Ển thỰc phẨm hỮu cƠ hiỆn nay thỰc phẨm hỮu cƠ: … · thái lan việt nam sri...

Post on 06-Feb-2020

4 Views

Category:

Documents

0 Downloads

Preview:

Click to see full reader

TRANSCRIPT

25,47937,56337,68443,00762,560110,084113,638

291,203720,000

1,925,000

0 1,000,000 2,000,000 3,000,000

Đông Timo

Ả Rập Saudi

Thái Lan

Việt Nam

Sri Lanka

Philippines

Indonesia

Kazakhtan (2012)

Ấn Độ

Trung Quốc

(nghìn hecta)

Top 10 Quốc Gia Có Diện Tích Nông Nghiệp Hữu Cơ Lớn Nhất Châu Á

12.12 12.62 14.01

19.2723.4

36.29 37.49

43.01

0

10

20

30

40

50

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

ngh

ìn h

ecta

Sự Phát Triển Đất Nông Nghiệp Hữu Cơ 2007 - 2014

Nguồn: ADDA Vietnam 2016

Nguồn: FiBL Survey 2016

THỰC PHẨM HỮU

CƠ: HƯỚNG ĐI MỚI

ĐẦY TIỀM NĂNG

1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THỰC PHẨM HỮU CƠ HIỆN NAY

Trước nhu cầu tiêu thụ thực phẩm sạch ngày càng cao

trong những năm gần đây và sự gia tăng xu hướng quan tâm

đến chất lượng bữa cơm gia đình của người Việt hiện đại, sự

ra đời của thực phẩm hữu cơ (Organic Food) dần chiếm được

sự ưu ái của người tiêu dùng và mở ra một hướng đi mới đầy

tiềm năng cho ngành thực phẩm Việt Nam. Dù khá mới mẻ

nhưng thực phẩm hữu cơ sớm giành được sự tin cậy của cộng

đồng nhờ vào quy trình sản xuất hoàn toàn tự nhiên và nghiêm

ngặt, không có bất kỳ tác động của chất hóa học, không chất

kích thích tăng trưởng hay chất bảo quản, tuyệt đối an toàn và

mang lại giá trị dinh dưỡng cao.

Theo báo cáo được thực hiện bởi FiBL và IFOAM , diện

tích đất canh tác hữu cơ của Việt Nam cũng tăng đều qua các

năm đạt 43,000ha tính đến năm 2014 và lọt vào top 10 quốc

gia có diện tích đất canh tác hữu cơ lớn nhất châu Á.

Cũng theo báo cáo này, giá trị xuất khẩu các sản phẩm

hữu cơ tại Việt Nam đạt 551 triệu euro trong năm 2014 với các

mặt hàng gạo, chè, cà phê và tinh dầu. Trong khi đó, mức tiêu

thụ ở thị trường nội địa còn rất hạn chế, chỉ đạt 2 triệu euro/năm

và rau củ quả là sản phẩm tiêu thụ chủ yếu.

Được đánh giá là lĩnh vực phát triển nhiều tiềm năng thế

nhưng trên thực tế chưa có nhiều cơ quan, tổ chức tham gia

vào mô hình này. Dự án “Phát triển khung sản xuất và thị

trường cho nông nghiệp hữu cơ” (ADDA – Tổ chức Phát triển

Nông nghiệp Châu Á của Đan Mạch hoạt động tại Việt Nam từ

1999) là dự án duy nhất ở Việt Nam chuyên tập trung về phát

triển nông nghiệp hữu cơ theo chuẩn quốc tế. Tuy vậy, do tiêu

chuẩn sản xuất vô cùng gắt gao đã khiến nhiều nhóm nông dân

phải “từ bỏ cuộc chơi” vì không thể tuân thủ quy định.

2. CƠ HỘI – TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN

Những phân tích của Ipsos Business Consulting cho thấy, an toàn vệ sinh thực phẩm đang là tiêu chí

hàng đầu của đại đa số người tiêu dùng trước tình trạng thực phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc dẫn đến

những những con số đáng báo động (hơn 4,500 ca ngộ độc thực phẩm trong năm 2015). Vì thế người tiêu

dùng Việt dần có xu hướng thay đổi thói quen mua sắm, bắt đầu quan tâm đến chất lượng sản phẩm và an

toàn sức khỏe hơn trước đây. Cụ thể, chỉ số chi tiêu cho sức khỏe của người Việt có dấu hiệu tăng

trong những năm tới, chiếm hơn 6% trên tổng số chi tiêu hằng năm (ước tính đạt 6.8% năm 2019).

Hơn nữa, mức thu nhập bình quân đầu người

của Việt Nam ngày càng tăng đều qua các năm là

đòn bẩy thúc đẩy người dân sẵn sàng chi tiêu hơn

đối với các các thực phẩm chất lượng cao và đảm

bảo an toàn.

Trước nhu cầu thực phẩm sạch, minh bạch về

nguồn gốc ngày càng cao của cộng đồng, lĩnh vực

này hứa hẹn một tương lai rộng mở cho các nhà

đầu tư mở rộng quy mô và phạm vi sản xuất.

3. THÁCH THỨC

.

2,050 2,140 2,250 2,360 2,470 2,590

0

1,000

2,000

3,000

2015 2016 2017 2018 2019 2020

USD

GDP Bình Quân Đầu Người Ước Tính 2015-2020

9,000 chợ truyền thống

2,000 cửa hàng tiện lợi

900 siêu thị

Việt Nam hiện có một số doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực hữu cơ như: Ecomart Hà Nội sản

xuất chè hữu cơ, Organik Đà Lạt với các sản phẩm rau hữu cơ, Viễn Phú Green Fram xuất khẩu gạo hữu cơ,

Organica Đồng Nai sản xuất rau hữu cơ và Nông trại hữu cơ FVF (Tập đoàn TH) - Nghệ An đa dạng hơn với

rau, dược liệu và sữa hữu cơ. Tất cả sản phẩm của các doanh nghiệp này đều được chứng nhận hữu cơ

theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA Organic) và Liên minh châu Âu (EU Organic Farming).

Đối tượng tiêu thụ của các sản phẩm hữu cơ chủ yếu là hộ

gia đình có thu nhập ở mức trung bình trở lên do giá cả tương đối

đắt đỏ. Bên cạnh đó, sản phẩm này hầu như chỉ được bày bán

trong các siêu thị, cửa hàng tiện lợi hay hệ thống phân phối riêng

của doanh nghiệp. Tuy nhiên, những kênh phân phối này chỉ tập

trung ở các thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội và Đà Nẵng. Do

vậy, việc mở rộng kênh phân phối để nhóm khách hàng có thu

nhập thấp hơn có thể tiếp cận sản phẩm hữu cơ sẽ là một bài

toán mà các nhà đầu tư cần tìm ra lời giải trước khi bắt tay vào

sản xuất.

Cuối cùng, thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp trong

ngành ở thời điểm hiện tại là Việt Nam chưa có bộ tiêu chuẩn đối

Các sản phẩm trên thị trường hiện nay được chứng nhận bởi tiêu chuẩn PGS - một hệ thống bảo đảm

sự tham gia trực tiếp của các tổ chức, cá nhân vào chuỗi cung cấp thực phẩm hữu cơ, đây là tiêu chuẩn

quốc tế vẫn đang trong quá trình xem xét chứ chưa được Chính Phủ Việt Nam chính thức thông qua. Năm

2006, Bộ Nông nghiệp và PTNT có ban hành Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 602-2006: Hữu cơ-Tiêu chuẩn về

sản xuất Nông nghiệp Hữu cơ và Chế biến, mặc dù tiêu chuẩn này chưa cụ thể nhưng có thể nói đây là một

nền tảng quan trọng về chính sách để các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư phát triển.

Nguồn: EIU

top related