1 mỞ ĐẦu ấp thiết của đề t · 1 mỞ ĐẦu 1. tính cấp thiết của đề tài...

151
1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tng hp các yếu tvthcht và tinh thn của con người được huy động vào quá trình lao động và là mt yếu tố đầu vào không ththiếu được trong hoạt động sn xut, kinh doanh ca mt doanh nghip cũng như của mt nn kinh tế. Trong những năm gần đây, dưới tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ (KH & CN) và xu hướng toàn cầu hoá, mức độ cạnh tranh trong nước và trên trường quốc tế theo đó cũng diễn ra ngày càng gay gắt, quyết liệt hơn. Để tồn tại và phát triển, các chủ thkinh tế dù là chủ doanh nghiệp hay chính phủ, cũng đều phải cố gắng tìm ra lợi thế cạnh tranh cho mình. Quyết định lợi thế cạnh tranh không còn là các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên như trước kia, mà đã được dịch chuyển sang KH & CN mà trụ cột là nhân tố con người. Nó được thể hiện trong hàm lượng chất xám kết tinh trong sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của một doanh nghiệp và một quốc gia. Cạnh tranh trong việc thu hút, sử dụng nhân lực (NL) có chuyên môn kỹ thuật (CMKT) đã trở thành vấn đề “sống còn” đối với sự phát triển trong một thế giới năng động hiện nay. Ở Việt Nam, kể từ khi Đổi mới (năm 1986), Đảng và Nhà nước đã nhận thức ngày càng rõ hơn tầm quan trọng của NL có CMKT không chỉ đối với nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của nền kinh tế mà còn đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước để có định hướng và giải pháp phát triển, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại và đến giữa thế kỷ XXI trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng XHCN” [28, tr.70, 106], Đại hội đại biểu toàn toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định: “Phát triển và nâng cao chất lượng NNL, nhất là NL chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát

Upload: others

Post on 02-Jan-2020

11 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và tinh thần

của con người được huy động vào quá trình lao động và là một yếu tố đầu vào

không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của một doanh

nghiệp cũng như của một nền kinh tế. Trong những năm gần đây, dưới tác

động mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ (KH & CN) và xu

hướng toàn cầu hoá, mức độ cạnh tranh trong nước và trên trường quốc tế

theo đó cũng diễn ra ngày càng gay gắt, quyết liệt hơn. Để tồn tại và phát

triển, các chủ thể kinh tế dù là chủ doanh nghiệp hay chính phủ, cũng đều

phải cố gắng tìm ra lợi thế cạnh tranh cho mình. Quyết định lợi thế cạnh tranh

không còn là các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên như trước kia, mà đã được

dịch chuyển sang KH & CN mà trụ cột là nhân tố con người. Nó được thể

hiện trong hàm lượng chất xám kết tinh trong sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của

một doanh nghiệp và một quốc gia. Cạnh tranh trong việc thu hút, sử dụng

nhân lực (NL) có chuyên môn kỹ thuật (CMKT) đã trở thành vấn đề “sống

còn” đối với sự phát triển trong một thế giới năng động hiện nay.

Ở Việt Nam, kể từ khi Đổi mới (năm 1986), Đảng và Nhà nước đã

nhận thức ngày càng rõ hơn tầm quan trọng của NL có CMKT không chỉ đối

với nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của nền kinh tế

mà còn đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất

nước để có định hướng và giải pháp phát triển, với mục tiêu phấn đấu đến

năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại và

đến giữa thế kỷ XXI trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định

hướng XHCN” [28, tr.70, 106], Đại hội đại biểu toàn toàn quốc lần thứ XI

của Đảng khẳng định: “Phát triển và nâng cao chất lượng NNL, nhất là NL

chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát

Page 2: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

2

triển và ứng dụng KH, CN, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng

trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh,

hiệu quả và bền vững” [28, tr.130].

Hoà Bình là tỉnh miền núi phía Tây Bắc của Việt Nam, có 30 dân tộc

anh em cùng sinh sống trong đó có 6 dân tộc chủ yếu gồm Kinh, Mường,

Dao, Thái, Tày, Mông. Trong những năm qua, cùng với cả nước, đảng bộ và

chính quyền các cấp của tỉnh đã có nhiều cố gắng trong thu hút và phát triển

NL có CMKT phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH trên địa bàn. Quy mô, trình

độ và cơ cấu NNL này đã có những tăng trưởng và cải thiện đáng kể. Nếu

năm 1994 là năm đầu tiên tiến hành CNH, HĐH, toàn tỉnh có tới 91% lực

lượng lao động giản đơn, không có CMKT, hay chỉ có 9,0% lao động có

CMKT, thì năm 2013 tỷ lệ lao động có CMKT đã đạt 39,8%. Cơ cấu NL có

CMKT theo ngành, lĩnh vực kinh tế có sự chuyển dịch bước đầu đáp ứng nhu

cầu mục tiêu CNH, HĐH. Chẳng hạn, để đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông

nghiệp, nông thôn là “nhiệm vụ quan trọng hàng đầu hiện nay”, tỉnh Hoà Bình

đã chú trọng phát triển NL có CMKT cho khu vực này, năm 2010 số lao động

có CMKT trên địa bàn là 107.865 người tăng hơn 2,3 lần so với 10 năm

trước, chiếm gần 33% lực lượng lao động khu vực nông, lâm, ngư nghiệp của

tỉnh [108, tr.55]. Nhờ phát triển NL có CMKT mà tiến trình CNH, HĐH, quy

mô việc làm, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm của các doanh

nghiệp được tăng lên hơn so với thời kỳ CNH trước đây. Tăng trưởng kinh tế

của tỉnh đạt mức khá cao, bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 12%/năm [104,

tr.130], giai đoạn 2011-2013 đạt 10,28%/năm [123]. Mức sống của người dân,

đời sống xã hội và chương trình xây dựng nông thôn mới bước đầu được cải

thiện. Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 là 17 triệu đồng và năm 2013

tăng lên 25,7 triệu đồng [124]. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm bình quân

4,38%/năm trong giai đoạn 2010-2013, đến năm 2013 giảm còn 18,35% [123].

Page 3: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

3

Tuy nhiên, trình độ NL của tỉnh Hoà Bình hiện nay vẫn chưa ra khỏi tình

trạng kém phát triển. NL không có CMKT vẫn là số đông. Nếu tính tỷ lệ lao

động không có CMKT thì năm 2013 toàn tỉnh vẫn còn 60,2%, cao hơn so với

tỷ lệ chung của cả nước trong cùng thời kỳ (55%) [126], tuy không thấp hơn

quá nhiều, nhưng trình độ học vấn chung lại rất kém với con số 12,2% lực

lượng lao động chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học. Lao động có trình độ

sơ cấp nghề, trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp còn chiếm một lượng

khá thấp với tỷ lệ tương ứng là 5,2%/5,3%/5,1%. Tỷ lệ này cho thấy NL có

CMKT chưa đáp ứng được nhu cầu CNH, HĐH của tỉnh. Tình trạng vừa thừa,

vừa thiếu lao động đang cùng tồn tại trên địa bàn. Dù nhà nước và chính quyền

cấp tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ và thúc đẩy công tác giáo dục và đào tạo

nghề trong thời gian qua, nhưng chất lượng lực lượng lao động trong tỉnh vẫn

chậm cải thiện. Năm 2010, trong tổng số lao động của toàn tỉnh, tỷ lệ tốt

nghiệp tiểu học trở xuống chiếm đến 44,8% (cả nước 39,4%), tỷ lệ tốt nghiệp

phổ thông trung học chỉ chiếm 26,8% [108, tr 56]. Thực tế, nhiều người lao

động tỉnh Hoà Bình đã bỏ qua cơ hội làm việc vì chưa tốt nghiệp phổ thông

trung học và cũng không đủ điều kiện để được đi xuất khẩu lao động.

Thực tế ở tỉnh Hoà Bình cho thấy, quy mô, chất lượng NL có CMKT

hiện nay thấp và cơ cấu bất hợp lý chính là một trong những nhân tố chủ yếu

cản chở tốc độ và chất lượng hoạt động kinh tế, xã hội, làm cho CNH, HĐH

của tỉnh vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn. Đời sống của người dân, nhất

là ở các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, đặc biệt khó khăn, chênh lệch thu nhập giữa

các tầng lớp dân cư khu vực thành thị gấp 6 lần so với khu vực nông thôn…

Đây là một vấn đề bức thiết, cần có sự phân tích sâu sắc lý luận, thực tiễn để

tìm lời giải cho sự phát triển.

Để góp phần vào lời giải cho vấn đề này, để đẩy mạnh CNH, HĐH gắn

với phát triển kinh tế tri thức, phấn đấu đưa tỉnh Hoà Bình cơ bản thoát khỏi

Page 4: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

4

tỉnh nghèo và trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020, tôi lựa chọn đề tài:

“Nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở

tỉnh Hoà Bình” để nghiên cứu làm luận án tiến sĩ Kinh tế chính trị tại Học

viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu

Phân tích, đánh giá thực trạng NL có CMKT trên các mặt số lượng,

chất lượng và cơ cấu đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH ở tỉnh Hoà Bình

để đề xuất phương hướng và lựa chọn giải pháp phát triển nhằm bảo đảm thực

hiện thành công CNH, HĐH của tỉnh thời gian tới dưới góc độ kinh tế chính

trị. Luận án xem NL có CMKT là yếu tố của quá trình sản xuất và tái sản

xuất, một bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất của xã hội trong giai đoạn đẩy

mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lý luận về NL có CMKT cho CNH, HĐH ở một

tỉnh miền núi, đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm của nước ngoài và tỉnh

miền núi Sơn La về phát triển NL có CMKT cho đẩy mạnh CNH, HĐH để rút

ra bài học cho tỉnh Hòa Bình.

- Phân tích, đánh giá thực trạng NL có CMKT cho CNH, HĐH ở

tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2006 - 2013.

- Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển NL có CMKT đáp ứng

yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH ở tỉnh Hoà Bình đến năm 2020.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là NL có CMKT trên các mặt số lượng,

chất lượng và cơ cấu đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH ở tỉnh Hoà Bình

bao gồm toàn bộ NL thuộc quản lý của tỉnh.

Page 5: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

5

Do quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH của tỉnh Hòa Bình nằm trong

nhiệm vụ chung của cả nước và có liên quan đến các tỉnh khác, nên trong một

số nội dung của đề tài luận án, nghiên cứu sinh có mở rộng đối tượng nghiên

cứu ra một số tỉnh khác trong nước và một số nước khác ở mức cần thiết để

phục vụ cho việc nghiên cứu.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về đối tượng: Đề tài nghiên cứu NL có CMKT bao gồm

những người đã được đào tạo nghề (được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề) đến

trình độ đại học và trên đại học về các mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu đáp

ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH dưới góc độ kinh tế chính trị học.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình còn có những người được kèm

nghề, truyền nghề theo lối cổ xưa, những người được đào tạo thường xuyên

thông qua các doanh nghiệp, hộ sản xuất cá thể, làng nghề nhưng không có

chứng chỉ. Việc khảo sát thống kê về trình độ CMKT của đối tượng này là

phức tạp, cần rất nhiều thời gian. Nghiên cứu sinh chưa thể đưa vào nghiên

cứu đối tượng này trong phạm vi đề tài luận án.

- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu thực tế, phân tích, đánh giá thực

trạng và đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển NL có CMKT bảo đảm

cho CNH, HĐH ở tỉnh Hòa Bình.

- Phạm vi về thời gian: Từ khi thực hiện chủ trương của Đảng về đẩy mạnh

CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức (năm 2006) đến hết năm 2013.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

- Cơ sở lý luận: Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và

phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch

sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, trên quan điểm tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh

và đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà Nước ta về phát triển NL

trong sự nghiệp CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức.

Page 6: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

6

- Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, nghiên

cứu sinh sử dụng các phương pháp sau: trừu tượng hóa KH; thống kê, phân

tích, tổng hợp; phương pháp so sánh để làm rõ hơn thực trạng NL có CMKT ở

tỉnh Hòa Bình.

Ngoài các phương pháp trên, nghiên cứu sinh tiến hành thu thập tài liệu

bao gồm các văn bản pháp luật, các số liệu trong niên giám thống kê của

trung ương và địa phương tỉnh Hòa Bình có liên quan đến đối tượng nghiên

cứu của đề tài; thu thập nguồn thông tin từ các đề án, báo cáo, bài viết trên

các phương tiện thông tin chính thức. Đây là nguồn dữ liệu thứ cấp rất cần

thiết trong quá trình nghiên cứu.

Để có thêm thông tin cho việc thực hiện nhiệm vụ của đề tài, nghiên cứu

sinh tiến hành điều tra khảo sát thực tiễn bằng hai mẫu phiếu điều tra xã hội học:

Mẫu 1: Điều tra đời sống và việc làm của 320 NL có CMKT ở tỉnh Hòa

Bình với 32 câu hỏi, từ làm nghề gì, học ở trường chuyên nghiệp nào, mức độ

phù hợp của nghề được đào tạo với công việc đảm nhiệm, đến các điều kiện

làm việc tại tổ chức sử dụng lao động, trở ngại khi làm việc, mức thu nhập,

mức sống hiện tại v.v...

Mẫu 2: Điều tra về chất lượng NL có CMKT tại các co sở sản xuất kinh

doanh ở tỉnh Hòa Bình (dành cho 138 chủ cơ sở sản xuất kinh doanh) với 3

phần: (1) Tìm hiểu thông tin chung về doanh nghiệp của người được khảo sát

với 4 câu hỏi; (2) Mức độ hài lòng về đội ngũ lao động trong doanh nghiệp

với 28 câu hỏi; (3) Thông tin về công tác tuyển dụng, đào tạo và điều kiện

làm việc của người lao động trong doanh nghiệp với 6 cụm câu hỏi tình

huống (Phụ lục 1 và 2).

Ngoài ra, tác giả luận án còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu

kinh tế học như phương pháp mô hình, đồ thị và có kế thừa kết quả nghiên

cứu của một số công trình KH có liên quan đã công bố.

Page 7: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

7

5. Những đóng góp mới của luận án

- Xác định khung lý thuyết cho nghiên cứu NL có CMKT cho CNH,

HĐH ở một tỉnh miền núi của Việt Nam dưới góc độ Kinh tế chính trị học.

- Đánh giá đúng thực trạng NL có CMKT cho CNH, HĐH ở tỉnh Hoà

Bình giai đoạn 2006 – 2013, chỉ ra thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của

hạn chế.

- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển NL có

CMKT đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH ở tỉnh Hoà Bình đến năm 2020.

6. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ

lục, luận án được kết cấu thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.

Chương 2: Cơ sở lý luận và bài học kinh nghiệm về NL có CMKT cho

CNH, HĐH ở tỉnh miền núi Việt Nam.

Chương 3: Thực trạng NL có CMKT cho CNH, HĐH ở tỉnh Hoà Bình.

Chương 4: Phương hướng và giải pháp phát triển NL có CMKT bảo

đảm cho CNH, HĐH ở tỉnh Hòa Bình đến năm 2020.

Page 8: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

8

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI VỀ NHÂN LỰC

CÓ CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT CHO CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

Có nhiều công trình nghiên cứu ở nước ngoài bàn về chủ đề NL có

CMKT cho CNH, HĐH. Tiếp cận từ nội dung nghiên cứu của các công trình

này, có thể phân chia chúng thành các hướng nghiên cứu sau:

1.1.1. Hướng nghiên cứu về khái niệm, vai trò và yêu cầu phát triển

nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Hướng nghiên cứu về quan niệm NL có CMKT

Khái niệm NL có CMKT đã được nhận thức từ rất sớm trong kho tàng

tri thức của nhân loại. Nó được khởi phát từ các nhà kinh tế chính trị học cổ

điển Anh thế kỷ XVII-XIX. A. Smith trong cuốn: “The Wealth of Nations”

(Của cải của các dân tộc) viết năm 1776. Khi bàn về các nhân tố ảnh hưởng

đến số lượng giá trị hàng hóa, ông đã phân biệt lao động có CMKT với lao

động giản đơn. Ông gọi lao động có CMKT là lao động phức tạp. Tuy không

nêu định nghĩa lao động có CMKT là gì, nhưng Smith cho rằng lao động có

CMKT có năng suất và hiệu quả cao hơn so với lao động giản đơn. Ví dụ, ông

viết: “Sức lao động bỏ ra trong một giờ lao động khó nhọc, có thể nhiều hơn

sức lao động trong hai giờ làm việc nhẹ nhàng, hoặc làm một giờ trong một

nghề mà phải mất mười năm học tập thì phải tốn sức hơn làm một tháng trong

một nghề bình thường” [78, tr.85, 87, 94].

Trong C.Mác và Ph.Ăngghen, tập 23, tác giả đã phân biệt lao động giản

đơn với lao động phức tạp, chỉ ra lao động phức tạp có năng suất cao hơn, là

“bội số” của lao động giản đơn. Để có năng suất cao hơn, người lao động phải

qua huấn luyện, đào tạo để có một nghề chuyên môn, một sự thành thạo nhất

Page 9: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

9

định. Từ xác định tính hơn hẳn của lao động có CMKT trong việc tăng năng

suất tạo ra của cải, các ông đã nêu tư tưởng về NL có CMKT [62, tr.69, 75].

Bahrman, Jere R., and Paul J. Taubman (1982), giải thích thuật ngữ

“Human Capital” (Vốn con người), In Encyclopedia of economics (trong

Bách khoa toàn thư của Kinh tế học) Ed. Douglas Greenwald, tr.474-476.

New York: Mc Graw-Hill Book Company, viết vốn bản con người là “tập

hợp năng lực sản xuất kinh tế của con người” [129, tr.474-476].

Các tác giả Mc. Connell, Brue, Macpherson, trong cuốn Comtenporary

Labor Economics (Sixth edition), Mc. Graw-Hill 2003, giải thích thuật ngữ

vốn NL, coi đó là những kiến thức, kỹ năng, sức sáng tạo, kinh nghiệm từ

thực tế mà con người tích lũy được thông qua quá trình đầu tư nhằm nâng cao

khả năng hoạt động kinh tế của con người. Vốn con người tức là những đầu tư

của con người vào giáo dục, đào tạo, sức khỏe và phát triển những phẩm chất

khác như kỹ năng, sức sáng tạo, kinh nghiệm thực tế... để biết làm một công

việc nhất định và lao động có năng suất lao động cao [132, tr.603].

- Hướng nghiên cứu về vai trò của NL có CMKT trong phát triển kinh

tế xã hội.

Đã có những công bố ở nước ngoài về vai trò của NL có CMKT đối vớisản xuất và tăng trưởng kinh tế. Cuốn: “The Wealth of Nations” (Của cải củacác dân tộc) của Adam Smith (1776), khi nghiên cứu về nguồn gốc về sự giàu

có của các dân tộc, đã phát hiện ra giá trị lao động, coi người lao động là yếutố quyết định việc sản xuất gía trị và của cải. Ông viết: “Lao động là thước đothực tế đối với giá trị trao đổi của mọi thứ hàng hóa”. Và “Lao động làphương pháp vạn năng duy nhất và chính xác duy nhất để đo lường giá trị,hay là tiêu chuẩn duy nhất qua đó chúng ta có thể so sánh giá trị của các hàng

hóa khác nhau ở bất kỳ thời gian nào và ở bất kỳ nơi nào” [78, tr.85, 87, 94].

Cuốn “The principles of political economy and taxation” (Về cácnguyên tắc của kinh tế chính trị và thuế) của David Ricardo (1817) khi nghiên

Page 10: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

10

cứu những vấn đề của kinh tế chính trị, xác định có bốn yếu tố căn bản quyếtđịnh việc sản xuất, quyết định mức tăng trưởng kinh tế của một quốc gia làđất đai (tài nguyên), lao động, tư bản và máy móc (CN). Đất đai là cố định vì

đã được khai thác hết, còn trình độ phát triển của CN được giả định là không

thay đổi hoặc nếu có thay đổi thì cũng rất chậm chạp. Chỉ có hai yếu tố còn

lại, tư bản và lao động là biến động, vì thế chúng là nhân tố chủ chốt quyếtđịnh khả năng tạo ra của cải của một quốc gia [77, tr.43]. Ông còn cho rằng,trong một phân xưởng, khi năng suất lao động tăng lên thì khối lượng sảnphẩm sản xuất ra tăng lên, nghĩa là lao động càng thành thạo, thì năng suấtcủa anh ta càng cao hơn.

Stokey, Nancy; Robert Lucas and Edward Prescott (1989), Recursive

Methods in Economic Dynamics [141]. Cuốn sách bàn về những phương pháp

tạo động lực của kinh tế. Các tác giả của cuốn sách phân chia vốn làm hai loại

gồm: (i) vốn hữu hình, đó là vốn sản xuất (K) như máy móc thiết bị, nhà

xưởng, đường sá, cầu cống... và lao động (L) nằm trong phạm vi vốn vật chất

bao gồm số lượng, cơ cấu lực lượng lao động; (ii) vốn NL, chỉ khả năng, kỹ

năng, kiến thức... của người lao động được tích lũy thông qua quá trình giáo

dục, đào tạo và lao động sản xuất. Vốn NL được hiểu là NL có kỹ năng, có

CMKT. Vốn NL có vai trò đặc biệt quan trọng trong hàm sản xuất. Từ đó giải

thích, quá trình tích lũy kiến thức, tiến bộ CN trực tiếp thông qua tích lũy

nguồn vốn NL và gián tiếp thông qua nghiên cứu, triển khai và vai trò của

chính phủ trong phát triển vốn NL. Các tác giả của cuốn sách cho rằng, trong

thời đại hiện nay để tăng trưởng kinh tế phải dựa trên ý tưởng và tính sáng

tạo, thay cho tăng trưởng dựa chủ yếu vào thâm dụng vốn, lao động giản đơn

và tài nguyên, bởi trong thế giới hiện đại, ý tưởng và sáng tạo trở thành

nguồn lực vô tận, trong khi tài nguyên, đất đai, vốn đầu tư có giới hạn.

Mario Baldassarri, Luigi Paganeto và Edmun S. Phelps đồng tác giả

cuốn “International Differences in Growth Rates” (1994), phân tích vai trò

Page 11: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

11

của vốn NL đối với tăng trưởng của các quốc gia trong những năm gần đây

dưới góc độ kinh tế lượng. Bằng khảo sát thực nghiệm, các tác giả đã rút ra

kết luận vai trò ngày càng tăng lên của vốn NL, đặc biệt là của NL trình độ

cao. Nó có khả năng tiếp thu tri thức KH&CN hiện đại, đưa vào sản xuất đẩy

nhanh mức tăng trưởng của nền kinh tế [134, tr.78-79].

OECD (2001), The Well-being of nations: The Role of Human and

Social Capital [135], đã chỉ ra mặc dù vai trò của vốn NL trong sự phát triển

kinh tế - xã hội của một quốc gia được thừa nhận rộng rãi, nhưng hiệu ứng cụ

thể của nó như thế nào vẫn là chủ đề gây nhiều tranh cãi. Gần đây, có một

mối quan tâm ngày càng tăng tập trung vào vai trò của vốn xã hội hay vai trò

của các mối quan hệ xã hội và năng lực cán cân trong các hoạt động kinh tế

và phúc lợi xã hội. Bài viết hướng vào: (i) đưa ra những chứng cứ cho việc

đầu tư vào vốn con người và vai trò của nó đối với tăng trưởng kinh tế và

phúc lợi xã hội, (ii) mô tả và làm rõ khái niệm vốn xã hội, (iii) nhận dạng vai

trò của vốn NL và vốn xã hội trong việc đạt được một cách bền vững tăng

tưởng kinh tế và tiến bộ xã hội.

William Easterly trong cuốn “Truy tìm căn nguyên tăng trưởng”

(Growth causation quest), sách dịch của Nxb Lao động - Xã hội [133, tr.333],

phân tích căn nguyên tạo nên mức tăng trưởng khác nhau giữa các quốc gia.

Không có một công thức thần kỳ nào có thể biến một người nghèo trở nên

giàu có. Viện trợ, đầu tư, giáo dục, kiểm soát dân số, điều chỉnh chính sách

cho vay hay xóa nợ đều không phải là “liều thuốc thần tiên” cho sự tăng

trưởng. “Nguyên nhân là do các công thức nêu trên đã không dựa trên nguyên

tắc cơ bản của kinh tế học: đó là con người hành động vì động cơ”. NL là

nguồn lực quan trọng nhất của quốc gia, cần đặc biệt đề cao vai trò của quan

chức cao cấp của nhà nước. Nếu động cơ của đội ngũ này không trong sáng

thì các Chính phủ cũng có thể “bóp chết” tăng trưởng kinh tế.

Page 12: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

12

- Nghiên cứu về yêu cầu NL có CMKT

+ Rowan Gibson biên tập cuốn “Tư duy lại tương lai” (Thought go

back to Future) (2006), đã đặt yêu cầu cần chuyển từ nhận thức con người có

thể kiểm soát, sắp xếp và dự đoán tương lai sang nhận thức mới dựa trên sự

thay đổi mang tính đứt đoạn. Nếu không thực hiện được yêu cầu đó, thì mỗi

cá nhân, mỗi tổ chức và mỗi quốc gia sẽ thất bại trong hành trình đi tới tương

lai [38, tr.10, 11, 39]..

+ Cuốn “Lối tư duy của tương lai” (Future's thought Way) của John

Naisbitt [67] cho rằng thay đổi là trạng thái là phương thức tồn tại. Từ đó giới

thiệu 11 lối tư duy cần hướng tới nhằm điều chỉnh cách nghĩ, dỡ bỏ những

hạn chế mà mỗi người từng có để thích nghi với xã hội tương lai và giúp họ

nhận được nhiều nhất từ thu thập, xử lý thông tin và kinh nghiệm, sáng tạo ra

thế giới tương lai. Naisbitt viết: “Hiểu được sức mạnh của việc việc tạo ra lối

đi riêng” là một sự giải thoát lớn và không thể thiếu trong bất kỳ lĩnh vực nào,

dù là xã hội, công việc hay cuộc sống cá nhân. Đó là lối tư duy giải phóng, lối

tư duy hỗ trợ trí tưởng tượng sáng tạo. Trong mọi lĩnh vực của đời sống, kinh

doanh, lãnh đạo, hoặc chính trị, đó chính là lối tư duy giúp bạn không đi trước

quá xa đến nỗi người khác không liên hệ được với những gì bạn làm hoặc nói.

Để có được lối tư duy như vậy, phải đổi mới giáo dục và đào tạo [65].

- Nghiên cứu về phát triển NL có CMKT

+ Becker (1964) trong một nghiên cứu mang tính chất cổ điển: Human

capital: an Theoretical and empirical analysis, with special reference to

education [130] cho rằng, đầu tư cho giáo dục và đào tạo cho con người là có

ý nghĩa to lớn tương tự đầu tư cho máy móc thiết bị cơ sở hạ tầng. Ông là

người tiên phong trong việc phân tích kinh tế giới thiệu những ý tưởng mới về

vốn NL, bao gồm khả năng sinh nở và tăng trưởng kinh tế, phân công lao

động, bất bình đẳng thu nhập…

Page 13: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

13

+ Cuốn: “Education and Development: Measuring the Social Benefits”

(Giáo dục và phát triển: Đo lường các lợi ích xã hội), của Walter W.

McMahon [143] đưa ra một cách tiếp cận mới để đo lường tổng lợi nhuận từ

việc phát triển NNL thông qua đầu tư vào giáo dục và đào tạo. Dựa trên cơ sở

phân tích vi mô, McMahon sử dụng dữ liệu trong khu vực và trên toàn thế giới

để ước tính đóng góp cận biên ròng của giáo dục và kiến thức mới đối với tăng

trưởng kinh tế và ảnh hưởng rộng lớn hơn về dân chủ, nhân quyền, ổn định

chính trị, y tế, tỷ lệ gia tăng dân số, giảm nghèo, bất bình đẳng trong phân phối

thu nhập, tội phạm, sử dụng ma túy, và môi trường. Tổng tác động của thay đổi

chính sách giáo dục về phát triển nội sinh được ước tính bằng cách sử dụng

một mô hình tương tác. Tư duy mới này có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp

cận NL có CMKT cho CNH, HĐH của một nước hay một tỉnh.

+ Agarwala, T., 2003: Innovative human resource practices and

organisational commitment: An empirical investigation [128, tr 175-179] xác

định trong môi trường hoạt động hiện nay, NNL là một đầu vào không thể bỏ

qua đối với hiệu quả hoạt động của tổ chức. Quản trị hữu hiệu NNL đóng một

vai trò quan trọng. Áp lực cạnh tranh buộc tổ chức phải năng động trong việc

chẩn đoán và áp dụng kịp thời những chính sách NL mang tính đổi mới hơn,

bởi vì NL không chỉ còn là chủ đề có tính chất trào lưu, mà là sống còn đối

với mọi tổ chức. Bài phân tích cũng đã cố gắng khám phá mối quan hệ tương

tác ba chiều của chính sách đổi mới với NNL (Innovative Human Resource

Practices IHRP), bao gồm: phạm vi sử dụng IHRP, tầm quan trọng cho việc

hoàn thành mục tiêu tổ chức với việc ứng dụng chính sách này, và sự gắn bó

của nhân viên. Phân tích hồi quy (định lượng) cho thấy phạm vi sử dụng

IHRP là yếu tố quyết định đến sự gắn bó và nhiệt tình của nhân viên.

+ Cuốn “Bản đồ tư duy trong công việc” (Mind Maps at work) của Tony

Buzan [12], tìm ra quy luật hoạt động của bộ não và làm việc theo quy luật đó

để đạt được sự thành công. Theo Buzan, bản đố tư duy là công cụ giúp cá nhân

Page 14: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

14

làm chủ với cuộc sống: ghi nhớ, quản lý, sáng tạo, lập kế hoạch… và thành

công. Buzan tin rằng chúng ta đang sống trong một vũ trụ bao la rộng lớn,

nhưng có một vũ trụ khác chưa được khai phá, đó là bộ não. Đi sâu khám phá

“tiểu vũ trụ” này sẽ thu được những điều kỳ diệu về tiềm năng không giới hạn

của con người. Cuốn sách đưa đến một cái nhìn mới mẻ, một CN học tập phát

triển và sử dụng NL trong thời đại cách mạng KH&CN.

Ngoài ra, những năm gần đây trên diễn đàn của các nước trong khu vựccòn xuất bản các cuốn sách bàn về giáo dục và đào tạo nhằm phát triển NL cóCMKT cho nền kinh tế trong giai đoạn CNH, HĐH, đáng chú ý là các cuốn:“Nhà nước và đổi mới giáo dục ở Singapore: hướng tới sự sáng tạo và đổimới” của GS. Gopinathan, Viện Giáo dục Quốc gia Đại học Bách khoa

Nanyang, Nxb Giáo dục (2005); “Giáo dục đại học ở Thái Lan và lộ trình cảicách quốc gia” của GS. Krissanapong Kirtikara, Trường Đại học CNThonburi của Nhà Vua Mongkut Bangkok, Thái Lan, Nxb Giáo dục (2005);“Thách thức của xã hội tri thức và đổi mới giáo dục đại học Trung Quốc” củaXie Weihe, Viện Giáo dục Đại học Thanh Hoa, Cộng hoà nhân dân Trung

Hoa, Nxb Giáo dục (2005)...Những công trình trên đã cho thấy NL có CMKT không chỉ thể hiện ở

trình độ chuyên môn, kỹ năng, tay nghề, mà còn ở cả ở trình độ văn hóa, đạođức và truyền thống của các gia đình. Nó không chỉ vai trò đối với tăngtrưởng kinh tế theo chiều rộng, mà còn đặc biệt quan trọng đối với tăngtrưởng kinh tế theo chiều sâu. Phát triển NL có CMKT là cần thiết để côngnghiệp hóa hiện đại hóa trở thành hiện thực.

1.1.2 Hướng nghiên cứu về phân bổ nhân lực có chuyên môn kỹthuật cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Số lượng và chất lượng NL không phải là nguồn gốc duy nhất của tăngtrưởng kinh tế và CNH. Một số công trình nghiên cứu còn cho thấy tầm quantrọng của việc phân bổ NL cho sản xuất của các ngành, lĩnh vực trong nềnkinh tế và trong quan hệ kinh tế với nước ngoài.

Page 15: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

15

A. Smith trong cuốn “The Wealth of Nations” (1776), trong Chương 1

có tên đề “Phân công lao động” nêu nhận xét: “Sự cải tiến lớn nhất về mặt

năng suất lao động và phần lớn kỹ năng, sự khéo léo và óc phán đoán đúng có

được hình như là nhờ sự phân công lao động”. Phân công lao động mang lại

lợi ích là làm tăng năng suất lao động và tạo ra lợi thế cao hơn so với không

có sự phân công. Smith lấy một ví dụ cụ thể về sản xuất đinh ghim để chứng

minh nhận định trên của mình. Theo ông, công việc của một người ở nước

yếu kém là công việc của nhiều người tại một nước tiên tiến. Ở một nước tiên

tiến, người nông dân chỉ là người nông dân, không làm gì hơn và nhà chế tạo

chỉ là nhà chế tạo mà thôi [78, tr.52-62].

D. Ricacdo, trong cuốn “The principles of political economy and taxation”

[77], còn phát hiện ra vai trò của việc phân công lao động trên phạm vi quốc

tế. Ông cho rằng, nền tảng của phân công lao động quốc tế là nguyên tắc lợi

thế so sánh tương đối. Trong đó, mỗi quốc gia sẽ được lợi khi thực hiện

chuyên môn hóa sản xuất vào một ngành, một lĩnh vực kinh tế mà mình có

thể sản xuất với chi phí tương đối thấp hay chi phí ít bất lợi hơn so với nước

khác để xuất khẩu sản phẩm. Ông ví dụ: Có hai người có thể cùng biết cách

đóng giày và đan mũ, trong đó có một người có ưu thế trội hơn đối thủ 1/5

lần, tức là 20%, còn trong lĩnh vực đóng giày anh ta có thể vượt đối thủ 1/3

lần, tức là 33,3%. Liệu có phải sẽ lợi hơn cho cả hai không nếu người có ưu

thế hơn chuyên tâm vào đóng giày còn người kém ưu thế hơn chuyên môn

vào đan mũ? [77, tr.186].

Tác giả Bontis, N&Fitzenz, J., trong bài: Intellectual capital ROI: Acausal

map to human capital antecedents and consequences (Vốn nhân lực: Bản đồAcausal tới những tiền đề vốn con người và những hệ quả) [131, tr.233-247], đã

mô tả kết quả của một nghiên cứu đo lường những tiền đề và hệ quả của một

chương trình quản trị vốn NL hiệu quả. Mẫu nghiên cứu được lấy từ 75 nhân

viên cấp cao ở 25 công ty hàng đầu trong lĩnh vực tài chính. Bằng phương pháp

Page 16: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

16

định lượng và định tính, tác giả đã cho biết một sơ đồ nhân quả tổng thể tích

hợp nhiều yếu tố, bao gồm vốn tri thức, quản trị tri thức, nhân sự, hành vi tổ

chức, CN tin học và kế toán cho phép đánh giá hiệu quả năng lực vốn NL của

một tổ chức. Sơ đồ này cho phép ban quản trị có thể phân phối tài nguyên

hiệu quả hơn trong vấn đề vốn NL để đạt được mục tiêu của tổ chức.1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VỀ NHÂN LỰC

CÓ CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT CHO CỒNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

Bên cạnh những sách và công trình KH nước ngoài nêu trên, trong

những năm gần đây, ở nước ta cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu liên

quan đến vấn đề NL có CMKT cho CNH, HĐH. Có thể chia các công trình đó

thành các nhóm sau:

1.2.1. Hướng nghiên cứu về quan niệm, vai trò và phát triển

nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Cuốn “Lao động, việc làm và NNL ở Việt Nam 15 năm đổi mới” do

Nolwen Henaff, Jean-Yves Martin biên tập [69], trong đó biên tập các bài viết

trong Hội thảo điểm lại 15 năm thực hiện đường lối Đổi mới ở Việt Nam

được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 18 đến ngày 20/7 năm 2000 do Bộ Lao động

- Thương binh và Xã hội kết hợp với Viện nghiên cứu vì sự phát triển (Cộng

hòa Pháp), Viện đại học nghiên cứu phát triển (Thụy Sĩ) và Ngân hàng Thế giới

tổ chức. Các tác giả đã phân tích thực tế công cuộc đổi mới của Việt Nam trên

các khía cạnh chính sách giáo dục - đào tạo và chính sách việc làm, tổ chức lại

nền kinh tế và cơ cấu lại xã hội, phát triển kinh tế và đổi mới doanh nghiệp với

giải quyết lao động, việc làm và phát triển... Trong đó, bàn về giáo dục đại học

và nghề nghiệp với thị trường lao động, phát triển NNL đáp ứng với những thách

thức của toàn cầu hóa mạnh mẽ và một nền kinh tế dựa trên những hiểu biết mới.

- Cuốn “Khai thác và phát triển tài nguyên NL Việt Nam” do PGS, TS

Nguyễn Văn Phúc và Th.S Mai Thị Thu chủ biên [74], bàn về cấu trúc tài

nguyên NL, nêu và phân tích thực trạng và sự phát triển tài nguyên NL nói

Page 17: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

17

chung, NL có CNKT nói riêng ở Việt Nam thời kỳ 1975 - 2010. Những nhân

tố tác động tới sự phát triển của tài nguyên này thời gian qua. Thực trạng khai

thác và phát triển tài nguyên này, chỉ ra những bất cập trong khi thác và sử

dụng và đề xuất định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác,

phát triển tài nguyên NL Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020.

- Cuốn “NL chất lượng cao của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế”của Nguyễn Ngọc Tú [101], đã hệ thống hóa lý luận cơ bản về NL chất lượngcao trong hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển của cách mạng KH & CN

hiện đại trên các nội dung cơ cấu, vai trò của NL chất lượng cao trong pháttriển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế; sự cần thiết phải phát triểnnguồn lực này, những nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển NLchất lượng cao trong hội nhập kinh tế quốc tế. Kinh nghiệm của một số nướcChâu Á (Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore) về xây dựng và phát triển NLchất lượng cao. Đánh giá thực trạng NL chất lượng cao của Việt Nam giaiđoạn 2000 - 2011 và đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm phát triển nguồnlực này đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

- Cuốn “Chất lượng nhân lực trong các khu công nghiệp ở thành phốĐà Nẵng” của Nguyễn Bình Đức [33], nghiên cứu chất lượng NL tại các DNtrong các khu công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng. Xác định cơ sở lý thuyếtcho việc đánh giá chất lượng NL trong các khu công nghiệp trên các khía

cạnh bản chất và cấu trúc của chất lượng NL, hệ thống hóa các chỉ tiêu đánhgiá, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng NL trong các khu côngnghiệp dựa trên một số mô hình định lượng. Nghiên cứu bài học kinh nghiệmcủa Nhật Bản, Đức, Pháp, Indonêxia, Hàn Quốc, Singapore. Phân tích thựctrạng chất lượng NL trong các khu công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng và

nguyên nhân của thực trạng đó, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượngNL trong các khu công nghiệp của thành phố trong thời gian tới.

- Cuốn “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và

hội nhập quốc tế ”, do PGS, TS Vũ Văn Phúc và TS. Nguyễn Duy Hùng chủ

Page 18: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

18

biên [75], nêu tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta vềphát triển NNL, những lý luận chung, giới thiệu kinh nghiệm phát triển NLcủa một số ngành trong nước, phân tích thực trạng đề xuất giải pháp của pháttriển NL của các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay, đề xuất giải phápphát triển nhằm đáp ứng yêu cầu HĐH quan hệ lao động.

- Cuốn "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", do PGS, TS. Mai Quốc Chánh chủ biên

[14] phân tích vai trò của NNL và việc nâng cao chất lượng NNL, đề xuất

những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng NNL nước ta đáp ứng yêu

cầu CNH, HĐH đất nước.

- Cuốn "Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam" do

PGS, TS Đỗ Minh Cương và PGS, TS Nguyễn Thị Loan chủ biên, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. Cuốn sách làm rõ quan điểm, định hướng

chiến lược và giải pháp chủ yếu cho việc phát triển năng lực giáo dục bậc

cao ở nước ta trong thời kỳ mới.

- Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam - lý luận và thực tiễn do PGS,

TS Đỗ Minh Cương - TS. Mạc Văn Tiến đồng chủ biên (2004). Bên cạnh việc

đi sâu nghiên cứu tìm ra các giải pháp phát triển lao động kỹ thuật ở Việt

Nam, tác giả đã đưa ra các khái niệm NNL ở phạm vi vĩ mô và vi mô, kinh

nghiệm đào tạo và phát triển lao động kỹ thuật ở một số nước như Đông Nam

Á, Trung Quốc, Nhật, Mỹ.

- Doanh nghiệp Việt Nam 2007, Lao động và phát triển nguồn nhân lực(2008): Đây là báo cáo thường niên về Doanh nghiệp Việt Nam của Phòng

Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) do TS. Phạm Thị Thu Hằng

làm chủ biên. Các tác giả đã đánh giá tổng quan về môi trường kinh doanh

của Việt Nam 2007, phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp trên 4 khía cạnh: lao động, tài chính, CN và tiếp cận thị trường trong 6

ngành (dệt may, xây dựng, du lịch, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất chế biến

Page 19: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

19

thực phẩm) bị ảnh hưởng nhiều nhất của việc Việt Nam gia nhập WTO từ các

vấn đề lao động và phát triển NNL. Phân tích về thực trạng lao động và phát

triển NNL trên cơ sở xem xét, so sánh tác động của yếu tố lao động đối với

các ngành đã nêu, đưa ra giải pháp chiến lược phát triển NNL của các ngành.

Đây là những đóng góp có giá trị không chỉ cho DN mà cho cả các nhà hoạch

định chính sách của Việt Nam.

- Cuốn “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của các trường đại học

khối Kinh tế Việt Nam thông qua các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế”luận án tiến sĩ của Phan Thủy Chi [13] nghiên cứu lý luận về đào tạo và phát

triển NNL.

- Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2008-2009: “Luận cứ KH xây dựng chiến

lược phát triển dạy nghề và quy hoạch hệ thống mạng lưới trường nghề”, mã số

CT 2008-01-02 do TS. Nguyễn Tiến Dũng chủ nhiệm, Bộ Lao động - Thương

binh và Xã hội quản lý. Trong đó, các tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận, thực

tiễn về xây dựng chiến lược và quy hoạch mạng lưới dạy nghề, phân tích thực

trạng mạng lưới này giai đoạn 2001 - 2010, đề xuất nội dung, định hướng phát

triển mạng lưới đến năm 2020. Trong đó có nhiều ý tưởng về con đường phát

triển NL có CMKT cho CNH, HĐH đất nước nói chung, các tỉnh nói riêng.

1.2.2. Hướng nghiên cứu về kinh nghiệm thế giới trong đào tạonhân lực có chuyên môn kỹ thuật cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Cuốn“Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo -

Kinh nghiệm Đông Á” của Viện Kinh tế Thế giới (2003) giới thiệu các thành

tựu đạt được của nhóm nước trong khu vực Đông Á về phát triển NNL. Các

chính sách thành công về giáo dục và đào tạo của các nước này là giải pháp

quan trọng trong cung cấp NNL đáp ứng yêu cầu của CNH. Đó cũng là bài

học cho Việt Nam trong phát triển NNL [118].

- Cuốn“Phát triển nguồn nhân lực trong các công ty Nhật Bản hiện

nay” do TS. Trần Thị Nhung và PGS, TS. Nguyễn Duy Dũng đồng chủ biên

Page 20: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

20

[71], phân tích hiện trạng phát triển NNL, các phương thức đào tạo lao động

chủ yếu trong các công ty Nhật Bản từ những năm 1990 đến nay. Từ đó đưa ra

một số gợi ý và kiến nghị về phát triển NNL ở Việt Nam nói chung và trong

các công ty nói riêng trong thời gian tới.

- Bài “Phát triển nhân lực, nhân tài - lựa chọn của Trung Quốc trong

chiến lược phát triển bền vững” của Nguyễn Thị Thu Phương đăng trên Tạp

chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 3 (97) 3-2009. Tác giả bàn về một số chính

sách phát triển NL, nhân tài của Trung Quốc hiện nay: (i) Đào tạo thông qua

giáo dục - điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững nguồn lực con người;

(ii) Thiết lập hệ thống sử dụng NL, nhân tài hiệu quả, hợp lý. Ngoài ra, bài

viết con đưa ra một số đánh giá về thành công và hạn chế trong việc phát triển

NL, nhân tài của Trung Quốc.

- Bài “Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở những quốc gia và

vùng lãnh thổ Đông Á” của Phạm Thành Nghị [72] chỉ ra 5 kinh nghiệm quan

trọng trong phát triển NNL có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển vượt bậc

của các quốc gia và vùng lãnh thổ: (i) coi con người, NL có CMKT là yếu tố

quyết định, (ii) Phát triển NNL có CMKT theo nhu cầu quá trình phát triển

kinh tế-xã hội và chiến lược phát triển đón đầu, (iii) Kết hợp chương trình đào

tạo nghề đại cương và đào tạo nghề chuyên sâu, (iv) Phối hợp vai trò Nhà

nước, doanh nghiệp và khu vực tư nhân, (v) Thu hút và trọng dụng nhân tài.

Ngoài ra, còn có các cuốn sách đã xuất bản và bài viết trên Tạp chí,

diễn đàn KH về kinh nghiệm phát triển NL có CMKT cho CNH, HĐH, trong

đó đáng chú ý là: “Phát triển NNL thông qua giáo dục đào tạo, kinh nghiệm

Đông Á”, của Lê Ái Lâm, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 2003; “Phát triểnNNL: kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới”, bài viết của Nguyễn Thị

Minh Phước đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử ngày 16/9/2011, Đề tài

thuộc Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước KX.01/11-15: “Các giải pháp

nâng cao chất lượng lao động CMKT trình độ cao nhằm đáp ứng yêu cầu của

Page 21: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

21

nền kinh tế theo hướng CNH, HĐH”, do PGS, TS Nguyễn Bá Ngọc, Viện

Khoa học Lao động và Xã hội chủ nhiệm, trong đó bàn về cơ sở khoa học và

thực tiễn về nâng cao chất lượng loại lao động này, thực trạng ở nước ta hiện

nay và giải pháp phát triển trong thời gian tới. Các tác giả đã quan tâm nghiên

cứu vai trò của giáo dục, đào tạo và chính sách của nhà nước để phát triển lao

động CMKT trình độ cao.

Bên cạnh các sách, công trình KH và luận án tiến sĩ nghiên cứu về kinh

nghiệm phát triển NL có CMKT cho CNH, HĐH như đã nêu trên, còn có khánhiều chủ đề bàn luận về giải pháp phát triển nguồn lực này. Tiêu biểu là:

“Phát triển NNL gắn với việc làm và đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước” của Nguyễn Hữu Dũng, đăng trên Tạp chí Thông tin lý

luận, Hà Nội, 1995, số 12, tr.52 - 57; cuốn “Việt Nam học - Kỷ yếu Hội thảo

quốc tế lần thứ II Việt Nam trên con đường phát triển và hội nhập, truyền

thống và hiện đại”, tập III, Nxb Thế giới, năm 2007 [119], trong đó có bài:

“Vấn đề phát triển con người và nguồn nhân lực đầu thế kỷ XXI” của GS.TS

Phạm Minh Hạc, tr.525 - 546. Trong đó, tác giả đã khái quát vấn đề phát triển con

người và NNL của Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất

nước qua các giai đoạn 1991-1995, 1996-2000, 2001-2005 và một số chương trình

nghiên cứu cấp Nhà nước về phát triển con người và NNL; vấn đề phát triển NNL

trong các kỳ Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam từ các khóa VI, VII,VIII và khóa

IX. Trong cuốn Kỷ yếu trên còn có bài: “Phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam,

đào tạo phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường” của Trần Hùng Phi nhằm khái

quát vấn đề phát triển NNL ở Việt Nam giai đoạn từ 2001-2005. Bài “Phươnghướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng công nghiệp hóa, hiện đại

hóa nông nghiệp, nông thôn” của Trần Quang Vinh đăng trên Tạp chí Quản lý

kinh tế, số 4/2005 [114]. Bài “Giáo dục, đào tạo với phát triển nguồn nhân lực

phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của PGS, TS Đường Vinh

Sường [80]. Bài “Đào tạo nhân lực để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện

Page 22: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

22

đại hóa đất nước trong bối cảnh mới” của GS, TSKH Nguyễn Minh Đường trình

bày tại Hội thảo KH “Đào tạo nhân lực trong giai đoạn hội nhập và phát triển kinh

tế" tổ chức tại Hà Nội ngày 22/10/2013 [32] v.v...

Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu về NL có CMKT ở tỉnhmiền núi, như: cuốn “Một số vấn đề về phát triển NNL dân tộc thiểu số cho sựnghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH ở Việt Nam”, do PGS,TS Nguyễn Đăng Thành

chủ biên, bao gồm các công trình nghiên cứu được tuyển chọn của Đề án:

“Luận cứ và giải pháp phát triển NNL thiểu số nước ta đáp ứng yêu cầu đẩymạnh CNH, HĐH” do Viện Xã hội học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốcgia Hồ Chí Minh chủ trì. Bàn về đặc điểm NNL dân tộc thiểu số Việt Nam, tácđộng của vấn đề dân số tộc người đối với sự phát triển NNL dân tộc thiểu sốViệt Nam nói chung, vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên

nói riêng. Phân tích, đánh giá chính sách của Đảng và Nhà nước cho phát triểnNNL đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước [81]. Bài: “Giải pháp phát triểnnguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc” của TS.

Lô Quốc Toản [92], đề xuất các giải pháp phát triển NL phục vụ cho CNH,HĐH và phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi phía Bắc: củng cố và

hoàn thiện hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, nâng cao chất lượnggiáo dục và đào tạo phổ thông, chất lượng tuyển sinh, chất lượng đào tạo dự bịđại học, hệ cử tuyển của các trường đại học, cao đẳng ở các tỉnh miền núi phíaBắc. Bài: “Quy hoạch nhân lực các tỉnh miền núi phía Bắc” của Từ Lươngđăng trên Website Chính phủ ngày 07/12/2010, cho biết trình độ của người laođộng toàn vùng được đánh giá là thấp so với mức trung bình toàn quốc, với tỷlệ người tham gia lao động chưa từng đi học là 11,3%. Do vậy, thời gian tới,phấn đấu mỗi tỉnh có ít nhất 1 trường dạy nghề, mỗi huyện có 1 trung tâm dạynghề; bảo đảm quy mô đào tạo tăng 25%/năm.

Quan tâm về phát triển NL có CMKT ở tỉnh miền núi trong thời gian gần

đây còn có Hội thảo KH quốc gia tổ chức ngày 01/10/2012 với chủ đề: “Đào

tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La và vùng Tây Bắc

Page 23: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

23

trong tiến trình hội nhập”. Hội thảo đã nhận được hơn trên 150 bài viết của các

nhà KH, các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực đào tạo NL của các trường đại

học, cao đẳng khu vực phía Bắc. Trong đó, có những nghiên cứu, phân tích,

nhận dạng cơ hội và thách thức từ quá trình hội nhập quốc tế và từ xu hướng tri

thức hóa các hoạt động và quyết sách kinh tế đối với phát triển NL cho tỉnh

miền núi Sơn La và vùng Tây Bắc hiện nay. Có bài viết quan tâm đến nguồn

lực cho giáo dục và đào tạo NL có CMKT cho CNH, HĐH, tiêu thức kiểm

định chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn lực này, những chia sẻ của các DN,

cơ sở sử dụng NL trên địa bàn. Đây là nguồn tài liệu bổ ích cho việc nghiên

cứu đề tài luận án của nghiên cứu sinh.

Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình cũng có một số nghiên cứu về NL cho phát

triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hòa Bình, tiêu biểu là: “Báo cáo tổng kết 5 nămthực hiện Chương trình hành động số 160/CTr - TU của Tỉnh uỷ (khoá XIII)

về thực hiện kết luận Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương (khoáIX) về phát triển Giáo dục - Đào tạo”; “Quy hoạch phát triển NL 2011- 2020”

của UBND tỉnh Hòa Bình (2012), “Định hướng phát triển” (đăng trên trang website

của Sở Tư pháp tỉnh Hòa Bình) nêu các giải pháp định hướng về phát triển NL

tỉnh Hòa Bình trong qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội đến năm 2010. Bài

“Huyện Tân Lạc - Hòa Bình: Coi trọng công tác đào tạo nghề cho lao độngnông thôn” trên trang web của Bộ Thông tin và Truyền thông [49]; bài “Dạy

nghề cho lao động nông thôn ở Hòa Bình” của Hoàng Hùng đăng trên Nhân

dân điện tử ngày 23/8/2013; “Đào tạo dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh

Hòa Bình” của Nguyễn Thanh Thủy đăng trên website của Hội nông dân tỉnh

Hòa Bình ngày 14/1/2014; “Xây dựng xã hội học tập ở Hòa Bình” của Xuân

Kỳ, trên Báo mới.com ngày 9/01/2014 v.v...

Các công trình KH đã công bố đã đề cập và làm rõ được những vấn đề

lý luận chủ yếu về NNL, một số tác giả bàn đến hiệu quả sử dụng NL trong

một số ngành, địa phương cụ thể. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tính đặc thù của

Page 24: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

24

NL cho CNH, HĐH ở các tỉnh miền núi mới chỉ được đề cập từ góc độ vấn đề

có liên quan. Chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu có hệ thống về NL có

CMKT cho CNH, HĐH ở tỉnh Hòa Bình trên giác độ kinh tế chính trị.1.3. KẾT LUẬN RÚT RA TỪ NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

TÀI LUẬN ÁN

1.3.1. Những kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận ánCác công trình và bài viết công bố ở trong và ngoài nước nêu trên đã

hướng vào nghiên cứu những khía cạnh khác nhau của vấn đề NL có CMKT

cho CNH, HĐH, cụ thể là:

- Nêu và phân tích những thuộc tính cơ bản về khái niệm NL có CMKT

và vai trò của nó đối với năng suất lao động, giá trị sản phẩm và sự phát triển

kinh tế - xã hội, trong đó có quan tâm đến khía cạnh vai trò của loại NL này

đối với CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân. Xác định vai trò đó ngày càng tăng

lên nhanh hơn so với lao động không có CMKT và so với các nguồn lực sản

xuất khác cùng với quá trình chuyển nền sản xuất từ phát triển theo chiều

rộng sang phát triển theo chiều sâu, quá trình phát triển của cách mạngKH&CN. Vai trò của NL có CMKT còn được thể hiện trong sức cạnh tranh

của sản phẩm, của doanh nghiệp và của nền kinh tế.

- Nghiên cứu việc phân bổ NNL cho sản xuất của các ngành, lĩnh vực

trong nội bộ nền kinh tế và trong quan hệ kinh tế với nước ngoài. Trong đóchú trọng phân công lao động xã hội và mở rộng phân công lao động quốc tế

dựa trên lợi thế so sánh nhằm sử dụng và phát huy có hiệu quả NNL nói

chung trong đó có NL có CMKT của một quốc gia. Việc phân bổ này đượcthực hiện trong một cơ chế kết hợp vai trò của thị trường với tính năng động

của chủ doanh nghiệp và vai trò kinh tế của nhà nước.

- Một số công trình, bài viết còn quan tâm đến yêu cầu về NL có

CMKT đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, trong đó một số tác giả đã quan

tâm đến yêu cầu loại NL này đối với CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân và một

Page 25: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

25

số tỉnh, thành phố ở nước ta. Con đường phát triển loại NL này trên thế giới

và ở Việt Nam.

- Nghiên cứu đã bàn về phương pháp giáo dục – đào tạo hiện đại trong

thời đại chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức với sự bùng

nổ CN thông tin, phát triển mạng internet toàn cầu, đến những CN giáo dục

mới chuyển từ phát huy tính tích cực sang phát huy năng lực sáng tạo của

người học, những đổi mới trong giáo dục – đạo tạo loại NL này ở trong và

ngoài nước. Trong đó, một số tác giả có nghiên cứu về nâng cao chất lượng

NL, phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài, giáo dục đại học, chiến lược

phát triển dạy nghề và quy hoạch hệ thống mạng lưới trường nghề, đào tạo

nghề ở nông thôn… đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước. Bàn về yêu cầu

đạo tạo NL với sử dụng và gắn đào tạo NL với thị trường để phát triển NL

có CMKT theo hướng hiệu quả, thiết thực.

- Một số công trình và bài viết trong nước đã quan tâm nghiên cứu

đánh giá vai trò của NL có CMKT đối với CNH, HĐH ở Việt Nam, vấn đề

khai thác và phát triển NL có CMKT ở Việt Nam nhắm phục vụ CNH,

HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Có nghiên cứu về NL chất lượng cao

trong phát triển kinh tế xã hội, trong các khu công nghiệp.

- Những nghiên cứu về kinh nghiệm của một số nước, nhất là của các

nước trong cùng khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và các

nước Đông Á trong phát triển NL có CMKT phục vụ phát triển kinh tế - xã

hội và CNH, HĐH mà nước ta có thể tham khảo.

- Đã có một số công trình, bài viết nghiên cứu về phát triển NL có

CMKT đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH ở các tỉnh miền núi Việt Nam, trong đó

đã có những quan tâm đến nâng cao chất lượng NL là đồng bào dân tộc thiểu

số, đào tạo NL phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La và vùng Tây

Bắc trong tiến trình hội nhập và một số bài viết về giải pháp đào tạo NL cho

phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hòa Bình.

Page 26: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

26

Những công trình, bài viết trên được trình bày dưới các góc độ của các

chuyên ngành khác nhau, chủ yếu là của kinh tế phát triển, quản trị nhân sự và

có một số nghiên cứu thuộc chuyên ngành kinh tế chính trị. Đây là nguồn tài

liệu tham khảo bổ ích cung cấp phương pháp luận, phương pháp và hướng

nghiên cứu để nghiên cứu sinh tiếp cận đối tượng nghiên cứu của luận án.

1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu và hướng

nghiên cứu của luận án

1.3.2.1. Những vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứuSau khi nghiên cứu các kết quả có liên quan của các công trình nghiên

cứu trên, cho thấy “khoảng trống” mà các nghiên cứu trước chưa đề cập đến,

đó là:

- Chưa có công trình nào phân tích, đánh giá một cách có hệ thống,

toàn diện, đầy đủ dưới góc độ kinh tế chính trị về vai trò, tầm quan trọng của

NL có CMKT cho CNH, HĐH ở một tỉnh miền núi có nhiều đồng bào dân tộc

thiểu số.

- Chưa có những nghiên cứu toàn diện về nội dung, các chỉ tiêu đánh

giá, các yếu tố ảnh hưởng đến NL có CMKT cho CNH, HĐH để có căn cứ

đánh giá và đề xuất giải pháp phát triển NL có CMKT đáp ứng yêu cầu đẩy

mạnh CNH, HĐH ở một tỉnh miền núi hiện nay.

- Chưa có công trình nào phân tích, đánh giá một cách có căn cứ KH về

thực trạng NL có CMKT cho CNH, HĐH ở tỉnh miền núi Hòa Bình trong khi

địa phương đã tiến hành CNH, HĐH gần 20 năm qua. Theo đó, chưa có

những giải pháp thiết thực nhằm bảo đảm phát triển nhân lực NL có CMKT

cho CNH, HĐH để đến năm 2020 tỉnh Hòa Bình cùng với các tỉnh khác đưa

Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

1.3.2.2. Hướng nghiên cứu của luận án

- Về mặt lý luận: Luận án sẽ xây dựng cơ sở lý luận về NL có CMKT

cho CNH, HĐH ở một tỉnh miền núi. Cụ thể, luận án sẽ làm rõ: (i) Khái niệm,

Page 27: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

27

đặc điểm, các nhân tố cấu thành, vai trò của NL có CMKT cho CNH, HĐH;

(ii) Nội dung, các chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến NL có CMKT

cho CNH, HĐH ở một tỉnh miền núi.

- Về mặt thực tiễn: (i) Luận án sẽ khảo cứu kinh nghiệm về xây dựng

NL có CMKT cho CNH, HĐH để từ đó rút ra bài học cho tỉnh Hòa Bình; (ii)

Luận án sẽ phân tích, đánh giá NL có CMKT cho CNH,HĐH của tỉnh Hòa

Bình trên cơ sở lý thuyết đã xây dựng; (iii) Luận án sẽ đề xuất phương hướng

và giải pháp đảm bảo NL có CMKT cho CNH, HĐH ở tỉnh Hòa Bình đến

năm 2020.

Với tên đề tài lựa chọn nêu trên, nghiên cứu sinh hy vọng góp phần vào

xác định và hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc phát triển NL có

CMKT bảo đảm cho đẩy mạnh CNH, HĐH ở tỉnh Hòa Bình thời gian tới.

Page 28: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

28

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ NHÂN LỰC

CÓ CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT CHO CÔNG NGHIỆP HÓA,

HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH MIỀN NÚI VIỆT NAM

2.1. NHÂN LỰC CÓ CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ

ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH MIỀN NÚI

2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và các yếu tố cấu thành nhân lực có

chuyên môn kỹ thuật

2.1.1.1. Khái niệm nhân lực có chuyên môn kỹ thuật

Phạm trù NL có CMKT được khởi phát từ thời các nhà kinh tế chính trị

cổ điển. Vào cuối thế kỷ XVIII, khi nghiên cứu nguồn gốc của sự giàu có của

các dân tộc, A.Smith đã phát hiện có hai loại lao động là lao động giản đơn và

lao động phức tạp. Theo ông, mặc dù trong cùng một thời gian, nhưng lao

động phức tạp tạo ra nhiều sản phẩm hơn so với lao động giản đơn. Với sự

phân biệt này, Smith trở thành người đầu tiên nêu ý tưởng về NL có CMKT.

Đến cuối thế kỷ XIX, từ khẳng định sản xuất là quá trình kết hợp sức

lao động với tư liệu sản xuất, C.Mác nêu quan niệm: “Sức lao động hay năng

lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một

cơ thể, trong con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi

khi sản xuất một giá trị sử dụng nào đó” [62, tr.251]. Sức lao động chính là

khả năng lao động của con người. Nó được thể hiện trên hai khía cạnh: i) Khả

năng về thể chất hay thể lực, tức là khả năng làm việc “chân tay”, được thể

hiện thông qua các chỉ tiêu như chiều cao, cân nặng, sức mạnh cơ bắp, thị lực,

thính lực…; ii) Khả năng về tinh thần hay trí lực, chỉ rõ khả năng làm việc trí

tuệ, được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu về trình độ văn hóa, trình độ CMKT,

kinh nghiệm công tác v.v… Mác đã căn cứ vào trình độ năng lực của người lao

động để phân chia lực lượng lao động xã hội thành hai loại là lao động giản

Page 29: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

29

đơn và lao động phức tạp. Lao động phức tạp “là lao động giản đơn được

nâng lên lũy thừa, hay nói cho đúng hơn, là lao động giản đơn được nâng lên,

thành thử một lượng lao động phức tạp nhỏ hơn thì tương đương với một

lượng lao động giản đơn lớn hơn” [62, tr.75].

Ngày nay, nhận thức về phạm trù NL có CMKT đã có những bước tiến

mới và được cụ thể hơn. Trên các sách giáo khoa, các nhà kinh tế học đã khá

thống nhất coi lao động - L (người lao động) là một trong bốn nguồn lực đầu

vào cơ bản của một doanh nghiệp và cũng là của nền kinh tế. Phạm trù NL

tuy đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước từ giữa thế kỷ XX lại đây, song

nội hàm của phạm trù này là gì thì đến nay vẫn chưa được thống nhất.

Chẳng hạn, theo cuốn “Giáo trình nguồn nhân lực”, do PGS, TS Nguyễn

Tiệp chủ biên, Nxb Lao động và Xã hội ấn hành năm 2005, thì phạm trù NL

được hiểu đồng nghĩa với phạm trù NNL và cung về lao động. “NL hay NNL

chính là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, nó phản ánh năng lực lao

động của xã hội. NL hay NNL có thể được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, đó là một

bộ phận dân số có khả năng lao động gắn với cung lao động và được xác định

ở quy mô, số lượng, cơ cấu lao động của mỗi quốc gia” [Sđd, tr.8]. Quan niệm

này được dùng phổ biến trong các lý thuyết lao động xã hội hay trong các điều

tra lao động – việc làm. Thống kê lao động – việc làm trên phạm vi một quốc

gia, vùng lãnh thổ, theo đơn vị hành chính hay các ngành trong hệ thống kinh

tế quốc dân, thuật ngữ “dân số trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động”

được sử dụng đồng nghĩa thay thế cho thuật ngữ “NL”.

Nhưng theo cuốn giáo trình Kinh tế NNL của trường Đại học kinh tế

quốc dân xuất bản năm 2008 do PGS, TS Trần Xuân Cầu và PGS, TS Mai

Quốc Chánh chủ biên, thì NL là phạm trù dùng để chỉ sức mạnh tiềm ẩn của

dân cư, là khả năng huy động sức mạnh đó tham gia vào quá trình tạo ra của

cải vật chất và tinh thần cho xã hội trong hiện tại cũng như trong tương lai.

Page 30: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

30

Đồng quan niệm đó, tác giả cuốn Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở

Việt Nam cho rằng, NL là tổng hòa giữa năng lực xã hội của con người (được

hình thành từ sự tổng hòa tiềm năng lao động của con người về thể lực, trí lực

và nhân cách) với tính năng động xã hội của con người [20, tr.16].

Theo Giáo trình quản trị NL do Lê Thanh Hà chủ biên, thì khái niệm

NL được xem xét và tiếp cận với tư cách là tổng thể nguồn lực của con người

trong một tổ chức, là sức mạnh, năng lực lao động, sức lao động tập thể của

lực lượng lao động, đội ngũ lao động trong một tổ chức. Sức lao động tập thể

đó được huy động và hợp thành từ sức mạnh, năng lực lao động của mỗi

thành viên người lao động cụ thể nhằm thực hiện các mục tiêu chung của tổ

chức [39, tr.9].

Theo H.O.Ayor và H.Briggs tác giả cuốn Economics of Education, thì

NL là một loại tài sản, một loại vốn được gọi là vốn NL: “Sự tích lũy những

tài năng trong quá trình học tập, nghiên cứu hoặc học việc thường đòi hỏi chi

phí. Đó là tư bản cố định đã kết tinh trong con người. Những tài năng đó tạo

thành một phần tài sản của anh ta và của xã hội” [138, tr.16]. Nhận thức về

vốn NL nay đã được mở rộng hơn. Đó là tập hợp những kiến thức, khả năng,

kỹ năng, sức sáng tạo, kinh nghiệm từ thực tế mà con người tích lũy được

trong quá trình đầu tư vào giáo dục, đào tạo, y tế… nhằm sử dụng trong các

hoạt động kinh tế [32, tr.17].

Cũng có cách nhìn hẹp và cụ thể hơn, như của tác giả cuốn Đào tạo và

phát triển nguồn nhân lực của các trường đại học khối Kinh tế Việt Nam

thông qua các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế, thì NL là sức lực của

con người, nằm trong mỗi người và làm cho con người hoạt động [13, tr.12].

Từ những quan niệm trên, cho thấy NL khác với lao động, vì lao động

là quá trình con người sử dụng sức lao động của mình tác động vào tự nhiên để

tạo ra các vật có ích; còn NL mới chỉ là biểu thị sức lực hay tiềm năng lao động

của con người. Khái niệm NL tuy có những điểm giống với khái niệm sức lao

Page 31: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

31

động là đều phản ánh tiềm năng lao động, nhưng khi nói NL người ta thường

nhìn nhận có ba yếu tố: thể lực, trí lực và tâm lực; còn nói đến sức lao động sức

lao động thường chỉ bao gồm hai yếu tố thể lực và trí lực của con người mà

thôi. Từ góc độ của kinh tế chính trị học, tác giả cho rằng NL là một điều kiệnkhông thể thiếu được của quá trình sản xuất và tái sản xuất ra của cải, là một

yếu tố cấu thành và quyết định lực lượng sản xuất xã hội.Tức là, nếu xem xét từ khía cạnh quá trình sản xuất và tái sản xuất, thì

NL chính là nguồn cung cấp sức lao động bảo đảm cho các quá trình này

được diễn ra. Nếu không có NL thì không thể có bất cứ một quá trình sản xuất

nào. Nếu xem xét từ khía cạnh lực lượng sản xuất xã hội, thì đây là quá trình

kết hợp hai yếu tố: người lao động và tư liệu sản xuất, trong đó người lao

động hay NL là yếu tố đóng vai trò nguồn gốc của của cải và có tính quyết

định nhất trong lực lượng sản xuất xã hội.

Trong thực tiễn, NL chính là sức lực của con người, là tổng thể những

tiềm năng của mỗi con người, trước hết và cơ bản nhất là tiềm năng lao

động, gồm thể lực, trí lực, tâm lực của mỗi con người và làm cho con người

hoạt động. NL còn là tổng thể nguồn lực con người của một tổ chức, một bộ

phận hoặc một hệ thống lao động xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu của một tổ

chức hoặc một cơ cấu kinh tế - xã hội nhất định. Do ranh giới của phạm trù

NL, sức lao động và lao động là rất nhỏ, nên trong thống kê nhiều khi có

tên gọi chung là lao động. Do tính phức tạp của phạm trù này, trong đề tài

luận án, tác giả chỉ xem xét số lượng NL bao gồm những người trong độ

tuổi lao động, có khả năng làm việc ở một tổ chức, một bộ phận hoặc một

hệ thống lao động xã hội. Phạm trù NL là một căn cứ quan trọng để xác định

phạm trù NL có CMKT.

Về phạm trù NL có CMKT, tuy đến nay nó vẫn chưa được ghi trong Từ

điển Bách khoa Việt Nam, cũng như các từ điển tiếng Việt hay từ điển Kinh

Page 32: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

32

tế khác, nhưng trên sách báo đã được dùng khá nhiều ở nước ta từ những năm

1980 lại đây với những quan niệm khác nhau.

Nếu căn cứ vào quan niệm của kinh tế chính trị cổ điển và của C.Mác

thì “NL có CMKT” chính là loại “lao động phức tạp”. Phạm trù này dùng để

phân biệt với NL không có CMKT hay “lao động giản đơn” [62, tr.75].

Nếu căn cứ theo Từ điển Bách khoa tiếng Việt, thì “lao động phức tạp”

được gọi là “lao động lành nghề” tương phản với “lao động giản đơn”, vì nội

dung giải thích phạm trù “lao động lành nghề” không khác là mấy so với nội

hàm khái niệm “lao động phức tạp” của C.Mác. Cụ thể, nó được tác giả của

cuốn Từ điển này viết là: Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi phải

đào tạo về chuyên môn cũng có thể thực hiện được một công việc nào đó; còn

lao động lành nghề là lao động có trình độ chuyên môn được đào tạo, huấn

luyện hay qua tích lũy kinh nghiệm trong thực tiễn để thực hiện công việc

phức tạp mà lao động giản đơn không làm được [117, tr.643]. Theo cách hiểu

này, trong các số liệu thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam do Nxb Lao

động - Xã hội phát hành hàng năm trên cơ sở kết quả điều tra lao động - việc

làm, đã sử dụng khái niệm: “Lao động CMKT” để phân chia lao động theo

trình độ. Theo cách phân chia này, lao động CMKT là lao động được đào tạo

từ sơ cấp trở lên đến đại học và sau đại học, số còn lại là lao động không có

CMKT (tương ứng với lao động giản đơn, lao động phổ thông).

Một quan niệm khác được thể hiện trong thống kê chính thức nhà nước

do Tổng cục Thống kê công bố kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày

01/4/1999, thì “Lao động CMKT” là phạm trù dùng để chỉ lao động được đào

tạo, nhưng lại phân chia thành loại có chứng chỉ, văn bằng và loại không có

chứng chỉ văn bằng. Tức là lao động CMKT không đồng nghĩa với lao động

giản đơn và cũng không đồng nghĩa với lao động lành nghề.

Nhóm nghiên cứu đề tài: “Các giải pháp nâng cao chất lượng lao động

CMKT trình độ cao nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế theo hướng CNH,

Page 33: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

33

HĐH” thuộc Chương trình KH & CN trọng điểm cấp Nhà nước KX.01/11-15

do PGS, TS Nguyễn Bá Ngọc chủ nhiệm (2013) lại nêu quan niệm:

“Lao động CMKT là loại lao động qua đào tạo, được cấp bằng

hoặc chứng chỉ của các bậc đào tạo của hệ thống giáo dục quốc

dân, có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành ở các mức độ

khác nhau, tùy theo trình độ đào tạo, có khả năng giải quyết

những vấn đề thuộc chuyên ngành đáp ứng yêu cầu của thị trường

lao động, có năng lực nghiên cứu, sáng tạo, giải quyết những vấn

đề KH & CN” [7, tr 3].

Quan niệm này liên quan chặt chẽ đến trình độ học vấn của người lao

động, tức là trình độ đạt được của một người ở lớp học cao nhất đã hoàn tất

trong hệ thống giáo dục quốc dân mà người đó đã theo học. Nội hàm của quan

niệm này không chứa đựng số người tuy đã đạt được một trình độ CMKT rất

cao do tự học, do năng lực sáng tạo hoặc được truyền nghề mà có.

Từ các quan niệm nêu trên, trong quá trình thực hiện đề tài luận án, tác

giả sử dụng phạm trù “NL có CMKT” và được hiểu là một bộ phận NL của xã

hội, bao gồm những người đã được đào tạo đạt một trình độ chuyên môn nhất

định (công nhân kỹ thuật, sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, trung

cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học). Những người này có khả

năng tham gia hoặc đang làm việc ở một tổ chức, một bộ phận hoặc một hệ

thống lao động xã hội. Bộ phận NNL còn lại do không được đào tạo, huấn luyện

để đạt được trình độ chuyên môn nêu trên nên gọi là NL không có CMKT.

2.1.1.2. Đặc điểm của nhân lực có chuyên môn kỹ thuật

- NL có CMKT là người lao động đã được đào tạo. Đây là những người

đang hoạt động trong một công việc chuyên môn nhất định và cả những người

đã được đào tạo, có đủ điều kiện để sẵn sàng tham gia thị trường lao động

nhưng hiện chưa có việc làm, những người trong lực lượng lao động dự bị

Page 34: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

34

(Lao động CMKT). Việc đào tạo ra bộ phận NL này được thực hiện ở nhiều

cấp độ như dạy nghề, công nhân kỹ thuật, sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao

đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học. Người

không có CMKT là người chưa qua đào tạo hoặc có tham gia nhưng chỉ ở

mức độ học việc mà không có một chứng chỉ về cấp độ đào tạo nào; lao động

của người như vậy gọi là lao động phổ thông. Hoạt động kinh tế xã hội của

người có CMKT gọi là lao động chuyên nghiệp.

- NL có CMKT làm việc có năng suất và hiệu quả cao hơn so với NL

không có CMKT. Người có CMKT có thể thực hiện được những công việc đòi

sử dụng phương tiện, kỹ thuật phức tạp, sử dụng CN tiên tiến, CN cao, còn

NL không có CMKT thì không thể thực hiện được những loại công việc này

mà chỉ có thể đảm đương được những công việc đơn giản dựa chủ yếu vào cơ

bắp và kinh nghiệm. Tính chính xác trong công việc, tính kỷ luật, phẩm chất

sáng tạo của người lao động có CMKT cao hơn hẳn so với người lao động

không có CMKT. Làm việc của người có CMKT tự tin hơn so với người

không có CMKT.

Trong điều kiện tiến bộ của KH&CN hiện nay, làm việc của NL có

CMKT càng mang tính chuyên môn hóa sâu hơn so với các thời kỳ trước. Lao

động của người có CMKT có thể sản xuất một loại sản phẩm hoàn chỉnh,

nhưng cũng hoàn toàn có thể là lao động bộ phận chỉ sản xuất ra một chi tiết

nào đó trong rất nhiều chi tiết của sản phẩm cuối cùng. Với đặc điểm này, NL

có CMKT nếu được sử dụng đúng chuyên ngành đào tạo thì sẽ có năng suất

và hiệu quả cao hơn người không có CMKT (điều này đã được A.Smith và

C.Mác phân tích rất sâu sắc). Trong cùng một thời gian lao động, người có

CMKT sẽ tạo ra được nhiều sản phẩm hơn, chất lượng tốt hơn và sản phẩm có

chi phí rẻ hơn vì lao động của họ thành thạo hơn, ít có thao tác thừa so với

những so với người không có CMKT. Trình độ CMKT của lao động ở một

Page 35: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

35

địa phương hay một quốc gia phản ánh tiềm năng KH&CN của địa phương

hay quốc gia đó.

- NL có CMKT không dễ di chuyển sang làm công việc khác. Hoạt động

lao động của NL có CMKT thường mang tính chuyên nghiệp, có bản sắc, cách

thức riêng, thậm chí biểu hiện bằng cá tính, phong cách riêng không dễ lẫn lộn,

không dễ hòa tan tuyệt đối vào cái chung. Do làm việc có kỹ năng và chuyên

môn hóa, nên người lao động đã làm việc ở ngành này rất khó có thể di chuyển

sang làm công việc khác trong một thời gian ngắn. Nếu muốn di chuyển sang

làm việc ở ngành khác thì phải mất một khoảng thời gian để được đào tạo,

huấn luyện về CMKT của ngành mà người đó muốn di chuyển đến.

- Bộ phận trọng yếu của NL có CMKT là NL có chất lượng cao. Khi tổ

chức các cuộc điều tra thống kê, Tổng cục Thống kê đã phân trình độ chuyên

môn kỹ thuật theo năm nhóm: (1) sơ cấp bao gồm cả công nhân kỹ thuật, (2)

trung cấp (bao gồm cả trung cấp nghề), (3) cao đẳng (bao gồm cả cao đẳng

nghề), (4) đại học và (5) trên đại học.

Gần đây, ở nước ta có sử dụng thuật ngữ NL chất lượng cao và được

hiểu đó là một bộ phận trong số NL có CMKT. Những người này có khả năng

đáp ứng những nhu cầu phức tạp của công việc, có năng suất và hiệu quả cao

trong công việc, có những đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng kinh tế và

phát triển của cộng đồng nói riêng và cho toàn xã hội nói chung. NL chất

lượng cao là người giỏi về chuyên môn, có năng lực sáng tạo, có tính kỷ luật

và ý thức chính trị cao trong từng công việc mà họ đảm nhiệm. Người đó có

thể đó là công nhân bình thường, công nhân kỹ thuật, kỹ sư, trưởng phòng

ban hoặc có thể là một người làm công việc tạp vụ. Tuy nhiên, trong thống kê,

số NL chất lượng cao của một tổ chức hay của xã hội thường được căn cứ vào

trình độ học vấn từ cao đẳng, đại học trở lên, đang làm việc trong các lĩnh vực

khác nhau của đời sống xã hội có được những phẩm chất năng lực nêu trên.

Page 36: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

36

Tác giả cho rằng, NL chất lượng cao là lực lượng tinh tú nhất của NL có

CMKT của xã hội.

- Đầu tư và thu nhập của người có CMKT tương đối cao. So với người

không có CMKT thì đầu tư và thu nhập của người có CMKT cao hơn. Muốn

có một trình độ CMKT nào đó, mỗi người phải mất một thời gian nhất định

có khi là nhiều năm để học tập, phải đầu tư công sức và tiền của cho giáo dục,

đào tạo. Người không có CMKT thì không phải mất khoản đầu tư này. Đầu tư

để có một trình độ CMKT và năng lực lao động nhất định được gọi là đầu tư

vào con người hay tư bản con người. Vốn đầu tư đó là một trong những điều

kiện tạo ra vốn NL. Vốn NL là một tổ hợp tất cả những năng lực bẩm sinh và

những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mà mỗi cá nhân tích luỹ được thông qua

việc học. Vốn NL được đưa vào sử dụng sẽ tạo ra thu nhập cho bản thân

người ấy, đồng thời góp phần tạo nên sự thịnh vượng kinh tế và xã hội. Người

có CMKT có nguồn vốn NL nhiều hơn so với người không có CMKT, do đó

việc làm và thu nhập của anh ta cũng tương đối ổn định và cao hơn.

Người có CMKT thường ít bị thất nghiệp hơn so với người không có

CMKT. Trên thực tế, số lao động thất nghiệp trong xã hội thường là người

không có CMKT. Tuy nhiên, nếu quy mô và cơ cấu giáo dục, đào tạo của một

nước không phù hợp với cầu về NL trên thị trường, không đáp ứng yêu cầu

phát triển kinh tế xã hội đã lựa chọn thì không chỉ NL không có CMKT không

có việc làm mà ngay cả người có CMKT cũng bị thất nghiệp.

Xét về mặt xã hội, người có CMKT, nhất là những nhà KH và những

người có chuyên môn sâu, có nhiều sáng tạo, nhiều đóng góp cho sự tăng

trưởng và phát triển của cộng đồng và xã hội thường được trân trọng hơn, được

đánh giá ở nấc thang xã hội cao hơn so với những người không có CMKT.

Song, cần thấy một đặc điểm thực tế là, sự tồn tại của NL có CMKT

đồng nghĩa với lao động chuyên môn hóa. Trình độ chuyên môn hóa càng sâu

thì người lao động chỉ làm một công việc ở phạm vi càng hẹp hơn. Do vậy,

Page 37: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

37

hoạt động của họ càng trở nên buồn tẻ, thậm chí có thể suốt đời không biết

làm gì hơn ngoài công việc chuyên môn của mình. Điều này tất yếu làm giảm

sút sự phát triển của con người. Ví dụ, vốn từ vựng của người có CMKT ở

mức sâu thường chỉ đóng khung ở lĩnh vực hoạt động chuyên môn của anh ta.

Thêm vào đó, mức độ phụ thuộc lẫn nhau của người có CMKT là rất lớn. Nếu

cơ cấu NL trong một tổ chức, một ngành hay trong toàn xã hội là đồng bộ và

cơ chế quản lý thích hợp, thì hoạt động của người có CMKT rất có hiệu quả;

còn nếu ngược lại thì có thể gây ra thiệt hại về kinh tế và xã hội trong quá

trình phát triển.

2.1.1.3. Các yếu tố cấu thành chất lượng nhân lực có chuyên mônkỹ thuật

Có nhiều cách xác định yếu tố cấu thành chất lượng NL có CMKT.

Chẳng hạn, theo cách tiếp cận của Mác, năng lực lao động của con người

được cấu thành bởi hai yếu tố là thể lực và tinh thần (trí lực) trong một con

người đang sống. NL có CMKT phải có hai yếu tố trên, đồng thời yếu tố về

trí lực phải là người đã được đào tạo ở một trình độ chuyên môn nhất định

(Mác gọi là lao động phức tạp) [62, tr.251, 75]. Còn theo cách tiếp cận hiện

nay, thì khi nói đến NL có CMKT, ngoài hai yếu tố trên, người đó phải có

năng lực phẩm chất thể hiện ở tính năng động, sáng tạo, thái độ làm việc,

lòng tự tin, khả năng thích ứng, dễ chuyển đổi, làm việc có kỷ luật, có tinh

thần trách nhiệm với cá nhân, nhóm và tổ chức…[13, tr.10].

Trong điều kiện cách mạng KH&CN và xu hướng toàn cầu hóa, hội

nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, việc tiếp cận các yếu tố

cấu thành chất lượng NL có CMKT còn được xem xét dưới góc độ yếu tố tạo

nên quá trình sản xuất, kinh doanh. Nếu theo phương pháp này, chất lượng

NL có CMKT được cấu thành bởi hai bộ phận: năng lực CMKT của mỗi

người lao động cụ thể và năng lực lao động tập thể do phối hợp mà có:

Page 38: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

38

- Năng lực CMKT của mỗi người lao động cụ thể. Nó được thể hiện ở

ba thành tố: thể lực, trí lực và tâm lực.

+ Thể lực hay năng lực thể chất biểu thị ở sức khỏe của con người, là

trạng thái thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội (Về thể chất là sự cường

tráng cơ bắp và khả năng vận động chân, tay; về tinh thần là sự dẻo dai của

hoạt động thần kinh, khả năng vận động của trí tuệ, khả năng tư duy; về xã

hội là sự thoải mái, vui vẻ, giao tiếp thân thiện, không có những áp lực từ môi

trường). Nó được đo lường bằng các chỉ tiêu chiều cao, cân nặng, sức mạnh

cơ bắp, thị lực, thính lực,…

+ Trí lực được đánh giá thông qua trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn

kỹ thuật, kỹ năng lao động và khả năng vận dụng tri thức vào các công việc,

tình huống cụ thể. Trình độ văn hóa là khả năng về tri thức và kỹ năng có thể

tiếp nhận những kiến thức cơ bản, thực hiện được những công việc đơn giản.

Trình độ văn hóa được trang bị thông qua hệ thống giáo dục quốc dân với các

hình thức giáo dục chính quy, không chính quy, phi chính thức. Trình độ văn

hóa của một quốc gia thường được xem xét qua hệ thống các chỉ tiêu như tỷ lệ

dân số biết chữ, số năm đi học trung bình của dân số tính từ 25 tuổi trở lên.

Trình độ chuyên môn kỹ thuật là những kiến thức kỹ năng cần thiết để đảm

đương các chức vụ trong quản lý kinh doanh và các hoạt động nghề nghiệp.

+ Tâm lực hay năng lực phẩm chất của người lao động biểu thị ở tính

kỷ luật, sự tự giác, ý thức trách nhiệm, tinh thần hợp tác, tác phong chuyên

nghiệp... Khi có những phẩn chất này, người lao động không thể chấp nhận

sự tùy tiện, tâm lý ỷ lại, không hợp tác chặt chẽ với nhau trong công việc,

thiếu sự đồng nhất và cộng cảm…, vì chúng chính là yếu tố gây nhiều trở

ngại cho phát triển kinh tế xã hội.

Các thành tố này có quan hệ với nhau, tồn tại trong mỗi con người và

được hình thành chủ yếu dựa vào tích lũy kiến thức, kỹ năng lao động của bản

Page 39: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

39

thân thông qua đầu tư vào giáo dục, đào tạo, tự rèn luyện và khả năng trí tuệ

của mỗi cá nhân.

- Năng lực lao động tập thể do phối hợp tạo nên. Nó được thể hiện ở tổng

thể sức lực của những người lao động trong một tập thể. Những người này

có quan hệ hữu cơ với nhau tạo nên sức mạnh của đội ngũ lao động của

một tổ chức. Nó không phải là số cộng đơn giản của các sức lực cá thể

trong tổ chức đó. Ngoài tự tích lũy kiến thức và kỹ năng lao động, để có bộ

phận NL này còn đòi hỏi năng lực quản trị của một tổ chức và xã hội. Một

doanh nghiệp, một ngành sản xuất hay một nền kinh tế, muốn tồn tại và

phát triển trong môi trường cạnh tranh, phải đặc biệt coi trọng việc phát huy

năng lực sáng tạo của lao động tập thể.

Hai yếu tố năng lực cá nhân và năng lực tập thể nêu trên được hình

thành và phát triển trong suốt quá trình người lao động tham gia vào các mối

quan hệ lao động trong một tổ chức, một lĩnh vực và một nền kinh tế.

Nếu xem xét từ góc độ sử dụng vào các hoạt động kinh tế xã hội, thì

NL có CMKT được chia thành hai bộ phận: NL tiềm năng và NL thực tế:

- NL có CMKT tiềm năng là yếu tố mà mỗi người đã tích lũy. Nó được

thể hiện ở các thành tố như năng lực về thể chất, trình độ CMKT về một lĩnh

vực cụ thể của người lao động, như trình độ học vấn, bậc thợ, thâm niên công

tác… của người lao động và ở các phẩm chất tiềm ẩn trong mỗi người lao

động. Những thành tố này nói lên người lao động có đủ điều kiện tham gia

vào hoạt động kinh tế xã hội trong một tổ chức. Đây là yếu tố điều kiện, tiền

đề để người lao động có thể phát huy năng lực CMKT của mình để hoàn

thành công việc được giao.

- NL có CMKT thực tế là yếu tố thể hiện năng lực thực thi công việc

của người lao động. Nó bao gồm tổng thể các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp,

tác phong, kỷ luật lao động, sự tận tụy và trách nhiệm của người lao động đối

Page 40: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

40

với công việc, mức độ cố gắng, lòng say mê với công việc và năng lực sáng

tạo… Những thành tố này có thể được xem xét ở mức độ hoàn thành công

việc như chất lượng và tiến độ thực hiện công việc, mức độ hoàn thành định

mức công việc, năng suất lao động tập thể… Yếu tố NL có CMKT thực tế chỉ

được biểu hiện thông qua thực tế hoạt động của người lao động trong công

việc được giao. Đây còn là yếu tố phản ánh mức độ đáp ứng các yêu cầu công

việc do người sử dụng lao động giao nhiệm vụ.

Hai yếu tố tiềm năng và thực tế của NL có CMKT có quan hệ tương hỗ

với nhau. Yếu tố tiềm năng là điều kiện tiền đề để phát huy năng lực lao động

thực tế. Nếu một người không có sức khỏe hoặc không có một trình độ CMKT

cần thiết thì không thể thực hiện và hoàn thành thành công việc được giao.

Ngược lại, yếu tố thực tế là thước đo, kiểm định NL có CMKT tiềm năng.

Bằng thực tế hoạt động lao động, người sử dụng NL mới có đánh giá xác đáng

về chất lượng CMKT của mỗi người lao động trong tổ chức, đơn vị mình. Nhờ

đó, mà có những điều chỉnh về đào tạo và sử dụng cho thích hợp. Trong thực

tế, người lao động có thể có chứng chỉ, bằng cấp về CMKT ở một lĩnh vực là

rất cao, tốt nghiệp loại giỏi, mặc dù sử dụng đúng nghề đào tạo nhưng vẫn

không phát huy được năng lực CMKT của mình. Hoặc có tình trạng sử dụng

NL “quá sức”, tức là tiềm năng về CMKT hiện có của người lao động quá thấp,

không thể đáp ứng yêu cầu của công việc được giao.

Bên cạnh việc phân loại nêu trên, người ta còn có thể phân loại NL có

CMKT dựa trên sự tham gia của người lao động trong hệ thống ngành, nghề

của nền kinh tế quốc dân, như: NL cho sản xuất kinh doanh, NL cho hoạt động

KH&CN, NL cho hoạt động giáo dục và đào tạo…, hoặc các yếu tố cấu thành

NL theo định hướng phát triển, như NL cho phát triển kinh tế xã hội, NL cho

phát triển kinh tế đối ngoại, NL cho CNH, HĐH đất nước v.v…

Page 41: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

41

2.1.2. Vai trò của nhân lực có chuyên môn kỹ thuật đối với công

nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh miền núi

NL có CMKT có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình đẩy mạnh

CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở nước ta nói chung, ở một tỉnh

miền núi nói riêng, cụ thể là:

2.1.2.1. Nhân lực có chuyên môn kỹ thuật là yếu tố quyết định nhất

đối với sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Theo C.Mác, lực lượng sản xuất là toàn bộ những năng lực sản xuất của

xã hội ở một thời kỳ nhất định. Người lao động và tư liệu sản xuất là hai yếu

tố tạo thành lực lượng sản xuất của xã hội. Trong cấu trúc của lực lượng sản

xuất, có hệ thống những tư liệu sản xuất mà người ta dùng cho sản xuất, trong

đó quan trọng nhất là công cụ lao động; còn người lao động với những tri

thức, phương pháp sản xuất, kĩ năng, kĩ xảo và thói quen lao động đóng vai

trò quyết định nhất. Trong số những người lao động thì người có CMKT đóng

vai trò trụ cột của toàn bộ quá trình sản xuất và tái sản xuất của xã hội.

Sự nghiệp CNH, HĐH đỏi hỏi người lao động phải có kiến thức hiểu

biết về nghề nghiệp chuyên môn, có kỹ năng kỹ xảo để sử dụng và làm chủ kỹ

thuật, công nghệ mới, lao động có kỷ luật, có tác phong, thái độ và thói quen

làm việc theo lối công nghiệp. Sự nghiệp đó tất nhiên không thể thực hiện

được bởi năng lực của những người không có CMKT và cũng không thể chỉ

dựa vào những thói quen, kinh nghiệm và tư duy lạc hậu của họ. Những người

có CMKT đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đi tiên phong áp dụng

kỹ thuật, làm chủ công nghệ mới, là lực lượng lao động chuyên nghiệp, có

tính kỷ luật cao và có tác phong lao động công nghiệp, có phẩm chất phù hợp

với yêu cầu của CNH, HĐH.

Đối với một tỉnh miền núi, quá trình tiến hành CNH, HĐH cũng không

nằm ngoài yêu cầu phát triển chung của cả nước. Tuy nhiên, do điều kiện tự

nhiên, kinh tế và xã hội có nhiều khó khăn hơn so với các tỉnh miền xuôi, nên

Page 42: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

42

để đẩy nhanh CNH, HĐH càng phải đặc biệt coi trọng vai trò của yếu tố con

người mà trước hết là vai trò của đội ngũ NL có CMKT trên địa bàn. Vai trò

của đội ngũ này được thể hiện:

- NL có CMKT là người được đào tạo, có hiểu biết về chuyên môn và kỹthuật, người trực tiếp làm việc tại các vị trí có sử dụng kỹ thuật, công nghệ mới,thực hiện nội dung CNH, HĐH, thúc đẩy phát triển công nghệ và chuyển dịchcơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng hiện đại trong khi người không có CMKTkhông thể đảm đương được những công việc này.

- NL có CMKT là người có văn hóa nghề nghiệp, lao động có kỷ luật tựgiác, làm việc có trách nhiệm cao đối với công việc và chất lượng sản phẩm,

tiết kiệm nguyên vật liệu và thời gian hơn so với người không có CMKT. Hoạtđộng lao động của người có trình độ CMKT thường có tinh thần hợp tác và tác

phong lao động công nghiệp, lương tâm nghề nghiệp cao hơn so với ngườikhông có CMKT. Trong quá trình CNH, HĐH, người có CMKT, nhất là NL

chất lượng cao có thể xử lý được mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại,

giữa dân tộc và thời đại, vừa biết kế thừa các giá trị truyền thống vừa biết phát

triển các giá trị đó lên tầm cao hơn, đồng thời biết tiếp thu những tinh hoa vănhóa của nhân loại trong tiến hành CNH, HĐH.

- Ngoài việc làm chủ kỹ thuật, công nghệ mới trong hoạt động kinh tế và

xã hội, người có CMKT còn là lực lượng trực tiếp phổ biến kiến thức, kỹ năng,tác phong và kỷ luật lao động công nghiệp cho người không có CMKT. Vai trònày không chỉ tạo sự lan tỏa tri thức công nghiệp trong xã hội miền núi mà

người có CMKT còn là lực lượng quan trọng góp phần mở rộng áp dụng kỹthuật, công nghệ mới, thúc đẩy CNH, HĐH trên địa bàn. Thực tế cho thấy, việcphát triển hệ thống giáo dục và đào tạo nghề là rất cần thiết, nhưng cũng khôngthể phủ định vai trò quan trọng của truyền nghề trong việc nâng cao chất lượngCMKT của đội ngũ lao động. Đội ngũ NL có CMKT có thể thực hiện được vaitrò này trong xã hội thông qua hoạt động lao động và phổ biến trực tiếp tri thứccho người lao động ngay tại cơ sở, tổ chức mà họ làm việc.

Page 43: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

43

Ngân hàng thế giới có đưa ra một báo cáo về xếp hạng loại giàu có củamột quốc gia, trong đó đóng góp của NL chiếm 2/3 giá trị tài sản tạo nên sựgiàu có đó. Lịch sử CNH và quá trình phát triển lực lượng sản xuất của nhânloại đã cho thấy con người chứ không phải là cái gì khác là nhân vật trungtâm của sự phát triển. Trước đây, trong học thuyết của mình, V.I.Lênin có nêu

nhận xét: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân,

là người lao động” [55, tr.430]. Lực lượng tinh hoa, ưu tú nhất của đội ngũ ấyphải là những người có CMKT.

Ngày nay, cuộc cách mạng KH&CN đang diễn ra như vũ bão. Vai trò

của tri thức ngày càng được coi trọng hơn bao giờ hết. Tri thức trở thành nhân

tố ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn và trở thành chủ yếu so với các yếu tốkhác tạo nên sức cạnh tranh và giá trị sản lượng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Chính vì thế, trong xu hướng nhân loại đang tiến mạnh vào nền kinh tế trithức, vai trò của lực lượng lao động có CMKT càng trở nên có tính quyết địnhhơn đối với sự phát triển của bất cứ một tỉnh, thành phố hay một quốc gianào. Quá trình CNH, HĐH của một tỉnh miền núi cũng không nằm ngoài yêu

cầu thiết yếu này.

2.1.2.2. Nhân lực có chuyên môn kỹ thuật là lực lượng đi đầu trongthúc đẩy tiến bộ KH, CN và phát triển kinh tế tri thức

Sự nghiệp CNH, HĐH không chỉ đỏi hỏi người lao động phải biết sửdụng và làm chủ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, mà còn phải sáng tạo khoa họcvà áp dụng công nghệ mới vào hoạt động sản xuất. Chỉ người có CMKT và

nhất là những lao động chất lượng cao mới thực sự làm chủ và sáng tạo CN

thúc đẩy tiến bộ KH & CN.

Do trực tiếp tiến hành các hoạt động liên quan tới quá trình phát triểnCN, liên quan tới sự ra đời, phát triển, truyền bá và ứng dụng tri thức vào sảnxuất, nên người có CMKT có khả năng sáng tạo, họ có thể thúc đẩy phát triển

KH & CN. Trong số này, những công nhân kỹ thuật có thể phát triển kỹ năng,kinh nghiệm nghề nghiệp của mình. Những người làm nghề đòi hỏi trí óc

Page 44: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

44

nhiều, tư duy cao trong các lĩnh vực KH như toán học, hóa học, vật lý học, KH

vật liệu, KH năng lượng, KH kinh tế..., có thể sáng tạo những tri thức mới,CN mới để có năng suất và hiệu quả cao hơn. Những tri thức và CN này là tốicần thiết cho phát triển hệ thống sản xuất công nghiệp và kinh tế tri thức.Thiếu đội ngũ này thì sự nghiệp CNH, HĐH của một tỉnh hay của một nướckhông thể nào tiến nhanh lên được.

Cũng như cả nước, sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh miền núi là phảithúc đẩy trang bị kỹ thuật, CN tiên tiến, hiện đại cho các ngành kinh tế, tạosự đột phá về năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Phát triển mạnh

các ngành và sản phẩm có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức. Do

điểm xuất phát thấp, nên con đường CNH, HĐH của tỉnh miền núi càng

phải coi trọng việc kết hợp phát triển CN nội sinh và phát triển CN ngoạisinh trên cơ sở tiếp nhận chuyển giao CN từ các tỉnh và các nước côngnghiệp phát triển hơn. CN nội sinh không phải tự nó mà có, nó đòi hỏitrong tỉnh phải có đội ngũ những người có chuyên môn, hiểu biết KH và có

năng lực sáng tạo trong KH. Việc tiếp nhận chuyển giao CN từ bên ngoài

cũng đòi hỏi trong tỉnh, trong nước phải có người hiểu biết về loại CN cầntiếp nhận và biết làm chủ được CN, thiết bị đó, đồng thời biết cải biến chothích nghi với điều kiện cụ thể của mình trong quá trình tạo sản phẩm để cónăng suất và hiệu quả cao hơn. Tất cả những yêu cầu này đều đòi hỏi nănglực sáng tạo của con người.

Không phải CNH, HĐH là trên thế giới có CN mới gì thì ở ta cũng phảicó loại đó. Lỗ Tấn trong AQ chính truyện có viết: “Nhiệt tình cộng với ngudốt là phá hoại”. Câu viết này còn được nhấn mạnh trong chỉ huấn củaV.I.Lênin và của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Nhiệt tình cộng với dốt nátbằng đại phá hoại”. Điều đó nói lên tầm quan trọng của NL có CMKT trongphát triển KH, CN và nhất là trong phát triển kinh tế tri thức để đi nhanh vào

một nền kinh tế hiện đại. Điều này lại càng trở nên quan trọng đối với yêu cầuphát triển nhanh ở một tỉnh miền núi.

Page 45: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

45

2.1.2.3. Nhân lực có chuyên môn kỹ thuật là yếu tố quyết định việcnâng cao sức cạnh tranh, tạo điều kiện tích lũy vốn cho công nghiệp hóa,hiện đại hóa

Trong kinh tế thị trường tất yếu tồn tại cạnh tranh. Quan hệ này lại càng

trở nên gay gắt và quyết liệt hơn khi nền kinh tế được đặt trong hội nhập và

toàn cầu hóa kinh tế. Lý thuyết và thực tiễn đẫ chứng minh rằng, sức cạnhtranh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chủ yếu là sức mạnh về vốn, trình độ KH và

năng lực sử dụng CN kể cả CN quản lý và chính sách của nhà nước. Để đánhgiá và xếp hạng năng lực cạnh tranh, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đưa ra12 trụ cột cho khả năng cạnh tranh và quy về 3 nhóm: nhóm yêu cầu căn bản,nhóm các yếu tố nâng cao hiệu quả và nhóm các yếu tố sáng tạo và trình độ.Để có được thứ hạng cạnh tranh ở cả ba nhóm đó, có rất nhiều trụ cột liên

quan trực tiếp đến nhân tố con người như tổ chức thể chế, ổn định kinh tế vĩmô, giáo dục cơ bản và y tế, giáo dục đại học và đào tạo, mức độ sẵn sàng vềCN, trình độ kinh doanh, sáng tạo… Điều này có nghĩa là con người mà trướchết là những người có trình độ CMKT có vai trò đặc biệt quan trọng.

Thực tế cho thấy, yếu tố quan trọng nhất quyết định sức cạnh tranh củasản phẩm, của doanh nghiệp, của một tỉnh hay toàn bộ nền kinh tế đều phảidựa vào năng lực trí tuệ và kỹ năng của người lao động. Có NL có CMKT,

nhất là NL chất lượng cao tức là chủ thể cạnh tranh có được sức mạnh để thuhút và phát huy sức mạnh của các nguồn lực sản xuất khác và có khả năng tạora sản phẩm với chi phí thấp, chất lượng cao tung ra thị trường.

Một số công trình nghiên cứu mới đây đã cho thấy rằng, NL là yếu tốsản xuất quan trọng nhất. Tuy cả tư bản và lao động đều rất cần thiết cho sảnxuất, nhưng nếu lấy đi toàn bộ tư bản, hay toàn bộ lao động, thì ta chỉ còn

tổng sản phẩm không đáng kể. Nhưng nếu tăng sức lao động 1% sẽ làm cho

sản lượng tăng gấp khoảng 3 lần so với việc tăng tư bản 1%. Năng suất củalao động tăng là nhờ tiến bộ kỹ thuật, trình độ học vấn và nghề nghiệp củacông nhân cao hơn. Tăng vốn chỉ là một yếu tố khiêm tốn, chiếm khoảng 1/6

Page 46: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

46

toàn bộ mức tăng GNP. Giáo dục và các tiến bộ về kiến thức vượt vốn trongviệc góp phần vào tăng trưởng kinh tế [79, tr.271, 553]. Đầu tư cho việc tạolập nguồn vốn NL đã và đang là hướng đầu tư chủ yếu để nhanh đi tới mộtnền kinh tế hiện đại và có mức sống cao.

Không phải ngẫu nhiên từ cuối thế kỷ XX lại đây, quy mô và loại hình

giáo dục, đào tạo của nhiều nước trên thế giới đã có những bước phát triểnvượt trội. Những nước thành công nhất về CNH đã từng tập trung cao độnguồn vốn cho đào tạo người lao động. Hàn Quốc là một ví dụ điển hình.

Không phải ngẫu nhiên trên thế giới đã xuất hiện những “công ty săn đầungười”. Đó là công ty đưa vào áp dụng một số công cụ mạnh để thu hút “chấtxám” từ các đối thủ cạnh tranh và từ nước khác đưa về sử dụng trong doanhnghiệp của mình hoặc nước mình. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế mặc dù là

cơ hội phát triển cho các nước nước đang phát triển, nhưng nó cũng đặt khôngít thách thức, trong đó các nước này phải đối mặt với tình trạng “chảy máuchất xám”, trong khi muốn áp dụng tiến bộ KH và đưa vào vận hành CN mớilại phải thuê chuyên gia nước ngoài với mức giá “cắt cổ”. Tình trạng trên

được gọi là “thiệt hại kép”. Những thiệt hại đó hoàn toàn có thể diễn ra mộtcách tự nhiên ngay ở giữa các tỉnh, các vùng miền trong một quốc gia. Nhữngnơi có điều kiện kinh tế - xã hội kém phát triển hơn như một tỉnh miền núikhông thể tránh khỏi sức ép cạnh tranh này. Con đường để vượt lên trên nhữngthách thức của tỉnh miền núi, tất yếu phải là coi trọng việc tạo lập, phát triển và

sử dụng NL có CMKT.

2.1.2.4. Nhân lực có chuyên môn kỹ thuật là yếu tố quan trọngtrong việc thúc đẩy tỉnh miền núi tiến kịp các tỉnh miền xuôi

Nằm trong chiến lược phát triển chung của cả nước, mục tiêu của củaCNH, HĐH của tỉnh miền núi hiện nay phải nhằm vào sự tiến bộ bền vữngtheo định hướng XHCN, thực hiện dân giàu, nước mạnh, tiến lên hiện đạitrong một xã hội nhân dân làm chủ, có văn hóa, có kỷ cương, xóa bỏ áp bức,bất công, tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.

Page 47: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

47

Song, khác với tỉnh miền xuôi, tỉnh miền núi là nơi trình độ kinh tế và

xã hội kém phát triển hơn, nơi có nhiều khó khăn hơn do điều kiện địa hình

phức tạp, kết cấu hạ tầng kém phát triển, trình độ dân trí thấp. Tỉnh miền núithường nằm ở “vùng sâu, vùng xa”, có tỉnh còn có đường biên giới quốc giavới các nước trong cùng khu vực. Tuy có một số lợi thế tiềm năng về tài

nguyên đất, tài nguyên rừng và tài nguyên khoáng sản, nhưng do trình độ dântrí thấp và thiếu NL có CMKT nên chưa phát huy được các lợi thế sẵn có.Lãng phí nguồn lực là tình trạng thường thấy của tỉnh miền núi. Do vậy, tiếntrình CNH, HĐH của tỉnh miền núi nước ta còn rất nhiều khó khăn.

Để ra khỏi tình trạng trên, các tỉnh miền núi phải vươn lên đẩy mạnhCNH, HĐH và phải tìm giải pháp bứt phá để phát triển không chỉ tiến kịp cáctỉnh miền xuôi mà còn tiến lên hiện đại. Một trong những con đường cơ bản,lâu dài cho sự phát triển rút ngắn của tỉnh miền núi là phát triển NL có

CMKT, xem đó là trụ cột vững chắc trong phát triển kinh tế - xã hội của địaphương. Phải coi NL có CMKT là lực lượng có tầm quan trọng đặc biệt đốivới tốc độ và chất lượng CNH, HĐH. Nếu thiếu lực lượng này thì CNH, HĐHở tỉnh miền núi không thể nào phát triển nhanh được.

2.2. NỘI DUNG, CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾNNHÂN LỰC CÓ CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT CHO CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠIHÓA Ở TỈNH MIỀN NÚI

2.2.1. Nội dung và các chỉ tiêu đánh giá nhân lực có chuyên môn kỹthuật cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa

2.2.1.1. Nội dung phát triển nhân lực có chuyên môn kỹ thuật chocông nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển NLcó CMKT cho CNH, HĐH

Để bảo đảm NL có CMKT cho CNH, HĐH, đòi hỏi trước hết phải có

chiến lược, phải xây dựng quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển đội

ngũ này. Theo tư tưởng của Hội thảo khoa học về Chiến lược và quy hoạch

Page 48: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

48

phát triển đất nước bước vào thế kỷ XXI của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thì “Quy

hoạch, kế hoạch phát triển NL có CMKT cho CNH, HĐH thể hiện rõ mục

tiêu là làm thế nào để cung và cầu lao động có CMKT của các ngành nghề

khác nhau khớp được với nhau và tránh được dư thừa hoặc thiếu hụt lao động

có CMKT. Vì vậy, chính sách ở đây là phải dựa trên nhu cầu mỗi loại lao

động mà tiến hành các giải pháp chuyển hóa đào tạo sao cho đủ nguồn lao

động thích ứng với nhu cầu của thị trường lao động [4, tr.128-129].

- Đào tạo, bồi dưỡng NL có CMKT cho CNH, HĐH

Đào tạo, bồi dưỡng NL có CMKT cho CNH, HĐH được coi là nội

dung then chốt trong bảo đảm NL có CMKT cho CNH, HĐH. Đào tạo, bồi

dưỡng NL có CMKT không chỉ nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc thực

hiện các nhiệm vụ hiện tại, mà còn chuẩn bị NL có CMKT cho việc bảo đảm

các yêu cầu cho tương lai. Nội dung cơ bản của nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng

NL có CMKT cho CNH, HĐH là:

+ Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng NL có CMKT cho CNH, HĐH.

Đây là bước đầu tiên quan trọng của quá trình đào tạo. Bước này phải phân

tích nhu cầu NL có CMKT cho CNH, HĐH cả về số lượng, chất lượng, cơ

cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ, kỹ năng... Tức là, phải dựa trên nhu cầu NL

có CMKT của sản xuất, của thị trường lao động hiện tại và tương lai để có kế

hoạch đào tạo phù hợp. Nếu việc xác định nhu cầu đào tạo không bắt nguồn

từ thực tiễn, tức là không bắt kịp đòi hỏi của thực tiễn, thì quy mô và cơ cấu

đào tạo không phù hợp, dẫn đến quá thừa hoặc quá thiếu, gây lãng phí cho xã

hội. Xác định nhu cầu đào tạo NL có CMKT cho CNH, HĐH của một tỉnh

cần chú ý đến các yêu cầu cơ bản như: chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

và chiến lược CNH, HĐH của tỉnh; chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực của

tỉnh. Cùng với đó, việc xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng NL có CMKT

cho CNH, HĐH của tỉnh cần phải có tư vấn của các chuyên gia, các nhà

chuyên môn về NL.

Page 49: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

49

+ Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng NL có CMKT cho CNH,

HĐH. Xây dựng kế hoạch là quá trình thu thập và xử lý thông tin một cách có

hệ thống nhằm xác định mục tiêu, phân bố các nguồn lực, thời gian và các

phương án thực hiện để đạt mục tiêu đề ra. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi

dưỡng NL có CMKT cho CNH, HĐH là bước thứ hai đóng vai trò hết sức

quan trọng của quá trình đào tạo bồi dưỡng. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi

dưỡng càng cụ thể, chi tiết thì sự phối hợp giữa các tổ chức, đơn vị sẽ được

thực hiện tốt. Ngược lại, nếu kế hoạch xây dựng không KH thì sẽ gây tốn

kém, lãng phí trong tổ chức thực hiện. Xây dựng kế hoạch còn giúp cho thanh

tra, kiểm tra giám sát công việc với những mục tiêu, tiêu chí rõ ràng đã được

xác định từ khâu kế hoạch. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng NL có CMKT cho

CNH, HĐH của địa phương cần xác định rõ đối tượng đào tạo; ngành nghề

đào tạo; trình độ đào tạo; số lượng đào tạo cho mỗi ngành, nghề; nội dung đào

tạo; hình thức đào tạo v.v... Có các hình thức như đào tạo tập trung, đào tạo

tại chức, đào tạo tại chỗ, đào tạo từ xa, đào tạo tại doanh nghiệp v.v...

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng NL có CMKT cho

CNH, HĐH của địa phương. Đây là hiện thực hóa các mục tiêu của hoạt động

trong kế hoạch. Các hoạt động của quá trình đào tạo, bồi dưỡng NL có CMKT

cho CNH, HĐH được thể hiện ở khâu tổ chức thực hiện, là khâu kế tiếp của

khâu xây dựng kế hoạch đào tạo. Khâu này có vai trò vô cùng quan trọng. Sau

khi kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng NL có CMKT cho CNH, HĐH được cấp có

thẩm quyền phê duyệt và ban hành, thì cơ quan quản lý và các cơ sở đào tạo

phải chủ trì tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch.

+ Đánh giá đào tạo, bồi dưỡng NL có CMKT cho CNH, HĐH. Đây là

quá trình thu thập và xử lý thông tin, dữ liệu về đào tạo nhằm xác định mức

độ đạt được các mục tiêu đào tạo đặt ta, giúp cho các nhà quản lý đưa ra các

quyết định phù hợp cho công tác đào tạo. Đánh giá đào tạo, bồi dưỡng NL có

CMKT cho CNH, HĐH là khâu cuối cùng của quá trình đào tạo. Tuy nhiên

Page 50: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

50

trên thực tế, công việc này phải diễn ra trong mọi giai đoạn của quá trình đào

tạo. Có như vậy mới phát hiện kịp thời những bất cập để từ đó có những điều

chỉnh phù hợp. Nội dung của đánh giá đào tạo, bồi dưỡng NL có CMKT cho

CNH, HĐH bao gồm: đánh giá nhu cầu đào tạo; đánh giá việc lập kế hoach

đào tạo (mục tiêu, đối tượng, ngành nghề, trình độ, nguồn lực, kinh phí, thời

gian...); đánh giá việc thực hiện kế hoạch đào tạo (Kết quả đạt được, công tác

tổ chức quản lý, các hoạt động đào tạo, tiến độ thực hiện theo kế hoạch thời

gian, sử dụng kinh phí...); đánh giá các cơ sở đào tạo, đội ngũ giảng viên

(năng lực đào tạo, khả năng đào tạo, trình độ giảng viên, kiến thức, kỹ năng

và thái độ của giảng viên...).

- Thu hút, tuyển dụng NL có CMKT cho CNH, HĐHĐây là công việc phải được coi trọng. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị

trường thì công việc này lại càng quan trọng hơn. Bởi lẽ, khi nền kinh tế vậnhành theo cơ chế thị trường thì lao động, nhất là lao động có CMKT có quyềnlựa chọn công việc, lựa chọn địa bàn làm việc phù hợp với nguyện vọng và

khả năng của bản thân. Họ có thể di chuyển đến một tỉnh khác, một công việckhác khi điều kiện cho phép. Vì thế, công việc thu hút, tuyển dụng NL cóCMKT cho CNH, HĐH của một tỉnh cũng hết sức quan trọng.

Để thu hút, tuyển dụng được NL có CMKT phù hợp cho công cuộcCNH, HĐH của tỉnh cần chú ý đến những nội dung như xây dựng hệ thốngtiêu chuẩn chức danh, tiêu chuẩn vị trí. Trong đó cần đảm bảo các nội dung vềnguyên tắc, căn cứ, quy trình, thủ tục... cụ thể như sau:

+ Nguyên tắc chung. Tuân thủ các quy định của pháp luật, khách quan,công bằng, công khai, minh bạch, dân chủ. Mọi thông tin về tuyển dụng cầnđược thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Quá trình

thi tuyển phải được giám sát chặt chẽ và đảm bảo công bằng cho mọi ứng viên.

+ Các căn cứ chung cho việc tuyển dụng NL có CMKT cho CNH, HĐHở một tỉnh gồm: nhu cầu tuyển dụng NL; chức năng, nhiệm vụ của đơn vị cầntuyển dụng NL; tiêu chuẩn, chức danh, vị trí công việc cần tuyển dụng NL...

Page 51: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

51

+ Quy trình, thủ tục tuyển dụng NL có CMKT cho CNH, HĐH ở tỉnh

cần đảm bảo các bước sau: xác định nhu cầu nhân sự cần tuyển dụng; thu hút

người tham gia tuyển dụng; tổ chức tuyển dụng; tập sự cho người mới tuyển

dụng; biên chế vào tổ chức.

Mục tiêu của thu hút tuyển dụng NL có CMKT cho CNH, HĐH ở tỉnh

là tuyển chọn người có trình độ CMKT đúng ngành nghề cần tuyển dụng, có

đủ năng lực thực thi các vị trí công việc đã xác định, đáp ứng đủ, đúng NL có

CMKT cho CNH, HĐH ở tỉnh.

- Sử dụng và đãi ngộ NL có CMKT cho CNH, HĐH

+ Bố trí, sử dụng NL có CMKT theo một cơ cấu sao cho hợp lý, tương

quan với các nguồn lực khác, nhằm sử dụng có hiệu quả NL có CMKT cho

mục tiêu CNH, HĐH của tỉnh. Cần nhận thức rằng tương ứng với những giai

đoạn tiến bộ kỹ thuật khác nhau là những cơ cấu NL khác nhau. Theo

F.M.Harbison quan hệ giữa cơ cấu chất lượng NL với các giai đoạn của tiến

bộ kỹ thuật như sau (bảng 2.1):

Bảng 2.1. Quan hệ giữa cơ cấu chất lượng nhân lực với

các giai đoạn tiến bộ kỹ thuật (%) [4, tr.132]

Các giai đoạn tiến bộ kỹ thuậtLoại lao động 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Lao động giản đơn 15 7 - - - - - - -

CNKT chưa lành nghề 60 65 37 11 3 - - - -

CNKT lành nghề 20 20 53 45 60 55 40 21 -

Kỹ thuật viên 4 6,5 8 12,5 21 30 40 50 60

Kỹ sư 1 1,5 2 4,5 7 10 17 25 34

Trên đại học - - - 0,5 2 2 3 4 6

Theo Harbison, trong một chu kỳ dài, tốc độ tăng việc làm cần lao độngđã qua đào tạo thường tăng gấp từ 2 đến 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Điềunày có ý nghĩa thực tiễn to lớn đối với mọi quốc gia, địa phương trong việchoạch định chiến lược NL có CMKT cho CNH, HĐH.

Page 52: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

52

Bố trí, sử dụng NL có CMKT là một nội dung quan trọng để thực hiện

CNH, HĐH thành công. Bởi lẽ vấn đề này liên quan đến nâng cao năng suất

lao động, giảm chi phí lao động, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đặc

biệt khi nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển dần từ sử dụng CN nhiều lao

động sang sử dụng CN nhiều vốn, nhiều máy móc hiện đại với nhiều NL có

CMKT cao. Khi sử dụng NL có CMKT cần chú ý đến hiện tượng thất nghiệp

của loại lao động này, nhất là thất nghiệp do cơ cấu không cân đối giữa cung

và cầu lao động có CMKT theo từng thời kỳ, từng giai đoạn, cũng như biến

động thường xuyên của quan hệ này.

Liên quan đến bố trí, sử dụng NL có CMKT cho CNH, HĐH là vấn đề

đánh giá đội ngũ NL này. Chỉ trên cơ sở đánh giá đúng, thì mới bố trí, sử

dụng đúng loại NL này. Đánh giá NL có CMKT nhằm xác định năng lực, kỹ

năng, sự tham gia và hiệu quả làm việc của từng người lao động. Mục tiêu của

đánh giá NL có CMKT cho CNH, HĐH của tỉnh cần được xem xét trên hai

góc cạnh. Thứ nhất, là đối với cơ quan quản lý, đánh giá NL có CMKT là

nhằm: (i) Xây dựng kế hoạch và thực hiện chính sách sử dụng, phát triển NL

có CMKT; (ii) có cơ sở để quyết định sắp xếp, bố trí công việc phù hợp đối với

từng lao động; (iii) Có căn cứ để khen thưởng, kỷ luật, đề bạt, bổ nhiệm NL có

CMKT; (iv) Có thông tin để xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên

môn, nghiệp vụ phù hợp và cần thiết nhằm nâng cao trình độ của đội ngũ này.

Thứ hai, đối với người lao động, đánh giá NL có CMKT sẽ giúp họ: (i) Có cái

nhìn khách quan về bản thân; (ii) Tự xác định mình thuộc thang bậc nào và tự

điều chỉnh; (iii) Có động cơ đúng đắn và gắn bó với công việc; (iv) Định

hướng, kích thích sự vươn lên để thực hiện tốt hơn công việc.

+ Tạo môi trường làm việc và đãi ngộ thỏa đáng đối với NL có CMKT.

Để thu hút và giữ chân được đội ngũ NL có CMKT phục vụ cho CNH, HĐH

của tỉnh, đòi hỏi phải có những chính sách nhằm tạo lập môi trường làm việc

tốt và chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với loại lao động này. Đó là những

Page 53: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

53

chính sách nhằm nâng cao thể lực, trí lực, những chính sách đãi ngộ vật chất và

tinh thần, chính sách tạo điều kiện về môi trường sống... Nếu tỉnh không có

những chính thỏa đáng thì không những không thu hút được loại NL quan

trọng này, mà còn làm “chảy máu chất xám”. Thực tế đã có nhiều tỉnh “trải

thảm đỏ” để thu hút nhân tài, song cũng có những tỉnh lại “đẩy” nhân tài đi.

2.2.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá nhân lực có chuyên môn kỹ thuật chocông nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Nhóm chỉ tiêu đánh giá về số lượng và cơ cấu NL có CMKT cho

CNH, HĐH. Theo thống kê lao động hiện hành thì NL có CMKT gồm 5 loại

như đã nêu ở trên. Số lượng và cơ cấu của NL này thường được đánh giá ở

những chỉ tiêu chủ yếu sau:

Một là, tỷ lệ NL có CMKT trong LLLĐ hoặc LLLĐ đang làm việc

Đây là tỷ lệ giữa số lao động có trình độ từ bằng sơ cấp, chứng chỉ

nghề trở lên (không kể thời gian đào tạo khác nhau) so với tổng số lao động

thuộc NNL trong tuổi lao động hoặc lực lượng lao động hoặc lao động đang

làm việc. Tỷ lệ này được tính như sau:

ILĐĐT =

ILĐĐT: Là tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng sơ cấp, chứng chỉ nghề trở

lên của NNL trong tuổi lao động, của lực lượng lao động hoặc của lao động

đang làm việc.

Hai là, cơ cấu NL theo từng trình độ CMKT

Chỉ tiêu này phản ánh trình độ CMKT của NL trong tuổi lao động, của

lực lượng lao động hoặc của lao động đang làm việc theo từng cấp trình độ

(sơ cấp có chứng chỉ nghề, công nhân kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp, cao

đẳng, đại học, trên đại học); phản ánh cơ cấu sử dụng lao động CMKT của

nền kinh tế, của địa phương hoặc của từng ngành kinh tế.

Tổng số lao động có bằng từ sơ cấp, chứng chỉ nghề trở lênthuộc NNL trong tuổi lao động hoặc LLLĐ, hoặc LĐĐLV

NNL trong tuổi lao động hoặc LLLĐ, hoặc LĐĐLV

Page 54: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

54

Ba là, cơ cấu NL có CMKT trong từng giai đoạn phát triển

Mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, mỗi khu vực kinh tế khác nhau, lại

đòi hỏi một cơ cấu NL có CMKT khác nhau. Chẳng hạn, cơ cấu NL theo trình

độ trong khu vực công nghiệp sẽ khác cơ cấu NL theo trình độ trong khu vực

dịch vụ hay nông nghiệp. Bản thân trong khu vực công nghiệp, thì cơ cấu NL

theo trình độ ở giai đoạn cơ khí sẽ khác ở giai đoạn tự động hóa một phần và

cũng sẽ khác ở giai đoạn tự động hóa hoàn toàn.

Theo Harbison, thì chỉ tiêu cơ cấu NL có CMKT ở một số giai đoạn

phát triển như sau:

(i) Giai đoạn cơ khí hóa, chỉ tiêu cơ cấu NL ở giai đoạn này là: 1 kỹ

sư/4 trung cấp/60 công nhân kỹ thuật lành nghề/ 20 công nhân bán lành nghề/

15 lao động phổ thông.

(ii) Giai đoạn tự động hóa một phần, chỉ tiêu cơ cấu NL ở giai đoạn này

là: 1 cán bộ nghiên cứu/17 kỹ sư/21 kỹ thuật viên/60 công nhân lành nghề/11

công nhân bán lành nghề, không có lao động phổ thông.

(iii) Giai đoạn tự động hóa hoàn toàn, chỉ tiêu cơ cấu NL ở giai đoạn

này là: 4 cán bộ nghiên cứu/25 kỹ sư/50 kỹ thuật viên/21 công nhân lành

nghề, không có lao động bán lành nghề và phổ thông.

- Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng NL có CMKT cho CNH, HĐH

+ Thứ nhất, những chỉ tiêu đánh giá năng lực lao động tiềm năng của

NL có CMKT gồm các chỉ tiêu sau:

Một là, chỉ tiêu NL có CMKT phù hợp với yêu cầu công việc

Công thức tính: RPh = NPh / Nqđt x 100 (%)

Trong đó:

RPh: tỷ lệ LLLĐ có trình độ CMKT phù hợp với yêu cầu công việc

NPh: số lao động có trình độ CMKT phù hợp với yêu cầu công việc

Nqđt: tổng số lao động đã qua đào tạo.

Page 55: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

55

Hai là, chỉ tiêu đánh giá về kinh nghiệm tích lũy của NL có CMKT

Trên thực tế, người ta thường xem xét kinh nghiệm tích lũy qua thâm

niên công tác. Theo đó, chỉ tiêu về thâm niên công tác bình quân của NL có

CMKT được tính như sau: TNCT bq = Tnct / N x 100 (%)

Trong đó :

TNCT bq: thâm niên công tác bình quân của NL có CMKT

Tnct : tổng số năm công tác của NL có CMKT

N: tổng số NL có CMKT

Ba là, một số chỉ tiêu khác

Ngoài các chỉ tiêu nói trên, để đánh giá chất lượng NL có CMKT,

người ta còn sử dụng các chỉ tiêu khác như trình độ ngoại ngữ, tin học, trình

độ lý luận chính trị... của NL có CMKT.

+ Thứ hai, chỉ tiêu đánh giá năng lực lao động hiện có của NL có

CMKT gồm các chỉ tiêu sau:

Một là, các chỉ tiêu đánh giá về kiến thức của NL có CMKT

Kiến thức là tập hợp những hiểu biết của con người về tự nhiên, xã hội

và tư duy, bao gồm:

(i) Kiến thức chung về cuộc sống xã hội, kinh nghiệm, kỹ năng sống

mà người lao động tích lũy được;

(ii) Kiến thức về pháp luật lao động, nội quy, kỷ luật lao động tại nơi

làm việc;

(iii) Sự am hiểu về dây chuyền thiết bị CN sản xuất mà người lao động

đang trực tiếp làm việc;

(iv) Sự am hiểu về những yêu cầu của công việc đang làm;

(v) Sự am hiểu về những thay đổi liên quan đến công việc.

Hai là, các chỉ tiêu đánh giá về kỹ năng kỹ thuật của NL có CMKT

Đây là các chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng NL có CMKT,

phản ánh tính chuyên nghiệp của người lao động trong thực thi công việc. Các

Page 56: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

56

yêu cầu về kỹ năng nghề nghiệp ở những ngành nghề khác nhau, với các vị trí

công việc khác nhau là khác nhau. Song, nhìn chung thì các kỹ năng kỹ thuật

của NL có CMKT được đánh giá qua một số chỉ tiêu sau:

(i) Kỹ năng sử dụng CN, phương tiện;

(ii) Kỹ năng vận hành máy móc, thiết bị theo quy trình kỹ thuật;

(iii) Kỹ năng thực hành các thao tác kỹ thuật liên quan đến công việc;

(iv) Kỹ năng hiểu và viết báo cáo kỹ thuật;

(v) Kỹ năng sử dụng phương tiện, thiết bị bảo hộ lao động.

Ba là, các chỉ tiêu đánh giá về kỹ năng xã hội của NL có CMKT

Kỹ năng xã hội của NL có CMKT được đánh giá qua một số chỉ tiêu sau:

(i) Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch;

(ii) Kỹ năng thích ứng với sự thay đổi yêu cầu công việc;

(iii) Kỹ năng giao tiếp;

(iv) Kỹ năng làm việc nhóm;

(v) Kỹ năng làm việc độc lập.

Bốn là, các chỉ tiêu đánh giá về tác phong, kỷ luật lao động của NL

có CMKT

Có một số chỉ tiêu đánh giá như sau:

(i) Ý thức chấp hành nội quy, kỷ luật lao động;

(ii) Tinh thần trách nhiệm đối với công việc;

(iii) Tinh thần học hỏi nâng cao kiến thức;

(iv) Sự năng động trong công việc;

Năm là, các chỉ tiêu đánh giá về mức độ tận tụy đối với công việc của

NL có CMKT

Mức độ này phản ánh tinh thần thái độ của người lao động trong công

việc. Thông thường, nó được đánh giá qua một số chỉ tiêu sau:

(i) Sự siêng năng, cần cù trong công việc;

(ii) Lòng đam mê trong công việc;

Page 57: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

57

(iii) Sự nỗ lực, cố gắng trong công việc;

(iv) Sự sáng tạo trong công việc;

Sáu là, các chỉ tiêu đánh giá về mức độ hoàn thành công việc của NL

có CMKT

Đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả làm việc cuối cùng trong việc

thực thi và hoàn thành công việc của người lao động. Chỉ tiêu này có ý nghĩa

rất quan trọng, bởi vì NL dù có đào tạo ở trình độ nào, nhưng phải đánh giá

xem họ đã làm được gì trên thực tế chứ không phải là xem bằng cấp của họ ở

mức nào. Có thể đánh giá mức độ hoàn thành công việc của NL có CMKT

trên các mặt sau:

(i) Tiến độ thực hiện công việc;

(ii) Mức độ hoàn thành định mức công việc;

(iii) Năng suất lao động;

(iv) Chất lượng công việc.

Bảy là, đối với một tỉnh miền núi có đồng bào dân tộc thiểu số, thì cần

quan tâm đến chỉ tiêu về số lượng, chất lượng, cơ cấu của NL có CMKT là

người dân tộc thiểu số và người dân tộc đa số phải phù hợp, bảo đảm công

bằng xã hội, công bằng dân tộc trong toàn bộ sự nghiệp CNH, HĐH.

2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhân lực có chuyên môn kỹ

thuật cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh miền núiCũng như các tỉnh trong cả nước, quá trình phát triển NL có CMKT

cho CNH, HĐH của một tỉnh miền núi chịu tác động bởi nhiều yếu tố: sự thay

đổi quy mô và cơ cấu dân số, sự thay đổi nhận thức giá trị, sự thay đổi của

giáo dục và đào tạo, sự thay đổi môi trường kinh tế, sự thay đổi môi trường

CN và sự thay đổi môi trường lao động. Dưới đây là các yếu tố chủ yếu ảnh

hưởng đến sự phát triển này.

2.2.2.1. Trình độ phát triển kinh tế của tỉnh miền núi và của quốc gia

Trình độ phát triển kinh tế được thể hiện chỉ số tổng sản phẩm quốc

Page 58: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

58

dân và tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người. Trình độ phát triển kinh

tế còn được thể hiện ở mức độ tăng trưởng kinh tế, mức độ chuyển dịch cơ

cấu kinh tế theo hướng hiện đại và mức sống của người dân. So sánh giữa các

tỉnh trong nước và giữa các quốc gia cho thấy, tỉnh nào, quốc gia nào có

trình độ phát triển kinh tế càng cao thì trình độ NL càng cao. Tỉnh nào,

nước nào có thu nhập bình quân đầu người cao thì thường có các chỉ số về

chất lượng NL cao hơn so với tỉnh, nước có mức thu nhập thấp hơn.

Trình độ phát triển của CN là sự phản ánh tập trung nhất trình độ phát

triển kinh tế. Đến lượt nó, trình độ CMKT của người lao động đóng vai trò

quyết định nhất trình độ CN của một tỉnh hay một nước. Điều này có nghĩa là

trình độ phát triển kinh tế càng cao thì trình độ CMKT của NL ở nơi đó càng

cao. C. Mác đã cho thấy, bản thân máy móc và CN không thể tự nó tạo ra sản

phẩm nếu không có hoạt động lao động của con người. Máy móc dù hiện đại

đến mấy mà không dùng vào quá trình lao động chỉ là một cái máy vô ích.

Không những thế, nó còn bị hủy hoại bởi sức mạnh hủy hoại của của sự trao

đổi chất của tự nhiên. Nó chỉ trở thành có ích khi được đưa vào sản xuất,

“được nung nấu trong ngọn lửa của lao động” của con người [62, tr.274].

Người biết sử dụng, vận hành máy móc, thiết bị đó chỉ có thể là người đã qua

đào tạo, có hiểu biết về tính năng, tác dụng của máy móc. Tức là, trình độ

máy móc, thiết bị càng cao thì chất lượng NL có CMKT cũng càng phải cao.

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà trước hết là cơ cấu ngành là

sự phản ánh trình độ phát triển kinh tế của một tỉnh hay một nước nhất định.

Cơ cấu kinh tế càng chuyển dịch theo hướng hiện đại thì càng thúc đẩy

chuyển dịch cơ cấu NL theo hướng ngày càng hiện đại và ngược lại. Trong cơ

cấu kinh tế ngành, nếu tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng

lên, còn của nông nghiệp thì giảm xuống trong giá trị sản lượng của nền kinh

tế (GDP hoặc GNP) thì cũng có nghĩa là cơ cấu NL được chuyển dịch theo

hướng tiến bộ, tỷ trọng NL có CMKT được tăng lên.

Page 59: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

59

Trình độ phát triển kinh tế còn thể hiện ở “sức sống” và năng lực hoạt

động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Doanh nghiệp càng phát triển,

càng kinh doanh có hiệu quả, thì càng có điều kiện nâng cao chất lượng NL,

kể cả NL có CMKT làm việc tại doanh nghiệp.

Giữa trình độ phát triển kinh tế và chất lượng NL có CMKT có tác động

qua lại hỗ trợ lẫn nhau. Trình độ phát triển kinh tế là yếu tố kích thích làm tăng

chất lượng cầu về NL có CMKT và tạo ra điều kiện phát triển nâng cao chất

lượng cung về loại NL này. Trình độ kinh tế càng phát triển thì thu nhập của

người dân càng cao, do đó càng có điều kiện đầu tư nhiều hơn cho vốn NL.

Không thể có một nền kinh tế công nghiệp phát triển mà ở đó thiếu vắng lực

lượng lao động có CMKT. Bởi vậy, cần có quan điểm biện chứng về mối quan

hệ này để có giải pháp thúc đẩy phát triển chứ không thụ động chờ cho kinh tế

phát triển cao mới có được đội ngũ NL có CMKT của nền sản xuất tiên tiến.

2.2.2.2. Mức độ hoàn thiện của hệ thống giáo dục và đào tạoGiáo dục là hoạt động học tập để chuẩn bị cho con người bước vào một

nghề nghiệp hay chuyển sang một nghề mới thích hợp hơn trong tương lai.

Đào tạo là quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng, khả năng thuộc một nghề,

một chuyên môn nhất định để người lao động thực hiện có hiệu quả chức

năng và nhiệm vụ của mình. Nó bao gồm hai quá trình: đào tạo mới và đào

tạo lại. Đào tạo mới áp dụng đối với người chưa có nghề, còn đào tạo lại đối

với người đã có nghề song vì lý do nào đó nghề cũ không còn phù hợp nữa.

Giáo dục và đào tạo là con đường cơ bản và quan trọng nhất để phát

triển NL có CMKT. Xét về kinh tế, đây chính là hoạt động đầu tư để tạo lập

vốn NL. Vốn NL là một nguồn lực đặc biệt tạo thu nhập cho người sở hữu nó

và tạo sự phồn thịnh về kinh tế và xã hội của một quốc gia. Giáo dục và đào

tạo ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cung NL có CMKT.

Quy mô, trình độ và cơ cấu của hệ thống giáo dục, đào tạo là các yếu tố

tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất đối với sự thay đổi quy mô, trình độ và cơ

Page 60: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

60

cấu NL có CMKT của xã hội trong mỗi giai đoạn nhất định. Quy mô giáo dục

đào tạo càng lớn, trình độ giáo dục, đào tạo càng cao và sự phát triển càng đa

dạng thì số lượng và chất lượng NL có CMKT càng tăng, cơ cấu NNL càng

đa dạng. Tính hợp lý về quy mô, trình độ và cơ cấu giáo dục, đào tạo sẽ tạo ra

tính hợp lý của NL có CMKT trong việc đáp ứng nhu cầu, mục tiêu CNH,

HĐH trong mỗi giai đoạn cụ thể.

Trong điều kiện hiện nay, khi mà trên thế giới đã có những quốc gia

hoàn thành CNH, đang dựa vào cuộc cách mạng KH&CN để tiến mạnh lên

một nền kinh tế phát triển hơn, thì sự phát triển của giáo dục và đào tạo ở nước

đang phát triển (nước đi sau) được coi là con đường có hiệu quả. Bằng con

đường này, tức là trên cơ sở tạo dựng được đội ngũ lao động có CMKT, nước

đang phát triển có thể tiếp nhận và làm chủ thiết bị CN được chuyển giao và có

thể sáng tạo ra CN mới đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH của mình.

2.2.2.3. Trình độ phát triển khoa học và công nghệKH là hoạt động khám phá để sinh ra tri thức. Đó là quá trình nghiên

cứu nhằm tìm ra những kiến thức mới, học thuyết mới, phương pháp mới…

về tự nhiên và xã hội. Kết quả của các hoạt động KH là tri thức. Tri thức KH

hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội.

CN là tổng thể các phương pháp, cách thức gia công, chế tạo làm

thay đổi trạng thái, tính chất, hình dáng các yếu tố đầu vào của sản xuất

nhằm tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh và những yếu tố khác có liên quan tới

hiệu quả sử dụng chúng như thông tin, phương tiện vật chất, tri thức, kỹ

năng của con người, cách thức tổ chức quản lý… Xét thuần túy về góc độ

kinh tế, CN là tổng thể các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công

cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực tự nhiên thành sản phẩm tiêu

dùng và các nguồn lực được sản xuất có giá trị.

KH&CN là hai phạm trù có quan hệ với nhau và ảnh hưởng đến chấtlượng NL có CMKT. Sự phát triển của KH&CN không chỉ tạo ra cầu mới về

Page 61: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

61

NL có CMKT mà còn đòi hỏi người lao động phải nâng cao chất lượngCMKT để đáp ứng yêu cầu phát triển của KH&CN. KH&CN càng phát triểnthì càng thúc đẩy mạnh mẽ hơn việc nâng cao năng lực sáng tạo của con người,do đó thúc đẩy phát triển NL có CMKT. Ngoài ra, tiến bộ KH&CN còn tạo ranhững điều kiện, phương tiện mới cho sự phát triển giáo dục và đào tạo, quađó nâng cao chất lượng NL có CMKT của xã hội.

Trên thực tế, sự phát triển của KH đã làm ra đời CN chế tạo và sử dụngmáy vi tính. Máy vi tính còn được coi là “não điện tử”. Ngày nay, nó đã làm

được hai chức năng của não người là quan sát nhận thức, ghi nhớ và đang pháttriển chức năng thứ ba là phân tích phán đoán, bước đầu hướng đến chức năngthứ tư là của con người là sáng tạo (máy tính thông minh). CN máy vi tính

đang hướng đến thực thi các hoạt động cơ bản của não người. KH sáng tạo raCN này được gọi là “KH mềm”. Nó có các chức năng là trung gian đầu mốigiữa con người với KH, kỹ thuật cụ thể (gọi là KH cứng). Sự phát triển củamáy vi tính, của CN thông tin và tự động hoá làm thay đổi tương quan giữa laođộng trực tiếp và lao động gián tiếp, làm giảm số lao động chân tay và lao độngtrực tiếp làm ra sản phẩm, đồng thời tăng số lao động xử lý thông tin, làm dịchvụ, di chuyển sản phẩm và làm văn phòng...

Sự phát triển mạnh mẽ của KH&CN gây “sức ép” đối với con người trên

thị trường lao động, buộc mỗi người phải học suốt đời, đào tạo liên tục, giáodục thường xuyên để không ngừng phát triển tri thức, sáng tạo CN mới, làm

chủ CN cao, hoàn thiện các kỹ năng, thích nghi nhanh với sự phát triển.KH&CN là yếu tố mở rộng khả năng thực tế trong việc bồi dưỡng và nâng cao

chất lượng NL có CMKT.

2.2.2.4. Chiến lược và chính sách liên quan đến nguồn nhân lực củaxã hội

Chiến lược và chính sách kinh tế là những công cụ để Nhà nước địnhhướng và quản lý nền kinh tế bảo đảm được vận hành theo mục tiêu đã lựachọn. Để định hướng các hoạt động của nền kinh tế, mỗi nước phải ban hành

Page 62: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

62

những chiến lược phát triển như chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến

lược CNH, HĐH, chiến lược phát triển NNL… của quốc gia (bao gồm cả NL

có CMKT và không có CMKT cho phát triển kinh tế - xã hội). Chiến lược

CNH, HĐH ở Việt Nam có vai trò định hướng phát triển các ngành kinh tếquốc dân, thúc đẩy phát triển công nghiệp và thúc đẩy phân công lao động xã

hội, chuyên môn hóa, do đó tác động trực tiếp tới sự phát triển NL có CMKT.

Chính sách kinh tế - xã hội là tổng thể những giải pháp được thể chếhóa thành công cụ để Nhà nước thực hiện các chức năng, mục tiêu và nhiệm

vụ kinh tế của mình. Trong hệ thống các chính sách của Nhà nước, thì chính

sách phát triển giáo dục và đào tạo, chính sách quản lý và sử dụng NL, chính

sách thu nhập có tác động mạnh mẽ nhất đến phát triển NL có CMKT.

Với chức năng của mình, trong giai đoạn CNH, HĐH, nhà nước có thểsử dụng tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách nhằm phát triển và

nâng cao chất lượng NL nhằm đáp ứng đòi hỏi về vốn NL cho sự phát triển.Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến việc chuẩn bị, cung cấp NNL phù hợp vớitrình độ kinh tế và CN trong quá trình CNH, HĐH. Nhà nước có vai trò tạodựng khung khổ pháp lý và triển khai các biện pháp hỗ trợ, quản lý chất lượngNNL; quy hoạch hệ thống giáo dục và đào tạo, tiêu chuẩn hóa chất lượng đào

tạo, đồng thời tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp góp phần cùng nhà

nước và xã hội trong đào tạo, sử dụng có hiệu quả NNL, bảo đảm sự phù hợpvới giá trị sức lao động.

Sự phù hợp và tính tích cực của chiến lược và chính sách của nhà nướcchính là môi trường, điều kiện thuận lợi cho thúc đẩy CNH, HĐH và thúc

đẩy, làm phát triển NNL trong đó có NL có CMKT. Ngược lại, một sự trì trệtrong hoạch định và thực thi chiến lược, chính sách đều dẫn đến cản trở sựphát triển của nguồn lực quan trọng này.

2.2.2.5. Năng lực chăm sóc sức khỏeSức khỏe là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội của một

con người. Nó không chỉ liên quan đến độ dài của tuổi thọ của mỗi người mà

Page 63: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

63

còn liên quan đến năng lực lao động của người đó. Người có sức khỏe tốt thì

làm việc bền bỉ, dẻo dai và chịu được những áp lực công việc tốt hơn so với

người sức khỏe yếu. Công việc của người có CMKT thường phải chịu tác

động bởi nhiều áp lực, phải có sự tập trung rất cao. Nếu sức khỏe không tốt

thì không thể phát huy tri thức CMKT trong thực hiện công việc. Mức độ gia

tăng sức khỏe ảnh hưởng theo chiều thuận tới cung về NL có CMKT cả về số

lượng và chất lượng.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài yếu tố sinh học, di

truyền, thu nhập, tình trạng việc làm, môi trường xã hội…, thì năng lực chăm

sóc sức khỏe có ảnh hưởng rất lớn. Năng lực này lại phụ thuộc vào trình độ

học vấn, kỹ năng chăm sóc, ứng phó, rèn luyện của cá nhân và dịch vụ chăm

sóc sức khỏe của xã hội. Do vậy, việc chăm lo chế độ dinh dưỡng, tập luyện,

chăm sóc sức khỏe tinh thần và sự phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế

khám chữa bệnh không chỉ đơn thuần là những giải pháp thuần túy xã hội, mà

còn là những giải pháp kinh tế thiết thực, cần được coi trọng.

2.2.2.6. Sự phát triển của thị trường sức lao độngThị trường sức lao động (còn gọi là thị trường lao động) là lĩnh vực

diễn ra mối quan hệ kết nối cung - cầu về lao động dưới chỉ dẫn của tín hiệu

tiền công. Trên thị trường này, người có sức lao động sẽ tìm ra cơ hội việc

làm cho mình để có một khoản thụ nhập tương xứng. Người thuê nhân công

cũng có cơ hội tìm được “yếu tố đầu vào” phù hợp để tăng lợi nhuận kinh tế.

Thị trường lao động còn gọi là thị trường việc làm.

Tuy việc sử dụng sức lao động được diễn ra trong sản xuất chứ không

phải trên thị trường, nhưng thị trường lao động có vai trò rất quan trọng trong

việc định hướng phát triển NNL trong đó cả NL có CMKT. Trong điều kiện

xã hội tồn tại tình trạng thất nghiệp hoặc còn có những người không tìm được

công việc phù hợp với năng lực CMKT của mình, phải chấp nhận việc làm

không mong muốn với mức thu nhập thấp, thì sự phát triển của thị trường lao

Page 64: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

64

động là điều kiện để họ có cơ hội tìm được việc làm và làm việc phù hợp hơn

với CMKT của mình. Cầu trên thị trường này sẽ là yếu tố dẫn cung về sức lao

động. Qua đó, thị trường sức lao động điều chỉnh việc phân bổ và định hướng

phát triển NL có CMKT của xã hội theo hướng hiệu quả. Tức là, mức độ phát

triển và sự hoàn thiện của thị trường lao động có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát

triển NL có CMKT cho CNH, HĐH. Đến lượt nó, sự phát triển và hoàn thiện

của thị trường này lại phụ thuộc vào chính sách của nhà nước và vào các định

chế hỗ trợ thị trường như hệ thống phân tích, đánh giá thị trường lao động, hệ

thống hướng nghiệp, hệ thống cơ sở đào tạo nghề, hệ thống dịch vụ việc làm

và hệ thống quan hệ quốc tế của thị trường lao động…

Ngoài các yếu tố chủ yếu nêu trên, sự phát triển của NL có CMKT còn

chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như chi phí đầu tư và tỷ lệ hoàn trả chiphí trong giáo dục, môi trường làm việc và văn hóa tổ chức, mức độ toàn cầuhóa và hội nhập quốc tế về lao động v.v…

2.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CÓ CHUYÊN MÔN KỸTHUẬT CHO CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ BÀI HỌC CHO TỈNHHÒA BÌNH

Để có thêm cơ sở thực tiễn về phát triển NL có CMKT cho CNH, HĐHở tỉnh Hòa Bình, tác giả nghiên cứu kinh nghiệm của Nhật Bản và Hàn Quốclà hai nước mà Việt Nam có nhiều điểm tương đồng về điểm xuất phát đi vào

CNH, HĐH và nghiên cứu kinh nghiệm của tỉnh Sơn La là tỉnh giáp ranh vớitỉnh Hòa Bình.

2.3.1. Kinh nghiệm phát triển nhân lực có chuyên môn kỹ thuật của

Nhật Bản, Hàn Quốc và bài học rút ra cho tỉnh Hòa Bình

2.3.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Nhật Bản là nền kinh tế đứng thứ ba thế giới, diện tích 378 ngàn km2, số

dân 127,8 triệu người (2011), chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2012 là0.912, đứng thứ 10/185 quốc gia và vùng lãnh thổ [1] có GDP bình quân đầu

người năm 2013 là 40.350 USD [99].

Page 65: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

65

Nhật Bản đã có bước nhảy vọt vượt bậc để trở thành một trong những

nền kinh tế lớn nhất thế giới. Những lĩnh vực sản xuất mang lại lợi nhuận rất

lớn cho nền kinh tế Nhật Bản là ô tô, xe gắn máy, sản phẩm CN cao, chất bán

dẫn, các sản phẩm thép và sắt, đóng tàu, dệt may, thực phẩm chế biến, robot

và hóa chất. Ngành nông nghiệp mặc dù khá khiêm tốn so với các quốc gia

khác nhưng lại nằm trong số những nền sản xuất nông nghiệp mang lại nhiều

lợi nhuận nhất thế giới.

Để có được thành công trên, điều đặc biệt quan trọng là Nhật Bản đã

biết phát triển, đào tạo tốt NNL, nhất là NL có CMKT. NL của Nhật Bản có

đủ khả năng, trình độ tiếp thu, lĩnh hội kỹ thuật, CN tiên tiến nhập khẩu và

sáng tạo CN mới. Nhật Bản là nước đầu tiên ở châu Á đi tiên phong trong

phát triển NL có CMKT. Xuất phát từ việc Nhật Bản nghèo về tài nguyên

thiên nhiên, lại luôn gặp thiên tai, phần lớn nguyên nhiên vật liệu lại nhập

khẩu, nền kinh tế nước này lại bị phá hủy trong Chiến tranh thế thới thứ hai.

Sau chiến tranh, chính phủ Nhật Bản ưu tiên tuyển chọn, đào tạo những người

tài giỏi thích hợp cho công cuộc HĐH đất nước. Nhật Bản đã có nhiều chính

sách đào tạo NL trong lĩnh vực nghiên cứu KH nhằm xóa khoảng cách về

KH&CN giữa Nhật và các nước tiên tiến khác.

Chính phủ Nhật Bản đã coi trọng triết lý “Kỹ thuật Phương Tây, con

người Nhật Bản” và làm cho người dân thấu hiểu triết lý này. Để đảm bảo NL

có CMKT thường xuyên cho phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ khuyến

khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành hệ thống giáo dục và đào

tạo nghề trong các công ty, doanh nghiệp. Cùng với việc tăng cường giáo dục

và đào tạo (nhất là đào tạo nghề), Chính phủ có chính sách ưu đãi đối với

những người lao động có tay nghề cao, chuyên môn giỏi, đồng thời khích lệ

hoạt động sáng tạo để người lao động luôn thích ứng với mọi điều kiện. Chính

phủ còn khuyến khích việc cử những người giỏi nhất ra nước ngoài lấy kiến

Page 66: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

66

thức và kinh nghiệm về nước. Về sử dụng và quản lý NNL, Nhật Bản thực

hiện chế độ lên lương và tăng thưởng theo thâm niên.

Nhờ chăm lo phương thức đào tạo và sử dụng NL, Chính phủ Nhật Bản

đã phát huy cao độ tính chủ động sáng tạo của con người, tạo điều kiện thuận

lợi để họ có khả năng thích ứng nhanh với điều kiện làm việc luôn thay đổi

làm chủ CN và các hình thức lao động mới [44, tr.78-82, 88].

2.3.1.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Vào đầu những năm 50 của thế kỷ XX, Hàn Quốc ra khỏi cuộc chiến

tranh liên Triều với điểm xuất phát thuộc loại nghèo nhất thế giới. Nhờ nhanh

chóng thực hiện CNH, ngày nay Hàn Quốc đã được cộng đồng quốc tế công

nhận là một nền kinh tế phát triển. Thu nhập bình quân đầu người tính theo

ngang giá sức mua (PPP) của Hàn Quốc năm 1963 mới là 100 USD, nhưng đến

năm 2011 đã tăng mạnh lên đạt con số 31.750 USD, cao hơn cả mức trung bình

của Liên minh châu Âu (31.550USD/người) [vnexpress.net/, 28/7/2013].

Để có sự phát triển nhanh trong CNH, bên cạnh năng lực lãnh đạo tài

tình của bộ máy chính quyền nhà nước, chính sách quốc gia hợp thời cơ,

chính sách ngoại giao thực tiễn, chính sách mở cửa quả cảm và toàn cầu hóa,

tính cần mẫn và trung thành của người dân, chính phủ Hàn Quốc còn đặc biệt

coi trọng phát triển giáo dục và đào tạo. Chính phủ Hàn Quốc coi phát triển

giáo dục và đào tạo là tham vọng đáp ứng mục tiêu của cá nhân và cạnh tranh

tự do, khả năng tiếp thu nhanh chóng văn minh và xu hướng mới của thế giới,

để người dân dám đương đầu thử thách…

Từ khoảng 1.200 năm trước đây, Hàn Quốc đã có văn hóa trọng thị

giáo dục như tuyển chọn quan lại thông qua thi tuyển cạnh tranh công khai

(người dân gọi đó là khoa cử). Tuy nhiên, từ nửa sau thế kỷ 19, Hàn Quốc

không thể tiếp nhận nền văn minh mới với trọng tâm là cuộc cách mạng công

nghiệp của phương Tây mà bị chìm sâu vào những phong tục truyền thống

Page 67: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

67

dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân. Người Hàn quốc có câu: “Biết

nhiều là sức mạnh. Phải học thì mới sống được”. Sau khi được độc lập, chính

phủ Hàn Quốc đã đặt trọng tâm của chính sách là phát triển giáo dục, đào tạo.

Ngay từ đầu, chính phủ đã coi vốn NL là nhân tố quan trọng nhất. Phải biến

Hàn Quốc thành “quốc gia học tập”, “tổ chức học tập”. Rất nhiều trường đại

học được thành lập và người dân dù phải bán cả đất đai và gia súc cũng phải

lo cho con em mình được đến trường. Dù có phải giảm bớt tiển ăn, tiền mặc,

người Hàn Quốc cũng không tiếc chi tiêu cho tiền học phí.

Tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc Lee Sung Man xuất thân là một nhà

giáo dục, một tiến sĩ chuyên ngành triết học tốt nghiệp tại Đại học Princeton

của Mỹ. Ông đã thay đổi ý thức của người dân với trọng tâm là phong trào

“Xây dựng làng mới” nhằm giáo dục thay đổi ý thức của người dân và giáo

dục cải thiện cuộc sống của người dân, để thay đổi diện mạo của Hàn Quốc từ

một nền kinh tế nông nghiệp thành một nền kinh tế công nghiệp. Ông đã liên

tiếp thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục theo đúng tinh thần của một nhà

giáo dục và luôn ưu đãi tất cả những ai làm giáo dục. Không chỉ Tổng thống

Kim Dae Jung, mà cả người dân đều nhận thấy rằng: CNH dù muộn thì giáo

dục và thông tin hóa vẫn phải đi trước một bước. Chính phủ đã hỗ trợ về mặt

chính sách những hoạt động như “Phong trào văn hóa thông tin”, “Giáo dục

thông tin hóa”… và hỗ trợ cho rất nhiều doanh nghiệp CN thông tin khởi

nghiệp; đã áp dụng mức lương của các nhà KH cao hơn cả mức lương Tổng

thống, người có CMKT cao thì có mức thu nhập cao hơn.

Chính phủ đã đặc biệt coi trọng khôi phục lại hệ thống đào tạo nghề,

với các giải pháp cơ bản như: tổ chức lại hệ thống giáo dục hướng nghiệp

trong trường trung học, giới thiệu các trường trung học toàn diện, thành lập

các trường trung học chuyên nghiệp, tăng cường chương trình học về kiến

thức nghề cơ bản và năng lực tổng hợp, tăng cường mối liên hệ giữa các

Page 68: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

68

trường này với nền công nghiệp nhằm nâng cao khả năng định hướng nghề và

mở rộng cơ hội học cao hơn cho mọi người. Tăng cường công tác đào tạo

giáo viên dạy nghề, cho phép các viện dạy nghề linh hoạt trong việc thiết lập

các chương trình học, cải tổ hệ thống hoạt động riêng của họ hay linh hoạt,

được chủ động trong tuyển giáo viên dạy nghề.

Một trong những vấn đề mà chính phủ Hàn Quốc quan tâm là cải tiến

hệ thống đào tạo nghề, tăng số lượng các trường kỹ thuật và khuyến khích các

công ty lớn xây dựng các trung tâm đào tạo. Để tăng nhanh số lượng và chất

lượng NL có CMKT, Chính phủ đã tiến hành xã hội hóa hoạt động giáo dục

và đào tạo, huy động sức mạnh của toàn dân cùng với chính phủ nhằm thực

hiện tốt chiến lược phát triển NL. Hệ thống đào tạo nghề của Hàn Quốc bao

gồm đào tạo công và đào tạo tư nhân. Đào tạo công chủ yếu do cơ quan NL

Hàn Quốc KOMA thực hiện, KOMA tập trung đào tạo nghề cơ bản, các nghề

thuộc CN mới và NL có trình độ tiên tiến. Đào tạo tư nhân bao gồm việc đào

tạo trong các công ty, nhà máy do chính các công ty thực hiện và việc đào tạo

hợp pháp của các cơ quan không lợi nhuận.

Nhờ đó, chất lượng NL của Hàn Quốc được nâng lên nhanh, thích ứng

kịp thời với yêu cầu CNH, HĐH nền kinh tế. Chỉ số phát triển con người

(HDI) năm 2011 của Hàn Quốc là 0,897 đứng thứ 15/141 quốc gia và vùng

lãnh thổ trên thế giới, và năm 2012 chỉ số này đã tăng lên 0,909 đứng thứ

12/185 [73]. Năm 2013, tỉ lệ đỗ đại học của học sinh cấp 3 tại Hàn Quốc đạt

85%, cao nhất thế giới. Giáo dục trọn đời của Hàn Quốc cũng đạt tiêu chuẩn

cao nhất thế giới. Thậm chí, tại các trung tâm thương mại còn tổ chức các

chương trình đào tạo đa dạng dành cho khách hàng. Số du học sinh Hàn Quốc

tại Mỹ cũng đứng thứ 3, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Trong tương lai, hệ

thống giáo dục của Hàn Quốc sẽ được phát triển theo hình thức học tập thông

minh, giúp cho bất kỳ ai cũng có thể thoải mái học vào bất kỳ thời gian nào,

Page 69: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

69

tại bất kỳ đâu trong môi trường kỹ thuật số. Hiện nay, Đại học Truyền hình và

Viễn thông Hàn Quốc đã đào tạo 520.000 sinh viên hoặc Đài truyền hình giáo

dục EBS đều đang tăng cường giáo dục mở và giáo dục trọn đời. Triết lý của

Hàn Quốc là “Giáo dục thay đổi số phận”. Nếu giáo dục, đào tạo thay đổi số

phận thì số phận quốc gia cũng được thay đổi. Hàn Quốc đã trở thành cường

quốc về NL với nền tảng giáo dục, đào tạo và cơ sở hạ tầng CN thông tin đi

trước một bước [121].

2.3.1.2. Bài học rút ra từ kinh nghiệm của Nhật Bản và Hàn Quốc

Từ kinh nghiệm của Nhật Bản và Hàn Quốc có thể rút ra một số bài học

sau đây:

Thứ nhất, Nhật Bản, Hàn Quốc đều có sự quan tâm đặc biệt tới việc

phát triển NL có CMKT và thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề này đối với

CNH, HĐH, thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. Cả hai nước đều xác định

chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược phát triển NL cho từng giai

đoạn nhất định. Đây là căn cứ cho việc hoạch định và thực thi chính sách phát

triển NL nói chung và NL có CMKT nói riêng.

Thứ hai, giáo dục và đào tạo NL phải đi trước, tạo điều kiện về NL cho

thúc đẩy CNH, HĐH. Đào tạo và phát triển NL có CMKT phải đáp ứng được

nhu cầu thị trường lao động theo ngành nghề. Phải có tầm nhìn, biết đón trước

xu hướng phát triển KH&CN để dự báo NNL cho CNH, HĐH.

Thứ ba, hoàn thiện hệ thống đào tạo từ bậc phổ thông, đào tạo nghề,

đào tạo đại học. Tăng cường đào tạo nghề cho người lao động thông qua

xây dựng chương trình hướng nghiệp cho học sinh phổ thông và bắt buộc

thực hiện ở các trường. Hoàn thiện hệ thống giáo trình ở các trường đào tạo

theo hướng các trường tự xây dựng giáo trình và phải đáp ứng các tiêu

chuẩn quốc gia theo quy định. Tăng cường giờ thực hành nhiều hơn cho các

chương trình đào tạo nghề. Thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên

Page 70: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

70

cho người lao động để đáp ứng nhu cầu của công việc. Xây dựng mối quan

hệ giữa trường đào tạo và doanh nghiệp, thông qua chính sách, cơ chế hoạt

động và khuyến khích các doanh nghiệp gắn với các trường đào tạo và

ngược lại các trường đào tạo gắn với doanh nghiệp đào tạo, bồi dưỡng và sử

dụng lao động một cách có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của lao động của

doanh nghiệp.

Thứ tư, thực hiện mô hình giáo dục đại học đại chúng để gia tăng NNL

chất lượng cao. Nhật Bản và Hàn Quốc đều thực hiện mô hình giáo dục đại

học cho số đông để gia tăng nhanh chóng số lượng NL có CMKT đáp ứng yêu

cầu phát triển kinh tế - xã hội. Họ đã kết hợp giữa đào tạo chuyên sâu mang

tính nghiên cứu với đào tạo đại trà mang tính cộng đồng. Coi trọng việc thành

lập mới các trường đại học trong nước và quốc tế, đẩy mạnh việc liên kết đào

tạo giữa các trường đại học trong nước và các trường nước ngoài, đặc biệt là

với các nước có nền giáo dục tiên tiến. Có quy định pháp lý rõ ràng về hệ

thống đại học công và đại học tư.

Thứ năm, nhanh chóng thực hiện việc xã hội hóa trong giáo dục và đào

tạo để huy động được mọi nguồn lực của các tổ chức và cá nhân đóng góp

cho sự nghiệp phát triển NNL. Nhà nước cần can thiệp mạnh mẽ vào lĩnh vực

đào tạo và coi trọng hợp tác quốc tế trong phát triển NL có CMKT.

Thứ sáu, kết hợp vai trò nhà nước và thị trường trong phát triển NL

có CMKT. Có chính sách ưu tiên và minh bạch về đào tạo và thu nhập đối

với người lao động có CMKT. Lao động chất lượng cao phải được trả giá

cao, tương xứng để thúc đẩy khả năng sáng tạo của họ. Coi trọng thước đo

của thị trường để trả công xứng đáng cho những tài năng ở tất cả các ngành

của nền kinh tế. Chỉ có như thế mới tạo được động lực cho phát triển NL

có CMKT.

Thứ bảy, phát triển NNL phải dựa trên cơ sở kế thừa và phát huy giá trị

văn hóa truyền thống kết hợp với việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Page 71: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

71

Đây là bài học kinh nghiệm sâu sắc của nhiều nước đã được áp dụng thành

công ở Nhật Bản và Hàn Quốc trong thời kỳ CNH, HĐH.

Thực tế đã cho thấy không có một nước nào tiến hành CNH đạt đến

thành công mà không chú trọng phát triển NL có CMKT. Sự nghiệp CNH,

HĐH của một nước dù là phát triển hướng nội hay hướng ngoại, thì các chính

phủ đều nhận thức rõ việc nâng cao chất lượng NL thông qua giáo dục và đào

tạo là yếu tố quyết định, tạo nên công bằng xã hội, tăng thu nhập và tạo khả

năng tăng trưởng, phát triển kinh tế bền vững.

2.3.2. Kinh nghiệm phát triển nhân lực có chuyên môn kỹ thuật của

tỉnh Sơn La và bài học rút ra cho tỉnh Hòa Bình

Sơn La là một tỉnh miền núi cao giáp ranh và có nhiều nét tương

đồng về kinh tế, văn hóa với tỉnh Hòa Bình. Để thu hẹp khoảng cách giữa

miền núi và miền xuôi, trong những năm gần đây, ngoài khai thác các

nguồn lực tự nhiên sẵn có, tỉnh Sơn La đã quan tâm đầu tư phát triển NNL

phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo cho đẩy mạnh CNH, HĐH.

Tỉnh đã quan tâm đến công tác đào tạo, sử dụng NNL, nâng cao năng suất

lao động và hiệu quả kinh tế. Với số dân hơn 1 triệu người, số lao động

chiếm 59% dân số và hằng năm bổ sung thêm 4,46% vào lực lượng lao

động, trong những năm qua tỉnh Sơn La đã giữ được nhịp độ tăng trưởng

khá, bình quân ở mức 14%/năm.

Hiện trên địa bàn tỉnh đang có gần 600 trường học và các cơ sở giáo

dục đào tạo. Trong đó, có 10 cơ sở dạy nghề, quy mô trên 9.000 học viên, 4

trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, với gần 10 nghìn học viên,

trường Đại học Tây Bắc có quy mô đào tạo trên 12,5 nghìn sinh viên. Đội ngũ

cán bộ, giảng viên các trường chuyên nghiệp của tỉnh đủ về số lượng, tương

đối đồng bộ về cơ cấu, trình độ và năng lực chuyên môn đáp ứng được yêu cầu

mở rộng về quy mô, đảm bảo chất lượng đào tạo. Các trường đều cơ bản có đủ

Page 72: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

72

diện tích đất đảm bảo cho yêu cầu đào tạo, thực hành các ngành, nghề được

phép đào tạo. Thiết bị dạy, phòng thí nghiệm, phòng thực hành… đều có thể

đáp ứng yêu cầu đào tạo. Hệ thống ký túc xá đã được đầu tư, nâng cấp đảm bảo

đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho một bộ phận học viên trong nước.

Với đội ngũ giáo viên và cơ sở trường học hiện có, tỉnh Sơn La có thể

đáp ứng nhu cầu đào tạo ở các trình độ như trung cấp chuyên nghiệp, cao

đẳng, đại học với các ngành: sư phạm, nông-lâm nghiệp, y tế, dược, kinh tế.

Từ năm 2008 đến năm 2013, bằng nguồn ngân sách địa phương, tỉnh

Sơn La còn chủ trương nâng cấp một số trường lên cao đẳng và đại học, thực

hiện liên kết với một số trường đại học và các cơ sở đào tạo chuyên ngành,

nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt, mất cân đối số lượng và chất lượng NL

có CMKT. Năm 2001, toàn tỉnh có 298 sinh viên trúng tuyển vào các trường

đại học, đạt 3 sinh viên/1 vạn dân, cao đẳng là 402 sinh viên, đạt 4 sinh viên/1

vạn dân, Ðến năm 2010, tỷ lệ này đã tăng lên đáng kể, với 12 sinh viên đại

học/1 vạn dân, 18 sinh viên cao đẳng/1 vạn dân.

Sơn La còn là tỉnh có nhiều ưu tiên trong đào tạo NL là con em của

đồng bào các dân tộc thiểu số. UBND tỉnh đã quan tâm xây dựng hệ thống

các trường phổ thông dân tộc nội trú và trường trung học dân tộc nội trú

tỉnh, với quy mô ngày càng mở rộng, nâng cao chất lượng giáo dục và đào

tạo. Nhờ đó, đã có nhiều thế hệ NL có CMKT là người dân tộc thiểu số.

Những người này đã và đang nắm giữ nhiều vị trí chủ chốt trong các ngành

kinh tế, tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận, tạo thuận lợi cho công cuộc

đẩy mạnh CNH, HĐH trên địa bàn.

Hiện nay, tỉnh Sơn La đang chuyển mạnh việc phát triển sản xuất từ

chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu với cơ cấu ngành, lĩnh vực dựa vào

tiềm năng lợi thế của tỉnh. Toàn tỉnh có 57 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ, với

tổng công suất 3.800 MW (tỉnh đứng số một về lĩnh vực này). Trên địa bàn

Page 73: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

73

tỉnh đang hình thành 8 cụm công nghiệp để thu hút đầu tư do tỉnh quản lý.

Một loạt các nhà máy sản xuất xi-măng, công nghiệp vật liệu xây dựng, sản

xuất chế biến chè, cà-phê, cao-su, sản xuất giày da xuất khẩu, v.v… hình

thành gắn với các vùng sản xuất chuyên canh đang đòi hỏi một lực lượng lao

động có chuyên môn, tay nghề kỹ thuật cao. Tuy nhiên, hiện tại sự nghiệp

CNH, HĐH của tỉnh Sơn La còn bất cập bởi rất thiếu các chuyên gia đầu

ngành, thiếu cán bộ kỹ thuật có trình độ cao, thiếu lao động được qua đào tạo,

công nhân lành nghề, nhất là ở khu vực nông thôn.

Theo số liệu điều tra thực tế trên địa bàn, tỷ lệ lao động chưa qua đào

tạo ở tỉnh Sơn La rất thấp so với cả nước. Năm 2001, lao động chưa qua đào

tạo chiếm 91,5%, đến năm 2005 giảm xuống còn 87,1% và hiện nay số lao

động được đào tạo, có CMKT mới đạt 25%, trong đó có trình độ cao đẳng,

đại học và sau đại học là 3%, trình độ trung cấp 4%, công nhân lỹ thuật và sơ

cấp 11%, còn lại là có đào tạo nhưng chưa có bằng [70, tr.7]. Số lượng NL

đào tạo qua hệ thống này còn rất nhỏ bé so với nhu cầu thực tế. NL có CMKT

cao không những ít mà còn phân bố không đều ở các ngành, nhất là các ngành

tin học, điện tử, CN… Nhóm NL có trình độ CMKT cao là người dân tộc

thiểu số chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu NL của tỉnh. Phần đông học sinh,

sinh viên quê ở Sơn La trúng tuyển vào các trường đại học, đào tạo nghề, sau

khi tốt nghiệp ra trường, không muốn trở về làm việc ở quê hương. Nhiều

sinh viên giỏi, có năng lực thật sự là người Sơn La không muốn trở về phục

vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh... Tình trạng thừa lao động chưa qua

đào tạo, nhưng thiếu lao động qua đào tạo có trình độ CMKT cao đang diễn ra

ở tất cả các ngành, thành phần kinh tế.

Hiện nay, tỉnh Sơn La đang triển khai xây dựng đề án quy hoạch phát

triển NL giai đoạn 2011 - 2020. Ðây là một chủ trương đúng, dự báo được xu

thế phát triển, đi trước đón đầu những cơ hội phát triển.

Page 74: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

74

Bài học rút ra từ thực tiễn phát triển NL có CMKT của tỉnh Sơn La.

Phải coi trọng công tác dự báo và quy hoạch phát triển NL có CMKT dựa trên

chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược CNH, HĐH; phải phát

triển các ngành nghề nhất là ngành mà địa phương có nhiều lợi thế; coi trọng

tư vấn của các chuyên gia giáo dục và các nhà KH trong phát triển NL. Hoàn

thiện cơ chế chính sách tạo động lực kích thích người lao động học tập và thu

hút NL có CMKT trở về làm việc ở địa phương. Tập trung đầu tư, nâng cấp,

mở rộng mạng lưới cơ sở đào tạo NL trên địa bàn. Hoàn thiện chính sách ưu

đãi riêng trong giáo dục và đào tạo đối với người học và người dạy nghề là

người dân tộc thiểu số sống ở miền núi để họ thật sự trực tiếp quản lý, điều

hành và tham gia vào quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH trên địa bàn [117].

Page 75: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

75

Chương 3

THỰC TRẠNG NHÂN LỰC CÓ CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT

CHO CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH HÒA BÌNH

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN

PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CÓ CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT CHO CÔNG NGHIỆP

HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH HÒA BÌNH

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Hòa Bình

Hoà Bình là tỉnh miền núi thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng trung du

miền núi Bắc Bộ, phía Đông giáp thành phố Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Phú

Thọ; phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Thanh Hóa, phía Đông Nam giáp tỉnh Hà

Nam, Ninh Bình.

Hòa Bình nằm ở vị trí cửa ngõ của vùng Tây Bắc, cách trung tâm Thủ

đô Hà Nội 73 km theo đường quốc lộ 6, cách sân bay quốc tế Nội Bài 93 km,

cách cảng biển Hải Phòng 170 km, nằm ở vị trí cầu nối giữa khu vực Tây Bắc

và đồng bằng Bắc Bộ với mạng lưới giao thông tương đối thuận lợi. Trên địa

bàn tỉnh có các tuyến đường quốc lộ quan trọng chạy qua như: đường Hồ Chí

Minh nối liền hai miền Nam - Bắc Việt Nam, Quốc lộ 6 nối Hà Nội với các

tỉnh vùng Tây Bắc, Quốc lộ 15A, Quốc lộ 12B, Quốc lộ 21. Mạng lưới giao

thông phân bố khá đều khắp, các tuyến đường chính kết nối Hoà Bình với các

tỉnh trong khu vực và các địa phương trong tỉnh khá thuận lợi cho giao lưu

kinh tế - xã hội. Đặc biệt đường cao tốc Hoà Lạc – thành phố Hoà Bình đã

được khởi công xây dựng, khi hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian di chuyển giữa

Hà Nội và Hoà Bình.

Về đường thủy, Hòa Bình có mạng lưới sông suối phân bổ tương đối

dày và đều khắp ở các huyện. Sông Đà là sông lớn nhất chảy qua tỉnh có lưu

vực 15.000 km2 chảy qua các huyện Mai Châu, Ðà Bắc, Tân Lạc, Kỳ Sơn và

thành phố Hòa Bình với tổng chiều dài là 151 km. Hồ Sông Đà nối liền với

Page 76: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

76

tỉnh Sơn La, phần hạ lưu chảy qua tỉnh Phú Thọ, Hà Tây thông với sông

Hồng, có thể phát triển vận tải thuỷ thuận lợi, có hiệu quả. Các tuyến sông

Bưởi (55 km), sông Bôi (125 km), sông Bùi (32 km)… có vai trò quan trọng

trong vận tải đường thủy. Hệ thống đường bộ và đường thủy trên địa bàn tỉnh

Hòa Bình rất thuận lợi cho việc di chuyển lao động giữa các địa bàn trong

tỉnh cũng như với các tỉnh khác, thuận lợi cho phát triển NL có CMKT.

Về tài nguyên đất, tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 4.662 km2, đất

có rừng trên 173 ngàn ha, chiếm 37% diện tích, đất nông nghiệp trên 65 ngàn

ha, chiếm 14% diện tích. Đất chưa sử dụng trên 170 ngàn ha. Với những tiềm

năng đó, trong tương lai, Hoà Bình có thể phát triển mạnh mẽ nền sản xuất

nông, lâm nghiệp và công nghiệp chế biến nông lâm sản. Tài nguyên đất là

điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp, phát triển cây công

nghiệp và chăn nuôi đại gia súc. Với trên 200 ngàn ha là đất rừng có nhiều loại

gỗ, tre và dược liệu quý hiếm tạo thuận lợi để phát triển công nghiệp chế biến.

Tài nguyên nước, tỉnh Hòa Bình có trữ lượng lớn với hệ thống sông

ngòi phân bố ở hầu hết các huyện. Tổng diện tích mặt nước là 14.460 ha. Hồ

Sông Đà với diện tích mặt nước khoảng 10.000 ha và dung tích 9,5 tỷ m3

nước rất thuận lợi cho phát triển, nuôi trồng thủy sản và có tác dụng quan

trọng trong việc điều tiết nước cho hệ thống sông Hồng, phát triển công

nghiệp sản xuất điện cho quốc gia.

Tài nguyên khoáng sản, Hoà Bình có nguồn tài nguyên khoáng sản đa

dạng như đá granit, đá vôi, than đá, đất sét, cao lanh, vàng, sắt, nước khoáng

có thể khai thác phát triển công nghiệp khai khoáng, tuyển luyện quặng kim

loại, sản xuất vật liệu xây dựng, các loại khoáng sản, trong đó một số loại đã

được khai thác như: amiăng, than, nước khoáng, đá vôi… Đáng lưu ý nhất là đá,

nước khoáng, đất sét có trữ lượng lớn. Đá gabrodiaba trữ lượng 2,2 triệu m3; đá

granít trữ lượng 8,1 triệu m3; đặc biệt đá vôi có trữ lượng rất lớn trên 700 triệu

tấn đang được khai thác phục vụ xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi,

Page 77: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

77

xây dựng cơ bản… Tỉnh có 6 mỏ than đá với các điểm khai thác ở các huyện

Kim Bôi, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ, Lạc Sơn, Đà Bắc, Kỳ Sơn, tổng trữ lượng cấp

C1 là 982.000 tấn. Đôllômit, barit, cao lanh cũng có trữ lượng lớn, trong đó

có một số mỏ còn chưa được xác định rõ về trữ lượng. Sét phân bố ở vùng

thấp, có rải rác trong tỉnh, trữ lượng ước tính 8 - 10 triệu m3.

Nguồn tài nguyên quý của tỉnh Hoà Bình là nước khoáng, chủ yếu phân

bố ở hai huyện Kim Bôi, Lạc Sơn. Ngoài ra, tỉnh Hòa Bình còn có nguồn tài

nguyên khoáng sản với nhiều mỏ đa kim như: vàng, đồng, chì, kẽm, thuỷ

ngân, antimon, pyrit, phốtphorit…

Về tài nguyên du lịch, tỉnh Hòa Bình có nhiều điểm du lịch hấp dẫn

như: Ðộng Tiên (huyện Lạc Thủy), động Tiên Phi (thành phố Hòa Bình), các

khu bảo tồn thiên nhiên, suối nước khoáng Kim Bôi, hồ sông Ðà và nhà máy

thủy điện Hoà Bình lớn nhất Đông Nam Á. Có các bản làng văn hóa truyền

thống các dân tộc trong tỉnh như bản Giang Mỗ dân tộc Mường huyện Kỳ

Sơn, Bản Lác, Bản Văn dân tộc Thái huyện Mai Châu, Xóng Dướng dân tộc

Dao huyện Ðà Bắc...; khu du lịch Suối Ngọc -Vua Bà huyện Lương Sơn và

nhiều di tích lịch sử, di tích văn hóa, kiến trúc, ngành nghề truyền thống, lễ

hội, phong tục tập quán, nghệ thuật dân gian của nhiều dân tộc trong tỉnh

phong phú, đa dạng, độc đáo là những sản phẩm của nền Văn hóa Hòa Bình.

Với các điều kiện trên cho thấy, tỉnh Hòa Bình có nhiều thuận lợi và cơ

hội cho việc phát triển NL có CMKT bảo đảm cho CNH, HĐH hướng các

ngành mà tỉnh có tiềm năng.

Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên hiện có của tỉnh Hòa Bình cũng gây ra

những khó khăn cho phát triển NL có CMKT cho CNH, HĐH. Đó là điều kiện

tự nhiên, địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn và theo hướng Tây Bắc - Đông

Nam, có vùng núi cao nằm ở phía Tây Bắc, độ cao trung bình từ 600 - 700 m,

địa hình hiểm trở, chiếm 44,8% diện tích toàn vùng, nên việc tiến hành CNH,

HĐH ở vùng này rất khó khăn, việc phát triển NL có CMKT của người dân

Page 78: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

78

theo đó cũng bất cập. Tuy đất rộng, song chủ yếu là đất lâm nghiệp (chiếm

64,5% diện tích tự nhiên), do địa hình phức tạp nên sản xuất phân tán, suất

đầu tư cao, nên gây nhiều khó khăn cho việc đầu tư xây dựng các vùng sản

xuất hàng hoá tập trung (nhất là ở các huyện núi cao). Việc thực hiện mục tiêu

công bằng xã hội trong phát triển NL có CMKT giữa các vùng trong tỉnh cho

CNH, HĐH gặp nhiều khó khăn.

3.1.2. Điều kiện kinh tế và xã hội của tỉnh Hòa Bình

Về kinh tế, do đặc điểm là tỉnh tiếp giáp với đồng bằng sông Hồng và

thủ đô Hà Nội, lại tương đối thuận lợi về điều kiện tự nhiên, đất đai, tài

nguyên khoáng sản, nên tỉnh Hòa Bình có điều kiện thuận lợi để phát triển

kinh tế. Giai đoạn 2006 - 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh bình quân

đạt 12%/năm, khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có mức tăng trưởng

cao hơn hẳn so với giai đoạn trước. Năm 2011, tăng trưởng kinh tế đạt khá:

10,42%, trong đó nông lâm nghiệp, thủy sản tăng 4%; công nghiệp - xây dựng

tăng 17,86% (công nghiệp tăng 19,67%; xây dựng tăng 11,9%); dịch vụ tăng

11,98%. Năm 2012, tăng trưởng kinh tế đạt thấp hơn so với cùng kỳ, tốc độ

tăng trưởng đạt 10,2%, trong đó: ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng

3,9%; công nghiệp - xây dựng tăng 15,2% (công nghiệp tăng 15,7%; xây

dựng tăng 13,8%), dịch vụ tăng 9,8%. Năm 2013 đạt 10,2%, trong đó: nông,

lâm, thủy sản tăng 4,06%; công nghiệp - xây dựng tăng 14,4%; dịch vụ tăng

10,2%. Nếu so với kế hoạch đặt ra là tăng trưởng 11% thì không đạt. Tuy

nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh nếu tính cả Công ty thủy điện Hòa

Bình thì ước đạt 11,7%, trong đó ngành công nghiệp - xây dựng tăng 15,5%.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch đáng kể. Năm 2010, tỷ trọng

ngành nông nghiệp trong GDP toàn tỉnh là 35%, công nghiệp - xây dựng

chiếm 31,5% và dịch vụ chiếm 33,5%. Năm 2012 trong cơ cấu GDP (không

tính nhà máy thuỷ điện), nông nghiệp chiếm 30,9%, công nghiệp - xây dựng

Page 79: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

79

chiếm 35,5% và khu vực dịch vụ chiếm 33,6%. Nếu tính cả nhà máy thuỷ

điện Hoà Bình, trong cơ cấu kinh tế đến năm 2012 nông nghiệp chiếm 27,2%,

công nghiệp xây dựng chiếm 43,2% và dịch vụ chiếm 29,6%.

Về hành chính, tỉnh Hòa Bình có 10 huyện và 1 thành phố trực thuộc

tỉnh, tổng cộng 210 phường, xã và thị trấn.

Tôn giáo tín ngưỡng, trên địa bàn tỉnh có 2 tôn giáo chính là đạo Phật

và đạo Thiên Chúa. Ðạo Thiên Chúa có 23 nhà thờ, nhưng không có linh mục

người địa phương, việc thực hiện các nghi thức tôn giáo đều do linh mục các

tỉnh về hành lễ. Ðạo Phật có 11 đền, chùa. Đạo Thiên chúa và đạo Phật đang

có xu hướng khôi phục và phát triển, số tín đồ tăng dần, nơi thờ tự được xây

dựng lại hoặc sửa chữa. Người dân tuy theo các tôn giáo khác nhau, nhưng rất

đoàn kết, cởi mở và sống thân thiện.

Trình độ dân trí, đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 10/10 huyện, thị, với

tổng số 210/210 xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Tỷ lệ người biết đọc, biết viết

chiếm 98%. Năm 2003, tỉnh được công nhận đạt chuẩn phổ cập trung học cơ

sở. Đến năm 2013, toàn tỉnh có 2 huyện đạt chuẩn phổ cập trung học phổ

thông. Năm học 2012 - 2013 có 10.838/10.867 học sinh tốt nghiệp trung học

cơ sở, đạt tỷ lệ 99,7%. Thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2013 có

8.025 học sinh, đỗ tốt nghiệp đạt 99,87%; giáo dục thường xuyên có 1.155

học sinh, đỗ tốt nghiệp đạt 99,04%. [Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình].

Hòa Bình là tỉnh luôn giữ vị trí tốp những tỉnh có thành tích xuất sắc

trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, thường có vị thế dẫn đầu trong số 41

tỉnh miền núi, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long về số lượng và chất

lượng giải.

Về giáo dục chuyên nghiệp: Năm 2005 tỉnh có 3 trường cao đẳng, 3

trường trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề với số lượng 219 giáo

viên cao đẳng và trung học chuyên nghiệp và trên 4.000 học sinh, sinh viên

(trong đó có 2.481 sinh viên cao đẳng và trung học chuyên nghiệp). Đến năm

Page 80: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

80

2013, tỉnh có 5 trường cao đẳng nghề, 3 trường trung học chuyên nghiệp và

30 cơ sở dạy nghề. Quy mô tuyển sinh và đào tạo nghề cũng được mở rộng,

bình quân mỗi năm khoảng 8 - 9 nghìn lao động được đào tạo nghề, trong đó

dạy nghề cho nông dân và thanh niên dân tộc thiểu số chiếm 20 - 25%.

Mạng lưới y tế năm 2005, toàn tỉnh có 255 cơ sở khám, chữa bệnh,

trong đó có 13 bệnh viện và 28 phòng khám khu vực ngành y trong tỉnh có

2.395 người, trong đó có 373 bác sĩ và dược sĩ cao cấp và 1.056 y sĩ và dược

sĩ trung cấp, với 1.964 giường bệnh, bình quân cứ 1 vạn dân có 4,6 bác sĩ và

24 giường bệnh. Riêng ngành dược có 161 người, trong đó có dược sỹ cao

cấp 22 người, dược sỹ trung cấp 166 người, dược tá 86 người. Đến năm 2013,

Hòa Bình có 3 bệnh viện tuyến tỉnh và 10 cơ sở y tế dự phòng. Trường trung

học y tế tỉnh là cơ sở đào tạo mới và đào tạo lại trình độ trung cấp và sơ cấp

nữ hộ sinh; y sĩ đa khoa, sản, nhi; dược tá, nhân viên y tế thôn, bản.

Kết cấu hạ tầng: năm 2010, trên địa bàn tỉnh Hoà Bình có các tuyến

Quốc lộ 6, Quốc lộ 15, Quốc lộ 21, Quốc lộ 12B và đường Hồ Chí Minh chạy

qua với tổng chiều dài 301 km. Về các tuyến tỉnh lộ: hiện tại tỉnh có 21 tuyến

đường tỉnh với tổng chiều dài 385 km và 6 tuyến CT 229 với tổng chiều dài 186

km. Về giao thông nông thôn: Các tuyến đường huyện: Tổng chiều dài mạng

lưới đường huyện trên toàn tỉnh là 740 km, chủ yếu là đường loại A-GTNT,

trong đó chỉ có khoảng 30% chiều dài mặt đường đã được cứng hoá (bằng bê

tông xi măng và láng nhựa), còn lại là mặt cấp phối tự nhiên và đường đất. Các

tuyến đường xã: Tổng chiều dài mạng lưới đường xã trên toàn tỉnh, hiện tại là

3.292 km, chủ yếu là đường loại B-GTNT và thấp hơn (nền đường nhỏ hẹp, độ

dốc dọc lớn, không đủ tiêu chuẩn cấp đường) trong đó chỉ có khoảng 20% chiều

dài mặt đường đã được cứng hoá (bằng bê tông xi măng và láng nhựa) số còn

lại là mặt cấp phối tự nhiên và đường đất. Đến nay 100% xã đã có đường ô tô

tới trung tâm xã, tuy nhiên chỉ có 60% có thể đi được vào 2 mùa.

Page 81: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

81

Mạng lưới bưu chính, viễn thông ở tỉnh Hoà Bình tương đối phát triển.

Đến năm 2012, 100% số xã phường, thị trấn có dịch vụ điện thoại, 100% trung

tâm các huyện có dịch vụ Internet băng thông rộng, 90% số xã có cáp quang

đến trung tâm xã và 95% xã đã có trạm thông tin di động BTS. Toàn tỉnh có 20

điểm chuyển mạch, gồm 2 trạm HOST và 19 tổng đài vệ tinh, với 882 trạm

thông tin di động.

3.1.3. Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển nhân lực có chuyên

môn kỹ thuật cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hòa Bình (nhìn từ

điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội)

- Thuận lợi

Với các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội nêu trên cho thấy tỉnh Hòa

Bình có những thuận lợi trong CNH, HĐH và phát triển NL có CMKT là vị trí

địa kinh tế và nhiều tiềm năng do tự nhiên ban tặng nhưng chưa được khai thác

hiệu quả, người dân lao động cần cù; một số ngành nghề đã được phát triển.

Đến năm 2013, toàn tỉnh đã có một số cơ sở kinh tế quan trọng phát huy những

lợi thế hiện có của địa phương.

- Khó khăn

Với điều kiện kinh tế và xã hội trên, trước yêu cầu bảo đảm NL có

CMKT cho CNH, HĐH của tỉnh Hòa Bình còn có không ít khó khăn. Nổi bật

nhất là, trình độ dân trí thấp, nền sản xuất vẫn chủ yếu là nông nghiệp dựa trên

công cụ lao động thủ công, năng suất thấp. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy

sản còn bấp bênh do thời tiết phức tạp, mưa nhiều và ảnh hưởng của bão, giá

bán nhiều sản phẩm, nhất là sản phẩm chăn nuôi, thủy sản ở mức thấp trong

khi nguyên liệu đầu vào lại ở mức cao. Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hàng năm

thường xảy ra một số loại thiên tai ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống

của đồng bào các dân tộc trong tỉnh như lũ quét, mưa lũ, xả lũ sông Ðà, lốc,

mưa đá, hạn hán. Sản xuất công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề kém phát triển.

Page 82: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

82

Kết cấu hạ tầng giao thông chưa đồng bộ. Các tuyến quốc lộ đều có tiêu

chuẩn kỹ thuật thấp, quy mô mặt cắt nhỏ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

Hầu hết những tuyến đường giao thông đường bộ của tỉnh Hòa Bình đều

xuống cấp nghiêm trọng, nhất là những tuyến đường liên huyện về trung tâm

các xã. Chỉ 60% số xã có tuyến đường về trung tâm bảo đảm cho ô tô đi được

quanh năm, 40% số xã còn lại rất dễ bị cô lập mỗi khi mùa mưa và thường tập

trung ở địa bàn vùng sâu vùng xa và các xã đặc biệt khó khăn.

Điểm xuất phát của nền kinh tế còn thấp, tỷ lệ sản xuất hàng hoá chưa

cao, nông lâm ngư nghiệp có tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế (chiếm 35%

năm 2010). Thu nhập (GDP) bình quân đầu người năm 2010 bằng 59,4% so

với trung bình cả nước (giá thực tế), thu ngân sách trên địa bàn tỉnh mới đạt

11,5% GDP. Mức thu nhập bình quân của dân cư trong tỉnh năm 2012 là 25,7

triệu đồng, chỉ bằng 80% so với bình quân chung của cả nước ( 1550 USD).

Tỷ lệ hộ đói nghèo cao. Đến năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh chiếm 26,09%

(theo tiêu chí hộ nghèo giai đoạn 2011-2015); tỷ lệ hộ cận nghèo là 15,9% và

năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh vẫn còn ở mức 18,35% Thu nhập bình quân

của người dân nông thôn chỉ bằng 1/6 thu nhập của người dân thành thị. Mức

sống của người dân vùng núi cao còn rất nhiều khó khăn. Hòa Bình vẫn là

một tỉnh nghèo của Việt Nam. Điều kiện này đã ảnh hưởng hạn chế không

nhỏ tới nâng cao chất lượng NL trong tỉnh đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH.3.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CÓ CHUYÊN MÔN KỸ

THUẬT CHO CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH HÒA BÌNH GIAI

ĐOẠN 2006 - 2013

3.2.1. Thực trạng chính sách và quy hoạch nhân lực có chuyên môn

kỹ thuật cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hòa Bình

- Chủ trương, đường lối của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình

Để phát triển NNL đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH, Đảng ta

chủ trương: “Giáo dục và đào tạo cùng với KH&CN là quốc sách hàng

Page 83: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

83

đầu…” [25, tr.94]. Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục là

đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức

khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc

và CNXH; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của

công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Việc đào

tạo NL có CMKT là một nội dung quan trọng nhằm cung cấp NL đáp ứng

trực tiếp nhu cầu phát triển kỹ thuật, công nghệ và chuyển dịch cơ cấu

kinh tế thúc đẩy CNH, HĐH.

Thực hiện chủ trương, đường lối của Trung ương Đảng, từ năm 2006

đến nay, các cấp đảng và chính quyền của tỉnh Hòa Bình đã đặc biệt quan tâm

xây dựng NL có CMKT cho CNH, HĐH. Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần

thứ XIV nhiệm kỳ 2005 - 2010 xác định: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức

chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, khai thác các

tiềm năng, huy động tối đa nguồn lực,... Nâng cao đời sống vật chất và tinh

thần cho nhân dân; phấn đấu đưa tỉnh Hòa Bình cơ bản thoát khỏi tỉnh nghèo

vào năm 2010” [26]. Nội dung đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh

tế tri thức trên địa bàn trong giai đoạn 2005 - 2010 được cụ thể là:

Sản xuất nông, lâm nghiệp tập trung vào chuyển đổi cơ cấu theo hướng

phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; từng bước hình

thành các vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; chú

trọng phát triển chăn nuôi mà địa phương có thế mạnh; coi trọng phát triển

nghề rừng, chăm sóc, bảo vệ, phòng chống cháy rừng và trồng rừng mới.

Sản xuất công nghiệp phải tạo ra được bước chuyển biến mạnh cả về

lượng và về chất. Tăng cường xúc tiến đầu tư tại các nước Hàn Quốc, Nhật

Bản, Nga, Ru-ma-ni,... tạo sự khởi sắc cho việc thu hút đầu tư của các nước,

nhất là các tập đoàn kinh tế lớn vào tỉnh.

Phát triển mạnh các ngành dịch vụ gồm: tài chính, ngân hàng, bảo

hiểm, tư vấn, thương mại, du lịch, tạo thuận lợi cho đẩy mạnh CNH, HĐH,

Page 84: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

84

đồng thời thực hiện tốt biện pháp kích cầu đầu tư tháo gỡ khó khăn cho doanh

nghiệp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, hạn chế được mức độ ảnh hưởng tiêu

cực đến kinh tế của tỉnh.

Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, xây dựng

đô thị và xây dựng nông thôn mới.

Để bảo đảm việc thực hiện chủ trương trên, tỉnh Hòa Bình đã đặc biệt

quan tâm đến phát triển NL có CMKT thông qua phát triển giáo dục và đào

tạo. Hệ thống đào tạo nghề và giáo dục chuyên nghiệp được mở rộng; công

tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng và rèn luyện sức khỏe cho người dân được

tăng cường.

- Về quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh

Trong thời gian qua, tỉnh Hòa Bình chưa có quy hoạch phát triển NL có

CMKT cho CNH, HĐH. Năm 2011 mới có “Quy hoạch phát triển NL 2011-2020”

do UBND tỉnh xây dựng và ban hành [108]. Nội dung bản Quy hoạch là sự cụ

thể hóa Chiến lược phát triển NL Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 vào phát

triển NL của tỉnh Hòa Bình. Quy hoạch phát triển NL được xem như kế hoạch

dài hạn của tỉnh về phát triển NL, trong đó chú ý đến phát triển NL có CMKT

đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bản Quy hoạch đã phân tích, đánh giá đặc điểm phát triển kinh tế - xã

hội và NL của tỉnh Hòa Bình, luận chứng quan điểm, mục tiêu, phương hướng

và giải pháp phát triển NL nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hòa

Bình giai đoạn 2011- 2020. Đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch và tổ

chức thực hiện quy hoạch với những chương trình, kế hoạch triển khai thực

hiện cụ thể. Dựa vào đó, các cấp có liên quan tiến hành tổ chức, chỉ đạo việc

phát triển NL phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh

- quốc phòng trên địa bàn của tỉnh.

Phạm vi của quy hoạch chủ yếu đề cập đến NL trong độ tuổi lao động

theo Bộ Luật Lao động ngày 23/6/1994 (nam giới từ 15 đến hết 60 tuổi, nữ

Page 85: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

85

giới từ 15 đến hết 55 tuổi); đào tạo và sử dụng nguồn lực con người, bao gồm

toàn bộ NL trên địa bàn tỉnh; phân tích, đánh giá, xác định nhu cầu, đề xuất

phương hướng, giải pháp phát triển NL nói chung và từng lĩnh vực nghề

nghiệp nói riêng; trong đó đặc biệt chú ý những lĩnh vực có vai trò lớn và có

tính đột phá đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Các nhà hoạch định chính sách đã xác định phương hướng và giải pháp

phát triển NL có CMKT; phát triển đào tạo nghề và đào tạo chuyên nghiệp;

huy động nguồn lực, tạo việc làm, phát triển thị trường lao động; mở rộng hợp

tác và các chương trình, dự án ưu tiên để phát triển NL.

Đối với NL có CMKT cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung, bản

Quy hoạch đã nêu quan điểm và mục tiêu phát triển NL đến năm 2020. Trong

đó, xác định phát triển nhân lực thời kỳ 2011 - 2020 phải phù hợp, đồng bộ

với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh,

của từng ngành, địa phương và phát huy hiệu quả của các cơ sở dạy nghề hiện

có. Mục tiêu phát triển là đáp ứng đủ và có chất lượng yêu cầu NL phát triển

kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn này và đưa ra một số chỉ tiêu cụ thể

đến năm 2020 về tỷ lệ lao động qua đào tạo, quy mô năng lực của các trường

học… Bản Quy hoạch mới được triển khai thực hiện từ đầu năm 2013.

3.2.2. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng nhân lực có chuyên môn kỹ

thuật cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hòa Bình

Để đáp ứng yêu cầu NL có CMKT cho CNH, HĐH, từ năm 2006 đến

nay, tỉnh Hòa Bình đã tiến hành mở rộng mạng lưới các trường chuyên

nghiệp, phát triển các trung tâm dạy nghề ở các cấp huyện, thị và xuống tận

cấp xã. Cụ thể là:

- Mở rộng năng lực đào tạo của các trường chuyên nghiệp và dạy nghề:

Để bảo đảm NL có CMKT cho CNH, HĐH tỉnh đã coi trọng nâng cao

năng lực đào tạo của các trường chuyên nghiệp và mở rộng mạng lưới đào tạo

Page 86: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

86

nghề trên địa bàn. Năm 2006, mạng lưới cơ sở dạy nghề trong tỉnh mới chỉ có

2 trường cao đẳng nghề, 1 trường trung cấp nghề, 6 trung tâm dạy nghề, 4 trung

tâm giới thiệu việc làm có dạy nghề. Đến năm 2013, mạng lưới này được mở

rộng, toàn tỉnh đã có 5 trường cao đẳng nghề, 3 trường trung cấp nghề và 30 cơ

sở dạy nghề. Mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển từ cấp tỉnh xuống huyện, có cả

ở các xã và các doanh nghiệp lớn.

Chủ trương chỉ đạo của chính quyền tỉnh là các trường Cao đẳng sư

phạm, Trung cấp chuyên nghiệp phải xây dựng và thực hiện công bố chuẩn đầu

ra các ngành đào tạo. Đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo, các hình thức đào

tạo, các hệ đào tạo và các loại hình trường Trung cấp chuyên nghiệp, phân

luồng học sinh sau trung học cơ sở vào học Trung cấp chuyên nghiệp. Tích cực

chỉ đạo nâng cấp trường Trung học kinh tế kỹ thuật lên trường Cao đẳng và

trường Cao đẳng sư phạm lên trường Đại học. Phối hợp với các trung tâm giáo

dục thường xuyên lao động hướng nghiệp bồi dưỡng nâng cao năng lực đội

ngũ giáo viên, xây dựng chương trình, giáo trình phù hợp với hướng nghiệp và

đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Coi trọng bồi dưỡng, nâng cao chất

lượng, nhất là trình độ ngoại ngữ và CN thông tin của đội ngũ giáo viên và cán

bộ quản lý các trường Cao đẳng sư phạm, Trung cấp chuyên nghiệp. Thực

hiện đánh giá và đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng giáo dục trung cấp

chuyên nghiệp. Triển khai các hoạt động nghiên cứu KH phục vụ giảng dạy.

Đối với các cơ sở đào tạo nghề, việc mở rộng mạng lưới và quy mô đào

tạo NL phải trên cơ sở coi trọng chất lượng, bảo đảm sự phù hợp về số lượng

và cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo với nhu cầu phát triển của tỉnh trong

từng giai đoạn. Nâng cao hiệu quả dạy nghề để đáp ứng nhu cầu NL kỹ thuật

trực tiếp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đặc biệt là đội ngũ lao động có kỹ

năng nghề nghiệp cao.

Thực hiện chủ trương này, quy mô đào tạo mỗi năm lại được tăng lên.

Năm 2009, các cơ sở dạy nghề thuộc tỉnh quản lý đã tuyển mới đào tạo được

Page 87: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

87

2.350 lượt người học nghề trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề; 6.468

người học nghề trình độ sơ cấp nghề. Trong tổng số lượt người được đào tạo,

nữ chiếm 16,5%. Năm 2010, tổng số học sinh trong các trường cao đẳng và

dạy nghề trong tỉnh đã lên tới 19.967 người, trong đó có 12.067 học sinh đào

tạo cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 7.900 học sinh học trong các trung

tâm dạy nghề [Tổng hợp từ số liệu của các trường đào tạo tại tỉnh Hòa Bình].

Số trường lớp thuộc các hệ đào tạo trong tỉnh được duy trì và đã nâng

cấp hơn trước. Hệ đào tạo cao đẳng và đại học có năng lực đào tạo hàng năm

khoảng 10.000 học sinh, bao gồm: trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình, trường

Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật, trường Cao đẳng nghề Sông Đà, trường Cao

đẳng nghề Hòa Bình, trường Cao đẳng nghề cơ điện Tây Bắc. Hệ thống các

trường trung học chuyên nghiệp được phát triển với năng lực đào tạo hàng năm

2.500 học sinh bao gồm: trường Trung học kinh tế kỹ thuật Hòa Bình, trường

Trung học y tế Hòa Bình, trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật công nghiệp Hòa

Bình. Ngoài ra, trong tỉnh còn có 30 cơ sở đào tạo nghề được phân bổ ở hầu

khắp các huyện, thị. Một số cơ quan, tổ chức trong tỉnh cũng tổ chức các hình

thức dạy nghề, như sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Trung tâm giáo

dục lao động xã hội Lạc Sơn, sở Giáo dục có Trung tâm giáo dục thường xuyên

tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh có Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm,

Liên đoàn Lao động tỉnh Hòa Bình có Trung tâm dạy nghề Hòa Bình, Hội liên

hiệp phụ nữ có Trung tâm dạy nghề phụ nữ Hòa Bình… Nếu không tính hệ

thống các trường đóng trên địa bàn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý (trường

Cao đẳng sư phạm Hòa Bình, trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật, trường

Trung học kinh tế kỹ thuật Hòa Bình và trường Trung học y tế Hòa Bình), thì

năng lực đào tạo của tỉnh hàng năm đạt khoảng 15.000 học sinh. Bảng 3.1.là

con số thống kê được từ 3 hệ đào tạo tập trung của tỉnh là hệ Cao đẳng và Đại

học, hệ Trung học chuyên nghiệp và hệ đào tạo công nhân kỹ thuật chính quy.

Page 88: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

88

Bảng 3.1. Năng lực đào tạo nghề tại tỉnh Hòa Bình

giai đoạn 2008 - 2013 [16, tr.171-173]

Chỉ tiêu2008-2009

2009-2010

2010-2011

2011-2012

2012-2013

1. Hệ Cao đẳng và Đại học- Số trường- Số giáo viên- Số học sinh

2269

2.312

2255

2.691

2193

2.461

2195

2.307

5483

3.753

2. Hệ Trung học chuyên nghiệp- Số trường- Số giáo viên- Số học sinh

2163

2.895

2168

2.793

2216

1.883

2229

1.813

2115

2.054

3. Đào tạo công nhân kỹ thuật- Số trường- Số giáo viên- Số học sinh

2141

2.432

2147

2.585

2158

1.804

3297

3.067

3305

3.117

Ngoài các hình thức và hệ đào tạo nêu trên, còn có các hình thức đào

tạo của các trường đại học, cao đẳng của Trung ương và của các tỉnh khác liên

kết với các cơ sở đào tạo của tỉnh Hòa Bình mở các lớp học ở các trình độ từcông nhân kỹ thuật đến đại học trên địa bàn. Trong đó, quy mô lớn nhất làliên kết đào tạo của Viện Đại học Mở Hà Nội, với con số theo học hàng nămtrên dưới 500 người là con em các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Về cơ cấu trình độ đào tạo, những năm trước đây các cơ sở dạy nghềtrên địa bàn tỉnh chủ yếu tập trung đào tạo nghề ngắn hạn, nên cơ bản về trình

độ đào tạo nghề trong tỉnh chưa cao. Năm 2009, đào tạo nghề trên địa bàn

tỉnh đạt 8.818 người (vượt 2% chỉ tiêu kế hoạch), trong đó đào tạo hệ trungcấp nghề và cao đẳng nghề có 2.350 người, sơ cấp nghề có 6.468 người; dạynghề cho 2.047 học sinh là thanh niên dân tộc thiểu số và lao động nông thônbị mất đất sản xuất nông nghiệp do Nhà nước thu hồi chuyển đổi mục đích sửdụng. Trong các nghề được đào tạo tại các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh, chủyếu là đào tạo các nghề truyền thống như may công nghiệp, thủ công mỹ

Page 89: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

89

nghệ, nông sản, lâm sản, thuỷ sản, thú y. Bên cạnh đó, cũng có một số ngành

về kỹ thuật và tin học ứng dụng nhưng chiếm tỷ lệ thấp.- Đào tạo lại tại các doanh nghiệp:

Phần lớn các DN ở tỉnh Hòa Bình lựa chọn hình thức đào tạo lại nghề cho

công nhân bằng con đường kèm cặp tại chỗ hoặc đào tạo tập trung tại DN. Qua

khảo sát của NCS tại 138 DN ở tỉnh Hòa Bình, trong đó có 58 DN công nghiệp,

11 DN nông nghiệp và 69 DN dịch vụ và thương mại cho thấy: có 97 DN thực

hiện đào tạo lại cho công nhân theo hình thức kèm cặp tại chỗ, chiếm tỷ lệ

70,3%; có 22 DN đào tạo tập trung tại DN, chiếm tỷ lệ 16%; có 12 DN gửi đi

đào tạo bên ngoài, chiếm tỷ lệ 9%; còn lại 7 DN thực hiện các hình thức đào

tạo lại khác. Cũng qua khảo sát cho thấy, chủ yếu các DN ở tỉnh Hòa Bình

chọn hình thức đào tạo ngắn hạn dưới 03 tháng, có 81 DN chọn hình thức

này, chiếm 58,7% tổng số DN khảo sát; có 39 DN chọn hình thức đào tạo lại

từ 3 đến 6 tháng. Ít DN chọn hình thức đào tạo lại từ 6 tháng đến 1 năm (12

DN, chiếm tỷ lệ 8,7%) và rất ít số DN chọn hình thức đào tạo lại trên 1 năm,

chỉ có 6/138 DN (chiếm tỷ lệ 4,3%) cho hình thức này (xem phụ lục 4).

- Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục:

Triển khai thực hiện Điều lệ Hội thi giáo viên dạy giỏi trong giáo dục

phổ thông và giáo dục thường xuyên. Tôn vinh các nhà giáo với các danh hiệu

Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt

Nam 20/11.

Triển khai và tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày

15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg

ngày 01/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng

và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn

2005 - 2010”; Chương trình hành động số 374/CTr-TU ngày 24/12/2004 của

Tỉnh ủy Hòa Bình về thực hiện Chỉ thị số 40/CT-TW của Ban Bí thư Trung

ương Đảng về “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản

Page 90: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

90

lý giáo dục” giai đoạn 2005 - 2010; Quyết định số 3463/QĐ-UBND ngày

25/12/2006 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất

lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” giai đoạn 2005 - 2010.

Rà soát định mức biên chế giáo viên và cán bộ quản lý ở các trường phổ

thông, mầm non; rà soát và sắp xếp đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo

dục theo Nghị định 132/2007/NĐ-CP ngày 08/8/2007 của Chính phủ; chủ

động thực hiện chính sách luân chuyển nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Triển khai thực hiện đại trà chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu

học, trung học (trung học cơ sở và trung học phổ thông), chuẩn Hiệu trưởng

trường trung học. Thực hiện chuẩn hiệu trưởng trường mầm non, trường tiểu

học và chuẩn giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên, chuẩn nghiệp vụ

sư phạm giáo viên Trung cấp chuyên nghiệp theo kế hoạch của Bộ Giáo dục

và Đào tạo.

Tham gia bồi dưỡng Hiệu trưởng trường phổ thông kể cả hình thức liên

kết với nước ngoài; tiến hành các hoạt động tư vấn, giám sát để phát huy kết quả

của việc bồi dưỡng. Triển khai thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên

cho giáo viên mầm non và phổ thông theo các giai đoạn; chương trình bồi dưỡng

tiếng dân tộc cho giáo viên vùng dân tộc; chương trình bồi dưỡng Hiệu trưởng.

Xây dựng quy hoạch đội ngũ giáo viên mầm non và phổ thông giai

đoạn 2010 - 2015 và đến năm 2020, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ

cấu. Có chính sách đặc thù và kế hoạch để phát triển giảng viên sư phạm và

giáo viên các môn học còn thiếu giáo viên. Mở các mã ngành đào tạo mới:

giáo viên tư vấn tâm lý, tư vấn hướng nghiệp, giáo viên dạy các chương trình

giáo dục người lớn; rà soát điều chỉnh chương trình đào tạo theo hướng tăng

cường nghiệp vụ sư phạm, năng lực giáo dục kỹ năng sống…

Triển khai công tác quy hoạch cán bộ trong toàn ngành theo hướng dẫn

số 22-HD/BTCTW ngày 21/10/2008 của Ban Tổ chức Trung ương thực hiện

Page 91: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

91

Nghị quyết số 42-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ thời

kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

- Nguồn tài chính cho phát triển giáo dục và đào tạo:

Để tạo nguồn tài chính cho phát triển giáo dục và đào tạo, tỉnh đã

nghiêm chỉnh thực hiện Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của

Chính phủ, trong đó không những miễn, giảm học phí cho người học, mà còn

hỗ trợ chi phí học tập cho họ và đồng thời xây dựng cơ chế thu, sử dụng học

phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học

2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015.

Xây dựng và áp dụng mức học phí mới từ năm học 2010-2011 trên địa

bàn tỉnh. Đồng thời chấn chỉnh công tác quản lý thu, chi trong các cơ sở giáo

dục nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà nước và nguồn lực của

xã hội đầu tư cho giáo dục. Thực hiện tổng hợp kế hoạch và ngân sách giáo

dục và đào tạo báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định của Luật phòng, chống

tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí. Xử lý kịp thời

những sai phạm được phát hiện qua công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán,

nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định

kinh tế theo tinh thần Nghị quyết của Chính phủ và các Quyết định của Thủ

tướng Chính phủ và của UBND tỉnh.

Chủ động phối hợp với Sở Tài chính đề xuất định mức chi thường

xuyên ngân sách nhà nước cho mỗi cấp học, trình độ đào tạo theo đúng quy

định của Thủ tướng Chính phủ và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của

tỉnh, ưu tiên ngân sách để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi;

phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở,

từng bước thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học phổ thông ở những nơi

có điều kiện… bảo đảm chi cho giáo dục ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội

đặc biệt khó khăn.

Page 92: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

92

Nguồn tài chính cho giáo dục và đào tạo còn được tạo lập thông qua

con đường tăng cường, đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục và đào tạo. Thực hiện

Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách

khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy

nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, tạo điều kiện học tập cho mọi thành

viên trong xã hội. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo

dục và đào tạo.

- Các hoạt động khác hướng vào phát triển nâng cao năng lực

CMKT của người lao động:

Bên cạnh việc quán triệt chủ trương của tỉnh đảng bộ về đẩy mạnh

CNH, HĐH trên địa bàn, các cấp chính quyền của tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt

động và phong trào thi đua gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, khuyến

khích người lao động nâng cao trình độ CMKT như: “Lao động giỏi, lao động

sáng tạo, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật”. Thông qua các mô hình, điển

hình tiên tiến đổi mới kỹ thuật, CN, không ngừng tăng năng suất, chất lượng

và hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Coi trọng đào tạo NL phục vụ CNH, HĐH,

đặc biệt là lực lượng lao động có trình độ cao; thực hiện chính sách thu hút

cán bộ quản lý giỏi, công nhân kỹ thuật lành nghề về công tác tại tỉnh.

Triển khai Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010” theo

Quyết định 112/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo Quyết định

này, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 545/KH-UBND về việc tổ chức thực

hiện Đề án trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Ngành giáo dục đào tạo đã chủ động,

tích cực phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh chỉ đạo và tổ chức

thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập và phát triển trung tâm học tập

cộng đồng. Mục tiêu của Đề án là: i) Tỷ lệ người biết chữ độ tuổi 15 - 35 đến

năm 2010 phải đạt 99,0%; ii) Công tác bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về quản

lý, pháp luật, kinh tế nhằm nâng cao khả năng công tác cho đội ngũ cán bộ

Page 93: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

93

cấp xã, cấp huyện: tỷ lệ cán bộ các xã, phường, thị trấn và các huyện, thành

phố được học tập, bồi dưỡng cập nhật kiến thức về lý luận chính trị, quản lý

Nhà nước, pháp luật, kinh tế, xã hội đến năm 2010 đạt 80,0%; iii) Công tác

đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ về văn hóa, chuyên môn,

nghiệp vụ, quản lý, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ cho cán bộ trong cơ

quan Nhà nước, tới năm 2010 đạt 100%; iv) Tỷ lệ người lao động trong các

lĩnh vực công, nông, lâm, nghiệp dịch vụ được tiếp cận, sản xuất và nâng cao

chất lượng cuộc sống đến năm 2010 đạt 85,0%; v) Mạng lưới các cơ sở giáo

dục thường xuyên được mở rộng và đầu tư trên tất cả các huyện và thành phố;

vi) Xây dựng, củng cố và phát triển Trung tâm học tập cộng đồng tới tất cả

các xã, phường, thị trấn, thôn, xóm, bản, tổ để thu hút mọi người tham gia học

tập và hoạt động [127].

Phát huy vai trò của Liên hiệp các Hội KH kỹ thuật tỉnh Hoà Bình

trong phát triển KH, CN và nâng cao trình độ CMKT cho người lao động. Hội

đã tiến hành các hoạt động triển khai chủ trương của Nghị quyết Trung ương

lần thứ bảy (Khoá X) về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh

CNH, HĐH đất nước”; tiến hành ký kết Chương trình hợp tác KH và kỹ thuật

5 năm (2006 - 2010) với các sở KH&CN, Giáo dục và Đào tạo, Tài nguyên và

Môi trường, Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Từ những ký kết đó để

phát triển KH&CN, bồi dưỡng và phát triển NL có CMKT của tỉnh.

Tỉnh luôn coi trọng công tác nghiên cứu KH, ứng dụng những thành

tựu KH&CN tiên tiến phục vụ đời sống sản xuất và bảo vệ môi trường. Triển

khai các đề tài như: “Trồng thử nghiệm cây Dó Bầu quy mô hộ gia đình tại xã

Thượng Tiến, huyện Kim Bôi” với diện tích 15 ha trong 3 năm (2006 - 2008);

Dự án trồng cây cao su Trung Quốc tại huyện Cao Phong và một số địa

phương trong tỉnh; xây dựng các đề án về các giải pháp triển khai thực hiện

nâng cao hiệu quả ứng dụng tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã

Page 94: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

94

hội, thúc đẩy CNH, HĐH trên địa bàn... Thông qua các hoạt động KH này

góp phần bồi dưỡng, nâng cao năng lực của đội ngũ NL có CMKT của tỉnh.

Các cấp chính quyền còn chú trọng đến giải quyết việc làm, trọng tâm

là mở rộng những ngành công nghiệp thu hút nhiều việc làm tại các đô thị,

khu công nghiệp; phân bố lại lao động giữa nông nghiệp và phi nông

nghiệp, giữa thành thị và nông thôn; phát triển thị trường sức lao động tạo

động lực cho phát triển NL có CMKT trong tỉnh…

3.2.3. Thực trạng thu hút nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cho

công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hòa Bình

Trên tinh thần Nghị quyết sô 35/2005/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân

tỉnh Hòa Bình ban hành ngày 22/7/2005, UBND tỉnh Hòa Bình đã ban hành

Quyết định số 55/2005/QĐ-UBND ngày 15/12/2005 Quy định một số chính

sách khuyến khích cán bộ, công chức học tập và thu hút, tiếp nhận, sử dụng

người có trình độ về công tác tại tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2005 - 2015. Quyết

định này đã được triển khai thực hiện thông qua các hoạt động tuyên truyền, phổ

biến, hướng dẫn tới người dân và các cơ quan, đơn vị trong tỉnh. Xây dựng kế

hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; hướng dẫn việc chọn cử người đi

đào tạo trong nước và nước ngoài. Tỉnh đã coi trọng việc khuyến khích học tập

và thu hút, tiếp nhận người có trình độ CMKT cao về tỉnh làm việc.

Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn các chức danh cán bộ. Đây là công việc

được các cấp có liên quan ở tỉnh Hòa Bình rất quan tâm. Sở Nội vụ đã xây

dựng và đưa vào thực hiện các tiêu chuẩn cụ thể đối với một số chức danh

trong khối cơ quan nhà nước khi được bổ nhiệm: Về tiêu chuẩn khi bổ nhiệm

hoặc giới thiệu ứng cử lần đầu đối với một số chức danh cán bộ như: Đối với

chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện (Phó Chủ tịch HĐND, UBND

trở lên), cấp tỉnh (Phó Giám đốc và tương đương trở lên): về chuyên môn,

phải có bằng đại học chuyên ngành; đến năm 2015 có ít nhất 2% và đến năm

2020 có ít nhất 5% cán bộ lãnh đạo có trình độ thạc sĩ trở lên. Về lý luận, phải

Page 95: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

95

có bằng cao cấp lý luận chính trị hoặc đã qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng về

quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Về bình đẳng giới, trong số cán bộ lãnh đạo,

quản lý phải có từ 20 - 30% cán bộ là nữ.

Đối với chức danh chuyên môn như cán bộ trưởng, phó trưởng phòng

thuộc các Sở, Ban, ngành và tương đương, trưởng, phó phòng cấp huyện và

tương đương, phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành trở lên; đến năm 2015 có10% và đến năm 2020 có 20% cán bộ lãnh đạo có trình độ thạc sĩ trở lên. Vềlý luận, phải tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị trở lên hoặc trình độ lý luậnchính trị tương đương.

Đối với chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã, căn cứ cụ thể vào đặcđiểm của từng khu vực. Đối với các xã thuộc khu vực I và khu vực II, về chuyên

môn, có 90% cán bộ giữ chức danh lãnh đạo chủ chốt phải tốt nghiệp trung cấpchuyên môn hoặc trung cấp hành chính trở lên, trong đó có từ 10-15% có trình

độ đại học, cao đẳng vào năm 2015; đến năm 2020 có từ 20-25% cán bộ lãnh

đạo chủ chốt các xã có trình độ đại học, cao đẳng. Về lý luận, có 70% cán bộ giữchức danh lãnh đạo chủ chốt đã qua đào tạo trung cấp chính trị vào năm 2015 và90% vào năm 2020. Đối với các xã thuộc khu vực III, về chuyên môn, có 70%

cán bộ lãnh đạo chủ chốt có trình độ trung cấp chuyên môn, nghiệp vụ trở lên

vào năm 2015 và đến năm 2020 là 80%. Về lý luận, có 60% cán bộ giữ chứcdanh lãnh đạo chủ chốt đã qua đào tạo trung cấp chính trị vào năm 2015 và 80%vào năm 2020. Trong số cán bộ lãnh đạo, quản lý ở trên đảm bảo cơ cấu có từ20-30% cán bộ giữ chức danh lãnh đạo là nữ [110].

3.2.4. Thực trạng sử dụng và đãi ngộ nhân lực có chuyên môn kỹthuật cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hòa Bình

- Thực trạng sử dụng nhân lực có chuyên môn kỹ thuật:+ Về NL có CMKT theo ngành, lĩnh vực:

NL có CMKT trong công nghiệp và xây dựng của tỉnh Hòa Bình tậptrung chủ yếu trong các ngành công nghiệp chế biến. Trong những năm qua,số lượng người làm việc trong các ngành công nghiệp chế biến có xu hướng

Page 96: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

96

tăng lên tuyệt đối. Trong công nghiệp chế biến, NL có CMKT tập trung chủyếu trong các ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống (chiếm 27,9% tổng sốNL đang làm việc trong ngành công nghiệp chế biến của tỉnh), sản xuất trangphục 8,1%, sản xuất đồ gỗ và lâm sản 16,2%, sản xuất sản phẩm khoáng phikim loại 25.5%, sản xuất gường tủ, bàn ghế 9,1%.

Tỷ trọng của NL có CMKT đang làm việc trong ngành công nghiệpkhai thác trong tổng số NL đang làm việc trong các ngành công nghiệp và xây

dựng của tỉnh có xu hướng tăng lên từ 13,2% năm 2005 đến 18,8% năm 2010.NL trong công nghiệp khai thác chủ yếu tập trung vào ngành khai thác đá. Tỷtrọng NL đang làm việc trong ngành khai thác đá trong tổng NL đang làm

việc trong công nghiệp khai thác của tỉnh năm 2006 là 90,26%; năm 2007 là88,18%; năm 2008 là 88,05%; năm 2009 là 87,0% năm 2010 là 79,3% ; năm2012 là 73,2% và năm 2013 là 70,4%.

Tỷ trọng của NL có CMKT đang làm việc trong ngành xây dựng trongtổng số NNL làm việc trong các ngành công nghiệp và xây dựng của tỉnh cóxu hướng giảm xuống từ từ 28,1% năm 2005 đến 25,5% năm 2009, xuống24,6% năm 2010, năm 2012 là 20,7% và năm 2013 là 18,5%. Hiện nay, do

tình trạng trì trệ của thị trường nhà đất nên mức độ giảm sút của lực lượng laođộng này còn sâu hơn.

NL có CMKT trong các ngành dịch vụ chủ yếu tập trung vào thương mại,sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy và đồ dùng cá nhân; lĩnh vực quản lý nhà

nước, bảo đảm xã hội bắt buộc; giáo dục và đào tạo. NL trong những ngành này

chiếm tới 72,82% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành dịch vụ củatỉnh vào năm 2006; năm 2007 là 66,9%; 2008 là 68,85%; năm 2009 là 70,12 % và

năm 2011 là 71,23%; năm 2012 là 73,1% và năm 2013 là 74,8%. Trong số cácngành dịch vụ, thì giáo dục và đào tạo có tỷ trọng NL lớn nhất. Tỷ trọng NL trongngành giáo dục và đào tạo chiếm 33,55% tổng số lao động đang làm việc trongcác ngành dịch vụ của tỉnh vào năm 2006; năm 2007: 30,76%; 2008: 31,3%; năm2009: 32,5%, năm 2012 là 32,3% và năm 2013 là 33,6%.

Page 97: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

97

Xét theo lĩnh vực, thì số NL có CMKT thuộc lĩnh vực kinh tế có tỷ

trọng cao nhất, chiếm 35,4%; tiếp đến là KH xã hội nhân văn chiếm 29,7%;

KH kỹ thuật chiếm 25,6%; ngành nông - lâm - thủy sản là ít nhất chiếm

2,8% vào năm 2013.

Bảng 3.2. mô tả sự tăng trưởng và chuyển dịch NL có CMKT của tỉnh

Hòa Bình phân bổ theo ngành nghề, nhìn theo ba nhóm ngành nông nghiệp

(nông, lâm nghiệp và ngành thủy sản), công nghiệp (bao gồm cả ngành xây

dựng) và dịch vụ (bao gồm tất cả các ngành sản xuất sản phẩm phi vật thể,

sản phẩm vô hình) trong thời gian qua.

Bảng 3.2. Số lượng và tỷ trọng NL có CMKT ở tỉnh Hòa Bình

trong các ngành kinh tế giai đoạn 2005 - 2013 [108, tr.55-56]

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụNăm Tổng số Số

ngườiTỷ lệ(%)

Sốngười

Tỷ lệ(%)

Sốngười

Tỷ lệ(%)

2005 52.027 36.419 70,0 6.503 12,5 9.105 17,5

2010 107.691 65.368 60,7 18.954 17,6 23.369 21,7

2013 124.495 67.227 54,0 26.393 21,2 30.875 24,8

Theo bảng trên, số NL có CMKT ở khu vực nông nghiệp tuy tăng lên

về lượng tuyệt đối nhưng tỷ trọng trong tổng số NL có CMKT của tỉnh thì

giảm xuống từ 70,0% năm 2005 còn 60,7% năm 2010 và 54% năm 2013;

tương tự số NL có CMKT ở hai khu vực công nghiệp và dịch vụ đều tăng lên

cả tuyệt đối và tương đối: khu vực công nghiệp từ 6.503 người, chiếm 12,5%

vào năm 2005 tăng lên 18.954 người, chiếm 12,5% vào năm 2010 rồi lên

26.393 người, chiếm 17,6% vào năm 2013. NL có CMKT ngành dịch vụ cũng

tăng tương tự từ 17,5% lên 21,7% rồi lên 24,8%. Hình 3.1 sẽ mô tả rõ hơn sự

chuyển dịch này của NL có CMKT tỉnh Hòa Bình.

Page 98: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

98

Năm 2005 Năm 2010 Năm 2013

Hình 3.1. Cơ cấu NL có CMKT theo ngành ở tỉnh Hòa Bình năm 2005,

năm 2010, năm 2013 [108, tr.55-56]

+ Về phân bố NL có CMKT theo cấp quản lý:

Cấp huyện, năm 2013 có 1.176 người (250 nữ), chiếm tỷ lệ 6,12%

trong tổng số công chức toàn tỉnh, trong đó có 274 người trình độ đại học và

trên đại học, 37 người có trình độ cao đẳng, 425 người có trình độ trung cấp,

263 người có trình độ chuyên môn khác và 177 người chưa qua đào tạo.

Cấp tỉnh có số lượng công chức và viên chức là 18.023 người (có 8.886

nữ) có trình độ chuyên môn như sau:

Bảng 3.3. Cơ cấu theo trình độ của đội ngũ công chức, viên chức cấp tỉnhcủa tỉnh Hòa Bình năm 2013 [110]

Trình độ Tổng số Tỷ lệ (%)

Đại học, trên đại học 2.462 13,66Cao đẳng 2.555 14,17

Trung cấp 3.881 21,53

Trình độ khác 6.434 35,69

Chưa qua đào tạo 2.691 14,94

+ Về đội ngũ cán bộ KH, CN của tỉnh Hòa Bình:

Đội ngũ cán bộ làm công tác KH&CN của tỉnh Hòa Bình chủ yếu được

đào tạo ở trình độ đại học. Số lượng cán bộ KH có trình độ sau đại học còn khá

hạn chế chưa đến 10% . Sự phân bổ về chuyên ngành đào tạo sau đại học cũng

Page 99: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

99

không đồng đều nhau. Một số ngành NL KH có tỷ lệ cán bộ có trình độ sau đại

học khá cao trong khi đó có những ngành NL được đào tạo ở trình độ này rất

thấp khó đáp ứng được yêu cầu phát triển KH&CN của những ngành này. Cụ

thể, cơ cấu NL có trình độ sau đại học của tỉnh Hòa Bình như sau:

Ngành sư phạm 4,8%

Ngành KH xã hội và nhân văn 18,4%

Ngành nông lâm ngư nghiệp 13,4%

Ngành KH tự nhiên 2,6%

Ngành KH kỹ thuật 14,4%

Ngành KH quản lý 11,8%

Ngành y dược 13,4%

Ngành công nghiệp 6,9%

Hình 3.2. Cơ cấu nhân lực có trình độ sau đại học theo ngành [110]

+ Về đội ngũ cán bộ của UBND tỉnh Hòa Bình:

Đến cuối năm 2013, toàn tỉnh có 19.199 người làm việc trong biên chế

nhà nước thuộc UBND tỉnh. Nguồn nhân lực này theo các chuyên ngành có

số lượng cụ thể như sau.

Page 100: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

100

Bảng 3.4. Cơ cấu trình độ nhân lựccủa UBND tỉnh Hòa Bình năm 2013 [110]

Số ngườiTrình độ

Tổng số Nữ Tỷ lệ (%)

Đại học, trên đại học 2.736 954 14,25

Cao đẳng 2.586 1.359 13,47

Trung cấp 4.337 2.058 22,59

Trình độ chuyên môn khác 6.6.70 3.686 34,74

Chưa qua đào tạo 2.870 1.079 14,95

Tổng cộng 19.199 9.136 100

+ Về đội ngũ nhân lực KH&CN trong các cơ quan hành chính, sựnghiệp của tỉnh Hòa Bình:

Theo số liệu thống kê của Sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình, đến cuối năm2013, trên địa bàn tỉnh có 17 Sở, 19 ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh trực thuộcUBND tỉnh và 11 huyện, thành phố (không kể các đơn vị, cơ quan quản lýtheo ngành dọc).

- Chính sách đãi ngộ đối với NL có CMKT

Bên cạnh chính sách chăm sóc sức khỏe, tạo điều kiện vui chơi, giải trí,nghỉ ngơi và thể dục thể thao cho mọi tầng lớp dân cư, các cấp chính quyền

tỉnh Hòa Bình còn coi trọng công tác tôn vinh, đãi ngộ người giỏi, năng động

trong sản xuất kinh doanh và trong các hoạt động công tác. Đối với đội ngũNL có CMKT, thì áp dụng một số chế độ đãi ngộ như: hỗ trợ kinh phí họctập; bố trí công việc phù hợp với trình độ, chuyên môn, phát huy năng lực sởtrường của người lao động. Tỉnh đã có những quy định cụ thể về mức hỗ trợcán bộ, công chức dựa trên trình độ bằng cấp đạt được sau khi đi học trở về.Một số ngành, đơn vị trong tỉnh còn có chế độ ưu tiên về sử dụng đất ở, cấpnhà, cho thuê nhà giá thấp, phương tiện đi lại, chế độ lương phù hợp... Việchỗ trợ được tập trung vào ba đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức trongdiện được quy hoạch về nhân sự. Ngoài ra, còn thực hiện chế độ đãi ngộ đối

Page 101: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

101

với những người có trình độ chuyên môn cao, những sinh viên có kết quả học

tập khá, giỏi về các cơ quan hành chính sự nghiệp của tỉnh công tác đáp ứngnhu cầu bề NNL chất lượng cao của tỉnh đang còn thiếu. Mức đãi ngộ và hỗtrợ được thực hiện theo quy định, cao nhất là 20 triệu đồng/người. Từ năm2005 đến 2012 tỉnh đã hỗ trợ cho 218 người theo chính sách khuyến khíchhọc tập và 259 người theo chính sách ưu tiên, thu hút, tiếp nhận, bố trí côngtác với số tiền trên 2.000 tỷ đồng [110].

3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NHÂN LỰC CÓ CHUYÊN MÔN KỸ THUẬTCHO CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH HÒA BÌNH

3.3.1. Những kết quả đạt được3.3.1.1. Số lượng và cơ cấu nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cho công

nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hòa Bình chuyển dịch theo hướng tích cực- Tỷ lệ NL có CMKT trong LLLĐ đang làm việc ở tỉnh Hòa Bình gia tăngTừ năm 2006 - 2013, cùng với số người có trình độ CMKT làm việc

trong các ngành kinh tế -xã hội của tỉnh được tăng lên, tỷ lệ lao động cóCMKT trong lực lượng lao động toàn tỉnh cũng tăng khá nhanh, từ 11,3%năm 2005 tăng lên 39,8% vào năm 2013, tăng 28,5% trong khoảng thời giantrên (bảng 3.5).

Bảng 3.5. Lực lượng lao động có CMKT ở tỉnh Hòa Bìnhgiai đoạn 2005 - 2013 [108, tr 55]

2005 2013

Chỉ tiêu Số lượng(người)

Tỷ lệ(%)

Số lượng(người)

Tỷ lệ(%)

Tổng số 463.099 100 539.561 100

1. Chưa qua đào tạo 411.072 88,7 324.816 60,2

2. Đã qua đào tạo 52.027 11,3 215.745 39,8

- Hệ dạy nghề (Tổng cục Dạy nghề) 32.883 7,2 180.752 33,5

- Hệ giáo dục (Bộ GD và ĐT) 19.144 4,1 34.933 6.3

Theo Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hòa Bình: “Cơ cấu NL có CMKT

chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp hơn với yêu cầu của CNH, HĐH”.

Page 102: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

102

Cùng với sự gia tăng tỷ lệ NL có CMKT trong LLLĐ đang làm việc, là

kết quả bước đầu hình thành đội ngũ công nhân có tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo

làm việc ở những ngành nghề kỹ thuật, dịch vụ nhất là các dịch vụ mới như:

điện tử, CN thông tin, luyện thép, sản xuất, lắp ráp các sản phẩm ô tô, xe máy,

điện, bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán, tư vấn… Đặc biệt, đã có một đội

ngũ NL có thể đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ trên

địa bàn. Trong đó, đã có một bộ phận NL được tiếp cận với trình độ tiên tiến

của khu vực và thế giới, phản ánh đúng và từng bước đáp ứng yêu cầu đẩy

mạnh CNH, HĐH của tỉnh.

- Cơ cấu NL theo trình độ CMKT của tỉnh có bước chuyển biến tích cực

Sự chuyển biến tích cực của cơ cấu NL có CMKT ở tỉnh Hòa Bình giai

đoạn 2005 - 2013 được thể hiện ở bảng dưới đây.

Bảng 3.6. Cơ cấu NL theo trình độ CMKT ở tỉnh Hòa Bình

giai đoạn 2005 - 2013 [108, tr.55]

2005 2010 2013Chỉ tiêu Số

lượng %Số

lượng %Số

lượng %

Tổng số 52.027 100 107.691 100 215.745 100

- Công nhân kỹ thuật 5.005 10,0 7.561 7,0 10.326 4,7

- Sơ cấp và số đào tạo ngắnhạn (có cấp chứng chỉ nghề) 11.325 21,8 24.958 23,2 91.508 42,5

- Trung cấp 16.553 31,8 50.078 46,5 83.156 38,5

- Cao đẳng 9.931 19,1 13.962 13,0 16.354 7,7

- Đại học 8.885 17,1 10.909 10,1 13.969 6,4

- Trên đại học 82 0,2 223 0,2 432 0,2

Theo Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hòa Bình: “Cơ cấu NL có CMKT

chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp hơn với yêu cầu của CNH, HĐH”.

Theo bảng 3.6, thì số NL có trình độ công nhân kỹ thuật từ 5.005 người

năm 2005 tăng lên 7.561 người vào năm 2010 và 10.326 người vào năm 2013.

Page 103: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

103

Trong giai đoạn này, số lao động có trình độ sơ cấp và đào tạo ngắn hạn có

cấp chứng chỉ đã được tăng lên gần 8 lần; số NL có trình độ trung cấp tăng

lên hơn 5 lần; số NL có trình độ đại học tăng lên hơn 1,6 lần và trên đại học

gần như không tăng. Nếu gộp chung số lao động có trình độ công nhân kỹ

thuật và sơ cấp thành một nhóm (gọi là công nhân kỹ thuật - CNKT), số

người có trình độ trung cấp nghề, trung học chuyên nghiệp gộp chung thành

một nhóm (gọi là trung học chuyên nghiệp - THCN), số người có trình độ cao

đẳng, đại học và trên đại học thành một nhóm (gọi là cao đẳng, đại học - CĐ,

ĐH), thì cơ cấu NL có CMKT của tỉnh Hòa Bình ĐH, CĐ/THCN/CNKT năm

2005 là 1/0,88/0,87; đến năm 2013 là 1/2,5/3,5. Sự chuyển dịch như vậy là

theo hướng tích cực (bảng 3.7).

Trong thời gian này, bên cạnh sự phát triển tích cực của NL có CMKT,

trên địa bàn tỉnh Hòa Bình còn có một lực lượng lao động được đào tạo thường

xuyên do các doanh nghiệp, hộ sản xuất cá thể, làng nghề,… thực hiện dưới các

hình thức đào tạo, truyền nghề, kèm nghề mà không cấp bằng hay chứng chỉ

nghề tăng lên khá mạnh. Theo con số của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hòa Bình, thì

giai đoạn 2005 - 2013, lực lượng này đã từ 42.712 người năm 2005 tăng lên

75.142 người vào năm 2013, tăng gần 1,8 lần trong thời gian 9 năm. Lực lượng

này đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và cùng với lực

lượng lao động có CMKT thể hiện xu hướng chuyển dịch cơ cấu NL ngày

càng phù hợp hơn với yêu cầu CNH, HĐH của tỉnh.

- Cơ cấu NL có CMKT theo ngành chuyển biến theo hướng phù hợp hơn

Từ bảng 3.2. cho thấy tỷ trọng NL có CMKT theo ngành ở tỉnh Hòa

bình giai đoạn 2005 đến 2013 đã có sự chuyển biến ngày càng phù hợp hơn

với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH của tỉnh. Cụ thể là:

tỷ trọng NL có CMKT trong ngành nông nghiệp giảm mạnh từ 70% năm

2005 xuống 54% năm 2013; trong khi đó tỷ trọng NL có CMKT của ngành

Page 104: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

104

công nghiệp lại tăng tương đối mạnh từ 12,5% năm 2005 lên 21,2% năm

2013 và của ngành dịch tăng tương ứng từ 17,5% lên 24,8%. Bảng 3.2 và

hình 3.1 mô tả xu hướng chuyển dịch này.

3.3.1.2. Chất lượng nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cho côngnghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh được nâng lên

- Tỷ lệ NL có CMKT phù hợp với yêu cầu công việc ở tỉnh Hòa Bình

khá cao. Qua khảo sát thực tế đối với 320 công nhân có CMKT làm việc tại

các DN ở tỉnh Hòa Bình cho thấy chỉ có 36 người cho rằng công việc của họ

không phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo của họ. Có tới gần 90%

NL có CMKT ở tỉnh Hòa Bình có công việc phù hợp với CMKT được đào tạo.

- Kinh nghiệm tích lũy (thâm niên công tác) của NL có CMKT trong

các DN ở tỉnh Hòa Bình khá tốt. Cũng theo kết quả khảo sát của NCS thì, có

168/320 công nhân có thời gian làm việc tại DN từ 5 đến 10 năm và 31 công

nhân có thời gian làm việc tại DN trên 10 năm. Như vậy có tới 199/320 công

nhân có thời gian làm việc tại DN từ 5 năm trở lên.

- Một số kỹ năng kỹ thuật của NL có CMKT ở tỉnh Hòa Bình được các

chủ DN đánh giá tương đối tốt. Cụ thể là, điều tra 138 chủ cơ sở sản xuất (DN)

trong cả ba ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ của tỉnh Hòa Bình do

NCS thực hiện cho thấy: có 75/138 chủ DN hài lòng và hoàn toàn hài lòng về

kỹ năng vận hành máy móc của công nhân (chiếm tỷ lệ 54,3%) và 42% số chủ

DN đánh giá kỹ năng này của công nhân ở mức bình thường; có 54/138 chủ

DN hài lòng và hoàn toàn hài lòng về kỹ năng thực hành các thao tác kỹ thuật

liên quan đến công việc của công nhân và 77/138 chủ DN đánh giá kỹ năng

này của công nhân ở mức bình thường; có 59/138 chủ DN hài lòng và hoàn

toàn hài lòng về kỹ năng sử dụng các phương tiện, thiết bị bảo hộ lao động

của công nhân (chiếm tỷ lệ 42,8%) và 73/138 chủ DN đánh giá kỹ năng này

của công nhân ở mức bình thường.

Page 105: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

105

- Một số kỹ năng xã hội của NL có CMKT ở tỉnh Hòa Bình được các

chủ DN đánh giá khá tốt. Về kỹ năng giao tiếp, có 59/138 chủ DN đánh giá

tốt, 55 chủ DN đánh giá ở mức trung bình, chỉ có 24/138 chủ DN ít hài lòng

về kỹ năng này của công nhân. Về kỹ năng làm việc độc lập, có tới 61/138

chủ DN đánh giá tốt và 65/138 chủ DN đánh giá ở mức trung bình. Về kỹ

năng làm việc nhóm, có 48/138 chủ DN đánh giá tốt, 79/138 chủ DN đánh giá

ở mức trung bình.

- Tác phong, kỷ luật lao động của NL có CMKT của tỉnh cũng được các

chủ DN đánh giá khá cao. Cụ thể là: (i) Về ý thức chấp hành nội quy, kỷ luật lao

động: 100% chủ DN đánh giá ở mức trung bình trở lên, trong đó có gần 25%

chủ DN hài lòng và rất hài lòng về ý thức kỷ luật của công nhân; (ii) Về tinh

thần trách nhiệm đối với công việc của công ty, có gần 96% chủ DN đánh giá ở

mức trung bình trở lên, trong đó có 40% chủ DN hài lòng và rất hài lòng về tinh

thần trách nhiệm đối với công việc của công nhân; (iii) Về tinh thần học hỏi và

sự năng động trong công việc của công nhân cũng được chủ DN đánh giá cao.

Có 115/138 chủ DN đánh giá tinh thần này của công nhân từ mức trung bình trở

lên; (iv) Riêng khả năng sáng tạo trong công việc của công nhân được 100% chủ

DN đánh giá ở mức trung bình trở lên, trong đó có 22% chủ DN hài lòng và rất

hài lòng về khả năng sáng tạo trong công việc của công nhân.

- Mức độ tận tụy đối với công việc của NL có CMKT được các chủ DN

đánh giá cao. Cụ thể là: có 125/138 chủ DN đánh giá sự siêng năng, cần cù của

công nhân từ mức trung bình trở lên, trong đó có 47 chủ DN hài lòng và rất hài

lòng về sự cần cù siêng năng của NL có CMKT của mình. Có 53/138 chủ DN

hài lòng và rất hài lòng về sự sự cố gắng trong công việc của công nhân. Có

54/138 chủ DN hài lòng và rất hài lòng về lòng trung thành của công nhân.

- Mức độ hoàn thành công việc của NL có CMKT cũng được phần lớn

các chủ DN đánh giá tốt. Cụ thể là: chỉ có 7/138 chủ DN ít hài lòng về tiến độ

Page 106: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

106

thực hiện công việc của công nhân và có tới 42/138 chủ DN hài lòng và rất hài

lòng về tiến độ thực hiện công việc của công nhân. Có 47/138 chủ DN hài lòng

và rất hài lòng về chất lượng thực hiện công việc của công nhân. Có 120/138 chủ

DN đánh giá công nhân hoàn thành định mức công việc từ mức trung bình trở

lên, trong đó có 52 chủ DN đánh cao về sự hoàn thành định mức công việc của

công nhân. Có 54/138 chủ DN hài lòng và rất hài lòng về năng suất lao động

chung của DN.

Sự gia tăng số lượng, chất lượng và sự chuyển biến tích cực về cơ cấu NL

có CMKT đã và đang tạo nguồn lực hết sức quan trọng thúc đẩy CNH, HĐH

trên địa bàn. Sự đóng góp của nguồn lực này vào tổng sản lượng và tăng trưởng

kinh tế của tỉnh là rất lớn. Nhờ sự lớn mạnh của nguồn lực này mà sức cạnh

tranh của tỉnh Hòa Bình được nâng lên. Hình 3.3. mô tả tăng trưởng kinh tế của

tỉnh Hòa Bình thời gian những năm gần đây có so sánh với mức tăng trưởng

GDP chung của cả nước. Trong ba năm gần đây, mức tăng trưởng kinh tế của

tỉnh Hòa Bình đã vượt trội mức tăng chung, có sự đóng góp của NL có CMKT.

4.2

-0.2

4

8.4

12.2 12.2

6.35.3

6.75.7 5.3 5.4

-202468

101214

2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tăng trưởngGDP của tỉnhHòa Bình (%)Tăng trưởngGDP của cảnước (%

Hình 3.3. Tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hòa Bình và tăng trưởngkinh tế chung cả nước (2008 - 2013)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Cùng với tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh đã được

chuyển dịch cùng hướng với chuyển dịch cơ cấu lao động nói chung, cơ cấu

Page 107: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

107

NL có CMKT nói riêng, bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu đẩy mạnh CNH,

HĐH trên địa bàn của tỉnh.

3.3.2. Những hạn chế về nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cho công

nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hòa Bình và nguyên nhân

3.3.2.1. Những hạn chếViệc đáp ứng NL có CMKT cho CNH, HĐH ở tỉnh Hòa Bình thời gian

qua còn không ít những hạn chế bất cập, đó là:

Một là, cung chưa kịp đáp ứng cầu. Tuy số NL có CMKT của tỉnh Hòa

Bình đã được tăng lên theo thời gian, đến năm 2013 đã đạt con số 215.745 người

bằng 39,8% tổng lực lượng lao động toàn tỉnh, nhưng chủ yếu là công nhân kỹ

thuật và học nghề ngắn hạn trình độ thấp (101.834 người, bằng 47,2% tổng số

NL có CMKT và bằng 18,9% tổng lao động trong tỉnh - bảng 3.5 và 3.6). Tỷ lệ

NL có CMKT của tỉnh Hòa Bình năm 2013 thấp hơn so với mức chung của cả

nước 5,2% (tính đến quý IV/2013, tỷ lệ lao động qua đào tạo của cả nước vào

khoảng 45% trong tổng lực lượng lao động xã hội – con số của Bộ Lao động

và Thương binh xã hội). Nhưng so với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH của

tỉnh thì mức tăng về số lượng NL có CMKT như trên còn thấp. Theo đánh giá

của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình, thì nhu cầu NL có CMKT của tỉnh

giai đoạn 2005 - 2010 phải tăng bình quân 2,22%/năm, nhưng hằng năm cung

chỉ đáp ứng 1,77%. Cũng như cả nước, NNL ở tỉnh Hòa Bình tuy trẻ, đông,

nhưng tỷ lệ tính trên số dân trên địa bàn của số người có nghề và có trình độ

CMKT thì rất thấp so với tất các nước trong nhóm ASEAN 6 và Trung Quốc;

số cán bộ kỹ thuật và có trình độ quản lý cao rất ít so với số dân cũng như so

với quy mô nền kinh tế.

Hai là, cơ cấu và phân bố NL có CMKT còn bất cập

- Bất cập trong cơ cấu NL có CMKT theo ngành: Vẫn còn sự chênh

lệch lớn về cơ cấu NL có CMKT giữa nông nghiệp với công nghiệp và dịch

vụ. Phần lớn NL có CMKT làm việc trong ngành nông nghiệp, năm 2013

Page 108: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

108

chiếm 54% trong tổng số NL có CMKT của tỉnh, trong khi làm việc trong

ngành công nghiệp và dịch vụ chỉ ở mức 21,2% và 24,8% (bảng 3.2).

Bất cập trong cơ cấu NL có CMKT theo trình độ. Hạn chế này được thể

hiện ở bảng 3.4. Nó cho thấy cơ cấu NL có CMKT theo trình độ của tỉnh Hòa

Bình đang trong tình trạng “thừa thày, thiếu thợ” ít được cải thiện. Có thấy rõ

tình trạng này ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Cơ cấu NL có CMKT theo trình độ ở tỉnh Hòa Bình

giai đoạn 2005 - 2013 theo tính toán từ số liệu của bảng 3.6

Đơn vị: lần

Năm ĐH, CĐ THCN CNKT

Cơ cấu hợp lý

2005

2010

2013

1

1

1

1

4

0,88

1,95

2,5

10

0,87

1,30

3,5

Cơ cấu NL có CMKT của tỉnh Hòa Bình năm 2005 là 1 đại học, cao

đẳng/ 0,88 trung học chuyên nghiệp/0,87 công nhân kỹ thuật. So với cơ cấu

NL có CMKT hợp lý mà kinh nghiệm của các nước đã công nghiệp hóa thành

công, thì cơ cấu NL có CMKT của tỉnh Hòa Bình năm 2005 được coi là “thừa

thầy, thiếu thợ” rất nặng. Đến năm 2010 cơ cấu đó đã có cải thiện đôi chút

(1/1,95/1,3), đến năm 2013 đã có sự chuyển biến tích cực hơn (1/2,5/3,5),

song vẫn trong tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”.

- Bất cập trong phân bổ NL có CMKT theo vùng: NL có CMKT về

công nghiệp và NL chất lượng cao đã ít lại chủ yếu tập trung ở các đô thị như

thành phố Hòa Bình và huyện Lương Sơn, trong khi đó ở các huyện miền núi

cao như Kỳ Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy thì lại rất thiếu loại NL này. Số NL có

trình độ từ trung học trở lên trong toàn tỉnh vẫn chủ yếu tập trung ở thành

Page 109: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

109

phố và các trung tâm huyện lỵ; còn ở các vùng cao NL có trình độ này rất

thiếu. Số NL ở vùng cao được hưởng thụ giáo dục thường xuyên chỉ chiếm

khoảng 3,25% dân số. Tình trạng thiếu lực lượng NL có CMKT ở các huyện

miền núi, vùng cao vẫn đang là một vấn đề đặt ra, cần có lời giải. Nếu không

có giải pháp tích cực thì chính nó sẽ gây cản trở mục tiêu CNH, HĐH nông

nghiệp, nông thôn ở các huyện vùng núi cao, làm tăng khoảng cách phát triển

so với các trung tâm thành thị và các huyện có nhiều điều kiện thuận lợi.

Ba là, chất lượng NL có CMKT còn thấp và không đồng đều

- Kiến thức chung về xã hội, pháp luật lao động và sự hiểu biết về những

thay đổi có liên quan đến công việc của NL có CMKT còn thấp. Cũng qua điều

tra của NCS cho thấy, có tới 32/138 chủ DN được khảo sát hoàn toàn không

hài lòng hoặc rất ít hài lòng về kiến thức xã hội của NL có CMKT trong DN

của mình, chiếm tỷ lệ 23,2% số DN. Có 60/138 chủ DN rất ít hài lòng về hiểu

biết pháp luật của NL có CMKT, chỉ có 17/138 chủ DN hài lòng với kiến thức

pháp luật của NL có CMKT trong DN của họ. Có tới 32/138 chủ DN hoàn

toàn không hài lòng và rất ít hài lòng về sự hiểu biết của NL có CMKT đối

với những thay đổi liên quan đến công việc của họ và chỉ có 22/138 chủ DN

hài lòng về sự hiểu biết này của NL có CMKT trong DN của họ.

- Kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng xã hội của NL có CMKT chưa đáp ứng

được yêu cầu của công việc. Có 31 chủ DN (chiếm tỷ lệ 22,4%) rất ít hài lòng

về kỹ năng hiểu và viết báo cáo kỹ thuật của NL có CMKT trong DN của họ.

Có 112/138 chủ DN đánh giá kỹ năng lập kế hoạch và 101 /138 chủ DN đánh

giá kỹ năng thích ứng với sự thay đổi công việc của NL có CMKT trong DN

của họ từ mức trung bình trở xuống. Có 79/138 chủ DN (chiểm tỷ lệ 57,2%)

đánh giá kỹ năng giao tiếp của NL có CMKT trong DN của mình từ mức

trung bình trở xuống. Có 90/138 chủ DN đánh giá kỹ năng làm việc nhóm của

NL có CMKT trong DN của mình ở mức từ trung bình trở xuống.

Page 110: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

110

- Ý thức, tác phong, kỷ luật lao động của NL có CMKT chưa thật cao.

Có 6/138 chủ DN hoàn toàn không hài lòng về tinh thần trách nhiệm đối với

công việc của NL có CMKT trong DN của mình. Có 23/138 chủ DN rất ít hài

lòng về tinh thần học hỏi nâng cao kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp của

NL có CMKT trong DN của họ và có 11/138 chủ DN đánh giá NL có CMKT

trong DN của họ rất ít năng động trong công việc.

- Mức độ tận tụy với công việc và mức độ hoàn thành công việc của

NL có CMKT ở không ít DN được đánh giá chưa cao. Có 13/138 chủ DN

đánh giá sự siêng năng, cần cù của NL có CMKT trong DN của mình kém.

Có 119/138 chủ DN đánh giá lòng đam mê trong công việc của NL có CMKT

trong DN của mình ở mức trung bình trở xuống. Có 91/138 chủ DN đánh giá

chất lượng công việc do NL có CMKT trong DN của mình chỉ đạt mức trung

trở xuống và 86/138 chủ DN đánh giá khả năng hoàn thành định mức công

việc của NL có CMKT trong DN của họ ở mức trung bình trở xuống.

- Năng suất lao động của tỉnh Hòa Bình hiện đang thấp hơn mức chung

của cả nước: năng suất trong nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình chỉ đạt 11,34

triệu đồng, bằng 67,5% năng suất lao động nông nghiệp của cả nước; năng

suất lao động công nghiệp chỉ bằng 51,2%, của dịch vụ chỉ bằng 81,5% so với

mức chung của cả nước [46 và 95, tr.73-74 và 99, tr.60].

Do chất lượng NL có CMKT còn thấp kém, trong khi khả năng phát

triển kinh tế theo chiều rộng đã tới mức giới hạn, nên nếu không có những

giải pháp sáng tạo thì tỉnh Hòa Bình sẽ phải đối mặt với không ít thách thức

trước yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế hướng mạnh sang phát triển chiều sâu,

coi trọng yếu tố năng suất và chất lượng sản phẩm.

3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trên

- Về khách quan:

Điểm xuất phát về kinh tế của tỉnh Hòa Bình còn thấp, đời sống của một

bộ phận không nhỏ nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức

Page 111: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

111

cao. Đến năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh chiếm 26,09% (theo tiêu chí hộ nghèo

giai đoạn 2011 - 2015); tỷ lệ hộ cận nghèo là 15,9%. Thu nhập và mức sống thấp,

nên tỉnh Hòa Bình thiếu nguồn lực đầu tư cho phát triển NL có CMKT.

Thêm vào đó, điều kiện tự nhiên của tỉnh Hòa Bình thuộc miền núi cao

phức tạp, nên việc đến trường của người dân còn nhiều khó khăn. Cả tỉnh chỉ

có khoảng 55% số người trong tuổi lao động là tốt nghiệp phổ thông cơ sở và

trung học phổ thông và có tới hơn 12% số người chưa biết chữ và chưa tốt

nghiệp tiểu học. Phong tục tập quán lạc hậu, nếp nghĩ mang tính bảo thủ và

phương pháp, lề lối làm việc của nhân dân và cán bộ của tỉnh chủ yếu theo

thói quen lao động dựa vào tự nhiên, nên nhu cầu học để có một trình độ

CMKT chưa được coi trọng.

- Về nguyên nhân chủ quan:

Một là, thiếu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển NL có CMKT

cho CNH,HĐH của tỉnh. Như ở phần thực trạng đã chỉ rõ, đến hết năm 2013

tỉnh Hòa Bình vẫn chưa xây dựng được chiến lược này. Đó chính là một

trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những hạn chế của NL có

CMKT cho CNH, HĐH ở tỉnh Hòa Bình. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng

này là do nhận thức của các cấp lãnh đạo tỉnh về vai trò của NL có CMKT

đối với sự nghiệp CNH, HĐH và phát triển kinh tế xã hội của địa phương

chưa đầy đủ. Chưa thực sự quan tâm đến khảo sát, đánh giá nhu cầu của

CNH, HĐH để dự báo và xây dựng kế hoạch phát triển NL có CMKT. Các

cấp quản lý và cả các chủ doanh nghiệp vẫn chưa thấy hết tầm quan trọng

của học và dạy nghề, nên chưa chủ động, kịp thời đề ra chủ trương và quyết

sách đúng đắn, sáng tạo nhằm phát triển NL. Mặc dù đã triển khai chủ

trương xây dựng “xã hội học tập” và đã có chính sách khuyến khích, thu hút

NL có CMKT về làm việc ở tỉnh Hòa Bình nhưng công tác tuyên truyền còn

hạn chế, mới tập trung ở cấp tỉnh, cấp cơ sở, ngành mà chưa được phổ biến

rộng rãi. Vẫn chưa hình thành được ý thức “học suốt đời” và xã hội cũng

Page 112: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

112

chưa thật sẵn sàng chuẩn bị cả về nội dung, cơ sở vật chất, phương thức và

loại hình cho đào tạo này để giúp người lao động thường xuyên tham gia học

tập nâng cao năng lực CMKT.

Hai là, hoạt động đào tạo nghề của tỉnh còn nhiều bất cập. Các cơ sở

đào tạo trong tỉnh đều mới được thành lập, trước năm 2000 chỉ có 6 cơ sở,

nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương đầu tư hàng năm cho đào tạo NL

còn rất hạn chế. Tuy cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo trong tỉnh đã được

tăng cường, nhưng nhìn chung vẫn trong tình trạng thiếu thốn, bất cập, chưa

chuẩn hóa. Thiếu nhiều các phòng học bộ môn, nhà xưởng, thiết bị, thư

viện… Việc đổi mới chương trình, giáo trình và phương thức đào tạo còn

chậm, chưa tạo sự liên thông và gắn kết giữa đào tạo với nhu cầu sử dụng

lao động trong và ngoài nước. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở dạy

nghề với doanh nghiệp, hệ thống giáo trình chuẩn vẫn còn thiếu và chậm đổi

mới về nội dung cho thích ứng với CN và thực tế sản xuất. các cơ sở dạy

nghề chưa thay đổi kịp thời cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong hoạt

động đào tạo. Một bộ phận cán bộ, giáo viên ở các cơ sở dạy nghề chưa đạt

chuẩn kiến thức hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo NL. Chưa chú

trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề.

Công tác giáo dục và đào tạo còn nặng về bệnh thành tích. Chưa coi trọng

đào tạo các trình độ dưới cử nhân, đại học. Việc đổi mới nội dung, phương

pháp dạy và học, hệ thống trường lớp, quản lý giáo dục theo hướng chuẩn

hóa, hiện đại hóa nhằm nâng cao tính độc lập, sáng tạo, tự lực, tự hoàn thiện

học vấn và nâng cao tay nghề của các cơ sở đào tạo còn nhiều vấn đề phải

quan tâm.

Ba là, thiếu biện pháp hữu hiệu, đồng bộ để khuyến khích, phát triển

đào tạo NL có CMKT. Xã hội hóa đào tạo NL chưa thật sự được quan tâm.

Huy động các nguồn lực phát triển đào tạo NL chưa tương xứng với tiềm

năng của tỉnh. Sự đầu tư và hỗ trợ của Nhà nước cho dạy nghề tuy có tăng

Page 113: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

113

nhưng tốc độ tăng chậm, chưa tương xứng với mức tăng chỉ tiêu đào tạo của

các cơ sở. Mức thu học phí của các cơ sở đào tạo công lập tuy đã không còn

phù hợp nhưng vẫn chưa sửa đổi. Việc xác định chỉ tiêu kinh phí đào tạo

chưa có mối quan hệ chặt chẽ với xác định chỉ tiêu tuyển sinh trong xây

dựng quy hoạch. Chwa có cơ chế cụ thể động viên, khen thưởng kịp thời

những đóng góp, cống hiến của những người có tài,có năng lực thực sự.

Chuyến ngành khuyến khích học tập còn dàn trải, chưa tập trung vào các

chuyên ngành còn thiếu so với yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH của tỉnh.

Thiếu quy hoạch, kế hoạch cụ thể cho việc đưa người đi học sau đại học.

Các doanh nghiệp chưa “vào cuộc” trong phát triển NL có CMKT, vẫn dựa

vào tuyển dụng NL có sẵn trên thị trường. Chính sách thu hút NL có CMKT

chất lượng cao còn bất cập, chưa đủ mạnh, mức đãi ngộ còn thấp (cao nhất

mới 20 triệu đồng/người, trong khi các tỉnh khác có mức cao hơn nhiều).

Một số chính sách khuyến khích NL có CMKT như hỗ trợ về đất, nhà ở cho

người có trình độ cao, chuyên gia, nhà khoa học chưa được cụ thể nên khó

thực hiện...

Bốn là, thiếu kết nối đào tạo NL có CMKT với thị trường sức lao động.

Thị trường sức lao động còn nhiều yếu tố sơ khai. Trên địa bàn, tuy đã có các

trung tâm giới thiệu việc làm nhưng hoạt động còn yếu, chưa thường xuyên.

Công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn dạy nghề nhất là đối với người dân

miền núi cao còn yếu. Do thị trường sức lao động chưa được thông thoáng,

nên việc phát triển NL có CMKT vẫn thiếu những áp lực về cầu để có phương

thức kích thích và điều chỉnh cho thích hợp.

Năm là, quản lý nhà nước về lao động, việc làm, giáo dục và đào tạo,

dạy nghề còn yếu, hiệu lực thấp. Chưa tạo được sự hưởng ứng xã hội, một số

ở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố vẫn chưa có kế hoạch và biện pháp

cụ thể đối với việc bảo đảm NL có CMKT cho CNH, HĐH. Hiểu CNH,

HĐH còn chung chung. Vẫn tồn tại thương mại hóa như không ít công việc

Page 114: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

114

thuộc giáo dục và đào tạo bị coi là hàng hóa và dịch vụ thu kiếm lợi nhuận

chưa được ngăn chặn. Chưa có những ràng buộc mạnh mẽ để các chủ doanh

nghiệp, cơ sở sử dụng lao động chăm lo đến nâng cao năng lực CMKT của

người lao động. Kết quả khảo sát của NCS cho thấy chỉ có 138/320 công

nhân có CMKT trong tỉnh có mức thu nhập trên 3 triệu đồng/ tháng, còn lại

182 công nhân có mức thu nhập dưới 3 triệu đồng/tháng. Có 212/320 công

nhân cho rằng thu nhập hiện tại của họ chưa đáp ứng đủ nhu cầu tối thiểu

của cuộc sống. Có 143/230 công nhân cho rằng mức sống hiện tại của họ rất

thiếu thốn. Tất cả những điều đó không khuyến khích họ nâng cao trình độ

tay nghề.

Page 115: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

115

Chương 4

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CÓ

CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT BẢO ĐẢM CHO CÔNG NGHIỆP HÓA,

HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2020

4.1. BỐI CẢNH MỚI CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CÓ CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT Ở

TỈNH HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2020

4.1.1. Bối cảnh mới và mục tiêu, nhiệm vụ của công nghiệp hóa,

hiện đại hóa ở tỉnh Hòa Bình

4.1.1.1. Bối cảnh mới của phát triển nhân lực có chuyên môn kỹthuât cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Cùng với cả nước, tỉnh Hòa Bình đang thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh

CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, phấn đấu đến năm 2020 trở

thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. CNH, HĐH của tỉnh Hòa

Bình thời gian tới sẽ diễn ra trong bối cảnh:

Một là, cuộc cách mạng KH&CN hiện đại đang đẩy nhanh quá trình

ra đời nền kinh tế tri thức. Nền kinh tế thế giới đang biến đổi sâu sắc và toàn

diện cả về trình độ CN, ngành sản xuất và cơ cấu sản phẩm. Tri thức

KH&CN, kỹ năng của con người là những yếu tố quyết định nhất của sản

xuất và trở thành lực lượng sản xuất quan trọng hàng đầu. Những ngành sản

xuất mới với những CN mới, phương pháp sản xuất mới, những vật liệu và

nguồn năng lượng mới ra đời với những ưu thế vượt trội so với những công

cụ, nguyên liệu, năng lượng và phương pháp truyền thống do nền kinh tế

công nghiệp tạo ra. Theo hướng này, các quốc gia đang cấu trúc lại nền kinh

tế, hướng phát triển theo chiều sâu, coi trọng năng suất, chất lượng và hiệu

quả sản xuất để sức cạnh tranh quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Page 116: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

116

Xu hướng đó nhất định sẽ lan tỏa, tác động vào quá trình CNH, HĐH của

tỉnh Hòa Bình, sẽ tạo ra cầu mới về NL. Nếu không có sự chuẩn bị, đón bắt trong

phát triển NL có CMKT thì sẽ bỏ lỡ cơ hội do cách mạng KH&CN đưa lại.

Hai là, xu hướng toàn cầu hóa kinh tế. Biểu hiện rõ nhất này là xu

hướng hình thành một thị trường hàng hóa và dịch vụ, một hệ thống tài chính,

tín dụng toàn cầu. Phân công lao động quốc tế sẽ phát triển cả chiều rộng và

chiều sâu. Giao lưu kinh tế, KH, CN, di chuyển lao động giữa các nước được

tăng cường. Mức độ cạnh tranh theo đó cũng ngày càng quyết liệt hơn và một

trong những lĩnh vực có tính quyết liệt là cạnh tranh trong thu hút và sử dụng

NL có CMKT. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế sẽ đem lại nhiều cơ hội để

chúng ta thu hút đầu tư nước ngoài, làm tăng cầu về NL có CMKT trong

nước; đồng thời tạo cơ hội để phát huy lợi thế NNL dồi dào trên thị trường lao

động quốc tế. Mặt khác, xu hướng toàn cầu hóa kinh tế còn dẫn đến tình trạng

“chảy máu chất xám” tức là bị hút mất NL CMKT, đặc biệt là NL có CMKT

cao ở nhiều nước, nhất là ở nước đang phát triển. Trên thực tế, đã có không ít

quốc gia đưa ra chính sách lao động, điều kiện làm việc và thu nhập hấp dẫn

nhằm thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài và cũng đã có không ít

công ty “săn đầu người” ở các nước công nghiệp phát triển. Trong khi đó,

muốn phát triển một sản phẩm dựa trên tiến bộ KH&CN lại phải thuê chuyên

gia nước ngoài với mức tiền công rất cao (giá đắt). Nguy cơ “thiệt hại kép”

nêu trên đã và đang rình rập các nước đang phát triển. Do còn trong tình trạng

một nền kinh tế đang phát triển, tỉnh Hòa Bình cũng như cả nước ta đã và vẫn

sẽ phải đối mặt với những thách thức gay gắt trên.

Ba là, quy hoạch xây dựng vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm

2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 980/QĐ-TTg

ngày 21/6/2013. Theo Quy hoạch này, toàn vùng phải phấn đấu nâng cao vị

thế kinh tế, đẩy nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội của vùng cao hơn nhịp độ

phát triển chung của cả nước; cải thiện rõ rệt hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế

Page 117: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

117

- xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng, an ninh

của vùng. Từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức GDP bình quân

đầu người so với mức trung bình cả nước và với các vùng khác. Để việc thực

hiện quy hoạch đạt kết quả cao, Chính phủ sẽ ban hành những chính sách đặc

thù đối với những vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới; các bộ, ngành

Trung ương sẽ nghiên cứu đưa các dự án đầu tư trọng điểm đến với một số

tỉnh để làm “đòn bẩy” cho nền kinh tế trong toàn vùng. Là một tỉnh nằm trong

phạm vi quy hoạch xây dựng này, Hòa Bình có nhiều cơ hội nhận được sự trợ

giúp từ Trung ương, có điều kiện quan hệ liên kết với các tỉnh khác trong

vùng để đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển kinh tế - xã hội.

Thêm vào đó, tỉnh Hoà Bình còn là vùng đối trọng phía Tây của thủ đô Hà

Nội, có điều kiện phát triển các khu du lịch, nghỉ dưỡng, làng văn hoá... cũng như

bố trí các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, phân bố các cơ sở công nghiệp vệ

tinh cho toàn vùng. Với vị trí đó, tỉnh Hoà Bình sẽ được hưởng các chính sách và

sự quan tâm chung của cả nước đối với vùng. Ngoài ra, với những tiềm năng, lợi

thế của mình, tỉnh Hòa Bình có thể đặt ra các mục tiêu phát triển cao hơn, có

những đóng góp nhất định vào sự phát triển chung của vùng.

Nằm liền kề với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tỉnh Hoà Bình còn là

địa phương được đón nhận những tác động tích cực như là nơi bố trí các cơ sở

công nghiệp vệ tinh, tham gia vào chu trình sản xuất công nghiệp hiện đại tại

các khu công nghiệp, khu kinh tế của vùng. Hoà Bình cũng có điều kiện phát

triển cung cấp các dịch vụ, sản phẩm cho vùng kinh tế trọng điểm như các

dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, sản phẩm nông lâm nghiệp... Ngoài ra,

tỉnh cũng dễ dàng tiếp cận các dịch vụ chất lượng cao của các đô thị trong

vùng kinh tế trọng điểm như đào tạo, y tế, tài chính - ngân hàng - bảo hiểm...

Việc bảo đảm NL có CMKT cho CNH, HĐH ở tỉnh Hòa Bình trong thời gian

tới phải tính đến yếu tố này.

Page 118: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

118

4.1.1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh

Hòa Bình đến năm 2020

CNH, HĐH của tỉnh Hòa Bình được đặt trong mục tiêu, nhiệm vụ

chung của cả nước và có tính đến điều kiện cụ thể của tỉnh Hòa Bình. Để thực

hiện các chủ trương, nghị quyết của Trung ương Đảng và Chính phủ, vận

dụng phù hợp vào điều kiện cụ thể của địa phương, sự nghiệp CNH, HĐH ở

tỉnh Hòa Bình được Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (năm 2010) xác định:

Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ,

phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, khai thác có hiệu quả các

tiềm năng và lợi thế của tỉnh, huy động, sử dụng có hiệu quả các

nguồn lực, đẩy mạnh ứng dụng KH&CN vào sản xuất kinh doanh,

từng bước xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội để thúc

đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, bền vững...,

phấn đấu đến năm 2015, kinh tế tỉnh Hoà Bình cơ bản đạt mức phát

triển trung bình của cả nước” [27].

Phấn đấu cùng với cả nước để đến năm 2020, đưa Hòa Bình trở thành

tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ trên, cần phát triển mạnh KH, CN làm

động lực đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH, phát triển kinh tế tri thức; góp

phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh

tế, sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước; nâng tỉ lệ đóng góp của yếu tố

năng suất tổng hợp vào tăng trưởng. Thực hiện đồng bộ ba nhiệm vụ chủ yếu:

nâng cao năng lực KH, CN; đổi mới cơ chế quản lý; đẩy mạnh nghiên cứu ứng

dụng [27]. Theo nhiệm vụ này, từ nay đến năm 2020, tỉnh Hòa Bình sẽ ưu tiên

các ngành kinh tế mũi nhọn, CN cao và thực sự hiệu quả, tạo được đột phá

trong đầu tư phát triển gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; hình thành các

trung tâm kinh tế mới; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng các khu, cụm công

Page 119: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

119

nghiệp và đô thị để thu hút đầu tư; hình thành một số vùng nông, lâm nghiệp

chuyên canh, tập trung sản xuất hàng hóa lớn gắn với nhu cầu thị trường, đẩy

mạnh chăn nuôi đại gia súc, gắn nuôi trồng với chế biến để nâng cao giá trị sản

phẩm; tăng cường ứng dụng KH&CN và chuyển giao CN, nâng cao năng suất,

chất lượng sản phẩm và giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác. Gắn CNH,

HĐH của tỉnh với CNH, HĐH vùng thủ đô, trên cơ sở đó xác định cụ thể, đổi

mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh [108].

Các chỉ tiêu cụ thể phải đạt được của CNH, HĐH đến năm 2020 là:

- Về kinh tế, giai đoạn 2014 - 2015, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm

trong tỉnh (GDP) khoảng 13%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 12%/năm. Nếu

tính giá trị sản lượng của Công ty thuỷ điện Hoà Bình thì tốc độ tăng trưởng

khoảng 8,9%/năm giai đoạn 2011 - 2015, đạt 9,6%/năm giai đoạn 2016 - 2020.

Cơ cấu kinh tế năm 2015: Nông lâm nghiệp, thủy sản: 23,6%; công

nghiệp - xây dựng: 39,7%; Dịch vụ: 36,7%. Tương tự, cơ cấu kinh tế ngành

đến năm 2020 sẽ là: 16,4% - 45,0% - 38,6%. Nếu tính cả công ty thuỷ điện

Hoà Bình, cơ cấu kinh tế năm 2015 sẽ là: 19,5% - 50,0% - 30,5%; năm 2020

là: 15,8% - 46,8% - 37,4%.

Thu nhập bình quân đầu người nếu tính đóng góp của Công ty thuỷ

điện Sông Đà sẽ đạt khoảng 34 - 35 triệu đồng năm 2015 và 63 - 64 triệu

đồng năm 2020. Bảng 4.1 là mục tiêu tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hòa Bình,

không tính giá trị của Công ty thủy điện Sông Đà [108].

Bảng 4.1. Mục tiêu CNH, HĐH tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 [108, tr.23-24]

Cơ cấu kinh tế ngành

Năm

Tốc độ tăng

trưởng kinh tế

(GDP) (%)

Nông

nghiệp

Công

nghiệp

Dịch vụ

Thu nhập bình

quân đầu người

(triệu đồng)

2015 13,0 23,6 39,7 36,7 28-29

2020 12,0 16,4 45,0 38,6 60-61

Page 120: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

120

Theo đó, tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ

tiêu dùng bình quân giai đoạn 2014 - 2015 là 25%/năm; giai đoạn 2016 - 2020

khoảng 20%/năm. Phấn đấu giá trị xuất khẩu đến năm 2015 đạt 100 triệu

USD, năm 2020 khoảng 230 triệu USD. Tổng thu ngân sách nhà nước đến năm

2015 đạt 2.200 tỷ đồng, năm 2020 khoảng 4.000 tỷ đồng. Sản lượng lương thực

cây có hạt năm 2015 khoảng 36 vạn tấn, năm 2020 khoảng 37 - 37,5 vạn tấn.

- Về xã hội và môi trường, tiến hành CNH, HĐH phải gắn với phát triển

xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái trong phát triển bền vững. Phấn đấu

giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống còn khoảng 0,88% vào năm 2015 và

khoảng 0,84% năm 2020. Quy mô dân số năm 2015 là 832.360 người; năm

2020 khoảng 870.500 người. Tạo việc làm bình quân mỗi năm cho 20.000 lao

động giai đoạn 2014 - 2015 và 22.000 lao động giai đoạn 2016 - 2020.

Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 12% năm 2015 và dưới 4% năm 2020

(theo chuẩn nghèo mới). Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ

cân xuống còn dưới 18% năm 2015 và dưới 12% năm 2020. Số hộ dùng điện

lưới quốc gia đạt tỷ lệ 97% năm 2015 và 99% năm 2020. Số bác sĩ trên 1 vạn

dân đạt khoảng 7,5 bác sỹ năm 2015 và 8,5 bác sỹ năm 2020. Số đơn vị cấp

xã có bác sĩ đạt 100% năm 2015.

Giải quyết tốt vấn đề môi trường: duy trì độ che phủ rừng ở mức 46%.

Đến năm 2015 có 96,8%, năm 2020 có 100% các cơ sở sản xuất xử lý chất

thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Duy trì 100% thành phố, thị trấn được thu

gom rác thải, đến năm 2015 tỷ lệ chất thải rắn được thu gom khoảng 94% và

xử lý được 77% chất thải nguy hại; đến năm 2020 có 100% lượng rác thải

được thu gom và xử lý. Cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho 93% dân số

nông thôn vào năm năm 2015 và cơ bản tất cả dân số được cấp nước hợp vệ

sinh năm 2020.

Gắn CNH, HĐH bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính

trị và trật tự an toàn xã hội.

Page 121: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

121

4.1.2. Dự báo cầu nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cho công nghiệp

hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hòa Bình đến năm 2020

Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ CNH, HĐH của tỉnh đến năm 2020,

cần có dự báo khả năng đáp ứng về các nguồn lực, trong đó có nhu cầu về NL

có CMKT. Căn cứ vào mục tiêu trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội

2011-2020 của cả nước, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, xu hướng gia tăng

dân số và lao động và yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH của tỉnh Hòa Bình và

tham khảo Quy hoạch phát triển NL của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2020,

có thể dự báo cung - cầu về NL nói chung và nhu cầu về NL có CMKT cho

CNH, HĐH ở tỉnh Hòa Bình từ nay đến năm 2020 như sau:

- Dự báo cung về NL ở tỉnh Hòa Bình đến năm 2020

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2013 của tỉnh Hòa Bình vào khoảng

1,01%. Dự báo tốc độ tăng dân số bình quân khoảng 0,88% năm 2015 và

khoảng 0,84% năm 2020. Quy mô dân số trung bình của tỉnh Hòa Bình ở mức

838,5 nghìn người vào năm 2015 và 876,2 nghìn người năm 2020. Trong đó,

dân số thành thị chiếm khoảng 20%; nam và nữ chiếm tỷ lệ ngang nhau trong

cơ cấu dân số của tỉnh.

Dự báo lực lượng lao động trong độ tuổi từ 15 đến 60 tuổi, vào năm

2020 là 601.000 người, chiếm 68,6% trong dân số toàn tỉnh; tỷ lệ lao động

tham gia trong nền kinh tế xã hội chiếm 86%, trong đó lao động trong các

ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 22%, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm

60%; ngành dịch vụ chiếm 18%.

Về dài hạn, cơ cấu dân số và lực lượng lao động trong tỉnh có nhiều lợi

thế để Hòa Bình phát triển. Theo tính toán, nếu mỗi năm giải quyết được

khoảng 20.000 lao động có chỗ làm việc mới, thì số lao động trong độ tuổi

tăng lên hàng năm sẽ được huy động gần như toàn bộ vào các hoạt động kinh

tế xã hội.

Page 122: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

122

Bảng 4.2. Dự báo dân số và lao động tỉnh Hòa Bìnhđến năm 2020 [108, tr.61]

Đơn vị: người, %Tăng trưởng BQ

Chỉ tiêu2011 2015 2020 2011-2015 2016-2020

Tổng dân số 803.162 838.500 876.232 7.067 7.546

1. Theo giới tính

- Nam 399.476 417.052 436.800 3.515 3.949

- Nữ 403.686 421.448 439.432 3.552 3.597

2. Theo khu vực

- Thành thị 123.767 129.130 134.764 1.072 5.634

- Nông thôn 679.395 709370 741.468 5.995 32.98

3. Dân số dưới tuổi lao động 190.045 199.395 208.718 1.870 1.865

Tỷ trọng so với tổng dân số 23,66% 23,77 23,82 0,024 0,01

4. Dân số trong tuổi lao động 555.146 583.260 601.007 5.438 5.249

Tỷ trọng so với tổng dân số 69,12 69,56 68,59 0,088 -0,194

5. Dân số ngoài tuổi lao động 57.971 55.845 66.507 -425 2.132

Tỷ trọng so với tổng dân số 7,21% 6,66% 8,46 -0,11 0,36

- Dự báo cầu về NL ở tỉnh Hòa Bình đến năm 2020

Cầu về NL ở tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2011 - 2020 được quy định bởi cácyếu tố:

Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2011-

2015 khoảng 13%; 2016 - 2020 khoảng 12%.Cơ cấu kinh tế trong GDP chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông

nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu kinh tế các ngành

trong GDP như sau: Nông, lâm, thủy sản chiếm 19,5%, công nghiệp - xây

dựng chiếm 50%, dịch vụ chiếm 30,5%.Giai đoạn các khu, cụm công nghiệp của tỉnh đã hoàn thành xong kết

cấu hạ tầng, thu hút doanh nghiệp vào sản xuất, nhất là ở vùng động lực kinh

Page 123: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

123

tế. Sự phát triển của KH&CN xuất hiện những ngành nghề mới hoặc nhu cầu

về những kiến thức, kỹ năng mới trong tương lai.

Cầu về lao động của thị trường thủ đô Hà Nội và các tỉnh liền kề.

Để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH và chuyển dịch cơ cấu lao

động giữa các khu vực như trên, yêu cầu đặt ra là phải tổ chức tốt việc đào tạo,

bồi dưỡng nâng cao chất lượng NL. Phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo năm

2015 đạt 55% và đến năm 2020 đạt 65%, cơ cấu lao động chuyển dịch từ khu

vực nông, lâm, thuỷ sản sang khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

- Dự báo cầu NL có CMKT cho CNH, HĐH ở tỉnh Hòa Bình

Tổng số lao động trong các ngành kinh tế của tỉnh năm 2015 sẽ đạt mức

583.260 người. Tỷ lệ NL có CMKT năm 2013 của tỉnh đã đạt ở mức 39,8% tổng

lực lượng lao động, tăng trung bình hằng năm giai đoạn 2005 - 2013 là 2,85%

(bảng 3.5). Mức tăng như vậy tuy là nhanh, nhưng chủ yếu tăng ở NL có được

đào tạo dưới 3 tháng. Theo mô hình quan hệ giữa cơ cấu chất lượng NL với các

giai đoạn của tiến bộ kỹ thuật của F.M.Harbison [4, tr.132] đã mô tả 2.2.1, thì

tỉnh Hòa Bình đang ở giữa hai giai đoạn cơ khí hóa và tự động hóa một phần.

Dự báo tổng số lao động trong các ngành kinh tế trong tỉnh Hòa Bình

năm 2020 là 601.007 người. Theo mức tăng trưởng NL có CMKT 9 năm qua,

thì tỷ lệ NL có CMKT của tỉnh vào năm 2020 sẽ là 61,2% tổng lực lượng lao

động trong tỉnh. Nếu tính theo giai đoạn tiến bộ kỹ thuật để đến năm 2020

Hòa Bình cùng cả nước trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại thì tỷ

lệ NL có CMKT phải đạt ở mức 63 - 65% tổng lực lượng lao động của tỉnh

bằng 378.634 - 390.654 người. Riêng ở khu vực nông thôn, đến năm 2020, số

người được đào tạo nghề (ở cả 3 cấp trình độ: cao đẳng nghề, trung cấp nghề

và sơ cấp nghề) là 56.000 người, bình quân khoảng 8.000 người/năm.

Phân tích chi tiết, theo Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh

Hòa Bình đến năm 2020, thì tổng số nghề đào tạo là 25 nghề chủ yếu, trong đó

cao đẳng 7 nghề, trung cấp 10 nghề, sơ cấp 18 nghề. Nhu cầu NL có CMKT

Page 124: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

124

nêu trên là nhằm đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và chuyển dịch cơ cấu lao động

trong các ngành kinh tế; đồng thời bù đắp lực lượng lao động trong nền kinh

tế đến tuổi nghỉ không tham gia lao động trong các ngành kinh tế và thay thế

bằng lực lượng lao động trẻ tham gia nền kinh tế trong kỳ kế hoạch.

Ngoài ra, đến năm 2015 liên kết đào tạo trình độ trung cấp lao động xã

hội, luật, hành chính, kinh tế nông nghiệp hệ vừa học, vừa làm và chính quy

cho 210 cán bộ cấp xã, phường, nghiệp vụ cho đại biểu Hội đồng nhân dân

1.200 người, nghiệp vụ cho cán bộ xã, phường không chuyên trách 7.100

người, quản lý nhà nước, văn bản chính sách mới 1.200 người. Giai đoạn

2016 - 2020, liên kết đào tạo cho cán bộ cấp xã, phường trình độ cử nhân cao

đẳng 210 người, trình độ trung cấp, cao đẳng 210 người, tiếp tục đào tạo trình

độ trung cấp luật, trung cấp văn hoá, trung cấp công an, trung cấp quân sự cho

180 người, liên kết đào tạo trình độ cử nhân luật, hành chính, kinh tế nông

nghiệp hệ vừa học vừa làm cho 120 người, nghiệp vụ cho Đại biểu Hội đồng

nhân dân 1.200 người, nghiệp vụ chuyên môn cho cán xã, phường không

chuyên trách 8.100 người, quản lý nhà nước, văn bản chính sách mới 1.300

người, bồi dưỡng kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế 200 người [105].

4.1.3. Phương hướng phát triển nhân lực có chuyên môn kỹ thuật

bảo đảm cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hòa Bình đến năm 2020Để bảo đảm thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ CNH, HĐH ở tỉnh

Hòa Bình đã nêu ở trên, phương phát triển NL có CMKT đến năm 2020 phải

được xác định trên các khía cạnh: quan điểm định hướng, mục tiêu phát triển

và phải xác định phương hướng cụ thể cho quá trình phát triển.

- Quan điểm và mục tiêu phát triển NL có CMKT:

+ Quan điểm phát triển NL có CMKT: Từ nay đến năm 2020, phải phát

triển NL có CMKT phù hợp, đồng bộ với chương trình, mục tiêu CNH, HĐH

của toàn tỉnh, của từng ngành, địa phương và phát huy hiệu quả của các cơ sở

dạy nghề hiện có. Phải coi trọng cả ba mặt số lượng, chất nâng và cơ cấu trong

Page 125: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

125

phát triển NL có CMKT là điều kiện rất quan trọng để bảo đảm thực hiện thành

công sự nghiệp CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức của tỉnh phải

được tiến hành, quản lý trên ba mặt đào tạo, sử dụng và phát triển NL. Phát

triển mạng lưới cơ sở dạy nghề rộng khắp toàn tỉnh, đa dạng các hình thức dạy

nghề, tạo điều kiện cho người lao động, thanh niên, nông dân, người dân tộc

thiểu số học nghề, lập nghiệp. Mở rộng quy mô, đồng thời nâng cao chất lượng

dạy nghề; điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ đào tạo phù hợp với

nhu cầu thị trường lao động và những tiến bộ về kỹ thuật, CN. Đẩy mạnh xã

hội hoá dạy nghề; khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân đầu tư cho dạy nghề,

phát triển các cơ sở dạy nghề tư thục và cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư của nước

ngoài; mở rộng hội nhập quốc tế về dạy nghề.

+ Mục tiêu phát triển: Đáp ứng đủ số lượng, chất lượng và cơ cấu NL

có CMKT cho CNH, HĐH của tỉnh: nâng tỷ lệ lao động thuộc nhóm này từ

39,8% tổng lực lượng lao động toàn tỉnh năm 2013 lên 55,0% vào năm 2015

và 65,0% vào năm 2020 với con số tuyệt đối là 390.654 người, bình quân mỗi

năm tăng 25.000 người. Mức tăng trưởng trung bình NL có CMKT của giai

đoạn 2014-2020 phải đạt được 2,9%/năm. Riêng tỷ lệ NL qua đào tạo nghề là

55% trong tổng lực lượng lao động trong tỉnh. Xây dựng đội ngũ NL

KH&CN, đặc biệt là đội ngũ chuyên gia đầu ngành có khả năng tư vấn hoạch

định chính sách, tổ chức triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch,

chương trình, đề án phát triển ở các ngành, lĩnh vực kinh tế xã hội trọng yếu

của tỉnh. Xây dựng đội ngũ doanh nhân, chuyên gia quản trị doanh nghiệp có

đủ trình độ, bản lĩnh đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế

tri thức và hội nhập quốc tế. Nâng cao năng lực đào tạo của các trường

chuyên nghiệp và dạy nghề, phấn đấu trên 50% giảng viên cao đẳng trong các

cơ sở đào tạo và dạy nghề trên địa bàn tỉnh có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Tiếp tục

mở rộng hợp lý quy mô đào tạo; phấn đấu đạt 100 sinh viên đại học, cao đẳng

trên 10.000 dân vào năm 2015, trong đó 25% theo học tại các trường trên địa

Page 126: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

126

bàn tỉnh. Đến 2020 phấn đấu đạt 150 sinh viên đại học, cao đẳng trên 10.000

dân, trong đó 35% theo học tại các trường trên địa bàn tỉnh. Đổi mới căn bản

và toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cấp và hoàn thiện chương trình, giáo

trình giảng dạy, đào tạo theo hướng tiên tiến, hiện đại, gắn lý thuyết với thực

hành, gắn nhà trường với xã hội tạo điều kiện tốt hơn để người học có khả

năng thích ứng và đáp ứng tốt nhu cầu thị trường lao động sau khi ra trường.

Tạo được bước chuyển đột phá về chất lượng trong đào tạo NL ở các trường

chuyên nghiệp và cơ sở dạy nghề đạt trình độ và chất lượng tiên tiến trong

nước; trên 90% sinh viên, học viên sau khi tốt nghiệp có đủ khả năng chuyên

môn và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh.

- Phương hướng phát triển NL có CMKT:

Từ nay đến năm 2020, tỉnh Hòa Bình phải bảo đảm được đội ngũ NL

có CMKT cho đẩy mạnh CNH, HĐH về cả số lượng lẫn chất lượng và cơ cấu.

Phải tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng và cơ cấu NL có CMKT theo

hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt

Nam, phục vụ thiết thực sự nghiệp CNH, HĐH. Phải bảo đảm nguyên tắc về

sự phù hợp, đồng bộ với chiến lược CNH, HĐH, đồng thời phải gắn với quy

hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh, của từng ngành, địa

phương và phát huy hiệu quả của các cơ sở đào tạo NL hiện có. Chuyển dịch

cơ cấu NL từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, từ trình độ thấp lên

trình độ cao; sớm có đội ngũ NL có CMKT đủ trình độ và năng lực tiếp thu

có hiệu quả CN tiên tiến, hiện đại của thế giới và từng bước sáng tạo, sản xuất

được CN mới. Bên cạnh đó, với chủ trương của Đảng và Nhà nước là tiếp tục

tăng cường và mở rộng quan hệ và hợp tác quốc tế với tất cả các nước trong

các quan hệ song phương, đa phương, Việt Nam là thành viên đầy đủ của

WTO và tham gia Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình

Dương (TPP), trong những năm tới quan hệ hợp tác đầu tư, hợp tác lao

động… của tỉnh Hòa Bình sẽ được mở rộng. Sẽ có nhiều tập đoàn kinh tế lớn,

Page 127: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

127

công ty xuyên quốc gia đầu tư vào tỉnh Hòa Binh trong đó sẽ tập trung nhiều

hơn vào những ngành, lĩnh vực công nghệ cao. Phải có chính sách, biện pháp

để nhanh chóng có được đội ngũ NL có CMKT cho nhu cầu phát triển của

khu vực này và phải bảo đảm cạnh tranh thắng lợi về lao động nước ngoài

ngay tại Hòa Bình và đi làm việc tại các cơ sở của doanh nghiệp ở nước

ngoài. Khắc phục tình trạng thụ động trong phát triển NL có CMKT trước

đây. Phải chủ động hơn trong việc đào tạo và thu hút NL CMKT cao để đáp

ứng yêu cầu hoạch định chính sách phát triển kinh tế, phát triển KH&CN hấp

dẫn để thu hút chất xám từ bên ngoài, thu hút các nhà đầu tư lớn, các doanh

nghiệp công nghệ tiên tiến hàng đầu của các nước phát triển chuyển giao

KH&CN hiện đại cho tỉnh Hòa Bình. Một số phương hướng cụ thể:

Một là, coi trọng việc nâng cao chất lượng NL có CMKT gắn với sự

nghiệp CNH, HĐH của tỉnh, gắn với việc hình thành và phát triển kinh tế tri

thức và phải được tiến hành, quản lý trên ba mặt đào tạo, sử dụng và phát

triển NL. Nâng cao chất lượng NL có CMKT phải bảo đảm tính thời đại, phải

đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, tiếp cận với môi

trường quốc tế và được sử dụng trong môi trường cạnh tranh có hiệu quả.

Phải lựa chọn để xây dựng một số tiêu chí đạt chuẩn quốc tế làm cơ sở nền

tảng và tạo động lực cho phát triển NL. Phải xác định cụ thể nội dung, nhiệm

vụ của từng thời kỳ CNH, HĐH làm căn cứ cho phát triển NL theo giai đoan,

khắc phục tình trạng thừa, thiếu NL có CMKT đã từng diễn ra. Phải trên quan

điểm phát triển NL có CMKT mang tính thiết thực. Theo hướng này, công tác

quy hoạch phải dự báo cung cầu NL có CMKT để chủ động xây dựng và phát

triển, tránh tình trạng thất nghiệp có đào tạo vốn đang rất lãng phí không chỉ ở

tỉnh Hòa Bình mà còn là tình trạng chung của cả nước hiện nay.

Hai là, coi trọng phát triển NL CMKT chất lượng cao đáp ứng yêu cầungày càng tăng lên của CNH, HĐH. Phải coi NL chất lượng cao là trụ cộttrong việc giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu, có tính đột phá của CNH, HĐH.

Page 128: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

128

Trong mỗi thời kỳ nhất định, căn cứ vào yêu cầu cụ thể của tỉnh, bối cảnhtrong nước và quốc tế để xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong các

lĩnh vực trọng điểm, phát triển nhân tài gắn với yêu cầu CNH, HĐH, nâng caosức cạnh tranh của NL, đồng thời hướng phát triển kinh tế tri thức. Từ nay đếnnăm 2020, hướng ưu tiên phát triển NL chất lượng phải bảo đảm được cóchuyên gia đầu ngành đạt trình độ CMKT tương đương các nước tiên tiến trongkhu vực Đông Á, có đủ năng lực nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao và đề xuấtnhững giải pháp KH, CN, giải quyết về cơ bản những vấn đề phát triển của địaphương đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của CNH, HĐH và hội nhập với các xuhướng phát triển KH tự nhiên, KH xã hội và CN trên thế giới.

Ba là, nâng cao toàn diện chất lượng NL có CMKT trên cơ sở coi trọnggiáo dục và đào tạo. Chất lượng NL có CMKT bao gồm yếu tố thể lực, trí lựcvà tâm lực theo những yêu cầu phát triển toàn diện con người. Để có đội ngũnày, cần đặc biệt coi trọng đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Giáo dục và đàotạo phải thật sự là quốc sách hàng đầu., là một trong những động lực quantrọng của sự nghiệp CNH, HĐH. Trong thời gian tới, giáo dục và đào tạo phảichủ động bảo đảm chuẩn bị một cơ cấu NL có CMKT đồng bộ bao gồm cáclĩnh vực KH tự nhiên, KH xã hội, cán bộ nghiên cứu và triển khai CN, cán bộquản lý về nghiệp vụ kinh tế, cán bộ trong các ngành kinh doanh, công nhân

kỹ thuật trong các ngành nghề, công việc đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH. Giáo

dục và đào tạo phải đi trước một bước để thúc đẩy CNH, HĐH.Hiện tại, năng lực CMKT của người lao động tỉnh Hòa Bình cũng như cả

nước còn tương đối yếu, trong khi đây là yếu tố vô cùng quan trọng để chúng tacó thể thực hiện chiến lược CNH, HĐH rút ngắn. Để nâng cao chất lượng giáodục và đào tạo NL, cần đặc biệt coi trọng việc nâng cao trình độ và năng lực củađội ngũ giáo viên. Phát triển đội ngũ giáo viên không phải theo lối “ăn xổi” tứclà chỉ quan tâm đến các trường chuyên nghiệp dạy nghề, trung học nghề, caođẳng và đại học, mà phải coi trọng cả đội ngũ giáo viên các trường mẫu giáo và

trường phổ thông. Bởi vì, những phẩm chất cần thiết của NL có CMKT chỉ có

Page 129: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

129

được trong hệ thống giáo dục và đào tạo kể từ khi mỗi người bắt đầu bước chânvào trường. Tính kỷ luật, ý thức trách nhiệm của một người được rèn luyện từtấm bé sẽ ảnh hưởng sâu nặng tới tính kỷ luật và tâm lực của chính người đó khiđã lớn, tiến hành hoạt động lao động. Việc nâng cao trình độ và năng lực của độingũ giáo viên phải theo hướng bảo đảm có trình độ chuyên môn cao, đạo đứcnghề nghiệp trong sáng có đủ năng lực giáo dục và đào tạo, liên thông đào tạovới nước ngoài để đáp ứng tốt nhất yêu cầu phát triển NL có CMKT của tỉnh.Coi trọng đánh giá và kiểm định chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm khôngngừng đổi mới giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại.

Bốn là, mở rộng quy mô và nâng cao toàn diện chất lượng dạy nghề.

Phải căn cứ vào yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH để điều chỉnh cơ cấu ngành

nghề, cơ cấu trình độ đào tạo cho phù hợp. Mở rộng mạng lưới cơ sở dạy

nghề, đa dạng các hình thức dạy nghề, tạo điều kiện cho người lao động,

thanh niên, nông dân, người dân tộc thiểu số học nghề, lập nghiệp. Tập trung

đầu tư củng cố và xây dựng một số trường dạy nghề chất lượng cao để đào tạo

đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ trình độ cao đẳng nghề đáp

ứng nhu cầu của các ngành kinh tế mũi nhọn, các khu công nghiệp, xuất khẩu

lao động và chuyên gia. Trên quan điểm bảo đảm công bằng và hiệu quả (ưu

tiến phát triển các vùng còn nhiều khó khăn) trong phát triển dạy nghề. Chuyển

nhanh hệ thống đào tạo NL sang hoạt động theo nhu cầu thị trường lao động,

đồng thời coi trọng vai trò nhà nước trong định hướng phát triển NL có CMKT

vào các ngành trọng điểm trong quá trình CNH, HĐH.

Năm là, chú trọng đào tạo NL có CMKT trong các ngành, lĩnh vực cốt

yếu sau đây:

(i) Đào tạo NL làm cương vị lãnh đạo và quản lý hành chính nhà nước từ

cấp tỉnh đến cấp xã đáp ứng những yêu cầu về vai trò và chức năng của Nhà

nước pháp quyền XHCN, quản lý kinh tế bảo đảm cho chủ trương, chính sách

của Đảng và Nhà nước về CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức thực sự

Page 130: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

130

đi vào người dân, biến thành hoạt động thực tiễn trên quan điểm tổ chức, quản lý

là một bộ phận cấu thành CN trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

(ii) Phát triển mạnh mẽ đào tạo nghề theo hướng tăng tỷ lệ đào tạo trình

độ trung cấp và cao đẳng nghề trong tổng quy mô tuyển sinh đào tạo hàng

năm. Xây dựng và phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề theo hướng hình thành

hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành, thực hiện đào tạo nhiều trình độ và liên

thông giữa các cấp trình độ đào tạo nghề, giữa các ngành nghề đào tạo và vớicác trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân. Chú trọng pháttriển đào tạo NL trình độ sơ cấp nghề phục vụ phát triển nông nghiệp, nôngthôn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và đáp ứngnhu cầu phổ cập nghề cho người lao động để tìm kiếm việc làm và tự tạo việclàm, góp phần xóa đói giảm nghèo. Kết hợp mở rộng quy mô đào tạo với nângcao chất lượng dạy nghề. Điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ đào

tạo phù hợp với nhu cầu CNH, HĐH, những tiến bộ về kỹ thuật, CN và thịtrường lao động theo từng giai đoạn phát triển cụ thể. Coi trọng đào tạo lựclượng công nhân kỹ thuật lành nghề, đặc biệt là trong các ngành, lĩnh vực mũinhọn đáp ứng yêu cầu của xã hội và các nhà đầu tư.

(iii) Coi trọng đào tạo và phát triển đội ngũ doanh nhân, chuyên gia

quản trị doanh nghiệp chuyên nghiệp, có bản lĩnh, có kỹ năng quản lý, kinhdoanh trong tỉnh, trong nước và quốc tế, có đủ khả năng thực hiện vai tròđộng lực, dẫn dắt để nâng cao vị thế, năng lực cạnh tranh của các doanhnghiệp tỉnh Hòa Bình và kinh tế Hòa Bình trong nền kinh tế chung của cảnước, hội nhập vào các quan hệ kinh tế khu vực, toàn cầu.

Sáu là, đẩy mạnh xã hội hoá và mở rộng hợp tác quốc tế về giáo dục,đào tạo và dạy nghề

Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân đầu tư cho dạy nghề, phát triển cáccơ sở dạy nghề tư thục và cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư của nước ngoài; mởrộng hội nhập quốc tế về dạy nghề. Thực hiện liên thông giữa các cấp trình độđào tạo nghề, giữa các ngành nghề đào tạo và với các trình độ đào tạo khác

Page 131: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

131

trong hệ thống giáo dục quốc dân; khuyến khích các doanh nghiệp, mọi tổchức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia phát triển dạy nghề.

Để phát triển NL có CMKT một cách nhanh nhất và bắt kịp trình độcủa các nước trong khu vực và trên thế giới, cần ưu tiên hợp tác quốc tế về

giáo dục và đào tạo. Đây là con đường nhanh nhất giúp ta có thể đi tắt đến với

các thành tựu mới nhất của thế giới. Thời gian qua, chúng ta đã áp dụng các

hình thức hợp tác đào quốc tế tạo như hợp tác đào tạo song phương và đaphương giữa chính phủ các nước, được sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế

như UNDP, UNICEF, WHO… và sự hỗ trợ đào tạo của các tổ chức phi chính

phủ, các tổ chức xã hội và từ thiện quốc tế, liên kết đào tạo giữa các trường

đaị học, cao đẳng, công nhân kỹ thuật… của Việt Nam với các trường đạihọc, học viện có uy tín của nhiều quốc gia phát triển trong khu vực và trên thế

giới. Để nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong phát triển NL có CMKT của

tỉnh, các cấp chính quyền và cơ quan, tổ chức có liên quan cần phối hợp vớinhà nước trung ương để có quy hoạch cụ thể về hợp tác quốc tế giáo dục và

đào tao, đa dạng hoá các loại hình hợp tác đào tạo quốc tế cho phù hợp với

điều kiện của các đơn vị khác nhau trên địa bàn.

4.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CÓ CHUYÊN MÔN KỸ THUẬTBẢO ĐẢM CHO CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH HÒA BÌNH

4.2.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát

triển nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cho công nghiệp hóa, hiện đại hóacủa tỉnh

Mặc dù, tỉnh Hòa Bình đã xây dựng và thực thi “Quy hoạch tổng thể

phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hoà Bình đến năm 2020”, “Quy hoạch pháttriển NL 2011 - 2020” và “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh

Hòa Bình đến năm 2020”, nhưng lại chưa có chiến lược, quy hoạch phát triển

NL có CMKT cho CNH, HĐH. Để đảm bảo công cuộc CNH, HĐH của tỉnh

đạt được mục tiêu mong muốn, thì việc xây dựng chiến lược, quy hoạch và kếhoạch phát triển NL có CMKT cho CNH, HĐH là rất cần thiết và cấp bách.

Page 132: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

132

Việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển NL có

CMKT cho CNH, HĐH của tỉnh phải xác định rõ mục tiêu cần đạt được, tiến

trình tổ chức thực hiện và nguồn lực bảo đảm việc thực hiện. Xác định rõ

những căn cứ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đặc điểm NNL của

tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, nhu cầu về

NL có CMKT của công cuộc CNH, HĐH ở tỉnh Hòa Bình đến năm 2020,

phương hướng quy hoạch và những giải pháp để thực hiện. Trong đó, phải

chú trọng việc sắp xếp quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở đào tạo, các trường

nghề, trung tâm dạy nghề theo hướng đa dạng hóa ngành nghề và loại hình

đào tạo nghề. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phải căn cứ vào nhu cầu CNH,

HĐH của tỉnh trên cơ sở dự báo đúng. Phải căn cứ vào chiến lược, định

hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong thời gian đến năm 2020 đã được

Đại hội tỉnh đảng bộ lần thứ XV thông qua như: “Bước đầu hình thành vùng

động lực kinh tế và ngành kinh tế mũi nhọn làm đầu tầu cho sự phát triển kinh

tế của tỉnh”. “Phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ mũi nhọn” theo

hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ, gắn với phát triển nông nghiệp theo

hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh. Phát triển các

ngành hàng, loại hình dịch vụ có giá trị gia tăng cao như: thương mại, du lịch,

vận tải, tư vấn, bưu chính, viễn thông, CN thông tin, tài chính, ngân hàng…

Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế tỉnh Hòa Bình cơ bản đạt mức phát triển

trung bình của cả nước. Phải kết hợp kế hoạch với thị trường, coi thị trường

sức lao động là một kênh quan trọng để định hướng mục tiêu chiến lược, quy

hoạch, kế hoạch phát triển NL có CMKT cho CNH, HĐH của tỉnh.

Việc xây dựng và thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển

NL có CMKT phải sớm tạo ra bước phát triển mang tính đột phá về mặt quy

mô và chất lượng đào tạo đối với lực lượng lao động của tỉnh, đáp ứng nhu

cầu phát triển công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn, đồng thời cung cấp cho các

thị trường trong và ngoài nước. Đào tạo nghề phải gắn chặt chẽ với giải quyết

Page 133: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

133

việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo; coi giải quyết việc làm như

đầu ra, thị trường của đào tạo nghề và là tiêu chí đánh giá hiệu quả của đào

tạo nghề. Phải tạo ra được cơ chế để huy động đa dạng các nguồn lực của nhà

nước và xã hội đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao năng lực đào tạo của các

trường nghề hiện có; để xây dựng mới, nâng cấp một số trường nghề của tỉnh.

Do dân số tỉnh Hòa Bình chủ yếu là người các dân tộc thiểu số (chiếm

63,3% số dân), chỉ có 27,7% là người Kinh, nên trong chiến lược, quy hoạch,

kế hoạch phải thể hiện được sự ưu tiên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo NL

có CMKT là người dân tộc thiểu số trong các nhà trường theo chủ trương của

Đảng và Nhà nước. Phải làm tốt chế độ chính sách nhằm đảm bảo quyền lợi

và nghĩa vụ của người học; quan tâm, giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh dân

tộc vùng cao, vùng sâu, vùng lòng hồ sông Đà.

Để NL có CMKT tăng về số lượng và nâng cao chất lượng, phù hợp về

cơ cấu nhu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH, trong chiến lược, quy hoạch, kế

hoạch cần hướng tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng các

trường nghề hiện có như trường cao đẳng nghề, trường trung học kinh tế - kỹ

thuật, trường cao đẳng sư phạm, trường trung học y tế và các trung tâm dạy

nghề, các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh. Phải rà soát và

quy hoạch lại để tập trung đầu tư để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên,

mở rộng ngành nghề đào tạo theo hướng phát triển ngành nghề mới do tác

động của cuộc cách mạng KH & CN hiện đại.

Trong các giải pháp thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, thì

nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính, cơ chế tạo lập để có nguồn lực đó có ý

nghĩa rất quan trọng để biến các mục tiêu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trở

thành hiện thực. Cần khắc phục tình trạng quy hoạch treo như đã thấy trong

xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị và giao thông.

Việc xây dựng và thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cũng phảitạo cơ hội để khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức kinh tế

Page 134: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

134

xã hội, các doanh nghiệp và các cá nhân ở mọi thành phần kinh tế đầu tư pháttriển hệ thống đào tạo NL, khuyến khích đào tạo nghề tại chỗ đối với nhữngnghề gắn với phong tục tập quán sản xuất truyền thống của người dân miềnnúi. Từng bước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị để tổ chứcđào tạo nghề ở trình độ sơ cấp, trung cấp cho lao động có nhu cầu làm việc tạicác doanh nghiệp yêu cầu trình độ tay nghề cao hơn, có các phong trào laođộng công nghiệp đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật tại chỗ và tăng nhanhquy mô, chất lượng NL có CMKT trong ngành nông, lâm, thủy sản.

Công tác quy hoạch và kế hoạch cần hướng đến việc củng cố mạng lướicác trung tâm dạy nghề ở các huyện lấy hạt nhân là các trường cao đẳng nghề,trường trung học kinh tế - kỹ thuật… của tỉnh để thực hiện việc liên kết đào tạonhững nghề mà các trường, các trung tâm chưa có điều kiện thực hiện như: độingũ giáo viên, trang thiết bị thực hành nghề. Đồng thời, thông qua mô hình liên

kết đào tạo này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người học nghề khi họ chưa thể đihọc xa, hoặc với đối tượng học nghề là nông dân, hoặc các hộ nghèo v.v…

Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch NL có CMKT phải hướng vào việc củngcố và mở rộng hệ thống khuyến nông, khuyến lâm đến các xã để tư vấn việc làm

cho người lao động nông thôn. Phấn đấu đưa tỷ lệ lao động được đào tạo, nângcao kỹ năng nghề của người lao động và chuyển dịch cơ cấu NL có CMKT theodự báo nhu cầu NL có CMKT tỉnh Hòa Bình phải đạt được vào năm 2020.

Để thể chế hóa việc phát triển NL có CMKT cho CNH, HĐH của tỉnh

trong thời gian tới, cần coi trọng việc ban hành và thực thi chính sách phát

triển. Phải coi chính sách phát triển NL có CMKT có vai trò định hướng, điều

tiết, tạo điều kiện và khuyến khích mọi lực lượng trong tỉnh hướng vào mục

tiêu phát triển. Trong chính sách, phải làm rõ các mục tiêu mà Nhà nước muốn

đạt được và cách thức để thực hiện các mục tiêu đó trong phát triển NL cóCMKT cho CNH, HĐH. Phải tập trung giải quyết vấn đề tạo lập NNL trong

đó có NL có CMKT nhằm đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH theo hướng

mà tỉnh Hòa Bình đã lựa chọn.

Page 135: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

135

4.2.2. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nhân lực có chuyên môn kỹ

thuật đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 của tỉnh Hòa

Bình yêu cầu: “Tập trung đào tạo nghề ở các cấp, các hệ đào tạo, nhanh chóng

tạo ra bước phát triển mang tính đột phá về mặt quy mô và chất lượng đào tạo

đối với lực lượng lao động của tỉnh, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp,

dịch vụ trên địa bàn, đồng thời cung cấp cho các thị trường trong và ngoài

nước”. Từ nay đến năm 2020, tiếp tục đổi mới tổ chức đào tạo NL bám sát

yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh với nội dung chủ yếu là:

- Rà soát, điều chỉnh năng lực hiện có nhằm phát triển mạng lưới các

loại hình đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn tỉnh đáp ứng nhu

cầu CNH, HĐH. Hiện nay và trong những năm tới, nhu cầu đào tạo lao động

có trình độ CMKT, nhất là NL trình độ cao cho CNH, HĐH của tỉnh là rất

lớn. Vì vậy, việc đổi mới việc xây dựng và phát triển mạng lưới các đào tạo

NL kể cả mạng lưới các trường dạy nghề là rất cần thiết.

Cần phát triển, nâng cấp mạng lưới các trường cao đẳng, trung cấp

chuyên nghiệp và các cơ sở dạy nghề nhằm mở rộng quy mô, đa dạng ngành

nghề, cấp độ và loại hình đào tạo, có trang thiết bị hiện đại, tiếp cận với tiến

bộ của KH&CN, có khả năng chuyển đổi ngành nghề đào tạo linh hoạt theo

yêu cầu của thị trường lao động. Tăng cường liên kết giữa các cơ sở đào tạo

trên địa bàn.

Các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề phải đảm bảo các quy định về tiêu

chuẩn giảng viên, diện tích đất phục vụ đào tạo và nghiên cứu KH, cơ sở vật

chất và trang thiết bị... theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ

Lao động, Thương binh và Xã hội. Phấn đấu đến năm 2020 đạt 15 sinh viên/1

giảng viên cho các trường kỹ thuật; 5-7 sinh viên/1 giảng viên cho các trường

năng khiếu; 20 sinh viên/1 giảng viên cho các trường khác.

Chuẩn bị các điều kiện để nâng cấp trường Trung cấp kinh tế - kỹ thuật

Page 136: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

136

thành trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật; trường Trung cấp Y tế thành trường

Cao đẳng Y tế; trường Cao đẳng sư phạm thành Trường Đại học đa ngành.

Cải cách căn bản và toàn diện hệ thống giáo dục và đào tạo hiện có trên

địa bàn về tổ chức, cơ sở vật chất - kỹ thuật, đội ngũ giáo viên, nội dung chương

trình và phương pháp dạy, học phù hợp với các tiêu chí, chuẩn mực mà Nhà

nước quy định và hướng đến các chuẩn mực quốc tế, bảo đảm sự liên thông

giữa giáo dục và đào tạo, giữa các cấp bậc đào tạo từ dạy nghề đến đại học,

giữa các nhóm ngành nghề đào tạo và liên thông hệ thống giáo dục trong tỉnh

Hòa Bình với thủ đô Hà Nội, với các tỉnh khác trong nước và với quốc tế. Hiện

nay, tính liên thông trong đào tạo giữa các cấp trường đào tạo trên địa bàn tỉnh

Hòa Bình còn rất yếu, các trường vẫn trong tình trạng chia cắt, biệt lập.

Tập trung xây dựng cho được hệ thống các cơ sở đào tạo NL tiên tiến,

hiện đại, đa dạng, cơ cấu ngành nghề đồng bộ, đa cấp, năng động. Nhanh

chóng hình thành và phát triển xã hội học tập để đảm bảo tất cả người dân có

cơ hội học tập suốt đời. Tập trung xây dựng và phát triển các cơ sở đào tạo

nghề chất lượng cao đạt trình độ (trước hết là các ngành nghề trọng điểm mũi

nhọn đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh, của đất

nước và nhu cầu xuất khẩu lao động).

- Cần đặc biệt coi trọng việc dạy nghề cho lao động nông thôn, nhất là

đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, các xã có nhiều khó

khăn về kinh tế và giao thông. Nghiên cứu tìm cơ chế và chính sách thích

hợp cho việc thực hiện Quyết định số 267/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005

của Thủ tướng Chính phủ về chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc

nội trú quy định chính sách ưu tiên học nghề đối với học sinh tốt nghiệp

trung học cơ sở, trung học phổ thông các trường dân tộc nội trú kể cả nội trú

dân nuôi được hưởng học bổng, trợ cấp xã hội và các chính sách khác như

học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú. Đây là chính sách quy định cụ thể

về dạy nghề cho học sinh dân tộc thiểu số. Tạo cơ chế đào tạo liên thông đối

Page 137: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

137

với học sinh dân tộc thiểu số học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú.

Đào tạo liên thông giữa hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú với các

trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề thuộc hệ

thống giáo dục quốc dân.

- Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình bồi dưỡng và đào tạo

nhân tài, đặc biệt là hình thành và phát triển đội ngũ chuyên gia đầu ngành

trong các lĩnh vực quản lý hành chính, ngoại giao và kinh tế đối ngoại, quản

trị kinh doanh, giáo dục và đào tạo, hoạt động KH&CN, tư vấn hoạch định

chính sách, pháp lý, y học, văn hoá - nghệ thuật phục vụ có hiệu qủa sự

nghiệp CNH, HĐH. Đào tạo, xây dựng và phát triển các nhóm NL cốt yếu

trong các ngành nghề trọng điểm: CN thông tin, cơ khí - tự động hoá, vật liệu

mới, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, CN sinh học, y học, năng

lượng và CN môi trường.

- Chú trọng việc bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản

lý đào tạo NL, trước hết là ở các cơ sở đào tạo và dạy nghề theo hướng đảm

bảo đủ về số lượng, đạt chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu

cầu về chất lượng và phù hợp về cơ cấu ngành nghề đào tạo. Việc bổ sung số

lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các cơ sở đào tạo để đạt mức

quy định về tỷ lệ sinh viên trên giảng viên được tiến hành theo phương án:

+ Ưu tiên tuyển dụng những sinh viên tốt nghiệp đạt loại giỏi gửi đi

đào tạo, bồi dưỡng ở trình độ cao hơn tại các cơ sở đào tạo có chất lượng cao

ở trong và ngoài nước. Thực hiện có hiệu quả Đề án liên kết đào tạo trình độ

đại học và sau đại học với các trường đại học trong nước. Tranh thủ và sử

dụng có hiệu quả các chương trình đào tạo tiến sĩ của trung ương, đặc biệt là

chương trình đào tạo 20.000 tiến sĩ để bổ sung và nâng cao chất lượng đội

ngũ giảng viên.

+ Có chính sách thu hút đội ngũ giáo viên giỏi ở các trường cao đẳng,

đại học trong cả nước về công tác tại tỉnh. Tạo lập cơ chế thu hút, sử dụng các

Page 138: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

138

chuyên gia, nhà KH, các cán bộ kỹ thuật đang công tác tại các đơn vị trong

tỉnh, các nhà KH trong và ngoài nước tham gia giảng dạy tại các trường đại

học, cao đẳng và dạy nghề.

+ Huy động các nhà KH, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, thợ bậc cao của

các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia làm giáo viên

thỉnh giảng cho các cơ sở dạy nghề.

- Đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng gắn với chuẩn đầu ra của

mỗi chương trình mà người học cần đạt được. Các cơ sở giáo dục, đào tạo,

dạy nghề chủ động đẩy mạnh đổi mới nội dung chương trình, phương pháp

dạy - học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự học của người

học; sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học. Thực hiện giáo dục, đào tạo phát triển

toàn diện đối với người học. Đặc biệt chú ý đến đào tạo, bồi dưỡng khả năng

sử dụng ngoại ngữ và CN thông tin cho các loại trình độ đào tạo NL của tỉnh.

Coi trọng giáo dục đạo đức, tác phong, kỷ luật, khả năng tự lập, thích ứng với

môi trường học tập, làm việc.

Thường xuyên phát triển chương trình đào tạo theo hướng đa dạng hóa,

chuẩn hóa, hiện đại hóa, nhanh chóng tiếp thu có chọn lọc những chương

trình đào tạo của các nước phát triển về KH&CN, phù hợp với yêu cầu của

đất nước, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, của

từng ngành, lĩnh vực, vùng, địa phương nói riêng.

Nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo phải bám sát nhu cầu của thị

trường lao động; định kỳ, tổ chức đánh giá các chương trình đào tạo và các

môn của nhà trường để có những điều chỉnh phù hợp với phát triển kinh tế -

xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.

- Đẩy mạnh ứng dụng CN thông tin trong quản lý giáo dục. Từng bước

hiện đại hóa các trang thiết bị phòng, giảng đường để triển khai ứng dụng CN

dạy mới, đặc biệt đối với trường đại học. Hiện đại hóa và nâng cao chất lượng

Page 139: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

139

hoạt động của thư viện trong các cơ sở đào tạo, hình thành hệ thống thư viện

điện tử kết nối giữa các cơ quan quản lý, các DN sử dụng lao động và giữa các

cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh, từng bước mở rộng phạm vi kết nối với các cơ

sở đào tạo trên toàn quốc và trên thế giới.

Để đổi mới tổ chức đào tạo NL có hiệu quả, cần coi trọng nâng cao chất

lượng giáo dục phổ thông. Tạo được sự gắn kết chặt chẽ giữa các trường

trung học phổ thông với hệ thống trường chuyên nghiệp nói chung và các

trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh nói riêng.

4.2.3. Hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút, sử dụng và đãi ngộ nhân

lực có chuyên môn kỹ thuật cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh

Để phát triển NL có CNKT cho CNH, HĐH của tỉnh, cần tiếp tục đổi

mới để hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút và sử dụng, tạo động lực và giải

phóng sức sáng tạo của con người ở tỉnh Hòa Bình, cần tập trung vào:

- Tỉnh cần ban hành chính sách thu hút cán bộ có trình độ đại học, trên

đại học, những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi trước hết là những người có hộ

khẩu thường trú ở Hòa Bình, người dân tộc thiểu số về tỉnh làm việc. Chính

sách này không chỉ là ưu tiên tạo điều kiện làm việc thuận lợi mà còn có ưu

tiên thích đáng về đãi ngộ, thu nhập tùy theo nhu cầu thu hút và khả năng của

tỉnh. Áp dụng xét tuyển đặc cách trên cơ sở nhu cầu NL có CMKT, vị trí việc

làm và chỉ tiêu biên chế đối với người giỏi nhất là người dân tộc thiểu số có

trình độ CMKT cao. Tạo cơ chế chính sách hấp dẫn để thu hút NL có CMKT

từ tỉnh ngoài về làm việc ở tỉnh Hòa Bình.

- Tiếp tục đổi mới căn bản và toàn diện chính sách về sử dụng NL trong

khu vực nhà nước phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường, gồm từ khâu tuyển

dụng (tổ chức thi tuyển khách quan và mở rộng các đối tượng được tuyển dụng

theo hình thức ký hợp đồng lao động), bố trí công việc, trả công lao động,

thăng tiến nghề nghiệp và không ngừng cải thiện điều kiện, môi trường lao

Page 140: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

140

động để tạo động lực, kích thích, khuyến khích NL làm việc sáng tạo và có

hiệu quả cao. Xây dựng hệ thống chức danh và tiêu chuẩn chức danh công

chức theo vị trí việc làm trong các cơ quan nhà nước. Theo đó, xây dựng hệ

thống chỉ tiêu đánh giá công chức và trả lượng công chức gắn với kết quả hoạt

động công vụ và hiệu suất làm việc. Hoàn thiện quy chế trách nhiệm của người

đứng đầu. Trên cơ sở đó, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn

vị, tổ chức sự nghiệp công lập trong quản lý, sử dụng NL.

- Đề cao quyền tự chủ, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm của tất cả

các doanh nghiệp, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế trong việc quản lý, sử

dụng NL theo những quy định của pháp luật và tác động của cơ chế thị trường.

Xây dựng quy chế (cơ chế và chính sách) giao nhiệm vụ theo các hình

thức khoán, đấu thầu, hợp đồng trách nhiệm, thi tuyển... gắn với đãi ngộ dựa

trên năng suất lao động và kết quả cuối cùng để tạo động lực cho người lao

động làm việc có năng suất cao, khuyến khích sáng tạo.

Xây dựng quy chế (tiêu chuẩn và quy trình) đánh giá NL dựa trên cơ sở

năng lực thực tế, kết quả, hiệu suất, năng suất lao động thực tế và đãi ngộ

tương xứng với trình độ năng lực và kết quả công việc.

- Phát triển mạnh thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp tạo

điều kiện thuận lợi cho kết nối cung - cầu về lao động, trên cơ sở đó định

hướng và điều chỉnh phát triển NL có CMKT trong từng thời kỳ. Coi thị

trường lao động là một tiêu chí đánh giá kết quả đào tạo NL, để người lao

động có CMKT tìm được công việc phù hợp với chuyên ngành được đào tạo.

Kiện toàn mạng lưới thông tin thị trường lao động và dịch vụ về đào tạo, tìm

kiếm, giới thiệu việc làm để tạo cầu nối liên kết giữa cung và cầu về lao động,

giữa người lao động, cơ sở đào tạo và người sử dụng lao động. Xây dựng và

quản lý cơ sở dữ liệu về thị trường lao động, về phát triển NL. Tiếp tục phát

triển các hình thức giới thiệu việc làm như sàn giao dịch lao động, việc làm

Page 141: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

141

của tỉnh. Gắn hệ thống thông tin thị trường lao động của tỉnh với hệ thống

thông tin kinh tế - xã hội của tỉnh và kết nối với hệ thống thông tin thị trường

lao động quốc gia.

- Trên cơ sở kinh nghiệm thực hiện chính sách khuyến khich, thu hút,

tiếp nhận, sử dụng người có trình độ về công tác tại tỉnh Hòa Bình từ năm

2005 đến nay, tiếp tục bổ sung và hoàn thiện chính sách trọng dụng và phát

huy nhân tài. Tạo dựng và đưa vào hoạt động hệ thống tổ chức phát triển nhân

tài từ khâu phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo ở tất cả các trường, lớp giáo dục

năng khiếu trẻ em, phát hiện tài năng trẻ, đào tạo đại học, trên đại học và quá

trình sử dụng, đãi ngộ (chế độ trả lương, thưởng, bổ nhiệm giữ các chức vụ

lãnh đạo và những chính sách khuyến khích về vật chất và tinh thần). Xây

dựng và thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù để tạo môi trường làm việc,

khuyến khích, kích thích phát huy tài năng đóng góp cho công cuộc CNH,

HĐH của tỉnh. Xây dựng cơ sở dữ liệu về nhân tài của tỉnh từ khâu phát hiện,

đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, thăng tiến...

Tiếp tục hoàn thiện chính sách khuyến khích học tập bao gồm tiêu

chuẩn, chế độ, chính sách và mức trợ cấp đảm bảo sát thực và kịp thời; đồng

thời hoàn thiện chính sách tuyển dụng, ưu đãi về tiền lương, tiền thưởng và

các loại phụ cấp bằng tiền khác một cách thỏa đáng cho những người giỏi và

chuyên gia để họ làm việc lâu dài trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội của tỉnh.

Nghiên cứu, ban hành và đưa vào thực hiện một số chế độ đãi ngộ khác trong

sử dụng NL có CMKT như bổ nhiệm vào vị trí phù hợp với năng lực chuyên

môn, giao các nhiệm vụ quan trọng để họ phát huy khả năng vốn có, hỗ trợ

đất ở, nhà ở, bố trí phương tiện đi lại v.v…; biểu dương, khen thưởng, tôn

vinh kịp thời những người năng động, có thành tích để kích thích tính tích cực

và sáng tạo của họ trong sự nghiệp CNH, HĐH.

- Thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động yếu thế và đặc thù

(khuyết tật, người dân tộc thiểu số, nghèo, đối tượng bị thu hồi đất...) khi

Page 142: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

142

tham gia thị trường lao động theo hướng tăng cường công tác tư vấn, giới

thiệu việc làm, phát triển hình thức đào tạo dành riêng cho các đối tượng lao

động yếu thế, hỗ trợ đào tạo nghề, đào tạo lại, giải quyết việc làm...

- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng NL và hệ thống chỉ

tiêu đánh giá chất lượng NL có CMKT đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH,

HĐH. Có thể xác định các mức chất lượng NL cho các loại công việc, nghề

cụ thể như chất lượng của tỉnh, chất lượng quốc gia và chất lượng quốc tế để

người lao động phấn đấu. Xây dựng, hoàn thiện và thường xuyên đưa vào

hoạt động hệ thống giám sát, kiểm định và đánh giá chất lượng NL để bảo

đảm đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH. Tăng cường quy chế giám sát xã hội, bảo

đảm vai trò giám sát của cộng đồng, phát huy vai trò của các đoàn thể, tổ

chức xã hội, đặc biệt là các hội nghề nghiệp trong việc giám sát chất lượng

đào tạo và sử dụng NL có CMKT. Công khai hóa và minh bạch hóa kết quả

giảm sát, kiểm định.

4.2.4. Một số giải pháp khác

4.2.4.1. Nâng cao nhận thức về phát triển nhân lực có chuyên môn

kỹ thuật cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Cần sớm khắc phục tình trạng người dân và một số cấp lãnh đạo, quản

lý còn thiếu nhận thức về tầm quan trọng của NL có CMKT đối với sự nghiệp

CNH, HĐH. Phải làm cho mọi người thấy rõ vai trò và trách nhiệm phát triển

nhằm bảo đảm NL có CMKT cho sự nghiệp này. Phải coi phát triển con

người, đẩy mạnh CNH, HĐH thúc đẩy tăng năng suất lao động xã hội là do

con người, vì con người và là một trong những yêu cầu cơ bản của phát triển

bền vững. Phải biến khó khăn, thách thức hiện nay của tỉnh Hòa Bình về NL

thành lợi thế và cơ hội cho sự phát triển. Phải coi đây là nhiệm vụ không chỉ

của mỗi cá nhân, gia đình và dòng họ, mà phải là của toàn xã hội, của các cấp

các ngành và các tổ chức.

Page 143: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

143

Cần thay đổi nhận thức vốn mang tính “cổ điển” lâu nay là “học để

biết” sang “học để làm việc”. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh để đổi mới

nhận thức về giáo dục và đào tạo NL, phát huy sức mạnh của nhân dân, xây

dựng một hệ thống đào tạo NL theo hướng đại chúng (của dân, do dân và vì

dân), bảo đảm ai cũng được học hành, học liên tục, học suốt đời và coi trọng

việc xây dựng xã hội học tập. Cần nhận thức rằng muốn nâng cao chất lượng

NL đáp ứng yêu cầu mới của CNH, HĐH và phát triển kinh tế tri thức, phải

có một hệ thống giáo dục và đào tạo mở, có chất lượng, từng bước nâng cao

vị thế của tỉnh ở trong nước, trong khu vực và trên thế giới. Cần tạo ra được

sự chuyển biến nhận thức cơ bản về phát triển NL có CMKT theo hướng

chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá để đổi mới toàn diện tư duy về giáo dục

và đào tạo hiện nay.

Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương giáo dục - đào tạo và KH - CN là

quốc sách hàng đầu; thực hiện xã hội hóa giáo dục và đào tạo; và xây dựng xã

hội học tập. Đây là những chủ trương đúng. Tuy nhiên, cần phải làm cho

người dân và các cấp lãnh đạo, quản lý nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn,

thấy được tính cấp thiết của việc thực hiện chủ trương này để có phương

hướng và biện pháp thiết thực.

Các tổ chức Đảng và chính quyền các cấp, các doanh nghiệp và tổ chức

chính trị, xã hội phải thực sự quan tâm đến phát triển NL, phải biến nhận thức

về vai trò của NL có CMKT thành hành động, phải xây dựng chiến lược

hoawch chương trình phát triển NL có CMKT của tỉnh hoặc phải dành riêng

để nhấn mạnh về phương hướng, nội dung, giải pháp phát triển NL có CMKT

trong chiến lược và quy hoạch phát triển chung, coi đó là bộ phận cấu thành

của chiến lược phát triển doanh nghiệp, tổ chức. Phải có đánh giá kết quả phát

triển NL có CMKT, coi đó như là một tiêu chí quan trọng để phát triển.

Các phương tiện thông tin đại chúng phải thường xuyên có các chương

trình nâng cao nhận thức cho mọi người dân về trách nhiệm và nghĩa vụ của

Page 144: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

144

mình đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước để có quyết tâm vươn lên trong

học tập, tiếp cận những tri thức mới về KH&CN, vận dụng vào sản xuất và

đời sống. Thực hiện tốt hơn nữa việc tuyên truyền, phổ biến những tấm gương

hiếu học, những điển hình về phát triển tài năng, kinh nghiệm hay, sáng tạo

trong lao động sản xuất, phát triển NL thay vì thiên hướng quảng cáo tiêu

dùng mang tính thương mại vì lợi ích cục bộ như hiện nay.

Nhận thức về một xã hội học tập phải được bắt nguồn từ nhân thực về

một xã hội lao động. Mọi chính sách bao giờ cũng phải khuyến khích để tạo

nên một xã hội hăng say lao động, tiến tới một xã hội học tập. Khát vọng

vươn lên một cuộc sống tốt đẹp hơn, đòi hỏi mọi người chăm lo công việc

và nảy sinh nhu cầu học tập để đáp ứng đòi hỏi của công việc và đi đến một

xã hội mà mọi người đều mong muốn học tập suốt đời để nâng cao trình độ,

đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói chung, CNH, HĐH nói riêng.

Trong thời gian qua, tỉnh Hòa Bình đã xây dựng được Quỹ khuyến học, thu

hút đông đảo người dân tham gia. Chỉ trong 2 năm học 2010 - 2011 và 2011

- 2012, Quỹ đã tạo điều kiện vận động gần 5.000 em học sinh bỏ học tiếp tục

đi học trở lại. Số gia đình, dòng họ trong 5 năm (2008 - 2012) đăng ký phấn

đấu đã lên đến 34.032 gia đình, 356 dòng họ. Trong đó có 27.085 gia đình

được công nhận gia đình hiếu học, 181 dòng học được công nhân dòng họ

hiếu học [90]. Cần phổ biến rộng rãi để khuyến khích coi trọng phát triển

hình thức tổ chức này trong toàn tỉnh.

Phát triển NL có CMKT phải đồng thời đổi mới nhận thức trong toàn

xã hội hướng đến những chuẩn mực: công bằng, kỷ cương, đạo đức, để mỗi

người được cống hiến đúng với năng lực của mình và được tôn vinh. Phải làm

cho mọi người phát huy truyền thống hiếu học, ham làm giàu, từ đó dành thời

gian và tiền của cho việc học tập. Các cấp chính quyền và toàn xã hội cần

được nhận thức sâu sắc rằng, bất luận lựa chọn và quyết định giải pháp gì và

trong bất cứ hoàn cảnh nào, ý chí muốn học, tinh thần ham học, quyết tâm

Page 145: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

145

chịu đựng mọi hy sinh khốn khó để học và học cho đến cùng của người dân

cần được gìn giữ, nâng niu và cổ vũ cho các thế hệ.

Cần có những đánh giá nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức

xã hội thông qua kết quả hàng năm việc thực hiện các chủ trương, chính sách

của Đảng và Nhà nước về phát triển NL. Có chính sách biểu dương kịp thời

các doanh nghiệp và cá nhân có đóng góp cho sự nghiệp phát triển NL. Trên

cơ sở đó, kích thích dòng vốn đầu tư cho xây dựng và phát triển NL có

CMKT của tỉnh.

4.2.4.2. Tăng cường, mở rộng hợp tác với các cơ sở đào tạo trong

nước và quốc tế để phát triển nhân lực có chuyên môn kỹ thuật của tỉnh

Hợp tác với bên ngoài trong phát triển NL có CMKT là việc làm cần

thiết và thường xuyên nhằm khai thác và phát huy năng lực của các cơ sở đào

tạo. Giải pháp này không chỉ có lợi cho tỉnh Hòa Bình mà còn có lợi cho các

cơ sở đào tạo có quan hệ. Cụ thể là:

- Cần có sự phối hợp và hợp tác với các cơ quan, tổ chức Trung ương,

các trường đại học, trước hết là các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn

tỉnh Hòa Bình, tạo điều kiện về chương trình giảng dạy mới, giáo trình, giáo

án, nâng cao trình độ giáo viên và nguồn vốn hỗ trợ để tỉnh phát triển NL có

CMKT. Phối hợp và hợp tác với các tỉnh, thành phố trên cơ sở tranh thủ các

lợi thế về vị trí, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội để mở rộng quan hệ trao đổi

kinh nghiệm phát triển NL có CMKT. Tiến hành liên kết đào tạo, tuyển dụng

NL và cần thiết có thể tiến hành chuyển giao, hợp tác về NL với các tỉnh để

điều tiết cung cầu lao động trên thị trường.

- Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện môi trường pháp lý để mở rộng và

tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo NL có CMKT, nhất là NL chất

lượng cao. Khuyến khích mở rộng và tăng cường các quan hệ giao lưu và hợp

tác song phương và đa phương giữa các tổ chức và người dân Việt Nam với

các tổ chức quốc tế và công dân nước ngoài. Tăng cường thu hút chuyên gia

Page 146: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

146

quốc tế giỏi và Việt Kiều giỏi về làm việc ở tỉnh Hòa Bình trong các lĩnh vực

giáo dục, đào tạo, y tế, hoạt động KH&CN, tư vấn thiết kế, quản lý và kinh

doanh... để nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển NL có CMKT. Tạo điều

kiện thuận lợi, thông thoáng để tăng thêm được nhiều người Hòa Bình đi học

và làm việc ở nước ngoài, đồng thời khuyến khích người đi học ở nước ngoài

trở về làm việc ở quê hương.

Trước mắt, tỉnh Hòa Bình cần tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế để

phát triển NL có CMKT trong các lĩnh vực ưu tiên sau: Bảo vệ sức khoẻ và

nâng cao thể lực con người; NL quản lý hành chính nhà nước, chuyên gia kinh

tế, quản trị kinh doanh và doanh nhân. Đào tạo NL có CMKT trong các lĩnh

vực KH&CN mũi nhọn để hình thành và phát triển đội ngũ NL đầu ngành...

Bằng các mối quan hệ với đại sứ quán các nước tại Việt Nam, thông

qua các tổ chức phi chính phủ, qua các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động

tại Hòa Bình, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các tổ

chức liên quan khác để có phương án tăng cường hoạt động đào tạo, chuyển

giao NL có CMKT với các nước nhằm mang lại điều kiện tốt nhất cho sự phát

triển kinh tế xã hội của tỉnh.

4.2.4.3. Tăng cường thể lực và tâm lực của người lao động

Việc phát triển NL có CMKT bảo đảm cho CNH, HĐH không chỉ đòi

hỏi người lao động phải có một năng lực tri thức cần thiết, mà còn phải có thể

lực và tâm lực.

- Đối với việc tăng cường thể lực của người lao động, cần làm tốt công

tác tuyên truyền để mọi người dân đều hiểu biết, tự chăm sóc và rèn luyện sức

khỏe, chăm lo chế độ dinh dưỡng cho bản thân và gia đình; cải thiện cơ cấu

bữa ăn theo hướng đủ chất, vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Mở rộng, nâng cao chất lượng và quản lý tốt các dịch vụ khám chữa

bệnh; bảo đảm mọi người dân đều được khám chữa bệnh công bằng và hiệu

quả. Phát triển y tế dự phòng theo hướng xây dựng được hệ thống y tế dự

Page 147: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

147

phòng rộng khắp và hiệu quả. Đẩy mạnh các hoạt động vệ sinh môi trường,

cung cấp nước sạch và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người dân.

Mở rộng các hoạt động tư vấn về sức khoẻ sinh sản theo hướng chống được

bệnh tật và tăng cường thể lực của trẻ em trong tương lai.

Đổi mới việc tổ chức giáo dục thể chất trong nhà trường và đẩy mạnh

phong trào toàn dân tập thể dục, rèn luyện thân thể trong xã hội. Động viên,

cổ vũ và phát triển mạnh mẽ các hình thức rèn luyện thân thể như thể dục, thể

thao trong các cơ sở trường học, các thôn, bản, xã nhằm tăng cường sức khỏe

của người dân.

Kiên quyết ngăn ngừa và xử lý nghiêm những hành vi làm mất an toàn

và vệ sinh thực phẩm, bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng. Loại bỏ

những tiêu cực trong khám, chữa bệnh và các tiêu cực khác như buôn bán,

tiêu dùng các sản phẩm có hại đến sức khỏe con người. Loại bỏ có hiệu quả

việc buôn bán và sử dụng chất ma túy.

- Để năng cao yếu tố tâm lực của người lao động, bên cạnh yêu cầu bắt

buộc đối với giáo dục đạo đức công dân trong nhà trường, cần tiếp tục hoàn

thiện để phát triển các giá trị văn hóa, tính kỷ luật và tinh thần của NL. Thực

hiện nghiêm chỉnh và kịp thời điều chỉnh, bổ sung các văn bản pháp luật hiện

hành liên quan đến những điều kiện phát triển, quản lý, sử dụng NL (Luật Lao

động, Luật Giáo dục, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Dạy nghề, Luật Bảo vệ môi

trường…) để kịp thời cải thiện những điều kiện và môi trường phát triển và sử

dụng NL. Đổi mới hình thức và nội dung giáo dục đạo đức giáo dục công dân

trong trường học. Đưa những nội dung giáo dục hình thành tác phong, nhân

cách của người lao động trong thời đại cách mạng KH&CN như ý thức tôn

trọng kỷ luật, tự giác, trung thực, tinh thần hợp tác… vào trường phổ thông.

Bảo đảm các quyền tự do, dân chủ trong xã hội, các quyền, nghĩa vụ và

trách nhiệm của công dân theo Hiến pháp và pháp luật. Hoàn thiện và làm tốt

Page 148: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

148

quy chế dân chủ tại các cơ quan, tổ chức và cơ sở (xã, phường). Đổi mới quản

lý và hoạt động của các tổ chức quần chúng, xã hội, nghề nghiệp và đoàn thể

để thu hút đông đảo các hội viên và tổ chức những hoạt động thiết thực, bổ

ích, tạo ra động lực tinh thần mới phục vụ phát triển NL. Nâng cao chất lượng

của hệ thống thông tin đại chúng và các dịch vụ văn hóa, vui chơi giải trí và

nghỉ ngơi để người dân tiếp thu tri thức, có cuộc sống tinh thần lành mạnh, có

điều kiện thuận lợi để tái tạo và phát triển năng lực làm việc sáng tạo.

Tóm lại, để xây dựng và phát triển NL có CMKT phục vụ CNH, HĐH ở

tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trên đây.

Những giải pháp này chỉ thực sự có tác dụng khi hiệu lực và hiệu quả quản lý

của Nhà nước và chính quyền các cấp được tăng cường.

Page 149: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

149

KẾT LUẬN

NL có CMKT là bộ phận của nguồn lao động xã hội bao gồm những

người đã được đào tạo đạt một trình độ, kỹ năng nghề, kỹ năng chuyên môn

và có năng lực hoàn thành một công việc phức tạp được giao và được cấu

thành bởi ba yếu tố thể lực, trí lực và tâm lực. Bảo đảm NL có CMKT là một

đòi hỏi bắt buộc nhằm đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri

thức ở tỉnh miền núi Hòa Bình trong giai đoạn hiện nay.

NL có CMKT có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp CNH,

HĐH của tỉnh miền núi. Nội dung chủ yếu để phát triển bộ phận NL này là

xây dựng và thực thi chiến lược, quy hoạch phát triển NL; phát triển hệ thống

giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng NL; thu hút, tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ

nhân tài. Việc đánh giá NL có CMKT phải căn cứ vào tổng thể các chỉ tiêu về

mức độ phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của CNH, HĐH trên cá 3 mặt số

lượng, chất lượng và cơ cấu NL.

Quá trình phát triển NL có CMKT cho CNH, HĐH ở tỉnh miền núi

chịu tác động bởi nhiều yếu tố, chủ yếu là công tác chiến lược, quy hoạch, kế

hoạch và chính sách về NL; quy mô, cơ cấu và chất lượng giáo dục và đào

tạo; trình độ phát triển của KH&CN; các chính sách có liên quan; năng lực

chăm sóc sức khỏe và sự phát triển của thị trường lao động.

Kinh nghiệm phát triển NL có CMKT cho CNH, HĐH của Nhật Bản,

Hàn Quốc và tỉnh Sơn La trên cả khía cạnh thành công và hạn chế của nó có

thể là bài học bổ ích để tỉnh Hòa Bình tham khảo.

Thực tiễn NL có CMKT cho CNH, HĐH ở tỉnh Hòa Bình từ năm 2006

đến nay cho thấy tỉnh đã có những cơ chế, chính sách và biện pháp tích cực để

phát triển nguồn lực này. Đội ngũ NL có CMKT của tỉnh đã đạt tỷ lệ 39,8%

lực lượng lao động toàn tỉnh vào năm 2013, với cơ cấu NL có CMKT chuyển

dịch theo hướng tích cực, tương đối phù hợp với yêu cầu của CNH, HĐH.

Page 150: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

150

Chất lượng NL được nâng lên. Tuy nhiên, cung về NL có CMKT vẫn chưa

theo kịp cầu, cơ cấu và phân bổ NL còn bất cập, chất lượng NL có CMKT

còn thấp và chưa đồng đều.

Để phát triển NL có CMKT cho đẩy mạnh CNH, HĐH ở tỉnh Hòa Bình

trong bối cảnh mới, trên các quan điểm, mục tiêu và phương hướng đã xác

định, giải pháp cho phát triển nguồn lực này cần tập trung vào: hoàn thiện

chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển NL có CMKT; đẩy

mạnh đào tạo, bồi dưỡng NL cho CNH, HĐH; hoàn thiện cơ chế chính sách

thu hút và sử dụng NL có CMKT; tăng cường, mở rộng hợp tác với các cơ sở

đào tạo trong nước và quốc tế để phát triển NL có CMKT cho CNH, HĐH

của tỉnh và một số giải pháp khác.

Page 151: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và

151

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐLIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Công tác đào tạo nghề ở tỉnh Hòa Bình - Thực trạng và giải pháp,

Tạp chí giáo dục lý luận, Số 215, tháng 5 năm 2014.

2. Đào tạo nghề phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình trong

tiến trình hội nhập, Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Số 8, tháng 12 năm 2013.

3. Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình, Tạp

chí Nghề nghiệp và Cuộc sống, Số 17, tháng 3 năm 2011.