2014 yeuthuongcondungcach-bhikkhu panyananda

Post on 13-Apr-2017

281 Views

Category:

Education

0 Downloads

Preview:

Click to see full reader

TRANSCRIPT

Tác giả: BHIKKHU PANYANANDADiễn giả: sư cô Dhammananda (Pháp Hỷ)

Yêu thương conYêu thương conđúng cáchđúng cách

Nuôi dạy con cái là trách nhiệm và niềm vui của bố mẹ, ông bà

Sức ép giáo dục của thời hiện đại: nếp sống, Internet, games, kiến thức và giáo dục tại trường học …

Đạo Phật đóng vai trò gì trước vấn đề này?

Cha mẹ không chỉ là người sáng tạo, mà còn là những bậc thầy đầu tiên trong đời con.

*Đạo Phật và giáo dục trẻ em

***

Vai trò của cha mẹ

• Nuôi dưỡng con cái, khuyến khích con làm điều tốt...

• Răn dạy con khỏi những tật xấu...

• Cho con đi học, hướng nghiệp, và khuyến khích con trau dồi nghề nghiệp, mở mang kiến thức;

• Hướng dẫn con trong việc kết thân, bạn bè, đôi lứa xứng hợp.

• Trao truyền sản nghiệp cho con đúng thời.

Chỉ cung cấp đời sống vật chất không

thôi thì chưa đủ. Trẻ em cần những

nhu cầu khác nữa, do đó các bậc làm

cha - mẹ nên dành thời gian để gần

gũi, chăm sóc đời sống tình cảm &

nhận thức của trẻ để có thể uốn nắn

kịp thời cách phản ứng của chúng.

Những sai lầm thường gặp trong giáo dục trẻ em

• Phó mặc việc phát triển tâm trí của trẻ cho xã hội hay số phận.

• Nuông chiều trẻ quá mức (yêu thương mà không có trí tuệ).

• Không biết cần dạy những điều gì và dạy như thế nào

• Không thực hiện những gì mình dạy.

• Nóng nảy, không kiểm soát được cảm xúc của mình.

Nhiều người mẹ đã hủy

hoại con mình nhân danh

tình yêu thương.

Thương yêu con cái như chúng là

Con cái của chúng ta có những duyên nghiệp riêng. Nếu thực sự thương con, chúng ta nên để cho trẻ chính là chúng ở đúng độ tuổi của mình.

Đừng gây áp lực tâm lý cho trẻ quá nhiều bằng tình thương và sự quan tâm không đúng cách của người lớn.

Dạy trẻ tính kỷ luật, nhưng vẫn tôn trọng một số khuynh hướng tự nhiên của trẻ. Chấp nhận những nhược điểm của chúng: về tính cách, ngoại hình, thể chất…

Cha mẹ là người thầy đầu tiên của con

Chỉ sử dụng đánh đòn khi thật cần thiết và không được đánh đòn khi bạn đang tức giận.

Luôn chú ý tới hành động của trẻ. Hãy nói với trẻ ngay khi chúng có hành động sai lầm. Lời nói nên được nhắc lại nhiều lần và được nói một cách nhẹ nhàng và điềm đạm.

Hãy để cho trẻ tự mình nhận biết lỗi lầm của mình.

Nếp sống đạo đức của cha mẹ

• Nghiệp: Đức Phật dạy chúng ta tin vào nghiệp. Chúng ta làm điều tốt, chúng ta sẽ nhận quả tốt; chúng ta làm điều xấu và sẽ nhận quả xấu. Chúng ta không thể trốn chạy khỏi hậu quả của nghiệp.

• Ngũ giới: không sát sinh, không trộm cắp, không nói dối, không tà dâm, không uống rượu và các chất say.

• Bốn nguyên tắc cho đời sống vợ chồng hòa hợp: cùng đức tin tôn giáo và tiêu chuẩn đạo đức, cùng lối ứng xử hay quy tắc đạo đức, có cùng nền tảng kiến thức, có sự cân xứng về tính hào phóng, rộng lượng

• Bốn phẩm chất cho đời sống vợ chồng: sacca (chân thật), dama (biết kiểm soát cảm xúc), khanti (độ lượng, nhẫn nại), Cāga (rộng lượng, hào phóng).

Đừng trừng phạt trẻ khi bạn đang giận dữ

• Sợ hãi thù hận xa lánh cha mẹ trở nên hư hỏng• Mục tiêu là để trẻ nhận thấy rằng mình đã làm sai và để trẻ cam

đoan không mắc lại lỗi lầm đó nữa.• Vì sao trẻ lại có sai lầm đó? Có phải do người lớn

làm gương xấu không?• Giải thích cho trẻ đó là hành động không tốt và

không được bố mẹ đồng ý, yêu mến• Chấp nhận tính hiếu động của trẻ và cho chúng

môi trường để chơi đùa. • Chú ý 13 nguyên tắc cần lưu ý để tránh sai lầm khi trừng phạt trẻ

Rèn luyện cho Trẻ khôngtham lam và tôn trọng quyềnsở hữu của người khác

Tham lam là một tính xấu của con người.

Trau dồi thói quen hài lòng với những gì mình có và thành quả chỉ đến với những người xứng đáng.

Kiên nhẫn giải thích và không đầu hàng khi trẻ khóc lóc, đòi hỏi.

Dạy chúng tôn trọng tài sản của người khác và tài sản công cộng

Rèn luyện trẻ không ích kỷvà biết hy sinh

Dạy trẻ biết chia sẻ với bạn bè và người xung quanh

Không nên cho trẻ quá nhiều đồ chơi: chúng sẽ trở nên tham lam, hay đòi hỏi và thiếu tập trung, nghiêm túc trong công việc

Chú ý không nhượng bộ khi trẻ đòi sở hữu đồ chơi của người khác

Rèn luyện trẻ tính tự lực

Đừng làm hết mọi chuyện cho trẻ. Hãy để trẻ tự làm một số việc cho chính bản thân mình và cho người khác (khi những việc đó là không nguy hiểm).

Dạy trẻ tính ngăn nắp, gọn gàng, biết tự cất đồ chơi vào nơi qui định, biết tự dọn giường, bàn học, phòng tắm, vv sau khi sử dụng.

Dạy trẻ biết tiết kiệm và sử dụng tiền, đồ vật,... không lãng phí.

Dạy trẻ biết trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội.

Giáo dục cảm xúc cho trẻ

Dạy trẻ biết yêu thương và tôn trọng người/ vật xung quanh mình.

Hướng dẫn trẻ (lớn) biết nhận diện cảm xúc và chịu trách nhiệm cho cảm xúc của mình

Giáo dục Thông minh cảm xúc để trẻ biết sống chung hòa hợp với các trẻ khác hay trong nhóm người.

Cảm ơn sự chú tâm của quý vị!

top related