Ẻ Ỉnh ninh thuẬn - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_viet.pdf · góp của các cơ quan liên...

182

Upload: others

Post on 02-Nov-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010
Page 2: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

ii PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Page 3: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

iiiPHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

UBND

Tỉnh Ninh Thuận

UNICEF Việt Nam

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

2012

Page 4: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

iv PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Lời cảm ơn

Báo cáo Phân tích tình hình này được thực hiện trong năm 2010 và 2011 thuộc Chương trình Tỉnh bạn hữu trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác Quốc gia giữa Chính phủ Việt Nam và UNICEF giai đoạn 2006-2011. Tài liệu này thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa tỉnh Ninh Thuận và UNICEF Việt Nam.

Nghiên cứu do nhóm nghiên cứu gồm Edwin Shanks, Nguyễn Tam Giang và Dương Quốc Hùng thực hiện.

Các phát hiện từ nghiên cứu được rút ra từ các cuộc họp tham vấn, lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010 và từ hội thảo góp ý ở Ninh Thuận được tổ chức vào tháng 6 năm 2011. Các chuyên gia đến từ các Sở, ban ngành ở địa phương bao gồm Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục, Sở Y tế, Cục Thống kê, Sở Tài chính,Trung tâm Bảo trợ xã hội, Hội Phụ nữ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm cung cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn, Ủy ban Dân tộc, đại diện đến từ các huyện Bác Ái, Thuận Bắc, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm và các xã Phước Đại, Công Hải và phường Mỹ Hải.

Văn phòng UNICEF Việt Nam hoàn thiện và biên tập báo cáo này.

Tỉnh Ninh Thuận và UNICEF Việt Nam xin chân thành cảm ơn các cơ quan, tổ chức và cá nhân đã đóng góp xây dựng báo cáo này.

Page 5: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

vPHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Lời nói đầu

Tài liệu Phân tích Tình hình này là một trong các phân tích hình hình ở tỉnh mà UNICEF Việt Nam khởi xướng nhằm hỗ trợ các tỉnh thuộc Chương trình Tỉnh bạn hữu. Mục đích của sáng kiến này là cung cấp thông tin cho quá trình lập kế hoạch và ngân sách của các tỉnh, bao gồm Kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội (SEDPs) và kế hoạch ngành để các kế hoạch này trở nên thân thiện với trẻ em hơn và dựa vào bằng chứng thực tế.

Phân tích Tình hình Trẻ em mang lại bức tranh tổng thể về tình hình trẻ em trai và gái ở tỉnh Ninh Thuận, bao gồm phân tích sâu về các thách thức hiện nay trẻ em đang đối mặt. Báo cáo Phân tích cũng xem xét nguyên nhân của tình hình trẻ em ở tỉnh và phân tích những nguyên nhân này trong bối cảnh của khu vực Nam Trung bộ và Việt Nam nói chung. Mục đích của báo cáo là góp phần xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc hơn về trẻ em thông qua việc phân tích thông tin và số liệu về các vấn đề của trẻ em đang tồn tại nhưng chưa được giải quyết hoặc phân tích đầy đủ.

Các phát hiện của Phân tích khẳng định quá trình phát triển đáng ghi nhận của tỉnh về các vấn đề trẻ em cùng với các thành tựu phát triển kinh tế xã hội trong những năm gần đây. Tuy nhiên, vẫn còn những lĩnh vực tồn tại sự bất bình đẳng và cần cải thiện. Đó là trường hợp của nhóm trẻ em yếu thế như trẻ em sống trong các cộng đồng nghèo nhất, trẻ em người dân tộc Raglay và nhóm cộng đồng ngư dân lưu động và cả những lĩnh vực như suy dinh dưỡng ở trẻ em, phòng chống sốt rét, nước sạch và vệ sinh môi trường, chuyển cấp học từ tiểu học lên trung học cơ sở, bảo trợ xã hội và bảo vệ trẻ em.

Chúng tôi mong muốn báo cáo Phân tích Tình hình này sẽ là tài liệu tham khảo cho tỉnh Ninh Thuận trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện các Kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch ngành của tỉnh và là tài liệu tham khảo của các đối tác phát triển đang hoạt động ở tỉnh và cho cộng đồng nói chung.

Page 6: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

vi PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Mục lụcLời cảm ơn ..................................................................................................................... ii

Lời nói đầu ...................................................................................................................... iii

Danh sách các Hình .......................................................................................................vi

Danh sách các Bảng ......................................................................................................vii

Danh sách các Bản đồ ...................................................................................................viii

Danh sách các Khung ....................................................................................................viii

Từ và chữ viết tắt ........................................................................................................... ix

Tóm lược báo cáo và kiến nghị ..................................................................................1

Những phát hiện chính của đợt nghiên cứu ..............................................................3

Những kiến nghị chính cho Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội và Kế hoạch các ngành .................................................................................................................17

1. Giới thiệu ...................................................................................................................26

1. Giới thiệu ...............................................................................................................27

1.1 Mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu ....................................................................27

1.2 Khung phân tích và phương pháp luận nghiên cứu ............................................27

1.3 Địa bàn khảo sát thực địa và những người tham gia nghiên cứu .......................30

1.4 Những hạn chế nghiên cứu .................................................................................31

2. Bối cảnh phát triển ...................................................................................................34

2.1 Môi trường địa lý ..................................................................................................34

2.2 Các đặc điểm nhân khẩu và xu hướng ...............................................................36

2.3 Thực trạng và xu hướng đói nghèo .....................................................................40

2.4 Nền kinh tế địa phương, thu nhập và chi tiêu hộ gia đình ...................................42

2.5 Những hình thái chênh lệch chính trong địa bàn tỉnh ..........................................43

2.6 Thích ứng với biến đổi khí hậu và rủi ro về môi trường .......................................44

2.7 Thực trạng kinh tế và xã hội của người Raglay ...................................................45

3. Lập chương trình hoạt động và phân bổ ngân sách cho trẻ em .........................49

3.1 Ngân sách của tỉnh và chi tiêu trong các ngành xã hội .......................................49

3.2 Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội .......................................................................50

3.3 Chương trình Mục tiêu Quốc gia .........................................................................51

3.4 Ngân sách cho công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em ..........................................54

3.5 Bộ máy tổ chức và thể chế trong công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em ..............56

Page 7: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

viiPHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

4. Y tế và sự sống còn của trẻ em ..............................................................................61

4.1 Khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng của phụ nữ và trẻ em ............61

4.2 Bảo hiểm y tế trẻ em ............................................................................................67

4.3 Chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe bà mẹ ...............................................68

4.4 Dinh dưỡng và thiếu dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em ..........................................69

4.5 Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường ................................................................72

4.6 Phòng chống tai nạn thương tích trẻ em .............................................................77

4.7 HIV/AIDS và trẻ em .............................................................................................79

5. Giáo dục và phát triển trẻ em ..................................................................................82

5.1 Giáo dục mầm non ..............................................................................................82

5.2 Giáo dục tiểu học và trung học ............................................................................83

5.3 Chất lượng dạy và học ........................................................................................88

5.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến thành quả giáo dục và việc tốt nghiệp ..............91

5.5 Giáo dục của trẻ em dân tộc thiểu số Raglay ......................................................96

5.6 Giáo dục của trẻ em dân tộc thiểu số Chăm .......................................................98

5.7 Khuyến học và hỗ trợ tài chính cho học sinh các hộ nghèo ................................98

6. Bảo vệ trẻ em ............................................................................................................102

6.1 Thông tin và số liệu về bảo vệ trẻ em ..................................................................102

6.2 Trẻ em cần bảo vệ đặc biệt .................................................................................103

6.3 Việc thực hiện các chính sách bảo trợ xã hội ......................................................105

6.4 Đăng ký khai sinh và tảo hôn ...............................................................................106

6.5 Trẻ em lao động ...................................................................................................108

6.6 Lạm dụng trẻ em và bạo lực trong nhà trường ....................................................109

6.7 Trẻ em vi phạm pháp luật và trợ giúp pháp lý cho trẻ em....................................111

7. Sự tham gia của trẻ em ............................................................................................114

7.1 Định nghĩa về sự tham gia của trẻ em .................................................................114

7.2 Sự tham gia trong gia đình ..................................................................................115

7.3 Sự tham gia trong trường học .............................................................................115

7.4 Các cơ hội giải trí, hoạt động văn hóa và học tập ngoài nhà trường...................116

7.5 Sự tham gia của thanh thiếu niên và nhi đồng người Raglay .............................118

Page 8: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

viii PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Danh mục tài liệu tham khảo .......................................................................................121

Danh sách các HìnhHình 1. Khung đánh giá năng lực thể chế ......................................................................29

Hình 2. Các nguồn thông tin định lượng và định tính .....................................................30

Hình3. Tháp dân số 1999 ...............................................................................................37

Hình 4. Tháp dân số 2009 ..............................................................................................38

Hình 5. Tỷ lệ phần trăm dân số thành thị và nông thôn (2001 đến 2009) ......................39

Hình 6. Tỷ lệ đói nghèo cả nước, theo khu vực và của tỉnh: so sánh theo tỷ lệ phần trăm (2006 - 2008) .........................................................................................40

Hình 7. Tỷ lệ hộ nghèo cả tỉnh và tỷ lệ nghèo theo đơn vị hành chính, tính theo phần trăm (2011) .............................................................................................41

Hình 8. Các nguồn thu ngân sách của tỉnh (2006-2009) ................................................49

Hình 9. Các nguồn chi của tỉnh (2006 & 2009) ..............................................................50

Hình 10. Chi theo các lĩnh vực xã hội của tỉnh (2006 & 2009) .......................................50

Hình 11. Tỷ lệ phần trăm phân bổ vốn trong các Chương trình MTQG về Giáo dục và Đào tạo (2006 - 2010) ...........................................................................53

Hình 12. Tỷ lệ phần trăm phân bổ vốn của các dự án trong Chương trình MTQG về một số dịch bệnh xã hội nguy hiểm và HIV/AIDS, (2006 - 2010)...................54

Hình 13. Tỷ lệ phần trăm trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ: so sánh cả nước, khu vực và của tỉnh (2009) ................................................................64

Hình 14. Tỷ lệ tử vong sơ sinh: so sánh cả nước, theo khu vực và trong tỉnh (2009) ........................................................................................................65

Hình 15. Tỷ lệ phần trăm trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi chung cả nước và của tỉnh (2005 & 2010) ..............................................................................................70

Hình 16. Tỷ lệ phần trăm trẻ em thấp còi dưới 5 tuổi chung cả nước và của tỉnh (2005 & 2010) ..............................................................................................70

Hình 17. Tỷ lệ phần trăm số người sử dụng nước sinh hoạt an toàn và hộ gia đình nông thôn sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh theo huyện (2010)..........................................73

Hình 18.Tỷ lệ phần trăm hộ (nông thôn và thành thị) tiếp cận nước sinh hoạt an toàn: so sánh chung cả nước, theo khu vực và trong tỉnh (2009) ..........................................74

Hình 19: Tỷ lệ phần trăm số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh (nông thôn và thành thị): so sánh cả nước, khu vực và trong tỉnh, 2009 ...............................................................76

Hình 20. Tỷ lệ lây nhiễm HIV trên 100.000 dân chung cả nước, theo khu vực và trong tỉnh năm 2009 ...................................................................................................79

Page 9: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

ixPHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Hình 21. Tỷ lệ lây nhiễm HIV mới trên 100.000 dân chung cả nước, theo khu vực và trong tỉnh năm 2009 .............................................................................80

Hình 22. Tỷ lệ phần trăm học sinh nam và nữ các cấp học khác nhau - tất cả các nhóm dân tộc (2009-2010) .............................................................................86

Hình 23. Tỷ lệ phần trăm học sinh nam và nữ dân tộc thiểu số ở các cấp học khác nhau (2009-10) ......................................................................................................86

Hình 24. Tỷ lệ phần trăm học sinh dân tộc thiểu số và nữ dân tộc thiểu số ở các cấp học khác nhau (2009-2010) ...........................................................................87

Hình 25. Tỷ lệ phần trăm dân số trên 5 tuổi chưa tốt nghiệp tiểu học (2009) ................92

Hình 26. Tỷ lệ phần trăm dân số trên 5 tuổi có trình độ học vấn cao nhất đạt được chưa bao giờ tốt nghiệp THCS và THPT (2009) ............................................................92

Hình 27. Tỷ lệ phần trăm dân số trên 15 tuổi biết chữ theo giới tính (2009) ..................93

Hình 28. Lý do bỏ học trong nhóm tuổi từ 6-20 tại hai xã của huyện Bác Ái, tính theo phần trăm, năm 2009 ......................................................................................97

Danh sách các BảngBảng 1. Các địa bàn nghiên cứu ....................................................................................30

Bảng 2. Các chỉ tiêu kinh tế-xã hội so sánh cấp huyện (2009 / 2010) ..........................35

Bảng 3. Tỷ lệ nghèo tiền tệ và đa chiều ở trẻ em theo vùng và lĩnh vực (2008) ............42

Bảng 4. Những tác động chính do hạn hán gây ra tại bốn cộng đồng ở Ninh thuận .....45

Bảng 5. Ngân sách đầu tư phát triển của tỉnh (KH PT KT-XH giai đoạn 2008 – 2010) ..................................................................................................51

Bảng 6. Phân bổ vốn trong các Chương trình Mục tiêu Quốc gia (2006 đến 2010) ......52

Bảng 7. Ngân sách bảo trợ xã hội của Nghị định 67 và 13 theo khu vực hành chính (2007 đến 2010) ..........................................................................................56

Bảng 8. Trách nhiệm của các ngành trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc trẻ em ...........58

Bảng 9. Các chỉ tiêu về dân số, sức khỏe bà mẹ và trẻ em (2006-2010) ......................62

Bảng 10. So sánh tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng (2005 & 2010) ............................................69

Bảng 11. Tần số thiếu lương thực của các hộ tại hai xã của Bác Ái (2007-2009) ........71

Bảng 12. Các chỉ tiêu nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (2010) ...................73

Bảng 13. Các chỉ số giáo dục mầm non ở các cơ sở công lập và ngoài công lập .........83

Bảng 14. Tỷ lệ đi học và tốt nghiệp ở tiểu học và trung học (năm học 2007-2008 đến 2010-2011) ..............................................................................................................84

Bảng 15. Tỷ lệ bỏ học ở tiểu học và trung học 2007-2009 .............................................88

Page 10: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

x PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Bảng 16. Kết quả các môn Toán và Tiếng Việt của học sinh lớp 5 trong tỉnh, khu vực và cả nước theo dân tộc: số liệu so sánh tính theo phần trăm (Năm học 2006-2007).....................................................................................................91

Bảng 17. Khả năng nói tiếng Việt của những người trả lời phỏng vấn thuộc diện nghèo và không nghèo ở hai xã của huyện Bác Ái, theo tỷ lệ phần trăm,năm 2007-2009. .............................................................................................................93

Bảng 18. Những yếu tố gây ra việc nghỉ và bỏ học ......................................................96

Bảng 19. Số trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt (2008 – 2010) ...........................................102

Bảng 20. Số người được chăm sóc tại các trung tâm bảo trợ xã hội (2010) .................105

Bảng 21. Các đối tượng được trợ cấp bảo trợ xã hội theo Nghị định 67 (2008 và 2009) ...............................................................................................................105

Bảng 22. Đăng ký khai sinh (2006 – 2009) ....................................................................107

Bảng 23. Hộ gia đình có một thành viên đi làm kiếm tiền ở Bác Ái (2009) ...................109

Bảng 24. Hoạt động của Trung tâm Trợ gúp pháp lý .....................................................112

Danh sách Bản đồBản đồ 1. Tỷ lệ nghèo theo huyện, 2011 .......................................................................41

Bả n đồ 2: Tỷ lệ người dân nông thôn ở các huyện sử dụng nước sạch .......................75

Bản đồ 3: Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn ở các huyện có nhà tiêu hợp vệ sinh ...............77

Danh sách các KhungKhung số 1. Hình thái định cư và thiết chế thôn làng của người Raglay .......................46

Khung số 2. Đội nữ hộ sinh thôn bản .............................................................................68

Khung số 3. Ý kiến của các em về việc đến trường và bỏ học ......................................95

Khung số 4. Sự hợp tác giữa chính quyền, doanh nghiệp và tổ chức tôn giáo ở địa phương trong công tác khuyến học ................................................................................99

Page 11: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

xiPHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Từ viết tắtADB Ngân hàng Phát triển châu Á

AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

CRC Công ước Quyền trẻ em

CTMTQG Chương trình mục tiêu quốc gia

DPLTMC Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

ĐTMSHGĐ Điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS)

GD&ĐT Giáo dục và đào tạo

IDU Sử dụng ma túy thông qua tiêm tĩnh mạch

KH&ĐT Kế hoạch và đầu tư

KHPTKTXH Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội

LĐTB&XH Lao động, Thương binh và Xã hội

MICS Điều tra về các mục tiêu Trẻ em và Phụ nữ

NHTG Ngân hàng thế giới

NS&VSMTNT Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

ODA Hỗ trợ phát triển chính thức

PCFP Chương trình tỉnh bạn hữu với trẻ em

PEDC Dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

QLDA Quản lý dự án

TCTK Tổng cục thống kê

UBND Ủy ban nhân dân

UNFPA Quỹ Dân số Liên hợp quốc

UNICEF Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc

Tỷ giá: 1 US$ = VND 20,800

Page 12: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

xii PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Page 13: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

1PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

TÓM LƯỢC BÁO CÁO VÀ KIẾN NGHỊ1. Đây là nghiên cứu Phân tích Tình hình Trẻ em ở tỉnh Ninh Thuận, một tỉnh thuộc khu

vực Duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam, với mục đích cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách, những người làm công tác kế hoạch cấp tỉnh thông tin về tình hình trẻ em và các ưu tiên cần có về trẻ em trên địa bàn. Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu này là: (i) tổng hợp thông tin và tiến hành phân tích tình hình trẻ em trong bối cảnh phát triển kinh tế-xã hội hiện nay của tỉnh; (ii) xác định những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về quyền trẻ em và việc hiện thực hóa các quyền đó trên thực tế; và (iii) đưa ra những kiến nghị nhằm tăng cường, cải thiện tình hình trẻ em, đảm bảo trong Kế hoạch Phát triển KT-XH của tỉnh nói chung cũng như của các ngành nói riêng có đủ ngân sách để đáp ứng các vấn đề về trẻ em.

2. Cách tiếp cận phân tích được áp dụng trong nghiên cứu này bao gồm ba phần. Thứ nhất, phân tích vấn đề trẻ em theo các nhóm quyền liên quan tới hoạt động của các ngành chuyên môn, chức năng, bao gồm quyền sống còn của trẻ em, quyền phát triển, quyền được bảo vệ và quyền tham gia. Đây là những quyền nằm trong Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em, cũng như trong Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em của Việt Nam. Thứ hai, nghiên cứu cũng đã tiến hành phân tích có cấu trúc việc lập chương trình hoạt động và phân bổ ngân sách cho các vấn đề về trẻ em trong Kế hoạch Phát triển KT-XH của tỉnh cũng như của các ngành trong giai đoạn từ 2006 đến 2010 nhằm tìm ra những mặt thành công và những mặt còn chưa được giải quyết triệt để trong các chương trình hoạt động và dịch vụ. Thứ ba, nghiên cứu đưa ra những đánh giá về năng lực thể chế và các đánh giá về thiếu hụt năng lực, xem xét về cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ trong công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em.

3. Sau phần Giới thiệu, báo cáo được chia thành sáu chương. Chương 2 là chương mô tả bối cảnh phân tích tình tình hình trẻ em với các đặc điểm nổi bật về địa lý, nhân khẩu học, thực trạng đói nghèo và sự phát triển kinh tế của tỉnh Ninh Thuận. Trọng tâm mô tả của chương này nêu bật các dạng rủi ro khác nhau của hộ gia đình và những vấn đề khác biệt lớn giữa các khu vực trong địa bàn của tỉnh có ảnh hưởng tới tình hình của trẻ em. Đây là những khác biệt giữa các địa bàn nông thôn, thành thị và các vùng ven biển; những chênh lệch về hiện trạng kinh tế-xã hội giữa các nhóm dân tộc thiểu số; vấn đề biến đổi khí hậu, rủi ro về môi trường. Chương 3 đi sâu phân tích việc lập kế hoạch chương trình, hoạt động và kế hoạch ngân sách liên quan tới trẻ em. Các nội dung phân tích bao gồm xu hướng ngân sách trong kế hoạch ngân sách chung của tỉnh và ‘vốn đầu tư phát triển trong Kế hoạch Phát triển KT-XH hàng năm; việc phân bổ vốn cho các Chương trình Mục tiêu quốc gia; và những cơ chế tổ chức và nguồn vốn cho các chương trình, chính sách về bảo trợ xã hội. Các chương tiếp theo là những phần phân tích chi tiết các nhóm quyền trẻ em theo lĩnh vực, bao gồm y tế và sự sống còn (Chương 4), giáo dục và phát triển (Chương 5), bảo vệ (Chương 6) và tham gia (Chương 7). Mỗi chương là sự kết hợp giữa phân tích tình hình trẻ em và tổng hợp số liệu thống kê từ các cơ sở dữ liệu và kết quả điều tra cấp trung ương và của tỉnh. Danh mục tài liệu tham khảo cho tất cả các bảng, biểu sử dụng trong báo cáo được tổng hợp trong Phụ lục số 1.

4. Phần Tóm lược Báo cáo gồm hai nội dung chính. Thứ nhất, nêu tóm tắt những đặc điểm chính về bối cảnh phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Ninh Thuận cũng như các xu hướng và vấn đề liên quan tới quyền trẻ em đối với từng lĩnh vực. Phần thứ hai là bảng tóm tắt những đánh giá về năng lực thể chế và những kiến nghị nhằm tăng cường việc lồng ghép vấn đề trẻ em trong Kế hoạch Phát triển KT-XH của tỉnh cũng như của các ngành trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2015. Các con số [đặt trong ngoặc vuông] để biểu thị những chương, phần trong nội dung chính của báo cáo đã được trình bày chi tiết cho từng vấn đề phân tích.

Page 14: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Kết quả Chương trình Hành động Quốc gia vì Trẻ em ở Ninh Thuận từ 2001- 2010 1

Chỉ tiêu

Mục tiêu cả nước vào năm

2010

Kết quả đạt được tại Ninh Thuận

2001 2005/06 2009 2010 Nguồn

1 Tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh (trên 1.000 ca sinh sống) <25 (4,4) 5,8 2,6 [22,6]

5,6 (A) B [C]

2 Tỷ suất tử vong trẻ <5 tuổi (trên 1.000 ca sinh sống) <32 (4,6) 5,9 3,3 4,9 (A) B

3 Tỷ lệ tử vong mẹ liên quan đến thai sản (trên 100.000 ca sinh sống)

<70 (40,5) 14,4 43,5 <40 (A) B

4 Tỷ suất trẻ <5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (%) <20 (36) 30,6 24,4 23,5 (A) D

5 Phần trăm trẻ sinh thiếu cân (<2.500g) (%) <5 (8) 4,7 4,6 4,4 (A) B

6 Phần trăm phụ nữ có thai được tiêm phòng uốn ván (%)

>90 (83,8) 98,7 94,6 94,3 (A) B

7 Phần trăm trẻ <1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ (%)1 >95 (99,8) 98,5 99,5 97,6 (A) B

8 Phần trăm dân số nông thôn sử dụng nước sạch (%) 85,0 (43) 55.0 - 85,0 (A) E

9 Phần trăm dân số thành thị sử dụng nước sạch (%) 90,0 (82,5) - - - (A)

10 Phần trăm dân số nông thôn sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh (%)

70,0 (38) - - 60,0 (A) E

11 Phần trăm dân số thành thị sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh (%)

90,0 (45) - - - (A)

12 Phần trăm trường học có nước sạch và nhà vệ sinh (%)

100 - - - 90,0 E

13 Phần trăm trẻ em 5 tuổi ra lớp mẫu giáo (%) 95,0 (50,3) (76,5) 96,9 97,1 (A) F

14 Phần trăm trẻ em từ 3 đến 5 tuổi đi học nhà trẻ (%) - (35) (41,6) 60,8 57,32 (A) F

15 Tỷ lệ nhập học đúng tuổi cấp tiểu học (%) 99,0 - - 74,9 75,3 G

16 Phần trăm hoàn thành tiểu học (%) 95,0 - - - -

17 Phần trăm tốt nghiệp trung học cơ sở (%) 75,0 - - - -

18 Phần trăm trẻ khuyết tật đến trường (%) 80,0 - - 26,5 - H

19 Phần trăm trẻ mồ côi được chăm sóc (%) 100 (7,45) - 66,3 - (A) H

20 Số trẻ khuyết tật được phẫu thuật/ phục hồi chức năng

(70) 25 228 - 147 A

21 Số trẻ em lao động trong môi trường độc hại - 200 2 0 0 A

22 Số trẻ em nghiện ma túy - 0 0 0 0 A

23 Số trẻ em phạm tội nghiêm trọng - 1 - - - A

24 Phần trăm trẻ em có giấy khai sinh trước 5 tuổi (%) 90,0 - 93,0 - 98,0 A

25 Phần trăm xã/phường có điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em (%)

100 - - - 20,0 J

26 Phần trăm xã/phường và huyện có sân chơi cho trẻ em (%)

100 - - - 7,7 J

Nguồn: A UBND Ninh Thuận (2010) Kế hoạch Hành động vì trẻ em 2011-2020 (Dự thảo); B Sở Y tế (2010) Số liệu cung cấp cho đợt nghiên cứu; C Bộ Y tế (2011) Niên giám Thống kê Y tế 2009; D Viện Dinh dưỡng Quốc gia / Hệ thống Giám sát Dinh dưỡng; E Trung tâm NSVSMT (2010) Báo cáo thực hiện Chương trình MTQG về NSVTMT nông thôn giai đoạn 2006-2010; F Sở GD&ĐT (2010). Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh Ninh Thuận đến năm 2010; G Sở GD&ĐT (2010) Số liệu cung cấp cho đợt nghiên cứu; H Sở LĐTB&XH (2009) Báo cáo thực hiện nhiệm vụ năm 2009 và phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp năm 2010; J Sở Kế KH&ĐT (2010) Số liệu kinh tế-xã hội tổng hợp 2006-2010.

1 Tiêm chủng đầy đủ bao gồm 3 lần vắc-xin phòng Viêm gan B, Bại liệt, Ho gà, Uốn ván và 1 lần vắc-xin phòng Lao và Sởi.

Page 15: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

3PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Những phát hiện chính của đợt nghiên cứu5. Tiềm năng và tăng trưởng kinh tế [Chương 2.1 & 2.4]. Ninh Thuận là một tỉnh có

nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp với phần đa dân số nông thôn, nằm ở khu vực Duyên hải Nam Trung bộ của Việt Nam. Giai đoạn 2006-2010, tỉnh đạt mức tăng trưởng GDP 10,4 phần trăm với bình quân GDP đầu người tăng từ 4,8 đến 10 triệu đồng. Lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản hiện chiếm 42,6 phần trăm GDP tính theo giá hiện hành, tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ (35,2 phần trăm) và công nghiệp, xây dựng (22,2 phần trăm). Đất nông nghiệp chiếm một phần năm tổng diện tích đất của tỉnh (20,8 phần trăm) tuy nhiên diện tích được làm thủy lợi chỉ chiếm 5,2 phần trăm; sự hạn chế của diện tích canh tác lúa nước là do thiếu nguồn nước thủy lợi và loại đất phù hợp. Tuy nhiên, đất đai và khí hậu khô hạn ở Ninh Thuận lại tạo điều kiện phát triển tốt cho nhiều loại cây, rau, quả có giá trị hàng hóa. Hơn một nửa diện tích của tỉnh được xếp loại là đất lâm nghiệp (55,5 phần trăm), với phần lớn trong số đó là các khu ‘rừng phòng hộ’ và ‘rừng đặc dụng’ (47 phần trăm). Ven biển Ninh Thuận là những khu vực khai thác thủy sản quan trọng của cả nước với tiềm năng lớn cho tỉnh về phát triển ngành công nghiệp đánh bắt hải sản và du lịch ven bờ.

6. Những đặc điểm về địa lý và khí hậu riêng biệt đã làm cho tỉnh trở thành địa phương lý tưởng cho sản xuất năng lượng gió và mặt trời. Các điều kiện về cơ sở hạ tầng nông thôn ở Ninh thuận tương đối tốt. Từ năm 2006, tất cả các xã, phường trên toàn tỉnh đều có đường ô tô và điện lưới tới trung tâm, đồng thời 100 phần trăm các xã, phường của tỉnh Ninh Thuận đã có trạm y tế cũng như lớp mẫu giáo, tiểu học và Trung học cơ sở.

7. Cấu trúc dân số và dân tộc thiểu số [Chương 2.2]. Ninh Thuận là tỉnh có quy mô dân số nhỏ thứ 6 trên toàn quốc xét về số lượng dân số với 564.129 người năm 2009 trong đó 63,9 phần trăm là dân số nông thôn và 36,1 phần trăm là dân số thành thị. Tổng số có 34 nhóm dân tộc thiểu số sống trên địa bàn tỉnh với số người dân tộc thiểu số chiếm 23,5 phần trăm trong năm 2009. Người Kinh là nhóm dân tộc chiếm đa số (76,5 phần trăm), người Chăm (11.91 phần trăm), Raglay (10,43 phần trăm), Cơ Ho (0,5 phần trăm) và Hoa (0,33 phần trăm). Cả dân tộc Chăm và Raglay đều thuộc nhóm ngữ hệ Malayô-Polynêdi và có lịch sử lâu đời sinh sống trong khu vực. Người Chăm sống chủ yếu tập trung ở các khu vực đồng bằng trong tỉnh, người Raglay và người Cơ Ho chủ yếu sống trên các huyện, xã vùng cao. Dân số Chăm trên toàn tỉnh chiếm khoảng 43 phần trăm tổng số người Chăm trên toàn quốc. Dân số Raglay trên toàn tỉnh chiếm khoảng 49 phần trăm tổng số người Raglay sống tại Việt Nam.

8. Tỷ số giới tính khi sinh [Chương 2.2]. Theo cuộc Tổng Điều tra Dân số năm 2009, tỉnh Ninh Thuận có tỷ số giới tính khi sinh (SRB) ở mức 110,8 nam trên 100 nữ gần với tỷ số giới tính khi sinh trung bình cả nước (110,5) nhưng cao hơn so với mức chung của khu vực Duyên hải Bắc và Nam Trung bộ - ở mức 109,7. Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn trong tỷ số SRB giữa khu vực nông thôn và thành thị ở Ninh Thuận – nông thôn là 109,2 và thành thị là 114,2. Gia tăng tỷ số giới tính khi sinh trong những năm gần đây đang là vấn đề đáng quan ngại ở Việt Nam. Theo Tổng cục Thống kê, kể từ năm 2000 đã thấy có nhiều dấu hiệu gia tăng của tỷ số trẻ em trai trong các đợt điều tra dân số thường niên, trong khi đó dựa theo các kỹ thuật dự báo gián tiếp, khoảng thời gian tỷ số giới tính khi sinh gia tăng ở Việt Nam có thể được coi là bắt đầu từ năm 2005. Phân tích của Tổng điều tra Dân số năm 2009 cho thấy, có sự khác nhau rất lớn giữa các khu vực về tỷ số giới tính khi sinh (SRB). Tuy giữa các khu vực nông thôn và thành thị không có sự khác nhau lớn, song tỷ số SRB lại liên quan nhiều đến trình độ học vấn và điều kiện chất lượng nhà ở, đời sống cũng

Page 16: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

như tài sản sở hữu trong gia đình. Theo một báo cáo gần đây của Tổng cục Thống kê, trong khi tỷ số SRB ở nhóm dân số nghèo nhất nằm ở mức cân bằng thì tỷ lệ này lại càng gia tăng cùng với các nhóm dân số giàu hơn với điều kiện kinh tế-xã hội tốt hơn. Sự khác nhau về tỷ số giới tính khi sinh giữa khu vực nông thôn (109,2) và thành thị (114,2) của Ninh Thuận, có thể đã thể hiện mối tương quan với điều kiện kinh tế-xã hội tốt hơn ở khu vực đô thị.

9. Bối cảnh đói nghèo [Chương 2.3].Trong những năm vừa qua tỷ lệ nghèo ở Ninh Thuận luôn luôn giảm. Theo chuẩn nghèo hiện nay của Chính phủ, tỷ lệ nghèo của Ninh Thuận đã giảm từ 22,3 phần trăm năm 2006 xuống còn 19,3 phần trăm năm 2008. Số liệu của tỉnh đưa ra một mức tỷ lệ thấp hơn, ở mức 13,27 phần trăm năm 2008 giảm xuống còn 10,86 phần trăm năm 2010. Tuy tỷ lệ nghèo ở Ninh Thuận gần sát với mức nghèo chung của khu vực Duyên hải Bắc và Nam Trung bộ (xét cả về tỷ lệ giảm), nhưng vẫn cao hơn so với các tỉnh lân cận. Mặc dù vậy, giữa các khu vực thành thị và nông thôn, vùng núi và vùng đồng bằng trong tỉnh, tỷ lệ đói nghèo có sự đa dạng và khác biệt khá lớn. Theo chuẩn nghèo mới của Chính Phủ năm 2011, tỷ lệ đói nghèo dao động từ 7,42 phần trăm ở Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm lên 23,6 phần trăm tại huyện Thuận Bắc, 28,16 phần trăm tại huyện Ninh Sơn và tới 66,72 phần trăm tại huyện Bác Ái.

10. Các dạng tổn thương và những khác biệt, chênh lệch trong địa bàn tỉnh [Chương 2.4 & 2.5].Trong địa bàn tỉnh có nhiều dạng tổn thương và những sự chênh lệch, khác biệt có ảnh hưởng tới tình hình trẻ em của Ninh Thuận, cụ thể:

• Thu nhập hộ gia đình. Theo Điều tra Mức sống Hộ gia đình, thu nhập bình quân đầu người hàng tháng ở Ninh Thuận đã tăng 79 phần trăm từ 389.900 Đồng trong năm 2004 lên 699.200 đồng trong năm 2008, nâng mức tổng thu nhập bình quân đầu người hàng năm từ 4,7 lên 8,4 triệu một năm (Phụ lục 1.12 đến 1.14). Tuy nhiên, năm 2008 mức bình quân thu nhập đầu người ở Ninh Thuận vẫn thấp hơn so với mức bình quân chung cả nước (995.000 một tháng) và trong khu vực (728.000 đồng). Cụ thể, thu nhập bình quân đầu người của nhóm thu nhập kém nhất tại Ninh Thuận nằm trong tốp thấp nhất trên toàn quốc; Nhóm hộ nghèo nhất ở Ninh Thuận đứng thứ 7 trong tốp có thu nhập hàng tháng thấp nhất của cả nước năm 2008 (205.000 đồng), trong khi đó nếu tính chung cho tất cả các nhóm thu nhập, Ninh Thuận đứng hàng thứ 19 trong các tỉnh có thu nhập thấp của 64 tỉnh, thành. Con số trên đây phản ánh khoảng cách khá lớn giữa các nhóm thu nhập cao và các nhóm thu nhập thấp ở Ninh Thuận. Nghèo tiền tệ vẫn tồn tại chủ yếu ở các hộ gia đình dân tộc Raglay. Theo con số mới đây khoảng 49 phần trăm hộ gia đình Raglay được xếp vào diện hộ nghèo, trong khi đó chỉ có 7,6 phần trăm hộ người Kinh và 8,3 phần trăm hộ người Chăm được xếp vào loại này.

• Điều kiện địa lý và khu vực hành chính. Tỉnh có sự chênh lệch khá lớn trong nhiều chỉ tiêu về kinh tế-xã hội giữa các địa bàn và khu vực hành chính. Xét ở nhiều khía cạnh, tỷ lệ nghèo của các nhóm dân tộc thiểu số như Raglay, Cơ Ho có liên quan và đồng nhất với những khác biệt về mặt địa lý này.Tuy vậy, xét về cung ứng hạ tầng kinh tế xã hội cơ bản và khả năng đi lại, tiếp cận các dịch vụ xã hội, thì những khu vực này chưa hẳn là quá bất lợi so với những nơi khác. Vì thế, các yếu tố như địa bàn sâu, xa, điều kiện sản xuất nông nghiệp hạn chế, khó tiếp cận thị trường và dịch vụ chỉ giải thích được một phần sự chênh lệch và khác biệt giữa các địa bàn trong tỉnh. Cần phải xem xét những nhân tố cơ bản có ảnh hưởng tới vị thế kinh tế và xã hội của các nhóm dân tộc thiểu số gặp nhiều bất lợi này, cụ thể như nhóm dân tộc thiểu số Raglay.

Page 17: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

5PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

• Người Raglay. Nhiều chỉ số liên quan đến trẻ em và phụ nữ cho thấy thực trạng của nhóm dân tộc thiểu số Raglay có nhiều bất lợi như: tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi và các chỉ số khác về sự sống còn của bà mẹ, trẻ em; tỷ lệ đến trường và hoàn thành bậc giáo dục trung học; giáo dục và xóa mù cho người lớn; cơ hội việc làm cho thanh niên. Với dân số chiếm 10 phần trăm tổng dân số toàn tỉnh và tỷ lệ chiếm một phần tương đối lớn trong tổng số người nghèo trên địa bàn, nhóm dân tộc thiểu số Raglay sẽ được đưa vào một trong những phần phân tích chi tiết về tình hình hình trẻ em ở tỉnh.

• Các hộ gia đình ngư dân lưu động. Có nhiều hộ làm nghề chài lưới đánh bắt cá theo vụ, di chuyển dọc theo các bờ biển của Ninh Thuận. Một số hộ ngư dân lưu động ở tạm bợ trên một vài khu vực và di chuyển đánh bắt cá dọc bờ biển trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Ở cộng đồng này xuất hiện một số vấn đề về chăm sóc sức khỏe và bảo vệ trẻ em như bỏ học, lao động trẻ em, đăng ký hộ khẩu, khai sinh (Phần 6.4). Con số chính xác về số hộ này hiện chưa rõ và cần có những điều tra, nghiên cứu tiếp nối để hiểu rõ hơn hoàn cảnh, thực trạng của trẻ em thuộc các cộng đồng nghề cá ven biển và các hộ sống lưu động này.

• Các hộ nghèo đô thị và bán đô thị. Trong các khu vực thành thị và ven đô, có một số vấn đề mang đặc thù riêng liên quan tới trẻ em của các hộ nghèo, nhất là các hộ nông nghiệp bị mất đất sản xuất nông nghiệp do trưng dụng để xây dựng các công trình công cộng và hiện đang lâm vào cảnh khó khăn về kinh tế. Thực trạng đó ảnh hưởng tới vấn đề dinh dưỡng của trẻ em trong các gia đình này, đồng thời làm cho họ khó có thể tiếp tục cho con tới trường. Bởi vậy, xét ở mức độ nào đó, quá trình đô thị hóa cũng đã tạo ra tình trạng đói nghèo và có tác động đến đời sống của trẻ em ở đây.

11. Biến đổi khí hậu và rủi ro về môi trường [Chương 2.6]. Khu vực Duyên hải Nam Trung bộ được coi là khu vực dự kiến có nhiều tác động của biến đổi khí hậu. Các rủi ro có thể bao gồm gia tăng chênh lệch lượng mưa giữa các năm, số lượng bão biển nhiều hơn và thời gian hạn hán tăng lên ở nhiều địa bàn. Các yếu tố bất lợi chính về kinh tế xã hội của Khu vực này bao gồm số lượng lớn dân cư tham gia vào canh tác nông nghiệp và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản là những lĩnh vực phụ thuộc và chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết. Trong những năm vừa qua, cả các vùng thấp/ven biển và các khu vực miền núi đều chịu những đợt hạn hán và lũ lụt. Hạn hán được cho là hiểm họa có nhiều cấp độ tác động lên đời sống các cộng đồng dân cư. Những ảnh hưởng lớn của nó bao gồm gây nguy hại cho mùa màng, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, thất nghiệp và mất nguồn thu nhập, bên cạnh đó còn là những tác động gây ra việc trẻ em buộc phải nghỉ học và bệnh tật ảnh hưởng tới sức khỏe. Do khí hậu khô hạn và lượng nước ngầm thiếu, xâm nhập mặn trở thành một vấn đề lớn ảnh hưởng đến việc cấp nước sinh hoạt và sản xuất ở các vùng đồng bằng.

12. Thu ngân sách tỉnh và chi tiêu trong các lĩnh vực xã hội [Chương 3.1 & 3.2]. Thu ngân sách của tỉnh đã tăng 40,3 phần trăm từ 1.519 tỷ đồng năm 2006 lên 2.131 tỷ đồng theo con số sơ bộ năm 2009. Ninh Thuận vẫn là tỉnh phụ thuộc nhiều vào ngân sách trung ương, chiếm từ 62,8 phần trăm trong năm 2006 (954 tỷ đồng) và 60,5 phần trăm trong năm 2009 (1.287 tỷ đồng). Tỷ lệ thu từ nguồn địa phương trong tổng ngân sách đã tăng từ 17,8 phần trăm năm 2006 (271 tỷ đồng) lên 23,5 phần trăm năm 2009 (501 tỷ đồng).

13. Tổng chi ngân sách của tỉnh đã tăng 36,2 phần trăm từ 1.429 tỷ năm 2006 lên 1.946 tỷ theo con số sơ bộ năm 2009. Chi tiêu cho các lĩnh vực xã hội (y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội, văn hóa vv..) là phần tăng nhiều nhất, ở mức tăng 114,2 phần trăm trong giai đoạn trên đây (từ 327,8 lên 702,3 tỷ đồng). Trong giai đoạn này, chi tiêu trong

Page 18: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

6 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

ngành y tế đã tăng khoảng 109 phần trăm (từ 50,1 lên 104,6 tỷ), trong khi đó chi tiêu cho lĩnh vực phúc lợi xã hội tăng 176 phần trăm (từ 32,7 lên 90,2 tỷ) và cho giáo dục tăng 86,6 phần trăm (từ 206,7 lên 385,6 tỷ). Trong năm 2009, chi cho giáo dục và đào tạo chiếm 20 phần trăm tổng ngân sách chi toàn tỉnh, tiếp sau là y tế (6,4 phần trăm) và phúc lợi xã hội (3,1 phần trăm).

14. Chương trình Mục tiêu Quốc gia [Chương 3.3]. Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) là phương tiện chủ yếu để qua đó tập trung các chính sách và nguồn vốn ngân sách thực hiện các mục tiêu phát triển xã hội và tăng cường cung cấp dịch vụ xã hội; chính vì lẽ đó các chương trình này là trọng tâm để đi sâu phân tích quá trình lập chương trình và kế hoạch ngân sách liên quan đến trẻ em. Tổng chi ngân sách trong các Chương trình MTQG ở Ninh Thuận giai đoạn 2006-2010 là 678,2 tỷ đồng trong đó 44,9 phần trăm là chi thường xuyên bao gồm vốn sự nghiệp và 44,1 phần trăm vốn đầu tư. Ngân sách nhà nước chiếm 75,5 phần trăm vốn Chương trình MTQG, trong đó 71 phần trăm là vốn trung ương. 24,5 phần trăm được huy động từ các nguồn ngoài nhà nước dành cho các Chương trình MTQG, nhất là cho Chương trình MTQG về Một số dịch bệnh Xã hội nguy hiểm và HIV/AIDS và Chương trình MTQG về Nước sạch và Vệ sinh Nông thôn.

15. Ngân sách dành cho chăm sóc và bảo vệ trẻ em [Chương 3.4]. Nhiều lĩnh vực, cơ quan, ban ngành có liên quan tới các khía cạnh khác nhau trong công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em, vì vậy rất khó có thể tổng hợp để đưa ra một bức tranh toàn diện về việc phân bổ ngân sách cho những hoạt động này. Hơn nữa, các dịch vụ bảo vệ trẻ em vẫn còn thiếu, do vậy bảo vệ trẻ em thường bị giới hạn trong khuôn khổ hỗ trợ tiền mặt. Ngân sách cho công tác bảo vệ trẻ em đến từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm: (i) những hỗ trợ tài chính cho trẻ em cần được bảo vệ đặc biệt theo Nghị định 67/NĐ-CP và Nghị định 13/NĐ-CP, cho các đối tượng được chăm sóc tại cộng đồng cũng như tại các trung tâm bảo trợ xã hội của nhà nước và tư nhân; (ii) Quỹ Bảo trợ Trẻ em tỉnh – trong năm 2009 có tổng số là 280 triệu đồng – với sự đóng góp của của nhiều tổ chức từ thiện, các doanh nghiệp và người hảo tâm; 45 xã, phường cũng đã tự đứng ra thành lập Quỹ bảo trợ trẻ em trên địa bàn của mình trong năm 2009; (iii) hỗ trợ của các tổ chức từ thiện, tổ chức tôn giáo và các bệnh viện, tư vấn và khám, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em, cụ thể là cho trẻ em khuyết tật; iv) Đoàn Thanh niên và Hội Phụ nữ cũng tích cực tham gia vào các hoạt động chăm sóc và bảo vệ trẻ em và là nguồn hỗ trợ lớn cho công tác này, nhất là cho những hoạt động được tổ chức tại cộng đồng, đồng thời cũng là chiếc cầu nối trực tiếp với các hộ gia đình trên địa bàn.

16. Nghị định 67/NĐ-CP và Nghị định 13/NĐ-CP đã quy tập những chính sách và cơ chế đơn lẻ trước đây về bảo trợ xã hội cho các hộ gia đình và trẻ em. Từ năm 2007 đến 2010 khoảng 68,6 tỷ đồng đã được phân bổ cho việc thực hiện 2 Nghị định này. Trong năm 2009, khoảng 1758 em được nhận hỗ trợ theo Nghị định 67, chiếm khoảng 23 phần trăm tổng số những em cần được hỗ trợ. Việc phân bổ ngân sách trong tỉnh nhìn chung tương ứng với số lượng dân số của từng khu vực hành chính, do được phân theo đầu người. Do vậy một số huyện nghèo hơn có lượng ngân sách được phân bổ cao hơn những huyện khác – ví dụ, huyện Ninh Phước chiếm 22,2 phần trăm và Bác Ái chiếm 4,3 phần trăm tổng dân số toàn tỉnh, tương ứng với đó số lượng ngân sách bảo trợ xã hội được nhận là 27,5 và 7,1 phần trăm. Qua đây có thể thấy phương pháp xác định đối tượng dựa theo đánh giá nhu cầu thực tế là cách làm hiệu quả. Nghị định 13 ra đời vào đầu năm 2010 đã mở rộng các đối tượng thụ hưởng chính sách – dẫn đến việc chi tiêu năm 2010 sơ bộ đã tăng gấp đôi và số lượng người được trợ cấp tăng từ 7.800 năm 2009 lên trên 10.000 người trong năm 2010.

Page 19: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

7PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

17. Bộ máy tổ chức trong công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em [Chương 3.5]. Trong những năm qua, trên cơ sở pháp luật và các văn bản chính sách liên quan, tỉnh Ninh Thuận đã tăng cường, củng cố và hoàn thiện khung pháp lý cho lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Với việc giải thể Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em năm 2008, trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành trong công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em đã được phân công lại. Nhiệm vụ trước đây chủ yếu được giao cho Phòng Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em được thành lập trực thuộc Sở Lao động, Thương binh, Xã hội (LĐTBXH); Chi cục Dân số và KHHGĐ và những đơn vị khác thuộc Sở Y tế; Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch. Phòng Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em thành lập năm 2008 là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý nhà nước chung cho công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bao gồm kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách, các chương trình, dự án của nhà nước về chăm sóc và bảo vệ trẻ em; thanh tra các vấn đề liên quan tới quyền trẻ em; phụ trách theo dõi và thu thập thông tin số liệu thống kê về trẻ em. Chi cục Dân số và KHHGĐ thuộc Sở Y tế và Trung tâm Dân số và KHHGĐ các huyện có trách nhiệm thực hiện các chương trình, chính sách về chăm sóc sức khỏe sinh sản và theo dõi các hoạt động về dân số.

18. Tháng 5 năm 2011, tỉnh ban hành Quyết định số 980/QĐ-UBND (04/05/2011) về việc thành lập Ban Chỉ đạo về Chăm sóc và Bảo vệ trẻ em tỉnh Ninh Thuận. Ban Chỉ đạo trực thuộc UBND tỉnh với Sở LĐTB&XH làm thành viên thường trực cùng với sự tham gia của 23 thành viên thuộc các Sở ngành, tổ chức đoàn thể và UBND các huyện. Chức năng chính của Ban Chỉ đạo là giúp Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo thống nhất việc triển khai thực hiện các luật, công ước quốc tế về quyền trẻ em, các cơ chế, chính sách liên quan đến trẻ em; kiểm tra thực hiện và tổng kết, đánh giá việc thực hiện các cơ chế, chính sách về trẻ em; kiến nghị sửa đổi bổ sung các cơ chế, chính sách về trẻ em của các ngành và các huyện còn thiếu trong các văn bản luật về trẻ em hiện hành.

19. Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cho phụ nữ và trẻ em [Chương 4.1 đến 4.3]. Trong vài năm qua, đã có nhiều cải thiện trong việc cung cấp các dịch vụ y tế cho phụ nữ và trẻ em ở Ninh Thuận, thể hiện qua xu hướng cải thiện tích cực của các chỉ tiêu về y tế. Theo báo cáo tổng kết 5 năm của Sở Y tế, từ năm 2006 đến 2010, tỷ lệ trẻ em dưới một tuổi được tiêm chủng đầy đủ đã đạt trên 97 phần trăm, tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm phòng ít nhất 2 mũi phòng Uốn ván đã vượt trên 96,5 phần trăm và tỷ lệ phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ được tiêm phòng Uốn ván đạt 99,2 phần trăm. Việc tổ chức các tổ tiêm chủng lưu động đã mở rộng tiêm phòng cho trẻ em một cách hiệu quả ở các vùng sâu, xa, bản, làng, trường học và ngăn ngừa kịp thời các bệnh lây nhiễm thông thường ở trẻ em. Trong năm 2010, báo cáo của Sở Y tế cho biết tỷ lệ phụ nữ mang thai được khám thai 3 lần là 92 phần trăm, tỷ lệ phụ nữ sinh con có sự trợ giúp của cán bộ y tế và tỷ lệ phụ nữ sinh con tại trạm y tế lần lượt là 97 và 95,6 phần trăm. Theo Hệ thống Giám sát dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân liên tục giảm từ 30,58 phần trăm trong năm 2005 xuống còn 23,5 phần trăm trong năm 2010.

20. Bên cạnh những tiến bộ đó, tiếp tục vẫn còn tồn tại một số vấn đề về tình hình sức khỏe của phụ nữ, trẻ em và những hạn chế về năng lực của hệ thống y tế. Đặc biệt, giữa các khu vực hành chính và các nhóm dân cư khác nhau trong tỉnh có sự khác biệt khá lớn trong các chỉ số về cung cấp các dịch vụ y tế công cộng cũng như về tình hình sức khỏe. Các xã miền núi có hệ thống y tế yếu hơn và có nhiều vấn đề liên quan đến điều kiện sức khỏe hơn. Năm 2010, trong khi 89 phần trăm xã/phường của huyện Ninh Hải và 81 phần trăm của thành phố Phan Rang–Tháp Chàm đã đạt chuẩn quốc gia về y tế, thì không có xã nào của huyện Bác Ái và Thuận Nam đạt tiêu chuẩn này. Các chỉ số về sức khỏe bà mẹ và trẻ em của đồng bào dân tộc Raglay tiếp tục kém hơn so với các nhóm dân tộc khác.

Page 20: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

8 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

21. Mạng lưới y tế ở địa phương và vấn đề nhân sự [Chương 3.1]. Những khác biệt trong địa bàn tỉnh còn được phản ánh trong tình hình nhân sự của ngành. Trong khi phần lớn các xã/phường trong tỉnh có nhân viên hộ sinh và/hoặc y sỹ, thì tỷ lệ này ở xã của huyện Bác Ái lại rất thấp. Năm 2010, 41,5 phần trăm các xã/phường trên toàn tỉnh có bác sỹ, thì mới chỉ có 29 phần trăm các xã vùng cao có bác sỹ. Trong những năm vừa qua, mạng lưới cộng tác viên y tế cơ sở đã được tăng cường: tất cả các thôn hiện nay đều có nhân viên y tế và tại 14 xã vùng cao của 3 huyện, các cô đỡ thôn bản đã được tuyển dụng và đào tạo để hoạt động. Tuy đã có nhiều cải thiện, song việc thiếu nhân lực vẫn tiếp tục là một trong những khó khăn của ngành y tế để duy trì các bác sỹ trong hệ thống do lương, phụ cấp cho cán bộ trạm y tế xã và cộng tác viên không đủ để thiết lập và duy trì đầy đủ toàn bộ mạng lưới.

22. Y tế học đường. Hàng năm Trung tâm Y tế Dự phòng đều có tổ chức khám sức khỏe cho học sinh các trường và giám sát điều kiện vệ sinh môi trường ở các trường học. Các Trung tâm y tế huyện cũng có tổ chức khám cho các trường Mầm non, Mẫu giáo. Các đợt kiểm tra và hướng dẫn chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh tiểu học cũng được thực hiện. Tuy nhiên, cần tiếp tục mở rộng và tăng cường số lần khám cũng như nguồn vốn cho các hoạt động y tế học đường. Trong năm 2010, mới chỉ có 37,7 phần trăm các trường tiểu học trong tỉnh có nhân viên y tế và công tác nha học đường mới chỉ được thực hiện tới 13,7 phần trăm số trường tiểu học. Ngân sách cho các hoạt động này không được đều giữa các năm và mức độ hoạt động tùy thuộc vào sự sẵn có nguồn lực của năm đó.

23. Tỷ suất tử vong bà mẹ và trẻ em dưới 1 tuổi [Chương 4.1]. Tại Ninh Thuận, có nhiều điểm bất cập trong số liệu về tử vong trẻ (IMR) và tử vong bà mẹ (MMR). Số liệu báo cáo của hệ thống chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thấy tỷ suất IMR này đã giảm từ 5,8 trên 1000 ca sinh sống năm 2006 xuống còn 2,6 trong năm 2009; tuy nhiên đây là những con số chỉ bao gồm các ca tử vong trẻ em dưới 1 tuổi xảy ra tại các cơ sở y tế, trong khi đó số liệu thống kê ngành dân số đưa ra bức tranh chính xác hơn về tổng tỷ suất này trên thực tế. Theo Bộ Y tế, trong năm 2009 tỷ suất IMR ở Ninh Thuận là 22,6 trên 1.000 ca sinh sống cao hơn 6 phần nghìn so với mức bình quân của khu vực Duyên hải Bắc và Nam Trung bộ. Các cán bộ tỉnh, huyện cũng thừa nhận rằng số liệu báo cáo về tỷ lệ tử vong mẹ (MMR) là thấp hơn thực tế. Con số tỷ suất tử vong mẹ hiện có không được cập nhật thường xuyên, tuy vậy cũng đã cho thấy nó tăng từ 14,4 ca tử vong trên 100.000 ca sinh sống năm 2006 lên trên 40 vào năm 2009; có vẻ như sự gia tăng nói trên là do chất lượng hệ thống theo dõi, báo cáo của Ninh Thuận được cải thiện do đây là một trong 7 tỉnh nằm trong dự án tăng cường giám sát giảm tử vong mẹ của Bộ Y tế, đồng thời số lượng các ca sinh nở tại cơ sở y tế tăng lên cũng làm cho việc theo dõi và báo cáo trở nên tốt hơn.

24. Bảo hiểm y tế trẻ em [Chương 4.2]. Bảo hiểm Xã hội tỉnh, chính quyền và tổ chức đoàn thể ở các địa phương trên toàn tỉnh đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh hoạt động cung cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em. Sau khi chính sách mới về bảo hiểm y tế được áp dụng từ tháng 9 năm 2009, đã có trên 30.000 thẻ được cấp trong quý cuối cùng của năm này và trong năm 2010 có 55.000 thẻ được cấp, chiếm trên 95 phần trăm số lượng trẻ dưới 6 tuổi. Thêm vào đó, việc khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi cũng đã liên tục được nâng lên từ 39.567 lượt năm 2005 (1.801 triệu đồng) lên 110.298 lượt năm 2008 (7.124 triệu đồng). Tại một số nơi, việc tổng hợp danh sách và đăng ký thẻ bảo hiểm cho trẻ em còn có sự chậm trễ, tuy nhiên không phải là phổ biến. Hệ thống chuyển tuyến trong địa bàn tỉnh (từ xã lên huyện lên tỉnh) được báo cáo là vận hành thông suốt và trẻ em được ưu tiên trong hệ thống này; tuy nhiên, có nảy sinh một số vấn đề khi người dân vượt tuyến (đi thẳng lên tuyến cao hơn không có sự giới thiệu của tuyến giữa) hoặc khi người dân đi ra ngoài phạm vi tỉnh (ví dụ:

Page 21: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

9PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

thành phố Hồ Chí Minh) để chữa bệnh. Những khó khăn chủ yếu liên quan tới việc thiếu bác sỹ và thiếu thốn cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh ở các trạm y tế xã/phường, ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ, thay vì những khó khăn liên quan trực tiếp tới việc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, công tác theo dõi, giám sát việc sử dụng thẻ bảo hiểm vẫn còn nhiều hạn chế.

25. Dinh dưỡng và suy dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em [Chương 4.4]. Tuy tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đã liên tục giảm, nhưng tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi vẫn còn ở mức cao với tốc độ suy giảm rất chậm, từ 32,7 phần trăm năm 2005 chỉ xuống được đến 31,6 phần trăm vào năm 2010. Ninh Thuận tiếp tục là địa bàn có mức trẻ suy dinh dưỡng cao của khu vực Duyên hải Nam Trung bộ. Tỷ lệ trẻ em dưới năm tuổi suy dinh dưỡng giữa các địa bàn hành chính và nhóm dân cư trong tỉnh có sự khác biệt tương đối lớn. Trong năm 2010 tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của huyện Bác Ái (39,2 phần trăm) nhiều hơn gần gấp đôi so với tỷ lệ của thành phố Phan Rang-Tháp Chàm (13,85 phần trăm). Có hai nhóm dân số trong đó vấn đề dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em là vấn đề mang tính cấp bách: thứ nhất, các hộ gia đình nghèo dân tộc thiểu số vùng cao (chủ yếu là người Raglay và Cờ Ho); thứ hai, những hộ dân lao động trong các khu vực thành thị/ven đô thị.

26. Suy dinh dưỡng thể thấp còi và dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em tiếp tục là gánh nặng lớn về y tế của Ninh Thuận. Chương trình dinh dưỡng quốc gia đã đưa ra các nguyên nhân và biện pháp giải quyết chủ yếu cho vấn đề suy dinh dưỡng – như ngăn ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ em, bổ sung vi chất, tẩy giun cho trẻ (từ 6 đến 59 tháng tuổi), giáo dục về các thực hành chăm sóc trẻ trong đó có khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ. Theo Sở Y tế, việc cho uống bổ sung Vitamin A và tẩy giun đã đạt nhiều tiến bộ trong thời gian vừa qua, tiếp cận được khoảng 98,5 phần trăm trẻ em trong độ tuổi của tỉnh.Thông qua nhiều dự án khác nhau, các cộng tác viên cơ sở đã được đào tạo về cách tiếp cận lồng ghép thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản và dinh dưỡng. Tuy nhiên, do nguồn lực bị hạn chế nên cách làm này không thể nhân rộng ra tất cả các xã, thôn trên địa bàn toàn tỉnh, đồng thời cũng không có đủ phụ cấp hỗ trợ cho cộng tác viên dinh dưỡng ở tất cả mọi nơi.

27. Bên cạnh đó, cần phải tìm hiểu và giải quyết những yếu tố nguồn gốc gây ra vấn đề suy dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em. Những yếu tố này thường có các đặc trưng cụ thể tùy theo bối cảnh và địa phương khác nhau. Tại huyện Bác Ái, thiếu an ninh lương thực theo mùa của các hộ là là yếu tố chủ yếu gây ra mức suy dinh dưỡng thường xuyên cao cho người Raglay. Việc thiếu an ninh lương thực của các hộ – và thiếu thực phẩm cho các bà mẹ mang thai và trẻ em – cũng đi cùng với nhiều nguyên nhân gây suy dinh dưỡng khác, bao gồm: (i) không có truyền thống “làm vườn” trồng rau, quả xung quanh nhà; (ii) gia súc là dạng tài sản tích lũy của hộ gia đình và chỉ được sử dụng để bán khi cần tiền chứ không phải là nguồn dinh dưỡng cho các hộ; (iii) thu nhập hộ gia đình hạn chế và chủ yếu dựa vào việc đi làm thuê theo công việc thời vụ để lấy tiền mua lương thực, không đủ mua thực phẩm dinh dưỡng cần thiết; (iv) cuối cùng, giá lương thực gia tăng trong những năm qua cộng thêm với việc thiếu nguồn thu nhập tiếp tục là những yếu tố gây áp lực cho những hộ nghèo trên khu vực này trong việc đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của mình.

28. Cung cấp nước sinh hoạt [Chương 4.5]. Ninh Thuận là tỉnh có lượng mưa thấp nhất trên toàn quốc. Nhiều địa phương và hộ gia đình hàng năm gặp khó khăn vì hạn hán và thiếu nước. Việc cấp nước sinh hoạt chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nước mặt. Tuy ở các vùng thấp và các vùng ven biển đã có nước máy từ thời gian trước đây, nhưng nhiều nơi không ổn định do nguồn nước bị nhiễm mặn. Cấp nước sinh hoạt cho cả các khu vực nông thôn và thành thị vì vậy là một ưu tiên lớn của chính

Page 22: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

10 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

quyền tỉnh. Theo Tổng Điều tra Dân số năm 2009, 77,4 phần trăm hộ nông thôn và thành thị ở Ninh Thuận được tiếp cận với nước sinh hoạt an toàn; tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ bình quân chung của khu vực Duyên hải Bắc và Nam Trung bộ (89,7 phần trăm) và mức bình quân cả nước (86,7 phần trăm). Theo số liệu trong Báo cáo của tỉnh, trong năm 2010, tỷ lệ các hộ nông thôn được sử dụng nước an toàn là 79,04 phần trăm, trong khi đó khoảng 50 phần trăm hộ nông thôn được sử dụng nước đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Theo số liệu của các huyện, tỷ lệ hộ nông thôn sử dụng nước an toàn dao động từ 53,82 phần trăm ở huyện Bác Ái đến khoảng 87,88 phần trăm ở huyện Ninh Hải. Tỷ lệ này thay đổi rất lớn giữa các xã, trong đó một số xã ở cả miền núi và vùng ven biển vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn do khan hiếm nước.

29. Vệ sinh môi trường [Chương 4.5] Theo Tổng điều tra Dân số năm 2009, ở Ninh Thuận có 62 phần trăm hộ nông thôn sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; đây là tỷ lệ cao hơn so với mức bình quân khu vực Duyên hải Nam và Bắc Trung bộ (47,3 phần trăm) và mức bình quân cả nước (54 phần trăm). Theo tỷ lệ của tỉnh năm 2010, tổng tỷ lệ các hộ nông thôn sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh là 61.48 phần trăm. Một lần nữa con số này lại thể hiện sự chênh lệch lớn giữa các huyện từ tỷ lệ khá thấp 17,86 phần trăm ở huyện Bác Ái lên đến 73,74 phần trăm ở huyện Ninh Hải. Trong những năm qua, việc cấp nước sinh hoạt và công trình vệ sinh trong trường học cũng đã có nhiều sự cải thiện đáng kể. Trong năm 2010, khoảng 84,56 phần trăm các trường công lập trong tỉnh được cải thiện về vấn đề này.

30. Tiếp cận nước sạch và vệ sinh của trẻ em. Sử dụng số liệu Tổng Điều tra Dân số năm 2009,ước tính 22,6 phần trăm trẻ em dưới 5 tuổi ở Ninh Thuận vẫn chưa được tiếp cận với nước sinh hoạt an toàn (đặt Ninh Thuận đứng hàng thứ 24 trong tổng số 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc). Đồng thời có 38 phần trăm trẻ em chưa tiếp cận với nhà tiêu hợp vệ sinh và đặt Ninh Thuận đứng thứ 53 trên cả nước. Những con số nêu trên cho thấy cần phải có nỗ lực nhiều hơn nữa để trẻ em trong toàn tỉnh có thể tiếp cận được với nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh.

31. Phòng chống tai nạn thương tích trẻ em [Chương 4.6]. Con số báo cáo của ngành y tế cho thấy năm 2009, có 3.007 trẻ em dưới 15 tuổi bị tai nạn, thương tích. Trong tổng số các vụ tai nạn, thương tích nói chung của dân số trên địa bàn, 11,8 phần trăm ở lứa tuổi từ 5 đến 14 và 41 phần trăm từ 15 đến 19 tuổi. Phần lớn các ca tử vong trẻ em theo báo cáo là do đuối nước và tai nạn giao thông. Ban Chỉ đạo Phòng chống Tai nạn của tỉnh được thành lập năm 2002 với chức năng kiểm tra, giám sát các hoạt động phòng chống tai nạn, thương tích trong tỉnh. Trong năm 2009, Kế hoạch số 3783/2009/KH-UBND (ngày 25/09/2009) về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em giai đoạn 2009-2010 ra đời, tăng cường thêm cho công tác này. Tuy đã có nhiều nỗ lực cố gắng, song theo nhiều ý kiến trong đợt nghiên cứu này, các hoạt động phòng chống tai nạn thương tích của tỉnh vẫn chưa có sự tập trung và thiếu đồng bộ. Nhiều ngành, nhiều cơ quan cần phải tham gia vào công tác này tuy nhiên vai trò, nhiệm vụ và cơ chế điều phối vẫn chưa được thiết lập hoàn chỉnh.

32. Nhận thức và phòng ngừa HIV/AIDS [Chương 4.7]. Cũng giống như các tỉnh khác thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung bộ, Ninh Thuận có tỷ lệ HIV/AIDS tương đối thấp. Theo số liệu của Bộ Y tế, trong năm 2009 tỷ lệ nhiễm HIV lũy tích của Ninh Thuận là 36,4 người trên 100.000 dân, đứng thứ 6 trong số các tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV thấp nhất trên toàn quốc. Tuy nhiên bên cạnh đó tỷ lệ lây nhiễm HIV mới của Ninh Thuận lại đứng hàng thứ 4 trong số các tỉnh thành cao nhất của cả nước, ở mức 33,94 trên 100.000 dân. Điều này một phần có thể là do số người tự nguyện xét nghiệm vừa qua đã tăng lên và trong đó có những ca trước đây chưa được phát

Page 23: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

11PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

hiện. Tuy nhiên, dường như con số trên thực tế còn cao hơn.

33. Rõ ràng việc đó cho thấy cần tăng cường nâng cao nhận thức của cộng đồng dân chúng cũng như các biện pháp ngăn ngừa để ngăn chặn đại dịch này xảy ra như đã thấy ở một số địa phương khác. Ngành y tế đã rất quan tâm chú trọng tới vấn đề ngăn ngừa lây truyền HIV từ mẹ sang con, tuy nhiên tỷ lệ tự nguyện đi xét nghiệm HIV của cả nam và nữ nhìn chung vẫn còn thấp, nhất là trong số phụ nữ mang thai. Trong những năm qua, tỉnh đã tích cực tăng cường các hoạt động về phòng chống và nâng cao nhận thức về HIV/AIDS. Khoảng 25,2 phần trăm ngân sách của Chương trình MTQG về một số bệnh xã hội nguy hiểm và HIV/AIDS đã được phân bổ cho việc thực hiện công tác này, trong đó có việc thành lập Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS của tỉnh. Theo kế hoạch năm 2010-2011, trọng tâm sẽ tập trung cho việc tăng cường cung cấp thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, nhất là cho các nhóm có nguy cơ cao; điều tra, theo dõi và mở rộng, nâng cao chất lượng các dịch vụ xét nguyện tự nguyện, tư vấn và điều trị đồng thời nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ.

34. Chất lượng và sự công bằng trong giáo dục phổ thông và đào đạo nghề [Chương 5] Những vấn đề lớn mà ngành giáo dục và đào tạo Ninh Thuận hiện đang gặp phải liên quan đến việc làm thế nào để đảm bảo sự công bằng trong khả năng tiếp cận và chất lượng giáo dục cho học sinh ở tất cả các bậc học trong khi đó vẫn có thể tăng cường đẩy mạnh chất lượng giáo dục và đào tạo. Những vấn đề vừa nêu bao gồm:

• Làm thế nào để vừa đảm bảo giáo dục chung cho học sinh của tất cả các nhóm dân tộc cùng sống trên một địa bàn, trong khi đó lại vừa đáp ứng được các nhu cầu, ưu tiên riêng trong giáo dục của trẻ em thuộc các nhóm khác nhau, trong đó bao gồm khắc phục rào cản ngôn ngữ cho trẻ em người dân tộc thiểu số ở cấp mầm non và tiểu học;

• Làm thế nào để cung cấp những hỗ trợ (tài chính) dành riêng cho học sinh hộ nghèo và dân tộc thiểu số mà không tạo ra những tác động tiêu cực lên sự đoàn kết của cộng đồng hay tạo ra tư tưởng ỷ lại của các hộ được thụ hưởng;

• Làm thế nào để cung cấp khả năng tiếp cận đào tạo nghề một cách bình đẳng cho thanh, thiếu niên của tất cả các nhóm dân cư (các nhóm dân tộc thiểu số, hộ nghèo và hộ không nghèo) theo những phương thức phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng và cơ hội việc làm của các nhóm này;

• Bên cạnh đó, cần sắp xếp, tổ chức mạng lưới cơ sở vật chất trường học một cách hợp lý để đảm bảo tiếp cận giáo dục cho mọi trẻ em và mọi lứa tuổi trên các địa bàn, đồng thời tạo ra một đội ngũ lao động có chất lượng đáp ứng yêu cầu cho phát triển dịch vụ, công nghiệp, thương mại và du dịch.

35. Với tình hình hạn chế nguồn ngân sách như hiện nay, cần có sự cân nhắc đến những vấn đề cơ bản trên đây trong quá trình phân bổ ngân sách cũng như trong chiến lược phát triển giai đoạn tới đây của ngành giáo dục và đào tạo. Một điểm cần lưu ý là, theo Sở GD&ĐT mặc dù 20 phần trăm tổng ngân sách tỉnh chi cho giáo dục và đào tạo, song khoảng 90 phần trăm số đó dành cho các chi thường xuyên, số còn lại chỉ là một lượng ngân sách khá khiêm tốn dành cho các chi phí khác và việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

36. Giáo dục mầm non cho trẻ em [Chương 5.1]. Tỷ lệ trẻ em đến các lớp nhà trẻ đã tăng từ 9,72 phần trăm trong năm học 2007-2008 lên 11,16 phần trăm trong năm

Page 24: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

12 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

2009-2010, với phần lớn là các lớp nhà trẻ ngoài công lập. Tỷ lệ trẻ em tới các lớp nhà trẻ cao hơn ở các khu vực thành thị, trong khi đó tỷ lệ nhập học mầm non vẫn còn hạn chế ở hầu hết các khu vực nông thôn.Tỷ lệ các cháu ra lớp mẫu giáo 5 tuổi đã đạt 97,07 phần trăm năm học 2009-2010, trong khi đó tỷ lệ các cháu từ 3-5 tuổi ra lớp đạt 57,32 phần trăm trong năm 2009-2010. Rất nhiều nỗ lực cũng đã được triển khai nhằm nâng cao tỷ lệ đến lớp mẫu giáo của trẻ em dân tộc thiểu số vùng sâu, xa. Hiện không có số liệu cho biết địa phương nào và nhóm dân số nào có số lượng ít trẻ từ 3-5 tuổi đến trường.Trong một vài năm qua, cơ sở vật chất của các trường mầm non công lập đã có nhiều cải thiện trên toàn bộ địa bàn tỉnh, tuy nhiều trường hiện nay vẫn thiếu các sân chơi an toàn cho các em.

37. Giáo dục tiểu học và trung học [Chương 5.2 và 5.3]. Trong những năm qua, Ninh Thuận đã liên tục có sự cải thiện về khả năng tiếp cận cũng như chất lượng giáo dục tiểu học và trung học trên địa bàn, cho cả học sinh nam và nữ. Số liệu về tỷ lệ đến trường bậc tiểu học và trung học cho thấy những thành quả và tiến bộ đạt được của ngành giáo dục tỉnh Ninh Thuận thời gian qua. Tỉnh đã được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000 và 100 phần trăm các huyện, xã/phường tiếp tục duy trì thành quả này cho tới năm học 2009-2010. Tháng 9 năm 2010, Ninh Thuận tiếp tục được Bộ GD&ĐT công nhận hoàn thành phổ cập trung học cơ sở ở tất cả 100 phần trăm xã, phường. Tuy vậy, đối với việc phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, cho đến năm 2010 mới chỉ có 38 trong số 65 xã, phường (57%) đạt chuẩn quốc gia. Theo báo cáo, tỷ lệ lưu ban những năm đầu tiểu học còn khá cao, nhất là trong số các học sinh người Raglay (lên tới 40%).

38. Cân bằng giới và giáo dục trẻ em dân tộc thiểu số. Nhìn chung có sự cân bằng giới tương đối tốt trong tỷ lệ học sinh đến trường ở bậc tiểu học và trung học kể cả trong các nhóm dân tộc thiểu số. Ở bậc trung học phổ thông, tỷ lệ nữ cũng tăng tương đối (khoảng 58 phần trăm trong năm 2009-2010) bao gồm cả các nhóm dân tộc thiểu số; điều đó cho thấy việc nghỉ và bỏ học diễn ra ở trẻ em nam nhiều hơn và việc này có liên quan đến một vài vấn đề đáng quan ngại. Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số giảm từ 28,4 phần trăm ở bậc tiểu học xuống 23,8 phần trăm ở bậc trung học cơ sở và 18,4 phần trăm bậc trung học phổ thông. Đây cũng là một nét phổ biến ở các tỉnh có nhiều người dân tộc thiểu số; tuy vậy, nếu so với một vài tỉnh khác, Ninh Thuận không phải là tỉnh có nhiều khó khăn hơn trong việc học sinh nữ chuyển cấp học sang bậc trung học; thay vì thế bằng chứng thực tiễn lại cho thấy việc nghỉ và bỏ học của học sinh nam dân tộc thiểu số lại là vấn đề lớn hơn ở đây. Tuy vậy, số học sinh người dân tộc thiểu số đi học phổ thông trung học vẫn tăng từ khoảng 2.300 trong năm học 2006-2007 lên khoảng 3.600 trong năm 2010-2011.

39. Thành quả giáo dục và việc tốt nghiệp [Chương 5.4]. Tổng Điều tra Dân số năm 2009 đã cung cấp những kiến giải thú vị cho thấy những vấn đề lớn mà ngành giáo dục và đào tạo, giáo dục con người đang phải đối mặt ở nhiều tỉnh trên cả nước. Về trình độ học vấn cao nhất đạt được của dân số lứa tuổi từ 5 tuổi trở lên, Ninh Thuận có tỷ lệ người chưa tốt nghiệp tiểu học tương đối cao (30,8 phần trăm) so với mức bình quân cả nước (22,7 phần trăm) và mức bình quân của khu vực (22,2 phần trăm). Tỷ lệ dân số trên 5 tuổi hoàn thành trung học cơ sở ở Ninh Thuận tương đối thấp (14,1%) so với mức bình quân cả nước và trong khu vực (lần lượt là 23,7 và 25,9 phần trăm). Tương tự như vậy, tỷ lệ tương đối thấp – 12,9 phần trăm đã hoàn thành phổ thông trung học là trình độ học vấn cao nhất đã đạt được.Thêm nữa, số liệu Tổng Điều tra Dân số 2009 cũng cho thấy, tỷ lệ dân số biết chữ ở Ninh Thuận thấp hơn so với mức chung của cả nước và khu vực. Tỷ lệ biết chữ của dân số nữ trên 15 tuổi theo con số ghi nhận là 83,3 phần trăm, một trong số tỉnh thấp nhất trên cả nước. Khả năng đọc viết và tính toán tiếp tục là vấn đề nan giải cho nhiều hộ gia

Page 25: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

13PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

đình người Raglay, nhất là trong số phụ nữ đã trưởng thành.

40. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc đi học và tốt nghiệp [Chương 5.5 đến 5.7]. Tỷ lệ bỏ học ở tất cả các cấp đã liên tục giảm trong thời gian qua – tuy nhiên số liệu báo cáo từ các nguồn khác nhau đưa ra những con số khác nhau. Tỷ lệ bỏ học giữa chừng được thấy cao nhất ở nhóm dân tộc thiểu số người Raglay và người Cờ Ho thuộc các hộ nghèo khu vực thành thị /ven đô thị và các cộng đồng ngư dân di động. Các cán bộ cấp tỉnh, huyện, giáo viên và phụ huynh học sinh cũng nêu ra nhiều lý do, yếu tố dẫn tới việc trẻ bỏ học bao gồm: (i) hoàn cảnh nghèo đói của các hộ gia đình; (ii) thiếu sự nhận thức của phụ huynh về các giá trị giáo dục; (iii) rào cản ngôn ngữ phổ thông đối với học sinh dân tộc thiểu số; (iv) học lực yếu; và (v) những ảnh hưởng do bạn bè lôi kéo, tác động xấu của đời sống hiện đại.

41. Trợ cấp tiền mặt hỗ trợ giáo dục cho học sinh các hộ nghèo [Chương 5.8]. Học sinh các gia đình nghèo đi học các lớp mầm non và tiểu học trong địa bàn Chương trình 135 giai đoạn II được hỗ trợ tài chính theo Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg. Theo các cán bộ cấp tỉnh, huyện của Ninh Thuận, đây là chính sách tạo điều kiện tốt cho việc tăng cường tỷ lệ học sinh đến trường. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có một số khó khăn nảy sinh liên quan tới vấn đề công bằng cho các đối tượng thụ hưởng cũng như khả năng có thể tạo ra thói quen ỷ lại, trông chờ vào nhà nước của người dân. Đồng thời đã phát sinh nhiều khó khăn trong việc lựa chọn các hộ gia đình được thụ hưởng bởi vì danh giới giữa tiêu chí “hộ nghèo” và “hộ cận nghèo” là rất nhỏ. Điều này đã kéo theo nhiều hệ lụy. Thứ nhất, người dân rất dễ cho rằng chính sách hỗ trợ là không công bằng và từ đó gây căng thẳng trong cộng đồng. Một vấn đề nữa cũng được dẫn chứng cho biết đó là một số trường hợp gia đình không cho con đi học nữa do không được nhận hỗ trợ và hơn thế nữa, việc động viên, khuyến khích trẻ em tới trường ở những thôn không nằm trong Chương trình 135 giai đoạn II trở nên khó khăn hơn.

42. Vấn đề nói trên đã đặt ra một dấu hỏi về sự phù hợp của các chính sách trợ cấp tiền mặt hỗ trợ giáo dục cho trẻ em thuộc các hộ gia đình nghèo. Tại một số nơi trên thế giới, việc trợ cấp tiền mặt cho hộ nghèo – với điều kiện họ phải duy trì việc đi học của con cái – được thấy là một cơ chế đã phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, với những cộng đồng nông thôn sống đan xen, gần sát nhau như ở Ninh Thuận, thực tế cho thấy việc đó có thể gây ra những tác động không mong muốn đến sự đoàn kết trong cộng đồng cũng như việc đến trường của học sinh. Trên thực tế, chính quyền địa phương và trường học đã lựa chọn phương án hỗ trợ cho tất cả học sinh bằng cách dùng tiền đó tổ chức ăn trưa cho các cháu, thay vì đưa tiền trực tiếp cho các hộ.

43. Thông tin và số liệu về bảo vệ trẻ em [Chương 6.1]. Một điểm được thấy trong quá trình nghiên cứu đó là số liệu thống kê hiện nay về một số chỉ số về bảo vệ trẻ em ở Ninh Thuận bị phân tán, rải rác và không đưa ra được bức tranh đầy đủ về thực trạng vấn đề bảo vệ trẻ em. Nhìn chung, thông tin định tính và sự hiểu biết về những vấn đề bảo vệ trẻ em tại địa phương còn thiếu. Những hạn chế và thiếu đồng nhất về số liệu trên đây đều liên quan đến: (a) việc giám sát số liệu ban đầu về tình hình bảo vệ trẻ em trong toàn bộ dân số nói chung và nhất là trong các nhóm trẻ khuyết tật và trẻ em tham gia lao động; (b) việc thu thập và báo cáo số liệu thường xuyên về các hoạt động bảo vệ và chăm sóc trẻ em (ví dụ: trong thực hiện Nghị định 67 và Nghị định 13). Điều này dẫn đến khó có thể đánh giá đầy đủ để biết số lượng và tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhận được sự chăm sóc và bảo vệ trên thực tế.

44. Trẻ em cần bảo vệ đặc biệt [Chương 6.2]. Trong năm 2009 toàn tỉnh có 2.900 trẻ

Page 26: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

14 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

mồ côi và không nơi nương tựa, trong đó 1.924 em (66,3 phần trăm) được nhận trợ cấp theo các diện sống tại cộng đồng với người thân hoặc người bảo trợ, nuôi dưỡng tại các Trung tâm bảo trợ xã hội Tỉnh hoặc trẻ em dưới 18 tháng tuổi được các gia đình nhận nuôi dưỡng. Theo Nghị định 13 (2010), các nhóm đối tượng bảo trợ đã được mở rộng ra cả các hộ nghèo đơn thân. Mặc dù vậy, con số nêu trên cũng cho thấy, số lượng trẻ em không nơi nương tựa chưa được nhận trợ cấp xã hội có thể lên tới 30 phần trăm và hoàn cảnh của những em này thường rất bấp bênh.

45. Trẻ khuyết tật [Chương 6.2 và 6.3]. Trong năm 2009 toàn tỉnh có trên 2.900 em khuyết tật trong đó 885 em bị ảnh hưởng chất độc màu da cam. Trong số 2.017 trẻ bị khuyết tật (không tính số bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam), 17 em (0,8 phần trăm) được nuôi dưỡng tại các trung tâm bảo trợ xã hội, 92 phần trăm được nuôi dưỡng tại cộng đồng, tuy nhiên chỉ có 145 em (7,2 phần trăm) được hưởng trợ cấp theo Nghị định 67. Trong năm 2008, khoảng 17,7 phần trăm trẻ em khuyết tật đến trường và số này tăng lên 26,5 phần trăm trong năm 2009. Các số liệu và thông tin về tình trạng trẻ em khuyết tật ở Ninh Thuận rất tản mát. Tuy có đầy đủ số liệu về số lượng trẻ em khuyết tật nặng được mổ miễn phí và nhận hỗ trợ vật chất, thiết bị chăm sóc, phục hồi chức năng thông qua các chương trình khác nhau, nhưng không có số liệu chi tiết về loại khuyết tật và sự phân bố trên địa bàn của tỉnh. Thêm vào đó, lượng thông tin định tính cũng rất hạn chế về hoàn cảnh của các em khuyết tật, mức độ đáp ứng của các trợ cấp bảo trợ xã hội, cơ hội giáo dục và phát triển của số trẻ em này. Việc tăng cường và khắc phục những hạn chế về thông tin và mức độ hiểu biết về vấn đề nói trên cần được đặt thành một ưu tiên trong những năm tới.

46. Đăng ký khai sinh và tảo hôn [Chương 6.4]. đối với cha mẹ ở Ninh Thuận, việc đăng ký khai sinh cho con hiện đã trở thành việc phải làm. Các thủ tục đăng ký khai sinh và hộ khẩu đã có nhiều cải tiến. Chính quyền địa phương, cán bộ xã, phường và các tổ chức đoàn thể đã nỗ lực tuyên truyền, phổ biến thông tin và khuyến khích các gia đình đi đăng ký khai sinh cho con. Nhận thức của các bậc cha mẹ về tầm quan trọng và lợi ích của việc này cũng đã được nâng lên rất nhiều. Theo báo cáo thực hiện Chương trình Hành động vì Trẻ em của tỉnh, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được đăng ký khai sinh tăng từ 93 phần trăm trong năm 2005 lên 98 phần trăm năm 2010. Theo báo cáo của Sở Tư pháp, tỷ lệ khai sinh đúng hạn (trong vòng 60 ngày sau khi sinh) đạt từ 48,6 phần trăm năm 2006 lên khoảng 52 phần trăm năm 2007 và 2009, năm 2008 là 65 phần trăm.

47. Cho dù đã có nhiều sự cải thiện, việc đăng ký khai sinh cho trẻ em vẫn gặp phải một số khó khăn. Số trường hợp khai sinh quá hạn vẫn còn nhiều, nhất là trong số các hộ gia đình ngư dân ven biển và các hộ dân tộc thiểu số. Một điểm đáng lưu ý là trong giai đoạn từ 2006-2009 tỉnh có từ 9 tới 11 phần trăm đăng ký khai sinh ngoài giá thú. Theo quy định sửa đổi, hiện nay có thể đăng ký khai sinh cho con chỉ cần có tên mẹ, đây là sửa đổi quan trọng đối với các trường hợp trẻ sinh ra ngoài giá thú và/hoặc tảo hôn. Hiện tại, vấn đề tảo hôn chủ yếu diễn ra trong cộng đồng người Raglay. Cán bộ các huyện cho biết trước đây việc tảo hôn diễn ra thường xuyên hơn, tuy nhiên thời gian gần đây vấn đề này đã giảm đi rất nhiều nhưng họ cũng cho biết rất khó để có thể lấy được các thông tin chính xác. Các trường hợp tảo hôn thường không đăng ký kết hôn chính thức vì người dân đã biết được đây là việc làm trái pháp luật.

Page 27: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

15PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

48. Trẻ em lao động [Chương 6.5]. Theo cán bộ cấp tỉnh, huyện cho biết, Ninh Thuận không có vấn đề lớn về lao động trẻ em. Thông thường các trường hợp trẻ em lao động chỉ là nghỉ học tạm thời hoặc nghỉ hẳn để giúp việc nhà như hỗ trợ lao động sản xuất hoặc trông em nhỏ; tuy nhiên cũng có một vài trường hợp được báo cáo là có trẻ em tham gia làm các loại công việc nặng nhọc, độc hại và bị ép buộc lao động. Cho dù như vậy, đây vẫn là một vấn đề ít được biết tới nhất trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em tại Ninh Thuận. Còn thiếu các số liệu về trẻ em hoặc người chưa thành niên tham gia lao động được trả công trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc cho các doanh nghiệp tại địa phương. Tương tự như vậy, không sẵn có số liệu nào về số trẻ em có thể đã tham gia vào các loại hình công việc nặng nhọc và độc hại như đã nêu trong quy định của Chính phủ. Đây là một ưu tiên quan trọng trong việc tăng cường cải thiện công tác thu thập số liệu và tìm hiểu về tình hình lao động trẻ em tại địa phương.

49. Một số em ở độ tuổi vị thành niên bỏ học để đi lao động kiếm tiền hoặc ở tại địa phương hoặc tới các khu đô thị và các tỉnh lân cận. Trên thực tế, có vẻ như tỷ lệ các em nam trung học phổ thông bỏ học nhiều là do nhu cầu hoặc mong muốn đi kiếm việc làm có thu nhập. Một số do ảnh hưởng từ bạn bè đi làm để có tiền mua sắm, giải trí. Những trẻ em khác đi làm do nhu cầu kinh tế của gia đình. Các hộ người Kinh nghèo đông con thường chọn cách cho đứa lớn nghỉ học để đi làm giúp đỡ gia đình còn những đứa nhỏ được đi học. Ở các khu vực ven biển, một số trẻ em kiếm tiền bằng những công việc như nấu cơm cho thủy thủ trên tàu, vá lưới và phân loại cá. Với người Chăm, một số em nam bỏ học để đi kiếm sống bằng việc chăn bò, cừu cho các gia đình khác trong vùng. Các hộ nghèo người Raglay phụ thuộc rất nhiều vào việc đi làm những công việc được thuê trong vùng để lấy tiền. Hầu hết thanh niên trẻ Raglay chỉ đi làm các công việc phổ thông trong địa bàn tỉnh (như lao động chân tay trong các công trình xây dựng), chỉ một ít trong số họ có tay nghề và có mối để có thể tìm kiếm việc làm ở những địa bàn xa hơn.

50. Lạm dụng trẻ em và bạo lực trong trường học [Chương 6.7]. Trong số các vấn đề về bảo vệ trẻ em, bạo lực trong gia đình và trường học là những vấn đề các em bày tỏ ý kiến lo lắng nhiều nhất. Theo báo cáo, số lượng các vụ lạm dụng trẻ em ở Ninh Thuận ít hơn so với những nơi khác, cán bộ của Sở LĐTB&XH cũng cho rằng hầu như số vụ xâm hại hay bạo hành chưa được báo cáo có thể cao hơn trong thực tế. Tuy nhiên, một số cán bộ địa phương cho biết các vụ báo cáo lạm dụng trẻ em có chiều hướng tăng lên, nhưng điều đó là do nhận thức của người dân về vấn đề này đã được nâng cao. Khi có vụ việc xảy ra các gia đình thường tự dàn xếp với nhau thay vì đi báo cáo cho công an hoặc chính quyền địa phương. Điều này rõ ràng cho thấy sự cần thiết phải nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc xử lý các hành vi lạm dụng trẻ em. Trên bình diện rộng tỷ lệ bạo lực gia đình có vẻ không cao nhưng vẫn có khả năng ảnh hưởng lớn tới đời sống tâm lý và tinh thần của trẻ em. Tuy nhiên, vẫn chưa có một nghiên cứu toàn diện và đầy đủ đối với vấn đề bạo lực trẻ em trong gia đình ở tỉnh để có thể hiểu cặn kẽ về các dạng bạo lực này. Các nhóm thảo luận cha mẹ học sinh tại Phan Rang-Tháp Chàm bày tỏ sự lo ngại về hiện tượng bạo lực học đường xảy ra ngày càng nhiều, với những ví dụ về những vụ gần đây học sinh đánh thầy cô giáo. Các ý kiến đề nghị cần tăng cường hợp tác giữa nhà trường và chính quyền địa phương về vấn này. Họ cũng đề nghị cần có sự hỗ trợ với những phụ huynh có con em gặp trục trặc về hành vi nhằm ngăn chặn bạo lực giữa các học sinh trong trường.

51. Trẻ em vi phạm phát luật và hỗ trợ pháp lý cho trẻ em [Chương 6.7]. Theo Trung tâm Trợ giúp pháp lý thuộc Sở Tư pháp, trong giai đoạn 2005 – 2010 có 202 trường hợp trẻ em vi phạm pháp luật ở Ninh Thuận được Trung tâm giải quyết. Hầu hết các

Page 28: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

16 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

trường hợp này là: (a) trộm cắp (hầu hết là trộm cắp gia súc gia cầm ở vùng nông thôn và trộm cắp tài sản ở vùng đô thị) và (b) tội hủy hoại hoặc cố ý là hư hỏng tài sản do uống rượu và xung đột băng nhóm (chủ yếu ở vùng đô thị). Liên quan đến công tác tư vấn và trợ giúp pháp lý, việc triển khai của các nhóm trợ giúp pháp lý lưu động đã góp phần nâng cao nhận thức người dân nông thôn và đồng bào dân tộc về các khía cạnh khác nhau của luật pháp, cũng như đóng góp vào việc cung cấp thông tin về bảo hiểm y tế và đăng ký khai sinh. Tuy nhiên những hoạt động nâng cao nhận thức này chỉ được triển khai ở các xã và thôn thuộc Chương trình 135 và không được triển khai rộng rãi ở các vùng khác của tỉnh.

52. Thực trạng kinh tế và xã hội của người Raglay [Chương 2,7, 5.6 và 7.5]. Một trong những quan ngại lớn trong phát triển kinh tế và xã hội của Ninh Thuận có liên quan đến thực trạng của nhóm dân tộc thiểu số người Raglay. Kiến nghị đưa ra ở đây là để cải thiện và nâng cao mức sống và điều kiện kinh tế của các hộ gia đình, cộng đồng người Raglay, nhất là giải quyết những vấn đề quan ngại về y tế, giáo dục và phát triển của trẻ em Raglay, cần có sự cân nhắc, tính toán đến những yếu tố có tính nguồn gốc, ảnh hưởng sâu rộng tới sự tham gia của thế hệ trẻ Raglay khi tham gia trong nền kinh tế và xã hội hiện đại. Nhu cầu cần có một nhận thức và cách tiếp cận toàn diện trong việc hỗ trợ người dân Raglay phát triển đời sống kinh tế và xã hội của mình đã được chính quyền cấp tỉnh nhận thức một cách thấu đáo và được thể hiện qua rất nhiều chính sách, chương trình mà tỉnh đã và đang thực hiện. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều vấn đề cần được tiếp tục mở rộng, tăng cường và đẩy mạnh các nỗ lực trong quá trình thực hiện. Về mặt này, trước tiên phải nói rằng có những mặt tốt, mặt tích cực cũng như có những dấu hiệu đáng lo lắng đối với sự thích ứng của người Raglay trong nền kinh tế thị trường và xã hội hiện đại ngày nay. Xét về mặt tích cực, trong những năm qua tỷ lệ đói nghèo tại những huyện đông dân số Raglay đã giảm khá nhiều. Tỷ lệ đi học tiểu học và mẫu giáo của học sinh Raglay cũng tăng lên cùng với sự cải thiện trong các chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những dấu hiện về một bộ phận thanh, thiếu niên Raglay – nhất là nam thanh niên – nhận thấy khó để có thể tạo lập được vai trò cũng như sinh kế cho bản thân mình trong bối cảnh xã hội hiện đại. Những nhân tố ảnh hưởng tới vấn đề này được xem xét ở các phần khác nhau của báo cáo này.

Page 29: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

17PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Nhữ

ng k

iến

nghị

chí

nh c

ho Kế

hoạc

h Ph

át tr

iển

kinh

tế -

xã hội

Kế

hoạc

h cá

c ng

ành

1.N

HỮ

NG

VẤ

N ĐỀ

XUYÊ

N S

UỐ

T Đ

A N

NH

TR

ON

G P

T TR

IỂN

KT-

XH

Vấn đề

Nhữ

ng hạn

chế

về

năng

lực

thể

chế

- Ưu

tiên

và k

iến

nghị

cho

Kế

hoạc

h Ph

át tr

iển

kinh

tế -

xã hội

Kế

hoạc

h cá

c ng

ành

1.1

Số

liệu

về c

ác c

hỉ ti

êu c

hính

cho

phụ

nữ v

à trẻ

em

được

bóc

tách

th

eo n

hóm

dân

tộc

Số

liệu

nghi

ên cứ

u. T

riển

khai

một

hệ

thốn

g th

eo d

õi v

à bá

o cá

o số

liệu

bóc

tách

theo

nhó

m d

ân tộ

c ch

o nhữ

ng c

hỉ ti

êu c

hính

về

phụ

nữ

trẻ e

m để

t ạo

ra sự

hiể

u biết

chí

nh x

ác hơn

về

các

dạng

chê

nh lệ

ch, k

hác

biệt

tron

g đị

a bà

n tỉn

h giữ

a cá

c kh

u vự

c hà

nh c

hính

các

nhóm

dân

số

khác

nha

u. K

iến

nghị

đư

a ra

ở đ

ây là

nhữ

ng c

hỉ ti

êu cần

bóc

tách

riên

g th

eo từ

ng n

hóm

dân

tộc

bao

gồm

: (i)

tình

hình

din

h dư

ỡng

của

bà mẹ

và trẻ

em; (

ii) c

ác c

hỉ ti

êu về

sự sốn

g cò

n củ

a trẻ

em

chăm

sóc

sứ

c khỏe

sin

h sả

n;

(iii)

tỷ lệ

học

sin

h đế

n trư

ờng,

lưu

ban,

bỏ

học

và tố

t ngh

iệp;

(iv) c

ác vấn

đề

bảo

vệ trẻ

em n

hư đăn

g ký

kha

i sin

h, lạ

m dụn

g trẻ

em

tảo

hôn.

Nhữ

ng số

liệu

này

cần đư

ợc tá

ch ri

êng

cho

các

nhóm

dân

tộc

chín

h tro

ng tỉ

nh (K

inh,

Chă

m, R

agla

y v.

v...)

theo

kh

u vự

c hà

nh c

hính

(huyện

, xã)

,

1.2

Gia

tăng

tỷ số

giới

tính

khi

sin

h (S

RB

)

[Chư

ơng

2.2]

Số

liệu

nghi

ên cứ

u. T

hực

hiện

các

ngh

iên

cứu

nhằm

tìm

hiể

u rõ

hơn

nhữ

ng yếu

tố đứ

ng s

au tì

nh trạn

g gi

a tă

ng tỷ

số

giới

tính

kh

i sin

h (S

RB

) và

nhữ

ng th

ay đổi

tron

g việc

lựa

chọn

giớ

i tín

h ở

một

số

nhóm

dân

của

Nin

h Th

uận.

N

guồn

nhâ

n lự

c và

kỹ

năng

. Tổ

chứ

c đà

o tạ

o và

cun

g cấ

p th

ông

tin c

ho c

án bộ

ngàn

h y

tế ở

tất cả

các

cấp

(bao

gồm

cả

nhữ

ng

người

hàn

h ng

hề y

tế tư

nhâ

n) để

nâng

cao

nhậ

n thứ

c xu

ng q

uanh

vấn

đề

gia

tăng

tỷ số

giới

tính

làm

thế

nào để

giả

i quyết

vấn

đề

này

tron

g cộ

ng đồn

g.

Tr

uyền

thôn

g th

ay đổi

hàn

h vi

. Tăn

g cư

ờng

công

tác

thôn

g tin

, tuy

ên tr

uyền

, giá

o dụ

c nâ

ng c

ao n

hận

thứ

c (IE

C) về

vấn đề

lựa

chọn

giớ

i tín

h ch

o cô

ng c

húng

, nhâ

n dâ

n cũ

ng n

hư tr

ong

các

cơ q

uan

nhà

nước

các

tổ c

hức đo

àn thể,

kết

hợp

với

tuyê

n tru

yền

về c

ác q

uyền

bản.

K

hung

chí

nh s

ách

và p

háp

lý. Đ

ảm bảo

rằng

các

sở y

tế v

à nhữ

ng n

gười

hàn

h ng

hề tư

nhâ

n nhận

thứ

c và

tuân

thủ

triệt

để

các

chuẩ

n mự

c đạ

o đứ

c ng

hề n

ghiệ

p kh

i cun

g cấ

p cá

c dị

ch vụ

siêu

âm

phá

thai

.

1.3

Thự

c trạ

ng trẻ

em tr

ong

các

cộng

đồ

ng n

gư d

ân v

en b

iển

[Chư

ơng

2.5,

5.2

6.4]

Số

liệu

nghi

ên cứ

u. T

iến

hành

các

điề

u tra

, ngh

iên

cứu

nhằm

tìm

hiể

u rõ

n thự

c trạ

ng trẻ

em của

các

cộn

g đồ

ng n

ghề

ven

biển

, tro

ng đ

ó ba

o gồ

m số

lượ

ng trẻ

em tr

ong

các

gia đì

nh n

gư d

ân lư

u độ

ng. T

rọng

tâm

của

nhữ

ng n

ghiê

n cứ

u là

tập

trung

o việc

tìm

ra n

hững

chế

đáp

ứng

nhữ

ng vấn

đề

lớn

của

trẻ e

m của

nhó

m d

ân số

này

như

: (i) đă

ng k

ý hộ

khẩ

u và

đăn

g ký

kh

ai s

inh;

(ii)

khả

năng

tiếp

cận

các

dịc

h vụ

y tế

bản

; (iii

) bỏ

học;

(iv) l

ao độn

g trẻ

em

cũn

g như

các

vấn

đề

quan

ngạ

i khá

c về

bảo

vệ

trẻ e

m.

K

hung

chí

nh s

ách

và p

háp

lý.T

húc đẩ

y sự

phố

i hợ

p giữ

a cá

c đị

a phươ

ng v

à cá

c ng

ành để

giả

i quyết

vấn

đề

hộ k

hẩu

cho

ngư

n lư

u độ

ng.

Page 30: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

18 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

1.4

Giả

m th

iểu,

chuẩn

bị v

à ứ

ng p

với hạn

hán

ngập

lụt.

[Chư

ơng

2.6]

Nội

dun

g và

chấ

t lượn

g dị

ch vụ.

Triể

n kh

ai c

ác n

ghiê

n cứ

u ứ

ng dụn

g vớ

i sự

tham

gia

của

các

cộn

g đồ

ng địa

phư

ơng

nhằm

tăng

ờng,

mở

rộng

giả

i phá

p ch

o cá

c hộ

thể ứ

ng p

hó với

nhữ

ng b

iến độ

ng tr

ong

các điều

kiệ

n chăn

nuô

i, sả

n xuất

, đặc

biệ

t là

trong

thời

kỳ

thiế

u nư

ớc s

inh

hoạt

.

N

guồn

nhâ

n lự

c và

kỹ

năng

. Xây

dự

ng năn

g lự

c ch

o cá

c đị

a phươn

g về

giả

m th

iểu,

lập

kế h

oạch

và ứ

ng p

hó với

rủi r

o cũ

ng n

quản

lý c

ác n

guồn

tài n

guyê

n, m

ôi trườn

g trê

n đị

a bà

n một

các

h hiệu

quả

.

K

hung

chí

nh s

ách

và p

háp

lý. Tổn

g kế

t, đá

nh g

iá v

à điều

chỉ

nh c

ác b

iện

pháp

đảm

bảo

an

toàn

cho

các

nhó

m đặc

biệ

t dễ

tổn

thươn

g như

ngư

ời g

ià, t

rẻ e

m tr

ong

nhữ

ng tì

nh h

uống

nêu

trên

.

2.Y

TẾ V

À SỰ

SỐ

NG

N CỦ

A TR

Ẻ EM

Vấn đề

Nhữ

ng hạn

chế

về

năng

lực

thể

chế

- Ưu

tiên

và k

iến

nghị

cho

Kế

hoạc

h Ph

át tr

iển

kinh

tế -

xã hội

Kế

hoạc

h cá

c ng

ành

2.1

Thiế

u bá

c sỹ

cộng

tác

viên

y tế

một

số

huyệ

n, x

ã

[Chư

ơng

4.1]

C

hế độ

thù

lao.

chín

h sá

ch đ

ãi n

gộ th

ích

hợp để

cải

thiệ

n tìn

h trạ

ng th

iếu

bác

sỹ ở

một

số

huyệ

n, x

ã gâ

y th

iếu

nguồ

n nh

ân lự

c kh

ám c

hữa

bệnh

cho

trẻ

em ở

địa

phư

ơng,

tập

trung

cho

hai

huyện

Bác

Ái v

à Th

uận

Nam

nơi

nhữ

ng x

ã chư

a đạ

t chuẩn

quố

c gi

a về

y tế

.

Đảm

bảo

duy

trì đầy

đủ

phụ

cấp

cho

cộng

tác

viên

y tế

, nhấ

t là

cho

nhữ

ng cộn

g tá

c vi

ên d

inh

dưỡn

g trẻ

em

suy

dinh

dưỡn

g củ

a cá

c nh

óm d

ân số

vùng

sâu

, xa.

2.2

Theo

dõi

, giá

m s

át tỷ

lệ tử

von

g bà

mẹ

và trẻ

dưới

1 tuổi

[Chư

ơng

4.1]

Số

liệu

nghi

ên cứ

u. Cải

thiệ

n số

liệu

sự h

iểu

hiết

về

vấn đề

tử v

ong

bà mẹ

và trẻ

dưới

1 tuổi

. Bên

cạn

h việc

thu

thập

số

liệu

tử v

ong

mẹ

và tử

von

g trẻ

em

dưới

1 tuổi

chí

nh x

ác hơn

, cần

tăng

cườn

g sự

hiể

u biết

về

nhữ

ng yếu

tố g

ây ra

tử v

ong

cho

nhữ

ng

đối tượn

g nà

y cả

tron

g và

sau

khi

sin

h, tạ

i các

khu

vự

c và

tron

g cá

c nh

óm d

ân số

khác

nha

u củ

a tỉn

h.

Ph

át tr

iển

tổ c

hức

và đ

iều

phối

liên

ngà

nh. Tăn

g cư

ờng

các

hệ thốn

g th

eo d

õi, g

iám

sát

tình

hìn

h tử

von

g bà

mẹ

và trẻ

em, t

rong

đó

bao

gồm

việ

c điều

phố

i chặ

t chẽ

hơn

giữ

a cá

c cơ

qua

n có

trác

h nh

iệm

tron

g cô

ng tá

c chăm

sóc

sứ

c khỏe

sin

h sả

n và

theo

dõi

n số

.

2.3

Y tế

học

đườn

g

[Chư

ơng

4.1]

C

ác cơ

chế

nguồ

n vố

n và

tài c

hính

. Cun

g cấ

p đầ

y đủ

kin

h ph

í hàn

g nă

m th

ông

qua

các

Trun

g tâ

m Y

tế Dự

phò

ng v

à Tr

ung

tâm

Y

tế h

uyện

để đả

m bảo

tổ c

hức

thườn

g xu

yên

và đầy

đủ

các đợ

t khá

m sứ

c khỏe

, kiể

m tr

a và

hướn

g dẫ

n chăm

sóc

sứ

c khỏe

răng

m

iệng

cho

học

sin

h củ

a tấ

t cả

các

trườn

g.

N

guồn

nhâ

n lự

c và

kỹ

năng

. Tăn

g cư

ờng đà

o tạ

o để

đảm

bảo

100

phầ

n tră

m c

ác trườn

g tiể

u họ

c tro

ng tỉ

nh c

ó cá

n bộ

được

đào

tạ

o về

y tế

(hiệ

n mới

chỉ

37,7

%).

2.4

Theo

dõi

việ

c sử

dụn

g bả

o hiểm

y

tế của

trẻ

em

[Chư

ơng

4.2]

Số

liệu

nghi

ên cứ

u. T

riển

khai

hệ

thốn

g th

eo d

õi c

hi tiết

hơn

các

hìn

h thứ

c sử

dụn

g thẻ

bảo

hiểm

y tế

trẻ

em n

hằm

tìm

ra

nhữ

ng hạn

chế

tron

g việc

cấp

sử dụn

g thẻ

bảo

hiểm

y tế

cho

trẻ

(nhấ

t là đố

i với

nhữ

ng loại

bện

h kh

ông

nằm

tron

g cá

c C

hươn

g trì

nh M

TQG

của

ngà

nh y

tế). Đồn

g thời

theo

dõi

tỷ lệ

học

sin

h th

uộc

các

hộ n

ghèo

hoặ

c kh

ông

nghè

o có

bảo

hiể

m y

tế học

đườn

g để

khẳ

ng địn

h th

êm c

ho n

hững

kết

quả

theo

dõi

trên

đây

.

Ph

át tr

iển

tổ c

hức

và đ

iều

phối

liên

ngà

nh. Tăn

g cư

ờng

năng

lực

theo

dõi

việ

c sử

dụn

g thẻ

bảo

hiểm

y tế

của

học

sin

h và

xác

đị

nh tr

ách

nhiệ

m của

các

quan

liên

qua

n tro

ng vấn

đề

này.

Nội

dun

g và

chấ

t lượn

g dị

ch vụ.

Đề

xuất

nhữ

ng th

ay đổi

, điề

u chỉn

h tro

ng c

hính

sác

h và

việ

c cu

ng cấp

dịc

h vụ

bảo

hiể

m căn

cứ

o kế

t quả

theo

dõi

.

Page 31: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

19PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

2.5

sở vật

chấ

t và

dịch

vụ

chăm

c sứ

c khỏe

sin

h sả

n

[Chư

ơng

4.3]

N

guồn

nhâ

n lự

c và

kỹ

năng

. Mở

rộng

mạn

g lưới

các

cô đỡ

thôn

bản

được

đào

tạo

cho

tất cả

các

thôn

, xã

vùng

sâu

, xa,

dân

tộc

thiể

u số

để

duy

trì n

hững

tiến

bộ đã

đạt

được

về

chất

lượn

g cá

c dị

ch vụ

chăm

sóc

sứ

c khỏe

sin

h sả

n trê

n đị

a bà

n to

àn tỉ

nh.

Th

ông

tin, g

iáo

dục

và tu

yên

truyền

. Tăn

g cư

ờng

việc

cun

g cấ

p cá

c dị

ch vụ

tư vấn

chă

m s

óc sứ

c khỏe

sin

h sả

n ph

ù hợ

p ch

o lứ

a tuổi

vị t

hành

niê

n, kết

hợp

với

tuyê

n tru

yền

nâng

cao

nhậ

n thứ

c về

phò

ng c

hống

HIV

/AID

S tr

ong

các

trườn

g họ

c cũ

ng n

hư n

goài

cộ

ng đồn

g cả

ở c

ác v

ùng

nông

thôn

thàn

h thị.

C

ông

tác

phối

, kết

hợp

liên

ngà

nh. Đ

ẩy mạn

h phối

kết

hợp

giữ

a Sở

Y tế

(Chi

cục

Dân

số

& K

HH

), Sở

GD

T và

các

quan

liê

n qu

an k

hác

nhằm

nân

g ca

o cô

ng tá

c tư

vấn

chă

m s

óc sứ

c khỏe

sin

h sả

n ch

o họ

c si

nh k

hối t

rung

học

.

2.6

Din

h dư

ỡng

và p

hòng

chố

ng th

iếu

dinh

dưỡn

g ở

bà mẹ

và trẻ

em

[Chư

ơng

4.4]

K

hung

chí

nh s

ách

và p

háp

lý. T

rẻ e

m s

uy d

inh

dưỡn

g thể

thấp

còi

thiế

u hụ

t vi c

hất ở

mẹ

là g

ánh

nặng

y tế

lớn

của

Nin

h Th

uận

cần

phải

được

giả

i quyết

triệ

t để

hơn

trong

các

chư

ơng

trình

chín

h sá

ch của

tỉnh

(xem

nhữ

ng k

iến

nghị

cụ

thể

dưới

đây

). Đư

a chỉ t

iêu

về s

uy d

inh

dưỡn

g thấp

còi

của

trẻ

em là

m c

hỉ ti

êu th

eo d

õi c

hính

tron

g việc

thự

c hiện

Kế

hoạc

h P

T K

T-X

H của

tỉnh

. Đư

a chỉ t

iêu

về th

iếu

hụt v

i chấ

t của

mẹ

vào

làm

chỉ

tiêu

chí

nh tr

ong

các

kế h

oạch

ngà

nh y

tế.

Số

liệu

nghi

ên cứ

u. T

heo

dõi s

át tỷ

lệ s

uy d

inh

dưỡn

g thấp

còi

qua

việ

c tă

ng cườn

g chất

lượn

g số

liệu

thu

thập

của

hệ

thốn

g gi

ám s

át d

inh

dưỡn

g quốc

gia

(Bộ

Y tế

/Việ

n D

inh

dưỡn

g Q

uốc

gia)

. Tiế

n hà

nh c

ác đợt

điề

u tra

mẫu

chi

tiết

về

tỷ lệ

suy

din

h dư

ỡng

và c

ác vấn

đề

về d

inh

dưỡn

g củ

a bà

mẹ

và trẻ

em của

các

nhó

m d

ân số

chư

a có

tron

g hệ

thốn

g gi

ám s

át d

inh

dưỡn

g thườn

g xu

yên

(ví dụ:

các

nhó

m d

ân tộ

c th

iểu

số v

à cá

c hộ

ngh

èo th

ành

thị).

Triể

n kh

ai c

ác b

iện

pháp

xử

lý cụ

thể

cho

t ừng

trườn

g hợ

p để

giải

quyết

vấn

đề

suy

dinh

dưỡn

g tro

ng c

ác n

hóm

nói

trên

.

Nội

dun

g và

chấ

t lượn

g dị

ch vụ.

Tăn

g cư

ờng

khả

năng

tiếp

cận

cũn

g như

chấ

t lượn

g cá

c dị

ch vụ

chăm

sóc

din

h dư

ỡng

cơ bản

ch

o bà

mẹ,

trẻ

em n

hằm

giả

i quyết

vấn

đề

tỷ lệ

cao

về

suy

dinh

dưỡn

g thấp

còi

ở trẻ

và th

iếu

hụt v

i chấ

t của

mẹ.

Trước

mắt

cần

các

biệ

n ph

áp g

iải q

uyết

nga

y tìn

h trạ

ng th

iếu

hụt v

i chấ

t ở c

ác n

hóm

dân

số đặ

c biệt

dễ

bị tổ

n thươn

g. Cần

tăng

cườn

g cả

kiế

n thứ

c lẫ

n thự

c hà

nh tr

ong

việc

hướn

g dẫ

n ch

uẩn

bị bữ

a ăn

cho

phụ

nữ

thai

trẻ n

hỏ để

nâng

cao

chấ

t lượn

g di

nh dưỡn

g bữ

a ăn

giảm

sự

thiế

u hụ

t i-ố

t cũn

g như

thiế

u sắ

t ở b

à mẹ

và trẻ

em. V

iệc đó

phả

i được

phố

i hợp

, đi c

ùng

với n

âng

cao

chất

lượn

g cá

c dị

ch vụ

y tế

liên

qua

n (n

hư k

hám

thai

, vệ

sinh

nhân

, tẩy

giu

n).

Nội

dun

g và

chấ

t lượn

g dị

ch vụ.

Tăn

g cư

ờng

và lồ

ng g

hép

các

tiếp

cận để

giả

i quyết

vấn

đề

dinh

dưỡn

g ch

o bà

mẹ

và trẻ

em v

à đa

dạn

g hó

a cá

c ng

uồn

cung

cấp

thứ

c ăn

cũn

g như

nguồn

thu

nhập

cho

các

hộ

gia đì

nh n

hằm

nân

g ca

o vấ

n đề

din

h dư

ỡng

cho

mẹ

và trẻ

em q

ua sự

kết

hợp

giữ

a nhữ

ng c

an th

iệp

ngắn

hạn

các

chiế

n lược

lâu

dài.

Đ

iều

phối

phối

hợp

liên

ngà

nh.Tăn

g cư

ờng

sự p

hối hợp

giữ

a cá

c Sở

GD

T, Y

tế (T

rung

tâm

Y tế

Dự

phò

ng) v

à cá

c cơ

qua

n liê

n qu

an k

hác để

xây

dự

ng c

hiến

lược

lồng

ghé

p cá

c mục

tiêu

tron

g việc

thự

c hiện

phổ

cập

giá

o dụ

c mầm

non

.

Page 32: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

20 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

2.7

Nước

sạc

h và

vệ

sinh

môi

trườn

g

[Chư

ơng

4.5]

Nội

dun

g và

chấ

t lượn

g dị

ch vụ.

Duy

trì c

ác nỗ

lực

nhằm

tăng

cườn

g số

hộ

nông

thôn

thàn

h thị sử

dụn

g nư

ớc sạc

h th

eo q

uy

chuẩ

n chất

lượn

g củ

a Bộ

Y tế

.

Nội

dun

g và

chấ

t lượn

g dị

ch vụ.

Mở

rộng

thíc

h ng

hi p

hù hợp

– c

ách

tiếp

cận

hình

Vệ

sinh

Tổn

g thể

có sự

tham

gia

của

cộ

ng đồ n

g (C

LTS

) nhằ

m g

iúp

giải

quyết

tình

trạn

g tỷ

lệ hộ

dùng

nhà

tiêu

hợp

vệ

sinh

thấp

ở h

uyện

Bác

Ái (

hiện

chỉ

đạt

13,

81%

) và

ở cá

c hu

yện,

miề

n nú

i và

dân

tộc

thiể

u số

khá

c.

C

ác cơ

chế

nguồ

n vố

n và

tài c

hính

. Đảm

bảo

phâ

n bổ

đủ

kinh

phí

thườn

g xu

yên

cho

việc

duy

tu, bảo

dưỡn

g cá

c cô

ng tr

ình

cấp

nước

vệ s

inh

trườn

g họ

c. Ở

các

khu

vự

c th

ành

thị,

có thể

thu

phí để

quét

dọn

, duy

tu v

à tra

ng bị c

ho c

ác n

hà vệ

sinh

, như

ng ở

c kh

u vự

c nô

ng th

ôn v

ùng

sâu,

vùn

g xa

việ

c nà

y kh

ó hơ

n nế

u ng

ân s

ách

của

ngàn

h gi

áo dục

khô

ng c

ung

cấp đủ

cho

việ

c du

y tu

, bả

o dư

ỡng.

2.8

Phò

ng c

hống

tai nạn

thươn

g tíc

h ch

o trẻ

em

[Chư

ơng

4.6]

Số

liệu

nghi

ên cứ

u. Cần

các

số liệu

thốn

g kê

toàn

diệ

n và

đầy

đủ

về tì

nh h

ình

tai nạn

thươn

g tíc

h trẻ

em

nói

chu

ng, n

hất l

à để

phâ

n tíc

h, đ

ánh

giá

nhữ

ng n

guyê

n nh

ân c

hính

tron

g vấ

n đề

này

của

các

nhó

m tuổi

khá

c nh

au tr

ên địa

bàn

toàn

tỉnh

.

C

ông

tác

phối

, kết

hợp

liên

ngà

nh. T

uy tạ

i một

số

huyệ

n, x

ã đã

thàn

h lậ

p ba

n ph

òng

chốn

g ta

i nạn

, thư

ơng

tích

trẻ e

m, n

hưng

hoạt

độn

g củ

a cá

c ba

n nà

y chư

a đư

ợc thườn

g xu

yên.

Cần

tăng

cườn

g cô

ng tá

c điều

phố

i giữ

a cá

c Sở

ngàn

h, cơ

quan

, đoà

n thể

hữu

quan

, kết

hợp

với

nân

g ca

o tin

h thần

làm

chủ

của

các

địa

phư

ơng

tự đứ

ng ra

thự

c hiện

các

hoạ

t độn

g củ

a m

ình.

Nhiều

địa

phươn

g tro

ng tỉ

nh c

hưa

tập

trung

đầu

tư đầy

đủ

xây

dựng

các

khu

vui

chơ

i giả

i trí

cho

trẻ e

m. C

ần tă

ng cườn

g điều

phố

i xun

g qu

anh

việc

thự

c hiện

các

h tiế

p cậ

n xã

, phư

ờng

an to

àn với

trẻ

em, kết

hợp

với

tăng

cườn

g ki

nh p

hí c

ho c

ác h

oạt độn

g ph

òng

chốn

g ta

i nạn

thươn

g tíc

h trẻ

em

ở mỗi

địa

phư

ơng.

K

hung

chí

nh s

ách

và p

háp

lý. V

ề vấ

n đề

an

toàn

gia

o th

ông,

cần

nhữ

ng nỗ

lực

mạn

h mẽ

hơn

trong

việ

c kh

uyến

khí

ch th

ay đổi

nh v

i kết

hợp

với

theo

dõi

, kiể

m s

oát c

hặt c

hẽ v

iệc

thự

c hiện

nhữ

ng q

uy địn

h, p

háp

luật

về

an to

àn g

iao

thôn

g (gần

đây

Chí

nh

phủ đã

tăng

cườn

g cá

c qu

y đị

nh v

à chế

tài xử

phạ

t đối

với

việ

c độ

i mũ

bảo

hiểm

của

trẻ

em k

hi th

am g

ia g

iao

thôn

g, q

ua b

an h

ành

Nghị địn

h số

34/

2010

/NĐ

-CP

).

Tr

uyền

thôn

g th

ay đổi

hàn

h vi

. Vấn

đề

tuyê

n tru

yền,

giá

o dụ

c và

nân

g ca

o nhận

thứ

c, h

uy độn

g sự

đón

g gó

p củ

a cộ

ng đồn

g tro

ng c

ông

tác

an to

àn g

iao

thôn

g là

yếu

tố v

ô cù

ng q

uan

trọng

để

giảm

tỷ lệ

thươn

g tậ

t trẻ

em

do

tai nạn

gia

o th

ông

gây

ra cũn

g như

thúc

đẩy

sự

thay

đổi

hàn

h vi

của

cha

mẹ

và cộn

g đồ

ng x

ã hộ

i.

C

ông

tác

phối

, kết

hợp

liên

ngà

nh. C

ần tă

ng cườn

g phối

kết

hợp

để

giải

quyết

vấn

đề

an to

àn g

iao

thôn

g ch

o trẻ

em

thôn

g qu

a cá

ch tiếp

cận

đa

ngàn

h tro

ng đ

ó ba

o gồ

m c

ác Sở

LĐTB

&X

H, S

ở G

D&Đ

T, Sở

Côn

g an

, côn

g an

các

địa

phư

ơng,

chí

nh q

uyền

các

hu

yện/

thị,

các

tổ c

hức đo

àn thể,

hội

phụ

huy

nh học

sin

h vv

..

2.9

HIV

/AID

S v

à trẻ

em

[Chư

ơng

4.7]

Dịc

h vụ

chất

lượn

g. C

hươn

g trì

nh dự

phò

ng lâ

y nh

iễm

HIV

từ mẹ

sang

con

cần

được

liên

kết

tốt hơn

với

Sứ

c khỏe

sin

h sả

n và

Sứ

c khỏe

mẹ

trẻ e

m n

hư một

phầ

n kh

ông

thể

tách

rời của

dịc

h vụ

chă

m s

óc th

ai

Ph

ối hợp

liên

ngà

nh. Tăn

g cư

ờng

các

hoạt

độn

g và

chế

liên

ngàn

h giữ

a Sở

Y tế

, Sở

GD

& Đ

T và

TB&

XH

Page 33: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

21PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

3.G

IÁO

DỤ

C V

À P

T TR

IỂN

TRẺ

EM

Vấn đề

Nhữ

ng hạn

chế

về

năng

lực

thể

chế

- Ưu

tiên

và k

iến

nghị

cho

Kế

hoạc

h Ph

át tr

iển

KT-

XH v

à Kế

hoạc

h ng

ành

3.1

Phổ

cập

giá

o dụ

c mầm

non

[Chư

ơng

5.1,

5.3

& 5

.8]

Nội

dun

g và

chấ

t lượn

g dị

ch vụ.

Một

vấn

đề

quan

ngạ

i lớn

của

ngà

nh G

iáo

dục

trong

gia

i đoạ

n ph

át tr

iển

KT-

XH

tới đ

ây (2

011

đến

2015

-202

0) là

việ

c phổ

cập

mẫu

giá

o. Để đạ

t mục

tiêu

này

sẽ

kéo

theo

việ

c phải

tăng

cườn

g tỷ

lệ c

ác lớ

p mẫu

giá

o họ

c ha

i buổi

. Vì vậy

, cần

củn

g cố

mạn

g lưới

các

trườn

g mầm

non

cả

công

lập

và n

goài

côn

g lậ

p đồ

ng thời

nân

g ca

o chất

lượn

g củ

a độ

i ngũ

giáo

viê

n để

thể

hoàn

thàn

h mục

tiêu

này

. Cần

các

chín

h sá

ch hỗ

trợ c

ho đầu

tư v

à nh

ân sự

.

Số

liệu

nghi

ên cứ

u. T

iến

hành

các

đợt

điề

u tra

, ngh

iên

cứu để

xác

địn

h cá

c nh

óm d

ân số

có số

lượn

g trẻ

em

từ 3

-5 tuổi

tỷ

lệ ra

lớp

thấp

, nhằ

m địn

h ra

các

chí

nh s

ách

phù

hợp để

khu

yến

khíc

h cá

c em

đến

trườn

g.

N

guồn

nhâ

n lự

c và

kỹ

năng

. Tăn

g cư

ờng

nâng

cao

đội

ngũ

giá

o vi

ên mầm

non

chấ

t lượn

g, th

iếu

giáo

viê

n là

một

tron

g nhữ

ng

hạn

chế

năng

lực

chín

h hiện

nay

của

ngà

nh g

iáo

dục

trong

tỉnh

.

C

ác cơ

chế

nguồ

n vố

n và

tài c

hính

. Đảm

bảo

phâ

n bổ

đủ

nguồ

n lự

c để

đạt

đượ

c mục

tiêu

của

Quyết

địn

h số

239

/201

0/QĐ

-TTg

về

phổ

cập

giáo

dục

mẫu

giá

o,lồ

ng g

hép

việc

đi học

hai

buổ

i vớ

i cun

g cấ

p bữ

a ăn

trư

a di

nh dưỡ

ng n

hằm

giú

p giảm

tỷ

lệ s

uy d

inh

dưỡ

ng của

trẻ

dướ

i 5 tuổi

. Tăn

g cư

ờng

sự

phố

i hợ

p giữ

a cá

c Sở

GD

T, Y

tế (t

hông

qua

Tru

ng tâ

m Y

tế Dự

phò

ng)

và c

ác cơ

qua

n liê

n qu

an k

hác để

xây

dự

ng c

hiến

lượ

c lồ

ng g

hép

các

mục

tiêu

về

dinh

dưỡ

ng tr

ong

việc

thự

c hiện

phổ

cập

giá

o dụ

c mầm

non

.

Page 34: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

22 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

3.2

Giá

o dụ

c tiể

u họ

c và

trun

g họ

c

[Chư

ơng5

.2, 5

.3, 5

.5&

5.8

]

Số

liệu

nghi

ên cứ

u. T

riển

khai

hệ

thốn

g th

eo d

õi v

à bá

o cá

o ch

i tiế

t hơn

về

các

tỷ lệ

đến

trườn

g, bỏ

học

và tố

t ngh

iệp,

các

số

liệu đó

phả

i được

phâ

n tổ

về đị

a bà

n, g

iới t

ính

cũng

như

dân

tộc

thiể

u số

để

giúp

hiể

u rõ

hơn

thự

c trạ

ng của

việ

c đi

học

thàn

h tự

u gi

áo dụ c

thu đư

ợc. T

hực

hiện

các

cuộ

c điều

tra,

ngh

iên

cứu để

hiể

u rõ

hơn

các

ngu

yên

nhân

gây

ra bỏ

học

trên

thự

c tế

của

c nh

óm d

ân tộ

c th

iểu

số (v

í dụ:

tình

hìn

h bỏ

học

của

trẻ

em tr

ai n

gười

Rag

lay)

.

K

hung

chí

nh s

ách,

nội

dun

g và

chấ

t lượn

g dị

ch vụ.

Tăn

g cư

ờng

các

nỗ lự

c để

hoà

n th

ành

và d

uy tr

ì phổ

cập

tiểu

học

trung

họ

c cơ

sở đú

ng độ

tuổi

, kết

hợp

với

nân

g ca

o số

lượn

g cá

c trư

ờng

tiểu

học,

TH

CS

học

hai

buổ

i tro

ng n

gày

(2 c

a). Lồn

g gh

ép c

ác

chỉ t

iêu để

đán

h gi

á và

giá

m s

át v

iệc

giáo

dục

hòa

nhậ

p ch

o cá

c trẻ

em

thiệ

t thò

i vào

Kế

hoạc

h P

hát t

riển

Kin

h tế

- X

ã hộ

i và

Kế

hoạc

h ng

ành

Giá

o dụ

c.

Nội

dun

g và

chấ

t lượn

g dị

ch vụ.

Tăn

g cư

ờng

các

nỗ lự

c ở

tất cả

các

trườn

g tiể

u họ

c và

trun

g họ

c tro

ng tỉ

nh n

hằm

triể

n kh

ai m

ô hì

nh trườn

g họ

c th

ân th

iện

với vị t

hành

niê

n, q

ua v

iệc

áp dụn

g cá

c phươn

g ph

áp g

iảng

dạy

lấy

học

sinh

làm

trun

g tâ

m, c

ác h

oạt

động

ngoại

khó

a, g

iảng

dạy

kỹ

năng

sốn

g ph

ù hợ

p vớ

i nhu

cầu

sở th

ích

của

các

em.

N

guồn

nhâ

n lự

c và

kỹ

năng

. Tăn

g số

lượn

g gi

áo v

iên

người

dân

tộc

thiể

u số

ở tấ

t cả

các

bậc

giáo

dục

, đặc

biệ

t là

bậc

trung

học

sở

và tr

ung

học

phổ

thôn

g nhằm

nân

g ca

o tín

h hiệu

quả

sự p

hù hợp

của

giá

o dụ

c ch

o họ

c si

nh n

gười

dân

tộc

thiể

u số

, đồn

g thời

nêu

các

tấm

gươn

g ch

o cá

c em

noi

theo

. Tăn

g cư

ờng

năng

lực

của

các

nhà

quản

lý g

iáo

dục,

cán

bộ

và g

iáo

viên

thuộ

c ng

ành

Giá

o dụ

c và

Đào

tạo

về g

iáo

dục

hòa

nhập

cho

các

trẻ

em th

iệt t

hòi, đặ

c biệt

là trẻ

em k

huyế

t tật

, trẻ

em

dân

tộc

thiể

u số

đối

mặt

vớ

i rào

cản

ngô

n ngữ

chuẩ

n bị

ứng

phó

với

thiê

n ta

i và

biến

đổi

khí

hậu

. Nân

g ca

o nă

ng lự

c củ

a Trườn

g C

ao đẳn

g Sư

phạ

m để

đào

tạo

tại c

hức

về g

iáo

dục

trẻ e

m k

huyế

t tật

, trẻ

em

dân

tộc

thiể

u số

đối

mặt

với

rào

cản

ngôn

ngữ

.

Nội

dun

g và

chấ

t lượn

g dị

ch vụ.

Cân

nhắ

c triển

kha

i các

h tiế

p cậ

n G

iáo

dục

song

ngữ

dự

a trê

n tiế

ng mẹ đẻ

cho

trẻ

em n

gười

R

agla

y ở

bậc

học

mầm

non

tiểu

học.

K

hung

chí

nh s

ách

và p

háp

lý v

à cá

c sá

ng k

iến

dựa

vào

cộng

đồn

g. X

ây dự

ng v

à thự

c hiện

một

chiến

lược

lâu

dài n

hư một

phần

của

Kế

hoạc

h P

TKTX

H v

à Kế

hoạc

h ng

ành để

giả

i quyết

các

vấn

đề

về học

sin

h bỏ

học

, tro

ng đ

ó ba

o gồ

m: (

i) nâ

ng c

ao n

hận

thứ

c củ

a người

dân

về

giá

trị của

việ

c đầ

u tư

cho

giá

o dụ

c và

tăng

cườn

g sự

phố

i hợp

giữ

a nh

à trư

ờng,

gia

đìn

h và

cộn

g đồ

ng; (

ii)

có sự

tham

gia

của

các

bên

tron

g việc

xác

địn

h nhữ

ng trẻ

em n

ghỉ,

bỏ học

và độ

ng v

iên,

khu

yến

khíc

h cá

c em

trở

lại t

rườn

g; v

à (ii

i) triển

kha

i các

chí

nh s

ách ư

u đã

i để

hỗ trợ

cho

các

tổ c

hức

ngoà

i nhà

nước

(như

: các

tổ c

hức

tôn

giáo

, các

doa

nh n

ghiệ

p đị

a phươn

g vv

..) th

am g

ia tí

ch cự

c tro

ng c

ác h

oạt độn

g kh

uyến

khí

ch học

tập

(như

tổ c

hức

các

hoạt

độn

g, đư

a ra

các

biệ

n ph

áp hỗ

trợ

giải

quyết

các

vấn

đề

giáo

dục

) phố

i hợp

với

chí

nh q

uyền

địa

phư

ơng.

Xây

dự

ng kế

hoạc

h hà

nh độn

g củ

a tỉn

h ch

uẩn

bị ứ

ng p

hó v

à giảm

thiể

u th

iên

tai để

triển

kha

i kế

hoạc

h hà

nh độn

g củ

a Bộ

Giá

o dụ

c và

Đào

tạo.

3.3

Giá

o dụ

c ch

o trẻ

em

khu

yết tật

[Chư

ơng

6.2]

Số

liệu

nghi

ên cứ

u. Tăn

g cư

ờng

thu

thập

số

liệu

và b

áo c

áo về

tỷ lệ

trẻ

em k

huyế

t tật

tới t

rườn

g.

Nội

dun

g và

chấ

t lượn

g dị

ch vụ.

Tăn

g cư

ờng

việc

cun

g cấ

p cơ

sở

vật c

hất v

à dạ

y họ

c để

nân

g ca

o khả

năng

đến

trườn

g củ

a trẻ

em

khu

yết tật

. Nân

g ca

o sự

hợp

tác

giữ

a cá

c Sở

Y tế

, GD

T và

TB&

XH

để

hoàn

thàn

h cá

c mục

tiêu

nói

trên

.

Page 35: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

23PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

4.BẢ

O VỆ

TRẺ

EM

Vấn đề

Nhữ

ng hạn

chế

về

năng

lực

thể

chế

- Ưu

tiên

và k

iến

nghị

cho

Kế

hoạc

h Ph

át tr

iển

KT-

XH v

à Kế

hoạc

h ng

ành

4.1

Theo

dõi

số

liệu

dân

số về

các

chỉ

tiêu

bảo

vệ trẻ

em v

à bả

o trợ

hội

[Chư

ơng

6.1]

Số

liệu

nghi

ên cứ

u. cần

ưu

tiên

củng

cố

và tă

ng cườn

g hệ

thốn

g th

u thập

số

liệu

thườn

g xu

yên

về tì

nh h

ình

bảo

vệ trẻ

em ở

cộ

ng đồn

g; tă

ng cườn

g việc

tổng

hợp

, phâ

n tíc

h nhữ

ng số

liệu

nói t

rên.

Kết

hợp

với

đó,

cần

tiến

hàn

h cá

c đợ

t điề

u tra

chu

yên

sâu

về n

hững

khí

a cạ

nh c

hưa

có đủ

số liệu

hiểu

biế

t tro

ng lĩ

nh vự

c bả

o vệ

trẻ

em. Đ

ồng

thời

cần

hệ thốn

g bá

o cá

o đị

nh kỳ

thốn

g nhất

đối

với

nhữ

ng hỗ

trợ c

ho trẻ

em c

ó nh

u cầ

u bả

o vệ

đặc

biệ

t (cụ

thể:

theo

Nghị địn

h số

13)

.

4.2

Trẻ

em cần

sự

bảo

vệ đặ

c biệt

[Chư

ơng

6.2

& 6

.3]

Số

liệu

nghi

ên cứ

u. Tăn

g cư

ờng

các

thôn

g tin

số liệu

về

số lư

ợng

và thự

c trạ

ng trẻ

em cần

bảo

vệ đặ

c biệt

, bao

gồm

trẻ

em

khôn

g đư

ợc g

ia đ

ình

chăm

sóc

, trẻ

em

bị lạm

dụn

g và

trẻ

em bị k

huyế

t tật

, về

trợ cấp

bảo

trợ

xã hội

, các

hội g

iáo

dục

và p

hát

triển

cho

nhó

m trẻ

em n

ày.

Nội

dun

g và

chấ

t lượn

g dị

ch vụ.

Một

số

trườn

g hợ

p trợ

cấp

bảo

trợ

xã hội

cho

các

trẻ

em n

gười

Rag

lay

bị mồ

côi m

ẹ hoặc

hiệ

n đa

ng sốn

g vớ

i ngư

ời th

ân/họ

hàng

. The

o luật

tục

của

dân

tộc

này,

ngư

ời c

hồng

khô

ng được

nuô

i con

sau

khi

vợ

chết

thôn

g thườn

g tro

ng n

hững

trườn

g hợ

p đó

, ngư

ời c

hồng

tay

khôn

g rờ

i khỏ

i gia

đìn

h nh

à vợ

. Nhữ

ng đứ

a trẻ

này

sau

đó

sống

với

ngư

ời

thân

gia

đìn

h bê

n vợ

(ông

hoặc

chị

em

của

mẹ)

. Nhữ

ng g

ì nêu

trên

đã

tạo

ra một

tình

huố

ng rấ

t đặc

thù

trong

côn

g tá

c bả

o vệ

chă

m s

óc trẻ

mồ

côi ở

ngư

ời R

agla

y. Hướn

g dẫ

n thự

c hiện

Nghị địn

h 67

Nghị địn

h 13

khô

ng n

ói rõ

hoà

n to

àn liệu

số

trẻ e

m

nói t

rên

sống

với

gia

đìn

h người

thân

– n

hững

ngư

ời c

ó 3

con

trở lê

n –

có đủ

tiêu

chuẩ

n để

được

nhậ

n trợ

cấp

hội h

ay k

hông

. K

iến

nghị

đư

a ra

ở đ

ây là

cần

làm

rõ c

hi tiết

các

tiêu

chuẩn

về đố

i tượn

g thụ

hưởn

g củ

a N

ghị địn

h 13

. Cần

thự

c hiện

các

hình

chăm

sóc

thay

thế,

bao

gồm

chă

m s

óc dự

a và

o cộ

ng đồn

g đố

i với

trẻ

em k

hông

được

bố

mẹ

chăm

sóc

, trẻ

em

bị n

hiễm

HIV

/AID

S,

trẻ e

m v

i phạ

m p

háp

luật

trẻ k

huyế

t tật

.

4.3

Đăn

g ký

kha

i sin

h và

tảo

hôn.

[Chư

ơng

6.4]

K

hung

chí

nh s

ách

và p

háp

lý &

phố

i, kế

t hợp

liên

ngà

nh. T

rong

các

hộ

gia đì

nh của

cộn

g đồ

ng n

gư d

ân lư

u độ

ng v

en b

iển,

việ

c kh

ai s

inh

muộ

n một

phầ

n là

do

cuộc

sốn

g kh

ông

theo

lịch

trìn

h nhất

địn

h m

à lu

ôn d

i chu

yển

theo

các

khu

vự

c đá

nh bắt

cá,

cả

trong

ngo

ài g

iới p

hận

của

tỉnh.

cũng

đi c

ùng

với h

iện

trạng

khô

ng c

ó một

chỗ

ở thườn

g trú

nhấ

t địn

h củ

a một

số

hộ g

ia đ

ình.

Cần

phải

các

nỗ lự

c phối

hợp

đồn

g bộ

giữ

a cá

c ng

ành

và địa

phư

ơng

liên

quan

để

có thể

giải

quyết

vấn

đề

nơi ở

thườn

g trú

cho

cộ

ng đồn

g dâ

n cư

này

.

Số

liệu

nghi

ên cứ

u. T

iến

hành

một

ngh

iên

cứu để

tìm

hiể

u sâ

u hơ

n về

thự

c trạ

ng cũn

g như

bản

chấ

t của

việ

c tả

o hô

n cù

ng với

nhữ

ng hệ

quả

về k

inh

tế, x

ã hộ

i tro

ng cộn

g đồ

ng n

gười

Rag

lay,

để

trên

cơ sở đó

cun

g cấ

p th

ông

tin c

ho v

iệc

thự

c hiện

các

chí

nh

sách

, chư

ơng

trình

bảo

trợ

xã hội

chăm

sóc

sứ

c khỏe

sin

h sả

n (x

em th

êm k

iến

nghị

mục

5.3

dưới

đây

).

Tr

uyền

thôn

g th

ay đổi

hàn

h vi

. Tiế

n hà

nh c

ác h

oạt độn

g th

ay đổi

hàn

h vi

và đố

i thoại

cộn

g đồ

ng về

xóa

bỏ tả

o hô

n, đăn

g ký

kha

i si

nh, c

ác tụ

c lệ

có ản

h hư

ởng

tiêu

cực

tới t

rẻ e

m.

Page 36: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

24 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

4.4

Tăng

cườn

g cô

ng tá

c số

liệu

, sự

hiểu

biế

t về

tình

hình

lao độ

ng trẻ

em v

à triển

kha

i các

biệ

n ph

áp g

iải

quyế

t

[Chư

ơng

6.5]

Số

liệu

nghi

ên cứ

u. T

hực

hiện

một

điề

u tra

để

khắc

phụ

c tìn

h hì

nh th

iếu

thôn

g tin

, số

liệu để

thể

nắm

bắt

tình

hìn

h và

các

dạ

ng la

o độ

ng trẻ

em. C

ần tậ

p tru

ng x

ác địn

h đư

ợc số

lượn

g và

hoà

n cả

nh của

nhữ

ng trẻ

em th

am g

ia v

ào c

ác loại

hìn

h cô

ng v

iệc

nặng

nhọ

c và

độc

hại

.

K

hung

chí

nh s

ách

và p

háp

lý. C

an th

iệp

trực

tiếp

bằng

nhữ

ng q

uy địn

h ph

áp lý

để đả

m bảo

đư

a trẻ

em

khỏ

i các

côn

g việc

tron

g m

ôi trườn

g độ

c hạ

i. Đẩy

mạn

h cá

c ‘b

iện

pháp

ngă

n ngừ

a’ n

hằm

giả

m bớt

tình

trạn

g trẻ

em

tham

gia

lao độ

ng, t

rong

đó

bao

gồm

(i)

tiếp

tục

nâng

cao

hội v

à khả

năng

đến

trườn

g ở

bậc

trung

học

, nhấ

t là

cho

các

trẻ e

m g

ái; (

ii) tă

ng cườn

g cá

c biện

phá

p giải

qu

yết n

gay

lập

tức

vấn đề

trẻ

em n

ghỉ học

tạm

thời

để

các

em c

ó thể

trở lạ

i lớp

theo

kịp

chư

ơng

trình

, hoà

n th

ành

cấp

học;

(iii)

tiế

p tụ

c tu

yên

truyề

n nâ

ng c

ao n

hận

thứ

c ch

o ch

a mẹ

và cộn

g đồ

ng địa

phư

ơng.

4.5

Lạm

dụn

g trẻ

em

bạo

lực

trong

nh

à trư

ờng.

[Chư

ơng

6.7]

Số

liệu

nghi

ên cứ

u. C

ó rấ

t nhiều

lý d

o để

nói

rằng

hiệ

n đa

ng c

ó một

vấn

đề

bắt đầu

nảy

sin

h và

xu hướn

g gi

a tă

ng tr

ong

số

các

trẻ e

m bị lạm

dụn

g, x

âm hại

về

thể

chất

hoặ

c tin

h thần

ở n

hà, bị bắt

nạt

, xun

g độ

t hoặ

c bạ

o lự

c ở

trườn

g và

xun

g độ

t, bạ

o lự

c ng

oài x

ã hộ

i. Tu

y nh

iên,

khô

ng c

ó đủ

sở th

ông

tin để

xác đị

nh q

uy m

ô củ

a vấ

n đề

vừ

a nê

u hoặc

để

hiểu

cặn

kẽ

hơn

nhữ

ng yếu

tố

, bối

cản

h có

tác độ

ng v

à ản

h hư

ởng đế

n nó

. Cần

sự n

ghiê

n cứ

u để

nắm

rõ hơn

vấn

đề

này.

Dự

a và

o đó

nhữ

ng b

iện

pháp

ph

òng

chốn

g có

thể

áp dụn

g ba

o gồ

m:

Tr

uyền

thôn

g th

ay đổi

hàn

h vi

. Tăn

g cư

ờng

các

hoạt

độn

g tru

yền

thôn

g, g

iáo

dục,

nân

g ca

o nhận

thứ

c vớ

i các

phư

ơng

pháp

phù

hợ

p để

ngă

n chặn

vấn

nạn

bạo

lực

trong

trườn

g họ

c.

Nội

dun

g và

chấ

t lượn

g dị

ch vụ.

Tăn

g cư

ờng

hơn

nữa

các

dịch

vụ

tư vấn

cho

trẻ

em. H

ỗ trợ

thí đ

iểm

hình

tư vấn

học

đườn

g và

/hoặ

c cô

ng tá

c xã

hội

tron

g họ

c đư

ờng.

Tăn

g cư

ờng

công

tác điều

phố

i và

hợp

tác

giữ

a ng

ành

bảo

trợ x

ã hộ

i và

ngàn

h gi

áo dục

.

K

hung

chí

nh s

ách

và p

háp

lý. T

iếp

tục

tăng

cườn

g nhữ

ng h

ình

thứ

c xử

lý p

háp

luật

hành

chí

nh cứ

ng rắ

n nhằm

trừ

ng p

hạt,

răn

đe n

hững

kẻ

có h

ành

vi lạ

m dụn

g trẻ

em

dù ở

nhà,

ở trườn

g ha

y ở

nơi k

hác.

4.6

Phá

t triể

n hệ

thốn

g ng

hề c

ông

tác

xã hội

(the

o Q

uyết

địn

h số

32

/201

0)

Ph

át tr

iển

tổ c

hức

và n

hân

sự. T

rong

nhữ

ng năm

tới,

việc

triể

n kh

ai hệ

thốn

g ng

hề c

ông

tác

xã hội

theo

Quyết

địn

h 32

/201

0/QĐ

-TTg

của

Thủ

tướn

g C

hính

phủ

sẽ

tạo

ra cơ

hội lớn

để

phát

triể

n một

mạn

g lưới

toàn

diệ

n về

bảo

vệ

và c

hăm

sóc

trẻ

em. T

rên

cơ sở

nhữ

ng p

hân

tích

báo

cáo

này đã

đư

a ra

, có

thể

kiến

nghị c

ác đườn

g hư

ớng

chín

h để

phá

t triể

n hệ

thốn

g ng

hề c

ông

tác

xã hội

như

sau

:

• Cộn

g tá

c vi

ên địa

phư

ơng

và g

iáo

dục đồ

ng đẳn

g. Mạn

g lưới

cộn

g tá

c vi

ên cộn

g đồ

ng cần

được

thíc

h ng

hi c

ho p

hù hợp

với

đặ

c điểm

của

các

nhó

m d

ân số

trên đị

a bà

n tỉn

h. Đối

với

các

nhó

m d

ân tộ

c th

iểu

số (n

hư C

hăm

Rag

lay)

, cũn

g như

với

các

cộ

ng đồn

g ngư

dân

lưu độ

ng v

en b

iển,

cần

đặc

biệ

t chú

trọn

g tu

yển

các

cộng

tác

viên

từ c

hính

nhữ

ng n

hóm

dân

số

này để

họ

trở th

ành

nhữ

ng n

gười

giá

o dụ

c vi

ên đồn

g đẳ

ng. R

iêng

với

ngư

ời R

agla

y, cần

tuyể

n dụ

ng cả

nam

nữ cộn

g tá

c vi

ên n

hằm

giải

quyết

các

vấn

đề

có tí

nh đặc

thù

của

việc

phá

t triể

n và

bảo

vệ

trẻ e

m c

ó liê

n qu

an đến

trẻ

em tr

ai v

à trẻ

em

gái

của

cộn

g đồ

ng n

ày.

• C

ác đơn

vị dịc

h vụ

chu

yên

sâu.

Tất

cả

các

dịch

vụ

chăm

sóc

bảo

vệ trẻ

em k

hông

thể

hoặc

khô

ng c

hỉ n

ên được

cun

g cấ

p th

ông

qua

cán

bộ địa

phư

ơng

và mạn

g lưới

cộn

g tá

c vi

ên cộn

g đồ

ng. C

ó một

số

vấn đề

cần

tới năn

g lự

c ch

uyên

môn

sâu

đội n

gũ c

án bộ

này

khôn

g thể đá

p ứ

ng v

à cũ

ng sẽ

khôn

g hiệu

quả

về

chi p

hí nếu

sử

dụn

g họ

. Cần

nhữ

ng đơn

vị c

ung

cấp

dịch

vụ

chuy

ên s

âu c

ho n

hững

vấn

đề đó

ví dụ

như

: (i) đơ

n vị

/tổ dịc

h vụ

tư vấn

cho

trẻ

em bị lạm

dụn

g và

trẻ

em bị bắt

nạt

, bạo

nh ở

trườn

g vv

..; v

à (ii

) các

đơn

vị/tổ

tư vấn

, hỗ

trợ c

ho trẻ

em k

huyế

t tật

gia đì

nh c

hăm

sóc

, phụ

c hồ

i chứ

c nă

ng c

ho trẻ

khuyết

tật.

N

guồn

nhâ

n lự

c và

kỹ

năng

. Cần

một

chư

ơng

trình

“tập

huấ

n và

giá

m s

át, hướn

g dẫ

n” cụ

thể

nhằm

tran

g bị

cho

cán

bộ

xã hội

cấ

p xã

cũn

g như

cho

các

cộn

g tá

c vi

ên cộn

g đồ

ng n

hững

kiế

n thứ

c, kỹ

năng

cần

thiế

t của

nghề

công

tác

xã hội

, bao

gồm

cả

các

kỹ

năng

tư vấn

quản

lý c

a, kết

hợp

với

các

chế

độ đã

i ngộ

phù

hợp

(về

tiền

lươn

g cũ

ng n

hư c

ác c

hế độ

khác

) để

khuyến

khí

ch họ

toàn

tâm

với

côn

g việc

.

Page 37: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

25PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

5.SỰ

TH

AM

GIA

CỦ

A TR

Ẻ EM

Vấn đề

Nhữ

ng hạn

chế

về

năng

lực

thể

chế

- Ưu

tiên

và k

iến

nghị

cho

Kế

hoạc

h Ph

át tr

iển

KT-

XH v

à Kế

hoạc

h ng

ành

5.1

Thiế

u cơ

sở

vật c

hất v

ui c

hơi g

iải

trí v

à cá

c cơ

hội

học

tập

ngoà

i trư

ờng

học

cho

lứa

tuổi

vị t

hành

ni

ên

[Chư

ơng

7.4]

K

hung

chí

nh s

ách

và p

háp

lý. X

ây dựn

g cá

c ch

ính

sách

nhằ

m đ

a dạ

ng h

óa c

ác h

oạt độn

g và

các

h thức

tổ c

hức

hoạt

độn

g vu

i chơ

i giải

trí để

các

em tí

ch cực

hơn

tron

g việc

tham

gia

tự đứn

g ra

tổ c

hức

các

hoạt

độn

g vu

i chơ

i cho

lứa

tuổi

của

mìn

h

C

ác cơ

chế

nguồ

n vố

n và

tài c

hính

. Tăn

g cườn

g ng

uồn

lực đầ

u tư

cho

các

câu

lạc

bộ th

anh

thiế

u ni

ên để đẩ

y mạn

h và

đa

dạng

hóa

c hoạt

độn

g củ

a nhữn

g câ

u lạ

c bộ

đó

thôn

g qu

a việc

các

thàn

h vi

ên tự

thiế

t kế

nhữn

g chươ

ng tr

ình

giải

trí v

à họ

c tậ

p ch

o câ

u lạ

c bộ

(n

hư tự

sản

xuấ

t các

chư

ơng

trình

vid

eo để

sau đó

sử

dụng

tron

g gi

ao lư

u, tu

yên

truyề

n, g

iáo

dục đồ

ng đẳn

g).

C

ác s

áng

kiến

dự

a và

o cộ

ng đồn

g. Hỗ

trợ th

ành

lập

các

‘câu

lạc

bộ in

tern

et là

nh mạn

h’ ở

khu

vực

thàn

h thị q

ua đ

ó ch

o cá

c em

sử

dụ

ng in

tern

et gắn

với

học

tập

và c

ác h

oạt độn

g ‘c

hơi m

à họ

c’ cũ

ng n

hư đảm

bảo

sự

tiếp

cận

của

trẻ e

m n

ghèo

tới i

nter

net.

Việc

này

thể

thực

hiệ

n th

ông

qua:

(a) m

ột k

hoản

hỗ

trợ k

inh

phí k

hông

hoà

n lạ

i có

quy

nhỏ

có thể đư

ợc h

uy độn

g đó

ng g

óp của

các

doa

nh

nghiệp

, côn

g ty

trên

địa

bàn

để

lấy

kinh

phí

duy

trì h

oạt độn

g và

(b) n

âng

cấp

và p

hát t

riển

các

trung

tâm

học

tập

cộng

đồn

g.

C

ác cơ

chế

nguồ

n vố

n và

tài c

hính

. Tập

trun

g tă

ng cườn

g, củn

g cố

các

sở vật

chấ

t vui

chơ

i an

toàn

ở c

ác trườn

g mẫu

giá

o và

tiểu

học

. The

o Q

uyết

địn

h 23

9/20

10/QĐ

-TTg

về

phổ

cập

hóa

giáo

dục

mầm

non

, cần

đảm

bảo

đủ

các

thiế

t bị, đồ

chơ

i phụ

c vụ

ch

o chươn

g trì

nh g

iảng

dạy

mới

của

bậc

mầm

non

từng

bước

áp

dụng

côn

g ng

hệ ti

n họ

c ch

o cá

c trư

ờng

mẫu

giá

o để

tới năm

20

15 ít

nhấ

t 30%

số

trườn

g đư

ợc tiếp

cận

với

máy

tính

. Đây

sẽ

là cơ

h ội tốt

để

hình

thàn

h nê

n ý

thứ

c họ

c tậ

p củ

a cá

c em

nga

y từ

lứ

a tuổi

ấu

thơ.

5.2

Sự

tham

gia

phát

triể

n củ

a trẻ

em

than

h th

iếu

niên

ngư

ời

Rag

lay

[Chư

ơng

7.5]

Số

liệu

nghi

ên cứ

u. T

iến

hành

một

đợt

ngh

iên

cứu để

hiể

u một

các

h thấu

đáo

nhữ

ng vấn

đề

thay

đổi

chiều

cạn

h về

giớ

i tro

ng tiến

trì

nh c

huyể

n biến

hội của

ngư

ời R

agla

y cũ

ng n

hư c

ách

thức

các

gia đì

nh của

họ

thíc

h ng

hi với

nhữ

ng th

ay đổi

đan

g diễn

ra để

trên

cơ sở đó

đưa

ra n

hững

chí

nh s

ách

xã hội

nhạ

y cả

m hơn

về

giới

cho

nhó

m d

ân tộ

c nà

y.

K

hung

chí

nh s

ách

và p

háp

lý. cần

tăng

cườ

ng v

iệc

xây

dựng

đội

ngũ

cán

bộ

trẻ, n

òng

cốt n

gười

Rag

lay để

dần

đưa

vào

tron

g cá

c vị

trí

lãnh

đạo

của

bộ

máy

chí

nh q

uyền

địa

phư

ơng.

Bên

cạn

h việc

tăng

cườ

ng ‘năn

g lự

c lã

nh đạo

chí

nh thốn

g’ (cụ

thể

như:

đưa

cán

bộ

nam

, nữ

ngườ

i Rag

lay

vào

các

vị tr

í lãn

h đạ

o cấ

p xã

, huyện

) như

trên

, cũn

g cầ

n phải

nân

g ca

o ‘năn

g lự

c lã

nh đạo

phi

chí

nh thốn

g’ q

ua

việc

hỗ

trợ c

ho c

ác cộn

g đồ

ng R

agla

y có

nhữ

ng ‘tấm

gươ

ng’ c

ho thế

hệ trẻ

noi t

heo.

Khả

năn

g và

vị t

hế lã

nh đạo

của

phụ

nữ

Rag

lay

cũng

cần

đượ

c tă

ng cườ

ng, v

í dụ

như

thôn

g qu

a việc

hỗ

trợ để

có n

hiều

hơn

các

em

học

sin

h nữ

tốt n

ghiệ

p gi

áo dục

trun

g họ

c và

trở

thàn

h gi

áo v

iên,

nhâ

n vi

ên y

tế.

N

guồn

nhâ

n lự

c và

kỹ

năng

. Triể

n kh

ai á

p dụ

ng n

hững

các

h tiế

p cậ

n cả

i tiế

n, p

hù hợp

tron

g cô

ng tá

c gi

áo dục

phi

chí

nh thốn

g và

dạy

ng

hề n

hằm

tran

g bị

cho

thế

hệ trẻ

Rag

lay

nhữn

g kiến

thức

, kỹ

năng

về

kinh

tế, đời

sốn

g ph

ù hợ

p vớ

i yêu

cầu

. Cần

sự n

ghiê

n cứ

u để

tìm

hiể

u cặ

n kẽ

hơn

nhu

cầu

mối

qua

n tâ

m, n

guyệ

n vọ

ng ri

êng

của

than

h th

iếu

niên

Rag

lay để

điề

u chỉn

h cá

c loại

hìn

h, nội

dun

g và

phươ

ng p

háp đà

o tạ

o cầ

n ch

o ph

ù hợ

p vớ

i nhó

m đối

tượn

g nà

y. L

ý tưởn

g nhất

, nhữ

ng c

hươn

g trì

nh đ

ào tạ

o đó

đượ

c th

iết kế

và thực

th

i bởi

đội

ngũ

giá

o vi

ên, đ

ào tạ

o vi

ên của

chí

nh n

gười

Rag

lay.

Đào

tạo

các

nhóm

trẻ

nòng

cốt

về

giáo

dục

kỹ

năng

sốn

g, bảo

vệ

trẻ e

m

và kỹ

năng

truyền

thôn

g/tổ

chứ

c để

tổ c

hức

sự th

am g

ia của

trẻ,

giá

o dụ

c cặ

p đô

i và

các

hoạt

độn

g tru

yền

thôn

g sá

ng tạ

o.

K

hung

chí

nh s

ách

và p

háp

lý. C

ần tì

m h

iểu

và đề

ra n

hững

các

h thức

tron

g đó

tục

lệ tr

uyền

thốn

g củ

a cá

c nh

óm d

ân tộ

c th

iểu

số, c

ó thể

cân

nhắc

, lồn

g gh

ép v

à đá

p ứn

g tố

t hơn

tron

g cá

c cơ

chế

, chí

nh s

ách

của

nhà

nước

. Điề

u đó

là n

hằm

phá

t huy

thế

mạn

h củ

a cá

c hệ

thốn

g luật

tục

cổ tr

uyền

Tr

uyền

thôn

g th

ay đổi

hàn

h vi

hội.

Cun

g cấ

p ch

o cá

c em

nguồn

lực

cần

thiế

t để

làm

tài l

iệu

truyề

n th

ông

bằng

tiến

g R

agla

y. V

í dụ,

việc

đó

có thể đư

ợc thực

hiệ

n th

ông

qua

hỗ trợ

cho

các

trườn

g, c

ác c

âu lạ

c bộ

tự là

m c

ác c

hươn

g trì

nh p

him

chươ

ng tr

ình

truyề

n hì

nh về

nhữn

g chủ đề

liên

qua

n tớ

i chă

m s

óc v

à bả

o vệ

trẻ

em, c

ác c

hủ đề

về văn

hóa

hoặ

c cá

c chủ đề

các

em q

uan

tâm

. Đưa

các

em

tham

gia

trực

tiếp

tron

g việc

xây

dựn

g tà

i liệ

u tu

yên

truyề

n gi

áo dục

thay

đổi

hàn

h vi

như

vậy

là một

các

h để

nân

g ca

o sự

phù

hợp

hiệ

u quả

của

các

chươ

ng tr

ình,

hoạ

t độn

g gi

áo dục

đồn

g đẳ

ng, cũn

g như

cho

các

em một

phư

ơng

tiện để

tìm

hiể

u và

góp

phầ

n xâ

y dự

ng x

ã hộ

i của

mìn

h.

Page 38: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

26 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

Page 39: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

27PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

1. Giới thiệu1.1 Mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu

Trong thập niên qua, Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu tiến trình phân cấp chức năng lập kế hoạch và phân bổ ngân sách cho chính quyền cấp tỉnh. Tuy nhiên, qua thực tế vẫn nhận thấy năng lực của hệ thống hành chính và các sở ngành ở cấp tỉnh còn nhiều hạn chế trong việc quản lý quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, phân bổ nguồn lực và thực hiện các chương trình, dự án một cách hiệu quả để có thể mang lại kết quả cao cho nhóm nghèo nhất, dễ bị tổn thương nhất và gặp nhiều bất lợi trong xã hội. Mặc dù các tỉnh đã có nhiều quyền quyết định hơn về lập kế hoạch và phân bổ ngân sách, song các chính quyền địa phương vẫn chưa tận dụng tối đa những nguồn lực sẵn có của tỉnh mình để giải quyết tốt các vấn đề mà địa phương đang phải đối mặt. Để xác định được những ưu tiên trong vấn đề về trẻ em, đòi hỏi công tác lập kế hoạch và phân bổ ngân sách phải dựa vào những bằng chứng cụ thể thông qua quá trình Lập kế hoạch Phát triển KT-XH. Tuy vậy, trong hệ thống hiện nay ở các tỉnh, thông tin và số liệu về các vấn đề xã hội, nhất là về trẻ em thường không được đầy đủ và không được lưu trữ một cách hệ thống, để qua đó có thể đưa ra một bức tranh đầy đủ về thực trạng trẻ em của địa phương.

Đây là nghiên cứu Phân tích Tình hình Trẻ em ở tỉnh Ninh Thuận, một tỉnh thuộc Khu vực Duyên hải Nam Trung bộ. Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu nhằm cung cấp cho Chính phủ Việt Nam, cộng đồng phát triển và công chúng nói chung những thông tin cập nhật và sự hiểu biết về tình hình trẻ em và các ưu tiên về trẻ em trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu này là: (i) tổng hợp các số liệu thống kê và tiến hành phân tích tình hình trẻ em trong bối cảnh phát triển kinh tế-xã hội hiện nay của tỉnh; (ii) xác định những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về quyền trẻ em và thúc đẩy việc hiện thực các quyền đó; và (iii) đưa ra những kiến nghị nhằm cải thiện tình hình trẻ em để lồng ghép vào trong Kế hoạch Phát triển KT-XH của tỉnh nói chung cũng như kế hoạch của các ngành chuyên môn nói riêng.

1.2 Khung phân tích và phương pháp luận nghiên cứu

Phân tích các quyền trẻ em theo lĩnh vực chuyên môn. Phương pháp tiếp cận phân tích được áp dụng trong nghiên cứu này bao gồm phân tích ba khía cạnh. Thứ nhất, phân tích các vấn đề trẻ em theo các nhóm quyền có liên quan tới các lĩnh vực hoạt động khác nhau của các ngành chuyên môn. Các nhóm quyền đó là: (1) quyền sống còn– liên quan chăm sóc y tế, cung cấp nước sinh hoạt, vệ sinh và nhà ở; (2) quyền phát triển – liên quan tới giáo dục và học tập; (3) quyền được bảo vệ – liên quan chăm sóc trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt, lao động trẻ em và các vấn đề về pháp luật bảo vệ trẻ em; và (4) quyền tham gia – bao gồm các quyền được bày tỏ ý kiến cho các công việc trong gia đình và ngoài cộng đồng, cũng như trong tiến trình ra quyết định đối với các vấn đề về trẻ em. Các nhóm quyền này theo đúng các định nghĩa về các quyền của trẻ em được ghi trong Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em, trong Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em của Việt Nam và trong Chương trình Hành động Quốc gia vì Trẻ em (2001-2010).

Phân tích việc lập chương trình và phân bổ ngân sách cho trẻ em. Thứ hai, nghiên cứu này kết hợp giữa phương pháp tiếp cận dựa vào quyền con người trên đây với việc phân tích có cấu trúc việc lập chương trình và phân bổ ngân sách thực hiện các vấn đề về trẻ em trong Kế hoạch Phát triển KT-XH của tỉnh, kế hoạch của các ngành cũng như các chương trình. Việc phân tích bao gồm đánh giá về các thành tựu và tiến độ đạt được trong thực hiện Kế hoạch Phát triển KT-XH giai đoạn năm năm vừa qua (2006 đến 2010) nhằm xác định những mặt đã được phản ánh tương đối đầy đủ và những vấn đề còn

Page 40: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

28 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

chưa được bố trí đủ nguồn lực và giải quyết thỏa đáng trong các chương trình và dịch vụ hiện hành. Thông tin về ngân sách được tổng hợp từ các báo cáo Phát triển KT-XH và số liệu do Sở Tài chính cung cấp cũng như trong báo cáo tổng kết của các ngành liên quan.

Câu hỏi nghiên cứu

• Những xu hướng kinh tế-xã hội nào trên toàn quốc, trong khu vực và trên địa bàn có ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của trẻ em trong tỉnh cả ở hiện tại lẫn tương lai?

• Những vấn đề khó khăn, thách thức chính nào hiện các gia đình và trẻ em trong tỉnh đang phải đối mặt và nguyên nhân của những vấn đề và thách thức đó là gì?

• Những năng lực nào của người có quyền (rights-holders) còn thiếu để có thể đòi hỏi các quyền của mình và những hạn chế năng lực nào của bên chịu tránh nhiệm (duty bearer) đang còn thiếu để thực hiện nghĩ vụ đáp ứng những đòi hỏi những quyền đó?

• Trung ương và tỉnh đã giải quyết những vấn đề của trẻ em như thế nào, hiện nay có những chương trình, chính sách nào đang hỗ trợ trẻ em và hiệu quả của chúng ra sao?

• Trung ương và tỉnh có dành một tỷ lệ ngân sách từ các nguồn ngân sách và đầu tư công đủ để hiện thực hóa các quyền của trẻ em hay không?

• Những vấn đề chính yếu nào về trẻ em mà các nhà hoạch định chính sách cần cân nhắc tới khi lập kế hoạch Phát triển KT-XH năm năm và hàng năm của tỉnh?

Đánh giá về năng lực thể chế. Thứ ba, nghiên cứu cũng đưa ra những đánh giá về năng lực thể chế - đánh giá các mặt hạn chế về năng lực – xét về mặt cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ trong công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Khi nói về khái niệm ‘thể chế’, nghiên cứu này áp dụng một định nghĩa rộng liên quan tới phát triển tổ chức, tới môi trường pháp luật và công tác phát triển nhân lực (như trong Hình 1).

Page 41: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

29PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Hình 1. Khung đánh giá năng lực thể chế

Đánh giá năng lực thể chế

Cơ chế nguồn vốn và tài chính

Phát triển tổ chức và nhân sự

Điều phối và phối hợp liên nghành

Năng lực và kỹ năng của nguồn

nhân lực

Hệ thống lương, thưởng, lợi ích

Khung chính sách và pháp luật

Năng lực của cộng đồng địa

phương và người hưởng lợi

Truyền thông thay đổi hành vi

Số liệu và nghiên cứu

Lượng và chất của dịch vụ

Các nguồn thông tin và số liệu. Nghiên cứu sử dụng cả hai nguồn số liệu định tính và định lượng (Hình 2). Thông tin định tính và sự hiểu biết có được từ các nguồn sơ cấp trong quá trình khảo sát thực địa cũng như từ các báo cáo của tỉnh và các báo cáo tổng hợp tài liệu tham khảo làm cơ sở cho nghiên cứu.

Số liệu thống kê được thu thập từ các nguồn thứ cấp, bao gồm các nguồn từ cấp trung ương, cấp tỉnh tới các địa phương. Tại những nơi có thể, số liệu theo dòng thời gian được trình bày nhằm phân tích các xu hướng thay đổi theo thời gian. Việc kiểm chứng và xác minh số liệu cũng được tiến hành tới mức có thể từ nhiều nguồn khác nhau và qua đó cũng xác định sự thiếu nhất quán và các khoảng trống trong các thống kê hiện có. Các biểu số liệu thống kê được sử dụng tham khảo trong toàn bộ báo cáo được trình bày tại Phụ lục số 1.

Page 42: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

30 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Hình 2. Các nguồn thông tin định lượng và định tính

Các nguồn thông tin định lượng Các nguồn thông tin định tính

Tập hợp số liệu thống kê từ các cuộc điều tra và cơ sở dữ liệu quốc gia (ví dụ: Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 2009, Hệ thống giám sát dinh dưỡng)

Họp và thảo luận với lãnh đạo cấp tỉnh và huyện, các sở/ ban ngành chuyên môn và các đoàn thể.

Tập hợp số liệu thống kê của tỉnh về các chỉ tiêu trẻ em và các thông tin về ngân sách từ Kế hoạch PT KT-XH của tỉnh.

Thảo luận nhóm tập trung với lãnh đạo xã/phường, các ban ngành đoàn thể, giáo viên, nhân viên y tế và các nhóm học sinh, phụ huynh và người cao tuổi.

So sánh các chỉ tiêu về KT-XH với các tỉnh lân cận trong khu vực và trên toàn quốc.

Tổng quan các phân tích “lợi thế”, ‘’khó khăn” và “giải pháp” trong các báo cáo của tỉnh và huyện.

Phân tích các xu hướng theo thời gian và so sánh sự chênh lệch trong địa bàn tỉnh theo khu vực địa lý hoặc nhóm xã hội.

Tổng quan các báo cáo nghiên cứu và các nguồn thông tin thứ cấp khác.

1.3 Địa bàn khảo sát thực địa và những người tham gia nghiên cứu

Nghiên cứu thu thập số liệu thống kê cơ bản, phân tích tổng quan và thảo luận các kết quả trên phạm vi toàn tỉnh. Các cuộc họp và thảo luận nhóm tập chung được thực hiện với nhiều cơ quan cấp tỉnh, tại hai huyện nông thôn (Huyện Thuận Bắc và Bác Ái) và T.P Phan Rang-Tháp Chàm (xem danh sách các cơ quan dưới đây). Việc khảo sát thực địa được tiến hành tại hai xã và một phường (Bảng 1). Đây là những địa bàn được chọn trong đó đại diện cho phần lớn (không phải toàn bộ) các đặc điểm về kinh tế-xã hội và nhân khẩu học khác nhau của tỉnh. Phước Đại là một xã nông thôn của huyện miền núi Bác Ái có tỷ lệ nghèo cao, mật độ dân số thưa và dân số chủ yếu là người dân tộc thiểu số Raglay. Công Hải là một xã có mật độ dân số cao hơn, nằm ven đường quốc lộ số 1 và là xã vùng thấp của huyện Thuận Bắc. Mỹ Hải là một phường đông dân cư của thành phố Phan Rang - Tháp Chàm với dân số chủ yếu là người Kinh.

Bảng 1. Các địa bàn nghiên cứu

Xã/phường Xã Phước Đại huyện Bác Ái

Xã Công Hải Huyện Thuận Bắc

Phường Mỹ Hải Tp. Phan Rang – Tháp

ChàmDiện tích (ha) 11.344 7.400 275Dân số (2010) 3.388 7.500 4.339Mật độ dân cư (người/km2) 29.87 101.3 1.580Số hộ 792 1.560 1.023Hộ nghèo (%) 64,2 (2010) 9,7 (2010) 8,9 (2009)Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi (%)

25 23,4 16

Các nhóm dân tộc (%) Raglay 95 Kinh 5 Raglay 64 Kinh 35 Chăm 1

Kinh 99,9 Hoa 0,01

Nguồn: Số liệu do UBND xã/phường cung cấp cho đợt nghiên cứu.

Những người tham gia nghiên cứu. Tổng số có 184 người đã tham gia trong quá trình nghiên cứu trong đó 46 đại biểu ở cấp tỉnh, 38 đại biểu cấp huyện thị, 68 đại biểu cấp xã/phường và 42 trẻ em (trong đó 49% là nữ). Dưới đây là danh sách các cơ quan, đơn vị đã tham gia đợt nghiên cứu. Tại các xã/phường, các cuộc thảo luận nhóm tập chung được tổ chức riêng với lãnh đạo xã/phường, đại diện đoàn thể, giáo viên, cán bộ y tế, cha mẹ học sinh và học sinh các trường trung học.

Page 43: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

31PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Nhận định của các em được nêu trong nhiều phần của báo cáo này. Đây không phải là những ý kiến trích dẫn trực tiếp mà là những ghi chép từ các cuộc thảo luận nhóm tập chung với các em. Tất cả các em trước khi tham gia trao đổi đều được hỏi ý kiến và tình nguyện tham gia các cuộc thảo luận nhóm và đồng thời các em cũng ký giấy chấp thuận cho phép sử dụng những ý kiến và quan điểm của mình trong bản báo cáo.

Cấp tỉnh Cấp huyện & xã/phường

● Hội đồng Nhân dân tỉnh● Ủy ban Nhân dân tỉnh● Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy● Sở Kế hoạch và Đầu tư● Sở Tài chính● Sở Lao động, Thương binh và Xã hội● Sở Y tế● Sở Giáo dục và Đào tạo● Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi

trường Nông thôn● Cục Thống kê tỉnh● Tỉnh Hội Liên hiệp Phụ nữ ● Tỉnh Đoàn Thanh niên● Ban Dân tộc tỉnh● Sở Tư pháp● Sở Công an● Toàn án Nhân dân tỉnh● Bảo hiểm Xã hội tỉnh● Trung tâm Bảo trợ Xã hội

● Ủy ban Nhân dân huyện● Phòng Kế hoạch & Tài chính● Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội● Phòng Giáo dục và Đào tạo● Phòng Y tế● Trung tâm Y tế dự phòng● Bệnh viên đa khoa huyện● Huyện Đoàn Thanh niên● Huyện hội Phụ nữ● Ủy ban Nhân dân xã/phường● Trưởng thôn● Trạm Y tế xã/phường● Đại diện các đoàn thể● Các trường phổ thông tại xã/phường● Học sinh các trường trung học● Cha mẹ học sinh và đại diện cộng đồng

1.4 Những hạn chế nghiên cứu

Đây là nghiên cứu nhằm đưa ra một bức tranh tổng hợp và những hiểu biết về tình hình trẻ em của tỉnh Ninh Thuận, dựa trên các số liệu định lượng và các thông tin định tính hiện có. Một điểm cần lưu ý là nghiên cứu này không nhằm thu thập số liệu sơ cấp mới. Chính vì vậy nó bị hạn chế bởi những thiếu hụt trong hệ thống số liệu thông tin hiện có; Báo cáo nghiên cứu cũng đã chỉ rõ những thiếu hụt cũng như thiếu nhất quán về số liệu và thông tin như vậy và đề xuất những kiến nghị ưu tiên cải thiện hệ thống theo dõi, giám sát, công tác phân tích và nghiên cứu trong tương lai nhằm khắc phục những hạn chế này.

Dưới đây là một số vấn đề hạn chế mà nghiên cứu đã gặp phải trong quá trình thực hiện:

• Thứ nhất, thiếu số liệu thống kê được bóc tách đủ để có thể đưa ra một bức tranh và sự hiểu biết đầy đủ về các hình thái chênh lệch giữa các đơn vị hành chính trong địa bàn tỉnh, giữa các nhóm dân tộc, nhóm thu thập cũng như thiếu số liệu được bóc tách theo giới tính. Trong số đó, hạn chế chủ yếu là thiếu số liệu bóc tách theo nhóm dân tộc, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế và giáo dục, để có thể phân tích đầy đủ hơn những khác biệt nổi bật về thực trạng trẻ em giữa các nhóm dân tộc chính trong tỉnh. Đây là một ưu tiên chính trong thời gian tới. Cán bộ các cấp tỉnh và huyện nhìn chung đều ý thức rõ được những hình thái khác biệt, chênh lệch chính trong tỉnh tại địa phương mình, tuy nhiên những hiểu biết mang tính định tính hoặc tình huống đó thường thiếu các số liệu rõ ràng để có thể phân tích và khẳng định các xu hướng trên thực tế. Do quy mô công việc, trong quá trình thực hiện, nhóm nghiên cứu không thể tiến hành thu thập và phân tích một khối lượng lớn số liệu từ cấp xã để lấp đầy một phần những thiếu hụt về hiểu biết nói trên. Ngoài ra, việc lựa chọn các địa bàn nghiên cứu thực địa cũng chỉ có thể mang tính đại diện chung chứ không thể bao quát hết được toàn bộ các đặc điểm của tỉnh.

Page 44: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

32 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

• Thứ hai, trong những báo cáo giám sát, đánh giá của các ngành mà nghiên cứu này sử dụng để phân tích, thường chưa có những đánh giá về hiệu quả và tác động của các chương trình, chính sách khác nhau lên tình hình của phụ nữ và trẻ em. Có nhiều khía cạnh trong vấn đề này. Chẳng hạn thường chưa gắn kết việc phân bổ nguồn lực (cho các chương trình và chính sách khác nhau) với các kết quả (outcome) đạt được để tạo ra sự thay đổi trong các chỉ tiêu và thực trạng đời sống của phụ nữ và trẻ em. Tương tự, hiệu quả của các phương pháp mới, các can thiệp kỹ thuật được thực hiện trong các lĩnh vực khác nhau (có thể thông qua các dự án tài trợ hoặc các chương trình của nhà nước) ít khi được tiến hành đánh giá. Trong quá trình nghiên cứu, qua trao đổi, thảo luận với cán bộ của các địa phương, nhóm nghiên cứu đã có thể tìm hiểu ở một mức nào đó những kết quả và tác động nêu trên, tuy nhiên không thể đưa ra những phân tích toàn diện hơn, có căn cứ thực tiễn hơn do số liệu giám sát thường xuyên không đầy đủ.

Page 45: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

33PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

CHƯƠNG 2:BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN

Page 46: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

34 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

2. Bối cảnh phát triểnChương này mô tả bối cảnh cho nghiên cứu phân tích tình tình hình trẻ em với các đặc điểm nổi bật về địa lý, nhân khẩu học, thực trạng đói nghèo và tình hình kinh tế của Ninh Thuận. Để làm điều đó, chương này đã so sánh giữa tình hình kinh tế-xã hội của Ninh Thuận với các tỉnh lân cận trong khu vực và các khu vực khác trên toàn quốc, tập trung nêu bật những hình thái chênh lệch chủ yếu trong địa bàn tỉnh cũng như các dạng dễ bị tổn thương của hộ gia đình có ảnh hưởng tới tình hình của trẻ em. Đó là sự khác biệt giữa các khu vực thành thị và nông thôn, giữa vùng núi và các vùng ven biển, sự chênh lệch về tình hình kinh tế-xã hội giữa các nhóm dân tộc thiểu số khác nhau và vấn đề thay đổi khí hậu, tính dễ bị tổn thương về môi trường.

2.1 Môi trường địa lý

Vị trí của tỉnh. Ninh Thuận là tỉnh nằm trong khu vực Duyên hải Nam Trung bộ, tiếp giáp với các tỉnh Khánh Hòa về phía Bắc, Bình Thuận về phía Nam và Lâm Đồng về phía Tây. Tỉnh có tổng diện tích tự nhiên là 3.358 km2 với 105 km đường bờ biển. Về mặt hành chính, tỉnh bao gồm một trung tâm đô thị lớn (Tp. Phan Rang-Tháp Chàm) và sáu huyện, với 18 phường và thị trấn và 47 xã (Bảng 2)2. Địa bàn của tỉnh được chia làm 3 khu vực chính: (i) khu vực thung lũng của dòng sông Cái, chạy dọc theo thành phố Phan Rang-Tháp Chàm nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh; (ii) các khu vực đồng bằng thấp Duyên hải (bao gồm Thuận Bắc, Ninh Hải, Ninh Phước, Thuận Nam); và (iii) khu vực vùng núi thấp chiếm 60% diện tích đất đai của huyện Bác Ái và Ninh Sơn, với 6 đỉnh cao nhất có độ cao hơn 1000 mét trên mực nước biển. Ninh Thuận có vị trí thuận lợi nằm trên Quốc lộ Số 1 và đường sắt nối liền Bắc-Nam, chỉ cách sân bay Cam Ranh của tỉnh Khánh Hòa 80km.

Điều kiện khí hậu và nguồn nước. Ninh Thuận là một trong những tỉnh khô hạn nhất trên cả nước. Lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ khoảng 600-700 mm mỗi năm tại Tp. Phan Rang-Tháp Chàm đến trên 1000mm ở các vùng miền núi3. Hầu hết các năm đều thiếu nước do điều kiện thời tiết bán khô hạn, một vài năm còn xảy ra tình trạng hạn hán nghiêm trọng; gần đây nhất tỉnh chịu tác động nghiêm trọng của đợt hạn hán gay gắt vào năm 2004, sau đó tiếp tục kéo sang các năm 2005 và 2006. Bên cạnh đó, tỉnh cũng phải chịu các đợt lũ lụt, trong đó đợt gần đây nhất là vào tháng 11 năm 2010 với lượng mưa trong 3 ngày lên đến 800 mm vượt quá lượng mưa trung bình của cả năm và gây thiệt hại do ngập lụt trên diện rộng. Theo một nghiên cứu gần đây, tuy lượng mưa ở Ninh Thuận đã tăng lên trong một vài thập niên qua, nhưng cũng có những dấu hiệu cho thấy lượng mưa ở từng năm lại rất chênh lệch; điều này có thể là lý do làm gia tăng tình trạng hạn hán, đi cùng với nó là sự gia tăng nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất và sinh hoạt hàng ngày4.

Nông nghiệp và tài nguyên rừng. Theo số liệu về sử dụng đất do Cục Thống kê cung cấp5, đất nông nghiệp chiếm một phần năm tổng diện tích đất của tỉnh (20,8%) tuy nhiên diện tích trồng lúa nước chỉ chiếm 5,2%; sự hạn chế của diện tích canh tác lúa nước là do thiếu nguồn nước thủy lợi và loại đất phù hợp. Tuy nhiên, đất đai và khí hậu khô hạn ở Ninh Thuận lại tạo điều kiện phát triển tốt cho nhiều loại cây có giá trị hàng hóa như nho, ngô và các nhóm cây rau quả thời vụ ngắn như tỏi, cà rốt, ớt, cà chua. Các điều kiện tự nhiên cũng phù hợp với chăn nuôi nhiều loại gia súc như cừu, bò – đây là những thành phần quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế địa phương.

2 Cục thống kê tỉnh (2011) Niên giám Thống kê tỉnh Ninh Thuận (tóm tắt)2010.3 Oxfam tại Việt Nam và Khoa Môi trường Đại học Kyoto (không rõ thời gian) Những vấn đề cần cân nhắc trong thích

ứng với biến đổi khí hậu ở Ninh Thuận.4 Oxfam tại Việt Nam và Khoa Môi trường Đại học Kyoto (không rõ thời gian) Tài liệu đã dẫn.5 Cục Thống kê Ninh Thuận (2010) Niên giám thống kê 2009.

Page 47: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

35PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Bảng 2. Các chỉ tiêu kinh tế-xã hội so sánh cấp huyện (2009 / 2010)

Chỉ tiêuPhan

Rang-Tháp Chàm

Thuận Bắc

Thuận Nam Ninh Hải Bác Ái Ninh

SơnNinh

Phước

Dân số và tỷ lệ đói nghèoSố xã/phường(2010) 19 6 8 9 9 8 9

Địa bàn

Vùng thấp Vùng thấp &

vùng cao

Vùng thấp

Vùng thấp &

vùng cao

Vùng cao

Vùng cao

Vùng thấp

Tổng dân số (2010) 163.474 38.187 55.252 90.383 24.578 72.201 127.044

Mật độ dân cư (người/km2) 2.059 120 98 356 24 94 371

Tỷ lệ dân tộc thiểu số (2009) 2,2 66,8 28,6 9,0 89,5 23,5 33,0

Chăm (%) 1,3 8,2 23,3 8,3 0,6 4,2 30,9

Raglay (%) 0,2 58,4 5,2 0,6 86,5 13,8 1,82

Tổng số hộ (2009) 43.000 8.818 12.247 22.575 5.455 19.052 -

Số hộ nghèo (2009) 2.274 1.587 1.029 1.918 2.530 3.429 -

Tỷ lệ nghèo (%) 7,4 23,6 13,8 10,7 66,7 28,2 12,5

Các chỉ tiêu y tế của xã/phường (X/P)X/P có trạm y tế (%) 100 100 100 100 100 100 100

X/P có bác sỹ (%) 19 67 37 45 33 25 78

X/P có nữ hộ sinh/Y sỹ sản nhi (%) 100 66 100 100 66 100 100

X/P đạt chuẩn y tế 81 67 0 89 0 62,5 44,5

Tỷ lệ trẻ dưới 5 suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (%)

13,9 26,5 - 24,7 39,2 25,7 19,3

Dân cư nông thôn dùng nước sạch (%)

- 79,3 64,9 87,9 53,8 82,6 81,4

Dân cư nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh (%)

- 39,9 46,5 69,7 13,8 63,3 60,5

Các chỉ tiêu Giáo dục X/P có lớp mẫu giáo (%) 100 100 100 100 100 100 100

X/P có trường tiểu học (%) 100 100 100 100 100 100 100

X/P có trường THCS (%) 100 100 100 100 100 100 100

Cơ sở hạ tầng xã/phườngCó đường ô tô tới trung tâm (%) 100 100 100 100 100 100 100

Có điện lưới quốc gia (%) 100 100 100 100 100 100 100

Mức phát triển kinh tếSố doanh nghiệp (2008) 385 13 80 56 10 42 -

Doanh thu bán hàng hóa và dịch vụ (tỷ đồng)

3,470 163 315 362 67 322 382

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư (2010) Tổng hợp số liệu thống kê kinh tế-xã hội 2006-2010; Cục Thống kê (2011) Niên giám Thống kê 2009; Sở LĐTB&XH (2010) Số liệu cung cấp cho đợt nghiên cứu; Cục Thống kê (2011) Sổ tay thống kê 2010 của tỉnh Ninh Thuận (tóm tắt); Trung tâm Y tế Dự phòng (2010) số liệu cung cấp cho đợt nghiên cứu; Trung tâm Nước sạch Vệ sinh môi trường Nông thôn (2011) Kết quả thực hiện bộ chỉ số giám sát nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ở tỉnh Ninh Thuận;.

Hơn một nửa diện tích của tỉnh được xếp loại là đất rừng (55,5%), với gần một nửa trong số đó là các khu rừng phòng hộ và rừng đặc dụng (47%). Tỉnh có hai vườn quốc gia (Phước Bình và Núi Chúa) có giá trị độc đáo về đa dạng sinh học và là tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái. Vùng biển Ninh Thuận là một trong những khu vực khai thác thủy sản ven bờ quan trọng của cả nước, cung cấp khối lượng thủy sản lớn và tỉnh có tiềm năng tốt để phát triển ngành công nghiệp đánh bắt hải sản và du lịch biển.

Page 48: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

36 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Tiềm năng công nghiệp và cơ sở hạ tầng nông thôn. Những đặc điểm về địa khí hậu độc đáo đã làm cho tỉnh trở thành địa phương lý tưởng cho sản xuất năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Theo Văn phòng Phát triển Kinh tế Ninh Thuận, có 14 điểm có thể sản xuất điện năng lượng gió tại hai huyện Ninh Phước và Bác Ái6; trong năm 2010, Điện lực Việt Nam (EVN) đã được Chính phủ phê duyệt cho xây dựng nhà máy điện sức gió 30 megawat tại tỉnh. Cũng trong năm 2010, Chính phủ quyết định địa điểm xây dựng hai nhà máy điện nguyên tử tại Ninh thuận, Ninh Hải và Thuận Nam, dự kiến sẽ bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 2021 và năm 20227. Các điều kiện về cơ sở hạ tầng nông thôn ở Ninh thuận tương đối tốt (Bảng 2). Từ năm 2006, tất cả các xã, phường trên toàn tỉnh đều có đường ô tô tới trung tâm và có điện lưới, cùng với đó tỷ lệ các hộ nông thôn sử dụng đã tăng từ 93,5 phần trăm trong năm 2002 lên 97,5 phần trăm năm 20088.Tới năm 2010, 100 phần trăm các xã, phường ở Ninh Thuận đã có trạm y tế cũng như lớp mẫu giáo, trường tiểu học và THCS (Bảng 2).

2.2 Các đặc điểm nhân khẩu và xu hướng

Ninh Thuận là tỉnh đứng thứ 6 trong số các tỉnh có quy mô dân số ít nhất của cả nước. Theo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009 (Tổng điều tra 2009), dân số cả tỉnh ở mức 564.129 người, trong đó 63,9 phần trăm là dân số nông thôn và 36,1 phần trăm là thành thị (Phụ lục 1.1 đến 1.4)9. Hiện tại, dân số nữ chiếm 50,16 phần trăm và trẻ em dưới 16 tuổi chiếm 30,7 phần trăm. Mật độ dân số trung bình là 168 người trên km2, thấp hơn so với mật độ dân số bình quân 196 người trên km2 trong khu vực Bắc và Nam Trung bộ. Mật độ dân số nông thôn bình quân toàn tỉnh là 175,3 người trên km2, dao động từ 24 người trên km2 tại Bác Ái đến 371 người trên km2 tại Ninh Phước (Bảng 2).

Dân tộc thiểu số. Về tổng số, có 34 nhóm dân tộc thiểu số sống trên địa bàn tỉnh. Người dân tộc thiểu số chiếm 22 phần trăm tổng dân số trong năm 1999 và 23,5 phần trăm trong năm 2009 (Phụ lục 1.3 & 1.6). Các nhóm dân tộc thiểu số chính bao gồm người Chăm (11,91% tổng dân số năm 2009), Raglay (10,43%), Cơ Ho (0,5%) và Hoa (0,33%). Cả dân tộc Chăm và Raglay đều thuộc nhóm ngữ hệ Malayô-Polynêdi và có lịch sử lâu đời sinh sống trong khu vực, trong khi đó người Cơ Ho thuộc ngữ hệ Môn-Khme. Người Chăm chủ yếu tập trung ở các khu vực đồng bằng thấp trong tỉnh, người Raglay và người Cơ Ho chủ yếu sống trên các huyện, xã vùng cao:

• Trong số 67.274 người Chăm, 57,7 phần trăm sống tại huyện Ninh Phước và 18,9 phần trăm tại huyện Thuận Nam, theo thứ tự chiếm tỷ lệ 30,9 phần trăm và 23,3 phần trăm tổng dân số của huyện. Tại các huyện khác số lượng người Chăm sinh sống ít hơn. Dân số Chăm trên toàn tỉnh chiếm khoảng 43 phần trăm tổng số người Chăm trên toàn quốc.

• Trong số 58.911 người Raglay, 37 phần trăm sống tại huyện Thuận Bắc và 35,5 phần trăm tại huyện Bác Ái, theo thứ tự chiếm tỷ lệ 58,4 phần trăm và 86,5 phần trăm tổng dân số của huyện. Tại các huyện khác số lượng người Raglay sinh sống tại tại các buôn làng ít hơn. Dân số Raglay trên toàn tỉnh chiếm khoảng 49 phần trăm tổng số người Raglay sống tại Việt Nam.

6 Cổng thông tin điện tử Văn phòng Phát triển kinh tế (EDO) Ninh Thuận.7 Quyết định số 3849/QD-BCT (20/07/2010) của Bộ Công thương phê duyệt quy hoạch địa điểm xây dựng nhà máy

điện hạt nhân 1; và Quyết định 3850/QD-BCT (20/07/2010) của Bộ Công thương phê duyệt quy hoạch địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân 2.

8 Sở Kế hoạch và Đầu tư (2010) Số liệu kinh tế-xã hội tổng hợp (2006-2010).9 Ban Chỉ đạo Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở Trung ương (2010)Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 2009: Những kết quả

chính.

Page 49: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

37PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

• Trong số 2.860 người Cơ Ho, 98,6 phần trăm sống tại các xã của huyện Ninh Sơn, trong khi đó 57 phần trăm của 1.852 người Hoa sống trong các phường của thành phố Phan Rang-Tháp Chàm.

Cơ cấu dân số theo độ tuổi. Trong thập niên vừa qua, đã có sự thay đổi trong cơ cấu tuổi của dân số trên địa bàn tỉnh, giống như nhiều tỉnh khác ở Việt Nam (Hình 3 & 4 và Phụ lục 1.5). Trong khi năm 1999 số trẻ em dưới 15 tuổi chiếm 40 phần trăm dân số thì đến năm 2009 con số này đã giảm xuống còn 30,4 phần trăm. Lực lượng lao động của Ninh Thuận những năm qua đã có sự gia tăng và sẽ còn tiếp tục gia tăng trong thập niên tới. Năm 1999 khoảng 53,5 phần trăm dân số của tỉnh nằm trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 60), đến năm 2009 con số này đã tăng lên 58 phần trăm.

Ngược lại với một số tỉnh có tỷ suất sinh thô giảm trong những năm gần đây, tỷ suất sinh thô của Ninh Thuận đã tăng từ 18 phần nghìn trong năm 2005 đến 19,2 phần nghìn trong năm 2009, đạt mức cao 20,5 phần nghìn tại các khu vực nông thôn. Theo cuộc Tổng điều tra Dân số 2009, quy mô hộ trung bình của Ninh Thuận là 4,1 người cao hơn một chút so với quy mô hộ trung bình của khu vực và của cả nước là 3,8 người (Phụ lục 1.2). Theo cuộc điều tra Biến động Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình 2009, 36,6 phần trăm số hộ ở Ninh Thuận có từ 5 thành viên trở lên so với con số bình quân trên cả nước và trong khu vực ở vào khoảng 31 phần trăm (Phụ lục 1.7). Những xu hướng dân số trên đây có thể lý giải do tỷ lệ sinh và quy mô hộ gia đình tiếp tục giữ ở mức cao, đặc biệt là trong nhóm người dân tộc thiểu số Raglay.

Hình 3. Tháp dân số 1999

0 - 4

10 - 14

20 - 24

30 - 34

40 - 44

50 - 54

60 - 64

70 - 74

Nam

05 510 10

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh (2009) Số liệu cung cấp cho đợt nghiên cứu.

Page 50: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

38 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Hình 4. Tháp dân số 2009

05 510 10

0 - 4

10 - 14

20 - 24

30 - 34

40 - 44

50 - 54

60 - 64

70 - 74

Nam

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh (2009) Số liệu cung cấp cho đợt nghiên cứu.

Tỷ suất giới tính khi sinh. Theo cuộc Tổng điều tra Dân số năm 2009, tỉnh Ninh Thuận có tỷ suất giới tính khi sinh ở mức 110,8 nam trên 100 nữ gần với tỷ suất giới tính khi sinh trung bình cả nước (110,5) nhưng cao hơn so với mức chung của khu vực Duyên hải Bắc và Nam Trung bộ - ở mức 109,7, (Phụ lục 1.2). Tỷ suất giới tính khi sinh của tỉnh giảm từ 116,4 năm 2006 xuống 108 vào năm 2008 song lại tăng lên 110,8 năm 2009. Gia tăng tỷ suất giới tính khi sinh trong những năm gần đây đang là vấn đề đáng quan ngại ở Việt Nam. Theo Tổng cục Thống kê, kể từ năm 2000 đã thấy có nhiều dấu hiệu gia tăng tỷ lệ trẻ em nam trong các ước tính từ các đợt điều tra dân số thường niên do Tổng cục thống kê tiến hành, trong khi đó dựa theo các kỹ thuật dự báo gián tiếp, khoảng thời gian tỷ suất giới tính khi sinh gia tăng ở Việt Nam có thể coi là bắt đầu từ năm 200510. Phân tích của Tổng điều tra Dân số năm 2009 cho thấy, có sự khác nhau rất lớn giữa các vùng về tỷ suất giới tính khi sinh. Tuy giữa các khu vực nông thôn và thành thị không có sự khác nhau lớn, song tỷ suất giới tính khi sinh lại liên quan chặt chẽ đến trình độ học vấn và các chỉ tiêu về chất lượng nhà ở tốt hơn cũng như sở hữu tài sản của hộ gia đình. Theo một báo cáo gần đây của Tổng cục Thống kê, trong khi tỷ suất giới tính khi sinh ở nhóm dân số nghèo nhất nằm ở mức cân bằng sinh học thì tỷ lệ này lại càng gia tăng cùng với các nhóm dân số giàu hơn với điều kiện kinh tế-xã hội tốt hơn11. Tại Ninh Thuận, số liệu Tổng điều tra Dân số 2009 cho thấy tỷ suất giới tính khi sinh có sự chênh lệch giữa khu vực nông thôn (109,2) và thành thị (114,2), thể hiện mối tương quan với điều kiện kinh tế-xã hội tốt hơn ở các khu vực đô thị.

Theo một báo cáo gần đây của UNFPA, nguyên nhân của sự gia tăng tỷ suất giới tính khi sinh ở Việt Nam trong thập niên vừa qua liên quan nhiều đến “yếu tố dịch vụ” chứ không phải chỉ do sở thích có con trai12. Điều đó có nghĩa rằng với sự gia tăng về tiềm năng kinh tế nhiều cặp vợ chồng dễ dàng có thể tiếp cận với các công nghệ xác định giới tính hiện đại từ đó cho phép họ điều chỉnh hành vi sinh sản để có con trai. Báo cáo của UNFPA cho biết, các thông tin định lượng từ hồ sơ đăng ký khai sinh và số liệu điều tra dân số đã đủ để đưa ra bức tranh chung về tỷ suất giới tính khi sinh. Tuy nhiên, xét từ

10 Tổng cục Thống kê (2011) Tỷ suất giới tính khi sinh ở Việt Nam: những bằng chứng mới về xu hướng và chênh lệch.11 Tổng cục Thống kê (2011) tài liệu đã dẫn.12 UNFPA (2009). Thay đổi gần đây về Tỷ suất giới tính khi sinh ở Việt Nam: tổng hợp các bằng chứng thực tiễn.

Page 51: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

39PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

góc độ định tính, việc lựa chọn giới tính ở Việt Nam còn nhiều điều chưa được hiểu rõ. Theo kiến nghị của báo cáo nói trên, cần tiến hành thêm các nghiên cứu về xã hội học để tài liệu hóa và có được những hiểu biết rõ hơn về các yếu tố đứng sau những thay đổi gần đây trong vấn đề lựa chọn giới tính. Kiến nghị này phụ hợp với tình hình ở Ninh Thuận khi trong tỉnh hiện chưa có đủ thông tin để xác định nhóm dân số đô thị nào đang có những thay đổi nêu trên trong hành vi sinh sản của mình. Việc đó cần đi đôi với tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với vấn đề rất quan trọng này trong các cơ quan nhà nước, trong dịch vụ y tế, các tổ chức đoàn thể cũng như trong toàn thể xã hội.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho rằng lựa chọn giới tính trước khi sinh là một dạng thành kiến giới có ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài đến xã hội, cấu trúc gia đình và hệ thống hôn nhân, đặc biệt là trong tương lai khi đàn ông đến tuổi lập gia đình sẽ bị thừa so với số lượng phụ nữ cùng thế hệ13. Bản báo cáo cũng nêu bật những khó khăn của việc đề ra những giải pháp chính sách có hiệu quả cho vấn đề này, nhưng cũng nêu rõ các giải pháp này cần phải có sự kết hợp: (i) tăng cường theo dõi, giám sát thường xuyên và mạnh mẽ để nắm được xu thế và mức độ chênh lệch; (ii) thực thi các quy định yêu cầu đạo đức nghề nghiệp tại các cơ sở y tế nhà nước và tư nhân; (iii) củng cố hệ thống pháp lý để đảm bảo vấn đề bình đẳng giới; và (iv) triển khai tích cực hơn các đợt tuyên truyền về bình đẳng giới, nhắm tới thay đổi thái độ cố hữu đối với phụ nữ và những hành động lựa chọn giới mang tính phân biệt đối xử.

Quá trình đô thị hóa và di cư. Trong vòng thập niên qua, tỷ lệ dân số nông thôn và thành thị ở Ninh Thuận đã có sự dịch chuyển 10 phần trăm, với tỷ lệ dân số nông thôn giảm từ 74,36 phần trăm trong năm 2001 xuống còn 63,87 phần trăm trong năm 2009 (Phụ lục 1.4 & Hình 5). Sự dịch chuyển này chủ yếu là do sự mở rộng các khu vực đô thị và do một số lượng đáng kể di cư nội tỉnh từ nông thôn ra thành thị. Theo Tổng điều tra Dân số năm 2009, số lượng nhập cư từ các tỉnh khác ở mức độ khiêm tốn (11,1 trên 1000 dân), trong khi đó xuất cư đã tăng lên mức 44,2 trên 1000 dân, tạo ra mức tỷ lệ di cư thuần là -31,1, gần bằng với mức chung của Khu vực14.

Hình 5. Tỷ lệ phần trăm dân số thành thị và nông thôn (2001 đến 2009)

25,64 27,93 30,44 33,1636,13

74,36 72,07 69,56 66,8463,87

0

10

20

30

40

50

60

70

80

2001 2003 2005 2007 2009

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh (2009) Số liệu cung cấp cho đợt nghiên cứu.

13 Tổng cục Thống kê (2011) tài liệu đã dẫn.14 Tổng điều tra dân số 2009 tiến hành đo lường di cư 5 năm trước thời gian điều tra.

Page 52: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

40 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

2.3 Thực trạng và xu hướng đói nghèo

Trong những năm vừa qua tỷ lệ nghèo ở Ninh Thuận luôn ở mức giảm. Theo thống kê quốc gia, tỷ lệ nghèo của Ninh Thuận đã giảm từ 22,3 phần trăm năm 2006 xuống còn 19,3 phần trăm năm 2008 (Phụ lục 1.8)15. Số liệu của tỉnh đưa ra một mức tỷ lệ thấp hơn, ở mức 13,27 phần trăm năm 2008 giảm xuống còn 10,86 phần trăm năm 2010 (Phụ lục 1.9).Tuy tỷ lệ nghèo ở Ninh Thuận gần sát với mức nghèo chung của khu vực Duyên hải Bắc và Nam Trung bộ (xét cả về tỷ lệ giảm), nhưng so với các tỉnh lân cận nó tiếp tục là con số cao hơn (xem Hình 6).

Hình 6. Tỷ lệ đói nghèo cả nước, theo khu vực và của tỉnh: so sánh theo tỷ lệ phần trăm (2006 - 2008)

0

5

10

15

20

25

2006 2007 2008

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2010) Niên giám Thống kê Việt Nam 2009.

Tỷ lệ nghèo trong nội tỉnh. Giữa các khu vực thành thị và nông thôn, vùng cao và vùng thấp trong tỉnh, tỷ lệ đói nghèo có sự đa dạng và khác biệt khá lớn. Theo chuẩn nghèo mới của Chính Phủ năm 201116, tỷ lệ nghèo dao động từ 7,42 phần trăm ở Tp. Phan Rang-Tháp Chàm lên 23,6 phần trăm tại Thuận Bắc, 28,16 phần trăm tại Ninh Sơn và tới 66,72 phần trăm tại huyện Bác Ái(Hình 7 và bản đồ 1)17.

15 Tỷ lệ nghèo được tính theo thu nhập hộ gia đình. chuẩn nghèo của Chính Phủ giai đoạn 2006-2010 cho, khu vực nông thôn là 200.000 đồng một tháng trên đầu người và khu vực thành thị là 260.000 đồng một tháng trên đầu người.

16 Quyết định 09/QD-TTg (30/01/2011) ban hành chuẩn nghèo và cận nghèo giai đoạn 2011 đến 2015. Theo Quyết định này các hộ nghèo khu vực nông thôn là những hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới 400.000 đồng / tháng và các hộ nghèo thành thị dưới 500.000 đồng / tháng.

17 Quyết định của Ủy ban Nhân dân Ninh Thuận số 948/QD-UBND (28/04/2011) công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh giai đoạn 2011 to 2015.

Page 53: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

41PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Hình 7. Tỷ lệ hộ nghèo theo đơn vị hành chính, tính theo phần trăm (2010)

0

10

20

30

40

50

60

70

80

7,4 10,7 12,5

28,2

13,8

23,6

66,7

P a Ra T p C

- T u Nam

Nguồn: Quyết định của Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận số 948/QD-UBND (28/04/2011).

Bản đồ 1. Tỷ lệ nghèo theo huyện, 2011

12.5

23.6

10.7

66.7

28.2

13.8

7.4

< 10%10% 20%

>20%

Nguồn: Ủy ban Nhân dân tỉnh 2011) Quyết định của Ủy ban Nhân dân Ninh Thuận số 948/QD-UBND (28/04/2011) công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh giai đoạn 2011 to 2015.

Page 54: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

42 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Nghèo ở trẻ em. Theo Báo cáo Điều tra Mức sống Hộ gia đình (VHLSS) 2008, trẻ em có những nhu cầu đặc biệt để đảm bảo sự phát triển toàn diện cả về thể chất, tâm lý và trí tuệ18. Các biện pháp truyền thống được dùng để tính mức độ nghèo ở trẻ em thường tập chung vào những trẻ em sống trong các hộ gia đình được xác định là nghèo theo chuẩn nghèo tiền tệ. Phương pháp này có nhiều hạn chế vì nó không chỉ ra liệu những nhu cầu đa dạng của trẻ em có được đáp ứng hay không. Bởi vậy cần có một phương pháp tiếp cận đa chiều để đo đạc và tìm hiểu cặn kẽ hơn vấn đề nghèo ở trẻ em. Điều tra Mức sống Hộ gia đình 2008 đã đánh giá nghèo ở trẻ em là tình trạng trẻ em không được đáp ứng các nhu cầu cơ bản ít nhất hai trong số sáu lĩnh vực sau đây: giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và vệ sinh,lao động trẻ em và bảo trợ xã hội (Phụ lục 10).

Theo cuộc khảo sát này, 19,4 phần trăm trẻ em khu vực Nam Trung bộ thuộc diện nghèo theo tiêu chí đa chiều, con số cũng tương đương với tỷ nghèo trẻ em nếu sử dụng chuẩn nghèo tiền tệ (Bảng 3). Tỷ lệ thấp hơn so với tỷ lệ bình quân chung cả nước là 28,9 phần trăm. Tuy đây là những số liệu đại diện cho cấp vùng do đó không thể tách riêng mức độ nghèo ở trẻ em cho từng tỉnh và các cấp dưới, nhưng nó cũng chỉ ra những lĩnh vực và những yếu tố cấu thành gắn với tình trạng nghèo trẻ em ở mỗi khu vực.

Bảng 3. Tỷ lệ nghèo tiền tệ và đa chiều ở trẻ em theo vùng và lĩnh vực (2008)

VùngTỷ lệ nghèo về tiền tệ ở trẻ em (%)

Tỷ lệ nghèo đa chiều ở trẻ em (%)

Tổng Giáo dục Y tế Nhà ở Nước & vệ sinh

Lao động

Bảo trợ xã hội

Đồng bằng sông Hồng

12,0 10,4 8,8 55,3 1,4 18,7 5,5 10,9

Đông Bắc 32,5 35,8 15,4 58,6 24,8 50,8 14,5 5,0

Tây Bắc 55,5 64,6 29,3 67,1 44,7 85,5 27,0 2,4

Duyên hải Bắc Trung bộ

32,1 23,3 13,8 69,1 8,9 38,9 12,7 6,6

Duyên hải Nam Trung bộ

19,4 19,4 11,1 56,2 8,3 41,0 6,7 5,2

Tây Nguyên 33,5 38,7 18,5 48,3 23,3 66,0 11,1 2,7

Đông Nam bộ 5,5 14,8 14,6 42,5 8,1 16,7 6,3 11,7

Đồng bằng sông Cửu Long

15,5 52,8 26,2 43,4 39,2 70,4 10,1 13,6

Cả nước 21,0 28,9 16,1 52,9 17,4 42,9 9,8 8,8

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2009). Kết quả Điều tra Mức sống Hộ gia đình 2008.

2.4 Nền kinh tế địa phương, thu nhập và chi tiêu hộ gia đình

Nền kinh tế của tỉnh. Giai đoạn 2006-2010, Ninh Thuận đạt mức tăng trưởng GDP 10,04 phần trăm với bình quân GDP đầu người tăng từ 4,8 đến 10 triệu đồng (Phụ lục 1.11)19. Trong năm 2006, GDP đạt mức tăng trưởng là 14,1 phần trăm, giảm xuống còn 8,4 phần trăm năm 2008 và 7 phần trăm trong năm 2009 do suy thoái kinh tế toàn cầu. Về cơ cấu nền kinh tế, lĩnh vực nông lâm, ngư nghiệp chiếm 42,6 phần trăm GDP tính theo giá hiện hành, tiếp theo là dịch vụ (35,2%) và công nghiệp và xây dựng (22,2%). Từ 2006 đến 2010, tổng sản phẩm GDP theo giá không đổi tăng 79,5 phần trăm trong ngành công nghiệp và xây dựng, tiếp theo là ngành dịch vụ 50,5 phần trăm và 16,3 phần trăm trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Tuy nhiên, có sự khác biệt khá lớn về mức độ hoạt động kinh tế giữa các khu vực đô thị, đồng bằng và miền núi, cụ thể như về số lượng các

18 Tổng cục Thống kế (2010). Kết quả Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam 2008.19 SKH Ninh Thuận (2010) Số liệu kinh tế-xã hội tổng hợp (2006 – 2010).

Page 55: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

43PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

doanh nghiệp hoạt động, về kinh doanh bán lẻ hàng hóa và dịch vụ và gắn với nó là về việc làm cũng như cơ hội thu nhập (Bảng 2).

Thu nhập bình quân đầu người và kinh tế hộ gia đình. Theo Điều tra Mức sống Hộ gia đình 2008 (VHLSS), thu nhập bình quân đầu người hàng tháng ở Ninh Thuận đã tăng 79 phần trăm từ 389.900 VND trong năm 2004 lên 699.200 VND trong năm 2008, nâng mức tổng thu nhập bình quân đầu người hàng năm từ 4,7 lên 8,4 triệu một năm (Phụ lục 1.12 đến 1.14). Tuy nhiên, năm 2008 mức bình quân thu nhập đầu người một tháng ở Ninh Thuận vẫn thấp hơn so với mức bình quân chung cả nước (995.000) và trong khu vực (728.000 VND). Đặc biệt đáng chú ý là thu nhập bình quân đầu người của nhóm nghèo nhất tại Ninh Thuận thuộc mức thấp nhất trên toàn quốc. Theo số liệu Điều tra VHLSS 2008, nhóm thu nhập số 1 ở Ninh Thuận đứng thứ 7 trong tốp thấp nhất của cả nước trong năm 2008 (205.000 đồng), trong khi đó nếu tính chung cho tất cả các nhóm thu nhập, Ninh Thuận đứng hàng thứ 19 trong các tỉnh có thu nhập thấp của 64 tỉnh, thành. Con số trên đây phản ánh khoảng cách khá lớn giữa các nhóm thu nhập cao và các nhóm thu nhập thấp ở Ninh Thuận (Phụ lục 1.13) đồng thời nó cũng cho thấy chiều sâu của thực trạng đói nghèo mà dân số và các hộ gia đình trong tỉnh đang phải đối mặt.

Tuy ngành nông, lâm và ngư nghiệp chiếm tới 40 phần trăm GDP và thu hút trên 70 phần trăm dân số toàn tỉnh, song số lượng lao động trong các doanh nghiệp nông nghiệp chỉ chiếm có 7,8 phần trăm tổng số việc làm trong tỉnh20. Điều đó có nghĩa rằng phần lớn các hoạt động canh tác nông nghiệp vẫn chủ yếu nằm trong quy mô sản xuất của hộ gia đình. Mặc dù vậy, theo Điều tra VHLSS, tỷ trọng thu nhập hàng tháng từ nông, lâm nghiệp, thủy sản đã giảm đáng kể từ 32,4 phần trăm trong năm 2004 xuống còn 21,1 phần trăm trong năm 2008. Điều này không hẳn chứng tỏ có sự dịch chuyển lao động ra khỏi lĩnh vực nông nghiệp, mà thực ra là do thiếu sức cạnh tranh của chính ngành nông nghiệp21. Đây là vấn đề tiềm ẩn ảnh hưởng tới tương lai của các cơ hội sinh kế và việc làm đối với lực lượng lao động trẻ ở nông thôn.

2.5 Những hình thái chênh lệch chính trong địa bàn tỉnh

Những khác biệt theo khu vực địa lý và địa bàn hành chính. Theo Bảng 2 ở phần trên, tỉnh có sự chênh lệch khá lớn trong nhiều chỉ tiêu về kinh tế-xã hội giữa các khu vực địa bàn và địa bàn hành chính. Xét ở nhiều khía cạnh, tình trạng nghèo trong số các nhóm dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn như Raglay, Cơ Ho, ở một mức độ cao có tương quan chặt chẽ với những khác biệt về mặt địa lý. Xét về địa bàn sinh sống và các điều kiện sản xuất nông nghiệp, nhìn chung người Raglay cư trú ở những huyện, xã, thôn (vùng cao) khó khăn nhất. Tuy vậy, xét về điều kiện hạ tầng kinh tế xã hội cơ bản và khả năng đi lại, tiếp cận các dịch vụ xã hội, những khu vực đó chưa hẳn là quá bất lợi hơn so với những nơi khác. Tất cả các xã ở Ninh Thuận đều đã có đường ô tô và điện lưới đến trung tâm xã, cũng như có các trường mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở. Vì thế, các yếu tố như địa bàn xa xôi, điều kiện sản xuất nông nghiệp hạn chế, khó tiếp cận với dịch vụ và thị trường chỉ giải thích được một phần sự chênh lệch giữa các địa bàn trong tỉnh. Điều quan trọng là cần phải xem xét những yếu tố sâu xa có ảnh hưởng tới vị thế kinh tế và xã hội của các nhóm dân tộc gặp nhiều khó khăn chẳng hạn dân tộc Raglay (xem Phần 2.7).

Dân tộc thiểu số Raglay. Thứ nhất, nhiều chỉ tiêu kinh tế và xã hội cho thấy thực trạng của nhóm dân tộc thiểu số Raglay có rất nhiều bất lợi. Tình trạng này thể hiện ở tỷ lệ nghèo của hộ gia đình, thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ dưới 5

20 Cục Thống kê tỉnh (2010) Niên giám thống kê 2009.21 So sánh với tỉnh lân cận Lâm Đồng, tỷ trọng thu nhập hàng tháng từ nông nghiệp của tỉnh này tăng từ 35,6% năm

2004 đến 36,6% trong năm 2008.

Page 56: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

44 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

tuổi và các chỉ tiêu khác về sự sống còn của bà mẹ và trẻ em; tỷ lệ đến trường và tốt nghiệp ở bậc giáo dục trung học; trình độ học vấn và tỷ lệ biết đọc biết viết của người lớn; cơ hội việc làm cho lực lượng lao động trẻ. Với dân số chiếm 10 phần trăm tổng dân số toàn tỉnh và chiếm một tỷ lệ tương đối lớn trong tổng số người nghèo trên địa bàn, đây là một trong những khía cạnh chính được đưa vào phân tích tình hình hình trẻ em ở tỉnh.

Các cộng đồng ngư dân di cư. Ở Ninh thuận có nhiều hộ làm nghề chài lưới đánh bắt cá ven biển. Một số hộ sống tạm bợ tại những điểm đánh cá khác nhau và di chuyển dọc theo khu vực bờ biển Ninh thuận và các tỉnh lân cận. Việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em ở những cộng đồng này gặp phải một số vấn đề như tình trạng bỏ học, lao động trẻ em, đăng ký hộ khẩu và khai sinh (Phần 6.4). Con số chính xác về số hộ này hiện chưa rõ và cần có những điều tra, nghiên cứu thêm để hiểu rõ hơn hoàn cảnh của những trẻ em thuộc các cộng đồng đánh cá ven biển và các hộ sống di chuyển này.

Các hộ nghèo ở khu vực thành thị và ven đô. Trong các khu vực thành thị và ven đô, một số hộ nghèo phải đối mặt với những vấn đề đặc thù liên quan tới giáo dục và chăm sóc sức khỏa cho trẻ em, thể hiện rõ nhất là các hộ trước đây làm nông nghiệp đã mất đất sản xuất do bị trưng dụng để xây dựng các công trình công cộng và hiện đang lâm vào cảnh khó khăn về kinh tế. Kinh tế gia đình không ổn định có ảnh hưởng tới vấn đề dinh dưỡng của trẻ em, đồng thời làm cho họ khó có thể tiếp tục cho con tới trường. Không có đủ việc làm cho tất cả những hộ gia đình này và họ có thể cũng không biết sử dụng tiền bồi thường một cách hiệu quả. Bởi vậy, quá trình đô thị hóa cũng đã tạo ra một mức độ nghèo đói nhất định có ảnh hưởng đến phúc lợi của trẻ em.

2.6 Thích ứng với biến đổi khí hậu và rủi ro về môi trường

Khu vực Duyên hải Nam Trung bộ được nhìn nhận là khu vực dễ bị tổn thương với tác động tiềm ẩn của biến đổi khí hậu22. Khả năng rủi ro về mặt tự nhiên có thể bao gồm gia tăng sự biến thiên lượng mưa, phạm vi tác động của các trận bão biển, sóng biển và các trận lũ lụt và thời gian hạn hán tăng lên ở nhiều địa bàn. Các yếu tố rủi ro về kinh tế xã hội trong vùng này phải kể đến như số lượng lớn dân cư phụ thuộc vào canh tác nông nghiệp, đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản tùy theo thời tiết. Như đã đề cập trong Phần 2.1, đã có sự gia tăng về lượng mưa hàng năm ở Ninh Thuận trong vòng thập niên qua, cùng với nó là gia tăng sự chênh lệch của lượng mưa trung bình giữa các năm.

Một nghiên cứu gần đây được tiến hành nhằm khảo sát mức độ thích ứng với biến đổi khí hậu trong mối tương quan với tác động của hạn hán ở Ninh Thuận23. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở cả hai vùng cao và vùng thấp/ven biển, những người được phỏng vấn đều xếp hạn hán và ngập lụt là những thảm họa đứng thứ nhất và thứ nhì về khả năng có thể xảy ra. Hạn hán được cho là có tác động nhiều mặt lên các cộng đồng dân cư. Những ảnh hưởng đầu tiên của nó bao gồm gây nguy hại cho mùa màng, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, mất việc làm và nguồn thu nhập, bên cạnh đó còn có những tác động khiến trẻ em phải nghỉ học và vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe ở một số địa phương (Bảng 4). Nghiên cứu trên đây còn chỉ ra những tác động gián tiếp liên quan đến gia tăng các vấn đề về sức khỏe, bệnh phụ khoa và dịch tiêu chảy ở trẻ em.

22 Ngân hàng Thế giới (2010) Những vấn đề xã hội trong thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.23 Oxfam tại Việt Nam và Khoa Môi trường Đại học Kyoto. Tài liệu đã dẫn.

Page 57: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

45PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Bảng 4. Những tác động chính do hạn hán gây ra tại bốn cộng đồng ở Ninh thuận

Đối tượng phỏng vấn

Khu vực ven biển Khu vực miền núiLong Bình Hoa Thanh-Nam

Cường Đá Ba Cái Ma Ro

Nam

(1) Nuôi trồng thủy sản không có lãi;(2) Chăn nuôi không có lãi;(3) Trẻ phải bỏ học;(4) Mất việc làm;(5) Thiếu thức ăn gia súc.

(1) Mất mùa;(2) Chăn nuôi không có lãi;(3) Thu nhập từ gia súc thấp hơn;(4) Mất thu nhập;(5) Trẻ phải bỏ học.

(1) Mất mùa;(2) Chăn nuôi không có lãi;(3) Mất thu nhập;(4) Cây cối bị chết;(5) Mất việc làm.

(1) Mất mùa;(2) Chăn nuôi không có lãi;(3) Mất thu nhập;(4) Cây cối bị chết;(5) Mất việc làm.

Nữ

(1) Nuôi trồng thủy sản không có lãi;(2) Chăn nuôi không có lãi;(3) Thiếu thức ăn gia súc;(4) Bệnh tật;(5) Trẻ phải bỏ học.

(1) Mất mùa;(2) Mất thu nhập;(3) Nuôi trồng thủy sản không có lãi;(4) Mất việc làm;(5) Trẻ phải bỏ học.

1) Mất mùa;(2) Chăn nuôi không có lãi;(3) Thiếu thức ăn gia súc;(4) Thiếu nước sinh hoạt cho gia đình;(5) Mất thu nhập.

(1) Mất mùa;(2) Chăn nuôi không có lãi;(3) Cây cối bị chết;(5) Mất thu nhập;(5) Mất việc làm.

Nguồn: Oxfam tại Việt Nam và Khoa Môi trường Đại học Kyoto (không rõ thời gian) Những vấn đề cần cân nhắc trong thích ứng với biến đổi khí hậu ở Ninh Thuận.

Nghiên cứu cũng đánh giá cụ thể về nguyên nhân gốc rễ của những ảnh hưởng vừa nêu cũng như những cơ chế ứng phó và giảm thiểu đi cùng (Phụ lục 1.18). Những cơ chế ứng phó và giảm thiểu này bao gồm: (i) tăng cường sự đa dạng của các phương án kỹ thuật để hộ gia đình có thể ứng phó với những biến động về điều kiện chăn nuôi và trồng trọt và các thời kỳ thiếu nước sinh hoạt; (ii) nâng cao năng lực cho chính quyền và cộng đồng địa phương để quản lý hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên và hệ thống môi trường trên địa bàn và năng lực lập kế hoạch ứng phó với thảm họa thiên nhiên; (iii) đặc biệt, nâng cao năng lực của phụ nữ tham gia trong những hoạt động kể trên; và (iv) các biện pháp đảm bảo an toàn đặc biệt cho những nhóm dễ bị tổn thương như người già và trẻ em.

Xâm nhiễm mặn nguồn nước ở các vùng thấp. Do điều kiện khí hậu khô hạn và lượng nước ngầm khan hiếm, vì vậy nhiễm mặn trở thành một vấn đề lớn ảnh hưởng đến việc cấp nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp ở các khu vực vùng thấp của trong tỉnh. Việc cấp nước sinh hoạt cho dân số các huyện vùng thấp, ven biển và Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm là một trong những ưu tiên lớn của tỉnh (xem Phần 4.5). Đặc biệt, việc cấp nước tiếp tục là vấn đề nan giải đối với huyện Bác Ái nơi chỉ có 53,8 phần trăm dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch phù hợp (Bảng 2). Cũng đã có những quan ngại về vấn đề ô nhiễm môi trường ở huyện Thuận Nam do việc sản xuất muối công nghiệp trên quy mô lớn gây ra24. Đây là khu vực sản xuất muối công nghiệp lớn nhất cả nước với diện tích 2500 ha và sản lượng 300.000 tấn mỗi năm. Thời gian qua hơn 400 hộ dân ở hai thôn của xã Phước Minh phải chịu cảnh thiếu nước sinh hoạt một cách trầm trọng, mùa màng, đất đai nông nghiệp bị thiệt hại do nguồn nước bị nhiễm mặn. Theo báo cáo, các hộ gia đình ở đây hiện nay phải mua nước từ nơi khác chở về với giá 45.000 đồng một khối. Hậu quả của việc này là gia tăng đói nghèo tại địa phương này. Đây là một ví dụ minh họa rõ nét về những khía cạnh tổn thương về môi trường có thể gây hậu quả tới sinh kế của các hộ gia đình, thực trạng và phúc lợi của trẻ em.

2.7 Thực trạng kinh tế và xã hội của người Raglay

Như đã nêu ở phần trên đây, một trong những quan ngại lớn trong phát triển kinh tế và xã hội của Ninh Thuận có liên quan đến thực trạng của nhóm dân tộc thiểu số người

24 Báo Tiền Phong trực tuyến tháng 3, 2011. “Dân lao đao vì nước nhiễm mặn”

Page 58: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

46 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Raglay. Chính vì vậy, báo cáo đã xem xét ngay từ đầu những yếu tố có tính lịch sử cũng như đương đại đã góp phần hình thành những hình thái bất lợi và những thay đổi về mặt xã hội trong cộng đồng người dân tộc thiểu số này và từ đó có thể sử dụng làm cơ sở cho việc phân tích trong những phần sau của báo cáo.

Về vấn đề này, ngày nay thực trạng đời sống của người Raglay và người Chăm có sự khác biệt rõ rệt mặc dù thực tế là hai nhóm dân tộc này có lịch sử phát triển lâu đời và rất gần gũi bên nhau. Sự khác biệt không chỉ nằm trong các chỉ số về kinh tế-xã hội và mức độ tương tác với nền kinh tế hiện đại, mà còn thể hiện cả trong các giá trị văn hóa ‘phi vật thể’ giữa hai dân tộc này.

Khung số 1. Hình thái định cư và thiết chế thôn làng của người Raglay

Trong suốt thế kỷ 20, các Palay bị xáo trộn – cả về địa bàn cư trú và thiết chế xã hội của cộng đồng người Raglay - bởi nhiều biến cố lịch sử, vì vậy cho tới nay chỉ tồn tại một cách tản mạn. Một loạt biến động lịch sử bắt đầu từ thời Pháp thuộc, chuyển qua chế độ Ngụy Quyền Sài Gòn, qua cuộc kháng chiến giải phóng và thống nhất đất nước và kéo dài cho tới thời kỳ sau giải phóng, toàn bộ những biến động này đã góp phần phá vỡ các cộng đồng Raglay. Dưới thời của chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền nam Việt Nam, nhiều chính sách tái xác lập địa bàn của người dân tộc thiểu số trong khu vực để hình thành các khu vực kinh tế đặc biệt và các làng chiến lược ‘Ấp chiến lược’ – một cách tổ chức cưỡng bức người dân chống lại các lực lượng quân giải phóng. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, người Raglay là một đồng minh quan trọng của lực lượng cách mạng.

Sau giải phóng, các Palay tiếp tục có những thay đổi khi nhà nước thực hiện các chương trình định canh, định cư nhằm ổn định đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số với việc bỏ hình thức du canh du cư và thành lập các khu dân cư ổn định. Ở vùng Tây Nguyên lân cận cũng diễn ra việc thu hồi đất nông nghiệp màu mỡ giao cho các nông, lâm trường nhà nước và sau đó là cho những người nông dân nhập cư từ nơi khác đến. Tuy nhiên xu hướng này tác động rất nhỏ tới người Raglay do đất đai nông nghiệp của người Raglay sử dụng có chất lượng nghèo nàn. Mặc dù vậy, phần lớn diện tích đất ở Ninh Thuận là nằm trong khu vực rừng bảo vệ, điều đó đồng nghĩa với việc người Raglay bị hạn chế quyền sử dụng nguồn tài nguyên rừng nơi mà trước đây là cơ sở của các hệ thống sinh kế truyền thống của họ.

Trong những thời kỳ nói trên, việc tái xác lập liên tục nhiều thôn làng của người Raglay đã làm xáo trộn các Palay với vai trò là một thiết chế xã hội. Kể từ sau giải phóng năm 1975 cho tới khoảng trước năm 2000, các tộc trưởng và người già trong làng ‘già làng’ thường được chọn làm trưởng thôn. Hiện tại, ở các vùng thấp, trưởng thôn thường là người trẻ tuổi hơn và là đảng viên, một số nơi ‘già làng’ làm bí thư chi bộ. Trên các vùng cao và vùng căn cứ kháng chiến trước đây, ‘già làng’ thường vẫn là trưởng thôn.

Nguồn: (i) Phan Xuân Biên và các tác giả khác. (1998) Văn hóa và xã hội người Raglay ở Việt nam; (ii) Trao đổi cá nhân với trợ lý nghiên cứu trong quá trình đi thực địa

Mặc dù ngôn ngữ của hai dân tộc ở cùng một hệ và có những nét tương đồng, nhưng người Chăm có chữ viết và chữ viết của họ được sử dụng và phổ biến rộng rãi, trong khi đó người Raglay lại không có chữ viết cho dù họ có một vốn văn hóa truyền khẩu khá phong phú và đa dạng. Người Chăm có tính di động xã hội và khả năng liên kết với các khu vực và các nước khác cao hơn nhờ các mạng lưới kinh tế và tôn giáo rộng khắp, trong khi đó các mối quan hệ với bên ngoài của người Raglay lại tương đối hạn chế.

Về mặt truyền thống, người Raglay trước đây chủ yếu sống nhờ vào rừng với các hoạt động canh tác nương rẫy và săn bắn. Cho đến tận đầu thế kỷ 20, trung tâm xã hội của dân tộc Raglay vẫn là các “palay” (làng) – một đơn vị cư trú và cũng là một thiết chế tổ chức xã hội cơ bản - được coi là trung tâm sinh hoạt của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của họ (Khung số 1)25. Xã hội và mối quan hệ họ hàng của người Raglay được tổ chức theo chế độ mẫu hệ, cụ thể là con cái sinh ra và tài sản thừa kế theo họ mẹ và ngoại hôn giữa các dòng tộc như Chamale (máu), Pinang (cau), Kator (bo bo)

25 Phan Xuân Biên và các tác giả khác. (1998) Văn hóa và xã hội người Raglay ở Việt nam.

Page 59: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

47PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

và Pupor (tro bếp). Sau khi lấy nhau, theo truyền thống con trai về ở bên nhà gái và trở thành một phần của gia đình nhà vợ. Quyền thừa kế tài sản chủ yếu theo bên nữ. Thông thường, người anh (hoặc em) trai lớn tuổi nhất của người phụ nữ cao tuổi nhất dòng tộc giữ vị trí tộc trưởng (già làng) và có vai trò trung tâm trong việc đưa ra những quyết định trong đời sống và chính trị của các palay.

Những năm qua, chính quyền tỉnh Ninh Thuận đã đầu tư rất nhiều vào việc cải thiện các điều kiện hạ tầng kinh tế và xã hội trên địa bàn các xã, thôn của người Raglay. Nhiều nỗ lực cũng đã được tăng cường nhằm nâng cao việc cung cấp các dịch vụ xã hội và các chương trình hỗ trợ khuyến nông và chăn nuôi gia súc. Mặc dù như vậy, trong bối cảnh hiện đại ngày nay, người Raglay vẫn được cho là những người thiếu ‘tinh thần kinh doanh’ và ‘kỹ năng làm ăn kinh tế’ so với người Chăm và người Kinh láng giềng. Nhiều người già Raglay, nhất là phụ nữ, không biết chữ và không biết làm tính, cũng như không có kỹ năng quản lý chi tiêu trong gia đình. Điều đó đã đặt họ vào một vị thế bất lợi trong các hoạt động kinh tế và giao dịch thị trường. Cũng có những dấu hiệu cho thấy, thanh niên Raglay hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong việc tiếp thu các kiến thức giáo dục và phát triển kỹ năng sống để có thể kiếm được việc làm, hòa nhập và chớp lấy các cơ hội xã hội mới.

Hệ thống dòng tộc theo chế độ mẫu hệ của Người Raglay đã tạo ra những trông đợi khác biệt về giới (ví dụ, về vị trí kinh tế và xã hội của nam giới khi họ phải chuyển về sống trong gia đình nhà vợ), điều này có những ảnh hưởng nhất định đối với vấn đề chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Đồng thời trong các gia đình Raglay, vai trò giới trong việc phân công công việc gia đình, việc sản xuất đồng áng và quyền đưa ra các quyết định vẫn được tổ chức theo lối truyền thống26. Tuy vấn đề giáo dục được đặt công bằng cho trẻ em và trẻ em gái, trên thực tế trẻ em gái Raglay vẫn tiếp tục gặp phải các vấn đề khó khăn trong việc mở rộng tầm hiểu biết về các mối quan hệ kinh tế, xã hội của mình. Mặt khác, vai trò truyền thống của trẻ em trai và nam giới Raglay cùng với hệ sinh kế dựa vào rừng đã bị thu hẹp cùng lúc họ phải đối mặt với những khó khăn trong việc đáp ứng với thị trường lao động và duy trì việc làm ổn định tạo nguồn thu nhập mới.

Một điều có thể nhận thấy rõ ở đây là những khía cạnh nằm sâu trong quá trình điều chỉnh của xã hội Raglay đã có những ảnh hưởng tới tình hình của trẻ em và những cơ hội cho thế hệ trẻ của dân tộc này. Để giải quyết những vấn đề cụ thể về y tế, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong cộng đồng này cần có sự cân nhắc sâu sắc hơn. Hơn thế nữa, như đề cập chi tiết trong Chương 7, đây là những yếu tố liên quan tới ‘sự tham gia’ của thanh thiếu niên người Raglay trong nền kinh tế và xã hội hiện đại.

26 Nguyễn Thị Phương Yến (2007) Phân chia lao động theo giới trong các gia đình người Raglay và Cơ Ho.

Page 60: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

48 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

CHƯƠNG 3:LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ PHÂN BỔ NGÂN SÁCH CHO TRẺ EM

Page 61: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

49PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

3. Lập chương trình hoạt động và phân bổ ngân sách cho trẻ emĐây là chương đi sâu phân tích việc lập kế hoạch chương trình xã hội và kế hoạch ngân sách cho các dịch vụ liên quan tới trẻ em trong giai đoạn từ 2006 đến 2010. Các nội dung phân tích bao gồm: (i) xu hướng ngân sách trong kế hoạch ngân sách chung của tỉnh và ‘vốn đầu tư phát triển’ trong Kế hoạch Phát triển KT-XH hàng năm; (ii) phân bổ vốn cho các Chương trình Mục tiêu quốc gia; và (iii) nguồn vốn cho các chương trình, chính sách về bảo trợ xã hội (iv) Cơ chế tổ chức thực hiện các vấn đề liên ngành trong chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Chương này làm cơ sở cho những phân tích chi tiết hơn về việc thực hiện các quyền trẻ em theo từng ngành, từng lĩnh vực trong các chương tiếp theo.

3.1 Ngân sách của tỉnh và chi tiêu trong các ngành xã hội

Thu ngân sách tỉnh. Theo Niên Giám Thống kê tỉnh, ngân sách tỉnh đã tăng 40,3 phần trăm, từ 1.519 tỷ đồng năm 2006 lên 2.131 tỷ đồng theo con số sơ bộ năm 2009 (Hình 8 & Phụ lục 1.19). Ninh Thuận vẫn là tỉnh phụ thuộc nhiều vào ngân sách trung ương, chiếm từ 62,8 phần trăm trong năm 2006 (954 tỷ đồng) và 60,5 phần trăm trong năm 2009 (1.287 tỷ đồng). Tỷ lệ thu từ nguồn địa phương trong tổng ngân sách đã tăng từ 17,8 phần trăm năm 2006 (271 tỷ đồng) lên 23,5 phần trăm năm 2009 (501 tỷ đồng). Lượng thu từ các khu vực ngoài quốc doanh đã tăng từ 294 tỷ đồng năm 2006 (19,4 phần trăm) lên 342 tỷ năm 2009 (16 phần trăm).

Hình 8. Các nguồn thu ngân sách của tỉnh (2006-2009)

0

500

1000

1500

2000

2500

2006 2007 2008 2009

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh (2010) Niên giám Thống kê 2009.

Chi ngân sách tỉnh. Tổng chi ngân sách của tỉnh đã tăng 36,2 phần trăm từ 1.429 tỷ năm 2006 lên 1.946 tỷ theo con số sơ bộ năm 2009 (Hình 9 & Phụ lục 1.20). Tỷ trọng lớn nhất chi tiêu cho lĩnh vực xã hội đã gia tăng vào khoản 114.2 phần trăm trong giai đoạn này (bao gồm cho các ngành giáo dục đào tạo, y tế, phúc lợi xã hội và văn hóa), tiếp sau là chi tiêu cho đầu tư phát triển tăng vào khoảng 98 phần trăm.

Chi tiêu của các ngành xã hội. Tổng chi tiêu cho các lĩnh vực xã hội đã tăng từ 327,8 tỷ đồng năm 2006 lên 702,3 tỷ theo con số sơ bộ năm 2009 (Hình 10 & Phụ lục 1.20). Trong giai đoạn này, chi tiêu trong ngành y tế đã tăng khoảng 109 phần trăm (từ 50,1 lên

Page 62: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

50 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

104,6 tỷ), trong khi đó lĩnh vực phúc lợi xã hội tăng 176 phần trăm (từ 32,7 lên 90,2 tỷ) và giáo dục tăng 86,6 phần trăm (từ 206,7 lên 385,6 tỷ). Theo con số sơ bộ năm 2009, các ngành xã hội chiếm 36 phần trăm tổng chi tiêu của toàn tỉnh, với ngành giáo dục và đào tạo chiếm 19,8 phần trăm, tiếp theo là y tế (6,4%) và phúc lợi xã hội (3,19 phần trăm).

Hình 9. Các nguồn chi của tỉnh (2006 & 2009)

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

1000

2006 2009

Hình 10. Chi theo các lĩnh vực xã hội của tỉnh (2006 & 2009)

0

100

200

300

400

500

600

700

800

2006 2009

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh (2010) Niên giám Thống kê 2009.

3.2 Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội

‘Ngân sách đầu tư phát triển’ hàng năm nằm trong Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội của tỉnh (Phụ lục 1.21)27 trong đó chủ yếu bao gồm ‘vố n đầu tư’ và một phần ‘vố n sự nghiệ p’, nhưng không bao gồm hạng mục ‘chi thường xuyên’ của hệ thống cơ quan nhà

27 Cần lưu ý rằng số liệu đưa ra trong phần này là con số kế hoạch chứ không phải con số thực hiện hoặc số quyết toán.

Page 63: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

51PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

nước (cụ thể như: lương và các chi phí hoạt động hành chính thường nhật)28. Bảng 5 nêu tóm lược ngân sách đầu tư phát triển từ năm 2008 đến 2010. Có thể thấy, tỷ lệ vốn đầu tư phát triển lớn nhất là từ khu vực ngoài quốc doanh (63 đến 64 phần trăm) trong đó bao gồm các doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình cá thể. Các Chương trình mục tiêu quốc gia và những dự án lớn (như Chương trình 135) chỉ chiếm một phần tương đối nhỏ trong tổng ngân sách đầu tư, với tỷ lệ giảm từ 1,71 phần trăm trong năm 2008 xuống còn 1,47% trong năm 2010.

Đầu tư cho các mục tiêu quốc gia và của tỉnh. Hạng mục này chiếm khoảng 7,7 phần trăm trong tổng ngân sách đầu tư phát triển. Chi tiết các lĩnh vực đầu tư và hỗ trợ được đưa ra trong Phụ lục 1.22, trong đó một số là những ưu tiên quốc gia được quyết định ở cấp trung ương như phát triển kinh tế-xã hội vùng29, cơ sở hạ tầng du lịch và các khu công nghiệp và hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo và hộ dân tộc thiểu số. Số khác là những ưu tiên của tỉnh tùy theo theo từng năm. Một số phần đầu tư cho cơ sở hạ tầng y tế, giáo dục cũng được cung cấp qua các dự án này, bổ sung thêm cho nguồn ngân sách của hai lĩnh vực này.

Bảng 5. Ngân sách đầu tư phát triển của tỉnh (KH PT KT-XH giai đoạn 2008 – 2010)

Hạng mụcNăm (tỷ đồng)

2008 2009 2010Tổng cộng 4,000 4,520 6,160

Vốn các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh 2,560 2,900 3,900Vốn trung ương quản lý 435 500 620Vốn chính phủ hỗ trợ theo mục tiêu cấp tỉnh và cấp trung ương 308 350 473Vốn xây dựng cơ bản tập trung 160 160 130Chương trình MTQG và các dự án lớn 69 81 91Đầu tư từ sổ số kiến thiết 16 16 23Các nguồn vốn khác 500 0 922

Nguồn: Tổng hợp từ Kế hoạch PT KT-XH tỉnh Ninh Thuận các năm 2008, 2009 & 2010

3.3 Chương trình Mục tiêu Quốc gia

Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) là một trong những phương tiện chủ yếu qua đó tập trung chính sách và nguồn vốn ngân sách thực hiện các mục tiêu phát triển xã hội và tăng cường cung cấp dịch vụ xã hội; chính vì lẽ đó các chương trình này là trọng tâm đi sâu phân tích trong phần lập chương trình hoạt động và kế hoạch ngân sách cho các vấn đề về trẻ em. Tổng chi ngân sách trong các Chương trình MTQG ở Ninh Thuận giai đoạn 2006-2010 là 678,2 tỷ đồng trong đó 44,9 phần trăm là chi thường xuyên bao gồm vốn sự nghiệp và 44,1 phần trăm vốn đầu tư (Bảng 6 & Phụ lục 1.23)30.

28 Không có thuật ngữ tiếng Anh chính xác cho cụm từ “vốn sự nghiệp” trong khi đây là một hạng mục ngân sách quan trọng của hệ thống ngân sách Việt Nam. Theo Viện Khoa học Tài chính Việt Nam thuật ngữ “service delivery’ (việc cung cấp dịch vụ của nhà nước – chú thích của người dịch) diễn tả được nhiều nhất hàm nghĩa của cụm từ này. Trên thực tế, phần lớn của Vốn sự nghiệp chính là ngân sách chi thường xuyên. Vốn sự nghiệp cũng bao gồm cả những chi tiêu tùy theo cân đối của các sở ngành, các địa phương và đơn vị, như: đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; duy tu, bảo dưỡng; các hoạt động thông tin liên lạc; thí điểm các ‘mô hình’ thực hiện; và phụ cấp cho cộng tác viên cấp cơ sở... Như vậy, Vốn sự nghiệp là một hạng mục ngân sách quan trọng cho việc nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ.

29 Nghị quyết 39/2004/TW (16/08/2004) của Bộ Chính trị về Phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ đến năm 2010.

30 UBND Ninh Thuận (2010) Báo cáo thực hiện Chương trình Hành động Quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2006 – 2010 và các vấn đề, giải pháp cho chương trình trong giai đoạn 2011-2015 tại tỉnh Ninh Thuận.

Page 64: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

52 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Ngân sách nhà nước chiếm 75,5 phần trăm vốn Chương trình MTQG, trong đó 71 phần trăm là vốn trung ương. 24,5 phần trăm được huy động từ các nguồn ngoài nhà nước dành cho các Chương trình MTQG, nhất là cho Chương trình MTQG về Một số dịch bệnh Xã hội nguy hiểm và HIV/AIDS và Chương trình MTQG về Nước sạch và Vệ sinh Nông thôn (Phụ lục 1.23). Một số tỉnh khác, nơi nguồn thu của địa phương nhiều hơn, đã được sử dụng để bổ sung cho việc thực hiện các Chương trình này. Ví dụ, nghiên cứu phân tích tình hình trẻ em ở An Giang cho thấy trong giai đoạn 2006-2010, 65 phần trăm vốn thực hiện các Chương trình MTQG ở tỉnh này được huy động từ nguồn vốn ngoài quốc doanh, nhờ đó tỉnh có thể bổ sung vốn thực hiện cho các chương trình MTQG nhất là các chương trình về giảm nghèo và phòng chống HIV/AIDS31.

Chương trình MTQG về giáo dục và đào tạo. Tổng nguồn vốn giao cho Chương trình này là 217,2 tỷ đồng trong đó 100 phần trăm là vốn sự nghiệp (Hình 11). Dự án cải thiện cơ sở vật chất trường học chiếm 39 phần trăm, tiếp sau là dự án nâng cao năng lực đào tạo nghề (25 phần trăm) và giáo dục cho các khu vực miền núi (12 phần trăm). Cơ sở vật chất trường lớp đã được nâng cấp, cải thiện cho trường cao đẳng sư phạm của tỉnh, các trường dân tộc nội trú và xây mới 265 phòng học cho các lớp mẫu giáo và trung học cơ sở32. Tuy nhiên con số này không thể hiện hết tổng nguồn vốn dành cho các chương trình của ngành giáo dục do một lượng khá lớn nguồn vốn dành cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học còn đến từ nguồn vốn của Chương trình Kiên cố hóa Trường học cũng như từ nhiều dự án tài trợ nước ngoài khác.

Bảng 6. Phân bổ vốn trong các Chương trình Mục tiêu Quốc gia (2006 đến 2010)

Chương trình MTQGTổng (triệu đồng)

Nguồn vốn (triệu đồng) Tỷ lệTrung ương

Địa phương

Các nguồn

vốn khác

% so với

tổng vốn

CTMT

% ngân sách nhà

nước

Ngân sách

thường xuyên

%Tổng 678.237 481.851 30.193 166.193 - - -

Vốn đầu tư 373.751 187.680 20.427 165.464 55,1 55,6 -

Vốn sự nghiệp 304.660 294.171 9.766 729 44,9 99,7 -

CTMTQG về Giảm nghèo 28.994 28.944 0 0 4,3 100 100

CTMTQG về Việc làm 7.030 7.030 0 0 1,0 100 22,3

CTMTQG về Dân số và KHHGĐ 21.706 21.706 0 0 3,2 100 100

CTMTQG về Một số dịch bệnh Xã hội nguy hiểm và HIV/AIDS

36.590 30.795 5.066 729 5,4 98,0 63,1

CTMTQG về Nước sạch và VSMT NT 332.551 146.660 20.427 165.464 49,0 50,2 3,0

CTMTQG về Giáo dục và Đào tạo 217.240 214.440 2.800 0 32,0 100 100

CTMTQG về Văn hóa 24.765 22.865 1.900 0 3,7 100 43,0

CTMTQG về An toàn, Vệ sinh Thực phẩm 3.751 3.751 0 0 0,6 100 100

CTMTQG về Phòng chống Ma túy 2.900 2.900 0 0 0,4 100 100

CTMTQG về Phòng chống Tội phạm 2.710 2.710 0 0 0,4 100 100

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu Tư& Sở Tài chính (2010). Số liệu cung cấp cho đợt nghiên cứu.

Chương trình MTQG Phòng chống Một số Dịch bệnh Xã hội Nguy hiểm và HIV/AIDS. Tổng vốn giao cho Chương trình này là 36,6 tỷ đồng, trong đó 63 phần trăm là vốn sự nghiệp và 37 phần trăm cho đầu tư hạ tầng (Hình 12). Trong tổng số vốn giao,

31 UBND tỉnh An Giang & UNICEF (2011) Phân tích tình hình trẻ em ở tỉnh An Giang.32 UBND tỉnh (2010) tài liệu đã dẫn.

Page 65: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

53PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

khoảng 19 phần trăm ngân sách được phân cho ba dự án có ảnh hưởng trực tiếp tới trẻ em bao gồm: dự án phòng chống suy dinh dưỡng (12,3 phần trăm), dự án tiêm chủng mở rộng (4,7 phần trăm) và dự án chăm sóc sức khỏe sinh sản (2,1 phần trăm). Việc phòng chống Sốt rét cũng được phân bổ một lượng vốn khá lớn và đã có hiệu quả tích cực trong những năm vừa qua (xem Phần 4.1). Trong khi đó 26,6 phần trăm là lượng vốn được phân cho Dự án Phòng chống HIV/AIDS. Đầu tư hạ tầng trong Chương trình được tập trung cho việc nâng cấp, cải thiện cơ sở vật chất chăm sóc và điều trị Lao, HIV/AIDS và chăm sóc sức khỏe tâm thần (chiếm 39,8 phần trăm tổng nguồn vốn).

Theo Bộ Y tế, năm 2009 tổng ngân sách dự kiến của tỉnh là 81,146 tỷ đồng (Phụ lục 1.25). Chi tiêu y tế tính bình quân đầu người vào khoảng 143.400 đồng (tương đương với 7,17 USD). Con số này thấp hơn so với mức Tổ chức Y tế thế giới đặt ra, 34 USD, cho chi tiêu bình quân đầu người đối với các dịch vụ y tế cơ bản. Việc phân bổ ngân sách theo đầu người như trên chỉ dựa trên các mức yêu cầu chung, phổ biến chứ chưa đáp ứng được những yêu cầu chi phí phụ trội đối với việc cung cấp dịch vụ y tế hiệu quả tại các khu vực vùng sâu, vùng xa cũng như các hoạt động bảo hiểm y tế toàn dân. Cách phân bổ đó cũng làm cho việc lập và thực hiện kế hoạch chiến lược ngắn hạn (hàng năm) và trung hạn (5 năm) trở nên khó khăn để có thể đáp ứng những thay đổi về nhu cầu y tế do sự thay đổi cấu trúc tuổi dân số (cụ thể như: chi tiêu y tế dự kiến cho từng nhóm tuổi dân số); hay sự thay đổi của các loại hình dịch bệnh và tỷ lệ mắc; hay sự thay đổi trong khả năng chuẩn bị ứng phó khẩn cấp và an ninh dịch tễ.

Hình 11. Tỷ lệ phần trăm phân bổ vốn trong các Chương trình MTQG về giáo dục và Đào tạo (2006 - 2010)

11

5

12

5

39

4

25

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính (2010) Số liệu cung cấp cho đợt nghiên cứu.

Page 66: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

54 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Hình 12. Tỷ lệ phần trăm phân bổ vốn của các dự án trong Chương trình MTQG về một số dịch bệnh xã hội nguy hiểm và HIV/AIDS, (2006 - 2010)

8,7

5,10,9

29,2

4,34,712,3

5,5

2,1

26,6

0,5

IV/AID

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính (2010) Số liệu cung cấp cho đợt nghiên cứu.

Chương trình MTQG về Dân số và KHHGĐ. Tổng vốn giao cho Chương trình này là 21,7 tỷ đồng, trong đó 100 phần trăm là vốn sự nghiệp. Theo báo cáo của tỉnh, vốn của Chương trình đã sử dụng để đào tạo cho 900 cộng tác viên dân số và KHHGĐ tại 63 xã, phường đồng thời thành lập hai trung tâm tư vấn và dữ liệu dân số tại huyện Thuận Bắc và Bác Ái giúp tăng cường mạng lưới và khả năng vươn rộng của các dịch vụ về dân số và KHHGĐ trong tỉnh33.

Chương trình MTQG về Nước sạch và Vệ sinh môi trường Nông thôn. Tổng vốn giao cho Chương trình này là 332,5 tỷ trong đó 97 phần trăm dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng và 3 phần trăm cho cung cung cấp dịch vụ. Khoảng 6,14 phần trăm nguồn vốn của Chương trình (20,42 tỷ đồng) là từ ngân sách địa phương và 49,75 phần trăm (165,4 tỷ) từ các nguồn khác, qua đó thể hiện sự ưu tiên của tỉnh cho việc tăng cường vấn đề nước sạch và vệ sinh nông thôn. Trong những năm gần đây, đã có nhiều sự cải thiện đáng kể trong việc cấp nước sinh hoạt và vệ sinh cho các trường phổ thông và trạm y tế cũng như cho các hộ nhân dân trên toàn địa bàn của tỉnh. Một điểm lưu ý là tuy tổng vốn giao cho Chương trình MTQG này tại Ninh Thuận cao hơn so với một số tỉnh khác, song tỷ lệ phân bổ cho việc cung cấp dịch vụ ở Ninh Thuận lại thấp hơn34.

3.4 Ngân sách cho công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em

Sự đa dạng của các nguồn kinh phí, các ngành và cơ quan tham gia. Nhiều lĩnh vực, cơ quan, ban ngành có liên quan tới các khía cạnh khác nhau trong công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, vì vậy rất khó có thể tổng hợp để đưa ra một bức tranh toàn diện về việc phân bổ ngân sách cho những hoạt động này. Hơn nữa, hầu hết các can thiệp đều mới hạn chế ở mức trợ cấp xã hội hoặc hỗ trợ tiền mà chưa tập trung vào phúc lợi

33 UBND tỉnh Ninh Thuận (2010) tài liệu đã dẫn.34 Phân tích tình hình trẻ em tại các tỉnh Điện Biên và An giang cho thấy tỷ lệ vốn của Chương trình MTQG này phân bổ

cho cung cấp dịch vụ vào khoảng 10,5% và 8,4% ở từng tỉnh theo thứ tự tương ứng, nhiều hơn gấp hai lần ở Ninh Thuận

Page 67: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

55PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

xã hội. Theo báo cáo của Sở LĐTB&XH cho năm 200935, nguồn kinh phí cho bảo vệ và chăm sóc trẻ em đến từ nhiều kênh khác nhau, trong đó bao gồm ngân sách nhà nước, hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể và vốn xã hội hóa từ khu vực kinh tế tư nhân và các tổ chức từ thiện. Cụ thể bao gồm:

• Hỗ trợ tài chính cho những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo Nghị định 67/NĐ-CP36, cho các đối tượng được chăm sóc tại cộng đồng cũng như tại các trung tâm bảo trợ xã hội của nhà nước và tư nhân. Trong năm 2009, theo báo cáo khoảng 1.758 em được nhận hỗ trợ theo Nghị định 67, chiếm khoảng 23 phần trăm tổng số những em cần được hỗ trợ (Bảng 6).

• Quỹ Bảo trợ Trẻ em tỉnh – trong năm 2009 có tổng số là 280 triệu đồng – với sự đóng góp của của nhiều tổ chức từ thiện, các doanh nghiệp và người hảo tâm. Hoạt động từ quỹ bao gồm hỗ trợ cho trẻ em các hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số và trẻ khuyết tật; nâng cấp cơ sở vật chất cho các trường mẫu giáo, tiểu học v.v... Ngoài ra, theo báo cáo, có 45 xã, phường đã tự đứng ra thành lập Quỹ bảo trợ trẻ em trên địa bàn của mình trong năm 2009.

• Hỗ trợ của các tổ chức từ thiện, tổ chức tôn giáo và các bệnh viện của Tp. Hồ Chí Minh tư vấn và khám, chữa bệnh miễn phí cho 4.173 lượt trẻ em, trong đó có 208 trẻ bị khuyết tật được phẫu thuật miễn phí.

• Quà Tết và hỗ trợ tài chính cho các hộ nghèo và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cho tổng số 21.780 em trong năm 2009.

• Ngoài ra, các tổ chức đoàn thể cũng tích cực tham gia vào các hoạt động khác nhau liên quan đến chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Ví dụ, Đoàn Thanh niên tham gia phong trào khuyến học và hỗ trợ vật chất để trẻ em nghèo tới trường; sinh hoạt văn hóa cho trẻ em và các hoạt động của trẻ em bao gồm cả nâng cao nhận thức phòng chống HIV/AIDS v.v... Những hoạt động của Hội Phụ nữ và Đoàn Thanh niên là nguồn hỗ trợ lớn cho công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em nhất là cho những hoạt động được tổ chức tại cộng đồng; đồng thời cũng là chiếc cầu nối trực tiếp với các hộ gia đình trên địa bàn.

Chính sách bảo trợ xã hội. kể từ năm 2007 sau khi Nghị định 67/NĐ-CP ra đời tiếp theo được bổ sung bởi Nghị định 13/NĐ-CP năm 201037, các thủ tục, cơ chế tài chính và phân bổ kinh phí cho công tác bảo trợ xã hội đã được quy về một mối38. Nghị định 67 đã quy tập những chính sách và cơ chế đơn lẻ trước đây về bảo trợ xã hội cho các gia đình và trẻ em, cả cho số được chăm sóc tại cộng đồng cũng như tại các trung tâm bảo trợ xã hội. Đối với công tác chăm sóc tại cộng đồng, việc giao kinh phí được thực hiện dựa trên đánh giá nhu cầu thực tế - xã/phường lập danh sách hỗ trợ và trình lên Phòng Lao động, Phòng Tài chính, Kế hoạch để kiểm tra, xem xét.

Trong quá trình nghiên cứu, ngân sách cho Nghị định 67 và Nghị định 13 ở cấp tỉnh và của 3 huyện đi thực địa đã được tổng hợp qua đó thể hiện các nguồn vốn và những ưu tiên trong công tác bảo trợ xã hội. Theo số liệu do Sở LĐTBXH cung cấp, từ năm 2007 đến 2010 khoảng 68,6 tỷ đồng vốn đã được phân bổ (Bảng 6). Việc phân bổ ngân sách trong tỉnh nhìn chung tương ứng với số lượng dân số của từng khu vực hành chính, do được phân bổ theo đầu người. Do vậy một số huyện có lượng ngân sách được phân

35 Sở LĐTB&XH (2009). Tài liệu đã dẫn36 Nghị định số 67/2007/ND-CP (13/04/2007) về chính sách hỗ trợ cho các đối tượng bảo trợ xã hội.37 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP (13/04/2007) về các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng bảo trợ xã hội.38 Nghị địnhsố 13/2010/NĐ-CP (27/02/2010) điều chỉnh và bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP về

các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng bảo trợ xã hội.

Page 68: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

56 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

cao hơn những huyện khác – ví dụ, huyện Ninh Phước chiếm 22,2 phần trăm và Bác Ái chiếm 4,3 phần trăm tổng dân số toàn tỉnh, tương ứng với đó số lượng vốn bảo trợ xã hội được nhận là 27,5 và 7,1 phần trăm theo thứ tự. Qua đây có thể khuyến nghị việc xác định đối tượng thụ hưởng dựa theo nhu cầu thực tế là cách làm hiệu quả. Trong giai đoạn thực hiện Nghị định 67 từ 2007 đến 2009, lượng vốn chi tiêu hàng năm dao động từ 12,4 đến 14,7 tỷ đồng tập trung chủ yếu cho các hộ gia đình nghèo. Nghị định 13 ra đời vào đầu năm 2010 đã mở rộng các đối tượng thụ hưởng chính sách – dẫn tới sau đó chi tiêu sơ bộ năm 2010 đã tăng gấp đôi lên khoảng 28,9 tỷ đồng và số lượng người được trợ cấp tăng từ 7.800 năm 2009 lên trên 10.000 người trong năm 2010.

Bảng 7. Ngân sách bảo trợ xã hội của Nghị định 67 và 13 theo khu vực hành chính (2007 đến 2010)

Khu vực hành chính

Tổng dân số

Tỷ lệ dân số (%)

Người hưởng lợi và vốn theo Nghị định 67 & 13Tổng số

người hưởng lợi

Tỷ lệ người hưởng lợi (%)

Tổng vốn (triệu đồng)

Tỷ lệ vốn (%)

Tổng 564.993 34.689 68.643Phan Rang-Tháp Chàm

161.730 28,6 9.636 27,8 18.484 26,9

Thuận Bắc 37.769 6,7 1.307 3,8 2.632 3,8Thuận Nam 54.662 9,7 1.532 4,4 3.487 5,1Ninh Hải 89.420 15,8 6.012 17,3 11.929 17,4Bác Ái 24.304 4,3 2.183 6,3 4.853 7,1Ninh Sơn 71.432 12,6 4.510 13,0 8.382 12,2Ninh Phước 125.676 22,2 9.509 27,4 18.876 27,5

Nguồn: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (2010). Số liệu cung cấp cho đợt nghiên cứu

3.5 Bộ máy tổ chức và thể chế trong công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em

Đây là phần đề cập tới các khía cạnh đòi hỏi có sự phối kết hợp liên ngành của công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Những vấn đề đó được nêu tóm tắt trong Bảng 8 dưới đây:

Cơ cấu tổ chức. Với việc giải thể Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em năm 2008, trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành trong công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em đã được phân công lại. Nhiệm vụ trước đây chủ yếu được giao cho Phòng Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em được thành lập trực thuộc Sở Lao động, Thương binh, Xã hội (LĐTBXH); Chi cục Dân số và KHHGĐ và những đơn vị khác thuộc Sở Y tế; và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Phòng Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em được thành lập năm 2008 theo Quyết định số 149/QĐUB-NT (21/05/2009)39 và Quyết định số 21/QĐ-SLĐ (31/07/2009)40. Đây là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý nhà nước chung cho công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bao gồm kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách, các chương trình, dự án của nhà nước về bảo vệ trẻ em; các vấn đề liên quan tới quyền lợi và pháp lý về trẻ em; phụ trách thu thập thông tin số liệu về trẻ em. Chi cục Dân số và KHHGĐ thuộc Sở Y tế và Trung tâm Dân số & KHHGĐ các huyện có trách nhiệm thực hiện các chương trình, chính sách về chăm sóc sức khỏe sinh sản và theo dõi dân số.

Khung pháp lý. Trong những năm qua, trên cơ sở pháp luật và các văn bản chính sách

39 Quyết định số 149/QĐUB-NT (21/05/2009) của UBND tỉnh phê duyệt để án kiện toàn cơ cấu tổ chức và nhân sự của Sở LĐTB&XH tỉnh Ninh Thuận.

40 Ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ phòng bảo vệ và chăm sóc trẻ em thuộc Sở LĐTB&XH tỉnh Ninh Thuận.

Page 69: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

57PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

liên quan, tỉnh Ninh Thuận đã tăng cường, củng cố và hoàn thiện khung pháp lý cho lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ trẻ em của mình. Dưới đây là một số văn bản pháp lý đã được ban hành trong những năm vừa qua:

• Quyết định số 1749/QĐ-CT-UBND (13/06/2005) phê duyệt đề án ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang đường phố của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2005-2010.

• Quyết định số 134/QĐ-UBND (26/05/2008) về đăng ký khai sinh miễn phí;

• Quyết định số 3602/QĐ-UBND (17/06/2008) phê duyệt đề án cải cách thủ tục hành chính áp dụng chế độ một cửa (trong đó bao gồm các thủ tục đăng ký khai sinh vv.);

• Chỉ thị số 22/CT-UBND (27/10/2009) về tăng cường công tác bảo vệ trẻ em.

• Kế hoạch số 5114/KH-UBND (11/12/2009) về hỗ trợ cho trẻ em nhiễm HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn năm 2020;

• Quyết định số 919/QĐ-UBND (10/05/2010) và Quyết định số 1417/QĐ-UBND (12/07/2010) phê duyệt nguồn vốn mua bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi;

Ban Chỉ đạo về Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em. Tháng Năm năm 2011, tỉnh ban hành Quyết định số 980/QĐ-UBND (04/05/2011) về việc thành lập Ban Chỉ đạo về Chăm sóc và Bảo vệ trẻ em tỉnh Ninh Thuận41. Ban Chỉ đạo trực thuộc UBND tỉnh với Sở LĐTB&XH làm thành viên thường trực cùng với sự tham gia của 23 thành viên thuộc các sở ngành, tổ chức đoàn thể và UBND các huyện. Chức năng/nhiệm vụ chính của Ban Chỉ đạo là giúp Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo thống nhất việc triển khai thực hiện các luật, công ước quốc tế về quyền trẻ em, các chương trình và chính sách liên quan đến trẻ em; giám sát việc thanh tra, đánh giá việc thực hiện các chương trình và chính sách này; và kiến nghị sửa đổi và bổ sung cũng như đề xuất các khía cạnh pháp lý của những chính sách cấp tỉnh và huyện mà chưa được phản ánh trong các quy đinh pháp luật hiện hành về trẻ em.

41 Căn cứ Công văn số 358/LDTBXH-BVCSTE (10/02/2011) của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em năm 2011.

Page 70: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

58 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Bản

g 8.

Trá

ch n

hiệm

của

các

ngà

nh tr

ong

lĩnh

vực

bảo

vệ v

à chăm

sóc

trẻ

em

Vấn

đề

bảo

vệ v

à chăm

c trẻ

emCơ

qua

n và

/hoặ

c cơ

chế

điề

u ph

ối c

hung

(trự

c th

uộc

UB

ND

tỉnh

)

qua

n chịu

trác

h nh

iệm

thự

c th

i chí

nhC

ác cơ

qua

n/tổ

chứ

c hỗ

trợ

hội h

óaC

án bộ

xã/p

hườ

ng v

à cộ

ng

tác

viên

(trự

c th

uộc

UB

ND

xã)

Quả

n lý

nhà

nước

chu

ng về

bảo

vệ v

à chăm

sóc

trẻ

emB

an C

hỉ đạo

về

Chă

m s

óc v

à Bảo

vệ

trẻ e

m (t

hành

lập

thán

g 05

, 201

1).

Phò

ng Bảo

vệ

trẻ e

m th

uộc

Sở

LĐTB

&X

H; P

hòng

TB&

XH

th

uộc

UB

ND

các

huyện

/thị.

Sở

Y tế

, Sở

GD

-ĐT,

Sở

Tư p

háp,

C

ông

an, c

ác tổ

chứ

c đo

àn thể.

Cán

bộ

phụ

trách

Lao

độn

g –

Văn

và trẻ

em ở

cấp

xã,

các

tổ

chứ

c đo

àn thể

và cộn

g tá

c vi

ên.

Chă

m s

óc trẻ

em cần

sự

bả

o trợ

đặc

biệ

tN

hư tr

ên.

Phò

ng Bảo

vệ

trẻ e

m th

uộc

Sở

LĐTB

&X

H; P

hòng

TB&

XH

th

uộc

UB

ND

các

huyện

/thị.

Các

trun

g tâ

m bảo

trợ

xã hội

(1 n

nước

& 4

tư n

hân)

; Sở

Giá

o dụ

c và

Đ

ào tạ

o, c

ác tổ

chứ

c đo

àn thể.

Các

tổ c

hức

từ th

iện,

tôn

giáo

doan

h ng

hiệp

địa

phư

ơng

(cho

các

hoạt

độn

g xã

hội

hóa

).

Cán

bộ

văn

hóa

xã hội

; cộn

g tá

c vi

ên, H

ội p

hụ nữ

, Đoà

n th

anh

niên

.

Dân

số,

kế

hoạc

h hó

a gi

a đì

nh, c

hăm

sóc

sứ

c khỏe

si

nh sản

Như

trên

. Hiệ

n chư

a có

chế

điều

phố

i cụ

thể.

Chi

cục

Dân

số

và Kế

hoạc

h hó

a G

ia đ

ình,

Sở

Y tế

; Tru

ng

tâm

Dân

số

và Kế

hoạc

h hó

a G

ia đ

ình

các

huyệ

n/thị.

Nhâ

n vi

ên hộ

sinh

và/

hoặc

y

sỹ sản

nhi

(ở 1

00%

các

xã,

phườn

g); c

ô đỡ

thôn

bản

, cán

bộ

dân

số.

Theo

dõi

phòn

g chốn

g ta

i nạn

, thư

ơng

tích

trẻ e

mB

an C

hỉ đạo

Phò

ng c

hống

tai

nạn

thươn

g tíc

h tỉn

h.

Ban

An

toàn

gia

o th

ông

tỉnh.

Phò

ng Bảo

vệ

trẻ e

m th

uộc

Sở

LĐTB

&X

H (với

chứ

c nă

ng q

uản

lý n

hà nước

theo

dõi

, báo

o hoạt

độn

g ph

òng

chốn

g ta

i nạ

n thươn

g tíc

h trẻ

em

).

Trun

g tâ

m Y

tế dự

phò

ng (tổn

g hợ

p số

liệu

về

tai nạn

, thư

ơng

tích

trẻ

em);

Sở

Côn

g an

công

an

các

địa

phươn

g; Sở

Văn

hóa

, Thể

thao

Du

lịch;

Sở

GD

T.

Một

số

xã, p

hườn

g th

ành

lập

ban

phòn

g chốn

g ta

i nạn

, thươn

g tíc

h.

Hội

phụ

nữ

, Đoà

n th

anh

niên

Bảo

hiể

m y

tế to

àn d

ân c

ho

trẻ e

m dưới

6 tuổi

Hiệ

n chư

a có

chế điều

phố

i cụ

thể.

Họp

tổng

kết

địn

h kỳ

của

các

quan

phụ

trác

h và

hỗ

trợ.

Bảo

hiể

m X

ã hộ

i tỉn

h (trụ

sở

cấp

tỉnh

và c

ác c

hi n

hánh

cấp

hu

yện)

.

Sở

Y tế

các

cơ sở

dịch

vụ

y tế

(bện

h vi

ên, t

rạm

xá)

; Sở

Tư p

háp

(cho

các

hoạ

t độn

g th

ông

tin);

quan

thôn

g tin

(đài

phá

t tha

nh,

truyề

n hì

nh tỉ

nh);

Sở

Y tế

.

Cán

bộ

dân

số; đ

oàn

thể;

trư

ởng

thôn

; cộn

g tá

c vi

ên cơ

sở.

Đăn

g ký

kha

i sin

hH

iện

chư

a có

chế điều

phố

i c ụ

thể.

Sở

Tư p

háp.

Các

đội

đăn

g ký

kha

i sin

h lư

u độ

ng.

Nhâ

n vi

ên trợ

giúp

phá

p lý

; cô

đỡ

thôn

bản

(giấ

y ca

m kết

chứ

ng s

inh)

; Hội

phụ

nữ

.

Page 71: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

59PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Trẻ

em v

i phạ

m p

háp

luật

Hiệ

n chư

a có

chế điều

phố

i cụ

thể.

Sở

Côn

g an

, Tru

ng tâ

m T

rợ

giúp

Phá

p lý

thuộ

c Sở

Tư p

háp.

Tòa

Án

Nhâ

n dâ

n tỉn

h chịu

trá

ch n

hiệm

theo

dõi

giải

qu

yết c

ác vấn

đề/

vụ v

iệc

liên

quan

.

Sở

Lao độ

ng, Đ

oàn

Than

h ni

ênC

ông

an địa

phư

ơng,

cán

bộ

Lao độ

ng –

hội,

nhân

viê

n trợ

gi

úp p

háp

lý; Đ

oàn

than

h ni

ên

Trẻ

em sốn

g ch

ung

với H

IV/

AID

SB

an C

hỉ đạo

phò

ng c

hống

HIV

/A

IDS

.Sở

Y tế

; Tru

ng tâ

m P

hòng

chốn

g H

IV/A

IDS

.

Sở

Giá

o dụ

c và

Đào

tạo.

Các

tổ c

hức đo

àn thể,

lực

lượn

g an

nin

h, tr

ung

tâm

truyền

thôn

g y

tế, c

ác bện

h viện

, tru

ng tâ

m y

tế

huyệ

n.

Các

sở y

tế địa

phư

ơng;

tổ

chứ

c đo

àn thể.

Khu

yến

học

Hiệ

n chư

a có

chế điều

phố

i cụ

thể.

Chư

a có

quan

điề

u phối

ch

ung.

Đoà

n Th

anh

niên

; Sở

Giá

o dụ

c và

Đào

tạo.

Các

tổ c

hức

từ th

iện,

tôn

giáo

doan

h ng

hiệp

địa

phư

ơng

(cho

các

hoạt

đôn

g xã

hội

hóa

). C

ác tổ

chứ

c đo

àn thể.

UB

ND

xã,

Hội

khu

yến

học;

Đ

oàn

than

h ni

ên.

Page 72: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

60 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

CHƯƠNG 4:Y TẾ VÀ SỰ SỐNG CÒN CỦA TRẺ EM

Page 73: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

61PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

4. Y tế và sự sống còn của trẻ em4.1 Khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng của phụ nữ và trẻ em

Những cải thiện chính. Trong vài năm qua, đã có nhiều cải thiện trong việc cung cấp các dịch vụ y tế cho phụ nữ và trẻ em ở Ninh Thuận, thể hiện qua xu hướng phát triển tích cực của các chỉ số về y tế (Bảng 9). Theo một báo cáo tổng kết năm năm của Sở Y tế, giữa năm 2006 và 2010 tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt trên 97 phần trăm, tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm 2 mũi ngừa uốn ván đạt trên 96,5 phần trăm và tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tiêm phòng uốn ván là 99,2 phần trăm42. Việc triển khai các đội tiêm chủng di động tới các xã, thôn và các trường vùng sâu, xa đã đạt nhiều hiệu quả tích cực; công tác phòng, chống các các bệnh viêm nhiễm thường gặp ở trẻ em cũng đạt hiệu quả tốt. Trong năm 2010, theo báo cáo của Sở Y tế, tỷ lệ phụ nữ được khám thai 3 lần, tỷ lệ các ca sinh có sự trợ giúp y tế và tỷ lệ sinh con tại các cơ sở y tế đã đạt mức lần lượt là 92 phần trăm, 97 phần trăm và 95,6 phần trăm43. Theo Hệ thống Giám sát Dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng liên tục giảm từ 30,58 phần trăm trong năm 2005 xuống còn 23,5 phần trăm trong năm 2010 (Phụ lục 1.29).

Song song cùng với đó, vẫn tiếp tục còn nhiều vấn đề về thực trạng sức khỏe của phụ nữ và trẻ em cũng như những hạn chế về nguồn lực và yếu kém của hệ thống y tế:

• Trong nội địa bàn tỉnh, vẫn còn những chênh lệch lớn ở nhiều chỉ số về thực trạng sức khỏe cũng như việc cung cấp dịch vụ y tế công cho các khu vực hành chính và nhóm dân cư khác nhau. Ở các huyện, xã vùng cao, hệ thống y tế thường yếu hơn trong khi đó các điều kiện về sức khỏe lại có nhiều vấn đề hơn. Nhiều chỉ số về bà mẹ và trẻ em thuộc nhóm dân tộc Raglay tiếp tục là những con số yếu kém hơn so với các nhóm khác.

• Số liệu hiện có ở Ninh Thuận về tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi (IMR) và tỷ lệ tử vong mẹ(MMR) có nhiều bất cập, không thống nhất. Cần có sự tăng cường, củng cố đối với hệ thống theo dõi, giám sát này để có thể thu thập các số liệu thống kê chính xác hơn về tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi và tử vong mẹ và để hiểu rõ hơn những yếu tố cơ bản gây ra các ca tử vong của cả mẹ và trẻ em trong và sau khi sinh ở các nhóm dân số khác nhau.

• Tuy tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em đã liên tục giảm, nhưng tỷ lệ trẻ thấp còi vẫn còn ở mức cao với tốc độ suy giảm rất chậm, từ 32,7 phần trăm năm 2005 chỉ xuống được đến 31,6 phần trăm vào năm 2010; Ninh Thuận tiếp tục là địa bàn có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao hơn mức trung bình của vù ng Bắ c Trung bộ và Duyên hải miền Trung.

• Ngoài các Chương trình Mục tiêu Quốc Gia, nguồn lực để giải quyết các vấn đề y tế cho trẻ em rất hạn chế, đặc biệt cho các bệnh viêm đường hô hấp cấp, cho phòng chống rối loạn do thiếu i-ốt mà những bệnh này vẫn còn rất phổ biến trong khối dân cư các khu vực miền núi.

• Ngành y tế không có đủ nguồn lực để theo dõi, giám sát một cách đầy đủ một số vấn đề như thực trạng thiếu i-ốt, hiệu quả của tẩy giun và theo dõi tình hình trẻ suy dinh dưỡng trong các nhóm dân số khác nhau.

42 Sở Y tế (2010) Báo cáo tổng kết thực hiện Kế hoạch năm năm ngành y tế 2006-2010.43 Sở Y tế (2010) Tài liệu đã dẫn.

Page 74: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

62 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Bảng 9. Các chỉ tiêu về dân số, sức khỏe bà mẹ và trẻ em (2006-2010)

Chỉ tiêuNăm

Nguồn 2006 2007 2008 2009 2010 (sơ bộ)

Dân sốTỷ lệ tăng dân số (%o) 12,94 12,68 12,45 14,2 12 ATỷ suất sinh thô (%o) 17,97 17,68 17,33 19,2 18,9 ASức khỏe sinh sản% phụ nữ được khám thai ≥3 lần 86,9 78,9 96,1 91,8 92 A% phụ nữ có thai được tiên 2 mũi Uốn ván 98,7 95,8 99,4 94,6 94,3 B% xã có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi 59 62 62 62 62 A% số ca sinh được trợ giúp y tế 97,6 97,8 97,5 97,8 97,2 B% số ca sinh tại cơ sở y tế 93,7 95,5 95,3 94,5 95,6 BTỷ lệ tử vong mẹ (trên 100.000 ca sinh sống) 14,4 0 37,3 43,5 <40 A% trẻ cân nặng < 2500g lúc sinh 4,7 5,8 4,9 4,6 4,4 BTỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh <12 tháng (%o) 5,8 5,76

(5,02)2,89 2,6 4,9

(2,4)B (A)

Tỷ lệ tử vong trẻ em< 5 tuổi (%o) 5,9 6,05 (5,27)

3,17 3,3 5,6 (3) B (A)

Tiêm chủng mở rộngTrẻ em được tiêm phòng đầy đủ (%) 98,5 92,6 98 99,5 97,6 B

Nguồn: (A) Sở KH&ĐT (2010) Các chỉ tiêu KT-XH tổng hợp (2006-2010); (B) Sở YTế (2010), số liệu cung cấp cho đợt nghiên cứu.

Mạng lưới chăm sóc sức khỏe ở địa phương và tình hình nhân sự. Các chỉ số về cung cấp dịch vụ y tế được trình bày trong Bảng 2 trên đây và trong Phụ lục 1.24 & 1.25. Giữa các khu vực hành chính khác nhau trong tỉnh vẫn tiếp tục có sự khác biệt khá lớn về năng lực. Trong khi 89 phần trăm xã/phường của huyện Ninh Hải và 81 phần trăm ở Tp. Phan Rang – Tháp Chàm đã đạt chuẩn quốc gia về y tế, thì chưa có xã nào ở hai huyện Thuận Bắc và Bác Ái đạt được tiêu chuẩn này. Hiện nay hầu hết các xã/phường trong toàn tỉnh đã có nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sản khoa nhưng tỷ lệ này lại thấp hơn nhiều ở các huyện miền núi là Bác Ái và Thuận Bắc. Theo các chỉ tiêu về kinh tế-xã hội do Sở KH-ĐT thu thập, trong khi mức bình quân trên toàn tỉnh là 41,5 phần trăm số xã/phường có bác sỹ vào năm 2010, thì mới chỉ có 29 phần trăm các xã vùng cao có vị trí cán bộ này – con số nói trên còn thể hiện mức độ tăng rất chậm của chỉ tiêu nói trên, từ 26 phần trăm năm 200644.

Những năm vừa qua, mạng lưới cộng tác viên y tế ở cơ sở đã được tăng cường, củng cố. Tất cả các thôn hiện đều có nhân viên y tế thôn bản (VHW); tháng 5 năm 2010, tỉnh đã ban hành quyết định mỗi thôn có hai nhân viên y tế. Nhiều xã cũng có các cộng tác viên làm công tác dân số, phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống HIV và truyền thông y tế. Dự án UNFPA đã hỗ trợ tuyển dụng và đào tạo 38 nữ hộ sinh thôn bản làm việc tại các xã miền núi vùng dân tộc thiếu số, trong đó bao gồm 9 xã của Bác Ái, 3 xã ở Thuận Bắc và 2 xã ở Ninh Sơn45.

Theo Sở Y tế, tuy đã có nhiều cải thiện, song việc thiếu nhân lực vẫn tiếp tục là một trong những thách thức của ngành46. Đặc biệt, việc duy trì/giữ chân các bác sỹ trong hệ thống là rất khó. Lương và phụ cấp cho cán bộ y tế xã và cộng tác viên thôn/bản không đủ để

44 Sở Kế hoạch (2010) Các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội tổng hợp từ 2006 đến 2010.45 UNFPA. 20 tháng 9, 2010. “Vươn tới các nhóm thiểu số bằng những cô đỡ thôn bản với ngôn ngữ của họ”46 Sở Kế hoạch (2010) tài liệu đã dẫn.

Page 75: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

63PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

thiết lập và duy trì đầy đủ toàn bộ mạng lưới. Cán bộ y tế huyện Bác Ái cho biết không dễ để có thể tuyển dụng được bác sỹ do thiếu chế độ khi làm việc ở các xã vùng sâu, vùng xa. Hạn chế về nhân sự trên đây đã ảnh hưởng đến việc cung cấp và chất lượng của các dịch vụ y tế.

Ví dụ, các phụ huynh ở xã Phước Đại cho biết đôi khi ngoài giờ làm việc họ không thể gặp được cán bộ y tế. Ở trạm xá xã không có người khi có trường hợp cấp cứu vào ban đêm hoặc cuối tuần – “Cuối tuần họ thường đến muộn… Họ bảo ‘con ốm thì thứ Hai, thứ Ba hãy mang đến, sao lại mang đến cuối tuần thế này?’” (Thảo luận nhóm cha mẹ học sinh xã Phước Đại). Một lý do của việc này là một vài cán bộ trạm không sống tại xã nên có khi vắng mặt, trong khi quy định là phải luôn có người trực tại trạm. Tại xã Công Hải (huyện Thuận Bắc), có một bác sỹ, ba y tá và một nữ hộ sinh để làm công việc cung cấp dịch vụ y tế cơ bản. Ngay cả khi như vậy, các ý kiến cũng cho biết là với các bệnh thông thường người dân vẫn thường mua thuốc ở hiệu thuốc gần nhà để tránh phải chi phí cho việc đi lại do một số hộ không có xe máy – “với các bệnh như cảm cúm, họ tới các hiệu thuốc để mua thuốc. Tới trung tâm y tế huyện để khám và kê đơn thì xa quá mà tiền đi lại thì đắt’ (Thảo luận nhóm người cao tuổi, xã Công Hải).

Công tác y tế học đường: Hàng năm Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh đều có tổ chức khám sức khỏe cho học sinh các trường tiểu học và trung học cơ sở. Ngoài ra Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh còn giám sát tình hình vệ sinh môi trường trường học, kiến nghị ngành Giáo dục-Đào tạo chấn chỉnh để bảo đảm sức khỏe cho học sinh (Phụ lục 1.27). Các Trung tâm y tế huyện cũng có tổ chức khám sức khỏe cho các trường Mầm non, Mẫu giáo. Các đợt kiểm tra và hướng dẫn chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh tiểu học cũng được thực hiện. Tuy nhiên, cần tiếp tục mở rộng và tăng cường số lần khám cũng như nguồn lực cho các hoạt động y tế học đường. Trong năm 2010, mới chỉ có 37,7 phần trăm các trường tiểu học trong tỉnh có nhân viên y tế và công tác nha học đường mới chỉ được thực hiện tới 13,7 phần trăm số trường tiểu học. Ngân sách cho các hoạt động này không được phân bổ đều giữa các năm và mức độ hoạt động tùy thuộc vào mức có sẵn của năm đó.

Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe. Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe đến tháng 11 năm 2002 mới đi vào họat động. Đã thành lập mạng lưới CTV truyền thông từ tuyến tỉnh đến xã, thôn. Lực lượng này đã góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân về chăm sóc sức khỏe và làm thay đổi và tiến tới những hành vi có lợi cho sức khỏe. Người dân nhận được thông tin đầy đủ hơn về các dịch vụ y tế công và việc tiếp cận các dịch vụ này được cải thiện. Những năm gần đây, cách tiếp cận mới về truyền thông lồng ghép thay đổi hành vi đã được giới thiệu. Tuy nhiên do kinh phí còn hạn hẹp nên các họat động và một số hình thức truyền thông còn hạn chế, đặc biệt là truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng và truyền thông trực tiếp. Trang thiết bị truyền thông còn thiếu nhiều ở tất cả các tuyến tỉnh, huyện, xã. Theo Trung tâm Truyền thông và Giáo dục sức khỏe của tỉnh, việc phối hợp truyền thông giáo dục sức khỏe với hoạt động chuyên môn chưa đồng bộ và thực sự lồng ghép khiến cho đôi khi việc truyền thông không đầy đủ và trùng lắp gây lãng phí. Thiếu ngân sách và năng lực để thực hiện các đợt điều tra Kiến thức, Thái độ và Thực hành (điều tra KAP) và điều tra áp dụng kiến thức trong thay đổi hành vi.

Phổ cập Tiêm chủng. Các địa phương trong tỉnh đã tập trung ưu tiên đẩy mạnh việc tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em. Theo số liệu thống kê của tỉnh, từ năm 2006 đến 2010, tỷ lệ trẻ em dưới một tuổi được tiêm chủng đầy đủ đã đạt trên 97 phần trăm; duy chỉ trong năm 2007, tỷ lệ này đạt có 92,6 phần trăm do nguồn vắc-xin không được cung cấp đủ (Bảng 9)47. Số liệu của Bộ Y tế đưa ra con số thấp hơn một chút về tỷ lệ tiêm chủng đầy

47 Sở Y tế (2010) tài liệu đã dẫn.

Page 76: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

64 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

đủ trong năm 2009 – là 94,1 phần trăm so với con số của tỉnh đưa ra là 99,5 phần trăm (Hình 13 & Phụ lục 1.26). Ở các khu vực miền núi, tiến độ thực hiện công việc này cũng được triển khai tốt thông qua các đội tiêm chủng lưu động đi tới các xã, thôn và trường học. Trong năm 2010, loại vắc-xin 5 trong 1 (DPT-HepB-Hib) đã được cung cấp cho tất cả các huyện48; việc này đã giảm bớt khối lượng công việc và thời gian tiêm chủng cho cả hệ thống y tế và người dân, khuyến khích cha mẹ tiếp tục đưa con đi tiêm chủng đầy đủ.

Hình 13. Tỷ lệ % trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ: so sánh cả nước, khu vực và của tỉnh (2009)

96,395,8

94,1

95,995,6

97,9

92

93

94

95

96

97

98

99

Nguồn:Bộ Y tế (2011) Niên giám Thống kê Y tế 2009.

Tại Thuận Bắc, cán bộ trạm y tế xã và nhân viên y tế thôn đi đến từng nhà gửi giấy mời hoặc trưởng thôn thông báo cho các hộ gia đình để hàng tháng đưa con đến trạm xá đo chiều cao, cân nặng đồng thời tiến hành tiêm chủng. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có một số khó khăn. Cha mẹ đi làm nương hoặc vào rừng nên không thể đưa con tới trạm vào những ngày có lịch tiêm chủng. Một số người không nghe được thông báo trên loa truyền thanh và không đi họp để biết thông tin. Thêm vào đó, hệ thống làm lạnh và phích bảo quản vắc-xin ở một số địa phương không đủ để cán bộ có thể thường xuyên mang vắc-xin xuống các thôn thuộc vùng sâu, xa. Trong những trường hợp đó, nhân viên y tế thôn phải đến từng nhà để mời các gia đình đưa con đến trạm.

Ý kiến ở nhiều nơi cho rằng đã có sự chuyển đổi trong nhận thức của người dân về lợi ích và tầm quan trọng của việc tiêm chủng, nhất là ở các nhóm dân tộc thiểu số. Cụ thể, như một nhân viên y tế ở xã Công Hải cho biết: “trước đây người ta nói là nếu tiêm chủng sẽ bị sốt, bị ốm nên họ không đi tiêm. Bây giờ họ thấy được hiệu quả của việc tiêm chủng nên họ không đi gặp thày lang nữa”. Việc kết hợp giữa truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và truyền thông trực tiếp đến từng nhà cũng là phương pháp quan trọng: “Nếu chỉ tuyên truyền qua TV người ta không hiểu. Chúng tôi phải đi đến từng nhà hoặc tuyên truyền trong các buổi họp về dân số cùng với các vấn đề xã hội khác”. Tại xã Công Hải, các ý kiến cho biết có một vài hộ vẫn chưa biết về quyền lợi của trẻ em nên đã không đi đăng ký khai sinh cho con sau khi sinh. Trong khi đó việc cấp thẻ bảo hiểm và

48 Thông qua Chương trình GAVI và dự án tiêm chủng quốc gia.

Page 77: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

65PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

tiêm phòng cho trẻ gắn liền với việc đăng ký khai sinh. Vì vậy, tiến độ thực hiện việc tiêm chủng phụ thuộc chủ yếu vào công việc của các trưởng thôn, nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên dân số nếu họ thường xuyên đi nhắc nhở cho các gia đình thực hiện.

Tỷ lệ tử vong của bà mẹ và trẻ sơ sinh.Tại Ninh Thuận, có nhiều điểm bất cập trong số liệu về tử vong trẻ dưới 1 tuổi (IMR) và tỷ lệ tử vong mẹ (MMR). Đối với số liệu tử vong dưới 1 tuổi, con số báo cáo cao hơn theo thống kê dân số và thấp hơn theo hệ thống chăm sóc sức khỏe sinh sản. Số liệu báo cáo của hệ thống chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thấy tỷ lệ này đã giảm từ 5,8 trên 1000 ca sinh sống năm 2006 xuống còn 2,6 trong năm 2009 (Bảng 9); tuy nhiên đây là những con số chỉ bao gồm các các ca tử vong trẻ dưới 1 tuổi xảy ra tại các cơ sở y tế, trong khi đó số liệu thống kê dân số đưa ra bức tranh chính xác hơn về tổng tỷ lệ này trên thực tế. Theo Bộ Y tế, trong năm 2009 tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi ở Ninh Thuận là 22,6 trên 1.000 ca sinh sống cao hơn 6 phần nghìn so với mức bình quân của vù ng Bắ c Trung bộ và Duyên hải miề n Trung (Hình 14 và Phụ lục 1.26). Các cán bộ y tế tỉnh, huyện cũng thừa nhận rằng tỷ lệ tử vong mẹ (MMR) theo con số báo cáo thấp hơn so với con số thực tế. Tuy các số liệu về tỷ lệ tử vong mẹ không thường xuyên được cập nhật, nhưng nó cho thấy tỷ lệ tử vong mẹ có sự gia tăng từ 14,4 trên 100.000 ca sinh sống năm 2006 lên trên 40 năm 2009; có vẻ như tỷ lệ này tăng do việc giám sát và báo cáo tỷ lệ tử vong mẹ được cải thiện tốt hơn khi Ninh Thuận là một trong số 7 tỉnh nằm trong dự án giám sát tỷ lệ tử vong mẹ của Bộ Y tế và số lượng các ca sinh tại cơ sở y tế tăng lên tạo điều kiện tốt hơn cho việc theo dõi.

Hình 14. Tỷ lệ tử vong sơ sinh: so sánh cả nước, theo khu vực và trong tỉnh (2009)

16,017,2

22,6

15,0

21,0

16,5

0

5

10

15

20

25

Nguồn: Bộ Y tế (2010) Niên giám Thống kê Y tế 2009.

Nhiều cán bộ tỉnh, huyện cho rằng việc tăng cường, củng cố hệ thống theo dõi, giám sát tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi và tỷ lệ tử vong mẹ nên đặt là một ưu tiên cao trong thời gian tới. Hiện tại có nhiều vấn đề khó khăn đối với hệ thống này. Thứ nhất, như cán bộ y tế huyện Bác Ái cho biết, ở những nơi mà vẫn còn nhiều ca sinh nở tại nhà, để theo dõi được tình hình này là vấn đề cực kỳ khó khăn (Xem Phần 4.3). Đội ngũ nhân viên y tế thôn bản cho tới tận gần đây vẫn còn thiếu, không đủ để thực hiện việc thu thập số liệu. Năm 2010, tỉnh đã quyết định tuyển dụng bổ sung nhân viên y tế cho mỗi thôn bản cùng với tăng thêm số lượng nữ hộ sinh thôn/bản bản ở các khu vực dân tộc thiểu số; việc này rõ ràng sẽ mang lại rất nhiều sự cải thiện cho tình hình nói trên.

Page 78: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

66 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Về mặt chuyên môn, một số cán bộ huyện cho rằng, vẫn còn có những khó khăn trong việc xác định quy mô và định nghĩa số liệu theo dõi, giám sát tử vong trẻ dưới 1 tuổi (cụ thể như: vào lúc sinh, sau khi sinh, tại cơ sở y tế hay tại nhà). Bên cạnh việc tăng cường hệ thống theo dõi nhằm thu thập số liệu chính xác hơn, cũng cần phải có sự tăng cường những hiểu biết về mặt định tính của những yếu tố gây ra tử vong mẹ, tử vong trẻ dưới 1 tuổi cả trong và sau khi sinh ở các nhóm dân số khác nhau. Có một Ban giám định các nguyên nhân gây tử vong của mẹ và trẻ dưới 1 tuổi ở mỗi địa phương, tuy nhiên hiện không có đủ thông tin định tính và định lượng để có thể hiểu cặn kẽ được tình hình thực tế hoặc để dựa vào đó để đưa ra các biện pháp phòng chống thích hợp.

Nguy cơ và phòng chống sốt rét. Ninh Thuận là một trong những tỉnh có tỷ lệ sốt rét cao. Theo Bộ Y tế, năm 2008 Ninh Thuận đứng thứ 9 trên toàn quốc về tỷ lệ lây nhiễm căn bệnh này ở mức 286,9 ca trên 100.000 dân49. Sốt rét xảy ra quanh năm, đỉnh điểm là vào tháng Sáu và tháng Mười. Sau đại dịch năm 2001 với 755 ca mắc tại Ninh Thuận, Sở Y tế đã tổ chức nhiều biện pháp theo dõi, phát hiện và phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này để ngăn không cho phát triển thành dịch lớn mỗi khi xảy ra50.

Các ca mắc sốt rét chủ yếu tập trung trên các huyện vùng cao như Bác Ái, Ninh Sơn. Đây là những địa bàn rừng, núi và hoạt động của người dân trong rừng là yếu tố chủ yếu gây mắc bệnh sốt rét. Theo một cuộc điều tra gần đây cho biết, mặc dù tỷ lệ mắc bệnh sốt rét rất cao ở người Raglay và người dân cũng biết về việc truyền nhiễm căn bệnh này do muỗi gây ra (84,2 phần trăm), song tỷ lệ sử dụng màn khi ngủ do dự án phòng chống sốt rét cấp miễn phí vẫn còn rất thấp ở những khu vực gần rừng, những nơi có nguy cơ cao nhất về khả năng mắc bệnh sốt rét51. Nghiên cứu nói trên cũng phát hiện ra rằng tỷ lệ sử dụng màn ở các thôn bản là 84,6 phần trăm tuy nhiên con số này chỉ là 52,9 phần trăm ở các nương rẫy trong rừng; 20,6 phần trămnhững người trả lời cho biết họ đều ngủ không có màn ở cả hai nơi kể trên. Nghiên cứu kết luận, để công tác phòng ngừa và ngăn chặn sốt rét đạt được nhiều thành công hơn nữa cần phải có những nghiên cứu sâu về bối cảnh văn hóa-xã hội cụ thể của các nhóm dân tộc thiểu số trên từng địa bàn thực thi các chương trình và chính sách về phòng, chống sốt rét.

Một nghiên cứu khác được thực hiện xem xét kết quả của hệ thống giám sát sốt rét triển khai tại hai huyện Bác Ái và Ninh Sơn trong đó bao gồm việc phát hiện các ca nghi ngờ mắc sốt rét tại cộng đồng thông qua hệ thống Nhân viên y tế thôn bản (VHW) và các đợt điều tra bán niên về tỷ lệ mắc sốt rét (được thực hiện giữa năm 2004 và 2006)52. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc sốt rét cao diễn ra trong nhóm trẻ em dưới 9 tuổi và việc truyền nhiễm thường diễn ra ở các thôn bản nằm gần hoặc bên trong các khu vực có rừng. Với việc triển khai phát màn chống muỗi và phát hiện sớm các ca nhiễm bệnh của lực lượng Nhân viên y tế thôn bản, tỷ lệ lây nhiễm sốt rét và các ca phải đưa đến bệnh viện đã giảm đáng kể trong vòng 2 năm rưỡi trở lại đây, lần lượt tương ứng theo các tỷ lệ là trên 70 phần trăm và 50 phần trăm. Điều đó cho thấy việc phát hiện sớm qua hệ thống giám sát sốt rét dựa vào cộng đồng cũng như các biện pháp phòng ngừa khác có thể tạo ra những tác động lớn cho công tác này.

4.2 Bảo hiểm y tế trẻ em

Bảo hiểm Xã hội tỉnh, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh

49 Bộ Y tế (2011) Niên giám Thống kê Y tế 2009.50 Sở Y tế (2005) Báo cáo thực hiện hoạt động giai đoạn 2001-2005 và kế hoạch năm năm ngành y tế 2006-2010.51 Grietens, K.P. et. Al. (2010) Nhận thức còn thấp về nguy cơ sốt rét của người Raglay khu vực Nam Trung bộ Việt

Nam: những vấn đề cần cân nhắc trong phòng chống sốt rét rừng.52 Ngô Đức Thắng et. Al. (2009) Giảm nhanh tỷ lệ tử vong do sốt rét sau triển khai hệ thống giám sát dựa vào cộng

đồng ở một vùng nông thôn Việt Nam.

Page 79: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

67PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

hoạt động cung cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em. Sau khi chính sách mới về bảo hiểm y tế được áp dụng từ tháng 9 năm 2009, đã có trên 30.000 thẻ được cấp trong quý cuối cùng của năm này và trong năm 2010 có 55.000 thẻ được cấp, chiếm trên 95 phần trăm số lượng trẻ dưới 6 tuổi. Thêm và o đó, việc khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi cũng đã liên tục được tăng lên từ 39.567 lượt năm 2005 (1.801 triệu đồng) lên 110.298 lượt năm 2008 (7.124 triệu đồng)53.

Thông tin đại chúng. Các thông tin được cung cấp theo ba hình thức: (i) đào tạo cho cán bộ lãnh đạo xã/phường, đại diện các đoàn thể, trưởng thôn và cộng tác viên, những người sau đó có trách nhiệm phổ biến lại thông tin cho các hộ gia đình trên địa bàn của mình; (ii) qua các kênh phát thanh, truyền hình của tỉnh và các hệ thống loa truyền thanh thôn, xã; và (iii) qua mạng lưới đại lý bảo hiểm xã hội. Đã có những khác biệt trong sự nhận thức, hiểu biết về các quy trình và quyền lợi bảo hiểm giữa các bậ c cha mẹ ở cá c hộ thuộ c những khu vực khá giả và khu vực khó khăn hơn về điều kiện kinh tế. Ngay cả khi như vậy, đợt nghiên cứu này cũng vẫn nhận thấy phần lớn các cán bộ xã/phường và các bậc cha mẹ đã được thông tin khá tốt về các thủ tục, quy trình bảo hiểm.

Đăng ký và cấp phát thẻ. Danh sách đăng ký được các trưởng thôn và cộng tác viên dân số thu thập. Ủy ban Nhân dân xã sau đó tổng hợp, trình lên huyện và được chuyển qua Bảo hiểm Xã hội huyệ n và tỉnh để cấp thẻ. Quá trình đăng ký và cấp phát thẻ nói trên gặp những khó khăn và những yếu tố gây chậm trễ khác nhau, nhất là sự chậm trễ trong việc tổng hợp và nộp danh sách đăng ký của các xã/phường.

Ví dụ, tại xã Phước Đại (Bác Ái), việc sàng lọc và xử lý đơn đăng ký bị chậm trong một số trường hợp. Một vài gia đình đăng ký muộn (một hoặc hai tháng), nhưng vẫ n cò n có những gia đình không quan tâm về lợi ích của bảo hiểm y tế. Có những trường hợp bị chậm do lỗi sai sót về họ tên: “có người có mấy tên do khai sinh một tên và sổ hộ khẩu tên khác do cách chuyển phiên âm họ, tên khác nhau từ tiếng Raglay sang tiếng phổ thông, có người chết rồi vẫn còn thẻ trong khi trẻ mới sinh lại không có.” (cán bộ trạm y tế xã Phước Đại). Nhưng cũng có những trường hợp là do cán bộ xã xử lý hồ sơ đăng ký chậm: “Một số người gặp chủ tịch, phó chủ tịch xã thắc mắc, họ nói đến gặp cán bộ bả o hiể m xã hội. Họ hứa là ít bữa nữa lấy nhưng chờ mãi vẫn không thấy” (thảo luận nhóm cha mẹ học sinh, xã Phước Đại).

Việc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế. Về mặt này, những khó khăn được báo cáo chủ yếu liên quan tới việc thiếu bác sỹ và thiếu thốn cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh ở các trạm y tế xã/phường, ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ, thay vì những khó khăn liên quan trực tiếp tới việc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế. Hệ thống chuyển tuyến trong địa bàn tỉnh (từ xã lên huyện lên tỉnh) được báo cáo là vận hành thông suốt và trẻ em được ưu tiên; tuy nhiên, có nảy sinh một số vấn đề khi người dân vượt tuyến (đi thẳng lên tuyến cao hơn không có sự giới thiệu của tuyến giữa) hoặc khi người dân đi ra ngoài phạm vi tỉnh (ví dụ: Tp. Hồ Chí Minh) để chữa bệnh.

Bảo hiểm y tế cho học sinh. Việc mua thẻ bảo hiểm y tế cho học sinh – với mức hỗ trợ là 30 phần trăm mứ c đó ng - chủ yếu chỉ diễn ra trong các gia đình khá giả hoặc ở khu vực thành thị. Tại phường Mỹ Hải, tỷ lệ học sinh có thẻ bảo hiểm y tế được coi là một chỉ tiêu đánh giá kết quả của các trường và việc này đã tạo áp lực cho cả nhà trường lẫn gia đình. Một số cha mẹ cho biết họ coi đó như một chi phí cho việc đi học ngoài những khoản phí phải đóng góp khác và việc đó làm suy giảm ý muốn cho con tới trường của các hộ nghèo. Tuy nhiên, trên thực tế cũng không có số liệu về tỷ lệ học sinh nghèo hoặc không nghèo có bảo hiểm y tế để có thể khẳng định cho những gì vừa nêu.

53 UBND tỉnh Ninh Thuận (2010) Kế hoạch Hành động Quốc gia vì trẻ em 2011-2020 (Dự thảo).

Page 80: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

68 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Việc theo dõi sử dụng thẻ bảo hiểm. Hiện không có số liệu thống kê về tỷ lệ trẻ em đã sử dụng thẻ bảo hiểm một hay nhiều lần hoặc không sử dụng lần nào; cũng như không có số liệu chi tiết về các loại hình điều trị (định kỳ hay một lần) mà bảo hiểm đã chi trả. Kiến nghị đưa ra ở đây là cần triển khai các hoạt động theo dõi, giám sát và thu thập số liệu chi tiết hơn nhằm có được một bức tranh đầy đủ hơn về các hình thức cha mẹ sử dụng thẻ bảo hiểm đồng thời tìm ra những hạn chế việc cung cấp dịch vụ y tế. Thêm vào đó, có một số vấn đề chăm sóc sức khỏe ban đầu của trẻ em, như theo dõi định kỳ và điều trị các bệnh viêm đường hô hấp cấp (ARI), không nằm trong diện bảo hiểm cũng như trong các Chương trình Mục tiêu Quốc gia. Sẽ hữu ích nếu tiến hành theo dõi một cách chi tiết và sát sao hơn tỷ lệ số lần đi khám ở phòng khám hay bệnh viện đối với những loại bệnh này để phục vụ cho cả việc giám sát thườ ng xuyên và điều trị.

4.3 Chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe bà mẹ

Những tiến bộ trong các chỉ số về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe bà mẹ của tỉnh được đề cập tới trong Phần 1 và Bảng 9 trên đây, bao gồm tỷ lệ phụ nữ được khám thai định kỳ, số ca sinh có sự trợ giúp y tế và/hoặc sinh tại cơ sở y tế. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa các khu vực hành chính, các nhóm dân số khác nhau trong tỉnh. Ví dụ, tại Bác Ái, trong tổng số 405 ca sinh chín tháng đầu năm 2010, chỉ có 81 phần trăm có sự trợ giúp của nhân viên y tế trong số đó 87 phần trăm sinh tại các cơ sở y tế công cộng và 13 phần trăm được trợ giúp y tế tại nhà54. Các con số này cho thấy khoảng 20 phần trăm số ca sinh không có sự trợ giúp y tế trong giai đoạn này. Thêm vào đó, chỉ có 36,5 phần trăm phụ nữ được khám thai ba lần trở lên trong 3 giai đoạn thai kỳ theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế. Tại Thuận Bắc, cùng trong thời gian chín tháng nói trên, 92 phần trăm ca sinh có sự trợ giúp y tế và 74,4 phần trăm số ca đó diễn ra tại cơ sở y tế công cộng55. Đây là những con số thể hiện mức độ tương đối thấp cả về số và chất lượng trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản ở những khu vực trên đây khi so sánh với các khu vực khác trong tỉnh.

Khung số 2. Đội nữ hộ sinh thôn bản

UNFPA hiện đang tài trợ cho một chương trình tuyển dụng và đào tạo phụ nữ dân tộc thiểu số để giữ vai trò làm các nữ hộ sinh thôn bản. Đây là chương trình nhằm cải thiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu và chăm sóc thai sản ở cấp thôn, xã, đồng thời giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em trong các nhóm dân tộc thiểu số. Việc hiểu biết ngôn ngữ, văn hóa và tín ngưỡng của một nhóm dân tộc thiểu số là những yếu tố chính để các nữ hộ sinh thôn bản tạo được sự tin tưởng và khuyến khích chị em phụ nữ đón nhận các dịch vụ y tế cho mình. Ví dụ, cho tới mãi gần đây, phụ nữ Raglay vẫn sinh con trong rừng, tránh xa các cơ sở y tế và sự hỗ trợ chỉ là từ các bà mẹ trong gia đình hoặc các bà mụ vườn. Trước khi sinh, người ta dựng một cái lều bên cạnh một gốc cây để dành cho việc sinh nở. Họ ở trong cái lều đó ít nhất trong ba ngày. Sau khi sinh, họ đi lấy và luộc các vỏ cây mà họ cho là sẽ giúp cầm máu để uống. Mặc dù hiện nay, tục uống nước vỏ cây sau khi sinh vẫn còn tồn tại, tuy nhiên hầu hết các bà mẹ đều muốn được cán bộ y tế hỗ trợ khi sinh con. Việc đó là nhờ các chiến dịch tuyên truyền nâng cao nhận thức về làm mẹ an toàn của chính quyền địa phương và các đoàn thể và hoạt động của đội ngũ nữ hộ sinh thôn bản người dân tộc thiểu số. Các đội chuyển tuyến bệnh nhân dựa vào cộng đồng đã được thành lập để chuyển phụ nữ hoặc sản phụ và trẻ em đến trạm y tế xã khi cần thiết. Các câu lạc bộ nuôi con bằng sữa mẹ đã được hình thành để bà mẹ có thể tiếp cận với những thông tin cần thiết về dinh dưỡng, sức khỏe bà mẹ, trẻ em, vệ sinh và phòng chống tai nạn, thương tích.

Nguồn: UNFPA. 20 tháng 9, 2010. “Vươn tới các nhóm thiểu số bằng những cô đỡ thôn bản với ngôn ngữ của họ”

Nữ hộ sinh thôn bản người dân tộc thiểu số. Việc tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nữ hộ sinh thôn bản đã góp phần cải thiện rất nhiều chất lượng của dịch vụ y tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số trên một số địa bàn, cụ thể là việc làm cầu nối thường xuyên giữa chị

54 Trung tâm Y tế huyện Bác Ái (2010) Báo cáo hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản chín tháng đầu năm 2010.55 Trung tâm Y tế huyện Thuận Bắc (2010) Báo cáo về các chỉ tiêu y tế chín tháng đầu năm 2010.

Page 81: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

69PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

em với trạm y tế xã trong việc cung cấp thông tin, tư vấn và khuyến khích chăm sóc thai nghén và chăm sóc sau đẻ, trợ giúp cho những ca sinh tại nhà được an toàn hoặc đáp ứng các tình trạng khẩn cấp trong khi sinh nếu cần (Khung số 2). Tuy nhiên, cho tới nay mới chỉ có 14 trên 47 xã trong tỉnh có nữ hộ sinh thôn bản và cũng chỉ có tại một số thôn trong mỗi xã. Cần tiếp tục mở rộng mạng lưới này tới các xã, thôn dân tộc thiểu số vùng sâu, xa khác để duy trì và phát huy những thành quả mà tỉnh đã đạt được trong việc cải thiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.

4.4 Dinh dưỡng và thiếu dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em

So sánh với các khu vực và trên toàn quốc. Theo hệ thống Giám sát dinh dưỡng Quốc gia, xu hướng dinh dưỡng của trẻ em dưới năm tuổi ở Ninh Thuận tương đối đồng nhất với xu hướng trên toàn quốc (Bảng 10 và Phụ lục 1.29). Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng tiếp tục giảm từ 30,6 phần trăm năm 2005 xuống còn 23,5 phần trăm năm 2010 (Hình 15); mặc dù vậy, Ninh Thuận vẫn tiếp tục là nơi có tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng nhiều hơn so với các tỉnh lân cận và mức trung bình cả nước. Cũng giống như các tỉnh khác, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi ở Ninh Thuận tương đối cao, với mức giảm rất chậm từ 32,7 phần trăm năm 2005 xuống 31,6 phần trăm năm 2010 (Hình 16); xếp Ninh Thuận đứng ở hàng thứ 26 trên 63 tỉnh thành về tỷ lệ trẻ em thấp còi. Đây là một vấn đề quan ngại trên toàn quốc liên quan tới những tác động về kinh tế-xã hội của vấn đề thiếu dinh dưỡng ở cả bà mẹ và trẻ em.

Bảng 10. So sánh tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng (2005 & 2010)

Khu vự / tỉnh

2005 (%) 2010 (%)Tổng SDD

thể nhẹ cân

SDD thể nhẹ cân

độ 1

Tổng SDD thể thấp còi

SDD thể thấp còi

độ 1

Tổng SDD thể nhẹ cân

SDD thể nhẹ cân

độ 1

Tổng SDD

thể thấp còi

SDD thể thấp còi

độ 1

Cả nước 21,3 19,5 24,4 17,4 17,5 15,4 29,3 18,8

Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung

25,9 22,6 29,3 19 19,8 17,6 31,4 19,3

Ninh Thuận 30,6 26,4 32,7 19,1 23,5 19,5 31,6 18,4

Nguồn: Viện Dinh dưỡng Quốc gia (2005 & 2010). Hệ thống Giám sát dinh dưỡng.

Sự khác biệt trong nội địa bàn tỉnh. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giữa các địa bàn hành chính trong tỉnh có sự khác biệt tương đối lớn (Bảng 2 trên đây). Trong năm 2010, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của huyện Bác Ái (39,2 phần trăm) nhiều gần gấp đôi so với tỷ lệ của Tp. Phan Rang-Tháp Chàm (13,9 phần trăm).

Theo cán bộ y tế của tỉnh, có hai nhóm dân số có vấn đề về dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em mang tính cấp bách nhất. Thứ nhất, các hộ gia đình nghèo dân tộc thiểu số vùng cao (chủ yếu là người Raglay và Cờ Ho). Thứ hai, những hộ dân lao động trong các khu vực thành thị/cận thành thị; đây chủ yếu là các gia đình phải chuyển đổi cách làm ăn sinh sống theo hình thức khác nhưng không có vốn sản xuất và điều kiện cuộc sống khó khăn. Theo cán bộ y tế của Tp. Phan Rang-Tháp Chàm, có tới 30 phần trăm trẻ em thành thị sau khi sinh không được bú sữa mẹ sớm theo chuẩn mực quy định hoặc đủ thời gian.

Page 82: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

70 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Hình 15. Tỷ lệ phần trăm trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi chung cả nước và của tỉnh (2005 & 2010)

0

5

10

15

20

25

30

35

19,5

30,6

23,427,1 25,6

19,317,5

23,5

16,519,7 19,1

15,7

2005 2010

Hình 16. Tỷ lệ phần trăm trẻ em thấp còi dưới 5 tuổi chung cả nước và của tỉnh (2005 & 2010)

24,4

32,7

27,5

32,0 31,529,029,3

31,6

27,0

32,1 31,8

27,2

0

5

10

15

20

25

30

35

2005 2010

Nguồn: Viện Dinh dưỡng Quốc gia (2010) Hệ thống Giám sát dinh dưỡng.

Giải quyết các yếu tố nguồn gốc gây suy dinh dưỡng. Chương trình dinh dưỡng quốc gia đã bao hàm các nguyên nhân và biện pháp chủ yếu nhằm giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng – như bổ sung vi chất, tẩy giun cho trẻ (từ 6 đến 59 tháng tuổi), giáo dục về các phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong đó có nuôi con bằng sữa mẹ. Theo Sở Y tế, việc cho uống bổ sung Vitamin A kết hợp cùng một lúc với tẩy giun đã đạt nhiều tiến bộ trong thời gian vừa qua, vươn tới được khoảng 98,5 phần trăm trẻ em trong độ tuổi 24-60 tháng của tỉnh. Thông qua nhiều dự án khác nhau, các cộng tác viên cơ sở đã

Page 83: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

71PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

được đào tạo một cách tiếp cận lồng ghép thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản và dinh dưỡng. Tuy nhiên, do nguồn lực bị hạn chế nên cách làm này không thể nhân rộng ra tất cả các xã, thôn trên địa bàn toàn tỉnh, đồng thời cũng không có đủ phụ cấp hỗ trợ để có cộng tác viên dinh dưỡng ở tất cả mọi nơi. Một vấn đề cũng được thừa nhận trên thực tế đó là so với các dân tộc khác, người Raglay sẽ phải mất một thời gian khá dài cùng với những nỗ lực tập trung, đồng bộ để có thể tạo ra những thay đổi, cải thiện trong việc nuôi con bằng sữa mẹ, thực hành cho ăn bổ sung.

Suy dinh dưỡng thể thấp còi và thiếu hụt vi chất ở bà mẹ và trẻ em tiếp tục là gánh nặng lớn về y tế của Ninh Thuận cũng như nhiều tỉnh khác. Cần tiếp tục tăng cường cả về khả năng vươn rộng cũng như chất lượng của các dịch vụ chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em nhằm giải quyết vấn đề này thông qua sự phối kết hợp của nhiều loại hình can thiệp có mục tiêu cụ thể và cải thiện thực hành nuôi con. Trước mắt cần có các biện pháp giải quyết ngay tình trạng thiếu hụt vi chất ở các nhóm dân số đặc biệt dễ bị tổn thương. Cần tăng cường cả kiển thức lẫn thực hành trong việc hướng dẫn chuẩn bị bữa ăn cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ để nâng cao chất lượng dinh dưỡng bữa ăn và giảm sự thiếu hụt i-ốt cũng như thiếu máu ở bà mẹ và trẻ em. Việc này phải được phối hợp, đi cùng với nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế liên quan (như khám thai, vệ sinh cá nhân, tẩy giun). Cũng cần tiến hành các đợt điều tra chi tiết hơn để theo dõi và tìm hiểu cặn kẽ thực trạng dinh dưỡng cũng như những vấn đề cụ thể liên quan tới dinh dưỡng của bà mẹ, trẻ em ở các nhóm dân số khác nhau trong địa bàn tỉnh.

Những quan ngại về an ninh lương thực. Tìm hiểu và giải quyết những yếu tố nguồn gốc gây ra vấn đề thiếu dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em trong tỉnh là hết sức cần thiết. Những yếu tố này thường có đặc trưng cụ thể tùy theo bối cảnh và địa phương khác nhau. Tại huyện Bác Ái, thiếu an ninh lương thực cơ bản của các hộ là yếu tố chủ yếu gây ra mức suy dinh dưỡng thường xuyên cao cho người Raglay. Theo kết quả nghiên cứu giám sát đói nghèo tại hai xã của huyện Bác Ái, mỗi năm phần khá lớn các hộ trong xã đều bị thiếu ăn với thời gian hoặc dài hoặc ngắn (Bảng 11). Một số gia đình việc thiếu ăn kéo dài tới 4-5 tháng trong một năm.

Bảng 11. Tần số thiếu lương thực của các hộ tại hai xã của Bác Ái (2007-2009)

Tần số thiếu ăn hàng năm (theo tỷ lệ phần trăm)

XãPhước Đại Phước Thành

2007 2008 2009 2007 2008 2009Một hoặc vài lần 13,2 5,0 11,4 3,5 0,0 13,6Thỉnh thoảng 55,3 50,0 45,7 29,8 32,7 27,3Thường xuyên 31,6 45,0 42,9 66,7 67,3 59,1

Số tháng thiếu ănthường xuyên trong năm

- 5,0 5,2 - 4,3 4,0

Nguồn: Oxfam Anh (2009) Báo cáo tóm tắt Giám sát Đói nghèo có sự tham gia ở hai xã huyện Bác Ái, Ninh Thuận. Điều tra 120 hộ ở bốn thôn (Tà Lú 1, Ma Hoa, Ma Dú & Đá Ba Cái) 2007-2008-2009.

Việc thiếu an ninh lương thực của các hộ – và thiếu thực phẩm cho các bà mẹ mang thai và trẻ em – còn đi cùng với nhiều nguyên nhân gây suy dinh dưỡng khác. Đây là những nguyên nhân liên quan tới các đặc điểm bắt nguồn từ xa xưa của người Raglay về hệ thống sinh kế, điều kiện kinh tế hộ và điều kiện tự nhiên trên các vùng miền núi, bao gồm:

• Không có truyền thống “làm vườn” trồng rau, quả xung quanh nhà; nguồn nước thường xuyên bị thiếu do khí hậu vùng cao khô hạn khó xây dựng các hệ thống thủy lợi nhỏ phục vụ cho việc canh tác vườn tược;

Page 84: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

72 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

• Gia súc là dạng tài sản tích lũy của hộ gia đình và chỉ được sử dụng để bán khi cần tiền chứ không phải là nguồn dinh dưỡng cho các hộ;

• Thu nhập hộ gia đình hạn chế và chủ yếu dựa vào việc đi làm thuê theo công việc thời vụ để lấy tiền mua lương thực, không đủ mua thực phẩm dinh dưỡng cần thiết;

• Tuy khả năng tiếp cận chợ nhìn chung khá tốt, song các sản vật có thể sản xuất thành hàng hóa đổi lấy thực phẩm rất hạn chế;

• Cuối cùng, giá lương thực gia tăng trong những năm qua cộng thêm với việc thiếu nguồn thu nhập tiếp tục là những yếu tố gây áp lực cho những hộ nghèo trên khu vực này trong việc đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của mình.

Chính quyền tỉnh và các huyện đã có nhiều nỗ lực, ưu tiên tập trung giải quyết những khó khăn, hạn chế về sinh kế nói trên thông qua các chương trình khuyến nông và cung cấp tín dụng ưu đãi cho sản xuất. Các nỗ lực tập trung nhiều cho vấn đề cải tiến hệ thống chăn nuôi nhất là chăn nuôi đại gia súc – một lĩnh vực mà người Raglay có nhiều truyền thống và thế mạnh tương đối. Tuy nền kinh tế chăn nuôi đang được phát triển, song vẫn còn có một số hạn chế ảnh hưởng tới những hoạt động này. Những hình thức cho vay tín dụng – về cả thời hạn và mức vay – vẫn chưa hướng tới khuyến khích sự phát triển lâu dài cho các hoạt động chăn nuôi gia súc. Một số người dân có gia súc bị chết, lâm vào cảnh nợ nần, một số khác bị thương lái lợi dụng, bóp chẹt. Những điểm vừa nêu trên đây cho thấy tầm quan trọng của việc nâng cao kỹ năng tính toán, quản lý tiền mặt của người Raglay để họ có thể giao thương với thị trường cũng như quản lý kinh tế hộ của mình một cách tốt hơn, hiệu quả hơn. Mặc dù vậy, vẫn cần phải duy trì và đẩy mạnh một cách tiếp cận tổng hợp trong việc giải quyết vấn đề dinh dưỡng cho các hộ và đa dạng hóa các nguồn cung cấp thức ăn cũng như nguồn thu nhập cho các hộ gia đình.

4.5 Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường

Như đã mô tả trong Phần 2.1 trên đây, Ninh Thuận là tỉnh có lượng mưa thấp nhất cả nước, dao động từ 700 mm/năm tại Tp. Phan Rang-Tháp Chàm đến khoảng 1000 mm/năm tại một số vùng miền núi. Việc cấp nước sinh hoạt chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nước mặt. Tuy ở các vùng thấp và các vùng ven biển đã có nước máy từ thời gian trước đây, nhưng nhiều nơi không ổn định do nguồn nước bị nhiễm mặn. Nhiều địa phương và hộ gia đình hàng năm gặp khó khăn vì hạn hán và thiếu nước. Để đối phó với tình hình đó, chính quyền tỉnh Ninh Thuận đã ưu tiên nhiều cho việc cải thiện, tăng cường khả năng cấp nước cho cả các khu vực nông thôn và thành thị trên địa bàn toàn tỉnh.

Cải tiến hệ thống giám sát và số liệu. Trước đây, một trong những vấn đề lớn của ngành cấp nước và vệ sinh của Việt Nam là việc thiếu các số liệu theo dõi, giám sát; nhiều tiêu chuẩn khác nhau được các cơ quan khác nhau sử dụng để theo dõi các chỉ số về khả năng tiếp cận nước sinh hoạt, chất lượng nước và vệ sinh do vậy dẫn đến việc thiếu cơ sở dữ liệu để so sánh. Từ năm 2010, Ninh Thuận đã triển khai áp dụng một bộ chỉ số theo dõi mới theo hướng dẫn của Công văn số 3856/2008/BNN-TL56 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn và các tiêu chuẩn nước sạch của Bộ Y tế theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT57. Các chỉ số nói trên được áp dụng cho tất cả các xã, trạm y tế và trường học. Vì vậy, đây là lần đầu tiên tỉnh có một bộ chỉ số toàn diện để đánh giá tình hình nước sinh hoạt và vệ sinh của các khu vực nông thôn.

56 Công văn số 3856/BNN-TL (25/12/2008) về bộ chỉ tiêu giám sát & đánh giá nước sinh hoạt và vệ sinh.57 Thông tư số 05/2009/TT-BYT (17/06/2009) ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước sinh hoạt.

Page 85: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

73PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Bảng 12. Các chỉ tiêu nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (2010)

Chỉ tiêu Phần trăm1 % dân số nông thôn được tiếp cận nước sinh hoạt hợp vệ sinh 79,042 % dân số nông thôn sử dụng nước sạch đáp ứng tiêu chuẩn Bộ Y tế 49,53 % trường học có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh 84,64 % trạm y tế có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh 96,25a % chợ có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh 62,25b % trụ sở UBND xã, thị trấn có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh 92,06 % hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh 57,07 % hộ gia đình có chuồng trại gia súc hợp vệ sinh 34, 98 % làng nghề có hệ thống xử lý rác thải 66,79 % công trình cấp nước tập trung hoạt động bền vững 68,310 % các loại mô hình quản lý cấp nước tập trung:

• Quản lý cộng đồng:• Trung tâm NSVSMT tỉnh quản lý• Tư nhân quản lý• Doanh nghiệp quản lý

32,963,4

03,7

Nguồn: Trung tâm NSVSMT (2011) Báo cáo kết quả thực hiện Bộ chỉ số theo dõi và đánh giá NSVSMT nông thôn ở tỉnh Ninh Thuận.

Hình 17. Tỷ lệ phần trăm số người sử dụng nước sinh hoạt an toàn và hộ gia đình nông thôn sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh theo huyện (2010)

79,27

64,92

87,88

53,82

82,59 84,41

43,02

52,72

73,74

17,86

67,39 65,46

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

T u Nam

% %

Tình hình cấp nước. Theo cuộc tổng Điều tra Dân số năm 2009, 77,4 phần trăm hộ nông thôn và thành thị ở Ninh Thuận được tiếp cận với nước sạ ch (Hình 18 và Phụ lục 1.16); tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ bình quân chung của vù ng Bắ c Trung bộ và Duyên hả i miề n Trung (89,7 phần trăm) và mức bình quân cả nước (86,7 phần trăm). Số liệu của tỉnh đưa ra ở mức cao hơn một chút. Theo số liệu trong Báo cáo về Chương trình Hành động Quốc gia vì trẻ em của tỉnh, trong năm 2008, 95,1 phần trăm hộ thành thị và 81,4 phần trăm hộ nông thôn được tiếp cận với nước sạ ch (dựa trên con số mà Cục Thống kê tỉnh cung cấp)58. Theo bộ chỉ số theo dõi, giám sát mới, trong năm 2010, con số các

58 UBND tỉnh Ninh Thuận (2010) Kế hoạch hành động Quốc gia vì trẻ em 2011-2020 (Dự thảo).

Page 86: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

74 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

hộ nông thôn được sử dụng nước sạ ch là 79,04 phần trăm, trong khi đó khoảng 50 phần trăm hộ nông thôn được sử dụng nước đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế (Bảng 12 &Phụ lục 1.30)59.

Hình 18.Tỷ lệ phần trăm hộ (nông thôn và thành thị) tiếp cận nước sinh hoạt an toàn: so sánh chung cả nước, theo khu vực và trong tỉnh (2009)

86,7

89,7

80,8

91,8 92,3 92,7

65

70

75

80

85

90

95

77,4

Nguồn: Ban Chỉ đạo Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở Trung ương (2010) Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 2009: Những kết quả chính.

Theo số liệu của các huyện, tỷ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng nước an toàn dao động từ 53,82 phần trăm ở Bác Ái đến khoảng 87,88 phần trăm ở Ninh Hải (Hình 17). Tỷ lệ này thay đổi rất lớn giữa các xã khá c nhau, trong đó một số xã ở cả miền núi và ven biển vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn do khan hiếm nước60.

59 Trung tâm NSVSMT (2011) báo cáo kết quả thực hiện bộ chỉ tiêu theo dõi, đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh ở tỉnh Ninh Thuận.

60 Như xã Phước Diễm, huyện Thuận Nam (28,59% người dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh), xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn (31,68%) và xã Phước Thành (20,19%), Phước Trung (25,33%), huyện Bác Ái.

Page 87: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

75PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Bả n đồ 2: Tỷ lệ người dân nông thôn ở các huyện sử dụng nước sạch

81.41

79.27

87.88

53.82

82.55

64.92

Nguồn: Trung tâm NSVSMT (2011) Báo cáo kết quả thực hiện Bộ chỉ số theo dõi và đánh giá NSVSMT nông thôn ở tỉnh Ninh Thuận

Trong quá khứ, việc cấp nước cho các khu vực nông thôn là vấn đề nan giải, tuy nhiên gần đây các dự án đầu tư trong lĩnh vực này đã cải thiện tình hình rất nhiều. Trung tâm NSVSMT hiện đang quản lý 40 công trình cấp nước tập trung trong tỉnh. Trên các khu vực miền núi, như Bác Ái, Ninh Sơn, việc cấp nước chủ yếu dựa vào các hệ thống tự chảy, trong khi đó cấp nước ở các huyện, xã vùng thấp sử dụng những công nghệ xử lý nước mặt. Ưu tiên trong thời gian tới sẽ là nâng cao tỷ lệ các hộ nông thôn được dùng nước sạ ch (với mục tiêu đạt 95% vào năm 2015) và nước an toà n theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế (75% vào năm 2015) đồng thời tăng khả năng cấp nước của các hồ đập chứa cho các khu vực thành thị và ven biển.

Vệ sinh hộ gia đình. Theo tổng Điều tra Dân số năm 2009, ở Ninh Thuận có 62 phần trăm hộ nông thôn sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh (Hình 19 và Phụ Lục 1.16); đây là tỷ lệ cao hơn so với mức bình quân vù ng Bắc Trung bộ và Duyên hải miề n Trung (47,3 phần trăm) và mức bình quân cả nước (54 phần trăm).Theo Báo cáo Chương trình Hành động vì trẻ em, tổng tỷ lệ các hộ nông thôn và thành thị sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đã tăng từ 41,5 phần trăm năm 2001 lên 68,9 phần trăm năm 2008.

Page 88: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

76 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Hình 19: Tỷ lệ phần trăm số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh (nông thôn và thành thị): so sánh cả nước, khu vực và trong tỉnh, 2009

54,047,3

62,0 63,3 64,3

42,6

73,0

0

10

20

30

40

50

60

70

80

Nguồn: Ban Chỉ đạo Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở Trung ương (2010) Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 2009: Những kết quả chính.

Theo bộ chỉ tiêu theo dõi, giám sát mới, năm 2010, 61,48 phần trăm hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh (phụ lụ c 1.30). Một lần nữa con số này lại thể hiện sự chênh lệch tỷ lệ lớn giữa các huyện từ con số khá thấp 17,86 phần trăm ở Bác Ái lên đến 73,74 phần trăm ở Ninh Hải (Hình 17 và bả n đồ 3)

Page 89: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

77PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Bản đồ 3: Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn ở các huyện có nhà tiêu hợp vệ sinh

65.46

43.02

73.74

17.86

67.39

52.72

Nguồn: Trung tâm NSVSMT (2011) Báo cáo kết quả thực hiện Bộ chỉ số theo dõi và đánh giá NSVSMT nông thôn ở tỉnh Ninh Thuận

Nước sinh hoạt và vệ sinh trong trường học. Trong những năm qua, nhờ có sự hỗ trợ của các dự án tài trợ, việc cấp nước sinh hoạt và cơ sở vật chất vệ sinh trong trường học cũng đã có nhiều sự cải thiện đáng kể. Trong năm 2010, khoảng 84,56 phần trăm các trường công lập trong tỉnh có công trì nh nướ c và vệ sinh và dự kiến trong năm học 2010-2011 con số này sẽ đạt 100 phần trăm (bả ng 12).Tại Tp. Phan Rang-Tháp Chàm, nhiều ý kiến bày tỏ sự lo ngại về việc gia tăng số lượng các lớp nhà trẻ, mẫu giáo do người dân tự phát thành lập, không đảm bảo điều kiện vệ sinh và không được kiểm tra giám sát chặt chẽ. Ví dụ, tại phường Mỹ Hải có một nhà trẻ không có công trình cấp nước và điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới vấn đề sức khỏe cho trẻ em ở đây.

Khả năng tiếp cận nước sạch và vệ sinh của trẻ em. Theo Điều tra Dân số năm 2009, 22,6 phần trăm trẻ em dưới 5 tuổi ở Ninh Thuận vẫn chưa được tiếp cận với nước sạ ch (Ninh Thuận đứ ng hàng thứ 24 trong tổng số 63 tỉnh, thành trên toàn quốc) và 38 phần trăm trẻ em dướ i 5 tuổ i không đượ c tiế p cậ n vớ i nhà tiêu hộ gia đì nh hợ p vệ sinh (đứ ng hà ng thứ 53 trong tổ ng số 63 tỉ nh thà nh). Những con số nêu trên cho thấy để nước sạch và vệ sinh đến được với tất cả trẻ em trong tỉnh vẫn còn là một quãng đường khá dài.

4.6 Phòng chống tai nạn thương tích trẻ em

Số liệu về tai nạn thương tích trẻ em. Con số báo cáo của ngành y tế cho thấy năm 2009, có 3.007 trẻ em dưới 15 tuổi bị tai nạn, thương tích (19 ca tử vong), trong đó 2.690 (89.5 phần trăm) bị súc vật cắn, húc vv. Trong tổng số các vụ tai nạn thương tích nói

Page 90: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

78 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

chung của dân số trên địa bàn, 11,8 phần trăm ở trẻ em tuổi từ 5-14 và 41 phần trăm tuổ i từ 15 - 1961. Cho tới tháng 12 năm 2010, số lượng tai nạn thương tích báo cáo cho năm 2010 là 1.950 giảm 35 phần trăm so với cùng kỳ năm 200962. Phần lớn các ca tử vong trẻ em theo báo cáo là do đuố i nước và tai nạn giao thông.

Theo ý kiến của cán bộ Sở LĐTBXH và Sở Y tế trong đợt nghiên cứu, việc thu thập và tổng hợp số liệu tai nạn thương tích trẻ em vẫn còn gặp nhiều khó khăn và chưa được thống nhất. Các vấn đề đó bao gồm: (i) không phải tất cả các vụ tai nạn, thương tích đều được đưa tới cơ sở y tế công, điều đó có nghĩa con số báo cáo sẽ thấp hơn so với thực tế, nhất là đối với những trường hợp nhẹ và xảy ra trên các địa bàn vù ng sâu vù ng xa; (ii) một số vụ tai nạn được báo cáo cho trạm y tế xã, một số báo cáo cho các bệnh viện huyện và tỉnh, nên trong quá trình tổng hợp gặp phải những khó khăn trong phân tổ số liệu và tránh báo cáo trùng lắp; (iii) các ca trẻ em tử vong do tai nạn không được báo cáo đầy đủ do một số ca xử lý bởi bên công an; và (iv) không có sự thống nhất trong định nghĩa về độ tuổi báo cáo giữa bên LĐTBXH và Y tế.

Bộ máy tổ chức trong công tác phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em. Ban Chỉ đạo Phòng chống Tai nạn của tỉnh được thành lập năm 2002 với chức năng kiểm tra, giám sát các hoạt động phòng chống tai nạn, thương tích trong tỉnh. Trong năm 2009, Kế hoạch số 3783/2009/KH-UBND (ngày 25/09/2009) về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em giai đoạn 2009-2010 ra đời, đã tăng cường thêm cho công tác này. Ban Phòng chống tai nạn cũng được thành lập ở một số huyện, xã. Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các tổ chức đoàn thể và cơ quan thông tin đại chúng đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động nâng cao nhận thức về vấn đề này cũng như tổ chức đào tạo cho giáo viên về mô hình trường học an toàn. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của UNICEF, các hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cũng đã được tập trung thí điểm tại 10 xã trong 3 huyện dự án.

Tuy đã có nhiều nỗ lực cố gắng, song theo nhiều ý kiến trong đợt nghiên cứu này, các hoạt động phòng chống tai nạn thương tích của tỉnh vẫn chưa có sự tập trung và đồng bộ. Nhiều ngành, nhiều cơ quan cần phải tham gia vào công tác này tuy nhiên vai trò, nhiệm vụ và cơ chế điều phối vẫn chưa được thiết lập hoàn chỉnh. Theo Sở LĐTB&XH63, có nhiều khía cạnh cần được tăng cường củng cố:

• Tuy tại một số huyện, xã đã thành lập ban phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em, nhưng hoạt động của các ban này chưa được thường xuyên.

• Cần tăng cường công tác điều phối giữa các sở ngành, cơ quan, đoàn thể hữu quan, kết hợp với nâng cao tinh thần làm chủ của các địa phương tự đứng ra thực hiện các hoạt động của mình.

• Tăng cường điều phối xung quanh việc thực hiện cách tiếp cận xã, phường an toàn, phù hợp với trẻ em (nhà an toàn/trường an toàn/cộng đồng an toàn) kết hợp với tăng cường kinh phí cho các hoạt động phòng chống tai nạn thương tích trẻ em ở mỗi địa phương.

• Nhiều địa phương trong tỉnh chưa tập trung đầu tư đầy đủ xây dựng các khu vui chơi giải trí cho trẻ em, hầu hết các xã còn thiếu điểm vui chơi cho trẻ.

• Đào tạo phòng chống tai nạn thương tích trẻ em chưa được thực hiện thường xuyên, hoặc chưa được chú trọng .

61 UBND Ninh Thuận (2010) tài liệu đã dẫn.62 Sở LĐTB&XH (2010) Báo cáo kết quả phòng chống tai nạn thương tích trẻ em trong năm 2010.63 Sở LĐTB&XH (2010) tài liệu đã dẫn.

Page 91: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

79PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

• Cuối cùng, việc thu thập số liệu về tai nạn thương tích trẻ em chưa cập nhật đầy đủ và chuẩn hóa.

4.7 HIV/AIDS và trẻ em

Thực trạng hiện nay. Cũng giống như các tỉnh khác của khu vực Duyên hải Nam Trung bộ, Ninh Thuận có tỷ lệ HIV/AIDS tương đối thấp so với các tỉnh, thành ở những khu vực khác trên toàn quốc. Theo số liệu của Bộ Y tế, trong năm 2009 tỷ lệ nhiễm HIV tích lũy của Ninh Thuận là 36,4 người trên 100.000 dân, đứng thứ 6 trong số các tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV thấp nhất trên toàn quốc (Hình 20& Phụ lục 1.28). Tuy nhiên bên cạnh đó tỷ lệ lây nhiễm mới HIV của Ninh Thuận lại đứng hàng thứ 4 trong số các tỉnh thành cao nhất của cả nước, ở mức 33,94 trên 100.000 dân (Hình 21). Điều này một phần có thể là do số người tự nguyện xét nghiệm HIV vừa qua đã tăng lên và trong đó có những ca trước đây chưa được phát hiện. Tuy nhiên, rõ ràng việc đó cho thấy cần tăng cường nâng cao nhận thức của cộng đồng dân chúng cũng như các biện pháp ngăn ngừa để ngăn chặn đại dịch này xảy ra trên địa bàn tỉnh như một số nơi khác.

Theo Sở Y tế, từ năm 1995, tổng số ca HIV tích lũy cho tới nay là 86464. Các đối tượng bị lây nhiễm chủ yếu là nam giới tuổi từ 20 - 29 qua con đường tiêm chích và tình dục không an toàn. Từ 2006 đến 2010 đã có 229 ca lây nhiễm mới được phát hiện trong đó có 8 trẻ em dưới 16 tuổi65. Tuy nhiên, dường như con số trên thực tế có thể cao hơn. Ngành y tế đã rất quan tâm chú trọng tới vấn đề ngăn ngừa lây truyền từ mẹ sang con, tuy nhiên tỷ lệ tự nguyện đi xét nghiệm HIV của cả nam và nữ nhìn chung vẫn còn thấp, nhất là trong số phụ nữ mang thai. Tỷ lệ số người sống chung với HIV/AIDS được quản lý và điều trị đã tăng từ 80 phần trăm năm 2006 lên 91 phần trăm năm 2010.

Hình 20. Tỷ lệ lây nhiễm HIV trên 100.000 dân chung cả nước, theo khu vực và trong tỉnh năm 2009

186

68,3

369,8

36,4

107,6

0

50

100

150

200

250

300

350

400

Nguồn: Bộ Y tế (2011) Niên giám Thống kê y tế 2009.

64 Sở Y tế (2010) Báo cáo tổng kết kết quả thực hiện kế hoạch năm năm ngành y tế 2006-2010.65 Sở KH&ĐT (2010) Số liệu kinh tế-xã hội tổng hợp 2006-2010.

Page 92: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

80 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Hình 21. Tỷ lệ lây nhiễm HIV mới trên 100.000 dân chung cả nước, theo khu vực và trong tỉnh năm 2009

16,11

3,43

29,72

33,94

7,06

0

5

10

15

20

25

30

35

40

Nguồn: Bộ Y tế (2011) Niên giám Thống kê y tế 2009.

Những nỗ lực nâng cao nhận thức và phòng chống HIV/AIDS. Trong những năm qua, tỉnh đã tích cực tăng cường các hoạt động về phòng chống và nâng cao nhận thức về HIV/AIDS. Khoảng 25,2 phần trăm vốn của Chương trình MTQG về một số bệnh xã hội, dị ch nguy hiểm và HIV/AIDS đã được phân bổ cho việc thực hiện công tác này, trong đó có việc thành lập Trung tâm Phòng chống AIDS (xem phần 2.3 trên đây). Các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức và phòng chống HIV/AIDS đã nhận được sự chỉ đạo chặt chẽ của Ban Chỉ đạo Phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn Ma túy, Mại dâm, phối kết hợp với hoạt động của 26 sở, ngành, tổ chức đoàn thể, các lực lượng giữ gìn an ninh, trật tự, trung tâm giáo dục và truyền thông y tế, các bệnh viện và trung tâm y tế huyện. Theo kế hoạch năm 2010, trọng tâm sẽ tập trung cho việc tăng cường cung cấp thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, nhất là cho các nhóm có nguy cơ cao, điều tra, theo dõi và mở rộng, nâng cao chất lượng các dịch vụ xét nghiệm tự nguyện, tư vấn và điều trị đồng thời nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ66. Trong năm 2010, Sở GD&ĐT đã tích cực mở rộng các hoạt động tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS cho hầu hết các trường trong tỉnh67 theo phương pháp tiếp cận dựa trên quyền.

66 Phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn Mại dâm, Ma túy (2010) Kế hoạch phòng chống HIV/AIDS năm 2010 của tỉnh Ninh Thuận.

67 Sở GD&ĐT (2010) Kế hoạch tháng hoạt động phòng chống HIV/AIDS năm 2010.

Page 93: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

81PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

CHƯƠNG 5:GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN TRẺ EM

Page 94: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

82 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

5. Giáo dục và phát triển trẻ emChương này bắt đầu với phần tóm tắt số liệu thống kê những xu hướng theo thời gian và tình hình giáo dục mầm non, tiểu học và trung học hiện nay ở Ninh Thuận. Những số liệu này được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm báo cáo của Sở GD&ĐT68, kết quả Điều tra Dân số 2009 (Phụ lục 1.35)69, số liệu thống kê phát triển kinh tế-xã hội do Sở KHĐT tổng hợp và các số liệu của Bộ GD&ĐT (Phụ lục 1.36 đến 1.40)70. Trên cơ sở các số liệu đã tổng hợp, báo cáo đã tiến hành phân tích sâu về một số vấn đề về chất lượng của việc dạy và học, giáo dục cho người lớn tuổi và công tác xóa mù chữ, những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập và tốt nghiệp, giáo dục cho các cộng đồng dân tộc thiểu số Chăm và Raglay và các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho công tác giáo dục và khuyến học.

Trước hết, một điểm đáng được nêu ra ở đây là số liệu của ngành giáo dục và đào tạo của Ninh Thuận nhìn chung rất đầy đủ và đồng nhất. Chỉ có một vài điểm hạn chế và chưa thống nhất như: (a) chưa thống nhất trong số liệu về tỷ lệ nhập học ở tiểu học; (b) chưa thống nhất về số liệu báo cáo về tỷ lệ bỏ học ở các bậc tiểu học và trung học; và (c) thiếu số liệu tách riêng về giới và dân tộc trong tỷ lệ nhập học và bỏ học; và (d) thiếu số liệu về tình hình giáo dục của trẻ em khuyết tật.

5.1 Giáo dục mầm non

Nhà trẻ. Theo số liệu của Sở GD&ĐT, tỷ lệ trẻ em dưới 2 tuổi có đi nhà trẻ đã tăng từ 9,72 phần trăm trong năm học 2007-2008 lên 11,16 phần trăm trong năm học 2009-2010, với trên 80 phần trăm học ở các cơ sở nhà trẻ ngoài công lập (Bảng 13). Tỷ lệ trẻ em đi nhà trẻ cao hơn ở khu vực thành thị, trong khi đó khả năng tiếp cận và theo học các lớp nhà trẻ vẫn còn hạn chế ở nhiều địa bàn thuộc khu vực nông thôn.

Mẫu giáo. Bắt đầu từ năm học 2007-2008 trở đi, tất cả các xã, phường trong tỉnh đã có trường mầm non. Trong năm học 2009-2010, có 72 trường trong đó 83 phần trăm là trường công lập và 17 phần trăm là trường ngoài công lập, với phần lớn các trường ngoài công lập (92 phần trăm) nằm ở Tp. Phan Rang-Tháp Chàm71. Khoảng 80 phần trăm trẻ em đi học tại các trường mầm non công lập. Tỷ lệ các cháu ra lớp mẫu giáo 5 tuổi đã đạt 97,07 phần trăm năm học 2009-2010, trong khi đó tỷ lệ trẻ từ 3-5 tuổi ra lớp đạt 57,32 phần trăm trong năm học 2009-2010 (Bảng 13). Nhiều nỗ lực cũng đã được triển khai nhằm nâng cao tỷ lệ đi học mẫu giáo của trẻ em dân tộc thiểu số; ví dụ, tại huyện Bắc Ái, trong năm 2010 đã có khoảng 62 phần trăm trẻ từ 3-5 tuổi đi học các trường mầm non, tương đương với mức bình quân chung toàn tỉnh72. Hiện không có số liệu cho biết địa phương nào và nhóm dân số nào có số lượng trẻ từ 3-5 tuổi đến trường hạn chế. Kiến nghị cần tiếp tục thực hiện các điều tra, nghiên cứu để hiểu rõ các yếu tố dẫn đến hạn chế về thông tin, số liệu này.

Trong một vài năm qua, cơ sở vật chất của các trường mầm non công lập đã có nhiều cải thiện trên toàn bộ địa bàn tỉnh, tuy nhiều trường hiện nay vẫn thiếu sân chơi an toàn cho các em. Trong năm học 2009-2010, 100 phần trăm trẻ em trong các cơ sở nhà trẻ đều được tiêm chủng đầy đủ và được kiểm tra sức khỏe73; khoảng 50 phần trăm các cháu đi học nhà trẻ, mẫu giáo được trợ cấp bữa ăn trưa tại trường theo chính sách hỗ

68 Sở Giáo dục và Đào tạo (2010) tài liệu đã dẫn. 69 Tổng cục Thống kê (2011) Giáo dục ở Việt Nam: Phân tích các chỉ số cơ bản (Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 2009).70 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010) Thống kê giáo dục Năm học 2009-2010.71 Cục Thống kê Ninh Thuận (2010) Niên giám Thống kê tỉnh 2009.72 Phòng GD&ĐT (2010) Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 2010 của huyện Bác Ái.73 Sở Giáo dục và Đào tạo (2010) Tài liệu đã dẫn.

Page 95: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

83PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

trợ học sinh các hộ gia đình nghèo - Quyết định 112/2007/QĐ-TTg74. Tuy khoảng 88 phần trăm giáo viên mẫu giáo đạt chuẩn quốc gia, song tỷ lệ này đối với giáo viên nhà trẻ vẫn còn tương đối thấp (23,5%). Với số lượng các cơ sở mầm non công lập và ngoài công lập tăng nhanh, rất khó để có thể tuyển dụng được các giáo viên có chất lượng cho bậc học này.

Một vấn đề quan ngại lớn của ngành Giáo dục trong giai đoạn phát triển KT-XH (2011 đến 2015-2020) là việc phổ cập mẫu giáo 5 tuổi75. Để đạt mục tiêu này cần phải tăng cường tỷ lệ các lớp mẫu giáo học hai buổi/ngày. Việc củng cố mạng lưới các trường mầm non cả công lập và ngoài công lập đồng thời nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên sẽ là bước quan trọng để có thể đạt được mục tiêu này.

Bảng 13. Các chỉ số giáo dục mầm non ở các cơ sở công lập và ngoài công lập

Chỉ sốNăm học

2007-2008 2008-2009 2009-2010Nhà trẻ

Tổng số trẻ em ở độ tuổi nhà trẻ (0-2) 26.906 27.031 22.070Số cháu đi học các lớp nhà trẻ 2.615 2.051 2.464% số cháu đi nhà trẻ trong tổng số các cháu ở độ tuổi 9,7 7,6 11,2% số cháu học các lớp công lập 12,1 17 12,3% số cháu học các lớp ngoài công lập 87,9 83 87,7% giáo viên nhà trẻ đạt chuẩn quốc gia 36,1 26,2 23,5Mẫu giáo

Tổng số trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo (3-5) 28.630 27.826 29.749Số cháu đi học các lớp mẫu giáo 16.271 16.315 16.501% số cháu ra lớp trong tổng số các cháu ở độ tuổi (3-5) 56,8 60,8 57,3% số cháu học các lớp công lập 79,2 78,9 81,7% số cháu học các lớp ngoài công lập 20,8 21,1 18,3% số cháu ra lớp trong tổng trẻ 5 tuổi 94,2 96,9 97,1% giáo viên mẫu giáo đạt chuẩn quốc gia 82,1 84,9 88,0

Nguồn: Sở GD&ĐT (2010) Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh Ninh Thuận đến năm 2010.

5.2 Giáo dục tiểu học và trung học

Giáo dục Tiểu học:

• Tất cả các xã, phường của tỉnh đều có trường tiểu học. Theo số liệu của Bộ GD&ĐT, trong năm học 2009-2010, tỉnh có 146 trường tiểu học trong đó 6,85 phần trăm đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, thấp hơn nhiều so với bình quân cả nước (32,8 phần trăm) về số trường tiểu học đạt chuẩn về cơ sở vật chất (Phụ lục 1.38).

• Ninh Thuận được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000 và 100 phần trăm các huyện, xã/phường tiếp tục duy trì thành quả này cho tới năm học 2009-2010. Tuy vậy, đối với việc phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, cho đến tháng 8 năm 2010 mới chỉ có 38 trong số 65 xã, phường (57 phần trăm) đạt chuẩn quốc gia76.

74 Quyết định số 112/2007/QD-TTg (20/07/2007) Chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc Chương trình 135 giai đoạn II.

75 Quyết định số 239/2010/QD-TTG (09/02/2010) phê duyệt đề án phổ cập giáo dục mầm non lớp 5 tuổi cho giai đoạn 2010-2015.

76 UBND Ninh Thuận / UNICEF (2010) Báo cáo điều tra nhu cầu nâng cao năng lực và đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tại các xã trong Chương trình Tỉnh Bạn hữu Trẻ em Ninh Thuận.

Page 96: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

84 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Bảng 14. Tỷ lệ đi học và tốt nghiệp ở cấp tiểu học và trung học (năm học 2007-2008 đến 2010-2011)

Chỉ sốNăm học

2007 - 2008 2008 - 2009 2009 –2010 2010 - 2011Tổng số học sinh 121.450 111.721 115.654 114.403Tiểu học 59.009 57.341 57.534 57.690

Nữ 27.222 27.665 27.416 25.889Trung học cơ sở 43.058 42.122 38.937 37.365

Nữ 21.954 19.807 18.542 17.220Trung học phổ thông 19.382 18.910 19.183 19.348

Nữ 10.654 9.887 11.239 11.347Tỷ lệ nhập học thô (%) 66,66 73,66 76,60 87Tiểu học 77 88 85 96

Nữ 72 76 80 90Trung học cơ sở 72 75 80 85

Nữ 70 60,5 63 65,5Trung học phổ thông 51 58 65 80

Nữ 45 43 55 65Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi (%) 63,4 62,7 64,8 67,5Tiểu học 70 72,5 74,9 77,6

Nữ 68 72 74.0 75Trung học cơ sở 65,3 65 66,9 67,3

Nữ 65 65 66 67Trung học phổ thông 55 50,5 52,6 60

Nữ 51 50 50 52,3Tỷ lệ tốt nghiệp (%)

Tiểu học 98,3 98,7 99,6 -Trung học cơ sở 98,2 99,1 96,3 -Trung học phổ thông 85,6 68,4 69,5 -

Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo (2010) Số liệu cung cấp cho đợt nghiên cứu; (i) Cục Thống kê tỉnh (2011) Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận 2011 (Tóm tắt)

• Tỷ lệ học sinh hoàn thành mẫu giáo 5 tuổi và được tuyển vào lớp 1 đã vượt trên mức 97 phần trăm trong khoảng thời gian từ 2007 đến 2010 (Phụ lục 1.33).

• Theo Sở GD&ĐT, tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi ở tiểu học đã tăng từ 70 phần trăm trong năm học 2007-2008 lên 77,6 phần trăm trong năm học 2010-2011, trong khi đó tỷ lệ nhập học thô tăng từ 77 phần trăm lên 96 phần trăm trong cùng thời gian nói trên (Bảng 14). Một vấn đề đáng lưu ý là kết quả Điều tra Dân số năm 2009 đưa ra tỷ lệ đi học đúng độ tuổi cao hơn rất nhiều, với con số 91,6 phần trăm trong đó 90,5 phần trăm ở nam và 92,8 phần trăm ở nữ (Phụ lục 1.35). Cần tiến hành các điều tra, nghiên cứu tiếp nối để xác định chính xác con số này và làm rõ nguyên nhân của sự khác biệt lớn trong tỷ lệ đi học ở tiểu học theo báo cáo của tỉnh so với kết quả Điều tra Dân số 2009. Một lý giải có thể đưa ra ở đây là trên 90 phần trăm (theo số liệu của Điều tra Dân số 2009) trẻ em ở độ tuổi tiểu học có đi học, trong khi đó số liệu báo cáo của tỉnh là tỷ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi. Con số này thấp hơn vì một số lượng khá lớn các em bị lưu ban lớp 1.

• Trong tổng số học sinh tiểu học năm học 2009-2010, có 47,7 phần trăm là nữ, 28,4 phần trăm là người dân tộc thiểu số và 14,7 phần trăm là học sinh nữ dân tộc thiểu số;

Page 97: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

85PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

trong tổng số học sinh dân tộc thiểu số có 48,2 phần trăm là nam và 51,8 phần trăm nữ (Hình 22 đến 24).

• Trong các năm học 2007-2008 và 2009-2010, tỷ lệ giáo viên tiểu học đạt chuẩn quốc gia đã tăng từ 94,4 phần trăm đến 99,4 phần trăm và tỷ số học sinh trên giáo viên đã giảm từ 22,1 xuống 20,8 (Phụ lục 1.32).

• Tỷ lệ học sinh tiểu học đi học hai buổi vẫn còn hạn chế do toàn tỉnh mới chỉ có 29 trong tổng số 146 trường tiểu học (19,8 phần trăm) học hai buổi/ngày.

Giáo dục trung học cơ sở:

• Năm học 2010-2011, tất cả các xã trong tỉnh đều có trường trung học cơ sở với tổng số học sinh trên toàn tỉnh là 37.365 thuộc 60 trường. Theo Bộ GD&ĐT, tỉnh có 5,08 phần trăm số trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, thấp hơn so với con số bình quân cả nước là 16,26 phần trăm trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất (Phụ lục 1.39)

• Tháng 9 năm 2010, Ninh Thuận được Bộ GD&ĐT công nhận hoàn thành phổ cập trung học cơ sở trên 100 phần trăm xã, phường.

• Theo Sở GD&ĐT, tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi ở THCS đã tăng từ 65,3 phần trăm trong năm học 2007-2008 lên 67,3 phần trăm trong năm học 2010-2011, trong khi đó tỷ lệ nhập học thô tăng từ 72 phần trăm đến 85 phần trăm trong cùng thời gian (Bảng 14). Kết quả Điều tra Dân số 2009 cũng cho con số tương đương là 67,8 phần trăm với tỷ lệ nam là 63,7 phần trăm và nữ là 72,3 phần trăm (Phụ lục 1.35). Tuy nhiên, ở mặt kia của vấn đề, tổng số học sinh THCS lại giảm hàng năm (Bảng 14) mặc dù dân số trẻ em ở độ tuổi đi học THCS của tỉnh tăng lên (Phụ lục 1.5). Những số liệu này cho thấy một số lượng khá lớn trẻ em không chuyển cấp học từ tiểu học sang trung học cơ sở.

• Trong tổng số học sinh THCS năm học 2009-2010, có 47,6 phần trăm là nữ, 23,8 phần trăm là người dân tộc thiểu số và 12,7 phần trăm là nữ học sinh dân tộc thiểu số; trong tổng số học sinh người dân tộc thiểu số 46,7 phần trăm là nam và 53,2 phần trăm là nữ (Hình 20 và 22).

• Trong các năm học 2007-2008 và 2009-2010, tỷ lệ giáo viên THCS đạt chuẩn quốc gia đã tăng đáng kể từ 59,9 phần trăm lên 89 phần trăm, cho thấy những nỗ lực được đưa ra nhằm cải thiện chất lượng giáo dục THCS của tỉnh. Cùng trong thời gian nói trên, tỷ số học sinh trên một giáo viên của bậc học này hầu như không đổi, vẫn giữ ở mức khoảng 39 (Phụ lục 1.32).

Giáo dục trung học phổ thông:

• Hiện trên toàn tỉnh có 17 trường trung học phổ thông, bao gồm 16 trường công lập và 1 trường ngoài công lập với tổng số 19,348 học sinh.

• Theo Sở GD&ĐT, tỷ lệ nhập học đúng tuổi ở THPT đã tăng từ 55 phần trăm trong năm học 2007-2008 lên 60 phần trăm trong năm học 2010-2011, trong khi đó tỷ lệ nhập học thô ở bậc học này tăng từ 51 phần trăm lên 80 phần trăm trong cùng thời gian (Bảng 14). Kết quả Điều tra Dân số 2009 đưa ra con số về tỷ lệ đi học đúng độ tuổi thấp hơn – 45,3 phần trăm, trong đó 38,7 phần trăm là nam và 52,6 phần trăm là nữ (Phụ lục 1.35). Số liệu của Điều tra dân số 2009 cho thấy có một số lượng lớn trẻ em nam không chuyển tiếp từ bậc học trung học cơ sở lên trung học phổ thông.

Page 98: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

86 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

• Trong tổng số học sinh THPT năm học 2009-2010, có 58,6 phần trăm là nữ, 18,4 phần trăm là người dân tộc thiểu số và 10,8 phần trăm là nữ học sinh dân tộc thiểu số; trong tổng số học sinh người dân tộc thiểu số 58,5 phần trăm là nữ và 41,5 phần trăm là nam (Hình 22 & 24).

• Trong các năm học 2007-2008 và 2009-2010, tỷ lệ giáo viên THPT đạt chuẩn quốc gia đã tăng từ 95 phần trăm lên 99 phần trăm, trong khi tỷ số học sinh trên một giáo viên của bậc học này hầu như không đổi, vẫn giữ ở mức khoảng 46 học sinh trên một giáo viên (Phụ lục 1.32).

Hình 22. Tỷ lệ phần trăm học sinh nam và nữ các cấp học khác nhau - tất cả các nhóm dân tộc (2009-2010)

51 52 52

41

49 48 48

59

0

10

20

30

40

50

60

70

Hình 23. Tỷ lệ % học sinh nam và nữ dân tộc thiểu số ở các cấp học khác nhau (2009-10)

47 48 4742

53 52 5359

0

10

20

30

40

50

60

70

Page 99: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

87PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Hình 24. Tỷ lệ phần trăm học sinh dân tộc thiểu số và nữ dân tộc thiểu số ở các cấp học khác nhau (2009-2010)

25

28

24

18

1315

1311

0

5

10

15

20

25

30

Nguồn: Sở GD&ĐT (2010) Số liệu cung cấp cho đợt ngghiên cứu.

Những con số thống kê trên đây đã cho thấy những thành quả và tiến bộ đạt được trong các bậc học mầm non, tiểu học và trung học của tỉnh Ninh Thuận thời gian qua, kể cả cho học sinh nam và nữ. Những số liệu đó cũng cho thấy những nỗ lực mà tỉnh thực hiện đã đem lại nhiều kết quả tích cực trong việc khuyến khích trẻ em tới trường và duy trì việc học tập.

Cân bằng giới. Nhìn chung có sự cân bằng giới tương đối tốt trong tỷ lệ học sinh đến trường ở bậc tiểu học và trung học cơ sở kể cả trong các nhóm dân tộc thiểu số (Hình 23 & 24). Ở bậc trung học phổ thông, tỷ lệ nữ cũng tăng đáng kể (đến trên 58 phần trăm trong năm học 2009-2010) kể cả nói chung cũng như trong các nhóm dân tộc thiểu số; điều đó cho thấy việc nghỉ và bỏ học diễn ra ở trẻ em nam nhiều hơn và việc này có liên quan đến một vài vấn đề đáng quan ngại.

Giáo dục của trẻ em dân tộc thiểu số. Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số giảm từ 28,4 phần trăm ở tiểu học xuống 23,8 phần trăm ở trung học cơ sở và 18,4 phần trăm ở trung học phổ thông (Hình 24). Đây cũng là một nét phổ biến ở các tỉnh có nhiều người dân tộc thiểu số. Tuy vậy, nếu so với một vài tỉnh khác, khó khăn trong việc chuyển tiếp từ tiểu học sang trung học cơ sở của học sinh nữ dân tộc ở Ninh Thuận không phải là lớn lắm; thay vào đó, vấn đề lớn hơn ở đây qua minh chứng thực tiễn là tỷ lệ nghỉ và bỏ học cao của học sinh nam dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, số học sinh dân tộc thiểu số đi học THPT vẫn tăng từ khoảng 2.300 trong năm học 2006-2007 lên khoảng 3.600 trong năm 2010-2011 (Phụ lục 1.31).

Tỷ lệ bỏ học. Tỷ lệ bỏ học ở tất cả các cấp đã tiếp tục giảm đều trong thời gian qua – tuy nhiên số liệu báo cáo từ các nguồn khác nhau đưa ra những con số khác nhau như được thể hiện trong Bảng 15. Có thể lý do của sự khác biệt trong số liệu báo cáo là do báo cáo theo năm học hoặc năm dương lịch, tuy nhiên sự chênh lệch giữa các con số báo cáo là khá lớn. Theo Sở GD&ĐT, trong năm học 2009-2010 tỷ lệ bỏ học bậc tiểu học là 0,6 phần trăm, trong khi đó ở trung học cơ sở và trung học phổ thông là 2,3 phần trăm và 3,5 phần trăm77.

77 Sở GD&ĐT (2010) tài liệu đã dẫn.

Page 100: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

88 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Bảng 15. Tỷ lệ bỏ học ở tiểu học và trung học 2007-2009

Nguồn báo cáoCấp

Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thôngSố liệu thống kê kinh tế-xã hội do Sở KHĐT tổng hợp

2007 2008 2009 2007 2008 2009 2007 2008 2009

3,4 3,2 3 10,8 9 7,5 9,11 8 6,5

Cục Thống kê tỉnh 2006-07 2007-08 2008-09 2006-07 2007-08 2008-09 2006-07 2007-08 2008-09

4,69 2,92 0,56 15,69 8,46 3,51 11,1 9,73 1,16

Nguồn: (i) SKH (2010) Các chỉ tiêu kinh tế-xã hội tổng hợp của tỉnh (2006-2010); (ii) Cục Thống kê (2010) Niên giám Thống kê tỉnh 2009.

Kiến nghị đưa ra ở đây là, cần có thêm các nỗ lực nhằm làm rõ những con số nói trên, đồng thời các số liệu đó phải được phân tổ, bóc tách theo địa bàn, giới tính cũng như dân tộc. Việc này là để giúp hiểu rõ hơn các nguyên nhân của tình trạng nghỉ và bỏ học như nói trên đây. Dường như tỷ lệ bỏ học của học sinh khu vực nông thôn cao hơn so với khu vực thành thị và ở dân tộc Raglay cao hơn so với các nhóm dân tộc khác trong tỉnh. Số liệu của đợt Điều tra Dân số 2009 cung cấp minh chứng cho tỉ lệ bỏ học của trẻ em từ 5-18 tuổi, cao hơn ở khu vực nông thôn so với thành thị (10,3 phần trăm ở thành thị và 20,1 phần trăm ở nông thôn78).

5.3 Chất lượng dạy và học

Chất lượng và sự công bằng trong giáo dục phổ thông và đào đạo. Những vấn đề lớn mà ngành Giáo dục và Đào tạo Ninh Thuận hiện đang gặp phải liên quan đến việc làm thế nào để cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục cho học sinh ở tất cả các bậc học theo nguyên tắc công bằng xã hội, đồng thời tăng cường đẩy mạnh chất lượng giáo dục và đào tạo. Những vấn đề vừa nêu bao gồm:

• Làm thế nào để vừa đảm bảo giáo dục phổ thông cho học sinh thuộc tất cả các nhóm dân tộc cùng sống trên một địa bàn, trong khi đó vừa đáp ứng được nhu cầu học tập và các ưu tiên đặc thù của các nhóm trẻ em khác nhau;

• Làm thế nào để có hỗ trợ mục tiêu (về tài chính) dành riêng cho học sinh thuộc hộ nghèo và dân tộc thiểu số để tạo điều kiện đi học cho các em này, mà không tạo ra những tác động tiêu cực đối với sự đoàn kết của cộng đồng hay tạo ra tư tưởng ỷ lại của các hộ được thụ hưởng;

• Làm thế nào để cung cấp khả năng tiếp cận đào tạo nghề một cách bình đẳng cho thanh, thiếu niên của tất cả các nhóm dân số (các nhóm dân tộc thiểu số, hộ nghèo và hộ không nghèo) theo những phương thức phù hợp với nhu cầu, sở thích và cơ hội việc làm của các nhóm này (xem thêm phân tích ở Chương 7.5);

• Bên cạnh đó, cần sắp xếp, tổ chức mạng lưới cơ sở vật chất trường học một cách hợp lý để đảm bảo tiếp cận giáo dục cho mọi trẻ em ở mọi lứa tuổi trên các địa bàn, đồng thời đáp ứng được yêu cầu cần tạo ra một đội ngũ lao động có chất lượng phục vụ phát triển dịch vụ, công nghiệp, thương mại và du dịch.

Với tình hình hạn chế nguồn ngân sách như hiện nay, cần cân nhắc những vấn đề cơ bản trên đây trong quá trình phân bổ ngân sách cũng như trong hoạch định chiến lược phát triển giai đoạn tới đây của ngành giáo dục và đào tạo. Một điểm cần lưu ý là, theo Sở GD&ĐT mặc dù 20 phần trăm tổng ngân sách tỉnh chi cho giáo dục và đào tạo (Phần

78 Tổng cục Thống kê (2011) Giáo dục ở Việt Nam: Phân tích các chỉ số cơ bản (Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 2009). Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

Page 101: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

89PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

3.1), song khoảng 90 phần trăm số đó dành cho các chi thường xuyên, số còn lại chỉ là một phần ngân sách khá khiêm tốn dành cho các chi phí khác và việc nâng cao chất lượng giáo dục & đào tạo.

Năng lực giáo viên. Ở tất cả các cấp, số giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là nữ cao hơn nam giới. Gần 100 phần trăm giáo viên và bảo mẫu ở các cơ sở mầm non là nữ, trong khi đó tỷ lệ giáo viên nữ ở các bậc tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông lần lượt là 85,5 phần trăm, 63,7 phần trăm và 52,3 phần trăm79. Trong một đợt điều tra gần đây về năng lực giáo viên tại một số xã lựa chọn thuộc 3 huyện80, kết quả cho thấy 20 phần trăm giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là người dân tộc thiểu số (với tỷ lệ cao nhất là ở bậc học mầm non, tiếp theo là tiểu học và trung học cơ sở theo thứ tự giảm dần). Giáo viên dân tộc thiểu số có lợi thế biết tiếng dân tộc và xóa bớt đi rào cản ngôn ngữ giữa giáo viên và học sinh ở cấp học ban đầu. Tuy nhiên, vẫn còn rất ít giáo viên dân tộc thiểu số ở bậc trung học để có thể hỗ trợ cho học sinh dân tộc thiểu số.

Sở GD&ĐT đã tổ chức nhiều lớp tại chức để nâng cao chất lượng và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tại Trường Cao đẳng Sư phạm của tỉnh phối hợp với các đơn vị khác như Trung tâm Đào tạo từ xa - Đại học Huế, Đại học Sư phạm Tp. HCM, Đại học Đà Lạt. Đặc biệt trong những năm qua, tỉnh đã tập trung nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở - tỷ lệ giáo viên THCS đạt chuẩn quốc gia đã tăng từ 60 phần trăm trong năm học 2007-2008 lên 89 phần trăm trong năm học 2009-2010. Trong đợt điều tra nói trên, số giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục có trình độ đại học chiếm 43,94 phần trăm, cao đẳng 36,93 phần trăm và trung cấp 18,2 phần trăm, trong khi đó chỉ có 0,94 phần trăm có chứng chỉ trung cấp sư phạm81. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy cũng liên tục được cải thiện. Ví dụ, thông qua chương trình hợp tác với Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, tất cả các trường tiểu học và trung học của tỉnh đã được kết nối và sử dụng interrnet trong công tác quản lý, giảng dạy và nghiên cứu góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Phổ cập và xã hội hóa giáo dục mầm non. Tại xã Công Hải, huyện Thuận Bắc, có hai trường mầm non có thể mô phỏng một số vấn đề vấn đề liên quan đến việc hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non và một số vấn đề liên quan đến các điểm mạnh, yếu của các cơ sở mầm non công lập và ngoài công lập. Những ví dụ này cũng minh họa cho những khó khăn trong việc đạt được sự công bằng trong phổ cập giáo dục ở bậc học này – giữa các hộ giàu hơn và hộ nghèo hơn, giữa các gia đình dân tộc thiểu số và đa số.

Một trường mầm non đóng học phí (trường Hoa Mai) đã hoạt động trong vòng ba năm qua và đã được công nhận có sự vượt trội về nhiều mặt từ an toàn, dinh dưỡng cho đến phát triển trí tuệ của trẻ em do các cháu được những giáo viên có chuyên môn chăm sóc cả hai buổi. Tuy nhiên, do đây là trường phải đóng học phí nên nó có thể có nguy cơ mở rộng sự thiếu bình đẳng trong giáo dục ở cộng đồng bởi lẽ chỉ có các hộ khá giả mới đủ tiền gửi con mình đến học ở những nơi có điều kiện như thế. Đặc biệt, sau khi một số hộ người dân tộc thiểu số đã thoát ra khỏi danh sách hộ nghèo và không được hưởng chính sách hỗ trợ theo Quyết định 112, thì số lượng trẻ em dân tộc thiểu số đến trường nói trên đã giảm 60 phần trăm (từ 50 em năm 2008 xuống còn 20 em năm 2010). Kết quả là hiện nay trường còn 22 chỗ trống và phải tuyển học sinh từ các xã khác trong khi đó báo cáo của xã cho biết không có đủ chỗ cho các cháu đi học mẫu giáo ở trường mầm non công lập tại xã82.

79 Cục Thống kê Ninh Thuận (2011) tài liệu đã dẫn.80 UBND tỉnh Ninh Thuận (2010) tài liệu đã dẫn.81 UBND tỉnh Ninh Thuận (2010) tài liệu đã dẫn.82 Một cán bộ UBND xã cho biết xã vẫn thiếu chỗ cho các cháu mẫu giáo vì vậy nên cho tới nay mới chỉ huy động được

200 cháu mẫu giáo ra lớp.

Page 102: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

90 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Một trường mầm non khác (trường Hiệp Khiết), bắt đầu hoạt động từ tháng 8 năm 2010 với mục tiêu hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non trong xã và xây dựng thành trường mầm non đạt chuẩn quốc gia (bao gồm cả tiêu chí học hai buổi và các cháu được cân, đo hàng tháng). Việc xây dựng trường được Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) hỗ trợ tài chính cùng với nguồn vốn do các doanh nghiệp trên địa bàn quyên góp. Người dân góp đất hoặc nhận mức đền bù thấp để lấy mặt bằng xây dựng. Một số người góp cây để trồng trong sân trường. Tất cả học sinh trong trường đều là người Kinh. Mỗi lớp có hai giáo viên, một trông các cháu và một đi đón các cháu từ các gia đình. Tuy Bộ GD&ĐT không quy định phải đóng góp cho các hoạt động của trường mầm non, nhưng các gia đình tự nguyện đóng góp để cho các cháu ăn uống và trả thù lao cho giáo viên. Phụ huynh và hội khuyến học cũng đóng tiền để mua xoong nồi nấu nướng và chiếu cho các cháu ngủ trưa vv... Do không có công trình cấp nước nên giáo viên phải đi chở nước cho các cháu sử dụng. Thêm nữa, do trường chưa có bếp nấu nên các hộ lân cận phải giúp nấu nướng và mang thức ăn cho các cháu.

Những quan ngại về vấn đề giáo dục của thầy, cô và các bậc cha mẹ. Một số quan ngại về chất lượng giáo dục đã được nêu ra trong đợt nghiên cứu này. Ví dụ, các ý kiến cho biết, tại phường Mỹ Hải (Tp. Phan Rang-Tháp Chàm) hầu hết trẻ em đi học tại trường trên địa bàn là con em của những gia đình ít khá giả hơn trong phường. Nhiều hộ có điều kiện, trong đó bao gồm cả các gia đình cán bộ, đã gửi con đi học ở nơi khác tốt hơn với mức tiền trả cao hơn. Như lời một giáo viên tiểu học của Phường Mỹ Hải: “vận động đến trường là tốt lắm rồi nhưng chất lượng cũng là vấn đề… đến lớp nhưng không chịu học thì làm sao đảm bảo chất lượng”. Tương tự như vậy, tại xã Công Hải, các ý kiến cũng cho biết là một vài trường hợp con em giáo viên - những người sống là làm việc tại đây- và con em các gia đình khá giả được gửi đi học trung học ở Tp. Phan Rang-Tháp Chàm hoặc thị xã Cam Ranh kế cận. Có hai lý do cho việc này: Thứ nhất, do cơ sở vật chất của trường tại xã còn yếu kém. Thứ hai, do học sinh các trường trong xã có nhiều nhóm dân tộc khác nhau và giáo viên phải mất nhiều thời gian với các học sinh học lực yếu, không có thời gian để tập trung cho các em học lực khá hơn, nhanh hơn.

Đây là tình huống mà các cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên ở Ninh Thuận đứng trước sự khó xử giữa vấn đề chất lượng và sự công bằng trong giáo dục. Một mặt, những quyết định của các bậc phụ huynh trên đây là do xuất phát từ mối lo ngại muốn đảm bảo môi trường giáo dục tốt nhất cho con cái của họ. Việc đó đồng nghĩa với việc họ sẽ chọn gửi con vào những trường không có học sinh trộn lẫn. Nhưng mặt khác, với những trường có học sinh hỗn hợp, học sinh người dân tộc thiểu số có thể học được các kỹ năng hữu ích từ bạn học là người Kinh và ngược lại, như phát biểu trên lớp. Các em cũng có nhiều cơ hội hơn để cải thiện khả năng nói tiếng Việt và như vậy có thể tránh được những khó khăn về ngôn ngữ trong cuộc sống mai sau. Các giáo viên cũng cho biết, cách tiếp cận Trường học Bạn hữu/thân thiện đã giúp cho học sinh các dân tộc khác nhau có mối quan hệ gần gũi, hiểu biết và giao tiếp với nhau nhiều hơn.

Khối lượng bài vở quá nhiều. Điều này thể hiện ở thực tế ngày càng có nhiều học sinh các khu vực thành thị bị cha mẹ bắt phải đi học thêm cả trong năm học cũng như trong kỳ nghỉ hè để mong có cơ hội được vào học ở trường tốt hơn. Một số học sinh người Chăm cũng bị sức ép học tập từ cha mẹ của mình. Trong khi đó, tại nhiều vùng nông thôn, cha mẹ nhìn chung không quan tâm đến việc chọn trường cho con cái và không có khái niệm gì về việc cạnh tranh, thi đua trong học tập. Chính vì lý do này trẻ em thường phải tự học mà không có sự hỗ trợ của cha mẹ.

Kết quả học các môn Toán và Tiếng Việt. Một nghiên cứu gần đây cho thấy chất lượng của việc dạy toán và tiếng Việt ở Ninh Thuận đã có đã có những tiến bộ đáng kể trong thời gian qua với số lượng học sinh ‘khá” và “giỏi” tăng từ 13-14 phần trăm trong năm

Page 103: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

91PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

học 2009-2010 so với những năm học trước83. Việc đánh giá nói trên dựa trên các bài kiểm tra chất lượng và kết quả học tập trong các đợt điều tra gần đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong một đợt điều tra đã được thực hiện nhằm đánh giá kết quả học tập các môn Toán và Tiếng Việt cho học sinh lớp 5 (lớp cuối Tiểu học) trong năm học 2006-2007 (Bảng 16), học lực của học sinh được phân loại theo ba mức độ Yếu (chưa đạt), Trung bình (đạt) và Khá giỏi. Kết quả học tập theo đợt điều tra này cho thấy có sự chênh lệch khá lớn giữa trẻ em người Kinh và trẻ em các dân tộc khác ở Ninh Thuận: trong 64 tỉnh thành, Ninh Thuận đứng thấp thứ 9 trên toàn quốc về tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số khá giỏi tiếng Việt và đứng thấp thứ 10 về tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số khá giỏi toán.

Bảng 16. Kết quả các môn Toán và Tiếng Việt của học sinh lớp 5 trong tỉnh, khu vực và cả nước theo dân tộc: số liệu so sánh tính theo phần trăm (Năm học 2006-2007)

Khu vực / TỉnhYếu Trung bình Khá giỏi

Kinh Các DT khác

Kinh Các DT khác

Kinh Các DT khác

ToánCả nước 8,98 29,21 11,57 20,01 79,12 50,31Vùng Đông Nam bộ 6,57 16,65 10,38 16,87 82,66 65,65Tỉnh Ninh Thuận 11,67 39,24 18,46 23,70 69,69 34,45Tiếng ViệtCả nước 13,95 36,52 10,17 14,84 75,60 48,42Vùng Đông Nam bộ 11,25 25,54 10,19 14,20 78,37 60,08Tỉnh Ninh Thuận 19,76 51,47 12,79 14,32 67,27 33,60

Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo / Dự án Giáo dục Tiểu học cho trẻ em vùng khó (2008) Báo cáo kết quả các môn Toán và Tiếng Việt của học sinh lớp 5, năm học 2006-2007.

5.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến thành quả giáo dục và việc tốt nghiệp

Tổng Điều tra Dân số năm 2009 đã cung cấp những kiến giải thú vị cho thấy những vấn đề lớn mà ngành giáo dục & đào tạo, nhất là đào tạo cho người dân đang phải đối mặt ở nhiều tỉnh trên cả nước (Phụ lục 1.34). Về trình độ học vấn cao nhất đạt được của dân số lứa tuổi từ 5 trở lên, Ninh Thuận có tỷ lệ người chưa tốt nghiệp tiểu học tương đối cao (30,8 phần trăm ) so với mức bình quân cả nước (22,7 phần trăm) và mức bình quân của khu vực (22,2 phần trăm) (Hình 25). Tỷ lệ dân số trên 5 tuổi hoàn thành trung học cơ sở ở Ninh Thuận tương đối thấp (14,1 phần trăm) so với mức bình quân cả nước và trong khu vực (Hình 26.). Tương tự như vậy, trong trình độ học vấn cao nhất đã đạt được, dân số ở độ tuổi nói trên của tỉnh có tỷ lệ hoàn thành trung học phổ thông cũng tương đối thấp (12,9 phần trăm).

83 UBND tỉnh Ninh Thuận / UNICEF (2010) tài liệu đã dẫn.

Page 104: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

92 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Hình 25. Tỷ lệ phần trăm dân số trên 5 tuổi chưa tốt nghiệp tiểu học (2009)

22,7 22,2

30,8

22,6

29,9

26,424,4

0

5

10

15

20

25

30

35

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2011) Giáo dục ở Việt Nam: Phân tích các chỉ số chính (Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 2009)

Hình 26. Tỷ lệ % dân số trên 5 tuổi có trình độ học vấn cao nhất đạt được chưa bao giờ tốt nghiệp THCS và THPT (2009)

23,725,9

14,1

22,9

16,3

20,1 20,120,819,1

12,9

16,9

11,014,5

18,8

0

5

10

15

20

25

30

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2011) Giáo dục ở Việt Nam: Phân tích các chỉ số chính (Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 2009)

Page 105: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

93PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Hình 27. Tỷ lệ phần trăm dân số trên 15 tuổi biết chữ theo giới tính (2009)

95,8 96,3

88,8

95,8

92,8

96,1 95,2

91,4 91,7

83,3

91,489,7

91,0 91,5

75

80

85

90

95

100

Nam

Nguồn: Ban Chỉ đạo Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở Trung ương (2010) Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 2009: Những kết quả chính.

Thêm nữa, số liệu điều tra dân số 2009 cũng cho thấy, tỷ lệ dân số biết chữ ở Ninh Thuận thấp hơn nhiều so với mức chung của cả nước và khu vực (Hình 257). Tỷ lệ biết chữ của dân số nữ trên 15 tuổi ở Ninh Thuận theo con số ghi nhận là 83,3 phần trăm một trong số tỉnh thấp nhất trên cả nước. Khả năng đọc viết và tính toán cũng là vấn đề nan giải đối với nhiều hộ gia đình người Raglay, nhất là trong số phụ nữ đã trưởng thành. Những số liệu nói trên còn được khẳng định qua một nghiên cứu về theo dõi tình hình đói nghèo ở hai xã của huyện Bác Ái. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ biết đọc, biết viết của các hộ gia đình Raglay thuộc nhóm kinh tế xếp hạng nghèo và trung bình nhìn chung chỉ vào khoảng giữa 30 đến 50 phần trăm (Bảng17). Những con số trên đây cho thấy Ninh Thuận là tỉnh có thực trạng mang tính đặc thù riêng, nhất là đối với vấn đề giáo dục cho nhóm dân tộc thiểu số Raglay.

Bảng 17. Khả năng nói tiếng Việt của những người trả lời phỏng vấn thuộc diện nghèo và không nghèo ở hai xã của huyện Bác Ái, theo tỷ lệ phần trăm, (năm 2007-2009.)

Các kỹ năng đọc viết

Xã Phước Đại Xã Phước ThànhHộ không

nghèoHộ nghèo Hộ trung

bìnhHộ không

nghèoHộ nghèo Hộ trung

bình

Nghe & nói 100 97,1 98,3 91,3 94,6 93,3Đọc 56,0 48,6 51,7 56,5 32,4 41,7Viết 56,0 54,3 55,0 56,5 32,4 41,7

Nguồn: Oxfam Anh (2009) Báo cáo tóm tắt về Giám sát đói nghèo tại hai xã của huyện Bác Ái, Ninh Thuận. Điều tra 120 hộ gia đình tại 4 thôn (Tà Lú 1, Ma Hoa, Ma Dú & Đá Ba Cái) 2007-2008-2009.

Các nguyên nhân gây bỏ học. Qua bàn bạc, trao đổi với lãnh đạo các địa phương cho thấy tỷ lệ nghỉ học giữa chừng cao nằm ở nhiều nhóm dân số:

• Trong các nhóm dân tộc thiểu số người Raglay. Tỷ lệ bỏ học cao và kết quả học tập thấp của người Raglay được coi là một trong những vấn đề lớn về kinh tế-xã hội của tỉnh. Nhiều trẻ em Raglay bỏ học vào cuối lớp 5 hoặc trước khi lên lớp 9 và không hoàn thành bậc học trung học. Một điểm quan trọng nữa là trẻ em trai Raglay bỏ học sớm nhiều hơn trẻ em gái.

Page 106: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

94 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

• Trong số các hộ nghèo khu vực thành thị / bán đô thị và các cộng đồng ngư dân di cư. Như đã nói trong Phần 2.5 trên đây, có những hộ trước đây làm nghề nông nhưng bị mất đất sản xuất do trưng dụng để làm các công trình công cộng và hiện đang trong tình trạng khó khăn về kinh tế nên không thể tiếp tục cho con đến trường. Với các cộng đồng ngư dân di cư, do hoàn cảnh di động của mình nên việc bỏ học cũng như đi học tiểu học hay trung học của trẻ em là một vấn đề lớn ở những cộng đồng này.

Một điểm đáng lưu ý là trong quá trình thảo luận trong đợt nghiên cứu, nhiều em đã nhận thức được những hoàn cảnh nói trên và cho rằng đó là một trong những mối quan ngại lớn của bản thân các em (xem Khung số 3). Các cán bộ cấp tỉnh, huyện, giáo viên và phụ huynh học sinh cũng nêu ra nhiều lý do, yếu tố dẫn tới việc trẻ bỏ học ở một số nhóm dân cư. Để phục vụ cho việc phân tích, những yếu tố này được phân loại thành ba nhóm: (i) Những nguyên nhân tác động trực tiếp, (ii) Những nguyên nhân phụ thêm vào và hạn chế về năng lực và (iii) Những nguyên nhân cơ bản mang tính hệ thống và xuất phát từ hành vi. Việc tóm lược và phân loại các nguyên nhân nói trên được trình bày trong Bảng 18, những phần tiếp sau đây sẽ sẽ đi sâu phân tích một số nguyên nhân ảnh hưởng tới toàn bộ dân số trong tỉnh nói chung cũng như liên quan đến các nhóm dân tộc thiểu số khác nhau.

Hoàn cảnh nghèo đói của các hộ gia đình. Đói nghèo thường xuyên được nêu lên là một trong những lý do chính gây ra việc cho trẻ em nghỉ học tạm thời hoặc bỏ học vĩnh viễn. Cha mẹ hàng ngày mắc bận làm ăn nên không có thời gian quan tâm tới việc học hành của con cái. Có trường hợp bắt con cái phải giúp việc nhà, việc đồng ruộng và đi lao động kiếm tiền. Có trường hợp không có tiền để cho con đi học. Như lời một cán bộ ngành giáo dục của phường Mỹ Hải: “Cứ nhắc đến vấn đề tiền là các em bỏ học. Nếu muốn các em đi học thì phải lo chuyện tiền cho hộ đó. Nhưng ở địa phương lại có quá ít doanh nghiệp để gây quỹ lấy tiền ủng hộ”. Tại Bác Ái, cán bộ huyện cho biết hiện nay tuy cha mẹ đã chú tâm nhiều hơn chuyện học hành của con cái, nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn họ không đủ sức để đầu tư lâu dài cho giáo dục.

Thiếu sự nhận thức của phụ huynh về các giá trị giáo dục. Đây là một nguyên nhân quan trọng khác được nhiều giáo viên và cán bộ địa phương nhắc tới. Như lời một giáo viên tiểu học phường Mỹ Hải: “Dưới bàn tôi có sẵn một tập sách vở để học sinh đến kêu không có là cho luôn vì nếu không các em sẽ nghỉ học ngay. Cứ động đến cái gì không có là phụ huynh lại cho nghỉ. ... Không phải là không có tiền mà ỷ lại không chịu đóng vì họ hi vọng sẽ được phát miễn phí.. Quan trọng là nhận thức của gia đình”. Một giáo viên khác ở xã Công Hải cũng cho biết: “Nhận thức của cha mẹ rất hạn chế. Họ coi việc giáo dục là của nhà trường, không phải việc của gia đình. Vì vậy nên giáo viên vẫn phải tới tận nhà để thuyết phục thậm chí để chở học sinh quay lại lớp”.

Một số giáo viên cho biết rằng cha mẹ không can thiệp mạnh nếu con họ bỏ học. Một cán bộ huyện Thuận Bắc nói rằng: “Trẻ em dân tộc thiểu số không có nhiều lựa chọn trong việc học… Nếu bố mẹ quát các em, các em có thể bỏ nhà đi. Hơn nữa, nhiều cha mẹ không biết chữ vì thế họ cũng không thấy được giá trị của việc học. Đối với họ, biết đọc viết cơ bản là đủ rồi.” Một phụ huynh học sinh ở phường Mỹ Hải cũng đồng quan điểm: “Nếu chúng tôi đặt áp lực nhiều quá lên các con, chúng sẽ bỏ nhà đi hoặc vờ đi học nhưng thực tế là đi chơi đâu đó rồi về nhà sau giờ học… Cha mẹ không thể theo sát chúng suốt ngày được.”

Page 107: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

95PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Khung số 3. Ý kiến của các em về việc đến trường và bỏ học

“Có một số bạn ở trong lớp em, dù khả năng học tập không tệ nhưng vì điều kiện gia đình nên phải nghỉ học.” (Học sinh trường THPT huyện Thuận Bắc)

“Có đôi lúc gia đình có cãi nhau nói là mai con nghỉ học đi, học cũng chẳng làm được gì. Em cảm thấy lời nói ấy làm em không muốn học nữa”. (Học sinh trường THPT huyện Thuận Bắc)

“Một số bạn ở trường em có thiệt thòi vì bố mẹ không cho các bạn vui chơi giải trí” (Học sinh trường THPT huyện Thuận Bắc)

“Một số bạn nhà khó khăn nhưng vẫn cố gắng học tập, ngoài việc học bạn vẫn phải làm công giúp việc phụ giúp gia đình, không có nhiều thời gian để học”. (Học sinh THPT, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm)

“Đối với gia đình có điều kiện khó khăn, giữa việc đi làm và học tập thì đa số cha mẹ vẫn khuyên bảo hay buộc các con đi làm” (Học sinh THPT, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm)

“Nhiều bạn học sinh dân tộc thiểu số, đặc biệt là các bạn vùng cao phải nghỉ học để phụ giúp gia đình. Ở vùng cao vẫn thiếu nhiều sân chơi, những nơi để hoạt động văn hóa, giúp trẻ em phát triển thể chất và tinh thần” (Học sinh THPT, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm)

“Có nhiều bạn rất ham học hỏi nhưng đã không được bố mẹ cho đi học hoặc ở trường hoặc ở các trung tâm” (Học sinh THPT, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm)

Khó khăn về ngôn ngữ và lực học yếu. Khó khăn về ngôn ngữ phổ thông là một hạn chế lớn đối với nhiều trẻ em dân tộc thiểu số khi bắt đầu đi học vì chúng có thể không hiểu những hướng dẫn của giáo viên. Ví dụ, hầu hết trẻ em Raglay chỉ bắt đầu học tiếng Việt vào độ tuổi đến trường – năm hoặc sáu tuổi. Như một giáo viên trung học ở xã Công Hải cho biết: “Trẻ em dân tộc thiểu số thường không biết diễn đạt những gì mình muốn khi làm bài viết. Ở trường các em sử dụng tiếng Việt nhưng về nhà lại nói tiếng của dân tộc mình”. Một số em xấu hổ vì nhiều tuổi hơn các bạn cùng lớp do đi học muộn hoặc bị lưu ban. Một số không tiếp thu được bài và trở nên chán học. Như đã nêu ở phần trên, việc có giáo viên người dân tộc thiểu số dạy ở các lớp mầm non và triển khai phương pháp dạy song ngữ dựa trên cơ sở tiếng mẹ đẻ là một cách tốt nhằm xóa bớt đi khoảng cách và những khó khăn về ngôn ngữ cho các em. Mặc dù cần phải có thời gian mới thấy hết lợi ích của việc sử dụng tiếng mẹ đẻ làm ngôn ngữ giảng dạy nhưng có thể thấy ngay một vài những hiệu quả tức thời như khi học sinh hiểu được nội dung của bài giảng và sách vở, các em sẽ trở nên tích cực hơn trong việc học hành, từ đó sẽ nâng cao kết quả và tinh thần học tập. Việc học tập tốt sẽ nâng cao sự hứng khởi, động lực học hành, niềm tự hào và sự tự tin của học sinh, giúp giảm bớt tỷ lệ bỏ học, lưu ban và học kém.

Page 108: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

96 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Bảng 18. Những yếu tố gây ra việc nghỉ và bỏ học

Nguyên nhân tác động trực tiếp

Nguyên nhân phụ thêm vào và hạn chế về năng lực

Nguyên nhân cơ bản mang tính hệ thống và xuất phát

từ hành vi• Hoàn cảnh đói nghèo;

• Không đủ khả năng trả chi phí đi học (như: đồng phục, sách vở và các khoản đóng góp cho nhà trường);

• Yêu cầu lao động của gia đình – giúp việc nhà, việc đồng hoặc trông em, hoặc đi làm thêm lấy tiền;

• Lực học yếu và không có động cơ khuyến khích;

• Sống không cố định (như: các cộng đồng ngư dân di động).

• Hạn chế về tiếng Việt và khả năng giao tiếp kém của trẻ em dân tộc thiểu số; thiếu năng lực giảng dạy song ngữ;

• Ảnh hưởng do bạn bè lôi kéo và tác động xấu của đời sống hiện đại;

• Thiếu các tấm gương học hành thành đạt nhất là của trẻ em dân tộc thiểu số;

• Lấy vợ, chồng sớm; những hệ quả của việc không đăng ký khai sinh;

• Ít giáo viên người dân tộc thiểu số nhất là ở bậc trung học;

• Ảnh hưởng ngoài dự kiến về sự công bằng trong các chương trình hỗ trợ của nhà nước;

• Thiếu môi trường khuyến khích học tập.

• Cha mẹ không nhận thức được giá trị của việc học hành của con cái;

• Trẻ em không thích đi học;

• Ảnh hưởng của các hệ thống xã hội cổ truyền từ xưa và những áp lực, nhu cầu kinh tế-xã hội mới đối với trẻ vị thành niên;

• Thiếu hệ thống giáo dục được xây dựng trên cơ sở thúc đẩy những kiến thức và khả năng sẵn có của trẻ;

• Thiếu cơ hội học tập phù hợp và chất lượng kích thích trẻ học tập và gắn bó với trường.

Những ảnh hưởng do bạn bè lôi kéo và tác động xấu của đời sống hiện đại. Một số hộ nghèo cho biết rằng không đủ tiền để mua đồng phục hoặc cho con tiền ăn sáng, họ cảm thấy xấu hổ và do vậy chọn cách không đến trường học. Phụ huynh và giáo viên ở các khu vực thành thị cho biết, một số trẻ bỏ học vì nghiện chơi trò chơi điện tử. Theo đánh giá của cán bộ Sở LĐTB&XH, vấn đề chính của số trẻ em này là do chúng không theo kịp việc học hành ở trường, trong khi việc chống lại hành vi nghiện trò chơi điện tử lại chưa được xã hội quan tâm thỏa đáng.

5.5 Giáo dục của trẻ em dân tộc thiểu số Raglay

Một số trẻ em Raglay nghỉ học do thiếu động cơ học tập và không theo kịp bài vở. Một giáo viên tiểu học ở xã Công Hải cho biết: “Thầy cô đến vận động thì bố mẹ bảo không biết, nó không thích đi học thì cũng đành chịu”. Những nhận định trên đây một lần nữa được khẳng định qua kết quả của đợt nghiên cứu theo dõi đói nghèo tại hai xã của huyện Bác Ái, trong đó lý do chính được đưa ra cho việc bỏ học là do ‘không muốn đi học’ (Hình 26). Đây dường như là lý do quan trọng hơn so với các yếu tố không có tiền hoặc không được bố mẹ quan tâm.

Tuy vậy, cần phải diễn giải và hiểu lý do này một cách thấu đáo. Như trên đã nêu, có rất nhiều lý do dẫn đến việc chán rồi bỏ học của trẻ em như khó khăn về ngôn ngữ, lực học yếu, không có tấm gương thành đạt trong chuyện học hành vv.. tất cả những yếu tố đó đều góp phần gây ra việc chán học của các em.Tuy nhiên, những yếu tố trên đây cũng có thể là do năng lực kém, thiếu môi trường thi đua học tập, giáo viên không công bằng hoặc các em người dân tộc thiểu số bị coi thường. Một số yếu tố đơn lẻ hoặc kết hợp lại với nhau dẫn tới việc học tập của trẻ bị giảm sút, thiếu động lực và cuối cùng dẫn đến bỏ học.

Page 109: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

97PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Hình 28. Lý do bỏ học trong nhóm tuổi từ 6-20 tại hai xã của huyện Bác Ái, tính theo phần trăm, năm 2009

7,9

52,6

15,8

2,6

21,1

6,4

63,8

8,5

14,9

6,4

0

10

20

30

40

50

60

70

Nguồn: Oxfam Anh (2009) Báo cáo tóm tắt Giám sát đói nghèo tại hai xã của huyện Bác Ái, Ninh Thuận.

Ở một góc nhìn khác, cũng có thể trẻ em Raglay thấy rằng chúng có việc khác quan trọng hơn để làm. Ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ cộng với các nhu cầu kinh tế, xã hội của trẻ vị thành niên Raglay đang nổi lên như là những nguyên nhân mang tính ‘trước mắt’ cũng như mang tính ‘nguồn gốc cơ bản’ gây ra việc bỏ học của trẻ em Raglay, bao gồm cả trẻ trẻ em trai và gái.

Với các em gái, có thể có nhiều áp lực trong việc lấy chồng sớm, nguyên do là sau đám cưới sẽ có người nhà trai đến ở cùng nhà với cô dâu và như vậy sẽ bổ sung thêm năng lực lao động, sản xuất cho gia đình. Con trai Raglay thường được giao nhiệm vụ chăn gia súc – và xét từ góc độ tác động trực tiếp, đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra cho tỷ lệ bỏ học cao của trẻ em trai người Raglay84. Bên cạnh đó, vấn đề này còn liên hệ sâu sắc tới những giá trị về kinh tế, xã hội gắn liền với gia súc mà người Raglay nhìn nhận theo truyền thống của mình. Việc trẻ em trai Raglay chăm sóc đàn gia súc cho gia đình mình cũng gắn liền với viễn cảnh sinh kế của chính bản thân các em trong tương lai. Chính vì thế, vấn đề trẻ em đi học-nhu cầu lao động của các hộ gia đình-những giá trị gắn với gia súc trong xã hội Raglay – cách nhìn nhận của trẻ vị thành niên Raglay về giá trị giáo dục và viễn cảnh tương lai của bản thân – những yếu tố tiếp tục tồn tại để duy trì chế độ mẫu hệ, tất cả những điều đó đều đan xen, trộn lẫn nhau ở những lớp cắt sâu trong đời sống và văn hóa từ đó tạo ra những tác động, ảnh hưởng cho vấn đề giáo dục.

Điều này cũng thể hiện những khó khăn trong công tác giáo dục đào tạo cho người dân. Một mặt có thể nói rằng đối với nhóm dân tộc thiểu số gặp những bất lợi như dân tộc Raglay, việc duy trì cấu trúc xã hội là việc làm thiết yếu để người Raglay có thể thích nghi với nền kinh tế hiện tại và với những thay đổi lớn đang diễn ra trong xã hội Việt Nam. Mặt khác, những khía cạnh nhất định liên quan đến chế độ mẫu hệ của người Raglay đang là rào cản với một số trẻ em, vị thành niên, thanh niên và người trưởng thành đến với giáo dục chính thống và kỹ năng sống – đây chính là những vấn đề rất cần thiết phải điều chỉnh.

84 Hỗ trợ trong các chương trình phát triển chăn nuôi bò ở Ninh Thuận được cung cấp với điều kiện hộ không được bắt con cái nghỉ học; tuy nhiên, điều đó lại là một vấn đề khó nếu hộ gia đình không có nguồn lao động để thay thế hoặc các kỹ thuật chăn nuôi tiết kiệm lao động không được đưa ra áp dụng (như: nuôi nhốt hoặc trồng cỏ thức ăn).

Page 110: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

98 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

5.6 Giáo dục của trẻ em dân tộc thiểu số Chăm

Tỷ lệ đến trường và khả năng học tập của trẻ em người Chăm tốt hơn so với các dân tộc thiểu số khác trên địa bản tỉnh. Rất nhiều người Chăm sống ở các vùng đồng bằng nơi có nhiều cơ hội kinh tế hơn. Một bộ phận người Chăm sống bằng nghề trồng lúa nước và chăn nuôi, nhưng có nhiều người tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp nhất là các hoạt động buôn bán và dịch vụ. Chính vì vậy, người Chăm thường có điều kiện kinh tế khá hơn so với các nhóm dân tộc thiểu số khác. Người Chăm cũng có xu hướng tìm các công việc phi nông nghiệp, do đó việc học hành là điều quan trọng để họ đạt được những dự định nghề nghiệp này. Một khía cạnh nữa trong đó người Chăm có sự thuận lợi về giáo dục đó là họ có chữ viết và chữ viết của họ khá phổ biến. Trong năm học 2011-2012, Sở GD&ĐT dự kiến sẽ mở 24 lớp tiếng Chăm tại 24 trường tiểu học trong tỉnh.

Người Chăm có truyền thống tôn trọng các giá trị học hành. Điều đó được thể hiện qua sự tranh đua giữa các dòng tộc trong việc tạo điều kiện tốt cho con em mình đi học. Các dòng họ đều lập ra ‘quỹ khuyến học’ với sự đóng góp của thành viên. Trưởng họ là người quản lý quỹ với quy chế sử dụng được mọi người thống nhất (ví dụ: để hỗ trợ cho các gia đình nghèo cho con đi học, hỗ trợ tiền đi lại cho các cháu sinh viên học ở Tp. Hồ Chí Minh). Đây là những quỹ được thành lập vì mục đích hỗ trợ việc học tập của con em trong dòng họ nhưng vẫn được phép dùng để kinh doanh, cho vay nhằm tăng thêm số lượng.

Việc học tập của trẻ em người Chăm cũng chịu sự ảnh hưởng bởi cấu trúc và các mối quan hệ dòng tộc. Ví dụ, một gia đình (đằng gái) có thể đóng góp để hỗ trợ, khuyến khích hoặc nuôi ăn học cho một người con trai (chú rể tương lai) của một gia đình khác. Trong một số các gia đình, thường có xu hướng cho con trai học lên cao để có học vị và nghề nghiệp, trong khi đó con gái đi học nhằm có đủ kiến thức để nâng cao khả năng ứng xử và trông coi, quản lý kinh tế gia đình. Một khía cạnh bất lợi của truyền thống người Chăm đó là tục lệ phải có lễ vật lớn cho cả đám ma và đám cưới với những chi phí lớn về tài sản và tiền bạc. Việc đó có thể đẩy một số gia đình vào cảnh nợ nần và từ đó ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống cũng như giáo dục của trẻ em.

5.7 Khuyến học và hỗ trợ tài chính cho học sinh các hộ nghèo

Khuyến học. Chính quyền địa phương, nhà trường, các tổ chức đoàn thể, các hội khuyến học đều rất tích cực trong việc giúp nâng cao tinh thần học tập và khuyến khích trẻ em đến trường. Việc huy động đóng góp của cộng đồng xã hội cũng được xem là một trong những cách thức quan trọng để trợ giúp ngắn hạn cho việc học tập của những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Đoàn thanh Niên là tổ chức rất tích cực trong những phong trào này85. Cụ thể, tại Ninh Thuận có rất nhiều hoạt động đã được Đoàn thanh niên đứng ra tổ chức bao gồm các phong trào thi đua và phong trào giúp đỡ nhau học tốt cho học sinh tiểu học và trung học như phong trào Tiết học tốt, Tuần học tốt, Bông hoa điểm mười, Đôi bạn cùng tiến, Vượt khó học giỏi, Học thực chất-Thi nghiêm túc và phong trào Học đi đôi với hành. Những hỗ trợ cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn cũng được huy động qua những phong trào như Vòng tay bè bạn, Giúp bạn đến trường, Tấm áo tặng bạn và nhiều phong trào khác nữa.

Ngoài ra, một số địa bàn đã có những hoạt động hỗ trợ công tác phổ cập giáo dục với những đóng góp, giúp đỡ của các tổ chức doanh nghiệp và tôn giáo trên địa bàn. Ví dụ, tại xã Công Hải đã tổ chức lớp học buổi tối cho những em học sinh phải lao động và không có điều kiện tới trường vào ban ngày (Khung số 4).

85 Tỉnh Đoàn Ninh Thuận (2010). Báo cáo một số hoạt động liên quan đến việc thực hiện quyền trẻ em của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Ninh Thuận.

Page 111: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

99PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Hỗ trợ tài chính cho các học sinh nghèo. Ở các địa bàn thuộc Chương trình 135 giai đoạn II, học sinh các gia đình nghèo đi học các lớp mầm non và tiểu học được hỗ trợ tài chính theo quyết định số 112/2007/QĐ-TTg86. Theo các cán bộ cấp tỉnh, huyện của Ninh Thuận, đây là chính sách tạo điều kiện tốt cho việc tăng cường tỷ lệ học sinh đến trường. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có một số vấn đề khó khăn nảy sinh liên quan tới vấn đề công bằng cho các đối tượng thụ hưởng cũng như có thể tạo ra thói quen ỷ lại, trông chờ vào nhà nước của người dân.

Những vấn đề cân nhắc liên quan tới sự công bằng và đoàn kết trong cộng đồng. Thông thường các ý kiến cho biết là việc chọn lựa các hộ thụ hưởng chính sách trên đây gặp phải những khó khăn vì ranh giới giữa hộ nghèo và cận nghèo rất khó phân biệt. Điều này đã kéo theo nhiều vấn đề ảnh hưởng. Thứ nhất, người dân cho rằng chính sách hỗ trợ là không công bằng và từ đó gây căng thẳng trong cộng đồng. Một số người đơn thuần cho rằng đây là chính sách hỗ trợ việc đến trường cho các em học sinh chứ không phải là chính sách hỗ trợ tạm thời cho các hộ nghèo. Như một phụ huynh của xã Phước Đại nêu ý kiến: “con tôi cũng đi học đều sao không được hỗ trợ?”. Còn một cán bộ của huyện Thuận Bắc cho biết: “Một số cha mẹ đòi hỏi, yêu sách. Cán bộ tới tận rẫy vận động cũng không chịu cho con đi học, họ so bì với một số em nghèo hiếu học được trợ cấp xe đạp đi học ở trên huyện”.

Khung số 4. Sự hợp tác giữa chính quyền, doanh nghiệp và tổ chức tôn giáo ở địa phương trong công tác khuyến học

Tại xã Công Hải, huyệnThuận Bắc, có những lớp học buổi tối được tổ chức tại chùa Long Cát cho 160 em học sinh phải làm việc vào ban ngày để giúp đỡ gia đình. Các em học sinh tuổi từ lớp 1 đến lớp 5. Sau hai năm hoạt động, nhà chùa đã nâng cấp cơ sở vật chất, mời giáo viên về dạy và tổ chức thi tốt nghiệp tiểu học cho các em như quy định của Bộ GD&ĐT, theo yêu cầu của chính quyền xã. Những em thi đỗ được cấp bằng chính quy. Chùa cũng huy động đóng góp để xây dựng lớp trong đó có cả những doanh nghiệp ngoài địa bàn Ninh Thuận đứng ra ủng hộ. Sau giờ làm việc, những em đến lớp được ăn miễn phí trước khi vào học. Những em phải đi về nhà vào buổi tối ở các thôn xa, nhà chùa đã huy động quỹ mua xe đạp cho các em (2 em một xe). Các gia đình ký giấy mượn xe đạp và xã đứng ra giám sát việc sử dụng.Nguồn: Đại diện UBND xã Công Hải.

Những ảnh hưởng ngoài dự kiến. Một vấn đề nữa cũng được các ý kiến cho biết đó là một số trường hợp gia đình không cho con đi học nữa do không được nhận hỗ trợ và hơn thế nữa, việc động viên, khuyến khích trẻ em tới trường ở những thôn không nằm trong Chương trình 135-II trở nên khó khăn hơn. Ví dụ, tại xã Công Hải, trong bốn thôn người dân tộc thiểu số chỉ có ba thôn nằm trong Chương trình 135 và được nhận hỗ trợ. Theo lời một người già ở xã Công Hải: “Giáo viên không dám đưa tiền hỗ trợ trên lớp vì sợ em nào không được nhận sẽ ghen tị và bỏ học. Phụ huynh họ cũng không phân biệt được các tiêu chí khác nhau giữa nghèo và cận nghèo, chỉ biết là con họ không được nhận tiền hỗ trợ vậy là cho con nghỉ học”. Một cán bộ xã cho biết: “Khi những em không có học bổng bỏ học, giáo viên đi năn nỉ, hỏi tại sao lại bỏ học, họ trả lời tại sao học bổng không công bằng, người này có, người kia không có. Bởi thế rất khó duy trì sĩ số. Năm học này, trường có tới 14 trường hợp học sinh bỏ học.”

Trên thực tế, nhiều địa phương và trường học đã lựa chọn phương án hỗ trợ cho tất cả học sinh trong lớp bằng cách dùng tiền đó tổ chức ăn trưa cho các cháu, thay vì đưa tiền trực tiếp cho các hộ. Trong trường hợp này, nhà trường và phụ huynh tiến hành họp và cùng nhau thống nhất cách thức nên sử dụng nguồn tiền hỗ trợ như thế nào. Ví dụ, xã

86 Theo Sở GD&ĐT, chỉ có 4 trường tiểu học tại Ninh Thuận có các lớp bán trú cho khoảng 630 học sinh; việc này là do hầu hết các nơi trong tỉnh, việc đi đến trường của học sinh tương đối tốt, không cần tới các lớp bán trú. Vì vậy, phần lớn nguồn hỗ trợ từ quyết định 112 được dùng để tổ chức bữa ăn cho học sinh nghèo đến lớp.

Page 112: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

100 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Công Hải tổ chức ăn trưa (cho các cháu lớp một và lớp hai) ở hai trường tiểu học nơi thực hiện học hai buổi/ngày và các cháu mẫu giáo để thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non. Lợi ích của cách làm này được công nhận là đã làm cho trẻ em muốn đến trường hơn và tăng cường thêm việc chăm sóc cũng như dinh dưỡng cho các em. Hạn chế ở đây là nó tạo thêm gánh nặng công việc cho giáo viên, chất lượng của các bữa ăn chưa cao do nguồn hỗ trợ hạn chế và không đủ chỗ cho các cháu nghỉ trưa sau khi ăn. Các ý kiến cũng lo ngại rằng những cách làm như thế sẽ không bền vững nếu sau này không còn nguồn hỗ trợ nữa.

Những ảnh hưởng của chính sách. Vấn đề nói trên đã đặt ra một dấu hỏi về sự phù hợp của các chính sách trợ cấp tiền mặt cho giáo dục trẻ em các hộ gia đình nghèo. Tại một số nơi trên thế giới, việc trợ cấp tiền mặt cho hộ nghèo – với điều kiện họ phải duy trì việc đi học của con cái – được thấy là một cơ chế có phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, với những cộng đồng nông thôn sống đan xen, gần sát nhau như ở Ninh Thuận, thực tế cho thấy là việc đó có thể gây ra những tác động không mong muốn cho sự đoàn kết trong cộng đồng cũng như cho việc đến trường của học sinh. Hơn thế nữa, thêm một mối lo ngại là việc đó có thể tạo ra tính ỷ lại cho các hộ được hỗ trợ. Chính vì thế, chính quyền các địa phương của Ninh Thuận nhìn chung ủng hộ phương án trợ cấp cho tất cả địa bàn hoặc cộng đồng nghèo thay vì cho từng hộ nghèo đơn lẻ. Tiền hỗ trợ có thể sử dụng để tăng buổi học trong ngày cho các bậc học mầm non và tiểu học; tuy nhiên, việc mở rộng cách làm này sẽ đòi hỏi sự tăng cường ngân sách cho ngành giáo dục

Page 113: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

101PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

CHƯƠNG 6:BẢO VỆ TRẺ EM

Page 114: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

102 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

6. Bảo vệ trẻ em6.1 Thông tin và số liệu về bảo vệ trẻ em

Sau khi Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em giải thể năm 2008, đã có sự phân công lại vai trò và trách nhiệm của các cơ quan trong công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Chức năng, nhiệm vụ và cơ chế tổ chức cho những vấn đề liên ngành về chăm sóc và bảo vệ trẻ em của những cơ quan này được nêu trong Phần 3.5 trên đây. Phòng Bảo vệ Trẻ em được thành lập năm 2008 trực thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và là đơn vị chịu trách nhiệm chính về quản lý nhà nước và điều phối các hoạt động bảo vệ trẻ em. Phòng Bảo vệ Trẻ em cũng chịu trách nhiệm thu thập số liệu trong lĩnh vực này. Các chỉ tiêu thu thập số liệu bao gồm 10 nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định trong Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em và các nhóm trẻ dễ bị tổn thương khác. Số liệu tóm tắt về tình hình bảo vệ trẻ em được tổng hợp trong Bảng 19 dưới đây.

Bảng 19. Số trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt (2008 – 2010)

Chỉ tiêuTổng số trẻ em

2008 2009 2010 (sơ bộ)Tổng số trẻ dưới 16 tuổi 191.546 188.400 185.200Tổng số trẻ cần sự bảo vệ đặc biệt 8.027 9.457 10.1071. Trẻ mồ côi và bị bỏ rơi (2 nhóm) 2.456 2.873 2.9002. Trẻ khuyết tật 2.229 2.017 1.9763. Trẻ bị ảnh hưởng chất độc màu da cam 998 885 8044. Trẻ nhiễm HIV/AIDS 2 4 45. Trẻ em lao động 280 259 2606. Trẻ em lang thang 200 180 2007. Trẻ bị lạm dụng tình dục 2 4 38. Trẻ nghiện ma túy - - -9. Trẻ vi phạm pháp luật 22 24 410. Trẻ lao động xa gia đình - - -Các nhóm trẻ em dễ tổn thương khác:Trẻ bị bắt cóc và buôn bán - - -Trẻ bị tai nạn, thương tích 1.838 3.211 1.956Số trẻ em thuộc hộ gia đình nghèo 21.780 21.780 -

Nguồn: Sở LĐTB&XH (2010) Số liệu cung cấp cho đợt nghiên cứu.

Những hạn chế và sự thiếu thống nhất về số liệu. Một điểm được thấy trong quá trình nghiên cứu đó là số liệu thống kê hiện có về một số chỉ tiêu bảo vệ trẻ em ở Ninh Thuận bị phân tán, rải rác và không đưa ra được bức tranh đầy đủ về thực trạng. Thông tin định tính và sự hiểu biết về một số vấn đề bảo vệ trẻ em nổi cộm cũng còn thiếu. Những hạn chế và thiếu nhất quán về số liệu trên đây đều liên quan đến: (a) việc theo dõi số liệu cơ bản (baseline) về tình hình bảo vệ trẻ em trong toàn bộ dân số nói chung và nhất là trong các nhóm trẻ em khuyết tật và trẻ em phải lao động; (b) việc thu thập và báo cáo số liệu thường xuyên đối với các trẻ em đang được chăm sóc và bảo vệ (ví dụ: những trẻ em được hưởng trợ cấp cộng đồng theo Nghị định 67 & 13) cũng như việc báo cáo về tình hình tai nạn, thương tích trẻ em (xem Phần 4.6 trên đây). Điều này dẫn đến khó có thể đánh giá một cách đầy đủ về tỉ lệ trẻ em cần bảo vệ đặc biệt được nhận sự chăm sóc và bảo vệ trên tổng số trẻ em có nhu cầu.

Page 115: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

103PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Có thể có nhiều nguyên nhân gây ra những hạn chế về thông tin, số liệu nói trên:

• Thứ nhất, việc chuyển giao chức năng, nhiệm vụ từ Ủy ban DSGĐ&TE cho các cơ quan khác đã tạo ra sự gián đoạn trong hệ thống thu thập và tổng hợp số liệu. Việc thu thập số liệu thống kê từ các ngành khác nhau yêu cầu phải có sự điều phối chặt chẽ, ví dụ như với Sở Y tế về số liệu tai nạn thương tích trẻ em, Sở Công An và Sở Tư Pháp về về số liệu trẻ vi phạm pháp luật, trẻ em bị lạm dụng. Việc thu thập và tổng hợp, phân tích những số liệu nói trên tốn rất nhiều thời gian, trong khi đó bộ phận Bảo vệ Trẻ em, nhất là ở cấp xã, còn đảm nhiệm cả những nhiệm vụ khác;

• Thứ hai, có những khó khăn nhất định trong việc áp dụng các chỉ tiêu xác định loại, nhóm trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt (ví dụ: trẻ em lao động, trẻ em khuyết tật); và giữa các ngành có sự khác nhau về tiêu chí xác định (cụ thể như về định nghĩa trẻ em trong số liệu tai nạn, thương tích là dưới 15 hay 16 tuổi);

• Thứ ba, chưa có các đợt điều tra, khảo sát đối với một số vấn đề về bảo vệ trẻ em. Nhất là cho vấn đề lao động trẻ em. Đây không phải là thực trạng chỉ riêng của Ninh Thuận, các nghiên cứu về tình hình trẻ em ở Điện Biên và An Giang cũng cho thấy còn thiếu các thông tin định lượng và những hiểu biết định tính về tình hình lao động của trẻ em;

• Thứ tư, việc thu thập số liệu về tình hình bảo vệ trẻ em ở cấp xã gặp phải nhiều khó khăn do một số địa phương thiếu cộng tác viên cơ sở và năng lực lưu giữ, cập nhật số liệu của cán bộ xã, thôn rất yếu;

• Cuối cùng, báo cáo giữa cấp tỉnh và cấp huyện hàng năm về số lượng hỗ trợ cho các đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định 67 và 13 không có sự thống nhất về số liệu. Báo cáo của cấp tỉnh và huyện cũng có xu hướng gộp chung các nhóm đối tượng được bảo trợ vào những nhóm lớn (ví dụ: người cao tuổi, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ), điều đó làm cho rất khó đưa ra được bức tranh chi tiết về những hỗ trợ đã được cấp cho cụ thể từng nhóm đối tượng cụ thể cần trợ giúp.

Kiến nghị đưa ra ở đây là, cần ưu tiên củng cố và tăng cường hệ thống thu thập số liệu thường xuyên về tình hình bảo vệ trẻ em ở cấp cộng đồng; tăng cường việc tổng hợp số liệu tại cấp tỉnh và cấp huyện, cũng như tăng cường việc phân tích và báo cáo những số liệu này. Kết hợp với đó, cần tiến hành các đợt nghiên cứu, điều tra chuyên sâu về những khía cạnh chưa có đủ số liệu và hiểu biết trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em. Đồng thời cần có hệ thống báo cáo định kỳ thống nhất đối với những hỗ trợ cho trẻ em có nhu cầu bảo vệ đặc biệt, cũng như một bộ chỉ số bảo vệ trẻ em được thông qua ở cấp quốc gia.

6.2 Trẻ em cần bảo vệ đặc biệt

Trẻ mồ côi và không nơi nương tựa. Theo Sở LĐTB&XH, trong năm 2009 toàn tỉnh có 2.900 trẻ mồ côi và không nơi nương tựa, trong đó 1.924 em (66,34 phần trăm) được nhận trợ cấp (Bảng 19 & 20)87. Trong số được hỗ trợ, 91 phần trăm (1.758 em) sống tại cộng đồng; 40 em tại Trung tâm bảo trợ Xã hội Tỉnh và 81 em trong các trung tâm bảo trợ xã hội tư nhân; 45 trẻ sơ sinh dưới 18 tuổi được các gia đình nhận nuôi dưỡng theo Quyết định 65/2005/QĐ-TTg88. Theo nghị định 13 (2010), các nhóm đối tượng bảo trợ đã được mở rộng ra cả các hộ nghèo đơn thân. Tuy nhiên, theo con số nêu trên, số lượng

87 Sở LĐTB&XH (2009) Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2009 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp năm 2010.

88 Quyết định 65/2005/QĐ-TTg (25/03/2005) của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học và trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005 - 2010.

Page 116: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

104 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

trẻ em không nơi nương tựa chưa được nhận trợ cấp có thể lên tới 30 phần trăm và thực trạng của những em này thường rất bấp bênh.

Trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ và mồ côi cha hoặc mẹ trong cộng đồng Raglay. Tại hai huyện Thuận Bắc và Bác Ái, theo báo cáo cho biết có một số trường hợp phải trợ cấp bảo trợ xã hội cho các trẻ em chỉ bị mồ côi mẹ. Theo luật tục của người Raglay, người chồng không được nuôi con sau khi vợ chết và thông thường trong những trường hợp đó, người chồng tay không rời khỏi gia đình nhà vợ. Như một cán bộ tỉnh cho biết “ở các vùng trên đó, cứ mẹ chết là coi như trẻ con bị mồ côi cả cha lẫn mẹ do họ theo chế độ mẫu hệ”. Những đứa trẻ này sau đó sống với người thân gia đình đằng vợ (ông bà hoặc chị em của mẹ). Ngoài ra, khi vợ chết và người chồng rời bỏ gia đình các khoản nợ của gia đình người Raglay sẽ càng trở nên khó trả hơn và tăng thêm gánh nặng cho họ hàng. Những thực tế này đã tạo ra một tình huống rất đặc thù trong công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ mô côi ở người Raglay.

Hướng dẫn thực hiện Nghị định 67 và 13 không nói rõ liệu số trẻ em nói trên sống với gia đình người thân – những người có 3 con trở lên – có đủ tiêu chuẩn để được nhận trợ cấp xã hội hay không. Việc này tùy theo sự vận dụng trong quá trình thực hiện của các địa phương. Một số trường hợp gia đình nộp đơn lên Ủy ban Nhân dân Xã và Phòng LĐTB&XH huyện nhưng không được xử lý vì không có hướng dẫn cụ thể bằng văn bản cho những trường hợp đó. Kiến nghị đưa ra ở đây là cần làm rõ chi tiết các tiêu chuẩn về đối tượng thụ hưởng của Nghị định 13 cũng như điều tra, tìm hiểu những cách thức để những vấn đề liên quan đến luật tục truyền thống như trên có thể được nằm trong phạm vi giải quyết của chính sách này (Xem Phần7.5).

Trẻ em khuyết tật. Theo Sở LĐTB&XH, trong năm 2009 toàn tỉnh có trên 2.900 em khuyết tật trong đó 885 em bị ảnh hưởng chất độc màu da cam (Bảng 19)89. Trong số 2.017 trẻ bị khuyết tật (không tính số bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam), 17 em (0,8 phần trăm) được nuôi dưỡng tại các trung tâm bảo trợ, 92 phần trăm được nuôi dưỡng tại cộng đồng, tuy nhiên chỉ có 145 em được hưởng trợ cấp từ Nghị định 67 (Phụ lục 1.41). Trong năm 2008, khoảng 17,7 phần trăm trẻ em khuyết tật đến trường và số này tăng lên 26,5 phần trăm trong năm 2009.

Như trên đã nêu, các số liệu và thông tin về tình trạng trẻ em khuyết tật ở Ninh Thuận rất tản mát. Tuy có sự đầy đủ trong số liệu về số lượng trẻ em bị khuyết tật nặng được mổ miễn phí và nhận hỗ trợ vật chất, thiết bị chăm sóc, phục hồi chức năng thông qua các chương trình khác nhau, nhưng số liệu chi tiết về loại khuyết tật và sự phân bố trên địa bàn của tỉnh là không có. Thêm vào đó, lượng thông tin định tính cũng rất hạn chế về hoàn cảnh của các em khuyết tật, mức độ đáp ứng của các trợ cấp bảo trợ xã hội, cơ hội giáo dục và phát triển của số trẻ em này. Việc tăng cường và khắc phục những hạn chế về thông tin và mức độ hiểu biết các vấn đề nói trên cần được đặt thành một ưu tiên trong những năm tới.

89 Sở LĐTB&XH (2009) tài liệu đã dẫn.

Page 117: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

105PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Bảng 20. Số người được chăm sóc tại các trung tâm bảo trợ xã hội (2010)

Trung tâm Bảo trợ xã hội Tổng số Trẻ em Người già

Người bị tàn tật

Trung tâm BTXH tỉnh Cơ sở công lập 87 46 15 26Trần Châu (Ninh Sơn) Cơ sở ngoài công lập /

cá nhân74 23 43 8

Từ Ân (Ninh Hải) Cơ sở ngoài công lập /chùa

21 4 17 -

Thanh Trúc Cơ sở ngoài công lập 20 20 - -Phúc Lạc Cơ sở ngoài công lập 38 32 6 -

Tổng 240 125 91 34

Nguồn: Sở LĐTB&XH (2010) Báo cáo tình hình trẻ em Ninh Thuận.

Các trung tâm bảo trợ xã hội. Hiện tỉnh có một trung tâm bảo trợ xã hội nhà nước và 4 trung tâm hoặc cơ sở xã hội của tư nhân (cơ sở BTXH ngoài công lập), tiến hành nuôi dưỡng và chăm sóc cho những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người tàn tật nặng và người già cô đơn không nơi nương tựa (Bảng 20). Trong năm 2010, Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh đã nhận nuôi 46 trẻ trong đó có 9 trẻ sơ sinh, số còn lại đang trong độ tuổi tiểu học và trung học cơ sở. Ngoài các khoản trợ cấp thường xuyên từ Nghị đinh 67 & 13, trung tâm cũng gây quỹ từ các doanh nghiệp và nhà tài trợ trong và ngoài địa bàn tỉnh. Hiện tại Trung tâm có 3 nhân viên phụ trách việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em. Những nhân viên này rất tâm huyết và có kinh nghiệm nhưng lại không thuộc diện biên chế nhà nước vì chưa hội đủ các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ.

6.3 Việc thực hiện các chính sách bảo trợ xã hội

Theo số liệu do Sở LĐTB&XH cung cấp, giữa năm 2007 và 2010 nguồn kinh phí thực hiện theo Nghị định 67 và Nghị định 13 là 68,6 tỷ đồng (xem Phần 3.4 và Phụ lục 1.42). Trong năm 2008 và 2009, trẻ em chiếm 18 phần trăm tổng số đối tượng được nhận hỗ trợ (Bảng 21). Sau khi Nghị định 13 ra đời mở rộng phạm vi đối tượng chính sách, số người thụ hưởng đã tăng từ 8,470 (năm 2009) lên trên 10,000 năm 2010.

Bảng 21. Các đối tượng được trợ cấp bảo trợ xã hội theo Nghị định 67 (2008 và 2009)

Nhóm đối tượngNăm

2008 2009Đối tượng đang được chăm sóc tại cộng đồng 7,744 8,470Người cao tuổi 4,067 4,178Người tàn tật 1,916 2,122Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt 1,366 1,451Đối tượng khác 395 479Đối tượng được nuôi dưỡng tại các trung tâm bảo trợ (công lập và ngoài công lập)

260 240

Người cao tuổi 80 80Người tàn tật 75 70Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt 105 70Đối tượng khác 0 20

Nguồn: Sở LĐTB&XH (2009) Báo cáo tình hình thực hiện công tác năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp năm 2010.

Ghi chú: nhóm đối tượng ‘người tàn tật’ bao gồm cả trẻ em.

Page 118: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

106 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Quá trình lựa chọn và sàng lọc. Việc chọn các hộ, các cá nhân hưởng trợ cấp theo chính sách được tiến hành trên cơ sở đánh giá nhu cầu thực tế. Danh sách được lập từ dưới thôn với sự hỗ trợ của trưởng thôn, cộng tác viên, cán bộ đoàn thể. Danh sách này sẽ được Hội đồng cấp xã rà soát, sàng lọc theo các tiêu chí quy định sau đó gửi lên Phòng LĐTBXH huyện để xem xét và phê duyệt. Theo ý kiến của một cán bộ cấp tỉnh, việc tập huấn cho cán bộ và cộng tác viên để thực hiện hiện công việc này cùng với cung cấp thông tin đầy đủ cho người dân và quy trình sàng lọc qua hai cấp như hiện nay là những yếu tố rất cần thiết để đảm bảo tính trách nhiệm, minh bạch của quá trình xác định đối tượng được hưởng chính sách.

Những khó khăn trong quá trình thực hiện. Trong quá trình tiến hành nghiên cứu này, nhiều ý kiến đề cập tới những khó khăn, hạn chế trong quá trình lựa chọn và sàng lọc các đối tượng chính sách, trong đó liên quan tới một số vấn đề chưa thống nhất trong tiêu chí xác định. Thứ nhất, việc định nghĩa thế nào là người khuyết tật gặp phải những khó khăn. Điều này xảy ra ở cả cấp xã nơi thực hiện quá trình lựa chọn và sàng lọc ban đầu cũng như ở cấp huyện nơi cần có giấy xác nhận của cơ quan y tế, trong khi các đơn vị này không có đủ chuyên môn về một số dạng khuyết tật (ví dụ: cán bộ y tế cấp huyện thường không có đủ khả năng để đánh giá mức độ bệnh tâm thần). Nhìn chung, tất cả các hộ nghèo có người bị khuyết tật đều được nhận trợ cấp, tuy nhiên với những đối tượng khuyết tật không thuộc hộ nghèo vẫn có thể chưa được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội. Thứ hai, như đã nêu ở phần trên, rất khó để xét duyệt hưởng trợ cấp cho một số trường hợp trẻ em chỉ bị mồ côi mẹ sống với họ hàng hoặc trường hợp trẻ em không nơi nương tựa. Cuối cùng, những khó khăn có thể phát sinh trong những trường hợp cán bộ xã/phường không nắm vững về các tiêu chuẩn, thủ tục và quy trình lựa chọn, sàng lọc như quy định hiện hành.

Theo dõi, giám sát và báo cáo. Với sự mở rộng nhóm đối tượng thụ hưởng ở nghị định 13, một số cán bộ địa phương bày tỏ quan ngại về việc thiếu cán bộ để đáp ứng đúng thời hạn việc thẩm tra, trả tiền trợ cấp, theo dõi và báo cáo. Như trên đã nêu, có một số vấn đề chưa thống nhất trong việc triển khai thực hiện chính sách và điều đó có thể cũng liên quan tới áp lực công việc về mặt thời gian đặc biệt là đối với cấp huyện. Một lãnh đạo xã cho biết: “Với nghị định 13, số người thụ hưởng từ 6 đã tăng lên 25. Tiền trợ cấp thì phát rồi nhưng không theo dõi xem tác động thế nào, cũng không có thông tin cần thiết để lập kế hoạch”. Song song với việc tăng cường hệ thống báo cáo thường xuyên, trong thời gian tới cũng cần thực hiện các đợt điều tra chi tiết để đánh giá hiệu quả công tác xác định đối tượng chính sách và ý kiến phản hồi người dân về tiến trình này.

6.4 Đăng ký khai sinh và tảo hôn

Đăng ký khai sinh là vấn đề rất quan trọng đảm bảo tương lai và cơ hội sinh kế sau này của trẻ em trong đó bao gồm các cơ hội về chăm sóc y tế, giáo dục và cơ hội có công ăn việc làm. Luật pháp của Việt Nam quy định rất rõ các quyền của trẻ em đi cùng với giấy khai sinh. Luật Quốc tịch quy định các quyền cơ bản về quốc tịch và nhập quốc tịch (Điều 16-19). Các quyền đó còn được quy định trong Bộ luật Dân sự, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em (Điều 11). Trong vòng thập niên qua, chính phủ đã tập trung tăng cường cải thiện các thủ tục đăng ký khai sinh và hộ khẩu. Chương trình Hành động Quốc gia vì trẻ em (2001-2010) đặt mục tiêu 80 phần trăm trẻ em dưới 5 tuổi được đăng ký khai sinh vào năm 2005 và 90 phần trăm vào năm 2010.

Cải tiến thủ tục đăng ký khai sinh và nâng cao nhận thức cho cha mẹ. Việc đăng ký khai sinh hiện đã dần trở thành công việc thường ngày ở Ninh Thuận. Các thủ tục đăng ký khai sinh và hộ khẩu đã được cải tiến sau sự ra đời của Quyết định số 3602/QĐ-UBND (17/06/2008) của UBND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt đề án cải cách thủ tục hành chính áp dụng quy chế một cửa và Quyết định 134/QĐ-UBND (26/05/2008) về miễn

Page 119: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

107PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

phí cấp đăng ký khai sinh. Chính quyền các địa phương, cán bộ xã, phường và các tổ chức đoàn thể đã có nhiều nỗ lực tuyên truyền, phổ biến thông tin và khuyến khích các gia đình đi đăng ký khai sinh cho con. Nhận thức của các bậc cha mẹ về tầm quan trọng và lợi ích của việc này cũng đã được nâng lên rất nhiều.

Bảng 22. Đăng ký khai sinh (2006 – 2009)

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009Tổng số đăng ký khai sinh 25.247 16.299 9.409 15.319

Nam 13.498 8.215 4.879 7.584Nữ 11.759 8.014 4.530 7.735

Đăng ký đúng hạn 10.047 6.489 4.863 7.190Đăng ký trễ hạn 10.633 5.874 2.580 6.629Đăng ký lại 4.207 3.866 1.966 1.500Con trong giá thú 22.527 14.550 6.679 13.916Con ngoài giá thú 2.717 1.677 294 1.402Trẻ bị bỏ rơi 3 2 9 1

Nguồn: Sở Tư pháp (2010) Báo cáo tình hình đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Tình hình đăng ký khai sinh. Theo báo cáo thực hiện Chương trình Hành động vì Trẻ em của tỉnh Ninh Thuận, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được đăng ký khai sinh tăng từ 93 phần trăm trong năm 2005 lên 98 phần trăm năm 201090. Theo con số báo cáo của Sở Tư pháp, tỷ lệ khai sinh đúng hạn (trong vòng 60 ngày sau khi sinh) đạt từ 48,6 phần trăm năm 2006 lên khoảng 52 phần trăm năm 2007 và 2009, năm 2008 là 65 phần trăm (Bảng 22). Trong trường hợp trẻ em không được sinh tại các cơ sở y tế, phải có văn bản xác nhận của người làm chứng hoặc giấy cam đoan khẳng định việc sinh là có thực để làm thủ tục đăng ký khai sinh; như đã nêu trong Phần 4.3 trên đây, tại một số xã, thôn miền cao, các nữ hộ sinh thôn bản được phân công hỗ trợ việc đăng ký khai sinh với các thủ tục chứng sinh nói trên.

Cho dù đã có nhiều sự cải thiện, việc đăng ký khai sinh cho trẻ em vẫn gặp phải một số khó khăn. Lượng khai sinh trễ hạn vẫn còn nhiều, nhất là trong số các gia đình đánh bắt hải sản sinh sống ven biển và các hộ dân tộc thiểu số. Có những yếu tố khác nhau tồn tại trong mỗi cộng đồng dân số nói trên.

Thực trạng cư trú của các hộ ngư dân di động. Việc khai sinh trễ hạn trong các hộ gia đình của cộng đồng ngư dân này một phần là do cuộc sống không theo lịch trình nhất định mà luôn di chuyển theo các khu vực đánh bắt cá, cả trong và ngoài giới phận của tỉnh. Điều đó cũng đi cùng với hiện trạng không ổn định trong đăng ký hộ khẩu của một số hộ gia đình. Theo Sở Tư pháp, cần phải có các nỗ lực phối hợp đồng bộ giữa các ngành và địa phương liên quan để có thể giải quyết vấn đề hộ tịch cho cộng đồng dân cư này.

Tảo hôn và hôn nhân ngoài giá thú. Một điểm đáng lưu ý là trong giai đoạn từ 2006-2009 tỉnh có từ 9 tới 11 phần trăm đăng ký khai sinh ngoài giá thú (Bảng 22). Đây là những trường hợp phải áp dụng các điều kiện riêng trong đăng ký khai sinh. Theo quy định, hiện nay có thể đăng ký khai sinh cho con chỉ cần có tên mẹ. Liên quan tới việc này là một thực trạng tương đối quan ngại của việc có con ngoài giá thú và/hoặc tảo hôn.

Hiện tại, vấn đề tảo hôn chủ yếu diễn ra trong cộng đồng người Raglay. Trước đây, việc lấy vợ chồng sớm là để gia đình có thêm lao động và đây cũng là một trong những lý do

90 UBND Ninh Thuận (2010) Kế hoạch Hành động Quốc gia Vì trẻ em 2011-2020 (Dự thảo).

Page 120: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

108 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

chính gây ra nạn bỏ học của cả học sinh nam và nữ Raglay. Cán bộ các huyện Thuận Bắc và Bác Ái cho biết ngày trước việc tảo hôn diễn ra thường xuyên, tuy nhiên thời gian gần đây vấn đề này đã giảm đi rất nhiều. Tuy vậy, họ cho rằng rất khó để có thông tin chính xác về vấn đề này. Những trường hợp tảo hôn thì không đăng ký chính thức vì người dân biết đây là việc làm trái pháp luật.

Một số người dân địa phương lại có ý kiến khác – họ cho rằng việc tảo hôn và có con sớm vẫn là vấn đề lớn đối với con gái Raglay, tuy vậy bản chất của vấn vấn đề này trong thời gian gần đây đang có sự thay đổi. Người dân ở xã Công Hải cho biết việc này liên quan đến chuyện nhiều công nhân trẻ tới làm việc trong các công trình xây dựng trên địa bàn. Do khả năng nói chuyện và phong cách sống khác, nên con gái Raglay hiện thích con trai người Kinh hơn con trai người Raglay. Trong khí đó, con trai Raglay ít khi quan hệ hoặc lấy con gái người kinh do xấu hổ và do hạn chế về khả năng ăn nói, giao tiếp.

6.5 Trẻ em lao động

Tình hình chung. Theo cán bộ cấp tỉnh, huyện cho biết, Ninh Thuận không có vấn đề lớn về lao động trẻ em. Thông thường các trường hợp trẻ em lao động thuộc những hộ gia đình nghèo vùng nông thôn hay đô thị có thể nghỉ học tạm thời hoặc lâu dài để giúp việc nhà như hỗ trợ lao động sản xuất nông nghiệp hoặc trông em nhỏ; tuy nhiên cũng có một vài trường hợp được báo cáo là có trẻ em tham gia làm các loại công việc nặng nhọc, độc hại và bị ép buộc lao động. Sử dụng số liệu của Điều tra Quốc gia về Mức sống dân cư (VHLSS) năm 2006, một nghiên cứu cho thấy có sự chênh lệch lớn giữa các vùng của Việt Nam về tỷ lệ trẻ em lao động: mức thấp nhất là ở khu vực Bắc và Nam Trung bộ (4 phần trăm) trong khi đó Khu vực Tây Bắc tỷ lệ này ở mức cao nhất (16 phần trăm)91.

Cho dù như vậy, đây vẫn là một vấn đề bảo vệ trẻ em ít được biết tới nhất tại Ninh Thuận. Số liệu về trẻ em hoặc người chưa thành niên ở cả khu vực nông thôn và thành thị tham gia lao động trả công trong các lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp hoặc tại các doanh nghiệp địa phương đều thiếu thốn. Tương tự như vậy, không sẵn có số liệu nào về số trẻ em có thể tham gia vào các loại hình công việc nặng nhọc và độc hại theo quy định của Chính phủ92. Đây là một ưu tiên quan trọng trong việc tăng cường cải thiện công tác thu thập thông tin, số liệu và tìm hiểu đầy đủ hơn về tình hình lao động trẻ em. Tuy thiếu bằng chứng số liệu, nhưng có thể đưa ra tình hình chung về các hình thức lao động trẻ em để có thể làm nền cho những phân tích chi tiết hơn sau này.

Trẻ em làm việc giúp gia đình. Tại các khu vực nông thôn vùng đồng bằng, thông thường vào các thời điểm thu hoạch mùa màng (lúa, rau, hoa quả) trẻ em phải nghỉ học để phụ giúp gia đình. Trên các khu vực vùng cao như vùng của người Raglay, các em nam thường được giao việc trông nom gia súc trong khi đó các em nữ được giao đi lấy nước, kiếm củi hoặc phụ giúp việc nhà. Do các xã thôn miền núi không có các lớp nhà trẻ nên các em gái thường phải ở nhà trông em. Tùy theo tình hình lao động của các hộ, việc phải tham gia phụ giúp việc nhà khiến trẻ em có thể nghỉ học tạm thời hoặc phải bỏ học để giúp gia đình.

Lao động trả công của người chưa thành niên và thanh niên mới lớn. Một số em ở độ tuổi vị thành niên bỏ học để đi lao động kiếm tiền tại địa phương hoặc tới các khu đô thị và các tỉnh lân cận. Trên thực tế, có vẻ như tỷ lệ các em nam trung học phổ thông bỏ học nhiều là do nhu cầu hoặc mong muốn đi kiếm việc làm được trả lương. Một số do

91 Tổ chức Lao động Quốc tế, UCW (2009) Tìm hiểu công việc lao động của trẻ em Việt nam.92 Thông tư liên bộ số 9/1995/TT-LB (13/04/1995) – đưa ra danh sách 81 loại công việc cấm lao động trẻ tuổi và 13 điều

kiện lao động xếp loại độc hại cấm lao động trẻ không được tham gia.

Page 121: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

109PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

đua đòi chúng bạn đi làm để có tiền tiêu xài, giải trí. Như lời một giáo viên THCS ở xã Công Hải: “Một học sinh lớp 7 nói những đứa nhỏ hơn nó còn có điện thoại di động bởi vậy nó nghỉ học để đi làm. Bố mẹ nói không nghe, thậm chí giáo viên tới tận rẫy thuyết phục cũng nhất định không chịu”.

Những trẻ em khác đi làm do nhu cầu kinh kế của gia đình. Các hộ người Kinh nghèo đông con thường chọn cách cho đứa lớn nghỉ học để đi làm giúp đỡ gia đình còn những đứa nhỏ được đi học. Như một sự lựa chọn, gia đình có thể đầu tư cho đứa học khá hơn học hết cấp phổ thông để có thể có công việc tốt hơn trong tương lai. Đây thường là lý do quyết định trong chiến lược sinh kế của các gia đình khó khăn, một mặt cho ít nhất một đứa con học để đỗ tốt nghiệp, đồng thời mặt khác vẫn có thể đảm bảo sự ổn định kinh tế lâu dài cho gia đình. Ở các khu vực ven biển, một số trẻ em kiếm tiền bằng những công việc như nấu cơm cho thủy thủ trên tàu, vá lưới và phân loại cá. Với người Chăm, một số em nam bỏ học để đi kiếm sống bằng việc chăn bò, cừu cho các gia đình khác trong vùng.

Nghiên cứu theo dõi đói nghèo tại huyện Bác Ái cho thấy các hộ nghèo người Raglay phụ thuộc rất nhiều vào việc đi làm những công việc được thuê trong vùng để lấy tiền (Bảng 23). Hầu hết thanh niên trẻ Raglay chỉ đi làm các công việc phổ thông trong địa bàn tỉnh (như lao động chân tay trong các công trình xây dựng), do họ không có tay nghề và cũng chẳng có quan hệ để ra bên ngoài tìm kiếm việc làm. Họ hầu như chỉ có thể kiếm đủ tiền cho nhu cầu bản thân nên không hỗ trợ nhiều cho gia đình. Nghiên cứu trên đây cũng cho thấy, số hộ gia đình tại hai xã có người rời khỏi nhà để đi kiếm việc làm đã giảm trong những năm gần đây. Điều đó cho thấy những yếu tố tiềm ẩn gây ra tình trạng dễ bị tổn thương của những hộ gia đình này trước sự biến động của nền kinh tế và thị trường lao động.

Bảng 23. Hộ gia đình có một thành viên đi làm kiếm tiền ở Bác Ái (2009)

Nơi làm việc

Tỷ lệ trong các hộ trả lời phỏng vấnXã Phước Đại Xã Phước Thành

Không nghèo

Trung bình

Nghèo Không nghèo

Trung bình

Nghèo

Gần nhà 28 41,7 51,4 4,3 16,7 24,3Xa nhà 0 3,3 5,7 4,3 3,3 2,7

Nguồn: Oxfam Anh (2009) Báo cáo tóm tắt Giám sát đói nghèo tại hai xã của huyện Bác Ái, Ninh Thuận. Điều tra 120 hộ tại 4 thôn (Tà Lú, Ma Hoa, Ma Dú & Đá Ba Cái).

Tuyển dụng lao động trẻ. Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều người từ các tỉnh như Lâm Đồng và Tp. Hồ Chí Minh đến tuyển dụng lao động trẻ đi làm các công việc trong các trang trại, đồn điền và khu công nghiệp. Tại xã Công Hải, huyện Thuận Bắc, báo cáo cho biết đã có hai trường hợp các em bị những người này lừa đảo. Phòng LĐTB&XH huyện đã phối hợp cùng với công an ngăn chặn những xe tải chở người đi lao động bất hợp pháp. Tuy nhiên đây là việc rất khó vì Thuận Bắc nằm trên đường quốc lộ số 1. Ngoài ra, người dân xã Công Hải cũng cho biết phần lớn trẻ em dân tộc thiểu số không thích cuộc sống làm việc cho các khu công nghiệp ở đô thị.

6.6 Lạm dụng trẻ em và bạo lực trong nhà trường

Trong số các vấn đề về bảo vệ trẻ em, bạo lực trong gia đình và trường học là những vấn đề được trẻ em bày tỏ ý kiến lo lắng nhiều nhất. Trong quá trình tiến hành nghiên cứu này, một số em chia sẻ kinh nghiệm của chính bản thân, trong khi các em khác cho biết bạn bè mình đã từng bị bạo hành hoặc xâm hại.

Page 122: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

110 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

“Tuy trường có cổng trường đầy đủ, nhưng các bạn ở bên ngoài thường vào trường gây sự với các bạn học sinh” (Học sinh trung học, Thuận Bắc).

“Có lần em tới nhà người bạn, thấy bố của nó uýnh nó bầm dập đầy người vì không kiếm tiền cho ông uống rượu. Em thấy nó rất tội nghiệp vì có ông bố như vậy, suốt ngày nó đi kiếm tiền, tối lại đi học phổ cập, có khi nó sốt cao tại lớp, mọi người phải đưa nó đến bệnh viện” (Học sinh trung học, Phan Rang-Tháp Chàm).

“Bản thân em thực sự đã được tốt hơn so với các bạn nhưng nhiều khi không được sự thông cảm của cha mẹ, cha mẹ không hiểu được tâm sự đôi khi còn cho rằng em không ngoan, đã lớn mà thường xuyên bị đánh. Nhưng có một số bạn và (anh) chị ở xóm em do cha mẹ không quan tâm đã bị người xấu rủ rê ăn trộm, ăn cắp và còn xảy ra việc ngoài ý muốn, đang tuổi đi học phải ở nhà nuôi con” (Học sinh trung học, Phan Rang-Tháp Chàm).

“Ở những trường khác trong tỉnh đã xảy ra nhiều trường hợp bạo lực học đường. Bố mẹ hay đánh đập con cái. Nhất là bố khi say rượu về.” (Học sinh trung học, Phan Rang-Tháp Chàm).

“Bố mẹ em đã không còn đánh đòn em từ năm em học lớp 2. Bố mẹ chỉ nhắc nhở để em sửa chữa. Ở trường em đang học hoàn toàn không có hiện tượng đánh nhau. Rất an toàn khi em đến học” (Học sinh trung học, Phan Rang-Tháp Chàm).

Các nhóm thảo luận của cha mẹ học sinh tại Phan Rang-Tháp Chàm bày tỏ sự lo ngại về hiện tượng bạo lực học đường xảy ra ngày càng nhiều, với những ví dụ về những vụ gần đây học sinh đánh thày cô giáo. Các ý kiến đề nghị cần tăng cường hợp tác giữa nhà trường và chính quyền địa phương về vấn này, nếu không sau khi ra khỏi trại giam của công an những học sinh có hành vi bạo lực này sẽ tiếp tục gây rắc rối cho trường. Các ý kiến cũng đề nghị cần có sự hỗ trợ với những phụ huynh có con em gặp trục trặc về hành vi nhằm ngăn chặn bạo lực giữa các học sinh trong trường.

Bạo lực gia đình và lạm dụng trẻ em. Số liệu báo cáo về các vụ lạm dụng trẻ em ở Ninh Thuận ít hơn so với những nơi khác, tuy nhiên cán bộ của Sở LĐTB&XH cho rằng số lượng các trường hợp chưa được báo cáo trong thực tế có thể cao hơn. Theo số liệu của Sở Tư pháp, giai đoạn từ 2005 đến 2010 có tám vụ xâm hại tình dục trẻ em phải đưa ra xét xử (Bảng 24). Một số cán bộ địa phương cho biết các vụ báo cáo lạm dụng trẻ em có chiều hướng tăng lên, nhưng điều đó có thể do nhận thức của người dân về vấn đề này đã được nâng cao. Một cuộc điều tra trên quy mô toàn quốc phát hiện khoảng 42 phần trăm cha mẹ ở Việt Nam thường xuyên chửi mắng con cái và 14 phần trăm dùng roi đánh con khi trẻ mắc lỗi93. Con số nói trên cho thấy tình trạng bạo lực gia đình trên bình diện cả nước ở mức độ thấp nhưng lại có khả năng ảnh hưởng lớn tới đời sống tấm lý và tinh thần của trẻ em. Tuy nhiên, vẫn chưa có một nghiên cứu toàn diện và đầy đủ đối với vấn đề bạo lực gia đình ở Việt Nam để có thể hiểu cặn kẽ về các dạng bạo hành trong gia đình đối với trẻ em94.

Dường như có nhiều vụ việc bạo lực trẻ em không được gia đình, xóm giềng và bản thân các em báo cáo hoặc báo cáo một cách đầy đủ. Khi có vụ việc xảy ra các gia đình thường tự giàn xếp với nhau thay vì đi báo cáo cho công an hoặc chính quyền địa phương. Điều này rõ ràng cho thấy sự cần thiết phải nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc xử lý các loại lạm dụng trẻ em khác nhau. Thực tế đến nay, chưa có nhiều hiểu biết về tính hiệu quả của những cách thức tự dàn xếp, giải quyết hay

93 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2008) kết quả điều tra hộ gia đình Việt Nam.94 Hoàng Bá Thịnh (2008) Bạo lực gia đình đối với trẻ em và các biện pháp ngăn ngừa.

Page 123: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

111PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

hòa giải giữa các gia đình theo phong tục của địa phương và luật tục của các cộng đồng dân tộc thiểu số. Tương tự như vậy, cũng không thể nhận định được mức độ và khả năng giải quyết các vụ việc xâm hại hoặc bạo hành của các ‘ban hòa giải’ ở xã, thôn như thế nào. Đây là một khía cạnh quan trọng cần có sự nghiên cứu kỹ trong thời gian tới nhằm tăng cường các cơ chế bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng.

6.7 Trẻ em vi phạm pháp luật và trợ giúp pháp lý cho trẻ em

Những xu hướng chung. Theo Trung tâm Trợ giúp pháp lý trực thuộc Sở Tư pháp, trong giai đoạn từ 2005 đến 2010 đã có 202 vụ việc trẻ em vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận do Trung tâm xử lý95. Phần lớn những vụ này bao gồm: (a) trộm cắp và cướp tài sản (như trộm cắp gia súc hoặc trộm/cướp tài sản cá nhân ở thành phố) và (b) cố ý gây thương tích và gây rối trật tự công cộng liên quan đến các nhóm thanh thiếu niên tụ tập uống rượu (chủ yếu trên địa bàn đô thị). Những xu hướng phạm tội nói trên cũng được khẳng định qua các con số báo cáo của Bộ Công an với 53,7 phần trăm là các vụ trộm cắp, 20 phần trăm cướp tài sản và 14,7 phần trăm cố ý gây thương tích trong năm 200896. Tuy đây không phải là vấn đề bảo vệ trẻ em nổi cộm trong tỉnh, nhưng theo cán bộ từ Trung tâm Trợ giúp pháp lý trong những năm qua số lượng trẻ em vi phạm pháp luật chưa giảm nhiều.

Tại các địa bàn nông thôn, nạn trộm cắp gia súc là vấn đề vi phạm pháp luật chủ yếu của trẻ em. Các ý kiến ở xã Phước Đại cho biết ngày càng nhiều các em nam lao vào con đường rượu chè, có em bắt đầu từ tuổi rất sớm - 13 tuổi. Đây thường là những em đã bỏ học và đi làm kiếm tiền để tiêu xài; hậu quả của việc đó là xảy ra tai nạn giao thông, đánh nhau và các hành vi gây rối xã hội khác. Trong khi đó theo báo cáo cho biết các vụ vi phạm pháp luật của trẻ em ở xã Công Hải không nhiều. Tại thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, số lượng trẻ em tụ tập băng nhóm la cà các quán cà phê, công viên, bãi biển đang có chiều hướng gia tăng. Một số phụ huynh lo ngại con em mình bị lôi kéo bỏ học tham gia vào những hành vi gây rối trật tự xã hội của các băng nhóm cũng như lo lắng về ảnh hưởng xấu của những lối sống hiện đại.

Tư vấn và hỗ trợ pháp lý. Trong những năm qua, Trung tâm trợ giúp pháp lý đã tập trung hỗ trợ cho trẻ em theo ba hình thức: (i) tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động thông qua các tổ trợ giúp pháp lý tiến hành hoạt động nâng cao nhận thức và cung cấp thông tin, tư vấn về pháp luật cho các hộ gia đình nghèo (cụ thể như: cho các gia đình trong địa bàn Chương trình 135); (ii) tư vấn hướng dẫn và trợ giúp pháp lý tại trung tâm; và (iii) thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia quá trình tố tụng (Bảng 24).

95 Trung tâm Trợ giúp Pháp lý (2010) Báo cáo Kết quả thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho trẻ em tại Ninh Thuận.96 Bộ LĐTB&XH (2009) Các chỉ số về trẻ em của Việt Nam 2008 – 2009.

Page 124: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

112 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Bảng 24. Hoạt động của Trung tâm Trợ gúp pháp lý

Lĩnh vực hoạt động trợ giúpSố trường hợp trợ giúp pháp lý, tư vấn và đại diện tham gia tố tụng

Tổ trợ giúp pháp lý lưu động (2007-2010) 488• Đăng ký khai sinh và hộ tịch 272• Bảo hiểm y tế 97• Các luật dân sự (hôn nhân và gia đình) 216• Luật giáo dục 45• Luật lao động 58Tại trung tâm 194• Soạn thảo giúp đơn thư khiếu nại v.v... 52• Tư vấn hướng dẫn, giải đáp pháp luật 142Đại diện tham gia tố tụng (2005-2010) 226• Trẻ em vi phạm pháp luật 202• Lạm dụng tình dục 8• Ly hôn và quyền nuôi con 16

Nguồn: Trung tâm Trợ giúp Pháp lý (2010) Kết quả thực hiện trợ giúp pháp lý cho trẻ em tại Ninh Thuận.

Việc vận động các tổ trợ giúp pháp lý lưu động đã tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và trẻ em (về một số khía cạnh trong luật giáo dục, luật lao động, luật dân sự và luật hình sự) cũng như góp phần nâng cao việc phổ biến thông tin về bảo hiểm y tế và đăng ký khai sinh cho trẻ em. Tuy nhiên, những hoạt động như trên mới chỉ được thực hiện ở quy mô hạn chế, chủ yếu tại các xã trong Chương trình 135, chưa mở rộng tới đại bộ phận các khu vực khác trong tỉnh. Về việc đại diện quyền lợi cho trẻ em trong các trường hợp tham gia tố tụng, nguồn lực được dành ưu tiên để cử luật sư tham gia các vụ liên quan đến trẻ em dưới 16 tuổi. Tuy nhiên, theo như báo cáo của Trung tâm, có nhiều trường hợp các em trong độ tuổi chưa thành niên từ 17-19 tuổi vi phạm pháp luật không nhận được các dịch vụ trợ giúp pháp lý này. Đoàn thanh niên cũng được coi là cơ quan đại diện cho quyền lợi của trẻ em trong các phiên tòa. Tuy nhiên, do năng lực của cán bộ đoàn có hạn chế nên không thể đảm nhiệm vai trò này. Những hạn chế này có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của một số thanh thiếu niên làm trái pháp luật.

Page 125: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

113PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

CHƯƠNG 7:SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM

Page 126: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

114 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

7. Sự tham gia của trẻ em7.1 Định nghĩa về sự tham gia của trẻ em

Chương cuối cùng là chương về các vấn đề liên quan đến quyền tham gia của trẻ em. Báo cáo Phân tích tình hình trẻ em Việt Nam năm 2010 của UNICEF cho biết quyền tham gia của trẻ em là một khái niệm còn tương đối mới tại Việt Nam97. Về mặt truyền thống, gia đình luôn là nơi tạo ra một môi trường bảo vệ tốt cho trẻ em. Vị thế của một người phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính của người đó và trẻ em gái thường có vị thế truyền thống thấp hơn so với trẻ em trai. Tại các cộng đồng địa phương, thông thường ta đều thấy việc đáp ứng nhu cầu tham gia của trẻ em chủ yếu được thông qua các câu lạc bộ và các sự kiện xã hội. Tuy nhiên nhìn ở nhiều góc độ, quyền tham gia của trẻ em vẫn chưa được thể chế hóa một cách chính thức. Đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai áp dụng các phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm trong trường phổ thông, nhưng vẫn cần nhiều hơn nữa nỗ lực đào tạo giáo viên và nâng cao năng lực cho ngành giáo dục. Báo cáo kết luận: tuy đã có nhiều cố gắng song những sáng kiến nói trên mới chỉ ở mức đơn lẻ, chưa mang tính hệ thống. Nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế trong nhận thức của cả người lớn lẫn trẻ em đối với việc làm thế nào để thúc đẩy các tiến trình tham gia của trẻ em một cách thực sự. Phát hiện từ nghiên cứu này nhìn chung cũng khẳng định các vấn đề vừa nêu.

Sự gia của trẻ em cần được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau. Phần lớn lãnh đạo và cán bộ cấp tỉnh và huyện đều đã quen với cách tiếp cận dựa trên quyền như được đề cập trong Công ước về Quyền trẻ em (CRC). Tuy nhiên, khái niệm này vẫn còn khá mới đối với cán bộ và người dân ở cấp cơ sở. Quan niệm về sự tham gia của trẻ em vẫn mang nặng các giá trị Nho Giáo đã in sâu trong tâm thức và ý niệm của xã hội Việt Nam nói chung. Điều đó đặt ra nhu cầu cần tìm hiểu sâu hơn nữa cách mà các quyền tham gia của trẻ em có thể được thực hiện trên cơ sở những chuẩn mực xã hội cũng như cách thức biến đổi, vận động của những quyền đó trong bối cảnh xã hội hiện đại.

Thứ hai, sự tham gia của trẻ em cần được hiểu trong mối tương quan với các nhóm quyền khác – quyền sống còn, phát triển và được bảo vệ. Ví dụ, hai nhóm quyền tham gia và phát triển có mối quan hệ mật thiết với nhau- thông qua việc giúp trẻ em phát triển những kỹ năng và sở thích để theo đuổi và thực hiện những ước nguyện của mình, trẻ em sẽ có khả năng tham gia một cách có ý nghĩa hơn vào các hoạt động chung của xã hội. Điều này bao gồm hỗ trợ các cơ sở vui chơi giải trí, tạo cơ hội học tập ngoài nhà trường và tiếp cận các nguồn thông tin cho trẻ em. Trong mối tương quan giữa các nhóm quyền của trẻ em, còn một vấn đề quan trọng nữa cần cân nhắc – vấn đề giới. Cụ thể: thông qua việc trang bị kiến thức và thông tin cho cả nam nữ thanh niên, họ sẽ phải tự quyết định các hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản và bảo đảm an toàn cho bản thân mình.

Thứ ba, sự tham gia của trẻ em còn cần được nhìn nhận, cân nhắc từ góc độ văn hóa của các nhóm dân tộc thiểu số khác nhau. Điều đó bao gồm cơ hội để trẻ em dân tộc thiểu số một mặt được tham gia vào các hoạt động chung của xã hội, nhưng mặt khác vẫn duy trì được các nét văn hóa và đặc thù riêng của cộng đồng dân tộc mình. Cho tới nay vẫn chỉ có rất ít nghiên cứu về trẻ em dân tộc thiểu số để tìm hiểu cách thức các em nhìn nhận tương lai của mình như thế nào và thích ứng ra sao trước những cơ hội, những áp lực mang tính xã hội mới nảy sinh trong thế giới hiện đại98. Về vấn đề này, báo cáo sẽ tiến hành phân tích chi tiết một số nội dung liên quan tới sự tham gia của trẻ em Raglay trong bối cảnh kinh tế và xã hội hiện nay.

97 UNICEF (2010). Báo cáo Phân tích Tình hình Trẻ em Việt Nam, UNICEF Hà Nội.98 Shanks, E. (2009) Đánh giá các chương trình và hoạt động về dân tộc thiểu số của UNICEF ở Việt Nam.

Page 127: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

115PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

7.2 Sự tham gia trong gia đình

Trong quá trình nghiên cứu, trẻ em đã nói về những kinh nghiệm của mình, cả tích cực lẫn tiêu cực, về sự tham gia ý kiến của các em được nhìn nhận như thế nào trong gia đình và về sự hỗ trợ của cha mẹ để các em phát triển các mối quan tâm của mình. Quan điểm và thái độ của bố mẹ đối với việc nuôi dạy con cái trên thực tế rõ ràng là có sự đa dạng tương đối lớn, tuy nhiên nhiều bậc phụ huynh vẫn theo những nguyên tắc, lề lối cũ trong việc nhìn nhận vị trí của con cái trong gia đình. Dường như cha mẹ - nhất là cha mẹ ở các khu vực thành thị - vẫn là người đứng ra quyết định thay cho con mình những vấn đề như lựa chọn các môn học ở trường, các hoạt động ngoại khóa và cả những hoạt động vui chơi giải trí của con cái.

Một số em nhận xét chung về điều này:

“Nhiều bạn còn bị áp lực từ phía cha mẹ” (Học sinh trung học, Phan Rang-Tháp Chàm).

“Nhiều bạn rất ít được tham gia các hoạt động ngoại khóa vì bố mẹ không cho tham gia” (Học sinh trung học, Thuận Bắc).

“Ý kiến của bọn em không được người lớn lắng nghe và thường bị cho là sai, không được tôn trọng”. (Học sinh trung học, Phan Rang-Tháp Chàm).

“Nhiều bạn bị bố mẹ quản lý nghiêm ngặt, ngoài giờ học thì không được ra khỏi nhà nên không có thời gian tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội”(Học sinh trung học, Phan Rang-Tháp Chàm).

Một số em nói về kinh nghiệm từng trải của bản thân:

“Bố mẹ em rất khuyến khích em tham gia vào những hoạt động của trường học như: văn nghệ, cắm trại. Mỗi năm bố mẹ cho em đi chơi xa 2 lần” (Học sinh trung học, Phan Rang-Tháp Chàm).

“Em có cơ hội tham gia các diễn đàn, bày tỏ ý kiến và tham gia vào những quyết định trong gia đình”(Học sinh trung học, Thuận Bắc).

“Bản thân em trong việc học vẫn không thể tự quyết định sẽ hướng theo khối nào, luôn bị lệ thuộc vào ba mẹ “con phải như thế này, phải thi vào khối này để ba xin việc làm...”. Ngoài ra ba và mẹ cũng không hề thích em phát triển những năng khiếu khác, luôn muốn chỉ học.”. (Học sinh trung học, Phan Rang-Tháp Chàm).

Một số em khác cho rằng sự tham gia của trẻ em còn tùy vào tình hình kinh tế của các gia đình:

“Phần lớn các bạn mà gia đình có điều kiện kinh tế ở mức nào đó họ mới được thỏa mãn quyền này” (Học sinh trung học, Phan Rang-Tháp Chàm).

“Các bạn ở nơi em ở, vì gia đình không có điều kiện nên các bạn ấy cũng không tham gia các hoạt động văn hóa” (Học sinh trung học, Thuận Bắc).

7.3 Sự tham gia trong trường học

Trong những năm gần đây, một số trường ở Ninh Thuận đã tổ chức các diễn đàn lắng nghe ý kiến trẻ em trên địa bàn. Khách mời của những diễn đàn này bao gồm đại diện các cấp chính quyền tỉnh, huyện, xã, Sở GD&ĐT, Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Khuyến học và các bậc cha mẹ học sinh. Hoạt động của diễn đàn có thể là các cuộc thi

Page 128: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

116 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

vẽ tranh, thi kể chuyện và các em học sinh trình bày ý kiến, quan điểm về một vấn đề nào đó. Tất cả các học sinh trong trường đều được tham gia trong đó một số em được chọn để bày tỏ ý kiến với lãnh đạo chính quyền địa phương. Trong một số trường hợp những bài phát biểu của các em được thày cô chuẩn bị trước, nhất là đối với học sinh tiểu học và học sinh người dân tộc thiểu số - những em thường nhút nhát và khả năng tiếng Việt chưa lưu loát.

Các vấn đề thường được nêu ra ở những diễn đàn này bao gồm việc thiếu thốn cơ sở vật chất của nhà trường (như sân chơi, lớp học chật chội hoặc không có nước sạch); thiếu thốn trang thiết bị và các hoạt động ngoại khóa (thể thao, văn nghệ). Ngoài những vấn đề ‘được chuẩn bị sẵn’, một số học sinh cũng nêu ra những vấn đề của cá nhân các em, về bạo lực trong nhà trường, về lượng bài vở nhiều hoặc về những lý do phải bỏ học.

Mặc dù những diễn đàn như trên được tổ chức nhằm cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội chung của tỉnh cũng như của ngành Giáo dục, song nhiều vấn đề các em nêu ra cũng là những mối quan ngại hiện nay của địa phương cần được các trường và chính quyền địa phương sớm có phương án giải quyết. Theo ý kiến của một cán bộ cấp tỉnh: “các em nêu những mong muốn đơn giản như cần có cầu qua suối để đến trường, muốn giáo viên tôn trọng các em. Đây là mức độ lập kế hoạch khác, mặc dù có sự liên hệ giữa những vấn đề này và Kế hoạch Phát triển KT-XH của tỉnh”. Ngoài ra có những vấn đề các em nêu trong diễn đàn là những vấn đề quan ngại ở tầm mức rộng hơn cần có những can thiệp xử lý ở mức lập kế hoạch cao hơn, như sự gia tăng bạo lực giữa học sinh trong các nhà trường.

Cho tới nay, số lượng các trường tổ chức những diễn đàn như trên trong tỉnh chưa nhiều. Cần thể chế hóa một hệ thống thường xuyên hơn việc đối thoại giữa học sinh, giáo viên, phụ huynh, chính quyền địa phương và ngành giáo dục tại tất cả cả khu vực. Việc đó có thể được lồng ghép vào chương trình trường học thân thiện với trẻ em và vị thành niên và mở rộng ra tất cả các trường trong tỉnh. Đồng thời, cần đảm bảo có sự vào cuộc đầy đủ ở cấp tương ứng đối với những vấn đề đã nêu ra (ví dụ: do bản thân các trường hoặc các xã hoặc huyện chịu trách nhiệm thực hiện). Tuy còn gặp nhiều hạn chế do thiếu nguồn lực, song không phải mọi vấn đề đều liên quan đến chuyện ngân sách. Có những vấn đề chủ yếu liên quan đến đạo đức, hành vi của thày cô, phụ huynh và bản thân học sinh.

7.4 Các cơ hội giải trí, hoạt động văn hóa và học tập ngoài nhà trường

Khi được hỏi về những ưu tiên để nâng cao sự tham gia của trẻ em, phần lớn cán bộ tỉnh, huyện đều nhắc tới nhu cầu xây dựng thêm các cơ sở vui chơi, văn hóa, thể thao cho các em. Mặc dù những năm qua cơ sở vật chất về thể thao và giải trí của nhà nước và tư nhân đã khá phát triển tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, nhưng vẫn còn nhiều thiếu thốn tại các khu vực nông thôn – huyện, xã. Trong năm 2010, chỉ có 20 phần trăm các xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa, 12,3 phần trăm có cơ sở vật chất phục vụ thể thao và 7,7 phần trăm có sân chơi cho trẻ em99. Với trẻ nhỏ, các cơ sở nhà trẻ còn rất hạn chế ở khu vực nông thôn và nhiều trường mẫu giáo, tiểu học vẫn chưa có sân chơi an toàn. Tất cả các trung tâm huyện đều có thư viện công cộng. Bưu điện văn hóa xã cũng có sách, báo phục vụ người dân tuy đầu sách còn hạn chế.

Tại thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, các cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí của tư nhân ngày càng nhiều, tuy nhiên ý kiến của người dân cho biết chỉ có các gia đình có điều kiện kinh tế mới đủ tiền để đến những nơi này. Trong đợt nghiên cứu, nhiều cha mẹ tại các nhóm thảo luận đã bày tỏ lo ngại về việc thiếu các điểm vui chơi giải trí lành mạnh

99 Sở KH&ĐT (2010) Các chỉ tiêu tổng hợp về kinh tế-xã hội (2006-2010).

Page 129: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

117PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

cũng như không gian công cộng cho trẻ em thành thị, như công viên, rạp chiếu phim và cho rằng đó là do thành phố không có quy hoạch đầy đủ. Ở Phan Rang –Tháp Chàm cũng như hầu hết các trung tâm huyện có nhiều cửa hàng internet với lượng khách hàng thường xuyên là trẻ em. Nhiều cán bộ chính quyền, giáo viên và cha mẹ học sinh lo ngại về những tác động xấu của các trò chơi bạo lực và web đen tới chuyện học hành của trẻ em và các giá trị xã hội.

Tại mỗi địa phương Đoàn Thanh niên luôn tích cực tổ chức nhiều câu lạc bộ và diễn đàn cho trẻ em (về các chủ đề như an toàn giao thông, bệnh truyền nhiễm và các kỹ năng sống) cũng như tổ chức các hoạt động vui chơi, học tập vào các kỳ nghỉ hè100. Đối với các hoạt động như vậy trẻ em dân tộc thiểu số được quan tâm đặc biệt nhằm xây dựng sự tự tin và khả năng giao tiếp cho các em. Trẻ em chia sẻ các ý kiến của mình về những hoạt động nói trên cũng như về các hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức. Mức độ hiệu quả và hấp dẫn của những hoạt động này phụ thuộc rất nhiều vào lòng nhiệt tình và kỹ năng của cán bộ phụ trách, dẫn dắt.

“Được tham gia vào các hoạt động của trường cũng như của các tổ chức đoàn thể nào đó,em cảm thấy tự hào về mình, cảm thấy rất vui, tự tin hơn, học hỏi thêm điều gì đó từ các bạn khác” (Học sinh trung học, Bác Ái).

“Anh chị phụ trách đội đã tạo điều kiện tốt để chúng em tham gia các hoạt động vui chơi như thi kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, làm MC cho các buổi văn nghệ, phụ trách đội học sinh đi cắm trại và vui chơi với các em” (Học sinh trung học, Phan Rang – Tháp Chàm).

“Một số hoạt động của Đoàn không phù hợp nhưng bọn em vẫn phải theo vì thành tích của trường”(Học sinh trung học, Phan Rang-Tháp Chàm).

“Một số học sinh nam, nữ ở vùng cao còn chưa được tham gia các hoạt động ngoài xã hội” (Học sinh trung học, Bác Ái).

“Trẻ em trong các trung tâm bảo trợ không có các điều kiện sống đầy đủ (chắc do ngân sách hạn hẹp tại các trung tâm bảo trợ này). Trẻ em ở đó ít được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, chỉ thỉnh thoảng một vài câu lạc bộ tình nguyện tới tổ chức hoạt động cho các em” (Học sinh phổ thông, Phan Rang-Tháp Chàm).

“Chưa được tham gia cuộc thi nào quả là một điều đáng buồn, chỉ mong sao được tham gia vào các cuộc thi như vậy.” (Học sinh trung học, Bác Ái).

Các giải pháp về chính sách. Nhằm xây dựng các giải pháp chính sách hiệu quả giúp giải quyết tình trạng thiếu thốn cơ sở vật chất cũng như cơ hội vui chơi, giải trí, học tập ngoài trường học cho trẻ em, cần phân định rõ nhu cầu khác nhau giữa trẻ nhỏ (bậc mầm non và tiểu học) với nhu cầu của lứa tuổi vị thành niên, mới lớn trong các trường trung học. Nhìn chung có thể nói việc đáp ứng nhu cầu cho nhóm thứ nhất dường như dễ dàng hơn rất nhiều so với nhóm thứ hai.

Đối với nhóm trẻ nhỏ, kiến nghị đưa ra ở đây là cần tập trung tăng cường, củng cố các cơ sở vui chơi an toàn tại các trường mẫu giáo và tiểu học. Theo Quyết định số 239/2010/QĐ-TTg về phổ cập giáo dục mầm non101, cần đảm bảo đủ các thiết bị, đồ chơi phục vụ cho chương trình giảng dạy mới của bậc mầm non và từng bước áp dụng công

100 Đoàn thanh niên (2010) Báo cáo một số hoạt động liên quan tới việc thực hiện quyền trẻ em của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Ninh Thuận.

101 Quyết định số 239/2010/QD-TTg (09/02/2010) Phê duyệt đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010-2015.

Page 130: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

118 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

nghệ tin học cho các trường mẫu giáo để tới năm 2015 ít nhất 30 phần trăm số trường được tiếp cận với máy tính. Đây sẽ là cơ hội tốt để hình thành nên ý thức học tập của các em ngay từ tuổi ấu thơ.

Đối với nhóm tuổi thanh thiếu niên, kiến nghị đưa ra ở đây là cần tập trung đa dạng hóa các hoạt động và cách thức tổ chức hoạt động vui chơi giải trí để các em tích cực hơn trong việc tham gia và tự đứng ra tổ chức các hoạt động vui chơi cho bản thân. Internet rõ ràng sẽ là một nguồn thông tin và là sở thích lớn của các em. Có thể hỗ trợ thành lập các ‘câu lạc bộ internet lành mạnh’ tại khu vực thành thị qua đó giúp các em sử dụng internet gắn với học tập và các hoạt động ‘chơi mà học’. Những câu lạc bộ như vậy có thể được thành lập thông qua các quỹ hỗ trợ quy mô nhỏ nhằm thúc đẩy sự phối hợp giữa nhà trường và người dân địa phương. Ngân sách này có thể được huy động từ các doanh nghiệp, công ty đóng trên địa bàn. Một phương án nữa là tăng cường nguồn lực đầu tư cho các câu lạc bộ thanh thiếu niên để đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động của những câu lạc bộ đó thông qua việc các thành viên tự thiết kế những chương trình giải trí và hoạt động cho câu lạc bộ - ví dụ tự sản xuất các chương trình video phục vụ các hoạt động giao lưu, tuyên truyền và giáo dục đồng đẳng.

7.5 Sự tham gia của thanh thiếu niên và nhi đồng người Raglay

Trong những phần trước của báo cáo có đề cập tới một kiến nghị rằng để cải thiện mức sống và điều kiện kinh tế của các hộ gia đình và cộng đồng người Raglay nói chung, nhất là giải quyết những quan ngại về y tế, giáo dục và phát triển của trẻ em Raglay, cần xem xét những yếu tố, có ảnh hưởng sâu rộng tới sự tham gia của thế hệ trẻ Raglay trong nền kinh tế và xã hội hiện đại. Nhu cầu cần có một cách nhìn và cách tiếp cận toàn diện để hỗ trợ người dân Raglay phát triển đời sống kinh tế và xã hội của mình đã được lãnh đạo tỉnh nhận thức một cách thấu đáo và được thể hiện trong nhiều chính sách, chương trình của tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều vấn đề cần được tiếp tục mở rộng, tăng cường và đẩy mạnh các nỗ lực trong quá trình thực hiện.

Trước tiên, phải nói rằng có những mặt tốt, mặt tích cực cũng như những dấu hiệu đáng lo lắng về các khó khăn của người Raglay trong việc thích nghi với nền kinh tế thị trường và xã hội hiện đại. Xét về mặt tích cực, trong những năm gần đây, tỷ lệ nghèo đã giảm mạnh tại những huyện có đông người dân tộc Raglay sinh sống. Tỷ lệ đi học tiểu học và mẫu giáo của học sinh Raglay cũng tăng lên cùng với sự cải thiện trong các chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Cụ thể, một số giáo viên và cán bộ địa phương cho biết trẻ em người Raglay nhìn chung đã tự tin hơn ở trường học cũng như khi giao tiếp với người ngoài. Theo lời một cán bộ bảo vệ trẻ em tỉnh: ”năm năm trước đây, khi anh gặp trẻ con Raglay, tụi nó thấy là bỏ chạy. Nhưng giờ các em bạo dạn hơn và dám nói chuyện với người lạ, nhất là vào những ngày lễ được tổ chức. Đây là sự thay đổi rất tích cực”.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những dấu hiện về một bộ phận thanh, thiếu niên Raglay – nhất là thanh niên nam – nhận thấy khó để có thể tạo lập được vai trò cũng như sinh kế cho bản thân mình trong bối cảnh xã hội hiện đại. Cách nhìn nhận về cơ hội và cuộc sống tương lai như vậy có thể ảnh hưởng tới động cơ về giáo dục, học hành của họ. Nhiều thanh niên Raglay chỉ bó hẹp trong các công việc lao động chân tay với những công việc không thường xuyên, thiếu ổn định và rồi lấy tiền đi uống rượu, đàn đúm, tụ tập bạn bè. Theo cán bộ xã Phước Đại, hậu quả của việc đó là nhiều đàn ông, nhiều gia đình bị nợ nần tiền quán.Việc thiếu nguồn sinh kế bền vững đã làm ảnh hưởng đến tương lai xây dựng cuộc sống hôn nhân và khả năng hỗ trợ gia đình của họ.

Những gì nêu trên có thể là dấu hiệu của những áp lực căng thẳng trong cộng đồng người Raglay. Như ý kiến của một cán bộ tỉnh cho biết: “việc tiếp cận với kinh tế thị

Page 131: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

119PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

trường tự do đang có ảnh hưởng lớn tới xã hội của họ, không giống như các chương trình định canh, định cư trước đây. Tất nhiên trong đó không phải cái nào cũng có ảnh hưởng tích cực”. Tuy nhiên, cần nghiên cứu kỹ để hiểu một cách thấu đáo những vấn đề này. Đặc biệt cần hiểu rõ các khía cạnh về giới trong tiến trình chuyển biến xã hội của người Raglay cũng như liên quan đến cách thức mà các gia đình của họ thích nghi với những thay đổi đang diễn ra, để trên cơ sở đó có thể đưa ra những chính sách hỗ trợ xã hội nhạy cảm hơn về giới cho nhóm dân tộc này.

Để chốt lại vấn đề thảo luận trên đây, có thể đưa ra một số kiến nghị ở chung nhằm đáp ứng một cách toàn diện và đầy đủ hơn trước tình hình nói trên thông qua các chính sách và chương trình của tỉnh trong thời gian tới.

Tăng cường năng lực lãnh đạo chính thức và phi chính thức. Một trong những ưu tiên có thể thấy rõ ở đây là cần tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, nòng cốt người Raglay để dần đưa họ vào các vị trí lãnh đạo của bộ máy chính quyền địa phương. Bên cạnh việc tăng cường ‘năng lực lãnh đạo chính thức’ (cụ thể như: đưa cán bộ nam, nữ người Raglay vào các vị trí lãnh đạo cấp xã, huyện) như trên, cũng cần phải nâng cao ‘năng lực lãnh đạo phi chính thức’ qua việc hỗ trợ cho các cộng đồng Raglay có những ‘tấm gương’ cho thế hệ trẻ noi theo. Việc tăng cường đội ngũ giáo viên người Raglay trong tất cả các bậc giáo dục phổ thông sẽ giúp nâng cao ý nghĩa của việc học hành đối với trẻ em của dân tộc này và đây cũng là cách để tạo ra nhiều tấm gương tốt. Khả năng và vị thế lãnh đạo của phụ nữ Raglay cũng cần được tăng cường, ví dụ như thông qua việc hỗ trợ để có nhiều học sinh nữ tốt nghiệp giáo dục trung học và trở thành giáo viên hay nhân viên y tế. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho các dân tộc thiểu số cần được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình cụ thể và nhu cầu đặc thù của mỗi nhóm dân tộc. Ví dụ, cần điều chỉnh yêu cầu đầu vào về trình về độ học vấn cho các lớp đào tạo cán bộ để tạo điều kiện cho những cán bộ trẻ có thể tiếp cậnđược các cơ hội đó (như vậy sẽ giúp những cán bộ có trình độ học vấn lớp 9 vẫn được đi đào tạo).

Trước đây, trong chương trình định canh, định cư, nhà nước có hỗ trợ các hộ gia đình người Kinh tới sống xen lẫn với các cộng đồng dân tộc thiểu số. Tăng chế độ đãi ngộ cho giáo viên và nhân viên y tế được tăng chế độ đãi ngộ để khuyến khích sống và làm việc tại các vùng sâu vùng xa tiếp tục là nội dung quan trọng của chính sách nhà nước. Tuy nhiên, theo nhận định của một cán bộ cấp tỉnh: “sẽ tốt hơn nếu mỗi xã có 5 người địa phương học đại học và trở về làm cán bộ xã. Khi đó chúng ta đã có trong tay lực lượng cán bộ trẻ tương lai”. Ý kiến đó cũng đồng nhất với nhiều ý kiến khác đưa ra trong đợt nghiên cứu này.

Những phương pháp sáng tạo trong giáo dục phi chính quy và đào tạo nghề. Đào tạo nghề cho lực lượng lao động nông thôn hiện là một ưu tiên hàng đầu của tỉnh. Các trung tâm đào tạo nghề đã được thành lập tại các huyện Ninh Phước, Ninh Hải và Ninh Sơn (trung tâm của huyện Ninh Sơn cũng đào tạo nghề cho huyện Bác Ái). Các lớp dạy nghề tổ chức tại những trung tâm này thường là các lớp ngắn hạn về trồng trọt, chăn nuôi và nghề thủ công vv.. Sinh viên người dân tộc thiểu số trong các lớp dạy nghề được hỗ trợ giảm học phí. Tuy nhiên, các chương trình đào tạo nghề như thế có một số hạn chế khá phổ biến về loại hình, phương pháp và nội dung đào tạo. Ở đây thiếu sự gắn kết với việc tạo công ăn việc làm sau đào tạo. Điều đó có nghĩa thanh niên sẽ không hứng thú dành thời gian công sức để đi học nghề nếu họ thấy sau đó sẽ không tìm được việc làm.

Cần áp dụng các tiếp cận sáng tạo trong lĩnh vực giáo dục phi chính quy và đào tạo nghề nhằm trang bị cho thanh thiếu niên Raglay những kỹ năng làm ăn và các kỹ năng sống phù hợp với họ. Có thể phải tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu cặn kẽ nhu cầu và mối quan tâm, nguyện vọng riêng của nhóm đối tượng này nhằm điều chỉnh cả nội dung và

Page 132: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

120 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

phương pháp đào tạo cho phù hợp. Lý tưởng nhất, những chương trình đào tạo đó được thiết kế và thực thi bởi đội ngũ giáo viên, đào tạo viên của chính người Raglay.

Phát huy thế mạnh của các tập tục truyền thống. Trong nhiều trường hợp cho thấy tập tục và truyền thống của người Raglay có ảnh hưởng tới công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em (cả tích cực lẫn tiêu cực). Ví dụ, như đã nêu trong Phần 6.2 trên đây, theo phong tục của người Raglay, con cái sẽ ở với họ hàng bên ngoại sau khi mẹ mất. Điều đó nhằm đưa ra một môi trường bảo vệ cho trẻ em. Khía cạnh tích cực của luật tục này cần phải được thể hiện trongquá trình triển khai các chính sách bảo trợ xã hội. Nói một cách rộng hơn, cần tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu xem có thể lồng ghép những tục lệ truyền thống của các nhóm dân tộc thiểu số, như của người Raglay, trong các cơ chế, chính sách của nhà nước. Điều đó là nhằm phát huy thế mạnh của các hệ thống luật tục cổ truyền.

Việc lồng ghép này có thể thực hiện thông qua quy ước, hương ước thôn bản. Tuy nhiên, việc đó cũng cần phải được điều chỉnh để đáp ứng nguyên tắc dân chủ tự quản ở địa phương. Như được đề cập trong một tài liệu mới đây, những năm qua bằng những kinh nghiệm của người Kinh ở các vùng đồng bằng châu thổ và các hướng dẫn của nhà nước, nhiều địa phương đã khuyến khích các thôn, bản người dân tộc thiểu số lập ra các hương ước của mình. Tuy nhiên những văn bản đó lại do người ngoài soạn thảo và rồi được thông qua tại các cuộc họp không có nhiều người trong thôn, bản tham gia102. Theo tài liệu nêu trên, việc soạn thảo các hương ước như thế cần được nghiên cứu kỹ. Trách nhiệm của người làm công tác quản lý văn hóa chỉ nên giữ vai trò định hướng, còn lại các thôn, bản phải là người đưa ra những nội dung cần thiết của hương ước dựa vào thực tế ở địa phương, để những hướng ước đó bắt nguồn từ chính nguyện vọng của người dân và thừa kế được những luật tục cổ truyền của mỗi dân tộc.

Hỗ trợ thanh, thiếu niên Raglay làm tài liệu thông tin, tuyên truyền của chính mình. Cuối cùng, một cách tương đối dễ dàng và hiệu quả để khuyến khích sự tham gia của thanh, thiếu niên người Raglay là cung cấp cho các em nguồn lực cần thiết để làm tài liệu truyền thông bằng tiếng Raglay. Ví dụ, việc đó có thể được thực hiện thông qua hỗ trợ nhà trường hay các câu lạc bộ của thanh niên và trẻ em tự làm các chương trình phim và chương trình truyền hình về những chủ đề liên quan tới chăm sóc và bảo vệ trẻ em, các chủ đề về văn hóa hoặc các chủ đề mà các em quan tâm. Đưa các em tham gia trực tiếp vào xây dựng tài liệu tuyên truyền giáo dục thay đổi hành vi là cách để nâng cao tình phù hợp và hiệu quả của các chương trình, hoạt động giáo dục đồng đẳng, cũng như tạo cho các em một phương tiện để tìm hiểu và góp phần xây dựng xã hội của mình.

102 Ngô Đức Thịnh (2008) Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số Tây Nguyên: một số vấn đề.

Page 133: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

121PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Danh mục tài liệu tham khảoỦy ban Nhân dân tỉnh An Giang / UNICEF (chuẩn bị ấn hành, 2012) Phân tích tình hình trẻ em ở tỉnh An Giang, Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc, Hà Nội.

Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (2010) Báo cáo kết quả thực hiện chính sách Trợ giúp pháp lý đối với trẻ em tại tỉnh Ninh Thuận và phương hướng trong những năm tới. Báo cáo số: 33/BC-TGPL (29/11/2010)

Ban Chỉ đạo Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở Trung ương (2010). Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 2009: Kết quả toàn bộ.

Ban Chỉ đạo Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở Trung ương (2010). Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 2009: Những kết quả chính.

Sở Giáo Dục và Đào Tạo (2010). Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh Ninh Thuận đến năm 2010.

Sở y tế (2005) Tình hình hoạt động của ngành 2001 – 2005 và kế hoạch y tế 5 năm 2006 – 2010.

Sở y tế (2010) Báo cáo đánh giá cuối kỳ dựa trên kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm 2006-2010.

Phòng hành chính tư pháp (2010) Báo cáo tình hình đăng ký khai sinh cho trẻ em. Báo cáo số 21/BC-HCTP(30/11/2010).

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (2009) Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2009 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp năm 2010. Báo cáo số: 119/BC-SLĐTBXH (02/12/2009).

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (2010) Báo cáo tình hình thực hiện công tác năm 2010 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2011.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên/UNICEF, Phân tích tình hình trẻ em tỉnh Điện Biên, 2010

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (2010) Báo cáo kết quả phòng chống tai nạn, thương tích năm 2010.

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bác Ái (2010) Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2010 và xây dựng kế hoạch thực hiện năm 2011. Báo cáo số: 102/PGDĐT-HC (11/11/2010)

Trung tâm y tế huyện Bác Ái (2010) Báo cáo hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ toàn huyện 9 tháng năm 2010. Báo cáo số: 79/BC-YT (17/09/2010).

Trung tâm Y tế huyện Thuận Bắc (2010) Báo cáo các chỉ tiêu y tế 9 tháng đầu năm 2010.

Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2001 – 2010 và mục tiêu chương trình giai đoạn 2011 – 2020. Báo cáo số: 96/BC-UBND (08/07/2010).

Grietens K.P., Xã N Xuân, Van Bortel W., Thắng N Đức, Robera J.M., Trương Bá Nhất, Kỳ P Văn, Hùng Le Xuân, D’Alessandro U. & Eerhart A. (2010) Nhận thức thấp về sốt xuất huyết của người Raglay ở Nam Trung bộ, Việt Nam: những vấn đề cần cân nhắc trong phòng chống sốt rét rừng. Tạp chí Sốt rét 2010, 9:23

Page 134: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

122 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Tổng cục Thống kê (2009) Kết quả Điều tra Mức sống hộ gia đình 2008. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội .

Tổng cục Thống kê (2010) Niên giám Thống kê Việt Nam 2009. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội

Tổng cục Thống kê (2011). Niên giám Thống kê Việt Nam (tóm tắt) 2010. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội

Tổng cụ Thống kê (2011) Điều tra Biến động Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình 1 / 4 / 2010: Những kết quả chính. Tổng cụ Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội

Tổng cục Thống kê (2011) Giáo dục ở Việt Nam: Phân tích các chỉ số cơ bản (Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 2009). Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

Tổng cục Thống kê (2011) Tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam: những bằng chứng mới về xu hướng và chênh lệch. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

Hòang Bá Thịnh (2008) Bạo lực gia đình đối với trẻ em và những biện pháp ngăn ngừa.Tạp chí Gia đình và Giới, Vol.3 / No.2 2007: 65-78.

Bộ Giáo dục và Đào tạo / Dự án Giáo dục cho trẻ em cơ nhỡ (2008). Báo cáo kết quả các môn Toán và Tiếng Việt của học sinh lớp 5, năm học 2006-2007. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Cty INTREC, Mekong Economics, Bộ Giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010) Số liệu thống kê Giáo dục và Đào tạo năm học 2009 - 2010. Bộ Giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

Bộ Y tế (2011) Niên giám Thống kê Y tế 2009. Vụ Kế hoạch & Tài chính, Bộ Y tế, Hà Nội.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội / UNICEF (2010) Đánh giá tình hình ngăn ngừa tai nạn, thương tích trẻ em ở Việt Nam. Hà Nội.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2008-9) Các chỉ tiêu về trẻ em ở Việt Nam 2008 – 2009. Nhà xuất bản Lao động, Thương binh và Xã hội, Hà Nội.

Ngô Đức Thắng, Erhart A., Lê X Hưng, Lê K Thuấn, Nguyễn X Xa, Nguyễn N Thanh, Phạm V Kỷ, Coosemans M., Speybroeck N., D’Alessandro U. (2009) Giảm nhanh khả năng di chuyển của sốt rét sau khi áp dụng hệ thống giám sát dựa vào cộng đồng ở nông thôn Việt Nam. Tạp chí Sốt rét 2009, 8:3.

Oxfam tại Việt Nam và Khoa Môi trường Đại học Kyoto (không rõ thời gian) Những vấn đề cần cân nhắc trong thích ứng với biến đổi khí hậu ở Ninh Thuận. Oxfam Việt Nam, Hà Nội.

Oxfam Anh (2009) báo cáo tóm tắt Giám sát Đói nghèo có sự tham gia ở hai xã huyện Bác Ái, Ninh Thuận. Điều tra 120 hộ ở bốn thôn (Tà Lú 1, Ma Hoa, Ma Dú & Đá Ba Cái) 2007-2008-2009. Oxfam Việt Nam, Hà Nội

Phan Xuân Biên (chủ biên), Phan An, Phan Văn Dốp, Võ Công Nguyên, Nguyễn Văn Huệ (1998) Văn hóa và xã hội của người Raglay ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học, Hà Nội.

Ban tuyên giáo tỉnh ủy Ninh Thuận (2010) Báo cáo kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị 55-CT/TW của Bộ chính trị (khóa VIII) về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng ở cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Báo cáo số: 21/BC/TG (25/11/2010)

Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường Nông thôn (2011) Báo cáo tình hình thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai

Page 135: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

123PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

đoạn 2006 – 2010, kế hoạch giai đoạn 2011 – 2015 tỉnh Ninh Thuận. Báo cáo 04 BC-TTNS (02/03/2010).

Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (2011) Báo cáo kết quả thực hiện Bộ chỉ số theo dõi và đánh giá Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận (2010) Kế hoạch Hành động vì Trẻ em 2011-2020.

Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận (2010) Báo cáo tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2006 – 2010 và đề xuất cơ chế, giải pháp và nguồn lực thực hiện các chương trình giai đoạn 2011 – 2015 tỉnh Ninh Thuận.

Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận / UNICEF (2010) Báo cáo kết quả đánh giá năng lực và nhu cầu đào tạo của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ở các xã dự án Bạn hữu Trẻ em tỉnh Ninh Thuận.

Cục thống kê Ninh Thuận (2010) Niên giám thống kê 2009. In tại công ty cổ phần in Ninh Thuận.

Cục thống kê Ninh Thuận (2011) Niên giám thống kê 2010 của tỉnh Ninh Thuận (tóm tắt).

Ngô Đức Thịnh (2008) Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên: một số vấn đề. Tạp chí Thông tin khoa học, Vol.2, số.3, tháng 9, 2008.

Nguyễn Thị Phương Yến (2007) Phân công lao động theo giới trong gia đình người Raglay và Cơ Ho; Tạp chí nghiên cứu gia đình và giới, số 1 quyển 17, 2007: 45-58

Shanks, E. (2009) Đánh giá các chương trình và hoạt động hỗ trợ của UNICEF đối với dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, Hà Nội.

Ủy ban Quốc gia về phòng, chống HIV/ADIS, ma túy và mại dâm (2010) Kế hoạch hành động phòng, chống HIV/ADIS tỉnh Ninh Thuận năm 2010.

UCW (2009) Tìm hiểu công việc của trẻ em Việt nam. Báo cáo quốc gia của Dự án tìm hiểu trẻ em Việt Nam, Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới.

UNFPA (2009) Những thay đổi về chỉ số giới tính khi sinh gần đây ở Việt Nam: đánh giá các bằng chứng thực tế. Quỹ Dân số Liên hợp quốc, Hà Nội.

UNICEF (2009) UNICEF và trẻ em ở Việt Nam. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, Hà Nội.

UNICEF/Chính phủ Việt Nam (2010) Báo cáo Phân tích Tình hình Trẻ em Việt Nam, UNICEF, Hà Nội.

Vaktsjold, A., Đoàn Văn Trí, Dương Trọng Phi & Sandanger, T, (2010) Những chênh lệch trong phát triển trẻ sơ sinh ở Khánh Hòa: nghiên cứu tiếp nối. Tạp chí Nhi khoa BMC 2010, 10:62.

Ngân hàng Thế giới (2005) Phân cấp ở Đông Á: Để chính quyền địa phương hoạt động có hiệu quả, WB, Washington DC.

Ngân hàng Thế giới (2010) Các khía cạnh xã hội từ việc thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Tài liệu thảo luận biến đổi khí hậu số 17. WB, Washington DC.

Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh (2010) Báo cáo một số nội dung liên quan đến tình hình thực hiện các nhóm quyền trẻ em của Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh tỉnh Ninh Thuận.

Page 136: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

A-1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Phụ

lục

1.1 Đặc

điể

m n

hân

khẩu

học

cả

nướ

c, 2

009

và 2

010

2010

2009

Tổng

dân

số

201

0Tổ

ng d

ân

số 2

009

Dân

số

nữ

(ngư

ời)

Dân

số

nữ

(%)

Tỷ lệ

giớ

i tín

h (N

am /

100

nữ)

Dân

số đô

thị (

ngườ

i)D

ân số đô

thị (

%)

Dân

số

nông

thôn

(n

gườ

i)

Dân

số

nông

thôn

(%

)Cả

nướ

c86

.747

.807

85.7

89.5

7343

.307

.024

50,4

898

,125

.374

.262

29,5

860

.415

.311

70,4

ô thị

95,3

Nôn

g th

ôn-

--

-99

,3-

--

--

--

--

--

-M

iền

núi p

hía

Bắc

17.2

68.3

4611

.064

.449

5.5

34.9

25

50,0

299

,9 1

.772

.059

16

,02

9.2

92.3

90

83,9

8Đồn

g bằ

ng s

ông

Hồn

g11

.150

.794

19.5

77.9

44 9

.930

.227

50

,72

97,2

5.7

21.1

84

29,2

2 1

3.85

6.76

0 70

,78

Duy

ên hải

Bắc

Nam

Tru

ng bộ

19.7

29.6

12 1

8.83

5.48

5 9

.503

.886

50

,46

98,2

4.5

30.4

50

24,0

5 1

4.30

5.03

5 75

,95

Tây

Ngu

yên

18.9

11.0

46 5

.107

.437

2

.523

.936

49

,41

102,

4 1

.419

.069

27

,78

3.6

88.3

68

72,2

ông

Nam

bộ

5.2

03.6

06

14.

025.

387

7.1

80.7

09

51,2

095

,3 8

.009

.167

57

,10

6.0

16.2

20

42,9

0Đồn

g bằ

ng s

ông

Cử

u Lo

ng 1

4.48

4.40

3 1

7.17

8.87

1 8

.633

.341

50

,26

99 3

.922

.333

22

,83

13.

256.

538

77,1

7N

inh

Thuậ

n 5

69.8

67

564

.129

2

82.9

80

50,1

699

,4 2

03.8

57

36,1

4 3

60.2

72

63,8

6P

hú Y

ên 8

68.1

70

861

.993

4

30.3

70

49,9

310

0,3

188

.549

21

,87

673

.444

78

,13

Khá

nh H

òa 1

.167

.473

1

.156

.903

5

84.4

91

50,5

297

,9 4

59.4

30

39,7

1 6

97.4

73

60,2

9B

ình

Thuậ

n 1

.176

.528

1

.169

.450

5

78.7

79

49,4

910

2,1

460

.800

39

,40

708

.650

60

,60

Lâm

Đồn

g 1

.201

.268

1

.187

.574

593

.216

49

,95

100,

9 4

48.5

70

37,7

7 7

39.0

04

62,2

2N

guồn

: (i)

Ban

Chỉ

đạo

Tổn

g Đ

iều

tra D

ân số

và N

hà ở

Tru

ng ươn

g (2

010)

. Tổn

g Đ

iều

tra D

ân số

và N

hà ở

200

9: N

hững

kết

quả

chí

nh; (

ii) Tổn

g cụ

Thố

ng k

ê (2

011)

Điề

u tra

Biế

n độ

ng D

ân số

và Kế

hoạc

h hó

a G

ia đ

ình

2010

.

Page 137: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

A-2PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Phụ

lục

1.2 Đặc

điể

m d

ân số

cả nướ

c, 2

009,

tiếp

tục

Mật

độ

dân

cư (n

gườ

i/km

2 )

Quy

trun

g bì

nh

hộ (n

gườ

i)

Tỷ lệ

tăng

n số

tr

ung

bình

m (%

)

Tỷ số

giớ

i tín

h kh

i si

nh (s

inh

nam

/ 10

0 si

nh nữ

)

Tỷ lệ

tử

vong

si

nh (t

rẻ

chết

/ 10

00

ca s

inh

sống

)

Dân

số

độ tu

ổi từ

15

trở

lên

(ngư

ời)

Dân

số

độ tu

ổi từ

15

trở

lên

(%)

Dân

số

có độ

tuổi

ới 1

5 (n

gườ

i)

Dân

số

có độ

tuổi

ới 1

5 (%

)

Cả

nướ

c25

93,

81,

211

0,5

16 6

4.33

0.73

0 75

,0 2

1.45

8.84

3 25

,01

Đô

thị

3,7

3,4

9,4

Nôn

g th

ôn3,

90,

418

,7M

iền

núi p

hía

Bắc

116

41

108,

524

,5 8

.039

.502

72

,7 3

.024

.947

27

,34

Đồn

g bằ

ng s

ông

Hồn

g93

03,

50,

911

5,3

12,4

15.

053.

614

76,9

4.5

24.3

30

23,1

1D

uyên

hải

Bắc

Nam

Tru

ng bộ

196

3,8

0,4

109,

717

,2 1

3.88

5.44

4 73

,7 4

.950

.041

26

,28

Tây

Ngu

yên

934,

12,

310

5,6

27,3

3.4

37.0

25

67,3

1.6

70.4

12

32,7

Đôn

g N

am bộ

594

3,8

3,2

109,

910

10.

921.

725

77,9

3.1

03.6

62

22,1

3Đồn

g bằ

ng s

ông

Cử

u Lo

ng42

34

0,6

109,

913

,3 1

2.99

3.42

0 75

,6 4

.185

.451

24

,36

Nin

h Th

uận

168

4,1

1,1

110,

822

,6 3

90.9

41

69,3

173

.188

30

,70

Phú

Yên

170

3,8

0,9

110,

121

627

.512

72

,8 2

34.4

81

27,2

0K

hánh

Hòa

222

41,

110

8,1

16,5

849

.875

73

,5 3

07.0

28

26,5

4B

ình

Thuậ

n15

04,

11,

111

2,9

15 8

32.6

07

71,2

336

.843

28

,80

Lâm

Đồn

g12

13,

91,

711

2,6

14,6

838

.729

70

,6 3

48.8

45

29,3

7N

guồn

: Ban

Chỉ

đạo

Tổn

g Đ

iều

tra D

ân số

và N

hà ở

Tru

ng ươn

g (2

010)

. Tổn

g Đ

iều

tra D

ân số

và N

hà ở

200

9: N

hững

kết

quả

chí

nh.

Page 138: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

A-3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Phụ

lục

1.3

Dân

số

theo

khu

vự

c hà

nh c

hính

tỉnh

Nin

h Th

uận,

199

9, 2

009

và 2

010

Khu

vự

c hà

nh c

hính

1999

Tổng

dân

số

Số trẻ

em<1

6 tuổi

Dân

số

dân

tộc

thiể

u số

K

inh

Rag

lay

Chă

m

ho

Hoa

Khá

cTo

àn tỉ

nh50

4.99

821

2.66

939

4.01

847

.615

57.1

372.

430

2.47

91.

319

Thàn

h phố

Pha

n R

ang

– Th

áp C

hàm

147.

506

55.1

6914

4.32

639

1.62

52

1.37

314

1H

uyện

Thuận

Bắc

--

--

--

--

Huyện

Thuận

Nam

--

--

--

--

Huyện

Nin

h Hải

113.

041

49.1

6185

.335

18.4

289.

133

6778

Huyện

Bác

Ái

--

--

--

--

Huyện

Nin

h Sơn

84.2

2136

.972

52.8

3325

.033

2.41

22.

425

500

1.01

8H

uyện

Nin

h P

hước

160.

230

71.3

6711

1.52

44.

115

43.9

673

539

82

Khu

vự

c hà

nh c

hính

2009

2010

Tổng

dân

số

Số trẻ

em<1

6 tuổi

Dân

số

dân

tộc

thiể

u số

Tổ

ng d

ân

sốK

inh

Rag

lay

Chă

m

ho

Hoa

Khá

cTổ

ng số

564.

993

186.

523

432.

399

58.9

1167

.274

2.86

01.

852

1.69

757

1.11

9Th

ành

phố

Pha

n R

ang

– Th

áp

Chà

m16

1.73

046

.343

158.

121

284

2.07

523

1.05

816

916

3.47

4

Huyện

Thuận

Bắc

37.7

6914

.015

12.5

3022

.067

3.09

414

6438

.187

Huyện

Thuận

Nam

54.6

6221

.701

39.0

122.

836

12.7

202

3953

55.2

52H

uyện

Nin

h Hải

89.4

2029

.373

81.3

3456

07.

407

137

8190

.383

Huyện

Bác

Ái

24.3

0410

.010

2.55

121

.013

147

758

624

.578

Huyện

Nin

h Sơn

71.4

3224

.713

54.6

799.

861

3.02

42.

821

374

673

72.2

01H

uyện

Nin

h P

hước

125.

676

40.3

6884

.172

2.29

038

.807

633

071

127.

044

Nguồn

: (i)

Cục

Thố

ng k

ê tỉn

h (2

010)

Số

liệu

cung

cấp

cho

đợt

ngh

iên

cứu;

(ii)

Cục

Thố

ng k

ê (2

010)

Niê

n gi

ám T

hống

2010

(tóm

tắt)

tỉnh

Nin

h Th

uận.

Page 139: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

A-4PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Phụ

lục

1.4

Dân

số

theo

khu

vự

c hà

nh c

hính

, giớ

i tín

h và

theo

địa

bàn

nôn

g th

ôn/th

ành

thị tỉn

h N

inh

Thuậ

n, 2

009

Đơ

n vị

hàn

h ch

ính

Tổng

Nam

Nữ

Đô

thị

Đô

thị %

Nôn

g th

ônN

ông

thôn

%To

àn tỉ

nh 5

64.9

93

281

.579

2

83.4

14

203

.782

36

,07

361

.211

63

,93

Thàn

h phố

Pha

n R

ang

– Th

áp C

hàm

161

.730

7

9.65

7 8

2.07

3 1

52.9

06

94,5

4 8

.824

5,

46H

uyện

Thuận

Bắc

37.

769

18.

871

18.

898

- 0,

00 3

7.76

9 10

0,00

Huyện

Thuận

Nam

- -

- -

- -

-H

uyện

Nin

h Hải

89.

420

44.

680

44.

740

15.

585

17,4

3 7

3.83

5 82

,57

Huyện

Bác

Ái

24.

304

12.

181

12.

123

- 0,

00 2

4.30

4 10

0,00

Huyện

Nin

h Sơn

71.

432

35.

737

35.

695

11.

147

15,6

1 6

0.28

5 84

,39

Huyện

Nin

h P

hước

180

.338

9

0.45

3 8

9.88

5 2

4.14

4 13

,39

156

.194

86

,61

Nguồn

: Cục

Thố

ng k

ê tỉn

h (2

010)

Số

liệu

cung

cấp

cho

đợt

ngh

iên

cứu.

Page 140: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

A-5 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Phụ

lục

1.5

Cấu

trúc

dân

số

theo

lứa

tuổi

tỉnh

Nin

h Th

uận,

199

9 và

200

9

Nhó

m tu

ổi19

9920

09D

ân số

1999

Tổng

(%)

Nam

(%)

Nữ

(%)

Dân

số

2009

Tổng

(%)

Nam

(%)

Nữ

(%)

0-4

61.6

9312

,22

6,28

5,94

52.5

769,

314,

864,

45 5

– 9

76.1

3315

,08

7,72

7,36

54.6

479,

674,

974,

710

– 1

463

.218

12,5

26,

46,

1264

.307

11,3

85,

865,

5215

- 19

52.3

4310

,36

5,17

5,19

67.3

7911

,93

6,19

5,74

20 -

2444

.797

8,87

4,5

4,37

46.3

888,

214,

243,

9725

- 29

44.4

678,

184,

454,

3646

.037

8,16

4,02

4,14

30 -

3439

.551

7,83

3,97

3,86

43.4

947,

73,

893,

8135

- 39

30.0

815,

962,

923,

0444

.855

7,94

4,01

3,93

40 -

4423

.568

4,67

2,18

2,49

39.0

176,

913,

483,

4345

- 49

16.9

343,

351,

541,

8128

.978

5,13

2,49

2,64

50 -

5411

.447

2,27

1,02

1,25

22.4

513,

981,

812,

1755

- 59

9.74

21,

930,

831,

115

.871

2,81

1,26

1,55

60 -

649.

302

1,84

0,74

1,1

10.2

271,

810,

791,

0265

- 69

8.58

91,

70,

730,

978.

557

1,52

0,61

0,91

70 -

746.

008

1,19

0,49

0,7

7.65

91,

350,

510,

8475

+7.

125

1,41

0,53

0,88

12.5

502,

220,

841,

38Tổ

ng50

4.99

856

4.99

3

Nguồn

: (i)

Cục

Thố

ng k

ê tỉn

h (2

009)

Số

liệu

cung

cấp

cho

đợt

ngh

iên

cứu.

Page 141: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

A-6PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Phụ

lục

1.6

Dân

số

các

dân

tộc

thiể

u số

tỉnh

Nin

h Th

uận,

200

9

Nhó

m d

ân tộ

c th

iểu

sốTổ

ng%

Nam

Nữ

Nhó

m d

ân tộ

c th

iểu

sốTổ

ng%

Nam

Nữ

Toàn

tỉnh

564.

993

100%

281.

579

283.

414

Kin

h43

2.39

976

,53

216.

098

216.

301

Mnô

ng2

-1

1Tà

y10

90,

0263

46Th

ổ1

0,01

01

Thái

510,

0130

21B

ru -

Vân

Kiề

u6

-2

4Mườn

g14

60,

0391

55Cơ

Tu1

-1

0K

hmer

400,

0125

15G

iâý

3-

30

Hoa

1.84

70,

3397

187

6Tà

Ôi

60,

516

0N

ùng

567

0,10

305

262

Mạ

3-

21

Môn

g3

-1

2G

iẻ -

Triê

ng32

0,01

2210

Dao

16-

97

Co

1-

01

Gia

Rai

360,

0126

10C

hơ R

u4

-2

Đê

470,

0120

27C

hu R

u 52

10,

0923

528

6B

a N

a2

-2

0C

hứt

1-

10

Sán

Cha

y19

-12

7Cơ

Lao

1-

01

Chă

m67

.274

11,9

133

.326

33.9

48Rơ

Măm

1-

10

Ho

2.86

00,

5114

201.

440

Ơ Đ

u1

-1

0Xơ Đăn

g46

0,01

2818

Ngư

ời nước

ng

oài

3-

21

Sán

Dìu

3-

30

Hrê

300,

0115

15R

agla

y58

.911

10,4

328

.855

30.0

56

Nguồn

: Ban

Chỉ

đạo

Tổn

g Đ

iều

tra D

ân số

và N

hà ở

Tru

ng ươn

g (2

010)

Tổn

g Đ

iều

tra D

ân số

và N

hà ở

200

9: Kết

quả

toàn

bộ.

Page 142: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

A-7 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Phụ

lục

1.7

Tỷ trọn

g hộ

cả

nướ

c ch

ia th

eo q

uy m

ô hộ

, khu

vự

c và

tỉnh

, 200

8

Phần

trăm

Khu

vự

c/ Tỉn

h1

ngườ

i (%

)2

ngườ

i (%

)3

ngườ

i (%

)4

ngườ

i (%

)5

ngườ

i (%

)Cả

nướ

c6,

213

20,2

29,6

31Tr

ung

du v

à M

iền

núi p

hía

Bắc

3,7

11,5

20,4

30,8

33,7

Đồn

g bằ

ng s

ông

Hồn

g7,

916

,620

,231

,224

,1D

uyên

hải

Bắc

Nam

Tru

ng bộ

6,8

13,5

18,7

2833

Tây

Ngu

yên

3,6

8,9

17,6

29,1

40,8

Đôn

g N

am bộ

6,4

12,1

21,4

28,6

31,5

Đồn

g bằ

ng s

ông

Cử

u Lo

ng5,

310

,421

,829

,732

,7N

inh

Thuậ

n5,

511

,720

,325

,936

,6P

hú Y

ên7,

111

,117

,231

,533

Khá

nh H

òa5,

19,

819

30,1

36,1

Bìn

h Th

uận

5,3

1017

,127

,140

,4Lâ

m Đồn

g6,

011

,621

,432

,029

,0N

guồn

: Tổn

g cụ

c Thốn

g kê

(200

9) Đ

iều

tra b

iến độ

ng D

ân số,

Nguồn

lao độ

ng v

à Kế

hoạc

h ho

á gi

a đì

nh 2

008.

Page 143: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

A-8PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Phụ

lục

1.8

Tỷ lệ

ngh

èo cả

nướ

c

Tỷ lệ

ngh

èo tí

nh th

eo th

u nh

ập (a

)Tỷ

lệ n

ghèo

chu

ng (b

)K

hu vự

c/Tỉ

nh20

0620

0720

0820

0920

1020

0220

0420

0620

08Cả

nước

15,5

14,8

13,4

12,3

-28

,919

,516

,014

,5Đồn

g bằ

ng s

ông

Hồn

g10

9,5

8,6

7,7

-21

,511

,88,

98,

0M

iền

núi p

hía

Bắc

27,5

26,5

25,1

23,5

-47

,938

,332

,231

,6D

uyên

hải

Bắc

Nam

Tru

ng bộ

22,2

21,4

19,2

17,6

-35

,725

,922

,318

,4Tâ

y N

guyê

n24

2321

19,5

-51

,833

,128

,624

,1Đ

ông

Nam

bộ

3,1

3,0

2,5

2,1

-8,

23,

63,

82,

3Đồn

g bằ

ng s

ông

Cử

u Lo

ng13

12,4

11,4

10,4

-23

,415

,910

,312

,3N

inh

Thuậ

n22

,321

,219

,312

,210

,86

--

--

Phú

Yên

18,5

17,8

16,3

--

--

--

Khá

nh H

òa11

10,5

9,1

--

--

--

Bìn

h Th

uận

1110

,59,

2-

--

--

-Lâ

m Đồn

g18

,317

,615

,8-

--

--

-(a

)Tỷ

lệ n

ghèo

được

tính

theo

thu

nhập

hộ

gia đì

nh. N

gưỡn

g ng

hèo

của

Chí

nh p

hủ c

ho g

iai đ

oạn

2006

-201

0 là

20

0 ng

hìn đồ

ng một

ngư

ời một

thán

g đố

i với

khu

vự

c nô

ng th

ôn v

à 26

0 ng

hìn đồ

ng một

ngư

ời một

thán

g đố

i vớ

i khu

vự

c th

ành

thị.

(b)

Tỷ lệ

ngh

èo c

hung

được

tính

theo

mứ

c ch

i tiê

u bì

nh q

uân

hàng

thán

g trê

n một

đầu

ngư

ời căn

cứ

theo

ngư

ỡng

nghè

o ch

ung

do Tổn

g cụ

c Thốn

g kê

Ngâ

n hà

ng T

hế g

iới đư

a ra

.N

guồn

: Tổn

g cụ

c Thốn

g kê

(201

0) N

iên

giám

Thố

ng k

ê Việt

Nam

200

9; (i

i) Tổ

ng cục

Thố

ng k

ê (2

011)

Niê

n gi

ám T

hống

Việt

Nam

201

0.

Page 144: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

A-9 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Phụ

lục

1.9

Số liệu

hộ

nghè

o th

eo h

uyện

của

tỉnh

Nin

h Th

uận,

200

8-20

10

Khu

vự

c hà

nh c

hính

2008

2009

2010

Tổng

số

hộ

% hộ

nghè

oSố

hộ

nghè

o

Số hộ

nghè

o dâ

n tộ

c th

iểu số

Tổng

số

hộ

% hộ

nghè

oSố

hộ

nghè

o

Số hộ

nghè

o dâ

n tộ

c th

iểu số

Tổng

số

hộ

% hộ

nghè

oSố

hộ

nghè

o

Số hộ

nghè

o dâ

n tộ

c th

iểu số

Toàn

tỉnh

128.

752

13,2

717

.086

6.70

713

4.93

012

,12

16.3

567.

185

140.

678

10,8

615

.277

5.77

6Th

ành

phố

Pha

n R

ang-

Tháp

Chà

m40

.508

6,74

2.73

222

40.8

966,

292.

574

1543

.000

5,29

2.27

48

Huyện

Thuận

Bắc

7.37

824

,55

1.81

11.

531

8.51

019

,17

1.63

11.

429

8.81

818

1.58

71.

327

Huyện

Thuận

Nam

--

--

11.8

979,

411.

119

469

12.2

478,

41.

029

429

Huyện

Nin

h Hải

21.2

0510

,67

2.26

324

721

.875

9,23

2.02

023

322

.575

8,5

1.91

821

7

Huyện

Bác

Ái

4.69

658

,62

2.75

31.

753

5.13

453

,86

2.76

52.

747

5.45

546

,38

2.53

02.

365

Huyện

Nin

h Sơn

17.1

2219

,93.

407

1.60

418

.087

19,5

53.

536

1.33

119

.052

183.

429

1.05

8

Nguồn

: Sở

Lao độ

ng, T

hươn

g bi

nh v

à X

ã hộ

i (20

10) S

ố liệ

u cu

ng cấp

cho

đợt

ngh

iên

cứu.

Page 145: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

A-10PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Phụ

lục

1.10

Đói

ngh

èo trẻ

em th

eo ướ

c tín

h củ

a Đ

iều

tra

VHLS

S và

MIC

S, 2

006

và 2

008

Phầ

n tră

m

Khu

vự

c/nh

óm d

ân số

2006

2008

VHLS

S (i)

MIC

S (ii

)VH

LSS

(i)Đ

ói n

ghèo

trẻ

em th

eo

tiêu

chí t

iền

tệĐ

ói n

ghèo

trẻ

em th

eo

tiêu

chí đ

a ch

iều

Đói

ngh

èo trẻ

em th

eo

tiêu

chí đ

a ch

iều

Đói

ngh

èo trẻ

em th

eo

tiêu

chí t

iền

tệĐ

ói n

ghèo

trẻ

em th

eo

tiêu

chí đ

a ch

iều

Cả

nướ

c22

,630

,736

,65

20,7

28,9

Thàn

h thị

5,4

11,3

12,0

44,

912

,5N

ông

thôn

27,6

36,3

43,4

025

,934

,3Đồn

g bằ

ng s

ông

Hồn

g13

,29,

711

,26

1210

,4Đ

ông

bắc

34,1

36,2

58,7

632

,535

,8

Tây

bắc

58,9

63,1

77,6

555

,564

,6Bắc

Tru

ng bộ

3825

,830

,95

32,1

23,3

Nam

Tru

ng bộ

16,7

18,5

28,7

919

,419

,4Tâ

y N

guyê

n37

,239

,340

,53

33,5

38,7

Đôn

g N

am bộ

9,1

20,2

22,6

35,

514

,8Đ

BS

CL

12,6

56,3

59,9

515

,552

,8G

iới t

ính

N

am22

,430

,536

,86

19,2

28,4

Nữ

22,9

3135

,42

22,3

29,5

Dân

tộc

K

inh/

Hoa

14,5

24,1

28,2

712

,722

,4K

hác

61,3

62,3

78,0

960

,761

,5N

guồn

: (a)

Tổn

g cụ

c Thốn

g kê

(200

9) Đ

iều

tra Mức

sốn

g Hộ

gia đì

nh V

iệt N

am (V

HLS

S) 2

008;

(b) U

NIC

EF

/ Bộ

LĐTB

-XH

(200

8) Đ

iều

tra đ

ánh

giá

các

mục

tiêu

trẻ

em v

à phụ

nữ (M

ICS

) 200

6.

Page 146: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

A-11 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Phụ

lục

1.11

Tổn

g sả

n ph

ẩm th

eo g

iá h

iện

hành

phâ

n th

eo k

hu vự

c ki

nh tế

tỉnh

Nin

h Th

uận,

200

6-20

10

2006

2007

2008

2009

2010

(Ướ

c tín

h)G

DP

theo

giá

so

sánh

199

4 (tỷ

đồn

g)2.

112,

52.

352,

22.

549,

92.

729,

42.

982,

9Mứ

c tă

ng trưở

ng G

DP

(%)

14,1

11,4

8,4

7,0

9,3

GD

P bì

nh q

uân

trên

đầu

ngư

ời (

triệ

u đồ

ng)

4,8

5,7

6,9

9,1

10,0

GD

P th

eo g

iá h

iện

hành

theo

khu

vự

c ki

nh tế

so

vớ

i năm

199

4 (tỷ

đồn

g):

Nôn

g ng

hiệp

, nôn

g ng

hiệp

thủy

sản

958,

310

61,2

1.11

3,6

1.11

6,9

1.11

4,1

Côn

g ng

hiệp

xây

dựng

447,

950

1,9

584,

766

2,7

804,

0Dịc

h vụ

706,

378

9,1

851,

694

9,8

1.06

2,8

GD

P th

eo g

iá h

iện

hành

phâ

n th

eo k

hu vự

c ki

nh tế

(%):

Nôn

g ng

hiệp

, nôn

g ng

hiệp

thủy

sản

43,8

44,6

45,7

44,7

42,6

Côn

g ng

hiệp

xây

dựng

19,0

19,5

20,9

21,5

22,2

Dịc

h vụ

37,2

35,9

33,4

33,8

35,2

Page 147: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

A-12PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Phụ

lục

1.12

Thu

nhậ

p bì

nh q

uân

hàng

thán

g ch

ia th

eo n

hóm

thu

nhập

cả

nướ

c, 2

008

Khu

vự

c / Tỉn

hB

ình

quân

chu

ng

(ngh

ìn đồn

g)N

hóm

1

(ngh

ìn đồn

g)N

hóm

2

(ngh

ìn đồn

g)N

hóm

3(n

ghìn

đồn

g)N

hóm

4

(ngh

ìn đồn

g)N

hóm

5

(ngh

ìn đồn

g)Cả

nướ

c99

527

547

770

01.

067

2.45

8Đồn

g bằ

ng s

ông

Hồn

g1.

065

332

539

757

1.13

62.

559

Vùn

g nú

i phí

a Bắc

657

219

334

464

709

1.55

8D

uyên

hải

Bắc

Nam

Tru

ng bộ

728

237

403

555

802

1.64

7Tâ

y N

guyê

n79

522

239

160

592

61.

829

Đôn

g N

am bộ

1.77

355

092

51.

287

1.79

14.

286

Đồn

g bằ

ng s

ông

Cử

u Lo

ng94

030

150

270

41.

012

2.18

3N

inh

Thuậ

n69

920

537

648

865

11.

754

Khá

nh H

òa96

530

451

573

81.

052

2.21

1P

hú Y

ên76

726

745

659

181

91.

695

Bìn

h Th

uận

838

323

494

662

973

1.73

8Lâ

m Đồn

g90

424

450

973

61.

070

1.96

6N

guồn

: Tổn

g cụ

c Thốn

g kê

(201

0) N

iên

giám

Thố

ng k

ê Việt

Nam

200

9.

Page 148: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

A-13 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Phụ

lục

1.13

Khá

c biệt

tron

g th

u nh

ập h

àng

thán

g giữ

a nh

óm th

u nh

ập th

ấp n

hất v

à ca

o nh

ất cả

nướ

c, 2

008

Khu

vự

c / Tỉn

hN

hóm

thấp

nhấ

t (Q

1)

(Ngh

ìn đồn

g)N

hóm

cao

nhấ

t (Q

5)

(Ngh

ìn đồn

g)C

hênh

lệch

giữ

a nh

óm c

ao n

hất s

o vớ

i thấ

p nh

ất (lần

)Cả

nước

275

2.45

89,

8Đồn

g bằ

ng s

ông

Hồn

g33

22.

559

7,7

Vùn

g nú

i phí

a Bắc

219

1.55

87,

1D

uyên

hải

Bắc

Nam

Tru

ng bộ

237

1.64

77

Tây

Ngu

yên

222

1.82

98,

ông

Nam

bộ

550

4.28

67,

8Đồn

g bằ

ng s

ông

Cử

u Lo

ng30

12.

183

7,3

Nin

h Th

uận

205

1.75

48,

6K

hánh

Hòa

304

2.21

17,

3P

hú Y

ên26

71.

695

6,4

Bìn

h Th

uận

323

1.73

85,

4Lâ

m Đồn

g24

41.

966

8,1

Nguồn

: Tổn

g cụ

c Thốn

g kê

(201

0) N

iên

giám

Thố

ng k

ê 20

09.

Page 149: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

A-14PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Phụ

lục

1.14

Bìn

h qu

ân th

u nh

ập h

àng

thán

g th

eo g

iá h

iện

hành

từ c

ác n

guồn

thu

nhập

cả

nướ

c, 2

004

và 2

008

Khu

vự

c/Tỉ

nh

2004

2008

Bìn

h qu

ân

thu

nhập

ng th

áng

(ngh

ìn

đồng

)

Ngu

ồn th

u nh

ập (%

)B

ình

quân

th

u nh

ập

hàng

thán

g (n

ghìn

đồ

ng)

Ngu

ồn th

u nh

ập (%

)

Lươn

g và

phụ

cấp

Nôn

g ng

hiệp

,lâm

ng

hiệp

thủy

sản

Phi

nôn

g ng

hiệp

, lâm

ng

hiệp

thủy

sả

n

Khá

cLư

ơng

phụ

cấp

Nôn

g ng

hiệp

, lâ

m n

ghiệ

p và

thủy

sản

Phi

nôn

g ng

hiệp

, lâm

ng

hiệp

thủy

sả

n

Khá

c

Đồn

g bằ

ng s

ông

Hồn

g48

8,2

--

--

1048

,5-

--

-

Đôn

g Bắc

379,

9-

--

-76

8,0

--

--

Tây

Bắc

265,

7-

--

-54

9,6

--

--

Bắc

Tru

ng bộ

317,

1-

--

-64

1,1

--

--

Nam

Tru

ng bộ

414,

9-

--

-84

3,3

--

--

Tây

Ngu

yên

390,

2-

--

-79

4,6

--

--

Đôn

g N

am bộ

833,

0-

--

-16

49,2

--

--

Đồn

g bằ

ng s

ông

Cử

u Lo

ng48

8,2

--

--

1048

,5-

--

-

Nin

h Th

uận

389,

929

,832

,427

,810

,069

9,2

37,2

21,1

29,0

12,7

Khá

nh H

òa47

2,1

37,7

19,2

27,0

16,1

965,

445

,315

,519

,319

,9P

hú Y

ên37

6,3

33,9

29,8

26,1

10,1

767,

334

,530

,524

,011

,1B

ình

Thuậ

n44

4,8

27,9

38,2

23,1

10,7

838,

331

,933

,522

,112

,5Lâ

m Đồn

g44

3,7

22,5

45,6

21,5

10,3

903,

924

,546

,619

,29,

7N

guồn

: Tổn

g cụ

c Thốn

g kê

(200

9) Kết

quả

Điề

u tra

Mức

sốn

g hộ

gia

đìn

h 20

08.

Page 150: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

A-15 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Phụ

lục

1.15

cấu

chi

tiêu

các

hộ

cả nướ

c, 2

008

Phầ

n tră

mK

hu vự

c

Kho

ản mục

chi

tiêu

Tổng

(%)

Đồn

g bằ

ng

sông

Hồn

g (%

)

Đôn

g Bắc

(%)

Tây

Bắc

(%

)D

uyên

hả

i Bắc

Tr

ung

bộ

(%)

Duy

ên

hải N

am

Trun

g bộ

(%

)

Tây

Ngu

yên

(%)

Đôn

g N

am bộ

(%)

Đồn

g bằ

ng

sông

Cử

u Lo

ng (%

)

Ăn,

Uốn

g và

Hút

53,0

53,4

57,9

59,9

56,7

54,1

53,7

47,1

55,8

Lươn

g thự

c12

,812

,717

,121

,617

,812

,616

,07,

814

,0Thự

c phẩm

27,3

29,2

29,9

27,9

27,4

26,5

26,4

24,2

29,1

Chấ

t đốt

2,9

2,7

3,6

4,7

3,4

2,8

2,9

2,5

3,0

Chi

khô

ng p

hải ă

n, uốn

g, h

út47

,046

,642

,140

,143

,345

,946

,352

,944

,3M

ay mặc

, mũ

nón,

già

y dé

p4,

24,

54,

54,

74,

04,

45,

13,

74,

1N

hà ở

, điệ

n nư

ớc, vệ

sinh

3,9

4,0

3,1

2,3

3,2

3,6

2,3

5,3

3,2

Thiế

t bị v

à đồ

dùn

g gi

a đì

nh8,

38,

88,

78,

88,

08,

28,

88,

08,

6Y

tế v

à chăm

sóc

sứ

c kh

oẻ6,

46,

05,

45,

27,

06,

37,

25,

98,

i lại

bưu điện

13,9

13,2

13,3

13,8

10,7

13,7

14,1

17,3

11,1

Giá

o dụ

c6,

26,

75,

13,

88,

57,

76,

46,

34,

2Văn

hoá

, thể

thao

, giả

i trí

1,5

1,5

0,5

0,4

0,4

0,8

0,6

3,2

0,9

Chi

về đồ

dùn

g và

dịc

h vụ

khá

c2,

62,

01,

51,

11,

52,

42,

03,

24,

1N

guồn

: Tổn

g cụ

c Thốn

g kê

(200

9) Kết

quả

Điề

u tra

Mức

sốn

g dâ

n cư

200

8.

Page 151: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

A-16PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Phụ

lục

1.16

Điề

u kiện

sin

h ho

ạt của

các

hộ

gia đì

nh cả

nướ

c, 2

009

Khu

vự

c / Tỉn

hN

guồn

nướ

c hợ

p vệ

si

nh (%

)Hố

xí hợ

p vệ

sin

h (%

)Sử

dụn

g điện

lướ

i thắp

sán

g (%

)Sử

dụn

g Ti

-vi (

%)

Sử dụn

g m

ô tô

hoặ

c xe

gắn

máy

(%)

Cả

nướ

c86

,754

,096

,186

,972

,3Th

ành

thị

96,3

87,8

99,6

91,3

83,2

Nôn

g th

ôn82

,539

,094

,684

,967

,5Tr

ung

du v

à m

iền

núi p

hía

Bắc

61,5

26,1

87,1

79,8

69,6

Đồn

g bằ

ng s

ông

Hồn

g98

,360

,499

,791

,270

,3D

uyên

hải

Bắc

& N

am T

rung

bộ

89,7

47,3

97,3

86,2

70,2

Tây

Ngu

yên

78,5

46,5

93,0

85,1

83,5

Đôn

g N

am bộ

97,1

89,9

98,2

88,8

88,0

Đồn

g bằ

ng s

ông

Cử

u Lo

ng77

,942

,495

,185

,462

,5N

inh

Thuậ

n77

,462

,098

’089

,874

,5K

hánh

Hòa

92,3

42,6

98,5

87,9

77,9

Phú

Yên

92,7

73,0

97,6

90,4

80,9

Bìn

h Th

uận

91,8

64,3

95,0

88,0

78,0

Lâm

Đồn

g80

,863

,395

,287

,385

,1N

guồn

: Ban

Chỉ

đạo

Tổn

g Đ

iều

tra D

ân số

và N

hà ở

Tru

ng ươn

g (2

010)

Tổng

Điề

u tra

Dân

số

và N

hà ở

200

9: N

hững

kết

quả

chí

nh.

Page 152: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

A-17 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Phụ

lục

1.17

Điề

u kiện

ở của

hộ

dân

cư cả

nướ

c, 2

009

Khu

vự

c / Tỉn

hLoại

nhà

kiê

n cố

(%)

Bán

kiê

n cố

(%)

Thiế

u ki

ên cố

(%)

Đơn

(%)

Cả

nướ

c46

,738

,27,

87,

4Th

ành

thị

41,4

52,7

3,3

2,6

Nôn

g th

ôn49

,031

,79,

89,

5Tr

ung

du v

à m

iền

núi p

hía

Bắc

45,5

27,1

15,4

12,0

Đồn

g bằ

ng s

ông

Hồn

g89

,79,

50,

60,

2D

uyên

hải

Bắc

& N

am T

rung

bộ

63,0

29,7

3,4

3,9

Tây

Ngu

yên

19,7

68,8

7,7

3,7

Đôn

g N

am bộ

14,4

78,9

2,9

3,8

Đồn

g bằ

ng s

ông

Cử

u Lo

ng8,

348

,521

,421

,8N

inh

Thuậ

n20

,066

,94,

09,

1K

hánh

Hòa

71,4

22,4

2,8

3,4

Phú

Yên

43,2

48,5

3,4

4,8

Bìn

h Th

uận

14,4

73,6

4,0

7,9

Lâm

Đồn

g7,

479

,58,

64,

5N

guồn

: Ban

Chỉ

đạo

Tổn

g Đ

iều

tra D

ân số

và N

hà ở

Tru

ng ươn

g (2

010)

Tổn

g Đ

iều

tra D

ân số

và N

hà ở

200

9: N

hững

kết

quả

chí

nh.

Page 153: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

A-18PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Phụ

lục

1.18

Nhữ

ng cơ

chế

đề

xuất

giả

m th

iểu

và ứ

ng p

hó vớ

i hạn

hán

tại N

inh

Thuậ

n

Tác độ

ng của

hạn

hán

Ngu

yên

nhân

ngu

ồn gốc

Hàn

h độ

ng k

hả th

iG

iảm

nhẹ

(M),

Ứng

phó

(R)

Tác

hại c

ho m

ùa

màn

g

• Th

iếu

vốn

tài c

hính

• C

ung

cấp

nhiề

u hơ

n cá

c lự

a chọn

tài c

hính

vi m

ôM

• Lư

ợng

a ch

ênh

lệch

, bất

ổn đị

nh•

Tăng

cườn

g việc

theo

dõi

dự b

áo thời

tiết

M•

Dự

báo

thời

tiết

khí tượn

g nô

ng n

ghiệ

p kh

ông

kịp

thời

• N

âng

cao

các

dịch

vụ

tư vấn

về

khí tượn

g nô

ng n

ghiệ

pM

Khô

ng c

ó nư

ớc

làm

thủy

lợi v

à si

nh h

oạt

• Th

iếu

quy đị

nh để

ngăn

chặ

n việc

giữ

nước

bất

hợ

p ph

áp k

hu vự

c thượn

g ng

uồn

các

hệ thốn

g kê

nh•

‘tran

h gi

ành

nước

’ do

nhu

cầu

gia

tăng

của

các

bộ

phận

khá

c nh

au tr

ong

xã hội

• X

iết c

hặt c

ác q

uy địn

h sử

dụn

g nư

ớc th

ông

qua

lịch

trình

cun

g cấ

p và

phâ

n phối

nước

thủy

lợi t

heo

nhu

cầu.

• Hướn

g dẫ

n ch

o nô

ng d

ân c

ác p

hươn

g thứ

c quản

lý nước

hiệ

u quả

nhất

• Tă

ng cườn

g khả

năng

tiếp

cận

nước

qua

việ

c th

ành

lập

các

hệ

thốn

g ph

ân p

hối nước

.

M

• Lư

ợng

nước

ngầ

m s

uy g

iảm

• Hướn

g dẫ

n ch

o cá

c cộ

ng đồn

g cá

c phươn

g thứ

c là

m thủy

lợi tốt

n để

nân

g ca

o hiệu

quả

côn

g tá

c thủy

lợi

M

• Năn

g lự

c chứ

a củ

a cá

c hồ

đập

suy

giả

m•

Ngă

n ngừ

a bồ

i lấp

qua

việ

c kè

chắ

n lở

các

khu

vự

c đầ

u ng

uồn.

• Hướn

g dẫ

n cá

c phươn

g thứ

c bả

o tồ

n đấ

t ở k

hu vự

c đầ

u ng

uồn

M

• Th

iếu điện

bơm

nước

• C

ung

cấp

các

hệ thốn

g điện

năn

g lượn

g mặt

trời

, sử

dụn

g cá

c hì

nh thứ

c hợ

p tá

c xã

dịc

h vụ

M

• Th

iếu

các

phươn

g thứ

c sử

dụn

g nư

ớc mư

a•

Hướn

g dẫ

n và

áp

dụng

các

phư

ơng

thứ

c quản

lý rừ

ng đầu

nguồn

M

Thất

thu

• P

hụ th

uộc

hoàn

toàn

vào

nôn

g ng

hiệp

. Thiếu

các

hoạt

độn

g si

nh kế

thay

thế

và lệ

thuộ

c •

Thàn

h lậ

p cá

c nh

óm tự

giú

p nh

au v

à cá

c hệ

thốn

g tín

dụn

g vi

mô.

• Á

p dụ

ng c

ác p

hươn

g thứ

c si

nh kế

dựa

vào

các

hoạt

độn

g ph

i nôn

g ng

hiệp

• Đ

ào tạ

o, tậ

p huấn

các

phư

ơng

pháp

sin

h kế

thay

thế

M

Chă

n nu

ôi th

ất bại

sức

khỏe

suy

giả

m

• Th

iếu

vốn

tài c

hính

• C

ung

cấp

các

loại

con

giố

ng cải

tiến

theo

hìn

h thứ

c hỗ

trợ

• Th

ành

lập

các

trại t

hú y

• Tậ

p huấn

cho

nôn

g dâ

n cá

ch c

hăm

sóc

đàn

gia

súc

tron

g thời

kỳ

khô

hạn

M

• Th

iếu

kiến

thứ

c về

các

phư

ơng

pháp

chă

n nu

ôi•

Tập

huấn

cho

nôn

g dâ

n cá

c phươn

g thứ

c chăn

nuô

i cải

tiến

M

Thiế

u thứ

c ăn

gia

súc

• Th

iếu đấ

t chă

n thả

chun

g•

Thiế

u phươn

g ph

áp v

à cơ

sở

vật c

hất dự

trữ

thứ

c ăn

gia

súc

• C

ung

cấp đà

o tạ

o về

các

h dự

trữ

thứ

c ăn

chă

n nu

ôi.

• C

ung

cấp đà

o tạ

o về

các

phư

ơng

thứ

c ch

o ăn

cải

tiến

.•

Thiế

t lập

các

‘ngâ

n hà

ng thứ

c ăn

chă

n nu

ôi’ dự

a và

o cộ

ng đồn

g

M

• K

hông

đủ

hoặc

khô

ng c

ó ng

uồn

cung

cấp

thứ

c ăn

chăn

nuô

i tro

ng thời

gia

n cứ

u hộ

• C

ung

cấp

thứ

c ăn

chă

n nu

ôi tr

ong

thời

gia

n cứ

u hộ

R

Mất

việ

c là

m•

Lượn

g la

o độ

ng n

hàn

rỗi t

rong

thôn

nhiều

hơn

.•

Khô

ng đủ

việc

làm

ở địa

phư

ơng

• X

ác địn

h và

tăng

cườn

g cá

c kỹ

năn

g th

ông

qua

các

chươn

g trì

nh

đào

tạo

• C

ung

cấp

cơ sở

vật c

hất c

ho v

iệc

hợp

tác để

tiếp

thị sản

phẩ

m

M

Page 154: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

A-19 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Các

vấn

đề

về y

tế,

dinh

dưỡ

ng v

à sứ

c khỏe

của

trẻ

em

• Cấu

trúc

hội (

phụ

nữ ít

quyền

hàn

h hơ

n tro

ng

việc

quyết

địn

h thứ

c ăn

được

chi

a tro

ng g

ia đ

ình

như

thế

nào)

• Thự

c hiện

các

chư

ơng

trình

giá

o dụ

c, n

âng

cao

nhận

thứ

c ch

o to

àn thể

người

dân

• K

huyế

n kh

ích

các

hoạt

độn

g vă

n hó

a tậ

p thể

M

• G

iả địn

h [của

nam

giớ

i] rằ

ng p

hụ nữ

ít là

m v

iệc

nặng

hơn

dẫn

tới v

iệc

giảm

phầ

n thứ

c ăn

chi

a ch

o họ

.•

Thiế

u nư

ớc v

à kiến

thứ

c về

vệ

sinh

.•

Thiế

u thứ

c ăn

bổ

dưỡn

g

• K

huyế

n kh

ích

các

phươn

g ph

áp vệ

sinh

hiệ

u quả

• C

ung

cấp

nước

uốn

g hợ

p vệ

sin

h•

Bổ

sung

thứ

c ăn

cho

phụ

nữ

nhấ

t là

phụ

nữ c

ó th

ai, b

à mẹ

nuôi

co

n bú

, thô

ng q

ua c

ác hệ

thốn

g ph

ân p

hối c

ông

cộng

M

Thiế

u thứ

c ăn

• K

hông

đủ

nguồ

n cứ

u trợ

lươn

g thự

c•

Thiế

u nă

ng lự

c m

ua b

án•

Điề

u chỉn

h, sử

a đổ

i các

phư

ơng

thứ

c cu

ng cấp

cứ

u trợ

dự

a trê

n cá

c đá

nh g

iá về

công

tác

quản

lý cứ

u trợ

hiệ

n na

y.•

Thàn

h lậ

p cá

c kh

o lươn

g thự

c đệ

m (cần

hành

độn

g củ

a cả

nhà

ớc v

à cộ

ng đồn

g đị

a phươn

g)•

Tăng

cườn

g cá

c phươn

g án

sin

h kế

phi

nôn

g ng

hiệp

thay

thế

như

ng

hề thủ

công

R

Di cư

• Th

iếu

việc

làm

ở địa

phư

ơng

• X

ác địn

h và

tăng

cườn

g cá

c kỹ

năn

g th

ông

qua

các

chươn

g trì

nh

đào

tạo

• C

ung

cấp

cơ sở

vật c

hất c

ho v

iệc

hợp

tác để

tiếp

thị sản

phẩ

m

M

Tăng

gán

h nặ

ng c

ông

việc

đối

vớ

i phụ

nữ

• P

hụ nữ

làm

việ

c nh

à và

việ

c ng

oài đồn

g nh

iều

hơn,

gán

h nặ

ng c

ông

việc

của

họ

t ăng

lên

trong

thời

gia

n hạ

n há

n

• C

hia

sẻ g

ánh

nặng

côn

g việc

giữ

a cá

c th

ành

viên

gia

đìn

h.•

Tăng

cườn

g khả

năng

sử

dụn

g nư

ớc (n

hư đề

cập

trên đâ

y).

• X

ác địn

h cá

c vị

trí n

guồn

nước

gần

nơi

ở v

à xâ

y dự

ng đườn

g ốn

g dẫ

n nư

ớc

M

Ít có

sự

tham

gia

của

ph

ụ nữ

tron

g cá

c chươ

ng tr

ình

của

cộng

đồn

g

• P

hụ nữ

(nhấ

t là

phụ

nữ d

ân tộ

c th

i ểu

số) k

hông

sự

đảm

bảo

về

quyề

n sử

dụn

g đấ

t•

Phụ

nữ

nhì

n ch

ung

ít khả

năng

tiếp

cận

với

các

ng

uồn

tài n

guyê

n ch

ính

• P

hụ nữ

bị p

hân

biệt

đối

xử

tron

g việc

làm

vì vậy

kh

ông

có đ

iều

kiện

phá

t triể

n kỹ

năn

g•

Vai t

rò x

ã hộ

i bị g

iới hạn

tron

g cô

ng v

iệc

gia đì

nh•

Thiế

u sự

nhì

n nhận

của

hội t

rong

côn

g việc

củ

a họ

• Th

úc đẩ y

việ

c vậ

n độ

ng th

ay đổi

hệ

thốn

g qu

yền

sử dụn

g đấ

t và

thực

thi n

ghị địn

h về

Dân

chủ

sở•

Nân

g ca

o sự

tham

gia

năng

lực đạ

i diệ

n củ

a phụ

nữ q

ua c

ác h

oạt

động

trao

quyền

• Tạ

o cơ

hội

cho

phụ

nữ

phát

triể

n kỹ

năn

g ng

hề n

ghiệ

p và

cun

g cấ

p tín

dụn

g nhỏ,

đào

tạo,

tập

huấn

, việ

c là

m v

à th

ông

tin thị t

rườn

g•

Khuyến

khí

ch c

ác h

oạt độn

g hu

y độ

ng x

ã hộ

i để

thay

đổi

thái

độ đố

i vớ

i phụ

nữ

• Tă

ng cườ

ng n

hận

thức

của

cộn

g đồ

ng về

các

vấn đề

côn

g bằ

ng g

iới

M

Áp

lực

lên

ngườ

i già

• D

i cư

của

dân

số

trẻ•

Như

bên

trên

• Th

ành

lập

các

tổ th

ôn bản

chă

m s

óc n

gười

già

tron

g m

ùa d

i cư

.M

Chặ

t phá

rừng

• Th

iếu

cơ sở

sở vật

chấ

t tạo

côn

g ă n

việ

c là

m•

Như

bên

trên

M

Đa

dạng

sin

h họ

c bị

biến

mất

• Á

p lự

c kh

ông

có nước

nhiệ

t độ

cao

thườn

g xả

y ra

• X

ác địn

h cá

c lo

ài bị n

guy

hiểm

, dễ

tổn

thươn

g•

Khu

yến

khíc

h cộ

ng đồn

g th

am g

ia bảo

vệ đa

dạn

g si

nh học

M

Nhậ

p mặn

khai

th

ác nướ

c ng

ầm q

mứ

c

• K

hai t

hác

nước

ngầ

m q

uá mứ

c•

Thiế

u cá

c qu

y đị

nh k

iểm

soá

t•

Áp

dụng

các

phư

ơng

thứ

c quản

lý thủy

lợi tốt

hơn

• Tă

ng cườn

g cá

c qu

y đị

nh, c

hính

sác

h về

giá

nước

nhữ

ng vấn

đề

tươn

g tự

M

Nguồn

: Oxf

am tạ

i Việ

t Nam

Kho

a M

ôi trườn

g Đại

học

Kyo

to (k

hông

rõ thời

gia

n) N

hững

vấn

đề

cần

cân

nhắc

tron

g th

ích ứn

g vớ

i biế

n đổ

i khí

hậu

ở N

inh

Thuậ

n.

Page 155: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

A-20PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Phụ

lục

1.19

Thu

ngâ

n sá

ch tỉ

nh N

inh

Thuậ

n, 2

006-

2009

Đơn

vị t

ính:

Tỷ đồ

ng20

0620

0720

0820

09 (sơ

bộ)

Tổng

thu

1519

,215

41,4

1667

,721

30,8

1. T

rên đị

a bà

n27

0,9

298,

339

5,4

501,

1Th

u nộ

i địa

270,

929

8,3

395,

450

1,1

Thu

từ k

inh

tế tr

ung ươn

g42

,728

,425

,246

,9Th

u từ

kin

h tế

địa

phư

ơng

224,

526

2,1

368,

144

1,7

Thu

từ k

inh

tế n

hà nước

62,7

26,7

39,3

37,5

Thuế

TTC

N, t

hươn

g ng

hiệp

dịch

vụ

ngoà

i QD

129,

688

,410

2,6

101,

2Th

uế sự

dụn

g đấ

t nôn

g ng

hiệp

0,6

0,7

0,9

0,6

Thuế

thu

nhập

5,1

4,4

13,7

21,8

Thu

kinh

tế địa

phư

ơng

khác

26,5

141,

921

1,6

280,

6Th

u từ

khu

vự

c có

vôn

đầu

tư nước

ngo

ài3,

77,

82,

112

,5Th

uế x

uất,

nhập

khẩ

u2.

Thu

trợ

cấp

từ tr

ung ươ

ng95

494

8,4

944,

412

87,2

3. T

hu k

hác

294,

329

4,7

327,

934

2,5

Nguồn

: Cục

Thố

ng k

ê tỉn

h (2

010)

Niê

n gi

ám T

hống

2009

.

Page 156: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

A-21 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Phụ

lục

1.20

Chi

ngâ

n sá

ch tỉ

nh N

inh

Thuậ

n, 2

006

– 20

09

Đơn

vị t

ính:

Tỷ đồ

ng20

0620

0720

0820

09 (sơ

bộ)

Tổng

chi

1428

,917

96,7

1476

,119

46,2

Chi

đầu

tư p

hát t

riển

439,

956

1,8

591,

587

1,1

Tron

g đó

: chi

đầu

tư x

ây dự

ng cơ

bản

431,

755

9,2

590,

581

9,7

Chi

thườ

ng x

uyên

542,

361

6,4

794,

299

1,1

Chi

quả

n lý

hàn

h ch

ính

117,

513

7,7

160,

920

7,7

Chi

sự

ngh

iệp

kinh

tế89

,957

,762

,873

,7C

hi sự

ngh

iệp

xã hội

327,

841

6,7

567,

370

2,3

Chi

giá

o dụ

c đà

o tạ

o20

6,7

269,

334

8,4

385,

6C

hi y

tế50

,168

105,

810

2,5

Chi

đảm

bảo

hội

32,7

27,4

42,7

62,2

Chi

sự

nghiệp

hội k

hác

38,3

5270

,415

2C

hi thườn

g xu

yên

khác

7,1

4,3

3,2

7,4

Nộp

vào

ngâ

n sá

ch tr

ung ươ

ng-

--

Chi

khá

c44

6,7

618,

590

,484

Nguồn

: Cục

Thố

ng k

ê tỉn

h (2

010)

Niê

n gi

ám T

hống

2009

.

Page 157: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

A-22PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Phụ

lục

1.21

Đầu

tư p

hát t

riển

tỉnh

Nin

h Th

uận,

200

8-20

10

Đơn

vị t

ính:

Tỷ đồ

ngK

H năm

Chi

tiêu

2008

2009

2010

Tổng

4.00

04.

520

6.16

0N

guồn

vốn

ngâ

n sá

ch1.

488

1.10

72.

260

Vốn

ngâ

n sá

ch d

o tỉn

h quản

lý1.

053

607

1.64

0C

hi ti

êu n

gân

sách

theo

chỉ

đạo

của

trun

g ươn

g55

2.92

606.

924

718

Vốn

XD

CB

tập

trung

160.

3616

0.36

130

Vốn

Tru

ng ươn

g điều

chỉ

nh10

0.36

100.

3610

0Th

u từ

sử

dụn

g đấ

t và

bán

nguy

ên liệu

6060

30Vốn

Chí

nh p

hủ hỗ

trợ th

eo mục

tiêu

307.

9534

9.6

473

Chư

ơng

trình

MTQ

G, C

T 13

5 và

dự

án

661

(phầ

n Đ

TPT)

68.6

180

.964

91Đầu

tư từ

nguồn

thu

xổ số

kiến

thiế

t16

1623

Các

nguồn

vốn

khá

c50

00

922

Vốn

trun

g ươn

g quản

lý43

550

062

0Bộ

Nôn

g ng

hiệp

phát

triể

n nô

ng th

ôn(kể

cả thủy

sản

)18

025

030

0Bộ

Gia

o th

ông

vận

tải

160

150

220

Các

Bộ

khác

6510

010

0Vốn

các

thàn

h phần

kin

h tế

2.56

02.

900

3.90

0Vốn

FD

I30

060

050

0Vốn

dân

các

thàn

h phần

kin

h tế

(kể

cả vốn

tín

dụng

)1.

200

2.30

03.

400

Nguồn

: Uỷ

ban

Nhâ

n dâ

n Tỉ

nh (2

008-

1010

) Kế

hoạc

h ph

át tr

iển

Kin

h tế

hội (

2008

đến

201

0).

Page 158: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

A-23 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Phụ

lục

1.22

Đầu

tư p

hát t

riển

tỉnh

Nin

h Th

uận,

200

8 –

2010

Đơn

vị t

ính:

Tỷ đồ

ng20

0820

0920

1030

7.95

349.

647

3•

Đầu

tư th

eo N

ghị q

uyết

39

NQ

/TW

ngà

y 16

/8/2

004

của

Bộ

chín

h trị

3747

.159

•C

hươn

g trì

nh hạ

tầng

du

lịch

1214

23•

Hỗ

trợ hạ

tầng

khu

côn

g ng

hiệp

613

25•

Hỗ

trợ đầu

tư y

tế tỉ

nh, h

uyện

1625

12•

Hỗ

trợ vốn

đối

ứng

OD

A21

3640

•Hỗ

trợ đầu

tư h

uyện

mới

thàn

h lậ

p10

1013

•Hỗ

trợ k

hác

5066

90•

Hỗ

trợ x

ây dự

ng trụ

sở x

ã4

5•

Chư

ơng

trình

hạ

tầng

nuô

i trồ

ng thủy

sản

, giố

ng c

ây trồn

g vậ

t nuô

i và

cây

lâm

ngh

iệp

6-

8•

Đầu

tư hỗ

trợ đồn

g bà

o dâ

n tộ

c th

iểu

số n

ghèo

(the

o QĐ

số

134/

2004

/QĐ

-TTg

)8.

07-

-•

Hỗ

trợ đầu

tư k

hu d

ân cư

cần

thiế

t (QĐ

193

/200

6/QĐ

-TTg

) và

hỗ trợ

di d

ân tá

i địn

h cư

đồn

g bà

o dâ

n tộ

c th

iểu

số (Q

Đ33

/200

7/QĐ

-TTg

)3

77

•Hỗ

trợ đầu

tư bảo

tồn

văn

hóa

5-

7•

Hỗ

trợ đầu

tư p

hát t

riển

rừng

415

-•

Đề

án đư

a tin

học

hóa

quan

Đản

g1.

380.

5-

•Hỗ

trợ đầu

tư Vườn

Quố

c gi

a và

phò

ng c

hống

chá

y rừ

ng-

-10

•Hỗ

trợ đầu

tư T

rung

tâm

giá

o dụ

c la

o độ

ng x

ã hộ

i -

-6

•Hỗ

trợ đ

ê kè

--

18•

Hỗ

trợ c

ho c

ác h

uyện

ngh

èo-

-20

•C

hươn

g trì

nh sắp

xếp

lại d

ân cư

(the

o QĐ

số

193/

2006

/QĐ

-TTg

ngà

y 24

/8/2

006

của

Thủ

tướn

g C

hính

phủ

)-

-5

•Hỗ

trợ p

hủ s

óng

phát

than

h và

truyền

hìn

h-

-5

Nguồn

: Uỷ

ban

Nhâ

n dâ

n Tỉ

nh (2

008-

10) K

ế hoạc

h ph

át tr

iển

Kin

h tế

hội (

2008

đến

201

0).

Page 159: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

A-24PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Phụ lục 1.23 Vốn đầu tư các Chương trình Mục tiêu Quốc gia tỉnh Ninh Thuận, 2006-2010

Đơn vị tính: Triệu đồngTổng cộng 2006 - 2010

Tổng số Vốn ĐT Vốn SNTổng cộng 679.237 375.421 293.321Ngân sách trung ương 481.851 188.530 293.321Ngân sách địa phương 30.193 20.427 9.766Vốn huy động khác 167.193 166.464 729Chương trình MTQG về giảm nghèo 28.994 17.760 11.234Ngân sách trung ương 28.994 17.760 11.234Ngân sách địa phương 0 0 0Vốn huy động khác 0 0 0Chương trình MTQG về việc làm 7.030 5.460 1.570Ngân sách trung ương 7.030 5.460 1.570Ngân sách địa phương 0 0 0Vốn huy động khác 0 0 0Chương trình MTQG về phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS

36.590 13.500 23.090

Ngân sách trung ương 30.795 13.500 17.295Ngân sách địa phương 5.066 0 5.066Vốn huy động khác 729 0 729Dự án PC Sốt rét 3.169 0 3.169Dự án PC Phong 1.877 0 1.877Dự án PC Lao 10.683 8.000 2.683Dự án PC Sốt xuất huyết 1.583 0 1.583Dự án tiêm chủng mở rộng 1.735 0 1.735Dự án PC suy dinh dưỡng trẻ em 4.492 0 4.492Dự án PC HIV/AIDS 9.746 5.500 4.246Dự án bảo vệ SK tâm thần cộng đồng 2.020 0 2.020Dự án phối hợp quân dân y 335 0 335Dự án chăm sóc SKSS 760 0 760PC bệnh đái tháo đường 190 0 190Chương trình MTQG vệ sinh an toàn thực phẩm 3.751 0 3.751Ngân sách trung ương 3.751 0 3.751Ngân sách địa phương 0 0 0Vốn huy động khác 0 0 0Chương trình MTQG về DS-KHHGĐ 21.706 0 21.706Ngân sách trung ương 21.706 0 21.706Ngân sách địa phương 0 0 0Vốn huy động khác 0 0 0Chương trình MTQG về giáo dục 217.240 0 217.240Ngân sách trung ương 214.440 0 214.440Ngân sách địa phương 2800 0 2800Vốn huy động khác 0 0 0Dự án phổ cập GD tiểu học và THCS 8.200 0 8.200Dự án đổi mới nội dung chương trình SGK 22.530 0 22.530

Page 160: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

A-25 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Dự án đào tạo cán bộ và đưa tin học vào nhà trường 10.500 0 10.500Dự án đào tạo và bồi dưỡng giáo viên 10.400 0 10.400Dự án hỗ trợ giáo dục miền núi 24.910 0 24.910Dự án tăng cường CSVC các trường phổ thông 84.000 0 84.000Dự án tăng cường năng lực đào tạo nghề 53.900 0 53.900Chương trình MTQG về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

332.551 322.751 9.800

Ngân sách trung ương 146.660 136.860 9.800Ngân sách địa phương 20.427 20.427 0Vốn huy động khác 165.464 165.464 0Chương trình MTQG về văn hóa 24.765 14100 10.665Ngân sách trung ương 22.865 14.100 8.765Ngân sách địa phương 1.900 1.900Vốn huy động khác 0 0 0Chương trình MTQG về phòng chống tội phạm 2.710 0 2.710Ngân sách trung ương 2.710 0 2.710Ngân sách địa phương 0 0 0Vốn huy động khác 0 0 0Chương trình MTQG về phòng chống ma túy 2.900 0 2.900Ngân sách trung ương 2.900 0 2.900Ngân sách địa phương 0 0 0Vốn huy động khác 0 0 0

Nguồn: Sở Tài chính (2010) Số liệu cung cấp cho đợt nghiên cứu.

Page 161: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

A-26PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Phụ

lục

1.24

Các

chỉ

tiêu

về

cung

cấp

dịc

h vụ

y tế

theo

khu

vự

c hà

nh c

hính

tỉnh

Nin

h Th

uận,

200

9

Thàn

h ph

ố/hu

yện

Số bện

h viện

Số b

ác sỹ

Số g

iườ

ng

bệnh

việ

n hu

yện

Số b

ác sỹ

trên

10

000

ngườ

ixã

/phư

ờng

hộ s

inh/

y sỹ

sả

n nh

i (%

)

xã/p

hườ

ng c

ó bá

c sỹ

(%)

xã/p

hườ

ng đạt

ch

uẩn

y tế

quố

c gi

a (%

)Th

ành

phố

Pha

n R

ang-

Tháp

Chà

m2

550

550

0.99

100

18,8

81,2

5H

uyện

Thuậ

n Bắc

--

-2.

9110

010

033

,33

Huyện

Thuận

Nam

--

-1.

6510

037

,50

Huyện

Nin

h Hải

150

502.

2410

044

,555

,55

Huyện

Bác

Ái

150

504.

9866

,733

,30

Huyện

Nin

h Sơn

111

011

01.

410

025

62,5

Huyện

Nin

h P

hước

180

802.

2310

077

,844

,44

Nguồn

: (i)

Sở

Y tế

(201

0) Số

liệu

cung

cấp

cho

đợt

ngh

iên

cứu.

(ii)

Trun

g tâ

m Y

tế Dự

phò

ng (2

010)

Số

liệu

cung

cấp

cho

đợt

ngh

iên

cứu.

Page 162: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

A-27 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Phụ

lục

1.25

Các

chỉ

tiêu

về

cung

cấp

dịc

h vụ

Y tế

cả

nướ

c, 2

009

Khu

vự

c / Tỉn

h

Tổng

ngâ

n sá

ch 2

009

(triệ

u đồ

ng)

Ngâ

n sá

ch y

tế

bìn

h qu

ân

đầu

ngườ

i ng

hìn đồ

ng)

Số g

iườ

ng

Bện

h viện

tỉn

h

Số g

iườ

ng

bệnh

việ

n hu

yện

Tổng

số

giườ

ng

bệnh

Số g

iườ

ng

bệnh

trạm

y

tế x

ã

Trạm

y tế

/phư

ờng

y tá

/nữ

hộ

sin

h (%

)

Trạm

y tế

/phư

ờng

bác

sỹ

(%)

Xã đạt

ch

uẩn

quốc

gi

a về

y tế

(%

)Cả

nướ

c13

.754

.318

159,

985

.520

55.1

9014

0.71

047

.092

67,5

95,7

65,4

Đồn

g bằ

ng s

ông

Hồn

g2.

789.

896

142,

217

.770

12.1

1029

.880

10.4

2173

,296

,378

,6Tr

ung

Du

và v

ùng

núi p

hía

Bắc

2.36

9.78

521

3,6

9.64

59.

368

19.0

1310

.570

58,2

9455

,4Bắc

Tru

ng bộ

và D

uyên

hải

miề

n Tr

ung

2.89

4.72

115

3,4

14.1

8115

.359

29.5

4012

.550

65,9

96,2

61

Tây

Ngu

yên

942.

737

184

3.75

02.

759

6.50

92.

864

49,5

95,4

48,1

Đôn

g N

am bộ

2.58

0.59

018

3,1

25.6

945.

035

30.7

292.

707

78,4

97,2

72,5

Đồn

g bằ

ng s

ông

Cử

u Lo

ng2.

176.

589

126,

414

.480

10.5

2325

.003

7.98

080

,196

,172

,7N

inh

Thuậ

n81

.146

143,

465

013

078

032

543

,195

,444

,6P

hú Y

ên12

2.62

614

2,1

600

520

1.12

031

054

,596

,433

Khá

nh H

òa14

7.67

412

7,3

1.04

11.

162

2.20

311

474

,597

,856

,2B

ình

Thuậ

n23

1.69

119

7,7

1.42

071

02.

130

585

52,8

98,4

73,2

Lâm

Đồn

g22

5.19

118

9,3

1.17

057

01.

740

610

75,7

100

98N

guồn

: Bộ

Y tế

(201

1) N

iên

Giá

m thốn

g kê

Y tế

200

9.

Page 163: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

A-28PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Phụ

lục

1.26

Một

số

chỉ t

iêu

lựa

chọn

về

sự sốn

g cò

n củ

a trẻ

em cả

nướ

c, 2

009

Khu

vự

c / Tỉn

hTỷ

suấ

t sin

h th

ô C

BR

(%

o)

Tỷ số

giớ

i tín

h kh

i sin

h

Tỷ lệ

tử v

ong

sơ s

inh

IMR

(%o)

Tiêm

chủ

ngB

CG

(%)

OPV

(%)

DPT

(%)

Sởi (

%)

Tiêm

chủ

ng

đầy đủ

(%)

Cả

nướ

c17

,611

0,5

1697

96,6

96,3

9796

,3Đồn

g bằ

ng s

ông

Hồn

g17

,611

5,3

12,4

9998

,798

,798

,598

,5Tr

ung

du v

à vù

ng n

úi p

hía

Bắc

19,6

108,

524

,597

94,9

9595

,394

,3D

uyên

hải

Bắc

Nam

Tru

ng bộ

16,9

109,

717

,297

,396

,897

96,5

95,8

Tây

Ngu

yên

21,9

105,

627

,395

,996

,496

,596

,896

,2Đ

ông

Nam

bộ

17,8

109,

910

95,3

9593

,297

,495

,9Đồn

g bằ

ng s

ông

Cử

u Lo

ng16

109,

913

,396

,196

,496

,396

,696

,1N

inh

Thuậ

n19

,211

0,8

22,6

98,8

93,4

93,2

94,6

94,1

Phú

Yên

15,9

110,

121

98,7

96,5

96,6

97,1

95,6

Khá

nh H

òa17

,110

8,1

16,5

9998

,398

,398

,197

,9B

ình

Thuậ

n16

,611

2,9

1594

,296

9695

,995

,9Lâ

m Đồn

g20

,311

2,6

14,6

89,1

98,5

98,6

98,9

98,5

Nguồn

: Bộ

Y tế

(201

1) N

iên

giám

Thố

ng k

ê Y

tế 2

009

Page 164: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

A-29 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Phụ

lục

1.27

Y tế

học

đườ

ng tỉ

nh N

inh

Thuậ

n, 2

008

– 20

10

Chỉ

số

2008

2009

2010

Tiểu

họ

cTr

ung

học

Đại

học

dạy

nghề

Tiểu

họ

cTr

ung

học

Đại

học

dạy

nghề

Mầm

non

Tiểu

họ

cTr

ung

học

Đại

học

dạy

nghề

Mầm

non

CS

PT

CS

PT

CS

PT

Số

trườn

g họ

c tro

ng tỉ

nh40

5112

0114

051

1202

9014

651

1703

85

Số

trườn

g có

nhâ

n vi

ên y

tế02

0202

0036

0202

0000

5525

1001

0

Số

trườn

g tổ

chứ

c kh

ám địn

h kỳ

cho

học

sin

h57

2207

01-

--

--

--

--

-

Tổng

số

học

sinh

/ si

nh v

iên

đượ

c kh

ám

46.7

2357

.723

58.8

25

Số

trườn

g họ

c có

nước

uốn

g đả

m bảo

cho

học

sin

h10

746

1201

108

4512

0178

110

5012

0380

Số

trườn

g đạ

t môi

trườn

g xa

nh

sạch

đẹp

110

4512

0111

244

1201

8011

445

1202

80

Số

trườn

g có

nhà

vệ

sinh

đảm

bả

o10

833

0701

108

3307

0181

109

3408

0282

Số

trườn

g có

bếp

ăn

cho

sinh

vi

ên11

1107

0111

1107

0140

1212

0801

85

Số

trườn

g có

kiể

m tr

a vệ

sin

h thự

c phẩm

5516

0601

5516

0601

3297

2506

0233

Số

trườn

g có

kiể

m tr

a ră

ng

miệ

ng32

--

-02

--

--

20-

--

-

Tổng

số

học

sinh

đượ

c kiểm

tr

a và

hướ

ng dẫn

chă

m s

óc

răng

miệ

ng

8.84

8-

--

19.8

11-

--

-13

.264

--

--

Nguồn

: Tru

ng tâ

m Y

tế Dự

phò

ng (2

010)

Số

liệu

cung

cấp

cho

đợt

ngh

iên

cứu.

Page 165: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

A-30PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Phụ

lục

1.28

Các

chỉ

tiêu

về

HIV

/AID

S cả

nướ

c, 2

009

Khu

vự

c / Tỉn

hSố

ngư

ời n

hiễm

HIV

tích

luỹ

(ngư

ời)

Tỷ s

uất n

hiễm

tích

luỹ

trên

10

0.00

0 ng

ườ

iA

IDs

tích

luỹ

(ngư

ời)

Tỷ s

uất số

nhiễ

m mớ

i trê

n 10

0.00

0 ng

ườ

iCả

nướ

c16

0.01

918

635

.603

16,1

1Đồn

g bằ

ng s

ông

Hồn

g41

.371

210,

87.

733

19,8

6Tr

ung

du v

à vù

ng n

úi p

hía

Bắc

28.2

5125

4,6

4.10

0N

AD

uyên

hải

Bắc

Nam

Tru

ng bộ

12.8

9668

,32.

768

NA

Tây

Ngu

yên

2.46

948

,227

52,

68Đ

ông

Nam

bộ

52.1

2336

9,8

16.3

8429

,72

Đồn

g bằ

ng s

ông

Cử

u Lo

ng22

.658

131,

64.

343

10,1

8N

inh

Thuậ

n20

636

,411

33,9

4P

hú Y

ên11

313

,140

2,82

Khá

nh H

òa1.

248

107,

633

07,

06B

ình

Thuậ

n68

758

,614

70

Lâm

Đồn

g65

755

,277

2,07

Nguồn

: Bộ

Y tế

(201

1) N

iên

giám

Thố

ng k

ê Y

tế 2

009

Page 166: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

A-31 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Phụ

lục

1.29

Tỷ

lệ s

uy d

inh

dưỡ

ng trẻ

em cả

nướ

c, 2

005,

200

7 và

201

0

Phầ

n tră

m

2005

2007

2010

Suy

DD

n tổ

ngS

uy D

D

cân độ

1S

uy D

D

cao

tổng

Suy

DD

ca

o độ

1S

uy D

D

cân

tổng

Suy

DD

n độ

1S

uy D

D

cao

tổng

Suy

DD

ca

o độ

1S

uy D

D

cân

tổng

Suy

DD

n độ

1S

uy D

D

cao

tổng

Suy

DD

ca

o độ

1

Cả

nướ

c21

.319

.524

.417

.421

.218

.333

.919

.217

.515

.429

.318

.8Đồn

g bằ

ng s

ông

Hồn

g 21

.319

.524

.417

.418

.317

.029

.818

.917

.515

.429

.318

.8

Đôn

g Bắc

28.4

24.3

33.6

21.1

23.8

20.8

36.2

23.6

22.1

19.7

33.7

20.9

Tây

Bắc

30.4

24.8

35.6

17.9

27.2

22.4

37.6

21.8

Duy

ên hải

Bắc

Tru

ng bộ

30.0

26.0

35.1

23.7

25.0

22.4

36.2

23.4

19.8

17.6

31.4

19.3

Duy

ên hải

Nam

Tru

ng bộ

25.9

22.6

29.3

19.0

20.7

18.1

33.2

21.4

Tây

Ngu

yên

34.5

28.2

41.5

21.5

31.0

25.6

42.3

25.0

24.7

20.6

35.2

21.4

Đôn

g N

am bộ

18.9

16.8

21.6

13.0

17.9

15.8

28.1

16.8

10.7

9.5

19.2

10.7

Đồn

g bằ

ng s

ông

Cử

u Lo

ng23

.620

.728

.118

.220

.718

.730

.818

.616

.814

.528

.217

.1

Nin

h Th

uận

30.6

26.4

32.7

19.1

27.1

24.1

33.2

18.7

23.5

19.5

31.6

18.4

Phú

Yên

29.1

24.3

30.6

21.1

23.8

19.8

32.4

20.3

19.1

16.9

31.8

21.0

Khá

nh H

òa28

.223

.730

.619

.523

.120

3119

.715

.713

.427

.217

.2

Bìn

h Th

uận

27.1

23.8

3221

.923

19.8

33.8

22.8

19.7

17.9

32.1

17.5

Lâm

Đồn

g23

.421

.327

.517

.420

.018

.429

.117

.916

.514

.127

.016

.4

Ngù

ôn: V

iện

Din

h dư

ỡng

Quố

c gi

a, Hệ

thốn

g G

iám

sát

Din

h dư

ỡng.

Page 167: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

A-32PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Phụ

lục

1.30

Cấp

nướ

c si

nh h

oạt v

à vệ

sin

h m

ôi trườ

ng n

ông

thôn

tỉnh

Nin

h Th

uận,

201

0

Khu

vự

c hà

nh c

hính

Số

người

Số

người

sử

dụ

ng nước

hợ

p vệ

sin

h

% số

người

sử

dùn

g nư

ớc hợp

vệ

sin

h

Số

hộ

Số

hộ sử

dụ

ng n

tiêu

hợp

vệ

sinh

% Số

hộ sử

dụ

ng n

tiêu

hợp

vệ

sinh

Số

hộ c

ó nh

à tiê

u hợ

p vệ

sin

h

% hộ

có n

tiêu

hợp

vệ

sinh

Số

trườn

g họ

c

Số

trườn

g có

nước

nhà

tiêu

hợ

p vệ

sin

h

Số

trạm

y tế

nước

nhà

tiêu

hợp

vệ s

inh

Toàn

tỉnh

41

5.69

5

328.

551

79,0

4%

90.

639

5

5.72

6 61

,48%

5

1.62

7 56

,96%

298

252

50H

uyện

Bác

Ái

2

4.42

6

13.

147

53,8

2%

5.3

86

962

17,8

6%

74

4 13

,81%

4935

9X

ã P

hước

Chí

nh

1.4

16

852

60,1

7%

34

1

13

0 38

,12%

85

24,9

3%3

01

Phư

ớc Đại

3

.510

3.4

35

97,8

6%

86

3

13

3 15

,41%

133

15,4

1%7

71

Phư

ớc T

ân

2.3

44

1

.665

71

,03%

542

8

1,48

%

8

1,

48%

75

1

Phư

ớc T

hành

2

.630

53

1 20

,19%

591

21

3,55

%

2

0 3,

38%

76

1

Phư

ớc T

iến

3

.446

1.4

79

42,9

2%

77

8

17

2 22

,11%

2

0,26

%4

41

Phư

ớc B

ình

3

.630

-

0,

00%

732

-

0,00

%

-

0,

00%

54

1

Phư

ớc H

òa

1.5

67

1

.106

70

,58%

302

-

0,00

%

-

0,

00%

53

1

Phư

ớc T

hắng

3

.566

3.4

92

97,9

2%

73

1

47

6 65

,12%

476

65,1

2%7

61

Phư

ớc T

rung

2

.317

58

7 25

,33%

506

22

4,35

%

2

0 3,

95%

40

1

Huyện

Nin

h Hải

93.

230

8

1.92

8 87

,88%

2

1.49

2

15.

849

73,7

4%

14.

987

69,7

3%63

507

Hồ

Hải

1

1.54

5

11.

036

95,5

9%

2.5

11

2

.144

85

,38%

1

.956

77

,90%

65

1

Nhơ

n Hải

1

1.31

5

11.

291

99,7

9%

2.8

36

2

.088

73

,62%

2

.049

72

,25%

43

1

Phư

ơng

Hải

6

.742

6.6

60

98,7

8%

1.4

87

1

.007

67

,72%

888

59,7

2%4

41

Tân

Hải

8

.997

8.6

82

96,5

0%

1.9

38

1

.604

82

,77%

1

.501

77

,45%

86

0

Than

h Hải

7

.942

4.3

47

54,7

3%

1.6

95

1

.010

59

,59%

1

.009

59

,53%

33

0

Vĩn

h Hải

5

.373

5.3

59

99,7

4%

1.3

51

552

40,8

6%

48

9 36

,20%

116

1

Xuâ

n Hải

1

5.57

5

11.

817

75,8

7%

3.4

72

2

.758

79

,44%

2

.409

69

,38%

96

1

Trí H

ải

10.

087

8

.482

84

,09%

2

.542

1.4

25

56,0

6%

1.4

25

56,0

6%7

61

Khá

nh Hải

1

5.65

4

14.

254

91,0

6%

3.6

60

3

.261

89

,10%

3

.261

89

,10%

1111

1

Huyện

Nin

h Sơ

n

74.

266

6

1.33

4 82

,59%

1

7.30

8

11.

663

67,3

9%

10.

962

63,3

3%49

429

Hòa

Sơn

3

.612

3.0

28

83,8

3%

92

3

53

9 58

,40%

436

47,2

4%3

31

Lâm

Sơn

1

2.59

1

8.6

96

69,0

7%

2.8

58

1

.383

48

,39%

1

.250

43

,74%

55

1

Ma

Nới

3

.709

1.1

75

31,6

8%

80

6

12

9 16

,00%

96

11,9

1%3

01

Nhơ

n Sơn

1

3.27

4

11.

577

87,2

2%

3.1

25

2

.272

72

,70%

2

.129

68

,13%

77

1

Thị t

rấn

Tân

Sơn

11.

629

1

1.51

1 98

,99%

2

.746

2.4

81

90,3

5%

2.4

01

87,4

4%7

71

Lươn

g Sơn

6

.239

5.5

66

89,2

1%

1.5

22

967

63,5

3%

95

6 62

,81%

55

1

Page 168: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

A-33 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Mỹ

Sơn

9

.014

5.6

17

62,3

1%

2.0

92

1

.059

50

,62%

1

.034

49

,43%

77

2

Quả

ng Sơn

1

4.19

8

14.

164

99,7

6%

3.2

36

2

.833

87

,55%

2

.660

82

,20%

128

1

Huyện

Thu

ận Bắc

3

7.44

5

29.

684

79,2

7%

7.6

17

3

.277

43

,02%

3

.037

39

,87%

3430

8X

ã Bắc

Pho

ng

6.5

23

6

.204

95

,11%

1

.469

1.3

77

93,7

4%

1.2

48

84,9

6%4

41

Bắc

Sơn

6

.787

6.4

83

95,5

2%

1.2

74

318

24,9

6%

30

7 24

,10%

77

1

Côn

g Hải

7

.500

5.5

56

74,0

8%

1.6

24

635

39,1

0%

58

5 36

,02%

43

1

Lợi H

ải

10.

288

1

0.25

0 99

,63%

1

.923

76

4 39

,73%

714

37,1

3%6

61

Phư

ớc C

hiến

4

.127

15

3 3,

71%

868

118

13,5

9%

11

8 13

,59%

107

3

Phư

ớc K

hang

2

.220

1.0

38

46,7

6%

45

9

6

5 14

,16%

65

14,1

6%3

31

Huyện

Nin

h Ph

ướ

c

130.

350

10

6.11

5 81

,41%

2

7.46

9

17.

982

65,4

6%

16.

615

60,4

9%62

609

Thị t

rấn

Phư

ớc D

ân

25.

239

2

3.89

8 94

,69%

5

.698

3.9

59

69,4

8%

3.5

71

62,6

7%11

111

An

Hải

1

2.93

7

7.0

64

54,6

0%

2.9

35

2

.145

73

,08%

2

.020

68

,82%

44

1

Phư

ớcHải

1

2.36

7

11.

310

91,4

5%

2.4

72

1

.849

74

,80%

1

.660

67

,15%

65

1

Phư

ớc Hậu

1

5.57

3

12.

088

77,6

2%

3.0

30

1

.789

59

,04%

1

.603

52

,90%

88

1

Phư

ớc Hữ

u

16.

009

1

3.75

3 85

,91%

3

.058

1.7

82

58,2

7%

1.5

86

51,8

6%8

81

Phư

ớc Sơn

1

3.04

7

12.

361

94,7

4%

2.8

82

1

.962

68

,08%

1

.902

66

,00%

43

1

Phư

ớc T

hái

9

.765

7.1

18

72,8

9%

2.0

64

869

42,1

0%

76

1 36

,87%

77

1

Phư

ớc T

huận

1

5.94

1

9.5

09

59,6

5%

3.4

85

2

.324

66

,69%

2

.223

63

,79%

77

1

Phư

ớc V

inh

9

.472

9.0

14

95,1

6%

1.8

45

1

.303

70

,62%

1

.289

69

,86%

77

1

Huyện

Thu

ận N

am

55.

978

3

6.34

3 64

,92%

1

1.36

7

5.9

93

52,7

2%

5.2

82

46,4

7%41

358

8

.561

6.1

35

71,6

6%

1.7

10

1

.169

68

,36%

1

.167

68

,25%

30

1

Phư

ớc D

iễm

1

0.68

2

3.0

54

28,5

9%

2.0

94

1

.177

56

,21%

1

.098

52

,44%

33

1

Phư

ớc D

inh

9

.619

3.1

14

32,3

7%

2.2

31

1

.131

50

,69%

964

43,2

1%6

51

Phư

ớc H

à

3.0

76

1

.435

46

,65%

542

35

6,46

%

3

4 6,

27%

77

1

Phư

ớc M

inh

3

.557

3.2

98

92,7

2%

84

7

64

0 75

,56%

565

66,7

1%6

61

Phư

ớc N

am

11.

611

1

1.18

4 96

,32%

2

.212

1.3

29

60,0

8%

96

5 43

,63%

55

1

Phư

ớc N

inh

4

.811

4.6

49

96,6

3%

82

9

27

7 33

,41%

265

31,9

7%4

41

Nhị

4

.061

3.4

74

85,5

5%

90

2

23

5 26

,05%

224

24,8

3%7

51

Nguồn

: Tru

ng tâ

m Nước

sạc

h và

Vệ

sinh

Môi

trườn

g N

ông

thôn

(201

0) Kết

quả

thực

hiệ

n bộ

chỉ

số

giám

sát

nướ

c sạ

ch v

à vệ

sin

h m

ôi trườ

ng n

ông

thôn

tỉnh

Nin

h Th

uận.

Page 169: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

A-34PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Phụ

lục

1.31

Số

học

sinh

ở c

ác cấp

học

tỉnh

Nin

h Th

uận,

năm

học

200

7-08

đến

201

0-11

Cấp

học

Năm

học

200

7 - 2

008

Năm

học

200

8 - 2

009

Tổng

số

học

sinh

Số

học

sinh

D

TTS

Tổng

số

học

sinh

nữ

Số

học

sinh

nữ

DTT

STổ

ng số

học

sinh

Số

học

sinh

D

TTS

Tổng

số

học

sinh

nữ

Số

học

sinh

nữ

DTT

STổ

ng số

học

sinh

121.

450

28.5

1559

.830

15.1

5811

1.72

125

.979

57.3

5913

.890

Tiểu

học

59.1

0116

.199

27.2

228.

400

50.6

8916

.309

27.6

658.

455

Trun

g họ

c cơ

sở

43.0

589.

039

21.9

544.

820

42.1

228.

583

19.8

074.

592

Trun

g họ

c phổ

thôn

g19

.382

3.27

710

.654

1.93

918

.910

1.08

79.

887

844

Cấp

học

Năm

học

200

7 - 2

008

Năm

học

200

8 - 2

009

Tổng

số

học

sinh

Số

học

sinh

D

TTS

Tổng

số

học

sinh

nữ

Số

học

sinh

nữ

DTT

STổ

ng số

học

sinh

Số

học

sinh

D

TTS

Tổng

số

học

sinh

nữ

Số

học

sinh

nữ

DTT

STổ

ng số

học

sinh

115.

654

29.1

5457

.197

15.4

7711

4.40

328

.031

54.4

5613

.451

Tiểu

học

57.5

3416

.333

27.4

168.

467

57.6

9016

.037

25.8

897.

251

Trun

g họ

c cơ

sở

38.9

379.

284

18.5

424.

942

37.3

658.

341

17.2

204.

153

Trun

g họ

c phổ

thôn

g19

.183

3.53

711

.239

2.06

919

.438

3.65

311

.347

2.04

7N

guồn

: Sở

Giá

o dụ

c và

Đào

tạo

(201

0) Số

liệu

cung

cấp

cho

đợt

ngh

iên

cứu.

Page 170: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

A-35 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Phụ

lục

1.32

Chu

ẩn g

iáo

viên

tỷ lệ

giá

o vi

ên tr

ên học

sin

h, năm

học

200

7-08

đến

200

9-10

Tiểu

học

Trun

g họ

c cơ

sở

Trun

g họ

c ph

ổ th

ông

2007

-08

2008

-09

2009

-10

2007

-08

2008

-09

2009

-10

2007

-08

2008

-09

2009

-10

Tổng

số

giáo

viê

n26

7526

6127

8519

5719

2919

2277

582

786

0Số

giáo

viê

n đạ

t chuẩn

2521

2546

2767

1174

1447

1711

736

810

851

Tỷ lệ

giá

o vi

ên đạt

chuẩn

94,4

95,7

99,4

59,9

75,0

189

,02

9598

99Tỷ

lệ g

iáo

viên

/lớp

1,2

1,1

1,3

1,76

1,8

1,8

0,3

0,4

0,6

Tỷ lệ

học

sin

h/gi

áo v

iên

22,1

21,6

20,8

38,7

38,9

39,1

45,9

45,8

45,6

Nguồn

: Sở

Giá

o dụ

c và

Đào

tạo

(201

0) Số

liệu

cung

cấp

cho

đợt

ngh

iên

cứu.

Page 171: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

A-36PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Phụ

lục

1.33

Số

liệu

thốn

g kê

tiểu

học

tỉnh

Nin

h Th

uận,

năm

học

200

7-08

đến

201

0-11

2007

-08

2009

-09

2009

-10

2010

-11

1Số

học

sin

h mớ

i tuyển

vào

lớp

112

.932

11.7

8010

.121

10.0

69Nữ

5.98

55.

524

5.30

55.

135

Nam

6.94

76.

238

4.81

64.

934

Tổng

dân

số

dưới

6 tuổi

10.2

469.

626

10.2

2810

.121

% học

sin

h mới

được

tuyể

n96

,298

,598

,9-

2%

số

học

sinh

mớ

i tuyển

vào

lớp

1 đã

qua

mẫu

giá

o 5

tuổi

97,0

97,0

797

,199

,48

3Số

học

sin

h tiể

u họ

c59

.009

57.3

4157

.534

57.6

90Lớ

p 1

12.9

3211

.780

12.8

3612

.700

Lớp

212

.337

12.5

3011

.624

11.7

19Lớ

p 3

11.1

4711

.672

11.2

1711

.196

Lớp

411

.192

10.8

5011

.557

10.9

34Lớ

p 5

11.4

0110

.100

10.3

0011

.140

Tổng

dân

số độ

tuổi

từ 6

đến

10

59.0

1050

.689

51.4

5851

.558

4Số

học

sin

h tố

t ngh

iệp

tiểu

học

11.3

7010

.057

10.2

4711

.120

% số

học

sinh

tốt n

ghiệ

p tiể

u họ

c (tỷ

lệ học

sin

h lớ

p 5

chuyển

lên

cấp

2)99

,73

99,5

799

,499

,85

Tổng

số

lớp

tiểu

học

2.28

52.

282

2.29

62.

269

6 Tỷ

lệ học

sin

h mỗi

lớp

29,0

26,0

26,0

25,4

Nguồn

: Sở

Giá

o dụ

c và

Đào

tạo

(201

1) Số

liệu

cung

cấp

cho

đợt

ngh

iên

cứu.

Page 172: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

A-37 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Phụ

lục

1.34

Trìn

h độ

học

vấn

cao

nhấ

t đạt

đượ

c và

tỷ lệ

ngư

ời b

iết c

hữ cả

nướ

c, 2

009

Dân

số

trên

15

tuổi

chư

a ba

o giờ

đến

trườ

ng (%

)

Trìn

h độ

học

vấn

cao

nhấ

t đã đạ

t đượ

c củ

a dâ

n số

5 tu

ổi trở

lên

Tỷ lệ

ngư

ời b

iết c

hữ tr

ên 1

5 tuổi

Chư

a ba

o giờ

Chư

a hế

t tiể

u họ

cHết

tiểu

họ

cHết

Tru

ng

học

sởHết

Tru

ng

học

Phổ

th

ông

Hết

học

ng

hềTỷ

lệ n

gười

biết

chữ

trên

15

tuổi

(%)

Tỷ lệ

nam

biết

chữ

trên

15

tuổi

(%)

Tỷ lệ

nữ

biế

t chữ

trên

15

tuổi

(%)

Cả

nước

5,5

5,5

22,7

27,6

23,7

20,8

4,7

93,5

95,8

91,4

Thàn

h thị

2,5

2,5

16,7

23,0

20,4

32,4

7,6

97,0

98,0

96,0

Nôn

g th

ôn6,

86,

825

,329

,625

,113

,83,

592

,094

,889

,3M

iền

núi p

hía

Bắc

11,6

10,4

22,7

25,6

23,2

18,2

6,4

87,3

92,0

82,8

Đồn

g bằ

ng s

ông

Hồn

g2,

32,

215

,818

,933

,030

,16,

897

,198

,795

,6D

uyên

hải

Bắc

Nam

Tr

ung

bộ4,

74,

322

,228

,625

,919

,14,

893

,996

,391

,7

Tây

Ngu

yên

10,3

8,9

25,7

30,9

20,8

13,7

-88

,792

,385

,1Đ

ông

Nam

bộ

3,0

3,1

19,7

29,1

21,0

27,2

3,8

96,4

97,4

95,4

Đồn

g bằ

ng s

ông

Cử

u Lo

ng6,

96,

632

,835

,614

,310

,72,

291

,693

,989

,5N

inh

Thuậ

n12

,312

,330

,831

,214

,112

,93,

586

,088

,883

,3P

hú Y

ên5

526

,434

,320

,214

,53,

493

,596

,191

,0K

hánh

Hòa

5,6

5,6

24,4

32,0

20,1

18,8

3,3

93,3

95,2

91,5

Bìn

h Th

uận

7,4

7,4

29,9

36,3

16,3

11,0

3,2

91,2

92,8

89,7

Lâm

Đồn

g-

-22

,632

,822

,916

,9-

93,6

95,8

91,4

Nguồn

: (i)

Tổng

cục

Thố

ng k

ê (2

011)

Giá

o dụ

c ở

Việt

Nam

: Phâ

n tíc

h cá

c chỉ số

cơ bản

(Tổn

g Đ

iều

tra D

ân số

và N

hà ở

200

9); (

ii) B

an C

hỉ đạo

Tổn

g Đ

iều

tra D

ân số

và N

hà ở

Tru

ng ươn

g (2

010)

Tổn

g Đ

iều

tra D

ân số

và N

hà ở

200

9: N

hững

kết

quả

chí

nh.

Page 173: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

A-38PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Phụ

lục

1.35

Tỷ

lệ đ

i học

đún

g độ

tuổi

cả

nướ

c, 2

009

Tiểu

học

(%)

THC

S (%

)TH

PT (%

)C

ao đẳn

g ho

ặc đại

học

(%)

Tổng

Nam

Nữ

Tổng

Nam

Nữ

Tổng

Nam

Nữ

Tổng

Nam

Nữ

Cả

nướ

c95

,595

,595

,482

,681

,483

,956

,753

,160

,616

,315

,117

,5Th

ành

thị

97,2

--

88,8

--

68,4

--

36,2

--

Nôn

g th

ôn94

,9-

-80

,6-

-52

,8-

-6,

7-

-Tr

ung

du v

à m

iền

núi p

hía

Bắc

92,0

--

77,2

--

48,6

--

5,7

--

Đồn

g bằ

ng s

ông

Hồn

g97

,8-

-93

,9-

-74

,9-

-27

,1-

-D

uyên

hải

Bắc

Nam

Tru

ng bộ

96,4

--

86,8

--

61,9

--

14,2

--

Tây

Ngu

yên

93,1

--

74,9

--

48,7

--

7,0

--

Đôn

g N

am bộ

96,8

--

83,5

--

52,7

--

23,5

--

Đồn

g bằ

ng s

ông

Cử

u Lo

ng94

,3-

-71

,5-

-40

,4-

-8,

1-

-N

inh

Thuậ

n91

,690

,592

,867

,863

,772

,345

,338

,752

,61,

80,

92,

7P

hú Y

ên96

,696

,496

,884

,182

,685

,753

,547

,959

,811

,211

,710

,7K

hánh

Hòa

96,9

96,6

97,2

82,1

79,7

84,8

55,4

48,9

62,5

20,1

15,9

24,2

Bìn

h Th

uận

96,4

9696

,977

,373

,381

,648

,341

,755

,62,

71,

93,

7Lâ

m Đồn

g97

,196

,997

,484

,881

,588

,256

,549

,963

,514

,511

,717

,5N

guồn

: (i)

Tổng

cục

Thố

ng k

ê (2

011)

Giá

o dụ

c ở

Việt

Nam

: Phâ

n tíc

h cá

c chỉ số

cơ bản

(Tổn

g Đ

iều

tra D

ân số

và N

hà ở

200

9); (

ii) B

an C

hỉ đạo

Tổn

g Đ

iều

tra D

ân số

và N

hà ở

Tru

ng ươn

g (2

010)

Tổn

g Đ

iều

tra D

ân số

và N

hà ở

200

9: N

hững

kết

quả

chí

nh

Page 174: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

A-39 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Phụ

lục

1.36

Số

liệu

thốn

g kê

nhà

trẻ

cả nướ

c, 2

009-

2010

Khu

vự

c / Tỉn

h

Học

sin

h nh

à trẻ

Tỷ lệ

giá

o vi

ên v

à họ

c si

nh mỗi

giá

o vi

ên

Tổng

số

học

sinh

Số

học

sinh

trư

ờng

công

lập

Số

học

sinh

ng

oài

công

lập

Số

học

sinh

nữ

% nữ

Số

học

sinh

dân

tộ

c th

iểu số

% học

si

nh d

ân

tộc

thiể

u số

Số

giáo

vi

ênSố

giáo

vi

ên nữ

Số

học

sinh

mỗi

giá

o vi

ên

Cả

nướ

c50

8.19

018

3.64

332

4.54

723

6.75

746

,59

53.0

1310

,43

49.2

5647

.960

10,3

2M

iền

núi p

hía

Bắc

84.9

6542

.635

42.3

3040

.438

47,5

937

.626

44,2

89.

564

8.74

78,

88Đồn

g bằ

ng s

ông

Hồn

g21

2.56

857

.771

154.

797

96.5

9445

,44

1.54

00,

7220

.092

19.9

9910

,58

Duy

ên hải

Bắc

&N

am T

rung

bộ

105.

954

26.4

9579

.459

50.7

5847

,91

9.92

29,

3610

.239

10.1

1110

,35

Tây

Ngu

yên

18.9

007.

630

11.2

708.

345

44,1

51.

749

9,25

1.65

81.

426

11,4

Đôn

g N

am bộ

60.2

6333

.167

27.0

9629

.251

48,5

41.

730

2,87

5.57

55.

567

10,8

1Đồn

g bằ

ng s

ông

Cử

u Lo

ng25

.540

15.9

459.

595

11.3

7144

,52

446

1,75

2.12

82.

110

12N

inh

Thuậ

n1.

601

307

1.29

472

645

,35

754,

6813

613

611

,77

Phú

Yên

2.16

179

31.

368

1.01

747

,06

130,

624

224

28,

93K

hánh

Hòa

2.55

61.

947

3.30

92.

489

97,3

816

46,

4254

154

09,

72B

ình

Thuậ

n3.

428

1.14

02.

288

1.44

642

,18

752,

1929

229

211

,74

Lâm

Đồn

g6.

881

624

6.25

73.

365

48,9

242

3,52

441

439

15,6

Nguồn

: Bộ

Giá

o dụ

c và

Đào

tạo

(201

0) N

iên

giám

Thố

ng k

ê G

iáo

dục

2009

-201

0.

Page 175: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

A-40PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Phụ

lục

1.37

Số

liệu

thốn

g kê

mầm

non

cả

nướ

c, 2

009-

2010

Khu

vự

c / Tỉn

h

Học

sin

h nh

à trẻ

Tỷ lệ

giá

o vi

ên v

à họ

c si

nh mỗi

giá

o vi

ên

Tổng

số

học

sinh

Số

học

sinh

trư

ờng

công

lập

Số

học

sinh

ng

oài c

ông

lập

Số

học

sinh

nữ

% nữ

Số

học

sinh

n tộ

c th

iểu

số

% học

si

nh d

ân

tộc

thiể

u số

Số

giáo

vi

ênSố

giáo

vi

ên nữ

Số

học

sinh

mỗi

gi

áo v

iên

Cả

nướ

c2.

901.

633

1.60

9.63

41.

291.

999

1.37

4.34

147

,36

452.

539

15,6

146.

596

144.

435

19,7

9M

iền

núi p

hía

Bắc

476.

058

289.

241

186.

817

226.

459

47,5

725

0.34

252

,59

27.5

8026

.474

17,2

6Đồn

g bằ

ng s

ông

Hồn

g73

3.27

828

9.29

244

3.98

635

3.53

748

,21

11.8

151,

6137

.338

37.1

3319

,64

Duy

ên hải

Bắc

&N

am

Trun

g bộ

652.

154

200.

318

451.

836

306.

018

46,9

279

.337

12,1

734

.202

33.9

0419

,07

Tây

Ngu

yên

200.

591

160.

482

40.1

0995

.988

47,8

575

.835

37,8

19.

490

9.45

521

,14

Đôn

g N

am bộ

390.

804

257.

564

133.

240

181.

489

46,4

410

.510

2,69

20.3

8720

.237

19,1

7Đồn

g bằ

ng s

ông

Cử

u Lo

ng44

8.74

841

2.73

736

.011

210.

850

46,9

924

.700

5,5

17.5

9917

.232

25,5

Nin

h Th

uận

16.5

0113

.715

2.78

68.

004

48,5

14.

065

24,6

374

874

822

,06

Phú

Yên

24.1

986.

002

18.1

9611

.610

47,9

81.

897

7,48

1.24

41.

244

19,4

5K

hánh

Hòa

35.1

389.

237

25.9

0116

.058

45,7

2.58

47,

351.

832

1.83

219

,18

Bìn

h Th

uận

38.7

4531

.618

7.12

718

.291

47,2

12.

753

7,11

1.66

31.

663

23,3

Lâm

Đồn

g43

.828

18.3

4425

.484

21.2

4748

,48

9.12

020

,81

2.20

12.

194

19,9

1N

guồn

: Bộ

Giá

o dụ

c và

Đào

tạo

(201

0) N

iên

giám

Thố

ng k

ê G

iáo

dục

2009

-201

0.

Page 176: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

A-41 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Phụ

lục

1.38

Số

liệu

thốn

g kê

tiểu

học

cả

nướ

c, 2

009-

2010

Khu

vự

c / Tỉn

h

Tổng

số

trườ

ngSố

trườ

ng

đạt c

huẩn

qu

ốc g

ia

% trườ

ng

đạt c

huẩn

qu

ốc g

ia

Tổng

số

học

sinh

Số học

si

nh nữ

% nữ

Số học

si

nh d

ân

tộc

thiể

u số

% học

si

nh d

ân

tộc

thiể

u số

Số g

iáo

viên

Số g

iáo

viên

nữ

Tỷ lệ

giá

o vi

ên mỗi

lớ

p

Cả

nướ

c15

.172

4975

32,7

96.

922.

624

3.27

1.85

847

,26

1.20

3.86

017

,39

347.

840

270.

912

1,3

Miề

n nú

i phí

a Bắc

2.84

376

126

,77

934.

377

443.

443

47,4

657

7.37

561

,79

64.8

9750

.706

1,25

Đồn

g bằ

ng s

ông

Hồn

g2.

715

1738

64,0

11.

374.

634

657.

821

47,8

523

.490

1,71

67.0

7060

.293

1,46

Bắc

& D

uyên

hải

Nam

Tr

ung

bộ3.

798

1739

45,7

91.

547.

795

741.

304

47,8

918

2.27

711

,78

81.1

2865

.545

1,32

Tây

Ngu

yên

1.13

720

217

,77

563.

792

263.

899

46,8

124

4.75

643

,41

26.0

6121

.914

1,19

Đôn

g N

am bộ

1.48

818

412

,37

1.03

2.20

048

5.59

947

,05

64.4

216,

2439

.945

33.2

871,

26Đồn

g bằ

ng

sông

Cử

u Lo

ng3.

191

351

111.

469.

826

679.

792

46,2

511

1.54

17,

5968

.739

39.1

671,

25

Nin

h Th

uận

146

106,

8557

.534

27.4

1647

,65

16.3

3328

,39

2.73

62.

272

1,24

Phú

Yên

165

3219

,39

79.4

3638

.089

47,9

56.

134

7,72

4.48

92.

824

1,4

Khá

nh H

òa18

638

20,4

310

1.39

949

.087

48,4

18.

041

7,93

3.62

93.

898

1,05

Bìn

h Th

uận

281

134,

6310

9.87

053

.271

48,4

910

.180

9,27

5.25

24.

410

1,22

Lâm

Đồn

g24

972

28,9

211

6.61

556

.390

48,3

633

.224

28,4

95.

106

4.36

11,

23N

guồn

: Bộ

Giá

o dụ

c và

Đào

tạo

(201

0) N

iên

giám

Thố

ng k

ê G

iáo

dục

2009

-201

0.

Page 177: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

A-42PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Phụ

lục

1.39

Số

liệu

thốn

g kê

trun

g họ

c cơ

sở

cả

nướ

c, 2

009-

2010

Khu

vự

c / Tỉn

h

Tổng

số

trườ

ngSố

trườ

ng

đạt c

huẩn

qu

ốc g

ia

% trườ

ng

đạt c

huẩn

qu

ốc g

ia

Tổng

số

học

sinh

Số học

si

nh nữ

% nữ

Số học

si

nh d

ân

tộc

thiể

u số

% học

si

nh d

ân

tộc

thiể

u số

Số g

iáo

viên

Số g

iáo

viên

nữ

Tỷ lệ

giá

o vi

ên mỗi

lớ

p

Cả

nướ

c10

.060

1.63

616

,26

5.21

4.04

52.

598.

267

49,8

380

0.30

115

,35

313.

911

216.

961

2,09

Miề

n nú

i phí

a Bắc

2.31

226

511

,46

724.

732

435.

411

60,0

842

2.55

758

,31

52.1

5235

.843

2,1

Đồn

g bằ

ng s

ông

Hồn

g2.

426

655

271.

116.

506

538.

896

48,2

719

.125

1,71

70.4

7354

.320

2,2

Duy

ên hải

Bắc

& N

am

Trun

g bộ

2.54

251

220

,14

1.36

9.39

965

9.87

448

,19

135.

838

9,92

80.9

4556

.415

2,08

Tây

Ngu

yên

671

375,

5140

5.14

919

8.75

149

,06

132.

645

32,7

421

.303

13.9

731,

88Đ

ông

Nam

bộ

728

7410

,16

701.

163

334.

374

47,6

936

.418

5,19

35.6

9225

.712

1,99

Đồn

g bằ

ng s

ông

Cử

u Lo

ng1.

381

936,

7389

7.09

643

0.96

148

,04

53.7

185,

9953

.346

30.6

982,

14

Nin

h Th

uận

593

5,08

38.9

3715

.393

39,5

36.

822

17,5

22.

094

1.33

01,

91P

hú Y

ên96

1212

,559

.279

29.2

1749

,29

3.04

25,

133.

986

2.36

62,

27K

hánh

Hòa

100

2424

76.0

4137

.641

49,5

3.97

85,

234.

193

3.00

51,

91B

ình

Thuậ

n12

1-

-85

.993

43.6

2650

,73

6.08

27,

074.

791

3.21

51,

96Lâ

m Đồn

g12

24

3,28

91.8

3146

.248

50,3

622

.828

24,8

64.

885

3.31

01,

92N

guồn

: Bộ

Giá

o dụ

c và

Đào

tạo

(201

0) N

iên

giám

Thố

ng k

ê G

iáo

dục

2009

-201

0.

Page 178: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

A-43 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Phụ

lục

1.40

Số

liệu

thốn

g kê

trun

g họ

c ph

ổ th

ông

cả nướ

c, 2

009-

2010

Khu

vự

c / Tỉn

h

Tổng

số

trườ

ngSố

trườ

ng

đạt c

huẩn

qu

ốc g

ia

% trườ

ng

đạt c

huẩn

qu

ốc g

ia

Tổng

số

học

sinh

Số học

si

nh nữ

% nữ

Số học

si

nh d

ân

tộc

thiể

u số

% học

si

nh d

ân

tộc

thiể

u số

Số g

iáo

viên

Số g

iáo

viên

nữ

Tỷ lệ

giá

o vi

ên mỗi

lớ

p

Cả

nướ

c22

4218

98,

432.

886.

090

1.52

1.32

652

,71

282.

983

9,81

142.

432

90.4

882,

13M

iền

núi p

hía

Bắc

397

174,

2835

5.11

718

2.04

451

,26

161.

411

45,4

517

.849

11.2

802,

08Đồn

g bằ

ng s

ông

Hồn

g54

769

12,6

171

9.70

337

7.56

552

,46

8.05

81,

1235

.822

24.0

612,

2D

uyên

hải

Bắc

& N

am

Trun

g bộ

564

6411

,35

817.

825

439.

566

53,7

549

.445

6,05

36.5

6426

.938

2,05

Tây

Ngu

yên

149

42,

6819

1.62

310

1.92

753

,19

32.5

3116

,98

9.62

85.

190

2,09

Đôn

g N

am bộ

221

229,

9537

9.82

320

5.45

754

,09

15.7

284,

1419

.796

11.4

432,

19Đồn

g bằ

ng s

ông

Cử

u Lo

ng33

713

3,86

421.

999

214.

767

50,8

915

.810

3,75

22.7

7311

.576

2,17

Nin

h Th

uận

15-

-19

.183

10.5

5555

,02

2.96

015

,43

901

478

2,01

Phú

Yên

23-

-32

.098

16.9

9052

,93

942

2,93

1.60

584

52,

2K

hánh

Hòa

285

17,8

639

.209

22.4

7457

,32

2.35

16

1.73

41.

043

1,96

Bìn

h Th

uận

26-

-45

.478

26.3

2357

,88

2.34

55,

161.

792

1.01

51,

76Lâ

m Đồn

g35

38,

5747

.591

26.5

2755

,74

7.06

514

,85

2.60

41.

566

2,14

Nguồn

: Bộ

Giá

o dụ

c và

Đào

tạo

(201

0) N

iên

giám

Thố

ng k

ê G

iáo

dục

2009

-201

0.

Page 179: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

A-44PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Phụ

lục

1.41

Chă

m s

óc trẻ

em c

ó ho

àn cản

h đặ

c biệt

tỉnh

Nin

h Th

uận,

200

8-20

09

Các

nhó

m đối

tượ

ng trẻ

em

2008

2009

Tổng

số

trẻ

emSố

trẻ e

m

trong

các

tru

ng tâ

m

bảo

trợ x

ã hộ

i

Số

trẻ e

m

được

các

gi

a đì

nh

nhận

nuô

i

Số

trẻ e

m

được

chă

m

sóc

tại

cộng

đồn

g

Số

trẻ e

m

được

nhậ

n hỗ

trợ

theo

N

ghị địn

h 67

Tổng

số

trẻ

emSố

trẻ e

m

trong

các

tru

ng tâ

m

bảo

trợ x

ã hộ

i

Số

trẻ e

m

được

các

gi

a đì

nh

nhận

nuô

i

Số

trẻ e

m

được

chă

m

sóc

tại

cộng

đồn

g

Số

trẻ e

m

được

nhậ

n hỗ

trợ

theo

N

ghị địn

h 67Tổ

ng số

trẻ

mồ

côi v

à bị

bỏ

rơi

2.45

610

191

1.11

91.

145

3.09

896

951.

839

1.06

8

Trẻ

mồ

côi cả

cha

lẫn

mẹ

458

7083

1129

41,

023

6488

1985

2

Trẻ

bị bỏ

rơi

1911

8-

-21

147

--

Trẻ

mồ

côi c

ha h

oặc

mẹ

1.97

910

-1.

108

851

2.05

418

-1.

820

216

Tổng

số

trẻ

em tà

n tậ

t2.

229

22-

2.08

811

92.

017

17-

1.85

514

5N

guồn

: Sở

Lao độ

ng, T

hươn

g bi

nh v

à X

ã hộ

i (20

10) S

ố liệ

u cu

ng cấp

cho

đợt

ngh

iên

cứu.

Page 180: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

A-45 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Phụ

lục

1.42

Vốn

thự

c hiện

chí

nh s

ách

hỗ trợ

cho

các

đối

tượ

ng th

uộc

diện

bảo

trợ

hội tỉn

h N

inh

Thuậ

n, 2

007-

2010

Khu

vự

c hà

nh c

hính

Số n

gườ

i đượ

c nh

ận v

à ki

nh p

hí h

àng

năm

(triệ

u đồ

ng)

Tổng

Nghị địn

h 67

Nghị địn

h 13

2007

2008

2009

2010

Ngư

ờiĐồn

gN

gười

Đồn

gN

gười

Đồn

gN

gười

Đồn

gN

gười

Đồn

gTo

àn tỉ

nh8.

967

14.7

647.

867

12.4

297.

793

12.4

7410

.062

28.9

7634

.689

68.6

43TP

. Pha

n R

ang-

Tháp

Chà

m2.

545

4.19

32.

545

4.06

52.

089

3.15

02.

457

7.07

69.

636

18.4

84Th

uận

Bắc

296

483

295

452

225

283

491

1.41

41.

307

2.63

2Th

uận

Nam

--

--

724

1.16

080

82.

327

1.53

23.

487

Nin

h Hải

1.56

02.

579

1.32

12.

119

1.40

82.

269

1.72

34.

962

6.01

211

.929

Bác

Ái

462

721

462

721

462

1.11

679

72.

295

2.18

34.

853

Nin

h Sơn

1.58

42.

477

955

1.41

392

01.

466

1.05

13.

026

4.51

08.

382

Nin

h P

hước

2.52

04.

311

2.28

93.

659

1.96

53.

030

2.73

57.

876

9.50

918

.876

Nguồn

: Sở

Lao độ

ng, T

hươn

g bi

nh v

à X

ã hộ

i (20

10) S

ố liệ

u cu

ng cấp

cho

đợt

ngh

iên

cứu.

Page 181: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010

A-46PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN

Page 182: Ẻ ỈNH NINH THUẬN - ninhthuan.gov.vn sitan 2011_Viet.pdf · góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010