285 - voviology.org · tạp chí quy nguyên số 285 trang 2 visit website: bÀi sỐ 46: ĐỨc...

12
S:285 PHÁT HÀNH NGÀY 31 Tháng 10 năm 2014 (Lưu Hành Nội Bộ) TRONG SỐ NẦY: 1. Châm ngôn thng 10 năm 2014..….………........ 1 2. Đức Ngài dạy tiếp về hạnh của Chư Thiên.. .……2 3. Tin tức ……………………………………………...2 4. Hình ảnh sinh hoạt…………….…….………….... 2 5. Vảo cửa…………………………………………… 6 T Minh Vi. 6. Tình Thầy.……………………….………………… 7 Nguyễn Thị Hồng Oanh. 7. Những mẩu chuyện về Đức Thầy …..………….. 7 T Minh Quý. 8. Chuyện Đạo chuyện Đời…..…………………….. 8 T Thiện Khanh. 9. Cnh cửa phòng………………………………….. 8 Céline Pham. 10. Phương diện lành mạnh hóa Tâm của khai mở Tâm Linh……………………………………………....9 BBT TCQN. “Bát Chánh là rèn luyện tâm tánh con người. Hiếu, Trung, Nghĩa đứng đầu, con người đạo hạnh nắm lấy cầu tiến. Tất cả đức tánh Thiện và Hiếu Thiện đã hưởng một di sản vô giá, khai mở tâm linh con người, trên tinh thần vị tha, bác ái.” (QNP. xb 1997, 358-359). “Phật, Trời, Chư Thiên, Chư Thánh, Chư Thần cùng các Chư Bồ Tát đã có công đức lớn, hộ độ, cứu độ nhân sanh. Vậy các chú nên thức tâm, ghi tâm khắc cốt ơn sâu và thường cúng dường.” (QNP. xb 1997, 355). LỜI ĐỨC NGÀI CHÂM NGÔN THÁNG 10 NĂM 2014: - Qua tướng để thấy tâm thì mình chỉ cần nhìn phớt qua là đủ. Dừng chân ở ci Tướng, quan st kỹ ci tướng thì sẽ vướng ở ci tướng. Lúc đó, ci thấy của mình sẽ là ci thấy của một thầy tướng và vĩnh viễn sẽ không thấy ở ci tâm. - Điểm giữa của Tâm và Tướng có thể gọi là Tâm Linh là sự cảm nhận của ci Tâm, là nguồn sống của ci Tâm. Và điểm tựa của tâm linh người, tâm linh vật, tâm linh nơi chốn… chính là tâm linh của mình. Thế nên, mình phải luyện mình để có được “bộ cảm nhận” chính xc, để mình dùng nó để lắng nghe tâm linh của người qua 1 điểm tựa nào đó, - Php thì không hình không tướng, nó không phải là lộ trình đi từ bờ Đông sang bờ Tây, vì li tàu riết thì cũng đi hết biển, từ bờ nầy sang bờ khc thì có gì mà lạ? Biển vẫn là mặn, bờ vẫn là đất? Cuối cùng, hỏi chính cc vị “thuyền trưởng” thực chất cc vị muốn dẫn người ta đi đâu? Đi đến bờ Gic? Bờ Gic ấy ở đâu? Bờ Gic ấy không phải là bờ Tây Đại Dương, cũng không phải là bờ Đông Đại Dương. Cc vị sắm con thuyền cho thật lớn, lý thuyết cho thực vững xong rồi cc vị đi đâu? Bởi vì ci “la bàn” cho chuyến hành trình ấy không còn nằm trong phương tiện nữa mà nằm ở ci Tâm của mình. Tâm mình được luyện tới cỡ nào? - Một vật thể nhỏ, qu nhỏ muốn được nhìn, quan st cho tường tận thì ta nên phóng đại nó cho lớn ra. Ngoài đời, cc hệ thống lý thuyết của toàn bộ cc Tôn Gio, Chủ Nghĩa, Tư Tưởng, Văn Hóa, Dân Tộc… đều được bắt nguồn từ 1 điểm duy nhất mà Thầy thường gọi đó là Tiền Đề. Từ Tiền Đề ấy sẽ khai triển và giải thích ở toàn bộ cc mặt sống khc liên đới. Nó không những giải thích được về những chuyển động xã hội, lịch sử, chiến tranh,… mà còn giải thích được đến cc mặt mỹ thuật, nghệ thuật và đời sống. Thầy không nói cc tiền đề ấy đúng hay không đúng nhưng nó luôn là cốt l õi ở toàn bộ hệ thống lý thuyết của cuộc đời. - Ci Tâm chi phối mọi hành động của con người kể cả chi phối cả bộ não của người mà từ bấy lâu nay người ta cứ nghĩ “não bộ” là trung ương chi phối mọi hành động, ý nghĩ. Tại sao ci não của người ta lại nghĩ như vậy, nghĩ thế kia? Chính tự thân của “ci não” nó cũng không biết! - Là người lớn thì phải biết cách nghe người ta tấu trình. Không phải cứ tố co, cứ tấu trình đúng là mình phải xử và nghe theo. Điều nầy không những có thể p dụng cho gia đình mà còn p dụng cả diện rộng được. Nghe tấu trình của nhân dân, mở cửa rộng rãi để ai cũng có thể tố co… cho là ai cũng nói đúng cả, vì người đời ai mà không có lỗi? Nên lời nói của ai mà không đúng? Nhưng cắm đầu nghe theo chỉ để ph nt căn nhà của mình. Nghe tấu trình và mở rộng mạng lưới thâu thập tấu trình của quần chúng là 1 con dao 2 lưỡi cho những ai không có trí huệ vì tự mình sẽ giết chết mình. Hình ảnh: (Bm vo link). - Sinh hot 9-2014 part 2 - Sinh hot 10-2014 part 1 - Sinh hot 10-2014 part 2 - Sinh hot 10-2014 part 3 - Sinh hot 10-2014 part 4 - Sinh hot 10-2014 part 5

Upload: others

Post on 23-Jul-2020

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: 285 - voviology.org · Tạp Chí Quy Nguyên số 285 trang 2 visit website: BÀI SỐ 46: ĐỨC NGÀI DẠY TIẾP VỀ HÌNH ẢNH SINH HOẠT: HẠNH CỦA CHƯ THIÊN Ngày

Số:285 PHÁT HÀNH NGÀY

31 Tháng 10 năm 2014 (Lưu Hành Nội Bộ)

TRONG SỐ NẦY: 1. Châm ngôn thang 10 năm 2014..….………........ 1 2. Đức Ngài dạy tiếp về hạnh của Chư Thiên...……2 3. Tin tức ……………………………………………...2 4. Hình ảnh sinh hoạt…………….…….………….... 2 5. Vảo cửa…………………………………………… 6

Tư Minh Vi.

6. Tình Thầy.……………………….………………… 7 Nguyễn Thị Hồng Oanh.

7. Những mẩu chuyện về Đức Thầy …..………….. 7 Tư Minh Quý.

8. Chuyện Đạo chuyện Đời…..…………………….. 8 Tư Thiện Khanh.

9. Canh cửa phòng………………………………….. 8 Céline Pham.

10. Phương diện lành mạnh hóa Tâm của khai mở Tâm Linh……………………………………………....9

BBT TCQN.

“Bát Chánh là rèn luyện tâm tánh con người.

Hiếu, Trung, Nghĩa đứng đầu, con người đạo

hạnh nắm lấy cầu tiến. Tất cả đức tánh Thiện

và Hiếu Thiện đã hưởng một di sản vô giá,

khai mở tâm linh con người, trên tinh thần vị

tha, bác ái.” (QNP. xb 1997, 358-359).

“Phật, Trời, Chư Thiên, Chư Thánh, Chư

Thần cùng các Chư Bồ Tát đã có công đức

lớn, hộ độ, cứu độ nhân sanh. Vậy các chú

nên thức tâm, ghi tâm khắc cốt ơn sâu và

thường cúng dường.” (QNP. xb 1997, 355).

LỜI ĐỨC NGÀI

CHÂM NGÔN THÁNG 10 NĂM 2014: - Qua tướng để thấy tâm thì mình chỉ cần nhìn phớt qua là đủ. Dừng chân ở cai Tướng, quan sat kỹ cai tướng thì sẽ vướng ở cai tướng. Lúc đó, cai thấy của mình sẽ là cai thấy của một thầy tướng và vĩnh viễn sẽ không thấy ở cai tâm.

- Điểm giữa của Tâm và Tướng có thể gọi là Tâm Linh là sự cảm nhận của cai Tâm, là nguồn sống của cai Tâm. Và điểm tựa của tâm linh người, tâm linh vật, tâm linh nơi chốn… chính là tâm linh của mình. Thế nên, mình phải luyện mình để có được “bộ cảm nhận” chính xac, để mình dùng nó để lắng nghe tâm linh của người qua 1 điểm tựa nào đó,

- Phap thì không hình không tướng, nó không phải là lộ trình đi từ bờ Đông sang bờ Tây, vì lai tàu riết thì cũng đi hết biển, từ bờ nầy sang bờ khac thì có gì mà lạ? Biển vẫn là mặn, bờ vẫn là đất? Cuối cùng, hỏi chính cac vị “thuyền trưởng” thực chất cac vị muốn dẫn người ta đi đâu? Đi đến bờ Giac? Bờ Giac ấy ở đâu? Bờ Giac ấy không phải là bờ Tây Đại Dương, cũng không phải là bờ Đông Đại Dương. Cac vị sắm con thuyền cho thật lớn, lý thuyết cho thực vững xong rồi cac vị đi đâu? Bởi vì cai “la bàn” cho chuyến hành trình ấy không còn nằm trong phương tiện nữa mà nằm ở cai Tâm của mình. Tâm mình được luyện tới cỡ nào?

- Một vật thể nhỏ, qua nhỏ muốn được nhìn, quan sat cho tường tận thì ta nên phóng đại nó cho lớn ra. Ngoài đời, cac hệ thống lý thuyết của toàn bộ cac Tôn Giao, Chủ Nghĩa, Tư Tưởng, Văn Hóa, Dân Tộc… đều được bắt nguồn từ 1 điểm duy nhất mà Thầy thường gọi đó là Tiền Đề. Từ Tiền Đề ấy sẽ khai triển và giải thích ở toàn bộ cac mặt sống khac liên đới. Nó không những giải thích được về những chuyển động xã hội, lịch sử, chiến tranh,… mà còn giải thích được đến cac mặt mỹ thuật, nghệ thuật và đời sống. Thầy không nói cac tiền đề ấy đúng hay không đúng nhưng nó luôn là cốt lõi ở toàn bộ hệ thống lý thuyết của cuộc đời.

- Cai Tâm chi phối mọi hành động của con người kể cả chi phối cả bộ não của người mà từ bấy lâu nay người ta cứ nghĩ “não bộ” là trung ương chi phối mọi hành động, ý nghĩ. Tại sao cai não của người ta lại nghĩ như vậy, nghĩ thế kia? Chính tự thân của “cai não” nó cũng không biết!

- Là người lớn thì phải biết cách nghe người ta tấu trình. Không phải cứ tố cao, cứ tấu trình đúng là mình phải xử và nghe theo. Điều nầy không những có thể ap dụng cho gia đình mà còn ap dụng cả diện rộng được. Nghe tấu trình của nhân dân, mở cửa rộng rãi để ai cũng có thể tố cao… cho là ai cũng nói đúng cả, vì người đời ai mà không có lỗi? Nên lời nói của ai mà không đúng? Nhưng cắm đầu nghe theo chỉ để pha nat căn nhà của mình. Nghe tấu trình và mở rộng mạng lưới thâu thập tấu trình của quần chúng là 1 con dao 2 lưỡi cho những ai không có trí huệ vì tự mình sẽ giết chết mình.

Hình ảnh: (Bâm vao link).

- Sinh hoạt 9-2014 part 2

- Sinh hoạt 10-2014 part 1

- Sinh hoạt 10-2014 part 2

- Sinh hoạt 10-2014 part 3

- Sinh hoạt 10-2014 part 4

- Sinh hoạt 10-2014 part 5

Page 2: 285 - voviology.org · Tạp Chí Quy Nguyên số 285 trang 2 visit website: BÀI SỐ 46: ĐỨC NGÀI DẠY TIẾP VỀ HÌNH ẢNH SINH HOẠT: HẠNH CỦA CHƯ THIÊN Ngày

Tạp Chí Quy Nguyên số 285 trang 2 visit website: www.voviology.org

BÀI SỐ 46: ĐỨC NGÀI DẠY TIẾP VỀ HẠNH CỦA CHƯ THIÊN

Ngày 26 - 1 - 1988. Nhầm ngày 8 - 12 - Đinh Mão.

Cac Chư Thiên làm việc nhiều lắm, mặc dù được thọ hưởng sự an nhàn sung sướng. Họ cũng tịnh tọa tham thiền và hành cac hạnh của Bồ Tat là hộ trì những người tu hành chơn chanh ở cõi thế.

Những người tu hành chơn chanh và những người có phước đức lớn đều được Chư Thiên hộ trì nhưng tự họ không thể biết được.

Không ai biết được điều đó, Sư Huynh biết rất rõ những việc làm của cac Chư Thiên. Từ hồi nào tới giờ không ai giảng điều này. Đó là hạnh của Bồ Tat. Cac vị Bồ Tat hành hạnh Bồ Tat ở cõi thế. Còn cac Chư Thiên hành hạnh Bồ Tat ở cõi Thiên.

Nơi cõi Thiên chỉ có an nhàn sung sướng nên cac vị thường bị ai nhiễm dục lạc. Nếu chỉ lo thụ hưởng khoai lạc suốt kiếp thì khi phước lực hết phải chuyển kiếp xuống cõi thế. Cac vị cũng biết vậy, nên cac Chư Thiên cũng tu bằng cach tĩnh tọa tham thiền, đồng thời hành hạnh Bồ Tat để được thăng tiến lên hoặc qua Cõi Vô Cực. Nếu không thì vẫn ở bên Cõi Thai Cực nhưng không còn bị chuyển kiếp nữa, thời gian thụ hưởng được kéo dài mãi mãi đến vô cùng.

Nếu có xuống thế, phần nhiều do tình nguyện mà thôi. Cac Chư Vị thấy chúng sanh ở cõi thế chịu sự khổ não, cac vị rất lo lắng cho chúng sanh, thường hộ trì những chúng sanh thức giac tu hành để thoat khổ.

Một chúng sanh đắc quả là cac vị rất vui mừng, cả cõi Thiên hoan hỷ, cac vị thường mang vật thực đến mừng người đó, ở đây ta gọi là cúng dường. Sư Huynh khuyên cac vị là khi làm được một công đức gì nên hồi hướng cho cac Chư Thiên, mặc dù cac vị hộ trì không cần ai biết hay đòi hỏi đền đap điều gì, nhưng bổn phận của chúng ta phải biết ân sâu của cac Chư Vị mà hồi hướng công đức cho cac Chư Vị đã có công hộ trì, thức giac chúng sanh trở về thiện tâm, thiện tanh, thức tâm tu hành thành quả.

Còn nhiều việc lắm, nếu Sư Huynh tả hết ra đây thì đến chết cũng chưa hết được. Sư Huynh chỉ nói những việc có liên hệ mật thiết đến sự tu hành của chúng ta đây thôi. Lần lượt Sư Huynh sẽ giảng tường tận cho cac chú biết cac việc ở cac cõi Thiên để sau này Sư Huynh chỉ dẫn cho cac chú Cực Lạc Tối Thắng Phap.

Chúc Lành Cac Vị. Sư Huynh.

TIN TỨC: 25 tháng 10: Trong một phiên họp diễn ra tại Học Viện với

các Huynh Trưởng của ĐHLĐ, Đức Thầy đã đưa ra chương

trình mở rộng các hoạt động tài vụ như Trung Tâm Nghiên Cứu, Trung Tâm Tài Chánh… nhằm yểm trợ cho Pháp Đạo,

pháp hữu các nơi về giáo dục, di trú và công ăn việc làm

trong tương lai.

HINH ANH SINH HOAT: I. MỘT SỐ HINH ANH THƯỜNG NHẬT:

Một buổi học nhóm tại Đại Hùng Linh Điện.

Các pháp hữu tham gia một buổi Hộ Bệnh tại Việt Nam.

Làm vệ sinh tại khuôn viên Đại Hùng Linh Điện.

Page 3: 285 - voviology.org · Tạp Chí Quy Nguyên số 285 trang 2 visit website: BÀI SỐ 46: ĐỨC NGÀI DẠY TIẾP VỀ HÌNH ẢNH SINH HOẠT: HẠNH CỦA CHƯ THIÊN Ngày

Tạp Chí Quy Nguyên số 285 trang 3 visit website: www.voviology.org

Một buổi lao động dọn dẹp tại Học Viện.

Sắp xếp đồ dùng cho sân vườn tại làng thiền Từ Chánh Kiến.

Các pháp hữu đang nhặt đá để trang trí tại Đạo Viện.

ĐỌC VÀ CHUYỀN TAY NHAU CÙNG ĐỌC

TAP CHÍ QUY NGUYÊN

TAP CHÍ

Thu dọn tại khuôn viên Học Viện VVQN.

Kho vật dụng trưng bày được tái sắp xếp.

Các pháp hữu đang tổ chức nề nếp lại garage của Học Viện. Đây là

nơi chính yếu cung cấp vật dụng lao động cho Đạo Viện.

Cac bạn thanh niếu niên VVQN có thể chia sẻ bài học, hình ảnh, Phap Thiền,… của Phap Đạo cho cac bạn trẻ khac qua cac trang mạng xã hội như: Facebook, Youtube,… thuần túy trong lãnh vực: Giao Dục, Tâm Linh, giúp đỡ xã hội… Nhưng tuyệt đối không được phép luận bàn, góp ý về cac mặt chính trị, trật tự xã hội… những phạm vi đã có chính quyền, cac tổ chức tôn giao khac đã và đang làm.

Page 4: 285 - voviology.org · Tạp Chí Quy Nguyên số 285 trang 2 visit website: BÀI SỐ 46: ĐỨC NGÀI DẠY TIẾP VỀ HÌNH ẢNH SINH HOẠT: HẠNH CỦA CHƯ THIÊN Ngày

Tạp Chí Quy Nguyên số 285 trang 4 visit website: www.voviology.org

Cô Mimi (Từ Minh Tâm Nhi) được xem là người xông xáo

trong mọi công tác. Trong ảnh là buổi công tác tại cổng số 1,

khu vực Kỳ Đài của Đạo Viện.

Sắp xếp Trung Tâm Một.

Các pháp hữu làm vệ sinh tại khuôn viên Trung Tâm Một. Vì người chủ cũ nơi nầy đã để lại 1 khối lượng rác thải thật lớn, vì

thế hơn 1 năm qua, với nhiều đợt lao động cũng vẫn chưa giải

quyết được hết khối rác nầy.

Giải quyết rác thải.

Thu gom các dụng cụ lao động đang nằm rải rác tại những tụ điểm

lao động trong Đạo Viện.

Thầy Từ Hồng Lĩnh và Từ Tâm Nghĩa đang giúp Đức Thầy sắp

xếp lại kho Mỹ Thuật.

Page 5: 285 - voviology.org · Tạp Chí Quy Nguyên số 285 trang 2 visit website: BÀI SỐ 46: ĐỨC NGÀI DẠY TIẾP VỀ HÌNH ẢNH SINH HOẠT: HẠNH CỦA CHƯ THIÊN Ngày

Tạp Chí Quy Nguyên số 285 trang 5 visit website: www.voviology.org

Các cô Minh Tâm và Bình kiểm tra đồ làm bếp tại phòng ăn của

Học Viện.

Cứu các cây quý, hiếm và đang bị bệnh tại Đạo Viện.

Bậc thang đá được hai thầy Từ Hồng Lĩnh, Từ Tâm Nghĩa thực

hiện tại Phẩm Sắc Đài. Đây là số đá tán không được sử dụng trong nhà rường nên Đức Thầy đề nghị tạo bậc thang nầy để tiện

việc bày đồ lễ trong những dịp cúng bái tại đây.

Lao động tại quảng trường chánh của cổng số 3, khu tường Bia Đá

Tiểu Sử Đức Ngài Pháp Chủ.

Mặt tiền vườn Từ Trọng Nghĩa và hồ Từ Hạnh Lâm đã dọn sạch và

trang trí đẹp.

Đức Thầy đang dọn dẹp tại tượng đài Bách Việt Long Tiên.

Page 6: 285 - voviology.org · Tạp Chí Quy Nguyên số 285 trang 2 visit website: BÀI SỐ 46: ĐỨC NGÀI DẠY TIẾP VỀ HÌNH ẢNH SINH HOẠT: HẠNH CỦA CHƯ THIÊN Ngày

Tạp Chí Quy Nguyên số 285 trang 6 visit website: www.voviology.org

II. NHỮNG GIÂY PHÚT BÊN THẦY…

Buổi cơm tối thường nhật tại Đại Hùng Linh Điện diễn ra dưới

ảnh Đức Ngài Pháp Chủ. Đức Thầy từng nói “phải giữ gìn ít nhất

một buổi ăn chung trong gia đình, đó là chìa khóa duy nhất để giữ

gìn giềng mối gia đình. Gia đình càng lớn, càng cần có buổi quây

quần bên nhau”.

Buổi ăn tối tại Học Viện.

Quây quần bên Thầy tại phòng Khánh Tiết – Học Viện VVQN.

Tại một quán ăn sau buổi lao động.

Một buổi ăn ngay tại nơi lao động.

VÀO CỬA - 8 Từ Minh Vi. Hỏi: Nghe bằng tai và nghe bằng Tánh nghe có khác nhau ?

Đáp: Khác và không khác .

Hỏi: Vậy là sao ?

Đáp: Tai ta nghe và tâm trí bám vào cái nghe rồi tìm hiểu, so sánh với những thứ ta đã biết, rồi phân biệt đúng sai, phải trái, mới cũ,

tốt xấu,... nghe như vậy là tâm trí nghe, cái ngã chấp nghe. Còn

khi nghe mà không dụng trí não, lắng lòng, chú tâm mà không

căng thẳng, thư thái mà không lơ là, để cái ta nghe rót thẳng vào

tâm thì gọi là dụng Tánh để nghe.

Hỏi: Nhưng nghe như vậy thì sao mà nhớ.

Đáp: Muốn nhớ thì cứ dụng trí não để nhớ, còn muốn nhớ đủ thì

đem máy ghi âm ra mà ghi.

Hỏi: Dụng Tánh để nghe thì có gì hay ?

Đáp: Dụng Tánh để nghe thì lời có thể mất, cái âm nghe cũng

không đọng lại, nhưng cái ý và nhất là cái tâm của người nói không thể che dấu được, cho dù chưa một lời về tâm ý đó được

thốt ra. Dụng Tánh để nghe, để thấy thì thấy biết ngay vào bản

chất. Dụng Tánh để nghe là nền tảng của pháp “tâm truyền tâm”,

là căn bản của việc “học thiền”. Việc dụng Tánh nghe, Tánh thấy

để thấy nghe vào tâm thức của chính mình là phương pháp độc

đáo của Thiền Đốn Ngộ. Chỉ một bước nhảy thôi đủ hóa rồng.

Page 7: 285 - voviology.org · Tạp Chí Quy Nguyên số 285 trang 2 visit website: BÀI SỐ 46: ĐỨC NGÀI DẠY TIẾP VỀ HÌNH ẢNH SINH HOẠT: HẠNH CỦA CHƯ THIÊN Ngày

Tạp Chí Quy Nguyên số 285 trang 7 visit website: www.voviology.org

TÌNH THẦY Nguyễn Thị Hồng Oanh.

Tôi gặp Thầy và biết Thầy từ nhỏ. Một lần Thầy tìm đồ thì tự

nhiên cuốn tạp chí rơi ra, lật ngay trang có bài xin học của tôi

cùng thông tin liên lạc. Thầy kể lại, đọc thấy dễ thương. Từ cơ

duyên đó Thầy liên lạc với tôi, Thầy về Việt Nam (VN) tôi được

gặp Thầy gần Thầy. Nhưng tôi chưa cầu học. Thầy ở xa, trong

tâm tôi nghĩ không lẽ chuyện gì mình cũng làm phiền Thầy. Với suy nghĩ đó tôi ít có khi nào hỏi Thầy trên bước đường đi trong

cuộc sống còn nhiều gút mắt và không có định hướng của mình.

Dầu Thầy rất ít khi về VN nhưng lòng của tôi thì vẫn vậy, vẫn

tin Thầy và theo Thầy. Nhưng khi Thầy về VN tôi mới chịu qua

Thầy, lại còn không tận dụng hết, gặp thử thách là tôi rớt và

dừng lại, mặc dù Thầy ở VN rất gần, rất gần nhưng tôi thì chỉ

biết ngóng Thầy từ nhà.

Trong những lần ít ỏi Thầy về VN đó, tôi được có cơ hội gần

Thầy và được Thầy quan tâm chỉ dạy. Lúc đầu Thầy để đệ tử

thoải mái, không la rầy, Thầy quan sát, sau đó Thầy tạo hoàn

cảnh để đánh vào cái điểm sai, được lặp đi lặp lại của mình mà bản thân mình hay những người xung quanh mình không hề

nhận ra, đã trở thành bản tánh, nếu là bản tánh xấu cần thay đổi

thì thật khó thay đổi nên phải cần đến Thầy.

Khi Thầy về lại Mỹ, Thầy nhắc tôi phải học Anh Văn, nhắc tôi

phải tập hợp nhóm cùng thảo luận, cùng đọc tạp chí, nhắc tôi

phải làm để chỗ nào cần thì để Thầy sẽ dạy. Trong quá trình làm

cũng là để học, Thầy bảo tôi phải học võ, bảo tôi phải thường

liên lạc với Thầy để nhắc Thầy là còn mấy đứa, nếu lâu quá

không liên lạc cộng với mỗi ngày phải xử lí rất nhiều việc nên

Thầy sẽ dần quên mấy đứa.

Mặt dù tôi nhớ Thầy, tôi chỉ biết nhớ mà tôi không có học,

thực hành, không có quý những gì Thầy dạy. Chỉ biết nhận mà không phản hồi, mặc dù cuộc sống tôi mù mịt không có định

hướng, không biết sẽ tới đâu, ngày qua ngày tôi tự xử lý công

việc của tôi trong cuộc sống để đến bây giờ những gì tôi làm đều

giậm chân tại chỗ. Thêm một điều nữa là tôi hay làm theo ý

mình, không suy nghĩ chính chắn đã trở thành bản tánh.

Không chịu học, không chịu sửa, nên tôi có rất là nhiều lỗi, cái

gì cũng cần phải được dạy lại, khi gần Thầy thì tôi làm cái gì

cũng sai, thật mệt khi có đệ tử như tôi. Tôi không bao giờ nói ra

sự thật chuyện của mình, trải lòng cùng Thầy để Thầy biết mà

chỉ những điểm cần gỡ của tôi.

Có lần Thầy bảo tôi về nhà. Tôi bảo là tôi có hẹn với mẹ là Chủ Nhật sẽ về quê, và nói với Thầy “vậy Chủ nhật con mới về

nhe Thầy”. Thầy rầy tôi “chuyện tính của em là chuyện của em

còn chuyện Thầy bảo em đi về thì em phải đi về, không thể đặt

để chuyện tính của em để sắp đặt cho Thầy như vậy được”. Tôi

biết tôi rớt vì cái bản tính chỉ biết sống lợi cho mình, theo những

gì mình tính và tật hay cãi của mình.

Nào Thầy kêu tôi đi, tôi không chịu tôi làm lơ và khi tôi chịu

thì trong lòng uất ức tôi khóc vì không chấp nhận. Nào là Thầy

kêu tôi rửa chén tôi cũng bảo có Lyna rửa rồi mai tôi rửa. Nào là

Thầy khóa cửa đuổi tôi, tôi tức tối bỏ về. Nhiều lúc tôi không

biết lúc nào nghe và lúc nào đấu tranh để có được. Tôi luôn bị

động bị cuốn theo sự động chưa có khả năng đứng qua một bên để quan sát mình.

Nhưng khi tôi đã biết chấp nhận thì tôi không được gần Thầy,

muốn gần Thầy để được dạy thì bắt buộc tôi phải đấu tranh vượt

qua hàng rào của những người khác xung quanh Thầy, của cái

lòng mình, và thông bài học đã dạy.

Thầy tạo ra mọi hoàn cảnh, mọi khía cạnh cho sự tiến thoái của

mình, để xem cái lòng thiệt của mình, để xem phản ứng của mình

khi gặp chuyện, xem cái nội lực của mình, xem trên mọi hoàn

cảnh đường cùng thì phản ứng của mình như thế nào, có chịu

đựng nổi hay không hay bùng nổ trào ra bằng cửa miệng. Cái này

tôi cũng rớt, rớt nặng nhất, tới bây giờ được dạy tôi ngộ nhưng khi tôi bị áp lực thì lòng tôi động và thường phản ứng mọi cách trong

lúc khó chịu.

Trong tâm tôi, tôi vẫn còn âm ỉ sự hiểu thiển cận của mình

trong phạm vi nhỏ hẹp, của bộ đầu bảo thủ và kém cỏi. Không

xem những gì Thầy bảo là lệnh là cần thiết. Giờ tôi nhận ra khi

làm chuyện gì Thầy cũng chuẩn bị sẵn cho mỗi đệ tử sẽ gặp trong

tương lai. Phải chiêm nghiệm phải thông thì khi gặp mới thoát

khỏi “ma lực của cuộc đời”, còn không học thì rớt, bản thân mình

phải trả giá cho sự không học ấy, nó nặng và đau hơn nhiều. Điều

đó tôi đã trả giá trong cuộc sống của chính mình.

Tôi bị la, bị đuổi, bị rầy riết rồi tôi quen, tôi thấy bình thường,

khi Thầy rầy, tôi thường nhìn lại chính tôi. Tôi nắm bắt cái sai đó để có dịp thì tôi hỏi Thầy. Để thông được vì sao mình sai, rồi

nghiệm lại mà tiêu hóa dần và áp dụng vào cuộc sống của đời

mình.

Được cho thi, được Thầy nhào nắn, tôi mới biết quý những gì

tôi có, tôi mới biết quý và nhìn ra không có ai trên đời này nắn

mình những việc trên, không ai bỏ công bỏ sức bỏ thời gian suy

nghĩ để dạy cho mình như Thầy, dù không phải lúc nào Thầy

cũng khỏe. Khi đã bước qua bài học, khi đối diện với lòng mình,

dùng tâm cảm nhận, suy ngẫm hết tất cả chuyện xảy ra trong cuộc

sống, mới thắm thía và cảm nhận hết tình thương của Thầy dành

cho trò, nhiều lúc cảm xúc tôi dâng tràn vì cái tình mà Thầy dành cho chúng tôi quá lớn.

Tôi tự dặn lòng, trí của mình còn thấp, thấp lắm, nên mình

không thể dùng trí của mình phán đoán chuyện làm của một Đấng

Tôn Sư. Thật quý biết bao, giờ này tôi nhận ra trong đời mình đã

có Thầy. Mười năm lầm lũi giờ mới nhận ra cũng không phải là

quá muộn.

Từ Minh Quý sưu tập.

Chuyện một nhà hàng tại thành phố Tehapchapi Thời gian năm 2004-2008 thành phố Tehapachi vẫn còn vắng vẻ, xe cộ và dân cư không tấp nập như bây giờ. Thời gian đó, một số đệ tử thường tháp tùng cùng Đức Thầy lên Đạo Viện làm việc và ngủ qua đêm. Một dạo, chú Ngọc, và tôi phụ giúp Đức Thầy trên Đạo Viện. Vì mãi lo chăm chú công việc nên khi ngưng tay trời đã tối. Lúc đó, chỉ kịp rửa mặt, tay chân rồi Đức Thầy lái xe nhanh liền xuống núi tìm tiệm, quán ăn lót dạ. Tehachapi là một thành phố miền quê, tiệm ăn không nhiều và đóng cửa sớm. Chỉ có một nhà hàng tàu đóng cửa trễ nhưng mỗi lần đến thường lúc họ đang dọn tiệm và đã tắt bếp. Tuy nhiên, chủ tiệm rất niềm nở, vui vẻ, mở bếp lên lại và làm thức ăn tiếp đãi Đức Thầy, chú Ngọc và tôi. Mỗi lần ăn xong, chủ tiệm cho thêm thức ăn, cơm gói sẵn trong hộp mang về và sự việc như vậy kéo dài nhiều ngày liên tiếp. Có lẽ nhờ tâm lành của người chủ tiệm nên một ngày Đức Thầy đặc ân chỉnh lại địa lý của nhà hàng. Quả thật, sau khi được Đức Thầy chú nguyện và chuyển lệnh nhà hàng bắt đầu làm ăn khá hơn, người đến nhiều hơn. Bây giờ đã trở thành một trong những tiệm có lượng khách nhiều nhất trong thành phố. Đức Thầy dạy thêm, người âm ở đây nhiều lắm và khi người âm được chuyển đi và âm khí nhẹ, tự nhiên cuộc đất sẽ có nhiều dương khí. Người âm đi, tất người sống sẽ đến.

Na Uy, 27.06.2014.

Page 8: 285 - voviology.org · Tạp Chí Quy Nguyên số 285 trang 2 visit website: BÀI SỐ 46: ĐỨC NGÀI DẠY TIẾP VỀ HÌNH ẢNH SINH HOẠT: HẠNH CỦA CHƯ THIÊN Ngày

Tạp Chí Quy Nguyên số 285 trang 8 visit website: www.voviology.org

Về mặt khách quan, ta nhận thấy

hiện tại cuộc sống phần đông của người đời đã lệch hướng. Về mặt Đạo học, phần nhiều cũng chưa thể hiện được sự đạt ngộ.

Người đời sanh ra và lớn lên trong môi trường quần chúng,

lẫn lộn đủ thành phần, sự tốt lành ít thấy được nơi chốn lợi danh, sự xử thế giữa người và người chưa có được trong sáng. Đời sống của người đời là một chuổi cảm xúc, có đủ cảm

giác hỷ- nộ- ái- ố, sự buồn vui, khó chịu, hài lòng và không hài long, đó là sự tự nhiên của phàm nhân trên đường đời. Về đạo lý tình người được thể hiện qua cung cách của tứ đức “từ- bi-

hỷ- xả”, người tu đang thực thi và đi vào hạnh nguyện. Việc

chi trước lúc thành hình đều có nguyên nhân mới kết tụ, Đạo gọi là lý duyên sinh hay nhân quả tụ hình. Trên đường tiến

hoá của người đời, ai ai cũng phải trải qua nhiều đời nhiều kiếp luân chuyển để học bài học đức nhân, có lăn lộn vào trường đời mới có được bài học của ý niệm, có ý niệm thấy ra

cuộc sống của kiếp nhân sinh mới ý thức giác ngộ, dừng lại trên đường tranh đấu để chọn hướng đi.

Trên sự tu chúng ta cần nhìn lại chính mình, nhận thấy sự việc, tâm tánh chúng ta còn kẹt ở khoản nào chúng ta cố khắc

phục. Tu là sửa đó là sự thiết thực. Nói về sự tu học, chúng ta đều có sửa, dù nhiều, dù ít, nhưng cái sửa của chúng ta chưa rồi, chưa gội rửa tâm ý hoàn toàn, nên chúng ta chưa thể hiện

được hoàn hảo. Đức Ngài dạy đệ tử sự phát triển ở tâm hồn mới là “chân nhân thực quả”. Muốn qua được biển khổ,

chúng ta cần bền lòng và nghị lực. Trên đường thiên lý chúng

ta đi, cũng gặp lắm trở ngại, chúng ta cần vững long. Thánh nhân có câu “vô ma khảo không thành Phật đạo”, đó là câu ngụ ngôn chỉ ra cho chúng ta tu cần sự bền lòng vững bước.

Sự tu chúng ta cần kết nối vòng tay, hỗ trợ dưới nhiều hình thức dù lớn, dù nhỏ, trực tiếp hay gián tiếp đều tốt như nhau.

Nói đến đây tôi nhớ lại lời Đức Ngài dạy và thấy ra ở sự việc: “Nhờ cái này có việc kia mới thành ra, cái này không có việc

kia sẽ không thành ra”. Thế nên, sự hỗ tương dù dưới hình thức nào cũng đều hữu ích, chúng ta cần chung sức chung lòng để phát huy với sự ý thức và nhiệt tình.

Nhân mùa Vu Lan “báo hiếu” chúng ta xin được trao đổi với nhau về hai chữ Đạo nghĩa làm người “hiếu và đạo”.

Phàm người được sinh ra đều có Tổ có Tông, người có Đạo

nghĩa, chúng ta nhìn thấy ở cung cách ứng xử… Trên hết, tôn kính Phật- Trời và các Đấng Bề Trên, dưới có sự kính hiếu với Ông- Bà, Cha-Mẹ, thương mến anh chị em trong gia đình.

Ngoài xã hội, sống phải giữ gìn kỷ cương, có tình làng nghĩa xóm, đưa tâm lực và trí lực của mình phục vụ xã hội nhân sinh trong sự chánh chơn, góp phần xây dựng văn hóa nước nhà.

Về Đạo học, chúng ta hiện là đệ tử Đấng Từ Tôn, chúng ta

phải nhớ lời nghiêm huấn của Đức Ngài, sự hiếu kính với Bậc Bề Trên là người biết Đạo nghĩa, đó là nền tảng của người đời sống trong sự đi lên….

Xin kính chúc chư hiền hữu thân tâm an lạc.

Đời người trong cõi phù vân

Thành- tựu- hoại- diệt là điều tự nhiên

Thế trần sự việc liên miên Thế sự vô thường khi hợp lúc tan

Đời nghiệt ngã, nhiều trái ngang Hãy tỉnh thức, tìm về ngõ sáng

Tạo duyên lành gởi gấm tình thương Đã hiểu được vạn hữu vô thường

Thân cát bụi về cùng cát bụi!

Ham làm chi?

Luyến mến làm gì?! Thôi trở gót phiêu bồng về bên Bụt.

Từ Thiện Khanh.

Tối nay Thầy mệt nhiều, Mimi

và tôi cùng massage cho Thầy.

Nhìn chiếc bóng của Mimi cao

nghệu in trên trần nhà, tôi hỏi:

- Mimi cao bằng Thầy chưa?

- Ừ, đo thử coi ! Mệt đừ nhưng Thầy cũng chiều bọn con nít.

Thầy và Mimi ra đứng ở khoảng trống cạnh cửa phòng để

cho tôi (lùi ra phía sau một chút) đo… bằng mắt !

Tôi biết Mimi từ khi cô bé mới biết bò, bây giờ tuy cô bé đã

trở thành một thiếu nữ duyên dáng nhưng còn rất hồn nhiên và

hay nhỏng nhẽo với Thầy y như với cha mẹ của cô.

Con bé cứ lắc qua lắc lại, nhón lên nhón xuống trong khi

Thầy thì đứng cứng đơ cho tôi nhắm. Tôi thầm nghĩ nếu mà chỉ

nhìn loáng thoáng hai chiếc bóng trong phòng thì dám có người

nghĩ bậy lắm à, thì trúng bóc, cánh cửa xịch mở, một người

dợm bước vào, dĩ nhiên là cửa mở hé nên góc độ chỉ hướng về

Thầy và Mimi, vị này đã không nhìn thấy tôi đứng khuất đàng

sau.

Cửa phòng bị đóng rầm một tiếng, vị đó quay lưng đi. Tiếng

Thầy quát lớn:

- … đó hả trở vào đây !

Cách dạy của Thầy là đi thẳng vào tâm, nên dĩ nhiên đoạn

sau là… lửa khói ngút trời!

Và nếu khi người ấy mở cửa để vào phòng, cánh cửa mở rộng

ra hơn thì thấy trong phòng không chỉ có 2 người mà còn có

thêm một người khác nữa ngồi phía bên kia của cánh cửa, đó là

tôi. Còn bây giờ, cánh cửa chỉ mở hé thì chỉ thấy có 2 người bên

nầy nhưng mở rộng ra thì có tôi, con mắt của người nhìn tùy

vào mức độ mở rộng của cánh cửa và con mắt!

Trước khi mua một món đồ, ít ra người ta cũng phải cầm lên

săm soi sờ mó cho kỹ để định chất lượng, giá trị đồ vật. Cũng

vậy, những chuyện mình lơ mơ thì nên đi sát tới nhìn cho kỹ,

hỏi cho rõ ràng để có câu trả lời rốt ráo, và cũng còn rất nhiều

rất nhiều sự việc không thể dùng trí để hiểu mà chỉ dùng tâm

mà hiểu, mà cảm nhận cái đúng trong cái thấy sai. Muốn vậy

tâm phải an, ý phải thanh, song những cái đó không phải tự

nhiên mà có được, mà phải tự luyện từng ngày từng giờ theo

con đường công phu và bát chánh.

Câu chuyện được kết thúc bằng một bữa ăn vui vẻ và thông

suốt trong lòng chúng đệ tử dưới sự giảng giải của Đức Thầy ở

quán ginger blue và mê man nghe Đức Thầy kể những câu

chuyện ngắn dài không kết thúc.

Céline Phạm. 5-6-2013.

HÃY DÙNG TAP CHÍ QUY NGUYÊN ĐỂ TRỢ DUYÊN,

DÙNG LÀM TÀI LIỆU HỌC TẬP, HƯỚNG DẪN, DIỄN

ĐAT, GỢI Ý CHO MỌI TRƯỜNG HỢP: GIANG DAY, GIỚI

THIỆU VỀ PHÁP ĐAO VÔ VI QUY NGUYÊN.

Page 9: 285 - voviology.org · Tạp Chí Quy Nguyên số 285 trang 2 visit website: BÀI SỐ 46: ĐỨC NGÀI DẠY TIẾP VỀ HÌNH ẢNH SINH HOẠT: HẠNH CỦA CHƯ THIÊN Ngày

Tạp Chí Quy Nguyên số 285 trang 9 visit website: www.voviology.org

PHƯƠNG DIỆN LÀNH MANH HÓA TÂM

CỦA KHAI MỞ TIẾN HÓA TÂM LINH Lời Đức Ngài:

“Cuộc sống lành mạnh cho thân tâm để làm người đồng hành với thế nhân mà

soi tỏ đường đi.”

“Ta vượt qua ô trược, thể nhập với nhân tính tốt lành trong cuộc đời thế tục và

Tâm Linh với sự định tỉnh. Như thế ta mới có lý thanh cao để thức tỉnh chúng

sanh.” (QNP. xb 1997, 359).

“Phương pháp Sư Huynh trao cho các chú để trở thành một Hiền Nhân, lúc ấy ta

nắm được Tâm Ý của ta không còn sự Tham – Sân – Si nữa, mà chỉ sợ Giác

chậm.” (QNP. xb 1997, 369).

Trong bài nầy nương vào lời Đức Ngài chúng ta cùng nhau tìm

hiểu về Lành Mạnh Hóa Tâm (LMHT) nhằm nhận ra chiều

hướng Khai Mở Tiến Hóa Tâm Linh (KMTHTL).

1. Lanh Mạnh:

Trước hết, chúng ta phân tích tìm hiểu vài điểm chính về Lành Mạnh trong Lành Mạnh Hóa Tâm (viết tắt: LMHT):

Theo nghĩa đen:

Lành: Chỉ cho nguyên vẹn, không bị hư – bể – nứt – mẻ. Chẳng

hạn: Chiếc áo lành lẽ – không hư rách; chiếc bát bị rớt xuống nền vẫn còn nguyên vẹn.

Lành mạnh: Còn chỉ cho khỏe mạnh. Chẳng hạn: Mấy tuần qua

bị cảm đến nay hết bịnh rồi. Ông cụ tuổi cao nhưng khỏe mạnh

lắm.

Theo nghĩa bóng:

Lành mạnh, chỉ cho Tâm lành mạnh, như: Không bị nhiễm – ố,

đàng hoàng – không bệnh hoạn, hiền – tốt,..:

1.1.Không bị nhiễm:

Chỉ sự tốt đẹp, không bị nhiễm điều xấu – có hại. Thí dụ: Anh

A trưởng thành trong xã hội nhiều người thường ngày rượu chè

cờ bạc, lêu lổng la cà đến các trà đình tửu điếm, nghiện ngập

thuốc lá + xì ke ma túy, đôi khi còn gây sự làm mất an ninh làng

xóm. Trưởng thành trong môi trường như vậy nhưng anh ta: - Không bị ảnh hưởng bởi nếp sống nghiện ngập, trác táng, thói

tật xấu của họ.

- Sống thật thà, hiền hậu, khiêm tốn, coi họ như mọi người

khác,…

Người ta nói anh A có nếp sống lành mạnh, không bị nhiễm điều xấu từ môi trường xã hội. Không nhiễm, ở đây còn chỉ cho:

Về ngoại thân: Không ngại sự phiền toái của tha nhân,

không phiền muộn vì dòng thế tục.

Về nội tâm: Không bị hoen ố, không bị nhiễm đời.

Một thí dụ khác: Một em bé sinh ra chưa biết gì về danh lợi. Đến

tuổi trưởng thành tuy bước chân vào đời học hành và làm ăn

sinh sống chân chánh như nhiều người, nhưng em không bận

tâm vì lợi danh: Là một dạng Tâm không bị nhiễm vì danh lợi.

1.2.Không bệnh hoạn:

Bệnh hoạn, theo nghĩa đen là thường xuyên mắc bệnh. Không

bệnh hoạn hiểu theo nghĩa bóng, như: Đàng hoàng, không lúc

vầy lúc khác, không cảm giác chủ quan chi phối...

Thí dụ: Anh A vừa làm một việc mà bạn nhờ giúp từ mấy

ngày nay. Xong việc, anh ta đến hỏi ý kiến của bạn. Nơi đây, có hai trường hợp:

Một là: Ý kiến không bệnh hoạn.

Bạn quan sát sự việc vừa làm xong, suy xét tỏ tường rồi mới

cho ý kiến. Bạn cẩn trọng trong lời nói; giữ gìn chữ tín + uy tín

trong lời nói. Vì vậy, nội dung ý kiến trung thực và chính xác với

sự việc: Là một dạng ý kiến tạm gọi đàng hoàng, trái với bệnh

hoạn.

Hai là: Ý kiến bệnh hoạn.

Hôm qua, bạn nhìn việc được làm xong, cảm thấy việc nầy có

lợi cho mình nên nói lời đồng ý. Nhưng hôm nay, bạn cảm thấy

việc làm nầy bất lợi cho mình nên nói lời lật ngược lại: Là một

dạng tâm ý không bình thường, tạm gọi bệnh hoạn. Với người

nầy, trong dân gian thường gán cho:

- Người “lúc vầy lúc khác”. - Người “trước sau bất nhất”.

- Người không có “tính cách tốt”.

1.3.Thứ 3: Đàng hoàng.

Đàng hoàng: Chỉ cho ngay thẳng, không lén lút, chắc chắc, có tư

cách hay bản lĩnh. Đàng hoàng thì không bệnh hoạn.

Thí dụ: Anh A làm ăn thất bại gặp bao việc khó khăn chưa giải

quyết + nợ nần nhiều nơi đến đòi chưa trả được, gia đình thì con

lâm bệnh phải vào nhà thương,… Vậy mà anh ta:

- Vẫn đủ trầm tĩnh suy nghĩ tìm cách từ từ gỡ ra. - Không tỏ ra nản lòng, rối trí.

- Không hành động nông nổi có thể tạo phiền hà về sau,…

Câu chuyện nầy cho thấy: Anh A là người có bản lãnh, có ý thức

trách nhiệm, đủ tỉnh táo quan sát + suy xét + quyết định + hành động đàng hoàng với sự việc xảy ra.

1.4.Thứ 4: Hiền, tốt.

Chỉ cho hiền lành, hiền từ, tốt lành; trái với dữ – xấu. Thí dụ:

Mặc dầu trải qua cuộc sống nhiều thăng trầm vinh nhục, nhưng

anh B: - Tánh tình thường vui vẻ – hiền hậu, cư xử hòa nhã – tử tế với

mọi người. Không lúc vui lúc buồn, không lúc mừng lúc lo theo

cá tính hay tình đời ảnh hưởng. Không nghĩ đến điều xấu làm

hại người khác.

- Có lúc gặp nhiều thiếu thốn, chật vật, vẫn giữ phận nghèo mà

thanh bạch. Có lúc gặp vận may trở nên giàu có vẫn trọng việc

làm nhân nghĩa giúp đời. Nên, dầu ở vào hoàn cảnh nào lòng

vẫn thảnh thơi, không nhuốm phiền muộn.

Người ta nói anh B có nếp sống lành mạnh. Lành mạnh, ở đây

còn chỉ cho người hiền lành, có nhân hậu, có đức hạnh, sống

thanh nhã từ nội tâm.

Một thí dụ khác: Sống và làm việc đàng hoàng, đoan chính. Như,

biết mình, biết người, ăn ở và cư xử đôn hậu: Là một dạng lành

mạnh của người hiền và tốt bụng.

2. Lanh Mạnh Hóa Tâm:

Sau phần tìm hiểu Lành Mạnh, chúng ta cùng nhau phân tích

tìm hiểu Lành Mạnh Hóa Tâm:

2.1.Lành mạnh hóa:

Hóa: Chỉ cho chuyển hóa, chuyển đổi, sửa đổi, xây dựng hay

chỉnh đốn lại. Lành mạnh hóa: Hiểu đơn giản là làm cho tốt, lành,

tròn đầy. Thí dụ:

- Anh Ba thường nhậu nhẹt say sưa, mượn rượu nói xấu người

mình không ưa: Là biểu hiện nếp sống không lành mạnh. - Nay, anh ta tập sửa lại, bỏ uống rượu, không nói xấu ai: Là

một dạng tập lành mạnh hóa nếp sống, làm lại cuộc đời trở nên

tốt hơn.

Chúng ta tập giữ gìn Giới luật, tập thực hành Bát Chánh, tập “tu là

sửa + công phu trong mọi sinh hoạt + trau dồi đức hạnh”

Page 10: 285 - voviology.org · Tạp Chí Quy Nguyên số 285 trang 2 visit website: BÀI SỐ 46: ĐỨC NGÀI DẠY TIẾP VỀ HÌNH ẢNH SINH HOẠT: HẠNH CỦA CHƯ THIÊN Ngày

Tạp Chí Quy Nguyên số 285 trang 10 visit website: www.voviology.org

con người mình trở nên tốt hơn, có đức hạnh cao đẹp hơn: Là

một dạng lành mạnh hóa.

2.2.Chánh Tâm và Tà Tâm:

Người đời thường nói đến: Tâm tốt – tâm xấu, tâm thiện – tâm

ác, tâm lành – tâm dữ, … Nói chung, Tâm được tạm phân làm

hai dạng chính: Chánh Tâm và Tà Tâm.

2.21.Chánh Tâm:

Chánh: Hiểu đơn giản là chân thật, ngay thẳng, đúng đắn, đàng

hoàng, không thiên lệch, không suy suyển. Để có được LMHT,

nên tập cho Chánh cái Tâm.

Thí dụ 1: Không áp đặt ý riêng.

Nhìn sự việc vừa xảy ra, bạn nghĩ theo ý riêng áp đặt lên nên có

phần chủ quan: Là có sự Không Chánh. Do đó, tập sửa lại cách

nhìn cho chính chắn, đúng như nó diễn ra, không thiên lệch: Là

tập cho Chánh trong cái nhìn – thấy – biết, không có ý riêng áp

đặt vào.

Thí dụ 2: Nhân cách lành mạnh.

Dầu người có tài trí được nhiều người biết đến và kính mến, vẫn

có thể phạm phải sai lầm. Người trọng nhân cách tiếp nhận sai

lầm để sửa chữa:

- Không biện minh bào chữa sai lầm.

- Sẵn lòng cởi mở lắng nghe lời góp ý, phê phán của tha nhân.

- Can đảm chấp nhận sai lầm với thái độ trầm tĩnh. - Đủ nghị lực, ý chí tiếp nhận sai lầm để suy xét, và sửa chữa

lại nếu cần,…

Nơi đây, biểu hiện con người: Có tự chủ nội tâm + có sự

thăng bằng giữa Trí – Tình – Ý chí, có năng lực sống Chánh và

Đúng đem lại sự thông hiểu giữa mình và người, là một dạng Chánh Tâm được biểu hiện qua nhân cách nơi người có nếp

sống lành mạnh.

2.22.Tà Tâm:

Tà: Là giả dối, gian trá, thiên lệch, sai trái; trái với nhân nghĩa đạo đức, không chính đáng, không đàng hoàng,… Chẳng hạn:

(1) Anh A nói lời tán dương anh B khi gặp mặt anh B, nhưng

lại nói xấu về anh B với người khác. Là dạng lời nói Không

Chánh, biểu hiện của tâm tính xấu.

(2) Anh C. thường lợi dụng người khác làm lợi mình – nhất là

lợi dụng người hiền để lấn át: Là biểu hiện của tâm tính xấu.

Là người đời, ai cũng có tâm tính xấu, hay Tà Tâm. Sống và

hành động thuận theo thói tật xấu, thuận theo phàm tánh: Là một

cách nuôi dưỡng và phát triển Tà Tâm.

2.23.Từ Tà Tâm đến Chánh Tâm:

Thí dụ: Gặp cơ hội có được lợi lộc đến trong tầm tay, lòng tham

phát sinh hành động dấn thân tranh lấy với người. Tranh lấy

được thời vui mừng, còn như người ta tranh lấy hết thời buồn

bực: Là biểu hiện của Tà Tâm làm chủ, lấn át Chánh Tâm.

Quan sát, biết được mình bị hướng dẫn bởi Tà Tâm. Do đó,

tập sửa lại. Điều quan trọng là tập giữ tâm bình thường, tâm an

và sạch theo khả năng có được: Là một cách tập Chánh Tâm.

Chẳng hạn:

- Dầu thu được phần lợi lộc hơn tha nhân: Trong tâm không có

ý tự hào, không sánh hơn thua với người. - Dầu mình có được cơ hội gặt hái nhiều lợi lộc: Trong Tâm

không khởi ham muốn quá đáng, không bị cuốn hút vì lợi lộc.

- Dẫu tha nhân nhanh tay tranh giành lấy hết phần lợi lộc: Nội

tâm vẫn thanh thản, không có gì phải bận lo suy tính, hay

buồn bực.

Hầu như mỗi chúng ta, ai cũng có nội tâm tạp nhiễm nên

thường thì Tà Tâm chiếm thế mạnh. Do đó, sống và hành động

theo Chánh Tâm cần trui rèn, tu + tập và nhẫn nại huân tập lâu

dài.

2.24.Nhìn chung về Chánh Tâm và Tà Tâm:

Trong mỗi chúng sinh đều có hai loại Tâm nầy, nhưng khác nhau

ở chỗ Chánh – Tà nhiều hoặc ít. Tập Chánh Tâm thì khó, nhưng

Tà Tâm thì không tập cũng có.

Sống với Chánh Tâm nhiều thì Tà Tâm giảm dần: Là nếp sống

gần với Bậc Thánh Nhân hơn. Thí dụ, người con thường hết lòng chăm lo phụng dưỡng cha mẹ già: Là sống với Tâm hạnh

tốt – chân chánh, tạm gọi Chánh Tâm.

Sống với Tà Tâm nhiều thì Chánh Tâm giảm dần: Là nếp sống

của chúng sinh trong luân hồi. Thí dụ, anh C thường nghĩ đến

và hành động lấy cắp của tha nhân: Là sống với Tâm hạnh xấu

– bất chánh, tạm gọi Tà Tâm.

2.3.Lành mạnh hóa Tâm:

LMHT là làm cho Tâm trở nên lành mạnh. Nghĩa là, thanh lọc

bớt, bỏ bớt Tà Tâm, sống và hành động với Chánh Tâm. Chẳng

hạn:

- Thanh lọc bớt tâm xấu – ác – dữ: Sống với tâm tốt, thiện,

lành.

- Thanh lọc bớt tâm bất nhân – bất nghĩa – bất chánh: Sống

theo nhân nghĩa đạo đức, sống và làm ăn lương thiện, đàng

hoàng.

Thí dụ: Là chúng sinh, ai cũng có lòng dạ hẹp hòi. Do đó, làm

việc gì thường so đo, tính toán hơn thiệt với người chung quanh.

Đây là thói quen bình thường của người đời, nhưng về phương

diện thanh lọc Tâm là biểu hiện của Tâm không lành mạnh.

Thay vì tính toán hơn thiệt với họ, nên tập có thể chịu thiệt về mình một chút, hoặc nghĩ đến lợi ích của tha nhân mỗi khi có cơ

hội. Dần dần, lòng dạ hẹp hòi sẽ nhường lòng vị tha mở ra là một

cách tập LMHT. Nơi đây:

Dự phần nâng cao phẩm hạnh + đời sống nội tâm.

Tâm rộng mở + Hướng thượng + Khoáng đạt hơn.

Và là, một dạng Tâm Chánh, Tâm lành mạnh.

3. Ý nghĩa chính của tập LMHT:

Chúng ta tập LMHT để làm gì? Tập LMHT là làm cho Tâm Lành

Mạnh, có bốn (4) ý nghĩa chính yếu:

- Tâm Chánh.

- Tâm Trong Sáng. - Tâm Thần Mạnh.

- Và, tập LMHT để KMTHTL.

3.1.Tâm Chánh:

Như đã trình bày: Chánh là ngay thẳng, đúng, đàng hoàng, ….. Để có được Tâm Chánh cần trải qua quá trình tu + tập, trui rèn

nhuần nhuyễn cho Chánh cái Tâm.

3.11.Thí dụ: Suy tính lợi hại.

Anh A trước khi làm việc gì thường suy tính “lợi – hại”: Thấy lợi mình mới làm, nhưng không nghĩ “gây tổn hại người thì

không làm” nên lòng tà dễ phát sinh. Với người đời là bình

thường, nhưng với người sửa mình là biểu hiện của Không

Chánh. Nay, anh ta tập sửa lại:

- Tuy suy tính nhưng là suy tính làm điều thiện cách quang minh

chính đại, lợi lạc cho mình và tha nhân, dẫu thiệt thòi bản thân

chút ít cũng không sao: Là cách suy tính đúng đắn, đàng

hoàng, có khả năng làm cho Chánh cái Tâm – cái Trí –

Page 11: 285 - voviology.org · Tạp Chí Quy Nguyên số 285 trang 2 visit website: BÀI SỐ 46: ĐỨC NGÀI DẠY TIẾP VỀ HÌNH ẢNH SINH HOẠT: HẠNH CỦA CHƯ THIÊN Ngày

Tạp Chí Quy Nguyên số 285 trang 11 visit website: www.voviology.org

cái Hạnh.

- Tập nhuần nhuyễn dần, thâm nhập Tâm. Mỗi khi làm việc gì,

thường phát thiện ý và hành động lành: Là biểu hiện Tâm

Chánh lộ ra.

3.12.Tâm và Hành Động:

Tâm Chánh: Làm việc gì cũng Chánh. Chánh từ trong Tâm đến

Hành Động bên ngoài. Hành Động là cái Dụng của Tâm Chánh.

Không có “lúc chánh – lúc tà” xen vô. Ở đây, chúng ta nhận

thấy có hai trường hợp:

Trường hợp 1: Hành Động “Chánh” đi với Tâm Không Chánh.

Thí dụ: Anh A trong quan hệ làm ăn với anh B thường tỏ thái độ

cởi mở, nói lời tốt đẹp, tạo sự thân thiện và hợp tác. Nhưng vì

lòng còn nhiều vị kỷ, nên:

- Trong đầu thường nghĩ cách làm lợi cho mình.

- Giấu kín kinh nghiệm tâm đắc không chia sẻ với anh B, hay bất kỳ ai, vì sợ họ lấn lướt.

Nơi đây, biểu hiện Tâm Không Chánh nơi người giả dối +

Hành Động bên ngoài tuy tốt đẹp nhưng là cái Dụng giả dối từ

Tâm nầy.

Trường hợp 2: Hành Động Chánh đi với Tâm Chánh:

Thí dụ: Người sửa mình luôn kiên trì nhẫn nại, khiêm tốn học

hỏi, lắng nghe lời phê phán của tha nhân để kiểm mình và sửa

mình, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm tu tập với nhau nếu cần,…: - Là Hành Động đi với Tâm cầu học – cầu tiến: Có khả năng

dự phần nâng cao đời sống nội tâm và Tâm Linh.

- Là Hành Động biểu hiện của người hướng đến LMHT: Có

khả năng nâng cao nội tâm hướng thượng.

3.13.Một bài học khá tinh tế: Từ hai trường hợp nầy, chúng ta nhận thức được: Hành Động

Chánh đi với Tâm Chánh, hơi tựa tựa như Tri Hành Hợp Nhất

nhưng không phải Tri Hành Hợp Nhất. Vì sao?

Đây không phải Trí nên không thuộc về Tri Hành Hợp Nhất.

Mà là, Tâm Ý và Hành Động Song Hành.

Trong tu tập: Điều quan trọng là tập Tâm Chánh, luôn luôn

Chánh. Dẫn đến, khi đụng chuyện: Tâm Chánh đi ra Hành Động

Chánh, Tâm và Hành Động Song Hành.

3.2.Tâm Trong Sáng:

Tâm Trong Sáng: Chỉ cho trạng thái Tâm trong và sáng, không

bợn dơ, không hoen ố – vẩn đục.

3.21.Thí dụ: Trẻ con và người lớn. Trẻ con: Trẻ em nhỏ, nói theo dân gian là con nít. Các em là một

dạng tiêu biểu Tâm Trong Sáng. Dưới đây là vài thí dụ:

(1) Tâm như tờ giấy trắng:

- Trong cuộc sống thường ngày: Các em lúc nào cũng thấy đẹp. - Quan hệ với người chung quanh: Các em không có phóng ý

hại ai.

- Bản thân: Tâm hồn các em như tờ giấy trắng.

Người lớn va chạm nhiều với đời nên “Tâm có đóm đen”, không

còn như tờ giấy trắng của thời trẻ con: Tâm không trong sáng, không đẹp đẽ. Thí dụ: Trong cuộc sống nhiều lúc phải suy tính

“lợi – hại, hơn – thua”’; lòng buồn lo, thương – ghét.

(2) Dễ tin:

- Trẻ con nghe người lớn nói: “Chú thương con lắm!”, các em tin liền.

- Người lớn thì khác: Thương thì phải làm sao mới gọi là

thương? Như, cho tiền ăn học.

Trẻ con dễ tin những gì người lớn nói. Còn người lớn luôn luôn

có sự cảnh giác, lời nói của tha nhân phải có hành động cụ thể.

Ngây thơ:

- Trẻ con: Người lớn nói lời có ý châm biếm, hoặc có ý hại các

em: Các em không biết, vẫn hồn nhiên, ngây thơ. Các em không

hiểu biết về việc đời hay kinh nghiệm sống “thăng – trầm, vinh

– nhục” như người lớn.

- Người lớn: Người ta nói lời có ý châm biếm, hoặc hại: Là biết

liền, nghĩ ra liền. Dẫn đến, có sự xấu, tính chuyện hại lại –

chống lại chẳng hạn.

Công phu ngồi Thiền:

- Trẻ con: Công phu vào Định tương đối mau, có em nhập Định

rất mau.

- Người lớn: Tâm khác rồi, ố rồi, nhiều tạp niệm nên vào Định

không phải dễ. Có người công phu ngồi Thiền trải qua hàng chục năm vẫn còn nhiều tạp niệm chi phối.

Ngoài ra, quan sát trên thực tế: Người ít va chạm với đời, tâm ít

nhuốm “đóm đen” vì đời, sự tu học nếu vững vàng có phần tinh

tấn nhanh hơn người từng trải nơi đời. Nhưng nếu Tâm không vững, gặp khó khăn trắc trở cũng dễ sa ngã hơn, hoặc dễ bị cám

dỗ của đời hơn.

Qua vài trường hợp nầy gợi ý chúng ta hiểu được phần nào

Tâm trong sáng nơi trẻ con khác với Tâm bợn dơ nơi người lớn.

3.22.Làm sao tập được Tâm Trong Sáng?

Người lớn Tâm có đóm đen, hoen ố, như vậy làm sao tập được

Tâm Trong Sáng? Một phương thức hay là tập Chánh Niệm.

Trước đây đã nhiều lần trình bày:

- Niệm: Hiểu đơn giản là ý niệm; tư tưởng hay ý nghĩ. Nhưng

không ít người lớn nội tâm nhiều tạp niệm, dễ dàng phóng ý

xấu – ý tà thì sao?

- Nên tập phóng ý Chánh, tập tư tưởng Chánh. Lúc đầu mới tập

thì “lúc chánh – lúc tà” lẫn lộn. Tuy tập Chánh Niệm nhưng

“thất niệm” là lẽ bình thường.

- Tập nhuần nhuyễn dần đến lúc luôn luôn phóng ý Chánh, lúc

nào cũng Chánh hết. Nghĩa là, an trú trong Chánh Niệm rồi, và Tâm Trong Sáng lộ dần ra.

3.3.Tâm Thần Mạnh – Tâm không bệnh hoạn:

3.31.Tâm Thần:

Hiểu một cách đơn giản, Tâm Thần chỉ cho: Tâm và Trí, ý nghĩ và tình cảm, hay mọi hoạt động của nội tâm. Tâm thần thuộc về

Tâm Linh, phần vô vi, có thể tạm phân làm hai dạng:

(1) Tâm Thần mạnh:

Thí dụ: Xem lại phần đã trình bày: “1.1. Không bị nhiễm, 1.2.Không bệnh hoạn, 1.3.Đàng hoàng, 1.4.Hiền – tốt”, đều thuộc

dạng Tâm Thần mạnh.

Tâm Thần Mạnh: Tâm thần ổn định, định tỉnh. Biểu hiện trong

sinh hoạt có những khía cạnh đàng hoàng, chính chắn, sáng suốt,

có tự chủ trong ý nghĩ, lời nói và hành động trong sáng.

(2) Tâm Thần không mạnh:

Thí dụ: Xem lại phần đã trình bày: 1.2.Không bệnh hoạn: “Ý kiến

bệnh hoạn” thuộc dạng Tâm Thần không mạnh.

Tâm Thần không mạnh: Tâm Thần giao động, không ổn định.

Biểu hiện trong sinh hoạt có những khía cạnh không đàng hoàng,

không chính chắn, lúc vầy lúc khác, đôi khi lờ ngờ lẩn thẩn, thậm

chí mê mẩn.

Page 12: 285 - voviology.org · Tạp Chí Quy Nguyên số 285 trang 2 visit website: BÀI SỐ 46: ĐỨC NGÀI DẠY TIẾP VỀ HÌNH ẢNH SINH HOẠT: HẠNH CỦA CHƯ THIÊN Ngày

Tạp Chí Quy Nguyên số 285 trang 12 visit website: www.voviology.org

Tâm Thần không mạnh: Có thể do trong thân thể có bệnh ảnh

hưởng xấu đến sức khỏe, nên tinh thần không được minh – Trí

không được sáng.

Thí dụ: Người bệnh với sự đau đớn hoành hành thể xác khiến

cho tinh thần suy sụp và trí mê mờ không biết đâu là phải – trái,

đúng – sai: Là biểu hiện một dạng bệnh hoạn do Tâm Thần

không mạnh.

3.32.Tâm Thần Mạnh và Tâm Chánh:

Thí dụ: Anh A. thường tranh giành quyền lợi với đồng bạn, nịnh

cấp trên hay người có quyền hành trong xã hội, coi thường

người thấp kém hơn mình, che giấu lầm lỗi vấp phải của bản

thân,...: Biểu hiện Tâm Không Chánh, cũng là một dạng bệnh

hoạn do Tâm Thần không mạnh.

Trái lại, anh B là người tận tình tận lực làm việc vì lợi ích

chung, kính trọng người trên, giữ lễ với người dưới, vui vẻ với mọi người, có lỗi thì nhận lỗi, rộng lượng với người lầm lỗi,…:

Biểu hiện Tâm Chánh, nếp sống đàng hoàng, nhân hậu, và là

một dạng Tâm Thần mạnh.

3.33.Tâm Thần Mạnh và Tâm Trong Sáng. Thí dụ: Anh A gặp cơ hội làm nên lợi lộc liền chộp lấy không để

mất. Nếu như có người nhanh tay hơn chiếm lấy trước, thời lòng

có sự buồn bực. Như vậy, vừa mất vật chất + vừa mất thăng

bằng tâm lý, Tâm và Trí mất đi sự trong sáng.

Người có Tâm Thần mạnh có cách nhìn trong sáng: Đối với

Được hoặc Mất cơ hội làm nên lợi lộc, Tâm vẫn thanh thản:

- Được: Tâm vẫn thong thả, thoải mái.

- Mất: Tâm vẫn trầm tĩnh, không vướng bận nghĩ suy.

Nơi đây: Biểu hiện trạng thái Tâm Trong Sáng, nhìn thấu “được – mất, hơn – thiệt, …” với Tâm lành mạnh. Tất cả đều do nhân

duyên tụ và tan, vậy thôi.

3.34.Nhìn chung về Tâm Thần:

Qua hai trường hợp (3.32 + 3.33) cho thấy hai điểm chính yếu: (1) Một là: Chỗ nổi bật của Tâm Thần không mạnh là bệnh

hoạn. Bệnh hoạn còn là hệ quả của Tâm Không Chánh và

Không Trong Sáng. Dẫn đến: Tâm không lành mạnh + đời

sống Tâm Linh suy yếu dần.

(2) Hai là: Thế giới Tâm lành mạnh là thuần khiết. Cho nên,

với chúng ta trên đường tu tập, nghịch cảnh trái ngang, hoặc

thuận cảnh cám dỗ thật đa dạng, đều là phương tiện trợ giúp

huấn luỵện Tâm Chánh – Tâm Trong Sáng – Tâm Thần Mạnh

dự phần LMHT và KMTHTL.

3.4.Tập LMHT để KMTHTL:

3.41.Một thí dụ gợi ý:

Trong sinh hoạt, anh A luôn nói lời từ ái và khiêm tốn, và sẵn

lòng thành tận tụy làm việc lành giúp người theo khả năng. Phân

tích hình ảnh nầy, có hai (02) điểm chính:

Một là Thân: Lời nói từ ái và khiêm tốn, và làm việc lành: Là một dạng Hành Động lành.

Hai là Tâm: Sẵn lòng thành giúp người và hết lòng hết sức

giúp người được thể hiện bằng việc làm: Là một dạng Tâm

lành.

Thí dụ nầy là một dạng Tâm lành mạnh. Tâm và Hành Động lành đi với nhau.

3.42.Tâm và cái Dụng của Tâm:

Nương vào thí dụ gợi ý (3.41), kết hợp vài ý nghĩa của Tâm lành

mạnh: Tâm Chánh + Tâm Trong Sáng + Tâm Thần Mạnh, chúng ta nhận thức được:

Tâm lành mạnh: Tâm không có điểm yếu kém.

Tâm lành mạnh: Tâm không phóng Ý ra “không chánh,

không đúng, không lành”.

Cho nên, Tâm lành mạnh: Thì cái Dụng của Tâm không bậy

bạ.

Cái Dụng nó Đúng: Thì Thân không làm việc bậy.

Không làm việc bậy: Thì không tạo nghiệp lực.

Nói cách khác:

Cái Dụng đàng hoàng thì việc làm đàng hoàng:

Việc làm đàng hoàng thuộc về Thân: Từ Thân ở bên ngoài ảnh hưởng trở lại Tâm.

Nghĩa là, nó huân tập vô Tâm Tâm trở nên sáng hơn.

Và rồi, Tâm sáng hơn nầy: Nó ảnh hưởng đi ra Thân.

3.43.Sao gọi là có Tiến Hóa? Qua đây, chúng ta rút ra được bài học như một phương thức tập

LMHT để có sự Tiến Hóa Tâm Linh:

Tập LMHT: Có được cái Dụng đàng hoàng, không làm việc

bậy.

Không làm việc bậy: Con người mình ngày càng tốt lên –

lành hơn.

Ngày càng tốt lên: Là có sự Tiến Hóa.

Sự Tiến Hóa nầy: Nó ảnh hưởng lại Tâm – huân tập vô Tâm.

Huân tập vô Tâm: Cái Dụng tốt hơn – hoàn hảo hơn.

Và, đây là một phương thức căn bản làm nền tảng tập LMHT

để KMTHTL.

Nói nôm na, điều nầy có nghĩa là: Từ Trong ra Ngoài từ Ngoài

vô Trong:

Tập LMHT cho kết quả là Hành Đúng: Là từ Trong ra Ngoài.

Hành Đúng ảnh hưởng vô Tâm: Là từ Ngoài vô Trong.

Cái Dụng đàng hoàng hơn – Hành Đúng hơn.

Là có Tiến Hóa hơn.

Một thí dụ: Cái Dụng đàng hoàng, chẳng hạn như, làm việc tốt –

việc thiện. Dẫn đến: Con người mình cởi mở – phóng khoáng hơn.

Con người cởi mở – phóng khoáng: Tướng người cũng có

phần sáng lên.

Thành ra, ảnh hưởng Tâm trở nên hiền.

Nhìn chung: Cái Dụng đàng hoàng là từ Trong ra Ngoài, ví dụ

như làm việc thiện: Chuyển đến Tâm Tướng cũng chuyển

đổi luôn – sáng hơn. Đây là biểu hiện có sự tiến hóa – hướng

thượng.

3.44.Một ứng dụng vào đời sống:

Thí dụ: Tâm sát.

Anh A, trong mối quan hệ làm ăn, hễ gặp chuyện trái ý vì người

ta chống đối làm thiệt hại về mình: Liền phóng ý sát phạt họ,

không ngần ngại hành động tranh giành, hoặc đánh giết nhau nếu

cần. Đây là một dạng bệnh hoạn vì lợi làm mờ tâm trí. Vì sao?

(1) Thứ 1: Nhìn theo bản chất nơi mỗi chúng sinh: Tâm người ta

đâu có Sát đâu, bản chất của Tâm vốn Lành. Nhưng trên thực

tế, có người có Tâm sát là một dạng bệnh hoạn.

(2) Thứ 2: Nhìn theo cái Thức: Đụng chuyện trái ý, chuyện tổn

hại đến mình mà người ta gây nên, liền phóng Ý sát phạt họ –

chưa kịp suy nghĩ. Điều nầy cho thấy:

- Phóng ra Ý sát phạt: Là do cái Thức ra – nó không chánh đáng.

- Tâm của anh A thuộc dạng: Tâm dữ, không hiền, đã có ố rồi.

(Còn tiếp)