adr của thuốc

24
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN MÔN: DƯỢC LÂM SÀNG 1 BÀI 6: PHẢN ỨNG TÁC HẠI CỦA THUỐC

Upload: thunguyen

Post on 15-Dec-2015

118 views

Category:

Documents


4 download

DESCRIPTION

ADR của thuốc là một trong các bài quan trọng của bộ môn dược lâm sàng. hy vọng bài ppt sẽ có ích cho các bạn

TRANSCRIPT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN

MÔN: DƯỢC LÂM SÀNG 1BÀI 6: PHẢN ỨNG TÁC HẠI CỦA THUỐC

I. Cảnh giác dược (Pharmacovilgilance)

1. Định nghĩa: “ là môn khoa học và những hoạt động liên quan đến việc phát hiện, đánh giá, xử lý và ngăn ngừa phản ứng có hại hoặc bất kì sự cố nào liên quan đến thuốc”

2. Sự cần thiết của cảnh giác Dược: các hoạt động cảnh giác dược rất quan trọng, cho phép phát hiện ra các ADR không phổ biến nhưng đôi khi rất nghiêm trọng

3. Mục đích của cảnh giác dược

Mục đích

Bảo vệ sức khỏecộng đồng

Tăng cường sử dụngthuốc hợp lý

Truyền thông các nguylợi ích dùng thuốchợp lý và hiệu quả

II. Phản ứng có hại của thuốc

1.Định nghĩa:

“ Phản ứng độc hại của thuốc là một phản ứng độc hại, không định trước và xuất hiện ở liều thường dùng cho người để phòng bệnh, chuẩn đoán hoặc chữa bệnh hoặc làm thay đổi một chứa chức năng sinh lý”

Cần phân biệt ADR với:

- Phản ứng có hại nghiêm trọng của thuốc ( Serious Adverse Drug Reaction): là phản ứng gây tử vong, đe dọa tính mạng, gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi…

- Tác dụng phụ/ tác dụng không mong muốn ( Side effect): là không định trước, xảy ra ở liều thường dùng, có liên quan đến đặc tính dược lý của thuốc.

- Biến cố bất lợi liên quan đến thuốc (Adverse Drug Event): là bất kỳ một biến cố nào xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc nhưng không nhất thiết là do phác đồ điều trị.

Có nhiều cách phân loại ADR khác nhau như: tần suất gặp, mức độ nặng của bệnh do ADR gây ra, phân theo DoTs và phân theo typ… và phân loại thường gặp nhất là phân theo typ.

2. Phân loại ADR

Phân loại theo typ

Loại ADR Đặc điểm Ví dụ Cách xử trí

Type A (dạng phụ thuộc liều- dạng tăng cường)

-Có thể tiên lượng được.-Thường gặp (80% tổng các ADR).-Liên quan đến tác dụng dược lý.-Mức độ nhẹ, tỷ lệ tử vong thấp-Có thể sinh sản.

-Tăng đường huyết do insulin.-Hoại tử gan do paracetamol.

- Giảm liều hoặc ngưng liều.- Quan tâm đến ảnh hưởng phát đồ đồng thời.

Type B (dạng không phụ thuộc liều-dạng lạ)

-Không phổ biến, không tiên thể lượng.-Mức độ nặng, tỷ lệ tử vong cao.-Tỷ lệ xảy ra cao, khó hồi phục.-Không liên quan tác dụng dược lý.

-Phát ban do thuốc.-Phản ứng quá mẫn với peniciline.

- Ngưng và tránh sử dụng lần sau.

Type C (dạng mạn tính)

-Không phổ biến.-Liên quan đến tích lũy thuốc.-Phơi nhiễm trong thời gian dài.

-ức chế trục thượng thận- tuyến yên- dưới đồi do cortisteroid.-Bệnh thận do dùng thuốc giảm đau.

- Giảm liều hay ngưng thuốc từ từ.

Type D (dạng xuất hiện chậm)

-Ít gặp-Thường liên quan đến liều-Được xem là phơi nhiễm kéo dài tới một thuốc hoặc phơi nhiễm ở một điểm mốc quan trọng

-Tăng nguy cơ ung thư mang trong dạ con với tamoxifen.-Khả năng quái thai do thuốc.-Chứng rối loạn vận động muộn với thuốc an thần

- Thường khó kiểm soát

Type E (ngưng sử dụng –cai thuốc)

-Không phổ biến.-Xảy ra ngay khi ngưng thuốc.

-Hội chứng sau khi ngừng opiote.-Tăng huyết áp trở lại khi ngừng clonidine.

- Sử dụng lại liều từ từ.

Type F (Thất bại trong điều trị)

-Phổ biến.-Có thể liên quan đến liều.-Thường xảy ra bởi tương tác thuốc.

-Thuốc không hiệu quả.-Dùng quá liều.-Phản ứng sưng tấy, chống thải ghép.

-Tăng liều hoặc thay đổi tác nhân điều trị.- Xem xét ảnh hưởng của phác đồ đồng thời.

III. Nguyên nhân ( cơ chế gây ADR)

Các ADR dù ở dạng nào cũng liên quan đến 3 nhóm nguyên nhân cơ bản.

Nguyên nhân

Liên quan đến bào chế (gặp ở 2 type)

Sự thay đổi dượcđộng học

(nhiều ở type A)

Sự thay đổi dược lực học

(nhiều ở type B)

IV. Yếu tố nguy cơ của ADR

Đặc tính của thuốc:

+ Ảnh hưởng của kỹ thuật bào chế: kích thước tiểu phân, lượng thuốc,chất bảo quản thuốc, tá dược… có thể dẫn tới thay đổi tốc độ giả phóng hoạt chất, tương tác các chất với nhau gây ra ADR.

+ Ảnh hưởng của chất lượng thuốc: thuốc giả, thuốc quá hạn, thuốc bị phân hủy và biến chất do quá trình bảo quản cũng gây ra các ADR.

1.Thuốc:

Điều trị nhiều thuốc đồng thời:

+ Khi sử dụng nhiều thuốc kết hợp có khả xảy ra các tương tác thuốc làm thay đổi sinh khả dụng, dược lực học, có thể sinh ra chất độc gây ADR nghiêm trọng.

Liệu trình điều trị kéo dài:

+ khi điều trị kéo dài có thể xuất hiện các ADR.

2. Bệnh nhân

3.Nhân viên y tế

• Về kiến thức: - Người làm cán bộ y tế chưa có những

hiểu biết nhất định về thuốc: mà loại thuốc được hay không được đưa vào sử dụng là do người làm cán bộ y tế quyết định và khuyến cáo nhân dân.

- Ngoài ra, người làm cán bộ y tế còn thiếu kiên thức chuyên môn trong việc:

- Lựa chọn thuốc cho đối tượng đặc biệt( trẻ em, người già, PNCT và PNCCB…)

- Dùng đúng thuốc, liều dùng, thời gian dùng

- Đường dùng( uống, tiêm, truyền…) - Điều kiện bảo quản( nhiệt độ,…)

• Về y đức: - Vấn đề y đức hiện nay đang được xã

hội rất quan tâm. - Một nhân viên y tế phải có lương tâm

và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của mình.

- Nhưng bên cạnh đó, cũng có những người nhân viên y tế không làm tròn bổn phận, tắc trách, vì mục đích cá nhân làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

V. Biện pháp giảm khả năng xuất hiện của ADR

Biện pháp hạn chếADR

Hạn chế số thuốc dùng

Nắm vững thông tin về thuốc đang dùng

cho bệnh nhân

Nắm vững tông tin đối tượng có nguy cơ cao

Theo dõi sát bệnh nhân và phát hiện sớm

các phản ứng có hạiđể xử lí kịp thời

Thuốc phải phù hợp với tình trạng lâm sàng người bệnh

Liều dùng, đường dùng, khỏang cách giữa các lần hợp lí

Xét nghiệm và đánh giá cận lâm sàng

Tình trạng bệnh lí người bệnh

Tiền sử dị ứng thuốc Dụng cụ tiêm phảo

vô trùng

Ko có dấu hiệu cảm quan bất thường

Dùng thuốc khác có khả năng tương tác

Theo dõi thuốc có nguy cơ cao gây ra ADR

Hạn sử dụng và ĐK bảo quản thuốc

YẾU TỐ GIẢM THIỂU KHẢ NĂNG XUẤT HIỆN ADR

Chú ý

Không kê đơn khi không có lí do rõ ràng

Đối tượng: bệnh nhi, người cao tuổi, PNCT và cho con bú, người suy gan, thận

Thuốc có nguy cơ cao gây ADR và tương tác thuốc hoặc với thức ăn, rượu và thức uống khác

Tránh phối hợp thuốc ko cần thiết

Xem xét các thuốc ngưới bệnh đã sử dụng

Biểu hiện hoặc triệu chứng bất thường cần giảm liều hoặc ngừng thuốc càng sớm càng tốt

Kết Luận: Thuốc là con dao hai lưỡi. Thuốc để phòng ngừa, điều trị

bệnh, nó còn có thể gây ra phản ứng có hại, những bệnh lý nghiêm trọng thậm chí gây tử vong. Với biện pháp hạn chế ADR, đã giảm được tần suất xuất hiện, mức độ nghiêm trọng của ADR trên người bệnh. Đồng thời, giúp cán bộ y tế tham gia vào hệ thống cảnh giác dược nhằm hạn chế ADR.

Vì vậy, mỗi cán bộ y tế nói chung, bản thân những dược sỹ tương lai nói riêng phải ý thức được trách nhiệm của mình trong việc hướng đến mục tiêu sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho bệnh nhân.

Một số câu hỏi:1. Theo định nghĩa ADR xảy ra khi dùng thuốc với liều?a. Liều điều trị thông thườngb. Liều cao (ngộ độc)c. Liều thấpd. Cả 3 ý trên2. Dạng “lạ” thuộc type nào trong phân loại ADR?a. Type Ab. Type Bc. Type Cd. Type D, E và F3. ADR là phản ứng?a. Do thuốc gây rab. Do sự tiến triển nặng hơn trong quá trình điều trịc. Do một bệnh khác phát sinhd. Cả 3 ý trên

4. Loại nào có khả năng gây quái thai?a. Type Ab. Type Bc. Type Cd. Type D5. Nhóm nguyên nhân dược động học thường xảy ra ở type nào?a. Type Ab. Type Bc. Câu a,b đúng.d. Câu a, b sai.