danh gia rui ro thuoc tru sau-final

Post on 05-Feb-2016

51 Views

Category:

Documents

5 Downloads

Preview:

Click to see full reader

DESCRIPTION

Đánh giá rủi ro sức khỏe do phơi nhiễm thuốc trừ sâu

TRANSCRIPT

ĐÁNH GIÁ RỦI RO SỨC KHỎE DO PHƠI

NHIỄM THUỐC TRỪ SÂU

GV : TS. Thái Văn NamHVTH : Đặng Thị Bình

Trương Thị Thanh TuyềnLớp : 14SMT21

NỘI DUNG

I. GIỚI THIỆU CHUNG

II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TRỪ SÂU TẠI VIỆT NAM

III.ĐÁNH GIÁ RỦI RO SỨC KHỎE CON NGƯỜI TỪ THUỐC TRỪ SÂU

IV.ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE DO THUỐC TRỪ SÂU

V. GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU ĐỘC HẠI CỦA THUỐC TRỪ SÂU

VI. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

VII.KẾT LUẬN

I. GIỚI THIỆU CHUNG

- Sâu bệnh, chuột, cỏ dại (gọi chung là sâu hại) là mối đe dọa lớn sản xuất cho nông nghiệp dùng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là biện pháp tích cực, biện pháp quyết định đến năng suất cây trồng và chất lượng nông sản.

- Từ những năm 1960 đến nay, thuốc trừ sâu vẫn gắn liền với tiến bộ sản xuất công nghiệp, quy mô, số lượng, chủng loại ngày càng tăng.

Ngoài mặt tích cực của thuốc trừ sâu là tiêu diệt các sinh vật gây hại cây trồng, bảo vệ sản xuất, thuốc trừ sâu còn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như phá vỡ quần thể sinh vật trên đồng ruộng, tiêu diệt sâu bọ có ích, tiêu diệt tôm cá, xua đuổi chim chóc,…

I. GIỚI THIỆU CHUNG

Không khí

Thuốc trừsâu

Rau, câylươngthực,…

Vật nuôi, động vậtthuỷ sinh

Thức ăn, nước sinh

hoạtNgười

Đất Nước

Đường truyền thuốc trừ sâu vào môi trường.

I. GIỚI THIÊU CHUNG

1. Định nghĩa:

Thuốc trừ sâu là một hợp chất hay hỗn hợp được sử dụng nhằm mục đích ngăn ngừa, tiêu diệt, xua đuổi, giảm trừ các sinh vật gây hại.

Là một loại thuốc trừ dịch hại được sử dụng để chống lại côn trùng ở tất cả các giai đoạn biến thái. Nó được sử dụng ở cả giai đoạn biến thái trứng và ấu trùng.

2. Phân loại- Phân lọai theo nguồn gốc Thuốc bảo vệ thực vật hóa học

Thuốc bảo vệ thực vật sinh học- Phân loại theo độc tính

I. GIỚI THIỆU CHUNG

2. Phân loại2.1 Phân loại theo nguồn gốc

Thuốc BVTV hóa

học

Vô cơ

Hỗn hợp Bordeaux

Hợp chất Arsen

Hữu cơ

Clo hữu cơ

Phosphate hữu cơ

Carbamate

Pyrethroid

Các loại khác

I. GIỚI THIỆU CHUNG

2. Phân loại

2.1 Phân loại theo nguồn gốc

Thuốc BVTV sinh học

Thuốc vi sinh

(PIPs) Chất bảo vệ thực vật kết

hợp

Thuốc sinh hóa

2. Phân loại

2.2 Phân loại theo độc tính

I. GIỚI THIỆU CHUNG

Loại độc LD50 (chuột) (mg/kg thể trọng)

Đường miệng Đường da

Chất rắn Chất lỏng Chất rắn Chất lỏng

Ia Cực độc ≤ 5 ≤ 20 ≤ 10 ≤ 40

Ib Rất độc 5 – 50 20 – 200 10 – 100 40 – 400

II Độc vừa 50 – 500 200 – 2.000 100 – 1.000 400 – 4.000

III Độc nhẹ > 500 > 2.000 > 1.000 > 4.000

IV Loại sản phẩm không gây độc khi sử dụng bình thường

II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TRỪ SÂU TẠI TP.HCM

Sđất nông nghiệp TP.HCM ≈ 78.000 ha (Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ).

Ssản xuất lúa ≈ 20.000 ha,

Ssản xuất rau ≈ 14.000 ha,

Shoa lan cây kiểng ≈ 2.200 ha,

Còn lại là các cây trồng khác như cây bắp, cây ăn trái, cây công nghiệp.

Thuốc trừ sâu là yếu tố hàng đầu trong việc kiểm soát và phòng ngừa sâu bệnh sau thời kỳ cách mạng xanh.

Và cũng là những nguyên nhân gây hệ lụy cho môi trường, con người, cây trồng, vật nuôi và hệ sinh thái.

II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TRỪ SÂU TẠI TP.HCM

- Nhóm độc II (mức độ độc cao): sử dụng 78,2%

- Nhóm độc III và IV: được sử dụng khoảng 17,9%.

- Nhóm độc I (mức độ rất độc): được sử dụng với tỷ lệ 3,8%.

Các hoạt chất thuốc BVTV sử dụng trừ sâu thuộc nhóm lân hữu cơ vẫn được sử dụng và các hoạt chất này thường thuộc nhóm độc II.

- Liều lượng và nồng độ thuốc sử dụng đúng theo hướng dẫn ghi trên nhãn ≈ 90 %.

- Khoảng 10 % nông dân sử dụng tăng liều so với khuyến cáo

- Ngoài ra, nông dân còn trộn hai hoặc nhiều hơn loại thuốc trong một lần phun xịt ≈ khoảng 10%.

II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TRỪ SÂU TẠI TP.HCM

- Hỗn hợp thuốc còn dư, xử lý: phun trực tiếp cho cây trồng ven bờ hay những nơi bị sâu bệnh tàn phá nhiều, hoặc đổ trực tiếp xuống mương, ruộng.

- Súc rửa bình phun thuốc: thực hiện ngay tại kênh nội đồng, mương và nước thải được đổ trực tiếp xuống ruộng, mương.

II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TRỪ SÂU TẠI TP.HCM

Bảo hộ lao động vẫn còn xơ xài, chưa đầy đủ: - 4,6% nông dân sử dụng mặt nạ - 26,2% số người có đeo kính

mắt- 61,5% mặc quần áo bảo hộ lao động - 76,2% đeo găng tay; 96,9%

đội nón- 97,7% số người đeo khẩu trang.

II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TRỪ SÂU TẠI TP.HCM

Xử lý bao bì, vỏ chai thuốc trừ sâu: bị vứt trực tiếp tại nơi sử dụng, thường là trên bờ ruộng, kênh, trên vườn. Một số thu gom vỏ chai, bao bì thuốc đốt hoặc chôn lấp không an toàn ngay tại ruộng, vườn.

Ngoài ra, một số hộ dân còn tận dụng các chai, bình thuốc để làm các vật dụng trong gia đình.

II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TRỪ SÂU TẠI TP.HCM

Thuốc trừ sâu

Cây trồng

Tồn dưHấp phụ

Nước ngầmNước mặtĐất

Môi trườngNông sản

Sinh vậtCon người

Con đường ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đối với con người

III. ĐÁNH GIÁ RỦI RO SỨC KHỎE CON NGƯỜI TỪ THUỐC TRỪ SÂU

III. ĐÁNH GIÁ RỦI RO SỨC KHỎE CON NGƯỜI TỪ THUỐC TRỪ SÂU

Đánh giá rủi ro sức khỏe con người được mô tả qua 3 bước:

1. Đánh giá độc tính (Toxicity assessment): đánh giá độc tính hay nguy hại tiềm tàng;

2. Đánh giá phơi nhiễm (Exposure assessment): đánh giá phơi nhiễm tiềm tàng của con người đối với TBVTV;

3. Nhận diện, mô tả rủi ro (Risk characterization): đánh giá rủi ro tiềm tàng đến con người.

III. ĐÁNH GIÁ RỦI RO SỨC KHỎE CON NGƯỜI TỪ THUỐC TRỪ SÂU

1. Đánh giá độc tính

Tác động tiềm tàng: được đánh giá thông qua phản ứng của động vật thí nghiệm (chuột/ chuột nhắt, thỏ, chó,…) với những liều lượng thuốc khác nhau.

Những nghiên cứu độc tính mô tả phản ứng của động vật theo những kịch bản khác nhau từ phơi nhiễm cấp tính (động vật thí nghiệm sẽ nhận được một lượng TBVTV rất cao), đến những phơi nhiễm mãn tính hay phơi nhiễm dài hạn (động vật thí nghiệm nhận được liều lượng thấp hơn mỗi ngày trong khoảng 2 năm).

1. Đánh giá độc tính

Những nghiên cứu cấp tính được thực hiện để đánh giá mức phơi nhiễm gây tử vong và những ảnh hưởng cấp tính khác. Nghiên cứu bán mãn tính được dùng để xác định lên các cơ quan (gan, thận, lá lách, …) thông qua những phơi nhiễm hằng ngày trong vài tuần hoặc vài tháng.

Nghiên cứu mãn tính được thực hiện để đánh giá tiềm năng gây ảnh hưởng độc của hóa chất và/hoặc ung thư khi thời gian phơi nhiễm dài.

Những nghiên cứu độc tính khác bao gồm: kiểm tra những ảnh hưởng bất lợi tiềm năng lên sức khỏe sinh sản của người trưởng thành; khả năng lớn, phát triển và sinh sản của các thế hệ con cháu và sự thay đổi di truyền trên tế bào.

III. ĐÁNH GIÁ RỦI RO SỨC KHỎE CON NGƯỜI TỪ THUỐC TRỪ SÂU

III. ĐÁNH GIÁ RỦI RO SỨC KHỎE CON NGƯỜI TỪ THUỐC TRỪ SÂU

2. Đánh giá phơi nhiễm

a) Đánh giá phơi nhiễm từ chế độ ăn uống

Dư lượng thuốc trừ sâu trong đồ ăn hằng ngày là nguồn cơ bản của nồng độ dư lượng phơi nhiễm thuốc trừ sâu đối với con người nói chung. Phơi nhiễm qua chế độ ăn uống là một hàm của một loại, lượng thức ăn tiêu thụ và dư lượng thuốc trừ sâu bên trong hoặc trên thức ăn. Tổng lượng thuốc trừ sâu hấp thụ trong bữa ăn hàng ngày đối với bất kỳ người nào được tính bằng tổng lượng thuốc trừ sâu hấp thụ vào từ tất cả các món ăn có chứa đựng dư lượng thuốc trừ sâu tiềm tàng bên trong.

Mô hình cơ bản để đánh giá mức độ phơi nhiễm với dư lượng hóa chất trong thực phẩm qua chế độ ăn uống được tính đơn giản như phương trình sau:

Lượng thuốc trừ sâu tiêu thụ = Nồng độ dư lượng x Lượng thực phẩm tiêu thụ

2. Đánh giá phơi nhiễm

a) Đánh giá phơi nhiễm từ chế độ ăn uống

Có nhiều mô hình phơi nhiễm từ chế độ ăn uống, được xem xét chung là: cấp tính và mãn tính.

Phơi nhiễm mãn tính xảy ra trong thời gian dài. Nó được dùng để tính toán cho các phơi nhiễm tiêu biểu và giá trị ngưỡng được tính dựa trên lượng tiêu thụ trung bình và giá trị dư lượng trung bình. Ngược lại, phơi nhiễm cấp tính từ chế độ ăn uống được coi là phơi nhiễm với lượng cực đại. Phơi nhiễm cấp tính từ chế độ ăn uống được tính toán dựa trên dữ liệu tiêu thụ từng cá nhân. Những giá trị dư lượng sử dụng là giá trị mức dư lượng chịu đựng được (tolerance) lấy từ những nghiên cứu trước đó hoặc từ các đánh giá theo xác suất.

III. ĐÁNH GIÁ RỦI RO SỨC KHỎE CON NGƯỜI TỪ THUỐC TRỪ SÂU

III. ĐÁNH GIÁ RỦI RO SỨC KHỎE CON NGƯỜI TỪ THUỐC TRỪ SÂU

2. Đánh giá phơi nhiễm

b) Đánh giá phơi nhiễm của người thường xuyên tiếp xúc Đánh giá phơi nhiễm chính xác nhất khi phơi nhiễm của người

công nhân/nông dân được mô tả rõ ràng và chính xác. Những biến số ảnh hưởng đến phơi nhiễm là:

- Khoảng thời gian và tần số phơi nhiễm;

- Thiết bị bảo vệ được sử dụng;

- Quá trình sử dụng;

- Tuyến phơi nhiễm;

- Chất lượng TBVTV;

- Kiểu sử dụng thuốc/thuốc trộn;

- Loại thiết bị chuyên dùng sử dụng;

- Điều kiện môi trường;

- Đặc trưng của công việc trên các cánh đồng bị xử lý thuốc.

3. Nhận diện/ mô tả rủi ro

Nhận diện/ mô tả rủi ro là đánh giá rủi ro tiềm tàng đến con người. Rủi ro là một hàm của độc tính và sự phơi nhiễm. Nhận diện rủi ro là dữ liệu hợp nhất giữa sự phơi nhiễm và độc tính của TBVTV dùng để dự báo những ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe con người có thể xảy ra. Mặc dù dữ liệu về độc tính và dữ liệu và phơi nhiễm được đánh giá riêng biệt, nhưng những kết quả đánh giá lại được sử dụng cùng nhau trong nhận diện rủi ro. TBVTV có độc tính cao có thể không tạo ra những rủi ro đáng kể nếu phơi nhiễm ở liều lượng thấp. Ngược lại, TBVTV có độc tính nhẹ có thế sẽ tạo ra những rủi ro không thể chấp nhận khi phơi nhiễm ở liều lượng cao hoặc thời gian phơi nhiễm kéo dài.

III. ĐÁNH GIÁ RỦI RO SỨC KHỎE CON NGƯỜI TỪ THUỐC TRỪ SÂU

IV. ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE DO THUỐC TRỪ SÂU

Khi thuốc vào cơ thể, sinh vật sẽ:

- Tạo các biến đổi lý hóa học. Khi xảy ra những biến đổi này thì tế bào không hoàn thành chức năng sinh lý của chúng nữa.

- Tác động đến sự phân hủy các axit amin trong tế bào sinh vật.

- Kết hợp với những kim loại và các thành phần khác của tế bào gây cản trở sự phát triển.

- Làm tê liệt hoạt động của các men hoặc ức chế hoạt tính của men.

- Tác động đến sự hình thành các vitamin trong cơ thể, làm mất tác dụng của chúng

IV. ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE DO THUỐC TRỪ SÂU

Các yếu tố quyết định độc tính của hợp chất bảo vệ thực vật đối với người

- Đường vào: lượng hóa chất bảo vệ thực vật được tiêu hóa hoặc hấp thụ. Đường tiêu hóa qua dạ dày hoặc hấp thụ qua phổi, qua mắt…

- Sinh hóa của việc hấp thu, phân phối, tích lũy hóa chất bảo vệ thực vật trong mô và các tế bào trong cơ thể.

- Nhiễm: qua da gặp ở hợp chất bảo vệ thực vật dễ tan trong mỡ, dầu. Qua dạ dày, phổi đối với hóa chất bảo vệ thực vật tan trong nước.

- Tích lũy: hóa chất bảo vệ thực vật tan trong mỡ xảy ra ở mô mỡ. VD: DDT, 666

- Chuyển hóa trong cơ thể (chủ yếu ở gan, thận) có thể chuyển thành độc hơn hoặc ít độc hơn hóa chất bảo vệ thực vật ban đầu, bài tiết nhanh hơn hoặc chậm hơn chất bảo vệ thực vật ban đầu.

IV. ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE DO THUỐC TRỪ SÂU

Con đường xâm nhập – Tác động

- Qua da: thường gây mẫn đỏ hoặc kích ứng, một số làm hư da sau đó vào máu đến các cơ quan của cơ thể. Các thuốc dễ dàng hòa tan trong dầu thấm sâu vào da hơn các thuốc dễ hòa tan trong nước.

- Qua miệng: thuốc được thấm vào máu qua màng lót của miệng, bao tử, ruột.

- Qua đường hô hấp: thuốc bảo vệ thực vật đi vào phổi, bụi của thuốc bảo vệ thực vật vào máu.

- Qua mắt: gây nên những tổn hại nghiêm trọng và từ đó thuốc có thể vào máu.

IV. ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE DO THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Con đường lây nhiễm độc chủ yếu là:- Qua ăn, uống (tiêu hóa) 97,3%- Qua da và hô hấp chỉ chiếm 1,9% và

1,8%.Thuốc gây độc chủ yếu là Wolfatox (77,3%), sau đó là 666 (14,7%) và DDT (8%)

STT Triệu chứng Tác động Tác động gây độc

1 Thần kinh Rối loạn thần kinh trung ương; nhức

đầu; mất ngủ; rung mình; giảm trí

nhớ; tổn thương thần kinh ngoại biên

dẫn đến tê liệt, hôn mê, tổn thương

não; cáu gắt, mất tự chủ

Thủy ngân hữu cơ, lân hữu cơ,

thiabendazole, clo hữu cơ, arsenic

hữu cơ, thallium sodium floroacetat,

diquat, creosote,…

2 Máu Thiếu máu, giảm bạch cầu, xuất

huyết; thay đổi hoạt tính men (acetyl

cholinestaza); tăng LDH, GOT, GPT;

giảm RPC

Lân hữu cơ, carbamat clodimeform,

sodium cloate, cresol,…

3 Hô hấp Viêm đường hô hấp trên, đau rát cổ,

khát nước, thở khò khè, khó thở, viêm

mũi, viêm phổi, suy hô hấp cấp

Paraquat, pyrethins, ANTU,

carbamate, lân hữu cơ, clo hữu cơ,

methyl bromide, acrolein,…

4 Da Ngứa, đỏ, vàng da, nổi mẩm, ăn mòn

da, nứt nẻ, viêm, sung rộp, chai cứng,

rụng tóc

Lân hữu cơ, endothall,

metamsodium, paraquat,

hecxachrophine,…

IV. ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE DO THUỐC TRỪ SÂU

Biểu hiện lâm sàng và các triệu chứng nhiễm độc

IV. ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE DO THUỐC TRỪ SÂU

Biểu hiện lâm sàng và các triệu chứng nhiễm độc

STT Triệu chứng Tác động Tác động gây độc

5 Tim mạch Co thắt ngoại tim, nghẽn mạch tim,

nhiễm độc cơ tim, rối loạn nhịp tim,

suy tim

Lân hữu cơ, clo hữu cơ, nicotine,

arsenic vô cơ, ethylene oxide,…

6 Tiêu hóa Viêm dạ dày, viêm gan, sung gan, co

thắt đường mật, nôn mửa, tiêu chảy,

tiết nước bọt, ăn kém ngon

Lân hữu cơ, carbamat, diquat,

aminopyridine, borate, arsen vô cơ,…

7 Mắt Viêm màng kết, sa mi mắt, giản tròng

mắt, mờ, chảy nước mắt, teo cơ mắt

Lân hữu cơ, carbamte, diquat,

nitrophenol, thủy ngân hữu cơ.

8 Thận Tang ure, protein, mủ trong nước tiểu,

bí tiểu, tiểu nhiều

Arsen vô cơ, naphthalene,

nitrophenols

9 Sinh sản Giảm tinh trùng, tinh dịch Dipromocloopropane, kepone.

V. GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU ĐỘC HẠI CỦA THUỐC TRỪ SÂU

1. Giải pháp về quản lý

- Xây dựng kênh truyền thông hướng dẫn sử dụng thuốc trừ sâu.

- Ban hành cẩm nang danh mục thuốc trừ sâu sử dụng, danh mục các hoạt chất thuốc trừ sâu được Cục BVTV khuyến cáo lựa chọn để sử dụng khi cần thiết và Danh mục thuốc trừ sâu được phép sử dụng tại Việt Nam.

- Quản lý chặt chẽ việc kinh doanh và sử dụng thuốc trừ sâu.

2. Các giải pháp phòng trị sinh vật hại

- Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).

- Áp dụng phương pháp đấu tranh sinh học.

- Áp dụng Công nghệ sinh thái.

V. GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU ĐỘC HẠI CỦA THUỐC TRỪ SÂU

3. Các giải pháp an toàn khi sử dụng

-Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc, Đúng lúc, Đúng nồng độ và liều lượng, Đúng cách.

- Đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch.

- Trang bị bảo hộ và an toàn lao động khi phun thuốc.

- Cách thức xử lý bao bì thuốc sau khi đã sử dụng.

- Quy hoạch thu gom, tập kết bao bì, vỏ chai thuốc đã qua sử dụng

V. GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU ĐỘC HẠI CỦA THUỐC TRỪ SÂU

V. GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU ĐỘC HẠI CỦA THUỐC TRỪ SÂU

Hệ thống cống thu gom bao bì, vỏ chai thuốc

“Nguy cơ sức khỏe do phơi nhiễm Chlorpyrifos trên đối tượng nông dân trồng lúa tại Thái

Bình, Việt Nam: Đánh giá nguy cơ sức khỏe bằng phương pháp xác suất”

Phùng Trí Dũng1,2*, Nguyễn Việt Hùng3,4, Trần Thị Tuyết Hạnh4

1 Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế, Việt Nam

2 Trung tâm sức khỏe môi trường và cộng đồng, Đại học Griffith, Australia

3 Trung tâm nghiên cứu Y tế cộng đồng và Sinh thái và Bộ môn Sức khỏe môi trường, Trường Đại học Y tế công cộng

4 SwissTPH; ILPH; Sandec/Eawag

VI. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

VI. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

Nhiễm độc hóa chất do thuốc BVTV gây ra do lao động nông nghiệp thấy lân hữu cơ (Organophosphate InsecticideOP) chiếm tỷ lệ cao nhất so với các loại hóa chất bảo vệ thực vật khác. Trong đó, chlorpyrifos có số lượng sản phẩm nhiều nhất trong số các loại hóa chất trừ sâu thuộc nhóm Lân hữu cơ

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tác hại chủ yếu đối với hệ thần kinh trung ương và thực vật, giảm cân nặng sơ sinh, giảm chu vi vòng đầu của trẻ sơ sinh có mẹ phơi nhiễm và suy giảm nội tiết tố sinh sản.

VI. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

Nghiên cứu đánh giá nguy cơ sức khỏe của chlorpyrifos đối với nông dân trực tiếp tham gia phun rải loại hóa chất này.

Nghiên cứu được tiến hành theo 3 bước:

(i) Lấy mẫu nước tiểu 24 giờ để phân tích nồng độ trichlorpyridinol (TCP; sau đó TCP được chuyển đổi sang liều phơi nhiễm nội tại với chlorpyrifos (ADD).

(ii) Ngưỡng liều đáp ứng gây ra tác hại cấp tính đối với hệ thần kinh (RADD) được thu thập và tính toán từ các nghiên cứu dịch tễ học trên con người.

(iii) Nguy cơ sức khỏe được đánh giá bằng phương pháp thống kê xác suất.

VI. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

1. Địa điểm và đối tượng nghiên cứu:Tại xã Vũ Lễ, Huyện Kiến Xương, Tỉnh Thái Bình

5

VI. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

2. Đánh giá phơi nhiễm Chlorpyrifos

- Phương pháp đánh giá phơi nhiễm chlorpyrifos: 108 mẫu nước tiểu 24 giờ.

- Mỗi nông dân được lấy 6 mẫu:

+ 1 mẫu được lấy trong vòng 1 tuần trước khi đối tượng trực tiếp tham gia phun rải

+ 1 mẫu được lấy trong lúc phun rải

+ 4 mẫu được lấy trong vòng 10 giờ sau ngày phun rải chlorpyrifos.

- Ngoài ra 12 mẫu nước tiểu 4 giờ cũng được lấy từ đối tượng không phải nông dân, đang sinh sống tại Hà Nội và không tiếp xúc với hóa chất bảo vệ thực vật để làm mẫu kiểm tra mức độ tạp nhiễm chlorpyrifos.

Mẫu nước tiểu được bảo quản ở nhiệt độ -4oC trong vòng 4 giờ sau khi được lấy cho đến lúc phân tích.

VI. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

Chỉ số được phân tích: 3,5,6-trichloro-pyridinol (TCP)

Liều phơi nhiễm chlorpyrifos (Absorbed Daily Dose: ADD):

ADD = C×Cn×CF×Rmw/BW

Trong đó:

ADD: liều phơi nhiễm chlorpyrifos hàng ngày (µg/kg/d);

C: hàm lượng TCP (µg/g creatinine);

Cn: lượng bài tiết creatinine qua nước tiểu (g/d);

CF: chỉ số chuyển hóa từ chlorpyrifos sang TCP (1/70%=1.4);

Rmw: tỷ lệ khối lượng phân tử giữa chlorpyrifos và TCP;

BW: cân nặng của đối tượng được lấy mẫu

2. Đánh giá phơi nhiễm Chlorpyrifos

VI. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

3 mức độ phơi nhiễm chlorpyrifos được đo lường, bao gồm:

+ liều phơi nhiễm nền (ADDB) là liều phơi nhiễm trong sinh hoạt bình thường trước khi phun rải;

+ liều phơi nhiễm do phun rải (ADDA) là liều phơi nhiễm được đo lường trong khi phun rải và trong vòng 10 giờ sau khi phun rải;

+ liều phơi nhiễm tổng (ADDT) là liều phơi nhiễm tổng của liều phơi nhiễm trên.

2. Đánh giá phơi nhiễm Chlorpyrifos

VI. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

3. Kết quả

3.1. Mức độ phơi nhiễm chlorpyrifos trên đối tượng tham gia nghiên cứu

3.1.1. Liều phơi nhiễm nền (ADDB) :

Liều phơi nhiễm nền (ADDB) khi chưa phun rải chlorpyrifos :0,03 – 1,98 microgram/kg cân nặng/ngày (µg/kg/ngày)

Có giá trị trung bình: 0,4 µg/kg/ngày.

3.1.2. Liều phơi nhiễm sau phun rải (ADDA)

Liều phơi nhiễm do hoạt động phun rải (ADDA):0,35-94 µg/kg/ngày

Có giá trị trung bình: 19,4 µg/kg/ngàycao hơn 80 lần so với giá trị trung bình của liều phơi nhiễm nền. (Hình 1)

VI. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

VI. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

3.1.3. Liều phơi nhiễm toàn phần (ADD T )

Bằng tổng liều phơi nhiễm nền (ADDB) và liều phơi nhiễm do phun rải (ADDA) (Bảng2).

ADDT dao động từ 0,4 – 94, µg/kg/ngày và có giá trị khác biệt không đáng kể so với ADDA, điều này do giá trị đóng góp của ADDB vào liều phơi nhiễm toàn phần rất nhỏ.

VI. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

VI. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

3.2. Liều đáp ứng tác hại sức khỏe của chlorpyrifos

VI. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

VI. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

3.3 Nguy cơ sức khỏe của chlorpyrifos đối với nông dân trồng lúa

Kết quả

- Liều phơi nhiễm nền (ADDB) dao động từ 0,03 – 1,98 µg/kg/ngày

- Liều phơi nhiễm sau khi rải (ADDA) dao động từ 0,35-94 µg/kg/ngày.

- Liều phơi nhiễm toàn phần (ADDT) dao động từ 0,4 đến 94,2 µg/kg trọng lượng cơ thể/ngày

VI. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

RADD có giá trị dao động từ 5-181 µg/kg trọng lượng cơ thể/ngày. Chỉ số nguy cơ (Hazard Quotient) liều phơi nhiễm nền không gây nguy cơ sức khỏe đáng kể, tuy nhiên liều phơi nhiễm sau rải (hoặc toàn phần) gây nguy cơ tác hại sức khỏe với 33% đối tượng nông dân tham gia trực tiếp phun rải chlorpyrifos.

CÁM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý

LẮNG NGHE

top related