5. o nhiem chat thai ran

29
Chất thải rắn và ô nhiễm chất thải rắn nhóm 5 A. ĐẶT VẤN ĐỀ Nước ta đang trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cùng với sự tăng thêm các cơ sở sản xuất với quy mô ngày càng lớn, các khu tập trung dân cư càng ngày nhiều, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm vật chất cũng ngày càng lớn. Tất cả những điều đó tạo điều kiện kích thích các ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ được mở rộng và phát triển nhanh chóng, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao mức sống chung của xã hội; mặt khác cũng tạo ra một số lượng lớn chất thải bao gồm: Chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải nông nghiệp, chất thải xây dựng, v.v… Về chất thải rắn, theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004 về chất thải rắn thì lượng chất rắn phát sinh trên toàn quốc ước tính khoảng 15 triệu tấn/năm, trong đó khoảng hơn 150.000 tấn là chất thải nguy hại. Dự báo đến năm 2010 lượng chất thải rắn có thể tăng từ 24% đến 30%. Trên thực tế, việc xử lý ô nhiễm môi trường và quản lý nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải gây ra đang trở thành vấn đề cấp bách của công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay. B. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN I. KHÁI NIỆM CHẤT THẢI RẮN Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng v.v…). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống. II. PHÂN LOẠI, THÀNH PHẦN VÀ NGUỒN GỐC PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN Các loại chất rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo nhiều cách. Theo vị trí hình thành: người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong nhà , ngoài nhà, trên đường phố, chợ… Công nghệ môi trường 1

Upload: api-3709286

Post on 07-Jun-2015

12.318 views

Category:

Documents


8 download

TRANSCRIPT

Page 1: 5. O nhiem chat thai ran

Chất thải rắn và ô nhiễm chất thải rắn nhóm 5

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Nước ta đang trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cùng với sự tăng thêm các cơ sở sản xuất với quy mô ngày càng lớn, các khu tập trung dân cư càng ngày nhiều, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm vật chất cũng ngày càng lớn. Tất cả những điều đó tạo điều kiện kích thích các ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ được mở rộng và phát triển nhanh chóng, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao mức sống chung của xã hội; mặt khác cũng tạo ra một số lượng lớn chất thải bao gồm: Chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải nông nghiệp, chất thải xây dựng, v.v…

Về chất thải rắn, theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004 về chất thải rắn thì lượng chất rắn phát sinh trên toàn quốc ước tính khoảng 15 triệu tấn/năm, trong đó khoảng hơn 150.000 tấn là chất thải nguy hại. Dự báo đến năm 2010 lượng chất thải rắn có thể tăng từ 24% đến 30%. Trên thực tế, việc xử lý ô nhiễm môi trường và quản lý nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải gây ra đang trở thành vấn đề cấp bách của công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay.

B. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN

I. KHÁI NIỆM CHẤT THẢI RẮN

Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng v.v…). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.

II. PHÂN LOẠI, THÀNH PHẦN VÀ NGUỒN GỐC PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN

Các loại chất rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo nhiều cách.

Theo vị trí hình thành: người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong nhà , ngoài nhà, trên đường phố, chợ…

Theo thành phần hóa học và vật lý:người ta phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, da, giẻ vụn, cao su, chất dẻo…

Theo bản chất nguồn tạo thành, chất thải rắn được phân thành các loại:

Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến hoạt động sống của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. theo phương diện khoa học, có thể phân biệt các loại chất thải rắn sau:

- Chất thải thực phẩm bao gồm các phần thừa thãi, không ăn được sinh ra trong khâu chuẩn bị, dự trữ, nấu ăn…Đặc điểm quan trọng của loại chất thải này là phân hủy nhanh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Quá trình phân hủy thường gây ra các mùi hôi thối khó chịu.

Công nghệ môi trường 1

Page 2: 5. O nhiem chat thai ran

Chất thải rắn và ô nhiễm chất thải rắn nhóm 5

- Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm của người và phân của các động vật khác.

- Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu vực sinh hoạt của dân cư.

- Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: vật chất còn lại trong quá trình đốt củi, than, rơm rạ, lá…Ở các gia đình, công sở, nhà hàng, nhà máy, xí nghiệp.

- Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là lá cây, que, củi, nilon, vỏ bao gói…

Chất thải rắn công nghiệp: là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp gồm:

- Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ trong các nhà máy nhiệt điện;

- Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất;

- Các phế thải trong quá trình công nghệ;

- Bao bì đóng gói sản phẩm.

Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất, đá, gạch ngói, bê tông vỡ do các hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình v.v…chất thải xây dựng gồm:

- Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng;

- Đất đá do việc đào móng trong xây dựng;

- Các vật liệu như kim loại, chất dẻo…

Chất thải từ các nhà máy xử lý: chất thải rắn từ hệ thống xử lý nước, nước thải, nhà máy xử lý chất thải công nghiệp.

Chất thải nông nghiệp: vật chất loại bỏ từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như gốc rơm, rạ, cây trồng, chăn nuôi, bao bì đựng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật…

Theo mức độ nguy hại, chất thải rắn được phân thành các loại:

Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan…có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe người, động vật và cây cỏ. Nguồn phát sinh ra chất thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế, công nghiệp và nông nghiệp.

Chất thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe của cộng đồng. Theo quy chế quản lý chất thải y tế, các

Công nghệ môi trường 2

Page 3: 5. O nhiem chat thai ran

Chất thải rắn và ô nhiễm chất thải rắn nhóm 5

loại chất thải y tế nguy hại được phát sinh từ các hoạt chuyên môn trong các bệnh viện, trạm xá và trạm y tế. Các nguồn phát sinh ra chất thải bệnh viện bao gồm:

- Các loại bông băng, gạc, nẹm dùng trong khám bệnh, điều trị, phẫu thuật;

- Các loại kim tiêm, ống tiêm;

- Các chi thể cắt bỏ, tổ chức mô cắt bỏ;

- Chất thải sinh hoạt từ các bệnh nhân;

- Các chất thải có chứa các chất có nồng độ cao sau đây: chì, thủy ngân, cadmi, arsen, xianua…

- Các chất thải phóng xạ trong bệnh viện.

Các chất nguy hại do các cơ sở công nghiệp hóa chất thải ra có tính độc hại cao, tác động xấu đến sức khỏe, do đó việc xử lý chúng phải có những giải pháp kỹ thuật để hạn chế tác động độc hại đó.

Các chất thải nguy hại từ các hoạt động nông nghiệp chủ yếu là các loại phân hóa học, các loại thuốc bảo vệ thực vật.

Bảng1 : Thành phần của rác thải y tế theo các khu vực khác nhau ở Việt Nam

( Nguồn: Bộ y tế, 1998)

Thành phần rác thải y tế Tỷ lệ (%)Có thành phần chất

nguy hại

Các chất hữu cơ 52,9 Không

Chai nhựa PVC, PE, PP 10,1 Có

Bông băng 8,8 Có

Vỏ hộp kim loại 2,9 không

Chai lọ thuỷ tinh, xilanh thuỷ tinh, ống thuốc thuỷ tinh

2,3 có

Kim tiêm, ống tiêm 0,9 có

Giấy loại, catton 0,8 không

Các bệnh phẩm sau mổ 0,6 có

Đất, cát, sành sứ và các chất rắn khác 20,9 không

Tổng cộng 100

Tỷ lệ thành phần chất thải nguy hại 22,6

Công nghệ môi trường 3

Page 4: 5. O nhiem chat thai ran

Chất thải rắn và ô nhiễm chất thải rắn nhóm 5

Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất và các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần.

III. THÀNH PHẦN LÝ HÓC HỌC CỦA CHẤT THẢI RẮN

1. Thành phần lý học

1.1. Trọng lượng riêng hay trọng lượng thể tích:

trọng lượng riêng của chất thải rắn (BD) được xác định theo công thức sau:

BD=

1.2 .Độ ẩm:

Độ ẩm của chất thải rắn được định nghĩa là lượng nước chứa trong một đơn vị trọng lượng chất thải ở trạng thái nguyên thủy.

Bảng 2 : Định nghĩa các thành phần lý học của CTR

ĐỊNH NGHĨA THÀNH PHẦN THÍDỤ

1. Các chất cháy được

a) Giấy

b) Hàng dệt

c) Thực phẩm

d) Cỏ, gỗ, củi, rơm, rạ…

e) Chất dẻo

f) Da và caosu

2. Các chất không cháy

a) Các kim loaị sắt

Các vật liệu làm từ giấy

bột giấy

Có nguồn gốc từ các sợi

Các chất thải ra từ đồ ăn thực phẩm

Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ gỗ, tre, rơm…

Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ chất dẻo

Các vật liệu và sản phẩm và chế tạo từ da và cao su

Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút

Các loại vật liệu không bị

Các túi giấy, các mảnh bìa, giấy vệ sinh

Vải, len, nylon,...

Các cọng rau, vỏ quả, thân cây, lõi ngô…

Đồ dung bằng gỗ như bàn, ghế, than, giường, đồ chơi, vỏ dừa…

Phim cuộn, túi chất dẻo, chai, lọ chất dẻo, các đầu vòi bằng chất dẻo, dây bện…

Bóng, giầy, ví, băng cao su…

Vỏ hộp, dây điện, hàng rào, dao, nắp lọ…

Công nghệ môi trường 4

(trọng lượng thùng chứa + chất thải) – (trọng lượng thùng chứa)

dung tích thùng chứa

Page 5: 5. O nhiem chat thai ran

Chất thải rắn và ô nhiễm chất thải rắn nhóm 5

b) Các phi kim loại sắt

c) Thủy tinh

d) Đá và sành sứ

3. Các chất hỗn hợp

nam châm hút

Các loại vật liệu và sản phẩm chế tạo tù thủy tinh

Bất kỳ loại vật liệu không cháy khác ngoài kim loại và thủy tinh

Tất cả các loại vật liệu khác không phân loại ở bảng này. Loại này có thể chia thành hai phần: kích thước lớn hơn 5mm và nhỏ hơn 5mm.

Vỏ hộp nhôm, giấy bao gói, đồ đựng…

Chai lọ, đồ đựng bằng thủy tinh, bong đèn…

Vỏ trai ốc, xương , gạch, đá, gốm,…

Đá cuội, cát, đất, tóc…

2. Thành phần hóa học

2.1. Chất hữu cơ :

Lấy mẫu, nung ở 9500C. phần bay hơi đi là chất hữu cơ hay còn gọi là tổn thất khi nung, thông thường chất hữu cơ khi dao động trong khoảng 40 – 60%. Trong tính toán lấy trung bình 53% chất hữu cơ.

2.2. Chất tro :

Phần còn lại sau khi nung tức là các chất hữu cơ dư hay chất vô cơ.

2.3. Hàm lượng chất hữu cơ cố định:

Là lượng carbon còn lại sau khi đã loại các chất vô cơ khác không phải là carbon trong tro, hàm lượng này thường chiếm khoảng 5 –12%, trung bình là 7%. Các chất vô cơ khác trong tro bao gồm thủy tinh, kim loại…Đối với chất thải rắn đô thị, các chất này có trong khoảng 15 – 30%, trung bình là 20%.

2.4. Nhiệt trị:

Giá trị nhiệt được tạo thành khi đốt chất thải rắn.

Công nghệ môi trường 5

Page 6: 5. O nhiem chat thai ran

Chất thải rắn và ô nhiễm chất thải rắn nhóm 5

Bảng 3: Thành phần hóa học của các hợp phần chống cháy được của chất thải rắn

HỢP PHẦN

% TRỌNG LƯỢNG THEO TRẠNG THÁI KHÔ

C H O N S Tro

Chất thải thực phẩm 48 6.4 37.6 2.6 0.4 5

Giấy 3.5 6 44 0.3 0.2 6

Catton 4.4 5.9 44.6 0.3 0.2 5

Chất dẻo 60 7.2 22.8 Không xđ Không xđ 10

Vải, hàng dệt 55 6.6 31.2 4.6 0.15 2.45

Cao su 78 10 Không xđ 2 Không xđ 10

Da 60 8 11.6 10 0.4 10

Lá cây, cỏ 47.8 6 38 3.4 0.3 4.5

Gỗ 49.5 6 42.7 0.2 0.1 1.5

Bụi, gạch vụn tro 26.3 3 2 0.5 0.2 68

IV. CÁC LOẠI CHẤT THẢI RẮN.

1. Chất thải rắn sinh hoạt.

1.1. Khái niệm.

Chất thải rắn, còn gọi là rác, là các chất bị loại bỏ trong quá trình sống, sinh hoạt, hoạt động sản xuất của con người và động vật. Chất thải dạng rắn phát sinh từ khu vực đô thị gọi là chất thải rắn đô thị, trong đó rác sinh hoạt chiếm tỷ lệ cao nhất.Chất thải rắn đô thị bao gồm các loại chất thải rắn phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, khu thương mại,các công trình xây dựng, khu xử lý chất thải…Trong đó, chất thải rắn sinh hoạt sinh ra từ các hộ gia đìnhthường được gọi là rác sinh hoạt chiếm tỷ lệ cao nhất.

1.2. Nguồn gốc.

Rác đô thị sinh ra từ các nguồn sau:

Công nghệ môi trường 6

Page 7: 5. O nhiem chat thai ran

Chất thải rắn và ô nhiễm chất thải rắn nhóm 5

Nguồn phát sinh Nơi phát sinh Các dạng chất thải rắn

Khu dân cư Họ gia đình, biệt thự, chung cư

Thực phẩm dư thừa, bao bì hàng hoá (bắng giấy, gỗ, vài, da, cao su, PE, PP, thiếc, nhôm, thuỷ tinh…), tro, đồ dùng điện tử, vật dụng hư hỏng (đồ gia dụng, bóng đèn, đồ nhựa, thuỷ tinh…), chất thải độc hại như chất tẩy rửa (bột giặt, chất tẩy trắng…), thuốc diệt côn trùng, nước xịt phòng…bám trên rác thải…

Khu thương mại Nhà kho, nhà hàng, chợ, khách sạn, nhà trọ, các trạm sữa chữa, bảo hành và dịch vụ.

Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thuỷ tinh, kim loại, chất thải nguy hại.

Cơ quan, công sở Trường học, bệnh viện, văn phòng cơ quan chính phủ.

Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thuỷ tinh, kim loại, chất thải nguy hại.

Công trình xây dựng

Khu nhà xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp mở rộng đường phố, cao ốc, san nền xây dựng.

Xà bần, sắt thép vụn, vôi vữa, gạch vỡ, bê tông, gỗ, ống dẫn…

Dịch vụ công cộng đô thị

Hoạt động dọn rác vệ sinh đường phố, công viên, khu vui chơi, giải trí, bùn cống rãnh…

Rác, cành cây cắt tỉa, chất thải chung tại các khu vui chơi, giải trí, bùn cống rãnh…

Khu công nghiệp Công nghiệp xây dựng, chế tạo, công nghiệp nặng, nhẹ, lọc dầu, hoá chất, nhiệt điện.

chất thải do quá trình chế biến công nghiệp, phế liệu, và các rác thải sinh hoạt.

Nông nghiệp Đồng cỏ, đồng ruộng, vườn cây ăn quả, nông trại

Thực phẩm bị thối rửa, chất thải nông nghiệp như lá cây, cành cây, xác gia súc, thức ăn gia súc thừa hay hư hỏng, rơm rạ, chất thải từ lò giết mổ, sản phẩm sữa…, chất thải đặc biệt nhưthuốc sát trùng, phân bón, thuốc trừ sâu được thải ra cùng với bao bì đựng hoá chất đó.

Nguồn: Integrated Solid Waste Management, McGRAW-HILL 1993

Công nghệ môi trường 7

Page 8: 5. O nhiem chat thai ran

Chất thải rắn và ô nhiễm chất thải rắn nhóm 5

1.3. Đặc điểm.

Cơ cấu thành phần rác đô thị ở các nước khác nhau. Ở các nước phát triển, thành phần giấy và plastic chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó là rác thực phẩm. Ở các nước có thu nhập thấp, thành phần rác thực phẩm chiếm tỷ lệ lớn nhất, thành phần giấy, nhựa thấp hơn.

2. Chất thải rắn công nghiệp

Chất thải rắn công nghiệp (CTRCN) là phần dư của sản phẩm công nghiệp được bỏ đi. Chất thải công nghiệp được phân chia thành 2 loại: không nguy hại và nguy hại.

2.1. Nguồn gốc

Chất thải rắn được hiểu là phần dư đa dạng theo thành phần và tính chất hóa lí, được đặc trưng bởi giá trị sử dụng và theo bản chất tự nhiên là tài nguyên thứ cấp, mà việc sử dụng trong sản xuất hàng hóa yêu cầu một số công đoạn bổ sung xác định với mục đích tạo cho chúng các tính chất cần thiết.

Sự tích lũy khối lượng đáng kể phế thải trong nhiều ngành công nghiệp là do trình độ công nghệ chế biến nguyên liệu hiện có và do không sử dụng toàn bộ nó. Việc vận chuyển và lưu trữ chất thải rắn là một biện pháp tốn kém. Trong luyện kim, trạm nhiệt điện và máy tuyển than chi phí cho chúng khoảng 8-30% giá thành sản xuất sản phẩm chính.

Trong khi đó, phần lớn chất thải của các ngành công nghiệp có thể sử dụng hiệu quả trong nền kinh tế. Công nghiệp xây dựng và công nghiệp vật liệu xây dựng hàng năm khai thác và tiêu thụ gần 3,5 tỉ tấn nguyên liệu, mà phần lớn có thể được thay thế bằng chất thải công nghiệp. việc tận dụng chất thải cho phép giảm chi phí 2-3 lần so với việc sản xuất từ nguyên liệu quặng mỏ khai thác.

Sự hình thành chất thải rắn là quy luật tất yếu của sản xuất. Chất thải rắn có thể sinh ra trong bất cứ giai đoạn nào, của sản xuất bất kỳ loại hàng hóa nào. Nguồn gốc chất thải rắn được mô tả theo sơ đồ

Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải

Công nghệ môi trường 8

Khai thác

Tuyển chọn

Chế biến

Ứng dụng

Sản phẩm đã dùng

Chất thải

Nguyên liệu thô

Nguyên liệu tinh

Sản phẩm

Page 9: 5. O nhiem chat thai ran

Chất thải rắn và ô nhiễm chất thải rắn nhóm 5

Nguyên nhân cụ thể của sự phát triển chất thải rắn rất đa dạng, nhưng ta cần lưu ý rằng có những nguyên nhân có thể được khắc phục một cách dễ dàng và nhanh chóng, tuy nhiên cũng có nhiều nguyên nhân mà để khắc phục nó cần có thời gian và chi phí lớn.

Sự phân loại chất thải rắn có thể theo ngành sản xuất như chất thải ngành hóa chất, luyện kim, nhiên liệu…, hoặc theo nhóm sản xuất cụ thể như chất thải rắn của ngành sản xuất axit sunphuaric, soda, axit foctoric). Tuy nhiên do tính đa dạng của chất thải và thành phần rất khác nhau ngay cả với chất thải có cùng tên nên chưa thể có sự phân loại chính xác và trong trường hợp cụ thể phải tìm phương án xử lý riêng biệt. Mặc dù các phương pháp được ứng dụng là chung trong công nghệ chế biến vật liệu.

2.2. Đặc điểm

Chất thải rắn công nghiệp sinh ra trong nhà máy có những đặc điểm thuận lợi trong việc quản lý chất thải là

- Nguồn thải tập trung nằm ngay trong nhà máy

- Cơ sở sàn xuất có trách nhiệm, có nhân viên thu gom tại nhà máy.

- Có dụng cụ chứa chuyên dùng được nhà máy đầu tư.

- Chi phí cho xử lý, quản lý chất thải nằm trong hạch toán giá thành sản phẩm

- Đã có luật môi trường, quy chế về quản lý chất thải nguy hại.

Tuy nhiên, chất thải rắn công nghiệp có đặc điểm là có tính độc hại cao hơn rác sinh hoạt. do đó chúng cần được kiểm soát chặt chẽ theo quy định.

3. Chất thải rắn nguy hại.

3.1. khái niệm.

Chất nguy hai là những chất có tính độc hại tức thời đáng kể hoặc tiềm ần đối với con nguời và các sinh vật khác do: không phân hủy sinh học hay tồn tại lâu bền trong tư6 nhiên; gia tăng số lượng đáng kể không thể kiểm soát; liều lượng tích lũy đến một mức độ nào đó sẽ gây tử vong hay gây ra tác động tiêu cực.

3.2.. Nhận biết các chất thải nguy hại.

Bên cạnh việc nhận biết chất thải nguy hại qua các khái niệm và tính chất còn cóicách nhận biết chất thải nguy hại khác là dựa theo mô hình sàng lọc ( Screening model) của USEPA đưa ra.

Ghi chú:

- MPC (Maximum Permissible Concentration ) – nồng độ tối đa cho phép.

- LD50 (Lethal Dose 50) – lượng độc chất gây tử vong 50% động vật thí nghiệm ( động vật trên cạn).

- TLm 96 (Median Threshold Limit) (khả năng chịu đựng trung bình) – lượng độc chất gây tử vong 50% động vật thí nghiệm sau 96 giờ nhiễm độc (động vật dưới nước)

Công nghệ môi trường 9

Page 10: 5. O nhiem chat thai ran

Chất thải rắn và ô nhiễm chất thải rắn nhóm 5

Công nghệ môi trường 10

Sơ đồ mô hình sàng lọc chất thải (USEPA)

không

không

không

không

không

không

không

không

không

không

Dòng thải

Chất thải có chứa các phân tử phóng xạ với mức >MPC

Chất thải có phụ thuộc vào nồng độ sinh học không?

Chất thải có cháy không ?

Chất thải có tính phản ứng không ?

Chất thải có LD50 <50 mg/kg không ?

Chất thải ở nồng độ 200mg/L có độc hại khi hít thở không ?

Chất thải nguy hại với da không ? (thâm nhập vào da, mức LD50 <200 mg/kg)

Chất thải có gây nguy hại đối với thủy sinh vật không ? TLm 96<1000 mg/L

Chất thải có gây ra sự biến đổi gen không ?

Các loại chất thải bình thường CHẤT THẢI NGUY HẠI

Page 11: 5. O nhiem chat thai ran

Chất thải rắn và ô nhiễm chất thải rắn nhóm 5

3.3. Phân loại chất thải nguy hại

Có nhiều cách phân loại chất thải rắn nguy hại dựa trên cơ sở về nguồn gốc, độ độc, cách bảo quản và sử dụng chất thải.

Cách phân loại chất thải nguy hại còn phụ thuộc vào các yếu tố xã hội, kinh tế, MT … của đất nước đó.

Phân loại chất thải nguy hại theo tính chất

Chất thải phóng xạ : các chất thải bền vững có tác động gây rối loạn chức năng cơ thể sống. Các chất phát ra các bức xạ ion đều được xem là các chất phóng xạ.

Hóa chất nguy hại: bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, các chất dược liệu…

Hóa chất nguy hại sinh học.

Chất gây cháy.

Chất gây nổ.

Phân loại theo độ bền vững

Nhiều độc tố thường lưu đọng trong MT đất, nước, không khí và trong cơ thể động, thực vật. những độc tố này dễ gây những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp. dựa vào tính bền vững của những độc tố có thể phân ra làm bốn nhóm :

Nhóm không bền vững : gồm các hợp chất photpho hữu cơ, cacbonat có độ bền vững kéo dài trong vòng từ 1 – 12 tuần.

Bền vững trung bình : độ bền vững từ 1-18 tháng ( chất độc 2,4 D).

Bền vững : các chất có độ bền vững trong thời gian từ 2-5 năm ( DDT…).

Rất bền vững : bao gồm các kim loại nặng như Hg, Pb, Cd…

Phân loại theo phương pháp xử lý

Cách phân loại này chủ yếu dựa vào mục đích bảo quản, kiểm tra và thanh toán khi vận chuyển.

Phân loại chất thải theo mức độ gây độc

Dựa vào mức độ độc của mỗi kim loai đối với động vật thủy sinh.

Dựa vào chỉ số TLm có thể phân thành các nhóm độc tố làm các mức độ độc sau đây:

Nhóm độc tố cực mạnh: gồm các chất có TLm < 1mg/L

Nhóm độc tố mạnh: gồm các chất có TLm từ 1 –10mg/L

Nhóm độc tố trung bình : gồm các nhóm có TLm trong khoảng 100mg/L

Nhóm độc tố yếu: gồm các nhóm có TLm khoảng 1000mg/L

Công nghệ môi trường 11

Page 12: 5. O nhiem chat thai ran

Chất thải rắn và ô nhiễm chất thải rắn nhóm 5

C. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM CHÁT THẢI RẮN

I. HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM

Ước tính hiện nay, tổng lượng chất thải rắn ở Việt Nam vào khoảng 49,3 nghìn tấn/ngày, trong đó chất thải rắn công nghiệp chiếm khoảng 54,8% (khoảng 27 nghìn tấn), chất thải sinh hoạt chiếm khoảng 44,4% (khoảng 21,9 nghìn tấn) và chất thải bệnh viện chiếm khoảng 0,8% (khoảng 0,4 nghìn tấn).

So với các nước trong khu vực và trên thế giới, tổng lượng chất thải rắn của Việt Nam là không lớn, nhưng lượng chất thải sinh hoạt và chất thải bệnh viện ở hầu hết các địa phương và thành phố còn chưa được xử lý hợp vệ sinh trước khi thải ra môi trường. Các chất thải rắn ở các đô thị và các khu công nghiệp hầu như không được phân loại trước khi chôn lấp. Tất cả các loại chất thải công nghiệp, sinh hoạt, y tế) đều được chôn lấp lẫn lộn, ngoài ra tỷ lệ thu gom chất thải chỉ đạt 20-30%. Lượng chất thải không được thu gom và chôn lấp (70-80%) đã và đang gây nên những tác động xấu tới môi trường, tới đời sống sinh hoạt và các hoạt động kinh tế.

Nguyên nhân là do việc bố trí các cơ sở sản xuất công nghiệp không hợp lý, nằm xen kẽ trong các khu dân cư càng làm tăng mức dộ ô nhiễm. Theo số liệu thống kê củ Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường, 82% trong số 3.311 cơ sở sản xuất kinh doanh đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng lại nằm lẫn trong các khu dân cư.

Nguồn phát sinh chất thải rắn tập trung chủ yếu ở những đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng…Các khu đô thị tuy chiếm 24% dân số của cả nước, nhưng lại phát sinh đến hơn 6 triệu tấn chất thải mỗi năm (gần bằng 50% tổng lượng chất thải của cả nước). Nguyên nhân chính là do dân số tập trung cao, nhu cầu tiêu dùng lớn, hoạt động thương mại đa dạng và tốc độ đô thị hóa cao.

Hiện nay, khoảng 80% trong số 2,6 triệu tấn chất thải công nghiệp phát sinh mỗi năm là từ các trung tâm công nghiệp lớn ở miền Bắc và miền Nam. Trong đó 50% lượng chất thải công nghiệp của Việt Nam phát sinh ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, 30% còn lại phát sinh ở vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

Trong các loại chất thải rắn, chất thải nguy hại là mối hiểm họa đặc biệt. Trong khi đó lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh từ thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Thanh Hóa chiếm 27% tổng lượng chất thải y tế nguy hại của cả nước.

II. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM CHẤT THẢI RẮN DIỄN RA Ở BA MÔI TRƯỜNG NƯỚC, ĐẤT VÀ KHÍ

1. Môi trường nước:

1.1. Chất thải rắn bị xả xuống biển

Một điểm chung nhất dọc theo ven bờ biển đủ các loại chất thải từ chất thải đô thị, chất thải sinh hoạt, chất thải từ hoạt động nông nghiệp, rác bệnh viện, chất thải từ những hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, rác từ giao thông vận tải trên biển, rác từ hoạt động khai thác dầu khí, tảo độc, sinh vật từ các khu vực biển bị “thủy triều đỏ”…đều được thải trực tiếp ra biển. Trong các loại chất thải trên có nhiều loại khó phân hủy như: bao ni-lông, cao su, chai nhựa…trôi nổi nhiều ngày trên biển, gây ra sự hủy hoại môi trường, ảnh hưởng

Công nghệ môi trường 12

Page 13: 5. O nhiem chat thai ran

Chất thải rắn và ô nhiễm chất thải rắn nhóm 5

đến sức khỏe con người. Điều đáng lo ngại nhất là rác thải trôi dạt ven bờ biển thường bắt gặp nhiều ở các cửa sông, khu neo đậu tàu biển, khu dân cư và khu phát triển du lịch.

Qua khảo sát tại địa bàn thành phố Phan Thiết hàng ngày lượng rác thải đô thị thải ra khá lớn, khoảng trên 100 tấn/ngày, lượng rác thải do cơ sở sản xuất ước tính lượng chất thải rắn từ 20-23 tấn/ngày, chất thải lỏng 150-200 m3/ngày. Trong mùa chế biến hải sản, rác thải tăng thêm từ 200-300 tấn vỏ nhuyễn thể, trong số đó một lượng chất thải được tuôn ra biển, có lúc tại bờ biển Hòn Rơm- Hàm Tiến rác tấp vào bờ 25-30 tấn/ngày.

Chất thải từ hoạt dộng nông nghiệp theo bảy dòng sông lớn đổ ra biển gây ô nhiễm các bãi tắm, khu du lịch. Nhất là tại vịnh Phan Thiết chất thải từ hai con sông Cà Ty và sông Cái đổ ra vịnh, ứ đọng dài ngày nhiều loại rác sinh hoạt, sản xuất, chế biến thủy sản thành những “núi” rác nhỏ. Ngoài ra, do một số người dân và khách đến du lịch thiếu ý thức đã thải một lượng rác khá lớn ra bãi biển. qua ước tính tại khu vục bãi biển Mũi Né – Hòn Rơm mỗi ngày có khoảng 700 người bán hàng rong. Những thứ họ bán cho du khách chủ yếu là hải sản tươi sống, đồ ăn sẵn…Ước tính mỗi ngày người bán hàng rong tiêu thụ khoảng 3,5 tấn hải sản vả những sản phẩm khác.

1.2. Chất thải rắn bị xả xuống sông, kênh rạch

Theo Chi cục bảo vệ Môi trường (Sở Tài nguyên- Môi trường thành phố Hồ Chí Minh), hiện mỗi ngày có trên 1.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ dân và các cơ sở sản xuất bị xả xuống các dòng kênh, con sông trên địa bàn thành phố.

Có hàng ngàn hộ dân sinh sống trên kênh rạch (trong tổng số 25.000 căn nhà trên kênh rạch cần giải tỏa), nên số lượng chất thải rắn sinh hoạt mà các hộ này thải trực tiếp xuống dòng nước còn khá lớn. Đa số các cơ sở sản xuất chưa có hệ thống xử lý chất thải, hoặc có trang bị hệ thống xử lý chất thải nhưng ít sử dụng vì tốn kém nhưng lại đang nằm lẫn trong các khu dân cư, thường xuyên xả chất thải trực tiếp ra hệ thống kênh rạch. Tiêu biểu là các nhà máy sản xuất dọc kênh Tham Lương và khu công nghiệp Tân Bình hoặc hàng trăm cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp khác nằm dọc các kênh Tân Hóa – Lò Gốm (thuộc các quận 6, quận 11). Mặc dù đã di dời ra các huyện ngoại thành nhưng hơn 70 cơ sở sản xuất nằm dọc kênh An Hạ- Thầy Cai (huyện Hóc Môn- Củ Chi), do không có hệ thống xử lý cũng nhanh chóng làm ô nhiễm nguồn nước vốn trong sạch trước đây của hệ thống kênh này.

2. Môi trường đất:

2.1. Rác thải xây dựng

Nơi tập trung các vật liệu phế thải do xây dựng tạo điều kiện hình thành các bải rác công cộng.

Dự án đường ven sông Tô Lịch chạy qua phường Khương Trung, quận Thanh Xuân kéo dài hơn bốn năm nay nhưng vẫn chưa tiến hành. Một người dân tổ 25 cho biết: “Rác phế thải xây dựng, rác sinh hoạt ngày càng chồng chất tràn ra cả đường đi, UBND phường Khương Trung đã nhiều lần tổ chức thu dọn nhưng đâu lại vào đấy”.

Công nghệ môi trường 13

Page 14: 5. O nhiem chat thai ran

Chất thải rắn và ô nhiễm chất thải rắn nhóm 5

Dự án xây khu đô thị mới Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy đã được cấp duyệt nhưng chủ đầu tư vẫn còn bỏ không mặt bằng, vì thế hơn bốn năm nay lô đất dự án rộng mấy chục hecta thuộc địa phận phường Trung Kính Hạ trở thành bãi rác. Nhiều người dân ở đây cho biết hằng đêm những chiếc xe tải lớn lén lút đổ phế liệu, rác xây dựng, chưa kể những xe rác cải tiến vẫn đổ rác vào ban ngày. Những hộ dân sống xung quanh phải chịu đựng tiếng ồn, bụi và mùi hôi bốc lên từ bãi rác.

2.2. Rác thải y tế

Theo đánh giá kết quả kiểm tra BV năm 2003 của Vụ Điều trị (Bộ Y tế), chỉ mới có 30% BV trong cả nước có cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại, 55% BV chưa có hệ thống xử lý chất thải lỏng hoặc có không hoàn chỉnh, hay đã ngưng hoạt động vì không có kinh phí, 50% chưa có phương tiện tốt để thiêu đốt chất thải rắn y tế, 55% chưa có nhà chứa rác đúng yêu cầu. Và cũng từng ấy thiếu túi ni-lông và hộp an toàn để thu gom chất thải y tế và các vật sắt nhọn nhiễm khuẩn.

Cuộc điều tra được tiến hành vào tháng 1/2004 cho thấy: Phần lớn các bệnh viện chỉ tách riêng vật sắt nhọn ra khỏi rác thải và đựng trong vỏ chai dịch truyền hoặc chứa trong các hộp giấy tận dụng. Các chất thải rắn khác thì đựng chung trong thùng rác. Một số chất thải rắn rất nguy hại do chứa một số mầm bệnh như bệnh phẩm, tiêu bản xét nghiệm… không được diệt khuẩn trước khi thu gom và vận chuyển tới nơi tập trung rác. 94,45% các cơ sở y tế thiếu phương tiện vận chuyển rác chuyên dụng, không có đường vận chuyển riêng mà rác được vận chuyển qua hành lang các khoa, buồng bệnh. Rất ít các BV có nhà chứa rác và được xây dựng chắc chắn. Rác được “tập kết” trong hố rác, thường không được đào sâu, không đảm bảo yêu cầu vệ sinh và đặt ngay góc sau BV.

2.3. Bãi chôn lấp

Hiện nay, mỗi ngày thành phố Hồ Chí Minh thải ra khoảng 6.000 - 6.500 tấn chất thải rắn đô thị. Phần lớn (75-80%) chất thải rắn đô thị (5.900-6. 200 tấn/ngày) đều được thu gom , vận chuyển và xử lý tại bãi chôn lấp Gò Cát - Bình Chánh và bãi chôn lấp Phước Hiệp (thuộc khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc (880ha) - Củ Chi, với công nghệ duy nhất là chôn lấp vệ sinh.

Cả hai bãi chôn lấp này, mặc dù được đầu tư rất lớn với công nghệ khá hiện đại, nhưng vẫn gây ô nhiễm đến môi trường do nước rỉ rác và khí bãi chôn lấp (kể cả mùi). Đặc biệt công nghệ chôn lấp vệ sinh chiếm đất rất lớn, mỗi năm với khối lượng chất thải rắn đô thị khoảng 5.900-6.200 tấn/ngày thành phố Hồ Chí Minh cần 9 - 12ha đất để chôn lấp và diện tích này sẽ khó có thể sử dụng vào mục đích khác trong thời gian dài (30-50 năm), không những thế, chúng

Công nghệ môi trường 14

Page 15: 5. O nhiem chat thai ran

Chất thải rắn và ô nhiễm chất thải rắn nhóm 5

còn cần được bảo trì và giám sát với kinh phí hàng năm (20-25 năm sau khi đóng bãi) khá lớn.

2.4. Rác thải sinh hoạt:

Điều tra rác thải 420 hộ gia đình tại 3 phường: Phường Thống Nhất, phường Bom Hán, Phường Bắc Lệnh tại thị xã Cam Đường, bình quân tỷ lệ rác thải trên đầu người là 0,33kg/ngày đêm. Lượng rác thải trong một ngày đêm của toàn thị xã khoảng 25 m3 tương đương 10 tấn. Lượng rác thải được thu gom khoảng (45%). Lượng rác không được thu gom qua điều tra thì thấy chủ yếu các hộ tự xử lý như đốt, chôn, sử dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.

Huyện Nhơn Trạch có 26.363 hộ với trên 137 ngàn nhân khẩu, trong đó có nhiều khu dân cư tập trung quanh các khu công nghiệp. Bình quân mỗi ngày một hộ thải ra từ 10 đến 15 kg rác sinh hoạt. Đó là chưa kể đến những hộ tạm trú, ở nhà trọ đang làm việc tại các khu công nghiệp.

2.5. Rác thải công nghiệp:

15 hộ dân cư tổ 41 An Hoà - An Hải Bắc (quận Sơn Trà) đã đồng loạt ký vào lá đơn kiến nghị và khẩn cầu (ngày 5/3), gửi chính quyền và các cơ quan chức năng thành phố giải quyết tình trạng Công ty Giày da Quốc Bảo (100% vốn Đài Loan) tiếp tục xử lý rác thải sản xuất của mình bằng cách đốt thiêu huỷ, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho các khu vực dân cư lân cận.

Tình trạng trên không chỉ riêng ở Công ty Quốc Bảo, mới đây tại quận Sơn Trà đã phát hiện được một bãi chứa rác thải công nghiệp trái phép ước tính lên đến 500 m3. Nó nằm trên bãi biển Bắc Mỹ An, gồm các loại rác của doanh nghiệp thuộc ngành giày da thải ra trong quá trình sản xuất. Đến nay vẫn chưa có biện pháp xử lý đối với bãi rác này.

3. Môi trường không khí:

Trong không khí hiện nay có đủ các thành phần bụi: bụi hô hấp (có đường kính từ 10 micrômét trở xuống), bụi lơ lửng (đường kính từ 10 micrômét trở lên)... Trớ trêu ở chỗ bụi lơ lửng lại đúng ngang mặt người (1,5m cách với mặt đất) cho  nên càng dễ tác động xấu đến sức khỏe của con người.

Theo đánh giá của Thạc sĩ Lưu Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch môi trường đô thị - nông thôn thuộc Bộ Xây dựng,  hầu hết các đô thị nước ta đều bị ô nhiễm bụi và ô nhiễm tới mức trầm trọng. Đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, nồng độ bụi trung bình trong không khí cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 3 lần. Ở những nơi đang xây dựng các cơ sở hạ tầng như  cầu cống, nhà cửa, đường sá... con số này còn vượt so với tiêu chuẩn cho phép từ 10 đến 20 lần.

Công nghệ môi trường 15

Rác thải sinh hoạt

Page 16: 5. O nhiem chat thai ran

Chất thải rắn và ô nhiễm chất thải rắn nhóm 5

Từ các khu dân cư đến các trục đường chính, những nút giao thông hay ở tất cả các khu công nghiệp, không khí đều ô nhiễm bụi nặng. Trong khi tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh theo Tiêu chuẩn Việt Nam, giá trị giới hạn đối với bụi đặc biệt là bụi lơ lửng trung bình 1 giờ là 0,3mg/m3, trung bình 24 giờ là 0,2mg/m3

Tại các khu công nghiệp như Tân Bình, TP HCM: 0,57mg/m3, Sóng Thần, Bình Dương: 0,37mg/m3, Nhơn Trạch, Đồng Nai: 0,31mg/m3... Và hầu hết ở những khu vực này đều là bụi lơ lửng.

D.ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG

Nếu không được xử lý đúng cách, những loại chất thải do con người tống ra môi trường có thể gây ra nhiều loại bệnh tật, là con đường truyền nhiễm nguy hiểm, phá hoại đến cả môi trường sống...

Công nghệ môi trường 16

Kim loại nặng, Chất độc

Ăn uống, tiếp xúc qua da

Qua

chu

ỗi

thực

phẩ

m

Qua

dườ

ng h

ô hấ

p

Bụi, CH4, NH3. H2S, VOC

Môi trường không khí

Rác thải:-sinh hoạt-Sản xuất (Công, nông…)-Thương nghiệp-Tái chế

Nước mặt Nước ngầm Môi trường đất

Người,động vật

Sơ đồ tóm tắt ảnh hưởng của CTR tới con người và môi trường

Page 17: 5. O nhiem chat thai ran

Chất thải rắn và ô nhiễm chất thải rắn nhóm 5

I. GÂY HẠI ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI

1. Rác thải sinh hoạt :

Rác thải sinh hoạt có thành phần hữu cơ cao, là môi trường sống tốt cho các vectơ gây bệnh như ruồi, muỗi, gián, chuột….Qua các trung gian truyền nhiễm, bệnh có thể phát triển thành dịch. Rác thải sinh họat có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân và công nhân vệ sinh.

Nhiều thành phần trong các loại rác sinh hoạt như mực viết, bút bi, dầu máy... cũng dễ gây độc cho người. Theo đó, trong mực viết có thể chứa những kim loại nặng (như chì, thủy ngân...), pin thì chứa các thành phần nguy hại như than hoạt tính, kim loại, niken... Những thành phần nguy hại này được giới hạn ở mức độ nhất định, chúng không gây nên những ngộ độc cấp tính và bình thường chúng có vẻ vô hại đối với người dùng, nhưng khi các thành phần nguy hại có trong chất thải tương tác với nhau dễ gây ra các phản ứng có hại hoặc nhiễm vào thực phẩm sẽ gây ngộ độc.

2. Chất thải rắn y tế:

Trong thành phần của chất thải rắn y tế có thể chứa một lượng lớn tác nhân vi sinh gây bệnh truyền nhiễm. Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua da, đường hô hấp, đường tiêu hóa... Việc tiếp xúc với các chất thải y tế có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương. Đó là do trong chất thải y tế có thể chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm, chất độc hại, các loại hóa chất và dược phẩm nguy hiểm, các chất thải phóng xạ, các vật sắc nhọn...

3. Chất thải công nghiệp

Ngoài ra, trong chất thải công nghiệp có nhiều chất có thể dẫn đến bệnh ung thư, như các chất có gốc clo, hợp chất hữu cơ chứa benzen, các dung môi, amiang (trong sản xuất công nghiệp và xây dựng)... nếu không xử lý triệt để sẽ là tác nhân của rất nhiều bệnh như ung thư phổi, ung thư biểu mô, ung thư bàng quang, ung thư

II. HỦY HOẠI MÔI TRƯỜNG

Không chỉ tác động có hại trực tiếp lên sức khỏe của con người, về lâu dài nếu chất thải rắn chứa các thành phần nguy hại bị xả vào môi trường sẽ hủy hoại cả môi trường sống và có thể ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai.

1. Gây ô nhiễm nguồn nước

Chất thải rắn không được thu gom, thải thẳng vào kênh rạch sông hồ gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Rác nặng lắng xuống đáy làm tắc đường lưu thông của nước, rác nhỏ, nhẹ lơ lửng làm đục nguồn nước. Rác có kích thước lớn như giấy vụn, túi nilông nổi lên trên mặt nước làm giảm bề mặt trao đổi oxi giữa nước và không khí. Chất hữu cơ trong nước bị phân hủy nhanh tạo các sản phẩm trung gian và các sản phẩm phân hủy bốc mùi hôi thối.

Nước hình thành trong các bãi chôn lấp có hàm lương chất hữu cơ và chất dinh dưỡng cao với COD từ 7.000 – 45.000 mg/L, BOD từ 5.000- 30.000 mg/L cùng với hàm lượng cao của Photpho và amoniac gây ô nhiễm nguồn nước mặt sinh hoạt của các hộ dân

Công nghệ môi trường 17

Page 18: 5. O nhiem chat thai ran

Chất thải rắn và ô nhiễm chất thải rắn nhóm 5

2.Gây ô nhiễm không khí:

Bụi phát thải vào không khí trong quá trình lưu trữ, vận chuyển rác gây ô nhiễm không khí.

Rác có thành phần sinh học dễ phân hủy cùng với điều kiện khí hậu có nhiệt độ và độ ẩm cao nên sau một thời gian ngắn vhúng bị phân huỷ hiếu khí và kị khí sinh ra các chất độc hại và có mùi hôi khó chịu như CO2, CO, H2S, CH4, NH3…ngay từ khâu thu gom đến bãi chôn lấp. Khí Mêtan có thể gây cháy nổ nên rác cũng là nguồn phát sinh chất thải thứ cấp nguy hại.

3.Gây ô nhiễm đất:

Nước rò rỉ từ các bãi rác mang nhiều chất ô nhiễm và độc hạI khi không được kiểm soát an toàn thấm vào đất gây ô nhiễm đất. Thành phần các kim lọai nặng trong nước rác gây độc cho cây trồng và động vật đất.

Tóm lại, chất thải rắn là nguồn ô nhiễm toàn diện đến môi trường sống : nước, đất , không khí. Các chất hữu cơ khó phân hủy, kim loại nặng... trong chất thải sẽ thấm vào đất, nước. Hậu quả là nguồn nước mặt, nước ngầm đều bị nhiễm độc, không dùng được. Khi nước đã bị nhiễm độc thì ảnh hưởng của nó rất lớn, thực vật xung quanh sống bằng đất, nước đó cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nếu sống bằng nguồn nước và thức ăn nhiễm độc đó, động vật và con người cũng mang theo mình nhiều chất độc hại. Khâu truyền độc chất trung gian này con người rất khó kiểm soát. Nếu chúng ta không biết thương môi trường, chính chúng ta phải gánh chịu hậu quả mà nó mang lại.

Công nghệ môi trường 18

Page 19: 5. O nhiem chat thai ran

Chất thải rắn và ô nhiễm chất thải rắn nhóm 5

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo Dục Và Đào tạo, 2001.

Khoa Học Môi Trường. NXB Giáo Dục.

2. Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái, 2001.

Quản Lý Chất Thải Rắn. NXB Xây Dựng.

3. Hoàng Kim Cơ (chủ biên), 2005.

Kỹ Thuật Môi Trường. NXB Khoa Học và Kỹ Thuật.

4. Nguyễn Đức Khiển, 2003.

Quản Lý Chất Thải Nguy Hại. NXB Xây Dựng Hà Nội

CÁC TRANG WEB

http://www.environment-safety.com

http://vietnamnet.vn/khoahoc/moitruong/2005/11/517257/

http://www.vista.gov.vn/

Công nghệ môi trường 19