Đặ - hth kiengiangthư gởi bạn – ca dao 65 gặp thấy – Đào như 67 thoi Đưa –...

92

Upload: others

Post on 19-Jan-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 1

P.O. BOX 921 - GARDEN GROVE, CA 92843 Điện thoại: 714/775-5343 - Fax: 714/952-0582

HỘI THÂN HỮU KIÊN GIANG MIỀN NAM CALIFORNIA Nhiệm kỳ: 2009-2011

BAN CỐ VẤN

Ông Tạ Thái Bình Ông Nguyễn Hữu Mãnh Ông Nguyễn Thanh Sơn Bác Sĩ: Trần Văn Chơn

Ông Lý Hữu Diệu Ông Mai Ngọc Diệp

Ông Huỳnh Văn Quang Cô Lê Kim Anh

Ông Đỗ Thức Quang Ông Danh Xứng

Ông Võ Văn Hạnh

BAN CHẤP HÀNH

Hội Trưởng: Trần Văn Phú Phó NộI Vụ: Huỳnh Thanh Hoàng

Phó NgoạI Vụ: Huỳnh Thanh Hoàng Phó HT Nghi Lễ & Khánh Tiết

Lê Minh Triều Phó HT Kế Hoạch & Phát Triển

Tạ Duy Luân Phó HT Đặc Trách Corona

Trịnh Sơn Lượng Phó HT Đặc Trách San Diego

Nguyễn Minh Lương Tổng Thư Ký: Trần Thị Tú

Thủ Quỹ: Thái Mỹ Vinh PhóThủ Quỹ: Phùng Thị Được

CÁC TRƯỞNG BAN

TB Xã Hội: Tô Em TB Văn Nghệ: Nguyễn Minh Lương

TB Báo Chí: Trần Thị Tú

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 2

Mục Lục Trang

Lá Thư Hội Trưởng 5

Ban Báo Chí Cảm Tạ 4

Sinh Hoạt, Tường Trình,Thông Báo Sinh hoạt Hội Thân Hữu Kiên Giang 2006 – Ngọc Khánh 52Tường Tình Tài Chánh – Thái Mỹ Vinh 75

VănNhững Cái Tết Năm Xưa của… – Kiên Giang Tiểu Thư 6

Năm Canh Dần – Con Cọp – Lê Thanh Hiền 10

Năm Cọp-Điểm mặt chúa sơn lâm – Lê Thương 13

Thì Thầm Mùa Xuân – Ngọc Khánh 23

Thư viết cho Người – Yên Thư 27

Như Lục Bình Trôi – Hồng Sâm 32

Huyền Thoại về con cọp trắng – Hồ Tĩnh Tâm 36

Mai Xưa bên thềm cũ – Ngày Xưa Hoàng Thị 46

Chụp Ếch – Hai Quẹo (Lâm Thành Hỗ) 58

Thư Gởi Bạn – Ca Dao 65

Gặp Thấy – Đào Như 67

Thoi Đưa – Đường Sơn 71

Người đàn ông tuổi Dần … – Kiên Giang Tiểu Thư 82

Giáng Sinh Dạo Đó – PQ 86

Tình Nghĩa Phu Thê – TTK 89

NhạcVọng cỗ: Xuân Lưu Lạc – NV 69

Nghiên Cứu & Sưu Tầm

Tài Hay Bất Tài – Hoàng Trúc Vũ 44

Ngừa Bịnh Tật & Giữ Gìn Sức Khỏe – Dr. Phương Anh 80

ThơNgày Xuân. – Âu Thị Phục An 11

Xuân còn có ở trong tôi – VN 11

Mùa Xuân Hy Vọng – Đỗ Thị Minh Giang 12

CHỦ TRƯƠNG

BAN CHẤP HÀNH HTHKG Miền Nam California

THỰC HIỆN

BAN BÁO CHÍ HTHKG Miền Nam California

VỚI SỰ ĐÓNG GÓP CỦA

Cao Vị Khanh, Kiên Giang Tiểu Thư, Trần Hoài Thư, Lê Thanh Hiền, Hồng

Sâm, Âu Thị Phục An, Đào Như, Hoàng Trúc Vũ, Ngày Xưa Hoàng Thị, Ngọc Vân, Mạch Vạn Niên, Ngô Quang Võ, Ngọc Khánh, Cố Quận, Nguyên Lãm,

BCD, Đường Sơn, Đỗ Thị Minh Giang, Yên Thư, Lê Thương, Hồ Tĩnh Tâm, Phy

Phương, Triệu Cô Nương, Hoàng Thượng Dung, Ca Dao, QD, Hoàng Nhật

Thơ, Hai Quẹo – Lâm Thành Hỗ, Đan Phụng, Ngoc Khanh, Cát Vân, Dr.

Phương Anh, VN, YT, Tiểu Ngọc,Thái Mỹ Vinh, Trần Văn Phú & Sưu Tầm.

TRÌNH BÀY TRANG BÌA Graphics & Design: Trịnh Sơn Lượng

HÌNH ẢNH

Võ Văn Hạnh Trịnh Sơn Lượng

TRÌNH BÀY

Trần Văn Phú, Trần Thị Tú, và Tạ Duy Luân

QUẢNG CÁO

Thái Mỹ Vinh, Huỳnh Thanh Hoàng

Mọi Chi Tiết Xin Liên Lạc về

HỘI THÂN HỮU KIÊN GIANG NAM CALI

P.O. BOX 921 GARDEN GROVE, CA 92843 Điện thoại: 714/ 775-5343

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 3

Thơ (tiếp) Trang

Xuân Về Trước Ngỏ – Cố Quận 12 Kiên Giang Trăm Nhớ Ngàn Thương – Cố Quận 14 Nỗi Nhớ Tuyệt Vời. – Triệu Cô Nương 17 Lục Bát Nay – Phy Phương 20 Thơ Cao Vị Khanh – Cao Vị Khanh 22 Còn Yêu Hoa Cúc – Cát Vân 26 Kiên Giang ơi! Bao giờ ta trở lại – Cố Quận 30 Xin em chút nắng Kiên giang – Cố Quận 30 Về / Đi – Ngọc Vân / Mạch Vạn Niên 31 Cám Ơn 2 – Phy Phương 37 Chiều Nghiêng Mưa Xuống – Nguyên Lãm 40 Tình Cũng Như Bao Giờ – BCD 42 Xuân Đáo – Cố Quận 42 Mai Vàng Một Nhánh – Hoàng Nhật Thơ 43 Hoài Xuân – Đan Phụng/Lâm Thành Hỗ 43 Ô Cửa – Trần Hoài Thư 51 Từ Thuỡ Chưa Vui – Nguyên Lãm 57 Giữ Chút Hương Xưa – Đỗ Thị Minh Giang 59 Khúc Hạ Xưa – Triệu Cô Nương 61 Mùa Xuân – Hoàng Thượng Dung 66 Đình Ông Hoài Cảm Vịnh – Cố Quận 70 Kiên giang, Rạch giá quê tôi –QD 77 Em Cũng Biết / Em có Biết – Ngọc Vân/Ngo Q Võ 79 Chốn Nầy Xưa – YT 81 Mơ Xuân / Tơ Trời – YT 85 Đón Xuân Về – Tiễu Ngọc 88 Thời Con Gái – Nhã Trúc 90 Vui Cười Người Chồng Thành Thật – Sưu Tầm 21

Lẩm Cẩm – Sưu Tầm 50

Mục Lục

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 4

Ban Báo Chí HỘI THÂN HỮU KIÊN GIANG

Miền Nam California

Chân Thành Cám Ơn Quí Đồng Hương, quí Thầy Cô cùng các Bạn

cựu học sinh Kiên Giang đã đóng góp bài vở và

hình ảnh.

Các cơ sở Thương Mại và quí thân hữu đã đăng quảng cáo.

Quí vị Ân Nhân và Nhóm Cựu HọcSinh Kiên Giang đã yểm trợ tài chánh và

Bảo Trợ ĐẶC SAN KIÊN GIANG

Xuân Canh Dần - 2010

Hoàn Tất Mỹ Mãn

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 5

Kính thưa quí Đồng Hương và Thân Hữu Kiên Giang, Rạch Giá,

Những ngày Đông của quận hạt Orange đã đi qua. Hình ảnh tuyết trên những đỉnh núi xa,

và những giá lạnh của thời tiết đã nhường chỗ cho những nụ mai vàng, những cành hồng tươi thắm, những sắc màu rực rỡ của những chậu hoa Lan và bầu không khí ấm áp của mùa Xuân với tiếng trống múa lân mừng Xuân rộn rã và bây giờ chúng ta đang ở vào những ngày đầu của mùa Xuân Canh Dần.

Thời tiết có vẽ thay đổi nhiều so với những năm trước, nhưng chừng như có những điều không bao giờ thay đổi đó là sự cảm nhận về ngày Tết tha hương và những cơ hội được chia sẻ sự yêu thương, quí mến của mình với gia đình, với bạn hữu và những người thân quen. Nhân đây tôi xin thay mặt Ban Quản Trị Hội Thân Hữu Kiên Giang miền Nam Cali, chân thành gởi đến gia đình quí đồng hương và thân hữu Kiên giang/Rạch Giá lời cầu chúc một năm mới an khang và thịnh vượng.

Trong năm 2009 vừa qua, nhờ vào lòng tín nhiệm và những tình cảm yêu thương, gắn bó cùng những yễm trợ tinh thần cũng như vật chất mà auí đồng hương và thân hữu Kiên Giang/Rạch Giá đã dành cho Hội cho nên Hội đã hoàn tất những chương trình sinh họat một cách mỹ mãn. Chính những yêu thương và lòng tín nhiệm của qúi đồng hương là động lực chính đã thúc đẩy sự phát triển của Hội, và cũng là nhân tố chính yếu cho sự tồn tại của Hội.

Ngoài ra, tinh thần phục vụ đồng hương bền bĩ và bất vụ lợi của các bác, các cô chú và các anh chị em trong Ban Cố Vấn cùng các anh chị em trong Ban Chấp Hành cũng là một nhân tố không thể thiếu vắng trong việc duy trì sinh hoạt của Hội. Các bác, các cô chú và các anh chị em luôn lấy tinh thần phục vụ làm đầu và sẵn sàng sẻ chia trách nhiệm cũng như đóng góp tài vật và công sức. Các bác, các cô chú và các anh chị em luôn đặt quyền lợi của đồng hương lên trên mọi bất đồng cá nhân và đặc biệt là mọi người luôn tôn trọng một nguyên tắc làm việc “dân chủ”.

Nhân đây, tôi cũng xin cám ơn sự yểm trợ về tinh thần và vật chất của đông đảo thấy cô cựu giáo sư và các bạn cựu học sinh Kiên Giang. Mặc dù đứng bên ngoài ban chấp hành, nhưng quí vị luôn là một nhân tố quan trong đã tao nên những sinh động và vui tươi trong các sinh hoạt của Hội. Xin chân thành cám ơn sự yêu thương và những đóng của quí vị đã dành cho Hội.

Một lần nữa xin chân thành cầu chúc qúi đồng hương, quí thân hữu, quí thầy cô và các bạn cựu học sinh Kiên Giang một năm mới vạn sự an lành và tràn đầy phúc lộc!

Trân trọng, TM. Ban Quản Trị

HỘI THÂN HỮU KIÊN GIANG Miền Nam Cali Hội Trưởng: Trần Văn Phú

Lá Thư Hội Trưởng

Những cái Tết năm xưa của chị em tôi

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 6

á thư từ bên nhà của Má đến với tôi vào buổi chiều cuối năm nơi đất khách. Tháng hai. Winnipeg đang mùa đông. Bên ngoài tuyết đang rơi trắng trời, trắng đất. Trên bàn thờ đèn đuốc sáng choang. Mâm cơm rước ông bà về ăn Tết vẫn còn đó. Khói hương thoang thoảng trong gian phòng mà buổi chiều ba mươi xứ người buồn và lạnh lẽo hơn bao giờ hết. Tôi đọc tiếp trang thơ của Má. Nước mắt nhạt nhòa ….”Tết sắp về. Bao mùa xuân rồi hở con? Hình ảnh các con từng đứa một hiện về về với Má trong chiều nay. Má thèm sống lại những tháng ngày năm xưa mà bây giờ Má thấy là cả một trời hạnh phúc. Mới Đông Chí hôm qua. Ngồi vò bột nấu chè cúng mà nước mắt của Má không cầm được. Má nhớ con Vân. Má nhớ thằng Thuận. Thằng Lộc. Má nhớ con, Trời ơi Má nhớ các con của Má. Từng đứa một. Nhìn chỗ nào trong căn nhà cũng thấy đâu đó hình ảnh của các con. Câu thơ nào năm xưa làm Má ngùi ngùi tấc dạ Khứ niên kim nhật thử môn trung Nhân diện đào hoa tương ánh hồng Nhân diện bất tri hà xứ khứ Đào hoa y cựu tiếu đông phong (Thôi Hộ) Tôi thả hồn mênh mông theo từng dòng chữ, lòng rưng rưng như cùng Má khóc, cười ngược dòng thời gian trở về những mùa xuân xa xưa nơi quê nhà…

Rằm tháng chạp rồi. Buổi sáng trời gây gây

lạnh. Cho đám con gái hay làm dáng như chị em tui có dịp khoác thêm chiếc áo cánh bằng len bên ngoài cho dáng thêm xinh. Tui thì điệu nhứt trong đám con gái của má bởi vậy lớn lên đi làm tui có nhiều áo len lắm. Xanh vàng, đen tím. Đủ màu. Đủ kiểu. Má mới cúng Đông chí từ tuần trước .. Đã hai mươi tuổi rồi mà sao tui cũng giống như hồi nhỏ vậy á, tui thích

ngồi bên Má vò những cuc bột nho nhỏ vo cho tròn để thả vào nồì nước sôi mà má gọi là ỉ. Tui mê ăn chè ỉ hơn chè xôi nước. Hồi xưa lúc còn bé tí mỗi lần Đông chí là chị em tui mừng lắm. Được ăn chè. Được Má cho ngồì kế bên phá bột và bên bếp lửa hồng chị em tui nghe Ngoai kể chuyện đời xưa. Cái chén chè ỉ của tui lần nào cũng đòi má cho thêm nước cốt dừa và mè rang. Ui cha cái mùi nước đường gừng hòa với nước dừa và mè sao mà ngon kỳ cục. Má nói bao nhiêu tuổi là ăn bao nhiêu viên. Má nói ăn để chịu tuổi. Mỗi chén chè ỉ má múc cho mỗi đứa một viên bánh xôi nước (lẽ ra phải goị là bánh trôi nước nhưng cả nhà Nội Ngoại Ba Má ai cũng gọi thế riết rồi nói quen luôn cái sai đi) to bằng cái chén chung nhỏ có đậu xanh bên trong thơm lừng. Đậu xanh má luộc chín, sau đó má đánh cho mịn đem xên với nước cốt dừa và đường thốt nốt nên béo mà thơm hết biết. Ba tui là công chức làm việc ở Tòa hành chánh tỉnh. Đời sống gia đình công chức với đồng lương nhất định. Con đông, bởi vậy muốn tiết kiêm đỡ tốn tiền cái gì má cũng bày ra làm lấy một mình. Má cứ hay nói “cái đám con nhà nầy ăn như tằm ăn lên, mỗi thứ cứ ra chợ mua chịu làm sao cho thấu”. Chị em tui tất cả là chín đứa. Tui nhớ hồi còn nhỏ cứ mỗi lần Tết đến nội cái chuyên may áo quần mới cho đám con ăn Tết là má cũng đủ mệt. Mỗi đứa năm nào cũng phải có bốn bộ đồ mới cho chiều ba mươi và mùng một mùng hai mùng ba Tết. Má cũng khéo tay hết biết. Mặc dù không phải là thợ may vì Má có biết đo, biết cắt là làm sao. Hồi còn con gái Má phụ Ngoại trông coi cái gian hàng bán Trầu cau ngoài nhà Lồng Chợ Rạch Gía. Có biết may vá gì đâu. Rồi Má gặp Ba, hai ông bà đối đáp thơ thẩn sau đó rồì thành vợ thành chồng, cho ra đời tù tì mỗi năm một đứa. Nếu còn đủ cả thì gần chục đủ đầu, chớ phải chơi đâu. Đám chị em tui thừa hưởng cái thơ thẩn, văn chương của đấng sanh thành. Vậy mà nhiều lúc thấy đám con gái của Má như sống trong mộng

L

Những cái Tết năm xưa của chị em tôi

Kiên Giang Tiểu Thư Em đứng lại bên cầu thương dĩ vãng

Nghe lòng mình cây cỏ ngập hoang vu Hoài Khanh

Những cái Tết năm xưa của chị em tôi

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 7

trong mơ, nhất là sau 30 tháng 4 -75 thấy tui ngồì nắn nót chép những bài thơ bằng mực tím Má nói lẫy “hỏng biết tụi bây giống ai nữa, thời buổi gạo châu củi quế nầy, ngồi làm thơ bán mà ăn nghe con”. Má chịu khó lắm. Quần áo tụi tui má may cái nào cái nấy mặc vừa chiến mới là ngộ. Số là Má nhờ cô Năm Hiên kế bên nhà cắt cho chị em tui mồi đứa một cái rập áo. Rồi cứ như vậy mỗi năm Má nới thêm ra mà Má nhắm chừng sao cho vừa với sự tăng trưởng kích thước của tụi tui. Bởi vậy hồi nhỏ chị em tui áo lúc nào cũng có một kiểu, một thứ vải. Con gái thì kiểu bâu tròn tay phùng, con trai thì áo sơ mi. Lớn lên một chút như chị Hai tui Má cũng rán chắt chiu mua xấp lụa nội hóa đưa cho chị Cúc thợ may trong xóm may cho con gái chiếc áo dài để mặc với ban bè trong ngày đầu xuân. Những ngày sắp Tết nhà tui vui làm sao. Sau khi đưa ông Táo về Trời là nhà tui đã rộn ràng chuân bị đón xuân sang. Mấy tuần trước Tết Má đã vào ruông với Ngoại ở Ngọn Vàm Trư làm mấy khạp dưa muối để dành ăn Tết. Củ cải trắng Má cũng phơi cho mấy nia để năm nào Má cũng làm dưa món để Ba ăn kèm với bánh Tét. Tui thì chỉ thích bánh Tét nếp trộn với đâu trắng, xào nước cốt dừa, nhưn đậu ngọt và nhưn chuối. Má chỉ gói bánh nhân đậu mặn với thịt ba rọi, mà thôi. Có đòn Má lại cho trứng vịt muối và lạp xưởng cùng trứng cút và nấm đông cô vào theo kiểu người Tàu ăn cũng ngon lắm. Má nói trong vườn Ngoại có sẵn chuối để Ngoại gói rồi xin Ngoại vài đòn cúng Giao Thừa và mùng một Tết. Vì vậy nên năm nào trong quê ra Ngoại cũng lụm cụm mang ra cho cháu Ngoại mấy đòn. Trước cúng, sau ăn. Má còn làm mấy keo kiệu để ăn cặp với thịt kho dưa giá nữa. Năm nào cùng vậy cở 23 hay 24 sau khi đưa ông Táo về Trời là Ngoại cho mấy người làm công trong vườn họp lại tát đìa để kiếm cá ăn Tết. Có năm cá lốc con nào con nấy bằng bắp tay thấy mà ham. Năm nào cũng như năm ấy nồi thịt kho cá lóc với trứng vịt và thịt đùi ăn tới chiều mùng ba đưa ông bà đi cũng còn phân nữa. Ngoài ra còn cái món mà Má không bao giờ quên là món cơm rượu của tui. Má làm cơm rươu khéo lắm. Không cần nấu thêm nước đường vào mà keo cơm rươu của Má đến ngày thứ ba là nước tươm ra đầy ấp thơm lừng. Một công mà hai chuyện. Má lấy

nước cơm rượu má ủ bột làm bánh bò cúng tối Giao Thừa. Bánh bò của Má cái nào cái nấy nở phê phê thấy mà thương. Má còn làm bánh bò khoai tím đẹp như bánh thửng vậy đó. Mấy tay bánh nở xòe oằn xuống như những cánh hoa lan. Tui thích nhứt là ăn bánh bò chan nước cốt dừa thắng bỏ thêm chút hành lá, rải thêm chút đậu phọng ran giã nhỏ. Ngon tới bến luôn. Vườn nhà Ngoại có trồng mảng cầu. Gần Tết trái chín đầy cành thấy mà ham. Má lựa trái nào chín cây mà gai nở đều má đem làm mứt. Má làm cả mứt cà, mứt gừng, mứt chùm ruột nữa để đãi khách và dành cho ông Ngoại uống trà ra tới ra giêng cũng còn ..Con Vân, con Điệp năm nào cùng òn ĩ Má làm mứt dừa cho tụi nó. Mứt dừa của Má thì hết sẩy. Má lựa dừa non mà làm, nên cọng mứt ăn không xảm như ba cái mứt bán ở chợ. Má coi vậy mà điều binh khiển tướng rất là hay. Trong nhà ai có việc nấy. Cây mai trước nhà Ba đã lặt lá từ rằm tháng chạp. Hai chậu mai chấn thủy Ba cũng cắt xén cho gọn gàng lại. Cái loại Mai nầy cánh trắng phao nhỏ li ti thế mà hương thơm thanh thoát lạ thường. Mùi nó không gắt quá như Dạ Lý Hương. Mấy ngày trước Ngoại ở trong ruộng ra cũng mang cho Ba một cặp quất đã có trái lú nhú xanh xanh đầy cả cây. Má thì thích bông vạn thọ hơn. Hồì chiều Má bảo Má thấy ở dưới chợ cầu Tàu Mỹ đã có mấy cái ghe chở Vạn Thọ từ Long Xuyên vô bán chợ Tết rồi. Dọc theo bờ sông chạy dài từ cầu sắt Ong Đình Ký chợ hoa Tết đã bày ra, đủ màu đủ sắc như báo hiệu mùa xuân sắp sang. Loại Vạn Thọ cúc cái nào cái nấy lớn thấy mà mê. Má bảo Ba phải mua một cặp để chưng trong ba ngày Tết mới được. Má hối Ba sơn nhà sơn cửa, quét giáng nhện bù hống cho sạch sẽ. Tết đến cái bàn thờ trước nhà là cả một chăm sóc rất là cẩn thận của Má. Cái lục bình lớn màu xanh lục trên bàn thờ mà trải qua bao nhiêu đời con cháu vẫn còn đó, như một nhắc nhở hình ảnh Tổ tiên của gia đình. Năm nào Má cũng vào Ngoại chặt mấy nhánh mai lớn sau vườn đem về mà chưng trên bàn thờ. Sau vườn nhà Ngoại là một rừng Mai. Nội cái chuyện Ngoại lặt lá cho Mai trổ bông cũng là mệt. Ngoại trồng mai để ngắm, để chưng trong ba ngày Tết chớ không bao giờ chặt Mai đem bán hay cho bất cứ ai. Ngoại hay nói “Hoa, nhất là hoa Mai mà

Những cái Tết năm xưa của chị em tôi

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 8

đem bán là con gái trong nhà mất duyên. Còn đã là may mắn thì nên giữ lấy cho mình, ai lại đem cho bao giờ”. Con Điệp nó cười và nói “Ngoại dị đoan dễ sợ mà may mắn thì “y” mờ Ngoại”. Ngoại vừa nhai trầu mà cũng mắng yêu đứa cháu Ngoại liếng khỉ nhất nhà “Tổ cha mầy tao dốt nát thì biết mai là mai chớ không cần dài ngắn làm gì”. Trong đám chị em tui con Điệp là liếng khỉ số một. Nó phá nghịch trời luôn. Nhớ mùng ba Tết năm đó chiếc xe xích lô của chú Ba Guốc đậu trước nhà để nghỉ ăn cơm trưa. Con Điệp nó diện bộ đồ vía nhảy lên chạy vòng vòng thị xã chơi làm ba ngày Tết mà Chú Ba Guốc khóc bù lu bù loa tưởng là xe đã bị ăn cắp. Má còn mua chanh mua khế cho Ba chùi lư với mấy cặp chưn đèn. Má cứ bắt Ba chùi đi chùi lại cho đến khi nào nhìn bộ lư sáng choang Má mới vừa lòng. Cái dĩa quả tử của Má trong ngày Tết là cả một sự chon lựa rất là công phu của Má. Tui thích đi chợ Tết ban đêm với Má để xem Má nâng niu lựa từng trái quít, trái dưa. Dưa hấu má phải lựa trái nào thật lớn thật tròn và má tin rằng trái dưa cắt ra trong ngày đầu năm phải đỏ để lấy hên cho cả năm. Cái màn đãi đậu bóc vỏ hạt sen đậu phọng tui ghét nhứt vậy mà năm nào Má cũng trấn cho tui lãnh cái job nầy. Tui chỉ khoái sau khi đậu đã đãi xong là Nội xên đậu để làm bánh ít. Tui cứ chờ để vét son những miếng đậu dính dưới đáy nồi. Cái mùi khen khét mà ngon hết biết. Mấy chị em mỗi đứa một cây muỗng cạo. Cho đến cái nồi không còn miếng đậu nào mới thôi. Những ngày còn thơ sao mà êm đềm, hồn nhiên, vô tư đến thế. Năm nào cũng thế má gói cả trăm bánh ít. Nhân đậu có, nhân dừa có. Tui thì mê nhứt là bánh ít nhân dừa của Má. Dừa má nạo khéo lắm không cho nát. Má lựa dừa trái nào mới vừa khô để cho cơm dừa còn mềm. Rồi dừa má trộn thêm một ít mứt bí băm nhỏ với đậu phọng rang giã nhỏ và một ít tai vị nướng xay mịn cho thơm. Xong má xên với đường cát trắng với lửa riu riu cho đến khi dừa quện lại có thể vo tròn từng viên làm nhưn bánh. Còn bột bánh ít má làm tỉ mỉ lắm. Sau khi xay nếp xong Má để cho bột lắng xuống. Ngày hôm sau má bỏ lớp nước trên mặt bột mà thay vào lớp nước mới. Làm như vậy cho hai ba ngày rồi sau cùng Má mới bỏ bột vào bao vải mà má gọi là cái bồng bôt (tui cùng không hiểu tại

sao gọi như vậy nữa) mà vắt cho kỹ để lấy bột .Sau đó Má lấy cái thớt cối đè lên tảng bột cho thật ráo nước. Má bảo làm như vậy bột mới dai, trong mà bánh lâu hư. Mà thiệt vậy bánh ít của Má để tới ra giêng cũng không hề hấn gì mà ngon hết biết. Bột dai mà trong vắt nhìn cái bánh là thấy thèm. Má còn cắt khoai môn thành từng sợi nhỏ và dài trộn vào bột trước khi gói bánh mà Má gọi là bánh ít gân. Má khéo bao nhiêu thì con gái của Má bạch tuột bấy nhiêu. Nhà công chức không giàu có như người ta nhưng chị em tui sướng lắm. Tết nhứt công chuyện đăng đăng đê đê như vậy mà con của Má cứ tà tà như Tiểu Thư, chỉ lẩn quẩn cho Má sai vặt mà thôi.. Cả một đàn con của má chưa đứa nào nấu được cho Má một bữa cơm nào. Mà Má lại lúc nào cũng bênh vực che chở cho đám con gái mỗi lần bị Ba la. Má nhỏ nhẹ bảo Ba “Để cho con nó học ông à. Mấy cái chuyện bếp núc nầy học mấy hồi ông”… Trong đám con con Vân là giống Má nhất. Em khéo như Má. Em làm thơ dễ thương như Má. Cái vóc dáng của em hồi bé xíu thấy ghét lắm. Em mũm mĩm và xinh vô cùng, thằng Thiện hay bảo ”cái mặt con Vân tròn quây như cái bánh men của Má nướng”. Bánh men của Má thì ngon khỏi nói. Cái bánh nở phồng mà cái đít nhỏ xíu. Cắn vào một cái ôi cái mùi thơm beo béo từ nước dừa tỏa ra. Cứ thế mà tù tì thùng bánh men của Má chị em tui thanh toán mười lăm phút là xong. Sỡ dĩ thằng Thiện nói vậy vì Má chuyển bụng sanh em lúc Má đang nướng bánh men. Ba ở sở làm không có ở nhà. Đưa Má đi nhà thương không kịp, tui quýnh quáng chạy qua hàng xóm kế bên nhờ bà mụ vườn không có license sang đỡ đẻ cho Má. Lần đầu tiên trong đời tui thấy cái đau đớn của người đàn bà lúc sanh con thiệt là kinh khủng. Câu hát nào ngày xưa Má ru tôi ngủ thắm thía hơn bao giờ hết “Đàn ông đi biển có đôi, đàn bà đi biển mồ côi một mình”. Trời ơi đàn bà đi biển mồ côi một mình khủng khiếp như thế sao? Mặt Má nhợt nhat. Xanh như tàu lá. Tui sợ đến phát khóc luôn. Lúc đó tui mới 11, 12 tuổi thôi. Rồi tui nghe tiếng bà Tám Lô la lên. Bây ơi vô đây coi, con nhỏ sanh bọc điều. Tui ghé mắt vén màn nhìn vào tui thấy cái bọc hường hường. Rồi tiếng khóc oa oa vang lên. Tui

Những cái Tết năm xưa của chị em tôi

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 9

nghe bà Tám nói mấy đứa đẻ bọc điều khôn lắm. Sung sướng lắm. Em sung sướng đâu thì chưa biết chớ lúc đó tui khổ quá chời vì phải thanh toán cái thau bột còn đầy ấp dang dở của Má. Tui tưởng dễ lắm. Ai dè tui nướng làm sao mà thành quả là một đống bánh men xẹp lép.. Mấy chị em xúm lại ăn đã đời. Từ đó sợ bánh men luôn …. Rồi em tôi lớn lên. Em dễ thương như những vần thơ em viết. Tôi cứ nhớ hoài mùa xuân cuối chị em bên nhau. Buổi sáng. Bên khu vườn sau nhà hoa bí vàng ngát lối đi.Từng cánh bướm chập chờn trong nắng ban mai. Em ngắt cánh hoa màu vàng ngát em cài lên tóc tôi và em nũng nịu bảo “Chị sắp đi rồi. Bên đó biết có hoa nầy không hở chị? Mỗi lần chị nhìn hoa bí chị nhớ đến Vân nghe”. Thương em biết mấy cho vừa, tôi khe khẽ hát bài hát lần nào ai đó đã hát cho tôi nghe. Của một thời mới lớn. Mà tuổi thơ còn thơm ngát mùi giấy mực, trinh nguyên của tuổi học trò .

…. Nhớ lúc tan trường Cùng nhau bắt bướm Bướm bay rồi em khóc trong tay Em giận tôi bắt đền chùm hoa bí Hoa bí vàng Tôi yêu nàng Chưa biết nghĩa yêu thương …. (nhạc Trúc Giang)

Thế mà đã mấy mươi năm trôi qua. Sau cơn

Hồng Thủy tháng tư 1975, Má yếu đuối một thân một mình lại đi biển. Biển đời trăm đắng nghìn cay, Má chống chỏi ngược xuôi, nuôi đàn con dại. Ba tôi đã qua đời trong cảnh nước mất nhà tan. Trong vận nước điêu linh lúc bấy giờ. Nội, Ngoại cùng bỏ Mẹ con tôi theo Ông theo Bà. Thằng Nghĩa em kế tôi thì đã anh dũng hy sinh nằm xuống ở Mùa hè đỏ lửa nơi chiến trường An Lộc... Chị em tôi còn lại đứa chân mây, người góc biển. Mới đó mà đã hơn ba mươi năm qua. Như một giấc mơ. Dòng đời biết bao thay đổi. Còn đâu những cái Tết đầm ấm xa xưa nơi quê nhà. Bao mùa xuân hờ hững trôi qua. Bao lần Tết đến. Một mình Má vò võ ở lại trong căn nhà xưa đón xuân với chất chồng kỷ niêm …. Nhìn lên bàn thờ, lung linh trong ánh nến chập chờn của

đêm trừ tịch tôi thấy hình ảnh Ba nghiêm trang với áo dài khăn đóng đang thắp hương để đón giao thừa. Tôi thấy từng hình ảnh của chị em tôi. Tôi nghe tiếng cười ròn tan của thằng Thiện, tôi thấy con Điệp với bộ đồ may kiểu mới cài thêm cái cà vạt và sợi dây nịt ngang hông, làm cho con nhỏ ngỗ ngáo, bướng bỉnh vô cùng. Tôi thấy lại khuôn mặt hồn nhiên của con Vân, thằng Lộc khờ, thằng Thuận Thỏ. Tôi nghe tiếng pháo đì đùng văng vẳng đâu đây. Tôi nghe tiếng mõ, tiếng chuông. Buổi khai kinh đầu năm của Má. Tiếng ông Bắc Kỳ người dưng khác họ của tôi vang lên đưa tôi trở về thực tại: - Mẹ con Ty ơi Giao thừa rồi kìa. Sửa soạn

cúng nha em. Anh đã pha trà sắp bánh trái lên bàn thờ xong rồi. Cúng xong mình phone về Việt Nam mừng tuổi Má em nhé. Chắc Má đang chờ mình

Tôi xếp bức thư lại, thay chiếc áo dài mới. Đến bàn thờ thắp nhang, gióng tiếng chuông đầu năm. Tiếng chuông trầm, bổng ngân nga trong đêm trừ tịch như thay cho tiếng pháo đầu năm cho tôi nghe lòng ấm lại. Nhà tôi ôm đàn lên, hát lại khúc nhạc xưa thuở nào. Giọng anh trầm buồn hơn bao giờ hết .Tiếng đàn réo rắt. Cung điệu bổng trầm vang lên, cho hồn tôi chơi vơi. Cho quê nhà gần với tôi hơn lúc nào hết

…. Nhớ cố hương xao xuyến tắc lòng bao nghìn năm Vết bước đi trên phiến đá mòn còn in dấu Từ bóng cây ngôi mộ bên đường Từ mái tranh bên đình trong làng Nguồn sử xanh âm thầm vẫn sống Bao mối thương vang dậy trong lòng …. Lê Thương Tôi ngã đầu bên vai chàng. Ngòai trời những bông hoa tuyết lả tả lạnh lùng rơi trong đêm vắng. Thêm một mùa xuân tha hương lại đến. Đêm xuân viễn xứ thật buồn…. Winnipeg Xuân Canh Dần 2010 Kiên Giang Tiểu Thư

Năm Canh Dần – Con Cọp

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 10

Cọp là chúa sơn Lâm, là sếp của núi rừng …

Châu Á. Rừng Châu Phi thì sư tử là vua – Rừng nào chủ nấy. Sếp của loài vật nhưng “mãnh hổ nan địch quần hồ”. Tuy dữ nhưng đối mặt trước bầy cáo thì hổ … chạy! Thậm chí đối diện với một chú “cáo già” thôi, hổ cũng thua luôn. Chuyện xưa kể rằng hổ chộp được một anh cáo. Cáo nói ngươi không được động tới ta. Trời sai ta xuống trần gian để cai trị muông thú. Ăn thịt ta là trái mệnh trời, người sẽ chết ngay lập tức. Không tin hãy để ta đi trước, ngươi đi sau, xem có con thú nào thấy ta mà không chạy cong đuôi. Hổ đi theo cáo. Quả nhiên con vật nào thấy cáo cũng đều chạy thụt mạng. Hổ tin thật, không dám đụng tới cáo và cáo thóat thân, cười thầm hổ ngu như cọp! Cọp không ngờ rằng loài vật sợ mình chớ đâu sợ cáo cà chớn! Trong chốn sơn lâm của mình hổ tác oai tác quái. Nhưng khi bị “điệu hổ ly sơn”, không còn thiên thời, địa lợi, nhân hòa, cọp yếu thế để bị “Võ tòng đả hổ” thân bại danh liệt. Quốc Văn Giáo Khoa Thư có chuyện con cọp dữ mà ngu như … bò: Bữa nọ cọp trông thấy một anh nông dân nhỏ bé mà điều khiển được một chú trâu to xác kéo cày. Cọp hỏi người nông dân sao hay vậy? Vì ta có trí khôn. Trí khôn đâu cho ta xem. Để ở nhà. Muốn xem hãy để ta trói lại kẽo người ăn thịt trâu ta. Cọp chịu để trói. Xong, anh nông dân dùng roi quất cọp đã đời và nói: trí khôn của ta đây! Lịch sử Việt Nam có “Hùm Yên thế” Hoàng Hoa Thám đã một thời khiến giặc Pháp kinh hồn và thán phục. Cũng lịch sử ta “hùm xám Cai Lậy” Nguyễn Văn Tâm hết lòng phục vụ quân xâm lược Pháp, nhơ danh muôn đời.

Cọp nào cũng dữ. Cọp ngủ cũng dữ. Đừng tưởng cọp ngủ như cọp giấy. Cọp giấy nhưng răng nguyên tử đều là hiểm họa loài người. Có điều lạ là các nước Châu Á, có cả Việt Nam ta trong các lễ hội, ngày Tết thường tổ chức múa Lân Sư Rồng mà không múa Lân Cọp Rồng! Sao lại quên cọp Châu Á mà nhớ Sư tử Châu Phi? Trong khi người ta ăn thịt cọp và uống rượu hổ cốt chớ không nghe nói ăn thịt sư tử và uống rượu “sư cốt cao”! Điều này lại gợi nhớ tới những “Con Rồng Châu Á” mà không thấy con cọp Châu Á nào vùng lên. Việt Nam ơi! Hãy là con cọp Châu Á thực tế hơn con rồng huyền thọai và dũng mãnh hơn sức mạnh hơn người. Nhưng cọp dữ không bằng chính sách hà khắc. Sách xưa kể chuyện Khổng tử đi qua núi Thái Sơn, thấy một người đàn bà ngồi khóc thê thảm. Hỏi tại sao, người ấy thưa rằng “Ở đây nhiều cọp lắm. Cha chồng tôi đã chết vì cọp, bây giờ con tôi lại chết vì cọp nữa”. Sao không bỏ chỗ này đi ở chỗ khác? Người đàn ấy đáp: tuy vậy ở đây chính sách quan trên không đến nỗi hà khắc như các nơi khác. Đức Khổng Tử nói với các học trò: “Các ngươi nhớ đấy, chính sách hà khắc khốc hại hơn là cọp dữ.” Thầy Lê Thanh Hiền (Mỹ Tho - VN)

Năm CANH DẦN- CON CỌP

Lê Thanh Hiền

Vườn Thơ Xuân

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 11

Ngày xuân Những mùa cũ hương bay nồng nàn xuân Ai yêu kiều dáng ngọc nhẹ lâng lâng Ai qua đường bướm xuân tình rạo rực Dường như làn mi ướt đã rưng rưng Ôi trần gian đắm say màu mắt em Ai hồn nhiên hát khúc mộng tình duyên Ngày thắm tươi chở đầy hương sắc lạ Ta ngẩn ngơ trộm hái chút thuyền quyên Em xuân xanh thở nghiêng màu tháng năm Mỗi ngày qua hương đọng chỗ em nằm Ngàn tinh tú bay về long lanh mắt Em ngàn năm thả mộng đến lòng anh Mây ngập ngừng vén chân trời mơ hoa Tóc huyền nhung có bao giờ phôi pha Màu lụa nắng cầu vồng pha sắc áo Em hiền hoà ngoan ngủ giữa lòng ta . Âu Thị Phục An (Trích trong tập thơ Nguyệt Thực Nhà xuất bản Lưu Ly)

Xuân Còn Có Ở Trong Tôi Xuân có về .. hãy đến với tôi Một mùa xuân đánh mất lâu rồi Còn trông vời bóng xuân qua mắt Với nỗi buồn ray rức mãi thôi . Xuân mỗi lần về trên bắc mỹ Thoáng nghe mình một tuổi đi qua Đã lâu rồi quê người lê bước Xuân , đón bằng bao nỗi xót xa . Xuân nay về có tin vui chăng ? Hay lặng câm dưới buổi nắng vàng Con nắng buồn mang trăm cánh trắng Đậu trên cành đầu chít khăn tang . Xuân có còn thầy cô bạn hữu Đến dăm người để dự chia đau Rồi cùng nhau hướng về quê cũ Đôi mắt nhìn xuân có nao nao . VN

Vườn Thơ Xuân

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 12

Mùa Xuân Hy Vọng

Nắng múa chan hòa khắp mọi nơi Lung linh đùa giỡn khóm hoa tươi Líu lo chim hót trên cành lá Cô gái xuân xanh rộn rã cười.

Chim én bay về đón Chúa Xuân Nghe lòng vương vấn nỗi bâng khuâng Mai vàng rực rỡ khoe hương sắc Ửng má hồng ai khách ngại ngần.

Nắng sao sưởi ấm người phương xa Những kẻ ra đi bỏ mái nhà Mắt Mẹ hắt hiu còn ngóng đợi Bóng con hòa lẩn ánh chiều tà.

Thêm một mùa xuân nữa đến đây Cuộc đời thêm tuổi ở nơi này Yên vui vẫn đến trong hy vọng Mơ ước tương phùng tay nắm tay.

10-09 ĐT Minh Giang

Xuân Về Trước Ngõ

Mai vàng khoe sắc xuân Năm cánh nở mấy tầng Nhụy nằm phơi gốc cội Hương tỏa! Tràn ngập sân Đôi ba nàng tóc xõa Áo dài tơ thướt tha Hài thêu hoa trước ngõ Gió lay! Nhẹ đưa tà Có anh chàng đứng đợi Nắng chiều trôi, dần rơi Hiên nhà ai, khẻ gọi Hò hẹn người rong chơi Phố đèn lên, nhộn nhịp Hàng quán ồn, tiệc vang Tay chuyền tay tấm thiệp Lời chúc mừng xuân sang

Cố Quận

Năm Cọp – Điểm Mặt Chúa Sơn Lâm

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 13

ịch của người Trung Hoa và ta theo

thuyết thập nhị thần cầm tượng mà đặt cho mỗi năm một con vật tượng trưng cho năm đó. Như năm Tý là năm con Chuột, năm Sửu là năm con Trâu, năm Dần là năm con Cọp, năm Mão là năm con Mèo (Người Việt lấy con Mèo, còn người Trung Hoa thi lấy con Thỏ), năm Thìn là năm con Rồng, năm Tỵ là năm con Rắn, năm Ngọ là năm con Ngựa, năm Mùi là năm con Dê, năm Thân là năm con Khỉ, năm Dậu là năm con Gà, năm Tuất là năm con Chó, và năm Hợi là năm con Heo. Trong số 12 con vật tượng trưng cho 12 năm thì có một con thuộc loài cầm điểu (Dậu), 2 con thuộc loài bò sát (Thìn và Tỵ), 9 con còn lại thuộc loài hữu nhũ có xương sống.

Năm 2010 là năm Canh Dần, tức năm con Cọp, vậy ta thử tìm hiểu về con vật đựơc tôn vinh là Chúa Sơn Lâm nầy. Các nhà sinh vật học đặt cho cọp tên khoa học là Panthera Tigris, còn người Việt ta đặt cho con thú nầy nhiều tên như Cọp, Hùm, Hổ, Kễnh, Con Khái, Ông Ba Mươi, Ông Thầy, Sơn Quân, Chúa Sơn Lâm. Cọp thuộc loài động vật có xương sống, lớp hữu nhũ, bộ ăn thịt, họ nhà mèo (miêu khoa hay cat family). Sinh vật học chia loài cọp ra làm bảy loại để dễ nghiên cứu là cọp Bengal, cọp Caspian, cọp Siberian, cọp Chinese, cọp Sumatran, cọp Javan và cọp Bali. Trong bảy loài cọp nầy thì loài cọp Bali có lẽ đã bị diệt chủng.

Cọp là loài thú dữ, lớn con, chạy và phóng nhanh, có sức khỏe phi thường để săn mồi, thân mình dài từ 6 đến 9 feet (từ 1m80 đến 2m70), không kể cái đuôi dài khoảng 90cm, nặng từ 500 đến 600 pounds (từ 250kgs đến 300kgs), cọp cái thường nhỏ con hơn cọp đực. Cọp có bộ lông vằn vện được tô điểm bởi ba màu đen, nâu và xám. Ðôi khi người ta cũng còn tìm thấy loài cọp với bộ lông toàn màu trắng mà người Việt gọi là bạch hổ hay loài cọp với bộ lông toàn màu đen ta gọi là hắc hổ. Mùa chịu đực của loài cọp thường từ tháng 12 đến tháng 3, cọp cái mỗi lứa sinh khoảng 2 hay 3 hoặc 4 cọp con. Loài cọp không theo chế độ đa thê như sư tử, chi sống một vợ, một chồng chung tình, chung thủy cho đến ngày "đầu bạc răng long". Loài cọp cũng có cuộc sống tình cảm rất là nồng nàn, âu yếm. Chàng và nàng cũng vuốt ve, mơn trớn nhau, liếm lông, liếm bụng nhau, dụi mắt nhau, vờn nhau đủ kiểu gợi tình, gợi cảm, rất lãng mạn. Khi nàng có bầu chàng đóng vai "người hùng" luôn luôn săn sóc, bảo vệ nàng, đi đây đi đó tìm hang động rộng rãi, an toàn để cho người đẹp ở cữ. Cọp cái có bầu khoảng 150 ngày thì khai hoa nở nhụy, lúc nầy cọp cái trở nên dữ tợn, không cho chồng lại gần, không phải nàng mắc cỡ vì có bầu mà nàng sợ chồng nàng nổi "lòng lang dạ thú" ăn thịt con của nàng. Cọp cái không bao giờ ăn thịt con mà trái lại bảo vệ con, thể hiện tình mẫu tử cao độ. Ai mà muốn làm hại con

Năm CỌP: Điểm Mặt

“Chúa Sơn Lâm”Lê Thương

L

Năm Cọp – Điểm Mặt Chúa Sơn Lâm

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 14

nàng, trước hết phải "bước qua xác chết của nàng". Sinh khoảng hai tuần lễ thì cọp con mở mắt, cọp mẹ nuôi nấng, săn sóc con cho đến khoảng hai năm. Trong suốt khoảng thời gian nầy cọp mẹ huấn luyện và truyền những kinh nghiệm săn bắt mồi cho đám cọp con. Khoảng hai tuổi thì cọp con khôn lớn, có vóc dáng bằng mẹ và có đủ kinh nghiệm nên giã từ mẹ để sống cuộc đời tự lập. Sau khi đàn con giã từ, cọp bố và cọp mẹ lại ngấp nghé tính chuyện "Tái hồi Kim Trọng" rồi mang bầu, rồi sinh lứa khác.

Theo các nhà sinh vật học thì tuổi thọ của loài cọp là khoảng 25 năm. Các loài thú thuộc họ nhà cọp gồm có sư tử, sư tử núi, beo, báo, mèo rừng, mèo nuôi ở nhà (lion, mountain lion, leopard, cheetah, jagua, puma, cougar, lynx, cat). Trước kia loài cọp sống rất nhiều trên quả địa cầu, vào tiền bán thế kỷ thứ 19, nội nước Ấn Ðộ có đến khoảng 40.000 con cọp nhưng đến ngày nay loài cọp bị giảm dần đến mức các nhà sinh vật học phải báo động về nguy cơ diệt chủng của loài thú nầy. Theo thống kê, hiện nay ở Ấn Ðộ chỉ còn khoảng 2.500 đến 3.700 con, ở Việt Nam ta chỉ còn khoảng từ 200 đến 300 con, ở Cao Miên chỉ còn khoảng từ 100 đến 200 con, Thái Lan còn khoảng từ 250 đến 600 con và Trung Hoa còn khoảng từ 20 đến 30 con.

Loài cọp thường bị loài người săn bắt để bán cho các sở thú, các gánh xiệc hay bán cho các tư nhân hoặc săn bắt để lấy bộ da. Riêng người Trung Hoa và một số người Á Châu chủ đích săn cọp để lấy bộ da, còn các bộ phận khác dùng để chế dược liệu. Ngoài ra, các bậc quyền quý, vương giả, những người giàu có cũng thường săn cọp như một trò giải trí. Có một nhà quyền quý nọ, trong suốt cuộc đời của ông ta, ông đã săn được 1.100 con cọp. Ngày nay, trước mối đe dọa diệt chủng của loài cọp nên một số quốc gia trên thế giới ra đạo luật cấm săn cọp, nếu vi phạm sẽ bị trừng phạt nặng nề.

Ở Trung Hoa và Việt Nam, cọp đã đi vào đời sống dân gian nên ta thường nghe nhắc

Trăm Nhớ Ngàn Thương

Trăm nhớ ngàn thương đất Kiên Giang Hôm nay nghe nhạc tiếng tơ đàn Khúc hát, ôi! Buồn thân viễn khách Mơ về Rạch Giá bến đò ngang Tấm chiếu Tà Niên khéo dệt màu Bên long bên phụng giữa châu giao Chàng chàng thiếp thiếp lều một túp Trúc nửa manh trên, dưới nửa đào Qua chiếc Cầu Quay ngõ An hòa Chiều buông nắng nhạt bóng tàu ra Tiễn đưa tay vẫy chàng ngư phủ Người đi! Em phụng dưỡng mẹ già Trăng sáng vương thềm phố Tô châu Xanh xanh hàng liễu rũ, lay sầu Gió nam khởi ngọn, lung linh nước Tháng bảy mưa dầm đất, mùa ngâu Trăm nhớ ngàn thương quá quê tôi Non non biển biển vạn dặm rồi! Một tối lên thuyền xưa biệt xứ Kiên Giang hoài, tơ tưởng khôn nguôi! Cố Quận

Kieân Giang

Năm Cọp – Điểm Mặt Chúa Sơn Lâm

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 15

đến cọp từ dược liệu, truyện cổ tích, truyện dã sử, truyện truyền kỳ, lịch sử cho đến văn chương, ca dao, tục ngữ ...v...v.

Về dược liệu, y học đông phương thường dùng ba dược liệu chính là thực vật, khoáng vật và động vật. Các y sĩ đông phương dùng rất nhiều động vật vào việc trị liệu như rắn, kỳ nhông, ve sầu, mật ong, mật gấu, mai mực, nhím, chim bìm bịp... Tuy nhiên, ít có con vật nào mà hầu hết các bộ phận trong cơ thể lại được dùng làm dược liệu như con hổ, ngoài hổ cốt (xương hổ) mà người ta dùng dưới hai hình thức "tinh hổ cốt" (xương chưa chế biến) và "hổ cốt giao" (cao hổ cốt) rất thông dụng. Các y sĩ đông phương còn dùng "hổ nhục" (thịt hổ) để trị bệnh phong thấp, bệnh nhức mỏi và bổ khí lực; còn "hổ đồ" (dạ dày hổ) thì được dùng để trị bệnh ói mửa; "hổ huyết" (máu hổ) dùng tăng cường sinh lực; "hổ nha" (răng hổ) mài với sữa để bôi vào các vết lở, ngứa hoặc vết thương chó cắn; "hổ trảo" (vuốt hổ) được bịt vàng, bịt bạc để cho trẻ con đeo trừ gió độc và tà ma; "hổ tinh" (mắt hổ) được dùng để trị bệnh cuồng trí, loạn trí; "hổ thận" (thận hổ) trị chứng tràng nhạc; "hổ bì" (da hổ) dùng để cho người bệnh nằm lên trị tà khí, an định tâm thần; "hổ tị" (mũi hổ) dùng trị bệnh kinh phong; "hổ chi" (mỡ hổ) dùng để thoa bóp các vết bầm, trị bệnh ghẻ lở lói, trị bệnh tê bại, trị bệnh trĩ, trị vết chó cắn hay trị bệnh sói tóc; "hổ đàm" (mặt hổ) dùng để trị bệnh đau nhức, xoa bóp các vết thương, trị kinh phong, trị tâm thần bất an; "hổ thỉ" (phân hổ) được dùng để trị bệnh ghẻ lở. Còn "hổ tu" (râu hổ) được dùng để trị đau nhức răng. Về râu hổ, người ta đồn rằng đem râu hổ cắm trên măng tre sẽ sinh ra một loài sâu cực độc, rồi dùng loài sâu nầy hoặc phân của nó làm thuốc độc để đầu độc kẻ thù.

Sau dược liệu, ta thử đọc qua truyện Tàu liên quan đến hổ. Về đời Tam Quốc, khi Lưu Bị lên ngôi, ông có sắc phong cho 5 viên kiện tướng là Quan Công, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu và Hoàng Trung là "Ngũ Hổ Ðại Tướng Quân". Tuy nhiên, khi sắc phong mang

đến dinh Quan Công thì Quan Công không chịu nhận, lấy cớ rằng trong "ngũ hổ" có Hoàng

Trung không xứng đáng. Nguyên Hoàng Trung là một lão tướng trước theo giúp Hàn Huyền và đã bị Quan Công đánh bại. Sứ giả phải giảng giải mãi Quan Công mới chịu nhận. Rồi khi Quan Công trấn thủ ở Kinh Châu, Ngô chủ là Tôn Quyền cho người sang cầu thân xin Quan Công gả con gái cho con trai của Tôn Quyền. Quan Công không chịu gả mà còn mắng rằng: "Con ta là cọp lẽ nào lại gả cho chó bao giờ". Câu trả lời đó là một trong những nguyên nhân đưa đến việc Kinh Châu bị thất thủ và Quan Công tử trận. Sau này Lưu Bị khởi binh đánh Ðông Ngô để báo thù cho Quan Công và Trương Phi, lúc chọn người lãnh ấn tiên phong thì có hai viên tướng trẻ hăng hái ra xin lãnh ấn. Hai viên tướng trẻ nầy đều tinh thông võ nghệ, giỏi tài cung kiếm. Khi thi bắn thì cả hai đều xuất sắc, người bắn trúng hồng tâm, kẻ bắn trúng con nhạn đang bay trên trời. Hai viên tướng trẻ nầy là Quan Hưng, con của Quan Công và Trương Báo, con của Trương Phi. Lưu Bị thấy tài của hai người đã khen rằng: "Thật là hổ phụ sinh hổ tử".

Tranh: Võ Tòng Đả Hỗ

Năm Cọp – Điểm Mặt Chúa Sơn Lâm

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 16

Cũng truyện Tàu, trong Thủy Hử có một tay võ lâm của Lương Sơn Bạc là Võ Tòng. Ta có một vở tuồng "Võ Tòng Sát Tẩu", kể chuyện Võ Tòng giết chết người chị dâu bất nghĩa, lăng loàn. Sau khi giết chết chị dâu, sợ tội giết người nên Võ Tòng phải chạy trốn vào rừng. Khi đến núi Cảnh Ðường, Võ Tòng bị một con hổ dữ nhảy ra vồ nhưng với võ công thâm hậu, Võ Tòng đã cầm cự với con hổ quyết liệt và sau cùng đánh chết được con hổ, cấu thành chuyện "Võ Tòng Ðả Hổ". Truyên Tàu còn có Tiết Nhân Quý, một danh tướng đời Ðường, cầm tinh bạch hổ. Nhiều khi ông ngủ tướng binh hiện về, quân hầu vô trướng phục dịch chẳng thấy chủ tướng đâu, chỉ thấy một con bạch hổ lù lù nằm trên giường. Cũng vì vậy nên con trai của Tiết Nhân Quý là Tiết Ðinh San giương cung bắn cọp mà không biết đó là cha ruột của mình. Tiết Nhân Quý chết dưới mũi tên của Tiết Ðinh San cắm trên thi thể.

Trở lại Việt Nam ta, về chuyện cổ tích thì ta có "Chú Cuội Ngồi Gốc Cây Ða" ở cung trăng cũng liên quan đến cọp. Chuyện kể rằng một hôm chú Cuội, một chàng trai tinh nghịch vác búa vào rừng đốn củi. Khi đi ngang qua cái hang đá tình cờ thấy mấy cọp con đang ngủ, vốn tính tinh nghịch chú bèn lấy búa đập chết đàn cọp con. Ngay lúc ấy bỗng nghe tiếng cọp mẹ gầm vang, Cuội ta lanh chân leo tuốt lên ngọn cây ẩn trốn. Cọp mẹ về hang thấy cọp con chết hết nên giận dữ gầm thét chấn động cả rừng thẩm âm u rồi chạy đến cây đa thấp gần đó cắn một mớ lá về nhai nhỏ ra vừa đắp lên vết thương vừa mớm cho mấy con cọp con ăn. Kỳ diệu thay, chỉ giây lát cả đàn cọp con sống lại khỏe mạnh như thường. Bị động ổ, cọp mẹ bèn dẫn đàn cọp con tìm nơi khác kín đáo, an toàn hơn. Sau khi cọp mẹ dẫn cọp con đi xa chú Cuội liền tuột xuống đất, sẵn búa đào ngay cây đa thần dược đem về trồng. Có cây đa thần dược hồi sinh ấy nên chú Cuội đã cứu sống nhiều người trong vùng. Nhưng một hôm nọ vợ Cuội đang làm việc đồng áng cạnh cây đa, vô tình đi tiểu dưới gốc cây đa thần. Vì bị ô uế nên cây đa thần tự trốc gốc bay bổng lên trời. Chú Cuội đang làm việc cạnh đấy nhìn thấy hốt

hoảng chạy đến cố níu cây đa thần lại nhưng cây đa cứ bay bổng mang theo cả chú Cuội lên cung trăng. Thế là từ đấy, cứ đến đêm rằm sáng trăng nhìn lên Cung Quảng ta thấy bóng chú Cuội ngồi dưới gốc cây đa. Nhân chuyện cổ tích nầy, nhà thơ trào phúng Trần Tế Xương có làm bốn câu thơ hài hước như sau:

Tôi có nghe người ta nói rằng. Nói rằng thằng Cuội ở cung trăng. Lấy ai không lấy, lấy thằng Cuội, Cũng gớm gan thay cái ả Hằng!

Lại chuyện cổ tích khác cũng liên quan đến cọp mà ta đã học trong sách "Quốc Văn Giáo Khoa Thư" của chương trình tiểu học trước đây. Chuyện như sau: Một bữa nọ, ở ngoài cánh đồng bên sườn núi, bác nông phu đang thúc trâu cày ruộng thì có một chú cọp đi ngang qua tỏ vẻ ngạc nhiên nên hỏi bác nông phu rằng: - Tại sao con trâu to lớn như thế mà chịu để cho bác sai khiến dễ dàng như vậy? Bác nông phu nhìn cọp rồi mỉm cười đáp: - Tại vì loài người như ta có trí khôn. Tò mò, cọp hỏi: - Thế bác có thể cho ta xem cái trí khôn của loài người được không? Bác nông phu cười đáp: - Nếu ngươi muốn biết trí khôn của ta thì để ta trói ngươi vào gốc cây kia rồi mới về nhà lấy trí khôn ra đây cho nhà ngươi xem, vì ta sợ lúc ta vắng mặt nhà ngươi vồ trâu của ta mà ăn thịt.

Nóng lòng muốn xem trí khôn của loài người nên cọp bằng lòng ngay. Thế là sau khi trói cọp vào gốc cây bằng dây thừng, bác nông phu mới cầm roi đánh liên tu bất tận vào thân mình cọp, vừa đánh bác vừa nói "Trí khôn của loài người đây! Trí khôn của loài người đây!". Người Việt ta vốn giàu óc tưởng tượng nên cho rằng cọp bị đánh lằn ngang, lằn dọc bằng roi thành thử bộ lông cọp mới vằn vện như ngày nay.

Còn về chuyện truyên kỳ, ta nghe kể chuyện "Thanh Ngưu Tướng Quân" có công giết hổ an dân. Chuyện được kể như sau: Trước

Năm Cọp – Điểm Mặt Chúa Sơn Lâm

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 17

kia trên con đường mòn Yên Bái đi Tuyên Quang từ huyện Trấn Yên đến châu Hàm Yên thường có cọp ra vồ người ăn thịt nên mỗi lúc có việc đi qua con đường nầy người ta tụ họp thành đám đông, đem theo nồi niêu đánh lên ầm ĩ để xua đuổi cọp mới dám đi. Hai bên đường có lập nhiều miếu thờ "Ông Ba Mươi" và khách đi đường thường dừng lại thắp nhang, van vái, cúng trái cây để đi đường được bình an. Tuy van vái nhưng đoàn người qua chặng đường nầy thỉnh thoảng cũng bị cọp tấn công. Rồi chợt xuất hiện một thanh niên khỏe mạnh, võ công cao cường, mỗi lúc có cọp bên đường nhảy ra vồ người thì chàng thanh niên ấy rất lanh lẹ xông tới xáp chiến với cọp và cuối cùng cọp phải thua bỏ chạy, người thanh niên ấy cũng vụt biến mất vào rừng. Yên được một thời gian, ngày kia người ta lại thấy một con hổ thành tinh rất dữ tợn từ đâu phóng tới tấn công đoàn người đi đường và người thanh niên kia cũng bất thần xuất hiện. Lần nầy, hai bên chiến đấu rất gay go mà vẫn bất phân thắng bại. Cuối cùng người thanh niên kia biến thành một con trâu xanh to lớn, dùng sừng nhọn đâm, húc tới tấp khiến con cọp thành tinh bị thương nặng gầm lên những tiếng đau đớn rồi bỏ chạy tuốt vô rừng thẳm. Tục truyền, người thanh niên kỳ lạ ấy là "Thần Trâu Xanh" hay "Thanh Ngưu Tướng Quân" theo pháp lệnh của Ðức Phật Quan Âm xuất hiện đánh đuổi cọp dữ để cứu thế an dân.

Cũng chuyện truyền kỳ, theo Ðại Nam Nhất Thống Chí, quyển 6, đời vua Gia Long có chép rằng tại làng Xuân Sơn, quận Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi thường xuất hiện một con bạch hổ chuyên cứu giúp dân chúng của làng nầy bằng cách bạch hổ đánh đuổi người Thượng thường xuống quấy phá dân làng hoặc đánh đuổi những con hổ khác về làng bắt trâu, bò hay bắt người ăn thịt. Con bạch hổ nầy tục gọi là Kha Hổ và được bầu làm "Ông Cả" trong thôn. Khi Kha Hổ chết, dân làng có lập đền thờ, hàng năm tổ chức cúng tế bằng đầu heo hoặc đầu bò.

Nỗi Nhớ Tuyệt Vời Em đong đưa nỗi nhớ Nhìn trời cao chênh vênh Nhớ nụ hôn bỏ dở Em cuời một mình ên! Hàng thông ru theo gió Hoàng hôn gọi tiếng chim Ngỡ anh đang ngồi đó Niềm vui đầy trong tim! Lửng lơ vầng trăng khuyết Em thả hồn đi đâu? Thành giấc mơ diễm tuyệt Em mơ giấc mơ đầu. Ngủ giấc ngoan em nhé Để giấc mơ trăm năm Sẽ không còn buồn tẻ Vì trăng sẽ trăng rằm!

Triệu Cô Nương

Năm Cọp – Điểm Mặt Chúa Sơn Lâm

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 18

Về chuyện truyền kỳ liên quan đến cọp còn rất nhiều, nào là chuyện vua Lý Trần Tông hóa thành cọp vào năm Thiên Chương Bảo Tự thứ tư, nào là chuyện Thái sư Lê Văn Tịnh hóa cọp, nào là chuyện Bà Chúa Ba, tức Phật Bà Nam Hải Quan Thế Âm (Chùa Hương có thờ vị Phật nầy), con vua Trang Vương, khi bị vua cha ép duyên đã được một con cọp cõng chạy vào động Hương Tích, nào là chuyện cọp trả ơn người cứu sống bằng cách bắt dã thú mang về trước cửa nhà để đền ơn...vân...vân...

Bước qua lịch sử nước nhà liên quan đến cọp thì ta có liệt sĩ lừng danh Hoàng Hoa Thám, được tôn xưng là "Hùm Thiêng Yên Thế". Liệt sĩ họ Hoàng, tục danh là Ðề Thám lập chiến khu chống Pháp xâm lăng trên miền núi rừng Yên Thế thuộc tỉnh Bắc Giang, Bắc Việt. Trong gần 30 năm, từ năm 1886 đến năm 1914, cụ Hoàng Hoa Thám chiêu mộ hào kiệt, huấn luyện binh sĩ, tích trữ lương thực, khí giới chờ ngày cử hành đại sự. Nhưng tiếc thay "Muôn sự tại nhân, thành sự tại thiên" cũng như vận nước chưa thông, anh hùng mạt lộ, liệt sĩ bị một người bạn thân gốc Tàu là Lương Tam Kỳ vì tiền thưởng mà phản trắc, chỉ điểm cho bọn tay sai của Pháp nửa đêm lẻn vào chiến khu ám sát họ Hoàng khi đang ngủ. Ngày đau thương ấy là ngày 18 tháng 3 năm 1913, kết liễu cuộc đời ngang dọc, oanh liệt của vị anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám mệnh danh "Hùm Thiêng Yên Thế", để lại cho các thế hệ sau tấm gương sáng ngời về tinh thần bất khuất, lòng yêu nước thiết tha, đem cả cuộc đời hiến dâng cho Tổ Quốc.

Cũng là hùm nhưng "Hùm Thiêng Yên Thế" được nhân dân và lịch sử yêu mến, kính trọng bao nhiêu thì "Hùm Xám Cai Lậy" lại bị đồng bào và lịch sử nguyền rủa, khinh bỉ bất nhiêu. Nguyên khi ông Nguyễn Văn Tâm giúp việc cho thực dân Pháp, được Pháp cử giữ chức quận trưởng Cai Lậy thuộc tỉnh Mỹ Tho thì ông tỏ ra quá hăng hái để lập công với quan thầy Pháp bằng cách lùng bắt gắt gao các nhà cách mạng Việt Nam. Ai mà bị "Hùm Xám Cai Lậy" hỏi thăm sức khỏe thì không bị què quặt cũng

bị ốm đau suốt đời đến nỗi "bác sĩ phải chê" vì những màn tra tấn cực kỳ hung bạo của ông ta. "Hùm Xám Cai Lậy" đã quên câu tục ngữ "Hùm chết để da, người ta chết để tiếng" mà người Trung Hoa cũng có câu tương tự "Hổ tử lưu bì, nhân tử lưu danh"

Về văn chương, các văn nhân, thi sĩ mượn cọp để tượng trưng cho sự dũng mãnh, oai phong. Các vị tướng đánh giặc giỏi, hùng dũng được gọi là "hổ tướng" cho nên khi tả Từ Hải, cụ Nguyễn Du đã viết:

Râu hùm, hàm én, mày ngài, Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.

Và khi Từ Hải bị Hồ Tôn Hiến lừa bất thần tấn công, Từ Hải quyết chiến đến hơi thở cuối cùng thì Nguyễn Du đã so sánh Từ Hải với con cọp lúc sa cơ:

Ðang khi bất ý chẳng ngờ, Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn.

Còn nữ sĩ Hồ Xuân Hương, cũng một nhà thơ trào phúng với những bài thơ "lời tục, ý thanh" cũng có nói đến hùm trong thơ của bà. Người ta kể rằng bà có dựng lên một cái quán nước, buôn bán theo kiểu văn nghệ để có cơ hội tiếp xúc với giới văn nhân thi sĩ, đồng thời để...kén chồng. Một trong những người thường lui tới và chiếm được cảm tình của nữ sĩ là ông Phạm Ðình Hổ, tục gọi Chiêu Hổ. Cả hai đều mang bản tính phóng khoáng và ưa đùa, cho nên đùa lâu trai gái như rơm gần lửa thì bén. Một hôm cả hai đang ngồi bên bờ hồ ngắm cảnh, ngâm vịnh. Trước phong cảnh hữu tình, không biết ông Chiêu Hổ nổi hứng, "tay chân táy máy" thế nào khiến nữ sĩ nghiêm mặt trách móc:

Anh đồ tỉnh hay anh đồ say, Sao anh ghẹo nguỵệt giữa ban ngày, Này này chị bảo cho mà biết, Chốn ấy hang hùm chớ mó tay.

Ông Chiêu Hổ hơi ngượng vì bị cự tuyệt, lại còn bị bà Hồ Xuân Hương lên lớp với giọng "đàn chị" song vẫn gượng đáp bằng bốn câu thơ cũng có chữ hùm:

Năm Cọp – Điểm Mặt Chúa Sơn Lâm

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 19

Nào ai tinh hay nào ai say, Nào ai ghẹo nguyệt giữa ban ngày. Hang hùm ví chẳng không cho mó, Sao có hùm con bổng chốc tay.

Và Thế Lữ, một nhà thơ tiền chiến, đã sáng tác bài "Nhớ Rừng", một bài thơ khá nổi tiếng tả tâm trạng của một con hổ sa cơ bị bắt bỏ vào vườn bách thú để cho loài người xem giải trí:

Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt, Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua. Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ, Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm...

Qua đến văn xuôi, bàng bạc trong văn chương ta cũng thấy nhắc nhiều đến cọp như nhà văn tiền chiến Ðái Ðức Tuấn với bút hiệu Tchya (viết tắt của các chữ "Tôi Chưa Hề Yêu Ai" nhưng một vài bạn bè của ông cho biết Tchya là viết tắt của các chữ "Tôi Chỉ Yêu Angel" vì ông có yêu say đắm một cô gái người Pháp rất đẹp, tên Angel. Nhà văn Ðái Ðức Tuấn mất ở Sài Gòn năm 1960). Tchya viết một chuyện về "Thần Hổ" đăng trên bán nguyệt san Phổ Thông trước đây. Câu chuyện truyền kỳ về một con hổ thọt đã được Tchya kể lại bằng một lối hành văn hấp dẫn, lâm ly, ly kỳ, rùng rợn đã thu hút rất nhiều độc giả. Lại thêm Lê Văn Trương, một nhà văn chuyên viết chuyện đường rừng cũng có nói về hổ không kém phần hấp dẫn và các sách của Lê Văn Trương bán chạy như tôm tươi vào thời đó.

Ngoài ra, cọp cũng còn đi vào ca dao, tục ngữ của dân gian, về cao dao ta có "Gió đưa bụi chuối tùm lum. Mẹ anh như hùm ai dám làm dâu", "Cọp giết người cọp nằm ngủ. Người giết người thức đủ năm canh". Còn tục ngữ ta có " Cọp chết để da, người ta chết để tiếng", "Hổ tử lưu bì, nhân tử lưu danh", "Họa hổ, họa bì, nan họa cốt. Tri nhân, tri diện, bất tri tâm", "Mãnh hổ nan địch quần hồ","Nam thực như hổ, nữ thực như miêu", "Hổ phụ sinh hổ tử", "Cọp Khánh Hòa, ma Bình Ðịnh", "Cọp dữ không ăn thịt con", "Dữ như cọp cái", "Nanh hùm, nọc rắn","Hai cọp không sống một

rừng", "Thả hổ về rừng", "Không vào hang cọp làm sao bắt được cọp con","Vuốt râu hùm", "Ðã lỡ leo lên lưng cọp", "Tửu nhập tâm như hổ nhập lâm"... vân...vân...

Ðể kết thúc bài Cọp của năm Dần, người viết xin kể thêm chuyện "Bà Mụ Ðỡ Ðẻ Cho Cọp Cái" ở Cà Mau và "Cọp Nhà Bè". Cách nay hơn một trăm năm, Cà Mau, U Minh là những vùng hoang dã, rừng thiêng nước độc. trên rừng nhiều thú dữ như cọp, beo, heo rừng, trăn, rắn còn dưới sông rạch đầy cá sấu. Có một số người tiền phong đi khẩn hoang lập ấp đã bỏ mạng vì các loài thú dữ nầy, nhất là bị cọp vồ ăn thịt cho nên người ta cữ không dám dùng chữ cọp mà gọi tôn kính là "Ông Thầy". Vào thời đó, tại Rạch Bàn thưộc Cái Nước có một bà tên Trần Thị Hoa, ngoài việc ruộng rẫy để sinh sống bà còn làm nghề bà mụ để giúp các sản phụ trong xóm và các xóm lận cận nên được gọi là Bà Mụ Tư. Ở vùng nầy, sau khi mặt trời lặn là ai ở nhà nấy, cửa đóng then gài, sợ thú dữ. Rồi vào một đêm nọ, trong khi cả xóm đang ngủ yên bỗng giật mình thức giấc vì tiếng cọp gầm ở phía nhà Bà Mụ Tư. Dân trong xóm vội đốt đuốc, tay cầm dao mác, cung nõ, kẻ đánh mõ, người đập thùng thiếc để xua đuổi cọp loạn rừng vế quấy phá dân làng. Khi đến nhà Bà Mụ Tư thì thấy cửa bị phá sập, mở toang, chung quanh nhà đầy dấu chân cọp, mọi người đều yên trí Bà Mụ Tư đã bị cọp vồ nên chia nhau đi tìm nhưng không có kết quả.

Về phần Bà Mụ Tư, đêm đó bà đang ngủ thì bỗng nghe tiếng cọp rống rồi cánh cửa bị mở tung, một con cọp nhảy đến cõng bà chạy tuốt vô rừng giữa đêm khuya. Cọp chỉ cõng bà thôi nên bà không bị thương tích chi cả song bà cũng bị điếng hồn, bủn rủn tay chân. Khi đến nơi cọp ở, cọp thả bà xuống, cạnh đó là một con cọp cái có bầu, bụng to đang nằm rên rỉ, vẻ đau đớn. Trong khi Bà Mụ Tư đang điếng hồn không biết phản ứng ra sao thì con cọp đực dùng mũi đẩy bà đến gần con cọp cái đang rên rỉ. Với sự thông minh tối thiểu, Bà Mụ Tư biết cọp muốn gì nên bà lấy lại tinh thần, xắn tay áo và với lương tâm của một bà mụ cùng với kinh

Năm Cọp – Điểm Mặt Chúa Sơn Lâm

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 20

nghiệm đỡ đẻ lâu năm, bà tận tình giúp cọp mẹ sinh được hai cọp con đều khỏe mạnh và cọp mẹ cũng tỏ vẻ bớt đau đớn. Khi công việc đỡ đẻ cho cọp hoàn tất thì trời cũng đã gần sáng.

Xong xuôi, cọp đực bèn cõng Bà Mụ Tư trở về. Cọp không cõng bà về đến tận nhà mà chỉ thả bà xuống ở bìa rừng vì cọp sợ vào xóm sẽ làm náo loạn dân làng. Sau khi được cọp thả xuống, Bà Mụ Tư đi bộ về nhà, một vài người thấy bóng dáng bà từ bìa rừng đi vô xóm tưởng hồn ma của bà hiện về nên ai cũng sợ cho đến khi Bà Mụ Tư đến gần bằng xương, bằng thịt cả xóm túa ra hỏi han bà về chuyện bị cọp vồ mà không chết. Bà mới thuật lại câu chuyện đỡ đẻ cho cọp để mọi người nghe. Cách mấy ngày sau, sáng ra bà vừa mở cửa thì thấy một con heo rừng to lớn bị cọp vồ chết nằm chình ình trước nhà. Xóm làng được tin nầy đều bảo rằng đó là quà của "Ông Thầy" đền ơn bà mụ. Từ đấy, thỉnh thoảng cọp mang đến đền ơn bà khi thì con nai, khi thì con heo rừng, khi thì con mễn cho đến khi bà mãn phần mới thôi và cũng từ đấy dân trong xóm nầy sống bình an không còn bị cọp hay thú dữ về quấy phá.

Cho đến nay đồng bào vùng Bạc Liêu - Cà Mau còn truyền tụng và có người viết thành sách về chuyện "Bà Mụ Ðỡ Ðẻ Cho Cọp Cái" nầy.

Về "Cọp Nhà Bè", trước đây khoảng đời vua Duy Tân, có ông tên Trần Ðiềm, tục gọi là "Ông Hai Cọp", một người có võ nghệ, lấy vợ ở Nhà Bè và làm nghề đốn củi. Trong lúc đi đốn củi, ông Ðiềm tình cờ bắt được một con cọp con đem về nuôi và đặt tên cho nó là "Thằng Út", còn lối xóm gọi nó là "Thằng Út Cọp". Nó sống quen với gia đình ông Ðiềm nên rất hiền ngoan. Có một lần, khi Út Cọp còn nhỏ nó rượt gà của hàng xóm, ông Hai Ðiềm thấy được bèn kêu nó vô đánh cho mấy roi mây và từ đó Út Cọp sợ luôn không dám quấy phá chó, mèo, heo, gà, vịt của lối xóm nữa. Nó cũng biết tên của nó là "Thằng Út", mỗi lần ông Ðiềm hay người nhà gọi Út là nó chạy đến hoặc tới bữa cơm mà nó còn mãi mê chơi ở ngoài vườn

Luïc Baùt Nay (Viết dùm Em – số 3) Anh quên gọi em. Anh quên gọi em trưa nay, Cho nên buổi sáng kéo dài quá trưa Chiều buồn, lòng cũng đổ mưa Hạt thương, hạt nhớ, hạt vừa giận anh! Một phút nhớ Em ngồi gậm nhấm niềm yêu Biết bao kỷ niệm chắt chiu thuỡ giờ Dư cho em kết thành mơ Đủ cho em thấy thẩn thờ nhớ anh! Đọc thơ anh Em buồn đọc lại thơ anh Tưởng mình sống lại ngày xanh thuỡ nào Khu vườn kỷ niệm xôn xao Quắt quay nỗi nhớ hôm nào có anh. Mắt anh. Mắt anh như bị thôi miên! Có viền đắm đuối, có viền si mê Tình ru điệu hát vỗ về Cho em bối rối bốn bề yêu thương!

Phy Phương

Năm Cọp – Điểm Mặt Chúa Sơn Lâm

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 21

hay bên hàng xóm, ông Ðiềm gọi "Út, về ăn cơm mầy" thì nó cũng biết, nó chạy về ăn cơm. Cọp là loài ăn thịt nhưng gia đình ông Ðiềm nghèo nên không có tiền mua thịt cho nó ăn, bữa ăn chỉ có cơm với cá mắm vậy mà Thằng Út vẫn vui vẻ ăn như thường và nó vẫn lớn lên khỏe mạnh như những con thú khác. Chỉ những khi nó theo cha là ông Ðiền lên rừng, trong khi ông Ðiềm đốn củi, nó đi săn may mắn bắt được dã thú thì bữa ăn mới có thịt mà thôi. Thường ông Ðiềm đi đâu nó cũng đi theo như cha với con, về phần ông Ðiềm cũng thương nó như con vậy.

Ông Trần Ðiềm về sau tham gia phong trào Cần Vương chống Pháp nên bị truy lùng gắt gao, ông phải trốn lên rừng ẩn náo, Thằng Út cũng theo cha lên rừng. trên rừng ông Ðiềm dựng một túp lều tranh vách lá để hai cha con ở, Út Cọp mỗi ngày đi săn thú rừng để nuôi cha. Nhưng rồi nơi ẩn trốn của ông Ðiềm và Thằng Út cũng bị phác giác. Một hôm Pháp đem quân đến bao vây nơi ông ẩn trốn và nổ súng khiến ông Ðiềm bị trúng đạn tử thương còn Thằng Út chạy thoát đươc. Thấy cha chết, Út Cọp kêu gào thảm thiết và từ đó mỗi năm đến ngày giỗ của ông Hai Ðiềm Thằng Út lẻn về thăm ngôi nhà tranh cũ có đem theo thú rừng để làm giỗ cha. Rồi chẳng may trong một lần về thăm nhà như thế có kẻ trông thấy bèn đi báo với chánh quyền Pháp để lãnh thưởng. Pháp đem một số vệ binh với súng ống đến bao vây ngôi nhà tranh, Út Cọp hết đường lẫn trốn bèn phóng mình ra thoát thân nhưng cũng không tránh được những phát đạn oan nghiệt. Thế là Út Cọp cũng ngã gục dưới lằn đạn của những kẻ mà nó chưa hề thù oán, kết liễu cuộc đời của một con hổ nặng tình hiếu nghĩa với loài người!

Ngày Xuân góp nhặt dông dài, Mua vui cũng được một vài trống canh. (Kiều)

Kính chúc quí độc giả một năm Canh Dần sức khỏe dồi dào như Cọp - An Khang - Thịnh Vượng

Lê Thương Richmond - Virginia Xuân Canh Dần - 2010

Ông lão gần 80 sắp về bên kia thế giới. Bà vợ dọn dẹp đồ đạc riêng của ông thấy có một chiếc hộp sắt. Mở ra, bà thấy có hai vỏ lon bia Heineken đã được bóp dẹp và một bó bạc, toàn tiền một đô, đếm được tất cả 750 đô la. Bà hỏi thì ông thiều thào thú nhận: “Bà ơi, mỗi lần tôi ngoại tình với người đàn bà khác xong thì tôi hối hận lắm, phải uống bia cho …quên, và tôi giữ lại cái lon làm bằng chứng để tự…răn mình! Bà cảm động vô cùng. Chỉ có hai cái lon thôi trong suốt hơn 50 năm chung sống! Bà âu yếm hôn chồng thắm thiết và hỏi: “Vậy còn số tiền 750 đô la kia là tiền gì vậy ông? Ông chồng cố lấy hết hơi tàn nói” “Bà ơi, đó là số tiền tôi bán lon nhôm..!!!

Sưu Tầm

Người Chồng Thành Thật

Thơ Cao Vị Khanh

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 22

Có lời nào thiệt hơn

Có lời nào không thiệt Khi trí nhớ bỏ quên Trong trái tim thất lạc bổng trở lại, bình yên có lời nào không thiệt khi môi ghé, tình cờ trên đầu hôn tưởng vọng mà chợt khóc, bơ vơ có lời nào không thiệt khi tay đói lầm than bỗng no nê da thịt mà lệ đó úa vàng có lời nào thiệt hơn như lời tôi yêu em khi banh da xé thịt thấy giọt máu đứng im có lời nào thiệt hơn như lời tôi yêu em Từ tốn Cho tôi làm giọt nước Trên mình em, lang thang Qua đồi non cỏ mượt Xúm xít cụm hoa ngoan

Tôi sẽ lăn thật chậm

Dấu tích

Có ngón tay bỏ sót Trên mình em đêm qua Ngại ngùng thu dấu hết Những ân tình xót xa Có con mắt bỏ quên Giữa tim em ký ức Nhìn đi, nhìn thiệt kỷ Từng nỗi nhớ li ti Có dấu môi bỏ lạc Trên ngấn cổ không phai Ngày mỗi ngày, dẫu lạ Tình mỗi lúc, một đầy Có ngón tay bỏ sót Giữa đời nhau, ai hay! võng gai cảm tạ em yêu dấu đã cho anh đắm say trên võng tình thân ái mắc từng sợi đắng cay Trích từ TQBT, tập 31 năm thú 7.

thô CAO VỊ KHANH

Thì Thầm Mùa Xuân

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 23

Hà đang loay quay với chiếc xe đạp cà tàng tuột dây sên, mồ hôi ướt như tắm trong nắng Sài Gòn như thiêu đốt. Con đường đến chợ còn một quảng xa. "Chắc phải dắt xe về nhà ", Hà lẩm bẩm . Chiếc aó bà ba tơ nội hóa đã ướt đẫm. "Nắng Sài Gòn em đi mà chợt mát, bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông". Ông thi sĩ Nguyên Sa chắc muốn chọc quê nàng, Hà thầm nghĩ. Cô ơi, để tôi coi sửa dùm cho nghe cô? Hà ngước mặt nhìn lên. Người đàn ông xa lạ tướng tá cao lớn, chừng như đứng tuổi khẽ nói: Tôi chuyên sửa xe đạp ở gần đây, chắc tôi sửa giúp cho cô được. Lát sau, chiếc xe đạp đã sẵn sàng cho Hà lên đường. Cám ơn anh. Không có gì đâu cô Hà. Ủa sao anh biết tên tôi? Không những biết tên cô, mà tôi còn biết nhiều về cô nữa kìa. Hay là cô vào quán nầy uống ly nước mía với tôi nghe. Người đàn ông khẩn khoản. Hà vừa ngạc nhiên vừa tò mò, nàng theo người đàn ông vào quán nước bên đường. Hà vừa uống nước vừa quan sát người đàn ông sửa dùm chiếc xe đạp cho nàng.

Ai vậy kìa? Hình như nàng chưa bao giờ biết cả, nàng thầm nghĩ. Cô Hà đừng thắc mắc, đừng lo nghĩ gì cả nhé. Tôi là An, anh họ của Vân, người làm việc cùng ca với cô đó. Hình như Vân có nói với cô về tôi phải không? Cô nhớ chưa? À, dạ tôi nhớ ra rôì. À anh An. Anh mới đi học tập cải tạo về mấy tháng nay, đúng không? Cô nói đúng mà sai. Tôi đi tù chứ không có cải tạo gì cả. Vâng, tôi về nhà được mấy tháng rồi. Khi thì giúp anh bạn ra tù trước tôi sửa xe đạp, khi thì đi đó đây tìm việc làm phụ với mẹ tôi. Cám ơn anh. Hôm nào rảnh, anh đến chơi, kể cho tụi tui nghe chuyện mấy năm tù tội của anh nghe. Theo lời kể của Vân thì An là một sĩ quan biệt động quân, có vợ và ba con, sau mưòi năm cải tạo xa nhà, vợ chàng đã bỏ con cho ông bà nội, ôm cầm sang thuyền khác. Từ những trại tù đày đọa khổ sở của miền rừng núi Bắc Việt, chànng trở về nhà, đối diện với thực tế của cuộc sống chẳng kém phần gay go. Những năm dài tù tội, vợ chàng chỉ đến thăm đôi ba lần đầu rồi biệt tăm. An không dám hỏi mẹ, vì không muốn làm buồn thêm cho chính mình, mong ngày được thả ra, trở về sẽ thu xếp chuyện gia đình. Sau những lần gặp gở, An được biết Nga, vợ chàng, đã có thêm hai đứa con với người đàn ông nhiều quyền lực trong thành phố chàng đang ở.Với những áp phe béo bở, những công

THÌ THẦM

MÙA XUÂN NGỌC KHÁNH

Thì Thầm Mùa Xuân

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 24

việc làm ăn nhiều tiền bạc, Nga thẳng thắn khuyên chàng nên quên nàng đi, lập cuộc đời mới, cần giúp đở nàng sẽ lo cho. An hụt hẩng trong một thời gian dài, nhưng nghĩ lại An không trách Nga, dù sao nàng cũng còn quá trẻ, nhỏ hơn An hơn mười tuổi, ngày An vào tù nàng chỉ khoảng 25 tuổi đời, làm sao chịu đựng được những ngày tháng dài cô đơn. Nga là người vợ do mẹ chàng chọn. Bà bảo Nga trẻ trung, nhưng giỏi giang, quán xuyến việc nhà, việc buôn bán phụ bà. Lúc ấy, nàng ở nhà quê, con của người phụ việc cho bà ngoại chàng. Dĩ nhiên Nga rất đẹp. Sau những lần về phép thăm mẹ, lúc ấy, Nga đang lên phụ buôn bán với mẹ chàng, cộng thêm lời nói thêm vào của mẹ, An rất hạnh phúc làm đám cưới với Nga, vừa cưới vợ đẹp, ngoan hiền, vừa lòng mẹ, vừa lòng chàng. Đâu ngờ, lòng người thay đổi đến thế. Cũng xong một trang của đời chàng. An định ở vậy nuôi con, nhưng số mệnh đã sắp xếp cho chàng đi thêm một bước nữa. Bấy giờ, chương trình HO từ chính phủ Mỹ đã bắt đầu, chàng nộp đơn xin ra đi. Lúc ấy, mẹ chàng, một lần nữa ra tay thu xếp cuộc đời chàng. Bà bảo: Con à, con còn trẻ lắm, mới 46 tuổi con không lấy vợ bây giờ, mai mốt ra nước ngoài, ai cũng coi trọng tiền bạc, con mới đến, hai bàn tay trắng, ai mà chịu lấy con, rồi ai lo cơm nước nhà cửa cho mấy cha con, mẹ đâu có theo con được". Bà tiếp tục: Mẹ trông cô Hà, bạn của Vân, còn trẻ đẹp, học thức, chưa có chồng, lại có vẻ hiền lành, con thử làm quen xem sao. Nhớ là lần nầy mẹ để tùy con quyết định đó nghe. An suy nghĩ hơn thiệt về lời mẹ nói. Cuối cùng, An quyết định gặp Hà xem sao, nếu hợp nhau thì tiến tới, không thì thôi. Điều cần thiết nhất là sự thông cãm, hiểu biết, ở xứ người xa lạ, mà mỗi người nhìn về mỗi hướng thì thà sống một mình còn vui hơn. Do đó An đã nhiều lần đến, đi ngang phòng làm việc của Hà mà không để nàng biết. Người cũng vui vẻ, dễ thương, chỉ có

điều hơi khó tánh, Hà ở luôn trong cơ quan, có vẻ ít bè bạn. Lúc An ra tay nghĩa hiệp sữa xe cho Hà là lúc chàng định vào xin khám bịnh để gặp Hà, thì vừa lúc hết giờ làm việc, nàng là phụ tá bác sĩ nên có thể khám những bệnh thông thường. Hà đã gần 40, duyên dáng, dễ thương. Khi nàng định lấy chồng thì ngày 30 tháng tư ập đến, người yêu nàng đang đóng quân ngoài mặt trận không thấy trở về, cũng không có tin tức gì sau đó. Những người mới đến từ miền Bắc hoặc từ khu chiến trở về, tuy có dễ tánh, xuề xoà, nhưng thiếu sự lịch thiệp, phong nhã. Về suy nghĩ hay kiến thức thì khoảng cách còn xa hơn nữa. Gặp An, đúng là người nàng mơ ước, dù chàng là kẻ chiến bại nhưng không là kẻ hèn nhát, An vẫn còn giữ nét kiêu hảnh, phong độ của người lính học thức, đầy kinh nghiệm chiến trường. Hai người quen nhau từ đó. Những buổi chiều đi dài theo những con đường nhỏ chung quanh bệnh viện, hay những ngày cuốí tuần bên nhau ở vườn cây Lái Thiêu, mang đến cho cả hai những tình cảm chân thật nhưng nồng nàn. Cả hai chia sớt nhau những suy nghĩ về chế độ hiện tại. An nói về mơ ước ngày mai khi các con của An khôn lớn ở xứ người, An sẽ cố gắng làm gì cho quê hương được tiến bộ, tự do dân chủ, Hà hứa với An sẽ giúp An thực hiện giấc mơ cao cả đó. Tết năm ấy, cả hai cùng về quê hương Rạch Giá trước khi chuẩn bị đi Mỹ khi ra ngoài ngày. Sáng 29 Tết, An đến đón Hà về quê, buổi sáng sớm, cảnh vật còn say ngủ, càng xa Sài-Gòn không khí nhà quê càng rõ nét. Đâu đây con trâu già đang thảnh thơi gặm cỏ, ruộng đồng đã qua mùa gặt hái, chỉ còn trơ những gốc rạ buồn thiu. Hà hiểu rằng khung cảnh đó, đời sống đó sẽ chỉ còn trong tâm tưởng khi nàng rời xa quê hương. Buồn thì có buồn vì xa xứ sở, xa người thân thuộc, nhưng góc biển chân trời nào khi có An bên cạnh cũng là niềm vui cho nàng. Khi

Thì Thầm Mùa Xuân

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 25

mùi biển mặn đã bắt đầu bàng bạc khắp không gian, Hà se sẻ bảo An:

Gần tới nhà rồi, phải không anh? Ừ, em có thấy mai vàng đang bắt đầu nở hai bên đường không em? Dạ, em thấy, anh biết không, em thích chưng mai trên bàn giữa nhà, còn bông huệ trắng thì trên bàn thờ Phật. Mùi hoa thơm tinh khiết lắm anh ạ. Ừ, còn nồi bánh tét nữa, em có thích ngồi chụm lửa không? Dĩ nhiên rồi, mình còn chờ nửa đêm mừng tuổi ông bà rồi đi chùa xin quẻ đầu năm nữa chớ. Hà say sưa trong hạnh phúc mới, trong tình yêu ấm áp, lứa đôi, ngở như mình còn trẻ dại. Tay trong tay, nàng với An tung tăng khắp phố phường Rạch Giá cho đến khi nắng xuân nhạt dần. Những năm đầu tiên ở Mỹ, gia đình Hà cũng gặp nhiều trở ngại của người mới đến. Trở ngại về ngôn ngữ, việc làm, nơi chốn ăn ở. Nhờ sự cảm thông và tình yêu, An và Hà vượt qua mọi sự khó khăn đó. Đến khi các con An bắt đầu trưỡng thành, đứa có gia đình, đứa vào đại học, hai người dọn về Cali nắng ấm để An tiện gặp bạn bè cũ, hầu thực hiện giấc mơ chàng đã ôm

ấp, đã từng tâm sự cùng Hà. Khi công việc mới khởi đầu, An bắt đầu viết báo, kêu gọi, kết nạp người cùng tâm huyết với chàng là lúc Hà khám phá ra chứng bệnh trầm kha của An. Bệnh ung thư gan là kết quả của những ngày tháng dài sống trong rừng thiêng nước độc Hoàng Liên Sơn. Nhìn An đau đớn mê mang trên giường bệnh, Hà cũng tan nát cả cỏi lòng. An đi rồi Hà sẽ sống làm sao một mình nơi xứ lạ quê người. Các con của An dù Hà thương yêu chúng hết mực nhưng vẫn là tình dì ghẻ con chồng. Đến đâu thì đến, hiện tại Hà đem hết sức còn lại để săn sóc An trong những ngày cuối cùng của đời chàng. Đêm đã khuya, trời tối đen và lạnh như cắt. An nằm im lặng, bất động. Im lặng quá. Hà thèm nghe một tiếng động gì đó, tiếng An rên rỉ chẳng hạn, tất cả đều im lặng, ngoại trừ tiếng gió mưa ngoài trời. Bác sĩ bảo với nàng An sẽ đi bất cứ lúc nào. Các con An đã về đông đủ nhưng nàng đã bảo các con về nghỉ, có gì nàng sẽ gọi. Nàng muốn giây phút cuối cùng chỉ có An và Hà. Xin lổi An. Tình yêu có sự ích kỷ của nó. Đêm nay em muốn nói cho anh nghe lời từ giã của em. Em muốn kể lại cho anh nghe chuyện ngày xuân năm nào trước khi mình rời khỏi quê hương. Bởi vì đêm nay là đêm giao thừa của chúng ta, dù ở đây đang là mùa đông lạnh buốt. Ở đây không có mai vàng nhưng có huệ trắng, em đang ngửi hương hoa huệ bay khắp nhà. Dĩ nhiên mình không thể đi chùa như mọi năm, nhưng em hy vọng anh sẽ nói chúc mừng năm mới với em trong sáng mùng một Tết anh nhé. Hà thì thầm bên cạnh An cho đến khi ngủ gục bên giường bệnh, không hay rằng ánh sáng đã bắt đầu tràn về để đón mừng ngày đầu năm mới. Ngoài vườn, hoa hồng, hoa lan, hoa cúc đang nở vội để đón mừng Xuân mới. NGỌC KHÁNH Mùa đông 2009

Còn Yêu Hoa Cúc

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 26

Muốn hỏi anh có còn yêu hoa cúc?? Về đây em hâm nóng rượu chiều thu Lá vàng rơi bàng bạc lối sương mù Bên hiên vắng mình ngồi xem hoa nở Về lại bên em cho mộng lòng thôi vở Lối thu gầy xào xạc bóng mai đi Câu thơ xưa thời mới lớn còn ghi Em nghe mãi tiếng thu buồn dịu vợi. Lá hiu hắt rơi rơi vàng khắp lối Áo ai vàng cho anh mộng hoàng hoa Mình chờ nhau trọn kiếp phải chăng là…? Phải có thật.. anh về đi, em đợi. Chung rượu ấm, ánh mắt nồng thay lời nói Hãy lặng yên cho thu khẻ khơi lòng Hoa cúc cười tươi lại những thương mong Vàng lá đổ…lung linh màu kỷ niệm… 2004 Cát Vân

Coøn

Yeâu

Hoa Cúc

Thư Viết Cho Người

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 27

Thö Vieát

cho NGƯỜI

m yêu! Anh dường như còn đang nghe bên tai lời em nói: “Anh ơi, khi nào có dịp, em muốn cùng anh đi một vòng quanh vùng Đông bắc Mỹ vào dịp thu về, để mình có thể tận mắt ngắm nhìn những đổi thay dịu dàng của đất trời và từ đó sẽ cảm được những biến chuyển bất chợt của sự sống ngay cả trong thiên nhiên để mình cảm nhận ra và biết yêu quý những gì mình đang có”. Khi ấy anh đã không hiểu hết được những điều em muốn nói. Chúng ta đã không có cơ hội cùng đi với nhau như lòng em mong ước. Chúng ta đã xa nhau vì một vài lý do không thể ngờ trước được. Mình đã không nghĩ ra lỗi nơi ai, có lẽ chỉ vì chúng ta có duyên mà không có nợ phải không em.

Anh vẫn nhớ ngày đầu gặp lại em sau hơn 30 năm dài lưu lạc, một khoảng thời gian có lẽ dài hơn nửa cuộc đời của rất nhiều người em nhỉ! Vào một ngày mùa hè rực nắng bên gió biển rạt rào, anh đang u sầu lo nghĩ về sự thất bại trong công việc làm, chân dạo bước mà không biết là mình đang đi về đâu, thì chợt nghe có tiếng gọi tên mình, một cái tên mà anh gần như quên mất đi, vì đã rất lâu anh không dùng tên ấy để giao thiệp. Anh đã bàng hoàng khi nhìn thấy em…Dáng dấp ấy, ánh mắt ấy…anh làm sao quên được, ở những ngày tháng thanh tân của một đời người, mà anh đã trốn chạy, vì anh biết trong hoàn cảnh quê hương lúc ấy, anh không có điều kiện tạo dựng hạnh phúc cho em, người mà anh yêu quý khi mình còn chung bước trong khung trời Đại Học tràn đầy ước vọng. Mình đã cùng nhau dệt bao nhiêu mộng, đã cùng đếm bước trên con đường Duy Tân yên vắng mỗi buổi chiều về, qua bao mùa xuân, hạ, thu, đông. Anh đã cảm thấy tim mình rộn ràng vui và an ủi biết bao khi được cùng em sánh bước sau những giờ học mệt mỏi và căng thẳng, được nghe tiếng em ân cần chia sẻ cùng anh những lo âu buồn phiền trong cuộc sống, dù rằng lúc ấy em cũng chỉ là một cô sinh viên còn rất bé. Nhưng có lẽ con gái thì sớm có sự hiểu biết chín chắn hơn con trai khi ở vào tuổi chớm trưởng thành phải không em. Lúc ấy anh thầm nghĩ, ai sau này lấy được em làm vợ hẳn phải là một người tốt số, và chính anh đã nhiều lần mơ ước vu vơ…Phần em, dù có phải bù đầu với những giờ thực tập hay những đồ án nhức đầu, em vẫn luôn dành cho anh những giờ tản bộ nhàn nhã vào những buổi chiều xuống. Có đôi khi những ước mơ của hai đứa mình đã cùng chắp cánh bay cao, khi chúng ta dường như đang bước gần đến cùng một cánh cửa tương lai rạng rỡ phía trước. Thế nhưng định mệnh nghiệt ngã của dân tộc đã như ngọn cuồng phong tàn nhẫn, xóa tan đi mọi lối về, anh và em đã thất lạc nhau trong trận bão dữ của dân tộc…Em đã cùng gia đình rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn qua một cuộc hành trình sinh tử, khuất chìm sau những con sóng bạc đầu, đi về nơi vô định. Anh đã như người mất hồn khi

E

Thư Viết Cho Người

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 28

không còn em bên cạnh và luôn mong rằng việc em đi xa chỉ là giấc mộng thôi. Rồi một chiều nào đó, em sẽ lại đi cùng anh trên những con đường yên vắng, có thật nhiều lá me bay vào những buổi chiều Thu khi nắng vàng lung linh nhảy múa ở trên cao và chúng ta sẽ lại chung bước trong khung cảnh trữ tình nên thơ ấy. Đó là hạnh phúc thật sự anh đã tìm thấy được, nhưng anh đã không có diễm phúc để gìn giữ cho mình. Em nào có hay biết những nỗi buồn mất mát từ ngày chia ly ấy đã ở trong tim anh trong một thời gian rất lâu. Vào một buổi chiều cuối thu, một định mệnh đã thay đổi cuộc đời anh…Một người bạn học ngày xưa đã đến rủ anh cùng làm một chuyến đi xa vì anh ta không thể chấp nhận được chế độ đương thời, lạm quyền và chà đạp nhân phẩm con người một cách phi lý và ngu xuẩn tạo nên những suy sụp không lối thoát của cả một dân tộc. Cùng cảnh ngộ với anh ta, sau rất nhiều phen tuyệt vọng vùng vẩy để tìm một nơi có thể sống được với một nếp sống có đạo đức, biết liêm sĩ, đã không thể tìm thấy trên chính quê hương yêu dấu của mình, anh đành chọn giải pháp ra đi, một điều anh đã không nghĩ đến khi còn em bên cạnh. Em yêu quý! Khi chính anh đi đến quyết định vô cùng quan trọng của một đời người, “Vĩnh biệt quê hương”. Đến lúc ấy anh mới cảm nhận được thấm thía hơn nỗi đau lòng của em vào những ngày tháng căng thẳng tương tự khi em phải quyết định ra đi. Đó cũng là nỗi đau chung của hàng triệu con người Việt-Nam, đã đánh đổi sinh mạng cùng những mơ ước mà họ đã xây đắp vun bồi trong suốt cả cuộc đời cho hai chữ Tự-Do. Anh càng hiểu rõ hơn lý do tại sao em đã không yêu cầu anh đi cùng em như thói thường của những kẻ yêu nhau. Em đã tôn trọng quyết định của anh lúc ấy, em không muốn anh phải vì em mà anh phải lựa chọn rời bỏ quê hương khi lòng anh chưa nở, để bây giờ chúng ta đành phải lạc mất nhau trong đại dương mênh mông của cuộc đời, cho những ngày tháng ở tương lai là những chuỗi ngày không tìm thấy niềm vui thật sự.

Một mình cô đơn nơi xứ người trong hơn 3 năm đầu, vì không có một chút tin tức gì về em, anh đã làm một quyết định sai lầm, khi thành hôn với một người mà anh không thật sự thương yêu. Định mệnh buộc chặt anh, hay chính là một nghiệp lực nào đó do chính anh gây ra…Anh luôn cố gắng làm tròn trách nhiệm của mình, tìm niềm vui trong công việc làm cũng như từ những sự thành công anh gặt hái được. Thói thường, khi thành công, mọi người dễ dàng chia xẻ niềm vui với nhau. Đến khi thất bại, chỉ có riêng mình gặm nhắm nỗi đau khổ của riêng mình. Khi tình cờ gặp lại em vào những ngày tháng căng thẳng ấy, anh thật bồi hồi và vui mừng khôn xiết. Tuy lúc ấy em đã không còn bận bịu chuyện gia đình, nhưng anh thì phải cố gắng dành toàn vẹn tình yêu thương của mình cho hai con để đền bù sự thiếu vắng tình thương của một người mẹ. Em đã tôn trọng chính mình và quyết định xa anh lần nữa. Anh nhớ đến lá thư em viết để lại cho anh “Anh yêu quý! Em rất đau buồn khi phải quyết định xa anh. Vì không muốn tình cha con anh bị thương tổn, không muốn anh phải khó xử khi phải lựa chọn giữa em và con anh. Cháu Vy dường như không vui khi thấy có em hiện hữu trong cuộc sống của anh, dù rằng mẹ của nó đã qua đời, dù rằng em đã hết lòng chăm sóc anh và thương yêu chúng nó. Em mong anh hiểu và không buồn em…” Em yêu! Có còn tình yêu nào trân quý hơn, có còn tấm lòng nào nhân ái và cao thượng hơn em nhỉ! Lòng anh lại một lần nữa nát tan vì đã không thể trao tặng em một đời sống bình yên, một tình yêu trọn vẹn như em luôn dành cho anh.

Thoáng đó mà mình đã không gặp nhau

gần 2 năm rồi. Cuối tuần vừa qua nhân dịp đi công tác ở vùng Đông bắc Mỹ, vào lúc mùa thu đang ngự trị cả đất trời, không gian bàng bạc hương thu. Sự thay đổi thời tiết trong thiên nhiên qua bốn mùa xuân hạ thu đông thật không khác gì với tiến trình Sinh, Trụ, Hoại, Diệt của một đời người: Từ khi mới sanh ra đến khi trưởng thành, già yếu rồi mất đi. Hình

Thư Viết Cho Người

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 29

ảnh mùa thu gợi lại trong tâm hồn con người những hoài niệm không phai, những cảm giác hối tiếc từ nỗi buồn biệt ly qua hình ảnh những hàng cây đang thay dần màu áo. Từ màu lá xanh non khi xuân vừa sang, ngả sang vàng khi cuối hạ, để rồi vào một ngày mùa thu nào đó sẽ theo những cơn gió mong manh lìa cành... Còn một ngày cuối tuần trước khi về lại nhà, nhớ đến ước mơ của em, anh đã quyết định thực hiện điều em mong ước. Anh đã một mình lái xe xuyên qua những cánh rừng phong bạt ngàn. Dưới bầu trời chan hòa nắng thu, một vùng không gian yên vắng, sâu ngút ngàn, được chấm phá bằng những màu thu thật quyến rũ. Có rất nhiều những chiếc lá đã ngả màu, những màu vàng rực rỡ lấp lánh dưới ánh mặt trời hòa lẫn với những màu đỏ sẫm của những chiếc lá sắp rời cành, tạo nên một bức tranh thiên nhiên kỳ mỹ. Anh cảm thấy lòng mình bồi hồi buồn khi nhìn thấy lớp lớp những chiếc lá vàng đã héo khô, nằm rải rác trên những thảm cỏ, bên dưới những gốc cây phong đã chỉ còn trơ những cành khẳng khiu. Từng chiếc lá thu nhẹ nhàng rời cành bay lửng lơ trong không gian trong giây lát dường như luyến tiếc, không muốn xa cành. Để rồi cuối cùng cũng sẽ nằm yên trên những lớp lá đã rơi rụng vào những mùa thu trước, có thể đã và đang mục nát để trở lại vun trồng, nuôi lớn dần những nụ lá non vào mùa sau...Ai có thể bảo rằng những chiếc lá ấy đã vĩnh viễn biến mất đi! Lái xe chầm chậm dưới bầu trời thu ngập lá vàng, anh chợt thấy trong lòng dâng lên một nỗi ngậm ngùi thương tiếc khi liên tưởng đến kiếp nhân sinh cũng ngắn ngủi không kém. Từ khi chào đời đến lúc nhắm mắt xuôi tay, bỏ lại tất cả những yêu thương, ghen ghét, những nỗi buồn vui, những điều mong muốn đã thực hiện được và luôn cả những điều không toại ý. Có những chia ly được báo trước, để có những chuẩn bị tinh thần cho những kẻ sắp ra đi cũng như cho người thân còn ở lại và cũng lắm khi chỉ là những từ bỏ vô cùng đột ngột, không kịp thốt lời ly biệt.

Chia tay cùng em lần đầu, anh đã không hy vọng có ngày gặp lại. Thế mà, việc ấy đã xảy ra thật bất ngờ! Phải chăng từ trong nỗi buồn ly biệt đã có sẵn cơ hội trùng phùng, trong tận cùng của sự tuyệt vọng và đau khổ sẽ khởi sinh mầm hy vọng và hạnh phúc? Nghĩ đến điều đó anh cảm thấy vui hơn khi nhớ về quê hương bỏ lại của mình, một quê hương đang ở dưới tận cùng của những bất hạnh, do ảnh hưởng vô cùng trầm trọng của những băng hoại tư tưởng và hành động, dẫn đến những biến chuyển nhất định sẽ phải đến. Cầu mong rằng vào một ngày không xa lắm sẽ có sự thay đổi thật tốt đẹp cho quê hương và cho dân tộc mình. Một điều tất nhiên sẽ phải đến em ạ.

Từ khi gặp lại, mình đã có những ngày ngắn ngủi tương đối hạnh phúc bên nhau. Vì hoàn cảnh không thuận lợi của anh, viễn ảnh xa nhau lần nữa luôn làm em khổ tâm. Em thỉnh thoảng vẫn hay nói với anh rằng: “Em lo sợ một ngày nào đó mình sẽ lại xa nhau lần nữa, như khi mùa thu trở về, lá sẽ phải lìa cành”. Anh đã trấn an em đừng nên suy nghĩ bi quan. Nhưng rồi do định mệnh trớ trêu, mình lại thêm một lần nữa, đành chịu cảnh chia xa, dù có gần nhau trong gang tấc!

“Anh là chim bói cá Em là ánh trăng ngà Chỉ cách một mặt hồ Mà muôn trùng chia xa…” *

Để hồn lắng sâu vào khoảng không gian yên vắng bàng bạc nắng thu, anh thấy cõi lòng mình chợt ấm áp bất ngờ khi nhớ đến em, đến tình yêu cao khiết em dành cho anh, rất lạ…Anh nhận chân ra được một cảm giác hạnh phúc thật sự miên viễn, một tình yêu mênh mông như bầu trời thu xa ngút ngàn trước mắt. Dù xa nhau, anh vẫn luôn nghĩ đến em với lòng thương nhớ không vơi. Em đã sống nhiều cho người khác, không muốn vì lợi ích của riêng mình mà tạo ra sự đau khổ cho ai. Em đã âm thầm giã biệt anh lần thứ hai, chỉ mang theo cùng với em những kỷ niệm ân cần yêu thương mà mình đã trao cho nhau…Anh cầu mong ở một nơi chốn xa xôi nào đó, em luôn luôn có được một đời sống

Thư Viết Cho Người

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 30

nhiều yên vui, hạnh phúc. Biết đâu, vào một chiều Thu nào đó mình sẽ lại tình cờ gặp nhau, phải không em? Lúc ấy chắc là chúng mình sẽ hạnh phúc biết bao khi ước mơ của mình cuối cùng cũng trở thành sự thật, để anh có thể hát cho em nghe những lời Tình yêu muôn thuở ngát hương:

“Em có hay mùa thu mưa bay gió nhẹ Em có hay thu về hết dấu cô liêu Và em có hay khi mùa thu tới Bao trái tim vương mùa xanh mới Em có hay, hay mùa thu tới Hồn anh ngất ngây Em có mơ mùa thu cho ai nức nở Em có mơ, mơ mùa mắt ướt hoen mi Và em có mơ khi mùa thu tới Hai chúng ta sẽ cùng chung lối Em với anh mơ mùa thu ấy Tình ta ngát hương." ** Yên Thư Cam Thành, cuối Thu 2009

Khúc Thụy Du, Thơ Du Tử Lê, Anh Bằng phổ nhạc

Mùa Thu cho em, nhạc của Ngô Thụy Miên

Kiên Giang! Bao Giờ Ta Trở Lại? Bao giờ ta về lại Kiên Giang Từ buổi ra đi bước dặm ngàn Viễn xứ! Một trời mây, tuyết trắng Băng mềm giăng khắp lối đường đan

Đã mấy mùa lên cách quê nhà Trăng vàng héo hắt! Vời vợi xa Nước chảy vô tình, trôi ánh nhạt Liễu khuất, thông che bóng trăng ngà

Kiên giang này hỡi! Bến Kiên Giang Từ buổi ta đi nhớ vô vàn Biết sẽ bao giờ quay trở lại? Thăm dòng sông cũ, chiếc đò ngang

Xin Em Chút Nắng Kiên Giang Xin em chút nắng Kiên Giang Hoàng hôn soi ánh tơ vàng bến sông Cầu Đôi nước chảy đục dòng Xin em chút gió, thổi lồng tóc bay Cánh diều lơ lững căng dây Dừa xanh lay ngọn, bóng ngày dần trôi Xin em, xin chỉ chút thôi Tình quê thuở trước, nửa đời chưa quên Cố Quận

Tình Tự KKiiêênn GGiiaanngg

Về & Đi

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 31

Veà về đi nghe lá rừng xưa hát dốc vắng còn im một chỗ ngồi con suối long lanh màu nước bạc chở đầy mây trắng giữa dòng trôi về xem sắc ửng mùa thu cũ lá thắp lửa hồng theo bước chân phải từ nắng đó nhen tình cháy mà từ mỗi bước, mỗi bâng khuâng về trên năm tháng miên man đã chiu chắt tinh hoa của một thời để mạch nhựa ngầm pha sắc lá bừng lên huyền nhiệm giữa pha phôi về say ngày hoang say lang thang đồng vọng chiêm bao tiếng bạt ngàn chiếc lá bay từ thiên cổ đến luân hồi bao kiếp vẫn hân hoan 26-10-09 Ngọc Vân

Ñi Chiếc lá bay từ thiên cổ đến Luân hồi bao kiếp vẫn hân hoan (NV) Đi đi để thấy thu còn thắm Chớ xót thương thân trách phân ngồi Sông rộng thảnh thơi dòng nước chảy Trời cao thanh thản áng mây trôi Đi qua biển bắc vui ngày nắng Sẽ biết đường trần chẳng mỏi chân Trả hết dương gian nghìn khắc khoải Quên rồi nhân thế những bâng khuâng Đi theo vũ trụ ôm tinh tú Nhớ giọt quỳnh tương khóc một thời Đừng hỏi tơ lòng sao luyến quyến Chỉ xin vàng đá hãy pha phôi Đi tới thiên hà vất bỏ thang Cuồng si Ngọc Nữ hát trên ngàn Đào Nguyên mở lối mùa luân vũ Cõi tục khai đường khúc lạc hoan Mạch Vạn Niên Los 26-10-09

Như Lục Bình Trôi

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần - 2010 Trang 32

.. Người ta yêu Hà Nội ngàn năm văn vật, Sài Gòn hòn ngọc Viễn Đông, tôi yêu Rạch Giá, Phú Quốc, Hà Tiên, và nhứt là Vĩnh Thanh Vân trong cái hoang dại của ngày đầu khẩn hoang lập ấp, xây đắp với mồ hôi nước mắt của ông cha, pha với đất bùn của rừng tràm và nước đục của sông Trèm Trẹm .. (VĨNH THANH VÂN)

Tôi thèm được ngợi ca mảnh đất nơi tôi chôn nhau cắt rún một cách tuyệt vời như VTV. Tôi thèm khẳng định tha thiết như VTV: Tôi yêu vùng đất này bởi nó hết dạ thủy chung, đãi người lúc thịnh, phò người lúc suy ..

Trời ơi. Rạch Giá của tôi đó. Nguồn cội của tôi đó. Nơi tôi mở mắt chào đời và được dưỡng nuôi đến tuổi trưởng thành đó. Vậy mà .. Đất không hề phụ người, chỉ có người bỏ đất mà đi . Đất thủy chung với người, chỉ có người là phụ bạc ..(Tôi rời Rạch Giá lên Sài Gòn vì chút mộng công danh và nợ đời cơm áo. Tôi quên Rạch Giá bởi gió bụi Đô Thành ..)

Và bây giờ, nếu có muốn quay về chốn cũ thì có khác gì Từ Thức về trần không ??? Tất cả đã đổi thay sạch sành sanh hết rồi. Từ cảnh vật cho đến con người. Từ tâm tình cho đến lịch sử. Ngay cả bạn bè cùng một lứa bên trời giờ cũng đang lận đận đất khách lưu vong !!!

.. Xe qua cống Rạch Mẻo, Trần nhìn thấy cái cổng Tam Quan thấp thoáng từ đằng xa. Chàng nghe rộn rã một niềm vui. Trần không nhớ rõ nó được xây lên từ lúc nào, nhưng sự hiện hữu của nó bây giờ như một biểu tượng gắn liền với địa danh Kiên Giang như hình với bóng. Người ta không thể không nhớ đến cổng Tam Quan khi nói về Kiên Giang hay Rạch Giá. Do đó mà dù có đi xa Kiên Giang bao lâu, khi trở lại chỉ cần nhìn thấy cổng Tam Quan, người ta sẽ có cảm tưởng là mình đã thực sự trở về nhà .. Khi xe vượt qua cổng Tam Quan, Trần quay nhìn lại cái công trình kiến trúc rất Việt Nam đó. Nó không có vẻ kiêu kỳ như kiến trúc của Pháp, nó cũng không có cái vẻ đồ sộ của những cổng thành Hy Lạp, nhưng nó có cái nét uy nghi rất chân phương và bình dị. Như cái bình dị và chân tình của những người Kiên Giang .. (NHÃ QUÂN-TRẦN VĂN PHÚ)

Ôi . Người phương Nam say thì say trọn. Người phương Nam buồn thì buồn sâu. Nỗi nhớ cố hương khi chếnh choáng. Văng vẳng ầu ơ điệu ví dầu.. (VƯƠNG KHÁNH VÂN-Rạch Giá) ***** Đó là một số trích đoạn của bài "Một bông hồng cho Rạch Giá” đăng trong Đặc San thân hữu Kiên Giang năm 2000. Và cũng có thể đây là lý do rất tiềm ẩn để trả lời cho câu hỏi vì sao tôi hay đặt tên web là RẠCH GIÁ MẾN THƯƠNG hay RẠCH GIÁ TRĂM NHỚ NGÀN THƯƠNG. Hay đấy chính là một cách để đối bóng tâm tình như Chu Mạnh Trinh: Nước non ngàn dặm đôi hàng lệ Tâm sự năm canh một bóng đèn

Như lục bình trôi

Hồng Sâm

Như Lục Bình Trôi

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần - 2010 Trang 33

Mà cũng có thể là tại vì tôi quá bạc nên hối lỗi tìm về nguồn cội sau một đoạn đời lêu lổng đi hoang ?!?!

.. Bạc vì mình không phải họ lục bình trôi mà sao vẫn không cắm rễ ăn sâu bám chắc vào một nơi chốn vững bền (Tôi rời Rạch Giá lên Sài Gòn từ năm 1970, đi Long An dạy học 7 năm, qua Phi Luật Tân 7 tháng 2 ngày và đến Mỹ cuối năm 92, tuy ở Maryland thôi, nhưng cũng đã dọn nhà tới, dọn nhà lui đến 5, 6 lần ..)

Bạc vì mình cứ như một thứ cô hồn lãng tử, một kẻ lang thang lìa cội xa nguồn hết sức dửng dưng. Như một đời rong rêu, bèo giạt. Như một kiếp mây trời không chỗ dừng chân.

Bạc vì mặc cho mọi người xăng xái quay về quê cha đất tổ, hoặc cứ ấp ủ một ngày về. Riêng tôi vẫn thản nhiên để đời mình trôi tới đâu thì trôi, tấp tới đâu thì tấp. Nếu có trở về VN hay không cũng không bận tâm gì mấy. Có điều kiện tiền bạc rủng rỉnh thì về - như đi du lịch! Bằng không thì cũng không hề day dứt. Vì còn gì nữa đâu mà thắc mắc luyến lưu. Tôi không còn nhà nữa (Nhà ở Rạch Giá. Bán từ xưa rồi. Nhà ở Sài Gòn. Cũng đã sang tên).

Tôi không còn bố mẹ già chờ đợi con vò võ ở phương trời nữa (Bố tôi đã mất trước má tôi những 13 năm rồi). Vậy thì còn ai để tôi hăm hở trở lại viếng thăm?

Còn cha, còn mẹ thì hơn Không cha, không mẹ, như đờn đứt dây (Ca dao)

Đã thế ông bà Nội, Ngoại của tôi đã chết từ khi tôi chưa được sinh ra đời, (từ trước cả khi ba má tôi gặp nhau nữa chứ) và ở tít một miền quê xa lắc nào đó ở ngoài Bắc. Nếu tôi có về thăm viếng cũng chả còn người nào biết tôi là con cái nhà ai. Cũng như tôi không thể biết ai cùng một giọt máu đào với mình để mà thắm thiết hỏi chào vồn vã, hơn là lịch sự bình thường như với những ao nước lã xung quanh.

Chính cái lỗ hổng sâu hoắm về nguồn cội tôi. Chính cái số không to tướng về Ông Bà Chú Bác Cô Dì Cậu Mợ tôi. Chính vì không có một sợi dây cốt nhục tình thâm cụ thể buộc ràng, nên tôi rất dễ dửng dưng, rất dễ dàng quên lãng thờ ơ mọi sự. Không có gì cột chặt tôi lại với người, như là không còn sức hút của trái đất nữa, tôi tha hồ bấp bênh, tha hồ bồng bềnh, tha hồ chông chênh, tha hồ đảo điên, điên đảo ..

Như đã nói, nhìn ngược lên nguồn cội ông bà tiên tổ, tôi không thấy mặt ai. Nhìn lại đầu đuôi, tôi chỉ có một bà chị duy nhất lớn hơn tôi đến 9 tuổi đầu, và hình như cũng chả thương yêu gì tôi cho lắm. Chị có gia đình chị, chồng con chị, công ăn việc làm buôn bán, bán buôn của chị. Tôi chả hề nằm trong cái bận bịu đã quá thừa bận bịu cho chị rồi. Nên tôi rất thảnh thơi mà ra đi. Không có một chút buộc ràng dan díu. Nên tôi dửng dưng không màng dự định quay về. Về thăm ai và vì ai???

Về Sài Gòn .. Hay Rạch Giá .. Về Long An .. Hay tìm lại Bataan ..

Tuy dứt khoát, tôi không phải là người từ đất nẻ chui lên. Cũng không phải là người đứt dây rớt xuống làm người thế gian. Nhưng rõ ràng tôi như là thân cây không có cội rễ. Như nước không có nguồn. Như chim không có tổ. Như thuyền không có bến. Và dĩ nhiên tôi thấy mình chả giống ai!!!

Người ta có gia phả để kể cho con giòng, cháu giống nghe. Để hãnh diện tự hào về Ông này, Bà nọ. Người ta có đại gia đình huyết thống để gắn bó, để thương yêu, đùm bọc cho nhau, bảo vệ lẫn nhau. Đàng này, bình thường không nói làm gì, khi năm hết Tết đến, khi đám giỗ đám cúng, khi có chuyện hữu sự. Đó là lúc cái quạnh quẽ, đìu hiu của mẹ con tôi rõ nét nhất, ớn lạnh nhất!

Người ta thường bảo Không cha đeo chân chú, xảy mẹ bú vú dì. Còn chúng tôi -- má tôi cũng mồ côi mồ cút từ khi mới 13 tuổi đầu -- Khi không còn cha nữa, cũng không có chân chú để mà đeo, mà bám víu. Lúc không còn mẹ nữa,

Như Lục Bình Trôi

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần - 2010 Trang 34

cũng không có vú dì để mà đòi được bú, đòi được yêu chiều.

.. Có một lần, ở Rạch Giá, má tôi bị một con nợ (đàn ông) đánh bầm cả mắt, khi bà nhắc họ một món nợ từng ghi sổ lâu ngày (chả là má tôi bán hàng xén mà).

Một tuần sau, khi xong lớp luyện thi Tú Tài II ở Sài Gòn (trọ học nhà bà chị), về nhà thấy má như vậy thì thương xót và tức uất quá mà không biết làm sao. Chỉ biết khóc nức lên một hồi, rồi quệt nước mắt, nước mũi, khăn áo chỉnh tề qua nhà người ta nói phải, nói trái -- cầu hòa !

Tôi biết mình không hẳn đã tốt đẹp, cao thượng gì, khi uốn ba tấc lưỡi xí xóa hết mọi chuyện, ngay cả món nợ, nếu họ không muốn trả. Nhưng tôi biết làm gì đây. Bứt mây thì động rừng. Không khéo họ kéo đàn, kéo lũ, kéo giòng, kéo họ của họ ra (họ là dân đánh cá, dân ăn đầu sóng, nói đầu gió chứ đâu phải tay vừa), thì ngay cả anh chàng Chân Lý cũng phải co giò chạy mất, bởi cái chiến thuật lấy thịt đè người, cả vú lấp miệng em. Chứ đừng nói mẹ con tôi chân yếu tay mềm, thân cô thế cô, một bà già với một đứa con gái bạch diện thư sinh, lại còn được dạy nằm lòng câu châm ngôn nhẫn nhục một sự nhịn là chín sự lành.

Từ thuở nào rồi, cả hai mẹ con tôi, có chuyện rủi ro không biết chạy đến với ai cầu mong giúp đỡ, chở che. Từ lúc nào rồi, có việc vui gì cũng không biết gọi ai cùng vỗ tay cười. Chỉ toàn là những ao nước lã mà nên tình nên nghĩa, nên thương nên mến. Chỉ toàn là những láng giềng gần nên phải ngậm ngùi bán anh em xa, nên phải ngậm ngùi làm rơi rớt những giọt máu đào. Đúng là: Anh em thiên hạ, láng giềng người dưng (ND) Cứ thế. Một mình mình biết. Một mình mình hay. Một mình mình vui. Một mình mình buồn. Vậy đó. Lủi thủi đi. Lủi thủi đứng. Lủi thủi nằm. Lủi thủi ăn. Lủi thủi ngủ. Lủi thủi như hủi đi chợ trưa ..

Cái tâm trạng và hoàn cảnh cô đơn độc đạo của má tôi như là một thứ nghiệp dĩ di truyền trọn vẹn sang tôi. Khi tôi đến tuổi trưởng thành thì cũng y chang như vậy. Như tôi là một thứ bản sao chính hiệu một đời tứ cố vô thân, quay đi quay lại rồi cũng đành phải nương tựa chính mình.

Cô hồn nhờ gởi tha hương Gió trăng hiu hắt, lửa hương lạnh lùng

(NGUYỄN DU)

.. Như các bạn biết đó, tôi sinh ra ở Rạch Giá, Nhưng tôi vẫn thấy mình là người miền Bắc, cho dù là một thứ Bắc mất gia phả đi nữa. Bởi vì có má tôi. Má tôi là mái nhà. Là tổ ấm. Là tình thương. Má chính là quê hương miền Bắc của tôi ! Đến khi má mất ở Sài Gòn. Tôi thực sự bơ vơ. Không còn Thụy Phương -- Hà Đông nữa. Không còn Rạch Giá -- Kiên Giang nữa. Ở Sài Gòn nhưng không phải người Sài Gòn chính hiệu. Tôi thực sự trôi lăn. Tôi thực sự luân lạc. Không có gì để bấu víu. Không có chỗ để tựa nương. Tôi lưu vong ngay giữa Sài Gòn. Càng điêu đứng hơn sau tháng Tư đen ..

Nhưng (ôi, chữ nhưng tuyệt diệu này), bây giờ ở Mỹ, tôi không thấy mình lưu vong, từ khi có những cú phôn rộn ràng của bạn bè một thời thân ái cũ. Tất cả bỗng được thắp sáng. Tất cả bỗng được bừng dậy. Tôi gặp lại quê hương. Tôi gặp lại Rạch Giá giữa nơi xứ lạ quê người. Đúng là:

Trời còn để có hôm nay, Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời (ND)

Chính nhờ các BẠN mà tôi được thấy tôi là thân cây có cội rễ. Là nước có nguồn. Là chim có tổ. Là thuyền có bến. Tôi lại được là tôi, được cột chặt với bạn bè bằng hữu, nên không còn bấp bênh, không còn bồng bềnh, chông chênh, không còn đảo điên, điên đảo. Tôi lại được là tôi, một đứa bạn một thời Trung Học từng được mệnh danh là Sư Tử Hà Đông (chả hiểu cái tên này có vận vào người hay không, mà tôi ống chề suốt

Như Lục Bình Trôi

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần - 2010 Trang 35

kiếp và vĩnh viễn ca bài Suốt đời ta chẳng yêu ai, chỉ yêu một mảnh hình hài khẳng khiu).

Tôi đã thấy lại nguồn cội của tôi, tổ ấm của tôi -- Là Rạch Giá ! Không phải Rạch Giá hiểu theo nghĩa địa dư chí, mà là Rạch Giá --Tình Bạn, Tình Đồng Hương, Tình Người bầu bí thương nhau.(Rạch Giá, bạn bè và nỗi niềm xa xứ) Cũng xin nhân đây mà cảm tạ hết thảy các tác giả (văn, thơ, họa, nhạc, hình ảnh) người Rạch Giá (hay không Rạch Giá) đã, đang và sẽ trích đăng vào web RGTNNT và Wandering Clouds.

Đất Rạch Giá như Vĩnh Thanh Vân đã ngợi ca -- hết sức thủy chung, đãi người lúc thịnh, phò người lúc suy. Và cũng chính cái điạ thế tứ bề thọ thủy của thị xã, của quần đảo Thổ Châu, Phú Quốc, thắng cảnh Hà Tiên: đâu đâu cũng mênh mông, bát ngát sông biển dạt dào, thì bảo sao lòng người Kiên Giang không dạt dào, bát ngát như sông, như biển.

Ngoài ra thử tìm coi lại người Kiên Giang là ai? Gốc gác nguyên thủy từ đâu thì ta sẽ dễ hiểu tấm lòng con dân Rạch Giá. Chả cần phải làm một nhà khảo cổ, hay địa lý gia chuyên nghiệp làm gì, cứ thử bước vào một lớp học nào đó của trường trung học Nguyễn Trung Trực, Lâm Quang Ky, Phó Điều, Võ Văn, Trung học Kiên Thành, Kiên Tân .. ta sẽ gặp dân Bắc Kỳ Cựu, Bắc Kỳ di cư, (hoặc mới nhất là Bắc Kỳ 75); người Trung nói tiếng rất khó nghe (thoạt đầu); rồi người Cao Miên (đàng thổ, nói riết thành Thằng Thổ, dễ mích lòng hết sức); người Hoa Kiều (hay gọi nôm na là người Tàu, người Tiều, Chệt Rẫy nếu trồng trọt miệt vườn), có cả người Ấn Độ, người Lào, người Tây...Đâu có phải đại ngôn đâu nếu bảo Rạch Giá -- Kiên Giang cũng là một dạng Hiệp Chủng Quốc nho nhỏ chứ hả ??? Và phát âm thì đặc sệt Gạch Giá thấy mà thương: Con cá gô bỏ chong gổ, nhảy gột gột.

Như vậy, từ căn cơ nguồn cội, người Rạch Giá -- Kiên Giang luôn mở rộng vòng tay mời mọc thiết tha: Đến đây thì ở lại đây, chừng nào bén rễ, xanh cây cũng .. hổng thèm về nhen !!! Do đó, Rể Rạch Giá, Dâu Kiên Giang, cùng bạn bè thân

hữu tứ xứ tụ về, ôi thôi, càng làm thêm nức tiếng đất lành chim đậu và người Rạch Giá -- Kiên Giang thì hiếu khách tuyệt vời!!!

Nói thì nói vậy, nói để nhắc nhớ mình đừng quên nơi chôn nhau, cắt rún. Uống nước nhớ nguồn. Ăn trái nhớ kẻ trồng cây. Vì Cây có gốc mới nở cành sanh ngọn, Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu (Ca dao). Chứ không phải để quá tự hào, quá hãnh diện rồi thành người địa phương cục bộ, kỳ thị, mắc mưu thâm độc của Thực Dân xưa khi xỉa xói đồng bào mình bằng những câu nhạo báng: Bắc Kỳ ăn cá rô cây, Trung Kỳ thấy vậy xỏ xâu đem về. Hoặc bế môn tỏa cảng nghịch chơi với người ngoại tộc (làm như người khác xứ Kiên Giang (lục tỉnh miền Tây, lục tỉnh miền Đông, Sài Gòn, Đà Lạt, Nha Trang, Phan Thiết, Huế, Hà Nội, Cao Bằng, Lạng Sơn ..) không phải là Đồng Hương Việt Nam vậy!!!)

May mắn thay tôi là người Việt Nam gốc Bắc. Chào đời ở tít đất phương Nam. Bạn chí thiết của tôi đều đầu gà đít vịt, hợp chủng Việt, Miên, Tàu, Lèo .. Trưởng thành ở Sài Gòn. Thành nhân chi mỹ ở Long An. Trả nghiệp ở Bataan. Và đang già ngắt ở Hiệp Chủng Quốc. Tôi đâu có dại dột gì mà không bắc cầu giao lưu với BẠN, để bị đói khát (vật chất lẫn tinh thần), và lại bị "lủi thủi như hủi đi chợ trưa" chớ bạn???

Ví dầu cầu ván đóng đinh, Cầu tre lắc lẻo, gập ghình khó đi

Khó đi mượn chén ăn cơm Mượn ly uống rượu, mượn đờn kéo chơi

. Khó đi, BẠN dắt tôi đi,

Bạn thi trưòng học, TÔI thi trường đời (Ca dao cải biên)

Hồng Sâm

Huyền Thoại Về Con Cọp Trắng

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần - 2010 Trang 36

Truyện ngắn

ôm lên Sài Gòn thăm người chị ruột, tình cờ tôi gặp anh Dần, bạn học với chị tôi năm lớp tám ở Thanh Chương. Anh sinh năm Dần nên cha mẹ đặt tên Dần. Anh có vẻ đã say từ trước, nên mới uống thêm với tôi nửa chai Nếp Hương, anh đã bắt đầu hay chuyện. - Chú em này (anh nói với tôi)! Hội Thanh Chương tụi anh ở Sài Gòn, có tới hơn ba chục đứa. Tiên sư nó! Đứa nào cũng giàu sụ mới đểu chứ! Còn bao nhiêu đứa Thanh Chương nữa, ở Sài Gòn này, chắc tụi nó cũng giàu. Thế chó nào mà không giàu được cơ chứ! Là anh nói cái hội tuổi dần tụi anh. Cọp cả mà chú em. Cọp thì ăn tươi nuốt sống. Người ta sợ cọp, chứ cọp có biết sợ ai bao giờ. Hì hì… Dân Thanh Chương tuổi dần. Hì hì… Chó thật! Uống chú em! Tôi vừa khoái cái kiểu say của anh, lại vừa ngán cái kiểu lè nhè say của anh. Với tôi, tuổi dần có là cái quái gì. Chị tôi tuổi dần. Một con. Góa chồng. Cô bạn nhà thơ của tôi cũng tuổi dần. Tài hoa đến độ mấy mươi bài thơ đã phổ nhạc, hát ì xèo trên đài, vậy mà thơ in ra bán không được. Còn tôi tuổi rồng, vợ tôi tuổi chó, con tôi đứa tuổi gà, đứa núp tuổi mẹ. Chẳng lẽ mấy thứ tuổi đó không thấm tháp vào đâu so với tuổi của Ông Ba Mươi.

À, phải rồi! Hồi ở Quỳnh Ngọc, Quỳnh Lưu, tôi từng trọ học ở nhà anh Cu Dần. Anh Cu Dần nghèo rớt ra. Nhà không có cửa, chỉ có tấm liếp chắn nắng mùa hè, chắn gió mùa đông. A, anh Cu Dần tuổi cọp cũng nghèo đó thôi! Nhưng đó là hồi Mỹ còn ném bom miền Bắc. Anh Cu Dần là thương binh giải ngũ về làng, sống bằng nghề nổ mìn phá đá nung vôi cho hợp tác xã. Bây giờ biết đâu anh cũng giàu rồi. Anh Dần bảo tôi rót thêm mỗi người một ly nữa. Cụng ly với tôi đánh cộp một tiếng, anh lại thao thao bất tuyệt.

- Thời buổi này, đứa nào nghèo mới là kỳ khôi. Óc heo như thằng bạn anh, cũng ngoi lên được chức giám đốc, cũng nhà lầu, xe hơi như ai. Không có dù, phải có tiền. Không có hai thứ đó phải có nịnh, có khom lưng, có xảo trá, khôn ngoan, lừa lọc. Như kiểu xin nhà thuốc lá. Hả?

Huyền Thoïai Về

Con Cọp Trắng Hồ Tĩnh Tâm

H

Ban Báo Chí: Truyện ngắn dưới đây do một thân hữu Kiên giang chuyển. Xin chân thành cám ơn.

Huyền Thoại Về Con Cọp Trắng

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần - 2010 Trang 37

Nhà thuốc lá là sao hả? Nhà thuốc lá là nhà dùng thuốc lá ba số đi xin ông nhà đất. Tất nhiên là phải có chút tước, chút tiền, chú em à. Ha!.. Nhà thuốc lá! Bao nhiêu đứa Thanh Chương tuổi dần tụi anh có nhà thuốc lá nhỉ? Một. Hai. Ba. Bốn… Chà, nhiều đó chú em! Thế hệ Thanh Chương tuổi dần tụi anh, đi qua cuộc chiến tranh, biết bao nhiêu đứa chết, còn bao nhiêu đứa sống, đếm sao xuể. Đứa chết thì toi rồi. Đứa sống thì giàu thế. Đểu thật! Mà giàu là cái đếch gì! Nhà lầu cũng chỉ để trú mưa, trú nắng, như nhà lá chứ hơn gì. Xe hơi à? Không có xe hơi, đi xe đò cũng được. Hồi đó đi bằng chân mà tụi anh cũng xẻ dọc Trường Sơn, đạp gãy cây rừng, dẫm mòn đá núi. Đứa bị biệt kích vồ. Đứa bị cọp vồ. Đứa bị sốt rét vồ. Đứa nào không bị vồ, sống sót tới hôm nay, đứa đó hóa cọp vồ tiền. Là anh nói hội Thanh Chương tuổi dần tụi anh. Ha!.. Tụi nó vồ tiền làm gì nhỉ? Hồi đó có cần tiền lắm đâu. Không có tiền cũng vào đại học, cũng phó tiến sĩ, tiến sĩ như ai. Giờ không có tiền thì có mà treo mõm. Hồi anh gả con gái, anh phải cúng cho con hơn mười mươi cây. Muời mươi cây để không bị người ta khinh, người ta chửi. Còn hồi anh lấy vợ ấy à! Mấy cân kẹo, mấy tút thuốc lá, bí thư chi đoàn đọc diễn văn, thế là A Lê Hấp. Chẳng tốn kém gì sất sần sật. Thêm ly nữa, được không chú mầy? Tôi dè dặt nhìn bà chị ruột. Có lẽ phải sai con cháu gái rinh về thêm chai Nếp Hương nữa. Nếp Hương Hà Nội chính hiệu uống cũng được đấy. Nó say vào tận máu rồi mới thấm ra da thịt. Chỉ tội hơi nhức đầu tí tỉnh. Anh Dần dốc ngược chai, nói với chị tôi: - Nhà bà nghèo kiết ra rồi hả? Ai bảo ngu làm thuê cho tụi nước ngoài. Tiền đô sao bằng tiền Việt. Tôi cứ ăn tiền Việt mà rượu có cạn bao giờ. Xứ mình thời nay, rượu cứ là chảy như nước, bia cứ là tràn như biển. Đủ cả. Mai Quế Lộ. Mao Đài. Trúc Diệp Thanh. Bồ Đào. Nhẹ thì có Champane, Sherry, Madelra, Port… Mạnh thì có Whisky, Cognac, Rum, Vodka, Gin, Hennesssy, Martell, Remi Martin… Cực ngon thì có Johnni Walker… Lại còn Tiger, Bigi, Heiniken, Sanmiguel, Larua… Mua bằng

Cám ơn em con đường xa diệu vợi Cụ bị hành trang – nhung nhớ yêu thương Đến thăm anh lần hẹn hò mong đợi Đáp tạ tình xưa mấy chục năm trường! Cám ơn em đã cho anh gặp lại Tạn mặt người xưa yêu dấu tỏ tường Ngỡ nguội lạnh những dấu xưa ân ái Nhưng sóng xô bờ, chất ngất niềm thương! Cám ơn em đã cho anh sống lại Cảm xúc ngọt ngào quay quắt con tim Sẽ còn lại trong anh và mãi mãi Bù đắp cho anh ngày tháng mong tìm! Cám ơn em đã cho anh yêu lại Những tiếp nối xưa còn bỏ dở dang Những quấn quít trấn an lòng ngần ngại Để yêu thương hòa hạnh phúc mênh mang. … Cám ơn em mang anh trong nỗi nhớ Để con đường về nặng trĩu dấu yêu Để nghe trân quí cuộc tình đã lỡ Làm chút hành trang cho buổi xế chiều! Phy Phương Tháng Tám hồng 2009

Cám ơn 2

Huyền Thoại Về Con Cọp Trắng

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần - 2010 Trang 38

tiền Việt cả đấy. Nhưng thua đứt đuôi Làng Vân, Gò Đen, Bàu Đá, Xuân Thạnh. Tối nay bà tới dự họp mặt với cánh Thanh Chương tuổi dần tụi tôi, bà sẽ hiểu thế nào là sức mạnh bia, rượu mua bằng tiền Việt. Hoa ơi! Mua cho bác chai nữa ( Hoa là con gái chị tôi, nó vừa học xong đại học)! Cháu tôi lôi trong tủ ra chai rượu. Anh Dần nhìn nó, cười:

- Thanh niên bây giờ giỏi lắm! Đứa nào vào đời cũng có ít nhất vài tấm bằng. Mà nói thật, thời nay bằng đại học có là cái đếch gì. Cứ phải có thêm ngoại ngữ với vi tính. Nhất tiếng Nhật, nhì tiếng Hoa, thứ ba tiếng Pháp. Cả tiếng Nga nữa. A dua hết theo tiếng anh thì rồi có mà ăn cám, con ạ! Vi tính là chúa tể. Nhưng nghề mới là hoàng đế! Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh. Có điều học gì cũng phải học cho giỏi. Chủ quan là chết, Hoa ơi (đứa cháu tôi đã rút ra ban công ngồi đọc sách nãy giờ)! Hồi đó bác đọc mấy câu thơ này của ông Nguyễn Duy mà mắc tức cười cho cái thời của bác. Anh Dần nốc cạn ly Nếp Hương đánh ực một tiếng, hắng giọng đọc khào khào.

Thế hệ chúng tôi những đứa trẻ chăn trâu Đầu tóc vặn củ khoai, củ sắn Thầy giáo dạy nước mình giàu lắm Lớp lớp trẻ con cứ thế học thuộc bài.

Chợt nhận ra đứa cháu tôi không còn đứng đó nữa, anh Dần lại xoay qua tôi.

- Chú em là ông giáo à? Tốt! Nghề giáo là nghề quang vinh nhất. Hả? Nghề giáo nghèo nhất hả? Chú em lầm to! Nghề giáo là nghề đếm chữ tính tiền, gõ đầu con người ta tính tiền. Tới dạy mẫu giáo, Trung thu không có vài hộp bánh, Tết nhất không có vài gói quà, coi chừng con mình ho hen với người ta. Thằng bạn anh dạy đại học, bán cái công trình phó tiến sĩ của nó cho người ta, cất được nhà ba tầng. Mỗi chữ hai ngàn, mỗi số ba ngàn, cứ thế đếm chữ, đếm số mà tính. Ngày nay thi chính quy cũng tiền, thi bổ túc cũng tiền. Thi vào cũng tiền, thi ra cũng tiền, thi lửng tửng chứng chỉ cũng tiền. Thi ì xèo quanh năm, rộn còn hơn hội họp. Tiền nào bằng cấp ý mà lị. Con gái anh không thạo toán topo, đếch biết thế nào là mặt phẳng một phía,

ấy thế mà bỏ bằng thạc sĩ toán trong túi mấy năm nay rồi. Thằng chồng nó đang xoay xở kiếm tiền, giúp nó lấy bằng tiến sĩ. Ha!.. Tiến sĩ! Hoan hô bài “Tiến sĩ giấy”! Hả? Chú em cũng biết bài ấy à? “Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai; cũng gọi ông Nghè có kém ai”. Chà, tài thật! Mẹ kiếp, mấy tiếng “cũng” cứ văng ra chan chát, cứ như chửi thẳng vào mặt người ta. Thơ chửi um lên như thế mà vẫn cứ là thơ, thế mới ác chiến!”. Nào, ta làm ly nữa về “Tiến sĩ giấy”! Tự tôi, tôi cũng biết mình đã ngấm thứ nước có lửa, đã bắt đầu thấy ngứa miệng. Nhưng chị ruột tôi vẫn còn ngồi đấy. Hôm nay mình không phải là rồng mà là chó, là heo cũng được. Tránh cọp không sợ hỗ mặt người. Mà cọp là con quái gì không biết! Thỉnh thoảng tôi vẫn có dịp coi cọp trong sở thú. Chao ôi, buồn thúi ruột! Con cọp nằm xoãi ra nhẻo nhèo như nùi giẻ, hom hem một bộ xương ốm yếu. Ngữ ấy thì hù dọa được ai. Nghe đâu cọp trong sở thú đã một lần xổng ra, đi lững thững như mộng du trong bách thảo. Bàn dân thiên hạ chạy tán loạn. Nghe đâu có cặp tình nhân đang mùi mẩm dưới gốc cây, thấy cọp, chàng trai hoảng hồn leo tuốt lên cành cành cao, còn nàng mang giày cao gót, đành nằm lăn ra chịu trận. May mà con cọp chỉ hít hít mông cô ta một hồi rồi bỏ đi. Nghe đâu người ta nói con cọp ấy yếu qúa, không đủ sức ăn thịt người. Lại nghe đâu người ta nói, con cọp ấy bị người ta ăn hết phần thịt của nó, lâu ngày không biết mùi thịt nên nó đâm ra ghét thịt. Toàn là nghe đâu thế thôi, bởi cái thời bao cấp, chuyện “nghe đâu” cứ bấn xà nùi cả lên, chẳng biết đúng, sai, phải, trái thế nào. A, phải rồi! Tôi có chuyện cọp để hỏi anh Dần đây. Hỏi chuyện người đáng tuổi anh thì có sao đâu. Câu chuyện của tôi thế này. Hồi đó tôi từ thành Vinh sơ tán ra Nghi Hồng, Nghi Lộc. Ngày nào tôi cũng nhìn thấy dãy núi Cấm chạy lừng lững từ trên rừng xuống biển. Dãy núi uy nghi như cái đòn gánh khổng lồ, gánh bổng biển và rừng trên đôi vai hùng tráng của Diễn Châu - Nghi Lộc. Bấy giờ tôi còn đang tuổi học trò, tuổi ăn

Huyền Thoại Về Con Cọp Trắng

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần - 2010 Trang 39

chưa no, tuổi lo chưa tới, tuổi thích hóng hớt đủ thứ chuyện trên đời. Nghe ai kể chuyện gì tôi cũng chăm chú lắng nghe và lấy làm thích thú. Huyền thoại về con cọp trắng là câu chuyện tôi được cái Hiền kể cho nghe, trong một đêm trăng sáng, ngay bên miệng giếng làng. Ngày xưa núi Cấm nhiều cọp lắm! Ngày xưa dân Nghi Hồng vẫn thường đi củi trên núi Cấm. Phải đi thành đoàn, đông người mới không lo cọp. Một lần cô Mùi đẹp nhất làng đi củi rồi không thấy về. Cả làng đốt đuốc đi tìm mấy đêm liền không gặp. Ai cũng lắc đầu ngao ngán, coi như cô đã bị cọp vồ, đã bị cọp ăn mất xác. Bố mẹ cô khóc chán rồi cũng thôi. Họ coi như con mình đã chết. Dân làng cũng vậy. Theo thời gian, người ta quên khuấy những người chết vì già, chết vì đói, chết vì rét, chết vì beo tha, cọp vồ… Nói chung là người ta xưa nay vẫn có thói quen quên đi tất cả những gì mà người ta đã mất, dẫu cái đó có đẹp, có quý đến mấy đi nữa.

Nhưng lạ một điều là, từ ngày cô Mùi mất tích, dân phía nam núi Cấm thường bị mất trộm lợn gà, ngô khoai, lúa gạo. Dần dần, nguời ta bị mất trộm cả quần áo, cả nồi niêu, mắm muối. Điều gì đã xảy ra? Không lẽ có tên trộm khỏe tới mức có thể vác được cả con bò đi mất biệt? Mà tên trộm đó là ai mà có thể trộm cắp trên suốt cả một vùng rộng lớn phía nam núi Cấm? Mà tại sao cả vùng phía nam núi Cấm này, nhà nào cũng nuôi chó, có nhà nuôi chó cả đàn, ấy vậy mà không bao giờ nghe chó sủa trộm trong đêm? Hay là cọp? Nhưng cọp thì trộm cắp quần áo, kim chỉ, nồi niêu để làm gì? Chắc là có hồn ma tác quái?

Dân làng bắt đầu xầm xì về hồn ma cô Mùi. Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa. Gia đình cô Mùi đến là khốn khổ vì những lời đồn đại. Làm việc gì cũng không ai dám giúp đỡ gia đình cô. Có việc gì cũng không ai dám nhờ vả gia đình cô. Gia đình cô như không còn tồn tại ở trong làng, trong xã. Sự xa lánh lạnh lùng khiến gia đình cô mỗi ngày mỗi thêm sa sút, càng ngày càng lún sâu vào lụn bại, đói nghèo. Gần giáp năm, kể từ ngày cô Mùi mất tích, đêm nọ, vào lúc giá rét căm căm, bố cô Mùi chột

bụng đi ngoài, bỗng nghe sau lũy tre có tiếng rên rỉ như cầu xin thê thiết. Nghĩ là có kẻ ăn mày lạc bước đêm sương, ông bước vòng qua lũy tre, thốt nhìn thấy một bóng trắng mơ mờ. Bóng trắng nhìn thấy ông thì nhảy lùi trở lại. Nhìn kỹ, ông lão thấy bóng trắng như bóng cọp. Ngỡ là cọp, ông cuống quýt chạy trở vô nhà, hối cả nhà thức giấc đề phòng. Rồi đêm sau, đêm sau nữa, và các đêm sau nữa, bố cô Mùi đêm nào cũng nghe tiếng rên thê thiết ấy, vẳng lên vào lúc nửa đêm sương giá căm căm. Nghĩ có tà ma về ám hại, bố cô Mùi biện lễ xôi gà cúng thần hoàng, vái thần hoàng và dân làng ra tay cứu giúp. Những tráng đinh hăng hái nhất, mài nhọn lưỡi mác, mài sắc dao quắm và rựa, ra phục sau lũy tre. Quả nhiên vào lúc sương giăng mờ mịt, giá rét tê người, bóng trắng lại xuất hiện cùng với tiếng rên thê thiết như cầu xin cứu vớt. Khi đoàn tráng đinh nổi lửa hò reo xông tới, bóng trắng thoắt giật lùi, vụt biến vào màn sương muối căm căm dày đặc. Hai ba đêm liền như vậy, đoàn tráng đinh không làm sao có thể xáp lại gần bóng trắng. Đêm thứ tư, họ quyết định dùng cung nỏ để bắn từ xa. Khi bóng trắng vừa hiện ra, nhất loạt cung nỏ giương tên bắn ra tua tủa. Một tiếng rống rợn người. Đoàn tráng đinh giơ cao đuốc lửa, huơ cao giáo mác, ào ào xông lên trong tiếng hò reo vang dậy cả làng. nhà nhà nổi lên gõ mâm thau, gõ nồi đồng ầm ĩ. Những người dũng cảm nhất, sát cánh bên nhau hò hét, đuổi theo bóng trắng. Nhưng họ đuổi tới gần chân núi Cấm thì bị dòng sông sâu chận lại. Sáng ngày, dân làng kết bè chuối vượt sông, lần theo vết máu leo dần lên ngọn núi. Gần tới đỉnh núi cao lộng gió, họ tìm được một miệng hang bị chận lại bởi một tảng đá lớn. Tảng đá to và nặng đến mức dân làng không thể nào đẩy ra được. Họ đành phải cử người về làng đem tới dây dợ và đòn bẩy mới bẩy được tảng đá qua một bên. Trời ơi! Trước mắt họ là một con cọp trắng đã hoàn toàn lã ra vì kiệt sức. Trong lòng nó là cô Mùi xanh xao như tàu lá chuối. Còn trong vòng tay cô Mùi là một đứa trẻ đỏ hon hỏn đang oe oe khóc sữa. Xung quanh con

Huyền Thoại Về Con Cọp Trắng

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần - 2010 Trang 40

cọp và cô Mùi là nồi niêu vứt lỏng chỏng, quần áo vắt tứ tung. Khi nhìn thấy đoàn người, con cọp trắng cúi xuống, thè lưỡi liếm vào vầng trán đứa bé, rồi hực lên một tiếng nghẹn ngào, rồi đổ vật sang một bên. Một bàn chân trước của nó vẫn còn gác trên người đứa bé. Anh Dần đã có vẻ tỉnh rượu, nheo mắt nói với tôi: - Chú em nói con cọp đó là người ngậm ngãi tìm trầm hóa cọp à? Chắc chú em nhiễm chuyện của ông Thanh Tịnh rồi. Huyền thoại tất tần tật chú em ơi! Cọp mà biết thương người thì cũng là chuyện thường thôi. Người mà biết thương cọp mới hiếm. Còn chuyện người hóa cọp… Chà, cũng phải xem sao đã. Người ta gán cho cọp tội ăn thịt người. Bởi vậy người ta ghét cọp, tìm cách giết cọp. Nhưng người ta cũng lại sợ cọp, xoay sang thờ cọp, gọi cọp là Ông Ba Mươi. Xứ Thanh Chương của anh là xứ rừng, ngày xưa thiếu gì cọp. Ngày xưa ấy mà, rừng rậm mênh mông, muông thú từng đàn, tha hồ mồi cho cọp, cọp chẳng hại ai bao giờ. Thời nay người ta chặt phá hết rừng, cọp không còn gì mà ăn, đói quá mới sinh bẳn tính, rình chụp cả người mà nhai nghiến ngấu. Người tham tiền có cớ đổ vấy mọi tội cho cọp, gài bẫy bắt cọp, lột da cọp đem bán, nấu xương cọp thành cao đem bán; còn thịt cọp thì họ xào nấu, cùng nhau đánh chén li bì. Ấy đấy, người hại cọp thì cọp hại lại người hại nó. Có vay có trả, quy luật của trời đất, chú mày ơi! Nghe cũng lý thuyết ra phết đấy chứ! Nhưng lý thuyết thì xám màu, còn cây đời thì cứ bị chặt tới tới, còn cọp thì cứ bị giết tới tới. Thi nhau đốn rừng, chặt rừng, cũng là còn may đấy. Người ta chặt đẹp lẫn nhau mới khiếp chứ! Kinh doanh lãi một trên một đã là cái thá gì! Một trên hai, trên ba, trên bốn, trên mười. Ai cũng nhắm tới lời lãi. Một lời mười, chứ lời trăm lại càng vỗ tay. Bởi vậy mới buôn người, buôn thuốc phiện. Này, tới tình cảm, chức vụ, học hàm, học vị… cũng có người đem ra buôn tuốt! Thứ hàng ấy lãi một trên mấy nghìn ấy chứ! Còn chú em nói, cô Mùi trót lỡ làng với ai đó, sợ bị cạo đầu bôi vôi, phải trốn lên rừng, may được cọp đem về cưu mang?.. Chà, vẫn

Chiều nghiêng mưa xuống con đường về Những chiếc lá nằm run ướt lạnh Từng bóng xe đi qua mịt mờ Giọt mưa rơi đều bay trắng xóa Này em giờ này em phương nào Ta gởi cho em những dòng trôi Giạt từ phong ba ngả cuộc đời Thấy mình lăn tròn mãi chưa thôi Hơi lạnh thấm qua chiếc áo ngoài Ẩm ướt len vào ba ngón tay Tiếng xe réo nước ngùi con lộ Mây đứng âm thầm không ngó ai Dăm phút bận lòng từ quá khứ Mấy lần mặn ngọt cũng phôi phai Từ đây nghe đã bao lần cũ Nhớ đến thì ra chuyện tháng ngày Vẫn như mười mấy, vầng trăng sáng Vẫn tuổi đời non, thuở vấn vương Người từ góc phố thành quen thuộc Nghìn dặm còn ghi dấu đá vàng Chiều rơi xuống phố mưa trầm lặng Ta ngồi tâm sự với không gian Lâu lâu cũng vút lời bay bổng Gió cuốn đi rồi tiếng thở khan.

Nguyên Lãm

Chiều Nghiêng Mưa Xuống

Huyền Thoại Về Con Cọp Trắng

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần - 2010 Trang 41

nghe sặc mùi huyền thoại! Văn chương huyền thoại, muốn vẽ vời ra thứ gì mà không được! Nhưng sự thật hồi xưa, con gái lỡ làng với người ta là khổ lắm! Còn bây giờ thì sao, hả? Chú em dạy học dưới quê, có biết thế nào là một sao, hai sao, ba sao, bốn sao, năm sao không? Cung điện ái tình của vua chúa và trộm cướp. Hà hà… Không có sao nào có khi lại còn thú hơn, cực lạc hơn. Nó mới đích thị là khách sạn ngàn sao, chú em ạ! Anh nói thế là nói theo kiểu dân mình ru nhau. Tấm thành hoàng hậu. Thạch Sanh cưới công chúa. Tối nay chú mày theo anh vào sao thì được nếm mùi đế vương ngay ấy mà. Cứ tự nhiên vui vẻ cho biết. Biết đàn ông, đàn bà vào đấy mà không có anh chàng OK bảo vệ, cứ là tha hồ rinh hàng đống các thứ bệnh quái đản về nhà. Còn gái tơ mới lớn, lớ mớ bị thằng nào nó dụ sa vào trong đó, nốc rượu mạnh Brandy, nhảy Disco, Lambada với nhau tới tóe lửa, tóe luôn hàng đống bào thai sanh non trong Từ Dũ. Cứ thử vào phòng 121, phòng sản phụ non một lần thì biết. Thời nay sướng thế! Phá cái thai nhi năm tháng, sáu tháng, chỉ trong chớp mắt, chỉ tốn lệ phí có ba trăm ngàn. Chứ hồi phong kiến cổ hủ, con gái lỡ dại với người ta, bụng ễnh ra rồi thì chỉ còn có nước lên núi với ra biển mới trốn được miệng tiếng thế gian. Mà hồi xưa, có ai biết thế quái nào là bệnh nhân cô vắc. Bây giờ nạo thai, trục thai dễ quá. Ấy vậy mà mỗi năm thế giới cũng có tới bảy mươi lăm ngàn sản phụ chết vì nạo thai. Làm như đàn bà sinh ra là để chịu khổ ấy chú em ạ! Cứ nghĩ tới giang mai với sida, nhân loại không còn đủ nghị lực để mà lãng mạn nữa. Phải không chú em? Nhưng mà… huyền thoại về con cọp trắng, nghe còn lãng mạn hơn cả chai Nếp Hương này đấy! Nào, anh với chú mày cạn ly nữa nhé! Cái thế mẹ góa con côi của chị tôi là không thể giữ anh Dần ở lại được, bởi vì tối nay tôi còn phải tranh thủ đi thăm mấy thằng bạn tuổi rồng của tôi. Mà tôi thì không thể không đi. Tụi bạn đồng đội cũ cùng tuổi tôi, đứa nào cũng cầm tinh con rồng, nhưng là rồng bay lạc đường. Không đến thăm, chúng nó lại chẳng chửi cho, rằng mình chê chúng nó nghèo. Đành phải tiễn

anh Dần xuống đường, để mặc anh tự về bằng sức cọp của mình. Anh Dần bước đi loạng choạng, nhưng vẫn nói:

- Đừng lo! Đừng lo! Tuổi chúa sơn lâm tụi anh, đâu có thứ rượu nào hạ gục.

Nhưng khi thấy anh dẫn chiếc Honda 125 thì tôi hoảng thật sự. Chấp chới, quặt quẹo, lảo đảo. Nó mà đè thì tới cọp cũng què chân chứ đừng nói là người. Nghĩ vậy, tôi liền chạy tới. - Hay là anh để em chở cho?

Anh Dần nhìn tôi trân trân bằng đôi mắt đục lờ đã mất hết thần khí dũng mãnh của chúa rừng, do ba chai rượu nội đã cướp đi hết. Ánh mắt tuồng như muốn nói: chú mày ở nhà quê, như Tư Ếch mới lên thành, chạy thế quái nào được trên đường phố Sài Gòn đầy những trăm phân khối trở lên, lạng lách bạt mạng như điên như cuồng. Ấy vậy mà ngược với ánh nhìn của đôi mắt đỏ như mắt cọp, anh Dần lại nói với tôi:

- Phải đấy! Thế này nhé! Chú em cứ lấy xe của anh mà vi vu mấy ngày trên này. Xe cộ có là cái quái gì! Chỉ tổ làm hại đôi chân! Uống bia, ngồi xe, ngồi phòng lạnh liền tù tì ngày này qua ngày khác, bụng cứ õng ra như thùng nước lèo, chướng mắt. Giấy tờ xe đây!

Anh Dần móc bóp, lôi thẻ chủ quyền xe đưa cho tôi. Tôi chưa kịp từ chối, anh đã đút tọt vào túi áo tôi. Anh buông chiếc xe nhanh đến mức, nếu tôi không chụp kịp thì nó đã kềnh ra, đè nghiến lên thằng bé đang cầm chim tè vọt cần câu vào gốc cây bên đường.

Tôi biết là anh Dần đã say lắm. Anh đứng vịn vào gốc cây, rút cái điện thoại di động trong túi ra, bấm số gọi tắc xi.

- Thế đấy, chú em cũng phải học lấy cách làm ra thật nhiều tiền để làm thượng đế với người ta. À, mà con cọp trắng ấy, nó chết thật à?

Hồ Tĩnh Tâm

Vườn Thơ Xuân 2

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 42

tình cũng như bao giờ

Em đi giữa lòng Xuân Lòng mang mùa rất mới Dường cây nõn chen vai Cười chung ngày độ lượng Khói bên trời lãng quên Đùn bên vai tóc phượng Ôi mùi hương thơm tho Từ góc trời thương nhớ Em đi giữa mùa xanh Áo xanh và tóc xanh Cỏ mở mắt long lanh Hờn giọt sương ngủ đậu Xuân ở đâu về đâu Cho bừng hy vọng nữa Níu bàn tay thơm tho Trong lòng nói rất nhỏ Tình cũng như bao giờ … BCD

Xuân Đáo Xuân đáo, xuân phong khởi Lay nụ đào nhụy rơi Nửa vầng trăng lên đợi Chung rượu đầy chưa vơi Man man buồn viễn xứ! Chạnh lòng mấy lời thư Từ quê nhà Em gửi Anh không về tết ư? Mẹ già trông, mắt mỏi Đâu rồi! Đàn con tôi? Năm ba hôm lại hỏi Lệ nhỏ dài, run môi Xuân đáo! Đời tha hương Tàn đêm chén hồ trường Nhớ trời Nam, đốt thuốc Hiên ngoài pha trắng sương Cố Quận

Vườn Thơ Xuân 2

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 43

Mai Vàng..Một Nhánh .. Đông thoáng trôi qua ... Xuân lại về, Ta lắng nghe lòng buốt tái tê, Bao lần đón Tết nơi đất khách, Ngậm ngùi thương nhớ mảnh trời quê ! Một bước tha hương ... nửa cuộc đời, Xuân đi ... Xuân đến ... tuổi buồn ... vơi, Quê người, đất lạ ... sầu cô lữ, Đêm vắng giao thừa ... lệ lén rơi ! Mai vàng ... một nhánh ... cũng xuân sang, Nhụy sầu viễn xứ ... hé ngỡ ngàng, Cô đơn quạnh vắng ... đêm trừ tịch, Khép mắt ... trôi từng khắc thời gian ! Xuân đến quê người ... Tết ... thấy đâu ... Mỗi năm xuân đến ... thêm tuổi sầu, Từ độ tha hương ... xa ... đất mẹ, Xuân ở trong lòng ... chết từ lâu ...! NOV.10.2009

Hoàng Nhật Thơ "ĐTTS"

Hoài Xuân (Bài xướng)

Thuyền ai chở mộng đến từ đâu? Đậu bến sông xưa giải nỗi sầu Cho rặng trúc tươi cành lá thắm Để vườn mai rộn tiếng chim câu Yêu đời, thơ dệt toàn hoa gấm Nhớ đạo, người quên mọi khổ đau Gió mới đưa Xuân về ấm áp Hương lên muôn tứ trổ muôn màu Đan Phụng (Bài họa) Tết đến mà Xuân vẫn ở đâu! Tết gì…chỉ nhớ với ưu sầu, Nhờ thời vận nước như vân cẩu Sầu kiếp phù sinh tựa bóng câu. Đất khách mừng Xuân nung nắng lửa Quê nhà đón Tết khuấy thương đau, Tìm đâu cho thấy mùa Xuân cũ Ngày ấy trời hoa đẹp sắc màu!? Lâm Thành Hổ (Trích trong Cõi Quê Cõi Nhớ Thơ & Tạp bút của Lâm Thanh)

Tài Hay Bất Tài

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 44

“Một hôm chủ làm cơm đãi khách Bảo người nhà liệu cách thịt chim Thưa rằng: “Gia chủ định xem Một đôi chim gáy chả nem con nào Một con hót tiếng cao giọng tốt Một con thì kêu hót không hay?” Chủ rằng: “Còn hỏi chi bây Con không biết gáy cho mầy vặt long” Chim bị giết gì không biết gáy Người không tài lấy đấy làm gương.

Đây là bài tập đọc học thuộc lòng dạy cho những đứa trẻ lên 7 hay 8 thuở thập niên 50, thời tại hạ còn ngồi ở sơ đẳng tiểu học trường làng. Sau nẩy thì không biết ra sao. Bài thơ gây cho đứa trẻ một ấn tượng lành mạnh là phải cố gắng đề trở nên người tài ba hữu dụng. Hơn nữa, bài thơ còn mang đậm tính nhân bản không thêu dệt, có sao nói vậy đơn giản và dễ hiểu, không giống những bài toán cộng trừ nhân chia đầy tính tuyên truyền hôm qua giết được bao nhiêu Mỹ Ngụy, hôm nay giết thêm cộng lại là bao nhiêu. Hoăc câu chuyên giả tạo anh hùng Lê Văn Tám tẩm xăng vào mình nhảy vào kho đạn. Trò nầy nếu bây giờ mà xảy ra đố mà tránh được hai chữ khủng bố! Bài thơ đề tên Vô Danh. Thi sĩ không dám để tên thật là phải. Bởi vì khi lớn lên tại hạ mới biết thi sĩ đã đạo chuyện mà dựng thành thơ. Thật ra bài thơ chỉ có giá trị một nửa. Thi sĩ lấy câu chuyện Trang Tử đi chơi núi thấy người tiểu phu đứng tần ngần trước một cái cây mà không đốn. Trang Tử lấy làm lạ bèn hỏi thì gã tiều phu bảo rằng cây nầy bất tài không dùng được thì đốn làm gì. Trên đường

về, Trang Tử ghé nhà bạn chơi được bạn thết đãi một bửa thịt chim. Bạn có hai con chim, một con biết gáy một con không. Bạn mới bảo gia nhân làm thịt con chim không biết gáy mà chén với Trang Tử. Về tới nhà, học trò Trang Tử hỏi một đằng thì bất tài mà sống, một đằng thì bất tài mà chết, ông nghĩ sao. Trang Tử bèn đáp có tài hay bất tài đều như nhau. Ta chọn ở giữa! Ông Trang Tử nầy ba phải thiệt! Nói đến chữ tài thì chắc trong 100 gã đàn ông bình thưòng đã có đến 101 ông đều không nhìn nhận là mình bất tài, từ anh nông dân tay lấm chân bùn đến ông hoàng đế chủ xị trên một tỷ dân. Bạn thử xem! Nếu anh nông dân bất tài thì làm sao tạo ra đưọc hạt cơm bó rau cho chúng ta duy trì sự sống. Còn ông vua bất tài làm sao cai trị được đám thần dân. Nếu dân nổi loạn làm cách mạng mần thịt ông vua như vua Louis XVI của Pháp thì chắc ông ta cũng không nghĩ mình bất tài mà tại vì tài bất thắng thời. Thế thôi! Bạn thường nghe đến hai chữ “trai tài gái sắc", bạn sẽ đơn giản nghĩ rằng làm trai có tài thì cưới vợ đẹp như cầu thủ bóng rồ Bryant hoặc cầu thủ bóng đá Beckham là chuyện đương nhiên. Nhưng đôi khi có những thằng vô tài bất tướng lại làm chủ những con thiên nga. Cái đám đó thì bây giờ nó nhiều vô kể ở Việt Nam. Cũng đơn giản thôi. Bọn nó cũng có tài đấy chứ, nhưng là tiền tài! “Có tài mà cậy chi tài Chữ tài liền với chữ tai một vần” Tiên sinh Nguyễn Du đã phán như vậy thì chắc chẳng sai. Vì ta cũng có câu “ỷ tài là ỷ tận".

Tài Hay Bất Tài Hoàng Trúc Vũ

Phiếm Luận

Tài Hay Bất Tài

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 45

Tuy nhiên, có những người tài không ỷ gì hết mà vẫn bị hãm hại chỉ vì con gà nó tức tiếng gáy. Khi xưa Hàn Tín, Trương Lương là những tướng tài đã phò Lưu Bang mà dựng nghiệp đế. Hàn Tín là võ tướng, còn Trương Lương là “tiêu tướng ". Ông Trương Lương nầy chỉ cần thổi tiêu thôi mà trăm vạn hùng binh địch buông gươm buông giáo, chẳng chịu đánh đấm gì sấc! Sau khi Lưu Bang diệt được Sở Bá Vương Hạng Võ, thống nhất giang san, Trương Lương là người nhìn xa trông rộng bỏ đi biệt dạng. Còn Hàn Tín thì cứ lẩn quẩn ở kinh đô nên đã bị Lã Hậu (vợ Lưu Bang) sợ tài Hàn Tín mà mượn tay La Thành giết chết. Hàn Tín là kẻ có tài, không chịu xa lánh bọn vô tài mà phải chết oan uổng. Trương Lương sống vì biết điền viên quy ẩn. Tuy nhiên có những kẻ thức thời biết quy ẩn mà cũng chẳng được yên thân. Nguyễn Trãi sau khi giúp Lê Lợi đánh đuổi được quân Minh, ông đâu có thèm hưởng bổng lộc của nhà Lê, ông lui về vui thú ở Lệ Chi Viên. Nhưng dòng họ ông vẫn bị tru di tam tộc chỉ vì nàng hầu thiếp xinh đẹp Thị Lộ. Số là ông vua con, Lê Nhân Tôn vì si mê nhan sắc của Thị Lộ mà không ngăn được con lợn lòng chiếm đoạt Thị Lộ cho bằng được đến nỗi phải "chết trên mình ngựa". Thế là nhân cơ hội bọn gian thần thảm sát Nguyễn Trãi và cả dòng họ. Quả thật chữ tài liền với chữ tai! Trong cuộc chiến vừa qua giữa hai miền Nam Bắc cũng có nhiều tưóng tài bị chết với nhiều nghi vấn. Phe địch có Nguyễn Chí Thanh. Người ta đồn rằng vì ganh tài mà Phạm Hùng cố tình để lộ tin tức đường đi nước bước của tướng Thanh cho B52 bỏ bom giết chết. Phe ta với cái chết của tướng Đỗ Cao Trí vì trực thăng rớt hoặc vụ bắn lẩm ở trường Phước Đức hồi biến cố Mậu Thân để chặt vây cánh của tướng Kỳ cũng là nghi vấn ganh tài. Đọc đến đây bạn thấy bài thơ trên khuyên ta hãy cố gắng trở thành kẻ tài ba bỗng nhiên vô nghĩa. Nhưng thưa bạn! Ông Einstein đã

phán rồi: “Tất cả đều tương đối". Dù sao không phải vì vậy mà ta nhìn mọi sụ kiện trên dưới khía cạnh "tiêu cực". “Sống là tranh đấu “! Kẻ bất tài tất nhiên phải bị đào thải. Người có tài bao giờ cũng đuợc trọng dụng dù bất cứ ờ đâu, ngoại trừ ở các xứ chỉ biết “hồng hơn chuyên". Ở xứ đó bạn sẽ không lấy làm lạ khi ông Nông Yếu Xìu làm đến Tổng Bí Thư nên khi gặp đồng chí đồng rận nước láng giềng chỉ biết cúi đầu vâng dạ. Ông Nguyễn Lui Điếc làm thủ tướng dù có trăm ngàn đề nghị ích quốc lợi dân cũng chẳng thèm nghe. Ông Trần Thất Học làm bộ trưởng giáo dục, ông Lê Thất Thoát làm bộ trưởng tài chánh, ông Phạm Thất Hứa làn bộ trưởng ngoại giao ... Còn nữa. “Cu Ba và Việt Nam như trời đất sinh ra. Một anh ở bên đông một anh ở bên tây. Chúng ta cùng nhau canh giữ hòa bình thế giới. Cu Ba thức thì Việt Nam ngủ, Việt Nam gác thì Cu Ba nghỉ ". Khi phán câu nầy ông chủ tịch có vẻ khoái chí tưởng mình là một vĩ nhân. Xem TV thấy cái bộ mặt của ông lúc đó nó làm sao ấy! Nói ông tài thì thành bưng bi, nói ông bất tài thì cũng trật lất. Bất tài sao ngồi tới ghế chủ tịch. Mà có tài sao ăn nói chẳng biết trước sau. Trời đất nào mà sinh ra Cu Ba và Việt Nam? Ông Fidel sở hữu được Cu Ba là nhờ đánh cướp từ năm 1959. Còn Việt Nam từ một chỏm nhỏ của đồng bằng Bắc Việt mà được trải dài đến tận Cà Mau là nhờ công lao của tiền nhân. Còn canh giữ hòa bình ở chỗ nào đây? Ông hòa bình bằng cách ngậm bồ hòn với anh bá quyền phương bắc, bắt người dân không dược chống lại họ dù chỉ bằng lời. Hay là gìn giữ hòa bình với 16 chữ vàng và 4 chữ tốt dù anh láng giềng phương bắc có leo lên đầu lên cổ. Ông Trang Tử ơi ! Nếu ông chọn đứng giữa nghĩa là ông thích dở dở ương ương thì con xin ông sống lại mà thừa kế chức chủ tịch nước CHXHCNVN. /. Hoàng Trúc Vũ

Mai Xưa Bên Thềm Cũ

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 46

ôi không chợp mắt được suốt chặng đường bay. Trên phi cơ nhìn ngang nhìn dọc thấy thiên hạ ngủ mà bắt ham. Nghe lòng có một chút rộn ràng, xao xuyến lẫn một chút rưng rưng trong lần trở về nầy. Cũng hơn 30 năm Quỳnh Mai mới trở về. Chặng đường hai mươi giờ bay từ Winnipeg về đây Mai nghe rã rời. Mệt nhoài. Qua bao thủ tục linh tinh khám xét ở Hải quan Mai đẩy xe hành lý theo dòng người đi ra khỏi khu cách ly. Thế mà nàng đã thực sự trở về. Đây phi trường Tân Sơn Nhứt. Nàng đang đứng giữa đất trời quê hương đây. Nắng Sài Gòn chói chang ngoài kia .Buổi trưa thành phố như thiêu như đốt. Cả một rừng người đi đón người về. Mai về một mình. Ban bè của Huy- chồng nàng -choc ghẹo lúc ra tiễn đưa nàng ở phi trường “Ghê nhé tha hồ cho bà về bên ấy dung dăng dung dẻ nhé”. Khi ngỏ ý với Huy nàng muốn về VN một lần thăm gia đình và ban bè cũ ngày xưa Huy đồng ý ngay. Huy nói “Tháng nầy công chuyện trong sở nhiều quá anh không về với em được. Em cứ yên tâm về thăm nhà một lần .Con Uyên và thằng Đăng đã lớn, anh thì có sao đâu không có em thì cha con ăn mì gói hoặc Food to go là xong ngay. Mấy mươi năm chung sống với nhau Huy biết là tôi ít khi muốn đi đâu xa. Nhưng lần nầy nghe tôi ngỏ ý nên biết là tôi muốn đi lắm Huy nói thế cho tôi yên tâm. Huy lo đi làm Passport cho vợ và book vé máy bay. Tuy chồng nói vậy chứ Mai cũng chuẩn bị lung tung đủ thứ trước khi lên đường: Mấy khay nem nướng, bò viên mấy bọc, nàng còn gói thêm chục đòn bánh Tét, mấy cặp bánh chưng để mấy cha con cầm cự được trong một tuần lễ. Nàng lai làm cả mấy chục banh ít trần cho vào từng cái hộp chất vào ngăn đá và hai lon thit chà bông. Tội nghiệp hai đứa nhỏ biết là Mẹ muốn về VN nên nói thêm vào cho mẹ yên lòng mà đi

“Mẹ vui mà đi VN nha Mẹ. Hỏng có gì mà Mẹ lo. Cho Bố và tụi con thử sống một tháng không co Mẹ coi ra sao”. Bước lên xe hoa giã từ thời con gái để làm vợ Huy, Mai xem như quãng đời ngày xưa đã khép lại. Thế mà giấc mơ …Giấc mơ kỳ lạ. Giấc mơ có Trường. Có Phượng. Có Sai gon những ngày hoa mộng. Giấc mơ của những ngày mới lớn .Như một thúc giục. Như một thôi thúc Mai phải về. Ba mươi năm qua nơi quê người nàng sống khép kín trong cuộc đời làm vợ, làm Mẹ. Dĩ vãng bỏ lại sau lưng. Trường đã ra khỏi cuộc đời tôi từ ngày ấy. Nàng xem như đã quên hẳn những ngày tháng đó. Chuyện tình đẹp như mộng như mơ thế mà vỡ.tan nào có ai ngờ . … ….. Trận mưa đầu mùa đột ngột quá. Mới buổi sáng dậy trời xanh, cao, nắng vàng như lụa. Thế mà đến trưa mây kéo đến lúc nào không hay. Ở lớp ra nhìn ông Trời, Mai lấy xe nhanh , nàng gắng đạp mau để kịp đến nhà nhưng chưa đến ngã tư nhà thờ Đức Bà mưa đã ào ào đổ xuống. Đại Lộ Thống Nhất thênh thang. Không có áo mưa Mai luýnh quýnh không biết tấp vào đâu. Nàng lủi đại vào một tàng cây me nằm bên đường. Mai thắng không kịp đụng vào một người đàn ông đã núp dưới tàng cây tự bao giờ. Nói là đàn ông cũng không đúng vì dáng dấp người rất trẻ .Mai ấp úng nói lời xin lỗi. Người con trai mỉm cười nói không có gì, tại mưa đột ngột quá.

Mai xưa bên thềm cũ

Ngày Xưa Hòang thị

T

Mai Xưa Bên Thềm Cũ

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 47

Mưa mỗi lúc một lớn hơn. Những giọt mưa đọng trên các tàng lá nảy giờ bắt đầu nhỏ giọt. Mai kêu lên -Chết rồi Người con trai đang chăm chú đọc báo. Nghe tiếng kêu của Mai chàng ngừng đọc, ngước mắt nhìn Mai đang luống cuống di chuyển chỗ khác. Dáng điệu Mai dễ thương quá đi . Chàng bật cười choc ghẹo - Ai biểu cô bé núp mưa mà đứng dưới tàng

cây rồi kêu ướt. Mai chu môi ra đáp lại thật là con nít - Còn ông biết núp dưới cây ướt mà ông cũng

núp vậy. Nói người ta Người con trai nheo mắt bảo - Cô bé nói chuyện dễ thương ghê. Vừa ở

trường ra hở? Mai vẫn ôm chiếc cập che ngang ngực. Hai vạt áo dài đã bắt đầu thấm nước mưa. Nàng đáp - Vâng, Mai mới ở trường ra. Sáng nay đi học

trời đẹp lắm cơ. Sao đến trưa lại mưa như thế nầy. Kỳ ghê đi.

Chàng thật tự nhiên - Mai học ở Trưng Vương hở? - Dạ không. Mai mới vào Văn Khoa năm nay. Người con trai có vẻ ngạc nhiên. Một chút giễu cợt, chàng làm bộ không tin - Trông Mai như học Đệ Ngũ không bằng Mai vừa nhích di chuyển vừa nói - Xời! Người ta vầy mà nói học Đệ Ngũ. Sao

ông không nói học Tiểu Học luôn đi Chàng nhìn Mai cười khẽ bảo - Tại Mai còn bé xíu Mai nhón chân lên làm dáng - Mai cao gần bằng ông nè Người con trai lập lại câu nói ban nãy. Vẫn cái nhìn chọc ghẹo - Mai còn bé xíu. Biết tai sao không? - Tại không có áo mà núp dưới tàng cây Mai đỏ mặt. Giận dỗi - Kệ Mai. Mai ướt chứ ông ướt sao mà nói Câu chuyện trở nên thân mật hơn. Như quen nhau tự bao giờ. Người con trai giới thiệu - Tôi là Trường. Dân trường Luật. Năm thứ ba. Mà đừng gọi ông nữa cô bé. Nghe già lắm. Sao cô bé không học Luật. Mai bỉu môi. Vành môi cong cong thật xinh - Ai thèm học Luật. Học Văn Khoa bay bướm

hơn nhiều

- Cô bé nói chuyện dễ thương quá đi thôi Vừa nói chàng vừa cởi chiếc áo tơi đang mặc khoác lên vai Mai và dịu dàng nói - Cô bé che đỡ. Tôi không sợ ướt Mai luống cuống hơn. Mặt nàng đỏ bừng. Nàng kéo áo xuống. Trường khoác lại áo lên vai Mai và nói - Mưa đã ngớt. Mai mặc đỡ áo của tôi đi cho

đỡ lạnh. Để tôi đưa Mai về. Nhà ở đâu? Đường nào Mai?

- Thôi Mai về một mình được rồi - Đứng đưới mưa nãy giờ Mai lạnh cóng rồi .

Lái không nổi đâu. - Ông cũng lạnh cóng vậy. Sao ông lái được Chàng mỉm cười và bảo - Vì tôi lớn hơn Mai Lần nầy Mai cười. Nụ cười thật tươi. Một chút ngượng ngùng e ấp. Nàng trao xe cho Trường. Xe bắt đầu ra khỏi tàng cây me. Trường chay như bay. Mưa tạt vào tóc, vào má mà sao Mai không cảm thấy lạnh. Mai ngồi nép sau lưng Trường như con mèo con. Qua Nguyễn Kim, đến Trần Hòang Quân. Nhà Mai ở đầu con đường. Cổng rào với giàn hoa giấy xinh xinh. Mai xuống xe, nhìn Trường cái nhìn thật đầm thấm - Bây giờ làm sao anh về? Mai đã đổi cách xưng hô từ lúc nào. Trường cũng xuống xe. Chàng nhìn Mai. Cái nhìn một thoáng nồng nàn trong đôi mắt - Mai vào nhà thay đồ mau kẻo cảm. Cho anh

mượn áo anh trở lại trường. Nếu Mai cho phép anh sẽ đến thăm Mai

Mai cởi áo trao cho Trường nhẹ nhàng bảo chàng - Mai cám ơn anh .Nếu không bận, Mai mời anh đến nhà chơi - Anh sẽ đến

Chờ cho bóng Trường khuất sau lối rẽ Mai lửng thưng dắt xe vào nhà. Một chút gì xôn xao, rộn ràng len lén vào hồn. Tai sao lại đụt mưa dưới tàng cây me làm chi vậy Mai. Rồi kỳ nữa. Sao lại mặc nhờ áo người ta? ”Yêu nhau cởi áo ơi à cho nhau”. Nhớ lời hát nào bỗng làm nàng đỏ mặt. Tiếng chị Khanh làm Mai giựt mình - Trời ơi ướt nhem thế nầy mà sao không đi

nhanh vào nhà Mai. Mơ mộng chi mà đi thong dong thế nhỏ

Hồn Mai như lạc vào lối nào mất rồi. Mai khẽ bảo chị

Mai Xưa Bên Thềm Cũ

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 48

- Mưa hết rồi mà chị . Chị cũng ướt hết kìa Chi Khanh cứ nhìn Mai. Chị thấy Mai hôm nay là lạ. Hai chị em lên đến bậc thềm. Có tiếng Mẹ từ trong bếp vọng ra - Khanh Mai đi học về đó à. Mau lên. Mẹ chờ

cơm Tiếng Mai thật nhí nhảnh - Con vào ngay đây mẹ ạ. Con đói bụng lắm rồi

đó Nắm tay tôi Chị Khanh hỏi nhỏ - Sao hôm nay trông mi là lạ làm sao đó Mai?

Chà tình quá đi chứ. Chàng nào nói chuyện với mi ngòai cổng thế. Khai mau đi

- Người ta hỏi thăm nhà í mà. Chị kỳ. Làm chi mà cứ tra em như công an tra tội nhân không bằng

- Ta không tin mi chút xíu nào hết Mai ơi Mai nhún vai, làm bộ nhăn mặt - Phải rùi ! Người ta hiền thế ni mà không tin

lại tin “cái ông cận thị ấy ấy, cái ông lính tàu bay lả lướt đa tình ấy ấy”

Nói xong Mai chạy một mạch vào phòng. Đóng sầm cửa lại. Nàng sợ chị Khanh tra hỏi lôi thôi nữa. Nước mưa khi nãy giờ bắt đầu làm Mai cảm thấy lạnh. Thay đồ xong, khoác thêm chiếc áo len. Mai ngắm mình trong gương và nói một mình “Người ta cao thế nầy mà cô bé cô bé. Ghét chi lạ”. Hình ảnh Trường vẫn không rời. Mai lẩm bẩm một mình “Người ta lạ hoắc la quơ cớ chi mà cứ nhớ mãi. Hỏng thèm nhớ nữa”. Mai đi ra khỏi phòng vừa đi vừa hát “Trời mưa đep lắm trời mưa ơi trời mưa ơi”. Mai nghe chị Khanh làu nhàu “Cái con này hôm nay nó làm sao ấy”

Nắng buổi sáng đã rọi qua khung cửa sổ. Mai vẫn còn rúc mình trong chăn. Đầu nóng bừng mà lạnh không chịu nổi. Chợt nhớ ra sáng nay có giờ học. Mai ngồi dậy nhưng đầu óc choáng váng làm sao ấy. Nàng nằm vật xuống giường run cầm cập. Tấm chăn đắp kéo đến tận cổ thế mà vần còn run. Có tiếng chân dừng trước cửa phòng. Mai nghe tiếng Mẹ goi - Sáng nay con có giờ học không Mai? Không có tiếng trả lời. Mẹ đẩy cửa vào phòng đến bên giường nhẹ lắc tay Mai. Bà kêu lên. - Sao nóng thế nầy. Con làm sao thế Mai? - Con lạnh quá Mẹ ạ!

- Con bị cảm mưa hôm qua rồi. Đi học Mẹ dặn mang áo đi mưa theo mà con cũng không nhớ. Mẹ đưa con đi Bác Sĩ nha Mai.

Mai gắng sức nói với Mẹ: - Không sao đâu mà Mẹ. Con uống thuốc rồi sẽ

khỏi mà. Mai không nói hết câu. Nàng đã thiếp đi. Mồ hôi lấm tấm đổ ra hai bên thái dương Thế mà Mai nằm bệnh viên đã hai hôm nay. Hôm qua lúc tỉnh lúc mê. Buổi chiều thức dậy Mai cảm thấy tỉnh táo lạ thường. Mai nghe tiếng chị Khanh bảo với Mẹ - Xem Mai có vẻ đỡ rồi Mẹ. - Hôm qua Mẹ lo quá. Có lúc sốt đến 40 độ.

Tội nghiệp em con. Nó yếu ớt từ lúc mới sanh mà. Lúc mang thai nó Mẹ yếu lắm, mà hôm đó mưa lớn quá làm sao mà không bịnh được.

- Mà Mẹ coi làm sao nó không đau. Aó quần ướt hết mà đi thong thả như mộng như mơ ở đâu đó.

- Con bé lãng mạn lắm. Nó giống Mẹ hồi nhỏ. Mai mở mắt ra. Mẹ mừng rỡ kêu lên: - Con đỡ không con. Con thấy trong người thế

nào? Con làm Mẹ lo quá! Mai ứa nước mắt - Con xin lỗi Mẹ. Mẹ đừng giận con nha Mẹ. Vuốt nhẹ tóc Mai Mẹ âu yếm bảo - Con tỉnh Mẹ mừng lắm Mai ạ Chị Khanh dịu dàng bảo Mai - Chiều nay Phượng vào thăm Mai đó. Sáng

nay Phượng đến lớp chị hỏi sao Mai không đến trường. Nghe Mai nằm bệnh viện Phượng lo lắm

- Mai đưa mắt nhìn ra khung cửa sổ. Hàng cây bên ngoài im lìm hoang vắng như khung cảnh nơi đây. Mưa lất phất bay ngoài trời. Mai nhớ lại buổi trưa mưa hôm nào dưới tàng cây me nơi Đại Lộ Thống Nhứt. Hình ảnh chập chờn trước mặt. Chiếc áo tơi của ai kia khoác lên vai nàng … Nhớ lại Mai nghe có chút gì xao xuyến, vấn vương. Mẹ và chị Khanh ra về và bảo Mai tối sẽ quay lại mang một chút cháo cho nàng …

- Có tiếng chân bước đều trên hành lang bịnh viện. Mai nghe tiếng chân dừng lại trước cửa phòng nàng. Tiếng nói đàn ông nghe quen quen

- Có đúng là phòng nầy không Phương?

Mai Xưa Bên Thềm Cũ

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 49

- Phải mà. Chị Khanh bảo dãy B lầu 2 phòng số 6

Tiếng gỏ cửa nhè nhẹ vang lên. Phượng hiện ra nơi khung cửa và người con trai của buổi trưa nào. Chỉ gọi được tiếng Phượng, tiếng anh,tự nhiên nước mắt Mai ứa ra. Người con trai đặt các bịch trái cây trên chiếc bàn nhỏ cạnh giường. Phượng đến bên Mai khẽ bảo - Nghe chi Khanh bảo mi nằm bệnh viện tao lo

quá. Giờ đỡ chưa Mai? - Tao cũng không biết tại sao tao yếu như vậy.

Phượng nhớ mưa trưa thứ hai không? - Ờ hôm đó mưa lớn quá tao cũng ướt hết trơn.

Trời Sài gòn kỳ ghê nắng đó rồi mưa đó Phương quay sang người con trai đứng bên cạnh bảo Mai - Anh Trường đến thăm Mai đó Mai chớp mắt nhìn Trường, khẽ gật đầu chào chàng. Trường vẫn đưng yên nảy giờ nhìn Mai. Ánh mắt nồng nàn hơn, đầm ấm hơn buổi trưa nào. Phương xin phép xuống canteen mua lon nước. Căn phòng chỉ còn Mai và Trường. Mai mênh mang trong đôi mắt nồng nàn vời vợi yêu thương của chàng. Trường nắm tay Mai - Mai nghe đỡ chưa? Nghe Mai nằm bịnh viện

anh lo quá Mai nũng nịu - Mai ghét trời mưa. Trời mưa làm Mai đau Trường ngồi kế bên thành giường . Tay vuốt tóc Mai chàng khẽ bảo - Còn anh, Mai biết không “anh yêu trời mưa.

Trời mưa cho anh gặp Mai” Mai vẫn để yên tay trong tay Trường. Thật tự nhiên như tình yêu từ đời kiếp nào - Sao anh biết Phượng? - Phượng là người yêu của Hân bạn anh mà - Vậy mà Mai không biết anh - Như vậy Mai yêu trời mưa chưa? - Sao anh hỏi Mai như thế? Trường nhẹ nhàng bảo - Trời mưa cho hai đứa mình gặp nhau mà Có tiếng chân ai trước cửa. Mai bảo chàng - Chắc Phượng đó anh Trường vẫn tự nhiên ngồi bên mép giường cạnh Mai. Phượng đẩy cửa bước vào liếng thoắng - Sao công chúa làm nũng nằm bịnh viện cho

bà con đứng tim đủ chưa nè - Tao đau thật mà Phượng. Sao mi nở lòng nào

chọc tao như vậy

Trường xin phép ra ngoài mua gói thuốc. Nghe tiếng bước chân Trường xa dần. Phượng hỏi Mai - Mi quen Trường bao giờ vậy. Sao ta không

biết Mai thuật hết câu chuyện cho Phượng nghe. Phượng cười khúc khích chọc ghẹo - Rồi chàng có ca cho nàng nghe bài “Đưa em

về dưới mưa, nói năng chi cũng thừa hông hả nhỏ”

Giọng Mai nhẹ như gió chiều - Đâu có gì đâu Phương. Một tình cờ gặp gỡ

chớ có gì đâu - Có gì thì anh chị biết chứ làm sao ai biết.

Nhưng bật mí cho mi biết nha “ Chàng là thần tượng của tụi con gái bên Luật đó”.

Mai chớp nhẹ mắt khẽ bảo bạn - Thì đã có gì đến tao đâu hở Phượng ….

….Thế rồi họ đã yêu nhau. Rồi bao nhiêu thăng trầm thay đổi sau tháng tư năm ấy. Chàng sinh viên Luật năm nào nay đã là một khuôn mặt nổi tiếng trong chế độ mới. Tình yêu của Mai đã đi vào ngõ cụt trong hòan cảnh hiện tại của gia đình. Một mình Mẹ Mai phải bươn chải nuôi chồng nơi chốn lao tù và đàn con dại. Một lần theo Mẹ đến tận núi rừng Việt Bắc thăm cha Mai mới nhận rõ hơn bao giờ hết tình yêu ngày xưa đã chết hẳn rồi. Và rồi nghe lời mẹ Mai và các em đã rời bỏ quê hương. Nhớ thật nhiều buổi chiều gặp gỡ sau cùng ở sân trường Văn Khoa. Thật nghẹn ngào. Song biết làm sao hơn bây giờ hở anh yêu dấu - Em sẽ đi xa. Anh ở lại bình an Trường ôm lấy vai Mai - Em đi đâu. Đất nước đã hòa bình. Em không

thấy sao? Em đi đâu? - Anh không cần biết. Mỗi người trong chúng

ta có lý tưởng riêng. Và em, con đường anh đang đi sẽ không bao giờ có em. Cùng một lúc tình yêu ngày nào em dành cho anh đã chấp cánh bay cao.

- Mai thấy mắt Trường long lanh, nỗi đau đớn dâng đầy

- Em đã nghĩ kỹ. Em đã quyết đinh. Em đã lầm anh cũng như mọi người.

Mai bậm môi. Thu hết can đảm nói lời sau cùng - Song em không còn yêu anh nữa Trường lắc đầu, nắm tay Mai

Mai Xưa Bên Thềm Cũ

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 50

- Anh không tin. Không bao giờ em hết yêu anh

Mai đứng dậy. Bỏ chay. Nàng không còn can đảm đứng bên Trường nữa. Thôi thì anh cứ đi theo lý tưởng của anh. Còn em, cho em dừng lại. Em không thể nghĩ đến anh trong nỗi đau đớn cùng tột của gia đình, của quê hương hiện tại … … - Qùynh Mai, Qùynh Mai Tiếng ai goi bên tai cắt đứt dòng tư tưởng làm Mai choàng tỉnh. Tần ngần giây phút nàng mới nhìn ra người bạn thân năm xưa. Nàng goi trong tiếng nấc - Trời ơi Phượng đó sao. Hai người bạn ôm chầm lấy nhau. Nước mắt hạnh ngộ sau 30 năm ràn rụa chảy dài trên khuôn mặt họ - Anh Trường chết rồì Mai ơi. Mai biết không? Buông bạn ra. Qùynh Mai thẫn thờ. Đã có câu trả lời cho giấc mơ đêm nào. Nàng khe khẽ nói. Như với ai. Đang thật gần hơn bao giờ hết - Em đã về đây. Ở một nơi chốn xa xôi nào đó,

cầu mong linh hồn anh hãy thanh thản rong chơi. Em không còn giận anh nữa đâu.

Câu thơ nào của ai trong lúc nầy làm cho hồn nàng xao xuyến, dào dạt nhớ thương. Yêu biết mấy tình yêu đầu đời mà giờ đây chỉ còn là kỷ niêm Mai anh ra đi chở trời trong nắng Chở gió trong mây chở nhớ trong lòng Có bao giờ chở em sang sông Ôi gấp gãy những nhip. cầu không trọn Đâu đó nàng thấy ánh mắt nồng nàn của Trường đang âu yếm nhìn nàng. Nắm lấy tay ban. Mai khẽ bảo Phượng - Ghé nơi nào mua hoa đưa Mai đi thăm

Trường nha Phương. Phượng gật đầu. Nhìn bạn thật xót xa. Hơn ai hết nàng hiểu trong một góc tâm hồn của Qùynh Mai hình ảnh Trường vẫn còn đó. Nàng đẩy xe hành lý cùng Mai ra khỏi cổng phi trường. Nắng ban trưa đã diu. Chiều đang xuống dần …. Winnipeg hè 2009 Ngày xưa Hòang thị

Cặp vợ chồng già ăn tối ở nhà vợ chồng người bạn. Sau khi ăn xong, hai bà vợ đứng lên đi vào bếp. Còn lại hai ông chồng nói chuyện với nhau, một ông nói, “Tối qua tụi tui đi ăn ở một nhà hàng ngon quá, tôi phải giới thiệu với anh chị.” Ông kia hỏi, “Nhà hàng tên gì?” Ông nọ suy nghĩ mãi, cuối cùng ông hỏi lại, “Anh có nhớ cái hoa gì mà anh tặng cho người yêu…Nó màu đỏ và có gai đó?” “Anh muốn nói hoa Hồng phải không?” “Đúng rồi, hoa đó đó!” Xong ông quay vào trong bếp và hỏi lớn, “Hồng ơi, bà có nhớ tên của nhà hàng mình ăn tối qua không? !!!

Sưu Tầm

Lẩm Cẩm

Ô Cửa

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 51

Ngôi trường cũ có bao nhiêu ô cửa Để tôi về đếm những đám mây Tôi sẽ gọi một bầy chim sẻ nhỏ Những con chim từ xa vắng lạc bầy Tôi sẽ đứng như một người thiên cổ Lớp học buồn, như từ cõi cô đơn Thầy ngồi đó, đôi vai gầy tóc bạc Chút ngậm ngùi, cơn nắng đọng hoàng hôn Tôi sẽ về để biết mình bé dại Hôm nào đây, chạy đuổi cuộc hành trình Sông núi ấy, hai bên bờ ngăn trở Đứa nào còn, nào mất giữa đao binh Tôi sẽ nhớ một người tôi yêu dấu Người nào đâu, về lại buổi hôm qua Dấu chân nhỏ như vết hài vạn cổ Đôi mắt nào theo mãi cuộc đời ta Tôi sẽ nghe những hồi chuông lễ sớm Đứng bên cầu tôi sẽ đợi chờ ai Trong sương muối, người còn mang áo trắng Trắng cả vùng trời, trắng cả đời trai Tôi cũng hiểu rồi cuối cùng, thua lỗ Khi bỏ trường tôi ra đứng bờ sông Người bên ấy đang đợi thuyền ghé bến Tôi bên này, mưa bấc lạnh căm căm Dù dối lòng như cuộc đời chàng Dũng Vì đám mây bên ô cửa gọi mời Tôi bỏ xứ lao đầu vào binh lửa Coi cuộc đời như một chuyện rong chơi Và người ấy qua dòng sông tương muối Tôi lên rừng theo dòng thác binh đao Và người ấy theo sông về biển lớn Tôi tội tù trả nợ kiếp bò trâu Giờ thiếu phụ đã nằm trong lòng biển Tôi về Đông, về Bắc, biết về đâu Trăng thiếu phụ tôi mang vào song cửa Cho một lần, cho vô tận thiên thu

Ô Cửa Trần Hoài Thư

(Trích trong T�p th� Ô C�A c�a Tr�n Hoài Th� do Th�

Sinh Hoạt Hội Thân Hữu Kiên Giang 2009

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 52

HỘI THÂN HỮU KIÊN GIANG MIỀN NAM CALIFORNIA NĂM 2009

SINH HOẠT

NGỌC KHANH

Sinh Hoạt Hội Thân Hữu Kiên Giang 2009

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 53

Sinh họat Hội Thân Hữu Kiên Giang Miền Nam California (HTHKG) trong năm 2009 vẫn đi theo những thông lệ cũ như ngày họp mặt tất niên hoặc tân niên, ngày cắm trại (picnic) ngoài trời, và ngày tưởng niệm anh hùng dân tộc Nguyễn trung Trực. Đặc biệt trong năm nay, sinh hoạt hội mang nhiều nét sôi động, hào hứng hơn vì buổi picnic của HTHKG và Hội Ngộ Liên Trường Kiên Giang được nhập chung. Chúng ta hãy cùng nhìn lại những sinh hoạt của hội trong năm qua để cùng rút ưu khuyết điểm, làm tốt đẹp hơn trong năm con cọp. TÂN NIÊN HỘI NGỘ TẾT KỶ SỬU Ngày hợp mặt mừng tân niên năm Kỷ Sửu 2009 được tổ chức vào ngày mùng ba tết tại nhà hàng Seafood Paracel lúc 11 giờ trưa. Bà con năm nay tham dự không được đông đủ như những năm trước, không hiểu vì bà con bận du xuân hay vì tình trạng kinh tế trì trệ đã ảnh hưởng khắp nơi. Dù ai bận rộn bôn ba, đến ngày hội Tết nhớ về mừng Xuân nghe bà con. Ngày nầy, trong truyền thống văn hóa chúng ta, vừa đoàn tụ gia đình, vừa gặp gở bạn bè, người quen biết. Ở hải ngoại nầy, chúng ta không có nhiều thì giờ để thăm từng người, thôi thì mượn ngày hợp mặt đầu năm nầy để hỏi thăm, hàn huyên, tâm sự. Ngày nầy, trong phạm vi nhỏ hẹp của bà con Rạch Giá cùng sinh hoạt trong HTHKG là ngày chúng ta cùng gây một quĩ nho nhỏ để dành chi phí cho ngày picnic và giỗ cụ Nguyễn trong năm hoàn toàn miển phí. Vì vậy, ước mong đồng hương sẽ tham dự các ngày tất niên hoặc tân niên sắp tới thật đông đảo để trước là thêm ấm tình Kiên Giang, sau là chung tay xây dựng hội. Buổi sáng đầu năm, trời xuân Little Saigon ấm áp, trong lành, đồng hương Kiên Giang cùng thân hữu tề tựu về nhà hàng Paracel Seafood trong những bộ quần áo mới đầy màu sắc, vui vẻ, nói cười. Sau nghi lễ chào quốc kỳ Hoa Kỳ và quốc kỳ Việt nam Cộng Hoà, anh trưởng ban tổ chức lên chúc mừng bà con cô bác, rồi đến anh hội trưởng ngỏ lời chào đón bà con và tường trình sơ lược họat động trong năm qua, chị thủ quĩ trình bày kết quả chi thu trong năm, rồi đến phần múa

lân và lì xì cho các em nhỏ. Ôi những nụ cười tươi của các em. Nếu những bao lì xì là niềm vui của các em, thì nụ cười của các em là niềm vui của những người lớn hiện diện hôm ấy. Quà

Sinh Hoạt Hội Thân Hữu Kiên Giang 2009

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 54

của quí vị cao niên được đem đến trao cho quí bác lớn tuổi. Những nụ cười móm mém cũng tươi đẹp không kém gì ai. Bửa cơm đầu xuân được dọn ra cùng với những vé số lấy hên dược đem đến từng bàn cho mọi người. May mắn quá anh

hai bên nầy trúng máy xay sinh tố, bác năm bên kia trúng cái TV, còn chị ba đàng đó lãnh về bộ son nồi… Mọi người đang chờ phần quà độc đắc tiền mặt. Ai là người may mắn nhất hôm nay? Cuối cùng, buổi hội xuân của bà con Rạch Giá cũng chấm dứt, mọi người ra về trong niềm vui, hy vọng tràn đầy trong năm mới. TRẠI HÈ 2009. Trại hè năm nay có rất nhiều hào hứng so với những lần picnic vừa qua. Lần nầy, picnic của HTHKG được tổ chức chung với buổi picnic của cựu học sinh liên trường Kiên Giang vào ngày 04-07-2009 tại Square Mile Park. Các cựu học sinh và thầy cô liên trường Kiên Giang từ khắp nơi trên thế giới đổ về làm cho ngày hè vô cùng náo nhiệt, tưng bừng. Mọi người hớn hở, nói cười như chim gọi đàn, ríu rít tìm nhau. Những mái đầu không còn xanh nữa chụm vào nhau nhắc về những kỷ niệm vui buồn trong thuở học trò xa xưa. Mầy mầy, tao tao, những tiếng gọi đã không còn dùng trong giao tế của những người trưởng thành nghe lao xao, thân ái trong ánh nắng mùa hè. Ê, lại đây chụp tấm hình coi mậy. Thầy thầy, chụp với tụi em nghe thầy. Tụi bây có thấy cô …. ở đâu hôn, tao tìm hoài không gặp? Ai cũng quên đi hiện tại trong phút giây để trở thành cô bé nhí nhảnh hay hay cậu học trò phá phách ngày xưa. Mọi người hình như không để ý đến những thức ăn ngon lành đã được các chị trong ban ẩm thực dành nhiều thì giờ sửa soạn, nấu nướng. Nào thịt nướng, bánh tầm bì, xôi, bắp nướng, bánh ngọt, nước gìải khát… Tuy vậy, không một món nào mà còn thừa trên bàn. Ai cũng thán phục tài khéo léo của các chị đã không nề hà cực nhọc, khó khăn, đã mang đến bửa ăn trưa ngon lành đến cho mọi người. Có một điều thiếu sót, đó là tiết mục tâm tình ngày xưa, dự định dành cho các bạn mà ngày xưa chưa kịp nói lên những điều định nói, với nguời yêu mến, với thầy, với cô, vì tuổi trẻ ngại ngùng, hay e thẹn sẽ nói lên, để trái tim không còn bứt rứt vì nỗi niềm chưa nói. Tiết mục đó phải bỏ qua vì bị cúp điện, âu cũng tại trời, thôi thì "nỗi niềm mang xuống tuyền đài chưa tan".

Múa lân đón tết

Lì xì cho cho các em

Anh hội trưởng Trần Văn Phú tặng quà và chúc tết bác

Phù Sĩ Bền

Sinh Hoạt Hội Thân Hữu Kiên Giang 2009

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 55

Tiệc vui rồi cũng tan, mọi người ra về trong lưu luyến khi ánh nắng chiều dần tàn. LỄ TƯỞNG NIỆM ANH HÙNG DÂN TỘC NGUYỄN TRUNG TRỰC

Lễ tưởng niệm anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực năm nay được tổ chức cùng địa điểm những năm trước ở góc đường Chapman và Knott. Buổi lể bắt đầu lúc 12 giờ ngày 11 tháng

Ngày Hội Ngộ Liên Trường và Trại Hè Kiên Giang

Bàn hương án anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực

Ban tế lễ

Lễ rước kiệu thần

Sinh Hoạt Hội Thân Hữu Kiên Giang 2009

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 56

10 năm 2009 khi mọi người đã tề tựu đông đủ. Lễ rước sắc thần và tượng anh hùng họ Nguyễn diển ra vô cùng trang trọng. Mọi người cùng an vị và hướng lên bàn thờ để chiêm ngưỡng lễ dâng trà rưọu lên anh hùng Nguyễn trưng Trực. Chín con heo quay vàng hực cùng xôi bánh, trái cây, hoa quả khiến cho buổi lễ trang trọng không kém gì ở quê nhà. Các chú, bác, anh chị em trong ban quản trị HTHKG đã điều hành buổi lễ rất chu đáo và long trọng. Đặc biệt trong năm nay là phần nói chuyện của bác sĩ Trần văn Chơn, ông nói về tình đoàn kết thật súc tích và cảm động. Cuối buổi lễ, mọi người cùng chia sẻ buổi cơm trưa trong tình thân ái, vui vẻ. Chín con heo quay đã ra đi nhanh chóng với các thức ăn khác do hội khoản đãi. Cám ơn sự đóng góp nhiệt tình của bà con giúp cho ban quản trị trang trải những chi phí trong buổi lễ. Mọi người chia tay trong niềm hân hoan và hẹn gặp lại năm sau . HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC BAN TRONG NĂM 2009

Ban xã hội Do anh Tô Em phụ trách, dù tình trạng sức khỏe suy kém, anh vẫn hoàn thành mhiệm vụ một cách vẹn toàn. Xin gởi đến anh lời chúc sức khỏe. Ban Xã Hội đã thăm viếng quí đồng hương sau đây: Thăm ông Lý hữu Diệu tại tư gia ngày

21 tháng 2, 2009. Thăm ông Trần văn Trí tại tư gia ngày

29 tháng 3 năm 2009. Thăm ông Nguyễn thanh Sơn tại tư gia

ngày 30 tháng 4 năm 2009. Thăm ông Phù sĩ Bền tại tư gia .ngày 24

tháng 10 năm 2009. Ngoài ra, hội cũng đã chia buồn với gia đình các đồng hưong sau đây:

Bà Trần thị Mận, pháp danh Diệu Hạnh, từ trần ngày 1 tháng 3 năm 2009.

Bà Văn thị Như, tức bà Nguyễn văn Tâm, ngày 11 tháng 4 năm 2009.

Ông Nguyễn duy Linh, chồng cô Lê kim Anh, ngày 28 tháng 10, năm 2009.

Ban văn nghệ

Do anh Nguyễn Minh Lương phụ trách, đây là một nhiệm vụ rất quan trọng trong việc tạo không khí vui vẻ và sinh động trong các sinh hoạt của hội. Mong anh tiếp tục giữ vững tay đàn, giọng hát để tiếp tục phối hợp cùng các anh chị em trong ban quản trị và đồng hương tạo nên những phút giải trí tươi vui, hào hứng trong ngày tân niên, trại hè và ngày giổ anh hùng Nguyễn trung Trực.

Ban báo chí

Do chị Trần thị Tú đảm nhận, đây là một công việc khó khăn, mất nhiều thì giờ, kiên nhẩn. Với sự phụ giúp của các anh chị em, mỗi năm chị đã mang đến cho chúng ta tờ đặc san xuân, khiến cho những ngày Tết của đồng hương thêm hương sắc quê nhà.

Trước thềm năm mới, thân chúc quí đồng hương Kiên Giang một năm mới đầy tài lộc và an vui.

Ngọc Khanh mùa đông 2009 .

Từ Thuở Chưa Vui

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 57

Từ Thuở Chưa Vui Cơn mơ lăn trên cỏ mềm Say rồi trời đất mông mênh Đông qua sao còn ớn lạnh Run từ giọt máu con tim Lang thang giữa phố đông người Chân đo từng bước lôi thôi Mai kia từng phiến cuộc đời Trốc ra từ gốc chia phôi Bàn tay một bên buốt giá Một dòng máu chảy chia đôi Nhìn em hôm nay thấy lạ Lạ từ tiếng nói bờ môi Rượu trôi vào lòng nước mắt Uống cho thiệt ngọt thiệt bùi Ai mang trong lòng tiếng hát Lâu rồi mộng mị hai mươi

Lời xưa nhớ cha nhớ mẹ Đóng đô lên đá mồ côi Con chim chiều về tìm tổ Để ai lòng dạ bồi hồi Trăm năm xa lìa hôm qua Mặt trời chói chang tấc bật Hình như có tiếng xót xa Hình như có điều chất ngất Có mật làm đắng lá gan Có đau tận cùng sự thật Có vui nhẹ nhàng tâm can Có tình ngất ngây duy nhất Đi đâu từ chỗ không tên Về đâu chẳng hay còn mất Quanh quất tìm mãi an vui Thương ai một đời sống thật Tâm tư mấy nẻo ngậm ngùi Mắt nhìn thế sự ngược xuôi Ngày mai trời mọc từ trời Sao người một kiếp nổi trôi Say nồng hơi sương khép lại Cơn mơ mở cửa ru người Thôi đừng để tâm khắc khoải Mươi năm một giấc trần chơi Leo lên ghềnh đá núi cao Lặng nghe tiếng gió rì rào Mai đi một đời bận rộn Người đâu sóng vỗ nôn nao Cơn mơ tan trên núm cỏ Giọt sương chảy tận đất trời Mọc lên đóa hoa khờ dại Mĩm cười từ thuở chưa vuị Nguyên Lãm

Tạp Ghi: Chụp Ếch

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 58

Dường như tui biết bắt ếch từ hồi bốn

năm tuổi. Ông Dương Năm, em rể của bà ngoại

tui làm chứng vụ này. Ông thường ngồi trên

ngạch cửa, trước hàng ba, coi đám con nít đùa

giỡn. Có lần thấy tui té sấp, sải dài bốn chưn thì

ông hỏi bắt được mấy con ếch. rồi. Những lúc

tắm mưa, khi bị trợt chưn té, cũng được hỏi có

chụp dược con ếch nào không.

Thì ra quê tui có nhiều ếch. Người lớn

hay bắt ếch. Con nít cũng bắt ếch. Chính cảnh

sống trù phú ở đồng quê đã đẻ ra cái tiếng

“chụp ếch” bất hủ đó. Ở chợ bị té thì bị kêu là

đo đường hay đo ván chứ làm sao có ếch mà

chụp. Chụp Ếch! Vừa đau vừa mắc cỡ nhưng 2

tiếng dễ thương đó đã hóa giải ngay, giúp tui

vui cười và lồm cồm đứng dậy giỡn tiếp. Rồi

tới bảy tám tuổi thi chính tui đi chụp Ếch thiệt.

Chụp Ếch.

Tui may mắn được sanh ra và lớn lên

ngay giữa vựa lúa miền Nam. Quê tui là miệt

giồng nên ít vườn mà nhiều ruộng. Nhà cửa lưa

thưa nằm trong vuông tre, dài trên lươn cát cao

ráo sạch sẽ, nhìn ra cánh đồng lúa mênh mông

phía trước. Mùa hè đồng khô đất nẻ. Mùa mưa

nước ngập như biển khơi. Bắt cua, bắt ốc, câu

cá, xúc tép, đặt lờ, đặt chà ngôm, v,v,..nghề nào

tui cũng có rớ tới. Riêng việc bắt ếch thì kéo

dài quanh năm suốt tháng, vì mùa nào cũng có

ếch. Miền Nam mưa hòa gió thuận cho nên

hổng cần “Lạy trời mưa xuống, Lấy nước tôi

uống, lấy ruộng tôi cày, Lấy đầy bát cơm”. Quê

tui hổng có cái bát mà chỉ có cái chén. Thay vì

lấy đầy chén cơm mà lấy đầy bồ lúa, còn dư để

san sẻ cho đồng bào ngoài kia. Ông trời thương

người chất phác hiền lành ở đây nên chưa “lạy”

mà ổng đã ban cho thật nhiều mưa.

Khoảng đầu tháng tư bắt đầu mưa, vừa

đủ làm mềm đất. Rồi từ từ mưa nhiều hơn,

ruộng dần dần đọng nước. Đó là mùa của cua

đồng, ốc bưu, ếch nhái, cá tép và cả chuột.

Chuột đồng mập tròn trắng phau cũng bỏ bờ

ruộng nhập bọn lội đầy nước, tìm đường lên

giồng. (Chuyện làm hầm để bắt chuột cũng lạ

lắm. Dịp khác tui sẽ kể cho bà con nghe). Mùa

khô nắng nóng làm rung rinh mặt đồng, tưởng

hổng còn con gì sống được. Bây giờ mưa

xuống, sức sống bừng bừng dâng lên theo

Tạp ghi:

CHỤP ẾCH Hai Quẹo (Lâm Thành Hỗ)

Tạp Ghi: Chụp Ếch

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 59

nước. Nhiều người túa ra đồng. Người lớn đi

bắt ếch, xách theo giỏ, nôm. Con nít thì giỏi bắt

cua, bắt ốc đem vìa luột ăn chơi. Tui chơi kiểu

tài tử, kiêm nhiều nghề, thấy ếch ham quá tội gì

nhờ người lớn tới chụp. Thay vì dùng nôm, tui

bắt bằng tay không. Mưa trắng trời đất. Ếch

đang say mưa như say rượu, coi mọi thứ là mập

mờ nhân ảnh, nên việc bắt nó tương đối dễ. Tui

cũng là dân mê đá banh nhưng chưa hề tập giữ

gôn. Giờ phải dùng tới nghề đó. Đang lội rào

rào, thấy con ếch đang nổi đầu, cách chừng vài

thước, hai con mắt lồi nhòe nhẹt nước mưa,

bước nhẹ tới cho vừa tầm. Một cái ào, tui

phóng mình tới như bay, hai tay vói chụp, té

nằm dài trên nước, mặt mũi tèm lem. Hổng

đau, nhờ có nước đỡ. Phải chi tui là thủ môn,

chắc khỏi chê. Rồi tui tiếp tục bay, tiếp tục

phóng, lâu lâu cũng dính được một con. Thì ra

chụp Ếch là vậy. Ông Dượng tui so sánh với cái

té sấp trên sân thiệt là trúng. Mà té ngoài ruộng

thì sướng còn gì hơn. Tui và các bạn cứ đùa

giỡn xôn xao la hét như hội. Nước vừa tới đầu

gối, gốc rạ nổi lều bều, tụi tui vừa chạy, nhảy,

bò, nằm, trườn vừa tìm dấu những con cua, con

ếch đầu mùa mập ú. Người lớn lội xa vô vùng

trắng đục giữa cánh đồng mênh mông. Họ cố

bắt cho thật nhiều để mai quảy ra chợ làng bán.

Ếch bắt được, cột bằng dây. Trời xui nó có cái

“eo ếch” để cho mình cột, hổng bao giờ vuột.

Tắm giỡn đã thèm, một hồi cũng mệt, đói bụng,

lên bờ vìa nhà. Mặt môi tái xanh vì lạnh mà cái

bụng thì ấm vô cùng, khi nghĩ tới bữa cơm

Nắng ngủ đài hoa buổi xế trưa Hương sen thoang thoảng mộng về chưa Sương chiều lơ lửng vương cành lá Yên tịnh thâm tâm gió nhẹ đưa Mạch sống dần trôi qua hữu hạn Bỗng dưng muốn giữ chút hương thừa Nhạt phai dĩ vãng khung trời cũ Kỷ niệm mơ hồ trong bóng mưa Ngọn khói về đâu mang nuối tiếc Sông thương biển nhớ buồn giăng mơ Mái tóc nào bay hè phố nhỏ Ngẩn ngơ một thoáng phút mong chờ. ĐT Minh Giang 5-10-09

Giữ Chút Hương Xưa

Tạp Ghi: Chụp Ếch

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 60

chiều nóng hổi với ếch kho sả ớt hay xào bông

mướp hương.

Đây xin nói lạc đề một chút, đó là

chuyện ăn cua ăn ốc ở quê tui. Cua phải đựng

bằng thùng thiếc cho nó khỏi bò ra. Cua đồng

đầu mùa đều bư và mập lắm. Nhưng việc bắt

cua đồng, ốc bươu vẫn bị coi là của con nít là

vì đó là món ăn chơi và bán hông ai mua. Bắt

được, đem vìa, lưa ốc bươu đem ngâm lá ổi, bỏ

riêng để đó tính sau. Còn lại cua đồng thì rửa

sạch, trút vô cái nồi nước sôi bự chảng. Luột

chín đổ ra cái rổ thưa cho ráo. Đâm một tô

muối ớt, nặn vô chút chanh. Rối thì cả nhà cha

mẹ con cái, hú hàng xóm tới, ngồi xung quanh,

làm một chầu hả hê cua luột chấm muối chanh.

Ăn thả dàn. Ăn không, hổng cần độn cơm

khoai gì ráo. Ăn chơi mà. Còn ốc cũng vậy. Cứ

luột, xong rồi làm chút nước mắm cơm mẽ sả

ớt. Và cũng xúm lại, bẻ gai bưởi, cây móc tay

hay tăm cật tre, lể ăn chơi. Sao mà thiên nhiên

quá đỗi. Riêng tui còn có thêm món độc là ốc

nướng và càng cua nướng. Tui lựa càng cua

thật lớn, ốc bươu thiệt bự đem đặt nằm ngữa

trên lửa than. Nó sẽ sôi, bốc hơi xì xèo thơm

thơm, rồi khô nước và vỏ cháy khét nghe thơm

phức. Đập ra, thịt vàng lườm, vừa dai vừa giòn.

Thịt ếch cũng vậy, tui lấy con Ếch lột sẳn, sát

chút muối, lấy nhánh tre chẻ đôi cặp gấp nướng

cho tới vàng. Cũng ăn chơi tại chỗ. Các bạn thử

đoán coi nó ngon cỡ nào. Cái xứ quê xa hóc bà

tó có lối ăn uống kỳ cục vậy đó. Toàn là ăn

nguyên chất chứ hổng biết ướp cả chục thứ gia

vị kiểu Tàu.Và chính tui cũng dốt và kém văn

minh văn vật lắm. Cho tới khi lên Sài Gòn, tui

mới biết Phở, rồi Bún Riêu và chỉ nghe nói tới

Bún Ốc. Sau này, một số bà con sống gần tỉnh,

biết có người tìm mua cua đồng nấu bún, bèn

gom xách đi bán để kiếm thêm chút tiền còm.

Soi Ếch.

Tối lại, nếu còn mưa thì đó là dịp đi soi

ếch hội. Trên giồng ểnh ương kêu uênh oang

đục ngừ xa vắng. Trước sân nhà cóc âm thầm

bắt mối, mấy con mối đất rã cánh sót lại hồi

chiều. Không màn tới món cháo cóc ngon hơn

cháo gà, tui bị thu hút bởi tiếng ếch kêu mưa

ngoài ruộng, chúng đang hòa tấu nhạc tình.

Vâng, mỗi lần mưa dầm tới tối thì từng đàn ếch

họp lại kêu râng. Đúng ra hổng phải chúng hợp

xướng đâu. Tiếng kêu râng trời đó phần lớn là

do mấy con cái. Chúng đang hú bạn tình tới.

Nếu chạy ngay tới chỗ đó mà bắt thì hổng được

bao nhiêu. Phải đơi chút nữa. Chừng nào nghe

bớt ồn hay nín khe thì chính là lúc tụi nó đang

tù ti với nhau. Y như người ta mình vậy. Vô

trận rồi thì nó nằm im, nổi phêu phêu, bất kể

nhân sự. Bắt Ếch đang bắt cặp vậy mới thật là

mê. Rọi cái đèn soi tới gần đụng nó mà nó hổng

chịu lặn. Đúng ra thì cũng vì nó mê đèn, “chịu

đèn” lắm. Tay trái cầm đèn, tay mặt lần lần

trong tối sau chóa đèn, cho tới sát rối chọt

nhanh ra chụp lấy nguyên cặp.Đã cái tay. Có

lúc tui tò mò muốn biết tụi nó “bắt cặp” ra sao

nên Đứng yên quan sát thử. Coi ngộ lắm. Ếch

bà thì bề bề một đống, ếch ông thì như cụ đồ

lưng ngắn hay ông tiên nâu sống nhờ…lưng vợ.

Tạp Ghi: Chụp Ếch

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 61

Con cái bự chảng đang cõng con đực nhỏ síu

trên lưng, phần hạ bộ của chúng hông có đụng

chạm tiếp giáp nhau gì ráo, vì toàn thân con

đực chỉ nằm tới “eo ếch” con ếch cái. Nhưng có

cái gì đang tiết ra. Phần sau con cái có bao phủ

một lớp nhờn có lộn hột é. Con đực thỉnh

thoảng bắn ra từng tia nước mịn vô lớp hột é

đó. Cái màng trứng loang loáng như dầu nhớt

từ từ lan ra, nổi lềnh bềnh trên mặt nước, có khi

rộng gần cả thước xung quanh. Sức sống đang

hòa hợp cộng sinh. Rồi ít bữa sẽ có bầy nòng

nọc. Bắt chúng ngay trận tiền như vậy tội quá.

Mà sao tui vẫn chộp cả hai bỏ vô giỏ!?

Ông Dượng tui cưa cho tui mấy ống tre,

thông 2 đầu. Da ếch đem bịt trống. Da con nhỏ

thì dùng lon sữa bò hay lon trái vải bịt lại, để có

thêm âm độ. Đũa tre trong nhà hao thêm. Bởi

những buổi trưa tụi tui hòa tấu nhạc trống cơm”

nhỏ tí síu.

Người lớn còn có cách bắt ếch bằng cái

vó và mồi thuốc nhữ. Tối đem đặt trên gò đất

gần ruộng, lâu lâu xách đèn đi thăm, sáng ra

nhà có cả giỏ ếch. Tui hổng siêng học vụ này.

Mà mấy ổng giấu nghề lắm. Hết mùa mưa,

nắng khô đồng thì đi đào ếch.

Đào ếch.

Khoảng sau Tết, ruộng chỉ còn trơ gốc

rạ và đất nẻ. Cá tôm tưởng đâu chết hết nhưng

thật sự có một khối thực phẩm khá lớn còn tiềm

Anh vẫn biết mình chung lối đi Và anh tự hỏi,..ngại ngùng chi? Nhưng khi chạm mặt chùng hơi thở Cho cách xa hằn dấu tình si! Anh muốn gọi em nguời yêu nhỏ Tỏ lộ chút tình tuổi yêu thương Nhưng ngu ngơ cứ hoài ngăn lối Để hạ ru buồn nổi vấn vương. Sân trường đơn quạnh không cây lá Cho lủ ve buồn khóc biệt ly Nên anh bối rối lời từ tạ Nghe héo úa lòng cuối mùa thi.

……. Anh có ngờ đâu gặp lại nhau, Cho bao yêu dấu của thuở nào Hiện về đánh thức từng kỷ niệm Cái tuổi học trò của năm nao! Ai khiến nửa đời hạnh ngộ nhau? Chút tình xưa cũ của ngày nào Xin giữ trong tim làm kỷ vật Cho một chuyện tình đẹp chim bao!

Triệu Cô Nương

KhuùcHạ Xưa

Tạp Ghi: Chụp Ếch

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 62

ẩn dưới đất. Nhiều nhứt là chuột, rắn, cua, ốc,

lươn, cá trê và ếch. Hầu hết núp trong hang.

Hang ăn xéo vô dưới chân bờ ruộng. Muốn bắt

chỉ có cách đào. Đào ếch hay chuột thì mê lắm

nhưng nhiều lúc cũng hồi hộp. Sợ rắn. Nhìn

miệng hang, có thể biết con gì trong đó. Hang

chuột có đầy đất vụn và khô. Hang cua thường

có một vạc bùn trên đó lấm tấm dấu chân. Hang

rắn thi khô queo, láng o. Nhưng hổng phải lúc

nào nó cũng đơn giản như vậy.

Rắn là tên gian manh, nó chuyện lựa

hang đào sẳn mà chiếm đất cướp nhà người ta.

Hầu hết là loại độc ác, giết người. Nó chui vô

giết chủ nhà rồi ở đó luôn. Có khi nó mới

chiếm chỗ định cư, hoặc nó chỉ mượn cái ngách

lưng chừng để ở, chưa xóa hết dấu chân cua,

tưởng hổng có nó, rồi thò tay vô thì nguy chí

mạng. Cho nên đi đào chuột, đào ếch phải dẫn

theo chó, loại chó săn nhỏ con như chó Phú

Quốc. Chó đánh hơi và giúp người bắt những

con rắn hay chuột chạy vuột. Cẩn thận hơn là

phải dùng cái ngoéo sắt nhỏ rà trước khi đào.

Nhiều khi mới vừa móc móc là chuột hay rắn

phóng ra rồi. Nếu chụp hụt, người và chó mặc

sức mà rượt.

Bây giờ xin nói chuyện đào ếch của tui.

Con ếch cũng khôn tổ cha, như cá trê cá rô, và

nó cũng mánh như rắn, nhưng hiền hậu lắm.

Con ếch moi sình thì giỏi nhưng bới hang đất

khô thì bết lắm. Cho nên nó cũng chuyên môn

ở đậu với cua đồng. Bắt ếch chỗ sình khó hơn

là câu. Cho nên cứ tìm hang cua đồng, một

công hai việc. Ruộng càng khô, nước trong

hang càng giựt, con cua thỉnh thoảng phải nạo

vét lòng hang cho sâu thêm. Vì vậy mà nó

thường đụn lên miệng hang một bệt đất ẩm.

Con ếch cũng cần nước, cho nên tìm cách lén

vô ở chung. Nhưng hổng phải là con cua nó

đồng ý đâu, nếu nó biết thì chắc đã sực món

mồi tươi này rối. Không biết canh me hồi nào

mà anh ếch chuyên môn lặn trong bùn tận đáy

hang, im lìm nằm dưới bụng con cua, lâu lâu

ảnh lén lú lỗ mũi lên để thở không khí. Sau khi

móc con cua ra rồi, rà lại đáy hang, sâu trong

bùn, thường là bắt được con ếch thật mập nằm

ngụy trang trong đó. Phần nhiều là hang cạn,

thọt tay là tới. Gặp hang sâu mới cù ngoéo hay

đào cho rộng miệng dễ thọt tay hơn. Cây cù

ngoéo làm bằng căm xe đạp hay cọng kẻm,

cong cong nhỏ síu như ngón tay co, gắn vô cái

cán tre, dùng móc cua, ếch, chuột, rắn… là

trúng nghề nhứt. Ếch và chuột đồng mùa hè

ngon một cách kỳ lạ. Chuột mập nhờ ăn thóc

gặt sót ngàn trùng trên đồng. Thịt chuột muối

sả đem chiên hay nướng nguyên con, vàng hực,

thơm phức, ăn cơm lấy tay bóc, môi và ngón

tay ướt rượt, thiệt đã đời. Ếch đem kho sả ớt thì

bảnh hơn thịt gà nhiều, ăn cơm cũng quên thôi,

hoặc đem xào lăn để đưa cay, nhậu té lăn hồi

nào hổng hay. Bữa nào làm biếng ra đồng, tui

xách cần đi câu ếch.

Câu ếch.

Câu ếch là môn dễ nhứt, giống như câu

cá chốt, cá sặc, bãi trầu hay câu cá lòng tong

Tạp Ghi: Chụp Ếch

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 63

vậy. Cho nên việc này là của con nít, tui cũng

rành sáu câu. Đi đôi với chuyện câu, còn có vụ

đâm ếch cũng hông kém phần hấp dẫn. Xin từ

từ kể cho quí vị nghe.

Đâm hay chỉa ếch và câu ếch mùa nào

cũng làm được, nhưng thích nhứt là vào mùa

khô. Khi trời dứt mưa, ếch rút vô tỵ nạn trong

đìa, bào, giếng. Đất miệt giồng cao, ven giồng

thường có bào với cây gừa phủ mát rượi, là chỗ

lý tưởng cho ếch dung thân. Nhưng nó còn ở

trong mấy cái giếng lạn, chung với ểnh ương.

Giếng lạn là giếng nước tưới trầu, hoặc xài

cũng được, có đó từ thời cố lủy nào, thường

nằm dựa buội tre hay dưới tàn cây ngái. Nó

hình cái nón lá khổng lồ lật ngữa, bên hông có

vét con đường nhỏ để lội xuống múc nước

thẳng vô cặp gào vai rồi gánh đi lên. Khi nước

cạn, chỉ cần xách cái xuổng móng tay xuống

vét thêm một chút. Đất giồng toàn là cát nên

nước giếng lạn trong ve mát rượi.

Cây xà no (cây chĩa) gồm có cái mũi sắt

làm bằng căm xe đạp, đập dẹp, mài nhọn và có

cắt ngạnh một bên, y như nửa mũi tên, gắn vô

đọt cây trúc thật thẳng. Trưa nắng chang chang,

trời im phăng phắng, ếch thường nổi đầu trên

mặt nước hay nằm yên trên bờ chờ mồi. Con

bướm, con mối hay châu chấu bay qua thì biết.

Tui lén núp trên bờ ngồi chờ, lựa thế làm giàn

phóng xà no. Thấy nó, đưa nhè nhẹ tới, còn

cách chừng 4, 5 tấc, phóng một cái rẹt, tiếng ẹo

a ẹo ơi vang lên là ăn tiền. Con ếch vừa vẩy

dụa vừa kêu la có chút bi ai. Nhưng rồi tui vẫn

đâm ếch và câu ếch. Nghĩ lại hồi nhỏ sao tui ác

quá. Tội hơn là khi mình làm thịt nó, mới kê

dao vô đầu cứa cứa là nó chấp tay lạy lia lịa,

miệng cũng kêu éo éo. Rồi lại còn rạch lưng,

tuột hết da, như cổi áo từ sau lưng, lột trần nó

ra để nó nằm tênh hênh, như người mẩu thất thế

khoe “đùi ếch trắng hếu”. Tội nghiệp lắm.Thiệt

ra thì tui thích câu hơn. Câu ếch có vẻ ít ác mà

thích thú hơn.

Chỉ cần có cái nhánh tre dài hay cây

trúc con nho nhỏ là làm được cần câu. Sợi nhợ

chừng vài thước. Cái lưỡi câu làm bằng kim

cúc hay dùng lưỡi cũ của người lớn hông xài

cũng được. Đơn giản như vậy và vì khi nó táp,

mình giựt một cái là đưa nó lên bờ ngay. Còn

mồi thì dùng bông mướp. Dường như ếch mê

ăn bướm hay mối. Con ếch đang nằm yên, cứ

việc đưa cần câu ra nhấp nhấp cho cái mồi

bông mướp vờn vờn lại, nó tưởng con bướm

đang bay, quên nhìn cái cần phía trên, dù cách

xa cả thước nó cũng vội phóng tới bắt cho

được. Hàm ếch thì rộng hèn gì, cho nên nó

hông thoát nổi. Trong cái yên tịnh buổi trưa,

núp trong bóng mát, một mình âm thầm giựt

một con ếch, vừa nghe giỡn óc nổi da gà vừa

cảm thấy lâng lâng sung sướng, cái cảm giác ít

ai biết được.

Nhưng câu hay đâm ếch có cái bất tiện

là, mỗi lần bắt được một con thì làm động

giếng, tụi nó lặn hết. Thay vì yên lặng ngồi chờ

nó nổi lên lại, phải đi vòng vòng tìm chỗ khác,

lác sau trở lại. Câu ếch cũng tập được cái tánh

Tạp Ghi: Chụp Ếch

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 64

nguội, bớt nóng nảy, hổng khéo biến thành

thiền sư ruộng.

Thịt ếch đôi khi đã trở thành cao lương

mỹ vị, phổ biến khắp năm châu. Chiên bơ, cà

ry, xào lăn, lăn bột, v.v. có trăm cách nấu

nướng, xin miễn nói. Đời tui, tui chỉ thích món

ếch kho sả ớt trong những bữa cơm đạm bạc

gia đình mà lại nhớ muôn đời.

Bù Tọt.

Trong nhiều lần kể chuyện, tui thường

nhắc tới con bù tọt. Bây giờ xin kể rõ thêm một

chút. Xin bà con đừng lẫn lộn với con “bò tót”.

Có lẽ rất nhiều người chưa hề thấy nó ra sao.

Bù tọt thuộc loài ếch nhái, nhưng chuyên sống

vùng nước lợ duyên hải. Nó in hịt con ếch,

nhưng nhỏ con hơn, da lưng ít bông và lợt hơn,

hình thon đầu nhọn hơn. Nó cũng từa tựa con

nhái cơm, nhưng lại bự con hơn nhái, không

trắng bằng nhái. Nếu nói nó là gà tre, thì ếch là

con gà nòi. Dù cho già cách mấy nó cũng hông

bự bằng ếch được Thịt bù tọt ngon như thịt ếch,

rất dễ ăn, dễ chế biến, xương nó mềm lắm, ăn

có thể nhai luôn. Hương vị những bữa cơm với

bù tọt ram sả ớt hay xào củ hành cary một đời

còn theo tui.

Khoảng thời gian mấy tháng cuối mùa

mưa, bù tọt hay xuất hiện từng đợt rất nhiều,

như hội. Nó nhảy lên đất liền, nhảy tùm lum

đen đất, thấy mà ham, có khi nó lên gò, vô

giồng và cả sân chợ làng, mặc sức mà hốt. Bà

con miệt cồn duyện hải bắt từng càng xé, đem

dìa lột da, đựng trong bao bố hay bao cà-ròn,

chở lên tỉnh bán đầy chợ luôn. Dân thành có

thêm buổi chơ dễ mua và ngợi hơn. Ngoài tôm

cua cá tép, ông trời còn thưởng cho dân quê tui

loại thực phẩm đặc biệt nầy, bổ dưỡng hơn thịt

heo thịt gà.

Kết chuyện.

Ngày nay ếch được nuôi theo phương

pháp khoa học, thấy nó tui hổng có cảm tình

chút nào. Tui cứ nhớ héo ruột mấy con ốc bươu

lớn bằng trái quít tui chạy ra ruộng bắt vô, rồi

nướng liền trên bếp lửa cháo heo, lúc nào cũng

đỏ rực, cháy vàng thì gấp đem ra. Ây dôi! Cái

món ăn quê mùa hoang dã vậy mà sao nó buột

trái tim tui dính khắn với quê hương, hông bao

giờ lơi được.

Nghĩ lại Hai tui có cái may mắn làm

dân quê thứ thiệt, lớn lên ráng đi học, biết chữ

biết đọc rồi biết thêm đời. Lời quá. Tui lời có

được một đống kỷ niệm quê hương sống thực

sau lưng và thỉnh thoảng nhớ lại, kể cho bà con

cô bác và các bạn nghe làm vui, cũng là hạnh

phúc. Thành thật cảm ơn bà con và quí vị đã

theo tui vìa thăm vùng kỷ niệm vàng ngọc đó.

Hẹn gặp lại dịp khác. Au revoir./.

Hai Qụeo

Central Coast OZ 7/2008

Thư Gởi Bạn

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 65

KA, BC, LH, T. thương mến ! Mùa thu nơi đây khi nào cũng đầy lá úa vàng và lá phong đỏ. Khung cảnh thật đẹp nhưng thật buồn, nhất là những ngày đầy sương mù, không có nắng. Mặt trời lười biếng trở dậy, nên bầu trời khi nào cũng u ám và ẩm thấp.

Mùa thu ở đây làm nhớ đến bài "Còn chút gì để nhớ": "Phố núi cao phố núi đầy sương , .. trời thấp thật gần .., anh khách lạ đi lên đi xuống may mà có em đời còn dễ thương .."

Ở bên nầy, nơi mình ở, không là phố núi cao cho tay với tới trời, nhưng khi bước vội trên đường, mưa rơi lất phất, sương mù giăng kín truớc sân nhà sáng sớm hôm nay, mình lại có cái cảm tuởng "trời thấp thật gần" ấy. Mình cũng chẳng còn là người khách lạ đi lên, đi xuống sau hơn 20 năm trôi theo vận nước lang bạt xứ nguời. Vậy mà cứ mỗi khi thu về, nhìn lá vàng rơi lả tả ngoài sân, cây cối đã bắt đầu trụi lá, thì cái buồn mênh mông lại đến, lại mới toang như mùa thu đầu tiên đặt chân nơi đây.

Cái không khí lành lạnh se sắt đã đến từ cuối tháng chín. Cái lạnh làm người ta lười biếng không muốn trỗi dậy đi làm khi tiếng đồng hồ

báo thức réo gọi từng hồi buổi sáng. Cái lạnh làm mình thèm ngồi dưới nắng ấm quê nhà, dưới hàng hiên trong rẫy mà nghe mùi hoa lài, hoa nguyệt quế thoang thoảng xa đưa, hay ra sau mà nghe sóng biển vỗ về trong cơn gió nhè nhẹ đong đưa cây bần rụng trái.

Nhớ làm sao hàng mãng cầu cây chưa kịp đơm hoa kết trái trên luống đất bên nhà, nhớ làm sao bước chân nhỏ nhắn của đứa em trai 12 tuổi dẫn chị đi dọc theo bờ đê giữa hai miếng ruộng trong mùa mưa tháng 9. Cái câu ru em "khó đi mẹ dắt con đi" lúc đó trở thành "khó đi em dắt chị đi, chị đi trường học em đi truờng đời" . Dò dẫm theo bước chân em, nhìn mái tóc đen thuở nào đã vàng hoe vì nắng cháy mà xót xa mà ngậm ngùi cho tuổi thơ sau cái ngày bàng hoàng hụt hẫng đó.

Mỗi mùa thu về nơi đây là nỗi nhớ nhà, nhớ quê lại tràn ngập trong hồn, lại rưng rưng theo mưa, theo gió lạnh của trời.

Mỗi khi mùa thu lãng đãng nơi đây là nỗi buồn bàng bạc xâm chiếm lòng mình. Các nhỏ có nhớ bài văn hồi đệ lục mà thầy Hải (nguời hùng Sabot) dạy và bắt học thuộc lòng không: " Thu năm nay tôi lại đi trên con đuờng vắng nầy, nghe từng chiếc lá rơi trên bờ cỏ. Nắng ở đây vẫn là nắng ngày xưa, mà linh hồn tôi có còn là linh hồn tôi năm cũ .."

CA DAO

Thư Gởi Bạn

Mùa Xuân

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 66

Từ ngày xuân đến xứ người niềm vui giọng nói câu cười xót xa cơn say lữ thứ quan hà rượu cay chuốc đổ nhạt nhòa quê xưa ngoài kia ai đón giao thừa khói hương theo gió lững lờ qua sông gót xuân từ độ long đong mười hai mùa rớt xuống giòng thời gian nẻo xưa chừ đã bạt ngàn nắng xuân thêm tuổi ngỡ ngàng chân đi

tóc xuân bạc trắng não nề xuôi tay mong ngóng lối về mù khơi đâu hàng dậu đỏ mùng tơi em tôi e ấp nụ cười ngây thơ đường quê xanh ngát bóng dừa mẹ nghiêng vành nón quạt mùa nắng hanh đồng xanh thơm lúa hương lành câu hò giọng hát xây thành ca dao dịu dàng bướm lượn bờ ao tiếng vành khuyên hót ngọt ngào đón xuân có đàn em nhỏ quây quần ngồi nghe chị kể mấy lần xuân sang áo hoa yếm thắm rộn ràng má hồng môi đỏ mơ chàng trai xuân em tôi đi lễ chùa gần chảy cành lộc nõn ước thầm tương lai từ tôi lưu lạc miệt mài hỏi thăm quê cũ còn ai mong chờ tình xuân từ buổi bơ vơ gục đầu nghe gió gọi mùa nhớ thương quê xưa chừ lỡ mịt mùng hồn xuân quay quắt nẻo đường về thăm tình riêng lệ rớt âm thầm nhớ thương, thương nhớ rượu sầu uống nỗi ngẩn ngơ đâu đây tiếng pháo giao thừa nỉ non. 1987

Muøa Xuaân

gởi trịnh lâm ngân

hoàng thượng dung (Trích tập thơ EM ĐI SẦU Ở LẠI – 1989)

Gặp Thầy

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần - 2010 Trang 67

Gặp Thầy Đào Như (Trích Đặc San Y TẾ, Bộ XV-Số 07-08 – Tháng 7-8 -2009)

gày đầu tiên khai trương phòng mạch, vừa mở cửa, một ông cụ, vào khoảng ngoài 80, bước vào và ngõ ý muốn gặp bác sĩ để tư vấn về tình trạng sức khỏe của ông. Vị bác sĩ trẻ hỏi ông cụ: - Xin lỗi, Cụ năm nay được bao nhiêu tuổi

rồi? - Thưa bác sĩ, tôi sanh năm 1913, tại Hà

Tỉnh. - Thế thì Cụ đã ngoài 80? - Vâng, tính đến nay, tôi gần 85. - Thế Cụ đến khám bịnh hay đến tư vấn về

sức khỏe tâm thần? - Thưa bác sĩ cả hai ạ. Sau khi được bác sĩ đo áp huyết, lấy nước tiểu xét nghiệm tại chỗ, khám tai mũi họng, người bịnh nhân già nằm trơ xương trên giường khám bịnh, nhắm nghiền đôi mắt lại và ông biết rằng vị bác sĩ trẻ đang tha hồ kinh ngạc khi nhìn thấy những vết sẹo phẩu thuật dài, ngang dọc trên hai bên lồng ngực của ông. Bác sĩ hỏi: - Ông Cụ bị tai nạn chiến tranh? Ông Cụ bị

bao nhiêu lần giải phẩu lồng ngực vậy? - Thưa bác sĩ, không phải vết thương chiến

tranh. Tôi bị lao phổi. Tôi bị mổ vì lao phổi.

- Cụ bị mổ vì lao phổi? - Thưa bác sĩ, tôi bị lao phổi năm 1942, lúc

đó chưa có thuốc chữa bịnh lao. Từ năm 1943 đến năm 1948 tôi phải chấp nhận 7 lần đại phẩu, cắt bỏ phổi bên phải và 1/3 phổi bên trái, cắt mất 8 xương sườn.

- Qua những cuộc đại phẩu như vậy, dung tích hô hấp còn lại không đầy một nửa, từ năm 1948, thế mà Cụ vẫn sống đến hôm nay.

- Đúng vậy bác sĩ. Chẳng những sống mà còn sống ung dung nữa. Mặc dầu các bác sĩ phẩu thuật lúc ấy cho tôi biết tôi chỉ sống trong vòng hai nắm. Ấy thế mà..từ năm 1948 đến nay đã ngót 50 năm đấy bác sĩ.

N

Gặp Thầy

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần - 2010 Trang 68

Trầm ngâm một hồi, bác sĩ trẻ nói lớn vào tai ông Cụ: - Như vậy là Trời thương Cụ. - Thưa bác sĩ, đúng là Trời thương! Nhưng

phần chính là ta phải biết chủ động phấn đấu khi ấy “Trời thương” mới được linh nghiệm!

- Như vậy Cụ muốn bảo mọi việc có Trời mà cũng có ta?

- Đúng vậy thưa bác sĩ, “thiên lý tại nhân tâm” mà!

Lặng thinh một hồi, ông Cụ bảo: - Thưa bác sĩ, sau 7 lần đại phẩu ồng ngực,

tôi quyết định không năm tại chỗ bị động chờ chết, tôi phấn đấu tìm tòi phương pháp trị liệu cứu nguy tương lai của mình. Lúc ấy tôi phát hiện được rằng nếu tôi tập thở và chủ động thở: hít vào thật sâu, thở ra thật lâu thì tôi thấy tinh thần phấn chấn hơn, sức khỏe tốt hơn. Tôi liền vận dụng phương pháp chủ động hô hấp ấy, hí vào thật sâu, thở ra thật lâu, vào cuộc sống hằng ngày của tôi. Do đó phương pháp ấy chẳng những là trị liệu pháp của tôi mà còn là dinh dưởng pháp nữa. Ước mơ lớn nhất của đời tôi là truyền lại cho hậu thế trị liệu pháp nầy. Để đễ nhớ và cũng để dễ phổ biến về sau, tôi đặt thành một bài vè ngắn gồm có mười hai câu.

Và ông Cụ khe khẻ đọc bài vè một cách mạch lạc, khúc chiết:

Thót bụng thở ra Phình bụng thở vào Hai vai bất động Chân tay thả lỏng Êm chậm sâu đều Tập trung theo dỏi Luồng ra luồng vào Bình thường qua mũi Khi gấp qua mồm Đứng ngồi hay nằm Ở đâu cũng được Lúc nào cũng được.

Sau khi nghe ông cụ tường thuật lại lịch sử bịnh lý, và bài vè của ông ta, vị bác sĩ trẻ ngạc nhiên. Bác sĩ hỏi ông cụ: - Từ năm 1943 đến năm 1948 cụ bị mổ cả

thảy 7 lần. Hồi đó cụ điều trị bịnh lao và mổ ở đâu vậy? Ở bịnh viện nào?

- Thưa bác sĩ tại bịnh viện Saint Hilaire du Touvet – Crenoble, ở Pháp.

- Thưa bác sĩ tôi tên là Viện. Nguyễn Khắc Viện.

- Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện? - Vâng, thưa bác sĩ. - Thưa thầy! Hân hạnh được biết thầy. Thầy

là thầy cố vấn bộ môn Tâm lý Xã hội Học tại Trung Tâm Bồi dưởng và Đào tạo Cán bộ Y tế tức là trường Y Phạm Ngọc Thạch Saigòn bây giờ!

Vị bác sĩ trẻ quá đổi mừng, đứng phắc dậy, chạy đến định nắm tay của vị thầy mình, anh chạm phải ghế ngồi, anh giậc mình thức giấc. Anh bàng hoàng khi biết mình vừa qua một cơn mơ. Bây giờ là 4:30 sáng, anh đến bên cửa sổ nhìn trăng hạ huyền sáng trong như một mảnh gương và đang chênh chếch chìm dần ở chân trời xa. Anh nghĩ về bác sĩ Nguyễn Khắc Viện. Ngoài chức năng của một bác sĩ, ông còn là một nhà tư tưởng, nhà làm Tự Điển Y khoa, một nhà văn, một nhà báo, một nhà hoạt động xã hội rất tích cực tại Pháp và trong nước. Ông đúng là một nhà văn hóa, một biểu tượng nhân văn. Áy thế mà ước mơ lớn nhất của đời ông là để lại đời sau một bài vè, chỉ là một bài vè thôi để giúp những kẻ hậu thế vượt qua những lúc sức khỏe gặp khó khăn, hiểm nghèo. Vị bác sĩ trẻ thầm đọc lại vài câu vè của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện một cách kính cẩn như anh đọc một bài kệ trong kinh Phật. Đào Như 15/ June / 09

Xuân Lưu Lạc

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần - 2010 Trang 69

Lối Xuân nầy con vẫn còn lưu lạc Trên xứ của người một nẻo xa Một nẻo mù xa con vẫn biết Gậy gìa tay cửa đếm chiều qua. Vọng Cổ (1) Mẹ ơi! ba mươi bốn năm qua con sống nơi quê người xứ lạ, lòng vẫn thiết tha và vọng tưởng quê ... nhà ... Chắc mẹ giờ đây trong bóng xế tuổi ... già ... Khi tay gậy lần dò trước cổng mỗi buổi chiều người đứng tựa cửa ngóng trông con. Mỗi ngày qua làm thân xác mẹ héo hon, tháng năm đau đôi vai mẹ đã còm. Thương cuộc đời và tủi cảnh nước non, những vết thương đau vẫn còn hằn lên đôi má cóp. (2) Mỗi độ xuân sang, nơi con ở không có mai vàng cùng pháo đỏ, chỉ có giá băng đong, cùng tuyết đóng trên ... đường ... Một màu trắng thê lương ảm đạm phố ... phường ... Những chiếc xe lăn hụ còi trong đêm, thay cho tiếng pháo giao thừa rộn rã chào xuân. Quê người xuân bước qua chân Dấu thương rã dưới vết hằn ghi lên Tấc lòng con trẻ nào quên Mỗi xuân qua cửa nỗi buồn riêng mang.

Lối Những nàng xuân đến mỗi chiều bên cánh cửa Làn băng đong giọt nến lệ mù sương Mắt bâng khuâng con dõi bước canh trường Đêm trừ tịch khói hương lồng trong đêm quạnh. Vọng Cổ. (5) Mẹ ơi! Lửa đóm tàn đêm xuân về lòng của con thương nhớ, ngước mắt trông xa hướng vê nơi quê cũ, để rồi nghe những chuỗi đau thương trĩu nặng tim... mình... Biết bao xuân con đánh mất những thâm... tình... Xuân tha hương, xuân về nơi xứ lạ, xuân quê người xuân chỉ lặng lẽ đến đi. Quê người tay đếm xuân đi Mỗi lần qua cửa lòng ghi nỗi buồn Quê người đón mấy xuân suông Để nghe xuân nhớ về vương vấn lòng. (6) Trời năm nay tiết trời có nhiều thay đổi, con cũng mong cầu cho đất nước được đổi thay. Cầu xuân nầy sẽ có những bàn tay làm cánh quạt xoá tan đi một bầu trời quê hương u tối. Cho mắt mẹ không còn nỗi buồn vời vợi, nhìn cuộc đời bằng sự thương xót khổ đau. Bao năm xuân lần lữa qua mau, thương quê mẹ chìm sâu trong khốn khổ. Thân ly hương con vẫn còn dang tay đón, thì lòng có vui chi khi xuân đến xuân về. Xuân nầy vẫn đến phương trời lạ Ba mươi bốn năm rồi vọng cố hương Lạnh lùng dải tuyết buông màn giá Xuân đến xuân về chi nhớ thương? VN

Đình Ông Hoài Cảm Vịnh

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 70

Caàu baét ngang soâng caän coång ñình

Côø tröông nguõ saéc nhôù Laõnh Binh

Dieäu keá coâng ñoàn göôm khieáp giaëc

Loøng thöông töø maãu chòu aùn hình!

Soâng nöôùc Kieân Giang tieác thöông Ngöôøi

Nhaø nhaø uaát ngheïn! Leä thaàm rôi

Nghìn naêm Danh Töôùng, ñeàn nghi nguùt

Taïc daï daân gian nhaéc nhôû ñøôøi!

Cố Quận

Ñình OÂng

Hoài Cảm Vịnh

Thoi Đưa

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần - 2010 Trang 71

Sau khi nghe bài nhạc Alone Again (Naturally) của nhạc sĩ đẹp trai một thời trong thập niên bảy mươi là Gilbert O’Sullivan, tôi nghiệm triết lý nhân sinh của bài nhạc với những vần thơ bảy, tám chữ hay, lạ như phong trào thơ tiền chiến mà các thi sĩ của tiền bán thế kỷ hai mươi dịch từ Tây phương sang chữ Quốc Ngữ. Mỗi đoạn nhạc đều bắt đầu với những câu đánh dấu các mốc thời gian như lúc trung học học sinh chia động từ Pháp văn vậy với thời hiện tại, quá khứ và tương lai. Đoạn 1 - “In a little while from now”, đoạn 2 - “To think that only yesterday” hay đoạn 3 - “Now looking back over the years. And what ever else that appears” không ngoài luật tuần hoàn - thành, trụ, hoại diệt của con người. Hơn bốn mươi năm vụt tốc từ tết Mậu Thân, ngày, tháng lặng lẽ trôi qua, sự âm thầm nhưng nhanh như thoi đưa của nó đôi khi mang chút tàn nhẫn. Người ta chưa kịp nghĩ suy, hành động, cần sự hiện diện của thời gian để sắp xếp những hoài bảo của mình hay ít nhất ghi lại, dặn dò trao truyền lại cho người thừa kế trước khi ra đi, chợt nhìn lại thì nhận ra rằng không còn níu kéo bao lâu nữa. Bao nhiêu nhân vật lịch sử cũng e dè, than thở về thời gian như Đặng Dung:

Thù trả chưa xong đầu đã bạc. Dưới trăng bao độ tuốt gươm mài.

Chuyện thù cha, thù nước phải trả, phải đền cần thời gian, đâu phải một ngày, một buổi, còn thời cơ nữa chớ, nay đầu đã bạc mà vẫn còn mài gươm chưa choảng, chém kẻ thù nhát nào cả thì xem ra hoài bảo khó mà thành tựu. Có người quên, nhưng năm Mậu Thân, các biến cố xảy ra đối với tôi như tưởng chừng chỉ có trong phim ảnh dưới sự sắp xếp dựng cảnh, dựng màn, của đạo diễn, dù cho lúc ấy tôi chỉ mới bước chân vào ngưỡng cửa trung học – Các chuyện lạ thì bao giờ cũng có, nhưng chuyện hi hữu, khó tin như một toán quân qua cầu đều nhịp lại trùng hợp tần số giao động gây ra cộng hưỡng xập cầu, tỉ lệ rất hiếm nhưng không phải là không xảy ra vượt ra ngoài sự tiên đoán của con người. Cha tôi vừa xây xong căn nhà gạch hai căn trên phần đất còn trống phía sau vào tháng chín năm 1967. Ông có thể do linh tính sau đó mà dự trù một góc hướng Bắc chừng bảy, tám thước vuông, giáp với nhà tắm, cầu xí bê tông, gạch xung quanh, phía Tây thì tường gạch, cách một thước là hàng rào cũng bằng gạch mà ngăn với hàng xóm bên cạnh. Ông cho bao bọc những bao cát cao gần một thước hai mặt còn lại để tránh đạn. Nói đúng ra là tránh đạn bay cho yên tâm chớ bị đạn rớt pháo kích thì chịu, như một cái lệnh gọi chầu trời, không chuẩn bị. Nếu trước hai ba tháng Chạp mà bị tai nạn như vậy, thì gia chủ nhờ ông bà nhà Táo chia cho một “con cá chép” rồi cùng đi một chuyến tàu suốt cuối năm mà không bao giờ hồi hương trở lại thế giới ta bà nầy.

Thầu xây nhà là bác thợ mộc cách nhà tôi vài hộ, ông gọi bà nội tôi là chị Hai. Ông Năm thường sờ đầu tôi mà phán một câu:”Mặt con trông sáng sủa lắm.” Không biết các lần sờ đầu đó ông có truyền cho tôi chút “nghề”, chút “bùa” gì không! Trong xóm ai cũng kính nể ông. Gia đình ông cố, ông sơ tôi, bám rễ nơi đó bao nhiêu đời cho nên bà nội tôi được nhiều người kính trọng, các chú, bác ngang vai cha tôi gọi bà là má Hai, dì Hai. Lối cư xử làm cho tôi cảm thấy gần gũi với các bà con trong xóm như là “anh em xa không bằng láng giềng gần”. Thế hệ kế tiếp của chú Y, chú Lỳ, chú Ba Bông, bác

Thoi Ñöa

Đường Sơn

Thoi Đưa

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần - 2010 Trang 72

Tư…. là bạn của anh em chúng tôi ngày thì chơi đánh đáo, bắn bi, mỗi tối tụ lại dưới trụ đèn đường ngay ngã ba sáng nhất trong xóm mà chơi trò trốn bắt, kể chuyện ma trong khi nhiều nhà nghèo soi sáng bằng đèn dầu hay đèn cầy mờ mờ, ảo ảo như ma trơi.

Vì hoàn cảnh chiến tranh của đất nước, chỉ sợ giặc tới bất ngờ, bỏ chạy lấy thân, tản cư lạc tứ xứ như bên ngoại tôi ở Hòn Đất, chưa biết “Que sera sera”, có lần cha tôi hỏi:”Khi thất lạc đến xứ lạ thì các con làm sao?” Mẹ tôi đang bồng em nhỏ, bốn anh em chúng tôi yên lặng không biết ý lo xa của ông. Ông tiếp:”Việc đầu tiên là các con hỏi cho ra nhà bác thợ mộc và nhờ giúp đỡ.” Tôi hoài nghi về điều nầy! (xin mở ngoặc, không biết lời cha tôi có lý không; quý độc giả nghĩ lại quá khứ xem sao) Có lẽ ông Năm thợ mộc ngoài việc có nghề đo đạc thước tấc, biết chút ít toán, hình học không gian tính nhẩm cộng, trừ, nhân, chia rành mạch, nhanh hơn cả học sinh ban B chúng tôi – và dĩ nhiên là kiến thức hơn dân trong làng đa số mù chữ, thêm vào đó biết “phán” hay đọc vài câu thần chú không ai hiểu gì cả, nhưng lại giúp cho đồng bào trong xóm; chính tôi cũng từng chứng kiến, chú tôi bị bệnh “dời ăn”, ông Năm vẽ chữ gì đó cho nó không ăn lan cả vòng bụng, rồi dùng thuốc Nam trị liệu từ từ. Ông với tư cách là bậc trưởng thượng có thể đại diện chủ hôn cho các cặp mồ côi cha, mẹ. Ông chỉ phán là:”Từ đây về sao hai cháu thành vợ chồng.” Đôi nam nữ chính thức là vợ chồng mà không có hôn thú gì cả như trường hợp của cô ruột tôi, ông đứng đại diện bên nhà trai vì quê dượng tôi ở tận Long Khánh, cha của dượng có mặt trong lễ cưới nhưng vì ông có nhiều đời vợ cho nên theo tục kiêng dè, cũng không đúng tiêu chuẩn đại diện. Vợ chồng lục đục mách ông thì ông chỉ nhắn: ”Bảo nó coi chừng tao.” Chuyện lộn xộn trong gia đình tự nhiên êm xuôi.

Sau khi cúng bái giao thừa xong, chúc tết là anh em tôi ngủ trong căn nhà cây phiá trước, đêm mồng một Tết, cha tôi kêu tất cả vào “vòng thành cát” mà trốn. Tôi run lập cập, không phải vì cơn lạnh còn sót lại của Đông Chí, mà các

tiếng đạn lạc trúng ngói tôn kêu chát chát. Sau ngày đầu năm đó thì đêm nào cô, chú, anh em tôi cũng sắp thứ tự mà nằm trong vòng đó. Căn nhà phía trước bằng cây, chỗ mục phân nửa chờ sang năm xây lại cho nên không an toàn. Đến bây giờ tôi không thể nào nhớ được làm sao chỉ một khoảng đó chứa hơn một chục người – lớp nằm, lớp ngồi – mấy đêm liên tiếp. Sáng hôm sau, ánh nắng bình minh chiếu xuống qua nhiều lỗ như đèn pin, nhìn lên mới biết là các dấu tích của đạn xuyên qua nóc.

“Chiến tranh đồng hành chết chóc”, “người còn lại khóc kẻ ra đi”, nạn nhân đầu tiên trong dịp Tết Mậu Thân trong xóm tôi là chị Nam cách gia đình ông Năm thợ mộc một căn; nghe nói chị Nam đẹp lắm – hoa khôi của xóm (?), tính tình vui vẻ, hay cho trẻ con những viên kẹo trong đó có tôi khi còn bé. Sau nầy tôi trưởng thành nhìn hình chị trên bàn thờ, cũng đoán được phần nào. Chị vừa xong khóa y tá từ thủ đô về thăm gia đình vào dịp Tết. Viên đạn vô tình mà cũng thật oan nghiệt lạ lùng, không biết tâm linh, quỷ thần gì hướng dẫn nó mà gần hết trớn lại rơi vào ngực chị, xuyên qua trái tim và ngừng hẳn trong đó. Bên ngoài thì giao tranh, mạnh ai nấy trốn, chị ôm bên ngực trái, vật vã chờ đúng phút, đúng giây tử thần đến rước đi cho dứt cơn khổ ải, mà dù cho xứ sở thanh bình đi nữa thì trường hợp của chị, bác sĩ cũng bó tay với điều kiện y tế lúc đó. Đúng là mãn số: “Trời kêu ai nấy dạ.” Bao năm qua tôi không hiểu tạo hoá, tại sao không rơi trúng bắp vế, tay chân, mà trúng vào trái tim, nơi nhỏ nằm bên trong thân thể con người như thế. Tiếng thét vang lẫn với tiếng pháo nổ, đạn bay, lộn xộn khiến ông Năm quên cả bên ngoài đang giao tranh chạy qua, lắc đầu mà bảo gia đình lo hậu sự. Ông làm chứng khai tử luôn. Trường hợp nầy cũng giống như Steve Irvin, bạn của thú vật, chơi với nó, chết vì nó vào tháng chín, 2006. Con nguời ta thể tích lớn như thế mà đuôi cá đuối không đâm chỗ khác mà lại đưa một phát vào một diện tích chỉ bằng nắm tay, ngay tim ông khiến nước Úc, chẳng những mất đi một nhân vật ngoại hạng mà thế giới khó tìm được một người kiến thức bậc thầy về - thế giới loài vật và hoang dã. Ông

Thoi Đưa

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần - 2010 Trang 73

mất lúc năm 44 tuổi mà người Hoa thường kỵ hai số nầy đi chung.

Sau Tết mấy ngày, bình yên như những ngày đầu Xuân với nắng ấm, hoa tươi cùng hàng chim én líu lo trả lại cho bầu trời thị xã Rạch Giá, sinh hoạt bình thường. Khi qua Đại Lộ Cách Mạng, khu gần nhà thầy Ái dạy Toán, cô Diễm dạy Quốc Văn của tôi là một dãy nhà hai tầng – góc đường có quán cà phê, giải trí như bóng bàn, bi da v.v…mà chúng tôi thường ghé sau giờ tan học, nếu để ý dãy nhà hai tầng đó, nay được in hằn nhiều dấu đạn như hoa, chứng tích của cuộc giao tranh đêm Tết như được diễn tả qua bài ca “vết đạn thù trên tuờng vôi trắng” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Đặc công trốn trên lầu không tên nào sống sót. Viết đến đây tôi nhớ lại nhiều chuyện khó giải thích hơn.

Tỉnh Kiên Giang, thị xã Rạch Giá, phường Vĩnh Thanh Vân, Xóm Hòa Lạc (vì có rạp chiếu bóng Hòa Lạc) hay Kim Xê (vì có chùa Bửu Kim Tự mà thầy Kim Xê trụ trì); khoảng đầu thập niên bảy mươi, đa số nghèo, dân làm công, đi biển, làm mướn… Có bà Đại “khùng” khi lên cơn quá không còn biết gì, thường lột quần áo mà liệng vào người chọc bà. Bà chỉ yên lặng, ngồi xuống đất ôm mặt khóc ròng trông rất là tội nghiệp khi thấy các người ở xóm tôi mà bà “quen mặt” đi đến trong đó có chú Hai Lỳ, làm công, khuân vác, nghèo lắm, thường mặc bộ đồ vá víu nhiều chỗ, chú đứng giữa đường ngã ba như một ông tướng quát lớn:”Mầy đứa con nít vào trong nhà.” Chú nhỏ nhẹ khuyên bà, quấn mền xung quanh thân thể lộ liễu. Dân bán thức ăn xung quanh thương tình như cái lệ bất thành văn là thấy bà ghé hàng nào thì họ nghĩ là bà thèm món đó, cho bà ăn, ăn xong thì bà cảm ơn bằng cách đưa ngón trỏ vào miệng cười mỉm làm duyên như cô gái chưa chồng, tối lại bà về góc nào không ai biết, dân xóm tôi “lá lành đùm lá rách” là thế. Thiên hạ xấu mồm đồn rằng:”Bà là đặc công của Việt cộng.” Quân cảnh bán tin, bán nghi bắt bà đem về đồn, hỏi thì bà trả lời lộn xộn, chìa tấm hình một quân nhân đưa ra mà không biết là ai, chồng bà – bà gật, con bà à – bà cũng gật - chẳng ai hiểu gì, nhưng có lẽ chịu

không thấu bà lời chửi rủa sáng đêm mà không khai thác được gì nên thả bà ra. Thêm nữa, có người đang làm việc bên ty, sở, hiểu chuyện đến xin cho bà – gia đình tứ tán – thân nhân của bà chết vì chiến tranh.

Sau 1975, bà không được “tuyên dương chiến sĩ cách mạng” hay “công trạng du kích, nằm vùng” hay “mẹ chiến sĩ, liệt sĩ” như các lời đồn khi trước mà vẫn khùng. Công an, bộ đội cộng sản bắn dọa mầy lần nhưng khùng thật thì làm sao biết gì nữa, ban đêm, ban ngày không phân biệt, lên cơn là la lối nhất là có người cố ý chọc bà. Nghe tiếng súng như gợi lại quá khứ kinh hoàng, ác mộng khiến bà điên tức lột hết quần áo liệng vào bộ đội. Lúc đó quân quản chấp hành nên lệnh giới nghiêm quá gắt, không ai dám ra ngoài như chú Hai Lỳ “làm bạn” với bà cho nên cơn điên khùng càng tăng dữ dội. Chịu không thấu, chúng âm thầm tìm cách đưa bà đi mất từ đó. Sau nầy nghĩ lại, ai cũng có thể phân biệt cái thiện, cái ác giữa hai chủ nghĩa là như vậy. Bà Đại tuy khùng, điên nhưng vẫn là thành viên trong làng, bà con trong xóm, phường bảo bọc cho bà. Trước tháng Tư, năm 1975, Quân Cảnh sau vài lần nghi vấn, hiểu ra cho nên rất nhường nhịn khi thấy bà trong các cuộc hành quân, truy lùng bắt quân dịch, cho nên bà mới sống yên lành trong thế giới điên của mình đến sau ngày mất nước. Một ẩn số trong bệnh khùng điên, tâm thần là – bà lên cơn hay chửi Quân Cảnh: “Đồ Quân Cảnh, đồ Quần Cụt khốn nạn! Nè, bắt tao đi.” Sau 1975, lại chuyển tông, chửi đám nón cối, bộ đội, bò vàng: “Đồ BĐ, đồ bò vàng, đồ chó má, bắn tao đi.” Tỉnh tôi họ không gọi bộ đội mà kêu là BĐ chế nhạo, còn có nghĩa là đồng tình luyến ái nữa, không hiểu bà học từ đâu, ai dạy cho bà, có lẽ bà nghe qua các cuộc đối thoại chửi rủa nhau hằng ngày của bọn cán bộ, vì chữ “chó má” dân Hậu Giang không dùng khi cãi lộn - cả nước đổi đời thì ảnh hưởng luôn cả thế giới khùng điên hay sao?

Tết! Ba chữ “tổng tấn công”, xem ra “tiền hô hậu ủng”, một cuộc tiến ào ạt “long trời lỡ đất”, nhưng nghĩ lại, các tên đặc công Việt cộng nầy còn tệ hơn bà Đại khùng. Dù sao bà còn biết

Thoi Đưa

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần - 2010 Trang 74

được kẻ chọc bà, kẻ làm bà giận; biết mặt kẻ lo cho bà trong lúc lên cơn, biết các quán hàng rong lo cho bà no đủ buổi trưa, chiều, còn các tên đó thì sao? Khi có lệnh tấn công, chúng như những kẻ điên cuồng, thiêu thân không biết đường nào tiến, đang tiến hướng nào, ở đâu, chúng chỉ cách dinh tỉnh trưởng, bưu điện, khu quân sự, chánh trị, đài phát thanh chưa đầy ba trăm thước mà không tên nào biết vị trí chính xác, lạng quạng, trang bị khác người, chạy tới, chạy lui, giơ súng bắn liên tục, rồi chỉ làm mồi cho cảnh sát dã chiến và địa phương quân dù bất ngờ nhưng cũng còn đủ thời giờ chỉnh đốn hàng ngũ và phản công. Có lẽ liên lạc viên chúng cũng không được dạy dỗ là đến xứ lạ, phải tìm nhà bác thợ mộc mà hỏi chuyện. Chuyện lạ hơn, những tên truyền tin đỉnh cao trí tuệ hơn người biết dùng khoa học, kỹ thuật phục vụ cho chiến tranh lại dốt không kém, liên lạc bằng vô tuyến. Quân cảnh liên hợp với cảnh sát dã chiến chỉ cần hút thuốc phì phà trong khi súng nổ, đạn bay đứng chờ chúng từ các bậc thang của các nhà lầu, khách sạn cao ba tầng, bốn tầng là tóm sạch không chừa một tên nữ hay nam. Cậu tôi trong nhóm đặc nhiệm nầy sau nầy kể lại, không khỏi tức cười vì sự dốt nát nầy.

Đến gần sáng thì cuộc tấn công bị vô hiệu hoá, chúng đành rút lui, nhưng không phải dễ dàng trừ các tên bị dí tới cùng buông súng đầu hàng, các tên khác “tiến thoái lưỡng nan” vì không biết địa thế có thể là đám liên lạc hướng dẫn đã bị tóm trước cả rồi, nên đường sá không biết lại nhè rút, chạy vào trung tâm tỉnh đoàn, khu gia binh trên đường Lý Thường Kiệt, Đại Lộ Cách Mạng. Vào mười tên, chưa chắc còn sống một. Chết hay bị thương đều bỏ lại, vì các tên chạy vắt giò lên cổ đó, không biết chạy đi đâu mà xung quanh thì nhà nào cũng đóng, kêu không ai dám mở, thì làm sao có khả năng cứu vớt đồng bọn mình. Xác rải rác, súng đạn vất theo đường rút lui của chúng. Khoảng mồng bốn, mồng năm tết đi qua khu đó, những vết máu khô đọng còn đó, mùi âm quế, tử khí vẫn còn cảm thấy lạnh người.

Một địa danh cũ ở Việt Nam mà có lẽ chỉ duy nhất tìm thấy tại thị xã Rạch Gía là “Đường Mộ Bia”. Đường Lý thường Kiệt là trung tâm tỉnh đoàn, tâm lý chiến, khám lớn, chạy dài từ gần Đại Lộ Cách Mạng đến ven biển, đối diện xéo với đài Khí Tượng là con đường chạy dài lên gần trường Lâm Quang Ky mà thập niên năm mươi, sáu mươi là bãi tha ma, hoang vắng - Đường Mộ Bia. Nó là đường chớ thật ra là con hẻm khá rộng hơn hai thước được trán xi măng, xe xích lô, Lambretta ba bánh có thể vào trong trường hợp đặc biệt; nhà lá, nhà tôn xây dọc hai bên đường cho đến trường. Có những nghĩa địa có người săn sóc đàng hoàng, nhưng đa số bỏ hoang. Sau nầy dân cư đổ về đó, xây nhà ở, trong phiá trước, phía sau nhà có những mả là chuyện thường, chưa kể các nơi ăn ngủ tuy không có khoảng đất nhô lên nhưng không dám chắc là không có những bộ xương chưa được lấy lên. Nhà bạn tôi ở đó, khi vào phải vòng qua các mả mà vào; kể cả trường Lâm Quang Ky, vài mả còn sót lại mà không biết của ai. Người sống chung với mả tin dị đoan cũng cúng bái, hối lộ cho các vong linh để được yên ổn làm ăn nên cùng nhau đắp các mộ còn bia. Dân ta là vậy “sống có nhà, chết có mồ” nên mả nào còn nhô lên thì đuợc gia chủ chăm sóc để lấy lòng kẻ khuất mặt mà sống chung hoà bình. Trước khi vào cổng sau của trường, có vài quán và các gánh hàng rong cho học sinh Lâm Quang Ky.

Chúng tôi đi học dùng con đường Mộ Bia nầy chánh, thay vì đường Nguyễn Bỉnh Khiêm vì không muốn chen lấn vào buổi sáng hay tan học; một điều nữa là tâm lý vì không muốn “bị chọc quê”. Học sinh Nguyễn Trung Trực hay ra oai, ỷ học trường công, lên mặt cho là giỏi, chê nhóm rớt “Đệ Thất” của chúng tôi mới vào trường tư, trưòng bán công đóng tiền. Khi học sinh đi qua khỏi nhà một cựu hiệu trưởng trường Nguyễn trung Trực mà chúng tôi gọi là “Ông Giáo” chừng năm mươi thước là đến cổng trường công, còn chúng tôi không được tiêu chuẩn như vậy, nằm phía sau, phải quẹo con đường đá, trời mưa chỗ lầy, chỗ lõm đi thêm chừng hai trăm thước nữa. Thêm nữa trường Lâm quang Ky được xây gần con hồ nhỏ đầy

Thoi Đưa

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần - 2010 Trang 75

lao sậy. Chúng tôi sợ nhất là rắn; ổ đầy trứng rắn, da rắn lột vỏ được học sinh phát giác trình cho giám thị là chuyện thường.

Tưởng chỉ là một địa danh đặc biệt mà thôi nhưng không ngờ Khu Mộ Bia cũng đúng với phong thủy như cái biệt danh của nó, âm khí rất nhiều, theo địa hình, vị trí chiến lược đó là khu đất tai ương, vì tọa lạc gần dinh Tỉnh Trưởng, khu quân sự, chánh trị là mục tiêu của Việt cộng pháo vào. Điểm lạ lùng của đất Kiên Giang là bao nhiêu năm chiến tranh, bao nhiêu đợt pháo kích mà không có một trái nào rớt vào chu vi khoảng hai cây số vuông bao gồm các ty, sở và khu quân sự xung quanh dinh tỉnh trưởng, khu pháo binh gần biển mà hầu hết lại rớt vào khu khí tượng và Mộ Bia. Chúng tôi vì hiếu kỳ đôi lúc “cúp cua” đến xem nạn nhân bị chết vì pháo kích. Chánh phủ quá bận rộn nơi tiền tuyến mà không dự trù chương trình dọn dẹp ở hậu phương. Cái chết về pháo kích thì xảy ra thường xuyên cho nên đôi lúc làm cho dân khu đó chai đá chấp nhận, nhưng rùng rợn và thảm khốc nhất mà tôi chứng kiến là đạn pháo kích rơi gần miệng hầm trú ẩn, cả gia đình năm mạng đồng số phận.

Trong hoàn cảnh đó, ai lo cho ai? Thường thì mỗi xóm có một người “lớn”, như tôi đã trình bài quan điểm của cha tôi, đa số thì xuất phát từ bác thợ mộc vì ít ra bác có “nghề” giúp đời cho nên được đa số kính nể. Từ đó, Bác như một cố vấn, một niên trưởng cho cả xóm khi có chuyện. Bác nhìn cảnh tượng hãi hùng mà lắc đầu, lên giọng như quan lớn bảo các bà cô, con nít không được đến gần, khuyên các bà đang có thai không được ra ngoài; xong gọi răm rắp thằng Hai, thằng Ba, thằng Tư ….đâu, ra đây tao nhờ. Xem lại là dân lực lưỡng đi biển, làm cá, làm phu…trong xóm theo Bác với các bao cao su, sẻng, mang các chiếc guốc gổ cao của bác đóng sẵn phòng khi hữu sự vì lúc đó dân nghèo làm gì có giầy… mà dọn dẹp các xác. Có lẽ cảnh dọn dẹp nầy xảy ra quá thường đối với bác. Bác vừa phụ tay tiếp, vừa ra lệnh: “Cứ thấy phần nào ráp chung được là ráp cho vào một bọc, đúng hay không đúng thì cũng là cha, mẹ, con cái cùng

máu mủ chúng nó thôi.” Xong phần dọn dẹp, Bác ra lệnh lôi các phần rải rác của cái nhà lá gom lại xung quanh hố mà đốt hết cho giải độc, không quên cho vài vỏ xe cũ vào đốt chung, xong lùa cả tro bụi vào hầm trú ẩn san bằng lấp đất lại. Đương nhiên là họ sợ, nhưng không còn cách nào khác hơn, để đó chờ nhà nước, thì cả xóm làm sao ở yên cho được.

Tôi thắc mắc tại sao đốt chung với vỏ xe. Có người cho rằng:” Đốt như thế thì các ngũ tạng mới cháy tiêu cả.” Sau nầy tôi thường dự các cuộc hoả táng người Miên giữa đồng ruộng; đa số thì cũng giải thích như vậy vì không có vỏ xe thì nhiều bộ phận trong cơ thể khó cháy, chó đánh hơi. Năm 1977, khi dự cuộc hoả táng mẹ của bạn tôi, người Miên tại Chắc Kha (Chakkha) cách thị xã Rạch Gía khoảng 25 cây số. Tôi lại hỏi về việc đốt vỏ xe. Bạn tôi đã xong tú tài 2, kiến thức phổ thông, giải thích hợp lý: “Vỏ xe cháy lâu tàn, mùi khét của vỏ xe sẽ lấp đi tất cả mùi gì cháy bay vào không gian qua khứu giác con người; người Miên cũng có nhiều tập tục, có gia đình giàu có hay dòng họ vua chúa phải quàn, chờ sau ba ngày, bảy ngày để con dân cùng bái, từ khi liệm mới di quan ra đốt. Khó chịu lắm, phải đốt vỏ xe trước khói bay tùm lum cả một khu lớn như mầy thấy. Giải thích đơn giãn cho dân địa phương khỏi thắc mắc và tránh được cái cảnh họ ghê sợ cái chết, để lâu ngày mất vệ sinh.”

Tháng Bảy là mùa nghỉ Hè, từng hàng cây phượng với hoa nở rộ hai bên đường nếu có thêm những chiếc áo dài tha thướt nhìn như bức tranh sống động, thêu dệt tự nhiên đẹp không thể tả được; vài vần thơ nếu ai có khiếu về thi văn; nếu ai có người yêu nhất là các anh chị từ lớp 10 trở lên thì tha hồ mà hẹn hò. Học sinh được nghỉ khoảng hai tháng rưỡi, có người thì học “cours” thêm dự bị cho năm tới, đại đa số thì:

Gác nghiên vẫn nhớ tình sư phụ Lưu bút cùng ghi nghĩa bạn bè

Hay

Thoi Đưa

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần - 2010 Trang 76

Về thôn một tháng thăm thân thuộc Đến xóm ba mươi gặp bạn bè Trong cái không gian êm đềm của tháng Bảy dương lịch, năm Mậu Thân, nắng dịu dần, một tiếng nổ long trời lở đất khoảng bốn giờ chiều ai trong thị xã cũng nghe. Cầu Nguyễn Trung Trực chắc chắn, kiên cố được xây từ đời Tây nơi mà cụ Nguyễn bị hành hình vào năm 1864, mìn, thủy lôi, giật sập rồi. Đêm đó thì bao nhiêu chuyện xảy ra, bao nhiêu lời đồn hư thực, vong hồn về báo mộng là sáng hôm sau sẽ “gặp” ở chùa Thập Phương, nhà máy xay lúa, bến cầu Tàu Mỹ, công ty Điện Lực v.v... Đa số thì đúng cũng có, sai cũng có, vì tôi chứng kiến cảnh vớt xác tại nhà máy xay lúa cách gia đình tôi không xa, nghĩa là xác trôi ngược dòng nước qua nhánh kinh khác. Cây cầu thì chỉ còn bên kia một nhịp nằm giữa sông; còn bên giáp với cù lao, sân tennis thì nát cả chỉ còn các khối xi măng, đổ nát rải rác, vài cốt sắt nằm trơ ra gần bờ trông thật là thảm hại. Khu cầu đúc đông nghẹt vì ai cũng lo tìm thân nhân. Không đi học nên tôi hằng ngày đi xem người chết vì vụ nổ, nhưng đến sáng hôm thứ ba sau ngày sập, ghe cào kéo về vài thây xanh dờn. Một cô gái trẻ nằm bất động, tái mét. Thân nhân cô chạy đến định ôm khóc thì những người xung quanh ngăn lại, cho là không tốt. Đột nhiên, từ miệng cô một dòng nước màu đen trào ra. Chỉ mấy cái xác thôi mà cả khu trước sân tennis tiếng khóc, tiếng gào vang dội. Người ta cho rằng người chết đuối khi gặp thân nhân sẽ ói máu. Sau nầy

tôi biết vì áp suất không khí, khi xác vì lạnh co đặt trong môi trường ấm hơn sẽ trương nở, áp suất bên trong tăng, chất lỏng còn lại sẽ bị đẩy ra ngoài, nhưng cũng không giải thích đuợc là khi mình chứng kiến trước rất lâu dưới ánh nắng mặt trời mùa Hè, lúc từ ghe cào kéo về thì không thấy gì, phải chờ gần nửa tiếng sau, khi thân nhân đến gặp thì máu từ miệng cô trào ra liền. Ba mươi bảy dân vô tội chết trong vụ sập cầu đó, trong đó có anh, chị mất người yêu viết lên vài vần thơ rất cảm động.

Nghiệm những câu trong bài nhạc “(Tự Nhiên) Lại Cô Đơn” của O’Sullivan cho thấy thời gian tự thoi đưa.

Trong một khoảnh khắc từ bây giờ. …

Tưởng chừng như chỉ hôm qua …

Bây giờ nhìn lại những năm cũ Điều gì hiển hiện lại… (alone again natuarally) ….Và hiện tại thì cô đơn trở lại như thường lệ. Biến cố Mậu Thận đã qua đi gần bốn mươi hai năm rồi, Miền Nam Việt Nam bị cưởng chiếm cũng đã gần ba mươi lăm năm qua, tận thế năm hai ngàn cũng không xảy ra; nhưng đôi lúc trong tâm tư mình lắng đọng trong một khoảnh khắc nào đó hồi tưởng lại các việc xảy ra cũng tưởng chừng như ngày hôm qua. Chỉ có một điều là nhìn lại thì số quen biết cùng quê ngày càng ít đi. Gia đình các nạn nhân trong năm Mậu Thân vì chiến tranh, sập cầu, thần lửa, thiên tai …là những thân nhân, bà con, bạn bè quen biết trên phần đất mà mình được sinh trưởng, quá khứ với nhiều biến cố cùng với chuyện xảy ra không thể giải thích được thì tôi cũng khó mà quên cho được. Đường Sơn

Kiên Giang – Rạch Giá Quê tôi

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 77

Kiên Giang, RẠCH GIÁ Quê tôi

Sông Rạch Giá êm đềm trôi lặng lẻ. Mang phù sa bồi đấp xứ Kiên Giang Cho quê hương có thêm mãnh đất vàng Quy tụ lại những người dân xóm biển Đất mầu mở nhờ dòng kinh Ngọc Hiển Tạo hình nên tam giác quận châu thành Thị xã ngày thêm đông đúc, phồn vinh Cảnh thơ đẹp một biển trời xanh ngát

Mặt trùng dương ánh trăng vàng bàng bạc Lúc đêm về lấp lánh ánh sao đêm Sóng nhấp nhô nhồi vỗ ở mạn thuyền Đời sương gió ngư dân trên biển cả Kiên Giang với những dòng sông tuổi nhỏ Nước đổ về nhuộm chất đỏ phù sa Nuôi sống dân Rạch Gía vốn hiền hoà

Nhưng bất khuất lắm anh hùng hào kiệt Chống giặc

Pháp nêu gương Nguyễn Trung Trực

Chịu chém đầu không khuất phục ngoại xâm

Lửa hồng Nhật Tảo trời đất dậy rân Kiếm sắt Kiên Giang quỷ thần khiếp sợ Rạch Giá hè về ven sông phượng nở Bầu trời xanh mấy trắng, nước êm trôi Dòng sông xưa, lưu luyến thật bồi hồi Ta mãi nhớ những ngày thơ tuổi dại Rạch Giá đó bao giờ ta trở lại? Bao giờ đất nước Dân Chủ, Tự Do? Bao giờ dân Việt đoàn kết dựng cờ ? Để toàn dân sống Ấm No, Hạnh Phúc?

Thơ QD

Tường Trình Tài Chánh

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 78

Bản Thu-Chi HTHKG Miền Nam Cali – Năm 2009

DATE  TRANSACTION  DEBIT  CREDIT  BALANCE 

12/20/08 Balance Forward 2408.92

01/09 to 10/09 Phân ưu DH 563.00 1845.92

01/12/09 Postmaster 2008 54.00 1791.92

02/09 to 06/09 Hội Đoàn 400.00 1391.92

01/18/09 Tất Niên 2008 còn lai 71.50 1463.42

04/01/09 Lê Hữu Trí(SD) ủng hộ 100.00 1563.42

05/09 Nguyễn Minh Lương SD ủng hộ 100.00 1663.42

05/23/09 Hòang ũng hộ Đặc San 100.00 1763.42

05/31/09 Thu tiền vé tất niên năm 2008 666.00 2429.42

07/04/09 Yểm trợ Reunion 2009 2000.00 429.42

09/09 to 12/09 Bank services charge 35.85 393.57

09/13/09 Bank check book order 21.13 372.44

10/18/09 Giỗ Cụ NTT #141 thu được 3010.00 3382.44

10/18/09 Giỗ Cụ NTT #141 chi tiêu 2830.56 551.88

10/18/09 Tiền mua heo còn dư 9.00 560.88

11/22/09 KiênGiang Bakery ủng hô 500.00 1060.88

11/22/09 Trấn Tú ủng hộ 100.00 1160.88

11/22/09 Huỳnh Hoàng ủng hộ 100.00 1260.88

11/22/09 Ngô Hải 300.00 1560.88

11/22/09 Lý Hữu Diệu 200.00 1760.88

11/22/09 Trịnh Sơn Lương 100.00 1860.88

11/22/09 Trần V Phú 100.00 1960.88

11/22/09 Đỗ Lộc 200.00 2160.88

11/22/09 Lâm Nam 200.00 2360.88

11/22/09 Nguyễn Kim Anh 310.00 2670.88

11/24/09 Tien mướn hội trường giỗ Cụ (GG District ) 898.00 1772.88

11/09 Paracel (Deposit Tân Niên 02/21/10) 200.00 1572.88

12/31/09 Postmaster 2009 56.00 1516.88

AS OF 12/31/2009 1516.88

Tường Trình Tài Chánh Thủ Quỹ: Thái Mỹ Vinh

Em Cũng Biết & Em Có Biết

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 79

em cũng biết em cũng biết trời đương mưa chỗ đó để anh buồn con mắt ngó mông lung thắp chiều thơm điếu thuốc tròn giọt đỏ anh một mình và anh nhớ tứ tung em cũng biết lá bay đầy trên phố còn tung tăng theo vòng bánh xe quay để em tưởng rất xưa từ cổ độ lá tìm về nuối tiếc một mùa say em cũng biết cõi thơ là huyễn mộng để anh tìm hạnh phúc chốn đơn côi tiếng giày lẽ mình ên sầu một bóng anh đi về lạc lõng giữa thu rơi và em biết em biết gì thêm nữa .. .. tiếng thu buồn ngơ ngác quá thu ơi ... Ngọc Vân

Em có biết Tiết trời thu bây giờ đang se lạnh Đôi tay mình thèm khát lúc đan nhau Cây xanh xao đứng buồn thương lá chiết Lá xa rời thương tiếc khoãng ngày xanh Chiều vây quanh Giọt mưa làm ướt áo Đôi tay thèm điếu thuốc gắn lên môi . Đường đơn côi chân giẫm buồn xác lá Tiếng rạt rào vỡ vụn dưới đôi chân . Mắt bâng khuâng trông vời mây chiều tím Ươm nỗi buồn thương tím đóa hoa môi . Mưa thu rơi lệ trời thương nhân thế Hay Ngâu buồn đổ lệ khóc chia ly Một người đi một người buồn ở lại Mỗi thu về se sắt mắt bâng khuâng . Ngô Quang Võ

Ngừa Bịnh Tật và Giữ Gìn Sức Khỏe

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 80

Ngừa bịnh tật và giữ gìn sức khỏe oa thuốc rất hay, cả linh hồn lẩn thể xác (spirit and body), xin mời quí vị đọc để trị liệu.

1- SỨC KHỎE (HEALTH)

Tổ chức y tế thế giới định nghĩa : sức khỏe là một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất và hoàn cảnh chứ không phải là một tình trạng không có bịnh tật hay tàn tật .

2- BÍ QUYẾT TRƯỜNG THỌ (SECRET LONGEVITY )

a) Chấp nhận = với những gì mình đang có b) Thích nghi = với hoàn cảnh của mình c) Điều chỉnh = để đạt được điều mong

muốn

3- PHÒNG NGỪA BỊNH TẬT (TO GUARD FROM VENEREAL DISEASES )

a) Không vui quá = hại tim mạch (damage heart)

b) Không buồn quá = hại phổi (damage lungs)

c) Không tức quá = hại gan (damage liver) d) Không sợ quá = hại thần kinh (damage

nervous system) e) Không suy nghĩ quá = hại tỳ (damage

spleen & stomach)

4- XUA TAN HOÀI NIỆM (RECOLLECTION) cay đắng (bitter) bằng tha thứ (forgive) và lãng quên (forgetful)

5- VỚI NGƯỜI CAO NIÊN TRÁNH TRANH LUẬN VÀ HƠN THUA (TO DISCUSS AND DEBATE)

6- THỨC ĂN UỐNG HẰNG NGÀY (TO EAT AND DRINK EVERYDAY)

- Một củ hành = chống ung thư - Một quả cà chua = chống tăng áp huyết - Một lát gừng = chống viêm nhiễm - Một củ khoai tây = chống sơ vữa động

mạch - Một quả chuối = làm phấn chấn thần

kinh; chống táo bón và giảm béo - Một quả trứng hay ít thịt nạt = chống

suy dinh dưỡng - Uống một đến hai lít nước mỗi ngày =

giải độc cơ thể.

7- TRIẾT LÝ CỦA NGƯỜI TRUNG HOA HIỆN ĐẠI: (PHILOSOPHY OF CHINESE CONTEMPORARY PERIOD)

a) Trung tâm là sức khỏe b) Hai tí = một tí thoái mái - một tí nhiệt

tình c) Ba quên = quên tuổi tác - quên bịnh tật -

quên hận thù d) Bốn có = có nhà ở - có bạn đời - có bạn

tri âm ( recognize the voi = bosom friend) - có lòng vị tha (unselfish – altruist)

e) Năm phải = phải vận động - phải biết cười vì nụ cười là một linh dược (because smile is the best medicine) - phải lịch sự hòa nhã - phải biết nói chuyện và - phải coi mình là một người bình thường (ordinary people).

Midway city: May / 1 / 2009 Dr. PHUONG ANH

BíQuyết

GiaĐình

Dr. Phương Anh

T

Chốn Nầy Xưa

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 81

Người đã xa Người một sớm mai

Trời cao gió nhẹ tóc mây cài

Sương tan cánh mỏng tình duyên mới

Nỗi nhớ ai buồn…theo nắng phai…

Em có nghe, mùa Đông vừa đến

Trên cành khô… lá vàng

Lá chợt buồn, rơi nhanh

Như hôm qua bên anh

Hôm nay chia tay sao đành

Mộng ngày xanh…vẫn xanh.

Em chốn này xưa

Nơi nao, bóng người xa khuất

Trôi theo phận người

Mưa chiều chiếc bóng

Ướt mi , lặng lẽ

Giọt buồn rơi rơi…

Theo bóng ai về

Trên vai ngày tháng

Lỗi câu hẹn thề

Cõi buồn nhớ ai

Tình sầu không phai…

YT, 12/28/2009

Chốn này XƯA

Người Đàn Ông Tuổi Dần Của Đời Tôi

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 82

ng tuổi Dần. Ổng là con cop. Trong nhà tui và mấy đứa con tui gọi ổng là Bố Cọp. Bạn thấy ổng oai ghê chưa. Nhưng tên trên tấm giấy khai sinh của ổng lại còn oai hơn nữa kìa -Vũ mạnh Hổ. Tui nghe đâu là khi ổng vừa mới sanh ra ông Nội ổng chấm số tử vi và đặt tên cho cháu đích tôn. Bởi vậy hồi ở Thủ Đức ra ổng chọn vào cái binh chủng gì mà quân phục rằn ri như da cọp. Mà phải nói bộ quân phục nầy làm ổng coi ngon lành hết biết. Oai phong lẫm liệt ra phết (chữ ra phết là chữ Bắc Kỳ của ổng. Tui bắt chước ổng đó nghe cho ra vẻ dâu Bắc). Tui nói với ổng điều đó ổng nhếch môi cười và nói ra vẻ tự phụ lắm ”Anh tuổi con cọp tự nhiên là đã oai rồi em ạ”. Rồi cao hứng ổng ngâm luôn bài thơ “Hổ nhớ rừng “của Thế Lữ một lèo luôn.

…Ta sống mài trong tình thương nỗi nhớ Thuở tung hòanh hống hách những ngày xưa Nhớ cảnh sơn lâm bóng cảcây già Với tiếng gió bạt ngàn với giọng nguồn hét núi Với khi thét khúc trường ca dữ dội Ta bước chân lên dõng dạc đàng hòang Lượn tấm thân lên sóng cuộn nhịp nhàng Vờn bóng âm thầm lá gai cỏ sắc Trong hang đá mắt thần khi đã quắc Là khiến cho mọi vật đều im hơi Ta biết ta chúa tể của muôn lòai Giữa chốn thảo hoa không tên không tuổi Nào những lúc trăng tàn bên bờ suối Ta say mồì đứng ngắm ánh trăng tan ….

Mỗi lần nghe ổng đọc bài thơ nầy là tui biết ổng buồn ổng nhớ ngày xưa lắm. Tui thấy thương ổng đứt ruột. Giọng ổng sang sảng, lanh lảnh làm tui bắt rùng mình. Có khi tui bắt gặp giọt nước mắt nào đó đọng lại bên khóe mắt ổng. Ổng tuổi cọp oai hùng bao nhiêu ..thì ngược lại tui hiền bấy nhiêu . Tui tuổi Tỵ con rắn nhưng mà thiệt tình

tui hiền khô (thấy tui khiêm nhường chưa). Tui có cắn ai đâu. Không tin bà con hỏi ổng thì biết liền hà. Sau cơn hồng thủy 75, những ngày trong tù ổng tập tành nghiên cứu Tử vi. Tui nghe ổng nói ông cố Nội ổng sinh trương trong gia đình Tử Vi gia truyền, chấm Tử vi hay lắm, cho nên lúc qua được bên nầy tui nghe ổng hay bàn ba cái chuyện ấy với bạn bè ổng những lúc trà dư tửu hậu “Dần thân Tỵ Hợi là tứ hành xung”. Mấy người tuổi nằm trong cái tứ hành xung nầy khắc kỵ với nhau lắm. Chết mồ tổ tui chưa. Như vậy tui với ổng nằm trong ba cái vụ cái tứ hành xung đó sao ta. Thấy cha rồi. Tui nghe loáng thoáng ổng nói “Mấy cái tuổi đó mà dính với nhau đại xung khắc chớ chẳng phải chơi đâu à nghe “Ổng còn nói thấy mà ghê “Có người ở với nhau chưa nát hết một chiếc chiếu …thì một trong hai thế nào cùng có người vô nhị tỳ”. Ai mà yếu bóng vía nghe mấy ông thầy bói nói cái nầy cũng run, đánh cầm cập luôn á.. . Vậy mà tụi tui ở với nhau cũng tròm trèm ba mươi mấy năm mà đâu có thấy cái gì xảy ra. Ở đâu thì sợ chớ còn ở đây nằm giường nêm. Có nằm chiếu đâu mà nát với hỏng nát. Biết tới bao giờ nêm mới rách. Chưa rách là đã thay rồi. Điệu nầy chắc tui biểu ổng đốt ba cái sách tử vi đi là vừa. Con rắn tuy nhỏ nhưng mà tui chỉ quấn nhẹ nhàng một cái thôi thì con cọp dềnh dàng đang phùng man trợn mắt như ổng cùng phải cụp đuôi cái rụp. Như vậy xung khắc chỗ nào đâu? Thiệt ra chuyện tui với ổng nên duyên chồng vợ cũng ba chìm bảy nổi, chín cái linh đinh lắm chớ bộ. Tui không có khiếu về văn chương chớ nếu có, còn hơn chuyện của bà Tùng Long nữa chớ phải chơi đâu…. Cũng là cái duyên cái số trời đinh. Tui và ổng quen nhau trong một lần tui theo trường đi Hà Tiên ủy lạo chiến sĩ. Theo chương trình đã ấn định sẵn thì sau buổi tặng quà sẽ có một chương trình văn nghệ bỏ túi với chủ đề “Em hậu phương, anh tiền tuyến”. Đêm lửa trại thật vui .. Trời đêm lành lạnh. Bên ánh lửa bập bùng, đêm

Người đàn ông tuổi Dần của đời tôi

Kiên Giang Tiểu Thư (viết để tặng N.H và người hùng tuổi cọp của em)

Người Đàn Ông Tuổi Dần Của Đời Tôi

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 83

Kiên Lương chứa chan, ấp đầy tình dân quân cá nước. Tiếng hát lời ca vang dậy cả một góc trời. Với dáng dấp phong sương cùng lời ca của ai đêm nào cứ vương vấn mãi hồn cô nữ sinh tỉnh lẽ kia sau lần gặp gỡ đó. Chung vui đêm nầy Cho trọn tình yêu thương Đẹp tình quê hương mai tôi về chúng mình đôi đường Giờ phút phân kỳ ai lên đường ai vấn vương Mình thương, Thương nhau trong đời Thương nhau trong lời yêu nước Việt mà thôi…. Xin nhớ anh ơi Anh ra đi vì nghe lời buồn quê hương Nhịp cầu yêu thương bao năm rôì vẫn còn đôi đường Từ giã phố phường anh lên đường không vấn vương Hỡi anh bao nhiêu thu rội Biên cương xa vời mơ ước gì hỡi lòng trai …. (xin anh giữ trọn tình quê Duy Khánh) Rồi những cánh thư tình gủi cho nhau với biết bao lời thề non hen biển. Tui con gái Nam Kỳ. Ổng con trai xứ Bắc. Gia đình ba má tui lại là người ruộng vườn cày sâu cuốc bẫm ở tận Miệt Thứ Xẻo Rô. Lòng thật phập phồng khi tui dắt ổng về nhà ra mắt ba má tui. Tui thấy Má tui nhìn ổng trân trân là tui biết không êm rồi. Má kéo tui vô nhà trong má hỏi nhỏ - Bộ hết người bây ưng sao mà quen không phải người nước mình hả con? Nó nói chuyện tao không hiểu gì ráo trọi. Nghe Má nói tui ôm bụng cười ngất. Má tức quá Má nói - Bộ tao nói hỏng phải sao mà bây cười? Tui nũng nịu bảo Má - Má nói kỳ hông. Ảnh là người Việt nam mà sao Má nói không phải người nước mình mới là làm sao con không có hiểu gì cả. Má kéo cái khăn trên vai xuống, đặt rổ bắp mới hái từ sau vườn má nói - Thì cái giọng nó có phải là người giống xứ mình đâu, ai đời thấy tao bưng rổ bắp mới hái từ ngòai vườn vô. Nó chạy lại đỡ xuống và bảo

- Ngô trông ngon quá. Bác mới vặt từ ngòai vườn vào đấy à? Tao đứng chết trân, hỏng biết nó nói cái gì. Tao trố mắt nhìn nó. Lúc đó nó mới lấp ba lấp bấp nói lại ”Bắp ngon quá hở Bác?” Bắp thì nói bắp đại đi. Nói Ngô có trời mà hiểu. Còn hái thì không chịu nói hái lại nói vặt mới là kỳ hông. Tui cười muốn sặc luôn. Tui nói đỡ cho ổng - Tai Má nghe không quen chớ tiếng Bắc cũng dễ thương lắm má à. Bà Ngoại vừa têm trầu vừa hứ một tiếng. Bà chêm vô - Thương chi cái thứ trọ trẹ đó hỏng biết nữa. Bộ bây không nghe ông già bà già xưa nói “Bắc kỳ ăn cá gô cây sao”. Thôi “ta về ta tắm ao ta đi con”. Làm dâu Bắc Kỳ khổ lắm con à. Con gái Nam Kỳ cái mửng tụi bây chắc là rụng hết. Với lại tiếng nói kẻ nói vầy người nghe khác. Nghe gà hóa vịt thì mới làm sao. Nghe Má tui và gia đình nói ra như vậy tui rầu thúi ruột. Càng rầu hơn khi ổng đưa tui về nhà ổng để giới thiệu tui với Thầy Me ổng. Ba má tui chê ổng thì ngược lại Thầy Me ổng cũng có chịu tui đâu. Nhất là nghe cái giọng Nam Kỳ rặt của tui. Nghe tới cái Miệt Thứ Rạch Gía của tui ”Muỗi kêu như sáo thổi đĩa nổi lềnh bềnh như bánh canh” cũng đủ làm cho người Thăng Long của Xứ ngàn năm văn vật xưa đà thấy tản thần, ớn xương sống rồi, thì đời nào các bà Bắc Kỳ kiểu cách của Hà Thành xưa chấp nhận con dâu Nam Kỳ trong gia đình họ. Bằng một giọng hết sức ngọt ngào Me ổng bảo con trai của mình - Con gái Nam Kỳ đoảng lắm con ạ. Với lại con tuổi Dần nó tuổi Tỵ. Mênh khắc nhau lắm. Không được đâu con. Kẻ sống người chết đấy. Ôi chỉ một chút chuyện đó thôi mà chuyện tình của tụi tui đi vào ngõ cụt. Rồi đất nước đổi thay sau tháng tư năm ấy. Chưa một lần mặc áo cô dâu, mà giờ đây tôi tảo tần sớm hôm làm Hòn Vọng Phu lặn lội thăm nuôi chàng. Chúng tôi như Chức Nữ Ngưu Lang mà nước mắt tôi đã thấm đầy con đường từ Nam ra Bắc. Sau những năm dài mòn mõi đợi chờ. Tưởng là không có lần còn nhìn thấy nhau nhưng rồi như một phép lạ chàng đã về. Đám cưới chúng tôi không có xe họa. Không họ hàng bè bạn. Không tiếng pháo vu quỵ. Không nhẫn cưới. Cô dâu về nhà chồng

Người Đàn Ông Tuổi Dần Của Đời Tôi

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 84

trong một đêm tối trời cuối năm. Hai đứa dắt díu nhau xuống thuyền ra đi rời bỏ quê nhà. Nhưng còn hạnh phúc nào hơn vì từ đây chúng tôi đã là của nhau đến trọn cuộc đời … Như một giấc mợ thấm thoát mà đã hơn hai mươi năm chúng tôi định cư nơi thành phố nầy. Thỉnh thoảng những lúc một mình bên nhau như chiều nay tôi và chàng hay nhắc lại chuyện xưa. Có lân tôi hỏi - Sao em với anh là Tứ Hành Xung mà mình vẫn sống đầm ấm hạnh phúc bên nhau đến ngày hôm nay vậy anh? Ổng chậm rãi nói - Thì mình cùng đã trải qua biết bao ngày tháng thăng trầm đó em không thấy sao. Và hơn nữa còn tùy vào phúc đức của tổ tiên ông bà mình nữa. Nhiều yếu tố lắm chứ không phải ai trong cái Tứ Hành Xung đó cũng kẻ còn người mất như người ta thường nghĩ. Buổi chiêù cuối năm nơi xứ người buồn thiu. Bên cốc rượu đã vơi. Đôi mắt Bố Cọp của tui mơ mơ màng màng như đang trông vời, ngóng về quê cũ. Tui biết con cọp của tui thương nhớ rừng xưa, núi cũ. Nhớ từ lưng đèo. Nhớ từ khe suối. Nhớ từng khuôn mặt đồng đội với những tháng ngày tung hòanh ngang dọc bên nhau. Nhớ những lần cùng nhau vào sanh ra tử. Bây giờ ai còn ai mất? Mới đó mà đà mấy mươi năm trôi qua. Những con cọp oai hùng của đất nước ngày nào giờ đã tản mác khăp bốn phương trời. Có ai như tôi đang mơ một lần trở về núi rừng năm nao bên Thầy xưa bạn cũ …Ôm lấy bờ vai của người bạn đời của mình tôi khe khẽ nói: Nghe với em bài thơ nầy nghe anh Về đi nghe lá rừng xưa hát Dốc vắng còn im một chỗ ngôì Con suối long lanh màu nước bạc Chở đầy may trắng giữa dòng trôi Về xem sắc ửng mùa thu cũ Lá thắp lửa hồng theo bước chân Phải từ nắng đó nhen tình cháy Mà từ mỗi bước mỗĩ bâng khuâng Về trên năm tháng miên man đã Chiu chắt tinh hoa của một thời Để mạch nhựa ngầm pha sắc lá

Bừng lên huyền diệu giừa pha phôi Về say ngày hoang say lang thang Đồng vọng chiêm bao tiếng bạt ngàn Chiếc lá bay từ thiên cổ đến Luân hồi bao kiếp vẫn hân hoan Ngọc Vân Lời thơ vang vang, bàng bạc khắp cả gian phòng như một lời vỗ về. Tôi nghe ngày xưa của hai đứa trở về. Một niềm hạnh phúc thật đầy, mênh mang trải dài bất tận, thật tuyệt vời hơn lúc nào hết. Xin cám ơn anh – Bố cọp của đời em. Anh là Canh Dần nhưng anh có cô độc canh cô mồ quả mà Tử Vi hay nói đâu. Chúng mình mãi mãi có nhau suốt cuộc đời nầy mà. Phải thế không anh yêu dấu? Đồng hồ trên tường thong thả ngân nga 12 tiếng. Xuân mới đã về.... Winnipeg Xuân Canh Dần2010 Kiên Giang Tiểu Thư

Mơ Xuân

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 85

Tơ trời

Trăng khuya lạnh, sao đêm lấp lánh Thăm thẵm ngân hà, đâu bóng anh Dòng sông sao trôi về vô tận, Tình thoáng vô thường, như tơ mong manh Đêm qua mau, trăng rồi sẽ tàn Ai thầm khóc than, lương duyên bẽ bang Đếm từng canh thâu, chừng ấy giọt sầu! Nhắn lời hẹn kiếp sau, Gặp nhau… YT 12-29-2009

Quê Em khuất cõi mộng xa Bên giàn thiên lý, áo tà huy bay Người xưa dạo ấy sầu mây Âm hao biền biệt mộng đầy tháng năm Còn đâu yêu dấu ngàn năm Hẹn thề dâu bể đồng Tâm…ái hà Bóng chiều rực sáng hiên nhà Áo Xuân khoát vội

Người xa có buồn. YT 01/12/2010

Mơ Xuân

Giáng Sinh Dạo Đó

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần - 2010 Trang 86

Giáng Sinh dạo đó . . .

ây giờ hắn ngồi đó một mình thật bình yên với đôi mắt lơ đãng bên tách cà phê, bao thuốc lá, bao diêm và mảnh giấy tính tiền trước mặt. Mẩu thuốc lá còn sót lại trong chiếc gạt tàn đang tỏa lên những đợt khói xanh lam yếu ớt như chính nỗi thờ ơ trên khuôn mặt hắn. Căn phòng quyện đầy khói thuốc và hơi nóng làm hắn cảm thấy khó chịu, văng vẳng một điệu nhạc quen thuộc phát ra từ một chiếc loa đặt đâu đó cuối phòng. Tấm cửa kính trông ra phía bên ngoài con đường lộ giờ đây đã bị phủ mờ bằng một lớp hơi nước mờ đục. Hắn lơ đãng lấy đầu ngón tay xoa lên mặt kính những vòng tròn, nét gạch vô nghĩa làm cảnh vật bên ngoài hiện ra với đường phố và những đám người bộ hành đông đảo qua lại. Bây giờ hắn ngồi đó một mình yên lặng, không ai biết là vừa xong trước đó hắn cũng đã chen chân trong những đám đông nối gót đi bộ hàng giờ trên những hè phố đầy rẫy những quán nước, những tiệm buôn quần áo đàn ông đàn bà đủ màu sắc lòe loẹt, rồi tiếp nối là những tiệm bán máy ảnh, đĩa hát, những tiệm bánh ngọt thoang thoảng mùi bột nướng thơm phức. Hắn đã dừng chân thật lâu trước những quầy hàng bày bán la liệt thiệp chúc mừng năm mới và giáng sinh. Những chồng thiệp giáng sinh san sát đầy hình vẽ và màu sắc rực rỡ làm hoa mắt, hắn cẩn thận giở ra đọc từng ý nghĩa lời chúc ghi trong đó, hắn muốn chọn một ít tấm thiệp để gửi về cho người thân và một vài thằng bạn còn sót lại nơi quê nhà. Cũng chẳng còn bao lâu nữa sẽ đến Giáng Sinh, hắn dư biết điều đó vì suốt gần mấy tuần nay trên con đường từ nhà ra ga nơi mỗi ngày hắn vẫn đi qua những tiệm buôn quần áo, những tiệm thuốc tây rồi tiếp đến lại là những tiệm bánh ngọt, những mỹ viện ... đâu đâu cũng thấy dấu hiệu chào đón giáng sinh với những bông hoa được kết bằng vải đủ màu sắc, và những sợi

dây kim tuyến lóng lánh chen lẫn bên những lớp tuyết nhân tạo được trát đầy trên những cửa hàng. Có đôi lần hắn đã dừng lại trước những gian hàng bán đồ chơi trẻ em, vẫn những hình nộm ông già Noel quen thuộc với nụ cười hiền hòa, bất giác làm hắn nhớ đến những đứa cháu nhỏ ở quê nhà vẫn thường đòi hắn phải mua thật nhiều quà mỗi khi nghe tin hắn từ phương xa trở về. Bây giờ hắn ngồi đó một mình, tách cà phê trước mặt đã nguội tanh. Cảnh tượng nhộn nhịp ngoài phố, những tiệm buôn giăng đèn kết hoa từ mấy hôm nay đang nhắc nhở hắn lại thêm một lần giáng sinh nữa xa nhà. Hắn không thắc mắc cũng như không có một cảm xúc mới lạ nào vào lúc này, vì ít ra đây cũng không phải là lần đầu tiên hắn chứng kiến những dịp vui bất đắc dĩ như thế này. Thật tâm hắn cũng muốn nghĩ đến ngày giáng sinh sắp đến một chút, nếu quả thật những ngày lễ lạc đó vẫn còn dành cho hắn một niềm vui, hắn tự nghĩ như thế. Không biết là trong đêm giáng sinh năm nay sẽ làm gì, có nhiều lúc hắn đã tự hỏi mình như vậy cũng như vì có lẽ không mong ngóng thêm một niềm vui nào khác nên hắn cũng chưa nghĩ ra một trò chơi nào hết trong lúc này. Bây giờ ngồi đây hắn cũng không mấy buồn nhớ đến lần giáng sinh vừa qua, lần giáng sinh thứ hai sống xa nhà. Đêm hôm đó quả thật hắn đã nhớ về quê hương thật nhiều, có một cái gì đó không biết đã nhắc nhở hắn về những ngày vui Saigon, những buổi tối lang thang ngoài phố... Lần giáng sinh ở đây năm ngoái hắn cũng đã đi lễ nửa đêm ở nhà thờ và cũng đã đi lang thang suốt tối trên những con đường đất ngoài bờ đồi, ngồi không biết bao lâu trên những băng ghế nhìn xuống sân vận động vắng tanh để chờ khóa lễ như một người ngoan đạo. Đêm đó ngoài trời cũng thật lạnh và buồn, nỗi buồn thấm vào cơ thể như những cơn gió lạnh đêm đông làm cóng hai bàn tay, làm cứng đôi vành tai, hắn đã ngồi như thế đến nửa đêm cho đến khi nghe thấy từng hồi chuông nhà thờ đổ vang rộn rã, một thứ âm thanh mà có lẽ đã từ lâu lắm hắn mới lại được nghe. “Ít ra cũng phải có những lần giáng sinh như thế, ít ra cũng

B

Giáng Sinh Dạo Đó

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần - 2010 Trang 87

phải có những kỷ niệm buồn vui như thế ...” hắn thầm nghĩ. Một thứ ký ức mà rồi sẽ được gọi là kỷ niệm và biết đâu một ngày nào đó có dịp nhớ lại hắn sẽ cảm thấy nuối tiếc pha lẫn một chút xót xa, biết đâu lúc đó hắn sẽ chẳng cho là đẹp là thơ mộng, để mỗi khi có dịp kể lại cho những người quen hắn sẽ chẳng cảm thấy thêm một chút tự hào? Nhưng hiện tại lúc này hắn vẫn còn đang ngồi đó một mình trong một quán nước vào những ngày cuối năm dõi mắt trông theo những khách bộ hành, những đôi tình nhân sánh vai nhau qua khung kính mờ đục. Giờ đây hắn cũng chưa biết là giáng sinh năm nay hắn sẽ còn đi lễ nửa đêm, sẽ còn trở lại những bờ đồi, những con dốc mà hắn đã đi qua, chẳng phải là hắn muốn trở lại để tìm bới những kỷ niệm, bởi vì hắn vẫn chưa muốn gọi đó là kỷ niệm bao giờ! Đối với hắn giờ đây những thứ gọi là kỷ niệm thì đã quá xa đã gắn liền với tuổi thơ với những ngày mới lớn. Hắn không thể nào quên được những đêm vui ở quê hương, những lần giáng sinh dạo đó đã cho hắn thấy thế nào là vẻ nhộn nhịp của phố phường, đã cho hắn biết thế nào là vẻ đẹp của những nàng con gái và có lẽ là hắn cũng đã tập làm quen với những rung động đầu đời từ dạo đó, những xúc động mà hắn không thể giải thích được tại sao. Lạ lắm dạo đó cứ mỗi lần giáng sinh trở về lại làm hắn háo hức, mà có lẽ không cho riêng gì một mình hắn, đó là một đêm vui cho tất cả mọi người, đặc biệt hơn là những lứa tuổi như hắn, ít ra tối hôm đó hắn cũng có thể túa ra đường theo dòng người đi lang thang suốt đêm ngoài phố. Mỗi dịp giáng sinh là một ngày hội, một buổi tối hoàn toàn không có giới nghiêm vì người ta đã cùng nhau hưu chiến. Hắn an tâm chen chúc cười nói trên những hè phố đông chật ních người cho mãi đến khuya rồi vòng qua vòng lại không biết bao nhiêu lần quanh ngôi nhà thờ gạch đỏ với hai tháp chuông cao ngất, có một cái gì đó không biết đã hấp dẫn lôi cuốn khiến hắn đi mãi, đi mãi dưới những hàng cây đêm và con đường thẳng tắp từ nhà thờ đã dẫn hắn đến bờ sông. Hắn đã ngồi ở đó không biết bao lâu trên những cầu phao nổi bềnh bồng, cảm giác lênh đênh làm hắn thích thú pha lẫn một chút sợ hãi, mặt

sông khuya tối đen nhìn khuất xa sang phía bên kia bờ Thủ Thiêm vài ánh đèn le lói, vài con đò khuya vẫn còn qua lại đưa khách. Hắn ngồi đó ngước mắt nhìn lên bầu trời cao lấm tấm những vì sao, phía xa xa một vài trái hỏa châu đang chiếu sáng trên một vùng trời phản chiếu lấp lánh trên một mặt sông. Hắn ngồi đó và nhớ lại những giây phút vừa xong khi còn đang dự lễ trong nhà thờ, hắn nhớ đến cảm giác khi được nếm thử chiếc bánh thánh đầu tiên trong đời trên đầu lưỡi, chiếc bánh thánh thật mỏng và tròn như một đồng hào cắc tan mau trên đầu lưỡi chỉ vừa đủ để lại trong hắn một cảm giác ngỡ ngàng. Bây giờ ngồi đó một mình trong một quán nước một buổi chiều mùa đông. Tự nhiên hắn cảm thấy nhớ quê hương lạ lùng, nhớ những vỉa phố quê nhà mà chắc hẳn giờ đây đang bày bán những hang đá làm bằng giấy sơn màu thạch nhũ óng ánh hay những gốc thông vừa được mang về từ một vùng cao nguyên, rồi những máng cỏ, những tượng hình nhân và con thú được nặn bằng đất sét bên cạnh những chiếc lồng đèn ngôi sao lớn nhỏ đủ màu. Giờ đây tất cả những hình ảnh đó đang trở về trong ký ức như những vuốt ve réo gọi. Nhìn ra bên ngoài quang cảnh đường phố giờ đây đã xẫm tối, hắn không còn trông rõ khuôn mặt người qua lại, trước mắt chỉ còn lại những dẫy phố sầm uất giăng đèn kết hoa xanh đỏ nhấp nháy, hắn bẻ lại cổ áo khẽ đứng dậy và bước nhanh vào đường phố nhắm hướng về phía ga xe điện gần đó. Nhà ga lúc này vẫn đông nghẹt người qua lại, đột nhiên hắn vội vã vụt chạy thật nhanh trên những bực cấp hướng về phía sân ga cho bắt kịp chuyến tàu nhưng con tàu màu xanh đã vừa vặn chuyển bánh. Hắn chỉ kịp đứng lại buông xuôi hai tay thở dốc những làn khói mỏng dồn dập tan loãng trong bầu không khí mùa đông, quay lưng lại và lặng lẽ hắn châm thêm một điếu thuốc . . . PQ

Đón Xuân Về

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 88

** Tặng tất cả anh chị đã cùng ngồi bên nhau trong những tháng ngày đã qua.

Ai có nhớ những lần hăng hái cũ

Những việc làm tất bật đến quên ăn

Những hân hoan hạnh phúc rất chân tình

Những mong chờ tình thương từ sâu thẵm

Tình Thầy-Trò đơn sơ nghĩa nặng

Kỷ niệm Bạn Bè khó nỗi chia ly

Tình Đồng Hương gắn bó bên nhau…

Có những nỗi buồn

Xin hãy qua mau

Mong mưa rơi mau-xóa tan đi-những

điều không vui

Một ngày mai tươi sáng

Mang ánh mặt trời-ấm áp-Tình Người

Người người tặng nhau

Mùa Xuân tin yêu

Mùa Xuân Hạnh Phúc

Mùa Xuân Tình Người

Mùa Xuân tuyệt vời

Êm đềm bên nhau…

Cùng đón Xuân về…

Tiểu Ngọc, 12-25-2009

Đón XUÂN về

Tình Nghĩa Phu Thê

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 89

** Kính tặng anh NVB để nhớ đến người vợ yêu quý của anh, Tôn Nữ Minh Châu. Những ngày đầu mùa đông vậy mà cũng đã khá lạnh. Thiên nhiên quả nhiên có nhiều đãi ngộ dành cho đất Cali, người Cali, cho nên mấy hổm rày trời mưa như trút nước. Có rất nhiều khu, dân cư trong vùng đã phải di tản để tránh ngập lụt, để tránh đất chùi như vùng nhà giàu Santa Barbara. Những con sông “cỏ mọc” bấy lâu nay ở vùng Orange County đang được tắm mát qua những trận mưa liên tiếp. Nhờ vậy lượng nước đã đủ để cung cấp cho cư dân vùng “Cam Thành” cho cả một năm. Trong phòng khách yên lặng, nhìn ra ngoài, mưa đang rơi rào rạt lên khung cửa kính. những giọt mưa đang rơi thật nặng hạt, hòa cùng với những cơn gió mạnh. Lòng tôi bâng khuâng buồn, nghĩ đến những nạn nhân xấu số đã qua đời trong trận động đất khủng khiếp ở Haiti trong gần 2 tuần qua. Ôi kiếp người sao mà ngắn ngủi như vậy…Chợt nhớ đến một bài viết mà tôi đã có dịp đọc qua, như là một lá thư trăn trối của một người vợ gởi lại cho chồng con khi biết mình vắn số, sắp phải từ giã cõi đời vì căn bệnh không phương cứu chữa. Chị là người chị dâu rất dễ thương và tốt bụng của anh chị Được-Hải, chị Tôn Nữ Minh-Châu. Đọc những dòng chữ chân thành mộc mạc của chị, Tôi cãm thấy Tình Nghĩa Vợ Chồng thiên thu ấy thật đáng trân quý làm sao. Một mối tình Thiên Thu rất nên chia xẻ với mọi người, cho những ai đang còn có đầy đủ vợ chồng thân yêu bên cạnh trong những khi hoạn nạn ốm đau. Thương cảm cho tất lòng yêu thương của người vắn số, tôi muốn nhân dịp này, xin phép được dùng một ít những ý tình của chị dành cho người chồng thương yêu của mình, khi chị

không còn cơ hôi cùng anh sống thêm những ngày hạnh phúc bên nhau. “… Đi đâu cho Thiếp theo cùng Đói no Thiếp chịu lạnh lùng Thiếp cam” Tình của chị TNMC dành cho chồng chị cũng bền lòng và chân thành như thế…trong Lá Thư của chị… Tôi đọc đi đọc lại nhiều lần bài viết của chị, những lời yêu thương rất chân thành và tha thiết dành cho người chồng thân yêu và những đứa con ngoan của chị sau bao nhiêu năm sống phấn đấu không mệt mõi cùng chồng trong hoàn cảnh sống khá khó khăn…Tôi thấy lòng chùng xuống trong nỗi ngậm ngùi thương cảm.

Chị kể lại những ngày tháng sống êm đềm hạnh phúc bên anh B trong hoàn cảnh eo hẹp của gia đình. Tuy thế họ lúc nào cũng cảm thấy vô cùng hạnh phúc với Tình Chồng Nghĩa Vợ mà họ dành cho nhau. Chị viết rằng: “Anh thương yêu vô cùng của em! Em rất buồn và cảm thấy đau khổ lắm khi biết rằng em sắp phải xa anh và các con vĩnh viễn vì cơn bệnh ngặt nghèo. Em

Tình nghĩa Phu Thê

Tình Nghĩa Phu Thê

Đặc San Kiên Giang Xuân Canh Dần – 2010 Trang 90

sẽ không còn có cơ hội để cùng đi bên anh trong con đường tương lai trước mặt. Em đành phải để anh một mình lo lắng chăm sóc cho con của chúng mình. Em nhớ mãi những ngày sống khó khăn thiếu thốn của mình, dù mình đã cùng nhau làm lụng cực khổ. Mình đã ăn uống thật đạm bạc và khi ốm đau thì cũng gặp khó khăn trong vấn đề chi phí. Tuy thế em vẫn cãm thấy vô cùng hạnh phúc vì em luôn có anh bên cạnh. Vợ chồng mình đã thương yêu và lo lắng động viên cho nhau, cùng nhau chăm sóc cho con cái Bây giờ em sắp phải ra đi thật xa. Em cầu mong anh và các con ở lại sẽ gặp nhiều thuận lợi và may mắn hơn trong cuộc đời. Em có ở một nơi chốn xa xôi nào đó cũng luôn phù hộ cho anh và các con có được một đời sống bình an và hạnh phúc…Em ra đi nhưng lòng luôn mãi hướng về anh và các con…” . Mưa vẫn tiếp tục rơi đều, đập mạnh vào khung cửa kính, như có tiếng thầm thì tình nghĩa của con người dành cho nhau, đang gởi theo tiếng mưa rơi và gió rít đang lan rộng trong không gian… TTK, Winter 2010 Xin dâng một nén nhang thơm gởi theo gió mưa, theo đất trời đến người Hiền Thê bạc mệnh của anh NVB.

Thời Con Gái Ngày xanh Như gió thoảng, Qua nhanh, Mong manh. Bóng dáng Kỷ niệm Kết thời còn tóc xanh. Tình anh Cho em Đẹp như trang giấy trắng, Thuở học trò. Như con nước lớn Vào đại dương. Ngát hương Một thời còn con gái

Nhã Trúc