6 binh dang gioi ve viec lam - nguyen thi ha

20
1 THC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG - VIC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHHCHÍ MINH Ths. Nguy n Th TÓM TT Bài vi ết phân tích th c trạng bình đẳng gi ới trong lĩnh vực lao động vi ệc làm trên đị a bàn Thành ph HChí Minh (TP.HCM) da trên kết qu kh o sát của đề tài “Bình đẳng gi i trên đị a bàn TP.HCM: Thc trng và gi ải pháp”. Kết qu kh o sát cho th y thu nh p t công vi c của lao động n nhìn chung th ấp hơn nam giới, còn tn t i khong cách gi ới đáng kể v thu nh p m i loi hình công vi ệc, cũng như giữa các đị a bàn. Thực tế vẫn có những doanh nghiệp sử dụng lao động không đảm bảo đúng những quy định được nêu trong luật, mà người chịu thiệt thòi chính đa số là phụ nữ . Chính sách pháp lu t v lao động n đã được quy đị nh cth , chi ti ết, nhưng việc th c thi còn h n ch ế. Ph n g p nhi ều khó khăn hơn so với nam gii khi tìm vi c làm và khi có vi c, h ph i nh n m ức lương thấp hơn và ít phúc lợi hơn so với nam gi i làm cùng m t công vi c. Nhi u doanh nghi p sdụng đông lao động n nhưng ít lập kế hoạch đào tạo ngh dphòng, không h trkinh phí cho ph n nuôi con nh , vi c t ch c nhà tr, l p m u giáo cho con công nhân lao động không được quan tâm… Vi ệc ưu đãi về thu ế tài chính đối v i doanh nghi p sdng nhi ều lao động n đã được kh ẳng đị nh trong Lu t bình đẳng gi i, bao g ồm: Ưu tiên vốn đầu tư, giảm thu ế l i t c, cho vay v ốn ưu đãi… Song, việ c hướng dẫn quy định ưu đãi đối v i doanh nghi p sdụng đông lao động n trong lu ật lao động hi n hành không h ợp lý vì chưa cân đối l i ích kinh tế và nghĩa vụ xã h i ca doanh nghip. Doanh nghi p sdng nhi ều lao động n còn được vay ưu đãi từ qu vi c làm qu c gia như ng m ức được vay cũng như nhiều th t c ph c t ạp, cơ chế khi ến các ch doanh nghi p không sn sàng th c hi n. TP.HCM, ngày 01/7/2015 NI DUNG 1. Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động – việc làm tại thành phố hiện nay qua các số liệu thống kê Lĩnh vực Lao động – việc làm là một trong 8 lĩnh vực được đưa ra trong luật bình đẳng giới. Trong Điều 13 của Luật bình đẳng giới có ghi rõ “Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức. Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức”. Từ quy định trong lĩnh vực lao động – việc làm được nêu trong Luật bình đẳng giới , n hững năm qua Thành phố đã có nhiều biện pháp chỉ đạo và ban hành nhiều cơ chế, chính sách phù hợp nhằm tạo việc làm cho lao

Upload: tripmhs

Post on 22-Jan-2018

4.553 views

Category:

Science


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: 6 binh dang gioi ve viec lam - nguyen thi ha

1

THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG - VIỆC

LÀM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ths. Nguyễn Thị Hà

TÓM TẮT

Bài viết phân tích thực trạng bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động – việc làm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) dựa trên kết quả khảo sát của đề tài “Bình đẳng giới

trên địa bàn TP.HCM: Thực trạng và giải pháp”. Kết quả khảo sát cho thấy thu nhập từ công việc của lao động nữ nhìn chung thấp hơn nam giới, còn tồn tại khoảng cách giới đáng kể về

thu nhập ở mọi loại hình công việc, cũng như giữa các địa bàn. Thực tế vẫn có những doanh nghiệp sử dụng lao động không đảm bảo đúng những quy định được nêu trong luật, mà người chịu thiệt thòi chính đa số là phụ nữ. Chính sách pháp luật về lao động nữ đã được quy định cụ

thể, chi tiết, nhưng việc thực thi còn hạn chế. Phụ nữ gặp nhiều khó khăn hơn so với nam giới khi tìm việc làm và khi có việc, họ phải nhận mức lương thấp hơn và ít phúc lợi hơn so với nam

giới làm cùng một công việc. Nhiều doanh nghiệp sử dụng đông lao động nữ nhưng ít lập kế hoạch đào tạo nghề dự phòng, không hỗ trợ kinh phí cho phụ nữ nuôi con nhỏ, việc tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo cho con công nhân lao động không được quan tâm… Việc ưu đãi về thuế và

tài chính đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ đã được khẳng định trong Luật bình đẳng giới, bao gồm: Ưu tiên vốn đầu tư, giảm thuế lợi tức, cho vay vốn ưu đãi… Song, việc

hướng dẫn quy định ưu đãi đối với doanh nghiệp sử dụng đông lao động nữ trong luật lao động hiện hành không hợp lý vì chưa cân đối lợi ích kinh tế và nghĩa vụ xã hội của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ còn được vay ưu đãi từ quỹ việc làm quốc gia nhưng

mức được vay cũng như nhiều thủ tục phức tạp, cơ chế khiến các chủ doanh nghiệp không sẵn sàng thực hiện.

TP.HCM, ngày 01/7/2015

NỘI DUNG

1. Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động – việc làm tại thành phố hiện nay qua các

số liệu thống kê

Lĩnh vực Lao động – việc làm là một trong 8 lĩnh vực được đưa ra trong luật bình đẳng

giới. Trong Điều 13 của Luật bình đẳng giới có ghi rõ “Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản

lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực

hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức. Nam,

nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội

đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính

trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã

hội - nghề nghiệp. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ

nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức”. Từ quy định trong lĩnh vực lao

động – việc làm được nêu trong Luật bình đẳng giới, những năm qua Thành phố đã có nhiều

biện pháp chỉ đạo và ban hành nhiều cơ chế, chính sách phù hợp nhằm tạo việc làm cho lao

Page 2: 6 binh dang gioi ve viec lam - nguyen thi ha

2

động, nhất là ưu tiên giải quyết việc làm cho lao động nữ. Với những chương trình đầu tư phát

triển kinh tế - xã hội đã góp phần ổn định việc làm và tạo thêm chỗ làm mới, quan tâm hỗ trợ

nông nghiệp, nông thôn và nông dân với các chương trình, dự án chuyển dịch cơ cấu trong nô ng

nghiệp, nông thôn. Một trong những chủ trương của Thành phố nhằm tạo điều kiện cho người

lao động có thêm thu nhập, nhất là lao động nữ đó là giới thiệu việc làm có thời hạn ở nước

ngoài, tăng cường công tác đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng lao động, đáp ứng yêu cầu

thị trường.

Trong Chương trình chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn TP.HCM giai

đoạn 2011-2020 có một số chỉ tiêu về lĩnh vực lao động, việc làm và đào tạo nghề đã thu được

những kết quả tốt.

Với chỉ tiêu “Hàng năm, trong tổng số người được tạo việc làm mới, bảo đảm ít nhất

45% cho mỗi giới (nam và nữ). Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị đối với lao động nữ

xuống dưới 4,5%.”1 Kết quả trong 03 năm (2011-2013), số lao động được giải quyết việc làm

là 874.654 lượt người, trong đó nữ chiếm 52,2%, số người có việc làm ổn định là 638,401 lượt

người. Tổng số lao động có việc làm năm 2013 là 4.024.000 người, trong đó nữ là 1.865.800

người (chiếm 46%), cũng trong năm 2013 tổng số lao động thất nghiệp là 105.000 người trong

đó nữ có 38.500 người (37%)2. Tổng số lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo

hợp đồng là 20.293 người, trong đó nữ chiếm 25,3%.3 Như vậy, về cơ bản TP.HCM đã đạt được

chỉ tiêu này, trong thời gian tới cần quan tâm hơn nữa để giữa vững và tăng hơn nữa chỉ tiêu

này.

Ở chỉ tiêu: “Phấn đấu đạt tỷ lệ 40% lao động nữ qua đào tạo nghề trong tổng số 70%

người lao động qua đào tạo nghề vào năm 2015, trong đó, tỷ lệ lao động nữ nông thôn dưới 45

tuổi được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật đạt 40% vào năm 2015 và 55% vào năm 2020”4,

Thành phố đã đạt được một số kết quả là từ năm 2011 – 2013 có 287,287 nữ/978.257 người và

lượt người được tuyển mới đào tạo nghề đạt tỷ lệ 29,37% (trong đó có 66,191 nữ/181.638 người

được đào tạo nghề trình độ trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề và cao đẳng nghề chiếm

1Mục tiêu 2 –Chỉ tiêu 2: Quyết định số 4249/QĐ/UBND ngày 07 tháng 09 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân

dân thành phố - Chương trình thực hiện Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới trên địa bàn thành phố Hồ Chí

Minh giai đoạn 2011-2020. 2 Điều tra Lao động – Việc làm năm 2013 – Tổng Cục thống kê 3 Báo cáo tình hình triển khai thực hiện chương trình Quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn TPHCM năm 2013 4 Mục tiêu 2: Quyết định số 4249/QĐ/UBND ngày 07 tháng 09 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành

phố - Chương trình thực hiện Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai

đoạn 2011-2020

Page 3: 6 binh dang gioi ve viec lam - nguyen thi ha

3

tỷ lệ 36,4%). Số lao động nông thôn được đào tạo nghề trong ba năm (tính đến 9/2013) tại địa

bàn của 05 huyện và 07 quận là 13.624 người (trong đó có 6.674 nữ, đạt tỷ lệ 49%).5

Với những cơ chế, chính sách tạo điều kiện của Thành phố đã góp phần giảm khoảng

cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm, tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ, nhất là

phụ nữ nghèo ở nông thôn đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động. Tính đến gần cuối

năm 2012, toàn thành phố có khoảng 56.091 phụ nữ làm chủ doanh nghiệp trong tổng số

181.524 doanh nghiệp (chiếm 30,95%). Chính hoạt động dạy nghề đã tạo ra cơ hội và điều kiện

để người lao động, đặc biệt là lao động nữ tìm việc làm, tự tạo việc làm một cách ổn định và

nâng dần mức sống. Phụ nữ khi tham gia học nghề được đối xử bình đẳng, ngoài ra họ còn được

ưu tiên và hỗ trợ về kinh phí trong một số chương trình, dự án của thành phố. Việc đào tạo nghề

cho lao động nữ được tiến hành thường xuyên tại các cơ sở dạy nghề. Bên cạnh đó, họ còn được

tư vấn trong quá trình chọn nghề sao cho phù hợp với năng lực, hoàn cảnh mỗi cá nhân.

Chỉ tiêu: “Tỷ lệ hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ có nhu cầu được vay vốn ưu đãi từ các

nguồn quỹ tín dụng đạt 90% vào năm 2015 và 100% vào năm 2020”.6 Để thực hiện chỉ tiêu này

trong thời gian qua TP.HCM đã có nhiều hoạt động nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống và đặt

biệt là những hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ. Thực hiện Nghị quyết Đại hội IX Đẳng bộ Thành

phố, Ủy ban nhân dân Thành phố tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo,

tăng hộ khá Thành phố giai đoạn 3 với các giải pháp kiên quyết. Qua 3 năm thực hiện Chương

trình giảm nghèo của Thành phố tính đến ngày cuối tháng 11 năm 2013 Thành phố đã thu được

những kết quả đáng kể: Đã có 58.508 hộ thoát nghèo, vượt chuẩn nghèo Thành phố có mức thu

nhập bình quân từ 12 triệu đồng/người/năm trở xuống (trong đó có 25.428 hộ thoát nghèo do

nữ làm chủ hộ, chiếm tỷ lệ 43,5% hộ thoát nghèo). Số hộ cận nghèo của Thành phố có mức thu

nhập bình quân trên 12 đến 16 triệu đồng/người/năm là 104.811 hộ, chiếm tỷ lệ 5.74% hộ dân

Thành phố (trong đó có 53.243 hộ cận nghèo do nữ làm chủ hộ, chiếm tỷ lệ 50.8% tổng số hộ

cận nghèo).7

Nhằm góp phần đẩy mạnh, rút ngắn khoảng cách giới trong lao động - việc làm, Thành

phố tập trung đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, ban hành nhiều chính sách kích

cầu thông qua đầu tư để khuyến khích xây dựng cơ sở dạy nghề, đa dạng các loại hình đào

5 Báo cáo tình hình 05 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 6 Mục tiêu 2 –Chỉ tiêu 4: Quyết định số 4249/QĐ/UBND ngày 07 tháng 09 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân

dân thành phố - Chương trình thực hiện Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới trên địa bàn thành phố Hồ Chí

Minh giai đoạn 2011-2020. 7 Báo cáo sơ kết 03 năm triển khai thực hiện “Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020” – Sớ

Lao động – Thương binh & Xã hội TP. HCM - 3/2014

Page 4: 6 binh dang gioi ve viec lam - nguyen thi ha

4

tạo,… thực hiện công tác đổi mới cơ chế tuyển dụng và sử dụng lao động, đã góp phần tạo

nhiều việc làm mới và cung ứng nguồn nhân lực đã qua đào tạo với tỷ lệ ngày càng tăng, trong

đó có trên 50% là nữ. Nhằm tạo cơ hội, điều kiện cho lao động nữ nông thôn được học nghề,

có việc làm với thu nhập ổn định, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ,.. Thành phố rất

quan tâm trong việc phát huy các làng nghề truyền thống, ngành nghề thủ công mỹ nghệ như

đan lát, kết cườm, thêu tay…

Bình đẳng giới luôn là chủ trương, quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta,

thông qua nhiều văn bản, Nghị định, Quyết định được ban hành; và đặc biệt là những quy định

trong Luật Bình đẳng giới, đã tạo cơ hội cho phụ nữ được phát triển và phát huy khả năng của

mình trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó những thành tựu nổi bật thể hiện rõ

ở mảng lao động - việc làm. Theo số liệu thống kê năm 2013, Thành phố có 2.423.098 người

lao động, trong đó lao động là nữ có 1.065.263 người (chiếm 44%); năm 2013, Thành phố có

4.024.000 lao động có việc làm, trong đó nữ chiếm 46%. Trong mảng lao động -việc làm, lao

động nữ được tạo cơ hội học nghề và tìm kiếm việc làm ổn định, nâng dần mức sống. Phụ nữ

khi tham gia lao động được đối xử bình đẳng, không bị phân biệt. Việc đào tạo nghề cho lao

động nữ được thực hiện thường xuyên tại các cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố.

2. Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động – việc làm trên địa bàn thành phố Hồ Chí

Minh từ kết quả khảo sát

Để đo lường bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động – việc làm chúng tôi đưa ra các yếu

tố gồm có tình trạng việc làm của người được trả lời; việc làm chính hiện nay mà họ đang tham

gia; khu vực việc làm của họ là gì; mức thu nhập của họ ra sao? Thời gian làm việc trong ngày

của họ; chế độ làm việc mà họ được hưởng thụ như thế nào? Trong tất cả các yếu tố trên có sự

khác biệt nào giữa giới tính; trình độ học vấn; nghề nghiệp và nhóm tuổi hay không? Sự khác

biệt đó như thế nào? Tại sao? Đó là một số những câu hỏi sẽ được trả lời qua các số liệu được

phân tích dưới đây.

2.1. Tình trạng việc làm

Tình trạng việc làm là một chỉ tiêu để xem xét một cá nhân hiện có đang thực hiện vai

trò sản xuất hay không và họ thực hiện vai trò sản xuất của mình như thế nào? Đây cũng là một

tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển kinh tế của một thành phố, một quốc gia nào đó. Kết quả

khảo sát về tình trạng việc làm của 356 người trong độ tuổi lao động từ 18 - 60 tuổi của đề tài

“Bình đẳng giới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp” (12/2012) cho

thấy đa phần người được phỏng vấn trả lời là có việc làm với thu nhập thường xuyên, chiếm

gần 75%. Trong gần 25% còn lại có 12,4% tuy có việc làm nhưng thu nhập không ổn định,

Page 5: 6 binh dang gioi ve viec lam - nguyen thi ha

5

7,0% người làm nội trợ, 2,8% người đang đi học, 1,1% người nghỉ hưu và tình trạng khác như

là: đang tìm việc, không thể đi làm. Như vậy, loại trừ nhóm nội trợ, nghỉ hưu, đi học và không

thể đi làm vì lí do riêng thì nhóm “không làm việc” chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp là 1,2%. Nhìn chung,

cơ cấu mẫu khảo sát gồm đa phần người đang đi làm có thu nhập ổn định, là những đối tượng

phù hợp để tiếp tục xem xét các chỉ tiêu về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động – việc làm.

Phân tổ theo giới tính vừa thể hiện sự tương đồng vừa phản ánh sự khác biệt trong tình trạng việc làm giữa nam giới và phụ nữ. Cụ thể: tỉ lệ có việc làm có thu nhập thường xuyên giữa nam giới và phụ nữ tương đương nhau (76% so với 73%). Từ sau đổi mới, tỉ lệ tham gia

thị trường lao động giữa hai giới có nhiều biến đổi do sự chuyển đổi từ lao động nông nghiệp sang làm công ăn lương; nền kinh tế nhiều thành phần đã mở ra nhiều không gian kinh tế cho

phụ nữ tham gia và thể hiện năng lực bản thân, đặc biệt trong khu vực kinh tế tư nhân. TP.HCM là khu vực đầu tàu tăng trưởng của cả nước, đóng vai trò cung cấp các dịch vụ và đầu mối phân phối hàng hóa cho các địa phương; yêu cầu nguồn nhân lực rất bức thiết. Từ đó, người phụ nữ

có nhiều điều kiện thuận lợi và tự chủ trong tìm việc làm, giảm dần khoảng cách việc làm giữa hai giới. Tuy nhiên tỉ lệ có việc làm nhưng không ổn định ở nam giới cao gấp đôi nữ giới và tỉ

lệ làm nội trợ ở nữ giới hơn nam giới đến 14%. Phải chăng do đặc điểm tâm lý giới, phụ nữ muốn chọn những công việc mang tính ổn định kèm thu nhập ổn định trong khi nam giới sẵn sàng chọn một công việc bất kì dù thu nhập chưa ổn định để thoát khỏi tình trạng thất nghiệp?

Thêm nữa, phụ nữ khi không có việc làm thường có tâm lý trả lời làm “nội trợ” trong khi nam giới thì không thể đưa ra chọn lựa trên do khuôn mẫu giới truyền thống Việt Nam quy định.

Điều này lí giải tỉ lệ nội trợ của phụ nữ trong mẫu khảo sát cao hơn nam giới khá nhiều. Đó cũng lý giải cho phân tích trên về việc thực hiện vai trò nội trợ thì đa số là nữ giới làm và nam giới có tham gia nhưng tỷ lệ rất thấp.

Bảng 2.1. Tình trạng việc làm trong 12 tháng qua phân theo giới tính

Nguồn: Kết quả khảo sát người dân ở TPHCM 12/2012

Phân theo nhóm tuổi, tỉ lệ có việc làm có thu nhập thường xuyên ở nhóm tuổi từ 25 đến

34 tuổi chiếm cao nhất so với các nhóm tuổi còn lại (85,0%); với nhóm tuổi từ 35 đến 44 tuổi

Giới tính Nam Nữ Tổng

Tình trạng việc làm n % n % N %

Có việc làm có thu nhập thường xuyên 155 76,0 111 73,0 266 74,7

Có việc làm có thu nhập nhưng không ổn định

32 15,7 12 7,9 44 12,4

Không làm việc, đang tìm việc bất kỳ 2 1,0 2 ,6

Không làm việc đang tìm việc ổn định 2 1,0 2 ,6

Nội trợ 2 1,0 23 15,1 25 7,0

Đi học 5 2,5 5 3,3 10 2,8

Không thể làm việc vì... 3 1,5 3 ,8

Nghỉ hưu 3 1,5 1 ,7 4 1,1

Tổng 204 100,0 152 100,0 356 100,0

Page 6: 6 binh dang gioi ve viec lam - nguyen thi ha

6

(70,8%), nhóm tuổi dưới 25 tuổi (72,2%) và chiếm thấp nhất là nhóm từ 55 tuổi trở lên (47,2%).

Độ tuổi dưới 25 đa phần rơi vào nhóm lao động chưa đủ trình độ chuyên môn và thiếu kinh

nghiệm làm việc, tâm lý còn dao động nên tỉ lệ có việc làm ổn định không cao bằng nhóm từ

25 tuổi trở lên. Độ tuổi từ 25 đến 44 có thuận lợi về sức khỏe, đã trải qua nhiều năm kinh nghiệm

làm việc kể từ khi tốt nghiệp đại học/cao đẳng và bắt đầu có nhu cầu ổn định, phát triển sự

nghiệp nên sẽ gắn với các công việc ổn định, có thu nhập thường xuyên. Độ tuổi từ 45 trở đi,

đặc biệt là từ 55 tuổi – giai đoạn nghỉ hưu với nữ và sắp nghỉ hưu với nam – có hạn chế về sức

khỏe, do vậy, có những trường hợp chuyển sang công việc ít vất vả hơn hoặc nghỉ hưu sớm;

đây cũng là nhóm tuổi có việc làm thu nhập nhưng không ổn định. Đồng thời ở nhóm tuổi từ

45 trở đi, tỉ lệ làm nội trợ cũng nhiều hơn so với nhóm tuổi trước đó, chủ yếu tập trung vào

nhóm phụ nữ thế hệ trước.

Bảng 2.2. Tình hình việc làm trong 12 tháng qua theo nhóm tuổi

Dưới 25

tuổi

Từ 25

đến 34

tuổi

Từ 35 đến

44 tuổi

Từ 45

đến 54

tuổi

Từ 55 tuổi

trở lên Tổng

Tình hình

việc làm n % N % n % n % n % N %

Có việc làm có thu nhập thường xuyên

39 72,2 85 85,

0 62 80,5 63 70,8 17 47,2 266 74,7

Có việc làm

có thu nhập nhưng không

ổn định

4 7,4 9 9,0 9 11,7 12 13,5 10 27,8 44 12,4

Không làm việc, đang tìm việc bất

kỳ

2 3,7 2 ,6

Không làm việc đang tìm

việc ổn định

1 1,3 1 1,1 2 ,6

Nội trợ 5 5,0 5 6,5 11 12,4 4 11,1 25 7,0

Đi học 9 16,7 1 1,0 10 2,8

Không thể làm việc vì...

1 1,1 2 5,6 3 ,8

Nghỉ hưu 1 1,1 3 8,3 4 1,1

Tổng 54 100

10

0 100 77 100 89 100 36 100 356 100

Nguồn: Kết quả khảo sát người dân ở TPHCM 12/ 2012

Phân theo trình độ học vấn, học vấn có ảnh hưởng rõ ràng đến tình trạng việc làm của

người lao động, trình độ học vấn càng cao thì càng có việc làm có thu nhập thường xuyên hơn.

Cụ thể, tỉ lệ có việc làm có thu nhập thường xuyên tăng dần từ nhóm trình độ Mù chữ/chưa tốt

Page 7: 6 binh dang gioi ve viec lam - nguyen thi ha

7

nghiệp tiểu học đến nhóm Đại học/trên Đại học. Ngược lại, tỉ lệ có việc làm có thu nhập nhưng

không ổn định giảm dần theo trình tự trên. Tỉ lệ người làm nội trợ rất cao ở nhóm Mù chữ và

hoàn toàn không có ở nhóm Đại học/trên ĐH; ở các nhóm trình độ còn lại tuy có người làm nội

trợ nhưng chiếm không quá 11%.

Phân theo địa bàn khảo sát, tỉ lệ có việc làm có thu nhập thường xuyên chiếm cao nhất

ở quận 6 (85.9%), quận 5 (81.5%), tiếp đó là huyện Hóc Môn (67%) và quận Bình Thạnh

(63.0%). Tương ứng, tỉ lệ có việc làm thu nhập không ổn định cũng khá cao ở 2 quận Bình

Thạnh và huyện Hóc Môn, đặc biệt là ở huyện Hóc Môn, chiếm đến 26,4%. Huyện Hóc Môn

thuộc vùng ven trong cấu trúc 3 vùng phát triển của TP.HCM nên mức độ phát triển kinh tế văn

hóa xã hội còn hạn chế, chuyển dịch nghề nghiệp chưa diễn ra đồng bộ, thị trường lao động và

nguồn nhân lực nhìn chung không đa dạng, sôi động như các quận nội thành hiện hữu; vì vậy

tình hình việc làm của người lao động cũng gặp nhiều khó khăn hơn.

Bảng 2.3. Tình hình việc làm trong 12 tháng qua theo địa bàn khảo sát

Quận 6

Q. Bình

Thạnh Quận 5

H. Hoóc

Môn Tổng

Tình hình việc

làm n % N % N % N % n %

Có việc làm có thu nhập thường

xuyên

79 85.9 51 63.0 75 81.5 61 67.0 266 74.7

Có việc làm có thu nhập nhưng không ổn định

6 6.5 10 12.3 4 4.3 24 26.4 44 12.4

Không làm việc,

đang tìm việc bất kỳ

1 1.2 1 1.1 2 .6

Không làm việc

đang tìm việc ổn định

1 1.1 1 1.2 2 .6

Nội trợ 5 5.4 12 14.8 6 6.5 2 2.2 25 7.0

Đi học 2 2.5 5 5.4 3 3.3 10 2.8

Không thể làm

việc vì... 1 1.1 1 1.2 1 1.1 3 .8

Tổng 3 3.7 1 1.1 4 1.1

92 100.0 81 100.0 92 100.0 91 100.0 356 100.0

Nguồn: Kết quả khảo sát người dân ở TPHCM 12/2012

2.2. Việc làm chính hiện nay

Qua mẫu nghiên cứu của đề tài, kết quả khảo sát phản ánh cơ cấu việc làm chính của

người dân TP.HCM rất đa dạng. Trong đó, chiếm đa số là công nhân/thợ thủ công lao động

giản đơn (31,2%), tiếp đó là nhân viên văn phòng (26,6%), buôn bán (15,6%), công việc chuyên

Page 8: 6 binh dang gioi ve viec lam - nguyen thi ha

8

môn kĩ thuật (6,1%); Lãnh đạo (4,6%), làm dịch vụ cá nhân (4,6%); lực lượng vũ trang (4%),

nông dân (1,2%) và nghề khác (0,9%).

Bảng 2.4. Việc làm chính hiện nay

Số mẫu %

Công nhân/thợ thủ công/lao động giản đơn 102 31,2

Nhân viên văn phòng/công chức/hành chính sự nghiệp, giáo viên…

87 26,6

Công việc chuyên môn kỹ thuật 20 6,1

Lãnh đạo đảng, chính quyền, đoàn thể, chủ doanh nghiệp 15 4,6

Nông dân 4 1,2

Người buôn bán 51 15,6

Làm dịch vụ cá nhân 15 4,6

Bô đội/công an/lực lượng vũ trang 13 4,0

Khác 3 ,9

Tổng 310 94,8

Nguồn: Kết quả khảo sát người dân ở TPHCM 12/2012

Phân theo giới tính, nhận thấy ở nhóm nghề công nhân, công việc chuyên môn kĩ thuật, bộ đội – công an thì nam giới có số lượng và tỉ lệ đông hơn so với nữ: 5,9% so với 1,6%, ở

nhóm công việc chuyên môn kỹ thuật: 8,6% so với 3,3%. Và ở nghề buôn bán, nhân viên văn phòng - công chức thì nữ có số lượng và tỉ lệ đông hơn nam, chẳng hạn như đối với nhóm buôn bán, 21,1% so với 13,4%. Riêng đối với công việc lãnh đạo, chênh lệch tỉ lệ tham gia giữa nam

và nữ không đáng kể. Bảng 2.5. Việc làm chính hiện nay theo giới tính

Việc làm chính

Nam Nữ Tổng

n % n % n %

Công nhân/thợ thủ công/lao động giản đơn

67 35,8 35 28,5 102 32,9

Nhân viên văn phòng/công

chức/hành chính sự nghiệp, giáo viên…

45 24,1 42 34,1 87 28,1

Công việc chuyên môn kỹ

thuật 16 8,6 4 3,3 20 6,5

Lãnh đạo đảng, chính quyền, đoàn thể, chủ doanh nghiệp

8 4,3 7 5,7 15 4,8

Nông dân 2 1,1 2 1,6 4 1,3

Người buôn bán 25 13,4 26 21,1 51 16,5

Làm dịch vụ cá nhân 10 5,3 5 4,1 15 4,8

Bô đội/công an/lực lượng vũ trang

11 5,9 2 1,6 13 4,2

Khác 3 1,6 3 1,0

Tổng 187 100 123 100 310 100

Nguồn: Kết quả khảo sát người dân ở TPHCM 12/2012

Page 9: 6 binh dang gioi ve viec lam - nguyen thi ha

9

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ở khu vực kinh tế chính thức, phụ nữ chỉ chiếm 40% số việc làm được trả lương và chiếm tỷ lệ thấp trong nhóm ngành nghề bậc cao (quản lý, chuyên môn kỹ thuật…) đồng thời chiếm tỷ lệ cao ở nhóm nghề bậc trung, nghề có kỹ

năng thấp (trong nhóm người làm công việc không đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật, 67% là nữ). Xu hướng nữ hóa lao động ở một số hoạt động kinh tế phi chính thức, dịch vụ, thương mại,

nhóm nghề truyền thống đặc trưng hoặc nghề mới (giúp việc gia đình, dịch vụ nhà hàng, chăm sóc trẻ em…) đã tạo thêm cơ hội việc làm mới cho phụ nữ song trong nhiều trường hợp, mức độ rủi ro của loại công việc này khá cao.

Phân theo độ tuổi, nhóm tuổi trung niên trở lên đông hơn nhóm tuổi thanh niên trong một số nhóm nghề như: Công nhân/thợ thủ công/lao động giản đơn, Lãnh đạo đảng, chính

quyền, đoàn thể, chủ doanh nghiệp; buôn bán, dịch vụ cá nhân. Ngược lại, nhóm thanh niên dưới 35 tuổi lại đông hơn nhóm trung niên trong các nghề nghiệp như: Nhân viên văn phòng/công chức/hành chính sự nghiệp, giáo viên..;

Bảng 2.6. Việc làm chính hiện nay theo nhóm tuổi

Dưới 25

tuổi Từ 25 - 34

tuổi Từ 35 - 44

tuổi Từ 45 đến

54 tuổi Từ 55 tuổi

trở lên Tổng

n % n % n % N % N % n % Công nhân/thợ thủ công/lao động giản đơn

14 32.6 25 26.6 24 33.8 28 37.

3 11

40.7

102 32.

9

Nhân viên văn phòng/công chức/hành chính sự nghiệp, giáo viên…

12 27.9 39 41.5 19 26.8 15 20.

0 2 7.4 87

28.1

Công việc chuyên môn kỹ thuật

6 14.0 4 4.3 4 5.6 4 5.3 2 7.4 20 6.5

Lãnh đạo đảng, chính quyền, đoàn thể, chủ doanh nghiệp

4 4.3 7 9.9 4 14.

8 15 4.8

Nông dân 2 2.1 2 2.7 4 1.3

Người buôn bán

4 9.3 11 11.7 12 16.9 18 24.

0 6

22.2

51 16.

5

Làm dịch vụ cá nhân

4 4.3 4 5.6 6 8.0 1 3.7 15 4.8

Bô đội/công an/lực lượng vũ trang

6 14.0 5 5.3 1 1.3 1 3.7 13 4.2

Khác 1 2.3 1 1.4 1 1.3 3 1.0

Tổng 43 100 94 100 71 100 75 100 27 100 310 100

Nguồn: Kết quả khảo sát người dân ở TPHCM – T12/2012

Số liệu khảo sát cũng cho thấy có mối quan hệ giữa nghề nghiệp và trình độ học vấn.

Những người làm nghề công việc chuyên môn/kĩ thuật và lãnh đạo chính quyền Đảng/đoàn thể,

Page 10: 6 binh dang gioi ve viec lam - nguyen thi ha

10

chủ doanh nghiệp là những người có trình độ học vấn cao trong các nhóm ngành nghề (có trình

độ cấp 3 trở lên). Cụ thể trong nhóm trình độ Đại học/Sau ĐH thì có đến 58,5% là Nhân viên

văn phòng/công chức/hành chính sự nghiệp, 15,5% lãnh đạo, 10,3% chuyên môn kĩ thuật.

Nhóm công nhân/thợ thủ công/lao động giản đơn, buôn bán, nông dân phần lớn có trình độ học

vấn khá thấp.

2.3. Khu vực việc làm

TP.HCM là một trong những trung tâm kinh tế của cả nước, vì thế ở TP. HCM luôn tồn

tại nhiều khu vực kinh kế khác nhau, đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi cho người

lao động có cơ hội lựa chọn khu vực kinh tế phù hợp với năng lực và điều kiện của bản thân.

Xét thấy, ở các khu vực kinh tế khác nhau thì tỷ lệ lao động nam và nữ có sự tham gia khác

nhau, như khu vực kinh tế Nhà nước, tư nhân trong nước 100% và Cty CP giữa nhà nước và tư

nhân thì nam có số lượng và tỉ lệ đông hơn nữ. Ở khu vực làm cho gia đình, làm cho bản thân,

Tập thể/HTX thì ngược lại, nữ có số lượng đông hơn nam.

Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê TP.HCM năm 2012 cho thấy tỷ lệ lao động nữ

tham gia vào các Doanh nghiệp Nhà nước chỉ có 28%, trong khi đó tỷ lệ lao động nam chiếm

72%; Doanh nghiệp ngoài Nhà nước là 37%, nam: 63%; còn lại là 65% lao động nữ làm trong

các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khi đó nam chỉ có 35% (Nếu theo tỷ lệ của

riêng nữ theo các lĩnh vực thì con số sẽ là: DN Nhà nước: 5%; DN ngoài Nhà nước: 60%;

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 35%)8.

Trước sự chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta như hiện nay, phụ nữ tiếp tục

phải mang trên mình gánh nặng bất cân đối về việc nhà, trong khi vẫn phải cạnh tranh ở cùng

một mức độ với nam giới trong tìm kiếm việc làm, cũng như củng cố vị trí làm việc. Để giảm

bớt khoảng cách giới về việc làm, phụ nữ cần được nâng cao các kỹ năng, trình độ chuyên môn

kỹ thuật. Bên cạnh đó, Nhà nước cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, tạo cơ hội tiếp cận giáo

dục cho phụ nữ, nâng cao nhận thức, dạy nghề, tạo việc làm, góp phần giảm bất bình đẳng giới

trong nhận thức xã hội nói chung.

8 Niên giám thống kê 2012 – Cục Thống kê TP.HCM 2013

Page 11: 6 binh dang gioi ve viec lam - nguyen thi ha

11

Bảng 2.7. Khu vực việc làm của phụ nữ và nam giới

Nam Nữ Tổng

N % n % N %

Nhà nước 76 40,6 52 42,3 128 41,3

Tập thể/HTX 2 1,1 6 4,9 8 2,6

Tư nhân trong nước 100%

34 18,2 14 11,4 48 15,5

Nước ngoài

100% 2 1,1 2 1,6 4 1,3

Liên doanh với nước ngoài

11 5,9 6 4,9 17 5,5

Cty CP giữa nhà nước và tư nhân

8 4,3 1 ,8 9 2,9

Làm cho gia đình

36 19,3 23 18,7 59 19,0

Làm cho bản thân

18 9,6 19 15,4 37 11,9

Tổng 187 100,0 123 100,0 310 100,0

Nguồn: Kết quả khảo sát người dân ở TPHCM – T12/2012

2.4. Sự chênh lệch trong thu nhập của hai giới và nhóm ngành nghề khác nhau

Theo kết quả khảo sát của đề tài, nữ giới có mức thu nhập trung bình hàng tháng thấp

hơn so với nam giới là 742,152 đồng. Nữ giới có thu nhập thấp hơn nam giới ở các ngành nghề:

công việc chuyên môn kĩ thuật, lãnh đạo, buôn bán, dịch vụ cá nhân. Thực tế vẫn còn tồn tại

khoảng cách giới đáng kể về thu nhập ở mọi loại hình công việc, cũng như giữa các địa bàn.

Thu nhập bình quân một năm của lao động nữ thấp hơn so với lao động nam dù thời gian lao

động nhiều hơn nam giới, chủ yếu là do ngoài thời gian làm việc để có thu nhập, phụ nữ còn

phải làm việc nhà. Theo quy định của Bộ luật Lao động thì người lao động làm việc 40giờ/tuần

nhưng trên thực tế, đa số lao động nữ phải làm việc vượt quá thời gian nói trên. Theo số liệu

của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, khoảng 60% số lao động nữ làm việc thêm giờ với

thời lượng quá 4h/ngày, trong những cơ sở sản xuất nhỏ thì con số này còn cao hơn nhiều.

Qua số liệu của tổng cục thống kê cho thấy, mức thu nhập giữa lao động nam và lao

động nữ có sự chênh lệch. Trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề, mức thu nhập của lao động nữ

chỉ bằng 74,5% so với nam. So sánh số liệu cả nước năm 2011, có sự khác nhau trong thu nhập

của lao động làm công ăn lương theo loại hình kinh tế. Trong 3 loại hình kinh tế, khu vực “Vốn

đầu tư nước ngoài” có thu nhập bình quân cao nhất (khoảng 3,8 triệu đồng/tháng) và khu vực

"Ngoài nhà nước" có thu nhập bình quân thấp nhất (khoảng 2,7 triệu đồng/tháng). Chênh lệch

thu nhập giữa nam và nữ khá rõ. Loại hình có chênh lệch thu nhập nam - nữ cao nhất là "Vốn

đầu tư nước ngoài", khoảng 1,34 triệu đồng/tháng. Mặc dù đây là khu vực có điều kiện làm việc

Page 12: 6 binh dang gioi ve viec lam - nguyen thi ha

12

tốt và thu hút nhiều lao động nữ, nhưng thu nhập của nữ thuộc khu vực này vẫn thấp hơn đáng

kể so với nam.

Theo kết quả điều tra lao động và việc làm Việt Nam năm 20119 thì thu nhập bình

quân/tháng của lao động làm công ăn lương là 3,1 triệu đồng/tháng, với mức thu nhập của nam

là 3,3 triệu đồng/tháng và của nữ là 2,9 đồng/tháng.

Kết quả điều tra 505 doanh nghiệp với 2.696 lao động, do Trường Đại học Kinh tế quốc

dân và Viện Nghiên cứu xã hội HAGUE (Hà Lan) thực hiện cho thấy tiền lương cơ bản và các

khoản phụ cấp của nữ thấp hơn nam giới 15%. Khoảng cách này thể hiện ở tất cả các ngành

kinh tế, các hình thức sở hữu của doanh nghiệp, khu vực, vị trí công việc, nhóm tuổi và loại

hợp đồng.

Lao động nữ luôn được xem là lực lượng lao động chăm chỉ và có giá thuê rẻ hơn nam

giới; đặc biệt là nhóm phụ nữ di cư từ những vùng nông thôn nghèo có ít sự lựa chọn, vì vậy

thường chấp nhận công việc với mức lương rất thấp. Các ý kiến thảo luận với người dân tại

cộng đồng do Viện Gia đình và Giới thực hiện cho thấy, khi được thuê làm việc, phụ nữ thường

được trả công lao động thấp hơn khoảng 20% số tiền công của nam giới, cho dù khối lượng

công việc, chất lượng công việc của họ đạt ngang bằng nam giới.

Bảng 2.8. Thu nhập trung bình hàng thàng, theo giới tính và nghề nghiệp (đvt:

đồng/tháng)

Giới tính Tổng

Nam Nữ Trung bình

Trung bình Trung bình

Công nhân/thợ thủ công/lao động giản đơn 3,448,485 3,614,286 3,505,941

Nhân viên vp,viên chức, hành chính sự

nghiệp,giáo viên 2,998,913 2,930,952 2,966,477

Công việc chuyên môn/kỹ thuật 4,562,500 3,500,000 4,350,000

Lãnh đạo chính quyền,Đảng đoàn thể, chủ

doanh nghiệp 9,525,000 6,257,143 8,000,000

Nông dân 1,450,000 1,750,000 1,600,000

Buôn bán 5,680,000 3,673,077 4,656,863

Làm dịch vụ cá nhân 8,200,000 3,700,000 6,700,000

Bộ đội/công an 2,109,091 2,000,000 2,092,308

Khác 8,666,667 . 8,666,667

4,229,144 3,486,992 3,934,677

Nguồn: Kết quả khảo sát người dân ở TPHCM – T12/2012

9 Tổng cục Thống kê, Điều tra Lao động và Việc làm Việt Nam năm 2011

Page 13: 6 binh dang gioi ve viec lam - nguyen thi ha

13

Theo các nhà nghiên cứu, sở dĩ bất bình đẳng trong lao động còn tồn tại là do ảnh hưởng

của định kiến về giới, xu hướng gắn giá trị thấp cho công việc của nữ ở một số lĩnh vực cụ thể,

sự phân biệt đối xử ở nơi làm việc trong các khâu tuyển dụng, đánh giá chất lượng công việc…

Bên cạnh đó, sự khác biệt ở tuổi nghỉ hưu hiện hành có lẽ cũng là một nguyên nhân gây khó

khăn cho phụ nữ trong việc tận dụng cơ hội nghề nghiệp, cơ hội thăng tiến.

2.5. Thời gian làm việc của nam và nữ có sự chênh lệch đáng kể

Một yếu tố liên quan đến thu nhập trong lao động, chính là thời gian làm việc. Đa phần

người lao động trong mẫu khảo sát làm việc từ 20 đến 16 ngày trong một tháng, chiếm 54,5%,

tiếp đó là 42,3% làm việc từ 27 ngày trở lên. Số người làm việc từ 5 đến 17 ngày chiếm tỉ lệ

thấp, khoảng 3,3%. Kết quả này thống nhất với tỉ lệ người lao động có công việc ổn định thường

xuyên như đã phân tích trên.

Phân theo nghề nghiệp, chỉ riêng công nhân/thợ thủ công/lao động giản đơn có hơn 50%

người lao động làm việc từ 27 ngày trở lên trong 1 tháng vì đây là nhóm nghề thường xuyên

phải tăng ca; đối với 1 số nghề còn lại như Nhân viên văn phòng, công việc chuyên môn kĩ

thuật, lãnh đạo thì đa phần người lao động làm việc theo đúng thời gian quy định là từ 20 ngày

– 26 ngày.

Bảng 2.9. Số ngày làm việc/tháng theo nghề nghiệp

Việc làm chính của anh/chị hiện nay Tổng

Công

nhân/thợ

thủ

công/lao

động giản

đơn

Nhân viên

vp,viên

chức, hành

chính sự

nghiệp,giá

o viên

Công việc

chuyên

môn/kỹ

thuật

Lãnh đạo

chính

quyền,Đản

g đoàn thể,

chủ doanh

nghiệp

Bộ

đội/công

an

n % n % n % n % n % n %

Từ 5 đến

17 ngày 2 1.9 4 4.3 1 6.7 1 7.7 8 3.3

Từ 20 đến

26 ngày 48 45.7 73 79.3 17 85.0 12 80.0 6 46.2 156 63.7

Từ 27

ngày trở

lên

55 52.4 15 16.3 3 15.0 2 13.3 6 46.2 81 33.1

Tổng 105

100.

0 92

100.

0 20

100.

0 15

100.

0 13

100.

0 245

100.

0

Nguồn: Kết quả khảo sát người dân ở TPHCM – T12/2012

Page 14: 6 binh dang gioi ve viec lam - nguyen thi ha

14

Phân theo giới tính, nữ giới có tỉ lệ làm việc từ 20 – 26 ngày cao hơn nam giới nhưng tỉ

lệ làm việc từ 27 ngày trở lên thì thấp hơn nam giới. Kết quả về số ngày làm việc trung bình

mỗi tháng giữa nam và nữ không quá khác biệt: Ở nhóm nghề Lãnh đạo thì số ngày trung bình

làm việc của nữ cao hơn nam (24 ngày so với 21 ngày), ở nhóm nông dân thì nữ thấp hơn nam

(27 ngày so với 30 ngày); những nhóm nghề còn lại đặc biệt là nhóm nghề lao động văn phòng,

thuộc tổ chức chính thức thì số ngày làm việc trung bình giữa nam và nữ tương đương nhau.

Bảng 2.10. Số ngày làm việc trong tháng phân theo nam và nữ

Số ngày làm việc trong tháng

Giới tính Tổng

Nam Nữ

N % n % n %

Từ 5 đến 17 ngày 8 4,3 2 1,6 10 3,2

Từ 20 đến 26 ngày 91 48,7 78 63,4 169 54,5

Từ 27 ngày trở lên 88 47,1 43 35,0 131 42,3

Tổng 187 100,0 123 100,0 310 100,0

Nguồn: Kết quả khảo sát người dân ở TPHCM – T12/2012

Bảng 2.11. Trung bình số ngày làm việc trong tháng theo giới tính và nghề nghiệp

Nam Nữ Tổng

Công nhân/thợ thủ công/lao động giản đơn 27 26 27

Nhân viên vp,viên chức, hành chính sự

nghiệp,giáo viên 24 24 24

Công việc chuyên môn/kỹ thuật 26 25 26

Lãnh đạo chính quyền,Đảng đoàn thể, chủ

doanh nghiệp 21 24 23

Nông dân 30 27 29

Buôn bán 28 28 28

Làm dịch vụ cá nhân 28 29 28

Bộ đội/công an 26 26 26

Khác 27 . 27

Chung 26 26 26

Nguồn: Kết quả khảo sát người dân ở TPHCM – T12/2012

Phân theo nhóm nghề nghiệp, một số nhóm nghề có số giờ làm việc trung bình mỗi

ngày cao là: buôn bán (9,25 giờ), làm dịch vụ cá nhân (9,47 giờ), bộ đội công an (9,77 giờ);

đây cũng là nhóm nghề có số ngày làm việc trung bình tháng cao hơn các nhóm nghề còn lại.

Ngược lại, Công việc chuyên môn kĩ thuật ( 8,05 giờ/ngày) và nhóm Nhân viên văn phòng (8,56

giờ/ngày) có số ngày và số giờ làm việc trung bình theo đúng chế độ thời gian lao động quy

định.

Page 15: 6 binh dang gioi ve viec lam - nguyen thi ha

15

Phân theo giới tính, xét riêng trong từng nhóm nghề, nhận thấy nam giới có số giờ làm

việc trung bình ngày ít hơn phụ nữ ở 2 nhóm nghề: công việc chuyên môn kĩ thuật, làm dịch vụ

cá nhân. Đối với các nhóm nghề còn lại thì đa phần nam giới có số giờ làm việc trung bình ngày

nhiều hơn phụ nữ.

Bảng 2.12. Trung bình số giờ làm việc theo nghề nghiệp và giới tính

Công

nhân/t

hợ thủ

công/

Nhân

viên

văn

phòng

/viên

chức/

Công

việc

chuyê

n môn

thuật

Lãnh

đạo

Nông

dân

Buôn

bán

Dịch

vụ cá

nhân

Bộ

đội/cá

nhân Khác

Trung

bình

tổng

Nam 8,88 8,87 7,81 9,00 10,00 9,36 9,20 10,09 8,00 8,94

Nữ 8,54 8,21 9,00 9,00 8,00 9,15 10,00 8,00 , 8,64

Tổng 8,76 8,56 8,05 9,00 9,00 9,25 9,47 9,77 8,00 8,82

Nguồn: Kết quả khảo sát người dân ở TPHCM – T12/2012

2.6. Chế độ lao động - việc làm giữa nam và nữ

Chế độ lao động là một trong những yếu tố khá quan trọng để tạo điều kiện cho người

lao động thực hiện tốt nhiệm vụ của mình cũng như thực hiện tốt vai trò sản xuất của mình, vì

thế trong khảo sát của đề tài chế độ lao động cũng là một trong những tiêu chí để chúng tôi đưa

vào đo lường. Nhằm tìm kiếm những thuận lợi và khó khăn mà người lao động nam và nữ đang

có trong công việc của mình đang thực hiện. Và một trong những chế độ trong lao động mà

chúng tôi đưa vào đo lường ở đây chính là vấn đề hợp động lao động, đây là một trong những

nhân tố quan trọng để tạo điều kiện cũng như bảo vệ người lao động trong quá trình họ lao

động.

Trong một số văn bản luật của nhà nước ta có những quy định khác rõ ràng về chế độ

lao động việc làm của nam và nữ. Như trong điều 111 (Chương X: Những quy định riêng đới

với nữ lao động) có bổ sung: “người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương

chấm dứt hợp đồng đới với người lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con

nhỏ dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động…” ngoài ra, còn

nhiều những quy định khác về hợp đồng lao động cũng được nêu ra khá rõ. Tuy nhiên, trong

thực tế vẫn có những doanh nghiệp sử dụng lao động không đảm bảo đúng những quy định

Page 16: 6 binh dang gioi ve viec lam - nguyen thi ha

16

được nêu trong luật, mà người chịu thiệt thòi chính đa số là phụ nữ. Như theo kết quả khảo sát

thì số lượng nữ không có hợp đồng lao động nhiều hơn nam, 23,7% so với 36,1%.

Biểu 2.1. Loại hợp đồng lao động theo giới tính của người trả lời

Nguồn: Kết quả khảo sát người dân ở TPHCM – T12/2012

Cơ cấu giới tại nơi làm việc

Đề tài đi tìm hiểu cơ cấu giới tính của lãnh đạo tại nơi làm việc, kết quả thể hiện nam

có số lượng và tỉ lệ làm lãnh đạo nhiều hơn so với nữ 2,5 lần (42% so với 16,3%). Xem xét mối

quan hệ giữa giới tính của lãnh đạo và khu vực kinh tế thì kết quả cho thấy một kết quả khá thú

vị, dù trong khu vực kinh tế nào thì tỷ lệ lãnh đạo là nam vẫn cao hơn so với nữ làm lãnh đạo.

Trong khu vực nhà nước, tỷ lệ nam làm lãnh đạo là 62,9% trong khi đó nữ chỉ có 35,6%; Tương

tự, ở khu vực tư nhân trong nước 100% thì nam làm lãnh đạo là 63,3% , nữ chỉ có 20,4% và tỷ

lệ người trả lời không biết là 16,3%. Đối với những khu vực liên doanh với nước ngoài thì tỷ

lệ nữ làm lãnh đạo lại càng ít hơn, chỉ có 11.1% trong khi đó nam làm lãnh đạo trong khu vực

này chiếm tới 77.8%.

Mặc dù thu nhập của nữ thấp hơn nam nhưng nữ có tỷ lệ hài lòng về việc làm cao hơn

nam. Theo Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam, 78,2% thanh thiếu niên

đang làm việc hài lòng với công việc hiện tại (thành thị: 81,6%; nông thôn: 77%), trong đó phụ

nữ đạt mức độ hài lòng cao nhất với tỷ lệ 81,6% so với 75,5% nam giới hài lòng. Trong khuôn

khổ đề tài này, chúng tôi chưa có điều kiện tìm hiểu sâu hơn về lí do vì sao nữ lao động cảm

thấy hài lòng về công việc hơn nam giới, tuy nhiên giả thuyết đặt ra có thể do đặc điểm tâm lý

và định kiến giới về vai trò lao động đối với nam và nữ khác nhau. Nam giới bị áp lực khẳng

định sự thành đạt trong công việc cao hơn nữ, họ cũng nhận được nhiều kì vọng từ gia đình và

21.5

38.7

3.8 3.2

23.7

9.1

23.6 25

2.1 2.8

36.1

10.4

05

1015202530354045

Bieân cheá chính

thöùc

Hôïp ñoàng daøi

haïn

Hôïp ñoàng ngaén

haïn

Chuû doanh

nghieäp

Khoâng coù Khoâng bieát

Nam Nöõ

Page 17: 6 binh dang gioi ve viec lam - nguyen thi ha

17

xã hội về vấn đề “công danh sự nghiệp” hơn nên ít nhiều yêu cầu công việc cao hơn. Hy vọng

những nghiên cứu sâu hơn sẽ làm sáng tỏ vấn đề này.

Bảng 2.13. Mức độ hài lòng của nam và nữ về vấn đề việc làm

Giới tính Tổng

Nam Nữ

n % N % n %

Rất hài lòng 31 16,7 22 17,9 53 17,2

Hài lòng 70 37,6 57 46,3 127 41,1

Tương đối hài lòng 55 29,6 29 23,6 84 27,2

Không hài lòng 27 14,5 14 11,4 41 13,3

Rất không hài lòng 3 1,6 1 ,8 4 1,3

Tổng 186 100 123 100 309 100

Nguồn: Kết quả khảo sát người dân ở TPHCM – T12/2012

2.7. Quan niệm trong lĩnh vực lao động việc làm

- Quan niệm về việc làm

Đề tài cũng tiến hành khảo sát một số quan niệm chung về vấn đề việc làm giữa nam và

nữ, mục đích khảo sát quan niệm định kiến giới trong vấn đề lao động việc làm hiện nay. Kết

quả thu được: nhìn chung chỉ có sự chênh lệch rất ít đối với các ý kiến có nội dung thiên lệch

định kiến giới, thể hiện một trính độ nhận thức về bình đẳng giới khá cao trong quần chung

nhân dân. Tuy vậy, vẫn còn một số quan niệm khác biệt:

- Có 41,3% người trả lời đồng ý về ý kiến “nam giới dễ xin việc hơn phụ nữ”, và 63%

người trả lời đồng ý việc “phụ nữ thường bị hạn chế trong công việc vì phải lo toan sinh đẻ và

chuyện gia đình”. Tuy nhận thức được điều này, nhưng so sánh lại kết quả khảo sát về đảm

nhiệm việc nội trợ trong nhà nêu trên, hầu như không có nam giới ở các độ tuổi lao động tham

gia hỗ trợ người phụ nữ trong gia đình mình. Đây là nội dung cần sự tuyên truyền sâu rộng và

cụ thể hơn, để thay đổi dần nhận thức và thói quen của nam giới trong gia đình.

Hộp 1: Quan niệm về sự khác biệt giới trong tuyển dụng và lựa chọn ngành nghề

1. Chị có làm điều tra lao động nên chị biết nhiều khi người ta thích chọn nam hơn nữ, cái

đó thì cũng không hiểu vì bên bộ phận kinh tế họ chọn nam hơn. Có thể chị nghĩ, nữ sau một

thời nào đó nữ có gia đình sanh nở, quá trình đó cuốn đi, chị thấy nhiều nơi khác nữa. Thí

dụ, người ta sanh xong là mất việc, có đó, nghỉ thai xã hội xong là mất việc, gián đoạn công

việc, còn nam thì không có, thí dụ nam đi công tác xa thì được, nữ thì hơi khó, Chị thì không

đi công tác xa nên chị chị nghĩ vậy, chị nghĩ điểm khác biệt nhiều nhất trong vấn đề đó bên

kinh tế lộ rõ hơn. – [ND 5.01.NỮ 39T – CNV]

2. Theo tôi thì cũng có khác biệt, ví dụ như ngành hàng hải này kia thì nữ đâu có thể chen

được, còn nam thì nó rộng đường hơn. Nam khó khăn hơn, thì nó có một số ngành nghề đặc

Page 18: 6 binh dang gioi ve viec lam - nguyen thi ha

18

thù , ví dụ về phía lãnh đạo thì người ta đã quy hoạch hết rồi, một số ngành nghề liên quan

như ở ủy ban thì số vị trí ở cơ quan có nhu cầu thì nhiều hơn, ngoài ra còn bằng cấp, giấy tờ

đầy đủ, nhưng cảm giác nam thì khó khăn hơn. – [ ND Q6.01 – NAM 47T – CNV]

3. Cái này cũng tùy, tùy vào lĩnh vực việc làm nếu mà làm công tác quản lý ở những lĩnh vực

đi sát với đời sống của người dân thì chị thấy nữ làm tốt hơn vì nữ có ưu thế là chịu thương

chịu khó, cái thứ hai phụ nữ giờ cũng đã được trang bị kiến thức chứ không như ngày xưa

nữa nhưng nó có cái hạn chế là như thế này một bộ phận nữ không có cái tầm, tầm là tầm

nhìn đó không bằng nam, không có cái nhìn chiến lược, không có tầm nhìn bao quát, mà phải

nhìn tầm xa tầm rộng thì tổ chức đó nó mới phát triển được, nói chung thì trong công việc

hay trong đời sống thì hai bên cần phải có sự hỗ trợ qua lại, như bản thân chị không biết giờ

thì sao chứ chị thì chị vẫn thích làm việc với một lãnh đạo là nam nó có cái gì đó nó thoáng,

và vạch ra chiến lược rất là tốt, mình cảm thấy dễ chịu hơn chứ không tủn mủn như là nữ chị

cảm thấy vậy. – [Cán bộ Q.BT1]

Nguồn: Kết quả phỏng vấn sâu của đề tài – T12/2012

- Có 55,3% người trả lời nhìn nhận khả năng “nam giới thường làm tốt các nghề liên quan

tới kỹ thuật hơn phụ nữ”; và 61,5% người trả lời đồng ý với ý kiến “phụ nữ có xu hướng làm các công tác đòi hỏi kiên trì và khéo tay”; “khả năng được đề bạt của nam giới cao hơn” (40%) hay “nam giới nắm giữ các vị trí chủ chốt ở nơi làm việc” (44%). Kết quả này cho thấy vẫn còn

một định kiến trong khả năng làm việc của nam và nữ, đều này sẽ ảnh hưởng đến việc chọn lựa nghề nghiệp sau này dưới góc độ giới.

Biểu 2.2. Quan niệm về vấn đề việc làm của nam và nữ (%)

Nguồn: Kết quả khảo sát người dân ở TPHCM – T12/2012

63

61.5

55.3

51.3

44

42.8

41.3

40

36.5

34.3

32

32

25

22.8

26

23

28

28.3

28.8

29.8

26.5

37.3

28.8

25

32.3

21

35.5

30.3

11

15.5

16.8

20.5

27.3

27.5

32.3

22.8

34.8

40.5

35.8

47

39.5

47

0 20 40 60 80 100 120

Phụ nữ thường bị hạn chế trong công việc vì phải lo …

Phụ nữ có xu hướng làm công việc đòi hỏi kiên trì và …

Nam giới thường làm tốt các nghề liên quan đến kỹ …

Phụ nữ không thích hợp với những công việc hay …

Nam giới thường nắm những vị trí chủ chổt ở nơi …

Ở nơi làm việc có nhiều phụ nữ thì thường phức tạp

Nam giới thường dễ xin việc hơn phụ nữ

Nam giới thường hay được đề bạt hơn phụ nữ

Phụ nữ có xu hướng làm công việc việc đơn giản

Thu nhập của nam giới thường cao hơn so với phụ nữ …

Nam giới thường làm tốt công quản lý tốt hơn phụ nữ

Tuổi về hưu của phụ nữ và nam giới nên như nhau

Nam giới nhìn chung làm việc hiệu quả hơn phụ nữ

Nam giới thường dễ được kết nạp Đảng hơn phụ nữ

đồng ý không ý kiến không đồng ý

Page 19: 6 binh dang gioi ve viec lam - nguyen thi ha

19

Song song với đó là những ý kiến trái chiều và cân bằng về một số định kiến khác trong

nghề nghiệp như “hiệu quả công việc giữa nam và nữ hay nhận định “nơi làm việc có nhiều

phụ nữ thường phức tạp”. Về cơ bản chúng tôi nhận định: đã có sự chuyển biến tương đối tốt

ở vấn đề nhận thức về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động việc làm, loại bỏ dần các định

kiến thiên lệch, không phù hợp.

Trong việc tuyển dụng, mặc dù không có sự bất bình đẳng giới trực tiếp nhưng các yêu

cầu tuyển dụng đối với một số ngành nghề đều thể hiện ít nhiều tính phân biệt giới. Các công

việc đòi hỏi kĩ thuật cao thường yêu cầu tuyền dụng nam giới, hoặc tiềm ẩn dưới những yêu

cầu về lứa tuổi, về hình thức, trình độ. Một số doanh nghiệp chỉ yêu cầu tuyển dụng nam vì

không muốn chi trả các khoản an sinh xã hội cho phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ. Đồng

thời, phụ nữ cũng ít nắm giữ các vị trí lãnh đạo hơn so với nam bởi rất nhiều lí do khác nhau.

Gánh nặng công việc gia đình và vai trò làm me làm cho phụ nữ khó có thời gian đầu tư cho

chuyên môn để đạt những mục tiêu lớn trong sự nghiệp. Nghiêm trọng hơn, định kiến giới trong

môi trường lao động tuy không thể hiện ra bên ngoài nhưng vẫn còn rất nặng nề trong tu duy

mỗi người, thậm chí ngay cả trong giới nữ. Quan niệm phụ nữ yếu đuối, suy nghĩ nặng tình

cảm, thiếu quyết đoán… đang là rào cản cho nữ giới thể hiện năng lực lãnh đạo trong công việc

của họ.

Nhiều thông báo tuyển dụng xuất hiện trên các báo, phương tiện truyền thông cho thấy

các công ty trong nước và công ty có vốn nước ngoài có xu hướng tuyển nam giới và nữ giới

cho các công việc khác nhau, nữ giới chủ yếu được tuyển để làm công việc tiếp tân hoặc vị trí

thư ký trong khi nam giới thì đa phần được tuyển cho các vị trí có định hướng nghề nghiệp cao

như làm kinh doanh. Chính xu hướng này có tác động lớn tới các cơ hội việc làm của phụ nữ.

Thêm vào đó, các quảng cáo về nghề nghiệp gần đây trên báo chí cũng thể hiện rằng không chỉ

giới tính quyết định công việc cụ thể mà tuổi tác đối với nam và nữ cũng được chi tiết.

3. Kết luận

Lao động - việc làm là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự phát triển

kinh tế của một thành phố cũng như của đất nước đó. Phân tích động thái thay đổi lao động -

việc làm cho phép đánh giá tác động của chuyển đổi kinh tế và đề xuất các chính sách việc làm

phù hợp tạo điều kiện cho phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Nền kinh tế nước ta nói chung

và TP.HCM nói riêng đã có những thay đổi quan trọng trong thời gian qua, đặc biệt trong thập

niên đầu của thế kỷ XXI. Những thay đổi quan trọng đó kết hợp với sự cải thiện về giáo dục

trong lực lượng lao động thời gian qua đã làm thay đổi cơ cấu và phân bố lao động có việc làm,

trong đó khoảng cách giới trong lao động - việc làm được cải thiện một cách đáng kể.

Page 20: 6 binh dang gioi ve viec lam - nguyen thi ha

20

Qua khảo sát và phân tích của đề tài, nhìn chung, không có nhiều sự khác biệt giữa nam

và nữ trong môi trường lao động - việc làm ở TP.HCM hiện nay; thể hiện qua các yếu tố quan

trọng nhất như: khả năng tiếp cận việc làm, điều kiện làm việc, khả năng làm việc, quyền lợi

hưởng thụ từ lao động, khả năng nhận thức về quyền lợi và trách nhiệm lao động của cả hai

giới… Điều này thể hiện môi trường lao động - việc làm TP.HCM khá thuận lợi và phù hợp,

không có vấn đề bất bình đẳng giới gây bức xúc trong người dân, doanh nghiệp; cũng như hiệu

quả khích lệ của hệ thống chính sách pháp luật về bình đẳng giới bước đầu được thực thi. Tuy

nhiên, để Luật bình đẳng giới đi sâu vào từng doanh nghiệp, từng đơn vị tuyển dụng lao động,

tạo điều kiện thuận lợi cho cả hai giới trong quá trình làm việc thì trong thời gian tới công tác

về bình đẳng giới cần tiếp tục được triển khai, đặc biệt là công tác tuyên truyền. Những thông

tin về giới và bình đẳng giới cần tới được với mỗi người dân, mỗi lao động và người sử dụng

lao động. Từ đó, họ có thể hiểu đủ hiểu đúng về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động – việc

làm được nêu ra trong Luật bình đẳng giới, tiến tới áp dụng những quy định trong Luật bình

đẳng giới cho chính bản thân người lao động và cho doanh nghiệp, công ty mà họ đang quản

lý.

ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ

ThS. Nguyễn Thị Hà theo chuyên ngành Xã hội học. Hiện nay ThS. Hà đang công tác tại Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh với mảng nghiên cứu chính là Giới và phát

triển. Một số nghiên cứu và bài viết về chủ đề bình đẳng giới mà ThS. Hà đã thực hiện: Chủ nhiệm đề tài: “Bình đẳng giới trên địa bàn TP.HCM: Thực trạng và giải pháp” được nghiệm thu năm 2014;

Chủ nhiệm đề tài: “Nhận thức của người dân trên địa bàn TP.HCM về Bình đẳng giới” – 2013; Chủ nhiệm khảo sát: “Quảng cáo trên truyền hình và bình đẳng giới” - 2013;

Bài viết: “Bình đẳng giới ở một số lĩnh vực trong đời sống xã hội tại Việt Nam và TP.HCM” trong cuốn Phát triển xã hội và Quản lý phát triển xã hội ở TP.HCM – Chủ biên PGS.TS. Phan Xuân Biên…