an toÀn giao thÔng lÀ hẠnh phÚc cỦa mỌi ngƯỜi, mỌi … · giao thông đường bộ...

1
Thứ năm, ngày 7 tháng 3 năm 2019 2 N ăm 2018, các cấp, các ngành, các địa phương đã có nhiều nỗ lực trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT). Trong đó, các địa phương đã tập trung thực hiện Công điện số 06/ CĐ-UBND ngày 1/6/2018 của UBND tỉnh về việc tăng cường các biện pháp xử lý lấn chiếm, tái lấn chiếm, sử dụng trái phép vỉa hè, lòng, lề đường, hành lang ATGT đường bộ, đường thủy và quảng cáo, rao vặt trái phép trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, các địa phương, đơn vị cũng làm tốt công tác tuyên truyền để người dân chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thủy nội địa. Ngoài công tác tuyên truyền thường xuyên như viết bài tuyên truyền trên hệ thống phát thanh truyền hình, thông báo vi phạm về khu dân cư, các cấp, các ngành còn tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau như: Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức 2 lớp tập huấn truyền thông cho hơn 500 cán bộ, hội viên, thành lập 5 câu lạc bộ “Uống có trách nhiệm với ATGT”; Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức 8 lớp tập huấn cho hơn 1.000 cộng tác viên đồng thời chỉ đạo Hội Chữ thập đỏ huyện Thái Thụy tổ chức tuyên truyền cho 7 xã với gần 1.000 hội viên tham gia... Cùng với công tác tuyên truyền, công tác quản lý, khai thác và bảo trì hạ tầng giao thông cũng được các địa phương thường xuyên quan tâm. Năm 2018, Sở Giao thông Vận tải thường xuyên duy tu, bảo dưỡng các tuyến quốc lộ và các tuyến đường tỉnh. Tiếp tục đề nghị UBND các huyện, thành phố tăng cường quản lý, bảo vệ hệ thống gờ giảm tốc trên đường giao thông nông thôn đấu nối vào quốc lộ, tỉnh lộ. Trong năm 2018, các huyện, thành phố đã hoàn thành nâng cấp 31,3km đường; phát cây, cắt cỏ ven đường, khơi thông rãnh thoát nước được 115,6km; bổ sung 109 biển báo hiệu đường bộ và trên 130 điểm gờ giảm tốc trên các tuyến đường do địa phương quản lý. Những năm gần đây, số lượng phương tiện đăng ký mới trên địa bàn tỉnh tăng nhanh. Chỉ riêng trong năm 2017 toàn tỉnh đã có 3.481 xe ô tô, 51.929 xe mô tô, 13.122 xe máy điện đăng ký mới, nâng tổng số phương tiện đang quản lý trên địa bàn tỉnh lên 31.293 xe ô tô, 832.263 xe mô tô, 63.269 xe máy điện. Để kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông, Công an tỉnh đã chỉ đạo công an các huyện, thành phố huy động tối đa lực lượng, phương tiện tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo từng chuyên đề về hành vi, đối tượng, địa bàn trọng điểm. Thông qua tuần tra, kiểm soát, lực lượng công an đã xử lý 32.762 trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ, tước 2.794 giấy phép lái xe các loại, tạm giữ 3.179 phương tiện. Lực lượng cảnh sát giao thông đường thủy xử lý 472 trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường thủy nội địa. Lực lượng thanh tra Sở Giao thông Vận tải xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 507 trường hợp, trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa 6 trường hợp... Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự ATGT năm 2018 khoảng 21,6 tỷ đồng. Theo ông Lê Phương Huy, Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh, năm 2018, tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh tuy đã được kiềm chế nhưng vẫn ở mức cao. Tình trạng vi phạm Luật Giao thông đường bộ diễn ra khá phổ biến như vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, đi xe dàn hàng ngang nhưng chưa có biện pháp xử lý triệt để. Năm 2019, toàn tỉnh tiếp tục phấn đấu giảm thiểu tai nạn giao thông trên cả ba tiêu chí: số vụ tai nạn, số người chết và số người bị thương. Để thực hiện mục tiêu trên, Ban ATGT tỉnh yêu cầu các ngành, các địa phương tập trung đẩy mạnh tuyên truyền Chỉ thị số 21-CT/TU ngày 9/8/2018 của Tỉnh ủy về việc không uống rượu, bia trước giờ làm việc buổi sáng, trong giờ làm việc, tại nơi làm việc, giờ nghỉ trưa các ngày làm việc, ngày trực ở cơ quan, đơn vị và trước khi lái xe. Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị liên quan, công an các huyện, thành phố tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Các huyện, thành phố quán triệt nghiêm tinh thần “vỉa hè của người đi bộ”, chỉ để xe tạm thời trong phạm vi cho phép. Cấm tuyệt đối các hành vi bày bán hàng trên vỉa hè, hành lang giao thông. Thường xuyên tổ chức kiểm tra việc giải tỏa lấn chiếm, tái lấn chiếm vỉa hè, hành lang giao thông... PHẠM HƯNG Đ ược coi “điểm nóng” của bệnh dịch tả lợn châu Phi tại huyện Quỳnh Phụ, những ngày này, cả hệ thống chính trị và nhân dân xã An Dục đang phối hợp chặt chẽ cùng các cơ quan chức năng của tỉnh và huyện thực hiện đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp để phòng, chống dịch. Xã An Dục có tổng đàn lợn 1.716 con, được nuôi tại 175 hộ. Ngày 27/2, tại 5 hộ thuộc 3 thôn với 128 con lợn xuất hiện 16 con ốm, trong đó chết nhanh 12 con. Địa phương đã nhanh chóng báo cáo tình hình tới cơ quan chức năng của huyện và tỉnh để lấy mẫu xét nghiệm và có các biện pháp xử lý. Ông Mai Văn Giang, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Ngày 28/2, ngay sau khi UBND huyện Quỳnh Phụ công bố bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn hai xã An Dục và Đông Hải, cấp ủy, chính quyền xã An Dục đã thành lập ban chỉ đạo phòng, chống dịch, dưới sự chỉ đạo của tỉnh và huyện cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị khẩn trương triển khai đồng bộ các biện pháp ngăn chặn và đẩy lùi bệnh dịch tả lợn châu Phi nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho người chăn nuôi. Song song với các biện pháp khẩn trương lấy mẫu xét nghiệm, tiêu hủy lợn nhiễm bệnh theo đúng quy trình, địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, tờ rơi hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nâng cao ý thức và kỹ năng của người dân về phát hiện lợn nhiễm bệnh. Trong đó, chú trọng tuyên truyền các cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với các hộ chăn nuôi để tránh tình trạng người dân giấu dịch, bán tháo lợn nhiễm bệnh ra thị trường. T hời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Tiền Hải đã phát huy vai trò, chú trọng tuyên truyền, xây dựng nhiều mô hình, hoạt động thiết thực bảo vệ môi trường (BVMT), ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xây dựng nông thôn mới tại các địa phương. Phụ nữ xã Vũ Lăng nhiều năm qua đã tích cực tham gia BVMT, từng bước xây dựng nếp sống văn minh. Bà Lê Thị Phương, Chủ tịch Hội LHPN xã cho biết: Hội đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo sát sao công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, phụ nữ về trách nhiệm của bản thân và gia đình trong công tác BVMT. Trong đó, lồng ghép các buổi sinh hoạt chi hội gắn với thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện sản xuất, kinh doanh, chế biến, tiêu dùng lương thực, thực phẩm an toàn. Ở gia đình, các hội viên chủ động tiết kiệm điện trong sinh hoạt, hạn chế sử dụng túi nilon, xây dựng chuồng trại chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải; phân loại, thu gom và xử lý rác sinh hoạt đúng cách. Nhờ triển khai tích cực công tác tuyên truyền, các mô hình hoạt động hiệu quả, các tuyến đường của xã không còn rác tồn đọng, cảnh quan, môi trường khu dân cư xanh, sạch, đẹp hơn. Hội LHPN xã đã đảm nhận trồng, chăm sóc 3.200m 2 đường hoa; ngày 24 hàng tháng tổ chức cho hội viên vệ sinh các tuyến đường thôn. Các gia trại chăn nuôi của hội viên đã xây dựng bể biogas, ngăn chặn dịch bệnh, bảo đảm sức khỏe cho gia đình. Không chỉ có phụ nữ xã Vũ Lăng làm tốt công tác BVMT mà phụ nữ các xã Đông Trà, Đông Minh, Nam Cường, Bắc Hải... cũng đều tích cực đi đầu phong trào. Thời gian qua, xác định tuyên truyền là nhiệm vụ then chốt, Hội LHPN huyện Tiền Hải đã chú trọng lồng ghép tuyên truyền các nội dung về BVMT ở các cơ sở hội, hội viên đã nhanh chóng nắm bắt được tiêu chí, ý nghĩa của cuộc vận động tạo nên phong trào BVMT có sức lan tỏa sâu rộng đến cán bộ, hội viên và toàn thể nhân dân. Ngay từ đầu năm, Ban Thường vụ Hội xây dựng và chỉ đạo 100% hội LHPN cơ sở thường xuyên tuyên truyền về Luật Bảo vệ môi trường, hưởng ứng tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường... Tích cực phối hợp với ngành chuyên môn tập huấn cho hội viên cách sử dụng phân vi sinh, phân hóa học có hiệu quả và sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch. Ngoài ra, để chung tay hành động vì môi trường xanh, sạch, đẹp, hội LHPN các cấp đã tổ chức ký kết và tuyên truyền tới cán bộ, hội viên thực hiện tốt công tác BVMT; đồng thời, vận động gia đình và cộng đồng hạn chế sử dụng túi nilon, chủ động phân loại, xử lý rác thải tại hộ gia đình, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Các phong trào thi đua: “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; “Phụ nữ Tiền Hải chung sức xây dựng nông thôn mới”; cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”... được hội viên hưởng ứng và tham gia tích cực. Các mô hình mang lại nhiều kết quả như: mô hình xử lý rác thải tại hộ gia đình; mô hình tiết kiệm điện, nước để hạn chế khí thải, nước thải ra môi trường. Đến nay, các chi hội đã xây dựng được 105 mô hình phân loại rác thải tại hộ gia đình, gắn 175 biển tường phụ nữ tự quản vệ sinh môi trường. Đặc biệt, thực hiện phong trào tuyến đường hoa phụ nữ, các chi hội đã trồng được trên 16km đường hoa mang lại môi trường xanh, sạch, đẹp trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại các địa phương. Tỷ lệ gia đình hội viên đạt “Gia đình 5 không, 3 sạch” chiếm 92,5%. MẠNH THẮNG Từ nguồn cấp phát của huyện, đến nay xã đã tiếp nhận hơn 300 lít hóa chất và 20 tấn vôi bột, thực hiện phát động đợt cao điểm vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trên diện rộng môi trường vùng chăn nuôi và các khu vực công cộng... trong toàn xã. Được tỉnh và huyện tăng cường lực lượng, xã đã lập các đội vận chuyển, tiêu hủy lợn nhiễm bệnh cùng các tổ tuần tra cơ động và 2 chốt kiểm soát dịch bệnh, ứng trực 24/24 giờ, kịp thời ngăn chặn, xử lý các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhập lậu hoặc từ những vùng có dịch qua địa bàn xã. Nhờ thực hiện đồng bộ các biện pháp, ý thức, trách nhiệm của người chăn nuôi trong phòng, chống dịch đã có những chuyển biến tích cực. Ông Nguyễn Văn Chiến, thôn Việt Thắng chia sẻ: Gia đình tôi là một trong những hộ chăn nuôi đầu tiên trong xã phát hiện có lợn nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi, cơ quan chức năng đã tiêu hủy 49 con, trong đó có 9 lợn nái với tổng khối lượng 5.121kg. Dù thiệt hại kinh tế là rất lớn và ảnh hưởng đến tâm lý người chăn nuôi nhưng sau khi được các cấp chính quyền tuyên truyền, vận động, cấp hóa chất tiêu độc, khử trùng, ký các biên bản kiểm đếm, hỗ trợ... chúng tôi rất yên tâm và tin tưởng bệnh dịch tả lợn châu Phi sẽ sớm được ngăn chặn và đẩy lùi. Cùng chia sẻ đó, ông Phạm Văn Quân, thôn Bình Minh cho biết thêm: Gia đình tôi có tổng đàn 13 con phải tiêu hủy do nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi. Trong thâm tâm thực sự là tiếc song người dân phải nhìn vào lợi ích của chính người chăn nuôi và của cộng đồng để cùng chung tay phòng, chống dịch. Bên cạnh việc tự giác hợp tác và chấp hành các hướng dẫn của cơ quan chức năng, tôi đã vận động, tuyên truyền các hộ chăn nuôi khác trong thôn tích cực thực hiện tiêu độc, khử trùng, báo cáo ngay với xã khi lợn có biểu hiện nhiễm bệnh, không vận chuyển, bán chui, bán tháo lợn ra thị trường... Đến hết ngày 4/3, xã An Dục đã tiêu hủy 358 con lợn với tổng khối lượng 16.203kg tại 28 hộ chăn nuôi. Địa phương tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp tuyên truyền, vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, theo dõi đàn lợn trên địa bàn..., góp phần cùng huyện và tỉnh ngăn chặn và đẩy lùi bệnh dịch tả lợn châu Phi. TRỊNH CƯỜNG Ảnh minh họa AN TOÀN GIAO THÔNG LÀ HẠNH PHÚC CỦA MỌI NGƯỜI, MỌI NHÀ Phấn đấu giảm thiểu tai nạn giao thông trên cả ba tiêu chí PHỤ NỮ TIỀN HẢI Làm tốt công tác bảo vệ môi trường Khu xử lý rác thải bằng lò đốt tại xã Nam Hưng (Tiền Hải). AN DỤC Quyết liệt phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi Theo báo cáo của Ban An toàn giao thông tỉnh, năm 2018, trên địa bàn tỉnh xảy ra 74 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 62 người, bị thương 35 người; so với năm 2017, tai nạn giao thông giảm 2 vụ, giảm 6 người chết; ngoài ra, giao thông đường thủy xảy ra 1 vụ, làm chết 1 người. Cán bộ Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) tuyên truyền về ATGT tại Trường Tiểu học An Bài (Quỳnh Phụ). Chốt kiểm soát dịch bệnh xã An Dục thực hiện tiêu độc, khử trùng phương tiện giao thông qua địa bàn. (nongnghiep.vn) Bộ Công Thương đã có phương án tăng giá điện ngay trong tháng này - đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng tại cuộc họp ngày 5/3. Theo tính toán cân đối của Bộ Công Thương, phương án tăng giá bán lẻ điện bình quân được chốt là 8,36%. Thời gian tăng giá là trong nửa cuối tháng 3/2019. Việc tăng giá lần này có thể đưa giá bán lẻ điện bình quân lên 1.864 đồng/kWh. Hiện giá bán lẻ bình quân đang áp dụng là 1.720 đồng/kWh. Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho biết, việc điều chỉnh giá điện tăng 8,36% đã được tính toán để đáp ứng các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội mà Quốc hội đã thông qua. Song việc điều giá điện là biện pháp để lành mạnh hóa tài chính của ngành điện. Mức tăng này đã được Chính phủ lựa chọn để bảo đảm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng vừa đủ, không tạo đột biến, không ảnh hưởng đến mức tạo ra khó khăn đột biến với nền kinh tế. Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, việc tăng giá điện lúc này của Bộ Công Thương sẽ ảnh hưởng lớn đến người dân. Làm tăng chi phí sinh hoạt, tăng giá thành sản phẩm. Thứ hai, việc tăng giá điện sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Đầu năm là thời gian doanh nghiệp đẩy mạnh tốc độ sản xuất các mặt hàng cũng như đề ra mục tiêu kinh doanh, tính toán chi phí đầu vào. Do đó, lượng nhiên liệu - đặc biệt là điện rất lớn. Bộ Công Thương phối hợp với Tổng cục Thống kê tính toán cho thấy việc tăng giá điện 8,36% sẽ làm giảm GDP 0,22% và làm CPI tăng thêm 0,29%. Đầu năm 2019, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, năm 2019 Bộ sẽ xem xét việc tăng giá điện theo quy định, ở mức độ nào thì thuộc quyền quyết của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hay của Bộ Công Thương và mức độ nào thì thuộc thẩm quyền Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Việc tăng giá cũng phải phù hợp với sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đời sống, sinh hoạt của người dân. Ông Hải khẳng định Bộ sẽ xem xét kỹ chi phí phát sinh thực tế việc sản xuất điện trong thời điểm hiện nay và các tồn đọng từ trước đến nay như việc chênh lệch tỷ giá, kể cả từ những năm 2015 - 2017, 2018 và nhiều yếu tố khác để có đề xuất phù hợp nhất với tình hình thực tiễn và đúng chỉ đạo là đưa các mặt hàng thiết yếu vào quy luật thị trường, trong đó có ngành điện. Theo thống kê, từ năm 2010 đến nay Việt Nam có 7 lần tăng giá điện, gần đây nhất là ngày 1/12/2017 với biên độ tăng 7,5%. Đáng chú ý, chưa một lần giá bán lẻ điện năng được điều chỉnh giảm. Giá điện sẽ tăng trong tháng 3/2019 (vtv.vn) Trung tâm Internet Việt Nam cho biết, từ năm 2011 đến nay “.VN” liên tục là tên miền quốc gia có số lượng đăng ký sử dụng cao nhất khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt, tên miền “.VN” cũng nằm trong top 10 khu vực châu Á - Thái Bình Dương với hơn 463.000 tên miền duy trì sử dụng. Tên miền này là một chỉ dẫn địa lý ngầm, tạo lợi thế cho doanh nghiệp trong việc triển khai các kênh tiếp thị trực tuyến nhắm vào thị trường và khách hàng Việt Nam. “.VN” là tên miền có số lượng đăng ký sử dụng cao nhất Đông Nam Á

Upload: others

Post on 03-Nov-2019

15 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Thứ năm, ngày 7 tháng 3 năm 20192

Năm 2018, các cấp, các ngành, các địa phương đã có nhiều

nỗ lực trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT). Trong đó, các địa phương đã tập trung thực hiện Công điện số 06/CĐ-UBND ngày 1/6/2018 của UBND tỉnh về việc tăng cường các biện pháp xử lý lấn chiếm, tái lấn chiếm, sử dụng trái phép vỉa hè, lòng, lề đường, hành lang ATGT đường bộ, đường thủy và quảng cáo, rao vặt trái phép trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, các địa phương, đơn vị cũng làm tốt công tác tuyên truyền để người dân chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thủy nội địa. Ngoài công tác tuyên truyền thường xuyên như viết bài tuyên truyền trên hệ thống phát thanh truyền hình, thông báo vi phạm về khu dân cư, các cấp, các ngành còn tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau như: Hội

Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức 2 lớp tập huấn truyền thông cho hơn 500 cán bộ, hội viên, thành lập 5 câu lạc bộ “Uống có trách nhiệm với ATGT”; Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức 8 lớp tập huấn cho hơn 1.000 cộng tác viên đồng thời chỉ đạo Hội

Chữ thập đỏ huyện Thái Thụy tổ chức tuyên truyền cho 7 xã với gần 1.000 hội viên tham gia...

Cùng với công tác tuyên truyền, công tác quản lý, khai thác và bảo trì hạ tầng giao thông cũng được các địa phương thường xuyên

quan tâm. Năm 2018, Sở Giao thông Vận tải thường xuyên duy tu, bảo dưỡng các tuyến quốc lộ và các tuyến đường tỉnh. Tiếp tục đề nghị UBND các huyện, thành phố tăng cường quản lý, bảo vệ hệ thống gờ giảm tốc trên đường giao thông

nông thôn đấu nối vào quốc lộ, tỉnh lộ. Trong năm 2018, các huyện, thành phố đã hoàn thành nâng cấp 31,3km đường; phát cây, cắt cỏ ven đường, khơi thông rãnh thoát nước được 115,6km; bổ sung 109 biển báo hiệu đường bộ và trên 130 điểm gờ giảm tốc trên các tuyến đường do địa phương quản lý.

Những năm gần đây, số lượng phương tiện đăng ký mới trên địa bàn tỉnh tăng nhanh. Chỉ riêng trong năm 2017 toàn tỉnh đã có 3.481 xe ô tô, 51.929 xe mô tô, 13.122 xe máy điện đăng ký mới, nâng tổng số phương tiện đang quản lý trên địa bàn tỉnh lên 31.293 xe ô tô, 832.263 xe mô tô, 63.269 xe máy điện. Để kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông, Công an tỉnh đã chỉ đạo công an các huyện, thành phố huy động tối đa lực lượng, phương tiện tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo từng chuyên đề về hành vi, đối tượng, địa bàn trọng điểm. Thông qua tuần tra, kiểm soát, lực lượng công an đã xử lý 32.762 trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ, tước 2.794 giấy phép lái xe các loại, tạm giữ 3.179 phương tiện. Lực lượng cảnh sát giao thông đường thủy xử lý 472 trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường thủy nội địa. Lực lượng thanh tra Sở Giao thông Vận tải xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 507 trường hợp, trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa 6 trường hợp... Tổng số tiền xử phạt vi

phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự ATGT năm 2018 khoảng 21,6 tỷ đồng.

Theo ông Lê Phương Huy, Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh, năm 2018, tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh tuy đã được kiềm chế nhưng vẫn ở mức cao. Tình trạng vi phạm Luật Giao thông đường bộ diễn ra khá phổ biến như vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, đi xe dàn hàng ngang nhưng chưa có biện pháp xử lý triệt để. Năm 2019, toàn tỉnh tiếp tục phấn đấu giảm thiểu tai nạn giao thông trên cả ba tiêu chí: số vụ tai nạn, số người chết và số người bị thương. Để thực hiện mục tiêu trên, Ban ATGT tỉnh yêu cầu các ngành, các địa phương tập trung đẩy mạnh tuyên truyền Chỉ thị số 21-CT/TU ngày 9/8/2018 của Tỉnh ủy về việc không uống rượu, bia trước giờ làm việc buổi sáng, trong giờ làm việc, tại nơi làm việc, giờ nghỉ trưa các ngày làm việc, ngày trực ở cơ quan, đơn vị và trước khi lái xe. Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị liên quan, công an các huyện, thành phố tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Các huyện, thành phố quán triệt nghiêm tinh thần “vỉa hè của người đi bộ”, chỉ để xe tạm thời trong phạm vi cho phép. Cấm tuyệt đối các hành vi bày bán hàng trên vỉa hè, hành lang giao thông. Thường xuyên tổ chức kiểm tra việc giải tỏa lấn chiếm, tái lấn chiếm vỉa hè, hành lang giao thông...

PHẠM HƯNG

Được coi là “điểm nóng” của bệnh dịch tả lợn châu

Phi tại huyện Quỳnh Phụ, những ngày này, cả hệ thống chính trị và nhân

dân xã An Dục đang phối hợp chặt chẽ cùng các cơ quan chức năng của tỉnh và huyện thực hiện đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp để phòng, chống dịch.

Xã An Dục có tổng đàn lợn 1.716 con, được nuôi tại 175 hộ. Ngày 27/2, tại 5 hộ thuộc 3 thôn với 128 con lợn xuất hiện 16 con ốm, trong đó chết nhanh

12 con. Địa phương đã nhanh chóng báo cáo tình hình tới cơ quan chức năng của huyện và tỉnh để lấy mẫu xét nghiệm và có các biện pháp xử lý. Ông Mai Văn Giang, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Ngày 28/2, ngay sau khi UBND huyện Quỳnh Phụ công bố bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn hai xã An Dục và Đông Hải, cấp ủy, chính quyền xã An Dục đã thành lập ban chỉ đạo phòng, chống dịch, dưới sự chỉ đạo của tỉnh và huyện cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị khẩn trương triển khai đồng bộ các biện pháp ngăn chặn và đẩy lùi bệnh dịch tả lợn châu Phi nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho người chăn nuôi. Song song với các biện pháp khẩn trương lấy mẫu xét nghiệm, tiêu hủy lợn nhiễm bệnh theo đúng quy trình, địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, tờ rơi hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nâng cao ý thức và kỹ năng của người dân về phát hiện lợn nhiễm bệnh. Trong đó, chú trọng tuyên truyền các cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với các hộ chăn nuôi để tránh tình trạng người dân giấu dịch, bán tháo lợn nhiễm bệnh ra thị trường.

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Tiền

Hải đã phát huy vai trò, chú trọng tuyên truyền, xây dựng nhiều mô hình, hoạt động thiết thực bảo vệ môi trường (BVMT), ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xây dựng nông thôn mới tại các địa phương.

Phụ nữ xã Vũ Lăng nhiều năm qua đã tích cực tham gia BVMT, từng bước xây dựng nếp sống văn minh. Bà Lê Thị Phương, Chủ tịch Hội LHPN xã cho biết: Hội đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo sát sao công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho

cán bộ, hội viên, phụ nữ về trách nhiệm của bản thân và gia đình trong công tác BVMT. Trong đó, lồng ghép các buổi sinh hoạt chi hội gắn với thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện sản xuất, kinh doanh, chế biến, tiêu dùng lương thực, thực phẩm an toàn. Ở gia đình, các hội viên chủ động tiết kiệm điện trong sinh hoạt, hạn chế sử dụng túi nilon, xây dựng chuồng trại chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải; phân loại, thu gom và xử lý rác sinh hoạt đúng cách. Nhờ triển khai tích cực công tác tuyên truyền,

các mô hình hoạt động hiệu quả, các tuyến đường của xã không còn rác tồn đọng, cảnh quan, môi trường khu dân cư xanh, sạch, đẹp hơn. Hội LHPN xã đã đảm nhận trồng, chăm sóc 3.200m2 đường hoa; ngày 24 hàng tháng tổ chức cho hội viên vệ sinh các tuyến đường thôn. Các gia trại chăn nuôi của hội viên đã xây dựng bể biogas, ngăn chặn dịch bệnh, bảo đảm sức khỏe cho gia đình.

Không chỉ có phụ nữ xã Vũ Lăng làm tốt công tác BVMT mà phụ nữ các xã Đông Trà, Đông Minh, Nam Cường, Bắc Hải... cũng đều tích cực đi đầu phong trào.

Thời gian qua, xác định tuyên truyền là nhiệm vụ then chốt, Hội LHPN huyện Tiền Hải đã chú trọng lồng ghép tuyên truyền các nội dung về BVMT ở các cơ sở hội, hội viên đã nhanh chóng nắm bắt được tiêu chí, ý nghĩa của cuộc vận động tạo nên phong trào BVMT có sức lan tỏa sâu rộng đến cán bộ, hội viên và toàn thể nhân dân. Ngay từ đầu năm, Ban Thường vụ Hội xây dựng và chỉ đạo 100% hội LHPN cơ sở thường xuyên tuyên truyền về Luật Bảo vệ môi trường, hưởng ứng tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường... Tích cực phối hợp

với ngành chuyên môn tập huấn cho hội viên cách sử dụng phân vi sinh, phân hóa học có hiệu quả và sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch. Ngoài ra, để chung tay hành động vì môi trường xanh, sạch, đẹp, hội LHPN các cấp đã tổ chức ký kết và tuyên truyền tới cán bộ, hội viên thực hiện tốt công tác BVMT; đồng thời, vận động gia đình và cộng đồng hạn chế sử dụng túi nilon, chủ động phân loại, xử lý rác thải tại hộ gia đình, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Các phong trào thi đua: “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; “Phụ nữ Tiền Hải chung sức xây dựng nông thôn mới”; cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”... được hội viên hưởng ứng và tham gia tích cực. Các mô hình mang lại nhiều kết quả

như: mô hình xử lý rác thải tại hộ gia đình; mô hình tiết kiệm điện, nước để hạn chế khí thải, nước thải ra môi trường. Đến nay, các chi hội đã xây dựng được 105 mô hình phân loại rác thải tại

hộ gia đình, gắn 175 biển tường phụ nữ tự quản vệ sinh môi trường. Đặc biệt, thực hiện phong trào tuyến đường hoa phụ nữ, các chi hội đã trồng được trên 16km đường hoa mang lại

môi trường xanh, sạch, đẹp trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại các địa phương. Tỷ lệ gia đình hội viên đạt “Gia đình 5 không, 3 sạch” chiếm 92,5%.

MẠNH THẮNG

Từ nguồn cấp phát của huyện, đến nay xã đã tiếp nhận hơn 300 lít hóa chất và 20 tấn vôi bột, thực hiện phát động đợt cao điểm vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trên diện rộng môi trường vùng chăn nuôi và các khu vực công cộng... trong toàn xã. Được tỉnh và huyện tăng cường lực lượng, xã đã lập các đội vận chuyển, tiêu hủy lợn nhiễm bệnh cùng các tổ tuần tra cơ động và 2 chốt kiểm soát dịch bệnh, ứng trực 24/24 giờ, kịp thời ngăn chặn, xử lý các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhập lậu hoặc từ những vùng có dịch qua địa bàn xã.

Nhờ thực hiện đồng bộ các biện pháp, ý thức, trách nhiệm của người chăn nuôi trong phòng, chống dịch đã có những chuyển biến tích cực. Ông Nguyễn Văn Chiến, thôn Việt Thắng chia sẻ: Gia đình tôi là một trong những hộ chăn nuôi đầu tiên trong xã phát hiện có lợn nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi, cơ quan chức năng đã tiêu hủy 49 con, trong đó có 9 lợn nái với tổng khối lượng 5.121kg. Dù thiệt hại kinh tế là rất lớn và ảnh hưởng đến tâm lý người chăn nuôi nhưng sau khi được các cấp chính quyền tuyên truyền, vận động, cấp hóa chất tiêu độc, khử trùng, ký

các biên bản kiểm đếm, hỗ trợ... chúng tôi rất yên tâm và tin tưởng bệnh dịch tả lợn châu Phi sẽ sớm được ngăn chặn và đẩy lùi. Cùng chia sẻ đó, ông Phạm Văn Quân, thôn Bình Minh cho biết thêm: Gia đình tôi có tổng đàn 13 con phải tiêu hủy do nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi. Trong thâm tâm thực sự là tiếc song người dân phải nhìn vào lợi ích của chính người chăn nuôi và của cộng đồng để cùng chung tay phòng, chống dịch. Bên cạnh việc tự giác hợp tác và chấp hành các hướng dẫn của cơ quan chức năng, tôi đã vận động, tuyên truyền các hộ chăn nuôi khác trong thôn tích cực thực hiện tiêu độc, khử trùng, báo cáo ngay với xã khi lợn có biểu hiện nhiễm bệnh, không vận chuyển, bán chui, bán tháo lợn ra thị trường...

Đến hết ngày 4/3, xã An Dục đã tiêu hủy 358 con lợn với tổng khối lượng 16.203kg tại 28 hộ chăn nuôi. Địa phương tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp tuyên truyền, vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, theo dõi đàn lợn trên địa bàn..., góp phần cùng huyện và tỉnh ngăn chặn và đẩy lùi bệnh dịch tả lợn châu Phi.

TRỊNH CƯỜNG

Ảnh minh họa

AN TOÀN GIAO THÔNG LÀ HẠNH PHÚC CỦA MỌI NGƯỜI, MỌI NHÀ

Phấn đấu giảm thiểu tai nạn giao thôngtrên cả ba tiêu chí

PHỤ NỮ TIỀN HẢI

Làm tốt công tác bảo vệ môi trường

Khu xử lý rác thải bằng lò đốt tại xã Nam Hưng (Tiền Hải).

AN DỤC

Quyết liệt phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

Theo báo cáo của Ban An toàn giao thông tỉnh, năm 2018, trên địa bàn tỉnh xảy ra 74 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 62 người, bị thương 35 người; so với năm 2017, tai nạn giao thông giảm 2 vụ, giảm 6 người chết; ngoài ra, giao thông đường thủy xảy ra 1 vụ, làm chết 1 người.

Cán bộ Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) tuyên truyền về ATGT tại Trường Tiểu học An Bài (Quỳnh Phụ).

Chốt kiểm soát dịch bệnh xã An Dục thực hiện tiêu độc, khử trùng phương tiện giao thông qua địa bàn.

(nongnghiep.vn) Bộ Công Thương đã có phương án tăng giá điện ngay trong tháng này - đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng tại cuộc họp ngày 5/3.

Theo tính toán cân đối của Bộ Công Thương, phương án tăng giá bán lẻ điện bình quân được chốt là 8,36%. Thời gian tăng giá là trong nửa cuối tháng 3/2019.

Việc tăng giá lần này có thể đưa giá bán lẻ điện bình quân lên 1.864 đồng/kWh. Hiện giá bán lẻ bình quân đang áp dụng là 1.720 đồng/kWh.

Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho biết, việc điều chỉnh giá điện tăng 8,36% đã được tính toán để đáp ứng các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội mà Quốc hội đã thông qua. Song việc điều giá điện là biện pháp để lành mạnh hóa tài chính của ngành điện. Mức tăng này đã được Chính phủ lựa chọn để bảo đảm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng vừa đủ, không tạo đột biến, không ảnh hưởng đến mức tạo ra khó khăn đột biến với nền kinh tế.

Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, việc tăng giá điện lúc này của Bộ Công Thương sẽ ảnh hưởng lớn đến người dân. Làm tăng chi phí sinh hoạt, tăng giá thành sản phẩm. Thứ hai, việc tăng giá điện sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Đầu năm là thời gian doanh nghiệp đẩy mạnh tốc độ sản xuất các mặt hàng cũng như đề ra mục tiêu kinh doanh, tính toán chi phí đầu vào. Do đó, lượng nhiên liệu - đặc biệt là điện rất lớn.

Bộ Công Thương phối hợp với Tổng cục Thống kê tính toán cho thấy việc tăng giá điện 8,36% sẽ làm giảm GDP 0,22% và làm CPI tăng thêm 0,29%.

Đầu năm 2019, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, năm 2019 Bộ sẽ xem xét việc tăng giá điện theo quy định, ở mức độ nào thì thuộc quyền quyết của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hay của Bộ Công Thương và mức độ nào thì thuộc thẩm quyền Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Việc tăng giá cũng phải phù hợp với sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đời sống, sinh hoạt của người dân.

Ông Hải khẳng định Bộ sẽ xem xét kỹ chi phí phát sinh thực tế việc sản xuất điện trong thời điểm hiện nay và các tồn đọng từ trước đến nay như việc chênh lệch tỷ giá, kể cả từ những năm 2015 - 2017, 2018 và nhiều yếu tố khác để có đề xuất phù hợp nhất với tình hình thực tiễn và đúng chỉ đạo là đưa các mặt hàng thiết yếu vào quy luật thị trường, trong đó có ngành điện.

Theo thống kê, từ năm 2010 đến nay Việt Nam có 7 lần tăng giá điện, gần đây nhất là ngày 1/12/2017 với biên độ tăng 7,5%. Đáng chú ý, chưa một lần giá bán lẻ điện năng được điều chỉnh giảm.

Giá điện sẽ tăng trong tháng 3/2019

(vtv.vn) Trung tâm Internet Việt Nam cho biết, từ năm 2011 đến nay “.VN” liên tục là tên miền quốc gia có số lượng đăng ký sử dụng cao nhất khu vực Đông Nam Á.

Đặc biệt, tên miền “.VN” cũng nằm trong top 10 khu vực châu Á - Thái Bình Dương với hơn 463.000 tên miền duy trì sử dụng.

Tên miền này là một chỉ dẫn địa lý ngầm, tạo lợi thế cho doanh nghiệp trong việc triển khai các kênh tiếp thị trực tuyến nhắm vào thị trường và khách hàng Việt Nam.

“.VN” là tên miền có số lượng đăng kýsử dụng cao nhất Đông Nam Á