vietnam service-report

Post on 20-Jan-2015

1.543 Views

Category:

Business

1 Downloads

Preview:

Click to see full reader

DESCRIPTION

Một trong số các Bài giảng về Marketing dịch vụ của Tuấn Hà tại lớp thạc sĩ MMSS của CFVG Hà Nội tháng 11/2011

TRANSCRIPT

Báo cáo tổng quanngành dịch vụ Việt nam

Tuấn Hà – CEO Vinalink.com

Tỷ trọng ngành dịch vụ

Chiếm 41% GDP (2010) 26% lực lượng lao động

Tỷ trọng ngành dịch vụ VN/TG

Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ 2004-2010

Chi tiêu ngân sách NN với dịch vụ

Tỷ trọng các nhóm dịch vụ

Tốc độ tăng trưởng nhóm dịch vụ

Số doanh nghiệp dịch vụ

Số doanh nghiệp dịch vụ

XNK dịch vụ

Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ

Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ

Danh sách ngành dịch vụ

12 ngành (trong đó gồm 155 tiểu ngành): Các dịch vụ kinh doanh; dịch vụ bưu chính

viễn thông ; dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật liên quan khác; dịch vụ phân phối; dịch vụ giáo dục; dịch vụ môi trường; dịch vụ tài chính; các dịch vụ xã hội và liên quan đến y tế; các dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan đến lữ hành; các dịch vụ giải trí văn hoá, thể thao; dịch vụ vận tải và các dịch vụ khác

Điểm mạnh và điểm yếu của lĩnh vực dịch vụ Việt Nam (SWOT)

 Điểm mạnh   (i) Chính phủ Việt Nam cam kết hỗ trợ sự phát triển của dịch vụ và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cảở cấp khu vực và toàn cầu.   (ii) Nhận thức ngày càng cao về lợi ích tiềm năng của vị trí địa lý độc nhất của Việt Nam và của sự tham gia vào một khu vực đang phát triển nhanh chóng trên thực tế.   (iii) Đã thông qua các kế hoạch nhằm hỗ trợ sự phát triển của các khu công nghiệp hiện nay và tạo ra các khu mới, chủ yếu nằm ở ven biển (tổng chiều dài đường biển của Việt Nam là hơn 3000 km), các khu công nghiệp này sẽảnh hưởng tới cung và cầu dịch vụ.   (iv) Sự phát triển định lượng và định tính của dịch vụđược hỗ trợ bởi nhiều luật, nghị định và các biện pháp chính sách chung và cụ thể.   (v) Đã xác định các ngành được ưu tiên nhất và nhận được nhiều chú ý nhất trong thập kỷ tới là giáo dục, vận tải và dịch vụ kinh doanh.  

Điểm mạnh và điểm yếu của lĩnh vực dịch vụ Việt Nam (SWOT)

Các lĩnh vực ưu tiên khác là viễn thông, du lịch, ngân hàng và tài chính. Các ngành này có mối liên hệ lẫn nhau mật thiết với các lĩnh vực kinh tế khác và một số ngành (đặc biệt là vận tải và truyền thông) sẽ cung cấp các đầu vào chính cho sản xuất.   (vi) Viễn thông đã phát triển đáng kể sau khi thiết lập các doanh nghiệp Nhà nước và sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân.   (vii) Việt Nam đã gia nhập WTO, tạo ra các cam kết có thểđóng vai trò là mỏ neo về mặt thể chế cho quá trình cải cách.   (viii) Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN và các FTA khác thúc đẩy sự phát triển thương mại, sản xuất công nghiệp và các dịch vụ liên quan.    

Điểm mạnh và điểm yếu của lĩnh vực dịch vụ Việt Nam (SWOT)

Điểm yếu   (i) Chất lượng dịch vụ vẫn thấp.   (ii) Năng suất các hoạt động dịch vụ cũng thấp.   (iii) Nhấn mạnh quá mức vai trò của các doanh nghiệp Nhà nước trong các ngành dịch vụ.   (iv) Tại một số ngành, thiếu cạnh tranh và thách thức thị trường thực sự có thể cản trở nghiêm trọng sự phát triển của các dịch vụ cạnh tranh, gây bất lợi cho người mua và người tiêu dùng.   (v) Đói nghèo, thu nhập thấp cản trở sự phát triển của dịch vụ.

Điểm mạnh và điểm yếu của lĩnh vực dịch vụ Việt Nam (SWOT)

(vi) Thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thiết kế và thực thi các chính sách liên quan tới dịch vụ.   (vii) Tiết kiệm trong nước chưa được hệ thống ngân hàng huy động đầy đủ, phản ánh sự thiếu lòng tin vào ngành ngân hàng và động lực thấp đối với tiền gửi tiết kiệm ở  ngân hàng.   (viii) Lực lượng lao động không đầy đủ, thiếu kỹ năng quản lý.   (ix) Khuôn khổ pháp lý phức tạp, đôi khi được coi là không phù hợp thậm chí mâu thuẫn và không phải lúc nào cũng được thực thi chính xác.   (x) Các doanh nghiệp tư nhân không được các nhà lập pháp và hoạch định chính sách tham vấn khi chuẩn bị các luật mới.      

Điểm mạnh và điểm yếu của lĩnh vực dịch vụ Việt Nam (SWOT)

Cơ hội (xi) Việt Nam phải tận dung đầy đủ các cơ hội của một Thành viên WTO và

các Hiệp định thương mại tự do và “hợp tác kinh tế”.

(xii) Việt Nam là một thành viên tích cực của ASEAN, tạo cơ hội cho hợp tác kinh doanh.

(xiii) Sự hiện diện ngày càng tăng của các doanh nghiệp nước ngoài đóng góp vào sự phát triển của các dịch vụ do các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp, giúp học hỏi từ các kinh nghiệm tốt nhất, cải thiện chất lượng lao động và kỹ năng quản lý và thúc đẩy tiếp cận với kiến thức và công nghệ mới.

(xiv) Cơ sở dịch vụ xét về khía cạnh nguồn nhân lực là khá “trẻ”, linh hoạt và thích ứng nhanh hơn.

(xv) Các khu công nghiệp lớn đang được xây dựng hoặc có kế hoạch xây dựng cạnh bờ biển và các vùng sâu trong đất liền cần được khai thác đẩy đủ để phát triển các dịch vụ tương ứng (để cung cấp đầu vào), tức là cần thông qua một chiến lược phát triển thống nhất dựa trên mối liên kết giữa các lĩnh vực.  

Điểm mạnh và điểm yếu của lĩnh vực dịch vụ Việt Nam (SWOT)

(xvi) Sự dịch chuyển theo hướng một xã hội dựa vào trí thức cần sử dụng nhiều nguồn lực từ các tổ chức nghiên cứu và khoa học trong nước, và hỗ trợ sự phát triển của các tổ chức này.   (xvii) Qúa trình cải cách hiện nay tạo ra vô số cơ hội cho các chính sách thúc đẩy sáng tạo và các chương trình sâu rộng.   (xviii) Sự phục hồi từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ tạo cơ hội cho việc phân bổ mạnh mẽ lại năng lực sản xuất và có thể đem lại lợi ích cho các nước có mức lương thấp như Việt Nam, trong lĩnh vực sản xuất (tức là “mua từ bên ngoài”)và lĩnh vực dịch vụ.   (xix) Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam có thể rút được kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng hiện nay để củng cố lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt trong ngành ngân hàng và bảo hiểm.   (xx) Ở nước ngoài, có một cộng đồng khá lớn các Việt kiều với lực lượng lao động có tay nghề mà Việt Nam có thể thu hút nhiều hơn vào các doanh nghiệp mới hoặc hợp tác với các doanh nghiệp hiện tại.      

Điểm mạnh và điểm yếu của lĩnh vực dịch vụ Việt Nam (SWOT)

Rủi ro   (i) Những khó khăn kinh tế thực tế ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế trong tất cả các lĩnh vực, và do đó có thể tác động tiêu cực tới sự phát triển của dịch vụ.   (ii) Cam kết trong WTO và các hiệp định thương mại tự do có thể làm xấu đi tình hình của các doanh nghiệp Việt Nam có năng lực cạnh tranh thấp trên thị trường trong nước do áp lực cạnh tranh tăng lên.   (iii) Các doanh nghiệp hoạt động tốt vẫn có thể thiếu kinh nghiệm và khả năng, do đó không chống lại được sự thâu tóm và các hành vi chiến lược khác của các tập đoàn đa quốc gia lớn có trụ sở tại nước ngoài với cơ sở tài chính và thị phần lớn.    

Tài liệu

Báo cáo dự án Hỗ trợ TM đa Biên của EU 2009 Chiến lược phát triển ngành dịch vụ VN đến 2020 – Bộ KHĐT

top related