0000105 - dlib.cep.edu.vn

157
0000105 TRUNG TÂM UNESCO BẢO TỔN VÀ PHÁT TRIỂN VÂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM

Upload: others

Post on 15-May-2022

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

0000

105

TRUNG TÂM UNESCOBẢO TỔN VÀ PHÁT TRIỂN VÂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM

Page 2: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

ĐẶNG HOÀ

BÁC HỒNHUUQ NĂM ĨHÁNQ ỜNứ&C NQOẢI

(Tái bản lầ n th ứ h a i)

TRUNG TÂM UNESCO BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN v ả n Hó a Dân t ộ c v iệ t nam

HÀ NỘ í - 2001

Page 3: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

LỜI Giôn THlệU

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tích Hồ Chí Minh, những năm tháng Ngựời sống ở nước ngoài có một ý nghĩa rất quan trọng. Nếu tính từ mùa hè năm 1911 khi Người rời bến cảng Nhà Rồng - Sài Gòn ra đi tìm đường cứu nước cho đến lúc trở về Tổ quốc vào mùa xuân năm 1941 thì thời gừm vừa trọn 30 năm. Đó củng là khoảng thài gian Người đi tìm con đường sống cho dân tộc. Trải nghiệm trên nhiều miền đất xa lạ, Người đã đặt chân tới nhiều bến bờ ở châu Á, Phi và Mỹ Latinh, Người đã từng sống tại những khu phô'người nghèo ở Boston (Mỹ), ở London (Anh), đi thăm nhiều thành phô' ở châu Ầu và bắt đầu các hoạt động chính trị ngay trên đất nước của kẻ thù nhưng lại trưởng thành ngay trong phong trào lao động Pháp. Rồi Người đã đặt chân lên quê hương của Cách mạng tháng Mười Nga và chặng đường cuôĩ cùng là lặn lội trên đất nước Trung Hoa rộng lớn, qua Xiêm... để tìm đường trở về với Tổ quốc. Trên chặng đường dài đầy thử thách

Page 4: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

này Nguyễn Ải Quốc - Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường giành thắng lợi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam gắn liền với các trào lưu cách mạng của thời đại. Củng trong 30 năm này Người có dịp gặp và liên hệ với các nhà cách mạng đi trước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Phan Vàn Trường... gặp gở nhiều nhà hoạt động chính trị trên thế giới... và giành trọn niềm tin của các thế hệ vào con đường mà Người đã vạch ra.

Cuốn sách nhỏ này mà tác giả là một cán bộ hoạt động lâu năm trên lĩnh vực bảo tàng, viết ra nhằm diễn giải một cách giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ về chặng đường dài vô cùng phong phú và phức tạp ấy. Cuốn sách nhỏ nhưng lại chuyển tải nhiều ý tưởng lớn được rút ra từ trong cuộc đời của một vĩ nhân. Cuốn sách này sẽ giúp cho bạn đọc, nhất là các bạn trẻ hiểu biết và quý trọng những giá trị mà các th ế hệ trước trao truyền như hành trang bước vào một th ế kỷ mới, một thiên niên kỷ mới, trong đó có tấm gương của Con Người đã tạo nên sức sống và chiến thắng cho dân tộc Việt Nam thể kỷ 20.

Do vậy, tôi xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuốn sách nhỏ này như để khẳng định ý nghĩa của việc Trung tâm UNESCO Bảo tồn và Phát triển Văn

Page 5: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

hoá Dân tộc Việt Nam đã cho in lại và o dịp kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ năm đầu tiên của thè kỷ mới, củng là kỷ niệm 90 năm ngày Bác Hồ ra đi tim điỉờng cứu nước (1911-2001).

Hà Nội, tháng 5 năm 2001 DƯƠNG TRUNG Q u ố c

Tổng thư ký Hội KH LS VN Tổng Biên tập tạp chí Xưa & Nay

Page 6: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

LỜI NÓIĐẨƯ(xuất bản lần thứ 1)

crầheo Nghị quyết của TỔ chức văn hoá, giáo dục và khoa ỉỉọc (UNESCO), thuộc Liên hiệp quốc, ngày 19-5 năm 1990, nhân dân toàn th ế giới tổ chức trọng th ể kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Chủ tích Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá lớn. Vinh dự, tự hào là dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Chủ tích H ồ Chí Minh. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đón nhận quyết định của UNESCO với lòng kính trọng, với sự cảm ơn sâu sắc.

Tập sách giới thiệu những mẩu chuyện về Bác Hồ trong ba mươi năm ở nước ngoài. Mở đầu là chuyện "Con tàu biển và người phụ bếp 21 tuổi". Bằng mẩu chuyện này, tác giả giúp cho bạn đọc nhớ lại ngày Sài Gòn thay mặt cả nước tiễn Bác ra đi, ngày 5 tháng 6 năm 1911. Hướng đ i là nước Pháp "nơi hơn trăm năm trước đã xuất hiện những tư tưởng nhân quyền cao quý và đầỳ sức hấp dẫn: Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Mục đích là đ ể "làm quen với văn minh Pháp, tim xem những g ì ẩn giâu đằng sau những từ ấy", đ ể sống, lao động, học tập

Page 7: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

ưà thực hiện hoài bão lớn lao: nước được độc lập, dân được tự do, ấm no, hạnh phúc, được học hành, bằng chính con đường mình lựa -chọn cho dù có gian lao vất vả, nhưng không đi theo lối mòn và sự bế tắc của các th ế hệ đi trước .

"Ngày về" là chuyện cuối cùng của tập sách. Bằng những tư liệu cụ thể, tác giả một lần nữa giúp cho người đọc hiểu được bối cảnh lích sử, sự tất yếu, điều kiện đ ể Bác về nước trực tiếp chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vào ngày 28 tháng 1 năm 1941.

Bằng thủ pháp kết hđp giữa tư liệu lịch sử với cách mô tả lúc khái quát, lúc chi tict, những đĩa điểm đã đến, tính lô-gích về thời gian, củng như nội dung đã thấm đươm và quyện chặt vào nhau tạo nên một hành trình kéo dài ba mươi năm của "một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp (Phạm Văn Đồng) khiến người đọc phải tự hỏi lại mình sống, lao động, học tập sao cho xứng đáng với Bác. Và, đọc hai mươi lăm mẩu chuyện của Đặng Hoà, ta được biết từ tên Nguyễn Tất Thành - tên khai sinh của Bác và những bí danh của Bác trong ba mươi năm lào động, học tập, hoạt động ở nước ngoài.

Nhân dịp này, Nhà xuất bảnVăn hoá thông tin xin trân trọng giới thiệu cuốn: "Bác Hồ - N hững năm th án g ở nước ngoài" cùng bạn đọc.

NHÀ XUẤT BẢN VẢN HOÁ - THÔNG TIN

Page 8: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

Tháng 6 năm 1911. Sài Gòn chưa bước vào mùa mưa. Không khí ngột ngạt. Nắng và nóng.

Trên tường nhà, bên cột điện các đường phô" trung tâm quanh chợ Bến-Thành và gần cảng đập vào mắt người qua lại những tờ quảng cáo tuyển người của hãng tàu biển Năm-sao.

Quảng cáo in bằng hai thứ tiếng Pháp và Hán vối hình vẽ con tàu đang rẽ sóng đại dương kèm hành trình: Đoong-kéc, Lơ Ha-vrơ, Boóc-đô, Mác- xây, Po Xa-ít, Gi-bu-ti, Cô-lôm-bô, Xin-ga-po, Sài- Gòn, Tua-ran, Hải-Phòng.

Hãng Năm-sao đang cần tuyển người Việt Nam xuổng tàu: làm bếp, làm bánh, rửa bát đĩa, lau quét tàu, phục vụ hành khách, cạo sơn, đánh đồng...

Ngày 2 tháng 6 năm 1911, một thanh niên có dáng dấp thư sinh, sau khi đọc kỹ quảng cáo của hãng Năm-sao, đã ra bến Nhà Rồng, lên thẳng tàu

Page 9: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

đô đổíc Lơ Tu-sơ Trê-vin của hãng xin việc làm. Anh được nhận.

Ngày 3 tháng 6 năm 1911, Anh bắt đầu xuống tàu làm phụ bếp. sổ lương của tàu ghi tên anh là Văn Ba và lương tháng 45 phrăng. Hai ngày sau, tàu rời Sài Gòn đi Pháp.

Rời Tổ quốc ra đi, Anh Ba không ngờ rằng phải 30 năm nữa, Anh mói được trở vê quê hương.

Tập sách nhỏ này ghi lại một sô" chuyện về Anh trong 30 năm đó. Bởi vì Anh-Văn Ba, chính là nhân vật lịch sử được cả nhân loại kính trọng và chiêm ngưỡng: Hổ CHÍ MINH.

Page 10: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

1. CON TÀU BIỂN VÀ NGƯỜI PHỤ BẾP 21 TUổI

Đầu thế kỷ 20, Sài Gòn có chi nhánh của hai công ty tàu biển lốn chạy đường Pháp - Đông Dương: hãng Mét-xa-giơ-ri Ma-ri-tim, còn gọi là hãng "Đầu ngựa", do ống khói các tàu của hãng sơn hình đầu con ngựa, và hãng Sác-giơ Rê-uy-ni, còn gọi là hãng "Năm-sao", do ống khói các tàu của hãng sơn hình nảm ngôi sao. Hãng Năm-sao mới mỏ đường chạy thường xuyên Pháp - Đông Dương trước năm 1911 được ít năm.

Tàu mang tên đô đốc La Tu-sơ Trê-vin là một trong những tàu lốn đầu thế kỷ đã được hạ thuỷ tám năm của hãng Năm-sao. Tàu có trọng tải 5572 tấn, dài 124 mét, vừa chở hàng vừa chở khách. Ở boong trên có buồng các sĩ quan, thuỷ thủ ngưòi Pháp, có phòng ăn, phòng hút thuốc lá và một dãy buồng cho 40 khách đi vé hạng nhất. Khoang dưới cùng phía giữa tàu là nơi đặt các thứ máy móc, ba nồi hơi lớn và chỗ ngủ của các bồi tàu. Ở đó không

Page 11: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

khí ngột ngạt, tranh tôi tranh sáng, suôt ngày đêm tiếng máy chạy sình sình rung chuyển vách tàu, đinh tai nhức óc, người không quen rất khó ngủ.

Ngày 5 tháng 6 năm 1911.Tàu đô đốc La Tu-sơ Trê-vin kéo bốn hồi còi

dài, từ từ quay mũi rời bến cảng náo nhiệt miền Viễn Đông đê về Pháp. Hình năm ngôi sao in trên ống khói của con tàu lốn mờ dần, mờ dần trên cửa sông Sài Gòn.

Trong sô 72 thuỷ thủ và nhân viên của con tàu trong chuyến đi này, có một thanh niên Việt Nam tên là Văn Ba. Nhìn đôi mắt sáng, thông minh của Anh, người ta dễ dàng nhận thấy đó là một người kiên định và tràn đầy quyết tâm.

Anh làm phụ bếp, tức là nhặt rau, vác khoai, rửa nồi, cào lò, xúc than, dọn ăn... làm việc quần quật từ sáng sốm đến đêm, quần áo Anh lúc nào cũng đầy bụi than và mồ hôi. Có khi mới hai ba giờ sáng, Anh đã phải dậy khuân vác thực phẩm dự trữ ở kho ướp lạnh đưa lên bếp. Bùi Quang Chiêu, kỹ sư canh nông người Việt vào quốc tịch Pháp, đi tàu vé hạng nhất cùng gia đình sang Pháp du lịch, có lần* trông thấy Anh đang làm liền gọi Anh lại bảo: "Tại sao con lại làm cái nghề khó nhọc này ? Bỏ nghề này đi. Con nên chọn một nghề khác, danh giá hơn".

Page 12: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

Viên kỹ sư vào làng Tây đó không hiểu Anh. Anh Ba, con trai của cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc người xứ Nghệ, sang Pháp không phải để kiếm kế sinh nhai như nhiều người Việt Nam lúc ấy. Anh đã bỏ lại sau lưng mình tấ t cả những dqnli vọng có thể đạt được để dấn thân vào con đường gian khổ vối một khát vọng lốn lao: đi tìm đường cứu nưóc, cứu dân.

Những năm tháng niên thiếu của Anh, dù ỏ nơi quê nhà hay giữa chốn kinh đô Huế, trong cuộc sống hàng ngày, Anh đã thấm thìa nhiều điều cơ cực của cảnh nhà tan, nưóc mất. Các bậc cha chú của Anh, các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh... giương cờ nghĩa, nổi hịch đánh Tây ỏ khắp nơi. Nhưng, đầu rơi máu chảy đã nhiêu mà nghiệp lốn vẫn không thành đạt. Tây còn đó, bất công còn đó và tủi nhục lầm than cũng vẫn còn đó. Vậy thì phải đâu chỉ cần yêu nưóc, căm thù giặc ? Phải đâu chỉ cần có anh dũng can trường ? Có lẽ cần phải có cách làm, cần có một cách đi khác cho đúng.

Vối tầm nhìn và nghĩ suy đó, người thanh niên yêu nưốc hai mươi mốt tuổi đời này quyết định rời Tổ quốc đi tìm đường sáng cho dân, cho nưốc.

Hướng đi đầu tiên của Anh là tới nước Pháp: nơi hơn trăm năm trưốc đã xuất hiện những tư tưởng nhân quyền cao quý và đầy sức hấp dẫn: Tự

Page 13: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

do - Bình đẳng - Bác ái. Dân tộc Pháp tự hào vì đã sản sinh ra những tư tưởng khả kính đó, nhưng con cháu họ, những người Pháp ở Việt Nam lại làm ngược lại. Vậy thì, ở nưóc Pháp, những tư tưởng cao quý này được thực hiện như thế nào ? Anh muốn sang Pháp để tìm lòi giải đáp cho sự trăn trồ đó của mình.

Mười hai năm sau ngày rời,Tổ quốc, năm 1923, tại Liên Xô, Anh đã nói với Ô. Manđenxtam, phóng viên của tạp chí Ngọn lửa nhỏ: "Vào tuổi 13, lần đầu tiên tôi đã được nghe những từ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái... thế là tôi muổn làm quen với văn minh Pháp. Tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy".

Và, lao động đối vói Anh là một phương tiện để đi tìm chân lý.

Ngày 8-6, tàu tới Xanh-ga-po, thuộc địa Anh.Ngày 14-6 tói Cô-lôm-bô, lại thuộc địa Anh.Ngày 30-6, tối Po-xa-ít, vẫn thuộc địa Anh.Con tàu lớn rẽ sóng đại dương đưa Anh Ba qua

nhiều phương tròi xa lạ. Ở những hải cảng con tàu ghé đậu trên đường vê Pháp. Anh thây cảnh vật và phong tục có khác, nhưng kiếp người cũng giống như ở Đông Dương quê Anh.

Viên thuyền trưởng Lu-i Ê-dua Mác-sen đã ngần ngại khi nhận Anh xuông làm phụ bếp củà

Page 14: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

tàu, vì ông ta e rằng công việc này không phù hợp vối Anh. Ông không ngò rằng, chính ông đã chứng kiến bước đi đầu tiên của một nhân vặt lịch sử - Mà sau này, chính nhân vật đó đã làm cho tên con tàu cùng cuộc hànhJ^nhjio^ông phụ trách tháng 6 năm 1911 sống m ii.

Page 15: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

2 - ÂN TƯỢNG ĐẨU TIÊN TRÊN ĐÂT PHÁP

Ngày 6 tháng 7, tàu Đô-đốc La Tu-sơ Trê-vin cập bến cảng Mác-xây. Đây là đất Pháp đầu tiên mà Anh trông thấy và đặt chân lên.

Nhìn thây những công nhân khuân vác người Pháp làm lụng cực nhọc trên bến cảng, những người ăn xin và những cô gái điếm làm tiền trên tàu. Anh Ba ngạc nhiên thốt lên: "ơ ! Ở Nưốc Pháp cũng có người nghèo như bên ta !"

Xong công việc trong ngày, một người bạn Việt cùng làm công nhân trên tàu cho Anh mượn bộ quần áo và rủ Anh đi uống cà-phê ở đường Ca-nơ- bia. Lần đầu tiên Anh vào tiệm cà-phê. Và, cũng lần đầu tiên, ở đây, người Pháp gọi Anh bằng "ông".

Sau ít ngày, tàu nhô neo rời Mác-xây.Ngày 15-7-1911, tàu tới Lơ Ha-vrơ, một cảng ở

miền Bắc nước Pháp để vào đà sửa chữa. Tất cả thuỷ thủ, nhân viên trên tàu được đưa sang làm ỏ một tàu

Page 16: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

khác cũng của hãng Năm-sao để trở lại Đông Dương.Anh Ba không theo về, mà ròi tàu lên bộ đi làm

thuê ỏ đất Pháp. Cách bến Lơ Ha-vrơ khoảng 2 ki- lô-mét, ngay cạnh biển, có một thị trấn xinh đẹp xây trên một ngọn đồi nhìn thẳng xuống cảng. Đấy là thị trấn Xanh-tơ A-đrét-xơ.

Anh đến làm vườn cho gia đình viên chủ tàu của Anh, ông ta có một biệt thự đẹp ở đây.

Công việc hàng ngày của Anh là chăm bón hoa vối người làm vườn hoặc làm những việc vặt trong gia đình nhà chủ. Những lúc rảnh rỗi, Anh thường giỏ báo có ảnh trong tủ sách ra xem. Thỉnh thoảng Anh củng đi ra phô' vối những người bạn Việt Nam.

Những tháng ngày đầu tiên sống trên đất Pháp, hình ảnh của nưốc Pháp để lại trong Anh những ấn tượng sâu sắc không phải là một nưốc Pháp phát triển vối nền công nghiệp hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, mà là một nưóc Pháp có sự phân hoá trong xã hội, một nưốc Pháp có người giàu và người nghèo, có người tốt và người xấu. Và, những người Pháp ỏ nước Pháp phần nhiều là tốt hơn người Pháp ỏ Đông Dương. Những hải cảng ò châu Á thuộc địa của nưóc Anh, trên đường sang Pháp, Anh đã đi qua cũng vậy. Cũng có hai loại ngưòi, hai cảnh sống như quê hương Việt Nam của Anh. Vậy thì, trên thế gian này, con người có bị chia đôi như thế không ? Câu hỏi đó cứ day dứt trong Anh. Và, khoảng cuối

Page 17: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

năm 1911 lấy lại tên thật của mình là Nguyễn Tất Thành. Anh quyết định ròi nưốc Pháp để đến các nưóc tìm câu trả lòi cho sự trăn trở đó.

Cũng thời gian này, tại Pa-ri, cách nơi Anh Ba ở vừa đúng 200 ki-lô-mét, có hai người Việt Nam mà tên tuổi sau này được lịch sử nhắc đến, đó là nhà yêu nưốc Phan Châu Trinh và tiến sĩ luật học Phan Văn Trường đang sống.

Cụ Phan Châu Trinh đến Pháp trước Anh Ba vài tháng. Sau khi đưa cụ rời nhà tù Côn Đảo, thực dân Pháp thấy cần phải tách biệt cụ ra khỏi đồng bào và những người yêu nưốc nên đã buộc cụ sang sông ở Pa-ri để chứng dễ bề kiểm soát. Còn ông Phan Văn Trường, một người yêu nưóc có tinh thần quốc gia và xu hưống cấp tiến, đã sang Pháp từ mấy năm trước, năm 1911 ông nhập quốc tịch Pháp và dạy ngôn ngữ Phương Đông ở Pa-ri.

Xã hội Pháp, trong cuộc sống hàng ngày, cảnh dư thừa, xấu xa của những chủ tư bản, cảnh cực khô lầm than của những người lao động thất nghiệp, ăn xin cũng phơi bày trên đường phô" Pa-ri. Hai người Việt Nam họ Phan đó cũng biết, nhưng họ ít quan tâm tìm lời giải đáp. Còn Anh Ba, Anh đã trăn trở, đã day dứt trưốc hiện tượng đó, Anh muốn tìm đến tận cội nguồn của lời giải: Đó có phải là hiện tượng chung của nhân loại hiện tồn hay không ?

Và, Anh lại ra đi để tiếp tục tìm và hiểu.

Page 18: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

3- TRÊN ĐẤT NƯỚC SƯƠNG MÙ

Được sự giúp đỡ của viên chủ tàu, nơi Anh đang làm thuê, Nguyễn Tất Thành đã được nhận làm lao công cho một tàu chỏ hàng của hãng Năm- sao chạy vòng quanh châu Phi.

Năm 1912, theo tiếng còi tàu, Anh đã đến An- giê-ri, Tuy-ni-di, Cáp, Công-gô, Đa-ca, Tê-nê-ríp- pho, Tây-ban-nha, Bồ-đào-nha... Anh đã qua quê hương của những người da đen và da trắng, quê hương của những người nô lệ và những người đi "khai hoá". Nơi đâu cũng vậy. Chốn nào cũng vậy. Cũng có những người lao động nghèo khổ và những kẻ thống trị giàu có, cũng có những người tổt bụng và những kẻ độc ác.

Trên đường đi, Nguyễn Tất Thành thấy thuộc địa của nưốc Anh sao nhiều vậy. Họ đi "khai hoá" khắp nơi, hiện ỏ nưốc đó còn "hai loại người" không.

Page 19: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

Năm 1913, Nguyễn Tất Thành đến nưốc Anh. Anh lên bộ đi kiếm việc làm ỏ Luân-đôn.

Thủ đô của đê quốc rộng nhất thế giói này có những cung điện nguy nga lộng lẫy, có những tốp lính cận vệ đôi mũ đồng vàng choé và đội kỵ binh đính rua nhung đỏ hộ tống xe vua, đồng thòi cũng có những đoàn người nghèo khổ, những công nhân và lao động Anh đi biểu tình bên bò sông Têm-dơ đòi tự do, dân chủ và quyền lợi chính đáng của người lao động.

Sau những ngày cào tuyết cho một trường học, đốt than dưới một hầm lò, lao động ở khách sạn Đray-ton Cơớc, Anh Thành xin được chân phụ bếp trong khách sạn Các-lơ-tơn ỏ phố Hây-ma-két. Đó là một khách sạn lón và nổi tiếng ỏ Luân-đôn. Riêng những người làm bếp đã có tối hàng trăm người, đủ dạng. Có cả người Pháp, người Anh, người Đức, người Nga và người châu Á. Điều khiển nhà bếp là một đầu bếp nổi tiếng người Pháp, ông Ét-côp-phi-e. Ông ta đã được châu Âu tặng danh hiệu "Vua bếp" và, nữ hoàng Anh đã tặng ông huân chương danh dự vì tài nấu ăn.

Công việc hàng ngày của Anh Thành là dọn dẹp và rửa bát dưối tầng hầm nhà bếp. Thông thường, khi thang máy chuyển đồ dùng và thức ăn thừa khách bỏ lại xuông bếp, người dọn dẹp xếp bát đĩa, đồ dùng sang một bên để rửa, thức ăn

Page 20: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

thừa đổ hết vào một thùng chứa để nuôi gia súc.Anh Thành không làm như vậy. Những thức

ăn thừa còn nhiều, còn dùng được, đôi khi còn cả phần tư con gà hoặc những miếng bít-tết to tướng. Anh để gọn sang một bên, giữ gìn sạch sẽ và đưa lại cho nhà bếp. Chú ý tối việc làm đó của người phụ bếp Á Đông trẻ tuổi, Ét-cốp-phi-e hỏi Anh;

- Tại sao Anh không quẳng các thức ăn thừa này vào thùng như những người kia ?

Anh lễ phép trầ lòi ông già:- Thưa ông, không nên vứt đỉ. Vối những thứ

còn dùng được, ông có thể đem cho những người nghèo đang bối rác kiếm ăn trên đưòng phô" để họ sống qua cơn đói khát.

Xúc động trước lòng nhận ái vị tha của ngưòỉ phụ bếp Á Đông trẻ tuổi, "Vua bếp" nói vối vẻ bằng lòng:

- Tạm thòi anh bạn trẻ hãy gác ý nghĩ cách mạng của Anh lại. Tôi sẽ dạy anh cách làm bếp, làm ngon và anh sẽ kiếm được nhiều tiềm

Sau đó, Ét-cốp-phi-e không để Anh Thành phải rửa bát nữà, mà đưa ạnh sang bộ phận làm bánh, tấ t nhiên vối tiền lương cao hơn. Đặc biệt "Vua bếp" đã dạy anh cách làm món bánh kein vạ-ni nhân hạnh đào sỏ trường nổi tiếng của ông, một việc mà chưa bao giờ ông làm đồỉ vối hất cứ ai.

Page 21: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

Hơn nửa thế kỷ sau, Xanh-tơ-ni, một đồng bào của "Vua bếp", trong cuốn sách mang tên "Đổi diện vói Hồ Chí Minh" xuất bản ở Pa-ri năm 1970, đã nhận xét một cách hóm hỉnh về sự việc đó như sau: "Khi "Vua bếp" nổi tiếng của chúng ta quyết định truyền bí quyết làm món bánh kem va-ni nhân hạnh đào sỏ trường cho Nguyễn Tất Thành, thì ông cũng không ngờ rằng, người học trò duy nhất của ông sẽ không tiếp tục sự nghiệp làm bếp của ông".

Thời gian ỏ nưốc Anh, ngoài giờ làm việc, Nguyễn Tất Thành đã dành tiền lương ít ỏi của mình để học thêm tiếng Anh.

Sông, làm việc và suy ngẫm ở ngay trung tâm của một đê quôc rộng nhất thê giới, Nguyễn Tất Thành đã hiểu được nhiều điểu về thực chất của cái gọi là "sứ mệnh đi khai hoá văn minh cho các dân tộc nhược tiểu" của các nưốc tư bản châu Âu.

Page 22: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

4- BÊN TƯỢNG "NỮ THẦN Tự DO"

Năm 1915, trên một con tàu lốn rời châu Âu già cỗi vượt đại dương sang Bắc Mỹ, có một thanh niên Việt Nam làm lao công, đó là Nguyễn Tất Thành.

Thòi gian sống ở châu Âu. Anh nghe người ta ca ngợi Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, một quốic gia ở vùng Bắc Mỹ. Anh tìm sang đó để xem ở xứ sỏ của "Thần tượng Tự Do" này con người có phải sống trong cảnh bất công và lầm than như ở những nơi Anh đã đi qua hay không.

Con tàu tiến dần vào bò biển nưóc Mỹ.Nhìn tượng thần Tự Do đứng sừng sững trên

hòn đảo Bét-lôc gần cửa cảng, nơi mà mọi con tàu vào ra bến cảng Niu-yoóc đểu phải đi qua, Anh Thành cũng như nhiêu người đầu tiên đến nước Mỹ đều thấy có cảm giác choáng ngợp vê sự giàu có và tư tưởng tự do của quốc gia này.

Page 23: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

Biểu tượng của Hoa Kỳ, thần tượng của thế giói "Tự Do" phương Tây thật là kỳ vĩ. Một pho tượng nữ thần bằng đồng đồ sộ, cao gần 50 mét, đầu đội vòng hoa nguyệt quê tượng trưng cho vinh quang, tay phải giơ cao bó đuốc đang cháy, tay trái cầm quyển hiến pháp nưốc Mỹ viết năm 1776 vối tư tưởng bất hủ: "Tất cả mọi người sinh ra đều có quyên bình đẳng. Tạo hoá cho mọi người những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy có quyên được sông, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Dưới chân Nữ Thần Tự Do, xiềng xích bị đập tan lả tả. Đặc biệt, Anh Thành bị thu hút bởi năm câu thơ của nhà thơ nhân văn Em-ma - La-za-rôt được khắc chữ to bằng đồng trên tượng đài:

"Hãy trao cho ta những con người mệt nhọc nghèo khổ

Đám quần chúng tả tơi khao khát tự doNhững kẻ đói rách đã từ chối ồ những vùng bờ

biển phì nhiêu khácHãy gửi cho ta, những con người này, những kẻ

vô gia cư bị bão tô dập vùi.Ta giương cao ngọn đuổc bên cánh cửa vàng son".Anh, người con khao khát tự do của vùng bờ

biển Viễn-Đông đã đến bên cánh cửa vàng son của thần Tự Do. Niu-Yoóc có những toà nhà chọc trời cao hàng trăm tầng, có những cuộc sông quá dư

Page 24: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

thừa. Nhưng Anh cũng nhanh chóng phát hiện ra rằng, Niu-Yoóc cũng có những con người lầm than đói khổ sống vật vò dưới vùng bóng đổ của những toà nhà đó.

Thì ra, trên hành tinh này, dù người da đen, da vàng hay da trắng, dù là nước "được khai hoá" hay nước "đi khai hoá", nơi đâu cũng có người giàu người nghèo, người bị thống trị và kẻ thống trị, người tốt và kẻ xâ'u.

Bên tượng Nữ Thần Tự Do, qua thực tế khảo sát gần 5 năm, đã đưa người thanh niên Việt Nam yêu nước 25 tuổi đời đến nghĩ suy đó.

Lúc đó, Anh đâu đã biết đến khẩu hiệu nổi tiếng "Vô sản toàn thê giói liên hiệp lại" mà những nhà sáng lập Chủ nghĩa Cộng sản khoa học đã viết trong cuốn "Tuyên ngôn Cộng sản" xuất bản trước đó 67 năm. Và, Anh đâu biết rằng, ít năm sau ngày Anh ở nưốc Mỹ, Lê-nin sẽ bổ sung vào khẩu hiệu đó một nội dung nữa để trỏ thành khẩu hiệu chiến đấu của những người cùng khổ trong thế kỷ 20: "Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại !".

Thực tế khảo sát thế giới đã đưa Anh xích gần đến những tư tưởng lón của thòi đại.

Những tháng ở Mỹ, Anh sống bằng nghề làm vườn thuê cho một gia đình nông dân làm nghề trồng nho ỏ Brúc-tin, một thành phố ngoại ô Niu-

Page 25: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

Yoóc. Trong một bài báo đăng trên tạp chí Giải Phóng xuất bản ỏ Mỹ tháng 9 năm 1969, Đê-vít Đen-linh-giơ, một nhà báo Mỹ đã có dịp tiếp xúc vối Chủ tịch Hồ Chí Minh ỏ Hà Nội trong những năm sáu mươi, cho biết: Chủ tịch kể lại tình cảm tốt đẹp của Người đối với những nông dân Mỹ trong thời gian Người sống ở Brúc-lin.

Từ Brúc-lin, đã có lần Anh Thành đến thăm khu Hác-lem, nơi ở của những người da đen Mỹ. Tại đây, Anh đã chứng kiến sự tàn bạo của bọn da trắng phân biệt chủng tộc với kiểu hành hình Lin- sơ. Mười năm sau, trong một bài viết đăng trên tạp chí Thư-tín Quốc-tế, với một thái độ căm phẫn, Anh đã kể lại những hiện tượng này để tố cáo trước nhân loại tội ác của nền "văn minh" Mỹ.

Page 26: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

5- NGUYỄN ÁI QUỐC LÀ AI ?

Ngày thứ Tư, 18 tháng 6 năm 1919, cùng lúc ỏ Pa-ri, báo Luy-ma-ni-tê (Nhân đạo) của Trung ương Đảng Xã hội Pháp và, báo Lơ Pô-puy-le (Dân chúng) của Thành uỷ Pa-ri Đảng Xã hội Pháp đăng bản "Quyền của các dân tộc" đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền Tự do, Dân chủ và Bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Ở dưới ký tên: "Thay mặt những người Việt Nam yêu nưốc - Nguyễn Ái Quốc".

Lần đầu tiên, ngay tại Pa-ri, trung tâm nước Pháp, một người Việt Nam yêu nước và dũng cảm dám công khai nêu ra Tám Yêu sách với chính phủ Pháp để đòi quyền sống cho dân tộc mình. Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn "Yêu nưóc", người Việt Nam ấy là ai ?

Đại tá liêm phóng Lu-i Ác-nu (sau này sẽ sang Đông Dương làm chánh mật thám) đặc trách theo dõi và kiêm soát các hoạt động của người Đông

Page 27: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

Dương trên đất Pháp bắt đầu lưu tâm tới việc tìm kiếm gôc tích người mang tên này. Các quan chức của Bộ thuộc địa, Bộ Nội vụ, Cục An ninh Quốc gia Pháp, giới cầm quyền ở Đông Dương cũng yêu cầu các cơ quan chuyên trách cho biết lai lịch người mang tên này.

Ngày 25 tháng 7 năm 1919 từ Sài Gòn, thống đôc Nam Kỳ Mông-ghi-ô đã gửi bức điện mật sô" 1791 cho Bộ trưởng Bộ thuộc địa An-be Sa-rô ở Pa-ri báo tin "Có truyền đơn kích động gửi từ Pa-ri ngày 18-6 cho nhiều tò báo ở thuộc địa. Truyền đơn mang đầu đề: "Yêu sách của nhân dân An Nam" và ký "Thay mặt nhóm những người Việt Nam yêu nước - Nguyễn Ái Quốíc". Tôi rất cảm tạ nếu ngài điện gâp cho tôi biết lý lịch của người viết truyền đơn nói trên. Người mà trong thư gửi về đây còn cho biết đã gửi truyền đơn cho nhiều nhân vật ở chính quốc và theo tình báo của Nam Kỳ thì người đó Bộ thuộc địa đã biết".

ít ngày sau khi bản "Quyền của các dân tộc" được công bô, Ác-nu đã tới gặp và nói chuyện với An-be Sa-rô: "Ngài cần phải biết con người ấy". Bộ trưởng Bộ Pháp quôc hải ngoại (tức Bộ thuộc địa) đã trả lòi viên đại tá liêm phóng bằng một giộng càu nhàu: "Tôi xin nói cho ông biết, cái anh chàng Nguyễn Ái Quốc ấy không có đâu, đấy chỉ là một biệt hiệu của Phan Châu Trinh quen biết mà thôi".

Page 28: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

viên Bộ trưỏng đã từng làm toàn quyền Đông Dương này, lúc ấy không tin rằng có một Nguyễn Ái Quốc thậ t bằng xương, bằng th ịt đã xuất hiện ỏ Pa-ri

Sau đó, trong cuộc đời chính trị của mình, ít nhất viên Bộ trưỏng này đã hai lần tiếp xúc với ông Nguyễn. Lần thứ nhất ở Pa-ri, khi ông Nguyễn còn là một thợ ảnh hoạt động chính trị trong Đảng cộng sản và phong trào công nhân Pháp. Lần đó, An-be Sa-rô mời ông Nguyễn đến gặp tại văn phòng Bộ trưởng để doạ và mua chuộc. Lần thứ hai, vào tháng 7 năm 1946, cũng tạ i Pa-ri, khi ông Nguyễn đã là Chủ tịch nưốc Việt Nam dân chủ cộng hoà. Lần gặp này được Xanh-tơ-ni kể lại như sau:

"... Sự lưu trú của Hồ Chí Minh ỗ Pa-ri (năm 1946 - ĐH) gây ra những phản ứng khác nhau mà người ta có thể dễ dàng tiên đoán. Mối đầu là sự hiếu kỳ của rấ t nhiều người, nhiều nhân vật: chính trị gia, thương gia, ký giả mong muốn được gặp con người bí mật này, cuộc sống lạ lùng của ông Hồ khỏi đầu được biết qua các câu chuyện vụn vặt. Bị tràn ngập bỏi các lòi thỉnh cầu xin yết kiến, sau cùng tôi quyết định mỏ một cuộc tiếp tân cho mọi người mong muốn gặp vị thượng khách của chúng tôi có thể thấy ông ta.

Cuộc tiếp tân này được tổ chức tại nhà tôi, cạnh vườn sân nhà vào tháng Bảy ỏ Pa-ri tạo ra

Page 29: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

những điều dễ chịu, rấ t nhiều chính trị gia, xu hưóng khác nhau hiện diện và lân la đến gần vị Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Khi tôi đưa ông đến trưóc mặt An-be Sa-rô, ông cựu Bộ trưởng bắt tay nhà cách mạng lão thành và nói: "Ô, Anh đấy hả ? Con người năm xưa ! Nghĩ lại, tôi đã phải trải qua một phần lớn cuộc đời chính trị của mình để chạy theo Anh !". Câu nói hóm hỉnh đó của ông làm vị lãnh tụ Việt Nam vui vẻ...".

Năm 1919, mặc cho Bộ trưởng thuộc địa không chấp nhận lời lưu ý của mình, đại tá liêm-phóng Ác-nu vẫn rất quan tâm tìm hiểu xem Nguyễn ÁiQuốc là ai ?

Từ cuối tháng 6 năm 1919 đến tháng 2 năm 1920, đã xuất hiện nhiều điện mật trao đổi giữa toàn quyền Đông Dương, Bộ thuộc địa, Cục an ninh quốc gia Pháp, các Sở mật thám Pháp ỏ Pa-ri, Quảng Đông, Hồng Kông, Thượng Hải, xoay quanh việc tìm lý lịch của Nguyễn Ái Quôc.

Trong hồ sơ lưu trữ của sở mật thám Pháp ở Đông Dương để lại Hà Nội sau năm 1954, có một tài liệu rất thú vị, đó là báo cáo của Trần Đình Bách, Tông đôc tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh gửi khâm sứ Pháp ở Trung Kỳ vê việc tìm lai lịch Nguyễn Ái Quốc ở An Tĩnh. Ngày 20 tháng Bảy nhuận năm Khải Định thứ tư, tức ngày 13 tháng 9 năm 1919, qua báo cáo sô 1371 gửi quan trên, Tổng đôc họ

Page 30: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

Trần cho biết: Theo tin từ Pa-ri, Nguyễn Ái Quốc là người huyện Nam Đàn, thuộc tỉnh Nghệ An. Nhưng, sau một thời gian, ông ta cùng các thuộc hạ mẫn cán của mình trực tiếp tra soát hồ sơ, tài liệu thì ỏ Nam Đàn không có ai tên là Nguyễn Ái Quốc. Để có thể hoàn thành công việc do Pa-ri yêu cầú, Tổng đốc Trần Đình Bách đề nghị cấp trên nói rõ cho ông ta biết: Tên của cha mẹ, tên làng, đặc điểm nhận dạng thời trẻ của Nguyễn Ái Quốc. Tổng đốc họ Trần để nghị Pa-ri cung cấp cho ông ta điều mà chính Pa-ri đang yêu cầu ông ta phải tìm hiểu để cung cấp cho họ.

Ngày 8 tháng 2 năm 1920, tại Pa-ri, Bộ thuộc địa Pháp nhận được bức điện mật của toàn quyền Đông Dương điện về:

"Nguyễn Ái Quốc và Nguyễn Tất Thành chỉ là một".

Trong số các quan chức cao cấp của toà nhà lón nằm trên đại lộ U-đi-nô này, có lẽ đại tá liêm phóng Ác-nu là người quan tâm đến bức điện đó nhất. Suốt 8 tháng nay, ông ta sốt ruột chờ đợi kết quả việc tìm hiểu gốc tích tác giả bản: "Quyền của các dân tộc". Đã có lần ông ta gặp Nguyễn Ái Quốc trong một buổi nghe nói chuyện tại hội trường Hoóc-ti-quyn. Sau buổi gặp đó, viên đại tá thực dân đã tâm sự vối đồng nghiệp ỏ Bộ thuộc địa: "Con người mảnh khảnh và đầy sức sống này, có

Page 31: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

thế sẽ là người đặt cây thập tự cáo chung cho nền thông trị của chúng ta ở Đông Dương".

Nhận được bức điện của toàn quyển Đông Dương, Ác-nu càng quan tâm đặc biệt đến người mang tên Nguyễn Ái Quốc.

Hồ sơ theo dõi những hoạt động ở Pa-ri của nhà cách mạng Đông Dương Nguyễn Ái Quốc được lập.

Page 32: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

6- VIỆT NAM YÊU CẦU CA

Năm 1918, Đại chiến thế giói lần thứ nhất kết thúc.

Đầu năm 1919, đại biểu 26 nước tham gia Hội nghị hoà bình tổ chức tại lâu đài Véc-xây cách Pa- ri hơn 20 ki-lô-mét để bàn bạc chia phần với tư cách những nưóc thắng trận. Nhân dịp này, nhiều người yêu nưóc của các thuộc địa đang sinh sông ỏ Pháp cũng muốn nhờ các cường quốc dự hội nghị can thiệp để cải thiện đời sống tối tăm của nhân dân nưốc mình.

Lúc đó, Nguyễn Tất Thành đang ở Pa-ri.Năm 1915, sau khi ở Mỹ khoảng 8 tháng, Anh

Thành xuống Vê-nê-zu-ê-la và Nam Mỹ. Tiếp đó, Anh sang úc, quay trỏ lại In-dô-nê-si-a, Ân-Độ, Ai-Cập, Na-Uy, Thuỵ-Điển... y à , khoảng CUỐI năm 1917, Anh trồ về Pháp.

Người Việt Nam ở Pháp vào những năm 1910, 1911 có khoảng 100 người. Nhưng năm 1917, khi

Page 33: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

Anh Thành ở lại Pháp, con sô đó đã tăng vụt lên đến 9 vạn người, hầu hết là binh lính và công nhân quốc phòng.

Anh xin vào Đảng xã hội Pháp, một Đảng mà đảng viên là công nhân công nghiệp, là vô sản chiếm đại đa số. Và, Anh là một trong 80 người Việt Nam tham gia Đảng Xã hội trong năm 1919.

Biết tin có hoà hội Véc-xây, Nguyễn Tất Thành đã cùng những anh em trong "Hội những người Việt Nam yêu nước"ở Pa-ri họp bàn và quyết định nhân dịp này đưa ra một bản yêu sách của nhân dân Việt Nam. Mọi người giao cho Anh Thành soạn thảo và đứng tên đại diện ký dưới bản yêu sách. Và, lần đầu tiên tên gọi Nguyễn Ái Quổc xuất hiện.

Bản Yêu sách được viết bằng ba thứ tiếng Pháp - Việt - Hán với nội dung như nhau. Bản chữ Pháp được Anh Nguyễn gửi đến tận tay các vị trưởng đoàn các nước dự hội nghị và được gửi đăng báo.

Ngay sau khi hội nghị Véc-xây kết thúc, Anh Nguyễn đến nhà in Sác-păng-chi-ê, số 70 phô" Gô- bơ-lanh, thuê in bản Yêu sách thành 6000 tờ truyền đơn. Anh cùng bạn bè trong "Hội những người Việt Nam yêu nước "mang truyền đơn đó đến trao tay cho nhiều nhà hoạt động chính trị ở Pháp, đi phân phát ở các cuộc hội họp, mít tinh của Tông công đoàn, Đảng Xã hội và Việt kiều. Anh Nguyễn

Page 34: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

còn gửi qua bưu điện hoặc nhờ anh em thuỷ thủ người Việt, người Pháp chuyển về Việt Nam.

Ngoài truyền đơn in bằng chữ Pháp, còn có truyền đơn chữ Việt và chữ Hán do chính tay Anh Nguyễn viết và in chụp bản viết tay đó.

Riêng bản chữ Việt được mang đầu đề "Việt Nam yêu cầu ca" và diễn đạt dưối hình thức văn vần để những người lao động Việt Nam dễ đọc và dễ nhớ:

Bằng nay gặp hội giao hoà,Muôn dân hèn yếu gần xa vui tình.

Cậy rằng các nước Đồng-minh Đem gươm công lý giết hình dã man.

Mấy phen công bô'rõ ràng Dân nào rồi củng được trong binh quyền.

Việt Nam xưa củng oai thiêng,Mà nay đứng dưới thuộc quyền Lang-sa.

Lòng thành tỏ nỗi sút sa,Dám xin đại quốc soi qua chút nào.

Một xin tha kẻ đồng bào.Vì chung chính trị mắc vào tù giam.

Hai xin pháp luật sửa sang,Người Tây, người Việt hai phương cùng đồng.

Page 35: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

Những toà đặc biệt bất công,Dám xin bỏ dứt rộng dung dân lành.

Ba xin rộng phép học hành,Mở mang kỹ nghệ, tập tành công thương.

Bôn xin được phép hội hàng,Năm xin nghĩ ngợi nói bàn tự do.

Sáu xin được phép lịch du,Bốn phương mặc sức, năm châu mặc tình.

Bảy xin hiến pháp ban hành,Trăm đều phải có thần linh pháp quyền.

Tám xin được cử nghị viên,Qua Tây thay mặt gửi quyền thế dân

Tám điều cặn tỏ, oca gần,Chứng nhờ Vạn-quốc công dân xét tình,

Riêng nhờ dân Pháp công bình,Đem lòng đoái lại của mình trong tay.

Pháp dân nức tiếng xưa nay,Đồng bào, bác ái sánh tầy không ai !

Nở nào ngoảnh mặt ngơ tai,Để cho mấy ức triệu người bỏ cơ.

Dân Nam một dạ ước mơ,Lâu nay tiếng núp bóng cờ tự do.

Page 36: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

Rộng xin dân Pháp xét cho,Trong phò tiếng nước, sau phò lẽ công.

Dịch mấy chữ quốc âm bày tỏ Để đồng bào lởn nhỏ được hay.

Hoà bình nay gặp hội này,Tôn sùng công lý đoạ đầy dã man.

Nay gặp hội khải hoàn hỉ hả.Tiếng vui mừng khắp cả đông dân.

Tây vui chắc đã mười phần Lẽ nào Nam lại chịu thân tôi đòi.

Hãy mở mắt mà soi cho rõ Nào Ai-lao-, Ấn-độ, Cao-li

Xưa, hèn phải bước suy vi Nay, gần độc lập củng vì dân khôn.

Hai mươi triệu quốc hồn Nam Việt Thế cuộc này phải biết mà lo

Đồng bào, bình đẳng, tự do Xét mình rồi lại đem so mấy người.

Ngổn ngang lời vắn ý dài Anh em đã thấu lòng này cho chưa.

NGUYỄN ÁI QUỐC

Page 37: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

Bản Yêu sách (1) đã có một tiếng vang lớn, gây nên sự chú ý đặc biệt trong đồng bào ta ỏ Pháp, ở trong nước và cả đối vối kẻ thù.

Qua nhiều nguồn khác nhau, bản yêu sách đã tối tay nhiều người Việt Nam ỏ trong nước. Toàn quyền Đông Dương Mô-rít-xơ Lông điện về Pa-ri:

“Gửi ông Ghét-xđơ, Bộ thuộc địa”.Điện mật số 872 - Tôi báo để ông rõ, một người

Bắc Kỳ hồi hương bị bắt, trong người có mang theo truyền đơn "Quyển các dân tộc" của Nguyễn Ái Quốc đăng trên báo Nhân đạo. Người đó khai rằng tờ truyền đơn này được phân phát ỏ cảng Mác-xây cho từng người trong sô 50 người bản xứ hồi hương lúc tàu sắp khởi hành..."

Bọn bồi bút thực dân ỏ Đông Dương lồng lên vì bực tức, vì sợ hãi. Báo "Tương lai Bắc kỳ" viết:

"Lại Nguyễn Ái Quôb nữa !Gần đây chúng tôi mói trích đăng một bản yêu

sách viết ở Pa-ri, dưói ký tên Nguyễn Ái Quốc. Nay chuyên tàu gần đây nhất đem chính cái bản yêu sách đó đến cho chúng tôi, đầu đê là "Quyền các

(1) Tài liệu này khi công bô' trên báo Nhân đạo và báo Dân chúng ngày 18-6-1919 ở Pa-ri mang đầu đề "Quyền của các dân tộc". Trong các truyền đơn in bằng chữ Pháp mang hai đầu đề khác nhau: "Quyển của các dân tộc" và "Yêu sách của nhân dân An Nam" nhưng nội dung của tất cả các bản đó gần giôhg như nhau.

Page 38: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

dân tộc". Bản yêu sách này cũng tối tay nhiều thầy ký, thầy thông của nhiều công sỏ khác nhau..."

Ngày 27-6-1919, mười ngày sau khi báo Nhân đạo đăng bản Yêu sách ở Pa-ri, tại Đông Dương, tò "Tin thuộc địa"có bài nhan đề: "Giờ nghiêm trọng". Trong bài viết, bọn thực dân hằn học nói: "Làm sao một người dân thuộc địa lại có thể dùng bản yêu sách của nhân dân để công kích chính sách của Chính phủ Pháp. Thật là quá qụắt. Cứ theo đà này thì bọn dân thuộc địa sẽ lên ngang hàng vối người Pháp chúng ta và sớm trỏ thành ồng chủ của chúng ta. Không được, phải kìm giữ họ lại mãi mãi trong vòng nô lệ".

Báo chí thuộc địa ỏ Đông Dương ra sức viết bài để nói xấu, để xuyên tạc, để kêu gọi Chính phủ trừng trị ông Nguyễn Ái Quốc. Chúng gọi ông là: "Một con người đầy tham vọng".

Ngày 1-12-1922, tại Pa-ri, báo Lơ Pa-ri-a có đăng bài của Nguyễn Thê Truyền lên tiếng bảo vệ ông Nguyễn Ái Quốc và nói lên,sự quí trọng những người Việt Nam yêu nước đốì với ông. Bài báo viết:

"Con người đầy tham vọng ư ? Đúng !Nhưng anh Nguyễn tham vọng cái gì ? Tham

vọng giải phóng anh em của anh bị rơi vào vòng nô lệ, bị bọn thực dân bóc lột hết sức dã man. Có tham vọng nào cao hơn thế không ?... Ngực anh không có huân chương. Túi anh không có ngân

Page 39: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

phiếu của Chính phủ. Nhưng anh mang ngụyện vọng của nhân dân và niềm hy vọng của một dần tộc bị áp bức...".

Đối vối đồng bào Việt Nam ỏ trong nước và ỏ nưốc ngoài, sau khi xuất hiện bản "Yêu sách", ba chữ Nguyễn Ái Quốc đã trồ thành tượng trưng cho sự giải phóng dân tộc. Sự điều tra, truy cứu lý lịch, vu cáo, xuyên tạc về Nguyễn Ái Quốc của chính quyền thực dân lại càng thu hút sự quan tâm của những người Việt Nam hơn nữa đối vối tên gọi Nguyễn Ái Quốc.

Page 40: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

7- T ừ XTRÁT-XBUA ĐẾN TUA

Trước khi chính thức bưóc vào hoạt động chính trị bằng việc tham gia Đảng xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốíc đã dành tới hơn sáu năm để đi tìm hiểu các nưốc ỏ châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, châu Á, châu Úc.

Trong sáu năm đó, bằng cuộc sống lao động, lúc phụ bếp, lao công trên tàu thuỷ, khi đốt than, quét tuyết, phụ bàn ỏ tiệm ăn, làm vườn thuê... ở ông Nguyễn nỗi đau mất nưốc của người dân thuộc địa đã cộng thêm nỗi đau tủi nhục của người lao động làm thuê. Qua các nưốc tư bản phát triển và các nưốc thuộc địa, dù là chủng tộc da trắng, da vàng hay da đen, ông Nguyễn đã dần dần nhận thấy sự gần gụi, cảm thông sâu sắc giữa những người bị áp bức và lao động trên thế gian.

Sự đồng cảm vói nỗi đau nô lệ và lầm than của dân tộc mà ông Nguyễn mang theo khi rời Tổ quốc, trong sáu năm cọ sát vối thời đại đã chuyển hoá

Page 41: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

dần thành sự đồng cảm vói những người bị áp bức và cần lao trên thế giói. Càng ngày ông Nguyễn càng hoà nhập vào với những người cùng khổ khắp năm châu.

Cho đến năm 1919, về lý luận, ông Nguyễn vẫn chưa tiếp xúc vói chủ nghĩa Mác - Lê-nin, nhưng trong tư tưởng và hoạt động chính trị của Người, ý thức về một nền dân chủ mối, về một sự công bằng xã hội mới so vối trậ t tự xã hội hiện hành mà ông đã chứng kiến qua thời gian khảo nghiệm ở nhiều nước, luôn luôn đan cài và quyện chặt vối ý thức giải phóng dân tộc. Sau này, tại Hà Nội, trong buổi nói chuyện với nữ văn sĩ I. Xten, ngưòi Đức, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kể lại: "Năm 1919, lúc ở Pháp, tôi chưa biết một tý gì về lý luận cách mạng cả. Lúc đó, tôi là một người Việt Nam yêu nưốc, có nghĩa là một người chông thực dân đầy nhiệt tình - chỉ có thê thôi, tôi có quan hệ vói các Công đoàn Pháp và gia nhập Đảng xã hội. Nhưng'đối vối tôi toàn bộ lịch sử Quốíc tế II và Quốíc tê III là cả một chuyện rắc rối".

Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 bùng nổ thắng lợi.

Năm 1919, do sáng kiến của Lê-nin, Quốc Tế Cộng Sản (Quốc tê III) được thành lập. Những sự kiện chính trị này tác động mạnh mẽ vào đời sông chính trị và phong trào công nhân Pháp.

Page 42: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

Từ năm 1919, xu hưóng cộng sản xuất hiện trong Đảng xã hội Pháp. Tháng 5 năm 1919 u ỷ ban quan hệ quốc tê của Đảng đổi thành u ỷ ban thạm gia Quốc tế III và xuất bản Tạp chí Cộng sản.

Cuộc đấu tranh để quyết định gia nhập Quốc tế III, thành lập Đảng cộng sản hay duy trì Đảng xã hội, ỏ lại Quốc tế II diễn ra gay gắt và sôi nổi trong nội bộ Đảng xã hội.

Tháng 2-1920, Đại hội lần thứ 17 Đảng xã hội họp tại Xtrát-xbua, khi bỏ phiếu quyết định rú t ra khỏi Quốc tế II, có trên 4.300 phiếu thuận và 337 phiếu chống. Nhưng khi bỏ phiếu về việc tham gia Quốc tế III thì chỉ có hơn 1.600 phiếu thuận và trên 3.000 phiếu chống.

Đảng xã hội Pháp còn đang do dự, Quốc tế II hay Quốc tế III ? Theo Quốc tế nào ?

Cuộc đấu tranh trong nội bộ càng gay gắt.Là một thành viên của Đảng, ông Nguyễn bị

cuốn hút vào cuộc đấu tranh đó.Và, cuộc đấu tranh này đã tác động trực tiếp

đên sự định hưống con đường cứu nước, cứu dân của Ông.

Những năm qua, sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tin tức ít ỏi đầu tiên về chính quyện Xô-viết Nga đã đến với ông Nguyễn. Qua báo chí, qua các đoàn đại biểu

Page 43: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

Đảng xã hội Pháp đi thăm nưóc Nga cách mạng về, ông Nguyễn được biết ở một góc trời xa xăm có dân tộc Nga dưối sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và của Lê-nin, công nông Nga vừa đánh đuổi được bọn tư bản, địa chủ bóc lột họ và đang tự quản lý lấy đất nưốc mình, không cần tới bọn vua chúa, tư bản và toàn quyền. Công nhân làm chủ nhà máy, nông dân có ruộng. Tuy chưa hiểu hết tầm quan trọng của cuộc cách mạng vĩ đại đó, nhưng là một người dân mất nước, ngay những điêu ấy thôi, ông Nguyễn cũng đã có cảm tình đặc biệt vói nưốc Nga Xô-viết, vối Lê-nin, người yêu nưóc vĩ đại của dân tộc Nga.

Sau Đại hội Xtrát-xbua, ông Nguyễn dự rất nhiều các cuộc họp chi bộ, một tuần hai ba lần. Có một điều ông Nguyễn rất muôn biết mà các đồng chí của Ông không thấy thảo luận trong các cuộc họp ây: Quốc tê nào bênh vực các nưóc thuộc địa ?

Trong một cuộc họp chi bộ, ông Nguyễn nêu câu hỏi đó lên. Một đồng chí trong uỷ ban tham gia Quốc tê III trả lời ông:

- Đó là Quốc tê III, anh hãy đọc luận cương này của Lê-nin đi. Vừa nói đồng chí vừa đưa cho ông Nguyễn tò Luy-ma-ni-tê ra ngày 16 và 17 tháng 7 nă-m 1920.

Ròi cuộc họp trỏ về nơi ở, ông Nguyễn giở ngay báo tìm đọc luận cương của Lê-nin. Đây rồi, ở

Page 44: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

trang 3, báo đăng: "Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa". Luận cương có. nhiều chữ chính trị Ông chưa hiểu. Ông chảm chú dọc đi đọc lại nhiều lần.

"... Các Đảng cộng sản cần giúp đỡ trực tiếp phong trào cách mạng ỏ các nưốc phụ thuộc hoặc bị tưốc quyền bình đẳng và ỏ các thuộc địa... Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải theo con đường cách mạng vô sản".

Từng dòng, từng chữ tư tưỏng quý giá hiện ra trước mắt Ông. Chín năm trời tìm kiếm vối bao gian truân vất vả, vối bao đấu tranh gay gắt, vối bao chắt chiu sàng lọc, cái mà Ông cần đây rồi ! Cảnh vật trước mắt ông Nguyễn nhoè đi bỏi một giọt lệ trào lên khoé mắt. Giọt lệ của mừng vui cảm động. Ông reo lên:

- Hỡi đồng bào bị đày đoạ đau khổ ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta !

Tiếng reo của Ông vang trong không gian của căn buồng quen thuộc. Ông tưởng chừng như quanh Ông đang đồng vọng tiếng đập xích phá xiểng của hàng triệu đồng bào nơi quê hương.

Lúc đó ống Nguyễn vừa tròn 30 tuổi.Saù ngày ấỵ, Ông Nguyễn say sựa tìm đọc

những cuốn sách, những bài báo của Lê-nin và của Quốc tể 'in. Trong các cuộc họp, Ông không chỉ ngồi nghe như trước nữa, mà trái lại, ông

Page 45: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

tham gia tranh luận sôi nổi. Dù ồ phòng họp Hội phổ biến kiến thức, rạp chiếu bóng phô" Sa-tô-đô quận 10, hợp tác xã Ben-ti-loa-du hay hợp tác xã Lê-ga-lít-te... Ông đều lên tiếng bảo vệ Lê-nin, bảo vệ Quốc tế III. Đập lại những tư tưởng chống đổi, Ồng thường đặt câu hỏi: "Nếu đồng chí không lên án chủ nghĩa thực dân, nếu đồng chí không bênh vực các dân tộc thuộc địa thì đồng chí làm cách mạng gì ?".

Cứ như vậy trong cuộc đâ"u tranh vừa nghiên cứu lý luận Mác-Lê-nin, vừa làm công tác thực tế, dần dần ông Nguyễn đã khẳng định chỉ có chủ nghĩa cộng sản mối giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên toàn thê giói khỏi ách nô lệ.

Từ tháng 7 đến tháng 12 năm 1920, sinh hoạt chính trị trong Đảng xã hội đặc biệt sôi nổi và gay gắt hơn bao giờ hết. Các đảng bộ cơ sở tranh luận sôi nổi vê đường lối để chuẩn bị cho Đại hội lần thứ 18 ở Tua. Các nhóm tả và hữu, Đệ nhị và Đệ tam lần lư ợ t công bô" quan điểm chính trị của mình trên Luy-ma-ni-tê.

Ngày 25 tháng 12 năm 1920, tại phòng họp lốn của nhà Ma-ne ở thành phô" Tua, Đại hội lần thứ 18 Đảng xã hội khai mạc. Đại hội đã sông những giờ phút vô cùng sôi động. Một vân đề hết sức quan trọng được thảo luận trong Đại hội: Đảng xã hội Pháp có gia nhập Đệ tam Quôc tê hay không ?

Page 46: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

Người ta đưa ra trước Đại hội nhiều kiến nghị khác nhau về vân đề này. Đại hội tranh luận náo nhiệt chung quanh các kiến nghị nói trên. Cuối cùng, Đại hội bỏ phiếu để quyết định.

Kiến nghị chủ trương gia nhập Quốíc tế III của Ca-sanh-phrốt-xa đã thắng vối trên 70 phần trăm tổng số phiếu. Trong số những lá phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ III có lá phiếu của Nguyễn Ái Quốc. Với lá phiếu này, ông Nguyễn đã khẳng định con đường đi của dân tộc mình: Đó là con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga, con đường đi theo Lê-nin vĩ đại. Con đường thoát khỏi bóng tôT nô lệ vươn tới ánh sáng cách mạng của thòi đại.

Page 47: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

8 ■ TỪ SỐ 6 GÔ-BƠ-LANH ĐẾN SÔ 3 MÁC-SÊ ĐỂ PA-TRI-ÁT

Trở lại nưóc Pháp, tối Pa-ri, ông Nguyễn đến ở nhà sô 6 phô Vi-la đê Gô-bơ-lanh, một phô" vên tĩnh của quận 13. Đây là nhà của tiến sĩ luật học Phan Văn Trường, làm trạng sư ô toà thượng thẩm Pa-ri, một viên chức cao cấp, lương cao và có quốc tịch Pháp. Cùng ở với ông Trường có cụ Phan Châu Trinh. Qua cụ Phan, ông Trường đã nhường cho ông Nguyễn ở nhò một buồng con trên gác ba, vừa đủ kê một cái bàn, một cái giường và một tủ con.

Lúc đó, nhà sô 6 Gô-bơ-lanh là một trung tâm gặp gỡ của nhiều Việt kiều ở Pa-ri. Có khi bà con đến chơi ăn ngủ liền mấy ngày. Khi ông Nguyễn đến ỏ thì cụ Phan đang làm nghề ảnh tư ngay tại nhà. Đê kiếm sông, ông Nguyễn đã giúp việc cho cụ Phan, đồng thời học nghê rửa ảnh, vừa chăm chỉ học thêm ông Trường tiếng Pháp và mỏ rộng mọi tiếp xúc với bà con kiều bào.

Page 48: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

Pliải nói rằng ba người ỏ nhà số 6 Gô-bơ-lanh, mỗi người một tính nết và một tác phong, một lối sống và một quan điểm. Cụ Phan sông trong sạch, thanh đạm nhưng ít chịu học tập và nghiên cứu. Cụ luôn cho rằng nguyên nhân mọi sự đau khô của nhân dân ta là bọn quan lại phong kiến sâu dân mọt nưốc, chứ không phải bọn thực dân xâm lược Pháp. Dân ta có thể dựa vào Pháp để cầu tiến bộ, dân chủ và cụ tin chính phủ Pháp sẽ mang lại một số cải cách cho nhân dân Việt Nam. Cụ phản đối bạo lực cách mạng, rất sợ những cuộc đảo lộn lớn. Còn Phan văn Trường thì rấ t ngại tham gia những cuộc đấu tranh quần chúng có tính chất chông đôi quyết liệt. Ong có tinh thần quốc gia và xu hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng tham gia chính trị như một nhân sĩ hơn là một chiến sĩ. Khác vói hai người đó, Nguyễn Ái Quốc ham tìm hiểu đời sổng hằng ngày, ham học tiếng Anh, tiếng Pháp, chăm chỉ đọc các sách báo, theo dõi khá chặt chẽ tình hình các nưốc, các sự kiện xảy ra trên thế giới và ở Đông Dương. Ở ông Nguyễn dần hình thành những cảm xúc, những suy nghĩ về tư tưởng, về chính trị không giống với cụ Phan và ông Trường.

Sang năm 1921, sau khi ông Nguyễn vào Đảng cộng sản Pháp và đi theo chủ nghĩa cộng sản, nhiều cuộc tranh luận chính trị giữa ba người đã diễn ra. Các nhân viên mật thám Pháp chuyên theo dõi nhà sô 6 đã báo cáo lên Bộ nội vụ: "Gần

Page 49: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

đây cứ tốì đến thường có những cuộc tranh luận to tiếng trong nhà số 6, phô" Vi-la đề Gô-bơ-lanh".

Ngày 13 tháng 7 năm 1921, nhân viên mật thám Pháp mang tên Đờ-vê-đờ báo cáo lên cấp trên: "Tối thứ hai 11-7, Phan Văn trường, Phan Châu trinh và Nguyễn Ái Quốc đã tranh luận gay gắt bằng tiếng An Nam trong phòng ăn từ 9 giờ tối đến 1 giờ sáng". Ngày 16-7-1921, Đò-vê-đờ báo cáo tiếp: "Nguyễn Ái Quốíc đã bỏ biệt thự sô" 6 Gô-bơ- lanh để đi ỏ một nơi nào khác vào tối thứ năm 14-7- 1921.

Ông ta đã đem theo khi ra đi tâ"t cả đồ dùng của mình".

Ngày 29-7-1921, Đờ-vê-đò cho biết: "Nhà hoạt động An Nam Nguyễn Ái Quốc đã đến ỏ sô" nhà 9 ngõ Công poăng. Tại đây, ông chiếm một phòng nhỏ vối giá cho thuê hằng tháng là 40 quan trả tiền trước. Người An Nam này làm nghê rửa ảnh tại hãng Lê-nê ở sô 7 cùng ngõ. Hãng này coi ông như một người thợ học việc nên ông chỉ được lĩnh 40 quan tiền lương mỗi tuần. Các buổi tôi ông thường tiếp khách. Ông có một sinh hoạt điều hoà và rấ t ít đi ra ngoài, nếu có đi thì chỉ đến biệt thự Gô-bơ-lanh".

Nhà sô 9 ngõ Công-poăng là một ngôi nhà cũ kỹ vối những phòng nhỏ bé nằm trong một ngõ cụt thuộc một khu phô" nghèo ỏ Pa-ri, lúc đó ở ngôi nhà

Page 50: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

này vẫn thường dùng đến đèn dầu, chưa có ánh sáng điện. Phòng ông Nguyễn thuê ở gác 3, rộng 9 mét vuông, tiện nghi rất sơ sài: một cái giường cá nhân, một bàn nhỏ, vài chiếc ghế cũ, một tủ áo và ít đồ dùng cá nhân rẻ tiền.

Tháng 7-1921, tuy dọn đến nơi ở mới, ông Nguyễn vẫn thường xuyên đi lại thăm hỏi và tỏ lòng kính trọng chân thành đổi với Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường, những người lốn tuổi, có học thức, nặng lòng đối với đồng bào, Tổ quốc tuy không có đủ khả năng và lòng dũng cảm vượt qua được quan điểm chính trị cô hữu để vươn lên cho kịp bưốc tiến của lịch sử. Chính vì vậy, những người cùng thời đã biết, đã sông, đã hoạt động vối ông Nguyễn, tuy khác biệt về quan điểm chính trị nhưng đểu cảm phục trí tuệ minh mẫn cũng như sự ứng xử và nhân cách của Ông. Ngày 18-2- 1922, từ Mác-xây, cụ Phan Châu Trinh viết thư gửi vê Pa-ri cho ông Nguyễn. Trong thư cụ viết: “Mãi tới bây giờ, anh vẫn không ưa cái phương pháp khai dân trí, chấn dân khí, hậu sinh của tôi. Còn tôi thì lại không thích cái phương pháp "ngoạ ngoại chiêu hiền, đãi thời đột nội" của anh (nằm ngoài chiêu hiền, đợi thời về nưốc - ĐH). Nhưng thực tình từ trưóc đến nay, tôi chẳng khinh thị anh mà trái lại, tôi còn cảm phục anh nữa là khác".

Ngõ Công-poăng thuộc quận 17, một khu phố

Page 51: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

rìa Pa-ri, khu phô» của những người lao động. Buồng ông Nguyễn ỏ không bếp, không nưốc, không điện, không lò sưởi, cả gian buồng chỉ có một cửa nhỏ nhìn ra tấm tường của nhà bên cạnh chắn trước mặt, phải đứng chếch sang bên cửa mối nhìn thấy một mảng trời con. Bình thường, trên chiếc bàn nhỏ trong buồng, ông Nguyễn để một cái thau, trong thau có một bình đựng nước để rửa mặt. Khi ông Nguyễn viết hoặc đọc sách thì Ông bỏ thau và bình nưóc xuống gầm giường. Hằng ngày Ông giặt quần áo ở vòi nưốc bên ngoài, đầu cầu thang và Ông xách nưốc từ đấy vê buồng dùng. Ông tự nấu lấy cơm bằng một bếp cồn để ở góc buồng, sáng ăn một nửa, còn một nửa đến tối ăn. Hằng ngày, đi đâu về Ông cũng lấy thư từ, báo chí đựng trong hộp thư bằng gỗ treo ở gần cửa ra vào dưối nhà rồi mói lên buồng. Mùa đông Pa­ri, trời rấ t lạnh. Mỗi buổi sáng, khi đi làm Ông để viên gạch vào lò bếp của nhà trọ ở tầng dưới, chiều về ông lấy viên gạch ra, bọc vào tò báo để lót dưói giường nằm cho đỡ rét.

Chiêu 21-6-1922, chiếc tàu thuỷ Poóc-tôt của hãng Đầu ngựa cập bến Giô-li-ét trong cảng Mác- xây đưa Khải Định, viên vua bù nhìn ồ Việt Nam sang thăm Pháp. Từ căn phòng nhỏ ở Công-poăng, ông Nguyễn đã kịp thời viết vở kịch ngắn "Con rồng tre" để vạch trần vai trò bù nhìn của Khải Định trưóc dư luận Pháp. Nội dung vở kịch như

Page 52: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

sau: có những cây tre thân hình quằn quẹo. Những người chơi đồ cổ đem về đẽo gọt thành con rồng, nhưng thật ra nó vẫn chỉ là một khúc tre. Khải Định là một "con rồng" như vậy.

Ngày 10-6, Lê-ô-pôn-de,_chủ nhiệm câu lạc bộ Phô-bua (ngoại ô) gửi thư cho ồng Nguyễn:

"Đồng chí Nguyễn Ái Quốc thân mến !Tôi có ý kiến sau đây: báo Luy-ma-ni-tê sẽ tổ

chức vào ngày chủ nhật 18-6 sắp tối một buổi lễ lốn ỏ Gác-sò mà đông đảo công chúng có thể tham gia được. Tôi đã viết thư cho những người có trách nhiệm tổ chức buổi lễ đó biết rằng, câu lạc bộ Phô- bua cũng như tấ t cả các đoàn thể khác sẽ cống hiến một sự trợ lực tốt đẹp. Câu lạc bộ đề nghị vối họ sẽ diễn vỏ kịch chưa ra mắt công chúng của Nguyễn Ái Quổíc. Trưốc buổi biểu diễn có nói chuyện.

Đồng chí cho tôi biết ý kiến vào sáng mai, ngày thứ ba, trưốc 12 giò trưa.

Thân mến Lê-ô-pôn-de".Rất tiếc, cho đến nay chưa tìm đước bản thảo

vỏ kịch đó của ông Nguyễn. Chi biết rằng ngày 8- 6-1922 tạp chí "Câu lạc bộ Phô-bua" đã . đăng tin "Chủ nhật tối, ỏ ngoài trời, tại Gác-sờ, trình diễn vỏ "Con rồng tre" kịch An-nam, hai màn, của Nguyễn Ái Quốc".

Vì những hoạt động chính trị của mình, ông

Page 53: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

Nguyễn bị mật thám Pháp theo dõi chặt chẽ từng ngày. Sợ liên luỵ đến bản thân và ảnh hưởng đến việc làm ăn, tháng 9-1922, chủ hãng Lê-nê, nơi ông Nguyễn làm thuê, đã buộc ông phải thôi việc.

s ẵ n nghề trong tay, ông Nguyễn mở hiệu ảnh tư để sông và hoạt động. Gọi là cửa hiệu, thực ra vẫn là căn buồng nhỏ của Ông ở nhà sô 9, có thêm ít đồ chụp ảnh và rửa ảnh. Một số báo ở Pa-ri đã đăng quảng cáo do Ông gửi tối: "Ảnh chân dung nghệ thuật, từ 20 phrăng trở lên, có khung từ 40 phrăng. Nguyễn Ái Quốc, nhà số 9 ngõ Công- poăng, quận 17, Pa-ri. Đối vói các tỉnh và thuộc địa: Khách hàng chịu tiền đóng gói và cước gửi bưu kiện". Hoặc: "Nếu bạn muôn giữ kỷ niệm sinh động vê người thân và bạn bè của mình, hãy cho phóng ảnh tại nhà Nguyễn Ái Quốc, sô 9 ngõ Công-poăng, quận 17. Ảnh chân dung tốt, khung ảnh đẹp. Giá cả phải chăng".

Nghề ảnh không đủ sống, ông Nguyễn phải làm thêm nghê vẽ thuê trên quạt giấy, chụp đèn, vẽ giả đồ cô Trung Hoa hoặc kẻ chữ biển hàng cho những nhà bán than trong quận một loại cửa hàng khá phát triển sau chiến tranh. Tuy vậy, phải dành nhiều thời gian cho hoạt động chính trị, nghiên cứu, học tập nên thu nhập không được bao nhiêu. Ông Nguyễn sông thiếu thôn, ăn uống qua loa cho qua ngày, thậm chí không đủ tiên ăn những món thông thường của người lao động ở Pa-ri.

Page 54: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

Đầu năm 1923, sau gần một năm ra đòi, báo Lơ Pa-ri-a (Người cùng khổ) >gặp nhiều khó khăn về tài chính. Là một thành viên của toà soạn, Ông Nguyễn đưa ra một đề nghị vối tập thể: Đe cơ quan báo có thêm tiền và để tiện làm việc, ông sẽ trả buồng trọ số 9 ngõ Công-poăng, dọn đến ở buồng trong của trụ sở báo Lơ Pa-ri-a tại sô nhà 3, phô Mác-sê đề Pa-tri-át và sẽ nộp vào quỹ công sô tiền phải thuê ở nhà số 9.

Ngày 14-3-1925, ông Nguyễn rời căn nhà nhỏ sô 9 Công-poăng, dọn về ở ngay trong trụ sở báo Lơ Pa-ri-a. Tài sản của Ông lúc chuyển nhà chỉ có một chiếc giường cá nhân và chiếc va-li mà mật thám Pháp khi đến khám chỉ thấy toàn sách ỏ bên trong.

Phô Mác-sê đề P a-tri-á t nằm ở quận 5 là một phô hẹp, hầu như không có cửa hàng buôn bán. Trụ sỏ báo nằm ở tầng 1 nhà sô 3 gồm một buồng giáp phô mỗi bê khoảng 3 mét, thông vối một buồng xép ỏ phía trong chỉ đủ kê một cái bàn con. Buồng ngoài có một cầu thang gỗ ngắn gần như dựng đứng dẫn xuống một buồng con dưối hầm, nhà không có nưốc, không lò sưởi. Tiền thuê nhà 100 phrăng một tháng. Nhà này cũng trỏ thành trụ sở và nơi họp của Hội liên hiệp thuộc địa. Buồng ngoài dùng làm bàn giấy tiếp khách, buồng trong là chỗ làm việc, có khi là chỗ ngủ lại đêm của người thường trực cơ quan báo. Buồng dưói

Page 55: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

hầm làm nơi phân phối báo và hội họp cho được kín đáo.

Nhà số 3 phố Mác-sê đề P a-tri-á t là nơi ở cuối cùng của ông Nguyễn thời kỳ hoạt động ở Pháp. Từ nơi đây, Ông đã quyết định ra thêm tờ báo nữa bằng tiếng Việt Nam, mang tên Việt- Nam-Hồn, viết truyền đơn cổ động đồng bào mua báo đó. Và, cũng chính từ nơi đây, ông Nguyễn đã bí mật giã từ Pa-ri, giã từ nưốc Pháp, nơi đã để lại trong Ông nhiều kỷ niệm đẹp đẽ của một thòi thanh niên sôi nổi.

Page 56: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

9 . LÀM BÁO

Trở lại nước Pháp, sống và hoạt động ở Pa-S, ông Nguyễn muốn mọi người biết được tội ác cua chủ nghĩa thực dân và những sự bất công bạo ngược của chúng ở Việt Nam, ỏ các nưốc thuộc địa. Những bạn bè người Pháp thông cảm với Ông, khuyên khích Ông viết tin, viết bài đăng báo. Nhưng Ông viết bằng tiếng Pháp chưa thạo. Ông tự nhủ mình phải học viết cho kỳ được để sử dụng thứ vũ khí mối: Ngòi bút.

Ga-xtông Mông-mút-xô, chủ bút báo La-vi U- vri-e (Đòi sống công nhân) của Tổng liên đoàn lao động Pháp đã tận tình hưống dẫn ông Nguyễn cách viết:

Ga-xtông bảo Ông Nguyễn:"Anh cứ viết ba dòng, bốn dòng, năm dòng cũng

điíỢc. Có thế nào viết thế ấy. Nếu viết sai mẹo mực tôi sửa cho.

Page 57: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

Ông Nguyễn viết ba, bốn dòng, chép ra hai mảnh giấy, một gửi cho Ga-xtông, một giữ lại. Khi báo đăng mẩu tin đó, ông đem so với bản giữ lại xem sai, dỏ chỗ nào để rút kinh nghiệm. ít lâu sau, Ga-xtông nói:

- Anh viết được năm dòng rồi. Bây giờ tập kéo dài ra.

Ông Nguyễn lại kiên trì luyện tập. Khi đã viết được mười dòng, Ga-xtông lại khuyến khích:

- Anh kéo dài nữa đi cho tài liệu thành một bài nhỏ. Khi ông Nguyễn đã viết được một cột báo, một cột rưõi, thì Ga-xtông lại dặn:

- Bây giò anh rút ngắn lại. Viết cho thật chặt chẽ. Xem đi, xem lại, những cái dài dòng không cần thiết thì bỏ.

Ông Nguyễn lại tập viết ngắn. Cuổi cùng, Ga- xtông vui vẻ bảo:

- Được rồi đấy. Viết dài được, viết ngắn được. Bây giờ có vấn để gì thì muốn viết dài; ngắn tuỳ anh. Câu chữ viết cho rõ ràng, tránh lủng củng. Chữ nào không hiểu mà muốn dùng thì hỏi anh em.

Không kê những mẩu tin thì bài báo đầu tiên của ông Nguvễn là bài "Vấn đê dân bản xứ" đăng trên báo Luy-ma-ni-tê ngày 2-8-1919.

Khi đã sử dụng được ngòi bút làm vũ khí, ông Nguyễn dành nhiều thòi gian đê viết bài, vẽ tranh minh hoạ, viết truyện ký gửi đăng trên các báo

Page 58: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

cánh tả ở Pa-ri. Tất cả những bài báo đó tập trung vào một nội dung là tô cáo chủ nghĩa thực dân, kêu gọi những người bị áp bức và cùng khổ đứng dậy đấu trạnh.

Ngày đầu của tháng 4 năm 1922, ông Nguyễn cùng các bạn chiến đấu người Guy-an, Mác-ti- ních, Đa-hô-mây, Guya-đò-lúp, Rê-uy-ni-ông v.v... xuất bản tò báo Lơ Pa-ri-a (Người cùng khổ) bằng chữ Pháp. Ông Nguyễn là một trong những người sáng lập, đồng thời là chủ nhiệm kiêm chủ bút của báo. Ông giữ vai trò chủ chốt trong việc tổ chức, chỉ đạo biên tập, sửa chữa bài cũng như viết bài cho báo.

Trong bài "Lời kêu gọi" đăng trang trọng ỏ trang nhất SCI ra đầu tiên có viết: "Báo Lơ Pa-ri-a đã sẵn sàng bưốc vào cuộc chiến đấu, mục đích của nó chắc chắn sẽ đạt được: Đó là giải phóng con người".

3000 tờ của số báo đầu tiên sau khi in xong được đưa về toà soạn và tự tay ông Nguyễn đã gấp báo, dán băng, đề địa chỉ lên 200 tò gửi về Việt Nam.

Các sô báo Lơ Pa-ri-a vừa ra bán tại Pa-ri đều "được" Bộ thuộc địạ Pháp cho người đi mua gần hết vì chúng sợ, không muốn cho nhân dân đọc báo này. Mấy chuyến đầu tiên báo gửi về các thuộc địa, đều bị mật thậm, cảnh sát tịch thu, người đưa báo thì bị bắt, vào tù. Về sau, ông Nguyễn nhò anh em

Page 59: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

thuỷ thủ Pháp tổ chức một hệ thống bí mật chuyển báo vê các thuộc địa thì công việc trôi chảy hơn, vì họ là người Pháp không bị khám xét.

Nhiều lần ông Nguyễn đem báo đến bán ở các cuộc mít-tinh đông người. Ồng phát không báo cho mọi người rồi lên diễn đàn nói:

- Báo này giúp cho các bạn biết bọn thực dân áp bức chúng tôi như thê nào. Báo này để biếu thôi. Nhưng bạn nào có lòng tốt giúp báo một xu cũng được, một quan càng tốt, chúng tôi xin cảm ơn.

Đôi khi số tiên thu được do sự hảo tâm của những người dự mít-tinh nhiều hơn tiền bán theo giá báo qui định.

Người đọc trực tiếp báo Lơ Pa-ri-a là những người biết tiếng Pháp. Những đồng bào của ông Nguyễn sinh sống trên đất Pháp năm đó còn tới mấy vạn người, tuyệt đại đa số không hiểu tiếng Pháp. Có nhiêu người còn chưa đọc thông viết thạo chữ Việt. Đe tuyên truyền, cô động mọi người tham gia đấu tranh, ông Nguyễn đã bàn với một sô" người yêu nước ra báo Việt-Nam-Hồn bằng chữ Việt.

Ông Nguyễn tự tay thảo tờ truyền đơn với cách hành văn mộc mạc, nôm na nhưng đầy tâm huyết để cô động cho báo Việt-Nam-Hồn:

"Ở trong thế giới, ông nói tàu bay, việc lạ tin hay, ngày ngày thường có. Nào ai muôn rõ, phải có nhật trình, mình ở gia đình, mắt soi vạn lý, Á, Âu, úc, Mỹ,

Page 60: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

rút lại một tò, con trẻ đàn bà, ai ai cũng biết.Mình người nước Việt, khách địa làm ăn,

chẳng đọc Hán văn, không xem Pháp tự. Việc đời hay dở, lành dữ mặc ai, tuy có m ắt tai, cũng không nghe thấy. Phận mình đã vậy, phận nước thế nào, anh chị đồng bào, có hay chăng nhẽ ! Cũng vì nghĩ thế, tôi muốn làm ra, một báo tiếng ta cho đồng bào đọc.

Chẳng nài khó nhọc, dám kể công trình, mong mỏi người mình, mỏ mày mở mặt.

Báo này sẽ đặt, tên Việt-Nam-Hồn, mỗi tháng hai lần, mỗi lần trăm bản. Xin anh em bạn, ai có muốn coi, cắt gửi cho tôi, cái toa m ãi-chỉ(1).

Mấy lời chung thuỷ, thư bất tận ngôn, chúc Việt-Nam-Hồn, vạn tuế, vạn vạn tuế".

Nhưng, ít tháng sau, ông Nguyễn phải rời Pa- ri, dự định ra báo Việt-Nam-Hồn không được thực hiện dưới sự tổ chức và chỉ đạo biên tập của ông.

(1) Toa mãi-chỉ: là phần giấy in sẵn trong tờ cổ động đóng khung, điền thêm tên, địa chỉ người mua háo đe gửi cho toà soạn.

Page 61: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

10 - NGUYỄN ÁI QUỐC MẤT t íc h

Tháng 7 năm 1923, Cục an ninh quốc gia và Bộ pháp quồc hải ngoại xôn xao vê việc "Nguyễn Ái Quôc mất tích”, không thấy ở P a -r i!

Các văn phòng chuyên trách của hai cơ quan này đêm ngày tất bật vê những báo cáo gửi về, thông tri gửi đi xoay quanh việc lùng tìm Nguyễn Ái Quôc xem ông ta đi đâu, ỏ đâu ?

Sự kiện này cũng như sự kiện "Nguyễn Ái Qucíic xuất hiện" bôn năm vê trưóc làm cho các văn phòng chuyên trách đó đứng ngồi không yên.

Từ mây năm trưóc, các sở mật thám ỏ Pháp và Đông Dương đã lập hồ sơ vê ông Nguyễn, những tập hồ sơ mỗi tháng một dày lên. Bộ thuộc địa Pháp vẫn duy trì chế độ kiểm duyệt tất cả những thư từ qua bưu điện ỏ Việt Nam và gửi cho người

Page 62: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

Việt Nam ở Pháp. Do những hoạt động và ảnh hưởng ngày càng tăng của ông Nguyễn, ba nhân viên mật thám thường xuyên theo dõi sinh hoạt hàng ngày của ông Nguyễn là Đờ-vê-đờ, Vi-li-ê và Đề-di-a, năm 1923 được cấp thêm 25.000 phrăng một năm để tăng cường việc thu thập tin tức hoạt động của ông.

Trung tuần tháng 6-1923, các nhân viên đó báo cáo vê Bộ thuộc địa: “Sáng thứ tư 13-6, Nguyễn ra khỏi nhà không mang theo hành lý gì cả. Từ đó chưa thấy trỏ lại", và "Nguyễn Ái Quốc nói vối người gác cửa là sẽ đi nghỉ vài ngày vì lý do sức khoẻ ở vùng Xa-voa".

Ngày 30-7-1923, Cục an ninh quổíc gia gửi công văn hoả tốc báo cáo với An-be Xa-rô, Bộ trưỏng Bộ thuộc địa:"Nguyễn Ái Quôc tuyên bô đi nghỉ hè chừng 10 ngày nhưng đã hơn một tháng rồi vẫn chưa thấy về". Người bản xứ An Nam ấy giữ vai trò chủ chốt của phong trào cộng sản ở thuộc địa cho nên khi Nguyễn không có nhà thì các đồng chí của Nguyễn hình như lúng túng.

Nguyễn đi vắng lâu, cuôi cùng Hội liên hiệp thuộc địa và báo Lơ Pa-ri-a quyết định tiếp tục ra ngày 20-7 không có Nguyễn phụ trách. Và ngày 29-7. Hội liên hiệp thuộc địa lại tiếp tục họp không có Nguyễn".

Từ tháng 8-1923 trở đi, các cơ quan chuyên

Page 63: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

trách vấn đề chính trị thuộc địa của Pháp liên tiếp gửi công văn mật cho nhau báo tin về sự "mất tích" Nguyễn Ái Quốc.

Tháng 10, công văn mật sô 3555 của sỏ mật thám Pháp gửi về Bộ thuộc địa:

"Pa-ri, ngày 8-10-1923Kính gửi ngài Bộ trưởng thuộc địa.Trong điện số 822, ngày 30-8 vừa qua ngài có

báo cho chúng tôi về việc mất tích Nguyễn Ái Quốc, người cách mạng An Nam có chân trong các tổ chức cộng sản và là chủ bút báo Lơ Pa-ri-a, ngụ tại số nhà 3, phô" Mác-sê đề Pa-tri-át.

Tôi hân hạnh báo để cho ngài biết là Nguyễn Tất Thành quen biết dưới tên gọi Nguyễn Ái Quốc, cho đến nay được lùng tìm ráo riết nhưng chưa có kết quả. Hơn nữa, không có nguồn tin nào trong các giói cộng sản mà Nguyễn Ái Quốc thường lui tới, nhât là ỏ câu lạc bộ Phô-bua, cho phép các cuộc tìm kiếm được dễ dàng.

Các nhân viên của tôi đang ra sức dò tìm Nguyễn Ái Quốc và nếu Nguyễn bị phát hiện thì tôi sẽ báo ngay lập tức để ngài biết.

Thay mặt Bộ trưởng Nội vụGiám đốc sỏ an ninh PhápL. Ma-sanh"

Page 64: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

Tiếp đó, tháiig sau, lại thêm một công văn mật nữa mang số 4116, đề ngày 24-11-1923 cũng của giám đổc Sỏ an ninh gửi Bộ trưởng Bộ thuộc địa: "Tiếp theo điện số' 822 ngày 30-6 của ngài về việc mất tích Nguyễn Ái Quốc người cách mạng An Nam, có chân trong các tổ chức cộng sản, chủ bút báo Lơ Pa-ri-a ngụ tại sô" nhà 3 phô" Mác-sê đề Pa- tri-át, tôi hân hạnh báo để ngài rõ là chúng tôi đang lùng tìm Nguyễn Ái Quốc ỏ vùng núi Xa-voa, có thể là nơi Nguyễn nghỉ dưỡng sức, nhưng cho đến nay chưa có kết quả".

Việc ông Nguyễn biến khỏi Pa-ri làm chính quyền Pháp cuông cuồng lo sợ, chúng xua đám nhân viên đặc trách theo dõi Ông tung đi các ngả để tìm kiếm.

Đến giữa năm 1924, qua những bài viết đăng báo Lơ Pa-ri-a của Ông Nguyễn từ Liên Xô gửi về, qua những tin tức về hoạt động, những bài phát biểu của ông trong các Hội nghị quô"c tế nồng dân, công hội, phụ nữ, thanh niên và Đại hội lần thứ V Quôc tê cộng sản được công bô trên các báo chí Liên Xô và một sô nưốc khác. Bộ thuộc địa cũng như Bộ nội vụ Pháp mói biết rq, thật sự ông Nguyên đã ròi nưốc Pháp, và họ mới không tiếp tục truy tìm ông trên đất Pháp nữa.

Tháng 10-1924, Bộ thuộc địa chính thức nhận được một bức điện của Sứ quán Pháp mối lập tại

Page 65: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

Liên Xô từ Mát-xcơ-va gửi về báo tin:“Mật điện xin báo: từ tháng 1-1924, xuất hiện

tại Mát-xcơ-va người cộng sản gây rối Nguyễn Ái Quốc".

Ông Nguyễn rời nước Pháp. Trưóc mắt, những nhiệm vụ mối của Tổ quôc đang đợi chờ ông.

Page 66: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

11. ĐƯỜNG ĐẾN TỔ QUỐC CỦA LÊ-NIN

Pa-ri, vào một ngày đầu tháng 6-1923, Trung ương Đảng cộng sản Pháp mời ông Nguyễn đến làm việc và báo tin ông được cử đi dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế cộng sản sẽ họp ở Liên Xô vào năm 1924.

Nhận được tin đó, ông Nguyễn rất xúc động, vì từ lâu, ông mong muốn tìm dịp đến quê hương của Lê-nin, tìm gặp Lê-nin, để tận mắt nhìn thấy Tổ quốíc của cách mạng xã hội chủ nghĩa thế giới, để tìm hiểu, nghiên cứu, học hỏi ở Nhà nưốc công nông đầu tiên này, rồi từ đó có thể liên lạc với đồng bào yêu nưốc nơi quê hương nhằm thức tỉnh họ, huấn luyện họ, tô chức họ cùng ông đấu tranh cho tự do của Tô quốc, hạnh phúc của đồng bào.

Từ đó, ông Nguyễn bí mật chuẩn bị cho chuyến đi.Năm 1923, từ Pháp đi Nga là một việc rất khó

khăn và đầy nguy hiểm. Ray-mông-lơ-phe-vrơ và

Page 67: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

nhiều đảng viên cộng sản Pháp trên đường đi Nga hoặc từ Nga vê đã bị bọn đê quốc giết hại, nhiêu người bị chúng bắt hoặc thủ tiêu một cách dã man. Tất cả những nguy hiểm ấy cùng sự canh gác ráo riết của bọn mật thám Pháp không làm ông Nguyễn chùn bước.

Từ Pa-ri đi Mát-xcơ-va chỉ có một con đường là qua nưóc Đức, cường quốc duy nhất lúc đó có quan hệ bình thường với nước Nga Xô-viết. Các đồng chí Pháp đã giới thiệu ông Nguyễn vói một thợ máy làm trên chuyên tàu tổíc hành Pa-ri - Béc-lin. Người thợ máy này được Đảng giao nhiệm vụ tổ chức những cuộc tiếp xúc giữa các đảng viên cộng sản Pháp và Đức. Đến Béc-lin, anh em công nhân xe lửa Đức sẽ giúp ông Nguyễn đi tiếp.

Ông Nguyễn còn phải làm một công việc hết sức phức tạp là chuẩn bị điều kiện ròi khỏi Pa-ri một cách bí mật. Ông viết sẵn một sô bài cho báo Lơ Pa-ri-a và các báo của Đảng cộng sản Pháp để đăng dần làm cho mọi người tưởng rằng Ông vẫn đang ở Pháp.

Vào một ngày trung tuần tháng 6, trong phiên họp thường lệ của Ban biên tập báo Lơ Pa-ri-a, ông Nguyễn báo cáo với các đồng sự xin phép nghỉ việc một thời gian để đi dưỡng bệnh xa Pa-ri. Người duy nhất biết lý do thật sự của việc ông Nguyễn nghỉ là Blông-cua, người đồng chí cộng

Page 68: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

sản thân tín của Ồng. Ngay ẹau đó, 6ng Nguyễn đến nhà riêng của Blông-cua tại sô 10B, plicĩ Po- Roay-an để chia tay. Ông bần giao lại cho Blông- cua tấ t cả giấy tờ, sổ sách, hồ sơ và quỹ báo của cơ quan. Ông nhò Blông-cua chuyển lời chào anh em đồng chí cùng hoạt động mà trong buổi gặp mặt cuối cùng, vì phải giữ bí mật ông không được phép nói rõ mục đích chuyến đi và cũng không có điều kiện để ôm hôn từ biệt từng người.

Để che mắt bọn mật thám lúc nào cũng bám riết lấy mình, ông Nguyễn bắt đầu sống một cách khá nhàn rỗi. Suô't mây ngày liền, cứ sáng đi làm, chiều vào thư viện hoặc viện bảo tàng, tối đi xem chiếu bóng, ông lừa được bọn mật thám và dần dần chúng không kiểm soát Ông chặt chẽ như trước nữa.

Một buổi tối giữa tháng 6, ông Nguyễn đi xem chiếu bóng. Như mọi lần, Ông mua vé xem buổi chiếu cuối cùng. Giữa chừng, Ông ra khỏi rạp bằng cửa sau mà Ông đã để ý từ trưốc. Sau đó, Ông nhanh chóng xuống xe điện ngầm đi thẳng đến ga xe lửa Đuy-no ỏ Bắc Pa-rỊ. Một đồng chí công nhân chò sẵn đưa cho Ông một chiếc va-li con và một vé tàu hạng nhất. Đi qua vòm mái rấ t cao và rấ t rộng của ga Đuy-no vào sân ga, một đồng chí khác đã đợi để đưa Ông lên tàu.

Con tàu từ từ chuyển bánh rời sân ga tiến về

Page 69: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

phía Béc-lin. Sinh hoạt ban đêm trên đường phô" Pa-ri vẫn náo nhiệt. Những chấm sáng của các biển quảng cáo vẫn thi nhau nhấp nháy. Những ngọn đèn trên đỉnh tháp Ép-phen vẫn cháy sáng.

Ngồi trong toa tàu loại một của đoàn tàu tốc hành 'Pa-ri - Béc-lin, ông Nguyễn ăn mặc rất sang trọng, nhìn ông, mọi người đều tưởng đó là một thương gia giàu có người châu Á. Khi tàu qua biên giói vào địa phận nước Đức bị quân Pháp chiếm đóng, có mấy người thương binh Pháp lên nhầm toa xe hạng nhất liền bị một tên quan sáu Pháp khua ba-toong đuổi xuống... Bọn thực dân ỏ đâu cũng vậy, ông Nguyễn nghĩ.

Tàu đến Béc-lin. Tại đây, một đồng chí Đức được báo trước đã đón ông Nguyễn về nơi nghỉ. Nước Đức đang lâm vào nạn lạm phát giấy bạc một cách trầm trọng. Sáng một giá, chiều một giá. Tiền mua một tờ báo thì số giấy bạc chập lại rộng hơn tờ báo ! Cả gia tài ông Nguyễn mang theo lúc đó chỉ có gần một ngàn Phơ-răng, vậy mà tính ra tiền Đức, Ông đã trỏ thành người giàu bạc triệu.

Các đồng chí Đức trao cho ông Nguyễn một giấy phép nhập cảnh du lịch vào nưổc Nga mang tên Trần Vương. Giấy phép do đại diện đặc mệnh toàn quyển Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa xô-viết Nga ở Béc-lin cấp, nội dung được ghi bằng

Page 70: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

chữ Pháp:Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa xô-viết Nga.

Giấy đi đường sô'1829 Người mang giấy: CHEN VANG Sinh ngày: 15-2-1895 tại Đông Dương Nghề nghiệp: Thợ ảnh Đi đến: nước NgaGiấy này chỉ có giá trị trong khi đi đường. Béc-lin, ngày 16 tháng 6 năm 1923 Đại diện đặc mệnh toàn quyền

LBCHXHCN XV Nga tại Đức(Đã ký)

Xtêphan Bratman Brađôpxky

Mấy ngày sau, từ cảng Hăm-bua, ông Nguyễn đi tàu thuỷ Liên Xô mang tên Các-líp-nếch rời nưốc Đức để đến thành phô cảng Pê-tơ-rô-grat (nay là Lê-nin-grat) ở phía Bắc Liên Xô.

Ngày 30-6-1923, con tàu cập bến cảng nưốc Nga Xô-viết. Ông Nguyễn xúc động từ cầu thang con tàu bưổc lên bò. Ông căng lồng ngực hít thở thoải mái không khí tự do đượm mùi biển cả và khói nhà máy, cũng như không khí bộn bề sức sống của đất nước cách mạng vô sản mói thành công.

Page 71: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

Người sĩ quan biên phòng trẻ tuổi ở cảng Pê-tơ- rô-grat hôm đó đã khá vất vả khi làm thủ tục nhập cảnh cho ông Nguyễn. Ông không hê có một thứ giây tờ gì ngoài thị thực quá cảnh cho người du lịch vào nưóc Nga Xô-viết, mang tên CHEN VANG, gôc Đông Dương do cơ quan đại diện cộng hoà Liên bang Nga tại Đức cấp. Túi Ông không còn một xu nào. Tất cả sô' tiền dành dụm cho chuyến đi xa đã bị nạn lạm phát khủng khiếp ở Đức cưóp hết.

Người sĩ quan biên phòng trẻ tuổi nhìn Ông với ánh mắt thiện chí nhưng cảnh giác:

- Ông đến nưóc Nga Xô-viết nhằm mục đích gì ?- Trước hết, tôi muốn được gặp Lê-nin.- Râ't tiếc, hiện nay không thê thực hiện được

điều đó. Lê-nin đang ốm.Cuối cùng, con dấu biên phòng ngày 30-6-

1923 ở Pê-tơ-rô-grat vẫn được đóng vào giấy nhập cảnh câ'p cho ông Nguyễn. Dù sao, ông Nguyễn cũng phải lưu tại Pê-tơ-rô-grat một thòi gian, vì giấy tò của Ông không nói rõ Ông là đảng viên Đảng cộng sản Pháp được cử đi làm nhiệm vụ tại Quôc tế cộng sản. Cơ quan biên phòng Liên Xô thây cần phải hỏi lại đại diện của Đảng cộng sản Pháp trong Ban chấp hành Quốc tế cộng sản đang ở Mát-xcơ-va để các đồng chí ấy chứng nhận cho ông Nguyễn. Cuối cùng, mọi thủ tục cần thiết cũng đã xong. Các đồng chí Liên Xô đưa ông

Page 72: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

Nguyễn lên xe lửa về Mát-xcơ-va.Sau này, nhớ lại những ngày đầu tiên đặt chân

lên Tổ quốc của Lê-nin, ông Nguyễn viết: "ở Đức sang đến Liên Xô, mình trỏ thành một người anh em ruột th ịt trong đại gia đình vô sản quổíc tế. Từ bé đến lốn, chưa bao giò thấy trong mình tự do, khoan khoái và sung sưống như lúc bấy giờ. Tuy vậy, chỉ mong Đại hội quốc tê sóm họp, để sau Đại hội thì được đi hoạt động".

Page 73: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

12 - NHŨNG NGÀY Ở KHÁCH SẠN LƯÝCH

Cũng như những nhà hoạt động khác của Quôb tế công sản, ông Nguyễn được tổ chức thu xếp sống tại khách sạn Luých. Khu "tập thể" của Quốc tê cộng sản này nằm trên đường phô Tvét-xcai-a Cục phương Đông của quôc tê đặt trụ sở tại một ngôi nhà trên đường phô Trô-it-xki, đôi diện vói thư viện của Viện bảo tàng Ru-mi-an-xep (nay là thư viện Lê-nin). Từ nơi ở đến nơi làm việc, ông Nguyễn thường qua quảng trường Ma-nhét và phô Ma-khô-vai-a. Như mọi người Việt Nàm, hằng ngày Ông dậy rất sốm và ngay từ lúc bình minh Ông đã ra khỏi khách sạn, đi bộ theo đường tàu điện dọc phô Tvét-xcai-a đến Hồng trường.

Ông Nguyễn làm việc nhiều, sinh hoạt đơn giản. Ngay từ những ngày đầu Ông đã có nhiều bạn bè, đặc biệt là cán bộ Liên Xô và các nưốc làm việc trong các cơ quan của Quôc tê cộng sản. Mọi người đều quý mến Ông, nhận thấy ở Ông có sức

Page 74: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

hấp dẫn, có văn hoá cao, và dễ gây được cảm tình vói những người tiếp xúc.

Ông Nguyễn ở tầng ba. Ngay dưới phòng Ông ở tại tầng hai, có gia đình một đồng chí cộng sản người Nga rấ t vui tính và hoạt bát. Đó là gia đình Bô-rô-đin. Bô-rô-đin đã tham gia hoạt động từ năm 1900, và là người dự Đại hội Quốc tế cộng sản cùng vối Lê-nin. Đã sống và hoạt động ỏ Mỹ 11 năm, nên gia đình Bô-rô-đin thường dùng tiếng Anh trong sinh hoạt. Cùng ở trong một ngôi nhà, nhiều lần ông Nguyễn xuống thăm và chuyện trò với gia đình Bô-rô-đin. Lúc ấy, Ông mới bắt đầu học tiếng Nga, cho nên khi nói chuyện phải dùng tiếng Anh. Vì đã sống ỏ Anh, ở Mỹ, nên hai bên nhanh chóng thân nhau và thường nhắc lại những kỷ niệm trong những năm tháng hoạt động ở nước ngoài.

Sau này, ông Nguyễn sẽ còn gặp lại người đồng chí Nga đó, nhưng không phải ở Liên Xô, mà ỏ một nơi châu Á gần tổ quốc ông, ở Quảng Châu. Sáng ngày 21 tháng 1 năm 1924, ông Nguyễn cùng các đồng chí của mình đang ăn bữa sáng tại quán cơm của tầng dưới khách sạn thì được tin Lê-nin qua đời. Mọi người sững sờ, không ai muốh tin điều đó, nhưng nhìn ra phô, thây lá cờ treo trên nóc trụ sỏ xô-viết Mát-xcơ-va đã bỏ rũ. Một sự xúc động lốn xâm chiếm tâm hồn mọi người. Bữa ăn bị bỏ dỏ, vì không ai thấy đói.

Page 75: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

Kể từ khi đến Liên Xô, ông Nguyễn lúc nào cũng tin rằng sẽ thực hiện được mong muốn là gặp Lê-nin. Nhiều tháng nay, ông cũng như các bạn bè của mình hy vọng bệnh tậ t của Lê-nin sẽ thuyên giảm và Người sẽ tham gia Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản sắp tới.

Giờ đây, Lê-nin đã mất.Tháng 1, mùa đông Nga đang ở vào thòi điểm

khắc nghiệt nhất, nhiệt độ có lúc xuống dưới 40 độ âm. Những dòng người đông nghịt chậm rãi chuyển động dưối bầu trời đầy tuyết tiến về phía gian phòng Cô-lôn-nưi ỏ trụ sở công đoàn để vĩnh biệt vị lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản toàn thê giói. Đi trong dòng người bất tận đó có ông Nguyễn, Ông là một trong những cán bộ đầu tiên của Quốc tê cộng sản đến viếng Lê-nin.

Một đồng chí của ông Nguyễn lúc đó kể lại:"Nỗi đau thương tiếc Lê-nin đã khiến anh

Nguyễn không chò chúng tôi mang quần áo ấm lại. Anh đã mặc phong phanh đi viếng Người. Một ngày trôi qua vào khoảng 10 giờ tôi hôm đó, có tiếng gõ cửa nhè nhẹ. Tôi ra mở cửa, đứng trưóc mặt tôi là anh Nguyễn. Mặt anh xám nhợt, tai, mũi, ngón tay anh tím bầm vì giá lạnh.

- Tôi vừa ỏ bên linh cữu Lê-nin, anh Nguyễn khó nhọc nói, hai hàm răng đánh vào nhau lập cập. Tôi không thể chờ đến sáng mai được, không

Page 76: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

thể đến sáng mai mối đến vĩnh biệt người bạn vĩ đại nhất của các dân tộc thuộc địa được... Các đồng chí có trà nóng không ?..."

Hơn hai chục năm sau, có lần tại rừng sâu Việt Bắc, khi dừng chân ngồi nghỉ trong chuyến đi công tác đường dài trong cuộc kháng chiến chống Pháp, một đồng chí bảo vệ đã hỏi Chủ tịch Hồ Chí Minh vì sao trên vành tai và những ngón chân của Người lại có những chấm đen như vậy. Người liền kể lại cái ngày đau thương xa xôi năm 1924, khi Người bất chấp cái lạnh ghê góm của nước Nga, đã ăn mặc phong phanh đứng xếp hàng gần suốt ngày bên trụ sở công đoàn để vào vĩnh biệt Lê-nin.

Ngày 27-1-1924, lễ an táng Lê-nin được tổ chức tại Hồng trường. Hôm đó trời rét cắt da cắt thịt. Từ nhũng đám lửa được đốt trên những ngã tư đường phố Mát-xcơ-va để người đi đường sưỏi ấm, khói cuồn cuộn bốc lên. Bầu trời nặng trĩu hình như cũng hạ thấp xuống. Từng loạt đại bác rền vang trên Hồng trường. Tiếng còi tàu, còi nhà máy rú lên đau đốn trên đầu hàng vạn người lặng lẽ, mặt phủ đầy sương giá. Đài phát thanh cất lên những lời bi ai:

"Các đồng chí, đã đến phứt hạ huyệt Lê-nin" XI nghiệp, cơ quan khắp nơi ngừng làm việc năm phút. Ô tô, tàu hoả, tàu thụỷ đều dừng lại. Rồi tiếng còi cũng dứt. Từ các loa phóng thanh giọng

Page 77: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

phát thanh viên lại vang lên: "Lê-nin đã mất, nhưng chủ nghĩa Lê-nin sống m ã i!".

Ngay sau khi dự lễ an táng trở về, ông Nguyễn giam mình trong phòng riêng. Khi tay đã bốt tê cóng, ông ngồi vào bàn làm việc cầm bút và mải miết viết cho đến tận khuya. Ông muôn diễn đạt bằng từ ngữ tình cảm đau xót tràn ngập tâm hồn mình. Ông viết mà nước mắt cứ trào ra, chảy dài trên đôi má lạnh cóng.

"Lê-nin đã mất ! Tin này đến vối mọi người như sét đánh ngang tai, truyền đi khắp các bình nguvên phì nhiêu ỏ châu Phi và các cánh đồng xanh tươi ở châu Á. Đúng, những người da đen và những người da vàng chưa biết rõ Lê-nin là ai, nưóc Nga ở đâu. Bọn đê quốc thực dân cô" bưng bít không cho họ biết. Sự ngu dốt là một trong những chỗ dựa chủ yếu của chế độ tư bản chủ nghĩa. Nhưng tâ't cả họ từ những người nông dân Việt Nam, đến những người dân săn bắn trong các rừng Đa-hô-mây, cũng đã thầm nghe nói rằng ở một góc trời xa xăm có một dân tộc đã đánh đuổi được bọn chủ bóc lột họ và hiện đang tự quản lý lấy đất nưốc mình mà không cần tối bọn chủ và bọn toàn quyền... ! Nước đó là nước Nga, rằng có những người dũng cảm mà người dũng cảm nhát là Lê-nin".

Bài viết đó, ông Nguyễn đã gửi đăng trên báo Pra-vđa (Sự thật) ngay trong tuần tang lễ Lê-nin,

Page 78: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

và ký tên Nguyễn Ái Quốc, u ỷ viên Đoàn chủ tịch quốc tế nông dân.

Sau này, trong suốt cuộc đời hoạt động chính trị của mình, ông Nguyễn đã nhiều lần giúp cho những người lao động phương Đông thấy được ý nghĩa và giá trị đặc biệt quan trọng của chủ nghĩa Lê-nin. Năm 1969, trưốc ngày mất ít lâu, trả lời phỏng vấn của phóng viên báo Luy-ma-ni-tê tại Hà Nội, nhân sắp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Lê-nin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói về người thầy của mình như sau: "Trưốc con mắt của các dân tộc phương Đông, Lê-nin không chỉ là một lãnh tụ, một người chỉ huy, người có sức lôi cuốn cực kỳ to lốn... Hối vối chúng tôi những người đã từng chịu nhiều đau khổ và khinh miệt. Lê-nin là biểu tượng của tình anh em thực sự".

Ngày 1-5-1924, lần đầu tiên ông Nguyễn tham dự ngày Quốc tế lao động trên đất nưốc tự do. Ngày hôm đó, Ông cùng các thành viên Quốc tế cộng sản đứng trên khán đài danh dự cạnh tường thành điện Kremli trong cuộc mít-tinh khổng lồ của nhân dân Mát-xcơ-va.

Cuôi tháng 5, tại Pa-ri, giai cấp công nhân Pháp tổ chức một cuộc mít-tinh toàn thành phô' tưởng niệm các chiến sĩ công xã năm 1871. Những người tham gia mít-tinh quyết định chuyển lá cờ công xã Pa-ri - một di vật thiêng liêng vô giá của

Page 79: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

giai cấp vô sản Pháp cho các chiến sĩ cộng sản Mát-xcơ-va giữ cho đến khi nào cách mạng vô sản Pháp thắng lợi. Phu-rơ-cát, người chiến sĩ lão thành của công xã Pa-ri, năm đó đã 80 tuổi, cầm lá cồ công xã đi diễu hành lần cuối trên đường phô Pa-ri. ít lâu sau, lễ trao "lá cờ công xã" cho công nhân Mát-xcơ-va được tiến hành trọng thể tại Hồng trường. Giữa tiếng nhạc hùng tráng của các bài hành khúc cách mạng, lá cò được đưa vào Lăng Lê-nin. Cùng vói Đoàn đại biểu Đảng cộng sản Pháp dự Đại hội lần thứ V Quốc tê cộng sản, ông Nguyễn cũng có mặt trong buổi lễ lịch sử ấy.

Ồng Nguyễn ở Liên Xô gần một năm rưỡi, trong thời gian đó, Ông đã dự nhiêu Hội nghị và đại hội quốc tế như: Quốc tế cộng sản, Công hội đỏ, Nông dân cứu tê đỏ, phụ nữ, thanh niên... Từ Mát- xcơ-va Ông thường xuyên liên lạc vối Đảng cộng sản Pháp, viết bài cho các báo cánh tả ồ Pa-ri, ngoài ra Ông còn tham dự nhiều cuộc nìít tinh, đi tham quan nhiều nơi để tìm hiểu thêm về tổ chức xã hội của nưóc Nga xô-viết. ̂ Mấy hôm nay, ông Nguyễn vừa hoàn thành

chương cuối cùng của bản thảo "Bản án chê độ thực dân Pháp" để kịp gửi về Pa-ri cho các đồng chí của Ông ỏ bên đó xuất bản. Đó là chương phụ lục vói tiêu đề "Gửi thanh niên Đông Dương". Ông gửi gắm niềm tin của mình cho những người trẻ

Page 80: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

tuổi Đông Dương. Thê hệ trẻ này nhất định sẽ tiếp thu được cái mới và họ sẽ phải gánh nhận sứ mệnh lịch sử trọng đại: Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Vấn đề đặt ra là: phải giác ngộ chính trị cho họ, huấn luyện họ và tổ chức họ lại.

Vối niềm tin đó ông Nguyễn kết thúc cuốn sách của mình bằng những lời kêu gọi thống thiết: "Hỡi Đông Dương khốn khổ ! Người sẽ chết nếu lốp thanh niên sóm già của người không sốm hồi sinh !"

Có tiếng gõ cửa buồng.- Anh Nguyễn, nếu không có gì bận lắm, anh

sang buồng tôi uống trà.- Đồng chí Đa-lin thân mến, xin cảm ơn, tôi

sang ngay đây.Đa-lin là một đồng chí Nga rấ t thạo các vấn đê

Trung Quốc, ông đã công tác ở Bắc Kính, Thượng Hải, Quảng châu, lúc đó, ông là Phó trưởng ban Viễn Đông của Quốc tế thanh niên Cộng sản và ỏ cùng tầng 3 vối ông Nguyễn.

Trong buổi nói.chuyện với Đa-lin, ông Nguyễn rấ t chú ý đến một chi tiết do Đa-lin cung cấp: ở Quảng Châu đang có một sô người Việt Nam yêu nưốc đến lánh nạn. Một ý nghĩ mối bỗng nảy ra trong đầu ông Nguyễn. Ông hỏi kỹ Đa-lin về Quảng Châu, vể thái độ chính trị của những người Việt Nam yếu nước ở đó.

Đa-lin nói với ông:

Page 81: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

- Đồng chí Nguyễn công tác ở Bộ phương Đông chắc sẽ có dịp đi vê phía đó ?

- Nhất định thế. Vì, đấy là hướng đi vê Tô quổíc tôi. Mà, Tổ quốc tôi hiện nay đang có nhiêu việc cần làm.

ít hôm sau, ông Nguyễn viết thư gửi Ban chấp hành Quôc tê Cộng sản đê nghị được đi công tác ở miền Nam Trung Quôc, để từ nơi rất gần Tô quốc ấy Ông có thê trực tiếp làm được nhiều việc nhằm thức tỉnh và dẫn đường cho nhân dân mình.

Page 82: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

13- BỨC KÝ HOẠ CỦA Ê-RÍCH GIÔ-HAN-XƠN

Hơn một năm đã trôi qua kể từ ngày ông Nguyễn đứng trên boong tàu Các-líp - nếch nbìn thấy bức tranh toàn cảnh của Pê-tơ-rô-grat đỏ. Một năm ấy chứa đựng biết bao sự kiện tác động tới cuộc đời chính trị chuyên nghiệp của Ông. Việc nghiên cứu sâu sắc những tác phẩm của Lê-nin, việc tham gia hoạt động tích cực trong Quốc tê Cộng sản, Quốc tế nông dân cũng như một số tổ chức quốc tế khác, việc theo dự khoá học ngắn hạn tại Trường Đại học phương Đông của Quốc tế Cộng sản, việc tiếp xúc, làm quen với nhiều mặt cuộc sống của nhân dân Xô-viết... Tất cả những sự kiện ấy đã giúp ông Nguyễn hiểu sâu thêm được nhiều điều. Nếu trưốc đây, khi ở Pa-ri, tính lãng mạn cách mạng còn đậm đà trong Ông, thì giờ đây, ỏ Mát-xcơ-va, ông Nguyễn đã trỏ thành một nhà hoạt động dày dạn và có kinh nghiệm của đội ngũ phong trào cộng sản quốc tế.

Ngoài công việc, học tập, ông Nguyễn dành thòi

Page 83: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

gian nghỉ đi xem triển lãm, viện bảo tàng, đi thăm các nhà máy, nông trang, đến các nhà trẻ, trường học và tiếp xúc vối các tổ chức quần chúng để tìm hiểu thực tê nưóc Nga Xô-viết. Vối sự hiểu biết phong phú vê cuộc sống sinh động đó, sáu năm sau, vào năm 1930, ông Nguyễn đã viết một truyện thơ mang tên "Nhật ký chìm tàu" để giói thiệu với đồng bào khát khao tự do của Ông về những chuyện "lạ đời" ở nưóc Nga, nưổc duy nhất trên thê giới lúc đó đã "đem người nô lệ làm người tự do".

Tháng 9-1924, Mát-xcơ-va tổ chức triển lãm nghệ thuật tạo hình Đức. Ngày 19 cùng tháng, sau khi thu xếp công việc trong ngày, ông Nguyễn đã đến xem cuộc triển lãm đó.

Cuối thế kỷ 19, ảnh hưởng của các danh hoạ Van-gôc (Hà Lan) và Mun-chơ (Na-uy) ngày càng tăng trong giối hội hoạ Đức. Các họa sĩ trong nhóm "Chiếc-cầu" đã tuyên truyền một khuynh hướng hội hoạ mói. Họ thích màu chói mắt, từ bỏ lối phôi màu đậm nhạt kiểu ấn tượng, đơn giản và huyền bí các hình, chuộng vẻ mộc mạc thô sơ của nghệ thuật da đen và nghệ thuật cổ đại. về nội dung, họ tả những cảnh tối tăm ở rạp xiếc, quán trà, sự bí ẩn của rừng núi thiêng liêng, đặc tả những nét bệnh hoạn, lo âu và đau khổ của con người, họ biến dạng con người trong tác phẩm của mình thành những hình thể kỳ dị, khó hiểu. Hình như tính ảo tưởng, thần bí, tình cảm bất lực trưốc cuộc đời, sự

Page 84: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

sợ hãi trưốc cái chết là nguồn cảm hứng chủ đạo của .các hoạ sĩ biểu tượng Đức. Họ đã huỷ diệt dần đặc trưng của nghệ thuật tạo hình và, họ đang bế tắc trưốc cuộc đòi, trước xã hội.

Ông Nguyễn trầm tư trước những tác phẩm theo chủ nghĩa biểu tượng của nghệ thuật tạo hình Đức. Đây không phải là những bức tranh nữa mà là những con người đang hoang mang, bế tắc trưóc những mâu thuẫn và sự bang hoại của xã hội tư bản hiện hành.

Ê-rích Giô-han-xơn, một hoạ sĩ người Thuỵ- điển khi ấy cũng đang có mặt trọng phòng triển lãm. Bất chợt nhìn thấy ánh mắt và nét mặt của người đàn ông Á - Đông đang xem tranh, Giô-han- xơn thầm nghĩ: Con người này phải có một tâm hồn rấ t mẫn cảm mới cảm thụ được tiếng vang của những sắc, màu sâu lắng dến như thế. Đợi ông Nguyễn xem xong phòng trưng bày, hoạ sĩ người Thuỵ-điển đó đã đến làm quen. Trong buổi gặp mặt này, hoạ sĩ đã ký hoạ chân dung ông Nguyễn, một bức chân dung được ký hoạ bằng tâm lòng ngưỡng mộ của tác giả vối nhan vật. Ông đã vui vẻ ghi bằng chữ Hán phía dưối bức hoạ: Nguyễn Ái Quốc - ngày 19 tháng 9 nầm 1924.

Hình ảnh ông Nguyễn đã để lại những ấn tượng sâu sắc cho Ê-rích Giô-han-xơn. Bốn mươi tư nầm sau, năm 1968, hoạ sĩ Thuỵ-điển đó viết:

Page 85: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

"Cử chỉ văn hoá và thân mật của Người gây một ấn tượng là Người có uy tín, Người có thể trở thành lãnh tụ nhưng không phải bằng một cái gì bê ngoài mà bằng học thức, bằng trí tuệ của Người".

Page 86: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

14 - ÔNG LÝ - THỤY

Ngày 11 tháng 11 năm 1924, con tàu biển cắm cò đỏ của nước Nga Xô-viết từ từ ngược dòng sông Châu rộng mênh mông tiến vào bến cảng Quảng Châu. Thê là chuyên tàu đi dài, mệt mỏi từ Vla-đi- vôt-xtôc của vùng bò biển Viễn Đông Liên Xô đến Quảng Châu kết thúc. Những ngôi nhà một tầng, mái cong, bẩn thỉu, xám xịt, chen chúc nhau thấp thoáng trên đồi cây. Những chiếc thuyên con căng buồm trông như những con bưóm lớn lưốt trên mặt sông cuộn sóng. Hai bên bờ sông, thuyên đậu san sát hàng tư, hàng năm. Chiếu, chăn, lưối phơi đầy. Mỗi con thuyên nhỏ là căn hộ của một gia đình đông đúc. Trên bờ, giữa những phô xá chật chội là những toà nhà nhiều tầng theo kiểu kiến trúc phương Tây vối biển lớn viết bằng chữ Hán "Công ty Xen", "Hãng Xanh-xia"... vút lên nền tròi, và phía dưối là hằng hà sa sô những túp lêu xiêu vẹo, rách nát.

Page 87: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

Dòng Châu giang đẹp như một dải lụa trắng chảy lững lờ ngăn tách thành Quảng Châu ra làm hai phần. Bên kia đầu cầu vào Sa-điện, một hòn đảo nhỏ kiêu kỳ nằm giữa sông, nơi đặt các lãnh sự quán của các cường quốc, lính Anh lăm lăm súng trong tay đứng gác. Sa-điện là một khu tô giới rộng lớn, hai phần ba thuộc Anh, phần còn lại thuộc Pháp. Khu tô giới này gồm nhiều vườn hoa và biệt thự, với quân đội, luật pháp và tiền tệ riêng, với những người phu xe Trung Quốc gầy gò, còng lưng kéo xe cho những "ông tây, bà đầm" da trắng. Còn bên này là thành cô Quảng Châu với những đường phô chật hẹp không có nhiều nhà to, nhưng đó là một thê giới khác, thê giới vói những con người khát khao độc lập và hăm hở cách mạng.

Thành cô hơn một triệu dân này luôn ồn ào và tấp nập. Đây là nơi quần cư của nhiêu người cách mạng, là nơi bắt nguồn mọi cái mới của đất nưóc rất ít chịu thay đôi này.

Vào năm 1924, ở Quảng Châu, hầu như mảng tường nào ngoài phô" cũng đểu dán kín những khẩu hiệu chính trị, truyền đơn, báo kêu gọi đấu tranh. Biểu ngữ và dây cờ treo ngang nhiều đường phố. Từng đoàn thiếu nhi đội ngũ chỉnh tề, rộn ràng trong nhịp trống và hát vang những bài ca cách mạng.

Từ Quảng Châu vê Tổ quốc của ông Nguvễn không còn xa lắm nữa. Ngay từ những phút đầu

Page 88: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

tiên bước lên bờ, biết bao thứ ỏ đây gợi Ông nhớ đến quê nhà. Những đoá hoa hồng toả hương ngào ngạt trên các hè phô', những cây ngô đồng xào xạc trong gió, những tàu cọ, tàu chuối xanh ròn. Mùa đông ỏ đây giông như mùa đông quê ông. Cũng mưa phùn rả rích, cũng những giọt nnía như những sợi chỉ dệt trong không gian.

Nhớ lời giới thiệu của Ma-nu-in-xki, uỷ viên Đoàn chủ tịch Ban chấp hành Quốc tế cộng sản khi còn ỏ Mát-xcơ-va, nên vừa mối đến Quảng Châu, ông Nguyễn đã tìm cách tiếp xúc vối Bô-rô-đin, trưởng đoàn cô' vấn chính trị của Chính phủ Liên Xô bên cạnh Chính phủ Tôn Trung Sơn Trung Quốc. Ngày ấy các báo Quảng Châu thường đăng cáo thị về việc phái đoàn Xô-viết cần người phiên dịch. Ông Nguyễn thông thạo các thứ tiếng Anh, Pháp, Trung Quốc và cũng biết khá tiếng Nga. Để giữ bí mật, Ông cầm tờ "Quảng Châu nhật báo" đến trụ sở của phầi đoàn Bô-rô-đin và được nhận vào làm việc. Theo thoả thuận với Bô-rô-đin, Ông vào ở ngay trong khu vực lãnh sự quán Liên Xô.

Văn phòng phái đoàn Bô-rố-đin đặt tại một toà nhà màu xám, đối diện với trụ sồ Ban chấp hành quô'c dân đảng của Tồn Trung Sơn. Đó là một biệt thự trang nhã, có tường bao xung quanh và cổng vòm, Bô-rô-đin sống cùng vối gia đình trên tầng hai. Tầng một là nơi làm việc của.,£.ác nhân viên và phiên dịch. Ông Nguyễn sông và làm việc ở đây.

Page 89: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

Chỉ có hai vợ chồng Bô-rô-đin biết Ông là Nguyễn Ái Quốc, cán bộ của Bộ phương Đông Quốc tế Cộng sản. Còn mọi người trong phái đoàn đều gọi Ong là Lý Thuỵ nhân viên phiên dịch của trưởng đoàn.

Sau này, trong cuốn "Hai năm ở nước Trung Hoa nôi dậy", A-ki-mô-va, một nữ nhân viên của văn phòng Bô-rô-đin kể rằng:

- ở nhà Bô-rô-đin, tôi may mắn được làm quen vói một trong những con người tuyệt diệu ở Quảng Châu lúc ấy. Đó là Lý Thuỵ, một người Việt Nam.

Đến bây giờ tôi vẫn còn nhó dáng người mảnh khảnh tầm thước của anh, anh thường mặc bộ quần áo rộng bằng vải gai màu trắng, anh nói thạo tiếng Anh, tiếng Quảng Châu và biết tiếng Nga, anh dạy tôi tiếng Việt. Anh đổi xử vói chúng tôi như bạn bè nhưng không bao giờ nói về công việc đang làm và đã làm. Chúng tôi không biết gì về anh ngoài việc bọn thực dân Pháp đã treo giải thưởng cho ai bắt được anh và chính phủ quốic dân đảng đã cho phép anh cư trú chính trị. Ở nhà Bô- rô-đin, anh là chỗ thân thiết...

Ngày 18-12-1924, từ nơi làm việc của mình ở Quảng Châu, ông Nguyễn gửi thư vê Mát-xcơ-va báo cáo công việc với Đoàn chủ tịch Quốc tê Cộng sản. Cuối thư ông viết: "Bây giò tôi là một người Trung Hoa chứ không phải là người Việt Nam nữa, và tên tôi là Lý Thuỵ chứ không phải là Nguyễn Ái Quốc nữa".

Page 90: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

Trong những năm ỏ Quảng Châu, tuy ông Nguyễn còn dùng nhiều tên gọi khác nhưng Lý Thuỵ là tên ông thường dùng hơn cả. Mặc dầu rất cảnh giác và luôn thay đổi tên gọi, ông Nguyễn vẫn không thoát khỏi sự chú ý của đám mật thám Pháp. Ngày 27-2-1925 tại Hà Nội, toàn quyển Đông Dương Méc-lanh đã gửi một công văn khẩn về Bộ thuộc địa ở Pa-ri báo cáo: "Sỏ m ật thám Hà Nội nhận được nhiều tin nói rằng có một người An Nam vừa từ châu Âu đến Quảng Châu. Người này đã bắt liên lạc ngay với những người Việt Nam tại đó. Ông ta sống vói những người cộng sản Nga và lấy tên là Lý Thuỵ, ông ta rấ t am hiểu về hoạt động của những tên cách mạng An Nam ở châu Âu cũng như phương pháp cách mạng Nga. Rất năng nổ và có nghị lực, Lý Thuỵ đã thành lập một hội yêu nước mói trong những người An Nam di cư sang phía Nam Trung Hoa. Ông ta vừa cho in những tờ truyền đơn bằng chữ Trung Quốc kêu gọi tham gia hội, một số truyền đơn đã lọt vào Đông Dương...".

Sống giữa nanh vuốt của chủ nghĩa đế quốc giăng bủa khắp nơi, ông Nguyễn vẫn không chùn bưóc, khéo léo và khẩn trương làm dần từng việc để thực hiện điều mong muốn cứu nưốc, cứu dân.

Page 91: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

15- HUỆ-QUẦN-Y XÃ

Cách khu Đông Sơn, nơi ông Nguyễn ở và làm việc không xa, có một hẻnĩphô hẹp, Trên hẻm phô đó có một căn nhà nhỏ trước cửa treo tấm biển "Huệ-Quần-y xã".

Lương Huệ Quần là một bác sĩ người Trung Quốc, chị là vợ của Nguyễn Công Viễn, một thanh niên Việt Nam đã rời nưóc sang Quảng Châu tìm theo cụ Phan Bội Châu. Trương Béo, tên anh em gọi Nguyễn Công Viễn, tham gia nhóm "Tâm tâm xã" của Phạm Hồng Thái, đã cùng v'ợ mở hiệu thuốc này để làm nơi anh em đồng chí lui tới gặp gỡ nhau bàn tính công chuyện cứu nước.

Vào một đêm thượng tuần tháng Chạp năm 1924, Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu và Nguyễn Công Viễn đang ngồi trò chuyện ở nhà trong Huệ-Quần-y xã thì có tiếng gõ cửa ở nhà ngoài. Công Viễn ra mở cửa. Một người đàn ông trạc ba mươi nhăm tuổi, mắt sáng, người dong dỏng cao, mặc bộ quần áo

Page 92: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

kiểu Tôn Trung Sơn, liỏi bằng tiếng Quảng Đông:- Xin lỗi, đây là nhà ông Trương ?- Vâng, tôi đây. Ông là... ?- Tôi là Vương Sơn Nhị, phóng viên Quảng

Châu báo.- Xin mời vào.Trương giới thiệu khách vối Sơn và Mậu. Chủ

khách sau khi đáp lễ, ông Vương bước đến gần Lê Hồng Sơn xiết chặt tay anh, rồi bất ngờ ông nói bằng tiếng Việt vói giọng cảm động:

- Chào ông Võ. Nếu tôi không lầm, ông chính là người đã cùng anh hùng Phạm Hồng Thái tạo ra tiếng tạc đạn ở Sa Điện hồi giữa năm ? Tôi rất vui mừng và mong muôn được làm quen với những bạn cùng chí hướng của người anh hùng đã quá cố đó. Lê Hồng Sơn chăm chú nhìn người khách lạ, cảnh giác hỏi:

- Thì ra ông Vương cũng là người xứ Nghệ ?Vối nụ cười hồn hậu, ông Vương trả lời:- Cũng như các bạn, tôi đã xa quê từ nhiều

năm nay và mối đến Quảng Châu hồi tháng trước.Ngay từ ngày đầu đến Quảng Châu, được sự

giúp đỡ của cơ quan Bô-rô-đin, ông Nguyễn tìm hiếu các tô chức, các nhóm Việt Nam yêu nưốc ở đây. Đặc biệt, ông Nguyễn rất chú ý đến một chi tiết do các đồng chí Nga cung cáp: Một sô thanh

Page 93: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

niên yêu nước thuộc phái trẻ nhận thây sự bế tắc của Phan Bội Châu, họ muôn tìm một hưóng mối nên lập ra "Tâm tâm xã". Một sô' người trong họ hiện đang theo học tại trường võ bị Hoàng Phố. Những học sinh võ bị này nhanh chóng chiếm được cảm tình của các cố vấn quân sự Liên Xô bởi tư cách và sự thông minh, chăm chỉ của các anh. Và, những thanh niên Việt Nam đó cũng rất quí nể các cô vấn quân sự Liên Xô, nhâ't là tưống Ga-lin. Gần đây, hai thanh niên trong sô họ vừa đến chơi thăm tướng Ga-lin tại nơi ở khu Đông Sơn. Và, nhóm thanh niên này cũng có người đến tiếp xúc với cơ quan của Bô-rô-đin.

Khi công việc đã ổn định. Vối địa chỉ do cơ quan Bô-rô-đin cung cấp, ông Nguyễn lên Hàng Châu tìm gặp cụ Phan Bội Châu.

Sau hai mươi năm tròi mói gặp lại, Ông thây cụ vẫn quắc thước và tràn đầy nhiệt huyết như xưa. Còn cụ Phan, cụ râ't mừng khi gặp lại ông Nguyễn, con trai cụ Phó Bảng làng Sen thân thiết. Những năm đầu thê kỷ, khi cụ khởi xướng phong trào Đông Du, đã có lần cụ ngỏ ý vối cụ Phó Bảng để anh Nguyễn lúc đó mối 14 tuổi đi theo con đường của cụ. Nhưng người thiếu niên của dòng họ Nguyễn Sinh đó đã đi con đường của riêng anh, con đường khác vối các bậc cha chú đương thời.

Gặp lại nhau, hai bác cháu hàn huyên trò chuyện. Những kỷ niệm của quá khứ được nhắc

Page 94: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

đến. Ông Nguyễn còn đọc lại cho cụ Phan nghe hai câu thơ trong cuốn "Tuỳ Viên" mà 23 năm trưốc, năm 1901 trong bữa rượu say vối cụ Phó Bảng tại nhà ông Nguyễn cụ Phan đã đọc:

Mỗi phận hất vong ghi trúc bạch Lập thân tối hạ thị vàn chương (Mỗi bữa không quên ghi sử sách Lập thân hèn nhất là văn chương)

Nhưng những điều mà hai người con lớn của dân tộc quan tâm nhiều nhất trong buổi luận bàn vẫn là việc nưóc. Qua trao đổi, đàm đạo, ông Nguyễn thấy cụ vẫn không hiểu về chính trị và càng không hiểu về tổ chức. Cụ có biết về nước Nga Xô-viết, về cộng sản qua báo chí nhưng không lưu tâm nghiên cứu nên cụ không hiểu những trào lưu tư tưởng mới đó. Trong buổi luận bàn này, ông Nguyễn đã chân thành giải thích cho cụ rõ sự cần thiết của tổ chức và sự vô ích của những hành động không cơ sở. Càng chuyện trò vối ông Nguyễn, cụ Phan càng nhìn thấy mình rõ hơn. Cụ cảm phục vì sự chặt chẽ và chính xác trong tư tưỏng của Ông. Trong thâm tâm cụ loé lên một niềm tin: Tương lai dân tộc Việt Nam sẽ trông mong nhiều vào con người này đây. Ông đã tìm được cái mà cả cuộc đời cụ chưa tìm được, đó là con đường và cách thức ’ cử u ' nước cứu dân. Trong cuộc đàm luận, cụ Plian đã giói thiệu vối

Page 95: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

ông Nguyễn danh sách 14 người yêu nưốc đã cùng cụ hoạt động bấỳ lâu. Trong danh sách đó, có một sô thanh niên mà cơ quan Bô-rô-đin đã cung cấp cho Ồng hôm trước.

Vài năm sau cuộc hội kiến lịch sử này, khi Phan Bội Châu đã trỏ thành "Ông già Bến Ngự" để quãng đòi cuối cùng trôi qua trên đất Huế, đã có đôi lần khi các thanh niên yêu nưốc hỏi cụ:

- Bây giờ cụ về nưốc thì ở nưốc ngoài còn có người Việt Nam nào thay cụ dẫn dắt đồng bào được nữa ?

Cụ đã không ngần ngại mà trả lòi rằng:- vẫn còn, còn có Nguyễn Ái Quốc, ông Nguyễn

giỏi hơn tôi, ông ta sẽ làm được việc đó !Có được những thông tin cần thiết, ông Nguyễn

đã tìm đến nhóm thanh niên ỏ Huệ-Quần-y xã.Cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa nhóm thanh niên

với Ông trong đêm thượng tuần tháng Chạp đó diễn ra một cách dè dặt nhưng có chiều tin cậy và thân mật. Từ chuyện về quê hương chuyển dần sang chuyện về đất nưóc. Ông ca ngợi hành động anh hùng của Phạm Hồng Thái, tỏ lời khâm phục tinh thần yêu nưốc của "Tâm tâm xã" của cụ Phan Bội Châu và các sĩ phu cùng thê hệ. Đồng thời, Ông cũng thẳng thắn chỉ ra những cái chưa đúng, những cái sai của các nhà yêu nưốc lốp trước.

Page 96: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

Những cuộc tiếp xúc ngày càng nhiêu. Và, càng ngày nhóm thanh niên Lê Hồng Sơn càng bị cuốn hút vào nội dung các vấn đê do ông Vương đặt ra. Chủ nghĩa cộng sản, cách mạng vô sản, tổ chức Đảng, quần chúng công nông V. V... bắt đầu được các anh quan tâm tìm hiểu, ông Vương chỉ cho các anh những sách, báo cần đọc, giảng giải cho các anh rõ thêm những điểu mà sách báo nói đến. Cứ như vậy, dần từng bưốc, với lòng khát khao hiểu biết cái mối, được sự dìu dắt của ông Vương, nhóm thanh niên Lê Hồng Sơn đã tìm được đường sáng.

Nỗi băn khoăn của các anh về con đường và cách thức cứu nưóc đã được giải đáp. Đó là con đường cách mạng vô sản. Trưóc mắt, các anh cùng ông Vương lựa người tâm đắc, chỉ ra đường đi nưốc bước cho anh em để cùng chung sức lập ra tổ chức.

Ông Vương, mà ít lâu sau các anh được biết đó chính là Nguyễn Ái Quốc, đốì vối các anh vừa là một người thầy đáng kính, vừa là một người anh rấ t gần gũi.

Đầu năm 1925, theo ý kiến của ông Nguyễn, Hồ Tùng Mậu rời Quảng Châu sang trại cầy Phì- chịt ở Thái Lan để tìm Vương Thúc Oánh. Mậu vui mừng báo cho ơánh biết tình hình mối và tìm thêm một sô thanh niên giàu nhiệt huyết đưa sang Quảng Châu.

Page 97: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

ít ngày sau, hai anh rời Thái Lan dẫn theo Lưu Quốc Long và Trương Vân Lĩnh. Lần lượt, từng người một, các anh được kết nạp vào nhóm "Cộng sản Đoàn". Vương Thúc Oánh là người thứ bảy của nhóm. Trưốc Oánh có Lý Thuỵ (tức ông Vương), Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Phong, Lê Quảng Đạt và Lâm Đức Thụ (tức Nguyễn Công Viễn). Sau Oánh mấy hôm, Lưu Quốc Long và Trương Vân Lĩnh cũng được kết nạp.

Lễ kết nạp tổ chức đơn giản nhưng trang nghiêm. Người giới thiệu nói qua vê' tiểu sử, tư cách của người được kết nạp. Ông Vương đọc điêu lệ của tô chức. Cuôi cùng, người được kết nạp tuyên thệ: Nguyện trung thành và hy sinh cho mục đích của đoàn thể, nếu nửa chừng đứt gánh thì xin chết như con gà này, nói rồi, người ấy cầm dao chặt đứt cô con gà đã đê sẵn ỏ đó.

Nhóm thanh niên Lê Hồng Sơn trưóc khi gặp ông Nguyễn, họ như người đứng giữà ngã ba đường. Họ đang lần mò tìm tòi trong cảnh tranh tôi, tranh sáng, khao khát tiếp thu những khái niệm tự do, bình đẳng, bác ái mối mẻ đối vói họ, họ đọc nghiên ngấu những câu thơ buồn bã của Lương Khải Siêu, những câu thơ thức tỉnh niềm tự hào dân tộc và làm nảy sinh khát khao đổi mới. Họ so sánh những điểm giông nhau và không giông nhau của các học thuyết chính trị khác nhau như "Tam dân" của Tôn Trung Sơn, "Xã hội thịnh vượng

Page 98: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

chung" và "Bất bạo động" của Găng-đi, các loại xã hội chủ nghĩa của Pru-đông, Blăng-ki và các nhà không tưởng. Họ cũng được nghe về nước Nga Xô- viết, về Cách mạng Tháng Mười, về Các-mác, Lê- nin. Nhưng chỉ từ khi họ gặp ông Nguyễn, họ mới biết được đâu là lối cần đi, đâu là việc cần làm.

Ngày 19-2-1925, tại nơi làm việc của mình ở Quảng Châu, ông Nguyễn viết thư gửi về Mát- xcơ-va báo cho Chủ tịch đoàn Quốc tế cộng sản một tin vui:

"Chúng tôi đã lập được một nhóm bí mật gồm 9 hội viên. Trong đó, 2 người đã được phái về nưốc. Trong sô" hội viên đó, có 5 người đã là đảng viên dự bị của Đảng cộng sản. Chúng tôi còn có 2 đoàn viên dự bị của Đoàn thanh niên cộng sản Lê-nin".

Page 99: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

16- LỚP HỌC ĐƯỜNG VÃN MINH

Tháng 6-1925Khi đã có ở Quảng Châu một đội ngũ cán bộ

nòng cốt, ông Nguyễn cùng nhóm thanh niên "Cộng sản Đoàn" quyết định lập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội để mở rộng tổ chức và chuẩn bị gây cơ sở ở trong nưóc. Cơ quan Tổng bộ do ông Nguyễn lãnh đạo được thành lập. Ngày 21- 6-1925, báo Thanh niên, cơ quan của Tổng bộ ra sô đầu tiên.

Giữa năm 1926, khi công việc tô chức đã ôn định, báo Thanh niên đã ra đều đặn mỗi tuần một sô, tô chức của hội đã gây dựng được một sô cơ sỏ trong những người Việt Nam yêu nước ở Quảng Châu, ông Nguyễn bàn vói Tổng bộ cho người vê nước tìm chọn đưa thanh niên sang để ông trực tiếp huấn luyện chính trị và phương pháp hoạt động rồi trở vê gây dựng cơ sở trong nưóc. Đồng thòi, bô trí người xây dựng các đường liên lạc giữa

Page 100: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

Tổng bộ với trong nưốc để đưa đón cán bộ đi về, chuyển nhận tài liệu, sách báo.

Nguyễn Lương Bằng được giao nhiệm vụ đảm nhận đường dây liên lạc giữa Tổng bộ vói trong nưốc bằng đường biển.

Lê Duy Điếm được cử về Nghệ An liên lạc với nhóm Phục Việt của Trần Phú, Tôn Quang Phiệt bàn cách sát nhập nhóm này vào tổ chức "Thanh niên" và tìm chọn người đưa sang Quảng Châu dự lóp huân luyện.

Lê Hữu Lập được cử về Nam Định tìm gặp Đinh Chương Dương cùng nhóm học sinh trường Thành Chung quê Thái Bình, Nam Định, Thanh Hoá để lựa chọn người xuất dương.

Hồ Tùng Mậu đi Đông Bắc Thái Lan tìm gặp cụ Đặng Thúc Hứa và các Việt kiều yêu nước ồ đây để gây cơ sở và tìm chọn người sang học.

Các đồng chí chia tay nhau, mỗi người một đường, bí mật ròi Quảng Châu.

ít lâu sau, ở cửa sô nhà 13-1, một biệt thự ba tầng kiến trúc theo kiểu Á-Đông, trên đại lộ Văn Minh, Quảng Châu, có một biển nhỏ với dòng chữ "Ban huấn luyện chính trị đặc biệt", đó chính là trụ sở của những lớp học đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam trong những năm 1925-1927 do ông Nguyễn mở. Gian phòng học lốn được đặt tại tầng ba. Trên tường có treo ảnh Các Mác, Lê-nin, Tôn Trung Sơn, Phạm Hồng Thái.

Page 101: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

Giữa tháng 8-1926, khoá huấn luyện chính trị cho đoàn trong niíốc đầu tiên mối sang khai giảng. Trần Phú, Nguyễn Công Thu, Phan Trọng Bình... những thanh niên yêu nước tuổi dưới 20 dự lớp đó suốt đời ghi nhớ những lời nói của một người tự giói thiệu là "Đồng chí Vương" trong buổi lễ khai mạc lớp học.

Trước mắt những thanh niên Việt Nam đang khát khao đi tìm chân lý là một người đàn ông còn trẻ, tuổi độ 35, dáng người mảnh khảnh, khuôn mặt xương xương, đôi mắt to và sáng lạ thường. Ông mặc bộ quần áo kiểu Tôn Trung Sơn màu xám. Trong quá trình học, các đồng chí thấy ông Vương ngoài sự minh mẫn về trí tuệ, còn là người nhanh nhẹn, hoạt bát, cử chỉ mềm mỏng nhưng kiên quyết, dứt khoát, dễ gây được cảm tình vói người khác. Đặc biệt, Ông không ưa nói suông, lúc nào cũng gắn ý nghĩ của mình vói thực tê của đòi sống.

Ngày nôi ngày, qua các bài giảng của ông Nguyễn tức đồng chí Vương - cùng sự hưống dẫn của Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, các thanh niên yêu nưóc đã dần dần giải đáp được những băn khoăn, trăn trỏ của mình. Đúng, muôn cứu nước và giải phóng cho đồng bào thoát khỏi kiếp nô lệ không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, vì

Page 102: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

vậy phải thức tỉnh quần chúng, huấn luyện quần chúng, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh đánh đổ bọn đê quốc xâm lược, bọn phong kiến, tư sản tay sai. Cách mạng muốn thành công phải có Đảng cách mạng đi theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, phải lấy công nhân và nông dân làm gốc. Trước mắt, phải xây dựng đoàn thể vững mạnh, phải chú trọng việc huấn luyện chính trị và phương pháp tổ chức cho những người yêu nưốc.

Trong các bài giảng của mình, ông Nguyễn dành hẳn một bài để giảng về đạo đức cách mạng, một vấn đề mà Ông rấ t quan tâm. Ông giảng rằng: Đảng chỉ kiên cường và có khả năng chiến đấu nếu nó thấm nhuần lý luận cách mạng tiên tiến và gồm những người cách mạng thực sự. Theo Ông, những đức tính cần có của một người cách mạng là tinh thần cách mạng triệ t để: thắng không kiêu, bại không nản, là lòng tận tuy vối cách mạng; đoàn kết nội bộ, sẵn sàng hy sinh cho lý tưởng; cẩn thận nhưng không nhút nhát; không hiếu danh; không kiêu ngạo; ít ham muốn về vật chất; chịu đựng gian khổ thiếu thốn; gần gũi vối quần chúng lao động v.v...

Cũng trong thời gian này, Ông đã dịch bài ca Quốc tê của ơ-gien Pô-chi-ê, người chiến sĩ công xã Pa-ri năm xưa, ra tiếng Việt để dạy cho các nhà cách mạng vô sản đầu tiên của Việt Nam:

Page 103: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

Hỡi ai nô lệ trên đòi Hỡi ai cực khô đồng thòi đứng lên

Bất bình này, chịu sao yên Phá cho tan nát một phen cho rồi

Bao nhiêu áp bức trên đời Sạch sành sanh phá cho rồi mối tha

Cuộc đòi nay đã đổi ra Ta xưa con ở, nay là chủ ông

Trận này là trận cuối cùng Âm ầm đoàn lực, đùng đùng Đảng cơ

Lanh-te-rô-na-xi-on-na-lơ Ay là nhân đạo, ấy là tự do.

Từng bước một, dưối sự giảng dạy của ông Nguyễn các học trò của Ông vừa học tập phương pháp hoạt động thực tiễn, vừa nghiên cứu lý luận Mác - Lê-nin. Hàng tuần, họ có một buổi sinh hoạt, tập diễn thuyết, đọc sách báo, ca hát... Trong những buổi sinh hoạt đó họ hát vang bài ca Quốc tế do ông Nguyễn dạy.

Quảng Châu trong những ngày các anh sang học còn đang bừng bừng khí thê cách mạng. Vì vậy, những lòi ca phá xích đập xiểng của những người lao khổ được các anh hát bằng tất cả sức mạnh và sự hân hoan của tuổi trẻ.

Trong những năm 1925-1927, ông Nguyễn đã đào tạo cho đát nước được trên dưói 200 cán bộ

Page 104: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

cách mạng. Nhiều học trò của Ông tên tuổi đã đi vào lịch sử dân tộc như: Ngô Gia Tự, Trần Phú, Nguyễn Đức cảnh, Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn, Phạm Văn Đồng...

Mỗi lóp huấn luyện kéo dài từ 2 đến 3 tháng. Khi lớp đầu tiên kết thúc, ông Nguyễn giao nhiệm vụ cho 6 người trở về nưốc gây dựng cơ sở và tiếp tục tìm chọn người đưa sang học tập: Nguyễn Công Thu, Nguyễn Danh Thọ về Bắc Kỳ; Nguyễn Ngọc Ba, Phan Trọng Quảng về Trung Kỳ; Phan Trọng Bình, Nguyễn Văn Lợi về Nam Kỳ. Trưốc khi trỏ về, các anh đến nghĩa trang thành phô" ở Hoàng Hoa Cương viếng mộ Phạm Hồng Thái. Đứng trước nơi yên nghỉ cuốỉ cùng của người anh hùng trẻ tuổi đó, các anh nguyện vói nhau bền gan nhất chí cùng đoàn thể chiến đâu cho độc lập - tự do của dân tộc.

Một ngày đông cuối năm 1926, các anh chào tạm biệt ông Nguyễn, người thầy, người anh, người lãnh đạo đã mỏ đường dẫn lối cho các anh đi vào con đường sáng để về nước. Ông Nguyễn lưu luyến chia tay các học trò của mình và dặn dò tỉ mỉ từng người những việc cần làm đê tránh con mắt dò xét của mật thám, những điều cần chú ý trong khi hoạt động bí mật.

Trưốc mặt các anh - những hạt giông đỏ đầu tiên của Việt Nam do ông Nguyễn gieo mầm - là Tổ quốc, là mùa xuân, mùa của những hạt giốhg nảy mầm, mùa của những chồi non đâm cành, bén rễ.

Page 105: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

17- TRỞ LAI CHÂU Âu

Ngày 12-4-1927, Tưởng Giới Thạch làm đảo chính phản cách mạng ở Thượng Hải. Ngày hôm sau 13-4. một tên tay chân của Tưởng làm đảo chính ỏ Quảng Châu. Khối liên minh Quôc - Cộng hợp tác ỏ Trung Hoa bị phá vỡ bởi sự lật mặt của giai câp tư sản.

Quân đội cánh hữu phá huỷ học viện quân sự Hoàng Phô. Suốt mấy ngày liền, những vụ lùng sục. bắt bớ liên tiếp diễn ra trong thành phô. Gần hai ngàn người bị bắt, hàng trăm đảng viên cộng sản bị xử bắn. Ở Đông Sơn, vùng ngoại ô Quảng Châu, quân đội cánh hữu đã bao vây các toà nhà nơi ở và làm việc của các cô vấn Liên Xô.

Sau cuộc đảo chính ít hôm, Bô-rô-đin cùng văn phòng của ông chuyển vê Vũ Hán, ở đó vẫn còn duy trì điíỢc quyền lực của chính phủ dân tộc Quốc dân Đảng cánh tả.

Page 106: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

Ông Nguyễn ở lại Quảng Châu, song buộc phải tìm chỗ ở và nơi làm việc mới. Lại một lần nữa, giống như ỏ Pa-ri năm xưa, Ông phải sống một cuộc sống thiếu thốn. Công việc thì thất thường. Có lúc Ông phải đi bán báo, bán thuốc lá để sinh sống. Và, Ồng phải hoạt động bí mật, vì chính quyền Tưỏng ỏ Quảng Châu biết rõ mối quan hệ của ông với Bô-rô-đin và Đảng cộng sản Trung Quốc.

Vào một đêm đầu tháng 5 ấm áp, Trương Vân Lĩnh - một nhà cách mạng, học trò của Ông - lúc đó đang làm việc trong cơ quan an ninh của Quốc dân Đảng đến gõ cửa căn phòng nhỏ chật hẹp của ông Nguyễn ở ngoại ô thành phố. cửa phòng mỏ, Lĩnh thì thầm báo tin:

- Đồng chí Vương, đã có lệnh bắt đồng chí. Phải rời thành phố ngay tức khắc !

Mấy giờ sau, ông Nguyễn đã ngồi trong một đoàn tàu từ Quảng Châu đi Hồng Kông. Tàu chạy hơn một tiếng đồng hồ thì vượt qua cầu Lâu sang tô giói Anh.

Nhưng ỏ ga Cao Lũng, cảnh sát địa phương kiểm tra chặt chẽ những người từ Quảng Châu đỏ đên. Giây tò của Ong mang tên Lý Thuỵ, một viên chức Trung Hoa. Ong xuât trì;nh giây cho tên sĩ quan cảnh sát kiêm tra. Têĩ\ này nghi ngờ, và lập tức ra lệnh cho Ong trong vòng 24 giò phải ròi khỏi Hồng Kông theo luật pLáp của địa phương.

Page 107: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

Ông Nguyễn chuyển sang tàu đi Thượng Hải. Tại đây, Ông đã gặp và nhập vào đoàn nhân viên Liên Xô công tác tại Trung Quổíc. Đoàn này đi xuyên suôt Trung Quôc, và sau khi trải qua cuộc hành trình lâu dài, gian khổ qua sa mạc Gô-bi đã trở về đất nưốc Xô-viết.

Cuối năm 1927, sức khoẻ không được tốt, Ông đã đi nghỉ ở khu an dưỡng của Quốc tế cộng sản tại phía Nam bán đảo Cri-mê. Tại đây, Ông đã viết thư gửi về Mát-xcơ-va cho đồng chí Phrăng-xoa B i-U , một đồng chí Pháp quen biết, đang làm việc tại Quốc tế thanh niên cộng sản, đề nghị B i-U gửi thư từ, tài liệu, sách báo cho Ông ở khu an dưỡng.

Đầu năm 1928, ông Nguyễn ở Đức, ngày 3-2 năm đó, từ Béc-lin, Ông gửi thư về Mát-xcơ-va cho ban lãnh đạo Quôc tế nông dân để thông báo rằng Ông không tìm được cơ sở cần Mên lạc ở phô" Lút-sơ U-phe. Dù sao, Ông cũng tranh thủ thòi gian này để viết khoảng 120 trang đánh máy về, phong trào nông dân ỏ Hải-Lục-Phong Trung Quốc. Địa chỉ của Ông được ghi ỏ cuôi thư như sau: "Ông Lu-ê, tạp chí Thư túi quổíc tê ban biên tập tiếng Pháp, sô nhà 228 phố Phrê-đrích-xtrát, Béc-lin".

Sau đó Ong sang Pháp, tói Pa-ri và làm việc ở Trung ương Đảng cộng sản Pháp khoảng một tháng rưỡi.

Tháng 5-1928, ông Nguyễn trở lại Đức. Từ Béc-lin, Ồng chuẩn bị ròi châu Âu vể phương

Page 108: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

Đông. Ngày 21-5, trong thư gửi về Mát-xcơ-va cho Bộ phương Đông Quốc tế cộng sản, Ông báo tin: "Tôi đã nhận đủ mọi thứ cần thiết để lên đường. Xin cảm ơn. Tôi sẽ ra đi vào hạ tuần tháng này".

Đầu tháng 6, ông Nguyễn rời nưóc Đức đi Thuỵ Sĩ rồi đi I-ta-li-a. Ở I-ta-li-a Ông đã đến Mi-lan- nô Rô-ma và Náp-pơ-lơ. Những đồng chí Ý ở Mi- lan-nô năm xưa còn nhắc lại những kỷ niệm về ông Nguyễn và kể rằng ông Nguyễn thường hay đến ăn tại quán La-pi-da một món ăn bình dân của người Ý mà ông rất thích, món canh đậu trắng.

Cuối tháng 6-1928, từ cảng Náp-pơ-lơ của Ý, ông Nguyễn xuống một tàu thuỷ Nhật Bản đi Thái Lan. Trên đường đi, Ông đã dừng lại ỏ Xơ-ri-lan- ca ít ngày, sau đó chuyển sang một tàu khác để về Thái Lan.

Sau một năm phiêu bạt từ Á sang Âu, ông Nguyễn lại trở về châu Á, về gần Tổ quốc.

Page 109: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

18 - CHÍN THÂU

Nằm trong tỉnh Phì-chịt ỏ miền Trung Thái Lan có một Trại cầy ở Bản Thầm.

Trại Cầy là một cơ sỏ của Việt kiều yêu nưóc sống trên đất Thái do cụ Đặng Thúc Hứa và các sĩ phu yêu nước thời cụ Phan Bội Châu xây dựng từ trưóc năm 1925. Cơ sở này là nơi tiếp nhận những thanh niên, thiếu niên yêu nước từ Việt Nam sang tr.ong những năm 1919 - 1924. Chính từ đây, cụ Đặng Thúc Hứa đã chọn lựa và giói thiệu nhiều thanh niên sang Trung Quốc tìm gặp cụ Phan để hoạt động cứu nưóc, trong số đó có Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Phạm Hồng Thái, Lê Hồng Phong, Lưu Quốc Long v.v...

Tại Quảng Châu, sau khi nhóm thanh niên nàv gặp ông Nguyễn, được ông Nguyễn giá.c ngộ, huấn luyện và tổ chức, giữa năm 1926, Hồ Tùng Mậu trở lại Thái Lan lập nên chi bộ đầu tiên của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội. Từ chi bộ đầu

Page 110: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

tiên đó, năm 1927 chi bộ thứ hai được xây dựng ở tỉnh Ư-đon (miên Đông Bắc Thái Lan). Tiếp đó xây dựng chi bộ thứ ba ở Lạc-khon, Xa-côn, Na-khon v.v... Các hội viên tích cực của "Thanh niên" cùng Việt kiều yêu nưóc tổ chức Hội thân ái, một hội ái hữu của đồng bào ta sống ở Thái Lan.

Bên bò sông Mê-nam ở miền Trung Thái Lan có một xóm nhỏ độ hai chục nóc nhà tranh nằm rải rác trong các vườn chuối và rặng cọ. Đó là một xóm nhỏ của Việt kiều. Trong xóm có một ngôi trường. Trên tường phòng học, một bên treo ảnh vua Thái Lan, một bên treo ảnh Phạm Hồng Thái. Tôi tối, bà con trong xóm thường tụ tập trong sân trường. Họ ngồi vòng tròn, hát những bài ca yêu nưốc hoặc nín thở nghe các cụ già râu tóc bạc phơ kế lại những trận chiến đấu quyết liệt với bọn Tây thời Cần Vương cuối thế kỷ trước.

Từ mùa thu năm 1928, nhân vật chính trong những buổi kể chuyện truyền thống ấv là một người lạ mặt mới đến. Người đó từ đâu lại, ít ai biết. Ong độ bôn mươi tuổi và nói giọng miền Trung. Đe biểu hiện sự tôn trọng, theo phong tục địa phương, mọi người gọi Ông là Chín Thâu, tức ông Chúi. Khi sân trường đã đông đủ, Chúi Thâu đứng dậy giữa vòng người, rồi chậm rãi, rành mạch đọc báo hoặc ngâm những bài thơ cô cho mọi người nghe. Đọc xong, ông Chín thường trả lời những câu hỏi mọi người nêu ra. Bà con ai cũng

Page 111: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

cảm thây hình như ông Chín biết mọi điêu, hiểu mọi chuyện.

U-đon là nơi Việt kiều sông tập trung đông nhất. Tổ chức "Thanh niên" ỏ đây hoạt động yếu. Ông Chín đã củng cô" lại tổ chức và hưóng dẫn cán bộ cách ,thức hoạt động.

Một lần, một cán bộ của Hội than phiên với Ông.- Tôi vừa đến nhà kiều bào ỏ bến đò Mục-đa-

han. Chỗ ấy có độ ba mươi gia đình, có một đền thờ Trần Hưng Đạo. Nói đến cách mạng ở đây thì khó khăn lắm. Ngoài chợ, phụ nữ nổi tiếng là chửi nhau giỏi, ngày nào cũng tranh giành mua bán đánh nhau. Đàn ông đi làm về chiểu nào cũng say rượu tuý luý. Bỏ bát đũa xuông là rủ nhau đi đánh bài, đánh ít-xê, sát phạt đỏ đen. Rượu chán, bạc chán, còn lên đồng ỏ đền "Đức thánh Trần" nữa. Thanh niên củng thế, cũng cầu cúng, cũng đánh bạc và lại thêm cái khoản trai gái. Một chỗ như thế làm sao mà tuvên truyển, vận động cách mạng được !

Ông Chín thân mật trả lòi:- Đồng chí đọc sách mà quên mất sách... Sách

cách mạng bảo đi vận động, tuyên truyền giáo dục quần chúng chứ gì ? Nhưng nếu quần chúng tôt cả rồi, biết thương yêu đoàn kết vói nhau rồi, biết học tập tiến bộ, biết yêu 11UÓC rồi... thì ta còn vận động, tuyên truyền, giáo dục cái gì nữa. Nếu quần chúng

Page 112: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

đều khá như tôi với đồng chí thì cần gì phải đến để tuyên truyền. '

Đồng chí còn một cái quên nữa: quên bà con là người Việt Nam, đồng bào Việt Nam nghèo khô mà lại mất nưốc nữa. Đồng chí hãy lại đến chỗ cũ mà làm việc. Hãy chọn một nhà nào xấu nhất, hư nhất mà đến ỏ. Hãy giác ngộ từ nhà đó đã. Nếu nhà ấy thích đồng chí, thế là được.

Ông Chm ít khi ở nguyên một chỗ. Trong vòng một năm Ông đã đi khắp vùng Đông Bắc Thái Lan. Ở các tỉnh Phì-chịt, U-đon, Na-khon ít nơi thiếu dấu chân Ông. Ông Chín đi bộ là chính. Mỗi khi đi đâu xa, Ông và các bạn đồng hành thường quẩy đôi thùng nhỏ đựng quần áo, đồ ăn thức uống đủ trong 10 ngày. Đoàn người men theo các lối mòn trong rừng và trên núi đá, chân bước nhịp nhàng, đôi thùng nhún nhảy nơi hai đầu đòn gánh. Ông Chín đi bộ rất giỏi, từ U-đon đến Xa-vang dài 70 cây số mà có khi Ông chỉ đi mất có một ngàv đêm. Nghệ thuật đi bộ đường dài rất có ích cho Ông. Sau này, khi vê hoạt động ở trong nước nhờ tài đi bộ mà nhiều lần Ong đã thoát khỏi những hoàn cảnh hiểm nghèo.

Từ vùng Đông Bắc Thái Lan đến Việt Nam không xa lắm, nhưng tin tức từ trong nưốc sang rất ít và thất thường. Năm 1929 quá trình hình thành các nhóm cộng sản đang diễn ra rất khẩn trương. Mấy năm qua, hoạt động của Việt Nam

Page 113: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

thanh niên cách mạng đồng chí hội đã phổ biến ngày càng rộng những tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong quần chúng yêu nưốc, phong trào công nhân phát triển mạnh, ý thức giác ngộ chính trị của công nhân ngày càng cao. Những nhóm cộng sản bí mật đã xuất hiện ở cả Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Mỗi nhóm đều có ý muốn tổ chức của mình là Đảng cộng sản duy nhất ở trong nưóc. Quan hệ giữa các nhóm cộng sản vói nhau không bình thường. Các nhóm không có chung một cương lĩnh hành động thông nhất, điều đó dẫn đến hạn chế kết quả hoạt động trong quần chúng, làm ảnh hưởng đến phong trào chung trong cả nưóc.

Một hôm, vào đầu tháng 12-1929, anh em báo vối ông Chín có người ở Hồng Kông mối sang muôn gặp. Ông Chín mời đến. Thì ra đó là Cao Hồng Lĩnh, người liên lạc của cơ quan Tổng bộ "thanh niên". Cao Hồng Lĩnh chuyển đến ông Chín lời chào của Lê Hồng Sơn và Hồ Tìmg Mậu từ Hồng Kông, rồi báo cáo:

- Các đồng chí ấy đê nghị tôi báo cáo vối đồng chí rằng, tình hình rất khẩn trương và có phần nghiêm trọng. Mặc dù đảng viên của các nhóm cộng sản đều muôn mau chóng thành lập một đảng thông nhất nhưng một sô người lãnh đạo của các nhóm cãi vã nhau gay gắt, không ai chịu ai. Tôi được vêu cầu truyền đạt lại cho đồng chí rằng: hiện nay chỉ có đồng chí Vương đại diện của Quốc tê

Page 114: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

cộng sản mới có thể tác động đến các đồng chí lãnh đạo ở trong nước. Các đồng chí ở Bộ phương Đông của Quốc tế cũng rấ t quan tâm đến chuyện này và khuyên là nên có ngay những biện pháp phù hợp để khắc phục.

Sau khi hỏi thêm Cao Hồng Lĩnh một sô vấn đê chi tiết, ông Chín chuẩn bị ròi Thái Lan.

ít ngàv sau, Ông đáp xe lửa đi Băng-cốc, từ Băng-cốc đi tàu tliuỷ đến Xanh-ga-po, tại đây, ông chuyển sang một tàu khách đi Hồng Kông. Hành trình của con tàu đi qua gần vùng bờ biển của nước Việt. Suốt mười tám năm bôn ba nơi đất khách quê người, lần đầu tiên ông Chín mới lại được đến gần vùng bò biển của Tổ quốc như thế. Nỗi nhớ nước, nhớ dân, nhớ những người ruột thịt làm tim Ông thắt lại. Trái tim tràn đầy lòng nhân ái vị tha của Ông như linh cảm được nỗi bất hạnh của riêng mình, khi con tàu rẽ sóng lướt qua bờ Tô quốc. Ồng đâu có biết được rằng trước đó mấy tuần, cụ Phó Bảng Nguvễn Sinh Sắc, người cha yêu kính của Ông đã qua đời trong một ngôi nhà hẻo lánh ở vùng Cao Lãnh phía Nam. Và, ông đâu có biết ngày 11-11-1929, toà án Nam triều ở Vinh đã theo lệnh quan thầv Pháp kết tội Ong bằng bản án tử hình vắng mặt.

Tàu vẫn đi, trước mặt Ỏng là Hồng Kông, nơi các học trò và đồng chí thân tín của Ông đang ngàv đêm ngóng đợi.

Page 115: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

19 - HỔNG KÔNG, MÙA XUÂN 1930

Hồng Kông có nghĩa là "Vịnli thơm" như cư dân thời cổ vẫn gọi là một địa điểm tuyệt đẹp. Những trái núi thấp dưới nắng chiều mang màu xanh sẫm. Dưới chân núi, những toà nhà tường vôi trắng xoá chen chúc nhau chạy san sát dọc theo con đường duyên hải. Trong bến cảng, hàng chục tàu viễn dương đang đậu. Những chiếc thuyên mành len lỏi qua lại giữa đám tàu biên.

Khu vực điíỢc gọi là Hồng Kông gồm đảo Hồng Kông, một đảo không lốn lắm ở cực Nạm bán đảo Hương Cảng và 33 đảo nhỏ khác giáp giới với Hương Cảng. Trong những năm ấy, Hồng Kông là một "thành pliô bỏ ngỏ". Chính quyển thuộc địa nơi nàv không đòi hỏi những người đến đây phải làm những thủ tục nhập cảnh phức tạp. Ở Hồng Kông, các tô chức dân chủ có tliể tồn tại tương đôi tự do và những người thuộc các dân tộc khác nhau có thê đêh đây cư trú, nếu họ bị chính quyền nước họ truy nã vì hoạt động chính trị.

Page 116: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

Gặp lại ông Nguyễn ở Hồng Kông, Lê Hổng Sơn và Hồ Tùng Mậu rấ t mừng. Sau hai năm rưỡi tròi, tliầv trò, đồng chí mới gặp lại nhau. Hai anh báo cáo lại chi tiết tình hình diễn biến trong nưốc và đưa ông Nguyễn xem.thư của Ban chấp hành Quôc tê cộng sản gửi các tổ chức cộng sản ở Đông Dương ngày 27-10-1929. Trong thư, Quốc tế lưu ý:

"Không có một Đảng cộng sản độc nhất trong lúc vận động quần chúng thợ thuyền và nông dân càng ngày càng phát triển, đó là một sự nguy hiểm rất lốn cho tương lai tối cận của cuộc cách mạng ở Đông Dương... Nhiệm vụ quan trọng hơn hết và tuvệt đôi cần kíp của tấ t cả những người cộng sản Đông Dương là sáng lập một Đảng cách mạng của giai cấp vô sản... và, Đông Dương chỉ có Đảng ấv là tổ chức cộng sản mà thôi”.

Sau khi bàn bạc và nghe báo cáo vê sự chuẩn bị, ông Nguyễn đồng ý vối hai anh triệu tập đại biểu các nhóm trong nước ra cùng Ông bàn việc lập một Đảng cộng sản duy nhất ỏ Việt Nam.

Địa điểm họp sẽ được tiến hành tại một khu vực của Hương cảng, nơi có trụ sở hải ngoại của Tổng bộ "thanh niên". Đó lả một khu vực nhà ổ chuột vói những túp lều bằng tôn và các-tông chen chúc nhau nằm trên phần đất liền của lãnh thổ Hồng Kông. Trong trường hợp nguy hiểm, những người tham gia hội nghị có thể từ đâv nhanh chóng vượt sang địa phận miền Hoa Nam tỉnh Quảng Đông.

Page 117: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

Để đảm bảo an toàn cho các đại biểu, thời gian tiến hành họp được ấn định vào dịp tết âm lịch. Ở Hương Cảng cũng giống như Việt Nam, tết là ngày hội dân gian lốn nhất và thường kéo dài nhiều ngày. Vào dịp tết, những người tham gia hội nghị có the bí mật ròi đất nưốc mà không ai để ý, còn ở Hương Cảng thì những cuộc gặp gỡ như vậy cũng sẽ bốt gây nghi ngờ hơn.

Nhận được thư triệu tập của ông Nguyễn Ái Quôc các nhóm cộng sản trong nưóc khẩn trương cử người và tô chức cho các đại biểu của mình ra đi. Đại biểu Bắc Kỳ đáp tàu từ Hải Phòng đi Hương Cảng. Đại biểu Nam Kỳ lên tàu Đại Phúc Tinh từ Sài Gòn đến Hồng Kông. Trung Kỳ không có ngiíời sang vi các đồng chí lãnh đạo chủ chốt đều đang nằm trong nhà tù của đê quốc Pháp.

Mặc dầu hành trình đầy khó khăn, nguy hiểm, công việc lại đang bộn bề, nhưng vối ý thức sâu sắc vê trách nhiệm của mình đối vói tổ chức, đôi vối phong trào, nên sau một thời gian ngắn, các đại biểu đã có mặt tại Hương cảng.

Cuối tháng 1 năm 1930.Hồng Kông đang vào xuân. Tiếng pháo đón tết

sớm của trẻ con đã nổ râm ran trên các đường phô.Được gặp ông Nguvễn Ái Quốc - mà tên tuổi từ

lâu đã được các nhà cách mạng Việt Nam nói đến với sự kính trọng và tin yêu - các đại biểu rất mừng và cảm động. Tuy nhiên cũng có đại biểu cẩn thận hỏi Ông:

Page 118: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

- Đồng clií có giây giói thiệu của Quốc tê cộng sản không ? Ông Nguyễn cười độ lượng, đặt tay lên trái tim mình:

- Giấy giói thiệu ỏ đây.Trong những ngày đầu nghỉ ngơi cho lại sức,

các đại biểu tranh thủ vừa chuyện trò tâm sự, vừa báo cáo công việc, vừa trình bày những suy nghĩ, dự kiến vối ông Nguyễn.

Một hôm, Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn đưa cho các đại biểu mỗi người một vé đi xem trận đá bóng ở sân vận động thành phô. Trong không khí ồn ào, náo nhiệt của sán vận động, ông Nguyễn đã cùng các đại biểu tiến hành hội nghị trù bị để thông qua chương trình nghị sự và định ngày giờ cho hội nghị chính thức.

Tối ngày 3-2-1930, trong ngôi nhà cũ bé nhỏ của một đồng chí công nhân ỏ Cửu Long thành, bên cạnh Hương Cảng, Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam chính thức khai mạc. Có bảv người tham dự:

Nguvễn Ái Quốc, đại diện cho Quốc tế cộng sản. Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu, đại diện cho Đông Dương cộng sản.

Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu, đại diện cho An Nam cộng sản.

Hai đồng chí Lê Hồng Sơn và Hồ Tùng Mậu tham gia chuẩn bị và tổ chức hội nghị.

Bảy người ngồi xung quanh một chiếc bàn, trên bàn có để sẵn một bộ súc sắc, m ô t trò chơi vía thích

Page 119: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

của người Trung Quốc.Uv tín của ông Nguyễn có sức nặng đặc biệt đối

với các đại biểu. Trong các buổi thảo luận, Ong khéo léo hướng dẫn. Nhờ những lời phát biểu cởi mỏ, xúc tích và những kết luận có căn cứ của Ông, Ông đã thuyết phục được tấ t cả các đại biểu và đưa hội nghị đến thành công.

Sau ba ngày làm việc, ngày 5-2-1930, tất cả các vấn đề tranh luận đã được giải quyết, các đại biểu nhất trí thông qua nghị quyết thành lập Đảng cộng sản Việt Nam và những văn kiện lịch sử. Các đại biểu tầm niệm lời căn dặn của ông Nguyễn: Phải bỏ mọi thành kiến, phải đoàn kết, thông nhất lực lượng.

Hội nghị kết thúc.Đảng cộng sản Việt Nam đã được thành lập.Chiều ngày 5-2, ông Nguyễn làm một bữa liên

hoan nhỏ để tiễn các đại biểu, các đồng chí, học trò của Ông vê' nưóc. Ông rất cảm động, mơ ước của Ông đã được thực hiện sau mười năm phấn đấu gian khổ. Cách mạng Việt Nam đã có JE)ảng cộng sản lãnh đạo. Trên các khuôn mặt trẻ tràn đầy kiên nghị của các đại biểu hiện rõ sự hân hoan, phấn khởi. Vối niềm vui rạo rực, các đồng chí chia tay ông Nguyễn trở vê báo tin vui cho đồng chí, đồng bào, đem thêm sức mạnh cho phong trào đang chò thời cơ bùng nổ.

Hơn mười ngày sau, ngày 18-2-1930, lời kêu gọi của ông Nguvễn nhân dịp thành lập Đảng được phát hành rộng rãi. quần chúng bị áp bức thì hân

Page 120: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

hoan cliào đón, bọn thực dân và đám tay sải thì hoảng sợ, hãi hùng trưốc những lòi kêu gọi cháy bỏng của ông:

"Hỡi đồng bào bị áp bức bóc lột !Đảng cộng sản ở Việt Nam đã được thành lập.

Đảng sẽ dìu dắt giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng để đấu tranh cho quyển lợi của toàn thể nhân dân bị áp bức, bóc lột. Ngay từ bây giờ, chúng ta phải gia nhập Đảng, đi theo Đảng, giúp đỡ Đảng...".

Đảng đã được thành lập, các chiến sĩ và quầiL chúng cách mạng hàm hở vào trận. Suốt nliững tháng ngày của nầm 1930 - 1931, trên Tô quốc của ông Nguyễn tiếng trông mõ xung trận của quần chúng lao khổ rền vang khắp chốn. Từ nhà máy, công sở đến ruộng đồng, từ Nam ra Bắc, từ biểu tình thị uy đến biểu tình có vũ trang, hàng chục vạn người đã xiết chặt đội ngũ chiến đấu dưới lá cờ búa liềm.

Trận mở đầu đầv tính chất bi hùng đó, sau này các nhà làm sử sẽ gọi là: Cuộc tông diễn tập đầu tiên của cách mạng vô sản Việt Nam.

Khi tiết xuân đã ấm dần, cuối tháng 3-1930, ông Nguyễn rời Hồng Kông trở lại Thái Lan báo tin vui cho đồng chí, đồng bào và trình bày vắn tắt chương trình, cương lĩnh của Đảng.

Tháng 4 ông đi Ma-lai-xi-a, rồi qua In-đô-nê- si-a, Xanh-ga-po để trỏ về Hồng Kong.

Ở Hồng Kông, trời đã cuối thu và chuẩn bị sang đông.

Page 121: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

20 - VỤ ÁN TỐNG VÃN s ơ

Trở lại Hồng Kông sau cuộc hành trình đến một sô nước ở châu Á, vói giấy tò mang tên Tông Vàn Sơ, một viên chức Trung Quôc, ông Nguyễn dọn đến ở và làm việc tại 186 phố Tam Long.

Ông Tông thường lui tới làm việc tại một ngói nhà bình thường xây đá cách phố Tam Long chừng ba dặm. Dưới danh nghĩa văn phòng một hãng buôn, cơ quan đại diện Cục Viễn Đông của Quốc tê cộng sản đặt trụ sở trên tầng ba ngôi nhà này. Từ đây, ông Tống cũng thường đi lại công tác trên tuyến đường Hồng Kông - Thượng Hải - Quảng Châu - Hồng Kông.

Sau khi Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập, nhất là từ khi bắt đầu cuộc nổi dậy ỏ Nghệ Tình và Trung Kỳ, cảnh sát thuộc địa Pháp tung nhiều mật VỊ1 vào việc d ò la, phát hiện, bắt bó các cán bộ lãnh đạo Đảng. Các báo chí xuất bản công khai ở Việt Nam lúc đó ngàv nào cũng đưa tin:

Page 122: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

"Hồi này ỏ Trung Kỳ suốt từ Thanh Hoá, Nghệ An cho tói Bình Định, không ngày nào không có xét nhà, bắt bớ ngiíòi vể tội âm mưu cộng sản..." hoặc “Suốt mười mấy tỉnh Trung Kỳ vẫn là sự khủng hoảng vì bắt bó, không có ngày nào không". Bọn "cảnh sát quốc tế" vùng thuộc địa gồm mật thám Anh, Pháp, Hà Lan tích cực phối hợp giăng màng lưới của mìnli ra khắp miền Nam Trung Quốc và các niíóc Đông Nam Á. Chúng cung cấp cho nhau tin tức về những nhà cách mạng ỏ các nước thuộc địa, trước hết là những người có liên hệ vối Quốc tế cộng sản. Chúng trao đổi cho nhau những người bị sa vào lưới của chúng.

Nguyễn Ái Quốc được liệt vào hàng đầu danh sách những người mà "cảnh sát quốc tế" lùng bắt cho kỳ được. Có lần, khi còn ở Thái Lan. mật thám Pháp đã dò la tung tích của Chín Thậu, chúng thương lượng vói chính quyền Thái Lan để cảnh sát địa phương bắt rồi trao lại cho chúng. Nhưng ông Nguyễn đã biết, giả làm một nhà sư, lừa được bọn chỉ điểm, trốn thoát ngay trước cuộc vâv ráp của cảnh sát. Nhưng giờ đây giữa năm 1931, ở Hồng Kông, kẻ thù đã khép kín được vòng vây.

Theo dõi sát sao những diễn biến của phong trào đấu tranh trong nước, ngày 20-4-1931, từ Hồng Kông ông Tống gửi thư về Sài Gòn cho Ban chấp liành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương

Page 123: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

góp ý và uốn nắn một số điểm chưa đúng.Ba ngày sau, ngày 23-4, ông lại viết tiếp một

thư nữa thông báo một số’ vấn đề về đường dây liên lạc, về cán bộ, nhắc nhỏ các đồng chí Trung ương công tác giữ bí mật và chế độ báo cáo giữa Đảng vối Quốc tê cộng sản. Lá thư này được chuyển qua đường dây bí mật về Đông Dương.

Ngàv 30-4, trong một cuộc lùng sục vây ráp ở vùng ngoại ô Sài Gòn, cảnh sát Pháp đã bắt được Nguyễn Thái, đảng viên Đảng cộng sản Đông Dương, trong người mang lá thư đó của ông Tông. Ngày 6-5-1931, tại Hà Nội, toàn quyền Đông Dương đã gửi một công điện thượng khẩn về Pa-ri cho Bộ thuộc địa, báo tin đã xác định được Nguyễn Ái Quốc hiện đang ở Hồng Kông.

Ngày 1-6-1931, Lơ-phrăng (tên thật là Đuy-cơ- ru người Pháp) cán bộ kiểm tra của Quốc tê cộng sản, bị cảnh sát Anh bắt tại Xạnh-ga-po. Cuộc vâv bắt đã được chuẩn bị "thật tuyệt vòi" như báo cáo của mật thám Anh miêu tả, hoàn toàn bất ngờ đối với Đuy-cơ-ru, vì thế, đồng chí không kịp huỷ các giấy tờ tài liệu có liên quan đến một sô hoạt động và địa chỉ của Quốc tê cộng sản ỏ khu vực Đông Nam Á. Trong số những tài liệu ấy, có địa chỉ của Nguyễn Ái Quốc ồ Hồng Kông thuộc Anh

Sáng sóm ngày 6-6-1931, cánh cửa ngôi nhà 186 phô» Tam Long bỗng dưng bị đập mạnh. Ông

Page 124: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

Tống clnía kịp ra mỏ, một viên sĩ quan Anh và mấy cảnh sát Trung Quốc ở địa phiíơng đã ập vào phòng.

- Ông Tống Văn Sơ tức Nguyễn Ái Quốc, người Đông Dương. Ồng đã bị bắt.

Cuộc khám xét bắt đầu. Bọn cảnh sát lục soát khắp nhà, từ dưói sàn lên đến trần. Chúng rạch tung cả quần áo, chăn gối, thậm chí, chứng cắt nhỏ cả bánh xà phòng ông vẫn dùng hàng ngày để mong tìm được tài liệu, giấy tờ bí mật.

Tìm kiếm hồi lâu không có kết quả, chúng giải ông ra khỏi nhà và đẩy lên chiếc xe có cửa sổ bịt kín bằng lưới sắt đã đỗ sẵn trong ngõ.

Xe chạy về sở cảnh sát Anh ở Hồng KôngNhận được tin đó, sỏ mật thám Đông Dương

phái ngav những nhân viên có trách nhiệm sang Hương Cảng để cùng lãnh sự Pháp ở đây thương thuyết với chính quyền Anh ỏ Hồng Kông bàn việc trao đổi "cố đi có lại".

Ngày 8-6, toàn quyên Đông Dương gửi công điện về Pa-ri cho Bộ thuộc địa báo tin: Cảnh sát Anh đã bắt được Nguyễn Ái Quốc. Những thủ tục cần thiết để chuyển giao ông Nguyễn về Đông Dương đang được tiến hành.

Bọn thực dân Pháp chuẩn bị "ăn mừng". Từ cuối tháng 6, các báo chí của chúng xuất bản ở Việt Nam liên tục đưa tin. Ngày 25-6, báo Điện tín đăng ảnh chân dung ông Nguyễn khi bị bắt kèm

Page 125: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

tin: "Nguyễn Ái Quốc, lãnh tụ lớn của Đảng cộng sản Đông Dương đã bị bắt". Ngày hôm sau, cũng báo đó đăng tiếp: "Lần này đúng là chúng ta đã tóm được cái đầu. Việc bắt này có'tác dụng làm chấm dứt phong trào cộng sản ở Đông Dương". Ngày 7-7, báo Dư luận bình luận: "Cục tình báo Anh đã bắt Nguyễn Ái Quốc như hái hoa. Đây là một mẻ lưối hay mà chứng ta phải cảm ơn các bạn người Anh, vì nhờ việc này mà Bộ tham mưu Đảng cộng sản Đông Dương sẽ bị tê liệt".

Theo kịch bản do hai sỏ mật thám Pháp và Anh đạo diễn, Pháp sẽ cấp tốc đưa đến Họng Kông một chiếc tàu đặc biệt để bí mật giải Nguyễn Ái Quốc về Việt Nam. Ở Việt Nam, chính quyên Pháp sẽ có thể thi hành bản án tử hình đã dành sẵn cho ông Nguyễn từ tháng 11-1929 mà không bị kéo dài lôi thôi và không gầy nên dư luận ồn ào không cần thiết.

Giữa tháng 6-1931, từ cảng Hải Phòng, một chiệc tàu của Pháp đã nhổ neo nhằm hưóng Hồng Kông thẳng tiến. Chiếc tàu này nhận một nhiệm vụ đặc biệt và tuyệt mật là sang chỏ một "kẻ thù cực kỳ năng động và nguy hiểm" đang bị giam riêng biệt trong sỏ cảnh sát Hồng Kông vê Đông Dương.

Nhưng, bọn phản động thuộc địa quốc tê không ngò những nưốc cơ của chúng đã bị rối tung vì sự can thiệp của luật sư Phrăng-xít Lô-dơ-bai, một

Page 126: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

luật sư người Anh nổi tiếng ỏ Hồng Kông, người có quan điểm xã hội tiến bộ, người đứng đầu một văn phòng luật gia có uy tín.

Ngay sau khi biết tin ông Nguyễn bị bắt, đại diện của Bộ phương Đông Quốíc tế cộng sản, đồng thời, những đồng chí cộng sản Việt Nam ỏ Hồng Kông đ ã đến gặp luật S I Í Lô-dơ-bai khẩn thiết nhò ông can thiệp vụ này để bảo vệ nhà cách mạng Việt Nam có uy tín. Ngay hôm ấy, Lô-dơ-bai đến sỏ cảnh sát Hồng Kông yêu cầu được gặp một ngoại kiều tên là Tống Văn Sơ vừa bị bắt. sỏ cảnh sát bối rối, chúng không ngò vụ bắt bó này được tiến hành rất khéo léo và kín đáo, thế mà chỉ sau 3 ngày Lô-dơ-bai đã biết. Theo luật định, chúng phải chấp nhận luật sư được quyền tiếp xúc với bị can. Nhưng ông Tống bị bắt bất hợp pháp, chưa có lệnh của uỷ viên công tô" ? Tên chánh mật thám Hồng Kông vừa bực vừa lo ngại. Hắn buộc phải vội vàng báo cáo việc này lên cấp trên và xin lệnh bắt. Vì vậy, trong văn bản chính thức về "vụ Tống Văn Sơ", ngày bắt được đề là 12-6-1931.

Sau hai lần yêu cầu bị từ chối, đến lần thứ ba, khi sở cảnh sát đã "hợp pháp hoá" hồ sơ thí Lô-dơ- bai mối được gặp ông Tống.

Ba mươi năm sau, tại Hà Nội, luật sư Lô-dơ- bai kể lại:

Page 127: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

- Trong phòng gặp, trước mặt luật sư là một người gày gò, thỉnh thoảng lại ho rũ rượi, trên khuôn mặt hốc hác nổi bật đối mắt to ngòi sáng. Lúc đầu nhìn ông Tống, luật sư động lòng thương hại một cách sâu sắc nhưng sau nửa giờ trò chuyện, luật sư cảm thấy kính trọng, khâm phục và mong muôn bất cứ giá nào cũng phải cứu được con người đáng mến này.

Sau khi được ông Tống cung cấp những tin tức chi tiết về vụ bắt bố và cùng nhau bàn bạc xác định hướng bào chữa, Lô-dơ-bai vê chuẩn bị mọi tài liệu cần thiết để chuyển vụ án lên toà án tối cao của Hồng Kông.

Trong khi đó, ỏ Pa-ri, ngày 19-6-1931, báo Luy-ma-ni-tê đăng bài của Mác-sen-ca-sanh tô cáo nhà cầm quyền Hồng Kông bắt giam trái phép Nguvễn Ái Quốc. Tiếp đó, ngày 7-7, tập san Anh- prây Ko (Inprekorn) của Quốc tế cộng sản, bản tiếng Đức, sau đó là bản tiếng Anh và tiếng Pháp, nhân danh Ban thư ký của Liên đoàn chông chủ nghĩa đê quốc lên tiếng kêu gọi "Hãy cứu lấy nhà cách mạng Việt Nam Nguyễn Ái Quốc".

Vụ án phải đưa ra xét xử công khai.Toà xử diễn ra theo đúng truyền thống lâu đòi

của nền tư pháp Anh. Chánh án ngồi giữa, cao hơn mọi người. Những người giúp việc và các trạng sư mặc áo choàng đen mang bộ tóc giả hồ bột. Trên

Page 128: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

bàn, trước mặt liọ có những bộ luật dày cộp. ở toà án, cliỉ có những người buộc tội và người bào chữa được quyền nói. Bị cáo và các luật sư của bị cáo trao đổi vối nhau qua những mẩu giấy. Lô-dơ-bai là luật sư chính của Tống Văn Sơ, nhưng người bào chữa triỉốc toà là tiến sĩ Giăng Kinli, bạn đồng nghiệp của luật sư.

Công tổ’ viên buộc cho ông Tông những tội mà thòi ấy, toà án tư bản ở nhiều nước thường dùng để buộc tội những người cách mạng: là cộng sản, là gián điệp của Mát-xcơ-va đến Hồng Kong với mục đích lật đô chính quyền Vương quốc Anh... Công tô viên yêu cầu tuyên án bị cáo nhiều năm tù, hoặc ít ra cũng phải trục xuất bị cáo vê Đông Dương.

Để đấu lại bọn thực dân, lý lẽ của Lô-dơ-bai và các đồng nghiệp của ông khi bào chữa cho Tông Văn Sơ tập trung vào ba điểm cơ bản:

1. Việc bắt Tống Văn Sơ là bất hợp pháp vì ông bị bắt ngày 6-6, nhưng mãi đến ngày 12-6, thống đốc Hồng Kông mới ký lệnh bắt.

2. Các cơ quan thẩm vấn đã có những liành vi trái luật pháp, nêu ra cho bị cáo những câu hỏi vượt ra ngoài phạm vi thẩm vấn. Trong khi hỏi cung người bị tạm giữ, viên dự thẩm đã hỏi quá 5 câu theo luật định.

3. Yêu cầu của công tô viên (lòi trục xuất bị cáo về Đông Dương, nơi bị cáo nhất định sẽ bị tử hình

Page 129: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

cũng mâu thuẫn vối luật pháp. Theo luật, những quy định đó chỉ áp dụng với những ai là thần dân của Vương quốc Anh. Tống Văn Sơ là thần dân của một nưốc khác, vì thế không thể áp dụng quy định này đối với bị cáo được.

Kết luận, các luật sư bào chữa đê nghị tha bổng. Cuộc đấu tranh giữa toà với các luật sư bào chữa kéo dài suốt chín phiên xử, từ tháng 6 đến tháng 10 năm 1931. Cuối cùng, toà án tối cao Hồng Kông quyết định:

Xoá bỏ mọi điều buộc tội Tông Văn Sơ, tuy nhiên, Tông Văn Sơ vẫn bị trục xuất khỏi Hồng Kông và phải về Đông Dương.

Quốc tê cộng sản thông qua phân bộ Cứu tê đỏ của Pháp đã tiếp xúc với Lô-dơ-bai ngay từ giai đoạn thẩm vân để tìm cách cứu Nguyễn Ái Quốc. Phôi hợp với những người bạn của ông Tông (tức Quốc tê cộng sản), Lô-dơ-bai chông lại quyết định của toà án Hồng Kông. Theo luật định, ồng gửi đơn chông án lên Hội đồng nhà vua ở Luân Đôn, và nhờ Noi-en Prit, một luật sư Anh nổi tiếng lúc đó chịu trách nhiệm bào chữa cho Tông Văn Sơ tại Hội đồng nhà vua.

Trong thời gian chờ đợi kết quả chông án, ông Tông bị giam tại nhà tù Vich-to-ri-a (tên một nữ hoàng Anh nổi tiếng 1819-1901), nhà tù trung ương của Hồng Kông. Đó là một ngôi nhà ba tầng

Page 130: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

tối tăm với những hành lang hẹp chạy dài, hai bên là những cliấn song của vô sô xà-lim. Xà-lim giam ông Tọng chiểu hai mét, chiểu một mét. Ngay sát trần, ỏ độ cao ba mét có một cửa sổ rấ t hẹp hình bán nguyệt bịt chấn song sắt.

Hằng ngày, ông Nguyễn được phép đi dạo mười lăm phút. Mảnh sân nhà tù hình chữ nhật hẹp được bao quanh bằng những bức tường cao, trông tựa như đáy một chiếc giếng sâu. Dù sao, đi dạo cũng còn thú vị hơn nằm trong xà-lim, vì còn được nói, được nhìn mặt người và một mảnh trời nho nhỏ.

Luật sư Lô-dơ-bai cùng vợ thường đến thăm ông Tống trong nhà tù. Họ chân thành, quyến luyến ông. Giữa vợ chồng luật sư vói ông Tông đã hình thành một mối quan hệ thân thiết.

Qua những nguồn tin đáng tin cậy, Lô-dơ-bai biết rằng bọn Pháp đã treo giải 75 ngàn đồng (một giá rất cao) cho kẻ nào bắt được ông Tông. Ngav cả trong trường hợp đơn kháng án được chấp thuận, ông Tống vẫn đứng trước nguy cơ bị bọn Pháp bắt và giết hại, vì ở Hồng Kông, quá nhiều cảnh sát đã biết mặt ông.

Một lần đến bệnh viện của nhà tù thăm ông Tông bị ôm, khi rẽ vào hàng hoa mua mấy bông hoa để tặng người ốm, bà Lô-dơ-bai gặp Xten-la Ben-xơ, vợ Phó thống đôc Hồng Kông. vốn là chỗ bạn thân, bà Lô-dơ-bai kể cho bạn mình nghe vê

Page 131: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

Tống Văn Sơ mà vợ chồng bà đang giúp đỡ. Câu chuyện làm Xten-la thích thú và bà ta tỏ ý muốn được đến thăm ông Tông. Trò chuyện với ông Tống, Xten-la khâm phục tài nói tiếng Anh và thái độ lịch thiệp của người tù này. về nhà, bà ta cằn nhằn vối chồng, tại sao một người Á Đông có văn hoá đến thê mà lại bỏ tù. Rồi, bà ta còn bắt phó Thống đốc Xa-u-tôn cùng với mình đến bệnh viện làm quen vối người tù "hiếm có" ấy. Nhân cách cũng như trí tuệ minh mẫn của ông Tổng đã gây được những ấn tượng tôt đẹp cho những người tiếp xúc với ông. Sau này, sự quen biết ây sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp ông Tông bí mật rời khỏi Hồng Kông.

Tin vui từ Luân Đôn gửi đến: đơn kháng án của ông Tống đã được Hội đồng nhà vua chấp nhận. Luật sư Lô-dơ-bai đã thắng. Tông Văn Sơ được tha bổng.

Điều quan trọng lúc này là phải rời ,khỏi Hồng Kông càng nhanh, càng bí mật càng tôt. Trong cuộc họp gia đình tại nhà luật sư Lô-dơ-bai, mọi người quyết định tìm mua cho ông Tống một vé tàu thuỷ sắp đi châu Âu và ông Tống phải lên bò ngav sau khi tàu cập bến đầu tiên. Cuộc chia tay cảm động và đượm buồn.

Vài ngày sau, Lô-dơ-bai hết sức kinh ngạc nhận được thư của ông Tông báo tin: Vừa đặt chân lên Xanh-ga-po thì ông bị cảnh sát bắt giữ. Họ giải

Page 132: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

ông về Hồng Kông. Và, hiện giờ đang bị giam giữ ở sỏ cảnh sát đúng như hơn một năm trước.

Lưật sư rấ t phẫn nộ. Tối hôm ấy, ông ngồi rất khuyả bên bàn làm việc suy nghĩ tìm cách giải quyết. Sáng hôm sau, Líô-dơ-bai đêh dinh thống đốc. Sau khi bày tỏ sự phẫn nộ của mình với thống đốc Uy-liêm-pin về việc chính quyền không giữ lòi hứa, luật sư yêu cầu chính quỳền phải thi hành án của Hội đồng nhà vua và đề nghị Thống đốc cho phép Tống Văn Sơ đến Hạ Môn, một thành phố nghỉ mát của Trung Quốc ỏ Đông Bắc Hồng Kông bằng một chuyên tàu thuỷ do chính luật sư tự chọn. Ngay hôm sau, luật sư nhận đưbc thư riêng của Thống đốc báo tin là ống ta đã ra lệnh miệng tha Tống Văn Sơ, nhưng tỏ ý e ngại là cảnh sát ở bến cảng có thể tìm cách bắt giữ Tông vắn Sơ trước khi tàu khỏi hành.

Lô-dơ-bai đón ông Tống ra khỏi sồ cảnh sát và bí mật thu xếp chò ông Tống vào ỏ tạm trong ký túc xá của hội những người thiên chua* giáo trẻ Trung Quốc. Hai ông bà muả cho Tống Văn Sơ bộ đồ mà các nhà học giẳ vối giói thượng lưu Trung Quốc thường mặc lúc bấy giò: áo chùng, tay thụng, đầu đội mũ vải mềm, chân đi giày vại, đeo râu giả. Hoá trang xong, trông ông Tống khác hẳn đi.

Làm sao lên tàu thuỷ đi Hạ Môn mà tránh được sự kiểm soát của cảnh sát ỏ bến cảng ? Suy

Page 133: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

ngliĩ mãi, vợ chồng luật sư Lô-dơ-bai quyết định đến nhò sự tác động của vợ chồng phó Thông đổc Hồng Kông Xa-u-tôn.

Lô-dơ-bai mua hai vé hạng nhất trên một chiếc tàu Nhật Bản đi Thượng Hải, một vé cho ông Tông, một vé cho một người Trung Quốc tin cậy được luật sư giao nhiệm vụ đưa ông Tông đến Hạ Môn.

Rạng sáng hôm tàu thuỷ rời bến. Tại bò cảng, khu vực dành cho quan chức cao cấp của Hồng Kong, một người Trung Quốc ăn mặc sang trọng có thư ký đi theo bước lên ca-nô riêng của Thống đỗc, người này thân mật từ biệt hai người Au, một nam, một nữ. Họ lần lượt ôm hôn nhau rồi sau đó, chiếc ca-nô nổ máy rời bến chạy ra khơi. Đằng xa, một con tàu trắng đang tiến vể hướng Đông nhận được tín hiệu từ ca-nô riêng của Thống đốc. đã dừng lại và nhận lên tàu hai người khách của Thông đốc đã đặt chỗ sẵn. Thang tàu hạ xuống nưốc, viên thuyền trưởng ra đón khách quý và đích thân dẫn khách vào buồng riêng.

Vài giờ sau, con tàu đến Hạ Môn, nơi mà cả luật pháp Anh lẫn Pháp đều không có hiệu lực.

Ở Hạ Môn ít ngày, ông Tống lại sang Thượng Hải để tìm liên lạc vối Quốc tê cộng sản.

Mùa xuân năm 1933, một chiếc tàu buôn Liên Xô vào bên Thượng Hải sửa chữa vặt. Thuvền trưởng được báo trước là phải bí mật đưa lên tàu

Page 134: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

một hành kliách người châu Á. Một buổi chiểu tà, chiếc thuyền nhỏ chở ông Tống cập vào mạn tàu từ phía biển, nơi thang tàu đã được hạ sẵn.

Sau ít hôm chạy ngoài khơi, con tàu đi vào vịnh "Sừng vàng" tuyệt đẹp. Toàn cảnh Vla-đi-vốt-xtốc trải dài trên những dãy đồi núi hiện ra trưóc mắt ông Tống.

Khi ông Tống Văn Sơ trở thành Chủ tịch Hồ Chí Minh của một nước Việt Nam tự do, mỗi lần tết đến, Chủ tịch lại gửi thiếp chúc mừng và hoa tới ông bà Lô-dơ-bai.

Đầu năm 1960, nhận lòi mời của Chủ tịch Hồ chí Minh, vợ chồng luật sư Lô-dơ-bai cùng con gái cũng là luật sư, đến Hà Nội với tư cách là khách danh dự của Chủ tịch. Gia đình luật sư, những ân nhân của Chủ tịch đã ở thăm Việt Nam một tháng, đã cùng Chủ tịch và các bạn chiến đấu cùa Người đón tết cô truyền của Việt Nam ở Hà Nội.

Page 135: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

21-TẤM THẺ SỐ 154

Năm 1969, lúc Hồ Chí Minh qua đời, trong cuộc phỏng vấn của hãng Roi-tơ, bà Lô-dơ-bai (luật sư Lô-dơ-bai đã mất trưốc đó mấy năm) cho biết: Những tin đồn đại về cái chết của Tông Văn Sơ vào cuối năm 1932 là do hai vợ chồng luật sư tung ra để đánh lạc hướng bọn mật vụ Pháp và giúp ông Nguyễn an toàn đến Hạ Môn.

Sau khi ông Nguyễn bỗng dưng biến khỏi Hồng Kông, một sô báo Pháp đã đưa tin: "Lãnh tụ cộng sản Nguyễn Ái Quốc, người đã được 'nói đến rất nhiêu, đặc biệt là trong thời kỳ cộng sản nổi dậy ỏ Đông-Pháp, đã chết vì bệnh lao phôi trong nhà thương của nhà tù Hồng Kông". Có báo còn đăng cả ảnh và niên biểu hoạt động chính trị của Ông. Báo Luy-ma-ni-tê, báo Vô- sản ở Pa-ri, nhiều báo ở Liên Xô cũng đưa lại tin này. Nhóm học viên Việt Nam tại trường Đại học cộng sản phương Đông ở Liên Xô cũng đã tổ cliítc lễ truy điệu ông Nguyễn

Page 136: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

vối sự tham dự và phát biểu ý kiếù của đại diện Quốc tế cộng sản và Ban giám đốc nhà trường. Chẳng th ế mà khi gặp lại ông Nguyễn ở Thượng Hải vào đầu năm 1933, Pôn Vay-ăng Cu-tuy-ri-ê, người đồng chí Pháp ỏ Đại hội Tua năm xưa, vừa ôm hôn ông Nguyễn, vừa nghẹn ngào nói:

- Trời, ánh Nguyễn, anh vẫn còn sống đấy sao ? Người ta đã chôn cất anh rồi cơ mà ? Rõ ràng là anh sề sống lâu đấy.

Sau gần hai năm sống tăm tốì trong nhà tù đế quốc Anh, sau chấn động tinh thần nặng nề bởi cái chết cửa nhiều đảng viên ưu tú, nhiều đồng chí, bạn bè và học trò trong đố có Trần Phú, Nguyễn Đức Cảnh, Châu Văn Liêm, Lý Tự Trọng, sức khoe cửa ông Nguyễn bị suy giảm. Theo yêu cầu của Cục phương Đông, ông đi điều dưỡng một thòi gian ở Cờ-rưm. Tháng 10 năm 1933 ông theo dự một khoá học của trường Đại học quốc tê mạng tên Lê-nin. Suốt thòi gian này, giấy tờ của ông đều ghi tên Li-nốp.

Từ đầu năm 1935, công việc của tấ t cả các cục, vụ yà.cơ quan của Quôc tế cộng sản ở Mát-xcơ-va đều xoay quanh vào việc chuẩn bị cho Đại hội lần thứ bảy Quốc tế cộng sản sẽ họp vào cuối tháng 7.

Đoàn đại biểu Đảng cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu đã đến Mát-xcơ-va, ông Nguyễn cùng các đổng chí Việt Nam ồ đây đã

Page 137: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

thường xuyên làm việc với đoàn để góp ý, bổ sung clio báo cáo và tham luận của Đảng.

Đại hội khai mạc, ông Nguyễn không tham gia đoàn đại biểu Đảng của Việt Nam, nhưng vói tư cách là cán bộ của Quốc tế, ông tham dự tấ t cả các phiên họp của đại hội.

Tám thẻ đại biểu dùng trong thời gian Đại hội của ông Nguyễn mang sô 154. Tên đại biểu: Lin. Đảng cộng sản: Đông Dương. (Đại biểu dự thính).

Trong hồ sơ lưu trữ vê Đại hội lần thứ bảy của Quốc tế cộng sản, kèm theo tâm thẻ đại biểu sô 154 còn có bản tóm tắt lý lịch đại biêu của ông Nguyễn gửi cho ban tô chức đại hội. Trong bản tóm tát lý lịch in sẵn bằng các thứ tiếng Nga, Anh, Pháp, ông Nguyễn ghi phần trả lòi bằng chữ Nga.

Trình độ văn lioá: Tự học.Trình độ ngoại ngữ: Pháp, Anh, Trung Quốc,

Nga. Ý, Đức.Nơi vào Đảng: Đảng cộng sản Pháp.'Nơi sinh hoạt Đảng: Đảng cộng sản Đông

Dương. Cục phương Đông Quốc tế cộng sản.Nghề nghiệp chuyên môn: Đi biển, 10 năm làm

thuỷ thủ, v.v...Đại hội kết thúc, trước khi rời Mát-xcơ-va, các

đồng chí trong đoàn Việt Nam đến chào từ biệt ông Nguyễn. Tiễn các đồng chí của mình vê nước, ông Nguyễn dặn dò:

Page 138: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

- Thắng lợi của mặt trận bình dân ở Pháp là một cơ hội hiếm có đối vói chúng ta. Vì thế, chứng ta không được bỏ lõ. Sau khi nhắc nhỏ một sô chủ trương, biện pháp Đảng ta cần phải tiến hành ngay, ông Nguyễn nhấn mạnh: Tôi nhắc lại, tuyệt

- đối không được thoả hiệp với .bọn Tờ-rôt-xkít về bất cứ vấn đề gì.

Năm 1938, trước nạn xâm lăng của quân phiệt Nhật, Bản. ở Trung Quốc, một lần nữa Quốc Dân Đảng và Đảng cộng sản lại hợp tác để lập Mặt trận dân tộc thống nhất chông xâm lược. Đối vối những người yêu nước Việt Nam, sự kiện đó đã tạo điều kiện cho họ trở về những vùng gần biên giói Trung-Việt để từ đó vể nưốc.

Cuối năm 1938, một năm trưốc ngày đại chiến thế giới lần thứ hai bùng nổ, ông Nguyễn bí mật rời Liên Xô.

Page 139: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

Ngày 12-2-1939, báo Nốt-tờ-rơ-voa (Tiếng nói của chúng ta) một tò báo của Đảng cộng sản Đông Dương xuất bản ở Việt Nam bằng chữ Pháp đăng bài "Người Nhật Bản muôn khai hoá Trung Quốc như thế nào ?" của tác giả p.c. Lin. Từ đó, hên tục cho đến tháng 8-1939. báo nàv còn đăng nhiều bài nữa của ông Lin. Tất cả những bài đó đều được gửi từ nước ngoài về.

Tác giả của những bài báo này lúc ây đang ỏ Trung Quốc.

Tháng 10-1938, rời Mát-xcơ-va, ông Nguyễn theo con đường bộ qua sa mạc Gô-bi rồi An-ma A-ta vượt biên giói Xô-Trung vể Tây An thủ phủ tỉnh Thiểm Bắc. Từ Tâv An, Ông lại tiếp tục chuyến đi đầy khó khăn gian khổ suốt một tuần để đến Diên An. Trong những ngày ấy, Ông phải đi bộ, đẩy xe bò chỏ vải vụn để làm giầy vải cho dâirvà bộ đội. Có một sô xe rấ t kỳ quặc, đó là loại

Page 140: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

xe "Tam-mã" do một con bò, một con ngựa, một con lừa cùng kéo.

Diên An nằm trong tliung lũng sông Diên Thuỷ, lúc đó là một trong những trung tâm chủ yếu của khu giải phóng, và là nơi đặt trụ sở của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc cùng Hồng quân Trung Quốc. Tại đây, ông Nguyễn gặp lại một sô người Trung Quốc đã quen biết trong những năm trước ở Mát-x.cơ-va. Mặc dầu giấy tờ Ông mang tên Trung Quốc là Hồ Quang, nhưng những người bạn cũ vẫn gọi Ông là đồng chỉ Lin.

Ở Diên An một thời gian, Ông lại làm cuộc hành trình nghìn dặm xuyên qua các tỉnh Sơn Tây, Hồ Nam để xuống phía Nam. Sau nhiều ngày đi đường vất vả, Ông tới Quế Lâm thủ phủ tỉnh Quảng Tây. Từ Quảng Tây, Ông sang Vân Nam và cuối cùng, tại thành phô Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam, ông Nguyễn đã bắt liên lạc được vối Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương đúng vào thòi gian Chính phủ Pháp dầu hàng phát xít Đức.

Tình hình rấ t khẩn trương. Ông Nguyễn quyết định ròi Vân Nam vê Tĩnh Tây, một thành phố gần biên giới Trung-Việt để chuẩn bị vượt biên giói vê nưốc.

Page 141: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

Một buổi sáng tháng 2 năm 1940.Tròi Côn Minh trong trẻo và ấm áp. Trên còn

đường Kim Mã, một phô" chính của Côn Minh, có hiệu dầu cù là Vĩnh An Đường. Người lái xe trẻ của cửa hiệu đang ngồi hành lang xem sách, bỗng nghe tiếng một người Trung Quốc hỏi bác công nhân ngoài cửa:

- Anh cho tôi hỏi, ở đâv có ai là Trịnh Đông Hải không ? Nghe hỏi tên mình, người lái xe vội vàng gâ'p sách chạy ra. Trước mặt anh là một người đàn ông ăn mặc sang trọng: áo vét, cô cồn, cà-vạt, giầy da, mũ phớt... lại một khách hàng muốn nhờ vả xe cộ gì đây. Anh ta cũng trả lời bằng tiếng Trung Quốc:

- Tôi là Trịnh Đông Hải. ông hỏi tôi có việc gì ? Người đàn ông không vội trả lòi, tiến sát lại gần anh nói nhỏ bằng tiếng Việt:

Page 142: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

- Tôi là Trần. Tôi đã nhận được thư của các anh. Anh lái xe của hãng dầu cù là giật mình và hồi hộp. Anh nhìn ông ta chăm chăm. Người mà liên lạc của Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương từ Hà Nội sang nhò các anh tìm đã đến. Gần một tháng qua, kể từ khi nhờ một người của Đảng cộng sản Trung Quốc chuyển bức thư của các anh đi, ngày nào Vũ Anh (tức Trịnh Đông Hải) cùng Phùng Chí Kiên cũng mong chờ.

Thấy Vũ Anh còn bàng hoàng, ông Trần nói tiếp:- Bây giờ nếu rỗi việc, anh em ta ra ngoài công

viên nói chuyện đi.Vũ Anh đưa ông Trần ra công viên Kim Bách

Bộ ỏ phía Tây thành phố. Ngồi trên một ghê đá của công viên, Vũ Anh báo cáo tóm tắ t tình hình với ông Trần:

- Ở Vân Nam, anh Phùng Chí Kiên, một anh nữa và tôi thành lập Bộ hải ngoại của Đảng và có liên lạc đều đặn với Trung ương ở trong nưốc. Ngoài ra, còn có chi bộ Việt kiều ở Vân Quý do tôi làm bí thư. Anh Lâm Bá Kiệt (tức Phạm Văn Đồng) và anh Dương Hoài Nam (tức Võ Nguyên Giáp) mới từ trong nưốc sang. Hai'anh hiện đang ở nhà một đồng chí Trung Quốc cùng với Cao Hồng Lĩnh gần hiệu Vĩnh An Đường. Bộ hải ngoại có một cơ quan bí mật cách đây khoảng ba cây số. Khi nào tiện, mòi đồng chí đến cơ quan, chúng tôi sẽ báo cáo tỉ mỉ.

Page 143: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

- Cliiều nay được không ? Vừa hỏi, ông Trần vừa nliìn thẳng vào Vũ Anh. Đôi mắt long lanh của ông sáng khác thường mà trong đời chưa bao giờ Vũ Anh thấy ai có. Lúc đó, Vũ Anh chưa nghĩ được đây là ông Nguyễn, nhưng anh chắc rằng ông Trần cũng là một cán bộ quan trọng của Trung ương.

Buổi chiều, hai người ngược theo con đường lớn lót đá hộc trở lại vườn hoa, qua cổng Kim Mã đến cửa Nam lớn. Ở đây phô" xá náo nhiệt, cảnh buôn bán sầm uất. Vũ Anh đi trước, ông Trần đi sau. Hai người rẽ qua mấy phô" nhỏ dẫn đến Chùa Cá. Đó là một trong những phong cảnh đẹp của Vân Nam, khách thập phương lúc nào cũng đông đúc, tấp nập. Họ thường đến đây ngắm phong cảnh, chơi mát, xem cá ăn bỏng.

Cơ quan bí mật của Hải ngoại đóng trong một ngôi nhà nhỏ cạnh Chùa Cá. Phùng Chí Kiên lúc đó đang mải miết chữa bài đê chuẩn bị cho sô báo sắp tối. Vừa thấy ông Trần đến, anh bật đứng dậy, chạy lại nắm tay Ông, mừng rỡ reo lên: '

-A nh!Sau phút xúc động, Phùng Chí Kiên quay lại

giới thiệu với Vũ Anh:- Đây là đồng chí mà thường ngày chúng ta

hay nhắc đến.Vũ Anh bồi hồi. Đồng chí Nguvễn Ái Quô"c, con

người nổi tiếng mà lâu nay các anh vẫn mong đợi

Page 144: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

có dịp để gặp, giờ đây đaĩig ở trưóc mặt anh. Khi anh qua Xiêm thì nghe tin ông đi Trung Quốíc. Khi anh qua Trung Quốc thì ông Nguyễn lại đã đi Nga. Và, giờ đây Ong đang ỏ Côn Minh với các anh, một thành phô của Trung Quốc, không xa biên giới của đất nước bao nhiêu.

Ở Vân Nam có một nơi gọi là Thuý Hồ, người địa phương thường gọi là Tạ Quang Lầu. Đó là một hồ rộng mênh mông, đứng bên này nhìn qua bên kia, giống như nhìn ra biển. Chung quanh hồ, người xe đi lại tấp nập. Các quán nưốc, các cửa hàng ăn lúc nào cũng đông nghịt người vào ra. Ở đây có cả nhà cho khách thuê thuyên du ngoạn trên hồ. Một hôm, ông Trần đề nghị Phùng Chí Kiên bô chí cho gặp hai anh Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp.

Ông Trần và Vũ Anh thuê một chiếc thuvển ngồi đợi sẵn ở một góc hồ. Khi Phùng Chí Kiên dẫn Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp đến, thấy Ông, anh Đồng rấ t mừng vì anh đã biết Ông từ hồi ỏ Quảng Châu năm 1927. Võ Nguyên Giáp tuy mới gặp ông Trần lần đầu nhưng đoán được ngay đây là người mà anh hằng mong gặp.

Khi tất cả đã xuống thuyền, ông Trần nói:- Chú Đồng vẫn chưa già mấy.Rồi quay sang phía Võ Nguyên Giáp, ông nói:- Còn chú này thì đẹp như một co gái vậv.

Page 145: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

Mọi người nhìn anh Giáp, cười vui.Thuyền ra khỏi bờ một lúc, ông Trần bắt đầu

hỏi hai anh tình hình trong nưốc. Khi cuộc đại chiến bùng nổ, cả Đông Dương, bị cuốn vào vòng khói lửa. Đảng đã bị quân thù đặt ra ngoài vòng pháp luật, nhưng phong trào vẫn dâng cao, lực lượng của Đảng vẫn được bảo toàn, những chiến sĩ cộng sản v ẫ n kiên trung chiến đấu. Nghe báo cáo xong, ông Trần phân tích cho mọi người hiểu vê tình hình thế giới lúc bấy giờ và gợi ý một số công việc cần phải làm đối vối bộ phận hải ngoại của Đảng.

Khi sắp ra về, Phạm Vàn Đồng và Võ Nguvên Giáp đê nghị ông Trần để cho hai anh lên Diên An học. Suy nghĩ một lúc, ông Trần nói:

- Các đồng chí nên đi Diên An, lên trên ấv nghiên cứu lý luận chính trị, phương pháp vận động quần chúng. Nếu có thê nên nghiên cứu vê đường lôi quân sự, cách chỉ huv.

Ông Trần bảo Cao Hồng Lĩnh, trưóc đã ở Diên An cùng đi để giúp đỡ, đồng thời dặn hai anh khi qua Quý Châu thì vào Biện sự xứ của Bát lộ quân, ở đó, các đồng chí Trung Quôc sẽ tìm xe đưa các anh đi. Ông đánh máv cho các anh một giấy giói thiệu rồi ký tên là Hồ Quang.

Hơn một tháng sau. khi Pháp đã mất Pa-ri vào tay Đức, ông Trần đánh điện cho các anh. yêu cầu

Page 146: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

không đi Diên An nữa, mà ở lại Quý Châu đợi ông cùng Bộ hải ngoại lên bàn công việc.

Thời gian ỏ Côn Minh, tuy phải đi lại nhiều, nhưng nhò cách giữ gìn bí mật cẩn thận của ông Trần nên bọn đặc vụ không tài nào phát hiện được. Khi thì Ông giả làm một cần vụ già đi phục dịch cho một viên quan nào đó, khi thì ăn mặc như một nông dân ở Côn Minh, khi thì ăn mặc sang trọng như khách hàng của nliững tiệm buôn lốn.

Một đêm tháng 6-1940, tròi Côn Minh oi bức và nồng nực không khác gì mùa hè ở Việt Nam. Bọn Tưởng làm náo động cả Vân Nam vì tin Pa-ri thất thủ. Ông Trần cùng các anh trong Bộ hải ngoại ngồi tại cơ quan họp bàn. thảo luận về tình hình hiện tại.

Cuối cùng, ông Trần quyết định:- Việc Pháp mất nước là một cơ hội rấ t thuận

lợi cho cách mạng Việt Nam. Ta phải tìm mọi cách về nưốc ngay để tranh thủ thòi cơ. Chậm trễ lúc này là có tội với dân tộc.

Sau dó, các anh lên Quý Châu rồi cùng vói Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp vê Quế Lâm đợi ông Trần. Sau những đối sách cần thiết với nhóm Trương Bội Công và bọn Tưỏng, ông Trần cùng mọi người ròi Quế Lâm về Tĩnh Tầy, một huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, gần biên giói Việt-Trung để chuẩn bị về nưốc. í

Page 147: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

24- LỂ CẨU HÔN Ở ĐỀN CHỈ-THÔN

Tliáng 4-1940. ông Trần đi kiểm tra một sô cơ sở cách mạng của ta ỏ dọc đường xe lửa Côn Minh - Hồ Khẩu. Phùng Chí Kiên cùng đi với Ông.

Đóng vai một công nhân Việt Nam đi kiếm việc làm. đến ga Chỉ Thôn thuộc hu vện Mông Tự Ong dừng lại. Hai người vào sông và ở tại nhà một đảng viên của Đảng mỏ hiệu cắt tóc ỏ gần ga. Ổng Trần ít nói hay làm. Ong hoà mình rất nhanh vói mọi người.

Chỉ qua vài ngày, bà con trong khu đểu ca ngợi ông cụ dáng người mảnh khảnh, có vầng trán rộng và cao. đôi mắt to và sáng, tiếng cười ầm vang truyền cảm. sông giản dị. tôt bụng, nghê gì củng biêt. kê cả khuân vác. mà lại rất tinh thông Hán học.

Đúng lúc âv máv bav Nhật ném bom phá liuỷ cầu xe lửa Pô-chai làm hàng trăm dân thường, trong đó có hai mươi Việt kiêu bị chết. Bà con

Page 148: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

mời cụ Trần đến giúp lễ cầu hồn cho những người đã mất.

Thời bấy giò, ở giữa khu tập thể công nhân Việt Nam có một ngôi đền do công ty xe lửa Vân Nam xâv bằng gạch dành cho kiều bào ta đến cúng lễ. Mái đền lợp ngói úp bát, tường kẻ chữ nổi, có cả hình rồng. Trong đền thờ "Tam phủ công đồng" tức bà Chúa Thuý, bà chúa Thượng Ngàn và bà chúa Liễu Hạnh.

vẫn với phong độ ung dung, tự tại cửa con người quen làm chủ trưốc mọi tình thế, cụ Trần vui vẻ nhận lồi.

Vào một tối đầu hè, ngôi đền khu ga Chi Thôn ở giữa vùng núi cao phía Nam Trung Quốc được trang hoàng lộng lẫy, đèn nến sáng trưng, khói hương nghi ngút. Mở đầu là cúng Phật. Cụ Trần trịnh trọng buông ba hồi trống lớn, Phùng Chí Kiên trợ lễ đánh tiếp nối theo ba hồi trông con. Cụ Trần cao giọng đọc lòi tụng:

Nam mô Phật tổ Như laiChúng sinh nheo nhóc dưới trời Tây PhươngTrăm tầng áp bức thảm thươngThân gầy như củi, xác nhường như maĐâu là phức đẳng hă sa ?Đâu là cõi Phật, đâu là cảnh tiên ?

Page 149: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

Lúc cliuvển sang chạy đàn, không khí buổi lễ lại càng cuôn hút. Hàng trám con mắt đổ dồn về phía cụ Trần. Ông cụ khoan thai cất bưóc. Phùng Chí Kiên đánh trông theo sau, tiếp đó là dòng người gồm vợ con, thân thích các gia đình bị bom Nhật giết hại. Bỗng tiếng cụ Trần cất lên dõng dạc:

Tiến lên, tất cả đồng bào !Đánh đuổi giặc Nhật đã giết hại kiều bào ta ỏ

Pô-chai !Pô-chai... Pô-chai !Tiếng cụ Trần âm vang vừa dứt, đã nghe tiếng

Phùng Chí Kiên, trợ lễ cất lên theo, rồi tất cả bà con dự lễ cùng đồng thanh nhắc lại "Pô-chai... Po­chai !"

Cuối cùng đến lễ giải oan. Không khí buổi lễ như ngưng đọng lại dưối ánh sáng lung linh của đèn nến cùng hương khói ngào ngạt trong đền. Mọi người chăm chú nghe lời cụ Trần cầu cho hương hồn những người đã mất sớm siêu thoát:

Nam mồ bồ tát thế tônTiếp dẫn linh hồn uề Mạc-tư-khoaĐấy là đẳng phúc hà saĐấy là hạnh phúc, đấy là thần tiên.

Rồi nhân lúc bà con xúc động, Cụ|Trần hát tiếp bài văn Chiêu hồn của Nguvễn Du vóì giọng thông thiết, gợi rõ cảnh thê lương của mười loại chúng

Page 150: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

sinh gặp bước sa cơ lỡ vận ở giữa xã liội bất công. Tiếp đó cụ Trần lại hát to rành rọt:

Quân cướp N hật thật là tàn ác Vừa rồi đầy oanh tạc Pô-chai Kiều bào mấy chục mạng người Thây tan, thịt nát quê người thảm thê.Khóc than củng khôn bề cứu sống.Phải vùng lên như đổng Thiên Vương Thù nhà nỢ nước đôi đường Đã vì người chết, càng thương giông nòi.

Đừng tin vào sô mệnh trời Mà do quân N hật giết người gây nên.Hồn ơi, hồn có linh thiêngHãy cùng người sông báo đền nước nonNgười còn thì hước phải còn.

Nhiêu chục năm sau, những kiều bào có mặt ở buổi lễ cầu hồn năm ấy còn nhắc lại những bài hát lễ ứng khẩu này của cụ Trần.

Page 151: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

25 - NGÀY VÊ

Tliáng 1-1941, ông Nguyễn cùng các đồng chí của mình về đến làng Nậm Qnang (thuộc huyện Tĩnh Tây) giáp biên giới nước Việt. Tại đâv, ông mỏ một lớp học ngắn ngàv cho hơn 40 thanh niên yêu nước. Đó chính là lớp huấn luyện cán bộ Việt Minh đầu tiên của nước ta.

Sau lớp học. Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp được ông Nguyễn giao nhiệm vụ trở lại Tĩnh Tâv hoạt động để giữ môi liên lạc vói bên ngoài, còn Phừng Chí Kiên. Lê Quảng Ba. Đặng Văn Cáp, Thế An và đồng chí Lộc cìuig ông Nguvễn. tất cả 6 người, ròi Nậm Quang vê nước.

Hôm áy là ngàv 28-1-1941.Tiêt xuân tròi đẹp.Cả đoàn ăn cơm sớm ỏ Nậm Quang, chào bà

con rồi lên đường.Trong bộ quần áo Nùng màu chàm, ông Nguyễn

Page 152: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

trông như gầy liơn, nhưng gương mặt sạm sương gió của Ông vẫn toát lên dáng vẻ ung dung, điềm đạm.

Nối nhau đi hàng một, sáu người theo những vệt đường mòn litợn giữa các nếp núi tiếp nôi nhau ở vùng biên giói hướng về Cao Bằng, ông Nguyễn cầm một cây gậy nhỏ nhưng chỉ khi xuống dốc Ông mới chống. Bưốc chân Ồng mau lẹ, dẻo dai như một thanh niên.

Vừa đi, ông Nguyễn vừa nói chuyện cho mọ' người quên cái mệt đường dài. Thỉnh thoảng, giữa lúc im lặng, ánh mắt Ông lại nhìn thăm thẳm vượt qua các ngọn núi vê phía Nam.

Tròi đã tan sương. Mặt trời đã ló hẳn ra gỉữa nền xanh rừng núi. Mây in trên mấy ngọn núi cao. Đường đi và các vạt nương rải đầy nắng ấm. Đi một thôi dài nữa gặp một làng nhỏ vối năm, sáu mái nhà sàn. Đó là làng Pò vẩn, một làng có cơ sở cách mạng của ta.

V ư ợ t lên một đoạn dốc ngắn rồi xuống một sườn núi dài lởm chỏm đá, hoa lau dọc sườn núi phớt nâu rung rinh trong nắng. Lê Quảng Ba đi đầu đã nhận ra cây mậy rẫy (cây si) xum xuê như một cây đa cổ thụ, mọc không xa mốc đó 108. Cột mốc phân chia địa giới hai nước Việt-Trung như một tấm bia, hai mặt có khắc chữ Trung Quốc và chữ Pháp.. .

Ông Nguyễn xúc động dừng lại rấ t lâu cúi đọc

Page 153: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

những cliữ khắc sâu trên đá, rồi hướng tầm mắt nhìn vọng vê dải đất Tô quốc trùng điệp. Thấp thoáng dưới xa. một cụm nhà nhỏ trong lũng ngô. Hoa đào, hoa mai, hoa biooc - cà trắng thơm mùi huệ điểm tỏ thêm cho những mậy rẫv. mậy tơ, câv bàng, cây bưởi, câv ổi. chuôi rừng...

Bước đi mấy bước, ông Nguyễn lại dừng lại bên một dãy ghê đá thiên nhiên có nhiều hình dạng. Những người cùng đi im lặng nhìn Ông. Họ thãy hình lililí trong mắt Ong có ngấn lệ.

Từ cột mốc 108 nhìn vê phía Nam chỉ thấv những ngọn núi nhấp nhô.

Vũ Anh đã vê niíốc từ mây hỏm trước để chuẩn bị dứng đón sẵn dưói chân một ngọn núi đá cạnh mây đám ruộng vừa gặt.

Mặt trời đứng bóng thì ông Nguyễn và đoàn vê đên bên nàv cột mốc. Tài sản của Ông sau bao nhiêu năm đi khắp bốn biển năm châu, giờ đâv khi trỏ vể chỉ một chiếc va-li nhỏ bằng mâv dài chưa quá ba gang tay. trong đựng một ít tài liệu quan trọng cùng chiếc máy chữ của các đồng chí trong nước gửi ra cho Ong trước đây.

Vũ Anh đưa đoàn vệ' nghỉ chân tại nhà sàn của gia đình ông Máv Lì. người Nùng ở dưới bản. Ngồi nông nước, ông Nguvễn trò chuvện thân mật với ông Máy Lì như một người nhà vừa đi xa lâu ngày trỏ về. Sau phút nghỉ chân, ông Máy Lì dẫn

Page 154: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

đoàn ngưòi lên một chiếc hang ỏ ngọn núi liển kê bên bản. Đường mòn hẹp và nhỏ, nhiều gai góc, dây leo chằng chịt, đá nhọn chắn đường, những bụi lau già trổ cờ trắng bạc ngả sang hai bên lấp cả lối đi. Leo qua một đoạn đá lỏm chởm, mọi người đến cửa hang.

Đang trưa, nắng xuân.Nắng xuyên qua các kẽ lá lọt vào hang. Một cái

hang kín đáo, nhỏ nhưng đủ chỗ cho mấy người ở. Gần kề vách hang trong nổi lên một tháp đá thiên nhiên cao vượt đầu người. Nưóc mưa bao năm đã mài gọt phần ngọn tháp thành một nhũ đá trắng. Mấy hôm sau, ông Nguyễn đã tô điểm nhũ đá này thành tượng Các Mác. Vào sâu trong hang, không khí ẩm hơn. Hang ăn thông ra một con đường kín dẫn sang bên kia biên giới. Bà con dân bản gọi đó là hang Cốc Bó, tức hang Đầu Nguồn.

Ngay d ư ố i cửa hang là một con SUỐI đẹp b ắ t nguồn từ lòng núi đá, nưóc trong xanh như ngọc. Hai bên bờ suối, trong những vòm cây xanh, có hoa, có b ư ố m và có chim rừng. Cũng í t ngày sau, ông Nguyễn đã đặt tên cho suối này là suối Lê-nin.

Ồng Máy Lì trở về bản đem lên bốn tấm ván dài ngắn khấp khểnh, và một tấm cót rách. Ván kê lên chỗ lõm phía trong. Phía ngoài nên hang bằng phang hơn, anh em lót cót, cắt đá mạy téc rải đệm nằm cho đỡ lạnh và đỡ đau lưng.

Page 155: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

Một chiếc nồi gang với mấy chiếc bát sành, ông Nguyễn cùng mọi người ăn bữa cơm đầu tiên ở Pac Bó.

Đêm ấy nhiều sương, ngoài trời giá lạnh, ở trong hang có ấm hơn tí chút. Sau khi cắt đặt việc canh gác chu đáo, thắp ngọn lửa dầu lai, mọi người quây quần quanh ông Nguyễn uống bát nưốc lá ổi nóng trò chuyện thân vui.

Bàn tính việc ngày hôm sau xong, ông Nguyễn phân công cụ thể cho từng người rồi bảo anh em đi ngủ sóm để lấy sức.

Đêm ấy, đêm đầu tiên được nằm trên mảnh đất quê hương sau ba mươi năm xa cách, ông Nguyễn cũng đi ngủ sớm.

HÀ NỘI, XUÂN 1990

Page 156: 0000105 - dlib.cep.edu.vn

MỤC LỤC• Lời giới th iệu ......................................................... 5• Lời nói đ ầ u --------------------------------------------------------- 91. Con tàu biển và người phụ bếp 21 tu ổ i------ -------------132. Ấn tượng đầu tiên trên đất P h á p ............................. 183. Trên đất nước sương m ù ---------------- 214. Bên tượng “Nữ Thần Tự Do”-------------------------- -255. Nguyễn Ái Quốc là a i? ------------------- 296. Việt Nam yêu cầu c a ------- ---------- 357. Từ Xtrát-Xbua đến T ua------ -----------------------------------438. Từ số 6 Gô-bơ-lanh đến số 3 M ác-sê-đê P a-tr i-á t— 509. Làm báo —--------- 5910. Nguyễn Ái Quốc mất t íc h -------------------------------------- 6411. Đường đến Tổ quốc của L ê -n in ------------------------------ 6912. Những ngày ở khách sạn L u ý ch -----------------------------7613. Bức ký họa của Ê-rích G iô-han-xơn----------------------- 8514. Ông Lý T h ụ y--------------- 8915. H uệ-Q uần-Y -X ã----------- 9416. Lớp học Đường Vàn M inh------ ------- 10217. Trở lại châu  u ---------------------------------------------------10818. Chín Thậu-----------------------------------------------------------11219. Hồng Kông, mùa xuân 1930 --------------- 11820. Vụ án Tốhg Văn S ơ ---------------- 12421. Tấm thẻ sô 154---------------------------------------------------- 13822. P .C .L in------------------------ 14223. Ông Trần------------------------ 14424. Lễ cầu hôn ở đền Chỉ T h ô n ----------------------------------15025. Ngày v ề -------------------------------------------------- 15426. Mục lục----------------------------- ------ ----- ------------------------

Page 157: 0000105 - dlib.cep.edu.vn