ĐỀ tÀi khoa hỌc sỐ 2.1.5-b09-10 - vienthongke.vn. 2.1.5-b09-10.pdfchƢƠng i: quan ĐiỂm...

49
4 XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ CHỦ YẾU PHẢN ÁNH MỘT NƢỚC CÔNG NGHIỆP THEO QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG Cấp đề tài: Thời gian nghiên cứu: Đơn vị thực hiện: Chủ nhiệm: Bộ 2009-2010 Vụ Thống kê Công nghiệp Ths. Phạm Đình Thúy MỞ ĐẦU “Đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” là chủ trƣơng, đƣờng lối phát triển kinh tế-xã hội của Đảng qua các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc. Vì vậy, việc nghiên cứu và đƣa ra đƣợc một hệ thống chỉ tiêu thống kê để theo dõi, đánh giá tiến trình công nghiệp hoá đất nƣớc là một yêu cầu cấp bách và hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Để đánh giá tiến trình và hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa đất nƣớc không thể chỉ sử dụng một chỉ tiêu nào đó mà cần phải có bộ chỉ tiêu kinh tế, xã hội phù hợp với quan điểm, chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tế của Việt Nam. Cho đến nay, tuy có nhiều quan điểm khác nhau về việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá một nƣớc công nghiệp, nhƣng chƣa có cá nhân, tổ chức nào đƣa ra đƣợc bộ chỉ tiêu chính thống, phổ biến đánh giá tiến độ hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa tại Việt Nam. Xuất phát từ nhu cầu đó, năm 2009, Vụ Thống kê Công nghiệp tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học với tiêu đề: “Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê chủ yếu phản ánh một nƣớc công nghiệp theo quan điểm của Đảng”. Song để xây dựng và lựa chọn đƣợc những chỉ tiêu thống kê phản ánh đƣợc những đặc trƣng cơ bản của một nƣớc công nghiệp cần cân nhắc nhiều mặt, ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.5-B09-10

Upload: others

Post on 25-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

4

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ

CHỦ YẾU PHẢN ÁNH MỘT NƢỚC CÔNG NGHIỆP

THEO QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG

Cấp đề tài:

Thời gian nghiên cứu:

Đơn vị thực hiện:

Chủ nhiệm:

Bộ

2009-2010

Vụ Thống kê Công nghiệp

Ths. Phạm Đình Thúy

MỞ ĐẦU

“Đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện

đại vào năm 2020” là chủ trƣơng, đƣờng lối phát triển kinh tế-xã hội của

Đảng qua các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc. Vì vậy, việc nghiên cứu và đƣa ra

đƣợc một hệ thống chỉ tiêu thống kê để theo dõi, đánh giá tiến trình công

nghiệp hoá đất nƣớc là một yêu cầu cấp bách và hết sức cần thiết trong giai

đoạn hiện nay.

Để đánh giá tiến trình và hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa đất nƣớc

không thể chỉ sử dụng một chỉ tiêu nào đó mà cần phải có bộ chỉ tiêu kinh tế,

xã hội phù hợp với quan điểm, chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tế của

Việt Nam.

Cho đến nay, tuy có nhiều quan điểm khác nhau về việc lựa chọn các chỉ

tiêu đánh giá một nƣớc công nghiệp, nhƣng chƣa có cá nhân, tổ chức nào đƣa

ra đƣợc bộ chỉ tiêu chính thống, phổ biến đánh giá tiến độ hoàn thành sự

nghiệp công nghiệp hóa tại Việt Nam.

Xuất phát từ nhu cầu đó, năm 2009, Vụ Thống kê Công nghiệp tiến

hành nghiên cứu đề tài khoa học với tiêu đề: “Xây dựng hệ thống chỉ tiêu

thống kê chủ yếu phản ánh một nƣớc công nghiệp theo quan điểm của Đảng”.

Song để xây dựng và lựa chọn đƣợc những chỉ tiêu thống kê phản ánh đƣợc

những đặc trƣng cơ bản của một nƣớc công nghiệp cần cân nhắc nhiều mặt,

ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.5-B09-10

5

đƣa ra đƣợc những nguyên tắc, tiêu chuẩn chung cho việc xây dựng và lựa

chọn chỉ tiêu thống kê, và cuối cùng là rà soát các bộ chỉ tiêu thống kê về

kinh tế, xã hội sẵn có để lựa chọn ra những chỉ tiêu cần thiết cho mục đích

nghiên cứu về "nƣớc công nghiệp". Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài

gồm các nội dung chính nhƣ sau: Chương 1: Quan điểm của Đảng về một

nƣớc công nghiệp; Chương 2: Các đặc trƣng, tiêu chí về một nƣớc công

nghiệp; Chương 3: Đề xuất hệ thống chỉ tiêu thống kê cơ bản, ngƣỡng số liệu

cụ thể đánh giá tiến trình công nghiệp hóa ở Việt Nam.

Mục tiêu nghiên cứu của Đề tài nhằm xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống

kê cơ bản và ngƣỡng số liệu cụ thể phản ánh một nƣớc công nghiệp áp dụng

cho ngành Thống kê Việt Nam.

Đề tài nghiên cứu gồm những nội dung mới với nhiều quan điểm khác

nhau nên khó tránh khỏi hạn chế, khiếm khuyết. Ban chủ nhiệm đề tài mong

nhận đƣợc các ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, nghiên cứu để Đề tài

đƣợc hoàn chỉnh và sớm đƣa vào áp dụng thực tế.

CHƢƠNG I: QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ

MỘT NƢỚC CÔNG NGHIỆP

Công nghiệp hoá là con đƣờng tất yếu mà dân tộc Việt Nam phải trải

qua để tiến lên. Công nghiệp hoá đƣợc hiểu là quá trình thay thế lao động thủ

công bằng lao động sử dụng máy móc, chuyển cơ cấu của nền kinh tế quốc

dân từ nền nông nghiệp là chủ yếu lên công nghiệp, biến một nƣớc nông

nghiệp thành một nƣớc công nghiệp. Hiện nay, trƣớc nguy cơ tụt hậu của đất

nƣớc, vấn đề công nghiệp hoá lại càng đƣợc coi trọng hơn bao giờ hết vì mục

đích của công nghiệp hoá đất nƣớc là xoá bỏ nghèo nàn, tụt hậu và đƣa nền

kinh tế đạt tới các chỉ tiêu kinh tế - xã hội tiên tiến của thời đại. Những bài

học bên ngoài và bên trong về công nghiệp hoá, về phát triển nhảy vọt rất

đáng đƣợc chúng ta quan tâm trong chặng đƣờng phát triển sắp tới của dân

tộc Việt Nam. Vì vậy việc nghiên cứu các chủ trƣơng, chính sách, nghị quyết

của Đảng, Chính phủ về phát triển công nghiệp hoá đất nƣớc qua các thời kỳ

là hết sức cần thiết để từ đó xây dựng đƣợc một hệ thống chỉ tiêu thống kê

phản ánh một nƣớc công nghiệp theo quan điểm của Đảng.

Từ khi thành lập nƣớc đến nay đƣờng lối công nghiệp hoá đất nƣớc thể

hiện rất rõ nét qua hai thời kỳ, đó là đƣờng lối công nghiệp hoá thời kỳ trƣớc

6

đổi mới và đƣờng lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá thời kỳ sau đổi mới. Mỗi

thời kỳ Đảng và Nhà nƣớc ta đều có những mục tiêu ƣu tiên riêng nhằm xây

dựng, củng cố và phát triển đất nƣớc theo các mục tiêu đã đề ra.

1. Công nghiệp hoá thời kỳ trƣớc đổi mới

Đƣờng lối công nghiệp hoá đất nƣớc đã đƣợc hình thành từ Đại hội III

của Đảng (9-1960). Trƣớc đổi mới, quá trình công nghiệp hoá trải qua hai

giai đoạn: từ năm 1960 đến năm 1975 ở miền Bắc và từ năm 1975 đến 1985

trên phạm vi cả nƣớc. Ở miền Bắc, Đại hội III khẳng định: muốn cải biến tình

trạng kinh tế lạc hậu của nƣớc ta, không có con đƣờng nào khác, ngoài con

đƣờng công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu cơ bản của công nghiệp

hoá xã hội chủ nghĩa là xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và

hiện đại; bƣớc đầu xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.

Phƣơng hƣớng thời kỳ này là ƣu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách

hợp lý; kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với phát triển nông nghiệp; ra

sức phát triển công nghiệp nhẹ song song với việc ƣu tiên phát triển công

nghiệp nặng; ra sức phát triển công nghiệp trung ƣơng, đồng thời đẩy mạnh

phát triển công nghiệp địa phƣơng.

Đƣờng lối chung của Đảng ta trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã

hội ở miền Bắc (Đại hội Đảng lần thứ III tháng 9-1960) là: Đoàn kết toàn

dân, phát huy tinh thần yêu nƣớc nồng nàn, truyền thống phấn đấu anh dũng

và lao động cần cù của nhân dân ta, đồng thời tǎng cƣờng đoàn kết với các

nƣớc xã hội chủ nghĩa anh em do Liên Xô đứng đầu, để đƣa miền Bắc tiến

nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng đời sống ấm

no, hạnh phúc ở miền Bắc và củng cố miền Bắc thành cơ sở vững mạnh cho

cuộc đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nƣớc nhà, góp phần tǎng cƣờng

phe xã hội chủ nghĩa, bảo vệ hòa bình ở Đông - Nam á và thế giới.

Đại hội IV (12-1976) đề ra đƣờng lối công nghiệp hoá XHCN là: "Đẩy

mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật

của chủ nghĩa xã hội, đƣa nền kinh tế nƣớc ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn

xã hội chủ nghĩa. Ƣu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên

cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công

nghiệp và nông nghiệp cả nƣớc thành một cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp;

vừa xây dựng kinh tế trung ƣơng vừa phát triển kinh tế địa phƣơng, kết hợp

kinh tế trung ƣơng với kinh tế địa phƣơng trong một cơ cấu kinh tế quốc dân

thống nhất; kết hợp phát triển lực lƣợng sản xuất với xác lập và hoàn thiện

7

quan hệ sản xuất mới; kết hợp kinh tế với quốc phòng; tăng cƣờng quan hệ

phân công, hợp tác, tƣơng trợ với các nƣớc xã hội chủ nghĩa anh em trên cơ

sở chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời phát triển quan hệ kinh tế

với các nƣớc khác trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền và các bên cùng có

lợi; làm cho nƣớc Việt Nam trở thành một nƣớc xã hội chủ nghĩa có kinh tế

công - nông nghiệp hiện đại, văn hoá và khoa học, kỹ thuật tiên tiến, quốc

phòng vững mạnh, có đời sống văn minh, hạnh phúc".

Đại hội V của Đảng (3/82) với kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (81-85), phấn

đấu ổn định tình hình kinh tế - xã hội: Trƣớc những thách thức của thời kỳ

mới, Hội nghị Trung ƣơng 6 khoá IV (8/1979) đƣợc tiến hành với tƣ tƣởng

nổi bật là làm cho sản xuất bung ra, khắc phục những điểm yếu trong quản lý

kinh tế, từng bƣớc hình thành tƣ duy mới trong kinh tế và trong nhận thức về

chủ nghĩa xã hội. Việc Ban Bí thƣ ban hành Chỉ thị 100 CT/TW (13/1/1981),

Chính phủ ban hành Quyết định số 25-CP (21/1/1981), tiếp đó là Nghị quyết

Đại hội V (3/1982), Nghị quyết Trung ƣơng 8 khoá V (6/1985)... đã mở rộng

quyền chủ động và tự chủ trong sản xuất của nông dân và công nhân, từng

bƣớc đoạn tuyệt với cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, mở rộng giao lƣu

kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển một bƣớc.

Đại hội V (3-1982) xác định: trong chặng đƣờng đầu tiên của thời kỳ quá

độ ở nƣớc ta phải lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển

công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; việc xây dựng và phát triển công nghiệp

nặng trong giai đoạn này cần làm có mức độ, vừa sức, nhằm phục vụ thiết thực

có hiệu quả cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Đây là sự điều chỉnh rất

đúng đắn bƣớc đi của công nghiệp hoá, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Đƣờng lối xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa là: "Đẩy mạnh công

nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa nƣớc nhà, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của

chủ nghĩa xã hội, đƣa nền kinh tế nƣớc ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã

hội chủ nghĩa. Ƣu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ

sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp

và nông nghiệp cả nƣớc thành một cơ cấu công - nông nghiệp; vừa xây dựng

kinh tế trung ƣơng vừa phát triển kinh tế địa phƣơng, kết hợp kinh tế trung

ƣơng với kinh tế địa phƣơng trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất;

kết hợp phát triển lực lƣợng sản xuất với xác lập và hoàn thiện quan hệ sản

xuất mới; kết hợp kinh tế với quốc phòng; tăng cƣờng quan hệ hợp tác, tƣơng

trợ với các nƣớc xã hội chủ nghĩa anh em trên cơ sở chủ nghĩa quốc tế xã hội

8

chủ nghĩa, đồng thời phát triển quan hệ kinh tế với các nƣớc khác trên cơ sở

giữ vững độc lập, chủ quyền và các bên cùng có lợi; làm cho nƣớc Việt Nam

trở thành một nƣớc xã hội chủ nghĩa có kinh tế công - nông nghiệp hiện đại,

văn hoá và khoa học kỹ thuật tiên tiến, quốc phòng vững mạnh, có đời sống

văn minh và hạnh phúc".

Có thể nói, công nghiệp hoá trƣớc đổi mới có một số đặc điểm nổi bật

nhƣ Công nghiệp hoá theo mô hình nền kinh tế khép kín hƣớng nội và thiên

về phát triển công nghiệp nặng. Công nghiệp hoá chủ yếu dựa vào lợi thế về

lao động, đất đai và nguồn viện trợ của các nƣớc XHCN; chủ lực thực hiện

công nghiệp hoá là Nhà nƣớc và các doanh nghiệp nhà nƣớc; việc phân bổ

nguồn lực để công nghiệp hoá đƣợc thực hiện thông qua cơ chế kế hoạch hoá

tập trung quan liêu, bao cấp không tôn trọng các quy luật của thị trƣờng, chủ

quan duy ý chí, ham làm nhanh, làm lớn, không quan tâm đến hiệu quả kinh

tế xã hội.

Có thể kể ra một số nguyên nhân chính sau. Về khách quan: chúng ta

tiến hành công nghiệp hoá từ một nền kinh tế lạc hậu, nghèo nàn và trong

điều kiện chiến tranh kéo dài, bị tàn phá nặng nề. Về chủ quan: chúng ta mắc

những sai lầm nghiêm trọng trong việc xác định mục tiêu, bƣớc đi về xây

dựng cơ sở vật chất kỹ thuật... xuất phát từ chủ quan duy ý chí trong nhận

thức và chủ trƣơng công nghiệp hoá.

2. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá thời kỳ đổi mới - Quá trình đổi

mới tƣ duy về công nghiệp hoá

Đại hội VI phê phán sai lầm trong nhận thức và chủ trương công

nghiệp hoá thời kỳ 1960-1985: Thứ nhất là sai lầm trong việc xác định mục

tiêu và bƣớc đi về xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, cải tạo XHCN và quản

lý kinh tế; thứ hai là bố trí cơ cấu kinh tế không hợp lý, thiên về công nghiệp

nặng; thứ ba là không thực hiện nghiêm chỉnh nghị quyết Đại hội V về công

nghiệp hoá.

Đại hội nhận định: Năm năm qua là một đoạn đƣờng đầy thử thách đối

với Đảng và nhân dân ta. Cách mạng nƣớc ta diễn ra trong bối cảnh quốc tế

và trong nƣớc có những thuận lợi cơ bản, nhƣng cũng có nhiều khó khăn

phức tạp. Thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu do Đại hội thứ V đề ra, nhân

dân ta đã anh dũng phấn đấu đạt đƣợc những thành tựu quan trọng trong công

cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, giành những thắng lợi to lớn trong cuộc

9

chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế. Đại hội cũng nhận rõ:

Tình hình kinh tế - xã hội đang có những khó khăn gay gắt; sản xuất tăng

chậm; hiệu quả sản xuất và đầu tƣ thấp; phân phối lƣu thông có nhiều rối ren;

những mất cân đối lớn trong nền kinh tế chậm đƣợc thu hẹp; quan hệ sản xuất

xã hội chủ nghĩa chậm đƣợc củng cố; đời sống nhân dân lao động còn nhiều

khó khăn… Nhìn chung, chúng ta chƣa thực hiện đƣợc mục tiêu tổng quát do

Đại hội lần thứ V đề ra là về cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn

định đời sống nhân dân.

Không đánh giá thấp những nguyên nhân khách quan, Đại hội đã

nghiêm khắc nêu ra rằng nguyên nhân chủ quan của tình hình khó khăn,

khủng hoảng là do những sai lầm, khuyết điểm trong sự lãnh đạo, quản lý của

Đảng và Nhà nƣớc. Đại hội nhận định trong những năm 1976-1980, trên thực

tế ta đã chủ trƣơng đẩy mạnh công nghiệp hoá trong khi chƣa có đủ các tiền

đề cần thiết; vừa nóng vội, vừa buông lỏng trong công tác cải tạo xã hội chủ

nghĩa; chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế không còn phù hợp. Trong những

năm 1981-1985, Đảng chƣa cụ thể hoá đƣờng lối kinh tế trong chặng đƣờng

đầu tiên, chƣa kiên quyết khắc phục chủ quan, nóng vội và bảo thủ trì trệ

trong bố trí cơ cấu kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế, lại

phạm sai lầm mới, nghiêm trọng trong lĩnh vực phân phối, lƣu thông, đã

buông bỏng chuyên chính vô sản trong quản lý kinh tế, xã hội, trong đấu

tranh tƣ tƣởng, văn hoá, trong việc chống lại những âm mƣu, thủ đoạn phá

hoại thâm độc của kẻ thù. "Những sai lầm nói trên là sai lầm nghiêm trọng về

chủ trƣơng, chính sách lớn, về chỉ đạo chiến lƣợc và về tổ chức thực hiện".

Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hoá từ Đại hội VI đến

Đại hội X:

Đại hội VI cụ thể hoá nội dung của công nghiệp hoá XHCN trong

những năm còn lại của chặng đƣờng đầu tiên của thời kỳ quá độ là thực

hiện cho bằng đƣợc ba chƣơng trình mục tiêu: lương thực - thực phẩm,

hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, nhằm đạt các mục tiêu khi kết thúc

chặng đường đầu tiên: một là bảo đảm nhu cầu lương thực của xã hội

và có dự trữ; đáp ứng một cách ổn định nhu cầu thiết yếu về thực phẩm.

Mức tiêu dùng lương thực, thực phẩm đủ tái sản xuất sức lao động; hai

là đáp ứng được nhu cầu của nhân dân về những hàng tiêu dùng thiết

yếu; ba là tạo được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực; tăng nhanh kim

ngạch xuất khẩu để đáp ứng được phần lớn nhu cầu nhập khẩu vật tư,

10

máy móc, phụ tùng và những hàng hoá cần thiết.

Đại hội nhận định ba chƣơng trình mục tiêu là nội dung chủ yếu của kế

hoạch 5 năm 1986-1990, phải đƣợc tập trung cao độ sức ngƣời, sức của để

thực hiện. Phải kết hợp việc xây dựng các ngành kinh tế - kỹ thuật với việc

phát huy thế mạnh của từng vùng, từng tỉnh, thành phố theo hƣớng mở rộng

sản xuất và lƣu thông hàng hoá, chú trọng xây dựng kinh tế trên địa bàn

huyện; sử dụng đúng đắn và liên kết các thành phần kinh tế, phát huy vai trò

chủ đạo của kinh tế quốc doanh. Các chƣơng trình này phải đƣợc cân đối

giữa mục tiêu, phƣơng tiện và biện pháp; giải quyết đồng bộ cả về tổ chức

sản xuất, khoa học - kỹ thuật và chính sách kinh tế. Ba chƣơng trình này định

hƣớng cho việc sắp xếp lại nền kinh tế quốc dân theo cơ cấu hợp lý, trƣớc hết

là bố trí lại cơ cấu sản xuất và điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tƣ nhằm khai thác có

hiệu quả khả năng lao động, đất đai và cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện có.

Bảo đảm cho nông nghiệp, kể cả lâm nghiệp, ngƣ nghiệp thật sự là mặt

trận hàng đầu, đƣợc ƣu tiên đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tƣ, về năng lƣợng,

vật tƣ và lao động kỹ thuật; tập trung trƣớc hết cho những vùng trọng điểm

nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Ra sức phát triển công nghiệp nhẹ, tiểu công

nghiệp và thủ công nghiệp, đáp ứng cho đƣợc nhu cầu về hàng tiêu dùng

thông thƣờng, về chế biến nông, lâm, thuỷ sản, tăng nhanh hàng gia công

xuất khẩu và các mặt hàng xuất khẩu khác. Tiếp tục xây dựng một số cơ sở

công nghiệp nặng và kết cấu hạ tầng, trƣớc hết là năng lƣợng và giao thông

vận tải, phù hợp với điều kiện thực tế, nhằm phục vụ thiết thực các mục tiêu

kinh tế, quốc phòng trong chặng đƣờng đầu tiên, và chuẩn bị tiền đề cho việc

đẩy mạnh công nghiệp hoá trong chặng đƣờng tiếp theo. Mở rộng các loại

hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất, lƣu thông, đời sống và du lịch.

Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Đẩy mạnh xuất khẩu để

đáp ứng nhu cầu nhập khẩu. Tham gia ngày càng rộng rãi vào sự phân công

lao động quốc tế, trƣớc hết và chủ yếu là phát triển quan hệ phân công, hợp

tác toàn diện với Liên Xô, với Lào và Campuchia, với các nƣớc khác trong

Hội đồng tƣơng trợ kinh tế. Chủ động cùng các nƣớc anh em xây dựng và

thực hiện chƣơng trình của Hội đồng tƣơng trợ kinh tế giúp đỡ Việt Nam,

chƣơng trình tổng hợp tiến bộ khoa học - kỹ thuật đến năm 2000 của Hội

đồng tƣơng trợ kinh tế. Tích cực phát triển quan hệ kinh tế và khoa học, kỹ

thuật với các nƣớc khác, với các tổ chức quốc tế và tƣ nhân nƣớc ngoài trên

nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi. Thực hiện nghiêm túc các cam kết của

11

nƣớc ta trong quan hệ kinh tế với nƣớc ngoài.

Hội nghị Trung ƣơng VII khoá VII (1-1994) có bƣớc đột phá trong nhận

thức về công nghiệp hoá: "Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển

đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý

kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách

phổ biến sức lao động với công nghệ, phƣơng tiện và phƣơng pháp tiên tiến,

hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ,

tạo ra năng suất lao động xã hội cao".

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, với cố gắng to lớn của

Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân, nền kinh tế nƣớc ta không những đứng vững

trƣớc những thử thách gay gắt mà còn đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn, có ý

nghĩa rất quan trọng. Nền kinh tế đã khắc phục đƣợc tình trạng trì trệ, suy

thoái; đạt mức tăng trƣởng khá cao, liên tục và tƣơng đối toàn diện; thực hiện

vƣợt mức hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 1991 - 1995.

Đại hội VIII của Đảng (6-1996): nhận định nhiệm vụ đề ra cho chặng

đƣờng đầu tiên của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá cơ

bản hoàn thành, cho phép chuyển sang thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công

nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện tại

hóa là xây dựng nƣớc ta thành một nƣớc công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ

thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với

trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần

cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công

bằng, văn minh.

Đại hội IX (4-2001), Đại hội X (4-2006) tiếp tục bổ sung và nhấn mạnh

một số điểm mới về công nghiệp hoá nhƣ sau: Một là, Con đường công

nghiệp hoá ở nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi

trước. Hai là, Hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta là phải phát

triển nhanh và có hiệu quả các sản phẩm, các ngành, các lĩnh vực có lợi thế.

Ba là, Phải bảo đảm xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động hội nhập

kinh tế quốc tế. Bốn là, Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông

nghiệp, nông thôn.

Đƣờng lối kinh tế của Đảng tại Đại hội IX đƣợc xác định là: Đẩy mạnh

công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đƣa nƣớc

ta trở thành một nƣớc công nghiệp; ƣu tiên phát triển lực lƣợng sản xuất,

12

đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hƣớng xã hội chủ

nghĩa; phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và

chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền

vững; tăng trƣởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bƣớc cải thiện

đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng

xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trƣờng, kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với

tăng cƣờng quốc phòng - an ninh. Mục tiêu của Chiến lƣợc phát triển kinh tế

- xã hội 10 năm 2001 - 2010 là: Đƣa nƣớc ta ra khỏi tình trạng kém phát

triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền

tảng để đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp theo

hƣớng hiện đại. Nguồn lực con ngƣời, năng lực khoa học và công nghệ, kết

cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh đƣợc tăng cƣờng, thể chế

kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa đƣợc hình thành về cơ bản; vị

thế của nƣớc ta trên trƣờng quốc tế đƣợc nâng cao. Năm 2010, tổng sản phẩm

trong nƣớc (GDP) tăng ít nhất gấp đôi so với năm 2000; chuyển dịch mạnh

cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, giảm tỉ lệ lao động nông nghiệp xuống còn

khoảng 50%. Chiến lƣợc nêu rõ: Phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại

hoá là nhiệm vụ trung tâm. Con đƣờng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của

nƣớc ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nƣớc đi trƣớc, vừa có

những bƣớc tuần tự, vừa có bƣớc nhảy vọt. Phát huy những lợi thế của đất

nƣớc, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là

công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng

nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học

và công nghệ, từng bƣớc phát triển kinh tế tri thức.

Đại hội X xác định mục tiêu đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế, đạt

đƣợc bƣớc chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững

của sự phát triển, sớm đƣa nƣớc ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện

rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. Tạo đƣợc nền

tảng để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức,

đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào

năm 2020. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững

chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Nâng cao vị

thế của Việt Nam trong khu vực và trên trƣờng quốc tế.

Quan điểm công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện tại là: Thứ nhất, công

nghiệp hoá gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với

13

phát triển kinh tế tri thức. Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh

ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát

triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Thứ hai, công

nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ ba, lấy phát huy nguồn lực

con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh bền vững. Thứ tư, khoa

học và công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa. Thứ năm,

phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với việc

thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn

đa dạng sinh học.

Nội dung và định hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát

triển kinh tế tri thức, Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “Chúng ta cần tranh thủ các

cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nƣớc ta

để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc theo định hƣớng

xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Phải coi kinh tế tri thức là

yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.

Nội dung cơ bản của quá trình này là phát triển mạnh các ngành và sản

phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức, kết hợp sử dụng

nguồn vốn tri thức của con ngƣời Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân

loại. Coi trọng cả số lƣợng và chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế trong mỗi bƣớc

phát triển của đất nƣớc, ở từng vùng, từng địa phƣơng, từng dự án kinh tế -

xã hội. Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý theo ngành, lĩnh vực và

lãnh thổ. Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động của tất cả các

ngành, lĩnh vực, nhất là các ngành, lĩnh vực có sức cạnh tranh cao.

Định hƣớng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế trong quá trình đẩy

mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức là đẩy

mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng

bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân; Phát triển nhanh hơn công

nghiệp, xây dựng và dịch vụ; Phát triển kinh tế vùng; Phát triển kinh tế biển;

Chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu công nghệ; Bảo vệ, sử dụng hiệu quả

tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trƣờng tự nhiên.

Những thành tựu nổi bật của việc thực hiện đƣờng lối của Đại hội X của

đảng là: Một là, cơ sở vật chất-kỹ thuật của đất nước được tăng cường đáng

kể, khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế được nâng cao. Hai là, cơ cấu

kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đạt được

14

những kết quả quan trọng. Ba là, những thành tựu công nghiệp hóa, hiện đại

hóa đã góp phần quan trọng đưa nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao.

Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện. Ý nghĩa quan

trọng của những thành tựu là cơ sở phấn đấu để sớm đƣa nƣớc ta ra khỏi tình

trạng kém phát triển và cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện

đại vào năm 2020.

Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế cơ bản nhƣ tốc độ tăng trƣởng kinh tế

vẫn thấp so với khả năng và thấp hơn nhiều nƣớc trong khu vực thời kỳ đầu

công nghiệp hóa; Tăng trƣởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng; Năng suất lao

động còn thấp so với nhiều nƣớc trong khu vực; Nguồn lực của đất nƣớc

chƣa đƣợc sử dụng có hiệu quả; Nhiều nguồn lực trong dân chƣa đƣợc phát

huy; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm. Trong công nghiệp, các sản phẩm

có chứa hàm lƣợng tri thức cao còn ít. Trong nông nghiệp, sản xuất chƣa gắn

kết chặt chẽ với thị trƣờng. Chất lƣợng nguồn nhân lực của đất nƣớc còn

thấp; Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển.

Quan điểm của Ban chủ nhiệm đề tài: Quan điểm của Đảng qua các

thời kỳ đã rất rõ ràng là quyết tâm phấn đấu, lãnh đạo đất nƣớc cơ bản trở

thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020. Chính vì vậy,

ngành Thống kê cần đề xuất hệ thống chỉ tiêu và chỉ tiêu tổng hợp phản ánh

mức độ công nghiệp hóa của đất nƣớc với ngƣỡng số liệu cụ thể cho mỗi chỉ

tiêu. Đồng thời tổ chức thu thập, tổng hợp và công bố đầy đủ hệ thống chỉ

tiêu này định kỳ theo lộ trình cụ thể.

CHƢƠNG II: CÁC ĐẶC TRƢNG, TIÊU CHÍ

VỀ MỘT NƢỚC CÔNG NGHIỆP

1. Quan điểm về “nƣớc công nghiệp” của một số tổ chức quốc tế

Tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá để đƣa đất nƣớc mình gia nhập

các quốc gia công nghiệp là xu thế chung của đa số các nƣớc trên thế giới,

nhất là các nƣớc đang phát triển và các nƣớc chậm phát triển. Cho tới nay, về

lý thuyết chƣa có một khái niệm rõ ràng, thống nhất về một quốc gia đƣợc coi

là nƣớc công nghiệp; ngƣợc lại, có những quan niệm còn khác nhau. Dƣới

đây là quan niệm của một số tổ chức quốc tế trên thế giới.

Có nhiều cách phân chia các nƣớc và vùng lãnh thổ trên thế giới khác

nhau. Cách phân chia phổ biến hiện nay là chia các nƣớc và vùng lãnh thổ

15

trên thế giới thành 3 nhóm: (i) nhóm các nƣớc phát triển, (ii) nhóm các nƣớc

đang phát triển và (iii) nhóm các nƣớc kém phát triển. Các nƣớc kém phát

triển đôi khi cũng đƣợc coi là các nƣớc đang phát triển và nhiều khi thuật ngữ

nƣớc phát triển đƣợc dùng đồng nghĩa với nƣớc công nghiệp.

- Theo tổ chức Liên hợp quốc (LHQ), một nƣớc công nghiệp là một

nƣớc đã phát triển. Ở Việt Nam thƣờng đƣợc gọi là “nƣớc phát triển”. Tuy

vậy, khái niệm nƣớc phát triển không phải là tuyệt đối; hiện nay, ngay cả các

nƣớc phát triển nhất, nhƣ Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản... vẫn đang trong quá

trình phát triển. Nhƣ vậy, ở đây khái niệm các “nƣớc công nghiệp” đúng hơn

là khái niệm “nƣớc phát triển”.

LHQ phân loại các nƣớc trên thế giới thành: (i) các nƣớc công nghiệp

(nƣớc phát triển); (ii) các nƣớc đang phát triển; (iii) các nƣớc thuộc Đông Âu

và khối thịnh vƣợng chung. Vào năm 1999, theo LHQ, trên thế giới có 25

nƣớc công nghiệp, 25 nƣớc thuộc Đông Âu và 167 nƣớc đang phát triển.

Ngoài ra, còn có thuật ngữ các “nƣớc công nghiệp hoá” và “nƣớc trên công

nghiệp hoá”. Đa số các nƣớc thuộc Đông Âu là các nƣớc công nghiệp hoá,

một vài nƣớc đƣợc coi là đã ở mức trên công nghiệp hóa.

- Theo Ngân hàng thế giới (WB), năm 2003 các nƣớc trên thế giới đƣợc

phân thành ba nhóm: (i) nhóm một gồm các nƣớc có thu nhập cao (GDP bình

quân đầu người đạt 9.386 USD trở lên); (ii) Nhóm hai gồm các nƣớc có thu

nhập trung bình (GDP bình quân đầu người đạt từ 766 USD đến 9.384

USD); nhóm này lại chia ra hai nhóm, một nhóm có thu nhập trung bình cao

(GDP bình quân đầu người 3.036- 9.384 USD) và một nhóm có thu nhập

trung bình thấp (GDP bình quân đầu người 766 – 3.035 USD); (iii) Nhóm ba

gồm các nƣớc có thu nhập thấp (GDP bình quân đầu người dưới 766 USD).

- Theo WB, nƣớc có thu nhập cao là nƣớc công nghiệp (hay nƣớc phát

triển). Các nƣớc có thu nhập thấp và thu nhập trung bình là các nƣớc đang

phát triển. Tuy nhiên, cũng không ít trƣờng hợp nƣớc có thu nhập cao nhƣng

WB vẫn coi là nƣớc đang phát triển nhƣ Côet, Bahrain, Các tiểu vƣơng quốc

Ả rập thống nhất… do trình độ dân trí thấp hoặc thu nhập cao chủ yếu dựa

vào khai thác tài nguyên dầu mỏ…

- Theo Quĩ tiền tệ thế giới (IMF), vào năm 2006 thế giới gồm có bẩy

nƣớc chủ chốt là Mỹ, Canada, Nhật Bản, Pháp, Đức, Italia, Anh (Nhóm G7),

các nƣớc tiên tiến khác thuộc Châu Âu gồm Áo, Bỉ, Síp, Đan Mạch, Iceland,

16

Na Uy, Thuy Điển, Phần Lan, Hy Lạp, Ireland, Luxembua, Hà Lan, Bồ Đào

Nha, Tây Ban Nha, thuộc Châu Á là Israel, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan,

Hồng Kông và thuộc Châu Đại Dƣơng là Úc và New Zealand. (Có tài liệu

không xếp 4 nƣớc, vùng lãnh thổ thuộc Châu Á là Hàn Quốc, Singapore, Đài

Loan, Hồng Kông vào nhóm các nƣớc công nghiệp mà xếp riêng là các nƣớc

công nghiệp mới (NICs).

2. Các nƣớc công nghiệp mới

Thuật ngữ “các nƣớc công nghiệp mới” bắt đầu đƣợc sử dụng ở trƣớc

thập niên 1970 khi “Bốn con hổ Châu Á” là Hồng Kông, Hàn Quốc,

Singapore và Đài Loan nổi lên với sự tăng trƣởng kinh tế ngoạn mục từ thập

niên 1960. Các “nƣớc công nghiệp mới” đƣợc dùng để chỉ các quốc gia, vùng

lãnh thổ mới nổi lên ở trong giai đoạn đó. Ngày nay, các quốc gia và vùng

lãnh thổ này đã vƣợt qua giai đoạn công nghiệp hoá, và thuật ngữ “các nƣớc

công nghiệp mới” đƣợc dùng để chỉ các nƣớc tiếp bƣớc con đƣờng thành

công của họ. GDP bình quân đầu ngƣời cao, chỉ số phát triển con ngƣời

(HDI) đạt mức trên 90% chỉ số HDI trung bình của Liên minh châu Âu (EU),

riêng Hàn Quốc là thành viên của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

(OECD). “Bốn con hổ Châu Á” đƣợc gọi là nƣớc công nghiệp mới thế hệ thứ

nhất để phân biệt với các nƣớc công nghiệp hoá sau đó.

Ngoài “ Bốn con hổ châu Á” nêu trên, 15 nƣớc sau đây đang tiến hành

và đạt thành tựu nhất định trong quá trình công nghiệp hoá đất nƣớc, đƣợc

cho là các nƣớc công nghiệp mới hiện nay, đó là: Nam phi, Mexico,

Bahrain, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, ấn Độ, Kuwail, Malaysia,

Oman, Philippines, Quatar, Ả rập saudi, Thái Lan, Các tiểu vƣơng quốc Ả

rập thống nhất.

Để tham khảo và so sánh, chúng tôi xin cung cấp một số chỉ tiêu của các

nƣớc công nghiệp mới, các nƣớc công nghiệp phát triển (nhóm G7) và Việt

Nam nhƣ Biểu 1.

Tóm lại, quan niệm của các tổ chức quốc tế về nƣớc công nghiệp chỉ là

tƣơng đối, có chỗ không thống nhất. Tuy nhiên, đặc điểm chung của một

nƣớc đƣợc coi là nƣớc công nghiệp, đó là một nƣớc phát triển nhanh về kinh

tế - xã hội, có quá trình công nghiệp hoá, trình độ phát triển về công nghiệp

vƣợt trội so với các nƣớc khác, có thu nhập, đời sống xã hội, trình độ dân trí

17

cao. Tiêu thức chung đƣợc sử dụng phổ biến nhất là thu nhập (hay GDP) bình

quân đầu ngƣời và chỉ số phát triển con ngƣời (HDI).

Biểu 1: Một số chỉ tiêu của các nƣớc công nghiệp mới, các nƣớc công

nghiệp phát triển (nhóm G7) và Việt Nam

STT Tên nƣớc

GDP bình

quân đầu

ngƣời

năm 2007

(USD)

Tỷ trọng

CN&XD

trong GDP

năm 2006 (%)

Tỷ trọng lao

động

CN&XD/

Tổng số lao

động năm

2006 (%)

Chỉ số

HDI năm

2005

I Các nƣớc thuộc nhóm G 7

1 Nhật Bản 34023 29,88 28,03 0,953

2 Italy 35386 26,57 30,13 0,941

3 Pháp 40782 20,75 24,34 0,952

4 Đức 39650 29,97 29,57 0,935

5 Anh 45301 24,09 21,93 0,946

6 Mỹ 45594 22,84 20,77 0,951

7 Canada 42738 31,24 21,99 0,961

II Các nƣớc đƣợc coi là “Bốn con hổ Châu Á”

1 Hàn quốc 19624 40,27 26,33 0,921

2 Singapore 34152 34,74 22,08 0,922

3 Hồng Kông 29149 9,31 14,67 0,937

4 Đài Loan 16274 … … …

III Các nƣớc công nghiệp mới

1 Nam Phi 5724 30,85 25,61 0,679

2 Mexico 8426 26,74 25,79 0,829

3 Braxin 6842 30,90 21,35 0,800

4 Bahrain 22109 …. …. 0,866

5 Trung Quốc 2460 48.37 … 0,777

18

STT Tên nƣớc

GDP bình

quân đầu

ngƣời

năm 2007

(USD)

Tỷ trọng

CN&XD

trong GDP

năm 2006 (%)

Tỷ trọng lao

động

CN&XD/

Tổng số lao

động năm

2006 (%)

Chỉ số

HDI năm

2005

6 Ấn Độ 965 27,89 … 0,619

7 Kuwait 32259 51.06 … 0,891

8 Malaysia 6146 49,94 30,26 0,811

9 Oman 15412 54,94 … 0,814

10 Philippine 1590 31,63 14,76 0,771

11 Quartar 70754 … … 0,875

12 A rap saudi 15416 65,03 … 0,812

13 Thai Lan 3400 45,76 20,63 0,781

14 Các tiểu vƣơng 42275 55,72 … 0,868

15 Thổ Nhĩ Kỳ 6548 26,84 25,41 0,775

16 Việt Nam 809 41,54 19,23 0,733

Nguồn: Niên giám thống kê 2007; Niên giám thống kê của Tổ chức lao động

quốc tế (ILO); Quỹ Tiền tệ quốc tế và (IMF) và Chương trình phát triển

Liên hợp quốc (UNDP)

3. Các tiêu chí LHQ sử dụng để đánh giá mức độ phát triển kinh tế-

xã hội của các quốc gia

Sự phát triển kinh tế - xã hội của một số nƣớc là khái niệm bao hàm

nhiều chỉ số. Hiện nay, để đo lƣờng mức độ phát triển của các quốc gia và

vùng lãnh thổ trên thế giới, Liên hợp quốc phổ biến sử dụng các tiêu chí đánh

giá nhƣ sau: (Base on Economic Growth – World Bank)

1. Tổng sản phẩm trong nƣớc

2. Tốc độ tăng trƣởng GDP hàng năm;

3. Tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu ngƣời

4. Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân đầu ngƣời hàng năm

5. Tổng dân số

19

6. Tỷ lệ sinh sản (Fertility rate)

7. Tỷ lệ sinh

8. Tỷ lệ chết

9. Tốc độ tăng dân số trung bình hàng năm

10. Hệ số GINI

11. Tỷ lệ nghèo đói

12. Tổng tiết kiệm trong nƣớc

13. Tổng đầu tƣ trong nƣớc

14. Tỷ lệ ngƣời lớn không biết chữ

15. Số lao động là trẻ em

16. Tổng chi cho giáo dục

17. Số lƣợng nhập học các cấp

18. Tuổi thọ bình quân tính từ khi sinh

19. Tỷ lệ trẻ em tử vong dƣới 5 tuổi

20. Tỷ lệ phụ thuộc

21. Số ngƣời hút thuốc lá thƣờng xuyên

22. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP

23. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP

24. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP

25. Dân số thành thị

26. Số xe có động cơ tính trên 1000 dân

27. Số xe khách tính trên 1000 dân

28. Diện tích rừng

29. Chi tiêu của Chính phủ

30. Số doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của nhà nƣớc

31. Tiền thu đƣợc từ tƣ nhân hoá

32. Chi tiêu cho quốc phòng

33. Cơ cấu thƣơng mại

34. Luồng vốn tƣ nhân ròng

35. Vốn đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài

36. Danh mục đầu tƣ

20

37. Tỷ lệ phụ thuộc vào viện trợ của nƣớc ngoài

38. Tổng năng lƣợng thƣơng phẩm sử dụng

39. GDP tính bình quân trên một đơn vị năng lƣợng sử dụng

40. Lƣợng khí thải CO2

41. Tỷ lệ dân số đƣợc tiếp cận các nguồn nƣớc an toàn

42. Chỉ số phát triển con ngƣời

Công nghiệp hóa là con đƣờng tất yếu của tất cả các nƣớc, các quốc gia

và vùng lãnh thổ muốn phát triển trở thành nƣớc công nghiệp. Công nghiệp

hóa có tính chiến lƣợc, đòi hỏi phải có những bƣớc đi và thời gian thực hiện

nhất định, nghĩa là không thể có sự thực hiện công nghiệp hóa một cách chớp

nhoáng đƣợc. Ở các nƣớc tƣ bản phát triển, họ thực hiện công nghiệp hóa

theo phƣơng pháp cổ điển phải mất hàng trăm năm, còn các nƣớc mới phát

triển nhờ thừa hƣởng các thành tựu tiến bộ của khoa học kỹ thuật và áp dụng

phƣơng pháp công nghiệp hóa theo kiểu mới, thì nhanh nhất cũng phải vài

chục năm nhƣ: Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Singapore, Hồng Kông…

- Kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế và các nhà kinh tế có nghiên cứu

sâu về đánh giá mức độ công nghiệp hóa của các quốc gia, thì trƣớc những

năm 1960 tổ chức chƣơng trình phát triển công nghiệp liên hiệp quốc

(UNIDO) họ chỉ đƣa ra 3 chỉ tiêu chính là:

- Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến bình quân

đầu ngƣời.

- Tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến trong giá trị hàng hóa

dịch vụ xuất khẩu.

- Tỷ trọng công nghiệp chế biến trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Những năm 1980 các nhà kinh tế Mỹ và Châu Âu đƣa ra bộ chỉ tiêu

đánh giá mức độ công nghiệp hóa của các nƣớc thực hiện công nghiệp hóa

theo phƣơng pháp cổ điển, gồm 5 chỉ tiêu là :

- Tổng sản phẩm trong nƣớc bình quân đầu ngƣời (GDP/ngƣời)

- Cơ cấu kinh tế của các ngành nông lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ

trong tổng GDP

- Cơ cấu lao động của các ngành nông lâm nghiệp, công nghiệp và dịch

vụ trong tổng lao động xã hội đang làm việc.

21

- Tỷ trọng công nghiệp chế biến trong tổng GDP.

- Tỷ lệ đô thị hóa tính theo dân số.

Trong những năm gần đây, các nhà kinh tế Thế giới lại đƣa ra bộ chỉ

tiêu đánh giá mức độ công nghiệp hóa của các nƣớc công nghiệp hóa theo

phƣơng pháp mới (Các nƣớc NICS). Bộ chỉ tiêu mới gồm 11 chỉ tiêu:

- GDP bình quân đầu ngƣời

- Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong tổng GDP

- Tỷ trọng ngành dịch vụ trong tổng GDP

- Tỷ trọng lao động phi nông nghiệp

- Tỷ lệ ngƣời biết chữ

- Tỷ lệ sinh viên đại học trong tổng dân số

- Số bác sĩ/vạn dân

- Tuổi thọ trung bình

- Tốc độ tăng dân số

- Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh

- Tỷ lệ đô thị hóa

Tuy nhiên, tại thời điểm năm 80 của thế kỷ 20 đã bắt đầu xuất hiện hình

thức công nghiệp hoá mới thay dần cho hình thức công nghiệp hoá cổ điển,

bởi vậy, hệ thống chỉ tiêu của H. Chenery bộc lộ những hạn chế không đáp

ứng đƣợc yêu cầu đánh giá tiến trình công nghiệp hoá của các quốc gia theo

hình thức công nghiệp hoá mới.

4. Một số quan điểm ở Việt Nam về xây dựng nƣớc công nghiệp

Nhƣ phần trên đã đề cập, Việt Nam đang tiến hành đẩy mạnh sự nghiệp

công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc và tuyên bố công khai mục tiêu gia

nhập hàng ngũ các quốc gia công nghiệp vào năm 2020. Tuy nhiên, chúng ta

cũng chƣa xác định cụ thể về một nƣớc công nghiệp, cũng chƣa định rõ lộ

trình thực hiện từ nay cho đến năm 2020 nhƣ thế nào? sử dụng những chỉ tiêu

thống kê chủ yếu nào để xác định mục tiêu đó. Thực tế cũng đã có những

nghiên cứu đề cập về vấn đề này, nhƣng chƣa phải là quan điểm chính thống

của Đảng và Nhà nƣớc, có tính pháp lý trong chỉ đạo thực hiện ở các cấp, các

22

ngành. Đến nay, có nhiều ý kiến khác nhau khi giải đáp vấn đề này, chúng tôi

xin trình bày một số nghiên cứu của các tác giả trong nƣớc nhƣ sau:

Theo tác giả Trƣơng Văn Đoan – Nguyên Thứ trƣởng Bộ Kế hoạch và

Đầu tƣ (1), có thể coi các chỉ tiêu quan trọng đạt đƣợc của các nƣớc công

nghiệp mới (Hàn Quốc, Singapo, Đài Loan, Hồng Kông) ở thập niên 80 của

thế kỷ XX nhƣ là tiêu thức để nhận biết thế nào là một nƣớc công nghiệp, cụ

thể nhƣ sau:

- GDP/ngƣời đạt trên 5.000 USD, đây là chỉ tiêu tổng hợp quan trọng

nhất.

- Cơ cấu nền kinh tế (tính theo GDP) phải tiên tiến, với công nghiệp

khoảng 45 - 50%, dịch vụ chiếm khoảng 40 - 50%, nông nghiệp khoảng 10%.

Ngoài hai chỉ tiêu cơ bản nêu trên, có thể sử dụng một số chỉ tiêu khác

nhằm phản ánh toàn diện hơn, đầy đủ hơn tiêu thức của một nƣớc công

nghiệp nhƣ: Nền kinh tế đạt tích luỹ cao; khoa học và công nghệ trở thành

yếu tố quan trọng nhất trong phát triển; tỷ lệ cán bộ khoa học kỹ thuật và lao

động đƣợc đào tạo ở mức cao; tỷ lệ đô thị hoá đạt 50 - 60%; lao động phi

nông nghiệp chiếm khoảng 70 - 75% tổng số lao động xã hội, chỉ khoảng

25% lao động làm nông nghiệp...

Ông Trƣơng Văn Đoan cũng cụ thể hoá hệ tiêu thức một nƣớc công

nghiệp cho Việt Nam nhƣ là một chủ đề nghiên cứu. Hệ tiêu thức này

gồm 6 nhóm nội dung chính:

(1) Lực lượng sản xuất đạt tới trình độ tương đối hiện đại

Đảng ta cho rằng: “Lực lượng sản xuất đến lúc đó sẽ đạt trình độ tương

đối hiện đại, phần lớn lao động thủ công được thay thế bằng lao động sử

dụng máy móc, điện khí hoá cơ bản được thực hiện trong cả nước, năng suất

lao động xã hội và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn nhiều so với hiện

nay.” Có thể cụ thể hoá tinh thần cơ bản đó thông qua một số chỉ tiêu quan

trọng phản ánh trình độ đạt đƣợc của lực lƣợng sản xuất lúc đó nhƣ sau:

- GDP bình quân đầu ngƣời đạt từ 1.700 - 2.500 USD.

- Cơ cấu GDP với tỷ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 40-

45%, dịch vụ chiếm khoảng 45 - 50%, nông nghiệp dƣới 10%.

(1 ) Theo “Bản tin kinh tế của Ban kinh tế trung ương, số đặc san 106 phát hành tháng 10 năm 2005”,

23

Công nghiệp phải đảm bảo trang bị ở mức cần thiết và có hiệu quả tƣ

liệu sản xuất cho nền kinh tế. Công nghiệp chế tác phải chiếm khoảng 35%

GDP và trên 50% giá trị gia tăng công nghiệp. Sản lƣợng điện bình quân đầu

ngƣời đạt trên 2.000 kwh. Dịch vụ phát triển cao bao gồm nhiều loại hình,

đặc biệt là các dịch vụ dựa trên tri thức. Kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ và

hiện đại trên phần lớn các vùng của đất nƣớc. Nông nghiệp đảm bảo an toàn

lƣơng thực quốc gia và cơ bản đảm bảo nhu cầu thực phẩm. Tỷ suất hàng hoá

cao, vào khoảng 50 - 60%; ngành chăn nuôi chiếm khoảng 40 - 45% giá trị

tăng thêm của ngành nông nghiệp. Hình thành nền nông nghiệp sinh thái

“sạch”. Môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ, độ che phủ (rừng, cây công nghiệp

lâu năm, cây ăn quả) khoảng 55-60% diện tích đất tự nhiên. Thực hiện cơ bản

về cơ giới hoá, điện khí hoá và áp dụng rộng rãi công nghệ sinh học.

- Nền kinh tế đạt tích luỹ cao một cách bền vững. Sau khi đảm bảo ở

mức tiến bộ đời sống vật chất của dân cƣ, tỷ lệ tích luỹ từ GDP đạt khoảng

30%. Tỷ trọng đầu tƣ so với GDP đạt khoảng 35-40%.

- Khoa học và công nghệ trở thành yếu tố quan trọng nhất đối với phát

triển, trở thành yếu tố quyết định tăng năng suất lao động. Năng suất lao động

đóng góp khoảng trên 70% mức gia tăng GDP, tốc độ đổi mới công nghệ đạt

khoảng 15 - 20% / năm.

- Tỷ lệ cán bộ khoa học kỹ thuật và lao động đƣợc đào tạo đạt trên

50% lao động xã hội (số cán bộ khoa học kỹ thuật khoảng 70 ngƣời tính

trên một vạn dân). Tỷ lệ đầu tƣ cho nghiên cứu khoa học so với GDP đạt

khoảng trên 4%.

- Tỷ lệ đô thị hoá đạt 50-60%. Lao động phi nông nghiệp (công nghiệp

và dịch vụ) chiếm khoảng 70-75% tổng lao động xã hội. Các điểm dân cƣ

nông thôn, đô thị gắn kết chặt chẽ với nhau về các quan hệ kinh tế, xã hội và

phân bố rộng thoáng trong hệ thống nhiều tầng, trong đó Hà Nội, thành phố

Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hạ Long, Đà Nẵng, Huế, Vũng Tàu, Cần Thơ... là

các đô thị hạt nhân của các vùng lớn và cả nƣớc.

(2) Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đạt đến trình độ phát triển cao

Tiêu thức về quan hệ sản xuất đƣợc phản ánh rõ ràng trong Văn kiện Đại

hội VIII: “Về quan hệ sản xuất, chế độ sở hữu, cơ chế quản lý và chế độ

phân phối gắn kết với nhau, giải phóng sức sản xuất, tạo ra một động lực

mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội. Kinh tế

24

nhà nước thực hiện tốt vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế hợp tác xã trở

thành nền tảng. Kinh tế tư bản nhà nước dưới các hình thức khác nhau tồn

tại phổ biến. Kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân chiếm tỷ trọng

đáng kể”.

(3) Chất lượng đời sống vật chất và văn hoá ngày càng cao theo hướng

văn minh hiện đại

Đại hội Đảng lần thứ VIII đã khẳng định: “Về đời sống vật chất và văn

hoá, nhân dân có cuộc sống no đủ, có nhà ở tương đối tốt, có điều kiện thuận

lợi về đi lại, học hành, chữa bệnh, có mức hưởng thụ văn hoá khá. Quan hệ

xã hội lành mạnh, lối sống văn minh; phát huy những giá trị cao đẹp và

truyền thống vẻ vang của dân tộc.” Nội dung đƣợc cụ thể hoá bằng một số

tiêu chí sau:

- Mức ăn 3.200 kcal/ngƣời/ngày. Cơ cấu bữa ăn hợp lý, phù hợp thị hiếu

dân tộc. Tuổi thọ trung bình khoảng 70 - 72 tuổi.

- Những nhu cầu nhà ở, phƣơng tiện đi lại, cấp điện, cấp nƣớc, điện

thoại, báo chí, truyền hình, y tế, giáo dục, bảo hiểm,... đƣợc đáp ứng tốt, đạt

mức trên trung bình hiện nay (năm 2000) của các nƣớc trong khu vực.

- Phổ cập giáo dục trung học cơ sở (cấp II) trong phạm vi cả nƣớc, trong

đó tất cả các đô thị và phần lớn nông thôn phổ cập trung học phổ thông (cấp

III) ở vào tốp 50 của thế giới.

(4) Xã hội đạt được mức công bằng, văn minh

Thực hiện xã hội công bằng, văn minh là tính ƣu việt của chủ nghĩa xã

hội. Một xã hội công nghiệp không chỉ là xã hội có sự phát triển cao của lực

lƣợng sản xuất mà còn là một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đây là

một tiêu thức riêng có của một nƣớc công nghiệp theo con đƣờng xã hội chủ

nghĩa. Tiêu thức này đƣợc cụ thể hoá thành các chỉ tiêu cơ bản sau:

- Chênh lệch giàu nghèo ở mức thấp, khoảng 4 - 5 lần (giữa 20% dân cƣ

có thu nhập cao nhất và 20% dân cƣ có thu nhập thấp nhất), song bình đẳng

về cơ hội tìm việc làm và có khoảng cách không lớn hƣởng thụ các phúc lợi

xã hội.

- Khoảng cách giữa các vùng lãnh thổ về kinh tế vẫn còn tƣơng đối lớn,

song bằng các chính sách xã hội tích cực, có thể tạo ra sự tƣơng đối đồng đều

25

trong hƣởng thụ dịch vụ truyền thông, văn hoá, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục

phổ thông, cơ hội làm việc...

- Nông thôn có chuyển biến lớn không có khoảng cách quá lớn về thu

nhập và mức sống so với đô thị. Khoảng cách không gian giữa thành thị và

nông thôn ngắn lại do giao thông thuận lợi, đặc biệt là giao thông nông thôn

phát triển.

(5) Chủ động hội nhập kinh tế với thế giới

Một nƣớc công nghiệp phải là nƣớc chủ động và thực hiện tốt hội nhập

kinh tế với thế giới bên ngoài. Cụ thể:

- Có khả năng cạnh tranh bình đẳng thƣơng mại trong các quan hệ đa

phƣơng và song phƣơng với các nƣớc khác.

- Xuất khẩu tăng với tốc độ gấp 1,5 lần trở lên so với tốc độ GDP.

- Thu hút mạnh mẽ FDI, đặc biệt vào các ngành có công nghệ cao.

- Trả đƣợc nợ nƣớc ngoài theo cam kết và có vốn đầu tƣ đáng kể ra

nƣớc ngoài.

(6). Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh trong mọi tình huống

- Kết hợp chặt chẽ kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh trong sự

nghiệp phát triển ngành, vùng, lĩnh vực.

- Tiềm lực kinh tế đảm bảo đƣợc nhu cầu cần thiết cho quốc phòng,

an ninh.

- Tiềm lực quốc phòng (có công nghiệp quốc phòng) đáp ứng yêu cầu

phòng thủ và chống trả cần thiết.

- Luôn luôn giữ vững an ninh chính trị, bảo vệ vững chắc chế độ và chủ

quyền lãnh thổ quốc gia.

Ông Trƣơng Văn Đoan cho rằng, đến năm 2020, nếu Việt Nam đạt đƣợc

6 tiêu chuẩn nhƣ phân tích ở trên thì có thể nói Việt Nam về cơ bản trở thành

một nƣớc công nghiệp.

Theo Tiến sỹ Đinh Văn Ân – Nguyên Viện trƣởng Viện nghiên cứu

quản lý kinh tế trung ƣơng, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2), kiến nghị về tiêu chí

cơ bản để đạt yêu cầu là một nƣớc công nghiệp của Việt Nam nhƣ sau :

(2) Theo “Bản tin kinh tế của Ban kinh tế trung ương,”Số đặc san 106 tháng 10 năm 2005.

26

- Cơ cấu kinh tế (cơ cấu ngành) trong GDP: tỷ trọng của công nghiệp và

dịch vụ chiếm khoảng 85-90%; tăng trƣởng kinh tế có tính bền vững.

- Tỷ trọng công nghiệp chế biến chiếm khoảng từ 25% GDP trở lên.

- Tỷ trọng áp dụng công nghệ hiện đại cao; tỷ trọng lao động phi nông

nghiệp chiếm trên 70%, tỷ trọng lao động có trình độ cao từ 25% trở lên.

- Hệ thống phúc lợi xã hội đã phát triển, các thể chế kinh tế

về cơ bản ổn định.

- Độ mở cửa của nền kinh tế cao; các vấn đề môi trƣờng về cơ bản

đƣợc kiểm soát.

Theo quan điểm của giáo sƣ Đỗ Quốc Sam - nguyên Bộ trƣởng Bộ Kế

hoạch và Đầu tƣ (3), Hệ thống các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đƣợc lựa chọn có

cơ sở khoa học sẽ cho phép thấy rõ chúng ta đang đứng ở vị trí nào trên con

đƣờng CNH- HĐH, còn cách xa đích bao nhiêu, và cần tập trung năng lực

vào những lĩnh vực nào để sớm đứng vào hàng ngũ những nƣớc công nghiệp

hoặc cơ bản có thể coi là nƣớc công nghiệp.

Ông Đỗ Quốc Sam đƣa ra danh mục các tiêu chí và chỉ tiêu nhƣ sau:

Các chỉ tiêu kinh tế:

- GDP bình quân đầu ngƣời theo sức mua tƣơng tƣơng (PPP);

- Tỷ trọng kinh tế nông nghiệp trong GDP;

- Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng số lao động;

- Năng suất lao động bình quân;

- Tiêu hao năng lƣợng bình quân đầu ngƣời;

- Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trên GDP;

- Chỉ số cạnh tranh quốc tế.

Chỉ tiêu xã hội và chất lượng cuộc sống:

- Chỉ số phát triển con ngƣời (HDI);

- Tỷ lệ đô thị hoá;

- Khoảng cách giữa thành thị và nông thôn;

- Hệ số GINI.

3 Theo Tạp chí Cộng sản số 11, tháng 6 năm 2006.

27

Chỉ tiêu môi trường:

- Tỷ lệ sử dụng nƣớc sạch;

- Chi phí bảo vệ và cải thiện môi trƣờng so với GDP;

- Tỷ lệ chất thải đƣợc xử lý;

- Tỷ lệ phủ xanh đất nƣớc.

Theo Tiến sỹ Võ Chí Thành – Phó Viện trƣởng Viện nghiên cứu quản lý

kinh tế Trung ƣơng, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, quan niệm về công nghiệp hoá

đã có những thay đổi lớn theo tiến trình phát triển của xã hội loài ngƣời(4).

Trong những năm 60 của thế kỷ trƣớc, cách hiểu công nghiệp hoá cơ bản là

theo nghĩa hẹp, tức là sự gia tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến

trong GDP. Sau đó, cùng với sự phát triển của các nƣớc phát triển G7, các

nƣớc phát triển công nghiệp hay các nƣớc trong Tổ chức hợp tác và phát triển

kinh tế (OECD), khi kinh tế tri thức và dịch vụ thực sự là một cuộc cách

mạng trên thế giới, thì khái niệm công nghiệp hoá đƣợc thể hiện ở:

- Sự gia tăng tỷ trọng công nghiệp chế tạo, chế biến trong GDP.

- Vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế đặc biệt là dịch vụ có giá

trị tăng cao về hàm lƣợng chất xám cao.

- Tính liên kết giữa công nghiệp chế tạo, chế biến và công nghệ cũng

nhƣ dịch vụ. Đây trở thành một điểm quan trọng nhất của công nghiệp hoá,

tức là không phải từng ngành, từng lĩnh vực phát triển cho tự thân là chính,

mà nó phải lan toả ra toàn bộ nền kinh tế.

Hiện nay, khái niệm công nghiệp hoá đƣợc hiểu rộng hơn, bao gồm tỷ

trọng các ngành trong GDP (tuỳ cách phân loại), công nghệ, chất lƣợng và

mạng sản xuất, kinh doanh trong nội tại đất nƣớc cũng nhƣ khu vực toàn cầu.

Bốn nhóm chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh mức độ công nghiệp hoá của

một đất nƣớc là:

- Thứ nhất là tỷ trọng kinh tế ngành (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ)

trong nền kinh tế; hiện nay có thể chia nhỏ hơn thành các ngành có hàm

lƣợng chất xám cao, ngành có hàm lƣợng chất xám thấp hơn đồng thời gắn tỷ

trọng cơ cấu này với vai trò của công nghệ.

(4) Số đặc san 106 tháng 10/2005 Bản tin kinh tế của Ban kinh tế trung ương.

28

- Thứ hai là các chỉ số về công nghệ, tỷ trọng xuất khẩu công nghiệp chế

tác, hàng hoá có hàm lƣợng chất xám cao, ví dụ xuất khẩu dịch vụ ngân hàng,

viễn thông, hàng điện tử,....

- Thứ ba là các chỉ số về chất lƣợng lao động, chất lƣợng con ngƣời, thể

chất, từ lao động lành nghề tới những nhà quản lý, cán bộ nghiên cứu.

- Thứ tƣ là vai trò của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) xét trong

bối cảnh sản xuất toàn cầu và khu vực gắn với thƣơng mại xuất khẩu và

nhập khẩu.

Bàn về tiêu chí nƣớc công nghiệp của Việt Nam năm 2020, ông Hà

Đăng, nguyên Trƣởng ban tuyên giáo trung ƣơng cho rằng, nó sẽ phải đƣợc

giải quyết trong một chiến lƣợc mới, có thể là trong chiến lƣợc phát triển

kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020. Tuy nhiên, theo ông, có thể nêu lên ba

nhóm tiêu chí mà nền kinh tế Việt Nam hƣớng tới năm 2020 nhƣ sau:

- Nhóm các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế vĩ mô. Các tiêu chí này phản

ánh trình độ công nghiệp hoá của một nƣớc. Đó là:

(1) Quy mô GDP;

(2) Tốc độ tăng GDP hàng năm;

(3) GDP bình quân đầu ngƣời;

(4) Tốc độ tăng GDP bình quân đầu ngƣời hàng năm;

(5) Tỷ trọng giá trị nông nghiệp trong GDP;

(6) Tỷ trọng giá trị công nghiệp trong GDP;

(7) Tỷ trọng giá trị dịch vụ trong GDP;

(8) Tỷ lệ xuất khẩu hàng chế tác trong xuất khẩu hàng hoá;

(9) Tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghệ cao trong tổng xuất khẩu hàng

chế tạo, chế biến;

(10) Điện sản xuất bình quân đầu ngƣời;

(11) Tỷ lệ đƣờng bộ trải nhựa.

- Nhóm các tiêu chí phản ánh sự phát triển về mặt xã hội. các tiêu chí

này cũng góp một phần vào việc xác định mức tăng GDP bình quân đầu

ngƣời. Đó là:

(1) Dân số;

29

(2) Tốc độ tăng dân số hàng năm;

(3) Tỷ lệ dân số sống dƣới mức nghèo;

(4) Tỷ lệ dân số thành thị;

(5) Chỉ số phát triển con ngƣời (HDI);

(6) Tỷ lệ chi phí cho giáo dục trong GDP;

(7) Tỷ lệ trẻ em nhập học ở cấp tiểu học, trung học;

(8) Tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia lực lƣợng lao động;

(9) Tỷ lệ chi phí cho y tế trong GDP;

(10) Tỷ lệ dân số đƣợc chăm sóc y tế;

(11) Tỷ lệ dân số sử dụng nƣớc hợp vệ sinh;

(12) Chỉ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (GINI).

- Nhóm các tiêu chí đánh giá mức độ hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là:

(1) Giá trị xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ;

(2) Tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ;

(3) Vốn FDI;

(4) Mức nợ nƣớc ngoài và tỉ trọng so với Tổng thu nhập quốc gia (GNI).

Hình thức công nghiệp hoá kiểu mới ở nƣớc ta có những đặc trƣng sau:

(1) Công nghiệp hoá phải rút ngắn thời gian, phát triển nhanh để sớm

đuổi kịp trình độ của các nƣớc trong khu vực và thế giới.

(2) Công nghiệp hoá gắn kết với hiện đại hoá, phát triển công nghệ mới,

công nghệ cao, công nghệ thông tin và tiếp cận với kinh tế tri thức.

Khái niệm về công nghiệp hoá và hiện đại hoá là hai cụm từ có nội hàm

khác nhau, nhƣng lại có liên quan mật thiết với nhau. Nhất là ở giai đoạn đầu

của hiện đại hoá là quá trình biến đổi từ tính chất truyền thống cũ nông

nghiệp hoặc tiền công nghiệp sang trình độ tiến tiến hiện đại (sau đó là hiện

đại hoá của giai đoạn “hậu công nghiệp hoá”, giai đoạn “Tri thức hoá”). Với

nội hàm của giai đoạn đầu hiện đại hoá nhƣ vậy thì giữa công nghiệp hoá và

hiện đại hoá giai đoạn đầu có mối gắn kết chặt chẽ và cùng tới mục tiêu là

nền công nghiệp hiện đại.

30

(3) Phát triển kinh tế song song với phát triển xã hội, nâng cao chất

lƣợng cuộc sống, đảm bảo công bằng xã hội theo định hƣớng XHCN.

(4) Phát triển bền vững, tiết kiệm tài nguyên, của cải vật chất, giữ gìn và

cải thiện môi trƣờng sinh thái.

Quan điểm của Đề tài: Căn cứ vào Nghị quyết của Đảng về phát triển

Đất nƣớc qua các kỳ Đại hội, kinh nghiệm của các nƣớc có nền công nghiệp

phát triển đi trƣớc, các chuyên gia, điều kiện thực tế của Việt Nam và thực

trạng nguồn số liệu thống kê hiện nay, Ban chủ nhiệm đề tài đề xuất các

nhóm chỉ tiêu đánh giá một nƣớc công nghiệp gồm:

I. Về phát triển kinh tế

1- GDP bình quân đầu ngƣời

2- Tỷ trọng nông nghiệp so GDP

3- Tỷ lệ lao động nông nghiệp

4- Tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong tổng GDP

5- Điện sản xuất bình quân đầu ngƣời

6- Tỷ lệ đô thị hoá

II. Về phát triển xã hội

7- Chỉ số phát triển con ngƣời (HDI)

8- Số bác sỹ/vạn dân

9- Tuổi thọ bình quân

10- Tỷ lệ ngƣời dân sử dụng internet

11- Tỷ lệ lao động có trình độ đại học trở lên

III. Về môi trƣờng

12. Tỷ lệ dân số sử dụng nƣớc hợp vệ sinh

13- Độ che phủ rừng

CHƢƠNG III: ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ CƠ

BẢN, NGƢỠNG SỐ LIỆU CỤ THỂ ĐÁNH GIÁ TIẾN TRÌNH CÔNG

NGHIỆP HOÁ Ở VIỆT NAM

1. Những nguyên tắc cơ bản để xây dựng và lựa chọn các chỉ tiêu

thống kê chủ yếu đánh giá tiến trình công nghiệp hoá ở nƣớc ta.

31

Nguyên tắc thứ nhất: Bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ công nghiệp hóa ở

nƣớc ta phải đƣợc xây dựng và lựa chọn dựa trên nội dung đƣờng lối Công

nghiệp hóa – Hiện đại hóa của Đảng và Nhà nƣớc đề ra trong chiến lƣợc và

kế hoạch trung, dài hạn ở mỗi thời kỳ. Đây là nguyên tắc cơ bản nhất, quan

trọng nhất, có tính bao trùm và chi phối đến các nguyên tắc khác.

Trên quan điểm biện chứng về nhận thức, quan điểm về bản chất và

hiện tƣợng, lý luận và thực tiễn, thì bộ chỉ tiêu thống kê chủ yếu đƣợc xây

dựng để đánh giá mức độ công nghiệp hóa ở nƣớc ta phải trực tiếp phản ánh

các mặt, các nội dung cụ thể của đƣờng lối Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

của Đảng và Nhà nƣớc đề ra; chỉ có dựa trên những nội dung cơ bản của

đƣờng lối công nghiệp hoá, thì những chỉ tiêu thống kê đƣa ra mới thể hiện

đƣợc bản chất và kết quả thực hiện Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, mới

đảm bảo cho đánh giá đúng đắn tiến trình, mức độ thực hiện công nghiệp hóa –

hiện đại hóa tại mỗi thời điểm cụ thể.

Nếu việc xây dựng và lựa chọn bộ chỉ tiêu thống kê chủ yếu đánh giá

mức độ công nghiệp hóa ở nƣớc ta, mà không dựa trên nội dung đƣờng lối

công nghiệp hóa của Đảng và Nhà nƣớc, thậm chí là có xuất phát từ nội dung

công nghiệp hóa, nhƣng lại hiểu biết không đầy đủ, không sâu sắc, thì nhất

định các chỉ tiêu đƣa ra không thể là thông tin đủ tin cậy để đo lƣờng đánh

giá mức độ công nghiệp hóa, thậm chí còn làm cho đánh giá sai, đánh giá

chệch nội dung và kết quả của công nghiệp hóa. Vì vậy yêu cầu của nguyên

tắc này là:

- Yêu cầu thứ nhất: Cần phải đƣợc làm rõ nội dung, thời gian, bƣớc đi

của đƣờng lối Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa của Đảng và Nhà nƣớc đề ra,

cụ thể:

(1) Về nội dung công nghiệp hóa:

- Kinh tế phát triển nhanh, đạt hiệu quả cao, chuyển từ nền kinh tế nông

nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng nhanh

tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp,

tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ.

- Nền kinh tế phát triển dựa trên những ứng dụng kĩ thuật công nghệ

cao và hiện đại.

- Xã hội: Mọi mặt của đời sống xã hội phải đƣợc cải thiện và nâng cao,

chuyển từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp, từ văn minh nông

32

nghiệp sang văn minh công nghiệp, mà mục tiêu tổng quát là “Dân giàu,

nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn, minh”.

- Tài nguyên và môi trƣờng phải đƣợc bảo vệ, không để ảnh hƣởng xấu

đến cuộc sống và đến phát triển của các thế hệ mai sau:

- Cơ chế quản lý vĩ mô ổn định và có hiệu quả cao.

Trên cơ sở những nội dung, nhóm nội dung cụ thể về kinh tế, xã hội, tài

nguyên môi trƣờng, quản lý vĩ mô của nhà nƣớc, mà đƣa ra các tiêu chí, thể

hiện các tiêu chí đó bằng những chỉ tiêu thống kê cụ thể phản ánh về mặt

lƣợng trong mối quan hệ mật thiết với mặt chất của những nội dung, nhóm

nội dung cụ thể về công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng và Nhà nƣớc ta.

(2) Về bƣớc đi trong quá trình công nghiệp hóa: Thƣờng thì con đƣờng

công nghiệp hóa đƣợc chia ra nhiều giai đoạn nhƣ Trung Quốc chia ra 4 giai

đoạn, ở nƣớc ta không cụ thể bao nhiêu giai đoạn, nhƣng có chia ra chặng

đƣờng đầu của công nghiệp hóa và chặng tiếp theo…

Trên cơ sở chia ra các bƣớc các chặng đƣờng, mà lựa chọn tính toán các

chỉ tiêu đánh giá tiến trình thực hiện ở từng bƣớc, từng giai đoạn trong cả con

đƣờng dài công nghiệp hóa tới vài chục năm nữa.

(3) Về thời gian và mục tiêu cuối cùng:

Đồng thời với việc chia bƣớc, chia giai đoạn là ấn định các mục tiêu về

thời gian và mục tiêu đạt đƣợc. Ví dụ trong chiến lƣợc công nghiệp hóa 20

năm 2001 – 2020, đề ra đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công

nghiệp…

Căn cứ vào thời gian và mục tiêu để lựa chọn các chỉ tiêu và các mốc so

sánh đánh giá xác thực với yêu cầu và mục đính thực hiện công nghiệp hóa.

- Yêu cầu thứ hai: Không chỉ dừng lại ở quán triệt và làm rõ các nội

dung, bƣớc đi, thời gian của Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, mà phải hiểu

đầy đủ, sâu sắc bản chất ý nghĩa nội dung công nghiệp hóa, có vậy mới lựa

chọn đúng và đủ các chỉ tiêu phản ánh tổng hợp bản chất của Công nghiệp

hóa – Hiện đại hóa, đó cũng là quan điểm biện chứng của tƣ duy nhận thức

về hiện tƣợng nghiên cứu.

- Yêu cầu thứ ba: Là từ cụ thể hóa nội dung, bƣớc đi, thời gian, cùng

với sự quán triệt sâu sắc từng nội dung cụ thể của công nghiệp hóa, mà rút

ra các tiêu chí cơ bản nhất, tập trung nhất có tính đặc trƣng cho mỗi nội

33

dung cụ thể về công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ mỗi tiêu chí, lựa chọn một

hoặc 1 số chỉ tiêu thống kê thể hiện rõ ràng, minh bạch nhất tiêu chí đó. Ví

dụ: Đặc trƣng của công nghiệp hóa về kinh tế là phát triển bền vững, chuyển

nhanh từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, do vậy một

số tiêu chí thể hiện đặc trƣng đó phải là tăng trƣởng kinh tế, chuyển dịch cơ

cấu kinh tế hợp lý, áp dụng kỹ thuật công nghệ cao… Từ những tiêu chí đó,

xác định các chỉ tiêu thống kê thể hiện rõ mức độ của tiêu chí đặt ra, chẳng

hạn tiêu chí tăng trƣởng kinh tế bền vững phải đƣợc thể hiện bằng GDP và

GDP bình quân đầu ngƣời, hoặc tiêu chí chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp

sang nền kinh tế công nghiệp cần phải đƣợc thể hiện bằng các chỉ tiêu cơ

cấu kinh tế của 3 khu vực là: Nông lâm nghiệp, thuỷ sản; công nghiệp – Xây

dựng; dịch vụ, chỉ tiêu cơ cấu lao động xã hội đang làm việc trong các

ngành kinh tế nhƣ trên.

Hoặc ví dụ về nội dung xã hội của công nghiệp hóa có những tiêu chí

nhƣ: Các mặt đời sống xã hội phải đƣợc nâng cao, tiêu chí này cần có những

chỉ tiêu thống kê thể hiện nhƣ: Thu thập của dân cƣ, hƣởng thụ các dịch vụ

văn hóa, học tập, khám chữa bệnh, tuổi thọ bình quân… Tiêu chí công bằng

phải đƣợc thể hiện bằng các chỉ tiêu chênh lệch mức thu nhập, bình đẳng

giới… Tiêu chí văn minh phải đƣợc thể hiện bằng chỉ tiêu trình độ học vấn,

mức độ sử dụng Internet của ngƣời dân…

Tóm lại, để xây dựng và lựa chọn đƣợc bộ chỉ tiêu chủ yếu đánh giá

mức độ công nghiệp hóa ở nƣớc ta có chất lƣợng tốt, thì phải xuất phát từ

hiểu biết và nhận thức sâu sắc về đƣờng lối công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

đất nƣớc của Đảng và Nhà nƣớc đề ra trong mỗi thời kỳ chiến lƣợc và suốt

thời kỳ công nghiệp hóa của nƣớc ta, đó là nguyên tắc cơ bản nhất, bao trùm

nhất trong việc “Xây dựng và lựa chọn các chỉ tiêu thống kê chủ yếu để đánh

giá mức độ công nghiệp hóa của Việt Nam”.

Nguyên tắc thứ hai: Khi xây dựng và lựa chọn chỉ tiêu thống kê chủ

yếu để đánh giá mức độ công nghiệp hóa phải quán triệt quan điểm gọn nhẹ,

ít chỉ tiêu và lựa chọn những chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tập trung nhất kết

quả thực hiện các nội dung công nghiệp hóa.

Nội dung công nghiệp hóa rất phong phú có liên quan đến tất cả các lĩnh

vực kinh tế, xã hội, tài nguyên môi trƣờng và thể chế cơ chế quản lý vĩ mô,

bởi vậy các chỉ tiêu thống kê phản ảnh đầy đủ các mặt, các nội dung của công

nghiệp hóa cũng rất nhiều và phong phú. Nhƣng để đảm bảo tính khả thi và

34

yêu cầu thực tiễn của việc đánh giá tiến trình công nghiệp hóa, do vậy không

thể lựa chọn bộ chỉ tiêu quá lớn, quá phức tạp, mà chỉ cần lựa chọn và sử

dụng một số chỉ tiêu mang tính tổng hợp phản ánh những đặc trƣng cơ bản

nhất, tập trung nhất của tiến trình công nghiệp hóa. Vì thế không thể lựa chọn

tất cả, hoặc lựa chọn phần lớn các chỉ tiêu thống kê phản ánh kết quả thực

hiện các mặt, các nội dung của công nghiệp hóa để sử dụng cho việc đánh giá

mức độ công nghiệp hóa, vì nhƣ thế là phức tạp và không có tính khả thi, cho

nên nguyên tắc xây dựng và lựa chọn bộ chỉ tiêu để đánh giá mức độ công

nghiệp hóa phải thể hiện đƣợc yêu cầu gọn nhẹ, ít chỉ tiêu và là những chỉ

tiêu tổng hợp phản ánh tập trung nhất kết quả thực hiện công nghiệp tại mỗi

thời kỳ. Nguyên tắc này là cần thiết và đảm bảo cho bộ chỉ tiêu đƣợc xây

dựng và lựa chọn vừa đảm bảo độ tin cậy, vừa có tính khả thi cho xem xét

đánh giá tiến trình thực hiện công nghiệp hóa ở mỗi quốc gia nói chung và ở

Việt Nam nói riêng.

Yêu cầu của nguyên tắc này là:

- Bộ chỉ tiêu không quá nhiều về số lƣợng chỉ tiêu, hay nói cách khác là

số chỉ tiêu cần ít và gọn nhẹ, không quá lớn nhƣ các hệ thống chỉ tiêu thống

kê khác nhƣ: Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia có tới trên 350 chỉ tiêu, hệ

thống chỉ tiêu về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em có tới gần 200 chỉ tiêu…

Vậy thì qui mô bộ chỉ tiêu này cần bao nhiêu chỉ tiêu?

Mặc dù bộ chỉ tiêu trên đã bổ sung thêm một số chỉ tiêu, nhất là về mặt

xã hội, tuy nhiên bộ chỉ tiêu này vẫn còn hạn chế là đƣa ra hơi nhiều các chỉ

tiêu về xã hội, nhƣng lại ít những chỉ tiêu về kỹ thuật công nghệ và chƣa đề

cập đến vấn đề về tài nguyên và môi trƣờng sinh thái, một trong những nội

dung vừa mới vừa quan trọng của hình thức công nghiệp hoá mới so với hình

thức công nghiệp hoá cổ điển. Bởi vậy bộ chỉ tiêu trên vẫn chƣa đáp ứng

đƣợc yêu cầu đo lƣờng, đánh giá tiến trình công nghiệp hoá đối với các nƣớc

thực hiện công nghiệp hoá theo hình thức mới. Để có cơ sở rõ ràng hơn cho

việc xác định và lựa chọn chỉ tiêu cần căn cứ vào yêu cầu tiếp theo của

nguyên tắc.

- Yêu cầu các chỉ tiêu đƣợc lựa chọn để đánh giá mức độ công nghiệp

hóa phải là những chỉ tiêu tổng hợp phản ảnh tập trung nhất kết quả thực hiện

công nghiệp hóa sau mỗi thời kỳ.

35

Trong hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh kết quả thực hiện công

nghiệp hóa gồm nhiều chỉ tiêu phản ảnh kết quả thực hiện riêng biệt từng

mặt, từng lĩnh vực của công nghiệp hóa. Loại chỉ tiêu này có nhiều, nhƣng ý

nghĩa tổng hợp của chỉ tiêu lại thấp, phần lớn là những chỉ tiêu riêng biệt ít

có ý nghĩa cho đánh giá kết quả tổng hợp của công nghiệp hóa. Ngƣợc lại có

loại chỉ tiêu tuy không nhiều, nhƣng mang tính tổng hợp rất cao và có

những chỉ tiêu phản ảnh kết quả thực hiện của nhiều lĩnh vực nhiều nội

dung của quá trình công nghiệp hóa, ví dụ nhƣ chỉ tiêu GDP bình quân đầu

ngƣời vừa thể hiện mức độ tăng trƣởng kinh tế, vừa thể hiện mức sống và sự

giàu có của quốc gia; hoặc chỉ tiêu tuổi thọ bình quân vừa thể hiện mức độ

phát triển về kinh tế, văn hóa và dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho ngƣời

dân… Bởi vậy khi xây dựng và lựa chọn bộ chỉ tiêu để đánh giá mức độ

công nghiệp hóa, chủ yếu tập trung vào loại chỉ tiêu mang tính tổng hợp và

có đủ các yếu tố sau đây:

- Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh đƣợc nhiều nội dung công nghiệp hóa có

liên quan với nhau, hoặc chỉ phản ánh một nội dung công nghiệp hoá, nhƣng

đó là chỉ tiêu phản ánh tập trung nhất bản chất của nội dung đó. Có nhƣ vậy

bộ chỉ tiêu mới bớt đƣợc nặng nề, phức tạp, mà vẫn đáp ứng đƣợc yêu cầu

đánh giá chính xác tiến trình thực hiện công nghiệp hoá.

- Chỉ tiêu đang đƣợc Đảng, Nhà nƣớc và toàn xã hội quan tâm, hay nói

cách khác là chỉ tiêu đang mang tính lịch sử của giai đoạn lịch sử hiện đại.

Thực hiện nguyên tắc thứ 2, giúp cho xây dựng và lựa chọn đƣợc những

chỉ tiêu thiết thực, cần thiết, đáp ứng đƣợc yêu cầu gọn nhẹ, nhƣng vẫn đảm

bảo độ tin cậy cho đánh giá mức độ công nghiệp hóa; đồng thời cũng đảm

bảo cho công tác nghiên cứu đánh giá tiến trình công nghiệp hóa có tính khả

thi, tiết kiệm, đáp ứng đƣợc yêu cầu hoạch định chiến lƣợc công nghiệp hóa

cho giai đoạn kế tiếp tốt hơn.

Nguyên tắc thứ ba: Xây dựng và lựa chọn chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá

mức độ công nghiệp hóa phải đảm bảo tính khả thi về thu thập, tính toán chỉ

tiêu và đảm bảo tính thống nhất về nội dung, phƣơng pháp tính với những chỉ

tiêu có liên quan trong hệ thống chỉ tiêu thống kê hiện hành.

Thực hiện nguyên tắc này là bƣớc tiến tiếp theo nhằm loại bỏ việc lựa

chọn và đƣa vào bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ công nghiệp hóa những chỉ tiêu

tuy rất quan trọng, đảm bảo tính tổng hợp và yêu cầu của nghiên cứu, nhƣng

36

lại không thể thu thập tính toán đƣợc trong điều kiện hiện tại (hay còn gọi là

những chỉ tiêu không có tính khả thi). Đồng thời cũng đảm bảo tính thống

nhất với các chỉ tiêu có liên quan trong hệ thống chỉ tiêu thống kê hiện hành,

điều đó có ý nghĩa hết sức quan trọng cho việc nghiên cứu, đánh giá công

nghiệp hoá luôn thống nhất với các lĩnh vực khác có liên quan và những nhận

định đánh giá kết quả thực hiện công nghiệp hoá ở những thời kỳ khác trƣớc

đó. Tóm lại nguyên tắc về tính khả thi và thống nhất là cơ sở đảm bảo cho

tính so sánh, đánh giá nhất quán các hiện tƣợng kinh tế xã hội có liên quan

đến công nghiệp hóa cả về phạm vi không gian và thời gian.

Yêu cầu của nguyên tắc tính khả thi là chỉ tiêu đƣợc xây dựng lựa chọn

phải đảm bảo các điều kiện để có thể thu thập đƣợc đầy đủ số liệu ban đầu

(số liệu đầu vào) cho việc tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu đánh giá tiến trình

công nghiệp hoá. Những điều kiện cho thu thập, tổng hợp tính toán không chỉ

đơn thuần là phƣơng pháp, tổ chức điều tra thu thập, mà còn phải chú ý đến

các điều kiện về tài chính, nguồn lực và cả về độ tin cậy của thông tin đầu

vào; nếu để thu thập tổng hợp, tính toán đƣợc chỉ tiêu đó mà phải cần đến

nguồn tài chính quá lớn vƣợt quá khả năng hiện có, hoặc nguồn nhân lực hiện

tại chƣa thể đáp ứng đƣợc, hoặc thu thập đƣợc số liệu ban đầu nhƣng không

đủ độ tin cậy cho tổng hợp, tính toán, thì cần xem xét thận trọng, nghiêm túc

để quyết định có nên lựa chọn chỉ tiêu đó vào bộ chỉ tiêu chủ yếu đánh giá

mức độ công nghiệp hóa hay không? Vì những điều kiện đảm bảo cho thu

thập, tổng hợp, tính toán, chỉ tiêu chƣa thật thuận lợi, tính khả thi của chỉ tiêu

không cao, do vậy theo nguyên tắc này cần tìm chỉ tiêu khác có tính khả thi

cao hơn để thay thế hoặc tạm thời chƣa lựa chọn chỉ tiêu đó.

Yêu cầu về tính thống nhất với những chỉ tiêu khác có liên quan trong

hệ thống chỉ tiêu thống kê hiện hành là: Tất cả những chỉ tiêu thống kê đƣợc

lựa chọn vào bộ chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá mức độ công nghiệp hóa đều

phải thống nhất với những chỉ tiêu có liên quan trong hệ thống chỉ tiêu thống

kê hiện hành về những nội dung sau:

- Thống nhất về khái niệm và nội dung chỉ tiêu

- Thống nhất về phƣơng pháp tính toán.

- Thống nhất về phạm vi không gian và thời gian thu thập tính toán

của chỉ tiêu.

37

Ví dụ: Nếu lựa chọn chỉ tiêu GDP bình quân đầu ngƣời, thì những chỉ

tiêu liên quan đến chỉ tiêu này là chỉ tiêu GDP và chỉ tiêu dân số. Nếu chỉ tiêu

GDP bình quân đầu ngƣời trong bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ công nghiệp hóa

đƣợc tính bằng USD của năm 2010, thì chỉ tiêu GDP, chỉ tiêu dân số đều phải

đƣợc thống nhất về nội dung, phƣơng pháp tính, phạm vi tính của 2 chỉ tiêu

này ở năm 2010, không đƣợc tùy tiện tính lại số liệu GDP quy đổi ra USD

theo phƣơng pháp khác hoặc sử dụng số liệu dân số không nhất quán khi thì

số bình quân, khi là số thời điểm trong mỗi khi tính toán.

Thực hiện nguyên tắc tính khả thi và tính thống nhất trong lựa chọn tính

toán các chỉ tiêu thống kê chủ yếu để đánh giá mức độ công nghiệp hóa,

chính là tạo cơ hội để kế thừa và sử dụng những số liệu đã có, kết hợp và khai

thác các nguồn thông tin khác nhau, phối hợp và lồng ghép việc thu nhập

thông tin ban đầu vào các cuộc điều tra và báo cáo định kỳ phù hợp, đó cũng

là thực hiện tiết kiệm nguồn tài chính và nhân lực cho hoạt động thống kê, tổ

chức khai thác có hiệu quả các nguồn số liệu hiện có, đồng thời lại hạn chế

đƣợc những mâu thuẫn về số liệu giữa các chỉ tiêu đƣợc sử dụng vào các mục

đích quản lý khác nhau.

Nguyên tắc thứ tƣ: Việc xây dựng và lựa chọn những chỉ tiêu thống kê

chủ yếu để đánh giá mức độ công nghiệp hóa, phải gắn kết với việc ứng dụng

công nghệ thông tin trong lĩnh vực thống kê.

Nhờ có những tiến bộ vƣợt bậc của kỹ thuật công nghệ thông tin, mà

hầu hết các lĩnh vực hoạt động trên thế giới đều ứng dụng và sử dụng công

nghệ thông tin nhƣ một quyết sách thành công. Trong lĩnh vực thống kê thế

giới nói chung và thống kê Việt Nam nói riêng đang phát triển ứng dụng công

nghệ thông tin vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động thống kê. Điều đó

đã mở ra bƣớc phát triển mới cho công tác thống kê mà trƣớc đó không thể

làm đƣợc, đó là khả năng cho phép nguồn thông tin đầu vào có thể giảm

xuống đến mức tối thiểu nhằm tiết kiệm các nguồn nhân lực, tài lực, vật lực;

nhƣng thông tin đầu ra lại đáp ứng đƣợc ở mức tối đa, do kỹ năng kết nối,

khai thác thông tin từ nhiều nguồn cơ sở dữ liệu khác nhau và năng lực xử lý,

tính toán, tổng hợp vô cùng lớn của công nghệ thông tin.

(2) Chú ý tới công nghệ thông tin, nghĩa là chú ý tới việc xử lý và tổng

hợp thông tin. Xử lý tổng hợp các chỉ tiêu thống kê bằng công nghệ thông

tin cho phép tính toán đƣợc những chỉ tiêu phức tạp, những chỉ tiêu yêu cầu

có sự phân tổ kép… Do vậy có khả năng cho phép lựa chọn những chỉ tiêu

38

tổng hợp có mức độ tính toán phức tạp và khả năng mở rộng phân tổ số liệu

của các chỉ tiêu, giúp cho nghiên cứu, đánh giá sâu sắc hơn, cụ thể và chính

xác hơn.

(3) Cần chú ý tới yêu câu xây dựng cơ sở dữ liệu cho bộ chỉ tiêu đánh

giá mức độ công nghiệp hóa. Xây dựng cơ sở dữ liệu trong công nghệ thông

tin là đảm bảo cho lƣu giữ thông tin tốt hơn, khai thác sử dụng thuận lợi hơn,

làm cho việc so sánh giữa các thời kỳ trở nên nhanh gọn và dễ dàng và nhất

quán hơn.

Nguyên tắc thứ năm: Xây dựng và lựa chọn chỉ tiêu thống kê chủ yếu

để đánh giá mức độ công nghiệp hóa ở nƣớc ta phải có tính kế thừa, tính thực

tiễn và luôn đƣợc bổ sung hoàn thiện.

Nguyên tắc này đề cập 3 vấn đề có quan hệ mật thiết với nhau đó là tính

kế thừa nhằm đảm bảo cho bộ chỉ tiêu có giá trị liên tục theo quy luật phát

triển không ngừng. Nhƣng tính kế thừa và giá trị của bộ chỉ tiêu phải có tính

thực tiễn. Tính thực tiễn của bộ chỉ tiêu chính là hiệu quả đích thực phục vụ

công tác quản lý và điều hành vĩ mô của các cơ quan Đảng và Nhà nƣớc.

Nhƣng tính kế thừa và tính thực tiễn lại phải luôn đƣợc bổ sung hoàn thiện,

bởi theo quy luật phát triển, thì mọi hiện tƣợng và sự vật luôn biến đổi và

phát triển không ngừng, không có hiện tƣợng và sự vật nào là giữ nguyên cố

định, do vậy phải luôn đƣợc bổ sung và hoàn thiện. Bộ chỉ tiêu thống kê đánh

giá mức độ công nghiệp hóa cũng vậy, dù có kế thừa rất tốt, tính thực tiễn rất

cao, nhƣng nếu qua mỗi giai đoạn phát triển mới mà không đƣợc bổ sung

hoàn thiện, thì ý nghĩa kế thừa và thực tiễn cũng dần mất đi.

Yêu cầu của nguyên tắc kế thừa là khi xây dựng và lựa chọn bộ chỉ

tiêu mới để đánh giá mức độ công nghiệp hóa không đƣợc thoát ly toàn bộ

các chỉ tiêu thống kê hiện hành và đặc biệt quan trọng là các chỉ tiêu đã đƣợc

sử dụng để đánh giá mức độ công nghiệp của các nƣớc, các tổ chức quốc tế

qua các thời kỳ.

Đối với Việt Nam việc nghiên cứu xây dựng và lựa chọn bộ chỉ tiêu

thống kê chủ yếu để đánh giá mức độ công nghiệp hóa là việc làm mới mẻ,

chƣa có bộ chỉ tiêu chính thức nào đƣợc sử dụng để đánh giá mức độ công

nghiệp hóa những năm qua, nên việc kế thừa bộ chỉ tiêu cũ là không có,

nhƣng điều đó cũng không có nghĩa là không có kế thừa, mà điều cần kế thừa

là các hệ thống chỉ tiêu thống kê đã có nhƣ: Hệ thông chỉ tiêu thống kê quốc

39

gia, hệ thống chỉ tiêu thống kê xã hội, trong đó có những hệ thống chỉ tiêu

thống kê riêng biệt cho các ngành nhƣ: Hệ thống chỉ tiêu thống kê dân số, hệ

thống chỉ tiêu thống kê bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em…

Điều quan trọng hơn đối với nƣớc ta khi xây dựng và lựa chọn các chỉ

tiêu đánh giá mức độ thực hiện công nghiệp hoá là cần tham khảo và kế thừa

nghiêm túc, có tính chọn lọc các bộ chỉ tiêu của những tổ chức quốc tế,

những nhà kinh tế thế giới đã đƣa ra qua các thời kỳ công nghiệp hóa cổ điển,

đặc biệt là bộ chỉ tiêu đánh giá công nghiệp hoá theo hình thức mới của các

nƣớc NICS.

Yêu cầu của nguyên tắc kế thừa không chỉ bảo đảm cho tính liên tục,

tính tiết kiệm, tính so sánh thống nhất qua các thời kỳ, mà tham khảo và kế

thừa các bộ chỉ tiêu của quốc tế còn giúp cho việc hòa nhập với cộng đồng

thống kê quốc tế, tăng tính so sánh quốc tế của số liệu thống kê Việt Nam,

bảo đảm so sánh mức độ công nghiệp hóa của Việt Nam với mức độ công

nghiệp hóa của các nƣớc trong khu vực và các nƣớc đang phát triển.

Yêu cầu về tính thực tiễn của nguyên tắc là bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ

công nghiệp hóa ở nƣớc ra phải là bộ chỉ tiêu có giá trị thực, nghĩa là bộ chỉ

tiêu phải tính toán đƣợc và có độ tin cậy cao (tức là tính khả thi của bộ chỉ

tiêu). Nhƣng ý nghĩa thực tiễn còn thể hiện ở bộ chỉ tiêu phải bao hàm đƣợc

đầy đủ những nội dung cơ bản nhất, đặc trƣng nhất của đƣờng lối công

nghiệp hóa theo quan điểm của Đảng, phù hợp với thực tiễn và bƣớc đi của

Việt Nam; đó là đặc trƣng công nghiệp hóa của Việt Nam trên nguyên tắc,

theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa; đó là thực hiện công nghiệp hóa gắn với

hiện đại hóa, nhƣng lại trên nền tảng của nền kinh tế nông nghiệp kém phát

triển, điểm xuất phát thấp, trình độ dân trí chƣa cao, nghèo nàn và lạc hậu là

phổ biến.

Ý nghĩa thực tiễn còn thể hiện ở bộ chỉ tiêu khi sử dụng phải phản ánh

đúng mức độ và tiến trình thực hiện công nghiệp hóa tại mỗi thời kỳ, giúp

cho Đảng và Nhà nƣớc có đƣợc những căn cứ tin cậy để đề ra các quyết

sách và những điều chỉnh phù hợp trong chiến lƣợc Công nghiệp hóa – Hiện

đại hóa đất nƣớc.

Nguyên tắc phải luôn bổ sung hoàn thiện cũng là yêu cầu tất yếu không

chỉ với bộ chỉ tiêu thống kê đánh giá mức độ công nghiệp hóa, mà còn cần

thiết với mọi hệ thống chỉ tiêu thống kê khác. Bởi vậy khi xây dựng lựa chọn

40

bộ chỉ tiêu để đánh giá mức độ công nghiệp hóa, cần căn cứ vào các điều kiện

hiện tại, nhƣng đồng thời cũng phải xem xét đến những điều kiện mới trong

tƣơng lai để có đƣợc bộ chỉ tiêu đƣợc xây dựng lựa chọn mang tính tiên tiến,

không bị lạc hậu và tụt hậu so với xu hƣớng chung của thế giới và khu vực.

Nguyên tắc thứ sáu: Bộ chỉ tiêu thống kê chủ yếu để đánh giá mức độ

công nghiệp hóa phải đảm bảo nguyên tắc so sánh quốc tế.

Đến nay Việt Nam đã tham gia hội nhập sâu vào các lĩnh vực quốc tế,

nhất là lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực xã hội. Vì vậy yêu cầu tính so sánh quốc

tế, đặc biệt tính so sánh quốc tế trong lĩnh vực thống kê trở thành vấn đề rất

quan trọng, trong đó so sánh quốc tế về mức độ công nghiệp hóa của nƣớc ta

với các nƣớc sẽ là thông tin có ý nghĩa rất quan trọng để định hƣớng bƣớc đi,

tốc độ của chiến lƣợc công nghiệp hóa nƣớc ta.

Nhƣng muốn có sự so sánh chính xác về mức độ công nghiệp hóa của

nƣớc ta với các nƣớc thì yêu cầu bộ chỉ tiêu thống kê đánh giá mức độ công

nghiệp hóa của Việt Nam, phải có tính so sánh quốc tế nhất định.

Yêu cầu tính so sánh quốc tế của bộ chỉ tiêu thống kê đánh giá mức

độ công nghiệp hóa của nƣớc ta trƣớc hết là những chỉ tiêu chủ yếu trong

bộ chỉ tiêu phải đƣợc tuân thủ theo các tiêu chuẩn và chuẩn mức thống kê

quốc tế, nghĩa là nội dung và phƣơng pháp tính của chỉ tiêu phải theo

chuẩn mực quy định của thống kế quốc tế nhƣ: Tính GDP, tính dân số,

tính chênh lệch khoảng cách giàu nghèo (chuẩn nghèo thì có thể khác

nhau), tính tỷ lệ đô thị hóa…

Tóm lại, việc xây dựng và lựa chọn bộ chỉ tiêu thống kê để đánh giá

mức độ công nghiệp hóa ở nƣớc ta là cần thiết và cấp bách. Nhƣng để bộ chỉ

tiêu có ý nghĩa thực tiễn cao, phù hợp với điều kiện nƣớc ta và khi sử dụng để

đánh giá tiến trình công nghiệp hóa sẽ cho kết quả sát đúng với thực tế và

đảm bảo tính so sánh quốc tế, thì quá trình xây dựng và lựa chọn các chỉ tiêu

cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản nhƣ đã trình bày trên. Trong đó

cần coi nguyên tắc thứ nhất nhƣ là một nguyên tắc chủ đạo, bao trùm và chi

phối đến các nguyên tắc khác. Những nguyên tắc khác nhằm đảm bảo cho bộ

chỉ tiêu có tính hiện thực và khả thi cao, mang lại hiệu quả khi sử dụng, đáp

ứng yêu cầu xây dựng và điều chỉnh định hƣớng chiến lƣợc Công nghiệp hóa

– Hiện đại hóa của Đảng và Nhà nƣớc, đảm bảo tính so sánh quốc tế và dễ

dàng thuận lợi cho lƣu giữ, khai thác và sử dụng. Nếu thực hiện tốt những

41

nguyên tắc cơ bản trên đây vào xây dựng và lựa chọn các chỉ tiêu thống kê chủ

yếu để đánh giá tiến trình và mức độ công nghiệp hóa sẽ góp phần làm cho bộ

chỉ tiêu có giá trị và chất lƣợng cao.

2. Đề xuất hệ thống chỉ tiêu thống kê cơ bản đánh giá tiến trình công

nghiệp hóa đất nƣớc

2.1. Nội dung chủ yếu của công nghiệp hoá và những vấn đề cần phải

đo lường đánh giá mức độ về công nghiệp hoá ở nước ta

2.1.1. Những nội dung chủ yếu của chiến lược công nghiệp hoá-hiện đại

hoá của nước ta

Mục tiêu chung phải đạt trong chiến lƣợc công nghiệp hoá 2001-2020 là

đƣa nƣớc ta từ một nƣớc nông nghiệp nghèo nàn và lạc hậu trở thành nƣớc cơ

bản công nghiệp vào năm 2020.

Nội dung và các mục tiêu cụ thể trong chiến lƣợc đó là:

- Phát triển nhanh và ổn định nền kinh tế trên cơ sở ứng dụng những kỹ

thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hƣớng giảm dần tỷ

trọng kinh tế, số lao động và tỷ trọng lao động trong ngành nông lâm nghiệp

thuỷ sản đến mức thấp nhất, tăng nhanh tỷ trọng kinh tế và số lao động, tỷ

trọng lao động trong ngành công nghiệp, tiếp đến là ngành xây dựng và các

ngành dịch vụ ở mức cao.

- Cải thiện và nâng cao các mặt của đời sống xã hội, nâng cao chất

lƣợng cuộc sống, đảm bảo xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

- Triệt để tiết kiệm của cải vật chất, tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải

thiện môi trƣờng sinh thái, không để ảnh hƣởng tới phát triển bền vững của

các thế hệ sau.

- Ổn định cơ chế quản lý vĩ mô có hiệu quả của Nhà nƣớc, bảo đảm hội

nhập sâu và toàn diện với khu vực và toàn thế giới.

2.1.2. Những vấn đề đặt ra cần phải đo lường đánh giá mức độ, tiến

trình công nghiệp hoá

(1) Nhóm vấn đề về kinh tế

42

Mục tiêu kinh tế trong công nghiệp hoá là chuyển từ nền kinh tế nông

nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và chuyển từ nƣớc nghèo nàn thành

nƣớc giàu mạnh có nền kinh tế phát triển.

(2) Nhóm vấn đề về trình độ kỹ thuật công nghệ

Mục tiêu công nghiệp hoá về kỹ thuật công nghệ là tiếp cận với các

ngành công nghiệp có công nghệ cao, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ

tiên tiến và hiện đại trong tất cả các ngành kinh tế.

(3) Nhóm vấn đề về xã hội

Mục tiêu về xã hội trong công nghiệp hoá là nâng cao chất lƣợng các

mặt đời sống xã hội, tạo dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

(4) Nhóm vấn đề về tài nguyên thiên nhiên và môi trường

Mục tiêu của công nghiệp hoá là tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ

và phát triển môi trƣờng sinh thái, đảm bảo không ảnh hƣởng đến phát triển

của các thế hệ sau. Vì vậy, những vấn đề cần đƣợc đánh giá là sử dụng tiết

kiệm và tái tạo các nguồn tài nguyên thiên nhiên, chống suy thoái môi trƣờng

sinh thái.

2.2. Đề xuất hệ thống chỉ tiêu thống kê cơ bản đánh giá tiến trình

công nghiệp hoá ở Việt Nam

Nhƣ nội dung trình bày ở phần I, các nội dung công nghiệp hoá của Việt

Nam cần đƣợc đo lƣờng đánh giá là:

- Phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.

- Trình độ kỹ thuật công nghệ và hiện đại hoá của nền kinh tế.

- Các vấn đề về xã hội và công bằng xã hội.

- Vấn đề tài nguyên và môi trƣờng sinh thái.

Tƣơng ứng với những vấn đề cần đo lƣờng đánh giá trong quá trình

công nghiệp hoá nhƣ trên là những nhóm chỉ tiêu thống kê chủ yếu trong hệ

thống chỉ tiêu đánh giá tiến trình công nghiệp hoá ở nƣớc ta nhƣ sau:

A. Nhóm chỉ tiêu về kinh tế

(1) Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người

(2) Cơ cấu kinh tế của 3 khu vực

(3) Cơ cấu lao động xã hội đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc

dân theo 3 khu vực.

43

B. Nhóm chỉ tiêu về trình độ kỹ thuật công nghệ và hiện đại của nền kinh tế

(4) Tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến trong tổng GDP

(5) Tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến có hàm lượng công

nghệ cao, công nghệ trung bình và công nghệ thấp trong ngành công

nghiệp chế biến.

(6) Điện năng sản xuất bình quân đầu người.

(7) Tỷ lệ chi phí cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ so

với GDP.

C. Nhóm chỉ tiêu xã hội và công bằng xã hội:

(8) Diện tích nhà ở bình quân đầu người.

(9) Mức chênh lệch thu nhập của dân cư.

(10) Tỷ lệ dân số từ 11 tuổi trở lên đã qua trình độ cấp tiểu học.

(11) Tỷ lệ sinh viên trong tổng dân số.

(12) Số bác sĩ/vạn dân.

(13) Tuổi thọ bình quân.

(14) Tỷ lệ người dân sử dụng INTERNET.

(15) Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch.

(16) Tỷ lệ đô thị hoá.

(17) Độ che phủ rừng.

(18) Hệ số co giãn môi trường.

2.3. Phương pháp và tổ chức đánh giá tiến trình công nghiệp hoá ở

Việt Nam

2.3.1. Phương pháp đánh giá tiến trình công nghiệp hoá

Bước 1: Xây dựng và lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thống kê chủ yếu đánh

giá tiến trình công nghiệp hoá và phân loại theo mức độ quan trọng của các chỉ

tiêu đó.

Bước 2: Xác định các mục tiêu cụ thể cho từng chỉ tiêu đánh giá tiến trình

công nghiệp hoá phải đạt được khi hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hoá.

Bước 3: Xây dựng phương pháp đánh giá tiến trình công nghiệp hoá.

(4) Đánh giá mức độ hoàn thành công nghiệp hoá và hoàn thành ở mỗi

chặng đường

44

2.3.2. Tổ chức thực hiện thu thập, tính toán các chỉ tiêu đánh giá tiến

trình công nghiệp hoá ở nước ta

3. Đề xuất ngƣỡng số liệu cụ thể cho các chỉ tiêu thống kê phản ánh

kết quả công nghiệp hóa ở Việt Nam

3.1. Những yêu cầu và căn cứ để xác định các ngưỡng số liệu của một

số chỉ tiêu thống kê đánh giá kết quả công nghiệp hoá ở nước ta

3.1.1. Những yêu cầu

Các ngƣỡng số liệu cụ thể của một số chỉ tiêu thống kê kết quả công

nghiệp hoá đến năm 2010, 2015 và 2020 làm cơ sở đánh giá tiến trình trở

thành nƣớc công nghiệp ở Việt Nam, cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

(1) Các ngưỡng số liệu cụ thể đó trước hết phải thể hiện được mục tiêu

chung và các mục tiêu cụ thể trong chiến lược công nghiệp hoá đến năm

2020 đã đề ra.

(2) Những ngưỡng số liệu của một số chỉ tiêu đánh giá tiến trình công

nghiệp hoá được đề xuất phải có tính thực tiễn cao.

(3) Phải có tính kế thừa.

(4) Đảm bảo tính so sánh quốc tế.

3.1.2. Những căn cứ chủ yếu cho việc đề xuất những ngưỡng số liệu của

một số chỉ tiêu thống kê đánh giá tiến trình công nghiệp hoá

Căn cứ vào nội dung cơ bản của mỗi mục tiêu để lựa chọn chỉ tiêu cơ

bản thể hiện mục tiêu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Còn để nghiên

cứu đề xuất các ngƣỡng số liệu cụ thể tối thiểu phải đạt tới của mỗi chỉ tiêu

khi hoàn thành công nghiệp hoá, thì phải căn cứ vào đích cuối cùng của mục

tiêu đƣa ra để quyết định. Ví dụ cái đích cuối cùng của mục tiêu phát triển

kinh tế thời kỳ công nghiệp hoá là phải đƣa đất nƣớc thoát khỏi nƣớc nghèo,

trở thành nƣớc giầu, có ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn giữ

vai trò quyết định; Vậy ngƣỡng của nƣớc giàu đƣợc thể hiện bằng chỉ tiêu

GDP bình quân đầu ngƣời tối thiểu phải là bao nhiêu để gọi là nƣớc giầu, nền

kinh tế phải là công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ chiếm

lớn, vậy ngƣỡng tối thiểu về cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của công nghiệp,

dịch vụ phải là bao nhiêu để đạt đƣợc mục tiêu cuối cùng là nƣớc công

nghiệp....

45

Tóm lại cần phải quán triệt sâu sắc và căn cứ vào những mục tiêu cần

phấn đấu tới để xác định những ngƣỡng số liệu tối thiểu cần đạt tới nhằm bảo

đảm các mục tiêu công nghiệp hoá đặt ra đã hoàn thành.

3.2. Đề xuất những ngưỡng số liệu của một số chỉ tiêu thống kê kết

quả công nghiệp hoá năm 2010, 2015, 2020 làm cơ sở đánh giá tiến trình

trở thành nước công nghiệp của Việt Nam

3.2.1. Những ngưỡng số liệu của các tổ chức quốc tế và các nhà kinh tế

thế giới và trong nước đã đưa ra

3.2.2. Đề xuất những ngưỡng số liệu của 1 số chỉ tiêu thống kê phản ánh

kết quả công nghiệp hoá của Việt Nam

3.3. Phương pháp đánh giá kết quả thực hiện công nghiệp hoá năm

2010, 2015, 2020 và đánh giá tiến trình trở thành nước công nghiệp ở

Việt Nam

Bước 1: Phân loại theo mức độ quan trọng của các chỉ tiêu đánh giá.

Bước 2: Xây dựng phương pháp đánh giá tiến trình công nghiệp hoá.

Bước 3: Đánh giá mức độ hoàn thành công nghiệp hoá và hoàn thành ở

mỗi chặng đường.

4. Đề xuất các chỉ tiêu cơ bản cần thu thập định kỳ phục vụ tổng

hợp, tính toán hệ thống chỉ tiêu thống kê cơ bản đánh gía tiến trình công

nghiệp hóa ở Việt Nam

4.1. Những yêu cầu và căn cứ để xây dựng và lựa chọn các chỉ tiêu

thống kê cần thu thập định kỳ phục vụ tổng hợp, tính toán hệ thống chỉ

tiêu thống kê cơ bản đánh giá tiến trình công nghiệp hoá ở nước ta

4.1.1. Những yêu cầu

Các chỉ tiêu cần thu thập định kỳ phục vụ tổng hợp, tính toán hệ thống

chỉ tiêu thống kê cơ bản đánh giá tiến trình công nghiệp hoá, đƣợc xem nhƣ

hệ thống chỉ tiêu thống kê ban đầu, hay hệ thống chỉ tiêu thống kê đầu vào

của nhiệm vụ đánh giá phân tích tiến trình thực hiện công nghiệp hoá. Do đó

nghiên cứu đề xuất các chỉ tiêu thống kê đầu vào nói trên phải đảm bảo

những yêu cầu sau:

- Phải đáp ứng đầy đủ ở mức tối đa cho việc tổng hợp, tính toán hệ

thống chỉ tiêu thống kê cơ bản đánh giá tiến trình công nghiệp hoá bằng máy

tính điện tử; nghĩa là các chỉ tiêu cần thu thập định kỳ phải là những thông tin

46

đầu vào đủ về số lƣợng, đảm bảo về độ tin cậy, phải chuẩn hoá theo yêu cầu

của công nghệ thông tin từ khâu nhập tin, xử lý, tổng hợp, lƣu giữ và khai

thác số liệu trên hệ thống máy tính điện tử đƣợc nối mạng.

- Không trùng lặp với các hệ thống chỉ tiêu thống kê khác nhằm tránh

nặng nề, gây lãng phí và không thống nhất với những chỉ tiêu trong các hệ

thống chỉ tiêu đã có.

- Phải có tính khả thi cao.

- Đảm bảo tính so sánh quốc tế.

4.1.2. Những căn cứ

Để đảm bảo đƣợc những yêu cầu trên, thì việc đề xuất hệ thống chỉ

tiêu cần thu thập định kỳ phục vụ tổng hợp, tính toán hệ thống chỉ tiêu

thống kê cơ bản đánh giá tiến trình công nghiệp hoá phải xuất phát từ

những căn cứ sau:

(1) Căn cứ vào hệ thống chỉ tiêu thống kê cơ bản đánh giá tiến trình

công nghiệp hoá

Hệ thống chỉ tiêu thống kê cơ bản đánh giá tiến trình công nghiệp hoá

đƣợc xem là hệ thống chỉ tiêu tổng hợp đầu ra, thì các chỉ tiêu phục vụ tổng

hợp, tính toán hệ thống chỉ tiêu đó là hệ thống chỉ tiêu đầu vào của hệ thống

chỉ tiêu thống kê tổng hợp đánh giá tiến trình công nghiệp hoá; bởi vậy các

chỉ tiêu cần thu thập để tính hệ thống chỉ tiêu đánh giá tiến trình công nghiệp

hoá hoàn toàn phụ thuộc vào hệ thống chỉ tiêu này và do hệ thống chỉ tiêu

này quyết định cả về số chỉ tiêu, nội dung chỉ tiêu và các phân tổ, thời gian

thu thập.

Căn cứ vào hệ thống chỉ tiêu thống kê cơ bản đánh giá tiến trình công

nghiệp hoá để xác định các chỉ tiêu đầu vào cần thu thập định kỳ là căn cứ

vào nội dung, phƣơng pháp tính của từng chỉ tiêu của hệ thống chỉ tiêu đầu ra

để xác định những chỉ tiêu đầu vào cùng nội dung, phƣơng pháp tính của các

chỉ tiêu đó, nhằm đáp ứng đầy đủ yêu cầu tổng hợp tính toán chỉ tiêu đầu ra.

Ví dụ: chỉ tiêu GDP bình quân đầu ngƣời là chỉ tiêu đánh giá tiến trình

công nghiệp hoá, nội dung và phƣơng pháp tính của chỉ tiêu là biểu hiện mức

GDP tính theo hiện hành bình quân trong một năm của một ngƣời dân tại thời

điểm cuối năm. Vậy để tính đƣợc chỉ tiêu GDP bình quân đầu ngƣời, thì phải

có hai chỉ tiêu đầu vào là: GDP theo giá hiện hành tính bằng VNĐ và quy đổi

47

ra Đô la Mỹ (USD) của một năm và chỉ tiêu tổng dân số có đến thời điểm

cuối năm. Hai chỉ tiêu đó chính là những chỉ tiêu đầu vào cần thu thập định

kỳ hàng năm, theo đó là phƣơng pháp tính và thời kỳ, thơì điểm của số liệu.

Ví dụ khác là chỉ tiêu cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động là những chỉ tiêu tiếp

theo trong hệ thống chỉ tiêu đánh giá tiến trình công nghiệp hoá; để tính đƣợc

chỉ tiêu cơ cấu kinh tế cần phải có chỉ tiêu GDP theo giá hiện hành, chỉ tiêu

này phải đƣợc phân tổ theo ngành kinh tế. Tính chỉ tiêu cơ cấu lao động cần

phải có chỉ tiêu số lao động đang làm việc phân theo các ngành kinh tế. Chỉ

tiêu GDP theo giá hiện hành và chỉ tiêu số lao động xã hội đang làm việc

trong các ngành kinh tế là những chỉ tiêu đầu vào cần thu thập định kỳ hàng

năm để tính hai chỉ tiêu cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.

Điều cần lƣu ý là không chỉ căn cứ vào các chỉ tiêu đánh giá tiến trình

công nghiệp hoá (chỉ tiêu đầu ra) để xác định các chỉ tiêu cần thu thập định

kỳ (chỉ tiêu đầu vào), mà phải xác định rõ những phân tổ cần thiết của chỉ

tiêu đầu vào, thời kỳ hoặc thời điểm tính toán số liệu, đơn vị tính của chỉ tiêu

để đảm bảo tính thống nhất với chỉ tiêu đầu ra.

(2) Phải căn cứ vào yêu cầu phân tích đánh giá kết quả thực hiện công

nghiệp hoá

Hệ thống chỉ tiêu thống kê chủ yếu đánh giá tiến trình công nghiệp hoá

vừa để đo lƣờng mức độ thực hiện công nghiệp hoá, vừa để phân tích đánh

giá kết quả và chất lƣợng thực hiện công nghiệp hoá. Vì vậy cần có những

phân tổ chi tiết hơn của các chỉ tiêu, giúp cho phân tích đánh giá sâu hơn về

chất lƣợng đạt đƣợc của công nghiệp hoá.

(3) Căn cứ vào các hệ thống chỉ tiêu thống kê hiện hành và chế độ báo

cáo định kỳ và điều tra thống kê của hệ thống thống kê Nhà nước

Các chỉ tiêu thống kê cần thu thập định kỳ phục vụ tổng hợp tính toán hệ

thống chỉ tiêu đánh giá tiến trình công nghiệp hoá không phải là các chỉ tiêu

thống kê mới chƣa có, mà phần lớn đã có, nhƣng phân tán trong các hệ thống

chỉ tiêu phục vụ quản lý của các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau, bởi vậy

cần căn cứ vào các hệ thống chỉ tiêu thống kê hiện hành và những chế độ báo

cáo, điều tra thống kê đã đƣợc thực hiện, để khai thác sử dụng, tránh sự trùng

lặp, đảm bảo thời gian, tiết kiệm kinh phí và hạn chế những mâu thuẫn không

thống nhất về nội dung, phƣơng pháp tính giữa các chỉ tiêu có liên quan.

Về nguyên tắc chỉ tiêu cần thu thập đinh kỳ phục vụ tổng hợp, tính toán

hệ thống chỉ tiêu đánh giá tiến trình công nghiệp hoá đã có trong các hệ thống

48

chỉ tiêu thống kê hiện hành, thì sử dụng ngay chỉ tiêu đó, không cần phải thu

thập từ các chỉ tiêu ban đầu để tính chỉ tiêu đó. Ví dụ: đã có chỉ tiêu GDP

trong hệ thống chỉ tiêu tài khoản Quốc gia, thì sử dụng luôn chỉ tiêu GDP

theo giá hiện hành, không cần đề cập đến các chỉ tiêu ban đầu để tính GDP

nhƣ giá trị sản xuất, chi phí trung gian...

4.2. Đề xuất các chỉ tiêu cần thu thập định kỳ phục vụ tổng hợp, tính

toán hệ thống chỉ tiêu thống kê cơ bản đánh giá tiến trình công nghiệp hoá

Trên cơ sở những yêu cầu và căn cứ để xây dựng, lựa chọn các chỉ tiêu

cần thu thập định kỳ phục vụ tổng hợp, tính toán hệ thống chỉ tiêu đánh giá

tiến trình công nghiệp hoá đã đƣợc trình bày ở mục 1, thì các chỉ tiêu cần thu

thập định kỳ gồm:

(1) Tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP)

(2) Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến

(3) Sản lƣợng điện sản xuất

(4) Diện tích rừng hiện có (tính bằng Ha)

(5) Diện tích đất tự nhiên (tính bằng Ha)

(6) Dân số

(7) Số lao động xã hội đang làm việc trong các ngành kinh tế

(8) Số lao động có trình độ đại học trở lên

(9) Số Bác sĩ đang làm việc trong các cơ sở y tế

(10) Số ngƣời sử dụng INTERNET

4.3. Tổ chức thực hiện việc thu thập định kỳ các chỉ tiêu phục vụ tổng

hợp, tính toán hệ thống chỉ tiêu thống kê cơ bản đánh giá tiến trình công

nghiệp hoá

4.3.1. Tổ chức lồng ghép các chỉ tiêu thu thập định kỳ phục vụ tổng hợp,

tính toán hệ thống chỉ tiêu thống kê cơ bản đánh giá tiến trình công nghiệp

hoá vào các chế độ báo cáo và điều tra thống kê hiện hành

4.3.2. Tổ chức phân công thu thập các chỉ tiêu phục vụ tổng hợp, tính

toán hệ thống chỉ tiêu thống kê cơ bản đánh giá tiến trình công nghiệp hoá

4.4. Một số giải pháp chủ yếu

Để thực hiện tốt và có hiệu quả việc thu thập định kỳ các chỉ tiêu phục

vụ tổng hợp, tính toán hệ thống chỉ tiêu thống kê cơ bản đánh giá tiến trình

công nghiệp hoá, cần thực hiện một số giải pháp sau:

49

(1) Cần có quyết định của Bộ trƣởng Bộ Kế hoạch và đầu tƣ hoặc của

Tổng cục trƣởng Tổng cục Thống kê về việc lồng ghép các chỉ tiêu phục vụ

tổng hợp, tính toán hệ thống chỉ tiêu thống kê đánh giá tiến trình công nghiệp

hoá vào các cuộc điều tra, tổng điều tra và chế độ báo cáo định kỳ của các

thống kê chuyên ngành. Nếu có những chỉ tiêu phải cài đặt, sửa đổi trong chế

độ báo cáo và điều tra của các Bộ, thì cần trình Thủ tƣớng Chính phủ quyết

định bổ sung, sửa đổi chế độ báo cáo tổng hợp của các Bộ có liên quan.

(2) Tổng cục thống kê và các vụ thống kê chuyên ngành cần rà soát lại

các hệ thống chỉ tiêu thống kê hiện hành trong các chế độ báo cáo và điều tra

do đơn vị phụ trách, để có những bổ sung chỉ tiêu hoặc hoàn thiện phƣơng

pháp tính, đáp ứng đầy đủ yêu cầu phân công và cài đặt các chỉ tiêu đầu vào

phục vụ tổng hợp, tính toán hệ thống chỉ tiêu thống kê đánh giá tiến trình

công nghiệp hoá.

Những chỉ tiêu sau khi đƣợc lồng ghép, bổ sung phải đảm bảo đáp ứng

đầy đủ các yêu cầu, phù hợp với điều kiện thực tế, có tính khả thi và thống

nhất về nội dung chỉ tiêu, phạm vi thu thập, phƣơng pháp tính toán, thời kỳ

và thời gian thu thập với chế độ báo cáo và điều tra quy định; nếu có những

mâu thuẫn phát sinh khi lồng ghép, bổ sung các chỉ tiêu mới, thì cần cải tiến

sửa đổi chế độ báo cáo hoặc phƣơng án điều tra, nhằm đảm bảo đƣợc những

yêu cầu trên.

(3) Cần đƣa vào chƣơng trình kế hoạch công tác hàng năm của Tổng cục

Thống kê và các vụ thống kê chuyên ngành có liên quan, nhiệm vụ thu thập

và tính toán thông tin phục vụ đánh giá tiến trình công nghiệp hoá. Trên cơ sở

chƣơng trình kế hoạch công tác đƣợc giao, cần bố trí, bổ sung nguồn tài

chính để tạo điều kiện thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc phân công.

(4) Giải pháp về nhận thức và trách nhiệm: Cần phải coi công việc đánh

giá tiến trình công nghiệp hoá là yêu cầu cần thiết và có ý nghĩa quan trọng

giúp cho Đảng, Nhà nƣớc, các cơ quan tham mƣu có đánh giá đúng đắn về

kết quả và mức độ thực hiện đƣờng lối công nghiệp hoá tại mỗi thời kỳ, qua

đó có biện pháp điều chỉnh, thúc đẩy việc thực hiện công nghiệp hoá nhanh

hơn, có hiệu quả cao hơn. Khi đã quán triệt đƣợc nhận thức đó, thì trong công

việc sẽ nêu cao ý thức trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc những yêu cầu và

nhiệm vụ đảm bảo thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác cho việc đánh giá tiến

trình công nghiệp hoá.

50

Tóm lại, để đánh giá đúng đắn, chính xác tiến trình thực hiện công

nghiệp hoá ở nƣớc ta thì trƣớc hết phải xây dựng và lựa chọn đƣợc hệ thống

chỉ tiêu thống kê đánh giá có hiệu lực, hiệu quả; Đặc biệt với hệ thống chỉ

tiêu đầu vào là hết sức quan trọng. Song để thu thập và tính toán đầy đủ các

chỉ tiêu đầu vào đó cần có sự phân công trách nhiệm cụ thể và lồng ghép hợp

lý trong các chế độ báo cáo và điều tra hiện hành của các bộ ngành và hệ

thống thống kê tập trung của Nhà nƣớc, đề ra các giải pháp có hiệu quả và

thực hiện nghiêm túc các giải pháp đó, thì nhất định những yêu cầu về thông

tin phục vụ đánh giá tiến trình công nghiệp hoá sẽ đƣợc đáp ứng tốt nhất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Xây dựng bộ chỉ tiêu phản ánh tiến trình công nghiệp hóa đất nƣớc là

cần thiết đối với Ngành Thống kê để phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa,

Hiện đại hóa đất nƣớc của Đảng và Nhà nƣớc.

Vấn đề thế nào là một “nƣớc công nghiệp”; dùng những chỉ tiêu nào để

xem xét đánh giá một nƣớc là nƣớc công nghiệp hiện nay đang là một vấn đề

mang tính thời sự. Đã có một số nhà nghiên cứu trong nƣớc và quốc tế về vấn

đề này, đã có nhiều quốc gia đƣợc công nhận là nƣớc công nghiệp. Tuy

nhiên, đến nay cũng chƣa có một văn bản trong nƣớc hay quốc tế nào nghiên

cứu một cách đầy đủ về hệ thống các chỉ tiêu phản ánh nƣớc công nghiệp.

Phạm vi thống kê phản ánh thực chất về một nƣớc công nghiệp mang ý nghĩa

quốc tế. Vì vậy, một số chỉ tiêu chủ yếu đƣợc xác định có ý nghĩa về mặt lý

luận và thực tiễn, là công cụ quan trọng để xem xét, đánh giá quá trình thực

hiện mục tiêu phấn đấu trở thành nƣớc công nghiệp mà đã đƣợc Đại hội Đảng

các thời kỳ đề ra.

Nếu theo tiêu chí tất cả các chỉ tiêu CNH đến năm 2020 Việt Nam cơ

bản trở thành nƣớc công nghiệp phải hoàn thành 90% trở lên, dự báo Việt

Nam sẽ không đạt mục tiêu đề ra, trừ khi có sự điều chỉnh (hạ định mức) ở

một số chỉ tiêu rất khó hoàn thành nhƣ: (1) GDP bình quân đầu ngƣời, (2) tỷ

trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; (3) điện sản xuất bình quân đầu

ngƣời; (4) tỷ lệ đô thị hóa,…

51

“Công nghiệp hóa” là vấn đề mới, phạm vi rộng, cần liên tục đƣợc cập

nhật, hoàn thiện cho phù hợp với đa số các quan điểm quốc tế và tình hình,

điều kiện, bảo đảm tính khả thi của nƣớc ta. Nguồn số liệu một số chỉ tiêu

chƣa đầy đủ, còn những yếu tố bất cập, đòi hỏi sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát

của Ngành Thống kê.

Tổ chức thực hiện tốt công tác thống kê để thu thập, tổng hợp và công

bố thƣờng xuyên, ổn định các chỉ tiêu phản ánh tiến trình công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nƣớc sẽ cung cấp cho lãnh đạo các cấp những thông tin cần

thiết nhằm đánh giá, phân tích tình hình một cách sâu sắc, khách quan, trên

cơ sở đó quyết định những vấn đề lớn trong các giai đoạn tiếp theo trên con

đƣờng phấn đấu trở thành nƣớc công nghiệp.

2. Kiến nghị

- Đề nghị Lãnh đạo Tổng cục Thống kê xem xét, đề nghị cấp có thẩm

quyền quyết định đƣa vào áp dụng thực tế bộ chỉ tiêu phản ánh một nƣớc

công nghiệp để theo dõi, đánh giá theo thời gian sự nghiệp công nghiệp hóa

đất nƣớc trên cơ sở đề xuất của Ban Chủ nhiệm đề tài và các tài liệu nghiên

cứu trong nƣớc và quốc tế khác. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện công

nghiệp hóa đất nƣớc cần sớm đƣợc tính toán và công bố trong tƣơng lai gần.

- Đề nghị Lãnh đạo Tổng cục Thống kê chỉ đạo, phân công các đơn vị

liên quan trong ngành Thống kê, trong đó chủ trì là Vụ Thống kê Công

nghiệp thu thập, tổng hợp và công bố thƣờng xuyên, ổn định các chỉ tiêu

phản ánh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và bổ sung vào Hệ

thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.

- Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đánh giá kết quả thực hiện mục

tiêu xây dựng nƣớc công nghiệp có thể tính toán đƣợc hàng năm, do vậy rất

cần đƣợc tính và công bố hàng năm hoặc ít nhất vào năm thứ 3 và năm cuối

của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm.

- Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đánh giá kết quả thực hiện mục

tiêu xây dựng nƣớc công nghiệp có tính chất thời kỳ và rất khác nhau nên cần

đƣợc cập nhật, bổ sung và điều chỉnh để phù hợp với quan điểm quốc tế và

điều kiện thực tế của Việt Nam.

52

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

V, VIII, IX, X

2. Hoàn thiện Chiến lƣợc phát triển Công nghiệp Việt Nam (Nhà xuất

bản lý luận chính trị năm 2005).

3. http://VI.Wikipedia.org/wiki/

4. http://dangcongsan.vn

5. http://mpi.gov.vn

6. http://gso.gov.vn

7. http://diendan.org/vietnam/luachonthanhcong

8. Niên giám Thống kê

9. Cục Thống kê tỉnh Hải Dƣơng, Báo cáo tổng hợp đề tài “Nghiên cứu

xây dựng một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh tỉnh công nghiệp ở khu vực Đồng

bằng Sông Hồng” 2008.

10. PGS.TS Phan Đăng Tuất, Viện trƣởng Viện nghiên cứu chiến lƣợc

chính sách công nghiệp, Bộ Công Thƣơng, Tham luận về tiêu chí nƣớc công

nghiệp với tầm nhìn của Việt Nam đến năm 2020.

11. Hà Đăng, nguyên Trƣởng ban tuyên giáo Trung ƣơng, Tham luận

về Tiêu chí nƣớc công nghiệp của Việt Nam năm 2020.

12. Viện khoa học Thống kê, Một số vấn đề phƣơng pháp luận Thống kê.

13. Niên giám Thống kê của UN, WB, IMF, ILO, UNDP

14. Quan điểm của một số nhà Quản lý kinh tế: GS Đỗ Quốc Sam-

Nguyên Bộ trƣởng Bộ KHĐT, Trƣơng Văn Đoan – Nguyên Thứ trƣởng Bộ

KHĐT; Đinh Văn Ân – Nguyên Viện trƣởng Viện Quản lý Kinh tế TW-Bộ

KHĐT, Võ Chí Thành – Phó Viện trƣởng Viện Quản lý Kinh tế TW-Bộ

KHĐT,…

15. H.Chenery, nhà xã hội học ngƣời Mỹ A.Inkeles, Quan điểm, tiêu chí

đánh giá một nƣớc công nghiệp của Giáo sƣ, nhà kinh tế học Mỹ.

16. Các tài liệu tham khảo khác.