an nhiÊn Điểm sáng xây dựng Đảng lâm Đồng có bản …

8
Đà Lạt Hasfarm nhập các giống hoa mới có bản quyền sản xuất để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Nhiều năm đạt trong sạch vững mạnh; đặc biệt, 3 năm liền (2018, 2019, 2020), Đảng bộ Phường 2 - Bảo Lộc “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. Đây là thành tích rất đáng ghi nhận đối với tổ chức đảng ở khu dân cư. KINH TẾ Khởi nghiệp từ vùng rau Đơn Dương TRANG 3 NHỚ LỜI BÁC DẠY “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập” Lời dạy trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong: “Bài nói chuyện tại hội nghị chiến tranh du kích”, ngày 13 tháng 7 năm 1952 TRANG 2 Cử tri tiếp tục đặt niềm tin ở đại biểu dân cử TRANG 4 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - FAX: 3720560. SỐ 5874 - THỨ BA NGÀY 13/7/2021 ° Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ° Điện thoại: 02633822472 ° Fax: 02633827608 ° E-mail: [email protected] TRANG 3 Thăng trầm nghề, làng nghề truyền thống TRANG 7 Nghề truyền thống mang theo những nét đẹp văn hóa của người dân địa Cát Tiên: Phát triển đảng viên trong lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên Thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 Lâm Đồng Điểm sáng xây dựng Đảng VĂN HÓA - XÃ HỘI Tuổi trẻ huyện Bảo Lâm sáng tạo, tình nguyện vì cộng đồng TRANG 5 TRANG 2 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Đổi thay ở mảnh “đất vàng” TRANG 6 Lâm Đồng có bản quyền giống hoa Lâm Đồng có bản quyền giống hoa ĐƯA NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG phương, là sự hun đúc nghệ thuật, tính khéo léo, nét tài hoa từ bao đời của đồng bào bản địa. Nghề, làng nghề vùng dân tộc thiểu số với những đặc điểm riêng có, giữa dòng chảy hiện đại vẫn còn biết bao trăn trở để “giữ lửa” cho nghề... Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Hiệp vừa ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tỉnh Lâm Đồng. Ban Chỉ đạo này do ông Đặng Trí Dũng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban; ông Nguyễn Đức Thuận - Giám đốc Sở Y tế làm Phó Trưởng ban Thường trực, cùng 2 Phó Trưởng ban là ông Nguyễn Bình Sơn - Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, ông Trịnh Văn Quyết - Phó Giám đốc Sở Y tế và 9 thành viên là lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh. Thành lập 5 tiểu ban gồm: Tiểu ban tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vắc xin; tiểu ban tiêm chủng; tiểu ban an toàn tiêm chủng; tiểu ban giám sát chất lượng vắc xin; tiểu ban ứng dụng công nghệ thông tin quản lý tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và truyền thông. Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo do ông Nguyễn Đức Thuận - Giám đốc Sở Y tế, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo làm Chánh Văn phòng. Quyết định cũng quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo và các tiểu ban. Các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; được phép huy động trang thiết bị và điều động các chuyên gia, nhân sự trong phạm vi công việc được phân công. Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 triển khai trong toàn quốc từ tháng 7/2021 đến tháng 4/2022 với mục tiêu tiêm vắc xin cho 75 triệu dân (150 triệu mũi tiêm) để đạt miễn dịch cộng đồng nhằm đẩy lùi dịch bệnh COVID-19, bảo vệ sức khỏe Nhân dân vì một dân tộc khỏe mạnh, đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường mới, xây dựng và phát triển ngày càng phồn vinh, thịnh vượng. AN NHIÊN

Upload: others

Post on 23-Nov-2021

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: AN NHIÊN Điểm sáng xây dựng Đảng Lâm Đồng có bản …

Đà Lạt Hasfarm nhập các giống hoa mới có bản quyền sản xuất để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Nhiều năm đạt trong sạch vững mạnh; đặc biệt, 3 năm liền (2018, 2019, 2020), Đảng bộ Phường 2 - Bảo Lộc “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. Đây là thành tích rất đáng ghi nhận đối với tổ chức đảng ở khu dân cư.

KINH TẾKhởi nghiệp từ vùng rau

Đơn DươngTRANG 3

NHỚ LỜI BÁC DẠY“Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ

dân tộc khác giúp đỡthì không xứng đáng

được độc lập”Lời dạy trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh

được trích trong: “Bài nói chuyệntại hội nghị chiến tranh du kích”,

ngày 13 tháng 7 năm 1952

TRANG 2

Cử tri tiếp tục đặt niềm tin ở đại biểu dân cử

TRANG 4

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - FAX: 3720560.

SỐ 5874 - THỨ BA NGÀY 13/7/2021 ° Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ° Điện thoại: 02633822472 ° Fax: 02633827608 ° E-mail: [email protected]

TRANG 3

Thăng trầm nghề, làng nghề truyền thống

TRANG 7

Nghề truyền thống mang theo những nét đẹp văn hóa của người dân địa

Cát Tiên: Phát triển đảng viêntrong lực lượng dân quân tự vệvà dự bị động viên

Thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Chiến dịch tiêm chủngvắc xin phòng COVID-19 Lâm Đồng

Điểm sáng xây dựng Đảng

VĂN HÓA - XÃ HỘITuổi trẻ huyện Bảo Lâm

sáng tạo,tình nguyện vì cộng đồng

TRANG 5

TRANG 2

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬTĐổi thay

ở mảnh “đất vàng”TRANG 6

Lâm Đồng có bản quyền giống hoaLâm Đồng có bản quyền giống hoa

ĐƯA NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG

phương, là sự hun đúc nghệ thuật, tính khéo léo, nét tài hoa từ bao đời của đồng bào bản địa. Nghề, làng nghề vùng dân tộc thiểu số với những đặc điểm riêng có, giữa dòng chảy hiện đại vẫn còn biết bao trăn trở để “giữ lửa” cho nghề...

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Hiệp vừa ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tỉnh Lâm Đồng.

Ban Chỉ đạo này do ông Đặng Trí Dũng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban; ông Nguyễn Đức Thuận - Giám đốc Sở Y tế làm Phó Trưởng ban Thường trực, cùng 2 Phó Trưởng ban là ông Nguyễn Bình Sơn - Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, ông Trịnh Văn Quyết - Phó Giám đốc Sở Y tế và 9 thành viên là lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.

Thành lập 5 tiểu ban gồm: Tiểu ban tiếp nhận,

vận chuyển, bảo quản vắc xin; tiểu ban tiêm chủng; tiểu ban an toàn tiêm chủng; tiểu ban giám sát chất lượng vắc xin; tiểu ban ứng dụng công nghệ thông tin quản lý tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và truyền thông.

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo do ông Nguyễn Đức Thuận - Giám đốc Sở Y tế, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo làm Chánh Văn phòng.

Quyết định cũng quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo và các tiểu ban. Các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo

chế độ kiêm nhiệm; được phép huy động trang thiết bị và điều động các chuyên gia, nhân sự trong phạm vi công việc được phân công.

Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 triển khai trong toàn quốc từ tháng 7/2021 đến tháng 4/2022 với mục tiêu tiêm vắc xin cho 75 triệu dân (150 triệu mũi tiêm) để đạt miễn dịch cộng đồng nhằm đẩy lùi dịch bệnh COVID-19, bảo vệ sức khỏe Nhân dân vì một dân tộc khỏe mạnh, đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường mới, xây dựng và phát triển ngày càng phồn vinh, thịnh vượng.

AN NHIÊN

Page 2: AN NHIÊN Điểm sáng xây dựng Đảng Lâm Đồng có bản …

THỨ BA 13 - 7 - 20212 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Thiếu tá Trần Quốc Phong, Chính trị viên phó Ban CHQS huyện Cát Tiên cho

biết: Những năm qua, công tác phát triển đảng trong lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên luôn được cấp ủy Ban CHQS huyện Cát Tiên quan tâm thực hiện. Huyện Cát Tiên hiện có khoảng 8.000 công dân đang sinh sống, học tập và làm việc tại các thành phố lớn như: TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai... Đa phần trong số này là lực lượng lao động trẻ, có năng lực, nhất là ở độ tuổi đoàn. Bởi vậy, việc tạo nguồn phát triển đảng viên mới cũng như tạo nguồn cán bộ quân sự cơ sở của địa phương còn có những khó khăn nhất định.

Trước thực trạng này, Đảng ủy Ban CHQS huyện đã tập trung nghiên cứu, tổ chức nhiều hội nghị mở rộng để bàn bạc, thảo luận, lấy ý kiến, đồng thời xây dựng đơn vị điểm nhằm rút kinh nghiệm. Bên cạnh đó, nhằm tạo nguồn phát triển Đảng trong các lực lượng, Ban CHQS các xã, thị trấn đã triển khai cụ thể việc tuyển chọn thanh niên vào lực lượng dân quân nòng cốt. Trong đó, ưu tiên các trường hợp có phẩm chất chính trị, lý lịch rõ ràng, có trình độ văn hóa và sức khỏe tốt. Đây cũng là một trong những giải pháp hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng tạo nguồn phát

Cát Tiên: Phát triển đảng viên trong lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên

triển đảng.Nhờ đó, qua 5 năm thực hiện

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân sự huyện Cát Tiên nhiệm kỳ 2015 - 2020, Ban CHQS huyện đã kết nạp được 83/75 chỉ tiêu đảng viên mới trong lực lượng dân quân tự vệ, vượt 10%; kết nạp được 13/8 chỉ tiêu đảng viên mới trong lực lượng dự bị động viên, vượt 37%.

Riêng trong năm 2020, Ban CHQS huyện đã bồi dưỡng, phát triển được 13 đảng viên mới trong lực lượng dân quân tự vệ và 8 đảng viên mới trong lực lượng dự bị động viên. Tính đến hết năm 2020, tỷ lệ đảng viên trong lực lượng dân quân tự vệ toàn huyện đạt 26%; tỷ lệ đảng viên trong lực lượng dự bị động viên đạt 15,64%. Các kết quả này đều đạt và vượt so với nghị quyết mà Đảng bộ Ban CHQS huyện đề ra.

Trên cơ sở đó, trong năm 2021, Ban CHQS huyện Cát Tiên đặt ra chỉ tiêu phát triển 13 đảng viên mới trong lực lượng dân quân tự vệ, 3 đảng viên trong lực lượng dự bị động viên. Trong đó, có 9 đối tượng đảng viên được tuyển chọn lên đường tham gia nhập ngũ.

Theo đồng chí Trần Quốc Phong,

để có được bước chuyển biến mạnh mẽ này là nhờ các xã, thị trấn đã tích cực phối hợp với Ban CHQS huyện và các đơn vị liên quan trong việc nắm chắc nguồn trong lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, đoàn viên, thanh niên. Có được nguồn, đơn vị phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện mở lớp bồi dưỡng nhận thức về đảng, sau đó giới thiệu quần chúng về các Đảng bộ, chi bộ quân sự, chi đoàn các thôn, buôn, dân quân tự vệ, dự bị

động viên để cấp ủy phân công đảng viên bồi dưỡng, kèm cặp, tạo điều kiện phấn đấu vào Đảng.

Ban CHQS huyện cũng đã tổ chức thành lập các đoàn, tổ công tác xuống cơ sở, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, vận động, định hướng tư tưởng cũng như kế hoạch bồi dưỡng, tạo nguồn phát triển đảng viên. Bên cạnh đó, hằng năm, đơn vị còn gọi quần chúng tham gia huấn luyện, trực sẵn sàng chiến đấu, giáo dục chính trị, quân sự để

Thông qua công tác huấn luyện, trực sẵn sàng chiến đấu, Ban CHQS huyện Cát Tiênđã phát hiện nhiều quần chúng ưu tú để bồi dưỡng phát triển đảng.

Nhiều năm đạt trong sạch vững mạnh (TSVM); đặc biệt, 3 năm liền (2018, 2019, 2020), Đảng bộ Phường 2 - Bảo Lộc “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. Đây là thành tích rất đáng ghi nhận đối với tổ chức đảng ở khu dân cư.

Xây dựng Đảng luôn là nhiệm vụ then chốtLà địa bàn trung tâm thành phố,

dân số khá đông; đa số Nhân dân sinh sống bằng kinh doanh dịch vụ nên việc đảm bảo vệ sinh môi trường; an toàn trong sản xuất, kinh doanh của Nhân dân; tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội… là những nhiệm vụ đặt ra cho Đảng bộ, chính quyền Phường 2 - Bảo Lộc rất bức thiết. Do đó, phải làm tốt công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương; trong đó, vai trò lãnh đạo của Đảng bộ là yếu tố quyết định.

Trên địa bàn Phường 2 hiện có 1.619 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể và một quỹ tín dụng hoạt động. Diện tích các loại rau, màu, cây công nghiệp, cây ăn trái chiếm 738 ha; tổng đàn gia súc, gia cầm hơn 2.000 con, chủ yếu lợn, gà, trâu, bò...

Với đặc thù “nửa đô thị, nửa nông thôn”, công tác lãnh đạo, quản lý của Đảng bộ, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể Phường 2 có những thuận lợi và khó khăn cơ bản

Điểm sáng xây dựng Đảng

đan xen, đòi hỏi phải có quyết sách đúng, linh hoạt và hiệu quả. Trước hết, phải đoàn kết nội bộ, thống nhất trong việc xây dựng, ban hành các nghị quyết, chủ trương, chính sách “đúng ý Đảng, hợp lòng dân”, tạo sự đồng thuận xã hội; từ đó, vận động Nhân dân tích cực tham gia xây dựng địa phương phát triển bền vững. Cùng với đó, phải xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) có tâm, có tầm và thực sự gương mẫu để lãnh đạo đưa các nghị quyết, chủ trương của Đảng, Nhà nước và các quy định của địa phương đi vào cuộc sống, tạo ra các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng đô thị văn minh, khu dân cư (KDC) an toàn, KDC tiêu biểu, KDC kiểu mẫu theo chủ trương của Trung ương, của tỉnh và địa phương hiện nay...

Hiện nay, Đảng bộ Phường 2 có 32 chi bộ; trong đó, có 23 chi bộ tổ

dân phố (TDP), 6 chi bộ trường học, chi bộ Quân sự, chi bộ Công an và chi bộ Quỹ tín dụng. Toàn Đảng bộ có 934 đảng viên; trong đó, có 4 đảng viên người DTTS, 19 đảng viên người có đạo...

Ngoài xây dựng, ban hành các nghị quyết lãnh đạo nhiệm vụ chính trị của địa phương hàng năm, Đảng bộ Phường 2 đã cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, Tỉnh ủy và Thành ủy Bảo Lộc thành các chương trình, kế hoạch; chỉ đạo UBND phường và các ban, ngành xây dựng các chương trình, đề án triển khai trong toàn hệ thống chính trị; vận động CB, ĐV và Nhân dân tích cực thực hiện.

Đảng bộ Phường 2 thường xuyên quan tâm công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; triển khai nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII)

về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo Bác; chú trọng công tác bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho đảng viên, CBCC,VC; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, chất lượng đảng viên; bồi dưỡng, kết nạp đảng viên mới...

Đảng bộ chỉ đạo MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội phát động các phong trào thi đua, tổ chức các mô hình “học và làm theo Bác”; duy trì hoạt động 23 tổ, đội dân quân ở 23 TDP tăng cường đảm bảo an ninh, chính trị địa phương. Từ các phong trào này đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo như: mô hình Một đảng viên giúp đỡ 10 hộ gia đình liền kề; mô hình “TDP 7 không”; mô hình “Giáo xứ Chân Lộc tham gia bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông”; mô hình “KDC kiểu mẫu” của MTTQ. Hội LHPN với mô hình “Nuôi heo đất”. Hay mô hình “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, vận động Nhân dân đóng góp hơn 16 tỷ đồng xây dựng các tuyến đường giao thông liên tổ; mô hình “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” của Hội Chữ thập đỏ (đã vận động giúp đỡ 115 địa chỉ nhân đạo)...

Những thành tíchđáng ghi nhậnSự lãnh đạo quyết liệt của Đảng,

điều hành của chính quyền và phối hợp tốt của các ban, ngành, đoàn thể địa phương, nhiều năm qua,

tình hình an ninh, chính trị và trật tự xã hội trên địa bàn Phường 2 đảm bảo. Các lĩnh vực kinh tế - xã hội phát triển đạt các chỉ tiêu đề ra hàng năm. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2021: Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 5.085 tỷ đồng, đạt 60,5% kế hoạch. Sản xuất, chăn nuôi phát triển tốt, đảm bảo thu nhập của người dân. Hệ thống trường học được xây dựng khang trang, chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến; trật tự đô thị được quản lý chặt chẽ; môi trường, cảnh quan được tôn tạo. Công tác khám, chữa bệnh cho Nhân dân, phòng, chống dịch COVID-19 được triển khai chu đóa, đảm bảo theo quy định…

Xếp loại hàng năm, Đảng bộ Phường 2 đạt TSVM, 3 năm liền Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Năm 2018, Nhân dân và cán bộ Phường 2 vinh dự được Chính phủ tặng Cờ thi đua; năm 2019 được UBND tỉnh tặng bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; năm 2020, được UBND tỉnh tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Chỉ thị 05; được Thành ủy và UBND TP Bảo Lộc tặng Giấy khen có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng Đảng, tham gia Hội thi tìm hiểu Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; có nhiều thành tích trong tuyên truyền và tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026...

T.D.H

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 2 tổ chức trao tặng sinh kế cho phụ nữ nghèo năm 2021.

Xác định tầm quan trọng của việc tạo nguồn phát triển đảng, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Cát Tiên đặc biệt quan tâm tới việc phát triển đảng viên trong lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên.

rèn luyện, thử thách. Đơn vị cũng tổ chức nhiều phong

trào, hoạt động thiết thực như: Giúp dân phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, huy động lực lượng để thực hiện các nhiệm vụ đột xuất, khó khăn xảy ra trên địa bàn... Từ đó, Ban CHQS các xã, thị trấn đã kịp thời phát hiện, giới thiệu quần chúng ưu tú để bồi dưỡng phát triển đảng.

Để làm tốt công tác phát triển đảng trong lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, thời gian tới, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các cơ quan quân sự các cấp huyện Cát Tiên sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, giúp cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân nhận thức sâu sắc vai trò, vị trí và tầm quan trọng của lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên trong tình hình mới.

Đồng thời, chú trọng hơn nữa công tác phát triển đảng trong thanh niên nhập ngũ. Các địa phương, cơ quan quân sự đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, qua đó lựa chọn những cá nhân tiêu biểu trong lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên để giới thiệu cho tổ chức đảng. Đồng thời, lấy kết quả công tác phát triển đảng làm cơ sở để đánh giá, phân loại tổ chức cơ sở đảng hàng năm.

HOÀNG SA

Page 3: AN NHIÊN Điểm sáng xây dựng Đảng Lâm Đồng có bản …

3 3 THỨ BA 13 - 7 - 2021KINH TẾ

Đến nay, những câu chuyện của Huyền Trâm (ở xã Lạc Lâm, xây dựng thương

hiệu sản phẩm bột rau củ sấy lạnh nguyên chất mang tên Dalathouse có mặt trên sàn thương mại điện tử Amazon) hay Hoài Anh (một bạn trẻ xã Tu Tra đã nghiên cứu và sử dựng công nghệ sấy lạnh để tạo ra sản phẩm bột bí Nhật An) không còn hiếm hoi ở vùng rau Đơn Dương. Rất nhiều người trẻ sau những năm tháng làm việc, trải nghiệm tại các vùng đất mới đã nhận ra giá trị của sản phẩm ở quê hương mình. Bột rau củ sấy lạnh, nông sản sấy khô, hay thậm chí là bánh tráng mắm ruốc,... của Đơn Dương, từ đôi bàn tay và sự nỗ lực đổi mới của những người trẻ mà dần đi vào hệ thống siêu thị, đi ra các tỉnh thành lớn, xuất hiện trên các sàn thương mại điện tử,...

Anh Nguyễn Hoàng Sơn - Bí thư Huyện đoàn Đơn Dương nhận định, đặc thù của địa phương là vùng sản xuất nông nghiệp, nên quá trình khởi nghiệp của thanh niên chủ yếu cũng dựa trên thế mạnh và nền tảng này. Hiện, huyện Đơn Dương đang xây

dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh, đây cũng là cơ sở để đoàn viên, thanh niên tại các xã mạnh dạn đầu tư khoa học kỹ thuật, ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp.

Khác với câu chuyện thiếu nền tảng kiến thức mà rất nhiều thanh niên nông thôn tại các địa phương khác gặp phải trong quá trình khởi nghiệp, lập nghiệp, tại huyện Đơn Dương, anh Nguyễn Hoàng Sơn khẳng định: “Kiến thức nông nghiệp hay khoa học kỹ thuật là một thế mạnh của thanh niên huyện nhà. Bởi đa phần các bạn trở về quê khởi nghiệp sau khi đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học. Bên cạnh đó, tinh thần ham học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu và rút kinh nghiệm từ thực tiễn giúp thanh niên mạnh dạn hơn trong việc áp dụng vào sản xuất, nhất là tiến bộ khoa học kỹ thuật”. Bằng chứng là sự ra đời của các chuỗi liên kết ngày càng tăng lên.

Hiện, trên địa bàn huyện Đơn Dương đã thành lập 5 tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) của thanh niên, gồm: THT Chăn nuôi bò tại

xã Próh đồng hành cùng thanh niên trong chăn nuôi; HTX rau an toàn thanh niên tại thôn Nghĩa Hiệp 2, xã Ka Đô xây dựng sản phẩm rau đạt tiêu chuẩn VietGap và tìm kiếm đầu ra ngoại tỉnh; THT rau sạch tại thôn Nghĩa Hiệp 1, xã Ka Đô sản xuất, cung cấp rau công nghệ cao, cung cấp rau sạch cho thị trường TP Hồ Chí Minh, hướng tới việc sản xuất rau theo công nghệ khép kín, tự ươm và nhân giống cây trồng; HTX rau hoa VietGap Tiên Sinh tại thôn Giãn Dân, xã Lạc Xuân, sản xuất rau hoa theo tiêu chuẩn VietGap, cung cấp rau sạch và các dịch vụ sau thu

hoạch như sấy khô, đóng gói,...; và THT POA tại xã Próh.

Thành lập vào cuối năm 2020, THT sản xuất nông nghiệp POA tại thôn Próh Kinh tế, xã Próh chuyên sản xuất, chế tạo máy nông nghiệp như máy phân loại củ, quả theo màu sắc và kích thước, sản xuất rau công nghệ cao. Anh Nguyễn Kim Long (sinh năm 1990), Tổ trưởng THT, là người đã đoạt giải Nhất Cuộc thi Ý tưởng và mô hình khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Lâm Đồng lần thứ II năm 2019, với sản phẩm máy phân loại cà chua. THT hiện có 4 thành viên chính thức, cùng nhau hỗ trợ, trao

đổi, tiêu thụ và từng bước nâng cao giá trị nông sản, xây dựng thương hiệu của THT.

Anh Nguyễn Kim Long cho rằng, kiến thức và bản lĩnh là hai thứ người trẻ rất cần trong quá trình khởi nghiệp, lập nghiệp, nhưng khó khăn lớn nhất của thanh niên địa phương trong quá trình khởi nghiệp, lập nghiệp là thiếu vốn. Quá trình đối ứng gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó, nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội chưa được lớn (khoảng 50 triệu đồng), chưa đáp ứng đủ nhu cầu khởi nghiệp cho thanh niên, nhất là khi đầu tư nông nghiệp công nghệ cao.

Bí thư Huyện đoàn Nguyễn Hoàng Sơn cho biết, để phần nào giải quyết khó khăn về vốn và đồng hành với thanh niên trong khởi nghiệp, lập nghiệp, Ban Thường vụ Đoàn các đơn vị trên địa bàn huyện Đơn Dương đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tập huấn nghiệp vụ về công tác vay và sử dụng vốn vay. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền thành lập các tổ hợp tác vay vốn và tiết kiệm trong đoàn viên, thanh niên. Tính đến cuối năm 2020, số dư nợ ủy thác của Đoàn Thanh niên huyện Đơn Dương là trên 31 tỷ đồng, với 26 tổ tiết kiệm và vay vốn, tăng 26% so với năm 2019.

VIỆT QUỲNH

Khởi nghiệp từ vùng rau Đơn Dương

Thanh niên huyện Đơn Dương trưng bày và giới thiệu sản phẩm khởi nghiệp của mình.

Sinh ra, lớn lên và được nuôi nấng từ bao giọt mồ hôi thấm đẫm trên những vườn rau quả, không ít người trẻ tại vùng rau lớn nhất Lâm Đồng đi xa để bồi đắp kiến thức, rồi chọn trở về để khởi nghiệp từ chính các loại nông sản của quê hương mình.

Bằng việc xây dựng Đề án “Nhập khẩu giống hoa có bản quyền phục vụ phát triển ngành sản xuất hoa giai đoạn 2021 - 2025”, Lâm Đồng đã hỗ trợ các doanh nghiệp nhập khẩu các giống hoa mới, có giá trị thương mại cao, thích nghi với điều kiện canh tác tại địa phương.

Nhu cầu thiết yếuHiện nay, sản xuất hoa của Lâm

Đồng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh; việc sử dụng giống cũ trong thời gian dài đã dẫn đến năng suất thấp, chất lượng về màu sắc, mùi thơm của hoa chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường, trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu giống hoa mới, giống có bản quyền ngày càng tăng.

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 97 cơ sở sản xuất, kinh doanh cây giống hoa, hàng năm sản xuất khoảng 2,5 tỷ cây giống. Trong đó, có 1,1 tỷ cây giống được sản xuất từ nuôi cấy mô, 1,4 tỷ cây giống được các vườn ươm nhân giống và người dân tự để giống. Tuy nhiên, thực trạng nuôi cấy mô trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế về công nghệ, quy mô sản xuất cây giống tại nhiều cơ sở chưa đảm bảo chất lượng.

Do vậy, hàng năm một số công ty đã nhập khẩu một số giống hoa mới để phục vụ sản xuất, với số lượng từ 62,44 - 76,82 triệu cây giống (đáp ứng 2,7 - 3,0% nhu cầu của tỉnh) chủ yếu từ các nước Hà Lan, Bỉ, Nhật Bản, Trung Quốc, Pháp... Với diện tích sản xuất hoa hàng năm khoảng 8.500 - 9.000 ha,

Lâm Đồng có bản quyền giống hoa

nhu cầu giống của Lâm Đồng rất lớn (khoảng 2,5 - 2,8 tỷ hạt, cây, củ, ngọn), do đó số lượng còn lại hàng năm phải nhập khẩu mới đáp ứng nhu cầu về lượng giống hoa phục vụ sản xuất của tỉnh. Ngoài ra, thị hiếu người tiêu dùng luôn thay đổi theo thời gian, ưa chuộng các sản phẩm của nước ngoài với các giống hoa mới, màu sắc lạ, nổi bật... Do đó, hàng năm phải nhập khẩu các giống mới để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

Ông Lại Thế Hưng, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Hoa Đà Lạt cho rằng, chúng ta phải đặt ra câu hỏi là tại sao với điều kiện tốt như Đà Lạt - Lâm Đồng lại không trồng các loại hoa chất lượng để cung ứng

ra thị trường. Và, bản quyền giống hoa, nó quyết định đến chất lượng sản phẩm làm ra và nông dân phải ý thức được điều này thì sản phẩm mới có khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Bản quyền giống để xuất khẩuSản phẩm hoa các loại xuất khẩu

là những sản phẩm hoa được sản xuất từ những giống nhập khẩu có bản quyền, chủ yếu xuất sang một số nước như Nhật Bản (60%), Úc (3,3%), Đài Loan (3,1%), Trung Quốc (2%); ngoài ra, ở các nước như: Hàn Quốc, Bỉ, Thái Lan, Hà Lan, Philippin, Singapore, Pakistan, Nga, Campuchia… với lượng nhỏ.

Hoạt động xuất khẩu chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các công ty TNHH trong nước có khả năng khai thác thị trường tốt như Đà Lạt Hasfarm, Bonnie Farm, Rừng hoa Đà Lạt, Linh Ngọc, Trường Hoàng…; trong đó, Công ty Đà Lạt Hasfarm xuất khẩu chiếm trên 50% tổng sản lượng lượng hoa của toàn tỉnh.

Mặc dù do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng kim ngạch xuất khẩu hoa năm 2020 của Lâm Đồng vẫn đạt 62,7 triệu USD, sản lượng khoảng 329,9 triệu cành.

Trong khi đó, đa số các hộ nông dân Đà Lạt trồng hoa bằng nguồn giống được nhân giống từ các vườn

ươm, không có bản quyền, chủ yếu là dân tự làm giống hoặc do các cơ sở nuôi cấy mô nhân giống tự phát nên việc xuất khẩu thiếu cơ sở pháp lý, gặp vấn đề về bản quyền cây giống.

Việc nhập nội giống hoa mới chưa kịp phân tích nguy cơ dịch hại PRA là bước đi cần thiết để Lâm Đồng “đi tắt đón đầu công nghệ giống mới”, đồng thời giúp ngành sản xuất hoa của tỉnh tiến xa hơn trên con đường hội nhập quốc tế, khai thác tốt những cơ hội mà Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA);...

Ông Hà Ngọc Chiến, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho biết, để nâng cao giá trị hoa Lâm Đồng, chủ động hội nhập quốc tế, vấn đề đặt ra là cần nhập nội một số giống để khảo nghiệm và mua bản quyền các loại giống có hiệu quả, năng suất, chất lượng và có khả năng xuất khẩu.

Trong giai đoạn 2021 - 2025, Lâm Đồng sẽ nhập nội và đưa vào trồng khảo nghiệm các giống hoa mới, mỗi năm trung bình 46 - 66 giống hoa mới phù hợp với nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, đồng thời phù hợp với điều kiện phát triển tại địa phương. Phấn đấu đến năm 2025, diện tích sản xuất hoa đạt 10.800 ha gieo trồng với sản lượng khoảng 4 tỷ cành và 500 triệu chậu hoa các loại; tỷ lệ diện tích sản xuất hoa từ các giống có bản quyền đạt 35 - 40%; tỷ lệ hoa xuất khẩu của tỉnh đạt 15 - 20% trên tổng sản lượng hoa toàn tỉnh.

HOÀNG YÊN

Đà Lạt Hasfarm nhập các giống hoa mới có bản quyền sản xuất để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Page 4: AN NHIÊN Điểm sáng xây dựng Đảng Lâm Đồng có bản …

4 THỨ BA 13 - 7 - 2021 VĂN HÓA - XÃ HỘI

Sở Nội vụ Lâm Đồng cho biết, Chủ tịch nước đã có quyết định tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Đạ Tẻh.

Việc tặng thưởng này ghi nhận vì huyện Đạ Tẻh đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016 - 2020, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Quyết định tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho huyện Đạ Tẻh được Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân ký.

Trước đó, trong tháng 1/2021, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký Quyết định công nhận Đạ Tẻh đạt chuẩn huyện nông thôn mới trong năm 2019. V.TRỌNG

Huyện Đạ Tẻh được tặng Huân chương Lao động hạng Ba

Theo tổng hợp của Ủy ban MTTQ tỉnh, tại hội nghị tiếp xúc cử tri với nhưng người ứng cử đại biểu

HĐND tỉnh khóa X có 10.470 cử tri tham dự tại 126 điểm tiếp xúc (trong đó có 97 điểm tiếp xúc cử tri chung giưa cấp tỉnh và cấp huyện); có 776 cử tri tham gia phát biểu ý kiến gửi gắm tâm tư, đề đạt nguyện vọng của mình. Tại hội nghị tiếp xúc cử tri với nhưng người ứng cử đại biểu HĐND cấp huyện nhiệm kỳ 2021 - 2026 có 21.681 cử tri tham dự ở 311 điểm tiếp xúc, có 1.407 cử tri tham gia phát biểu ý kiến. Hội nghị tiếp xúc cử tri với nhưng người ứng cử đại biểu HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2021 - 2026 có 64.900 cử tri tham dự ở 1.126 điểm tiếp xúc, có 4.152 cử tri tham gia phát biểu ý kiến.

Đa số ý kiến phát biểu của cử tri tập trung vào các lĩnh vực như về đầu tư sản xuất; nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, cử tri đề nghị quan tâm, xem xét công trình đập dâng Đạ Tràng nhằm tăng nguồn thủy lợi cho các xã phía Nam của huyện Đạ Huoai; hồ Ka Zam của huyện Đơn Dương; quan tâm công tác đầu tư xây dựng và bồi thường giải phóng mặt bằng dự án hồ chứa nước Đạ Sị của huyện Cát Tiên… Đề nghị quan tâm phát triển sản xuất có định hướng và quan tâm đến việc chọn lọc cây giống, con giống và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Đề nghị cấp đất và mở rộng các chương trình vay vốn sản xuất cho

người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục đầu tư các chương trình giảm nghèo nhanh và bền vưng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Cử tri kiến nghị tiếp tục thực hiện tốt hơn các chính sách an sinh xã hội, nâng cao chất lượng giáo dục như: xây dựng các khu vui chơi giải trí cho thiếu nhi, thực hiện tốt công tác giư gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bài trừ các hủ tục mê tín dị đoan. Cần quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ hỗ trợ công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm đối với con em đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương.

Cử tri huyện Bảo Lâm phản ánh giá cả đền bù, giải tỏa đất dự án Bô xít - Nhôm thấp so với thị trường; một số hộ dân đề nghị khi thu hồi đất thì

nên xem xét thu hồi hết diện tích thửa đất, tránh tình trạng để lại một phần nhỏ vài chục hoặc vài trăm m2 gây khó khăn cho các hộ trong phát triển sản xuất; khu tái định cư chuyển đi nơi khác xa 10 km, đi lại bất tiện, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Cử tri đề nghị tiếp tục xây dựng đường nội thị, đường giao thông nông thôn, đường nội đồng; hệ thống kênh tưới, mương tiêu thuộc các công trình thủy lợi; phát triển hệ thống nước sạch, nước sinh hoạt hợp vệ sinh đến các khu dân cư có khó khăn về nước sinh hoạt. Cử tri kiến nghị hỗ trợ, tu sửa xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch tại xã Rô Men, xã Liêng Srônh; quy hoạch các bãi rác cho Nhân dân ở xã huyện Đam Rông.

Cử tri thành phố Bảo Lộc đề nghị UBND tỉnh cần đánh giá tình hình, hiệu quả sau 18 năm hoạt động của Khu Công nghiệp Lộc Sơn, rà soát toàn bộ quy hoạch, điều chỉnh diện tích, cắm mốc phân định rõ diện tích đất khu công nghiệp, không quy hoạch treo; xem xét cấp quyền sử dụng đất nằm ngoài quy hoạch. Đề nghị quy hoạch lại diện tích đất của Trường Đại học Tôn Đức Thắng và công bố khu quy hoạch dự án Khu du lịch Tà Đùng, để người dân nằm trong khu quy hoạch được đền bù giải tỏa và cấp quyền sử dụng đất.

Về môi trường: Cử tri trong tỉnh nói chung và đặc biệt tại thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc quan tâm vì tình trạng ô nhiễm, vấn đề rác thải và xử lý rác thải chưa được triệt để, chưa tạo sự yên tâm cho Nhân dân. Cử tri trên địa bàn thành phố Bảo Lộc phản ánh việc khai thác và vận chuyển cao lanh gây ô nhiễm môi trường, xe vận chuyển quá tải gây hư hỏng đường, bụi bặm, trơn trượt, đường Lê Phụng Hiểu (đoạn đầu dốc giáp Quốc lộ 20) mới làm đã bị trũng mặt đường, cao lanh tràn ra ngoài gây chết cây trồng xung quanh, ô nhiễm nguồn nước suối Đại Lào, khai thác xong không hoàn trả lại mặt bằng ban đầu … Theo đó, cử tri đề nghị UBND tỉnh và ngành chức năng kiểm tra, xử lý đối với doanh nghiệp gây ảnh hưởng đến đời sống người dân...

Nhưng kiến nghị của cử tri và Nhân dân thể hiện tinh thần trách nhiệm, mong muốn khắc phục nhưng tồn tại để xây dựng địa phương ngày càng tốt đẹp hơn. Trong đó, yếu tố tiên quyết của đại biểu dân cử là phải bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho Nhân dân.

NGUYỆT THU

Cử tri tiếp tục đặt niềm tin ở đại biểu dân cử Cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã diễn ra thành công. Trong gặp gỡ, tiếp xúc với các ứng cử viên trước bầu cử, rất nhiều vấn đề còn tồn tại, bất cập tại các địa phương trong tỉnh được cử tri gửi gắm, kiến nghị, đặt niềm tin nơi đại biểu HĐND tỉnh và đại biểu HĐND các địa phương. Cử tri và Nhân dân mong đợi đại biểu sẽ nói lên tiếng nói của Nhân dân, đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết, có những giải pháp quyết liệt nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho Nhân dân.

Cử tri đề đạt những vấn đề tâm huyết nhằm xây dựng địa phương ngày càng phát triển.

Hội Liên hiệp Phụ nư huyện Bảo Lâm và Hội Liên hiệp Phụ nư xã Lộc An vừa trao tặng máy may, máy vắt sổ giúp gia đình bà Phạm Thị Thúy (ngụ Thôn 11, xã Lộc An) và bà Lê Hoàng Mến (ngụ Thôn 8, xã Lộc An). Đây là hai hội viên Hội Liên hiệp Phụ nư xã Lộc An có hoàn cảnh gia đình khó khăn.

Theo đại diện Hội Liên hiệp Phụ nư huyện Bảo Lâm, thay vì “cho con cá”, Hội hỗ trợ gia đình hai hội viên “cái cần câu” là chiếc máy may, máy vắt sổ để hai hội viên có điều kiện phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo bền vưng. T.CHU

Tặng máy may, máy vắt sổ cho hội viên phụ nữ

Trao tặng máy may, máy vắt sổ giúp hội viên nghèo.

BẢO LỘC: Kết nạp 39 đảng viên là đoàn viên công đoàn

Thông tin từ Liên đoàn Lao động thành phố Bảo Lộc cho biết, 6 tháng đầu năm 2021, Liên đoàn Lao động thành phố đã giới thiệu được 80 đoàn viên công đoàn ưu tú cho Đảng xem xét, bồi dưỡng. Kết quả, đã có 39 đoàn viên công đoàn đã được kết nạp, vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng. Đây đều là nhưng cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, người lao động hăng say làm việc, thực hiện tốt nhiệm vụ trong các đơn vị nhà nước cũng như doanh nghiệp. Giới thiệu đoàn viên công đoàn ưu tú cho Đảng xem xét, bồi dưỡng là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của các tổ chức công đoàn, nhằm tăng sức chiến đấu, lao động, học tập của các công đoàn cơ sở và của đội ngũ đoàn viên công đoàn. D.Q

LÂM HÀ: Hơn 11 tỷ đồng sửa chữa cơ sở vật chất trường học Để đảm bảo các điều kiện về cơ sở

vật chất nhằm phục vụ năm học mới 2021 - 2022, UBND huyện Lâm Hà đã có chủ trương đầu tư, sửa chưa 14 công trình trường học trên địa bàn huyện với

tổng kinh phí khoảng 11,3 tỷ đồng.Các trường có công trình được đầu tư,

sửa chưa cơ sở vật chất gồm: Tiểu học &THCS R’Tieng, Tiểu học Phúc Thọ 1, Tiểu học Tân Thanh 1, Tiểu học Tân

Thanh 2, THCS Tân Hà, THCS Lê Văn Tám, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú...

Trước đó, đoàn công tác của UBND huyện Lâm Hà đã thực hiện kiểm tra, rà soát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất

của một số đơn vị trường học còn thiếu trên địa bàn huyện. UBND huyện cũng đã tổ chức làm việc với các đơn vị về việc rà soát mua sắm trang thiết bị giáo dục phục vụ năm học 2021 - 2022. CẨM TÚ

Qua rà soát giai đoạn 2017 - 2020, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng được phê duyệt triển khai 29 dự án định canh, định cư cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn với tổng nhu cầu nguồn vốn hơn 706 tỷ đồng.

Kết quả 4 dự án đã hoàn thành bố trí định canh, định cư tại chỗ và tập trung cho 1.755 hộ DTTS với 7.021 nhân khẩu, tổng kinh phí đầu tư hơn 164 tỷ đồng.

Tiếp theo, 13 dự án tiếp tục thực

hiện với tổng kinh phí đầu tư gần 620 tỷ đồng, kế hoạch bố trí định canh, định cư tại chỗ, tập trung và xen ghép cho 2.167 hộ DTTS.

Còn lại 12 dự án chưa thực hiện bố trí ổn định dân cư cho 1.570 hộ

DTTS, dự toán nguồn vốn đầu tư hơn 213,6 tỷ đồng…

Ngoài ra, việc bố trí định canh định cư cần tiếp tục triển khai đối với 2.381 hộ DTTS, trong khi đó 147 hộ DTTS khác đã không còn nhu cầu… V.VĂN

29 dự án định canh, định cư cho hộ DTTS

Theo UBND huyện Bảo Lâm, trên địa bàn hiện có Trung tâm Y tế huyện, 2 phòng khám đa khoa khu vực và 14 trạm y tế xã, thị trấn. Số giường bệnh tại Trung tâm Y tế là 50 giường; phòng khám đa

khoa khu vực là 20 giường, đáp ứng nhu cầu chăm sóc và điều trị nội trú cho Nhân dân trên địa bàn. Đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế toàn huyện hiện có 186 người và 120 nhân viên y tế thôn bản. Số bác

sĩ/vạn dân đạt 3,72 người; 14/14 trạm y tế có bác sĩ khám chưa bệnh.

Trong nhưng năm qua, công tác khám, chưa bệnh của các đơn vị huyện luôn hoàn thành tốt chức năng, nhiệm

vụ cấp cứu - khám, chưa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân trên địa bàn. Công tác y tế dự phòng và kiểm soát dịch bệnh được các đơn vị thực hiện có hiệu quả. HOÀNG SA

BẢO LÂM: Đảm bảo công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân

Căn cứ phê duyệt chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 6, lớp 10 năm học 2021 - 2022 trên địa bàn tỉnh của UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo vừa cho biết, toàn tỉnh có 77,81% học sinh các trường công lập thuộc 12 huyện,

thành phố vào lớp 10 (số học sinh lớp 9 là 20,240 em, chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 là 15.748 em). Theo đó, có 22,19% học sinh sau THCS được phân luồng. Trong số chỉ tiêu tuyển sinh trên các địa bàn, tỷ lệ học sinh

vào lớp 10/số học sinh lớp 9 cao nhất là huyện Đam Rông với 86,01%; Cát Tiên 84,42%; Di Linh 83,62%...; thành phố Đà Lạt có tỷ lệ thấp nhất là 67,65%, còn các huyện, thành phố Bảo Lộc tỷ lệ từ 74,51-80,70%.

Đối với các trường chuyên, trường dân tộc nội trú và THPT ngoài công lập, số tuyển sinh vào lớp 10 có tỷ lệ lần lượt 2,77%, 1,21% và 2,67%.

M.ĐẠO

Trên 22% học sinh sau THCS phân luồng năm học mới

4

Page 5: AN NHIÊN Điểm sáng xây dựng Đảng Lâm Đồng có bản …

5 THỨ BA 13 - 7 - 2021VĂN HÓA - XÃ HỘI 5

vụ Nhân dân. Đối với ĐVTN học sinh, thực hiện tốt phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo”, hằng năm tham gia tốt cuộc thi dự án sáng tạo khởi nghiệp thanh niên nông thôn do Trung ương Đoàn tổ chức với 5 sản phẩm dự thi, trong đó có 1 sản phẩm xuất sắc vào vòng chung kết. Đối với ĐVTN khu vực nông thôn, tiếp tục triển khai có hiệu quả phong trào “Tuổi trẻ Bảo Lâm tham gia xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh” với nhiều nội dung tuyên truyền lối sống văn hóa, văn minh trong cộng đồng, cổ vũ phong trào xung kích trong phát triển kinh tế gia đình. Qua đó, đã xây dựng được 27 công trình thanh niên cấp huyện, trong đó: có 10 công trình sân chơi cho thiếu nhi, 4 giếng nước sạch cho bà con vùng khó khăn, 6 công trình nhà nhân ái, 4 công trình thắp sáng đường quê tại các xã Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc Quảng, Lộc Ngãi với tổng chiều dài 4 km được thắp sáng với trị giá 150 triệu đồng...

Các hoạt động bảo vệ môi trường luôn được tổ chức đoàn các cấp trong huyện quan tâm triển khai hàng năm, đáng chú ý, các cấp bộ đoàn đã phát 12.000 tờ rơi tuyên truyền về bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải nhựa và sản phẩm nhựa dùng 1 lần; tổ chức phát 1.000 túi vải thân thiện với môi trường, 500 giỏ nhựa đi chợ, 4.000 ly giấy và ống hút giấy; tổ chức trồng hơn 43.730 cây xanh, đào hơn 50 hố rác, khơi thông hơn 24 cống rãnh, tu sửa hơn 12 km đường liên thôn liên xóm và duy

trì có hiệu quả 20 câu lạc bộ, đội nhóm bảo vệ môi trường, thu hút hơn 1.000 lượt thanh niên tham gia...

Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Huyện đoàn đã phối hợp với Tỉnh Đoàn xây dựng công trình “Vườn cây sinh kế” trên diện tích 1,2 ha với trị giá gần 300 triệu đồng; hàng năm tổ chức phát động thực hiện công trình thanh niên “Trồng cây ơn Bác” tại các xã, thị trấn; chỉ đạo các đơn vị trường học tổ chức lễ kết nạp 130 đoàn viên tại các địa điểm di lích lịch sử, đài, bia tưởng niệm; tổ chức 3 hoạt động về nguồn thăm các di tích lịch sử như: Bảo tàng Hồ Chí Minh, Khu di tích Trường Dục Thanh...

Chị Hoàng Thị Mỹ Hằng, Bí thư Huyện đoàn Bảo Lâm cho biết: Thời gian qua, các cấp bộ đoàn trong huyện đã nêu cao vai trò, trách nhiệm, thể hiện tính tiên phong của Đoàn, chủ động, sáng tạo trong việc triển khai và thực hiện, đồng thời đưa nội dung học tập và làm theo Bác vào các tiêu chí cụ thể gắn với việc thực hiện chương trình công tác năm của đơn vị. Việc thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị ngày càng thấm sâu trong đời sống xã hội, từng bước tạo chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động trong các cấp bộ đoàn. Qua đó, xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm mới và cá nhân điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực... tạo được hiệu ứng lan tỏa tốt và được Nhân dân đồng tình ủng hộ.

HỒNG VĨNH

Tuổi trẻ huyện Bảo Lâm sáng tạo, tình nguyện vì cộng đồng

Với tuổi trẻ Bảo Lâm, việc học và làm theo Bác chính là nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương. Điều này được thể hiện rõ trong các phong trào thi đua yêu nước, thanh niên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương, góp phần xây dựng Bảo Lâm ngày càng giàu, đẹp, văn minh.

Thời gian qua, Ban Thường vụ Huyện đoàn Bảo Lâm đã phối hợp và chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức

đa dạng và phong phú. Theo đó, trong 5 năm qua, Đoàn Thanh niên từ huyện đến cơ sở đã tổ chức hơn 250 buổi tọa đàm, hội nghị quán triệt, học tập; 34 tủ sách thanh niên làm theo lời Bác; 45 tủ sách Bác Hồ; phối hợp tổ chức 37 hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ” cấp liên đội; 5 hội thi tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh; phối hợp tổ chức được 14 hội thi, hội diễn văn nghệ ca ngợi Đảng, Bác Hồ; tổ chức chiếu phim tư liệu “Hồ Chí Minh - chân dung một con người”; 47 hội thi cấp cơ sở; triển khai tốt Hội thi “Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ”… Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức trong đoàn viên, thanh thiếu nhi, tạo phong trào mạnh mẽ, tích cực hưởng ứng các hoạt động Đoàn - Hội - Đội.

Việc sinh hoạt chuyên đề được Ban Thường vụ Huyện đoàn triển khai trong cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) giai đoạn 2016 - 2020, đảm bảo mỗi năm cán bộ đoàn, ĐVTN, thiếu nhi được học tập, tìm hiểu ít nhất 2 chuyên đề. Từ năm 2016 đến nay, 100% cán bộ đoàn, đoàn viên; trên 85% thanh niên trong tỉnh được quán triệt, học tập chuyên đề hàng năm một cách nghiêm túc, chất lượng.

Hàng năm, các cấp bộ đoàn đã tổ chức hiệu quả các phong trào, chương trình trong các đối tượng đoàn viên, thanh thiếu nhi, như: Tôi yêu Tổ quốc tôi; Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy; Sáng tạo trẻ; Ba trách nhiệm; Học sinh 3 rèn luyện; Thanh niên Công an Nhân dân học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy… Đồng thời, tích cực triển khai các phong trào thanh niên xung kích, tình nguyện, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, tham gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng văn minh đô thị, tổ chức nhiều hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, vì an sinh xã hội, tiêu biểu như: Tết vì người nghèo, Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè, Tiếp sức mùa thi, Hiến máu tình nguyện, Ngày hội Thầy thuốc trẻ vì sức khỏe cộng đồng…

Nhiều phong trào thi đua yêu nước được phát động phù hợp với từng đối tượng đoàn viên, hội viên và thiếu nhi trên địa bàn huyện. Đối với ĐVTN cán bộ, công chức, viên chức trẻ, tiếp tục phát huy phong trào “Ba trách nhiệm”, trong đó, nhấn mạnh vai trò xung kích của cán bộ, công chức, viên chức trẻ trong việc hình thành văn hóa công sở, thái độ phục

Thanh niên Bảo Lâm sáng tạo tình nguyện vì cộng đồng.

Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ, từ 6-8/7, tại các điểm thi Trường THPT Bùi Thị Xuân, Trường

THPT chuyên Thăng Long và Trường THCS và THPT Tây Sơn; Đoàn Thanh niên Công an tỉnh phối hợp với Thành

đoàn Đà Lạt, Đoàn Trường Đại học Đà Lạt bố trí đoàn viên, thanh niên tổ chức nhiều

hoạt động tiếp sức, đồng hành cùng thí sinh và người nhà thí sinh.

Các thanh niên tham gia vào các hoạt động tư vấn như: tư vấn thông tin mùa thi, hỗ trợ khai báo y tế, phát nước uống, phát

khẩu trang, đo thân nhiệt và sát khuẩn đối với các thí sinh trước lúc vào khu vực thi, đảm bảo công tác phòng, chống dịch

COVID-19…Trước đó, tuổi trẻ Công an tỉnh tại các

đơn vị nghiệp vụ cũng đã tiến hành tuần tra, kiểm soát an ninh trật tự trước và trong

thời gian các thí sinh tham gia dự thi; hướng dẫn, phân luồng giao thông không để tình

trạng ùn tắc giao thông, hạn chế tai nạn giao thông, mất trật tự tại các điểm diễn ra kỳ thi;

hỗ trợ đảm bảo an toàn giao thông tại các hội đồng coi thi, công tác thi....

Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm 2021 thể hiện tính nhân văn sâu sắc, đồng

thời nêu cao tinh thần trách nhiệm của tuổi trẻ Công an tỉnh đối với cộng đồng, tạo điều kiện tốt nhất để thí sinh có tâm lý thoải mái,

đạt kết quả cao trong kỳ thi. N.THI

Đoàn viên, thanh niên Công an tỉnh tham gia nhiều hoạt động tiếp sức mùa thi

Ngày 12/7, chị Phan Thị Tố Oanh - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nư (LHPN) xã Đà Loan, huyện Đức Trọng cho biết: Hội vừa tổ chức bàn giao mái ấm tình thương cho

chị Nguyễn Thị Bảo Ngọc (thôn Đà Thuận, xã Đà Loan).

Chị Bảo Ngọc năm nay 65 tuổi, là cựu thanh niên xung phong, Chi hội trưởng Chi

hội phụ nư thôn Đà Thuận, có hoàn cảnh rất khó khăn. Năm 2020 chị không may

bị ngã gãy xương đùi phải nằm nhà hơn 1 năm, hiện vẫn chưa đi lại bình thường được;

chồng chị cũng lớn tuổi, mất sức lao động, phải nuôi thêm cháu nhỏ năm nay học lớp 4, vì các con của chị đều đã lập gia đình, ở

riêng nhưng cũng khó khăn nên không giúp được gì cho bố mẹ. Gia đình 3 người của chị

phải ở trong căn nhà tạm bợ, ẩm thấp.Trước hoàn cảnh của gia đình chị, qua

cầu nối của chị Lê Thị Ngọc Dung, nguyên Phó Chủ tịch UBND xã Đà Loan, Hội

LHPN xã Đà Loan đã vận động các mạnh thường quân hỗ trợ kinh phí xây mái ấm

tình thương tặng gia đình chị Ngọc. Sau hơn 2 tháng khởi công, căn nhà cấp 4

có diện tích 40 m2, mái lợp tôn, sàn lát gạch bông với số tiền 140 triệu đồng do các mạnh

thường quân hỗ trợ 80 triệu đồng, gia đình đối ứng 60 triệu đồng đã được bàn giao cho

gia đình chị Ngọc. N.MINH

Trao mái ấm tình thương cho hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn

Trao mái ấm tình thương cho gia đình chị Ngọc.

Ngày 11/7, Tỉnh Đoàn Lâm Đồng đã gởi tặng 1.500 kính

chống giọt bắn, 55 lít nước sát khuẩn, cùng 1.500 khẩu trang

Tặng đồ dùng trang bị y tế cho tuyến đầu chống dịchy tế cho các cán bộ, chiến sỹ và đoàn viên, thanh niên tham gia làm nhiệm vụ tại các chốt phòng, chống dịch COVID-19 tại 2 huyện Đơn Dương, Đức Trọng.

Chị Trần Thị Chúc Quỳnh - Bí thư Tỉnh Đoàn Lâm Đồng cho biết, đây là nhưng trang bị y tế được các đơn vị Đoàn trực thuộc trên địa bàn tỉnh, cũng như Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh huy động, chi viện cho huyện Đơn Dương, Đức Trọng - là hai địa phương lần lượt ghi nhận ca nhiễm COVID-19 trong mấy ngày qua. Hoạt động nhằm góp phần đảm bảo an toàn cho đội

ngũ phòng, chống dịch, cũng như đội hình thanh niên tình nguyện tại các chốt kiểm dịch trong tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp.

Trước đó, hơn 10 cán bộ của Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lâm Đồng đã hoàn thành 500 kính chống giọt bắn để tặng lại cho Tỉnh Đoàn. Chị Trịnh Thị Loan - Giám đốc Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh, chia sẻ: Mỗi chiếc kính đều gởi gắm tình cảm, tấm lòng và mong muốn chung tay góp sức, sẻ chia với lực lượng tuyến đầu ngày đêm “chiến đấu” với dịch COVID-19.

V.QUỲNH

Các vật phẩm được tặng cho lực lượng tuyến đầu chống dịch tại huyện Đơn Dương.

Page 6: AN NHIÊN Điểm sáng xây dựng Đảng Lâm Đồng có bản …

6 THỨ BA 13 - 7 - 2021 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Tích cực đẩy mạnh phong trào trồng cây xanh gắn trồng rừng cảnh quan giai đoạn 2021 - 2025, UBND huyện Đạ Tẻh đã xây dựng kế hoạch nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và từng bước xây dựng huyện Đạ Tẻh đạt chuẩn “Nông thôn mới kiểu mẫu về cảnh quan, môi trường vào năm 2025”.

Nằm trong Chương trình trồng 50 triệu cây xanh trên địa bàn Lâm Đồng

giai đoạn 2021 - 2025, ngay từ tháng 4/2021, huyện Đạ Tẻh triển khai kế hoạch trồng 3,532 triệu cây xanh gắn với trồng rừng cảnh quan trên địa bàn huyện Đạ Tẻh giai đoạn 2021 - 2025.

Với diện tích đất tự nhiên trên 52.000 ha, hiện tỷ lệ độ che phủ rừng toàn huyện Đạ Tẻh đạt 62,7%. Theo đó, hơn 3,5 triệu cây xanh được UBND huyện Đạ Tẻh phân bổ về từng địa phương và tiến hành trồng; trong đó có khoảng 3,3 triệu cây xanh trồng trên diện tích đất ngoài lâm nghiệp và 232 ngàn cây lâm nghiệp được trồng trên đất quy hoạch lâm nghiệp. Đối với các chủng loại cây, được phân theo từng nhóm: cây cảnh quan đô thị, nông thôn; cây lâm nghiệp và cây che bóng mát.

Ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó Chủ tịch UBND huyện Đạ Tẻh cho biết: Đối với đề án này, UBND huyện yêu cầu các xã, thị trấn, các đơn vị chủ rừng tổ chức rà soát quỹ đất trồng cây xanh, xác định số lượng, loài cây trồng để xây dựng kế hoạch trồng hàng năm, cả giai đoạn và nguồn lực thực hiện. Bên cạnh đó, việc xác định kế hoạch trồng cây xanh theo từng nhóm đối tượng đất trồng nhằm làm cơ sở định hướng cho các địa phương, đơn vị khảo sát quỹ đất, xây dựng kế hoạch trồng và nhu cầu cây giống. Trong quá trình đó, địa phương có

thể điều chỉnh diện tích, số lượng, chủng loại cây trồng giữa các đối tượng quỹ đất theo hàng năm để phù hợp với thực tế, đảm bảo đạt chỉ tiêu cây xanh. Qua đó, UBND huyện đặt ra mục tiêu phấn đấu đạt 63% tỷ lệ độ che phủ rừng trong toàn huyện.

Đơn cử như tại địa bàn xã Đạ Kho, hiện toàn xã có tổng diện tích tự nhiên là 3.960 ha và trong giai đoạn 2021 - 2025, địa phương được phân bổ với tổng số cây xanh là 311.300 cây. Riêng năm 2021, UBND xã sẽ tiếp nhận theo đợt và đạt chỉ tiêu trồng là 20.400 cây xanh. Ông Trịnh Xuân

Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Đạ Kho thông tin: Thực hiện chủ trương phủ xanh các hàng cây trên địa bàn, xã triển khai tuyên truyền tới Nhân dân, hội viên các tổ chức hội, đoàn thể hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường, trồng cây xanh. Trong đó, xã sẽ trực tiếp giao cho Mặt trận và các đoàn thể, phân công cán bộ, hội viên xã tham gia chăm sóc, bảo vệ đến khi trưởng thành. Hiện trên các tuyến đường đã dần xuất hiện các hàng cây xanh, từ đó tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, mở ra diện mạo vùng quê nông thôn mới thân thiện.

Cũng như các đơn vị khác, thời gian qua, Huyện đoàn Đạ Tẻh cũng đã tích cực hưởng ứng, phát động trồng triệu cây xanh gắn với trồng rừng cảnh quan trên địa bàn. Tích cực tham gia hưởng ứng, Huyện đoàn gắn các hoạt động cụ thể như trồng các tuyến đường hoa, cây xanh lồng ghép với hoa cảnh quan, góp phần vào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Theo đó, Huyện đoàn Đạ Tẻh được giao và tiếp nhận 300 cây hoa ban để trồng tại một số đảo trên hồ Đạ Tẻh.

Anh Trần Thế Hoàng - Bí thư Huyện đoàn Đạ Tẻh cho biết: Đến thời điểm hiện tại, Huyện đoàn đã trồng được 160 cây hoa ban tại một hòn đảo trên địa bàn xã Mỹ Đức. Do

thời điểm này dịch COVID -19 đang diễn biến phức tạp tại địa phương, nên việc tiếp tục triển khai hoạt động này sẽ được diễn ra vào một thời điểm thích hợp. Dự kiến trong thời gian tiếp theo, Huyện đoàn sẽ huy động lực lượng đoàn viên, thanh niên ưu tiên tiếp tục trồng 200 cây hoa ban và 150 cây bằng lăng tại các đồi cảnh quan trên hồ thuộc xã Mỹ Đức và Đạ Lây.

Tính đến tháng 4/2021, các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn và Nhân dân huyện Đạ Tẻh đã đồng loạt tổ chức trồng cây xanh tại đơn vị, địa phương, tổng số cây đã trồng là 18.040 cây với các loại chủ yếu là sao đen, bằng lăng, muồng hoàng yến, viết, giổi, gỗ, trắc, hoàng nam, hoa ban, cây ăn quả… Trong đó, khối xã, thị trấn trồng được 16.800 cây và khối cơ quan, đơn vị, trường học trồng 1.240 cây.

Để đảm bảo nguồn lực trồng đạt và vượt chỉ tiêu cây xanh trong giai đoạn 2021 - 2025, bên cạnh đưa ra các giải pháp thực hiện như rà soát quỹ đất, xây dựng kế hoạch, lựa chọn nguồn giống, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, thời gian tới UBND huyện Đạ Tẻh tiếp tục lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án thuộc ngân sách nhà nước và các nguồn tài trợ, huy động hợp pháp khác để trồng cây xanh. THÂN THU HIỀN

Để Đạ Tẻh thêm xanh

Huyện Đạ Tẻh đồng loạt ra quân trồng cây xanh gắn với trồng rừng cảnh quan giai đoạn 2021 - 2025. (Ảnh chụp trước khi xuất hiện dịch COVID -19)

Từ ý thức của người dânĐó là điều được ông Nguyễn Văn

Dương - Chủ tịch UBND xã Đa Quyn khẳng định. Bởi từ các chương trình hỗ trợ của Nhà nước, chính sách đầu tư trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã giúp nâng cao nhận thức cho người dân. Nhiều người đã thoát khỏi tâm lý trông chờ hoàn toàn vào hỗ trợ của Nhà nước. Thông qua các nội dung tuyên truyền được tăng cường, người dân từng bước đồng tình, tham gia đối ứng để Nhà nước và Nhân dân cùng làm. Chính vì thế mà kinh tế từng bước phát triển, đời sống người dân được cải thiện và nâng lên.

Không khó để nhận ra sự thay đổi của mảnh đất nơi tận cùng của vùng Loan chỉ bằng mắt thường. Xen giữa những đồi cà phê là diện tích trồng rau màu, dâu tằm. Dấu vết để lại từ những cuộc săn tìm vàng cách đây nhiều năm là những hồ nước lớn nhỏ nay đã được bà con tận dụng trở thành nguồn nước phục vụ sản xuất. Đã có những mô hình khuyến nông được hỗ trợ như trồng bưởi da xanh ruột hồng 0,3 ha, mô hình hỗ trợ phát triển dâu tằm với diện tích 0,8 ha/4 hộ. 25 hộ dân tham gia liên kết với công ty xuất khẩu gạo Vĩnh Hảo với 14 ha lúa hữu cơ. Nhiều hộ tham gia ký hợp đồng liên kết trồng đậu cô ve tứ quý lấy hạt với Công ty TNHH Giống cây trồng miền Nam chi nhánh Lâm Hà với diện tích 1,9 ha được bao tiêu sản phẩm, mang lại hiệu quả cao và thu nhập ổn định…

Chúng tôi gặp anh Ya Bi (thôn Tân Hạ) là người Chu Ru, một nông dân chân chất như biết bao người khác ở

xứ này. Trước đây, Ya Bi vẫn ngày ngày đầu tắt mặt tối bám trụ trên những mảnh ruộng và vườn cà phê già cỗi. Mỗi cuối tuần hay bất cứ lúc nào rảnh rỗi là anh cùng trai làng lại đi rừng săn bắn, tìm kiếm những sản vật trong rừng. Công việc vất vả và nguy hiểm mà chẳng phải lúc nào cũng có thể mang lại thu nhập.

Thế nhưng hơn 3 năm nay, anh Ya Bi đã chuyển đổi các diện tích kém hiệu quả sang trồng các loại lagim. Không ngại khó, anh thử sức nhiều loại khác nhau từ đậu cove, ớt đỏ, ớt chuông… Tuy vẫn phải phụ thuộc vào giá cả thị trường nhưng nhờ liên kết với một số vựa mà phần nhiều diện tích trồng ra không phải lo lắng về nơi tiêu thụ. Bên cạnh đó, anh còn đảm nhận vai trò làm hướng dẫn viên trong các tour du lịch cộng đồng cho một homestay trên địa bàn. Cũng nhờ vậy mà từ chàng trai mồ côi nay đã trở thành trụ cột kinh tế của gia đình, có điều kiện nuôi con cái ăn học.

Theo ông Nguyễn Văn Dương, biện pháp hiệu quả nhất vẫn là công tác tuyên truyền, cùng với đó là sự quan tâm của các cấp, các ngành trong việc triển khai các mô hình, mở các lớp tập huấn mà bà con đã mạnh dạn chuyển đổi từ diện tích cà phê xấu chuyển sang rau màu có năng suất, hiệu quả kinh tế cao, giảm hẳn tình trạng bà con đi xâm canh, sống dựa vào rừng.

Hiệu quả từ chương trình xây dựng nông thôn mớiTừ giữa năm 2018, xã Đa Quyn

được công nhận xã nông thôn mới. Mục tiêu ở thời điểm hiện tại được chính quyền và Nhân dân hướng tới là duy trì xã đạt chuẩn nông thôn mới, thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, nâng cao hiệu quả công tác y tế, dân số gia đình và trẻ em. Đồng thời, phát huy nội lực và tranh thủ các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước để giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống còn 2,49%.

Xây dựng và giữ vững các tiêu chí nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm

trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư, nền kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững, thu nhập của người dân tăng dần hằng năm. Lĩnh vực y tế, văn hóa được tăng cường góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân. Bên cạnh đó là sự hưởng ứng, đóng góp của Nhân dân trên địa bàn đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn cả về đời sống vật chất, tinh thần.

Xác định giáo dục là nền tảng để thay đổi nên các cấp cũng đã quan tâm, đầu tư cho giáo dục để củng cố

và duy trì nền nếp, kỷ cương, đảm bảo an ninh trường học. Tỷ lệ học sinh ra lớp được duy trì ở các cấp đạt 99,5%. Trên địa bàn có 3/3 trường đạt chuẩn quốc gia với các điều kiện cơ sở vật chất ngày càng được hoàn thiện, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

Với mục tiêu kiên quyết không để tái diễn tình trạng khai thác vàng trái phép, chính quyền địa phương và lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, nắm bắt tình hình. Các đoàn liên ngành thường xuyên tổ chức tuần tra dọc suối Đa Quyn để kịp thời phát hiện những đối tượng có hành vi lén lút khai thác khoáng sản, san lấp mặt bằng trái phép để kịp thời xử lý các đối tượng vi phạm.

Hằng năm UBND xã xây dựng kế hoạch giải quyết việc làm cho người lao động nhằm phát huy nguồn lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đóng góp vào phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Trong 2 năm qua, có hơn 150 lao động địa phương vào làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong và ngoài xã.

Cùng với việc người dân được tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã góp phần xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững, từng bước thay đổi nhận thức của Nhân dân, góp phần đạt chỉ tiêu cũng như kế hoạch đã đề ra. Các chương trình y tế, giáo dục, mạng lưới thông tin tuyên truyền được các ngành quan tâm, đáp ứng nhu cầu của người dân, từ đó giúp người dân ổn định tư tưởng, an tâm sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình.

HỒNG THẮM

Đổi thay ở mảnh “đất vàng”Cụm từ “đất vàng” mà người ta dành cho mảnh đất Đa Quyn (huyện Đức Trọng) nay thưa dần. Không chỉ bởi nạn khai thác vàng đã không còn tái diễn mà chính người dân nơi đây không còn trông chờ vào công việc này, bắt đầu thay đổi tư duy, đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, tạo ra giá trị trên mảnh đất quê mình.

Thu nhập của nhiều gia đình được cải thiện khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Page 7: AN NHIÊN Điểm sáng xây dựng Đảng Lâm Đồng có bản …

7 7 THỨ BA 13 - 7 - 2021TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

XEM TIẾP TRANG 8

Theo thông báo kết luận giám định của Sở Xây dựng Lâm Đồng, sau hơn 3 tháng tổ

chức kiểm định, giám định, Sở Xây dựng đã có kết luận giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng tại Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh số 20 Hùng Vương (TP Đà Lạt), làm 2 công nhân thiệt mạng. Dự án được khởi công vào ngày 22/12/2020. Đến ngày 9/3/2021, trong quá trình thi công trùng tu công trình, bất ngờ sê nô của khối nhà E bị sập, đè chết 2 công nhân…

Sau khi sự cố công trình xảy ra, ngày 11/3/2021, UBND tỉnh có Văn bản số 1478/UBND-XD2 chỉ đạo Sở Xây dựng Lâm Đồng xử lý sự cố công trình xây dựng tại địa chỉ trên, đồng thời làm rõ nguyên nhân. Ngày 25/3/2021, Sở Xây dựng Lâm Đồng đã thành lập Tổ Điều tra sự cố để giám định nguyên nhân sự cố, đồng thời chỉ định Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư xây dựng Nam Lâm Đồng (số 35 đường Phan Bội Châu, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng) thực hiện

giám định chất lượng công trình, xác định nguyên nhân sự cố sập sê nô khối nhà E tu viện cổ và đưa ra giải pháp khắc phục. Cùng với đó, tiến hành kiểm tra sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng trên cơ sở các hồ sơ liên quan đã được thu thập.

Căn cứ hồ sơ, tài liệu, số liệu kỹ thuật được thu thập và các quyết định hiện hành, cho thấy dự án đầu tư xây dựng cơ sở Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh tại Đà Lạt (giai đoạn 1), đã tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng. Còn về nguyên nhân sự cố công trình xây dựng được xác định như sau: Dựa vào các thông số kỹ thuật, khi chưa tháo dỡ hệ mái của công trình do tải trọng của hệ mái và vì kèo đang neo giữ sê nô mái tầng 3 (kết cấu bê tông cốt thép), lúc này momen chống lật lớn hơn momen

lật nên sê nô công trình vẫn đảm bảo khả năng chịu lực. Quá trình tháo dỡ mái, dựa vào mô hình phân tích lực, kết quả tính toán cho thấy khi tháo

dỡ hệ thống mái, vì kèo mái sẽ dẫn đến triệt tiêu toàn bộ lực chống lật dẫn đến momen chống lật lúc này bằng 0, nên cấu kiện sê nô sẽ bị mất

ổn định làm sập đổ, làm 2 công nhân bên dưới bị mảng bê tông của sê nô đè tử vong.

Cũng theo kết luận trên, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trước hết thuộc về đơn vị tư vấn giám sát là Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế xây dựng (Cideco), do thực hiện chưa đầy đủ trách nhiệm giám sát công trình trong quá trình thi công xây dựng theo quy định tại Điều 19 Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày 26/1/2021 của Chính phủ. Cùng với đó, nhà thầu thi công là Công ty Cổ phần Đầu tư và thương mại quốc tế Huy Hoàng, trong quá trình dừng thi công xây dựng khối nhà E chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp ngăn ngừa sự cố tại khu vực có yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra tại công trường, hướng dẫn cảnh báo người lao động nhận diện, theo quy định tại Điều 13, Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày 26/1/2021 của Chính phủ.

Căn cứ kết quả kiểm tra, kiểm định nguyên nhân sự cố,...

Kỳ 1: Những thanh âm buồnLưu giữ được nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để tạo nên nét riêng biệt về bản sắc văn hóa các dân tộc anh em trên dải đất Nam Tây nguyên là điều hết sức trân quý. Nhiều người làm nghề truyền thống đã cố công truyền dạy, nhẫn nại theo nghề nhưng vẫn còn bộn bề lo lắng, ưu tư

Nỗi niềm nhẫn vợ, nhẫn chồng Nhiều năm về trước, Ya Tuất rất

nổi tiếng trên các trang báo, thậm chí được chương trình VTV8 của Đài Truyền hình Việt Nam làm riêng một chương trình về người duy nhất làm nhẫn bạc tại Lâm Đồng. Càng vinh dự, càng tự hào về truyền thống của đồng bào mình bao nhiêu thì nỗi niềm về việc “giữ lửa làng nghề” lại làm anh trĩu buồn đến bấy nhiêu. Nhẫn bạc của anh làm ra ngày càng sáng, càng bóng nhưng mong mỏi có được “truyền nhân” thì ngược lại, ngày càng xám xịt hơn.

Cách đây chừng 5 năm, khi đó tôi cùng một cô bạn đồng nghiệp ghé thăm nhà của Ya Tuất tại thôn Ma Đanh, xã Tu Tra, Đơn Dương. Đầu tháng 6/2021, tôi lại tìm về người làm nhẫn bạc duy nhất của đồng bào Chu Ru để hàn huyên. Ya Tuất không mấy thay đổi, cửa tiệm nhỏ vẫn he hé mở

Thăng trầm nghề, làng nghề truyền thống

cửa làm những chiếc nhẫn ánh lên bởi nắng sớm.

Ya Tuất đùa: “Nguyễn Y Vân”, nghĩa là vẫn y nguyên như ngày chú tới thăm anh. Chỉ có điều vợ chồng tôi đã thêm tuổi, còn nghề vẫn vậy, hai vợ chồng tranh thủ làm để kiếm đồng ra đồng vào thôi. “Còn học trò thì sao? Học trò mà anh dạy nghề năm 2014 đó?”, tôi hỏi.

Học thì mười mấy người, làm được nghề thì có 7 người: Ya Đuốc, Ya Đoác, Ya Đôi, Ya Thông, Ma Joan, Ma Nhuân, Ma Biểu; đều ở cùng thôn. Mà khó khăn là quá trình dạy nghề hơi ngắn nên mỗi học viên chỉ làm được một công đoạn thôi, chứ không ai có khả năng hoàn thành một chiếc hay một cặp nhẫn vợ, nhẫn chồng. Nhưng muốn gặp học trò của tôi khó lắm, phải tối trời kia, vì chúng đi làm thuê, làm mướn cho mấy nhà vườn cả rồi. Bỗng dưng điện thoại gọi về thì chủ vườn không đồng ý đâu.

Chỉ vào thời điểm mùa cưới của đồng bào Chu Ru, Ya Tuất mới gọi thêm học trò để phụ giúp cho các công đoạn, đẩy nhanh tiến độ, kịp thời giao hàng. Còn ngày thường, hai vợ chồng Ya Tuất và Ma Wêl cứ túc tắc làm, ai mua thì bán, ai đổi nông sản, heo gà cũng được, không thì cho chúng yên vị vào chiếc tủ gương đặt ở quầy nhà.

Nét riêng độc đáo của việc làm nhẫn bạc thủ công của Ya Tuất đã nằm trong nhiều lịch trình du lịch của một số đơn vị tổ chức tour du lịch. Đường vào nhà Ya Tuất hơi xa với du khách nên được sự hỗ trợ của các ban, ngành, chính quyền địa phương giúp anh có một gian nhà trưng bày nhưng gian nhà chỉ nhỏ như ki ốt và không có điện, không có nước. Chiếc tủ kính trưng bày sản phẩm dù đã được bê lên đặt ở nhà trưng bày, nhưng sau đó lại phải huy động anh em con cháu bưng về vì không thể giới thiệu sản phẩm

và công đoạn chế tác trong không gian mười mấy mét vuông. Ya Tuất tâm sự: Làm được chiếc nhẫn phải qua nhiều công đoạn: lửa đun, bạc chảy, vào khuôn; mà một gian phòng nhỏ thì làm sao có thể làm được các công đoạn, làm sao trình diễn kỹ thuật cho du khách xem được. Cuối cùng đành chấp nhận mang về nhà, ai biết thì tìm đến nhà xem.

Cuối cùng, anh Ya Tuất và chị vợ Ma Wêl đành âm thầm như đôi nhẫn vợ, nhẫn chồng của người Chu Ru để cố công lưu giữ một nghề truyền thống được xem là “độc nhất vô nhị” và theo đánh giá là có nguy cơ thất truyền.

Bà Lê Thị Hồng Nhung - Phó Chủ tịch UBND xã Tu Tra cho biết, hiện nay ở xã chỉ còn Ya Tuất là người duy nhất làm nhẫn bạc của người Chu Ru nhưng cũng không làm được thường xuyên vì nhu cầu của người sử dụng ngày càng giảm xuống, mặt khác việc làm hoàn toàn bằng thủ công khó có thể cạnh tranh được với các cơ sở làm bạc khác ở thị trường. Do đó, người được học nghề cũng không mấy mặn mà với công việc vì căn bản họ không có thu nhập để trang trải cuộc sống.

Tháo khung cửi, đi làm thuêLàng Gà, (thôn Đarahoa, xã Hiệp

An, Đức Trọng) đã nổi tiếng từ lâu với hình ảnh một chú gà trống oai hùng đứng ngay giữa làng. Nơi đây, nghệ nhân K’Đông đã từng ngày đêm dệt vải, quảng bá nghệ thuật truyền thống của dân tộc mình đến bạn bè, khách du lịch trong và ngoài nước. Chị cũng là người trực tiếp giảng dạy nghề dệt truyền thống cho dân làng và cả các lớp do huyện Đức

Trọng tổ chức. Hành trình đến với Làng Gà trong

những ngày này vắng vẻ, cô đơn hơn vì đã không còn tiếng dệt vải kẽo kẹt của nghệ nhân K’Đông. Khung cửi đã tháo, thổ cẩm cất vào ngôi nhà phía sau, còn nghệ nhân thì đi tỉnh khác để làm thuê.

Chồng của K’Đông, anh Phong nói với khách rằng anh đến hơi muộn rồi, chị đã đi tỉnh khác làm cả năm nay. Có gì anh cho chú số điện thoại để liên lạc, còn muốn xem khung cửi, thổ cẩm thì vào nhà. Anh Phong, chồng chị K’Đông cũng là một người đam mê du lịch cộng đồng, phát triển nghề truyền thống của đồng bào DTTS, anh đã đầu tư cho vợ làm du lịch như cải tạo nhà cửa làm homestay để du khách ở lại, trồng thêm cây cảnh, trang trí khuôn viên, mua thêm bàn ghế để chị K’Đông giới thiệu sản phẩm. Ngoài ra, để tăng thu nhập cho gia đình, anh đã trồng thêm vài vạt mía ở vườn nhà, đầu tư hẳn một máy ép nước mía đặt ngay bên khung cửi dệt vải để du khách có thể ngồi lâu hơn một chút. Nhưng rồi, đâu lại vào đó; du khách ngày càng thưa dần, vắng bóng và kết quả là phải đóng cửa, tháo khung cửi cất đi kẻo sợ mưa nắng, mối mọt.

Năm 2019, UBND xã Hiệp An xây dựng kế hoạch khôi phục Làng Gà trong hành trình du lịch và trình các cấp, ban, ngành công nhận là tượng gà lớn nhất Việt Nam. Khi đó, nhiều người đã bỏ tiền và công sức làm du lịch cộng đồng ở Làng Gà tràn đầy hi vọng có thể khôi phục, nhưng đến nay, cả trước thời điểm dịch COVID-19 bùng phát, Làng Gà vẫn không khởi sắc hơn lúc trước.

ĐỨC TÚ(CÒN NỮA)

Nghề truyền thống mang theo những nét đẹp văn hóa của người dân địa phương, là sự hun đúc nghệ thuật, tính khéo léo, nét tài hoa từ bao đời của đồng bào bản địa. Nghề, làng nghề vùng dân tộc thiểu số với những đặc điểm riêng có, giữa dòng chảy hiện đại vẫn còn biết bao trăn trở để “giữ lửa” cho nghề...

Vụ sập sê nô nhà cổ, làm 2 người thiệt mạng, lỗi do sơ suất của con người

Ya Tuất và chị vợ Ma Wêl âm thầm nhằm lưu giữ một nghề truyền thống.

Hiện trường sự cố sập sê nô làm 2 công nhân tử nạn.

Kết luận giám định của Sở Xây dựng Lâm Đồng về nguyên nhân sự cố công trình xây dựng tại Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh số 20 Hùng Vương (Phường 10, TP Đà Lạt), làm 2 công nhân tử vong là do lỗi sơ suất của con người…

Page 8: AN NHIÊN Điểm sáng xây dựng Đảng Lâm Đồng có bản …

8 THỨ BA 13 - 7 - 2021

GIÁ 2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: PHAÏM SÔN DUÕNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT) ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báo.Hộ Nguyễn Đức Long được UBND huyện Di Linh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất số hiệu K 322602 cấp ngày 10/7/1997, vào sổ theo dõi số 1913/QSDĐ có tên trong sổ địa chính trang 37 quyển 10 tại thửa đất 204, tờ bản đồ 13, diện tích: 2.140 m2 (200 m2 đất ở tại nông thôn + 1.940 m2 đất trồng cây lâu năm) (đăng ký biến động lần cuối ngày 4/9/2009).

Năm 2009, ông Nguyễn Đức Long chuyển nhượng quyền sử dụng đất nêu trên cho ông Phạm Văn Huân và bà Cao Thị Nụ, trong quá trình chuyển nhượng hai bên đã viết giấy tay mua bán nhưng không đi đăng ký biến động tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh, do vậy chưa hoàn tất việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và ông Nguyễn Đức Long đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Phạm Văn Huân và bà Cao Thị Nụ.

Hiện nay, hộ ông Nguyễn Đức Long ở đâu liên hệ với UBND xã Hòa Bắc hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thửa đất nêu trên thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh hoặc UBND xã Hòa Bắc để được giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào thì Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh lập thủ tục đăng ký nhận chuyển nhượng QSD đất cho ông Phạm Văn Huân và bà Cao Thị Nụ tại thửa đất nêu trên theo quy định.

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báo.Ông Nguyễn Tấn Phong được UBND huyện Di Linh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất số G 797973 cấp ngày 3/4/1997; vào sổ theo dõi số 1224/QSDĐ có tên trong sổ địa chính trang 138 quyển 03 tại thửa đất số 40, tờ bản đồ số 12, xã Hòa Nam, với diện tích: 7.109 m2 (400 m2 đất ở tại nông thôn và 6.709 m2 đất trồng cây lâu năm).

Năm 1998, ông Nguyễn Tấn Phong chuyển nhượng quyền sử dụng đất nêu trên cho ông Nguyễn Văn Sỹ, CMND số 250625521, thường trú tại Thôn 03, xã Hòa Nam, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, trong quá trình chuyển nhượng hai bên đã viết giấy tay mua bán nhưng không đi đăng ký biến động tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh, do vậy chưa hoàn tất việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và ông Nguyễn Tấn Phong đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Nguyễn Văn Sỹ.

Hiện nay, hộ ông Nguyễn Tấn Phong ở đâu liên hệ với UBND xã Hòa Nam hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thửa đất nêu trên thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh hoặc UBND xã Hòa Nam để dược giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào thì Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh lập thủ tục đăng ký nhận chuyển nhượng QSD đất cho ông Nguyễn Văn Sỹ tại thửa đất nêu trên theo quy định.

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báo.Ông Trần Xuân Lương được UBND huyện Di Linh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất số G 797509 cấp ngày 22/1/1997; vào sổ theo dõi số 19/QSDĐ có tên trong sổ địa chính trang 78 quyển 03 tại thửa đất số 84, tờ bản đồ số 10, xã Hòa Nam, với diện tích: 6.885 m2 (400 m2 đất ở tại nông thôn và 6.485 m2 đất trồng cây lâu năm).

Năm 2001, ông Trần Xuân Lương chuyển nhượng quyền sử dụng đất nêu trên cho ông Nguyễn Văn Sỹ, CMND số 250625521, thường trú tại Thôn 03, xã Hòa Nam, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, trong quá trình chuyển nhượng hai bên đã viết giấy tay mua bán nhưng không đi đăng ký biến động tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh, do vậy chưa hoàn tất việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và ông Trần Xuân Lương đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Nguyễn Văn Sỹ.

Hiện nay, ông Trần Xuân Lương ở đâu liên hệ với UBND xã Hòa Nam hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thửa đất nêu trên thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh hoặc UBND xã Hòa Nam để được giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào thì Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh lập thủ tục đăng ký nhận chuyển nhượng QSD đất cho ông Nguyễn Văn Sỹ tại thửa đất nêu trên theo quy định.

THÔNG BÁO VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ NHẬN QSD ĐẤT

Thông tin từ Hạt Kiểm lâm Đam Rông cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2021, lực lượng chức năng của huyện đã giải tỏa cây trồng trái phép trên đất lâm nghiệp bị lấn chiếm tại 44 vị trí với tổng diện tích đã giải tỏa trên 10,7 ha, trong đó, giải tỏa diện tích bị lấn chiếm mới là 6,651 ha và giải tỏa diện tích bị tái lấn chiếm 4,11 ha.

Cụ thể: Ban Quản lý Rừng phòng hộ (QLRPH) Sêrêpốk đã phối hợp với UBND xã Đạ Long tiến hành giải tỏa cây trồng trái phép trên diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm với tổng diện tích 6,12 ha tại 20 vị trí thuộc một phần diện tích các khoảnh: 5, 6, 8, 9, 10, Tiểu khu 74, xã Đạ Long.

Hiện trạng trước khi giải tỏa là cà phê năm 1, 2; Ban QLRPH Phi Liêng đã phối hợp với UBND xã Đạ K’Nàng và UBND xã Phi Liêng giải tỏa tại 24 vị trí với tổng diện tích đã giải tỏa 4,641 ha.

Cũng trong 6 tháng đầu năm, trên địa bàn huyện đã xảy ra 5 vụ lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép (gồm 4 vụ có chủ và 1 vụ vắng chủ) với tổng diện tích bị lấn chiếm 18.063 m2 (đơn vị chủ rừng đã giải tỏa cây trồng trên diện tích này), toàn bộ là diện tích mới bị lấn chiếm trong năm 2021. Lực lượng chức năng đang tiến hành xử lý theo quy định. HOÀNG YÊN

ĐAM RÔNG: Giải tỏa trên 10,7 ha đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép

UBND thành phố Đà Lạt đã cấp 700 triệu đồng để xây thí điểm 8 điểm tập kết các xe đẩy rác phục vụ cho công tác thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố.

Các điểm tập kết xe đẩy rác này có kết cấu tường gạch, nền bê tông với nắp đậy bằng các tấm đan xi măng.

8 vị trí được chọn gồm taluy trước cổng Tiểu học Nam Thiên; taluy trước cổng Trường Dân tộc Nội trú tỉnh; góc đường Mai Hắc Đế - Trần Bình Trọng; góc Ngã ba đường Hùng Vương

- Yên Thế; góc Ngã ba đường Hùng Vương - Hoàng Hoa Thám; hẻm Trần Quý Cáp phía vào quán Sân Vườn; taluy đường Phạm Ngọc Thạch - cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng; đường Thi Sách phía sau Tiểu học Lê Lợi.

Kinh phí xây các điểm thí điểm tập kết xe đẩy rác này được trích từ nguồn sự nghiệp kinh tế trong ngân sách thành phố năm 2021; đơn vị thi công là Công ty Cổ phần Dịch vụ Đô thị Đà Lạt, thời gian thi công được tiến hành trong năm 2021. GIA KHÁNH

ĐÀ LẠT: Xây thí điểm 8 điểm tập kết xe đẩy rác trên địa bàn

Mặc dù hiện nay tình hình dịch bệnh COVID - 19 đang diễn biến phức tạp, tình hình kinh tế của người dân gặp nhưng khó khăn nhất định, tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh vẫn có số lượng khá lớn xe ô tô và xe mô tô đăng ký mới. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2021, Lâm Đồng đã có 5.122 xe ô tô và 32.937 xe mô tô đăng ký mới, nâng tổng số phương tiện tỉnh đang quản lý hiện có 76.410 xe ô tô; 1.117.993 xe mô tô.

Theo Sở Giao thông vận tải, cũng trong 6 tháng đầu năm, công tác kiểm định phương tiện xe cơ giới và thủy nội địa của tỉnh được thực hiện bảo đảm quy trình, quy định. Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới đã kiểm định 35.115 lượt phương tiện, đạt 54,02% kế hoạch năm; doanh thu 8,775 tỷ đồng, đạt 50,05% kế hoạch năm và thu phí sử dụng đường bộ 68,652 tỷ đồng, đạt 54,48% kế hoạch năm. NGUYỄN NGHĨA

5.122 xe ô tô đăng ký mới trong 6 tháng đầu nămThông tin từ Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng

cho biết, để giúp hội viên, nông dân có điều kiện đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế, các cấp Hội trong tỉnh tiếp tục ký nhận ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) cho hội viên, nông dân vay vốn. Đến tháng 6/2021, tổng dư nợ ủy thác của Ngân hàng CSXH cho vay qua Hội Nông dân tỉnh đạt trên 1.239 tỷ đồng với 793 tổ tiết kiệm & vay vốn (TK & VV) và 30.627 hộ dư nợ. Bên cạnh đó, Hội Nông dân còn phối hợp với Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho nông dân vay, nâng tổng số dư nợ là 691 tỷ đồng với 180 tổ TK&VV và 4.604 hộ; Phối hợp với Ngân hàng Liên Việt PostBank với dư nợ đến nay là 259 tỷ đồng.

Tổng dư nợ ủy thác qua Hội Nông dân lên tới xấp xỉ 2.200 tỷ đồng. Các ngân hàng đều cho nông dân vay theo phương thức tín chấp, trả vốn và lãi thông qua các tổ TK&VV, thủ tục nhanh chóng, thuận lợi, giúp nông dân có nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. D.Q

2.200 tỷ đồng hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Theo số liệu tập hợp của phóng viên, toàn tỉnh Lâm Đồng đến nay vẫn còn 55.800 ha diện tích đất nông nghiệp có giá trị thu nhập dưới 50 triệu đồng/ha/năm, chiếm tỷ lệ 18,6% tổng diện tích canh tác.

Nguyên nhân được xác định là do một số địa phương trong tỉnh còn lúng túng trong việc lựa chọn cơ cấu cây trồng phù hợp, bền vưng; việc triển khai mô hình sản xuất hiệu quả ở vùng sâu,

vùng xa chưa rộng rãi. Bên cạnh đó, việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư

phát triển sản xuất gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng ưu đãi để đầu tư ứng dụng công nghệ mới, hiện đại. Công tác dự báo và khả năng chủ động ứng phó thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng với kết quả hạn chế; quá trình chuyển đổi sản xuất thiếu nhưng giải pháp mang tính tổng thể, lâu dài… VŨ VĂN

Vẫn còn 18,6% diện tích thu nhập dưới 50 triệu đồng/ha/năm

... nhà thầu thi công và nhà thầu giám sát công trình có hành vi vi phạm trong lĩnh vực hoạt động xây dựng công trình, Sở Xây dựng Lâm Đồng đề nghị UBND TP Đà Lạt lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính đối với nhà thầu thi công và nhà thầu giám sát công trình về hành vi “không có biển báo đề phòng tai nạn, không bố trí người hướng dẫn tại nhưng vị trí nguy hiểm trên công trường” được quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 31, Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính Phủ, với mức phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng.

Riêng đối với Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh, căn cứ kết quả kiểm định thì hạng mục công trình khối nhà E thuộc cấp nguy hiểm C, khả năng chịu lực của một bộ phận kết cấu không thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng bình thường, xuất hiện tình trạng nguy hiểm cục bộ. Vì vậy đề nghị chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét phương án tháo dỡ phần hiện trạng công trình khối nhà E tạo cảnh quan sân vườn hoặc xây dựng lại theo hình thức kiến

trúc ban đầu. Đồng thời, để đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng các hạng mục còn lại của dự án, đề nghị chủ đầu tư tổ chức rà soát, đánh giá lại mức độ an toàn các khối nhà A, B, C, D báo cáo kết quả về người quyết định đầu tư trước khi tiếp tục thi công công trình.

Liên quan đến sự cố xây dựng tại công trình trên, trước đó như Báo Lâm Đồng đã thông tin vụ tai nạn lao động xảy ra lúc 10 giờ 30 ngày 9/3, tại công trình sửa chưa, trùng tu dãy nhà cổ nay thuộc cơ sở của Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh tại Đà Lạt. Hậu quả, làm 2 công nhân là anh T.Đ.T (31 tuổi), P.T.T (38 tuổi), cùng quê Thanh Hóa tử vong tại chỗ. Thời điểm xảy ra sự cố sập sê nô khối nhà E đơn vị thi công đã tháo dỡ hoàn toàn hệ mái, cửa sổ, cửa đi của khối nhà E.

Sau khi sự cố trong xây dựng tại công trình trên xảy ra, cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã buộc chủ đầu tư tạm ngưng thi công, để các cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường, điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.

THỤY TRANG

Vụ sập sê nô nhà cổ... TIẾP TRANG 7