khái quát về những nguyên tắc cơ bản trong quản lý tstt

Post on 28-Jun-2015

1.828 Views

Category:

Business

0 Downloads

Preview:

Click to see full reader

TRANSCRIPT

1

Khái quát về những nguyên tắc cơ bản trong quản lý TSTT

Kyle L. Jensen, Ph.D.Giám đốc Trung tâm Thông tin và Phân tích,

PIPRAkyle@pipra.org

2

Các nhà nghiên cứu trong trường đại học của các bạn tạo ra rất

nhiều “tài sản”• Tài sản trí tuệ

– Các sáng chế, phương pháp, “bí mật”, ý tưởng mới

– Đôi khi là các bằng độc quyền sáng chế, nhãn hiệu và các tài liệu được bảo hộ bởi quyền tác giả

• Tài sản hữu hình– Máy móc, sách vở, hóa chất, trang thiết bị thí

nghiệm, về cơ bản là bất kỳ thứ gì mà trường nắm giữ

3

Có rất nhiều lý do để “quản lý” tài sản trí tuệ của trường đại học

• Tạo ra tiền bạc– Tuy nhiên điều này thực sự khó!

• Làm cho trường hoặc các nhà nghiên cứu nổi tiếng hơn

• Cải thiện nền kinh tế trong nước– Hoặc có thể là cả thế giới?

4

Tạo ra tiền của từ các TSTT của trường đại học thực sự khó

• Trường Đại học California– Có 13.000 giáo sư và

200.000 sinh viên– Sở hữu khoảng 20.000

bằng độc quyền sáng chế– Thu được khoảng 30 triệu

đôla Mỹ từ li-xăng– Số tiền đó khoảng 0,25%

ngân sách của trường

Hầu hết các trường đại học đều THẤT THU tiền theo đuổi bằng độc quyền sáng chế

5

Vì vậy, tại sao cần có Văn phòng chuyển giao công nghệ (TLO)?

• Hợp tác với doanh nghiệp– Trao đổi ý tưởng và xây dựng mối quan hệ

• Tăng cường hỗ trợ của các doanh nghiệp cho các nghiên cứu của trường

• Tăng cường hỗ trợ của chính phủ cho các nghiên cứu của trường– Có nghĩa vụ đối với sự đóng góp của trường cho nền kinh tế đất

nước

• Huấn luyện sinh viên về công việc kinh doanh• Tăng cường hỗ trợ từ các cựu sinh viên của trường đã

khởi nghiệp thành công và trở nên giàu có

Những lý do này rất khó để đo đếm nhưng đó là những lợi ích quan trọng

6

Một khi trường đã có văn phòng TLO, “công việc” sẽ tiến triển

1. Nắm bắt tất cả các công trình nghiên cứu tại trường bằng cách thường xuyên liên hệ với các nhà nghiên cứu

2. Xác định những tài sản nào cần được bảo hộ và quản lý một cách tích cực

– Ví dụ, bằng cách nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế

3. Thương mại hóa tài sản đó– Bằng cách thường xuyên li-xăng hoặc chuyển

nhượng, đôi khi có thể khởi sự kinh doanh với tài sản đó

7

Có ba loại “công cụ” mà các văn phòng TLO sử dụng

1. Các chính sách & “thủ tục” của tổ chức– Vd: các thỏa thuận với giảng viên, tờ khai bộc lộ

sáng chế, các mẫu và thủ tục khác tại văn phòng TLO

2. Các mẫu tờ khai bảo hộ tài sản và TSTT– Sáng chế, nhãn hiệu, v.v.

3. Các hợp đồng và thỏa thuận• Hợp đồng li-xăng, hợp đồng bảo mật, hợp đồng

chuyển giao tài liệu, hợp đồng thương mại hóa

Chúng ta sẽ nói về mỗi công cụ này trong các slide tiếp theo. Ngoài ra cũng có một bài tập tình huống cho mỗi công cụ đó trong buổi hội thảo.

8

Mỗi TLO nên có ít nhất 2 chính sách và thủ tục cơ bản

• Hợp đồng TSTT với cán bộ nhân viên– Những hợp đồng này thường quy định rằng trường

sẽ sở hữu tất cả các TSTT và cán bộ nhân viên sẽ nhận một phần phí li-xăng hoặc khoản lợi tức khác. Trường thường đóng các khoản phí, lệ phí bảo hộ sáng chế hoặc các quyền SHTT khác.

– Xem http://vietnam.pipra.org/policy_writer_vn/

• Thủ tục bộc lộ sáng chế– Thủ tục mà các cán bộ sẽ thông báo cho văn phòng

TLO về những nghiên cứu của họ và TLO sẽ xác định xem có nên quản lý hoặc thương mại hóa một cách tích cực TSTT hoặc các tài sản khác hay không.

9

Văn phòng TLO thường có nhiều chính sách và thủ tục khác

• Các thủ tục xử lý các vấn đề “nội bộ”, vd:– Ước tính giá trị của công trình nghiên cứu– Thuê các công ty luật– Xung đột lợi ích– Làm việc với các nhà tài trợ & các tổ chức hỗ trợ tài

chính

• Các thủ tục xử lý các vấn đề “đối ngoại”, vd:– Công bố/quảng bá TSTT– Đàm phán hợp đồng li-xăng và các hợp đồng khác

Điều quan trọng là phải giải trình tất cả các chính sách và thủ tục này! Điều đó sẽ giúp các cán bộ của trường hiểu về quy trình quản lý TSTT và làm cho văn phòng TLO mới “thực tiễn” hơn.

10

Các “công cụ” SHTT của TLO đều được quy định chi tiết bởi cơ quan

SHTT quốc gia• Như chúng ta đã biết, có nhiều đối tượng

SHTT khác nhau– Các đối tượng thường gặp là sáng chế, nhãn

hiệu, quyền tác giả và bí mật thương mại– Còn có “bảo hộ giống cây trồng”, chỉ dẫn địa

lý và “bảo hộ/độc quyền dữ liệu” đối với dược phẩm

11

TLO sẽ sử dụng các hợp đồng & thỏa thuận để quản lý các mối quan hệ của

bạn với các đối tác bên ngoài• Các hợp đồng thông thường bao gồm:

– Hợp đồng bảo mật,– Hợp đồng chuyển giao tài liệu,– Thư mời hợp tác,– Hợp đồng hợp tác phát triển,– Hợp đồng li-xăng công nghệ, – Hợp đồng phân phối

Cecilia sẽ thảo luận về một số hợp đồng này vào Thứ sáu và chúng ta sẽ xử lý một bài tập tình huống nhằm xác định xem các hợp đồng đó nên được sửa đổi cho phù hợp với Việt Nam như thế nào.

12

Mười điều cần biết nhất về việc bắt đầu một văn phòng TLO

&Những cân nhắc thực tế khi bắt

đầu một văn phòng TLO

Biên dịch bởiLita Nelsen, Giám đốc, Văn phòng li-xăng công nghệ học viện M.I.T. &

John Dodds, Dodds & Associates, Hoa KỳSusanne Somersalo, Dodds & Associates, Hoa Kỳ.

Từhttp://www.iphandbook.org/handbook/ch06/p01/http://www.iphandbook.org/handbook/ch06/p05/

Những slide này là bản tóm tắt một chương trong Intellectual Property Management in Health and Agricultural Innovation: A Handbook of Best Practices (Quản lý Tài sản trí tuệ đối với các cải tiến về Y tế và Nông nghiệp: các quy tắc thực hành tốt nhất) của Krattiger A, RT Mahoney, L Nelsen, JA Thomson, AB Bennett, K Satyanarayana, GD Graff, C Fernandez và SP Kowalski (eds) được li-xăng theo Commons Attribution-Share Alike 3.0 United States License. Cuốn sách là kết quả một dự án của Quỹ Concept Foundation, MIHR, và PIPRA.

13

• Chuyển giao công nghệ sẽ không làm cho trường của các bạn giàu có.

– Một chương trình thành công sẽ tạo ra lợi nhuận vừa phải và mang lại nhiều lợi ích khác cho tổ chức và cả cộng đồng.

• Xây dựng một chương trình chuyển giao công nghệ mạnh cần đầu tư tài chính lâu dài.

– Các khoản đầu tư cần thiết để phát triển bộ sưu tập các bằng độc quyền sáng chế, thu hút chuyên gia tài năng và đào tạo các chuyên gia văn phòng.

• Có thể mất 8 đến 10 năm đầu thua lỗ - và có thể sẽ chẳng bao giờ tạo ra một khoản vật chất đáng kể nào cho tổ chức của bạn.

– Mất rất nhiều thời gian để xây dựng bộ sưu tập các quyền SHTT, thiết lập các đối tác và phát triển các kỹ năng chuyển giao công nghệ.

14

• Có thể phải mất đến 20 năm hoặc lâu hơn để một chương trình chuyển giao công nghệ của trường đại học (kể cả các doanh nghiệp khởi sự “spinout”) tác động một cách đáng kể đến nền kinh tế đất nước.– Tác động đến sự phát triển kinh tế khu vực mất từ 20

– 30 năm

• Tác động cuối cùng có thể rất lớn về cả kinh tế và văn hóa – cho trường đại học, các sinh viên của trường và cả cộng đồng.

15

• Các nỗ lực duy trì cần có sự hỗ trợ vật chất – tài chính và các hỗ trợ khác – từ quản lý có thâm niên.

– Cấp quản lý có thâm niên cũng phải duy trì các nỗ lực nhằm thay đổi văn hóa nghiên cứu và đầu tư.

• Chỉ cấp quản lý có thâm niên mới có thể đề ra các nhiệm vụ, chính sách và những ưu tiên cho chương trình.

– Những ủy quyền rõ ràng sẽ giúp các chuyên gia chuyển giao công nghệ chọn lọc trong số các ưu tiên cạnh tranh nhau và cân bằng các yếu tố khác nhau luôn luôn tồn tại giữa các giá trị kinh tế và học thuật.

• Các chính sách về quyền sở hữu TSTT, vai trò của các nhà nghiên cứu trong sự tương tác với ngành công nghệp và các quy tắc cơ bản khác nên được xác định rõ ràng trước khi bắt đầu chương trình.

– Việc xác định các chính sách này trong khi đang thương lượng sẽ dẫn đến sự nhầm lẫn và thờ ơ quan liêu, làm chậm quá trình học tập và làm tổn hại đến danh tiếng của trường để có thể hoàn tất thương lượng.

16

• Xung đột lợi ích trên thực tế và có thể nhận thức được là điều khó tránh khỏi.– Những chính sách rõ ràng và một quá trình xem xét

và khiếu nại dễ hiểu cần được thiết lập sớm. Có thể học hỏi nhiều từ kinh nghiệm của những quá trình khác trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ.

• Chuyển giao công nghệ là nghề kinh doanh dựa trên năng lực.– Không nên đánh giá thấp sự kết hợp và cấp độ kỹ

năng cần thiết. Những kỹ năng và kinh nghiệm này rất khác biệt so với những kỹ năng cần thiết để tiến hành nghiên cứu.

17

TLO cần một số trang thiết bị & nguồn lực cơ bản

– Không gian văn phòng. Đối với các trường đại học, nên đặt văn phòng trong khuôn viên của trường để các nhà khoa học dễ dàng liên hệ với văn phòng chuyển giao công nghệ; mặt khác một văn phòng bên ngoài có thể thuận tiện hơn cho các li-xăng tiềm năng.

– Đồ dùng văn phòng, bao gồm bàn, ghế, tủ tài liệu, bàn thảo luận, đồ trang trí, thảm và, v.v.

– Hệ thống máy tính, bao gồm các máy tính cá nhân, máy in, máy quay, loa, v.v.

– Thiết bị đàm thoại có thể xử lý các cuộc gọi hội nghị, chuyển đổi cuộc gọi và thư đàm thoại.

– Một máy photocopy. Nếu ngân sách eo hẹp, một máy photo nhỏ hoặc máy cũ có thể tiết kiệm được tiền.

18

•Văn phòng phẩm, bao gồm bút chì, bút bi, giấy, kẹp ghim. Mỗi văn phòng đều cần có dịch vụ trà và café tốt; khách đến thăm sẽ đánh giá cao sự mến khách đơn giản mà sâu sắc này.

•Một thư viện quy mô nhỏ. Rất hữu ích khi có một số cuốn sách chủ chốt như các cuốn từ điển luật pháp (và các cuốn sách về SHTT của PIPRA). Các đĩa CD hướng dẫn về SHTT là những tài liệu tham khảo cầm tay dễ sử dụng và lưu trữ; có thể dành riêng một máy tính để sử dụng nguồn tài nguyên này.

•Các cơ sở dữ liệu SHTT/pháp luật trực tuyến, cả các dịch vụ trả tiền và miễn phí. Ví dụ: các CSDL của Cục SHTT (NOIP) và Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO).

•Các gói phần mềm khác nhau. Trước hết, cần có ít nhất một gói phần mềm văn phòng tiêu chuẩn đầy đủ, kể cả phần mềm diệt virut, tường lửa và bảo trì đĩa.

19

Hiển nhiên là bạn sẽ cần một đội ngũ cán bộ có kỹ năng cho văn phòng TLO

• Sẽ cần người cho các vị trí điều hành sau:– Giám đốc văn phòng (thường là một nhà khoa học có kinh nghiệm

kinh doanh rộng hơn là một luật sư)– Trợ lý hành chính– Chuyên gia li-xăng– Luật sư đại diện (cả tại chỗ và ký hợp đồng thuê ngoài)– Các sinh viên (thường là các sinh viên luật trong trường)

• Giám đốc văn phòng cần có những kỹ năng giao tiếp và đàm phán sau:– Khả năng giao tiếp cá nhân tốt– Kỹ năng tương tác tốt để làm việc với các doanh nghiệp trong khu

vực tư nhân, khu vực công và các doanh nghiệp lớn và nhỏ.– Các kỹ năng ngôn ngữ nói và viết tốt– Có kinh nghiệm chính thức trong đàm phán

20

Một số câu hỏi và quan ngại cần đặt ra ngay từ đầu về việc khởi động một

TLO• Chi phí!

– Một số người sẽ cần biết để hỗ trợ. Vì vậy, cần thông báo cho họ 1) bạn cần bao nhiêu tiền; 2) bạn sẽ sử dụng tiền đó để làm gì; và 3) văn phòng TLO mới sẽ tạo ra được gì

• Bạn sẽ không kiếm được tiền trong một thời gian dài– Do vậy, cần xác định lại mục tiêu để tập trung vào

mục tiêu có thể dễ đạt được hơn như 1) phát triển kinh tế và 2) tăng cường hỗ trợ từ ngành công nghiệp cho trường

21

• Nhiều (hầu hết?) nhà nghiên cứu tại Việt Nam có các thỏa thuận về TSTT– Điều này làm cho việc quản lý TSTT trong các

trường đại học rất phức tạp!

• SHTT vẫn còn rất mới mẻ tại Việt Nam– Điều này có thể làm cho việc thực thi gặp khó

khăn.

22

Tuy có nhiều khó khăn vẫn còn nhiều cơ hội

• Không quá khó khăn để trở thành chuyên gia về chuyển giao công nghệ trong các trường đại học ở Việt Nam– Tham gia hội thảo (như hội thảo của chúng ta!), thực

hiện một số li-xăng đơn giản, nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế rồi viết lại những kinh nghiệm đó trong các cuốn tập san hoặc thu thập các tin tức trong nước để bổ sung kiến thức cho mình.

• 10 năm tới đây, rất nhiều trường đại học sẽ có văn phòng TLO, hãy là người tiên phong!

top related