aren andehit xeton axitcacboxylic

12
BÀI TẬP AREN Bài 1 : a) Từ than đá, đá vôi và các chất vô cơ cần thiết, viết phương trình điều chế o-bromonitrobenzen và p-bromonitrobenzen. b) Dùng một thuốc thử hãy nhận biết 3 chất lỏng benzen, toluen, stiren đựng trong ba lọ riêng biệt Bài 2 : Đốt cháy hoàn toàn 2,7 gam một hidrocacbon A thu được 8,8 gam CO 2 và 2,7 gam nước. 1) Xác định CTPT của hidrocacbon trên biết 160 < M < 170. 2) Xác định CTCT của hidrocacbon trên biết nó không tác dụng với dung dịch nước brom, không tác dụng với brom khi có mặt bột sắt, nhưng khi phản ứng với brom hơi có askt thì thu được 1 dẫn xuất mono brom duy nhất. Bài 4 : Một hidrocacbon A ở thể lỏng có tỉ khối hơi so với không khí bằng 2,69. 1) Đốt cháy A thu được CO 2 và H 2 O theo tỉ lệ khối lượng là 4,9:1. Tìm CTPT của A 2) Cho A tác dụng với brom theo tỉ lệ 1:1 có bột Fe thu được B khí C. Khí C được hấp thụ bởi 2 lit dung dịch NaOH 0,5 M. Để trung hoà lượng NaOH dư cần 0,5 lit HCl 1M. Tính khối lượng A phản ứng và khối lượng B tạo thành. MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ RƯỢU Bài 1: Một rượu đơn chức X, mạch hở, tác dụng với HBr dư thu được chất Y gồm các nguyên tố C, H, Br, trong đó Br chiếm 69,56% khối lượng. Phân tử lượng của Y nhỏ hơn 260 đvC. Nếu đun nóng X với H 2 SO 4 đặc ở 180 0 C thu được hai hidrocacbon có các nối đôi không kế cận nhau. Xác định công thức cấu tạo của X, Y và viết các phương trình phản ứng. Bài 2: Chia hỗn hợp gồm 2 rượu no mạch hở A, B làm 2 phần bằng nhau. Phần 1: Cho tác dụng hết với Na dư thu được 0,896 lít khí (đktc) . Phần 2: Đem đốt cháy hoàn toàn thu được 3,06 gam H 2 O và 5,28 gam CO 2 . Xác định công thức cấu tạo của 2 rượu, biết khi đốt V thể tích hơi của A hoặc B thì thể tích CO 2 thu được trong cùng điều kiện nhiệt độ và nhiệt độ đều không vượt quá 3V. Bài 3: Hỗn hợp X gồm gồm 2 chất hữu cơ kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng, phân tử của chúng chỉ có một loại nhóm chức. Chia X làm 2 phần bằng nhau. - Đốt cháy hết phần 1 rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy (chỉ có CO 2 và hơi H 2 O) vào dung dịch nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 5,24 gam và tạo ra 7 gam kết tủa. - Cho phần thứ 2 tác dụng hết với Na dư sinh ra V lít H 2 (đo ở 27,3 0 C, 1,25 atm). a). Xác định công thức cấu tạo và thành phần % theo khối lượng mỗi chất trong X b). Tính V. Bài 4: Cho hỗn hợp X gồm 6,4 gam rượu metylic vào b mol hỗn hợp 2 loại rượu no đơn chức đồng đẳng liên tiếp nhau. Chia X làm 2 phần bằng nhau. - Phần 1: Cho tác dụng hết với Na thu được 4,48 lít H 2 . - Phần 2: Đốt cháy hoàn toàn rồi cho sản phẩm cháy lần lượt qua 2 bình kín, bình 1 đựng P 2 O 5 , bình 2 đựng Ba(OH) 2 dư. Phản ứng kết thúc nhận thấy bình 1 nặng thêm a gam, bình 2 nặng thêm (a+22,7) gam. a). Viết phương trình phản ứng. b). Xác định công thức phân tử của 2 rượu. Viết công thức cấu tạo các đồng phân của 2 rượu nói trên. Gọi tên. c). Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp X. Biết: Các thể tích khí đo ở đktc, các phản ứng có hiệu suất 100%. Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn 1,52 gam một rượu X thu được 1,344 lít CO 2 (đktc) và 1,44 gam H 2 O. a). Xác định công thức đơn giản và công thức phân tử của X. 1

Upload: anh-le

Post on 31-Jul-2015

291 views

Category:

Documents


20 download

TRANSCRIPT

Page 1: Aren Andehit Xeton Axitcacboxylic

BÀI TẬP ARENBài 1 : a) Từ than đá, đá vôi và các chất vô cơ cần thiết, viết phương trình điều chế o-bromonitrobenzen và p-bromonitrobenzen.

b) Dùng một thuốc thử hãy nhận biết 3 chất lỏng benzen, toluen, stiren đựng trong ba lọ riêng biệtBài 2 : Đốt cháy hoàn toàn 2,7 gam một hidrocacbon A thu được 8,8 gam CO2 và 2,7 gam nước.

1) Xác định CTPT của hidrocacbon trên biết 160 < M < 170.2) Xác định CTCT của hidrocacbon trên biết nó không tác dụng với dung dịch nước brom, không tác dụng với

brom khi có mặt bột sắt, nhưng khi phản ứng với brom hơi có askt thì thu được 1 dẫn xuất mono brom duy nhất.

Bài 4 : Một hidrocacbon A ở thể lỏng có tỉ khối hơi so với không khí bằng 2,69.1) Đốt cháy A thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ khối lượng là 4,9:1. Tìm CTPT của A2) Cho A tác dụng với brom theo tỉ lệ 1:1 có bột Fe thu được B khí C. Khí C được hấp thụ bởi 2 lit dung dịch

NaOH 0,5 M. Để trung hoà lượng NaOH dư cần 0,5 lit HCl 1M. Tính khối lượng A phản ứng và khối lượng B tạo thành.

MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ RƯỢU Bài 1:Một rượu đơn chức X, mạch hở, tác dụng với HBr dư thu được chất Y gồm các nguyên tố C, H, Br, trong đó Br chiếm 69,56% khối lượng. Phân tử lượng của Y nhỏ hơn 260 đvC. Nếu đun nóng X với H 2SO4 đặc ở 1800C thu được hai hidrocacbon có các nối đôi không kế cận nhau. Xác định công thức cấu tạo của X, Y và viết các phương trình phản ứng.Bài 2: Chia hỗn hợp gồm 2 rượu no mạch hở A, B làm 2 phần bằng nhau.Phần 1: Cho tác dụng hết với Na dư thu được 0,896 lít khí (đktc) .Phần 2: Đem đốt cháy hoàn toàn thu được 3,06 gam H2O và 5,28 gam CO2.Xác định công thức cấu tạo của 2 rượu, biết khi đốt V thể tích hơi của A hoặc B thì thể tích CO2 thu được trong cùng điều kiện nhiệt độ và nhiệt độ đều không vượt quá 3V. Bài 3: Hỗn hợp X gồm gồm 2 chất hữu cơ kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng, phân tử của chúng chỉ có một loại nhóm chức. Chia X làm 2 phần bằng nhau.- Đốt cháy hết phần 1 rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy (chỉ có CO2 và hơi H2O) vào dung dịch nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 5,24 gam và tạo ra 7 gam kết tủa.- Cho phần thứ 2 tác dụng hết với Na dư sinh ra V lít H2 (đo ở 27,30C, 1,25 atm).

a). Xác định công thức cấu tạo và thành phần % theo khối lượng mỗi chất trong Xb). Tính V.

Bài 4: Cho hỗn hợp X gồm 6,4 gam rượu metylic vào b mol hỗn hợp 2 loại rượu no đơn chức đồng đẳng liên tiếp nhau. Chia X làm 2 phần bằng nhau.- Phần 1: Cho tác dụng hết với Na thu được 4,48 lít H2.- Phần 2: Đốt cháy hoàn toàn rồi cho sản phẩm cháy lần lượt qua 2 bình kín, bình 1 đựng P 2O5, bình 2 đựng Ba(OH)2 dư. Phản ứng kết thúc nhận thấy bình 1 nặng thêm a gam, bình 2 nặng thêm (a+22,7) gam.

a). Viết phương trình phản ứng.b). Xác định công thức phân tử của 2 rượu. Viết công thức cấu tạo các đồng phân của 2 rượu nói trên. Gọi tên.c). Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp X.

Biết: Các thể tích khí đo ở đktc, các phản ứng có hiệu suất 100%. Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn 1,52 gam một rượu X thu được 1,344 lít CO2 (đktc) và 1,44 gam H2O.

a). Xác định công thức đơn giản và công thức phân tử của X.b). Viết công thức cấu tạo của X, biết X hoà tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.c). Cho 2,28 gam rượu X ở trên tác dụng với 3 gam axit axetic có H 2SO4 đặc làm xúc tác. Tính tổng khối lượng este

tạo thành. Giả thiết hiệu suất phản ứng este hoá đạt 100%.Bài 6: Người ta oxi hoá một rượu no, đơn chức thành một axit hữu cơ tương ứng. Do phản ứng xảy ra không hoàn toàn thu được 41,6 gam hỗn hợp gồm có rượu và axit (giả thiết trong hỗn hợp không có tạp chất khác). Chia hỗn hợp làm 2 phần bằng nhau. Phần thứ nhất tác dụng với lượng dư Na sinh ra 3,36 lít khí (đktc). Để trung hoà phần 2 phải dùng 400ml dung dịch NaOH 0,5M.

a). Xác định số mol mỗi chất trong hỗn hợp.b). Xác định công thức cấu tạo của axit và rượu.c). Tính thành phần % theo khối lượng của chúng trong hỗn hợp.

Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm 2 rượu no, đơn chức. Sản phẩm cháy lần lượt cho qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng Ca(OH)2 dư thấy bình 1 tăng 1,98 gam, bình 2 có 8 gam kết tủa. Mặt khác oxi hoá m gam A bằng CuO ở nhiệt độ cao cho đến khi phản ứng hoàn toàn, sản phẩm thu được cho tác dụng với dung dịch AgNO 3/NH3 dư thu được 2,16 gam kết tủa.

a). Tính m.b). Xác định CTCT và gọi tên 2 rượu.c). Hãy đề nghị cách phân biệt 2 rượu trên.

Bài 8:Oxi hoá hoàn toàn 18,4 gam rượu etylic thành andehit (hiệu suất 100%). Khi oxi hoá lượng andehit sinh ra thu được axit axetic với hiệu suất 80%. Cho lượng axit tạo thành tác dụng với rượu etylic dư, có mặt H2SO4 đặc, thu được 16,896 gam chất hữu cơ Z.

a). Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

1

Page 2: Aren Andehit Xeton Axitcacboxylic

b). Tính khối lượng andehit, axit axetic thu được và tính hiệu suất tạo thành chất Z từ axit axetic.MỘT SỐ BÀI TẬP ANDEHIT XETON

Bài 1: Cho 14,4 gam andehit A là đồng đẳng của andehit fomic phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO 3/NH3. Hoà tan hoàn toàn lượng Ag sinh ra bằng dung dịch HNO3 thu được 9,856 lít khí màu nâu bay ra (đo ở 1atm, 27,30C).

a). Xác định công thức phân tử của A. Viết các CTCT có thể có của A và gọi tên.b). Xác định công thức cấu tạo đúng của A, biết khi hidro hoá A (Ni, t0) thì thu được rượu no, mạch nhánh.

Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,75 gam chất hữu cơ A (chứa C, H, O) thu được 0,224 lít CO2 và 0,135 gam H2O. Tỉ khối hơi của A so H2 bằng 35.

a). Xác định công thức phân tử của A.b). Khi cho 0,35 gam A tác dụng với H2 (Ni, to) thu được 0,296 gam rượu iso-butylic. Xác định công thức cấu tạo của

A và tính hiệu suất phản ứng tạo thành rượu.Bài 3: Chia hỗn hợp 2 andehit đơn chức thành 2 phần bằng nhau:Phần thứ nhất cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được 32,4 gam kim loại.Phần thứ 2 cho tác dụng với H2 (Ni, to) thấy tốn hết V lít H2 (đktc) và thu được hỗn hợp 2 rượu no. Nếu cho hỗn hợp 2 rượu này tác dụng hết với Na thấy thoát ra 3/8V lít H2 (đktc), còn nếu đem đốt cháy hỗn hợp rượu này rồi cho toàn bộ sản phẩm đốt cháy hấp thụ vào 100 gam dung dịch NaOH 40% thì sau phản ứng nồng độ NaOH còn lại 9,64%.

a). Viết các phương trình phản ứng xảy ra.b). Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của các andehit và tính khối lượng mỗi andehit, biết rằng gốc

hidrocacbon của các andehit là gốc no hoặc có một nối đôi.Bài 4: Chia 14,2g hỗn hợp X gồm 2 andehit đơn chức làm 2 phần bằng nhau:- Phần1 đem tráng gương với lượng dư dung dịch AgNO3 / NH3 thu được 43,2g bạc.- Phần 2 đốt cháy hoàn toàn thu được 15,4g CO2 và 4,5g H2O.

a). Xác định CTPT, viết CTCT hai andehit.b). Tính phần trăm theo khối lượng mỗi anđêhit trong X.

Bài 5: A, B là 2 andehit có cùng số cacbon trong phân tử, đều mạch hở và không phản ứng với nước brom. Đốt cháy 13g hỗn hợp trên rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng 90g dung dịch H2SO4 88% và bình 2 đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy nồng độ H2SO4 trong bình 1 giảm còn 80% và bình 2 xuất hiện 60 gam kết tủa.

a). Xác định công thức 2 anđêhit.b). Tính phần trăm theo khối lượng mỗi andehit trong hỗn hợp.

Bài 6: A, B là 2 andehit đơn chức mạch hở, cùng dãy đồng đẳng.Khử hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 andehit này cần V lít H2. Sản phẩm thu được cho tác dụng với Na dư sinh ra V/4 lít H2 (đo ở cùng điều kiện).Mặt khác 9,8g hỗn hợp andehit này tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra 32,4g Ag.

a). Xác định CTPT, viết CTCT mỗi andehit biết trong hỗn hợp số mol của andehit có phân tử lượng lớn nhiều hơn số mol của andehit còn lại.

b). Tính phần trăm theo khối lượng mỗi andehit trong hỗn hợp.Bài 7: Hiđro hoá hoàn toàn hỗn hợp 2 andehit là đồng đẳng của andehit fomic thu được hỗn hợp 2 rượu. Lượng rượu thu được cho phản ứng với Na dư thu được 3,36 lít H2 (đktc).Oxi hoá cũng một lượng như trên hỗn hợp hai andehit này để được hai axit tương ứng. Để trung hoà hết 2 axit này người ta đã dùng một lượng dung dịch KOH 28% (d=1,2g/ml) vừa đủ. Dung dịch sau phản ứng cô cạn được 30,8 gam muối.

a). Xác định lượng hỗn hợp andehit đã dùng ban đầu?b). Thể tích dung dịch KOH cần dùng là bao nhiêu?c). Nếu biết 2 andehit là đồng đẳng liên tiếp, hãy xác định công thức của chúng. Gọi tên.

Bài 8: Khử hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 andehit đơn chức A và B cần dùng 5,6 lít H 2 (đktc). Sản phẩm thu được chia làm 2 phần bằng nhau:- Phần I cho tác dụng với Na dư thu được 0,84g lít H2 (đktc).- Phần II đốt cháy hoàn toàn cho 8,8g CO2.

a). Hỗn hợp andehit trên có làm mất màu nước brôm không?b). Biết rằng trong hỗn hợp trên, số mol andehit chưa no lớn hơn số mol andehit no. Hãy xác định công thức mỗi

andehit.c). Xác định m.

Bài 9: A là một andehit mạch thẳng. Một thể tích hơi A cộng hợp được tối đa ba thể tích hidro, sản phẩm phản ứng nếu cho tác dụng với Na dư cho thể tích hidro bằng thể tích hơi A đã dùng ban đầu ( các thể tích đo ở cùng điều kiện). Đốt cháy hoàn toàn một lượng A thu được 14,08 gam CO2 và 2,88 gam H2O.

a). Xác định CTPT, viết CTCT A.b). Oxi hoá A bằng dung dịch KMnO4 tạo hợp chất hữu cơ duy nhất B chứa 21,23% cacbon về khối lượng.c). Xác định B. Tính thể tích dung dịch KMnO4 0,5M cần để oxi hoá 12,6g A thành B.

Bài 10: Hidro hoá hoàn toàn một andehit đơn chức, mạch hở A thành rượu B phải dùng một lượng hiđro gấp bốn lần lượng hidro thu được khi cho toàn bộ B phản ứng hết với Na.Mặt khác chia lượng A làm hai phần bằng nhau:- Phần 1 đốt cháy hoàn toàn cho 6,72 lít CO2 (đktc).

2

Page 3: Aren Andehit Xeton Axitcacboxylic

- Phần 2 cho phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 /NH3 thu được một lượng bạc nặng hơn 16g so với lượng andehit đã tham gia phản ứng.Xác định công thức A, B.Bài 11: Chia m gam andehit mạch hở X làm 3 phần bằng nhau:- Phần 1 khử hoá hoàn toàn để tạo Y phải cần V lít H2. Sản phẩm Y tác dụng với Na dư tạo ra V/4 lít H2 (đo cùng ở điều kiện)- Phần 2 cho phản ứng với nước brôm dư thấy có 16g brom phản ứng. - Phần 3 đốt cháy hoàn toàn cho 13,2g CO2 và 3,6g H2O.

a). Xác định CTPT, viết CTCT của X.b). Hoà tan 3g Y vào nước được dung dịch Z. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na dư thu được 1,68 lít H2 (đktc). tính nồng

độ phần trăm của Y trong dung dịch Z.Bài 12: Chia 12,6g một andehit mạch hở là 3 phần bằng nhau:- Để khử hoá hoàn toàn phần 1 phải dùng 3,36 lít H2 (đktc).- Cho phần 2 phản ứng với brom dư thấy có 8g brôm phản ứng.- Đem phần 3 phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được x gam bạc.

a). Tính x.b). Xác định CTPT, viết CTCT có thể có của andehit, biết khi đốt cháy một thể tích hơi anđêhit thu được thể tích CO 2

nhỏ hơn 6 lần thể tích hơi andehit nếu đo cùng điều kiện . Bài 13 : Hoá hơi 5,8g hợp chất hữu cơ A thu được 4,48 lít hơi ở 109,2oC và 0,7 atm. Mặt khác cho 5,8g A tác dụng với lượng dư AgNO3 trong NH3 thấy tạo 43,2g bạc.1. Xác định CTPT, viết CTCT của A. Đọc tên.2. Chia 11,6 gam A làm 2 phần bằng nhau:- Phần 1 cho phản ứng hoàn toàn với H2 thu được chất B.- Phần 2 oxi hoá hoàn toàn tạo ra chất C. Cho toàn bộ lượng chất B và C thu được ở trên phản ứng với nhau trong điều kiện có H2SO4 đặc làm xúc tác thấy tạo ra 69,6g một este D có cấu tạo vòng. Tính hiệu suất phản ứng este hoá.Bài 14 : Chia hỗn hợp A gồm rượu metylic và một rượu đồng đẳng thành 3 phần bằng nhau.Cho phần 1 phản ứng hết với Na tạo ra 3,36 ml H2 (đktc). Oxi hoá hoàn toàn phần 2 bằng CuO thành andehit với hiệu suất 100%, sau đó cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được 10,8 gam Ag.Cho phần thứ 3 bay hơi và trộn với một lượng oxi dư thu được 5,824 lit khí ở 136,50C và 0,75 atm. Sau khi bật tia lửa điện để đốt cháy hết rượu thì thu được 5,376 lit khí ở 136,50C, 1 atm.1) Viết các phương trình phản ứng xảy ra.2) Xác định CTPT của các rượu đồng đẳng.3) Nếu không biết rượu thứ hai là đồng đẳng của rượu metylic mà chỉ biết là rượu bậc nhất đơn chức thì có thể

tìm được CT rượu hay không.Bài 25 : a). Cho 50 gam dung dịch một andehit no đơn chức A 4,4% tác dụng với AgNO3 trong NH3 dư thu được 10,08 gam Ag. Hãy xác định CTCT của A.b). Một hỗn hợp X gồm A và B (đồng đẳng của A) có khối lượng mX = 34 gam. X tác dụng vừa đủ với 10,08 lit H2 (00C và

2 atm) với bột Ni xúc tác. Xác định B biết rằng số mol H2 tác dụng với A bằng 5/4 số mol H2 tác dụng với B.c). Đun nóng 3,4 gam hỗn hợp X với 100 ml dung dịch AgNO3 (CM = 3M) trong NH3 có Ag kết tủa. Thêm H2SO4 loãng dư

thì có khí D bay ra + Tính thể tích NaBr 1M phải dùng để phản ứng hết với AgNO3 dư sau phản ứng với andehit.+ Tính thể tích khí D.Bài 16 : Một hỗn hợp X gồm hai andehit no đơn chức có tổng số mol bằng 0,25. Khi cho hỗn hợp X tác dụng với AgNO3

trong NH3 dư có 84 gam Ag kết tủa và khối lượng dung dịch AgNO3 giảm 77,5 gam.a). Xác định CTPT của hai andehit và tính thành phần % theo số mol của chúng.b). Lấy 0,05 mol HCHO trộn với một andehit C được hỗn hợp Y. Hỗn hợp này tác dụng với AgNO3 trong NH3 dư cho

25,92 gam Ag. Đốt cháy hết Y ta được 1,568 lít CO2 (đktc). Xác định CTCT của C biết rằng C có mạch C không phân nhánh.

Bài 17 : Khi cho bay hơi 2,9 gam một chất hữu cơ X ta thu được 2,24 lít hơi X ở 109,20C; 0,7 atm. Mặt khác cho 5,8 gam X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thấy tạo thành 43,2 gam Ag.

a). Xác định CTPT, CTCT và gọi tên X.b). Viết phương trình phản ứng điều chế X từ đất đèn.

Bài 18 : Cho 10,5 gam một andehit mạch thẳng X có công thức R(CHO)n thực hiện phản ứng tráng gương (hiệu suất 100%). Lấy lượng bạc thu được hoà tan hoàn toàn trong H2SO4 đặc nóng, thu được khí Y. Cho Y hấp thụ hoàn toàn trong dung dịch NaOH thì thu được 12,6 gam muối trung hoà và 5,2 gam muối axit.Xác định CTPT của X, biết phân tử lượng của X nhỏ hơn 130 đvC.Bài 19 : Oxi hoá hoàn toàn m gam rượu đơn chức bậc một A bằng CuO ở nhiệt độ cao thu được andehit B. Hỗn hợp khí và hơi thu được sau phản ứng được chia làm 3 phần bằng nhau:- Phần 1 cho tác dụng với Na dư được 5,6 lit H2(đktc).- Phần 2 cho tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 thu được 64,8 gam Ag.- Phần 3 đem dốt cháy hoàn toàn bằng oxi được 33,6 lit CO2 ở đktc và 27 gam nước.

a). Tính hiệu suất phản ứng oxi hoá rượu thành andehit.

3

Page 4: Aren Andehit Xeton Axitcacboxylic

b). Xác định CTCT rượu A và andehit B.Bài 20 : Cho 22 gam một hợp chất hữu cơ X đơn chức gồm C, H, O phản ứng hết với Ag 2O (trong NH3) tạo ra 10,8 gam Ag.

a). Viết CTCT thu gọn, gọi tên X.b). Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi điều chế X từ ankan tương ứng.

Bài 21 : Thể tích ở trạng thái hơi của 1,4 gam chất X chứa C, H, O bằng thể tích của 0,64 gam oxi đo cùng điều kiện. Cho 2,1 gam X phản ứng hết với Ag2O trong NH3. Lượng Ag giải phóng được hoà tan hoàn toàn trong HNO3 đặc sinh ra 1,344 lit NO2 (đktc). Khi có Ni xúc tác thì 2,1 gam X phản ứng hết với 1,344 lit H2 (đktc) sinh ra một sản phẩm Y duy nhất.

a). Xác định CTPT và viết CTCT các đồng phân của X.b). Cho Y tác dụng với CH3COOH (có H2SO4 đặc xúc tác). Tính số gam dung dịch CH3COOH 80% cần dùng để phản

ứng hết với Y.Bài 22 : Oxi hoá 10,2 gam hỗn hợp hai andehit kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, người ta thu được hỗn hợp hai axit cacboxylic no đơn chức. Để trung hoà hỗn hợp axit này phải dùng 200 ml dung dịch NaOH 1M.

a). Hãy xác định CTCT của hai andehit.b). Hãy xác định thành phần % theo khối lượng của mỗi andehit trong hỗn hợp.

Bài 23 : Một hợp chất hữu cơ no Y chứa các nguyên tố C, H, O chỉ chứa một loại nhóm chức tham gia phản ứng tráng bạc. Khi cho 0,01 mol Y tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thì thu được 4,32 gam Ag. Xác định CTPT của Y. Viết CT đúng của Y nếu Y có cấu tạo mạch thẳng và chứa 37,21 % oxi về khối lượng.Bài 24 : Một hỗn hợp hai andehit A, B. Oxi hoá 7,2 gam hỗn hợp bằng dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được hai muối tương ứng. Cho hai muối này tác dụng với dung dịch NaOH, sau đó cô cạn dung dịch nung hỗn hợp với vôi tôi xút dư được 3,36 lit hỗn hợp khí, cho hỗn hợp khí này 300 ml dung dịch KMnO4 1M trong H2SO4 thấy hỗn hợp giảm đi 1/3 đồng thời màu tím bị phai.a) Xác định CTCT của A, B biết rằng số nguyên tử cacbon trong A lớn hơn trong B một nguyên tử.b) Tính nồng độ mol của KMnO4 biết lấy dư 15% so với lượng ban đầuBài 25 : Chia hỗn hợp hai andehit đơn chức (không có HCHO) thành hai phần bằng nhau.Phần thứ nhất cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được 32,4 gam kim loại.Phần thứ hai cho tác dụng với H2(Ni xúc tác) thấy hết V lit H2 (đktc) và thu được hỗn hợp hai rượu no, cho hỗn hợp hai rượu này tác dụng với Na kim loại thoát ra 3/8 V lít H2(đktc), còn nếu đốt cháy hai rượu rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ vào 100 gam dung dịch NaOH 40% sau phản ứng nồng độ dung dịch giảm còn 9,64%.

a). Viết các phương trình phản ứng xảy ra.b). Xác định CTPT của hai andehit, biết rằng gốc hidrocacbon của các andehit là gốc no hoặc có một nối đôi.

Bài 26 : Đốt cháy hoàn toàn 0,175 gam chất A chứa các nguyên tố C, H, O thu được 0,224 lit CO 2 (đktc) và 0,135 gam nước. Tỉ khối hơi của A so với H2 bằng 35.a) Xác định CTPT của A.b) Cho 0,35 gam chất A tác dụng với H2 có Ni xúc tác thu được 0,296 gam rượu izobutilic.

- Viết CTCT của A.- Tính hiệu suất phản ứng tạo thành rượu

Bài 27 : Một chất hữu cơ A đơn chức tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra Ag kết tủa, cộng Br2 theo tỉ lệ mol 1: 1. Hidro hoá hoàn toàn A thu được 1,2 gam B, cho lượng B này tác dụng với Na dư thu được 0,224 lit H2(đktc).a) Tìm CTPT của A, B.b) Oxi hoá 1,12 gam A được hỗn hợp gồm 2 chất hữu cơ. Chia hỗn hợp này thành hai phần bằng nhau:Phần 1 cho tác dụng với Na dư cho 100,8ml khí (đktc)Phần 2 cho tác dụng với 100 ml dung dịch AgNO3 0,03M trong NH3 có Ag kết tủa. Thêm HCl dư vào dung dịch còn lại thì được bao nhiêu gam kết tủa mới.Bài 28 : Khi chuyển hoá hoàn toàn 4,2 gam andehit A mạch hở bằng phản ứng tráng gương thành axit B, lượng Ag thu được cho tác dụng với HNO3 đặc tạo ra 3,792 lit NO2 (270C, 740mm Hg). Tỉ khối hơi của A đối với N2 nhỏ hơn 4.Mặt khác khi cho 4,2 gam A tác dụng với 11,2 lít H2(đktc) qua Ni nung nóng thu được chất hữu cơ C. Hoà tan C vào nước thu được dung dịch D. 1/10 dung dịch D tác dụng với Na cho 12,04 lit H2 (đktc).

a). Tìm CTPT của A, B, C.b). Tính nồng độ % của C trong dung dịch D.

Bài 29 : Đốt một lượng hợp chất hữu cơ X thu được13,2 gam khí CO2 và 5,4 gam H2O.Tỉ khối của X đối với không khí bằng 2. Để đốt cháy hoàn toàn lượng hợp chất đó phải dùng 12,8 g O2.

a). Tìm CTPT của X.b). Khi cho X khử bởi H2 ta thu được 1 chất có thể phản ứng este hoá. Mặt khác X bị oxi hoá bởi AgNO 3/NH3 thu

được Ag. Chất hữu cơ X là gì, viết phương trình phản ứng.c). Viết CTCT các đồng phân của X.

AXIT CACBOXYLICDẠNG I: PHẢN ỨNG KIỀM HOÁ, ĐỐT CHÁYBài 1 : Z là 1 axit hữu cơ đơn chức. Để đốt cháy 0,1 mol Z cần 6,72 lit O2 (đktc), xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và gọi tên Z

4

Page 5: Aren Andehit Xeton Axitcacboxylic

Bài 2:Để trung hoà 40ml dung dịch một axit hữu cơ đơn chức A cần 100ml dung dịch NaOH 0,5M. Sau khi trung hoà, cô cạn dung dịch này thu được 4,8g muối khan

a). Tính nồng độ CM của dung dịch axit Ab). Xác định công thức cấu tạo và tên axit A

Bài 3 : Cho mg hỗn hợp 2 axit no đơn chức là đồng đẳng kế tiếp tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng kết thúc cô cạn dung dịch thu được 15g hỗn hợp 2 muối hữu cơ khan

a). Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của 2 axitb). Tính thành phần % khối lượng của từng axit trong hỗn hợp

Bài 4 : Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ A và B chứa C, H, O liên tiếp trong dãy đồng đẳng dùng hết 0,285 mol O2 thu được số mol CO2 bằng số mol nước là 0,27 mola). Tìm công thức phân tử A và Bb). Xác định công thức cấu tạo của A và B biết khi cho 0,12 mol hỗn hợp X phản ứng hết với NaOH thu được lưọng muối lớn hơn 10gBài 5 : Một hợp chất hữu cơ A có cấu tạo mạch thẳng, thành phần chỉ gồm C,H,O. biết trong A tỷ lệ số nguyên tử H và O là 2:1 và ỷ khối hơi của A so với hiđrô là 36a). Xác định công thức cấu tạo có thể có của Ab). Đun nóng 3,96g một đồng đẳng của A với dung dịch HCl loãng thu được hỗn hợp 2 chất hữu cơ B và C.Cho B và C tác dụng hoàn toàn với Ag2O/NH3 thu được mg Ag và khí CO2(với giả thiết CO2 không phản ứng với NH3).Cho toàn bộ CO2

hấp thụ vào 250 ml dung dịch Ca(OH)2 0,12M thu được dung dịch D Tính khối lượng m Tính nồng độ mol/l của các chất trong dung dịch D

Bài 6 : Trung hoà 19,4 g hỗn hợp axit cacboxilic no, đơn chức bằng 1 lượng KOH vừa đủ, cô cạn thu được 30,8 g hỗn hợp muối

a). Tính tống số mol axit có trong 19,4 g hỗn hợp b). Biết 2 axit kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng,xác định công thức cấu tạo và phần trăm khối lượng của từng axit

trong hỗn hợp Bài 7 : Nhiệt phân 12,96g muối A của một axit hữu cơ thơm đơn chức A thu được 4,77g natri cacbonat, 13,104 lit CO2(đktc) và 4,05g nước

a). Cho biết công thức phân tử , công thức cấu tạo của Ab). Nếu thêm dần dung dịch axit vào dung dịch nước của A thì có phản ứng gì xảy rac). Viết sơ đồ phản ứng điều chế A từ toluen

DẠNGII: PHẢN ỨNG ESTE HOÁ, ĐỐT CHÁYBài 1 : Đốt cháy hoàn toàn 7,3g một axit no, đa chức thu được 0,3 mol CO2và 0,25mol H2O.

a). Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo, tên axit biết mạch C thẳngb). Viết phương trình phản ứng khi cho axit đó tác dụng với CH3OH có H2SO4 đặc xt.

Bài 2: Trộn m1 gam một rượu đơn chức với m2 gam một axit đơn chức rồi chia 3 phần bằng nhauPhần 1: Cho tác dụng với Na thu được 3,36 lit H2(đktc)Phần 2: Đốt cháy hoàn toàn thu được 39,6g CO2

Phần 3: Đun nóng với H2SO4 đ thu được 10,2g este (H=100%).Đốt cháy hết lượng este đó thu được 22gCO2 và 9gH2O.Xác định công thức phân tử của rượu và axit. Tính m1, m2

Bài 3:Một hỗn hợp 2 rượu no, đơn chức có M hơn kém nhau 28 đvC cho tác dụng với Na dư thu được 1,344lit H 2(đktc). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên thu được 0,38 mol CO2

a). Xác định công thức phân tử, tính số g mỗi rượu trong hỗn hợp đầub). Trong bình kín dung tích không đổi Vlit chứa hỗn hợp O2 và 2,96g hơi 1 axit hữu cơ no đơn chức B ở 81,9oC,

P1atm. Đốt cháy hoàn toàn B và giữ bình ở 136,5oC thì P=1,5P1,lượng O2dư là 0,02 mol.XĐ công thức cấu tạo của B

c). Thực hiện phản ứng este hoá hỗn hợp rượu trên với 11,1 g B, biết hiệu suất phản ứng với mỗi rượu là 60%. tính tổng khối lượng các este.

Bài 4 : Đốt cháy hoàn toàn 1,52 g một rượu X thu được 1,344lit CO2(đktc) và 1,44g H2Oa.Xác định công thức đơn giản, công thức phân tử ,công thức cấu tạo của X biết X hoà tan được Cu(OH) 2 ở điều kiện thườngb.Cho 2,28g X tác dụng với 3g CH3COOH có H2SO4 đặc xt. Tính tống khối lượng este tạo thành biết H=100%Bàì 5:Thực hiện phản ứng este hoá giữa 1 axit cacboxilic no X và 1 rượu no Y thu được este A mạch hở.Hoá hơi ag A trong 1 bình dung tích 6 lit ở nhiệt độ 136,5oC thì áp suất trong bình là 0,56 atm. Để đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol rượu Y cần vừa đủ lượng oxi điều chế từ phản ứng nhiệt phân hoàn toàn 50,5g KNO3. Cho a g A phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH tạo ra 16,4 g muối

a). Xác định công thức cấu tạo của Ab). Cho 100g X tác dụng với 25g Y thu được 40g A. Tính hiệu suất phản ứng este hoá

Bài 6: Hỗn hợp khí A(đktc) gồm 2 olềin là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy 8,96lit hỗn hợp rồi cho sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng P2O5 bình 2 đựng KOH rắn thấy khối lượng bình 1 tăng m g, bình 2 tăng (m+29)ga.Xác định công thức phân tử, tính % thể tích mỗi olêfin trong A

5

Page 6: Aren Andehit Xeton Axitcacboxylic

b.Cho 8,96 lit hỗn hợp A hợp nước (xt) thu được 2 rượu. Lấy 2 rượu trộn với 1 lượng dư axit focmic và axit axetic 46 g hỗn hợp 4 este. Tính khối lượng H2O tạo thành và khối lượng axit tham gia phản ứng

BÀI TẬP VỀ AXIT CACBOXYLICBài 1 : Công thức đơn giản nhất của một axit hữu cơ A là (CHO)n. Khi đốt cháy 1 mol A thu được 6 mol CO2 hãy biện luạn để tìm công thức phân tử của A và viết công thức cấu tạo của các đồng phân axit của A.Bài 2 : Hỗn hợp A gồm hai axit hữu cơ no (mỗi axit chứa không quá 2 nhóm chức) có khối lượng 16 gam, tương ứng với 0,175 mol. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A rồi cho sản phẩm cháy qua nước vôi trong dư, thu được 47,5 gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho hỗn hợp A tác dụng vừa đủ với dung dịch Na2CO3 thu được 22,6 gam muối.Tìm công thức cấu tạo và khối lượng mỗi axit trong A Bài 3 : Đốt cháy hoàn toàn 14,6 gam một axít no, đơn chức thu được 0,6 mol CO2 và 0,5 mol H2O.

Tìm công thức đơn giản nhất. Biện luận tìm công thức phân tử.

Bài 4 : Một axit cacboxylic có %C=34,61; %H=3,84; %O=61,55.a). Tìm công thức phân tử, công thức cấu tạocủa A.b). Điều chế A từ hiđrôcacbon no tương ứng.

Bài 5 : Đốt cháy hoàn toàn 12,4 gam chất hữu cơ A thu được CO2 và hơi H2O. Dẫn hỗn hợp sản phẩm vào bình Ca(OH)2 dư thấy có 70 gam kết tủa, đồng thời khối lượng dung dịch giảm 32 gam.

a). Tìm công thức phân tử của A, biết MA<150.b). Tìm công thức cấu tạo của A, biết A tác dụng với Na dư cho số mol H 2 bằng số mol NaOH cần dùng để phản ứng

hết với lượng A trên.Bài 6 : Hỗn hợp X gồm hai axit: A no, 2 chức, mạch hở và B không no, một nối đôi, đơn chức, mạch hở. Số nguyên tử cacbon trong axit này gấp đôi trong axit kia. Đốt cháy hoàn toàn 5,08 gam hỗn hợp X thu được 0,21 mol CO2. Để trung hoà hết 5,08 gam hỗn hợp X cần 350 ml dung dịch NaOH 0,2M.Tìm công thức cấu tạo A, B và số mol mỗi chất.Bài 7 : Để trung hoà 11,8 gam axit hữu cơ A cần 0,2 mol NaOH. Khi đốt cháy hoàn toàn lượng A trên thu được 0,4 mol CO2. a). Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo có thể có của A.b). Biết A có thể được điều chế từ butađien-1,3 qua 5 phản ứng liên tiếp. Xác định công thức cấu tạo đúng của A và viết

các phương trình phản ứng. Bài 8 : Hỗn hợp A gồm 2 axit hữu cơ no, mạch thẳng X và Y; X đơn chức, Y đa chức. Nếu lấy số mol X bằng số mol Y rồi lần lượt cho X tác dụng với dung dịch NaHCO3 còn Y tác dụng với dung dịch Na2CO3 thì lượng CO2 thu được luôn bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn 11,2 gam hỗn hợp A, thu được 0,35 mol CO2. Để trung hoà 8,4 gam hỗn hợp A cần 0,15 mol NaOH.Tìm công thức cấu tạo của X, Y. Bài 9 : Cho hai axit cacboxylic A và B. Xác định công thức cấu tạo của chúng biết:Nếu cho hỗn hợp A, B tác dụng hoàn toàn với Na thu được số mol H2 thu được số mol H2 bằng 1/2 tổng số mol A, B trong hỗn hợp.Nếu trộn 20 gam dung dịch axit A 23% với 50 gam dung dịch axit B 20,64% được dung dịch D, để trung hoà dung dịch D cần 200 ml dung dịch NaOH 1,1M.Bài 10 : Cho a gam hỗn hợp hai axit no đơn chức kế tiếp A và B tác dụng rất chậm với 0,5 lít Na 2CO3 1M sao cho thực tế coi như không có khí CO2 bay ra. Sau thí nghiệm, cho dung dịch HCl 2M dung dịch thu được cho tới khi không còn khí CO2 bay ra nữa thì hết 350 ml dung dịch HCl.Nếu đốt cháy cũng A gam hỗn hợp và cho các sản phẩm cháy đi vào bình 1 đựng H 2SO4 đậm đặc rồi bình 2 đựng NaOH thì sau thí nghiệm độ tăng khối lượng bình 2 lớn hơn độ tăng khối lượng bình 1 là 36,4 gam.

a). Xác định công thức phân tử của A và B.b). Xác định công thức cấu tạo của A và B biết rằng khi tác dụng với Clo(ánh sáng) thì A chỉ cho một sản phẩm thế

một lần thế, cồ B cho hai sản phẩm thế một lần thế.Bài 11 : Có hai axit hữu cơ no mạch hở: A đơn chức, B đa chức.Hỗn hợp X chứa a mol A và b mol B. Để trung hoà X cần 500 ml dung dịch NaOH 1M, Nếu đốt cháy hoàn toàn X thu được 11,2 lít CO2 (đktc).Hỗn hợp Y chứa b mol A và a mol B. Để trung hoà Y cần 400 ml dung dịch NaOH 1M.Biết a + b = 0,3 mol.

a) Xác định công thức phân tử của các axit.b) Biết rằng 1,26 gam tinh thể axit B.2H2O tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch KMnO4 trong môi trường

H2SO4 theo phản ứng: B + KMnO4 + H2SO4 CO2 + MnSO4 + K2SO4 + H2O

Tính nồng độ mol/l dung dịch KMnO4.Bài 12 : Chia m gam hỗn hợp A gồm hai axit hữu cơ đơn chức mạch hở hơn kém nhau không quá 2 nguyên tử Cacbon trong phân tử làm ba phần bằng nhau:Phần 1 tác dụng hết với 100 ml dung dịch NaOH 2M. Để trung hoà lượng NaOH dư cần 150 ml dung dịch H2SO4 0,5M.Phần 2 phản ứng vừa đủ với một lượng nước brom chứa 6,4 gam brom.Phần 3 đem đốt cháy hoàn toàn thu được 3,136 lít CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O.

6

Page 7: Aren Andehit Xeton Axitcacboxylic

1) Xác định công thức cấu tạo của hai axit.2) Tính m và % theo khối lượng mỗi axit trong A.

Bài 13: Có 2 axit cacboxylic đơn chức A và B.Trộn 1,2g A với 5,18g B được hỗn hợp X. Để trung hoà hết X cần 90 ml dung dịch NaOH 1M. Trộn 7,8g A với 1,48g B được hỗn hợp Y. Để trung hoà hết Y cần 75 ml dung dịch NaOH 2M.

1) Xác định công thức A, B.2) Chia 41,6g hỗn hợp Z gồm A và B làm 2 phần bằng nhau.

Phần 1 cho phản ứng với Na dư thu được 3,36 lít H2 (đktc).Phần 2 đun với lượng dư một rượu đơn chức C (H2SO4 đặc làm xúc tác). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2 este có tỉ lệ khối lượng là 88:37. Tìm công thức rượu C.

Bài 14 : Một hỗn hợp X gồm axit hữu cơ A và este E tạo bởi A với một rượu đơn chức.Cho một lượng X tác dụng với Na dư thu được 1,12 lít H2 (đktc). Cũng lượng X này tác dụng vừa đủ với 160 ml dung dịch NaOH 1M tạo dung dịch Y. Chưng cất Y được 2,76g rượu. Phần dung dịch còn lại đem cô cạn được 13,12g muối khan.

1. Xác định công thức A, E.2. Tính phần trăm theo khối lượng A, E trong X.

Bài 15 : Để trung hoà 2,36 gam một axit hữu cơ A phải dùng 80 ml dung dịch NaOH 0,5M. a). Tìm CTCT của A, biết A có mạch thẳng. b). A tác dụng với rượu R tạo este E không chứa nhóm chức nào khác. Lấy 1,46g E tác dụng với 20 ml dung dịch NaOH

2M. Lượng NaOH còn dư để trung hoà hết phải dùng 10 ml dung dịch HCl 2M. Tìm CTCT của E.Bài 16 : Đốt cháy 14,4 gam hợp chất hữu cơ A thu được 26,8 gam CO2, 4,5 gam H2O và 5,3 gam Na2CO3.1. Xác định CTPT của A, biết phân tử A chứa 2 nguyên tố oxi. 2. Dung dịch A khi phản ứng với H2SO4 thu dược chất B là dẫn xuất của benzen. Để trung hoà 6,74g hỗn hợp gồm B và một axit đơn chức C phải dùng 65 ml dung dịch NaOH 2M. Xác định công thức axit C.3. Cô cạn dung dịch sau phản ứng trung hoà ở trên. Lượng muối khan thu được đem nung với NaOH rắn, dư. Làm lạnh sản phẩm ở nhiệt độ phòng thu được chất lỏng D có d = 0,8g/ml. Tính thể tích D thu được.Bài 17 : Chia m gam hỗn hợp X gồm 2 axit đơn chức no làm 2 phần bằng nhau:Phần 1 trung hoà bằng lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Sau phản ứng cô cạn thu được a gam muối khan. Phần 2 trung hoà bằng lượng dung dịch KOH vừa đủ. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được b gam muối khan.

a). Xác định tổng số mol 2 axit trong hỗn hợp ban đầu theo a và b.b). Xác định tổng khối lượng m gam hỗn hợp X theo a và b.c). Xác định công thức 2 axit đã cho. Biết b = 1,169a và 2 axit là đồng đẳng liên tiếp.

Bài 18 : Hỗn hợp A gồm 3 este của cùng một axit hữu cơ đơn chức và 3 rượu đơn chức, trong đó có 2 rượu no với khối lượng phân tử hơn kém nhau 28 đvC và một rượu không no có 1 liên kết đôi. cho hỗn hợp A tác dụng với 125 ml dung dịch NaOH 20% (d = 1,2), sau đó cô cạn thu được 55,2g chất rắn khan. Ngưng tụ phần rượu bay hơi, làm khan rồi chia làm 2 phần bằng nhau:Phần 1 cho tác dụng với Na dư thu được 2,016 lít khí (ở 54,6 0C và 2 atm). Phần 2 đem đốt cháy hoàn toàn thu được 21,12 gam CO2 và 12,96 gam H2O. a). Xác định CTPT của axit và 3 rượu. b). Tính phần trăm theo khối lượng mỗi este trong hỗn hợp A.Bài 19 : X là hỗn hợp 3 axit đơn chức trong đó có 2 axit cùng dãy đồng đẳng và 2 axit có khối lượng phân tử hơn kém nhau 12đvC. Trung hoà 12,44g X bằng NaOH vừa đủ rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng dược 17,94g muối khan.Mặt khác đốt cháy 6,22g X thu được 7,04g CO2, còn cho 3,11g X phản ứng với nước brôm thấy có 0,8g brôm tham gia phản ứng. 1. Xác định CTPT các axit trong X. 2. Tính phần trăm theo số mol các axit trong X.Bài 20 : Hỗn hợp X gồm một axit đơn chức và một este tạo bởi axit trên với rượu metylic. Chia X làm hai phần bằng nhau:Phần 1 cho phản ứng với NaOH thấy tác dụng vừa đủ với 70 ml dung dịch NaOH 1M.Phần 2 đốt cháy hoàn toàn. Sản phẩm cháy cho qua bình 1 đựng P2O5 và bình 2 đựng KOH đặc thấy khối lượng bình 1 tăng 2,88g và bình 2 tăng 10,12g.

a). Xác định công thức axit và este. Đọc tên.b). Cho 5,32g X tác dụng với 80 ml dung dịch NaOH 1,25M. Đun nóng dung dịch sau phản ứng thu được V1 lít hơi

rượu (đktc). Cô cạn dung dịch còn lại được chất rắn Y. Nung khan chất rắn Y trong điều kiện không có không khí được V2 lít hiđrôcacbon Z.

Tính V1 và V2. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Bài 21 : X là hỗn hợp 2 axit đơn chức liên tiếp trong dãy đồng đẳng. Chia một lượng X làm 2 phần bằng nhau. Để trung hoà hết phần 1 phải dùng 120 ml dung dịch NaOH 1M. Để đốt cháy hoàn toàn phần 2 thu được 16,72g CO2 và 4,68g H2O.

a). Tìm CTPT, viết CTCT 2 axit trên.b). Tính phần trăm theo khối lượng mỗi axit trong hỗn hợp.

7

Page 8: Aren Andehit Xeton Axitcacboxylic

c). Trung hoà 1,338g hỗn hợp X bằng 80g dung dịch NaOH 5%. Tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch sau phản ứng.

Bài 22 : Oxi hoá một rượu no đơn chức A có bột Cu xúc tác được chất B. Oxi hoá B với xúc tác Pt ta thu được axit D. Cho D tác dụng với dung dịch kiềm ta thu được muối E. Cho E tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 ta được Ag kim loại.

a). Tìm CTCT của A, B, D, E.b). Trộn B với một đồng đẳng X của nó rồi đun 8,8 gam hỗn hợp này với một lượng dư Ag 2O trong NH3 thì thu được

2,24 lit CO2 (đktc) và 64,8 gam Ag. Xác định CTCT của X.Bài 23 : Cho H2SO4 loãng tác dụng từ từ với hỗn hợp gồm hai muối Na của hai axit hữu cơ kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng ta thu được hỗn hợp hai axit đơn chức tương ứng A,B. Hoà tan 10 gam hỗn hợp A, B vào 100 ml dung dịch K 2CO3

1M. Để phản ứng với lượng K2CO3 còn dư phải dùng 50 ml dung dịch HCl 0,2M.a). Viết các phương trình phản ứng xảy ra.b). Tìm CTPT và tính % khối lượng các axit trong hỗn hợp (hiệu suất các phản ứng 100%)

Bài 24 : Oxi hoá 53,2 gam hỗn hợp một rượu no đơn chức và một andehit đơn chức ta thu được một axit hữu cơ duy nhất ( hiệu suất phản ứng 100%). Cho lượng axit này tác dụng hết với m gam dung dịch hỗn hợp NaOH 2% và Na 2CO3 13,25% thu được dung dịch chỉ chứa muối của axit hữu cơ nồng độ 21,87%.

1) Xác định CTPT của rượu và andehit ban đầu.2) Hỏi m có giá trị nằm trong khoảng nào?3) Cho m = 400 gam. Tính % khối lượng của rượu và andehit trong hỗn hợp đầu.

Bài 25 : Đốt cháy 0,72 gam một axit cacboxylic A cần vừa đủ 0,768 gam O 2 thu được số mol CO2 bằng số mol nước. Tìm A.a). Cho m gam rượu đơn chức B đi qua một bình đựng Na dư thì kl bình này tăng thêm 1,35 gam và có 0,336 lit H 2 (đktc)

thoát ra khỏi bình. Tìm m và xác định CTCT của B.b). X là este của A và B. Lấy p gam X cho vào 90 gam dung dịch MOH 8% (M là kim loại kiềm) rồi dun nóng đến khi X

tác dụng hết, làm khô được chất rắn Y khan. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 9,54 gam M 2CO3 và 6,6 gam CO2. Xác định tên M, tính p.

Bài 26 : Cho 2,4 gam chất hữu cơ X chứa C, H, O có mạch cacbon hở không phân nhánh, phân tử có hai loại nhóm chức khác nhau. Đốt cháy hoàn toàn 2,4 gam X rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng lượng dư nước vôi trong thấy tạo thanhf tong bình 6,4 gam kết tủa trắng và khối lượng bình tăng thêm 3,68 gam.

a). Xác định CTPT của X biết rằng MX < 200 đvC.b). Xác định CTCT và gọi tên X của X biết rằng để trung hoà dung dịch chứa 2,4 gam X cần dùng vừa đủ 80 ml dung

dịch NaOH 0,4 M.Bài 27 : Hỗn hợp A gồm hai axit hữu cơ no X, Y mạch hở ( trong đó X đơn chức). Nếu lấy số mol X bằng số mol Y rồi lần lượt cho X phản ứng với NaHCO3, Y phản ứng với Na2CO3 thì CO2 thu được luôn luôn bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn 11,2 gam A được 15,4 gam CO2. Mặt khác trung hoà 8,4 gam hỗn hợp A cần 200 ml dung dịch NaOH 0,75 M.

a). Tìm CTPT viết CTCT của X, Y biết chúng là mạch thẳng.b). Tính % khối lượng mỗi chất trong A.

Bài 28 : Để đốt cháy 10 ml thể tích hơi của một hợp chất hữu cơ A cần dùng 30 ml O 2, sản phẩm cháy thu được gồm CO2

và hơi nước có thể tích bằng nhau và đều bằng thể tích O2 phản ứng.a). Lập CTPT của A, viết CTCT các đồng phân có thể tác dụng với NaOH của A. Biết rằng các thể tích khí và hơi đo cùng

nhiệt độ, áp suất.b). Trộn 2,7 gam A với 1,8 gam CH3COOH thu được hỗn hợp B. Lấy 1/3 hỗn hợp B cho vào dung dịch K2CO3, sau một

thời gian lượng CO2 thu được đã vượt quá 0,308 gam. Mặt khác lấy 1/2 hỗn hợp B cho tác dụng với Na dư thu được 0,504 lit khí H2 (đktc). Còn khi cho hơi A qua CuO nung nóng thì sẽ được chất E. E không tác dụng với AgNO 3/ NH3

tạo ra Ag. Xác định CTCT của A và gọi tên .Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

8