20160927 chi tiêu trong gia đình -hcm

40
CÁCH QUẢN LÝ VÀ QUYỀN KIỂM SOÁT CHI TIÊU TRONG GIA ĐÌNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Thị Hạnh * TÓM TẮT Nghiên cứu được tiến hành để tìm hiểu rõ hơn về cách nam và nữ quản lý và quyền kiểm soát chi tiêu trong gia đình ở các quận nội thành và quận/ huyện vùng ven của thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu xem xét đã có thay đổi gì do các chính sách về bình đẳng giới được nhà nước áp dụng kể từ giữa những năm 1990. Chúng tôi cũng phân tích xem việc quản lý và quyền kiểm soát chi tiêu trong gia đình có góp phần vào bình đẳng giới ở mức độ cao hay không, thông qua những gì nhận thấy từ việc hội nhập tài chính (tài chính toàn diện) tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp định tính thông qua việc tiếp cận 29 hộ gia đình tại các quận nội thành và các quận/ huyện vùng ven thành phố Hồ Chí Minh. Các phát hiện của đề tài cho thấy tại một số gia đình khi vai trò giới giữa chồng và vợ hiện nay đã có thay đổi, thì tính chủ thể của người vợ trong cách sử dụng thu nhập và sử dụng các hình thức tài chính cũng có thay đổi theo một chiều hướng tích cực. Sự thay đổi sẽ giúp đẩy mạnh tiến trình hội nhập tài chính quốc tế. NỘI DUNG ** ThS., Trung tâm nghiên cứu Giới và Xã hội, trường Đại học Hoa Sen – TP.HCM

Upload: hue-minh

Post on 15-Jan-2017

105 views

Category:

Business


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: 20160927 chi tiêu trong gia đình -hcm

CÁCH QUẢN LÝ VÀ QUYỀN KIỂM SOÁT CHI TIÊU TRONG GIA ĐÌNH

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Thị Hạnh*

TÓM TẮT

Nghiên cứu được tiến hành để tìm hiểu rõ hơn về cách nam và nữ quản lý và quyền kiểm soát chi

tiêu trong gia đình ở các quận nội thành và quận/ huyện vùng ven của thành phố Hồ Chí Minh.

Nghiên cứu xem xét đã có thay đổi gì do các chính sách về bình đẳng giới được nhà nước áp

dụng kể từ giữa những năm 1990. Chúng tôi cũng phân tích xem việc quản lý và quyền kiểm

soát chi tiêu trong gia đình có góp phần vào bình đẳng giới ở mức độ cao hay không, thông qua

những gì nhận thấy từ việc hội nhập tài chính (tài chính toàn diện) tại khu vực Đông Á và Thái

Bình Dương. Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp định tính thông qua việc tiếp cận 29

hộ gia đình tại các quận nội thành và các quận/ huyện vùng ven thành phố Hồ Chí Minh. Các

phát hiện của đề tài cho thấy tại một số gia đình khi vai trò giới giữa chồng và vợ hiện nay đã có

thay đổi, thì tính chủ thể của người vợ trong cách sử dụng thu nhập và sử dụng các hình thức tài

chính cũng có thay đổi theo một chiều hướng tích cực. Sự thay đổi sẽ giúp đẩy mạnh tiến trình

hội nhập tài chính quốc tế.

NỘI DUNG

Lời nói đầu

Đây là một phần được trích ra từ đề tài nghiên cứu cùng tên được thực hiện từ ngày 01/05/2015 đến

15/08/2015 do TS. Thái Thị Ngọc Dư làm chủ nhiệm cùng với các cộng sự: ThS. Lê Thị Hạnh, ThS.

Phạm Lê Dung, ThS. Nguyễn Thị Nhận, ThS. Đỗ Thị Thanh Thủy và ThS. Phạm Thị Vĩnh.

** ThS., Trung tâm nghiên cứu Giới và Xã hội, trường Đại học Hoa Sen – TP.HCM

Page 2: 20160927 chi tiêu trong gia đình -hcm

1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Đặt vấn đề

Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), vì thành phố này giữ

một vị trí quan trọng ở Việt Nam, như một bài báo đã nhận xét: “Dù chỉ chiếm khoảng 10% dân

số và 0,6% diện tích, nhưng TP.HCM đã tạo ra khoảng 20% GDP, 30% số thu ngân sách, thu

hút 20% nguồn vốn FDI của cả nước. Khoảng cách với Hà Nội - địa phương tương đương về

quy mô dân số và diện tích - rất xa: nền kinh tế TP.HCM vượt trội hẳn trên các chỉ tiêu GRDP

(tổng sản phẩm trên địa bàn), thu ngân sách, kim ngạch xuất khẩu và thu hút FDI. Trong giai

đoạn 1995-2014, dân số thành phố đã tăng 72%, trong khi Hà Nội chỉ tăng 45%. Tính số tuyệt

đối thì mức tăng của TP.HCM gấp rưỡi Hà Nội” (Huỳnh Thế Du, 2016). TPHCM là một thành

phố năng động và về kinh tế- xã hội thì có nhiều ngành nghề đa dạng, thích hợp để nghiên cứu

về bình đẳng giới thông qua các dạng thức chi tiêu trong gia đình.

Đề tài nhằm nghiên cứu mức độ bình đẳng giới của các gia đình trong việc hội nhập tài chính

quốc tế, mà cụ thể là khu vực Đông Nam Á. Có ý kiến cho rằng, dù TPHCM năng động hơn các

thành phố khác trong nước, nhưng “nhìn ra bên ngoài và ở góc độ phát triển hướng tới một đô

thị thịnh vượng được thể hiện qua hai tiêu chí là cạnh tranh và đáng sống, cho dù về vị trí địa lý,

quy mô dân số và diện tích cũng như lịch sử hình thành không có nhiều khác biệt, nhưng

TPHCM có vị trí thấp nhất so với 12 thành phố trong khu vực (Tokyo, Hong Kong, Singapore,

Seoul, Bắc Kinh, Thượng Hải, Đài Bắc, Kuala Lumpur, Bangkok, Mumbai, Jakarta và Manila) -

nhóm có thể xem là đối thủ cạnh tranh hay mục tiêu hướng đến với khoảng cách về trình độ phát

triển cũng như môi trường sống vẫn còn rất xa” (Huỳnh Thế Du, 2016). Trong đề tài nghiên cứu

này, chúng tôi chú trọng đến mức độ tiếp cận các dịch vụ tài chính ở khu vực chính thức và phi

chính thức của các hộ gia đình.

1.2. Mục tiêu của đề tài

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu được tiến hành để tìm hiểu rõ hơn về cách nam và nữ quản lý và quyền kiểm soát chi

tiêu trong gia đình ở các quận nội thành và quận/ huyện vùng ven của thành phố Hồ Chí Minh.

Nghiên cứu xem xét đã có thay đổi gì do các chính sách về bình đẳng giới được nhà nước áp

dụng kể từ giữa những năm 1990. Nghiên cứu phân tích liệu việc quản lý và kiểm soát chi tiêu

Page 3: 20160927 chi tiêu trong gia đình -hcm

trong gia đình có góp phần vào bình đẳng giới ở mức độ cao hay không, thông qua những gì

nhận thấy từ việc hội nhập tài chính (tài chính toàn diện) tại khu vực Đông Á và Thái Bình

Dương.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

• Tìm hiểu và so sánh các mô thức nam và nữ quản lý và kiểm soát chi tiêu trong gia đình

các hộ ở các quận nội thành và quận/ huyện vùng ven của thành phố Hồ Chí Minh.

• Xác định các yếu tố đã có thay đổi do các chính sách về bình đẳng giới được nhà nước áp

dụng kể từ giữa những năm 1990.

• Phân tích mức độ quản lý và kiểm soát chi tiêu trong gia đình hội nhập tài chính tại khu

vực Đông Á và Thái Bình Dương đã góp phần vào bình đẳng giới.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài dự kiến cung cấp thông tin để trả lời những câu hỏi sau:

Việc quản lý và quyền kiểm soát chi tiêu khác nhau như thế nào giữa vợ và chồng trong gia

đình?

Cách quản lý và quyền kiểm soát chi tiêu trong gia đình thay đổi ra sao do tác động của các

chính sách về bình đẳng giới được nhà nước áp dụng kể từ giữa những năm 1990?

Bình đẳng giới trong gia đình đã góp phần làm thay đổi như thế nào vào việc tiếp cận các

dịch vụ tài chính ở khu vực chính thức và phi chính thức của các hộ gia đình, và góp phần

như thế nào vào việc hội nhập tài chính tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương?

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Giả thiết

Đứng trước bối cảnh xã hội đang thay đổi, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thiết:

Khi xã hội thay đổi, các vai trò giới của nam và nữ cũng thay đổi theo. Sự thay đổi này diễn ra

từng bước và thường khởi sự từ quyền quyết định trong gia đình.

2.2 Khung phân tích của đề tài

Việc kiểm soát chi tiêu trong gia đình hiện nay đang chịu tác động cùng lúc bởi truyền thống văn

hóa Việt Nam trong gia đình và chính sách bình đẳng giới mới được Nhà nước ban hành trong

vài thập kỷ gần đây. Nhờ vậy, một số gia đình đã có thay đổi tích cực hơn, bình đẳng hơn. Trong

Page 4: 20160927 chi tiêu trong gia đình -hcm

cuộc sống hàng ngày, người dân cũng sử dụng đồng thời hai hệ thống tài chính: hệ thống chính

thức của nhà nước và hệ thống phi chính thức đã có tại các cộng đồng từ rất lâu đời. Với chiều

hướng người vợ được nhiều quyền bình đẳng với chồng hơn trong việc kiểm soát chi tiêu gia

đình, việc tăng cường tiếp cận hệ thống tài chính chính thức của nhà nước cũng có xu hướng gia

tăng. Điều này cũng giúp đẩy mạnh việc hội nhập tài chính tại khu vực Đông Á và Thái Bình

Dương cũng như hội nhập với thế giới.

Hình 1. Khung phân tích của đề tài

Hệ thống tài chính phi chính thức

Hệ thống

tài chính chính thức

Truyền thống văn hóa Việt Nam trong gia đình

Tài chính quốc tế

Kiểm soát chi tiêu

gia đình

Chính sách bình đẳng

giới của Việt Nam

Page 5: 20160927 chi tiêu trong gia đình -hcm

Quan điểm tiếp cận về chính sách bình đẳng giới của Việt Nam

Theo điều 18 của Luật bình đẳng giới (2006) thì vợ chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong

quyết định các nguồn lực trong gia đình, trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện

pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp,... các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia

sẻ công việc gia đình.

Đề tài nghiên cứu đã lấy mốc “giữa những năm 1990” để xem xét những thay đổi về bình đẳng

giới ở Việt Nam, đó là do chúng tôi đã dựa trên việc Nhà nước ta đang soạn thảo một báo cáo về

hai mươi năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh (1995-2015). Theo quan

điểm Giới và phát triển, vai trò phụ nữ cần được nâng cao, tiếng nói của phụ nữ cần được người

khác lắng nghe và phụ nữ cần tham gia vào quá trình ra quyết định như một nhân tố chủ động,

tích cực. Đó là vì ngày nay người ta đã nhận thấy nữ giới đóng vai trò quan trọng trong nền kinh

tế Việt Nam, chiếm 48,4% lực lượng lao động. Trong “Kết quả điều tra gia đình năm 2006” cho

thấy đến 53% số phụ nữ ở thành thị đứng tên trên giấy tờ đăng ký sản xuất kinh doanh (Bộ Văn

hóa- Thể dục thể thao và Du lịch, Tổng cục thống kê, Viện gia đình và giới, UNICEF, 2008). Ở

các thành phố, vai trò trụ cột kinh tế hiện nay đã không còn là đặc quyền của chồng. Xã hội Việt

Nam có nhiều biến đổi đặc biệt là giai đoạn đổi mới từ năm 1986 đến nay. Những thay đổi xã hội

tác động tới vai trò của giới trong gia đình. Các kết quả nghiên cứu về phân công lao động trong

gia đình đã phản ánh khá rõ vai trò của phụ nữ và chức năng kinh tế của gia đình.

Quan điểm tiếp cận về bình đẳng giới, tiến tới hội nhập quốc tế

Nhìn lại các nghiên cứu trên thế giới, theo số liệu năm 2002 của Chương trình khảo sát xã hội

quốc tế cho 31 quốc gia, ba phần tư số người đã lập gia đình cho biết họ cùng bàn bạc với vợ/

chồng để quyết định về việc dạy con, đi chơi/hoạt động cuối tuần, và những khoản mua sắm lớn

(Judith Treas and Tsui-o Tai, 2011).

Theo một nghiên cứu khác, chỉ có hơn một nửa số cặp vợ chồng nói rằng họ cùng nhau quản lý

tài chính, có một phần tư số người vợ kiểm soát tiền của gia đình (ngoại trừ phần chi tiêu riêng

của chồng) và 12% số người chồng kiểm soát tiền bạc trong gia đình. Trong số 7% các hộ gia

đình vận hành một hệ thống “tiền chi dùng trong tháng”, có 6% người vợ được chồng nộp tiền và

1% người chồng được vợ nộp tiền cho mình (ADELMAN Laura, Middleton Sue and Ashworth

Karl, 1999).

Page 6: 20160927 chi tiêu trong gia đình -hcm

Nhìn chung, xu hướng quốc tế về bình đẳng giới hiện nay là hai vợ chồng cùng nhau quản lý tài

chính và cùng bàn bạc để ra quyết định đối với những vấn đề lớn trong gia đình.

Quan điểm hội nhập tài chính quốc tế

Tài chính quốc tế là hệ thống những quan hệ kinh tế nảy sinh giữa nhà nước hoặc các tổ chức của

nhà nước với các nhà nước khác, các tổ chức của các nhà nước khác, các công dân nước ngoài và

với các tổ chức quốc tế, gắn liền với các dòng lưu chuyển hàng hóa và tiền vốn trên thế giới theo

những nguyên tắc nhất định. Có hai lợi ích chính của sự hội nhập tài chính quốc tế đó là: lợi ích

về sản xuất và về tiêu dùng. Về sản xuất, quá trình hội nhập cho phép chuyên môn hóa quốc tế ở

mức cao hơn và tạo điều kiện thuận lợi để phân bổ các nguồn lực khan hiếm đến những nơi sử

dụng nguồn lực hữu hiệu nhất mà không phụ thuộc vào vị trí, nhờ đó đẩy mạnh tăng trưởng. Về

tiêu dùng, sự hội nhập cho phép cá nhân ở những nền kinh tế mới hội nhập tránh được những bất

lợi trong nền kinh tế nước nhà thông qua việc đa dạng hóa danh mục đầu tư quốc tế và khai thác

thị trường vốn toàn cầu để dàn trải sự giảm sút thu nhập nhất thời (Kim Chi và Xinh Xinh.

2011).

2.3 Nguồn dữ liệu

Dữ liệu sơ cấp

Ban đầu nhóm nghiên cứu dự kiến tiếp cận 30 cặp vợ chồng (gồm 60 người), tuy nhiên do giới

hạn về thời gian nên chỉ tiếp cận được 29 cặp vợ chồng. Nhóm nghiên cứu đã tiếp cận và phỏng

vấn sâu 58 người gồm 29 nam và 29 nữ, họ là 29 cặp vợ chồng hiện nay đang sống ở các quận

nội thành (các quận 1, 3, 4, 5, 10, Bình Thạnh, Tân Bình) và các quận/ huyện vùng ven/ nông

thôn (Bình Chánh, Bình Tân, Hóc Môn và Thủ Đức) của Thành phố Hồ Chí Minh. Cách chọn

mẫu là theo phương thức tình cờ tiện lợi và quả cầu tuyết. Sau đó nhóm nghiên cứu đã tiếp cận

và phỏng vấn sâu riêng rẽ từng cá nhân (người vợ và người chồng) trong hộ gia đình ở những

thời điểm khác nhau nhằm tạo sự thoải mái và tin cậy cho họ có thể trình bày những vấn đề tế

nhị trong mối quan hệ gia đình. Nhóm nghiên cứu đã cố gắng đa dạng hóa mẫu nghiên cứu thông

qua việc chọn 10 hộ gia đình ở các quận nội thành và 20 hộ ở rải rác tại các quận/ huyện vùng

ven/ nông thôn của Thành phố Hồ Chí Minh.

Page 7: 20160927 chi tiêu trong gia đình -hcm

Dữ liệu thứ cấp

Đề tài đã điểm lại thư tịch, tìm hiểu các nghiên cứu tương tự đã thực hiện ở các nơi khác trong

nước và trên thế giới như đã nêu ở phần tài liệu tham khảo.

2.4 Giới hạn của đề tài

Do việc tiếp cận mẫu nghiên cứu của đề tài là tình cờ, tiện lợi nên mẫu nghiên cứu tập trung

trong những người làm công ăn lương, không có nông dân, cũng không có thành phần hộ gia

đình thuộc diện “hộ nghèo” theo tiêu chí hộ nghèo của TP HCM.

Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng không so sánh trình độ học vấn và thu nhập cá nhân của

hai vợ chồng, vì đã có nhiều đề tài khác đề cập đến các khía cạnh này –chẳng hạn như nghiên

cứu của Nguyễn Chi Mai (2015), Le,T. (1995), Knodel et al. (2004) - nên chúng tôi chỉ xem xét

tổng thu nhập của hộ.

3. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm nhân khẩu và kinh tế- xã hội của mẫu nghiên cứu

Cơ cấu giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp của mẫu nghiên cứu

Trong đề tài nghiên cứu này, nhóm chúng tôi đã tiếp cận 58 người gồm 29 nam và 29 nữ, họ là

29 cặp vợ chồng hiện nay đang sống tại các quận nội thành (các quận 1, 3, 4, 5, 10, Bình Thạnh,

Tân Bình) và các quận/ huyện vùng ven/ nông thôn (Bình Chánh, Bình Tân, Hóc Môn và Thủ

Đức) của thành phố Hồ Chí Minh.

Bảng 1: Độ tuổi những người tham gia trả lời phỏng vấn

Độ tuổi Nam NữSố lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

18 – 24 0 0 0 025 – 35 5 17,3 8 27,636 – 45 14 48,3 14 48,346 – 55 4 13,8 4 13,856 – 65 5 17,3 3 10,3

65+ 1 3,3 0 0Tổng 29 người 100% 29 người 100%

Qua bảng trên, ta thấy gần phân nửa số người trả lời phỏng vấn có độ tuổi từ 36 đến 45, là độ

tuổi lao động.

Page 8: 20160927 chi tiêu trong gia đình -hcm

Số thế hệ trong hộ gia đình

Bảng dưới đây cho ta thấy hình thức gia đình hạt nhân với hai thế hệ chiếm phân nửa số hộ tham

gia phỏng vấn.

Bảng 2. Số thế hệ trong hộ gia đình

Số thế hệ trong hộ Số lượng Tỷ lệ (%)

2 thế hệ (vợ chồng và con) 15 51,73 thế hệ (vợ chồng, con và ông bà) 10 34,5Khác (có anh em của vợ/ chồng) 4 13,8

Tổng 29 hộ 100%

Nghề nghiệp

Qua bảng dưới đây ta thấy đa số nam giới thường làm công ăn lương (68,9%) và chỉ có rất ít

người làm nghề buôn bán (3,4%), trong khi đó tỷ lệ các loại nghề nghiệp có vẻ như được phân

bổ đồng đều hơn ở nữ giới, với các loại nghề: làm công ăn lương (48,3%), buôn bán (24,1%) và

nội trợ (27,6%).

Bảng 3. Nghề nghiệp

Nghề nghiệp Nam NữSố lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

Làm công ăn lương 20 68,9 14 48,3Buôn bán 1 3,4 7 24,1Làm nông 0 0 0 0

Nội trợ 0 0 8 27,6Làm dịch vụ tư nhân 2 6,9 0 0

Khác (nghỉ hưu, mất sức lao động, không làm gì)

6 20,8 0 0

Tổng 29 người 100% 29 người 100%

Bảng này cũng cho ta thấy tỷ lệ nam giới không là người tạo thu nhập (do đã nghỉ hưu, mất sức,

hoặc mất việc) là 20,8% cũng gần ngang bằng với tỷ lệ nữ giới không là người tạo ra thu nhập

bằng tiền (27,6%), tuy nhiên, có một điều khác biệt về giới (về mặt xã hội) đó là khi nữ sống

trong tình trạng nghỉ hưu, mất sức, hoặc mất việc, họ vẫn không hoàn toàn rảnh rỗi, vì họ vẫn

phải đảm đương công việc nội trợ, một công việc không lương.

Page 9: 20160927 chi tiêu trong gia đình -hcm

Tóm lại phần lớn mẫu nghiên cứu là những cặp vợ chồng ở độ tuổi trung niên hoặc tuổi lao

động, thuộc các hộ gia đình chỉ có hai thế hệ: vợ chồng và các con; cả hai vợ chồng đều có công

việc làm có thu nhập; việc làm của họ thường là làm công ăn lương.

3.2 Quyền quyết định của vợ và chồng trong cách sử dụng thu nhập

Thu nhập của hộ gia đình

Theo một nghiên cứu của ILO, tiền lương tối thiểu hàng tháng cho lao động may chưa qua đào

tạo ở Sri Lanka và Bangladesh thấp hơn 70 USD. Ở Campuchia, Pakistan và Việt Nam, lương tối

thiểu nằm trong khoảng từ 85 đến 128 USD (tương đương 1.700.000 đến 2.600.000 đồng), thấp

hơn rất nhiều so với lương tối thiểu của ngành dệt may Trung Quốc (156 USD) (ILO, 2014).

Trong đề tài nghiên cứu của chúng tôi, mức thu nhập của những người trả lời câu hỏi có cao hơn

một chút so với mức thu nhập trong nghiên cứu của ILO, được thể hiện qua bảng sau đây:

Bảng 4. Thu nhập của hộ gia đình

Thu nhập hàng tháng của hộ Số lượng Tỷ lệ (%)Dưới 5,000,000 đồng 1 3.4

5,000,000 đồng – ≤10,000,000 đồng 8 27.610,000,000 đồng –≤ 20,000,000 đồng

10 34.5

20,000,000 đồng – ≤50,000,000 đồng 6 20.7

Trên 50,000,000 đồng 4 13.8Tổng 29 hộ 100%

Bảng trên cho thấy đa số thu nhập của các hộ ở mức từ trên 10 đến 20 triệu đồng, chỉ có một hộ

có thu nhập dưới 5 triệu đồng.

Hộp 1. Thu nhập của vợ và chồng

- “Chị làm ở gần đây nè, làm công nhân ở xưởng sản xuất máy xay sinh tố, đèn sạc, quạt nè,

lương tháng 3 triệu rưỡi” (Phỏng vấn sâu người vợ, phiếu số 4b).

- “Anh làm ở xưởng kỹ thuật. Bây giờ lương là khoảng 5-6 triệu, tính luôn tăng ca nữa thì

được 6 triệu đến 7 triệu” (Phỏng vấn sâu người chồng, phiếu số 9a).

Page 10: 20160927 chi tiêu trong gia đình -hcm

Người quản lý tiền trong hộ

Bảng 5. Người quản lý tiền trong hộ

Tổng thu nhập Vợ quản lý

Chồng quản lý

Vợ chồng quản lý chung

Tiền ai nấy giữ

Tổng cộng

≤5,000,000 đồng 0 0 0 1 15,000,000 – ≤10,000,000 đồng

4 1 1 2 8

10,000,000 –≤ 20,000,000 đồng

6 1 2 1 10

20,000,000 – ≤50,000,000 đồng

3 2 0 1 6

Trên 50,000,000 đồng 2 0 1 1 4Tổng cộng 15 4 4 6 29 hộ

Qua bảng trên ta thấy tại phân nửa số hộ có người vợ là người quản lý tiền trong hộ (13 hộ hoặc

44,8%); kế đến có 6 hộ cho rằng “tiền ai nấy giữ”; 4 hộ có chồng là người quản lý tiền trong hộ

và 4 hộ cho rằng cả hai vợ chồng cùng giữ chung số tiền thu nhập của gia đình mình. Điều này

chứng tỏ đã có sự khác biệt lớn so với truyền thống của người Việt xưa với phụ nữ là “tay hòm

chìa khóa” trong gia đình.

Bảng trên cũng cho ta thấy mức thu nhập không ảnh hưởng đến việc phân công ai giữ tiền trong

gia đình.

Người kiểm soát tiền trong hộ

Nghiên cứu từ các thống kê của Liên minh châu Âu về thu nhập và điều kiện đời sống (EU-

SILC) 2010, khảo sát các hộ gia đình có ít nhất hai người từ 16 tuổi trở lên, cho rằng “thu nhập”

bao gồm: (1) thu nhập từ việc làm và tự tạo việc làm, (2) thu nhập từ tài sản và vốn, (3) thu nhập

từ những việc cho/ tặng/ chuyển tiền, (4) các hình thức thu nhập khác do thành viên trong gia

đình nhận được. Ở mục “Việc chia sẻ các nguồn tài nguyên trong hộ gia đình” của nghiên cứu

này, ta thấy có những khác nhau trong nhận thức về việc tổng thu nhập hộ gia đình là nguồn tài

nguyên chung hoặc riêng. Ta có thể chia ra những dạng khác nhau như sau:

Dạng thức 1: Thu nhập hộ gia đình là nguồn tài nguyên chung và thành viên trong hộ gia

đình có quyền quyết định chung về việc chi dùng tổng thu nhập này bất kể là do thành viên

Page 11: 20160927 chi tiêu trong gia đình -hcm

nào đã mang lại nguồn thu nhập này cho gia đình. Đa số người trả lời câu hỏi (70,5%) đã

thực hiện dạng thức này.

Dạng thức 2: Một phần của thu nhập hộ gia đình là nguồn tài nguyên chung và phần còn lại

là tài nguyên riêng. Điều này có nghĩa là mỗi thành viên trong hộ gia đình có quyền tự quyết

định về việc chi dùng phần thu nhập riêng này. Có 20,9% người trả lời câu hỏi đã thực hiện

dạng thức này.

Dạng thức 3: Mọi thu nhập hộ gia đình đều là nguồn tài nguyên riêng. Mỗi thành viên trong

hộ gia đình tự quyết định về thu nhập riêng của mình. Có 8,2% người trả lời câu hỏi đã thực

hiện dạng thức này.

Dạng thức 1, được thực hiện nhiều ở Malta (85.9 %), kế đó là Romania, Hy Lạp và Hungary (lần

lượt là 85,0 %, 81,7 % và 80.0%). Còn dạng thức 3 được thực hiện nhiều ở Ireland (23,6%) và

Áo (23,5 %).

Tại Việt Nam, do ảnh hưởng của tinh thần Á Đông, nên việc quyền quyết định của thành viên hộ

gia đình đối với trong thu nhập có phần khác biệt so với phương Tây. Theo truyền thống xưa của

người Việt, tất cả tiền bạc trong gia đình đều thuộc quyền của người chồng: “Tục ta trọng nam

khinh nữ, quyền người chồng bao giờ cũng nặng hơn quyền vợ (…) Tiền của hai vợ chồng làm

ra, hoặc của người chồng hay là do người vợ làm ra, cũng gọi là của chồng cả. Có câu rằng:

“Trai tay không chẳng ăn mày vợ, gái trăm vạn cũng thể nhờ chồng” (Phan Kế Bính, 1915).

Ngày nay, theo tài liệu của ThS. Nguyễn Chi Mai, có các mô hình gia đình theo quyền lực về tài

chính như sau:

Mô hình 1: Chồng kiếm tiền, vợ ở nhà làm nội trợ/ hoặc không làm gì vì đã thuê người giúp

việc. Người chồng cho rằng bổn phận của mình phải đi làm kiếm tiền, người vợ lệ thuộc về

kinh tế, nhưng cũng có vài trường hợp người vợ sử dụng quan niệm khai thác tiền bạc ở

chồng và ăn chơi xa xỉ.

Mô hình 2: Hai vợ chồng cùng đi làm, nhưng thu nhập của chồng cao hơn vợ. Người vợ có vị

thế thấp kém hơn chồng và phải đảm đương việc nhà.

Mô hình 2a: Hai vợ chồng cùng đi làm, nhưng thu nhập của vợ cao hơn chồng. Tuy nhiên, do

ảnh hưởng của truyền thống trong nam khinh nữ, người vợ vẫn có vị thế thấp kém hơn chồng

và phải đảm đương việc nhà.

Page 12: 20160927 chi tiêu trong gia đình -hcm

Mô hình 2b: Vợ là người kiếm tiền chính, nhưng vẫn phải chịu vị thế thấp kém hơn chồng và

phải đảm đương việc nhà.

Mô hình 3: Vợ là người kiếm tiền chính, chồng chịu vị thế thấp kém hơn vợ và phải đảm

đương việc nhà.

Mô hình 4: Tiền ai nấy xài. Hộ gia đình với mô hình này thường có mối quan hệ khá lỏng

lẻo. con cái lớn lên cũng theo mô hình này nên lơ là việc phụng dưỡng cha mẹ. có trường hợp

vợ hoặc chồng phải trộm tiền của người kia để chi dùng lúc đau ốm hoặc gặp khó khăn.

Mô hình 5: Bà mẹ đơn thân.

Mô hình 6: Vợ chồng bình đẳng. Tiền sử dụng chung và vợ chồng chia sẻ việc nội trợ với

nhau.

So với phong tục Việt Nam trước đây, trong nghiên cứu thực tế của chúng tôi, nhóm nghiên cứu

đã có phát hiện rằng ngày nay người đàn ông đã bớt nắm quyền quyết định mà đa số là hai vợ

chồng cùng bàn bạc (13 hộ hoặc 44,8%), kế đến mới là số những người chồng nắm quyền kiểm

soát tiền bạc trong gia đình (9 hộ hoặc 31,0%), như bảng dưới đây:

Bảng 6. Người kiểm soát tiền trong hộ

Tổng thu nhập Vợ kiểm soát

Chồng kiểm soát

Vợ chồng cùng bàn bạc

Tiền ai nấy giữ

Tổng cộng

≤5,000,000 đồng 0 0 0 1 15,000,000 – ≤10,000,000 đồng

2 3 1 2 8

10,000,000 –≤ 20,000,000 đồng

1 4 5 0 10

20,000,000 – ≤50,000,000 đồng

0 2 4 0 6

Trên 50,000,000 đồng 0 0 3 1 4Tổng cộng 3 9 13 4 29 hộ

Có một điều thú vị là đối với việc kiểm soát tiền trong hộ, ta thấy có một sự khác biệt khá lớn so

với việc quản lý tiền như trên đã nêu. Với số lượng 15 trường hợp người vợ quản lý tiền thì chỉ

có 3 người vợ có quyền tự quyết định việc sử dụng tiền. Lý do người vợ nắm quyền quyết định

sử dụng tiền được các chị nêu như sau:

Page 13: 20160927 chi tiêu trong gia đình -hcm

Hộp 2. Lý do người vợ nắm quyền quyết định việc sử dụng tiền

“Chị quyết chính. Gì ổng cũng hỏi vậy đó” (Phỏng vấn sâu người vợ, phiếu số 1b).

“Chị nhín nhút, chị giấu ổng, chị gửi ngân hàng, để dành sau này con trai lấy vợ hoặc sửa

nhà, cái gác nhà này hư rồi. Ổng vô tư lắm, ổng thấy mình tiền nhiều, ổng xài xả láng,

chừng hết thì ổng xin nữa. Đó vậy đó bởi vậy mình phải khéo léo” (Phỏng vấn sâu người

vợ, phiếu số 4b).

Ngày nay cùng với đà phát triển kinh tế-xã hội của nước ta, người vợ dần dần đã được bình đẳng

với chồng hơn, điều này được thể hiện như sau:

Hộp 3. Hai vợ chồng cùng bàn bạc

“Hồi xưa ba mẹ làm nghề nông nên thu nhập không cao, chi tiêu trong gia đình cũng

không nhiều, không cần chi tiêu nhiều cho việc học của con cái như hiện nay, chủ yếu chỉ

chi tiêu cho cơm ăn áo mặc. Hiện tại, nhu cầu chi tiêu của bản thân và gia đình khác đi,

thông thường, hai vợ chồng cùng bàn bạc, thảo luận và thống nhất để đưa ra quyết định.

Tất cả những việc này hai vợ chồng đều phải đồng lòng. Không có người nào có ưu thế

hơn. Tôi đồng ý với việc phải có sự bình đẳng trong những quyết định quan trọng” (Phỏng

vấn sâu người chồng, phiếu số 12a).

Nhìn chung, so với thế hệ cha mẹ của họ trước đây, người nữ đã có những bước tiến bộ. Nhiều trường

hợp trả lời phỏng vấn cho biết họ không còn theo mô hình quản lý chi tiêu với người phụ nữ là “tay hòm

chìa khóa” của cha mẹ khi xưa nữa, vì nay nam và nữ đều đi làm việc có lương và tiền lương được chi trả

vào tài khoản thẻ cá nhân của họ. Họ thường góp chung vào những khoản cần phải chi tiêu trong tháng,

và phần còn dư sẽ được mỗi người tự quyết định cách chi tiêu.

Bên cạnh đó, ta cũng thấy ở bảng trên có điều mới mẻ khác với truyền thống, đó là một số hộ gia đình với

“Tiền ai nấy xài”, qua phỏng vấn sâu, họ đã bày tỏ những ý kiến như sau:

Hộp 4. Tiền ai nấy xài

“Xưa, mẹ thường giữ hết tiền, chỉ đưa tiền tiêu vặt cho bố, khi nào bố xài hết mới đưa

thêm. Bây giờ xài thoáng hơn, và hai vợ chồng đều có thu nhập, không ai là trụ cột trong

gia đình” (Phỏng vấn sâu người vợ, phiếu số 22b).

“Tiền thì mạnh ai nấy giữ, mạnh ai nấy xài, ai xài hết ráng chịu” (Phỏng vấn sâu người

chồng, phiếu số 2a).

“Vợ phụ trách việc mua sắm hàng ngày cho gia đình, như đi chợ, mua sắm vật dụng nhu

Page 14: 20160927 chi tiêu trong gia đình -hcm

yếu phẩm. Chồng trả tiền hóa đơn điện, nước, điện thoại, truyền hình cáp. Ngoài ra vợ

chồng tự quản lý và kiểm soát phần còn lại của mỗi người” (Phỏng vấn sâu người chồng,

phiếu số 23a).

Bảng 7. So sánh người quản lý và người kiểm soát tiền trong hộ gia đình

STTHộ Số nguồn thu nhập Tổng thu nhập của hộ

Người quản lý tiền trong hộ

Người kiểm soát tiền trong

hộ1 3 nguồn: chồng, 2 con 10,000,000 –≤ 20,000,000 đồng Vợ Vợ2 0 nguồn- nhận chu cấp

từ bên ngoài5,000,000 – ≤10,000,000 đồng Tiền ai nấy giữ Kiểm soát

riêng biệt3 1 nguồn: chồng 5,000,000 – ≤10,000,000 đồng Vợ

Chồng4 2 nguồn: 2 vợ chồng 5,000,000 – ≤10,000,000 đồng Vợ Vợ5 2 nguồn: 2 vợ chồng 5,000,000 – ≤10,000,000 đồng Vợ

Chồng6 2 nguồn: 2 vợ chồng ≤5,000,000 đồng Tiền ai nấy giữ Kiểm soát

riêng biệt7 1 nguồn: chồng 5,000,000 – ≤10,000,000 đồng Vợ

Chồng8 2 nguồn: 2 vợ chồng 10,000,000 –≤ 20,000,000 đồng Vợ

Chồng9 2 nguồn: 2 vợ chồng 10,000,000 –≤ 20,000,000 đồng Hai vợ chồng

giữ chung Chồng10 1 nguồn: chồng 20,000,000 – ≤50,000,000 đồng Chồng Chồng11 2 nguồn: 2 vợ chồng Trên 50,000,000 đồng Vợ

Cùng bàn bạc12 1 nguồn: chồng 20,000,000 – ≤50,000,000 đồng Chồng Cùng bàn bạc13 2 nguồn: 2 vợ chồng 10,000,000 –≤ 20,000,000 đồng Chồng

 Chồng14 2 nguồn: 2 vợ chồng 10,000,000 –≤ 20,000,000 đồng Vợ

Cùng bàn bạc15 2 nguồn: 2 vợ chồng 10,000,000 –≤ 20,000,000 đồng Vợ

Chồng16 3 nguồn: 2 vợ chồng, và

mẹ vợ20,000,000 – ≤50,000,000 đồng Vợ

Cùng bàn bạc17 4 nguồn: 2 vợ chồng,

con trai và con dâuTrên 50,000,000 đồng Hai vợ chồng

giữ chung Cùng bàn bạc18 2 nguồn: 2 vợ chồng 10,000,000 –≤ 20,000,000 đồng Vợ Cùng bàn bạc19 2 nguồn: 2 vợ chồng 20,000,000 – ≤50,000,000 đồng Vợ Chồng20 2 nguồn: 2 vợ chồng 20,000,000 – ≤50,000,000 đồng Vợ Cùng bàn bạc21 2 nguồn: 2 vợ chồng Trên 50,000,000 đồng Vợ Cùng bàn bạc22 4 nguồn: 2 vợ chồng,

cha và mẹ chồngTrên 50,000,000 đồng Tiền ai nấy giữ Kiểm soát

riêng biệt23 2 nguồn: 2 vợ chồng 5,000,000 – ≤10,000,000 đồng Vợ Vợ24 2 nguồn: 2 vợ chồng 10,000,000 –≤ 20,000,000 đồng Tiền ai nấy giữ

Cùng bàn bạc

Page 15: 20160927 chi tiêu trong gia đình -hcm

25 2 nguồn: 2 vợ chồng 20,000,000 – ≤50,000,000 đồng Tiền ai nấy giữ Cùng bàn bạc26 1 nguồn: vợ 10,000,000 –≤ 20,000,000 đồng Hai vợ chồng

và các con Cùng bàn bạc27 2 nguồn: 2 vợ chồng 5,000,000 – ≤10,000,000 đồng Hai vợ chồng

giữ chung Cùng bàn bạc28 3 nguồn: 2 vợ chồng và

con5,000,000 – ≤10,000,000 đồng Tiền ai nấy giữ Kiểm soát

riêng biệt29 1 nguồn: chồng 10,000,000 –≤ 20,000,000 đồng Hai vợ chồng

giữ chung Cùng bàn bạc

Những lợi ích đạt được khi người vợ có quyền quyết định việc chi tiêu trong gia đình

Sở dĩ chúng tôi nghiên cứu kỹ về các cách thức chi tiêu của nam và nữ trong gia đình là vì:

“Nam và nữ có những ưu tiên chi tiêu khác nhau. Nữ thường mua những loại hàng hóa và dịch

vụ giúp cải thiện phúc lợi của gia đình. Vì vậy, khi nữ được quyền ra quyết định thì mô hình chi

tiêu hộ gia đình cũng thường thay đổi. Tỷ lệ tiết kiệm của hộ gia đình cũng có thể tăng lên. Lĩnh

vực có khả năng được hưởng lợi từ sức mua được mở rộng hơn của phụ nữ bao gồm thực phẩm,

y tế, giáo dục, chăm sóc trẻ em, may mặc, hàng tiêu dùng lâu bền và dịch vụ tài chính” (Global

Markets Institute, 2009).

Điều này được thể hiện rõ trong phỏng vấn sâu với các phụ nữ qua hộp sau đây:

Hộp 5. Khi phụ nữ được mở rộng quyền quyết định chi tiêu

“Tiền này là của cô, còn ổng không bỏ ra, của ổng là còn nguyên, ổng chỉ xài uống cà phê

cà pháo thôi. Nên thành ra ổng có nhiều tiền, chứ cô còn ít tiền lắm, vì cô lo tặng tiền đi

đám tiệc, cho con, cháu... Mình chi nhiều thứ mà, đúng không, còn cho con, cháu nữa. Ừ,

thấy mấy đứa này không có tiền, mình cho nó một trăm, hai trăm ngàn đồng. Cháu đi học

mà mẹ nó không có tiền cho nó, mình có tiền mình cho nó thêm vậy đó, năm ba chục ngàn

đồng cho nó xài. Trời ơi, cô không dám xài, cô toàn để dành tiền cho con cháu không thôi,

khổ lắm” (Phỏng vấn sâu người vợ, phiếu số 2b).

Tóm lại, các hộ gia đình trong mẫu nghiên cứu thường có mức thu nhập khoảng trên 10 triệu đến

20 triệu đồng. Dù vẫn còn đa số các hộ gom tiền lại cho người vợ giữ tiền như cách truyền

thống , nhưng quyền kiểm soát tiền bạc trong gia đình đang dần thay đổi và đa dạng hơn. Nhiều

người chồng tự cảm thấy cần phải bàn bạc với vợ về các việc chi tiêu lớn và các vấn đề lớn trong

gia đình. Trong khi đó những người vợ cũng chủ động hơn trong việc kiểm soát tiền bạc trong

Page 16: 20160927 chi tiêu trong gia đình -hcm

gia đình, họ biết đề phòng những bất trắc và luôn luôn quan tâm đến lợi ích (đi học, cưới vợ, sửa

nhà) của con và cháu là những thành viên ít có tiếng nói trong gia đình.

3.3. Các hình thức hội nhập hệ thống tài chính chính thức của các hộ gia đình trong nghiên cứu

Thanh toán qua ngân hàng

Ngày nay, tuy báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng liên tục nêu những bất lợi của

việc sử dụng tiền mặt và đồng thời nêu những lợi ích của việc thanh toán qua ngân hàng nhưng

trên thực tế người dân vẫn chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Những lợi ích của

việc thanh toán qua ngân hàng như: đối với người dân, khi cần trả tiền chỉ cần mất ít phút để ký

giấy chuyển tiền hoặc làm ủy nhiệm chi cho bên bán là xong; đối với những cán bộ, công chức

nhà nước thì thanh toán qua ngân hàng thể hiện sự thanh liêm, minh bạch; khi công nghệ thông

tin và mạng lưới ngân hàng đã rộng khắp thì càng tiện lợi hơn nhờ hình thức thanh toán trực

tuyến Trong khi đó những bất lợi của việc sử dụng tiền mặt cũng được liệt kê như: người mua có

thể mất cả buổi, thậm chí cả ngày: chờ ngân hàng đếm tiền, chở tiền mặt về, sau đó đưa đến nơi

bán hoặc ngân hàng nơi thu giùm tiền cho bên bán, lại phải chờ đếm lại số tiền vừa rút và kiểm

đếm ở ngân hàng, nếu có những tờ tiền cũ nát thì phải đổi lại, bị thiếu thì phải bù vào, coi như

mất tiền, tệ hại nhất là bị trộm, cướp (Thanh Tuyền, 2014).

Theo một khảo sát về “Sản phẩm ngân hàng – Nhận thức, sử dụng và ý định” do Nielsen thực

hiện với 7.200 người, có 100% số người được phỏng vấn cho rằng họ có biết đến một số dịch vụ

của ngân hàng như: Tài khoản giao dịch, thẻ ATM/thẻ ghi nợ, tài khoản tiền gửi/tiết kiệm và

dịch vụ cho vay của ngân hàng. Có 87% người được phỏng vấn biết đến dịch vụ ngoại hối và

88% biết dịch vụ chuyển/ thanh toán tiền. Tuy nhiên khi được hỏi đến việc thực sự sử dụng các

dịch vụ này thì chỉ có 32% số người được phỏng vấn cho rằng họ có sử dụng tài khoản giao dịch,

31% có sử dụng thẻ ATM/thẻ ghi nợ, 12% tài khoản tiền gửi/tiết kiệm, 2% có sử dụng dịch vụ

cho vay của ngân hàng, 1% có sử dụng dịch vụ ngoại hối và 4% có sử dụng dịch vụ chuyển/

thanh toán tiền. Trong các lý do không sử dụng các dịch vụ của ngân hàng được 4.136 người nêu

ra là: thủ tục lâu (64%), phải có tài sản thế chấp có giá trị (52%), phải có bằng chứng tài

chính/thu nhập (51%), lãi suất cao đối với vay nợ (46%) và không hợp lệ để dùng dịch vụ cho

vay (21%) (Nielsen, 2011).

Vay vốn của ngân hàng

Page 17: 20160927 chi tiêu trong gia đình -hcm

Bên cạnh các ngân hàng thương mại cho vay vốn với lãi suất theo thị trường, ngân hàng

Agribank – Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, giữ vai trò đầu tư nguồn

vốn cho nông dân và tham gia tích cực vào quá trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam. Ngân

hàng cũng có cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp trên cả nước vay vốn.

Điều kiện để được sinh viên vay vốn của ngân hàng Agribank là: (1) Phải có học lực thật tốt

(điểm trung bình học kỳ gần nhất của sinh viên phải đạt trên 8.0), (2) Không bị kỷ luật, cảnh cáo

từ phía nhà trường nơi sinh viên đang theo học, (3) Nếu là sinh viên năm nhất chưa có bảng điểm

và học lực của học kỳ gần nhất thì sẽ sử dụng điểm thi đại học (thường trên 26 điểm), (4) Phải

thuộc diện gia đình văn hoá ở địa phương, (5) Phải có sổ hộ nghèo, hoặc giấy chứng nhận gia

đình chỉ còn một người có khả năng kinh tế. Ưu điểm của dịch vụ tài chính này là: (1) Khoản

vay lên đến 5 triệu, (2) Không thế chấp tài sản, (3) Giải ngân nhanh trong vòng 12 giờ (Tài chính

sinh viên, 2016). Thêm vào đó, để triển khai Luật các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện chính

sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách; các nghị quyết của Đại hội Đảng

IX, nghị quyết kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá X về việc sớm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của

Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH), tách tín dụng ưu đãi ra khỏi tín dụng thương mại;

đồng thời thực hiện cam kết với Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) về việc

thành lập Ngân hàng Chính sách; ngày 04/10/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số

78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Thủ tướng

Chính phủ đã ký Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập NHCSXH trên cơ sở tổ

chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo, tách khỏi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn (NHNo&PTNT) Việt Nam.

Qua bảng dưới đây, ta thấy trong tổng số 29 hộ được phỏng vấn, có 13 hộ có sổ tiết kiệm tại

ngân hàng, 17 hộ có tài khoản thẻ để nhận lương, 9 hộ dùng tài khoản thẻ để giao dịch và 13 hộ

đã có lần vay vốn từ ngân hàng.

Bảng 8. Các hình thức tài chính đang được sử dụng tại các hộ trong nghiên cứu

Người kiểm soát tiền trong hộ

Có sổ tiết kiệm

Không sổ tiết kiệm

Tài khoản thẻ để nhận lương

Không tài khoản thẻ để nhận lương

Tài khoản thẻ để giao dịch

Không tài khoản thẻ để giao dịch

Vay tiền ngân hàng chính thức

Không vay tiền ngân hàng chính thức

Page 18: 20160927 chi tiêu trong gia đình -hcm

Vợ 0 3 1 2 0 3 2 1Chồng 3 6 5 4 3 6 5 4Riêng biệt

0 4 1 3 1 3 1 3

Chung 10 3 10 3 5 8 5 8Tổng cộng

13 hộ 16 hộ 17 hộ 12 hộ 9 hộ 20 hộ 13 hộ 16 hộ

Qua bảng này ta cũng thấy các hộ gia đình có cách kiểm soát tiền bạc chung giữa hai vợ chồng

đã đạt được nhiều điều tích cực hơn so với những hộ gia đình khác, chẳng hạn như: có sổ tiết

kiệm (10 hộ có sổ so với 3 hộ không có sổ) và có tài khoản thẻ để nhận lương (10 hộ có thẻ, so

với 3 hộ không có thẻ).

Ngày nay, như ta đã biết, trong một nền kinh tế có tình toàn cầu cao, tín dụng là công cụ quan

trọng để các nước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, khắc phục những nhu cầu to lớn về

vốn cho phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Tuy nhiên, như qua bảng “Nghề nghiệp” đã nêu

ở trên, ta thấy đa số (68,9%) nam giới làm công ăn lương, chỉ có 10,3% làm nghề buôn bán hoặc

dịch vụ, và 20,8% là nghỉ hưu hoặc mất sức lao động; thêm vào đó, cũng có gần phân nửa

(48,3%) nữ giới làm công ăn lương, chỉ có 24,1% làm nghề buôn bán và 27,6% làm nội trợ, nghỉ

hưu hoặc mất sức lao động. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này, đa số những người trả lời phỏng

vấn cho biết họ không quan tâm đến vấn đề vay vốn tín dụng.

Hộp 6. Lý do vay vốn tại ngân hàng

“Lãi suất bên ngoài cao hơn. Ở ngoài thì 1 triệu thành 1,2 triệu/tháng còn trong ngân hàng, lãi của nó có sáu phẩy mấy à. Gia đình nghèo thì được vay, do tổ trưởng điều động mà” (Phỏng vấn sâu người vợ, phiếu số 6b).

Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, khi gặp khó khăn những hộ có thu nhập thấp thường vay của người thân, bạn bè chứ ít khi đi vay ở các tổ chức tài chính chính thức hay ngân hàng.

Ngoài ra họ cũng có những hình thức tài chính không chính thức khác như chơi hụi hoặc cầm đồ.

Việc chơi hụi của hộ gia đình

Page 19: 20160927 chi tiêu trong gia đình -hcm

Hụi hay còn gọi là họ là một hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thoả thuận

của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác,

thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên. Hình thức họ nhằm mục đích tương

trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm việc tổ chức họ

dưới hình thức cho vay nặng lãi (Điều 479, Bộ luật dân sự 2005). Trong trường hợp có tranh

chấp về hụi thì được giải quyết bằng thương lượng, hoà giải hoặc theo yêu cầu của một hoặc

nhiều người tham gia hụi, tranh chấp đó được giải quyết tại Toà án theo quy định của pháp luật

tố tụng dân sự (Nghị định số 144/2006/NĐ-CP về họ, hụi, biêu, phường). Vợ hoặc chồng phải

chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện

nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình. Nhu cầu thiết yếu của gia đình được hiểu

bao gồm các nhu cầu như: ăn, ở, mặc, chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình

(Điều 25. Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch do một bên thực hiện – Luật hôn

nhân gia đình năm 2000).

Như trên ta thấy, dù có pháp luật quy định nghiêm ngặt, như trên thực tế người dân vẫn thường

xuyên bị mất tiền do chơi hụi. Có một điều kỳ lạ là dù nhiều người bị mất tiền, nhưng chính họ

vẫn tiếp tục tham gia vào những nhóm hụi mới. Ta thường thấy lý do của việc tiếp tục chơi hụi là

do túng thiếu, những người chơi hụi thường thuộc về tầng lớp thu nhập thấp. Còn lý do không

tham gia chơi hụi là vì cá nhân đó không có nhu cầu, vì đã đầy đủ về vật chất hoặc cho rằng

mình thuộc tầng lớp thu nhập cao hơn.

Hộp 7. Việc chơi hụi của hộ gia đình

“Có, chơi trong xóm, 3 triệu/tháng. Sau 18 tháng hốt một lần” (Phỏng vấn sâu người chồng,

phiếu số 13a)

“Hồi trước mình có chơi hụi, còn bây giờ thì không, vì bây giờ cái giới mình tiếp xúc nó khác

trước rồi, bạn bè mình chẳng có người nào chơi hụi, chả ai kêu mình chơi hụi hết, mà tiền

mình cũng không thiếu thốn nữa. Có thể ngày xưa mình làm việc với văn phòng cũng có mấy

anh chị rủ cùng chơi. Bây giờ mình bước lên một bước khác rồi, có thể cái giới mình tiếp xúc

Page 20: 20160927 chi tiêu trong gia đình -hcm

nó khác” (Phỏng vấn sâu người vợ, phiếu số 11b).

Việc cầm đồ của hộ gia đình

Dịch vụ cầm đồ là hình thức cho vay tiền đòi hỏi người vay phải có tài sản cầm cố để bảo đảm

thực hiện nghĩa vụ của mình ghi trong hợp đồng cầm đồ. Người vay tiền có tài sản cầm cố gọi là

Bên cầm đồ; người cho vay tiền nhận tài sản cầm cố gọi là Bên nhận cầm đồ (…) Cơ quan cấp

giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ cầm đồ có trách nhiệm kiểm tra trước về hồ sơ và điều kiện

kinh doanh dịch vụ cầm đồ và kiểm tra quá trình hoạt động kinh doanh dịch vụ cầm đồ theo nội

dung giấy phép và các quy định của Thông tư này; có quyền xử lý các vi phạm của doanh nghiệp

theo quy định của Pháp luật và theo phân cấp của Bộ Thương mại và Ngân hàng Nhà nước (Bộ

Thương mại-Ngân hàng Nhà nước, 1995).

Hộp 8. Việc cầm đồ của hộ gia đình

“Lúc trước có cầm điện thoại di động, 500 hoặc 1 triệu đồng để đóng tiền học cho con, tới

lúc lĩnh lương thì chuộc về” (Phỏng vấn sâu người chồng, phiếu số 27a).

Hộp 9. Sự thay đổi trong đời sống và chi tiêu trong hộ gia đình

“Xưa, thói quen sinh hoạt ngoài quê khác, bây giờ mình đã ở thành phố lâu nên không

giống” (Phỏng vấn sâu người chồng, phiếu số 14a).

“Cha mẹ làm nông, cho con ăn học chỉ là cơ bản, chỉ biết làm lụng nuôi con, ít khi chi tiêu

cho giải trí. Thế hệ mới ngày nay, việc đầu tư cho con khác hơn, còn nghĩ đến chuyện sau

này cho con học ở nước ngoài và việc giải trí, du lịch cũng là điều mà vợ chồng rất quan

tâm, để cuộc sống thoải mái hơn” (Phỏng vấn sâu người chồng, phiếu số 20a).

Nhìn chung, sự tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức của hộ gia đình đang có chiều hướng

tích cực hội nhập với đà phát triển của quốc tế. Theo thời gian, khì nền kinh tế của hộ gia đình

phát triển lên, họ sẽ tự ý thức lựa chọn hình thức tài chính chính thức để mang lại nhiều lợi ích

hơn cho mình. Tính chất bình đẳng giới trong gia đình được thể hiện rõ qua việc hai vợ chồng

cùng bàn bạc lựa chọn, nên họ cảm thấy dễ dàng hơn khi quyết định lựa chọn những cái mới.

Page 21: 20160927 chi tiêu trong gia đình -hcm

3.4 Các chính sách về giới và việc hội nhập tài chính khu vực Đông Nam Á và Thái Bình

Dương

Ảnh hưởng về các chính sách về bình đẳng giới đối với các hộ gia đình

Vấn đề quyền bình đẳng của phụ nữ được quy định trong các văn bản pháp luật sau: Hiến pháp

năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2002); Bộ luật Lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm

2002); Bộ luật Dân sự năm 1995; Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2004; Bộ luật Hình sự năm 1999;

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003; Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000; Luật Quốc tịch năm

1998; Luật Đất đai năm 2003; Luật Giáo dục năm 1998; Luật Phổ cập giáo dục tiểu học năm

1991; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2003; Luật bình đẳng giới 2006; và Luật

phòng, chống bạo hành gia đình 2007.

Trong đề tài nghiên cứu này, ta thấy nhiều người nữ và nam đã có nhận thức rõ ràng hơn về bình

đẳng giới và họ cho rằng đó là một bước tiến bộ hơn so với thế hệ cha mẹ của họ.

Hộp 10. Nhận thức về bình đẳng giới của nam và nữ ngày nay

“Bình đẳng giới ở Việt Nam đang phát triển rất tốt, so với Hàn Quốc là nước phát triển

hơn nhưng còn rất phong kiến về mặt bình đẳng giới, trong đó ở miền Nam mình thì tốt

hơn so với miền Bắc. Từ nhỏ, bản thân đã quan niệm nên có sự bình đẳng giới trong gia

đình và ngoài xã hội” (Phỏng vấn sâu người chồng, phiếu số 12a).

“Chị có nghe đài nói, có biết chính sách của nhà nước về bình đẳng giữa vợ chồng. Đối

với mình, lúc nào cũng tôn trọng nhau mà sống, đó là cái cần thiết. Chứ giờ chồng mà gia

trưởng quá thì cũng không được, còn vợ mà làm cao quá thì cũng đâu có được cái gì”

(Phỏng vấn sâu người vợ, phiếu số 5b).

Page 22: 20160927 chi tiêu trong gia đình -hcm

Việc hội nhập tài chính khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương

Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2015 là tập trung sâu hơn vào ba

lĩnh vực tái cơ cấu chủ chốt – ngành ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước và đầu tư công. Đây là

những lĩnh vực tái cơ cấu cần thiết để đạt mục tiêu đề ra. Bản dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế

xã hội 2016-2020 thừa nhận tốc độ hoàn thành mục tiêu chậm chạp trong kì kế hoạch 5 năm lần

trước và nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng tốc cải cách trong giai đoạn 2016-2020 nhằm hoàn

thành các mục tiêu đề ra cho cả giai đoạn chiến lược 10 năm (...) Việt Nam đã tăng cường hội

nhập kinh tế quốc tế khi tham gia các hiệp định thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á Âu,

Hàn Quốc, và Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương. Đồng thời, Cộng đồng Kinh tế

ASEAN cũng được thành lập ngày 31/12/2015 và sẽ mở ra nhiều cơ hội giúp Việt Nam hội nhập

vào nền kinh tế thế giới. (World Bank, 2016).

Khi bình đẳng giới giữa nam và nữ trong hộ gia đình được nâng cao, hai vợ chồng cùng bàn bạc

với nhau, họ sẽ thấy tự tin hơn và gia tăng được việc tiếp cận các hình thức tài chính chính thức.

Điều này cho thấy tình hình bình đẳng giới ở nước ta đang góp phần vào khuynh hướng chuyển

biến tích cực tiến tới việc hội nhập tài chính quốc tế, giúp mọi người được tiếp cận tốt hơn với

các dịch vụ tài chính hiện đại của thế giới và khu vực châu Á- Thái Bình Dương.

4. KẾT LUẬN

Đây là một đề tài nghiên cứu về quyền quyết định trong chi tiêu gia đình với 29 cặp vợ chồng.

Phần lớn mẫu nghiên cứu là những cặp vợ chồng ở độ tuổi trung niên hoặc tuổi lao động, thuộc

các hộ gia đình chỉ có hai thế hệ: vợ chồng và các con; cả hai vợ chồng đều có công việc làm có

thu nhập; việc làm của họ thường là làm công ăn lương. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc quản

lý và quyền kiểm soát chi tiêu của vợ và chồng trong gia đình đa dạng và khác nhau tùy theo mỗi

hộ gia đình. Chẳng hạn như: (1) vợ quản lý nhưng chồng kiểm soát; (2) chồng (hoặc vợ) vừa

quản lý vừa kiểm soát; (3) hai vợ chồng cùng quản lý và kiểm soát chung; và (4) mỗi người vợ

và chồng tự quản lý và kiểm soát tiền của mình một cách riêng biệt. Qua đề tài nghiên cứu này,

nhóm nghiên cứu nhận thấy có một phần tác động của các chính sách về bình đẳng giới được nhà

nước áp dụng kể từ giữa những năm 1990, nên nam và nữ đã có nhận thức về bình đẳng giới tốt

hơn so với những thập kỷ trước đây. Họ đã thể hiện sự thay đổi nhận thức này thông qua sự thay

Page 23: 20160927 chi tiêu trong gia đình -hcm

đổi trong cách quản lý và quyền kiểm soát chi tiêu gia đình. Theo truyền thống lâu đời của ta với

người vợ trong gia đình là “tay hòm chìa khóa”, còn quyền quyết định những chi tiêu lớn lại nằm

trong tay người chồng, nhưng ngày nay đã có sự thay đổi, với đa số là mô hình hai vợ chồng

cùng quản lý và kiểm soát chung. Kết quả nghiên cứu đã phản ánh đúng với giả thiết ban đầu đặt

ra là: “Khi xã hội thay đổi, các vai trò giới của nam và nữ cũng thay đổi theo. Sự thay đổi này

diễn ra từng bước và thường khởi sự từ quyền quyết định trong gia đình”. Qua nghiên cứu ta

thấy một điều thú vị, đó là tính chủ thể của người vợ trong cách sử dụng thu nhập của gia đình

cũng như trong cách sử dụng các dịch vụ tài chính, họ luôn mang lại những lợi ích tốt nhất cho

mọi thành viên trong gia đình. Một điều thú vị thứ hai là khi có bình đẳng giới, hai vợ chồng

cùng bàn bạc với nhau, họ sẽ thấy tự tin hơn và gia tăng được việc tiếp cận các hình thức tài

chính chính thức. Điều này cho thấy tình hình bình đẳng giới ở nước ta đang góp phần vào

khuynh hướng chuyển biến tích cực tiến tới việc hội nhập tài chính quốc tế. Từ đề tài này, nhóm

nghiên cứu gợi ý về hướng nghiên cứu sắp tới có thể nghiên cứu theo diện rộng với nhiều thành

phần khác nhau trong xã hội và tại nhiều địa bàn hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tiếng Việt

BỘ Thương mại-Ngân hàng Nhà nước. 1995. Thông tư Liên Bộ của Ngân Hàng Nhà Nước -

Thương Mại. số 02/TT/LB, Ngày 03/10/1995 Hướng dẫn Kinh doanh Dịch vụ Cầm đồ.

BỘ Văn hóa- Thể dục thể thao và Du lịch, Tổng cục thống kê, Viện Gia đình và giới, UNICEF,

2008. Kết quả điều tra gia đình năm 2006.

CHÍNH phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghị định số 144/2006/NĐ-CP về họ,

hụi, biêu, phường.

HUỲNH, Thế Du. (2016). Ba trục trặc của TP. HCM, một đại đô thị khu vực. Báo Tuổi Trẻ Cuối

Tuần. Ngày 27/02/2016.

Truy cập ngày 17/06/2016

http://tuoitre.vn/tin/ban-doc/20160227/tp-ho-chi-minh-dang-can-gi/1057529.html

ILO. 2014. Báo cáo tiền lương toàn cầu 2014/15. Văn phòng ILO Khu vực Châu Á – Thái Bình

Dương.

Page 24: 20160927 chi tiêu trong gia đình -hcm

KIM, Chi và Xinh Xinh. 2011. Các dòng vốn tư nhân đến các quốc gia đang phát triển: Con

đường hội nhập tài chính. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2011-2013.

NIELSEN Vietnam PFM. 2011. Tình hình Việt Nam & Các xu hướng tài chính. The Nielsen

Finance IPG.

NGÂN hàng Chính sách Xã hội. Lịch sử hình thành. Truy cập ngày 17/06/2016

http://vbsp.org.vn/gioi-thieu/lich-su-hinh-thanh.html

NGÂN hàng Thế giới. 2016. Hệ thống đăng ký hộ khẩu ở Việt Nam.

NGUYỄN,Chi Mai. (2015). Truyền thông nội dung “Tài chính gia đình với vấn đề bình đẳng

giới cho sinh viên đại học”, trong Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM. 2015. Kỷ yếu hội thảo

khoa học – Lồng ghép truyền thông về bình đẳng giới trong các trường đại học.

QUỐC hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.(2006). Luật bình đẳng giới.

QUỐC hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.(2005). Luật dân sự.

QUỐC hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.(2000). Luật hôn nhân và gia đình.

QUỐC hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.(2012). Luật lao động.

QUỐC hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.(2014). Luật bảo hiểm xã hội.

TÀI chính sinh viên. Trang web. Truy cập ngày 29/06/2016

http://taichinhsinhvien.com/vay-von-sinh-vien-ngan-hang/vay-von-sinh-vien-ngan-hang-

agribank/

THANH Tuyền. (2014). Gánh nặng tiền mặt. Báo Tuổi Trẻ ngày 13/08/2014,

Truy cập ngày 05/05/2015

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/thoi-su-suy-nghi/20140813/%E2%80%8Bganh-nang-tien-

mat/633163.html

THẢO Nguyên. 2015. TPHCM: Cả năm kiều hối có thể đạt 5,5 tỉ đô la Mỹ. Báo The Saigon

Times, ngày 07/09/2015. Truy cập ngày 28/06/2016

http://www.thesaigontimes.vn/135342/TPHCM-Ca-nam-kieu-hoi-co-the-dat-55-ti-do-la-

My.html

TRẦN Thị Vân Anh. (2008). Giới và lao động việc làm, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới,

số 5, trang 55 – 69.

UNWOMEN. Những nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ.

Page 25: 20160927 chi tiêu trong gia đình -hcm

B. Tiếng Anh và tiếng Pháp

ADELMAN Laura, Middleton Sue and Ashworth Karl.1999. Intra-Household Distribution Of

Poverty And Social Exclusion: Evidence From the 1999 Pse Survey of Britain. Working Paper

No. 23. Centre for Research in Social Policies.

AITEMAD Muhanna. 2013. Agency and Gender in Gaza. Masculinity, Femininity and Family

during the Second Intifada. Routledge.

DAILY news.com., 2011. Consumer Behavior- Russia.

https://www.google.com.vn/search?

q=russia+consumer+behavior+www.dailynews.com&espv=2&biw=1366&bih=599&source=ln

ms&tbm=isch&sa=X&ved=0ahUKEwi9zO7ZiNfNAhVFUZQKHeM9D2QQ_AUIBygC#imgrc

=duOsWK-l87WHqM%3A

EUROPA. 2016. Permanent residence (>5 years) for EU nationals - Your Europe

Truy cập ngày 30/06/2016, http://europa.eu/youreurope/citizens/residence/documents-

formalities/eu-nationals-permanent-residence/index_en.htm

EUROSTAT. 2010. Income and living conditions in Europe. EUSILC 2010.

Truy cập ngày 26/06/2016, http://ec.europa.eu/eurostat/statistics-explained/index.php/Intra-

household_sharing_of_resources

GALTUNG, Johan. The Basic Needs Approach. Berlin. 90 pages.

GOLDMAN Sachs Global Investment Research 1. 2009. The Power of the Purse: Gender

Equality and Middle-Class Spending. Global Markets Institute.

KNODEL, J., Vu, M. L., Jayakody, R. and Vu, T. H. (2004) Gender Roles in the Family:

Change and Stability in Vietnam, University of Michigan, USA.

LE, T. (1995) ‘Women’s Labour and Socio-Economic Status in a Market-Oriented Economy’ in

Norland, I., Gates, C. L. and Vu, C. D., eds., Vietnam in A Changing World, Surrey: Curzon

Press, 207-218.

TREAS Judith and TAI Tsui-o. 2011. How Couples Manage the Household: Work and Power in

Cross National Perspective. Journal of Family Issues XX(X) 1–29. SAGE.

UNDP. POLICY BRIEF Comprehensive Leadership Capacity Building in Viet Nam – An

Effective Way to Increase the Representation of Women.

WORLD Bank. 2016 . Tổng quan về Việt Nam.

Page 26: 20160927 chi tiêu trong gia đình -hcm

Truy cập ngày 20/06/2016, http://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/overview

ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ

Thạc sĩ Lê Thị Hạnh tốt nghiệp Cao học Phát triển học, chuyên ngành Phụ nữ và Phát triển tại

Institute of Social Studies (ISS), The Hague, Hà Lan. Hiện nay bà công tác tại Trung tâm Nghiên

cứu Giới và Xã hội (GAS) của trường Đại học Hoa Sen. Bên cạnh đó, bà cũng là Giảng viên

môn Giới và Phát triển. Trước đây bà đã cộng tác với Khoa Xã hội học & Công tác Xã hội của

Trường Đại học Mở -TP.HCM và nhiều tổ chức phi chính phủ của Việt Nam và quốc tế như:

SDRC, E&D, ENDA, CIDSE, WVI, NARV. Hướng nghiên cứu của bà xoay quanh các vấn đề

xã hội của nữ giới và trẻ em gái được thể hiện qua một số công trình nghiên cứu của bà và đồng

nghiệp như: “Thực trạng năng lực chuyên môn và quản lý của nữ trí thức trong độ tuổi từ 56 đến

60 tuổi tại TP. Hồ Chí Minh”(2014-2016); “Working Children’s Experience and their Right to

Health and Well-being”(2005) (Quyền của trẻ lao động về sức khỏe và phúc lợi); “Domestic

Violence in Vietnam during the Renovation Period –from late 1980s to date: The case of Ho Chi

Minh City, Vietnam”(2001) (Bạo lực gia đình tại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới -từ cuối những

năm 1980 đến nay: Trường hợp thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam).