Âm lịch

16
Trường ĐHSP Huế Val De Loire 1 K4 TÌM HIỂU VỀ ÂM LỊCH Môn học: Cơ học chất điểm 1

Upload: le-xuandung

Post on 14-Feb-2015

28 views

Category:

Documents


6 download

DESCRIPTION

âm lịch, cách tính âm lịch

TRANSCRIPT

Page 1: Âm lịch

Trường ĐHSP HuếVal De Loire 1 K4

TÌM HIỂU VỀ ÂM LỊCH

Môn học: Cơ học chất điểmHọc sinh: Lê Xuân DũngLớp Val De Loire 1 K4

2012-2013

1

Page 2: Âm lịch

I. Lời nói đầu

Bạn là một người con phương Đông, là một người yêu vật lý, hay muốn tìm hiểu về cội nguồn mọi thứ? Có bao giờ bạn tự hỏi mình: “Tại sao chúng ta lại có âm lịch? Và người ta tính lịch như thế nào?”. Đôi lúc có những thứ quá gần gũi đến nỗi chúng ta cứ mặc nhiên sử dụng mà chẳng bao giờ tìm hiểu hay hỏi tại sao. Nhưng là một con người trong thời đại mới ắt hẳn bạn sẽ tò mò, muốn khám phá mọi thứ để luôn bắt kịp với thời đại. Trong bài viết này tôi sẽ giới thiệu đến các bạn về Âm lịch, nói đúng hơn là Âm dương lịch của người phương Đông mà cụ thể là người Việt Nam.

“Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

Nói như vậy nhưng không phải âm lịch hoàn toàn thuộc về lịch sử, âm lịch cũng có những mối liên hệ đặc biệt đến vật lý học, và vật lý chính là cơ sở của âm lịch. Vì vậy ắt hẳn những người yêu vật lý sẽ không bỏ qua kiến thức này. Hy vọng những kiến thức mà tôi mang đến sau đây sẽ giúp các bạn có một cái nhìn tổng thể và cụ thể vê âm lịch.

Trong quá trình biên soạn ắt hẳn sẽ có nhiều thiếu sót, kính mong quý độc giả thông cảm và góp ý. Xin chân thành cám ơn!

Người biên soạn

2

Page 3: Âm lịch

II. Khái quát chung

Người nguyên thuỷ từ khi xuất hiện đã có ý niệm về thời gian. Lúc đầu là kể chuyện có đầu có đuôi mạch lạc, từ lúc sự việc mới xảy ra đến lúc kết thúc và không trở lại. Lúc đầu, biểu tượng về thời gian của người nguyên thuỷ rất mơ hồ, không cụ thể. Đối với họ, quá khứ là cái gì đó xảy ra có trước hiện tại, còn hiện tại là những thứ đang xảy ra. Dần dần, người ta biết phân biệt điều xảy ra cách hôm nay đã lâu hay mới xảy ra, song cũng không xác định được khoảng cách là bao nhiêu, họ xác định mơ hồ bằng những cụm từ “ Ngày xửa ngày xưa”, “trước kia”, “đã lâu lắm rồi”. Quan niệm thời gian cũng gắn với những gì thần bí như các câu chuyện cổ tích, thần thoại, và với tôn giáo.

Thuật ngữ “Lịch” ở phương Tây đều do từ Latinh “Calendariam” có nghĩa là sổ ghi nợ” (La Mã cổ đại, những người vay nợ phải trả lãi vào ngày đầu tháng). Sau đó trở thành một hệ thống tính thời gian ở các nước, dựa theo chu kì vận động của mặt trời, mặt trăng và các vì sao.

Việc tính lịch, trước hết dựa theo việc thay đổi ngày đêm, rồi theo chu kì mặt trăng mọc và lặn, khi nông nghiệp nguyên thuỷ bắt đầu phát triển, thì người ta biết tính theo mùa, căn cứ vào tiết trời ấm áp (mùa xuân), nóng bức (mùa hạ), mát mẻ (mùa thu) và lạnh giá (mùa đông).

Qua một quá trình lịch sử lâu dài đã hình thành nên những cách tính lịch, mà ở đây tôi chỉ nói về âm lịch.

3

Page 4: Âm lịch

III. Cơ sở lý thyết

Âm lịch là loại lịch theo Mặt trăng, dùng đơn vị thời gian thiên nhiên là tháng Mặt trăng, hay tuần trăng, tức là độ dài chu kỳ quay của Mặt trăng xung quanh Trái đất. Dựa trên các nguyên tắc cơ bản:

Một năm bình thường có 12 tháng âm lịch, một năm nhuận có 13 tháng âm lịch.

Ngày đầu tiên của tháng âm lịch là ngày chứa điểm Sóc. Đông chí luôn rơi vào tháng 11 âm lịch. Trong một năm nhuận, nếu có 1 tháng không có Trung khí thì tháng đó

là tháng nhuận. Nếu nhiều tháng trong năm nhuận đều không có Trung khí thì chỉ tháng đầu tiên sau Đông chí là tháng nhuận.

Việc tính toán dựa trên kinh tuyến 105° đông (Việt Nam), Trung Quốc là 120 độ Đông.

Để đếm ngày thì mốc tốt nhất là điểm giữa trưa, khi mà bóng mặt trời ngắn nhất. Điểm này có thể đo dễ dàng bằng một cây gậy cắm xuống đất. Điểm này gọi là ngọ. Ngày có thể tính là bắt đầu từ giữa trưa, nhưng như vậy sẽ bất tiện trong việc ghi chép công việc, nên cả Âu châu lẫn Á Đông tính ngày từ giữa đêm, trung điểm giữa hai ngọ. Tháng thì tính từ đêm không trăng, khi trăng ở chính giữa trái đất và mặt trời nên quay mặt tối về trái đất. Thỉnh thoảng, điểm này có thể đo được rất chính xác: đó là khi có nhật thực. Còn không thì phải dùng tính toán. Điểm này gọi là điểm sóc. Sóc là thời điểm hội diện, đó là khi trái đất, mặt trăng và mặt trời nằm trên một đường thẳng và mặt trăng nằm giữa trái đất và mặt trời. (Như thế góc giữa mặt trăng và mặt trời bằng 0 độ). Gọi là "hội diện" vì mặt trăng và mặt trời ở cùng một hướng đối với trái đất. Chu kỳ của điểm Sóc là khoảng 29,5 ngày. Ngày chứa điểm Sóc được gọi là ngày Sóc, và đó là ngày bắt đầu tháng âm lịch.

4

Page 5: Âm lịch

***Chúng ta lưu ý một điều rằng: chu kì quay quanh trái đất của mặt trăng là 27,33 nhưng do trái đất không đứng yên mà nó quay quanh mặt trời, vì vậy nó bị kéo dài thêm khoảng 2 ngày nữa nên chu chu kì của điểm sóc là 29,5 ngày. Điều này đã gây cho nhiều người sự nhầm lẫn và hiểu nhầm.

Năm thì có hai điểm mốc có thể đo được chính xác là Hạ chí và Đông chí, trong đó Đông chí đo dễ chính xác hơn. Vì trục trái đất nghiêng so với quỹ đạo trái đất quanh mặt trời, nên vào mùa đông thì nam cực chĩa về phía mặt trời, người ở bắc bán cầu nhìn thấy mặt trời xuống thấp về phía nam. Đông chí là điểm khi mà mặt trời thấp nhất trong năm, tức là điểm mà nam cực chĩa về mặt trời nhiều nhất. Để đo điểm Đông chí, người xưa chỉ cần cắm một cây gậy xuống đất (hay xây một cái tháp), ghi xuống chiều dài của bóng lúc nó ngắn nhất (tức là lúc giữa trưa), làm như vậy vài ngày trước và sau Đông chí, rồi dùng một phép nội suy nào đó để tính ra thời điểm Đông chí một cách chính xác. Càng gần Đông chí, mặt trời giữa trưa càng thấp và bóng giữa trưa càng dài. Để ý là phương pháp này không cần đồng hồ, mặt trời tự nó là cái đồng hồ!

Đông chí luôn rơi vào tháng 11 của năm âm lịch. Bởi vậy chúng ta cần tính 2 điểm sóc: Sóc A ngay trước ngày Đông chí thứ nhất và Sóc B ngay trước ngày Đông chí thứ hai. Nếu khoảng cách giữa A và B là dưới 365 ngày thì năm âm lịch có 12 tháng, và những tháng đó có tên là: tháng 11, tháng 12, tháng 1, tháng 2, …, tháng 10. Ngược lại, nếu khoảng cách giữa hai sóc A và B là trên 365 ngày thì năm âm lịch này là năm nhuận, và chúng ta cần tìm xem đâu là tháng nhuận. Để làm việc này ta xem xét tất cả các tháng giữa A và B, tháng đầu tiên không chứa Trung khí sau ngày Đông chí thứ nhất là tháng nhuận. Tháng đó sẽ được mang tên của tháng trước nó kèm chữ "nhuận".

5

Page 6: Âm lịch

***Về việc vì sao có năm nhuận: Năm nhuận chỉ là một thủ pháp của các nhà làm lịch nhằm làm cho năm âm lịch và dương lịch không sai lệch nhau nhiều. Dương lịch và âm lịch đều có nhuận. Nhuận âm lịch là để khắc phục sự sai khác tháng Mặt trăng (tháng âm lịch) với quy luật thời tiết - chu kỳ thời tiết (năm dương lịch). Bởi vì, tháng âm lịch chỉ có 29-30 ngày, nên dẫn đến năm âm lịch chỉ có 354-355 ngày, ngắn hơn năm dương lịch trung bình 11 ngày; hay nói cách khác là năm âm lịch đi nhanh hơn năm dương lịch là 11 ngày, 3 năm nhanh hơn 1 tháng, 9 năm nhanh hơn một mùa. Vì vậy, ngày đầu năm vào mùa Xuân thì 9 năm sau vào Hạ... Chính vì thế người đời xưa phải ăn Tết Nguyên Ðán vào đủ các loại hình thời tiết, không còn mang tính cổ truyền khí tiết của ngày tết đượm sắc Xuân mới.

Ðể khắc phục tình trạng trên, người làm lịch đã phải tăng số ngày cho năm âm lịch bằng hình thức nhuận với quy ước là Thập cửu niên thất nhuận nghĩa là cứ 19 năm có 7 năm nhuận, năm nhuận âm lịch có 13 tháng.

Trung khí là các điểm chia đường hoàng đạo thành 12 phần bằng nhau. Trong đó, bốn Trung khí giữa bốn mùa là đặc biệt nhất: Xuân phân (khoảng 20/3), Hạ chí (khoảng 22/6), Thu phân (khoảng 23/9) và Đông chí (khoảng 22/12).

Bởi vì dựa trên cả mặt trời và mặt trăng nên lịch Việt Nam không phải là thuần âm lịch mà là âm-dương-lịch. Theo các nguyên tắc trên, để tính ngày tháng âm lịch cho một năm bất kỳ trước hết chúng ta cần xác định những ngày nào trong năm chứa các thời điểm Sóc (New moon) . Một khi bạn đã tính được ngày Sóc, bạn đã biết được ngày bắt đầu và kết thúc của một tháng âm lịch: ngày mùng một của tháng âm lịch là ngày chứa điểm sóc. Sau khi đã biết ngày bắt đầu/kết thúc các tháng âm lịch,

6

Page 7: Âm lịch

ta tính xem các Trung khí (Major solar term) rơi vào tháng nào để từ đó xác định tên các tháng và tìm tháng nhuận.

**Mỗi năm âm lịch lại chia ra làm 24 tiết.

Ngày tháng âm lịch không phản ảnh đúng các mùa, nhà làm lịch cần dùng một "thước đo" khác để tính mùa. Đó là khí hay còn gọi là tiết khí. Một năm, tính từ Đông chí này đến Đông chí sau, chia thành 24 khí khá đồng đều. Khí là lúc trái đất đi qua một trong 24 điểm mốc cách đều nhau 15 độ trên quỹ đạo quanh mặt trời (cũng như Đông chí, người xưa dùng chiều dài bóng của cây gậy lúc giữa trưa để tính tiết khí). Vì quỹ đạo trái đất hình elip khiến tốc độ trái đất khi nhanh khi chậm, nên tính thời gian thì các khí không hoàn toàn cách nhau đồng đều, mà xê dịch từ 14 tới 16 ngày. Khí theo rất sát dương lịch của Tây phương chứ không xê dịch tới lui nhiều như ngày tháng âm lịch. Chẳng hạn, khí lập xuân luôn luôn là ngày 4 hay 5/2 DL, trong khi Tết Nguyên đán có thể di chuyển giữa 21/1 DL và 21/2 DL. Dương lịch hay phần tiết khí của âm lịch đều có thể gọi là nông lịch.Tìm ngày chứa tiết khí

Thường thì ta chỉ quan tâm tới tiết khí rơi vào ngày nào chứ không cần chính xác tới giờ/phút. Ngày chứa một tiết khí nhất định có thể được xác định như sau:

Chọn một ngày có khả năng chứa tiết khí cần xác định. Ngày có tiết khí chỉ xê dịch trong khoảng 1-2 ngày nên ta có thể chọn khá sát.

Tính kinh độ mặt trời lúc 0h sáng ngày hôm đó và 0h sáng ngày hôm sau Nếu kinh độ mặt trời tương ứng với tiết khí cần xác định nằm giữa hai

giá trị này thì ngày đã chọn chính là ngày chứa tiết khí, nếu không ta lặp lại việc tìm kiếm này với ngày trước hoặc sau đó.

7

Page 8: Âm lịch

Các tiết khí trong năm được tính ứng với dương lịch như sau:

Tiết (âm lịch)Dương lịch (khoảng)

Số ngày giữa hai tiết   

Lập xuân            

4 tháng 2   15

Vũ thủy 19 tháng 2  15

Kinh trập  6 tháng 3(năm nhuận, 16 ngày) 15

Xuân phân  21 tháng 3 15   Thanh minh 5 tháng 4 15  Cốc vũ             20 tháng 4 15Lập hạ        6 tháng 5        16 Tiểu mãn 21 tháng 5 15 Mang chủng   6 tháng 6 16  Hạ chí        21 tháng 6 15  Tiểu thử    7 tháng 7 16 Ðại thử     23 tháng 7 16 Lập thu   8 tháng 8 16Xử thử 23 tháng 8 15Bạch lộ      8 tháng 9 16 Thu phân        23 tháng 9 15  Hàn lộ             8 tháng 10 15 Sương giáng    

23 tháng 10  15

Lập đông   7 tháng 11  15Tiểu tuyết    22 tháng 11  15 Ðại tuyết   6 tháng 12 14 Ðông chí             

22 tháng 12 16     

Tiểu hàn    5 tháng1  14  Ðại hàn        20 tháng 1    15Tổng cộng        

   365

8

Page 9: Âm lịch

IV. Kết quả, bình luận

Nói tóm lại, có ba cái mốc thời gian căn bản để tính lịch: điểm ngọ (giữa trưa) để tính ngày, điểm sóc để tính tháng, và điểm Đông chí để tính năm. Dùng ba cái mốc trên người Trung Hoa xưa đã đặt ra ba nguyên tắc căn bản để làm lịch, cũng có thể coi là định nghĩa của ngày, tháng và năm trong âm lịch: Mỗi ngày bắt đầu lúc nửa đêm (trung điểm giữa hai ngọ). Mồng 1 mỗi tháng là ngày chứa điểm sóc (không trăng). Tháng 11 âm lịch là tháng chứa điểm Đông chí. Nguyên tắc thứ ba giúp điều chỉnh để cho âm lịch và dương lịch ăn khớp với nhau. Ba nguyên tắc căn bản này cần nhớ, vì chúng vô cùng quan trọng để trả lời nhiều câu hỏi thông thường về ngày Tết.

Nhờ vào âm lịch mà người nông dân có thể sản xuất nông nghiệp theo đúng thời vụ, giúp cho mùa màng bội thu. Đồng thời, âm lịch cũng có mối quan hệ với ngủ hành. Từ đó người ta có thể chọn ngày cưới hỏi, khởi hành, xây nhà,… Điều này đã trở thành một nét văn hoá đặc trưng của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.Đối với suy nghĩ của cá nhân tôi, âm lịch thể hiện trí tuệ và sự phát triển của nền văn hoá phương Đông.

V. Tư liệu tham khảo

Internet, Nhập môn sử học (Giáo trình Đại học Sư Phạm),

9