a chỉ: khu công nghiệp trà nóc, p. trà nóc, q.bình...

58
Địa ch: Khu công nghip Trà Nóc, P. Trà Nóc, Q.Bình Thy, TP. Cần Thơ www.wsb-sabeco.com.vn 2017

Upload: others

Post on 22-Sep-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Địa chỉ: Khu công nghiệp Trà Nóc, P. Trà Nóc, Q.Bình Thủy, TP. Cần Thơ

www.wsb-sabeco.com.vn

2017

THÔNG TIN CHUNG

TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM

BÁO CÁO BAN GIÁM ĐỐC

BÁO CÁO HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

QUẢN TRỊ CÔNG TY

BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2017

1 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

THÔNG TIN CHUNG

THÔNG TIN CHUNG 2

· Thông tin khái quát

· Quá trình hình thành và phát triển

· Ngành nghề và địa bàn kinh doanh

· Mô hình quản trị & Bộ máy quản lý

· Định hướng phát triển

· Rủi ro

3 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

THÔNG TIN CHUNG

Tên giao dịch : CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN - MIỀN TÂY

Tên tiếng anh : SAI GON BEER WESTERN JOINT STOCK COMPANY

Tên viết tắt : WESABECO

Logo :

Giấy chứng nhận ĐKKD số: 1800586579, đăng ký lần đầu ngày

13/4/2005, thay đổi lần 7 ngày 14/09/2016.

Vốn điều lệ : 145.000.000.000 VNĐ (Một trăm bốn mươi lăm tỷ đồng).

Địa chỉ : Khu công nghiệp Trà Nóc, Phường Trà Nóc, Q.Bình Thủy,

TP.Cần Thơ, Việt Nam

Số điện thoại : 02923 843 333

Số fax : 02923 843 222

Website : www.wsb-sabeco.com.vn

Email : [email protected]

Mã cổ phiếu : WSB

THÔNG TIN CHUNG 4

5 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Tiền thân là Nhà máy Bia Sài Gòn – Cần Thơ thành

lập năm 2000, là nhà máy trực thuộc Tổng Công

ty Bia – Rượu – NGK Sài Gòn; và Nhà máy Bia Sài

Gòn – Sóc Trăng thành lập năm 1995, trực thuộc

tỉnh Sóc Trăng, trở thành nhà máy trực thuộc Tổng

Công ty Bia – Rượu – NGK Sài Gòn từ năm 1999.

2002

Chuyển đổi mô hình hoạt động của Nhà máy Bia Sài Gòn – Cần Thơ thành Công ty CP Bia Sài Gòn –

Cần Thơ, theo giấy đăng ký kinh doanh số 5703000144 do Sở KH&ĐT TP Cần Thơ cấp lần đầu ngày

13/04/2005, có vốn điều lệ là 90.000.000.000 đồng, trong đó Tổng Công ty Bia – Rượu – NGK Sài

Gòn chiếm 51% vốn điều lệ. Chuyển đổi mô hình hoạt động của Nhà máy Bia Sài Gòn – Sóc Trăng

thành Công ty CP Bia Sài Gòn – Sóc Trăng, theo giấy đăng ký kinh doanh số: 5903000034 do Sở Sở

KH&ĐT Tỉnh Sóc Trăng cấp lần đầu ngày 19/04/2005 có vốn điều lệ là 55.000.000.0000 đồng, trong

đó Tổng Công ty Bia – Rượu – NGK Sài Gòn chiếm 51% vốn điều lệ.

2005

Hợp nhất Công ty CP Bia Sài Gòn – Cần Thơ và Công ty CP Bia Sài Gòn – Sóc Trăng thành Công ty

CP Bia Sài Gòn – Miền Tây theo giấy đăng ký kinh doanh cấp lần thứ 1 số 5703000144 do Sở KH&ĐT

TP Cần Thơ cấp ngày 06/06/2006 với vốn điều lệ là 145.000.000.000 đồng, mệnh giá: 10.000

đồng/cổ phần, trong đó Tổng Công ty Bia – Rượu – NGK Sài Gòn chiếm 51% vốn điều lệ.

2006

Góp vốn thành lập Công ty CP Bia Sài Gòn – Bạc Liêu, Công ty CP Bia Sài Gòn – Miền Tây chiếm

20% vốn điều lệ và trở thành Công ty liên kết với đơn vị này. Công ty CP Bia Sài Gòn – Miền Tây

chính thức trở thành Công ty đại chúng (29/06/2007).

2007

THÔNG TIN CHUNG 6

Cổ phiếu của Công ty CP Bia Sài Gòn – Miền Tây chính thức giao dịch trên sàn UPCOM với mã chứng

khoán WSB vào ngày 10/08/2010. 2010

Ngày 01/01/2014, Nhà máy Bia Sài Gòn - Sóc Trăng 2 (thuộc Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn Sóc

Trăng) chính thức đưa vào khai thác (sản xuất thương mại), với công suất thiết kế 50 triệu lít/năm,

sản phẩm chính là Bia lon Sài Gòn các loại.

2014

Ngày 01/01/2015, dự án “Đầu tư đồng bộ Nhà máy Bia Sài Gòn- Cần Thơ” hoàn thiện và đi vào hoạt

động với công suất 50 triệu lít/năm. Sản phẩm chính là Bia chai Sài Gòn các loại. 2015

Nhà máy Bia Sài Gòn - Sóc Trăng chính thức giải thể theo Quyết định số 29/2016/QĐ-HĐQT ngày

29/4/2016.

Công ty CP Bia Sài Gòn – Miền Tây tròn 10 năm hình thành và phát triển. Đón nhận huân chương

lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.

2016

7 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

NHỮNG THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

ü Huân chương lao động hạng ba cho tập thể Công ty CP Bia Sài Gòn – Miền Tây, Nhà máy

Bia Sài Gòn - Cần Thơ và Nhà máy Bia Sài Gòn - Sóc Trăng;

ü Cờ thi đua “Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2013” do Bộ Công thương trao

tặng cho 03 tập thể: Công ty CP Bia Sài Gòn – Miền Tây, Nhà máy Bia Sài Gòn - Cần Thơ

và Nhà máy Bia Sài Gòn - Sóc Trăng;

ü Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công thương cho 03 tập thể đã có thành tích xuất sắc trong

công tác năm 2013 bao gồm: Công ty CP Bia Sài Gòn – Miền Tây, Nhà máy Bia Sài Gòn -

Cần Thơ và Nhà máy Bia Sài Gòn - Sóc Trăng;

ü Bằng khen chủ Chủ tịch UBND Thành phố Cần Thơ tặng cho Công ty CP Bia Sài Gòn –

Miền Tây đã có thành tích xuất sắc trong công tác năm 2013.

2013

ü Huân chương lao động hạng ba cho tập thể Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn Sóc Trăng;

ü Cờ thi đua “Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2014” do Bộ Công thương trao

tặng cho các tập thể: Công ty CP Bia Sài Gòn – Miền Tây, Nhà máy Bia Sài Gòn – Cần

Thơ, Nhà máy Bia Sài Gòn – Sóc Trăng, Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn Sóc Trăng.

2014

THÔNG TIN CHUNG 8

ü Cờ thi đua “Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua 2015” của Bộ Công thương trao tặng

cho tập thể Công ty CP Bia Sài Gòn- Miền Tây, Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn Sóc Trăng,

Nhà máy Bia Sài Gòn – Cần Thơ.

2015

ü Huân chương Lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam trao tặng cho tập

thể Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Tây.

ü Cờ thi đua “Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua 2016” do Bộ Công thương trao tặng

cho tập thể Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Tây.

2016

“TỰ HÀO THƯƠNG HIỆU VIỆT”

9 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

NGÀNH NGHỀ VÀ ĐỊA BÀN KINH DOANH

Ngành nghề kinh doanh

ü Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia; Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng; Chưng, tinh cất và

pha chế các loại rượu mạnh;

ü Bán buôn đồ uống; Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, nứa) và động vật sống (Kinh doanh,

xuất khẩu nông sản, nguyên liệu sản xuất bia, cồn, nước giải khát; Kinh doanh thức ăn gia súc, gia cầm

và thủy sản; Kinh doanh phụ phẩm);

ü Xay xát và sản xuất bột thô (Chế biến nông sản để làm nguyên liệu sản xuất bia, cồn, nước giải khát);

ü Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê; Nhà hàng

và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động;

ü Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản; Nuôi trồng thủy sản nội địa; Bán buôn máy móc, thiết

bị và phụ tùng máy khác;

ü Vận tải hàng hoá bằng đường bộ.

Địa bàn hoạt động

Các tỉnh phía nam Sông Hậu như: Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau,...

THÔNG TIN CHUNG 10

Trụ sở chính & Nhà máy Công ty

Địa chỉ: Khu Công Nghiệp Trà Nóc, phường Trà Nóc,

quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ

Tel: 02923 843 333

Fax: 02923 843 222

Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn Sóc Trăng

Địa chỉ: Lô S, Khu Công Nghiệp An Nghiệp,

huyện Châu Thành, Tỉnh Sóc Trăng

Tel: 02993 626 367

Fax: 02993 829 686

11 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

MÔ HÌNH QUẢN TRỊ & BỘ MÁY QUẢN LÝ

Mô hình quản trị

Hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, hiện nay mô hình quản trị của Công ty CP Bia

Sài Gòn – Miền Tây được tổ chức theo quy định tại Luật doanh nghiệp, Điều lệ Công ty và

các quy định có liên quan với mô hình bao gồm:

ü Đại hội đồng cổ đông;

ü Hội đồng quản trị;

ü Ban Kiểm soát;

ü Ban Giám đốc.

1.

PHÒNG

KỸ THUẬT

PHÒNG

KẾ TOÁN

– TÀI CHÍNH

PHÒNG

HÀNH CHÍNH -

TỔNG HỢP

Công ty con, công ty liên kết

Công ty con

· Địa chỉ: Lô S, Khu Công Nghiệp An Nghiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.

· Lĩnh vực sản xuất chính: sản xuất bia, rượu, cồn…

· Vốn điều lệ: 45.000.000.000 đồng.

· Tỷ lệ góp vốn: 100% vốn công ty mẹ

THÔNG TIN CHUNG 12

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN GIÁM ĐỐC CTY CP BIA SÀI GÒN – MIỀN TÂY

BAN KIỂM SOÁT

NGƯỜI ĐẠI DIỆN

NHÀ MÁY BIA SÀI GÒN – CẦN THƠ

PHÂN XƯỞNG NẤU – LÊN MEN

PHÂN XƯỞNG CHIẾT – ĐÓNG

GÓI

PHÂN XƯỞNG ĐỘNG LỰC

BẢO TRÌ

CÔNG TY TNHH MTV

BIA SÀI GÒN

SÓC TRĂNG

Cơ cấu bộ máy quản lý

Công ty liên kết

· Địa chỉ: Lô B5, Khu công nghiệp Trà Kha, Phường 8, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.

· Lĩnh vực sản xuất chính: sản xuất bia, rượu, cồn…

· Vốn điều lệ: 120.120.000.000 đồng.

· Tỷ lệ góp vốn: 20%

13 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Về sản xuất: “Sản xuất là nền tảng”

ü Củng cố hệ thống dây chuyền sản xuất,

không ngừng đổi mới công nghệ, thiết

bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm,

đẩy mạnh hiệu quả sản xuất, đáp ứng

nhu cầu thị trường ngày càng cao. Cam

kết đưa ra thị trường các sản phẩm Bia

Sài Gòn với chất lượng tốt nhất.

ü Thực hiện triệt để tiết kiệm, đảm bảo

hiệu quả năng suất, chất lượng sản

phẩm, an toàn sản xuất gắn với bảo vệ

môi trường.

ü Duy trì thực hiện hệ thống quản lý tích

hợp ISO 9001:2008; ISO 22000:2005,

ISO 14001:2004, ISO 17025:2005 và

ISO 50001:2011.

Về công tác thị trường: “Khẳng định thương hiệu và tăng trưởng thị phần”

ü Luôn củng cố và hoàn thiện các chiến lược kinh doanh, không ngừng tìm hiểu và đánh giá thị trường.

ü Góp sức cùng với Tổng Công ty CP Bia – Rượu – NGK Sài Gòn phát huy và giữ vững thế mạnh thị

trường vốn có, đẩy mạnh việc phát triển thương hiệu sản phẩm của SABECO.

Về đào tạo nguồn nhân lực: “Phát triển bền vững”

ü Liên tục kiện toàn bộ máy tổ chức, chú trọng cập nhật đào tạo chuyên môn, nhằm tạo dựng đội ngũ

nhân sự kế thừa giỏi tay nghề, năng động, nhiệt huyết để cùng đồng hành với phát triển của Công ty.

ü Gia tăng năng lực quản trị Công ty trên cơ sở hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hệ thống kiểm soát nội bộ.

THÔNG TIN CHUNG 14

Về môi trường: “Tất cả vì môi trường Xanh - Sạch - Đẹp”

ü Duy trì hệ thống xử lý nước thải công suất 1200 m3/ngày đêm, đạt chuẩn theo quy định.

ü Không ngừng hoàn thiện và cải tiến, áp dụng công nghệ mới nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường trong quá trình

sản xuất. Xây dựng và duy trì nhà máy sản xuất xanh, sạch, đẹp.

ü Duy trì và phát triển việc sử dụng nguồn

nguyên nhiên liệu tự nhiên (sử dụng lò hơi đốt

bằng trấu thay cho dầu FO) nhằm tiết kiệm chi

phí và hạn chế chất thải có hại ra môi trường.

ü Không sử dụng các thiết bị làm lạnh sử dụng

CFC làm ảnh hưởng tới tầng ozon.

ü Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về công tác

kiểm tra, giám sát môi trường, kịp thời có biện

pháp xử lý nhằm bảo đảm môi trường sản

xuất.

Cộng đồng, xã hội: “Chung tay vì cộng đồng”

Tham gia tích cực trong các hoạt động an sinh

xã hội tại địa phương, góp phần cùng Tổng

Công ty mang đến thông điệp “Bia Sài Gòn

chung tay với cộng đồng” như hỗ trợ cho người

nghèo, chăm lo cho đối tượng chính sách,

khuyến học, khuyến tài...góp phần cùng xây

dựng quê hương đất nước.

Chiến lược phát triển trung và dài hạn

ü Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao uy

tín thương hiệu Bia Sài Gòn;

ü Giữ vững và phát triển thị phần Bia Sài Gòn trong khu vực;

ü Xây dựng môi trường làm việc thân thiện và hiệu quả. Tạo

mọi điều kiện để nhân tài gắn bó, sáng tạo và cống hiến;

ü Chung tay thực hiện các chương trình an sinh xã hội, hỗ

trợ cộng đồng và bảo vệ môi trường.

15 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

RỦI RO

Rủi ro kinh tế

Rủi ro về kinh tế là loại rủi ro hệ

thống được tạo ra từ yếu tố vĩ

mô (tốc độ tăng trưởng kinh tế,

lạm phát, tỷ giá, lãi suất…) đều

sẽ có ảnh hưởng trực tiếp hoặc

gián tiếp đến hoạt động sản

xuất kinh doanh của doanh

nghiệp nói chung và của WSB

nói riêng. Sự ổn định và vững

mạnh của nền kinh tế trong

nước cũng như thế giới đóng vai

trò hết sức quan trọng trong sự

phát triển của doanh nghiệp.

Năm 2017 vừa qua, kinh tế thế giới đã diễn biến tích cực hơn. Tốc độ tăng

trưởng kinh tế ở mức cao và nền tảng kinh tế vĩ mô dần được cải thiện. Kinh

tế Việt Nam từ đó cũng khởi sắc hơn nhờ các yếu tố: kinh tế thế giới khả

quan, những cải thiện về môi trường đầu tư, những cải thiện mạnh mẽ về cơ

chế chính sách của Chính phủ … giúp triển vọng hội nhập kinh tế quốc tế cũng

như hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng

GDP tăng khá cao, tăng 6,81% so với năm 2016. Mức tăng vượt mọi dự đoán

trước đó của các tổ chức lớn như World Bank hay ABD đưa ra. Mặt bằng lãi

suất được duy trì tương đối ổn định từ năm 2015 đến nay. Năm 2017 vừa

qua, tình hình giá cả và tỷ giá tương đối ổn định, lạm phát đạt 3,53%, thấp

hơn mức lạm phát mục tiêu 4%. Tỷ giá tương đối ổn định sẽ hỗ trợ doanh

nghiệp trong chi phí đầu vào không bị biến động nhiều, từ đó sẽ không làm

thay đổi quá lớn đối với giá vốn hàng bán và lợi nhuận Công ty.

Do không phải là mặt hàng thiết yếu nên tiêu thụ sản phẩm của Công ty phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập của người

dân. Tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thu nhập bình quân đầu người cũng như giá cả một số mặt hàng đều có

ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế nói chung và Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Tây nói riêng. Công

ty luôn có sự theo dõi những chuyển biến của nền kinh tế từ đó đề ra quyết định kịp thời hạn chế đến mức thấp nhất

rủi ro này cũng như có kế hoạch mở rộng phát triển khi điều kiện thuận lợi.

Rủi ro cạnh tranh

Thị trường Việt Nam vốn là một thị trường lớn với tổng lượng tiêu thụ bia rượu hằng năm luôn ở mức cao. Trong vài

năm trở lại đây, Việt Nam được ví như “nam châm” thu hút hầu hết các đại gia bia ngoại, những doanh nghiệp này

với lợi thế thương hiệu, mẫu mã và chất lượng cao cùng với những chiến lược marketing rầm rộ đã khiến thị trường

bia trong nước có sự cạnh tranh khốc liệt để giành thị phần. Điều này đặt các doanh nghiệp ngành bia trong nước

phải có sự đầu tư trang thiết bị, cải tiến công nghệ, tăng sản lượng lẫn chất lượng để tạo ra những sản phẩm đáp

ứng tốt thị hiếu của người tiêu dùng với giá bán hợp lý, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.

Việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA), hình thành Cộng đồng ASEAN sẽ mở ra cơ hội và không gian

phát triển rộng lớn hơn cho Công ty, nhưng đồng thời cũng tạo ra những thách thức không hề nhỏ. Tiến trình này sẽ

thu hút mạnh các nhà đầu tư ngoại tham gia vào nền kinh tế, tạo nên sự đa dạng trong cả cung và cầu, song song

đó là sự cạnh tranh mạnh mẽ do hội nhập mang lại.

THÔNG TIN CHUNG 16

Rủi ro pháp lý

Mọi quy định pháp luật về kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Một môi trường pháp lý lành mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh

và vừa điều chỉnh các hoạt động kinh tế của mình có hiệu quả. Là doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức công ty cổ

phần, Công ty chịu sự chi phối của các luật như Luật Doanh Nghiệp, Luật Thuế, Bộ luật Lao động… Ngoài ra, việc ban

hành hoặc thay đổi chính sách, các quy định mới liên quan đến hoạt động của ngành có thể ảnh hưởng đến hoạt

động của Công ty. Những thay đổi trong các Luật; Quy định nêu trên và những thay đổi trong chính sách quản lý vĩ

mô đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Để hạn chế những sai phạm và điều chỉnh chiến

lược kinh doanh phù hợp Công ty luôn chủ động nghiên cứu nắm bắt các quy định mới, từ đó áp dụng thực tế vào

các quy trình nghiệp vụ để có được sự tuân thủ pháp luật với mức độ cao nhất.

Bia là sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Do đặc thù

này, các Công ty sản xuất bia trong đó có Công ty CP

Bia Sài Gòn – Miền Tây chịu ảnh hưởng lớn nếu như có

sự thay đổi chính sách thuế của Chính phủ. Hiện tại

thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với bia đang ở mức 60%

nhưng đến ngày 01/01/2018 sẽ tăng lên 65%, tức tăng

thêm 5%. Cộng thêm vào đó, Bộ Tài chính mới đây đề

xuất tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) với bia lên mức

12% từ đầu năm 2019. Do phải cõng thuế chồng thuế

như vậy nên dự báo giá bia chắc chắn sẽ tăng theo.

Nhưng giá bia tăng cụ thể bao nhiêu còn phụ thuộc vào

thị trường, sự cạnh tranh và chiến lược của từng công

ty. Như vậy, trong thời gian tới lợi nhuận của Công ty

sẽ chịu nhiều ảnh hưởng từ việc thuế tiêu thụ đặc biệt

liên tục có sự gia tăng. Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền

Tây có kế hoạch nghiên cứu và đề xuất Tổng Công ty

điều chỉnh giá bán hợp lý phù hợp với thị hiếu của

người tiêu dùng đảm bảo duy trì được sản lượng tiêu

thụ ổn định, đồng thời kiểm soát tốt các điểm hao phí,

tiết kiệm tối đa nhằm hạn chế sự sụt giảm lợi nhuận.

17 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

Rủi ro đặc thù ngành

Sản phẩm của Công ty là mặt hàng bia, đây là hàng hóa không thiết yếu nên mức tiêu thụ của sản phẩm phụ thuộc

lớn vào thu nhập của người tiêu dùng. Thị trường ngành bia được đánh giá là thị trường tiềm năng khi mức thu nhập

trung bình và nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng tăng. Điều này sẽ bị tác động rất nhiều từ giá bia, khi một

biến động nhỏ tăng giá của giá bia cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến Công ty.

Nguyên liệu đầu vào chủ yếu của Công ty gồm: malt,

gạo, hoa cao houblon. Malt là tên gọi chung chỉ ngũ

cốc nảy mầm (đại mạch, tiểu mạch, thóc gạo, thóc

nếp), là nguồn nguyên liệu chính cho quá trình lên men

và góp phần lớn trong việc tạo hương vị và màu sắc

cho bia. Tuy nhiên Việt Nam chưa trồng được malt đại

mạch dùng để sản xuất bia, do đó phải nhập từ nước

ngoài. Giá thành và chất lượng của từng loại bia sẽ

tương ứng với hàm lượng malt nguyên chất. Giá malt

WSB được chốt trong năm 2017 giảm 5,45% so với giá

của năm 2016. Điều này đã tạo thuận lợi rất nhiều cho

doanh nghiệp hoạt động trong năm.

Và một nguyên liệu quan trọng thứ 2 phải nhập khẩu

là hoa Houblon do loại hoa này chỉ thích hợp trồng ở

vùng khí hậu ôn đới. Tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ

(khoảng 2% - 3%) nhưng hoa Houblon là nguyên liệu

tạo nên vị đắng dịu, hương thơm đặc trưng làm tăng

khả năng tạo và giữ bền bọt cho bia. Có thể thấy, 2

loại nguyên liệu này là không thể thay thế nên biến

động về giá mua, biến động lãi suất hay những tác

động từ bên ngoài như thiên tai, lũ lụt … khiến mùa vụ

bị thiệt hại cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất

kinh doanh của Công ty.

Trước tình hình này, việc dự trữ nguyên liệu nhằm ổn định sản xuất và giá thành là rất cần thiết, đòi hỏi Công ty phải

tính toán hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong khâu dự trữ. Tuy nhiên rủi ro này cũng được giảm nhẹ

bởi khả năng dự trữ nguyên liệu và các mối quan hệ lâu năm với các nhà cung cấp nguyên liệu trong và ngoài nước

của Tổng Công ty CP Bia – Rượu – NGK Sài Gòn. Bên cạnh đó, Công ty luôn nỗ lực để có được các hợp đồng mua các

loại nguyên liệu khác với chất lượng tốt, ổn định, mức giá hợp lý để hạn chế rủi ro cho mình. Hiện tại, hoạt động nhập

khẩu, thu mua nguyên vật liệu chính (malt, houblon) do Tổng Công ty CP Bia – Rượu – NGK Sài Gòn (Sabeco) đảm

nhiệm toàn bộ từ việc lên kế hoạch, tìm nguồn hàng, soạn thảo kí kết hợp đồng cũng như phân phối về các công ty

con và công ty thành viên theo đơn đặt hàng của từng công ty.

Bia là hàng hóa có hạn sử dụng nhất định, chính vì thế chính sách phân phối tiêu thụ sản phẩm cũng như lưu kho

thành phẩm sẽ phải được tiến hành nhịp nhàng, xuyên suốt tránh gây ra sự ứ đọng tồn kho quá nhiều, dẫn đến hết

hạn sản phẩm hay hư hỏng, tốn chi phí gây thiệt hại đến Công ty. Thông qua Công ty CP Thương mại Bia Sài Gòn

khu vực với mạng lưới phân phối rộng khắp các tỉnh miền Tây, cùng với các lợi thế về mặt thương hiệu và chất lượng,

Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Tây có những chiến lược cụ thể từ hoạt động sản xuất, lưu kho, chú trọng phối hợp

cùng Công ty thương mại Bia Sài Gòn để phân phối sản phẩm nhằm đáp ứng đến mức tốt nhất nhu cầu tiêu thụ trong

những mùa cao điểm cũng như tránh gây ra những tổn thất do bảo quản và tồn kho sản phẩm quá lâu.

THÔNG TIN CHUNG 18

Hiện nay, hiện tượng hàng giả, trong lĩnh vực nước giải khát, bia rượu đang trở thành một thực trạng đáng lo ngại

đối với các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh lành mạnh trên thị trường. Hàng giả không chỉ gây hại

về mặt tài chính, thương hiệu của Công ty mà còn gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. Công ty

CP Bia Sài Gòn - Miền Tây luôn chú trọng phối hợp với các đơn vị trong cùng hệ thống để duy trì các chiến dịch quảng

bá thương hiệu theo định hướng của Tổng Công ty, giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết thương hiệu Bia Sài Gòn,

tránh mua nhầm sản phẩm kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Rủi ro khác

Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty còn chịu một số rủi ro mang tính bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn,

chiến tranh, dịch bệnh… Những rủi ro này ít có khả năng xảy ra nhưng nếu xảy ra thì có thể tác động mạnh mẽ đến

hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Ngoài ra, để tránh xảy ra các rủi ro gây ô nhiễm

môi trường, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty luôn chú trọng đến việc đầu tư các thiết bị ít tiêu hao năng

lượng, thân thiện với thiên nhiên, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động, giảm thiểu tác hại đến môi trường

sống xung quanh địa bàn Công ty hoạt động.

19 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ

· Hội đồng quản trị

· Ban Giám đốc

· Ban Kiểm soát

· Những thay đổi trong Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Giám đốc

· Tình hình nhân sự và các chính sách đối với người lao động

TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ 20

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Cơ cấu Hội đồng quản trị

STT Thành viên HĐQT Chức vụ

1 Ông Nguyễn Thành Nam Chủ tịch HĐQT

2 Bà Nguyễn Thị Hoàng Lan Thành viên HĐQT

3 Ông Trần Nguyên Trung Thành viên HĐQT

4 Ông Phạm Đình Hùng Thành viên HĐQT

5 Ông Nguyễn Văn Đồi Thành viên HĐQT

21 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

Ø Ông Nguyễn Thành Nam - Chủ tịch Hội đồng quản trị

Năm sinh 1970

Trình độ chuyên môn Thạc sĩ Kinh tế ngành Quản lý kinh tế và Nhà nước

Quá trình công tác

09/1988 - 12/1990 Công nhân cơ khí tại BKK Biterfeld – CHDC Đức

1991 – 03/2015 Nhân sự Tổng Công ty CP Bia – Rượu – NGK Sài Gòn trong lĩnh vực quản lý cung

ứng và sản xuất

03/2015 – 02/2016 Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Bia – Rượu – NGK Sài Gòn

Trưởng Ban mua hàng Tổng Công ty CP Bia – Rượu – NGK Sài Gòn

03/2016 đến 02/2017 Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Bia – Rượu – NGK Sài Gòn

Giám đốc Nhà máy Bia Sài Gòn – Củ Chi

Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Tây

02/2017 đến 06/2017 Thành viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Bia – Rượu – NGK Sài Gòn

Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Tây

06/2017 đến nay Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Bia – Rượu – NGK Sài Gòn

Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Tây

Chức vụ tại tổ chức khác Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Bia – Rượu – NGK Sài Gòn

Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bia Sài Gòn – Lâm Đồng

SLCP đại diện 3.045.000 cổ phiếu chiếm 21,00% VĐL

SLCP cá nhân sở hữu 0 cổ phiếu chiếm 0% VĐL

TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ 22

Ø Bà Nguyễn Thị Hoàng Lan – Thành viên Hội đồng quản trị

Năm sinh 1976

Trình độ chuyên môn Thạc sỹ quản trị kinh doanh

Quá trình công tác

07/2000 -04/2002 Chuyên viên Marketing – Công ty Bia Sài Gòn

04/2002 – 03/2005 Phụ trách thị trường và Marketing Công ty TMDC Bia Rượu NGK, Chủ tịch Công đoàn

Công ty kiêm Bí thư đoàn thanh niên Công ty

04/2005 – 04/2006 Phó phòng Tổng hợp tổ chức – hành chính của Công ty TMDV Bia Rượu NGK Sài Gòn

04/2006 – 09/2007 Phó trưởng ban Quản lý đầu tư & phát triển Tổng Công ty CP Bia – Rượu – NGK Sài

Gòn, Phó chủ tịch Công đoàn khối cơ quan Tổng Công ty

09/2007 – 05/2008 Phó trưởng ban Quản lý đầu tư & phát triển kiêm Trưởng phòng Quản lý đầu tư &

phát triển, Tổng Công ty CP Bia – Rượu – NGK Sài Gòn

05/2008 – 10/2012 Phó trưởng ban đầu tư Tổng Công ty CP Bia – Rượu – NGK Sài Gòn

11/2012 – 04/2016 Phó trưởng ban nhân sự Tổng Công ty CP Bia – Rượu – NGK Sài Gòn

04/2016 – 02/2017 Phó ban/phụ trách ban Tổ chức nhân sự Tổng Công ty CP Bia – Rượu – NGK Sài Gòn

02/2017 – nay Trưởng ban Tổ chức nhân sự Tổng Công ty CP Bia – Rượu – NGK Sài Gòn

Chức vụ tại tổ chức khác Trưởng ban tổ chức nhân sự Tổng Công ty CP Bia - Rượu - NGK Sài Gòn

Thành viên HĐQT Công ty CP Bia – NGK Sài Gòn – Tây Đô

SLCP đại diện 2.175.000 cổ phiếu chiếm 15,00% VĐL

SLCP cá nhân sở hữu 0 cổ phiếu chiếm 0% VĐL

23 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

Ø Ông Trần Nguyên Trung – Thành viên Hội đồng quản trị

Năm sinh 1967

Trình độ chuyên môn Cử nhân kinh tế

Quá trình công tác

1989 – 1990 Nhân viên kế toán - Xí nghiệp Cơ khí Khánh Hội, đơn vị thành viên Liên hiệp xí nghiệp

Rượu Bia NGK

1990 – 16/7/2006 Nhân viên kế toán Tổng Công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn

Từ 16/7/2006 Phó trưởng phòng Kế toán thuộc Ban Tài chính Kế toán Tổng Công ty Bia - Rượu -

NGK Sài Gòn

Từ 06/9/2007 Phó trưởng phòng Tài chính thuộc Ban Tài chính Kế toán Tổng Công ty Bia - Rượu -

NGK Sài Gòn

Ngày 15/10/2007 Kiêm nhiệm phụ trách kế toán Xí nghiệp dịch vụ - Kỹ thuật

Ngày 16/6/2008 Phó trưởng phòng kế toán thuộc Ban Tài chính kế toán Tổng Công ty CP Bia - Rượu

- NGK Sài Gòn

Ngày 16/7/2012 đến nay Phó trưởng Ban Kế toán Thống kê Tổng Công ty CP Bia – Rượu – NGK Sài Gòn

Từ tháng 9/2012 đến 05/2016 Trưởng Ban kiểm soát Công ty CP Bia Sài Gòn – Quảng Ngãi

Từ tháng 5/2016 đến 04/2017 Thành viên Ban kiểm soát Công ty CP Bia Sài Gòn – Quảng Ngãi

Từ 04/2017 đến nay Thành viên HĐQT Công ty CP Bia Sài Gòn – Quảng Ngãi

Từ 2013 đến 05/2016 Trưởng Ban kiểm soát Công ty CP thương mại Bia Sài Gòn Trung Tâm

Từ 05/2016 đến nay Thành viên Ban kiểm soát Công ty CP thương mại Bia Sài Gòn Trung Tâm

Từ 2015 đến 05/2016 Trưởng Ban kiểm soát Công ty CP Bia Sài Gòn – Kiên Giang

Từ 05/2016 đến nay Thành viên Ban kiểm soát Công ty CP Bia Sài Gòn – Kiên Giang

03/2017 – Nay Thành viên HĐQT Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Tây

Chức vụ tại tổ chức khác Phó ban Kế toán thống kê Tổng Công ty CP Bia - Rượu - NGK Sài Gòn

Thành viên HĐQT Công ty CP Bia Sài Gòn – Quảng Ngãi

Thành viên HĐQT Công ty CP Bia Sài Gòn – Bạc Liêu

Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn Sóc Trăng

SLCP đại diện 2.175.000 cổ phiếu chiếm 15,00% VĐL

SLCP cá nhân sở hữu 0 cổ phiếu chiếm 0% VĐL

TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ 24

Ø Ông Phạm Đình Hùng – Thành viên Hội đồng quản trị

Năm sinh 1956

Trình độ chuyên môn Cử nhân kinh tế

Quá trình công tác

1974 - 1989 Tham gia quân đội nhân dân Việt Nam

1989 - 2004 Chuyển ngành về công tác tại Cục dự trữ Quốc gia - Chức vụ: Phó giám đốc

2004 - 2006 Trưởng kho vật tư Tổng Công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn

2006 - 2008 Phó trưởng Ban cung ứng kiêm trưởng phòng Kế hoạch mua hàng TCT Bia -

Rượu - NGK Sài Gòn

06/2008 – 12/2016 Thành viên HĐQT, Giám đốc Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Tây

Từ 2017 đến nay Thành viên HĐQT Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Tây

Chức vụ tại tổ chức khác Chủ tịch HĐQT Công ty CP Kinh doanh Lương thực thực phẩm Trường Sa

SLCP đại diện 0 cổ phiếu chiếm 0% VĐL

SLCP cá nhân sở hữu 0 cổ phiếu chiếm 0% VĐL

Ø Ông Nguyễn Văn Đồi – Thành viên Hội đồng quản trị

Năm sinh 1960

Trình độ chuyên môn Thạc sỹ kinh tế

Quá trình công tác

Từ 1985 – 1988 Kế toán Trạm thực phẩm Minh Hải – Công ty thực phẩm II

Từ 1989 – 1993 Quản đốc Trạm thực phẩm Minh Hải – Công ty thực phẩm II

Từ 1994 – 1998 Chuyên viên – Công ty thực phẩm Tây Nam Bộ - Bộ Thương mại

Từ 1999 -2006 Giám đốc Trung tâm kinh doanh Rượu Bia NGK – Công ty thực phẩm và

dịch vụ Tổng hợp – Bộ Thương mại

Từ 2006 đến nay Ủy viên HĐQT – Công ty CP Bia Sài Gòn – Miền Tây

Từ 2007 đến 08/2017 Ủy viên HĐQT kiêm Giám đốc Công ty CP Bia Sài Gòn – Bạc Liêu

Từ 08/2017 đến nay Ủy viên HĐQT Công ty CP Bia Sài Gòn – Bạc Liêu

Từ 07/2009 đến nay Ủy viên HĐQT kiêm Phó Giám đốc Công ty CP Địa ốc và xây dựng SSG2

Từ 2012 đến nay Ủy viên HĐQT Công ty CP Bia Sài Gòn – Vĩnh Long

Chức vụ tại tổ chức khác Thành viên HĐQT Công ty CP Bia Sài Gòn - Vĩnh Long;

Thành viên HĐQT Công ty CP Bia Sài Gòn – Bạc Liêu;

Ủy viên HĐQT kiêm Phó Giám đốc Công ty CP Địa ốc và xây dựng SSG2

SLCP đại diện 0 cổ phiếu chiếm 0% VĐL

SLCP cá nhân sở hữu 237.300 cổ phiếu chiếm 1,64% VĐL

25 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

BAN GIÁM ĐỐC

Cơ cấu Ban Giám đốc

STT Họ và tên Chức vụ

1 Lê Đăng Khoa Giám đốc

2 Nguyễn Đức Tuấn Phó Giám đốc

3 Phạm Minh Quân Phó Giám đốc

4 Trương Thị Mỹ Hồng Kế toán trưởng

Ø Ông Lê Đăng Khoa – Giám đốc Công ty

Năm sinh 1967

Trình độ chuyên môn Kỹ sư Công nghệ thực phẩm, Cử nhân kinh tế

Quá trình công tác

10/1989 đến 05/1997 Cán bộ giảng dạy Trường Đại học Cần Thơ

07/1997 đến 10/2000 Cán bộ trợ lý và tư vấn BGĐ Công ty Rượu - Bia - NGK Hậu Giang

06/2002 đến 12/2005 Tổ trưởng, quản đốc phân xưởng nấu bia – Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Cần Thơ

01/2006 đến 12/2006 Phó BQLDA – CTCP Bia Sài Gòn – Miền Tây

01/2007 đến 12/2008 Trưởng phòng Kỹ thuật CN ĐT & QA CTCP Bia Sài Gòn - Miền Tây

01/2009 đến 12/2016 Phó Giám đốc Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Tây

01/2017 đến nay Giám đốc Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Tây

Chức vụ tại tổ chức khác Không có

SLCP đại diện 0 cổ phiếu chiếm 0% VĐL

SLCP cá nhân sở hữu 0 cổ phiếu chiếm 0% VĐL

TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ 26

Ø Ông Nguyễn Đức Tuấn – Phó Giám đốc Công ty

Năm sinh 1970

Trình độ chuyên môn Kỹ sư Công nghệ thực phẩm

Quá trình công tác

05/1993 – 11/1994 Xí nghiệp Chế biến thực phẩm Meko thuộc Liên doanh Meko

11/1994 – 12/1995 Nhân viên – Ban quản lý công trình Nhà máy Bia Sóc Trăng

01/1996 – 05/2005 Phó quản đốc xưởng sản xuất của các đơn vị: Nhà máy Bia Sóc Trăng/Công ty Bia Sóc

Trăng/Nhà máy Bia Sài Gòn – Sóc Trăng/Công ty CP Bia Sài Gòn – Sóc Trăng (thay đổi tên

theo từng thời kỳ)

05/2005 – 06/2006 Trưởng phòng kỹ thuật Công ty CP Bia Sài Gòn – Sóc Trăng

07/2006 – 12/2006 Trưởng phòng kỹ thuật Công ty CP Bia Sài Gòn – Miền Tây

01/2007 – 08/2007 Phó giám đốc Nhà máy Bia Sài Gòn – Sóc Trăng thuộc Công ty CP Bia Sài Gòn – Miền Tây

08/2007 – 08/2015 Giám đốc Nhà máy Bia Sài Gòn – Sóc Trăng

09/2015 – 12/2017 Giám đốc Nhà máy Bia Sài Gòn – Cần Thơ

Từ 12/2017 đến nay Phó giám đốc Công ty CP Bia Sài Gòn – Miền Tây

Chức vụ tại tổ chức khác Không có

SLCP đại diện 0 cổ phiếu chiếm 0% VĐL

SLCP cá nhân sở hữu 1.000 cổ phiếu chiếm 0,01% VĐL

27 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

Ø Ông Phạm Minh Quân – Phó Giám đốc Công ty

Năm sinh 1988

Trình độ chuyên môn Cử nhân Kinh tế

Quá trình công tác

12/2012 -06/2013 Nhân viên Công ty CP Bia Sài Gòn – Miền Tây

07/2013 – 3/2014 Phó Văn phòng – Phụ trách VPĐD Công ty CP Bia Sài Gòn – Miền Tây tại TPHCM

4/2014 – 09/2014 Trưởng VPĐD Công ty CP Bia Sài Gòn – Miền Tây tại TPHCM

10/2014 – 09/2015 Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn Sóc Trăng

04/09/2015 đến nay Phó Giám đốc Công ty CP Bia Sài Gòn – Miền Tây

Chức vụ tại tổ chức khác Không có

SLCP đại diện 0 cổ phiếu chiếm 0% VĐL

SLCP cá nhân sở hữu 0 cổ phiếu chiếm 0% VĐL

Ø Bà Trương Thị Mỹ Hồng – Kế toán trưởng

Năm sinh 1972

Trình độ Cử nhân kinh tế, Cử nhân Luật

Quá trình công tác

04/1998 - 11/2001 Nhân viên Phòng Tài chính Kế toán Nhà máy Bia Sài Gòn - Sóc Trăng

12/2001 - 07/2002 Nhân viên Phòng Tài chính Kế toán Nhà máy Bia Sài Gòn - Cần Thơ

08/2002 - 04/2005 Phụ trách Phòng Tài chính Kế toán Nhà máy Bia Sài Gòn - Cần Thơ

05/2005 - 06/2006 Kế toán trưởng Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Cần Thơ

07/2006 - 06/2012 Trưởng phòng Tài chính - Kế toán Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Miền Tây

07/2012 - 06/2016 Trưởng phòng Tài chính - Kiểm toán nội bộ Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Miền Tây

07/2016 - Nay Kế toán trưởng Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Miền Tây

Chức vụ tại tổ chức khác Không có

SLCP đại diện 0 cổ phiếu chiếm 0 % VĐL

SLCP cá nhân sở hữu 5.220 cổ phiếu chiếm 0,04% VĐL

TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ 28

BAN KIỂM SOÁT

Cơ cấu Ban kiểm soát

STT Họ và tên Chức vụ

1 Trần Thị Loan Anh Trưởng BKS

2 Đoàn Tiến Dũng Thành viên BKS

3 Nguyễn Văn Doanh Thành viên BKS

Ø Bà Trần Thị Loan Anh – Trưởng Ban Kiểm soát

Năm sinh 1981

Trình độ chuyên môn Cử nhân Kinh tế

Quá trình công tác

Tháng 4/2003 - 2008 Kế toán tổng hợp tại Công ty May Tây Đô

Từ năm 2009 - 5/2010 Kế toán tổng hợp Công ty TNHH Thủy Sản Panga Mekong

Tháng 6/2010 - 6/2011 Kế toán tổng hợp Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Tây

Tháng 6/2011 - 10/2013 Kế toán tổng hợp Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Tây

Phụ trách phòng kế toán Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn Sóc Trăng

Tháng 10/2013 - 04/2014 Phó phòng kế toán Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Tây

Phụ trách phòng kế toán Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn Sóc Trăng

Tháng 04/2014 - 06/2016 Phó phòng, phụ trách P kế toán Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Tây

Phụ trách phòng kế toán Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn Sóc Trăng đến 06/2015

Tháng 7/2016 - nay Trưởng ban kiểm soát chuyên trách tại Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Tây

03/2016 – Nay Thành viên ban kiểm soát Công ty CP Bia – NGK Sài Gòn – Tây Đô

Chức vụ tại tổ chức khác Không có

SLCP đại diện 0 cổ phiếu chiếm 0% VĐL

SLCP cá nhân sở hữu 0 cổ phiếu chiếm 0% VĐL

29 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

Ø Ông Nguyễn Văn Doanh – Thành viên Ban Kiểm soát

Năm sinh 1981

Trình độ chuyên môn Cử nhân Kinh tế

Quá trình công tác

2003 – 2005 Kế toán trưởng Công ty TNHH Xây dựng & Thương Mại Sài Gòn 9

2005 - 2006 Kế toán trưởng Công ty CP Thiên Phú An

2007 - 2017 Phó Phòng Tài chính - Kế toán Công ty CP Bia Sài Gòn - Bạc Liêu

2008 - nay Phụ trách kế toán/Kế toán trưởng Công ty CP Bia Sài Gòn - Vĩnh Long

06/2012 - nay Thành viên Ban kiểm soát Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Tây

Chức vụ tại tổ chức khác Không có

SLCP đại diện 0 cổ phiếu chiếm 0% VĐL

SLCP cá nhân sở hữu 0 cổ phiếu chiếm 0% VĐL

Ø Ông Đoàn Tiến Dũng – Thành viên Ban Kiểm soát

Năm sinh 1977

Trình độ chuyên môn Thạc sĩ Kinh tế

Quá trình công tác

Từ 2000 – 2004 Nhân viên Công ty TNHH Andhika Logistics

Từ 2004 – 2008 Trưởng phòng kinh doanh Công ty TNHH Vạn Thọ

Từ 2009 – 2011 Du học tại Úc

Từ 2013 đến 2017 Chuyên viên ban Kế hoạch – Tổng hợp Tổng Công ty CP Bia – Rượu – NGK Sài Gòn

Từ 2017 đến nay Trưởng phòng TC, ban Kế hoạch – Tổng hợp Tổng Công ty CP Bia – Rượu – NGK Sài Gòn

Thành viên Ban kiểm soát Công ty CP Bia Sài Gòn – Miền Tây Chức vụ tại tổ chức khác Không có

SLCP đại diện 0 cổ phiếu chiếm 0% VĐL

SLCP cá nhân sở hữu 0 cổ phiếu chiếm 0% VĐL

TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ 30

NHỮNG THAY ĐỔI TRONG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ,

BAN GIÁM ĐỐC, BAN KIỂM SOÁT

- Trong năm 2017, HĐQT và BKS giai đoạn 2012-2017 hết nhiệm kỳ. Đại hội đồng cổ đông tiến hành bầu HĐQT và

BKS nhiệm kỳ 2017-2022 (theo Nghị quyết số 10/2017/NQ-ĐHCĐ ngày 26/04/2017):

STT Họ và tên Chức vụ Thời điểm trở thành người

nội bộ

Thời điểm không còn là người nội bộ

Ghi chú

I HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

1 Nguyễn Thành Nam Chủ tịch HĐQT 10/03/2016

Trúng cử nhiệm kỳ 2017-2022

2 Nguyễn Thị Hoàng Lan Thành viên HĐQT 26/04/2017

3 Trần Nguyên Trung Thành viên HĐQT 26/04/2017

4 Phạm Đình Hùng Thành viên HĐQT 2008

5 Nguyễn Văn Đồi Thành viên HĐQT 2007

6 Trương Hùng Dũng Thành viên HĐQT 26/04/2017 Hết nhiệm kỳ

7 Đỗ Văn Vẻ Thành viên HĐQT 26/04/2017

II BAN KIỂM SOÁT

1 Trần Thị Loan Anh Trưởng BKS 2013

Trúng cử nhiệm kỳ 2017-2022

2 Đoàn Tiến Dũng Thành viên BKS 26/04/2017

3 Nguyễn Văn Doanh Thành viên BKS 2012

4 Đồng Việt Trung Thành viên BKS 26/04/2017 Hết nhiệm kỳ

- Bổ nhiệm Ông Nguyễn Đức Tuấn, Giám đốc Nhà máy Bia Sài Gòn – Cần Thơ giữ chức vụ Phó Giám đốc Công ty CP

Bia Sài Gòn – Miền Tây từ ngày 22/12/2017 theo quyết định số 129/2017/QĐ-HĐQT.

31 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

TÌNH HÌNH NHÂN SỰ VÀ CÁC CHÍNH SÁCH ĐỐI

VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG

Cơ cấu nhân sự

Hết ngày 31/12/2017, tình hình nhân sự tại Công ty như sau:

STT Tính chất phân loại Số lượng Tỷ trọng (%)

A Theo trình độ 250 100,00%

1 Trình độ đại học, trên đại học 141 56,40%

2 Trình độ cao đẳng, trung cấp 57 22,80%

3 Khác 52 20,80%

B Địa bàn công tác 250 100,00%

1 Công ty CP Bia Sài Gòn – Miền Tây 141 56,40%

2 Văn phòng đại diện tại TPHCM 3 1,20%

3 Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn Sóc Trăng 106 42,40%

C Tính chất HĐLĐ 250 100,00%

1 Hợp đồng không xác định thời hạn 174 69,60%

2 Hợp đồng có xác định thời hạn 76 30,40%

3 Hợp đồng thời vụ 0 0,00%

56,40%

22,80%

20,80%

CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO TRÌNH ĐỘ

Đại học, Trên Đại học Cao đẳng, Trung cấp Khác

56,40%

1,20%

42,40%

CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO ĐỊA BÀN

Văn phòng Công ty và Nhà máy Bia Sài Gòn - Cần Thơ

Văn phòng đại diện tại Tp.HCM

CT TNHH MTV Bia Sài Gòn - Sóc Trăng

TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ 32

Chính sách đối với người lao động

Luôn xây dựng một môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các quy định của

pháp luật về tiền lương, bảo hiểm, y tế môi trường, bồi dưỡng lao động độc hại... Giúp người lao động đảm bảo sức khỏe,

thu nhập ổn định yên tâm công tác.

ü Luôn thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về lao động tiền lương, bảo hiểm, y tế môi

trường, bồi dưỡng lao động độc hại. Giúp người lao động có thu nhập và sức khỏe ổn định, yên tâm công tác.

ü Thỏa ước lao động tập thể được ký kết và thực hiện đúng quy định, quyền lợi người lao động được đảm bảo.

ü Hệ thống thang bảng lương được xây dựng lại phù hợp hơn với vị trí công việc và khuyến khích đóng góp của người

lao động. Chính sách trả lương, thưởng, phúc lợi được thực hiện theo quy chế rõ ràng, công khai minh bạch.

ü Thông qua tổ chức Công đoàn để tuyên truyền các chính sách có liên quan cho người lao động; thường xuyên

chăm lo đời sống CBCNV thông qua các công tác: thăm hỏi ốm đau, thai sản, hỗ trợ người lao động gặp khó khăn

tài chính, tổ chức du lịch nghỉ mát định kỳ giúp CBCNV tái tạo sức lao động, hoạt động văn thể mỹ được đầu tư và

tổ chức hợp lý, thiết thực giúp nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động.

ü Xem xét khen thưởng động viên kịp thời cho người lao động đã có đóng góp giúp Công ty tiết kiệm chi phí thông

qua việc xét duyệt các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất.

ü Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nâng cao tay nghề, bổ sung kiến thức về an toàn lao động, phòng chống

cháy nổ, an toàn vệ sinh thực phẩm...

ü Phấn đấu duy trì các chính sách lương, thưởng, bảo hiểm, phúc lợi đã thực hiện tốt cho người lao động trong

những năm gần đây. Bảo đảm mức thu nhập cho CBCNV năm 2018 ổn định.

ü Xây dựng và ban hành hệ thống thang bảng lương và các khoản bảo hiểm mới phù hợp hơn với thực tế sản xuất,

kích thích tăng năng suất lao động, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

ü Phát huy vai trò tích cực của tổ chức Công đoàn: là cầu nối đắc lực của Ban điều hành và người lao động Công ty.

ü Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, chia sẻ, người lao động được ủng hộ phát huy hết năng lực cá nhân,

sáng tạo, cống hiến cũng như học tập trao dồi kiến thức, tay nghề.

STT Năm Mức lương bình quân

(Triệu đồng/ người /tháng)

1 2014 10,51

2 2015 10,86

3 2016 15,41

4 2017 16,63

5 Dự kiến năm 2018 14,38

33 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM

· Tình hình hoạt động kinh doanh

· Tình hình hoạt động đầu tư

· Tình hình tài chính

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM 34

ĐÁNH GIÁ CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

Khoản mục TH 2016 KH 2017 TH 2017 TH2017/ TH2016

TH2017/ KH2017

SẢN LƯỢNG SẢN XUẤT 119.637.614 100.000.000 123.852.397 103,52% 123,85%

Bia chai export 355ml 38.027.991 26.000.000 24.442.645 64,28% 94,01%

Bia chai lager 450ml 25.486.668 20.000.000 28.666.728 112,48% 143,33%

Bia chai lager 355ml 7.689.165 14.000.000 21.520.363 279,88% 153,72%

Bia lon 333 10.936.308 5.000.000 1.160.811 10,61% 23,22%

Bia lon Lager 37.442.426 35.000.000 47.917.893 127,98% 136,91%

Bia khác 55.056 - 143.958 261,48% -

SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ 118.885.291 100.000.000 125.465.142 105,53% 125,47%

Bia chai export 355ml 38.579.469 26.000.000 25.121.575 65,12% 96,62%

Bia chai lager 450ml 24.813.198 20.000.000 29.406.600 118,51% 147,03%

Bia chai lager 355ml 7.412.826 14.000.000 21.627.914 291,76% 154,49%

Bia lon 333 10.559.974 5.000.000 1.638.545 15,52% 32,77%

Bia lon Lager 37.464.768 35.000.000 47.526.653 126,86% 135,79%

Bia khác 55.056 - 143.856 261,29% -

DOANH THU 903.021.391.468 748.505.895.844 926.807.156.758 102,63% 123,82%

LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 120.294.500.967 84.156.168.000 132.554.590.093 110,17% 157,49%

LỢI NHUẬN SAU THUẾ 109.447.143.941 78.124.731.960 121.319.684.666 110,83% 155,26%

TỶ SUẤT LNST/VĐL 75,48% 53,88% 83,65% - -

105

120124

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

SẢN LƯỢNG BIA SẢN XUẤT (TRIỆU LÍT)

104119 125

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

SẢN LƯỢNG BIA TIÊU THỤ (TRIỆU LÍT)

35 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

SẢN LƯỢNG BIA SẢN XUẤT

SẢN LƯỢNG BIA TIÊU THỤ

LỢI NHUẬN SAU THUẾ

23,85%

25,47%

55,26%

Hoạt động sản xuất chính

ü Về sản lượng sản xuất: Công ty đạt 123.852.397 lít/100.000.000 lít, đạt

123,85% kế hoạch năm; trong đó thấp nhất là bia lon 333 chỉ đạt 23,22% kế

hoạch; bia chai Lager 355 ml đạt cao nhất với sản lượng đạt 153,72%

ü Về sản lượng tiêu thụ: Công ty thực hiện được 125.465.142 lít/ 100.000.000 lít,

đạt 125,47% so với kế hoạch; trong đó bia lon 333 cũng chỉ đạt 32,77% kế

hoạch, thấp nhất trong các loại bia tiêu thụ và bia chai Lager 355 ml đạt cao

nhất với 154,49% kế hoạch.

Như vậy, cả 02 Nhà máy của Công ty đều vượt 20% công suất thiết kế. Đóng góp chủ lực từ hoạt

động sản xuất và tiêu thụ bia (hoạt động sản xuất chính của Công ty) với mức tăng ấn tượng nêu

trên giúp doanh thu và lợi nhuận của Công ty tăng trưởng cao trong năm 2017.

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2017

Các hoạt động kinh doanh khác

ü Thu hồi được chi phí giải phóng mặt bằng và bồi hoàn thuê đất trước đây đã chi khi mở rộng Nhà

máy Bia Sài Gòn – Sóc Trăng cũ, làm tăng thu nhập khác 3,2 tỷ đồng.

ü Quản trị dòng tiền hiệu quả, tận dụng tối đa nguồn tiền để trả nợ vay, tiết giảm chi phí tài chính.

Đến 31/12/2017, các khoản nợ vay dài hạn phục vụ cho 02 dự án lớn là “Đầu tư đồng bộ Nhà máy

Bia Sài Gòn – Cần Thơ công suất 50 triệu lít/năm” và “Đầu tư mới Nhà máy Bia Sài Gòn – Sóc

Trăng” đã được trả hết trước hạn. Nợ vay ngắn hạn toàn Công ty giảm 55 tỷ so với đầu kỳ, chi phí

lãi vay giảm 13 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.

ü Các tài sản không còn nhu cầu sử dụng hoặc lỗi thời được thanh lý kịp thời thu hồi vốn mang lại

thu nhập khác tương đương 01 tỷ đồng.

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM 36

Tổng lợi nhuận sản xuất kinh doanh trước thuế: đạt được gần 133 tỷ đồng, đạt 157,49% so kế

hoạch, đạt được kết quả trên là do:

ü Quản lý tốt công tác sản xuất và giao hàng, việc quản lý hao phí, chi phí sản xuất cũng được duy

trì và cải tiến.

ü Cơ sở hạ tầng thiết bị tại nhà máy được đầu tư đồng bộ, khép kín tạo điều kiện thuận lợi cho

công tác quản lý thiết bị, quản lý hao phí, tiết kiệm năng lượng, vật tư sản xuất.

ü Định mức kinh tế kỹ thuật được theo dõi sát sao nhằm giảm hao phí, tiết kiệm vật tư nguyên vật

liệu, hạ giá thành sản phẩm.

ü Giá cả nguyên vật liệu đầu vào (bao gồm cả nguyên liệu do Tổng Công ty CP Bia – Rượu – NGK

Sài Gòn cấp và Công ty tự mua) ổn định, chất lượng được kiểm soát chặt chẽ.

Từ đó giúp giảm chi phí kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm, góp phần làm tăng lợi nhuận.

37 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM 38

Những thay đổi trong chiến lược kinh doanh, thị trường mới và sản phẩm mới

Tiếp tục điều hành linh động trong công tác sản xuất và giao hàng nhằm đáp ứng nhu

cầu thị trường. kiến nghị Tổng Công ty CP Bia – Rượu – NGK Sài Gòn điều chỉnh sản

lượng, cơ cấu sản phẩm cho phù hợp hơn với thực tế như: giảm sản lượng Bia lon 333,

tăng sản lượng Bia lon Lager, nhận sản xuất Bia lon Lager phục vụ xuất khẩu với sản

lượng trên 8 triệu lít. Từ đó tối đa hóa được năng lực sản xuất của Công ty.

Công tác thị trường phát triển sản phẩm Bia tươi Sài Gòn được quan tâm nhiều hơn, nhờ

đó sản lượng trong năm tăng trưởng đáng kể (tăng 161% so với thực hiện năm 2016).

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG 2017 SO VỚI NĂM 2016

Lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận sau thuế 110,83%

110,17%

39 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

Các khoản đầu tư dự án

Tiếp tục triển khai đầu tư các hạng mục công trình, mua sắm thiết bị, cải tạo sửa chữa lớn

theo đúng kế hoạch đầu tư 2017 đã được ĐHĐCĐ phê duyệt như: hệ thống CIP lọc, máy

tách sạn nguyên vật liệu đầu vào, hệ thống làm giàu CO2, các thiết bị kiểm tra trong quy

trình đóng gói bao bì, thiết bị kiểm nghiệm... nhằm tăng cường công tác kiểm soát chất

lượng sản phẩm. Tổng giá trị đã giải ngân đầu tư mua sắm trong năm là 10,5 tỷ đồng.

Các khoản đầu tư tài chính

• Công ty con: Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn Sóc Trăng

- Địa chỉ: Lô S, Khu Công Nghiệp An Nghiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.

- Lĩnh vực sản xuất chính: sản xuất bia, rượu, cồn…

- Vốn điều lệ: 45.000.000.000 đồng.

- Tỷ lệ góp vốn của WSB: 100% vốn điều lệ.

• Công ty liên kết: Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Bạc Liêu.

- Địa chỉ: Lô B5, Khu Công Nghiệp Trà Kha, phường 8, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.

- Lĩnh vực sản xuất chính: sản xuất bia, rượu, cồn…

- Vốn điều lệ: 120.120.000.000 đồng.

- Tỷ lệ góp vốn của WSB: 20% vốn điều lệ, tương ứng 2.402.400 cổ phiếu.

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác

· Đầu tư vào cổ phiếu Công ty CP DIC Vũng Tàu 145.060 cổ phiếu

· Đầu tư dài hạn vào Công ty CP Bia – NGK Sài Gòn –Tây Đô 1.891.807 cổ phiếu

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM 40

41 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

Tình hình hoạt động của công ty con, công ty liên kết năm 2017

Khoản mục Công ty TNHH MTV Bia

Sài Gòn Sóc Trăng Công ty CP Bia

Sài Gòn – Bạc Liêu

Hoạt động kinh doanh

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 576.944.158.280 296.068.525.474

Doanh thu tài chính 73.329.547 366.024.772

Lợi nhuận trước thuế 71.790.732.905 49.151.156.051

Công ty con và Công ty liên kết đã có một năm hoạt động hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh:

ü Tại Công ty con: tổng doanh thu tăng 3%, lợi nhuận trước thuế tăng 25% so với thực hiện 2016.

ü Tại Công ty liên kết: Tổng doanh thu tuy giảm 8% so với năm trước tuy nhiên lợi nhuận trước thuế tăng

14%, chứng tỏ Công ty hiệu quả hơn trong quản lý chi phí sản xuất kinh doanh.

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM 42

TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

Tình hình tài chính

Chỉ tiêu Thực hiện 2016 Thực hiện 2017 % tăng giảm

Tổng tài sản 921.524.871.053 822.531.088.163 -10,74%

Doanh thu thuần 903.021.391.468 926.807.156.758 2,63%

Giá vốn hàng bán 738.848.304.886 763.804.708.550 3,38%

Lợi nhuận từ HĐKD 106.225.624.054 129.627.582.920 22,03%

Lợi nhuận khác 14.068.876.913 2.927.007.173 -79,20%

Lợi nhuận trước thuế 120.294.500.967 132.554.590.093 10,19%

Lợi nhuận sau thuế 109.447.143.941 121.319.684.666 10,85%

Lãi cơ bản trên cổ phiếu 6.201 6.621 6,77%

Năm vừa qua doanh thu tăng trưởng 2,63% so với năm 2016 đạt gần 927 tỷ đồng. Tuy giá vốn hàng bán có tăng nhưng

chỉ là một sự gia tăng nhỏ nên không làm ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Công ty. Nhờ vậy

mà lợi nhuận đã diễn biến tích cực khi đã tăng 22,01% so với năm 2016. Lợi nhuận khác có sự ghi nhận giảm mạnh là

do năm 2016 Công ty có thêm khoản thanh lý tài sản từ việc giải thể Nhà máy Bia Sài Gòn – Sóc Trăng.

Doanh thu từ hoạt động bán thành phẩm vẫn là chủ yếu

và chiếm vị thế với tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh

thu của WSB. Tính đến quý 4 của năm 2017, doanh thu

bán thành phẩm chiếm 98% tổng doanh thu, hoàn thành

vượt kế hoạch đặt ra và có được sự tăng trưởng so với

năm trước.

Kết quả hoạt động trong năm cho thấy, Công ty đã gặt

hái được nhiều thành công khi lợi nhuận sau thuế có sự

gia tăng 10,83% so với năm trước đạt mức 121 tỷ đồng,

lãi cơ bản trên cổ phiếu cũng được củng cố đáng kể khi

đã tăng từ 6.201 lên 6.621 đồng/cổ phiếu.

43 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu

Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017

Khả năng thanh toán

Hệ số thanh toán ngắn hạn Lần 0,32 0,28

Hệ số thanh toán nhanh Lần 0,14 0,06

Cơ cấu vốn

Hệ số nợ/Tổng tài sản % 46.40% 34,09%

Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu % 86.57% 51,73%

Năng lực hoạt động

Vòng quay hàng tồn kho Vòng 11,55 12,25

Vòng quay tổng tài sản Vòng 0,89 1,06

Khả năng sinh lời

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần % 12,12% 13,09%

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu % 22,95% 23,42%

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản % 10,73% 13,91%

Lợi nhuận từ HĐKD/Doanh thu thuần % 11,76% 13,99%

46,40%

34,09%

86,57%

51,73%

Năm 2016 Năm 2016

CƠ CẤU NGUỒN VỐN

Hệ số nợ/Tổng tài sản Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu

Cơ cấu nguồn vốn

Trong năm cơ cấu vốn của Công ty đều giảm, cụ thể nợ trên tổng

tài sản và nợ trên VCSH giảm và lần lượt đạt 34,09% và 51,73%.

Nợ trên tổng tài sản giảm do trong năm nợ phải trả của Công ty

giảm nhiều hơn so với mức giảm của tổng tài sản, cụ thể nợ phải

trả giảm 34,42% tương ứng 147,16 tỷ đồng và tổng tài sản giảm

10,74% tương ứng 99,01 tỷ đồng. Nợ phải trả giảm chủ yếu do

nợ ngắn hạn giảm đã được trình bày. Tổng tài sản giảm do tài sản

ngắn hạn và tài sản dài hạn đều giảm. Ngoài ra trong năm VCSH

của Công ty không có sự thay đổi nhiều.

Về năng lực hoạt động

Chỉ số vòng quay hàng tồn kho tăng từ 11,55 vòng năm 2016 lên

12,25 vòng năm 2017. Điều này là một tín hiệu tích cực cho thấy

khả năng quản trị hàng tồn kho của Công ty ngày càng hiệu quả,

do trong năm Công ty đã tăng sản lượng tiêu thụ dẫn đến tăng

doanh thu hoạt động. Hệ số vòng quay tổng tài sản tăng nhẹ so

với năm 2016, đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của công ty

vào các hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả.

11,5512,25

0,89 1,06

Năm 2016 Năm 2017

NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG

Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay tổng tài sản

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM 44

0,32

0,28

0,14

0,06

Năm 2016 Năm 2017

KHẢ NĂNG THANH TOÁN

Hệ số thanh toán ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán

Cả hai hệ số thanh toán ngắn hạn lẫn thanh toán nhanh tại thời

điểm cuối năm 2017 có sự sụt giảm so với năm 2016, lần lượt

đạt 0,28 lần và 0,06 lần. Tài sản ngắn hạn trong năm có sự giảm

sút 34,64%, đồng thời nợ ngắn hạn cũng giảm nhưng mức độ

giảm thấp hơn tài sản ngắn hạn khoảng 24,75%.

Tài sản ngắn hạn giảm nguyên nhân do hàng tồn kho, khoản

phải thu ngắn hạn khách hàng và tiền giảm lần lượt 12,15%;

62,20%; 96,14%, tương đương giảm 8,07 tỷ đồng; 17,8 tỷ

đồng; 18,13 tỷ đồng. Trong đó hàng tồn kho giảm chủ yếu là do

thành phẩm và nguyên vật liệu giảm. Các khoản phải thu giảm

do Công ty nhận được các khoản thanh toán tiền hàng từ Tổng

Công ty CP Bia – Rượu – NGK Sài Gòn nhanh hơn. Ngoài ra do

Công ty giảm khoản tiền gửi ngân hàng nên trong năm khoản

tương đương tiền của Công ty giảm mạnh.

Bên cạnh đó, nợ ngắn hạn cũng đã giảm từ 367 tỷ đồng xuống còn 276 tỷ đồng, chủ yếu đến từ 2 khoản mục phải

trả người bán ngắn hạn và vay ngắn hạn giảm. Nguyên nhân trong năm công ty đã giảm khoản phải trả cho Tổng

Công ty CP Bia – Rượu – NGK Sài Gòn. Ngoài ra WSB còn giảm khoản vay từ Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Công

thương Việt Nam – Chi Nhánh 4, TP.HCM.

Như vậy khả năng thanh toán của Công ty thấp hơn so với năm trước là do Công ty thực hiện thu hồi công nợ bán

sản phẩm và thanh toán tiền nợ vật tư nhanh hơn, ưu tiên nguồn tiền mặt để trả nợ vay ngắn hạn lẫn dài hạn nhằm

tiết kiệm chi phí tài chính.

12,12%13,09%

22,95% 23,42%

10,73%

13,91%

11,76%

13,99%

Năm 2016 Năm 2017

KHẢ NĂNG SINH LỜI

LNST/DTT LNST/VCSH LNST/TTS LNHĐKD/DTT

Về khả năng sinh lời

Hầu hết các chỉ số về khả năng sinh lợi của công ty đều tăng nhẹ.

Nguyên nhân do lợi nhuận sau thuế năm 2017 đã tăng 10,83%

đạt mức 121 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh thu thuần và vốn chủ

sở hữu chỉ tăng nhẹ so với năm trước, tổng tài sản lại có sự sụt

giảm đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi tích cực của

các chỉ số về khả năng sinh lời của Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền

Tây trong năm 2017. Riêng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh do

có sự gia tăng với tỷ lệ nhỏ hơn so với doanh thu thuần nên hệ số

sinh lời tính bởi 2 chỉ số này đã giảm nhẹ so với năm trước. Thêm

vào đó, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm vừa qua tăng

đáng kể đến 22,01% đạt mức gần 130 tỷ đồng. Cùng với đó,

doanh thu thuần tăng nhẹ là nguyên nhân giúp hệ số sinh lời tính

từ 2 chỉ số này đã gia tăng so với năm trước.

45 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

BÁO CÁO CỦA BAN GIÁM ĐỐC

· Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh

· Tình hình tài chính

· Những cải tiến về cơ cấu tổ chức và chính sách quản lý

· Kế hoạch phát triển trong tương lai

· Giải trình của Ban Giám đốc với ý kiến kiểm toán

BÁO CÁO BAN GIÁM ĐỐC 46

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM

Chi tiêu ĐVT TH 2016 KH 2017 TH 2017 TH 2017/TH

2016 TH 2017/KH

2017

Tổng sản lượng bia sản xuất Tr. lít 120 100 124 103,33% 1,24%

Tổng sản lượng bia tiêu thụ Tr. lít 119 100 125 105,04% 1,25%

Doanh thu Tr. đồng 903.021 748.506 926.807 102,63% 123,82%

Lợi nhuân trước thuế Tr. đồng 120.295 84.156 132.555 110,18% 157,51%

Lợi nhuận sau thuế Tr. đồng 109.447 78.125 121.320 110,83% 155,29%

Thị trường Việt Nam vốn là một thị trường lớn với tổng lượng

tiêu thụ bia rượu hằng năm luôn ở mức cao và liên tục tăng

trưởng trong nhiều năm qua. Điều này cho thấy sự tăng trưởng

mạnh mẽ trong nhu cầu tiêu thụ bia của người dân trong nước.

Tuy nhiên, 5 năm trở lại đây, do sự cạnh tranh ngày càng gay

gắt không chỉ từ những nhãn hàng bia nội địa và còn từ những

thương hiệu bia lớn trên thế giới với lợi thế thương hiệu toàn

cầu và tiềm lực tài chính mạnh mẽ, các doanh nghiệp (DN) nội

địa lại thể hiện sức chiến đấu có phần “hụt hơi”, tạo điều kiện

để DN ngoại thâm nhập thị trường dễ dàng hơn.

Dù hoạt động trong thị trường như thế, nhưng

nhìn chung năm vừa qua WSB với sức mạnh

truyền thống của thương hiệu bia Sài Gòn

cùng nỗ lực không ngừng nghỉ của Ban lãnh

đạo, cùng toàn thể cán bộ, nhân viên đã hoàn

thành tốt nhiệm vụ đảm bảo cung cấp các sản

phẩm của mình ổn định và liên tục. Thành

phẩm bia sản xuất tại Công ty luôn đạt các chỉ

tiêu về chất lượng và người tiêu dùng đón

nhận.

Năm vừa qua, các chỉ tiêu tài chính của Công ty vẫn tốt, tình hình tài chính vẫn đảm bảo và được dự đoán sẽ tốt

hơn nữa trong những năm tiếp theo. Tổng doanh thu năm qua đạt 926,8 tỷ đồng tăng 2,63% so với năm 2016 và

vượt 23,82% so với kế hoạch đề ra. Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng theo đạt mức 121,2 tỷ đồng, tăng

10,83% so với năm trước và vượt kế hoạch đến 55,29%. Kết quả tích cực này một phần là do kế hoạch phát triển

của công ty cụ thể là:

ü Về sản xuất có nhiều cải tiến trong việc đánh giá tình hình định mức kinh tế kĩ thuật theo chiều sâu, giảm

chi phí giá thành, quản lý ... Các công tác môi trường, bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ, an toàn vệ

sinh thực phẩm,... được duy trì và phát huy tốt

ü Tập trung theo dõi, phát hiện kịp thời những thiếu sót trong quá trình sản xuất. Luôn chú trọng cải tiến kỹ

thuật, máy móc thiết bị sẵn có để đáp ứng đủ tiêu chuẩn ISO về chất lượng sản phẩm

ü Sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào với giá cả hợp lý cùng quy trình kiểm định chất lượng nghiêm ngặt.

ü Quản lý tốt dòng tiền, năm 2017 Công ty đã trả xong trước hạn các khoản nợ vay dài hạn phục vụ đầu tư

nâng cao công suất Nhà máy Cần Thơ và xây dựng Nhà máy Sóc Trăng 2. Nợ ngắn hạn cũng đã giảm hơn

năm trước 24,75%

ü Các khoản đầu tư vào các Công ty trong ngành bia có kết quả tốt, lợi nhuận tương đối ổn định

47 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Thay đổi

Tài sản ngắn hạn 116.511.004.451 76.150.003.500 -34.64%

Tài sản dài hạn 805.013.866.602 746.360.596.068 -7,29%

921.524.871.053 822.510.599.568 -10.74%

Nợ ngắn hạn 367.352.082.518 276.444.620.944 -24.75%

Nợ dài hạn 60.234.000.000 3.978.448.625 -93,40%

Vốn chủ sở hữu 493.938.788.535 542.108.018.594 9,75%

921.524.871.053 822.531.088.163 -10,74%

116.511 76.150

805.014 746.361

Năm 2016 Năm 2017

SỰ THAY ĐỔI CỦA TÀI SẢN (TRIỆU ĐỒNG)

Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn

367.352

276.445

60.234

3.978

Năm 2016 Năm 2017

SỰ THAY ĐỔI CỦA NỢ PHẢI TRẢ (TRIỆU ĐỒNG)

Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn

BÁO CÁO BAN GIÁM ĐỐC 48

Trong cơ cấu tài sản năm 2016 và năm 2017, tài sản dài

hạn chiếm ưu thế hơn với tỷ trọng chung chiếm đến

87,36% năm 2016 và 90,74% năm 2017. Điều này cũng

dễ hiễu khi WSB đã đầu tư sở hữu hệ thống máy móc

thiết bị tiên tiến theo tiêu chuẩn của Tổng công ty.

Khoản mục này đã giảm nhẹ 7,29% so với năm trước.

Bên cạnh đó, điểm đáng chú ý là giá trị tổng tài sản của

Công ty đã giảm 17,56% mà trong đó phần lớn là tài

sản ngắn hạn, nguyên nhân chính dẫn đến sự biến động

này chủ yếu do các khoản phải thu ngắn hạn khách

hàng có sự sụt giảm, cùng với đó các khoản trả trước

người bán phục vụ các hoạt động đầu tư thì tăng.

Về phía nguồn vốn, trong năm 2017 điểm đáng chú ý

có thể nhắc đến là sự giảm đi đáng kể đến 93,4% của

nợ dài hạn chủ yếu do khoản nợ vay dài hạn phục vụ

đầu tư các dự án tại Ngân hàng TMCP Công Thương

Việt Nam đã được công ty hoàn tất chi trả. Bên cạnh

đó, nợ ngắn hạn cũng đã giảm 24,75% so với năm

trước, cũng là khoản nợ với Ngân hàng TMCP Công

Thương Việt Nam. Bên cạnh đó, do Công ty đã thanh

toán tiền mua nguyên vật liệu cho Tổng công ty làm

khoản phải trả người bán ngắn hạn giảm đi đáng kể.

Nguồn vốn chủ sở hữu có sự gia tăng so với năm

trước chủ yếu là từ nguồn lợi nhuận sau thuế.

Nhìn chung, sự biến động của các khoản phải khu ngắn hạn khách hàng cùng với hàng tồn kho đã ảnh hưởng đến

tình hình tài chính chung của Công ty. Tuy nhiên, tình hình chuyển biến của các khoản nợ dài hạn năm 2017 đã góp

phần rất lớn làm giảm áp lực trả nợ đối với công ty trong thời gian tới. Nhìn chung, tình hình tài chính của Công ty

duy trì được trạng thái tốt hơn như định hướng phát triển và quản lý của Ban Điều hành.

49 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

NHỮNG CẢI TIẾN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ

Trong công tác sản xuất

- Duy trình việc đánh giá tình hình thực hiện định mức kinh tế kỹ thuật theo chiều sâu (đánh giá kỹ thuật và

đánh giá tài chính) định kỳ tháng, quý, năm và đột xuất. Việc đánh giá phát huy được hiệu quả khi so sánh

với các đơn vị sản xuất khác. Từ đó đề ra biện pháp cải tiến, khắc phục giúp giá thành sản xuất ổn định.

- Các Hội đồng giúp việc ( Hội đồng giá, Ban thanh lý tài sản, Ban ISO, Ban quản lý tiêu hao năng lượng, môi

trường, an toàn lao động...) tiếp tục hỗ trợ tích cực cho Ban điều hành Công ty trong công tác quản trị dòng

tiền, quản lý tài sản, quản lý chất lượng sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, đảm bảo môi trường... Từ đó,

hoạt động Công ty được quản lý chặt chẽ ở nhiều mặt.

Công tác giao hàng, thúc đẩy tiêu thụ

- Cán bộ giao hàng chuyên trách luôn bám sát cùng với Công ty thương mại trong mọi hoạt động như: tìm

hiểu thị trường, chăm sóc khách hàng đại lý, đánh giá công tác giao hàng và lập kế hoạch tiêu thụ. Từ đó

Công ty chủ động điều tiết hài hòa được sản lượng sản xuất theo kế hoạch được giao và nhu cầu thị trường.

Công tác quản lý, điều hành

- Luôn chủ động phát huy nội lực, kiện toàn bộ máy tổ chức. Vì thế, bộ máy điều hành, cơ cấu tổ chức lãnh

đạo đang được WSB tổ chức từng bước gọn nhẹ và tập trung. Dưới Ban Giám đốc có các phòng ban với

chức năng, nhiệm vụ công việc cụ thể với sự giám sát và điều hành sát sao của các trưởng bộ phận.

- Bổ nhiệm chức danh Phó giám đốc Công ty phụ trách kỹ thuật kiêm Trưởng phòng Kỹ thuật Công ty nhằm

thống nhất trong công tác điều hành, giảm tầng nấc quản lý trung gian.

- Hoàn thành xây dựng và vận hành hệ thống quản lý kho bằng mã vạch tích hợp cùng phần mềm kế toán

hiện hữu. Giúp công tác quản lý xuất nhập kho, chế độ báo cáo được đồng nhất, nhanh chóng và tiện lợi.

- Duy trì tốt hệ thống quản lý tích hợp ISO 9001:2008; ISO 22000:2005, ISO 14001:2004, ISO 17025:2005

và ISO 50001:2011.

BÁO CÁO BAN GIÁM ĐỐC 50

Chính sách tiền lương, phúc lợi

- Xây dựng lại hệ thống mô tả công việc, thang bảng lương theo vị trí để làm cơ sở thực hiện chế độ bảo

hiểm bắt buộc đối với người lao động. Theo đó, mức đóng bảo hiểm bắt buộc tăng thêm, đảm bảo tốt chế

độ cho người lao động.

- Tiền lương được thực hiện theo hiệu quả lao động. Việc phân phối tiền lương được thực hiện công khai,

đảm bảo sự công bằng và hợp lý giữa các chức danh và trình độ chuyên môn cho từng vị trí công việc.

- Chế độ phúc lợi người lao động ngày càng được nâng cao: ngoài các chế độ cơ bản theo quy định của pháp

luật, Công ty còn tổ chức nhiều chương trình khác giúp người lao động cân bằng cuộc sống và công việc,

từ đó nâng cao hiệu suất làm việc như: tham quan nghỉ mát định kỳ, về nguồn, sinh hoạt chuyên đề, tặng

quà người lao động các dịp lễ, tết trong năm, tổ chức các chương trình văn thể mỹ, quan tâm thân nhân

người lao động (thăm hỏi ốm đau, khen thưởng học tập cho con em người lao động...).

51 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TRONG NĂM 2018

Chỉ tiêu TH 2017 KH 2018 KH2018/TH2017

SẢN LƯỢNG SẢN XUẤT 123.852.397 123.262.000 99,52%

Bia chai export 355ml 24.442.645 34.600.000 141,56%

Bia chai lager 450ml 28.666.728 26.552.000 92,62%

Bia chai lager 355ml 21.520.363 19.634.000 91,23%

Bia lon 333 1.160.811 - -

Bia lon Lager 47.917.893 40.705.000 84,95%

Bia chai silver - 1.528.000 -

Bia tươi 143.958 243.000 168,92%

SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ 125.465.142 123.262.000 98,24%

Bia chai export 355ml 25.121.575 34.600.000 137.73%

Bia chai lager 450ml 29.406.600 26.552.000 90,29%

Bia chai lager 355ml 21.627.914 19.634.000 90,78%

Bia lon 333 1.638.545 - -

Bia lon Lager 47.526.653 40.705.000 85,65%

Bia chai silver - 1.528.000 -

Bia tươi 143.856 243.000 168,92%

TỔNG DOANH THU 926.807.156.758 912.347.185.182 96,97%

LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 132.554.590.093 95.413.477.621 71,98%

LỢI NHUẬN SAU THUẾ 121.319.684.666 84.891.605.639 69,97%

CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2018

Công tác tổ chức, quản lý nguồn nhân lực

- Nghiên cứu, xây dựng và áp dụng phần mềm vào công tác quản lý như: quản trị nhân sự, quản lý bảo trì,

quản lý mua hàng.

- Xem xét cải tiến cơ cấu tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Thực hiện lộ trình tái cấu trúc, sắp xếp lại

định biên lao động toàn Công ty hợp lý và đáp ứng được yêu cầu công việc.

- Đào tạo quản lý, chuyên môn, ngoại ngữ cho người lao động để đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới.

- Xây dựng lại hệ thống thang bảng lương phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh và tình hình thực tế tại

đơn vị, trên cơ sở đó làm căn cứ trả lương và đóng bảo hiểm bắt buộc cho người lao động, đảm bảo thu nhập

người lao động ổn định, chế độ phúc lợi phù hợp.

BÁO CÁO BAN GIÁM ĐỐC 52

Công tác sản xuất

- Tiếp tục ban hành và kiểm soát định mức kinh tế kỹ thuật từng Nhà máy, đánh giá định kỳ, tìm hiểu nguyên

nhân khách quan chủ quan, đưa ra hướng khắc phục kịp thời.

- Phát huy tối đa công suất sản xuất và năng lực hiện có của các nhà máy. Điều phối sản xuất hợp lý nhất để tiết

kiệm điện, nước, nhân công.

- Phát động phong trào thi đua sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá

thành sản phẩm.

- Tăng cường và kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm theo đúng quy định của

SABECO... cho ra thị trường những sản phẩm với chất lượng tốt nhất, an toàn nhất.

- Cung cấp đầy đủ kịp thời các vật tư nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất với chất lượng tốt, giá cả cạnh

tranh và hợp lý nhất.

- Luôn chú trọng tuân thủ pháp luật về công tác bảo vệ môi trường.

- Duy trì công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong toàn Công ty.

Công tác đầu tư xây dựng cơ bản

Đầu tư hoàn chỉnh các công trình phụ trợ (theo kế hoạch đầu tư) đảm bảo đáp ứng điều kiện sản xuất, chất lượng

sản phẩm ngày càng cao và công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường.

Công tác giao hàng, quảng bá sản phẩm

- Cử cán bộ chuyên trách, phối hợp với Công ty thương mại, đơn vị vận tải tổ chức giao hàng nhanh chóng, kịp

thời, đầy đủ theo thông báo lệnh hàng tuần. Đánh giá tiến độ giao hàng thường xuyên để có hướng khắc phục,

điều chỉnh kịp thời, phù hợp.

- Kết hợp với Nhà máy để điều tiết sản xuất theo nhu cầu của thị trường nhằm tối đa hóa sản lượng sản xuất và

tiêu thụ, tối ưu hóa hàng tồn kho và tăng lợi nhuận.

- Tiếp tục phối hợp với SABECO, Công ty thương mại trong các hoạt động thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại khu vực.

- Tiếp tục thực hiện trách nhiệm với xã hội và cộng đồng qua các chương trình an sinh xã hội tại địa phương, gắn

với thông điệp “Bia Sài Gòn chung tay cùng cộng đồng”.

GIẢI TRÌNH CỦA BAN GIÁM ĐỐC VỚI Ý KIẾN KIỂM TOÁN

Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2017, đơn vị kiểm toán là Công ty TNHH PwC –

PricewaterhouseCoopers (Vietnam) đã đưa ra ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần đối với báo cáo tài chính

năm 2017 của Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Tây, vì vậy Ban Giám đốc không có ý kiến giải trình thêm.

53 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

BÁO CÁO HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

· Đánh giá các mặt hoạt động của Công ty

· Đánh giá hoạt động của Ban Giám đốc

· Kế hoạch và định hướng của Hội đồng quản trị

BÁO CÁO HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ 54

ĐÁNH GIÁ CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

Năm 2017, một năm đầy thách thức với sự cạnh tranh khốc liệt và cũng là một năm đầy triển vọng với sự đột phá

về sản lượng tiêu thụ, các chỉ tiêu SXKD đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Các thành viên Hội đồng quản trị, Ban

điều hành nhiệm kỳ mới vừa được được bổ sung, thay đổi. Hai dự án đầu tư trọng điểm là “Đầu tư mới nhà máy

Bia Sài Gòn – Sóc Trăng” và “ Đầu tư đồng bộ Nhà máy Bia Sài Gòn – Cần Thơ” vẫn còn gây nhiều áp lực cho Công

ty trong việc quản lý dòng tiền và trả nợ vay ngân hàng.

Với sức mạnh thương hiệu Bia Sài Gòn, sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Tổng Công ty, các đơn vị trong hệ thống SABECO,

sự giúp đỡ và ủng hộ của các cấp ban ngành tại địa phương cùng sự nỗ lực cố gắng của cả tập thể cán bộ nhân

viên có trình độ, được đào tạo bài bản, có năng lực, tâm huyết đã giúp Công ty đạt và vượt kế hoạch mà Đại hội

đồng cổ đông đã đề ra với nhiều chỉ tiêu ấn tượng:

ü Sản lượng sản xuất và giao hàng đạt cao nhất từ trước đến nay với 124 triệu lít bia các loại;

ü Lợi nhuận trước thuế đạt 132,55 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 121,32 tỷ đồng, vượt 55% so kế hoạch và

tăng trưởng 10% so với năm 2016;

ü Tỷ lệ chia cổ tức cho cổ đông dự kiến 40%, nộp ngân sách trên 841 tỷ đồng.

Những thành tựu trên đạt được là kết quả của sự phấn đấu không ngừng của Công ty trong tất cả các

mặt hoạt động:

ü Về quản lý và điều hành: Thống nhất cao giữa HĐQT

và Ban điều hành trong các hoạt động sản xuất kinh

doanh, thông tin chỉ đạo luôn xuyên suốt và kịp thời.

ü Về công tác sản xuất: kỹ thuật công nghệ luôn là

nền tảng cho sản xuất hiệu quả. Hoạt động sản xuất

được thường xuyên đánh giá, quản lý, gắn hiệu quả

kinh tế với các chỉ tiêu về tiết kiệm năng lượng,

nguyên vật liệu, kiểm soát khí thải, nguồn nước, bảo

vệ môi trường.

ü Về cung ứng hàng hóa, vật tư đầu vào: đạt hiệu quả

cao do chủ động tìm kiếm nguồn cung giá cả ít biến

động, chất lượng ổn định. Vật tư do SABECO cấp kịp

thời và giá cả ổn định.

ü Về hoạt động đầu tư: tiếp tục triển khai đầu tư

thiết bị theo chiều sâu, bảo đảm hiệu quả sản

xuất của toàn hệ thống, chất lượng sản phẩm

được kiểm soát chặt chẽ và ngày càng nâng cao.

ü Công tác kế toán tài chính: quản trị dòng tiền tối

ưu nhất, chủ động quản lý nguồn vốn lưu động

giữa Công ty mẹ và Công ty con nhằm giảm chi

phí tài chính. Hoàn tất trả toàn bộ các khoản nợ

vay phục vụ dự án đầu tư trước hạn, mang lại

nhiều lợi ích kinh tế cho Công ty.

ü Công tác quản trị, kiểm soát nội bộ, quản lý và

đào tạo nguồn nhân lực đúng đắn giúp Công ty

phát triển bền vững.

55 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

ĐÁNH GIÁ CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG CỦA BAN GIÁM ĐỐC

ü Năm 2017, Hội đồng quản trị đã thực hiện vai trò giám sát hiệu quả đối với hoạt động của Ban điều hành trong

việc triển khai thực hiện các Nghị quyết, Quyết định của ĐHĐCĐ và Hội đồng quản trị Công ty.

ü Đánh giá chung trong năm 2017, các chỉ tiêu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều tăng

trưởng so với cùng kỳ, điều đó cho thấy Ban Giám đốc Công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao (điều hành

sản xuất, giao hàng, đầu tư và các công tác khác). Hoạt động của Ban điều hành tuân thủ các quy định của pháp

luật có liên quan, Điều lệ, các quy chế quản lý nội bộ, Nghị quyết của ĐHĐCĐ và Hội đồng quản trị Công ty.

ü Ban điều hành tham mưu kịp thời cho Hội đồng quản trị trong công tác tổ chức nhân sự, công tác đầu tư. Ngoài

ra, công tác quản lý chi phí sản xuất được tổ chức và thực hiện hợp lý, quản trị dòng tiền hiệu quả.

ü Ban Điều hành cần chủ động rà soát và xây dựng lại cơ cấu tổ chức, định biên lao động một cách hợp lý để trình

Hội đồng quản trị phê duyệt nhằm đem lại hiệu quả, nâng cao năng suất lao động.

BÁO CÁO HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ 56

KẾ HOẠCH ĐỊNH HƯỚNG CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Hội đồng quản trị tiếp tục điều hành linh hoạt, kịp thời, giám sát thường xuyên nhằm thực hiện thắng

lợi các nội dung của Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên. Chỉ đạo xây dựng các chỉ tiêu tài

chính và giải pháp để hoàn thành xuất sắc mục tiêu đặt ra:

ü Chỉ tiêu sản lượng sản xuất và tiêu thụ năm 2018 là 123.262.000 lít;

ü Chỉ đạo, giám sát công tác triển khai thực hiện kế hoạch SXKD và đầu tư năm 2018. Phấn đấu

thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu mà Đại hội cổ đông thường niên đề ra;

ü Chú trọng quản lý chất lượng sản phẩm, tuân thủ quy trình công nghệ đáp ứng theo yêu cầu của

SABECO trong từng thời kỳ;

ü Phối hợp với hệ thống thương mại Bia Sài Gòn của SABECO thực hiện công tác quảng bá sản

phẩm sâu rộng đến các nhà phân phối, người tiêu dùng tại thị trường khu vực Miền Tây;

ü Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp và hệ thống kiếm soát nội bộ trên cơ sở hoàn thiện cơ

cấu tổ chức, mô hình quản lý và áp dụng các phần mềm tin học quản lý; xem xét, phê duyệt bổ

sung, sửa đổi các quy chế, quy định quản lý, đảm bảo phù hợp với pháp luật hiện hành;

ü Điều hành dòng tiền hợp lý và hiệu quả, tiết giảm chi phí tài chính, duy trì tình hình tài chính lành

mạnh và ổn định;

ü Thiết lập, thực hiện tốt mối quan hệ với cổ đông, đảm bảo công bố thông tin kịp thời, trung thực,

đúng quy định.

57 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 58

Năm 2017, Công ty CP Bia Sài Gòn – Miền Tây đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật xét trên khía cạnh hoạt động

kinh doanh. Trong quá trình hoạt động, Công ty vẫn ý thức được tầm quan trọng của việc cân bằng các hoạt

động SXKD với các hoạt động khác, nhằm đảm bảo Công ty phát triển bền vững về kinh tế gắn với bảo vệ môi

trường và phát triển cộng đồng xã hội.

Quản lý nguồn nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nên việc quản lý

quá trình thu mua, vận chuyển, bảo quản dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu có ý nghĩa rất lớn trong việc tiết

kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm. Vì thế, các doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi tình hình biến

động của nguyên vật liệu để có kế hoạch bổ sung, dự trữ kịp thời phục vụ sản xuất. Nguồn nguyên vật liệu đòi

hỏi phải đảm bảo về số lượng, đúng chất lượng, quy cách, chủng loại, và tránh các hiện tượng hao hụt, mất

mát, lãng phí vật liệu ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất.

Năm vừa qua, tổng lượng nguyên vật liệu được sử dụng để sản xuất và đóng gói các sản phẩm và dịch vụ chính

của Công ty trong năm:

· Malt: 13.526,78 tấn

· Gạo: 4.480,38 tấn

· Houblon: 6,5 tấn

Tất cả nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất đều đáp ứng yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt do SABECO ban

hành nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm bia thành phẩm. Các nguyên vật liệu ảnh hưởng đến chất lượng sản

phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm (malt, hoa bia, men, bao bì lon, nắp chai…) đều được phân phối trực tiếp

từ SABECO bởi những nhà cung cấp có kiểm soát chất lượng đầu vào. Các nguyên vật liệu phụ khác được Công

ty tự mua theo danh sách nhà cung cấp và nhãn hàng do SABECO quy định. Malt, houblon là những nguyên liệu

được Tổng Công ty trực tiếp nhập khẩu từ các nước Châu Âu, Australia. Gạo được mua trong nước từ các nhà

cung cấp chế biến lương thực có uy tín, được sản xuất từ 2 đến 3 vụ mùa trong năm của nông dân Việt Nam.

Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào.

Báo cáo tỷ lệ phần trăm nguyên vật liệu được tái

chế sử dụng để sản xuất sản phẩm và dịch vụ chính

của tổ chức: 100% hèm bia và men thải được bán

lại cho đơn vị chế biến thức ăn gia súc; toàn bộ

lượng vỏ chai, két hư hỏng đều được thu gom và

cung cấp lại cho các đơn vị sản xuất bao bì.

Cả 02 Nhà máy đều được chứng nhận đạt chuẩn ISO

9001:2008 (Hệ thống quản lý chất lượng); ISO

14001:2004 (Hệ thống quản lý môi trường), ISO

22000:2005 (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm),

ISO 17025:2005 (Hệ thống quản lý chất lượng cho

phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn).

59 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

Bảo vệ nguồn nước

Công ty CP Bia Sài Gòn – Miền Tây luôn quan tâm đến các hoạt động bảo vệ nguồn nước, bởi nước là một phần

quan trọng và thiết yếu cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như cuộc sống của cộng đồng. Công ty không

khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm hữu hạn mà sử dụng nguồn nước mua từ nhà máy nước tại địa phương

với số lượng: 656.516 m3 cho năm 2017. Trong quá trình sản xuất, Công ty thực hiện việc xử lý nước mua từ

Nhà máy nước bằng một số hóa chất như: chất trợ lắng PAC, muối NaCl để đạt tiêu chuẩn sản xuất. Là một

công ty sản xuất bia, đơn vị đã sử dụng một khối lượng nước khá lớn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, nước là một nhân tố thiết yếu cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người. Vì thế, việc cân

bằng hai nhu cầu này trở thành một vấn đề luôn được chú trọng.

Đối mặt với sự khan hiếm nguồn nước trong tương lai gần, trong năm, Công ty không ngừng áp dụng những

sáng kiến hiệu quả như:

· Theo dõi quản lý định mức nước sản xuất chặt chẽ nhằm phát hiện nguyên nhân tăng/giảm lượng nước

sử dụng để điều chỉnh, khắc phục;

· Tái sử dụng nước RO để dùng trong sinh hoạt, vệ sinh nhà xưởng, tái sử dụng nước thải sau xử lý để

tưới cây xanh;

· Hợp tác với các bên liên quan trong nỗ lực quản lý nguồn nước tốt hơn;

· Đầu tư vào các thiết bị tiết kiệm nước cho việc làm sạch các bồn chứa và hệ thống lọc của Công ty;

· Sử dụng nước nóng thừa từ công đoạn nấu bia cho công đoạn làm sạch, tiệt trùng bề mặt bên trong

thiết bị, đường ống;

· Nâng cao nhận thức của toàn bộ nhân viên và công nhân trong việc bảo vệ nguồn nước, thường xuyên

kiểm tra và khắc phục kịp những nơi có rò rỉ nước.

Việc thực hiện đã giúp tiết kiệm nước hiệu quả và

phần nào giảm được lượng nước tiêu thụ của nhà

máy. Nguồn nước thải đã được xử lý trong quá trình

sản xuất nước nấu bia sẽ được Công ty tái sử dụng

để tiết kiệm chi phí nước đầu vào cũng như việc

giảm thiểu lượng nước thải ra môi trường. Nước thải

trong quá trình sản xuất được thu gom, xử lý đạt

tiêu chuẩn loại A trước khi đưa vào hệ thống xử lý

nước thải tập trung của khu công nghiệp (Nhà máy

tại Cần Thơ) hoặc được xử lý trực tiếp bởi đơn vị có

đầy đủ chức năng xử lý theo quy định (Nhà máy tại

Sóc Trăng).

WSB rất chú trọng đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải

tại nhà máy, lượng nước thải tại các nhà máy bia luôn

được xử lý nghiêm ngặt để đảm bảo phù hợp với qui

định của pháp luật cũng như không làm ảnh hưởng

đến môi trường xung quanh. Trong năm 2017, lượng

nước thải tại Nhà máy Cần Thơ giảm đáng kể do dự án

“Đầu tư đồng bộ Nhà máy Bia Sài Gòn- Cần Thơ” hoàn

thiện và đi vào hoạt động được hơn 2 năm. Ngoài ra

Công ty còn cải tiến các điều kiện cần thiết để chuyển

đổi các chất hữu cơ thành khí sinh học (biogas) góp

phần làm giảm thiểu lượng COD trong nước xử lý.

BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 60

Sức khỏe và an toàn lao động

Tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Miền Tây, không gì quan trọng hơn việc đảm bảo an toàn và sức khỏe cho

người lao động. 100% người lao động Công ty được đào tạo, huấn luyện định kỳ công tác vệ sinh an toàn thực

phẩm, an toàn lao động. Chính sách đào tạo nhân sự ở Công ty luôn được quan tâm, chi phí cho hoạt động này

trong năm 2017 là 4,8 tỷ đồng (tăng 26% so với năm 2016). Toàn bộ nhân viên và người lao động trong năm

qua đều được khám sức khỏe định kỳ, bệnh nghề nghiệp và trang bị bảo hộ lao động đầy đủ. Cùng với đó, chế

độ lương thưởng, phúc lợi,… cao, giúp người lao động an tâm công tác, cống hiến vì sự phát triển bền vững của

Công ty.

Trong năm, Công ty có nhiều chuyến đi du lịch, hoạt động dã ngoại cả trong và ngoài nước để tạo tâm lý thoái

mái, gắn kết nhân viên, tạo sự đoàn kết cùng phát triển.

Tiếp tục phát huy những cam kết về điều kiện làm việc an toàn, văn minh và được chăm sóc sức khỏe, phát

triển đội ngũ đa dạng, tôn trọng sự khác biệt, không phân biệt đối xử, đảm bảo các quyền lợi của người lao

động mà pháp luật quy định.

Nâng cao nhận thức về an toàn trong lao động cho nhân viên thông qua các buổi talk show, các chương trình

huấn luyện “Hành vi an toàn trong lao động và cuộc sống”.

61 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

Hỗ trợ cộng đồng

Sự phát triển lâu dài của một doanh nghiệp dựa trên nền tảng của một cộng đồng bền vững, ổn định

và thịnh vượng. Chúng tôi hiểu rằng sự hiện diện của công ty tạo nên những ảnh hưởng nhất định về

kinh tế, môi trường xã hội đối với cộng đồng. Chúng tôi cam kết tạo nên những giá trị cuộc sống trọn

vẹn hơn thông qua các chương trình hỗ trợ và phát triển cộng đồng.

Trách nhiệm cộng đồng được thể hiện thông qua:

· Sự thân thiện với môi trường: các Nhà máy luôn đầu tư thiết bị hiện đại, tiết kiệm năng lượng, hiệu suất cao; cảnh

quan nhiều cây xanh, sạch, đẹp.

· Hoạt động của Công ty tạo công ăn việc làm cho trên 250 lao động có tay nghề và gần 200 lao động phụ trợ (bốc

xếp, bảo vệ...) tại địa phương với thu nhập ổn định, góp phần đảm bảo cuộc sống cho người lao động, góp phần

an sinh xã hội.

· Đóng góp ngân sách nhà nước 841 tỷ đồng.

Tiếp bước thành công những năm trước, trong năm nay, Công ty tiếp tục tổ chức các chương trình có ý nghĩa thiết

thực khác. “Bia Sài Gòn chung tay cùng cộng đồng” luôn là kim chỉ nam cho các hoạt động cộng đồng xã hội của Công

ty. Được thực hiện trong năm 2017 gồm các hoạt động sau:

· Thực hiện các hoạt động cộng đồng tại địa phương như: phụng dưỡng mẹ Việt Nam Anh Hùng được duy trì trong

các năm qua, hỗ trợ trao tặng 03 căn nhà mái ấm công đoàn cho người lao động nghèo tại Công ty, hỗ trợ quà

tết cho người nghèo tại địa phương, tài trợ kinh phí xây dựng nhà vệ sinh công cộng huyện Cờ Đỏ - TP. Cần Thơ,

hỗ trợ bệnh nhân nghèo, đóng góp hỗ trợ đồng bào bị thiên tai lũ lụt các Tỉnh miền Trung, phía bắc…

· Chung tay xây dựng phát triển nguồn nhân lực thông qua các hoạt động hỗ trợ đào tạo giáo dục: tài trợ học bổng

cho học sinh khó khăn học giỏi, học sinh nghèo hiếu học tại Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu…

Tổng kinh phí tài trợ cho các hoạt động cộng đồng xã hội trong năm là trên 550 triệu đồng.

BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 62

Giảm khí thải môi trường

Nhà máy bia sử dụng lượng năng lượng đáng kể, đi kèm với việc đó,

lượng khí thải CO2 cũng tăng theo. Khí ô nhiễm phát sinh từ quá trình

sản xuất bia chủ yếu ở bộ phận lò hơi và lên men chính. Lượng phát sinh

của loại khí thải phụ thuộc vào thiết bị sử dụng và điều kiện công nghệ.

Một số khí thải chính phát sinh gồm:

· Khí CO2: Sinh ra trong quá trình lên men chính. Khí này được

Công ty tận thu nhờ thiết bị thu hồi để sử dụng cho quá trình

sản xuất bia.

· SO2, NOx, CO2, CO, bụi trấu... phát sinh chủ yếu do đốt trấu ở

lò hơi.

Đây cũng là các khí ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Công ty

luôn tìm kiếm những giải pháp giảm thiểu lượng khí thải này. Trong suốt

quy trình sản xuất cũng như sinh hoạt, chúng tôi cam kết giảm thiểu tối

đa lượng khí thải ra môi trường cụ thể là:

· Giảm khí thải từ những công đoạn, trong khâu nấu và chế biến bia, trong khâu phân phối và đóng gói sản phẩm

· Đảm bảo hệ thống máy lạnh không bị rò rỉ.

· Thay thế các nguồn nhiên liệu sản sinh ra nhiều khí và bụi bằng các nguồn năng lượng sạch như nhiên liệu sinh

khối và khí sinh học tại các nhà máy bia như Cần Thơ, Sóc Trăng.

· Các nguyên liệu đầu vào có hàm lượng lưu huỳnh thấp; lắp đặt các hệ thống tách bụi, lọc khí, xây dựng ống

khói cao cho lò hơi để giảm ô nhiễm môi trường không khí.

· Bụi từ khâu xay, nghiền nguyên liệu có thể khắc phục bằng cách sử dụng phương pháp xay ướt, lọc bằng túi

vải hoặc bao che kín hệ thống nghiền và tải nguyên liệu.

Kiểm soát tiếng ồn

Hoạt động của máy móc thiết bị tại các dây chuyền sản xuất của Công ty đã được đầu tư hiện đại do đó tiếng ồn

đã giảm đáng kể. Vì thế không ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động.

63 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

Ở Việt Nam, tình trạng hàng giả hàng nhái đã và đang có dấu hiệu gia tăng. Tình trạng

này không chỉ ảnh hưởng đến các thương hiệu có uy tín, làm ăn nghiêm túc mà còn tới

quyền lợi của người tiêu dùng. Công ty luôn nỗ lực để đưa ra thị trường những sản phẩm

chất lượng nhất cũng như góp phần kiểm soát nghiêm ngặt vấn đề hàng giả. Các sản

phẩm của công ty được sản xuất trên nền tảng trách nhiệm xã hội, niềm tin và sự tín

nhiệm của cộng đồng cùng đối tác trong sự phát triển vững mạnh.

Sản phẩm an toàn hợp vệ sinh

Quy trình sản xuất của Công ty là một quy trình

sản xuất công nghiệp khép kín từ khâu đầu vào

lựa chọn nguyên liêu, lưu trữ bảo quản, giao sản

phẩm cùng với hệ thống máy móc, thiết bị tự động

hóa, đúng chuẩn thế giới. Mỗi sản phẩm là một

tinh hoa của chất lượng và đồng nhất với tiêu

chuẩn khắt khe của SABECO.

Nguyên liệu chính để sản xuất của công ty như lúa mạch

và hoa bia đều được nhập khẩu từ châu Âu, châu Úc theo

đúng chuẩn mực và được bảo quản vận chuyển theo một

quy trình tiên tiến với một đội ngũ nhân viên chuyên

nghiệp, có nhiều kinh nghiệm và được trang bị kiến thức

bổ sung mới (Đào tạo bổ sung hàng năm) chuyên sâu

đảm bảo chất lượng bia ở từng công đoạn.

Một đặc điểm nổi bật của Công ty là các nhà máy đều được trang bị dây chuyền sản xuất khép kín, tự động hóa từ

khâu xếp dỡ hàng, lấy két từ chai, rửa chai, đóng nút… để đảm bảo đồng nhất về chất lượng, trọng lượng và an

toàn vệ sinh.

Trong giai đoạn nấu bia, các quy định về an toàn vệ sinh được đảm bảo nghiêm ngặt như dùng nước nóng để khử

trùng, các bồn chứa được làm sạch với các loại dung dịch tiên tiến và an toàn nhất.

Khâu phân phối và lưu trữ cũng được quản lý chặt chẽ để hạn chế các tác nhân bên ngoài làm suy giảm chất lượng

sản phẩm. Kho chứa bia tại nhà máy luôn đáp ứng đủ hàng, không để xảy ra tình trạng thừa hàng quá nhiều.

Các kho cũng được trang bị các thiết bị chữa cháy và chuông cứu hộ đầy đủ để phòng trường hợp hỏa hoạn, bất

khả kháng gây thiệt hại cho Công ty cả về người, hàng hóa và tài sản khác.

BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 64

Tuân thủ luật Bảo vệ môi trường

Công ty rất chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động ở mức thấp nhất đối với môi trường và

thực hiện đúng các cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Với hệ thống xử lý nước thải được

đầu tư hoàn thiện và công nghệ được cải tiến, nước xả thải đạt loại A theo quy chuẩn Việt Nam. Thiết kế nhà máy

luôn hướng tới môi trường sản xuất xanh, tiết kiệm năng lượng, thể hiện trách nhiệm của Công ty trong việc bảo

vệ môi trường.

Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về công tác kiểm tra, giám sát môi trường thường xuyên và định kỳ để kịp thời

có các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu. Công ty không bị xử phạt do không tuân thủ các quy định về môi trường.

65 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

QUẢN TRỊ CÔNG TY

· Thông tin cổ phần

· Hoạt động của Hội đồng quản trị

· Hoạt động của Ban kiểm soát

· Các giao dịch, thù lao và các khoản lợi ích

QUẢN TRỊ CÔNG TY 66

THÔNG TIN CỔ PHẦN

Cổ phần

v Cổ phần thường: 14.500.000 cổ phần

v Cổ phần ưu đãi: Không

v Cổ phần thường: 14.500.000 cổ phần

v Cổ phần ưu đãi: Không

Không

Không

Cổ đông lớn (31/12/2017)

STT Loại cổ đông Số lượng CP sở hữu Tỷ lệ (%)

1 Tổng Công ty CP Bia - Rượu - NGK Sài Gòn 7.395.000 51,00%

2 BARCA GLOBAL MASTER FUND, L.P. 853.600 5,89%

Tổng cộng 8.248.600 56,89%

Cổ đông Số lượng cổ

đông Số lượng cổ phần

nắm giữ Tỷ lệ nắm giữ

Nhà nước 1 7.395.000 51,00%

Cổ đông trong nước 532 4.587.530 31,64%

Tổ chức 5 263.902 1,82%

Cá nhân 527 4.323.628 29,82%

Cổ đông nước ngoài 34 2.517.470 17,36%

10 1.738.970 11,99%

24 778.500 5,37%

Tổng cộng 567 14.500.000 100,00%

Cơ cấu cổ đông (31/10/2017)

Tình hình thay đổi vốn chủ sở hữu

Không phát sinh.

Giao dịch cổ phiếu quỹ

Không phát sinh.

Chứng khoán khác

Không có.

67 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Các tiểu ban thuộc Hội đồng quản trị

Với quy mô hiện tại, Hội đồng quản trị Công ty không thành lập các tiểu ban, mỗi thành viên Hội đồng quản trị

sẽ phụ trách một mảng hoạt động theo phân công của Hội đồng quản trị theo từng thời kỳ.

Hoạt động của Hội đồng quản trị

Các cuộc họp của HĐQT trong năm 2017:

STT Họ và tên Chức vụ Số lượng cuộc họp tham dự

Lý do không tham dự

1 Nguyễn Thành Nam Chủ tịch HĐQT 32/32

2 Trần Nguyên Trung Thành viên 24/32

3 Nguyễn Thị Hoàng Lan Thành viên 24/32

4 Phạm Đình Hùng Thành viên 32/32

5 Nguyễn Văn Đồi Thành viên 32/32

6 Trương Hùng Dũng Thành viên 8/32 Hết nhiệm kỳ từ 26/4/2017

7 Đỗ Văn Vẻ Thành viên 8/32 Hết nhiệm kỳ từ 26/4/2017

Với sự tin tưởng của Quý cổ đông Công ty, HĐQT trong nhiệm kỳ tuy có thay đổi về nhân sự nhưng vẫn đảm bảo

hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Với những dự án lớn được hoàn thành và đưa vào khai thác hiệu

quả, những thay đổi cải tiến nhiều mặt trong hoạt động SXKD, cơ cấu tổ chức, nhiệm kỳ vừa qua đã đánh dấu sự

phát triển vượt bậc của Công ty CP Bia Sài Gòn – Miền Tây sau hơn 10 năm hình thành và phát triển.

QUẢN TRỊ CÔNG TY 68

Với quyết tâm và nỗ lực cao nhất, HĐQT đã chỉ đạo, giám sát xuyên suốt Ban điều hành trong hoạt động SXKD

để hoàn thành đạt mức cao nhất tất cả các chỉ tiêu đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội cổ đông thường niên 2017,

từ đó mang lại lợi ích hài hòa và cao nhất cho cổ đông, người lao động, góp phần vào sự phát triển bền vững của

Công ty. Nội dung hoạt động chỉ đạo và giám sát bao gồm:

- Chỉ đạo Công ty trong việc SXKD theo đúng định hướng của Tổng Công ty CP Bia – Rượu – NGK Sài

Gòn, đảm bảo chất lượng sản phẩm, uy tín thương hiệu.

- Yêu cầu Ban điều hành báo cáo định kỳ/đột xuất kết quả kinh doanh và tình hình hoạt động, thông qua

đó có chỉ đạo điều hành Công ty kịp thời. Kiểm soát hoạt động tài chính Công ty thông qua kiểm soát

các chỉ tiêu giá thành, chi phí kinh doanh, thanh lý tài sản không cần dùng/hư hỏng, quản trị dòng tiền

hợp lý, tăng lợi nhuận mang lại lợi ích cho cổ đông.

- Điều động, bổ nhiệm lực lượng nhân sự cho công tác quản lý của Công ty một cách hợp lý.

- Làm việc với Ban kiểm soát để nắm rõ hơn tình hình hoạt động, các vấn đề tiềm ẩn rủi ro hoặc chưa

hiệu quả để từ đó có định hướng, chỉ đạo phù hợp, kịp thời hỗ trợ Ban điều hành hoàn thành các nhiệm

vụ được giao.

69 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

Trong năm 2017, Hội đồng quản trị đã ban hành các Nghị quyết liên quan đến các vấn đề quan trọng

của Công ty, cụ thể như sau:

STT Số nghị quyết Ngày Nội dung

1. 01/2017/NQ-HĐQT 12/01/2017 Phê duyệt chủ trương mua cổ phần phát hành thêm của Công ty CP Bia

– NGK Sài Gòn – Tây Đô.

2. 02/2017/NQ-HĐQT 10/03/2017 Phê duyệt chủ trương giao dịch giữa Công ty với đơn vị có quan hệ với

lợi ích thành viên HĐQT.

3. 04/2017/NQ-HĐQT 15/03/2017 Chốt danh sách cổ đông tham dự ĐHĐCĐ thường niên 2017.

4. 05/2017/NQ-HĐQT 15/03/2017 Phê duyệt dự toán mua máy kiểm tra chai xì và lon xì.

5. 06/2017/NQ-HĐQT 15/03/2017 Thông qua các nội dung điều hành bao gồm:

- Báo cáo kết quả SXKD và đầu tư năm 2016 và Kế hoạch tài chính

năm 2017.

- Kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2017.

- Phê duyệt lại sơ đồ tổ chức Công ty, bổ nhiệm chức danh quản lý

Công ty, sắp xếp lại nhân sự thực hiện các hạng mục đầu tư.

- Thanh lý tài sản không cần dùng và một số nội dung khác.

6. 07/2017/NQ-HĐQT 12/04/2017 Điều chỉnh mức lương khoán cho một số cán bộ điều hành Công ty và

Công ty con

7. 08/2017/NQ-HĐQT 12/04/2017 Phê duyệt kế hoạch đầu tư mua sắm và sửa chữa lớn, định mức KTKT

năm 2017

8. 09/2017/NQ-HĐQT 18/04/2017 Cử người tham gia quản lý vốn của Công ty tại các đơn vị có vốn đầu tư

của Công ty

9. 11/2017/NQ-HĐQT 05/05/2017 Chốt danh sách cổ đông quyết toán cổ tức 2016

10. 12/2017/NQ-HĐQT 08/05/2017 Hoàn trả lại đất thuê cho địa phương sau giải thể Nhà máy Bia Sài Gòn –

Sóc Trăng

11. 13/2017/NQ-HĐQT 08/05/2017 Thông qua dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu hạng mục “Cải tạo

vách ngăn nền nhà xưởng sản xuất cũ”

QUẢN TRỊ CÔNG TY 70

STT Số nghị quyết Ngày Nội dung

12. 14/2017/NQ-HĐQT 22/05/2017 Phê duyệt các chỉ tiêu tài chính: Phân phối lợi nhuận năm 2016; Kế hoạch

tài chính năm 2017 cho Công ty và Công ty con

13. 15/2017/NQ-HĐQT 15/06/2017 Phê duyệt dự toán và hình thức mua sắm một số gói thầu thuộc kế hoạch

đầu tư 2017

14. 16/2017/NQ-HĐQT 15/06/2017 Phê duyệt dự toán và hình thức mua sắm “Máy lọc nước” và “Đầu dò oxi

online”

15. 17/2017/NQ-HĐQT 23/06/2017 Thông qua việc tăng hạn mức vay tại Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn

Sóc Trăng

16. 18/2017/NQ-HĐQT 27/06/2017 Thông qua các nội dung điều hành bao gồm:

- Báo cáo kết quả SXKD và đầu tư 05 tháng đầu năm 2017, kế hoạch

07 tháng cuối năm.

- Phân công nhiệm vụ các thành viên HĐQT.

- Cử nhân sự của Công ty tham gia quản lý vốn tại Công ty TNHH MTV

Bia Sài Gòn Sóc Trăng.

17. 19/2017/NQ-HĐQT 06/07/2017 Phê duyệt dự toán, hình thức thực hiện công trình “Cải tạo hệ thống lọc

cát 60m3/h” và “Đầu tư hệ thống CIP lọc”

18. 20/2017/NQ-HĐQT 03/08/2017 Phê duyệt dự toán, hình thức thực hiện công trình “Cải tạo đường ống

công nghệ có panel”

19. 21/2017/NQ-HĐQT 08/08/2017 Thông qua việc đầu tư dây chuyền chiết chai công suất 30.000 chai/giờ

tại Công ty CP Bia Sài Gòn – Bạc Liêu

20. 22/2017/NQ-HĐQT 21/08/2017 Phê duyệt nhân sự tham dự đào tạo Brewmaster 2017-2018

21. 23/2017/NQ-HĐQT 21/08/2017 Phê duyệt hạn mức vay và ký hợp đồng vay hạn mức ngắn hạn 2017 của

Công ty CP Bia Sài Gòn – Miền Tây

22. 24/2017/NQ-HĐQT 31/08/2017 Phê duyệt hạn mức công nợ vỏ chai két

71 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

STT Số nghị quyết Ngày Nội dung

23. 25/2017/NQ-HĐQT 31/08/2017 Phê duyệt định biên lao động toàn Công ty

24. 26/2017/NQ-HĐQT 15/09/2017 Phê duyệt mức thù lao HĐQT, BKS, Thư ký HĐQT

25. 27/2017/NQ-HĐQT 22/09/2017 Phê duyệt sơ đồ tổ chức Công ty

26. 28/2017/NQ-HĐQT 04/10/2017 Phê duyệt dự toán, hình thức mua sắm “Máy đo oxi online”

27. 29/2017/NQ-HĐQT 14/10/2017 Chốt danh sách cổ đông tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2017

28. 30/2017/NQ-HĐQT 30/10/2017 Thông qua các nội dung điều hành bao gồm:

- Báo cáo kết quả SXKD và đầu tư 09 tháng đầu năm 2017, kế hoạch

03 tháng cuối năm.

- Phê duyệt nhân sự bổ nhiệm Phó giám đốc Kỹ thuật Công ty kiêm

Trưởng phòng kỹ thuật, Thư ký Công ty.

- Thông qua việc ban hành các quy chế quy định và một số nội dung

khác.

29. 31/2017/NQ-HĐQT 15/11/2017 Phê duyệt cho Công ty liên kết mượn vỏ chai két

30. 32/2017/NQ-HĐQT 28/11/2017 Phê duyệt chỉ tiêu kế hoạch tài chính phấn đấu 2017, phương án xây

dựng kế hoạch quỹ tiền lương, tiền thưởng năm 2017

31. 33/2017/NQ-HĐQT 06/12/2017 Phê duyệt dự toán, hình thức mua sắm xe ô tô 7 chỗ tại Công ty TNHH

MTV Bia Sài Gòn Sóc Trăng

32. 34/2017/NQ-HĐQT 06/12/2017 Phê duyệt dự toán, hình thức mua sắm máy kiểm tra chai xì tại Công ty

TNHH MTV Bia Sài Gòn Sóc Trăng

Nghị quyết HĐQT (tiếp theo)

QUẢN TRỊ CÔNG TY 72

HOẠT ĐỘNG CỦA BAN KIỂM SOÁT

Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2017-2022 được ĐHĐCĐ thường niên năm 2017 bầu ra gồm 03 thành viên, nhằm thực

hiện các hoạt động giám sát theo luật định và các quy chế hoạt động của Công ty. Năm 2017 là năm đầu tiên

của nhiệm kỳ, Ban kiểm soát đã nhanh chóng phối hợp, phân công nhiệm vụ giữa các thành viên, tìm hiểu thông

tin để triển khai công tác kiểm soát kịp thời, bảo đảm hoạt động của Công ty rõ ràng và minh bạch.

Các phiên họp của Ban kiểm soát 2017

STT Họ và tên Chức vụ Số lượng cuộc họp tham dự

Lý do không tham dự

1 Trần Thị Loan Anh Trưởng ban 5/5

2 Đoàn Tiến Dũng Thành viên 4/5 Bổ nhiệm mới từ 26/04/2017

3 Nguyễn Văn Doanh Thành viên 4/5 Đi công tác

STT Ngày Nội dung

1 30/03/2017

Thẩm định báo cáo tài chính 2016 và kế hoạch tài chính 2017 trình Đại hội đồng cổ

đông. Thẩm định tài liệu, hồ sơ chuẩn bị ĐHĐCĐ 2017. Soát xét báo cáo tài chính,

HĐKD Quý 1/2017...

2 26/04/2017 Bầu trưởng ban kiểm soát.

3 23/06/2017

Soát xét tình hình HĐKD, tài chính 5 tháng đầu năm. Tình hình thực hiện Nghị quyết

ĐHCĐ, HĐQT và các quy chế Công ty. Thống nhất cách thức làm việc của Ban kiểm

soát.

4 21/07/2017 Soát xét tình hình HĐKD, tài chính 6 tháng đầu năm. Kiểm soát thực hiện các quy

trình: mua hàng, tồn kho, thủ tục chứng từ thanh toán...

5 27/10/2017

Soát xét tình hình HĐKD, tài chính 9 tháng đầu năm. Kiểm soát tình hình thực hiện

Nghị quyết 9 tháng đầu năm; hồ sơ pháp lý, thủ tục về đầu tư - sửa chữa trong 9

tháng. Các nội dung khác có liên quan đến các kỳ kiểm soát trước.

73 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

- Ngoài các phiên họp trên, tham gia đầy đủ các cuộc họp do HĐQT Công ty chủ trì, các cuộc họp giao ban

định kỳ của Ban điều hành, năm bắt kịp thời những thông tin về tình hình quản trị điều hành, kết quả kinh

doanh của Công ty.

- Thường xuyên theo dõi, rà soát xem xét góp ý về tính hợp pháp, hợp lý, trình tự thủ tục của việc ban hành

các Nghị quyết, các Quyết định của Ban Điều hành nhằm đảm bảo sự đúng đắn và quyền lợi cổ đông.

- Tham gia vào tổ soạn thảo soát xét các quy chế của Công ty, góp phần xây dựng hệ thống kiểm soát nội

bộ có hiệu quả và phù hợp pháp luật hiện hành.

- Kiểm tra, giám sát hoạt động của Công ty, khảo sát, phân tích đánh giá thận trọng, đưa ra các ý kiến đóng

góp với lãnh đạo hoặc cá nhân có trách nhiệm.

- Tham gia giám sát thực hiện chế độ tiền lương, thưởng, thù lao và các chế độ chính sách khác cho người

lao động Công ty, góp phần ổn định nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Tiến hành soát xét định kỳ báo cáo tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý,

năm đảm bảo tính rõ ràng và minh bạch.

Kế hoạch hoạt động của BKS năm 2018

- Giám sát việc chấp hành Điều lệ Công ty, Pháp luật Nhà nước; các nội dung được ĐHĐCĐ thông qua, các

Quy chế, Nghị quyết, Quyết định của HĐQT để thực hiện giám sát, đánh giá. Kịp thời phát hiện các sai sót

để cảnh báo, tham mưu cho HĐQT, Ban điều hành Công ty;

- Tiếp tục duy trì và tăng cường công tác kiểm soát cơ sở về mọi mặt hoạt động Công ty trong quản lý vốn,

đầu tư, chi phí, dòng tiền...

- Phối hợp, thông tin liên lạc giữa các thành viên Ban kiểm soát cũng như các thành viên trong HĐQT, Ban

điều hành Công ty.

- Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Công ty phát triển ngày càng bền vững.

QUẢN TRỊ CÔNG TY 74

GIAO DỊCH, LƯƠNG THƯỞNG, THÙ LAO

VÀ CÁC KHOẢN LỢI ÍCH KHÁC

Lương thưởng, thù lao của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc và Ban Kiểm soát (ĐVT: Triệu đồng)

STT Họ và tên Chức danh Thù lao Lương Thưởng

I Hội đồng quản trị

1 Nguyễn Thành Nam Chủ tịch 260,00 - 945,00

2 Nguyễn Thị Hoàng Lan Thành viên 152,00 - 405,00

3 Trần Nguyên Trung Thành viên 152,00 - 405,00

4 Phạm Đình Hùng Thành viên 180,00 - 630,00

5 Nguyễn Văn Đồi Thành viên 180,00 - 558,00

6 Trương Hùng Dũng Thành viên 28,00 - 153,00

7 Đỗ Văn Vẻ Thành viên 28,00 - 135,00

II Ban kiểm soát

1 Trần Thị Loan Anh Trưởng BKS - 635,60 167,76

2 Nguyễn Văn Doanh Thành viên 94,80 - 81,00

3 Đoàn Tiến Dũng Thành viên 78,80 - 72,00

III Ban điều hành

1 Lê Đăng Khoa Giám đốc - 1.347,50 324,95

2 Phạm Minh Quân Phó Giám đốc - 924,00 215,65

3 Nguyễn Đức Tuấn Phó Giám đốc - 980,00 223,57

4 Trương Thị Mỹ Hồng Kế toán trưởng - 925,38 223,57

75 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

Giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ, thư ký Công ty, cổ đông lớn và những người có liên quan

STT Người thực hiện giao dịch Chức danh/ Quan hệ

với người nội bộ

Số cổ phiếu sở

hữu đầu kỳ

Số cổ phiếu sở

hữu cuối kỳ Lý do

tăng,

giảm Số cổ

phiếu

Tỷ lệ

%

Số cổ

phiếu

Tỷ lệ

%

1. Nguyễn Văn Đồi Thành viên HĐQT 237.300 1,64 238.000 1,64 Mua thêm

2. Barca global master fund,L.P Cổ đông lớn 237.800 1,64 853.600 5,9 Đầu tư

Hợp đồng hoặc giao dịch với cổ đông nội bộ

Theo nội dung công bô thông tin ngày 11/3/2017 của Công ty. Trong năm Công ty có phát sinh giao dịch với Công ty CP Kinh

doanh Lương Thực thực phẩm Trường Sa (Công ty có liên quan ông Phạm Đình Hùng – Thành viên HĐQT) và Công ty CP

Lương thực thực phẩm Sa Đéc (Công ty có liên quan đến bà Đỗ Thị Điệp – người có liên quan của ông Phạm Đình Hùng). Các

giao dịch hợp đồng mua bán này đã được HĐQT Công ty phê duyệt chủ trương tại nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐQT ngày

10/03/2017 và được công bố thông tin theo quy định.

STT Đơn vị Số hợp đồng Nội dung hợp đồng

1 Công ty CP Kinh doanh Lương Thực thực phẩm Trường Sa

51/2017/SGMT-LTTS ngày 10/10/2017

Mua bán gạo nấu bia

2 Công ty CP Lương thực thực phẩm Sa Đéc

09/2017/SGMT-LTSĐ ngày 11/03/2017

24/2017/SGMT-LTSĐ ngày 15/05/2017

50/2017/SGMT-LTSĐ ngày 10/10/2017

60/2017/SGMT-LTSĐ ngày 18/12/2017

QUẢN TRỊ CÔNG TY 76

Tình hình thực hiện các quy định về quy chế quản trị Công ty năm 2017

Công ty luôn chấp hành các quy định trọng yếu của pháp luật có liên quan đến công tác quản trị Công ty như:

- Luật doanh nghiệp 2014.

- Các thông tư, quy định về quy định về quản trị công ty.

- Thông tư 155/2015/TT-BTC hướng dẫn về Công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

Bên cạnh đó, để nâng cao tính tuân thủ thực hiện các quy định của pháp luật về quản trị Công ty, Công ty đã cụ thể

hóa các quy định này trong hoạt động của Công ty tại các quy định nội bộ như Điều lệ hoạt động, Quy chế quản trị,

quy trình công bố thông tin. Từ đó đảm bảo quyền lợi của tất cả các cổ đông, quyền và vai trò của các bên có liên

quan, việc công bố thông tin minh bạch và đúng hạn, thể hiện trách nhiệm của HĐQT với cổ đông.

Kế hoạch tăng cường hiệu quả trong hoạt động quản trị công ty năm 2018

Xem xét trình ĐHĐCĐ phê duyệt Điều lệ Công ty sửa đổi và Quy chế quản trị Công ty phù hợp theo đúng hướng dẫn

tại Nghị định số 71/2017/NĐ-CP ngày 06/06/2017 của Chính phủ hướng dẫn về quản trị Công ty đối với Công ty đại

chúng.

Tăng cường triển khai đào tạo và vận hành toàn diện hệ thống các quy chế quy định quản trị sau ban hành để quản

trị công ty theo hướng hiện đại, minh bạch.

Áp dụng công nghệ thông tin vào hệ thống quản trị, tiếp tục xây dựng phần mềm quản lý bảo trì, quản trị nhân sự và

đưa vào vận hành.

Phân cấp phân quyền quản lý cho Ban điều hành hợp lý đảm bảo các yếu tố: chủ động và kịp thời trong điều hành,

kiểm tra giám sát dễ dàng và đạt hiệu quả.

77 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2017

BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2017 78

79 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2017 80

81 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2017 82

83 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2017 84

85 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2017 86

87 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2017 88

89 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2017 90

91 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2017 92

93 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2017 94

95 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2017 96

97 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2017 98

99 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2017 100

101 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2017 102

103 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2017 104

105 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2017 106

107 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2017 108

109 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017

BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2017 110

111 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017