Platin 9.43×106

Tin 9.17×106

Thép 1.43×107

Titan 2.38×106

Mangan 2.07×106

Thép không gỉ 1.45×106

Nichrome 9.09×105

GaAs 5×10−8

đến 103

Cacbon vô định hình 1.25 đến 2×103

Kim cương 10−13

Germanium 2.17

Nước biển 4.8

Page 18: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

8

Nước cương 5×10−4

đến 5×10−2

Silicon 1.56×10−3

Gỗ 10−4

đến 10-3

Nước khử ion 5.5×10−6

Glass 10−11

đến 10−15

Hard rubber 10-14

Air 3×10-15

đến 8×10-15

Teflon 10-25

đến 10-23

1 1 2 2 T nh h t nhi t

Độ dẫn nhiệt của vật liệu graphen được đo ở nhiệt độ phòng vào

khoảng 5000 W/mK [12] cao hơn các dạng cấu trúc khác của cacbon là ống

nano cacbon, than chì và kim cương như thể hiện trong bảng 2. Graphen dẫn

nhiệt theo các hướng trong cùng mặt ph ng là như nhau. Khi mà các thiết bị

điện tử ngày càng được thu nhỏ và mật độ mạch tích hợp ngày càng tăng thì

yêu cầu tản nhiệt cho các linh kiện càng quan trọng. Với khả năng dẫn nhiệt

tốt, graphen hứa h n sẽ là một vật liệu tiềm năng cho các ứng dụng đặc biệt

trong các linh kiện điện tử công suất.

Bảng 2: Độ dẫn nhi t một số vật i u [13]

Vật liệu Độ dẫn nhiệt (W/mK)

Kim cương 1000

Bạc 406.0

Đồng 385.0

Vàng 314

Page 19: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

9

Đồng thau 109.0

Nhôm 205.0

Sắt 79.5

Thép 50.2

Chì 34.7

Thủy ngân 8.3

Đá băng 1.6

Thủy tinh 0.8

Bê tông 0.8

Nước ở 200C 0.6

Amiăng 0.08

Sợi thủy tinh 0.04

Gạch chịu nhiệt 0.15

Gạch thô 0.6

Tấm xốp gỗ 0.04

Gỗ rỉ 0.04

Bông khoáng 0.04

Nhựa PE 0.033

Nhựa PU 0.02

Gỗ 0.12-0.04

Page 20: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

10

Không khí ở 00C 0.024

Silica aerogel 0.003

1 1 2 3 T nh h t ơ

Để xác định độ bền của vật liệu graphen các nhà khoa học đã sử dụng

một kỹ thuật đó là kính hiển vi lực nguyên tử cụ thể người ta sử dụng một đầu

típ có đường kính khoảng 2nm bằng kim cương làm lõm một tấm graphen

đơn lớp. Kết quả đo và tính toán cho thấy vật liệu graphen có Young’s

modulus khoảng 1.100 GPa, có độ bền kéo 125 Gpa, là vật liệu rất cứng (hơn

kim cương và cứng hơn thép 300 lần. Trong khi đó tỉ trọng của graphen tương

đối nhỏ 0,77 mg/m2 [12].

Hình 1.2: Kỹ thuật o ặ t nh ơ [14]

1 1 2 4 T nh h t qu ng

Graphen đơn hầu như trong suốt, nó hấp thụ chỉ 2,3% cường độ ánh

sáng và hầu như độc lập với bước sóng trong vùng quang học. Vì thế màng

Page 21: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

11

mỏng trong suốt, dẫn điện cao làm bằng vật liệu graphen đang được tích cực

nghiên cứu và thử nghiệm [15].

1 1 2 5 T nh h t hó họ

Tương tự như bề mặt graphit, bề mặt graphen có thể hấp thụ và giải hấp

thụ các nguyên tử và phân tử và nhóm chức khác nhau (ví dụ NO2, NH3, K và

OH). Các chất hấp thụ liên kết yếu thể hiện vai trò như các chất cho và nhận

và làm thay đổi nồng độ các hạt tải vì thế graphen có tính dẫn điện cao. Điều

này có thể được khai thác cho các ứng dụng làm cảm biến hóa học.

Một số phƣơng pháp ch t o vật liệu graphen

Cho đến nay đã có nhiều phương pháp vật l , hóa học được sử dụng

để chế tạo vật liệu graphen. Dưới đây là một số phương pháp:

1 1 3 1 Gr ph n tổng hợp từ gr phit oxit

Graphen có thể thu được từ graphen oxit thông qua phản ứng khử.

Dưới đây là sơ đồ chuyển hóa graphit thành rGO ở hình 1.3.

Hình 1.3: Sơ ồ huyển hó từ gr phit thành rGO [16]

Vi sóng

Page 22: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

12

Quá trình khử các nhóm chức có chứa oxy trên bề mặt GO sẽ chuyển

các lai hóa C – sp3 thành lai hóa C – sp

2. Sản phẩm của phản ứng khử này

được gọi bằng một loạt các tên gọi khác nhau như: Graphen oxit bị khử,

graphen oxit bị khử về mặt hóa học hay rGO.

Các phương pháp khử GO về rGO đã được nghiên cứu rộng rãi trong

thập kỷ qua. Quá trình khử hóa học GO đã được thực hiện với các tác nhân

khử như: hydrazin monohydrat (N2H4.H2O), natri bohidrua (NaBH4),

dimethyl hydrazin, axit hydriodic (HI), khí hidro ở nhiệt độ cao, ancol,…

[17]. Mỗi tác nhân khử có hoạt tính với một nhóm chức nhất định và hiệu quả

khử của các tác nhân là khác nhau. Ví dụ đối với tác nhân khử là Na - NH3

khử trong 30 phút thu được rGO có tỷ lệ nguyên tử C:O khoảng 16,61:1,

trong khi đó với tác nhân khử là hydrazin có hoạt tính khử mạnh với nhóm

epoxy và cacboxylic trong điều kiện khử 80 - 1000C, tỉ lệ nguyên tử C:O

khoảng 10,3:1. Cơ chế khử của hydrazin được minh họa ở hình 1.4 [18] .

Hình 1.4: Sơ ồ huyển hó từ gr phit thành rGO [19].

Theo hình 1.4 cho thấy hydrazin dễ dàng phản ứng với các nhóm chức

epoxy trên bề mặt của GO hình thành nên hydrazin alcohol, các nhóm này

không bền sẽ chuyển hóa nhanh thành aminoaziridine, sau đó các nhóm

aminoaziridine này được loại bỏ ở nhiệt độ khoảng 80 - 1000C để hình thành

Page 23: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

13

nên liên kết đôi, nhằm khôi phục lại mạng lưới của rGO tại vị trí đó.

Tác nhân khử là NaBH4 cho thấy hiệu quả hơn so với hydrazin, nó hiệu

quả cao với nhóm C=O, hiệu quả thấp với nhóm epoxy và cacboxylic, nhiệt

độ khử khoảng 800C, tỉ lệ nguyên tử C:O khoảng 13,4:1 cao hơn so với

hydrazin C:O khoảng 6,2:1 [19]. Axit HI được sử dụng như một chất khử

mạnh trong môi trường axit [17], ion I- có hoạt tính mạnh với nhóm epoxy và

hydroxyl trên GO, đây là hai nhóm chức chiếm tỷ lệ lớn trong GO, sử dụng

khoảng 55% axit HI khử GO về rGO sẽ cho hiệu quả cao, phân tích phổ XPS

cho tỉ lệ nguyên tử C:O khoảng 12,0:1. Tuy nhiên, các phương pháp khử hóa

học trên cho thấy một số nhược điểm như: tạo ra chất thải độc hại và có hại

cho môi trường (hơi hydrazin là chất rất độc). Do đó, việc tìm ra các chất khử

hiệu quả cao và thân thiện môi trường là cần thiết để thay thế các phương

pháp khử GO truyền thống. Gần đây tác nhân khử thân thiện môi trường,

ch ng hạn như vitamin C, bột nhôm, khử đường, axit amin, Na2CO3... đã

được nghiên cứu sử dụng để khử GO về rGO [16]. 1 3 2 S h nhi t

Khử hóa học là phương pháp phổ biến nhất để khử GO, thay vì sử dụng

một chất khử hóa học để loại các nhóm chức chứa oxi từ bề mặt GO thì sự

khử nhiệt sử dụng nhiệt để khử graphit oxit hoặc GO trong lò nung (môi

trường chân không cao hoặc trong môi trường khí trơ về mặt hóa học như: Ar,

H2, N2,…). Bên cạnh quá trình khử còn có quá trình bóc lớp, quá trình bóc lớp

xảy ra là do các khí CO, CO2, hơi H2O và các phân tử hidro nhỏ được tạo ra

bằng cách nung nóng graphit oxit, GO ở nhiệt độ cao, tạo ra áp lực rất lớn

trong các lớp xếp chồng lên nhau (40 MPa tại nhiệt độ 3000C, 130 MPa khi

nhiệt độ đạt 10000C) khi áp suất đủ lớn sẽ tách các lớp GO ra xa [19]. Đánh

giá của hằng số Hamaker dự đoán rằng áp suất chỉ 2,5 MPa là cần thiết để

tách hai tấm GO xếp chồng lên nhau [19]. Ngoài ra, CO cũng đóng vai trò là

các tác nhân khử đi các nhóm chức trên bề mặt GO [20].

Một vài lớp rGO đã thu được bằng việc khử nhiệt GO trong môi trường

khí nitơ trong khoảng nhiệt độ từ 200-10000C [21]. rGO được tổng hợp ở

8000C có chất lượng cao hơn so với ở nhiệt độ khác, rGO này có diện tích bề

mặt riêng lớn (560,6 m2/g) và cấu trúc nano-xốp. Loại bỏ oxi trong quá trình

khử GO cũng phụ thuộc vào môi trường khí sử dụng (chân không, Ar, N2

Page 24: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

14

hoặc H2), tốc độ gia nhiệt và động học như đã trình bày trong tài liệu [21]. Cơ

chế của quá trình khử nhiệt được chỉ ra ở hình 1.5.

Hình 1.5: Sơ ồ mô tả ơ h h nhi t ho GO hỉ r s phân h y

á d ng oxi qu s hơi mào phản gố với: (I) s h nh thành á gố thông

Page 25: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

15

qu á phản ứng ốt háy (h nh thành á gố hydroxy, hydro, và

hydrop roxy, (II) S n truyền thông qu phản ứng h r oxy hoặ t n

ông vào á nhóm hydroxy ũng như mở á vòng poxy, (III) h m dứt vào

á gố nzy /ph ny với sản phẩm O/ O2 [20].

1 1 3 2 Gr ph n tổng hợp ằng phương pháp hó họ ướt

1 1 3 2 1 Bó tá h ớp trong ph ỏng

Bóc tách lớp trong pha lỏng (LPE) thường liên quan đến sự phân tán

của graphit trong một dung môi. Qui trình này dựa trên quá trình sonvat hóa,

ngh a là tạo ra sự ổn định enthalpy của những mảng graphen phân tán bởi sự

hấp phụ dung môi [22]. Sơ đồ biểu diễn phương pháp LPE cho ở hình 1.6.

Hình 1.6: Sơ ồ iểu diễn phương pháp LPE [22]

Phương pháp này được thể hiện qua ba giai đoạn: phân tán graphit

trong dung môi, bóc tách các lớp graphit thành graphen và cuối cùng là làm

sạch sản phẩm graphen. Việc bóc tách các lớp graphit thành công đòi hỏi phải

phá vỡ được lực liên kết Vander Waals giữa các lớp liền kề trong graphit. Một

Page 26: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

16

trong những phương pháp hiệu quả nhất và đơn giản để phá vỡ lực liên kết

Vander Waals là cho graphit vào một môi trường lỏng. Trong môi trường

lỏng thì diện tích bề mặt của các phân tử graphit sẽ giảm đi điều này dẫn đến

sự suy giảm của lực phân tán và dẫn đến sự yếu và dễ dàng phá vỡ của lực

liên kết Vander Waals. Năng lượng bề mặt của graphen đã được ước tính là

46,7 mJ/m2.

Vì vậy, các dung môi với sức căng bề mặt trong khoảng 40mJ/m2,

ch ng hạn như N- methylpyrolidone (40 mJ/m2), N,N

’- đimetylformamide

(DMF) (37,1mJ/m2) là các dung môi tốt nhất cho bóc tách các lớp graphit

[22]. Trong công bố của nhóm tác giả Paolo Samorı [22] bằng việc sử dụng

các dung môi hữu cơ từ dẫn xuất của benzen, toluen, nitrobenzen và pyridine

với nồng độ khác nhau khoảng 0,05 - 0,1 mg/ml để bóc tách thành công

graphen từ graphit (hình 1.7). Kết quả thu được rất khả quan, tuy nhiên hiệu

suất lại rất thấp (1 - 2%), hiệu suất cao nhất (2%) khi tác giả sử dụng dung

môi pentafluorobenzonitrile với nồng độ 0,1 mg/ml.

Hình 1.7: Tổng hợp gr ph n từ gr phit ằng phương pháp LPE s dụng á

dung môi khác nhau [22].

1 1 3 2 2 Bó ớp i n hó gr phit

Phương pháp điện hóa là phương pháp sử dụng một chất điện phân lỏng

Page 27: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

17

dẫn điện và dòng điện một chiều để làm dãn nở cấu trúc graphit. Có hai loại

bóc lớp điện hóa đó là:

+ Đi n phân s dụng dung môi hông hứ nướ

Trong công trình Wang và cộng sự [23] vài lớp graphen đã được phân

lập thành công qua việc đan xen điện hóa ion liti (Li) trong một chất điện

phân propylen carbonate (PC) bằng cách áp dụng một điện thế âm cao khoảng

(-15V) kết hợp siêu âm kéo dài trong dung môi DMF. Kết quả, hơn 70% các

tấm graphen thu được có độ dày ít hơn năm lớp. Tuy nhiên, hơn 80% graphen

lại có kích thước nhỏ hơn 2 mm do thời gian siêu âm dài. Để cải tiến chất

lượng graphen tác giả Zhong đã sử dụng một quá trình tổng hợp hai giai đoạn.

Đó là: giai đoạn 1 giãn nở các lớp graphit ban đầu bằng dung môi propylen

carbonat chứa LiClO4, giai đoạn thứ 2 là bóc tách các lớp graphit trong chất

điện phân tetra-n-butylammonium (TBA) với điện thế là 5V đã được áp dụng

cho cả hai giai đoạn (hình 1.8). Cuối cùng là siêu âm nh (khoảng 15 phút)

thực hiện để được các lớp graphen [25].

Page 28: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

18

4

4

Hình 1.8: Sơ ồ và h nh ảnh s giãn nở i n gr phit s dụng

quá tr nh h i gi i o n [24].

+ Đi n phân s dụng dung môi hứ nướ :

Trong phương pháp này, các điện cực than chì thường hoạt động như

một cực dương, nước cung cấp không chỉ như là một dung môi mà còn có thể

tạo thành liên kết C-O ở phía rìa ngoài graphit ở giai đoạn ban đầu. Sau đó,

các anion âm được xen vào và bắt đầu việc giãn nở và bóc lớp. Một điện áp

dương tương đối cao (10V) đã được sử dụng cho các điện cực graphit trong

axit sunfuric loãng, sự bóc lớp của graphit được thực hiện bằng sự giải phóng

mạnh mẽ các khí thông qua việc khử điện hóa của các ion sunfat [22]. Trong

quá trình thí nghiệm, một dây bạch kim được sử dụng như một điện cực đối,

graphit được sử dụng như một điện cực làm việc, và dung dịch H2SO4 được

sử dụng như một dung dịch điện phân. Các cơ chế cho quá trình bóc lớp điện

hóa graphit được thể hiện như sau: (a) quá trình điện phân nước tại điện cực

tạo ra hydroxyl và gốc oxi tự do, (b) các gốc tự do ôxy hóa cạnh hoặc trong

các ranh giới của than chì, (c) quá trình oxy hóa ở mép và ranh giới dẫn đến

sự khử phân cực và sự mở rộng của các lớp graphit, tạo điều kiện cho các

anion sunfat theo cùng với nước đan xen vào bên trong các lớp graphit, (d) sự

khử các anion sunfat xen vào giữa các lớp trong graphit và sự tự oxy hóa

nước tạo ra các loại khí như SO2 và O2, chúng tác dụng một lực lớn trên lớp

graphit do đó làm yếu liên kết giữa các lớp graphit với nhau được thể hiện

trên hình 1.9.

Page 29: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

19

Hình 1.9: ( ) Giản ồ minh họ ó ớp i n hó gr phit, ( ) h nh ảnh

mảnh gr phit trướ và s u hi ó ớp, ( ) gr ph n ó ớp nổi tr n dung

dị h i n phân, (d) ượ phân tán những t m gr ph n (nồng ộ 1 mg/m )

trong DMF và ( ) sơ ồ minh họ ơ h vi ó ớp i n hó gr phit

thành rGO [22].

1.1 3 3 Bó ớp ơ họ

Bóc lớp cơ học, là kỹ thuật đầu tiên được sử dụng để tổng hợp graphen.

Phương pháp này sử dụng các lực cơ học tác động từ bên ngoài để tách vật

liệu graphit dạng khối ban đầu thành các lớp graphen. Với sự tương tác của

các liên kết Vander Waals giữa các lớp tương đối yếu, lực cần thiết để tách

lớp graphit là khoảng 300 nN/µm2 [25] đây là lực khá yếu và dễ dàng đạt

được bằng cách cọ xát một mẫu graphit trên bề mặt của đế SiO2 hoặc Si, hoặc

dùng băng keo dính.

Page 30: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

20

Năm 2004, Geim và Novoselov tìm ra cách chế tạo graphen thông qua

dán những mảnh vụn graphit trên một miếng băng keo, gập dính nó lại, rồi

kéo giật ra, tách miếng graphit làm đôi. Họ cứ làm như vậy nhiều lần cho đến

khi miếng graphit trở nên thật mỏng, sau đó dán miếng băng keo lên silicon

xốp và ma sát nó, khi đó có vài mảnh graphit dính trên miếng silicon xốp, và

những mảnh đó có thể có bề dày là 1 nguyên tử, chính là GP (hình 1.10).

Hình 1.10. Phương pháp tá h ơ họ và màng gr ph n thu ượ [1].

1 1 3 4 Phương pháp epitaxy

Phương pháp epitaxy thường được tiến hành với đế silic cacbua (SiC)

thực hiện ở nhiệt độ 13000C trong môi trường chân không cao hoặc ở 1650

0C

trong môi trường khí Argon, do sự thăng hoa của Si xảy ra ở 11500C trong

môi trường chân không và ở 15000C trong môi trường khí Argon. Khi được

nâng nhiệt đến nhiệt độ đủ cao các nguyên tử Si sẽ thăng hoa, các nguyên tử

cacbon còn lại trên bề mặt sẽ được sắp xếp và liên kết lại trong quá trình

graphit hóa ở nhiệt độ cao, nếu việc kiểm soát quá trình thăng hoa của Si phù

hợp thì sẽ hình thành nên màng graphen rất mỏng phủ toàn bộ bề mặt của đế

SiC (hình 1.11).

.

Page 31: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

21

Hình 1.11: ơ h t o màng gr ph n ằng phương pháp nung nhi t Si

[26].

1 1 3 5 Phương pháp D

Hình 1.12. Mô hình mô tả quá tr nh ắng ọng ph hơi hó họ [10]

Page 32: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

22

Phương pháp CVD dùng lò nhiệt độ cao giống như phương pháp tổng

hợp ống than nano. Niken (Ni), platin (Pt), coban (Co), đồng (Cu) là các chất

nền (substrate) phổ biến, các chất nền được đun nóng ở nhiệt độ khoảng

10000C và nguồn cacbon (thông dụng nhất là khí metan (CH4)) được thổi qua

chất nền, graphen sẽ được hình thành trên bề mặt chất nền [25].

Hình 1.13 H nh ảnh mô tả s h nh thành ớp màng gr ph n tr n ề mặt

Ni với nguồn h on à h H4 [25].

Sau đó đế được khử đi để lộ ra mảng graphen tự do. Trong phương

pháp CVD thì chất nền được sử dụng nhiều nhất là Cu có chất lượng tốt hơn

rất nhiều so với các lớp màng graphene tổng hợp trên đế Ni. Các màng

graphene đơn lớp chất lượng cao với diện tích lớp màng lên tới 30 inch có

thể tổng hợp được trên đế Cu. Việc tổng hợp lớp màng graphen đơn lớp

không phụ thuộc vào thời gian mọc, tốc độ nâng và hạ nhiệt. Mặt khác nếu

xét về khía cạnh kinh tế thì kim loại Cu dễ kiếm và rẻ hơn so với Ni. Trong

nước có nhóm tác giả Nguyễn Văn Chúc - Viện Khoa học Vật liệu - Viện

Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổng hợp graphen bằng phương

pháp CVD, các màng graphen với chiều dày 4 nm đã được tổng hợp trên lá

Cu [27]. Độ dày của màng graphen và chiều rộng của dải graphen được kiểm

soát chính xác bằng cách điều chỉnh nhiệt độ ủ, thời gian tiếp xúc của các

chất khí và lựa chọn các chất nền lắng đọng.

1 1 3 6 Phương pháp tá h mở ống n no on

Phương pháp này được thực hiện bằng cách mở ống nano cacbon đơn

vách (SWCNT) theo hướng dọc tạo thành băng nano graphen. Cho ống nano

Page 33: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

23

cacbon tiếp xúc với môi trường “plasma etchant” mở trên dọc thân ống nano

cacbon tạo thành nanoribbons graphen hay các băng graphen. Phương pháp

này có một số ưu điểm như độ tinh khiết của graphen rất cao do không lẫn

bất kỳ dư lượng dung môi hay chất nào khác. Nguồn ống nano cacbon nhiều

và tương đối rẻ, quy trình thực hiện nhanh và tạo ra một lượng sản phẩm các

băng nano graphen lớn trên một lần thực hiện [28]. Ngoài ra việc mở ống

nano cacbon còn có thể thực hiện theo phương pháp khác do Novoselov đề

xuất là oxi hóa ống nano cacbon bởi KMnO4 trong môi trường H2SO4. Cơ

chế này là quá trình oxi hóa anken bởi manganate trong axit.

Hình 1.14: Mô h nh mô tả quá tr nh mở ống n no cacbon [29]

1.2. VẬT LIỆU GRAPHEN OXIT

Cấu tr c c a vật liệu graphen o it (GO)

Các cấu trúc hóa học chính xác của GO vẫn còn chưa rõ ràng. Bản chất

của các nhóm chức oxy và cách gắn kết trên mạng lưới cacbon là rất quan

trọng để có được một cấu trúc GO chính xác [31]. Cấu trúc của GO phụ thuộc

nhiều vào phương pháp tổng hợp và được thực hiện bởi nhiều nhà nghiên cứu

khác nhau.

Page 34: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

24

Hình 1.15: u trú hó họ gr phit oxit (GO)[20].

Graphen oxit (GO) có chứa các nhóm chức có chứa oxi, trong đó có 4

nhóm chức chủ yếu là: hydroxyl (OH), epoxy (-O-) đính ở trên bề mặt, và

nhóm cacboxyl (-COOH), cacbonyl (-CO-) đính ở mép của các đơn lớp. Nhờ

có các nhóm chức chứa oxi trên đã làm tăng lên khả năng phản ứng của GO

và đồng thời làm tăng khoảng cách giữa các lớp GO và tăng tính ưa nước của

GO. Cấu trúc và tính chất của GO phụ thuộc vào phương pháp tổng hợp cụ

thể và mức độ oxy hóa. Nó vẫn giữ cấu trúc lớp của graphen, nhưng các lớp

bị vênh và khoảng cách giữa các lớp lớn hơn khoảng hai lần khoảng 0,7nm so

với graphen [31,32]. Các vòng thơm, các nối đôi, các nhóm epoxy được cho

là nằm trên mạng lưới cacbon gần như ph ng, trong khi cacbon nối với nhóm

–OH hơi lệch so với cấu trúc tứ diện dẫn đến cấu trúc lớp hơi cong. Các

nhóm chức được cho là nằm cả trên lẫn dưới các lớp GO. Vì mỗi lớp đều

chứa các nhóm chức có oxi mang điện tính âm, do đó có lực đẩy xuất hiện

giữa các lớp, đồng thời làm cho GO thể hiện tính ưa nước và trương được

trong nước. Hơn nữa, việc tạo liên kết hydro giữa các lớp graphit oxit thông

qua các nhóm hydroxyl, epoxy và nước khiến các khoảng cách giữa các tấm

GO được nới rộng đáng kể hơn so với graphit (0,65 - 0,75 nm so với 0,34

Page 35: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

25

nm, được xác định thông qua giản đồ XRD) [30]. Điện tích bề mặt GO trong

nước mang điện tích âm và GO là chất ưa nước [33].

Một số t nh chất c a graphen o it

1 2 2 1 T nh dẫn i n

Độ dẫn điện của graphen oxit thường được mô tả như một chất cách

điện, do sự hình thành của các nhóm chức có chứa oxi mà một phần liên kết

sp2 trong mạng tinh thể đã bị suy thoái và trở thành liên kết sp

3, và chính

các điện tích âm của các nhóm chức này đã làm xuất hiện lực đẩy t nh điện

làm cho tính dẫn điện của graphen oxit giảm dần theo quá trình oxi hóa làm

giảm đáng kể số lượng liên kết π cũng như các điện tử tự do trên bề mặt của

nó.

1 2 2 2 T nh h p phụ

Hấp phụ là quá trình chất thải/chất độc (chất cần thải loại) bị giữ lại bởi

các vật liệu nano (chất hấp phụ) thông qua các tương tác hóa l . Gần đây, GO

thu hút được sự quan tâm đáng kể trong các ứng dụng về hấp phụ do có diện

tích bề mặt riêng lớn, chứa các nhóm chức trên bề tạo điều kiện thuận lợi cho

các quá trình hấp phụ hay phản ứng trên bề mặt. Với ưu thế diện tích bề mặt

riêng lớn và trơ về mặt hóa học, GO được xét đến như một vật liệu thay thế

tốt cho than hoạt tính hay các vật liệu hấp phụ truyền thống trong việc loại bỏ

các ion kim loại khỏi môi trường nước. Cơ chế hấp phụ của vật liệu hấp phụ

phụ thuộc vào tính chất và cấu trúc của chúng (cấu tạo phân tử, momen lưỡng

cực, sự hiện diện của các nhóm chức trên bề mặt). Sự có mặt hay vắng mặt

của các nhóm chức như: NH2, OH, COOH trong chất hấp phụ cũng sẽ xác

định cơ chế và hiệu quả của quá trình hấp phụ. Các cơ chế hấp phụ trên vật

liệu cơ sở GO chủ yếu đó là: lực hút t nh điện, hiệu ứng kỵ nước, tương tác π-

π, liên kết hydro, liên kết cộng hóa trị [34]. Trong khi đó, GO có tính axit rất

cao do đó nó có thể dễ dàng hấp phụ các phân tử bazơ và các cation. Sự hiện

diện của các nhóm chức hoạt động như cacbonyl, epoxy, hydroxyl trên bề mặt

của GO cho phép nó tương tác với rất nhiều các phân tử trải dài trên bề mặt

biến tính. Hơn nữa, những nhóm hoạt động này của GO cũng có thể liên kết

với các ion kim loại nặng có mặt trong dung dịch thông qua phức bề mặt, do

đó nó cũng có thể sử dụng để tách các ion từ dung dịch.

Page 36: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

26

Khả năng hấp phụ các ion kim loại nặng như: As, Fe, Cu, Co, Cd...

cũng được Rajasekhar Balasubramanian [34] đề cập đến nhiều. Chang và

cộng sự đã tổng hợp thành công graphen bằng phương pháp điện hóa và ứng

dụng vật liệu này hấp phụ Fe(II) và Co(II) trong dung dịch nước. Kết quả đã

xác định được dung lượng hấp phụ cực đại 299,3 mg/g và 370 mg/g tương

ứng cho Fe(II) và Co(II). Wu và cộng sự [35] đã thử nghiệm khả năng hấp

phụ của GO để loại bỏ Cu(II) từ dung dịch nước. Các điều kiện tối ưu cho loại

bỏ Cu(II) bởi GO: pH 5,3, nồng độ Cu(II) 1 mg/ml và thời gian tiếp xúc cân

bằng là 150 phút. Dung lượng hấp phụ cực đại Cu(II) là 117,5 mg/g. Cơ chế

hấp phụ được đề xuất đã được hỗ trợ bởi thực tế là pH dung dịch cân bằng

thấp hơn pH dung dịch ban đầu, điều này chủ yếu là do sự giải phóng các

proton từ các nhóm -COOH và -OH của GO. Thí nghiệm sử dụng HCl là chất

giải hấp đã chứng minh rằng hơn 74% Cu(II) hấp phụ có thể được giải hấp ở

pH < 1. Sitko và cộng sự [36] đã nghiên cứu sự hấp phụ các ion Cu (II),

Zn(II), Cd(II) và Pb(II) trên GO. Ái lực hấp phụ được phát hiện theo thứ tự

Pb(II) > Cd(II) > Zn(II) > Cu(II) trong hệ đơn kim loại, nhưng theo thứ tự

Pb(II) > Cu(II) > Cd(II) > Zn(II) trong các hệ hai kim loại. Quá trình hấp phụ

là hấp phụ hóa học liên quan mạnh mẽ tới sự tạo phức bề mặt của các ion kim

loại với các nhóm chứa oxy trên bề mặt của GO.

Qua các nghiên cứu trên cho thấy GO với những tính chất đặt biệt vượt

trội với diện tích bề mặt riêng cao, tính ổn định hóa học tốt, cộng với tương

tác π-π mạnh của vòng thơm hứa h n cho hiệu quả hấp phụ tốt đối với các

chất nhuộm màu, các ion kim loại nặng.

1 2 2 3 Khả năng phân tán

Vì GO giàu oxi nên vật liệu này dễ phân tán trong dung môi chứa nước

tạo thành dung dịch keo ổn định. Một trong những lợi thế của graphen oxit là

khả năng phân tán dễ dàng trong nước và các dung môi hữu cơ khác, cũng

như trong các môi trường khác nhau, do sự hiện diện của các nhóm chức giàu

oxi. Đây vẫn là một tính chất rất quan trọng khi trộn vật liệu với polymer khi

cố gắng cải thiện tính chất điện và cơ học của chúng.

Mặt khác vì sự hình thành của các nhóm chức có chứa oxi mà một

phần liên kết sp2 trong mạng tinh thể đã bị suy thoái và trở thành liên kết sp

3,

Page 37: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

27

và chính các điện tích âm của các nhóm chức này đã làm xuất hiện lực đẩy

t nh điện làm cho GO dễ dàng phân tán vào trong các dung môi phân cực,

nhất là trong dung môi nước để tạo nên các đơn lớp graphen oxit.

GO mang nhiều nhóm chức phong phú do vậy hình thành từ các liên

kết hydro hay sự tương tác điện tử với các hợp chất hữu cơ có chứa oxi và

nitơ. Các nhóm chức chứa oxy phân cực của GO làm cho vật liệu này có xu

hướng ưa nước. GO phân tán tốt trong nước khi cấu trúc chứa nhóm chức

hidroxyl và cacbonyl [37]. Sự hiện diện của các nhóm chức hoạt động như

cacbonyl, hydroxyl trên bề mặt của GO cho phép nó tương tác với rất nhiều

các phân tử trải dài trên bề mặt biến tính.

Một số phƣơng pháp ch t o vật liệu graphen o it

Graphen oxit là sản phẩm của quá trình trình oxy hóa graphit. Nghiên

cứu đầu tiên về graphit oxit được thực hiện cách đây hơn 150 năm [33], cho

thấy có thể sản xuất vật liệu này trên cơ sở graphit với giá thành tương đối

thấp.Vào năm 2004, khi xuất hiện graphen theo quan điểm hóa học thì dường

như không có nhiều sự phân biệt giữa hai khái niệm này, tuy nhiên, hiểu

chính xác hơn thì graphen oxit chính là một đơn lớp của graphit oxit (cũng

tương tự như graphen là đơn lớp của graphit). Graphen oxit với tính chất cơ

bản giống như graphen nên đã được nhiều nhóm nghiên cứu về tính chất của

vật liệu này.

1 2 3 1 h t o gr ph n oxit s dụng á h t oxi hó và á xit m nh

GO được tổng hợp bằng ba phương pháp chính đó là Brodie (1859) [33],

Staudenmaier (1899) [38] và Hummers và Offeman (1958) [39].

Page 38: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

28

Hình 1.16: á phương pháp tổng hợp GO

1 2 3 1 1 Phương pháp Brodi

Trong phương pháp Brodie GO thu được bằng cách sử dụng kết hợp cả

NaClO3 và HNO3 để oxi hóa graphit. Với phương pháp Brodie bằng cách sử

dụng phương pháp phân tích nguyên tố, phân tử của sản phẩm cuối có công

thức C11H4O5 [37,40]. Sản phẩm này có tính axít nh và có khả năng phân tán

trong môi trường kiềm, song lại có kích thước nhỏ, hạn chế độ dày và cấu

trúc không hoàn hảo. Mặt khác phương pháp này rất nguy hiểm vì NaClO3 là

chất dễ gây kích nổ và sản phẩm khí ClO2 được tạo thành có nguy cơ cháy nổ

cao.

1 2 3 1 2 Phương pháp St ud nm i r

Trong phương pháp Staudenmaier đã có sự thay đổi so với phương

pháp Brodie GO thu được bằng cách sử dụng kết hợp KClO3, NaClO3 trong

H2SO4 và HNO3 để tăng mức độ oxi hóa của GO. Tuy nhiên phương pháp này

lại gặp phải các nhược điểm là tốn thời gian và nguy hiểm vì KClO3 là chất dễ

gây kích nổ và sản phẩm khí ClO2 được tạo thành có nguy cơ cháy nổ cao như

phương pháp Brodie. Mặt khác, quy trình tổng hợp đòi hỏi điều kiện chế tạo

phải kiểm soát nghiêm ngặt và xử lý chất thải sau khi chế tạo phức tạp.

Page 39: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

29

Phương pháp tổng hợp trên phụ thuộc vào phản ứng của graphit với các chất

oxy hóa hỗn hợp mạnh, chịu rủi ro nổ, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và

thời gian phản ứng kéo dài tới hàng trăm giờ.

1 2 3 1 3 Phương pháp Humm s

Phương pháp Hummes được phát triển từ những năm 1958. Phương

pháp Hummers sử dụng hỗn hợp H2SO4, NaNO3 và KMnO4 giúp cho sản

phẩm GO có mức độ oxy hóa cao hơn các sản phẩm được tổng hợp bằng các

phương pháp trước đó [2]. Mặc dù KMnO4 là một chất oxy hóa được sử dụng,

nhưng thực tế thì tác nhân Mn2O7 mới là tác nhân chính tham gia quá

trình oxy hóa graphit thành GO theo phản ứng sau:

KMnO4 + 3H2SO4 → K+ + MnO3

+ + H3O

+ + 3HSO4-

MnO3

+ + MnO4

- → Mn2O7

Mn2O7 là chất oxy hóa hoạt động, tuy nhiên Mn2O7 bị kích nổ khi đun

nóng đến nhiệt độ trên 550C hoặc khi tiếp xúc với hợp chất hữu cơ. Do đó,

việc kiểm soát nhiệt độ trong phản ứng là rất quan trọng, đặc biệt là ở quy mô

công nghiệp.

Trong ba phương pháp trên thì phương pháp Hummers là phương pháp

phổ biến hơn cả. Trong những năm qua, phương pháp Hummers đã được cải

tiến nhiều nhằm loại bỏ việc sử dụng NaNO3 do đó ngăn ngừa tạo ra khí độc

hại trong quá trình tổng hợp, các phương pháp này được gọi là phương pháp

Hummers cải tiến (Modified Hummers).

Page 40: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

30

Hình 1.17: Sơ ồ mô tả quá tr nh h t o GO ằng phương pháp

Hummers [2].

Cơ chế hình thành GO đã được xác định bởi ba bước riêng biệt độc lập

đưa ra ở hình 1.18.

Bước 1: Graphit tiếp xúc với axit H2SO4 thì axit này đan xen vào các

lớp của graphit hình thành nên hợp chất trung gian thứ nhất (gọi là GIC).

Bước 2: GIC tác dụng với chất oxi hóa KMnO4 tạo thành hợp chất

trung gian thứ 2 (gọi là PGO).

Bước 3: PGO tác dụng với H2O tạo thành GO.

Ở hình 1.18 cho thấy sự hình thành của hai sản phẩm trung gian (GIC và

PGO) cùng với sản phẩm GO. Các đường màu đen liền đại diện cho lớp

graphen, đường màu đen chấm đại diện cho lớp duy nhất của GO, đường màu

xanh rộng đại diện cho H2SO4/HSO4- xen kẽ, đường màu tím rộng đại diện

Page 41: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

31

cho lớp hỗn hợp H2SO4/HSO4- xen kẽ với dạng thu gọn của tác nhân oxi hóa.

Các sản phẩm oxy hóa với tỉ lệ nguyên tử C:O trong khoảng từ 2,1: 2,9.

GO chứa các nhóm chức có chứa oxi, trong đó có 4 nhóm chức chủ yếu là:

hydroxyl (OH), epoxy (-O-) đính ở trên bề mặt, cacboxyl (-COOH), cacbonyl

(-CO-) đính ở mép của các đơn lớp, nhưng GO vẫn giữ nguyên dạng cấu trúc

lớp ban đầu của graphit. Phụ thuộc vào phương pháp tiến hành oxi hóa mà tỉ

lệ cũng như số lượng nhóm chức có khác nhau, ví dụ graphit oxit được tổng

hợp bằng phương pháp Hummers có nhiều nhóm epoxy hơn nhóm hydroxyl.

H nh 1 18: ơ h h nh thành GO từ gr phit[20]

Page 42: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

32

Tách lớp graphit oxit bởi kỹ thuật vi sóng hoặc kỹ thuật siêu âm trong

các dung môi thích hợp thì thu được GO.

u điểm của chế tạo GO theo cách trên là có thể tạo ra số lượng lớn vật

liệu, kích thước GO chế tạo được lớn và có thể điều chỉnh được qua kích

thước vật liệu graphit ban đầu, chất oxi hóa, khả năng điền kẽ của phân tử

nước vào giữa các lớp nguyên tử. Hạn chế của phương pháp là tốn thời gian,

sử dụng các chất oxi hóa và axit mạnh nên nguy hiểm, đòi hỏi điều kiện chế

tạo phải kiểm soát nghiêm ngặt, và xử l chất thải sau khi chế tạo phức tạp.

Bảng 3: So sánh á phương pháp h t o gr phit thành GO

Brodie Staudenmaier Hummers Hummers cải tiến

Năm 1859 1898 1958 1999 2004

Chất oxi

hóa

NaClO3,

HNO3

KClO3,

NaClO3,

H2SO4

H2SO4,

NaNO3 và

KMnO4

P2O5,

K2S2O8,

H2SO4,

KMnO4

H2SO4,

NaNO3,

KMnO4

Tỉ lệ

C: O

2.16 [41]

2.28 [42]

1.85 [42] 2.25 [39]

2.17 [42]

1.3 [44] 1.8 [43]

Thời gian

phản ứng

3– 4 ngày

[41]

1–2 ngày [38]

10 ngày [42]

9 – 10 giờ

[42]

8 giờ

[44]

5 ngày

[43]

Khoảng

cách các

lớp (Å)

5.95 [42] 6.23 [42] 6.67 [42] 6.9 [44] 8.3 [43]

1 2 3 2 h t o gr ph n oxit ằng phương pháp i n y p sm

Về cơ bản, phương pháp điện ly plasma sử dụng một dung dịch điện

ly (dung dịch điện ly bao gồm KOH (15%, 200 ml) và (NH4)2SO4 (5%, 40ml)

có pH khoảng 14) và nguồn điện một chiều thế phân cực 60V dùng để thay

Page 43: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

33

đổi cấu trúc trên bề mặt graphit (dạng thanh, tấm, hoặc dây) được sử dụng

như các điện cực trong phản ứng điện hóa. Sơ đồ của một bình điện ly plasma

gồm hai điện cực thông thường được trình bày trong hình 1.19. Thế trên được

phân cực cho hai điện cực của một hệ điện phân, ở đó thanh graphen đường

kính 6 mm, chiều dài 100 mm được vót nhọn ở đầu đóng vai trò là catot. Một

lưới thép không rỉ (dài 120 mm, rộng 60 mm) được sử dụng làm anot cho quá

trình điện hóa plasma bóc tách graphite thành graphit oxit. Tại thời điểm ban

đầu đầu mũi catot được đặt cách bề mặt của dung dịch điện ly khoảng 1 mm,

trong khi thanh lưới thép không rỉ đóng vai trò anot được đặt ngập sâu trong

dung dịch điện ly. Cả hai điện cực được nối với nguồn điện một chiều bên

ngoài, với điện áp được tăng dần đến 60V. Do diện tích bề mặt tiếp xúc của

catot trong chất điện ly nhỏ hơn nhiều so với anot (khoảng 14 lần), nên một

điện trường lớn được tạo ra ở bề mặt tiếp xúc catot với dung dịch chất điện ly

đồng thời khí hydro thoát ra từ quá trình điện phân nước xung quang bề mặt

mũi catot, kèm với xuất hiện sự phóng điện bao quanh mũi catot tiếp xúc với

chất điện ly. Khí hidro được giải phóng ra xen kẽ vào lớp graphit bóc tách

thành những hạt graphit oxit song song với quá trình bóc tách trên cực dương

và phân tán vào dung dịch chất điện ly tại điện thế 60V.

Kết quả xuất hiện xung điện plasma ở khu vực tiếp giáp với đầu mũi

nhọn của graphit đóng vai trò catot và dung dịch điện ly. Nhiệt độ của dung

dịch điện ly trong cốc thủy tinh được duy trì trong khoảng 70-800C. Để nâng

cao hiệu suất của việc bóc tách graphit thành graphit oxit và tính đồng nhất

của phản ứng, một máy khuấy từ được đặt ở phía dưới bình điện ly với tốc độ

250 vòng/phút. Để quá trình điện phân được diễn ra ổn định và liên tục trong

suốt quá trình phóng điện plasma, một bình chứa liên tục bổ sung thêm dung

dịch điện ly với tốc độ 1 ml/phút. Sau khi plasma xuất hiện và ổn định, vị trí

của mũi catot được hạ xuống dần để duy trì một dòng điện xung quanh

khoảng 1,7- 2A. Thời gian xử l là 30 phút.

Page 44: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

34

Hình 1.19 : Sơ ồ h i n y p sm s dụng ho h t o GO

Kết thúc quá trình điện phân, dung dịch điện ly được để nguội đến nhiệt

độ phòng. Vật liệu tồn tại trong dung dịch điện ly được lọc chân không qua

màng lọc PVDF (kích thước trung bình lỗ: 0,2mm), sau đó được rửa sạch

bằng nước cất 2 lần và sấy khô ở 1000C trong tủ sấy chân không trong 24 giờ.

Vật liệu GO chế tạo theo phương pháp bóc tách điện ly (crumped graphite

oxide) được lưu trữ trong tủ chống ẩm với độ ẩm 45%, nhiệt độ 250C cho đến

khi cần sử dụng.

Page 45: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

35

CHƢƠNG NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. MỘT SỐ PH NG PHÁP NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT ĐẶC TR NG

VẬT LIỆU

Phƣơng pháp hi n vi điện t qu t ph n giải cao (FE-SEM)

Kính hiển vi điện tử quét phân giải cao (FE-SEM) là một loại kính hiển

vi điện tử, nó tạo ra hình ảnh của mẫu bằng cách quét qua mẫu một dòng điện

tử. Các điện tử tương tác với các nguyên tử trong mẫu, tạo ra những tín hiệu

khác nhau chứa đựng những thông tin về hình thái cũng như thành phần của

mẫu. Dòng điện tử thường được quét trong máy raster và vị trí của dòng điện

tử kết hợp với các tín hiệu tạo ra hình ảnh. FE-SEM có thể đạt đến độ phân

giải 1 nm.

Các loại tín hiệu sinh ra do dòng điện tử quét là điện tử thứ cấp

(secondary electrons (SE)), điện tử tán xạ ngược (back-scattered electrons

(BSE), tia X đặc trưng (characteristic X ray) v.v... Detector điện tử thứ cấp là

phổ biến cho tất cả các loại máy FE-SEM. Rất ít máy có detetor dùng cho tất

cả các tín hiệu. Trong đa số các trường hợp, tín hiệu từ điện tử thứ cấp

(secondary electron image) hay FE-SEM cho hình ảnh với độ phân giải cao và

bộc lộ ra những chi tiết trên bề mặt có thể lên đến 1 nm. Do dòng điện tử h p,

ảnh FE-SEM có độ sâu của trường (depth of field) lớn tạo ra bề mặt ba chiều

rõ ràng rất hữu ích cho việc nghiên cứu bề mặt vật liệu. Điện tử tán xạ ngược

(BSE) là dòng điện tử phản xạ từ mẫu bởi tán xạ đàn hồi. BSE thường dùng

để phân tích FE-SEM cùng với phổ từ tia X đặc trưng bởi vì cường độ tín

hiệu của tín hiệu BSE phụ thuộc vào phân tử khối (Z) của mẫu. Ảnh BSE

cung cấp thông tin về sự phân bố các nguyên tố khác nhau trong mẫu.

Thực nghiệm Trong luận án này, ảnh hiển vi điện tử FE-SEM được đo bằng

máy Hitachi S-4800.

Phƣơng pháp nhiễu tia X (XRD) [45,46]

Cơ sở của phương pháp nhiễu xạ tia X là dựa vào hiện tượng nhiễu xạ

của chùm tia X trên mạng lưới tinh thể. Khi bức xạ tia X tương tác với vật

chất sẽ tạo hiệu ứng tán xạ đàn hồi với các điện tử của các nguyên tử trong vật

liệu có cấu trúc tinh thể, sẽ dẫn đến hiện tượng nhiễu xạ tia X.

Page 46: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

36

Theo l thuyết cấu tạo tinh thể, mạng tinh thể được xây dựng từ các

nguyên tử hay ion phân bố đều đặn trong không gian theo một trật tự nhất

định. Khi chùm tia X tới bề mặt tinh thể và đi sâu vào bên trong mạng lưới

tinh thể thì mạng lưới này đóng vai trò như một cách tử nhiễu xạ đặc biệt. Các

nguyên tử hoặc ion bị kích thích bởi chùm tia X sẽ thành các tâm phát ra các

tia phản xạ. Mặt khác, các nguyên tử hoặc ion này được phân bố trên các mặt

ph ng song song.

H nh 2 1: Sơ ồ hùm ti tới và hùm ti nhiễu x tr n tinh thể

Đây là phương trình cơ bản để nghiên cứu cấu trúc tinh thể. Căn cứ vào

cực đại nhiễu xạ trên giản đồ (giá trị 2θ) có thể suy ra d theo công thức trên.

So sánh giá trị d tìm được với giá trị d chuẩn sẽ xác định được cấu trúc mạng

tinh thể chất cần nghiên cứu.

Kích thước hạt tinh thể có thể tính theo phương trình Scherrer như sau:

dnm = 0,9.λ/[β1.Cosθ]

Page 47: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

37

Trong đó độ dài bước sóng của bức xạ Cu Kα, λ=1,5406 Å, β1 là độ bán rộng

vạch nhiễu xạ, θ là góc Bragg.

H nh 2 2: Độ tù pi phản x gây r do h thướ h t

Thực nghiệm Trong luận án này, ảnh của phương pháp đo XRD được ghi

trên máy Equinox 5000.

Phƣơng pháp tán Raman

Để nghiên cứu các mode dao động trong các mẫu graphen oxit chế tạo

được, chúng tôi đo phổ tán xạ Micro - Raman.

Thiết bị dùng nguồn sáng là Laser He - Ne, với cấu hình tán xạ ngược.

Như vậy, mẫu được kích thích bằng ánh sáng có bước sóng 514,5 nm của

laser Ar. Mật độ công suất kích thích thấp được sử dụng để tránh ảnh hưởng

của hiệu ứng nhiệt. Hệ đo được lắp thêm camera và màn hình để quan sát vị

trí xẩy ra tán xạ không đàn hồi ánh sáng kích thích trên một diện tích rất h p

cỡ micro mét vuông hoặc nhỏ hơn ở trên bề mặt của mẫu. Các mẫu đo được

đặt trên bàn dịch chuyển ba chiều với bước dịch chuyển nhỏ nhất là 0,5 mm.

Ngoài ra, hệ đo còn được nối với kính hiển vi cho phép ghi phổ với độ phân

giải không gian tốt hơn. Máy tính điện tử kết nối trong hệ đo với chương trình

cài đặt sẵn, cho ta kết quả cuối cùng đã xử lí. Phổ được hiển thị trên màn hình

dưới dạng sự phụ thuộc cường độ dao động vào số sóng của các vạch dao

động.

Thực nghiệm Trong luận án này, phổ Raman được đo trên máy LabRam HR

Evolution, bước sóng Laser 532nm.

Page 48: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

38

o

4 Phƣơng pháp ph h ng ngo i i n đ i Fourier- FTIR [47]

Trong FTIR, ta có thể đo sự hấp thụ ánh sáng hồng ngoại như là một

hàm của số sóng. Phân tử hấp thụ năng lượng ∆E = h.λ từ nguồn hồng ngoại

tại mỗi dịch chuyển dao động. Cường độ hấp thụ hồng ngoại được xác định từ

định luật Lambert-Beer:

I = I.e-ε d Trong ó: I và Io lần lượt là cường độ của

chùm ánh sáng tới và chùm ánh sáng truyền

qua, ε là hệ số hấp thụ phân tử, còn c và d

lần lượt là nồng độ của mẫu và bề rộng của

cuvet.

Phổ hồng ngoại là đường cong biểu diễn sự phụ thuộc cường độ hấp

thụ bức xạ hồng ngoại của một chất vào số sóng hoặc bước sóng. Trên phổ

hồng ngoại, trục ngang biểu diễn bước sóng (tính theo μm) hoặc số sóng (tính

theo cm-1), trục th ng đứng biểu diễn cường độ hấp thụ.

Sự dao động của các nguyên tử trong phân tử tạo ra phổ dao động.

Trong phân tử có hai dạng dao động: dao động hóa trị (hay dao động kéo

căng, stretching) và dao động biến dạng (bending).

2.2. LỰA CHỌN PH NG PHÁP

Phương pháp đầu tiên của Brodie năm 1859, Brodie và Staudenmaier

phát triển sau đó và Hummers là ba phương pháp chính để tổng hợp graphen

oxit, tất cả phụ thuộc vào các phản ứng đồng nhất của than chì với các chất

oxi hóa hỗn hợp mạnh mẽ. Cả hai phương pháp Brodie và Staudenmaier sử

dụng tác nhân oxi hóa NaClO3 và axit nitric HNO3 để tăng mức độ oxi hóa

của GO. Tuy nhiên phương pháp này rất nguy hiểm vì NaClO3 là chất dễ gây

kích nổ và sản phẩm khí ClO2 được tạo thành có nguy cơ cháy nổ cao cũng

như tạo ra các loại khí nguy hiểm (ví dụ NOx và ClO2) và gây ung thư. Các

phương pháp Hummers được sử dụng phổ biến nhất sử dụng một lượng lớn

tập trung H 2SO4 và KMnO4 để đảm bảo đủ quá trình oxi hóa. Mn2O7 là chất

oxi hóa hoạt động, tuy nhiên Mn2O7 bị kích nổ khi đun nóng đến nhiệt độ trên

550C hoặc khi tiếp xúc với hợp chất hữu cơ. Chắc chắn, tất cả ba phương

pháp này đều gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và tạp chất ion kim loại

Page 49: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

39

trên tấm GO. Ví dụ, trong phương pháp Hummers, cần khảng 1000 lần nước

được sử dụng để loại bỏ quá nhiều H2SO4 và KMnO4 sau phản ứng oxi hóa ,

tạo ra một lượng lớn nước thải có chứa axit hỗn hợp và các ion kim loại và

Mn2+

thường được phát hiện trên các tờ GO. Hơn nữa, chúng đều tốn thời

gian, cần vài đến hàng trăm giờ để oxi hóa. Mặc dù thời gian oxi hóa có thể

giảm xuống còn khoảng 1 giờ bằng cách sử dụng chất oxy hóa mạnh

K2FeO4 và H2SO4 đậm đặc, nhiều hỗn hợp oxi hóa hơn được sử dụng, dẫn

đến ô nhiễm nhiều hơn.

Gần đây, các quá trình điện hóa (EC) đã được phát triển và sử dụng

rộng rãi để tổng hợp các tấm graphen vì tính thân thiện với môi trường, hiệu

quả cao và chi phí tương đối thấp. Nó đã được chỉ ra rằng GO có thể được

tổng hợp trong vòng vài giây bởi EC. Nhằm khắc phục những hạn chế của các

phương pháp chế tạo GO trước đó như là tốn thời gian, sử dụng các chất oxi

hóa và axit mạnh nên nguy hiểm, đòi hỏi điều kiện chế tạo phải kiểm soát

nghiêm ngặt, và xử l chất thải sau khi chế tạo phức tạp. Ở đây, chúng tôi

trình bày một phương pháp có thể mở rộng, an toàn, cực nhanh và thân thiện

với môi trường để tổng hợp GO sạch bằng cách oxi hóa điện phân nước của

than chì. Nó được xen kẽ của graphit hiệu quả ức chế phản ứng tiến hóa oxi,

điện phân anốt của nước ở điện áp cao để cho phép quá trình oxi hóa cực

nhanh của graphen trong vòng vài giây, nhanh hơn 100 lần so với các phương

pháp hiện tại. GO thu được cho thấy thành phần hóa học, cấu trúc và tính chất

tương tự đối với những kết quả đạt được bằng phương pháp Hummers truyền

thống. Hơn nữa, phương pháp này cho phép sản xuất liên tục và dễ dàng kiểm

soát mức độ oxi hóa, số lượng lớp và kích thước bên của tấm GO.

2.3. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT THỰC NGHIỆM

Thi t ị và d ng c

- Nguồn điện 70 V.

- Điện cực Pt

- Tủ sấy

- Máy lọc hút chân không

- Bình định mức, pipet, cốc thủy tinh, giấy lọc , hộp đựng mẫu.....

Page 50: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

40

Hóa chất

- Tấm graphit ban đầu (FGP) làm nguyên liệu thô, có độ bền kéo

khoảng 4 đến 5 MPa. Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng tấm graphit với

kích thước 4×10 cm2.

- Dung dịch H2SO4 ( nồng độ H2SO4 98%, H2SO4 50%)

- Nước cất hai lần, cồn, ...

2.4. QUY TRÌNH CHẾ TẠO GRAPHEN OXIT

Quá trình tổng hợp GO chứa hai quá trình điện hóa (EC) tuần tự ở nhiệt

độ phòng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng nguồn điện 5-10V của

phương pháp điện hóa thông thường. Thế trên được phân cực cho hai điện cực

của một hệ điện hóa, tấm graphit đóng vai trò là catot, dây bạch kim (Pt)

được sử dụng làm anot trong quá trình xen kẽ và quá trình oxy hóa bóc tách

graphit thành graphen oxit. Dung dịch điện ly là H2SO4 (98%, 250ml) và

H2SO4 (50%, 200ml).

Hình 2.3: Quy tr nh h t o GO ằng phương pháp i n hó

Gi i o n I: Điện cực dương, điện cực âm của nguồn điện một chiều được kết

nối lần lượt với tấm graphit (catot) và điện cực Pt (có diện tích 10.25 mm2).

Nhúng hai điện cực vào 250 ml dung dịch H2SO4 98% chịu sự điện hóa của

Page 51: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

41

nguồn điện 1,6V trong thời gian 20 phút. Sau đó, tấm graphit được nhấc ra

khỏi dung dịch thu được tấm graphit trương nở do sự xen kẽ của các ion

HSO4 giữa các lớp graphit. Ta gọi vật liệu giai đoạn này là GICP.

Gi i o n II: GICP ở giai đoạn I được sử dụng làm catot cho phản ứng EC

trong dung dịch H2SO4(50%). Vật liệu GICP nhúng trong pha loãng

H2SO4 (50%) với nguồn điện 5V bị oxi hóa nhanh chóng thành graphit

oxit trong vòng vài giây.

Kết thúc quá trình điện hóa, vật liệu tồn tại trong dung dịch điện hóa

được lọc chân không qua màng lọc PVDF (kích thước trung bình lỗ: 0,2mm),

sau đó được rửa sạch bằng nước cất 2- 3 lần và sấy khô ở 1000C trong tủ sấy

chân không trong 24 giờ. Vật liệu GO chế tạo theo phương pháp này được

chúng tôi kí hiệu là EGO.

Page 52: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

42

CHƢƠNG KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. C CHẾ TỔNG HỢP CỦA GO THEO PH NG PHÁP ĐIỆN HÓA

Cơ chế hình thành GO bằng phương pháp điện hóa đã được xác

định bởi ba bước riêng biệt độc lập đưa ra ở hình 3.1

Hình 3.1: Sơ ồ minh họ quá tr nh tổng hợp EGO ằng quá

tr nh i n hó [48]

Bước 1: Tấm graphit tiếp xúc và chịu sự điện hóa với axit H2SO4 98%

thì axit này đan xen vào các lớp của graphit hình thành nên hợp chất trung

gian thứ nhất (gọi là GICP).

Bước 2: GICP chịu sự điện hóa của axit H2SO4 50% tạo thành hợp chất

graphit oxit.

Bước 3: Graphit oxit tác dụng với H2O tạo thành GO.

Về cơ bản, phương pháp điện hóa sử dụng một dung dịch điện ly và

nguồn điện một chiều dùng để thay đổi cấu trúc trên bề mặt graphit được sử

Page 53: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

43

dụng như các điện cực trong phản ứng điện hóa. Nguyên tắc của việc chế tạo

GO bằng phương pháp điện hóa liên quan đến các quá trình điền xen kẽ các

anion HSO-4 vào khoảng trống giữa các lớp graphit và làm dãn khoảng cách

giữa các lớp để làm yếu lực Vander Wall. Sau đó dùng điện thế để tách các

lớp ra thành các tấm GO mỏng.

Các sản phẩm oxy hóa với tỉ lệ C:O trong khoảng từ 2,1 đến 2,9. GO

chứa các nhóm chức có chứa oxi, trong đó có 4 nhóm chức chủ yếu là:

hydroxyl (OH), epoxy (-O-) đính ở trên bề mặt, cacboxyl (-COOH), cacbonyl

(-CO-) đính ở mép của các đơn lớp, nhưng GO vẫn giữ nguyên dạng cấu trúc

lớp ban đầu của graphit. u điểm của chế tạo GO theo cách trên là có thể tạo

ra số lượng lớn vật liệu GO trong thời gian ngắn.

3.2. MỨC ĐỘ KIỂM SOÁT TỔNG HỢP CÁC TẤM GO THEO PH NG

PHÁP ĐIỆN HÓA.

Khảo sát ảnh hƣởng vật liệu graphit

Qúa trình tổng hợp GO chứa hai quá trình điện hóa tuần tự ở nhiệt độ

phòng với tấm graphit (FGP) làm nguyên liệu thô. FGP với tính chất độc đáo

như: độ bền kéo cao ( 4 đến 5 MPa), độ dẫn điện và độ linh hoạt tốt và khả

năng chịu đựng tốt hơn khi mở rộng thể tích, thường có độ dày từ micromet

đến mm, chiều rộng lên đến mét và chiều dài lên đến kilomet. Ở đề tài này

chúng tôi sử dụng FGP dày 0,5 mm, rộng 40 mm làm nguyên liệu thô. Bột

graphit không thể sử dụng trực tiếp trong phương pháp của chúng tôi vì kích

thuơcs rất nhỏ và phải được chế tạo thành điện cực v mô để đảm bảo cung

cấp điện áp. Các thanh graphit cũng không phù hợp với phương pháp vì

chúng dễ dàng bị vỡ thành các mảnh nhỏ ngay cả khi xen kẽ thời gian ngắn và

không thể được sử dụng để tiếp tục quá trình oxi hóa.

Page 54: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

44

Bảng 4: So sánh t nh h t GO ượ tổng hợp ằng á h s dụng t m gr phit

và ột gr phit

Nguyên liệu thô

Chất điện hóa Thành phần

GO

H2SO4 (ml) C/O

Bột graphit (0,5g) Kích thước hạt trung

bình 150mm

25

2.07

Tấm graphit

(0,5g)

Dày 0,5 mm, diện tích

2×2 mm2

25

2.84

Khảo sát ảnh hƣởng dung dịch chất điện hóa

Đầu tiên, FGP chịu sự điện hóa trong dung dịch H2SO4 98% trong

khoảng thời gian 20 phút, tấm FGP thay đổi màu sắc từ xám sang xanh, trong

đó cung cấp bằng chứng rõ ràng cho giai đoạn I xen kẽ của graphit. Không có

khuyết tật hoặc các nhóm chức năng chứa oxi hóa trong GICP thu được. Hơn

nữa, GICP vẫn linh hoạt với FGP sức căng bề mặt giảm đáng kể do sự xen kẽ

của axit sunfuric.

Để hiển thị sự thay đổi cấu trúc và thành phần của GICP rõ ràng trong

quá trình EC thứ hai, chúng tôi đã cố định một lát GICP trong chất điện hóa

H2SO4 50% mà không cần di chuyển. Trong quá trình EC, một khi graphit bị

oxy hóa, nó trở nên cách điện và do đó phản ứng oxi hóa EC của nó dừng lại

ngay lập tức mặc dù nó vẫn được giữ trong chất điện phân. Chỉ sau một vài

giây, bề mặt GICP thay đổi từ màu xanh sang màu vàng, bằng chứng của quá

trình oxy hóa của graphit. Với việc kéo dài thời gian phản ứng, các vùng màu

vàng nhanh chóng mở rộng và toàn bộ bề mặt trở nên màu vàng sau khoảng

60 giây. Sau đó, màu sắc trở nên tối hơn và tối hơn với quá trình oxy hóa của

phần bên trong, và không có thay đổi màu nào sau 3 phút. Kết quả này cho

thấy quá trình oxi hóa EC của tấm graphit kết thúc trong vòng vài giây.

Một đặc điểm rất quan trọng khác của phương pháp của chúng tôi là

mức oxi hóa của oxit graphit thu được có thể dễ dàng điều chỉnh bằng cách

Page 55: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

45

đơn giản thay đổi nồng độ H2SO4 trong chất điện hóa. Độ oxy hóa cao GO

chỉ đạt được khi nồng độ H2SO4 nằm trong khoảng từ 40% trọng lượng đến

60% trọng lượng, và mức độ oxy hóa cao nhất với tỷ lệ nguyên tử C/O 1,5–

1,8 đạt được ở H2SO4 nồng độ 50%. Dưới và trên phạm vi nồng độ này, chỉ

thu được một phần sản phẩm bị oxy hóa (C/O> 2). Những kết quả này cho

thấy rằng nước trong chất điện hóa đóng một vai trò quan trọng trong tổng

hợp EC của graphit oxit.

Bảng 5: Thành phần hó họ mẫu ượ tổng hợp với á iều i n phản

ứng há nh u

Điều i n phản ứng Thành phần hó họ

dương CM H2SO4 C=C C-O C=O O-C=O C/O

GICP < 40 % 76.78 % 19.29% 3.04 % 0.89 % 5.7

GICP 50 % 44.75 % 42.94% 11.14 % 1.17 % 1.7

FGP <40 % 78.06 % 15.39% 0.47 % 6.08 % 7.8

FGP 50 % 94.22 % 5.43 % <0.01% 0.34 % 11.5

Tổng lượng nước được sử dụng để làm sạch GO theo phương pháp

điện hóa thấp hơn đáng kể so với phương pháp khác. Tương tự như GO tổng

hợp bằng phương pháp Hummers truyền thống, EGO của chúng tôi cho thấy

khả năng hòa tan cao trong nước. Nó giữ lại sự phân tán đồng nhất, không có

bất kỳ kết tủa và thay đổi màu sắc nào. Sau khi sấy khô, năng suất của EGO

được ước tính là khoảng 96% trọng lượng của FGP thô. Ngoài ra, phương

pháp này rất dễ dàng để mở rộng quy mô. EGO có thể được sản xuất liên tục

bằng cách liên tục đưa miếng GICP vào dung dịch pha loãng H2SO4 cho thấy

tiềm năng to lớn của phương pháp này để sản xuất hàng loạt tờ GO.

Page 56: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

46

Bề mặt t m FGP

b. GICP thu ượ s u gi i o n I

GO thu ượ s u gi i o n II d EGO phân tán trong nướ

Hình 3.2 : Ảnh nguy n i u thô và á sản phẩm thu ượ ở từng ướ .

Page 57: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

47

Khảo sát diện t ch ề mặt riêng c a vật liệu graphen o it

Diện tích bề mặt riêng của vật liệu được xác định theo phương

pháp BET trên máy ASAD 2010 tại Viện kỹ thuật nhiệt đới – Viện Hàn

Lâm Khoa học và Công nghệ Hà Nội.

Kết quả đo Brunauer–Emmett–Teller (BET) cho thấy vật liệu GO có độ

rộng bề mặt 47.3 m2/g. Chúng tôi nhận thấy đây là số liệu tương đối nhỏ so

với vật liệu graphen, nhưng lại cao hơn so với GO chế tạo từ các phương

pháp truyền thống [49]. Do quá trình chế tạo có sử dụng dòng diện trong môi

trường axit đặc, GO tạo thành có xu hướng co cụm, cuốn lại thành dạng vẩy

cho nên độ rộng bề mặt thấp hơn so với graphen thông thường, tương tự với

GO khử tạo bởi phương pháp thủy nhiệt [50].

H nh 3 3: K t quả o BET vật i u GO ằng phương pháp i n

hóa.

Page 58: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

48

3.3. KẾT QUẢ ẢNH CHỤP HIỂN VI ĐIỆN TỬ QUÉT PHÂN GIẢI CAO

(FE – SEM).

Hình 3.4: H nh thái họ t m graphit

Hình 3.5: Ảnh FE- SEM về h nh thái vật i u EGO

Page 59: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

49

Kết quả chụp kính hiển vi điện tử quét phân giải cao của graphen

oxit được trình bày ở hình 3.4.

Ban đầu, graphit có cấu trúc dạng lớp dày dạng khối và chưa thể thấy

được sự phân lớp. Sau khi phản ứng bóc tách bởi phản ứng điện hóa, đặc

điểm hình thái học của graphit thay đổi rõ rệt, chuyển từ dạng lớp khối dày

sang hình dạng màng mỏng tạo thành lớp rõ rệt, ở giữa có nhiều khoảng

trống, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình hấp phụ. Điều này được

cho là việc thêm các nhóm chức bề mặt ở trên cấu trúc graphit dẫn đễn sự dãn

nở và tách thành các lớp.

3.4. KẾT QUẢ PHỔ TÁN XẠ RAMAN

Phổ tán xạ Raman được biết đến như là một công cụ hữu ích để đánh

giá độ dày và đặc trưng cấu trúc tinh thể của vật liệu GO. Để kh ng định thêm

về hình thái cấu trúc của GO, chúng tôi sử dụng phép đo Raman. Kết quả

được thể hiện trên hình 3.5 và 3.6 có thể dễ dàng thấy rằng phổ Raman của

vật liệu graphit thường có 3 đỉnh đặc trưng như đỉnh D, đỉnh G và đỉnh 2D.

Trong đó, đỉnh D với cường độ tại xung quanh 1348 cm-1

(liên hệ với các

khuyết tật của mạng tinh thể). Đỉnh G với cường độ mạnh (đỉnh đặc trưng của

của mạng tinh thể của graphit) tại 1572 cm-1 và đỉnh 2D với cường độ tại

2711 cm-1

có nguồn gốc từ quá trình tán xạ Raman cộng hưởng kép, biểu thị

cho sự phân tán của các electron và photon trong mạng [51,52].

Khi quan sát vật liệu graphit ban đầu, sự bất đối xứng của đỉnh 2D sẽ

chuyển thành đối xứng đi kèm sự dịch đỉnh khi graphit được chuyển từ dạng

khối sang dạng lớp ứng với graphen. Kết quả phổ Raman cho thấy, sau khi

phản ứng điện hóa, cường độ các đỉnh G, D và 2D đều thay đổi giảm cường

độ rõ rệt, đặc biệt hình dạng đỉnh 2D của vật liệu graphit ban đầu chuyển từ

hình dạng bất đối xứng sang dạng đối xứng đi kèm với sự dịch đỉnh từ số

sóng cao 2711cm-1 tới số sóng thấp hơn tại 2700 cm

-1. Kết quả này kh ng

định graphit đã được bóc tách chuyển từ dạng khối sang dạng lớp.

Từ kết quả phân tich phổ Raman của graphen oxit cho thấy đỉnh D

xuất hiện khá nhọn và rõ ràng, đỉnh G vẫn còn xuất hiện nhưng yếu hơn h n

so với đỉnh D và đỉnh 2D tuy vẫn xuât hiện nhưng cường độ rất yếu điều này

được cho là việc oxi hóa gắn các nhóm chức phân cực trên bề mặt GO từ các

Page 60: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

50

liên kết π ban đầu trong mạng lưới graphit làm tăng số lượng liên kết C-sp3 so

với liên kết C- sp2. Từ số liệu thực nghiệm, tỉ lệ cường độ tương đối của đỉnh

D với đỉnh G là ID/IG = 1,08. Kết quả này kh ng định rằng các tấm graphit đã

được bóc tách và oxi hóa thành graphen oxit. Kết quả phổ Raman cho thấy

GO đã được chế tạo thành công. Chú là đặc trưng hình thái học bề mặt và

cấu trúc vật liệu GO được tạo ra khá ổn định khi thay đổi điều kiện phản ứng.

Hình 3.6: Phổ R m n vật i u gr phit

Page 61: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

51

Hình 3.7: Phổ R m n GO

3.5. KẾT QUẢ NHIỄU XẠ TIA X (XRD).

Hình 3.7 là giản đồ nhiễu xạ tia Rơnghen của graphit và graphen oxit

tương ứng sau quá trình điện hóa. Kết quả cho thấy mẫu graphit nguyên liệu

có đỉnh nhiễu xạ với cường độ mạnh tại 2θ = 26,60 được gán cho các đỉnh

đặc trưng của mặt ph ng mạng (002) trong graphit, tương ứng với khoảng

cách d002 = 0,34 nm giữa các nguyên tử trong mạng tinh thể graphit. Cũng từ

giản đồ XRD cho thấy đường nền của nguyên liệu ít nhiễu và sát gần trục tọa

độ chứng tỏ độ tinh khiết lớn. Vì vậy, trong luận văn này chúng tôi tiến hành

tổng hợp graphen oxit từ vật liệu graphit có độ tinh khiết (99%). Tấm graphit

là nguyên liệu thô l tưởng cho việc sản xuất tấm GO liên tục theo phương

pháp điện hóa với các tính chất tuyệt vời của graphit như độ bền kéo cao ( 4-5

MPa), độ đãn nhiệt tốt, và khả năng mở rộng tốt hơn khi mở rộng thể tích. Bột

graphit không thể được sử dụng trực tiếp trong phương pháp điện hóa vì kích

thước rất nhỏ và phải được chế tạo thành điện cực v mô để đảm bảo cung cấp

Page 62: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

52

điện áp. Các thanh graphit cũng không phù hợp vì chúng dễ dàng bị vỡ thành

các mảnh nhỏ ngay cả sau khi xen kẽ thời gian ngắn và không thể sử dụng để

tiếp tục quá trình oxi hóa.

Sau khi phản ứng điện hóa đỉnh đặc trưng tại 2θ = 26,60 hầu như

không còn mà biến mất hoàn toàn và thay vào đó là sự xuất hiện đỉnh nhiễu

xạ mới tại 2θ = 10,80 tương ứng với mặt ph ng mạng d001 = 0,81 nm của

đỉnh đặc trưng mặt ph ng mạng (001) đặc trưng cho vật liệu GO. Điều này

chứng tỏ các nhóm chức chứa oxi đã được hình thành chèn vào khoảng

không gian giữa các lớp graphit, làm cho khoảng cách lớp tăng lên. Hơn nữa,

bán độ rộng phổ của graphen oxit (2,30 nm) lớn hơn so với graphit (0,60 nm).

Sự dịch chuyển của đỉnh đặc trưng từ (2θ = 26,60, d002 = 0,34 nm) tới (2θ =

10.80, d001 = 0,81 nm) và việc mở rộng bán độ rộng của graphen oxit so với

graphit xác nhận việc đã chế tạo thành công graphen oxit từ graphit trong

nghiên cứu này. Như vậy có thể thấy rằng graphen oxit tổng hợp thành công

từ graphit. Điều này được giải thích là do khi tổng hợp grapen oxit theo

phương pháp điện hóa thì bước đầu tiên H2SO4 đan xen vào giữa các lớp

graphit tạo thành hỗn hợp H2SO4 – Graphit hình thành nên hợp chất trung

gian GICP có công thức C(21-28)+.3HSO4

-.2,5H2SO4. Giai đoạn II sử dụng

dung dịch điện hóa H2SO4 50% có tác dụng oxi hóa mép ngoài và gắn các

nhóm chức chứa oxi trên bề mặt của graphit tạo thành graphit oxit. Cuối cùng

H2O tác dụng với graphit oxit tạo thành các tấm graphen oxit. Sự đan xen các

nhóm chức chứa oxy trong cấu trúc graphit làm gia tăng khoảng cách giữa các

lớp do vậy pic 26,60C mất đi và thay vào đó là sự hình thành pic 11

0C tương

ứng với khoảng các lớp d = 0,81 nm.

Page 63: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

53

3.6. KẾT QUẢ PHỔ HỒNG NGOẠI CHUYỂN DỊCH FOURIER (FTIR).

Kết quả của phổ hồng ngoại chuyển dịch Fourier được trình bày trong

hình 3.8.

Hình 3.8: Giản ồ XRD gr phit và gr ph n oxit

Page 64: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

54

Hình 3.9: Phổ hồng ngo i huyển dị h Fouri r gr ph n oxit

Quan sát phổ FTIR của EGO cho thấy có sự tồn tại của liên kết C– O

các pictrong khoảng 1200-1250 cm-1

[53]. Các pic nằm trong khoảng 1500 -

1600 cm-1

đặc trưng cho sự tồn tại của liên kết C=C trong các hợp chất

aromatic [54,55], pic nằm trong khoảng từ 3400-3850 cm-1

đặc trưng cho sự

có mặt của nhóm –OH [50,51] tuy nhiên sau quá trình điện hóa các pic có sự

dịch cuyển nh 3150- 3500 cm-1

vẫn đặc trưng cho sự có mặt của nhóm -OH.

Ngoài ra, sự biến mất của đỉnh khoảng 1724,13 cm-1

đặc trưng cho nhóm

cacbonyl C=O, có thể được cho là do các nhóm andehit, axit hoặc xeton xuất

hiện trên bề mặt GO.

Một điều đặc biệt có thể nhận thấy khi quan sát FTIR của vật liệu GO

đều nhận thấy sự xuất hiện của một pic rất lớn tại khoảng 2085,16 cm-1

, pic

này đặc trưng cho liên kết giữa GO và CO2. Giải thích cho điều này là do GO

dễ dàng hình thành liên kết với CO2 liên kết này bị phá vỡ khi quá trình sấy

loại nước trên GO diễn ra ở chân không do vậy CO2 vẫn còn hình thành liên

kết với GO. Khi đo FTIR nếu quá trình xử l mẫu không có quá trình loại bỏ

CO2 (degas) thì liên kết này vẫn hình thành và xuất hiện trên phổ FTIR.

Page 65: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

55

CHƢƠNG 4 KẾT LUẬN

Sau quá trình thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính

chất của vật liệu graphen oxit bằng phương pháp điện hóa”. Chúng tôi đã thu

được một số kết quả về chế tạo thành công vật liệu graphen oxit bằng phương

pháp điện hóa. Đây là một phương pháp có thể mở rộng, an toàn và thân thiện

với môi trường để tổng hợp GO.

Kết quả khảo sát cho thấy vật liệu GO có thành phần hóa học, cấu trúc

và tính chất khá giống đối với những kết quả chế tạo vật liệu GO bằng

phương pháp khác. Mặt khác phương pháp này cho phép sản xuất liên tục và

dễ dàng kiểm soát mức độ oxi hóa, số lượng lớp và kích thước bên của GO.

H2SO4 chủ yếu hoạt động như một tác nhân điều khiển để điều chỉnh phản

ứng điện hóa cho phép quá trình oxi hóa cực nhanh do đó không có nguy cơ

nổ và nhiễm ion kim loại và H2SO4 có thể tái chế hoàn toàn. Hơn nữa, việc

làm sạch graphen oxit trong phương pháp điện hóa dề dàng hơn nhiều, cần ít

hơn 10 lần nước so với phương pháp khác.

Để sản xuất GO với số lượng lớn, hệ thí nghiệm với một tấm graphit và

một cốc thí nghiệm cần được cải tiến bằng nhiều tấm graphit trong một bể

dung dịch phản ứng. Nguồn điện một chiều cần có công suất lớn hơn để cùng

lúc nạp đủ dòng tải điện cho các tấm graphit chuyển hóa thành GO. Vì

phương pháp này có thể tái chế lượng axit tham gia phản ứng nên chi phí hao

tổn chủ yếu nằm ở khâu điện sản xuất và nguồn graphit dạng tấm. Ở quy mô

phòng thí nghiệm, khi phóng liên tục một tấm graphite trong 4 tiếng, chúng

tôi thu được lượng tương ứng là 30g GO. Sắp tới, chúng tôi dự định nâng lên

10 tấm graphit trong một hệ thí nghiệm để dự kiến có được số lượng GO

chạm mốc kilogram phục vụ cho các ứng dụng trong xử l môi trường, vật

liệu xúc tác, vật liệu tích trữ năng lượng hay làm nguyên liệu chế tạo graphen

trong các vật liệu lai khác.

Do đó, phương pháp điện hóa kết hợp các ưu điểm về an toàn, tổng hợp

cực nhanh, dễ kiểm soát, thân thiện với môi trường, không bị ô nhiễm kim

loại và dễ dàng mở rộng quy mô, giúp mở rộng sản xuất công nghiệp và ứng

dụng tấm GO với chi phí thấp.

Page 66: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

56

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hussain, A.M.P. and A. Kumar, 2003, Electrochemical synthesis and

characterization of chloride doped polyaniline, Bulletin of Materials Science,

26(3), pp. 329-334.

2. Hummers and Offeman, 1958, Preparation of Graphitic Oxide, Journal

of the American Chemical Society, 80(6), pp. 1339-1339.

3. Li, Z., et al., 2015, Superstructured assembly of nanocarbons:

fullerenes, nanotubes, and graphene, Chemical reviews, 115(15), pp. 7046-

7117.

4. Zhao, G., et al., 2011, Few-layered graphene oxide nanosheets as

superior sorbents for heavy metal ion pollution management, Environmental

science & technology, 45(24), pp. 10454-10462.

5. Khan, M., et al., 2015 Graphene based metal and metal oxide

nanocomposites: synthesis, properties and their applications, Journal of

Materials Chemistry A, 3(37), pp. 18753-18808.

6. Boukhvalov, D., 2014, Oxidation of a graphite surface: The role of

water. The Journal of Physical Chemistry C, 118(47), pp. 27594-27598.

7. Dimiev, A.M., L.B. Alemany, and J.M. Tour, 2012, Graphene oxide.

Origin of acidity, its instability in water, and a new dynamic structural model.

ACS nano, 7(1), pp. 576-588.

8. Brodie, B.C., XIII, 1859, On the atomic weight of graphite.

Philosophical Transactions of the Royal Society of London, (149), pp. 249-

259.

9. Phan Ngọc Minh, ật i u on u trú n no và á ứng dụng tiềm

năng, NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ, 2014, Hà Nội.

10. Novoselov, K. S.; Geim, A. K.; Morozov, S. V.; Jiang, D.; Zhang, Y.;

Dubonos, S. V.; Grigorieva, I. V.; Firsov, A. A, 2004, Electric field effect in

atomically thin carbon films. Science , 306, pp. 666-669

11. http://chemistry.about.com/od/moleculescompounds/a/Table-Of

Electrical-Resistivity-And-Conductivity.htm

Page 67: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

57

12. Balandin, A.A., et al., 2008, Superior thermal conductivity of single-

layer graphene. Nano letters, 8(3), pp. 902-907.

13. http://hyperphysics.phy-astr.gsu.edu/hbase/tables/thrcn.html

14. I.A. Ovid’ko et al Rev. Adv. Mater. Sci. 34 1-11.

15. Guixia Zhao, Jiaxing Li, Xuemei Ren, Changlun Chen, and Xiangke

Wang, 2011, Few-Layered Graphene Oxide Nanosheets As Superior

Sorbentsfor Heavy Metal Ion Pollution Management, Environ. Sci. Technol,

45, pp. 10454– 10462.

16. Suman Thakur, Niranjan Karak, 2015, Review article Alternative

methods and nature-based reagents for the reduction of graphene oxide: A

review, Carbon, 94, pp. 224-242.

17. Bernal J. D. 1924, “The structure of graphite”, Proc. Roy. Soc. A,

106, pp. 749

18. Hongbin Feng, Rui Cheng, Xin Zhao, Xiangfeng Duan & Jinghong

Li, 2013, A Low-temperature method to produce highly reduced graphene

oxide, Nature Communications, 4, pp. 1539.

19. Daniel R. Dreyer, Sungjin Park, Christopher W. Bielawski and

Rodney S. Ruoff, 2010, The chemistry of graphene oxide, Chem. Soc. Rev ,

39, pp. 228–240.

20. Muge Acik, Geunsik Lee, Cecilia Mattevi, Adam Pirkle, Robert M.

Wallace, Manish Chhowalla, Kyeongjae Cho, and Yves Chabal, 2011, The

Role of Oxygen during Thermal Reduction of Graphene Oxide Studied by

Infrared Absorption Spectroscopy, J. Phys. Chem. C., 115(40), pp. 19761-

19781.

21. Khaled Parvez, Sheng Yang, Xinliang Fen, Klaus Müllen, 2015,

Exfoliation of graphene via wet chemical routes, Synthetic Metals.

22. Junzhong Wang, Kiran Kumar Manga, Qiaoliang Bao, and Kian Ping

Loh, 2011, High-Yield Synthesis of Few-Layer Graphene Flakes through

Electrochemical Expansion of Graphite in Propylene Carbonate Electrolyte,

J. Am. Chem. Soc., 133, pp. 8888–8891.

Page 68: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

58

23. Caterina Soldano, Ather Mahmood, Erik Dujardin, 2010, Production,

properties and potential of graphene, Carbon, 48, pp. 2127–2150.

24. Le Ha Giang, Le Thi Mai Hoa, Ha Quang Anh, Nguyen Ke Quang,

Dao Duc Canh, Nguyen Thi Phuong, Tran Thi Kim Hoa, Dang Tuyet Phuong

and Vu Anh Tuan, 2015, Fe-Fe3O4/GO composite as novel and highly

efficient photocatalýt in reactive dye degradation, Proceeding of IWNA 2015,

11-14 November , Vung Tau, Viet Nam pp.638-642.

25. Phaedon Avouris and Christos Dimitrakopoulos, 2012, Graphene:

synthesis and applications, Material today, 15(3), pp. 86-97.

26. http://graphenewiki.org/graphene/graphene-platform-supplies-the-

worlds-largest-single-layer-single-crystal-graphene-samples

27. Cecilia Mattevi, Hokwon Kim and Manish Chhowalla, 2011, A

review of chemical vapour deposition of graphene on copper, J. Mater. Chem,

21, pp. 3324– 3334.

28. Jiao, L., Zhang, L., Wang, X., Diankov, G., and Dai, H., 2009,

Narrow graphene nano-ribbons from carbon nanotubes, Nature, 458(7240),

pp. 877-880.

29. Kosynkin, D. V., Higginbotham, A. L., Sinitskii, A., Lomeda, J. R.,

Dimiev, A., Price, B. K., and Tour, J. M., 2009, Longitudinal unzipping of

carbon nanotubes to from graphene nano-ribbons, Nature, 458(7240), pp.

872-876.

30. Ayrat M, Dimiev, Lawrence B. Alemany and James M. Tour, 2013,

Graphene Oxide.Origin of Acidity, Its Instability in Water, and a New

Dynamic Structural Model, ACS Nano, 7(1), pp. 576–588.

31. Kumar, Harish V.; Woltornist, Steven J.; Adamson, Douglas H, 2016.

Fractionation and Characterization of Graphene Oxide by Oxidation Extent

Through Emulsion Stabilization, Carbon, 98, pp. 491–495.

32. Feicht, Patrick; Siegel, Renée; Thurn, Herbert; Neubauer, Jens W.;

Seuss, Maximilian; Szabó, Tamás; Talyzin, Alexandr V; Halbig, Christian E;

Eigler, Siegfried, 2017, Systematic evaluation of different types of graphene

Page 69: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

59

oxide in respect to variations in their in-plane modulus, Carbon. 114, pp.

700–705.

33. B.C.Brodie, 1860, Sur le poids atomique du graphite , Ann. Chim.

Phys, 59(466), pp. 472.

34. Perreault, De Faria, and Elimelech, 2015, Environmental applications

of graphene-based nanomaterials, Chemical Society Reviews, 44(16), pp.

5861-5896.

35. Wu, et al., 2013, Highly efficient removal of Cu (II) from aqueous

solution by using graphene oxide, Water, Air, & Soil Pollution, 224(1),pp.

1372.

36. Sitko, et al., 2013, Adsorption of divalent metal ions from aqueous

solutions using graphene oxide, Dalton Transactions, 42(16), pp. 5682-5689.

37. Hossain, Anjum, and Tasnim, 2016, Removal of arsenic from

contaminated water utilizing tea waste, International Journal of

Environmental Science and Technology, 13(3), pp. 843-848.

38. L.Staidenmaier, 1898, Verfahere zur darstellung der graphitsaure,

Berichte der deutschen chemischen Geselllschaft, 31(2), pp.1481-1487.

39. William S.Hummers, Jr, Richard E.Offeman,1958, Preparation of

graphitic oxide, Journal of American Chemical Society, 80(6), pp. 1339-1339.

40. Xing Gao, Joonkyung Jang and Shigeru Nagase, 2010, Hydrazine

and Thermal Reduction of Graphene Oxide: Reaction Mechanisms, Product

Structures, and Reaction Design, J. Phys. Chem. C, 114(2), pp. 832–842.

41. B. C. Brodie, Philos. Trans. R. Soc. London, 1859, 149, pp. 249–259.

42. W. Scholz, H. P. Boehm, Z. Anorg. Allg. Chem, 1969, 369, pp. 327–

340.

43. M. Hirata, T. Gotou, S. Horiuchi, M. Fujiwara, M. Ohba, 2004,

Carbon, 42, pp. 2929–2937.

44. N. I. Kovtyukhova, P. J. Ollivier, B. R. Martin, T. E. Mallouk, S. A.

Chizhik, E. V. Buzaneva, A. D. Gorchinskiy, 1999, Chem. Mater, 11, pp.

771–778.

Page 70: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

60

45. Hồ Văn Thành, 2009, Nghi n ứu tổng hợp và ứng dụng vật i u rây

phân t ể h p phụ h t hữu ơ ộ h i, Luận án Tiến S Hóa học, Viện Hóa

học-Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội.

46. Phạm Ngọc Nguyên, 2004, Giáo tr nh Kỹ thuật Phân t h ật ý, NXB

Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội.

47. Nguyễn Đình Triệu, 1999, á phương pháp vật ý ứng dụng trong

hoá học, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

48. Songfeng Pei, Qinwei Wei, Kun Huang, Hui - Ming Cheng, Wencai

Ren, 2018, Green synthesis of graphene oxide by seconds timescale water

electronlytic oxidation, Nature communi cations.

49. Caliman et al. 2018, “One-pot synthesis of amine-functionalized

graphene oxide by microwave-assisted reactions: An outstanding alternative

for supporting materials in supercapacitors,” RSC Adv., vol. 8, no. 11, pp.

6136–6145.

50. A. Alazmi, O. El Tall, S. Rasul, M. N. Hedhili, S. P. Patole, and P. M.

F. J. Costa, 2016, “A process to enhance the specific surface area and

capacitance of hydrothermally reduced graphene oxide,” Nanoscale, vol. 8,

no. 41, pp. 17782–17787.

51. Bae, et al., 2010, Roll-to-roll production of 30-inch graphene films for

transparent electrodes, Nat Nano, 5(8), pp. 574-578.

52. Zhang, Zhang, and Zhou, 2013, Review of Chemical Vapor Deposition

of Graphene and Related Applications, Accounts of Chemical Research,

46(10), pp. 2329-2339.

53. Mu Shi-Jia, Su Yu-Chang, Xiao Li-Hua, Liu Si-Dong, Hu Te, tang

Hong-Bo, 2013, X-Ray Diffraction pattern of Graphite oxide, Chin. Phys.

Lett., 30(9), pp. 96-101.

54. Karthikeyan Krishnamoorthy, Murugan Veerâpndian, Kyusik Yun, S.-

J. Kim, 2013, The chemical anh structural analysis of graphene oxide with

different degrees of oxidation, Cacbon, 53, pp. 38-49.

Page 71: B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26992.pdfSơ đồ và hình ảnh của sự giãn nở của điện cực graphit sử

61

55. Viet Hung Pham, tran Viet Cuong, Seung Hyun Hur, Eunsuok Oh, Eui

Jung Kim, Eun Woo Shin and Jin Suk Chung, 2011, Chemical

functionalization of graphene sheets by solvothermal reduction of a graphene

oxide suspension in N - methyl - 2 pyrrolidone, J Mater Chem, 21, pp. 3371 -

3377.