kịch bản dạy học - lớp 11 - bài 5

Post on 06-Jul-2015

1.068 Views

Category:

Documents

6 Downloads

Preview:

Click to see full reader

TRANSCRIPT

KỊCH BẢN DẠY HỌC

- Giáo viên hướng dẫn : Thầy Lê Đức Long

- Họ tên : Trần Đình Anh Kim

- Lớp : NVSPK02

------------------------------------------------------------

Lớp 11

Chương II : Chương trình đơn giản

Bài 5 : Khai báo biến (1,0,0)

Chương trình Tin Học 11:

Chương I : Một số Khái niệm về Lập trình và ngôn ngữ Lập trình

Chương II : Chương trình đơn giản

+ Bài 5 : Khai báo biến.

Chương III : Cấu trúc rẽ nhánh và lặp

Chương IV : Kiểu dữ liệu có cấu trúc

Chương V : Tệp và thao tác với tệp

Chương VI : Chương trình con và lập trình có cấu trúc

Mục tiêu chương trình : Kiến thức :

◦ + Hiểu được khái niệm về Khai báo biến.

◦ + Hiểu được cách khai báo biến.

Kỹ năng :

◦ + Khai báo biến đúng.

◦ + Nhận biết cách khai báo sai.

◦ + Giải được một số bài tập Khai báo biến

Thái độ :

◦ + Xác định thái độ nghiêm túc trong học tập khi làm quen với nhiều qui định nghiêm ngặt trong lập trình

Thuận lợi:

- Học sinh đã có kiến thức về biến , kiểu dữ

liệu nên dễ hình dung được cú pháp khai

báo biến.

Khó khăn:

- Học sinh sẽ gặp khó khăn khi khai báo

, chưa biết cách chọn kiểu dữ liệu để khai

báo và phạm vi giá trị của kiểu dự liệu.

Phương pháp giảng dạy:

- Sử dụng phương pháp đặt câu hỏi nêu vấn đề

và tìm cách giải quyết tình huống.

Kiến thức đã biết:

- Học sinh đã biết các thành phần của một

chương trình, trong đó có chứa phần khai

báo biến -> như vậy ta sẽ dễ dẫn dắt vào

phần Khái niệm Khai báo biến.

- Học sinh đã biết biến , kiểu dữ liệu , miền

giá trị của kiểu dữ liệu -> như vậy sẽ dễ dẫn

dắt vào phần Cách thức Khai báo biến .

Trọng tâm bài dạy:

- Khái niệm Khai báo biến ,

- Cách thức Khai báo biến.

Tiến trình bài dạy:

Hoạt động 1 : Kiểm tra lại bài cũ (5’)

Hoạt động 2 : Khái niệm Khai báo biến (5’)

Hoạt động 3 : Cách khai báo biến(30’)

Hoạt động 4 : Củng cố và dặn dò(5’)

Hoạt động 1: Kiểm tra lại bài cũ

1. Biến là gì ?.

- Biến là đại lượng được đặt tên , dùng để

lưu giá trị và giá trị có thể được thay đổi

trong quá trình thực hiện chương trình.

2. Hãy kể tên các loại kiểu dữ liệu chuẩn trong

chương trình Pascal? Tương ứng với mỗi

kiểu dữ liệu thì có bộ nhớ ra sao?

Bao gồm :

- Kiểu nguyên: byte(1 byte), integer(2

byte), word(2 byte), longint(4 byte).

- Kiểu thực: real(6 byte), extended(10 byte).

- Kiểu kí tự: char(1 byte).

- Kiểu lôgic: boolean(1 byte).

Hoạt động 2: Khái niệm Khai báo biến

Nhắc lại cấu trúc của một chương trình gồm

mấy phần ? Đó là những phần nào ?

-> Gồm 2 phần : phần khai báo và phần thân.

Vậy hôm nay chúng ta sẽ được học về phần

khai báo , và trong bài này là Khai báo biến .

Vậy Khai báo biến là như thế nào ?

-> Là cách thức xây dựng các biến trong

chương trình.

Vậy khi Khai báo như vậy thì máy tính có

hiểu được biến đó không ?

-> Được.

-> Vậy Khai báo biến là chương trình báo cho

máy tính biết phải dùng những chương trình

nào trong chương trình.

Hoạt động 3: Cách khai báo biến

Trong ngôn ngữ lập trình , biến đơn được khai báo như sau :

Var <danh sách biến>:<kiểu dữ liệu>;

Trong đó :

- Var: là từ khoá dùng để khai báo biến.

- <danh sách biến>: là tên mà do người lập trình đặt và tên các biến cách nhau bởi dấu phẩy.

- <kiểu dữ liệu>: Là một trong những kiểu dữ liệu chuẩn mà chúng ta đã được học ở bài trước của ngôn ngữ Pascal.

Vậy để giải phương trình bậc nhất : ax + b =

0 . Phần nào là Input và Ouput ?

-> Input : a , b

Ouput : tb , x

Vậy sẽ khai báo các biến như sau :

Var a , b: Real;

Var x: Real;

Vậy để tính chu vi và diện tích của tam giác

, thì phần Input và Ouput là gì ? Và khai báo

biến thế nào ?

-> Input : a , b , c

Output : p , cv , s

Var a , b , c: Real;

Var p , cv , s: Real;

Trong đó :

- a,b,c : Dùng để lưu độ dài 3 cạnh tam giác.

- p : là nửa chu vi.

- cv,s : là chu vi và diện tích tam giác

Vậy khi khai báo biến cần chú ý điểm gì ?

-> Khai báo biến cần quan tâm chú ý đến phạm

vi giá trị của nó.

Ghi nhớ khi khai báo biến :

+ Cần đặt tên biến sao cho gợi nhớ đến ý

nghĩa của nó.

+ Không nên đặt tên quá ngắn hay quá dài

, dễ dẫn đến mắc lỗi hay hiểu nhầm.

Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò

- Nhắc lại Khái niệm khai báo biến và Cách

khai báo biến.

- Làm một số bài tập về nhà trong Sách bài tập

trang 9,10 bài 2.11 , 2.12.

XIN CẢM ƠN VÌ ĐÃ CHÚ Ý

LẮNG NGHE VÀ THEO DÕI

top related