4.3 lich su dia phuong thanh hoa thpt-

68
1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA NGUYỄN VĂN HỒ TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 2 LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG THANH HÓA TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

Upload: phi-phi

Post on 21-Jan-2017

394 views

Category:

Entertainment & Humor


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

NGUYỄN VĂN HỒ

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 2

LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG THANH HÓA

TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

Page 2: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

2

LỜI NÓI ĐẦU

Thực hiện Thông tư số 30/2011/TT-BGD ĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo

dục và Đào tạo về việc Ban hành Chương trình bồ dưỡng thường xuyên giáo viên

phổ thông; Quyết định số 202/QĐ-SGD&ĐT ngày 10/4/2013 của Giám đốc Sở

Giáo dục và Đào tạo Thanh hoá về việc thành lập Ban biên soạn tài liệu bồi dưỡng

thường xuyên giáo viên và Quy định về biên soạn tài liệu bồi dưỡng thuờng xuyên

giáo viên năm 2013. Tiểu ban biên soạn tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên

THPT tổ chức biên soạn và xuất bản Tài liệu bồi duỡng thường xuyên giáo viên

THPT bộ môn Lịch sử.

Tài liệu bồi duỡng thường xuyên giáo viên THPT bộ môn Lịch sử được biên

soạn theo tinh thần đổi mới, phù hợp với việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên,

thể hiện ở cấu trúc và cách trình bày dưới các hình thức hoạt động của người học.

Các thông tin phản hồi và hoạt động tự đánh giá được giới thiệu xuyên suối trong

các bài, giúp giáo viên học tập tích cực và từng bước hỗ trợ để tự đánh giá kết quả

và điều chỉnh học tập trong quá trình bồi dưỡng. Chương trình tập trung vào nội

dung dạy học lịch sử địa phương Thanh Hoá góp phần nâng cao trình độ giáo viên

giúp giáo viên phổ thông để dạy tốt chương trình lịch sử địa phương Thanh Hoá ở

trường THPT.

Các tác giả rất mong nhận được sự góp ý của đông đảo đội ngũ giáo viên và

cán bộ quản lý giáo dục để tiếp tục hoàn thiện bộ tài liệu này.

Xin trân trọng cảm ơn các ý kiến đóng góp cho tài liệu!

Page 3: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

3

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

MÔN LỊCH SỬ THPT

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

Chương trình BDTX giáo viên năm 2013 bộ môn lịch sử THPT có ý nghĩa và

tác dụng quan trọng trong việc thực hiện nguyên lý giáo dục của đảng là học đi đôi

với hành. Chương trình tập trung vào nội dung dạy học lịch sử địa phương Thanh

Hoá góp phần nâng cao trình độ giáo viên, giúp giáo viên phổ thông để dạy tốt

chương trình lịch sử địa phương Thanh Hoá ở trường THPT. Học xong chương

trình, học viên có thể đạt các yêu cầu sau:

Tự hào ngay từ buổi bình minh của lịch sử, cách ngày nay 30 đến 40 vạn

năm, Thanh Hoá đã là nơi sinh sống của con người. Giúp học viên thấy được

những đóng góp cụ thể của nhân dân các địa phương trong quá trình phát triển của

lịch sử dân tộc.

Nắm được những kiến thức cơ bản, trọng tâm của lịch sử địa phương Thanh

Hoá trong quá trình dạy và học lịch sử địa phương ở các trường THPT.

Góp phần giáo dục các thế hệ sau tình yêu đối với quê hương, đất nước, với

dân tộc, lòng kính trọng đối với tổ tiên và các thế hệ đi trước. Người học tự hào với

lịch sử quê hương qua đó thấy được trách nhiệm của mình với địa phương, với dân

tộc, với tổ tiên và các thế hệ mai sau.

Page 4: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

4

B. KẾ HOẠCH BDTX CHO GIÁO VIÊN THPT.

Số

TT Bài Nội dung Số tiết

Số hoạt

động

1 Bài 1 Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418- 1423) 4 1

2 Bài 2

Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân

dân Thanh Hoá từ cuối thế kỷ XVIII đến hết Chiến

tranh thế giới lần thứ nhất 1918

6 2

3 Bài 3 Thanh Hoá từ năm 1919 đến năm 1945 6 2

4 Bài 4 Thanh Hoá từ sau cách mạng tháng tám đến 1975 6 2

5 Bài 5 Thanh Hoá trong công cuộc đổi mới đất nước 6 2

6 Bài 6 Thanh Hoá trong giai đoạn từ 1996 đến 2005 2 1

Cộng 30

Bài 7 Đọc thêm

Page 5: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

5

BÀI 1

CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418- 1423)

(Thực hiện trong 4 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Học viên nắm được những nét chính về Lê Lợi và hoạt động của nghĩa

quân trên đất Thanh Hoá.

- Những đóng góp của nhân dân Thanh Hóa đối với cuộc khởi nghĩa Lam

Sơn.

2. Về tư tưởng, tình cảm

- Thấy được tinh thần hi sinh, vượt qua mọi gian khổ, anh dũng, bất khuất

của nghĩa quân Lam Sơn.

- Khắc sâu lòng yêu nước, tự hào, tự cường dân tộc. Biết ơn những anh hùng

dân tộc, những tấm gương dũng cảm chiến đấu giành độc lập cho quê hương, đất

nước.

- Bồi dưỡng tinh thần, quyết tâm vượt mọi khó khăn để học tập và phấn đấu

vươn lên.

3. Về kỹ năng

- Trả lời câu hỏi, tham khảo các tài liệu để bổ sung cho bài học.

- Rèn luyện thêm những kĩ năng phân tích, so sánh, liên hệ thực tế, quan sát

hình ảnh và nhận xét.

II. TÀI LIỆU VÀ ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ HỌC TẬP

- Tài liệu lịch sử địa phương.

- Sách giáo khoa, sách giáo viên lịch sử lớp 10, lớp 11.

- Các tư liệu lịch sử về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Page 6: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

6

- Một số tranh ảnh, đồ dùng, thiết bị theo yêu cầu của chương trình.

III. THỜI GIAN THỰC HIỆN

Thực hiện trong thời gian 4 tiết .

HOẠT ĐỘNG

CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418- 1423)

I. NỘI DUNG

1. Nội dung chính

- Tìm hiểu thân thế Lê Lợi và hoạt động của Nghĩa quân trên đất Thanh Hoá.

- Những đóng góp của nhân dât Thanh Hoá trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

2. Thông tin hỗ trợ

a. Lê Lợi và hoạt động của nghĩa quân trên đất Thanh Hoá

- Lê Lợi sinh ngày 6 tháng 8 năm Ất Sửu, tức ngày 10 tháng 9 năm 1385 tại

quê mẹ làng Chủ Sơn, huyện Lôi Dương (nay là xã Xuân Thắng, huyện Thọ Xuân,

tỉnh Thanh Hoá).

- Là một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn. Quân Minh đô hộ nước

ta, ông đã dốc hết tài sản để chiêu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây

dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa.

- Đầu năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người thân tín nhất trong bộ chỉ huy cuộc

khởi nghĩa đã tổ chức hội thề ở Lũng Nhai (thuộc núi rừng Lam Sơn), làm lễ tế cáo

trời đất, văn thề, kết nghĩa anh em quyết tâm đánh giặc cứu nước.

- Ngày 7 tháng 2 năm 1418 (tức ngày 2 tháng 1 năm Mậu Tuất). Lê Lợi cùng

toàn thể nghĩa quân dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định

Vương, truyền lệnh khắp nơi kêu gọi nhân dân cùng nổi dậy chống giặc cứu nước.

Page 7: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

7

- Cuộc khởi vừa dấy lên quân Minh lập tức tập trung lực lượng đàn áp. Tổng

binh Lý Bân phái Đô đốc Chu Quang điều quân từ thành Tây Đô lên vây quét vùng

Lam Sơn, buộc nghĩa quân phải rút lên xứ Mường Một (Thanh Hoá). Quân Minh

ráo riết đuổi theo, Lê Lợi phải rút lên núi Chí Linh. Ở đây nghĩa quân rơi vào tình

thế hiểm nghèo. Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi dẫn 500 quân và 2 voi chiến tự

xưng là “Chúa Lam Sơn” kéo ra anh dũng tập kích địch. Lê Lai cùng toán cảm tử

quân đã hy sinh quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.

- Lê Lợi trở về căn cứ Lam Sơn, xây dựng lực lượng chiến đấu. Nghĩa quân

đã tập kích và đánh bại nhiều cuộc truy kích của địch, tiêu diệt hàng ngàn tên.

Tháng 5 năm 1418 quân Minh nổ cuộc vây quét, khủng bố lớn, nghĩa quân buộc

phải rút lên núi Chí Linh lần thứ hai.

- Được sự ủng hộ của nhân dân, nghĩa quân ngày một mạnh. Cuối năm 1418

và liên tiếp năm 1419 đến cuối năm 1420 nghĩa quân liên tiếp đánh thắng các cuộc

vây quét của quân Minh. Đặc biệt, trong trận Sách Khôi nghĩa quân đã tiêu diệt

hàng ngàn tên địch, thu hàng trăm ngựa.

- Tháng 3 năm 1423, quân Minh do tổng binh Trần Trí chỉ huy từ Đông

Quan đánh lên. Trước tình hình đó, Lê Lợi hạ lệnh rút lên núi Chí Linh lần thứ ba.

Ở đây nghĩa quân phải sống những ngày gian khổ. Trong hơn hai tháng trời thiếu

lương thực, Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi

quân.

- Trước tình thế bất lợi và khó khăn như vậy, Lê Lợi chủ trương tạm hoà và

được quân Minh chấp thuận. Vì vậy, từ tháng 3 năm 1423 đến tháng 10 năm 1424

là thời kỳ tạm hoà của nghĩa quân để xây dựng lực lượng. Tháng 5 năm 1423,

nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

Page 8: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

8

b. Đóng góp của nhân dân Thanh Hoá trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

- Thanh Hoá là nơi xuất phát, căn cứ vững chắc của cuộc khởi nghĩa Lam

Sơn. Đất Lam Sơn với rừng núi hiểm trở thuận lợi cho việc “công thủ” nhân dân

đoàn kết một lòng đảm bảo vững chắc cho nghĩa quân tồn tại và phát triển cùng với

núi rừng Lam Sơn đã đùm bọc, che chở, bảo vệ nuôi dưỡng cho nghĩa quân.

- Ngay từ những ngày đầu khởi nghĩa các huyện trong tỉnh đều có người về

tụ nghĩa: Lê Tông Kiều quê huyện Quảng Xương, Trịnh Khả quê huyện Vĩnh Ninh

(nay là huyện Vĩnh Lộc), Trịnh Đồ, Đỗ Bí, Hà Mộng, Lê Khương, Hà Độ quê

huyện Nông Cống, Nguyễn Chích quê huyện Đông Sơn.

- Trong hội thề Lũng Nhai (không kể Lê Lợi, đã có 11/18 người là người xứ

Thanh như: Lê Lai, Lê Lý, Lê Hiển, Lê Bôi, Lê Thận, Lê Văn An, Lê Văn Linh,

Đinh Liệt, Trịnh Khả, Trương Lôi, Vũ Uy) phần lớn trong số đó là các tướng lĩnh

tài ba của nghĩa quân Lam Sơn sau này.

- Trong việc khai hoang, sản xuất, đảm bảo cung cấp lương thực cho nghĩa

quân đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi phía Tây Thanh Hoá đã ủng hộ nhiệt

tình về mọi mặt cho nghĩa quân: Xây dựng căn cứ, đào hào đắp luỹ, xây dựng kho

tàng, nhà cửa...Truyền thuyết dân gian còn lưu truyền biết bao câu chuyện cảm

động về mối tình quân dân đoàn kết nhất trí, hết lòng quyên góp lương thực.

- Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, phụ nữ Thanh Hoá đã góp phần tích cực

trong việc xây dựng căn cứ, cung cấp lương thực, tiếp tế, cứu thương, bảo vệ tướng

lĩnh... Không những thế, phụ nữ Thanh Hoá còn tham gia chiến đấu anh dũng

chống giặc Minh. Tiêu biểu là Phạm Thị Ngọc Trần (vợ Lê Lợi) ngoài việc tham

gia lo việc lương thực nuôi quân bà còn là tấm gương dũng cảm quên mình vì việc

lớn. Bên cạnh đó còn nhiều nữ tướng xông pha trận mạc như: Hồng Nương Công

Chúa (con gái Lê Lợi), Nguyễn Thị Bành (vợ tướng quân Nguyễn Chích).

Page 9: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

9

II. CÂU HỎI TỰ ĐÁNH GIÁ

1. Tr×nh bµy tãm t¾t diÔn biÕn cuéc khëi nghÜa Lam S¬n trên đất Thanh Hoá.

2. Nªu nh÷ng ®ãng gãp cña nh©n d©n Thanh Ho¸ trong cuéc khëi nghÜa Lam S¬n.

* Thông tin phản hồi cho câu hỏi tự đánh giá.

Từ những thông tin hỗ trợ thực hiện trả lời câu hỏi tự đánh giá.

III. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG

1. S­u tÇm vµ lËp b¶ng hÖ thèng c¸c di tÝch lÞch sö liªn quan ®Õn khëi nghÜa

Lam S¬n trªn ®Êt Thanh Hãa.

Page 10: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

10

BÀI 2

CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC CỦA NHÂN DÂN

THANH HOÁ TỪ CUỐI THẾ KỶ XVIII ĐẾN HẾT CHIẾN TRANH

THẾ GIỚI LẦN THỨ NHẤT (1918)

(Thực hiện trong 6 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Hưởng ứng chiếu Cần Vương nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đứng lên

chống Pháp. Phong trào đã quy tụ được nhiều lãnh tụ tiêu biểu, gây cho Pháp

những khó khăn và tổn thất.

- Nắm được được những nét chính về diễn biến, kết quả và ý nghĩa phong trào

chống Pháp của nhân dân Thanh Hóa mà tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa: Ba Đình, Hùng

Lĩnh, các cuộc khởi nghĩa của đồng bào miền núi.

- Phong trào nổ ra liên tục, diễn ra trên một diện rộng, và bền bỉ. Càng về sau

qui mô càng lớn ở hầu khắp các địa bàn trong tỉnh.

- Đặc điểm, vị trí và ý nghĩa lịch sử các cuộc khởi nghĩa Cần vương ở Thanh Hoá.

2. Về tư tưởng, tình cảm

- Khắc sâu hình ảnh nhân dân Thanh Hóa: yêu nước, dũng cảm, thức thiết

tha với độc lập dân tộc, tự do của nhân dân, đoàn kết một lòng chống giặc.

- Bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu quê hương, đất nước. Tự hào, trân trọng và

biết ơn những vị anh hùng dân tộc. Tinh thần đoàn kết của nhân dân các dân tộc

trong tỉnh.

- Những hạn chế của phong trào, sự cần thiết phải có một gia cấp lãnh đạo

tiên tiến để dẫn dắt phong trào đi đến thắng lợi hoàn toàn.

3. Về kỹ năng

Page 11: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

11

- Sử dụng các kỹ năng tổng hợp, phân tích, mô tả những nét chính của một

cuộc khởi nghĩa vũ trang.

- Tiếp tục bồi dưỡng kĩ năng khai thác bản đồ khi học bài, trả lời câu hỏi, các

tri thức phụ trợ (tranh ảnh) với lối so sánh, nhận xét, liên hệ thực tế (gắn di tích lịch

sử ở địa phương) tham khảo các tài liệu để bổ sung, trả lời các câu hỏi cho bài học.

II. TÀI LIỆU VÀ ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ HỌC TẬP

- Tài liệu lịch sử địa phương.

- Sách giáo khoa, sách giáo viên lịch sử lớp 8.

- Tư liệu lịch sử về các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương ở

Thanh Hoá.

- Một số tranh ảnh, đồ dùng, thiết bị theo yêu cầu của chương trình.

III. THỜI GIAN THỰC HIỆN

Thực hiện trong thời gian 6 tiết (Mỗi hoạt động thực hiện trong 3 tiết)

HOẠT ĐỘNG 1

(Thực hiện trong 3 tiết)

I. NỘI DUNG

1. Nội dung chính

- Phong trào Cần vương và sự hưởng ứng của nhân dân Thanh Hoá.

- Tìm hiểu về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương ở Thanh Hoá

như: Khởi nghĩa Ba Đình, Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.

2. Thông tin hỗ trợ

Page 12: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

12

a. Thanh Hoá hưởng ứng phong trào Cần vương

- Ngày 13 tháng 7 năm 1885 Hàm Nghi ra Chiếu Cần vương, kêu gọi nhân

dân ra sức phò vua cứu nước. Hưởng ứng Chiếu Cần Vương nhân dân các dân tộc

trong tỉnh Thanh Hoá từ miền ngược đến miền xuôi đều đứng lên giúp Vua cứu

nước.

- Phong trào Cần vương ở Thanh Hoá đã được qui tụ và có chỉ đạo chung,

Trần Xuân Soạn được vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết cử phụ trách tỉnh Thanh

Hoá. Phạm Bành phụ trách vùng đồng bằng, Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước làm chủ

vùng núi, xây dựng căn cứ liên hệ với nghĩa quân Lang Văn Thiết, Lang Văn Hạnh

ở Nghệ An.

a. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương ở Thanh Hoá

- Khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887)

+ Ba Đình thuộc huyện Nga Sơn. Trung tâm căn cứ của cuộc khởi nghĩa là

ba làng: Mậu Thịnh, Thượng Thọ và Mỹ Khê. Chỉ huy cứ điểm là Phạm Bành và

Đinh Công Tráng, bên cạnh còn có Nguyễn Khế, Nguyễn Toại.

+ Tháng 10 năm 1886 nghĩa quân tổ chức phục kích trên Quốc lộ 1 và đánh

tan hai cuộc tấn công của quân Pháp. Tháng 12 năm 1886 đến tháng 1 năm 1887,

quân Pháp tập trung một lực lượng lớn gồm 2 488 tên do đại tá Bơ- rít- xô chỉ huy

mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ. Suốt 34 ngày đêm cầm cự, đẩy lùi nhiều đợt

tấn công của giặc.

+ Cuối cùng quân Pháp đã phun dầu thiêu trụi các luỹ tre, triệt hạ và xoá tên

3 làng trên bản đồ hành chính. Nguyên Thế, Đinh Công Tráng hy sinh, để giữ trọn

khí tiết Phạm Bành đã tự sát.

+ Nghĩa quân phải mở đường máu rút lên Mã Cao (Yên Định) tiếp tục chiến

đấu thêm một thời gian dài rồi tan dã.

Page 13: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

13

+ Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại, nhưng đã nêu một tấm gương chiến đấu anh

dũng sáng ngời, gây cho Pháp nhiều tổn thất, cổ vũ mạnh mẽ cho nhân dân Việt

Nam nói chung và nhân dân Thanh Hoá nói riêng tiếp tục đứng lên chống Pháp giải

phóng dân tộc. Tên của ba làng đã đi vào lịch sử chống Pháp như một mốc son.

b. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1886 - 1892)

- Hùng Lĩnh thuộc huyện Vĩnh Lộc. Trung tâm của căn cứ là các ngọn núi

Cù Mông, Đa Bút của dãy Hùng Lĩnh nay là xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh

Thanh Hoá.

- Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là Tống Duy Tân quê ở Đông Biện, nay là Bồng

Trung, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc. Ông vốn là người họ Nguyễn ở Tống Sơn

(nay là Hà Trung) nhưng sau đổi thành họ Tống.

- Khi triều đình Huế ký hiệp ước đầu hàng Pháp, để giữ trọn khí tiết và thanh

danh ông từ quan về quê mở trường dạy học và bí mật chuẩn bị kháng chiến, tổ

chức phục kích tiêu diệt giặc.

- Ngày 8 tháng 11 năm 1885 và ngày 22 tháng 12 năm 1885 nghĩa quân đã

đánh trả hai cuộc tấn công của Pháp tiêu diệt và làm bị thương nhiều quân địch và

đáng chú ý là trận Vân Đồn (Xuân Châu- Thọ Xuân).

- Quân Pháp đã tổ chức nhiều cuộc tấn công lớn bằng cả đại bác vào căn cứ

của nghĩa quân. Nghĩa quân phải vượt qua Vĩnh Lộc, Thạch Thành, rồi về Yên

Định đến Vạn Lai lập căn cứ phục kích đánh giặc ở nhiều nơi như Cầu Quan, Yên

Thái (Nông Cống) khi chúng lên đường rút về tỉnh lị.

- Nhưng về sau do bị quân Pháp tổ chức tấn công và bao vây. Biết lực lượng

chưa đủ mạnh Tống Duy Tân và Cao Điền cho nghĩa quân giải tán chờ cơ hội.

Tháng 9 năm 1892 Tống Duy Tân về hang Nhâm Kỷ ở Bá Thước để xây dựng căn

cứ. Ngày 5 tháng 10 năm 1892 Tống Duy Tân bị bắt ở hang Dong (Thiết Ống, Bá

Thước).

Page 14: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

14

- Cuộc khởi nghĩa kết thúc để lại tấm gương hy sinh của nghĩa quân và đặc

biệt là thủ lĩnh Tống Duy Tân. Để lại bài học quí về chiến lược chiến thuật trong

chiến tranh du kích.

II. CÂU HỎI TỰ ĐÁNH GIÁ

1. Chiếu Cần Vương đã được nhân dân Thanh Hoá hưởng ứng ra sao?

2. Nêu những nét chính về các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương

ở Thanh Hoá: (Lãnh đạo, địa bàn hoạt động, diễn biến và kết quả ý nghĩa)?

* Thông tin phản hồi cho câu hỏi tự đánh giá.

Từ những thông tin hỗ trợ thực hiện trả lời câu hỏi tự đánh giá.

III. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG

1. Sưu tầm và lập bảng hệ thống các di tích lịch sử liên quan đến các cuộc

khởi nghĩa trong phong trào cần vương ở Thanh Hoá.

2. Tìm hiểu thêm các tư liệu lịch sử về các cuộc khởi nghĩa: Ba Đình, Hùng

Lĩnh.

HOẠT ĐỘNG 2

(Thực hiện trong 3 tiết)

I. NỘI DUNG

1. Nội dung chính

- Tìm hiểu về phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi do Hà Văn Mao,

Cầm Bá Thước lãnh đạo.

- Tìm hiểu phong trào Cần vương ở Thanh Hoá: Đặc điểm, vị trí, ý nghĩa lịch sử.

Page 15: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

15

2. Thông tin hỗ trợ

a. Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi do Hà Văn Mao, Cầm

Bá Thước lãnh đạo

* Khởi nghĩa của Hà Văn Mao

- Hà Văn Mao là người dân tộc Mường ở Điền Lư, Châu Quan Hoá (nay là

Điền Lư huyện Bá Thước) Trung tâm của cuộc khởi nghĩa là Mường Khê sau này

mở rộng địa bàn hoạt động tới Thọ Xuân, Cẩm Thuỷ. Nghĩa quân đã chặn đánh

nhiều cuộc hành quân của Pháp giành thắng lợi.

- Tháng 11 năm 1887 quân Pháp do thiếu tá Hen- Bơ- Boa và đại uý Pátxcan

mở cuộc tấn công vào nghĩa quân. Do lực lượng quá chênh lệch ông đã cho nghĩa

quân giải tán, còn mình để giữ trọn khí tiết ông đã vào rừng tuần tiết.

* Khởi nghĩa của Cầm Bá Thước

- Cầm Bá Thước ông là người dân tộc Thái quê ở Mường Chiềng Bán thuộc

tổng Trịnh Vạn (nay thuộc xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá).

- Căn cứ của cuộc khởi nghĩa ở Trịnh Vạn nơi có vùng núi hiểm trở. Ông đã

cho xây dựng ở đây một hệ thống đồn trại kiên cố, bố trí giàn đá, lao gỗ, bãi chông

dọc theo núi cao, sông sâu. Sau này mở rộng địa bàn hoạt động sang Ngọc Lặc,

Như Xuân, Quan Hoá, Quỳ Châu (Nghệ An).

- Tháng 2 năm 1894 Pháp đưa quân lên đóng rải rác ở đồn Cửa Đạt, Thổ

Sơn, Nhiên Trạm để đè bẹp nghĩa quân. Để giành thế chủ động sáng ngày 6 tháng 2

năm 1844 Cầm Bá Thước cho quân tấn công quân Pháp gây cho Pháp những tổn

thất lớn.

- Ngày 10 tháng 5 năm 1895 do có tay sai dẫn đường, quân Pháp tổ chức tấn

công với qui mô lớn vào Hón Bòng. Ngày 13 tháng 5 năm 1895 Cầm Bá Thước

cùng vợ cả, con trai và 12 nghĩa quân bị sa vào tay giặc cuộc khởi nghĩa kết thúc.

Page 16: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

16

- Sự hi sinh của Cầm Bá Thước đã để lại trong lòng người dân miền núi tỉnh

Thanh và nhân dân Thanh Hoá cùng nhân dân cả nước niềm tin bất diệt để tiếp tục

cuộc chiến đấu chống Pháp giành thắng lợi.

b. Đặc điểm và ý nghĩa phong trào Cần vương ở Thanh Hoá

- Đặc điểm: Phong trào nổ ra sớm và mạnh mẽ, tỏ rõ ý thức thiết tha với độc lập

dân tộc, thể hiện sức mạnh đoàn kết của nhân dân kiên quyết đánh bại quân xâm lược.

Đây là nhân tố quyết định sự bùng nổ rộng khắp và sức sống mãnh liệt của phong trào.

+ Phong trào diễn ra một diện rộng càng về sau qui mô càng lớn. Điểm đặc

biệt là phong trào ở đồng bằng, trung du tan vỡ thì phong trào ở miền núi lại phát

triển với xu hướng liên kết rộng, chặt chẽ với các phong trào ngoài tỉnh.

+ Phong trào mang tính dân tộc và nhân dân sâu sắc, thể hiện cuộc đấu tranh

của nhân dân các dân tộc trong tỉnh từ miền ngược đến miền xuôi.

+ Lãnh đạo phong trào là các văn thân, sĩ phu, thổ ty, lang đạo và cả nông

dân. Phương thức đấu tranh phong phú với mọi vũ khí có trong tay.

+ Phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX cuối cùng đều thất bại.

Nguyên nhân chủ yếu là do phân tán, thiếu đường lối kháng chiến thống nhất giữa

các vùng, vũ khí còn thô sơ và đặc biệt nổ ra vào lúc thực dân Pháp còn mạnh, đủ

sức để đối phó và dập tắt phong trào.

- Vị trí, ý nghĩa lịch sử: Thanh Hoá là một trong những trung tâm phát triển

manh mẽ của phong trào Cần Vương. Thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của

nhân dân các dân tộc trong tỉnh Thanh Hoá.

+ Phong trào đã gây cho Pháp những tổn thất nặng nề, góp phần với phong

trào của cả nước làm chậm quá trình “bình định’’của Pháp.

+ Tuy thất bại nhưng phong trào đã nêu một tấm gương sáng ngời về tinh

thần đoàn kết của nhân dân, sự hết lòng của nhân dân Thanh Hoá tham gia ủng hộ

kháng chiến. Nêu những tấm gương sáng ngời về tinh thần yêu nước, phong trào;

Page 17: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

17

để lại nhiều bài học quý báu và xây dựng và tổ chức lực lượng, phát triển phong

trào cách mạng, tiến tới giải phóng dân tộc sau này.

II. CÂU HỎI TỰ ĐÁNH GIÁ

- Trình bày những nét chính về diễn biến, kết quả cuộc khởi nghĩa của Hà

Văn Mao, Cầm Bá Thước?

- Nêu những nét chính về phong trào Cần vương ở Thanh Hoá: Đặc điểm, vị trí,

ý nghĩa lịch sử?

* Thông tin phản hồi cho câu hỏi tự đánh giá.

Từ những thông tin hỗ trợ thực hiện trả lời câu hỏi tự đánh giá.

III. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG

1. Tìm hiểu thêm các tư liệu lịch sử về các cuộc khởi nghĩa: Hà Văn Mao,

Cầm Bá Thước.

2. Căn cứ của các cuộc khởi nghĩa có gì đặc biệt?

Page 18: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

18

BÀI 3

THANH HOÁ TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1945

(Thực hiện trong 6 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa tại Thanh Hóa, chúng không

từ một thủ đoạn nào nhằm vơ vét tiền của, bòn rút sức lao động của nhân dân.

Trong thời gian này, cùng với cả nước phong trào đấu tranh của nhân dân Thanh

Hoá diễn ra sôi nổi. Sự ra đời của Đảng bộ Đảng cộng sản Thanh Hoá mở ra thời

kỳ phát triển của phong trào cách mạng trong tỉnh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ,

phong trào cách mạng Thanh Hoá trở thành một bộ phận hữu cơ của cách mạng

Việt Nam.

- Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Thanh Hoá, Phong trào cách mạng đã tạo ra

một lực lượng cách mạng đông đảo trong tỉnh, đưa phong trào đấu tranh lên giai

đoạn mới.

- Khi thời cơ cách mạng đến, dưới sự lãnh đạo của đảng bộ Thanh Hoá nhân

dân Thanh Hoá nhanh chóng vùng dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền đưa

nhân dân các dân tộc Thanh Hoá từ địa vị nô lệ, thoát khỏi ách thống trị của bọn

thực dân phong kiến và trở thành người chủ thực sự của quê hương.

- Cuộc khởi nghĩa tháng tám ở Thanh Hoá đã góp phần cùng với nhân dân

cả nước làm nên thắng lợi vĩ đại của cách mạng tháng tám, đưa tới sự ra đời của

nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, ghi một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc.

Thắng lợi to lớn này là kết quả của truyền thống đấu tranh yêu nước của nhân dân

được Đảng lãnh đạo.

Page 19: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

19

2. Về tư tưởng, tình cảm

- Khắc sâu lòng biết ơn sâu sắc đối với những đồng chí cán bộ cách mạng

của tỉnh đã có công lạo đóng góp cho phong trào cách mạng Thanh Hoá

- Hình ảnh nhân dân Thanh Hóa: yêu nước, dũng cảm, thức thiết tha với độc

lập dân tộc, tự do của nhân dân, đoàn kết một lòng chống giặc.

- Bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu quê hương, đất nước. Tự hào, trân trọng và

biết ơn những vị anh hùng dân tộc. Tinh thần đoàn kết của nhân dân các dân tộc

trong tỉnh.

3. Về kỹ năng

- Sử dụng các kỹ năng tổng hợp, phân tích, mô tả những nét chính của các

phong trào yêu nước, của cuộc khởi nghĩa vũ trang.

- Tiếp tục bồi dưỡng kĩ năng học bài, trả lời câu hỏi, các tri thức phụ trợ

(tranh ảnh) với lối so sánh, nhận xét, liên hệ thực tế (gắn di tích lịch sử ở địa

phương) tham khảo các tài liệu để bổ sung, trả lời các câu hỏi cho bài học.

II. TÀI LIỆU VÀ ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ HỌC TẬP

- Tài liệu lịch sử địa phương Thanh Hoá.

- Sách giáo khoa, sách giáo viên lịch sử 12.

- Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá - 1930-1939 Ban Tuyên giáo Tỉnh Uỷ.

- Những sự kiện lịch sử của đảng bộ tỉnh Thanh Hoá.

- Một số tranh ảnh, đồ dùng, thiết bị theo yêu cầu của chương trình.

III. THỜI GIAN THỰC HIỆN

Thực hiện trong thời gian 6 tiết (Mỗi hoạt động thực hiện trong 3 tiết)

Page 20: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

20

HOẠT ĐỘNG 1

THANH HOÁ TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1945

(Thực hiện trong 3 tiết)

I. NỘI DUNG

1. Nội dung chính

- Tìm hiểu về phong phong trào yêu nước của nhân dân Thanh Hoá từ sau

Chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước thành lập Đảng bộ.

- Quá trình thành lập của Đảng bộ Đảng cộng sản Thanh Hoá và phong trào

cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ (1930 - 1939)

2. Thông tin hỗ trợ

a. Phong trào yêu nước của nhân dân Thanh Hoá từ sau Chiến tranh thế

giới thứ nhất đến trước thành lập Đảng bộ

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tư bản độc quyền Pháp đẩy mạnh khai

thác thuộc địa để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra trong đó có Việt

Nam. Tại Thanh Hóa chúng không từ một thủ đoạn nào nhằm vơ vét tiền của, bòn

rút sức lao động của nhân dân.

- Trong thời gian này, cùng với cả nước phong trào đấu tranh của nhân dân

Thanh Hoá diễn ra sôi nổi. Tiêu biểu là cuộc vận động đòi trả tự do cho nhà chí sĩ

yêu nước Phan Bội Châu tiêu biểu như: Ở Cẩm Thuỷ, Vĩnh Lộc đã cử đại biểu về

thị xã Thanh Hoá đón tiếp cụ Phan khi Cụ bị nhà cầm quyền giải đi qua Thanh

Hoá.

Page 21: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

21

- Phong trào lên đến đỉnh điểm vào dịp tổ chức đám tang Phan Châu Trinh.

Lễ truy điệu được nhân dân Thanh Hoá cử hành trọng thể, thu hút đông đảo các

tầng lớp nhân dân tham gia, nhất là thanh thiếu niên học sinh.

- Những hoạt động trên trở thành những cuộc biểu dương hùng hậu, thể hiện

lòng yêu nước và nguyện vọng giải phóng dân tộc của nhân dân Thanh Hoá.

- Từ phong trào yêu nước đã xuất hiện các nhóm chính trị của thanh niên,

học sinh, sinh viên đấu tranh, bãi khoá liên tiếp nổ ra trong các trường học đòi nhà

cầm quyền xoá bỏ lệnh cấm nói tiếng Việt trong giờ học, chống bọn Pháp lăng mạ

người Việt Nam.

- Năm 1925 đồng chí Lê Hữu Lập được cử về nước và hoạt động cách mạng

ở Thanh Hoá. Sau một thời gian chuẩn bị, tháng 5 năm 1926, đồng chí Lê Hữu Lập

đã thành lập ra “Hội đọc sách báo cách mạng” (tại số nhà 25 phố hàng Than thị xã

Thanh Hoá), nhằm tập hợp những thanh niên tiên tiến để truyền bá chủ nghĩa Mác-

Lê nin và tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc.

- Hội đọc sách báo cách mạng đã nhanh chóng phát triển ở nhiều địa

phương, nhất là Thiệu Hoá, Thọ Xuân, Đông Sơn. Trên cơ sở Hội đọc sách báo

cách mạng, các tiểu tổ Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, BCH tỉnh bộ lâm thời

đã được bầu. Sự ra đời của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên tỉnh Thanh Hoá

báo hiệu một phong trào vận động cách mạng mới bắt đầu.

- Cuối năm 1926 một tổ chức yêu nước của tầng lớp tiểu tư sản trí thức

Thanh Hoá ra đời, đó là Phục Việt tức Tân Việt cách mạng Đảng. Cơ sở của tổ

chức này cũng phát triển nhanh chóng nhất là ở vùng Thiệu Hoá. Hội Việt Nam

cách mạng Thanh niên và Tân Việt cách mạng Đảng tuy là hai tổ chức khác nhau,

nhưng qúa trình hoạt động cách mạng cả hai tổ chức đều tuyên truyền tư tưởng

cách mạng theo xu hướng vô sản nên đã lôi cuốn được đông đảo quần chúng yêu

nước tham gia. Những hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và Tân

Page 22: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

22

việt cách mạng Đảng đã tạo tiền đề quan trọng cho sự hình thành và ra đời của tổ

chức cộng sản trên đất Thanh Hoá.

b. Sự thành lập Đảng bộ Đảng cộng sản Thanh Hoá và phong trào cách

mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ (1930 - 1939).

- Sự thành lập Đảng bộ: Ngày 3-2-1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.

Sau khi Đảng ra đời, Xứ uỷ Bắc kỳ rất quan tâm đến việc thành lập tổ chức Cộng

sản ở Thanh Hoá. Được sự chỉ đạo của Xứ uỷ, đồng chí Nguyễn Doãn Chấp đã về

Thanh Hoá bắt mối liên lạc với các hội viên Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên

ở các huyện Đông Sơn, Thiệu Hoá, Thọ Xuân và xúc tiến việc thành lập các chi bộ

cộng sản.

- Cuối tháng 6 năm 1930 chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập ở Hàm Hạ

(nay thuộc xã Đông Tiến- Đông Sơn).

- Đầu tháng 7 năm 1930, chi bộ cộng sản thứ hai ra đời ở Phúc Lộc, Thiệu

Hoá (nay là xã Thiệu Tiến).

- Giữa tháng 7 năm 1930 tại làng Yên Trường (Thọ Lập- Thọ Xuân) chi bộ

cộng sản thứ 3 ra đời.

- Như vậy chỉ trong một thời gian ngắn ở Thanh Hoá đã có ba chi bộ cộng

sản ra đời.

- Ngày 29 tháng 7 năm 1930 dưới sự chỉ đạo của Xứ uỷ Bắc kỳ, Hội nghị

thành lập Đảng bộ Đảng cộng sản tỉnh Thanh Hoá được tiến hành dưới sự chủ trì

của đồng chí Lê Doãn Chấp tại nhà đồng chí Lê Văn Sĩ (làng Yên Trường - Thọ

Xuân).

- Sự ra đời của Đảng bộ Đảng cộng sản Thanh Hoá đã chứng tỏ sự trưởng

thành về ý thức chính trị của quần chúng công nông. Từ đây trở đi nhân dân Thanh

Hoá đã có một tổ chức chân chính trực tiếp lãnh đạo, mở ra thời kỳ phát triển của

Page 23: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

23

phong trào cách mạng trong tỉnh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, phong trào cách

mạng Thanh Hoá trở thành một bộ phận hữu cơ của cách mạng Việt Nam.

- Đảng bộ Đảng cộng sản Thanh Hoá ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt

quan trọng trong sự phát triển của cách mạng tỉnh nhà.

Phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ (1930 – 1939): Sau

khi Đảng bộ thành lập, cùng với Nông hội đỏ đã phát động quần chúng đấu tranh

và treo cờ búa liềm ở phủ lỵ Quảng Hoá (Vĩnh Lộc), phủ lỵ Thọ Xuân, những cuộc

đấu tranh của quần chúng công nông diễn ra mạnh mẽ.

- Tháng 8 năm 1930 công nhân đồn điền Vạn Lại đấu tranh đòi chủ tăng

lương giảm giờ làm. Công nhân đồn điền Yên Mỹ, công nhân nhà máy diêm Hàm

Rồng đấu tranh đòi tăng tiền công khoán, giảm định mức khoán.

- Tại các tổng Quảng Thì (Thọ Xuân), Xuân Lai (Thiệu Hoá)...các cuộc đấu

tranh của nông dân được tổ chức kịp thời đòi chia công điền công thổ, chống phù

thu lạm bổ, chống cường hào sách nhiễu. Sôi nổi nhất là cuộc đấu tranh ở làng Yên

Trường, Chỉ Tín (Thọ Xuân).

- Ngày 1 tháng 5 năm 1931 cờ đỏ búa liềm được treo ở ga Thanh Hoá,

truyền đơn được rải nhiều nơi kêu gọi ủng hộ Xô Viết- Nghệ Tĩnh; kỷ niệm ngày

Quốc tế lao động, tạo nên một không khí cách mạng sôi động khiến chính quyền

địch phải lo tìm cách đối phó. Cuộc khủng bố đánh phá ác liệt của địch kéo dài

nhằm bóp chết Đảng bộ, tiêu diệt phong trào nhưng không diệt được sức sống

mãnh liệt của cách mạng. Vào những năm 1936 đến 1939 phong trào đấu tranh lại

diễn ra sôi nổi trong tỉnh.

- Tháng 8 năm 1936 phong trào “Đông Dương đại hội” diễn ra sôi nổi trong

cả nước. Đảng bộ đã tiến hành vận động nhân dân hưởng ứng phong trào một cách

rộng rãi. Khắp nơi Uỷ ban hành động được thành lập, đẩy mạnh việc tập hợp yêu

sách, kiến nghị của nhân dân gửi lên Công sứ tỉnh yêu cầu giải quyết những quyền

Page 24: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

24

lợi tối thiểu về sinh hoạt dân chủ. Phong trào Đông dương Đại hội đã hình thành

một mặt trận nhân dân thống nhất rộng rãi.

- Năm 1937 phong trào cách mạng trong tỉnh phát triển cả chiều rộng và chiều

sâu, các hội tương tế ái hữu ra đời ở nhiều nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, ở các làng,

xã, huyện. Đặc biệt năm 1937 Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi to lớn

trong cuộc vận động bầu cử Viện dân biểu trung kỳ. Sang năm 1938 phong trào phát

triển thành cao trào cách mạng. cuộc đấu tranh của công nhân đòi tăng lương giảm

giờ làm, chống cúp phạt nổ ra liên tiếp ở các nơi: Mỏ sắt, Thanh xá, núi Bần, Nhà

máy rượu Nam Đổng ích, đồn điền Yên Mỹ, nhà máy diêm Hàm Rồng.

- Tháng 2 năm 1938, ba nghìn quần chúng của bốn huyện Yên Định, Thiệu

Hoá, Thọ Xuân, Vĩnh Lộc tổ chức mít tinh tại làng Chiềng với những khẩu hiêu

đòi tự do dân chủ, ủng hộ Liên Xô. Chỉ tính riêng trong năm 1938 đã có hàng trăm

cuộc đấu tranh của nông dân, trong đó cuộc đấu tranh chống dự án thuế mới của

chính quyền thực dân đã giành thắng lợi.

- Sự phát triển của phong trào cách mạng trong những năm 1930 đã tạo ra

một lực lượng cách mạng đông đảo trong tỉnh, chuẩn bị đưa phong trào đấu tranh

lên giai đoạn mới.

II. CÂU HỎI TỰ ĐÁNH GIÁ

1. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào yêu nước ở Thanh Hoá

diễn ra như thế nào như thế nào? Tác dụng của phong trào yêu nước đối với sự

phát triển của cách mạng Thanh Hoá.

2. Sự ra đời của Đảng bộ Đảng cộng sản Thanh Hoá (nguyên nhân, diễn biến

và ý nghĩa lịch sử)?

3. Sau năm 1930 phong trào cách mạng ở Thanh Hoá phát triển như thế nào?

* Thông tin phản hồi cho câu hỏi tự đánh giá.

Từ những thông tin hỗ trợ thực hiện trả lời câu hỏi tự đánh giá.

Page 25: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

25

III. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG

1. Lập bảng niên biểu các sự kiện lịch sử Thanh Hóa từ 1930 đến 1939?

HOẠT ĐỘNG 2

CUỘC VẬN ĐỘNG TIẾN TỚI CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

(Thực hiện trong 3 tiết)

I. NỘI DUNG

1. Nội dung chính

- Phong trào cách mạng từ năm 1939 đến trước Tổng khởi nghĩa giành chính

quyền (1945). Thắng lợi của phong trào nổi dậy giành chính quyền ở Hoằng hoá đã

mở đầu cho các cao trào khởi nghĩa giành chính quyền và đưa phong trào cách

mạng toàn tỉnh phát triển đến đỉnh cao.

-Từ phong trào cách mạng ở Hoằng Hoá, Khởi nghĩa giành chính quyền ở

Thanh Hoa tháng tám năm 1945

- Diến biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử khởi nghĩa giành chính quyền ở

Thanh Hoá tháng tám năm 1945.

2. Thông tin hỗ trợ

a. Phong trào cách mạng từ năm 1939 đến trước Tổng khởi nghĩa giành

chính quyền (1945)

- Tháng 9 năm 1940 Nhật kéo vào Việt Nam và ngày càng mở rộng sự

chiếm đóng. Từ đây nhân dân Việt Nam phải chịu một cổ hai tròng. Mâu thuẫn

giữa nhân dân với bọn cướp nước trở nên gay gắt. Trước tình hình trên, Trung

ương Đảng chủ trương đưa nhiệm vụ đánh Pháp đuổi Nhật lên hàng đầu. Chủ

trương này đã kịp thời đến với Đảng bộ Thanh Hoá.

Page 26: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

26

- Tháng 11 năm 1940 tại làng Thuần Hậu (Hậu Lộc), các đồng chí Đảng

viên lãnh đạo khu vực đã tiến hành Hội nghị, thành lập cơ quan lãnh đạo thống

nhất của Đảng bộ và đề ra biện pháp phát triển phong trào cách mạng. Để tập hợp

quần chúng tham gia phong trào cứu quốc, mặt trận phản đế cứu quốc đã được

thành lập.

- Mặt trận phản đế cứu quốc nhanh chóng phát triển ở nhiều địa phương

trong tỉnh như Thọ Xuân, Thiệu Hoá, Yên Định. Các đội tự vệ cứu quốc được

thành lập ở các tổng, xã và trở thành lực lượng quan trọng trong cuộc đấu tranh.

- Năm 1941 cao trào phản đế cứu quốc đã dâng lên cuồn cuộn. Phong trào

chống thuế diễn ra ở nhiều nơi như: Phong Lộc, Xá Lê, Long Linh (Thiệu Hoá)

Trường Xuân (Hậu Lộc). Tiêu biểu nhất là Ngọc Trạo, phong trào phản đế cứu

quốc phát triển đã lôi cuốn mọi người dân nơi đây tham gia, trở thành cơ sở, thành

chiến khu- trái tim cách mạng của tỉnh nhà. Đêm ngày 19 tháng 9 năm 1941 tại

hang Treo- một địa điểm nằm sâu trong rừng Ngọc Trạo, đội du kích Ngọc Trạo đã

ra đời với 21 đội viên. Từ đây trở đi công cuộc khởi nghĩa giành chính quyền càng

thêm khẩn trương.

- Dưới ánh sáng của Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 8, mặt trận Việt

Minh được xây dựng ở nhiều phủ, huyện. Các đoàn thể cứu quốc phát triển sâu

rộng trong mọi tầng lớp nhân dân. Phong trào cách mạng diễn ra rầm rộ ở các địa

phương: Thiệu Hoá, Thọ Xuân, Yên Định, Hoằng Hoá, Hậu Lộc, nhằm chống

thuế, chống bắt phu bắt lính, chống thu thóc, thu bông. Tháng 6 năm 1944 công

nhân nhà máy diêm Hàm Rồng đình công đòi chủ phải giải quyết yêu sách. Phối

hợp với phong trào sôi nổi rộng lớn ở bên ngoài, cuộc đấu tranh của tù chính trị ở

nhà lao Thanh Hoá cũng quyết liệt.

- Năm 1945 phong trào đấu tranh càng được đẩy lên đỉnh cao khi Đảng bộ

và các quần chúng quán triệt chỉ thị Trung ương về việc phá kho thóc của Nhật để

giải quyết nạn đói. Phong trào đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của quần

Page 27: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

27

chúng nên đã lôi cuốn hàng ngàn, hàng vạn người tham gia. Phong trào chuyển dần

thành một cuộc vận động chính trị rộng lớn và những cuộc khởi nghĩa từng phần.

- Tại Hoằng Hoá ngày 24 tháng 7, phát xít Nhật cho lính bảo an phối hợp

với chi phủ tiến hành khủng bố, đánh phá cơ sở cách mạng. Chi bộ Đảng ở đây đã

tổ chức và lãnh đạo quần chúng và lực lượng tự vệ chặn đánh địch. Bị truy kích,

địch bỏ chạy, tri phủ Hoằng Hoá bị bắt. Phát huy thắng lợi của cuộc đấu tranh

chống khủng bố, Nhân dân Hoằng Hoá tiến về bao vây, giải tán triệt để bộ máy

chính quyền bù nhìn ở các tổng, làng xã. Uỷ ban dân tộc giải phóng được thành lập

quản lý mọi công việc ở địa phương.

- Thắng lợi ở Hoằng hoá đã mở đầu cho các cao trào khởi nghĩa giành chính

quyền và đưa phong trào cách mạng toàn tỉnh phát triển đến đỉnh cao.

b. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hoá tháng tám năm 1945

- Ngày 14 tháng 8 năm 1945 chính phủ Nhật tuyên bố đầu hàng đồng minh

không điều kiện. Lúc này phong trào cách mạng ở Thanh Hoá đang phát triển

mạnh mẽ, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện Hoằng Hoá đã thắng lợi.

- Điều kiện khách quan, chủ quan cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính

quyền ở Thanh Hoá đã chín muồi.

- Trước tình hình đó, Tỉnh uỷ đã triệu tập Hội nghị mở rộng vào ngày

14/8/1945 tại làng Mao Xá (Thiệu Toán). Hội nghị nhận định tình hình cách mạng

trong tỉnh, quyết định chủ trương biện pháp sẵn sàng phát động nhân dân nổi dậy

giành chính quyền.

- Hội nghị Tỉnh uỷ đã quyết định thành lập Uỷ ban khởi nghĩa và Uỷ ban

nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh, phủ, huyện. Đồng chí Lê Tất Đắc được cử làm

chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa và Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh.

Để hạn chế đổ máu và nhanh chóng khởi nghĩa giành thắng lợi. Hội nghị đã sử

dụng sách lược khôn khéo: Gửi thư của mặt trận Việt minh cho Nhật, yêu cầu

Page 28: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

28

chúng không can thiệp vào công việc nội bộ của người Việt Nam, rút hết quân đội

ở các đồn bốt, cơ sở về nhà Giòng thị xã Thanh Hoá để hồi hương an toàn.

- Ngày 17 tháng 8, Chỉ thị khởi nghĩa của tỉnh được triển khai rộng khắp cơ

sở. Bọn Nhật đã chấp thuận yêu cầu của mặt trận Việt Minh. Bộ máy chính quyền

địch ở tỉnh lị tan rã từng mảnh.

- Dưới sự lãnh đạo của các cấp bộ Đảng và mặt trận Việt minh, quần chúng

nhân dân các huyện đã rầm rộ xuống đường khởi nghĩa giành chính quyền.

- Tính đến rạng sáng ngày 19-8-1945, quần chúng khởi nghĩa đã làm chủ các

huyện Hậu Lộc, Hà Trung, Nga Sơn, Quảng Xương, Thạch Thành, Vĩnh Lộc,

Thiệu Hoá, Yên Định, Thọ Xuân.

- Chiều ngày 19 tháng 8 cuộc khởi nghĩa thắng lợi ở Đông Sơn.

- Ngày 20 tháng 8 lực lượng khởi ở Tĩnh Gia giành chính quyền về tay nhân

dân.

- Ngày 21 tháng 8 hai huyện Nông Cống và Cẩm Thuỷ cũng giành được

thắng lợi trong khởi nghĩa.

- Đúng 8 giờ sáng, lực lượng quần chúng tuần hành cùng bốn chiếc xe khách

chở Ban chỉ đạo và lực lượng tự vệ. Từ Lò Chum, lên đến Trường Thi, lực lượng

khởi nghĩa đổ về chùa Hai Voi và toả đi chiếm trại Bảo an binh, dinh tỉnh trưởng...

đi tới đâu lực lượng khởi nghĩa thu hút thêm lực lượng nhân dân tới đó, kẻ thù

hoàn toàn bị áp đảo trước sức mạnh của quần chúng khởi nghĩa. Chiều ngày 20

tháng 8 thị xã Thanh Hoá hoàn toàn thuộc về cách mạng. Uỷ ban nhân dân cách

mạng lâm thời thị xã Thanh Hoá ra mắt nhân dân.

- Đến ngày 21- 8 về cơ bản cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh

Hoá đã giành được thắng lợi.

- Đối với 6 châu miền núi, tỉnh uỷ chỉ đạo giành chính quyền bằng phương

pháp hoà bình.

Page 29: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

29

- Ngày 23 tháng 8 năm 1945, trong không khí tưng bừng phấn khởi của hàng

vạn nhân dân thị xã và các phủ huyện lân cận, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm

thời tỉnh đã ra mắt đồng bào, đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của công cuộc khởi

nghĩa giành chính quyền của tỉnh nhà.

- Thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 ở Thanh Hoá là kết quả

của sự vận dụng linh hoạt chủ động sáng tạo những chủ trương nghị quyết Trung

ương Đảng của Đảng bộ Thanh Hóa vào tình hình cụ thể trong tỉnh.

- Đảng bộ đã xây dựng được một đội quân cách mạng đông đảo ở nhiều địa

phương, bao gồm lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang qua các

thời kỳ mặt trận phản đế cứu quốc, mặt trận Việt minh và cao trào kháng Nhật cứu

nước. Nhờ vậy khi thời cơ cách mạng đến, nhân dân Thanh Hoá nhanh chóng vùng

dậy giành chính quyền. Thắng lợi to lớn này là kết quả của truyền thống đấu tranh

yêu nước của nhân dân được Đảng lãnh đạo.

- Cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng tám

(1945) đã diễn ra nhanh chóng và kết thúc thắng lợi. Chính quyền cách mạng nhân

dân đã được thành lập. Thắng lợi to lớn này đã đưa nhân dân các dân tộc Thanh

Hoá từ địa vị nô lệ, thoát khỏi ách thống trị của bọn thực dân phong kiến và trở

thành người chủ thực sự của quê hương. Cuộc khởi nghĩa tháng tám ở Thanh Hoá

đã góp phần cùng với nhân dân cả nước làm nên thắng lợi vĩ đại của cách mạng

tháng tám, đưa tới sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, ghi một mốc

son chói lọi trong lịch sử dân tộc.

II. CÂU HỎI TỰ ĐÁNH GIÁ

1. Nêu những nét chính về phong trào cách mạng ở Thanh Hoá từ năm 1939

đến trước Tổng khởi nghĩa giành chính quyền (1945).

2. Trình bày diến biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử khởi nghĩa giành chính

quyền ở Thanh Hoá tháng tám năm 1945.

Page 30: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

30

* Thông tin phản hồi cho câu hỏi tự đánh giá.

Từ những thông tin hỗ trợ thực hiện trả lời câu hỏi tự đánh giá.

III. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG

1. Tìm hiểu lịch sử đảng bộ các địa phương trong tỉnh từ năm 1939-1945 và

lập niên biểu các sự kiện lịch sử của các đảng bộ.

Page 31: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

31

BÀI 4

THANH HOÁ

TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN 1975

(Thực hiện trong 6 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá

xây dựng hậu phương Thanh Hoá vững mạnh trên các lĩnh vực về chính trị, kinh

tế- văn hoá, an ninh quốc phòng để kịp thời cung cấp đầy đủ sức người, sức của

cho chiến trường, đồng thời tổ chức chiến đấu tốt để bảo vệ hậu phương trong mọi

tình huống.

- Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh Đảng bộ Thanh Hoá, của Uỷ ban kháng chiến

quân và dân Thanh Hoá đã kiên quyết giáng trả đánh bại mọi âm mưu phá hoại của

kẻ thù.

- Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, quân dân Thanh Hoá

luôn chắc tay súng bảo vệ vững chắc quê hương, khôi phục sản xuất, hàn gắn vết

thương chiến tranh, giữ vững mạch máu giáo thông và chi viện sức người sức của

cho hai cuộc kháng chiến.

2. Về tư tưởng, tình cảm

- Tự hào về truyền thống vẻ vang trong sự nghiệp giữ nước của quê hương

Thanh Hoá.

- Bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu quê hương, đất nước. Tự hào, trân trọng và

biết ơn những vị anh hùng, liệt sĩ. Tinh thần đoàn kết của nhân dân các dân tộc

trong tỉnh.

Page 32: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

32

3. Về kỹ năng

- Sử dụng các kỹ năng tổng hợp, phân tích, mô tả những nét chính về cuộc

kháng chiến kiến quốc.

- Tiếp tục bồi dưỡng kĩ năng học bài, trả lời câu hỏi, các tri thức phụ trợ

(tranh ảnh) với lối so sánh, nhận xét, liên hệ thực tế (gắn di tích lịch sử ở địa

phương) tham khảo các tài liệu để bổ sung, trả lời các câu hỏi cho bài học.

II. TÀI LIỆU VÀ ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ HỌC TẬP

- Tài liệu lịch sử địa phương Thanh Hoá.

- Sách giáo khoa, sách giáo viên lịch sử 12.

- Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá - 1945-1975 Ban Tuyên giáo Tỉnh Uỷ.

- Những sự kiện lịch sử của đảng bộ tỉnh Thanh Hoá.

- Một số tranh ảnh, đồ dùng, thiết bị theo yêu cầu của chương trình.

III. THỜI GIAN THỰC HIỆN

Thực hiện trong thời gian 6 tiết (Mỗi hoạt động thực hiện trong 2 tiết)

HOẠT ĐỘNG 1

THANH HOÁ TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN NĂM 1954

(Thực hiện trong 3 tiết)

I. NỘI DUNG

1. Nội dung chính

- Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, quân đội các nước trong phe đồng

minh, với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật, đã kéo vào nước ta. Dưới sự lãnh

đạo của Đảng bộ Thanh Hoá nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã bắt tay vào xây

dựng Thanh Hoá thành hậu phương vững mạnh trên các lĩnh vực về chính trị, kinh

Page 33: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

33

tế- văn hoá, an ninh quốc phòng, kịp thời cung cấp đầy đủ sức người, sức của cho

chiến trường, đồng thời tổ chức chiến đấu tốt để bảo vệ hậu phương trong mọi tình

huống.

- Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh Đảng bộ Thanh Hoá quân và dân Thanh Hoá đã

kiên quyết giáng trả đánh bại mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù.

- Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược

quân và dân Thanh Hoá luôn chắc tay súng bảo vệ vững chắc quê hương, khôi

phục sản xuất, hàn gắn vết thương chiến tranh, giữ vững mạch máu giáo thông và

chi viện sức người sức của cho hai cuộc kháng chiến.

2. Thông tin hỗ trợ

a. Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá xây dựng hậu phương

- Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, quân đội các nước trong phe đồng

minh, với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật, đã lũ lượt kéo vào nước ta. Nền độc

lập bị đe doạ nghiêm trọng, chính quyền cách mạng còn non trẻ.

- Ngày 20-2-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thăm Thanh Hoá và người đã

căn dặn: “Thanh Hoá phải trở thành một tỉnh kiểu mẫu...phải làm sao cho mọi mặt

chính trị, kinh tế, quân sự phải là kiểu mẫu” làm hậu phương vững chắc cho cuộc

kháng chiến.

- Thực hiện lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ và nhân dân Thanh

Hoá đã quyết tâm “xây dựng Thanh Hóa thành hậu phương vững mạnh để kịp thời

cung cấp đầy đủ sức người, sức của cho chiến trường, đồng thời tổ chức chiến đấu

tốt để bảo vệ hậu phương trong mọi tình huống”.

- Về chính trị, coi trọng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, đặc

biệt là ở miền núi và khu vực trọng yếu. Đảng bộ Thanh Hoá đã tiến hành 4 kỳ đại

hội. Đại hội I vào tháng 2- 1948, Đại hội II vào tháng 4- 1949, Đại hội III vào

tháng 6- 1950, Đại hội IV vào tháng 5- 1952 xác định phương hướng, chủ trương,

Page 34: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

34

giải pháp lãnh đạo toàn dân xây dựng và bảo vệ hậu phương, chi viện cho kháng

chiến thắng lợi.

- Về quân sự, tích cực xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân: tiêu thổ

kháng chiến, rào làng kháng chiến, đào đắp chiến hào, xây dựng lực lượng vũ

trang, xây dựng các xưởng quân giới... Tỉnh uỷ quyết định chuyển chi đội Đinh

Công Tráng thành trung đoàn chủ lực, xây dựng các đại đội chủ lực huyện, đại đội

du kích xã, lập quỹ cấp dưỡng bộ đội địa phương nuôi quân ăn no đánh thắng.

- Về kinh tế, Đảng bộ phát động toàn dân khai hoang, phục hoá, chống thiên

tai, xây dựng tổ đổi công, thực hiện giảm tô tức 25% tiến tới giảm tô triệt để và cải

cách ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng. Các ngành thủ công nghiệp mở

rộng, xây dựng nhiều cơ sở thương nghiệp Nhà nước.

- Về văn hoá, Tỉnh uỷ phát động phong trào bình dân học vụ và mở rộng hệ

thống giáo dục phổ thông các cấp. Năm 1953, toàn tỉnh đã có 453 trường phổ

thông cấp I, 85 trường phổ thông cấp II, 3 trường phổ thông cấp 3 gồm 7 vạn học

sinh. Toàn tỉnh xây dựng 1 bệnh viện đa khoa, 4 bệnh viện khu vực và hàng chục

trạm xá tuyến huyện. Hoạt động văn hoá- nghệ thuật hướng vào xoá bỏ tàn dư văn

hoá phản động, lạc hậu. Phong trào xây dựng nếp sống văn hoá mới làm thay đổi

bộ mặt nông thôn Thanh Hoá.

b. Nhân dân Thanh Hoá đánh bại mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù

- Được sự giúp đỡ của quân Anh tháng 9- 1945 thực dân Pháp tiến hành

cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Sau khi chiếm đóng các đô thị ở

nam Bộ và cực Nam Trung Bộ thực dân Pháp chuẩn bị tiến quân ra Bắc thôn tính

nước ta, trong đó Thanh Hoá là một vùng trọng điểm.

- Sang năm 1948, thực dân Pháp tấn công vào Thanh Hoá toàn diện và ác

liệt hơn.

Page 35: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

35

- Từ năm 1950- 1953, bị thua đau ở Tây Bắc và đồng bằng Bắc Bộ, địch

hung hãn phá hoại Thanh Hoá trên mọi phương diện: Kinh tế, chính trị, quân sự.

- Pháp tiến hành đổ bộ tấn công và chiếm giữ một số điểm ở Nga Sơn, Hậu

Lộc, Hòn Mê, dùng lực lượng phản động, thổ phỉ nổi dậy chống phá ta ở Ba làng

(Tĩnh Gia), vùng biên giới Việt -Lào (Quan Hoá, Bá Thước, Lang Chánh). Các

tuyến giao thông quan trọng như quốc lộ 1A, Kim Tân- Vĩnh Lộc, Yên Định- Cẩm

Thuỷ, các cửa lạch, bến sông Mã, sông Chu, các cầu cảng...đều bị địch dùng máy

bay ném bom oanh tạc. Các đập dự trữ nước tưới tiêu như: Bái Thượng, Bàn

Thạch và đê Phong Lạc bị giặc Pháp dùng máy bay phá huỷ hoàn toàn.

- Trước tình hình đó quân và dân Thanh Hoá dưới sự lãnh đạo của Tỉnh

Đảng bộ, của Uỷ ban kháng chiến đã kiên quyết giáng trả mọi âm mưu thâm độc

của kẻ thù. Lực lượng vũ trang chủ lực của Tỉnh, lực lượng tự vệ của các huyện, xã

với vũ khí ít ỏi đã sát cánh bên nhau lập nên những chiến công oanh liệt ngay trên

quê hương. Cuộc chiến đấu ác liệt của nhân dân Nga Sơn trong những năm 1951,

1952, 1953 thực sự là tinh thần “Ba Đình” quật khởi. Điển hình là trận đánh chìm

chiến hạm Ô- đanh vin diệt 200 viên sĩ quan và binh lính trên biển Sầm Sơn.

- Chín năm kháng chiến, quân dân Thanh Hoá luôn chắc tay súng bảo vệ

vững chắc quê hương, giữ yên “kho hậu cần” cho cuộc kháng chiến thần thánh của

dân tộc.

c. Những đóng góp của nhân dân Thanh Hoá trong 9 năm kháng chiến

- Trong 9 năm kháng chiến gian khổ, ác liệt, Thanh Hoá đã thực hiện xuất

sắc vai trò hậu phương kháng chiến theo lời căn dặn của Bác.

- Thanh Hoá đã giúp đỡ hàng vạn đồng bào tản cư, các đơn vị bộ đội, các cơ

quan Trung ương, các cơ quan khu 3, khu 4, bộ đội Pa Thét, Chính phủ kháng

chiến và vùng giải phóng Bắc Lào.

Page 36: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

36

- Nhân dân Thanh Hoá đã chi viện cho miền Nam 2 đại đội bộ đội địa

phương, bổ sung cho bộ đội chủ lực 2 tiểu đoàn, 36 đại đội, 6 trung đội, 500 chiến

sĩ du kích, huy động gần 57 ngàn thanh niên tham gia bộ đội và thanh niên xung

phong, huy động hàng triệu dân công phục vụ các chiến dịch.

-Trong những năm 1948-1950: Thanh Hoá đã quyên góp và thu mua luá

khao quân, ủng hộ bộ đội địa phương được 26.612 tấn.

-Từ năm 1951 đến năm 1954, Thanh Hoá đã thu góp được 261.728 tấn thóc

thuế nông nghiệp góp phần cung ứng cho cuộc kháng chiến.

-Năm 1953 Thanh Hoá cung cấp cho Việt Bắc 3000 thếp giấy và hàng vạn

tấn giấy in báo.

- Năm 1953 Thanh Hoá nhập kho nhà nước 1495 tấn muối.

- Từ năm 1951- 1953 lò cao Như Xuân đã sản xuất được 500 tấn gang phục

vụ công cuộc kháng chiến.

- Dù ở đâu và trên chiến trường nào, con em Thanh Hoá cũng hoàn thành

xuất sắc nhiệm vụ. Do vậy, 5 chiến sĩ ưu tú đã được phong tặng danh hiệu Anh

hùng lực lượng vũ trang.

- Vào thăm Thanh Hoá lần thứ 2 (1957), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khen

ngợi: “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện biên phủ đến đó; tiếng Điện

Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hoá cũng có một phần vinh dự đến đó”.

II. CÂU HỎI TỰ ĐÁNH GIÁ

1. Nêu những thành quả trên các lĩnh vực về chính trị, kinh tế- văn hoá, an

ninh quốc phòng của Thanh Hoá (1946-1954)?

2. Những sự kiện lịch sử chứng minh nhân dân Thanh Hoá đánh bại mọi âm

mưu phá hoại của thực dân Pháp (1946-1954)?

Page 37: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

37

3. Những đóng góp to lớn của Thanh Hoá trong cuộc kháng chiến chống

thực dân Pháp xâm lược (1946-1954)? Ý nghĩa của sự đóng góp ấy?

* Thông tin phản hồi cho câu hỏi tự đánh giá.

Từ những thông tin hỗ trợ thực hiện trả lời câu hỏi tự đánh giá.

III. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG

1. Suy nghĩ của anh chị về quê hương Thanh Hoá qua cuộc kháng chiến

chống thực dân Pháp xâm lược?

HOẠT ĐỘNG 2

THANH HOÁ TRONG THỜI KỲ

KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954 - 1975)

(Thực hiện trong 3 tiết)

I. NỘI DUNG

1. Nội dung chính

- Thực hiện đường lối chung của toàn Đảng, Đảng bộ Thanh Hoá đã tổ chức,

lãnh đạo toàn dân trong tỉnh khắc phục hậu quả chiến tranh và thiên tai, khôi phục

phát triển kinh tế- văn hoá, tiếp tục cải cách ruộng đất, cải tạo xây dựng chủ nghĩa

xã hội ở miền Bắc, góp phần đấu tranh thống nhất đất nước.

- Đánh tan các cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, giữ vững mạch

máu giao thông Bắc- Nam, chi viện sức người sức của cho cách mạng miền Nam

giành thắng lợi.

2. Thông tin hỗ trợ

a. Thanh Hoá khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh

- Thực hiện đường lối chung của toàn Đảng, Đảng bộ Thanh Hoá đã tổ chức,

lãnh đạo toàn dân trong tỉnh khắc phục hậu quả chiến tranh và thiên tai, khôi phục

Page 38: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

38

phát triển kinh tế- văn hoá đạt được những thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, văn

hoá.

Tháng 9- 1954, Tỉnh uỷ đã chỉ đạo các địa phương tu sửa nâng cấp đê Bái

Thượng, hệ thống thuỷ nông sông Chu, tu sửa đường 1A, đường thị xã- Bái Bái

Thượng- Eo Lê- Bá Thước và làm mới 460 km đường nội tỉnh, 340 cầu, 34 phà.

Tháng 11-1955, xây dựng tuyến đường 217A, sau đó xây dựng tuyến đường 217B

giúp nước bạn Lào... khôi phục lại thị xã Thanh Hoá và các trung tâm huyện, thị

trong tỉnh.

- Sau 3 năm khôi phục và phát triển kinh tế- văn hoá, tính đến cuối năm

1960, toàn tỉnh đã xây dựng được 4.930 HTX nông nghiệp (chiếm 915 tổng số hộ

nông dân) và 313 HTX tiểu thủ công nghiệp (chiếm 70% hộ thủ công và tiểu

thương toàn tỉnh), đưa 96 hộ tư sản công- thương vào các công ty hợp doanh. Xây

dựng quan hệ sản xuất mới, bước đầu xây dựng được một số cơ sở sản xuất công

nghiệp mới trong tỉnh.

- Kinh tế tổ chức các phong trào thi đua làm thuỷ lợi, phân bón, ứng dụng

khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.

- Năm 1964, tổng sản lượng lương thực toàn tỉnh đạt 562 ngàn tấn, ngư

nghiệp đánh bắt được từ 20- 30 ngàn tấn cá, lâm nghiệp khai thác được hàng vạn

m3 gỗ, luồng, tre, nứa. Xây dựng được 106 cơ sở sản xuất quốc doanh và công ty

hợp doanh, 1.241 cơ sở tiểu thủ công nghiệp, 149 điểm cơ khí nhỏ phục vụ nông

nghiệp.

- Văn hoá xây dựng, nâng cấp 598 trường phổ thông cấp I, 293 trường cấp

II, 13 trường cấp III, xoá mù chữ cho 95% đồng bào miền xuôi và 74% đồng bào

miền núi. Xây dựng 95 bệnh viện tuyến huyện và tỉnh, 500 trạm xá xã.

- Phong trào xây dựng nếp sống mới và văn hoá - văn nghệ phát triển mạnh

phục vụ đời sóng tinh thần cho nhân dân.

Page 39: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

39

b. Giữ vững mạch máu giao thông Bắc- Nam

- Ở vào vị trí chiến lược quan trọng, là địa bàn nối liền khúc ruột miền

Trung, Thanh Hoá đã trở thành mục tiêu trọng điểm bắn phá của đế quốc Mỹ.

- Trong 2 ngày 3 và 4 - 4 – 1965 Mỹ đã huy động 455 lượt máy bay các loại,

năm 627 quả bom phá và 58 bom nổ chậm, bắn hàng trăm tên lửa, rốc két xuống

các trọng điểm ở Thanh Hoá. Riêng Hàm Rồng, Mỹ ném 350 quả bom, bắn 149 tên

lửa, rốc két nhằm cắt đứt mạch máu giao thông, chặn đường chi viện cho miền

Nam.

- Phát huy thắng lợi Lạch Trường, trong 2 ngày 3 và 4-4-1965, được sự phối

hợp của bộ đội phòng không và không quân, quân và dân Thanh Hoá đã dũng cảm

chiến đấu bắn rơi 47 máy bay phản lực của Mỹ, bảo vệ vững chắc cầu Hàm Rồng,

cầu Lèn.

- Kết thúc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968), quân dân Thanh

Hoá đã bắn rơi 276 máy bay, bắn cháy 26 tàu chiến, bắn chìm 5 tàu biệt kích, góp

phần cùng quân dân miền bắc buộc Mỹ phải ngừng leo thang chiến tranh phá hoại

ra miền Bắc.

b. Chi viện sức người sức của cho cách mạng miền Nam

- Nằm trong vùng trọng điểm ném bom bắn phá của đế quốc Mỹ, Thanh Hoá

là một trong những địa phương thiệt hại nhiều nhất ở miền Bắc. Trong hai lần leo

thang bắn phá miền Bắc, Mỹ đã ném bom xuống Thanh Hoá 20 vạn tấn bom các

loại, 34.809 qủa đạn của hải quân Mỹ bắn phá trên biển. Bình quân mỗi km2 phải

chịu 19,7 tấn bom, mỗi người dân phải chịu 220 kg.

- Nhưng bom đạn Mỹ không làm nhụt chí người xứ Thanh. Dưới sự lãnh

đạo của tỉnh uỷ Thanh Hoá, nhân dân tỉnh ta đã vươn mình đứng dậy làm tròn

nghĩa vụ cứu quốc một cách vẻ vang.

Page 40: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

40

- 21 năm kháng chiến, Thanh Hoá đã có 227. 082 người gia nhập quân đội,

bằng 10,15% dân số toàn tỉnh.

- Những người con ưu tú của nhân dân Thanh Hoá với truyền thống “Lam

Sơn”, “Hàm Rồng” đã hiến cả tuổi thanh xuân và máu xương của mình cho sự

nghiệp giải phóng miền Nam. Dọc theo Trường Sơn, trên khắp các chiến trường

miền Nam đều có mặt những người con quê Thanh.

- Để động viên sức người, sức của cho tiền phương, Thanh Hoá đã dấy lên

nhiều phong trào thi đua kháng chiến. Các cụ phụ lão với tinh thần “tuổi cao chí

càng cao” luôn luôn mẫu mực trong chiến đấu, trong sản xuất và đóng góp ủng hộ

kháng chiến. Phụ nữ với phong trào “ba đảm đang”, tay cuốc, tay cày, tay súng vừa

sản xuất, bảo vệ quê hương vừa động viên chồng con tòng quân cứu quốc.

- Thanh niên với phong trào “ba sẵn sàng” luôn xung phong đi đầu trong lao

động sản xuất và chiến đấu. Tuổi nhỏ với phong trào “Trần Quốc Toản” đã hăng

hái “mang mũ rơm đi học đường dài” lại tích cực tham gia gieo cấy, chăm bón, gặt

hái, giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ...

- Với tinh thần “mỗi người làm việc bằng hai”, “thóc không thiếu một cân”,

“tất cả vì miền Nam ruột thịt”... nhân dân Thanh Hoá đã chắt chiu để góp sức mình

cho kháng chiến. Góp gió thành bão, chính công sức của đồng bào Thanh Hoá đã

góp phần làm nên cơn bão táp cách mạng cuồn cuộn triều dâng thác đổ cuốn phăng

đồn bốt Mỹ- Nguỵ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

II. CÂU HỎI TỰ ĐÁNH GIÁ

1. Đến cuối năm 1960 Thanh Hoá đã đạt đựơc những thành tựu gì về khôi

phục và phát triển kinh tế- văn hoá, hàn gắn vết thương chiến tranh.

2. Vị trí của Thanh Hoá trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống

Mỹ?

Page 41: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

41

3. Nhân dân Thanh Hoá đã làm những gì để góp sức cho thắng lợi của 2 cuộc

kháng chiến.

* Thông tin phản hồi cho câu hỏi tự đánh giá.

Từ những thông tin hỗ trợ thực hiện trả lời câu hỏi tự đánh giá.

III. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG

1. Sưu tầm các tư liệu lịch sử về thành tích của quân và dân Thanh Hoá

trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ?

Page 42: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

42

BÀI 5

THANH HOÁ TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC

(Thực hiện trong 6 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi với những thuận lợi và

không ít khó khăn song bằng sự nổ lực và vươn lên của Đảng bộ và nhân dân

Thanh Hoá đã cùng nhân dân cả nước bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã

hội với nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ.

- Khắc phục hậu quả chiến tranh, Thanh Hoá thực hiện kế hoạch 5 năm lần

thứ 2 (từ 1976 - 1980), kế hoạch 5 năm lần thứ III (1981 - 1985) đạt được những

thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế- xã hội.

- Dưới ánh sáng “Đổi mới” của Đảng Cộng sản Việt Nam trong mười năm

(1986-1996) cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Thanh hoá đã vượt mọi khó

khăn thử thách để đưa công cuộc đổi mới từng bước thắng lợi đạt được những

thành tựu rực rỡ trên các lĩnh vực kinh tế, phát triển về mặt văn hoá xã hội và

chính trị.

2. Về tư tưởng, tình cảm

- Tự hào về những thành tự rực rỡ của nhân dân Thanh Hoá trên các lĩnh vực

kinh tế, phát triển về văn hoá xã hội và chính trị trong thời kỳ đổi mới.

- Bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu quê hương, đất nước. Tự hào, trân trọng và

biết ơn những thành quả mà các thế hệ cha ông đã để lại. Tinh thần đoàn kết của

nhân dân các dân tộc trong tỉnh trong phát triển kinh tế.

Page 43: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

43

3. Về kỹ năng

- Sử dụng các kỹ năng tổng hợp, phân tích, mô tả những thành tựu của nhân

dân Thanh Hoá trong thời kỳ đổi mới.

- Tiếp tục bồi dưỡng kĩ năng học bài, trả lời câu hỏi, các tri thức phụ trợ với

lối so sánh, nhận xét, liên hệ thực tế tham khảo các tài liệu để bổ sung, trả lời các

câu hỏi cho bài học.

II. TÀI LIỆU VÀ ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ HỌC TẬP

- Tài liệu lịch sử địa phương Thanh Hoá.

- Sách giáo khoa, sách giáo viên lịch sử lớp 12.

- Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá 1975 - 2000 Ban Tuyên giáo Tỉnh Uỷ.

- Những sự kiện lịch sử của đảng bộ tỉnh Thanh Hoá.

III. THỜI GIAN THỰC HIỆN

Thực hiện trong thời gian 4 tiết (Mỗi hoạt động thực hiện trong 2 tiết)

HOẠT ĐỘNG 1

KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH,

THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM LẦN THỨ 2 (TỪ 1976 - 1980)

(Thực hiện trong 3 tiết)

I. NỘI DUNG

1. Nội dung chính

- Thanh Hoá cùng nhân dân cả nước bước vào công cuộc xây dựng chủ

nghĩa xã hội với những thuận lợi và khó khăn thử thách mới.

Page 44: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

44

- Thanh Hoá thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (từ 1976 - 1980), kế hoạch

5 năm lần thứ III (1981 - 1985) đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh

vực kinh tế- xã hội.

- Trong mười năm đổi mới (1986-1996) cùng với nhân dân cả nước, nhân

dân Thanh hoá đã vượt mọi khó khăn thử thách để đưa công cuộc đổi mới từng

bước thắng lợi đạt được những thành tựu rực rỡ trên các lĩnh vực kinh tế, phát triển

về mặt văn hoá xã hội và chính trị.

2. Thông tin hỗ trợ

a. Thanh Hoá thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (từ 1976 - 1980)

- Thuận lợi niềm vui thống nhất, hoà bình và chiến thắng trong cuộc đọ sức

với đế quốc Mỹ, là động lực mạnh mẽ để nhân dân Thanh Hóa bước vào thời kỳ

dựng nước.

- Về khó khăn Thanh Hoá là một trong những tỉnh phải gánh chịu hậu quả

tàn phá nặng nề của chiến tranh, nên nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi

phục kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm.

- Từ ngày 19 đến 28-5-1975 Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII

được triệu tập. Đại hội chỉ ra những thiếu sót tồn tại và đề ra phương hướng nhiệm

vụ mới:

- Thực hiện Nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ VIII, từ miền biển đến

miền rừng, từ đồng bằng đến trung du, người người, nhà nhà đều hăng hái thi đua

lao động sản xuất.

- Nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp...được sắp xếp theo hướng

“sản xuất lớn XHCN”.

- Những thành tựu trên đã tạo nền cho nhân dânThanh Hoá tiếp tục bước vào

thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ II (1976-1980).

Page 45: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

45

- Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, toàn thể cán bộ và nhân dân

Thanh Hoá ra sức hăng hái tiến lên con đường xây dựng chế độ mới. Nhiều phong

trào thi đua đã diễn ra liên tục, sôi nổi như “ba xung kích làm chủ tập thể”, “Định

Công hoá”, thuỷ lợi hoá, đồng thời khai hoang phục hoá, trồng cây lương thực, hoa

màu...

- Trên các mặt trận văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục thể thao cũng dấy lên

nhiều phong trào thi đua yêu nước. Trường học với phong trào “dạy tốt- học tốt”,

“làm theo 5 điều Bác Hồ dạy”. Thể dục thể thao với phong trào “khoẻ để bảo vệ

Tổ Quốc”.

- Những năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm lần thứ 2, do điều kiện thiên

nhiên không thuận lợi: hạn hán, lụt lội liên tiếp xảy ra... đã ảnh hưởng tới việc thực

hiện kế hoạch. Song dưới sự lãnh đạo của tỉnh uỷ, nhân dân Thanh Hoá đã ra sức

khắc phục thiên tai để hoàn thành mục tiêu đã định.

b. Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ III (1981 - 1985)

- Thành quả mà nhân dân Thanh Hoá đạt được trong kế hoạch 5 năm lần thứ

II là tiền đề để Thanh Hoá bước vào kế hoach 5 năm lần thứ III (1981- 1985).

- Thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch 5 năm lần thứ III (1981-

1985), Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá đã đạt được những thành tựu quan trọng:

- Về nông nghiệp trong những năm 1981- 1982, đã chặn được đà giảm sút

của những năm 1976-1980. Sản lượng lương thực tăng (năm 1982 đạt 72 vạn tấn

tăng 18 vạn tấn so với năm 1978). Các loại cây công nghiệp như lạc, đay, cói, chè

vẫn tăng trưởng mạnh. Chăn nuôi trâu, bò, lợn đều tăng vượt bậc so với năm 1978

(trâu tăng 6,6%, bò tăng 6%, lợn lai tăng 250%). Công tác thu mua lương thực của

Nhà nước luôn vượt kế hoạch (năm 1981 thu mua được 137.000 tấn, năm 1982

được 180.000 tấn).

Page 46: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

46

- Từ năm 1983 đến năm 1985, nông nghiệp Thanh Hoá vẫn tiếp tục đạt

thành tích đáng khích lệ. Năm 1985 Thanh Hoá đạt chỉ tiêu 80 vạn tấn. Đây là một

con số đánh dấu sự vươn lên không mệt mỏi của nhân dân Thanh Hoá. Bằng sự nổ

lực của mình Thanh Hoá đã tự cung cấp được nhu cầu lương thực, thực phẩm cho

địa phương và còn đóng góp cho Trung ương 40 vạn tấn lương thực.

- Về công nghiệp và thủ công nghiệp trong điều kiện thiếu thốn về nguyên

liệu vật tư và kỹ thuật, nền công nghiệp và thủ công nghiệp Thanh Hoá vẫn từng

bước đi lên. Nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật và sử dụng nguồn nguyên liệu tại

chỗ, giá trị sản lượng công nghiệp Thanh Hoá năm 1985 đạt 1.6 tỷ đồng (tăng 11%

so với năm 1978). Sự tăng trưởng về kinh tế đã góp phần nâng cao đời sống của

nhân dân trong tỉnh. Năm 1985, bình quân lương thực đạt 305 kg/người, vải

mặc:4,14m/người, nhiều gia đình đã bước đầu có tích luỹ.

- Bên cạnh những thành tích về kinh tế, nhân dân Thanh Hoá còn đạt nhiều

thành tích trong đời sống văn hoá, giáo dục, y tế và sự ổn định về chính trị, an

ninh, quốc phòng.

- Những thành tích quan trọng mà Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá đạt được

trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ III (1981- 1985) là cơ sở vững chắc để

Thanh Hoá bước vào thời kỳ đổi mới đầy thử thách.

II. CÂU HỎI TỰ ĐÁNH GIÁ

1. Những thuận lợi và khó khăn của Thanh Hoá khi bước vào thực hiện kế

hoạch 5 năm lần thứ II?

2. Nêu những thành tựu mà Thanh Hoá đạt được trong thực hiện kế hoạch 5

năm lần thứ II và thứ III? Những thành tựu đó có ý nghĩa gì?

* Thông tin phản hồi cho câu hỏi tự đánh giá.

Từ những thông tin hỗ trợ thực hiện trả lời câu hỏi tự đánh giá.

Page 47: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

47

III. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG

Lập bảng thống kê những thành tựu Thanh Hoá đạt được trong quá trình

thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ II và thứ III.

HOẠT ĐỘNG 2

THANH HOÁ TRONG 10 NĂM ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN (1986 - 1996)

(Thực hiện trong 3 tiết)

I. NỘI DUNG

1. Nội dung chính

- Mạnh dạn thực hiện chính sách “khoán hộ” nông nghiệp Thanh Hoá đã

vươn lên như một “sự hồi sinh” mạnh mẽ. Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng

tăng trưởng nhanh chóng, đáp ứng được nhu cầu thực phẩm của nhân dân trong

tỉnh.

- Trong 10 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu rực rở về sản xuất

lương thực. Thanh Hoá đã chấm dứt được căn bệnh thiếu lương thực triền miên,

trở thành 1 trong 5 tỉnh có tổng sản lượng 1 triệu tấn và Thanh Hoá cũng bắt đầu

xuất khẩu gạo.

- Ngành giao thông vận tải, bưu điện và một số ngành kinh tế dịch vụ, tài

chính ngân hàng cũng phát triển mạnh mẽ đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu đời

sống của nhân dân.

- Sự phát triển và ổn định về kinh tế là nền tảng cho sự phát triển về mặt văn

hoá xã hội và chính trị. Thanh Hoá đã đạt được những thành tựu rực rỡ trong các

lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, Y tế và các hoạt động Văn hoá, thể dục thể thao.

2. Thông tin hỗ trợ

a. Những thành tựu về kinh tế

- Thanh Hoá đã mạnh dạn thực hiện chính sách “khoán hộ” nhằm tạo điều

kiện thuận lợi cho sản xuất nồng nghiệp.

Page 48: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

48

- Diện tích gieo trồng hoang hoá được phát quang để thay vào đó là màu

xanh của lúa, khoai, sắn...Năng suất của các loại cây lương thực, hoa màu vượt trội

hơn hẳn những năm 1985 về trước. Sản lượng các loại cây công nghiệp ổn định và

nâng cao tạo điều kiện cho sự phát triển một số ngành công nghiệp chế biến như

giấy Mục Sơn, đường Lam Sơn, thuốc lá LO TA BA...

- Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng tăng trưởng nhanh chóng, đáp ứng

được nhu cầu thực phẩm của nhân dân trong tỉnh.

- Trong 10 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu rực rở về sản xuất

lương thực:

+ Diện tích cây lương thực năm 1986 là 320.200 ha, đến năm 1994 là

377.801 ha.

+ Sản lượng lương thực quy thóc năm 1986- 1990 bình quân đạt 794 tấn/1

năm, đến năm 1994 là 924. 833 tấn/năm. Đặc biệt đến năm 1995 đạt 1 triệu tấn

lương thực.

- Sau 10 năm đổi mới, Thanh Hoá đã chấm dứt được căn bệnh thiếu lương

thực triền miên, trở thành 1 trong 5 tỉnh có tổng sản lượng 1 triệu tấn và Thanh

Hoá cũng bắt đầu xuất khẩu gạo. Đó là thành quả to lớn nhất sau 10 năm đổi mới

trên mặt trận kinh tế của Thanh Hoá.

- Bên cạnh sự tăng trưởng về sản xuất ngành giao thông vận tải, bưu điện và

một số ngành kinh tế dịch vụ, tài chính ngân hàng cũng phát triển mạnh mẽ. Các

tuyến đường giao thông quan trọng trong tỉnh thuộc địa bàn thành phố, huyện, xã

đều được sửa chữa và nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc vân chuyển giao

lưu kinh tế. Ga xe lửa Thanh Hoá được xây dựng khang trang, đẹp đẽ trở thành

một ga kiểu mẫu của ngành đường sắt. Mạng lưới điện và thông tin liên lạc, vô

tuyến viễn thông trên địa bàn tỉnh đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu đời sống của

nhân dân.

Page 49: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

49

- Bằng những nổ lực lớn lao của toàn Đảng toàn dân, sau 10 năm thực hiện

đổi mới và mở cửa, Thanh Hoá đã khởi sắc về mặt kinh tế, từng bước đi vào thế ổn

định và phát triển.

b. Những thành tựu về văn hoá xã hội

- Sự phát triển và ổn định về kinh tế là nền tảng cho sự phát triển về mặt văn

hoá xã hội và chính trị.

- Mục đích đổi mới của Đảng ta nhằm làm cho “Dân giàu nước mạnh xã hội

công bằng dân chủ và văn minh”, lý tưởng tốt đẹp ấy đã hiện ra rõ nét trên quê

hương Thanh Hóa.

- “Theo thống kê của Cục thống kê Thanh Hoá (ngày 1/8/1993) thì toàn tỉnh

có 76,4% số hộ có mức sống từ trung bình trở lên đến năm 1995 nhờ có chính sách

“Xoá đói giảm nghèo” mà số hộ thiếu đói giảm nghèo đáng kể. Nhìn chung mức

sống của nhân dân Thanh Hoá lúc này so với trước năm 1986 đã được nâng cao

vượt bậc. Bình quân thu nhập đầu quân đầu người 210 USD (năm 1990 là 172

USD), cứ 3 hộ có 1 radio, cứ 7 hộ có 1 tivi, 58,26% số hộ nông dân có điện dùng

sinh hoạt...”

- Giáo dục và Đào tạo đạt được thành tựu rực rỡ. Số lượng giáo viên giỏi,

học sinh giỏi các cấp ngày một tăng. Đặc biệt hàng năm, trong các kỳ thi học sinh

giỏi toàn quốc và quốc tế Thanh Hoá luôn được coi là tỉnh có thành tích đạt giải

cao (năm học 1995- 1996 thành tích của Thanh Hoá xếp thứ nhất).

- Chất lượng dạy học ngày một nâng cao, cơ sở vật chất phục vụ dạy học

được chú trọng, mạng lưới trường lớp không ngừng được mở rộng, nhiều địa

phương đã có trường học khang trang, kiên cố. Phong trào xoá nạn mù chữ đã

mang lại hiệu quả ở nông thôn và miền núi. Đến năm học 1994- 1995 đã có 15/23

huyện thị phổ cập giáo dục tiểu học. Tỉ lệ thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng

và trung học chuyên nghiệp hàng năm đều tăng rõ rệt.

Page 50: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

50

- Y tế với nhiều hoạt động chăm lo sức khoẻ cho nhân dân, y tế Thanh Hoá

đã góp phần tích cực trong công tác phòng chống dịch bệnh, vận động kế hoạch

hoá gia đình.

- Các hoạt động Văn hoá, thể dục thể thao cũng gặt hái được nhiều thành

quả đáng khích lệ. Hoạt động văn hoá nghệ thuật của Thanh Hoá luôn luôn chú

trọng đến việc tuyên truyền đường lối của Đảng và giữ gìn bản sắc dân tộc, giữ gìn

truyền thống quê hương. Các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” với việc tôn tạo các di

tích lịch sử văn hoá, các tượng đài, các nghĩa trang liệt sĩ trở thành phổ biến ở các

địa phương. Hoạt động thể dục thể thao ngày càng mạnh mẽ trong các trường học,

cơ quan xí nghiệp và lân cận các làng xã (trong các cuộc đua tài, Thanh Hoá luôn

giành được thành tích cao về điền kinh, bắn súng).

- Trong 10 năm đổi mới, Thanh Hoá đã từng bước ổn định và phát triển đi

lên. Từ một tỉnh đông dân, giàu tài nguyên, lắm thế mạnh...nhưng là một tỉnh

nghèo, Thanh Hoá đã vươn lên thành một tỉnh vững mạnh về kinh tế, giàu về thành

tích giáo dục. Có được điều đó là nhờ sự lãnh đạo của Đảng bộ Thanh Hoá và nhờ

sự vượt khó của nhân dân Thanh Hoá.

- Trong sự nghiệp dựng nước cũng như trong sự nghiệp giữ nước xưa và

nay, Thanh Hoá luôn xứng đáng với truyền thống quê hương: Cần cù và sáng tạo,

chịu đựng và cống hiến. Đó là hành trang lịch sử mà xứ Thanh sẽ tiếp tục trên con

đường đổi mới đất nước trong những năm cuối cùng của thế kỷ XX và những năm

tiếp theo của thế kỷ XXI.

II. CÂU HỎI TỰ ĐÁNH GIÁ

1. Những thành tựu về kinh tế, văn hoá, xã hội của Thanh Hoá trong 10 năm

đổi mới từ 1986-1996.

* Thông tin phản hồi cho câu hỏi tự đánh giá.

Từ những thông tin hỗ trợ thực hiện trả lời câu hỏi tự đánh giá.

Page 51: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

51

III. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG

1. Nguyên nhân tạo nên những thành tựu của Thanh Hoá trong 10 năm đổi

mới.

BÀI 6

THANH HOÁ TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 1996 ĐẾN 2005

(Thực hiện trong 2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Bước vào giai đoạn (1996 – 2005) nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá, cơ

cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được tăng

cường đã hình thành các khu công nghiệp, các đô thị mới ra đời.

- Kinh tế đã tập trung phát huy thế mạnh của các vùng kinh tế trong tỉnh và

thu được nhiều thành tựu rực rỡ.

- Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Công tác xoá đói, giảm nghèo

được quan tâm; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư xây dựng với tốc độ

khá nhanh.

- Văn hoá – xã hội có chuyển biến, tiến bộ và từng bước được xã hội hoá;

đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Cơ sở vật chất

trường học, y tế được tăng cường.

2. Về tư tưởng, tình cảm

- Tự hào về những thành tự rực rỡ của nhân dân Thanh Hoá trong giai đoạn

1996-2000.

- Bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu quê hương, đất nước. Tự hào, trân trọng và

biết ơn những thành quả mà các thế hệ cha ông đã để lại. Tinh thần đoàn kết của

nhân dân các dân tộc trong tỉnh trong phát triển kinh tế.

3. Về kỹ năng

Page 52: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

52

- Sử dụng các kỹ năng tổng hợp, phân tích, mô tả những thành tựu của nhân

dân Thanh Hoá trong giai đoạn 1996-2005.

- Tiếp tục bồi dưỡng kĩ năng học bài, trả lời câu hỏi, các tri thức phụ trợ với

lối so sánh, nhận xét, liên hệ thực tế tham khảo các tài liệu để bổ sung, trả lời các

câu hỏi cho bài học.

II. TÀI LIỆU VÀ ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ HỌC TẬP

- Tài liệu lịch sử địa phương .

- Sách giáo khoa, sách giáo viên lịch sử lớp 12.

- Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá 1995 - 2005 Ban Tuyên giáo Tỉnh Uỷ.

- Những sự kiện lịch sử của đảng bộ tỉnh Thanh Hoá.

III. THỜI GIAN THỰC HIỆN

Thực hiện trong thời gian 2 tiết.

HOẠT ĐỘNG

(Thực hiện trong 2 tiết)

I. NỘI DUNG

1. Nội dung chính

- Bước vào giai đoạn (1996 – 2005) nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá, cơ

cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được tăng

cường đã hình thành các khu công nghiệp, các đô thị mới ra đời.

- Kinh tế đã tập trung phát huy thế mạnh của các vùng kinh tế trong tỉnh và

thu được nhiều thành tựu rực rỡ. Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Công

tác xoá đói, giảm nghèo được quan tâm; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu

tư xây dựng với tốc độ khá nhanh.

Page 53: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

53

- Văn hoá – xã hội có chuyển biến, tiến bộ và từng bước được xã hội hoá;

đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Cơ sở vật chất

trường học, y tế được tăng cường.

2. Thông tin hỗ trợ

a. Những thành tựu về kinh tế

- Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng

hướng; kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được tăng cường.

- Vùng đô thị xây dựng và hình thành các khu công nghiệp tập trung: Lễ

Môn, Bỉm Sơn, Lam Sơn, Nghi Sơn, Đình Hương gắn với nâng cấp chỉnh trang

các đô thị hiện có và chuẩn bị cho sự ra đời các đô thi mới, tạo sự phát triển nhanh

về sản xuất công nghiệp, dịch vụ, du lịch. Thành phố Thanh Hoá được công nhận

là đô thị loại II.

- Vùng ven biển phát huy lợi thế và điều kiện tự nhiên, đã có sự phát triển

mạnh, ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch, cảng biển…

- Vùng đồng bằng đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp,

có sự chuyển đổi mạnh cơ cấu mùa vụ, cây trồng vật nuôi, tăng năng xuất sản

lượng, mở mang phát triển ngành nghề, tiểu thu công nghiệp, tạo ra khối lượng sản

phẩm hàng hoá ngày càng nhiều.

- Vùng miền núi phát huy thế mạnh về đất đai, vốn rừng, hình thành một số

vùng cây công nghiệp tập trung, các trang trại nông, lâm kết hợp, có bước chuyển

dịch theo hướng sản xuất hàng hoá; tập trung chỉ đạo thực hiện các chương trình

135, dự án 5 triệu ha rừng, quyết định 134… đầu tư làm đường giao thông, điện

lưới, thuỷ lợi, bưu điện, y tế, trường học, phát thanh truyền hình… cải thiện và

nâng cao hơn đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào miền núi.

Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Công tác xoá đói, giảm nghèo

được quan tâm; cơ bản xoá hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo từ 21,94% năm 2000 giảm

Page 54: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

54

xuống 10,6% năm 2005 theo tiêu chí cũ (kết quả điều tra theo tiêu chí mới là

34,7%); xoá nhà tạm bợ, dột nát cho 16 700 hộ; giải quyết việc làm mới cho 190

200 lao động; đưa hơn 16 000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; hơn

80% số hộ dân dùng nước hợp vệ sinh.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư xây dựng với tốc độ khá

nhanh. Nhiều dự án quan trọng đã được xây dựng trong như: Cảng Nghi Sơn,

đường Mục Sơn-Cửa Đạt, đường Hồ Chí Minh, đường nối cảng Nghi Sơn với

đường Hồ Chí Minh, đường Lang Chánh-Yên Khương, đường Hồi Xuân-Tén Tần,

công trình thuỷ lợi, thuỷ điện Cửa Đạt, khách sạn Sao Mai, khu công nghiệp Tây

Bắc Ga thành phố Thanh Hoá, Trường Đại học Hồng Đức, Bệnh viện đa khoa,

Bệnh viện phụ sản, Bệnh viện nhi, Trung tâm Truyền hình kỹ thuật số, hạ tầng các

khu dụ lịch, khu di tích, nhà tưởng niệm, tượng đài …

- Giao thông thuỷ lợi hoàn chỉnh và nâng cấp các trục giao thông chính, các

cầu qua sông lớn được xây dựng nối liền các vùng, miền; nhiều tuyến đường giao

thông liên huyện được làm mới; đường giao thông nông thôn ở nhiều nơi thuộc

vùng đồng bằng, ven biển được nhựa, bê tông hoá hoặc cấp phối. Hệ thống thuỷ lợi

được đầu tư, nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới; các công trình thuỷ lợi đầu mối, hệ

thống kênh mương nội đồng được đầu tư kiên cố, đảm bảo tưới chủ động cho hầu

hết diện tích lúa nước và một phần diện tích mầu ở các huyện đồng bằng.

b. Những thành tựu về văn hoá xã hội

Văn hoá – xã hội có chuyển biến, tiến bộ và từng bước được xã hội hoá; đời

sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Cơ sở vật chất

trường học, y tế được tăng cường.

Có hơn 56,5% số phòng học được kiên cố hoá. Đầu tư phát triển lưới điện

và trạm điện, chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn; 100% số huyện, thị xã,

thành phố, 100% số phường, thị trấn, 96,6% số xã có điện lưới. Đến năm 2005 có

Page 55: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

55

560 xã có điểm bưu điện - văn hoá xã, 100% số xã, phường, thị trấn miền xuôi và

nhiều xã miền núi có máy điện thoại, đưa mật độ thuê bao lên 5,9 máy/100 dân.

Giáo dục và Đào tạo hệ thống trường lớp, ngành học, cấp học phát triển.

Loại hình trường lớp ngoài công lập được mở rộng, đáp ứng ngày càng cao nhu

cầu học tập. Sự nghiệp giáo dục miền núi được quan tâm, chăm lo cả về cơ sở vật

chất và chất lượng đào tạo. Chất lượng giáo dục toàn diện được chú ý. Học sinh

giỏi các cấp học, môn học tăng khá, nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi

quốc gia và quốc tế. Các địa phương, cơ sở đã quan tâm chăm lo cho giáo dục, góp

phần xây dựng mội trường giáo dục lành mạnh và huy đông tốt hơn nguồn lực xây

dựng cơ sở vật chất trường học.

Có thêm nhiều trường THPT ngoài công lập đáp ứng tốt nhu cầu học tập cho

người học, góp phần nâng cao mặt bằng dân trí chung của cả tỉnh. Truyền thống

hiếu học được khơi dậy; nhiều học sinh, sinh viên đạt kết quả cao trong học tập.

Đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi ở các huyện, thị,

thành phố, xã, phường, thị trấn; 24/27 huyện, thị, thành phố và 89,1% số xã,

phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập THCS. Số trường đạt chuẩn quốc gia từ 80

trường (năm học 1999 – 2000) lên 386 trường (năm học 2005 – 2006 ). Xã hội hoá

giáo dục và thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục -đào tạo được đẩy mạnh;

phong trào khuyến học phát triển, việc xây dựng xã hội học tập có nhiều tiến bộ,

đến nay có 516 TT HTCĐ.

Văn hoá thông tin được đẩy mạnh, từng bước hiện đại hoá với nhiều hình

thức hoạt động phong phú, đa dạng, chuyển tải kịp thời thông tin đến các tầng lớp

nhân dân. Đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn

hoá”; tập trung xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá, thực hiện nếp sống văn

minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.

Khai trương xây dựng 4188 làng, bản, khu phố, cơ quan văn hoá, trong đó

đã công nhận 506 làng văn hoá cấp tỉnh, 1270 làng văn hoá cấp huyện; 63 % số

Page 56: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

56

hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá; khai trương xây dựng 35 xã phường văn hoá.

Tu bổ, tôn tạo một số khu di tích, khu tưởng niệm, phục vụ hoạt động du lịch, giáo

dục truyền thống. Sáng tác văn học, nghệ thuật có tiến bộ, phát huy vai trò lực

lượng xung kích trên mặt trận văn hoá tư tưởng, góp phần giữ gìn bản sắc, truyền

thống văn hoá của dân tộc, của địa phương.

Thể dục thể thao tiếp tục phát triển, số người tham gia luyện tập thể dục thể

thao thường xuyên từ 16 % năm 2000 tăng lên 23% năm 2005; gia đình thể thao

tăng từ 8% lên 13%; một số môn thể thao thành tích cao tiếp tục giành được nhiều

huy chương ở các giải quốc gia, khu vực và quốc tế.

Y tế sự nghiệp y tế có nhiều tiến bộ, nhất là trong lĩnh vực y học dự phòng.

Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người nghèo và các đối tượng chính sách được

quan tâm. Hệ thống y tế được củng cố một bước, đặc biệt là y tế cơ sở, đã xóa xã

trắng về y tế. Cơ sở vật chất y tế được đầu tư đáng kể, nhất là cho cơ sở và các

khâu trọng yếu.

Y học cổ truyền dân tộc được khôi phục và phát triển. Dịch vụ chăm sóc sức

khỏe nhân dân được phát triển đa dạng, từng bước nâng cao chất lượng. Hoạt động

bảo hiểm y tế được mở rộng. Nhu cầu thuốc thiết yếu cho phòng và chữa bệnh của

nhân dân được đảm bảo. Từng bước nâng cao chất lượng chuyên môn, y đức, tinh

thần phục vụ bệnh nhân. Cơ sở vật chất cho khám chữa bệnh từng bước được nâng

cấp, tăng cường trang bị kỹ thuật hiện đại; mạng lưới y tế cơ sở được củng cố.

Có 30% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, 62,24% trạm y tế

miền xuôi, 50% trạm y tế miền núi có bác sỹ. Y tế ngoài công lập được khuyến

khích phát triển. Cung ứng đủ thuốc, thiết bị y tế cho khám, chữa bệnh. Tỷ lệ tăng

dân số năm giảm xuống còn 1,03%; mức giảm sinh hàng năm 0,65%. Tuổi thọ

trung bình người dân được nâng lên (năm 1999 là 69,4 tuổi, năm 2003 là 72,3

tuổi).

Page 57: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

57

Những thành tựu trên là do đường lối đổi mới của đảng, đảng bộ Thanh Hoá

đã vận dụng sáng tạo đường lối của đảng vào điều kiện cụ thể của Thanh Hoá, khơi

dậy phát huy truyền thống yêu nước, lao động cần cù, truyền thống cách mạng,

tinh thần làm chủ của các tầng lớp nhân dân tỉnh Thanh.

II. CÂU HỎI TỰ ĐÁNH GIÁ

1. Những thành tựu về kinh tế, văn hoá, xã hội của Thanh Hoá trong giai

đoạn từ 1996-2005.

* Thông tin phản hồi cho câu hỏi tự đánh giá.

Từ những thông tin hỗ trợ thực hiện trả lời câu hỏi tự đánh giá.

III. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG

1. Nêu triển vọng của Thanh Hoá trên con đường phát triển kinh tế- xã hội

đến năm 2020?

Page 58: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

58

PHẦN ĐỌC THÊM

BÀI 7

Thanh ho¸ trong thêi kú h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn

cña nhµ n­íc ViÖt nam

(từ thế kỷ X đến thế kỷ XV)

I - Tªn gäi qua c¸c thêi kú, ®Þa lý tù nhiªn vµ con ng­êi

1. Tªn gäi qua c¸c thêi kú vµ ®Þa lý tù nhiªn

Thế kỷ X, Thanh Hoá được gọi là đạo Ái Châu. Đến năm Thuận Thiên 1 thì

gọi là Phủ Thanh Hoá. Năm 1242 vua Trần Thái Tông đổi 24 lộ đời Lý thành 12 lộ,

trong đó có Thanh Hoá phủ lộ. Năm 1397 Trần Thuận Tông đổi Thanh Hoá phủ

thành trấn Thanh Đô.

Trấn Thanh Đô lúc này gồm 7 huyện (mỗi châu có 4 huyện) Huyện Cổ Đằng,

Cổ Hoằng, Đông Sơn, Cổ Lôi, Vĩnh Ninh, Yên Định, Lương Giang. Ba châu bao

gồm: Châu Thanh Hoá, Châu Ái, Châu Cửu Chân.

Năm 1403 Hồ Hán Thương đổi phủ Thanh Hoá thành phủ Thiên Xương.

Đến triều Lê phủ Thanh Hoá được đổi thành thừa tuyên Thanh Hoa gồm phần đất

của Thanh Hoá ngày nay và tỉnh Ninh Bình (thời kỳ đó là phủ Trường Yên, trực

thuộc) và tỉnh Hủa Phăn (Sầm Nưa) của Lào (thời kỳ đó gọi là châu Sầm).

Đại Nam nhất thống chí chép: “Phủ này (tức phủ Thiên Xương) cùng Cửu

Chân và ái Châu làm tam phủ gọi là Tây Đô”. Thời thuộc Minh, trấn Thanh Đô đổi

thành phủ Thanh Hoá (năm 1407 - theo Đào Duy Anh).

Về mặt địa lý tự nhiên có ba vùng rõ rệt: vùng ven biển, vùng đồng bằng,

vùng trung du. Trung tâm kinh tế lớn tiêu biểu như Tư Phố (làng Giàng-Thiệu

Dương, Thiệu Hoá), giáp Bối Lý (nay Thiệu Trung-Thiệu Hóa). Bên cạnh đó nhiều

Page 59: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

59

tụ điểm lớn tập trung cư dân được hình thành: Cẩm Thuỷ, Thạch Thành, Hà Trung,

Thọ Xuân, Triệu Sơn, Tỉnh Gia, Nông Cống...

- Nêu đặc điểm địa lý tự nhiên của Thanh Hoá và các tụ điểm dân cư?

2. Con ng­êi tØnh Thanh

Thanh Hoá là một cộng đồng gồm nhiều dân tộc sinh sống: Kinh, Mường,

Thái, Mông, Dao, Khơ Mú, Thổ, Tày. Vùng đất địa linh và khí hậu nóng- lạnh rõ

rệt đã tạo nên con người Thanh Hoá với những phẩm chất và truyền thống quí báu.

Hình 2- Trống đồng Đông Sơn Hình 3- Lưỡi giáo mác Đông Sơn

Ngay từ thời tối cổ, người Thanh Hoá đã xây dựng nên văn hoá núi Đọ. Trải

qua thời gian dài tồn tại, đấu tranh và phát triển cư dân lạc Việt ở Thanh Hoá đã

làm nên Văn hoá Đông Sơn.

Người Thanh Hoá có truyền thống yêu nước, anh dũng bất khuất trong đấu

tranh bảo vệ quê hương đất nước. Đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động xây

dựng quê hương.

Thanh Hoá có truyền thống văn hoá lâu đời, phong phú, đa dạng và đặc

sắc: dân ca Mường, Thái; hò sông Mã, hát Trống quân, múa Xuân phả, múa Tú

Vân, Tú Huần, chèo chải, trường ca “Đẻ đất đẻ nước”.

Page 60: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

60

Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, Thanh Hoá đã góp phần to

lớn, tô đậm truyền thống yêu nước.

Thế kỷ I có nữ tướng Lê Hoa trong khởi nghĩa hai Bà Trưng; Thế kỷ III (248)

có anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh; năm 931, 938 có người anh hùng Dương

Đình Nghệ chống quân Nam Hán. Năm 981 có Lê Hoàn khởi nghĩa chống Tống

bình Chiêm. Thế kỷ XV có anh hùng Lê Lợi với khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc

Minh. Cuối thế kỷ XIX có Tống Duy Tân, Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Hà Văn

Mao, Cầm Bá Thước trong phong trào Cần Vương. Đặc biệt trong hai cuộc kháng

chiến thần thánh của dân tộc nhân dân Thanh Hoá đã đóng góp to lớn về sức

người, sức của góp phần tạo nên thắng lợi của hai cuộc kháng chiến.

Với những truyền thống quý báu, nhân dân Thanh Hoá qua nhiều thời kỳ lịch

sử đã góp phần tô đậm thêm truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt

Nam.

- Nêu những truyền thống quý báu nào của con người Thanh Hoá?

II. t×nh h×nh kinh tÕ, v¨n ho¸, gi¸o dôc

1. Sù chuyÓn biÕn vÒ kinh tÕ

Nông nghiệp: Đến thế kỷ X đồng bằng Thanh Hoá đã được khai khẩn, mở

rộng bao gồm các huyện: Yên Định, Thiệu Hoá, Đông Sơn, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân,

Quảng Xương, Hoằng Hoá, Nam Hà Trung, Hậu Lộc, Bắc Nông Cống ngày nay.

Kinh tế nông nghiệp phát triển không chỉ đủ tự cung cấp mà còn góp phần cung cấp

cho cả nước khi có chiến sự. “Mùa xuân Đinh Hợi năm Thiên phúc thứ 8 (987) vua

lần đầu cày ruộng tịch điền ở Núi Đọ”.

Page 61: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

61

Hình 4-Núi Đọ

Bước sang thời Lý ruộng đất ở Thanh Hoá tiếp tục được mở rộng, cơ bản

ruộng đất là của công, làng xã. Nhà vua thường cử các đại thần đến coi giữ. Quyền

sử dụng rộng rãi về ruộng đất của các dòng họ lớn thời trước dần bị thu hẹp nhường

chỗ cho sự quản lý của nhà nước.

Ở Thanh Hoá nhà Lý còn lấy một số ruộng đất công làm thờ phụng, tế lễ,

phong cấp cho con cháu, tướng lĩnh có công, làm các đền chùa.

Đến Thời Trần tiếp tục quan tâm đến nông nghiệp. Vua Trần cử Trần Thủ

Độ cai quản đất đai Thanh Hoá, cho nạo vét, tu bổ, đào lại các sông thời Lê, Lý.

Bên cạnh đó mở mang diện tích trồng trọt, phát triển sản xuất, tiến hành đắp đê,

phòng lụt, khai khẩu đất hoang, cho phép được mua bán ruộng. Chế độ thuế khoá

hợp lý đã cổ động mạnh mẽ nền kinh tế nông nghiệp phát triển. Ngoài ra còn cho

đào sông Chiếu Bạch dùng để tiêu úng, cho đắp lại các đê sông.

Sử chép: “Mùa xuân tháng giêng Tân Mão (1231), sai nội minh tự Nguyễn

Bang Cốc chỉ huy quân lính trong phủ đào vét kênh Trầm, kênh hào từ phủ Thanh

Hoá đến địa giới phía Nam Diễn Châu. Xong việc thăng Bang Cốc làm phụ quốc

thượng hầu”. Ngoài ra sử còn chép: “Năm thiên ứng Chính Bình thứ 17 (1248)

đào sông Bà Lễ, đục núi Chiếu Bạch ở Thanh Hoá” theo lời Trần Thủ Độ nhằm

trấn yểm vượng khí đế vương.

Page 62: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

62

Một phần ruộng đất vua Trần thưởng công cho các quý tộc tướng lĩnh có

công: vương hầu, công chúa, phò mã, người khẩn hoang xây dựng các điền trang

thái ấp. Từ những thái ấp của nhà nước phân phong, những làng chiêu dân lập ấp

đến những điền chủ đã tạo cho bộ mặt kinh tế nông nghiệp phát triển.

Bước sang thời Hồ, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy gọi là: “Thông bảo

hội sao” vào năm 1396. Năm 1397 Hồ Quý Ly ban hành chiếu “Hạn chế danh

điền” nhằm giảm bớt lượng đất sở hữu của quý tộc và địa chủ, tăng cường ruộng

đất của công của nhà nước giao cho làng xã quản lý. Nhà Hồ tiến hành cung khai,

đo đạc lại ruộng đất.

- Trình bày những nét chính về sự chuyển biến trong nông nghiệp?

Thủ công nghiệp và thương nghiệp: Cùng với sự phát triển của nông nghiệp,

các nghề thủ công cổ truyền của cư dân Châu Ái như đúc đồng, sắt, làm công cụ

lao động, nghề ươm tơ, dệt vải, nghề đan lát, làm muối, đi biển... đến thời kỳ này

phát triển thêm một bước.

Sản phẩm chính trước kia chủ yếu là loại vải lụa sợi thô to. Đến thế kỷ X

nghề dệt đã có những tiến bộ mới về sợi và chất lượng dệt. Sản phẩm lụa tơ tằm với

các loại gấm, the, lụa, tại nhiều trung tâm dệt nổi tiếng: Kẻ Đừng, Hoằng Lộc,

Hoằng Phúc (huyện Hoằng Hoá), Liên Phố (huyện Thọ Xuân), Hồ Nam (huyện

Vĩnh Lộc), Yên Định...

Nghề đục đá: Qua bàn tay điêu luyện của nghệ nhân, nhiều sản phẩm bằng

đá có giá trị cao về nghệ thuật dùng xây dựng, trang trí đền, chùa, miếu mạo, lăng

tẩm.

Nghề đúc đồng, sắt, nghề gốm, đan lát, và nghề đi biển có những bước phát

triển rõ rệt.

“Núi An Hoạch sản xuất thứ đá tốt, Phạm Ninh là thái thú dự chương nhà

Tấn (265- 420), thường sai người lấy làm khánh tức núi đá này. Đá núi An Hoạch”

Page 63: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

63

sắc óng ánh như ngọc lam, chất biếc xanh như khói nhạt. Sau này đục đá làm khí

cụ ví như đẽo khành khánh, đánh lên thì tiếng ngân muôn dặm, dùng làm bia văn

chương để lại thì còn mãi ngàn đời”.

Kinh tế nông nghiệp phát triển, nghề thủ công phát đạt, nhiều trung tâm

thương nghiệp sầm uất hình thành như: Tư Phố, Giáp Bối Lý và xuất hiện nhiều

chợ để trao đổi mua bán: Chợ Giáng (Vĩnh Lộc), Chợ Bản (Yên Định), Chợ Sơn

Môi (Quảng Xương), Chợ Sen (Nông Cống), Chợ Thịnh Mỹ (Thọ Xuân), Chợ

Quăng (Hoằng Hoá)...

Những tiến bộ về nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đã góp

phần tạo nên cho Thanh Hoá một nền kinh tế ổn định, vững chắc.

2. Sù ph¸t triÓn cña v¨n ho¸, gi¸o dôc

Văn hoá: Văn hoá còn lưu giữ khá đậm nét truyền thống văn hoá của người

Việt Cổ. Đó là nền văn hoá của chủ nhân trống đồng Đông Sơn, các trò diễn dân

gian giữ gìn và phát huy: các trò Ngô, trò Tú Huần, hát Xuân Phả, trò Chèo chải,

Múa đèn...

Tập quán cổ và tín ngưỡng dân gian được duy trì và phát triển. Việc thờ cúng

tổ tiên, người có công luôn luôn được đặt vào vị trí hàng đầu.

Thời Lý, Phật giáo đã trở thành Quốc giáo. Ở Thanh Hoá Phật giáo đã hoà

đồng và tín ngưỡng dân gian để tồn tại và phát triển. Nhiều đền, chùa được xây

dựng và tu bổ: Chùa Sùng Nghiêm (Hậu Lộc), Linh Xứng (Hà Trung), Báo Ân

(Vĩnh Lộc), Hương Nghiêm, Trịnh Nghiêm, Minh Nghiêm (Đông Sơn).

Thời Trần, tầng lớp nho sĩ xuất hiện ngày một đông đảo. Nho giáo dần dần

chiếm ưu thế. Tuy nhiên Phật giáo vẫn phát triển mạnh với nhiều chùa mới xuất

hiện: Chùa Du Anh dưới chân núi Xuân Đài có Động Hồ Công nổi tiếng (Vĩnh

Lộc), Chùa Cam Lộ (Hậu Lộc), Chùa Vân Lỗi (Nga Sơn), Chùa Hương Phúc

Page 64: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

64

(Quảng Xương). Không chỉ là nơi “tụng kinh niệm phật” mà còn là chứng tích ghi

nhớ chiến công nhân dân chống giặc Nguyên Mông năm 1285.

Giáo dục: Từ khoa thi đầu tiên tổ chức vào năm Ất Mão (1075) chế khoa

minh kinh bác học cùng với sự phát triển của giáo dục là cơ sở góp phần xuất hiện

những bậc đại nho ở Thanh Hoá vào các thời kỳ sau như: Lê Văn Hưu, Đào Tiêu,

Lê Thân, Lê Quát...

- Nêu những nét chính về sự phát triển văn hoá- giáo dục qua các thời kỳ?

Đến thời Trần chữ Nôm phát triển, chế độ giáo dục khoa cử được coi trọng,

ngày càng qui củ và chính qui. Thanh Hoá đã có nhiều người đỗ đạt cao.

Năm 1247 mùa xuân tháng 2, vua Trần mở khoa thi chọn Tam khôi đầu tiên

của nước ta. Kỳ thi năm đó cùng với Nguyễn Hiền đậu Trạng nguyên, Đặng Ma La,

đậu Thám Hoa, Lê Văn Hưu người giáp Bối Lý (Đông Sơn) vốn là con cháu đời thứ

7 của tướng công Bộc xạ Lê Lương đậu bảng nhãn.

Khoa thi chọn Tam Khôi (1247) Lê Văn Hưu đậu bảng nhãn, khoa thi Tam

giáo Đào Diễn và Hoàng Hoa đỗ Ất khoa. Lê Văn Hưu, Đào Tiêu, Trương Phỏng

đỗ bảng nhãn. Lê Thân, Lê Quát đỗ bảng nhãn. Lúc này Nho sĩ Thanh Hoá ngày

một đông đảo.

III. nh©n d©n Thanh Ho¸ tham gia c¸c cuéc kh¸ng chiÕn chèng phong kiÕn

ph­¬ng b¾c x©m l­îc:

1. Lª Hoµn vµ nh÷ng ®ãng gãp cña nh©n d©n Thanh ho¸ trong cuéc kh¸ng

chiÕn chèng Tèng.

Lê Hoàn người làng Trung Lập, huyện Thuỵ Nguyên, phủ Thiệu Thiên (nay

là xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh hoá) ông sinh ngày 15 tháng 7 năm

Tân Sửu (941).

Page 65: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

65

Mùa Xuân 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo hai đường thuỷ bộ

tiến vào xâm lược nước ta: Quân bộ theo đường Lạng Sơn, quân thuỷ theo đường

sông Bạch Đằng.

Hình 6 - Cố Đô Hoa Lư

Lê Hoàn trực tiếp chỉ huy “Vua tự làm tướng đi đánh giặc”. Ông tổ chức cho

quân đóng cọc ở sông Bạch Đằng để chặn chiến thuyền địch. Nhiều trận chiến đấu

ác liệt diễn ra trên sông Bạch Đằng, cuối cùng quân thuỷ bị đánh lui.

Trên bộ, quân ta chặn đánh quân Tống quyết liệt, quân thuỷ bị đánh bại

không kết hợp được với quân bộ nên địch bị tổn thất nặng buộc phải rút lui về

nước. Thừa thắng quân ta truy kích tiêu diệt quân Tống đại bại, Hầu Nhân Bảo bị

giết, cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi.

Nhà sử học Lê Văn Hưu viết: “Lê Đại Thành giết Đinh Điền bắt Nguyễn

Bặc, tóm Quân Biện, Phụng Hưng dễ như lùa trẻ con, như sai nô lệ, chưa đầy vài

năm mà bờ cõi định yên, công đánh dẹp chiến thắng dẫu là nhà Hán, nhà Đường

cũng không hơn được.”

Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi biểu thị ý chí quyết tâm chống ngoại

xâm của quân dân ta với sự đóng góp to lớn của nhân dân Thanh Hoá mà đứng đầu

Page 66: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

66

là Lê Hoàn. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chứng tỏ một bước phát triển của đất

nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của Đại Cồ Việt.

Trong sự nghiệp giữ nước và dựng nước của Lê Hoàn có phần đóng góp

không nhỏ của nhân dân Thanh Hoá. Những tướng lĩnh tài ba như: Đào Lang, ba

anh em họ Trần làm tướng thuỷ quân, Lê Lương, Khuông Việt đại sư Ngô Chân

Lưu, Thái hậu họ Dương... là những gương mặt tiêu biểu của đất Thanh Hoá trên

các lĩnh vực quân sự, kinh tế, văn hoá giúp Lê Hoàn làm nên sự nghiệp.

- Cuộc kháng chiến chống Tống do ai chỉ huy, nêu ý nghĩa thắng lợi?

Đóng góp của nhân dân Thanh Hoá đối với cuộc kháng chiến chống Tống?

2. Nh©n d©n Thanh Ho¸ gãp phÇn vµo cuéc kh¸ng chiÕn chống qu©n M«ng -

Nguyªn cña d©n téc

Năm 1285, được tin quân Mông Nguyên chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ

2, vua Trần mở Hội nghị Diên Hồng, mời các bậc phụ lão có uy tín trong cả nước

về Thăng Long để bàn cách đánh giặc.

“Thượng Hoàng (Trần Thánh Tông) triệu phụ lão trong cả nước họp ở thềm

điện Diên Hồng ban yến và hỏi kế đánh giặc. Các phụ lão liền nói “đánh” muôn

người cùng hô một tiếng, như bật ra từ một của miệng”.

(Đại Việt sử ký toàn thư)

Tham gia Hội nghị Diên Hồng ở Thanh Hoá có: Chu Văn Lương (người làng

Nam Ngạn, Thành phố Thanh Hoá), Mai Phúc Trường, người làng Dầu (Quang

Lộc, Hậu Lộc). Tinh thần quyết chiến của Hội nghị Diên Hồng đã thông qua các

bậc phụ lão về với nhân dân Thanh Hoá.

Chu Văn Lương tập hợp những trai tráng khoẻ mạnh, thạo nghề sông nước,

luyện tập lên đường ra bắc phối hợp với quân đội nhà Trần.

Page 67: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

67

Mai Phúc Trường tổ chức dân binh luyện tập võ nghệ, tích trữ lương thảo sẵn

sàng chiến đấu.

Trong các trận chiến đấu, Thanh Hoá không chỉ là chiến trường mà có lúc

còn là trung tâm của bộ chỉ huy. Rất nhiều tấm gương anh dũng chiến đấu chống

quân Nguyên của nhân dân Thanh Hoá còn lưu truyền đến nay như: Chu Văn

Lương, Đại toái Lê Mạnh, Mai Phúc Trường, đặc biệt là Phạm Sĩ người được Phạm

Ngũ Lão tiến cử với Trần Hưng Đạo và được cử làm tướng có nhiều công lao đánh

giặc, sau này được nhà vua phong thái ấp ở trang Trân Xá (Hà Bắc)...

CÂU HỎI

1. Những nét chính về sự chuyển biến về kinh tế?

2. Thời kỳ này văn hoá, giáo dục có gì phát triển?

3. Nhân dân Thanh Hoá tham gia cuộc kháng chiến chống phong kiến

phương Bắc như thế nào?

4. Trình bày sự hiểu biết của em về Lê Hoàn.

Page 68: 4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-

68